Phát biểu ‘ăn dày’ là trơ lì với tham nhũng
RFA, 24/06/2020
Trong buổi tiếp xúc cử tri quận Cái Răng, Cần Thơ sáng ngày 23/6, một cử tri ở quận này đề nghị xử lý nghiêm vụ nâng khống giá mua máy xét nghiệm Covid-19 ở một số địa phương mà báo chí trong nước đăng tải thời gian gần đây.
Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri quận Cái Răng. Nguồn : VTC
Đáp lời yêu cầu của cử tri, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cập nhật thông tin nhóm nâng giá máy xét nghiệm tại Hà Nội đã bị công an bắt giữ.
Đồng thời nhận định sẽ không giảm nhẹ tội cho những cán bộ này vì đã "ăn quá dày" khi kê khống các máy chỉ 2 tỉ đồng lên đến 6 - 7 tỉ đồng.
Nhận xét phát biểu của người đứng đầu Quốc hội Việt Nam, Nhà hoạt động Trần Bang tại Sài Gòn cho rằng :
"Bà ấy vô tình vô ý nhưng bà ấy nói thật. Bà ấy đã từng làm theo hệ thống nhưng chắc ngày xưa không ‘ăn dày’ như vậy, ăn mỏng nhưng ăn nhiều lần, ăn trong nhiều năm. Từ hồi bà làm cán bộ đến nay chắc ăn mỏng nhiều lắm. Nói lên sự thật của chế độ độc đảng : vào đảng để tham nhũng quyền lực, tham nhũng tài sản. Nếu khôn ngoan, mị dân sẽ ăn từ từ, ăn nhiều đầu mối, nhiều nơi, ăn mỏng thôi, tích tiểu thành đại. Mấy ông kia thì bà ấy cũng nói thật là ăn một quả quá đậm, từ 1,5 tỷ mà kê đến 7 tỷ thì gấp mấy lần, đáng lẽ kê gấp đôi thì không sao".
Dưới góc nhìn chuyên môn về ngôn ngữ học, Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng cho biết cả ông và bạn ông đều ngạc nhiên trước việc dùng từ ‘ăn dày’ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân :
"Ngạc nhiên của anh ấy là người thuộc hàng cao nhất theo thể chế ở Việt Nam mà lại nói bỗ bã theo kiểu dân đen bình thường. Nhưng cả anh lẫn tôi đều thấy là cái bỗ bã ở bên ngoài, còn cái quan trọng hơn là cách nói ‘ăn dày’ quá dường như người cao nhất đất nước dần dần chấp nhận thực tế là ở Việt Nam hết sức phổ biến hiện tượng tham nhũng. Sau một thời gian người ta trơ lì với tham nhũng, trơ lì đối với những người làm hành vi tham nhũng và trơ lì với những người nghe chữ tham nhũng. Có ai ngờ người lãnh đạo cao nhất cũng có dấu hiệu trơ lì như vậy".
Đồng quan điểm cho rằng phát biểu của bà Kim Ngân là sự thật và chính xác tệ nạn tham nhũng trong xã hội Việt Nam hiện nay, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già còn cho rằng về mặt luật học, bà Chủ tịch Quốc hội không được phép sử dụng ‘ăn dày, ăn mỏng’ mà phải căn cứ vào pháp luật.
Ngoài ra, ông Nguyễn Ngọc già còn đánh giá rằng phát ngôn của bà Kim Ngân còn chứng tỏ bà là một người không hiểu biết gì về nghệ thuật chính trị.
"Trong những quốc gia độc đảng toàn trị, họ không chịu sự giám sát và họ không hề chịu trách nhiệm trước những phát ngôn bất cẩn. Vì vậy họ có quyền tuyệt đối trong tay nên họ không lưu tâm đến chuyện ăn nói trong vai trò là một chính khách. Vì vậy nó cũng góp phần làm rõ cho người dân thấy những phát ngôn của người cộng sản dù ở cấp cao nhất thì họ cũng chứng tỏ trình độ của họ".
Vào ngày 6/5 vừa qua, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an cho báo giới trong nước biết sau khi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thi hành các quyết định khởi tố vụ án nâng khống giá mua hệ thống xét nghiệm Covid-19 xảy ra tại Hà Nội theo đúng quy định của pháp luật.
Giám đốc CDC Hà Nội, ông Nguyễn Nhật Cảm bị khởi tố và bắt giam ngày 22/04/2020. Courtesy : zing.vn
Theo kết quả điều tra ban đầu, trong vụ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hà Nội mua hệ thống Realtime PCR tự động xét nghiệm Covid-19, 7 cán bộ có liên quan đã cấu kết, nâng khống giá máy lên gấp 3 lần.
Vụ việc được đánh giá gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.
Nhà hoạt động Trần Bang cho rằng không chỉ riêng vụ việc mua máy xét nghiệm SARS-CoV-2, mà căn bản là văn hóa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là ‘văn hóa phong bì’ đã có từ rất lâu và thậm chí còn được công khai trong thời gian trước. Ông dẫn chứng :
"Đến thời ông Đỗ Mười trở đi ngay cả ông Đỗ Mười tôi đọc một số báo ông hỏi trong hội nghị các nhà báo Lê Phú Khải và một số nhà báo ‘đã lấy phong bì chưa’. Thế phong bì là một kiểu tham nhũng rồi. Đi họp là việc phải đi sao các nhà báo đến lại được phong bì ? Bất cứ ai đến họp được phong bì thì tiền đó ở đâu ? Ở dân ! Nếu có lương, tiêu chuẩn, tất cả mọi thứ rồi tại sao lại có phong bì dày mỏng, có khi mỏng lại bị chê ?"
Còn theo Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, căn bệnh tham nhũng trong vụ mua máy xét nghiệm virus Vũ Hán và những lãnh vực khác đều không có thuốc chữa. Trong đó, qua phát biểu vừa nêu của bà Kim Ngân lại một lần nữa xác định rõ chế độ cộng sản ở Việt Nam tồn tại là nhờ ở tham nhũng.
"Những cái họ đưa ra theo chủ trương gọi là ‘đốt lò’ của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ phản ánh tình hình đấu đá trong nội bộ của người cộng sản với nhau. Nó không mang thực chất chống tham nhũng, tham nhũng xuất phát do chế độ độc đảng toàn trị, quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối nên không chống được".
Do đó, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận định rằng nếu diệt tham nhũng tức là diệt chế độ và điều này đã được chính lãnh đạo cao cấp nhất như ông Nguyễn Phú Trọng đã từng nói.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng cũng đưa ra quan điểm cho rằng căn bệnh tham nhũng ở Việt Nam không thể chữa được. Ông hoài nghi rằng chiến dịch ‘đốt lò’ của ông Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt ra liệu có tác dụng hay không khi người dân thấy được sự trơ lì với tham nhũng qua phát biểu của bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào ngày 23/6 vừa qua.
Nguồn : RFA, 24/06/2020
**********************
Lời phát biểu ngầm chứa văn hóa tham nhũng
Viết từ Sài Gòn, RFA, 23/06/2020
Tại buổi tiếp xúc cử tri tại quận Cái Răng, Cần Thơ vào hôm nay, thứ Ba ngày 23 tháng 6, bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nói "Nâng máy xét nghiệm từ hai tỉ lên bảy tỉ là ăn quá dày, phải làm rõ vấn đề…".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri tại Cần Thơ - Ảnh : vov.vn
Câu nói này, mới nghe thì cử tri sẽ vỗ tay và xem như họ thỏa lòng, giải tỏa được nỗi bức xúc bấy lâu nay. Nhưng thực ra, trong sâu xa vấn đề, cả người nói và người nghe (vỗ tay) đều có vấn đề trầm trọng, vô hình trung nó cho thấy một thứ văn hóa ngấm ngầm theo kiểu tảng băng trôi đang làm kẹt dòng chảy phát triển của Việt Nam – thứ văn hóa tham nhũng. Và một khi tham nhũng đã thành văn hóa của giới quan chức thì đương nhiên, cách nói về nó sẽ thay đổi, sẽ nhìn theo chiều kích đồng thuận, thỏa hiệp. Và sự xuống cấp đạo đức không còn là xa lạ, vấn đề là nó được hiển lộ bao nhiêu phần trăm trước bàn dân thiên hạ mà thôi !
Trong tiến trình phát triển của Nam Hàn, người ta nhớ đến câu nói nổi tiếng của cố Tổng thống Park Chung Hee : "…Tôi sẽ bắn bất kì kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra". Và đất nước Nam Hàn từ một quốc gia có nền kinh tế què quặt, thiếu thốn, chấp nhận đưa lính đi đánh thuê… đã trở thành một cường quốc khu vực, cường quốc Châu Á. Sở dĩ có được ngày hôm nay, Nam Hàn không thể phủ nhận tinh thần và công lao của ông Park, bởi chính cái tinh thần bài trừ tham nhũng, lấy liêm chính làm kim chỉ nam xây dựng quốc gia của ông đã giúp cho đất nước không có đội ngũ quan tham, sâu mọt, đục khoét của dân, chí ít cũng trong thời đoạn ông làm lãnh đạo.
Nhắc tới ông, chỉ để muốn nhấn mạnh rằng vấn đề tham nhũng, hoặc là có, hoặc là không. Nếu có tham nhũng thì đất nước dẫn đến tình trạng bệ rạc, điêu đứng, phe nhóm cát cứ và người dân còng lưng gánh chịu thuế, gánh chịu nợ công, gánh chịu sự bức xúc, bất công. Nếu không có tham nhũng thì người dân cùng chung tay với chính phủ xây dựng, kiến thiết quốc gia, cùng hướng tầm nhìn của mình về một quốc gia tươi sáng, quật cường trong tương lai. Nói như vậy để thấy rằng tham nhũng không thể có chuyện tham nhũng một đồng thì bỏ qua, tham nhũng nhiều đồng thì xét tội. Và nói như vậy để thấy rằng chính sách chống tham nhũng của Việt Nam đã hỏng hóc từ những năm 1990 của thế kỉ trước.
Nếu như trước đây, tại điều 279 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định nhận hối lộ trên 300 triệu đồng sẽ bị tử hình thì tại điều 354 bộ luật hình sự đã bổ sung sửa đổi năm 2015, có qui định ‘tội nhận hối lộ có khung hình phạt cao nhất là 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu nhận của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 05 tỷ đồng trở lên’. Và đây là cơ hội tốt nhất cho mọi kiểu tham nhũng, hối lộ, con số tham nhũng, hối lộ nếu nhát gan thì sẽ giữ ở chừng mực dưới 1 tỷ hoặc dạn dày một chút thì sẽ hô biến, chẻ nhỏ từ vài tỉ xuống còn vài trăm triệu đồng. Đương nhiên là điều khoản này quá lạc hậu đối với bây giờ bởi đồng tiền Việt mất giá, nếu tử hình với mức tham nhũng, hối lộ 1 tỷ thì có lẽ phải tử hình gần hết hệ thống quan chức Việt Nam. Và điều đáng bàn ở đây chính là ngay trong qui định về tham nhũng từ trước đến nay cũng đã có sự mặc nhiên chấp nhận sự tham nhũng, không có sự rốt ráo, triệt để trong chống tham nhũng. Bởi một khi quyết tâm xây dựng đất nước trong sạch, lành mạnh thì không thể chấp nhận bất cứ mức tham nhũng nào, đặc biệt, xét trên góc độ tiêu chuẩn đảng viên, xây dựng đảng thì việc bất kì đảng viên nào tham nhũng dù chỉ một đồng cũng đã đi lệch tiêu chuẩn/tiêu chí xây dựng đảng. Đó là chưa muốn nói đến vấn đề xây dựng quốc gia, trong lúc đất nước đang xây dựng và phát triển, việc bất kì cán bộ nhà nước nào có dấu hiệu tham nhũng đều cần được loại bỏ khỏi hệ thống.
Tuy nhiên, việc định ra mức giá để xử phạt tội tham nhũng là một cách để ngỏ cho kẻ tham nhũng có cơ hội tính toán và hành sự. Và bằng chứng của vấn đề thất bại này là hàng loạt các công trình đội vốn, đắp chiếu, từ Vinashin, Vinalines, nhà máy lọc dầu Dung Quốc, nhà máy tinh luyện đường, gang thép Thái Nguyên… cho đến dường sắt Cát Linh – Hà Đông. Sự tham nhũng, ăn chia, bè phái đã làm cho nền kinh tế đứng bên bờ kiệt quệ. Ngay cả những nhóm ngành lấy thiên lương làm kim chỉ nam như giáo dục, y tế cũng nở rộ tham nhũng. Và vấn đề bà Ngân mới nhắc đến chính là vấn đề tham nhũng của ngành y tế, một cái vảy tham nhũng trong một con cá tham nhũng to tướng. Và không riêng gì lĩnh vực y tế, lại thêm một vấn đề đáng bàn khác, ấy là bà Ngân là lãnh đạo của một cơ quan đại diện cho tiếng nói của nhân dân, lẽ ra bà phải có thái độ chống tham nhũng quyết liệt chứ không thể nói theo kiểu ầu ơ thỏa hiệp như vậy được.
Bởi ở đây bà Ngân nói "ăn quá dày" chứng tỏ rằng trong bà đã có khái niệm ăn dày, ăn mỏng và thứ hoạt động tham nhũng đã ăn dằm trong hệ thống. Hơn nữa, vì ăn quá dày nên mới xử lý, chứng tỏ rằng nếu ăn mỏng thì có thể du di, bỏ qua. Và hơn hết, chữ nghĩa, lời nói của một người đại diện cho nhân dân lại mang hơi hướm của người kẻ chợ, lại nói chuyện "dày – mỏng" nghe cứ như dân cá độ bóng đá hay dân anh chị đang bàn luận với nhau về một cú áp phe nào đó. Bởi, với cương vị Chủ tịch Quốc hội, bà Ngân chỉ được phép bày tỏ và đưa ra quan điểm chống tham nhũng, tuyệt đối không được phép định giá trong vấn đề này. Vì định giá cũng có nghĩa là đã có sự chấp nhận, công nhận hiện tượng. Và một khi đã có định giá thì đương nhiên hiện tượng đó không những không được tiêu trừ mà còn tiếp diễn, thậm chí còn nảy nở tỉ lệ thuận với phát triển kinh tế và hàm chứa rủi ro quốc gia.
Ở đây, cách trả lời cử tri của bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho thấy thái độ hoàn toàn không nghiêm túc của một bà Chủ tịch Quốc hội trước nhân dân, thậm chí nó cho thấy ngay trong bản thân bà đã có sự mặc định về chuyện ăn mỏng, ăn dày, về thứ văn hóa tham nhũng đang tràn lan đất nước. Và, liệu đây có phải là cách bà Ngân lấy lòng đàn em quan chức bên dưới, cách bà bắn tiếng cho họ rằng "với tao, chuyện tham nhũng tao không chấp, nhưng đừng ăn quá dày, ăn dày lộ mặt thì tao buộc lòng phải mất lòng tụi bay" trong lúc ông Nguyễn Phú Trọng đang cố gắng đốt lò chống tham nhũng để làm sạch hệ thống ?
Liệu cách nói của bà Ngân có phù hợp với vị trí Chủ tịch Quốc Hội ? Hay là cách nói của một chị đại đang đi vận động, lấy lòng một đám đàn em ô hợp đang sợ sốt vó trước công cuộc truy tìm kẻ tội phạm (cụ thể ở đây là tội tham nhũng) ? Và đây có phải là cách để thu phục đàn em trước đại hội đảng 13 ? Dường như mọi câu hỏi cũng chỉ là câu hỏi. Vấn đề đáng bàn, đáng buồn ở đây lại là chuyện về cung cách, nhân cách và tư cách của một vị Chủ tịch Quốc hội, vị đại diện nhân dân tối cao lại có gì đó bất ổn, mang giọng điệu chị đại giang hồ. Và một khi giới quan chức lãnh đạo có giọng điệu kiểu như vậy thì đừng trách xã hội trở nên bất ổn và khủng hoảng !
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 23/06/2020 (VietTuSaiGon's blog)
Tuần này, "nhục" có lẽ là một trong vài từ được dùng nhiều nhất trên mạng xã hội Việt ngữ. Việc dùng từ "nhục" trở thành phổ biến sau khi hệ thống truyền thông Nam Hàn loan báo, một người từng tháp tùng bà Nguyễn Thị Kim Ngân đến thăm Nam Hàn hồi tháng 12 năm ngoái đã ra đầu thú để được hồi hương, một mới bị bắt vì cư trú trái phép. Chuyện chưa ngừng ở đó vì còn tới bảy người đi theo bà Ngân sang thăm Nam Hàn rồi ở lại, không chịu về và nay đang chui lủi ở đâu đó trên lãnh thổ Nam Hàn…
Việt Nam vốn đã nổi tiếng ở nhiều xứ vì mại dâm, trộm cắp, buôn lậu, chuyển ngân lậu, vận chuyển – tiêu thụ hàng gian, nhập cảnh – cư trú bất hợp pháp. Trước kia, những vụ tai tiếng bên ngoài biên giới làm méo mó thể diện quốc gia chủ yếu là từ thường dân, tiếp viên hàng không, phi công, rồi đến viên chức ngoại giao (buôn lậu sừng tê ở Nam Phi), kể cả đại sứ (bị Đức tạm giữ vì nghi chuyển ngân lậu). Gần đây, những vụ tai tiếng dính líu cả đến Ủy viên Bộ chính trị giữ vai trò lãnh đạo quốc gia !
Từ nhiều năm nay, phần lớn các đoàn từ Việt Nam sang châu Âu đều có người "đi kèm" và những người "đi kèm" đó đều ở lại - bà Mạc Việt Hồng nói
Sau một Tô Lâm dùng danh nghĩa Bộ trưởng Công an đi thăm hỏi thiên hạ để thực hiện kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nay có thêm Chủ tịch Quốc hội dính líu đến… buôn người ! Cần lưu ý rằng, trong mắt thiên hạ, sắp đặt để ai đó có thể nhập cảnh hợp pháp hay bất hợp pháp, tổ chức vận chuyển qua biên giới để hoàn thành kế hoạch cư trú trái phép ở quốc gia nào đó đều bị xem là… buôn người. Nếu không cố ý, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và các cơ quan hữu trách cũng vô tình tiếp tay cho… buôn người !
Chuyện lợi dụng chuyến thăm Nam Hàn của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam để buôn người xảy ra cách nay chín tháng nhưng cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền xem là bình thường nên không làm gì cả. Tổng Thư ký kiêm Phát ngôn viên của Quốc hội Việt Nam chỉ xác nhận sau khi hệ thống truyền thông Nam Hàn phanh phui vụ buôn người này. Đó là lý do thứ nhất làm công chúng thấy… nhục. Lý do thứ hai khiến công chúng thấy… nhục vì giới hữu trách biện bạch là bị những kẻ… đi nhờ chuyên cơ lợi dụng !
***
Cứ như vài người có dịp tháp tùng nguyên thủ Việt Nam đi công tác ở ngoại quốc kể lại những gì họ biết về… chuyên cơ thì hóa ra, chuyên cơ đã bị lợi dụng từ lâu ! Một người trong số này là Minh Duc Le (cựu phóng viên) – từng có cơ hội theo chuyên cơ đưa nguyên thủ đi thăm Pháp, Mỹ hồi 2007, thuật lại, chiếc Boeing 777 được chuyển hóa thành chuyên cơ rộng thênh thang. Lãnh đạo cao cấp và các tùy tùng chính thức chỉ dùng khoang phía trước.
