Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 07 septembre 2018 22:25

EVFTA : cơ hội hành động

EVFTA là tên viết tắt tiếng Anh của Hiệp định Thương mại Tự do Châu Âu-Việt Nam (EU-Vietnam Free Trade Agreement). 

evfta1

Tin tức liên quan đến diễn biến của EVFTA tương đối nhiều, nhưng cho tới nay trong gần hết tất cả những bài trên các báo lề trái cũng như lề phải , phần tin tức chính xác bị phần suy đoán phủ lấp :

- nhà cầm quyền Việt Nam và các báo lề phải bóp méo tin tức hoặc chỉ đưa những tin có lợi cho điều mình muốn tuyên truyền với dân là nhà nước đang thành công và EVFTA sắp được thông qua.

- các nhà hoạt động thì nhặt vài sự kiện rồi suy đoán theo mình và có vẻ chú tâm là nêu rõ tình trạng nhà cầm quyền Việt Nam vì đã phạm rất nhiều lỗi lầm, kể cả phạm pháp, nên gây ra cản trở, và có nhiều triển vọng EVFTA sẽ không được phía Liên Hiệp Châu Âu phê chuẩn.

Trong khi cả hai bên đều có vẻ đồng ý đặt kỳ vọng cao vào cây cầu thông thương giữa Việt Nam và "siêu thị trường" 27 nền kinh tế Châu Âu này, thì lại không bên nào cho thấy sẵn sàng có những hành động để EVFTA thành một thực trạng mang lợi ích cho nền kinh tếViệt Nam, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt .

Tiếng chuông báo động

Ngày 10/08/2018 ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế Quốc hội Châu Âu, xác nhận trong thư riêng với người viết, là chính ông đã gợi ý, Việt Nam không nhất thiết phải hoàn tất phê chuẩn 3 công ước cơ bản của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) còn lại là ILO 87 (Tự do liên kết), ILO 98 (Quyền thương lượng tập thể) ILO 105 (Chống lao động cưỡng bức), và lồng vào luật pháp quốc gia, trước khi EVFTA được phê chuẩn. Chỉ cần Việt Nam "phải thể hiện được cam kết mang tính ràng buộc về lộ trình phê chuẩn, thực thi và giám sát thực hiện các công ước này".

Trong những lần tuyên bố trước đó, ông Lange luôn luôn nhấn mạnh EVFTA là một hiệp định "dựa trên luật lệ". Chiều hướng mới mềm dẻo hơn của ông B.Lange hiện nay, hầu đạt tới việc phê chuẩn EVFTA trước cuộc bầu cử nhiệm kỳ mới của Quốc hội Châu Âu (23 - 26/05/2019), là một tiếng chuông báo động để tất cả những ai muốn hiệp định thương mại này thực sự mang lợi ích đến cho người dân Việt, phải nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về vai trò của những bộ phận làm việc khác nhau của chính phủ và quốc hội Liên Hiệp Châu Âu, cũng như những lực đẩy chống hay thuận sự ký kết EVFTA mạnh yếu ra sao, để có hành động cụ thể hợp thời điểm.

Qúa trình tiến hành EVFTA cho tới nay có bị chậm trễ không ? Vì sao ? Có, quá trình tiến hành đã có chậm trễ. Sự chậm trễ này cho tới nay hoàn toàn do một thay đổi về thủ tục pháp lý từ phía Châu Âu, không hề có chút liên quan nào tới tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam hay vụ bắt cóc Trịnh xuân Thanh tại Đức.

Từ khi giai đọan đàm phán giữa Việt Nam và Châu Âu kết thúc ngày 2/12/2015, hai bước tiếp là rà soát pháp lý hiệp ước để ký kết và nhất là phê chuẩn để có hiệu lực, đã bị trì trệ vì cần chờ ý kiến của Tòa Công Lý Châu Âu (the European Court of Justice) liên quan đến Hiệp ước Thương mại Tự do giữa Châu Âu và Singapore, để theo đó, áp dụng cho Việt Nam. 

Trước đó Ủy ban Châu Âu (European Commission) đã hỏi ý kiến của tòa về một số nội dung trong hiệp định không thuộc thẩm quyền toàn bộ của EU, nhất là hai nội dung đầu tư gián tiếp (portfolio invesment) và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với chính quyền sở tại (investor-state dispute settlement). 

Ngày 16/05/2017 Tòa Công Lý Châu Âu đã đưa ra ý kiến rõ ràng : để được thông qua toàn bộ nội dung, cần sự chuẩn y của cả 27 nước thành viên EU (27 vì không còn tính Vương quốc Anh). Để tránh khó khăn này (chỉ cần một trong 27 nước thành viên không phê chuẩn một phần nào của hiệp ước thì hiệp ước không có hiệu lực), một bước đi mới của EVFTA được thống nhất : theo đó, EVFTA được tách làm hai hiệp định, một về Thương mại và một về Bảo hộ đầu tư (IPA). 

Điều này có nghĩa là gì ?

Là Hiệp định Thương mại không cần sự phê chuẩn của từng nước thành viên, mà chỉ cần sự phê chuẩn của Liên Hiệp Châu Âu là có triển vọng tạm thời có hiệu lực, mà không phải chờ Hiệp định bảo hộ đầu tư (chú ý chữ có triển vọng, vì hiệp định thương mại giữa Liên Hiệp Châu Âu và Nhật sau khi hoàn tất, đã được gửi trình Hội đồng Liên Hiệp Châu Âu xin ký chính thức mà không chờ Hiệp định bảo hộ đầu tư, và điều này cho tới nay chưa bị chỉ trích).

Tình trạng EVFTA hiện nay.

Ngày 26/06/2018, Ủy ban Châu Âu và Việt Nam đã công bố chính thức hoàn tất việc rà soát pháp lý đối với Hiệp định Thương mại. Với Hiệp định bảo hộ đầu tư IPA, hai bên mới chỉ kết thúc những thảo luận ban đầu và bước vào giai đọan rà sóat pháp lý. 

Theo quy trình, các hiệp định đã được Ủy ban Châu Âu hoàn tất đàm phán, sau khi rà soát pháp lý phải qua 3 giai đoạn tiếp : (1) được dịch qua 22 ngôn ngữ của 27 nước thành viên. Sau đó chuyển cho ; (2) Hội đồng Liên Hiệp Châu Âu còn gọi là Hội đồng Bộ trưởng (Council of the European Union) bao gồm các bộ trưởng đại diện các nền kinh tế 27 nước thành viên, xem xét, quyết định việc ký chính thức hiệp định ; (3) được chuyển tới Quốc hội Châu Âu (European Parliament), với thành viên là hơn 750 đại biểu cử tri toàn Châu Âu, để phê chuẩn. 

Trong bối cảnh thương mại thế giới đầy bất ổn hiện nay, một cánh cửa đưa tới sự ổn định với thị trường Châu Âu là con đường sống cho doanh nghiệp Việt Nam, nhất là một Việt Nam đang qụy ngã, thoi thóp bởi lệ thuộc chính trị vào Trung Quốc, thì giảm lệ thuộc kinh tế là ngõ thoát thiết yếu.

Ngược lại, đối với Liên Hiệp Châu Âu, trong tình trạng chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn, con đường thông thương này với Việt Nam cũng là một miếng mồi rất hấp dẫn mà họ đang cố đạt được. Hội đồng Bộ trưởng Liên Hiệp Châu Âu khó có thể quyết định ngược lại chiều hướng đó. Trong khi Trung Quốc không dễ gì nhả Việt Nam ra và chương trình "đặc khu" chỉ là một trong những âm mưu đang tiến hành với chủ đích nắm chắc Việt Nam của họ.

Có lẽ vì tin tưởng Liên Hiệp Châu Âu rất muốn và đang tìm mọi cách để thực hiện EVFTA, và tình trạng người dân Việt không chú ý hay không có khả năng tham gia trực tiếp, nhà nước Việt Nam đã không tỏ vẻ e ngại phạm pháp (vụ bắt cóc Trịnh xuân Thanh với tất cả những hệ lụy quốc tế) và còn tăng sức đàn áp, bỏ tù những nhà hoạt động dân chủ, ra luật an ninh mạng để kiểm soát và ngăn chặn sự tự do trao đổi tin tức, hoạt động xã hội trên mạng.

Cơ hội hành động

EVFTA là một hiệp định sẽ được ký kết giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu. Dù nhà nước Việt Nam không chấp nhận sự đóng góp của những cá nhân và tổ chức xã hội dân sự tự do, những cá nhân và tổ chức này vẫn có thể đối tác trực tiếp với những cơ quan của Liên Hiệp Châu Âu để có ảnh hưởng trên hiệp định này. 

Quan trọng là phương thức làm việc. Và EVFTA cần phải được phê chuẩn bởi Quốc hội Châu Âu để có hiệu lực. 

Ủy ban Thương mại quốc tế thuộc Quốc hội Châu Âu (INTA/European Parliament Committee on International Trade) với chủ tịch đương nhiệm là dân biểu Bernd Lange có nhiệm vụ :

- nhận định tình hình qua thông tin của đôi bên đàm phán (Ủy ban Châu Âu và nhà nước Việt Nam), 

- nhắc nhở đôi bên phải hoàn tất những điều kiện đã được định rõ trong văn kiện sau đàm phán và đề nghị cách giải quyết khi có khó khăn,

- sau đó trình bày trước Quốc hội Châu Âu để xin phê chuẩn.

Thời gian INTA đang làm việc cũng là thời gian những tổ chức phi chính phủ/tổ chức tình nguyện tư nhân, tổ chức xã hội dân sự, quốc tế và nhất là Việt Nam, cần nổ lực tìm hiểu và chính thức liên lạc với các dân biểu của Quốc hội Châu Âu về những điều kiện phê chuẩn, để bảo đảm EVFTA sẽ mang lại lợi ích cho cuộc sống của người dân Việt.

Cách lên tiếng chỉ qua những bài chung chung trên các mạng xã hội Việt Nam không thay thế được việc làm đứng đắn, nắm vững vấn đề dựa trên bằng chứng , phân tích có quy củ và trực tiếp đối tác với Quốc hội Châu Âu của những tổ chức kể trên. Một vài cái thư phản kháng, vài tiếp xúc ngắn ngủi trong những năm qua không đủ làm cơ sở cho Quốc hội Châu Âu nhận rõ những điều kiện cần thiết ̣để bảo đảm những đặc tính của EVFTA do chính Liên Hiệp Châu Âu đề ra.

Những cam kết của Liên Hiệp Châu Âu

Ông Mauro Petriccione, phó trưởng phái đoàn đàm phán EVFTA, phó tổng giám đốc Cơ quan Thương mại thuộc Ủy ban Châu Âu (EU Commission), đã viết trong lời mở đầu văn bản EVFTA (2).

FTA sẽ giúp thúc đẩy đầu tư chất lượng cao giữa Việt Nam và EU... thúc đẩy bền vững phát triển cho đôi bên, bao gồm cam kết mạnh mẽ bảo vệ quyền cơ bản của mọi người tại nơi làm việc, quyền con người được bao quát hơn, và bảo vệ môi trường... triển khai nền kinh tế vì lợi ích của người dân Việt Nam.

Trưởng Đại diện phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam, Đại sứ Bruno Angelet viết : 

....(EV) FTA không chỉ có một mục tiêu riêng của nó mà đi cặp với Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện PCA. Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam có một chương trình chung để kích thích tăng trưởng và tạo việc làm, nâng cao khả năng cạnh tranh, và ngoài ra còn đấu tranh chống đói nghèo và củng cố sự canh tân.

