Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Các ý kiến nói với cuộc thảo luận của BBC hôm 12/06 về các lý do họ cho là đã gây phản ứng của dân trước Luật An ninh mạng và vấn đề tới đây sẽ ra sao.

anninh1

Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều mặt trong đời sống người dân và các quyền trong xã hội.

Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 12/06/2018 với đa số phiếu bầu trên 86%.

Trả lời BBC News Tiếng Việt qua Facebook Live từ London, hai khách tại Hà Nội, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh và Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nêu quan điểm của họ về luật này.

Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh ngay sau khi Luật An ninh mạng được thông qua, một nhóm có tên gọi là Hate Change đã đưa ra tuyên bố phản đối.

Họ cũng kêu gọi Chủ tịch nước Trần Đại Quang không ký lệnh công bố Luật An ninh mạng.

Nhóm vận động đại diện cho 56.000 công dân và 22 tổ chức xã hội này cho rằng Luật An ninh mạng của Việt Nam "có nhiều điều khoản xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người, quyền công dân và tước đi tự do của người dân".

Nhu cầu giáo dục và xã hội

Tham gia ký tên vào bản kiến nghị này, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh cho biết :

"Thời gian vừa qua Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ vượt bậc về cả kinh tế, dân trí và xã hội. Có được sự thay đổi này là phần lớn nhờ vào mạng Internet. Là một người làm khoa học, chúng tôi thường xuyên sử dụng mạng Internet để truy cập những công trình nghiên cứu mới nhất.

Trong hoàn cảnh Việt Nam chưa thể nhập khẩu được hết tất cả các giáo trình ở nước ngoài, mạng Internet là công cụ giúp chúng tôi tiếp cận với các giáo trình này, nhằm giúp sinh viên cập nhật kiến thức để đi cùng với thế giới".

"Khi nghe nói có dự luật An ninh mạng, chúng tôi đã rất lo ngại liệu Việt Nam có rơi vào tình cảnh của Trung Quốc hay không ?

Ở Trung Quốc, tất cả các trang mạng phổ biến trên thế giới đều bị chặn và mọi hoạt động phải thông qua Baidu (dịch vụ tìm kiếm dữ liệu trên mạng lớn nhất nước)".

anninh2

Trung Quốc có mạng riêng và phát triển rất mạnh nhưng Việt Nam thì tiềm lực web yếu hơn nhiều

Bà Hoàng Ánh cũng so sánh Việt Nam với Trung Quốc :

"Trung Quốc là một nước có nguồn kinh tế dồi dào và dân số đông, do đó họ có thể phát triển theo cách của họ. Trong khi đó, Việt Nam có tiềm lực nhỏ yếu hơn rất nhiều và nếu như không có mạng Internet thì đó sẽ là một thiệt thòi rất lớn cho các ngành nghề nói riêng và xã hội nói chung",

Tác động ra sao ?

Để đánh giá sự tác động của Luật An ninh mạng đối với đời sống người dân, bà Hoàng Ánh giải thích :

"Hiện nay, mọi hoạt động của con người đều thông qua mạng xã hội từ nói chuyện, mua sắm cho đến trao đổi việc nhà. Do đó, người dân sẽ có cảm giác bất an nếu tất cả những câu chuyện riêng tư của họ bị giám sát bởi một bên thứ ba.

Xét về mặt nguyên tắc, Nhà nước có quyền quản lý những hành vi đe doạ an ninh xã hội như khủng bố.

Tuy nhiên, đối với những người dùng chỉ muốn phản biện một cách lành mạnh thì một số điều khoản trong Luật An ninh mạng là chưa phù hợp".

Bình luận về điều 16 Luật An ninh mạng vừa được thông qua, Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động tại Hà Nội nói :

"Trong điều 16 có quy định cấm "Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe doạ, lôi kéo, tụ tập đông người gây rối". Tôi không đồng tình với nội dung này vì nó đi ngược lại với quyền biểu tình của công dân đã được quy định ở trong Hiến pháp.

"Là một thành viên tham gia các hoạt động đường phố chống chính sách "Đường lưỡi bò" của Trung Quốc nhiều năm qua, tôi cũng phản đối Khoản b, Điều 16 với nội dung cấm "Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh, chia rẽ gây hận thù giữa các dân tộc" vì chúng tôi chỉ làm điều đó với mục đích bảo vệ lợi ích dân tộc".

Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng cũng không đồng tình với nội dung cấm "xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm cuả người khác".

Theo ông, người dân có quyền bày tỏ chính kiến của mình nếu các quan chức có "hành vi sai trái hoặc tài sản bất minh".

Đang rất cần luật này ?

Báo chí Việt Nam đang tải ý kiến của ông Lưu Bình Nhưỡng, một Đại biểu Quốc hội ủng hộ Luật An ninh mạng trong phiên bỏ phiếu hôm 12/06, cho rằng :

"Thông thường các đạo luật ra đời để phúc đáp các yêu cầu của xã hội, bây giờ xã hội đang rất cần nó thì dứt khoát phải bấm nút thông qua".

Bình luận ý kiến này, ông Nguyễn Lân Thắng cho biết :

"Mặc dù ông Lưu Bình Nhưỡng là một Đại biểu Quốc hội được chọn thông qua thủ tục bầu cử hợp pháp và hợp hiến, nhưng tôi không cho rằng tiếng nói của ông Nhưỡng là thực sự đại diện cho ý kiến của người dân.

"Tôi mong muốn, tất cả các dự luật cần phải được trưng cầu dân ý. Hơn nữa, Quốc hội còn nợ người dân Luật biểu tình".

Khi được hỏi người dân nên làm gì để phản đối Luật An ninh mạng hay nên chấp nhận luật này, ông Thắng nêu quan điểm :

"Chúng ta phải khẳng định quyền công dân bằng cách tiếp tục nói lên chính kiến của mình. Nếu hoạt động đơn lẻ và chỉ có vài trăm người xuống đường thì chính quyền có thể đàn áp được. Tuy nhiên, nếu tất cả người dân cùng lên tiếng phản đối và tiếp tục làm những điều như trước khi có Luật An ninh mạng thì đạo luật này sẽ bị vô hiệu hoá.

"Nếu chính quyền áp dụng Luật An ninh để đàn áp người dân thì cần có các bài viết, bài phỏng vấn và các hoạt động phản kháng đường phố nhằm buộc các quan chức phải hành xử đúng với trách nhiệm và chức năng của mình".

Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh lại có cách nhìn khác :

"Mặc dù bản thân tôi cũng rất thất vọng với kết quả bỏ phiếu thông qua Luật An ninh mạng, nhưng tôi mong người dân không nên quá mất tinh thần. Chúng ta vẫn có thể tiếp tục ký thư gửi Chủ tịch nước hoặc kiến nghị có các sửa đổi sau này.

Người dân cũng nên chú ý hơn về cách hành xử của mình vì theo tôi, cuộc biểu tình quá khích ở Bình Thuận vừa rồi cũng là một trong những lý do khiến Quốc hội quyết tâm hơn trong việc bấm nút thông qua Luật An ninh mạng".

*********************

Bàn khả năng hoãn hoặc sửa Luật An ninh mạng (BBC, 13/06/2018)

Có ý kiến luật sư cho rằng việc hoãn thi hành hoặc sửa đổi một số điều không phù hợp của Luật An ninh mạng là điều khả thi.

anninh3

Bất ổn tại Việt Nam tuần qua liên quan đến việc dân phản đối Luật An ninh mạng và dự Luật đặc khu khiến Việt Nam Index lao dốc

Trao đổi với BBC từ Hà Nội, luật sư Trần Vũ Hải cho hay việc hoãn thi hành hoặc sửa một bộ luật được thông qua đã có tiền lệ.

Gần đây nhất là Bộ Luật Hình sự 2015 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2015, nhưng đến 30/6/2016 Quốc hội ra nghị quyết hoãn thi hành, sau đó có sửa đổi. Đến 1/1/2018 thì luật chính thức có hiệu lực.

Trước đó có Luật Bảo hiểm Xã hội từng vấp phải phản đối của giới công nhân do có một điều khoản cho rằng họ không được phép nhận bảo hiểm xã hội một lần sau khi rời khỏi doanh nghiệp.

Sau đó Quốc hội đã ngưng việc thực thi luật này, đẩy việc thi hành luật Bảo hiểm Xã hội sau một vài năm.

Kiến nghị từ Việt Nam

Luật sư Trần Vũ Hải cho BBC hay có nhiều cách để người dân đề xuất việc hoãn hoặc sửa đổi một điều luật

"Thông thường những người bị ảnh hưởng nhất, hoặc các chuyên gia nhận thấy có nhiều sai sót sẽ đề xuất lên, và Ủy ban Pháp luật và các ủy ban chuyên ngành của Quốc hội sẽ xem xét trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau đó có thể trình Quốc hội".

"Tất nhiên ở Việt Nam còn có Đảng lãnh đạo nên Đại biểu quốc hội còn phải xin ý kiến của Bộ chính trị. Tôi nghĩ rằng sẽ có những đề xuất gửi lên, từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó ban Thường vụ Quốc hội tham khảo hoặc theo chỉ thị của Bộ chính trị họ sẽ đề nghị Quốc hội ngừng việc thi hành", luật sư Hải nói.

Ông Hải nói đối tượng bị ảnh hưởng nhất bởi Luật An ninh mạng, như các doanh nghiệp, các chuyên gia về an ninh mạng, hội luật gia, liên đoàn luật sư, hội nhà báo, cần lên tiếng mạnh mẽ.

"Chuyên gia các cơ quan công nghệ thông tin nói với tôi rằng việc áp dụng luật này sẽ khiến đường truyền bị chậm đi hàng chục lần. Rõ ràng ảnh hưởng đến dịch vụ của họ. Do đó tôi nghĩ rằng Hiệp hội Công nghệ Thông tin nên là đầu mối để yêu cầu lùi thi hành luật này để sửa đổi bổ sung cho phù hợp".

"Nếu vậy tôi tin rằng cũng có thể Quốc hội sẽ xem xét để hoãn luật này, hoặc đề nghị cách sửa đổi cho thích hợp, hoặc chưa thi hành một số điều khoản", ông Hải cho hay.

Trước đó, trên Facebook cá nhân, ông Hải cho rằng hiện Việt Nam và EU vẫn chưa hoàn tất thủ tục ký Hiệp định thương mại tự do - EU EVFTA nên chắc chắn Luật An ninh mạng sẽ bị đối tác EU (và những đối tác quan trọng khác) soi kỹ.

"Nếu luật an ninh mạng phải sửa đổi do áp lực trong nước, sẽ chứng tỏ Việt nam độc lập, tự chủ hơn nhiều so với việc phải sửa do áp lực từ bên ngoài. Chắc các nhà lãnh đạo Việt nam cũng sẽ nhất trí quan điểm này", luật sư Hải viết.

anninh4

Biểu tình phản đối Luật đặc khu và Luật an ninh mạng ngày 10/06/2048 tại Sài Gòn - Ảnh minh họa

Tận dụng tiếng nói quốc tế

Trong khi đó, luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC rằng ông không tin vào tính khả thi của tiếng nói trong nước một khi Bộ chính trị đã quyết.

Theo ông Tuấn, liên quan đến việc phản đối Luật An ninh mạng, truyền thông trong nước hoàn toàn im lặng trong khi truyền thông lề trái có vẻ lép vế.

Ông Tuấn cũng cho rằng những tiếng nói phản kháng trên mạng xã hội chỉ là phần nổi nhìn thấy được, còn cả triệu người dân không lên tiếng.