Khoang phía sau dành cho đủ mọi thành phần : Nhân viên phục vụ, nhà báo, doanh nhân và cả những người không ai biết họ làm gì... Có một người dùng máy ảnh, liên tục chụp tất cả những doanh nhân ở quanh nguyên thủ, sau đó gạ bán những tấm ảnh này cho các doanh nhân ấy với giá trên trời. Minh Duc Le hỏi thăm mới biết, nhân vật vừa kể kiếm sống bằng việc mua chỗ trên chuyên cơ, theo sát các nguyên thủ và doanh nhân để chụp ảnh rồi… kinh doanh những hình ảnh ấy.
Mihh Duc Le kể thêm, bởi Boeing 777 rộng, người lại không đông nên ông và các đồng nghiệp bắt chước những người khác bày rượu ra uống, lấy thuốc ra hút, kể cả hút thuốc… lào. Những người có kinh nghiệm tháp tùng nguyên thủ đi công tác ở ngoại quốc bằng chuyên cơ tỏ ra tiếc cho Minh Duc Le khi ông chỉ mang một khoản tiền vừa đủ xài. Họ khuyên rằng lần sau phải mang nhiều hơn để mua hàng hóa mang về bán lại vì không bị hải quan gây khó…
Đó cũng là lý do khi chuyên cơ đáp xuống phi trường Nội Bài. Dù là theo nguyên thủ đi công tác ngoại quốc nhưng Minh Duc Le phải chờ cả tiếng mới thấy va li của mình, trước đó trên băng chuyền chỉ thấy hết kiện này tới thùng kia của các thành viên khác trong đoàn. Một phi công của Vietnam Airlines (VNA) từng kể với Minh Duc Le, Văn phòng chính phủ ký hợp đồng thuê trọn gói phi cơ của VNA sau đó toàn quyền quyết định về hành khách. Ai đi theo cũng được nhưng phải trả tiền (1).
Minh Duc Le bảo rằng, đó là lý do ông không cảm thấy lạ khi có chín người theo chuyên cơ chở Chủ tịch Quốc hội trốn sang Nam Hàn. Đáng chú ý là có vài người Việt sống ở bên ngoài Việt Nam cũng khẳng định họ không cảm thấy lạ như Minh Duc Le. Chẳng hạn bà Mạc Việt Hồng – một người làm báo Việt ngữ ở Ba Lan. Bà Hồng khẳng định, nhiều năm nay, phần lớn các đoàn từ Việt Nam sang Châu Âu đều có người "đi kèm" và những người "đi kèm" đó đều ở lại.
Bà Hồng cho biết, những đoàn đi "hát hò" thì kèm vài người mẫu, người quản lý hay giữ chức vụ ất ơ nào đó và những người này tách đoàn ở lại. Các đoàn đi công tác, đi dự hội nghị, đi triển lãm… abc cũng vậy. Hồi ông Nguyễn Sinh Hùng là Chủ tịch Quốc hội dẫn một đoàn sang thăm Ba Lan, trong đoàn cũng có một số người ở lại. Theo bà Hồng, lý do rất đơn giản, giá đưa một người qua Ba Lan từ 15.000 đến 20.000 Euros. "Kèm" được năm người là đã có thể kiếm một khoản to tướng !
Bà Hồng giải thích, du lịch dẫu đã dễ hơn trước nhưng không phải với ai cũng dễ, chẳng hạn còn quá trẻ, không có việc làm ổn định, thiếu những điều kiện khác nữa để được Đại sứ quán Ba Lan cấp visa du lịch. Cho nên "phù phép" rồi ghép vào các đoàn dễ hơn nhiều. Bà Hồng nhấn mạnh, nhiều người "đi kèm" bây giờ vẫn đang ở bên này. Chỉ không rõ do quản lý nhập cư kém hay vì nhân đạo mà không thấy Châu Âu họ nói gì. Đi nhờ chuyên cơ sang Nam Hàn trở thành rùm beng chỉ vì báo đăng thôi (2) !
Ông Quốc Quân Trần – một người Việt khác cũng sinh sống tại Ba Lan – đề cập tới một khía cạnh khác của chuyên cơ. Vì thường xuyên tiếp xúc với nhiều doanh nhân đi theo các đoàn đại biểu cao cấp của đảng và nhà nước ra thăm nước ngoài để... xúc tiến thương mại, ông Quân tổng kết, tiếng là "xúc tiến thương mại" nhưng "đám doanh nhân đi theo các đoàn chỉ xúc tiến quan hệ với quan chức" cho nên "đám phụ trách việc tổ chức tranh thủ quan hệ ngược với đám doanh nhân để thủ lợi".
Đó là lý do đoàn đại biểu càng cao cấp thì càng có nhiều doanh nhân hào hứng đi theo. Do "ghế ít, đít nhiều nên lúc nào cũng thiếu chỗ". Ông Quân nhận xét, bởi bà Ngân dẫn một đoàn đại biểu tuy cũng cao cấp nhưng là cấp cao của… Quốc hội nên "bọn doanh nhân không… thèm" thành ra thừa chỗ. "Bọn" tổ chức phải kiếm thêm "bọn lởm khởm" muốn tiết kiệm tiền chạy visa và tiền vé máy bay, chỉ chi ít đồng cho "bọn" tổ chức là xong nên mới có chuyện chín thành viên theo đoàn đại biểu cao cấp của quốc hội bỏ trốn.
Quốc Quân Trần nhìn nhận, scandal đi nhờ chuyên cơ để trốn khỏi Việt Nam, cư trú bất hợp pháp tại Nam Hàn đúng là… nhục ! Tuy nhiên ông tình nguyện làm… AQ để… "minh oan cho chị Ngân xinh". Theo ông, "chị Ngân xinh" chả biết gì đâu ! Tất cả chỉ vì bọn thuộc cấp tham lam. Kẹt ở chỗ "chị Ngân xinh" là Trưởng đoàn nên "chị Ngân xinh" vẫn phải chịu trách nhiệm vì lâu la làm bậy. Ông Quân đề nghị "chị Ngân xinh" nên "Tiu chết mẹ chúng nó đi !" (3).
Scandal chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cho chín người… đi nhờ để "trốn khỏi tổ quốc" còn đặt ra một vấn đề khác : Tại sao nguyên thủ của nhiều quốc gia giàu mạnh hơn Việt Nam luôn sẵn sàng đi lại bằng các chuyến bay thương mại còn nguyên thủ Việt Nam chỉ đi lại bằng… chuyên cơ ? Truong Huy San khuyên rằng, muốn thiên hạ nể phục, lãnh đạo một quốc gia chuyên đi vay nên tiết kiệm. Về khía cạnh an ninh, quý vị vốn đã không phải sợ dân, còn kẻ thù thì cứ yên tâm vì chúng chỉ muốn thả sâm (4).
Truong Huy San kể thêm, "đoàn doanh nhân" tháp tùng bà Ngân thăm Nam Hàn năm ngoái là kết quả phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội với Bộ Kế hoạch – Đầu tư (MPI), sau đó, MPI ký hợp đồng giao lại cho Viettravel nhiệm vụ "tổ chức đoàn". MPI cũng là nơi đảm nhận vai trò tổ chức các "đoàn doanh nhân" tháp tùng Thủ tướng. Ông San nghĩ rằng, MPI chỉ nên tập trung vào nhiệm vụ chính là làm chính sách thay vì tham gia làm "tour" cho doanh nghiệp, dù đó là tour tháp tùng nguyên thủ.
***
Nhắc đến bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, nhiều người nghĩ ngay đến chuyện bà đã vài lần dạy toàn dân tự vấn : Đã làm gì cho tổ quốc hay chưa ? Câu chuyện chuyên cơ của bà cho chín người đi nhờ để "trốn khỏi tổ quốc" tô đậm thảm trạng, bất kể rủi ro trùng trùng, cực nhục khó mà tả xiết, nhiều người Việt vẫn tìm đủ mọi cách thoát khỏi Việt Nam hòng có cơ hội nuôi thân, nuôi gia đình ! Liệu bà Ngân và các đồng chí của bà có bao giờ tự vấn : Đã làm gì để tổ quốc, dân tộc đến nông nỗi này ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 27/09/2019
Chú thích :
(1) https://www.facebook.com/minhduc.le.1840/posts/1195491543967426
(2) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2321146137994583&set=a.107806509328568&type=3&theater
(3) https://www.facebook.com/quocquan.tran.79069323/posts/221782062120426
(4) https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/2336813139687187
Cái gì ‘bảo mật’, cái đó sinh chuyện
Trân Văn, VOA, 27/09/2019
Sau sửng sốt, công chúng phẫn nộ khi ông Nguyễn Hạnh Phúc (Tổng Thư ký kiêm Phát ngôn viên của Quốc hội Việt Nam), giải thích : Cả chín người tháp tùng bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Chủ tịch quốc hội) sang thăm Nam Hàn hồi tháng 12 năm ngoái, rồi ở lại Nam Hàn bất hợp pháp đều nằm trong nhóm… đi nhờ chuyên cơ (1) !
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, người dẫn đầu phái đoàn đi trên chiếc chuyên cơ có 9 người... đi nhờ sang Hàn Quốc.
Qua mạng xã hội, đã có khá nhiều người giải thích tại sao họ phẫn nộ. Tuy nhiên vẫn còn một yếu tố cần phải lưu ý là việc cho… đi nhờ chuyên cơ vi phạm Luật Bảo vệ bí mật nhà nước mà Quốc hội Việt Nam từng thông qua hồi tháng 11 năm ngoái – một tháng trước khi xảy ra chuyện cho… đi nhờ.
Nếu căn cứ theo Điểm b, Khoản 1, Điều 7 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì chuyến thăm Nam Hàn của bà Ngân thuộc phạm vi… bí mật nhà nước. Khi toàn bộ "hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo đảng, nhà nước" đã được xác định là phải… "bảo mật" (2), cho… đi nhờ chuyên cơ rõ ràng là phạm pháp.
Diễn biến của scandal cho… đi nhờ, chỉ ra, trong thực thi Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, các cơ quan hữu trách của Việt Nam chỉ… "bảo mật" tình tiết có chín người tháp tùng bà Ngân sang Nam Hàn rồi bỏ trốn. Nếu đầu tuần này, Đài Truyền hình MBC của Nam Hàn không phanh phui, công chúng Việt Nam không thể nào biết vì Luật Bảo vệ bí mật nhà nước còn nghiêm cấm tiết lộ "thông tin có tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội" (Điểm b, Khoản 1, Điều 7).
Đó có thể là lý do, chín tháng sau khi sự kiện chín người… đi nhờ để bỏ xứ tha phương cầu thực bị lộ, đại diện Quốc hội mới xác nhận, mới đề nghị "điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm". Chưa rõ sắp tới, Quốc hội và Bộ Công an có trình bày cho công chúng rõ, tại sao và những ai phải chịu trách nhiệm về việc tiết lộ thông tin vốn thuộc loại cần được "bảo mật", sắp đặt cho chín người vừa kể xin được visa nhập cảnh Nam Hàn, leo lên chuyên cơ, tháp tùng Chủ tịch quốc hội Việt Nam sang "thăm" Nam Hàn hay không ?
Nhìn một cách tổng quát, "bảo mật" lại… sanh chuyện. Tự thân bảo mật không sai cũng chẳng xấu, thậm chí hết sức cần thiết song khác với thiên hạ, cách "ta" dùng các qui phạm pháp luật xác định phạm vi cần bảo mật, mức độ mật, cách thức bảo mật khiến "bảo mật" đồng nghĩa với che đậy, hỗ trợ đại gian, đại ác !
***
Cách nay vài ngày, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Minh Hùng (cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Việt Nam Pharma) và các đồng phạm "buôn bán thuốc giả" mới cảnh báo tất cả các cá nhân dự xử, từ bị cáo, nhân chứng, người có quyền và nghĩa liên quan,… cho đến luật sư, báo giới,… rằng, hồ sơ vụ án này có một số tài liệu thuộc loại "mật" và "tuyệt mật", vô tình hay cố ý tiết lộ những tài liệu này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (3) !
Ai cũng thấy scandal Việt Nam Pharma nhập và phân phối H-Capita (dược phẩm đặc trị ung thư) không chỉ là trách nhiệm của ông Hùng và 11 bị cáo khác. Tuy nhiên sau năm năm tính từ ngày vụ án được khởi tố, sau hai năm tính từ khi bản án sơ thẩm đầu tiên bị hủy, vẫn chưa có viên chức nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và vẫn chưa thấy hệ thống tư pháp giải thích tại sao, lúc đầu, từ công an, viện kiểm sát đến tòa án khăng khăng ông Hùng và các đồng phạm chỉ "buôn lậu" ?
Ông Hùng từng bị phạt 12 năm vì "buôn lậu" nhưng bản án này đã bị hủy. Giờ, với cáo buộc "buôn bán thuốc giả" – được xem là đúng với bản chất của hành vi phạm tội - ông đang đối diện với khả năng bị phạt tử hình ! Cảnh báo của Hội đồng xét xử, không được tiết lộ các tài liệu thuộc loại "mật" và "tuyệt mật" trong hồ sơ vụ án chắc chắn sẽ bịt miệng cả các bị cáo lẫn luật sư. Tuy vụ án được xét xử "công khai" nhưng với cảnh báo đó, làm sao có thể hy vọng hoạt động xét xử sẽ phơi bày trách nhiệm của cả những cá nhân đứng sau hậu trường hỗ trợ Việt Nam Pharma nhập – phân phối thuốc giả, lẫn những cá nhân thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng từng khăng khăng ông Hùng chỉ "buôn lậu" ?
Trong scandal Việt Nam Phama/H-Capita, hệ thống tư pháp không chỉ bộc lộ sự bầy hầy khi cả công an, viện kiểm sát, tòa án cố tình xác định sai tội danh của ông Hùng và các đồng phạm (chỉ là "buôn lậu") khiến bản án sơ thẩm bị hủy. Hệ thống này còn có một số cá nhân nhận hối lộ 10 tỉ khi thụ lý vụ án. Cuối cùng, vụ nhận hối lộ 10 tỉ được tách ra xử lý riêng, chỉ có ông Ngô Anh Quốc (1/12 bị cáo vụ Việt Nam Pharma/H-Capita), một luật sư và một doanh nhân tham gia "môi giới" bị phạt tù do "đưa hối lộ". Hệ thống tư pháp không tìm ra viên chức nào "nhận hối lộ" để truy cứu trách nhiệm hình sự (4). Có tài liệu nào thuộc loại "mật" và "tuyệt mật" trong hồ sơ vụ án liên quan đến chuyện này không ?..
***
"Bảo mật" đã từng mở lối để AVG bán 95% cổ phần cho MobiFone. Ngay sau khi AVG "loan báo" ý định bán cổ phần cho doanh nghiệp ngoại quốc, Bộ Công an lấy lý do cần "bảo mật" để "khuyến cáo" Bộ Thông tin – Truyền thông phải sắp xếp cho doanh nghiệp trong nước mua lại số cổ phần này. Sở dĩ AVG, MobiFone, các viên chức hữu trách thản nhiên định giá AVG cao hơn giá trị thực 14 lần, MobiFone vui vẻ mua hớ, khiến ngân sách thất thoát 7.000 tỉ đồng vì toàn bộ hồ sơ của thương vụ này được xác định là… mật !
Trung tuần tháng này, khi cùng Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam xem xét các báo cáo về hoạt động của hệ thống tư pháp, bà Lê Thị Nga (Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội), bảo với Viện Kiểm sát tối cao và Bộ Công an rằng, không thể chấp nhận việc hai cơ quan này xác định những vi phạm trong hoạt động tư pháp (truy tố sai, kết án oan), số lượng tù nhân chết trong các trại giam, số lượng giám thị trại giam bị kỷ luật… là thông tin… tối mật (5) !
Bà Nga nhấn mạnh, nếu cứ như thế chắc chắn sẽ không thể bảo đảm được sự công minh trong hoạt động tư pháp, đồng thời than rằng, Quốc hội đã góp ý nhiều lần nhưng hệ thống tư pháp không sửa ! Tháng 11 năm 2017, khi góp ý cho Dự luật Bảo vệ bí mật nhà nước, bà Nga từng than về "tình trạng lạm dụng bí mật nhà nước", đóng dấu "mật" vào đủ thứ, kể cả "văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội" nên đại biểu không thể dùng văn bản này để trả lời cử tri ! Bà cảnh báo rằng, nếu không thay đổi thì không bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong phòng – chống tham nhũng và bảo đảm yêu cầu công khai hoạt động tố tụng (6)…
Dự luật Bảo vệ bí mật nhà nước đã trở thành luật ! Nếu có thời gian xem qua bộ luật này ắt sẽ thấy, tại Việt Nam, "công khai, minh bạch" vẫn chỉ trên "đầu môi, chót lưỡi". Có lẽ Việt Nam là quốc gia duy nhất xác định "hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước" cũng thuộc… "phạm vi bí mật nhà nước" (Điểm a, Khoản 3, Điều 7) ! Sự kỳ quái ấy khởi đi từ yêu cầu toàn bộ hoạt động "bảo mật" phải "đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam" (Khoản 1, Điều 3).
Đến giờ, những con dấu xác định thông tin là "Mật", "Tối mật", "Tuyệt mật" vẫn bu bám trên đủ loại văn bản, kể cả văn bản do chính quyền các tỉnh, thành phố phát hành, những nhắc nhở về "bảo mật", răn đe về hậu quả nếu vi phạm Luật Bảo vệ bí mật nhà nước vẫn vang như chuông. Nhìn cho kỹ thì "bảo mật" vẫn là tấm khiên che cho gian nhân, đậy điệm đủ loại tội ác. "Bảo mật" vẫn là một thứ bùa vừa gìn giữ, vừa tạo thêm thế và lực cho âm binh mặc sức tung hoành ! Chín người… đi nhờ chuyên cơ chỉ là chuyện nhỏ !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 27/09/2019
Chú thích :
(2) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Luat-Bao-ve-bi-mat-nha-nuoc-2018-337064.aspx
(3) https://plo.vn/phap-luat/nhung-dau-mat-tuyet-mat-trong-ho-so-vu-an-vn-pharma-860035.html
(4) https://tuoitre.vn/vu-buon-thuoc-gia-tai-vn-pharma-10-ti-hoa-hong-chay-an-20190704185604977.htm
(5) https://plo.vn/thoi-su/ba-le-thi-nga-hoi-ly-do-mat-trong-bao-cao-cua-cong-an-vks-857680.html
****************
Nguyễn Hạnh Phúc & Nguyễn Chí Dũng phải chịu trách nhiệm vụ 9 người trốn tại Hàn Quốc
Nguyễn Ngọc Già, RFA, 26/09/2019
"Quá giang" - một cách đi nhờ (đi ké) người khác trong một quãng đường mà (nhấn mạnh) người có xe buộc phải đi qua và người đi nhờ không hề phải trả tiền.
Người ohsat ngôn Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc (trái) và Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng phải chịu trách nhiệm vụ 9 người trốn tại Hàn Quốc - Ảnh minh họa
"Quá giang" hầu hết thuộc về xe gắn máy, xe hơi. Dưới quê, ngày xưa, có thêm đò, ghe, xuồng, thuyền. Chính vì vậy, chữ "quá giang" (nghĩa là qua sông) xuất phát từ "miệt vườn Nam Bộ").
"Quá giang" - một nét văn hóa của người Việt Nam có từ rất xưa. Đặc biệt, vô cùng phổ biến tại miền Nam trước 1975.
Nhiều nhà văn, kịch tác gia và đạo diễn đã lấy cảm hứng từ nét văn hóa này, để tạo ra nhiều câu chuyện tình lãng mạn, không thiếu những phim kinh dị, ma quái và cả những đề tài về kẻ có đầu óc đen tối lợi dụng "quá giang" để "làm bậy" (cướp của, giết người, hiếp dâm v.v...)