Liên Hiệp Châu Âu sẽ không thi hành tốt hoặc chỉ thi hành lỏng lẻo những cam kết đó nếu không có sự ràng buộc bởi luật pháp và thường trực giám sát, và nhà nước Việt Nam hiện nay thì không phải là một đối tác chú trọng tới những khía cạnh như nhân quyền, quyền cơ bản của công nhân, bảo vệ môi trường, và không chứng tỏ có đủ chuyên viên để kiểm soát những khía cạnh khác trong Hiệp định.

Những diễn tiến đáng chú ý

1. Từ khi Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) được phê chuẩn năm 2012 tới nay, đã có 7 cuộc Đối thoại Nhân quyền thường niên giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam. Tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam cho thấy những cuộc đối thoại này hoàn toàn không đạt được một kết qủa khả quan nào và Việt Nam không tôn trọng những điều đã ký kết.

Sau hoặc trước những cuộc Đối thoại, Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu luôn có những buổi tiếp xúc với một số nhân vật Việt Nam thuộc khối Xã hội Dân sự tự do, nhưng cho tới nay chưa thấy Liên Hiệp Châu Âu thực tình đặt điều kiện với nhà nước Việt Nam phải chấp nhận sự tham gia của các tổ chức độc lập vào công việc giám sát. Đại diện Phái đoàn EU đã tìm cách khỏa lấp bằng lập luận khó có thể biết tổ chức nào là chính quyền chỉ định, tổ chức nào thật sự độc lập (theo tin một ngừơi tham dự cuộc tiếp xúc tháng 11/2017) (3) Trong khi trong bản thông cáo báo chí ngày 23/02/2017 sau cuộc viếng thăm Việt Nam, ông Panzeri, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu, đã có nhận định rõ ràng là (4) đòi hỏi đăng ký với Mặt trận Tổ quốc loại trừ khả năng độc lập (của các tổ chức phi chính phủ : xã hội, tôn giáo...), như vậy không hề có sự khó khăn để nhận định những tổ chức độc lập.

2. Ngày 26/02/2016 sau khi thụ lý hồ sơ khiếu nại của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Ủy ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt nam (VCHR) vì lý do Ủy ban Châu Âu đã không tiến hành đánh giá tác động nhân quyền trong bối cảnh đàm phán để ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam, bà O´Reilly, Thanh Tra Liên Âu, đã đưa ra phán quyết : Ủy ban Châu Âu đã không cắt nghĩa được một cách hợp lý việc từ chối thực hiện đánh giá tác động nhân quyền tiền hiệp định, trong khi các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam đã đang tiếp diễn. Đây là một sai phạm quản lý nghiêm trọng (5).

Điều này cho thấy, Ủy ban Châu Âu tuy đã có những buổi tham khảo các tổ chức phi chính phủ nhưng tiến trình đàm phán đã được kết thúc với những sơ suất mà Quốc hội Châu Âu cần được lưu ý phải xem xét, đòi hỏi sửa đổi và bổ xung trước khi phê chuẩn. Đây là giai đoạn cần những hoạt động tích cực của các tổ chức phi chính phủ, xã hội dân sự độc lập.

3. Trong 7 thông cáo báo chí sau 7 cuộc Đối thoại Nhân quyền thường niên, Liên Hiệp Châu Âu luôn đề cập tới vấn đề Việt Nam cần phải tôn trọng và bảo vệ nhân quyền. Quốc hội Châu Âu cũng đã ra những nghị quyết gần như mỗi năm về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, mới đây là nghị quyết về quyền tự do bày tỏ ở Việt Nam (6) và đã bị ông Nguyễn Thanh Sơn – Chánh văn phòng - Văn phòng Thường trực Nhân quyền của Việt Nam, kết án là không khách quan, can thiệp vào công việc nội bộ củaViệt Nam, xử dụng những thông tin sai lệch qua những kênh không chính thống xuất phát từ những cá nhân có tư tưởng chống đốiViệt Nam, xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam (7).

Những tổ chức phi chính phủ, xã hội dân sự, cần nghiên cứu kỹ và phản biện chi tiết những lập luận của nhà nước Việt Nam, với những bằng chứng cụ thể, để trình Quốc hội Châu Âu trước khi 750 nghị viên biểu quyết phê chuẩn EVFTA.

4. Ngày 16/04/2018, 19 hiệp hội thương mại Việt Nam và quốc tế đã gửi một tuyên bố chung ủng hộ xúc tiến nhanh chóng EVFTA (8). Trong thư, họ đã chỉ trích : Chúng tôi kêu gọi Hội đồng Châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng và Quốc hội Châu Âu hãy ngưng việc ngăn giữ EVFTA vì lý do quản trị, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp đôi bên.

[...] Đưa ra các mối quan ngại trên, chúng tôi muốn đảm bảo rằng chính sách thương mại của Liên Hiệp Châu Âu tiếp tục phục vụ lời hứa về tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và cam kết phát triển bền vững.

5. Ngược lại, theo tài liệu của đảng Việt Tân (9), ngày 6/6/2018, một kiến nghị gửi theo dạng thư ngỏ, ký tên 90 tổ chức Việt Nam và quốc tế, trong đó có đảng Việt Tân, hội Bầu Bí Tương Thân, hội Anh Em Dân Chủ, hội Bảo Vệ Người Bảo Vệ Nhân Quyền, Reporters without Borders (Phóng Viên không Biên Giới)... đã kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu bác bỏ Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) vì tình trạng quá tồi tệ về nhân quyền tại Việt Nam.

Lời bàn

Như đã viết trong phần 1 của bài, trong bối cảnh thương mại thế giới đầy bất ổn hiện nay, một cánh cửa đưa tới sự ổn định với thị trường Châu Âu là con đường sống cho doanh nghiệp Việt Nam. Giảm lệ thuộc kinh tế là ngõ thoát thiết yếu cho Việt Nam khỏi lệ thuộc chính trị vào Trung Quốc. Còn đối với Liên Hiệp Châu Âu, trong tình trạng chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn, con đường thông thương này với Việt Nam cũng là một miếng mồi rất hấp dẫn mà họ đang cố đạt được.

Liên Hiệp Châu Âu cũng rất ý thức sự cạnh tranh với Trung Quốc tại Việt Nam là một vấn đề hóc búa, vì LM phải tôn trọng các giá trị nhân bản của Châu Âu. Cũng cần phải hiểu là hiện nay đường hướng của Châu Âu, để có thể ảnh hưởng tích cực nhất, là tham gia thay vì cắt đứt liên hệ. Chính vì những giá trị này mà Liên Hiệp Châu Âu là một đối tác qúi báu của người dân Việt, một lý do chính đáng để mọi người, mọi tổ chức, cần thực tiễn hợp lực với Quốc hội Châu Âu đòi hỏi Việt Nam phải hoàn tất một số điều kiện về tôn trọng quyền con người, quyền công nhân, bảo vệ môi trường trước khi EVFTA được phê chuẩn. 

Đòi bác bỏ hoàn toàn Hiệp định Thương mại tự do là một ý kiến không có lợi cho người dân Việt Nam và là một sự chống đối quá cực đoan, đẩy Liên Hiệp Châu Âu vào thế kẹt trong bối cảnh thương mại hiện tại, có thể đi đến hiệu ứng Boomerang.

Thục Quyên

Nguồn : VNTB, 06/09/2018

Chú thích :

(1) Có thể tìm hiểu thêm về EVFTA tại : https://bit.ly/2CnaR3G

(2) https://bit.ly/2MVGK8o

(3) https://bit.ly/2wLhab2

(4) https://bit.ly/2wW0yhV

(5) https://bit.ly/2PHzUQt

(6) https://bit.ly/2PBYEJS

(7) https://bit.ly/2PGwldg

(8) https://bit.ly/2MPL5cVhttps://bit.ly/2Q9tz1q

(9) https://bit.ly/2oMaHcp

Published in Diễn đàn

Tròn một con Giáp sau sự kiện "Việt Nam được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chấp thuận cho trở thành thành viên thứ 150", kịch bản "vào trước, bắt sau" hầu như đang tái hiện ở Việt Nam. Lần này là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

eu1

Giàn công an chuẩn bị đàn áp người biểu tình ở Đồng Nai năm 2016. (Hình : Getty Images)

Vào năm 2006, chính thể Việt Nam đã nhún mình giảm đàn áp giới nhân quyền và bất đồng chính kiến để tiếp đón Tổng thống Mỹ George Bush tại Hà Nội, và sang năm 2007 Việt Nam được Mỹ nhấc khỏi CPC (Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo), tức được giảm cấm vận kinh tế, đồng thời. Nhưng chỉ một năm sau đó, từ năm 2008 trở đi, công an Việt Nam liên tiếp gia tăng tống giam người bất đồng như một kiểu "bắt bù".

Nhưng tình hình hiện thời không còn quá thuận lợi cho công an Việt Nam bắt bất đồng như vào nửa cuối năm 2016 và phần lớn năm 2017.

Một lần nữa kể từ giai đoạn "vận động TPP" từ giữa năm 2013 đến giữa năm 2016, biểu đồ đàn áp nhân quyền ở Việt Nam có dấu chỉ chùng bớt. Khoảng thời gian từ cuối năm 2017 đến nay đang có dấu hiệu về việc biểu đồ đàn áp nhân quyền có thể thiết lập vùng đỉnh của nó, để trong nửa cuối năm 2018 "vận động sớm thông qua EVFTA" thì cao độ của đường biểu diễn đàn áp này có thể thấp hơn, hoặc thấp hơn đáng kể, so với đỉnh điểm của nó vào năm 2017.

Gương mặt thất thần

Chính vào lúc này, quá nhiều khó khăn kinh tế đã tích tụ và chồng chất để trở thành nỗi bế tắc được định dạng ngay trên gương mặt thất thần của đảng cộng sản. Nếu không khẩn cấp tìm ra lối thoát kinh tế và tài chính, chẳng mấy năm nữa đảng sẽ sạch tiền, sẽ không còn tiền nuôi đội ngũ công chức viên chức "còn đảng còn mình" lên đến gần ba triệu người, cùng một lực lượng vũ trang và bán vũ trang hoặc chỉ biết đàn áp quyền làm người của dân chúng, hoặc chỉ lo làm "kinh tế quốc phòng" mà chẳng hề bảo vệ ngư dân Việt trong lúc tàu Trung Quốc hùng hổ tấn công, hành hung và bắn giết.

Trong toàn bộ bức tranh u tối kinh tế ở Việt Nam đương đại, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) là lối thoát được Bộ Chính trị đảng ở Việt Nam kỳ vọng nhất.

Về thực chất, cái chế độ tham lam, tham nhũng và đang rơi vào cảnh đói khát chỉ còn EVFTA là hiệp định thương mại mang lại lợi lộc nhiều nhất ứng với đà xuất siêu của Việt Nam sang Châu Âu lên đến 25 tỷ USD mỗi năm – gần bằng giá trị nhập siêu lên đến 30 tỷ USD hàng năm (chỉ tính theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng 20 tỷ USD nhập siêu theo đường tiểu ngạch) của Việt Nam từ Trung Quốc.

Nhưng muốn EVFTA được thông qua, Việt Nam lại cần có được toàn bộ đồng thuận của 28 Quốc hội ở 28 nước Châu Âu, mà nếu chỉ một nước không đồng ý thì Hà Nội coi như trắng tay.

Đối với chính thể độc đảng ở Việt Nam, EVFTA quan trọng đến mức mà vào tháng Ba năm 2018, người đứng đầu đảng là Nguyễn Phú Trọng đã phải tự thân đến Pháp, để vận động Nghị Viện Pháp cho EVFTA được Hội đồng Châu Âu và Nghị Viện Châu Âu "linh hoạt sớm thông qua.

