Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

V 42 người trn chy khi casino : Vit Nam, Campuchia bt người

VOA, 22/08/2022

Vit Nam khi t hai đi tượng b cáo buc đưa người vượt biên trái phép đ làm vic trong các sòng bc, trong khi Campuchia bt gi mt người Trung Quc là viên qun lý ca sòng bc nơi hơn 40 người Vit tháo chy đ b trn v nước cui tun trước.

42nguoi1

Nhng người chy trn đang được dân đa phương biên gii dùng v lãi cu

Theo thông tin t báo chí trong nước, tng cng có 42 người Vit Nam đã tháo chy khi mt sòng bc tnh Kandal, Campuchia, hôm 18/8. Trong s đó, mt người b bt li, mt thiếu niên 17 tui chết đui, 40 người còn li đã bơi vượt sông Bình Di phân cách biên gii đ vượt biên v Vit Nam.

Báo chí Vit Nam xác đnh sòng bc này là Casino Rich World trong khi t Khmer Times ca Campuchia nêu tên sòng bc là Golden Phoenix Entertainment Casino xã Chrey Thom, huyn Koh Thom, tnh Kandal.

B đi Biên phòng An Giang đã bt 40 người này, bao gm 35 nam, 5 n, sau khi h bơi v được đến Vit Nam. Hin ti, h đã được b trí nơi ăn ngh xã Đa Phước, huyn An Phú, tnh An Giang, báo Người Lao Đng cho biết.

‘Buôn người

Chiu ngày 22/8, Cơ quan An ninh điu tra thuc Công an tnh An Giang, khi t và ra lnh bt tm giam 2 b can là Nguyn Th L, 42 tui, và Lê Văn Danh, 34 tui,v ti T chc vượt biên trái phép.

Hai người này, đu cư trú th trn Long Bình, huyn An Phú, b cáo buc tìm người trong nước, móc ni, t chc cho h vượt biên trái phép theo yêu cu ca đường dây Campuchia t đu năm 2022.

Mi người được đưa thành công sang Campuchia thì L được tr 300.000 đng, trong đó bà ta chia li cho Danh 100.000 đng. Trong s 42 người chy trn khi casino, có 6 người được L và Danh đưa sang, cũng theo Người Lao Đng. Hin công an Vit Nam đang điu tra v vic theo hướng buôn người.

V phía Campuchia, gii chc nước này đã bt gi người qun lý casino vn là công dân Trung Quc đ điu tra v hành vi cưỡng bc lao đng, t Khmer Times cho biết.

Nhng người trn chy v Vit Nam, vn đến t nhiu tnh thành Vit Nam và đa s vượt biên trái phép, cho biết h đã b ch sòng bc ‘ép buc làm vic quá sc, không được ngh ngơi, b qut lương nên h cùng nhau bàn bc tìm cách b trn.

Người qun lý Trung Quc không được Khmer Times nêu tên này đã tha nhn hành vi cưỡng bc lao đng, cũng theo t báo này, nhưng nói rng nhng người chy trn ‘đang n tin công ty.

T báo này dn li Keo Vannthan, phát ngôn nhân Cc Di trú Campuchia, cho biết qua thm vn mt s người Vit làm vic ti casino cho biết h ch được tr t 400 đến 500 đô la mt tháng trong khi h được ha s nhn được gp đôi s tin đó.

Nhng người này nói h b lường gt đưa vào làm vic các casino vi điu kin làm vic cc k t.

‘Như trên phim

V trn thoát khi casino ca 42 người Vit đã được trù tính k lưỡng như trên phim, cũng theo Khmer Times, vì sòng bc được canh gác bi nhng v s lc lưỡng được trang b dùi cui đ ‘đp vào đu nhng ai mun b trn.

H đã mt hai đêm đ lên kế hoch, chn thi đim bui sáng khi casino m ca và ch có 7-8 bo v canh ca.

H thc hin kế hoch vào lúc 10h sáng ngày 18/8. Nam gii mnh kho đi trước đ đánh nhau vi bo v, m đường cho nhng người ph n tháo chy. Mt nhóm nam gii khác bc hu đ ném bom xăng t chế.

"Lúc đu lc lượng bo v sòng bc b bt ng, nhưng ch chc lát nhng bo v lc lưỡng cm roi st được trin khai đ truy đui nhng người b chy thoát thân", t báo này dn li mt ph n tháo chy k li.

Tr mt người b bt li, toàn b nhng người còn li nhy xung sông, trong đó có c người không biết bơi nhưng được nhng người khác trong nhóm giúp đưa vào b.

Trang mng dn li cô Đoàn Th Ngc Dip, 20 tui, mt nn nhân trong nhóm 42 người, cho biết ti casino mà cô làm vic, vào ban đêm không ai ng được.

Cô Dip cho biết v chng cô b hp dn bi li qung cáo công vic trên Facebook vi mc lương lên đến 25 triu đng mt tháng, cao gp bn ln mc lương công vic trước đây ca cô.

"Phía môi gii nói công vic là làm trên máy tính trong phòng có máy lnh", cô k vi VnExpress và cho biết nghe theo hướng dn ca môi gii, bt năm chuyến xe đò đi trong ba ngày đ ti Campuchia.

B Ngoi giao Vit Nam hôm 19/8 đã đ ngh phía Campuchia h tr điu tra nguyên nhân 42 người Vit chy khi casino tnh Kandal và phi hp tìm kiếm người mt tích.

B trưởng Ni v kiêm Phó th tướng Campuchia Sar Kheng ngày 19/8 cho biết nước này đang rà soát trên toàn quc nhng người nước ngoài đang sinh sng ti Campuchia đ tìm kiếm nn nhân buôn người.

Vit Nam gn đây đã r lên tình trng nhiu người b la sang Campuchia vi li mi gi vic nh lương cao nhưng cui cùng b đưa vào các sòng bc hay các nơi kinh doanh tin o và b bóc lt sc lao đng.

VnExpress dn li B Công an Vit Nam cho biết trong 6 tháng đu năm nay, h đã phi hp vi phía Campuchia gii cu được hơn 250 trường hp b la đi lao đng trái phép.

************************

Vụ 42 người Việt trốn khỏi casino : Cảnh sát Campuchia bắt giữ quản lý người Trung Quốc

RFA, 22/08/2022

Quản lý một sòng bạc của người Trung Quốc vừa bị cảnh sát Campuchia bắt giữ, trong khi 11 người Việt làm việc cho casino này bị kẹt lại đang chờ thủ tục trục xuất về Việt Nam.

42nguoi2

Những người Việt trốn từ một casino của người Trung Quốc ở Campuchia nhảy xuống sông bơi về nước hôm 18/8/2022 (ảnh chụp màn hình) - Facebook

Mạng báo Khmer Times hôm 22/8 dẫn lời tướng Keo Vannthan, phát ngôn viên Bộ Di trú Campuchia, cho biết ông dẫn đầu một nhóm đến sòng bạc giải trí Golden Phoenix và tạm giữ người quản lý để thẩm vấn.

Ông này cho hay, người quản lý sòng bạc có quốc tịch Trung Quốc thừa nhận ép buộc các công nhân làm việc trái với ý muốn của họ, nhưng tuyên bố rằng những người bỏ trốn nợ tiền của công ty. Người quản lý sau đó bị bắt.

"Chúng tôi cũng đã thẩm vấn 11 người Việt Nam và họ nói lý do họ bỏ chạy là do tranh chấp với quản lý sòng bạc về việc không tuân thủ hợp đồng của họ.

Công ty hứa sẽ trả cho công nhân 800 đô la, nhưng người quản lý công ty chỉ trả cho công nhân 400 đô la hoặc 500 đô la một tháng" - Tướng Vannthan cho biết và nói thêm rằng những người Việt Nam hiện đang bị giữ để chờ trục xuất vì "không ai trong số họ có hộ chiếu".

Thống đốc tỉnh Kandal, ông Kong Sophoan hôm 21/8 cho biết Cảnh sát Quốc gia đang điều tra mức độ của "tội phạm" trước khi quyết định bước tiếp theo.

Ông nói : "Chúng tôi khuyến khích các công ty tuân thủ luật lao động của Campuchia và tuân thủ các giấy phép kinh doanh phù hợp và đảm bảo rằng nhân viên của họ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, không sử dụng ma túy và cưỡng bức hoặc giam giữ người".

Ông Sophoan kêu gọi cảnh sát Việt Nam và Campuchia phối hợp giải quyết vấn đề này nhằm tạo ra một môi trường làm việc an toàn cho các nhà đầu tư.

Bài báo tiếng Anh trên tờ Khmer Times hôm 22/8 có tiêu đề "Việc 42 người Việt Nam trốn khỏi sòng bạc cho thấy vấn đề ‘nô lệ’ còn nhiều hơn thế và nó đang làm hoen ố hình ảnh của Campuchia".

Bài viết cho rằng, trong bối cảnh Campuchia đang phải vật lộn để đối phó với nạn buôn người, thì những tin tức rầm rộ về việc những công dân Việt Nam trốn thoát vào cuối tuần qua từ một sòng bạc dọc biên giới Campuchia - Việt Nam chỉ thể hiện mức độ nghiêm trọng của tình hình và làm lu mờ hình ảnh của Vương quốc này.

Một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy khoảng 50 nhân viên sòng bạc người Việt Nam bơi qua sông ở khu vực biên giới giữa Campuchia và Việt Nam. Theo Khmer Times, những người này được cho là đang chạy trốn một cuộc đàn áp nhập cư.

Những người trốn thoát thành công cho giới chức Việt Nam biết họ chạy trốn khỏi sòng bạc giải trí Golden Phoenix ở xã Chrey Thom, huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi họ cho rằng mình bị lừa để làm việc và mô tả nơi đó như "địa ngục".

Cuộc "chạy trốn" của họ khỏi sòng bạc do Trung Quốc quản lý, nơi những vệ sĩ lực lưỡng cầm dùi cui được lên kế hoạch kỹ lưỡng như một bộ phim.

Những người Việt Nam lên kế hoạch trốn thoát trong hai đêm, họ sẽ rời đi vào buổi sáng khi cửa sòng bạc mở, lúc đó chỉ có bảy hoặc tám người quản lý túc trực.

Đến khoảng 10 giờ, cả nhóm chạy về phía cửa ra vào. Những nam thanh niên khỏe mạnh lao ra phía trước tấn công bảo vệ và tạo sơ hở cho những người phụ nữ và ốm yếu hơn tẩu thoát. Một nhóm thanh niên khác ở phía sau, ném bom xăm vào các bảo vệ.

Ban đầu, những người bảo vệ rất ngạc nhiên, nhưng chỉ mất một phút để những người đàn ông "lực lưỡng" xuất hiện với thanh sắt và đuổi theo những người Việt Nam, những người đang "chạy cho mạng sống của chúng tôi", theo một nữ trốn thoát sống sót sau vụ việc.

11 người trong số họ bị bắt lại trong khi những người còn lại nhảy xuống sông. Một số không biết bơi nhưng vẫn nhảy xuống sông và được những người khác giúp đỡ qua bờ bên kia.

Họ đã đến được đồn biên phòng Long Bình và sau đó được chuyển đến trung tâm giáo dục cộng đồng nơi họ được lính biên phòng chăm sóc và thẩm vấn.

Một thiếu niên 16 tuổi bị chết đuối và được tìm thấy phía bên bờ Việt Nam, trong khi đoạn video cho thấy một người Việt khác bị bảo vệ đánh đập bất tỉnh và khiêng đi.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu các cơ quan chức năng của Campuchia giúp đỡ điều tra vụ việc.

*************************

40 người Việt bị dụ làm việc trong sòng bài ở Campuchia bơi qua sông về nước

RFA, 19/08/2022

40 người Việt bao gồm 35 nam và 5 nữ phải bơi qua sông để trốn về nước sau một thời gian bị dụ dỗ rồi bị ép làm việc trong một sòng bài tại Campuchia.

Truyền thông Nhà nước cho biết chốt quản lý bảo vệ biên giới và phòng, chống Covid-19 số 21 thuốc đồn biên phòng cửa khẩu Long Bình, tỉnh An Giang, vào khoảng 9h45 ngày 18/8 đã bắt giữ 40 người này khi họ bơi sang sông Bình Di, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, An Giang về Việt Nam. 

Những người này cho giới chức Việt Nam biết họ chạy trốn từ một Casino thuộc ấp Chrey Thum (xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal, Campuchia).

Giới chức tỉnh An Giang cho báo chí biết, trong số này có chín người bị thương nhẹ, hiện đang được y tế địa phương chăm sóc.

Cũng theo lời khai của những người này, có tổng cộng 42 người chạy trốn khỏi sòng bài, một người sau đó đã mất tích, một em trai 16 tuổi đến từ Kon Tum bị sòng bài bắt lại.

Những người chạy trốn khai rằng, công việc hằng ngày của họ là làm game online, lên các trang mạng làm theo sự chỉ đạo của casino. Do làm việc quá thời gian quy định, không được nghỉ ngơi và không được trả lương nên họ bàn bạc tìm cách vượt biên giới về Việt Nam bằng cách chạy ra cổng casino và bơi qua sông Bình Di.

Một đoạn video đăng trên mạng xã hội Facebook sau đó cho thấy một cảnh hỗn loạn khi nhiều người chạy khỏi một tòa nhà trong khi các bảo vệ đuổi theo. Video sau đó được xác định là của nhóm 42 người Việt chạy trốn.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hồi tháng sáu xác nhận, trong vòng một năm qua, giới chức Việt Nam và Campuchia đã hồi hương khoảng 400 công dân Việt bị lừa bán sang lao động bất hợp pháp tại xứ Chùa Tháp.

Các nạn nhân cho cảnh sát biết bất cứ ai muốn trở về Việt Nam đều phải liên hệ với gia đình và trả tiền chuộc từ 80 đến 100 triệu đồng.

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Việt Nam vẫn luôn được xem là con ngáo ộp đối với chủ nghĩa dân tộc Campuchia.

