Đặc điểm nổi bật của việc kỷ niệm 73 năm Tuyên ngôn độc lập năm nay là tình hình siết chặt an ninh trên toàn quốc, ráo riết hơn rất nhiều so với mọi năm.
Thành phố Hà Nội ngày lễ độc lập như ngày bắt đầu có chiến tranh bảo vệ chế độ độc tài. Ảnh : Nguyễn Xuân Nghĩa
Trước đó xuất hiện những lời kêu gọi tổng biểu tình vào ngày 2/9 trên các trang mạng. Về phía nhà nước thì kêu gọi mọi người "cảnh giác", "không mắc bẫy kẻ xấu", cho đó là "những lời kêu gọi kéo mây đen về giữa trời quang".
Lực lượng công an được huy động tối đã để ngăn chặn biểu tình. Trên các đường phố, tràn ngập cảnh sát trong các mầu áo.
Mấy ngày giáp 2/9 xảy ra những cuộc bắt bớ
Bắt và khởi tố 4 người gồm :
- 29/8 bắt Lê Quốc Bình, sinh năm 1974, bị cáo buộc là người của đảng Việt Tân mang vũ khí về Việt Nam hoạt động khủng bố. Tuy nhiên ngay sau đó, đảng Việt Tân đã lên tiếng bác bỏ.
- Ngày 1/9 bắt Đoàn Khánh Vinh Quang sinh năm 1976 và Bùi Mạnh Đồng sinh năm 1978 ở Cần Thơ về tội đưa trái phép thông tin máy tính, mạng viễn thông.
- Cùng ngày 1/9, Công an tỉnh Bến Tre bắt Nguyễn Ngọc Ánh sinh năm 1980 ở Hà Nội về tội tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu.
Ngoài ra, chúng tôi ghi nhận được 2 trường hợp bị bắt để thẩm vấn, đánh đập, sau đó thả ra gồm có :
- Ngày 31/8 bắt cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Đình Cương sinh 1981 ở Nghệ An. Sau đó Nguyễn Đình Cương đã được thả về nhà.
- Ngày 30/8 bắt Ngô Thanh Tú tại Cam Ranh rồi đưa về Công an Khánh Hòa thẩm vấn hôm sau thì thả về. Tú cho biết bị tra tấn và bị cướp điện thoại.
Huy động cả phụ nữ canh nhà văn Phạm Thành
Nhiều người được cho là ngòi nổ của các cuộc biểu tình ở Sài Gòn, Hà Nội bị canh giữ, hoặc bám sát khi đi chợ hay đi làm một việc gì đó.
Có thể kể ra những cái tên quen thuộc như Trương Văn Dũng, Ngô Duy Quyền, Lê Thị Công Nhân, Trần Thị Thảo, Nguyễn Đình Ấm, Phạm Thành, Dương Thị Tân, Lê Mỹ Hạnh, Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Bình Nguyên, Nguyễn Tường Thụy, Hoa TD, Hoàng Công Cường, Lê Hoàng, Nguyễn Thị Tâm, Đinh Quang Tuyến, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hồng Đức, Phan Văn Phong, Lê Trọng Hùng, Lê Thị Thập (vợ tù nhân lương tâm Lưu Văn Vịnh), Vi Đức Hồi (Lạng Sơn), Nguyễn Đức Giang, Dương Đại Triều Lâm, Nguyễn Lai (Khánh Hòa) v.v... Ngay cả gia đình những người bị bắt đi tù vẫn không ngừng bị theo dõi như chị Bùi Thị Rề, vợ tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc.
Nói chung, những ai đã từng xuống đường, bị bắt về đồn công an đều bị theo dõi canh giữ chặt chẽ.
Tuy vậy, vẫn có một số anh chị em vượt được khỏi vòng vây để biểu tình :
Hoạt động biểu tỉnh nhỏ nhoi có thể tổ chức được tại Hà Nội bằng tất cả mọi cố gắng
Ngày kỷ niệm quốc khánh trở thành ngày buồn tẻ, ảm đạm cho những nhân viên an ninh cấp thấp. Họ phải trực "chiến", vật vờ trong các ngõ ngách với tâm trạng mệt mỏi chán chường vì phải làm những việc vô bổ và phi pháp. Một cậu an ninh nói với vợ khổ chủ : "Chúng cháu đâu muốn thế này, cô xem có việc gì chỉ chúng cháu làm để kiếm được miếng ăn".
Kết
Thắt chặt an ninh trong các dịp lễ tết là việc ngành công an vẫn làm hàng năm. Lời kêu gọi biểu tình cũng không phải chỉ dịp này mới đưa ra mà cũng là chuyện thường xuyên. Nhưng năm nay việc đối phó với biểu tình hết sức căng thẳng là vì cuộc biểu tình hàng chục nghìn người trên hàng chục tỉnh thành diễn ra ngày 10/6/2018 vẫn còn làm cho nhà cầm quyền choáng váng vì bất ngờ. Nó không phải là những người dân nhẹ dạ, dễ bị lôi kéo như họ vẫn tuyên truyền. Nó không phải do thế lực thù địch nào kích động. Đó là cuộc xuống đường của những người dân có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm trước hiện tình tăm tối đất nước, trước hết là chủ quyền của Tổ quốc.
Ghi nhận đến hết ngày 2/9, nhà cầm quyền đã thành công trong việc ngăn chặn biểu tình. Việc cấm biểu tình rõ ràng là phi pháp vì đó là quyền hiến định. Tuy nhiên, biện pháp đối phó quyết liệt chỉ là giữ tạm cho sạch mặt chứ không ngăn được những đợt sóng ngầm, chỉ chờ cơ hội lại bùng nổ. Vấn đề là phải yên được lòng dân. Nhưng yên lòng dân không thể bằng phương pháp trấn áp, sử dụng bạo lực phi luật pháp hay bằng khẩu hiệu ca ngợi chế độ và cờ quạt giăng tận ngõ hẻm. Nó phải ở sự điều hành, quản lý đất nước sao cho trong ấm ngoài êm, chủ quyền được giữ vững, đất nước phát triển. Điều đó, đối với chế độ hiện nay là không thể.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, sau khi phân tích tình hình chính trị - xã hội trong hai năm gần đây nhận định :
"Việt Nam không còn là quốc gia "ổn định" như tuyên truyền của tập đoàn cầm quyền toàn trị.
Trong bối cảnh trên một cuộc cách mạng thay đổi thể chế chính trị không biết sẽ xảy ra vào lúc nào, có thể là" Tự diễn biến", là ôn hòa hay bạo động.
Vì chất chứa hàng trăm ngàn, hàng triệu mâu thuẫn xã hội, hàng chục, hàng trăm mâu thuẫn giữa công dân và nhà nước trên đủ các lĩnh vực, không ai còn tin hệ thống cai trị này giải quyết được, Việt nam đang là kho thuốc súng. Chưa biết vào lúc nào, nhưng nhất định sẽ nổ".
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn : RFA, 02/09/2018
Ngày 30/8/2018, báo chí đồng loạt đăng thông tin Công an Bình Định bắt một người thuộc tổ chức khủng bố Việt Tân, thu nhiều súng đạn.
Thông tin cho biết, Lê Quốc Bình, sinh năm 1974, hộ khẩu thường trú tại Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, là đối tượng tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân, từ Campuchia vượt biên về nước, mang theo nhiều vũ khí nhằm hoạt động khủng bố, phá hoại.
Thời gian bắt là rạng sáng 29/8/2018. Khám nhà Lê Quốc Bình, công an thu giữ 2 súng quân dụng, 7 súng hơi và hơn 500 viên đạn các loại, 1 xe mô tô 300cc và nhiều tài liệu.
Bên trái : Cảnh sát thu hồi súng hơi bán ra thị trường. Ảnh : Q.T. Bên phải : hình của Bộ Công an (theo Zing.vn).
Trước hết cần khẳng định, mọi hành động khủng bố đều bị lên án, dù bất kể là người của tổ chức nào. Ngăn chặn được hành động khủng bố là rất đáng hoan nghênh.
Tuy nhiên, ngay lập tức, đảng Việt Tân ra thông cáo báo chí bác bỏ thông tin này và cho "Đây là chuyện bịa đặt trắng trợn".
Còn facebooker Van Hai Nguyen (Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày) đưa bức hình bài báo điều tra 9X bán súng hơi trên facebook đặt cạnh hình số súng hơi được coi là thu giữ ở nhà Lê Quốc Bình. Anh cho "đây là hình xạo vì súng đó là súng hơi bắn air gun, là đạn nhựa hoặc đạn sơn nhưng báo chí đưa hình súng hơi lên để viết bài báo bắt được súng và 500 viên đạn của Việt Tân".
"Các bạn xem hình ảnh khẩu súng hơi khi đã ráp thành nguyên khẩu rồi quay lại xem tấm hình nói là bắt thành viên Việt Tân có súng đạn" rồi cho rằng "báo chí phao tin để tạo cớ bắt bớ và đàn áp những người đi biểu tình vào ngày 2/9".
Quay sang bức hình chụp tang vật được cho là thu giữ khi khám nhà Lê Quốc Bình. Khi đưa thông tin, công an thường chụp hình đối tượng bên cạnh tang vật.
Ba người bị bắt giữ trong một vụ mua bán, vận chuyển ma túy. Ảnh : BĐBP Quảng Trị (theo Zing.vn)
Hình kèm theo cho thấy, khi sắp xếp cho ba đối tượng chụp ảnh cùng tang vật, đều có ba công an kèm giữ để các đối tượng không thể làm trái :
Nhưng vụ khám nhà Lê Quốc Bình thì không phải vậy. Tại sao không có hình Lê Quốc Bình bên cạnh đống tang vật mà lại ghép hình Bình vào ? Điều này rất khó hiểu. Cần loại trừ trường hợp đối tượng ngoan cố không chịu chụp mà công an phải bất lực, vì điều đó không bao giờ xảy ra. Cứ xem ba công an khống chế ba đối tượng buôn ma túy trong hình trên thì hiểu.
Vì vậy, bức hình này không thuyết phục
- Nhân đây, nhắc lại bức hình Luật sư Lê Công Định cùng "tang vật", được cho là sử dụng tới 7 chiếc điện thoại để tuyên truyền chống nhà nước. Đến khi Lê Công Định ra tù, anh mới biết đến bức hình này và kể, đó là những chiếc điện thoại hỏng, vứt ở các xó xỉnh trong nhà được công an gom lại thành "tang vật".
Lê Công Định với 7 chiếc điện thoại đa phần là hỏng được coi là tang vật. Ảnh : PhuNuNet
Vậy, số súng hơi trong hình có đúng là thu được ở nhà Lê Quốc Bình không ? Điều này chỉ có Lê Quốc Bình mới trả lời được. Nhưng khi Bình đã ở trong tay công an thì Bình không thể làm được gì. Bây giờ chỉ trông chờ vào Công an Bình Định giải thích và đưa ra được hình ảnh thuyết phục. Hoặc là chờ khi Lê Quốc Bình được trả tự do như Luật sư Lê Công Định.
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn : RFA, 01/09/2018 (nguyentuongthuy's blog)
Không phải bây giờ mà từ lâu, nhà cầm quyền ở Việt Nam đã chà đạp lên pháp luật. Từ khi phong trào xã hội dân sự độc lập phát triển mạnh thì sự chà đạp này rõ ràng hơn, lộ liễu và ngang ngược hơn. Tới mức bà Phạm Thị Thanh Vân (Ngô Bá Thành), người từng giữ nhiều trọng trách trong hệ thống chính trị trong chế độ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thốt lên : "Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng !".