Nhưng ngay sau cuộc gặp Macron – Trọng, không phải báo đảng Việt Nam, mà những hãng thông tấn của Pháp như AFP đã loan tin là trong cuộc gặp này, Tổng thống Pháp Macron đã đề cập một cách nhấn mạnh về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và trường hợp các blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền bị bỏ tù, đồng thời kêu gọi Việt Nam thực hiện những cải cách để tăng cường nhà nước pháp quyền.

Đề cập và lời kêu gọi của Tổng thống Macron là logic với đánh giá cho rằng chính phủ Pháp đã chủ động yêu cầu phía Việt Nam phải đưa nội dung "nhấn mạnh nhân quyền" vào tuyên bố chung Việt – Pháp 2018 và đôn nội dung này lên vị trí thứ 2 trong bản tuyên bố này, vượt hơn nhiều so với vị trí thứ 6 của chủ đề nhân quyền được thể hiện trong bản tuyên bố Việt – Pháp vào tháng Chín năm 2013 trong chuyến công du Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Jean – Marc Ayrault.

"Tối hậu thư" về nhân quyền

Liệu EVFTA, dù đã kết thúc giai đoạn đàm phán từ tháng Mười Hai năm 2015 – thời điểm mà hệ thống tuyên giáo cùng báo đảng Việt Nam khoa trương hết lời về "sẽ phê chuẩn EVFTA ngay trong năm 2016", và phải mất đến hai năm rưỡi sau đó hiệp định ngổn ngang này mới kết thúc giai đoạn rà soát pháp lý, trong khi thông thường khoảng thời gian rà soát pháp lý đối với những hiệp định tương tự chỉ mất từ 6 tháng đến 1 năm, sẽ được "Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn vào đầu năm 2019" như tham vọng và cũng là "gợi ý" một cách đầy lộ liễu trên hệ thống báo đảng của giới chóp bu Việt Nam ?

Cần nhìn lại những thông điệp được phát từ phía EU chứ không phải bởi Việt Nam.

"Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam có thể không được thông qua" là tựa đề của Bike, Europe, ngày 23 tháng Giêng, 2018, dẫn nguồn từ EU-Vietnam Free Trade Agreement Threatened (người dịch : Vũ Quốc Ngữ, Việt Nam Thời Báo). Theo đó, việc phê chuẩn EVFTA đang gặp khó khăn khi Quốc hội Châu Âu đặt câu hỏi về cách mà Việt Nam như một nhà nước cộng sản độc đảng đang đối xử công nhân của mình. Đặc biệt khi Việt Nam có với 93 triệu dân, được coi là một trong những con hổ Châu Á mà Nghị sĩ Bernd Lange nói rằng "Nếu không có tiến bộ về nhân quyền và đặc biệt là về quyền lao động thì thỏa thuận này không được Quốc hội Châu Âu phê chuẩn".

Vào tháng Hai năm 2018, trang Borderlex của Châu Âu đã chính thức cho biết để thông qua EVFTA, "EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả", và khẳng định "Phía sau việc trì hoãn này (EVFTA) còn có một số lý do chính trị như : ưu tiên đưa ra thỏa thuận của EU với Nhật Bản, cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, và Liên Hiệp Châu Âu nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tôn trọng hơn các quyền con người và quyền lao động".

Cho tới khi đó, hoàn toàn có thể xem thông điệp trên của EU là một "tối hậu thư" về nhân quyền đối với chính thể Việt Nam.

Không phải ngẫu nhiên mà cũng vào thời điểm trên, Đại sứ Việt Nam tại EU là Vương Thừa Phong đã thình lình "hé môi" rằng Việt Nam đang lên kế hoạch phê chuẩn để thông qua các công ước trên vào năm 2019 và 2020.

EU có biết quy luật "vào trước, bắt sau" ?

Từ giữa năm 2016, bàn cờ đối thoại và đàm phán về nhân quyền đã dần chuyển từ tay người Mỹ sang Liên Hiệp Châu Âu.

Nhưng một dấu hỏi đánh đố là khi nào Việt Nam sẽ thỏa mãn những đòi hỏi của EU về cải thiện nhân quyền là phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, bãi bỏ lao động cưỡng bức, tức ít nhất Việt Nam phải sớm ban hành luật về Hội và công nhận Công Đoàn Độc Lập ? Trước hay sau khi EVFTA được Nghị Viện Châu Âu thông qua ?

"Kết thúc rà soát pháp lý EVFTA" chỉ là một trong nhiều công đoạn phải có trước khi hiệp định này được Nghị Viện Châu Âu quyết định có phê chuẩn hay không. Nhưng do nhiều gian lận thương mại của doanh nghiệp Việt Nam và tình trạng vi phạm nhân quyền quá trầm trọng của chính quyền Việt Nam mà đã khiến thời gian rà soát pháp lý EVFTA kéo dài đến hai năm rưỡi thay vì chỉ 6 tháng đến 1 năm, điều gì sẽ xảy ra, hoặc bao nhiêu năm nữa sẽ biệt trôi một khi chính thể Việt Nam không những không giảm bớt hành vi gian lận thương mại mà còn tiếp tục vi phạm nhân quyền khi vẫn liên tiếp hành hung tra tấn dã man người dân biểu tình vì an sinh và chủ quyền đất nước, bắt bớ và xử tù nặng nề các công dân yêu nước ?

Tương lai "Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn EVFTA" có rơi vào đầu năm 2019 hay trong năm 2019 như Hà Nội đang lập lờ hy vọng ?

Liệu các nhà ngoại giao và đàm phán thương mại của EU có nắm được quy luật "vào trước, bắt sau" như một "đặc thù xã hội chủ nghĩa" ở Việt Nam ? Hay sẽ lặp lại trang sử bi thảm của nhân quyền Việt Nam khi hàng loạt nhà hoạt động nhân quyền bị nhà cầm quyền tống giam ngay sau khi EVFTA được phê chuẩn ? 

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 02/09/2018

Published in Diễn đàn

Lần th hai trong vòng 4 tháng, Liên Hiệp Châu Âu - nơi đang nm trong tay quyn sinh sát đi vi s phn như mành treo trước gió ca Hip đnh thương mi t do Vit Nam - Châu Âu (EVFTA), đã ‘kết án’ nhà cm quyn Vit Nam bng cm t ‘vi phm trực tiếp đi vi các nghĩa v quc tế’.

vipham1

Ông Lê Đình Lượng ti phiên tòa hôm 16 tháng Tám, ti Ngh An. (AFP PHOTO / Vietnam News Agency)

Hai lần ‘vi phm trc tiếp’

Ngay sau vụ nhà hot đng nhân quyn Lê Đình Lượng b Tòa án Ngh An kết án 20 năm tù và 5 năm qun chế, EU lp tc tuyên b bn án này "đã tiếp ni xu hướng tiêu cc trong vic đàn áp các nhà hoạt đng ôn hòa ti Vit Nam", và "Ông Lê Đình Lượng đã ng h mt cách ôn hòa cho s thúc đy và bo v nhân quyn như đã được đm bo trong Hiến pháp Vit Nam, Tuyên ngôn Nhân quyn Quc tế và các công ước quc tế khác mà Vit Nam đã ký kết tham gia, trong đó có Công ước Quc tế v các Quyn Dân s và Chính tr. Vì vic kết án trên là mt s vi phm trc tiếp đi vi các nghĩa v quc tế này, Liên Hiệp Châu Âu mong mun rng các cơ quan thm quyn Vit Nam tr t do ngay lp tc đi vi ông Lê Đình Lượng cũng như tt c các blogger và các nhà hot đng nhân quyn khác hin đang b pht tù vì đã biu đt quan đim ca mình mt cách ôn hòa".

Tuyên bố trên được nêu ra bi Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu vi s đng thun ca các đi s các quc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu tại Vit Nam.

Vào đầu tháng Tư năm 2018, sau khi Hi đng xét x ca mt tòa án Vit Nam - dù không đ chng c nên phi suy din theo hướng quy chp có ti - vn giáng mt bn án đến 66 năm đi vi 6 thành viên ca Hi Anh Em Dân Chủ, trong đó riêng Lut sư Nguyn Văn Đài b giáng án đến 15 năm tù, EU đã phn ng cng rn chưa tng có.

"Những bn án mà Tòa Hà Ni tuyên cho 6 nhà hot đng dân ch Vit Nam vào ngày 5 tháng tư là s vi phm trc tiếp nhng nghĩa v quc tế mà chính Hà Nội cam kết ; cũng như Liên Hiệp Châu Âu mong mun được tôn trng đy đ. Liên Hiệp Châu Âu mnh m cam kết bo v nhng nhà hot đng bo v nhân quyn khp nơi trên thế gii. Chúng tôi s tiếp tc giám sát và làm vic vi các cơ quan chc năng và nhng đối tác liên quan nhm ci thin tình hình nhân quyn ti Vit Nam" - tuyên b ca Phát ngôn nhân Maja Kocijancic ca EU phát đi t Bruxelles.

Bruxelles lại là th ph ca EU - nơi mà các quan chc cao cp ca Vit Nam như Phó th tướng Vương Đình Hu và B trưởng công thương Trn Tun Anh liên tc đến đ "vn đng EU linh hot sm phê chun EVFTA" trong năm 2017 và đu năm 2018.

Hoàn toàn trái ngược vi li quy chp "tuyên truyn chng nhà nước" và "âm mưu lt đ chính quyn" ca chính th Vit Nam đi vi Hi Anh Em Dân Ch, t chc xã hi dân s này đã làm được nhiu hơn bt c t chc xã hi dân s nào khác, và hơn hn toàn b khi t chc hi đoàn nhà nước như Mt trn T quc, Tng liên đoàn Lao đng, Đoàn Thanh niên cng sn… trong mc tiêu h tr ngư dân và giáo dân 4 tnh min Trung đòi li công lý và tin đn bù sau thm ha x thi ô nhim môi trường do Formosa gây ra vào hai năm 2016 và 2017.

Nếu Formosa đã tr thành mt ch đ quc tế và được nhiu t chc môi trường ln chính ph mt s nước và báo chí quc tế đc bit quan tâm, s phn nhng lãnh đo Hi Anh Em Dân Ch b công an Vit Nam tng giam cũng bi thế được quc tế quan tâm không kém - theo tiêu chí các giá trị dân ch và nhân quyn trong Công ước quc tế v các quyn dân s và chính tr.

‘Cáo trạng nhân quyn’

Chi tiết ngoi giao đáng chú ý là trong tuyên b ca EU vào tháng Tư năm 2018 và tháng Tám năm 2018 đã không còn nhng từ ng "lo ngi" hay "quan ngi" như mt cách biu l phn ng nh nhàng hoc va phi, mà là li l cng rn - thm chí còn cng rn hơn c mc đ cng rn trong bn ngh quyết v vn đ nhân quyn Vit Nam - mang s hiu 2016/2755 (RSP) mà Ngh vin Châu Âu tung ra vào tháng 6/2016, vào lúc chính quyền Vit Nam bt đu mt chiến dch đàn áp khc lit kéo dài 17 tháng liên tiếp đi vi gii đu tranh nhân quyn quc gia "l rơi hình ch S" này.

Sau nhiều năm gi ôn hòa vi chính quyn Vit Nam và thm chí còn bị cho là khá mm yếu trước quá nhiu vi phm nhân quyn, t gia năm 2016 đến nay EU ngày càng quan tâm đc bit đến ch đ nhân quyn cho Vit Nam và nói thng đây là mt trong nhng điu kin bt buc, đ nếu Vit Nam không chu ci thin nhân quyền thì s không có cơ hi nào có được EVFTA.