Các tổ chức nhân quyền nổi bật của Campuchia đã phớt lờ sự phân biệt đối xử và xâm phạm nhân quyền đối với cộng đồng người gốc Việt ở nước này, do lo sợ phản ứng dữ dội từ những người theo chủ nghĩa dân tộc và người ủng hộ đảng đối lập hiện đã giải thể, theo các nguồn tin của The Diplomat.

campu1

Một nhà thờ Công giáo ở Chong Kneas, trong khu vực hồ Tonle Sap, tỉnh Siem Reap, Campuchia, nơi đông đảo người gốc Việt sinh sống. Ảnh : Al Jazeera.

Đơn cử, từ đầu tháng Sáu, chính quyền Campuchia đã trục xuất hàng trăm người gốc Việt ra khỏi những ngôi nhà nổi của họ bên bờ sông Tonle Sap, có vẻ như là một phần của chiến dịch "dọn sạch" thủ đô trước khi Campuchia đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN vào năm sau và đăng cai Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEAGames) vào năm 2023.

Tuy nhiên, vấn đề này chỉ nhận được sự quan tâm rất hạn chế, chủ yếu thông qua những bình luận trên bản tin của các tổ chức nhân quyền. Theo một bài báo đăng ngày 15 tháng 6 của Voice of America, Seoung Senkarona, người phát ngôn của tổ chức nhân quyền địa phương Adhoc, đã nói đại ý rằng ông "ủng hộ lệnh trục xuất, nhưng chính quyền nên lắng nghe yêu cầu của những người sống trên dòng sông và cho họ đủ thời gian để tái định cư".

Adhoc thường xuyên đưa tin về những người được cho là công dân Việt nam không có giấy tờ tùy thân làm việc tại Campuchia. Họ cũng thường lên tiếng phản đối việc di cư bất hợp pháp, mặc dù không rõ là những người di cư mà họ chỉ trích – thường là người Việt – là những công dân Việt Nam hay những người đã sống ở Campuchia qua nhiều thế hệ. Mới vào tháng trước, Cheap Sotheary, điều phối viên cấp tỉnh của Adhoc, đã kêu gọi chính quyền làm nhiều hơn để ngăn chặn nạn di cư bất hợp pháp. Ông nói : "Ở tỉnh Preah Sihanouk, những người nước ngoài đến, ở lại và kinh doanh bất hợp pháp và họ cũng lấy đi công việc của người Campuchia".

Vấn đề người Việt ở Campuchia rất phức tạp. Trong hơn một thế kỷ, Việt Nam đã trở thành đối tượng thù ghét của những người Campuchia theo chủ nghĩa dân tộc (sẽ giải thích ở phần sau của bài). Theo dữ liệu điều tra dân số chính thức năm 2013, có 63.000 người gốc Việt sinh sống ở Campuchia nhưng số liệu thực tế có thể cao hơn nhiều. Một tổ chức đã ước tính con số này vào khoảng từ 400.000 đến 700.000. Một số người Việt ở Campuchia hiện nay là người mới di cư đến, nhưng nhiều người khác đã sống ở đây qua hàng thế hệ. Tuy vậy, sự phân biệt đối xử công khai đã dẫn đến việc một số lượng đáng kể trong đó không thể yêu cầu công nhận tư cách công dân hoặc các giấy tờ hợp pháp (con số này khoảng 90% – theo Minority Rights Organisation – Tổ chức Quyền thiểu số, có trụ sở tại Phnom Penh). Điều này có nghĩa rằng họ bị phủ nhận quyền bầu cử, quyền sở hữu đất đai, và thậm chí cả quyền đến trường, tức là về cơ bản, họ là những người không có quốc tịch.

campu2

Trẻ em ở các khu nhà nổi của người Việt thường phải mặc áo phao để tránh bị chết đuối. Ảnh : Al Jazeera.

Theo những nguồn tin tại Campuchia, đa số họ yêu cầu ẩn danh do tính nhạy cảm của chủ đề và nỗi sợ bị công chúng tẩy chay, những tổ chức nhân quyền hàng đầu hiếm khi báo cáo về sự phân biệt đối xử công khai và những hành vi vi phạm nhân quyền đối với những cộng đồng người gốc Việt. Họ khẳng định những tổ chức này hoặc không quan tâm, hoặc cảnh giác khi đưa tin về những vấn đề này, và có lẽ cũng lo sợ sự đe dọa từ đông đảo công chúng nếu họ quá mạnh miệng ủng hộ những cộng đồng người gốc Việt.

campu3

Trụ sở của Trung tâm Nhân quyền Campuchia (CCHR) ở thủ đô Phnom Penh. Ảnh : Pha Lina/ Phnompenh Post.

Một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này cho biết : "Thái độ chống người Việt lan rộng tại Campuchia, ngay cả trong số những người tự xưng là người bảo vệ nhân quyền". Ông nói thêm : "Không có gì ngạc nhiên khi họ im lặng trước những sự kiện này".

Thật vậy, những điều này không mới. Năm 2000, Licadho, một trong ba tổ chức nhân quyền nổi tiếng nhất tại Campuchia, đã ngừng một chương trình chuyên giúp đỡ các nhóm dân tộc thiểu số sau khi bị công chúng phản đối. Năm 2014, Ou Virak, người đứng đầu Trung tâm Nhân quyền Campuchia (CCHR) lúc đó, bị dọa giết sau khi ông chỉ trích ngôn từ phân biệt chủng tộc của các chính trị gia đối lập. Tại thời điểm đó, bà Pung Chhiv Kek, chủ tịch của Licadho, đã từ chối bình luận về việc này. Các tổ chức nhân quyền quả thật rất thiếu sự đoàn kết về chủ đề này. Nhưng Tom Fawthrop, một nhà báo, khẳng định Pung Chhiv Kek đã từng nói với anh hồi đầu những năm 2000 rằng "bà ấy thất vọng cay đắng khi mà rất nhiều nhân viên của bà tại Licadho ngầm chống lại việc sử dụng các nguyên tắc nhân quyền để nói về nạn phân biệt đối xử với người gốc Việt tại Campuchia".

Từ việc rà soát sơ bộ những tài liệu lưu trữ của ba tổ chức nhân quyền tại Campuchia, có thể thấy vấn đề phân biệt đối xử chống lại người gốc Việt rất ít được quan tâm, bất chấp thực tế là nhiều vụ trục xuất lớn, hầu hết là bằng vũ lực, đã xảy ra với các cộng đồng người gốc Việt trong những năm gần đây, cũng như vấn đề muôn thuở về tình trạng vô quốc tịch của họ. Trong khi giám đốc của Licadho, Naly Pilorge đã lên tiếng chống lại những cuộc trục xuất người gốc Việt vẫn đang tiếp diễn, tuyên bố cuối cùng với tư cách tổ chức của Licadho là từ tận năm 2015. Tuyên bố này mang tiêu đề : "Campuchia nên tiếp nhận những người Việt Nam xin tị nạn, chứ không nên bắt họ hồi hương". Trung tâm Nhân quyền Campuchia (CCHR) không đưa ra một tuyên bố cụ thể nào về vấn đề phân biệt đối xử chống lại người gốc Việt kể từ những năm 2014, 2015. Tài liệu lưu trữ của Adhoc cũng rất ít ỏi.

campu4

Người Cambodia biểu tình phản đối người Việt trước Đại sứ quán Việt Nam năm 2014. Ảnh Reuters/Samrang Pring

Tim Frewer, người đã nghiên cứu về các cộng đồng người gốc Việt trong nhiều năm, nhận định : "Khi đụng chạm đến các vấn đề nhân quyền liên quan đến người Campuchia gốc Việt, ba tổ chức NGO lớn (Adhoc, Licadho, CCHR) có tiền sử giữ im lặng. Không nghi ngờ về việc họ e ngại làm mất lòng những người ủng hộ, vốn đầy tinh thần dân tộc chủ nghĩa". Ông cho biết thêm : "Những tổ chức nhân quyền tại Campuchia đã ủng hộ những người này mà không nhắc gì đến tư tưởng dân tộc cực đoan của họ, và đã trở nên nổi tiếng trong cộng đồng những người ủng hộ chủ nghĩa dân tộc".

Người Việt Nam được xem là con ngáo ộp của chủ nghĩa dân tộc Campuchia, điều này có gốc rễ lịch sử. Những lý do này bao gồm công cuộc Nam tiến của Việt Nam nhằm mở rộng lãnh thổ về phía đồng bằng sông Cửu Long, vốn đã từng do vương quốc Campuchia kiểm soát ; những nỗ lực xâm lược trong những thế kỷ trước ; và cả suy nghĩ rằng người Việt đã được đối xử ưu ái hơn dưới chế độ Pháp thuộc, khi mà những người có quốc tịch Việt Nam thường được tuyển dụng làm công chức và nhân viên thu thuế ở Campuchia dưới thời thuộc địa.

Sau khi thủ lĩnh quân đội Lon Nol lật đổ chính phủ của Norodom Sihanouk và thành lập Cộng hòa Khmer năm 1970, chính phủ của ông ta đã tổ chức một chiến dịch "thanh lọc" các cộng đồng người Việt. Năm 1975, chính phủ của Lon Nol bị Khmer Đỏ lật đổ, chế độ theo chủ nghĩa Mao cực đoan này cũng đã tiến hành công cuộc diệt chủng chống lại các nhóm thiểu số tại Campuchia, trong đó chủ yếu là người Việt, người Chàm và người Trung Quốc.

Tuy vậy, những quan điểm phân cực về Việt Nam và người Việt Nam ngày nay chủ yếu xoay quanh các sự kiện vào tháng Một năm 1979, khi Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Đỏ và "xâm chiếm" Campuchia cùng với những người cộng sản được chính quyền Hà Nội đào tạo và những người từng đào thoát khỏi chế độ Khmer Đỏ – bao gồm cả Hun Sen, thủ tướng hiện tại. Chính phủ Hun Sen sau đó được Việt Nam hậu thuẫn lập nên để đại diện cho chế độ xã hội chủ nghĩa.

campu5

Quân đội Việt Nam ở Campuchia. Ảnh : Soha.

Ở một bên của cuộc tranh luận, Campuchia đã được cứu rỗi vào năm 1979 khi Khmer Đỏ bị lật đổ, hòa bình đã trở lại vào những năm 1990 khi nội chiến kết thúc, và nền kinh tế của đất nước này đã bắt đầu phát triển. Trong quan điểm này, sự cứu rỗi đó là nhờ vào Đảng Nhân dân Campuchia (CPP – hiện đang nắm quyền) và sự giúp đỡ của Việt Nam trong việc lật đổ chế độ diệt chủng.

campu6

Lãnh đạo đối lập Sam Rainsy và Thủ tướng Hun Sen. Ảnh : Reuters.

Đối với phía bên kia, đứng đầu là những người có trải nghiệm phải sống lưu vong hoặc chiến đấu với chính phủ do Việt Nam hậu thuẫn trong thập niên 1980, "cứu rỗi quốc gia" (national salvation) vẫn là một mục tiêu chưa thành. Họ cho rằng Campuchia cần phải được cứu thoát khỏi những di sản từ năm 1979, thời điểm đã biến Campuchia trở thành sân sau của Việt Nam. Với những người mang quan điểm này, tất cả những gì tồi tệ ở Campuchia hiện nay đều có nguồn gốc từ sự thống trị kéo dài của Việt Nam, với Hun Sen thuần túy là một con rối của chính quyền Hà Nội.

Ngay cả tên của phe đối lập (hiện đã giải thể), Đảng Cứu quốc Campuchia (Kanakpak Songkruos Cheat Kampuchea – Cambodia National Rescue Party/ CNRP) cũng là một tham chiếu trực tiếp đến cuộc đụng độ của những cách diễn giải lịch sử này. Nhóm người Campuchia đào tẩu và đi theo quân đội Việt Nam vào Phnom Penh năm 1979, được gọi là Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu quốc Campuchia (Renakse Samaki Songkruos Cheat Kampuchea –Kampuchean United Front for National Salvation). Thuật ngữ Khmer chỉ "sự cứu rỗi quốc gia" (cứu quốc – national salvation) là songkruos cheat – chính là cụm từ xuất hiện trong tên của CNRP.

Thái độ chống Việt Nam và chống người Việt Nam trở thành cốt lõi trong các chiến dịch của phong trào đối lập kể từ những năm 1990. Những chiến dịch này thường có xu hướng làm mờ đi sự khác biệt giữa chính quyền Việt Nam, công dân Việt Nam và những người gốc Việt đã sinh sống ở Campuchia qua nhiều thế hệ. Sam Rainsy, gương mặt đại diện của phe đối lập kể từ những năm 1990, đã liên tục phủ nhận các cáo buộc sử dụng ngôn từ phân biệt chủng tộc, bao gồm cả việc ông dùng đi dùng lại từ yuon.

CAMBODIA/

Sam Rainsy, Chủ tịch Đảng Cứu quốc Campuchia, phát biểu tại Freedom Park ở Phnompenh ngày 17/12/2013. Ảnh : Reuters.

Năm 2014, ông tuyên bố những cáo buộc về sự phân biệt chủng tộc là một "cuộc tranh cãi mang tính giải trí của nước ngoài", do những người không có hiểu biết về văn hóa Campuchia bày ra. Ví dụ, samlor m’chou yuon trong tiếng Khmer nghĩa là "canh chua Việt Nam", tên gọi món ăn có trong thực đơn của nhiều nhà hàng. Cái tên này được cho là không có gì phản cảm. Tuy nhiên, bối cảnh mới là vấn đề. Trong chiến dịch vận động tranh cử vào năm 2008, Sam Rainsy tuyên bố : "Nếu tôi thắng cuộc bầu cử này, tôi sẽ gửi những người nhập cư yuon về nước". Trong một bài phát biểu năm 2013, ông tuyên bố : "Bọn yuon đã lấy đất của người Khmer để giết người Khmer… Trong những công ty yuon, họ chỉ thuê quản lý yuon, còn người Campuchia thì chỉ làm công nhân".