"Có thể do liên quan đến an ninh quốc gia, chính trị, nên nhiều người sợ đụng chạm. Do đó trừ phi có một cuộc trưng cầu dân ý chúng ta mới có bức tranh toàn cảnh ai chống, ai ủng hộ một cách khách quan".

Ông Tuấn nói những kiến nghị phản đối nhỏ lẻ của một số ít luật sư và các hiệp hội trong nước đều rơi vào hư không.

anninh5

Thư ngỏ của Đảng Dân chủ Việt Nam tại Canada gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, kêu gọi hủy bỏ hai dự luật Đặc khu và An ninh mạng

"Khi Chủ tịch nước chưa ký thì luật còn chưa có hiệu lực. Căn cứ theo luật, Hiến pháp, nếu phát hiện ra sai sót, thiếu sót nào trong luật, người dân vẫn có quyền đề xuất sửa đổi. Nhưng có sửa đổi không không phụ thuộc vào ý chí của người dân", ông Tuấn nói.

Ông Tuấn nói việc cộng đồng ký các bản kiến nghị lên Chủ tịch nước có thể là không hiệu quả, và không đúng trình tự pháp luật. Bởi theo luật, Đại biểu quốc hội là đại diện cao nhất cho tiếng nói của người dân.

Trong bối cảnh đó, luật sư Tuấn cho rằng nên vận động tầm quốc tế thì giá trị hơn, ví dụ như tham gia vào các công ước quốc tế về nhân quyền, kinh tế, tự do thương mại.

"Các nhóm xã hội dân sự phát triển khá mạnh dù không được thừa nhận. Họ có thể tập hợp và góp tiếng nói, ký các bản kiến nghị chung để gửi các cơ sở ngoại giao và các tổ chức quốc tế khác. Hoặc phát biểu tại các hội nghị quan trọng với các tổ chức nước ngoài để họ góp ý tới chính phủ Việt Nam".

Cũng theo luật sư Tuấn, cho dù có hay không có Luật An ninh mạng thì quyền lợi của người dân trên thực tế vẫn đang bị xâm phạm. Nên có thêm một Luật An ninh mạng nữa thì người dân vẫn nên làm việc, hoạt động bình thường. Muốn tố cáo vẫn tố cáo như xưa. Bởi từ xưa cũng đã có các văn bản khác trói buộc họ rồi.

'Những tiếng nói thưa thớt'

Trong bản kiến nghị của một số luật sư gửi tới Đại biểu quốc hội đề nghị không biểu quyết thông qua dự luật An ninh mạng, mà luật sư Ngô An Tuấn gọi là 'những tiếng nói thưa thớt', có tên của 74 luật sư. Luật sư Trần Vũ Hải là người ký đại diện.

Luật sư Hải cho hay bản kiến nghị này 'chất lượng' nhưng đáng tiếc là gửi chậm.

"Cuối ngày 11/6 thì văn bản đó mới được gửi đi. Trong đó sáng 12/6 Quốc hội đã thông qua nên có lẽ rất nhiều đại biểu không kịp tiến cận với kiến nghị này".

Kiến nghị của một số hiệp hội khác, như Hiệp hội Công nghệ Thông tin truyền thông cũng được cho là gửi chậm.

Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada cũng có thư ngỏ ký ngày 11/6 gửi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nhân sự kiện ông Phúc tham gia thượng đỉnh G7 tại Quebec.

Trong thư ngỏ, luật sư Khanh đại diện Đảng Dân chủ Việt Nam tại Canada, bày tỏ "lo ngại quan ngại sâu sắc về hậu quả khôn lường mà hai dự luật [An ninh mạng và Đặc khu] mang đến cho đất nước, nếu Quốc hội ban hành qua áp đặt", và tin rằng Thủ tướng đã có quyết định kịp thời "ngăn chặn và loại bỏ hoàn toàn hai dự luật trên".

Còn cộng đồng mạng trước đó kêu gọi ký vào bản Kiến nghị phản đối dự thảo Luật An ninh mạng, và nay là Kiến nghị Chủ tịch nước không ký lệnh công bố Luật An ninh mạng, Change.org

Định nghĩa về an ninh mạng

Theo các báo Việt Nam đưa tin về phiên bỏ phiếu, an ninh mạng được định nghĩa là "sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

"Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm trong lĩnh vực này", theo VnExpress hôm 12/06.

Cũng các báo Việt Nam cho hay, Thường vụ Quốc hội nước này thông báo rằng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng đã được tổ chức, bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,

Còn ở các bộ, ngành khác và địa phương chỉ quy định bố trí lực lượng bảo vệ an ninh mạng.

Hôm đầu tháng 6/2018, các ý kiến từ Việt Nam phản ánh ý kiến của nhiều Đại biểu quốc hội cho rằng quy định về an ninh mạng "cần phải tường minh để tránh nguy cơ áp dụng tuỳ tiện", và tránh "hạn chế quyền công dân".

Nguồn : BBC tiếng Việt, 13/06/2018

Published in Diễn đàn

"Sau ngày 23/7/2017, tôi hỏi Vũ [Đình Duy] rằng Vũ có biết ai tham gia bắt cóc chồng tôi không. Vũ nói Vũ chỉ biết nhóm người gồm Oai, Long, Tú," bà Trần Dương Nga khai trước Tòa Thượng thẩm Berlin sáng 15/5/2018.

txt1

Quang cảnh khu vực sảnh bên ngoài phòng xử án, Tòa Thượng thẩm Berlin

"Vũ nói Vũ biết nhóm người này thông qua Oai".

Trong buổi sáng phiên xử thứ năm, diễn ra vào hôm thứ Ba, vợ ông Trịnh Xuân Thanh tiếp tục ra tòa với vai trò nhân chứng.

Đây là lần thứ hai bà Nga xuất hiện trước tòa. Trước đó, vào sáng 7/5/2018, bà đã trả lời các câu hỏi của tòa trong vòng khoảng 1 tiếng, cũng ở vị trí nhân chứng.

Bị cáo duy nhất hầu tòa trong vụ này là ông Long N. H., một công dân Việt Nam sinh sống tại Cộng hòa Czech, trong nghi án 'bắt cóc ở Berlin' với nạn nhân là chồng bà Nga, ông Trịnh Xuân Thanh.

txt2

Bị cáo Long N. H., một công dân Việt Nam sinh sống tại Cộng hòa Czech, đang hầu tòa trong nghi án 'bắt cóc ở Berlin'

Hai người đàn ông nữa, có tên là Oai và Tú được bà Nga nhắc tới, là hai trong số các đối tượng mà cáo trạng của cơ quan công tố Đức nêu là nghi phạm cùng tham gia vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.

Vũ Đình Duy biết rõ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ?

Trước tòa hôm 15/5, bà Nga khai rằng Vũ Đình Duy có nói với bà Nga rằng đây là một vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, với sự tham dự của Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin.

Thời điểm Vũ Đình Duy nói với bà Nga là khoảng ngày 26/7/2017, tương đối sớm sau khi xảy ra vụ bắt cóc, bà Nga nói.

Cơ quan điều tra của Đức xác định ông Trịnh Xuân Thanh đã bị một nhóm người bắt cóc vào sáng Chủ Nhật 23/7/2017 tại một công viên ở trung tâm Berlin, đưa về Sứ quán Việt Nam tại Berlin rồi sau đó về Việt Nam qua ngả nào chưa rõ.

Trong phiên xử hôm 7/5, bà Nga đã trình bày rằng bà lần đầu tiên nghe tin chồng bà bị bắt cóc là hôm 25/7/2017, từ Sở Cảnh sát Berlin.

Trong lần ra tòa thứ hai, sáng 15/5, bà nói rằng bằng những cách riêng, ngay sau đó, bà đã tìm hiểu và được biết chồng bà sắp về đến Hà Nội, trên một chuyến bay từ Moscow.

Nguồn tin của bà cho biết rằng ông Thanh không đi được và nằm trên cáng khi về tới Hà Nội.

Bà Nga nói trước kia từng nghe nhiều tin đồn như vậy nên không tin ngay mà muốn tìm hiểu thêm.

"Tôi chỉ biết việc chồng tôi về VN qua truyền thông," bà nói. "Sau ngày 23/7/2017, tôi làm việc với cảnh sát Đức và phải giữ kín thông tin, với hy vọng chồng tôi vẫn còn ở Châu Âu".

"Cho tới tối thứ Năm [ngày 27/7/217], người thân của tôi nói rằng đêm hôm đó [rạng sáng 28/7/2017] anh Thanh sẽ về đến Việt Nam. Tôi vẫn trả lời rằng điều đó không thể xảy ra. Tôi đã không tin cho tới lúc chồng tôi xuất hiện trên truyền hình Việt Nam".

"Sau đó, qua nguồn tin một người bạn gái, tôi được nghe nói chồng tôi về Việt Nam trên một chiếc cáng, qua đường Nga, bằng máy bay của Vietnam Airlines. Chồng tôi khi đó không đi được".

Mối quan hệ giữa Vũ Đình Duy và Trịnh Xuân Thanh

Trước đó, trong phiên xử hôm 7/5, bà Nga đã khai trước tòa về mối quan hệ giữa nhân chứng Vũ với ông Trịnh Xuân Thanh.

Bà nói : "Vũ có quan hệ họ hàng với chồng tôi. Chồng tôi khá thân với Vũ, anh ấy coi Vũ là người thân cận, tin tưởng của mình".

Chi tiết này cũng được Vũ Đình Duy xác nhận trong buổi chiều phiên xử cùng ngày, khi ông ra tòa ở vị trí nhân chứng.

Rời khỏi Việt Nam vào 10/2016, Vũ Đình Duy nói ông tới thủ đô của Ba Lan, và dành thời gian đi đi lại lại giữa hai thành phố Warsaw và Berlin.

Tại Berlin, "tôi sống trong căn hộ của anh Trịnh [Xuân Thanh]", Vũ Đình Duy nói.

Tuy nhiên, ông Thanh và gia đình không sống tại địa chỉ này.

Ông Duy cho biết ông thường sang Berlin vào các dịp cuối tuần, ở cho tới thứ Hai hoặc đôi khi đến thứ Ba.

Trong thời gian ở Berlin, Vũ Đình Duy chủ yếu dành thời gian đi đánh golf với Trịnh Xuân Thanh, tại một câu lạc bộ mà họ đã mua thẻ thành viên thay vì trả tiền cho từng lượt chơi.

Vũ Đình Duy nói ông thường đặt chỗ chơi golf dưới tên ba người, gồm ông Trịnh Xuân Thanh, vợ ông Thanh là bà Trần Dương Nga, và tên mình.

Lý do, ông nói, là bởi đặt cho ba người thì sẽ được chơi độc lập, không phải ghép với các nhóm khách khác, sẽ đảm bảo quyền riêng tư. "Có những lần chỉ có tôi hoặc tôi và anh Trịnh chơi, nhưng tôi vẫn đặt ba chỗ".

txt3

Ông Vũ Đình Duy (trái) từng là lãnh đạo PVTEX, một trong các doanh nghiệp thua lỗ của PetroVietnam (PVN). Ông khai trước tòa Berlin rằng ông đã rời Việt Nam sang Châu Âu vào 10/2016

Vũ Đình Duy và mối quan hệ với nghi phạm Đào Q. Oai

Ông Vũ Đình Duy đồng thời nói với tòa rằng thời ông cũng có mối quan hệ mật thiết với một trong những người bị cho là có tham gia vào vụ bắt cóc, nghi phạm Đào Q. Oai, một người Việt sinh sống tại Prague và là người chú của bị cáo đang hầu tòa tại Berlin.

