Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi Đảng cộng sản Việt Nam cho ra đời Nghị quyết 36 về "Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài" (26/03/2004 -26/03/2024). Nhưng đầu là nguyên nhân chưa có "đoàn kết trọng-ngoài" để hòa giải, hòa hợp dân tộc ?
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương, cho rằng lớp kiều bào về nước từ những năm 1980 nay đã lớn tuổi, Thành phố (Hồ Chí Minh) cần có đội ngũ kiều bào trẻ để tiếp tục kế thừa lớp kiều bào nay đã lớn tuổi - Ảnh : Hữu Hạnh (Tuổi Trẻ online, 07/01/2023)
Nhìn lại chặng đường gian nan này, đã có nhiều ý kiến và bài viết được trình bầy để giải thích tại sao vẫn còn ngăn cách giữa cộng đồng trên 6 triệu người Việt ở nước ngoài với Nhà nước cộng sản Việt Nam ?
Một trong những lý do vì Đảng cộng sản Việt Nam chỉ muốn "hòa hợp" mà "không hòa giải", xóa bỏ khác biệt về chính trị giữa đảng cầm quyền và người Việt Nam ở nước ngoài.
Nói và làm
Trước hết, Đảng tuyên bố 2 chủ trương : "Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam
Đảng kêu gọi : "Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp ; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai".
Nhưng thực tế vẫn còn kỳ thị trong-ngoài và phân biệt đối xử giữa giới cầm quyền và người Việt bỏ nước chạy trốn cộng sản.
Nhà nước cộng sản Việt Nam gọi những người bất đồng chính kiến trong ngoài là "thế lực thù địch" và tìm cách chia rẽ, sử dụng cán bộ và "cảm tình viên" để thao túng nội bộ những người không đồng tình với độc quyền cai trị cộng sản.
Báo Công an Nhân dân viết : "Ngày 26/3/2004, Bộ Chính trị (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết 36 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Trong 20 năm qua, Nghị quyết 36 đã lan tỏa mạnh mẽ, trở thành nhịp cầu góp phần gắn kết chặt chẽ người Việt Nam ở nước ngoài với Tổ quốc. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội vẫn tìm cách đưa ra những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với người Việt Nam ở nước ngoài, kích động chống phá, gây chia rẽ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với Tổ quốc".
Công an Nhân dân còn gay gắt : "Các thế lực thù địch và các tổ chức phản động lưu vong cùng một số đối tượng chống đối cực đoan lập các trang web, facebook, youtube, twitter, tiktok, zalo… tuyên truyền bịa đặt, bôi nhọ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước với những luận điệu xuyên tạc như : Nhà nước không giúp gì, chỉ tìm cách khai thác nhân tài, vật lực của người Việt hải ngoại ; việc thành lập các hội, đoàn trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là cách cho thấy "Đảng cộng sản Việt Nam đang tham vọng định hướng chính trị" ; cộng sản xâm nhập, phá hoại và lũng đoạn các cộng đồng, các hội đoàn, các cơ sở thương mại, trường học của người Việt tại hải ngoại…".
Chủ trương "đảng hóa các tổ chức người Việt ở nước ngoài" là một chính sách từ thập niên 80 nhưng Đảng giả bộ như không biết nên đã tìm cách phủ nhân : "Thậm chí các đối tượng còn rêu rao rằng, Việt Nam đang tìm cách "đảng hóa" với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại ! Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai "thực chất là những chiêu trò ru ngủ giả hiệu dân chủ" !
Thực tế là Đảng đã thất bại trọng nỗ lực này. Nhà nước cộng sản Việt Nam không tập hợp được một tổ chức thống nhất ủng hộ Đảng ở nước ngoài.
Ngay trong nước, Đảng cộng sản Việt Nam cũng không còn "hấp dẫn" giới trẻ.
Bằng chứng thứ nhất : "Tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có khoảng 6,4 triệu đoàn viên trên tổng số khoảng 23,6 triệu thanh niên Việt Nam (từ 16 - 35 tuổi)" (Tài liệu Đảng). Như vậy số thanh niên không gia nhập Đảng là 17,2 triệu người.
Bằng chứng thứ hai là nhiều du học sinh không chịu về giúp nước sau khi đã tốt nghiệp ở nước ngoài. Theo tin cũa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam thì trong giai đoạn 2013-2022, Bộ đã cử 11.657 người du học bằng tiền nhà nước, nhưng chỉ có khoảng 7.186 người tốt nghiệp, về nước. 4.471 người chưa trở về nước làm việc dù đã đến hạn.
"100% du học sinh không muốn quay về. Và rất khó cho những người đã trở về áp dụng những gì được học vào thực tế tại Việt Nam…"
Bộ này cũng cho hay hiện có khoảng 190.000 du học sinh Việt Nam học tập tại nước ngoài, kể cả những người dụ học tự túc. Số sinh viên Việt tại Mỹ có khoảng 21.000 người và trong năm học 2022-2023, du học sinh Việt đã đóng góp cho nền kinh tế Mỹ 816 triệu USD, tăng so với 721 triệu USD của năm học trước (Tiền Phong, ngày 14/11/2013).
Sinh viên tốt nghiệp không mặn mà với những mời gọi trong nước vì ở Việt Nam không có tự do tư tưởng, không biết tôn trọng giá trị trí thức mà chỉ biết áp đặt các tiêu chuẩn "chính trị, quan hệ" vào việc trọng dụng nhân tài.
Một nghiên cứu của Đại học Sydney (Úc) đã chứng minh rằng : "100% du học sinh không muốn quay về. Và rất khó cho những người đã trở về áp dụng những gì được học vào thực tế tại Việt Nam, theo kết quả một nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Thị Liên, thuộc Đại học Công nghệ Sydney".
BBC viết tiếp : "Nhiều người cho rằng, lựa chọn - về hay ở lại - không chỉ là lựa chọn cá nhân, mà còn là phản ánh khả năng tiếp nhận nguồn vốn con người của một nền kinh tế.
Một ví dụ thường được nêu lên là trong số 17 quán quân "Đường lên đỉnh Olympia" đi du học Úc, chỉ 2 người chịu về nước" (BBC, ngày 24/9/9 2019).
Việt Nam gọi tình trạng này là "chảy máu chất xám". Nhưng ngay ở trong nước, thanh niên trí thức cũng không mặn mà với chính sách chiêu dụ nhân tài của Nhà nước. Ngược lại, đa phần đã chọn làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài, khi có cơ hội. Việt Nam gọi hiện tượng này là "chảy máu chất xám tại chỗ".
Vậy Nhà nước cộng sản Việt Nam đã biết cách giữ chân trí thức hay chưa ?
Vẫn lạc hậu và chậm tiến
Cho đến năm 2024, Việt Nam vẫn chậm tiến và lạc hậu so với các dân tộc láng giềng. Khả năng lao động và kiến thức kỹ thuật của công nhân Việt Nam thấp hơn các nước trong khối ASEAN (The Association of Southeast Nations - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á).
Vì vậy Việt Nam nhìn nhận vẫn tiếp tục : "Tụt hậu về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch là "4 nguy cơ trước mắt" của Đảng. Tới nay, nhiều người cho rằng, cả 4 nguy cơ đã được Đảng chỉ ra vẫn đang tồn tại, thậm chí có phần gay gắt, phức tạp hơn".
Phức tạp hơn vì hiện tượng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đã lan nhanh và ăn sâu trong nội bộ Đảng, kể cả Quân đội và Công an. Bên cạnh đó là tình trạng đảng viên công khai chỉ trích đường lối lãnh đạo độc tôn và độc tài của Đảng, đồng thới bài bác chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Lớp người chống đối này kêu gọi Đảng thực hành dân chủ và tôn trọng các quyến tự do ứng cử, bầu cử, tự do ngôn luận và báo chí của dân.
Đến nay, sau 94 năm có mặt trên đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn tìm mọi cách để đánh lừa dân, nhất là trong công tác ứng cử và bầu cử người đại diện từ cấp Hội dồng Nhân dân đến Quốc hội.
Tập quán "Đảng cử dân bầu" vẫn được áp dụng trong các cuộc bầu cử.
Vì vậy, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Đình Bin, tác giả của Nghị quyết 36 năm 2004, đã nói thẳng : "Nguyên nhân chính, cơ bản, cốt lõi, quyết định nhất, như tôi đã lý giải trong bài viết cách đây gần hai năm, ngày 30/4/2022, là do Đảng cộng sản Việt Nam, người đang gánh vác trọng trách lãnh đạo đất nước, dù đã có nghị quyết về đổi mới toàn diện và đồng bộ, vẫn chưa thực hiện đổi mới thật sự về chính trị, vẫn kiên trì níu giữ mô hình quản lý đất nước cũ - hệ thống chính trị hiện hành - theo quan điểm Mác-Lênin, xã hội chủ nghĩa, thực chất là Đảng trị, độc quyền, không dân chủ, đã quá lẻ loi, lạc lõng, lỗi thời trên thế giới" (Bài viết phổ biến trên Internet, 2024).
Đó là lý do tại sao Đảng cộng sản Việt Nam chĩ muốn người Việt đối lập "hòa hợp" vào với đảng cầm quyền mà không muốn "hòa giải" để phải "chia quyền".
Phạm Trần
(09/04/2024)
Câu chuyện 48 năm sau…
Cách đây 48 năm, trên chiến hạm chỉ huy Blue Ridge cùng với 30 chục chiến hạm đủ loại của hạm đội 7 đang đậu ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam, cách Vũng Tàu khoảng 30 dặm vào lúc miền Nam đang hấp hối.
Họ đang chờ đợi để đón lính Mỹ và người Việt từ đất liền. Sứ mạng lần này không giống với 21 năm về trước tại vịnh Hạ Long.
Phi hành đoàn trực thăng của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ chở thường dân và trẻ em miền Nam Việt Nam đến nơi an toàn trên tàu Blue Ridge ngày 29/04/1975. JT/AP
Trên phòng chỉ huy của viên đô đốc Hạm đội thứ 7, người ta thấy tề tựu đông đủ các ký giả nhà báo Mỹ đã từng có mặt trên các chiến trường Việt Nam như Stanley Karnov, David Halberstam, Neil Sheehan, John Kenneth Galbraith và nhiều người khác. Dầu vậy được biết còn 125 người nhà báo trong số họ, đủ quốc tịch tình nguyện ở lại để chứng kiến cơn hấp hối của miền Nam Việt Nam.
Bên cạnh đó còn có phụ tá Trùm mật vụ là Frank Snepp đã từ Đài Loan đến đây được vài giờ sau khi hộ tống ông cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra đi trước đó mấy ngày. F. Snepp đến đây để đón tiếp một nhân vật quan trọng nhất -đại diện cho nước Mỹ- trong giờ phút này : đó là đại sứ Graham Martin. Ông là người Mỹ cuối cùng rời Việt Nam mà trên tay chỉ ẵm theo một gói nhỏ : Đó là lá cờ nước Mỹ. Lá cờ đã được cuốn lên có nghĩa là nước Mỹ đã không còn ở đó nữa.
Ngay khi vừa đặt chân lên boong tàu vào lúc 2 giờ 47, giờ Sài Gòn, ông đại sứ nhận được một điện tín chúc mừng của H. Kissinger với nội dung như sau : Với lời khen ngợi nồng nhiệt vì ông đã chu toàn toàn trách nhiệm. Nước Mỹ đến như thế nào thì lúc ra đi cũng như thế !
Đại sứ Graham Martin trả lời phỏng vấn trên tàu Blue Ridge, 29/04/1975
Nhìn từ trên boong tàu, các ký giả ngoại quốc đã thấy hàng ngàn những chiếc thuyền nhấp nhô như lá tre trôi trên biển. Đó là những thuyền đủ loại, đủ cỡ của những người Việt Nam đầu tiên bỏ chạy cộng sản. Họ là ai, số phận họ sẽ ra sao sau này ? Chẳng ai trong số những ký giả trên và ngay cả những người ngồi trên những chiếc thuyền đó có thể tiên đoán đuợc điều gì.
Chỉ biết bỏ chạy đã. Chữ bỏ của chạy lấy người diễn tả đúng trong hoàn cảnh như thế này. Số phận họ ra sao không ai dám nghĩ tới, ngay cả đối với kẻ lạc quan nhất. Và đã có hơn 100.000 ngàn người trong số 250.000 ngàn người như thế đã được vớt đi định cư từ các chiến hạm của hạm đội 7. Cuộc ra đi thật bi tráng và tuyệt vọng đến tức tưởi.
Nhìn từ trên boong tàu, các ký giả ngoại quốc đã thấy hàng ngàn người trên những chiếc thuyền nhấp nhô như lá tre trôi trên biển (29/04/1975).
Số phận họ có khác gì những con thuyền lênh đênh trên biển cả như những lá tre ? Vâng những lá tre trên một đại dương mà lẽ sống chết đang chờ đợi họ. Bằng mọi giá họ đã ra đi mà nếu nay ngồi nghĩ lại, nhiều người không mường tượng nổi, họ đã có thể làm một điều như vậy. Nhưng cái "sô" vớt người trên biển trong tuần lễ cuối cùng của tháng tư và đầu tháng năm của người Mỹ cũng nói lên được cái gì : Người Mỹ có thể làm được tất cả mọi việc một cách quy mô, ngay cả việc trốn chạy.
Nhận xét trên ăn khớp với điều mà Sir Robert Thompson, một chuyên gia về du kích dưới thời đệ nhất cộng hòa đưa ra lời tiên đoán trước đó vào ngày 23/3/1975 như sau : "Chúng ta sắp chứng kiến một cuộc đầu hàng chiến lược của Hoa Kỳ… Cuộc triệt thoái của người Mỹ khỏi Đông Dương là cuộc rút lui lớn nhất mà thế giới nhìn thấy từ khi Napoléon rút lui khỏi Moscow".
Cuộc rút lui chiến lược ấy lôi kéo hàng trăm ngàn người Việt đi theo. Đó là những thuyền nhân Việt Nam đầu tiên chạy trốn làn gió chướng ở giờ thứ 25 từ trong đất liền đã thổi giạt họ ra biển…
Nhìn cảnh tượng đó -cảnh tượng quá bi tráng- Stanley Karnov quay sang David Haberstam vừa cười vừa nói một cách mỉa mai : Công việc đang xảy ra trước mắt chúng ta đây, ngày hôm nay, chúng ta như những chứng nhân lịch sử vào những giờ phút cuối cùng của miền Nam, tôi nghĩ rằng trong đó có phần đóng góp của ông đấy !
Haberstam trả lời :
– Ông nói không sai, nhưng chỉ xin xác định cho rõ tôi chỉ là một ký giả làm việc cho quyền lợi nước Mỹ trên mảnh đất nghèo nàn và khốn khổ này. Mỗi người Mỹ đến đây hẳn mang theo mình một trách nhiệm, một sứ mệnh. Ông cũng đồng ý chứ, ông bạn của tôi ? Chẳng hạn sứ mệnh của E. Lansdale và tôi -mặc dầu khác nhau- nhưng tất cả, chúng ta đều làm vì nước Mỹ !
– Như thế chắc là ông hãnh diện lắm.
– Đương nhiên, vì thế mà tôi có mặt ở đây trong giờ phút này. Thôi, mời ông nhìn xem cảnh tượng dưới kia như màn chót của tấn bi kịch mà chúng ta đã dựng lên, tốn kém hằng trăm tỉ đô la.
- Ông cứ tưởng tượng, trong số hằng trăm ngàn người dưới kia, ít ra cũng đến phân nửa ở tuổi vị thành niên. Cái hình ảnh ngưới lếch thếch, lang thang với từng đoàn người người nối đuôi nhau chạy trốn. Nếu tôi là họa sĩ, tôi chỉ vẽ lên cái cảnh này đũ diễn tả cái hiện trạng người Việt bỏ chạy. Và nếu cần nói một điều gì về lúc đó, về tâm trạng những người bỏ chạy thì có thể tóm tắt trong một câu : Tất cả đều hoang mang và không có một chút hy vọng gì về tương lai cả.
Những điều nhận xét của ký giả Haberstam sau này chỉ đúng có nữa phần đầu của câu chuyện.
Trong lúc đó, một sĩ quan đang trình với viên đô đốc chỉ huy chiến hạm là có một vị tướng lãnh Việt Nam vừa đáp trực thăng của ông xuống boong tàu muốn được gặp. Vị đô đốc ra lệnh một cách gắt gỏng rằng : "Ông nói với ông ta là hãy tức khắc cởi bộ quân phục, lột bỏ lon của ông ấy ra và không được tuyên bố điều gì. Đây là nước Mỹ trên biển chứ không phải là Việt Nam Cộng Hòa nữa".
Nhiều người sau này cho biết là viên tướng Việt Nam sau đó đã quỳ xuống, ngữa mặt lên trời và hét to lên : "Ta thề với trời đất là ta sẽ trở về…". Sau này được biết là ông đã giữ đúng lời thề, ông đã về... nhưng về theo cái cách mà Phạm Duy đã về !
Vấn đề không phải là cởi bỏ bộ quân phục, cởi bỏ lon chậu vốn chỉ là cái bề ngoài. Câu chuyện viết về ông tướng có thể chỉ là một câu chuyện hư cấu. Vấn đề hôm nay, chính là nhiều người đã cởi bỏ cái danh xưng người Việt quốc gia - cái biểu tượng của 48 năm nay.
Và cứ như thế, không phải chỉ có đêm 29 tháng Tư mà câu chuyện đêm đó vẫn còn được tiếp diễn dài dài. Các con số thuyền nhân trốn khỏi Việt Nam càng gia tăng theo nhịp độ của những chính sách tàn bạo và trả thù của Hà Nội như "đi vùng kinh tế mới", "học tập cải tạo", "đánh tư sản mại bản", và cuối cùng "đi bán chính thức" nhằm vào giới Hoa kiều. Cứ mỗi một đợt chính sách lại thêm số người trốn ra đi khỏi nước.
Tổng cộng đã có gần hai triệu người trốn đi như thế. Đấy là còn chưa kể những nguời để lại xác trên biển cả. Con số này chẳng ai biết là bao nhiêu ? Và cũng chẳng ai có thì giờ tìm hiểu làm gì. Người chết thì đã chết.
Phải vậy không ? Tiếc nuối rồi cũng khuây khoa, người Việt đến được xứ người đều quyết tâm cật lực để lo sinh kế, miếng ăn trước đã.
Tất cả những chính sách vừa kể trên là nhằm đánh vào những thành phần phản động, ngụy quân, ngụy quyền, tay sai Mỹ Ngụy. Nước nhà đã độc lập, nay bỏ nước ra đi nếu không phản động thì là cái gì ?
Nhưng chính thức thì có thể quả quyết rằng, nhà nước không cưỡng bức một ai phải bỏ xứ ra đi, và cũng không giữ một ai muốn ra ra nước ngoài sinh sống. Và cuối cùng để giữ thể diện, vừa loại bỏ được những thành phần "rác rưởi" muốn vứt, vừa kiếm được tiền hoặc để trao đổi trong thương thuyết, nhà nước cộng sản đã đồng ý với Liên Hiệp Quốc theo một chương trình "ra đi trong trật tự" (Orderly Departure Program). Thảm cảnh thuyền nhân trên biển vì thế đã giảm đi rất nhiều, nhưng mức độ ra đi không hề thuyên giảm.
Tất cả câu chuyện, những thảm cảnh trên biển cả nay đảo ngược trở thành cái mà Michel Tauriac trong Hồ sơ đen của Chủ nghĩa cộng sản (Le dossier noir du Communisme) (1) tóm tắt đầy đủ ý nghĩa tóm gọn trong một câu "Những con bò sữa thuyền nhân".
Gió đã đổi chiều, gió chướng đã thổi họ ra biển, nay ngọn gió nào đã đưa họ về ?
Ngọn gió nào đã đưa họ về ?
Hình ảnh thật biểu tượng và gợi hình. Thật vậy, tất cả những con bò sữa thuyền nhân đã ra đi với hai bàn tay trắng để lại tiền bạc, nhà cửa, ruộng vườn, sự nghiệp... Họ đã vắt được bao nhiêu sữa ở những con bò đó : Vắt lúc ra đi và nhất là vắt lúc trở về.
Nói chi đâu xa, tôi có căn nhà kiểu biệt thự ở số 224B Nguyễn Huỳnh Đức, quận Phú Nhuận. Căn nhà đó lúc mua là 5 triệu 300 ngàn trước 75. Tính theo trị giá vàng thời đó là khoảng 80 chục cây. Ra đi hợp pháp, có giấy tờ hẳn hoi, đi bằng cửa chính ra Tân Sơn Nhứt.
Giấy tờ xuất cảnh có thể chỉ là tấm giấy nhỏ viết tay nguệch ngoạc mấy chữ là : Nhà này do nhà nước quản lý !
Quản lý là trông coi, giữ dùm mà thật ra là tịch thu, là hôi của ! Cả miền Nam, hai triệu người bỏ nước ra đi đã bị "quản lý" như thế. Nói toạc ra là đã "bị cạo lông" sạch như thế.
Việc ra đi theo diện người Hoa, bán chính thức hay việc quản lý nhà cửa đất đai, tài sản nằm trong tay Bộ nội vụ. Công việc của bộ này là đảm trách và tổ chức nhằm "nhổ sạch lông" những bọn người lưu vong này. Kẻ dỗi hơi ngồi tính nhẩm chuyện nhổ sạch lông này đem lại cho nhà nước ít nhất là 25 tấn vàng. Tôi không tin vào con số, đúng sai khó đoán vì không biết tính toán. Nhưng ấn tượng trong đầu tôi là nhiều lắm, nhiều lắm lắm. Nhưng 25 tấn vàng vẫn là chuyện nhỏ. Vẫn là chuyện vắt đi. Vắt lại mới là quan trọng.
Và để gọi những thuyền nhân thì có nhiều tên gọi tùy theo thời kỳ : lúc đầu là bọn bán nước, bọn tay sai. Bán được bao nhiêu nhà nước thu cả. Cho mãi đến năm 1990 cũng còn có người gọi Việt kiều là những tên Việt gian. Nói chung họ coi đó là thành phần rác rưởi của chế độ cũ, muốn thải loại, muốn tống đi cho rảnh mặt. Và gọi một cách vô tội vạ nhất là người nước ngoài. Nghĩa là có sự phân biệt đối xử giữa người trong nước và ngoài nước. Sau này chữ được dùng hơn cả là Việt kiều.
Rồi cứ như thế sau thời kỳ mở cửa mà số lượng người Việt về nước cũng như kiều hối đã bắt buộc mọi người phải thay đổi lại thế nhìn, thế bắn. Không ai có thể từ chối được những món quà, không phải 10 đô la trong ngày lễ Noel mà là 13 tỉ đô la. 13.000.000.000 đô la !
Không phải chỉ 13 tỉ đô mà nay nhiều lần hơn, chiếm tỉ trọng một phần ba ngân sách nhà nước. Nhờ đó tình nghĩa hàn gắn những vết sứt sẹo, những lời nói mà bình thường chỉ được coi như kẻ thù.
