Đang có những dấu hiệu khá rõ cho thấy sau một thời gian “lúng túng như gà mắc tóc”, giới lãnh đạo chóp bu Việt Nam có thể đã phát ra chủ trương thừa nhận không chỉ khái niệm mà cả thực thể hoạt động của “xã hội dân sự” (xã hội dân sự).
Nhưng chưa có gì đáng vui cho giới đấu tranh dân chủ nhân quyền, bởi thái độ thừa nhận trên mới chỉ áp dụng cho đối tượng “xã hội dân sự quốc doanh”.
Những kẻ tiếm danh
Hai tháng sau khi Trưởng ban tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng phát ra tín hiệu về “đối thoại với những cá nhân khác biệt về quan điểm và đường lối”, báo Quân Đội Nhân Dân ngày 17/7/2017 đã có bài chính thức xác nhận : “Về bản chất, xã hội dân sự có nhiều điểm tích cực ; đó là hoạt động trong khuôn khổ pháp lý và đạo lý vì mục tiêu khẳng định quyền làm chủ của nhân dân đối với xã hội và Nhà nước”.
Theo cách nhìn của tờ báo được xem là “kiên định xã hội chủ nghĩa” trên, “xã hội dân sự hiểu một cách phổ thông là xã hội trong đó các tổ chức khác nhau của người dân như : Công đoàn, hợp tác xã, nhóm v.v.. thực hiện mối liên hệ giữa công dân với Nhà nước. Đó là tổng thể các quan hệ và mạng lưới các tổ chức, hội, nhóm xã hội được hình thành và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp lý và đạo lý, cùng với Nhà nước kiểm soát và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ nhằm duy trì sự ổn định, cân bằng và phát triển bền vững của Nhà nước và xã hội. xã hội dân sự có các đặc trưng cơ bản là : Các tổ chức, hội nhóm nằm ngoài Nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, độc lập về tài chính ; quy mô, hình thức tồn tại, thiết chế tổ chức đa dạng ; mục tiêu chung vì sự phát triển của cộng đồng, xã hội. Theo phân tích trên thì ở Việt Nam gồm có các loại tổ chức xã hội dân sự : Các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, tổ chức nhân đạo, từ thiện, hữu nghị ; các tổ chức cộng đồng theo dòng tộc, sở thích ; các tổ chức dịch vụ công không do Nhà nước lập ra... Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nước ta có gần 18 tổ chức công đoàn ngành, 400 hội, hàng nghìn hiệp hội, câu lạc bộ hoạt động trong mọi lĩnh vực xã hội”.
Vậy là kể từ nay trở đi, toàn bộ khối hội đoàn nhà nước sẽ được mang một cái tên lạ hoắc : Xã hội dân sự.
Có thể đánh giá rằng đây là lần đầu tiên từ trước đến nay, dù chẳng có văn bản nào tuyên bố chính thức, chính quyền đã gần như chính thức tiếm danh, hay nói theo dân gian là “nhận vơ” khái niệm “xã hội dân sự” của phương Tây để dùng cho những “cánh tay nối dài của đảng” - theo phương châm “tay không bắt giặc”, hoặc hiểu thâm thúy hơn là “lấy mỡ nó rán nó”.
Thái độ có vẻ “cởi mở chính trị” như thế lại gần giống với hình ảnh “quay đầu” nếu đối chiếu với thời gian từ năm 2013 trở về trước, cũng những tờ báo chuyên chính như Quân Đội Nhân Dân và Nhân Dân còn đăng những bài viết hằn học mang tựa đề “‘Xã hội dân sự’ - một thủ đoạn của Diễn biến hòa bình” và quy thẳng xã hội dân sự vào “thế lực phản động nước ngoài”.
Vì sao phải tiếm danh ?
Chỉ từ cuối năm 2013 khi giới cầm quyền Việt Nam chính thức được chấp nhận trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc và bắt đầu phải trải qua những cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về “thành tích thực hiện nhân quyền”, trên mặt báo đảng mới thưa dần lối quy chụp xã hội dân sự với “thế lực thù địch”. Thậm chí thi thoảng một tờ báo nhà nước còn bạo phổi đăng nguyên văn từ “xã hội dân sự”, tuy sau đó bị cơ quan tuyên giáo tuýt còi và xóa mất từ ngữ hay ho này. Thái độ của giới quan chức nói chung đối với các tổ chức xã hội dân sự bắt đầu có nét thay đổi : vẻ thù địch và coi thường trước đó chuyển sang “nghiên cứu về xã hội công dân”.
Sau chuyến đi Hoa Kỳ của nhân vật số 2 Việt Nam là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 7/2013, cùng với quyết tâm “không gì lay chuyển nổi” phải vào được Hiệp định TPP để cứu vãn nền kinh tế chỉ chực chờ lao xuống vực thẳm, Hà Nội lần đầu tiên đã phải nín tiếng trước sự ra đời của hàng loạt tổ chức xã hội dân sự mà không dám bắt bớ và thẳng tay vi phạm nhân quyền như từ năm 2012 về trước.
Chỉ trong thời gian khoảng một năm từ giữa 2013 đến giữa 2014, xã hội Việt Nam đã hình thành trong lòng nó hơn hai chục tổ chức xã hội dân sự - tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do văn học, tự do tôn giáo, tự do biểu tình, nhân quyền dân oan đất đai, nhân quyền, tù chính trị… Về thực chất, khối xã hội dân sự độc lập đã chính thức hình thành như thế ở Việt Nam.
Trong giai đoạn 2013 - 2016, cứ mỗi năm lại xuất hiện vài dấu hiệu cho thấy chính quyền Việt Nam “sắp công nhận xã hội dân sự”. Tuy nhiên, quá trình này “bò” rất chậm chạp, cho dù từ năm 2016 giới Công giáo Vinh và những tỉnh kề cận như Hà Tĩnh, Quảng Bình đã chính thức “thực thi Luật Biểu tình của công dân theo Hiến pháp” bằng phong trào rộng lớn phản kháng quốc nạn ô nhiễm do nhà máy Formosa gây ra cùng nạn tiếp tay của một số giới chức trong chính quyền, bất chấp dự luật Biểu tình cho đến nay vẫn bị Quốc hội treo suốt một phần tư thế kỷ kể từ Hiến pháp năm 1992.
Trên thực tế, không chỉ các tổ chức xã hội dân sự độc lập mà đã ra đời ngày càng nhiều những loại hình tổ chức dân sự tự phát của người dân - như một sự tập hợp về nhân lực và vật lực để đấu tranh với chính quyền về những hậu quả trưng thu đất đai, ô nhiễm môi trường, “người dân tự chết trong đồn công an”… Từ năm 2015 đến nay, tần suất phát sinh hậu quả các vấn đề đất đai và môi trường đã dày đặc hơn hẳn thời gian trước. Ngày càng hiện ra nhiều hơn các địa chỉ phản kháng mới ở nhiều tỉnh và thành phố. Không khí phản ứng và phản kháng ngày càng sôi sục, dễ kích nổ và luôn có thể bùng phát. Tiếp nối phong trào biểu tình phản kháng Formosa ở miền Trung, vụ người dân xã Đồng Tâm ở ngay Hà Nội bắt giữ cả một trung đội cảnh sát cơ động và sau đó “rào làng chiến đấu” vào tháng 4/2017 là một minh chứng về “điểm tới hạn” của phản kháng xã hội, rất gần với hành động “khởi nghĩa” đối với chế độ cầm quyền.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2016 đến nay lại chứng kiến một hình ảnh “thoái trào” của nước Mỹ về quan điểm nhân quyền đối với Việt Nam. Đây cũng là khoảng thời gian mà tác động quốc tế về nhân quyền đối với giới chóp bu Hà Nội có phần bị giảm sút. Vì thế, ẩn số cần được giải đáp là vì sao trong bối cảnh không phải chịu nhiều áp lực quốc tế, đặc biệt từ Mỹ, chính quyền Việt Nam lại vẫn dần thừa nhận xã hội dân sự ?
Có những nguyên do ẩn giấu của thái độ thừa nhận hết sức miễn cưỡng trên.
“Tháo ngòi nổ”
Một nguyên do phụ nhưng không phải không quan yếu : ngân sách nhà nước đã quẫn bách đến mức không còn có thể cấp chi hàng năm đến 71.000 tỷ đồng, chiếm tới 1,7% GDP quốc gia. Từ năm 2015 đến nay, nhiều “cánh tay nối dài của đảng” - một cụm từ hoa mỹ đặc tả các hội đoàn quốc doanh - đã bị cắt giảm kinh phí hoạt động từ 40-50%, tạo ra triển vọng sẽ còn bị cắt ngân sách nhiều hơn nữa từ năm 2017 trở đi.
Nếu chủ trương “xã hội dân sự quốc doanh” hình thành và được triển khai một cách chính thức, nhiều khả năng sẽ chỉ có 6 tổ chức chính trị - xã hội quan trọng nhất của đảng là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam còn nhận được kinh phí ngân sách. Trái lại, phần lớn hội đoàn nhà nước sẽ bị đẩy sang khu vực xã hội dân sự mà do vậy phải tồn tại trên tinh thần “tự thu tự chi” - một phương cách khiến ngân sách nhà nước thắt bóp tiền bạc để bù đắp cho các khoản “chi thường xuyên” cho đội ngũ công chức gần 3 triệu người cùng khối công an, quân đội.
