Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Kết qu phiên x phúc thm ông Nguyn Đc Chung "li dng chc v quyn hn trong khi thi hành công v" chng minh, h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam chuyên sn xut, s dng "hàng gian, hàng gi".

ndc1

Ông Nguyn Đc Chung khi còn là Giám đc Công an Hà Ni, ngày 20/05/2013.

Kết qu phiên x phúc thm ông Nguyn Đc Chung "li dng chc v quyn hn trong khi thi hành công v" (1) chng minh, h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam chuyên sn xut, s dng "hàng gian, hàng gi".

***

Ông Chung, mt Tiến sĩ Lut, tng là y viên Ban Chp hành Trung ương (Ban chấp hành trung ương) đng cộng sản Việt Nam, Đi biu Quc hi, Thiếu tướng công an, Ch tch thành ph Hà Ni kiêm Phó Bí thư Thành y Hà Ni đã tr thành b can, ri là b cáo trong ba v án hình s. V th nht là "chiếm đot tài liu bí mt nhà nước". V th hai là "li dng chc v quyn hn trong khi thi hành công v". V th ba là "vi phm quy đnh v đu thugây hu qu nghiêm trng" xy ra ti S Kế hoch Đu tư Thành ph Hà Ni.

v án đu tiên, ông Chung b pht năm năm tù. Trong v án th hai, lúc đu, ông Chung b pht tám năm tù nhưng khi phúc thm, h thng tư pháp gim cho ông ba năm tù vì đã cùng các đng phm "khc phc hết hu qu" (t nguyn bi thường toàn b thit hi được xác đnh là 36,1 t) nên hình pht ch còn ba năm tù (2). Sang v án th ba, Hi đng xét x sơ thm pht ông Chung ba năm tù nhưng mi đây, Hội đồng xét xử phúc thm gim cho ông mt năm tù.

Theo Hội đồng xét xử phúc thm, s dĩ h thng tư pháp tiếp tc gim hình pht cho ông Chung thêm mt ln na vì đi din Vin Kim sát nơi nhân danh nhà nước (tp th đi din cho nguyn vng và li ích ca dân chúng) truy t nhng cá nhân vi phm lut pháp cho rng có "tình tiết mi" đ "gim hình pht" : Ông Chung va b sung85 "tài liu" là bng khen, giy khen, k nim chương, huân chươngca ông cũng như ca cha m ông...

Cn lưu ý, v án th hai, ông Chung t nguyn np li 25 t trong 36,1 t được xác đnh là thit hi do "li dng chc v quyn hn trong khi thi hành công v" đ tác đng đến vic chn chế phm kh trùng sông rch, ao h nhm giúp gia đình ông thu li t vic đc quyn nhp cng phân phi chế phm này (3), nh vy, ông Chung được gim ba năm tù. Còn trong v án th ba, dù vn là "li dng chc v quyn hn trong khi thi hành công v" đ tác đng đến vic chn nhà thu cung cp dch v "s hóa" hot đng ca h thng công quyn Hà Ni, gây thit hi cho công qu hơn 26 t nhưng h thng tư pháp ch buc các thuc cp ca ông Chung phi np tin bi thường (tng cng hơn sáu t). Ông Chung va không phi chu "trách nhim dân s", va được gim hình pht nh "85 ‘tài liu là bng khen, giy khen, k nim chương, huân chương…". Điu đó có nghĩa là sau hai ln được gim hình pht trong ba v án mà tng thit hi gây ra cho công qu được xác đnh khong 60 t và rũ sch toàn b "trách nhim dân s" bt k công qu vn còn tn tht khong 20 t, theo qui đnh ca pháp lut, lúc th án (hình pht tng hp t ba v án gi ch còn 12 năm), ông Chung s sm được xét gim hình pht thêm nhiu ln na ! Khoan bàn đến mc đ công minh ca h thng tư pháp, ch nhìn vào nhng "tài liu" được tuyên b là "tình tiết mi", chng l giá tr ca chúng xp x 20 t ?

***

C h thng chính tr, h thng công quyn, ln h thng tư pháp, h thng truyn thông chính thc đu đã l đi yếu t, ông Chung ch tng là y viên Ban chấp hành trung ương Đng cộng sản Việt Nam, Thiếu tướng công an, Ch tch thành ph Hà Ni kiêm Phó Bí thư Thành y Hà Ni. Ai cũng có th tính được mc thu nhp bình quân ca nhng cá nhân đm nhn các vai trò này, thế thì ti sao nhng h thng va k không thc mc, vì sao ông Chung có ti 25 t đ "khc phc hu qu" trong v án th hai ?

Nếu 25 t mà ông Chung đã dùng đ "khc phc hu qu" trong v án th hai là do phm ti mà có, ti sao không điu tra - truy cu trách nhim hình s ca ông Chung vì "tham ô" hay "nhn hi l" (hình pht vn là chung thân hay t hình) mà li chn "li dng chc v quyn hn trong khi thi hành công v" ? Tuy không d chng minh ai đó đã "tham ô" hay "nhn hi l" nhưng da vào thu nhp bình quân ca viên chc vi khon tin ca nhng cá nhân như ông Nguyn Đc Chung t nguyn "khc phc hu qu", có th kết lun ngay lp tc nhng viên chc y thuc loi "giàu có bt minh" hay không. Tuy thiên h có th d dàng x lý nhng viên chc "giàu có bt minh" nhưng Vit Nam thì không bi theo ch trương ca B Chính tr và Ban chấp hành trung ương đng, Quc hi khăng khăng t chi làm như thiên h :Xem "giàu có bt minh" là ti phm. Năm 2015, khi sa Lut Hình s, Quc hi gt b đ ngh xem"giàu có bt minhlà ti phm theo tinh thn Công ước Chng tham nhũng ca Liên Hip Quc (4). Năm 2018, khi sa Lut Phòng chng tham nhũng, Quc hi tiếp tc gt b đ ngh x lý nhng viên ch c không th gii trình hp lý v ngun gc tài sn (5). Vi tư cách là y viên Ban chấp hành trung ương đng, Đi biu quc hi, ông Chung là mt trong nhng cá nhân đã tham gia vào tiến trình vô hiu hóa các hình thc x lý viên chc "giàu có bt minh".

Đt nhng danh hiu kiu như Anh hùng các Lc lượng vũ trang, nhng phn thưởng kiu như Huân chương Bo v t quc Hng nht, Huân chương Chiến công Hng nht, ca ông Chung và nhng tuyên b kiu như :Không t hình viên chc tham nhũng là không công bng (5) ca ông Chung bên cnh các tình tiết ca ba v án như đã biết, có th d dàng kết lun ông Chung là "hàng thit" hay "hàng gian, hàng gi". Không có nhng danh hiu, phn thưởng, tuyên b kiu đó, ông Chung không th leo cao, lun sâu, t tung, t tác, gây ra nhng thit hi như vy. Có l ch Vit Nam, nhng chng c chng minh yếu t "gian, gi" mi được gom li đ dùng như "tình tiết mi" nhm gim nh trách nhim hình s cho b cáo !

Có l cũng ch Vit Nam mi có chuyn các viên chc lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn, thay vì xin li, nhn trách nhim, t x vì đã s dng "hàng gian, hàng gi" gây ha cho quc gia, dân tc thì li công khai bày t s đau xót do phi loi b "hàng gian, hàng gi" ! Chng tham nhũng không có vùng cm, không chp nhn ngoi l mà cương quyết không công b các t khai tài sn ca viên chc bi đó là "vn đ nhy cm", ch khăng khăng chn xài "hàng gian, hàng gi" vì "gian, gi" không "t din biến, t chuyn hóa", không thc mc v s bt toàn ca th chế thì đó là chng tht hay chng gi ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 15/07/2022

Chú thích

(1) https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/tuyen-an-cuu-chu-tich-ha-noi-nguyen-duc-chung-c46a1377409.html

(2) https://vnexpress.net/ong-nguyen-duc-chung-duoc-giam-3-nam-tu-4478905.html

(3) https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/chu-dong-khac-phuc-hau-qua-la-su-khon-ngoan-cua-nguyen-duc-chung-1059583.ldo

(4) http://dantri.com.vn/phap-luat/giau-bat-thuong-co-the-bi-tich-thu-tai-san-1386181152.htm

(5) https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/21990/quoc-hoi-thong-qua-luat-phong-chong-tham-nhung-sua-doi

(6) https://vietnamnet.vn/tuong-chung-tham-nhung-thoat-an-tu-thi-khong-cong-bang-239485.html

(7) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/tong-bi-thu-ke-khai-tai-san-can-bo-la-van-de-rat-kho-nhay-cam-1286576.tpo

Published in Diễn đàn

Xét xử Nguyễn Đức Chung, vì sao ông Chung không dùng tiền tỷ mua án mà dùng 85 tờ giấy ?

Ở phiên tòa sơ thẩm ông Nguyễn Đức Chung đã bị tuyên án 3 năm từ về tội tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", theo điều 281 Bộ luật Hình sự 1999. Một mức án được cho là rất nhẹ so với những mức án tù mà nhà cầm quyền tuyên cho những người bất đồng chính kiến.

nop1

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại phiên xử phúc thẩm vụ mua chế phẩm Redoxy-3C diễn ra hồi tháng 6/2022 (Ảnh : CTV).

Ngày 11/7 Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm, xét đơn kháng cáo của ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội trong vụ án "Vi phạm quy định đấu thầu", xảy ra tại Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Trước phiên tòa phúc thẩm, thông qua các luật sư bào chữa, ông Chung đã nộp bổ sung nhiều tài liệu liên quan. Trong đó có hồ sơ Bệnh án của Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec ; hồ sơ Bệnh án của Phòng khám đa khoa quốc tế Vietsing ; hồ sơ Bệnh án của Bệnh viện K ; biên bản khám và hội chuẩn bệnh nhân ngày 18/10/2020 tại Bệnh viện 19/8 Bộ Công an. Ngoài hồ sơ bệnh án, thông qua luật sư, ông Chung còn thu thập 85 tài liệu là bằng khen, giấy khen ông được tặng trong thời kỳ công tác tại ngành công an và UBND Thành phố Hà Nội.

Như vậy thì mục đích của ông Nguyễn Đức Chung đưa ra một đống giấy tờ đấy không ngoài mục đích để được chạy án. Mức án 3 năm từ là quá nhẹ nhưng ông Chung không muốn trả giá cho những gì ông đã làm nên ông đã tìm mọi cách.

Ở phiên tòa sơ thẩm, tòa kết luận "Bị cáo Chung phạm tội nghiêm trọng, hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà thầu khách quan, minh bạch ; xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, làm ảnh hưởng uy tín, hình ảnh của cơ quan công quyền thuộc UBND Thành phố Hà Nội", Hội đồng xét xử sơ thẩm đánh giá và cho rằng vụ án gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 26 tỷ đồng.

Nếu nhìn vào mức án của ông Chung so với mức án mà Tòa án nhân dân huyện Châu Thành tuyên xử Nguyễn Văn Khang 7 năm tù về hành vi "cướp tài sản" với tài sản bị cướp là con vịt làm mồi nhậu thì đủ thấy, chính quyền Cộng sản đã quá ưu ái cho Nguyễn Đức Chung.

Tại phiên tòa phúc thẩm lần này, phía Viện Kiểm Sát cho rằng ông Chung đã thành khẩn khai báo về các hành vi như cáo buộc nên được cho là đã thành khẩn khai báo. Đây được xem là những tình tiết giảm nhẹ mới. Ngoài ra phía luật sư cũng đề nghị tòa giảm án cho ông Nguyễn Đức Chung vì mớ giấy tờ mà ông đã nộp.

Vậy câu hỏi là, liệu rằng tòa có giảm tội cho ông Nguyễn Đức Chung hay không ? Ở phiên tòa trước đây không lâu, ông Nguyễn Đức Chung đã nộp 25 tỷ đồng vào được tòa giảm cho 3 năm ngồi tù, tính ra để mua mỗi năm tù thì ông Chung phải bỏ ra hơn 8 tỷ. Tuy nhiên, tại sao ông Nguyễn Đức Chung không dùng tiền mua án mà dùng giấy tờ để xin giảm án ?

Thực ra chuyện mua án có 2 loại, loại thứ nhất là mua án trong bóng tối. Đó là số tiền bơm cho quan lý trại giam và để họ đưa vào danh sách ân xá trong các dịp lễ. Vì thế, cứ mỗi năm được 3 đến 4 lần giảm án thì không mấy chốc lại ra tù.

Loại chạy án thứ nhì là nộp tiền cho tòa với danh nghĩa LÀ "khắc phục hậu quả" thì tòa sẽ giảm án công khai bằng kết luật khi tuyên án. Ở vụ án trước, mức án ông Nguyễn Đức Chung là 8 năm tù, ông mua công khai 3 năm tù còn lại dùng tiền mua án trong bóng tối. Tuy nhiên, lần này án ông Chúng quá nhẹ, chỉ có 3 năm mà dùng tiền mua tại tòa thì đó là mua án trắng trợn, vậy nên ông dùng các tờ giấy khen và tờ giấy khám bệnh để mua được bao nhiêu được, còn lại mua trong bóng tối an toàn hơn. Thế thì tốt cho chính quyền và tốt luôn cho ông Nguyễn Đức Chung. Đó là lý do tại sao ông Chung không mua án tại tòa như lần trước.

Phạm Hưng

Nguồn : Thoibao.de, 14/07/2022

Published in Diễn đàn

Bằng khen, huân chương : "tiền âm phủ" hay bùa hộ mạng ?

Diễm Thi, RFA, 11/07/2022

Thời gian qua, một số quan chức bị tù do những vi phạm trong quá trình công tác dù trước đó cơ quan chức năng trao cho họ khá nhiều bằng khen, huân chương... Thực chất của những tấm huân chương đó là gì ?

ndc1

Ông Nguyễn Đức Chung thời làm Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - AP

Sáng 11 tháng 7 năm 2022, phiên phúc thẩm xét đơn kháng cáo của cựu Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung diễn ra tại Hà Nội. Trước phiên xử, ông Chung thông qua luật sư gửi gần 100 bằng khen, giấy khen, huân chương, bệnh án... để tòa làm căn cứ giảm nhẹ tội.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Chung hầu tòa. Tháng 12 năm 2020, ông Chung bị tuyên năm năm tù về tội "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" liên quan đến vụ án Nhật Cường. Tháng 12 năm 2021, ông Chung bị tuyên tám năm tù về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" với cáo buộc để công ty gia đình mua chế phẩm Redoxy-3C về bán cho thành phố. Trong vụ này, ông Chung được giảm ba năm tù trong phiên phúc thẩm. Cuối năm 2021, ông Nguyễn Đức Chung lại ra tòa về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" trong vụ Nhật Cường và bị tuyên thêm ba năm tù tại phiên sơ thẩm. Ông Chung đã có đơn kháng cáo.