Gió đã đổi chiều nên ngôn ngữ cũng đã đổi theo
Những chiếc thảm đỏ đã trải dài từ phi trường Tân Sơn Nhứt đến Nội Bài chạy thẳng vào Bắc bộ Phủ. Thật là trớ trêu đến nực cười ra đi trốn chui, trổn nhủi, lúc trở về thảm đỏ dưới chân.
Những thành phần rác rưởi ta vừa nói ở trên, những con bò sữa đã vắt cạn chẳng bao lâu sau trở thành rác quý mà người ta có thể chế biến thành những sản phẩm, những vật liệu để xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh. Đã chẳng ai ngờ điều đó đã xảy ra.
Rác rưởi cứ thể đổi hình đổi dạng mà tính ra tiền bằng những sản phẩm mới.
Những anh thuyền chài có thể ra đi vỏn vẹn chiếc quần đùi nay chễm trệ ngồi trên Mercedes. Những mệnh phụ nói tiếng Mỹ oe oé mà nếu không có cuộc đổi đời này thì cùng lắm chỉ là những người đàn bà làm vợ, làm mẹ, là nội trợ bình thường trong gia đình.
Nhưng kể làm gì đến những chuyện nhỏ nhoi đó.
Đã có rất nhiều thay đổi mà không ai tiên đoán trước được - những thay đổi tràn đầy hy vọng như thế đối với giới người Việt di tản, nhất là nơi người trẻ.
Họ không còn là những cô nữ sinh cười e lệ, hỏi không dám mở lời mà nay là những chuyên viên hàng đầu của xã hội Mỹ. Có những người trong bọn họ đã làm ra số vốn bạc tỷ. Có người trong bọn họ cùng với bạn đầu tư nửa tỷ đô la tại nơi mà trước đây được coi là thánh địa của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Củ Chi với những địa đạo, nơi tự hào về cuộc chiến thần thánh trong tương lai trở thành biểu tượng "thung lũng của ngành tin học".
Đã chẳng ai từ hai phía, người trong nước cũng như người nước ngoài nhìn thấy được điều đó ngay từ đầu.
Chuyện kể ra như một giấc mơ hay như câu chuyện thần thoại.
Và cái kim chỉ đường cho người Việt tương lai là hãy nhìn vào giới trẻ đang lên. Họ chiếm đa phần. Tương lai thuộc về họ, đời sống thuộc về họ, cộng đồng Việt Nam là họ. Không phải do một thiểu số những người lớn tuổi như tôi. Những người bỏ nước ra đi đã chỉ nhớ cái phần đầu câu chuyện mà chưa thuộc hết phần cuối.
Đó là những người không biết kể chuyện và những câu chuyện kể càng ngày càng nhạt phèo như nước ốc. Thời của họ đã hết. Ngay cả thời của Thánh thần hay Thiên đường mù của những kẻ bất đồng chính kiến cũng đi vào quên lãng.
Những người còn bám víu vào quá khứ có thể được coi là những người không thức thời ? Nhưng nếu không bám víu vào đó thì họ còn gì là họ ? Quá khứ là chính họ là cái làm nên bản thân họ. Họ bị coi như loài "củi mục" trong đám cây rừng đang xanh lá. Củi mục thì làm gì ? Đốt làm củi cũng không xong.
Nhưng chắc hẳn nhiều người như tôi không nghĩ như thế. Bản thân tôi cũng thế - không chấp nhận được lối xếp loại ấy.
Trong 48 năm qua, chúng ta -những người Việt di tản- đã không ngừng tranh đấu không ngơi nghỉ cho điều mà tôi gọi là trận chiến cho một biểu tượng, trận chiến cho một hình ảnh (bataille de l'image) là Người Quốc Gia. Bao nhiêu công sức đã bỏ vào đấy ! Bao nhiêu thời giờ còm cõi ngồi trơ trọi một mình trên bàn máy điện tử để viết !
Mặc dầu thâm tín và phải nhìn nhận rằng quá khứ định hình và làm nên người Việt di tản thế hệ thứ nhất thì tương lai sẽ định hình thế hệ người việt thứ hai, thứ ba, nghĩa là con cháu chúng ta !
Còn lại là vấn đề thừa kế
Đây là vấn đề bi quan nhất của cộng đồng người Việt hải ngoại hiện nay !
Nhưng cho dù bi quan đến đâu, cho dù vứt bỏ vấn đề chính tri, lịch sử xã hội qua một bên thì vẫn còn lại vấn đề nhân cách, vấn đề đạo lý con người. Và lúc ấy cho thấy rằng : Củi mục thì cũng vẫn là củi.
Người khác cho rằng nhìn cây thì thấy rừng, nhưng nhìn củi mục thì thấy gì ?
Họ nghĩ rằng thà là như anh thuyền chài, thà là như chị X, Y nói tiếng Mỹ eo éo. Thà là như thế. Phải nhớ rằng cuộc ra đi bất hạnh đã trở thành đại hạnh cho chính mình, cho con cháu mình, cho cái nơi mình đi tới và cả cái nơi mà từ đó mình đã ra đi.
Tháng tư đen thật ra chính là tháng hy vọng ! Hành lý quá khứ mang đi càng nhẹ thì họ về Việt Nam càng nhanh.
Hãy nhìn vào những con số để nhận ra câu chuyện thần thoại về người Việt di tản. Năm 1987, có 8 ngàn người về thăm quê hương, đến năm 1993 thì con số tăng lên 160 ngàn người, đến năm 2002 là 380 ngàn người. Con số tự nó nói lên điều gì rồi và người ta bắt đầu vỡ lẽ ra.
Bên cạnh đó, kiều hối đem lại một số tiền tươi là 2 tỷ 6 đôla trong năm 2003. Hãy làm một so sánh cho rõ. Năm 2003, Việt Nam xuất khẩu được 20 tỉ đôla, trừ vốn liếng cho sản xuất, lời ròng của 20 tỷ vị tất đã được 5 tỷ ?
Có một điều, nhiều người vô tình quên là năm nay có 2 triệu lượt khách đến Việt Nam. Cứ giả dụ, mỗi người khách tiêu 2.000 đô/đầu người. Số tiền thu được sẽ là bao nhiêu ? Trong số 300.000 người Việt về thăm quê hương, cứ cho là vừa tiêu xài, vừa cho bà con họ hàng, ở từ hai tuần đến một tháng, mỗi người đổ đồng chi tiêu 4.000 đô la cho một chuyến về thăm quê hương, cán cân ngân sách cũng như nền kinh tế Việt Nam đã được kích cầu lên không nhỏ.
Tiềm năng thật lớn. Tương lai cũng đầy hứa hẹn. Đó là nền kinh tế sống nhờ trên những kỹ nghệ không khói.
10 năm nữa, dự đoán số khách du lịch là 10 triệu người/năm như Thái Lan hiện nay, với các đường bay thẳng Sài Gòn-Mỹ, Sài Gòn-Âu Châu. Chuyện đã xảy ra và sẽ tiếp tục xảy ra. Lúc đó tiền đổ vào qua du lịch không phải là nhỏ nên hiện nay trên hầu hết 60 tỉnh thành của Việt Nam đều có khu du lịch đủ kiểu.
Điều đáng nói hơn nữa là nay có một số Việt Kiều về nước kinh doanh đầu tư với hàng trăm dự án được chấp nhận với số vốn lên đến trên một tỉ đô la.
Những Việt kiều như Nguyễn Chánh Khê với phát minh chế tạo thành công than Nano áp dụng vào việc sản xuất mực không phải là hiếm. Dự án khu khách sạn Vinpearl Resort- Spa, 5 sao, tại đảo Hòn Tre, Nha Trang đã khánh thành với số tiền đầu tư là 500 tỉ đồng. Phần lớn các số tiền đầu tư này tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, tin học, lắp ráp, du lịch.
Cũng vì thế, nhà nước đã chẳng tiếc lời gọi Việt kiều là khúc ruột ngàn dặm, những người con của đất nước, một bộ phận không thể tách rời của nước Việt Nam... Những lời lẽ trân trọng mật ngọt đã hẳn là không thiếu. Gió chướng không còn nữa.
Gió đã đổi chiều, ngôn ngữ cũng đổi chiều, giọng lưỡi cũng đổi giọng. Không còn có chữ nghĩa làm đau lòng nhau nữa. Trên tất cả các sách báo, trên các trang nhà, không còn có thể tìm thấy bất cứ thứ chữ nào nói xa nói gần đến chế độ miền Nam trước đây nữa. Những chữ như ngụy quân, ngụy quyền và bọn tay sai không tìm thấy trong tự điển của Bộ chính trị nữa. Ngược lại không thiếu những chữ mật ngọt như "Tổ quốc Việt Nam, quê hương thân thiết luôn giang rộng vòng tay chào đón những người con xa xứ…".
"Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn quan hệ gắn bó với quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước".
Luật quốc tịch, Điều 2 thì viết rõ ràng thế này : "Người Việt Nam ở nước ngoài là công dân Việt Nam", "Người Việt nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam."
Nhà nước lại còn trích dẫn câu nói của ông Hồ mà không ai tự hỏi xem ông nói lúc nào và bao giờ : "Tổ quốc và chính phủ cũng luôn luôn nhớ thương đồng bào, như bố mẹ thương nhớ những người con đi vắng. Đất nước hòa bình…" – ông Hồ nói với kiều bào ở Thái Lan về nước năm 1960.
Nhưng kiều bào năm 1960 không phải là người di tản ! Thật rõ chán.
Hình như người ta đã quên cái cảnh bồng bế xô đẩy nhau lên máy bay và bằng bất cứ giá nào phải đi bằng được. 48 năm sau, câu chuyện kể về thuyền nhân chỉ còn là dĩ vãng mà cả bên này bên kia đều đã quên hoặc cố tình quên.
Nhưng còn những người như tôi sẽ không quên. Never. Never !
Thật ra không hẳn là như vậy. Nhà nước chính quyền hoan hỉ nhận những đồng đô-la từ mọi nơi gửi về cũng như người Việt mang tiền về nước. Mang tiền về thì được chứ đừng mang chữ về. Chữ hiểu theo nghĩa rất rộng là sách báo, tư tưởng, âm nhạc, nghệ thuật.
Nhớ nhé, đừng đụng đến chính trị !
Từ khi có nhà nước cộng sản đến nay, chữ vẫn là độc quyền tuyệt đối nằm trong tay đảng. Nó nằm trong một hệ thống khép kín : chủ nghĩa hay ý thức hệ – bạo lực khủng bố – và một chính quyền toàn trị (ideology, terror and totalitarian government).
Chẳng lạ gì, trước khi về Việt Nam, người ta thường khuyên có một điều duy nhất : anh muốn làm gì thì làm : chẳng hạn anh có thể cờ bạc, chơi bời đủ kiểu, tắm đủ kiểu, phòng trà đủ kiểu, âm nhạc đủ kiểu, cà phê đủ kiểu, gái đủ kiểu, sex đủ kiểu, ngủ trưa đủ kiểu, ngủ tối đủ kiểu, ăn đủ kiểu, vừa ăn vừa chơi đủ kiểu, đĩ điếm đủ kiểu, hối lộ đủ kiểu, lưu manh lường gạt đủ kiểu, gian trá đủ kiểu, buôn bán mánh mung đủ kiểu, làm giầu đủ kiểu, đầu cơ đủ kiểu, công an đủ kiểu, phường khóm đủ kiểu, công ty đủ kiểu, cơ quan đủ kiểu, chính quyền địa phương đủ kiểu, chính quyền trung ương đủ kiểu, luật pháp đủ kiểu, thằng ăn cắp xử thằng ăn cướp đủ kiểu và cuối cùng xã hội loạn đủ kiểu.
Ta có quyền đủ kiểu hết, miễn là đừng đụng đến chính trị. Vì trên hết, vẫn có một nhà nước toàn trị ở trên tất cả những đủ kiểu đó. Trước khi lên máy bay về nước, người thân còn dặn theo : nhớ nhé đừng đụng đến chính trị !
Phải nhìn nhận rằng, sự suy đồi đạo đức xã hội ở Việt Nam đã đi quá xa đến mức xuống cấp, vượt xa những nước tư bản Phương Tây. Đến nỗi phải kêu lên một câu : Có nước nào như nước ấy không ?
Phát triển kinh tế không đồng nhịp với cải tiến xã hội và đạo đức. Về xã hội, chỉ nhìn giao thông đường phố Sài Gòn, Hà Nội là đủ hiểu. Về đạo đức, chỉ nhìn thực trạng học đường ở Việt Nam là đủ hiểu.
Mặc dầu vậy, ngày nay, có nhiều bà con Việt kiều tính về ở hẳn Việt Nam. Có người trong đám này về Việt Nam dưỡng già với xe hơi SUV.
Có những ông già lấy tiền xã hội của Mỹ về tậu nhà, tậu cửa, líu lưỡi khen ngọng và hãnh diện nói : mấy chục năm không sáng tác được, nay về ở Việt Nam nhờ đó mới hoàn thành được tác phẩm. Có ông Nhà văn "tiến bộ" nay trở thành thứ "chim hót trong lồng".
Tất cả đều thuộc loại người không biết ngượng, quên cái trận chiến biểu tượng, hình ảnh.
Trong vòng 10 năm nữa, khi xa lộ đông tây hoàn thành, khi 6 tuyến xe điện ngầm xây dựng xong, khi đường hầm Hải Vân nối liền Nam Bắc nay đã hoàn tất, thành phố Sài Gòn đang thay mặt đổi tên chẳng còn ai nhận ra nó nữa.
Thành phố Sài Gòn đang thay mặt đổi tên, chẳng còn ai nhận ra nó nữa.
Nay ở Sài Gòn, đã có những khu nhà "Làng Việt kiều". Người ta dự trù có 4 khu như thế, với những biệt thự sang trọng, đủ tiện nghi như ở Mỹ, Canada. Người ta thấy những Việt kiều lái những chiếc xe SUV, hay ngồi nhâm nhi ly rượu cocktail bên bờ sông Sài Gòn. Những căn nhà có những bãi cỏ xanh, mái nhà mầu cam kiểu California, những hồ bơi với những cây dừa với những hàng chữ tiếng Anh Welcome.
Đây là, chẳng phải ai khác, những người di tản, những rác rưởi 48 năm trước chạy trốn cộng sản, hoặc đã bị đi tù, đi cải tạo. Gió chướng đẩy họ ra đi, nay gió nào đẩy họ về ?
Chẳng hạn, anh chàng Võ Q, kèm theo cái tên Larry, nay đã 65 tuổi, trước đây là một sĩ quan không quân, quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Anh ta đã rời bỏ vùng Southern California cách đây 2 năm cùng với vợ, còn có tên cúng cơm là Linda để về ở đây. Anh ta khoe căn nhà với vẻ hãnh diện không cần giấu diếm với đồ dùng toàn bằng Inox, phòng tắm lớn có vòi tắm hơi, thiết trí theo kiểu Jacuzzi của Ý. Sàn nhà mầu hồng bóng lộn. Anh còn chỉ cho thấy và nói thêm : Không phải cẩm thạch đâu nhé, đá hoa cương thứ thiệt đấy. Thiệt là quá rẻ, còn rẻ hơn ở Hoa Kỳ rất nhiều. "Thiệt đúng là Việt kiều".
Một anh khác tên Hoàng Tiến, chả bù cho lúc ra đi lếch thếch, lang thang, nay anh trở thành chủ nhà thầu và đang có những kế hoạch xây cất nhà cho Việt kiều với những dự án "thành phố xanh" (Green city).
Cái điều oái ăm đến quái gở là khi ở Mỹ, người ta tìm cách đặt tên Little Saigon, Phở Bắc, bánh mì Tân Định, bánh cuốn Đa Kao, Restaurant Hoài Hương để nhớ về quê nhà ; nay ở Việt Nam thì người ta lại muốn đặt tên cho những khu thương xá là "Tiểu Cali", "Tiểu Fairfax" để nhớ đến quốc gia tiếp cư. Và cứ như thế, sẽ có một số người Việt gốc Mỹ sống riêng biệt trong những tiểu quốc của họ bên cạnh những người Việt bản xứ.
Khi ở Mỹ thì họ nhớ Việt Nam, khi ở Việt Nam họ lại tiếc lối sống Mỹ. Họ trở thành người ngoại quốc trước mắt những người đồng tộc với họ. Họ tưởng về quê thật, nhưng lại mang tâm trạng một thứ chủ nhân, cách biệt với dân bản xứ. Và điều rõ rệt là Hoàng Tiến đã bực tức về một căn nhà hàng xóm đã vứt những bao rác ra đường ngay cổng nhà anh ta, đã mở nhạc Karaoke tùy tiện ầm ĩ cả lên. Anh bực tức nói :
– Như thế không phải lối sống Mỹ, không biết tôn trọng luật pháp. Như thế là thiếu văn minh.
Khi ở Mỹ thì anh muốn bảo tồn văn hóa Việt, không muốn trở thành Melting pot hay Salát Mỹ. Anh bắt con đi học tiếng Việt. Về Việt Nam, đụng mở mồm là anh xổ tiếng Mỹ cho oai. Quả là về sống ở Việt Nam thì lại là câu chuyện khác.
Trong tương lai, Hoàng Tiến sẽ còn phải bực tức nhiều về những điều trái tai gai mắt : chẳng hạn một anh cán bộ phường cứ xồng xộc vào nhà chẳng điện thoại trước.
Riêng Nguyễn Anh, năm nay mới 35 tuổi về Việt Nam làm việc cho một công ty nước ngoài. Ra đi từ nhỏ, kể như không biết gì về Việt Nam, anh cũng không có ý ở hẳn Việt Nam. Nhưng anh cũng có một vài nỗi khổ vặt khác. Nguyễn Anh sững sờ khi làm một việc gì giúp người khác không nhận được một tiếng thanh kiu, thanh kiếc gì hết. Anh cũng khó chịu khi mọi người chen lấn không xếp hàng khi trả tiền. Nhất là các cô thiếu nữ trông khả ái, dịu hiền, nhưng cũng huých tay chân như ai.
Gần như mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy sống chen lấn chụp giựt. Nguyễn Anh có hơi buồn về con người Việt Nam vốn có tâm hồn, vốn thương người mà một tai nạn xe cộ xảy ra đến chết người mà mọi người dửng dưng.
Quả thực, tuy là người Việt Nam, nhưng anh lại không hiểu gì về người mình.
Khi nói đến giải trí, Nguyễn Anh không hiểu được là người Việt Nam "xem thể thao" chứ không "chơi thể thao". Mấy triệu người thức đêm, bỏ công ăn việc làm, bỏ học để dán mắt vào đài truyền hình theo dõi một trận đá banh. Thật là vô lý vì hại sức khỏe. Chỉ có 22 cầu thủ thực sự chơi thể thao, còn cả nước chỉ ngồi xem thể thao, chưa kể còn cá độ. Hình như cái gì ở Việt Nam cũng có thể trở thành cờ bạc.
Lại một điều nữa mà Nguyễn Anh không hiểu được. Nguyễn Anh thì chỉ thích đi đánh golf. Nhưng muốn chơi ngon, Nguyễn Anh phải lấy vé máy bay ra Phan Thiết chơi, vì ở đó có sân chơi nổi tiếng là đẹp. Ít ra thì điều đó cũng làm Nguyễn Anh vui lòng. Nhưng có người thấy như thế thì lấy làm kỳ cục. Họ chép miệng, tội tình gì mà phải cất công như thể để chơi Golf. Chơi đâu chả được. Phí tiền nữa. Nguyễn Anh không đáp lại, vì anh có cái lý của anh.
Đúng là anh thấy người Việt mê đá banh một cách kỳ cục. Nhưng ngược lại, họ cũng thấy anh không giống ai.
Còn về thanh niên, thiếu nữ thì chửi thề không biết ngượng mồm, nhất là thanh niên, thiếu nữ gốc Bắc. Mở mồm ra là "địt" này "địt" nọ. Sáng ra, chỉ hỏi giá cả món hàng liền bị một người con gái xinh đẹp phạng cho một câu.
Nói gì thì nói, nghĩ gì thì nghĩ. Thời gian sẽ xóa nhòa tất cả vết tích cũ : thời gian cứ trôi qua, nhiệt tình chống cộng giảm xuống và tình hoài hương lại trỗi dậy.
Những vị lãnh đạo trong nước thì nghĩ rằng : Nhân dân muốn quên hết mọi thứ. Những người này hiện ở đây vì đất này là tổ quốc của họ. Chúng ta không có quyền trách mắng họ. Chúng ta tiếp đón họ. Chúng ta không muốn để Việt kiều gây chiến tranh lần nữa.
Tự nhiên bật ra một câu hỏi : Nhưng nhân dân là ai mới được cơ chứ ?
Nhưng tôi cho rằng lịch sự trớ trêu có những bài học không bao giờ chúng ta học hết được.
Bộ đội Biên phòng Việt Nam quan sát tàu USS Blue Ridge thuộc Hạm đội 7 Hải quân Mỹ vào cảng Tiên Sa, Đà Nẵng hôm 23/4/2012
Chiếc soái hạm Blue Ridge 37 năm trước trong vai trò chở binh lính Mỹ và người tỵ nạn Việt Nam ra khỏi miền Nam thì hiện nay đang đậu ở bãi Tiên Sa, Đà Nẵng ! Đố ai biết được lần này vai trò của Blue Ridge đến Việt Nam với mục đích gì ? 37 năm trước và 34 năm sau có điều gì khác biệt ?
Gió đã đổi chiều. Gió nữa lên…
Nguyễn Văn Lục (Giáo sư)
Nguồn : Đàn Chim Việt, 13/11/2023
—————–
(1) Michel Tauriac, Vietnam : le dossier noir du communisme de 1945 à nos jours, Editon Plon, Paris, 2001, 251 p.
Le livre noir du Communisme, "Hắc thư về chủ nghĩa cộng sản", do nhà Robert Laffont xuất bản, Paris, năm 1997, 846 trang, Stephane Courtois chủ biên cùng với sự hợp tác của 11 tác giả khác.
Một Việt kiều bị câu lưu, tra hỏi suốt bốn ngày đêm khi về thăm quê
Ông David Vũ Văn, một người Thuỵ Điển gốc Việt, về Việt Nam vào dịp đầu năm mới để thăm hỏi người thân, gia đình. Nhưng ông bị bắt lên công an phường, bị câu lưu, tra hỏi, đe doạ suốt bốn ngày trời vì những hoạt động vì dân chủ, nhân quyền.
Ông David Vũ Văn tham gia trại hè Đức Quốc - Viet-Eurpe
Sau khi trốn thoát qua Thái Lan, ông Vũ thuật lại với đài Á Châu Tự do vào đêm 9/2 về thực tế xảy ra đối với bản thân ông.
Ông David Vũ Văn cho biết sau khi đáp chuyến bay xuống Phi trường Tân Sơn Nhất hôm 27/1, ông về thẳng nhà người thân ở Trà Vinh và đến sáng 30/1 quay lại Sài Gòn. Khi vừa mướn phòng ở một khách sạn tại phường 14 quận Năm xong thì có hai người mặc thường phục, cùng với năm công an sắc phục ngăn chặn, xốc nách ông Vũ đưa về đồn công an phường 14 ở ngay bên kia đường.