Ai có đi về qua nơi ấy
Một quãng đời thơ, tôi quá giang
Kể từ ngày...
Giặc từ miền Bắc vô đây
Bàn tay nhuốm máu đồng bào
Giặc từ miền Bắc vô đây
Bàn tay nhuốm máu anh em...
...cùng với đời sống đói nghèo và tăm tối phủ trùm cả nước, "quá giang" đã "lặn chìm" mất tăm cùng với "lòng nhân ái" bạc thếch, khi đời sống "làm chủ tập thể" lên ngôi - nơi vốn không dung chứa, dù chỉ một chút xíu "sự khoáng đạt" - thật nhỏ nhoi !
Lúc từng lít xăng, lít dầu trở thành "của hiếm", người ta còn chế ra "xe than" để đáp ứng nhu cầu đi lại của cái thứ "thời đại Hồ Chí Minh" mà người Sài Gòn Xưa cũng như miền Nam không tài nào quên nỗi, những chuyến xe đi nuôi "tù cải tạo" hay những lượt người chui nhủi cho những chuyến đi buôn thời "ngăn sông cấm chợ" ! Làm gì còn "quá giang" để bày tỏ tấm thịnh tình cho người lỡ đường với cái túi tiền trống rỗng !
"Quá giang" đã chết ! Nhân cách người Việt Nam đã lụi tàn lâu lắm rồi !
Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về 9 người Việt Nam mất tích trong đoàn thăm của Quốc hội Việt Nam hồi tháng 12/2018, và ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng thư ký Quốc hội Photo : RFA
Vì vậy, khi mà Nguyễn Hạnh Phúc (Tổng Tthư ký Quốc hội) và Nguyễn Chí Dũng (Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư) gọi 9 người trốn tại Hàn Quốc với cái chữ "đi nhờ" (tức là "quá giang" hay "đi ké") nghĩa là cả 2 ông Cộng Sản này nói láo không biết ngượng !
Bên cạnh đó, Đài VOA phỏng vấn doanh nhân Lê Hoài Anh về chuyện 9 người Việt Nam trốn lại Hàn Quốc, bà Anh cho biết :
"...việc được tháp tùng các nguyên thủ đi công tác nước ngoài là một cơ hội tốt trong công việc kinh doanh, nhờ không khí thân mật trong chuyến chuyên cơ giữa các thành viên cũng như điều kiện thuận lợi để làm việc tại quốc gia điểm đến.
Tuy nhiên, các doanh nhân muốn đăng ký đi tháp tùng nguyên thủ phải là những gương mặt nổi bật trong các lĩnh vực thương mại liên quan tại quốc gia điểm đến, và họ phải đóng tiền mua vé máy bay như khi đi máy bay thương mại..".
Như vậy, đã quá rõ, việc 9 người trốn tại Hàn Quốc, họ phải mua vé - không hề có chuyện miễn phí. Hơn nữa, họ không phải là "kẻ lỡ đường" và chuyến chuyên cơ của nữ công bộc Kim Ngân không phải là "chuyên xe rong ruổi" đâu đó !
"Quá giang" (đi nhờ, đi ké) trước 1975, cũng không được nhìn nhận trong phương tiện xe lửa hay máy bay !
Yêu cầu Bộ Chính trị phải làm cho rõ vai trò của Nguyễn Hạnh Phúc và Nguyễn Chí Dũng đã "tạo điều kiện" cho 9 con người kia làm nhục "đảng thể" mà người Việt Nam phải chịu lây mang tên "quốc thể" !
*********************
Vẫn còn may, vì Ngân đâu có trốn !
Nguyễn Tường Thụy, VNTB, 26/09/2019
Bây giờ người dân Việt Nam mới biết chuyện từ 10 tháng trước do báo chí Hàn Quốc xì ra.
Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Ảnh : Trọng Đức/TTXVN)
Chuyện rằng Nguyễn Thị Kim Ngân hồi cuối năm 2018 đã dẫn đoàn cán bộ cao cấp của Việt Nam sang thăm Hàn Quốc từ ngày 4 đến 7 tháng 12 năm 2018. Đoàn có 162 người, trong đó có hơn 20 Bộ trưởng, thứ trưởng cao cấp đi riêng một máy bay của hãng Vietnam Airlines và hạ cánh tại sân bay Gimhae (Busan). Nhưng đến khi quay về Việt Nam tại sân bay Incheon thì 9 người đã trốn ở lại Hàn Quốc.
Chuyện này, mãi tối ngày hôm qua 23/9/2019, báo chí và đài truyền hình Hàn Quốc mới đồng loạt đăng tin. Không hiểu sao thông tin đưa ra muộn 10 tháng nhưng lại đồng loạt đăng cùng một lúc.
*
Chuyện có lạ không ? Không lạ.
Trước đây, đã có nhiều thông tin về người Việt Nam đi du lịch xứ "tư bản giãy chết" trốn ở lại. Nổi tiếng nhất là vụ cũng vào tháng 12/2018, cả đoàn từ Việt Nam đi du lịch Đài Loan 153 người thì 152 người trốn ở lại.
Những người ấy là công dân bình thường, có lẽ chẳng chức quyền, hoặc quyền bé, kiếm chác chẳng được là bao. Cũng có thể có người không khó khăn về kinh tế nhưng khao khát tự do nên tìm cách ở lại.
Thiết nghĩ không nên trách cứ họ làm gì. Kể cả báo chí nhà nước lên án, cho rằng họ làm nhục quốc thể thì tình thường cũng không nên trách. Đó là sự lựa chọn của họ. Sau Tháng 4/1975 hàng triệu người Việt, kể cả ở miền Bắc vượt biên, bị kết tội rằng, sự trốn chạy của họ là phản bội Tổ quốc nhưng thực chất họ không có tội. Họ chỉ là nạn nhân. Đi tìm tự do không bao giờ có tội.
Những vụ trốn chạy khỏi đất nước khốn khổ này không lạ. Lạ là ở chỗ, những người có điều kiện không bỏ chạy mà cam chịu hoặc là ảo tưởng về một cuộc sống tuy đầy rẫy khốn khó nhưng có quá nhiều lời hứa hẹn viển công về thiên đường chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra cũng cần cảm thông với những người không có điều kiện hoặc còn nhiều thứ ràng buộc.
Đấy là nói về những dân thường. Còn vụ này là đoàn cán bộ cao cấp của nhà nước Việt Nam do Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu có 9 người trốn ở lại.
Có lạ không ? Cũng không lạ.
Vì con người, ngoài nhu cầu vật chất, còn có nhu cầu tinh thần. Tự do là một thứ nhu cầu tinh thần.
Không lạ nhưng mai mỉa, hài hước. Nó làm cho các vị lãnh đạo đảng và nhà nước mất mặt vì đã có quá nhiều phát ngôn không có thật. Còn có ngượng ngùng, xấu hổ không ? Chắc là không.
Trước hết, phải nhắc đến lời ông Nguyễn Phú Trọng : "Đất nước ta có bao giờ được thế này không ?"
Là lời của ông Nguyễn Minh Triết khi còn làm chủ tịch nước, đòi cùng Cu Ba canh giữ hòa bình thế giới, phân công nhau mỗi nước canh một bán cầu. Thế mới tợn.
Là lời của bà Nguyễn Thị Doan khi làm phó chủ tịch nước : dân chủ nước ta "cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản".
Vậy mà, dân Việt Nam cứ ra nước ngoài là trốn ở lại, không loại trừ cả cán bộ cao cấp của chế độ.
Xin nhắc lại, những chuyện ấy, người Việt Nam không lạ nhưng mai mỉa bởi những lời phát ngôn ngu ngơ hoặc tưởng dân ngu ngơ của mấy vị lãnh đạo cao nhất nước kia. Việc cứ ra nước ngoài là trốn ở lại, nó là những cái "vuốt má" đối với những người phát ngôn ra những câu nói để đời kia(tôi không muốn bắt chước các vị thường dùng từ "cái tát" khi nói về "thế lực thù địch")
*
Bây giờ, có vài lời về Nguyễn Thị Kim Ngân.
Vụ 9 người trong đoàn cán bộ cao cấp trốn ở lại Hàn Quốc, Kim Ngân và nhà nước Việt Nam có biết không ? Dĩ nhiên là biết, vì ai cũng biết đếm, biết phân biệt con số 162 và 151nhưng họ đã ém nhẹm, có lẽ vì quá nhục. Sự việc chỉ bị lộ ra khi 10 tháng sau, báo chí Hàn Quốc đăng tin thì dân chúng Việt Nam mới biết.
Nghe nói Nguyễn Thị Kim Ngân xuất thân từ một cô gái bán vé số ở tỉnh Bến Tre. Từ khi Ngân bước chân vào chính trường, người ta chỉ biết đến bà ta qua những câu chuyện bà ta đưa ông Obama thăm ao cá và cho ông này chứng kiến cách bà ta cho cá ăn. Người ta biết đến bà mặc quần áo lòe loẹt khi đi viếng liệt sĩ, biết bà ta ưỡn ẹo với Tập Cận Bình khi Tàu Cộng đang gây hấn ở Bãi Tư Chính. Kim Ngân còn nổi tiếng với ít nhất 300 bộ áo dài đắt tiền các kiểu (chỉ tính riêng của nhà thiết kế Võ Việt Chung), tiêu tốn tiền ngân sách vài chục tỉ đồng, bất chấp bà ta đã là một bà già U70.
Về vai trò Chủ tịch quốc hội, có lần Nguyễn Thị Kim Ngân đưa dự thảo Luật đặc khu bắt quốc hội thông qua vì "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật"
Nhưng cuối cùng, bị dân đả đảo nhiều quá, bà ta đã không hoàn thành nhiệm vụ mà ông Trọng giao cho.
Đại khái, việc làm và hình ảnh của Kim Ngân chỉ có vậy. Thế nhưng bà ta lại rất hay cao giọng giáo dục người khác. Ngân đã từng gây phẫn nộ trong nhân dân khi bà ta cho rằng những người lên tiếng bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc là những người "ồn ào kích động" và hỏi họ "Đã làm gì cho đất nước chưa ?" Gần đây nhất, giọng lưỡi ấy lặp lại khi bà ta nói : "Luật Thanh niên sửa đổi phải giúp thanh niên đọc vào thấy được mình đã làm gì cho Tổ quốc, chứ không phải để đòi hỏi Tổ quốc làm gì cho mình". Rất nhiều người biết, nội dung này là đạo lời Tổng thống Mỹ John F. Kennedy phát biểu trong bài diễn văn nhậm chức năm 1961 : "Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn. Hãy hỏi : Bạn có thể làm được gì cho tổ quốc". (Ask not what your country can do for you - ask what you can do for your country). Nhưng Ngân lại lập lờ làm cho lớp thanh niên còn ít hiểu biết cử tưởng là lời của "nhà lãnh đạo" Nguyễn Thị Kim Ngân.
Lẽ thường, khi nhắc lời của ai thì phải chú giải, ông A nói, ông B nói... Không chú giải tức là mặc nhiên nhận là lời của mình. Không biết của ai thì cũng phải nói "tôi nghe nói".
Với việc nhắc đi nhắc lại câu nói của ông Kennedy đã trở thành phổ biến cho thấy trình độ chính trị của Ngân chỉ là trình độ của một dư luận viên mới vào nghề.
Nguyễn Thị Kim Ngân còn phát ngôn nhiều câu nghịch nhĩ nữa như "Ngay trong gia đình, nếu bố mẹ không tôn trọng con cái thì ra đời con cái không tôn trọng người khác" hoặc "Nếu đâu đó xảy ra mất dân chủ, dân chủ hình thức, thì đó là cái sai của của tổ chức, cá nhân cụ thể, không phải bản chất nhà nước"...
Trở lại vụ đoàn cán bộ cao cấp của Nguyễn Thị kim Ngân có 9 người trốn ở lại Hàn Quốc. Có lẽ vì Kim Ngân vô tích sự quá nên có người an ủi coi đây là thành tích của bà ta. Rằng, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã cài cắm được 9 chiến sĩ cộng sản trung kiên vào đất nước của bọn tư bản giãy chết, để gây dựng cơ sở, làm nội ứng cho Bắc Triều Tiên vào "giải phóng miền Nam" sau này.
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn : VNTB, 26/09/2019
*********************
'Đi nhờ' bà Kim Ngân rồi trốn ở Hàn Quốc : Việt Nam ‘đang điều tra’ (BBC, 25/09/2019)
Các quan chức cao cấp của Việt Nam thừa nhận họ đã biết từ trước về việc 9 người bỏ trốn ở lại Hàn Quốc khi đi cùng Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói với báo Việt Nam '9 người trốn ở lại Hàn Quốc là rất đáng tiếc, chúng tôi buồn lắm'b - Ảnh minh họa
Vụ bỏ trốn hy hữu xảy ra khi bà Kim Ngân dẫn đoàn thăm Hàn Quốc từ 4 đến 7/12/2018, nhưng chỉ mới được truyền thông Hàn Quốc công bố hôm 23/9.
Ngày 25/9, phản ứng về tin của báo Hàn Quốc, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng xác nhận vụ việc có thật.
Theo trang VietnamNet, ông Chí Dũng cho biết bộ của ông khi đó được giao tổ chức các đoàn doanh nghiệp tháp tùng lãnh đạo trong các chuyến thăm và làm việc tại các nước cũng như tổ chức các diễn đàn xúc tiến thương mại ở nước ngoài.
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư 'rất buồn'
"Chúng tôi đã tổ chức hàng trăm cuộc như thế, chẳng may có một cuộc có một số trường hợp trốn lại rất là đáng tiếc. Chúng tôi cũng buồn lắm", Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư nói với báo Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc lập danh sách các doanh nghiệp đi cùng lãnh đạo là do bộ này thành lập thông qua các hiệp hội thông báo cho các doanh nghiệp có nhu cầu.
"Chúng tôi xét duyệt, xem xét từng trường hợp tham gia. Trong quá trình đó, có thể sơ suất, ai đó lợi dụng sang đó rồi bỏ trốn. Chúng tôi giữ cả hộ chiếu mà họ còn bỏ trốn. Đây là những nhân vật có ý đồ, cố tình, là sự việc đáng tiếc", ông Dũng nói.
Ông Dũng nói thêm : "Chúng tôi đã tích cực phối hợp tìm kiếm nhưng quan trọng nhất là rút ra bài học kinh nghiệm sắp tới làm chặt chẽ hơn nữa. Tuy nhiên, nếu làm chặt quá thì doanh nghiệp lại kêu không tạo điều kiện cho họ".
Trên trang chính thức của Quốc hội Việt Nam ngày 25/9, Tổng Thư ký Quốc hội Việt Nam Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Văn phòng Quốc hội Việt Nam đang phối hợp với các bên liên quan để tiếp tục xác minh, xử lý.
Thông cáo của Quốc hội nói : "Theo những thông tin ban đầu thì đây là vụ việc liên quan đến những người tham gia Đoàn các doanh nghiệp Việt Nam dự Diễn đàn Đầu tư và Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc phối hợp tổ chức, không thuộc thành phần Đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam".
Quốc hội làm việc với Bộ Công an
Thông cáo nói tiếp : "Thị thực nhập cảnh cấp cho những người này là để đi dự Diễn đàn Đầu tư và Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc chứ không phải thị thực ngoại giao, tham dự thành phần Đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam".
"Để thuận tiện cho việc tham dự Diễn đàn, Đoàn doanh nghiệp này đã đi nhờ chuyên cơ của Đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam. Trước khi Đoàn này về nước, các cơ quan hữu quan đã phát hiện có 09 người bỏ trốn, cố ý ở lại Hàn Quốc trái pháp luật".
Văn bản của Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên xác nhận rằng ngay khi vụ bỏ trốn được phát hiện, Văn phòng Quốc hội đã có văn bản trao đổi với Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao để phối hợp Đại sứ quán Việt Nam ở Hàn Quốc và các cơ quan chức năng của Hàn Quốc để tìm đưa những người này trở về Việt Nam.
Nhưng đến nay chỉ mới có hai người được đưa về Việt Nam.
******************
Khánh An, VOA, 25/09/2019
Công luận Việt Nam ngày 25/9 càng "dậy sóng"dữ dội hơn sau khi Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời báo chí rằng 9 người bỏ trốn ở lại Hàn Quốc trong chuyến công tác của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là "đi nhờ".
Đó là chuyên cơ chứ có phải tàu chợ đâu mà nói thế. Nếu là chuyên cơ thì từng người một đều mang danh nghĩa là thành phần của đoàn Việt Nam sang Hàn Quốc. Ảnh danlambao.com
"9 người này không thuộc thành phần đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam mà thuộc đoàn của Diễn đàn đề nghị đi nhờ chuyên cơ sang kia", báo Thanh Niên dẫn lời Tổng thư ký Quốc hội trả lời báo giới ngày 25/9 về vụ "vượt biên bằng chuyên cơ" của các thành viên trong đoàn tháp tùng chuyến công tác của Chủ tịch quốc hội Việt Nam đến Hàn Quốc vào cuối năm ngoái.
Theo người phát ngôn của Quốc hội, những người bỏ trốn "không thuộc thành phần đoàn ngoại giao của Quốc hội Việt Nam và không được cấp visa ngoại giao".
Nữ doanh nhân Lê Hoài Anh, người từng có kinh nghiệm tháp tùng Thủ tướng Phan Văn Khải trong một chuyến công tác sang Nhật, nói với VOA rằng bà "buồn cười" về câu trả lời "coi thường dư luận" của quan chức Việt Nam.
"Đó là chuyên cơ chứ có phải tàu chợ đâu mà nói thế. Nếu là chuyên cơ thì từng người một đều mang danh nghĩa là thành phần của đoàn Việt Nam sang Hàn Quốc. Tôi nghe như thế thì thấy rất buồn cười. Không thể nào nói như vậy được. Rất coi thường dư luận".
Mặc dù đã xảy ra từ tháng 12 năm ngoái, nhưng thông tin về vụ bỏ trốn của các thành viên trong phái đoàn công tác Việt Nam chỉ được công chúng biết đến sau khi báo chí Hàn Quốc hôm 23/9 loan tin cho biết 2 trong số 9 người bỏ trốn đã bị trục xuất khỏi nước này và 7 người còn lại vẫn "mất tích".
"Đâu có đi free"
Vụ "vượt biên" bằng chuyên cơ nguyên thủ đã khiến công luận Việt Nam đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh những chuyến đi công tác tiêu tốn hàng tỉ tiền thuế của người dân của các quan chức Việt Nam.
Theo doanh nhân Lê Hoài Anh, việc được tháp tùng các nguyên thủ đi công tác nước ngoài là một cơ hội tốt trong công việc kinh doanh, nhờ không khí thân mật trong chuyến chuyên cơ giữa các thành viên cũng như điều kiện thuận lợi để làm việc tại quốc gia điểm đến.
Tuy nhiên, các doanh nhân muốn đăng ký đi tháp tùng nguyên thủ phải là những gương mặt nổi bật trong các lĩnh vực thương mại liên quan tại quốc gia điểm đến, và họ phải đóng tiền mua vé máy bay như khi đi máy bay thương mại.
Với vụ bỏ trốn đang gây chấn động dư luận, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc hôm 25/9 nói rằng phía Quốc hội "không biết" thông tin gì về những chi phí mà 9 người bỏ trốn đã đóng góp cho chuyến đi.
"Toàn bộ sinh hoạt đi lại, ăn ở khách sạn chúng tôi cũng không biết vì đều do Bộ Kế hoạch và đầu tư lo", ông Phúc nói và cho biết thêm rằng sau khi làm việc tại Hàn Quốc thì những người tháp tùng Chủ tịch quốc hội lại "đi nhờ về".