Một số người cho rằng, sở dĩ ông Chung gửi cả trăm bằng khen trước phiên phúc thẩm là để tòa có cơ sở xem xét giảm nhẹ hình phạt, bởi chiếu theo Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), "người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu học tập hoặc công tác" được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Chiếu theo Mục 5 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP, người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu học tập hoặc công tác là người được tặng thưởng huân chương, huy chương, bằng khen, bằng lao động sáng tạo hoặc có sáng chế phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm được công nhận là chiến sĩ thi đua.

https://youtu.be/Cw_oFjSDaM0

Theo ông Đặng Hùng Võ, hiện là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, quy trình trao tặng các loại bằng khen, huân chương ở Việt Nam hiện nay không phù hợp. Ông giải thích :

"Việt Nam có một cái mà phải gọi là quy định. Tức là ai muốn được khen thì tự mình nói lên thành tích của mình, tự viết thành tích của mình, tự đề xuất, tự xin được khen thưởng. Từ cái quy định ấy dẫn đến việc nhiều người chỉ vì muốn được khen mà có thể ngụy tạo ra thành tích.

Chính vì lý do đó mà nhiều người có thành tích thật được người dân nể phục, nhiều người họ không sống bằng cái vẻ vang giả tạo nhưng lại không muốn làm theo những quy định đó nên họ không có giấy khen.

Còn một số người muốn ngụy tạo thành tích, chạy thành tích, giấy khen, danh hiệu này, danh hiệu khác rất dễ dàng nhưng sau một thời gian thì những người này lại là những người bị kỷ luật. Đây là cái thực trạng mà tôi cho rằng cách thức để xác nhận thành tích của một ai đó là chưa phù hợp".

Việc cấp giấy khen theo quy trình "tự ứng cử" bị cho là không thực chất khi một số cá nhân hay tổ chức bị thu hồi những danh hiệu mà mình có được trước đó. Chẳng hạn công ty Việt Á hồi tháng 3 năm 2021 được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba theo đề nghị của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đến tháng 6 năm 2022, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản đề nghị thu hồi Huân chương Lao động hạng ba đã trao cho Việt Á.

Tháng 10 năm 2014, Chủ tịch nước lúc đó là ông Trương Tấn Sang đã ký quyết định hủy bỏ việc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đối với ông Hồ Xuân Mãn, do phát hiện gian dối khi kê khai thành tích trước đó.

Trung tá Vũ Minh Trí, cựu cán bộ Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng) nói với RFA về các bằng khen của một số lãnh đạo như ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội :

"Tôi nghĩ chuyện ấy trong một cái cơ chế độc tài toàn trị nó hết sức bình thường, vì khi một cá nhân có hực quyền lớn ở một cơ quan, ở một đơn vị hay ở địa phương thì họ sẽ khiến những người khác phải nghe theo ý họ. Bản chất của họ đều là những con người rất là tham lam. Họ không những tranh đất, tranh nhà, tranh xe của dân mà kể cả một cái bằng khen, một cái giấy khen, một cái danh hiệu chiến sĩ thi đua họ cũng phải có bằng được. Thực tế những cái đó cũng có lợi cho họ. Họ dùng nó để "thuyết minh" cho những bước thăng tiến. Hoặc giả đặt vào trường hợp xấu nhất như ông Nguyễn Đức Chung thì họ đem ra để xin giảm tội. Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng hình như có luật là, nếu có bằng khen Anh hùng Lao động thì sẽ được miễn án tử hình".

Theo ông Vũ Minh Trí, về mặt quy trình thì việc tặng bằng khen, giấy khen cũng diễn ra hoàn toàn bình thường. Thế nhưng tất cả thực ra chỉ là một trò hề hoặc giả là một trò giả vờ do quyền lực chi phối tất cả mọi thứ. Những bằng khen nó không thực chất. Ông Trí nói thêm :

"Các cụ có câu ‘quý hồ tinh bất quý hồ đa’, làm sao nhiều người giỏi, người tài, người tốt như thế được. Cho nên, tất cả nó đều có giá trị như tiền âm phủ, chỉ dùng được trong âm phủ thôi. Chứ bằng khen, giấy khen của Nguyễn Đức Chung mà đưa ra xin làm bảo vệ cho một tòa nhà chung cư hay một trung tâm thương mại tư nhân thì không ai nhận".

Ngoài vấn đề hệ thống Đảng và chính quyền cấp giấy khen cho đảng viên, cán bộ mà cuối cùng lộ ra những người từng được khen làm nhiều điều vi phạm ; các hội đoàn, tổ chức ngoại vi của đảng và chính quyền cũng góp phần. Có thể nêu trường hợp ông Phạm Nhật Vũ (cựu chủ tịch Hội đồng quản trị AVG), người bị truy tố về tội đưa hối lộ, được nhiều tổ chức Phật giáo xin giảm nhẹ hình phạt. Hội đồng chứng minh và Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam- giáo hội do Nhà nước chống lưng, có đơn ghi nhận ông Vũ có nhiều đóng góp cho an sinh xã hội, trùng tu di tích lịch sử văn hóa ; Ban trị sự Giáo hội Việt Nam Thành phố Hà Nội, các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Cao Bằng cũng có đơn đề nghị xem xét cho ông Vũ được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 11/07/2022

**********************

Cu Ch tch Hà Ni có th được gim án nh bng khen, bnh án

VOA, 12/07/2022

Cu ch tch ca th đô Hà Ni, ông Nguyn Đc Chung, cũng tng là tướng công an, được đ ngh gim án sau khi np hàng chc bng khen và h sơ bnh án cũng như kêu oan trong phiên tòa xét x phúc thm v đi án Nht Cường.

ndc2

Cu Ch tch Thành ph Hà Ni Nguyn Đc Chung ti phiên tòa hôm 11/7 Hà Ni.

Ông Chung b kết ti "tiếp tay" cho Công ty Nht Cường trúng thu các gói thu s hóa h sơ, d liu đăng ký doanh nghip ti S Kế hoch và Đu tư thành ph trong phiên x sơ thm trước đây. Nhân vt cũng là cu giám đc Công an Thành phố Hà Ni b tòa sơ thm tuyên pht 3 năm tù v ti "li dng chc v, quyn hn khi thi hành công v" đ to điu kin cho Công ty Nht Cường trúng thu. Tuy nhiên, công ty này không thc hin gói thu mà bán li cho Công ty Đông Kinh đ "hưởng li bt chính" 19 t đng.

Theo bn án sơ thm được truyn thông trong nước trích dn, ông Chung và các b cáo trong v án đã làm sai lch kết qu la chn nhà thu khiến mc đích ca gói thu không đt được khi ch có 45% d liu được đưa lên H thng thông tin quc gia v đăng ký doanh nghip. Hành vi này ca ông Chung và các b cáo, theo tòa sơ thm, đã gây thit hi cho Nhà nước hơn 26 t đng.

Ông Chung kêu oan và phiên tòa phúc thm 3 ngày đã được m ra t ngày 11/7 đ xem xét kháng cáo ca cu ch tch Hà Ni.

Trước phiên phúc thm, ông Chung đã gi đến Tòa án cp cao Thành phố Hà Ni bn gii trình dài gn 60 trang trong đó nói vic ông bút phê đng ý đ xut cho Công ty Nht Cường thc hin thí đim s hóa h sơ doanh nghip "là đúng nguyên tc, đúng quy đnh". Theo bn gii trình đượcTui Tr trích dn, ông Chung cũng cho rng cáo buc ca tòa sơ thm v hành vi ca ông to điu kin giúp Nht Cường tham gia và trúng gói thu là "suy din thiếu căn c, không khách quan".

Tuy nhiên, trong phiên xét x ngày 12/7, mt đi din Vin Kim sát đượcVietnam Plus trích li nói rng "Tòa sơ thm tuyên ông Nguyn Đc Chung li dng chc v, quyn hn trong khi thi hành công v là không oan và mc án 3 năm cũng phù hp".

Mc dù vy, Vin Kim sát ghi nhn ti phiên phúc thm rng ông Chung và gia đình đã cung cp mt s tình tiết mà cp sơ thm chưa xem xét, theo Vietnam Plus.

Ông Chung đã np 85 tài liu là bng khen, giy khen, k nim chương và huân chương mà ông được trao tng trong thi gian công tác ti S Công an Hà Ni và y ban Nhân dân Hà Ni. Trong s đó còn có các bng và giy khen ca b m đ ca ông trong các hot đng ch thp đ, bo tr người khuyết tt, tr m côi, nn nhân cht đc màu da cam

Mt lut sư bào cha cho ông Chung được Tin Phong trích li cho biết h sơ bnh án mà cu Ch tch Hà Ni np lên tòa đu có ni dung chn đoán ông b ung thư trc tràng và theo dõi di căn phi.

Vin Kim sát cho rng có căn c xem xét gim trách nhim hình s và đ ngh Hi đng xét x gim mt phn hình pht cho ông Chung.

Ông Chung b khi t và bt giam t tháng 8/2020 vi cáo buc "chiếm đot tài liu bí mt nhà nước". Đây là ln th 5 ông Chung ra tòa trong 3 v án khác nhau.

Trong v án liên quan đến làm l bí mt nhà nước, ông Chung b kết án 5 năm tù sau khi b buc ti nhn tài liu thuc danh "mc bí mt nhà nước" liên quan đến đi án ca Công ty Nht Cường.

Trong mt v án khác, ông Chung b tuyên 8 năm tù vì b buc ti có vai trò "ch mưu ch đo" trong v tham nhũng mua chế phm x lý ô nhim nước Hà Ni "thông qua công ty gia đình, gây thit hi tài sn nhà nước".

Nguồn : VOA, 12/07/2022

Published in Diễn đàn

Cựu Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung "tham nhũng quyền lực"

Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, vào ngày 18/8 nói với Tiền Phong Online rằng các vụ án liên can cựu Chủ tịch Thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung cho thấy đã dùng quyền lực và vị trí công việc để can thiệp, bóp méo nhiều quy định của nhà nước nhằm trục lợi.

chung1

Ông Nguyễn Đức Chung. Hình chụp ngày 20/5/2013. Reuters

Ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng ông cựu Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung là một ví dụ cụ thể về tình trạng tha hóa về tư tưởng, đạo đức và nhiều mặt của cán bộ. Đồng thời, cũng cho thấy sự kiểm tra, giám sát quyền lực còn nhiều khỏang trống.

Một cư dân ở Hà Nội là một cựu quân nhân, thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam, vào tối ngày 20/8, chia sẻ với RFA trong điều kiện ẩn danh rằng ông đồng quan điểm với nhận xét của Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng :

"Đúng rồi. Ông Lưu Bình Nhưỡng nói thế là đúng. Theo tôi nhận xét thì ông Nguyễn Đức Chung là một người trẻ, có năng lực có đầy đủ phẩm chất của một cán bộ. Ông Nguyễn Đức Chung trước đang là phó Giám đốc thì lên chức làm giám đốc Sở Công an. Sau một đêm đạt được được nguyện vọng rồi thì sẽ muốn đạt được nguyện vọng khác và đấy cũng là một dạng ‘tham nhũng quyền lực’. Là con người thì thường ai cũng có nguyện vọng được chức cao trọng vọng, thế nhưng mà không lợi dụng để có kinh tế thì làm sao có thể ‘mua’ được quyền lực tiếp theo. Tôi nghĩ là trong bối cảnh của một xã hội thì người ta bắt buộc phải thế thôi. Đúng ra tha hóa là tha hóa chung thôi".

Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an, hồi ngày 28/8/2020, đã khởi tố bị can và bắt giam Chủ tịch Thành phố Hà Nội-Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung về hành vi "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước".

Vào tháng 12/2020, ông Nguyễn Đức Chung bị tuyên án năm năm tù giam dưới cùng tội danh vừa nêu, trong vụ án sai phạm tại Công ty Nhật Cường.

Đến ngày 17/3/2021, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an quyết định truy tố ông Nguyễn Đức Chung thêm tội danh "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" vì đã chỉ đạo Công ty Thoát nước Hà Nội mua chế phẩm Redoxy 3C của Công ty Đức-Watch Water qua Công ty Arktic, là công ty "sân sau" của gia đình ông Chung.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Đức Chung còn bị xác định đã can thiệp, gây sức ép, ép buộc và đe dọa Chánh Thanh tra Thành phố Hà Nội và Đoàn Thanh tra liên ngành phải ban hành kết luận điều tra theo hướng không có sai phạm, không đúng sự thật liên quan dự án làm sạch nước hồ bằng chế phẩm Redoxy 3C.

Việc chỉ đạo của ông Chung được cho là gây thất thoát cho ngân sách nhà nước 41 tỷ đồng. Và vụ án này bị khởi tố vào ngày 27/4/2020.

Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an (C03), vào ngày 16/8/2021 cho biết vừa hoàn tất điều tra và đưa ra kết luận ông Nguyễn Đức Chung bị khởi tố với vai trò chủ mưu, cầm đầu.

Ông Chung được cho biết đã khai báo quanh co, chối tội trước khi thừa nhận hành vi sai phạm của mình. Do đó, Cơ quan C03 đề nghị xem đó là tình tiết nặng để truy tố và xét xử đối với bị can Nguyễn Đức Chung.

chung2

Một người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh bị rơi vào hoàn cảnh vô gia cư trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư. Hình chụp ngày 19/8/2021. Courtesy of Facebook Đêm Sài Gòn

Vì sao tướng Chung có thể "tham nhũng quyền lực ?"

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, vào tối ngày 20/8 giải thích với RFA rằng ông Chung có thể khuynh loát, lạm dụng quyền lực để tham nhũng là do thể chế của Việt Nam là một thể chế lạm quyền cho nên cả một hệ thống lạm quyền từ trên xuống dưới trong bộ máy nhà nước.

"Bất cứ một thiết chế xã hội nào từ con người, đứa trẻ con, đứa học sinh cho đến những doanh nghiệp, các nhà thờ, tôn giáo… hoạt động được là do luôn luôn có hiến định ; tức là một điều quy định trong hiến pháp và luật định, là căn cứ điều hiến định ấy mà ban hành những luật để cho thiết chế ấy hoạt động.

