Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã về tới Bắc Hàn hôm 5/3 sau hành trình dài hàng nghìn kilomét, mất hàng chục tiếng đồng hồ qua Trung Quốc từ Việt Nam, nơi cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump đổ vỡ ít ngày trước đó.
"Ông Kim Jong-un về tới nhà hôm thứ Ba sau khi kết thúc thành công chuyến thăm thiện chí tới nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam", KCNA của Bắc Hàn đưa tin, theo AFP.
Hãng tin nhà nước của Triều Tiên đưa tiếp rằng đoàn tàu chở Chủ tịch Kim tiến vào ga ở Bình Nhưỡng lúc "3 giờ sáng" và các quan chức cấp cao đã "nồng nhiệt" chào đón và chúc mừng ông trở về.
Ông Kim rời ga Đồng Đăng, thuộc tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam, hôm 2/3.
Theo AFP, hiện chưa rõ về lịch trình của nhà lãnh đạo Bắc Hàn khi đoàn tàu qua Trung Quốc, và liệu ông có dừng lại để gặp Chủ tịch Tập Cận Bình hay không.
Không giống Tổng thống Trump, nhà lãnh đạo Bắc Hàn nán lại Hà Nội, thăm chính thức Việt Nam từ ngày 1-2/3.
Các cuộc đàm phán giữa hai nhà lãnh đạo Bắc Hàn và Mỹ kết thúc đột ngột hôm 28/2, sau khi đôi bên không đạt thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng để đổi lấy sự nới lỏng về các biện pháp trừng phạt.
Hai phía sau đó cũng đưa ra các thông tin khác nhau về cuộc họp thượng đỉnh.
"Mọi chuyện là vì các biện pháp trừng phạt", ông Trump nói trong cuộc trao đổi với phóng viên sau đó. "Về cơ bản, họ muốn các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ hoàn toàn và chúng tôi không thể làm vậy".
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Bắc Hàn Ri Yong Ho sau đó nói tại một cuộc họp báo rằng Triều Tiên chỉ muốn dỡ bỏ một phần các biện pháp trừng phạt "liên quan tới đời sống của người dân và không liên quan tới các biện pháp trừng phạt quân sự".
Dù không đạt được thỏa thuận nào tại cuộc họp thượng đỉnh lần hai, Mỹ và Triều Tiên nói vẫn để ngỏ khả năng tiến hành các cuộc trao đổi tiếp theo, dù hiện cuộc họp thượng đỉnh thứ ba chưa được lên lịch, theo AFP.
*********************
Nghi vấn vụ tàu dầu Việt Tín 01 tới Bắc Hàn dù có cấm vận (BBC, 05/03/2019)
Reuters cho hay một tàu Việt Nam chở 2.000 tấn dầu cập cảng Bắc Hàn trong thời điểm Thượng đỉnh Trump-Kim gây hoài nghi liệu Hà Nội có vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc.
Đường đi tới Bắc Hàn của tàu chở dầu Viet Tin 01
Tàu Viet Tin 01 của Việt Nam được thấy đậu ở bờ tây cảng Nampo của Bắc Hàn hôm 25/2, theo dữ liệu của Refinitiv. Dữ liệu này ghi nhận chuyển động của tàu, thông tin chuyến hàng và điểm đến chính theo đúng đăng ký của chủ tàu.
Theo Reuters, hiện chưa rõ liệu tàu này có dỡ hàng tại cảng Nampo hay không.
Theo lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, Bắc Hàn bị hạn chế nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
Thông tin từ báo Việt Nam
Hôm 5/3, báo Giao thông, thuộc Bộ giao thông vận tải Việt Nam, có bài giải thích : "Các cơ quan chuyên môn của Việt Nam đã kiểm tra, xác minh và được biết tàu Việt Tín 01 (Hô hiệu/Số IMO : 3WBO/8508838), thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Vận tải Việt Tín (Viet Trust Shipping Corporation), có địa chỉ tại 62C Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh".
Báo cho biết : "Công ty này đã cho Công ty Happy Shipping, có đăng ký trụ sở tại Phúc Kiến, Trung Quốc, thuê tàu Việt Tín 01 từ ngày 28/1/2019 trong 12 tháng và không cho thuê thuyền viên".
"Theo hợp đồng, tàu Việt Tín 01 không được phép chuyên chở hàng hóa tới các khu vực bị Liên Hợp quốc và một số quốc gia trừng phạt hoặc cấm vận.
Tuy nhiên, từ khi được bàn giao, tàu Việt Tín 01 không cập nhật tình hình hoạt động cho bên chủ tàu, đến ngày 26/2/2019 thì ngắt hoàn toàn tín hiệu theo dõi tàu.
Như vậy, công ty Happy Shipping là bên thuê tàu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động của tàu khi thuê".
'Bước di dại dột'
Chủ Tàu Việt Tín 01 đã cho Công ty Happy Shipping, có đăng ký trụ sở tại Phúc Kiến, Trung Quốc, thuê tàu từ ngày 28-1-2019 trong 12 tháng và không cho thuê thuyền viên. (Ảnh minh họa)
"Tôi cho rằng nếu tàu chở dầu này vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc thì sẽ là rắc rối lớn với Việt Nam về mặt pháp lý", Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói với Mỹ Hằng của BBC hôm 4/3.
"Việc này diễn ra đúng lúc ông Kim Jong-un họp thượng đỉnh ở Việt Nam thì người ta có thể suy luận rằng Việt Nam có thể nhân cơ hội này để lấy lòng người Bắc Hàn. Nếu đúng như vậy thì vi phạm còn trầm trọng hơn nữa".
"Tôi không khẳng định rằng Việt Nam vi phạm, hay trước đó đã liên hệ với Liên Hiệp Quốc để xin phép rồi. Việt Nam từng xin phép cho nhập cảnh một số đại biểu Bắc Hàn bị Liên Hiệp Quốc cấm vận, nghĩa là những người mà không nước nào được cho phép nhập cảnh, và đã được Liên Hiệp Quốc châm chước cho việc đó. Đó là với người. Còn với hàng hóa, nhất là dầu, tôi không rõ nhưng tôi nghi là có vi phạm".
"Với đường đi của con tàu như vậy, lại diễn ra ở thời điểm nhạy cảm như vậy thì dù có không vi phạm, tôi cho rằng đây là bước đi hết sức dại dột của Việt Nam, hoàn toàn không đáng. Vì so với Hàn Quốc và Mỹ thì Bắc Hàn chỉ đứng thứ ba trong quan hệ với Việt Nam".
Theo Reuters, tàu Viet Tin 01 có kế hoạch chở nhiên liệu tới Daesan ở Hàn Quốc vào 28/2 theo dữ liệu điểm đến đã đăng ký.
Điểm dừng trước đó của Viet Tin 01 là Đài Loan, Singapore và Bangladesh.
Một nhân viên thuộc Tổng công ty Vận tải Viet Trust có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh-chủ sở hữu tàu-nói với Reuters là bà không biết tàu này đang ở đâu. Bà này nói Viet Trust có hai tàu là Viet Tin 01 và Viet Tin Lucky hiện đang ở ngoài khơi bờ biển phía Tây Thái Lan.
Bộ Ngoại giao Việt Nam không phản hồi yêu cầu bình luận của Reuters.
Hãng tin NK Pro chuyên theo dõi sự phát triển của Bắc Hàn cho biết trong một tường thuật hôm thứ Năm 28/2 rằng nếu Viet Tin 01 thực sự chở dầu cho Bắc Hàn, việc này "có thể đẩy lùi các nỗ lực cấm vận của Liên Hiệp Quốc".
Đường đi bất thường
NK Pro cũng cho rằng sự xuất hiện của một tàu chở dầu thuộc sở hữu nước ngoài trong vùng biển Bắc Hàn là 'bất thường' và trái với các biện pháp hiện được Bắc Hàn ưa dùng để nhập khẩu nhiên liệu bị hạn chế, đó là tham gia vào hoạt động trao đổi dầu trực tiếp giữa các tàu trên biển.
Phân tích bổ sung của NK Pro cho thấy lưu lượng vận hành thường xuyên, trong thời gian sắp diễn ra Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai, của một số tàu bị Liên Hợp Quốc cấm vận hoặc có dính líu tới mạng lưới buôn lậu từ Bắc Hàn vào Việt Nam, làm dấy lên câu hỏi về cam kết của Hà Nội đối với nghĩa vụ thực thi lệnh trừng phạt.
Đường đi bất thường của Viet Tin 01 cũng cho thấy Bắc Hàn vẫn có khả năng 'lách' lệnh trừng phạt, theo NK Pro.
Không đúng thời điểm
Trong khi Kim Jong-un ngồi tàu bọc thép vượt qua Trung Quốc hướng thẳng về Hà Nội thì tàu chở dầu của công ty Viet Trust có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh lại vượt biển theo hướng ngược lại, tiến về bờ tây Bắc Hàn.
Và mặc dù thông tin về đường đi của tàu đôi khi có thể bị sai sót hoặc bị giả mạo, tàu chở dầu Việt Nam đã bắt đầu thể hiện hành vi bất thường từ lâu trước khi nó đến bờ biển Bắc Hàn, NK Pro cho hay.
Theo dữ liệu hàng hải mà NK Pro có được, tàu chở dầu Viet Tin 01 bắt đầu hành trình gần một kho chứa dầu của Singapore thuộc sở hữu của Vopak Terminal Singapore vào ngày 31/1.
Trước khi rời vùng biển Singapore, vào ngày 2/2, Viet Tin 01 báo cáo một điểm đến tại vịnh Nampo của Bắc Hàn, nhưng sau đó 1 tiếng 45 phút lại đổi thành điểm đến 'Kaohsiung'.
Theo NK Pro, thông tin về điểm xuất phát và điểm đến của các tàu tới Bắc Hàn thường được nhập thủ công hoặc nhập sai để ngăn các dữ liệu này được phát tới mạng lưới Hệ thống nhận dạng tự động (AIS).
Dữ liệu sau đó cho thấy Viet Tin 01 di chuyển đến Cao Hùng ở phía Tây Nam Đài Loan, mặc dù nó không có vẻ ghé vào bất kỳ cảng hay cơ sở nào trong khu vực này, thay vào đó chỉ lảng vảng gần bờ biển Đài Loan.
Sau khoảng 20 giờ, Viet Tin 01 một lần nữa thay đổi thông tin điểm đến là Daesan Hàn Quốc, trước khi đi về phía bắc tới bán đảo Triều Tiên.
Viet Tin 01 sau đó đi qua Hàn Quốc và dừng ở một khoảng cách ngắn về phía tây cảng Nampo của Bắc Hàn vào ngày 24/2, nơi nó biến mất khỏi các hệ thống theo dõi trong khoảng hai ngày.