Từ na cui năm 2016 đến nay, vai trò đi thoi nhân quyn đã chuyn dn t Hoa Kỳ sang EU. Mt s ngh sĩ ca EU đến Hà Ni làm vic v EVFTA và luôn kèm dn nhng điu kin v nhân quyn - vn đ trước đây chỉ là yếu t ph thì nay đã tr thành mt trng tâm ca EVFTA. Đc bit là vai trò ca Nhà nước Đc khi đàm phán vi Vit Nam không ch v v bt cóc Trnh Xuân Thanh mà c v tù nhân lương tâm và quyn t do xut cnh ca nhng người bt đng chính kiến đang nằm trong ‘nhà tù ln’.

Nhưng trong nguyên năm 2017, ch đ nhân quyn đã hoàn toàn không được Vit Nam quan tâm và phn hi. Thm chí ngược li, nhà cm quyn Vit Nam còn bt giam đến gn ba chc người bt đng chính kiến vào năm đó - mt "thành tích" tương đương vi thi kỳ "khng b trng" t năm 2008 đến năm 2012.

Kết qu hu như là con s 0 ca Đi thoi nhân quyn EU - Vit Nam vào tháng 12/2017 cùng bn ngh quyết nhân quyn đy sc thái cng rn ca Quc hi EU trong cùng tháng đó đã cho thy Châu Âu không còn chấp nhn tư thế d b "ăn hiếp" bi gii chóp bu Vit Nam quá quen mc c nhân quyn đi ly li ích thương mi, đng thi dng lên mt bc tường đ cao trước Hà Ni nếu mun đt được EVFTA.

Với tuyên b v vic chính th Vit Nam đã ‘vi phạm trc tiếp’ đi vi nhng công ước quc tế mà Vit Nam đã ‘cái gì cũng ký, min được li và được tiếng’, trong đó có Công ước quc tế v các quyn dân s và chính tr vi nhng cam kết rt c th v quyn t do biu đt, t do ngôn lun và t do báo chí, có thể thy EU đang dn hình thành mt h sơ ‘cáo trng’ đi vi gii chóp bu Hà Ni đ có th đưa ra ‘truy t’ trong không bao lâu na, đc bit trong bi cnh v bt cóc Trnh Xuân Thanh vn chưa nhn được bt kỳ mt li xin li hay cam kết ‘s không tái phạm’ nào t Hà Ni.

Sẽ điu trn ‘ba bên’ v nhân quyn ?

Dự kiến trong hai tháng Mười và Mười Mt năm 2018, bn d tho Hip đnh EVFTA, sau khi đã kết thúc quá trình rà soát pháp lý mt đến hai năm rưỡi thay vì ch 6 tháng như thông thường, s được Ủy ban thương mi quc tế Châu Âu đưa ra đ xem xét có ký kết vi Vit Nam hay không, hoc nếu ký thì s cn xem xét mt cách đc bit đến nhng điu kin nhân quyn lng trong bn hip đnh này như thế nào.

Một cuc điu trn v tình hình nhân quyn Vit Nam cũng rất có th s được y ban thương mi quc tế Châu Âu t chc vi s có mt ca ba bên : EU, B Công thương Vit Nam và mt vài nhà hot đng nhân quyn t Vit Nam.

Chính vào lúc này, quá nhiều khó khăn kinh tế đã tích t và chng cht đ tr thành ni bế tc được đnh dng ngay trên gương mt tht thn ca đng cng sn. Nếu không khn cp tìm ra li thoát kinh tế và tài chính bng EVFTA, chng my năm na đng s sch tin, s không còn tin nuôi đi ngũ công chc viên chc ‘còn đng còn mình’ lên đến gn 3 triu người, cùng mt lc lượng vũ trang và bán vũ trang hoc ch biết đàn áp quyn làm người ca dân chúng, hoc ch lo làm ‘kinh tế quc phòng’ mà chng h bo v ngư dân Vit trong lúc tàu Trung Quc hùng h tn công, hành hung và bn giết.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 31/08/2018

Published in Diễn đàn

Vào cuối tháng Sáu năm 2018, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý, đồng thời thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu (IPA).

evfta1

Vào năm 2015, ông Malinowski là Trợ lý ngoại trưởng Mỹ về dân chủ, nhân quyền và lao động. Ảnh : BBC.com

Sau giai đoạn rà soát pháp lý, EVFTA sẽ được ký chính thức và được Ủy ban Châu Âu trình cho Nghị viện Châu Âu, nhưng phải trên cơ sở 28 quốc hội của 28 quốc gia của EU đồng thuận với hiệp định này thì Nghị viện Châu Âu mới phê chuẩn. Khả năng phê chuẩn sớm nhất là sau tháng Năm năm 2019.

Trong quy định của EVFTA, có một ràng buộc là Việt Nam phải công nhận Công đoàn độc lập.

Làm sao chế tài nếu chính thể Việt Nam không triển khai Công đoàn độc lập trong EVFTA ?

Cho dù vào đầu năm 2018, Đại sứ Việt Nam tại EU là Vương Thừa Phong đã cam kết rằng Việt Nam đang lên kế hoạch phê chuẩn để thông qua các công ước về Công đoàn độc lập vào năm 2019 và 2020, nhưng làm sao có thể tin, và trong thực tế có còn chút gì về khái niệm niềm tin, đối với lời hứa của giới quan chức Việt Nam ?

Một sự thật quá rõ ràng, rõ đến mức không thể rõ hơn, là mặc dù chính thể độc đảng ở VN đã tham gia với Tổ chức Lao động Quốc tế từ năm 1998, nhưng cho tới nay đã hai chục năm chẵn mà vẫn không chịu ban hành quy chế về công đoàn độc lập cùng một số quyền tự do biểu đạt của người lao động theo nguyên tắc của ILO.

Độ trễ quá lâu và quá áp chế chính trị trên lại rất tương đồng với việc chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng đàn áp nhân quyền và giới bất đồng chính kiến ở đất nước này, cho dù Việt nam đa tham gia vào Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị từ năm 1982.

Và cũng rất tương đồng với tình cảnh Hiến pháp Việt Nam ban hành từ năm 1992 về các quyền tự do lập hội và biểu tình của người dân, nhưng cho đến nay vẫn không có bất kỳ một văn bản cụ thể hóa cho sự hứa hẹn đầu môi chót lưỡi đó, nếu không muốn nói là chính quyền đã làm ngược lại với cam kết trong Hiến pháp.

Cũng trong rất nhiều cuộc đối thoại nhân quyền giữa cấp vụ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam với phía Mỹ và EU, nhiều cam kết "sẽ cải thiện nhân quyền" đã được đưa ra từ phía Việt Nam. Nhưng kết quả là càng cam kết và hứa hẹn, chính quyền và công an Việt Nam càng bắt thêm nhiều người hoạt động nhân quyền, người dân dám bày tỏ chính kiến và những nhà đối lập về quan điểm chính trị.

Vào năm 2017 khi chóp bu Việt Nam đang cố gắng vận động EU phê chuẩn EVFTA, Hoàng Bình – Phó chủ tịch của Phong trào Lao Động Việt, đã bị công an Nghệ An bắt giam, để vào đầu năm 2018 bị xử án nặng nề đến 14 năm tù giam.

Làm sao chế tài ?

Có một số kinh nghiệm từ người Mỹ khi đàm phán về nhân quyền và công đoàn độc lập với phía Việt Nam, lên quan đến Hiệp định TPP. 

Trong một cuộc gặp ngày 4/12/2015 với cộng đồng người Việt hải ngoại, ông Malinowski – Trợ lý ngoại trưởng Mỹ về dân chủ, nhân quyền và lao động, cũng đồng thời là trưởng đoàn đối thoại nhân quyền của Mỹ với Hà Nội, đã lần đầu tiên thông báo về việc TPP có cơ chế để ràng buộc Việt Nam trong việc thực thi các quyền của người lao động :

"Hầu hết các yêu cầu đòi hỏi Việt Nam phải sửa đổi luật pháp và quốc hội Việt Nam phải thông qua các luật đó. Họ muốn thực hiện trong bao lâu thì tùy. Nhưng một khi quốc hội Mỹ thông qua TPP, nếu điều đó xảy ra, thì lúc đó, Việt Nam cũng vẫn chưa vào được TPP. Vào thời điểm đó, Việt Nam sẽ bắt đầu thực thi các cam kết. Và chỉ khi chúng tôi chứng nhận với quốc hội Mỹ rằng họ đã thực hiện tất cả các cam kết, thì lúc đó Việt Nam mới bắt đầu được miễn thuế và hưởng các lợi ích khác của TPP.

Trong quá khứ, các hiệp ước thương mại khác không đưa các điều khoản về quyền của người lao động vào trong quy trình giải quyết khiếu nại, nhưng TPP thì có".

Malinowski cũng cho biết : TPP thiết lập một ủy ban song phương để giám sát việc thực hiện và báo cáo cho chúng tôi một khi phát hiện ra sai phạm và đề nghị biện pháp xử lý. Ủy ban đó sẽ gồm 3 thành viên độc lập với các chính phủ : một người do chính phủ Việt Nam đề cử, một do Hoa Kỳ chỉ định và một do ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế).

Hoa Kỳ sẽ định kỳ tái đánh giá quá trình thực hiện của Việt Nam. Nếu Việt Nam vẫn không để cho công đoàn độc lập được hình thành, thì những lợi ích về kinh tế tiếp theo sau thời điểm đó sẽ không được áp dụng. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho đây là yếu tố quan trọng vì các khoản miễn thuế đặc biệt quan trọng của TPP chỉ được chính thức áp dụng sau 5 năm hoặc 10 năm. Điều này cho phép Hoa Kỳ và các tổ chức xã hội, các nhà hoạt động có thời gian và công cụ để giám sát việc thực thi cam kết của Việt Nam.

Còn với EVFTA, chưa biết thái độ và hành động của Châu Âu sẽ cứng rắn đến mức nào, nhưng trước mắt vẫn là thái độ và hành vi ém nhẹm thông tin về công đoàn độc lập của nhà nước Việt Nam.

Và cho dù Việt Nam có thực hiện đúng cam kết sẽ ban hành công ước về công đoàn độc lập vào tháng 10/2020, cũng chẳng có gì chắc chắn là chế độ này sẽ triển khai công ước này trong thực tế.

Điều này phản ánh một thực tế chưa mấy thay đổi, là nếu không có thêm những áp lực mạnh mẽ từ quốc tế, còn xa nữa mới có thể chứng kiến thái độ được coi là "thành tâm" của nhà nước này đối với các quyền tự do căn bản của công dân, như quyền tự do lập hội, quyền tự do báo chí, tự do biểu tình…

Ngay vào lúc này, các quốc gia trong EU cần chuẩn bị cơ chế chế tài đối với chính quyền Việt Nam về việc thực hiện công đoàn độc lập.

Chỉ có thế mới có hy vọng sẽ bắt đầu lộ trình thực hiện công đoàn độc lập và tự do đình công cho công nhân ở Việt Nam sau khi EVFTA được EU phêchuẩn.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 04/07/2018

Published in Diễn đàn
dimanche, 01 juillet 2018 16:36

EVFTA sẽ khó được phê chuẩn sớm ?