Vũ Đình Duy khai trước tòa rằng người có tên là ông Oai, sống tại Prague, với ông là một "người bạn thân".

"Tôi biết anh ấy từ 2009. Anh ấy cùng quê với tôi, nhà ở sát nhà tôi. Không chỉ thân với Oai, tôi còn thân với tất cả các thành viên khác của gia đình anh ấy".

"Vào lúc tôi quen biết Oai, anh ấy đã chủ yếu là sống tại Châu Âu. Anh ấy có nói với tôi rằng đã sang Châu Âu từ khoảng 1988, và kể với tôi rằng anh ấy chuyên cung cấp các dịch vụ cho người Việt ở Châu Âu và ở Tiệp".

"Anh ấy bảo tôi muốn gì, anh ấy cũng đáp ứng".

"Chẳng hạn có một lần, hồi 2010 tôi tới Frankfurt, tôi gọi điện cho anh Oai nói cho một xe đến đón tôi sang Tiệp. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau là đã có người mang xe tới đón tôi".

Trong câu chuyện với vợ chồng Trịnh Xuân Thanh, ông Vũ Đình Duy cũng từng nhắc tới tên ông Oai, bà Nga khai trước tòa hôm 7/5.

"Tôi được nghe nhắc đến một người tên là Oai nhiều lần, trong các lần gặp Vũ. Vũ nói Vũ có một người anh kết nghĩa rất thân, sống tại Prague. Vũ kể là Oai rủ Vũ sang Prague, Oai có thể lo được mọi việc cho Vũ," bà Nga nói.

"Oai được gọi là 'soái' của người Việt ở Prague, rất tốt với Vũ, luôn sẵn sàng giúp đỡ Vũ".

Mối quan tâm của Đào Q. Oai

Sau khi rời Việt Nam sang Châu Âu, Vũ Đình Duy tiếp tục có liên hệ với ông Oai qua Viber và Zalo, và có những lần Vũ Đình Duy sang Prague chơi, thăm ông Oai.

Theo lời khai của bà Nga, dường như nghi phạm Oai và ông Trịnh Xuân Thanh có biết nhau.

"Chồng tôi và Oai từng gặp nhau một lần gì đó, khi chồng tôi còn ở Việt Nam," bà Nga nói. Tuy nhiên, bản thân bà không quen biết ông Oai mà "chỉ nghe qua những lời kể của Vũ".

Tuy không có mối quan hệ gắn bới với nhau, nhưng Đào Q. Oai tỏ ra rất quan tâm tới manh mối về Trịnh Xuân Thanh, theo những gì Vũ Đình Duy khai trước tòa.

Về phần mình, ông Vũ Đình Duy cũng từng nhiều lần chủ động tìm cách kết nối để ông Thanh và ông Oai gặp nhau tại Berlin và Prague.

Theo lời khai của bà Nga hôm 7/5, có một lần Vũ Đình Duy rủ chồng bà đi chơi golf với sự có mặt của Oai, nhưng ông Thanh đã ngay lập tức từ chối.

Chi tiết này đã được tòa hỏi cặn kẽ trong phiên thẩm vấn riêng rẽ Vũ Đình Duy chiều 7/5.

"Khoảng hơn 10 ngày trước vụ bắt cóc anh Trịnh, tôi nhận được tin nhắn của anh Oai, nói rằng anh ấy đang từ Hamburg về, có đi qua Berlin và muốn chơi golf cùng tôi".

"Tôi đồng ý và đã đặt sân".

"Lúc ban đầu tôi đặt tên anh Trịnh và gọi điện hỏi anh Trịnh có muốn chơi không. Anh Trịnh nói không tham gia bởi không muốn gặp người quen của tôi vì muốn giấu tung tích".

"Tôi cũng từng rủ anh Trịnh đi Prague chơi, đi thăm anh Oai, nhưng anh Trịnh nói không muốn gặp Oai".

Vũ Đình Duy đã gặp những ai trước vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ?

Ngoài việc đón tiếp và đi chơi golf với nhau tại Berlin, trong khoảng thời gian trước khi xảy ra vụ bắt cóc, Vũ Đình Duy và ông Oai còn gặp gỡ tại Prague.

Vũ Đình Duy khai rằng khoảng giữa tháng 7/2017, ông cùng bạn gái sang Prague chơi, mục đích là "thăm người bạn thân là ông Đào [Q. Oai]".

Chuyến đi diễn ra vào khoảng từ 13 đến 17/7.

Có một tình tiết được tòa đặc biệt chú ý trong chuyến đi này.

Đó là bữa ăn sáng diễn ra một ngày trước khi Duy trở về Đức

"Bữa ăn này có mặt bốn người, gồm nhân chứng Vũ [Đình Duy] và ba người khác, trong đó có một nghi phạm tham gia vụ bắt cóc, và một người mà cơ quan công tố nghi ngờ rằng có thể là một quan chức an ninh cao cấp của Việt Nam," phóng viên nhật báo Taz của Đức, Sebastian Erb nói với BBC hôm 8/5/2018, ngay sau phiên thẩm vấn.

"Nhân chứng Vũ khai trước tòa rằng ông ta không nhớ rõ người mà tòa hỏi đến là ai, và chúng ta không biết là ông ấy có nói thật hay không".

Chỉ ít hôm sau khi xảy ra vụ bắt cóc, Vũ Đình Duy khai rằng ông nhận ra ông Đào Q. Oai là một trong những người tham gia vụ việc.

"Tôi biết anh Oai có đặt phòng cho Tướng Đường Minh Hưng sau khi được cảnh sát cho xem lại video," Vũ Đình Duy khai.

Tuy nhiên, ông Duy nói, để không đánh động đối tượng, ông đã không tìm cách hỏi ông Oai về vụ việc.

"Hôm 1 hoặc 3/8 gì đó, tôi không nhớ lắm, anh Oai có gọi điện cho tôi, hỏi rằng 'mày đã biết việc ông Trịnh Xuân Thanh về nước chưa ?' Tôi trả lời rằng mới biết tin qua truyền thông Việt Nam và tôi không hiểu vì sao ông Trịnh về Việt Nam đầu thú".

"Ông Đào [Q. Oai] nhắc tôi phải cẩn thận khi sống ở Châu Âu và phải hạn chế đi lại, chính xác là ông ấy nói, 'chơi ít thôi'".

"Sau đó khoảng 2 tháng, tôi có liên hệ với anh ấy và được biết anh ấy đang ở Việt Nam".

txt4

Đại sứ Dương Trọng Minh (thứ hai, từ bên phải) bị Bộ Ngoại giao Slovakia triệu lên làm việc hôm 3/5/2018

Cũng liên quan đến vụ việc, Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, bà Denisa Sakova và Tổng trưởng Cảnh sát Tibor Gaspar đã ra điều trần trước ủy ban An ninh và Quốc phòng về vai trò mà Đức nói là Slovakia có thể đã giúp đưa ông Trịnh Xuân Thanh ra khỏi EU, theo trang Teraz.sk hôm 15/05.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch ủy ban An ninh và Quốc phòng, ông Anton Hrrnko, các thông tin từ hồ sơ mật của an ninh Slovakia cho thấy khả năng mà Đức nói rằng có một người đàn ông Việt Nam "nằm trên máy bay Slovakia" để ra khỏi nước này, là "khó xảy ra".

Giới chức Slovakia khi đó đã cho phái đoàn Bộ Công an Việt Nam do Bộ trưởng Tô Lâm dẫn đầu mượn một máy bay chính phủ để di chuyển từ Prague tới thủ đô của Slovakia là Bratislava, và từ đó đi tiếp tới Moscow.

Ông Anton Hrnko (Đảng CIS) nói, "không hề có một người như thế đi máy bay và toàn bộ các thành viên của đoàn Việt Nam đều được kiểm tra kỹ và không ai bị cưỡng bức lên máy bay".

Phiên toà xử ông Long N. H. ở Berlin vẫn đang tiếp tục. Theo kế hoạch, sẽ còn 16 phiên xử nữa được thực hiện từ nay cho tới cuối tháng Tám.

Published in Việt Nam

Trong buổi điều trần để nhậm chức tân Giám đốc CIA hôm 9/05 ở Washington, D.C., bà Gina Haspel nói đe dọa cho Hoa Kỳ 'đến từ Iran, Bắc Hàn, Nga và Trung Quốc'.

gina1

Phản đối cuộc điều trần nhậm chức của bà Gina Haspel trước Quốc hội Mỹ

Bà cam kết nếu được chuẩn thuận bởi Ủy ban Tình báo của Thượng viện Hoa Kỳ, bà sẽ "làm tất cả để trả món nợ" đối với CIA và các đồng nghiệp "dũng cảm".

Bà xác nhận "CIA là cả cuộc đời tôi", và nhận mình chỉ là "một người Mỹ trung lưu bình thường".

Nhưng bà Gina Haspel cũng không né tránh về vai trò của bà trong các cuộc thẩm vấn nghi phạm "khủng bố" mà CIA sử dụng ở nước ngoài.

Khi Gina Haspel được đề cử là người đứng đầu tiếp theo của CIA vào tháng 3/2018, báo chí nhắc lại thời kỳ đen ám của lịch sử CIA, khi tổ chức này dùng các trại giam bí mật ở nước ngoài để tra tấn các nghi phạm khủng bố.

Đã có nhiều cáo buộc về hành vi tra tấn như 'cho đi tàu ngầm", treo ngược nghi phạm, nhốt họ trong 'quan tài' 200 tiếng đồng hồ.

Có tin bà Gina Haspel đã xin rút lại tên tuổi cho chức vụ Giám đốc CIA vì các cáo buộc trên nhưng Tổng thống Donald Trump không đồng ý.

gina2

Bà Gina Haspel coi CIA là gia đình của mình

Nay, bà Gina Haspel cam kết nếu bà được bổ nhiệm thì "CIA sẽ không mở lại các trung tâm tra khảo" như thế nữa.

Bà cũng giải thích bối cảnh xảy ra các vụ việc như vậy là sau ngày 11/9/2001, khi Hoa Kỳ bị tấn công.

Gina Cheri Haspel sinh năm 1956 ở Kentucky, và gia nhập CIA năm 1985.

Bà hiện giữ quyền Giám đốc CIA sau khi Tổng thống Donald Trump phong ông Mike Pompeo, Giám đốc Cục Tình báo trung ương, làm Bộ trưởng Ngoại giao.

Trong thời gian bà Haspel ra trước Ủy ban của Thượng viện Mỹ để trả lời chất vấn, ông Pompeo có chuyến thăm quan trọng tới Bình Nhưỡng để chuẩn bị cho cuộc gặp Trump-Kim Jong-un.

Published in Quốc tế

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học nói với báo chí Việt Nam rằng Luật Giáo dục Đại học sửa đổi sẽ bỏ tiêu chuẩn về kinh nghiệm 5 năm quản lý, cho phép những người như Giáo sư Trương Nguyện Thành làm hiệu trưởng.

giao1

Giáo sư Trương Nguyện Thành về trường Hoa Sen với vị trí phó hiệu trưởng điều hành từ năm 2016.

Dư luận đang xôn xao việc Giáo sư Việt kiều Mỹ Trương Nguyện Thành được Hội đồng quản trị Trường Đại học Hoa Sen đề xuất công nhận vị trí Hiệu trưởng, nhưng không thể làm.