Viet Tin 01 xuất hiện trở lại hai ngày sau đó tại kho dầu Nampo, một chỉ báo rằng có khả năng nó đã vô hiệu hóa thiết bị phát sóng vị trí trong lúc ở đây, mặc dù đã nhanh chóng bật lại rạng sáng 26/2.
Mặc dù rất khó để đánh giá chính xác nội dung thực tế của các chuyến hàng chỉ từ thông tin đường đi của tàu và ảnh vệ tinh, nhưng sự bất thường trong đường đi của Viet Tin 01 với nhiều kỹ thuật buôn lậu đã bị Hội đồng chuyên gia Liên hợp quốc (PoE) 'lật tẩy' trong báo cáo năm 2018, theo NK Pro.
Các chuyến hàng
Theo cơ sở dữ liệu của Equasis Maritime, một tàu chở hàng nặng 5.300 tấn của Huaxin Shipping Hong Kong trước đây từng bị Liên Hiệp Quốc trừng phạt do sử dụng một tàu khác tên là Asia Bridge 1 để buôn lậu 8.000 tấn than của Bắc Hàn vào Cẩm Phả, Việt Nam, vi phạm lệnh cấm của Liên Hợp Quốc.
Trong nhiều tháng gần dây, dữ liệu cho thấy thường xuyên có các chuyến hàng của một số tàu tới vùng biển Việt Nam. Những tàu này có mối liên hệ với những tổ chức nổi tiếng vi phạm lệnh trừng phạt và với giới buôn lậu vũ khí.
Danh sách của PoE còn bao gồm một số tàu gắn cờ Bắc Hàn, từng ngưng phát sóng tín hiệu vị trí khi tiến tới gần Việt Nam và khi tín hiệu bật trở lại thì điểm đến được biết là Sài Gòn.
Trong khi bản chất của các chuyến tàu này rất khó để xác định từ các nguồn mở thu thập được, thì chúng phản ánh một khuynh hướng đã được các chuyên gia của PoE chỉ rõ sau hàng loạt các vụ điều tra tàu chở hàng vi phạm lệnh cấm vận Liên Hiệp Quốc cập cảng Việt Nam năm 2017, NK Pro cho hay.
Và dù không có tàu nào tới Việt Nam thời gian gần đây nằm trong danh sách đen của Liên Hiệp Quốc thì mối liên hệ chặt chẽ của họ với các nước bị Liên Hiệp Quốc cấm vận hoặc với mạng lưới buôn lậu cũng gióng một hồi chuông cho cả Washington và Hà Nội, theo NK Pro.
********************
Hậu thượng đỉnh Hà Nội : Bắc Triều Tiên tránh chỉ trích Mỹ (RFI, 05/03/2019)
Năm ngày sau thượng đỉnh Donald Trump-Kim Jong-un tại Hà Nội, bộ máy tuyên truyền Bắc Triều Tiên cho đến hôm nay, 05/03/2019, vẫn tránh mọi chỉ trích nhắm vào Hoa Kỳ. Truyền thông Bình Nhưỡng hoàn toàn không nói gì đến việc đàm phán đổ bể và cũng không quy nguyên nhân thất bại cho phía Mỹ.
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un về tới Bình Nhưỡng ngày 05/03/2019 sau cuộc gặp với nguyên thủ Hoa Kỳ Donald Trump tại Việt Nam (Ảnh do KCNA công bố) KCNA via Reuters
Hãng tin Hàn Quốc Yonhap cho biết, không chỉ cơ quan thông tấn KCNA, tờ Rodong Sinmun-cơ quan ngôn luận của đảng Lao Động, Đài phát thanh trung ương Bắc Triều Tiên (KCBS), mà kể cả trang mạng tuyên truyền Uriminzokkiri cũng không hề có các lời lẽ phê phán Mỹ.
Trang mạng Uriminzokkiri kêu gọi cổ vũ cho "không khí hòa bình" trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời nhấn mạnh Bình Nhưỡng quyết tâm chấm dứt thế đối đầu quân sự với Seoul.
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un về nước đêm hôm qua, 04/03. Hãng thông tấn KCNA nhắc lại rằng lãnh đạo họ Kim trở về sau khi "thượng đỉnh với Mỹ kết thúc thành công".
Về phía Hoa Kỳ, tổng thống Trump hôm qua lên tiếng bác tin đồn cho rằng ông đã trao đổi trực tiếp với Kim Jong-un về việc chấm dứt hai cuộc tập trận quy mô lớn thường niên với Hàn Quốc, Key Resolve và Foal Eagle. Một cử chỉ được xem là nhằm giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với Bình Nhưỡng. Ông Trump cũng nhắc lại là việc cắt giảm các hoạt động quân sự song phương với Hàn Quốc có thể giúp tiết kiệm hàng trăm triệu đô la cho nước Mỹ, và đây là chủ trương từ lâu của ông.
Ngoại trưởng Pompeo : Thượng đỉnh lỡ dở, dù Mỹ rất nỗ lực
Theo AFP, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo "hy vọng" nối lại được các đối thoại với Bình Nhưỡng trong những tuần tới, nhưng đồng thời khẳng định là "chưa có bất cứ cam kết nào" từ phía Bắc Triều Tiên. Trong chuyến công du tại tiểu bang Iowa hôm qua, lãnh đạo ngoại giao Mỹ thừa nhận : "Bất chấp rất nhiều nỗ lực của bộ Ngoại Giao, bộ quốc phòng, bộ Năng Lượng, trong những tuần gần đây để chuẩn bị cho một thỏa thuận thực sự lớn, chúng ta đã không đạt được kết quả".
Seoul đề xuất đối thoại "bán chính thức" ba bên
Về phần mình, chính quyền Hàn Quốc cố gắng thúc đẩy trở lại các thương lượng Mỹ-Bắc Triều Tiên. Theo hãng tin AP, hôm qua 04/03/2019, trong một cuộc họp với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, tổng thống Moon Jae In đã đề nghị tổ chức đàm phán ba bên "bán chính thức" giữa Seoul, Bình Nhưỡng và Washington. Theo ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha, nếu được tổ chức, các đối thoại này có thể bao gồm cả các chuyên gia dân sự Mỹvà Hàn Quốc.
Seoul từng đóng vai trò rất lớn trong việc Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên trực tiếp đàm phán về vấn đề hạt nhân, cũng như trong cuộc thượng đỉnh lần thứ nhất tại Singapore. Hôm qua, tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh là hòa giải Liên Triều sẽ thúc đẩy đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên. Đặc sứ Hàn Quốc về Bắc Triều Tiên Lee Do Hoon hôm nay lên đường sang Mỹ để thảo luận với đồng nhiệm Stephen Biegun về những bước tiếp theo của tiến trình phi hạt nhân hóa.
Trọng Thành
*******************
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 4/3 nói rằng ông hy vọng sẽ cử một phái đoàn tới Bắc Hàn trong những tuần tới, ít ngày sau khi cuộc gặp thượng đỉnh lần hai Mỹ-Triều đổ vỡ ở Việt Nam.
Tổng thống Trump và lãnh tụ Kim Jong-un tuần trước đột ngột kết thúc sớm cuộc đàm phán, không tuyên bố về kế hoạch tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh thứ ba giữa họ hay giữa các phái đoàn của hai nước.
"Dù chưa có cam kết nào, tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ trở lại [bàn đàm phán] và rằng chúng tôi sẽ có một nhóm ở Bình Nhưỡng trong vài tuần tới", Reuters dẫn lời ông Pompeo nói tại tiểu bang Iowa.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói tiếp : "Tôi đang tiếp tục làm việc để tìm những nơi có chung lợi ích".
Đôi bên đưa ra các giải thích khác nhau về chuyện đột ngột ngưng đàm phán.
Ông Trump nói với các phóng viên rằng Triều Tiên muốn tất cả các biện pháp trừng phạt được gỡ bỏ.
Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Ri Yong Ho phản bác rằng Bình Nhưỡng chỉ muốn dỡ bỏ một phần các biện pháp trừng phạt để đổi lại việc phá bỏ địa điểm hạt nhân chính là Yongbyon.
*******************
Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng hôm 3/3 nhận định rằng cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un ở Việt Nam đã "thành công", dù không mang lại một thỏa thuận về việc Bắc Hàn phá bỏ các địa điểm hạt nhân.
Trong ba cuộc phỏng vấn khác nhau với các kênh truyền hình Mỹ, theo AP, ông John Bolton nói rằng ông Trump đã thúc đẩy các lợi ích quốc gia của Mỹ bằng cách bác bỏ một thỏa thuận tồi, trong khi nỗ lực thuyết phục ông Kim rằng "một thỏa thuận lớn có thể thực sự tạo nên một sự khác biệt cho Bắc Hàn".
Ông Bolton nói thêm rằng hai nhà lãnh đạo rời cuộc đàm phán với tâm thế tốt đẹp và rằng ông Trump đã thể hiện rõ một điều với Bắc Hàn cũng như các nước khác đàm phán với ông.
"Ông ấy sẽ không cố đạt thỏa thuận bằng mọi giá với Bắc Hàn, hay với bất kỳ ai khác, nếu nó trái với các lợi ích quốc gia Mỹ", ông Bolton nói, theo AP.
Hãng tin này nói rằng một số người đã chỉ trích ông Trump vì đã đứng chung với lãnh đạo Bắc Hàn bất chấp "hồ sơ nhân quyền tệ hại" của Bình Nhưỡng.
Nhưng ông Bolton cho hay, Tổng thống Trump cho rằng ông "không nhượng bộ bất kỳ điều gì".
Dân biểu Adam Schiff, chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, nhận định rằng cuộc họp thượng đỉnh ở Việt Nam là một sự "thất bại lớn", nhất là bình luận của ông Trump về cái chết của công dân Mỹ Otto Warmbier, người bị cầm tù ở Bắc Hàn.
Ông Trump nói rằng ông không tin là ông Kim biết chuyện xảy ra với anh Warmbier.
Ông Schiff cho rằng cả ông Trump cũng như nhân viên của ông "không chuẩn bị kỹ" cho các cuộc đàm phán với phía Bắc Hàn ở thủ đô Việt Nam.
Một người dùng Facebook bị bắt vì kêu gọi biểu tình lúc hội nghị Mỹ-Triều (VOA, 03/03/2019)
Một người dùng Facebook ở tỉnh Bến Tre bị công an bắt giữ về cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước trong lúc hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra ở Hà Hội trong tuần này, theo một bản tin của Thông tấn xã Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Công Em, cư dân huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, bị bắt về cáo buộc kêu gọi biểu tình trong thời gian hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra. (Hình : Báo Đồng Khởi)
Trung tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó phòng tham mưu Công an tỉnh Bến Tre, được dẫn lời hôm thứ Bảy cho biết một người tên Nguyễn Văn Công Em, 48 tuổi, cư trú ở huyện Giồng Trôm, đã bị khám xét và câu lưu vào ngày 28 tháng 2. Ông nói cơ quan an ninh điều tra thu được nhiều đồ vật, tài liệu, dữ liệu liên quan đến hành vi "Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống phá Nhà nước".