Nhưng “tháo ngòi nổ” mới là nguyên do chính yếu của thái độ thừa nhận xã hội dân sự.
Từ trước tới nay, một trong những thủ pháp - thủ đoạn của chính quyền vẫn thường áp dụng trong các chiến dịch “tháo ngòi nổ” là sử dụng các tổ chức hội đoàn quốc doanh để “dân vận”, không để tâm lý người dân - nạn nhân kịp biến thành bùng nổ mà sẽ quá khó để kiểm soát hay đàn áp.
Ngay trước mắt, chính quyền phải làm thế nào để đưa ra một số tổ chức hội đoàn có nguồn gốc nhà nước sang khu vực “xã hội dân sự”, nhưng là xã hội dân sự của nhà nước - như một bằng chứng để chứng minh với người dân và trí thức trong nước về thái độ “cởi mở dân chủ” của đảng và chính quyền, đồng thời chứng minh cho quốc tế thấy rằng Việt Nam tôn trọng nhân quyền và đòi hỏi về xã hội dân sự của nhiều nước trên thế giới…
Nhiệm vụ tính đảng
Trong trung hạn, khối “xã hội dân sự quốc doanh” có một nhiệm vụ mang tính đảng rất đặc biệt : làm sao phải cố gắng lấn át khối “xã hội dân sự độc lập”, không để các tổ chức xã hội dân sự độc lập và những người tranh đấu cho dân chủ nhân quyền phát triển được ảnh huởng vào quần chúng.
Đó cũng là nguồn cơn để mặc dù gần như chính thức tuyên bố chấp nhận xã hội dân sự, bài viết trên Quân Đội Nhân Dân ngày 17/7/2017 vẫn rút tít : “Phòng, chống hoạt động lợi dụng xã hội dân sự để chống phá Đảng, Nhà nước”, cùng đoạn nhấn mạnh “Trong Chiến lược “Diễn biến hòa bình” với nước ta, các thế lực thù địch triệt để sử dụng các thủ đoạn phi quân sự, lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo... để phá hoại từ bên trong nội bộ, hòng tạo ra lực lượng chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước. Trong đó, chúng đặc biệt quan tâm, lợi dụng xã hội dân sự (xã hội dân sự)”.
Vẫn chưa có gì đáng mừng với giới đấu tranh dân chủ nhân quyền, bởi sắp tới sẽ là một thử thách mới : cuộc cạnh tranh đầy tính đố kỵ lẫn thủ đoạn chơi xấu của chính quyền và “xã hội dân sự quốc doanh” đối với “xã hội dân sự độc lập”.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 26/07/2017
Vụ Bãi Tư Chính tháng Bảy năm 2017 đã khiến lộ ra một sự thật quá cay đắng : trên trường quốc tế, chính thể Việt Nam chưa bao giờ cô độc đến thế. Một lần nữa, cần nhìn lại toàn cục khung cảnh “đối tác chiến lược” của Việt Nam và liệu chính thể này có tiếp tục kiếm được tiền ở Biển Đông hay không…
Tây Ban Nha đâu rồi ?
Nhiều nguồn tin quốc tế và trong nước cho biết vào ngày 24/7/2017, chính quyền Việt Nam đã phải yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol - một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam - ngay tại Bãi Tư Chính mà vẫn được Bộ Ngoại giao chiến đấu võ miệng “thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam”. Tâm thế “giương cờ trắng” quá dễ và quá nhanh vào lúc Trung Quốc mới chỉ tung một đòn phủ đầu tâm lý là một bằng chứng không thể rõ hơn : Bộ Chính trị Hà Nội đã trở nên yếu ớt đến mức bị “người đồng chí 4 tốt” o ép theo cách có muốn kiếm tiền ngay trong vùng hải phận của mình cũng không còn được.
Repsol đã phải bỏ ra 300 triệu USD ban đầu để chuẩn bị khoan thăm dò. Nhưng nếu hoạt động khai thác khí đốt này bị “đối tác chiến lược toàn diện” lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc quyết liệt phá bĩnh, số tiền 300 triệu USD đó sẽ mọc cánh bay lên trời, thậm chí chính phủ Việt Nam còn phải mang công mắc nợ mà bồi thường toàn bộ số tiền này.
Nhưng cho tới nay, vẫn không có lấy bất kỳ phản ứng nào từ phía Tây Ban Nha - một quóc gia mà Việt Nam đã ký kết “đối tác chiến lược” vào năm 2009.
Tây Ban Nha đâu rồi ?
Nhưng đây không phải lần đầu tiên các “đối tác chiến lược” biến mất.
Tất cả đều quay lưng
2017 không phải là lần đầu tiên chính thể Việt Nam đổ bể về cách cư xử của “đối tác chiến lược”.
Vào năm 2014, khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xông thẳng vào vùng lãnh hải Việt Nam, hầu hết các “đối tác chiến lược” của Việt Nam, kể cả nước Nga của Putin, đều thờ ơ hoặc quay lưng khi Việt Nam bị uy hiếp. Trong vụ Hải Dương 981, thậm chí trên kênh CNN toàn là những đại diện ngoại giao của Trung Quốc phát biểu chứ không phải là đại diện ngoại giao của Việt Nam.
Ba năm sau, tháng Bảy năm 2017, tiếp sau vụ viên thượng tướng Phạm Trường Long - Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc - bất thần bỏ về nửa chừng trong chuyến công du Việt Nam, một chuyên gia nghiên cứu quân sự là giáo sư Carl Thayer của Học viện quốc phòng Australia, đã tiết lộ việc Bắc Kinh nổi giận đến mức triệu hồi đại sứ của mình và đe dọa sẽ tấn công các căn cứ quân sự của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam cho phép Repsol tiếp tục khoan thăm dò khí đốt tại Bãi Tư Chính.
Sau đó là hình ảnh 200 tàu Trung Quốc ồ ạt vây chặt Bãi Tư Chính, cùng 4 ngư dân Việt bị “tàu lạ” bắn trọng thương…
Nhưng đã không hề xuất hiệt bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Tây Ban Nha, Nga, Mỹ hay những “đối tác chiến lược toàn diện” khác của Việt Nam tỏ ra quan tâm và chia sẻ với Hà Nội trong cơn hoạn nạn mới nhất này. Tất cả cứ như thể để cho “đối tác chiến lược toàn diện” duy nhất là Bắc Kinh muốn làm gì thì làm.
Chính thể Việt Nam đã ăn ở ra sao để sinh ra nông nỗi ấy ?
Chính thức phá sản chính sách “đu dây”
Hãy quay ngược kim đồng hồ. Từ năm 2001 đến năm 2013, Việt Nam đã ồ ạt tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Liên bang Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Australia (2009), Vương quốc Anh (2010), Đức (2011) và Ý (2013). Tổng cộng có đến chẵn một chục quan hệ đối tác chiến lược. Trong số này, một số mối quan hệ như với Trung Quốc và LB Nga còn được nâng lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện”.
Vài năm trước khi xảy ra làn sóng đối tác chiến lược của Việt Nam với các nước, đã có nhiều ý kiến cho rằng quá nhiều đối tác chiến lược thì khi xảy ra tình trạng khó khăn với Việt Nam, như khi Việt Nam bị gây áp lực quân sự từ Trung Quốc, thì các đối tác chiến lược khác sẽ không có trách nhiệm gì cả, bởi họ xem đó là vấn đề riêng tư của Việt Nam, tức sẽ không có một nguồn lực tập trung để giải quyết vấn đề Việt Nam khi mà nguồn lực đó bị dàn trải quá nhiều.
Quả thực, khi có quá nhiều các mối quan hệ đối tác chiến lược thì bản thân các mối quan hệ đó không còn thực sự là “chiến lược” nữa. Việc đưa ra khái niệm “đối tác chiến lược” như là một từ khóa quan trọng trong tư duy đối ngoại Việt Nam hiện nay cũng vì vậy chẳng còn ý nghĩa gì.
Tây Ban Nha lại là một “đối tác chiến lược” khá vô nghĩa, bởi quốc gia này hầu như không có ảnh hưởng gì tới an ninh, quốc phòng của Việt Nam, trừ chủ nghĩa thành tích đối ngoại còn nước còn tát của giới chóp bu Hà Nội.
Cho tới lúc này, có thể không quá hồ đồ để sơ kết rằng giới chóp bu Hà Nội còn chưa thật sự hiểu họ muốn gì trong phong trào thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.
Rốt cuộc, chính động cơ “bắt cá đa phương” vô cùng tận đã chẳng mang lại một người bạn thực sự nào.
Một trong những dẫn chứng cho triết lý “lắm mối tối nằm không” là vào năm 2014 khi đối thoại về việc nới lỏng cấm vận võ khí sát thương cho Việt Nam, Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear, đã như mỉa mai : “Việc này phần lớn phụ thuộc vào Việt Nam muốn gì vì họ có nhiều đối tác, nhiều láng giềng, cũng như nhiều mối quan ngại về an ninh”.
Tới nay, kết quả hơn 16 năm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” cùng hàng chục đối tác chiến lược của chính thể này đã chỉ được đúc rút thành lời giễu cợt không thèm che đậy của chính giới quốc tế.
Tới nay và đặc biệt bằng vụ Bãi Tư Chính tháng Bảy năm 2017, chính sách cùng chiến thuật “đu dây” của Việt Nam với Trung Quốc lẫn phương Tây đã chính thức phá sản. Sẽ chỉ còn lại một chút may mắn nếu Trung Quốc không tấn công Việt Nam trên Biển Đông trong tương lai gần.