Chị Lê Mỹ Hạnh- nhà bất đồng chính kiến bị côn đồ công vụ Thành phố Hồ Chí Minh đánh đập và hành hung ngày 02/05/2017.
Nhiều người hoạt động bị đánh đến trọng thương, tàn phế. Kẻ thủ ác giấu mặt có, công khai có, bằng chứng có nhưng chỉ biết chịu đau đớn, tự chữ trị vết thương, chấp nhận thương tật và tiếp tục công việc của mình, cống hiến nốt sức tàn cho công cuộc chấn hưng đất nước và nòi giống.
Những nạn nhân hàng đầu của sự hành xử phi pháp có thể kể ra : Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Trương Văn Dũng, Nguyễn Chí Tuyến, Lã Việt Dũng, Trần Bang, Phạm Đoan Trang, Trần Thị Nga và cả những dân oan như Trịnh Bá Tư, Trần Ngọc Anh, Trần Văn Sang... Đó là những người bị đánh gây thương tích rất nặng thậm chí tàn phế. Còn nhẹ hơn có thể kể ra hàng trăm.
Điều cay đắng nữa là khi ra tòa lại là những người trong số đó với di chứng của những trận đòn thù, đi lại không vững, chứ không phải là những kẻ đã đánh đập họ.
*
Tuy nhiên, bước đột biến về sự xé bỏ pháp luật có thể tính từ đợt biểu tình chống Luật đặc khu và Luật An ninh mạng. Nếu như trước đây, sự đàn áp được nhận xét là nhà cầm quyền chà đạp lên hiến pháp thì từ ngày 17/6/2018 (tuần biểu tình thứ 2) phải dùng chữ "cởi hiến pháp". Lần đầu tiên người biểu tình bị xử tù và con số đó tiến thẳng tới hàng chục chứ không phải bắt đầu từ con số 1.
Khi đã vứt bỏ hiến pháp để chiến với dân thì nhà cầm quyền nắm chắc phần thắng vì họ được tổ chức chặt chẽ, quân đông, công cụ tinh vi và trớ trêu thay là sức mạnh ấy lại được nuôi bằng tiền của phe kia. Còn phe dân tay không, chỉ biết dựa vào pháp luật mà pháp luật lúc này không được phe cầm quyền thừa nhận. Kết quả là hàng trăm người bị bắt làm tù binh, hàng chục người vào tù. Người sưng vù mặt mũi, người gãy đến ba cái răng, có người vì uất hận mà nuốt cả răng trộn máu vào trong ruột. Tức là một cuộc đấu không theo hạng cân, không có trọng tài và đầy tính man rợ của chất rừng rú.
Nếu bình đẳng, có pháp luật, lẽ phải làm trọng tài thì kết quả sẽ đảo ngược, phe cầm quyền thua là điều không có gì phải bàn cãi. Chẳng thế mà nhiều người đã thách nhà cầm quyền tôn trọng pháp luật và đương nhiên họ không bao giờ dám chấp nhận.
*
Theo đà cởi hiến pháp, nhà cầm quyền đẩy tội ác của họ lên nấc thang mới, khốc liệt hơn, tàn bạo hơn bằng hai sự kiện diễn ra chưa đầy 24 giờ : Tối 15/8/2018 là phá buổi liveshow của Nguyễn Tín và sáng 16/8 là kết án ông Lê Đình Lượng 20 năm tù và 5 năm quản chế.
Đêm hát của Nguyễn Tín chỉ hát nhạc vàng, không trình diễn bài nào của Việt Khang, Trần Vũ An Bình hay Nguyễn Đức Quang, Trúc Hồ mà bảo chọc giận họ. Vấn đề ở đây không phải là nội dung thế nào mà đơn giản là sự có mặt của những người họ sợ. Cho hát thì được hát, không thích thì phá, thế thôi. Không có lý lẽ, điều khoản pháp luật nào ở đây. Nhiều người bị đánh và bắt đi trong đó 3 người bị đánh tàn bạo nhất là Nguyễn Tín, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Đại.
Cả ba người bị đánh đi đánh lại nhiều lần, bầm dập toàn thân, đi không nổi. Máy tính, điện thoại, thẻ ATM, tiền, giấy tờ bị tước đoạt. Đoan Trang bị đưa đi thẩm vấn rồi đi bệnh viện cấp cứu. Tác giả "Chính trị bình dân" bị chúng dồn tất cả lòng căm thù, đánh cô đến nát cả chiếc mũ bảo hiểm. Nguyễn Tín và Nguyễn Đại bị trói, bịt mắt đưa đến Củ Chi rồi thả mỗi người một nơi lê lết giữa đồng không mông quạnh để không biết được phương hướng và khó tìm được sự giúp đỡ. Tóm tắt là như vậy, còn lời kể của nạn nhân và những người chứng kiến nghe thật rùng rợn, cho thấy tội ác của công an HCM quá ghê tởm.
Vụ này làm ta liên tưởng đến vụ Nguyễn Trung Tôn bị bắt ở Ba Đồn, Quảng Bình. Anh bị mật vụ thay nhau đánh đập trong nhiều giờ rồi đem vứt ở một khu rừng thuộc tỉnh Hà Tĩnh sau khi đã lột sạch từ tài sản cho đến quần áo của anh. Có phải đây là kiểu khủng bố đã được đưa vào giáo trình hoặc được phổ biến trong ngành công an để học tập ?
Nguyễn Tín, Đoan Trang bị đánh đêm 15/8/2018 và tang vật gây án do công an Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Hình từ bạn bè của Đoan Trang.
Còn vụ thứ hai xảy ra sáng hôm sau tại Nghệ An : xử ông Lê Đình Lượng.
Trước đây mức án cao nhất chụp lên cuộc đời tù nhân lương tâm dừng lại ở con số 16 năm tù giam, đó là trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức. Năm 2017, dư luận phẫn nộ bởi các bản án tới 9 và 10 năm đối với hai người phụ nữ đang nuôi con nhỏ là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga ; 12, 13 năm đối với Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng. Tới năm 2018, trong vụ đại án Hội anh em dân chủ, dư luận tiếp tục phẫn nộ với các mức án quá nặng 11,12,13 và 15 năm.
Thế rồi đến vụ án Lê Đình Lượng, kỷ lục về mức độ tàn bạo đã nâng lên bước nhảy vọt : 20 năm tù giam. Cũng như các vụ án tù nhân lương tâm khác, Lê Đình Lượng bị quy chụp hết sức tùy tiện, bừa bãi với các tội rất vớ vẩn như có tình cảm với Việt Tân, ca ngợi Việt Tân, sử dụng mạng xã hội facebook để tuyên truyền. Trong khi đó, so với rất nhiều trang fb khác, trang Lỗ Ngọc lại là trang ít người biết tới và nói năng khá chừng mực. Có khi vài ngày, anh mới viết một cái status vài dòng, hoặc chia sẻ một bài viết với mấy lời bình kèm theo.
Thẩm phán Trần Ngọc Sơn. Hình Internet
Lối làm việc tùy tiện của Hội đồng xét xử là kết luận hành vi hoạt động lật đổ của Lê Đình Lượng chỉ dựa vào lời khai của hai nhân chứng. Đến khi hai nhân chứng phản cung tại tòa, tố cáo bị tra tấn, ép cung nên phải khai theo ý công an thì lập tức họ lôi hai nhân chứng đi và không bao giờ dám đưa trở lại với lý do không ai tin là người đau răng, người đau bụng.
Về nguyên tắc xét xử, không được chỉ dựa vào lời khai để kết tội bị cáo, kể cả lời khai của chính bị cáo. Lịch sử xét xử từng ghi nhận Nguyễn Thanh Chấn buộc phải nhận tội giết người để lãnh án chung thân vì không chịu được tra tấn, sau 10 năm ở tù mới được minh oan. Đó chỉ là 1 ví dụ.
Còn ở phiên tòa Lê Đình Lượng, nhân chứng đã tố cáo bị tra tấn, ép cung và rút lời khai nhưng tòa vẫn kết tội cho bằng được mà chẳng có bằng chứng gì. Hơn thế, có lẽ do tức tối vì bị hai nhân chứng tố cáo và phản cung mà chủ tọa phiên tòa Trần Ngọc Sơn lạnh lùng tuyên 20 năm tù, mặc dù trước đó, bên công tố đề nghị 17 năm. Được biết trong suốt quá trình điều tra, Lê Đình Lượng giữ quyền im lặng. Ngay cả khi ra tòa, Lê Đình Lượng vẫn giữ thái độ im lặng và... cười, nghĩa là không có lời khai nào từ bị cáo, còn nhân chứng thì đã phản cung, tức là kết án một người không có bằng chứng gì.
Trần Ngọc Sơn cũng từng xét xử vụ 14 thanh niên công giáo với mức án cao nhất tới 13 năm.
Những chỉ dấu trong thời gian gần đây cho thấy chế độ đang ở giai đoạn suy tàn. Nhà nước vốn không phải là nhà nước pháp quyền mà ngày càng thiên về bạo lực. Lẽ ra, xã hội rối ren, quan chức hủ bại, lòng dân không yên thì họ phải tìm cách chấn chỉnh lại hệ thống chính trị, sửa sang pháp luật, lấy đạo trị quốc để gây dựng lòng tin của nhân dân thì nhà cầm quyền lại làm ngược lại là tăng cường đàn áp.
Việc tăng cường đàn áp là không có điểm dừng. Rồi đây, có thể người hoạt động không chỉ bị thương tích mà còn bị tước đi tính mạng, không chỉ là án 20 năm mà có thể có án tử hình dành cho những người tranh đấu.
Nguyễn Tín hát cho Doan Trang nghe khi trên mình đầy thương tích. Hình cắt từ video của Đoan Trang
Mục đích đàn áp của nhà cầm quyền là làm cho dân sợ, không dám phản kháng, điều này ai cũng hiểu. Nhưng mục đích ấy có đạt được không và đạt được ở mức độ nào ? Chỉ biết rằng, khi nhà cầm quyền gia tăng đàn áp, số người phản kháng lại càng đông lên. Hàng vạn người biểu tình ở Sài Gòn, Nha Trang, Biên Hòa, Bình Thuận và ở nhiều tỉnh thành khác trong tháng 6 vừa qua từ đâu ra, có phải sinh ra từ nỗi sợ hãi ? Sự sợ hãi không nảy ra hàng vạn người xuống đường như vậy. Nguyễn Tín, Đoan Trang, Nguyễn Đại vừa bị đánh đến bầm dập vẫn cười ngạo nghễ. Nguyễn Tín vẫn đàn hát cho Đoan Trang nghe, hình ảnh tuyệt đẹp này cũng là câu trả lời. Rồi nụ cười Lê Đình Lượng khi bị kết án 20 năm tù là hình ảnh nhà cầm quyền không bao giờ muốn nhìn thấy.
Nụ cười Lê Đình Lượng. Hình Internet
Lịch sử loài người cho thấy không một chế độ nào có thể tồn tại lâu dài bằng bạo lực.
Viết nhân ngày Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội
19/8/2018
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn : RFA, 19/08/2018 (nguyentuongthuy's blog)
Không có gì mới
Chương trình kỳ họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không còn nội dung cho ý kiến về Dự Luật đặc khu như đã lên trước đó. Lý do của việc này là dự án luật đang được cân nhắc lại, trên cơ sở lắng nghe ý kiến của nhân dân - theo Tổng thư ký quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Ông Phúc cho rằng cũng chưa vội vã lắm vì còn 2 tháng nữa kỳ họp thứ 6 của Quốc hội mới diễn ra.