Còn nhớ trong buổi họp báo với phó chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Châu Âu ngày 10/1/2018, Đại sứ Bruno Angelet – Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam – đã được báo chí nhà nước Việt Nam tường thuật "EU đã có một lộ trình trong năm 2018 để EVFTA được ký kết và phê chuẩn", và "Đại sứ Bruno Angelet bày tỏ hy vọng đến đầu mùa hè năm nay, việc ký kết sẽ được thực thi để hiệp định được chuyển cho Nghị viện Châu Âu xem xét phê chuẩn".

evfta0

Ông Robert Kalinak, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Slovakia tiếp Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Tô Lâm - người bị Slovakia và Đức nghi ngờ trong vụ ‘Tô Lâm làm bình phong’ - hôm 26/07/2017. Ảnh minh họa

Nhưng lại rất cần xem xét tính khách quan của lối tường thuật trên bởi không ít lần báo đảng đã "nhét chữ vào miệng" giới quan chức quốc tế.

Sự thật chua chát là cho tới nay, Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) vẫn chưa có dấu hiệu nào sẽ được ‘thông qua ngay trong năm 2018’ như kỳ vọng và cũng là ‘gợi ý’ đầy lộ liễu của giới chóp bu Việt Nam qua các phương tiện thông tin đại chúng thuần túy một chiều.

Mà khả năng sớm nhất để EVFTA được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn là sau tháng Năm năm 2019 – theo dự đoán của trang Bordelex của Châu Âu.

Cho tới nay, tuyệt nhiên vẫn không thấy Bộ trưởng công an Tô Lâm hiện ra để ‘phản bác những luận điệu sai trái’ vào tháng Năm năm 2018 của phía Slovakia và Đức về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong’. Hiện tượng quá trống vắng này càng khiến dư luận quốc tế tin rằng đã có một mối liên đới nào đấy giữa tướng Tô Lâm và Trịnh Xuân Thanh trong vùng lãnh thổ Slovakia.

Vào lúc này, vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ đã lan đến Slovakia – quốc gia mà cùng với Cộng hòa Séc đã được tách ra từ Tiệp Khắc trước đây.

Vào tháng Tư năm 2018 và liên quan đến phiên tòa của Tòa án Đức xử Nguyễn Hải Long – nghi can tham gia đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, đã bất thần bùng phát một thông tin liên đới một cấp cao hơn rất nhiều : Slovakia phải làm việc với phía Đức để xác minh khả năng ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, đã sử dụng chuyến thăm của mình đến nước này hồi tháng Tám năm 2017 để làm bình phong cho vụ bắt giữ Trịnh Xuân Thanh.

Mặc dù sau đó Đại sứ Việt Nam tại Bratislava là ông Dương Trọng Minh đã hồi đáp yêu cầu của Bộ Ngoại giao Slovakia là ‘Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ có mặt ở Slovakia’, giới quan sát chính trị vẫn nhận ra một sự né tránh rõ rệt : câu trả lời của Đại sứ Dương Trọng Minh chỉ là ‘Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ có mặt ở Slovakia’, mà không hề thanh minh cho việc ‘Việt Nam không bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’.

Tuy chưa có quan chức nào của Slovakia tuyên bố một cách chính thức về tình trạng thực ra đã rạn nứt đáng kể giữa Slovakia và Việt Nam qua vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, nhưng thông tin của báo chí Slovakia và báo chí Đức đều phản ánh mối quan hệ này đang xấu hẳn đi, với sự cảnh giác cao độ của người Slovakia đối với giới mật vụ và ngoại giao Việt Nam.

Tình trạng rạn nứt giữa Slovakia và Việt Nam còn khiến ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người đồng hương của Slovakia là Cộng hòa Séc với Việt Nam. Vào nửa đầu năm 2017, một quan chức cao cấp của Việt Nam là Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đến Séc để vận động nước này ủng hộ Việt Nam vào EVFTA. Khi đó, có vẻ giới lãnh đạo Séc còn lưỡng lự.

Còn đến giờ, đã chẳng có bất kỳ phản hồi nào từ giới lãnh đạo của Chính phủ Séc đối với EVFTA.

Theo quy định của EU, EVFTA muốn được thông qua thì phải nhận được sự đồng ý của 28 nghị viện của toàn bộ 28 quốc gia trong khối EU, mà nếu chỉ một nước không đồng thuận thì EVFTA không thể được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn.

Nếu không có cải thiện đáng kể nào về pháp quyền và nhân quyền, ngay trước mắt Việt Nam có thể mất trắng 3 phiếu cho EVFTA là Đức, Slovakia và Séc.

"Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam có thể không được thông qua" là tựa đề của Bike, Europe, ngày 23/01/2018, dẫn nguồn từ EU-Vietnam Free Trade Agreement Threatened (người dịch : Vũ Quốc Ngữ, Việt Nam Thời Báo). Theo đó, việc phê chuẩn EVFTA đang gặp khó khăn khi Quốc hội Châu Âu đặt câu hỏi về cách mà Việt Nam như một nhà nước cộng sản độc đảng đang đối xử công nhân của mình. Đặc biệt khi Việt Nam có với 93 triệu dân, được coi là một trong những con hổ Châu Á mà Nghị sĩ Bernd Lange nói rằng "Nếu không có tiến bộ về nhân quyền và đặc biệt là về quyền lao động thì thỏa thuận này không được Quốc hội Châu Âu phê chuẩn".

Kết quả hầu như là con số 0 của Đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam vào tháng 12/2017 cùng bản nghị quyết nhân quyền đầy sắc thái cứng rắn của Quốc hội EU trong cùng tháng đó đã cho thấy Châu Âu không còn chấp nhận tư thế dễ bị "ăn hiếp" bởi giới chóp bu Việt Nam quá quen mặc cả nhân quyền đổi lấy lợi ích thương mại, đồng thời dựng lên một bức tường đủ cao trước Hà Nội nếu muốn đạt được EVFTA.

Vào tháng Hai năm 2018, trang Borderlex của Châu Âu đã chính thức cho biết để thông qua EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU), "EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả", và khẳng định "Phía sau việc trì hoãn này (EVFTA) còn có một số lý do chính trị như : ưu tiên đưa ra thỏa thuận của EU với Nhật Bản, cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, và Liên minh Châu Âu nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tôn trọng hơn các quyền con người và quyền lao động".

Cho tới khi đó, hoàn toàn có thể xem thông điệp trên của EU là một ‘tối hậu thư’ về nhân quyền đối với chính thể Việt Nam.

‘Kết thúc rà soát pháp lý EVFTA’ chỉ là một trong nhiều công đoạn phải có trước khi hiệp định này được Nghị viện Châu Âu quyết định có phê chuẩn hay không. Nhưng do nhiều gian lận thương mại của doanh nghiệp Việt Nam và tình trạng vi phạm nhân quyền quá trầm trọng của chính quyền Việt Nam mà đã khiến thời gian rà soát pháp lý EVFTA kéo dài đến hai năm rưỡi thay vì chỉ 6 tháng đến 1 năm, chính thể Việt Nam sẽ phải mất bao nhiêu năm nữa mới nhận được một hiệp định EVFTA hoàn chỉnh khi chế độ này không những không giảm bớt hành vi gian lận thương mại mà còn tiếp tục vi phạm nhân quyền khi vẫn liên tiếp hành hung tra tấn dã man người dân biểu tình vì an sinh và chủ quyền đất nước, bắt bớ và xử tù nặng nề các công dân yêu nước ?

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 01/07/2018

Published in Diễn đàn

Một số nhà quan sát cho rằng chính quyền Việt Nam đã làm một việc xuẩn ngốc khi kết án nặng nề các lãnh đạo của Hội Anh Em Dân Chủ trong phiên tòa xử ngày 5/4/2018.

aedc0

Hãy nhìn kỹ : ai mới là BỊ CÁO ? Ảnh : VOV

Hội Anh Em Dân Chủ là một tổ chức xã hội dân sự này đã làm được nhiều hơn bất cứ tổ chức xã hội dân sự nào khác, và hơn hẳn toàn bộ khối tổ chức hội đoàn nhà nước như Mặt trận Tổ quốc, Tổng liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên cộng sản… trong mục tiêu hỗ trợ ngư dân và giáo dân 4 tỉnh miền Trung đòi lại công lý và tiền đền bù sau thảm họa xả thải ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra vào hai năm 2016 và 2017.

Nếu Formosa đã trở thành một chủ đề quốc tế và được nhiều tổ chức môi trường lẫn chính phủ một số nước và báo chí quốc tế đặc biệt quan tâm, số phận những lãnh đạo Hội Anh Em Dân Chủ bị công an Việt Nam tống giam cũng bởi thế được quốc tế quan tâm không kém – theo tiêu chí các giá trị dân chủ và nhân quyền trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

Hoàn toàn dễ hiểu là phiên tòa của chính quyền Việt Nam xử "Luật sư Nguyễn Văn Đài và các đồng phạm" trong Hội Anh Em Dân Chủ được chính phủ nhiều nước chú tâm đến thế nào. Trước khi phiên tòa này diễn ra vào ngày 5/4, nhiều đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam, bao gồm EU, Mỹ, Đức và Australia đã liên tiếp đề nghị chính quyền Việt Nam để đại diện chính phủ của những nước này tham dự phiên tòa.

Vậy EU đã phản ứng ra sao sau khi Hội đồng xét xử của phiên tòa trên – dù không đủ chứng cứ nên phải suy diễn theo hướng quy chụp có tội – giáng một bản án đến 66 năm đối với 6 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, trong đó riêng Luật sư Nguyễn Văn Đài bị giáng án đến 15 năm tù ?

"Những bản án mà Tòa Hà Nội tuyên cho 6 nhà hoạt động dân chủ Việt Nam vào ngày 5 tháng tư là sự vi phạm trực tiếp những nghĩa vụ quốc tế mà chính Hà Nội cam kết ; cũng như Liên Minh Châu Âu mong muốn được tôn trọng đầy đủ. Liên Minh Châu Âu mạnh mẽ cam kết bảo vệ những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát và làm việc với các cơ quan chức năng và những đối tác liên quan nhằm cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam" – tuyên bố của Phát ngôn nhân Maja Kocijancic của EU phát đi từ Bruxelles.

Bruxelles lại là thủ phủ của EU – nơi mà các quan chức cao cấp của Việt Nam như Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và Bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh liên tục đến để "vận động EU linh hoạt sớm phê chuẩn EVFTA" trong năm 2017 và đầu năm 2018.

Chi tiết ngoại giao đáng chú ý là trong tuyên bố của Phát ngôn nhân Maja Kocijancic của EU phát đi từ Bruxelles đã không còn những từ ngữ "lo ngại" hay "quan ngại" như một cách biểu lộ phản ứng nhẹ nhàng hoặc vừa phải, mà là lời lẽ cứng rắn – thậm chí còn cứng rắn hơn cả mức độ cứng rắn trong bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam – mang số hiệu 2016/2755 (RSP) mà Nghị viện châu Âu tung ravào tháng 6/2016, vào lúc chính quyền Việt Nam bắt đầu một chiến dịch đàn áp khốc liệt kéo dài 17 tháng liên tiếp đối với giới đấu tranh nhân quyền ở quốc gia này.

Sau nhiều năm giữ ôn hòa với chính quyền Việt Nam và thậm chí còn bị cho là khá mềm yếu trước quá nhiều vi phạm nhân quyền, từ giữa năm 2016 đến nay EU ngày càng quan tâm đặc biệt đến chủ đề nhân quyền cho Việt Nam và nói thẳng đây là một trong những điều kiện bắt buộc, để nếu Việt Nam không chịu cải thiện nhân quyền thì sẽ không có cơ hội nào có được EVFTA.