Vì nếu xung đột quân sự nổ ra, không hiểu quân đội Việt Nam sẽ đánh chác ra sao…
Tiền, tiền, tiền, tiền, tiền !
Trong khi quẫn cực trong nỗi cô đơn vô cùng tận trên trường quốc tế, chính thể Việt Nam lại đang cần tiền hơn bao giờ hết.
Cứ như lời thoại trong vở “Tất cả đều là con tôi” của Arthur Miller - một kịch tác gia của Mỹ - thì “Tiền, tiền, tiền, tiền, tiền ! Cứ nói mãi rồi tất cả cũng thế mà thôi !”.
Giới chính khách và các nhóm lợi ích Việt chưa bao giờ chán tiền theo triết lý “tiền là tiên là phật”.
Và tiền để duy trì chế độ.
Nhưng tình hình ngân sách chính phủ (bao gồm cả ngân sách đảng cầm quyền) lại chưa bao giờ quay quắt như giờ đây. Sau tiết lộ chấn động “ngân sách trung ương chỉ còn 45 ngàn tỷ đồng mà không biết chi cho cái gì” của Bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh vào cuối năm 2015, đến đầu năm 2017 chính tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải thốt ra lời cảnh báo “sụp đổ tài khóa quốc gia”. Tình trạng ngân sách cho đến lúc đó là “khó khăn gấp bội năm 2016” - như tiết lộ của vài chuyên gia tài chính của chính quyền.
Một trong những “khó khăn gấp bội” như thế có nguồn gốc từ thực trạng giảm thu trong xuất khẩu dầu thô. Từ năm 2015 đến nay, giá dầu thô quốc tế đã sụt gần một nửa và do đó đã khiến số thu từ xuất khẩu dầu thô của Việt Nam cũng giảm khoảng 40%, tức hụt đến 50.000 - 60.000 tỷ đồng.
Làm thế nào để “bù đắp khó khăn ngân sách” và kiếm lại được 60.000 tỷ đồng bị hụt thu trên ?
Nếu chiến dịch tăng thuế “bảo vệ môi trường” từ 3.000 đồng/lít vọt lên đến 8.000 đồng/lít được chính quyền và nhóm lợi ích xăng dầu tiến hành trót lọt, ngân sách trung ương sẽ đạt được số thu 100.000 tỷ đồng hàng năm, so với hiện tại chỉ có khoảng 40.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn có một phương kế khác để tăng thu. Tại kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2017, Chính phủ đã nêu ra một đề xuất đặc biệt : gia tăng sản lượng khai thác dầu thô. Tuy nhiên, phía Ủy ban kinh tế quốc hội lại “lăn tăn” trước đề xuất này. Lý do đơn giản là trữ lượng dầu thô của Việt Nam chẳng còn bao nhiêu, do đó “cứ đào lên mà ăn” như tốc độ hiện nay thì chẳng mấy lúc sẽ hết sạch.
Cần cấp tốc tìm ra những nguồn trữ lượng cùng doanh số mới. Một trong những tiềm năng có thể cứu vãn ngân sách là mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính. Nếu Công ty Repsol của Tây Ban Nha khoan thăm dò thành công thì ngân sách cùng chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít.
Nhưng giờ đây lại là hoàn cảnh “khó chồng khó”. Trong lúc hầu hết nguồn ngoại viện như tài trợ ODA, kiều hối đều giảm sút trầm trọng, nguồn thu ngoại tệ từ khí đốt của ngân sách Việt Nam lại bị “đối tác chiến lược toàn diện” Trung Quốc thẳng tay bóp nghẹt.
“Bản lĩnh Việt Nam” đã hết cửa kiếm tiền ngay trong vùng chủ quyền của mình !
Năm 2017, “đối tác chiến lược toàn diện” Trung Quốc đã thêm một lần nữa khiến giới chính trị “Bốn tốt, mười sáu chữ vàng” trắng mắt. Trong nhiều nỗi nhục trên đời, có lẽ nỗi nhục thuộc loại tận cùng nhất là bị kẻ thù cầm tù ngay trong nhà mình.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 26/07/2017
Ngày 7 tháng Bảy năm 2017, vụ Đồng Tâm chính thức biến diễn sang một giai đoạn mới mang tên “Hồi tố”, sau giai đoạn đầu mang tên “Nổi dậy”.
Một cảnh sát lạy tạ dân làng Đồng Tâm khi được phóng thích ngày 22 tháng Tư.
Cú lật tê tái
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung - nhân vật từng lăn tay, và cùng với đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc đã từng ký sống vào bản cam kết “không truy tố toàn thể nhân dân Đồng Tâm” vào cuối tháng 4/2017, nhưng sau đó đã quay ngoắt “khởi tố là việc của cơ quan điều tra” - bất ngờ có một bài phát biểu dài và có chất hùng biện tại Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức vào buổi sáng ngày 7/7/2017, ngay sau khi Thanh tra Hà Nội công bố dự thảo kết luận về đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Trong dự thảo thanh tra trên, người dân Đồng Tâm đã phải nhận một cú lật tê tái : Thanh tra Hà Nội khẳng định không có diện tích 59 ha đất nông nghiệp đồng Sênh, mà toàn bộ thuộc về đất quốc phòng.
Kết luận trên có thể được hiểu là toàn bộ hồ sơ khiếu nại, tố cáo của dân Đồng Tâm về đất đai là vô giá trị ; những nông dân sinh sống trên mảnh đất chôn rau cắt rốn sẽ trở thành tay trắng mà không được nhận một đồng bồi hoàn nào từ chính quyền và Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) ; những nông dân nào không chịu di dời sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị chính quyền tổ chức cưỡng chế, thậm chí có thể dùng công an và quân đội đàn áp để tuyệt nọc mầm mống “khủng hoảng”.
“Khủng hoảng” lại là từ ngữ được phát ra trong bài nói chuyện ngày 7/7/2017 của Nguyễn Đức Chung. Từ ngữ hết sức đặc biệt và nhạy cảm này nằm trong cụm từ “khi xảy ra khủng hoảng” mà ông Chung đề cập khi nhắc lại sự kiện Đồng Tâm vào tháng Tư năm 2017.
Đảng thừa nhận “khủng hoảng” !
Cần lưu ý, cụm từ “khủng hoảng Đồng Tâm” chỉ được sử dụng chủ yếu trên một số trang mạng chính trị độc lập, thi thoảng được nói lướt qua trên vài tờ báo nhà nước, nhưng chưa từng được một quan chức nào từ nhỏ đến lớn thốt ra.
Hiện tượng lần đầu tiên một quan chức có trách nhiệm như Ủy viên trung ương đảng Nguyễn Đức Chung xác nhận về “khủng hoảng Đồng Tâm” cho thấy nhiều khả năng trong tâm não các cấp cao hơn của ông Chung - Ban Bí thư và Bộ Chính trị đảng - vụ Đồng Tâm đã không còn đơn thuần là một vụ việc “khiếu kiện đông người”, “gây rối trật tự” hay “điểm nóng xã hội”, mà thậm chí đã vượt quá phạm trù “điểm nóng chính trị” để trở thành một cái gì đó ghê gớm mang tầm cỡ an ninh ninh quốc gia, để từ đó cụm từ “khủng hoảng Đồng Tâm” có thể đã được viết ra ngày càng dày đặc trong các văn bản nội bộ của các ngành, các cấp, cùng lúc được nói ra ngày càng công khai trong các cuộc họp của các ngành, các cấp.
“Khủng hoảng Đồng Tâm” cũng là một khái niệm mới trong chính trị nội bộ, hoàn toàn logic với tin tức ngoài lề cho biết trước khi Nguyễn Đức Chung về thôn Hoành để “đối thoại” với dân vào ngày 22/4/2017, Bộ Chính trị đã phải họp đến hai ngày liên tục để tìm ra phương cách “tháo ngòi nổ”.
Sau đó, thủ pháp “tháo ngòi nổ” đã mỹ mãn đến mức chính quyền Hà Nội không những giải cứu được gần bốn chục “con tin” là cảnh sát cơ động và cán bộ bị dân bắt giữ, mà Nguyễn Đức Chung còn được báo đảng tôn vinh là “ngôi sao”, “người hùng”, trong lúc không ít người dân Đồng Tâm phấn khởi thật lòng khi bày tỏ “vẫn tin yêu đảng” và “có đảng là có tất cả”.
Có đảng là có tất cả !
Duy có điều, nếu đảng có được phép thuật “cho tất cả” như một số người dân vẫn tin tưởng, thì đảng cũng rất dễ lấy đi tất cả. Mục tiêu chính yếu nhất của chiến dịch “hồi tố Đồng Tâm” vừa lộ rõ : trên danh nghĩa “đất quốc phòng” và chẳng cần phải minh bạch bất kỳ chi tiết nào về dự án của Tập đoàn Viettel, quân đội sẽ lấy sạch 59 ha đất của dân.
Không biết vô tình hay hữu ý, đúng vào ngày công bố dự thảo kết luận thanh tra tại huyện Mỹ Đức, Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã “thăm và làm việc” tại Viettel với những chỉ đạo không thể vô tình : “trách nhiệm chính trị của đảng bộ quân đội là phải phấn đấu có thêm nhiều doanh nghiệp như Viettel”, và “tham gia phát triển kinh tế, xây dựng kinh tế là chức năng, thể hiện được truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam”.