Lý do vì theo quy trình công nhận Hiệu trưởng của Luật Giáo dục Đại học hiện hành, ông Thành chưa đủ tiêu chuẩn về kinh nghiệm 5 năm quản lý khoa/phòng của một cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

Hôm 9/5, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và đào tạo) Nguyễn Thị Kim Phụng giải thích với báo giới trong chỉ dấu Bộ đang quan tâm vụ việc.

Sửa luật, chờ thông qua

Bà Kim Phụng nói vẫn có cách làm "đúng luật" để tạo điều kiện cho giáo sư Thành.

"Ví dụ, có thể bổ nhiệm với chức danh là phó hiệu trưởng phụ trách để chờ tới lúc Luật thay đổi phù hợp thì có thể bổ nhiệm hiệu trưởng".

"Với lộ trình sửa đổi Luật Giáo dục Đại học hiện nay, nếu được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2018 thì giáo sư Thành có thể chỉ phải đợi 1 năm, tức là năm 2019 để Luật Giáo dục Đại học sửa đổi bổ sung có hiệu lực".

Theo bà Kim Phụng, dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi sẽ "mở rộng diện ứng viên hiệu trưởng để lựa chọn và kết hợp chuẩn có tính định lượng và chuẩn có tính định tính để đảm bảo mặt bằng chung, nhưng cũng đảm bảo quyền tự chủ cho các trường".

"Dự thảo hiện nay cũng đã bỏ thủ tục là hiệu trưởng trường Đại học tư thục thì phải được Chủ tịch UBND cấp tỉnh công nhận, mà trực tiếp là Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục Đại học tư thục do Hội đồng quản trị trực tiếp quyết định".

giao2

Luật Giáo dục Đại học sửa đổi sẽ cởi mở hơn ?

Bà Kim Phụng thừa nhận : "Ở thời điểm năm 2012, Luật Giáo dục Đại học quy định về điều kiện tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục Đại học ít nhất 5 năm là quy định mang tính định lượng rõ ràng nhưng chính vì vậy mà bó hẹp nguồn ứng viên hiệu trưởng".

Được biết hiện nay ở Việt Nam, với các trường đại học 100% vốn nước ngoài như RMIT, chủ sở hữu được toàn quyền quyết định Hiệu trưởng. Trong khi đó đối với các trường có chủ sở hữu tư nhân Việt Nam, việc bổ nhiệm phải thông qua Bộ Giáo dục và sau đó được Chủ tịch UBND thành phố hay tỉnh công nhận.

Tại Đại học Fulbright Việt Nam, đại học đầu tiên ở Việt Nam hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận của Mỹ, đại diện chủ sở hữu nước ngoài có quyền bổ nhiệm hiệu trưởng.

Một nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nói với BBC rằng đây là một vấn đề "khập khiễng với cộng đồng chủ sở hữu tư nhân người Việt".

Một số ý kiến từ lâu đã đề nghị chính quyền không "tước đi quyền quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng" của cộng đồng chủ sở hữu người Việt Nam ở các trường đại học tư nhân.

Phải là đảng viên ?

Bên cạnh đó, một tiêu chuẩn khác của Luật giáo dục đại học Việt Nam là hiệu trưởng "có phẩm chất chính trị".

Trên thực tế, điều này có nghĩa là hiệu trưởng đại học phải là đảng viên cộng sản, và kiêm nhiệm chức Bí thư Đảng ủy.

Dường như chưa có dấu hiệu là tiêu chuẩn này sẽ được bỏ đi trong tương lai gần ở Việt Nam.

Tuy nhiên, được biết vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị trường đại học tư nhân ở Việt Nam lại không nhất thiết là đảng viên.

Trả lời VTV hôm 8/5, giáo sư Trương Nguyện Thành nói Nhà nước nên tạo môi trường và cơ hội để người tài có thể đóng góp cho đất nước.

"Trí thức Việt kiều không cần phải trải thảm đỏ, họ cũng không quá nặng nề về chuyện thu nhập nhưng điều quan trọng là họ sẽ làm được gì và có quyền quyết định những gì. Chúng ta nên tạo môi trường và cơ hội để cho họ đóng góp", Giáo sư Thành nói.

Giáo sư Trương Nguyện Thành nhận lời mời về công tác tại trường Hoa Sen với vị trí phó hiệu trưởng điều hành từ năm 2016.

Hồi tháng 4, ông được Hội đồng quản trị Đại học Hoa Sen đề xuất công nhận vị trí hiệu trưởng cho nhiệm kỳ 2017-2022 với 16/18 phiếu tán thành.

Vụ việc liên quan đến ông và đại học Hoa Sen có vẻ đã làm dư luận chú ý hơn đến những quy định "trói buộc" trong luật pháp Việt Nam.

Nguồn : BBC, 09/05/2018

Published in Diễn đàn

Âm nhạc Nguyễn Văn Đông, một nhạc sĩ nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam trước 1975, dường như được chú ý trở lại sau khi ông qua đời hôm 26/2 ở Sài Gòn.

nvd1

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông từng là sĩ quan Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Rất nổi tiếng ở miền Nam thời chiến, ông Nguyễn Văn Đông bị bắt đi "học tập cải tạo" sau 1975 cho đến khi được trả tự do năm 1985.

Kể từ đó, ông sống lặng lẽ ở Sài Gòn và dường như không còn sáng tác âm nhạc.

Trung tâm nhạc Thúy Nga hôm 29/4 vừa thực hiện chương trình Paris By Night 125 - Chiều Mưa Biên Giới ở California nhằm vinh danh các ca khúc của người nhạc sĩ.

Hai cây bút từ Melbourne, Úc và California, Hoa Kỳ, cho BBC biết đánh giá về âm nhạc Nguyễn Văn Đông.

Nguyễn Khắp Nơi, Melbourne, Úc

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã nối tiếng từ những năm 1956 - 1957, nhưng lần đầu tiên tôi biết tới ông là qua bản nhạc "Chiều Mưa Biên Giới" do ca sĩ Trần Văn Trạch hát, vào khoảng năm 1961.

Từ khi bài hát "Chiều Mưa Biên Giới" được nổi tiếng, những bài hát khác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông mới bắt đầu nổi tiếng theo, nhất là sáng tác đầu tay của ông về Lính : "Phiên Gác Đêm Xuân".

Mặc dù trong thời gian 1961, chiến tranh chưa lan rộng, chưa có những cảnh hàng loạt học sinh sinh viên giã từ tuổi thư sinh theo tiếng gọi quân trường, nhưng vì những bản nhạc về Đời Lính của nhạc sĩ quá hay, nên mọi người, mọi giới đều thích những bản nhạc đó.

Tôi cũng nằm trong danh sách những người thích nhạc Lính nói trên, nên tôi đã say mê hát theo, thuộc làu từng lời ca tiếng nhạc của từng bài hát của nhạc sĩ.

nvd2

Bản nhạc "Chiều Mưa Biên Giới" từng do Trần Văn Trạch thể hiện

Đem so sánh những bài nhạc Lính của Nguyễn Văn Đông với những bài hát về Lính đương thời, tôi thấy nhạc của ông có cái gì đó khác với nhạc Lính đương thời. Khi hát lên, có điều gì đó khác nhau mà tôi không hiểu là khác ở đâu ? Và khác cái gì ?

Mãi đến sau này, khi đọc nhật ký của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đăng trên báo "Người Việt Tây Bắc" năm 2016, tôi mới tìm ra lời giải đáp.

"...Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở Chiến khu Đồng Tháp Mười (Gò Bắc Chiêng, Mộc Hoá, nằm sát biên giới Việt Nam-Campuchia, sau này là Tỉnh lỵ Kiến Tường.)

Trước ba ngày Tết, tôi được lệnh lên chốt tiền tiêu, tăng cường cho cứ điểm, mang theo chiếc ba-lô với chút hành trang lương khô, cùng tấm ảnh của người em gái hậu phương.

Tiền đồn cuối năm, đêm 30 Tết, trời tối đen như mực, phút giao thừa lạnh lẽo hắt hiu, không bánh chưng xanh, không hương khói gia đình. Tôi ngồi trên tháp canh quan sát qua đêm tối, chỉ thấy những bóng tháp canh mờ nhạt bao quanh khu yếu điểm như những mái nhà tranh, chập chờn dưới đóm sáng hỏa Châu mà mơ màng về mái ấm gia đình đoàn tụ lúc xuân sang. Thay cho lời chúc Tết là tiếng kẻng đánh cầm canh và tiếng hô mật khẩu lên phiên gác..

Vào đúng thời điểm giao thừa, ngọn đèn bão dưới chiến hào thắp sáng lên như đón chào năm mới thì cũng là lúc những tràng súng liên thanh nổ rền từ chốt tiền tiêu. Khi ấy vào buổi tinh mơ của trời đất giao hòa, vạn vật như hòa quyện vào trong tôi, có hồn thiêng của sông núi, có khí phách của tiền nhân.

Tôi nghe tâm hồn nghệ sĩ của mình rộn lên những xúc cảm lạ thường, làm nảy lên những cung bậc đầu tiên của bài Phiên Gác Đêm Xuân :

"Đón giao thừa một phiên gác đêm

chào Xuân đến súng xa vang rền.

Xác hoa tàn rơi trên báng súng

ngỡ rằng pháo tung bay

ngờ đâu hoa lá rơi…"

"...Khi ấy, tôi mới 24 tuổi, là trung úy trưởng phòng hành quân của chiến khu Đồng Tháp Mười là người có trách nhiệm đề ra những phương án tác chiến.

Lần đó tôi dẫn đầu một nhóm biệt kích bí mật đi điều nghiên chiến trường dọc theo biên giới Miên-Việt và Đồng Tháp Mười. Trên đường về, anh em chúng tôi lâm vào cảnh trời chiều gió lộng, mưa gào như vuốt mặt. Giữa cánh đồng hoang vắng tiêu sơ, lối vào tiền đồn thì xa xôi, thoáng ẩn hiện những nóc tháp canh mờ nhạt ở cuối chân trời.

Và từng chập gió buốt kéo về như muới sát vào thịt da. Từ trong cảnh ấy, tận đáy lòng mình đã nghe nẩy lên những cung bậc rung cảm, những trường canh đầu tiên buồn bã cho bài Chiều Mưa Biên Giới anh đi về đâu…"

Thì ra, hai bản nhạc đầu tay của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông được viết khi ông đang là lính, đang đi hành quân giữ an ninh cho đất nước, nên lời của những bản nhạc này tả lại thật rõ ràng người lính đang làm gì, và tâm tư của người lính đang nghĩ gì.

Đó mới chính là Nhạc Lính - Nhạc của người Lính Chiến, viết ra tại chiến trường, hát lên cho những người Lính cũng đang ở chiến trường, cùng nghe.

Nhạc Lính của Nguyễn Văn Đông là như vậy đó !

Nhạc sĩ Lê Xuân Trường, California, Hoa Kỳ

"Ngồi ngắm mấy nóc chòi canh mơ rằng đây mái nhà tranh mà ước chiếc bánh ngày xuân cùng hương khói vương niềm thương…".

Những sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông ra đời trong khi đất nước còn chinh chiến, tang thương.

Trong trái tim của người nhạc sĩ đôn hậu hiền hòa này không một phút nào không mơ tưởng đến một ngày đất nước được thanh bình.