Trên thực tế, Rainsy đã từng bị giới chức Liên Hợp Quốc kiểm duyệt vào năm 1993, ngay trước cuộc tổng tuyển cử, do sử dụng ngôn từ phân biệt chủng tộc. Lúc đó, ông ta thừa nhận ngôn từ của mình có thể gây ra tư tưởng kỳ thị. Ông nói : "Có thể chữ ‘yuon’ có hơi phản cảm. Nhưng nó là một thói quen và tôi không có nghĩa vụ giáo dục mọi người".

Kem Sokha, đồng sáng lập của CNRP khi tổ chức này hợp nhất với Đảng Nhân quyền của ông năm 2012, cũng từng là sáng lập viên của CCHR – Trung tâm Nhân quyền Campuchia. Trên thực tế, Kem Sokha thường còn mạnh miệng hơn Sam Rainsy trong các phát ngôn thù hằn chống Việt Nam. Năm 2010, một vụ giẫm đạp trên một chiếc cầu ở Phnom Penh trong ngày nghỉ lễ địa phương đã khiến 353 người chết và hàng trăm người khác bị thương. Bốn năm sau, khi phát biểu trước đám đông ở một ngôi chùa, Kem Sokha cáo buộc người Việt Nam đứng đằng sau thảm kịch này. Ông ta nói : "Họ đã tạo ra hiện trường để giết người Khmer tại Koh Pich" (là một hòn đảo nhỏ ở thủ đô Phnom Penh). Ông gọi đây là một âm mưu nhằm "xóa bỏ chủng tộc, truyền thống và văn hóa Khmer".

campu8

Kem Sokha trong một cuộc vận động tranh cử của CNRP năm 2017. Ảnh : CNA.

Sopheap Chak, giám đốc điều hành của CCHR, cho rằng những bình luận của Kem Sokha được đưa ra sau khi ông ta đã rời khỏi tổ chức. Bà nói thêm : "Bất kể những bình luận này được đưa ra vào thời điểm nào, chúng hoàn toàn không phản ánh công việc, sứ mệnh hay giá trị của CCHR". Đại diện của hai tổ chức Adhoc và Licadho đã không trả lời yêu cầu bình luận. Bà Sopheap Chak thì phản hồi lại cáo buộc với tuyên bố : "CCHR đã lên tiếng về sự kỳ thị chủng tộc mà người gốc Việt phải đối mặt tại Campuchia".

Bà chỉ ra rằng, vào tháng Chín năm 2013, CCHR đã ban hành một tuyên bố hoan nghênh cam kết rõ ràng của CNRP về việc chống lại nạn phân biệt chủng tộc, và vào tháng Mười Hai cùng năm đó, họ đã công bố một thông cáo báo chí cảnh báo Sam Rainsy nên thực hiện cam kết này sau khi ông lại tiếp tục sử dụng ngôn từ phân biệt chủng tộc. CCHR cũng đã ký một thông cáo báo chí vào tháng Hai năm 2014 sau vụ một người đàn ông gốc Việt bị đám đông sát hạt tại Phnom Penh.

Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực Châu Á của Human Rights Watch, một tổ chức quốc tế cũng từng bị một số nguồn tin cáo buộc là đã bỏ qua vấn đề này, nói rằng tổ chức của ông "quan tâm một cách nghiêm túc đến sự phân biệt đối xử và ngược đãi mà các cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia phải liên tục chịu đựng… Rõ ràng người gốc Việt là những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất tại Campuchia, chủ yếu là do họ thiếu tư cách pháp lý và điều này dẫn đến sự phân biệt đối xử mang tính hệ thống".

Ở Campuchia, "dân tộc và lịch sử gắn liền với nhau không thể tách rời", Sophal Ear, phó giáo sư chuyên ngành ngoại giao và các vấn đề quốc tế tại Đại học Occidental, Los Angeles nhận định. "Tất nhiên là nó bị chính trị che phủ ; mọi thứ ở Campuchia đều nằm dưới cái bóng của chính trị, nhưng chúng ta phải thoát ra khỏi cái bóng đó".

Một số người khác có thái độ nghiêm khắc hơn. Một nguồn tin nói : "Đến một thời điểm nào đó, những nhà tài trợ từ nước ngoài sẽ cần phải đặt câu hỏi : Nếu các bạn không bảo vệ quyền của tất cả các nhóm người ở Campuchia, liệu các bạn có đủ tư cách để tự xưng là một tổ chức nhân quyền ? Liệu các bạn có thực sự xứng đáng với các khoản tài trợ ?".

"Đây là câu hỏi đã bị quá nhiều người phớt lờ quá lâu".

David Hutt

Nguyên tác : Do Cambodia’s Human Rights Groups Ignore Ethnic Vietnamese ?, The Diplomat, 06/07/2021

Nguồn : Luật Khoa, 11/07/2021

Tựa và hình đề do Luật Khoa tạp chí đặt và bổ sung.

Additional Info

  • Author David Hutt, Luật Khoa
Published in Diễn đàn

Cam Bốt giải tỏa khu nhà nổi có đông người Việt sinh sống trên sông Tonle Sap

Trọng Nghĩa, RFI, 13/06/2021

Chính quyền thủ đô Cam Bốt vào hôm 12/06/2021 đã bắt đầu giám sát chiến dịch tháo dỡ các ngôi "nhà nổi" dọc theo bờ sông Tonle Sap – Người Việt quen gọi là Biển Hồ - khúc chảy qua Phnom Penh, bất chấp sự phản đối của những cư dân sinh sống lâu đời tại đó.

bienho1

Một người Việt bên ngôi nhà nổi trên sông Tongle Sap bị chính quyền Cam Bốt tháo dỡ, ngày 12/06/2021. AP - Heng Sinith

Theo hãng tin Anh Reuters, chính quyền thủ đô Cam Bốt đã nhấn mạnh đến nhu cầu bảo đảm mỹ quan và vệ sinh để giải thích chiến dịch giải tỏa các ngôi nhà nổi bên sông.

Trả lời Reuters, ông Si Vutha, người đứng đầu văn phòng quản lý đất đai của quận Prek Pnov, nơi đã tiến hành công việc tháo dỡ các ngôi nhà nổi từ hôm 11/06, cho biết : "Có 316 ngôi nhà mà chúng tôi phải di dời hôm nay. Đây là vấn đề thực sự ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố và môi trường. Đi thuyền ngang qua đây là thấy ngay mùi rất khó chịu".

Theo quan chức này, việc di dời nhằm làm sạch thủ đô trước khi Phnom Penh tổ chức Đông Nam Á Vận Hội 2023, vì sân vận động mới được xây chỉ cách đó vài km.

Nhân vật này nói tiếp : "Ở đây có hàng trăm con virus, cứ để du khách ngoại quốc đến thấy đất nước của chúng tôi như thế hay sao ?".

Theo Reuters, từ bao thế hệ nay, những ngôi nhà nổi bằng gỗ ở Phnom Penh vừa là nơi sinh sống vừa là phương thức mưu sinh của hầu hết các gia đình người gốc Việt. Người dân sống tại đấy cho rằng chiến dịch gải tỏa được tung ra quá sớm trong bối cảnh còn hơn một năm nữa SEA Games mới diễn ra.

Theo Reuters, ông Si Vutha không nói rõ lý do vì sao chính quyền lại cho tiến hành việc giải tỏa vào lúc này, trong lúc phát ngôn viên thành phố Phnom Penh chưa đưa ra bình luận vào hôm qua.

Trả lời Reuters, một cư dân 54 tuổi khẳng định : "Tổ tiên chúng tôi luôn ở đây". Đối với ông, lệnh của thành phố không cho gia đình ông đủ thời gian để di dời.

Một người khác, 57 tuổi, đã từ Việt Nam qua sinh sống tại Cam Bốt từ 20 năm nay, cho biết là gia đình anh kiếm sống bằng nghề nuôi cá trong bè, nhưng vì cá năm nay quá nhỏ nên không thể bán. Cư dân này rất lo lắng : "Tôi không biết phải đi đâu, tôi không có đất".

Trọng Nghĩa

********************

Người gốc Việt ở Campuchia bắt đầu di dời khỏi sông Tonle Sap

Tiến Trình, Tuổi Trẻ Online, 13/06/2021

Hàng chục ngàn người gốc Việt sinh sống lâu đời tại các làng bè trên sông Tonle Sap đang lao đao vì dịch bệnh, giờ càng khó khăn hơn khi chính quyền thành phố ban hành lệnh di dời khẩn cấp.

bienho2

Một gia đình gốc Việt sinh sống lâu đời trên sông Tonle Sap ở Phnom Penh - Ảnh : Tuấn Ngọc

Đã có thông tin chủ tịch Hội Khmer - Việt Nam và đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia sẽ phối hợp với các lực lượng chấp pháp của Phnom Penh đến hỗ trợ, giám sát việc di dời. 

Tuy nhiên chiều 11/6, cảnh sát Campuchia đã đến chặt dây, phá bè cá của nhiều hộ dân ở các quận Rusey Keo và Meanchey, sự việc khiến nhiều hộ dân khác hết sức lo lắng.

"Rời đi trong 7 ngày"

Sáng 12/6, nguồn tin của Tuổi Trẻ từ cộng đồng người gốc Việt ở thủ đô Phnom Penh (Campuchia) cho biết từ hừng đông, rất nhiều gia đình sống trong các nhà bè trên sông Tonle Sap (đoạn qua thành phố Phnom Penh, Campuchia) đã tản đi khắp nơi.

"Có gia đình đi về phía Việt Nam, có người đi hướng khác. Nhiều gia đình chỉ mới dỡ nhà chứ chưa có tiền di chuyển. Nhiều nhà tàu bè cũng mục nát rồi, muốn đi cũng không dễ..." - một người gốc Việt ở quận Rusey Keo nói với Tuổi Trẻ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Sim Chy, chủ tịch Tổng hội Khmer - Việt Nam ở Campuchia, cho biết đã gọi điện trao đổi với đô trưởng Phnom Penh để kiến nghị không đưa lực lượng chấp pháp xuống cưỡng chế, gây thiệt hại và hoang mang cho bà con gốc Việt ở đây.

Trước đó ngày 2/6, giữa lúc dịch Covid-19 vẫn đang ảnh hưởng nặng nề, đô trưởng Phnom Penh, ông Khuong Sreng đã lệnh cho các hộ dân sống trên sông Tonle Sap, thuộc 6 quận (gồm Chrouy Changvar, Prek Pnov Chbar Ampov, Meanchey, Ruesey Keo, Daun Penh) phải tháo dỡ nhà hoặc rời khỏi sông Tonle Sap.

Mặc dù sắc lệnh không nhằm cụ thể vào cộng đồng nào nhưng ai cũng biết bị ảnh hưởng nặng nhất là những người gốc Việt. Bởi họ là những người không đất đai và có tập quán sinh sống lâu đời trong các xóm nổi trên sông.

bienho3

Dỡ bỏ nhà nổi của người gốc Việt ở quận Prek Pnov ngày 12/6 - Ảnh : Reuters

Hiện có trên 1.300 hộ dân với hơn 11.000 nhân khẩu đang sống trong các xóm nổi trên sông Tonle Sap. Người gốc Việt từ lâu đã sống tại các làng bè trên sông này, mưu sinh chủ yếu bằng nghề đánh bắt, nuôi cá. 

Tuy nhiên gần đây chính quyền Phnom Penh lại coi nhà ở, bè cá, xuồng ghe trên sông là "những công trình bất hợp pháp", không cho tiếp tục tồn tại. Họ nói việc xây cất nhà trên sông như vậy làm ảnh hưởng đến giao thông đường thủy, ảnh hưởng môi trường và nguồn cá của thành phố.

Chính quyền Phnom Penh trước mắt cho các hộ dân tự di dời. Nếu không tuân thủ sẽ bị pháp luật trừng phạt.

Ông Sim Chy cho biết bản thân ông và hàng ngàn người bị ảnh hưởng đã rất bất ngờ trước thông báo của chính quyền Phnom Penh. "Đối với phần lớn người gốc Việt, họ đã sinh sống lâu đời ở đây và cũng đã được nhà chức trách Campuchia công nhận" - ông Sim Chy nói.

Trước đó, Hội Khmer - Việt Nam cũng đã gửi văn bản kiến nghị chính quyền thành phố gia hạn thời gian di dời, cũng như quy hoạch nơi ở mới cho hàng ngàn hộ dân chịu ảnh hưởng.

bienho4

Các nhà nổi của người gốc Việt ở lòng hồ Tonle Sap thuộc quận Prek Pnov ngày 12/6 - Ảnh: Reuters

Sẽ có lộ trình cụ thể ?

Điều đáng nói, dù ra thời hạn di dời một lượng lớn dân cư nhưng chính quyền Phnom Penh lại không cho biết những người này sẽ dời đi đâu và tiếp tục cuộc sống thế nào.

Vậy nên khi nhận thông báo, nhiều người gốc Việt rất hoang mang, lo lắng.

Bà Srey Mau - một cư dân gốc Việt sống trên sông Tonle Sap thuộc quận Chroy Chongva - cho biết bà đã "bị dồn đến chân tường". Dịch giã hoành hành nhiều tháng đã khiến kinh tế gia đình bà cạn kiệt, nay buộc phải dời đi, bà không biết đi đâu.

"Chúng tôi là người gốc Việt nhưng chúng tôi sinh ra và đã ở Campuchia nhiều đời nay. Chúng tôi đã coi mình là người Campuchia. Hãy cho chúng tôi quyền được có chỗ ở và mưu sinh..." - một hộ dân gốc Việt chia sẻ với Tuổi Trẻ.

Tham tán Võ Tuấn Ngọc, trưởng phòng công tác cộng đồng thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, cho biết đại sứ quán cùng Hội Khmer - Việt Nam đã và đang làm việc với các bên để có hướng giải quyết thấu đáo vấn đề.

Nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ cho biết một giải pháp ổn thỏa đang được cân nhắc. Đó là tiến hành thực hiện sắc lệnh của chính quyền Phnom Penh theo lộ trình từng giai đoạn.