Chỉ có độc nhất Đảng cộng sản Việt Nam là chỉ có một điều hiến định (có danh nghĩa được ghi trong Điều 4 Hiến pháp) mà không có luật định. Không có luật nào điều chỉnh hoạt động, chức năng, nghĩa vụ, trách nhiệm của Đảng hết. Và như thế tức là nó đã lạm quyền rồi. Thế thì cái hệ thống lớn đã làm quyền thì cái hệ thống nhỏ cứ tha hồ lạm quyền. Hành vi lạm quyền này có tính chất phổ biến".

Ông Nguyễn Khắc Mai nêu lên một ví dụ mang tính thời sự được dư luận đặc biệt quan tâm là vụ việc lãnh đạo trường Đại học Duy Tân ở thành phố Đà Nẵng, hồi đầu tháng tám, ra quyết định sa thải giảng viên Trần Thị Thơ với lý do đã "có phát ngôn phiến diện, sai lệch về cách chống dịch tại Việt Nam".

"Ông Thủ tướng Phạm Minh Chính thì bảo cần phải lắng nghe phản biện và ý kiến của nhân dân. Nhưng bọn bảo hoàng hơn nhà vua ở trong thành ủy, ở trong Đại học Duy Tân không cần nghe ông Chính. Họ cứ làm theo ý của họ và đuổi cô giáo mặc dù cũng không phải tội lỗi gì cả. Cô giáo chỉ nhận ra một cảm khái và người (lãnh đạo) có trí, có đức thì phải lắng nghe cảm khái rên xiết của dân chúng để điều chỉnh hành vi của mình".

Ông Nguyễn Khắc Mai nhấn mạnh thêm rằng :

"Nhà nghiên cứu về tối ưu hệ thống, ông Hoàng Tụy đã từng nói với tôi rằng cái hệ thống ‘mẹ’, tức là thể chế hiện nay, hệ thống chính quyền hiện nay đã bị lỗi thì các hệ thống ‘con’ không thể tử tế được".

Nhận định về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, từng khẳng định với RFA về bộ máy hành chính của Việt Nam là một bộ máy tham nhũng "vô phương cứu chữa".

Cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng từng tuyên bố rằng bà "càng đi càng thấy buồn" vì "ăn của dân không từ một thứ gì".

Đài RFA ghi nhận qua các vụ đại án được mang ra xét xử, theo chiến dịch chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động, được dư luận xã hội quan tâm và tỏ ra ngao ngán khi ngày càng có nhiều quan chức lãnh đạo cấp cao bị phanh phui tham nhũng quyền lực, không chỉ có một ông Nguyễn Đức Chung là điển hình.

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư đang bùng phát và hoành hành nghiêm trọng tại Việt Nam, công luận chỉ trích nặng nề một số biện pháp phòng, chống dịch được áp dụng nghiêm ngặt dẫn đến hậu quả "tham nhũng quyền lực" của các "ông trời con" ở địa phương, như trong vụ việc lãnh đạo cấp phó phường ở Nha Trang đã sách nhiễu người dân với tuyên bố "bánh mì không phải lương thực, thực phẩm".

Nguồn : RFA, 20/08/2021

Published in Diễn đàn

Ông Nguyễn Đức Chung chối tội trong vụ án công ty "sân sau" của gia đình hưởng lợi hơn 36 tỷ đồng

RFA, 16/08/2021

Cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung thừa nhận đã gây sức ép và đe dọa trong việc chỉ đạo Chánh Thanh tra Thành phố Hà Nội và Đoàn Thanh tra liên ngành phải ban hành kết luận thanh tra không đúng sự thật liên quan dự án làm sạch nước hồ bằng chế phẩm Redoxy 3C.

chung1

Bị cáo Nguyễn Đức Chung tại phiên tòa xét xử về tội "chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" - Ảnh TTXVN

Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 16/8, cho biết Cơ quan Cảnh sát Điều tra (C03), thuộc Bộ công an vừa hoàn tất điều tra và đưa ra kết luận như vừa nêu.

Cụ thể, ông Nguyễn Đức Chung hồi tháng 5/2016 đã yêu cầu dừng việc xử lý ô nhiễm nước hồ theo công nghệ cũ. Đồng thời, ông Chung cử đoàn công tác sang Đức để đàm phán mua chế phẩm Redoxy 3C của Công ty Watch Water. Quyết định này của ông Chung được nói là chưa được cơ quan có thẩm quyền đánh giá tính hiệu quả của chế phẩm Redoxy 3C.

Đến cuối tháng 11/2017, ông Chung chỉ đạo miệng Công ty Arktic (là công ty của gia đình ông Chung) chi ra 4,6 tỷ đồng để nhập khẩu chế phẩm Redoxy 3C. Sau đó, giao cho Công ty Thoát nước phải mua chế phẩm Redoxy 3C qua Công ty Arktic.

Cơ quan Cảnh sát Điều tra (C03) xác định từ năm 2016 đến năm 2019, ông Chung đã chỉ đạo và tạo điều kiện cho Công ty Arktic nhập khẩu 489 tấn Redoxy 3C với tổng chi phí hơn 115 tỷ đồng. Công ty Arktic đã bán chế phẩm Redoxy 3C cho Công ty Thoát nước thông qua 15 hợp đồng với trị giá trên 151 tỷ đồng, hưởng lợi hơn 36 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đức Chung còn được xác định đã can thiệp, gây sức ép, ép buộc và đe dọa Chánh Thanh tra Thành phố Hà Nội và Đoàn Thanh tra liên ngành phải ban hành kết luận điều tra theo hướng không có sai phạm, không đúng sự thật liên quan dự án làm sạch nước hồ bằng chế phẩm Redoxy 3C.

Ông Nguyễn Đức Chung, theo kết luận điều tra, bị cáo buộc tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", quy định tại Khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, với vai trò chủ mưu, cầm đầu.

Cơ quan cảnh sát Điều tra (C03) cho biết ông Chung khai báo quanh co, chối tội trước khi thừa nhận hành vi sai phạm của mình. Do đó, Cơ quan C03 đề nghị xem đó là tình tiết nặng để truy tố và xét xử đối với bị can Nguyễn Đức Chung.

Trước đó, vào tháng 12/2020, ông Nguyễn Đức Chung bị tuyên án năm năm tù giam dưới tội danh "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" trong vụ án sai phạm tại Công ty Nhật Cường. 

*******************

Thủ tướng Việt Nam yêu cầu chấm dứt việc kén chọn vắc-xin & điều tra vụ trả tiền để tiêm vắc-xin

RFA, 16/08/2021

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra những hành vi bị cho là tiêu cực trong việc tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 như trả tiền để được tiêm cũng như tình trạng kén chọn vắc-xin.

chung2

Người dân tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 tại Hà Nội - AFP

Ngoài ra, Thủ tướng chính phủ Hà Nội còn cho rằng các địa phương cần quán triệt cho người dân tinh thần "Vắc-xin tốt nhất là vắc-xin được tiêm sớm nhất".

Sở dĩ ông Thủ tướng Việt Nam đưa ra những yêu cầu trên là do mấy ngày qua vắc-xin Sinopgharm của Trung Quốc (Trung Quốc) được triển khai tiêm cho người dân thành phố Hồ Chí Minh và vấp phải sự phản ứng mạnh của người dân nơi đây. Nhiều video clips lan tràn trên mạng xã hội cho thấy nhiều người dân Thành phố Hồ Chí Minh không đồng ý tiêm vắc-xin Trung Quốc vì cho rằng không tin tưởng vào chất lượng, độ an toàn của sản phẩm Trung Quốc.

Đó cũng chính là những nội dung được nêu ra tại cuộc họp trực tuyến thường trực Chính phủ với các địa phương diễn ra hôm 15/8 và được truyền thông Nhà nước loan vào ngày 16/8.

Cũng tại cuộc họp, bên cạnh những yêu cầu vừa nêu, Thủ tướng Việt Nam cũng đề nghị các địa phương thực hiện giãn cách xã hội phải thật nghiêm, thực chất, đúng tinh thần "ai ở đâu ở đó". Ông Chính cho rằng cần tranh thủ thời gian vàng "giãn cách" để kiểm soát dịch bệnh nhanh nhất có thể.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng yêu cầu các cơ sở điều trị phải loại bỏ các giấy tờ thủ tục hành chính với các trường hợp nhập viện cấp cứu, nhập viện trước, làm thủ tục sau.

Liên quan đến năm học mới trong tình hình Covid-19 vẫn đang phức tạp, ông Chính yêu cầu Bộ Giáo dục cần tổ chức năm học mới phù hợp tình hình, nghiên cứu kế hoạch tiêm vắc-xin cho học sinh.

Ngoài ra ông cũng khẳng định Chính phủ thống nhất hỗ trợ hoàn toàn việc mai táng bệnh nhân tử vong do Covid-19.

Cũng trong ngày 16/8, Bộ Y tế cho biết chưa phê duyệt mở rộng địa bàn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vắc-xin Nano Covax phòng Covid-19.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho rằng, Bộ Y tế ủng hộ việc mở rộng địa bàn nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc-xin Nano Covax, tuy nhiên, việc mở rộng địa bàn nghiên cứu cần đảm bảo an toàn, khoa học, khả thi, tuân thủ đạo đức nghiên cứu, hồ sơ nghiên cứu phải được nhóm nghiên cứu xây dựng và đệ trình Bộ Y tế phê duyệt sau khi được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia thẩm định và chấp thuận.

Do đó, Bộ Y tế nhấn mạnh cấm sử dụng vắc-xin đang trong quá trình thử nghiệm cho mục đích sử dụng thí điểm hoặc mục đích thương mại.

Published in Việt Nam

Cho đến nay, người ta vẫn nghĩ rằng ông Nguyễn Đức Chung bị rơi vào vòng lao lý là một trường hợp như Đinh La Thăng. Tô Lâm đã thông qua bàn tay của ông Nguyễn Phú Trọng triệt hạ sát ván đối với Nguyễn Đức Chung. Nguyễn Đức Chung đã ra tòa một lần và lần đó được xử kín. Tội tiết lộ bí mật nhà nước nhưng ông Chung chỉ bị kết án 5 năm tù. Ông Nguyễn Đức Chung sẽ phải còn ra tù nhiều lần nữa tựa như Đinh la Thăng.

ndc1

Số phận Nguyễn Đức Chung phụ thuộc vào hồ sơ điều tra công ty Nhật Cường

Tội lớn nhất của Nguyễn Đức Chung là liên quan đến doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của Bùi Quang Huy – công ty Nhật Cường. Nó tựa như đầu mối để kết tội Đinh La Thăng là Trịnh Xuân Thanh thì đầu mối để kết tội Nguyễn Đức Chung chính là Bùi Quang Huy. Tuy nhiên hiện nay vợ chồng Bùi Quang Huy đã bỏ trốn và dù cho Tô Lâm phát lệnh truy nã thì đã 2 năm mà vẫn chưa bắt được Bùi Quang Huy.

Nếu không bắt được Bùi Quang Huy thì bất đắc dĩ cảnh sát điều tra phải khai thác những cá nhân còn lại của công ty này. Được biết, vụ án Nhật Cường Mobile làm Tô Lâm rất khó khăn, người cần bắt thì không thể bắt được. Những người bị bắt thì nắm thông tin có hạn, như vậy thì làm sao kết tội được Nguyễn Đức Chung ?

Công an cộng sản thì không xa lạ gì, nạn bức cung nhục hình xảy ra rất thường xuyên. Nghiệp vụ thì thiếu nhưng hung ác thì có thừa, chính vì vậy không ít nghi phạm bị chết oan uổng trong thời gian tạm giam.

Những nhân vật lớn thì có thể bị chết vì lý do chính trị, người ta muốn người đó phải câm họng vĩnh viễn. Trường hợp cái chết của ông Trần Bắc, Phạm Quý Ngọ được cho là như thế. Tuy nhiên một nhân viên của công ty Nhật Cường bị chết trong quá trình điều tra khó mà do thế lực chính trị. Rất có thể là do bức cung nhục hình vì áp lực hoàn thành hồ sơ điều tra, và cũng không loại trừ khả năng bị cáo này bị bệnh.

ndc2

Cái chết bất ngờ của một quản lý công ty Nhật Cường

Cái chết bí ẩn

Ngày 5/5 báo chí nhà nước đưa tin, bị cáo Mai Tiến Dũng (38 tuổi) – Trưởng ngành hàng điện thoại cũ của Công ty Nhật Cường đã tử vong trước khi bị đưa ra xét xử.

Ngày 5/5, trong phần thủ tục tại phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án "Buôn lậu, Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường, chủ toạ Trần Nam Hà, thẩm phán Tòa án nhân dân Hà Nội thông báo việc bị cáo Mai Tiến Dũng đã tử vong.

Theo hồ sơ, bị can Dũng tử vong hôm 23/4 vừa qua. Do đó, chủ toạ Trần Nam Hà cho hay, cơ quan tố tụng đã đình chỉ vụ án hình sự, với bị cáo Dũng. Trong vụ án, cơ quan công tố cáo buộc, từ ngày 28/2-5/3/2018, bị cáo Mai Tiến Dũng giúp sức cho Bùi Quang Huy, buôn lậu 1.574 chiếc điện thoại, iPad các loại, tổng trị giá hơn 45 tỉ đồng.

Sau khi đại diện Viện Kiểm sát, luật sư, các bị cáo không có ý kiến, chủ toạ Trần Nam Hà đề nghị Viện Kiểm sát công bố cáo trạng truy tố các bị cáo.

Theo cáo trạng, từ tháng 1/2014 – 5/2019, Bùi Quang Huy – Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường (hiện bỏ trốn) – đã trực tiếp và chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên công ty thực hiện hành vi giao dịch, mua bán trái phép tổng số 2/502 đơn hàng với 255.311 sản phẩm có tổng giá trị thanh toán hơn 2.927 tỉ đồng của 16 nhà cung cấp tại Hồng Kông. Sau đó ông Huy đã trực tiếp liên hệ, thỏa thuận thuê các đường dây vận chuyển hàng hóa trái phép từ Hồng Kông về Việt Nam giao cho Công ty Nhật Cường tiêu thụ.

Trong đó, nhà cung cấp "Công ty Miền Tây" do Ngô Xuân Sử đại diện đã thực hiện hành vi bán trái phép cho Bùi Quang Huy tổng số 606 đơn hàng với 84.403 sản phẩm, tổng trị giá hơn 426 tỉ đồng.

ndc3

Ông chủ công ty Nhật Cường – Bùi Quang Huy hiện đang bỏ trốn

Điều đáng nói là trong công ty Nhật Cường, thì Mai Tiến Dũng là người nắm thông tin về công ty nhiều nhất sau Bùi Quang Huy. Ai cũng biết vụ án này là vụ án mà Tô Lâm muốn khai thác sự liên quan của ông Nguyễn Đức Chung với Nhật Cường. Tuy nhiên Mai Tiến Dũng chết để lại một bộ hồ sơ điều tra toàn là những con số mà không liên quan gì đến vai trò của ông Nguyễn Đức Chung.