Sáng 8/8/2018, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch quốc hội, chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.
Như vậy, việc tạm nhấc Dự Luật đặc khu ra khỏi chương trình kỳ họp thứ 26 của Ủy ban thường vụ quốc hội không có gì mới so với việc ngày 11/6/2018, Quốc hội quyết định lùi việc thông qua Dự Luật này sang kỳ họp thứ 6 sẽ diễn ra vào tháng 10/2018. Điều này cho thấy Dự Luật đặc khu sẽ vẫn được thông qua trên cơ sở sửa đổi đôi chút nội dung hay một vài câu chữ nhằm xoa dịu dư luận.
Vì vậy tình hình đặc khu chẳng có gì sáng sủa hơn trước thông tin này.
Không thể không ra luật ?
Khi đưa dự án Luật đặc khu ra thảo luận ở kỳ họp thứ 5, bà Nguyễn Thị Kim Ngân phát ngôn đầy tính áp đặt : "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật". Quyết tâm này xuất phát từ việc họ đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho việc thành lập 3 luật đặc khu để bán. Nhưng kỹ lưỡng, công phu không đồng nghĩa với cẩn thận, sáng suốt.
Khi Dự Luật đặc khu được đưa ra kỳ họp thứ 5 để thông qua, người ta mới sững sờ và tìm hiểu mới biết, dự án luật này đã được ráo riết chuẩn bị từ nhiều năm trước đó.
Ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, ý tưởng xây dựng đặc khu đã có từ thời ông Võ Văn Kiệt làm thủ tướng. Tuy nhiên, đến đầu thập niên 10 thì hoạt động xung quanh việc thành lập đặc khu mới được đẩy nhanh, trước hết nhằm vào Vân Đồn. Những cuộc hội thảo, những đoàn cán bộ của Quảng Ninh đi thăm học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc, rồi những đoàn cố vấn Trung Quốc sang Việt Nam ngày càng nhộn nhịp hơn. Rồi Luật đặc khu được bắt tay vào xây dựng từ năm 2014. Vân Đồn được ví như "đại công trường" của Quảng Ninh với hơn 70 dự án về hạ tầng đô thị, giao thông, dịch vụ du lịch ồ ạt triển khai.
Cho tới đầu năm nay thì Ban chỉ đạo Quốc gia xây dựng đặc khu kinh tế được thành lập do ông Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng ban.
Mặc dù buộc phải lùi lại thời gian thông qua Dự Luật đặc khu nhưng trong giới cầm quyền vẫn không ngừng tuyên truyền cho nó. Nguyễn Văn Thân, đại biểu quốc hội nói "không ủng hộ luật đặc khu là một sai lầm" và hối thúc cần phải làm đặc khu càng sớm càng tốt. Tỉnh Quảng Ninh vẫn tiếp tục đề xuất cần nhanh chóng hoàn thiện Luật đặc khu v.v...
Tại sao người Việt Nam phản đối đặc khu ?
Phía cầm quyền đã tưởng việc thông qua Luật đặc khu tại kỳ họp thứ 5 chỉ là vấn đề thủ tục. Thế nhưng, dự luật này vấp phải sự phản đối gay gắt của công luận và các tầng lớp nhân dân. Ông Nguyễn Xuân Phúc phải thừa nhận Luật đặc khu đã "gây ra làn sóng khủng khiếp". Đây là một điều mà Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam và Quốc hội Việt Nam không lường trước được và họ hoàn toàn bất ngờ. Cuộc xuống đường ngày 10/6/2018 và sau đó của hàng chục nghìn người ở Sài Gòn và nhiều tỉnh thành khác buộc Quốc hội phải dừng thông qua Luật đặc khu, tuy vẫn "dọa" sẽ thông qua vào kỳ họp tới.
Dự Luật đặc khu bị phản đối quyết liệt có 2 nguyên nhân chính :
Thứ nhất là việc lập đặc khu là không cần thiết. Nhiều học giả chỉ ra rằng, mô hình đặc khu đã lỗi thời, không còn phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội hiện nay. Mặt khác, đã có Luật Đầu tư tạo cơ sở pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài rồi thì xây dựng Luật đặc khu để làm gì ? Điều thấy rõ là nhà cầm quyền Việt Nam muốn tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho một đối tượng đầu tư cần được ưu đãi hơn, mà ai cũng biết là Trung Quốc. Nghĩa là, cùng đầu tư vào Việt Nam nhưng nhà đầu tư Trung Quốc sẽ được ưu tiên hơn.
Đặc khu là sản phẩm của việc học tập Trung Quốc. Đặc điểm chung của các nước cộng sản là rất say sưa với xây dựng hình mẫu nhưng hình mẫu nào cũng hỏng. Vào thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc từng ầm ỹ lên các điển hình về phong trào thi đua như : "Sóng Duyên Hải", "Gió Đại Phong", "Trống Bắc Lý", "Cờ Ba nhất"... Điển hình nào cũng ồn ào một thời gian ngắn rồi tắt ngóm.
Từ trước đến nay, nhà cầm quyền Việt Nam hầu như cái gì cũng làm theo Trung Quốc và đã thất bại đau đớn nhưng cho đến tận bây giờ, Trung Quốc vẫn là hình mẫu của họ, vẫn là học tập kinh nghiệm của Trung Quốc. Trong khi đó, có nhiều bài học thành công của các nước khác, trên thế giới có, trong khu vực có thì họ rất dè dặt. Và điều kỳ lạ hơn, họ học tập Trung Quốc cả trong khi chính Trung Quốc là kẻ đã thôn tính biển đảo, đất liền của Việt Nam, giết người Việt Nam và phần chủ quyền còn giữ được cũng luôn luôn bị đe dọa. Ngụy biện cho việc này là luận điệu "học ở chính kẻ thù". Trong khi nhân dân Việt Nam căm ghét và cảnh giác đối với Trung Quốc thì lãnh đạo Việt Nam hầu như không thèm đếm xỉa đến. Họ mụ mẫm đến nỗi tận bây giờ vẫn say mê với mô hình đặc khu của Trung Quốc trong khi chính Trung Quốc đã từ bỏ nó.
Ngoài lý do không cần thiết phải lập đặc khu thì nguyên nhân chính vấp phải sự phản đối của nhân dân là yếu tố Trung Quốc. Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng rối rít trấn an rằng Dự Luật không có chữ nào nói đến Trung Quốc, nhưng không qua được mắt người dân Việt Nam.
Xét về Luật, không có chữ nào nói đến một đối tượng cụ thể mới là bình thường. Nó là điều sơ đẳng nhất, chẳng cần gì phải thanh minh. Nhưng hình như vì trung thành với Trung Quốc quá, nhiệt tình với Trung Quốc quá không kiềm chế nổi nên hình bóng Trung Quốc vẫn cứ lởn vởn trong Dự luật đặc khu. Điều 55 của Dự luật này không dám gọi thẳng Trung Quốc mà trí trá gọi là "nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh". "Nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh" không phải là Trung Quốc thì là nước nào vậy, thưa ông Nguyễn Chí Dũng ? Câu hỏi này nhiều người đã đặt ra, chẹn vào họng ông Nguyễn Chí Dũng và ông ta không thể trả lời.
Yếu tố Trung Quốc không chỉ căn cứ vào sự bóng gió trong Dự Luật mà người ta khẳng định được khi xét toàn bộ quá trình chuẩn bị cho đặc khu như đã điểm qua trên đây và xét về mối quan hệ vừa đặc biệt, vừa khó hiểu giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc. Trong quá trình chuẩn bị, chỉ thấy Việt Nam cử người sang Trung Quốc học kinh nghiệm, rồi cố vấn Trung Quốc sang Việt Nam chỉ đạo, có mặt trong các cuộc hội thảo về đặc khu chứ làm gì có nước nào khác dính dáng đến.
Giải pháp tốt nhất : Không đặc khu
Cho Trung Quốc thuê đất ắt dẫn đến mất nước, điều này nhiều người đã phát biểu, nhiều bài viết đã phân tích. Sự lo lắng của người Việt Nam hoàn toàn có cơ sở vì Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm và truyền kiếp đối với Việt Nam. Khi Trung Quốc vờ vịt tình đồng chí, anh em, chung hệ tư tưởng với Việt Nam thì chúng càng lộ rõ dã tâm hơn và xâm lược ráo riết hơn. Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng vươn qua đảo Hải Nam, chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và khống chế Biển Đông. Điều này, thời kỳ chưa cộng sản là hoàn toàn không có.
Người Việt Nam hiểu quá rõ về kẻ thù của mình, chỉ có lãnh đạo đất nước là cố tình không hiểu.
Khi Dự Luật đặc khu vấp phải sự phản đối của nhân dân, họ còn lừa mị, đánh lạc hướng dư luận rằng sẽ hạ thời gian cho thuê từ 99 năm xuống 70 năm. Họ làm như thể người dân chỉ lo lắng mỗi chuyện cho thuê 99 năm thì lâu quá và vì vậy chỉ cần hạ xuống là xong. Nhưng người dân trả lời ngay bằng khẩu hiệu : Không cho Trung Cộng thuê đất, dù chỉ 1 ngày.
Biểu tình phản đối Dự luật đặc khu ở Sài Gòn. Nguồn Internet
Vấn đề cho thuê đất, có thể thấy rõ người Việt Nam chỉ bức xúc, gay gắt và cảnh giác cao độ khi đối tượng thuê là Trung Quốc. Giả sử có một hiệp định cho Anh, Mỹ hay Nhật, Hàn thuê đặc khu nào đó kể cả với thời hạn 99 năm thì sẽ không vấp phải sự phản đối như vậy, nếu không nói còn được hoan nghênh.
Như vậy, thái độ của người dân đối với đặc khu là nói không với Trung Quốc, còn mục đích của nhà cầm quyền là lập đặc khu để cho Trung Quốc thuê. Mâu thuẫn này là đối kháng và buộc phải giải quyết, hoặc là nhà cầm quyền nghe theo dân, hoặc là họ bất chấp tất cả.
Tuy nhiên, bây giờ không phải lúc nhà cầm quyền muốn làm gì thì làm. Hàng chục nghìn người dân xuống đường phản đối dự án đặc khu, cho dù hàng trăm người bị bắt và hàng chục người đã bị kết án tù. Họ cần phải hiểu, sự phản đối của người dân với tất cả lòng can đảm xuất phát từ lòng yêu nước chứ không có thế lực thù địch nào ở đây cả. Cần phải tính trước những gì sẽ xảy ra nếu họ cố tình thông qua Dự Luật đặc khu để rước giặc vào nhà. Đàn áp, bỏ tù người yêu nước chỉ có thể là kẻ bán nước.
Tốt nhất, nhà cầm quyền hãy từ bỏ vĩnh viễn dự án đặc khu. Hoặc Luật đặc khu phải ghi rõ trừ Trung Quốc ra và cấm Trung Quốc đầu tư thông qua một bên thứ ba. Nhưng để tránh rắc rối và cho chắc chắn thì không đặc khu gì cả.
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn : RFA, 08/08/2018 (nguyentuongthuy's blog)
Tôi đặt dấu ngoặc kép hai chữ "cuộc chơi", vì khi tôi sử dụng nó nhằm tăng khả năng biểu đạt thì với Lê Anh Hùng lại là một vấn đề nghiêm túc.