Sau lời giải thích của ông Phúc, nhiều ý kiến trên mạng xã hội không những không bị thuyết phục mà còn tỏ ra nghi ngờ về việc có hay không một đường dây "vượt biên" qua đường chuyên cơ, và đâu là động cơ thực sự của những người đã bỏ trốn.
"Điều em rất thắc mắc là ban tổ chức chuyến đi này đã thu được bao nhiêu tiền ??? Mấy đồng chí ấy đâu có đi free [miễn phí] được. Và tại sao tới khi Hàn Quốc phát giác mình mới tỏ tè", tài khoản Facebook tên Nguyễn Võ Anh Trường viết.
Trong khi đó, nhà báo Huy Đức, trong một bài đăng trên Facebook liên quan đến vụ việc, lại đặt câu hỏi về những chuyến chuyên cơ mà theo ông "chỉ riêng tiền thuê sân đỗ đã là một con số khổng lồ với ngân sách của Việt Nam.
"Tại sao bà Ngân (và những người trong bộ tứ) lại dùng hẳn một chuyên cơ cho các chuyến công du ?" khi "những người thực sự đi làm việc cùng họ có khi không đủ để xếp một khoang hạng nhất", nhà báo Huy Đức viết, đồng thời dẫn chứng nhiều trường hợp nguyên thủ của các quốc gia G7 cũng thường dùng máy bay thương mại để đi công tác, thậm chí là máy bay giá rẻ như Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore.
Ai được "đi nhờ" ?
Bình luận về lý do "đi nhờ" chuyên cơ, nhà báo Trương Châu Hữu Danh nói việc tiếp cận "tứ trụ" ở "cự ly gần" là không dễ dàng.
"Những lần họp báo mà có tứ trụ, anh em phóng viên phải qua 2 cửa an ninh, rồi còn kiểm tra trực tiếp máy tính máy ảnh", nhà báo tại Việt Nam cho biết trên trang Facebook.
Theo anh, việc "quá giang" được chuyên cơ của Chủ tịch quốc hội còn khó hơn tiếp cận Hàn Quốc bằng những con đường khác (như đầu tư, học tập, hay xuất khẩu lao động). Vì vậy, việc 9 nhân vật chọn bỏ trốn theo con đường khó khăn này phải có vấn đề.
Một số ý kiến trên mạng xã hội cũng bày tỏ sự nghi ngờ tương tự khi cho rằng việc đi du lịch Hàn Quốc là khá dễ dàng khi chi phí đi tour chỉ khoảng 13 triệu đồng (gần 560 đôla).
Lên tiếng về trách nhiệm tổ chức đoàn tháp tùng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, trong cùng ngày, trả lời với báo giới rằng Bộ này đã "làm hết trách nhiệm" trong việc chọn lọc những người đi theo chuyên cơ của Chủ tịch quốc hội.
"Chúng tôi đã tổ chức hàng trăm cuộc như thế, chẳng may có một cuộc có một số trường hợp trốn lại rất là đáng tiếc. Chúng tôi cũng buồn lắm", ông Dũng nói với Vietnamnet..
Doanh nhân Lê Hoài Anh cũng xác nhận với VOA về quá trình xét duyệt khá chặt chẽ trước đây, vốn do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam – VCCI phụ trách, trong đó các doanh nhân đăng ký tham gia vào đoàn tháp tùng đều phải trải qua các thủ tục quy định về kiểm tra lý lịch và an ninh.
Nhưng dưới sự quản lý của Bộ Kế hoạch và đầu tư và câu trả lời của người đứng đầu Bộ này, nữ doanh nhân này không khỏi đặt câu hỏi vì sao "con voi lại có thể chui qua lỗ kim" trong vụ bỏ trốn mà bà gọi là "nỗi nhục quốc thể" này.
"Nếu chỉ 1, 2 người tôi còn tin họ bất chợt nổi hứng bỏ trốn chứ đến 9 người thì cháu tôi nó cũng cười khẩy !" bà Hoài Anh nói với VOA.
"Là 1 một người chạy ăn từng bữa nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện trốn lui trốn lủi ở nước ngoài kiếm sống tủi nhục chứ huống gì những vị được ‘chọn lọc, thẩm định hết sức cẩn thận, xem xét từng đối tượng’ như ông Dũng nói. Chỉ có những kẻ chuẩn bị từ trước, có tiền bạc, địa vị và chạy trốn vì lý do nào đó chứ không phải sang đó kiếm từng won mới lọt vào được danh sách thẩm định kỹ càng này".
"Người dân chúng tôi rất muốn biết những vị đi nhờ là như thế nào ? Bằng cách nào họ lọt được vào đoàn và cuối cùng trốn lại ?", bà Lê Hoài Anh nói với VOA.
Hiện danh tính của 9 người bỏ trốn vẫn chưa được các quan chức Việt Nam công bố, mặc dù theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Bộ này vẫn còn đang giữ hộ chiếu của tất cả những người này.
Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến Hàn Quốc tham dự diễn đàn Đầu tư và Thương mại Việt Nam – Hàn Quốc diễn ra vào ngày 7/12/2018. Đi cùng bà có hơn 160 người, trong đó có 20 quan chức cấp cao, theo đài truyền hình Hàn Quốc MBC.
Khánh An
Nguồn : VOA, 25/09/2019
Có quốc thể đâu mà nhục ?
Thạch Đạt Lang, 25/09/2019
Báo Tiếng Dân ngày 24/09/2019 có đăng một bài viết của tác giả Nguyễn Tiến Tường với tựa đề "Nhục Quốc Thể" nói về chuyện đoàn ngoại giao do Chủ tịch áo dài Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu thăm Nam Hàn 4 ngày trong tháng 12 năm 2018, trong đó có 9 người đã trốn ở lại, mục đích tất nhiên chỉ để cư trú và làm việc bất hợp pháp.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc, người phát ngôn của Quốc hội Việt Nam, cho biết về vụ 9 người trong đoàn Đại biểu quốc hội tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sang Hàn Quốc quá giang : đi bao nhiêu không biết, về bao nhiêu cũng không hay…
Bài viết của ông Tường căn cứ vào thông tin từ báo chí Nam Hàn. Ông Tường cho rằng, tin tức từ truyền thông Nam Hàn về sự kiện này là nhục nhã và đáng căm phẫn.
Theo nhận định của ông Tường, không có quan chức nào của chính quyền cộng sản Việt Nam chấp nhận việc sống chui nhủi, đi làm trốn thuế với những công việc thấp hèn hoặc tạm bợ bởi giai cấp cán bộ, đảng viên cộng sản trong chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay là thành phần ăn trên, ngồi trước, hơn nữa lại là thành phần được tham dự một chuyến công du bằng phi cơ riêng, thuê của Vietnam Airlines.
Sự việc xảy ra đã hơn 10 tháng, đến nay mới vỡ lở dù 1 trong 9 người trốn ở lại đã ra đầu thú và xin về nước từ đầu năm nay, nhưng mãi tới bây giờ thông tin mới lộ ra ở Nam Hàn và báo chí nước này đưa tin. Chính phủ Nam Hàn sau đó bắt thêm được một người nữa và hiện đang làm thủ tục trục xuất.
Bài báo của thongtinhanquoc.com cho biết, đoàn của bà chủ tịch áo dài Nguyễn Thị Kim Ngân có tất cả 162 người gồm 20 bộ và thứ trưởng cao cấp (thứ trưởng, bộ trưởng mà không cao cấp thì còn ai cao cấp nữa ?). Như vậy khi làm thủ tục xuất cảnh khỏi Nam Hàn, đoàn thiếu mất 9 người, chỉ còn lại 153.
Nghĩ cũng lạ, một phái đoàn ngoại giao do Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu, đi bao nhiêu không biết, về bao nhiêu không hay. 9 người chứ có phải 9 con ruồi, con kiến đâu mà không thấy ai báo cáo, báo chồn gì cho đến 10 tháng sau, báo chí, truyền thông và người dân trong nước mới biết chuyện nhờ báo chí nước ngoài đưa tin!
Tuy nhiên, sự kiện này thật ra chẳng có gì quan trọng để ông Tường phải căm phẫn hay cảm thấy nhục nhã cho quốc thể.
Đối với những người cộng sản Việt Nam, quốc thể chỉ là chuyện tầm phào, nói cho có, sự tồn tại thiên niên trường trị của đảng cộng sản, cũng như địa vị lãnh đạo, chức tước của họ trong đảng, trong chính quyền mới là chuyện lớn, đáng quan tâm, rất quan trọng và rất ư quan ngại.
Nếu người cộng sản Việt Nam coi trọng quốc thể – biết nhục nhã, có lòng tự trọng khi thể diện đất nước hay cá nhân – trong cương vị lãnh đạo sợ bị chỉ trích, phê bình, thì đã không có những chuyện tai tiếng gấp hàng chục, hàng trăm lần từ lúc Hồ Chí Minh còn ở đỉnh cao quyền lực gây ra trước đây, cho đến các lãnh đạo cao cấp đã gây ra, kéo dài đến ngày hôm nay. Đơn cử một vài thí dụ :
1. Hồ Chí Minh bị khuyến cáo nên chấm dứt trò hôn hít nhi đồng nước bạn một cách thô bỉ.
2. Trong thập niên 90, đại sứ Lê Văn Bàng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên Hiệp quốc bị bắt ở Mỹ vì tội trộm sò ở khu vực cấm Hog Creek, quận East Hampton, New York. Có lẽ do Đại sứ Bàng không biết luật lệ ở Mỹ nên đi mò sò, nhưng khi bị cảnh sát phát hiện, ông Bàng giả vờ không biết tiếng Anh. Khi cảnh sát lập biên bản, do sợ bị bắt giữ, ra tòa, chuyện sẽ nổ lớn, nên ông Bàng xuất trình giấy tờ chứng minh là viên chức ngoại giao và xin đặc quyền miễn trừ ngoại giao.
3. Những lời phát biếu ngớ ngẩn của cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, làm trò cười cho thiên hạ.
4. Vũ Kiều Trinh con gái của Vũ Văn Hiến, Tổng giám đốc đài Truyền hình Việt Nam, năm 2001, đã vào siêu thị ở Thụy Điển ăn cắp và bị bắt. Tòa đại sứ Việt Nam ở Thụy Điển phải can thiệp, làm giấy chứng nhận giả vờ bị tâm thần, nên cảnh sát Thụy Điển chỉ giam vài ngày rồi thả.
Nhưng chứng nào tật nấy, năm 2006, khi qua Anh làm việc, Kiều Trinh lại ngứa tay chôm chiếc máy ảnh digital ở một cửa hàng và bị bắt. Một lần nữa giấy chứng nhận tâm thần lại là bùa hộ mệnh cho Kiều Trinh.
Đây là hành động nhục nhã của dảng cộng sản Việt Nam mà bà Kim Ngân là người đại diện trong cương vị chủ tịch quốc hội, hành động đó đáng khinh bỉ và lên án hơn việc 9 người trong đoàn người ngoại giao qua Nam Hàn đã bỏ trốn.
Không biết ông Nguyễn Tiến Tường có vì một lý do nào đó hoặc có ý bóng gió khác hay không trong việc bào chữa cho bà chủ tịch áo dài Nguyễn Thị Kim Ngân, nhưng dù bà Ngân có bị hàm oan trong việc này thì vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tục ngữ có câu : Con dại cái mang. Bà Kim Ngân trong chuyện này chắc mang nỗi oan của Thị Mầu.
Dư luận ồn ào lên tiếng yêu cầu bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức vì những bê bối khủng khiếp gây thiệt mạng cho hàng chục trẻ em trong vụ vaccine dỏm, hay vụ thuốc cao đơn hoàn tán trị ung thư H-Capita của VN-Pharma thì cũng không thể bỏ qua việc chủ tịch áo dài để sổng chuồng 9 con nhạn trong phái đoàn ngoại giao.
Ở khía cạnh khác, người dân Việt Nam chẳng còn mấy ai quan tâm đến vận mệnh dất nước, dân tộc. Rất nhiều người, hễ có điều kiện, phương tiện, tiền bạc, kể cả những người là đảng viên, dại biểu quốc hội, có chức tước, địa vị trong chế độ cũng đều đang tìm cách thoát thân khỏi Việt Nam thì việc trốn ở lại của 9 người trong đoàn ngoại giao của bà Kim Ngân chẳng có gì đáng coi là một điều nhục nhã, căm phẫn.
Điều chúng ta nên cảm thấy nhục nhã, căm phẫn là hầu hết người dân đã chọn sự im lặng hoặc lên tiếng chưa đủ chỉ vì hèn nhát, chỉ vì thờ ơ để cho những kẻ bất tài, gian dối, tham lam cùng cực tiếp tục lãnh đạo, đưa đất nước đến vực thẳm, lệ thuộc vào ngoại bang trong nay mai.
Người cộng sản Việt Nam không có quốc thể, họ chỉ có "đảng thể".
Thạch Đạt Lang
(25/09/2019)
****************
"Thành tích" của Nguyễn Thị Kim Ngân
Nguyễn Tường Thụy, RFA, 24/09/2019
Bây giờ người dân Việt Nam mới biết chuyện từ 10 tháng trước do báo chí Hàn Quốc xì ra.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Ảnh : Trọng Đức/TTXVN)
Chuyện rằng Nguyễn Thị Kim Ngân hồi cuối năm 2018 đã dẫn đoàn cán bộ cao cấp của Việt Nam sang thăm Hàn Quốc từ ngày 4 đến 7 tháng 12 năm 2018. Đoàn có 162 người, trong đó có hơn 20 Bộ trưởng, thứ trưởng cao cấp đi riêng một máy bay của hãng Vietnam Airlines và hạ cánh tại sân bay Gimhae (Busan). Nhưng đến khi quay về Việt Nam tại sân bay Incheon thì 9 người đã trốn ở lại Hàn Quốc.
Chuyện này, mãi tối ngày hôm qua 23/9/2019, báo chí và đài truyền hình Hàn Quốc mới đồng loạt đăng tin. Không hiểu sao thông tin đưa ra muộn 10 tháng nhưng lại đồng loạt đăng cùng một lúc.
*
Chuyện có lạ không ? Không lạ.
Trước đây, đã có nhiều thông tin về người Việt Nam đi du lịch xứ "tư bản giãy chết" trốn ở lại. Nổi tiếng nhất là vụ cũng vào tháng 12/2018, cả đoàn từ Việt Nam đi du lịch Đài Loan 153 người thì 152 người trốn ở lại.
Những người ấy là công dân bình thường, có lẽ chẳng chức quyền, hoặc quyền bé, kiếm chác chẳng được là bao. Cũng có thể có người không khó khăn về kinh tế nhưng khao khát tự do nên tìm cách ở lại.
Thiết nghĩ không nên trách cứ họ làm gì. Kể cả báo chí nhà nước lên án, cho rằng họ làm nhục quốc thể thì tình thường cũng không nên trách. Đó là sự lựa chọn của họ. Sau tháng 4/1975 hàng triệu người Việt, kể cả ở miền Bắc vượt biên, bị kết tội rằng, sự trốn chạy của họ là phản bội Tổ quốc nhưng thực chất họ không có tội. Họ chỉ là nạn nhân. Đi tìm tự do không bao giờ có tội.
Những vụ trốn chạy khỏi đất nước khốn khổ này không lạ. Lạ là ở chỗ, những người có điều kiện không bỏ chạy mà cam chịu hoặc là ảo tưởng về một cuộc sống tuy đầy rẫy khốn khó nhưng có quá nhiều lời hứa hẹn viển công về thiên đường chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra cũng cần cảm thông với những người không có điều kiện hoặc còn nhiều thứ ràng buộc.
Đấy là nói về những dân thường. Còn vụ này là đoàn cán bộ cao cấp của nhà nước Việt Nam do Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu có 9 người trốn ở lại.
Có lạ không ? Cũng không lạ.
Vì con người, ngoài nhu cầu vật chất, còn có nhu cầu tinh thần. Tự do là một thứ nhu cầu tinh thần.
Không lạ nhưng mai mỉa, hài hước. Nó làm cho các vị lãnh đạo đảng và nhà nước mất mặt vì đã có quá nhiều phát ngôn không có thật. Còn có ngượng ngùng, xấu hổ không ? Chắc là không.
Trước hết, phải nhắc đến lời ông Nguyễn Phú Trọng : "Đất nước ta có bao giờ được thế này không ?"
Là lời của ông Nguyễn Minh Triết khi còn làm chủ tịch nước, đòi cùng Cu Ba canh giữ hòa bình thế giới, phân công nhau mỗi nước canh một bán cầu. Thế mới tợn.
Là lời của bà Nguyễn Thị Doan khi làm phó chủ tịch nước : dân chủ nước ta "cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản".
Vậy mà, dân Việt Nam cứ ra nước ngoài là trốn ở lại, không loại trừ cả cán bộ cao cấp của chế độ.
Xin nhắc lại, những chuyện ấy, người Việt Nam không lạ nhưng mai mỉa bởi những lời phát ngôn ngu ngơ hoặc tưởng dân ngu ngơ của mấy vị lãnh đạo cao nhất nước kia. Việc cứ ra nước ngoài là trốn ở lại, nó là những cái "vuốt má" đối với những người phát ngôn ra những câu nói để đời kia (tôi không muốn bắt chước các vị thường dùng từ "cái tát" khi nói về "thế lực thù địch")
*
Bây giờ, có vài lời về Nguyễn Thị Kim Ngân.
Vụ 9 người trong đoàn cán bộ cao cấp trốn ở lại Hàn Quốc, Kim Ngân và nhà nước Việt Nam có biết không ? Dĩ nhiên là biết, vì ai cũng biết đếm, biết phân biệt con số 162 và 153 nhưng họ đã ém nhẹm, có lẽ vì quá nhục. Sự việc chỉ bị lộ ra khi 10 tháng sau, báo chí Hàn Quốc đăng tin thì dân chúng Việt Nam mới biết.
Nghe nói Nguyễn Thị Kim Ngân xuất thân từ một cô gái bán vé số ở tỉnh Bến Tre. Từ khi Ngân bước chân vào chính trường, người ta chỉ biết đến bà ta qua những câu chuyện bà ta đưa ông Obama thăm ao cá và cho ông này chứng kiến cách bà ta cho cá ăn. Người ta biết đến bà mặc quần áo lòe loẹt khi đi viếng liệt sĩ, biết bà ta ưỡn ẹo với Tập Cận Bình khi Tàu Cộng đang gây hấn ở Bãi Tư Chính. Kim Ngân còn nổi tiếng với ít nhất 300 bộ áo dài đắt tiền các kiểu (chỉ tính riêng của nhà thiết kế Võ Việt Chung), tiêu tốn tiền ngân sách vài chục tỉ đồng, bất chấp bà ta đã là một bà già U70.
Về vai trò Chủ tịch Quốc hội, có lần Nguyễn Thị Kim Ngân đưa dự thảo Luật đặc khu bắt quốc hội thông qua vì "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật".
Nhưng cuối cùng, bị dân đả đảo nhiều quá, bà ta đã không hoàn thành nhiệm vụ mà ông Trọng giao cho.