Điều đáng nói là báo chí không nói gì đến bệnh tình của Mai Tiến Dũng cả. Cứ như đó là một bí mật vậy. Thông thường nếu một bị cáo bệnh quá nặng thì họ có thể xin về nhà điều trị, tuy nhiên suốt quá trình bắt giam và điều tra không thấy báo chí nói gì về bệnh tật của Mai Tiến Dũng.

Tội buôn lậu là phụ, sự liên quan của Nguyễn Đức Chung mới là tội chính

Bản cáo trạng cho biết, Đỗ Văn Hùng đại diện nhà cung cấp "Anh Hung HP" thực hiện hành vi bán trái phép cho Bùi Quang Huy tổng số 162 đơn hàng với 13.220 sản phẩm (tổng trị giá hơn 98 tỉ đồng) và thực hiện hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, giúp sức cho Bùi Quang Huy thực hiện hành vi buôn lậu tổng số 52.811 sản phẩm, tổng trị giá hơn 307 tỉ đồng. Thông qua hệ thống các cửa hàng của Công ty Nhật Cường, Bùi Quang Huy đã tiêu thụ được 254.364 sản phẩm, thu lợi bất chính hơn 221 tỉ đồng.

Theo Viện Kiểm sát, đây là vụ đồng phạm có tổ chức, có sự câu kết giữa giữa các bị cáo trong việc thực hiện hành vi phạm tội. Trong đó, Bùi Quang Huy là người tổ chức, chủ mưu, cầm đầu, điều hành toàn bộ hoạt động buôn lậu tại Công ty Nhật Cường. Các bị cáo trong đó có Trần Ngọc Ánh… là người thực hành, người giúp sức thực hiện tội phạm.

Ngoài ra, năm 2014, Bùi Quang Huy chỉ đạo thành lập 2 hệ thống sổ sách kế toán để theo dõi hoạt động kinh doanh của công ty ; chỉ đạo nhân viên sử dụng, ghi chép số liệu liên quan đến hoạt động của Công ty Nhật Cường trên 2 hệ thống sổ sách kế toán tại phần mềm ERP và phần mềm MISA.

Hành vi lập 2 hệ thống sổ sách kế toán nêu trên đã bỏ ngoài sổ sách kế toán tài sản, nguồn vốn hoạt động thực tế của Công ty Nhật Cường, vi phạm về các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 13 Luật Kế toán. Với những hành vi vi phạm trên, chỉ tính phần nghĩa vụ nộp thuế trong các hoạt động kinh doanh của Công ty Nhật Cường đã gây thiệt hại cho Nhà nước gần 30 tỉ đồng.

Con số 30 tỷ đồng thiệt hại là con số rất nhỏ so với những người trong vụ án Đinh la Thăng làm thất thoát. Tuy nhiên vấn đề ở đây, khi đã khởi tố công ty Nhật Cường mà không có tội gì để kết thì không thể được. Chưa bắt được Bùi Quang Huy là một thất bại, còn khai thác những sai phạm của Nhật Cường mà không moi ra sự liên quan của Nguyễn Đức Chung là thất bại thứ hai, khai thác Mai Tiến Dũng cho đến chết mà cũng không thể có được thông tin gì giá trị là thất bại thứ ba. Một cái chết của nhân viên công ty Nhật Cường kèm theo với những kết luận điều tra không thành công cho thấy cái chết này có điều gì đó mờ ám.

Liệu có bàn tay của Nguyễn Đức Chung ?

Rất khó để mà nghi ngờ Nguyễn Đức Chung cói liên quan bởi Nguyễn Đức Chung đang phải ngồi tù ông ta làm gì được ? Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Chung từng là giám đốc công an Thành Phố Hà Nội và từng là chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố. Mối quan hệ của ông Nguyễn Đức Chung rất rộng và rất phức tạp. Một người từng nắm quyền thế như vậy thì từ trong tù điều hành những gì bên ngoài nhà tù là có thể.

Được biết, mối quan hệ giữa Nguyễn Đức Chung và Bùi Quan Huy rất đặc biệt, không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Đức Chung ưu ái cho Bùi Quang Huy trúng thầu nhiều dự án số hóa bộ máy chính quyền hà Nội. Bùi Quang Huy chính là sân sau của một chủ tịch thành phố chứ không hề nhỏ.

Hiện nay Bùi Quang Huy đang ở bên ngoài nhà tù và là một doanh nhân rất giàu có. Biết đâu Bùi Quang Huy ở đâu đó trên đất nước Việt Nam và điều khiển một thế lực ngầm nào đó thì ai mà biết được. Rõ ràng với cái chết của ông Mai Tiến Dũng thì ông Bùi Quang Huy và Nguyễn Đức Chung là có lợi hơn hết.

ndc4

3 bị can bị khởi tố gồm : Mai Tiến Dũng (áo đỏ-đã chết), Nguyễn Bảo Trung (áo đen) và Phạm Văn Hiệp (áo kẻ ngang) – Sài Gòn Giải Phóng, 22/01/2020

Hiện tại cái chết của Mai Tiến Dũng do một trong 3 nguyên nhân sau đây, thứ nhất là do bức cung nhục hình, thứ nhì là do thế lực thân nguyễn đức chung không muốn ông Mai Tiến Dũng khai quá nhiều, thứ ba là có khả năng ông Mai Tiến Dũng chết do bệnh tật. Tuy nhiên khả năng thứ ba là không cao. Có thể nói cái chết của ông Mai Tiến Dũng là một cái chết bí hiểm có rất nhiều nghi vấn.

Nguyễn Phúc (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 07/05/2021

Published in Diễn đàn

Ngày 11/12/2020, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội xét xử kín ông Nguyễn Đức Chung, cựu chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và ba bị cáo khác vì tội "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" trong vụ án Công ty Nhật Cường. Hội đồng xét xử Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt ông Chung 5 năm tù.

ndc1

Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội trong buổi họp báo Giải đua xe công thức 1 - Formula 1 tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 07/11/2018.  AP - Tran Van Minh

Theo thông tin của đài VTV, đây là một hình phạt dưới khung so với cáo trạng truy tố, nhờ nhiều tình tiết giảm nhẹ, như ông Chung được các cấp khen thưởng vì có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác, được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, có tiền sử bị bệnh ung thư. Ngoài chức chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021, ông Nguyễn Đức Chung từng là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên phó bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020, nguyên bí thư Ban cán sự Đảng. Ngày 17/12/2020, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ông Nguyễn Đức Chung ra khỏi Đảng.

Tại sao ông Chung lại "ngã ngựa" trong thời gian ngắn đến như vậy ? Nhà nghiên cứu Benoît de Tréglodé, giám đốc khu vực Châu Phi - Châu Á - Trung Đông, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp, đưa ra một số nhận định, đồng thời giải thích tại sao ông quan tâm đến chủ đề này, trong buổi phỏng vấn ngày 07/01/2021 với RFI tiếng Việt.

*****

RFI :Đường thăng tiến của ông Nguyễn Đức Chung hơi khác so với nhiều quan chức Việt Nam khác. Làm thế nào mà một nhân vật, không xuất thân từ chính giới, lại có thể có giữ chức chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ?

Benoît de Tréglodé : Đúng vậy, ông Nguyễn Đức Chung là một nhân vật nổi tiếng nhờ sự nghiệp công an. Ông được đào tạo tại Học viện Cảnh sát Nhân dân từ năm 1985 đến 1990. Sau khi tốt nghiệp, ông có được một chặng đường vô cùng ưu tú, cứ hai năm lại được thăng chức.

Từ những năm 2010, đúng là đường thăng tiến của ông Chung bỗng như phi mã. Ông được bầu làm đại biểu Quốc hội vào năm 2011. Sau đó, trong nhiều năm, ông luôn giữ những vị trí quan trọng trong vòng ảnh hưởng của thủ tướng thời đó. Cần phải biết là đường thăng tiến của ông Nguyễn Đức Chung liên hệ rất chặt chẽ với nhiệm kỳ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Giờ chẳng có gì là bí mật khi nói rằng ông Nguyễn Đức Chung, nhờ vào mạng lưới của ông trong bộ Công an, là một người có thể rất có ích cho cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đường thăng tiến của ông Chung rõ ràng là liên quan đến việc được thủ tướng thời đó bảo vệ.

RFI :Vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc khoan thăm dò trong vùng biển của Việt Nam vào năm 2014 đã làm dấy lên làn sóng phản đối, biểu tình, thậm chí là bạo động ở Việt Nam. Ban đầu một số cuộc biểu tình ôn hòa ở Hà Nội có thể nói là đã được "nhắm mắt làm ngơ", nhưng sau đó đã bị giải tán và cấm triệt để. Ông Nguyễn Đức Chung làm giám đốc Công an Hà Nội (2012-2016) trong giai đoạn này, trước khi trở thành chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Vậy nên hiểu sự kiện này như nào ?

Benoît de Tréglodé : Bộ Công an là một thành phần có trọng lượng trong đời sống chính trị Việt Nam. Vài tháng trước Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XII vào tháng 01/2016, chúng ta thấy là bên trong bộ máy quyền lực Việt Nam đã có sự đối đầu giữa nhiều quan chức trong bộ Công an với quan chức bên phía bộ Quốc phòng và những cơ quan khác của Nhà nước.

Với việc ông Nguyễn Phú Trọng giành chiến thắng tại Đại hội Đảng năm 2016, bộ Công an đã chiếm được một vị trí vượt trội trong nội bộ chính quyền Việt Nam. Chúng tôi quan sát thấy có sự tăng cường, cũng như đối thoại về hợp tác ngành giữa bộ Công an Việt Nam và phía Trung Quốc. Vì thế, để tránh đi quá xa và chỉ dựa vào việc phân tích những điểm trao đổi này, có thể là vấn đề Trung Quốc phần nào đó được xử lý theo hướng hợp tác và tăng cường hợp tác an ninh. Thông thường tại Việt Nam, bộ Công an đại diện cho phe cứng rắn, ủng hộ việc duy trì và tăng cường quan hệ với Trung Quốc.

RFI :Đường thăng quan của ông Chung lên như diều gặp gió. Vậy những lý do nào có thể giải thích cho việc "ngôi sao đang lên" này lại bị thất sủng, chỉ ít tháng trước Đại Hội Đảng cộng sản Việt Nam XIII, diễn ra từ ngày 25/01/2021 ?

Benoît de Tréglodé : Có thể nói rằng con người, cá tính của ông Nguyễn Đức Chung được đánh giá cao vì đầu óc lãnh đạo, sự năng động, thực dụng, phần nào đó cởi mở với các đối tác. Nhưng song song đó, tính cách, có thể nói là "bộc lộ rõ", không được hoàn toàn ủng hộ trong guồng máy chính trị, cũng như trong bộ Công an. Từ điểm này, nhiều người, nhiều nhà phân tích cho rằng ông Chung có những tham vọng trực tiếp khi sắp tới Đại hội Đảng cộng sản XIII với khả năng nhắm đến vị trí bộ trưởng bộ Công an.

Tuy nhiên, vẫn những nhà phân tích trên có lúc nhắc đến sự cạnh tranh quyết liệt với ông Phan Đình Trạc, trưởng Ban Nội chính Trung ương, người phản đối kịch liệt những tham vọng của ông Chung. Qua đó có thể thấy rất rõ sự cạnh tranh chính trị vào những vị trí chủ chốt, cũng như việc ông Chung bị thất sủng.

Một điểm khác, là tại Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, diễn ra vào giữa tháng 05/2020, ông Nguyễn Đức Chung vẫn còn là một trong những ứng cử viên sáng giá vào bộ Chính Trị và tham vọng của ông ngồi vào chiếc ghế bộ trưởng bộ Công an được nghiêm túc cân nhắc. Do đó, vấn đề ở đây chính là tham vọng và sự cạnh tranh vào những vị trí chủ đạo.

RFI :Ông Nguyễn Đức Chung bị kết án 5 năm tù vì tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" liên quan đến vụ án công ty Nhật Cường. Nên hiểu thế nào về việc phiên tòa diễn ra ngày 11/12/2020, chỉ cách Đại hội Đảng chỉ một tháng rưỡi ?

Benoît de Tréglodé : Cần phải nhắc lại một lần nữa là đời sống chính trị Việt Nam cứ gần đến Đại hội Đảng là nảy sinh hàng loạt cạnh tranh và quan hệ phức tạp giữa các phe phái khác nhau.

Rõ ràng là ông Nguyễn Đức Chung, từ lâu nổi tiếng là một trong những người được cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng che chở, không chỉ có bạn bè trong chính quyền mới từ năm 2016 khi những tham vọng của cựu thủ tướng bị khựng lại vì dàn lãnh đạo hiện nay.

Sự cạnh tranh âm ỉ khi tới gần kỳ Đại hội Đảng rõ ràng là rất quan trọng. Việt Nam có câu ngạn ngữ "Điệu hổ ly sơn", đây chính là những gì diễn ra trong 6 tháng vừa qua từ lúc ông Chung là một nhân vật trọng tâm quyền lực và được đề cao với việc thăng tiến nhanh chóng cho đến khi bất thình lình ngã ngựa 6 tháng sau đó. Đây là điểm đáng quan tâm !

Tôi muốn thêm một điểm nữa, đó là đội ngũ trợ lý cho người thay ông Chung làm chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội từ/10/2020 lại là những người từng rất thân cận với ông Chung. Nếu đúng là việc ông Nguyễn Đức Chung bị thất sủng thực sự có liên quan đến những vụ việc nghiêm trọng và tiêu cực cho ông ấy, thì không dễ gì đội hình thân cận của ông Chung có thể giữ những vị trí quan trọng như thế trong đội ngũ mới. Đây là yếu tố cần phải xem xét ! Theo tôi, sự thất sủng này thực sự chỉ là thời thế và có lẽ sẽ được xem xét phần nào đó trong những tháng, những năm tới.

RFI :Có nghĩa là ông Nguyễn Đức Chung trả giá do bộc lộ quá rõ tham vọng ?