Ông Em được nói là đã khai nhận đã sử dụng bốn tài khoản Facebook khác nhau để đăng tải, chia sẻ các bài viết và phát trực tiếp (live stream) những video có nội dung "xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền, kêu gọi, kích động biểu tình" trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội vào ngày 27 và 28 tháng 2.
Cơ quan an ninh điều tra đang "củng cố hồ sơ để xử lí đối tượng theo quy định của pháp luật", thông tấn xã nói.
Trong thời gian gần đây, nhà chức trách tỉnh Bến Tre và một số tỉnh miền Tây khác đã bắt giữ hoặc mời làm việc nhiều người dùng Facebook về cáo buộc tuyên truyền chống Đảng, nhà nước vì những chỉ trích của họ và vì những lời kêu gọi biểu tình.
Các nhà hoạt động chính trị khắp Việt Nam cũng báo cáo lực lượng an ninh đã tăng cường theo dõi và ngăn cản họ ra khỏi nhà trong thời gian diễn ra cuộc họp thượng đỉnh.
*********************
Một Facebooker bị bắt với cáo buộc xuyên tạc Thượng đỉnh Trump-Kim (RFA, 02/03/2019)
Ông Nguyễn Văn Công Em, một người sử dụng mạng xã hội Facebook, bị bắt khẩn cấp và nơi ở bị khám xét với cáo buộc sử dụng các tài khoản Facebook xuyên tạc những nội dung Hội nghị Thượng đỉnh Trump-Kim diễn ra ở Hà Nội trong hai ngày 27 và 28 tháng 2.
Ảnh minh họa : Hai công an bên ngoài Đại sứ quán Triều Tiên hôm 26/2/2019 AFP
Truyền thông trong nước loan tin vào ngày 2 tháng 3 dẫn phát biểu của Trung tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó phòng Tham mưu Công an Bến Tre rằng Cơ quan An ninh Điều tra của tỉnh này thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Nguyễn Văn Công Em hôm 28 tháng 2.
Cơ quan chức năng nói rằng sau khi khám xét nơi ở của ông Nguyễn Văn Công Em đã thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu, dữ liệu bị cho liên quan đến hành vi ‘tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống phá Nhà nước.’
Cụ thể theo thông tin từ Cơ quan An ninh Điều tra, Công an tỉnh Bến Tre thì ông Nguyễn Văn Công Em sử dụng 4 tài khoản Facebook khác nhau để đăng, chia sẻ bài viết và phát trực tiếp một số video bị cho có nội dung xuyên tạc Thượng đỉnh Mỹ- Trung, đồng thời có kêu gọi biểu tình trong thời điểm sự kiện này diễn ra ở Hà Nội.
Ông Nguyễn Văn Công Em sinh năm 1971 và cư trú tại ấp Chợ, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Một số người sử dụng Facebook trong thời gian qua cũng bị cơ quan chức năng làm việc hay phạt tiền với cáo buộc sử dụng tài khoản cá nhân trên mạng xã hội này để tuyên truyền chống đảng cộng sản Việt Nam, chỉ trích chính phủ Hà Nội, kêu gọi biểu tình.
Đó là trường hợp các Facebooker Đặng Trí Thức, 54 tuổi, và ông Phan Chí Toàn 35 tuổi cũng ở Bến Tre ; Facebooker Trần Ngọc Phúc, sinh năm 1988, có hộ khẩu thường trú tại xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Trump : Cả đôi bên Mỹ-Triều đều hiểu rõ vấn đề (VOA, 02/03/2019)
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/3 loan báo trên Twitter rằng các cuộc đàm phán giữa ông với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội trong tuần này rất "quan trọng". "Chúng tôi biết rõ họ muốn gì và họ hiểu rõ chúng tôi phải đạt được những gì", ông Trump viết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội hôm 28/2/19.
Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ nhì diễn ra trong hai ngày 27-28/2 tại Việt Nam sụp đổ hôm thứ năm tuần này mà không đạt được thỏa thuận nào hoặc một kế hoạch tức thì nào cho cuộc gặp kế tiếp giữa phái đoàn hay lãnh đạo của hai nước.
Đôi bên đưa ra lý do khác nhau lý giải sự kết thúc đột ngột của cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Hôm 28/2, ông Trump cho báo giới biết Bình Nhưỡng muốn toàn bộ chế tài phải được dỡ bỏ hoàn toàn.
Thế nhưng Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho bác tuyên bố của ông Trump trong cuộc họp báo sau đó vài tiếng, nói rằng Bình Nhưỡng chỉ yêu cầu dỡ bỏ một phần các lệnh trừng phạt để đổi lại với việc Triều Tiên phá hủy địa điểm hạt nhân chính yếu tại Yongbyon.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói Seoul sẽ làm việc với Hoa Kỳ và Triều Tiên để giúp đôi bên đạt được một thỏa thuận giải giới hạt nhân.
Ông Moon cam kết chính phủ Seoul sẽ liên lạc và hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ và Triều Tiên để giúp các cuộc đàm phán được suông sẻ. Ông cũng cho biết Hàn Quốc sẽ tham vấn với Hoa Kỳ về các cách mở lại những dự án chung với Bình Nhưỡng kể cả phát triển du lịch tại Núi Kumgang và khu phức hợp công nghiệp Kaesong.
******************
Quan chức Mỹ xác nhận Triều Tiên không đòi bỏ hết cấm vận (VOA, 02/03/2019)
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 28/2 cho biết ông bỏ ngang cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai với Chủ tịch Kim Jong-un của Triều Tiên tại Hà Nội vì ông Kim yêu cầu dỡ bỏ toàn bộ các lệnh cấm vận, một tuyên bố khiến phái đoàn Triều Tiên đã phải tổ chức một cuộc họp báo bất thường vào nửa đêm hôm đó để bác bỏ.
Cuộc gặp lần hai của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều đã thất bại
Vậy ai là người nói thật ? Trong trường hợp này, có vẻ như đó là phía Triều Tiên bởi vì những gì họ nói cũng là yêu cầu mà họ đã thúc đẩy trong nhiều tuần tại các cuộc đàm phán ở cấp thấp.
Cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim lần hai ở Hà Nội sụp đổ hôm 28/2 khi bị ông Trump cắt ngắn đột ngột mà không có thỏa thuận nào được ký kết. Ngay sau đó, ông Trump đã nói với báo giới rằng lý do đàm phán thất bại là bất đồng xung quanh việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận.
"Về cơ bản, họ đòi dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh cấm vận mà chúng tôi không thể làm được", ông nói. "Chúng tôi phải rời bỏ cuộc họp".
Vài giờ sau, hai thành viên cao cấp của phái đoàn Triều Tiên nói với các phóng viên rằng đó không phải là điều ông Kim yêu cầu. Họ nhấn mạnh rằng ông Kim chỉ đòi dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận để đổi lấy việc họ đóng cửa khu phức hợp hạt nhân chính của họ. Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho nói rằng nước ông sẵn sàng cam kết bằng văn bản việc dừng các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Thứ trưởng Ngoại giao Choe Sun Hui cho biết phản ứng của ông Trump đã khiến ông Kim khó hiểu và nói thêm rằng ông Kim ‘có lẽ đã mất ý chí tiếp tục các cuộc thương thảo Mỹ-Triều Tiên’.
Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó đã làm rõ lập trường của Mỹ.
Hãng tin AP dẫn lời một quan chức cấp cao với điều kiện giấu tên cho biết Triều Tiên ‘về cơ bản yêu cầu dỡ bỏ tất cả lệnh cấm vận’.
Tuy nhiên, quan chức này thừa nhận rằng đòi hỏi của Bình Nhưỡng chỉ là muốn Washington ủng hộ việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt mà Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã áp đặt kể từ tháng 3 năm 2016 chứ không bao gồm các nghị quyết khác có từ trước đó một thập kỷ.
Điều mà Bình Nhưỡng mong muốn, nguồn tin ẩn danh này cho biết, là Liên Hiệp Quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt gây khó khăn cho cuộc sống của người dân và làm trở ngại nền kinh tế dân sự của họ. Lời thừa nhận của quan chức Mỹ này cũng giống như những gì mà ông Ri tuyên bố.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã áp đặt gần một chục nghị quyết trừng phạt Triều Tiên, khiến họ trở thành một trong những quốc gia bị trừng phạt nặng nề nhất trên thế giới. Do đó, ông Kim thật sự muốn nới lỏng rất nhiều, bao gồm các lệnh cấm cung cấp tất cả mọi thứ từ kim loại, nguyên liệu thô, hàng xa xỉ, hải sản, than đá, dầu tinh chế, dầu thô.
Tuy nhiên ông Kim không đòi hỏi dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí vốn được áp đặt trước đó nữa, từ năm 2006, khi Bình Nhưỡng tiến hành cuộc thử hạt nhân đầu tiên.
Đối với Bình Nhưỡng, đó là một khác biệt quan trọng.
Mặc dù Bình Nhưỡng tuyên bố rằng vũ khí hạt nhân là cần thiết để tự vệ, ít nhất vào thời điểm này, họ vẫn chấp nhận các lệnh trừng phạt nhắm trực tiếp vào vũ khí hạt nhân và công nghệ tên lửa. Tuy nhiên Triều Tiên vẫn luôn xem việc áp đặt các lệnh trừng phạt vào các lĩnh vực thương mại khác là tàn ác và xem chúng là điểm đàm phán của họ.
Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ giấu tên vừa kể cho biết ông Trump và các nhà đàm phán của ông xem yêu cầu đó là đi quá xa bởi vì họ đã cân nhắc rằng dỡ bỏ các lệnh cấm vận từ sau năm 2016 sẽ đồng nghĩa với việc cho Triều Tiên ‘hàng tỷ đô la’ và về cơ bản số tiền này có thể được dùng để tiếp tục chương trình hạt nhân và tên lửa của họ.
Cho dù yêu cầu của Bình Nhưỡng chắc chắn là quá táo bạo, nhưng không phải là yêu cầu dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt như ông Trump nói.
Yêu cầu này của Bình Nhưỡng không có gì bất ngờ. Nguồn tin từ vị quan chức Mỹ giấu tên cũng cho biết thêm rằng Triều Tiên đã đưa ra yêu cầu này từ nhiều tuần trước trong các cuộc đàm phán cấp thấp.
Vào lúc này, truyền thông nhà nước Triều Tiên không hề nhắc gì đến quyết định của ông Trump cắt ngang cuộc họp mà không có thỏa thuận và tỏ dấu hiệu miền Bắc đang hướng đến các cuộc đàm phán khác.