Trước khi phiên tòa xử Hội Anh Em Dân Chủ diễn ra, báo đảng Việt Nam đã ồn ào khoa trương về việc Việt Nam đang đôn đốc vận động Ủy ban châu Âu hoàn tất bản thảo của EVFTA vào cuối tháng 3/2018 để trình Hội đồng châu Âu và sau đó trình Nghị viện châu Âu với hy vọng "sẽ thông qua vào mùa thu năm 2018". Tuy nhiên đã hết tháng Ba và sang tháng Tư mà vẫn không có bất kỳ tin tức nào về "hoàn tất bản thảo".

Cú giáng án bất công và quá nặng nề đối với Hội Anh Em Dân Chủ không chỉ cho thấy chuyến công du Pháp của Nguyễn Phú Trọng hầu như không đạt được kết quả nào về "vận động EVFTA sớm thông qua" mà đã dẫn đến động tác "giận cá chém thớt" những người hoạt động nhân quyền, mà còn khiến cánh cửa mới hé của hiệp định này đóng sập trước mũi Hà Nội và còn lâu mới trở thành "cứu cánh" cho nền kinh tế lẫn chân đứng chế độ độc đảng đang nhanh chóng ruỗng mục ở Việt Nam.

Cũng không thể không nói đến khí tiết của những người đấu tranh nhân quyền trước tòa án cộng sản. Hoàn toàn không giống hình ảnh một Đinh La Thăng sụt sùi rên rỉ "xin lỗi tổng bí thư", dưới đây là lời nói cuối cùng của những người lãnh đạo Hội Anh Em Dân Chủ, được luật sư Lê Luân ghi lại :

Luật sư Nguyễn Văn Đài khẳng khái : Khoan dung cho những người bất đồng chính kiến chính là khoan dung với chính mình ngày mai.

Ông Trương Minh Đức : Tôi không có gì hối tiếc cả. Hôm nay các vị xét xử tôi nhưng ngày mai có thể là các vị. Bất công nó xoay vòng không chừa một ai.

Ông Nguyễn Bắc Truyển : Tôi sẽ luôn đấu tranh và nếu phải ngồi tù thì những người khác ngoài kia vẫn sẽ tiếp tục đấu tranh cho tôi mà sẽ không bao giờ họ dừng lại.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 06/04/2018 

Published in Diễn đàn

Không biết vô tình hay hữu ý, chỉ đạo gỡ bỏ quy định "đặt máy chủ ở Việt Nam" của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại trùng với thời điểm tổng bí thư đảng cầm quyền – ông Nguyễn Phú Trọng – công du Pháp vào cuối tháng Ba năm 2018.

evfta1

Ông Nguyễn Phú Trọng tại sân bay Quân sự Orly ở Thủ đô Paris hôm 25/3/2018. (Ảnh : Dân trí)

Chỉ đạo trên xuất phát từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo đó bản dự thảo Luật An ninh mạng gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội không còn nội dung đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam. Lý do : để bảo đảm tính khả thi và thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ vào Việt Nam.

Quy định "đặt máy chủ ở Việt Nam" được đưa vào dự thảo Luật An ninh mạng (Khoản 4, Điều 34) bởi Bộ Công an vào năm 2017, cùng lúc được sự "nhất trí cao" của Bộ Thông tin và Truyền thông – cơ quan quản lý chính về Internet, đặc biệt mang dấu ấn của Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn khi ông Tuấn khăng khăng đòi các hãng Google, Facebook, Viber, Skype, Gmail, Uber… buộc phải có giấy phép hoạt động, có cơ quan đại diện, có đặt máy chủ quản lý dữ liệu người dùng ở Việt Nam mới được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Vào năm 2017, cơ chế "làm việc" cấp tập với đại diện của Google, Facebook… để yêu cầu những hãng này "gỡ bỏ thông tin xấu và độc hại" cho thấy Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam đã "học tập kinh nghiệm Trung Quốc".

"Kinh nghiệm Trung Quốc" là việc quốc gia độc trị này đã bắt Google phải đăng ký máy chủ quản lý dữ liệu với ngành công an và quản lý thông tin và do đó có thể kiểm soát được toàn bộ nội dung trên mạng xã hội. Trong suốt một thời gian khá dài, giới quản lý của Trung Quốc đã o ép mạng xã hội không mấy kém thua việc họ đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền tại đất nước này. "Chịu hết nổi", đến tháng 3/2010, Google đã phải chính thức rút khỏi thị trường Trung Quốc.

Vào tháng 8/2017, một số đại sứ nước ngoài tại Việt Nam gồm đại sứ Mỹ, Úc, Canada, trưởng phái đoàn Liên Minh Châu Âu và các Đại sứ quán các nước thành viên tại Việt Nam đã gửi thư chung đến Chủ tịch Quốc hội – như một động tác "khiếu kiện đông người" – bày tỏ quan ngại về yêu cầu đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam là trái với cam kết thương mại quốc tế của Việt Nam với tư cách là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Theo Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI), "quy định đặt cơ quan đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, trong cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), dịch vụ viễn thông cung cấp qua biên giới là không hạn chế tiếp cận thị trường, trừ một số trường hợp cụ thể, nhưng trong các trường hợp loại trừ đó không quy định phải có cơ quan đại diện trên lãnh thổ Việt Nam.

Cam kết trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) mà Việt Nam đã ký kết cũng tương tự".

"Như vậy, quy định về việc đặt cơ quan đại diện tại Việt Nam tại Khoản 4, Điều 34 của Dự thảo là trái với cam kết WTO và EVFTA của Việt Nam", Đại diện VCCI nhấn mạnh.

Về việc đặt máy chủ, trong nội dung Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được Việt Nam ký kết tháng 2/2016, Chương Thương mại điện tử, Khoản 2, Điều 14.13 (địa điểm của hạ tầng công nghệ thông tin) quy định : "Không bên nào yêu cầu đối tượng áp dụng của chương này được sử dụng, hoặc lựa chọn địa điểm lắp đặt các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong phạm vi lãnh thổ của bên mình nhằm xem đó như là điều kiện để triển khai công việc kinh doanh trong lãnh thổ đó".

Chính một con số thống kê của Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam đã cho biết có tới hơn 80% người Việt dùng mạng xã hội. Cơ chế cấm cản mạng xã hội ở Việt Nam sẽ có thể ngay lập tức dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống thông tin trong khối doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khiến GDP – vốn đang quá èo uột – sẽ tăng tốc sụt về số âm.

Không loại trừ khả năng chuyến đi Pháp của Nguyễn Phú Trọng và tháng Ba năm 2018 đã nhận được sự phản ứng nào đó từ Chính phủ pháp và Liên minh Châu Âu về quy định "đặt máy chủ ở Việt Nam", dẫn đến việc ông Trọng phải chỉ đạo cho Quốc hội và Chính phủ Việt Nam lược bỏ quy định này trong bản dự thảo Luật An ninh mạng. Động thái lược bỏ này cũng có thể là một cách nhân nhượng nhằm xúc tiến vận động cho Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) được Hội đồng Châu Âu và Nghị viện Châu Âu "linh hoạt sớm thông qua".

Vào tháng Hai năm 2018, trang Borderlex của Châu Âu đã chính thức cho biết để thông qua EVFTA, "EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả", và khẳng định "Phía sau việc trì hoãn này (EVFTA) còn có một số lý do chính trị như : ưu tiên đưa ra thỏa thuận của EU với Nhật Bản, cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, và Liên minh Châu Âu nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tôn trọng hơn các quyền con người và quyền lao động".

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 27/03/2018

Published in Diễn đàn

Vì sao đã hơn hai năm kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA) kết thúc đàm phán (cuối năm 2015), các doanh nghiệp Việt Nam - một thành phần chủ yếu phải đóng thuế để nuôi nấng bộ máy gần 3 triệu công chức viên chức của chính đảng độc đảng - lại chưa có một chút nào được xem là "hưởng lợi" từ hiệp định này ?

ai1

Giữa năm 2016, ngay sau khi Tổng thống Obama rời Hà Nội, nữ thủ lĩnh dân oan Cấn Thị Thêu đã bị công an bắt giam và lôi ra tòa xử tù. Ảnh : BBC.com

Thậm chí hoàn toàn trái ngược với rất nhiều "dự báo" của giới tuyên giáo và báo đảng Việt Nam rằng EVFTA sẽ được Liên minh Châu Âu (EU) thông qua và đi vào hoạt động từ năm 2016 hoặc năm 2017, cho đến nay triển vọng ấy vẫn hoàn toàn mờ mịt hoặc tệ hơn nữa là đen tối.

Câu trả lời cho câu hỏi trên lại liên quan mật thiết đến một câu hỏi khác : Vì sao thái độ của EU lại từ chỗ còn giữ đôi chút ấm nồng với EVFTA và với giới quan chức Việt Nam trước và tại thời điểm cuối năm 2015, đã chuyển sang lạnh nhạt và đầy nghi ngờ đặc biệt trong thời gian hơn một năm gần đây ?

Vài đoạn trong bài dịch đăng ngày 23/2/2018 của trang Việt Nam Thời Báo (Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, người dịch Phương Thảo) dẫn nguồn từ trang Borderlex chính là câu trả lời cho cả hai câu hỏi trên : "Việc EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả", và "Phía sau việc trì hoãn này còn có một số lý do chính trị như : ưu tiên đưa ra thỏa thuận của EU với Nhật Bản, cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, và Liên minh Châu Âu nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tôn trọng hơn nhân quyền và quyền lao động".

Không thể rõ hơn, chính công an Việt Nam và "giới lãnh đạo tinh hoa" của chế độ độc tài này đã khiến những quan chức và nghị sĩ ôn hòa và dễ tha thứ của EU - vốn trước đây chẳng mấy quan tâm đến nhân quyền Việt Nam và điều kiện nhân quyền cho Việt Nam trong EVFTA, đến gần đây đã xem nhân quyền không chỉ là tiêu chí quan trọng mà còn là tiêu chí quan trọng nhất mà chính thể Việt Nam phải cải thiện được nếu muốn tham gia vào EVFTA.

Trong thực tế, chính thể Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội bằng vàng vào năm 2016 - ít lâu sau khi EVFTA kết thúc đàm phán. Khi đó, hiệu lực của triển vọng Hiệp định TPP vẫn còn, Tổng thống Mỹ Obama có một chuyến thăm Hà Nội vào tháng 5/2016 và còn tặng cho Việt Nam món quà lớn là Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Cũng khi đó và nếu có được một chút thành tâm chứ không phải chỉ là giả dối về "Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền làm người", giới chóp bu Việt Nam đã có thể thúc đẩy sớm hơn tiến trình EU phê chuẩn EVFTA vào cuối năm 2016, thay vì chờ đợi một tương lai khá vô vọng như hiện thời.

Thế nhưng, công an Việt Nam vẫn không ngừng đàn áp người hoạt động nhân quyền và giới bất đồng chính kiến. Ngay sau khi Obama rời Hà Nội, một chiến dịch bắt nhân quyền đã nổ ra, với vụ đầu tiên là bắt nữ thủ lĩnh dân oan Cấn Thị Thêu. Sau đó, hàng loạt cái tên nhà hoạt động nhân quyền khác bị "nhập hộ khẩu" cho đầy thêm các trại giam của Bộ Công an, trong đó có cả Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - một blogger được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh "Người phụ nữ can đảm quốc tế".

Cuối năm 2016, sòng trùng đà đàn áp nhân quyền tăng vọt của công an Việt Nam, bầu không khí "chuẩn bị thông qua EVFTA" của giới tuyên giáo đảng cũng xẹp hẳn. Các nhà khách của "đảng và chính phủ ta" hầu như vắng bóng những quan chức của Phái đoàn EU tại Việt Nam và từ Châu Âu sang.