Benoît de Tréglodé : Rõ ràng là ông Nguyễn Đức Chung trả giá cho những tham vọng lộ rõ của ông ấy. Thông thường ở Việt Nam, người ta làm chính trị theo cách kín đáo và tránh gây đố kị và bộc lộ rõ. Chúng ta vẫn nhớ rằng cá tính của ông Nguyễn Tấn Dũng đã gây bất ngờ trong đời sống chính trị Việt Nam vì ông Dũng là người vô cùng cởi mở. Nhiều người đã chỉ trích ông về tính cách này, cũng như cách làm chính trị mới ở Việt Nam.

Trong trường hợp của ông Nguyễn Đức Chung, người ta cảm thấy đó là một chính trị gia trẻ đầy tham vọng, được thăng chức rất nhanh và được đánh giá cao về sự năng động, về mặt cởi mở nhưng điểm này lại không được nhất trí hoàn toàn.

RFI :Ông là một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp. Tại sao ông lại quan tâm đến vụ Nguyễn Đức Chung ?

Benoît de Tréglodé : Chẳng có gì là bí mật cả ! Trước tiên, với tư cách là nhà nghiên cứu về một khu vực địa lý đặc biệt, như Châu Á, Liên Hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ…, đồng nghiệp của tôi cũng như tôi đều quan tâm đến các kỳ bầu cử đánh dấu đời sống chính trị của đất nước mà chúng tôi nghiên cứu, như gần đây là cuộc bầu cử ở Mỹ.

Trong trường hợp của Việt Nam, kỳ bầu cử diễn ra trong Đại hội Đảng Cộng Sản, được tổ chức 5 năm một lần. Do đó, với tư cách là nhà phân tích về quốc gia này, công việc của tôi là tìm hiểu những sự xuất hiện mới hay thất sủng đối với một số chính trị gia, những người sẽ dẫn dắt đời sống chính trị của một Nhà nước, ví dụ như cho 5 năm tới trong trường hợp của Việt Nam.

Không có gì là tò mò thái quá ở đây cả, mà chỉ là quan tâm đến việc cựu chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội bị thất sủng, và cần nhắc lại là có thể chỉ là "thời thế", do những tham vọng chính trị vào thời điểm đó của ông Chung, như ông vẫn khẳng định.

Điều thú vị là hiểu được trong đời sống chính trị Việt Nam, con đường sự nghiệp được hình thành như thế nào và cũng bị tiêu tan như thế nào.

RFI :RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Benoît de Tréglodé, giám đốc khu vực Châu Phi - Châu Á - Trung Đông, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 20/01/2021

Published in Diễn đàn

Thêm người bất đồng chính kiến tại Việt Nam bị thành bệnh nhân tâm thần

RFA, 01/12/2020

Trường hợp mới nhất

Cơ quan An ninh điều tra-Công an thành phố Hà Nội, vào ngày 25/11, đã chuyển nhà báo, nhà văn bất đồng chính kiến Phạm Thành vào Viện pháp y Tâm thần Trung ương, sau gần 6 tháng ông bị bắt giữ, hồi hạ tuần tháng 5 vừa qua.

tamthan1

Blogger Lê Anh Hùng, vào ngày 16/7/2020, bị trói vào giường bệnh do không chịu uống thuốc tâm thần của Viện Pháp y Tâm thần Trung ương. - Courtesy of Facebook Nguyễn Vũ Bình

Nhà báo độc lập Hoa Mai Nguyễn, một thành viên Ban biên tập của Hội Những Người Cầm Bút Can Đảm, lên tiếng với RFA lên quan thông tin nhà báo Phạm Thành bị đưa vào bệnh viện tâm thần.

"Cá nhân tôi khẳng định một điều là anh Phạm Thành không bao giờ có triệu chứng bị bệnh tâm thần, bởi vì anh ấy rất minh mẫn và thông minh. Tuy nhiên, anh ấy có bị ngứa và đó là triệu chứng bình thường của những người già. Tôi quen biết anh Phạm Thành có thể nói là nhiều năm nay và hàng tuần liên lạc với anh thường xuyên. Cá nhân tôi thấy anh Phạm Thành rất khỏe".

Từ Sài Gòn, nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng chia sẻ với RFA rằng thời gian ông quen biết và từng làm việc chung với nhà báo, nhà văn Phạm Thành trong 1 thập niên. Nhà báo Ngô Nhật Đăng nhấn mạnh trong ngần thời gian đó và cho đến trước khi bị bắt giam, nhà báo Phạm Thành hoàn toàn là người bình thường và không có biểu hiện gì của bệnh tâm thần.

Tuy nhiên, đối với nhà báo Ngô Nhật Đăng thì thông tin nhà báo Phạm Thành bị đưa vào bệnh viện tâm thần không có gì ngạc nhiên và cũng có thể tiên liệu được. Bởi vì, nhà báo Ngô Nhật Đăng là người từng đồng hành với gia đình của blogger Lê Anh Hùng trong lần anh bị bắt giam và bị đưa vào bệnh viện tâm thần ở Hòa Bình hồi năm 2013.

Nhà báo Ngô Nhật Đăng kể lại, trong một dịp đến thăm blogger Lê Anh Hùng ở bệnh viện, ông đã có cơ hội trao đổi với giám đốc và nhân viên y tế tại Bệnh viện Tầm thần Trung ương và được cho biết họ tiếp nhận những trường hợp bệnh nhân như blogger Lê Anh Hùng.

"Tức là họ cũng có suy nghĩ để biết ai là người tâm thần hay không tâm thần. Tức nhiên ở vị trí của họ thì có những điều không thể nói ra được. Nhưng qua cách tiếp xúc và cách đối xử, cụ thể qua cách họ đối xử với anh Lê Anh Hùng trong bệnh viện thì tôi thấy là có rất nhiều người còn có lương tâm".

Mặc dù vậy, blogger Lê Anh Hùng, hồi trung tuần tháng 7 năm 2020 từ bệnh viện tâm thần báo tin với gia đình rằng do không chịu uống thuốc tâm thần của Viện Pháp y Tâm thần Trung ương, nên anh đã bị một nhân viên y tá tên An đánh đập dã man, trói vào giường bệnh và tiêm thuốc tâm thần.

Cơ quan An ninh điều tra bắt giữ blogger Lê Anh Hùng vào đầu tháng 7/2018 với cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước" và anh lại bị đưa vào bệnh viện tâm thần vào đầu tháng 4/2019.

tamthan2

Bìa quyển sách "Thế thiên hành đạo hay đại nghịch bất đạo" của Nhà văn Phạm Thành, do Nhà xuất bản Tên Lửa phát hành. Courtesy of Facebook Nhà xuất bản Tự Do

Họ được pháp luật bảo vệ ?

Luật sư Nguyễn Văn Đài, vào ngày 1/12, cho RFA biết trước đây ông từng phụ trách hồ sơ của vài trường hợp tương tự như blogger Lê Anh Hùng và nhà báo Phạm Thành.

"Trước đây là ông mục sư Tô Văn Trường, bị bắt hồi năm 2003. Sau khi ông bị giam 8 tháng thì họ không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông được và họ đưa ông vào bệnh viện tâm thần. Ông Tô Văn Trường bị giam thêm một năm nữa thì mới được thả ra.

Trường hợp thứ hai là anh Nguyễn Trung Lĩnh. Anh Lĩnh đã bị bắt và bị điều tra về Điều 88 Bộ luật Hình sự trước đây. Sau 3 tháng điều tra thì họ chuyển ảnh Lĩnh vào bệnh viện tâm thần. sau 1 năm ở trong bệnh viện tâm thần thì anh Lĩnh được thả về và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hiện nay anh Lĩnh lại bị bắt tiếp và cũng bị đưa vào bệnh viện tâm thần".

Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người nào bị quy kết trong thời gian phạm tội mà bị mắc bệnh tâm thần sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hoặc những người đã phạm tội và bị phát bệnh tâm thần sau khi bị bắt thì phải được điều trị bệnh. Trường hợp này sẽ do tòa án xem xét có phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan hành vi phạm tội trước đó hay không.

Về hai trường hợp được dư luận trong và ngoài nước chú ý bao gồm blogger Lê Anh Hùng và nhà báo Phạm Thành, luật sư Nguyễn Văn Đài cho rằng có thể cả hai sẽ phải ở trong bệnh viện tâm thần một thời gian và được thả ra mà không qua xét xử.

"Thứ nhất một phần là vì dư luận xã hội và áp lực quốc tế. Những bài viết của anh Lê Anh Hùng mà họ cho là vi phạm vì liên quan ông Nông Đức Mạnh, Hoàng Trung Hải và hàng loạt các quan chức cao cấp của chính quyền. Và khi đưa ra xét xử thì anh Lê Anh Hùng sẽ bảo vệ chính kiến của anh ấy. Bởi do họ không muốn có một phiên tòa chỉ nói về các quan chức chóp bu của họ như vậy. Thứ hai, cuốn sách dẫn đến việc nhà báo Phạm Thành bị bắt là viết về Nguyễn Phú Trọng trong ‘Đại nghịch Bất đạo’. Nếu như đưa nhà báo Phạm Thành ra xét xử thì đương nhiên nhà báo Phạm Thành là người bản lĩnh và ông phải bảo vệ quan điểm của ông rằng tại sao ông nói Nguyễn Phú Trọng là người đại nghịch bất đạo. Thế nên những phiên tòa xét xử đó không khác nào để cho những người bất đồng chính kiến công khai nói xấu hay sỉ nhục các quan chức cấp cao của họ. Điều này thì có lẽ họ không muốn nên họ cố tình vu cho những người này bị bệnh tâm thần và sau một thời gian trong bệnh viện thì sẽ thả họ ra".

Thế nhưng, luật sư Nguyễn Văn Đài lưu ý tình cảnh của những nhà bất đồng chính kiến như Nguyễn Trung Lĩnh, Lê Anh Hùng và Phạm Thành gặp phải nguy cơ bị trở thành người tâm thần thật sự rất cao, do cơ quan điều tra ép buộc các nhân viên y tế tiêm thuốc hay cho họ uống thuốc để biến họ thành những người mắc bệnh tâm thần.

Nhà báo Hoa Mai Nguyễn và luật sư Nguyễn văn Đài kêu gọi người Việt trong và ngoài nước cùng cộng đồng quốc tế cần lên tiếng mạnh mẽ để Chính quyền Việt Nam không áp dụng biện pháp như thế đối với những người dân thể hiện quan điểm và bày tỏ chính kiến của họ.

Nhà báo Ngô Nhật Đăng nhận định rằng biện pháp này được Chính quyền Cộng sản sử dụng để hạn chế và đàn áp quyền tự do ngôn luận của người dân dù đối với quy chuẩn của xã hội văn minh thì không ai có thể chấp nhận được, kể cả ở xã hội Việt Nam. Tuy nhiên bất cứ lúc nào, "những người muốn nói lên những sự thật do lương tâm của họ thôi thúc cũng phải tiên liệu rằng, ngoài việc bị bắt và giam giữ thì cũng có khi bị trở thành người tâm thần".

Nguồn : RFA, 01/12/2020

********************

Mt chế đ dùng ‘tâm thn’ va đ đàn áp va đ chy ti

Hoàng Hoành Sơn, VOA, 30/11/2020

Hôm 27/11/2020, mt bn tin đ cp cu ch tch th đô Hà Ni Nguyn Đc Chung "b tâm thn", đu tiên được báo Zing đăng ti, sau đó mt trang tin đin t tng hp đăng li t đng. Khi bn tin nêu trên khiến công lun chú ý, bn tin trên Zing đã lp tc ct b chi tiết này và ch còn li v ông Nguyn Đc Chung "b ung thư", và phm ti ln đu" (1).

tamthan00

Hồ sơ bệnh án tâm thần.

Đài RFA cũng đăng bài tương t trích li nguyên văn mng báo Tri thc Trc tuyến dn cáo trng cho hay : "B can có tin s b bnh tâm thn, phm ti ln đu, được áp dng các tình tiết gim nh trách nhim hình s". Tuy nhiên, thông tin trong bài viết "Vì sao ông Nguyn Đc Chung được áp dng tình tiết gim nh ?" ca báo này sau đó được sa đi t "tâm thn" tr thành "tin s bnh ung thư" (2).

Cùng ngày 27/11/2020, cô Nguyn Nghiêm viết thông cáo trên mng xã hi Facebook : Nhà văn Phm Thành va b nhà cm quyn đng cng sn Vit Nam đưa vào Vin tâm thn trung ương. "Tôi là v anh Phm Thành, xin thông tin s vic như sau : Ngày 25/11/2020, điu tra viên cho biết đã chuyn chng tôi đến Vin Pháp y tâm thn Trung ương đ giám đnh hay kim tra sc khe gì đó, báo cho tôi biết đ đến gi đ tiếp tế. Là v chng sng vi nhau bao nhiêu năm, tôi thy anh hoàn toàn bình thường, không có biu hin gì v tâm thn nên không hiu h chuyn chng tôi xung đó làm gì ?" (3).

Trường hp th hai là ông Lê Anh Hùng. Trước khi b bt, ông Hùng là cng tác viên ca đài tiếng nói Hoa K (VOA), đng thi là thành viên ca hai t chc dân s không chu s kim soát ca nhà nước : Hi AEDC và Hi Nhà báo đc lp. Lê Anh Hùng b bt ngày 5/7/2018 và b quy chp vi phm điu 331-BLHS năm 2013 (Điu 258 năm 1999).

Sau khi b bt, Lê Anh Hùng b giam ti Tri Tm giam s 2 - Công an Hà Ni. Tuy nhiên, vài tháng sau đó ông Hùng bt ng b chuyn t nhà tù đến bnh vin tâm thn. Khi đưa ông Hùng t nhà tù vào tri tâm thn Trung ương 1, công an không h thông báo cho gia đình cũng như lut sư ca ông theo pháp lut quy đnh. Bà Trn Th Niêm ch biết tin này khi đến nhà tù tiếp tế cho con trai. Trước khi đi tù, ông Hùng tng b công an bt và b giam gi trong tri Tâm thn 2 ln. Trong đó, có ln kéo dài 12 ngày đêm hi cui năm 2013 và công an buc phi th ông trước sc ép ca công lun trong và ngoài nước (4). Cùng b chuyn vào tri tâm thn vi Lê Anh Hùng, còn có k sư, nhà hot đng dân ch Nguyn Trung Lĩnh na.

Vâng, trên đây là bn mnh đi con dân đt Vit, du cùng mang thân phn làm người, du đang mang tiếng là "tâm thn", mà li khác nhau mt tri mt vc.