Theo đó, giai đoạn đầu từ ngày 12/6 sẽ di chuyển các nhà bè ở 2 quận Russey Keo và Prek Phnov và sắp xếp thành hai hàng từ khu vực cách cầu Pnek Phnov khoảng 3km.

Tiếp đó sẽ thống kê, phân loại cụ thể các hộ gia đình bị di dời để tính phương án tái định cư trên bờ, hỗ trợ chuyển đổi sinh kế. Vận động tới từng hộ dân, ai có nhà trên bờ rồi thì tự giác chuyển lên sớm.

Sang giai đoạn sau, chính quyền Phnom Penh, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, Hội Khmer - Việt Nam sẽ cùng bàn giải pháp hỗ trợ người dân chuyển đến khu tái định cư (không xa khu vực nhà bè hiện nay) theo hình thức cho thuê đất... Bà con cũng được khuyến khích chuyển đổi nghề và làm công việc khác như nuôi tôm, chăn nuôi, trồng rau để cung cấp rau cho thành phố Phnom Penh.

Theo ông Chy, các đơn vị liên quan đang nỗ lực tìm thêm các điểm mới giúp bà con có chỗ di dời, trước mắt sẽ tập trung ở tại khu vực chùa Chethaukdom thuộc phường Samrong, quận Prek Phnov ở Phnom Penh.

"Trước những khó khăn, áp lực mà các hộ gia đình trong diện di dời đang đối mặt, Hội Khmer - Việt Nam tại Campuchia động viên bà con bình tĩnh, tuân thủ luật pháp, tôn trọng quyết định của chính quyền địa phương và cùng tính toán các phương án di dời, có vấn đề gì trở ngại khó khăn hãy liên hệ với Hội Khmer - Việt Nam" - ông Sim Chy cho biết.

Tiến Trình

*********************

Việt Nam đã có ý kiến với Campuchia việc giải tỏa nhà nổi có đông người Việt sinh sống

Nhật Đăng, Tuổi Trẻ Online, 10/06/2021

Liên quan tới việc Campuchia ra lệnh giải tỏa, di dời nhà nổi nơi có người Việt sinh sống ở sông Tonle Sap (hoặc Biển Hồ), Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 10/6 cho biết đã nêu ý kiến với phía Campuchia.

bienho5

Nhà nổi ở sông Tonle Sap, gần Phnom Penh (Campuchia) - Ảnh: Reuters

Trước đó vào ngày 2/6, chính quyền thủ đô Phnom Penh thông báo việc giải tỏa nhà nổi, bè nuôi cá trên sông Tonle Sap, gần thủ đô Phnom Penh. Được biết lý do cho việc ban hành lệnh di dời này nằm ở lo ngại gián đoạn, ảnh hưởng nguồn nước, phá hủy hệ sinh thái, lượng cá suy giảm do đánh bắt…

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia xác nhận có kế hoạch di dời này, và cho biết khu vực ảnh hưởng có cả các công trình của người gốc Việt.

Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 10/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam rất quan tâm tới thông tin này. Và ngày 7/6 vừa qua, tại cuộc gặp song phương giữa Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia Prak Sokhonn, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã đề nghị Campuchia tiếp tục quan tâm giải quyết vấn đề địa vị pháp lý cho người gốc Việt tại Campuchia.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng đề nghị các cơ quan chức năng của Campuchia trong quá trình triển khai chính sách, cần lưu ý có lộ trình hợp lý, bảo đảm quyền lợi và an sinh của người gốc Việt, tạo điều kiện cho những người bị ảnh hưởng sớm ổn định cuộc sống, duy trì hoặc chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp, và tiếp cận đầy đủ các dịch vụ thiết yếu.

Trước đó vào ngày 4/6, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh cũng trực tiếp tới thăm hỏi, động viên bà con gốc Việt tại khu vực bị di dời.

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cũng như Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đã có trao đổi với phía Campuchia, đề nghị tạo điều kiện thuận lợi, có các biện pháp hỗ trợ thiết thực cho bà con tái định cư, đảm bảo tính nhân đạo và quyền lợi chính đáng của người dân.

Theo người phát ngôn Thu Hằng, phía Campuchia đã ghi nhận các ý kiến của phía Việt Nam, khẳng định Chính phủ Campuchia sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho sinh viên, doanh nghiệp, những người Việt Nam học tập, làm ăn và người gốc Việt sinh sống ổn định tại Campuchia.

"Việt Nam thông hiểu chính sách phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ cảnh quan môi trường của Campuchia, đồng thời mong rằng việc di dời được triển khai theo lộ trình hợp lý, khả thi, có bố trí khu vực tái định cư với đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu, giúp người dân thuộc diện di dời sớm ổn định cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội", bà Thu Hằng nói.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho hay trong thời gian qua, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia cũng đã hỗ trợ hội Khmer Việt Nam tại Campuchia, giúp nhiều hộ dân người gốc Việt chuyển đến nơi ở mới theo chủ trương của chính quyền Campuchia. Và đến nay, cuộc sống của một số bà con đã di dời bước đầu đi vào ổn định, theo người phát ngôn Thu Hằng.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình triển khai kế hoạch di dời của Campuchia, và tình hình của cộng đồng người gốc Việt tại đây, phối hợp với Hội Khmer Việt Nam tại Campuchia để kịp thời có các biện pháp hỗ trợ cần thiết.

Tờ Khmer Times cho biết lệnh di dời này buộc người sống trên làng nhà nổi phải rời đi trong vòng 7 ngày. Thời hạn gấp rút này đẩy nhiều gia đình ngụ tại đây vào tình cảnh khó khăn.

Được biết khoảng 700 hộ gia đình nghèo đã chịu ảnh hưởng từ lệnh nêu trên, và đã kêu gọi sự giúp đỡ từ Thủ tướng Campuchia Hun Sen.

Trả lời Khmer Times, các hộ gia đình này nói rằng họ sẵn sàng tuân lệnh di dời, nếu chính quyền hoặc Thủ tướng Hun Sen tìm giải pháp tái định cư.

Sông Tonle Sap dài 120km, nối hồ Tonle Sap với sông Mekong. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á.

Nhật Đăng

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa, Tiến Trình, Nhật Đăng
Published in Việt Nam
vendredi, 04 septembre 2020 16:58

Về ngoại

Người ta bảo sông có khúc, người có lúc. Thế mà, khúc đời nào của Việt Kiều Cambodia cũng nhiêu khê. Thời nào của họ cũng là thời mạt vận.

Ngy Thanh

vengoai1

Thông tín viên Võ Thành Nhân (SBTN) vừa buồn bã loan tin : nhà báo Lê Văn Phúc đã từ trần vào hôm 7 tháng 8 năm 2020, tại Reston – Virginia. Tác phẩm (Tôi Làm Tôi Mất Nước) đầu tay của ông do Văn Hữu xuất bản năm 1985, và Thế Giới Ấn Quán tái bản – lần thứ 5 – vào năm 1989. Với thị trường sách báo hải ngoại thì đây là một hiện tượng hiếm hoi.

Lê Văn Phúc được nhiều người tìm đọc vì không ít độc giả đã cùng chia sẻ với ông cái cái tâm cảm, hay mặc cảm (mất nước) bàng bạc trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản từ nhiều thập niên qua. Gần đây, tác giả Thụy Khuê vừa gửi đến mọi người một cách tư duy khác, mới mẻ và khoáng đạt hơn, qua tập bút ký (Quê Hương Ngày Trở Lại) xuất bản vào tháng 6 năm 2019 :

"Khi miền Nam thua trận năm 1975, nhiều người Việt phải bỏ nước ra đi, không ít người kêu than ‘mất nước’. Kêu như thế là chưa hiểu gì về đất nước : đất nước ta là một tập hợp sông núi, con người, văn hóa và lịch sử ngàn năm, nó có cái vinh quang cũng có cái ô nhục, bởi nó là tổ tiên ta, ta phải gánh tất cả, bởi nó đã ở trong ta, trong dòng máu.

Sinh con, ta tưởng nó là của ta, nhưng không, con ta là của nó. Duy chỉ có đứng trên đất nước, chỗ nào, ta cũng cảm thấy đó là của mình, đất nước là cái sở hữu duy nhất mà con người có được. Đi du lịch, biết bao nhiêu cảnh đẹp thế gian bầy ra trước mắt, nhưng cảnh đó không phải của ta, nó là của người Tầu, của người Pháp, của người Nhật... chỉ có nước Việt là của ta, của mình, miên viễn là của mình, xuyên qua các thể chế, thắng bại, được thua...

Vì thế, nước không bao giờ mất, chỉ thay đổi chế độ. Nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn không phải là chủ đất nước, họ là những người cai trị đất nước trong một thời đại. Nhìn như thế, ta sẽ thấy lòng an nhiên tự tại, một niềm hãnh diện mở ra tới vô cùng, bóp chết những thương đau, thù hận".

Nỗi lòng "an nhiên tự tại" của một vị nữ sỹ (e) khó có thể được chia sẻ bởi tất cả mọi người, nhất là những kẻ đang lâm vào bước đường cùng trong kiếp tha hương. Lịch sử của một triều đại, hay một chế độ, có thể kéo cả hàng thế kỷ mà kiếp người thì chỉ tính bằng năm. Không ít những mảnh đời tuy rất ngắn ngủi nhưng đã bị bầm dập đến te tua thì quê cha, hay đất tổ, chỉ là một khái niệm rất mơ hồ và vô cùng mù mịt. Xin ghi lại một :

"Năm 1993, Yến chết thảm ở tuổi 21. Đám tang của Yến diễn ra trong một ngày mùa đông buồn thảm. Cái buồn thảm không giống những nỗi buồn tôi từng chứng kiến trong các đám tang khác khi còn ở Việt Nam.

Lần cuối cùng người ta thấy Yến đi với một gã người Campuchia khoảng một tuần trước. Khách đã thỏa thuận và chi tiền trước với chủ chứa để ‘bao’ Yến trong hai ngày. Nhưng ba, rồi bốn ngày vẫn không thấy Yến về.

Linh tính có điều gì chẳng lành xảy ra với cô nên hai người chị kết nghĩa là Hương và Trầm bỏ tiền nhờ người đi tìm. Để có thêm tiền chi trả việc tìm bạn, tất nhiên Hương và Trầm phải ‘làm thêm’, tức là tiếp khách nhiều hơn ngày thường.

Người ta tìm thấy xác của Yến (khi ấy đã không còn nguyên vẹn do thương tích, do côn trùng bâu kín thân thể) bị vứt ở chân núi Mô Păng. Vì chủ chứa – một mụ đàn bà người Việt có nước da bợt như xác chết, không cho làm tang ở đấy, thành ra mấy người thợ mộc hàng xóm phải đi kiếm gỗ, dựng tạm cho cái chòi tại khu đất trống để có chỗ kê quan tài. Đám tang lèo tèo vài ba người hàng xóm thất nghiệp trong đó có tôi, ngồi dự cho đỡ tủi. Yến có thằng con trai lên bốn tuổi, tên là Hên. Thấy mẹ chết, nó gào khóc, tiếng khóc tôi chưa từng nghe thấy bao giờ :

- Ụ má mày, mày xí gạt tao. Mày hứa đưa tao về quại mà mày hổng đưa. Mày bỏ tao mày đi. Choi me hặn… hặn tau na… cùm ngợp. (Đù má mày… mày đi đâu… đừng chết)… Dậy đưa tao về quại !" (Phạm Thanh Nghiên, Chuyện Kể Của Chồng).

Bà Yến từ trần vào năm 1993 khi Hên mới vừa lên 4. Tính đến năm nay thì cậu bé này đã trở thành một thanh niên ở tuổi ba mươi. Tôi băn khoăn tự hỏi : chả hiểu người người đồng hương trẻ tuổi của mình, nếu vẫn còn sống sót, có còn muốn về quê ngoại ? Và "lỡ" muốn thì đường về liệu có còn lối hay không ?

Báo Công An Nhân Dân vừa, số ra ngày 31/7/2020, vừa đăng tải một bản tin (ngắn ngủi) đọc mà muốn nát lòng :

"Lúc 6h30’ cùng ngày, Tổ công tác của Trạm kiểm soát thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương phối hợp với Chi cục Hải Quan Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương phát hiện hàng chục đối tượng (gồm người lớn và trẻ em), di chuyển từ phía Campuchia qua tuyến biên giới tỉnh An Giang, trên 8 thuyền máy.

Tổ công tác tiến hành dừng phương tiện, dẫn giải người, phương tiện về Trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu quốc tế xác minh, điều tra, làm rõ.

Qua lấy lời khai, được biết có 7 hộ gia đình với 41 khẩu (20 người lớn, 21 trẻ em) sống tại tỉnh Siem Reap và tỉnh Pur Sát (Campuchia). Do hoàn cảnh sống khó khăn nên có ý định trốn về Việt Nam sinh sống tại tỉnh Đồng Tháp và Tây Ninh. Tất cả đều không có giấy tờ hợp pháp, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương đã tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xuất, nhập cảnh trái phép bằng hình thức cảnh cáo đối với 14 đối tượng là chủ hộ gia đình, cho làm cam kết không tái phạm".

vengoai2

Hóa ra đất nước chỉ "miên viễn là của mình, xuyên qua các thể chế, thắng bại, được thua...", nếu kẻ tha hương vẫn có một nơi anh lành (nào khác) để tạm cư và có thể về thăm chơi – đôi ngày – bất cứ lúc nào với passport cùng một mớ ngoại tệ bên mình. Chứ với những kẻ lâm vào bước đường cùng (không có một đồng xu dính túi) thì đất nước và quê hương không có chỗ dành cho họ.