"Hai nhà lãnh đạo của hai nước đánh giá cao việc cuộc gặp thứ hai ở Hà Nội đem đến một dịp quan trọng để đào sâu sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau và đưa quan hệ giữa hai nước vào một giai đoạn mới", truyền thông nhà nước Triều Tiên viết. "Họ đồng ý giữ liên lạc chặt chẽ vì sự phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và sự phát triển vượt bậc của quan hệ Mỹ-Triều trong tương lai".
********************
Thanh trừng nội bộ tại Bình Nhưỡng (RFI, 02/03/2019)
Thanh trừng nội bộ tại Bình Nhưỡng, căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và bầu cử, bài hát ca ngợi tập đoàn Hoa Vi, Pháp bất bình chuyện Hà Lan mua cổ phần Air France-KLM, Monsanto lại bị đưa ra tòa ở Mỹ, đó là những đề tài của tạp chí Thế giới đó đây tuần này.
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un rời khách sạn Melia, Hà Nội, ngày 01/03/2019.Reuters
Thanh trừng nội bộ tại Bình Nhưỡng
Trong khi lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un được đón tiếp trọng thể tại Việt Nam trong khuôn khổ cuộc họp thượng đỉnh tại Hà Nội với tổng thống Donald Trump và chuyến thăm chính thức Việt Nam, thì một tổ chức phi chính phủ tại Seoul công bố một báo cáo cho thấy là từ năm ngoái, nhiều quan chức chống lại chính sách ngoại giao của ông Kim Jong-un đã bị thanh trừng.
Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias gởi về bài tường trình ngày 27/2/2019 :
"Khoảng 70 quan chức Bắc Triều Tiên đã bị hành quyết hoặc cầm tù trong năm ngoái, theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ Trung tâm Chiến lược Bắc Triều Tiên. Báo cáo này tổng hợp lời kể của khoảng 20 quan chức cao cấp, trong đó có một số người còn tại chức.
Các cuộc thanh trừng này là nhằm tịch thu tài sản của các quan chức tham nhũng để bù đắp cho nguồn tài chính của chế độ đang bị kiệt quệ do các trừng phạt của quốc tế. Nhưng chiến dịch thanh trừng cũng nhắm vào những người chống lại các nỗ lực gần đây của chế độ Kim Jong-un mở cửa ngoại giao về hướng Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
Ruby Woo, đại diện của Trung tâm Chiến lược Bắc Triều Tiên nói :
"Ông Kim Jong-un muốn cắt đứt với chính sách của những người tiền nhiệm, Kim Jong Il và Kim Nhật Thành. Những người chống lại là những thành phần đặc quyền đặc lợi, sợ bị mất các quyền lợi của họ do những thay đổi đó. Chúng tôi nghĩ rằng sự bất đồng của họ là do tâm lý bất an. Phần lớn trong số họ là các quân nhân. Chứ còn dân thường thì biết rất ít về chính sách ngoại giao của Kim Jong-un, cho nên làm sao họ có thể chống được".
Tổ chức phi chính phủ này cho rằng không nên xem các cuộc thanh trừng nói trên là một dấu hiệu bất ổn định của chế độ, mà Kim Jong-un hiện nay kiểm soát rất chặt chẽ bộ máy cầm quyền. Như vậy là kể từ nay có vẻ như lãnh đạo Bắc Triều Tiên đang rảnh tay để thi hành chính sách ngoại giao mà ông đã chọn, bất chấp những chống đối trong nội bộ".
Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và bầu cử
Căng thẳng giữa New Delhi và Islamabad đã gia tăng với việc quân đội Pakistan ngày 27/02/2019 thông báo đã bắn rơi 2 chiến đấu cơ Ấn Độ và bắt sống một phi công. Hành động này là nhằm trả đũa việc quân đội Ấn Độ ngày hôm trước không kích vào vùng Cachemire thuộc Pakistan nhắm vào trại huấn luyện của một nhóm Hồi giáo đã nhận là tác giả vụ khủng bố ngày 14/02 ở vùng Cachemire thuộc Ấn, khiến hơn 40 người thuộc lực lượng bán quân sự thiệt mạng.
Ngày 01/03, để tỏ thiện chí, Pakistan đã giao trả phi công Ấn Độ cho New Delhi. Trong khi đó, hôm thứ năm 28/02, lần đầu tiên thủ tướng Narendra Modi đã công khai lên tiếng về khủng hoảng này, nhưng ông lại phát biểu trước các đảng viên đảng cầm quyền, khiến người ta nghi là lãnh đạo chính phủ Ấn Độ muốn khai thác căng thẳng với Pakistan vào mục đích tranh cử, trong bối cảnh chỉ còn hai tháng nữa là đến kỳ bầu cử Quốc Hội.
Từ New Delhi, thông tín viên Sébastien Farcis tường trình ngày 28/02 :
"Ông Narendra Modi đã không lên tiếng công khai về khủng hoảng này từ hơn 2 ngày qua. Một số người cho rằng có lẻ ông muốn tránh để cho vụ này trở thành chuyện quốc gia đại sự.
Nhưng vào lúc Ấn Độ và Pakistan đang gần như có chiến tranh, ai cũng chờ ông phát biểu. Nhưng thật bất ngờ, thủ tướng Modi không phát biểu trước quốc dân đồng bào với tư cách thủ tướng mà lại với tư cách lãnh đạo đảng cầm quyền BJP và trước các đảng viên đảng này.
Ông nói : "Kẻ thù đang cố làm mất ổn định chúng ta bằng cách tiến hành các cuộc tấn công khủng bố. Họ muốn chặn đứng tăng trưởng kinh tế của chúng ta. Chúng ta, những người dân Ấn Độ phải đoàn kết thành một khối vững chắc trước những mưu đồ thâm độc này. Ấn Độ sẽ sống mãi và lớn mạnh trong đoàn kết. Chỉ có đoàn kết, Ấn Độ mới thắng lợi.
Phe đối lập đã phản đối phát biểu này của thủ tướng Modi trước hàng chục ngàn đảng viên đảng BJP, cáo buộc chính phủ New Delhi sử dụng vấn đề an ninh quốc gia làm lá bài tranh cử trong cuộc bầu cử Quốc Hội tháng 5 tới. Quả đúng như thế : lãnh đạo đảng BJP ở bang Karnataka, ở miền nam, hôm 27/02 đã tuyên bố rằng cuộc tấn công của quân đội Ấn Độ vào lãnh thổ Pakistan sẽ bảo đảm thắng lợi của đảng Hindu dân tộc chủ nghĩa ở bang này".
Bài hát ca ngợi Hoa Vi
Hoa Vi, tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới và nhà sản xuất điện thoại di động đứng hàng thứ hai thế giới, đang bị nhiều tai tiếng, nhất là bị nghi làm gián điệp cho Trung Quốc và bị Hoa Kỳ cáo buộc vi phạm lệnh cấm vận Iran. Nhưng càng bị tấn công trên thế giới, Hoa Vi lại càng gặt hái thành công trong nước, trở thành niềm tự hào của dân Trung Quốc, thậm chí có một bài hát đã được sáng tác để ca ngợi tập đoàn này.
Theo thông tín viên RFI Simon Leplâtre ở Thượng Hải, tuy bài hát do một dàn đồng ca thiếu nhi trình bày, nhưng nó đã trở thành ca khúc rất thịnh hành hiện nay. Từ hôm thứ tư 27/02, bài hát này đã được phát rất nhiều trên các mạng xã hội và trên các phương tiện truyền thông nhà nước, vốn không bỏ lỡ dịp nào để biểu dương tinh thần yêu nước.
Lời hát này là : "Điện thoại nào đẹp nhất thế giới ? Ai cũng nói đó là Hoa Vi. Pin của nó dùng được lâu, chip điện tử Trung Quốc là quý nhất". Rồi đến đoạn điệp khúc sẽ in sâu vào đầu mọi người : "Hoa Vi tốt lắm, Hoa Vi đẹp lắm".
Bộ phận truyền thông của Hoa Vi đã vội cải chính là họ không có dính dáng gì đến sáng tác đó. Lời cải chính này cũng dễ hiểu bởi vì trong lúc này Hoa Vi đang cố thuyết phục thế giới rằng họ hoàn toàn độc lập với chính quyền Trung Quốc. Bài hát nói trên đã được phát hành trên mạng xã hội Wechat bởi một trung tâm sinh hoạt thiếu nhi ở thành phố Châu Hải, miền nam Trung Quốc. Nhưng tác giả lại là một nhà soạn nhạc nổi tiếng của quân đội Trung Quốc, cho thấy đây có thể là một tác phẩm tuyên truyền chính thức.
Thực tế đúng là khi nói chuyện với người Trung Quốc, Hoa Vi vẫn được nêu lên như là một ví dụ cho thấy quốc gia này đang nâng cao trình độ công nghệ và vụ bắt giữ con gái của người sáng lập tập đoàn Hoa Vi cho thấy là Mỹ đang cố ngăn chận đà tiến bộ công nghệ của Trung Quốc.
Pháp bất bình chuyện Hà Lan mua cổ phần Air France - KLM
Ngày 26/02/2019, Nhà nước Hà Lan bất ngờ mua cổ phần của hãng hàng không Air France-KLM và tỏ ý muốn là trong tương lai sẽ có một vị thế tương đương với Nhà Nước Pháp, hiện nắm 14,3% cổ phần của Air France –KLM. Chính phủ Pháp đã tỏ thái độ bất bình về hành động "không thân thiện" của nhà nước Hà Lan. Nhưng tại Hà Lan, dư luận lại đồng tình với hành động này của chính phủ.
Từ Bruxelles thông tín viên Pierre Benazet gởi về bài tường trình ngày 28/02 :
"Nói chung, dư luận ở Hà Lan đa số đồng tình với việc mua lại các cổ phần của Air France-KLM. Ví dụ như một cuộc thăm dò của nhật báo De Telegraaf cho thấy có 80% độc giả được hỏi tuyên bố ủng hộ hành động của chính phủ.
Tuy vậy, tại Quốc Hội Hà Lan, một số đảng như đảng Xanh chỉ trích việc chính giới can thiệp vào kinh tế. Nhưng đa số các chính đảng đồng tình với chính phủ.
Chính phủ của Hà Lan muốn bảo đảm cho tương lai của hãng KLM, vốn là một trong 10 công ty cung cấp nhiều việc làm nhất ở nước này, cũng như bảo đảm cho tương lai của sân bay Schipol của thành phố Amsterdam, nơi mà KLM vận chuyển mỗi năm 35 triệu hành khách, tức là phân nửa số hành khách của sân bay này.