Đại khái, việc làm và hình ảnh của Kim Ngân chỉ có vậy. Thế nhưng bà ta lại rất hay cao giọng giáo dục người khác. Ngân đã từng gây phẫn nộ trong nhân dân khi bà ta cho rằng những người lên tiếng bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc là những người "ồn ào kích động" và hỏi họ "Đã làm gì cho đất nước chưa ?" Gần đây nhất, giọng lưỡi ấy lặp lại khi bà ta nói : "Luật Thanh niên sửa đổi phải giúp thanh niên đọc vào thấy được mình đã làm gì cho Tổ quốc, chứ không phải để đòi hỏi Tổ quốc làm gì cho mình". Rất nhiều người biết, nội dung này là đạo lời Tổng thống Mỹ John F. Kennedy phát biểu trong bài diễn văn nhậm chức năm 1961 : "Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn. Hãy hỏi : Bạn có thể làm được gì cho tổ quốc". (Ask not what your country can do for you - ask what you can do for your country). Nhưng Ngân lại lập lờ làm cho lớp thanh niên còn ít hiểu biết cử tưởng là lời của "nhà lãnh đạo" Nguyễn Thị Kim Ngân.
Lẽ thường, khi nhắc lời của ai thì phải chú giải, ông A nói, ông B nói... Không chú giải tức là mặc nhiên nhận là lời của mình. Không biết của ai thì cũng phải nói "tôi nghe nói".
Với việc nhắc đi nhắc lại câu nói của ông Kennedy đã trở thành phổ biến cho thấy trình độ chính trị của Ngân chỉ là trình độ của một dư luận viên mới vào nghề.
Nguyễn Thị Kim Ngân còn phát ngôn nhiều câu nghịch nhĩ nữa như "Ngay trong gia đình, nếu bố mẹ không tôn trọng con cái thì ra đời con cái không tôn trọng người khác" hoặc "Nếu đâu đó xảy ra mất dân chủ, dân chủ hình thức, thì đó là cái sai của của tổ chức, cá nhân cụ thể, không phải bản chất nhà nước"...
Trở lại vụ đoàn cán bộ cao cấp của Nguyễn Thị kim Ngân có 9 người trốn ở lại Hàn Quốc. Có lẽ vì Kim Ngân vô tích sự quá nên có người an ủi coi đây là thành tích của bà ta. Rằng, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã cài cắm được 9 chiến sĩ cộng sản trung kiên vào đất nước của bọn tư bản giãy chết, để gây dựng cơ sở, làm nội ứng cho Bắc Triều Tiên vào "giải phóng miền Nam" sau này.
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn : RFA, 24/09/2019 (nguyentuongthuy's blog)
Còn vài ngày nữa kỳ họp thứ 37 của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa 14 mới kết thúc. Lần này, trong vòng mười ngày (9/9/2019 – 20/9/2019), Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam góp ý cho 12 dự luật và dự thảo hai nghị quyết (1), trước khi chúng được đem ra trình cho các đại biểu quốc hội khóa 14 ở kỳ họp lần thứ tám của toàn thể Quốc hội (dự trù sẽ khai mạc vào 21/10/2019 và kéo dài cho đến 20/11/2019).
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân là một trong số 496 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV ngày 22/05/2016 - Ảnh minh họa
Theo hiến pháp, quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội rất lớn : Chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp của toàn thể Quốc hội. Thay mặt Quốc hội ban hành, giám sát việc thi thành các nghị quyết, pháp lệnh, giải thích hiến pháp, luật pháp. Giám sát hoạt động của chính phủ, Tòa án tối cao, Viện Kiểm sát tối cao, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan của Quốc hội. Có thể đình chỉ việc thi hành văn bản của chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát và đề nghị Quốc hội bãi bỏ văn bản đó. Giới thiệu để Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Nhà nước và các lãnh đạo Quốc hội. Giám sát, hướng dẫn hoạt động các Hội đồng nhân dân, bãi bỏ nghị quyết của các Hội đồng nhân dân, giải tán các Hội đồng nhân dân. Quyết định thành lập, giải thể, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Tuyên bố tình trạng chiến tranh nếu Quốc hội không thể họp toàn thể. Quyết định tổng động viên. Ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp. Tổ chức trưng cầu dân ý theo quyết định của Quốc hội…
***
Một trong 12 dự luật mà Ủy ban thường vụ của Quốc hội Việt Nam xem xét, góp ý ở kỳ họp đang diễn ra là Dự luật sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội. Theo tường thuật của báo chí Việt Nam thì vấn đề khiến Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam bận tâm nhiều nhất đối với việc sửa Luật Tổ chức Quốc hội là có tăng tỉ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách (chỉ là đại biểu Quốc hội, không giữ bất kỳ chức vụ nào trong hệ thống công quyền) hay không (?).
Theo luật thì tỉ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách tối thiểu phải là 35% trên tổng số đại biểu Quốc hội nhưng ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội, bảo rằng, hiện có hai khuynh hướng : Một đề nghị giữ nguyên tỉ lệ này, một đề nghị nâng tỉ lệ mà trên thực tế vốn chưa đạt này lên cao hơn, thậm chí nâng lên đến 50% để giảm số lượng cá nhân vừa là viên chức, vừa là đại biểu cho dân chúng tại Quốc hội.
Ông Phúc lưu ý, Quốc hội Việt Nam hiện giờ chỉ có 167/484 đại biểu Quốc hội chuyên trách (tỉ lệ 34,5% trên tổng số, thấp hơn Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành là 0,5%). Nếu "chưa tính toán kỹ về nguồn nhân sự đầu vào", khi sửa Luật tổ chức Quốc hội, nâng tỉ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách lên "sẽ rất khó khả thi, ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý đối với quy định của luật".
Trước khuynh hướng "giảm số lượng phó của các Ủy ban thuộc Quốc hội và uỷ viên thường trực tại Hội đồng Dân tộc", ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch quốc hội, lưu ý "cần cân nhắc thấu đáo" vì "nâng tỉ lệ ‘đại biểu chuyên trách’ là xu hướng chung của thế giới". Có lẽ cần chú thích thêm, "xu hướng chung của thế giới" không phải là "nâng" mà cấm đại biểu cho dân tại Quốc hội kiêm những chức vụ khác trong hệ thống công quyền.
Trong cuộc họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Dự luật sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội, có hai nhân vật cương quyết phải nâng tỉ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách lên cao hơn là bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp và ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách. Cả hai cùng nhấn mạnh, có tăng số lượng chuyên gia trong các lĩnh vực làm "đại biểu chuyên trách" mới nâng được chất lượng hoạt động của Quốc hội.
Có một điểm hết sức thú vị là bà Nga, ông Hải cùng đề cập đến thực trạng : Khi thực hiện "quy hoạch nhân sự", tìm kiếm - rút người từ các cơ quan khác về làm Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực các Ủy ban của Quốc hội, hoặc là làm "đại biểu chuyên trách", phần lớn những cá nhân được chọn đều xin… "đừng đưa em vào quy hoạch", kèm cảnh báo, nếu không tôn trọng nguyện vọng, cố đưa, đương sự sẽ xin… rút (2).
Hóa ra, Quốc hội cũng… khổ lắm chứ có sung sướng gì đâu ! Chẳng hạn, chỉ kể riêng khóa này, ông Đinh La Thăng vốn được dân chúng Thành phố Hồ Chí Minh bầu vào Quốc hội nhưng khi ông Thăng bị Bộ Chính trị cách chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, điều ông về làm… đại biểu cho dân chúng Thanh Hóa, Quốc hội phải chấp hành. Tương tự, ông Nguyễn Thiện Nhân vốn được dân chúng Vĩnh Long bầu vào Quốc hội nhưng khi Bộ Chính trị phân công ông làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Quốc hội cũng phải tán thành việc ông Nhân đương nhiên trở thành… Trưởng Đoàn đại biểu của Thành phố Hồ Chí Minh ở Quốc hội (3). Hoặc ông Đinh Thế Huynh, đại biểu của dân chúng thành phố Đà Nẵng nhưng ba năm qua không tham gia bất kỳ sinh hoạt nào của Quốc hội và vì Bộ Chính trị chưa cho ý kiến nên Quốc hội không dám quyết định có miễn nhiệm hay không (4)…
***
Cần phải ghi nhận thành tâm, thiện ý của bà Nga, ông Hải trong nỗ lực gia tăng "đại biểu chuyên trách", cải thiện chất lượng hoạt động của Quốc hội. Tuy nhiên những trăn trở của họ về nhân lực, chỉ ra một điều, Quốc hội vẫn chỉ là một trong những cái "bánh vẽ", làm sao nhân dân có thể thể hiện quyền lực "bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội" như hiến định khi tất cả đại biểu đều được "quy hoạch" ?
Qua "quy hoạch", đảng "chọn mặt, gửi vàng", giới thiệu để dân bầu… "trực tiếp" thì làm sao Quốc hội có thể trở thành cơ quan đại diện cho "ý chí, nguyện vọng của toàn dân" ? Một quốc gia mà toàn bộ nhân sự của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống tư pháp từ trung ương đến địa phương, thậm chí nhân sự của các đoàn thể cũng được "qui hoạch" thì gọi bầu cử là trò hề có quá đáng không ?
Một Quốc hội mà hơn 96% thành viên là đảng viên và 65,5% không là Ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng thì cũng là các viên chức lãnh đạo nhà nước, chính phủ, chính quyền các địa phương, các đoàn thể thì hoạt động sẽ hướng vào đối tượng nào, dân hay đảng ? Việc soạn thảo – ban hành – thực thi cả hiến pháp lẫn pháp luật sẽ vì đối tượng nào ? "Công bằng, dân chủ, văn minh" sẽ theo chuẩn nào ? Sẽ giám sát đối tượng nào ?
Đến giờ, người ta chỉ biết, chi phí cho mỗi ngày họp chính thức của Quốc hội (họp toàn thể) khoảng một tỉ đồng (5). Cho dù chưa rõ chi phí để tổ chức, duy trì hoạt động của toàn bộ Quốc hội mỗi năm là bao nhiêu nhưng chắc chắc con số này không nhỏ ! Khi đảng đã cũng như đang lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối như thế, có cần phải dùng hơn 70% tổng chi hàng năm để nuôi Quốc hội, chính phủ, hội đồng nhân dân, chính quyền các cấp, các đoàn thể không ?
Với thực trạng kinh tế, xã hội như hiện nay, bỏ hết "trang sức" dùng vào tô điểm cho "dân chủ xã hội chủ nghĩa", thể hiện đúng bản chất – đảng trực tiếp điều hành từ lập pháp, hành pháp, đến tư pháp – dẫu không giống ai nhưng có lẽ sẽ lương thiện hơn vì không gạt ai. Chưa kể có thể giảm được một nửa chi phí, may ra nhờ vậy mà không cần phải cắt cả phúc lợi tối thiểu cho giáo dục, y tế, xén luôn an sinh xã hội tối thiểu cho những người bất hạnh, người già, đỡ phải vay mượn để "chi thường xuyên", giảm nợ nần.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 18/09/2019
Chú thích
(1) http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Khai-mac-Phien-hop-thu-37-cua-Uy-ban-Thuong-vu-Quoc-hoi/374719.vgp
(2) https://tuoitre.vn/tai-sao-nhieu-can-bo-tu-choi-ve-quoc-hoi-20190914162320503.htm
(5) https://news.zing.vn/moi-ngay-hop-quoc-hoi-chi-phi-1-ty-dong-post366011.html
Vì sao lại là Nguyễn Thị Kim Ngân đi Trung Quốc ?
Phạm Chí Dũng, VOA, 11/07/2019
"Luôn coi trọng việc củng cố tình hữu nghị truyền thống và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc" - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ‘đọc bài’ khi tiếp Hùng Ba - Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội - vào ngày 4/7/2019.
Đây là lần thứ hai chính thể Việt Nam cử một ủy viên bộ chính trị trong ‘tam trụ’ đi ‘diện kiến’ Bắc Kinh kể từ khi Nguyễn Phú Trọng có vẻ vẫn chưa thể thoát khỏi hoàn toàn cơn bạo bệnh.
Bất thường Kim Ngân
Có điều gì đó không thật bình thường, hoặc khá bất thường khi không phải Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh mà lại là Chủ tịch Quốc hội Ngân tiếp đại sứ Trung Quốc. Bởi theo hiến pháp và cũng theo thông lệ, việc đón tiếp đại sứ các nước, đặc biệt là khách đến từ Bắc Kinh, là phần hành của chủ tịch nước hoặc phó chủ tịch nước chứ chẳng liên quan gì đến ‘cơ quan dân cử tối cao’.
Nhưng chỉ ít ngày sau thì đã có lời giải cho ẩn số thường trên : báo đảng Việt Nam đưa tin Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 8 đến ngày 12/7 theo lời mời của Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uỷ viên trưởng Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lật Chiến Thư.
Đây là lần thứ hai chính thể Việt Nam cử một ủy viên bộ chính trị trong ‘tam trụ’ đi ‘diện kiến’ Bắc Kinh kể từ khi Nguyễn Phú Trọng có vẻ vẫn chưa thể thoát khỏi hoàn toàn cơn bạo bệnh mà đã suýt quật đổ ông ta tại xứ Kiên Giang ‘nhà ba Dũng’ vào tháng 4 năm 2019.
Trước đó, còn có một dấu hiệu bất thường nữa với người đàn bà đang bước ra từ bóng tối quyền lực : vào cuối tháng 5 năm 2019, trong bối cảnh Nguyễn Phú Trọng không thể hiện ra trước Quốc hội để trình Công ước quốc tế số 98 về lao động, bà Ngân còn ‘lên hương’ khi được phân công tiếp Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa. Đó không chỉ là một thao tác ngoại giao thông thường mà chắn chắn mang chỉ dấu của quyền lực.
Nhưng vì sao là Ngân mà không phải Phúc đi Trung Quốc vào lần này ?
Trọng giả ốm ?
Trong dĩ vãng gần, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng được làm ‘nguyên thủ quốc gia’ khi ông ta thay Nguyễn Phú Trọng đi dự Hội nghị thượng đỉnh BRI (hội nghị về sáng kiến Một vành đai, Một con đường) do Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 4 năm 2019. Đó là một hội nghị mà mặc dù phía Trung Quốc cố ý làm rùm beng và khuếch trương thanh thế trong cộng đồng quốc tế trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang hồi cao trào mà chưa có dấu hiệu gì đình chiến, chuyến đi Bắc Kinh của Nguyễn Xuân Phúc lại lặng lẽ một cách không bình thường. Sau chuyến đi này, báo đảng chỉ tường thuật rất vắn tắt và cũng chẳng có vẻ gì là tự hào là Việt Nam được tham gia Hội nghị BRI.
Vào khoảng thời gian đó, bên cạnh những đồn đoán về một Nguyễn Phú Trọng bị tai biến mạch máu não đến mức liệt cả tay chân, còn xuất hiện một luồng dư luận khác - mang số ít và kín đáo hơn hẳn luồng dư luận dày đặc về bệnh tật - về việc ông Trọng đã ‘tỉnh táo và sáng suốt’ khi chủ ý né gặp phía Trung Quốc, mà lý do né tránh dễ nhất là vẫn tiếp tục… ốm.
Cũng trong khoảng thời gian từ lúc ‘Trọng bệnh’ cho tới nay, tình hình quan hệ Việt - Trung có vẻ không tốt lắm, hoặc có chiều hướng diễn biến xấu đi. Trong khi Bắc Kinh vẫn diễn lại trò đánh cướp, đâm va tàu cá của ngư dân Việt, thì bất chợt hàng loạt vụ hàng Trung Quốc nhập khẩu Việt Nam và được xuất sang Mỹ dưới mác ‘made in Vietnam’ bị báo chí Việt Nam làm tung tóe. Không chỉ vụ Khải Silk trước đây mà đặc biệt là vụ Asanzo nổ ra cuối tháng 6 năm 2019, kéo theo trách nhiệm rất đáng nghi ngờ của Bộ Công thương - địa chỉ mà đã từ rất lâu thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và nay là Bộ trưởng Trần Tuấn Anh bị nhiều dư luận xem là ‘nối giáo cho giặc’, cố tình ‘kiến tạo’ những lỗ hổng pháp lý để hàng Trung Quốc không chỉ tràn vào và thao túng thị trường Việt mà còn ‘mượn đường diệt Quắc’ khi được xuất sang thị trường Hoa Kỳ.
Và đó cũng là bối cảnh mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lần đầu tiên nổi giận và chỉ trích Việt Nam là ‘kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất’, thậm chí còn tồi tệ hơn cả Trung Quốc.
Đến lúc này thì cho dù có muốn giãy ra, nền kinh tế và cả nền chính trị Việt Nam đã rơi hẳn vào thế bị kẹp giữa hai gọng kìm : một bên là quan hệ ‘chi gầm bàn thoáng nhất’ của doanh nhân Trung Quốc cho các thế hệ quan chức Việt để không thể từ chối hàng Trung Quốc, kể cả hàng rác, còn bên kia là gương mặt quàu quạu của Trump luôn sẵn sàng áp thuế cao ngất đối với hàng Việt Nam và còn có thể biến Việt Nam thành đối tượng thứ ba, sau Trung Quốc và Mexico, phải trở thành đối thủ trong chiến tranh thương mại với Mỹ.
Trong tình thế hai đầu ép buộc như thế, việc ‘thiên triều’ gọi hỏi giới chóp bu Việt Nam là chuyện không thể tránh khỏi. Tập Cận Bình luôn muốn thẩm tra quan điểm và thái độ của Việt Nam ra sao - hoặc còn tiếp tục đu dây hoặc đang có xu hướng ngả hơn về Mỹ, trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung dù có đình chiến thì cũng chỉ là tạm thời và chẳng hứa hẹn tương lai dễ chịu nào.
Đặc biệt, Trung Quốc chẳng thích thú gì chuyến đi Mỹ sắp tới của Nguyễn Phú Trọng - một chuyến đi mà nhiều khả năng Việt Nam sẽ phải ngỏ lời cần đến Mỹ như một đối tác quân sự thực thụ ở Biển Đông để ngăn chặn tham vọng ‘ăn’ sạch dầu khí của người đồng chí tốt Trung Quốc.
Vậy là một lần nữa, Nguyễn Phú Trọng lại… ốm.
Từ tháng 5 năm 2019 đến nay, Trọng đã chỉ họa hoằn mới hiện ra, còn thì vắng biệt. Thậm chí, ông ta còn mất dạng suốt cả kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6. Loại trừ yếu tố bệnh thật nhưng đã có thể phục hồi từ khá lâu nay, ngày càng rõ là Nguyễn Phú Trọng chẳng thích thú gì khi phải đi Trung Quốc và phải đánh cược sinh mạng của ông ta với thức ăn đồ uống trên bàn tiệc được thiết kế bởi những ông vua thuốc độc.
Thay vào đó là Nguyễn Xuân Phúc đi Bắc Kinh vào tháng 4 năm 2019, và Nguyễn Thị Kim Ngân đi vào tháng 7 để xoa dịu tình hình trên danh nghĩa ‘củng cố đối tác chiến lược toàn diện’ và phần nào thỏa mãn thói trịch thượng của Tập Cận Bình.
Có lẽ phía Trung Quốc sẽ đành phải tạm hài lòng với ‘người thay thế’ Kim Ngân - chủ sở hữu của ít nhất 300 bộ áo dài mà dư luận đồn đoán có giá trị lên đến ít nhất 30 tỷ đồng, cho dù thừa biết tiếng nói của bà ta chỉ là thứ yếu trong ‘tam trụ’.
Nhưng với Nguyễn Thị Kim Ngân, việc đi Trung Quốc, biết đâu đấy, lại là một cơ hội hay một điềm báo tốt lành cho thế đi lên của bà ta từ nay đến đại hội 13.
‘Nguyên thủ quốc gia’ ?