Blogger Lê Anh Hùng. Ảnh minh họa
Nói đến Lê Anh Hùng, người ta nghĩ ngay đến người kiên trì tố cáo nhiều lãnh đạo cao cấp nhất với nội dung làm ai đọc cũng phải kinh ngạc được gửi đi qua email đồng thời đăng công khai lên mạng xã hội. Lá đơn đầu tiên anh gửi vào ngày 21/4/2008 và trước khi bị bắt 3 ngày, anh đã kịp gửi đi lá đơn thứ 139. Không chỉ Lê Anh Hùng mà vợ anh khi chưa ly hôn là Lê Thị Phương Anh cũng tham gia vào việc tố cáo này. Lê Anh Hùng cho rằng những gì "vợ chồng tôi tố cáo mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm", "Đây là chuyện vô cùng hệ trọng của đất nước".
Hai vợ chồng Lê Thị Phương Anh và Lê Anh Hùng chụp hình lưu niệm tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế – 38 Kỳ Đồng, Sài Gòn
Theo đuổi vụ tố cáo này đến hơn 10 năm cho đến khi bị bắt, đủ nói lên lòng kiên trì và quyết tâm của Hùng. Tuy nhiên, mỗi lá đơn của anh gửi đi đều được trả lời bằng sự im lặng, trừ 2 lần anh bị tống vào trại tâm thần và một lần được Bộ Công an trả lời gián tiếp qua Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, bác bỏ hoàn toàn những gì anh tố cáo.
Nhưng Lê Anh Hùng lại là người gan góc, nhất định không chịu bỏ cuộc. Sang đến năm 2018, Hùng nghĩ cách khác. Anh cho rằng, chỉ khi bị bắt thì nội dung tố cáo của anh mới có thể bung ra.
Vì vậy, hoạt động của Lê Anh Hùng trong những tháng gần đây rốt ráo hơn để... "được bắt". Anh liên tục mang băng rôn có cùng một nội dung "Yêu cầu nhà chức trách khởi tố và bắt giam tên trùm gián điệp Hoàng Trung Hải, cùng tên Việt gian bán nước Nguyễn Phú Trọng, kẻ đã bao che và đồng lõa với y mười mấy năm qua" giăng ở các điểm dễ gây chú ý trên đường phố Hà Nội.
- Ngày 8/5/2018, Lê Anh Hùng giương biểu ngữ ở đường Độc Lập, trước Hội trường Ba Đình. Đây là sự kiện hết sức đăc biệt. Lần đầu tiên, có một người đứng giữa thủ đô Hà Nội, đòi bắt Tổng bí thư và bí thư Thành phố Hà Nội.
- Một buổi sáng vào giữa tháng 5 năm 2018, Lê Anh Hùng gọi cho tôi dặn anh sẽ lại mang băng rôn biểu tình trước Hội trường Ba Đình. Nếu 9g40’ gọi không được tức là anh đã bị bắt. Tôi bảo, sao không rủ thêm ai để có người chụp hình. Hùng nói không cần đến 2 người bị bắt, cũng không cần hình ảnh. Tôi hiểu ý định của Hùng từ khi ấy.
Không đợi đến giờ tôi cần gọi, Hùng chủ động gọi cho tôi với giọng tiếc rẻ : "Cháu đến trước nhà Quốc hội, giăng biểu ngữ một lúc thì bảo vệ đến xua đuổi, chứ nó không chịu bắt".
- Ngày 23/5/2018, Lê Anh Hùng lại mang băng rôn treo ở cầu vượt giao lộ Chùa Bộc - Thái Hà - Tây Sơn. Lần này, sự kiện gây chú ý rộng rãi hơn. Hùng vẫn về nhà an toàn nhưng việc làm này dẫn đến quyết định bắt anh 40 ngày sau đó. Nhiều người cho rằng Hùng quá mạo hiểm và khuyên ngăn. Dư luận viên thì cho rằng anh "điếc không sợ súng". Không ai biết ý Hùng đã quyết và không ai có thể ngăn cản.
- Chiều tối 3/6/2018, Lê Anh Hùng bị bắt ở cửa hàng in ấn số 323 Nguyễn Trãi khi anh đến lấy băng rôn. Nội dung băng rôn này giống như băng rôn đã giương ở trước Hội trường Ba Đình và treo ở cầu vượt nhưng kích thước lớn hơn. Như vậy, Hùng chuẩn bị cho những buổi biểu tình tiếp theo với ý định tiếp tục cho đến khi bị bắt thì thôi.
Lê Anh Hùng bị đưa về đồn công an phường Thanh Xuân quận Đống Đa để thẩm vấn. Buổi thẩm vấn kéo dài đến 2 giờ sáng ngày 4/6/2018. Trước khi được thả, Hùng yêu cầu khởi tố vụ án mà anh nêu trong đơn tố cáo và thách thức : "Tôi thách các anh khởi tố vụ án đấy !".
- Ngày 5/7/2018, khi thấy nhiều an ninh lảng vảng trong lúc anh đang ăn sáng, Hùng nhắn cho Nguyễn Vũ Bình, nếu 9g gọi cho Hùng mà không liên lạc được tức là anh đã bị bắt. Và mọi việc diễn ra theo đúng như Hùng tính trước.
Như vậy, Lê Anh Hùng đã đạt được ý định. Đừng vội cho rằng Hùng thích đi tù. Ai cũng biết đi tù mất tự do, sinh hoạt thiếu thốn, môi trường sống khắc nghiệt... như thế nào. Ngoài ra, còn mất thu nhập do anh làm ra để nuôi mẹ già, con dại. Hùng biết quá rõ điều đó chứ. Nhưng việc bị bắt, bị khởi tố rồi ra tòa, anh sẽ cất lên được tiếng nói. Anh hy vọng vụ tố áo của anh sẽ được vỡ ra nơi pháp đình. Không biết nó có diễn ra như thế không nhưng đó là nước tính của Lê Anh Hùng. Quên thân mình cho mục đích, lý tưởng, lúc nào cũng đau đáu lo cho vận nước, điều này Hùng đáng trân trọng biết bao.
Mạng xã hội tràn ngập lời ca ngợi Lê Anh Hùng. Người ta cảm phục, ngưỡng mộ anh ở khí phách và lòng can đảm. Sự dấn thân của anh thật đặc biệt. Ai cũng biết hoàn cảnh Hùng rất éo le, bất hạnh. Sau khi ly hôn với Lê Thị Phương Anh, anh sống với người mẹ đã già yếu. Hùng bị bắt trong khi con trai 10 tuổi của anh phải mổ vì căn bệnh hiểm nghèo. Chỉ trong 2 ngày 5 và 6/7, quỹ hỗ trợ Lê Anh Hùng do Nguyễn Thúy Hạnh kêu gọi đã tiếp nhận được 160 triệu đồng. Tôi kể ra thế để biết lòng dân nghĩ như thế nào về những người được coi là phản động mà cụ thể ở đây là Lê Anh Hùng.
Khi Lê Anh Hùng bị bắt, nhiều người cho rằng, bây giờ mới bắt Hùng là hơi muộn. Tôi đồng ý với ý kiến đó, nhưng không có nghĩa cho rằng Hùng có tội mà tôi căn cứ vào "căn tính" của nhà cầm quyền. Căn tính đó là ai làm điều gì khó chịu cho họ, mặc dù không vi phạm pháp luật, khi đã tới mức qua ngưỡng là họ bắt. Với Lê Anh Hùng, cái ngưỡng đó đã qua từ lâu. Vấn đề là bắt Hùng như thế nào, quy vào tội gì ? Chẳng lẽ vẫn dùng bài tống vào trại tâm thần ? Vụ tố cáo của Hùng quá "nhạy cảm", động chạm quá lớn, họ sẽ được gì và mất gì ? Trong khi đó, Hùng lại vẫn thản nhiên thách thức. Phải nói Lê Anh Hùng đã làm nhà cầm quyền "chịu đựng" quá lâu. Nay Hùng đã đạt được mục đích trước mắt, liệu họ có bị Hùng dắt đi ngoài ý muốn ?
Để làm nhụt ý chí, tinh thần của ai đó, nhà cầm quyền dùng nhiều biện pháp trấn áp, đe dọa, gây khó khăn trong cuộc sống, không được thì bắt tù. Nhưng với Lê Anh Hùng lại cần được bắt, dù có thể họ không hề muốn, điều này quả là một vấn đề nan giải đối với họ.
Lê Anh Hùng có đạt được mục đích hay không, không ai có thể nói trước. Nhưng rõ ràng, anh đang chủ động trong "cuộc chơi".
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn : RFA, 08/07/2018 (nguyentuongthuy's blog)
Sáng ngày 5/7/2018, công an đến bao vây nhà Lê Anh Hùng. Khi bị bao vây, Hùng nhắn tin cho bạn bè nói nếu 9 giờ gọi không được tức là anh đã bị bắt.
Từ 9 giờ, nhiều người quan tâm đã gọi vào số máy của Lê Anh Hùng 01292091829, máy đổ chuông nhưng không thưa máy.
Anh Nguyễn Vũ Bình đã có cuộc nói chuyện điện thoại với bà Trần Thị Niệm mẹ đẻ của Lê Anh Hùng. Bà cho biết Hùng đã bị bắt khởi tố, theo điều 331 bộ Luật hình sự 2015, tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước (tương ứng điều 258 cũ). Hùng có lệnh tạm giam 3 tháng.
Công an bắt Hùng lúc 7-8 giờ. Việc khám nhà tới hơn 10 giờ.
Lê Anh Hùng sinh ngày 27/8/1973, tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân, quê ở Hà Tĩnh, hiện sống với mẹ đẻ ở Hà Nội. Anh là một blogger, nhà báo độc lập đấu tranh can đảm và dứt khoát. Lê Anh Hùng nổi tiếng về những lá đơn tố cáo các lãnh đạo cao nhất như Nông Đức Mạnh, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Tấn Dũng và sau này là Nguyễn Phú Trọng. Đơn của anh đã được anh trao tận tay cho đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc.
Trong quá trình tố cáo, Lê Anh Hùng đã 2 lần bị cưỡng bức vào trại tâm thần vào tháng 5/2010 và tháng 10/2012.
Lê Anh Hùng là một cây bút phản biện mạnh mẽ, mạnh bạo đề cập đến những đề tài rất "nhạy cảm" hoặc khó viết. Anh còn là dịch giả của nhiều cuốn sách kinh tế, thương mại. Lê Anh Hùng là Hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam từ ngày thành lập (4/7/2014) và là cộng tác viên, thường xuyên viết bài cho Đài Tiếng nói Hoa Kỳ.
Gần đây, vào tháng 5/2018, Lê Anh Hùng giăng biểu ngữ ở trước nhà quốc hội, ở cầu vượt ngã tư Tây Sơn - Chùa Bộc với nội dung yêu cầu bắt ông Nguyễn Phú Trọng và ông Hoàng Trung Hải.
Việc Lê Anh Hùng bị bắt đối với anh có thể nói anh đã chờ đợi từ lâu. Nói chuyện với tôi, anh tỏ ý bế tắc về 139 lá đơn tố cáo của anh bị chìm đi. Có một lần Bộ Công an trả lời đại biểu Dương Trung Quốc, cho rằng anh bị tâm thần hoang tưởng và nội dung tố cáo trong đơn là không có thật. Lê Anh Hùng nhận xét đó là lối trả lời "cả vú lấp miệng em". Anh cho rằng, chỉ khi bị bắt, ra tòa thì vụ tố cáo theo đuổi từ nhiều năm nay của anh mới bung ra được.