Tại đồn công an, ông Vũ nói ông công an mở khóa điện thoại bằng chức năng nhận diện khuôn mặt. Phía công an truy ra tất cả dữ liệu trong điện thoại, in ra gần 200 trang giấy A4 và yêu cầu ông Vũ ký tên vào :
"Họ lấy được máy tôi, họ tìm khắp các dữ liệu tôi sinh hoạt với cộng đồng, rồi tôi ký tên vào các thỉnh nguyện thư gửi cho Nghị viện Âu Châu về vấn đề nhân quyền Việt Nam. Những tin nhắn gửi cho cộng đồng Âu Châu họ đều ghi ra hết, những bài thơ của tôi họ in ra hết rồi trong những ngày đó họ bắt tôi ký tên trên 200 tờ giấy A4".
Ông David Vũ Văn (bên phải) trong một buổi sinh hoạt cộng đồng tị nạn tại Châu Âu. Ảnh : Nhân vật cung cấp
Trong khi làm việc, công an nhiều lần hỏi ông rằng có biết trường hợp của hai ông Michael Phương Minh Nguyễn và Châu Văn Khảm hay không, theo ông Vũ, những câu hỏi này là ngầm đe doạ rằng ông cũng có khả năng bị bắt nếu không chịu hợp tác ; bên cạnh đó là biện pháp đối với gia đình ông :
"Họ đe dọa nếu không làm theo lời họ thì gia đình sẽ không được về Việt Nam".
Công an phát hiện ông Vũ có hẹn gặp hai người bạn vào ngày 9/2, nên yêu cầu ông Vũ hợp tác, dụ hai người bạn ra gặp mặt và làm theo kế hoạch thì ông sẽ được cho bay thẳng về Thuỵ Điển, nhưng không được đi vòng qua Thái Lan. Lý do được ông Vũ nêu rõ :
"Bởi vì họ nghi ngờ tôi quen ở bên Thái Lan có một nhóm nào đó nhằm chống phá nhà nước Việt Nam".
Công an còn yêu cầu ông Vũ viết các đơn tố cáo theo mẫu, với nội dung ca ngợi Nhà nước Việt Nam và tố cáo các tổ chức hải ngoại là chống phá. Nếu không làm theo thì có nguy cơ ông cùng với hai người bạn mà ông liên hệ sẽ bị bắt :
"Bởi vì họ mở được điện thoại của tôi. Tôi sợ những anh em của tôi bị bắt cho nên họ yêu cầu gì tôi viết y chang như vậy để ký tên. Họ có viết một văn bản nói rằng đại khái là Việt Nam rất tốt, đừng nghe những lời xúi bậy ở bên ngoài, tuổi trẻ đừng có lầm tưởng mà hãy nhìn về hiện tại. Tôi cũng không nhớ rõ hết".
Đến chiều ngày 2/2, ông Vũ được thả ra, nhưng bị tịch thu điện thoại mà không có biên bản. Công an đưa cho ông một cái điện thoại, nói là để liên hệ với công an và hẹn gặp hai người bạn của ông. Tuy nhiên, khi ra khỏi đồn công an, ông Vũ bỏ điện thoại, tìm cách cắt đuôi công an rồi vượt biên qua Campuchia.
Khi đó, ông nhanh chóng tìm đường trốn ra khỏi Việt Nam nên chưa liên hệ được với Sứ quán Thuỵ Điển trong nước. Ông cũng chưa tính liệu có nên báo cáo vụ việc này khi về lại Thuỵ Điển hay không.
Khi phóng viên hỏi liệu có bất kỳ hình ảnh hay bằng chứng nào có thể chứng minh rằng ông bị bắt câu lưu, tra hỏi suốt bốn ngày hay không, thì ông Vũ cho biết mình bị bắt ngay tại khách sạn, khi chỉ đi có một mình nên không kịp liên hệ ai, cũng không thể chụp hình hay ghi âm được gì.
Tuy nhiên, sau khi được thả, ông có ghi âm được một đoạn hội thoại với chủ khách sạn nơi ông bị bắt là khách sạn Sao Mai nằm trên đường Nguyễn Trãi.
Nội dung đoạn ghi âm cho thấy ông Vũ nhờ cô chủ khách sạn xác nhận rằng mình đã bị công an cưỡng ép bắt đưa về đồn. Cô chủ đáp rằng nếu cơ quan chức năng hỏi thì sẽ trả lời đúng sự thật, còn nếu báo chí hỏi thì cô từ chối trả lời vì không muốn "hết đường làm ăn" :
"Cái gì là sự thật, nếu là có thì cháu sẽ nói có, thì cái vụ việc đó là có thì cháu sẽ trả lời là có ạ. Mà cháu không trả lời báo nào được đâu vì cháu còn kinh doanh nữa chú ạ !" - trích đoạn ghi âm.
Phóng viên RFA gọi điện tới khách sạn này để xác minh vụ việc nhưng tiếp tân trả lời rằng không biết gì về vụ việc này.
Chúng tôi tiếp tục gọi cho công an phường 14, quận Năm hỏi thêm thông tin, cán bộ công an trực ban nói rằng phóng viên phải mang theo giấy giới thiệu xuống trực tiếp đồn công an thì mới làm việc, vì đây là thông tin mật :
"Chị cầm giấy giới thiệu của chủ tòa soạn xuống công an phường 14 trực tiếp làm việc chứ chúng tôi không nói chuyện qua điện thoại không cung cấp thông tin được".
Tình trạng Việt kiều về Việt Nam rồi bị bắt đã từng xảy ra trước đây. Điển hình trong số đó là ông Michael Phương Minh Nguyễn (56 tuổi), bị kết án 12 năm tù giam vào năm 2019 với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Ông này được trả về Hoa Kỳ vào ngày 22/10/2020.
Một trường hợp khác là ông Châu Văn Khảm, người Úc gốc Việt đã 73 tuổi. Ông bị tuyên 12 năm tù giam hồi năm 2019 về tội "khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân". Hiện ông vẫn đang bị giam giữ tại Việt nam. Ngoại trưởng Úc hồi tháng 6/2022 kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Khảm, đồng thời cho biết Chính phủ Úc đã hơn 70 lần nêu lên vấn đề này với Việt Nam, nhưng chưa đạt kết quả.
Nguồn : RFA, 09/02/2023
"Các anh chị sứ quán Việt Nam tại Pháp" : Việc sứ quán Việt Nam tại Pháp gây khó khăn cho kiều bào đã được lên tiếng rất nhiều ở đây, anh chị nên giải quyết cho các trường hợp ở xa sứ quán và lại già cả như thế này để.."..
Việt kiều về nước tại phi trường Tân Sơn Nhất. Hình minh họa.
Hai tuần sau khi ông Phạm Minh Chính – Thủ tướng Việt Nam "thay mặt lãnh đạo đảng, nhà nước, gửi lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần, lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các đại biểu đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ" (khoan bàn đến tư cách đại diện của những đại biểu này) và mượn ý của tiền nhân nhắn "kiều bào" tại Mỹ nói riêng cũng như hơn ba triệu "kiều bào" trên toàn thế giới nói chung, rằng :
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"(1),
bà Ánh Hồng Phan - một "kiều bào" 62 tuổi, cầu cứu những đồng bào là người Việt đang cư trú bên ngoài Việt Nam, vốn là thành viên trang facebook "Tôi và sứ quán" (2) hỗ trợ bà đối phó với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp...
Tình cờ biết trang "Tôi và sứ quán", già tôi rất mừng, nhờ cả nhà giúp : Hộ chiếu của tôi đến tháng 8/2022 mới hết hạn nhưng vì có nhu cầu về ViệtNam, tôi đã vào Internettìm thông tin về thủ tục xin cấp hộ chiếu mới.
Ngày 25/3/2022 tôi đã gởi toàn bộ hồ sơ xin cấp hộ chiếu mới bằng đường bưu điện đến Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp (bởi nhà cách Đạisứ quán Việt Nam 600 cây sốvà tuổi già đi lại khó khăn). Ngày 28/3/2022 tôi nhận được giấy báo là sứ quán đã nhận được hồ sơ của tôi và một tháng sau đó ngày 28/4/2022 tôi thấy Đạisứ quán ViệtNam đã rút tiền của tôi (100€) thông qua ngân hàng của tôi.
Tuy nhiên đến nay đã hơn hai tháng tôi vẫn chưa nhận được hộ chiếu mới. Tôi rất lo vì tôi đã mua vé máy bay, bay vào giữa tháng sáu. Vừa lo, vừa sợ tôi không biết phải làm sao, điện thoại muốn cháy máy nhưng không ai bắt máy, gởi email thì chưa thấy hồi âm. Giờ tôi phải làm sao, mong cả nhà góp ý và giúp đỡ dùm(3).
Cần chú ý, riêng với "kiều bào", hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam còn rất nhiều văn bản vừa chỉ đạo, vừa xác định đối với "kiều bào" nên "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa". Chẳng hạn Nghị quyết 36-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương đảng năm 2004(4), Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị năm 2015(5), Kết luận 12-KL/TW của Bộ Chính trị năm 2021(6) Song trên thực tế, cảm xúc mà đa số "kiều bào" chứ không phải cảm nhận của những "đại biểu đại diện cộng đồng người Việt Namở nơi nào đó bên ngoài Việt Nam" bày tỏ về hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam chỉ là oán giận, khinh miệt. "Tôi và sứ quán" trên facebook chính là ví dụ minh họa sống động nhất
"Tôi và sứ quán" xuất hiện trên mạng xã hội vào tháng 5/2015, sau Nghị quyết 36-NQ/TW, Chỉ thị 45-CT/TW. So thực tế cung cấp các dịch vụ hành chính (đổi hộ chiếu, cấp visa, cấp miễn thị thực, cấp khai sinh, chứng thư hỗ trợ kết hôn, từ bỏ quốc tịch Việt Nam...) của những cơ quan đại diện Việt Nam bên ngoài Việt Nam (Đại sứ quán, Lãnh sự quán) thì những tụng ca về đóng góp tâm lực, trí lực, tài lực của "kiều bào, hứa hẹn hỗ trợ giống hệt như gạt trẻ con ! "Tôi và sứ quán" chống sự lường gạt ấy bằng cách vạch trần các thủ đoạn nhũng nhiễu qua từng vụ việc cụ thể nhằm đòi minh bạch để không "mất tiền oan". Bảy năm qua, "Tôi và sứ quán" có hơn 41.000 thành viên và dù có thêm Kết luận 12-KL/TW nhưng số thành viên chỉ tăng chứ không giảm...
***
Sau khi bà Ánh Hồng Phan kêu cứu, ông Xuân Vương Nghiêm – một trong những thành viên điều hành "Tôi và sứ quán" – trả lời như thế này : Chào chị Ánh Hồng Phan. Nếu hồ sơ của chị trong bấy nhiêu thời gian không trả lại và tiền đã rút nghĩalà hồ sơ của chị đã đủ và hợp lệ. Việc sứ quán không trả kết quả cho chị dù đã hai tháng và không hồi âm là sai luật hoàn toàn. Tất nhiên đến tầm này thì tôi biết chị đang rất mong có hộ chiếu để kịp chuyến bay nên tạm gác các chuyện khác và chị nên tập trung vào mấy việc thế này :
Gọi điện thoại cho sứ quán ViệtNam tại Pháp, dù có người nghe hay không cũng ghi âm lại và post lên đây. Viết email gửi sứ quán ViệtNam tại Pháp về tình trạng hồ sơ của chị và yêu cầu có trả lời (cập nhật luôn email lên đây). Sau năm ngày chị gọi điện thoại lại, không cần biết có nghe hay không, chịvẫn cứ ghi âm lại và cập nhật lên đây.Sau khi gọi điện thoại lần hai và gửi email, chị gửi email về Bộ Ngoại giao và "cc" (gửi cùng) email của sứ quán để thông báo. Toàn bộ email của các ban ngành cần thiết chị có thể tìm trên đầu trang. Nếu sau ba ngày chị không thấy có email phản hồi, chị bắt đầu gọi điện thoại về bộ, số điện thoại chị cũng có thể tìm thấy trên đầu trang hoặc trên diễn đàn (Van Anh Nguyen giúp chị này những số điện thoại em đã gọi nhé). Khigọi chị nênnhấn mạnh là sứ quán Việt Nam tại Pháp gây khó khăn trong việc đổi hộ chiếu, kểchi tiết tình trạng hồ sơvà ngày rút tiền để họ nắm rõ .Nếu tiếp tục không có kết quả, chị gọi trực tiếp cho Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn (đến đoạn này tôi sẽ cung cấp cho chị).
Ông Xuân Vương Nghiêm còn công khai nhắn "các anh chị sứ quán Việt Nam tại Pháp" :Việc sứquán Việt Nam tại Pháp gây khó khăn cho kiều bào đã được lên tiếng rất nhiều ở đây, anh chị nên giải quyết cho các trường hợp ở xa sứ quán và lại già cả như thế này để họ đỡ vất vả, người trẻ khỏe còn "đối cú, chọi mẹo" được chứ những trường hợp nhưthế này các anh chị gây khó khăn làm gì. Tiền thì đã rút rồi, hơn hai tháng thì hồ sơ cũng xong rồi, các anh chị giữ cũng chả làm gì mà gây thêm nghiệp chướng. Mong các anh chị giải quyết sớm, cảm ơn các anh chị !
Ngày hôm sau, bà Ánh Hồng Phan loan báo :Mình đã nhận được thư trả lời của Đại sứ quán rồi nè. Xin cảm ơn chân tình của tấtcả mọi người tuy không quen biết ở xứ lạ quê người nhưng tình dân tộc vẫn luôn đong đầy. Giờ chỉ mong sao nhận được hộ chiếu càng nhanh càng tốt để kịp chuyến bay.Ngoài tin tốt như vừa dẫn, bà Ánh Hồng Phan đính kèm ảnh chụp email từ Bộ phận Hộ chiếu Quốc tịch của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cho biết đã nhận được hồ sơ, dự kiến sẽ gửi hộ chiếu mới trong một, hai tuần. Giải thích không giải quyết trong vòng năm ngày như qui định vì lượng hồ sơ tăng đột biến, quá tải nên không chỉ chậm cấp hộ chiếu mà còn chậm trả lời email(7).
Hồi trung tuần tháng rồi, giống như nhiều viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam, ông Chính tiếp tục yêu cầu các cơ quan ngoại giao đại diện Việt Nam ở ngoại quốc "quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của ‘kiều bào’, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt sinh sống, học tập, làm việc, xử lý các kiến nghị của bà con theo quy định với thủ tục hành chính nhanh nhất, tránh tiêu cực, nhũng nhiễu, nghiên cứu, lắng nghe, tiếp thu các ý kiến xác đáng để có giải pháp phù hợp" nhưng có lẽ không nên nghe cũng chẳng nên xem các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận. Cách tốt nhất là nhìn thực tế. Khi nhiều cá nhân ở nhiều nơi vẫn được dung dưỡng trong việc tìm đủ cách, chơi đủ trò để thẳng tay bào "kiều bào", càng tin yêu càng dễ nhẵn thín !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 01/06/2022
Chú thích
(2) https://www.facebook.com/groups/toivasuquan
(3) https://www.facebook.com/groups/toivasuquan/posts/5079260985457071/
(7) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=529269192243836&set=p.529269192243836&type=3
Thời gian gần đây, bối cảnh xã hội nóng bỏng làm nổi bật sự khác biệt giữa một số đông của thế hệ trước được giáo dục qua trung học ở Việt Nam và thế hệ sau được giáo dục ở Mỹ gần đây. Cách đối xử, triết lý xã hội và chính trị hoàn toàn khác biệt.
Ảnh minh họa thế hệ Việt kiều được sinh ra và được giáo dục ở Mỹ
Vì hai thế hệ không nói chuyện được với nhau về những tình hình xã hội, thế hệ sau không lãnh hội được kinh nghiệm của bố mẹ.
Ngược lại, thế hệ trước cũng không hiểu được môi trường và tư tưởng sống của con cháu mình, để có thể hướng dẫn các cháu tốt hơn.
Sự khác biệt văn hóa và cách đối xử với nhau giữa thế hệ trước và sau đang trở thành một vấn đề nhức nhối. Điều phàn nàn từ các cháu tôi được nghe nhiều nhất là tính gia trưởng, cố chấp, bảo thủ, tính nóng, và văn hóa đối xử thấp của một số người. Văn hóa Mỹ của các cháu không tạo ra con người như vậy.
Mặc dù tùy giáo dục hoàn cảnh, không ai cũng như vậy, nhưng mỗi một dân tộc có những mặt trái chung, trải nhiều trăm năm. Trong tinh thần cầu tiến, tôi xin đào sâu vào lịch sử để tìm nguyên nhân tại sao dân tộc của chúng ta có một số văn hóa, tính tình giống nhau, có cái tốt, và cái cần thay đổi ? Mong rằng mình nhìn lại mình để hiểu tại sao và có cách đối xử với các cháu tốt hơn. Như thế, mình sẽ dễ hòa nhập với con cháu để có cơ hội chia sẻ lại kinh nghiệm xương máu của mình. Giúp cho các cháu có cái nhìn thực tế hơn, đi kèm với giáo dục Âu Mỹ các cháu đang có.
Việt Nam quê hương yêu dấu có một lịch sử buồn. Nỗi buồn và chịu đựng áp bức thể hiện trong thơ văn, ca cổ. Tôi còn nhớ mãi tiếng đàn bầu day dứt giữa đêm khuya. Nghe nát lòng. Mỗi ngày xa xứ thích nghe nhạc buồn để mang quê hương vào trong lòng. Văn thơ, ca nhạc Việt Nam chuyên chở nỗi buồn nhiều thế kỷ.
Văn hóa Khổng tử, hay nho giáo, ̣được du nhập vào Việt Nam hai ngàn năm trước, một mô hình chính trị. Rất hiệu quả để tập trung quyền lực vào thiểu số. Bởi nó kèm theo luân lý văn hóa, ràng buộc xã hội vào một chuẩn mực đạo đức.
Xã hội Nho giáo có thứ bậc tam cương : quân thần cương - bổn phận đối với Vua. Phụ tử cương - bổn phận với cha. Phu thê cương - bổn phận trong đạo vợ chồng. "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" (Vua muốn bầy tôi chết. Bầy tôi không chết là không trung thành). Nét nho giáo này tạo thành một cái gì gần như tuyệt đối của quyền lực, kẻ trên người dưới.
Vai trò của phụ nữ trong nho giáo là phụ thuộc. 100% thi cử quan chức dành cho nam giới. Nữ giới phải theo tam tòng : Tại gia tòng phụ - Ở nhà theo cha. Xuất giá tòng phu - cưới xong theo chồng. Phu tử tòng tử - chồng chết theo con. Đặc điểm này, dẫn đến vấn đề gia trưởng thường thấy trong gia đình Việt Nam.
Đạo đức Nho giáo được dạy từ bé. Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn. Trai thì ngũ thường : Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nữ thì tứ đức : Công, dung, ngôn, hạnh.
Nho giáo giúp cho xã hội có trật tự và văn hóa đạo đức từ trong gia đình, cho đến làng xã, đất nước. Nho giáo khi thực hành đúng nghĩa của nó, giúp cho xả hội vận hành trong một xã hội dân trí còn thấp. Nhưng mặt khác. Nó tạo ra môi trường cho người ta chọn thân an hơn là phấn đấu. Nhìn gần hơn tính xa, vì xã hội trật tự đã định, khó ngoi lên. Nho giáo dần biến thành hủ hóa vì làm cho con người bị tùng phục, mất sự sáng tạo, giáo điều theo khuôn mẫu. Không còn hợp với xã hội hiện đại đòi hỏi quyền bình đẳng và nhân phẩm của từng cá nhân.
Ảnh hưởng của Nho giáo đã ngấm vào mọi khía cạnh của xã hội. Theo dòng người xa xứ vượt biên. Có những điều đáng giữ nhưng những điều nên thay đổi. Vài ví dụ nhỏ. Cái khoanh tay cúi chào ông bà có thể trở thành cái ôm gần gũi. Truyền thống tôn kính vâng lời thầy cô tuyệt đối nên thay đổi thành liên hệ anh chị em tinh thần. Để sự kính trọng vẫn còn đó, nhưng giúp cho cả hai bên cởi mở trong sáng tạo và học hỏi.
Ảnh hưởng của Nho giáo đã ngấm vào mọi khía cạnh của xã hội Việt Nam.
Giáo dục Nho giáo
Giáo dục Nho giáo là giáo dục từ chương, theo truyền thống ông đồ làng. Nó ngăn cản tư duy sáng tạo, khả năng phản biện, cách phân tích vấn đề, tư tưởng, và cởi mở từ trong nhà cho đến trường học. Thuộc lòng và tuyệt đối nghe lời thầy cô thì mới có điểm cao.
Người Việt Nam qua giáo dục nho giáo, khó cảm nhận những tư tưởng mới, nhất là từ người mà mình coi là phận dưới.
Dần định kiến thành tính bảo thủ. Trong xã hội nho giáo, con đường duy nhất để đổi đời cho hầu hết người nghèo là mài kinh sử để thi làm quan. Quan niệm "Một người làm quan, cả họ được nhờ", giúp cho ta hiểu, tại sao người Việt mình, khi có cơ hội, rất hiếu học. Dùng nó làm con đường tiến thân.
Nó giải thích tại sao nhiều gia đình Việt Nam bên Mỹ trọng học vấn, đẩy con đi trong một cái khung đã định sẵn để đảm bảo tương lai. Ít thì ra kỹ sư. Chịu khó hơn nữa là bác sĩ, luật sư. Trong gia đình Việt tại Mỹ thế hệ đầu, hiếm có sự sáng tạo, dám nghĩ và làm khác. Kết quả là sự có mặt của người Việt trong các nghành nghề ngoài truyền thống, không nhiều. Chủ công ty lớn lại càng ít hơn theo tỉ lệ.
Văn hóa làng xã
Nho giáo khi đi vào bối cảnh làng xã, biến thành Việt giáo, để phù hợp với văn hóa địa phương. "Phép vua thua lệ làng". Làng xã phân chia chức vụ, qui tắc và nghi lễ. Trong môi trường xã hội Việt Nam, Người ta phải "Bán gia tài mua danh phận" để có chỗ ngồi cho sĩ diện. Cho dù dốt học đến đâu cũng ngồi mâm trên, nếu đã mua được danh chức.
Bị ảnh hưởng nho giáo nặng nề, đàn ông Việt Nam nhiễm tính gia trưởng. Trong gia đình, người cha là người có tiếng nói tuyệt đối. Từ nho giáo "Phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu" trở thành "Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư".
Chuyện con tranh luận với cha mẹ không thể chấp nhận được. Trên bảo dưới phải nghe. "Tao sinh ra mày được thì tao phải biết hơn mày" câu nói quen thuộc như thế rất thường xuyên, khi hai thế hệ tranh luận. Mặc dù một số gia đình đã có tính cởi mở theo văn hóa mới, nhưng nhiều gia đình vẫn còn truyền thống gia trưởng nghiêm khắc.