Những tình khúc bất hủ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông - Courtesy Youtube internet

Những ca khúc được ra đời trong hoàn cảnh như thế, cách đây nửa thế kỷ, đánh dấu một chuỗi sáng tác của ông như Chiều Mưa Biên Giới, Mấy Dặm Sơn Khê, Sắc Hoa Màu Nhớ, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Xin Đừng Trách Anh, Lá Thư Người Lính Chiến, Anh Trước Tôi Sau, Lời Giã Biệt, v.v.

Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, các bản nhạc này cùng chung số phận tan tác như cuộc đời chìm nổi của chính ông.

Tôi còn nhớ những năm tháng trước năm 1975, đài truyền hình thỉnh thoảng vẫn phát những bài hát của Nguyễn Văn Đông.

Tôi nhớ mãi ca khúc Mấy Dặm Sơn Khê và Sắc Hoa Mầu Nhớ. Sắc Hoa Mầu Nhớ được lồng trong vở kịch Dưới Hai Mầu Áo của đoàn kịch Kim Cương. Những ngày cuối của tháng 4 năm 1975, Sài Gòn đã tiễn biệt những đợt thị dân di tản. Những âm thanh xưa cũ nay đã không còn.

Biết bao nhiều dấu ái của một nền tảng âm nhạc của biết bao nhạc sĩ thời đó cũng đã lẳng lặng biến mất vào mùa hè năm ấy.

Tôi được may mắn hầu chuyện với nhiều nhạc sĩ lớn trước đây, chỉ có nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là tôi chưa được trò chuyện cùng ông.

Nhạc của ông cấu trúc giản dị, nhưng để lại những man mác trong lòng người nghe, một phần vì theo sát thời cuộc và một phần là ai cũng cùng chung một tâm trạng như ông, do đó nhạc của ông gần với mọi người.

Rất may mắn văn nghệ Việt Nam có ông và cũng rất tiếc khi ông đã ra đi miên viễn.

Nguồn : BBC, 30/04/2018

Published in Văn hóa

Nhà báo Trùng Dương, hiện sống tại Hoa Kỳ, kể lại với BBC sự kiện báo Sóng Thần bị đưa ra tòa vì chống nạn tham nhũng trong chính quyền và quân lực Việt Nam Cộng Hòa trước 1975.

song1

Nhà báo Trùng Dương kể lại câu chuyện báo Sóng Thần bị kiện vì chống tham nhũng

Là Chủ nhiệm nhật báo Sóng Thần (1971-1975), bà Trùng Dương cũng nhắc lại một số chuyện làng báo Nam Việt Nam trước ngày Sài Gòn sụp đổ.

Nhật báo Sóng Thần

Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt hôm 17/4, nhà văn nhà báo Trùng Dương Nguyễn Thị Thái (sinh năm 1944 tại Sơn Tây), nói việc ra đời nhật báo Sóng Thần năm 1971 bắt nguồn từ phong trào chống tham nhũng do bác sĩ quân y Việt Nam Cộng Hòa Hà Thúc Nhơn khởi xướng.

song2

Sóng Thần là một trong ba tờ báo đã phát hành bản cáo trạng về tham nhũng trong chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa

"Hà Thúc Nhơn là đại úy y sĩ của bệnh viện Nha Trang. Ông ấy là người rất thẳng thắn".

"Ông ấy nắm trong tay một số tài liệu tham nhũng của một số nhân vật trong chính quyền thì ông ấy muốn chính quyền phải giải quyết".

Ông Hà Thúc Nhơn đã chiếm bệnh viện Nha Trang cùng với một số bệnh nhân và khi chính quyền đến giải tỏa "thì trong lúc đụng độ như thế nào đó ông ấy bị bắn chết cùng một số người nữa", theo bà Trùng Dương.

Sau đó, một nhóm người gồm Uyên Thao, Chu Tử, Nguyễn Liệu và Phạm Văn Lương đã họp lại với nhau và ra một nhóm gọi là nhóm 'Hà Thúc Nhơn chống tham nhũng'.

"Nhóm anh em họ họp lại với nhau họ bảo rằng bây giờ vấn đề về tình trạng tham nhũng trong chính quyền với quân đội đáng ngại lắm. Cho nên nó có thể ảnh hưởng không tốt đến cuộc tranh đấu chống lại cộng sản hồi đó", bà Trùng Dương nói.

Ban đầu nhóm này dùng tuần báo Đời để phổ biến những sinh hoạt của họ, nhưng họ vẫn cần một tờ nhật báo.

Nhật báo Sóng Thần ra đời dưới hình thức mua cổ phần và "những ai mà quan tâm đến cái vấn đề làm sạch xã hội" thì có thể đóng góp, bà Trùng Dương cho biết thêm ; tức là những ai quan tâm đến chống tham nhũng trong chính quyền.

Giải thích tên gọi Sóng Thần, bà Trùng Dương cho biết nó liên quan đến giai thoại thiền của một võ sĩ người Nhật.

Nhật báo Sóng Thần có tám trang, được in ở Sài Gòn và phát hành ở các tỉnh.

Báo chí Sài Gòn dưới thời Việt Nam Cộng Hòa

song3

Bản phim chụp lại báo Sóng Thần - hiện lưu trữ trong thư viện ở Hoa Kỳ

Khi được hỏi về hoạt động của báo chí ở Sài Gòn dưới thời chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, bà Trùng Dương cho rằng :

"Lúc bấy giờ mình có luật gọi là luật sau 1967 khi mà bắt đầu có chế độ Cộng hòa - Đệ nhị Cộng hòa thì luật báo chí có nhưng mà nó không chặt chẽ như về sau này".

Việc xin ra đời một tờ báo lúc đó "cũng tương đối dễ". Chỉ cần làm đơn và nếu lý lịch trong sạch thì sẽ được họ xem xét.

"Quy chế báo chí trước năm 1972 thì nó cũng có vấn đề nạp bản, cũng kiểm duyệt, cũng này nọ nhưng mà nó không khe khắt", bà nói thêm.

Sau vụ Bắc Việt đem quân họ tràn qua vùng phi quân sự, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ra một luật báo chí mới, "nó chẳng phải là mới gì nhưng nó thắt chặt hơn", theo bà Trùng Dương.

Theo luật mới này, mỗi một tờ nhật báo phải ký qũy hai chục triệu thời đó. Còn những báo hàng tuần thì phải ký qũy mười triệu, năm triệu.

Về thu nhập của báo chí thời kỳ này, bà Trùng Dương nói : "báo hồi đó hoàn toàn sống bằng tiền bán báo và tiền quảng cáo. Đó là hai nguồn thu duy nhất".

song4

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (phải) đã ra nước ngoài sống trước khi Sài Gòn sụp đổ 30/04/1975

Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa kiện báo Sóng Thần

"Hồi đó có phong trào chống tham nhũng của linh mục Trần Hữu Thanh và 300 linh mục khác. Họ phát hành bản cáo trạng số một về sự tham nhũng trong chính quyền và quân đội", bà Trùng Dương cho biết.

Báo Sóng Thần cùng với báo Đại Dân Tộc và báo Điện Tín thời kỳ đó đã đăng bản cáo trạng này.

Các tờ báo này đã bị tịch thu và bị Bộ Nội vụ kiện ra tòa.

"Họ cáo buộc là việc đăng bản cáo trạng đó là phỉ báng, mạ lị tổng thống là điều không nên, không được phép", bà Trùng Dương nói.

song5

Bản chụp lại cảnh biểu tình chống đàn áp báo chí thời Việt Nam Cộng Hòa

"Riêng chuyện đăng vụ bản cáo trạng thì đối với ông Thiệu cái đó là nặng nhất".

Bào chữa cho nhật báo Sóng Thần tại tòa là nhóm luật sư trẻ quan tâm đến tình hình đất nước, "họ đứng ra dựng lực lượng tranh đấu" và họ kêu gọi nhiều luật sư khác cùng tham gia.

"Cuối cùng có tất cả 205 luật sư đứng ra biện hộ cho báo Sóng Thần", theo bà Trùng Dương.

Vụ án sau đó bị hủy bỏ nhưng không thông báo lý do.

Khi được hỏi về báo chí Việt Nam hiện nay ở trong nước và hải ngoại, nhà văn nhà báo Trùng Dương nhận xét :

"Cũng khó khăn chứ không phải không. Không khó khăn này thì khó khăn kia. Nhưng người làm báo là người say mê, thích thì lăn lưng vào không thì đi học cái khác".

Published in Việt Nam

Dường như có một cơn sóng ngầm đến từ sự phẫn nộ của những người nông dân mất đất ở nhiều tỉnh thành Việt Nam, tạo thành mạng lưới để hỗ trợ nhau đấu tranh đòi và giữ đất.

song1

Trịnh Bá Phương cùng người dân Dương Nội trong một cuộc biểu tình đòi chính quyền trả lại đất

Mạng lưới nông dân mất đất

Theo anh Trịnh Bá Phương, một trong những người đại diện cho nhóm Dân oan Dương Nội nói với BBC ngày 17/4 rằng 'dù không thống kê được hết' nhưng tính sơ đã có đến cả trăm nhóm nông dân mất đất được thành lập khắp cả nước như các nhóm Văn Giang, Đồng Tâm, Hải Phòng, Nghệ An.

Nhóm dân oan Dương Nội gồm hơn 1000 nhân khẩu - thành lập tự phát sau vụ hàng nghìn công an tham gia cưỡng chế đất và bắt bảy nông dân 'chống đối' ở Dương Nội, Hà Nội năm 2014.

Các nhóm này liên kết với nhau qua mạng xã hội để 'học hỏi kinh nghiệm đấu tranh và hỗ trợ nhau về pháp lý', theo anh Phương.

Mới đây, nhân kỷ niệm một năm vụ dân Đồng Tâm bắt giữ cảnh sát đến cưỡng chế đất, nông dân mất đất ở các nơi cùng đổ về xã Đồng Tâm để 'chung vui'.

"Cái chúng tôi học được từ Đồng Tâm là nếu trước đó nhiều dân oan mất đất chỉ biết kéo nhau đi khiếu kiện cho đông người thì Đồng Tâm đã biết đứng ra tổ chức quy củ, kết hợp nhiều biện pháp đấu tranh để buộc chính quyền phải nhượng bộ", anh Phương nói.

Anh Phương, cũng từ một nông dân mất đất, nay trở thành người đại diện, hỗ trợ cho nhóm nông dân cùng cảnh ngộ ở Dương Nội.

Anh giúp thu thập ý kiến, soạn thảo và gửi các đơn kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền để đòi quyền lợi về đất đai.

Ngay sau cuộc họp kỷ niệm một năm sự kiện Đồng Tâm, các nhóm dân oan mất đất cùng đại diện một số nhóm, tổ chức nhân quyền và hoạt động dân chủ người Việt đã ký tên vào một tuyên bố chung về quyền sở hữu đất gồm ba yêu cầu.

song2

Nhiều làng quê Việt Nam xáo trộn sau những vụ chưng thu đất của chính quyền

Thứ nhất, quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai cần được sớm công nhận.

Thứ hai, cần chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp để công nhận chế độ đa sở hữu đối với đất đai, trong đó có sở hữu nhà nước, sở hữu của các tổ chức và sở hữu tư nhân.

Thứ ba, trong khi chờ đợi thay đổi luật lệ và chính sách, cần sớm công nhận quyền sử dụng đất như một loại quyền tài sản theo nguyên tắc thuận mua vừa bán... Và cần chấm dứt ngay nạn cưỡng bức thu hồi đất mà chính quyền ở các địa phương đang thực hiện.