Mất nước – rõ ràng – là thực tại phũ phàng đối với nhiều người, chứ chả phải là chuyện nói theo giọng cường điệu hay nói cho vui miệng thôi đâu.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 04/09/2020 (tuongnangtien's blog)

Additional Info

  • Author Tưởng Năng Tiến
Published in Diễn đàn

Liên Hiệp Quốc : Campuchia phải công bằng khi tái di cư người gốc Việt (BBC, 10/11/2018)

Đặc sứ của Liên Hiệp quốc về Nhân quyền tại Campuchia kêu gọi chính quyền Campuchia phải công bằng và minh bạch trong việc tiến hành tái di cư các hộ gia đình gốc Việt ở tỉnh Kampong Chhnang, lo ngại vi phạm nhân quyền.

viet1

Một gia đình người gốc Việt ở Kampong Chhnang

Theo tờ Phnom Penh Post, bà Rhona Smith đưa ra tuyên bố này hôm 8/10 trong cuộc họp báo tại Văn phòng của Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR) trong chuyến thăm 11 ngày đến vương quốc.

Campuchia đang thực hiện kế hoạch di dời khoảng 2000 hộ tương đương khoảng 10.000 người gốc Việt đang sống trên các nhà thuyền ở tỉnh Kampong Chhnang lên các huyện khác trên bờ.

Giới chức Campuchia quyết tâm thực hành kế hoạch tái di cư quy mô này dẫn chứng lí do là để nguồn nước và môi trường ở dọc

Bà Smith đã đích thân đến tỉnh Kampong Chhnang để điều tra về kế hoạch di cư, và kết luận rằng :

"Giới chức tỉnh [Kampong Chhnang] cũng phải nhận ra sự cấp thiết trong việc đảm bảo kế hoạch tái di cư không khiến cuộc sống của họ tệ hơn, như vậy sẽ đi ngược lại nỗ lực giảm nghèo của chính quyền", bà Smith nói.

viet2

Khoảng 2000 hộ dân gốc Việt buộc phải đi tái di cư lên bờ

Bà nói thêm những một số những người bị ảnh hưởng nằm trong nhóm nghèo nhất trong khu vực và phần lớn trong số họ không có giấy tờ tùy thân để được tiếp cận các dịch vụ và quyền lợi cơ bản.

Bà Smith nói rằng giới chức đang làm việc với một công ty tư nhân để xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá và cung cấp điện và nước sạch tại một trong các khu tái di cư. Tuy nhiên bà nhận thấy các khu vực này vẫn thiếu các cơ sở vật chất cần thiết.

Trước đó, nhiều người gốc Việt tại Campuchia cũng chia sẻ với BBC về nguyện vọng cho phép họ di chuyển tới địa điểm tạm cư mới đủ điều kiện sống tối thiểu, bảo đảm vệ sinh môi trường và có thể mưu sinh trong thời gian chờ đợi chính quyền tìm các biện pháp cho họ tái định cư lâu dài.

Nếu chưa có địa điểm phù hợp thì cho phép họ quay tạm trở lại nơi ở cũ.

Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng hôm thứ tư, bà Smith bày tỏ lo ngại về kế hoạch tái định cư, nói rằng nó có thể vi phạm nhân quyền.

viet3

Rất nhiều người dân ở đây nằm trong những hộ nghèo nhất

Nhưng ông Sar Kheng lập luận rằng chính quyền cần có trách nhiệm cải thiện vệ sinh và bảo vệ môi trường.

Ông nói rằng các nhà chức trách đã quan tâm nhiều đến các khía cạnh nhân quyền. Không sự vi phạm quyền lợi hay tài khoản bị tịch thu vì họ tuân theo luật pháp để giữ gìn trật tự.

Trong khi đó thống đốc tỉnh Kampong Chhnang, Sun Sovannarith, nói tỉnh có kế hoạch rõ ràng để di dời.

"Sẽ không có vấn đề gì cho con cái họ tiếp cận giáo dục bởi vì [trường] gần nhà của họ và không có sự phân biệt đối xử với người Việt", ông Sovannarith nói với tờ Phnom Penh Post.

viet4

Hầu hết người dân sống bằng nghề đánh cá, cuộc sống mưu sinh cần có nguồn nước của Biển Hồ

Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh thì cho biết, phía Việt Nam ủng hộ chính sách bảo đảm vệ sinh môi trường Biển Hồ.

Nhưng cũng mong muốn chính quyền sở tại có sự chuẩn bị chu đáo để bảo đảm không tạo ra vấn đề môi trường mới tại địa điểm di dời, có cơ sở hạ tầng, thoát chất thải, nước sạch... tối thiểu để đảm bảo cuộc sống bình thường của người dân di dời.

Trước đó, được biết hôm 11/10, tại cuộc gặp ở Indonesia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao đổi với Thủ tướng Campuchia Samdech Hunsen về việc di dời làm xáo trộn đời sống người dân.

**********************

LHQ kêu gọi Campuchia công bằng trong việc di dời các gia đình người Việt (VOA, 10/11/2018)

Báo cáo viên Đặc bit ca Liên Hip Quc v Nhân quyn Campuchia, Rhona Smith, kêu gi chính ph nước này công bng và minh bch khi x lí vn đ các gia đình người Vit Nam b di cư ti tnh Kampong Chhnang, báo The Phnom Penh Post đưa tin.

viet5

Rhona Smith (trái), Báo cáo viên Đặc bit ca Liên Hip Quc v Nhân quyn, ngày 8 tháng 11,

Báo này cho biết bà Smith đưa ra phát biu này trong mt cuc hp báo ngày th Năm ti Văn phòng Trưởng Cao y Nhân quyn vào ngày cui cùng trong chuyến thăm 11 ngày Campuchia, nơi bà gp g các quan chc chính ph cao cp, các đi din xã hi dân s và các thành viên cộng đng ngoi giao.

Sau khi đi đến tnh Kampong Chhnang đ điu tra kế hoch di di, bà kết lun "chc chn" cn phi bo đm có nước và h thng v sinh cũng như qun lí bn vng nước và h thng v sinh cho nhng người b di di, và bo tn H Tonle Sap và các nguồn tài nguyên sông.

"Chính quyền tnh cũng công nhn s cn thiết phi bo đm rng kế hoch di di s không làm cho người dân kh cc hơn, điu s đi ngược li n lc gim nghèo ca chính ph", bà được dn li nói.

Bà nói thêm rằng mt số người b nh hưởng thuc din nghèo nht trong khu vc và đa s không có giy t tùy thân cho phép h tiếp cn được các dch v và các quyn cơ bn.

Bà Smith cũng lưu ý rng chính quyn đã làm vic vi mt công ty tư nhân đ xây dng cơ s h tng như đường sá, và cung cấp các dch v công ích như đin và nước sch ti mt trong các khu tái đnh cư được đ xut.

Tuy nhiên, bà kết lun rng các đa đim tái đnh cư khác vn còn thiếu cơ s h tng phù hp.

"Tôi kêu gọi chính ph ci thin các cách thc gii quyết các vn đ phc tp v quyn s dng đt, bng s minh bch và công bng hơn, và bng cách bo đm áp dng mt phương thc tng th đ gii quyết tranh chp đt đai khi cân nhc vic di di. Ch có bng cách này thì không ai b b li phía sau", bà được dn li nói.

Báo Phnom Penh Post cho biết trong cuc gp vi B trưởng Ni v Sar Kheng hôm th Tư, bà Smith bày t lo ngi v kế hoch tái đnh cư, nói rng vic này s vi phm nhân quyn.

Nhưng ông Sar Kheng lp lun rng chính quyn có trách nhim cải thin v sinh và bo v môi trường.

Ông nói rằng nhà chc trách đã chú ý nhiu hơn đến các khía cnh nhân quyn ca bt c vic gì h làm. Không có nhân quyn nào b vi phm hoc tài sn nào b tch thu vì h tuân th lut pháp trong khi duy trì trt t.

Một s cư dân người Vit tng sng trên H Tonle Sap (Bin H) trước đó nói vi VOA rng cuc sng nơi tái đnh cư rt cơ cc và thiếu thn đ th. Mt s người nói h xin ri đi nhưng b nhà chc trách cn tr, thm chí b pht và b tước giy t.

Hàng ngàn người Vit Campuchia đã tr v Vit Nam bng thuyn và hin đang tm cư trong tình trng nghèo kh và vô t quc ti h Du Tiếng Tây Ninh, cũng như các tnh Long An, An Giang, Đng Tháp, Đng Nai và Kiên Giang.

Published in Việt Nam
vendredi, 29 décembre 2017 21:55

Hành trình Biển Hồ

Sau hai tiếng lái xe từ thủ đô Phnom Penh, đến tầm trưa hôm 8/12, phóng viên BBC có mặt tại xã Phsa Chhnang, tỉnh Kampong Chhnang, một tỉnh nhỏ ở Biền Hồ, nơi có một số lượng lớn người gốc Việt sinh sống.

1. Kampong Chhnang Bấp bênh với sóng gió

Kể từ khi trở lại Campuchia vào những năm đầu thập niên 1980, nhiều bà con Việt kiều vẫn chưa có mẩu giấy tùy thân hợp pháp nào. Thêm vào đó, những năm gần đây, người dân còn cáo buộc tình trạng bị "ức hiếp, lừa gạt" bởi chính tỉnh hội người gốc Việt.

Tôi gặp với ông Nguyễn Văn Nam, một người dân có chút hiểu biết về luật pháp và thông thạo cả tiếng Khmer và tiếng Việt.

Như nhiều người Việt sinh sống ở đây, ông Nam và gia đình đã sinh sống ở Campuchia qua nhiều thế hệ. Chỉ có một khoảng thời gian ngắn trở về Việt Nam để chạy nạn Khmer Đỏ.

tonlesap1

Những ngôi nhà gỗ màu xanh dương chòng chành chông chênh đặc trưng của người gốc Việt trên Biển Hồ

Đóng nhiều loại phí, nhiều loại giấy tờ mà không có kết quả

Và cũng như hầu hết người dân ở đây đều, sau khi chạy nạn thì đã mất hết giấy tờ tùy thân cũ và cứ liên tục phải làm nhiều giờ khác nhau.

Ông Nam cho biết : "Trong thời gian đó tôi sống ở đây thì có nhiều vấn đề phức tạp về vấn đề giấy tờ vì người Việt ở đây mỗi năm cứ làm giấy mãi làm giấy hoài, cứ đóng mỗi năm vậy đó không nhiều thì ít có lúc 5000, 10.000, 15.000 Riel (1.000 Riel bằng khoảng 5.500 VND)

Người dân cứ đóng các khoản phí "bí ẩn" từ khoảng 20 năm nay nhưng không rõ giấy tờ thủ tục đi đến đâu.

Nhưng khi có người ý kiến tại buổi họp chi hội Hội người Campuchia gốc Việt để xin tiền để hỗ trợ người dân khoản phí trên thì bị "giật mic".

Tuy nhiên, người dân sau đó cùng nhau làm một số lá đơn kiến nghị, xin nhờ giúp đỡ, gửi lên nhiều cơ quan chính phủ Campuchia.

"Sau đó thì tiền về", ông Nam cho biết. "Có quan chức Campuchia xuống đưa tiền cho người dân đóng, sau đó thu lại". Tuy nhiên ông Nam nói không biết số tiền này đến từ đâu.

tonlesap2

Sau khi đóng 250.000 Riel, người dân sẽ được nhận Thẻ Ngoại Kiều (như trong hình), cứ hai năm đóng một lần. Theo luật Campuchia, sau khi được thừa nhận sinh sống hợp pháp 7 năm, tức đóng phí 3 lần, đến năm thứ 7, người gốc Việt đủ tiêu chuẩn để đăng ký nhập quốc tịch Campuchia

Khi BBC hỏi về vấn đề xích mích, kỳ thị với người Khmer bản địa, một người dân khác là ông Nguyễn Văn Mạnh nói theo ông được biết thì ở Kampong Chhnang không có vấn đề gì.

"Mình sống ở đất nước người ta thì sao mà mình xích mích gì với người ta", ông Mạnh nói.

Tuy nhiên, ông Mạnh kể lại một trường hợp khi con dâu là người Khmer sinh cháu, nhưng vì chồng là người Việt, phía chính quyền Campuchia "không chịu làm giấy khai sinh". Phải nhờ đến bà ngoại là người Khmer lên làm giấy thì mới được cấp.

Hiện không rõ những gia đình thuần Việt thì có giấy tờ bằng cách nào.

Cáo buộc tỉnh hội 'lừa đảo bán đất lấy tiền'

Đồng thời vào năm 2015, người dân được thông tin phải di dời rồi vùng Chợ Nồi ở trung tâm tỉnh Kampong Chhnang.

Ông Nam cho biết khi đó "đuổi là tự đi, không ai giúp đất hay tiền để dỡ nhà, số tiên nho nhỏ để cắt nhà chòi tranh cũng không có, là tự mình lên, tự lo".

Mạnh thì nói, "Cuộc sống hồi đó không khó khăn đâu, do tỉnh hội của ông Bé làm khó khăn 8 năm nay. Năm 2000 có ông Bảy Tân là dân bầu. Ông đó ổng lo cho dân sau ổng chết thì Bùi Văn Bé lên làm, cấu kết với chính quyền làm khó dân, ức hiếp dân", ông Mạnh nói.

Ông Bùi Văn Bé mà ông Mạnh đề cập là chi hội trưởng Hội người gốc Việt ở tỉnh Kampong Chhnang.

Năm 2015, người dân bị yêu cầu di dời khỏi khu Chợ Nồi, vùng trung tâm của tỉnh và phải chuyển lên bờ sinh sống.

Người dân cáo buộc khi đó ông Bé nói con trai bán đất cho người dân và ông Bé đứng ra làm chứng với tư cách chủ tịch tỉnh hội.

"Nói ông Bé làm giấy chủ quyền [đất] ông Bé không làm, đòi tiền cũng không trả, nói nặng thì ông Bé đe dọa sẽ cho công an bắt bỏ tù", ông Mạnh cho biết, nói rằng người dân còn bị đe dọa sẽ bị "công an bắt giữ" nếu "tiếp tục có ý kiến".