Ngày 16/4/2018, Lê Anh Hùng tuyên bố : "Tôi sẽ hành động quyết liệt nếu đến Hội nghị Trung ương 7 (đã họp tháng 5/2018 - Tác giả ghi chú) tới đây mà nhà chức trách vẫn không giải quyết vụ tố cáo của tôi".
Và Lê Anh Hùng đã hành động theo lời tuyên bố đó.
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn : RFA, 05/07/2018 (nguyentuongthuy's blog)
*******************
Việt Nam bắt blogger Lê Anh Hùng (VOA, 05/07/2018)
Sáng ngày 5/7/2018, Blogger Lê Anh Hùng, một cộng tác viên thường xuyên của VOA Tiếng Việt, đã bị chính quyền thành phố Hà Nội bắt giam, nghi do tố cáo lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, theo tin từ gia đình.
Blogger Lê Anh Hùng - Ảnh VOA
Từ Hà Nội, bà Trần Thị Niệm, thân mẫu của blogger Lê Anh Hùng nói với VOA :
"Khoảng từ 7 giờ tới 10 giờ họ đã đọc lệnh bắt, phạm vào Điều 331 của Bộ Luật hình sự, tạm giam 3 tháng. Hùng không có vẻ lo sợ gì và nói với mẹ rằng ‘không có việc gì đâu.’"
Theo Bộ Luật Hình sự năm 2015, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, Điều 331 có nội dung tương tự như Điều 258 của Bộ Luật Hình sự năm 1999, về việc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Nhà báo độc lập Nguyễn Vũ Bình, người cộng tác với Blogger Lê Anh Hùng nói với VOA :
"Tôi phản đối việc bắt giam anh Lê Anh Hùng. Các hoạt động của Lê Anh Hùng nổi cộm nhất là việc tố cáo, và nguyện vọng của Hùng là muốn xử lý các đơn đó. Nếu như nhà nước xử lý các đơn đó theo đúng các trình tự pháp luật thì không có vấn đề gì. Nhưng đằng này nhà nước không xử lý, Hùng đã gây sự chú ý để nhà nước xử lý các đơn đó. Họ đã không xử lý theo đơn mà bắt người như vậy là không đúng trình tự pháp luật".
Hội Nhà Báo Độc Lập, mà Blogger Lê Anh Hùng là một thành viên, cũng vừa ra thông báo, cho biết Lê Anh Hùng vừa bị khám xét nhà và bắt tạm giam 3 tháng.
Bà Niệm cho VOA biết, khi lục soát tư gia sáng nay, công an đã thu giữ các băng-rôn tố cáo lãnh đạo cấp cao của Việt Nam :
"Hùng có mấy cái băng-rôn, khi họ bắt họ thu hết. Các băng rôn này lên tiếng chống Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng".
"Anh Lê Anh Hùng gần đây gây ồn ào với việc viết 137 lần đơn thư tố cáo các lãnh đạo nhà nước !" Blogger Lê Nguyễn Hương Trà viết trên Facebook hôm 5/7.
Vào tháng 4/2018, Blogger Lê Anh Hùng viết : "Kể từ năm 2008 đến nay, tôi đã vạch trần âm mưu cướp nước của Trung Quốc thông qua bàn tay của ông cựu Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải, nay là Bí thư Thành ủy Hà Nội, cùng một số lãnh đạo chóp bu đã bị ông ta khống chế và thao túng".
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình cho biết thêm về các đơn tố của Blogger Lê Anh Hùng :
"Các đơn tố cáo đó Lê Anh Hùng gửi đi rất nhiều nơi, trong đó tập trung vào Bí Thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và một số người nữa, toàn các quan chức cao cấp. Lê Anh Hùng muốn tố cáo việc Lê Anh Hùng đã nêu ra và muốn được xử lý theo đúng trình tự pháp luật. Nếu là nhà nước pháp quyền thì họ sẽ xử lý theo đơn tố cáo. Nếu tố cáo sai thì sẽ xử lý người tố cáo sai. Còn không xử lý đơn mà bắt người thì không đúng".
Trên mạng xã hội loan truyền một băng-rôn của blogger Lê Anh Hùng yêu cầu nhà chức trách khởi tố và bắt giam ông Hoàng Trung Hải và ông Nguyễn Phú Trọng.
Lê Anh Hùng là một blogger cho VOA tiếng Việt từ nhiều năm qua. Ngoài ra, ông còn là dịch giả, nhà báo độc lập và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
******************
Blogger Lê Anh Hùng bị bắt và khởi tố (RFA, 05/07/2018)
Blogger Lê Anh Hùng vừa bị công an Hà Nội bắt tạm giam và khởi tố sáng ngày 5 tháng 7 năm 2018 tại Hà Nội.
Blogger Lê Anh Hùng vừa bị công an Hà Nộ bắt tạm giam và khởi tố theo điều 331 Bộ luật hình sự Việt Nam (điều 258 cũ) sáng ngày 5 tháng 7 năm 2018 tại Hà Nội. Courtesy FB Nguyễn Thúy Hạnh
Ông Lê Anh Hùng bị bắt khi đang đi ăn sáng, rồi bị đưa về nơi cư ngụ tại nhà số 19, ngõ 120/22/2 đường Kim Giang, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Tại đó lực lượng chức năng đọc lệnh bắt và khởi tố ông này theo điều 331 Bộ luật hình sự Việt Nam (điều 258 cũ).
Trả lời Đài Á Châu Tự Do ngay sau đó, bà Trần Thị Niêm, mẹ của blogger Lê Anh Hùng cho biết :
"Vào lúc 7 giờ sáng Hùng đang đi ăn ngoài quán thì họ bắt đem vào nhà và đọc lệnh bắt, theo tội danh là ‘có hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân, đã vi phạm điều 331 bộ luật hình sự’, hiện đang bị tạm giam tại trại giam số 2, công an thành phố Hà Nội.Cái giấy họ để lại cho tôi như thế".
Bà Niêm cũng cho biết công lục soát nhà ông Hùng và lấy đi một ít đồ và tiền bạc của ông :
"Công an, đại diện viện kiểm sát họ lục lạo, nhưng chẳng có cái chi, chỉ có mấy cái giấy quảng cáo, băng rôn vậy thôi. Không biết trong mình có giấy gì không, họ lục lạo, tôi thì ở dưới này. Tiền nong thì có 4, 5 tờ đô gì đó, tôi xin lại thì họ không cho. Hùng không dặn được gì tôi, chỉ nói Mẹ đừng lo, không sao đâu".
Ông Lê Anh Hùng là một blogger, nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người công khai lên tiếng cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam từ nhiều năm nay.
Ông Hùng cũng là một người được biết đến rất năng động trong việc biểu tình chống Trung Quốc và từng có đơn tố cáo các lãnh đạo cao cấp nhiều lần. Vào năm 2013, ông từng bị công an đưa vào bệnh viện tâm thần Hà Nội và giữ tại đó 12 ngày.
***********************
Blogger Lê Anh Hùng bị bắt tạm giam 3 tháng (BBC, 05/07/2018)
Ông Lê Anh Hùng, blogger, thành viên Hội Nhà báo Độc lập bị bắt tạm giam 3 tháng hôm 5/7 theo Điều 331 Bộ luật Hình sự về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước…"
Blogger Lê Anh Hùng
Điều 331 BLHS 2015 tương đương với Điều 258 BLHS (cũ) đã được sửa đổi, bổ sung và mở rộng hơn. Trong đó thay đổi quy định tại Khoản 2 từ "Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm" thành "Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm".
Trước lúc bị bắt, ông Hùng được cho là nhắn một số nhà hoạt động khác rằng "có mấy nhân viên an ninh đang lảng vảng gần nhà tôi" và "nếu hôm nay không liên lạc được thì có nghĩa là tôi đã bị bắt cóc".
Ông Hùng được biết đến qua nhiều post trên mạng xã hội về dân chủ và nhân quyền Việt Nam. Blogger này nhiều lần khiếu kiện lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, đưa nhiều cáo buộc liên tiếp nhắm vào ông Hoàng Trung Hải, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy Hà Nội.
Ông Hùng cũng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội các năm trước.
Là cộng tác viên thường xuyên của Đài VOA Việt ngữ, bài gần nhất của ông Hùng trên trang này là bình luận về luật An ninh mạng và luật Biểu tình. Ông viết : "Bất luận thế nào, trong môi trường quyền lực, chúng ta không nên đặt niềm tin tuyệt đối vào bất cứ ai, bởi kẻ nắm giữ quyền lực ngày hôm nay rất có thể đã "lột xác" so với cùng con người ấy ngày hôm qua. Quyền lực vì thế cần thường xuyên được giám sát và kiểm soát".
Hôm 5/7, trả lời BBC, ông Phạm Chí Dũng, đại diện Ban biên tập Hội Nhà báo Độc lập, xác định việc ông Hùng bị băt́, nhưng nói : "Hiện tại tôi chưa đưa ra bình luận gì về việc ông Lê Anh Hùng bị bắt".
"Có lẽ phải đợi thêm ít thời gian thì tôi mới nói về vụ này".
"Tôi được biết ngoài là thành viên Hội Nhà báo Độc lập, ông Hùng còn là thành viên Hội Anh em Dân chủ".
Một post gần đây trên trang cá nhân của ông Lê Anh Hùng viết : "Tôi kết nhất đoạn này : "Để làm được việc người dân bên trong và bên ngoài cùng nhau hợp lực để xây dựng quốc gia dân tộc, điều cần làm trước tiên là một cuộc cách mạng dân chủ ở Việt Nam. Để cách mạng xảy ra thì thanh gươm và lá chắn (công an và quân đội) phải là của quốc gia dân tộc chứ không phải là của đảng Cộng sản Việt Nam".
'Bắt buộc chữa bệnh'
Hôm 5/7, nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh cho biết trên Facebook rằng ông Hùng bị bắt ngay trước lúc định đưa con trai 10 tuổi đang bệnh ra Huế phẫu thuật.
Trong một bài đăng vào tháng 1/2018, tờ Thời Nay, một ấn phẩm của báo Nhân Dân cho biết hồi năm 2009, ông Lê Anh Hùng bị Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Quảng Trị khởi tố và bắt tạm giam về tội "Vu khống" theo Điều 122 Bộ luật Hình sự.
Tờ báo viết : "Tuy nhiên, sau khi xác minh bị can thực hiện hành vi sai phạm trong tình trạng bị bệnh tâm thần hoang tưởng, mất khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi nên không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, Công an tỉnh Quảng Trị đã chuyển hồ sơ tới Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị để hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, tạm giam và ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can Lê Anh Hùng".
Hồi tháng 4/2018, sáu nhà hoạt động của Hội Anh em Dân chủ, trong đó có Luật sư Nguyễn Văn Đài, bị tuyên án tổng cộng 66 năm tù về tội "Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 Bộ luật Hình sự. Sau đó, hai người trong số này, Luật sư Đài và cộng sự Lê Thu Hà được đưa ra khỏi nhà tù đi tỵ nạn tại Đức.