Ông Ngô Xuân Lịch - nhân vật mất hút tại kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2017 liên quan đến một cuộc khủng hoảng khác - “sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất” - đã bất thần lộ diện như thế, bất thần và như một cách lên tiếng phủ nhận phát biểu “quân đội sẽ không làm kinh tế nữa” và “đây là chủ trương của Bộ Quốc phòng” của Thứ trưởng quốc phòng Lê Chiêm chỉ mới vào cuối tháng 6/2017.
Trong bài phát biểu tại huyện Mỹ Đức vào ngày 7/7/2017, cựu điều tra viên công an Nguyễn Đức Chung lại nhiệt thành tôn cao vai trò của quân đội theo cách “ai là người đi bảo vệ đất nước, ai là người cho chúng ta sống trong bình yên ?”, đồng thời nhắc đến vai trò của Cục Điều tra hình sự thuộc Bộ Quốc phòng - một động tác có thể được hiểu là hàm ý đe dọa : quân đội sẽ vào cuộc đàn áp dân Đồng Tâm nếu dân ở xã này tiếp tục phản kháng.
Trong thực tế, đã có dấu hiệu quân đội tham gia vào chiến dịch “khủng bố” người dân Đồng Tâm. Sau vụ ông Lê Đình Kình - một trong những thủ lĩnh tinh thần của phong trào khiếu kiện thôn Hoành bị bắt cóc, trên mạng xã hội đã lan tỏa thông tin về một trong những kẻ bắt cóc ông Kình là sĩ quan quân đội.
Kết nối sự việc Thanh tra Hà Nội dự thảo kết luận “không có 59 ha đất nông nghiệp tại đồng Sênh” cùng khẩu khí đề cao vai trò quân đội của Nguyễn Đức Chung với một sự việc xảy ra ít ngày trước đó - Công an Hà Nội bất ngờ khởi tố vụ gây rối trật tự và bắt giữ người trái phép tại Đồng Tâm, khó mà hiểu khác hơn rằng “khởi tố” là một động tác nhằm gây sức ép tâm lý, tạo sự đe dọa đối với người Đồng Tâm, để rốt cuộc người dân ở đây sẽ phải chấp nhận thân phận đen đủi, để mặc cho Viettel và phía quân đội lấy sạch đất đồng Sênh.
Nhưng không chỉ có thế…
Từ “khoan hồng” đến “buộc tội”
Tháng 4/2017, vụ người dân Đồng Tâm đã dám bắt đến cả một trung đội cảnh sát cơ động trong cả thảy 38 cán bộ và nhân viên công lực để đưa vào quy chế “trao đổi tù binh” chính là một sự sỉ nhục chưa từng có đối với ngành công an - vốn chỉ biết lấy số đông đánh người mà chẳng mấy khi bị người đánh lại.
“Hồi tố” của chính quyền đối với dân Đồng Tâm cũng bởi thế đang biến diễn lạnh lẽo và tỉ mẩn thủ đoạn. “Xử quan trước, xử dân sau” đang là một phương châm được khẩu hiệu hóa trên hệ thống tuyên truyền một chiều của đảng.
Nhưng thực chất là “xử quan nhỏ trước, xử dân sau”. Những quan chức bị đem ra xét xử chủ yếu là cấp xã. Tuyệt đối không liên đới gì trách nhiệm của những viên công an đã đánh ông Lê Đình Kình gãy xương đùi và sau đó bắt cóc ông.
Chỉ có điều, muốn “xử dân” lại không phải là chuyện dễ. Nếu trước đây chỉ cần công an huyện Mỹ Đức là đã tự cho họ cái quyền sách nhiễu, khủng bố và bắt cóc dân, thì sau vụ “bắt giữ con tin”, không quan chức nào từ thấp đến cao dám cam đoan là sẽ không bùng nổ một trận “rào làng chiến đấu” nữa ở Đồng Tâm.
Bởi thế mới có nội dung “Chính việc cơ quan khởi tố là điều kiện để cho mọi người chứng minh được đấy là giai đoạn thời gian, còn giai đoạn truy tố là giai đoạn đến tòa, viện, giai đoạn xét xử. Từ giai đoạn thời gian này mọi người sẽ tập hợp và cơ quan điều tra sẽ chứng minh tất cả những gì mọi người được hưởng khoan hồng” trong bài phát biểu ngày 7/7/2017 của cựu điều tra viên Nguyễn Đức Chung. Đáng chú ý, lý lẽ này của ông Chung là rất gần gũi với xảo biện của giới dư luận viên khi cố gắng thuyết mị “dân cứ hợp tác và thành khẩn với cơ quan điều tra rồi sẽ được khoan hồng”, nhưng sau đó lại trở mặt : “cam kết là không truy tố toàn thể nhân dân Đồng Tâm chứ có cam kết là không truy tố một số cá nhân đâu”.
Tương lai “sẽ truy tố một số cá nhân” đã được cụ thể hóa bằng từ “buộc tội” của ông Nguyễn Đức Chung trong bài hùng biện của mình : “Tôi xin nói với các cụ là ban đầu dân tự chia nhau, các cụ hiện nay đang tập hợp bảo lấy tài liệu chúng tôi vào mà tự chia nhau. Chính tài liệu đấy các cụ đòi quyền lợi và chính tài liệu đấy buộc tội các cụ lấn chiếm đất”.
Một lần nữa cần nhắc lại, ông Chung từng là điều tra viên công an có thâm niên, có trình độ luật học và do đó khá thường phải chính xác trong cách dùng từ ngữ luật. Không biết vô tình hay hữu ý, từ “buộc tội” của ông Chung đã khiến toát ra cả một chủ trương “trừng phạt” của chính quyền và một triển vọng có thể rất đen tối dành cho người dân Đồng Tâm.
Đen tối như thế nào ?
Nếu “điều tra” là giai đoạn của công an, “truy tố” là giai đoạn của viện kiểm sát,thì “buộc tội” chính là tòa án. Sau đó sẽ là tù đày.
Vô tình hay hữu ý, trùng thời điểm với bài phát biểu hùng biện của ông Chung tại huyện Mỹ Đức, một lần nữa - sau vụ Công an Hà Nội khởi tố Đồng Tâm vào tháng 6/2017 - giới dư luận viên lại gào thét “Cho bọn khố rách áo ôm ở Đồng Tâm chết hết đi ! Dám bắt công an hử ? Dám làm loạn hử ? Tống chúng nó vào tù hết đi !”.
Tái hiện “lốt” công an
Khác hẳn với thái độ như gà mắc tóc “tôi phải ký vì người dân ép tôi” khi bị ông Lê Đình Kình chất vấn vụ Công an Hà Nội thình lình khởi tố Đồng Tâm vào tháng Sáu, bài nói chuyện của Nguyễn Đức Chung vào tháng Bảy lại mang khẩu khí tự tin, quyết liệt và khá gãy gọn, trừ một đoạn sau có phần trùng lắp với nội dung đoạn trước.
Kể cả một đặc tính nữa : khẩu khí bài nói chuyện trên rất “công an”.
Hướng về phía luật sư Trần Vũ Hải, ông Chung đanh giọng : “Mà các anh không được phép hỏi, thậm chí cấp nào mới được biết chứ không phải giải thích cho các anh đất làm gì ? Các anh không có quyền đó, bởi đó là an ninh quốc gia…”.
Cũng khác với tháng 4/2017 là lúc “tang gia bối rối’, nội bộ “năm cha bảy mẹ”, vào lần này hẳn ông Chung đã được Bộ Chính trị, mà có thể trực tiếp là TBT Trọng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an bật đèn xanh để tỏ ra cứng rắn trước “bọn khố rách áo ôm”.
Tuy nhiên, khác rất nhiều những năm trước đây, Bộ Chính trị đảng đang phải đối mặt với một khoảng cách lớn chưa từng có giữa “ý đảng” với “lòng dân”. Thực tế cưỡng chế giải tỏa đất đai trong những năm gần đây lại chứng minh một sự thật trần như nhộng là chỉ cần dân “cương” một chút và đông đảo hơn lực lượng cưỡng chế, giới quan chức đành phải tự an ủi “nói thì cứ nói, nhưng làm thì phải từ từ”.
Cũng bởi thế, dự thảo thanh tra về Đồng Tâm được công bố vào tháng Bảy này chủ yếu mang mục đích thăm dò. Cứ công bố, xem thử phản ứng của dân thế nào, nếu dân yếu ớt thì làm tới luôn…
Thế nhưng ngay sau vụ Công an Hà Nội khởi tố Đồng Tâm vào tháng 6/2017, ông Lê Đình Kình đã bật ra “Vụ Đồng Tâm lại khủng hoảng rồi”.
Khủng hoảng Đồng Tâm, cũng vì thế, sẽ còn kéo dài - giai đoạn 2. Còn người dân có bị “hồi tố” theo ý chỉ của chính quyền, công an và cả quân đội hay không thì chỉ đến khi nhận ra “có đảng là có tất cả” là một viễn tượng trên trời, người dân mới biết phương cách để tự quyết định số phận của mình “trước khi trời cứu”.