"Bà con phàn nàn dữ lắm, đòi ông Bé trả tiền. Chi hội gì mà toàn kinh doanh gia đình chứ không lo cho bà con", ông Mạnh nói.

tonlesap3

Một cửa tiệm cơ khi lềnh bềnh trên Biển Hồ ở Kampong Chhnang

"Đất đó là đất ngập nước là đất không được giấy chứng quyền mà ổng nói con trai là Bùi Minh Tâm, thừa nhận ký bán đất rừng bán. Tôi không hiểu làm sao ổng là người Việt lấy đất Campuchia đem bán được, mà nhiều bà con tin tưởng rốt cuộc đưa tiền, rồi giờ nhà nước lấy lại hết trơn", ông Nam giải thích.

Theo luật Campuchia, nếu không có quốc tịch Campuchia thì không thể mua đất. Việc 'mua đất' không thành nên từ 2015 đến nay, người dân vẫn sinh sống trong những căn nhà nổi ở một khu hẻo lánh.

Chúng tôi sau đó đã tìm cách liên lạc với ông Bùi Văn Bé nhưng ông từ chối trả lời phỏng vấn, nói rằng chỉ ông Châu Văn Chi, chủ tịch Tổng hội mới có quyền phát ngôn với báo chí.

Trả lời phóng viên BBC hôm 11/12 tại Phnom Penh, ông Châu Văn Chi, chủ tịch Tổng hội Người Campuchia gốc Việt cho biết :

"Các vấn đề tiêu cực này ở đâu cũng có. Chúng ta không thể nói thành việc lớn được, cả nhân dân Campuchia và cả người Cam gốc Việt mình cũng có.

"Nói chung tổng hội hoạt động đúng theo điều lệ của tổng hội. "Có trường hợp bà con bị chèn ép khó khăn thì đại diện bà con sẽ có báo cao cho tổng hội. Tổng hội sẽ kết hợp với các bộ ban ngành để giúp bà con sống ổn định", ông Chi nói.

Khi được hỏi về việc ông Bùi Văn Bé bị tố cáo lừa người dân mua đất lấy tiền, ông Chi nói :"Thông tin này tôi không nắm rõ. Tôi nghĩ là không có đâu, một số bà con chưa đầy đủ thủ tục thì làm sao đứng tên để mua đất được".

'Chỉ mong sống ở mé sông, không chống luật pháp Campuchia'

Nếu khổ vậy thì ông có khi nào nghĩ sẽ về Việt Nam không ? Phóng viên BBC hỏi ông Mạnh.

tonlesap4

Một gia đình Việt-Khmer ở Kampong Chhnang

"Muốn về thì phải làm đơn xin về bển, mà mỗi đơn là 200 đôla. Tiền đâu mà chúng tôi làm. Mà đây là tiền chi hội đòi đóng. Về [Việt Nam] mà không có giấy tờ của chi hội thì họ không nhận", ông Mạnh nói.

"Chi hội kèm cặp quá rất là tội cho dân, tất cả bà con chúng tôi. Anh em chúng tôi không biết sao thoát được cảnh khổ".

"Về chuyện bị đuổi lên bờ, đa số chúng tôi làm ăn nghề chài lưới, không quen cuộc sống trên bờ, nên mong cô bác các hội trong ngoài nước ủng hộ, bà con không chống luật pháp Campuchia, chỉ xin được ở gần mé sông để quản lý xuồng ghe, tài sản, tiếp tục làm nghề chài lưới, đánh bắt cá", ông Mạnh phân trần.

2. Số phận không bến bờ

Từ Kampong Chhnang, mất 4-5 giờ lái xe để đến xã Chong Kneas, Siem Reap. Sau đó, chúng tôi phải đi bè khoảng 10 phút mới tới khu nhà nổi của người gốc Việt, tách biệt khỏi khu chợ trong bờ, đông người Khmer sinh sống.

Chúng tôi gặp gỡ khoảng 10 người dân ở đây. Cuộc trò truyện trong căn nhà tuềnh toàng toát lên nỗi niềm chung mà chúng tôi từng nghe từ gia đình ông Mạnh, ông Nam ở Kampong Chhnang.

tonlesap6

Vùng Biển Hồ ở Siem Reap hiện có 500 hộ người gốc Việt sinh sống, hầu hết đều nằm trong những hộ nghèo và rất nghèo

Dân cáo buộc 'chính quyền làm tiền, ức hiếp'

"Sống từ trước giờ từ 74-75 tụi tôi về Việt Nam, rồi năm 80-81 trở về đây trên Miên này lại, hồi đó ông bà ở trên này, chôn trên này, ở đây thăm xương cốt, làm ăn ở đây. Hồi trước chính quyền nó dễ dàng, không có làm tiền như bây giờ. Giờ chính quyền khó khăn quá", ông Nguyễn Văn Sơn nói.

Người dân cáo buộc ông Sáu Đầy, tức ông Võ Văn Đầy, phó chủ tịch tỉnh hội Hội người Việt ở Siem Reap cùng ông Đỗ Văn Thanh "ức hiếp, bắt bớ người dân".

tonlesap7

Có gần một trăm đơn từ tường trình, khiếu nại các vụ việc mà người dân cho là sai phạm của các quan chức Campuchia và tỉnh Hội người Campuchia gốc Việt tỉnh Siem Reap

"Từ khi ông Đầy này lên, không giúp gì được cho bà con. Bà con rất là gian nan vì ông Đầy này", ông Châu Văn Chi, một người dân Chong Kneas, nói trong sự hưởng ứng gật gù của những người dân còn lại.

Sau đó người dân cho phóng viên chúng tôi thấy hai ba tập tài liệu lưu trữ hàng chục đơn tường trình, đơn khiếu nại từ hơn 20 năm chục qua.

Nhiều lá đơn tường trình các vụ việc sai phạm, bắt bớ. Có tờ đơn tới hàng chục người dân lăn tay đỏ.

tonlesap8

Đơn cáo buộc cảnh sát kinh tế Campuchia dùng súng AK ép người dân đưa tiền vào năm 2001

Trường học mang tính hình thức, là tụ điểm cho nhà hảo tâm ?

Ở Chong Kneas có một số trường học, trong đó đặc biệt là trường học tình thương do Quân khu 7 xây dựng ngay trong khu nhà thuyền nổi của người Việt.

Tuy nhiên người dân mà tôi tiếp xúc phản ánh rằng trường học hoạt động như một tụ điểm thu hút nhà hảo tâm hơn là đầu tư vào việc dạy học.

tonlesap9

Cả khuôn viên trường thực ra là một dãy nhà thuyền nối lại, trôi nổi giữa Biển Hồ. Màu xanh dương rực khiến nó trở thành một cảnh quan du lịch bất đắc dĩ

"Trường học này để kinh doanh mà thôi mà không dạy con em gì đâu, chỉ là để các nhà hảo tâm đến đưa tiền chia nhau ăn.

Vậy đi học thì có tốn tiền không ? Tôi hỏi.

"Học không đóng tiền, nhưng tốn tiền đò rồi để cho nó làm từ thiện. Nó bảo các nhà hảo tâm, nó nuôi 300 em học sinh, hảo tâm nghe êm quá. Nó có nuôi mà nuôi phần nào thôi", ông Chi cho biết.

"Tụi tôi sống trong vùng chiến tranh đã dốt rồi, giờ muốn cho con đi học chữ, học mà không biết chữ thì cũng làm cái gì đâu", ông Chi nói thêm.

Mong nhà nước Việt Nam, Campuchia chọn 'người có tài, có đức' giúp dân

Khi được hỏi liệu họ đã phản ánh các vấn đề này và giấy tờ tường trình với chính quyền và tổng hội để giải quyết chưa, một người dân xin giấu tên cho biết : "Họ không có giúp đỡ gì hết. Họ có cấm tụi tôi làm mấy đơn này. Đây là tụi tôi làm lén đó. Họ nói nếu làm thì sẽ bắt tôi bỏ tù".

Phương án quay về Việt Nam cũng không khả thi đối với nhiều người dân.

"Về Việt Nam làm sao mà về, làm sớm mai ăn chiều, hết rồi, làm chỉ đủ ăn. Về không có miếng đất, không có nhà sao ở. Nhà nước Việt Nam có lệnh kéo về là đi liền, kẹt là anh em chúng tôi không có tiền", ông Chi nói.

"Nghề cá nó vô chừng. Một năm trúng vài ngày, còn lại đủ sống qua ngày, bữa nay 30-40 ngàn, bữa sau 20-30 ngàn Riel (1000 Riel bằng khoảng 5.500 VND). Có khi chạy lỗ xăng, giông gió…"

"Anh em sống là nhờ cái chi hội. [Trái] phải gì cũng phải nhờ chi hội can thiệp. Mà chi hội không can thiệp, chỉ chờ đón khách hảo tâm để chia tiền. Mà đâu phải gần đây, gần 20 năm nay rồi, anh em chúng tôi sống rất gian nan.

"Tôi cũng mong muốn nhà nước Việt Nam, Campuchia phối hợp thay đổi thầy giáo mới, có đức dạy cho các em học sinh, để đám này dạy hoài thì nó vẫn dốt như trước thôi".

"Tôi chỉ mơ ước nhà nước Campuchia và Việt Nam hợp tác dẹp người ác, còn người có đức có tài, để anh em sống bình yên. Còn nếu cứ để cái chi hội này hoài, bầu lên những người ác độc thì sẽ đi về Việt Nam nữa", ông Chi nói.

"Tức quá về Việt Nam ăn xin cũng đi nữa", bà Hà, một người dân cũng có mặt hôm đó, tiếp lời.

Hôm 27/12, ông Châu Văn Chi cho chúng tôi biết thêm về các cáo buộc của người dân về ông Đầy và ông Thanh, Chủ tịch Tổng hội Người Campuchia gốc Việt :

"Tôi nghĩ mấy người cũng là người dân bình thường. Với vai trò của hội sao có quyền mà bắt người, làm tiền bà con được đâu. Thông tin này phải xem xét lại".

Nếu thành viên tổng hội thực sự vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào ? Tôi hỏi.

Ông Chi đáp : "Tùy theo mức độ nặng nhẹ như thế nào, tùy theo điều lệ. Những anh em tham gia công tác của hội mà có sơ suất, làm những việc không đúng quy chế của hội sẽ bị nhắc nhở lần thứ nhất. Đến lần thứ nhất không sửa chữa thì xóa tên trong danh sách cán bộ hội. Còn sai với luật pháp thì có chính quyền cơ quan ban ngành có thẩm quyền xử lý đúng theo pháp luật".

Khi được hỏi về hàng trăm lá đơn tường trình và khiếu nại của người dân về các vụ việc sai phạm xảy ra từ 20 năm nay, ông Chi nói :

"Nếu bà con có sự việc gì không đúng thì nên làm tường trình kiến nghị gửi lên các cấp hội, theo điều lệ dưới sự chỉ đạo của tập thể ban chấp hành. Kể cả chủ tịch, phó chủ tịch mà làm sai thì theo điều lệ hội ban chấp hành sẽ có những biện pháp xử lý".

"Ông Đầy chỉ là một phó chủ tịch của tỉnh. Ban chấp hành thì trên 10 người lận. Ở Siem Reap thì có văn phòng của tỉnh hội. Nếu bà con khiếu nại khiếu kiện lên ông Võ Văn Đầy mà ông không nhận thì bà con có thể mang lên chỗ văn phòng của tỉnh hội, thì tỉnh hội người ta sẽ xác minh lại rồi người ta xem có đúng không nếu bà con đúng thì sẽ có ủy ban thường trực cấp tỉnh để có giải quyết".

"Nếu ủy ban thường trực ở tỉnh hội đó không giải quyết, thì chuyển cái đơn đó lên cho tổng hội thì tổng hội sẽ giải quyết".

tonlesap10

Một thông báo trong một lớp học ở Trường Tiểu học Việt Nam do Quân khư 7 xây dựng

Còn về trường học cho các em nhỏ thì ông Chi cho rằng người dân đã không nắm rõ tình hình tài chính của hội :

"Hội ta thì hiện không có nguồn tài trợ nào mà hội ta là tự tạo, tự lập ra để làm sao tập hợp được bà con, tuyên truyền vận động tốt theo luật pháp Campuchia, xây dựng trường lớp dạy tiếng Khmer, tiếng việt chỉ để là mục đích là để xóa nạn mù chữ".

"Điều kiện hoàn cảnh của hội chưa có để thành lập trường chính quy được, chỉ có tại Phnom Penh có một điểm trường là cấp tiểu học. Còn ở các tỉnh chỉ mở ra các lớp học hỗ trợ con em xóa nạn mù chữ. "

"Tuy được sự hỗ trợ của quân khu 7 xây dựng trường và giao lại cho tỉnh hội thì trách nhiệm của tỉnh hội là trả lương cho giáo viên và chăm cho khoảng mấy trăm cháu ăn và ăn ba bữa một ngày. Nếu không có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp mà chỉ là khách tham quan thì ta không có một nguồn nào khác để nuôi giáo viên, lo cho các cháu ăn ba buổi".

Ông Chi cho biết, đôi lúc không đủ nguồn tài trợ thì phải đi vận động ở Phnom Penh để tiếp tục.

Thùy Linh

Nguồn : BBC, 29/12/2017

Published in Văn hóa

8 ngày, Campuchia tịch thu giấy tờ của hơn 1.700 gia đình Việt (VOA, 06/12/2017)

Trong vòng 8 ngày, Campuchia đã tước giy t ca 1.733 gia đình người Vit ti tnh Kampong Chhnang, hoàn thành một na mc tiêu đ ra trong chiến dch thu hi giy t nhm vào cng đng người Vit, Phnom Penh Post cho biết hôm 6/12.

cam1

Một ch tnh Kampong Chhnang, Campuchia, nơi có nhiu người gc Vit sinh sng.

Kampong Chhnang là tỉnh đu tiên thí đim thc hin chiến dch vì là nơi có nhiu người Vit sinh sng trên các làng bè Bin H, theo li người phát ngôn B Ni v Campuchia được t nht báo nước này dn li vào tun trước.

Trong khi đó, một người Vit sng khu vc này nói vi VOA rng chiến dch thu hi giy t ca chính quyn Campuchia có th có đng cơ chính tr.

Trên thực tế, nhiu người Vit b cho là có giy t gi, thc ra đã được chính quyn s ti cp trước đây vì h có nhà ca hp pháp. Nhiu gia đình đã sống ti đây qua nhiu thế h.