Thật ra, lý do chính đó là chính phủ Hà Lan muốn tránh cái mà ở đây người ta gọi là kịch bản thảm nạn "kiểu Bỉ", có nghĩa là KLM đến một lúc nào đó rơi vào tình trạng tương tự như hãng Sabena. Hãng này đã đóng cửa năm 2001 sau 80 năm tồn tại, trong khi chính phủ Bỉ đã tưởng rằng khi bán các cổ phần của Sabena cho Swissair, họ sẽ bảo đảm được cho tương lai của hãng hàng không quốc gia".
Monsanto lại ra tòa ở Mỹ
Ngày 25/02/2019, phiên tòa thứ hai xử tập đoàn hóa chất Monsanto đã được mở ra tại San Francisco, nhưng khác với phiên tòa xử Monsanto vào tháng 8 năm ngoái, lần này vụ xử được tiến hành trước một tòa án liên bang. Từ San Francisco, thông tín Eric de Salves gởi về bài tường trình :
"Sau bản án vào mùa hè năm ngoái, đây là phiên tòa thứ hai xử Mosnato. Nhưng lần này, tập đoàn nông hóa học bị đưa ra trước một tòa án liên bang, chứ không phải chỉ là tòa án bang California. Phán quyết của phiên xử thứ hai nay này sẽ mang tính chất của một án lệ. Phiên xử rất quan trọng, bởi vì hơn 760 trong tổng số 9.300 hồ sơ liên quan đến Roundup đang được tập trung lại để xử tại tòa án liên bang ở San Francisco.
Lần này cũng vậy, chính một cá nhân bị ung thư da đã kiện Mosanto. Cũng giống như Dewayne Johnson trong phiên xử mùa hè năm ngoái, Edwin Hardeman cũng bị bệnh do sử dụng quá nhiều chất diệt cỏ Roundup trong suốt nhiều năm. Được chẩn đoán ung thư từ năm 2015, cư dân sống ở bắc California vào năm sau đã kiện Mosanto, mà nay là thuộc tập đoàn dược phẩm Đức Bayer.
Trong ngày đầu tiên của phiên xử, các luật sư của Bayer đã cố tách bạch hai vụ việc : Hardeman được chẩn đoán ung thư vào năm 66 tuổi, trong khi Johnson được chẩn đoán trong độ tuổi 40. Johnson thì đã ung thư giai đoạn cuối, trong khi Hardeman thì đang thuyên giảm. Hơn nữa, trước đó ông Hardeman đã bị viêm gan C, tức là có một yếu tố nguy cơ mắc ung thư.
Theo yêu cầu của các luật sư biện hộ, tòa đã chấp nhận chia phiên xử thành hai giai đoạn. Đầu tiên, bồi thẩm đoàn sẽ xác định xem có mối liên hệ nào giữa bệnh ung thư của Hardeman với thuốc diệt cỏ Roundup. Nếu có, thì kế đến họ sẽ xác định xem Monsanto có đã cố tình che giấu những nguy cơ của sản phẩm này hay không. Vào tháng 8 năm ngoái, tòa án bang California đã trả lời CÓ với hai câu hỏi này".
Quebec phải xét đơn định cư của hàng ngàn người
Ngày 25/02/2019, Tòa án Tối cao của Quebec, Canada, đã buộc chính quyền tỉnh này phải xem xét hơn 18.000 đơn của những người nhập cư xin định cư tại Quebec. Trước đó, chính quyền tỉnh này đã dự định hủy các hồ sơ đó, vì họ chuẩn bị thông qua một luật mới để tuyển chọ người nhập cư. Từ Quebec, thông tín viên Pascale Guéricolas gởi về bài tường trình ngày 26/02 :
"Hàng ngàn người mà tình trạng giấy tờ đang phụ thuộc vào việc xét hồ sơ xin định cư có thể thở phào nhẹ nhõm. Một thẩm phán của Tòa án Tối cao đã ra lệnh cho chính phủ Quebec phải xét đơn của họ, ít nhất là cho đến ngày 07/03.
Ban đầu chính quyền tỉnh này đã dự định hủy 18.000 hồ sơ tồn đọng tại bộ Di Trú. Lý do được đưa ra là sắp tới đây sẽ có một luật mới nhằm tuyển chọn tốt hơn những người nước ngoài muốn định cư ở Québec. Vấn đề là ít nhất 6.000 người trong số 18.000 nói trên đã sống ở đây từ lâu, thậm chí có việc làm đàng hoàng.
Nếu hồ sơ của họ bị phá hủy, những người này sẽ buộc phải rời khỏi Québec và làm thủ tục lại từ đầu. Cho nên hiệp hội các luật sư chuyên về nhập cư đã yêu cầu Tòa án Tối cao cấm chính quyền tỉnh Québec phá hủy các hồ sơ đó. Về phần bộ trưởng bộ Di Trú, ông sẽ cho biết sẽ kháng cáo quyết định của thẩm phán".
Thanh Phương
********************
Thượng đỉnh Trump-Kim : Buồn ít buồn nhiều sau cuộc họp ở Hà Nội (BBC, 02/03/2019)
Cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào.
Hẹn gặp lại trong kỳ họp thượng đỉnh tới ?
Tuy nhiên, Washington nói rằng việc đối thoại với Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục, và thất bại của hội nghị thượng đỉnh Hà Nội không phải là một nỗi thất vọng gì ghê gớm.
BBC tổng hợp ý kiến của các chuyên gia theo dõi tình hình Bắc Hàn về lý do khiến kỳ họp thượng đỉnh đột ngột kết thúc.
'Không đạt thỏa thuận' là điều đã được đoán trước
Ankit Panda, biên tập viên cao cấp, The Diplomat
Việc 'không đạt thỏa thuận' là điều người ta đã nhìn thấy trước. Thực sự là nếu xem xét một cách nghiêm túc các tuyên bố của Bắc Hàn kể từ sau hội nghị thượng đỉnh Singapore hồi năm ngoái, ta sẽ thấy chúng toát ra vấn đề cốt lõi, dẫn tới kết quả không đạt được thỏa thuận.
Vào ngày sau khi kết thúc họp thượng đỉnh Singapore, truyền thông nhà nước Bắc Hàn dẫn lời ông Kim Jong-un, theo đó nói Bình Nhưỡng sẽ có "các biện pháp thiện chí thêm nữa" nếu như Hoa Kỳ thực hiện "các biện pháp thành tâm".
Tới hôm đó, Bắc Hàn đã dỡ bỏ địa điểm thử hạt nhân của họ tại Punggye-ri và tuyên bố tạm ngưng các vụ thử hạt nhân và các vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
Vài tuần sau, Bắc Hàn cũng dỡ bỏ một phần, không thể tái hoàn, đối với một điểm thử động cơ tên lửa.
Khi ông Kim gặp Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in trong lần họp thượng đỉnh thứ ba tại Bình Nhưỡng hồi tháng Chín năm ngoái, họ đã nhắc tới các cơ sở hạt nhân của Bắc Hàn tại Yongbyon như một thứ mà miền Bắc có thể đặt lên bàn đàm phán để đổi lấy "các biện pháp tương ứng" từ phía Hoa Kỳ.
Cuối cùng, vào ngày 1/1 năm nay, ông Kim Jong-un nêu nội dung tương tự trong bài phát biểu Năm Mới của mình : các biện pháp tương ứng sẽ tạo tiến độ trong quan hệ ngoại giao Mỹ-Triều.
Đoạn nói này đã bị diễn giải sai thành ra là bất kỳ nhượng bộ nào từ Mỹ, gồm cả việc có thể có tuyên bố chấm dứt Cuộc chiến Triều Tiên, khi Bắc Hàn thực ra là muốn nói tới việc nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Ai cũng cười tươi, nhưng không đạt thỏa thuận nào
Với Bắc Hàn thì điều vô cùng quan trọng ở đây là hậu quả tiếp theo : Hoa Kỳ phải đồng ý nới lỏng các lệnh trừng phạt trước thì Bình Nhưỡng mới có bất kỳ nhân nhượng nào thêm trong việc phi hạt nhân hóa. Trên thực tế Yongbyon vẫn không được đặt lên bàn đàm phán cho tới khi Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt.
Ông Donald Trump tại cuộc họp báo trong ngày thứ hai tại hội nghị thượng đỉnh Hà Nội xác nhận rằng đây chính xác là điều gây ra đổ bể trong các cuộc thảo luận.
Chừng nào mà Washington còn chưa sẵn sàng có bước đi đầu tiên trong việc nới lỏng lệnh trừng phạt thì tiến trình đàm phán nhiều khả năng sẽ vẫn còn bị kẹt. Mà kẹt càng lâu, thì nguy cơ đổ bể càng cao.
Mỹ đã 'nguội nhiệt' ?
Jenny Town, chủ biên điều hành, 38 North
Điều gây ngạc nhiên là chuyện họ đã không rời đi với một thỏa thuận sơ bộ, khi mà họ rõ ràng là đã phải vạch ra một bản như thế trước khi bước vào vòng đàm phán cuối cùng trong các cuộc thương thảo diễn ra trước hội nghị thượng đỉnh.
Giọng điệu được dùng trong cuộc họp báo khá là lạc quan, cho thấy là chính quyền Mỹ vẫn nhìn thấy hướng đi tiếp theo và có ý sẽ tiếp tục đàm phán.
Vào lúc này, đây là điều rất khích lệ, và cũng đem lại ít nhiều yên tâm cho những ai nghĩ rằng Mỹ sẽ chịu chấp nhận một "thỏa thuận tồi".
Tuy nhiên, trong lúc này, không có nghĩa vụ cụ thể nào được đưa ra cho bất kỳ bên nào, và tôi khó mà tin được là việc Bắc Hàn đưa ra các biện pháp xây dựng niềm tin, điều mà chúng ta thấy họ đã từng làm - như dỡ bỏ địa điểm thử hạt nhân - sẽ tiếp tục diễn ra.
Với tất cả các bên tham gia tiến trình này, việc thiếu chuyển động trong nghị trình làm việc Mỹ-Triều khiến Nam Hàn rơi vào tình thế vô cùng khó xử.
Nam Hàn đã hy vọng cuộc họp thượng đỉnh sẽ đem đến những miễn trừ nhất định đối với lệnh trừng phạt Bắc Hàn, và đó là thứ cần thiết để Seoul có thể nối lại sự hợp tác kinh tế liên Triều.
Thêm nữa, bất chấp việc Tổng thống Trump tỏ ý sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Bắc Hàn, thực tế môi trường chính trị trong nước Mỹ vào thời điểm này đang khiến cho câu chuyện Bắc Hàn trở nên nguội dần, bị chìm giữa một biển các mối quan tâm khác.
Ông Trump có thể đang tập trung tới các chính sách trong nước hơn là những khẩu súng của Bắc Hàn
Rủi ro cho Bắc Hàn
Andray Abrahamian, Đại học Stanford
Về mặt căn bản, kỳ họp thượng đỉnh này được cho là sẽ bắt đầu với một tiến trình qua đó hai nước sẽ tìm cách đạt được mối quan hệ hai bên cùng có lợi hơn nữa, thay vì là kết cục "kẻ thắng người thua" vốn đã tồn tại trong mối quan hệ Mỹ-Triều kể từ lâu nay.