Ít ra, từ Mùa hè năm 2011 (hoặc có thể sớm hơn, từ 2007 ?), nhà cầm quyền đưa ra khái niệm "biểu tình trái phép", được báo chí, tuyên giáo, dư luận viên và cả lãnh đạo sử dụng nhằm chụp tội người biểu tình. Khi bị phản biện, quyền biểu tình là quyền hiến định thì họ ngụy biện rằng biểu tình nhưng phải theo qui định của pháp luật, khi chưa có luật biểu tình thì không được biểu tình. Vì vậy, họ cho Luật biểu tình là món quà, có thể ban cho dân lúc nào thì dân được hưởng lúc ấy mà không thấy đấy là trách nhiệm của họ phải luật hóa trong thời gian sớm nhất.
Những người biểu tình hô khẩu hiệu phản đối luật Đặc khu trong cuộc biểu tình ở Sài Gòn hôm 10/6/2018 - AFP
Bởi quan niệm như thế, Luật biểu tình bị hoãn đi hoãn lại bởi những đầu óc bảo thủ, quan điểm ban phát trong Đảng, trong Quốc hội. Tiên phong trong việc chống Luật biểu tình là Hoàng Hữu Phước, đại biểu quốc hội khóa 8. Ông ta chê dân trí Việt Nam thấp nên chưa thể ra luật biểu tình. Hoàng Hữu Phước căm ghét biểu tình tới mức láo hỗn cho rằng biểu tình là một sự ô danh : "Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh".
Trước hết, quyền biểu tình là quyền hiến định ghi ở điều 25 Hiến pháp" :
"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".
Khi đã là quyền hiến định thì không có một cơ sở pháp lý nào để nói rằng, người dân không được phép biểu tình, cho dù có luật biểu tình hay không.
Quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam cũng được hiến định tại điều 4 Hiến pháp. Tuy nhiên, điều 4 cũng qui định "Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật". Cho đến nay điều 4 cũng chưa được luật hóa nhưng Đảng cộng sản Việt Nam vẫn cứ thực hiện quyền lãnh đạo của mình, thọc tay vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mặc dù thọc đến đâu thì hỏng đến đó.
Đảng cộng sản Việt Nam không cần luật hóa điều 4 mà vẫn thể hiện quyền lãnh đạo của mình thì lý do gì mà người dân phải chờ Luật biểu tình mới được thể hiện lòng yêu nước ?
Trên nguyên tắc và tinh thần bình đẳng trước pháp luật, giả định một cuộc mặc cả giữa một bên là nhân dân, một bên là Đảng cộng sản Việt Nam như thế này : nếu dân đồng ý tạm dừng biểu tình để chờ luật thì Đảng cộng sản Việt Nam cũng phải dừng hoạt động để chờ luật. Đảng cộng sản Việt Nam có chấp nhận không ? Dĩ nhiên là không bao giờ họ chấp nhận, nhưng lại bắt nhân dân phải chấp nhận.
Miệng họ nói biểu tình là trái luật nhưng ghi nhận bằng văn bản đâu phải là điều đơn giản. Vì vậy mới có chuyện ngày 18/8/2011, chính quyền Hà Nội ra một thông báo cấm biểu tình, kỳ quặc và bôi bác chưa từng thấy, được gửi đến tận từng người biểu tình và đọc cả lên đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội. Thông báo không có ai ký mà chỉ có cái dấu treo. Nơi nhận không có và số công văn cũng không có nốt. Nghĩa là chẳng ai phải chịu trách nhiệm cả.
Luật biểu tình không phải là thứ để ban phát, bố thí cho dân. Ngược lại, bên cần Luật biểu tình hơn phải là nhà cầm quyền. Họ cần để quản lý hoạt động biểu tình. Về phía người biểu tình dù có luật hay không có luật, họ vẫn có quyền biểu tình. Có khi ra luật biểu tình lại bất lợi hơn cho người dân vì những điều khoản khắt khe, phức tạp như chờ thời gian đăng ký (hay xin phép) cùng với đủ các giới hạn khác, có thể là cấm một số tuyến phố "nhạy cảm", xét duyệt nội dung các khẩu hiệu, qui định về thời gian, hạn chế số người tham gia... Đó là còn chưa kể các tiểu xảo khác như cho hồng vệ binh khiêu khích rồi vu cho dân gây rối trật tự công cộng để bắt hoặc giải tán biểu tình.
Và điều này còn quan trọng hơn : ai bảo có luật biểu tình rồi thì sẽ không bị đàn áp, không bị đánh ? Luật nào cho phép đánh người mà công dân vẫn bị đánh đập đến tàn phế ? Luật nào cho phép ngăn cản quyền đi lại của công dân để họ đưa công an với một lực lượng đông đảo canh khắp các nhà mỗi khi có biểu tình ? Thế nhưng, những việc đó vẫn xảy ra thường xuyên, phổ biến tới mức nhiều người dân cứ tưởng công an họ có quyền làm như vậy ?!
Cho nên, Luật biểu tình có hay không, không phải là điều bức thiết đối với người dân, mà quan trọng ở chỗ nhà cầm quyền có tôn trọng pháp luật không ? Những gì đã diễn ra trong suốt thời gian Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền cho thấy câu trả lời là không. Chưa bao giờ, nhà cầm quyền Việt Nam, đặc biệt là ngành công an lại vi phạm pháp luật trắng trợn với một diện rộng như hiện nay.
Đó là một lẽ đương nhiên. Thế mà khi tranh cãi về quyền biểu tình bị đuối lý, thì nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ và sau đó là thông tư 09/2005/TT-BCA của Bộ Công an cấm tập trung từ 5 người trở lên lại được coi là cứu cánh cho nhà cầm quyền. Họ không nói không được biểu tình nữa mà nói cấm tụ tập đông người. Tại các khu vực biểu tình, loa phóng thanh ra rả đem nghị định 38 ra đòi giải tán, đe dọa. Tất nhiên chẳng ai nghe.
Dùng thông tư 38 để điều chỉnh hoạt động biểu tình là vi hiến. Vì không thể giới hạn mọi cuộc biểu tình phải dưới 5 người được.
Tuy vậy, những người biểu tình vẫn cứ bị bắt, bị đánh đập tàn bạo. Hai đợt biểu tình vào các ngày 9-10 và 16-17 tháng 6/2018 là những ví dụ gần nhất cho thấy điều đó.
Anh Trịnh Văn Toàn bị đánh chấn thương sọ não đang được điều trị ở bệnh viện ở Sài Gòn hôm 17/6/2018. FB Khánh Trần
Lẽ ra, một đất nước tôn trọng luật pháp thì cùng một hành vi sẽ bị xử lý như nhau. Nhưng thực tế thì cách cư xử đối với mỗi cuộc biểu tình lại khác nhau. Nếu biểu tình có lợi cho họ thì không bị đàn áp, như những cuộc biểu tình bị họ lợi dụng để làm giá với Trung Quốc chẳng hạn. Nếu cuộc biểu tình nào bất lợi ít thì bị đàn áp ít, cuộc nào hại nhiều cho họ thì bị đàn áp dữ dội như biểu tình phản đối Luật Đặc khu, Luật An ninh mạng trong những ngày vừa qua. Điều này cũng chỉ là một ví dụ trong ngàn vạn dẫn chứng nói nói lên đất nước này vô luật.
Mặc dù quyền biểu tình của công dân đã rõ ràng như vậy nhưng giới cầm quyền vẫn cứ nói biểu tình trái phép, tập trung đông người là vi phạm để đàn áp, bắt bớ, đánh đập. Trong cuộc biểu tình đẫm máu ngày 17/6/2018 vừa qua, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt 179 người, và nhiều người bị đánh đập vô cùng dã man.
Quyền biểu tình chỉ bị tước đoạt khi nó bị xóa ra khỏi Hiến pháp đồng thời luật pháp có điều khoản cấm biểu tình. Nếu chỉ xóa ra khỏi hiến pháp mà không có điều luật cấm thì dân vẫn có quyền biểu tình vì người dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm.
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn : RFA, 22/06/2018
An ninh mạng, khái niệm phổ biến và khái niệm kiểu... Việt Nam
Có nhiều khái niệm về an ninh mạng.
An ninh mạng là gì ? Dù diễn giải cách nào thì tựu trung có thể hiểu an ninh mạng là quá trình thực hiện những biện pháp bảo vệ các thông tin, dữ liệu của người dùng mạng, chống những truy cập trái phép hay tấn công vào các website, tài khoản cá nhân, thay đổi, phá hủy, đánh cắp thông tin của người khác nhằm mục đích phá hoại hay lừa đảo tài sản. An ninh mạng là những hoạt động nhằm phát hiện, ngăn chặn và ứng phó với các cuộc tấn công vào máy tính.
Từ chỗ an ninh mạng là một khái niệm thuần túy kỹ thuật thì với nhà cầm quyền Việt Nam lại ở lĩnh vực chính trị. An ninh quốc gia ở đây là an ninh của chế độ.
Tuy nhiên, khái niệm an ninh mạng đối với nhà cầm quyền Việt Nam lại khác. Luật An ninh mạng vừa được quốc hội Việt Nam thông qua hôm 12/6/2018 giải thích "An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Như vậy, từ chỗ an ninh mạng là một khái niệm thuần túy kỹ thuật thì với nhà cầm quyền Việt Nam lại ở lĩnh vực chính trị. An ninh quốc gia ở đây là an ninh của chế độ.
Nếu đối tượng của an ninh mạng theo khái niệm phổ biến là tin tặc thì với nhà cầm quyền Việt Nam, đối tượng của an ninh mạng lại là những người bất đồng chính kiến, nói đúng hơn, những người bất đồng chính kiến là đối tượng hàng đầu. Vì vậy, trong giới bất đồng chính kiến và ủng hộ dân chủ đã dấy lên một phong trào phản đối Luật An ninh mạng. Trong bài viết này chỉ đề cập một số điểm về Luật An ninh mạng với giới bất đồng chính kiến.
Luật An ninh mạng thủ tiêu tự do ngôn luận
Cũng như những đạo luật khác, Luật An ninh mạng có những điều cấm. Những điều cấm kỵ này không phải bây giờ mới đưa vào luật mà đã được đề cập ở nhiều đạo luật khác, trong luật này chỉ là nhắc lại cho thêm phần nghiêm trọng mà thôi.
Đề cập chủ yếu trong Luật An ninh mạng nhằm vào giới bất đồng chính kiến và cả những người dân phản ứng bột phát là nội dung tuyên truyền chống nhà nước. Những điều cấm này cũng rất mơ hồ, hiểu như thế nào là do chủ quan của người xử lý. Ví dụ như thế nào là phỉ báng ? Như thế nào là kích động bạo loạn ? Người ta sẵn sàng qui chụp người kêu gọi biểu tình là kích động bạo loạn, lôi kéo tụ tập đông người (cách gọi của nhà cầm quyền chỉ hoạt động biểu tình)...
Với Luật An ninh mạng, doanh nghiệp nước ngoài phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Luật yêu cầu các nhà mạng phải cung cấp thông tin người dùng cho công an. Như vậy, tất cả thư tín cá nhân, bí mật riêng tư kể cả các cuộc hẹn hò tình ái đều phơi ra trước mắt an ninh mạng nếu họ muốn. Những bài đăng không vừa ý nhà cầm quyền sẽ bị xóa. Người đưa thông tin trái ý họ sẽ bị bắt bất cứ lúc nào. Người sử dụng mạng sẽ bị cắt dịch vụ cung cấp mạng hoặc bị cấm dùng mạng, bị cấm đăng ký tài khoản nếu có yêu cầu của công an. Những yêu cầu này sẽ chẳng cần phải tranh luận với đối tượng bị xử lý để ra văn bản sao cho tâm phục khẩu phục, thậm chí chỉ cần yêu cầu miệng của một cá nhân nào đó.