Có một sự thật là nhờ Châu Âu, các doanh nghiệp Việt Nam đã duy trì được giá trị xuất siêu đến 25 tỷ USD hàng năm vào thị trường lục địa này, mang lại lời lãi lớn cho chính thể Việt Nam, giúp bù đắp nhiều khoản thâm hụt nghiêm trọng trong cái túi ngân sách quốc gia chỉ chực chờ thủng đáy, đồng thời cung cấp tiền bạc lương thưởng cho đội ngũ gần nửa triệu công an luôn khoe khoang thành tích "trấn áp phản động" ở Việt Nam.

Thành tích đó đã trở nên "vĩ đại" đến nỗi chỉ trong năm 2017, công an Việt Nam đã tống giam đến gần 30 người bất đồng, còn ngành tư pháp Việt Nam đã xử án quá nặng nề hơn 20 người bất đồng.

Nhân nào quả đó, 2017 cũng là năm chẳng còn nghe nói đến EVFTA nữa, cho dù Nguyễn Phú Trọng - người được ví là "đảng trưởng" - đã liên tục phái đi Châu Âu các đoàn "vận động EVFTA", do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Trưởng ban đối ngoại trung ương đảng Hoàng Bình Quân làm "thuyết khách".

Nhưng EVFTA lại khó hơn hẳn TPP, vì nếu TPP chỉ cần 12 nước đồng thuận, thì EVFTA cần đến cánh tay "nhất trí" của 27 quốc hội ở 27 nước Châu Âu, mà nếu chỉ một nước không đồng ý thì Hà Nội coi như trắng tay.

Đức - đầu tàu kinh tế và nhiều ảnh hưởng chính trị ở Châu Âu - lại bị Hà Nội đẩy vào thế buộc phải bỏ phiếu chống đối với EVFTA.

Tháng Tám năm 2017, Nhà nước Đức chính thức ra tuyên bố cáo buộc mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào tháng 7/2017. Cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức - Việt nổ ra. Sau đó, Đức đã tạm ngừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam…

Vậy làm sao để thuyết phục Đức thông qua EVFTA bằng "thành tích vang dội" của công an Việt Nam ?

Và làm sao thuyết phục được EU "linh hoạt thông qua EVFTA và công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam", khi công an Việt Nam đã thẳng tay vỗ mặt EU bằng hành động bắt cóc và câu lưu gần hết những nhà hoạt động nhân quyền được Phái đoàn EU tại Việt Nam mời gặp mặt và ngay trước cuộc đối thoại nhân quyền EU - Việt Nam vào đầu tháng 12/2017 ?

Phạm Chí Dũng

Nguồn : CaliToday, 04/03/2018

Published in Diễn đàn

Nếu Việt Nam vẫn cứ nói suông thì... thời gian EU dành cho Việt Nam thật quả là không có ! 

evfta1

EU nên xem xét kỹ lưỡng quyết định phê chuẩn EVFTA vì việc bắt giam và xử án nặng những nhà hoạt động môi trường ở Việt Nam do lên tiếng phản đối thảm hoạ ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra ở Miền Trung từ năm 2016 ?

Áp lực cho Hà nội

Hội đồng Kinh tế và Xã hội Châu Âu hầu như nhất trí thông qua một nghị quyết trung tuần tháng 2 qua kêu gọi EU đẩy mạnh các chương trình về lao động và môi trường - được gọi là các chương về TSD - trong các hiệp định thương mại tự do. Tình hình chính trị hiện tại xung quanh vấn đề này ở Brussels làm cho thời gian phê chuẩn các thỏa thuận thương mại tự do đang diễn ra của Châu Á trở nên càng không chắc chắn.

Nghị quyết này sẽ là một cảnh báo nữa đối với các nước như Việt Nam hoặc Singapore, các quốc gia hiện đang chờ EU phê chuẩn tại các hiệp định song phương. Ông Bernd Lange, Chủ tịch ủy ban thương mại Châu Âu đã nói rõ rằng thỏa thuận của Việt Nam sẽ không được nhất trí cho đến khi Hà Nội trình bày lộ trình rõ ràng cho việc phê chuẩn các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Hội Đồng Kinh tế và Xã hội (EESC) cho biết : "Đối với các quy định về lao động, các nước đối tác cần chứng tỏ sự tôn trọng đầy đủ tám Hiệp định lao động cốt lõi của ILO trước khi ký kết một hiệp định thương mại. Nếu một quốc gia đối tác không phê chuẩn hoặc thực hiện đúng các Công ước này, hoặc đã chứng minh mức độ bảo vệ tương đương, EESC khuyến cáo rằng cần có lộ trình về các cam kết vững chắc được đưa vào Chương TSD để đảm bảo đạt được điều này một cách kịp thời. "

Ủy ban đang kêu gọi Việt Nam thực thi 3 công ước ILO chủ chốt mà họ chưa phê chuẩn bao gồm tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và bãi bỏ lao động cưỡng bức. Cần lưu ý rằng EESC đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về chính sách thương mại của Châu Âu trong Xã hội Dân sự ở cả Châu Âu và các quốc gia thứ ba. Do đó EESC khuyến khích Hội Đồng tăng cường đối thoại với XHDS để phát triển chức năng của Nghị quyết về Lao động và Môi trường trong các thoả thuận thương mại hiện tại và tương lai.

'Tự bắn vào chân'

Việt Nam vẫn hi vọng thoả thuận thương mại song phương với EU ( EVFTA) sẽ được phê chuẩn càng sớm càng tốt và đã rất không lấy làm vui khi được biết EU sẽ dời việc phê chuẩn EVFTA cho tới tháng 5 năm 2019 hoặc tận năm 2020.

Ngày 1/3/2018, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ cựu đại biểu Quốc hội phối hợp với tổ chức phi chính phủ Oxfam đã cho tiến hành buổi "hội thảo đóng góp ý kiến cho dự án Luật Về hội". Việc lật đật để chữa cháy này hòng khoả lấp các sai phạm về nhân quyền mới đây của nhà cầm quyền Việt Nam. Thế nhưng liệu có tác dụng gì không ?

Ngay sau khi blogger Phạm Đoan Trang bị công an thành phố Hà nội bắt và thẩm vấn về quyển sách " Chính trị bình dân" của cô vào ngày 24/ 02 /2018, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) lên án cuộc đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam với nhà báo Phạm Đoan Trang và gia đình bà.Daniel Bastard, người đứng đầu văn phòng RSF khu vực Châu Á-Thái Bình Dương kêu gọi Nghị viện Châu Âu đóng băng việc phê chuẩn hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam. RSF cho rằng nếu EU thực hiện thỏa thuận này với Việt Nam " trong những tháng gần đây đã trở thành một trong những kẻ thù tồi tệ nhất thế giới về tự do thông tin thì đó là điều ô nhục."

Tổ chức ClientEarth vào ngày 01/03/2018 thông qua luật sư Laurens Ankersmit cũng đã kêu gọi EU nên xem xét kỹ lưỡng quyết định phê chuẩn EVFTA vì việc bắt giam và xử án nặng những nhà hoạt động môi trường ở Việt Nam do lên tiếng phản đối thảm hoạ ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra ở Miền Trung từ năm 2016. Trong đó có nhắc đến các bản ác khắc nghiệt mà nhà cầm quyền Việt Nam dành cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Hóa trong năm 2017 ; Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong đầu năm 2018.

Đây là 2 lời kêu gọi EU ngừng thông qua EVFTA có liên quan đến hồ sơ nhân quyền được đưa ra trong vòng chưa tới một tuần lễ ngay sau Tết nguyên đán. Một năm mới bắt đầu dường như không được hạnh thông chút nào cho giấc mơ ký kết thoả thuận thương mại song phương của Hà nội.

Không có thời gian cho Việt Nam

Vào tuần lễ cuối cùng của tháng 1 năm 2018, Liên minh Châu Âu cho hay họ đang tiến dần đến hoàn tất phê chuẩn hiệp định thương mại song phương với Nhật.

Bà Malmström mong muốn trình thoả thuận cho Hội đồng vào mùa xuân này, có thể thoả thuận sẽ được ký kết vào mùa hè. Điều đó có nghĩa là thoả thuận với Nhật sẽ được gởi đến nghị viên Châu Âu vào tháng 9 và nếu như mọi chuyện suông sẻ thì thoả thuận này sẽ có hiệu lực vào cuối năm hoặc là đầu năm tới (2019). Trong khi Nhật được ưu tiên thì Singapore và Việt Nam sẽ phải thất vọng.

Chủ tịch hội đồng thương mại quốc tế Bernd Lange đã thẳng thắn nói với Borderlex rằng " Tôi nghĩ chúng ta sẽ thương lượng với Nhật trước. Tôi không chắc rằng chúng ta sẽ có đủ thời gian để thương lượng với Singapore, và tôi không nghĩ là chúng ta có thời gian cho Việt Nam - nhưng mà cứ để xem sao."

Ông Lange tuyên bố rằng Việt Nam có những vấn đề đặc biệt như quan ngại về nhân quyền, rắc rối với việc phê chuẩn các công ước còn lại của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, và sự rạn nứt về quan hệ ngoại giao vẫn đang tiếp diễn giữa Đức và Việt Nam sau khi chính quyền Việt Nam bắt cóc một công dân Việt Nam trên lãnh thổ Đức hồi mùa hè vừa qua trong khi với Nhật thì chỉ có đơn giản là thoả thuận thương mại với EU. 

Căn cứ vào các tuyên bố trên, thì do dù có dự luật về hội và đưa lộ trình cụ thể của việc áp dụng dự luật này, thì Việt Nam còn phải thông qua thêm hai hiệp định lao động quốc tế khác. Bên cạnh đó cần phải cải thiện về nhân quyền với sự giám sát của XHDS, lại còn phải hàn gắn sự rạn nứt về quan hệ ngoại giao với Đức. Hai hành động sau cùng có thể nói là hai điệp vụ bất khả.

Ngày 01/03/2018, bà Lê Thi Thu Hằng, người phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng, bất cứ ai vi phạm pháp luật đều sẽ bị "trừng phạt theo pháp luật Việt Nam" và rằng "các cơ quan chức năng của Việt Nam đã thực hiện đúng nhiệm vụ của họ" khi được hỏi về việc bắt giữ Phạm Đoan Trang. Hành động này cho thấy Hà nội không hề có ý định cải thiện thành tích nhân quyền vốn chưa từng có sự tiến bộ nào nếu không nói là ngày càng tồi tệ trong thời gian qua. 

Trong khi đó Đức đã đi tiếp thêm một bước trong vụ Trịnh Xuân Thanh. Ngày 01/03/2018 khi Văn phòng Công tố liên bang cho khởi tố Nguyễn Hải Long tại Toà án Phúc thẩm Berlin vào tháng 4 hoặc tháng 5 năm nay vì đã tham gia vụ bắt cóc cựu chính trị gia Việt Nam Trịnh Xuân Thanh. Ông Nguyễn Hữu Long trước khi bị bắt sinh sống tại Prague, Cộng hoà Séc và điều hành một công ty chuyển tiền ở chợ Việt Nam tại đó. Ông Long đã bị cảnh sát Đức dẫn độ từ Séc sang Berlin từ 23/08/2017 với cáo buộc thuê xe và vạch kế hoạch di chuyển trong vụ bẳt cóc Trịnh Xuân Thanh. Hà nội cho tới nay vẫn quyết tâm giữ Trinh Xuân Thanh ở Việt Nam để cúi đầu chịu tội và phục vụ kế hoạch đốt lò cũng như phớt lờ yêu cầu của Đức. 

Nếu Việt Nam vẫn cứ nói suông thì... thời gian EU dành cho Việt Nam thật quả là không có ! 