Trong số những người ký tên có nhiều trí thức tên tuổi như tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật sư Lê Công Định, nhà nghiên cứu văn hóa, nguyên Vụ trưởng Ban dân vận trung ương Hà Nội, Nguyễn Khắc Mai, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, v.v…

"Chúng tôi sẽ tiếp tục thu thập chữ ký, sau đó sẽ gửi bản tuyên bố này tới chính phủ, Quốc hội Việt Nam, các tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước", anh Trịnh Bá Phương cho biết.

Bước tiến đáng kể

Đã có nhiều bước tiến đáng kể trong quá trình nông dân đấu tranh đòi đất suốt chục năm qua.

"Mới đây ngày 9/4, công an quận Hà Đông tới nhà gặp tôi nói muốn 'đối thoại' với bà con Dương Nội nhằm 'giải quyết hài hòa lợi ích' và tình trạng khiếu kiện kéo dài tại đây", anh Phương nói với BBC.

"Mặc dù họ chưa có hành động gì cụ thể, nhưng điều đó cho thấy chính quyền đã gặp áp lực lớn trước những yêu cầu chính đáng của người dân chúng tôi".

song3

Những người trẻ tuổi như anh Phương giúp cha ông giữ đất bằng pháp lý và tìm kiếm giúp đỡ trong và ngoài nước qua mạng xã hội

Năm 2013, Phó Thủ tướng Chính phủ ra văn bản yêu cầu xem xét việc khiếu nại của dân phường Dương Nội. Sau văn bản này, ba tập thể và bốn cá nhân trong bộ máy hành chính của Dương Nội bị kỷ luật và xử lý hình sự do sai phạm trong thu hồi đất, theo truyền thông Việt Nam.

Dù khiếu kiện vẫn kéo dai dẳng tới nay do nhiều hộ không được đền bù thỏa đáng, không được hỗ trợ tái định cư và tạo công ăn việc làm, annh Phương nói điểm khác biệt là bà con nhận được ủng hộ và hỗ trợ của nhiều tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức nhân quyền quốc tế. Đặc biệt anh đã có nhiều dịp được đối thoại với Liên Hiệp Quốc trong vấn đề đất đai và nhân quyền ở Việt Nam.

Sinh ra từ làng, anh Phương trước chỉ quen cấy lúa và chăn đàn trâu bò, nay đọc vanh vách các điều khoản về luật đất đai và các công ước quốc tế liên quan.

"Tôi đã học hỏi được thêm rất nhiều điều. Trước đây từ một nông dân không biết gì, sau khi gia đình mất sạch đất canh tác, mẹ tôi đi tù hai lần vì đấu tranh đòi đất, tôi đã gặp gỡ và biết đến các nhóm nhân quyền trong và ngoài nước, hiểu biết thêm về pháp luật để bảo vệ quyền của mình", anh Phương nói.

Trẻ hóa

Những người tham gia mạng lưới nông dân mất đất giờ có nhiều người trẻ tham gia, dù đa số vẫn là trung niên.

"Có nhiều bạn trẻ từ Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa tham gia đấu tranh dân chủ và nhân quyền, trong đó có quyền lợi cho nông dân mất đất", anh Phương nói với BBC.

Anh Phương cho hay những người trẻ tuổi, trên dưới 30 như anh, không phải là những người trực tiếp bị mất đất, mà có ông bà, cha mẹ bị mất đất đai cày cấy bao đời nay.

Liên kết qua mạng xã hội và tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước là việc mà lớp trẻ như anh Phương làm được giúp cha ông mình.

"Chúng tôi hiện đấu tranh ôn hòa bằng pháp lý. Khi mọi biện pháp ôn hòa đã được áp dụng mà chính quyền vẫn không trả lại đất cho chúng tôi thì chúng tôi sẽ tính đến các biện pháp khác. Chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ con đường của mình vì đất đai là máu thịt của chúng tôi", anh Phương nói.

Để nuôi sống gia đình, anh Phương mua cua từ Hòa Bình đem bán ở chợ trong xã Văn Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.

Ngay sau phía sau thúng cua của anh Phương là khu đất trước đây từng là ao của nhà anh, bao quanh bởi rặng bạch đàn.

"Tôi vẫn nhớ thời nhà tôi còn đất ruộng. Ngày ngày tôi cày cấy cùng gia đình, rồi thả cá, trăn đàn trâu bò, vẫn đi qua rặng bạch đàn ấy. Bình yên lắm", anh Phương nói với BBC qua điện thoại trong lúc đang đứng bán cua cho khách.

Em trai anh Phương học ngành thể thao, nhưng vì gia đình tham gia vào các vụ khiếu kiện đất đai kéo dài nên khi ra trường không thể xin được việc, nay cũng về làm nông dân và tham gia đấu tranh đòi đất cùng dân Dương Nội và các nhóm nông dân mất đất khác.

"Là người nông dân, chúng tôi chả có gì ngoài đất đai. Gia đình tôi mất đất nhưng may mắn còn đất ở Hòa Bình nên cả nhà lên đó cày cấy. Nhiều gia đình khác mà tôi biết lang bạt khắp nơi, ai thuê gì làm nấy, hoặc dạt sang xã lân cận thuê đất ruộng để được tiếp tục làm nông, đời sống rất bấp bênh. Nên chúng tôi sẽ đấu tranh đến cùng để giữ đất".

Đất đai là 'vấn đề chính trị lớn' của Việt Nam

song4

Công an Việt Nam căng lều chuẩn bị cho cuộc cưỡng chế đất ngày 25/10/2016 tại Dương Nội

Từ vụ nông dân Đoàn Văn Vươn nổ súng giữ đất ở Tiên Lãng năm 2012 tới vụ dân Đồng Tâm lập 'chiến lũy', bắt giữ công an và cảnh sát năm 2017, dường như cục diện các cuộc tranh chấp đất đai giữa chính quyền và người dân ít nhiều thay đổi.

Tờ The Economist ngày 15/6/2017 có bình luận rằng đất đai là vấn đề chính trị lớn ở Việt Nam, nơi mà chính phủ cho phép dân sử dụng đất nhưng lại khẳng định đất đai thuộc về nhà nước.

"Bồi thường cho các vụ thu hồi đất thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Các cuộc tham vấn có thể chỉ hời hợt, và tòa án hiếm khi giải quyết khiếu nại. Những người dân bị mất đất đôi khi khiếu nại về sự thông đồng giữa các quan chức địa phương và các nhà phát triển".

"Những điểm yếu này làm méo mó sự phát triển của Việt Nam".

"Đáng lo ngại hơn cho Đảng cộng sản Việt Nam là cơn giận giữ nội tại có thể bùng phát từ việc cưỡng chế di dời đất và quyền lợi yếu ớt [của người dân] đối với đất đai".

"Các số liệu chính thức cho thấy tranh chấp đất đai thuộc cách này hay cách khác chiếm hơn hai phần ba tổng số khiếu nại được gửi tới giới chức. Sự bất bình của người dân làm suy yếu sự ủng hộ đối với Đảng cộng sản".

"Chính quyền thường xuyên viện đến vũ lực trong các vụ cưỡng chế đất ngay cả khi việc phản kháng là ôn hòa".

"Facebook đã trở thành một kênh để giải tỏa cơn giận giữ đối với mọi loại bất công...".

Phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, Giám đốc Viện Chính sách Pháp luật và Phát triển từng nói với BBC trong một cuộc trao đổi bàn tròn trực tuyến rằng 'đất đai là thiêng liêng với nông dân'.

Ông Giao cho rằng vấn đề đất đai ở Việt Nam 'mang tính chất thể chế' và 'có ảnh hưởng đến sự tồn vong".

"Quốc gia thì có đất đai, quốc gia có lãnh thổ, và lãnh thổ là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm thì đối với người dân, đất đai với họ cũng là thiêng liêng, và người ta sẵn sàng sống chết vì mảnh đất đó", Phó giáo sư Hoàng Ngọc Giao nói.

Nguồn : BBC tiếng Việt, 18/04/2018

Published in Diễn đàn

Vụ việc xử lý cán bộ của chính quyền và ban ngành liên quan ở Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh như truyền thông Việt Nam mới loan tin 'có hiệu ứng tốt', làm 'người dân rất hồ hởi' và đã được 'tiên liệu', theo ý kiến các nhà quan sát thời sự chính trị nội bộ Việt Nam từ trong nước.

danang1

Bộ công an Việt Nam khám nhà hai quan chức hai quan chức nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng, theo báo chí trong nước

Hôm 18/4, trong diễn biến mới nhất, ông Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố thêm tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DAB-Dong A Bank).

Thông cáo Bộ công an nói việc bổ sung quyết định khởi tố bị can hôm 18/4 với ông Anh Vũ, cùng quyết định bổ sung khởi tố bị can đối với ông Trần Phương Bình (nguyên Tổng Giám đốc DAB) về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản liên quan đến hành vi chiếm đoạt 200 tỷ đồng của DAB.

Trao đổi với BBC News tiếng Việt hôm 18/4/2018, một ngày sau khi Việt Nam đã bắt một Trung tướng Công an, khởi tố hai cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng cùng nhiều người khác có liên quan vụ ông Vũ Nhôm (tức Phan Văn Anh Vũ), Luật sư Trần Quốc Thuận nói :

"Diễn biến, tình hình Đà Nẵng qua vụ án tạm gọi là vụ án Vũ Nhôm, người ta cũng đã tiên liệu là có những sự việc nổ bùng ra trong vỏ bọc từ lâu đến giờ. Ở Việt Nam, như chúng ta đã biết, khi đã thanh tra, truy tìm các sự việc, thì nhiều sự việc sẽ vỡ ra từng mảng, từng mảng, đó là điều đã nhìn thấy...

"Đà Nẵng đã được mang tên là một thành phố đáng sống, đẹp nhất của Việt Nam, mà bây giờ thực chất nó là như thế, thì đó là một điều cảnh báo cho những người cầm quyền, những người có trách nhiệm thấy sự thật rằng nền kinh tế và sự phát triển của đội ngũ cán bộ là có vấn đề.

"Thể chế này, muốn hoạt động được, nó có nhiều cái ma mãnh, ghê gớm, nhiều người giàu có một cách không bình thường, suy cho cùng, thực tế cũng từ đất đai mà ra, sinh lợi từ đất đai, mà sinh lợi từ đất đai, thì cái giàu đó không bình thường, bản chất của cái giàu đó là 'cướp' của người dân, 'cướp' của nông dân để làm giàu cho người đó.

"Và những người che chắn nhân danh cái này, nhân danh cái kia để làm những việc sai trái, thì điều đó cho thấy pháp luật Việt Nam chưa đi vào cuộc sống và sự kiểm soát chưa có hiệu quả.

"Cho nên qua đây, ta thấy rằng lực lượng trước đây người ta tin tưởng nhất là công an, là thanh 'Bảo kiếm,' là 'Lá chắn', là 'Còn Đảng còn ta', bây giờ rõ ràng là nhiều cán bộ cao cấp, đến lúc này là hai Trung tướng công an, một Thiếu tướng đã bị truy tố, đã bị bắt".

danang2

Thông tin về vụ việc liên quan việc khởi tố bị can và bắt tạm giam với ông Phan Hữu Tuấn

"Và công an đang có một cuộc cải cách tôi cho là rất đại quy mô, qua cải cách mà Đảng bộ Bộ công an trình cho Bộ chính trị mà đã được cho ý kiến và báo chí đã công khai, tôi nhìn thấy áng chừng một nửa hàng tướng lĩnh sẽ có một sự sắp xếp trở lại.