Nguồn : VOA, 20/07/2017
Không biết vô tình hay hữu ý, trường hợp Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - nhà hoạt động nhân quyền tranh đấu cho người dân miền Trung phản kháng Formosa - đã được chính quyền nổi còi báo động toàn quốc ngay trước khi diễn ra những chuyến công du đối ngoại của cấp chóp bu Việt Nam. Ngay trước mắt là chuyến đi Đức của Thủ tướng Phúc dự Hội nghị G20 khai mạc vào ngày 7/7/2017.
Vô tình hay hữu ý ?
Vào nửa cuối tháng 5/2017, trước chuyến đi của Thủ tướng Phúc sang Washington với mục đích ẩn ý "làm quen với Trump", ngay trước cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền Việt - Mỹ tại Hà Nội, ngôi nhà nhỏ số 24 Đặng Tất ở Nha Trang của bà Nguyễn Thị Tuyết Lan - mẹ của Như Quỳnh - bất thần bị hàng trăm công an và dân phòng bao vây vòng trong vòng ngoài. Những người hàng xóm chứng kiến cảnh tượng hùng hổ đe nẹt ấy cứ ngỡ là trong bà Lan phải có một lực lượng đang "âm mưu lật đổ chính quyền", hay chí ít cũng phải có một tổ chức phản động đang nhóm họp. Song ngôi nhà ấy lại chỉ có bà Lan và hai bé con của Quỳnh - những sinh linh chân yếu tay mềm mà chỉ cần thế ngang ngược côn đồ của một viên công an là khống chế được tất cả.
Vậy tại sao chính quyền phải dùng đến "sức mạnh toàn dân" như thế ?
Không thể hiểu khác hơn, việc cho số đông công an bao vây nhà, phong tỏa "nội bất xuất ngoại bất nhập" là một "biện pháp nghiệp vụ" của chính quyền vẫn tuyên xưng "chính danh", trở thành mẫu mực về hiệu quả khủng bố tâm lý trong các giáo trình nghiệp vụ "bảo vệ an ninh Tổ quốc".
Cảnh tượng đầy màu sắc khủng bố trên lại xảy ra hai tháng sau khi đóa hoa Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh "Người phụ nữ can đảm quốc tế".
Chỉ một tháng sau bức tranh khủng bố tại nhà số 24 Đặng Tất, tòa án "nhân dân" Khánh Hòa bất ngờ thông báo đưa Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra xét xử. Chi tiết cần chú ý là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị đưa ra tòa sau 8 tháng bị bắt tạm giam, trong khi một trường hợp khác là luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài đã bị Bộ công an bắt từ tháng 12/2015, nhưng cho tới nay vẫn chưa được đưa ra xét xử, cho dù thời hạn tạm giam đã kéo dài quá lâu và bị nhiều luật sư tố rằng trại giam đã vi phạm quy định của Luật Tố tụng hình sự về thời gian giam giữ.
Đầu tháng 5/2017, Công an tỉnh Hà Nam bất ngờ thông báo "đã hoàn thành kết luận điều tra Trần Thị Nga" - một tiến trình quá nhanh khi dân oan Trần Thị Nga mới bị bắt vào đầu năm 2017, quá nhanh so với rất nhiều trường hợp người đấu tranh nhân quyền bị tạm giam đến vài năm trời trước khi đưa ra xét xử. Tuy nhiên từ đó đến nay bỗng nhiên bặt tăm thông tin ra tòa của bà Nga.
Vì sao là Quỳnh mà không phải Đài hay Nga bị đưa ra tòa vào thời điểm giữa năm 2017 ?
Thời điểm giáng cái án cực kỳ bất công và nặng nề - 10 năm tù - đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, lại xảy ra ngay trước chuyến công du sang Đức - cũng của Thủ tướng Phúc, nhân sự kiện Hội nghị G20 quốc tế.
Võ An Đôn - một trong các luật sư bào chữa cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đã tiết lộ trong bài viết "Chuyện Mẹ Nấm bây giờ mới kể" trên facebook của anh : "Không hiểu tại sao, sau khi ngài thủ tướng đi thăm Mỹ về thì việc điều tra vụ án kết thúc nhanh chóng và Viện kiểm sát ra cáo trạng truy tố trong thời gian ngắn, làm các luật sư trở tay không kịp".
Vô tình hay hữu ý ?
Chỉ biết rằng ngay sau bản án 10 năm trên, dư luận quốc tế cùng Mỹ và phương Tây đã nổi giận thật sự, đã phản ứng mạnh mẽ hơn hẳn nhiều vụ Việt Nam bắt người đấu tranh nhân quyền trước đó. Sau giải "Người phụ nữ can đảm quốc tế", vấn đề bây giờ không chỉ là nhân quyền Việt Nam mà còn là thể diện của nước Mỹ.
Riêng tại Hoa Kỳ, giới lập pháp ở đất nước này đã phải dùng cụm từ "vi phạm nhân quyền ở Việt Nam đến mức báo động", và ngày càng nhiều nghị sĩ Mỹ lên tiếng ủng hộ đưa Việt Nam vào lại Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC), cũng như Hoa Kỳ cần nhanh chóng triển khai Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu để chế tài những quan chức vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Đảng tự giẫm chân hay ai giẫm lên đảng ?
Vô tình hay hữu ý, "thúc đẩy quan hệ kênh đảng" - một trong những mục tiêu thể diện và rất quan trọng mà ông Nguyễn Phú Trọng - tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam - đặt ra trong chuyến công du sang Washington gặp Tổng thống Obama, được lặp lại trong tuyên bố chung Mỹ - Việt sau cuộc gặp Trump - Phúc vào cuối tháng 5/2017, đã trở nên xấu hổ và xấu đi đến khó tả sau cái án "10 năm Hoa Quỳnh".
Một hiện tượng đáng chú ý và mổ xẻ là vào nửa đầu năm 2017, "quan hệ kênh đảng" đã bắt đầu được triển khai bằng quan hệ truyền thông.
Tháng 6/2017, lần đầu tiên VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam) sang London để tiếp xúc với BBC World Service.
Có tin cho biết kể cả Tạp chí Cộng Sản - tờ báo được xếp "loại một" trong hệ thống báo chí quốc doanh và là nơi mà ông Nguyễn Phú Trọng đã từng là tổng biên tập - cũng có kế hoạch giao tiếp với "đài địch".
Chưa kể đến những mục tiêu thầm kín mang tính cá nhân thay vì tập thể, mục tiêu công khai là nâng tầm uy tín và vị thế cho đảng cầm quyền ở Việt Nam trên trường quốc tế. Cụ thể là cho nâng cao uy thế chính trị cho những người bên đảng, ưu tiên thuộc khối đảng, không chỉ "trên trường quốc tế" mà có lẽ quan yếu nhất là trong "chính trường nội bộ".
Một trong hiếm hoi bài học có thể "nhân điển hình tiên tiến" là chuyến đi "thành công rực rỡ" của Tổng bí thư trọng sang Mỹ vào tháng 7/2015 : ông Trọng đã nhận được lời cam kết của Mỹ về cho Việt Nam tham gia vào TPP - một Hiệp định thương mại mà giới chóp bu Việt Nam rất thèm muốn hầu mong cứu vãn nền kinh tế đang suy sụp. Chính cam kết này đã hỗ trợ đáng kể cho tiếng nói và vị thế chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng ngay trước Đại hội 12 của đảng cầm quyền tại Việt Nam - một đại hội cực kỳ cam go khi lần thứ hai nổ ra cuộc chiến "Trọng - Dũng". Kết quả, ông Trọng đã giành thắng lợi lớn chưa từng có !
Nhưng bây giờ không còn là năm 2015, mà đang là 2017.
Không biết vô tình hay hữu ý, chỉ biết rằng giờ đây phía Mỹ và Tây Âu đang trở nên khó nghĩ và khó khăn hơn nhiều khi phải tiếp những phái đoàn tự nguyện của "đảng và nhà nước ta". Cứ nhìn vào nhân quyền Việt Nam là thấy hết. Và chắc chắn nhiều chính khách phương Tây rất muốn hỏi thẳng "kênh đảng" của ông Trọng, ông Phúc, bà Ngân… rằng tại sao các ông bà lại để cho vi phạm nhân quyền đổ đốn đến thế…
Có một cái gì đó thuộc về nội bộ đảng đã trở nên vừa thâm hiểm vừa lộ liễu đến mức Luật sư Võ An Đôn phải đặt dấu hỏi : "Nghe nói trong chuyến đi Mỹ vừa qua, một nhóm nghị sĩ dân biểu Mỹ đến gặp ngài thủ tướng, yêu cầu Việt Nam thả ngay các tù nhân lương tâm, trong đó đặc biệt quan tâm trường hợp Mẹ Nấm. Ngài thủ tướng hứa sẽ thả Mẹ Nấm trong thời gian sớm nhất, là luật sư bào chữa nghe tin này tôi rất vui mừng. Không ngờ, tòa tuyên Mẹ Nấm 10 năm tù giam, làm luật sư và nhiều người sốc tức tưởi. Không lẽ, ngài thủ tướng cũng bị cấp dưới "chơi" giống như ông Nguyễn Đức Chung trong vụ Đồng Tâm hay sao ?".
Một nghi ngờ rất lớn : chẳng lẽ đảng cầm quyền của ông Nguyễn Phú Trọng, bằng quá nhiều hành động đàn áp nhân quyền lộ liễu và tàn nhẫn, đã tự phá đi "hình ảnh và uy tín trên trường quốc tế" của họ, cũng như làm khó hẳn cho những chuyến công du đối ngoại mà bị dư luận đánh giá không ngoài mục đích "xin tiền" của Thủ tướng Phúc ?