Hiện ti có hàng trăm tr em người Vit trong khu vc không được hc h thng trường công lp Campuchia vì ‘không có giy t hp l’.

Ông Pan Laikheang, Cục trưởng Cc Xut nhp cnh tnh Kampong Chhnang nói vi Phnom Penh Post rằng ông không biết khi nào thì quá trình kim tra và thu gi giy t s hoàn tt.

Tổng cng có 2.393 gia đình tnh Kampong Chhnang b nhm mc tiêu trong chiến dch thu hi giy t, gây nh hưởng đến hơn 10.000 người.

Trước đó, B Ni v Campuchia xác đnh có 70.000 người s b thu hi giy t trên toàn quc. Trong đó, hơn 90% là người gc Vit.

"Sau khi tịch thu các giy t không hp l, chúng tôi s làm h sơ đ gi đi [B Ni v], nơi s xác nhn h là nhng người nhp cư hp pháp", ông Pan Leikheang cho biết thêm.

Theo luật, di dân đến Campuchia có th đăng ký quc tch sau 7 năm cư trú. Tuy nhiên vi nhng người không rõ quê quán và ln lên Campuchia, quá trình ch 7 năm bây gi mi bt đu, Phnom Penh Post dn li gii chc phó của ông Laikheang, Pal Soth, cho biết.

"Trong thời gian đó, h phi đóng thuế theo quy chế di dân", ông Soth nói thêm.

Tiếp theo đng thái gii tán đng đi lp chính, đui các hãng truyn thông quc tế ra khi nước, chính quyn ca Th tướng Hun Sen b các tổ chc quc tế ch trích là vi phm nhân quyn khi tước giy t ca cư dân.

Luật sư Lyma Nguyn, người tng h tr cng đng người Vit ở Campuchia, nói với VOA qua email rng vic đây là điu rt "đáng lo ngi" và người Vit Campuchia nên được đi xử công bằng.

Bà Lyma cho biết các cư dân gc Vit sng trên Bin H, cũng là nn nhân nn dit chng Pol Pot, là nhng người mà bà đã đi din trước Tòa án Khmer Đ.

Nữ lut sư người Úc gc Vit nói nhiu người Vit Nam được coi là "sng không có quc tch Campuchia" và trên thc tế chính quyn đương nhim vn không công nhn h.

Bà nói, sau khi bị Khmer Đ trc xut vào nhng năm 1970, nhng người này sng như người t nn Vit Nam, nhưng phía Vit Nam không chp nhn h là công dân Vit Nam.

***************

‘Đáng lo ngại’ vụ Campuchia tước giấy tờ người Việt (VOA, 04/12/2017)

Luật sư Lyma Nguyn, người tng h tr cng đng người Vit ở Campuchia, nói với VOA rng vic chính quyn Phnom Penh tước đi giy t ca người Vit là rt "đáng lo ngi" và nói rng h nên được đi x công bng.

cam2

Một con đường tnh Kampong Chhnang, Campuchia.

Từ Darwin, Australia, Lut sư Lyma Nguyn nói qua email rng vic chính quyn Campuchia tun qua bt đu tước giy t ca hơn 10.000 người gc Vit ti tnh Kampong Chhnang mà h cho là đã cp không đúng quy đnh là "cc kỳ đáng quan ngi".

Bà Lyma cho biết các cư dân gc Vit sng trên Bin H, cũng chính là nạn nhân nn dit chng Pol Pot là nhng người mà bà đã đin din trước Tòa án Khmer Đ.

Nữ lut sư người Úc gc Vit nói nhiu người Vit Nam được coi là "sng không có quc tch Campuchia" và trên thc tế chính quyn đương nhim vn không công nhận h.

Bà nói, sau khi bị Khmer Đ trc xut vào nhng năm 1970, nhng người này sng như người t nn Vit Nam, nhưng phía Vit Nam không chp nhn h là công dân Vit Nam.

Nữ lut sư nói tiếp :

"Vào những năm 1980, h phi quay tr v Campuchia,i được gi "quê hương" ca h, h b chính ph coi là "nhng người nhp cư bt hp pháp" vì không có bt kỳ cách nào chng minh tình trng dân s trước đây ca h Campuchia, do mt hết giy t dưới thi Khmer Đ, h đang sng trong tình trng lp lng, và bây giờ, cuc đàn áp này buc h phi quay li như ngay t đu".

cam3

Trường hc t thin cho tr em Vit trên Bin H, Campuchia. (nh Báo Lao đng)

Theo nhật báo Phnom Penh Post, Kampong Chhnang là tnh đu tiên phát động chính sách này t ngày 23/11. Báo này trích li ông Keo Vanthorn, người phát ngôn ca B Ni v Campuchia nói rng b thc hin thí đim tnh Kampong Chhnang vì là nơi có nhiu người Vit sinh sng trên các làng bè trên Bin H.

Tại tnh này, các viên chức đa phương xác nhn là có hơn 10.000 người đã sng đây mà không có giy t hp l. Nhng giy t gm giy khai sinh, th căn cước, s thông hành và h khu.

Nhiều người có th đã ly giy t quc tch mt cách hp pháp nhưng nếu h không th chứng minh rằng h đã tuân theo đúng th tc đăng ký, thì theo ngôn ng không rõ ràng ca sc lnh mi này, h vn có th b tước giy t.

Về mt pháp lý, bà Lyma đ xut rng nên có mt thnh cu (appeal) đ ngh đi x công bng vi người gc Vit ti Campuchia và các quyền hp pháp ca h theo lut pháp Campuchia phi được tôn trng.

Bà hoài nghi về cách làm thế nào đ chính ph Campuchia có th quyết đnh giy t nào là loi đã "được cp mt cách phi pháp, trái quy đnh".

Nữ lut sư nói rng chính quyn Campuchia không nên "gp" tt c người gc Vit vào mt nhóm duy nht. Nhng người gc Vit sng tnh Kampong Chhnang qua nhiu thế h trước thi Khmer Đ hoàn toàn khác vi nhng người di cư sang Campuchia vì lý do kinh tế sau này.

Published in Việt Nam

Chính phủ Campuchia đang thc hin chiến dch thu hi giy t nhm mc tiêu là cng đng người gc Vit. Nhiu người b pht tin và rt lo ngi vì không còn giy t, tr thành người không quc tch, và không biết có b chính quyn Phnom Pênh trc xut hay không. Có ý kiến cho rng đây là ‘chiêu bài chính tr’ đ ly lòng c tri ca đng đương quyền, nhưng cũng có ý kiến nói đây là hot đng kim tra giy t thường l.

vietcam1

Trường hc t thin cho tr em Vit trên Bin H, Campuchia. (nh Báo Lao đng)

Hôm 30/11, ông Trần Văn Tư, mt thy giáo hơn 70 tui dy tiếng Vit và tiếng Khmer min phí cho tr em Vit Nam ti khu vc Bin H, cho VOA biết nhiu gia đình đã b thu hi giy t trong tun này.

"Người ta đang làm li giy t nhưng làm bng cách nào thì tôi không biết. H mi va ly li giy t gn đây. Tuy nhiên các hc trò ca tôi còn nh, chưa có giy t gì và chúng vn s tiếp tc hc vi tôi vì các em chưa nhp quc tch được".

n hai trăm tr người Vit trong lp hc ca thy Tư sinh ra Campuchia nhưng không có giy t đy đ nên không được vào hc nhng trường công lp trong h thng giáo dc ca chính ph.

Thầy Tư nói mt s ph huynh trước đây đã c gng bng cách nào đó làm giấy t cho con cái, nhưng nay chính quyn bt đu thu hi vì cho rng đó là giy t không hp l.

Theo nhật báo Phnom Penh Post, Kampong Chhnang là tỉnh đu tiên phát đng chính sách này t ngày 23/11. Báo này trích li ông Keo Vanthorn, người phát ngôn ca B Ni chính Campuchia nói rng b thc hin thí đim tnh Kampong Chhnang vì là nơi có nhiu người Vit sinh sng trên các làng bè trên Biển H.

Tại tnh này, các viên chc đa phương xác nhn là có hơn 10.000 người đã sng đây mà không có giy t hp l. Nhng giy t gm giy khai sinh, th căn cước, s thông hành và h khu.

Vào tháng 10, Bộ trưởng ni v Sar Kheng cho biết chính sách thu hồi giy t ca 70.000 người ngoi quc, đa phn là người Vit, b cho là sng bt hp pháp, s được tiến hành.

vietcam2

Bộ Trưởng Ni vu Sar Kheng.

Theo một n tu người Vit yêu cu không nêu tên, sng tnh Battambang, thì hin có rt nhiu người Vit sng khu vc Bin H không có giy t, mt s khác có giy t nhưng đang b thu hi, k c nhng người sinh ra Campuchia.

"Người Vit mình sng chung vi người Khmer từ lâu lm ri nay h b kim tra giy t. Nhà nước nói h mượn nhưng h thu luôn. Trước đây, phường xã thy mình có nhà ca đây thì h cp cho giy t, ch không phi làm lu. Nhưng chính quyn hin nay đang gp khó khăn trong chuyn chính tr thì họ mun khoanh khui ra vì vy h chp my người đó. Có th người cp giy t đã chết ri. H b tch thu là vì vy".

vietcam3

Một làng tnh Battambang.

Những người Vit Nam đã b thu hi giy t cho t The Post biết rng h sinh ra Campuchia và gn bó vi vương quc này qua nhiu thế h. Nhiu người phi giao np tt c các các giy t cho chính quyn, và kết qu là h tr thành người không quc tch.

Trong tuần, báo Phnom Penh Post đơn c trường hp ông Bouy Nyu Lung, 52 tui, có m là người Vit, cha người Khmer nhưng vn b tch thu h khu. Gia đình ông Lung đã sinh sng Campuchia qua nhiu thế h, tng phi chy lánh nn Vit Nam dưới thi Khmer Đỏ.

Ông nói v
i báo Phnom Penh Post rng chính quyn đa phương cp cho ông mt giy t "tm thi" và ông không biết s phi làm gì kế tiếp.

Mt người gc Vit khác là bà Kai Thy Heang, người không có th căn cước Campuchia, nhưng va b tch thu giy t còn sót li là s h khu.

Bà Heang cho biết bà không biết gia đình bà đã nhp cư vào Campuchia t khi nào nhưng ch biết ông bà và cha m bà đu sinh ra đó.

Bà b yêu cu tr mt s tin pht 250.000 riel (hơn 60 M kim) vì b xem là "sng bt hp pháp" ở Campuchia.

Bà Chan Tho, người bán rau ci trên Bin H, nói vi t Post rng cng đng b nh hưởng nng n bi cuc đàn áp này.

"Họ thu hồi h khu gia đình ca chúng tôi. H kim tra xem liu chúng tôi đã làm đúng cách hay không".

Bà nói bà vẫn không rõ vì sao h khu ca gia đình b thu hi.

vietcam4

Làng bè trên Biển H

Khi được hi chuyn gì xy ra đi vi nhng người không có giy t Campuchia hay Vit Nam, quan chức cơ quan di trú đa phương Pan Laikhean nói :

"Chúng tôi không biết s làm gì tiếp theo, nhưng gi chúng tôi c pht h 250.000 riel vì đã sng đây".

Tuy nhiên, báo The Post trích lời ông Vanthorn nói, nhng người b thu hi giy t là "người nhập cư", và h cn phi đin vào đơn đ xác đnh là người nhp cư.

Ông nói thêm :

"Lẽ ra h phi làm đơn này lâu ri bi vì h đã tng là người di cư lâu năm Campuchia. L ra h không được cp giy t ca Campuchia, vì nhng h chiếu và giy t tùy thân này chỉ dành cho người Campuchia mà thôi".

Ông Vanthorn nói thêm : "Nếu mun sng đây bt hp pháp thì h cn phi np tin. Sau đó thì h có th np đơn xin quc tch".

Ông Sim Vichet, Tổng thư ký Ủy ban Thường v Hi Ái hu Khmer Kampuchea Krom nói ông tin rằng nhng người b tch thu giy t có th được phép np đơn xin nhp quc tch sau này :

"Họ làm giy t gi thì b chính quyn tch th là chuyn bình thường. Khi b tch thu thì h cũng không đui hay trc xut v Vit Nam. H còn cho làm giy t cư trú để được sinh sng hp pháp và người cư trú nếu num nhp quc tch thì np đơn".

Ông Vichet cho biết hi ái hu ca ông cũng giúp cho nhiu người xin giy chng nhn người Khmer Krom min phí, mà theo ông là có giá tr pháp lý tương đương th căn cước của Campuchia.

vietcam5

Một nhà sư Vit Nam (trái) sang Campuchia t nn năm 2007 (nh : Mch Sng)

Tháng rồi truyn thông Campuchia cho biết pháp lnh 129 thông báo s x lý các giy t cp sai cho ngoi kiu, nhưng nói rng ngoi kiu s được cp giy t đúng quy trình, nếu phi hp vi cơ quan hu quan Campuchia trong vic kê khai.

Một người Vit tnh Battangbang nói rng nhiu người có th đã có giy t quc tch mt cách hp pháp nhưng nếu h không th chứng minh rng h đã tuân theo đúng th tc đăng ký theo pháp lnh mi thì h vn có th b tước giy t.

Người này nói rng có th đây là mt "chiêu bài chính tr" ca đng cm quyn, tc Đng Nhân dân Campuchia (CPP), nhm ly lòng c tri trước cuc bu cử s được t chc vào tháng 5/2018.

"Tôi nghĩ rằng đng đương quyn mun làm ra phát lnh này đ cho đng bên kia thy là h cũng cn vi Vit Nam, ch h không ôm p Vit Nam. Đó là mt chiêu bài chính tr mà thôi".