Mt bên là quan chc cng sn cao cp, nguyên thiếu tướng công an và ch tch th đô Hà Ni mt thi hét ra la. Nay đng chí "đã b l" vì quá tham, và đng chí ta nhũn như con chi chi, chường ra b mt đau đn vì "ung thư", trưng ra nhng chiến công oanh lit thu mang hàm thiếu tướng công an. Và sau hết có báo đng tn tâm tuyên truyn : hin nh đang b "tâm thn" nh nh, quên quên cũng như mi phm ti ln đu, tha thiết mong đng trưởng cho chu k lut, hoc ch hết thi hiu là thoát ti khi ngi tù.

Bên kia là nhng thường dân anh dũng đu tranh vì mt Việt Nam dân ch t do, mong sm thoát ách cng sn hèn h thi nát. Các anh ch là k sư, nhà văn, nhà báo không th hét ra la như ông thiếu tướng công an, li càng không có quyn uy đ tham nhũng ca công như ông ch tch th đô Hà Ni. Các anh ch đơn gin đã dám nói thng nói tht nhng th ti li gi di, gian ác mà Đảng cộng sản Việt Nam đã gây ra, đang tn hi đến người dân cũng như nguyên khí quc gia. Đy là dưới s cai tr ca đảng cộng sản, Việt Nam đã phân hóa thành giai cp cai tr gm nhng đng viên "cường hào đa ch mi" và giai cp b tr là th "nô l mi" bao gm toàn th dân tc Việt Nam.

Đim khác bit còn có mt bên mun t nhn mình là "tâm thn" và bên còn li b chp mũ và gán ghép phi "tâm thn" cn điu tr. Thiếu tướng - ch tch Hà Ni "Chung con" chưa được phép hưởng "quy chế" vào tri tâm thn trung ương, nhưng báo đng đã nhanh chóng "đánh hóng" cho toàn xã hi biết "bnh tình" lâm ly bi đát, đáng thương hi và đáng tha th ca quan tham này ; riêng ba anh thường dân, k sư Nguyn Trung Lĩnh, nhà báo Lê Anh Hùng và nhà văn Phm Thành, đã b tng thng vào tri tâm thn đến c m, v cũng không h hay biết. Gia đình các anh đu cho biết h chưa h có tin s bnh tâm thn nào ? Mt bên mong b "tâm thn" và mt bên b chp cho cái mũ "tâm thn" đ làm gì ?

Qua báo đài ca đng cho thy thiếu tướng ch tch th đô đang khao khát ân đin đi xá t đng trưởng. Chung vn lt lng và chu trách nhim "ph" trong v thm sát người vô ti Đng Tâm. Riêng ai chu trách nhim "chính" s h hi phân gii. Sau khi đã leo lên đnh vinh quang, Chung tr thành mt nhân vt cm cán trong gung máy nhà nước cng sn, và sau khi đã ăn tàn phá hi th đô đ cách nay x khám, bng bung ra mt trong t chng nan y : ung thư cng thêm điên lon.

Khi còn ôm ghế quyn lc, ch thy bnh tt gì st, thm chí còn n tp ca dân không cha mt th gì". Đy là bnh chung ca lãnh đo cp cao Đảng cộng sản Việt Nam, khi còn ti chc các v y ch bao gi than đau bng, nhc đu gì hết ? Lúc nào vào tù mi khai ra đ th bnh mãn tính. Ch thế mà Đảng cộng sản Việt Nam c xếp sc khe lãnh t, y viên trung ương đng vào danh sách tuyt mt c đy. Dân bo có dàn xếp c ri ; đng phán s xét x nghiêm minh, đt lò cháy bùng ri ci tươi qung vào cũng cháy ra tro, nhưng đng cũng gng cha thn : chng tham nhũng là "ta đánh vào ta" (5), khéo li "v bình" ? ! ?

Lý l "ung thư - tâm thn" gim nh hình pht, mà nhng báo đài ca đng dành cho Nguyn Đc Chung, ta như lý l ca "con heo lãnh t" trong tác phm Tri Súc Vt ca nhà vănGeorge Orwell. Con heo trong tác phmdn đu by đng vt tiến hành"cách mng", li được hưởng đc quyn, mt mình hưởng th sa bò và táo. "Heo lãnh t ta" tuyên truyn cho đc quyn này như sau :"Chúng tôi ăn nhng th này mc đích duy nht là phi gi gìn sc khe cho chúng tôi. Toàn b vic qun lý và t chc công vic trong khu vườn đu da vào chúng tôi. Chúng tôi vì hnh phúc ca mi người mà ngày đêm tn tâm tn lc. Do đó, điu này là vì các bn, chúng tôi mi ung sa bò và mi ăn táo".

Nó ta như lý lun tuyên truyn ca my đài báo đng, đang vây quanh xum xoe g ti cho Chung vì "ung thư và tâm thn" : "Nguyên thiếu tướng ch tch th đô Hà Ni Nguyn Đc Chung ung thư - tâm thn vì lot bnh này có mc đích duy nht là phi g ti cho ngài y. Toàn b vic tham nhũng, l bí mt nhà nước, giết hi người vô ti đu t ý đng cn thi hành da vào ngài y thc hin. Nguyn Đc Chung vì hnh phúc ca người dân mà ngày đêm tn tâm tn lc đến mc điên lon và ung thư. Do đó, bnh tt này là vì các bn, ngài Nguyn Đc Chung mi phát ung thư và mi b tâm thn". (Xin li nhà vănGeorge Orwell cho người viết được nhp vai thay báo đng g cho Chung mt tí)

Thế còn các v dân đen mit mài đu tranh vì nhân quyn, t do dân ch, đòi Đảng cộng sản Việt Nam tr li cho dân nhng ngun tài nguyên l ra dân được hưởng ; nhng đt đai đã b cướp đot ; nhng quyn làm người đã b đng cưỡng bách ly mt t khi chào đi. Cuc đi tù ngc ca các anh ta như s phn ca chú nga kit sc b con heo lãnh t la bán đi ly tin mua rượu cho chúng phè phn.

Trong Tri Súc Vt mô t mt con nga cn cù chăm ch, làm vic cho đến khi gc ngã. Thế là con heo lãnh t c mt chiếc xe kéo ti, nói là đ đưa nga ti bnh vin an dưỡng. Tuy nhiên, con la biết đc li phát hin ra rng đó là chiếc xe ca mt tay giết tht. Vy là con heo lãnh t tuyên truyn nói rng chiếc xe đó đã được mua li t tay k đ t, và rng con nga s được an dưỡng thích đáng.

S phn chú nga cũng phn nào nói lên s phn ca các tù nhân lương tâm b đày đa và b chích thuc, khng b, đánh đp đ t nhng con người minh mn bình thường, biến thành nhng phm nhân mang bnh tâm thn. Chú nga cũng là biu tượng cho người dân trong mt chế đ xem vic giết dân là chuyn bình thường, như v thm sát c Lê Đình Kình ngay ti phòng ng trong nhà riêng c gia đêm ti. Nó din t nhng ti ác cướp đt thường nht ca Đảng cộng sản Việt Nam, ta như bán tht chú nga cho đ t. Đng cướp mt mt tráo tr đi bình thường thành tâm thn đ chy ti cho đng viên, mt mt dùng bnh "tâm thn" như vũ khí đàn áp nhng tiếng nói cho công bng, l phi. Và tri ci to chính là nơi Đảng cộng sản Việt Nam thao túng mi s dã man tt cùng ca chế đ.

Đảng cộng sản Việt Nam đc quyn tuyên truyn theo kiu "con heo lãnh t" trong Tri Súc Vt. Vy nên vic đi trng thay đen, kim thin thoát xác, hn Trương Ba da hàng tht, fake news là nhng chiêu bài chuyên môn, "vành ngoài by ch vành trong tám ngh" ca báo đài quc doanh Việt Nam. Giết dân ri đ ti cho dân là "cường hào đa ch mi" (6) ; cướp đt ca dân ri giam lng không cho dân Th Thiêm đến tham gia đi cht vi thanh tra chính ph và lãnh đo chính quyn Thành phố Hồ Chí Minh, như trường hp ca bà Nguyn Thùy Dương b công an không cho ra khi nhà, xâm hi nghiêm trng quyn t do đi li ca người dân (7). Đảng cộng sản Việt Nam vn ngang nhiên gian di và khng b người dân dã man ch khác gì hoàn cnh đng vt trong Tri Súc Vt.

Nói gì đến các anh Nguyn Trung Lĩnh, Lê Anh Hùng và Phm Thành vn đang trong tay h, h mun cùm xích, tra tn, chích thuc cho điên lon hoc mt trí nh đu trong tm tay ca công an. Công an đã bt các anh, cũng chính công an giám đnh, kết lun các anh b tâm thn ; li do công an tng các anh vào tri tâm thn ; na là công an khng đnh các anh b tâm thn nhưng "khi phm ti đ năng lc chu trách nhim hình s" ; ri vn là công an chích thuc cho các anh khi c ba đu là người bình thường ? Ác đc hơn công an không h thông báo cho người nhà các anh biết h b chuyn tri tâm thn, ch khi m, v, người thân các anh đến nhà tù tiếp tế mi v l.

Hin còn rt nhiu tù nhân lương tâm, như anh Trn Hunh Duy Thc, nhà báo Phm Chí Dũng, Nguyn Tường Thy, Nguyn Anh Tun, Phm Đoan Trang… và nhiu người khác, có nguy cơ tương t. Theo thng kê ca t chc Người Bo v Nhân quyn (Defend the Defender - DTD), tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2020, chế đ cng sn Vit Nam đang giam gi ít nht 276 tù nhân lương tâm, trong đó có 35 n tù nhân, trong các nhà tù hoc các hình thc giam gi khác.

Gán cho tù nhân lương tâm bnh tâm thn là đòn thù hèn h Đảng cộng sản Việt Nam thường s dng cho nhng ai đã vch ra nhng cái xu xa, tàn đc mà đcs đang khng b trên người dân. Riêng ti danh mà Nguyn Trung Lĩnh, Lê Anh Hùng – Phm Thành b cáo buc : "li dng các quyn t do dân ch, xâm phm li ích nhà nước, quyn li ích hp pháp ca t chc, công dân" ; đy là th lut mơ h do nhà nước cng sn viết ra nhm tr thù, b tù, dp tt các tiếng nói bt đng chính kiến. Cưỡng bách các anh vào vin tâm thn đ cho thy Đảng cộng sản Việt Nam đang thi hành mt chính sách khng b nhng ai đu tranh cho s tht, dân ch, nhân quyn.

Đúng như Tri Súc Vt mô t, mt thi gian sau, con heo lãnh t tuyên truyn công b rng con nga đã ra đi hnh phúc trong bnh vin, nhưng s tht là con nga đã b bán cho bn đ t làm tht, đ lũ heo có tin mua rượu whisky.

Đây là mt thc tế tuy phũ phàng nhưng qua đó minh chng, nhà vănGeorge Orwell đã nói tiên tri khi viết Tri Súc Vt. Ông đã d đoán và mô t chính xác nhng gì mt chế đ cng sn đã, đang và s tiếp tc đa đày, chà đp, hành kh con người. Cng sn qu là mt ch nghĩa dit chng, tráo tr và luôn tìm cách gây tang thương cho đng loi.

Ti sao các anh t nhng người bình thường ngoài đi, sau khi vào tù b tra tn, đàn áp tinh thn, giam gi li ri còn b đ cho bnh tâm thn như thế ? Có chăng là công an đã tiêm thuc hy hoi tâm trí hu cnh cáo nhng nhà hot đng dân ch nhân quyn, như thế ln hi không ai dám lên tiếng phn kháng na. Thế là như lũ heo lãnh đo li tiếp tc phè phn trên m hôi, xương máu ca nhng ai đang cong lưng np thuế cho chúng tác oai tác quái th hin quyn lc ?

Việt Nam là vy đó, nó hin là nơi mà uy tín Đảng cộng sản Việt Nam ch là th gi to. Bu c gian di, dân ch, nhân quyn toàn gi hiu, bng cp gi, thuc gi, đo đc gi tràn lan, tham ô tài sn nhà nước và cướp đt đai ca dân xy ra như cơm ba, người dân b giết, b chích thuc cho điên lon là điu tt yếu. Đng viên sau khi bòn rút đy túi tham, gi con ra nước ngoài đ ra tin ăn cp ca công, chy cht ly quc tch nước ngoài, đ khi "b l" li trơ tráo d trò bnh tt, ung thư, tâm thn bt k liêm s.

Còn đâu "chiếc bánh v" lý tưởng cng sn rêu rao thu ban đu như : bình đng, vô sn, vô giai cp, gii phóng, t do, dân ch.. chúng đang chuyn hóa thành mt lý nim rt khác bit. Trong đó, lý nim theo kiu"tt c các loài đng vt đu bình đng như nhau" được thay thế bng lý nim "tt c các loài đng vt đu bình đng như nhau, nhưng mt s thì ‘bình đng hơn nhng con khác" (8).

--------------------

Nhân Ngày Quc tế Nhân Quyn sp đến (10/12/2020), người viết xin dùng bài này như mt li tri ân tưởng nh đến nhng hy sinh cao quý, cùng s đng cm vi nhng đau đn th xác tinh thn, mà quý anh ch em tù nhân lương tâm đang phi gánh chu hng ngày, hng gi qun qui trong chn lao tù và trong tri tâm thn, vì công cuc tranh đu và nói thay tiếng nói người dân thp c bé hng.

Xin vì lòng trung thành vi t quc, s nhn ni cam chu đ th ngc hình cho tin đ dân tc, s được Anh linh Tiên t đt Vit, ta như dãy Hoành Sơn tinh thn ca Vit Nam, gia tăng lòng can trường cho quý anh ch em tù nhân lương tâm. Đng thi biến cuc đi tù ngc ca quý anh ch em thành li thc tnh cho đng bào c nước.

Xin ghi ơn và cm phc tt c các tù nhân lương tâm thân yêu.)

Hoàng Hoành Sơn

Nguồn : VOA, 30/11/2020

Tư liu tham kho :

(1) https://www.datviet.com/1564494-2/

(2) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-hanoi-chairman-got-leniency-for-mental-illness-11272020092656.html

(3) https://www.facebook.com/profile.php?id=100026945987746

(4) Thúc Lân, Chuyên mc Chân dung tù nhân lương tâm trên đài phát thanh Đáp Li Sông Núi, 03/01/2020.

(5) https://dantri.com.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-chong-noi-xam-kho-vi-tu-ta-danh-vao-ta-20161017131013771.htm

(6) http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Thieu-tuong-To-An-Xo-noi-ve-vu-an-Dong-Tam/406966.vgp

(7) https://www.facebook.com/RFAVietnam/videos/3895594589238

(8) https://trithucvn.org/van-hoa/trai-suc-vat-biem-hoa-sau-cay-ve-cac-the-luc-thu-dich.html

*********************

Lấy cớ tâm thần hay ung thư để giảm án cho cán bộ : Việt Nam không có công lý mà chỉ có tư lý !