Mọi qui định của Luật rào kín các ngả khiến người sử dụng internet không biết làm gì hơn ngoài việc trưng diện, khoe các cuộc ăn nhậu, tán tỉnh nhau trên mạng, tự do cổ vũ cho lối sống vị kỷ với những dục vọng tầm thường.
Tuy nhiên, những yêu cầu phi lý và phản tiến bộ này có được các công ty mạng nước ngoài chấp nhận hay không và chấp nhận đến đâu lại là chuyện khác. Và ở Việt Nam, luật nào cũng có kẽ hở nên vẫn có thể lách. Lách luật để chống lại sự quản lý hà khắc, xâm phạm đến quyền tự do của con người được qui định ở Hiến pháp, không phải là điều tội lỗi.
Khi các công ty Google, Facebook không chịu đựng được sự can thiệp thô bạo của nhà cầm quyền bởi Luật An ninh mạng, họ sẽ phải rời Việt Nam mà không cần đuổi, như Công ty Google đã phải bỏ thị trường Trung Quốc hồi năm 2010. Khoảng trống này sẽ là cơ hội cho các công ty mạng Trung Quốc như Weibo, WeChat nhảy vào Việt Nam. Giá dịch vụ mạng sẽ rẻ như trái cây ướp bằng chất hóa học hay chân gà, lòng lợn thiu từ Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam vậy. Việc kiểm soát Internet của nhà cầm quyền trở nên đơn giản hơn bao giờ hết vì quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đặc biệt duy nhất trên quả đất này. Có vẻ đây là một kịch bản khi họ ban hành Luật An ninh mạng.
Luật An ninh mạng với giới đấu tranh ở Việt Nam
Chẳng phải bây giờ khi ra Luật An ninh mạng nhà cầm quyền Việt Nam mới bắt đầu xử lý những "sai phạm" khi sử dụng mạng xã hội.
Đã có nhiều người bị bắt và đi tù về viết blog như Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và các thành viên Câu lạc bộ Nhà báo tự do, Nguyễn Quang Lập, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), Trần Đình Ngọc (blogger Nguyễn Ngọc Già), Hồng Lê Thọ (blogger Người Lót Gạch). Những blogger này bị bắt tạm giam dài ngày hay bị kết án mà không ai biết họ tuyên truyền chống chính quyền ở chỗ nào. Nhiều người viết facebook cũng đã bị bắt, bị sách nhiễu hoặc bị đe dọa.
Với những người sử dụng mạng làm phương tiện bày tỏ chính kiến, có công khai danh tính rõ ràng thì không phải đắn đo gì nhiều. Họ đã trưởng thành qua những bản tin, bài bình luận các sự kiện theo nhãn quan độc lập, biểu đạt chính kiến theo qui định của Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị, đã quen với sự răn đe sách nhiễu của công an. Chỉ có điều, với Luật An ninh mạng, các bài viết của họ sẽ dễ dàng bị xóa bỏ, bí mật thư tín đời thường dễ bị kiểm soát và đặc biệt có thể bị cấm mở tài khoản cá nhân hay cắt Internet. Còn tính đến việc bị bắt vẫn là điều đương nhiên.
Ở khía cạnh khác, với những với những người còn sợ hãi, khi tài khoản cá nhân phải công khai danh tính thì họ không dám nêu lên quan điểm chính trị của mình, không dám đưa tin, thậm chí với cả những tin hoàn toàn trung thực ví dụ những đoạn video tại hiện trường không qua lắp ghép, tẩy xóa. Số này rất đông, nếu họ không dám mở miệng thì lượng thông tin, tính đa dạng của những tiếng nói phản biện bị hạn chế đi rất nhiều.
Luật An ninh mạng sẽ không áp dụng cho người thi hành công vụ ?
Chẳng phải đợi Luật An ninh mạng nhà cầm quyền mới ra tay mà thực tế họ đã can thiệp từ lâu, ngay từ khi mạng xã hội ra đời. Điều này ai cũng nhìn thấy. Nhiều website, blog hay email, các trang facebook bị đánh phá, những thông tin trong các tài khoản cá nhân không còn bí mật được nữa. Những điểm nóng như biểu tình thường xuyên bị phá sóng. Nhiều người bị khóa điện thoại, bị cắt mạng theo thời điểm.
Ngay cả khi chưa có Luật An ninh mạng thì ngay cả các những đoạn video vốn đúng như sự thật cũng bị biến mất một cách khó hiểu. Bản thân tôi đã từng bị đánh sập 5 blog, 3 tài khoản email, 3 tài khoản facebook chỉ trong một thời gian ngắn.
Còn nhớ Trung tướng Vũ Hải Triều, tổng cục phó Tổng cục An ninh từng khoe đã đánh sập 300 báo mạng và blog cá nhân. Ngang nhiên phạm luật và ngang nhiên khoe những hành vi ấy, đủ biết mọi thứ luật có điều chỉnh được hành vi của những người được coi là thi hành công vụ hay không.
Tất cả những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật nhưng không có ai bị xử lý.
Luật An ninh mạng đưa ra những hành vi bị cấm, xem ra cũng hợp lý như xử lý những hành vi như đưa thông tin bịa đặt, sai sự thật. Nhưng nếu hành vi đưa tin sai sự thật từ phía chính quyền có bị xử lý không ? Đương nhiên là không. Ở Việt Nam, ai cũng biết đến điều này. Vì vậy, dù luật An ninh mạng hay luật nào đi chăng nữa cũng chỉ để áp dụng cho người dân chứ không áp dụng cho người của chính quyền nếu hành vi của họ nằm trong cái gọi là thi hành công vụ. Không phải tự nhiên mà bà Ngô Bá Thành nói, ở Việt Nam có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng.
Ai là vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc ?
Tôi chưa có thời gian tìm hiểu cặn kẽ Luật An ninh mạng và không phải luật sư nên không thể nhận xét toàn diện về đạo luật này, chỉ nêu ra vài ý kiến sơ bộ. Trước khi kết thúc bài viết, xin đề cập một chuyện khá khôi hài là Luật An ninh mạng còn xử lý cả hành vi xúc phạm vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
Nhưng cho đến nay, ngoài Nguyễn Du và Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa ra thì không có một cơ sở nào cho thấy ai là vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc để mà... né. Khi xử lý phải căn cứ vào văn bản pháp luật chứ không thể căn cứ vào việc nói với nhau qua miệng. Có khi, người được tuyên truyền là anh hùng dân tộc nhưng ở nước ngoài lại bình xét là tội đồ thì biết đâu mà lần.
Vì vậy, trước hết, phải định nghĩa, thế nào là vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
Tiếp theo, cần ra văn bản pháp luật qui định cấp nào được công nhận vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc ? Các tổ chức nào trên thế giới có quyền công nhận ?
Tiếp theo nữa, cấp có quyền hạn phải ra quyết định công nhận đối với từng vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
Xong lại phải thông báo cho toàn thể nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng cho dân biết để mà... tránh.
Rõ ràng phải có một qui trình chặt chẽ như thế, chứ không thể nói khơi khơi ông này là lãnh tụ, ông kia là danh nhân được.
Chẳng hạn đưa một bloger ra tòa vì tội xúc phạm ông Y, ông này được coi là lãnh tụ. Nhưng khi ra tòa, hỏi giấy chứng nhận lãnh tụ của ông Y thì lại không có. Khi ấy, xử thế nào.
Mang những người bị qui chụp xúc phạm vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc ra tòa, các ông thua là chắc, trừ khi dùng quyền lực kết án bừa.
*
Internet là một thành tựu kỳ diệu của con người. Nó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ tất cả mọi lĩnh vực của đời sống. Người lần đầu tiên tiếp xúc với Internet không tránh khỏi cảm giác kinh ngạc vì tính chất ma quái của nó.
"Các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới : kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet" (wikipedia).
Thế nhưng, một thiểu số vài nước, trong đó có Việt Nam lại tìm cách kiểm duyệt hay chối bỏ Internet nhằm hạn chế thông tin, ngõ hầu đảm bảo sự thống trị lâu dài của thể chế được đánh đồng với tổ quốc, với dân tộc. Luật An ninh mạng ra đời nhằm vào mục đích ấy.
Tuy nhiên, Internet vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh chóng như từ khi nó mới manh nha. Sự phát triển ấy sẽ vô hiệu hóa dần dần Luật An ninh mạng. Ví dụ lúc mà hàng ngàn vệ tinh được phóng lên không gian để phủ sóng internet toàn cầu.
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn : RFA, 14/06/2018 (nguyentuongthuy's blog)
Vào lúc 4 giờ 30' chiều ngày 6/6/2018, nhân viên ngân hàng đến chuyển cho tôi một khoản tiền khá lớn của nhà hảo tâm gửi cho tù nhân lương tâm.
Blogger Nguyễn Tường Thụy trả lời Phóng viên Chân Như đài RFA tiếng Việt ngày 25/04/2014 khi máy bay vừa đáp xuống phi trường Dulles, Hoa Kỳ, để điều trần về tự do báo chí ở Việt Nam
Tôi theo dõi thấy không có ai vào theo nên tôi bảo cậu nhân viên vào nhà. Nhận tiền xong, tôi vừa lên phòng ở tầng 2 thì khoảng trên dưới 10 tên, tất cả mặc thường phục ập vào nhà. Lúc này vợ tôi bế đứa cháu gái 18 tháng tuổi ngồi cửa nói chuyện với 1 người khác.
Vợ tôi gào lên nói anh đóng cửa lại và kêu to : Cướp ! Cướp !
Ba tên bịt miệng bóp cổ vợ tôi không cho kêu. Vợ tôi tiếp tục hô cướp cướp thì chúng nói chúng tôi là công an, không được nói cướp.
Tôi lập tức đóng cửa phòng lại rồi bấm chốt khóa trong.
Một tên lên gõ cửa gọi Chú Thụy ơi. Tôi không trả lời, trong khi vợ tôi tiếp tục kêu, còn đứa cháu khóc ngằn ngặt.
Thấy không vào phòng được, chúng bỏ đi.
Trong khi xô xát và khống chế vợ tôi, cháu tôi bị chúng xô ngã. Một tên giẫm giày lên tay chân cháu nên bị xây xát ở tay và chân trái. Cháu đau và sợ quá khóc thét lên.
Đây là vết thương chân trái của cháu gái tôi 18 tháng tuổi
Nhờ sự phản ứng nhanh và bình tĩnh của chúng tôi nên chúng không thành công. Nếu chúng tôi chậm 5 giây hoặc chúng nhanh hơn 1 chút chắc chúng đã cướp được.
Nhận định : Chúng nhận được thông tin từ ngân hàng nên tổ chức cướp. Hoặc nghe qua điện thoại của nhân viên giao dịch.
Còn chúng là ai ? Chúng xưng chúng là công an, không cần giấu giếm.
Chuyện theo dõi để cướp tiền do các nhà hảo tâm gửi cho tù nhân lương tâm từng xảy ra. Chúng hành động hết sức manh động. Trước Tết Nguyên đán năm nay, một lần nhân viên ngân hàng hẹn Ngô Duy Quyền đến giao tiền. Đến giờ hẹn thấy mật vụ quen và lạ lảng vảng quanh nơi ở nên Quyền không nhận và chúng tôi đề nghị nhà hảo tâm chuyển sang người nhận khác nên lần ấy chúng tôi được an toàn.