Một số người vẫn nhớ lại một sự việc hài hước có thật đã xảy ra ngay trong đám tang của cựu tướng Lê Đức Anh vào tháng 5 năm 2019 : khi giới thiệu thành phần quan khách, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã nói ‘Chủ tịch nước Nguyễn Thị Kim Ngân’, thay vì đọc đúng chức danh chủ tịch quốc hội của bà ta, khiến ngay cả những quan chức ‘đức cao vọng trọng’ như cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, đương kim trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng, đương kim Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình đều… ngoác miệng cười.
Tuy nhiên, đã không ai chứng kiến được hình ảnh Nguyễn Thị Kim Ngân tươi cười trong đám tang trên khi bỗng nhiên được thăng chức. Nhưng vào cuối tháng ấy, bà Ngân đã bất thần thể hiện uy quyền một cách chưa hề có tiền lệ.
Đó là kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2019 do Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì. Trong bối cảnh ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng kiên định ‘mất tích’ từ đầu đến cuối của kỳ họp này, người ta bỗng nhìn ra một Nguyễn Thị Kim Ngân khác, thậm chí khác hẳn.
Khác hẳn với tư thế co thủ, thận trọng và gần như ‘khép miệng’ trong nhiều kỳ họp quốc hội trước đây, vào kỳ họp đó Nguyễn Thị Kim Ngân đã khiến giới quan sát và nhiều đại biểu quốc hội ngạc nhiên vì có ít nhất hai lần bà ta cắt ngang phần chất vấn và trả lời chất vấn một cách dũng cảm và… thô bạo.
Kể cả cắt ngang Tô Lâm - viên tướng bộ trưởng công an…
Một cách nào đó, có thể xem chuyến đi Trung Quốc vào tháng 7 năm 2019 của Nguyễn Thị Kim Ngân mang hàm ý bà ta là bản sao của nguyên thủ quốc gia, hoặc chính là ‘nguyên thủ quốc gia’.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 11/07/2019
************************
Chủ tịch quốc hội Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc : chuyến đi quyết định ?
Hoài Hương, VOA, 11/07/2019
Dẫn đầu một phái đoàn cấp cao, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân đã tới Bắc Kinh hôm 10/7 trong chuyến thăm chính thức 4 ngày bắt đầu từ ngày 8/7, theo lời mời của Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Lật Chiến Thư. Chủ tịch Quốc hội Kim Ngân hình như đã đóng một vai trò lớn hơn kể từ khi Chủ tịch nước/Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng lâm bệnh và ít xuất hiện trước công chúng hơn. Hiện đã là một trong Tứ trụ, chuyến thăm chính thức sang Trung Quốc của bà Ngân, theo các nhà quan sát, mang ý nghĩa đặc biệt giữa lúc đang có tin đồn đoán rằng bà Ngân có triển vọng tiến xa hơn nữa trong tương lai, nếu bà thu phục được lòng tin của Bắc Kinh trong chuyến đi này. Hai nhà quan sát Việt Nam chia sẻ nhận định cá nhân về chuyến thăm Trung Quốc của bà Ngân tại thời điểm này, và liệu Việt Nam đã sẵn sàng để tiến cử một phụ nữ vào chức vụ cao nhất nước ?
Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ Patrick Leahy và Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, hôm 18/4/2019 tại Hà Nội. Photo VNA
Báo chí Việt Nam hôm 8/7 loan tin Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội lên đường đi thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 8 - 12/7 theo lời mời của Ủy viên trưởng Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Lật Chiến Thư.
Chuyến đi thực hiện tại thời điểm này, hơn 1 năm trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII dự kiến vào đầu năm 2021, theo truyền thông nhà nước là để ‘củng cố tin cậy’ giữa hai nước, đã khoác lên một ý nghĩa đặc biệt giữa lúc đang có đồn đoán về tiềm năng lãnh đạo của bà Ngân giữa lúc bà đang đóng một vai trò nổi bật hơn, nhất là về mặt đối ngoại, kể từ khi Tổng bí thư/Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lâm bệnh và hiếm xuất hiện trước công chúng.
Từ Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định :
"Trong tứ trụ thì ông Trần Đại Quang chết mất rồi, ông Nguyễn Phú Trọng phải giữ 2 trụ một lúc, còn lại là ông Phúc và bà Kim Ngân. Tình hình sức khỏe của ông Trọng như thế thì chỉ còn có hai người, là ông Thủ Tướng và bà Chủ tịch Quốc hội. Trong hai người ấy, bà Ngân đi thăm Trung Quốc thì tôi nghĩ là nó cũng là một dấu hiệu cho thấy là có thể bà sẽ có một vai trò còn quan trọng hơn nữa chăng trong thời gian tới, chí ít là cho tới Đại hội hoặc sau cả đại hội nữa, bời vì nhìn vào những hành động, những hành vi, những lời nói của bà Ngân trong thời gian qua thì có thể nói bà Ngân là một người mạnh mẽ và có tham vọng lớn lao về mặt chính trị, chỉ không hiểu tham vọng của bà nó được thực hiện tới mức nào mà thôi."
Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada có nhận xét sau đây về bà Nguyễn Thị Kim Ngân :
"Bà Nguyễn Thị Kim Ngân là một ngôi sao sáng trong các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam hiện tại. Bà là một phụ nữ có vẻ rất là cứng cỏi, được đào tạo một cách có bài bản, và là một khuôn mặt trẻ so với ông (Trần Quốc Vượng hay ông Nguyễn Xuân Phúc, cho nên khả năng bà Nguyễn Thị Kim Ngân thừa kế một trong hai ghế của ông Nguyễn Phú Trọng, tức là Chủ tịch nước hoặc Tổng bí thư Đảng Cộng sản, là một điều rất có thể xảy ra."
Luật sư Vũ Đức Khanh cũng cho rằng có nhiều khả năng bà Ngân đã được phía Trung Quốc hậu thuẫn cho một trong hai chức vụ vừa kể, và chuyến thăm chính thức lần này có thể là một dịp để bà tạo uy tín chính trị đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngoài ra chuyến đi còn mang ý nghĩa đặc biệt giữa lúc Việt Nam đã bắt đầu chuẩn bị cho Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII dự kiến diễn ra vào đầu năm 2021, mà giới quan sát Việt Nam tin rằng có thể diễn ra sớm hơn nữa, nếu có biến chuyển đột biến liên quan tới tình hình Việt Nam, hoặc tình hình khu vực khiến Trung Quốc muốn kềm chân Việt Nam, không để Việt Nam rời quá xa quỹ đạo của mình.
Trong khi báo chí trong nước nói mục đích của chuyến đi là để "củng cố tin cậy" giữa hai bên, và cơ quan ngôn luận của Trung Quốc, báo Xinhua, chỉ loan tin vắn là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sang thăm Bắc Kinh theo lời mời của Ủy viên trưởng Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc, thì Luật sư Vũ Đức Khanh tin rằng chuyến đi đặc biệt quan trọng không những đối với cá nhân bà Ngân, mà còn có ảnh hưởng tới tương lai của Việt Nam.
"Tôi không nghĩ đây là một chuyến đi thăm hữu nghị bình thường. Đối với cá nhân bà Nguyễn Thị Kim Ngân chuyến đi này là một chuyến đi quyết định, bởi vì bà có thể bước tới tột đỉnh vinh quang của sự nghiệp chính trị. Còn đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, đây cũng là một chuyến đi rất quan trọng bởi vì nó có thể ảnh hưởng tới tình hình chính trị Việt Nam trong 10 năm tới, và có khả năng Trung Quốc sẽ siết chặt thành phần lãnh đạo Việt Nam bởi vì như bà mới nói, con đường quan lộ của các nhà lãnh đạo chóp bu Việt Nam còn tùy thuộc vào Bắc Kinh chứ không do nhân dân Việt Nam hay hoàn toàn do các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định."
Trong quá khứ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có hai Chủ tịch Quốc hội được đưa vào chức Tổng bí thư, ông Nông Đức Mạnh và ông Nguyễn Phú Trọng, dựa vào đó, Luật sư Khanh cho rằng khả năng bà Nguyễn Thị Kim Ngân lên nắm chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hay Chủ tịch nước, là "điều hoàn toàn có thể xảy ra".
Liệu Việt Nam đã sẵn sàng chấp nhận một phụ nữ trong vai trò lãnh đạo cao nhất ? Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng Việt Nam đã sẵn sàng.
"Trong lịch sử thì người phụ nữ Việt Nam luôn luôn đóng mộ vai trò rất quan trọng. Chưa nói tới chuyện quá xa xưa như là Hai Bà Trưng hay Bà Triệu, nhưng thực sự người phụ nữ Việt Nam luôn đóng một vai trò quan trọng trong mọi hoạt động, từ kinh tế, cho đến các hoạt động trong gia đình, xã hội. Tất nhiên cái định kiến đối với người phụ nữ Việt một định kiến đã được nuôi dưỡng trong thời gian dài, nhưng mà xuất xứ của Việt Nam thời xưa là một chế độ mẫu hệ thì tôi nghĩ một phụ nữ có thể giữ một vai trò lãnh đạo cũng không phải là không có khả năng."
Luật sư Vũ Đức Khanh :
"Đây có thể là một bước ngoặt rất là lớn trong lịch sử của các nhà lãnh đạo Việt Nam."
Luật sư Vũ Đức Khanh tin rằng tuy quá trình hoạt động của bà Ngân có thể giúp bà ở vào vị thế có thể nắm bắt cơ hội bây giờ, và tuy trước đây đã có hai Chủ tịch Quốc hội trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, bà Ngân sẽ phải vượt qua một rào cản lớn trước khi có thể làm nên lịch sử.
"Việt Nam chưa bao giờ có một phụ nữ đứng ở vị trí nắm quyền lãnh đạo cao nhất như thế thì cái điều đó tôi vẫn phải có một sự e dè nhất định."
Nếu qua được cửa ải này, bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ phải đối mặt với một định kiến khác, vì không phải là người miền Bắc, theo ý của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trước đây.
Xuất thân từ tỉnh Bến Tre, bà Kim Ngân là một Thạc sĩ Kinh tế, và có bằng Cử nhân về Lý luận Chính trị.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cực lực đả phá định kiến này :
"Tôi nghĩ rằng cái lập luận phải là người miền Bắc là một cái lập luận hay là một ý kiến hết sức ngớ ngẩn, nó không có một chút giá trị gì cả."
Chuyến công du của bà Nguyễn Thị Kim Ngân là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam sau Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời cũng là lần đầu tiên bà Nguyễn Thị Kim Ngân đến thăm Trung Quốc từ khi bà lên nhậm chức Chủ tịch Quốc hội vào năm 2016.
Hoài Hương
Nguồn : VOA, 11/07/2019
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm Trung Quốc (RFA, 07/07/2019)
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 8 đến ngày 12/7 theo lời mời của Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lật Chiến Thư. Thông Tấn Xã Việt Nam loan tin này hôm 7/7.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Hà Nội hôm 6/9/2016 - Hình minh hoạ. AFP
Đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tới Trung Quốc kể từ sau Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi năm 2017. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của bà Ngân sang Trung Quốc trên cương vị Chủ tịch Quốc hội.
Chuyến thăm diễn ra vào khi Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam 13 vào năm tới.
Trong cuộc phỏng vấn với TTXVN, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Lê Minh Khôi cho biết chuyến thăm của bà Ngân có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì giao lưu cấp cao giữa hai đảng, Nhà nước, góp phần củng cố và tăng cường tin cậy chính trị, phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc thiết thực, hiệu quả vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Ông Khôi cũng cho biết chuyến thăm cho thấy vai trò quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Quốc hội Việt Nam.
Trong chuyến thăm lần này, bà Ngân sẽ có các cuộc gặp với lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Nhân đại Trung Quốc để thảo luận phương hướng lớn trong quan hệ hai nước.
******************
Người đứng đầu ngành y tế Việt Nam, bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, lâu nay bị chỉ trích nhiều vì tình trạng tồi tệ/quá tải của các bệnh viện, vì y đức kém của đội ngũ nhân viên ngành y, vì những vụ nạn nhân chết vô lý… Tuy nhiên, bà vừa được bổ nhiệm làm trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương.
Ông Phạm Minh Chính trao quyết định cho bà Nguyễn Thị Kim Tiến. Nguồn : Vietnamnet
Trong vài năm trở lại đây, báo chí trong nước liên tục loan tải những thông tin sai phạm của Bộ Y tế như việc tiêm vắc xin khiến nhiều trẻ sơ sinh tử vong, hay chuyện bác sĩ tắc trách khiến nhiều bệnh nhân chết oan, hoặc việc hàng ngàn viên thuốc đặc trị ung thư bị hết hạn trong khi nhiều người bệnh lại không có thuốc, vụ nhập thuốc điều trị ung thư giả của công ty VN Pharma, hay những sai phạm bổ nhiệm viên chức lãnh đạo, quản lý Bộ Y tế mà Bộ Nội vụ công bố kết luận thanh tra vào tháng 12/2018…
Mới đây nhất, vào ngày 22/6 vừa qua, Thanh tra chính phủ cũng đã công bố kết luận những sai phạm của Bộ Y tế trong việc thực hiện cổ phần hóa Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam, khi Bộ này đã không thực hiện đúng các quy định của Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng, đồng thời thiếu kiểm tra, giám sát trước khi cổ phần.
Tuy nhiên, dù gặp phải nhiều phản đối từ phía người dân sau nhiều sai phạm nghiêm trọng trong ngành như vừa nêu nhưng bà Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn không hề hấn gì, vẫn ‘bình chân như vại’.
Với việc bổ nhiệm làm trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương, Bộ trưởng Kim Tiến hiện cùng lúc kiêm hai nhiệm vụ bộ trưởng và trưởng ban.
Nhận xét về người đứng đầu Bộ Y tế hiện nay, chị Kim, một cán bộ ngành y tại Sài Gòn cho biết :
"Xét như chuyện thuốc giả đi mà vẫn còn ung dung lên báo nói chuyện, tập thể dục dưỡng sinh… nếu bây giờ không dùng từ mặt dày thì chắc dùng từ không có liêm sỉ, với không có tự trọng. Một người tự trọng thì người ta không như vậy, mà lại là lãnh đạo một trong những Bộ quan trọng nhất nữa. Hay tối ngày chỉ đọc báo đảng riết rồi tự sướng với nhau nên không biết thế giới bên ngoài, hay nghĩ dân mình sợ chính trị, sợ nói đến những vấn đề này nên cứ ung dung như vậy ?"
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ Tịch Hội Luật gia thành phố Hồ Chí Minh, cho biết tuy có những sai phạm trong ngành như báo chí thường đưa tin, nhưng trong thực tế, tính đến thời điểm hiện tại, bà Tiến vẫn chưa hề bị kỷ luật hay mắc lỗi gì.
"Những cái lỗi của bà Tiến sẽ có Ủy ban kiểm tra trung ương sẽ công bố, đến giờ này thì tôi chưa thấy có những sai phạm mà tôi chưa được thông tin".
Tiến sĩ Mạc Văn Trang cho rằng việc bổ nhiệm bà Kim Tiến làm trưởng Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương là chuyện bình thường, vì theo thứ tự, khi ông Nguyễn Quốc Triệu, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế về hưu, không đảm trách chức vụ trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương nữa, thì người có quyền lực kế tiếp của Bộ Y tế là bà Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ lên thay.
Báo trong nước loan tin tại buổi trao quyết định, ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban tổ chức Trung ương mong bà trưởng Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ trung ương mới Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ làm gương cho các Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tuyến dưới, trở thành chỗ dựa tin cậy của cán bộ lãnh đạo các cấp, đặt biệt là các đồng chí lãnh đạo Trung ương trong việc chăm sóc sức khỏe.
Công ty cồ phần VN-Pharma đang bị điều tra về việc thuốc điều trị ung thư giả. Courtesy of thanhniennews.vn
Trong khi đó nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng, việc điều bà Tiến phụ trách vấn đề chăm sóc sức khỏe của Trung ương Đảng cũng chỉ là hình thức :
"Có lẽ ít người biết Ủy ban chăm sóc sức khỏe trung ương ngày xưa gọi là Ủy ban chăm sóc lãnh tụ thì nó có từ lâu đời, từ năm 1954 những người cộng sản bắt đầu thành lập ủy ban đấy để chăm sóc những người lãnh đạo. Như trong gia đình tôi cũng đã có bác sĩ từng công tác trong đó đều biết rằng thật ra tất cả chăm sóc và thuốc men của các vị lãnh đạo Hà Nội đều từ Trung Nam Hải. Thuốc men từ Bắc Kinh, ý kiến bác sĩ từ Trung Quốc nên việc bà Kim Tiến sang làm Trưởng ban thực ra chỉ là chức vụ, bà ấy chẳng có chuyên môn hoặc ý kiến quyết định trong việc chăm sóc sức khỏe lãnh tụ".
Nhiều ý kiến trên các diễn đàn cho rằng Bộ Y tế chưa bao giờ có nhiều bất cập bị phanh phui nhiều như dưới thời bà Nguyễn Thị Kim Tiến làm Bộ trưởng. Do đó việc bà Kim Tiến vẫn đứng đầu Bộ này cho đến giờ vẫn là điều khó chấp nhận và việc bổ nhiệm ngày 5/7 lại làm dấy lên thông tin phe cánh trong giới lãnh đạo.
Đồng ý với nội dung này, nhà báo Ngô Nhật Đăng cho biết tình trạng phe nhóm trong đảng cộng sản là chuyện trước giờ vẫn có :
"Khi mũi dùi của Bộ Y tế nhắm vào bà Kim Tiến thì phe nhóm của bà đưa bà ra chỗ khác để tránh chuyện đó".
Từ việc bà Kim Tiến được đề cử làm trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương, nhiều người bày tỏ việc bổ nhiệm người tài tham gia vào bộ máy lãnh đạo trong cơ chế hiện nay là điều rất khó.
Như nhận định củ nhà báo Ngô Nhật Đăng :
"Những người tài năng, muốn cống hiến không thể nào có môi trường hoạt động trong chế độ toàn trị.
Vì cơ chế của chế độ toàn trị vận hành thế này thì những người tài sẽ không có cơ hội để phát triển tài năng, và thể chế này cũng không thể chấp nhận những người tài có cá tính đứng trong hệ thống. Một là họ muốn thay đổi, hai là muốn cưỡng lại. Với cỗ máy hệ thống này không thể chấp nhận chuyến đó bởi vì chấp nhận chuyện đó thì lập tức có trục trặc và cỗ máy vận hành sai lạc, từ sai lạc đó sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh hệ thống".
Còn theo chị Kim, riêng trong ngành Y, việc người tài làm lãnh đạo chắc còn xa vời :
"Người ta chắc cũng chẳng có động lực, hoặc có tài chăng nữa mà sống trong môi trường này chắc cũng nhơ nhớp lây, không sớm thị muộn cũng nhúng chàm".
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nếu muốn thì vẫn có những quy trình tìm được người tài, nhưng vấn đề hoàn toàn do cơ chế của bản thân việc chọn người thế nào và thực thi ra sao.
Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng, trong cơ chế hiện tại, bất kỳ ai lên làm Bộ trưởng cũng đều bị mang tiếng :
"Tôi nghĩ với chức Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giáo dục, thì không có Bộ trưởng nào có thể không bị tai tiếng vì những chuyện của hệ thống này. Tôi nghĩ đến một lúc nào đó, có thể đến nhiệm kỳ mới chẳng hạn, có thể bà ấy thôi chức Bộ trưởng".
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến là cháu ngoại của ông Hà Huy Tập, tổng bí thư thứ ba của đảng cộng sản Việt Nam. Chồng của bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến là phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Hoàng Quốc Hòa. Ông này nguyên là Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định, sau đó có thời gian là giám đốc Bệnh Viện Quốc tế Vinmec Central Park ở thành phố Hồ Chí Minh thuộc Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
**************
Thân nhân phản đối về vụ thanh niên phải nhập viện từ trại giam (RFA, 05/07/2019)
Thân nhân tập trung yêu cầu điều tra khi thanh niên 18 tuổi phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau hơn 3 tháng tạm giam.