RFA, 30/11/2020

Hôm 27/11/2020, bài viết trên mạng báo Zing có tựa "Vì sao ông Nguyễn Đức Chung được áp dụng tình tiết giảm nhẹ ?" nêu rõ thông tin "Bị can có tiền sử bị bệnh tâm thần, phạm tội lần đầu, được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự". Tờ báo được cư dân mạng xã hội chụp lại trước khi bị rút xuống. Sau đó, thông tin "bệnh tâm thần" trong bài viết được sửa thành "bệnh ung thư".

tamthan1

Ông Nguyễn Đức Chung khi còn là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội

Với tốc độ lan truyền thông tin nhanh chóng của mạng xã hội và ‘kinh nghiệm’ của người dân, dường như họ không tin vào những gì báo chí Nhà nước đăng tải. Giáo sư Mạc Văn Trang có giòng trạng thái : "Bắt tâm thần phải tâm thần, cho ung thư mới được phần ung thư. Ô hô quan xứ tù mù !".

Nhà báo Đỗ Ngà thì bày tỏ quan điểm mà RFA đã xin phép được trích : "Tin anh ấy bị tâm thần không biết là từ phe anh ấy muốn chạy tội cho ảnh hay phe kia muốn ném đá dò đường để cho một kế hoạch làm cho anh í không còn nhớ gì để khai ra ? Không biết ! Nói tới cộng sản thì khó lường lắm các bác ạ. Chuyện gì cũng có thể".

Ông Nguyễn Đức Chung, cựu chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội bị Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng vào chiều 28/8/2020 để điều tra hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước.

Ngày 3/9, thường trực HĐND Thành phố Hà Nội quyết định tạm đình chỉ nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội khóa 15, nhiệm kỳ 2015 - 2021 với ông Nguyễn Đức Chung để các cơ quan tư pháp thực hiện quy trình tố tụng.

Ông Nguyễn Đức Chung bị truy tố với vai trò chủ mưu về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước", theo khoản 3 điều 337 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt mức cao nhất là từ 10 đến 15 năm tù.

Theo cáo trạng, năm 2019 Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung liên lạc với ông Phạm Quang Dũng - cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) của Bộ Công an đang được trưng dụng hỗ trợ điều tra vụ án Nhật Cường. Ông Dũng bị cho là đã sử dụng ứng dụng Viber để chuyển các file ảnh chụp tài liệu mật về vụ án Nhật Cường cho ông Nguyễn Đức Chung.

Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương nói với RFA từ Hà Nội vào tối 30/11 về thông tin ông Nguyễn Đức Chung có thể được giảm án:

"Bản án của Chung không phải là bản án của một cá nhân mà đó là bản án của chế độ. Chế độ này tạo ra những con người kiểu như vậy. Nhưng trong quá trình leo lên như thế thì cũng có đồng lõa, đồng hội đồng thuyền cho nên cũng có sự bao che, bênh vực. Do đó tòa án cũng không dám xử một cách đúng người đúng tội. Không đi đến tận cùng bản án này.

Bây giờ họ lấy cớ ông Chung có tiền sử tâm thần để lấy cớ giảm án. Đây chỉ là trò mèo để biện giải. Họ dùng tâm thần để giảm tội cho Chung nhưng lại quy bệnh tâm thần cho ông Phạm Thành và Lê Anh Hùng để đàn áp hai người này. Rõ ràng không có sự nhân đạo gì ở đây mà đây chỉ là trò xỏ lá của tư pháp cộng sản hiện nay. Không có công lý mà chỉ có tư lý, tức là lý lẽ riêng tư của từng người".

Ông Nguyễn Khắc Mai nói thêm, ông được biết ông Nguyễn Đức Chung là người cũng có chí và có tài. Nhưng dưới chế độ hiện nay thì ông Chung lại không đem được cái tài của mình để làm việc cho tử tế, bởi chế độ này luôn luôn thúc đẩy người ta đi tìm quyền lực, rồi dùng quyền lực ấy để kiếm chác, làm giàu cho bản thân. Ông Chung là một trong những điển hình xấu xa của người cộng sản trong cái đảng cộng sản này. 

Đây không phải là trường hợp đầu tiên một cựu lãnh đạo cao cấp được đề nghị giảm án do có "tiền sử tâm thần/ung thư". Gần đây nhất là trường hợp ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Công thương. Ông Hoàng bị truy tố trong vụ án sai phạm liên quan đến dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, với lý do ông Hoàng bị các bệnh lý về tim, ung thư tiền liệt tuyến, Cơ quan điều tra Bộ Công an đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điều 51, BLHS năm 2015 trong quá trình truy tố, xét xử.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào chiều 3/11 cũng cho biết, vi phạm của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đến mức phải khai trừ đảng, song do ông Hoàng đang mắc bệnh hiểm nghèo nên chưa xem xét kỷ luật theo quy định.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh cho RFA biết quy định về mặt luật pháp :

"Nguyên tắc của pháp luật là nếu một người bị bệnh nan y thì đó là một trong những tình tiết có thể giảm nhẹ hình phạt vì lý do nhân đạo. Tức là người đó có thể được giảm án vì người đó sẽ không sống được bao lâu nữa. Cho nên vì lý do nhân đạo họ sẽ được giảm án để có điều kiện chữa bệnh. Đó là theo Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Một trong những tình tiết giảm nhẹ nữa là họ khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của họ.

Khi khám nghiệm mà được xác định là bị ung thư không sống được bao lâu nữa thì sẽ được xem xét giảm án. Còn nếu bị ung thư giai đoạn đầu mà có thể chữa được thì nó lại không tính như vậy. Nếu ngành y họ nói người này sẽ khỏi thì đâu có còn được giảm nhẹ nữa. Tức là chỉ những bệnh nan y mà không thể chữa được".

Chuyện một cán bộ lãnh đạo nào đó mang trọng bệnh không là chuyện lạ, vì ‘sinh lão bệnh tử’ cũng là lẽ thường tình của mỗi con người. Điều được dư luận bàn tán là các quan chức có hẳn một đội ngũ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, thế mà các quan chức chỉ được phát hiện bệnh khi lâm vòng lao lý.

Luật pháp Việt Nam quy định sức khỏe lãnh đạo là bí mật quốc gia. Điều này được cho là trái với Hiến pháp năm 2013, trong đó điều 4 quy định quyền giám sát của nhân dân đối với mọi hoạt động của đảng cộng sản Việt Nam.

Nói về sự phức tạp của hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật sư Ngô Bá Thành lúc sinh thời có một câu nói nổi tiếng tại Quốc hội rằng, ở Việt Nam có một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng. Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, khi trả lời chất vấn trước Quốc hội vào chiều 11/6/2014 cũng thừa nhận : Pháp luật Việt Nam phức tạp nhất thế giới.

Nguồn : RFA, 30/11/2020

Published in Diễn đàn

Nguyễn Đức Chung – một bàn cờ thế, phút sa tay…

Nguyễn Nam, VNTB, 26/11/2020

Ông Chung giỏi nghề ngay khi ở trường. Trinh sát giỏi. Làm các vụ án kinh thiên động phách. Nhưng thời đã hết, thế không còn.

chung1

Ông Nguyễn Đức Chung không hề ngờ nghệch, cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào… Nhưng thời đã hết, thế không còn.

Kết luận điều tra vụ bị can Nguyễn Đức Chung, cựu chủ tịch thành phố Hà Nội có hành vi chủ mưu chiếm đoạt hồ sơ vụ Nhật Cường làm nhiều người bất ngờ, số còn lại ngạc nhiên vì sự ngờ nghệch không đáng có ở các bị can.

Cờ thế hay còn gọi cờ tàn nghệ thuật, là một hình thức chơi cờ tướng. Các quân được sắp xếp tạo ra một thế cờ nên gọi là Cờ thế. Cờ thế thường là một bên đi tiên (cầm quân đỏ) sẽ chỉ còn 1 hoặc 2 nước tiếp theo là bị đen chiếu sát cuộc nên sẽ phải thực hiện một loạt các nước cờ điều quân, thí quân chính xác nhằm tạo ra các nước sát cuộc kín đáo để giành chiến thắng trước bên đi hậu và thường chỉ có một cách giải duy nhất cho mỗi ván cờ nên chỉ cần người chơi đi sai một nước sẽ dẫn đến thua cuộc.

Tướng Nguyễn Đức Chung không ngờ nghệch, cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Thế thần cả thôi cho nước cờ tàn của những ông chủ đang tranh quyền chấp chính đàng sau cánh gà chính trị.

Chợt nhớ đến vụ tướng công an Cao Ngọc Oánh trước đây cũng lúc ở thế cờ tàn. Đó là vào năm 2006, năm cuối của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI.

Thời điểm đó, báo chí khá dễ dàng tiếp cận hồ sơ vụ án đình đám PMU18 liên quan đến hai chính khách được đồn đoán sẽ ngấp nghé chiếc ghế quyền lực bộ trưởng bộ Giao thông vận tải là Nguyễn Việt Tiến, và bộ trưởng bộ Công an là Cao Ngọc Oánh.

Nhà báo T.V. nhớ lại : Khi được đề cập tới lý do tại sao lại gọi điện cho Tôn Anh Dũng (vụ án PMU18, Bộ Giao thông vận tải), khi Dũng ‘Huế’ đang ở Thái Lan ? Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh nói, khoảng 1 tuần sau khi đưa con sang Thái Lan chữa bệnh, Tôn Anh Dũng có gọi điện thoại cho ông. Qua điện thoại, Dũng than khóc về trình trạng sức khỏe nguy cấp của con mình. Sau đó, ông Oánh đã gọi điện thoại và nhắn tin cho Dũng để động viên, an ủi.

Ông Oánh nói : "Tôi nhớ là khi còn ở Thái Lan, Dũng ‘Huế’ đã từng gọi điện cho tôi. Trong bản giải trình của mình, tôi cũng đã báo cáo là Dũng có nhắn tin và gọi điện thoại cho tôi, và tôi cũng có một lần điện thoại, một lần nhắn tin cho Dũng. Dũng sang Thái Lan để chữa bệnh hiểm nghèo cho con. Các cuộc liên lạc giữa tôi và Dũng ‘Huế’ chỉ xoay quanh chuyện khám, chữa và diễn tiến bệnh tình của cháu bé.

Trong trường hợp này, theo tôi, cần phải phân biệt rõ là thời điểm liên lạc nói trên diễn ra khi Dũng chưa bị phát giác là chạy án. Trước ngày Dũng bộc lộ là người đã phạm tội môi giới chạy án, quan hệ giữa tôi với Dũng là quan hệ xã hội bình thường như bao nhiêu mối quan hệ khác. Mọi cuộc nói chuyện trong thời gian ấy chỉ là bình thường, không bao giờ nói chuyện chạy án".

Theo phân bua của tướng Oánh, việc gọi điện thoại sang Thái Lan cho Tôn Anh Dũng xảy ra trước khi các hành vi tham gia chạy án của Tôn Anh Dũng chưa được cơ quan điều tra xác định. Trước khi Dũng đi Thái Lan (tại thời điểm này, ông đã phải viết giải trình), ông hỏi Dũng về việc có cầm tiền chạy án của Bùi Tiến Dũng : "Nó chắp tay nói rằng anh đừng nghĩ sai về em. Việc gì em phải làm việc đó".

Sau khi Bùi Tiến Dũng bị bắt, Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, có 5 cuộc điện thoại cho 2 cán bộ điều tra dưới quyền (mỗi cuộc kéo dài hàng chục phút), trong đó có một trưởng phòng điều tra, người trực tiếp thụ lý vụ án. Tại các cuộc điện thoại này, ông Oánh có lời lẽ nặng nề đối với hai cán bộ này.

Sau khi báo chí đăng tải thông tin trên, ông Oánh giải thích : "Chiều hôm đó, không có chuyện mạt sát, tôi trách anh em vì sao không báo cáo thời điểm bắt Bùi Tiến Dũng ? Tôi chỉ biết việc này khi phóng viên gọi điện thoại hỏi".

Mãi tới ngày hôm sau, ông Oánh mới được báo cáo chính thức vụ việc. Ông Oánh phân tích : Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, ở các vụ án quan trọng (chẳng hạn như bắt Tổng giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng – PV), mọi diễn biến mới nhất đều phải báo cáo kịp thời cho Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Do tính chất nghiêm trọng của vụ việc ngay cả Thủ tướng Chính phủ, 3 ngày sau khi bắt Bùi Tiến Dũng đã nghe báo cáo của cơ quan điều tra. "Tôi điện thoại để yêu cầu nhắc nhở anh em phải làm đúng quy trình. Thái độ của tôi có thể là gay gắt nhưng không hề gây sức ép hay có thái độ mạt sát", ông Oánh nói.

Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh nói : Trong ngày 11/4, ông làm văn bản xin được giải trình những "lình xình" liên quan đến Tôn Anh Dũng trước cuộc họp của Đảng ủy Công an Trung ương, diễn ra vào ngày 12-4…

Vụ án PMU18 có cái kết đúng thế cờ tàn : Phạm Tiến Dũng, hay còn gọi là Dũng ‘con’ (36 tuổi, nguyên trưởng phòng kinh tế – kế hoạch PMU18) ngày 11/7/2009 đã bị đột tử tại một bệnh xá gần nơi tạm giam – trại T16 Bộ Công an. Khi đó, bị can Dũng đang bị điều tra về hành vi tham ô tài sản trong vụ án PMU18.

Bùi Tiến Dũng, sếp của Dũng ‘con’, được hoãn thi hành án vì mắc bệnh ung thư phổi. Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải Đào Đình Bình sau đó từ chức còn Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Việt Tiến bị đề nghị truy tố về nhiều tội danh nhất trong 9 bị can vụ PMU 18 với 3 tội : Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Tuy nhiên sau đó đến tháng 4/2008, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã miễn truy cứu trách nhiệm hình sự ông Nguyễn Việt Tiến.

Trước đó, vào ngày 25/1/2007, Cao Ngọc Oánh được lãnh đạo Tổng cục cảnh sát kết luận là không dính dáng vào vụ chạy án, và được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Kỹ thuật. Tuy nhiên hoạn lộ của tướng Oánh đến đây coi như đã kết thúc. Tướng Oánh từng được dự kiến vào danh sách bầu Ủy viên Trung ương khóa X.