Bởi vậy, phải nói là các bên đều thua trong lần này.
Tuy nhiên, từ cách nhìn của ông Trump thì đây là kết quả thua mà ông chịu được.
Một "thỏa thuận tồi" theo đó ông phải 'thả' ra rất nhiều thứ sẽ dẫn tới nhiều năm tranh cãi và công kích từ giới tinh hoa về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.
Bởi vậy, ông Trump chuyển nó sang thành dạng 'có thể đạt được' thông qua các thảo luận ở cấp thấp hơn, và bỏ về.
Đây là mối nguy cho Bắc Hàn.
Việc xây dựng được động cơ tích cực để thúc đẩy đàm phán giữa hai quốc gia là điều khó đạt được, và nay thì có nhiều khả năng là ông Donald Trump sẽ bị phân tâm do tình hình chính trị trong nước Mỹ, còn cơ hội cho Bắc Hàn đã khép lại.
Ai biết trước được tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ sẽ là ai, và người đó sẽ hào hứng tới đâu trong chuyện Bắc Hàn ?
Không còn 'áp lực tối đa'
Oliver Hotham, chủ biên điều hành, NK News
Việc Bắc Hàn đòi dỡ bỏ 'toàn bộ các lệnh trừng phạt' khi bước vào đàm phán, như lời ông Trump nói, cho thấy phía Bình Nhưỡng ngày càng quẫn bách, gấp gáp muốn được nới lỏng lệnh trừng phạt, và rằng họ coi bất kỳ nhượng bộ nào khác cũng là vô nghĩa - chúng ta sẽ chờ xem họ phản ứng ra sao.
Kinh tế Bắc Hàn đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do lệnh trừng phạt quốc tế
Thất bại của cuộc họp thượng đỉnh cũng là một cú mất mặt lớn cho chính phủ Nam Hàn, vốn đã có kế hoạch ra thông báo quan trọng về "Tương lai hòa bình và thịnh vượng của Triều Tiên" vào ngày hôm sau, và đã hy vọng sẽ có sự mở rộng hợp tác ở mức đáng kể đối với miền Bắc sau cuộc họp thượng đỉnh.
Trung Quốc và Nga cũng vậy, sẽ rất khó chịu với kết quả này.
Tuy nhiên, tâm trạng ở Bình Nhưỡng có thể là bình tĩnh hơn nhờ các bình luận của ông Trump theo đó nói ông sẽ không tăng các lệnh trừng phạt đối với Bắc Hàn, và rằng ông "yêu thích" việc chứng kiến họ phát triển trong tương lai gần.
Thông điệp đưa ra ở đây là tuy không có chuyện nới lỏng chính thức lệnh trừng phạt trong thời gian tới, nhưng những ngày "áp lực tối đa" đã qua đi.
Tổng thống Trump đã có quyết định đúng đắn khi bỏ đi.
Đòi hỏi của Bắc Hàn trong việc dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt là điều không thể chấp nhận được, và cũng là điều bất hợp pháp.
Giới chức Bắc Hàn đàn áp tàn nhẫn bất kỳ ý kiến bất đồng nào
Theo nội dung trừng phạt của Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc, các lệnh trừng phạt không thể được dỡ bỏ cho tới khi Bắc Hàn thực hiện dỡ bỏ hoàn toàn, có thể xác minh được, và không thể hoàn tác, đối với chương trình hạt nhân của Bắc Hàn, và cho tới khi chế độ Bình Nhưỡng cải thiện hồ sơ vi phạm nhân quyền của mình.
Có từ 80.000 đến 120.000 người Bắc Hàn phải sống trong các nhà tù bị ông Kim Jong-un khai thác sức lao động miễn phí nhằm phục vụ và thiết kế cho chương trình hạt nhân và vũ khí của Bình Nhưỡng.
Các tường thuật nói rằng một số người thậm chí bị thử nghiệm vũ khí hóa học và vũ khí sinh học lên cơ thể.
Việc không đạt được thỏa thuận ở Hà Nội cho thấy nhu cầu cần phải có một chính sách toàn diện hơn đối với Bắc Hàn, một chính sách trong đó thể hiện rõ nhân quyền và việc giải trừ hạt nhân là các vấn đề có mối liên hệ đan xen.
**********************
Hôm 1/3, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói Việt Nam đã thu về được rất nhiều về uy tín, hình ảnh, quảng bá du lịch… từ sự kiện thượng đỉnh Trump-Kim lần hai tại Hà Nội.
Khi báo chí hỏi về con số chi phí cụ thể và khoản thu về nhờ Hội nghị thượng đỉnh này, ông Mai Tiến Dũng không cho biết chi tiết, nhưng nói rằng "Số tiền bỏ ra là không nhiều. Tuy nhiên, chúng ta thu lại được rất nhiều".
Trang Soha trích lời ông Dũng nói "Từ việc tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều này, chúng ta được rất nhiều và có những cái nhìn thấy được, nhưng có những cái không nhìn thấy được".
"Với vai trò chủ nhà, chúng ta đã đạt nhiều kết quả lớn sau Hội nghị này. Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, thể hiện là một quốc gia có trách nhiệm, phát huy vai trò hòa giải, dẫn dắt các mối quan hệ quốc tế và đóng góp tích cực cho hòa bình khu vực và thế giới", ông Dũng nói.
Trong thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều đã có 218 hãng thông tấn quốc tế đến Việt Nam đưa tin, với hơn 3.000 phóng viên. "Việc quảng bá hình ảnh con người Việt Nam qua hàng nghìn phóng viên quốc tế tới người dân nhiều nước trên thế giới rất quan trọng", ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Văn phòng Chính phủ đã huy động các doanh nghiệp tài trợ, "xã hội hóa tối đa và hạn chế dùng tiền ngân sách", ông Dũng nói.
"Ví dụ chúng ta có 73 bốt cho 56 hãng thông tấn nước ngoài thuê với giá 4500 USD/bốt. VTV được hưởng 3.000 USD mỗi bốt, còn lại 1.500 USD thì văn phòng Chính phủ thu để trang trải cho các chi phí khác như mua đồ ăn, thức uống phục vụ miễn phí ở trung tâm báo chí", báo Tuổi trẻ trích lời ông Mai Tiến Dũng nói.
Ông Dũng nói thêm rằng sự kiện này cho thấy sự tin cậy rất lớn của các nhà lãnh đạo các nước, đặc biệt lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên với Việt Nam về sự trọng thị và hiếu khách.
Cũng trong phiên họp ngày 1/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh kết quả này thể hiện rõ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác của Việt Nam. Chứng minh Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, tích cực thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, là dịp tạo bước tiến mới trong quan hệ Mỹ - Triều.
Trước khi diễn ra thượng đỉnh Mỹ - Triều, truyền thông trong nước nhận định rằng sự kiện lần này sẽ là cột mốc về thương hiệu quốc gia khi lần đầu tiên Việt Nam được nhìn nhận như một "trung tâm hòa giải xung đột quốc tế hiếm hoi ở Đông Nam Á, giúp phát huy tối đa lợi thế của chủ trương ngoại giao cân bằng mà Việt Nam đang tích cực triển khai".
Các nhà quan sát tình hình Việt Nam chia sẻ với VOA rằng họ có nhận định khác nhau về cái được và cái mất từ việc Hà Nội đăng cai tổ chức thượng đỉnh Mỹ-Triều hôm 27 và 28 tháng 2.
Từ Hà Nội, nhà báo Nguyễn Như Phong trả lời phỏng vấn của phóng viên VOA An Tôn :
"Tội đánh giá rất cao về vai trò tổ chức của chính quyền Hà Nội, của các cấp và các ngành, đã tổ chức một hội nghị lớn như thế này trong một thời gian cực ngắn. Đặc biệt, Hà Nội đã thể hiện được lòng mến khách, sự hào phóng, ý thức trách nhiệm của người dân đối với một sự kiện lớn….Có lẽ họ đã vượt qua khỏi một sự suy tính gì đó về chính trị, điều mà người dân không tính tới. Và nếu như có một suy tính gì đó về chính trị, thì đó là việc của các nhà lãnh đạo, chứ người dân không có".
Từ Thành phố Hồ Chí Minh, ông Quang Hữu Minh chia sẻ với VOA :
"Mặc dù Trung Quốc không thích nhưng Việt Nam vẫn đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần này. Về phương diện quốc tế, Việt Nam giúp Mỹ và Triều Tiên có nơi để đàm phán, còn về thực chất, đó cũng là một cơ hội để Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng để Tổng thống Donald Trump gặp nhau cho những nghị trình Việt-Mỹ tiếp theo, và điều cụ thể nhất là ông Trọng nhận được lời mời của ông Trump để thăm Mỹ trong năm nay".
*********************
Ông Kim gặp lãnh đạo cấp cao Việt Nam và cắt ngắn chuyến thăm Hà Nội (VOA, 01/03/2019)
Chiều 1/3, Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam, hội đàm với Tổng Bí Thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, hội kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng và Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội, ngày 1/3/2019.
TTXVN loan tin rằng chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của ông Kim Jong-un là "dấu mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ giữa hai nhà nước, hai dân tộc", diễn ra trước thềm kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 2020.
Tháp tùng ông Kim trong chuyến thăm lần này có Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong Chol, Bộ trưởng Ngoại giao Ri Yong Ho và em gái Kim Yo Jong.
Truyền thông Việt Nam cho biết hai bên thông báo cho nhau tình hình mỗi nước, trao đổi về việc củng cố, phát triển quan hệ song phương, cũng như về những vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, nhưng không nêu chi tiết.
Ông Kim Jong-un đã đến Việt Nam bằng tàu hỏa qua ngõ Trung Quốc đến ga Đồng Đăng ở tỉnh Lạng Sơn từ ngày 26/2 và trong hai ngày 27-28/2, ông tham dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội để thảo luận về vấn đề hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Chiều ngày 28/2, ông Trump đã đột ngột cắt ngắn cuộc gặp với Kim và bay ngay về Mỹ do phía Triều Tiên đòi dỡ hoàn toàn các lệnh trừng phạt, điều mà ông Trump không đồng ý.
Trong một cuộc họp báo được tổ chức vào giữa đêm hôm 28/2 ở Hà Nội chỉ vài giờ sau khi ông Trump đã rời Việt Nam, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho cho biết nước ông chỉ yêu cầu dỡ bỏ một phần các lệnh cấm vận và đã đưa ra một đề xuất rất thực tế, bao gồm dỡ bỏ cơ sở hạt nhân chính của họ ở Yongbyon.