Ngày xưa, trí thức trong xã hội Việt không nhiều, vì không có điều kiện hoặc trường học. Kiến thức chỉ hạn hẹp chung quanh khu mình ở. Ai kiến thức nhiều thì được kính trọng hơn. Thế nên người Việt thích khoe hiểu biết hạn chế của mình với người khác, hàng xóm, trên bàn nhậu, để được trọng vọng hơn. "cãi gông cổ" để bảo vệ ý kiến của mình, sinh ra tính sĩ diện, tự cao, tự đại và cố chấp.
Xã hội tá điền/bần nông
Người dân Việt Nam ngày xưa bị đàn áp triền miên trong một xã hội chủ yếu là nông nghiệp. bần nông/tá điền làm mướn và tầng lớp thống trị. Điền chủ có nhiều ruộng cho tá điền thuê mướn. Người nghèo thiếu thốn đủ bề. Phải dạ, bẩm, thưa. Tước hết nhân phẩm và nhân quyền của họ.
Thành ngữ "Thấp cổ bé miệng" là cảm giác của người dân nghĩ rằng phận mình là con kiến trong xã hội. Vì đói khổ, trộm cắp là chuyện tự nhiên, nên người dân mong muốn một xã hội trật tự. Đã sẵn thiếu tôn trọng nhân phẩm, họ sẵn lòng sống ít tự do hơn để được an thân.
Nhưng bản thân trong máu thịt họ cảm thấy thiếu thốn, khi có cơ hội, lại hành xử thiếu văn hóa. Có lợi cho mình là không kể thủ đoạn, thành tính khôn vặt, miễn không ai biết. Khái niệm tự trọng, nhân phẩm và bình đẳng của các nước văn minh, hiếm có trong văn hóa Việt Nam.
Ngay trong xã hội Việt Nam hiện tại, bản thân người dân không ý thức được là họ bị áp bức. Hay dù nhận thức được, cũng chỉ chấp nhận để được yên thân với chính quyền.
Trong xã hội bình đẳng của Mỹ, dân Việt Nam, so với dân bản xứ, không ý thức được quyền lợi của họ và nhận thức được nhân phẩm của người khác. Vì bản thân thiếu tự trọng, nên tinh thần tôn trọng nhân phẩm người khác kém. Họ không ngại dùng từ mạt sát cá nhân. Nếu vì hành xử của một người nào họ không cãi lại được, thì họ có thể đáp trả bằng những từ thiếu tự trọng như thằng, con, đứa, v.v. Ngoài xã hội, có nhiều người đáng bậc cha chú đã chửi rủa, nhục mạ các cháu trong trang Facebook, khi các cháu trình bày quan điểm của riêng mình. Điều này càng đẩy xa các cháu khỏi cộng đồng chung của Người Việt.
Tính nóng
Chắc có nhiều người trong chúng ta đã trải nghiệm được tính nóng của người khác và nhiều khi của chính mình. Tính nóng chung của người Việt hội tụ từ những yếu tố kể trên : Gia trưởng, cố chấp, văn hóa nho giáo, kiến thức hạn hẹp nhưng không cởi mở để lắng nghe, thiếu tôn trọng nhân phẩm.
Sau cùng, mất khả năng tự kiểm soát, khi bị dồn vào thế kẹt. Giận quá mất khôn. Đây là sự khác biệt rất rõ ràng với giáo dục Tây Phương mà con cháu Việt Nam tại Mỹ tiếp nhận từ nhỏ. Phần đông các cháu lớn lên ở Mỹ không mắc phải tính này.
Nho giáo có những điểm sáng rất đáng giữ, vì xã hội Mỹ có những vấn đề mà một số tinh hoa của văn hóa Việt Nam có thể giúp làm tốt hơn. Nhưng đây là cơ hội cho nhiều người trong chúng ta, trong đó có tôi, nhìn lại chính mình, để gạn bỏ một số tính tình không còn ưu điểm.
Lương Tạ (California)
Nguồn : BBC, 04/08/2020
Truyền thông trong nước thời gian gần đây liên tục cập nhật thông tin hàng ngàn Việt kiều về nước chống dịch rồi Việt kiều làm loạn sân bay, chê điều kiện cách ly tại Việt Nam… nhưng đó chỉ là một phần của sự thật và một nửa sự thật thì không phải là sự thật.
Bộ ba quyền lực của chính quyền cộng sản Việt Nam
Khi dịch bệnh bùng phát, báo chí trong nước có những bài viết và thông tin như "Việt kiều đổ bộ về nước ‘trốn dịch‘" hay "Việt kiều ồ ạt về nước tránh dịch". Chưa bàn đến nội dung bên trong nhưng ngay ở tiêu đề, từ ‘Việt kiều’ mà báo chí nhà nước Việt Nam sử dụng đã đặt ra nhiều vấn đề cần tranh luận.
Việt Nam hiện nay có khoảng 4,5 triệu người đang sinh sống và làm việc tại 110 quốc gia trên khắp thế giới, đây là lực lượng rất quan trọng để bỗ xung mỗi năm cho Việt Nam hơn 10 tỷ đô la tiền mặt.
Nếu nhà cầm quyền tại Hà Nội không có biện pháp chấm dứt dùng truyền thông nhà nước, gây chia rẽ kiều bào với quê hương, thì hậu quả sẽ rất nặng nề trong thời gian tới và cuối cùng Nghị quyết 36 dành cho người Việt Nam ở nước ngoài cũng trở thành mớ giấy lộn mà thôi.
Trong Từ điển định nghĩa chữ "kiều" là "ở nhờ, đi ở nhờ làng khác hay nước khác gọi là kiều cư, kiều dân. Như vậy, Việt kiều vốn có nghĩa chỉ những người Việt đang có quốc tịch Việt Nam sống nhờ ở các nước bên ngoài Việt Nam, chứ không chỉ công dân nước khác có gốc Việt.
Tuy nhiên, ngày nay "Việt kiều" là thuật ngữ mà những người Việt sống tại Việt Nam dùng để gọi toàn bộ những người Việt sống ở nước ngoài, chứ không phải là thuật ngữ mà những người Việt sống ở nước ngoài gọi chính họ.
Nhiều người Việt định cư ở nước ngoài bày tỏ trên mạng xã hội rằng, chẳng có người nước ngoài gốc Việt nào trở về nước tránh dịch cả. Những người trở về là du học sinh, người đi xuất khẩu lao động hoặc những Việt kiều thật sự trở về vì có việc cần thiết chứ không phải về tránh dịch.
Như tin đã đưa, Facebooker Bùi Thanh Hiếu cũng đã phân tích kĩ tình huống này : Các nước Châu Âu cho nghỉ học cả tháng, nhiều cửa hàng cũng buộc phải đóng cửa. Tự nhiên người Việt có một kỳ nghỉ bất đắc dĩ. Tâm lý người Việt cứ được nghỉ dài, hay buộc phải nghỉ dài là họ muốn về quê hương. Với muôn vàn lý do, gặp gỡ nguời thân, cho con cái về gặp ông bà, về xử lý giải quyết việc cá nhân, gia đình… những việc trước kia gác lại do bận rộn chưa thể về được. Đây là lúc họ tận dụng để về giải quyết.
Những du học sinh cũng vây, kỳ nghỉ dài. Bệnh dịch thì chả biết ở đâu sẽ ác liệt hơn ở đâu. Tâm lý cứ về nhà, có gì có gia đình bên cạnh. Mà nghỉ dài như thế không về nhà chơi, thăm, thì ở lại trong phòng để làm cái gì.
Có nhiều ý kiến cho rằng chính cách truyền thông của báo chí Việt Nam đang gây ra một làn sóng di cư từ Châu Âu, Mỹ và các nước trở về Việt Nam của người Việt Nam ở nước ngoài mà chủ yếu là du học sinh và lực lượng xuất khẩu lao động, những người này vẫn mang Quốc tích Việt Nam – họ là người Việt Nam
Một mặt, truyền thông Việt Nam dưới sự chỉ đạo toàn diện của Ban Tuyên giáo, ngày ngày tô hồng về thành tích chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán của chính phủ Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản đồng thời liên tục ngợi ca chính phủ đã gây ấn tượng và ghi điểm tốt với người dân. Cho đến thời điểm quan trọng nhất khi dịch bệnh bùng phát nhiều người mới nhận ra rằng mình đã được nhận quá nhiều thứ từ Tổ quốc.
Một loạt các khẩu hiệu : Cuộc chiến không để ai bị bỏ lại phía sau, Tự hào quá Việt Nam ơi, Có một Việt Nam kiên cường như thế… xuất hiện tràn ngập trên truyền thông đại chúng.
Ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngạo nghễ phát biểu : "Trên thế giới không phải nước nào cũng làm được như vậy và nước ta có thể tự hào đã làm được điều đó. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân".
Đến ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sau suốt thời gian vắng bóng kể từ khi Việt Nam phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán ngày 23/1, hay sự kiện bệnh nhân số 17 khiến dịch bệnh xâm nhập cả vào cấm cung của Đảng là Hội đồng lý luận trung ương, thì xuất hiện trở lại vào ngày 20/3 cũng không kém phần tự hào khi nhận định : "Rõ ràng, báo chí, dư luận nước ngoài khen ngợi, nếu không có hệ thống chính trị như của Việt Nam thì chưa chắc đã làm được" ; "Chúng ta đã thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ ta" qua công tác phòng chống dịch bệnh, v.v.
Không chỉ bưng bít thông tin, làm đẹp thành tích phòng chống dịch bệnh với dân chúng, báo chí trong nước còn đưa thông tin không chính xác, phóng đại về các diễn biến tại nước ngoài.
Ngày 20/3, báo chí trong nước liên tục đưa tin về hóa đơn gần 35.000 USD của một bệnh nhân trong quá trị điều trị dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tại Mỹ. Báo điện tử Tuổi trẻ online – cơ quan ngôn luận của Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh giật tít "Bệnh nhân Covid-19 ‘kinh hãi’ nhận hóa đơn điều trị gần 35.000 USD". Báo Thanh niên, diễn đàn của Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam cũng phản ánh nội dung này trong bài viết có tựa đề "Điều trị Covid-19 ở Mỹ, sốc với viện phí 35.000 USD". Thông tin này được chia sẻ mạnh mẽ với mục đích lan truyền thông tin chi phí chữa bệnh viêm phổi Vũ Hán ở Hoa Kỳ rất cao trong khi Việt Nam thì miễn phí điều trị.
Hay câu chuyện về bệnh nhân số 32 Tiên Nguyễn đang sống tại Anh đến bệnh viện khám và chỉ được kê đơn thuốc để về nhà tự cách ly chứ không được xét nghiệm, chẩn đoán như tại Việt Nam. Kết quả là gia đình Tiên phải thuê hẳn một chiếc chuyên cơ riêng với tổng chi phí gần 10 tỷ đồng để chở con gái về Việt Nam chữa trị. Câu chuyện cũng được chia sẻ rộng rãi để làm nổi bật ưu việt của chế độ, nỗ lực không phải nước nào cũng làm được của chính phủ Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch. Trong bối cảnh dịch bệnh, người ta cũng quên mất rằng số tiền gần 10 tỷ thuê máy bay riêng rất có thể là một phần tài sản sở hữu toàn dân mà một số cá nhân đã biến nó thành của riêng nhờ chiến dịch cổ phần hóa thần tốc.
Truyền thông cộng sản không ngừng tuyên truyền rằng chính quyền các nước tư bản Châu Âu đang thờ ơ, bỏ mặc số phận người dân, thậm chí nghiệt ngã hơn họ chỉ chữa cho ai có khả năng sống cao vì lý do ko đủ giường bệnh, máy thở và thu viện phí với giá cắt cổ.
Cộng đồng cứ mải mê bị cuốn vào vòng xoáy mị dân của chính quyền với những thành tích chói lọi mà quên mất rằng chính quyền cộng sản độc quyền thông tin tại Việt Nam, thủ tướng đã chỉ đạo tập trung cứu chữa cho bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán, không để có người tử vong thì cũng chả ai ở Việt Nam dám tử vong vì bệnh này.
Cũng chính bởi sự khích lệ niềm tự hào dân tộc quá đà do báo chí trong nước khởi xướng cùng những thông tin một chiều định hướng bởi Ban Tuyên giáo của Đảng cộng sản Việt Nam, mà trong cộng đồng dấy lên việc chỉ trích, phê phán giải pháp chống dịch của các quốc gia khác.
Từ nhà số 125 đến nhà 139 phố Trúc Bạch, nơi vừa phát hiện bệnh nhân số 17 bị phong tỏa nghiêm ngặt sáng 7/3
Kiêu hãnh về thành tích chống dịch diễn ra theo đúng ‘tinh thần và nghị quyết’ của Đảng, nhiều người đã quay sang phê phán thậm chí thóa mạ giải pháp của các nước khác. Họ cho rằng do phương Tây đã lơ là chủ quan với dịch bệnh làm cho dịch bệnh không được kiểm soát, cả nước vỡ trận khiến người Việt tại đây sợ hãi, lo lắng, đổ xô về Việt Nam, một trong những nơi an toàn nhất để tránh dịch.
Trên thực tế, đứng trước một đại dịch, mỗi nước sẽ có những giải pháp khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tình hình kinh tế – xã hội, thể chế chính trị của mình. Châu Âu không thể phòng dịch như Việt Nam khi mà chỉ vì nghi tiếp xúc với bệnh nhân là mang nguyên cả F1, F2, F3, F4 đi cách ly hay phong tỏa cả một vùng, việc tôn trọng chủ nghĩa cá nhân ở phương Tây cũng khiến người dân không canh xem hàng xóm có người nhà đi nước ngoài về hay không để mà báo lên phường. Phương Tây luôn dựa vào ý thức tự giác của người dân.
Ngược lại Việt Nam cũng chắc chắn không thể làm được như Châu Âu khi bước vào giai đoạn dịch bùng phát nghiêm trọng, nhà nước thực hiện lệnh giới nghiêm, chính phủ hỗ trợ không để bất cứ doanh nghiệp nào phá sản, toàn bộ dân lao động phải nghỉ làm sẽ được nhà nước trả lương… trong khi tại Việt Nam 74% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết, có nguy cơ phá sản nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài.
Blogger Anh Vũ Ngô phân tích : Khi có khủng hoảng, người ta có xu hướng so sánh phản ứng của các quốc gia mà quên mất rằng sự chuẩn bị trước khủng hoảng đóng vai trò then chốt. Để có được sự chuẩn bị này thì cần một thời gian dài tích lũy nguồn lực phát triển trong đó thể chế tự do hơn hẳn thể chế tập quyền nhờ kích thích được tiềm lực của nhiều tầng lớp xã hội. Không những thế, ngay cả khi bị buộc phải áp dụng những biện pháp cứng rắn tương đương thì xã hội dân chủ cũng tỏ ra bền vững hơn nhiều xã hội của một nhà nước độc tài.
Trong khi việc bảo vệ công dân của mình tại nước ngoài là nghĩa vụ và trách nhiệm của một quốc gia thì chính quyền cộng sản coi việc hỗ trợ người Việt ở nước ngoài về nước như một sự ban ơn, bố thí và buông lời miệt thị
Trong luật quốc tế, trách nhiệm bảo hộ công dân có bao gồm các hoạt động giúp đỡ về mọi mặt mà nhà nước dành cho công dân mình đang ở nước ngoài, kể cả trong trường hợp không có hành vi xâm hại nào tới công dân của nước này.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 tại khoản 3 Điều 17 quy định : "Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ".
Cùng với đó, Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã chỉ rõ, việc bảo hộ những quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài là hết sức cần thiết, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, góp phần nâng cao vị thế chính trị, uy tín của Nhà nước Việt Nam đối với thế giới cũng như trong con mắt người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần khuyến khích, động viên ngày càng nhiều hơn sự đóng góp của bà con Việt kiều vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xin được nhấn mạnh : nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà nước là bảo vệ công dân của mình dù ở bất kì đâu trên thế giới. Cho nên đây không phải bố thí, ban ơn mà các dư luận viên ngày ngày loan báo : Tổ quốc ‘dang tay’ đón đồng bào trở về hay Chỉ có "đất mẹ" bao dung, luôn dang tay đón "con cái" trở về dẫu "con cái" đó đã từng "lầm lỡ".
Không biết ‘lầm lỡ’ ở đây là do đã lựa chọn một môi trường giáo dục tốt hơn để tích lũy kiến thức cho bản thân hay là lầm lỡ do phải đi xuất khẩu lao động để kiếm tiền gửi về nước nuôi gia đình khi công việc trong nước không đủ trang trải cuộc sống ?
Nhà nước cộng sản khi cần thì họ sẵn sàng chỉ đạo truyền thông trong nước kích động chia rẽ người dân trong nước với người Việt sinh sống ở nước ngoài, khi quá khó khăn, họ lại kêu gọi Việt kiều đóng góp, hỗ trợ chống dịch bệnh.
Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam cho biết, vào ngày 8/2 Bộ Tài chính đề nghị Bộ Ngoại giao khuyến khích các tổ chức quốc tế và kiều bào hỗ trợ, cung cấp các trang thiết bị phòng chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Luật sư Vũ Đức Khanh cho biết thái độ của chính quyền từ hồi xảy ra vụ này từ ngày 23/1 cho đến bây giờ thì quả thật Chính phủ Việt Nam không có những chính sách cụ thể để tiếp cận vấn đề bệnh dịch, đã gây ra sự phản cảm nhất là đối với cộng đồng người Việt ở tại hải ngoại. Vì việc phòng, chống dịch của Chính phủ Việt Nam đối với dân chúng trong nước vẫn còn nhiều bất cập và phải kêu gọi sự hỗ trợ các thiết bị y tế từ quốc tế và kiều bào trong khi lại sốt sắng hỗ trợ cho Trung Quốc trang thiết bị và vật tư y tế trị giá nửa triệu đô la Mỹ để chống dịch virus corona, mà theo như Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng được báo giới dẫn lời nói là "Việt Nam trao tặng số tốt nhất mà Việt Nam có, trong bối cảnh chúng tôi cũng có nhu cầu rất lớn với các vật tư này".
Facebooker Đặng Phước thì cho rằng việc dùng từ ‘khuyến khích’ của Bộ Tài chính là không chuẩn xác : "Chính phủ chỉ làm được việc kêu gọi Việt kiều đầu tư về Việt Nam thì chính phủ phải có điều kiện để họ có lợi mới khả thi, "khuyến khích" mà họ không có lợi thì phỏng Việt Nam được gì ? Nếu muốn cầu cạnh Việt kiều giúp đỡ thì nói "xin hỗ trợ" hoặc "kêu gọi" cho nó phải phép chứ !"
"Đừng gọi chúng tôi là Việt kiều" là câu nói khảng khái của những nạn nhân của chính quyền cộng sản, bị buộc phải bỏ nước ra đi hay những người đến Mỹ theo diện khác nhưng không đồng tình với chính quyền cộng sản, họ muốn được gọi là "Người Việt tị nạn cộng sản" hay "Người Việt hải ngoại". Họ cũng khác hoàn toàn các "Việt kiều đỏ" được các quan chức đầu tư sang du học, định cư tại các nước tư bản, chuẩn bị cho một kịch bản sụp đổ của chế độ độc tài tại Hà Nội, khi đó "bãi đáp" cùng cơ sở vật chất đã sẵn sàng cho một làm sóng di tản mới.
Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)
Nguồn : Thoibao.de, 25/03/2020
Thư gửi người Việt yêu thương
Viết từ Sài Gòn, RFA, 24/03/2020
Thưa những người Việt xa quê thân yêu !
Trong lúc tôi ngồi viết những dòng chữ này, quí vị đang ở đâu đó trên mặt địa cầu này như Mỹ Quốc, Pháp, Châu Âu, Úc Châu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Phillipines… Và cũng như chúng tôi, quí vị đang thúc thủ, ngồi bó gối trong nhà hoặc tự cách ly mình với thế giới bên ngoài để phòng dịch họa cho bản thân, người thân và cộng đồng. Những người thuộc thế hệ trẻ Việt Nam như chúng tôi không biết nói gì hơn, chỉ xin cầu nguyện Thượng Đế nhân từ luôn đoái hoài và ban cho quí vị, ban cho chúng ta ân sủng được bình an, mạnh khỏe và vượt qua mọi khó khăn, chân cứng đá mềm !
Thưa quí vị, tôi viết thư này với tất cả thành tâm và lòng biết ơn dành gửi đến quí vị. Bởi lẽ, trong những năm tháng Việt Nam nghèo khó, gạo không đủ ăn, đường sá chật chội và đèo núi heo hút… Thiếu thốn đủ mọi bề và không biết trông chờ vào đâu cũng như mọi thứ đều u ám, xám xịt. Thì không ai khác, chính quí vị, những người Việt xa quê mà chúng tôi còn gọi là người Việt hải ngoại (hay mạo phạm là Việt kiều) đã chắt chiu từng đồng, từng ngày lương, từng giọt mồ hôi để gửi về gia đình, người thân, bằng hữu.
Một người gửi, nhiều người gửi, một đồng, nhiều đồng… đã cập bến Việt Nam và mang lại sức sống cho không ít gia đình. Chính sức sống này đã làm tiền đề, đã tạo lực đẩy, làm tiêu điểm để mọi người hướng tới. Và cũng nhờ vào những đồng tiền chắt chiu, chứa đầy ân tình của quí vị, người thân của quí vị, hàng xóm của người thân quí vị và cả những người nghèo khổ đôi lần đi qua ngõ nhà của người thân quí vị ở Việt Nam cũng ấm bụng, đỡ đói lòng trong lúc đất nước khó khăn. Và khi quí vị về nước, không ít vị đã bỏ tiền, đóng góp xây dựng đường tránh nạn ở những đoạn cua tử thần trên đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả… Quí vị đã làm rất nhiều việc cho người nghèo Việt Nam.
Nhưng quan trọng hơn cả là chính nguồn tiền của quí vị gửi về nước hằng tháng, hằng năm đã cộng hưởng vào nguồn lực kinh tế của Việt Nam, giúp cho nền kinh tế Việt Nam có thêm sức mạnh khi chuyển hóa sang cơ chế thị trường và quí vị đã gián tiếp gửi vào nguồn lực Việt Nam nói chung một lượng tư bản vô cùng lớn. Đương nhiên ở đây, chúng tôi không bàn đến biên kiến chính trị cũng như ý thức hệ, bởi trước sự sống và cái chết, trước cái đói và bữa cơm ân tình, trước nỗi khốn khổ của đại dịch và lòng lân mẫn giữa người với người, mọi biên kiến chính trị đôi khi chỉ là thứ trang sức lỗi thời. Chỉ có lòng trắc ẩn của chúng ta dành đến nhau mới có chút giá trị và làm lay chuyển được điều gì đó sâu thẳm nơi mỗi người. Bởi yêu thương và trắc ẩn giúp chúng ta bỏ mặc mọi thứ trang sức để nắm lấy tay nhau mà tồn tại, mà sống và tiếp tục sống, tiếp tục phát triển, đâm chồi nảy lộc sau những vết thương.