Hay "toàn đảng toàn quân" vẫn cố níu kéo con bài "đổi nhân quyền lấy lợi ích thương mại" mà cộng đồng quốc tế ngày càng quay lưng ?
Hoặc nếu không phải là những người bên đảng tự giẫm lên chân mình, thế lực nào đã tạo ra vi phạm nhân quyền để giẫm lên đảng ?
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 07/07/2017
Có một khả năng là một số "kênh đảng" sẽ được đảng chọn lọc kỹ lưỡng để tìm cách tiếp cận và mở rộng hợp tác với một số "đài dịch".
Đoàn VOV do ông Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên trung ương Đảng, Tổng Giám đốc VOV làm việc tại BBC World Service
Đặt chân đến "đài địch"
"Quan hệ kênh đảng" với nước ngoài - một chủ đề mà ông Nguyễn Phú Trọng ngày càng chú trọng - bắt đầu được công khai hóa trên phương diện "hợp tác truyền thông".
Hơn một năm sau từ giã cái ghế Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương để về làm tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), vào ngày 27/6/2017 Ủy viên trung ương Đảng Nguyễn Thế Kỷ đã lần đầu tiên đến thăm trụ sở BBC ở London và có cuộc làm việc với BBC World Service.
Có một chút ngạc nhiên khi chính VOV lộ diện tường thuật về cuộc gặp trên : "Bà Francesca Unsworth, Giám đốc BBC World Service cùng những người phụ trách các đơn vị sản xuất nội dung, kỹ thuật và kinh doanh đã nồng nhiệt tiếp đoàn VOV… VOV đề xuất BBC World Service hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ và sản xuất các chương trình dạy tiếng Anh…".
Ở Việt Nam, VOV luôn bị xem là một "kênh đảng" khi đa phần chỉ chuyển tải những vấn đề thuộc về chủ trương, nghị quyết của "đảng và nhà nước ta", hoặc dẫn tin theo Thông tấn xã Việt Nam. Quá nhiều tin bài khô cứng trong khi thiếu hẳn chất phản biện xã hội đã khiến VOV chẳng khác những kênh đảng khác nhưNhân Dân và Quân Đội Nhân Dân là mấy.
Đoàn công tác thăm trụ sở và các Ban biên tập Vùng Châu Á của BBC World Service
Ở một góc độ "đặc thù" hơn, VOV cũng là một "kênh đảng" khá thường xuyên đóng góp vào công tác "phản bác luận điệu sai trái và xuyên tạc của thế lực thù địch và phản động".
Còn BBC cho tới nay vẫn thỉnh thoảng bị những tờ báo đảng phán xét là "đài địch". Nhưng dày đặc hơn nhiều là việc đảng đã để mặc cho đội ngũ dư luận viên tha hồ công kích, mạt sát, chửi bới BBC.
Có một kỷ niệm với đài BBC mà hẳn ông Nguyễn Thế Kỷ không muốn nhớ : ngày 4/6/2014, nhiều trang mạng báo chí của nhà nước Việt Nam đã đăng tải hình ảnh về cuộc biểu tình của nhân dân Trung Quốc và cuộc tàn sát đẫm máu đêm ngày 3 rạng ngày 4 tại quảng trường Thiên An Môn 25 năm trước. Tuy nhiên đến cuối ngày, loạt bài này đã đồng loạt bị kéo xuống mà không còn truy cập được nữa. Đến sáng ngày 5/6/2014 trong trả lời phỏng vấn của BBC về sự kiện trên, Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương Nguyễn Thế Kỷ đã nói tỉnh bơ : "Hoàn toàn không có chuyện kiểm duyệt tin tức trong nước về sự việc này". Ngay lập tức, câu nói của ông Kỷ đã được nhiều dư luận trên mạng xã hội bình luận là lời dối trá điển hình của năm 2014, bởi đã từ quá lâu, ai cũng biết rằng Ban Tuyên giáo trung ương luôn trùm "vòng kim cô" trên đầu hơn 800 tờ báo nhà nước, luôn phát ra các mệnh lệnh bằng văn bản lẫn chỉ đạo miệng trong hàng tuần, hàng tháng và đột xuất về những vụ việc báo chí không được đăng tải.
Còn giờ đây, ông Nguyễn Thế Kỷ và BBC lại gặp nhau.
Mục tiêu của "quan hệ kênh đảng"
Thực ra, mối quan hệ giữa BBC và "kênh đảng" đã chính thức khởi động từ tháng Ba năm 2017. Vào thời điểm đó, giám đốc BBC World Service là bà Francesca Unsworth đã có một chuyến thăm Việt Nam. Tuy nhiên về mặt công khai, chuyến đi của bà chỉ được phản ánh bằng buổi nói chuyện về nghiệp vụ báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở Hà Nội.
Như vậy, trong số 4 đài Việt ngữ (VOA, RFA, RFI, BBC) vẫn bị đảng, chính quyền và giới dư luận viên Việt Nam lên án là "đài địch" cùng rất nhiều tính từ mạt sát gắn kèm, BBC là địa chỉ đầu tiên có mối quan hệ không chính thức với Hà Nội. Những cuộc gặp không chính thức như thế lại gợi mở triển vọng "hai bên cùng có lợi", theo đó BBC có thể trở thành địa chỉ đầu tiên trong số 4 đài Việt ngữ có trụ sở chính thức ở Hà Nội.
Tháng 3/2017 cũng là thời gian mà lần đầu tiên Bộ trưởng công an Tô Lâm, nhân vụ một người mang quốc tịch Việt Nam là Đoàn Thị Hương bị bắt giữ ở Malaysia vì hành vi ám sát Kim Jong-nam, đã trả lời phỏng vấn đài BBC Việt ngữ một lần và đài VOA Việt ngữ đến hai lần. Tuy nhiên, cả ba cuộc trả lời phỏng vấn này đều không được báo chí nhà nước đưa tin hay đăng lại.
Mặc dù đã rất thường né tránh truyền thông quốc tế trong quá khứ, có những dấu hiệu cho thấy "đảng và nhà nước ta", thậm chí cả một số quan chức "công an nhân dân" ngày càng quan tâm một cách thèm muốn và lộ liễu đến các tờ báo quốc tế và cả báo chí người Việt hải ngoại.
Trước Đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016, có vài tờ báo người Việt hải ngoại và cả một tờ báo thương mại nhỏ của Hàn Quốc đã khá thường xuyên tung bài ca ngợi thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng.
Nhìn về trước nữa, vào tháng Bảy năm 2014, có một chuyến công du âm thầm của Ủy viên bộ chính trị, bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đến Washington. Vào thời gian đó, ông Nghị còn có được vai trò "thái tử đỏ" và được nhiều dư luận xem là người kế vị Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chính vào lúc đó, ông Nghị đã đề nghị với phía Mỹ đặc biệt quan tâm đến "kênh đảng".
Tròn một năm sau chuyến đi của Phạm Quang Nghị, chính ông Nguyễn Phú Trọng đặt chân đến Washington và ông Trọng đã chính thức đề nghị với Tổng thống Obama về "thúc đẩy quan hệ kênh đảng".
Chuyến công du Mỹ gần nhất do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thực hiện cũng một lần nữa đưa "thúc đẩy quan hệ kênh đảng" vào tuyên bố chung giữa hai nước.
Việc một phái đoàn của VOV thăm BBC ở London càng cho thấy "quan hệ kênh đảng" đang từ bóng tối bước ra ánh sáng, với mục tiêu tối thiểu là nâng tầm uy tín và vị thế cho đảng cầm quyền ở Việt Nam trên trường quốc tế. Còn về mặt nội bộ, thế lực bên đảng bắt đầu khuếch trương vai trò của truyền thông.
Mục tiêu nào khác ?
Trong cuộc gặp đài BBC ở London ngày 27/6/2017, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Kỷ buông ra một tự thuật có vẻ khó hiểu : "VOV đang trong quá trình nhìn nhận lại mình và xác định đường hướng phát triển tiếp theo".
VOV hay đảng "đang trong quá trình nhìn nhận lại mình" ?
Không chỉ VOV, có tin cho biết kể cảTạp chí Cộng Sản - tờ báo được xếp "loại một" trong hệ thống báo chí quốc doanh và là nơi mà ông Nguyễn Phú Trọng đã từng là tổng biên tập - cũng có kế hoạch giao tiếp với "đài địch".
Tiếp theo đó, có thể là Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) - một "kênh đảng" quan trọng và cũng thuộc tầng lớp lên án "diễn biến hòa bình" dữ dội nhất - được tung ra để "quốc tế vận".
Nhiều khả năng có thể sẽ diễn ra một cuộc chạy đua ngấm ngầm giữa "kênh đảng" và "kênh chính quyền" về Tây bán cầu để tập dần thói quen "chung sống với lũ", lồng trong bối cảnh tương lai "nhất thể hóa" ở Việt Nam đang đến gần và có thể xảy ra hiện tượng "đảng tràn sang chính phủ".