Hãng tin Hàn Quốc Korea Herald hôm 1/3 nói ông Kim có ý định cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam do ông không đạt được thỏa thuận với ông Trump vào cuộc gặp ngày hôm trước.
Đài truyền hình Arirang cho biết vào sáng ngày thứ Bảy 2/3, ông Kim sẽ viếng lăng ông Hồ Chí Minh và kết thúc sớm chuyến thăm Việt Nam.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Cục Cảnh sát giao thông đã ra thông báo cấm mọi phương tiện và người tham gia giao thông đoạn từ Hà Nội đến ga Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, từ 8 giờ đến 17 giờ trên cả hai chiều đường trong ngày 2/3 để phục vụ đoàn xe của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.
Ông Kim Jong-un giữ chức Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên từ năm 2012 và là Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên từ 2011.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, sau khi lên nắm quyền, Chủ tịch Kim Jong-un đề ra Chiến lược phát triển mới gọi là Song tiến với hai trọng tâm là phát triển kinh tế kết hợp tăng cường tiềm lực hạt nhân quốc gia.
Kim rời Việt Nam, chúc Đảng giương cao nữa ‘ngọn cờ xã hội chủ nghĩa’ (VOA, 03/03/2019)
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un lên tàu rời Việt Nam vào ngày thứ Bảy sau một chuyến thăm chính thức nước chủ nhà, vài ngày sau khi hội nghị thượng đỉnh giữa ông và Tổng thống Mỹ Donald Trump khép lại tại Hà Nội mà không đạt được thỏa thuận nào. Trước đó ông cũng dành những lời tán dương dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam để "giương cao hơn nữa ngọn cờ xã hội chủ nghĩa".
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un lên tàu rời Việt Nam tại ga Đồng Đăng, Lạng Sơn, ngày 2 tháng 3, 2019.
Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của ông Kim kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2011 và cũng là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của một nhà lãnh đạo Triều Tiên kể từ khi ông nội Kim Il Sung của ông đến đây vào năm 1958.
Ông Kim trưa ngày thứ Bảy đã lên tàu rời ga Đồng Đăng ở tỉnh Lạng Sơn gần biên giới Trung Quốc, nơi ông lần đầu tiên đến vào đầu tuần này trong sự chờ đợi và kì vọng trước hội nghị thượng đỉnh vào ngày 27 và 28 tháng 2, trong đó ông hội đàm với ông Trump về vấn đề giải trừ hạt nhân bán đảo Triều Tiên.
Trong chuyến thăm chính thức tại Hà Nội, ông hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ông cũng đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ và viếng Lăng Hồ Chí Minh, theo Thông tấn xã Việt Nam.
Ông Trọng ca ngợi mối quan hệ giữa hai nước từ nền tảng hữu nghị truyền thống được Hồ Chí Minh và Kim Il Sung "đích thân xây dựng và dày công vun đắp", và nói thêm rằng chuyến thăm của ông Kim cho thấy rõ mối quan hệ đó sẽ tiếp tục được củng cố và phát triển hơn nữa.
"Khi đến thăm Triều Tiên năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : ‘Việt Nam và Triều Tiên, tuy đường xa nhưng lòng rất gần. Tuy cách xa ngàn dặm nhưng gắn bó với nhau như mối tình anh em thân thiết,’" ông Trọng nói trong buổi chiêu đãi tối ngày thứ Sáu.
Ông Kim đáp lại bằng tình cảm tương tự, khẳng định niềm tin của ông về "sức sống và tương lai tốt đẹp" của mối quan hệ hai nước. Ông cũng bày tỏ vui mừng về "những thành tích to lớn" mà Việt Nam đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong công cuộc phát triển kinh tế và xã hội.
"Chúng tôi chân thành chúc dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong thời gian tới, nhân dân Việt Nam anh em giương cao hơn nữa ngọn cờ xã hội chủ nghĩa và giành được những thành quả to lớn hơn trong cuộc đấu tranh nhằm thực hiện mục tiêu ‘dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh,’ ông Kim nói trong phát biểu đáp từ tại buổi chiêu đãi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong cuộc hội kiến với ông Kim, nói Việt Nam ủng hộ Triều Tiên phát triển kinh tế và cải thiện đời sống người dân. Ông nói thêm rằng Việt Nam "nhất quán ủng hộ" một bán đảo Triều Tiên hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Ông Kim được nói là đã bày tỏ "ấn tượng sâu sắc" về những thành tựu của Việt Nam và mong muốn hai bên tăng cường giao lưu và hợp tác. Ông cũng cảm ơn "sự tiếp đón trọng thị, thân tình, chu đáo" của Việt Nam và những nỗ lực tích cực của Việt Nam tổ chức hội nghị thượng đỉnh.
Hội nghị sụp đổ hôm thứ Năm tuần này vì không có thỏa thuận nào đạt được hoặc một kế hoạch tức thì nào cho cuộc gặp kế tiếp giữa phái đoàn hay lãnh đạo của hai nước.
Ông Trump nói Triều Tiên muốn toàn bộ chế tài của Mỹ phải được dỡ bỏ hoàn toàn, nhưng Triều Tiên nói Bình Nhưỡng chỉ yêu cầu dỡ bỏ một phần các chế tại để đổi lấy việc Triều Tiên phá hủy địa điểm hạt nhân chính yếu tại Yongbyon.
************************
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un kết thúc chuyến thăm Việt Nam (RFI, 02/03/2019)
Sau bốn ngày lưu lại Hà Nội họp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ Donald Trump và thăm chính thức Việt Nam, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã lên tầu về nước, xuất phát từ ga Đồng Đăng lúc 12 giờ 30 trưa ngày 02/03/2019. Giống như chặng đi, ông Kim Jong-un sẽ mất hơn 60 giờ để vượt chặng đường khoảng 4.500 km.
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un chào đám đông ở Đồng Đăng trước khi lên tàu trở về Bình Nhưỡng. Ảnh ngày 02/03/2019. Reuters/Kim Kyung-Hoon
Giao thông trên tuyến quốc lộ 1 từ Hà Nội đến Đồng Đăng bị cấm từ 8 giờ đến 17 giờ. An ninh được thắt chặt dọc hành trình và trên nhiều tuyến đường dẫn vào ga Đồng Đăng.
Đến tiễn chủ tịch Kim Jong-un có các ông Võ Văn Thưởng, ủy viên Bộ Chính Trị, trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương và Mai Tiến Dũng, bộ trưởng chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ cùng với nhiều quan chức chính phủ và tỉnh Lạng Sơn và đông đảo người dân địa phương.
Trước khi khởi hành đến ga Đồng Đăng ở biên giới Việt-Trung, vào lúc 9 giờ 50, ông Kim Jong-un đã dẫn đầu phái đoàn Bắc Triều Tiên đến đặt vòng hoa tại tượng đài liệt sĩ và viếng lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi chỉnh lại dải băng ghi"Tưởng nhớ chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng tiếng Triều Tiên, lãnh đạo Kim Jong-un cúi đầu tưởng niệm trong gần 1 phút.
Theo AFP, đây là sự kiện khác thường đối vì ông Kim chỉ thường cúi đầu mặc niệm trước linh cữu hai nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, ông nội Kim Nhật Thành và người cha Kim Jong Il, được quàn tại Cung Thái Dương ở Bình Nhưỡng.
Đây là lần đầu tiên ông Kim Jong-un đến thăm Việt Nam. Trước đó, chủ tịch Kim Nhật Thành, ông nội của lãnh đạo Bắc Triều Tiên hiện nay, đã hai lần đến thăm Việt Nam vào các năm 1958 và 1964.
Thu Hằng
********************
Trump : Triều Tiên không có tương lai kinh tế nếu có vũ khí hạt nhân (VOA, 03/03/2019)
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Bảy nói rằng Triều Tiên sẽ có tương lai kinh tế tươi sáng nếu hai nước đạt được thỏa thuận, nhưng không có tương lai kinh tế với vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Donald Trump ôm cờ Mỹ khi ông đến phát biểu tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ, ở Oxon Hill, bang Maryland, ngày 2 tháng 3, 2019.
Hội nghị thứ hai giữa ông Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un tại Việt Nam bị cắt ngắn sau khi họ không đạt được thỏa thuận về mức độ chế tài mà Triều Tiên phải chịu để đổi lấy việc nước này thực hiện các bước từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.
"Triều Tiên có một tương lai kinh tế tươi sáng, tuyệt vời nếu họ đạt được một thỏa thuận, nhưng họ không có tương lai kinh tế nào nếu họ có vũ khí hạt nhân", ông Trump nói tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ.
Ông nói thêm rằng mối quan hệ với Triều Tiên dường như "rất, rất vững mạnh".
Mỹ và Triều Tiên nói họ có ý định tiếp tục các cuộc đàm phán, nhưng chưa cho biết khi nào vòng đàm phán tiếp theo có thể diễn ra.
Dù một số người nói hành động của ông Trump đáng ghi nhận vì ông từ chối để bị cuốn vào một thỏa thuận bất lợi, song ông bị chỉ trích vì ca ngợi sự lãnh đạo của ông Kim và nói rằng ông chấp nhận khẳng định của ông Kim rằng ông ta không biết một sinh viên người Mỹ, tử vong sau 17 tháng bị giam một nhà tù ở Triều Tiên, đã bị đối đãi ra sao.
Hội nghị thượng đỉnh sụp đổ, ông Kim vẫn sở hữu một kho vũ khí bao gồm 20 đến 60 đầu đạn hạt nhân, theo các nhà phân tích. Những đầu đạn đó, nếu được gắn phi đạn đạn đạo xuyên lục địa, có thể đe dọa lục địa Mỹ.
Liên Hiệp Quốc và Mỹ đã tăng cường các chế tài nhắm vào Triều Tiên khi nước này tiến hành nhiều vụ thử phi đạn đạn đạo và hạt nhân trong năm 2017.
Washington đã yêu cầu Triều Tiên giải trừ hạt nhân hoàn toàn, có thể kiểm chứng được và không thể đảo ngược được trước khi các chế tài có thể được dỡ bỏ, một lập trường mà Bình Nhưỡng đã lên án.
Thượng đỉnh Mỹ-Triều : Kim "cướp" chiến thắng của Trump
Thượng đỉnh Kim-Trump kết thúc ngày 28/02/2019 tại Hà Nội. Không đạt được thỏa thuận chung tại Hà Nội, hai phái đoàn Mỹ-Bắc Triều Tiên rút ngắn thời gian họp. Đây là điều mà nhiều nhật báo Pháp số ra ngày 28/02 đã dự đoán.