"Đó là một cuộc cải cách mà nếu lực lượng không kiểm soát, cải cách được, thì người ta thường nói đây là một cơ quan quyền lực không kiểm soát được, rõ ràng chúng ta phải biết chuyện sai trái, chuyện vơ vét tiền của của nhân dân, của nhà nước làm giàu cho mình, thì đó là một chuyện không thể nào tránh khỏi được và dĩ nhiên việc này suy cho cùng liên quan đến những người còn cấp cao hơn nữa", cựu Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc Hội của Việt Nam nói với BBC.

'Rúng động hơn vụ Đinh La Thăng'

Từ Đà Nẵng, blogger Trương Duy Nhất, nguyên phóng viên báo Công an Quảng Nam - Đà Nẵng, nói với BBC :

"Tôi từng khẳng định rằng vụ án Phan Văn Anh Vũ sẽ là một vụ án gây một dư chấn lớn trên chính trường Việt Nam, nó sẽ rúng động hơn cả vụ án Đinh La Thăng rất nhiều, bởi vụ án Đinh La Thăng chỉ gây chú ý và lớn bởi vì vị thế của ông Đinh La Thăng, tức là ông đã từng là Ủy viên Bộ chính trị và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh..., nhưng mà hình như nó chỉ dính đến cá nhân vai trò của ông Thăng thôi.

"Tôi nói vụ của ông Phan Văn Anh Vũ sẽ gây chấn động hơn vụ của ông Đinh La Thăng hơn bởi vì nó không phải là bản thân một mình ông Phan Văn Anh Vũ mà nó sẽ liên đới tới rất nhiều cán bộ cao cấp trong bộ máy, mà đặc biệt là những tướng, tá, trong lãnh đạo Bộ công an.

"Tiến trình có vẻ chậm hơn dư luận đồn đoán, bởi vì ngay sau khi bắt ông Phan Văn Anh Vũ, dư luận đã đồn ông tướng này bị bắt và ông tướng kia sẽ bị vào tù, người ta đã liệt kê hàng loạt, nhưng đến giờ phút này, hôm qua mới bắt một ông Trung tướng, cựu Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục tình báo (Tổng cục 5) Bộ công an, thì tôi cho rằng tiến trình hơi chậm, nhưng như thế nó cũng là rúng động.

danang3

Vụ án ông Đinh La Thăng gây chú ý vì ông là quan chức có vị trí cao cấp nhất tới nay trong Đảng bị bắt giam và xét xử thời gian gần đây

"Một ông tướng Bộ công an và một cán bộ nghiệp vụ của Bộ công an, mà đây là một ông tướng tình báo nổi tiếng là Phó Tổng cục trưởng của Bộ này, thì tôi cho đó là một cuộc đại phá, rúng động Bộ công an, tôi nghĩ nó sẽ không dừng ở đó.

"Vì sao ông Vũ Nhôm vào ngành Công An, ai đưa vào ngành Công An đúng hay sai, và những hoạt động thực tế ông hoạt động tình báo, hay hoạt động cái gì, và những cuộc mua bán đất đai, những lợi ích khổng lồ đó qua những cái mà chúng ta thấy, thì lợi lộc, nguồn lợi đó có đem lại cho hoạt động tình báo của Bộ công an hay không, hay nguồn tiền đó tập trung vào ai trong Bộ công an ?"

'Chưa từng có trong lịch sử'

Theo ông Trương Duy Nhất, điều vừa xảy ra ở Đà Nẵng là chưa từng có trong lịch sử và các diễn biến có thể được xem như một cuộc 'mổ xẻ' đại phẫu ở thành phố biển duyên hải miền Trung của Việt Nam.

"Đà Nẵng lâu nay được coi là thành phố hiện tượng, thành phố đáng sống, thì bây giờ 'tanh bành' hết rồi.

"Hôm qua, đúng là trong lịch sử, chưa có lúc nào mà người ta có thể nghĩ là hết vụ án Đinh La Thăng, rồi đến vụ án Phan Văn Vĩnh 'cờ bạc', đến bây giờ vụ Phan Văn Anh Vũ bắt hàng loạt tướng tá ở trong công an, bây giờ lại khởi tố cả hai cựu Chủ tịch thành phố Đà Nẵng mà trong đó có một cựu Chủ tịch là ông Trần Văn Minh, từng là Trung ương Ủy viên và Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

danang4

Tin về kỷ luật khi trách ông Lê Trương Hải Hiếu được báo chí nhà nước đưa tin hôm 17/4/2018

"Những chấn động này dần dần cho thấy đúng là công cuộc chống tham nhũng mà người ta hay dùng từ ví von là 'nhóm lò', 'đốt lò' như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hay nói đúng là có vẻ như nó đã không chừa một ai, bất kể anh là ai, anh làm gì, sai là bắt.

"Tôi cho là không chỉ dư luận ở Đà Nẵng, mà dư luận ở khắp nơi cho rằng đây là một hiệu ứng tốt, người dân có vẻ rất hồ hởi, mà không chỉ với vụ Phan Văn Anh Vũ..., bởi vì bộ máy này có quá nhiều 'tệ hại' quá rồi, nên bây giờ có quan chức nào, thậm chí bắt càng nhiều quan chức, quan chức càng to, thì người dân càng mừng, càng hồ hởi", ông Trương Duy Nhất nêu quan điểm riêng.

'Công khai là điều tốt'

danang5

Hôm 06/4/2018, Bộ công an Việt Nam công bố bắt tạm giam bị can Phan Văn Vĩnh trong một vụ liên quan tới đánh bạc và tổ chức đánh bạc có nhiều bị can là cán bộ, sĩ quan ngành công an

Về sự việc mới diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh, với việc con trai ông Lê Thanh Hải, cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, là ông Lê Trương Hải Hiếu, người có chức vụ Thành ủy viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 12, vừa bị nhận hình thức 'khiển trách' vì "có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức", Luật sư Trần Quốc Thuận từ Sài Gòn bình luận :

"Sự việc đó trong mấy tháng vừa qua đã râm ran trong dư luận rất nhiều và bây giờ cũng công khai lên báo chí. Tôi cho rằng một kỷ luật với một Thành ủy viên mà được công khai trên báo chí đưa tin, thì đó cũng là một điều tốt.

Từ Đà Nẵng, blogger Trương Duy Nhất nhân dịp này bình luận thêm :

"Từ năm 2015, tôi đã có một loạt bài mà tôi gọi là tình trạng 'Thái tử Đảng'. Trước đây, nếu có thì cũng không nhiều, không tràn lan như bây giờ.

"Hai năm vừa rồi có rớt một số trường hợp như trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh... từ một người là phóng viên của Ban Quốc tế, Báo Thanh niên, đùng một cái chuyển vào trong này 'vèo vèo', đi trong vòng một, hai năm thành Ủy viên dự khuyết, rồi Ủy viên chính thức [Trung ương Đảng], rồi làm Bí thư Thành ủy.

"Con đường đi rất nhanh, nếu không có bệ đỡ của bố họ, thì các nhân vật ấy không thể lên nhanh trong bộ máy như thế được... Vấn đề làm người dân bất bình là ở điểm đó. Đất nước này đâu phải là chiếu cỗ để để phân chia mâm bát cho vài gia đình, dòng tộc.

"Trong việc 'đốt lò' này, tôi nghĩ ngoài chuyện chống tham nhũng, thì hình như cũng có một mũi thứ hai đang bắt đầu tấn công vào nhóm 'Thái tử Đảng' này", ông Trương Duy Nhất nói với BBC.

Nguồn : BBC tiếng Việt, 18/04/2018

Published in Diễn đàn

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói uy tín của Đảng cộng sản Việt Nam 'được nâng lên rõ rệt' nhưng 'vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh' trong cuộc họp tổng kết công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày 10/4.

npt1

Trần Quốc Vượng (trái) đã vươn lên trở thành nhân vật không chỉ "số 2 trong đảng" mà còn là nhân vật có thực quyền thứ hai trong bộ máy "đảng và nhà nước ta", chỉ sau Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải). Ảnh : Phapluatplus.vn

Tại trụ sở Trung ương Đảng ở Hà Nội, Giáo sư Trọng cho rằng 'mặt được' là "vai trò, vị trí, uy tín của Đảng được nâng lên rõ rệt, thể hiện ở cả trong nước và trên trường quốc tế".

Website chinhphu.vn nhắc đến việc các đảng viên vi phạm "đã bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc, qua đó có tác dụng cảnh báo, phòng ngừa sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng…".

Tuy nhiên, còn nhiều mặt chưa được, trong số đó là "Công tác tự kiểm tra còn yếu, tự phê bình và phê bình còn nể nang, né tránh ; kiểm soát quyền lực chưa tốt".

Có 10 tỉnh và năm cơ quan trung ương nằm trong đợt kiểm tra việc thực Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng vừa qua, theo trang web chinhphu.vn.

Ngoài ra, nhận thức của một số đảng viên về nhiệm vụ chỉnh đốn đảng còn 'chưa đầy đủ'. Việc tuyên truyền, đấu tranh chống âm mưu 'diễn biến hòa bình', nguy cơ 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' và các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa 'chưa thật sắc bén'.

"Việc nhận diện những biểu hiện suy thoái trong cán bộ, đảng viên còn đơn giản, né tránh, chưa chỉ rõ được địa chỉ cụ thể".

"Vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm" trong "việc thực hiện tự phê bình và phê bình".

Việc kê khai, công khai tải sản, thu nhập của cán bộ đảng viên còn 'chưa được quan tâm thực hiện' và 'còn hình thức'.

Trong số 10 tỉnh được kiểm tra, Trà Vinh được cho là 'có cách làm sáng tạo' trong thực hiện Nghị quyết 4.

Tỉnh này đã in 27 biểu hiện "Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' nêu trong Nghị quyết 4 thành sổ tay bỏ túi, và dán ở những nơi đông người qua lại để 'ai cũng thấy cần thiết tự soi tự sửa.'

"Cái sâu xa là trung thành tuyệt đối với Đảng, kiên định với chế độ", website chinhphu.vn tường thuật.

Dư luận Việt Nam chú ý nhiều đến công cuộc chống tham nhũng hay còn gọi là 'đốt lò' mà Tổng bí thư Trọng khởi xướng.

Có ý kiến đã đăng trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt cho rằng "làm sạch đội ngũ lãnh đạo cần thiết và rất đúng ý dân. Điều này cho thấy sự cầu tiến của Đảng cộng sản Việt Nam. Kinh nghiệm cho thấy tham nhũng, lãnh đạo yếu kém sẽ mất lòng dân và mất chính quyền".

Ngoài ra, cũng có ý kiến nói tham nhũng ở Việt Nam đã mang tính cơ chế, và thiếu tam quyền phân lập sẽ khó làm rốt ráo .

Gần đây nhất, một hướng dẫn thi hành quy định mới nhất về kỷ luật đảng viên đã thu hút sự chú ý bất ngờ của dư luận Việt Nam vì câu nói rằng Đảng viên nghỉ hưu, đang ốm nặng hoặc thậm chí đã qua đời vẫn có thể bị kiểm tra, kỷ luật, theo kiểu hồi tố.

Vì sao phải chỉnh đốn Đảng ?

Kể từ Đại hội Đảng 12, khi ông Nguyễn Phú Trọng kêu gọi đấu tranh "chống tham nhũng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống".