Tôi viết thư này với lòng ngưỡng vọng, kính mến và biết ơn vô hạn gửi đến quí vị. Bởi lẽ, hơn ai hết, chúng tôi, thế hệ trẻ của Việt Nam hiểu được rằng nếu không có quí vị chịu đựng gian khổ, hi sinh, mất mát để đi đến chân trời tự do, để rồi từ đó quí vị gửi quà, gửi tiền về cho người trong nước và những người được quí vị giúp nhanh chóng tạo ra diện mạo của một tầng lớp, hay nói khác đi là một nhóm cư dân mà ở đó, mọi chỉ dấu về thế giới tư bản đã hiện rõ ở họ.
Nhờ vào những chỉ dấu này mà thế hệ chúng tôi mới nhận biết được, hiểu được rằng Việt Nam không thể lún sâu vào kinh tế tập thể, kinh tế tập trung bao cấp hoặc những thứ na ná giống nó nhưng không bao giờ đảm bảo được rằng mọi người đủ cơm ăn, áo mặc và có nhà ở. Để rồi từ đó nuôi ý thức thay đổi. Không ai khác, chính quí vị đã tạo ra phép so sánh nội tại cho kinh tế Việt Nam và điều đó bắt buộc nhà nước, chính phủ Việt Nam phải thay đổi nhằm tránh sự bất cân xứng trong xã hội.
Và, nói gì đi nữa, không thể phủ nhận công ơn, đức hi sinh và cả nỗi canh cánh của quí vị dành cho người dân trong nước. Và đương nhiên những người trẻ hiểu biết của Việt Nam luôn nhìn thấy và biết ơn vì điều này. Nghiệt nỗi, vẫn có không ít các bạn trẻ Việt Nam, vì công việc có liên quan đến chính trị cực đoan, vì chưa hiểu biết tường tận và vì một sự thù hận vô thức nào đó đã không tiếc lời chì chiết, thậm chí mạ lị, xúc phạm đến quí vị. Chúng tôi thành thật xin lỗi và lấy làm xấu hổ vì điều này. Bởi chúng tôi tin rằng quí vị là những người được ăn học trong môi trường tiến bộ trước đây, sau đó quí vị được sống trong thế giới văn minh nên chắc chắn những sự xúc phạm vô căn cứ sẽ không làm quí vị để tâm hay suy suyễn tình cảm mình đã dành cho người thân, đồng hương tại quê nhà !
Sở dĩ tôi phải viết lên điều này, ngay trong lúc này, bởi tôi cảm thấy áy náy và ray rứt. Tôi là một người từng nhận sự ủy lạo của nhiều người Việt hải ngoại mang một số tiền khá lớn đến vùng thiên tai mà chia sẻ với người bị nạn, nhiều lần như vậy, chắc chắn những người bị nạn và những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội này không có mối liên hệ máu mủ hay bằng hữu gì với quí vị. Nhưng vì lòng yêu thương, vì lòng lân mẫn giữa người với người, cùng màu da, cùng giọng nói mà quí vị đã mở vòng tay độ lượng. Thậm chí, trong nước có nhiều trường hợp bệnh tật, khốn khó đến mức phải bán tháo nhà cửa, ruộng vườn, vay từng đồng của bà con, họ hàng nhưng vẫn không đủ chạy chữa, rồi các báo trong nước đồng loạt đăng tin cũng không được mấy người quyên góp và sự giúp đỡ này cũng không đủ để thoát cơn hiểm nghèo. Thì chính lúc đó, sự vận động của các báo hải ngoại, những đồng tiền mang tình thương của người Việt hải ngoại đã nhanh chóng giúp đỡ cho người bệnh qua cơn hiểm nghèo. Sự rộng lượng và sẵn sàng chia sẻ của quí vị là một ân đức mà người Việt không thể phũ phàng nói rằng người Việt hải ngoại chỉ giúp cho người thân của họ trong nước chứ không giúp gì được ai. Câu nói này là câu nói vong ân. Nó không phải là câu nói và hiểu biết chung của người Việt trong nước.
Và hiện tại, hình như mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Mỹ Quốc, Pháp Quốc, Italia và Âu Châu và Úc Châu đang chịu đựng dịch họa Covid-19 nặng nề nhất. Những người Việt sống ở đây cũng chịu rủi ro và thiệt hại không kém. Nhưng chúng tôi đã làm gì với quí vị - những ân nhân của chúng tôi ? Không, chúng tôi đã không làm được gì để giúp quí vị, thực sự là vậy !
Và không những vậy, nhiều người trong nước đã có những lời lẽ không hợp nhĩ, thậm chí xúc phạm quí vị. Điều đó vô hình trung dẫn đến một vấn đề khác, đó là nó đã chứng minh trước thế giới tiến bộ rằng chúng tôi là những con người vong ơn, rằng chúng tôi là những kẻ ăn cháo đá bát, rằng chúng tôi không có lòng trắc ẩn và chúng tôi không biết chia sẻ. Nhưng thực sự, chúng tôi, những người trẻ Việt Nam có hiểu biết và biết trân trọng những gì người khác đã giúp mình trong hoạn nạn cũng như khi chúng tôi đủ trưởng thành, chúng tôi hiểu mình cần làm gì, làm ra sao để không bị quá lố nhưng cũng không đến nỗi kém cõi trước thế giới văn minh và trước quí vị !
Thưa quí vị, hiện tại chúng tôi cũng đang thúc thủ vì dịch, chúng tôi cũng phải tích trữ lương thực, cũng phải tự cách ly để tránh mầm họa, chúng tôi cũng phải làm đủ thứ để phòng cho bản thân, gia đình và cộng đồng. (Cũng xin báo để quí vị mừng, mọi thứ ở Việt Nam không đến nỗi căng thẳng lắm). Và những người thuộc thế hệ trẻ, không bảo thủ trong chính phủ Việt Nam cũng đã nỗ lực rất nhiều để ngăn ngừa, chúng tôi phải khách quan mà nhìn nhận vấn đề là như vậy.
Chúng tôi chỉ biết cầu mong Thượng Đế nhân từ luôn chìa bàn tay phép màu và độ lượng của Ngài để cứu lấy mọi sinh linh trên địa cầu này. Chúng tôi cầu mong quí vị được chân cứng đá mềm, vượt qua cơn hoạn nạn này. Và chúng tôi muốn khẳng định với quí vị rằng người Việt trẻ có hiểu biết luôn biết ơn và thương yêu, quí mến những người Việt hải ngoại. Bởi chúng ta cùng màu da, giọng nói và cùng cả thân phận nước Việt buồn cho dù đứng trên biên kiến hay ý thức hệ nào.
Chúng tôi yêu quí vị, chúng tôi thành thật xin lỗi quí vị vì những gì đã làm cho quí vị buồn. Và chúng tôi luôn mong rằng chúng ta mãi mãi là một khối người Việt biết thương yêu nhau, biết nương tựa nhau và thấu hiểu, hàm ơn nhau trong cuộc đời. Một lần nữa, chúng tôi xin nghiêng mình mặc niệm các anh linh đã ngã xuống trên chiến trường, trên mặt đại dương, trên đất khách quê người. Một lần nữa, chúng tôi xin bày tỏ sự biết ơn và ngưỡng vọng cũng như sự mong cầu về một nước Việt, người Việt biết thương yêu, thông cảm và luôn giữ lời ấm áp với nhau, để thấy đời sống còn ý vị và xứng đáng để chúng ta tiếp tục nỗ lực vì nó !
Xin Thượng Đế Nhân Từ luôn mỉm cười và giúp đỡ quí vị !
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 24/03/2020
Người về trốn địch : bình tĩnh lắng nghe !
Chi Mai, VNTB, 24/03/2020
Chính phủ lắng nghe Việt kiều ?
Nữ Việt kiều đại náo sân bay Nội Bài đã được báo chí chính thống lẫn cộng đồng mạng dùng làm thước đo chuẩn mực cho tất cả những "Việt kiều" về quê trốn dịch.
Tất cả chỉ đều xoáy vào việc nữ Việt kiều to tiếng với nhân viên sân bay để rồi bỏ qua đi những điều thật ra rất đáng quan tâm. Tuy nữ "Việt kiều" có phần to tiếng hay cách nói "khó nghe" nhưng không phải hoàn toàn vô lý.
Những người từ Châu Âu về Việt Nam, nếu phải nối chuyến họ đã trải qua có khi tới 30 tiếng đồng hồ lay lắt ở bến xe, sân bay. Về tới sân bay phải đợi từ 7 giờ sáng tới 3 giờ chiều có nghĩa thời gian không được nghỉ ngơi của họ đã lên đến gần 40 tiếng đồng hồ. Do đó không còn kiểm soát được lời nói, hành vi là điều dễ hiểu. Nếu nhân viên sân bay có thể giải thích ngay từ đầu thời gian chờ đợi có thể phải kéo dài đến tận 3 hay thậm chí 5 giờ chiều, có lẽ đã không có gì để tranh cãi.
Cô Việt kiều cũng đã có một điểm đúng khác là nhân viên sân bay cho dồn hành khách từ các chuyến bay lẫn lộn vào nhau, gây ra nguy cơ lây nhiễm chéo đồng thời tạo ùn tắc ở sân bay không cần thiết khi sân bay không phải là nơi đảm bảo vệ sinh y tế và là nơi có mật độ người qua lại đông.
Cũng có lẽ chính nhờ nữ " Việt kiều" to tiếng này mà chính phủ cũng đã nhận ra bất cập khi phải cho người nhập cảnh phải đợi dồn chờ khai báo y tế ở sân bay nên từ ngày 19/3 các cảng hàng không đã tổ chức phân tuyến để khách từ vùng dịch về không phải khai báo y tế ở sân bay nữa mà sẽ được chuyển đi cách ly tập trung ngay. Sau đó mới tiến hành khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm tại nơi cách ly. Bên cạnh đó người đến từ các chuyến bay khác nhau cũng đã được tách riêng ra.
Động thái này của chính phủ đã giảm đi áp lực cho nhân viên dịch tễ ở sân bay rất nhiều cũng như giảm thiểu mệt mỏi, cáu gắt cho hành khách sau những chuyến bay dài đầy căng thẳng.
Như vậy sự to tiếng của một hành khách Việt kiều dù sao đi nữa đã có tác dụng rất lớn đến cho những người Việt từ nước ngoài trở về sau ngày 19/3.
Và ít ra thì chính phủ cũng đã có lắng nghe người dân.
"Việt kiều" ùn ùn về Việt Nam chống dịch, nói cho ngay từ Châu Âu chỉ là thiểu số nhưng vì sao họ lại về Việt Nam để trốn dịch ?
Du sinh đã không còn đi học vì trường học các cấp đều đã đóng cửa. Đi du lịch không được, ngồi trong nhà thì tù túng. Bố mẹ thì nóng ruột vì người Việt đâu quen với cách trị bệnh của Tây là cho tự cách ly ở nhà nếu bệnh không trở nặng. Bố mẹ thì lại xót con. Nên thôi về cho nó lành !
Những người chọn quay về nhà trốn dịch thực thụ là những người chắc hẳn thường xuyên đọc báo Việt Nam, nên họ tin vào chính sách và kết quả chống dịch ở Việt Nam. Họ sợ sẽ bị chết một chùm khi chính phủ áp dụng phương pháp miễn dịch bầy đàn hay chậm trễ trong ngăn chận dịch bệnh.
Họ đã hoảng loạn khi dịch lan rộng ở Châu Âu với con số hàng trăm thậm chí là hàng ngàn người nhiễm bệnh tăng lên ở từng quốc gia mỗi ngày. Còn Việt Nam mãi cho tới tận đầu tháng 3 chỉ có 16 ca nhiễm và tất cả đều được chữa khỏi. Họ đã đặt niềm tin vào chính phủ cũng như truyền thông nhà nước Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh hơn là vào chính phủ và truyền thông nơi họ đang sống đấy chứ.
Cho dù có vài người trong số họ hành xử có phần không đúng, nhưng chính sự trở về của họ đã chứng thực lòng dân ý đảng. Định hướng chỉ trích chính sách phương dịch tễ Tây được củng cố thêm lên khi trong mắt không ít người Việt ở quê nhà phương tây là nơi bỏ mặc bệnh nhân, chọn người để chữa, chọn miễn dịch cộng đồng cả bất lực trong phòng chống dịch để rồi chắc chắn rồi sẽ … "toang".
Báo chí và dân chúng ca ngợi chính phủ đã rộng lòng dang tay đón người Việt trở về trốn dịch. Việt kiều thổn thức "chỉ cần được đặt chân về nước nhiễm bệnh cũng được".
Cuộc ném đá tập thể được hướng vào những người bày tỏ thái độ không hài lòng với cách thức làm việc, vào thức ăn được cung cấp, vào cơ sở vật chất nơi cách ly y tế.
Nhưng cần phải nhìn nhận một điều rằng, không ai lựa chọn đi cách ly, họ đều bị buộc phải đi cách ly. Với những hình ảnh đoàn tiếp viên Vietnam Airlines chia sẻ đi cách ly như đi ở khách sạn thì những người đi sau đã tin tưởng rằng họ sẽ được đãi ngộ y như vậy.
Những khi bệnh viện dã chiến đã quá tải, thì phải trưng dụng ký túc xá sinh viên và chắc chắn cơ sở vật chất không đầy đủ. Ký túc xá sẽ không có sẵn xà phòng diệt khuẩn, giấy vệ sinh, khăn lau mặt hay kem đánh răng. Người đi về nước trốn dịch chẳng ai mang những thứ này về trong vali. Cho nên họ than vãn cũng là điều dễ hiểu và hợp lý. Ngoài ra đi cách ly để giảm thiểu lây lan chứ không phải đi cách ly để tăng khả năng lây bệnh chéo. Trước khi cho người dân vào khu cách ly, việc làm tối thiểu có thể thức hiện là đảm bảo vệ sinh nơi cách ly.
Con số người tập trung cách ly hiện nay là 36.050 người và dự tính sẽ còn lên thêm 17.000 người nữa. Chưa kể các trường hợp thoát cách ly về địa phương và phát hiện nhiễm bệnh, từ đó bắt buộc phải cách ly cả chung cư, cả thôn hay có khi cả xã.
Cứ cho là tổng mức 60.000 cách ly tập trung vào lúc cao điểm đi, một ngày ngân sách đã phải chi vài tỉ đồng cho 3 bữa ăn. Chưa kể điện nước, phí vệ sinh, người phục vụ, canh gác. Nếu kéo dài đến 28 ngày cách ly thì ngân sách làm sao gồng cho nổi ?
Cái áo chật ngạo nghễ có lẽ đã tới lúc phải cởi ra !
Chi Mai
Nguồn : VNTB, 24/03/2020
*******************
Căng thẳng trên chuyến bay từ Mỹ về Việt Nam giữa mùa dịch
Ngọc Lễ, VOA, 24/03/2020
Không khí căng thẳng và hoài nghi bao trùm trong một trong những chuyến bay cuối cùng từ Mỹ về Việt Nam trước khi Việt Nam đóng cửa với thế giới bên ngoài do lo sợ dịch bệnh, một hành khách đi trên chuyến bay đó nói với VOA.
Sân bay Nội Bài ở Hà Nội giữa mùa dịch Covid-19
Bắt đầu từ 0h ngày 22/3, để tăng cường chống dịch Covid-19, chính quyền Việt Nam đã cấm tất cả người nước ngoài cũng như Việt kiều nhập cảnh trong khi khuyến cáo công dân Việt Nam ở nước ngoài hạn chế tối đa về nước mà nếu có muốn về phải đăng ký qua đại sứ quán.
Anh Le T. T., một nghiên cứu sinh tiến sĩ về văn học Mỹ tại Đại học California, San Diego, đã kịp về đến Việt Nam trên chuyến bay của hãng hàng không Đài Loan Eva Air quá cảnh Đài Bắc vào ngày 19/3, tức là chỉ 3 ngày trước khi lệnh cấm này được đưa ra.
‘May mắn’
Trao đổi với VOA với điều kiện giấu tên, anh T. nói anh ‘cảm thấy may mắn về kịp trước khi có lệnh cấm.
"Bây giờ mà muốn về thì phải đăng ký mới được về. Nếu tôi vẫn còn ở Mỹ vào lúc này, chắc là tôi không về được", anh nói. "Chính phủ khuyến cáo là không nên về. Vé máy bay cũng không có thì đành phải ở lại Mỹ thôi".
Anh cho biết lúc anh về, toàn nước Mỹ chỉ mới có trên 5.000 ca nhiễm, cho nên anh ‘không phải về nước để tránh dịch’.
"Tôi về là vì trong những lúc như thế này (trường đóng cửa, chuyển sang dạy và học từ xa) tôi chỉ muốn gần gia đình", anh nói.
"Mình về sẽ tiết kiệm hơn. Phòng thuê trả lại sẽ không phải tốn tiền thuê phòng".
Anh lập luận rằng tỷ lệ nhiễm là 5.000 ca trên tổng số trên 300 triệu người dân Mỹ thì ‘nguy cơ không cao’. "Tôi cũng không lo mấy. Thành phố San Diego nơi tôi sống cũng không có nhiều ca nhiễm", anh cho biết.
Anh nói anh không có nhu cầu về nước tránh dịch vì anh biết là ‘người trẻ không bị nguy hiểm bởi dịch bệnh’ và bản thân anh cũng có bảo hiểm nên ‘có gì thì cũng có thể chữa trị được ở Mỹ’.
Tuy nhiên, nghiên cứu sinh này thừa nhận rằng nếu xét về chữa trị bệnh Covid-19 thì ‘về Việt Nam sẽ tốt hơn Mỹ’.
"Họ sẽ chữa cho mình rất cẩn thận và theo dõi rất sát sao mà không mất tiền", anh giải thích. "Việt Nam có ít trường hợp nhiễm hơn Mỹ nên tập trung chữa trị tốt hơn".
Anh cho biết anh về Việt Nam trong sáu tháng, đến hết mùa hè anh sẽ quay lại Mỹ để tiếp tục chương trình học. Tuy nhiên, trong bối cảnh Mỹ tạm dừng cấp thị thực thông thường trên toàn cầu do dịch bệnh, anh T. thừa nhận rằng nếu 6 tháng mà tình hình không ổn trở lại ‘thì cũng chịu thôi’.
"Trung Quốc chỉ cần 3 tháng là ổn định dịch bệnh thôi mà", anh tự tin về cơ hội khống chế dịch bệnh của Mỹ.
‘Mọi người đề phòng’
Anh cho biết hôm anh ra phi trường để về nước, sân bay San Diego ‘rất đông’.
"Về mặt thủ tục, giám sát không gặp trở ngại gì cả", anh nói. "Sân bay rất đông người Châu Á về nước".
Theo giải thích của anh thì anh chọn hãng bay Đài Loan vì muốn tránh phải quá cảnh qua những nơi đang có dịch bệnh nặng nề như Hàn Quốc hay Nhật Bản.
"Ai cũng đeo khẩu trang. Chỉ có người Mỹ da trắng là không đeo thôi", anh kể. "Nhưng đến Đài Loan rồi thì ai cũng đeo".
"Hành khách Châu Á thì rửa tay liên tục. Họ cũng để ý xem ai có ho hay có hắt xì không nên mình có muốn hắt xì cũng không dám".
Anh nói khi ra sân bay anh ‘luôn giữ khoảng cách với mọi người từ 1 đến 2 mét.’
"Thủ tục thì cũng không bị hoãn gì cả. Cũng không ai hỏi mình là có được cho về hay không", anh nói thêm và cho biết chỉ một hôm sau ngày anh quá cảnh Đài Loan thì chính quyền Đài Loan đã cấm tất cả các chuyến bay quốc tế đến hòn đảo này kể cả quá cảnh đi một nước thứ ba.
Theo lời anh thì chuyến bay lấp đầy đến gần 90% nên ‘khoảng cách tiếp xúc là rất gần’.
Khi được hỏi về các biện pháp phòng vệ trên máy bay, anh kể : "Trên máy bay mọi người kỹ lắm. Người ngồi cạnh tôi mặc cả áo mưa. Tôi tránh cạ vào nhau. Mình mà lỡ đụng vào người họ thì họ lau hết người họ luôn".
"Mọi người đều không nói chuyện với nhau, tránh quay mặt về phía nhau luôn", anh nói. "Không khí căng thẳng lắm"
Về phần mình, anh cho biết là khi lên máy bay anh cũng sợ nhưng ‘không lo sợ quá’.
"Tôi đeo khẩu trang liên tục và dùng cánh tay, cổ tay, khuỷu tay để mở cửa, hạn chế động vào những đồ vật trên máy bay và hạn chế đi vệ sinh nhiều nhất có thể", anh nói.
Khi ở Mỹ, anh T. cho biết anh ‘không hề được kiểm tra thân nhiệt gì hết’ nhưng vừa về đến Việt Nam là anh phải ‘khai báo hành trình đi từ đâu, qua đâu’.
‘Bị kỳ thị'
"Sau khi khai báo xong thì nộp cho cán bộ xuất nhập cảnh kèm theo hộ chiếu rồi ngồi đợi. Chúng tôi ngồi đợi ở hàng ghế riêng. Khoảng 30-40 phút sau sẽ có công an vào bảo là bây giờ thì đi. Chúng tôi xuống thì thấy hành lý sắp sẵn luôn rồi. Chúng tôi lên xe đi luôn mà không đi qua cửa xuất nhập cảnh", anh kể và cho biết hành khách trên chuyến bay của anh về sân bay Nội Bài, Hà Nội, đã được đưa về doanh trại quân đội ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa, để cách ly.
"Người Việt từ Mỹ, các nước EU hay ASEAN thì bị đưa đi cách ly còn về từ Canada hay Úc thì được cho về nhà cách ly".
Anh cũng kể là anh nhìn thấy một Việt kiều từ Mỹ về được kéo ra ngoài và được đưa cho hai chọn lựa, ‘một là phải chịu cách ly, hai là phải quay về Mỹ’, anh nói.
Theo lời anh thì trên chuyến bay từ Mỹ về Đài Loan hôm đó ‘chỉ có vài Việt kiều’. Còn trên chuyến bay từ Đài Loan về Hà Nội ‘đa phần là người đi lao động, người đi học ở nước ngoài về’.
Anh nói anh ‘không sợ mang bệnh về nước’ như các du học sinh mới bị phát hiện dương tính gần đây. "Khi về đã được cách ly rồi. Mai mốt về nhà còn cách ly thêm nữa", anh giải thích.
Tuy nhiên, theo lời anh thì hiện giờ ở Việt Nam ‘du học sinh bị đánh đồng với Việt kiều’ và anh cảm nhận được sự kỳ thị đối với những người từ nước ngoài về Việt Nam trong hoàn cảnh này.
Theo lời anh thì ngay cả họ hàng xa của anh ở Thanh Hóa cũng ‘ngại không muốn tiếp xúc’ và ‘không chịu giúp đưa đồ tiếp tế vào’.
"Bạn bè tôi cũng nói rằng nếu mày về mà mày không đi cách ly thì tao sẽ không gặp", anh nói thêm. "Họ coi như là mình đã có virus rồi vậy".