Và cũng không loại trừ một ẩn ý chẳng bao giờ công bố : không ít quan chức Việt đang cố tìm lối thoát sang trời Tây, kể cả chuẩn bị hậu sự "cùng tồn tại" nếu xảy ra tình thế "nhiều hơn một đảng" ở Việt Nam trong không quá lâu nữa.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 05/07/2017
Có một khả năng là một số "kênh đảng" sẽ được đảng chọn lọc kỹ lưỡng để tìm cách tiếp cận và mở rộng hợp tác với một số "đài dịch".
Đoàn VOV do ông Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc VOV làm việc tại BBC World Service
Đặt chân đến "đài địch"
"Quan hệ kênh đảng" với nước ngoài - một chủ đề mà ông Nguyễn Phú Trọng ngày càng chú trọng - bắt đầu được công khai hóa trên phương diện "hợp tác truyền thông".
Hơn một năm sau từ giã cái ghế Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương để về làm tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), vào ngày 27/6/2017 Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Thế Kỷ đã lần đầu tiên đến thăm trụ sở BBC ở London và có cuộc làm việc với BBC World Service.
Có một chút ngạc nhiên khi chính VOV lộ diện tường thuật về cuộc gặp trên : "Bà Francesca Unsworth, Giám đốc BBC World Service cùng những người phụ trách các đơn vị sản xuất nội dung, kỹ thuật và kinh doanh đã nồng nhiệt tiếp đoàn VOV… VOV đề xuất BBC World Service hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ và sản xuất các chương trình dạy tiếng Anh…".
Ở Việt Nam, VOV luôn bị xem là một "kênh đảng" khi đa phần chỉ chuyển tải những vấn đề thuộc về chủ trương, nghị quyết của "đảng và nhà nước ta", hoặc dẫn tin theo Thông tấn xã Việt Nam. Quá nhiều tin bài khô cứng trong khi thiếu hẳn chất phản biện xã hội đã khiến VOV chẳng khác những kênh đảng khác nhưNhân Dân và Quân Đội Nhân Dân là mấy.
Đoàn công tác thăm trụ sở và các Ban biên tập Vùng Châu Á của BBC World Service
Ở một góc độ "đặc thù" hơn, VOV cũng là một "kênh đảng" khá thường xuyên đóng góp vào công tác "phản bác luận điệu sai trái và xuyên tạc của thế lực thù địch và phản động".
Còn BBC cho tới nay vẫn thỉnh thoảng bị những tờ báo đảng phán xét là "đài địch". Nhưng dày đặc hơn nhiều là việc đảng đã để mặc cho đội ngũ dư luận viên tha hồ công kích, mạt sát, chửi bới BBC.
Có một kỷ niệm với đài BBC mà hẳn ông Nguyễn Thế Kỷ không muốn nhớ : ngày 4/6/2014, nhiều trang mạng báo chí của nhà nước Việt Nam đã đăng tải hình ảnh về cuộc biểu tình của nhân dân Trung Quốc và cuộc tàn sát đẫm máu đêm ngày 3 rạng ngày 4 tại quảng trường Thiên An Môn 25 năm trước. Tuy nhiên đến cuối ngày, loạt bài này đã đồng loạt bị kéo xuống mà không còn truy cập được nữa. Đến sáng ngày 5/6/2014 trong trả lời phỏng vấn của BBC về sự kiện trên, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ đã nói tỉnh bơ : "Hoàn toàn không có chuyện kiểm duyệt tin tức trong nước về sự việc này". Ngay lập tức, câu nói của ông Kỷ đã được nhiều dư luận trên mạng xã hội bình luận là lời dối trá điển hình của năm 2014, bởi đã từ quá lâu, ai cũng biết rằng Ban Tuyên giáo trung ương luôn trùm "vòng kim cô" trên đầu hơn 800 tờ báo nhà nước, luôn phát ra các mệnh lệnh bằng văn bản lẫn chỉ đạo miệng trong hàng tuần, hàng tháng và đột xuất về những vụ việc báo chí không được đăng tải.
Còn giờ đây, ông Nguyễn Thế Kỷ và BBC lại gặp nhau.
Mục tiêu của "quan hệ kênh đảng"
Thực ra, mối quan hệ giữa BBC và "kênh đảng" đã chính thức khởi động từ tháng Ba năm 2017. Vào thời điểm đó, giám đốc BBC World Service là bà Francesca Unsworth đã có một chuyến thăm Việt Nam. Tuy nhiên về mặt công khai, chuyến đi của bà chỉ được phản ánh bằng buổi nói chuyện về nghiệp vụ báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở Hà Nội.
Như vậy, trong số 4 đài Việt ngữ (VOA, RFA, RFI, BBC) vẫn bị đảng, chính quyền và giới dư luận viên Việt Nam lên án là "đài địch" cùng rất nhiều tính từ mạt sát gắn kèm, BBC là địa chỉ đầu tiên có mối quan hệ không chính thức với Hà Nội. Những cuộc gặp không chính thức như thế lại gợi mở triển vọng "hai bên cùng có lợi", theo đó BBC có thể trở thành địa chỉ đầu tiên trong số 4 đài Việt ngữ có trụ sở chính thức ở Hà Nội.
Tháng 3/2017 cũng là thời gian mà lần đầu tiên Bộ trưởng công an Tô Lâm, nhân vụ một người mang quốc tịch Việt Nam là Đoàn Thị Hương bị bắt giữ ở Malaysia vì hành vi ám sát Kim Jong-nam, đã trả lời phỏng vấn đài BBC Việt ngữ một lần và đài VOA Việt ngữ đến hai lần. Tuy nhiên, cả ba cuộc trả lời phỏng vấn này đều không được báo chí nhà nước đưa tin hay đăng lại.
Mặc dù đã rất thường né tránh truyền thông quốc tế trong quá khứ, có những dấu hiệu cho thấy "đảng và nhà nước ta", thậm chí cả một số quan chức "công an nhân dân" ngày càng quan tâm một cách thèm muốn và lộ liễu đến các tờ báo quốc tế và cả báo chí người Việt hải ngoại.
Trước Đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016, có vài tờ báo người Việt hải ngoại và cả một tờ báo thương mại nhỏ của Hàn Quốc đã khá thường xuyên tung bài ca ngợi thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng.
Nhìn về trước nữa, vào tháng Bảy năm 2014, có một chuyến công du âm thầm của Ủy viên bộ chính trị, bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đến Washington. Vào thời gian đó, ông Nghị còn có được vai trò "thái tử đỏ" và được nhiều dư luận xem là người kế vị Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chính vào lúc đó, ông Nghị đã đề nghị với phía Mỹ đặc biệt quan tâm đến "kênh đảng".
Tròn một năm sau chuyến đi của Phạm Quang Nghị, chính ông Nguyễn Phú Trọng đặt chân đến Washington và ông Trọng đã chính thức đề nghị với Tổng thống Obama về "thúc đẩy quan hệ kênh đảng".
Chuyến công du Mỹ gần nhất do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thực hiện cũng một lần nữa đưa "thúc đẩy quan hệ kênh đảng" vào tuyên bố chung giữa hai nước.
Việc một phái đoàn của VOV thăm BBC ở London càng cho thấy "quan hệ kênh đảng" đang từ bóng tối bước ra ánh sáng, với mục tiêu tối thiểu là nâng tầm uy tín và vị thế cho đảng cầm quyền ở Việt Nam trên trường quốc tế. Còn về mặt nội bộ, thế lực bên đảng bắt đầu khuếch trương vai trò của truyền thông.
Mục tiêu nào khác ?
Trong cuộc gặp đài BBC ở London ngày 27/6/2017, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Kỷ buông ra một tự thuật có vẻ khó hiểu : "VOV đang trong quá trình nhìn nhận lại mình và xác định đường hướng phát triển tiếp theo".
VOV hay đảng "đang trong quá trình nhìn nhận lại mình" ?
Không chỉ VOV, có tin cho biết kể cảTạp chí Cộng Sản - tờ báo được xếp "loại một" trong hệ thống báo chí quốc doanh và là nơi mà ông Nguyễn Phú Trọng đã từng là tổng biên tập - cũng có kế hoạch giao tiếp với "đài địch".
Tiếp theo đó, có thể là Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) - một "kênh đảng" quan trọng và cũng thuộc tầng lớp lên án "diễn biến hòa bình" dữ dội nhất - được tung ra để "quốc tế vận".
Nhiều khả năng có thể sẽ diễn ra một cuộc chạy đua ngấm ngầm giữa "kênh đảng" và "kênh chính quyền" về Tây bán cầu để tập dần thói quen "chung sống với lũ", lồng trong bối cảnh tương lai "nhất thể hóa" ở Việt Nam đang đến gần và có thể xảy ra hiện tượng "đảng tràn sang chính phủ".
Và cũng không loại trừ một ẩn ý chẳng bao giờ công bố : không ít quan chức Việt đang cố tìm lối thoát sang trời Tây, kể cả chuẩn bị hậu sự "cùng tồn tại" nếu xảy ra tình thế "nhiều hơn một đảng" ở Việt Nam trong không quá lâu nữa.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 05/07/2017
Hội chứng "hốt cú chót"
Một nội dung – ban đầu là chính, sau dần biến thành phụ, và cuối cùng chỉ còn gợn một mẩu tin nhỏ tại kỳ họp quốc hội tháng Năm và tháng Sáu mà có thể khiến nhiều độc giả chẳng còn chú ý, đó là "dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam không có trong chương trình điều chỉnh nội dung chương trình làm việc của kỳ họp thứ ba, nghĩa là chưa được Quốc hội xem xét ở kỳ họp này".