Thanh niên Trần Văn Hiền nhập viện từ Trại giam Hòa Sơn, Đà Nẵng - Ảnh do gia đình cung cấp.
Truyền thông trong nước loan tin vào ngày 5 tháng 7 theo do người nhà của anh Trần Văn Hiền, 18 tuổi, tối ngày 4 tháng 7 năm 2019 đứng trước phòng cấp cứu của bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng đòi xem hồ sơ bệnh án vì không tin người thân của mình bị "tiểu đường" đến nguy kịch sau 3 tháng bị tạm giam tại công an huyện Hòa Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Đến sáng ngày 5 tháng 7, bác sĩ Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng xác nhận, bệnh nhân Hiền có biểu hiện bệnh lý ác tính đối với bệnh nhân đái tháo đường dẫn đến ngừng tuần hoàn, ngưng tim.
Theo đó, các y bác sĩ đã tiến hành hồi sức tích cực chống độc cho bệnh nhân và sau đó tim đập trở lại. Hiện anh Hiền đang được điều trị tại Khoa hồi sức tích cực Chống độc nhưng tiên lượng rất nặng.
"Đây là một trường hợp bệnh lý thông thường đối với bệnh nhân đái tháo đường, nhưng khi biến chứng sẽ rất khó kiểm soát", bác sĩ Nhân nhấn mạnh.
Một bác sĩ cũng khẳng định, Hội đồng y khoa sau khi hội chẩn đã không thấy bất cứ tổn thương nào do bị đánh đập, đồng thời tập trung cao nhất về chuyên môn để cứu chữa người bệnh theo chỉ đạo của lãnh đạo.
Tuy nhiên, người nhà anh Hiền lại cho biết nạn nhân không có gì bất thường về bệnh lý và vẫn khỏe mạnh bình thường khi gặp người nhà 3 ngày trước đó.
Sau đó, Công an thành phố Đà Nẵng cung cấp thêm thông tin cho hay, anh Hiền bị tạm giam hôm 27/6 vì phạm tội cố ý gây thương tích.
Khuya ngày 3/7, anh Hiền có biểu hiện mệt, đau ngực, khó thở. Qua khám sơ bộ, cán bộ y tế Trại tạm giam Hòa Sơn chẩn đoán Hiền bị sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa, theo dõi sốc nhiễm trùng và nhanh chóng được đưa đi Bệnh viện Liên Chiểu để cấp cứu.
Bệnh viện này sau đó cấp cứu và chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Đà Nẵng ngay trong đêm.
Rạng sáng ngày 5/7, Hiền bị ngưng tuần hoàn 2 lần, được ép tim lồng ngực và dùng thuốc để tim đập lại.
Qua theo dõi và chẩn đoán, Bệnh viện thông báo Hiền bệnh nặng, diễn biến phức tạp do có nhiều bệnh kèm theo, phải thực hiện lọc máu khẩn cấp và có khả năng tử vong cao.
Rạng sáng ngày 5/7, các đoạn video trực tiếp được lan truyền nhanh trên mạng xã hội Facebook cho thấy khoảng 10 viên cảnh sát cơ động đứng bảo vệ trước cửa phòng cấp cứu để ngăn người nhà của anh Hiền vào, trong khi đó những người này liên tục bày tỏ nghi ngờ về sự việc này và cho rằng sức khỏe con mình không có gì bất thường.
Trong năm 2019, cũng có ít nhất 2 trường hợp bị chết trong đồn Công an hoặc được đưa đi cấp cứu và tử vong. Công an giải thích rằng nguyên nhân là do nạn nhân tự đập đầu vào tường cả đêm và một trường hợp là thắt cổ bằng quần thun.
Vào năm 2018, có 11 nạn nhân chết một cách bất minh tại nơi giam gữ của công an mà chính truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin.
****************
Hàn Quốc bắt người đàn ông đánh đập vợ Việt suốt ba tiếng (VOA, 07/07/2019)
Cảnh sát Hàn Quốc hôm 6/7 bắt giữ một người đàn ông 36 tuổi vì đánh đập người vợ Việt, sau khi một đoạn video quay cảnh anh ta đấm, đá vợ trước mặt con trai 2 tuổi lan truyền trên mạng.
Hình ảnh chụp từ video, cho thấy người chồng Hàn đánh đập vợ Việt.
Người đàn ông đánh đập vợ mình tại nhà cách thủ đô Seoul 300 km trong suốt ba tiếng đồng hồ ngày 4/7 vì vợ "không nói tốt tiếng Hàn", tờ Korea Times dẫn lại tin của hãng Yonhap, trích lời các quan chức Hàn Quốc, đưa tin hôm 7/7.
Tin cho hay, vụ đánh đập đã khiến người vợ Việt bị gãy xương sườn cũng như bị các chấn thương khác và phải mất bốn tuần để chữa trị.
Một đoạn video đăng trên YouTube mà người xem phải đăng nhập để xác nhận tuổi vì tính chất bạo lực, không phù hợp với một số người sử dụng, cho thấy người đàn ông đấm, đá người vợ ngồi ở góc nhà, trong khi con trai gào, khóc.
Cậu bé bám lấy mẹ nhưng cô không thể làm được gì vì hai tay còn ôm chặt đầu để chống đỡ những cú đấm, đá tới tấp của chồng Hàn.
Một ngày sau khi vụ việc xảy ra, người quen của cô dâu Việt đã báo cho cảnh sát biết.
Theo Korea Times, nhiều người biết tới vụ đánh đập này sau khi một đoạn clip lan truyền trên mạng. Tin về vụ bắt giữ này cũng được nhiều người đọc nhất trên trang Korea Times hôm 7/7.
Cảnh sát sau đó đã thẩm vấn người đàn ông trước khi bắt giữ khẩn vì tính chất nghiêm trọng của vụ việc cũng như lo ngại rằng anh ta có thể tiếp tục đánh đập người vợ Việt.
Korea Herald đưa tin, người đàn ông khai với cảnh sát rằng anh ta say rượu lúc đánh người vợ 30 tuổi. Tờ báo cũng dẫn lời một đại diện của Hội Phụ nữ Việt ở Hàn Quốc nói rằng nạn nhân sợ người nhà ở Việt Nam sẽ biết sau khi đoạn video cô bị đánh được nhiều người chia sẻ.
Các quan chức nói với tờ Korea Times rằng cảnh sát đang thảo luận các biện pháp để bảo vệ người vợ.
Hàn Quốc là một trong các nước ở Châu Á có nhiều cô dâu Việt Nam sinh sống nhất.
Korea Times từng trích số liệu thống kê của chính phủ cho biết rằng gần 73% phụ nữ nước ngoài kết hôn với nam giới Hàn Quốc là người Việt Nam và có độ tuổi trẻ hơn nhiều năm so với tuổi trung bình kết hôn của các cô gái Hàn Quốc.
Tờ báo cho biết thêm rằng "khó khăn về giao tiếp" là nguyên nhân số một dẫn đến xung đột trong các gia đình có cô dâu ngoại quốc.
Trước đây cũng đã xảy ra nhiều vụ cô dâu Việt bị đánh đập, thậm chí là bị sát hại ở Hàn Quốc.
Bộ Ngoại giao Việt Nam từng "yêu cầu phía Hàn Quốc có biện pháp ngăn ngừa không để xảy ra các vụ việc tương tự cũng như tiếp tục phối hợp chặt chẽ với phía Hàn Quốc tăng cường quản lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong vấn đề kết hôn quốc tế".
Mấy hôm nay một bài báo cũ được ai đó phát hiện ra bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đang sở hữu đến 300 bộ áo dài của nhà thiết kế lừng danh Võ Việt Chung. Cơn giận dữ của công chúng nổi lên vì ai cũng biết, để sở hữu một bộ áo dài của nhà may nổi tiếng này thì khách hàng phải trả một khoản tiền đâu đó trên dưới 100 triệu đồng chứ không thể ít hơn. Trong khi đó lương của chủ tịch quốc hội theo bảng lương được công bố chỉ là 17 triệu/ tháng...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sang trọng trong tà áo dài của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam tại Festival áo dài Hà Nội ngày 24/10/2016.
Xin hỏi, bà chủ tịch mất bao nhiêu năm lương để may từng ấy bộ áo dài ? Nếu không phải là tiền túi bà bỏ ra thì đấy là tiền của ai ? Nếu là tiền của ai, khi bà nhận những quà tặng này, bà có còn công tâm khi đang nắm giữ vai trò lãnh đạo trong cơ quan quyền lực nhất của nhân dân ?
Mỗi quyết sách, mỗi điều luật, mỗi hoạt động của quốc hội đưa ra đều ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích quốc gia, đến đời sống của nhân dân. Chúng ta thừa biết chỉ cần thêm cái này, bớt cái kia, hay tạm dừng một chính sách nào đó, sẽ có những khoản lợi không nhỏ cho một nhóm người, mà chính ông tổng bí thư đã từng chỉ thẳng mặt, đó là nhóm lợi ích, đang từng ngày đục khoét trên tài nguyên, trên lãnh thổ, trên xương máu của đồng bào ta. Chính vì thế dù chỉ là chuyện mấy cái áo dài, phụ nữ nào chả thích làm đẹp, nhưng đến mức độ xài sang như bà Ngân thì dân chúng không thể không thắc mắc.
Cũng có nhiều người, trước các chỉ trích về vụ áo dài bà Ngân, họ phản biện rằng bà là lãnh đạo quốc gia, là bộ mặt của Việt Nam trước quốc tế, thế nên có mấy cái áo dài sang trọng để đi tiếp khách có gì mà phải ầm ĩ. Thậm chí có vị còn vào mắng tôi trên Facebook rằng đàn ông mà lắm chuyện, tầm thường, hết việc đi soi vào chuyện váy áo của đàn bà... Xin thưa chung rằng, bà Ngân, ông Trọng, ông Phúc, hay bất kỳ ông bà nào trong bộ máy chính quyền này, đã ngồi đó làm việc và nhận đồng lương từ ngân sách, thì đấy là đồng tiền xương máu của nhân dân đóng góp vào, trong đó có của tôi. Tôi đóng thuế thì tôi phải có quyền nói chứ. Nếu bà Ngân chỉ là một người bình thường, hay một chủ doanh nghiệp nào đó xài sang như vậy, thử xem tôi có thèm nói động đến không ? Tôi còn hoan nghênh nhiệt liệt ấy chứ !
Riêng về bà Ngân, tôi còn nhớ rõ buổi tuyên thệ nhậm chức được phát trực tiếp trên sóng truyền hình sáng ngày 31/3/2016, bà đã tuyên thệ : "Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ : Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó".
Từ năm 2016 đến nay, bà đã làm gì cho tổ quốc, cho nhân dân ? Biển bị Formosa gây ô nhiễm xử lý thế nào ? Ngư dân mất việc, bỏ quê đi làm lao nô xứ người như thế nào ? Nông dân mất ruộng, đi Hà Nội khiếu kiện giải quyết như thế nào ? Doanh nghiệp Việt Nam phá sản và thua ngay trên sân nhà, giúp họ như thế nào ? Mua bằng, chạy điểm, y tế bết bát, rồi giao thông loạn thu phí mà chất lượng như cái... à mà thôi. Từng ấy vấn đề của đất nước, bà Kim Ngân ở đâu hay còn đi lo may đo áo dài hả bà ơi ?
Nhiều người bênh bà còn nói, bà là lãnh đạo nhà nước, là bộ mặt của quốc gia, may áo dài sang trọng đi tiếp khách còn làm đẹp mặt cho đất nước, lũ phản động chưa làm gì cho đất nước thì đừng có lắm chuyện...
A... a... tôi nói cho các người nghe, chúng tôi là dân đen đang nộp thuế nuôi cái bộ máy nhà nước này. Chúng tôi không bán rừng bán biển. Chúng tôi không cho doanh nghiệp làm bậy, cướp đất của dân, làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ người dân. Chúng tôi bỏ tiền nuôi nhà nước thì chúng tôi phải có quyền nói. Nhà nước (vẫn tự nhận rằng) của dân, do dân, vì dân... thì phải lắng nghe dân mà sửa đổi cho tốt. Bộ mặt quốc gia là thìa cơm, miếng sữa, là con đường dân đi, là việc làm, là mái ấm, là tiếng cười hạnh phúc của mỗi người, không phải là cái áo diêm dúa của bà chủ tịch quốc hội, các người nghe rõ chưa ?
Tôi biết bà Ngân dù ở tít trên cao, chắc vẫn nghe thấy tiếng chửi rủa bên dưới, chắc vẫn thấy đau lòng đó. Thay vì oán hận những người đã chửi rủa bà, bà hãy thử một lần làm gì đó trong quyền hạn của bà đi. Quốc hội còn nợ dân luật biểu tình. Quốc hội vẫn lăm le làm luật Đặc khu. Chính phủ thì gây ra biết bao án oan sai, biết bao dự án đầu tư lãng phí, tham ô, tham nhũng. Ông Trọng một đít hai ghế thì lờ phờ 2 tháng nay chưa thấy đâu ngoài cái ảnh tênh tênh tập đi... Từng ấy vấn đề của đất nước là cơ hội của bà, trên cương vị là người đứng đầu cơ quan dân cử cao nhất, bà hãy làm gì đó để quốc gia này chuyển mình đi, dân chủ hóa đi.
Nếu người dân chỉ được hưởng một phần những gì như người dân của bà Thái Anh Văn - Đài Loan, hay cao hơn là người dân của bà Angela Merkel - Đức được hưởng, thì dân thường cũng sắm được từng ấy áo dài, ai thèm gì nói ra nói vào. Thương dân dân lập đền thờ, hại dân dân đái ngập mồ thối xương... Nhớ nhé, còn ít thời gian lắm bà Ngân ơi.
Nguyễn Lân Thắng
Nguồn : RFA, 27/06/2019 (nguyenlanthang's blog)
Không biết vô tình hay hữu ý, trong lúc kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2019 chứng kiến tình trạng ‘mất tích’ từ đầu đến cuối của ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng, một hình ảnh uy quyền bất chợt nổi lên.
Hình ảnh ấy mang tên Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch quốc hội.
Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong phiên họp ngày 11/6/2018.
Khác hẳn với tư thế co thủ, thận trọng và gần như ‘khép miệng’ trong nhiều kỳ họp quốc hội trước đây, vào lần này bà Ngân đã khiến giới quan sát và nhiều đại biểu quốc hội ngạc nhiên vì có ít nhất hai lần bà ta cắt ngang phần chất vấn và trả lời chất vấn một cách dũng cảm và… thô bạo.
Vết mờ Thuận Phong
Đầu tiên là vụ ‘chặn họng’ Đại biểu quốc hội Lê Thanh Vân lẫn cắt ngang Bộ trưởng Công an Tô Lâm, liên quan đến câu hỏi của đại biểu Vân về vụ phân bón Thuận Phong.
Khi ông Lê Thanh Vân đặt hai câu hỏi "Vụ sản xuất phân bón giả Thuận Phong, đã được nhiều đại biểu quốc hội liên tiếp hai khóa và hai vị hai phó thủ tướng, trong đó có một vị nay đã là thủ tướng, quan tâm chỉ đạo quyết liệt, nhưng vì sao đến nay chưa khởi tố ?", đến lượt Bộ trưởng Tô Lâm vừa trả lời "đại biểu hỏi về công ty sản xuất thương mại Thuận Phong…", thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân - nhân vật chủ trì phiên họp - lập tức ngắt lời.
Bà Ngân nói : "Câu này rất cụ thể, có trách nhiệm của cả Viện Kiểm sát, do đó nó không nằm trong chuyên đề này".
"Tôi đề nghị những vụ việc cụ thể, sẽ trả lời bằng văn bản vì sao chưa khởi tố công ty Thuận Phong mà Quốc hội cũng nhiều lần nhắc ở đây".
"Bộ trưởng và Viện Kiểm sát sẽ trả lời bằng văn bản cho đại biểu Lê Thanh Vân".
Nhưng theo luật sư Trần Vũ Hải, nhiều quan chức cao nhất và các cơ quan có trách nhiệm của Chính phủ đã khẳng định, vụ phân bón Thuận Phong đã đủ dấu hiệu truy cứu trách nhiệm về hành vi "sản xuất, buôn bán phân bón giả", song nhì nhằng mấy năm nay vẫn chưa khởi tố vụ án hình sự.
Lẽ ra người dân cần biết, những thế lực nào "mạnh" đến mức phủ định cả những ý kiến của những lãnh đạo Chính Phủ và kết luận của 6 bộ ngành về vụ phân bón giả này ? Và trách nhiệm của Quốc hội đến đâu trong việc giám sát vụ nổi bật này ?
Nhưng bà Ngân lại để cho Bộ Công an và Viện kiểm sát trả lời riêng cho ông Nghị Vân là không thỏa đáng, không công khai, minh bạch. Biết đâu, có ngày Bộ công an trả lời cho ông Nghị Vân, rồi đánh dấu "bí mật" như thư trả lời ông Dương Trung Quốc về vụ bắt cụ Kình ở Đồng Tâm. Khi đó "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" chỉ là khẩu hiệu đầu lưỡi của các vị thôi !
Cũng theo luật sư Hải, bà Ngân đã xâm phạm đến quyền chất vấn của Đại biểu quốc hội và quyền hạn lẫn trách nhiệm trả lời chất vấn, giải trình của một thành viên Chính Phủ, nhưng đặc biệt là quyền của cử tri, quyền giám sát các Đại biểu quốc hội và các cơ quan công quyền, nhất là quyền được biết về hoạt động của những cơ quan đó, có đúng luật không và có vì dân không, nếu làm chưa tốt, ai chịu trách nhiệm và xử lý thế nào, kể cả cấp trên của những người vi phạm.
Còn theo nhiều chuyên gia, vụ này nếu không xử lý kiên quyết, sẽ là tiền lệ xấu khiến tình trạng sản xuất buôn bán phân bón giả, kém chất lượng tiếp tục ngang nhiên lộng hành tại Việt Nam, đặc biệt tại Nam Bộ, quê hương của chính bà Ngân, thiệt hại cho hàng chục triệu nông dân Việt Nam.
Thái độ ‘chặn họng’ thô bạo của Nguyễn Thị Kim Ngân về vụ phân bón giả Thuận Phong đang bị dư luận nghi ngờ về động cơ của bà ta muốn che đậy cho Thuận Phong khỏi bị khởi tố và truy tố.
Bệt đen ‘luật bán nước’
Vụ ‘chặn họng’ tiếp theo của Nguyễn Thị Kim Ngân xảy ra với đại biểu Nguyễn Anh Trí khi đại biểu này cắc cớ hỏi về dự luật Đặc khu.
"Xin ông phân tích, đánh giá nếu lập 3 đặc khu kinh tế thì mức độ phát triển của nó như thế nào đối với địa phương, với vùng đó ?" - đại biểu Nguyễn Anh Trí chất vấn Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - quan chức thay mặt Thủ tướng đăng đàn tại Quốc hội khóa 14 tháng 5 - 6 năm 2019.
"Việc ra đời đặc khu không ảnh hưởng gì tới nguồn lực của Trung ương, địa phương tập trung cho phát triển 2 đầu tàu kinh tế và 7 khu kinh tế trọng điểm" - Vương Đình Huệ trả lời.