Ngoài việc nghiên cứu, anh T. còn tham gia giảng dạy cho sinh viên ở trường. Hiện giờ trong trại cách ly ở Việt Nam, anh phải thức từ 4-7 giờ sáng để giảng bài cho sinh viên bên Mỹ, anh cho biết.
Ngọc Lễ
Nguồn : VOA, 24/03/2020
*******************
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung khuyên con ở lại Mỹ, ‘tích trữ’ đồ ăn ba tháng
VOA, 23/03/2020
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung hôm 23/3 cho biết đã khuyên con trai ông ở lại Mỹ, "tích trữ thức ăn đến hết tháng Sáu" và "ở yên" trong nhà, để tránh bị lây nhiễm virus Corona, theo báo chí trong nước.
Lãnh đạo thủ đô của Việt Nam cho biết trong một cuộc họp rằng con trai ông đang du học tại "vùng dịch nặng nhất của nước Mỹ", theo trang tin Zing News. Tuy nhiên, ông Chung không tiết lộ cụ thể.
Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh của Mỹ, các tiểu bang hiện chịu tác động nặng nề bởi virus Corona ở Hoa Kỳ gồm có New York, Washington, California và New Jersey.
Chính quyền những nơi này cũng đã yêu cầu người dân "ở yên trong nhà", tránh ra đường để ngăn Covid-19 lây lan.
Ngoài ra, các quan chức, trong đó có Tổng thống Trump, cũng khuyên người dân không nên đổ xô đi mua tích trữ lương thực, thực phẩm, vì Hoa Kỳ đảm bảo nguồn cung.
Theo Reuters, các ca nhiễm virus xuất phát từ Vũ Hán trên toàn nước Mỹ đã tăng lên ít nhất 32.000 ca và hơn 415 người tử vong.
Còn tại Việt Nam, tính tới ngày 23/3, đã có ít nhất 123 ca nhiễm virus Corona, trong đó có sinh viên đi du học trở về nước, và chưa có ai tử vong.
Cổng thông tin chính phủ Việt Nam hôm 23/3 kêu gọi công dân "hạn chế tối đa đi lại giữa các nước và về Việt Nam", trong bối cảnh nhiều người Việt từ nước ngoài đổ về nước mấy ngày qua.
VPG News cũng cho biết thêm rằng "nhiều hành khách là công dân Việt Nam bị ‘kẹt’ tại các sân bay quốc tế vì "nhiều nước/vùng lãnh thổ đã tiến hành hạn chế hoặc đóng cửa các đường bay quốc tế, không cho quá cảnh".
Nguồn : VOA, 23/03/2020
********************
Việt kiều định cư ở nước ngoài có về nước tránh dịch Covid-19 ?
Diễm Thi, RFA, 23/03/2020
Thông tin Việt kiều đổ bộ về nước trốn dịch được báo chí trong nước loan tải đang gây nhiều tranh cãi. Có người bảo rằng từ "Việt kiều" bị dùng sai, có người bảo rằng đưa tin như thế là ‘mị dân’ !
Người dân trở về từ Đài Loan hôm 3/3/2020 đến sân bay Nội Bài, Hà Nội. AFP
Ngay khi dịch bệnh bùng phát ở khắp nơi trên thế giới, chính phủ nhiều quốc gia kêu gọi công dân nước họ trở về quê nhà đề phòng tuyến đường hàng không bị cắt. Mục tiêu nhằm bảo vệ dân nước mình.
Trong khi đó, báo chí trong nước có những bài viết và thông tin như "Việt kiều đổ bộ về nước 'trốn dịch',..". ; "Lượng khách tại sân bay Tân Sơn Nhất giảm đáng kể. Phần lớn khách hiện nay là Việt kiều từ các quốc gia trên thế giới về nước"...
Nhiều người Việt định cư ở nước ngoài bày tỏ trên mạng xã hội rằng, chẳng có người nước ngoài gốc Việt nào trở về nước tránh dịch cả. Những người trở về là du học sinh, người đi xuất khẩu lao động hoặc những Việt kiều thật sự trở về vì có việc cần thiết chứ không phải về tránh dịch.
Theo giải thích của nhà báo Nguyễn Ngọc Già, chữ ‘kiều’ có nghĩa là ‘cầu’. Việt kiều là chiếc cầu nối giữa những người Việt trên thế giới với quê hương. Họ là những người ra nước ngoài, tiếp thu những cái hay, cái đẹp, cái tinh hoa về giúp cho quê hương. Không thể gọi những du học sinh, những người đi lao động xuất khẩu trở về là Việt kiều được. Phải làm cho rõ, đừng dùng từ Việt kiều một cách theo ông là ‘hời hợt’ như vậy.
Ông cho rằng cho báo chí gọi chung là "Việt kiều" như vậy là ý đồ mị dân do trước đây từng kêu gọi người Việt trong và ngoài nước chung tay chống dịch. Họ cố bày cho người dân thấy sự thành công của mình.
Bà Trần Thanh Hà, hiện đang làm việc tại Bộ Lao Động Mỹ, nêu cảm nghĩ của mình khi nghe tin Việt kiều về nước tránh dịch :
"Lúc bình thường còn không về vì ở Việt Nam đâu có an toàn. Bây giờ dịch bệnh vậy lại càng không dám. Vé về Việt Nam lúc chưa đóng cửa rẻ rề có ai về đâu ?
Tui nghĩ chính quyền phải sửa lại cách nói. Tại sao họ lại dùng chữ Việt kiều ? Hoàn toàn không đúng. Chỉ những du học sinh hay những người qua đây đi làm là trở về vì hãng xưởng đóng cửa, không kiếm ra tiền nữa".
Theo báo cáo hàng năm của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), trong năm học 2018-2019, số du học sinh Việt Nam tại Mỹ là hơn 30,680 đủ mọi cấp độ. Riêng sinh viên bậc đại học gần 24.400.
Con số lao động Việt Nam đang làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ khắp thế giới là khoảng 500.000 người, tính đến tháng 10/2019, theo thông tin từ Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà tại một Hội nghị truyền thông về xuất khẩu lao động do Cục Quản lý lao động ngoài nước và Tạp chí Lao động và Xã hội tổ chức tại Quảng Ninh năm ngoái.
Bà Nguyễn Kim Thùy có con trai du học ở thành phố Seattle thuộc tiểu bang Washington, nơi bùng phát dịch bệnh sớm nhất, cũng là nơi công bố tình trạng khẩn cấp sớm nhất (2/3) nói với RFA rằng, cô không tin Việt Nam là nơi an toàn vì thông tin bị bưng bít. Cô không tin con số 17 ca chữa hết, cả nước không có ai tử vong vì virus corona. Cô quyết định để con ở lại Hoa Kỳ :
"Con trai tôi đang du học ở Seattle, nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên mà tôi còn không cho về. Nó có bảo hiểm y tế. Hệ thống y tế bên Mỹ tốt hơn Việt Nam gấp bao nhiêu lần. Con tôi còn không về, Việt kiều nào mà về ?
Những người về theo tôi biết toàn là những du học sinh, vì bạn con tôi về gần hết".
Hôm 19/3/2020, tạp chí Time đăng câu chuyện của bệnh nhân tên Danni Askini ở Boston. Cô kể rằng cô bị nhiễm virus corona chủng mới. Ngày xuất viện, cô tá hỏa khi nhìn tờ hóa đơn gần 35.000 USD. Nguyên nhân là cô không có bảo hiểm y tế. Câu chuyện được báo chí trong nước loan tải, và được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội với mục đích giá chữa chữa Covid-19 ở Hoa Kỳ rất cao, nhưng dường như nhiều người quên yếu tố bảo hiểm y tế.
Cô Diana Nguyễn, nhân viên chụp X-quang tại Fort Belvoir Community Hospital khẳng định cô không bo giồ có ý định về Việt Nam tránh dịch :
"Tôi từng về Việt Nam thăm mẹ chồng bị ung thư. Tôi thấy tình hình chăm sóc người bệnh cũng như máy móc trong nhà thương đa số rất lạc hậu. Những nhà thương cao cấp thì có khác nhưng đâu phải ai cũng có khả năng vô. Nếu dịch bùng phát thì tôi sợ họ không kiêm nổi. Đọc báo tôi thấy họ kêu gọi người dân trong và ngoài nước đóng góp, vậy ngân sách họ đâu có đủ ?
Bên này chính phủ lo cho dân, đâu có xin tiền dân như vậy. Tui nghĩ Việt kiều không ai về hết. Đó là cách nói của cộng sản để mị dân thôi. Về tới phi trường Tân Sơn Nhất, hải quan đã trắng trợn xin tiền. Về tránh dịch mà yên sao ?"
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một Việt kiều thực thụ hiện đang ở Việt Nam vì công việc, cho biết ý kiến của ông :
"Nếu tôi đang ở Mỹ mà tôi có lựa chọn hoặc ở Mỹ hoặc ở Việt Nam thì chắc chắn là tôi chọn ở lại Mỹ vì dịch vụ y tế Mỹ là hàng đầu thế giới rồi. Nếu tôi gặp những khó khăn gì ở Mỹ thì chính phủ họ sẽ giúp. Việt Nam không thể có những điều đó".
Ông Hiếu nói thêm rằng, tin hàng nghìn Việt kiều trở về nước tránh dịch thì làm sao mà kiểm chứng được. Bao nhiêu Việt kiều về thì ông không chắc nhưng ông chắc chắn người lao động trở về nhiều. Những người trở về là du học sinh hoặc lao động chân tay, bởi họ biết rằng nếu họ ở những xứ mà họ không có bảo hiểm, không có những sự trợ giúp của chính phủ họ có thể lâm vào tình cảnh khó khăn. Nếu họ về Việt Nam thì chính phủ đón nhận họ.
Một công dân Úc, ông Hoàng Ngọc Diêu cũng khẳng định không bao giờ về Việt Nam tránh dịch vì hai ký do : Thứ nhất, Việt Nam sát vách Trung Quốc nên rủi ro cao. Thứ hai, y tế và phòng chống dịch tễ của Việt Nam rất mơ hồ qua những con số bị giấu diếm.
Diễm Thi
Nguồn : RFA, 23/03/2020
Đã có hàng chục ngàn người Việt từ khắp nơi trên thế giới quay về Việt Nam (1) và sắp tới sẽ có vài chục ngàn người Việt nữa trở về từ các ổ dịch ở Châu Âu, Châu Á (2). Lối thông tin của các viên chức hữu trách và phương thức tuyên truyền của hệ thống truyền thông chính thức đang biến những công dân Việt Nam quay về với gia đình, quê hương trở thành một loại… ký sinh trùng, vừa… đáng khinh, vừa… đáng giận. Bên dưới tấm áo khoác "nhân đạo" và "ưu việt" là tội ác : Kích động người Việt cắn xé lẫn nhau…
'Yêu nước là đứng yên, yêu nước không phải là trở về' (Ảnh : NT)
***
Ít nhất chuỗi thông tin quảng bá về sự "nhân đạo" và "ưu việt" của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam trong phòng - chống dịch viêm phổi Vũ Hán đã tạo ra một tác động mà các viên chức hữu trách ở Việt Nam không ngờ : Hàng chục ngàn người Việt từ khắp nơi trên thế giới dắt díu nhau trở về khi khu vực họ đang học hành, làm việc đã hoặc sắp trở thành ổ dịch. Trong giai đoạn đầu, sự kiện này tiếp tục được khai thác như một bằng chứng thuyết minh thêm cho sự "nhân đạo" và "ưu việt" đó !
Đến tuần này, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam dấn thêm một bước trong hoạt động tuyên truyền nhằm khắc họa đậm hơn sự "ưu việt" và "nhân đạo" của đảng ta, quốc hội ta, nhà nước ta, chính phủ ta : Khai thác sâu phản ứng của một phụ nữ từ Châu Âu trở về Việt Nam – chỉ trích gay gắt việc bị tạm giữ quá lâu tại phi trường Nội Bài giữa đám đông những người giống hệt như cô, không biết đã bị nhiễm virus hay chưa vì từng ngụ tại khu vực có dịch !
Khoan bàn đến phản ứng của người phụ nữ ấy đúng hay sai. Hãy xét các đặc điểm của loại virus đang gây ra dịch viêm phổi Vũ Hán và đặt chính mình vào vị trí những người bị tạm giữ năm, mười tiếng giữa đám đông mà ai cũng bị xếp, thậm chí tự nguyện xếp chính họ vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao. Đâu có ai chống cách ly và xét nghiệm ! Đòi được cách ly sớm hoặc tự lo cách ly để không phải ở giữa những người mà ai cũng có thể là nguồn lây nhiễm cao chẳng lẽ vừa đáng lên án, vừa cần trừng trị thẳng tay ?
Không phải tự nhiên mà ngày 19 tháng 3, giới hữu trách ở Việt Nam phải tự điều chỉnh phương thức tiếp nhận những người Việt từ nhiều nơi ở Châu Âu, Châu Á trở về nhà : Không buộc họ phải chờ đợi tại phi trường năm, mười tiếng như cô gái nọ mà đưa thẳng họ về khu vực cách ly rồi mới thực hiện khai báo y tế và tổ chức xét nghiệm (3). Tuy "nhân đạo" và "ưu việt" nhưng trước đây, các viên chức hữu trách không nhận ra, lối tiếp nhận trước đó và bị phản ứng, gia tăng rủi ro cho các đương sự và cộng đồng.
Tuy vậy, đến giờ này, vẫn còn những cơ quan truyền thông thu thập ý kiến của nhiều nhân vật được xem là "người của công chúng" như ca sĩ, nghệ sĩ, hoa hậu… xỉa xói những người như cô gái vừa đề cập. Theo đó, họnên biết thân, biết phận vì có ở ngoại quốc thì cũng chật vật kiếm từng đồng bạc lẻ chứ không phải là… thượng lưu, quý tộc (3) ! Dạy dỗ họkhông nên hành xử… vô học ! Cáo buộc họ… sính ngoại vì chê khí hậu, thực phẩm, cơ sở y tế. Nhắc nhở họ phải "ngoan và dễ thương" (4)…
***
Nhìn một cách tổng quát, tuy hết sức nỗ lực săn lùng, xử lý những cá nhân bị xem là "lợi dụng dịch bệnh", tung tin thất thiệt, gieo rắc hoang mang, gây mất ổn định trong xã hội nhưng chính các viên chức hữu trách và hệ thống truyền thông chính thức đã cũng như đang kích động người Việt phẫn nộ với những "Việt kiều" ích kỷ, từng bỏ xứ đi tìm cuộc sống an nhàn, giờ lũ lượt quay về lánh dịch, vừa tạo thêm gánh nặng, vừa đe dọa xã hội vì có thể tán phát mầm bệnh.
Thậm chí đã có một số cơ quan truyền thông chính thức còn gợi ý để công chúng xem "Việt kiều" như những con… chó, từng chê chủ nghèo, giờ do môi trường sống không còn thuận lợi phải quay mà về nhưng vẫn không biết điều, vẫn ích kỷ, chỉ nghĩ cho mình, không cảm thông với… chủ(5) ! Phương thức tuyên truyền theo lối này tạo ra những độc giả xem những người trở về giữa mùa dịch là lũ vong nô, đề nghịtrục xuất lũ mầm bệnh này hoặc… Không nói nhiều, xích cổ chúng lại !
Làn sóng cuồng nộ đó dâng cao và nguy hiểm đến mức, một số facebooker như Xuân Tóc Trắng phải khuyến cáo : Báo chí hãy dừng ngay việc đánh tráo khái niệm ! Theo Xuân, khuynh hướng đưa tin : Việt kiều các nước đang đổ về Việt Nam trốn dịch vì mọi thứ được miễn phí đang làm nhiều "công dân yêu nước" bức xúc. Song phải nhớ rằng, đó không phải là Việt kiều ! Đó là những công dân Việt Nam đi du lịch, đi học, đi làm thuê, nếu có lập gia đình với ngoại kiều thì cũng vẫn còn tư cách công dân Việt Nam.
Xuân Tóc Trắng lưu ý, Việt kiều thật sự là những người Việt định cư ở ngoại quốc, đa số đã có quốc tịch của quốc gia nơi họ cư trú và họ không chạy về Việt Nam trốn dịch như hệ thống truyền thông đang tuyên truyền. Xuân Tóc Trắng lên án việc hệ thống truyền thông chính thức cố tình đánh tráo khái niệm để "nâng bi chính phủ và gây chia rẽ người Việt ở trong và ngoài Việt Nam", đồng thời đề nghị báo giới nên chứng tỏcòn tự trọng nghề nghiệp, đừng gây tổn thương nữa (6) !
Tương tự, Ky Mai nêu thắc mắc, tại sao hệ thống truyền thông chính thức lại khái quát việc người phụ nữ phản đối cách thức tiếp nhận ở phi trường Nội Bài thành : Từ Châu Âu về Việt Nam tránh dịch, gây náo loạn ở sân bay ? Châu Âu rất rộng lớn, tại sao không xác định đó là người về từ Ba Lan ? Dựa vào đâu để khẳng định người phụ nữ này về Việt Nam tránh dịch ? Nếu có sẵn kế hoạch "đi Việt Nam" và ngày lên đường đúng vào thời điểm nguy hiểm thì có thể quy chụp là "về Việt Nam tránh dịch" không ?
Ky Mai bày tỏ sự phiền muộn khi những thông tin kiểu đó đã mở đường cho vô số ý kiến "tỏa sáng đạo đức" theo kiểu : Lúc tổ quốc cần thì chị ở đâu ? Khi tổ quốc giang tay đón những "đứa con" quay về lánh nạn thì chị không biết ơn mà còn đòi hỏi… Tệ hai hơn, người phụ nữ phản ứng ở phi trường Nội Bài đã bị khái quát thành những "đứa con" đang từ Châu Âu lũ lượt quay về và cùng bị rủa sả không thương tiếc. Ky Mai chất vấn : Tại sao lại cố tình thuyết phục người Việt rằng Việt kiều từ Châu Âu đang ùn ùn về Việt Nam tránh dịch ?
Ky Mai cho biết đang ở Hà Lan và khẳng định, chẳng có ai trong số những Việt kiều thật sự mà anh quen biết có ý định về Việt Nam tránh dịch. Ky Mai nhận định, qua hệ thống truyền thông chính thức, Việt Nam thể hiện chuyện đang phòng, chống dịch rất tốt, rất nhân đạo trong việc chăm sóc những người bị nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh. Tuy tôn trọng điều đó nhưng Ky Mai lưu ý : Không nên vì thế mà vẽ ra chuyện hệ thống y tế của các nước tư bản đang giãy chết yếu kém.
Có lẽ cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền lẫn hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam nên ngẫm nghĩ nhiều hơn về góp ý của những người như Ky Mai : Cố gắng chứng minh chăm sóc y tế ở bên ngoài Việt Nam thê thảm để làm gì ? Đẩy thiên hạ xuống mức yếu kém thì "ta" sẽ tỏa sáng hơn ? Bây giờ là lúc cả thế giới nên thắp "nến" cho sáng để cùng nhau vượt qua đại nạn. Đừng ngồi đó thổi "nến" của người khác. Làm như thế thì "nến" của mình cũng chẳng sáng hơn đâu (7) !
Chẳng riêng Ky Mai, Lê Nguyễn Duy Hậu – cư ngụ tại Việt Nam – cũng nhận ra cần phải cẩn trọng trước khuynh hướng quảng bá sự "ưu việt" và "nhân đạo" thông qua khuynh hướng tuyên truyền Việt kiều đang lũ lượt chạy về Việt Nam tránh dịch vì sẽ gây ra hai ngộ nhận : Chính phủ các quốc gia Châu Âu giống như ác quỷ, sẵn sàng thí mạng dân chúng để tạo ra "miễn dịch tập thể". Chiến lược dập dịch của Việt Nam sẽ mãi mãi như bây giờ mà không dự liệu đến khả năng số người bệnh vượt qua mức hàng ngàn.
Hậu cho rằng, kiểu tuyên truyền như thế có thể sẽ tạo ra làn sóng người Việt và không phải người Việt trốn sang Việt Nam lánh nạn, khiến gánh nặng kiểm soát – ngăn chặn dịch bệnh trở thành khó kham. Hậu bảo, dân chúng Vũ Hán đã từng hết sức giận dữ khi Bí thư thành phố này bảo họ phải "biết ơn" Tập Cận Bình và Hậu cũng hết sức giận dữ khi có tờ báo lên án những người bị nhiễm virus gây dịch viêm phổi Vũ Hán… phá hoại công sức của đảng và nhà nước trong phòng, chống dịch !
Hậu nhấn mạnh, người Việt nào cũng đang góp phần vào việc phòng chống dịch bệnh bằng nhiều cách khác nhau, đó là công sức chung của xã hội. Hiểu như vậy sẽ giúp nâng cao ý thức công dân và chủ động hơn trong việc phòng, chống dịch, thay vì ngồi chờ đợi ơn trên. Chúng ta có thể khen chính phủ hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng tuyệt đối không được xem đó là "công lao trời bể, cứu nhân độ thế". Tâm lý biết ơn là điều không nên có giữa một chính phủ dân chủ và người dân của mình. Ghi nhận nỗ lực của chính phủ nhưng nên dành sự biết ơn cho những con người đang ở tuyến đầu, các bác sĩ, nhân viên y tế, tổ bay (8)...
Trân Văn
Nguồn : VOA, 23/03/2020
Chú thích
(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/hang-ngan-nguoi-viet-ve-tu-nuoc-ngoai-1198043.html
(2) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/tphcm-sap-don-17000-nguoi-viet-tu-vung-dich-ve-nuoc-1626254.tpo
(6) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=296301794673530&set=a.104149810555397&type=3&theater
(7) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10222564446279387&set=a.10202152214466349&type=3&theater
(8) https://www.facebook.com/lenguyenduyhau/posts/10158175264454532
"Em đã làm gì cho tổ quốc hay chưa ?" - Một vài ngộ nhận
Boristo Nguyen, Viet-studies, 21/03/2020
Covid-19 là một đại dịch, có diễn biến vô cùng phức tạp và chưa biết rồi sẽ như thế nào. Đó là một đại họa và là điều chẳng ai muốn.
"Việt kiều đổ bộ về nước trốn dịch" rồi rộ lên clip một phụ nữ từ Châu Âu về tránh dịch to tiếng, làm loạn ở sân bay Nội Bài.
Mấy ngày nay báo chí liên tục đưa tin về việc "Việt kiều đổ bộ về nước trốn dịch" rồi rộ lên clip một phụ nữ từ Châu Âu về tránh dịch to tiếng, làm loạn ở sân bay Nội Bài. Tiếp theo là bài thơ "Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa ?" (cf. xem bài kế tiếp) của cô giáo Lê Thị Thúy được truyền thông trong nước đăng tải, mạng xã hội tung hứng.
Trước khi có đôi lời về bài thơ tôi cũng xin nói luôn quan điểm của mình.
- Với những vụ việc khác không biết nhưng trong vụ Covid-19 nhà nước Việt Nam đã nỗ lực hết mình và đã có những thành công bước đầu rất đáng khích lệ. Đại dịch có thể còn kéo dài với những diễn biến khó lường, kết quả cuối cùng ra sao khó đoán nhưng những gì nhà nước đã làm được xứng đáng được ghi nhận.