Một vài trường hợp khác cũng bị cướp tiền như chị Tươi vợ anh Vi Đức Hồi bị cướp tiền khi vừa ở ngân hàng ra. Một trường hợp bị cướp 300 USD khi vừa nhận từ nhân viên ngân hàng. Vì nạn nhân không đưa lên mạng nên không nêu tên ra ở đây. Ngô Duy Quyền từng bị cướp đi 660 USD và nhiều tài sản khác khi chúng xông vào nhà ngày 4/2/2016 nói là khám nhà.
Vì vậy, những người nhận tiền từ thiện cho tù nhân lương tâm, cho dân oan cần hết sức cẩn thận khi nhận tiền và khi mang tiền đi giao.
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn : VNTB, 06/06/2018
Sao không phải là Luật đặc khu nói chung ?
Nóng nhất trong kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14 là thảo luận dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là Luật 3 đặc khu). Như vậy, luật này không phải là luật đặc khu nói chung mà chỉ nhằm điều chỉnh hoạt động ở ba đặc khu cụ thể như tên gọi của nó.
Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói : "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật"
Tại sao không ra luật đặc khu chung để áp dụng khi mỗi đặc khu được thành lập mà lại ra luật đặc khu cho riêng 3 đặc khu nhắc tới. Chẳng lẽ, cứ mỗi khi thành lập đặc khu lại ra thêm một luật. Như vậy sẽ có bao nhiêu luật đặc khu vì không ai có thể khẳng định không có đặc khu thứ tư, cũng như không thể khẳng định sẽ có bao nhiêu đặc khu nữa ra đời. Phải chăng bởi chữ "đặc biệt" nên cũng phải chuẩn bị cho các đặc khu này một cách đặc biệt vì sứ mệnh của nó, như để giao cho Trung Quốc chẳng hạn ?
Mô hình đặc khu đã được Trung Quốc và nhiều nước áp dụng. Tuy nhiên, khi đặt ra Luật 3 đặc khu thì dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ và đồng loạt chưa từng có, từ các nhân sĩ trí thức cho đến mọi tầng lớp nhân dân. Mối quan tâm hàng đầu ở đây là vận mệnh của dân tộc và đất nước.
Tại sao cứ phải là Trung Quốc ?
Hai mối lo lắng hàng đầu ở đây là dự thảo đặt ra thời hạn cho thuê tới 99 năm và Trung Quốc sẽ được coi là đối tác đương nhiên. Nói ngắn lại là cho Trung Quốc thuê 99 năm. Mặc dù trong dự thảo Luật đặc khu, không có một chữ nào nói đến Trung Quốc nhưng ai cũng nghĩ Luật này nói tới việc cho Trung Quốc thuê đất 99 năm chứ không phải là quốc gia nào khác. Đến ông Dương Trung Quốc, đại biểu quốc hội còn nói toạc ra đối tác là Trung Quốc, rằng : "Cho thuê đất 99 năm, không thận trọng đặc khu sẽ thành nơi di dân của Trung Quốc", chứ không phải là nước ngoài nói chung. Ông nói thế nhưng quốc hội không có ai cải chính rằng luật dự thảo không có điều nào nói đến cho Trung Quốc thuê. Điều này có nghĩa, việc cho Trung Quốc thuê là một sự mặc định.
Cách hiểu đó là hoàn toàn có cơ sở. Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã gắn số phận dân tộc và đất nước Việt Nam với Trung Quốc. Đặc biệt từ Hội nghị Thành Đô năm 1990, Việt Nam lệ thuộc ngày càng nặng nề vào vào Trung Quốc, tới mức độ hèn yếu, nhu nhược. Còn Trung Quốc ngày càng bạo ngược, ngông nghênh và đảng cộng sản Việt Nam gần như không có con đường thoát. Cho đến nay, người dân Việt Nam không ai biết ở Thành Đô, lãnh đạo Việt Nam cam kết những gì. Ngày 15/10/2014, một đoàn khoảng hai chục người hoạt động xã hội dân sự đến Văn phòng Quốc hội số 22 Hùng Vương để trao bản "Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô". Tuy nhiên, đoàn đã không thể gặp được người có trách nhiệm bởi sự ngăn cản của bảo vệ và phá đám của dư luận viên - hồng vệ binh. Và nếu có trao được đến tay người có trách nhiệm đi chăng nữa thì yêu cầu bạch hóa Hội nghị Thành Đô cũng chỉ dừng ở sự lên tiếng.
Người dân đến trụ sở Văn phòng Quốc Hội số 22 Hùng Vương, nơi tiếp dân thì bị ngăn cản.
28 năm qua, những điều bí ẩn ở Thành Đô vẫn nằm trong bóng tối. Nhưng sự biểu hiện của nó kể từ đấy, cùng với một số tiết lộ trong hồi ký của ông Trần Quang Cơ và hồi ký từ phía Trung Quốc khiến người ta nghĩ tới có một điều gì đó ghê gớm lắm đối với vận mệnh của dân tộc, của đất nước.
Riêng về mặt kinh tế, người dân không hiểu sao Trung Quốc luôn luôn được ưu tiên nhận các dự án trong khi công nghệ lạc hậu, tiến độ chậm chạp, nhiều tai nạn lao động, đội vốn một cách khó hiểu và đi đến đâu phá hoại môi trường đến đấy. Có thể lấy ví dụ rõ nhất từ dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên, đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Cộng thêm việc người Trung Quốc có mặt khắp nơi, ngông nghênh, coi thường dân Việt là nỗi ám ảnh mất nước thường trực trong mỗi người Việt Nam quan tâm lo lắng đến vận mệnh của đất nước. Phản ứng của dư luận cho thấy, việc cho thuê đất 99 năm còn không đáng sợ bằng việc bên thuê là Trung Quốc. Mối nguy cơ về an ninh, quốc phòng, về văn hóa bị xâm nhập nếu giao đất cho Trung Quốc là nhìn thấy rõ. Nếu cho Anh hay Mỹ thuê chắc chẳng vấp phải sự phải đối như vậy nếu không nói là hoan nghênh.
Với Việt Nam, Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm vừa trực tiếp vừa lâu dài. Nguy cơ mất nước lúc này cao hơn bao giờ hết. Chỉ nói đến lịch sử hiện đại thôi, chúng đã gây ra cuộc chiến tranh xâm lược năm 1979, tàn phá, giết hại đồng bào và chiến sĩ ta, cướp biển đảo và đất liền của ta. Thế mà, nhà cầm quyền Việt Nam lại rắp tâm dọn đường cho kẻ thù xâm lược vào, cho thuê những vị trí xung yếu nhất của đất nước. Người Việt Nam không hiểu sao, khi Trung Quốc đã bộc lộ hết cái xấu xa, độc ác, tàn bạo, tham lam của nó nhưng nhà cầm quyền lúc nào cũng một điều Trung Quốc, hai điều Trung Quốc, cái gì cũng Trung Quốc, rồi bạn vàng, rồi đối tác chiến lược toàn diện... trong khi những quốc gia tử tế thì đặt xuống dưới, thậm chí thỉnh thoảng lại lên giọng chửi cho Trung Quốc hài lòng.
Có nhà nước nào xây dựng nên luật chỉ nhằm phục vụ cho kẻ thù xâm lược để rước giặc vào nhà. Phải chăng, việc này nằm trong lộ trình được thỏa thuận theo mật ước Thành Đô ?
Quyết tâm của lãnh đạo
Để tạo điều kiện tốt hơn cho Trung Quốc, ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng cũng như Nguyễn Chí Dũng Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư đều thể hiện quyết tâm muốn tăng hạn giao đất đầu tư tại 3 đặc khu lên 99 năm.
Phó chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu nói việc chuẩn bị này là theo nguyên lý "dọn chỗ để thu hút phượng hoàng đến làm tổ". Phượng hoàng hay ác điểu đây, thưa ông ?
Nguyễn Đức Kiên, phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trấn an : "Tại sao cứ sợ ảnh hưởng của Trung Quốc tại các đặc khu". Lời trấn an này càng lộ rõ âm mưu giao các đặc khu cho Trung Quốc chứ không phải nước ngoài nào khác. Rồi ông ta lấy hai đại lượng được cấu thành bởi các yếu tố khác nhau để so sánh rất khập khiễng, so việc cho Trung Quốc thuê đặc khu với... Little Saigon ở California. Nguyễn Đức Kiên không phải lúc này mới "nổi tiếng" mà cách đây mới 10 ngày thôi đã có Kiên "thu giá" với những ví von để đời "em Lụa, em Cà" rồi. Hình như ông này có bệnh cái gì cũng mang máng một tí nhưng lại say sưa nổ như là đúng rồi.
Còn Nguyễn Thị Kim Ngân tuy là chủ tịch quốc hội nhưng lại thay mặt đảng áp đặt cho Quốc hội : "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật". Thế thì bày ra cái quốc hội để làm gì. Rồi bà ta dụ như nhử kẹo trẻ con : "Một đồng rót vào đặc khu để hút về hàng chục, hàng trăm đồng". Không hiểu bà ta bắt chước ai mà nói thế.
Như vậy, Luật đặc khu họ sẽ ra cho bằng được để bán các đặc khu cho bằng được. Không ai dám tin luật sẽ bị quốc hội bác bỏ bởi những chủ trương quyết định đến vận mệnh quốc gia chỉ bắt đầu từ một hoặc vài người, còn việc đưa ra quốc hội chỉ là cho có hình thức.
Chức năng kinh tế của các nhà nước cộng sản là theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác. Còn thực tế thì dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, nền kinh tế của đất nước ngày càng be bét. Chỉ việc đào tài nguyên lên để ăn mà còn thua lỗ nặng tới cả trăm nghìn tỉ đồng thì bây giờ đem đất cho thuê cũng là phải. Nhưng tại sao cứ phải là Trung Quốc ?
Lịch sử không xu nịnh ai
Một tập đoàn xâm lược có quá nhiều nợ máu với nhân dân Việt Nam khiến người Việt Nam ghét cay ghét đắng trong khi nhà cầm quyền lại yêu nó hơn ai hết, tận tụy với nó hơn ai hết. Người biểu tình chống nó thì bị bắt, bị đánh đập và chịu đủ mọi hệ lụy. Thử hỏi có quốc gia nào mà dân với nhà cầm quyền trái ngược nhau đến mức ấy không ?
Có người hiến kế cho lãnh đạo Việt Nam rằng hãy thành lập đặc khu Lưỡng Sa gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rồi cho Mỹ thuê. Còn khai thác đất thuê như thế nào do bên thuê tùy ý. Việc này được lắm chứ nhất cử lưỡng tiện. Các ông đã thành lập huyện đảo Hoàng Sa, huyện đảo Trường Sa thì tại sao không thành lập được đặc khu Lưỡng Sa ?
Tất nhiên nói thế để thử lòng can đảm của các ông thôi vì người ta đã quá hiểu lãnh đạo đất nước này như thế nào. Các ông cần xua đuổi bóng quạ đen Trung Quốc ra khỏi não trạng của mình. Đừng cố lao vào những việc gây nên hậu quả bi thảm cho đất nước, cho hậu thế. Khi đó, lịch sử sẽ được viết lại và chắc chắn, trong những trang sử đen tối đó, không thể thiếu tên tuổi các ông.
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn : RFA, 04/06/2018 (nguyentuongthuy's blog)