Phương Thảo

Nguồn : VNTB, 05/03/2018

 

Published in Diễn đàn

Sau một thời gian dài cố ý trì hoãn và thậm chí còn cho Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đòi Liên Hiệp Châu Âu (EU) phải bỏ yêu cầu về cải thiện nhân quyền khỏi tiêu chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA), vừa xuất hiện dấu hiệu cho thấy giới chóp bu Việt Nam buộc phải nhân nhượng EU, ít nhất trên phương diện "hứa hẹn".

eu1

Khi gặp ông Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu (EU) tại Hà Nội vào ngày 21/11/2017, Phó Thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ còn đòi bỏ yêu cầu về cải thiện nhân quyền khỏi chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU. Ảnh : VOA

Một bài dịch đăng ngày 23/2/2018 của trang Việt Nam Thời Báo (Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, người dịch Phương Thảo) dẫn nguồn từ trang Borderlex cho biết "Việc EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả", và khẳng định "Phía sau việc trì hoãn này còn có một số lý do chính trị như : ưu tiên đưa ra thỏa thuận của EU với Nhật Bản, cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, và Liên Hiệp Châu Âu nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tôn trọng hơn nhân quyền và quyền lao động".

Theo đó, Đại sứ Việt Nam tại EU là Vương Thừa Phong đã tuyên bố rằng Việt Nam đang lên kế hoạch phê chuẩn để thông qua các công ước này vào năm 2019 và 2020. "Chúng tôi tôn trọng cam kết của chúng tôi" – ông Phong nói "như đinh đóng cột" trước giới chức EU.

Thế nhưng làm sao có thể tin, và trong thực tế có còn chút gì về khái niệm niềm tin, đối với lời hứa của giới quan chức Việt Nam ?

Một sự thật quá rõ ràng, rõ đến mức không thể rõ hơn, là mặc dù chính thể độc đảng ở Việt Nam đã tham gia với Tổ chức Lao động Quốc tế từ năm 1998, nhưng cho tới nay đã hai chục năm chẵn mà vẫn không chịu ban hành quy chế về công đoàn độc lập cùng một số quyền tự do biểu đạt của người lao động theo nguyên tắc của ILO.

Độ trễ quá lâu và quá áp chế chính trị trên lại rất tương đồng với việc chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng đàn áp nhân quyền và giới bất đồng chính kiến ở đất nước này, cho dù Việt Nam đa tham gia vào Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị từ năm 1982.

Và cũng rất tương đồng với tình cảnh Hiến pháp Việt Nam ban hành từ năm 1992 về các quyền tự do lập hội và biểu tình của người dân, nhưng cho đến nay vẫn không có bất kỳ một văn bản cụ thể hóa cho sự hứa hẹn đầu môi chót lưỡi đó, nếu không muốn nói là chính quyền đã làm ngược lại với cam kết trong Hiến pháp.

Cũng trong rất nhiều cuộc đối thoại nhân quyền giữa cấp vụ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam với phía Mỹ và EU, nhiều cam kết "sẽ cải thiện nhân quyền" đã được đưa ra từ phía Việt Nam. Nhưng kết quả là càng cam kết và hứa hẹn, chính quyền và công an Việt Nam càng bắt thêm nhiều người hoạt động nhân quyền, người dân dám bày tỏ chính kiến và những nhà đối lập về quan điểm chính trị.

Vào năm 2017, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã "tiến bộ nhân quyền" đến mức tống giam đến ít nhất 25 nhà hoạt động nhân quyền và xử tù blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – người được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh tặng danh hiệu "Người phụ nữ can đảm quốc tế" đến 10 năm tù giam, chỉ vì Quỳnh viết bài phản đối và tố cáo nạn xả thải gây ra thảm họa ô nhiễm của Nhà máy Formosa cùng sự bao che quá trắng trợn của giới quan chức cao cấp Việt Nam.

Trong khi đó, hoạt động của Phong trào Lao Động Việt – một tổ chức xã hội dân sự độc lập đấu tranh cho quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của công nhân ở Việt Nam, phù hợp với tiêu chí về lao động và quyền tự do nghiệp đoàn trong TPP lẫn EVFTA – vẫn bị chính quyền và công an cấm đoán nghiệt ngã. Trong năm 2017, Hoàng Bình – Phó chủ tịch của tổ chức này, để vào đầu năm 2018 đã bị công an Nghệ An bắt giam và xử tù nặng nề đến 14 năm tù giam.

Một đại sứ Việt Nam tại EU như ông Vương Thừa Phong cũng chỉ là cấp hàm ngoại giao nằm giữa cấp thứ trưởng và vụ trưởng trong Bộ Ngoại giao Việt Nam, tức chỉ thuộc loại quan chức bậc trung. Trong khi đó, nhiều người dân Việt Nam đã nói thẳng rằng "đến lời hứa của ủy viên bộ chính trị còn không đáng tin". Vậy làm sao một cấp thứ trưởng hay vụ trưởng với thẩm quyền nhỏ nhoi lại có thể quyết định việc triển khai lời hứa hoặc cam kết với EU ?

Vào năm 2015, song trùng với chuyến công du Hoa Kỳ của Tổng bí thư Trọng và triển vọng Việt Nam được Hoa Kỳ chấp nhận cho tham gia Hiệp định TPP, giới chóp bu Việt Nam đã tạm cam kết sẽ thực hiện định chế công đoàn độc lập, ban hành Luật lập hội và bắt đầu lấp ló khái niệm "xã hội dân sự". Nhưng đến nửa cuối năm 2016 khi TPP có dấu hiệu khó khăn, và sang 2017 khi Mỹ chính thức rút khỏi TPP, đã không có bất kỳ động tác nào của Việt Nam thực hiện cam kết về công đoàn độc lập, Luật về hội và Xã hội dân sự. Ngược lại là đằng khác, công an Việt Nam sùng sục bắt bất đồng chính kiến…

Giờ đây chưa có gì để hy vọng vào TPP, chính thể Việt Nam chỉ còn EVFTA là hiệp định thương mại mang lại lợi lộc nhiều nhất ứng với đà xuất siêu của Việt Nam sang Châu Âu lên đến 25 tỷ USD mỗi năm – gần bằng giá trị nhập siêu lên đến 30 tỷ USD hàng năm (chỉ tính theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng 20 tỷ USD nhập siêu theo đường tiểu ngạch) của Việt Nam từ Trung Quốc.

Nhưng không những không có bất kỳ cải thiện nào về nhân quyền mà còn khiến tình trạng này tồi tệ kinh khủng, chính quyền Việt Nam quả là khó mong đợi EVFTA sẽ được thông qua, hoặc được thông qua vào năm 2018 này.

Sau tháng 11 và đầu tháng 12 năm 2017 ồn ào lẫn khoa trương với sự kiện Hội nghị thượng đỉnh APEC Đà Nẵng cùng một chiến dịch tuyên truyền "EVFTA sẽ thông qua vào đầu năm 2018", đến nay cả chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lẫn hệ thống báo đảng đã im bặt.

Còn Borderlex vừa dự doán khả năng sớm nhất nếu thông qua EVFTA là sau cuộc bầu cử EU vào tháng 5/2019.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : CaliToday, 25/02/2018

******************

Việt Nam và EU trách cứ nhau trong việc trì hoãn phê chuẩn EVFTA

Iana Dreyer, VNTB, 23/02/2018 

Một số người đang thiếu kiên nhẫn về tốc độ chậm chạp của việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã được ký kết vào năm 2015. Bây giờ, Việt Nam và Ủy ban Châu Âu đang buộc tội nhau về sự trì hoãn này.

eu2

Việt Nam và EU trách cứ nhau trong việc trì hoãn phê chuẩn EVFTA

Việc "rà soát pháp lý" của thỏa thuận thương mại đã kéo dài hơn hai năm. Việc này đã bị kéo dài sau khi EU (Liên Hiệp Châu Âu) đưa ra những thay đổi, ví dụ như hệ thống tòa án đầu tư lấy cảm hứng từ một hệ thống được thiết kế cho hiệp định thương mại của khối EU với Canada, CETA. Hệ thống tòa án hiện nay dự kiến ​​sẽ phù hợp với một cuộc tái đàm phán với Singapore, một thành viên ASEAN, trong đó EU ban đầu ký một thỏa thuận vào năm 2014. Hiệp định Singapore được gọi là 'CETA plus'.

Phía sau việc trì hoãn này còn có một số lý do chính trị như : ưu tiên đưa ra thỏa thuận của EU với Nhật Bản, cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, và Liên minh Châu Âu nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tôn trọng hơn các quyền con người và quyền lao động.

Những người ủng hộ hiệp định này thậm chí còn lo ngại thỏa thuận với Việt Nam có thể sẽ không được phê chuẩn cho đến sau cuộc bầu cử tháng 5 năm 2019.

Ông Peter Berz, người đứng đầu các cuộc đàm phán ASEAN tại DG trade, nói : "Tôi hy vọng văn bản sẽ ổn định trước cuối tháng tới". Ông nói rằng quá rà soát pháp lý đã bị đình trệ vì theo ông Việt Nam có những vấn đề về phối hợp nội bộ và bị phân tâm bởi việc thương lượng lại Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương và các cuộc đàm phán khu vực thương mại RCEP đang diễn ra liên quan đến Trung Quốc. Sau khi văn bản được ổn định, văn bản vẫn cần phải có bản dịch và chữ ký chính thức của hai bên.

Việc EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước về Tổ chức Lao động Quốc tế về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả.

'Chúng tôi tôn trọng cam kết của chúng tôi'

Đại sứ Việt Nam tại EU đã tuyên bố ngày hôm nay rằng Viêt nam đang lên kế hoạch phê chuẩn để thông qua các công ước này vào năm 2019 và 2020. "Chúng tôi tôn trọng cam kết của chúng tôi", Đại sứ Vương Thừa Phong cho biết. Việt Nam tin rằng quá trình rà soát pháp lý mất thời gian lâu như vậy là vì sự trì hoãn của Toà án Tư pháp EU vào tháng 5 năm 2017 về việc phân chia quyền lực nội bộ trong hiệp định Singapore và tiến trình chính trị tiếp theo với các quốc gia thành viên, cũng như quy trình kỹ thuật của việc tách chương đầu tư ra khỏi phần còn lại của hiệp ước.

eu3

Bắt tay giữa Việt Nam và EU còn nhiều trở ngại. Ảnh: minh họa

Nghị sĩ thành viên người Séc Jan Zahradil, người báo cáo về thỏa thuận của Việt Nam cho Nghị viện Châu Âu, kêu gọi hai bên nỗ lực để đạt được thỏa thuận này trước khi các cơ quan của EU kết thúc nhiệm kỳ vào mùa xuân tới.

Zahradil cho biết: "Đây là lúc để ủy ban này thúc đẩy việc phê chuẩn này. Tôi hy vọng chúng tôi sẽ có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình và phê chuẩn hiệp ước này trong quốc hội đặc biệt này. Chúng ta nên coi tình hình và tình huống hiện tại một cách nghiêm túc. "

Nghị sĩ thuộc Đảng Lao động Scotland David Martin nói: "Chúng tôi nhận thấy nền công nghiệp của chúng tôi đang bị tổn hại do sự không chắc chắn về thỏa thuận", khi trích dẫn các khoản thuế mới đối với xuất khẩu rượu mùi của EU do Việt Nam áp dụng.

Iana Dreyer

Nguyên tác : Vietnam and EU blame each other for delay in FTA ratification process, Borderlex, 20/02/2018

Phương Thảo dịch

Nguồn : VNTB, 23/02/2018

Published in Diễn đàn