- Tôi không đồng tình với cách hành xử thiếu suy nghĩ và không văn hóa của người phụ nữ trong clip.
Nữ Việt Kiều vừa về nước đã buông lời khó nghe về Việt Nam
Quay lại bài thơ "Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa ?" của cô giáo Lê Thị Thúy. Bài thơ đọc khá mùi mẫn, bắt được trend và được nhiều người tung hứng ca ngợi. Cảm xúc của tác giả có thể là chân thành, cũng có thể trong một phút ngẫu hứng thiếu thận trọng hay vì mục đích câu likes, tôi không biết nên không phát biểu. Tuy nhiên tôi thấy cần nói lại về một vài ngộ nhận trong bài :
Ngộ nhận thứ nhất – ngộ nhận chung :
Cùng với "định hướng" của truyền thông trong nước, bài thơ đã làm dấy lên cái không khí kì thị, tạo ra cái cách nghĩ rất không đúng về Việt kiều, coi họ là cái đám người vô ơn bội nghĩa. Lúc bình thường thì chê đất nước, cha mẹ nghèo, bỏ đi đến những "chân trời hoa lệ" đến lúc có chuyện mới quay về, cha mẹ đã giang tay ra đón lại còn lên giọng đòi hỏi này nọ. Cách nghĩ, cách hiểu này có thể thấy qua khá nhiều bình luận, comments trên mạng xã hội.
Cảm xúc chủ đạo này của bài thơ rất không hay và quan trọng hơn là không đúng ! Hành xử không phù hợp của người phụ nữ, hay thậm chí một nhóm người nào đó không thể là đại diện cho toàn bộ Việt kiều, những người Việt đang sống xa tổ quốc.
Về hình thức, tuy tác giả bài thơ chỉ dùng đại từ "Em" nhưng với ngôn từ của thơ ca, với bối cảnh đại dịch đang hoành hành, ngữ nghĩa của đại từ không còn bó hẹp về một con người cụ thể mà đã thành biểu trưng cho Việt kiều nói chung.
Ngộ nhận thứ 2 :
Sang Châu Âu nghiễm nhiên sẽ có cuộc sống sang giàu. "Châu Âu bao la cuộc sống sang giàu hiện đại" không có nghĩa là người Việt sang đấy ai cũng sẽ được như vậy. Người Việt bên trời Âu cũng đủ loại, cũng có một số thành công, khá giả nhưng số người phải bươn trải, lam lũ, cảnh đời "chị Dậu" cũng không thiếu. Sống đất khách quê người, tự thân vận động, không ai giúp đỡ, không ai bảo vệ thì để có được một cuộc sống sang giàu chắc cũng không phải dễ dàng. Tỉ lệ thành công không lớn. Nhiều người tan gia bại sản, nợ chất chồng, kiếm được đồng tiền phải đổ mồ hôi, đôi khi phải trả giá bằng cả máu. Có khá nhiều bài viết về những cảnh đời trớ trêu của người Việt ở nước ngoài.
So sánh sẽ là khập khiễng, ở đâu cũng có người giàu, kẻ nghèo nhưng nhiều người sống ở nước ngoài về thăm nhà đều có nhận xét chung là Việt Nam giờ có rất nhiều người giàu, mang tiếng đi Tây mà không bằng một phần người ở nhà.
Ngộ nhận thứ 3 :
Người Việt cứ ra nước ngoài là sẽ "Em tự hào, em được học rộng hiểu cao". Không tính du học sinh (sau một vài năm học đa phần quay về nước) một tỉ lệ rất lớn người Việt ở nước ngoài sống bằng nghề tiểu thương, làm việc chân tay, cửu vạn, osin… lấy đâu ra mà học rộng, hiểu cao ?
Ngộ nhận thứ 4 :
Có phải vì được sang Châu Âu sang giàu hiện đại mà "Chê đất nước mình nghèo dân trí thấp, em ơi ?", hay "Nói về Việt Nam, em thẹn thùng e ngại". Người phụ nữ trong clip có những phát ngôn, hành xử phản cảm nhưng nguyên nhân nằm ở chỗ khác – văn hóa thấp, chợ búa. Người Việt ở nước ngoài là một xã hội Việt Nam thu nhỏ, có đủ hết mọi tầng lớp. Trí thức có học cũng có nhưng chợ búa cũng nhiều, lưu manh đĩ điếm cũng không thiếu. Những hành động vô văn hóa ở trong nước xảy ra như cơm bữa thì trong cộng đồng người Việt sống ở nước ngoài những hiện tượng này tại sao lại không có ?
Xem clip, tôi nghĩ cách hành xử người phụ nữ nguyên nhân là bởi trình độ văn hóa chứ không phải vì sang "thế giới văn minh" rồi hợm mình chê đất nước. Càng không đúng khi khái quát hóa lên cho tập hợp người Việt sống ở nước ngoài.
Ngộ nhận thứ 5 :
Có phải người Việt ra đi vì "Chê đất nước mình nghèo…" ? Số phận, hoàn cảnh mỗi người một khác, chuyện ra đi sang đất nước người cũng rất khác nhau. Đúng là vì hoàn cảnh nghèo khó mà một số rất đông đã phải vay nợ, bỏ nhà bỏ cửa, xa lìa người thân để ra nước ngoài với hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn. Với rất nhiều người, cái tương lai đang chờ đón là mờ mịt, đầy bất an nhưng vì muốn thoát khỏi đói nghèo mà họ chấp nhận đánh bạc với đời. 39 người chết trong xe đông lạnh, những vụ chết cháy trong các xưởng may ở Nga, những cô gái trẻ làm vợ cho những ông già Đài Loan hay những cô gái bán thân nơi xứ người… là những ví dụ buồn minh chứng.
Nhiều người ra đi vì đói nghèo nhưng chắc chắn với hầu hết mọi người quê hương đất nước là nỗi nhớ, là chỗ dựa tinh thần của họ. Cũng là cùng bất đắc dĩ chứ chắc chắn không có chuyện vì chê đất nước nghèo !
Ngộ nhận thứ 6 : "Em đã làm được gì cho Tổ quốc hay chưa ?" được lấy làm tiêu đề rồi lặp lại 2 lần trong bài thơ. Câu này và cả bài thơ đã đưa ra cái thông điệp : Việt kiều đã làm được gì cho đất nước mà có quyền đòi hỏi ?
Có rất nhiều phát biểu tạo nên cảm nghĩ là chỉ những người ở nhà mới đóng góp cho Tổ quốc còn Việt kiều thì không. Tổ quốc là của chung, chẳng phụ thuộc anh sống ở đâu, trong nước hay ngoài nước. Người sống trong nước đóng góp kiểu trong nước, đóng thuế cho nhà nước. Người sống ở nước ngoài cũng đóng góp theo cách của họ. Họ vất vả làm ăn, com cóp gửi tiền về giúp đỡ gia đình, đầu tư về nước... Dòng ngoại hối (1) mỗi năm vẫn đổ về mười mấy tỉ USD chẳng là đóng góp cho đất nước đó sao ? Cũng là mồ hôi nước mắt cả đấy, thưa cô giáo !
Câu hỏi "Em đã làm được gì cho Tổ quốc hay chưa ?" có lẽ là câu hỏi rất hay nếu mỗi người con đất Việt tự đặt cho mình chứ không phải dùng nó để tạo nên những hình ảnh không đúng về người Việt sống ở nước ngoài. Và ai là người có tư cách, có quyền thay mặt Tổ quốc để hỏi người khác ? Cô giáo với tư cách gì để đặt câu hỏi đó ?
Tôi đã nói xong về những ngộ nhận trong bài thơ của cô giáo Lê Thị Thúy. Bây giờ xin có đôi lời về việc :
"Việt kiều đổ bộ về nước trốn dịch"
Một mặt, như đã nói ở trên, Việt Nam đã có những thành công nhất định, tuy mới chỉ là tạm thời. Đó là điều đáng mừng. Mặt khác, tâm lí con người khi gặp hoạn nạn thường có tâm lí chạy nạn, nhất là chạy về nhà, sướng khổ có nhau. Nếu có chuyện Việt kiều lũ lượt kéo nhau về thì cũng là bình thường, cũng là đồng bào ruột thịt của mình, đừng vội vã có tâm lí hay cách nghĩ phân biệt không đúng.
Cũng cần làm rõ 2 vấn đề :
1. Những người nhập cảnh Việt Nam những ngày qua đa phần có phải là Việt kiều hay không ?
Việt kiều là khái niệm tương đối mờ nhưng phải hiểu là những người định cư lâu dài và ổn định, có quốc tịch nước ngoài hay giấy phép định cư lâu dài. Tôi có khá nhiều người quen thuộc diện này, sống ở các nước khác nhau nhưng chưa thấy ai "đổ bộ về Việt Nam trốn dịch".
Tôi nghĩ, số Việt kiều về trốn dịch nếu có thì cũng chỉ là một tỉ lệ rất nhỏ. Đơn giản vì họ đều có bảo hiểm y tế và thành công bước đầu của Việt Nam chưa đủ thay đổi niềm tin về sự ưu việt của y tế Việt Nam so với các nước tiền tiến Châu Âu, khi mà trong nhiều năm đã bộc lộ rất nhiều bất cập. Những người nhập cảnh Việt Nam trong những ngày qua chắc đa phần là du học sinh, người xuất khẩu lao động, người sang làm ăn tạm thời chưa có giấy tờ cư trú ổn định… Họ là người Việt Nam thì khi gặp khó khăn họ trở về nhà là chuyện bình thường và nhà nước có tránh nhiệm đón họ.
2. Không biết những ngày qua có bao nhiêu người Việt quay về, nhiều chắc cũng vài nghìn.
Cứ cho toàn bộ họ là Việt kiều thì trên tổng số 4-5 triệu Việt kiều cũng chỉ là một tỉ lệ vô cùng nhỏ. Cách truyền thông tạo nên cảm nghĩ về việc Việt kiều đổ xô kéo nhau về nước trốn dịch vừa bậy bạ, vừa không đúng.
Nhìn ảnh những người bộ đội, công an nhường lán trại để làm khu cách li, sống trong rừng rất vất vả tôi cũng thấy thương và trân quí sự hi sinh của họ. Tôi cũng hiểu nước mình còn nghèo, nhà nước và người dân đã phải gồng mình lên để chống đỡ đại dịch. Thiếu thốn rất nhiều, khó khăn còn lắm.
Nhưng tự dưng tôi lại có cảm nghĩ, giá mà nhiều vị công bộc của dân cùng tham gia đóng góp, thay vì sống trong rừng, ngủ bờ ngủ bụi những người lính có thể sống tạm trong các khu biệt phủ rộng lớn của họ (nghe nói có nhiều vô kể) thì sẽ tốt biết bao.
Moscow, 21/03/2020
Boristo Nguyen
Nguồn : Viet-studies, 21/03/2020
1. Theo Forbes Việt Nam, ngày 17/12/2019, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2019 là 16,7 tỉ USD.
*********************
Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa ? - Bài thơ yêu nước dậy sóng cộng đồng mạng Việt Nam !
Lê Thị Thúy, Kinhtedothi, 19/03/2020
Mấy ngày qua cộng đồng mạng xã hội "dậy sóng" vì bài thơ "Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa ?" của cô giáo Lê Thị Thúy - Trường Trung học phổ thông Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Đại diện sân bay Nội Bài xác nhận, sự việc to tiếng trên diễn ra hôm 15/3, nguyên nhân là nhóm khách bức xúc do phải chờ đợi quá lâu khi làm thủ tục nhập cảnh và thực hiện cách ly y tế.
Xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa ?" tới độc giả :
Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa ?
Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa ?
Mà đòi hỏi Tổ quốc cho mình nhiều đến thế
Khi bình yên em tìm đến phương trời hoa lệ
Chê đất nước mình nghèo dân trí thấp, em ơi ?
Khi bình yên em tìm đến phương trời
Châu Âu bao la cuộc sống sang giàu hiện đại
Nói về Việt Nam, em thẹn thùng e ngại
Em tự hào, em được học rộng hiểu cao...
Bệnh dịch trời Âu đất nước họ lao đao
Em vội vã quay về nơi quê nhà trốn dịch
Tổ quốc dang tay đón, em không cảm kích ?!
Em lại yêu đòi Tổ quốc phục vụ cho em ?!
Tổ quốc yêu thương, Việt Nam, tiếng gọi tên
Là hơn chín mươi triệu dân, là đồng bào em đó
Khi hoạn nạn Tổ quốc sẵn sàng che chở
Như mẹ hiền luôn dang rộng vòng tay.
Học rộng, biết nhiều em ơi vậy có hay ?!
Bao chiến sĩ ta phải dầm dề nơi lán trại
Đảng, Chính phủ đêm ngày không e ngại
Tìm cách để dân mình được sống bình yên.
Em biết không Việt Nam khắp mọi miền
Bao nông sản mấy tháng rồi rớt giá
Tổ quốc chấp nhận gồng mình chống giặc lạ
Bởi thiêng liêng hai tiếng gọi đồng bào.
Giữa bão giông vẫn ngạo nghễ vút cao
Phi cơ đón đồng bào giữa vùng tâm dịch
Em trở về cớ sao còn hách dịch
Em đã làm được gì cho Tổ quốc hay chưa ?
Tổ quốc tôi vẫn tần tảo sớm trưa
Mẹ dãi nắng cha dầm mưa hôm sớm
Ôi yêu lắm trái tim Việt Nam to lớn
Mãi mênh mang nhân hậu lại quật cường.
Lê Thị Thúy
Cô giáo Trường Trung học phổ thông Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
Nguồn : Kinh tế đô thị, 19/03/2020
*****************
Nghĩa đồng bào và bài viết cay độc
Diễm Thi, VNTB, 21/03/2020
Nghĩa đồng bào là cái nặng nợ, tình ơn giữa những người cùng giống nòi, quốc tịch. Khái quát giống nòi không gì hay hơn bằng câu ca dao : bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàng.
Trong đại dịch Vũ Hán vừa qua, điều có thể nhận thấy rõ nhất là tình đoàn kết sẻ chia. Nhưng đâu đó vẫn nổi lên những câu chuyện phiền muộn.
Nhân làn sóng Kiều bào, mà đa số là người dân lao động và du học sinh trở về nước, vì một số trường hợp thiếu bình tĩnh và tỏ rõ trí khôn quá đáng. Không ít người, tờ báo đã lên tiếng chỉ trích Kiều bào, coi họ là những người khi bình yên thì ở trời Tây sung sướng, khi tai biến thì trở về làm nặng quê hương.
Hãy xem một bài viết được đăng tải trên VTCnews nói gì (*).
Bài viết tựa đề ‘Gửi những người Việt ‘thượng đẳng’ từ ngoại quốc hạch sách ở sân bay’ phát hành vào ngày 18/03/2020.
Nội dung gọi thẳng những người gây náo loạn sân bay là ‘con hư’.
"Ấy vậy mà có những đứa con vô ơn, hoang tưởng về sự thượng đẳng khi trở về từ các nước phát triển và rồi chỉ biết hạch sách, đòi hỏi."
Bằng cách gọi những Kiều bào là ‘đứa con hư’, ‘hoang tưởng’, ‘chỉ biết hạch sách’. Thậm chí còn đặt vấn đề về sưh đóng góp của kiều bào.
"Họ đã đóng góp gì cho đất nước, nhưng đặt chân về Tổ quốc lại đòi hỏi được tiếp đón, phục vụ chu đáo như thượng đế trong khi cả đất nước này đang phải căng mình chống chọi dịch bệnh để tạo môi trường an toàn cho chính họ và gia đình họ."
Bài viết còn đòi gửi những đứa ‘con hư’ về lại trời Tây bằng giọng văn châm biếm, cay độc.
Thậm chí được dịp ‘lên lớp’ thiển cận về nền y tế phương Tây.
"Nếu được cung phụng, khám chữa y tế và cách ly an toàn tốt đến thế sao các ông bà không ở lại đó mà đòi hỏi còn về nước làm gì ?"
Chỉ một điều duy nhất mà giọng văn cay nghiệt nói đúng là kiều bào ta ở nước ngoài đã ‘nai lưng kiếm sống’.
Kiều bào ta là người lao động, và mỗi năm Chính phủ vinh danh khi nguồn kiều hối về đạt hàng tỷ USD, đóng góp cho cả dự trữ ngoại hối lẫn kích thích tiêu dùng trong nước. Đó chính là cách mà kiều bào trả lời cho câu hỏi, đã đóng góp gì cho đất nước chưa.
Những kiều bào chưa ngoan hay chưa ý thức chỉ là một bộ phận nhỏ. Để giáo dục những kiều bào chưa ngoan này, nên là những câu từ đậm nét đồng bào và lòng bao dung của người trong một nước. Hãy nghĩ họ đã đi chuyến bay dài hơi, họ sợ hãi dịch bệnh, họ lo sợ cho sức khoẻ và tính mạng của bản thân và gia đình, do đó họ đã không kiềm chế được. Những lời cay nghiệt, võ đoán, độc ác dành cho kiều bào không thể trở thành một phương tiện tốt để giáo dục con người, mà càng khiến cho những nỗ lực vì ‘nghĩa đồng bào’ trở nên hen rỉ, xa lạ với chính người Việt với nhau. Khiến bao dung, đoàn kết của người Việt trở nên ích kỷ, xa xỉ vô cùng.
Là đồng bào, không ai thượng đẳng hơn ai, trong mùa dịch bệnh, càng không có ai là thượng đẳng. Chỉ có lòng yêu thương, khoan dung, và đoàn kết mới hội tụ con người lại với nhau, cùng vượt qua giai đoạn đại dịch khó khăn này. Khi đó nghĩa đồng bào mới trở nên trọn vẹn hơn.
Diễm Thi
Nguồn : VNTB, 21/03/2020
(*) Bài viết : https://vtc.vn/gioi-tre/gui-nhung-nguoi-viet-thuong-dang-tu-ngoai-quoc-hach-sach-o-san-bay-ar534057.html
********************
Đông đảo người Việt về nước
Tuấn Phùng - Công Trung, Tuổi Trẻ Online, 21/03/2020
Trong những ngày vừa qua, mỗi ngày sân bay Nội Bài đón từ 2.000-2.600 hành khách từ các chuyến bay quốc tế về Việt Nam.
Hành khách làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Nội Bài - Ảnh : NAM TRẦN
Lượng hành khách này giảm hơn so với thường lệ nhưng lại là phần lớn người Việt Nam trở về từ các nước có dịch Covid-19 thuộc diện phải đi cách ly tập trung nên gây áp lực cho sân bay và các cơ quan liên quan tại đây.
Rất ít khách nước ngoài
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đức Hùng - giám đốc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài - cho biết lượng hành khách quốc tế đến sân bay Nội Bài trong những ngày gần đây giảm vì tâm lý hành khách ngại đi lại, cộng với chính sách tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Phần lớn hành khách từ nước ngoài đến Nội Bài là người Việt đi lao động, công tác dài ngày và du học sinh ở nước ngoài trở về.
"Chúng tôi tăng cường nhân lực cho các bộ phận như an ninh cơ động, lực lượng y tế của sân bay, nhân viên vệ sinh và cán bộ điều hành hoạt động sân bay nhiều hơn.
Mỗi ngày chúng tôi phục vụ 600-800 suất ăn miễn phí cho hành khách thuộc diện cách ly. Chi phí này tạm thời do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam chi trả" - ông Hùng nói.
Tân Sơn Nhất : nhiều chuyến bay hủy
Ghi nhận tại ga quốc tế Tân Sơn Nhất chiều 20/3, hành khách đến đón và tiễn người thân lác đác vài người. Trong khi phần lớn các chuyến bay quốc tế bị hủy, các chuyến bay trong nước vẫn hoạt động.
Theo một cán bộ an ninh sân bay trực tại cửa ra vào ga đi quốc tế, sau thông báo tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trong 30 ngày bắt đầu từ 0h ngày 18/3, hai ngày tiếp theo tại sân bay Tân Sơn Nhất vắng người đi và đưa đón ở sân bay.
"Ở sảnh đến, một số người nhà lên khu vực tầng 2 nhìn xuống khu vực lấy hành lý chuyến bay đến của hành khách về đến Việt Nam, vẫy tay chào nhau chứ không thể gặp được" - vị này nói.
Thống kê tháng 2 trung bình mỗi ngày Tân Sơn Nhất tiếp nhận khoảng 700 lượt cất, hạ cánh quốc nội và 250 lượt cất, hạ cánh quốc tế nhưng nay chỉ còn khoảng 350 chuyến/ngày.
Thay địa điểm xét nghiệm
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 20/3, ông Nguyễn Hồng Tâm - giám đốc Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - cho biết vẫn đang căng mình kiểm tra chặt chẽ hơn hành khách nhập cảnh với khai báo y tế điện tử.
"Hiện khách làm tờ khai điện tử 100%, đây cũng là áp lực mới nên kiểm soát kỹ hơn" - ông Tâm nói.
Để giảm thời gian chờ đợi cho hành khách từ nước ngoài về, giảm áp lực cho sân bay, lãnh đạo Bộ Y tế và Bộ Giao thông và vận tải chỉ đạo từ 19/3, hành khách đi các chuyến bay quốc tế đến Nội Bài từ vùng dịch sẽ được phân luồng và được cơ quan chức năng chuyển tới các khu cách ly tập trung.
Việc khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm sẽ được thực hiện tại nơi cách ly thay vì tại sân bay như trước đó.
Tuấn Phùng - Công Trung
Nguồn : Tuổi Trẻ, 21/03/2020
*****************
Chưa tính việc phong tỏa thủ đô
Chiều 20/3, ông Nguyễn Đức Chung - chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội - khẳng định "thông điệp rõ ràng đến giờ phút này trung ương và Thành phố chưa có thông tin nào về việc phong tỏa Thành phố".
Cho biết ngay sau thông tin thất thiệt phong tỏa, số người dân đến các siêu thị tăng "không bình thường", ông Chung khẳng định Thành phố đảm bảo đủ nguồn hàng cung cấp cho người dân trong suốt thời gian dài.
Ông Hoàng Đức Hạnh, phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết trên địa bàn Thành phố có bố trí 12 khu cách ly tập trung, trong đó có 9 khu cách ly tại các cơ sở của quân đội và 4 khu cách ly tập trung, cách ly 12.563 người về từ vùng có dịch.
Phân tích diễn biến dịch, ông Chung khẳng định "có cơ sở để hi vọng không phải kích hoạt và dùng đến bệnh viện dã chiến ở Mê Linh".
Xuân Long
****************
Thành phố Hồ Chí Minh đủ sức xử lý cách ly trong mọi tình huống
Đó là khẳng định của giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Tấn Bỉnh liên quan việc tới đây người nhập cảnh vào Việt Nam đều phải cách ly tập trung.
Theo ông Bỉnh, ngoài các khu cách ly tại các quận huyện, hiện Thành phố Hồ Chí Minh có đến 8 khu cách ly tập trung có thể tiếp nhận một lượng lớn người.