Một đoạn đường trên xa lộ Bắc-Nam hiện nay - Ảnh minh họa
Vì sao lại thế ?
Chẳng lẽ "chúng ta còn nợ nhân dân dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam" – như lời hiệu triệu của ông Đinh La Thăng vào thời còn là Bộ trưởng giao thông vận tải và được người kế nhiệm là Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa quá nhiệt tình vun vén, lại "thất tín" trước một quốc hội đã sẵn sàng "gật ?".
Lẽ nào giới lãnh đạo đã quen mùi dự án hàng trăm ngàn tỷ và giờ vẫn nhuốm đầy ảo giác "hốt cú chót" lại phải cúi đầu chấp nhận căn bệnh "hoang tưởng giai đoạn cuối" – di căn dứt điểm của một thể chế chỉ biết ăn không biết làm, nhưng lại là một tin mừng trong nỗi tuyệt vọng bị bóc lột đến đồng cuối cùng của tuyệt đại đa số dân Việt ?
Chỉ còn một nguyên cớ xác đáng : hết tiền !
Tiền ơi, tiền ở đâu ?
Vài năm trước, tổng dự toán của dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam lên đến 230.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 11 tỷ USD. Đó còn là thời "ăn nên làm ra" của nhóm lợi ích ODA khi vẫn còn vay mượn quốc tế thoải mái, của hầu hết dự án BOT được Bộ Giao thông vận tải chỉ định thầu chứ không phải đấu thầu rộng rãi mà do đó đã dậy lên nghi vấn về cái bao tử không bờ bến.
Nhưng về sau này và đặc biệt sau đại hội 12, khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu thấm cảnh "đổ vỏ" cho đời thủ tướng trước đó, cùng lúc ông Phúc phải "siết" ngân sách, Bộ Giao thông vận tải chỉ còn dám đề xuất làm dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam theo từng phần, trong đó đầu tư giai đoạn 1 khoảng 684 km. Các đoạn được ưu tiên đầu tư trước gồm : Cao Bồ (Nam Định) – Bãi Vọt (Hà Tĩnh), đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) – La Sơn (Thừa Thiên Huế) – Túy Loan (Đà Nẵng) và đoạn Cam Lâm (Khánh Hòa) – Dầu Giây (Đồng Nai).
Nhưng chỉ riêng dự toán cho giai đoạn 1 đã lên đến 140.000 tỷ đồng. Theo các quy định hiện hành, nhà đầu tư phải bỏ ra ít nhất 15% tổng số vốn của dự án BOT. Theo một nhà đầu tư cao tốc trong nước, ngay ở mức 15% cũng khó còn nhà đầu tư trong nước có đủ tiền để tham gia, vì quy mô mỗi phân đoạn đã ở mức trên 10.000 tỷ đồng.
"Cửa" để vay ngân hàng trong nước với tỷ lệ 85% cũng gần như khép lại. Hiện nay, các ngân hàng trong nước chủ yếu vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Trong khi đó, Ngân Hàng Nhà Nước quy định tỷ lệ tối đa dùng vốn ngắn hạn cho vay ngắn hạn vào Tháng Mười Hai, 2016 là 60%, giảm dần xuống 40% vào năm 2018.
Một cửa vay khác là vốn ODA. Nhưng khác nhiều với thời "tiền vào như nước, phá chưa từng có" những năm trước, giờ đây ODA đang hạn hẹp đáng kể. Từ Tháng Bảy năm nay, Việt Nam sẽ phải vay vốn ODA của quốc tế với mặt bằng lãi suất tăng gấp ba lần trong lúc thời gian ân hạn giảm đi một nửa. Năm nay, chính phủ lại chỉ dám bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn nước ngoài có 700 triệu USD.
Trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngay trước khi diễn ra kỳ họp quốc hội năm nay, giới chuyên gia nhà nước đã phải vò đầu bứt tai : Lấy đâu ra vốn đầu tư cho dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam khi cả ngân sách, ngân hàng và nhà đầu tư đều khát vốn ?
"Rút rỉa" thất bại như thế nào ?
Chỉ vài ngày trước khi xuất hiện thông tin "chưa trình dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam" ra quốc hội, nhóm lợi ích Bộ Giao thông vận tải đã thất bại cay đắng dù đã "lobby" tối đa cho chính phủ và quốc hội để "rút rỉa" ngân sách cho kinh phí giải phóng mặt bằng tại sân bay Long Thành – một dự án được quảng cáo "sẽ thay thế sân bay Tân Sơn Nhất", và nếu được mưu đồ thành công thì đương nhiên sẽ giữ an toàn tuyệt đối cho 157 ha của sân golf Tân Sơn Nhất, quốc nạn lấn chiếm đất trái phép sân bay dân dụng mà công luận và nhiều đại biểu quốc hội phải phản ứng dữ dội trong thời gian qua.
Kinh phí giải phóng mặt bằng cho sân bay Long Thành được dự toán ban đầu đã lên đến 23.000 tỷ đồng, nhưng sau vài ngày luận bàn gay go, quốc hội chỉ "bố trí" được khoảng 10.000 tỷ đồng, tức vẫn còn thiếu đến 60% để cuối kỳ họp quốc hội. Bài ca về nguồn tiền giải tỏa vẫn còn treo ở đó.
"Chỉ có" vài chục ngàn tỷ đồng kinh phí giải tỏa mà còn không tìm ra, lấy đâu ra 18 tỷ USD để xây dựng "một trong những sân bay hiện đại nhất Đông Nam Á" – như Bộ Giao thông vận tải "vẽ" khi tìm mọi cách "đi đêm" với chính phủ để trình dự án sân bay Long Thành ?
Còn nhớ vào kỳ họp quốc hội cuối năm 2016, một dự án "khủng" khác là điện hạt nhân Ninh Thuận – có số dự toán lên đến từ 10 tỷ USD đến 20 tỷ USD, bất ngờ bị chính phủ tuyên bố "ngừng". Ngay lập tức, một số chuyên gia "phản biện trung thành" và báo đảng cất lời tụng ca "chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dũng cảm ngừng dự án này".
Nhưng thực tế lại chua chát hiếm có : vào đầu năm nay, chính Thủ tướng Phúc bất chợt phải bật ra cảnh báo về tương lai "sụp đổ tài khóa quốc gia". Cần đặc tả là lời tán thán này là có cơ sở, bởi vì ông Phúc đã nhiều năm nắm "tay hòm chìa khóa" của chính phủ.
Trước Thủ tướng Phúc, chưa có bất kỳ một quan chức cao cấp hay trung cấp nào dám nói về "sụp đổ" – một từ ngữ bị đảng coi là đặc biệt nhạy cảm chính trị.
Số phận những "món nợ với nhân dân ?"
Từ đầu năm đến nay, đa số các phiên họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội lẫn quốc hội đều bàn về… tiền. Thậm chí sau những "sáng kiến" bổ đầu dân bằng thuế "bảo vệ môi trường" – mà thực chất là tăng thuế xăng dầu lên đến 8.000 đồng/lít, đánh thuế bán hàng trên mạng…, còn có "sáng kiến" thu thuế cho ngân sách chừng 5.000 tỷ đồng/năm bằng cách… bán số đẹp.
Đó chính là lý do vì sao vào cuối năm 2016, Bộ Tài Chính đã phải có văn bản trả lời về dự án đường cao tốc Bắc-Nam, trong đó đánh giá dự án này là "chưa có cơ sở", "không hợp lý", và chưa biết lấy đâu ra tiền cho dự án lên tới 230.000 tỷ đồng khi nợ công đã sát trần 65% GDP.
Nhưng "nợ công đã sát trần" chỉ là một cách nói ma mị. Trong thực tế nếu tính cả nợ của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước – đối tượng do các bộ ngành chủ quản nắm vốn và thường được Chính phủ bảo lãnh vay vốn – nợ công quốc gia đã lên đến 210% GDP.
Hẳn đó cũng là lý do vì sao kỳ họp quốc hội năm nay lại "chưa xem xét" dự án đường cao tốc Bắc-Nam. Có tìm ra tiền đâu mà thông qua !
Giờ đây, vào lúc nền kinh tế đã "chắc suất" bên bờ vực thẳm của nợ công và nợ xấu, còn nền ngân sách quốc gia lao xuống đáy, không phải là chục ngàn tỷ đồng, mà tìm ra một ngàn tỷ cũng đã khó.
Nhưng cứ như một thứ tạo phản ngược với tạo hóa, ngân sách càng khốn quẫn, phong trào chấm mút càng lao nhanh lên điểm cực đại như thể không còn có ngày mai.
Trong bối cảnh đen tối cả tiền đồng lẫn lương tâm ấy, những "món nợ với nhân dân" được giới quan chức hứa hẹn luôn có quá nhiều triển vọng chất chồng thêm núi nợ ODA lên đầu 90 triệu dân chúng còm cõi ở đất nước "chuyến tàu vét" này.
"Hoang tưởng giai đoạn cuối" vẫn thường là di căn dứt điểm của một thể chế chỉ biết ăn không biết làm. Chỉ có một nền ngân sách sụp đổ thì các dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam, sân bay Long Thành, đường sắt cao tốc Bắc-Nam… mới chính thức dứt mộng "nuốt ngân khố" của chúng.
Nguồn : Người Việt, 02/07/2017