Các thành viên của đng Cu quốc Campuchia (CNRP), đng đi lp va b chính quyn Campuchia gii th, trước đây thường cáo buc rng th tướng Hunsen là "con ri" ca gii lãnh đo Hà Ni.

vietcam6

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc

Ông Mory Sar, Phó Chủ Tch Mng Lưới Thanh Niên Campuchia trước đây nói vi VOA rng đng CNRP tp trung lòng thù ghét Việt Nam vào chương trình ngh s, nhưng điu này đã không dành được s ng h ca công chúng và đã b cng đng quc tế ch trích gay gt vì nhng thông đip chính tr c súy cho ch nghĩa phân bit chng tc.

Tuy nhiên, ông Sim Vichet lại bác b có yếu tố chính tr trong vic thu hi giy t ca người Vit :

"Tôi không nghĩ như vy. T by lâu nay h vn làm vy, nhưng ln này có v hơn rng chút xíu. Tht ra cũng bình thường. Chc là h cũng không th tch thu hết được tt c".

Báo the Post nói Luật Quốc tịch Campuchia t lâu đã b ch trích là quá mơ h, và mt phúc trình ca nhà nghiên cu v nhân quyn Christopher Sperfeldt xut bn trong năm nay lp lun rng b lut này ra đi đc bit ch đ kim soát người Vit Nam và người Hoa.

Vào tháng rồi, người phát ngôn viên Bộ ngoại giao Vit Nam Lê Th Thu Hng cho biết "các cơ quan đi din Vit Nam ti Campuchia đang tiếp tc trao đi vi các cơ quan chc năng ca Campuchia đng viên bà con yên tâm tham gia quá trình hoàn thin các giy t pháp lý.

Một phúc trình năm 2014 của ông Sperfeldt và nhà nghiên cu Lyma Nguyn kết lun rng nhiu người Vit Nam sng tnh Kampong Chhnang có th được xếp loi là "vô quc tch". "Nhà chc trách Campuchia không coi các thành viên ca nhóm người này là công dân Campuchia... và dường như các cơ quan chc năng ca Vit Nam cũng không xem h là công dân Vit Nam".

Công ước ca LHQ năm 1954 nói rng vic "tùy tin tước đi quc tch", là bt hp pháp. Tuy nhiên, cho đến nay, Campuchia chưa ký kết công ước này.

Ông Phil Robertson, thuộc b phn Nhân đo ca T chc Theo dõi Nhân quyn có tr s Hoa Kỳ, nói rng thu hi giy t đ biến người Vit Nam ti Campuchia thành người "vô quc tch" rõ ràng là mt hành đng vi phm nhân quyn.

vietcam7

Thả lưới trên Bin H.

Nhưng thy giáo m lp hc t thin trên bè ni cho tr em người Vit trên Bin H nói rng cho dù các em không có quc tch, hay cha m các em b thu hi giy t vì đng cơ chính tr hay phi chính tr, thì lp hc ca ông vn c tiếp tc.

"Ba đời ri chưa biết đến Vit Nam. T đi cha đến đi con và cũng chưa nhp tch được. 265 em hc được min phí, qun áo sách v tôi lo, cơm ngày ba ba. Khách du lch đến tham quan, người cho ít, người cho nhiu. Chúng tôi dùng tin cơm go cho các em ăn và tr tin lương cho thầy cô".

Nguồn : VOA, 30/11/2017

Published in Diễn đàn

Chính phủ Campuchia bắt đầu tiến hành chiến dịch rà soát "giấy tờ không đúng quy định" mà chủ yếu tác động lớn tới cộng đồng người gốc Việt ở Campuchia, tờ Phnom Penh Post đưa tin.

kampu1

Hàng ngàn người gốc Việt tại tỉnh Kampong Chhnang, Campuchia đã bị tịch thu giấy tờ

Hồi tháng 10, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng khẳng định tiếp tục chính sách thu hồi giấy tờ của 70.000 người ngoại quốc "sinh sống bất hợp pháp" tại vương quốc này.

Nhưng hầu hết bảy vạn người này là người gốc Việt đã sinh sống qua nhiều thế hệ ở Campuchia.

Theo tờ Phnom Penh Post, tỉnh Kampong Chhnang là tỉnh đầu tiên phát động chính sách này từ 23/11 và giới chức địa phương đã xác nhận hơn 10.000 người với "giấy tờ không đúng quy định".

Những giấy tờ này gồm giấy khai sinh, thẻ căn cước, hộ chiếu và hộ khẩu.

Ông Bouy Nyu Lung, 52 tuổi, có mẹ là người Việt, cha người Khmer những vẫn bị tịch thu hộ khẩu. Gia đình ông Lung đã sinh sống ở Campuchia qua nhiều thế hệ, từng phải chạy trốn qua Việt Nam dưới thời Khmer Đỏ.

Ông nói với báo này rằng chính quyền địa phương cấp cho ông một giấy tờ "tạm thời" và ông không biết tiếp theo sẽ phải làm gì.

kampu2

Hai phụ nữ gốc Việt chuẩn bị giấy tờ khi chính quyền địa phương bắt đầu chiến dịch rà soát người nhập cư hôm 27/11

Một người gốc Việt khác là bà Kai Thy Heang, người không có thẻ căn cước Campuchia, vừa bị tịch thu giấy tờ còn sót lại là sổ hộ khẩu.

Bà Heang cho biết bà không biết gia đình bà đã nhập cư vào Campuchia từ khi nào nhưng chỉ biết ông bà và cha mẹ bà đều sinh ra ở đó.

Bà bị yêu cầu trả một số tiền phạt 250.000 riel, tương đương gần 1,4 triệu VND vì "cư trú trái phép" ở Campuchia.

Giống như cha mẹ mình, ông Hong Hay, 65 tuổi, cũng sinh ra ở Campuchia. Ông nói với phóng viên của Phnom Penh Post rằng: "Tôi không biết gì về Việt Nam. Tôi không có cảm giác gì về Việt Nam. Tôi chỉ sống ở đây",

Khi được hỏi chuyện gì xảy ra đối với những cá nhân không có giấy tờ Campuchia hay Việt Nam, quan chức Bộ phận Dân nhập cư địa phương Pan Laikhean nói: "Chúng tôi vẫn không biết làm gì tiếp theo, nhưng giờ chúng tôi cứ phạt họ 250.000 riel vì sống ở đây".

kampu3

Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nói: "Đại sứ quán và các Tổng lãnh sự quán Việt Nam đang làm việc với các cơ quan hữu quan của Campuchia...".

Hôm 12/10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã trả lời báo chí về một số thông tin liên quan đến người gốc Việt tại Campuchia.

"Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có cộng đồng người Campuchia gốc Việt tại Campuchia và mong muốn cộng đồng người Campuchia gốc Việt có địa vị pháp lý vững chắc bảo đảm cuộc sống ổn định".

"Trên tinh thần đó, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đang tiếp tục trao đổi với các cơ quan chức năng của Campuchia động viên bà con yên tâm tham gia quá trình hoàn thiện các giấy tờ pháp lý của mình.

"Đại sứ quán và các Tổng lãnh sự quán Việt Nam đang làm việc với các cơ quan hữu quan của Campuchia để tiếp tục tạo điều kiện pháp lý thuận lợi, có biện pháp phù hợp, đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường ổn định của mọi người dân, " bà Thu Hằng nói tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao.

BBC đã tìm cách liên hệ với phía đại sứ quán và tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Campuchia nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi.

Published in Châu Á

Hà Nội lên tiếng vụ Campuchia 'tước' giấy tờ người gốc Việt (VOA, 10/10/2017)

Việt Nam hôm 9/10 kêu gi chính quyn Phnom Penh "đm bo các quyn li hp pháp, chính đáng ca người Campuchia gc Vit", ít ngày sau khi B Ni v nước láng ging cho biết có kế hoch thu hi giy t tùy thân "cp sai và không đúng quy đnh" cho 70.000 người, đa s là người gc Vit.

vncampu1

Người biu tình đt c Vit Nam Campuchia.

"Việt Nam và Campuchia có quan h láng ging hu ngh truyn thng tt đp. Cng đng người Campuchia gc Vit sinh sng Campuchia đã có nhiu đóng góp cho s phát trin ca Campuchia, vun đp quan h hu ngh truyn thng gia hai nước", người phát ngôn Bộ Ngoi giao Lê Th Thu Hng được VnExpress trích li nói.

Nữ phát ngôn viên này nói thêm rng Vit Nam mong mun Campuchia "tiếp tc to điu kin pháp lý thun li và có bin pháp phù hp đ đm bo các quyn li hp pháp, chính đáng ca người Campuchia gốc Vit, như nêu ti Tuyên b chung ca Lãnh đo Cp cao hai nước, phù hp vi lut pháp Campuchia và lut pháp quc tế".

"Chúng tôi mong rằng trong quá trình hoàn thin giy t pháp lý, người dân được duy trì cuc sng n đnh, tiếp tc góp sc vào đi sng kinh tế xã hi Campuchia, góp phn cng c và tăng cường quan h hu ngh truyn thng, hp tác toàn din gia hai nước", bà Hng nói.

Hôm 4/10, tờ Phnom Penh Post dn li B trưởng Ni v Campuchia Sar Kheng ch trì cuc hp đ tho lun v vic thu hi các giy t b cp sai hoc li nước này đi với khoảng 70 nghìn người, trong đó đa phn là người Vit.

Ông Sok Phal, lãnh đạo Tng Cc Di trú, nói rng mt ngh đnh được thông qua hi tháng Tám cho phép chính quyn hy các giy t như chng minh thư, h chiếu, thu hi quyn công dân ca hàng nghìn người.

Ông cho biết rng nhng người này s b coi là người nhp cư bt hp pháp, nhưng đm bo h s không b buc ri đi.

Trong khi đó, tờ Khmer Times li trích li quan chc này nói rng chính quyn Campuchia s trc xut nhng người này trong tương lai.

*********************

Việt Nam muốn Campuchia 'đảm bảo quyền lợi người gốc Việt' (BBC, 09/10/2017)

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng mong muốn Campuchia 'đảm bảo quyền lợi người gốc Việt' sau khi có tin hàng chục nghìn người có thể bị tước quyền cư trú.

vncampu3

Tượng đài ở thủ đô Phnom Penh : Tại Campuchia có con số không nhỏ người gốc Việt

Hôm thứ Hai 9/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, bà Lê Thị Thu Hằng nói Việt Nam mong muốn Campuchia đảm bảo "quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người Campuchia gốc Việt , trang VN Express đưa tin.

"Việt Nam và Campuchia có quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống tốt đẹp. Cộng đồng người Campuchia gốc Việt sinh sống ở Campuchia đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Campuchia, vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước", tờ VN Express trích lời bà Hằng

"Chúng tôi mong rằng trong quá trình hoàn thiện giấy tờ pháp lý, người dân được duy trì cuộc sống ổn định, tiếp tục góp sức vào đời sống kinh tế xã hội Campuchia, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước", bà Lê Thị Thu Hằng.

Thu hồi giấy tờ ?

vnkampu4

Cảnh sinh hoạt ngoài chợ ở Campuchia

Hôm 4/10, tờ Phnom Penh Post đưa tin Campuchia sẽ tiếp tục tiến hành chính sách thu hồi giấy tờ của 70.000 người gốc Việt đang sinh sống tại Campuchia, và nói giấy tờ quyền công dân của họ là "không đúng quy định".

Trong khi đó, rất nhiều người trong số này là người gốc Việt đã sinh ra và lớn lên ở Campuchia.

Tuyên bố này đưa ra trong bối cảnh tư tưởng bài Việt vẫn luôn ngấm ngầm nhuốm màu bản sắc chính trị và xã hội Campuchia, tờ báo này nhận định.

Ông Sok Phal, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập cảnh, thừa nhận rằng hầu hết những người vi phạm là người gốc Việt sinh ra ở Campuchia và không có quốc tịch khác.

Ông Phal khẳng định Campuchia "không tước quyền công dân của họ. Họ là người Việt Nam. Chúng tôi chỉ lấy giấy tờ Campuchia".

Những người này sẽ bị coi là nhập cư bất hợp pháp nhưng sẽ không bị buộc rời đi. Họ có thể nộp đơn để giới chức xem xét trở thành người nhập cư.

"Chúng tôi không xóa bỏ quyền công dân của họ, họ là người Việt Nam. Chúng tôi chỉ lấy lại giấy tờ về quyền công dân Campuchia", ông nói.

Vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia thường trở thành đề tài để phe đối lập Campuchia đem vào nghị trình vận động cho tinh thần dân tộc chủ nghĩa.

******************

Bộ Ngoại giao thông tin việc Campuchia sẽ tịch thu giấy tờ người gốc Việt (VietnamNet, 09/10/2017)

Hôm 09/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên VietNamNet về thông tin Campuchia sẽ tịch thu giấy tờ người gốc Việt.

Bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ :

"Việt Nam và Campuchia có quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống tốt đẹp. Cộng đồng người Campuchia gốc Việt sinh sống ở Campuchia đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Campuchia cũng như vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước".

vncampu2

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng

Người phát ngôn nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn Campuchia tiếp tục tạo điều kiện pháp lý thuận lợi và có biện pháp phù hợp để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người Campuchia gốc Việt, như nêu tại Tuyên bố chung của lãnh đạo cp cao hai nước thời gian qua, phù hợp với luật pháp Campuchia và luật pháp quốc tế.

"Chúng tôi mong rằng trong quá trình hoàn thiện giấy tờ pháp lý của mình, người dân được duy trì cuộc sống ổn định, tiếp tục góp sức vào đời sống kinh tế xã hội của Vương quốc Campuchia, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước", bà Hằng cho biết.

Trước đó, tờ Phnom Penh Post đưa tin, Bộ Nội vụ Campuchia chuẩn bị kế hoạch tịch thu giấy tờ tùy thân "cấp sai hoặc không đúng quy định" cho 70.000 cá nhân.

Trong khi đó, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập cảnh Campuchia, Sok Phal, nói rằng có khoảng 70.000 người được cấp giấy tờ công dân bất hợp pháp. Ông Phal thừa nhận hầu hết những người vi phạm là người gốc Việt sinh ra ở Campuchia, và không có quốc tịch nào khác.

Thái An

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 2