Với số nhân viên y tế trên 39.000 người, đến thời điểm hiện tại Thành phố đủ nguồn nhân lực thực hiện các phương án hỗ trợ cách ly, chăm sóc, điều trị cho lượng người dân được cách ly tại các trung tâm.
"Hằng ngày có một số lượng hết thời hạn cách ly, do vậy chỗ để cách ly vẫn được sắp xếp đảm bảo" - ông Bỉnh nói.
X.Mai
*******************
Người Việt ở nước ngoài cân nhắc về nước, di chuyển bằng hàng không hiện rất khó khăn
N. An, Tuổi Trẻ Online, 18/03/2020
Đó là khuyến cáo của Bộ Giao thông và vận tải tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Sars-Cov-2) ngày 18/3.
Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp diễn ra ngày 18/3 - Ảnh : CHÍNH PHỦ
Cuộc họp do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, trưởng ban chỉ đạo, chủ trì, đã thảo luận các giải pháp kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh, tiếp nhận người nhập cảnh tổ chức cách ly ; chế độ tài chính phục vụ chống dịch ; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, phân loại nhóm người dễ lây nhiễm, tăng cường tập huấn đội ngũ y bác sĩ...
Theo đó, trước tình hình dịch bệnh thế giới rất phức tạp, đang xấu đi rất nhanh so với dự tính, đặc biệt tại Châu Âu và Mỹ nên cần phải tăng cường tốc độ ứng phó. Cụ thể, cần tiếp tục thực hiện việc chủ động ngăn ngừa ; phát hiện sớm ; cách ly kịp thời ; khoanh vùng gọn ; dập dịch triệt để ; điều trị khỏi bệnh.
Nhiều nước siết nhập cảnh, đi lại khó khăn
Đồng thời cần hợp tác chặt chẽ với các nước, triển khai đồng bộ các biện pháp để ngăn chặn nguồn dịch lây lan từ bên ngoài vào trong nước trên tinh thần vừa mềm dẻo, vừa cương quyết. Tiếp tục sử dụng đồng bộ các biện pháp phát hiện nhanh nhất nguồn bệnh, để cách ly, điều trị ; kêu gọi người dân cùng chung sức đồng lòng ngăn chặn dịch bệnh.
Tại cuộc họp, đại diện Bộ Giao thông và vận tải khuyến cáo người Việt Nam ở nước ngoài nên cân nhắc kỹ lưỡng việc trở về nước. Do tình hình di chuyển bằng đường hàng không giữa các nước hiện nay rất khó khăn. Nhiều nước siết chặt việc xuất nhập cảnh ; có thể đưa ra quyết định đơn phương về việc dừng, thay đổi chuyến bay.
Nhiều chuyên gia y tế cũng cho rằng việc di chuyển đến sân bay và trên máy bay, khả năng lây nhiễm dịch bệnh rất cao nên người dân cần thận trọng khi di chuyển. Do đó, Bộ Y tế và Bộ Giao thông và vận tải thống nhất, ngành hàng không Việt Nam phải đảm bảo an toàn theo hướng dẫn, khuyến cáo.
Các thành viên Ban Chỉ đạo cũng thống nhất cho rằng người Việt Nam ở nước ngoài nên thực hiện nghiêm các khuyến cáo, hướng dẫn y tế của chính quyền nước sở tại. Trường hợp thực sự phải về nước, Chính phủ vẫn luôn nỗ lực hết sức để thực hiện các biện pháp cần thiết, lo cho bà con một cách tốt nhất có thể.
Bàn việc sử dụng khách sạn có thu phí với người cách ly
Về chuẩn bị cơ sở cách ly tập trung, thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên, cục trưởng Cục Quân y (Bộ Quốc phòng), cho biết theo kế hoạch mới nhất quân đội đã chuẩn bị 140 khu cách ly với 44.718 chỗ.
Tổng số người cách ly từ đầu dịch đến giờ mới đạt hơn 21.000 chỗ. Trong số này, khoảng 14.000 người đã hoàn thành cách ly. Tính đến 6 giờ sáng nay (18/3), quân đội hiện đang cách ly 6.986 người.
Như vậy, các khu cách ly của quân đội hiện đã sẵn sàng cơ sở vật chất để tiếp nhận gần 38.000 người vào cách ly. Đồng thời, quân đội đã xây dựng kế hoạch dự phòng, có thể huy động thêm 10.000 - 20.000 chỗ để sẵn sàng tiếp nhận tổ chức cách ly tập trung theo quy định.
Cùng với các cơ sở quân đội, Ban chỉ đạo cũng thảo luận chuẩn bị cho cơ sở lưu trú, thực hiện tổ chức cách ly tại khách sạn có thu phí đối với các chuyên gia, người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp, dự án quan trọng...
Đồng thời, Ban Chỉ đạo giao các bộ : Y tế, Giao thông và vận tải, Công an, Quốc phòng… xây dựng quy định hiệp đồng tổ chức hiệu quả việc tiếp nhận hành khách nhập cảnh tại các cảng hàng không về cách ly y tế theo quy định.
Tính đến 21 giờ ngày 17/3, Việt Nam đã ghi nhận 66 trường hợp mắc Covid-19 , thực hiện 9.696 mẫu xét nghiệm. Số người đang được theo dõi sức khỏe là 31.659 người. Trong số 50 bệnh nhân đang được điều trị có 2 bệnh nhân diễn biến nặng.
N.An
Nhờ người quen đứng tên, Việt kiều bị cướp sạch nhà, đất ở Vũng Tàu (Người Việt, July 19, 2019)
Một bà Việt kiều bỏ tiền ra mua nhà, đất ở thành phố Vũng Tàu rồi nhờ người quen đứng tên, không ngờ bị vợ chồng người này chiếm đoạt. Bất lực, nhờ tòa án can thiệp nhưng suốt 12 năm vẫn chưa ngã ngũ.
Các căn nhà ở đường Chu Mạnh Trinh, thành phố Vũng Tàu mà hai bên tranh chấp suốt 12 năm qua. (Hình : Tuổi Trẻ)
Báo Tuổi Trẻ ngày 19/07/2019, cho biết một tòa án tại Sài Gòn vừa tiếp tục xét xử phúc thẩm lần 3 vụ án tranh chấp chủ quyền nhà, đất bà Trần Thị Liêng (70 tuổi, Việt kiều Mỹ, Pháp) và bị đơn là hai vợ chồng ông Phan Danh – bà Nguyễn Thị Du (cùng ngụ thành phố Vũng Tàu) đã kéo dài suốt 12 năm qua.
Theo đơn khởi kiện, vào năm 1998 bà Liêng có ý định đưa gia đình hồi hương. Trong khoảng thời gian từ 1998 đến 2001, bà cùng người thân trong gia đình về Việt Nam nhiều lần, mỗi lần về một người mang theo 5.000 USD đến 6.000 USD để mua nhà.
Thời điểm này luật pháp Việt Nam không cho phép người Việt có quốc tịch ngoại quốc đứng tên quyền sở hữu nhà, đất.
Do quen biết, tin tưởng vợ chồng ông Danh, bà Liêng nhờ hai người này đứng tên giùm một số nhà, đất nhưng giấy tờ tự mình cất giữ.
Tuy nhiên, đến tháng 5/2007, bà Liêng phát hiện toàn bộ giấy tờ nhà, đất đã bị vợ chồng ông Danh đánh cắp và mang đi thế chấp ngân hàng để vay 2,5 tỷ đồng (107.417 USD) nhưng do không trả nợ lãi và gốc nên đến nay số tiền nợ này đã lên tới 9,4 tỷ đồng (403.891 USD).
Không còn nhà để về, tháng 8/2007 bà Liêng đâm đơn kiện vợ chồng ông Danh đòi nhà. Vụ kiện đã kéo dài 12 năm, trải qua ba lần xét xử sơ thẩm, hai lần phúc thẩm nhưng vẫn chưa ngã ngũ…
Tại nhiều phiên tòa, ông Danh cho rằng các nhà, đất đang tranh chấp là do vợ chồng ông mua trực tiếp từ chủ đất và giao tiền ở phòng công chứng. Vợ chồng ông cho bà Liêng ở nhờ vì bà này "hứa sẽ bảo lãnh con ông đi du học". Từ đó, ông yêu cầu tòa bác đơn kiện của bà Liêng và bồi thường thiệt hại tiền cho thuê nhà 3,6 tỷ đồng (154.681 USD).
Thế nhưng, suốt quá trình xét xử từ phiên tòa đầu tiên vào năm 2008 đến nay, những chủ nhà, đất cũ đều khẳng định mình chỉ bán đất cho bà Liêng.
Cụ thể, căn nhà số 16 ở đường Chu Mạnh Trinh (phường 8, thành phố Vũng Tàu), vợ chồng ông Nguyễn Phan Giang xác nhận "vào năm 2001 bà Liêng mua của vợ chồng ông Hải và nhờ vợ chồng ông đứng tên giùm. Sau đó, bà Liêng yêu cầu sang tên cho vợ chồng ông Danh".
Còn căn nhà số 18 liền kề, trước đây của vợ chồng ông Trần Văn Hường bán cho bà Liêng với giá 32.000 USD. Sau đó, bà Liêng cũng yêu cầu sang tên cho vợ chồng ông Danh.
Bà Trần Thị Liêng bị người quen đứng tên giùm cướp đoạt nhà đất. (Hình : Tuổi Trẻ)
Với khu đất khoảng 30 mét vuông của bà Phan Thị Quan, năm 2003 bà Quan bán cho bà Liêng với giá 50 triệu đồng (2.147 USD). Sau đó, bà Liêng dẫn ông Danh đến xem và chính bà Liêng là người trả tiền.
Hai căn nhà giáp ranh số 14/1 và 14/3 đường Chu Mạnh Trinh, chủ củ là bà Nguyễn Thị Phượng và bà Nguyễn Thị Bắc cũng cho biết họ bán cho bà Liêng với giá 700 triệu đồng (30.069 USD). Sau khi mua, bà Liêng sửa chữa nhà và khuôn viên. Năm 2004, mẹ bà Liêng qua đời tại một trong những căn nhà, đất đã mua này.
Ngoài ra ông Trần Bá Thu, cựu cảnh sát khu vực phường 8 ; bà Bùi Thị Cúc, tổ trưởng Tổ Dân Phố và bà Nguyễn Thị Quanh, người giúp việc cho bà Liêng cùng một số người là thợ xây dựng từng được bà Liêng thuê xây, sửa chữa nhà cũng xác nhận "bà Liêng là người mua nhà, ông Danh chỉ đứng tên giùm cho bà Liêng".
Ấy thế mà năm 2008 khi xử sơ thẩm, Tòa án Vũng Tàu đã bác yêu cầu khởi kiện của bà Liêng, công nhận số nhà, đất trên thuộc quyền sở hữu của vợ chồng ông Danh.
Bất bình, bà Liêng kháng cáo. Lần xử phúc thẩm này, Tòa án tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lại tuyên y án sơ thẩm.
Bà Liêng tiếp tục khiếu nại lên giám đốc thẩm. Năm 2010, Tòa án Nhân dân Tối cao hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm của tòa án các cấp của Bà Rịa – Vũng Tàu, đề nghị làm rõ số tiền cụ thể của bà Liêng và cả ông Danh đã thanh toán khi mua các căn nhà bao nhiêu và "giải quyết số tiền bà Liêng đã bỏ ra mua nhà theo quy định".
Mặc dù có yêu cầu của tòa án cấp cao, nhưng những lần xét xử sau đó Tòa án thành phố Vũng Tàu vẫn tiếp tục giữ nguyên quyết định ban đầu.
Năm 2016, bị báo chí và dư luận lên tiếng phản đối, Tòa án Bà Rịa-Vũng Tàu xét thấy do vụ án "có tính chất phức tạp" nên mang ra giải quyết sơ thẩm lần 3, tuyên bố chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Liêng.
"Bà Liêng được quyền sở hữu, sử dụng các nhà, đất trên, hủy hợp đồng thế chấp tài sản giữa ngân hàng và vợ chồng ông Danh, buộc ngân hàng giao lại giấy tờ nhà, đất cho bà Liêng để bà chỉnh lý, sang tên theo quy định. Bà Liêng có nghĩa vụ thanh toán cho vợ chồng ông Danh 1,4 tỷ đồng (60.139 USD) tiền công sức trong việc giao dịch, mua bán, sang nhượng giùm bà Liên", phiên tòa kết luận.
Không đồng ý, cả hai bên và ngân hàng cùng kháng cáo.
Trong phiên xử phúc thẩm lần 3 kỳ này, Tòa án tại Sài Gòn, cho rằng "theo hồ sơ vụ án và lời khai tại tòa, có đủ căn cứ xác định nhà, đất trên do bà Liêng mua, nhờ vợ chồng ông Danh đứng tên".
Bất chấp phán quyết của tòa, hiện ông Danh và ngân hàng tiếp tục kháng cáo. "Suốt 12 năm ròng rã theo đuổi vụ kiện, tôi đã khóc cạn nước mắt, có những lúc tưởng chừng hết hy vọng. Tôi chỉ mong giữ lại được mãnh đất để an dưỡng tuổi già, nhưng hành trình đi tìm công lý ở Việt Nam quả quá gian nan", bà Liêng bất bình nói với báo Tuổi Trẻ. (Tr.N)
****************
Thêm 2 người Việt nhận tội vụ kết hôn giả ở Houston (Người Việt, 16/07/2019)
Thêm hai người gốc Việt ở Houston, Texas, nhận tội đã thực hiện dịch vụ kết hôn giả để thay đổi tình trạng di trú.
Ảnh cưới của Nam Phuong Hoang và Brandy Lynn Esley. (Hình : US Attorney's Office)
Tờ báo địa phương Houston Chronicle cho biết hôm Thứ Hai, 15/07/2019.
Hai người này nhận tội đã tham gia vào đường dây làm hôn nhân giả quy mô lớn, đầy đủ những "thủ tục" cần thiết cho quá trình đổi quy chế pháp lý thường trú tại Hoa Kỳ. Đường dây này đã cung cấp nhẫn cưới, album cưới, đưa đi đăng ký kết hôn cho hàng chục di dân Việt Nam với mục đích có được thẻ xanh ở Hoa Kỳ.
Cho đến nay, theo Houston Chronicle, đã có 11 trong số 96 bị cáo nhận tội trước tòa liên bang, về những cáo buộc của luật sư đưa ra trong vụ án được gọi là một trong những vụ gian lận hôn nhân giả quy mô nhất từng xảy ra tại Hoa Kỳ.
Tất cả họ đều thừa nhận đã làm hoặc cung cấp những dịch vụ cho đường dây làm hôn nhân giả trên.
Người thứ nhất xuất hiện trước tòa và Thẩm Phán Kenneth Hoyt hôm 15/7 là bị cáo Minh Le Phạm, 24 tuổi, tốt nghiệp kỹ sư.
Ảnh cưới của Khanh Phuong Nguyen và Tam Cong Le được làm bằng chứng trước tòa trong vụ đường dây kết hôn giả. (Hình : US Attorney’s office)
Ông Minh nhận tội đồng lõa trong một cuộc hôn nhân giả. Dự kiến ông sẽ bị tuyên án vào ngày 7/10. Các công tố viên sau đó đã có thể hủy bỏ bảy tội trạng có liên quan ông.
Ông khai nhận đã đưa cho bà Ashley "Duyen" Yen Nguyen, 53 tuổi, 30.000 USD trong tổng số tiền 50.000 USD mà ông phải trả để làm đám cưới giả với cô dâu giả là đồng bị cáo Khrystyna Rea Gonzalez.
Theo lời thú tội của ông Minh, ông và "vợ" gặp nhau trong ngày làm đám cưới. Bà Gonzalez được phóng thích sau khi nộp 50.000 USD tiền tại ngoại.
Người thứ hai nhận tội là là Hoa Vinh Trương, 36 tuổi. Ông Hoa thú nhận đồng lõa về tội làm đám cưới giả. Ghi nhận của tờ Houston Chronicle cho biết bảy tội danh khác của ông Hoa có thể được bãi bỏ trong phiên tòa ngày 7/10 sắp tới.
Theo hồ sơ, ông Hoa trả cho người môi giới 29.000 USD trong tổng số tiền 45.000 USD để làm đám cưới giả với bà Chrystal Gates vào năm 2016. Tuy nhiên, không thấy tên của bà trong danh sách bị cáo của hồ sơ tòa án.
Trong thỏa thuận bào chữa, những bị cáo này thừa nhận họ sẵn sàng cung cấp thông tin cho các công tố viên về các cáo buộc đối với bà Ashley. Bà này là người chủ mưu đường dây kết hôn giả. Mọi chuyện được thực hiện trong chính căn nhà của bà Ashley. Mỗi "thân chủ" của bà phải trả từ 70.000 USD cho dịch vụ "trọn gói".
Bà Ashley xuất hiện trước tòa trong cùng ngày. Bà nói với một thẩm phán rằng bà không có đủ tiền để trả cho luật sư do tòa án chỉ định.
Theo yêu cầu của Thẩm Phán Frances H. Stacy, bà Ashley phải trả cho luật sư của bà 1.000 USD một tháng. (C.Lynh)
******************
Mỹ phá đường dây kết hôn giả lấy thẻ xanh do người Việt cầm đầu (VOA, 14/05/2019)
Các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ vừa phá vỡ một đường dây lớn làm kết hôn giả ở Houston, Texas, do người gốc Việt cầm đầu để giúp người Việt Nam có được thẻ xanh một cách bất hợp pháp.
Các cuộc hôn nhân giả để làm thẻ xanh cho những cặp "vợ chồng hờ" trong một đường dây lừa đảo lớn do người gốc Việt tổ chức ở Houston, Texas, vừa bị phanh phui. (Ảnh từ trang web của ICE)
Theo thông báo của Cơ quan Hải quan và Di trú, gọi tắt là ICE, đưa ra chiều 13/5, một đại bồi thẩm đoàn liên bang đã khởi tố 96 người tham gia vào các hoạt động của đường dây này ở Houston và Việt Nam.
Người chủ mưu của đường dây này là Ashley Yen Nguyen, còn được biết là Duyen – 53 tuổi, sống ở Houston, theo thông cáo của ICE.
Các công tố viên cho biết bà Yen Nguyen điều hành tổ chức có trụ sở ở Houston từ căn nhà của bà ở High Star Drive và có những người cộng sự giúp điều hành hoạt động này trên khắp bang Texas và ở Việt Nam.
Đường dây này dựng ra các vụ kết hôn giả để giúp những người muốn vào Mỹ xin giấy thường trú nhân bằng các chứng từ giả mạo đó, theo các công tố viên.
"Vụ bắt giữ này đánh dấu đỉnh điểm của một cuộc điều tra kéo dài cả năm trời của các cơ quan thực thi pháp luật về một trong những âm mưu lừa đảo hôn nhân lớn nhất từng được ghi nhận ở khu vực Houston", theo đặc vụ tham gia cuộc điều tra Mark Dawson của HIS Houston. "Bằng cách cùng phối hợp với các đối tác từ nhiều cơ quan thực thi pháp luật, chúng tôi đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng chúng tôi kết hợp chặt chẽ với nhau trong các nỗ lực triệt phá các tổ chức tội phạm tìm cách lách luật của Hoa Kỳ bằng cách lừa đảo".
Theo Luật sư di trú Khanh Phạm, hiện làm việc ở Houston và biết rõ về vụ việc, nghi phạm chủ mưu Yen Nguyen đã "lôi kéo những người Mexico và Mỹ da trắng làm đám cưới với những người Việt Nam".
Trang tin tức Khou 11 của Houston cho biết khoảng một nửa trong số 96 người bị khởi tố là những người nhập cư Việt Nam không có giấy tờ trước khi tham gia đường dây này để làm kết hôn giả. Một nửa còn lại là những người có quốc tịch Mỹ được tuyển dụng để kết hôn với những người Việt.
Cho tới ngày 13/5, có tất cả 50 người đã bị bắt giữ và khởi tố với 206 tội danh. Hồ sơ truy tố hiện vẫn còn giữ kín đối với những người bị truy nã nhưng chưa bị bắt.
Bà Yen Nguyen, cùng chồng và hàng chục bị cáo khác, đã có mặt tại tòa hôm 13/5, theo ABC.
"Kết hôn giả là một tội nghiêm trọng", theo ông Tony Bryson, giới chức của Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS).
Thông báo của ICE nói rằng những cá nhân làm kết hôn giả nhằm mục đích lách luật di trú của Mỹ, họ không sống với nhau, và điều đó trái với những gì họ khai trong các giấy tờ chính thức nộp cho USCIS.
Theo bản cáo trạng, mỗi người tham gia kết hôn giả ký một thỏa thuận với bà Yen Nguyen, và họ phải trả từ 50.000 USD đến 70.000 USD để trở thành thường trú nhân ở Mỹ.
"Những người Việt tham gia kết hôn giả gồm những người đã qua (Mỹ) đang muốn xin thẻ xanh, những người làm đám cưới ở Việt Nam để được đưa qua (Mỹ), và làm fiance visa (thị thực theo diện hôn phu) ở Việt Nam để qua Mỹ", theo LS Khanh, người cho biết đây là 3 con đường qua Mỹ được thực hiện trong vụ lừa đảo này.
Hồ sơ truy tố cũng nói rằng đường dây này giả mạo hồ sơ thuế, điện nước và hồ sơ làm việc để chắc chắn rằng USCIS sẽ chấp thuận hồ sơ giả mạo xin làm thường trú nhân.
Một luật sư người Việt bị bắt trong vụ này có tên Trang Le Nguyen, còn được biết với tên Le Thien Trang, sống ở Pearland, Texas. Luật sư 45 tuổi này bị kết tội cản trở quá trình thực thi pháp luật, tác động đến nhân chứng, nạn nhân hoặc người mật báo. Mức án tối đa cho mỗi tội danh này là 10 năm tù.
Các tội liên quan đến làm hồ sơ giả, ảnh hưởng đến các nhân chứng, nạn nhân và người mật báo có thể nhận bản án lên đến 20 năm tù theo luật liên bang Mỹ.
"Những người đã có thẻ xanh qua hệ thống này rồi thì trong tương lai sẽ bị Bộ Tư pháp và Sở Di trú trả lại hồ sơ và nếu họ không chứng minh được rằng cuộc hôn nhân của họ là thật thì họ sẽ bị thu hồi thẻ xanh và bị trục xuất ra khỏi Mỹ", Luật sư Khanh cho VOA biết.
Ông Khanh lo ngại rằng vụ việc này sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của những người gốc Việt hành nghề luật ở Houston và Texas nói chung.
"Cộng đồng luật sư người Việt (ở Houston) làm việc cực khổ mới có được tiếng tăm và tạm ổn. Nay tự nhiên có một người làm như vậy thì người ngoài nhìn vào sẽ nghĩ mình làm ăn không đúng đắn. Có rất nhiều luật sư nên này lo lắng về vấn đề đó", theo LS Khanh.
Vị luật sư này cũng cho rằng điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng người Việt khi "sở di trú có thể sẽ làm khó dễ hơn cho người Việt trong lúc làm giấy tờ".