Cả hai chính khách kể tên ở trên đều dưới ‘triều đại’ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cờ thế vốn là các nước sát cục bất ngờ, những cạm bẫy khôn lường tinh xảo và kín đáo…

Nguyễn Nam

Nguồn : RFA, 26/11/2020

********************

Ông Nguyễn Đức Chung được đề nghị giảm án do có "tiền sử tâm thần"

RFA, 27/11/2020

Mạng báo Zing hôm 27/11/2020 dẫn cáo trạng của vụ án "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" cho biết, cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung được đề nghị giảm án do có "tiền sử bị bệnh tâm thần".

chung2

Ông Nguyễn Đức Chung khi còn làm Giám đốc Công an Hà Nội năm 2013 - Reuters

Ông Chung hiện đang bị gia giữ và bị truy tố về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước", theo khoản 3 điều 337 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt mức cao nhất là từ 10 đến 15 năm tù.

"Bị can có tiền sử bị bệnh tâm thần, phạm tội lần đầu, được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự", mạng báo Tri thức Trực tuyến (ZingNews) dẫn cáo trạng cho hay.

Tuy nhiên, thông tin trong bài viết "Vì sao ông Nguyễn Đức Chung được áp dụng tình tiết giảm nhẹ?" sau đó được sửa đổi từ "tâm thần" trở thành "tiền sử bệnh ung thư".

Đường link về bài viết trên docbao.vn vốn đăng lại bài từ Zing sau đó cũng không truy cập được, phóng viên Đài Á Châu Tự Do không có cáo trạng của vụ án để xác minh thông tin này.

Theo Zing, năm 2019 Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung liên lạc với ông Phạm Quang Dũng - cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) của Bộ Công an đang được trưng dụng hỗ trợ điều tra vụ án Nhật Cường.

Ông Dũng bị cho là đã sử dụng ứng dụng Viber để chuyển các file ảnh chụp tài liệu mật về vụ án Nhật Cường cho ông Nguyễn Đức Chung.

Ngoài ra bị can Phạm Quang Dũng còn chuyển tài liệu mật bản giấy cho ông Chung thông qua lái xe riêng Nguyễn Hoàng Trung.

Cáo trạng, cũng thể hiện ông Nguyễn Đức Chung chuyển cho cán bộ điều tra Phạm Quang Dũng phong bì bên trong có 10.000 USD (hơn 200 triệu đồng). Tuy nhiên, cơ quan tố tụng cho rằng chưa làm rõ bản chất của việc đưa, nhận tiền nên tách ra để xử lý sau.

Việc đưa hối lộ số tiền từ 100 triệu lên đến 500 triệu đồng có thể bị phạt tù từ 2-7 năm tù giam.

RFA, 27/11/2020

*******************

Cu ch tch Hà Ni b cáo buc ‘chiếm đot tài liu bí mt Nhà nước’

VOA, 27/11/2020

Cu Ch tch y ban Nhân dân thành ph Hà Ni, ông Nguyn Đc Chung, va b cáo buc v ti "chiếm đot tài liu bí mt Nhà nước" khi móc ni vi điu tra viên ca B Công an và s dng các "nghip v" đ xoá du vết phm ti, cũng như có vai trò liên quan trong v án Nht Cường.

chung0

Ông Nguyn Đc Chung - cu Ch tch UBND thành ph Hà Ni.

Truyn thông Vit Nam dn cáo trng ca Vin Kim sát Nhân dân Ti cao hôm 26/11 cho biết sau khi B Công an bt đu điu tra v án xy ra ti Công ty Trách nhim Hu hn Công ngh Nht Cường, vì có liên quan đến v án nên ông Chung (khi đó đang là Ch tch Hà Ni) và v đã tìm cách móc ni vi Phm Quang Dũng, mt cán b C03 (Cc Cnh sát điu tra ti phm v tham nhũng, kinh tế, buôn lu), là cơ quan điu tra v án, và nh điu tra viên này thu thp, cung cp thông tin, tài liu v tình hình, tiến đ, kết qu điu tra v án.

Nhn li đ ngh ca Ch tch Chung, k t tháng 7/2019 đến 6/2020, Phm Quang Dũng đã 5 ln chiếm đot 9 tài liu được cho là "mt" và chuyn cho ông Chung 2 ln vi 6 tài liu.

Cách trao đi thông tin gia ông Chung và điu tra viên Dũng là dùng ng dng Viber qua s đin thoi gi, trong đó có c s đin thoi nước ngoài ca người đã chết, chuyn trc tiếp file nh chp hoc thông qua người trung gian là Nguyn Hoàng Trung (lái xe ca ông Chung) và Nguyn Anh Ngc (nguyên phó trưởng phòng Thư ký biên tp - Thành viên t thư ký ông Chung). Hai người trung gian này b cáo buc mt ln tham gia in, chnh sa 3 tài liu mt cho ông Chung.

Khi khám xét nơi ca điu tra viên Phm Quang Dũng, ngoài các vt dng, tài liu ra, công an còn thu được s tin 10.000 đô la mà ông Chung đưa cho Dũng thông qua tài xế Trung trong dp Tết Nguyên Đán 2020. Tuy nhiên, cơ quan công an cho rng vì "chưa có điu kin đ làm rõ bn cht s tin này" nên đã tách ra đ xem xét, x lý sau.

Trong v án "chiếm đot tài liu bí mt nhà nước", ông Chung b xác đnh là ch mưu, Dũng là người thc hành nên c hai b truy t theo khon 3 Điu 337 B Lut Hình s, vi khung hình pht t 10 - 15 năm tù. Hai trung gian Nguyn Hoàng Trung và Nguyn Anh Ngc b đ ngh truy t theo khon 1, vi khung hình pht t 2 - 7 năm tù.

Ông Nguyn Đc Chung nguyên là mt Thiếu tướng Công an. Trước khi b bt, ông Chung tng là Giám đc Công an thành ph Hà Ni (2012-2016), đi biu Quc hi (2011-2016), tng gi chc v y viên Ban Chp hành Trung ương Đng Cng sn Vit Nam khóa XII, Phó Bí thư Thành y Hà Ni và sau đó là Ch tch y ban Nhân dân thành ph Hà Ni.

Ông Chung b bt giam vào ngày 28/8. Trước đó, cu ch tch Hà Ni b tm đình ch công tác 90 ngày k t ngày 11/8 đ iu tra, xác minh làm rõ trách nhim có liên quan trong mt s v án". Đến ngày 25/9, ông chính thc b bãi nhim các chc v.

Cáo trng ca VKSND Ti cao nói trong quá trình điu tra, ông Chung đã tha nhn, khai báo hành vi phm ti và n năn hi ci". Ngoài ra, trong thi gian công tác, ông nhiu ln được khen thưởng thành tích xut sc, được phong tng danh hiu Anh hùng lc lượng vũ trang nhân dân, có tin s bnh ung thư và phm ti ln đu nên đ ngh áp dng các "tình tiết gim nh" trong quá trình truy t, xét x.

VOA, 27/11/2020

***********************

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đối mặt với án tù từ 10 đến 15 năm

RFA, 26/11/2020

Cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung có thể phải đối mặt với án tù từ 10 đến 15 năm sau khi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vào ngày 26/11 ban hành cáo trạng truy tố ông cùng 3 người khác trong vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước xảy ra tại Hà Nội. Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin này hôm 26/11.

chung4

Cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong một chuyến thăm Pháp hôm 26/10/2019 -AFP

4 người bị truy tố gồm : Nguyễn Đức Chung, Phạm Quang Dũng (cựu cán bộ Cục Cảnh sát kinh tế - Bộ Công an), Nguyễn Hoàng Trung (cựu chuyên viên), và Nguyễn Anh Ngọc (cựu Phó trưởng phòng Thư ký biên tập - UBND thành phố Hà Nội).

Ông Nguyễn Đức Chung và ông Phạm Quang Dũng cùng bị truy tố về tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước, theo khoản 3 điều 337 BLHS, với khung hình phạt từ 10 đến 15 năm tù. Trong đó, ông Chung được xác định có vai trò chủ mưu, cầm đầu.

Hai bị can còn lại là Nguyễn Hoàng Trung và Nguyễn Anh Ngọc bị truy tố cùng tội danh trên, nhưng ở khoản 1 điều 337 BLHS, với khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù.

Theo cáo trạng, ông Chung và vợ là bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án xảy ra tại công ty Nhật Cường. Đây là vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo là phải hoàn tất quá trình điều tra, xét xử nghiêm minh những người, tổ chức có liên quan trong năm 2020.

Thiếu tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công An cho truyền thông biết hôm tháng 8/2020 rằng ông Chung có liên quan đến 3 vụ án gồm : "Buôn lậu", "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", "Rửa tiền", "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Nhật Cường, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và một số đơn vị liên quan; thứ hai là vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại thành phố Hà Nội, và thứ ba là vụ án "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" như vừa nêu.

Nguồn : RFA, 26/11/2020

Published in Diễn đàn

Hà Nội sắp có người thay ông Nguyễn Đức Chung ?

BBC, 17/09/2020

Quốc hội Việt Nam nói sẽ lên kế hoạch miễn nhiệm một bộ trưởng, tạo đồn đoán về khả năng Hà Nội sẽ có chủ tịch mới.

Hiện chưa rõ lý do miễn nhiệm Bộ trưởng Chu Ngọc Anh là gì và ông Anh không vướng vào hình thức kỷ luật hay bê bối nào.

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng được truyền thông nhà nước dẫn lời nói Quốc hội "có thể bổ sung" việc miễn nhiệm đối với Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Chu Ngọc Anh trong kỳ họp vào tháng 10.

Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, người điều hành phiên thảo luận tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 17/09, cho biết "chắc chắn tại kỳ họp này sẽ xem xét 2 đến 3 nhân sự, gồm cả bãi nhiệm lẫn miễn nhiệm, bổ nhiệm".

Điều này có thể hiểu là việc bãi nhiệm Đại biểu quốc hội Phạm Phú Quốc do "có quốc tịch nước ngoài", miễn nhiệm Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Chu Ngọc Anh (có thể là để điều chuyển công tác khác), cũng như chính thức bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Long làm Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bà Phóng được báo Thanh Niên dẫn lời đề nghị việc bãi nhiệm đại biểu [Phạm Phú Quốc] "nên làm trước" vì việc bãi nhiệm đại biểu "không thể làm chung với việc bổ nhiệm phân công nhiệm vụ các ủy viên Trung ương hay miễn nhiệm do phân công công tác mới".

hanoi2

Ông Chung bị khởi tố bị can khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng vào ngày 28/08/2020.

Theo thủ tục, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Chu Ngọc Anh.

Trên thực tế đã xuất hiện đồn đoán về khả năng thay lãnh đạo Thành phố Hà Nội trong giới quan sát chính trị Việt Nam trước khi có lệnh đình chỉ công tác ông Nguyễn Đức Chung vào ngày 11/08 (để làm rõ trách nhiệm của ông trong ba vụ án).

Vì ông Chung không còn điều hành Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Thành phố Hà Nội, ông Ngô Văn Quý (Phó trưởng ban này) vào ngày 12/08 được giao chủ trì các cuộc họp và phụ trách các hoạt động phòng chống dịch.

Tuy nhiên việc ông Chung bị khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng vào ngày 28/08 để điều tra về hành vi "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" tạo ra một ghế trống cần có người chính thức tiếp quản.

Một bài trên báo Lao Động ngay trong tuần ông Chung bị đình chỉ công tác ca ngợi một số phát biểu của ông Chu Ngọc Anh "khẳng định tiềm lực Hà Nội cần phát huy để xứng tầm thủ đô" trên phương diện đầu tư cho khoa học và công nghệ.

Ông Chu Ngọc Anh, 55 tuổi, hiện là Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, và từng là Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ (4/2013 - 9/2015).

Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/9 có nêu vụ việc liên quan tới ông Nguyễn Đức Chung trong số hơn 80 trường hợp người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong đó có 12 người bị xử lý hình sự.

Nguồn : BBC, 17/09/2020

********************

Ai sẽ thực hiện chức trách của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung mới bị tạm đình chỉ công tác ?

Ninh Gia, Tạp chí Điện tử, 13/08/2020

Sau các Quyết định tạm đình chỉ công tác của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Thành ủy đã giao nhiệm vụ điều hành công tác chung của UBND cho Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu và nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Thành phố được giao cho Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý.

Chiều 12/8, bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy ký ban hành Thông báo số 2804 TB/TU về việc phân công phụ trách, điều hành hoạt động của Ban cán sự Đảng, UBND và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội.

hanoi3

Thành ủy Hà Nội phân công Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu thực hiện chức trách điều hành UBND Thành phố trong thời gian Chủ tịch Nguyễn Đức Chung bị đình chỉ công tác.

Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy căn cứ vào Quyết định số 2294-QĐNS/TƯ ngày 11/8/2020 của Bộ Chính trị và Quyết định số 1223/QĐ-TTg ngày 11/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ, về việc đình chỉ sinh hoạt cấp ủy và chức vụ trong Đảng, tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban Cán sự đảng UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; nhằm bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ban Cán sự đảng UBND thành phố và UBND thành phố trong thời gian Chủ tịch bị đình chỉ chức vụ, đình chỉ công tác; trên cơ sở xem xét và thống nhất, Ban Thường vụ Thành ủy quyết định phân công đồng chí Nguyễn Văn Sửu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng UBND thành phố, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố phục trách, điều hành hoạt động của Ban Cán sự đảng UBND thành phố và UBND thành phố.

Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu thực hiện chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Quy chế làm việc của Ban Cán sự đảng UBND thành phố, Quy chế làm việc của UBND thành phố Hà Nội.

Ông Nguyễn Văn Sửu SN 1961; quê quận Hà Đông, Hà Nội. Ông là Tiến sĩ kinh tế. Ông từng giữ chức Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội.

Khi giữ cương vị Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Văn Sửu được giao phụ trách lĩnh vực công tác phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp; thủy sản; tái cơ cấu nông nghiệp; thủy lợi và phát triển nông thôn; quản lý cụm công nghiệp làng nghề khu vực nông thôn và làng nghề; chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới; công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn thành phố…

Ban Thường vụ Thành ủy cũng phân công đồng chí Ngô Văn Quý, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội làm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội.

Trước đó, Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ sinh hoạt Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy và đình chỉ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan của ông Chung trong một số vụ án theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Thời hạn tạm đình chỉ công tác là 90 ngày, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ công tác.

Ninh Gia

Nguồn : Tạp chí Điện tử, 12/08/2020

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 3