Sau khi được bầu lại làm Tổng bí thư tháng Giêng 2016, ông Nguyễn Phú Trọng cùng giới chức trong Đảng đã ban hành hàng loạt văn bản về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.

Tháng 10/2016, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 4 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Ủy ban Kiểm tra trung ương đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, thi hành kỷ luật đảng.

Hàng loạt đảng viên 'cao cấp' đã 'sa lưới', điển hình là việc bỏ tù Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, gần đây là các vụ bắt và truy tố tướng Nguyễn Thanh Hóa và trung tướng Phan Văn Vĩnh liên quan đến đường dây đánh bạc ngàn tỷ.

npt2

Khởi tố bắt cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hoá và băng nhóm tướng Phan Văn Vĩnh vì tổ chức đánh bạc

Hàng loạt cựu ủy viên trung ương cũng bị kỷ luật, cảnh cáo như ông Nguyễn Văn Thiện, nguyên Bí thư tỉnh ủy Bình Định ; ông Nguyễn Phong Quang, nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ ; ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, cho thôi giữ chức Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ; ông Phạm Văn Vọng, đã nghỉ hưu, bị cách chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Mới đây nhất, tỉnh ủy Quảng Bình đã điều chuyển ông Hà Quốc Phong, Phó bí thư thành ủy "có vợ con thăng tiến nhanh", sau khi có dư luận về vụ việc.

Giới quan sát nói gì?

Ngay từ 22/02, tờ Diplomat bình luận rằng Đảng Cộng sản Việt Nam ở một mức độ nào đấy muốn đi theo con đường của Trung Quốc.

"Tất cả những động thái này chắc chắn đã khẳng định ông Trọng là nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất của Việt Nam trong nhiều thập niên qua. Trong một bối cảnh như vậy, Việt Nam đang dần dân từ chế độ độc đảng trở nên chế độ độc trị, giống như Trung Quốc dưới thời ông Tập", theo tờ Diplomat.

Nhá báo tự do Phạm Chí Dũng từng bình luận trên kênh YouTube của BBC Tiếng Việt rằng so sánh ông Trọng với ông Tập là không chính xác, vì ông Tập từ 2012 đã xử lý 1 triệu quan chức tham nhũng. Còn ở Việt Nam, công cuộc chống tham nhũng chỉ có '5 quan chức kê khai tài sản sai' trên cả triệu người phải khai.

Với giới quan sát nước ngoài, không ít người vẫn hoài nghi về thực chất chiến dịch chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam.

Một bài của Reuters hôm 11/12/2017, sau khi ông Đinh La Thăng bị bắt, cho rằng chiến dịch chống tham nhũng nhằm "kiềm chế tham nhũng lớn".

"Dù các vụ bắt giữ có lên cao hơn hay không, uy thế của ông Trọng được bảo đảm trong nhiệm kỳ kéo dài tới 2021, và phe này có điều kiện tốt hơn để duy trì ưu thế cả sau đó", bài báo nhận xét.

Từ Mỹ, chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á Zachary Abuza từng bình luận với BBC :

"Tất cả đều là chính trị. Ông Nguyễn Phú Trọng không chỉ củng cố vị trí của mình. Ông còn triệt hạ các đối thủ chính trị trước Đại hội Đảng sắp tới. Ông Trọng giờ đây đang ở vị thế không ai tấn công được".

Nguồn : BBC, 11/04/2018

Published in Diễn đàn

Năm 2017 đánh dấu một năm khắc nghiệt nhất đối với giới đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, khi số lượng lớn các nhà hoạt động, bloggers bị bắt giữ và bỏ tù.

chia1

Năm 2017 của giới xã hội dân sự bị đánh dấu bởi hai bản án đối với bà Trần Thị Nga và bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh "Mẹ Nấm"

Nổi bật là hai bản án 9-10 năm tù đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh "Mẹ Nấm" và bà Trần Thị Nga. Trong khi đó nhà hoạt động Phạm Đoan Trang thì liên tục phải lẩn trốn vì sự kiểm soát và sách nhiễu gắt gao của công an.

Và sắp tới, hôm 5/4 sẽ diễn ra phiên tòa xét xử luật sư Nguyễn Văn Đài và 5 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ.

Vì vậy, luật sư Lê Công Định nói ông và các nhà hoạt động lâu năm khác quyết định chia sẻ kinh nghiệm ứng phó khi bị bắt giữ và giam giữ.

chia2

Luật sư Nguyễn Văn Đài (trái) sẽ tòa ra ngày 5/4

Trả lời BBC hôm 31/3, ông Định nói ông chính là người khởi xướng hành động này.

"Tôi thấy đây là kinh nghiệm rất quý giá đối với những người tranh đấu, vì việc các cơ quan công an trấn áp những người tranh đấu, bắt họ lên đồn xảy ra thường xuyên hơn.

"Chia sẻ từ những người từng trải qua những việc như thế rất quan trọng với những người mới, muốn tham gia phong trào phản kháng".

Làm gì khi bị bắt lên đồn ?

chia3

"Trong chế độ độc tài, không đòi ai trả quyền con người ?" bà Đặng Bích Phượng nói.

Trong một bài viết chung giới đấu tranh gửi cho BBC, bà Đặng Bích Phượng chia sẻ bà đã bị bắt lên đồn công an 9 lần, có một lần bị tạm giữ 5 ngày, bị giam ở Trại Giam B14 "Hỏa Lò" 3 ngày.

Bà Phượng khuyên, "khi bị bắt, không có nghĩa vụ phải trình bày", "không ký biên bản" và "không đồng ý khám người đồ đạc".

"Dù việc đó chẳng làm thay đổi được điều gì, vì công an vốn cho họ có quyền ngồi lên pháp luật, nhưng ít nhất tôi đang thực hiện quyền của tôi".

Luật sư Lê Công Định, cũng là nhà bất đồng chính kiến bị tuyên án 5 năm tù, 3 năm quản chế vào 2009 vì hoạt động bị cho là nhằm lật đổ chính quyền", nói các loại giấy mời, giấy triệu tập chỉ có tính bắt buộc "nếu việc triệu tập thuộc phạm vi một vụ án hình sự đã khởi tố", còn không thì người dân có quyền từ chối.

Người dân cũng có thể từ chối làm việc sau 5 giờ chiều, vì "cơ quan an ninh có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của công dân", ông nói.

Ông Định nhấn mạnh người bị thẩm vấn cần tận dụng quyền im lặng của mình.

"Người bị thẩm vấn có Quyền im lặng và, do đó, quyền từ chối trả lời mọi câu hỏi của cơ quan an ninh, bất kể có hay không có sự hiện diện của luật sư của mình, bởi vì đây là quyền luật định của mọi công dân".

Làm gì khi bị điều tra, ra tòa ?

Cựu tù nhân chính trị Phạm Thanh Nghiên, người từng bị tuyên án 4 năm theo tội tuyên truyền chống nhà nước, vào năm 2008 thì nói, qua bài viết chung :

"Không cần căm thù hay khinh ghét công an (điều tra viên) nhưng không bao giờ được tin họ.

chia4

"Không cần căm thù hay khinh ghét công an (điều tra viên) nhưng không bao giờ được tin họ", cựu tù nhân Phạm Thanh Nghiên nói.

"Một sự việc, một bài viết, một phát ngôn hoặc một hành vi của bạn có thể bị hỏi đi hỏi lại nhiều lần, mỗi lần có thể cách nhau vài ngày thậm chí vài tháng. Hãy nhớ những gì đã "khai" hôm trước để lặp lại vào những lần sau. Nếu lời "khai" khác nhau, là tự đem lại rắc rối cho mình".

"Đừng sợ lời đe dọa của điều tra viên cũng như lời hứa của họ.

Và "Thừa nhận hết các việc, các hành vi mình đã làm nhưng khẳng định những việc đó không phạm pháp.

"Chế độ cộng sản thường hay đánh tráo khái niệm. Họ sẽ buộc tội bạn chống lại đảng, nhà nước tức là chống lại đất nước và nhân dân. Hãy cắt nghĩa cho họ hiểu các khái niệm trên và nhiều vấn đề khác".

Bà Nghiên khuyên rằng nên có một hoặc hai luật sư, dù ở Việt Nam các phiên tòa đều được xử kín với án bỏ túi, nhưng những luật sư sẽ giúp liên lạc với gia đình.

Và "hơn nữa, luật sư sẽ là người nói với công luận về diễn biến phiên tòa cũng như thái độ của bạn khi đứng trước vành móng ngựa".

Cuối cùng, bà khuyên, "hạn chế hoặc không nhìn xuống" nếu không muốn hình ảnh mình xuất hiện trên báo đảng với tư thế "cúi đầu".

"Phe độc tài không muốn bạn xuất hiện với hình ảnh hiên ngang thì bạn càng phải thực hiện cho được điều đó".

Làm gì khi ở trong tù ?

Chia sẻ cụ thể và chi tiết nhất là ông Nguyễn Ngọc Già, cũng bị kết án tù 4 năm tù giam theo điều 88 vào 2014. Ông ra tù sớm một năm vào tháng 12/2017.

chia5

"Theo thiển ý của tôi, không nên tuyệt thực. Vì ảnh hưởng trước mắt và lâu dài cho cả bản thân và gia đình mình", ông Nguyễn Ngọc Già nói.

Ông có tôn chỉ : "Chăm sóc bản thân tức là đang chăm sóc cho người thân".

Ông nhắc người tù cần phải chăm sóc tinh thần lẫn thể chất bằng cách tập yoga, đọc sách báo giải trí.

Vì ở tù lâu ngày, thiếu chất dinh dưỡng, nhiều người tù đều có vấn đề về răng, ông khuyên "ngậm nước muối" hàng ngày.

Không tiết kiệm, mà nên mua nước sạch để dùng cũng như thuốc "trị ghẻ" vì hầu hết tù nhân đều bị bệnh này vì tình trạng sống ẩm thấp, chật chội.

Ông nói thêm rằng cơm dù chán vẫn nên ăn ngay, và ăn đủ bữa, ngủ nghỉ đủ giấc.

Về việc tuyệt thực, ông nói ông không khuyến khích, nhưng nếu nếu người tù vẫn muốn làm thì nên tuyệt thực từ từ để tránh nguy hại cho sức khỏe.

chia6

Khi bị thẩm vấn, tra khảo, hãy bình tĩnh trả lời rằng : "Các ông đang xâm phạm Quyền im lặng luật định của công dân !", Luật sư Lê Công Định khuyên.

Nên chuẩn bị tinh thần từ trước ?

Nhiều nhà hoạt động căn dặn rằng những ai đã tham gia hoạt động đấu tranh, thì "điều đầu tiên cần xác quyết rằng bạn có thể bước chân vào tù bất cứ lúc nào".

"Nên vui vì có thể bản thân bạn ít được nhớ tới nhưng lý tưởng của bạn, khát vọng của bạn vẫn luôn được đồng hành", bà Nghiên nói.

Và "hãy tự tin với suy nghĩ rằng : 'Mình bị bắt chỉ vì dám nói lên sự thật. Mình đang tranh đấu cho chính nghĩa. Bởi vậy, hy sinh cho lẽ phải là một đặc ân số phận đã ban trao cho mình".

Ông Định nói ông dự định sẽ khuyến khích thêm nhiều người từng bị cơ quan công an bắt thẩm vấn thậm chí ở tù chia sẻ nhiều hơn.

BBC tiếng Việt

Published in Diễn đàn