Dùng quyền tranh luận, đại biểu Trí cho rằng bản thân ông không hài lòng với câu trả lời của phó thủ tướng và nhắc lại "Vấn đề tôi muốn hỏi ở đây là rồi đây Bắc Vân Phong, Vân Đồn, Phú Quốc sẽ phát triển tới mức nào nếu chúng ta cho làm đặc khu ? Cái này tôi muốn phó thủ tướng thông tin cho dân biết ? Thứ hai nữa là việc phát triển đặc khu như thế thì vấn đề an ninh toàn vẹn lãnh thổ sẽ được tính như thế nào ?".
Ngay lập tức, Nguyễn Thị Kim Ngân ngắt lời "Quốc hội đang bàn Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, hiện chưa ban hành, để có câu trả lời đầy đủ vấn đề đại biểu nêu thì cần nghiên cứu chặt chẽ hơn. Cho nên tôi đề nghị đại biểu cho phó thủ tướng có thời gian chuẩn bị và sẽ trả lời câu hỏi của đại biểu bằng văn bản".
Vụ ‘chặn họng’ trên lại xảy ra đúng vào thời điểm ‘kỷ niệm’ tròn một năm phát ngôn ‘Bộ Chính trị đã quyết định về luật đặc khu rồi…’
Rất nhiều người thắc mắc và bức xúc vì sao bà Ngân lại ‘chặn họng’ đại biểu về dự luật Đặc khu.
Hãy quay ngược về quá khứ : vào tháng 5 năm 2018 khi ‘luật bán nước’ - một cái tên bi thảm mà người dân đã gọi để lên án Luật Đặc khu và vẫn tồn tại cho đến giờ đây - thình lình được trình ra Quốc hội mà không trước đó không hề thông báo cho dân biết, một số đại biểu quốc hội đã có thái độ thắc mắc, phản ứng về hành vi khuất tất đó và những hậu quả mà Luật Đặc khu có thể rước về. Nhưng ngay lập tức, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ‘chặn họng’ theo lối áp đặt ‘Bộ Chính trị đã quyết định về luật đặc khu rồi…’. Chính từ thái độ và hành động áp đặt theo lối ‘cả vú lấp miệng em’ như thế, người dân đã phát hiện ra nguồn cơn của nó : vào thời gian hội thảo về chủ trương đặc khu Vân Đồn ở Quảng Ninh mà được sự hỗ trợ hết sức nhiệt tình của phía Trung Quốc cùng sự tham gia trực tiếp của một nữ cố vấn Đào Nhất Đào của Tập Cận Bình, Nguyễn Thị Kim Ngân nằm trong số quan chức VIP tham dự hội thảo này, cùng với Phạm Minh Chính đã ‘nhiệt tình vỗ tay’ dành cho ‘luật bán nước’ !
Vùng lên !
Tâm thế và tư thế ‘vùng lên’ của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân - nhân vật đứng thứ ba trong ‘tam trụ’ sau Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc - đang phác thảo bức tranh loang lổ bệt màu về chính trường Việt Nam trong thế phân ly : nếu trong tương lai Nguyễn Phú Trọng không thể đủ sức khỏe để ‘cống hiến lâu dài cho cách mạng’, khuynh hướng chuyển giao quyền lực cho các khối đảng, lập pháp, hành pháp và gia tăng quyền lực trong từng khối sẽ hiện ra một cách tất yếu, để từ đó phát sinh mô hình ‘đa trung tâm quyền lực’ mà nhiều quan chức cao cấp thèm muốn nhưng chẳng ai dám chính thức công khai tham vọng ấy.
Nhưng chưa cần đến lúc Nguyễn Phú Trọng ‘nằm xuống’, ngay vào lúc này đã hiện ra cảnh trạng ‘vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm’. Tâm lý muốn thể hiện quyền lực sau một thời gian dài bị kềm hãm là hoàn toàn có thể cảm thông được, nhất là với lãnh đạo của cơ quan ‘dân cử’ vẫn luôn bị dư luận xem là ‘bù nhìn’.
Cần nói thêm, ứng với truyền thống chọn lựa nhân vật trung dung và nằm ngoài giỏ cua đấu đá phe phái là chủ tịch quốc hội cho ghế tổng bí thư - mà những Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng đã từng ‘buồn ngủ gặp chiếu manh’, Nguyễn Thị Kim Ngân cũng xứng đáng có được niềm hy vọng nhái lại để biết đâu đấy có thể biến thành tổng bí thư nữ đầu tiên tại đại hội 13 của đảng cầm quyền - sẽ diễn ra vào đầu năm 2021, nếu còn có đại hội đó.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 24/06/2019
Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội đảng cử dân bầu tiêu tốn một tỉ đồng mỗi ngày diễn ra khá sôi động, ấn tượng với nhiều phát biểu, đề xuất trái tai, hạ cấp đến mức không nên nghe sau bữa ăn như : Thu phí chia tay mỗi khi xuất cảnh, nghĩ lễ ngày quốc tế thiếu nhi, không tăng tuổi nghỉ hưu phụ nữ thiệt thòi, khởi tố làm giả xăng dầu phải bắt quả tang, cần có ngày đàn ông Việt Nam, kêu gọi dư luận lên án Ngọc Trinh…
Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng đề xuất công dân khi ra nước ngoài thì đóng "phí chia tay" khoảng từ 3 đến 5 USD để sử dụng vào một số công việc.
Rất tiếc là tổ chức Guiness Việt Nam vốn hào phóng ban phát danh hiệu kỷ lục lại bỏ sót danh hiệu kỷ lục cho những phát biểu ngáo đá này. Người xem có cảm giác tiếp nối giấc ngủ say nồng trong phòng lạnh các ông bà nghị đã phát biểu trong trạng thái lên đồng trong cơn mộng du
Tuy nhiên, đàng sau sự nhạt nhẻo, vô vị đó, kỳ họp có những biểu hiện đáng sợ gói trong ba chữ : Chốt (thật ra là chọn), chặn và chạy… Quốc hội không còn là sàn diễn hợp thức hóa các chủ trương của đảng đơn thuần như trước đây mà còn xuất hiện thêm tác động của những nhóm lợi ích, cá nhân để hợp thức hóa chánh sách để trục lợi.
Nóng nhất, hỏi nhiều nhất, thoát chất vấn
Ở những kỳ họp trước, màn trình diễn tương đối hấp dẫn công chúng, cử tri là chất vấn chính phủ và các bộ trưởng. Dù biết rằng, ngay việc bỏ phiêu tín nhiệm năm 2018, các bộ trưởng có số phiếu tin nhiệm thấp nhất là Phùng Ngọc Nhạ và Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn không rụng một cọng lông chân và những tiêu cực tệ nạn của các lĩnh vực này vẫn phát triển ổn định người dân vẫn hy vọng việc chất vấn phần nào xả stress những trầm uất nặng nề của họ.
Kỳ họp chưa khai mạc văn phỏng Quốc hội đã thông báo chốt hạ danh sách 4 Bộ trưởng được chất vấn thiếu vắng hai gương mặt cợm cán có nhiều vấn đề nhất là Bộ Công Thương và Giáo dục đào tạo. Tình trạng tăng giá xăng dầu, giá điện, ô nhiểm nặng nề từ các nhà máy nhiệt điện than đang ngày ngày bòn rút thu nhập, sức khỏe người dân quả là bức xúc nhất, giáo dục xuống cấp ngày càng tệ hại cà về trí dục, đức dục, kỳ thi quốc gia đầy gian dối năm 2018 và đề án kỳ thi mới 175 tỉ đồng đầy sơ hở sai sót cũ… vẫn là chuyện nóng hổi.
Việc chọn chốt hạ danh sách này lúc đầu đươc lý giải theo số lượng ý kiến đề nghị của các đoàn, nhưng Số liệu tổng hợp ý kiến từ các đoàn Đại biểu quốc hội đến ngày 23/5 cho thấy..
Bộ Công an nhận 17 vấn đề chất vấn, phần lớn về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người, trong đó có tội giết người và các tội xâm hại tình dục trẻ em.
Bộ Giao thông nhận 10 vấn đề chất vấn trong khi con số này của Bộ Xây dựng và Bộ Văn hóa thể thao và du lịch là 2.
Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Thanh tra Chính phủ nhận 10-12 vấn đề.
Bộ Công Thương nhận được nhiều đề nghị chất vấn nhất, với 29 vấn đề. Số nhóm vấn đề Bộ này nhận được thậm chí nhiều gần gấp đôi các Bộ đứng sau như Bộ Giáo dục và đào tạo (18 vấn đề), Bộ Công an (17 vấn đề), Bộ Lao động, thương binh và xã hội (12 vấn đề)...
Váy Ngọc Trinh quan trọng hơn giá điện, giá xăng ?
Giải trình về ý kiến đề nghị bổ sung chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công thương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, lĩnh vực này hiện có nhiều vấn đề được xã hội quan tâm, nhất là liên quan tới quản lý, điều hành giá điện, xăng dầu. Tuy nhiên, Chính phủ đã có báo cáo giải trình đầy đủ gửi các Đại biểu quốc hội.
Trả lời báo chí trước đó, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Văn phòng Quốc hội tổng hợp 9 nhóm vấn đề xin ý kiến các cơ quan để chất vấn, trong đó có lĩnh vực Công Thương. Tuy nhiên, sau đó 5 lĩnh vực được lựa chọn để xin ý kiến Đại biểu quốc hội là An ninh trật tự, Văn hóa thể thao và Du lịch, Thanh tra, Xây dựng và Giao thông và vận tải.
"Trong phiếu xin ý kiến đại biểu, có mục ý kiến khác ngoài 5 lĩnh vực trên. Kết quả chỉ có 3 trong 471 đại biểu đề nghị chất vấn Bộ trưởng Công Thương. Như vậy là ít quá, không đủ để lựa chọn", Tổng thư ký Quốc hội giải thích.
Ngoài Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và đào tạo nhận được 18 vấn đề chất vấn, tập trung về sai phạm trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 và cũng không đăng đàn lần này (1).
Lý giải của Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc Thủ tướng đã có văn bản trả lời những vấn đề của Bộ Công thương có vẻ khiên cưởng về phân cấp quyền lực và trách nhiệm cá nhân,
Như vậy, do tiêu chuẩn lựa chọn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà hai ngành nóng bỏng nhất đã thoát chấn vấn. Những vấn đề bức xúc của xã hội vẫn còn nguyên, giá điện, xăng vẫn cao ngất ngưỡng. Ô nhiểm vẫn tăng trưởng đều, Bình Định đang xem xét nhận chìm xuống biển 330.000 m3 chất thải. Số phật các thí sinh điểm thật bị rớt do các thí sinh nâng điểm vẫn không thay đổi… Trong khi đó, Bộ trưởng Nguyên Ngọc Thiện lại có dư thời gian để giải trình về cách ăn mặc của Ngọc Trinh đến sùi bọt mép (2).
Sự tréo ngoe trong chốt chọn người trả lời chất vấn đặt ra nghi vấn phải chăng có sự "chạy" để né chất vấn của một số người ?
Nghi vấn ấy càng tăng thêm trước hiện tượng chặn hòi và chặn bộ trưởng trả lời chất vấn.
Ngăn chất vấn công khai, cho trả lời bằng văn bản !
Ngày 4/6/2019, Đại biểu quốc hội Lê Thanh Vân đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Trong đó hai lần bà Chủ tịch Kim Ngân chặn lời ông Tô Lâm.
Chất vấn thứ nhất là : "Vì sao số lượng tướng lĩnh ngành công an vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự nhiều vậy. Ai là người chịu trách nhiệm trong việc giới thiệu, đề bạt, bổ nhiệm những cá nhân này ?".
Bà Kim Ngân cho rằng tướng vi phạm hình sự cũng bị xử lý rồi, nên không có khoảng trống nào cho các vị tướng công an vi phạm.
"Còn trách nhiệm ai đề bạt thì Quốc hội chúng ta biết rồi. Các bước quy trình đề bạt một tướng lĩnh được Quốc hội ban hành. Khi bổ nhiệm thì người tốt nhưng sau khi bổ nhiệm người ta vi phạm thì đấy là chuyện rất bình thường. Tôi nghĩ câu này Bộ trưởng khỏi trả lời. Ai vi phạm pháp luật cũng bị xử lý", Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Đại biểu Lê Thanh Vân chất vấn vụ phân bón Thuận Phong sản xuất phân giả, hai khóa Quốc hội đã nhiều lần đặt câu hỏi, nhưng đến nay chưa xử lý. Đây là vụ việc bức xúc kéo dài đã 4 năm, Thủ tướng và 4 bộ ngành đã nhiều lần có ý kiến nhưng chưa được xử lý
Bộ trường Tô Lâm đang trả lời thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ngăn lại và cho rằng đây là câu hỏi rất cụ thể, có trách nhiệm của cả Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Câu hỏi cũng không nằm trong chuyên đề này : "Tôi đề nghị những vấn đề cụ thể phải trả lời bằng văn bản. Vì sao chưa khởi tố, vấn đề này Quốc hội nhiều lần nêu ở đây, phải trả lời bằng văn bản cho đại biểu…".
Nữ Chủ phạm luật !
Luật sư Trần Vũ Hải đã viết trên fb phân tích cách làm của bà Kim Ngân là không phù hợp pháp luật. Ông Hải viết : "Theo tôi, bà Ngân vừa xâm phạm đến quyền chất vấn của đại biểu Quốc hôi và quyền hạn lẫn trách nhiệm trả lời chất vấn, giải trình của một thành viên Chính Phủ, nhưng đặc biệt là quyền của cử tri, quyền giám sát các Đại biểu quốc hội và các cơ quan công quyền, nhất là quyền được biết về hoạt động của những cơ quan đó, có đúng luật không và có vì dân không, nếu làm chưa tốt, ai chịu trách nhiệm và xử lý thế nào, kể cả cấp trên của những người vi phạm.
Bà Ngân nói "ai cũng biết rồi", nhưng nhiều người dân, trong đó có tôi không biết, dù tôi cũng chịu khó theo dõi nghiên cứu thời sự chính trị nước nhà.
…..
Theo nhiều chuyên gia, vụ này nếu không xử lý kiên quyết, sẽ là tiền lệ xấu khiến tình trạng sản xuất buôn bán phân bón giả, kém chất lượng tiếp tục ngang nhiên lộng hành tại Việt nam, đặc biệt tại Nam Bộ, quê hương của chính bà Ngân, thiệt hại cho hàng chục triệu nông dân Việt nam.
Lẽ ra người dân cần biết, những thế lực nào "mạnh" đến mức phủ định cả những ý kiến của những lãnh đạo Chính Phủ và kết luận của 6 bộ ngành về vụ phân bón giả này ? Và trách nhiệm của Quốc hội đến đâu trong việc giám sát vụ nổi bật này ?
Nhưng bà lại để cho Bộ Công an và Viện kiểm sát trả lời riêng cho ông Nghị Vân là không thỏa đáng, không công khai, minh bạch. Biết đâu, có ngày Bộ công an trả lời cho ông Nghị Vân, rồi đánh dấu "bí mật" như thư trả lời ông Dương Trung Quốc về vụ bắt cụ Kình ở Đồng Tâm. Khi đó "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" chỉ là khẩu hiệu đầu lưỡi của các vị thôi !
Vì vậy, với tư cách một cử tri, tôi phê bình sâu sắc bà Chủ tịch Quốc hội…" (3).
Không riêng luật sư Trần Vũ Hải, nhiều ý kiến trên mạng cũng đặt vấn đề. Trong phiên chất vấn, có truyền hình trực tiếp đại biểu hỏi đúng vào những điều cử tri bức xúc, xã hội quan tâm bà Chủ tịch bảo phải trả lời bằng văn bản thì thử hỏi chất vấn để làm gì ? Vì mối quan ngại, quan hệ nào bà Chủ tịch đã chặn các trả lời này ?
Chạy luật đâu chỉ có rượu bia ?
Trung bình hàng năm cả nước có trên dưới 10.000 người chết vì tai nạn giao thông đường bộ trong đó đa phần có liên quan đến rượu bia. Xã hội ký vọng luật phòng ngửa tác hại rượu bia sẽ siết chặt hơn. Đã có cuộc vận động tuần hành rần rộ với khẩu hiệu "Đã uống rượu bia thì không lái xe"
Trước kỳ họp dư luận đã lâm râm ran về việc chạy luật, chạy chánh sách và quả thực diễn biến khi thông qua luật này đã xảy ra những tình huống lạ. Nhiều đại biểu trong đó có nghị chân gổ Dương Trung Quốc lấy thơ Hồ Chí Minh để bênh vực rượi bia và công khai khuyến khích việc lopy chạy luật. Đại biểu Bùi Sĩ Lợi khẳng định đã nhiều lần kiên quyết từ chối nhận quà vận động rượu bia, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng làm sao có thể lốpby hết 500 đại biểu (4).
Thế nhưng cách thức tham khảo ý kiến ấm ớ hai phương án, cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định và cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn dẫn đến kết quả là cả hai phương bán đều không đạt quá bán. Từ két quả này ban dự thảo dư kiến sẽ không đưa quy định siết rượu bia khi giao thông vào luật.
Đây là kết quả mong ước của các doanh nghiệp rượu bia và gây phản ứng mạnh mẽ trong cộng động. Kết quả biểu quyết cuối cùng cấm lái xe khi uống rượu bia là kết quả bất ngờ từ áp luận dư luận và nằm ngoài mong muốn của ít nhất là gần 30% số đại biểu... (5).
Tuy nhiên chuyện lopy không chỉ dừng trong giới rượu bia mà lâm râm xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác. Hê thống BOT bẩn đang ngày đêm hút máu vô tội vạ người đi xe không hề được xử lý hoặc chỉ đối phó bằng cách giảm giá. Bị đại biểu Bùi Văn Phương truy vấn việc ngăn trở kiểm toán còn trả lời dối trá trước Quốc hội "Tôi đang ngồi cạnh Tổng Kiểm toán, Bộ trưởng trả lời chưa chính xác", Bộ trưởng Thể được người dân đặt xú danh là Thả Cá Trê nói lái là Thể Cá Tra vẫn không bị Nữ Chủ Kim Ngân nhắc nhở, phê phán hay ngăn chặn. Từ điểm tựa đó Thể đã mạnh dan kiến nghị tăng mức thu phí BOT.
Tương tự, thoát được việc trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nhạ đưa ra khái niệm hết sức quái đản tinh vi thay học phí bằng từ"giá dịch vụ đào tạo" mà lập luận giải thích lúng túng rối rắm đến mức người có IQ bình thướng không thể nào hiểu nổi.
Khác những ký họp trước khi Tổng Trọng còn mạnh khỏe, Chủ tịch Kim Ngân ngoan ngoản điều hành Quốc hội theo phương châm "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật", lần này Nữ Chủ đã điều hành theo quyết đoán đầy quyền lực và những quan hệ riêng tư của mình, Được hỏi hay không, được trả lời hay không, chạy luật lopy thắng hay thua trên sân chơi Quốc hội là thuộc quyền Nữ Chủ. Chừng như Nũ Chủ đang vững niềm tin vào vị thế mới cao hơn trong tứ trụ và đang xây dựng quyền lực hướng đến vị thế đó.
Gió Bấc
Nguồn : RFA, 16/06/2019 (Gió Bấc's blog)
(1) https://vnexpress.net/kinh-doanh/bo-truong-cong-thuong-nhan-nhieu-chat-v...
(2) https://thanhnien.vn/van-hoa/bo-truong-nguyen-ngoc-thien-nghien-cuu-xu-p...
(3) https://www.facebook.com/tranhai.vune/posts/3393981650627721
(4) https://tuoitre.vn/dbqh-duong-trung-quoc-tai-sao-lai-khong-lobby-cho-nga...
(5) https://tuoitre.vn/quoc-hoi-quyet-dinh-cam-tiet-ruou-bia-khi-lai-xe-2019...