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp song phương tại thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên lần thứ hai, Hà Nội, ngày 28/02/2019. Reuters/Leah Millis
Tại Hà Nội, tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục tung ra những lời ca ngợi lãnh đạo Bắc Triều Tiên : "Ông (Kim) là một nhà lãnh đạo lớn", "Tôi nghĩ là đất nước ông sẽ có một tương lai tuyệt vời. Tôi nóng lòng muốn nhìn thấy điều đó thành hiện thực. Và chúng tôi sẽ giúp ngài thực hiện việc này". Hoặc lấy Việt Nam ra làm ví dụ điển hình cho Bình Nhưỡng : "Việt Nam có sức phát triển mà ít nước trên thế giới có được. Bắc Triều Tiên có thể làm được như vậy, và rất nhanh, nếu họ phi hạt nhân hóa"...
Nhưng theo Les Echos, "Kim Jong-un đã cưỡng lại đòn quyến rũ của Donald Trump". Đặc phái viên của nhật báo kinh tế Pháp, có mặt ở Hà Nội, nhận định việc tổng thống Mỹ không ngại dùng những từ ngữ quyến rũ nhất để thuyết phục lãnh đạo Bắc Triều Tiên, đưa ra một vài nhân nhượng tượng trưng, là do ông Trump đang cần đến một "chiến thắng" trên trường quốc tế trong bối cảnh cựu luật sư riêng của ông Trump, Michael Cohen, phản công thân chủ. Cựu luật sư tố cáo tổng thống Mỹ là "người phân biệt chủng tộc, một kẻ lừa đảo, một tên gian lận".
Thế nhưng, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã không bị "đổ" vì "tiếng sét" của những đòn quyến rũ đó, mà chỉ hứa "cố làm tốt nhất" tại thượng đỉnh Hà Nội. Giờ đây khi đặt mình ngang hàng với lãnh đạo cường quốc số một thế giới, ông Kim Jong-un đã yên tâm về "chiến thắng của mình" và có thể thong thả trước "người Mỹ không hề trầm lặng" này.
Không đạt được thỏa thuận chung về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng là nhận định của nhật báo Le Figaro, dù "Kim và Trump thể hiện lạc quan" tại Hà Nội. Đằng sau bữa tối thân mật nhưng đơn giản với ba món ăn, là một hố sâu chia rẽ về quan niệm "phi hạt nhân hóa" mà lãnh đạo hai nước đưa ra ở Singapore vào tháng 06/2018.
Bình Nhưỡng từ chối cho thanh tra quốc tế trở lại Bắc Triều Tiên, hoặc đóng cửa khu công nghiệp hạt nhân Yongbyon, nếu không được nới lỏng về cấm vận. Đây là điều mà Washington không chấp nhận, nếu không kiểm chứng được quá trình giải trừ hạt nhân ở Bắc Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ phát biểu : "Để xem đã" khi đến khách sạn Métropole họp với phái đoàn Bắc Triều Tiên trong ngày họp thứ nhất. Ông bước ra khỏi đó trong ngày làm việc thứ hai, mà không có tuyên bố chung hay bất kỳ thỏa thuận chung nào được ký kết.
Kim Jong-un : Người chuộng đường sắt
Trở lại với chuyến đi sang Việt Nam bằng xe lửa để dự thượng đỉnh lần thứ hai với tổng thống Mỹ Donald Trump, nhật báo Le Monde cho rằng "Kim Jong-un : Người bạn của ngành đường sắt".
Chọn tầu hỏa để vượt khoảng 4.500 km từ Bình Nhưỡng đến Đồng Đăng là quyết định mang tính biểu tượng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Thứ nhất, dàn cảnh việc chào tạm biệt các quan chức chính phủ để lên tầu sang Việt Nam là nhằm "thu được tối đa sự chú ý của truyền thông" tại Bắc Triều Tiên, cũng như trên thế giới, theo nhật báo Hàn Quốc Chosun Ilbo, được Le Monde trích lại.
Thứ hai, không "mượn" máy bay của Trung Quốc còn cho phép Bắc Triều Tiên thể hiện niềm tự hào "tự lực tự cường". Cuối cùng, đoàn tầu bọc thép không dừng lại ở Bắc Kinh còn nhằm mục đích tránh tạo suy đoán Bắc Triều Tiên "lệ thuộc vào Trung Quốc".
Đường sắt là truyền thống của dòng họ Kim gợi lại thời kỳ cách mạng vàng son của đế chế. Còn với Kim Jong-un, cũng như người cha sợ máy bay, thì xe lửa vẫn là "nơi làm việc" và là công cụ không thể thiếu của nghệ thuật ngoại giao trên đường sắt có một không hai này.
Donald Trump trở về đối mặt với sóng gió trong nước
Cùng ngày 27/02 mở ra thượng đỉnh Trump-Kim ở Hà Nội, ông Michael Cohen, cựu luật sư của tổng thống Mỹ, ra giải trình trước một ủy ban của Hạ Viện, do đảng Dân chủ chiếm đa số.
"Một người phân biệt chủng tộc, một kẻ lừa đảo, một tên gian lận" là hàng tựa trên trang nhất của Libération với hình ảnh tổng thống Mỹ đăm chiêu ngồi trong xe "quái thú". Bằng những từ ngữ đó, cựu luật sư của Donald Trump đã dựng lên bức chân dung hết sức tồi tệ về tổng thống Mỹ, trong phiên điều trần ở Hạ Viện.
Trong bài viết : "Michael Cohen lên án một tổng thống ‘gian lận’", nhật báo Le Figaro cho rằng cựu luật sư của ông Trump đã cướp mất vai trò trung tâm của tổng thống Mỹ, đang đàm phán về phi hạt nhân hóa, ở đầu bên kia địa cầu.
Không khí căng thẳng đến mức, sau bữa tối ở Hà Nội với Kim Jong-un, tổng thống Mỹ trở về khách sạn và cả đêm không ngủ để theo dõi trên truyền hình phiên điều trần của viên cựu luật sư.
Vị cựu luật sư riêng của tỉ phú địa ốc New York, hiện là tổng thống thứ 45 của Mỹ, tự nhận "hổ thẹn" về "sự yếu đuối và lòng trung thành không được đặt đúng chỗ". Một loạt hồ sơ được ông Cohen đưa ra để làm chứng cho phát biểu của mình. Sau khi không lùi lại được ngày điều trần, phe Cộng hòa chuyển sang cáo buộc ông Cohen nói dối.
Ấn Độ - Pakistan : Căng thẳng leo thang ở vùng Kashmir
Thời sự Châu Á nổi bật là căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan, gia tăng từ ngày 14/02 khi tổ chức khủng bố Jaish-e-Mohammed tấn công một đoàn xe bán quân sự của Ấn Độ tại Kashmir, phía do Ấn Độ kiểm soát, khiến khoảng 40 người chết. New Delhi tấn công trả đũa, đến hôm qua 27/02, Pakistan thông báo bắn hạ hai chiến đấu cơ của Ấn Độ.
Tất cả các nhật báo Pháp đều đưa tin về sự kiện này : "Leo thang nguy hiểm giữa Ấn Độ và Pakistan" trên Le Figaro, "Kashmir : leo thang giữa New Delhi và Islamabad" trên Libération ; "Ấn Độ-Pakistan : Sự leo thang nguy hiểm" là nhận định trên trang nhất của Le Monde ; Les Echos cho rằng "Ấn Độ và Pakistan trong vòng xoáy leo thang quân sự" ; còn theo La Croix : "Ấn Độ và Pakistan phô trương sức mạnh trước khi đối thoại".
Nhật báo Le Monde dẫn lại phát biểu của chính quyền Islamabad lý giải các vụ oanh kích trong không phận ở đường ranh giới Ấn Độ và Pakistan tại Kachmir có "mục đích duy nhất cho thấy quyền lợi, ý chí và khả năng phòng thủ của mình". Vì, theo La Croix, trích nhận định của giới chuyên gia, "Ấn Độ đã vi phạm luật quốc tế với việc, lần đầu tiên từ năm 1971, tiến hành các vụ oanh kích trên lãnh thổ Pakistan, nhắm vào nhóm thánh chiến bị coi là thủ phạm vụ tấn công ngày 14/02".
Cả Le Figaro và Les Echos đặt câu hỏi : Leo thang căng thẳng quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan sẽ đi đến đâu ? Theo nguồn tin của Le Figaro, bằng các vụ đáp trả trên, Islamabad "muốn cho (Ấn Độ) thấy đừng đánh giá thấp chúng tôi. Giờ là đến lúc bắt đầu đàm phán hòa bình".
Dù ngoại trưởng Ấn Độ phát biểu không muốn leo thang quân sự, nhưng theo ông Ajai Sahni, giám đốc Viện vì Giải pháp cho các cuộc xung đột (ở New Delhi), được Les Echos trích dẫn : "Ấn Độ không thể chấp nhận đề xuất (đàm phán của Pakistan sau khi nước này bắt được một phi công Ấn Độ), việc này sẽ khiến New Delhi mất mặt". Ông cho rằng quan hệ ngoại giao hai nước sẽ thêm căng thẳng, nhưng ông loại trừ mọi khả năng chiến tranh giữa hai cường quốc hạt nhân.
Xuất khẩu vũ khí chung : Pháp và Đức không có chung quy định
Cam kết xuất khẩu vũ khí Châu Âu của Berlin và Paris một lần nữa lại được Le Figaro và Les Echos đề cập nhân chuyến thăm Pháp ngày 27/02 của thủ tướng Đức Angela Merkel. Pháp và Đức muốn cùng nhau sản xuất vũ khí, nhưng lại không có chung quy định trong việc bán.
Le Figaro nhấn mạnh đến "Xung đột giữa Paris và Berlin về xuất khẩu vũ khí", vì Đức áp đặt những điều kiện xuất khẩu chặt chẽ đến mức mà Pháp phải thắc mắc về khả năng tồn tại về mặt kinh tế của những dự án chung, như máy bay SCAF hay xe tăng MGCS. Khi một linh kiện do Đức sản xuất được sử dụng trong việc chế tạo một loại vũ khí, Berlin có quyền ngăn cản xuất khẩu, nếu thấy cần thiết vì lý do chính trị.
Điều khoản này đã được Đức áp đặt sau vụ Khashoggi. Chủ đề nói trên được nhật báo Libération phân tích trong bài : "Bán vũ khí : Berlin chặn Riyadh và tước vũ khí của các đối tác". Theo Libération, kể từ sau vụ nhà báo Saudi Arabia Khashoggi bị ám sát trong lãnh sự nước này ở Istanbul và đối mặt với cuộc khủng hoảng đang sa lầy ở Yemen, Đức từ chối xuất khẩu vũ khí sang Saudi Arabia, dù những vũ khí đó được kết hợp sản xuất với Anh hoặc với Pháp.
Để giải quyết những bất đồng liên quan đến xuất khẩu vũ khí, "Merkel và Macron quyết tâm tăng cường hợp tác", theo Les Echos. Cụ thể là phối hợp quan điểm của hai bên về chính sách công nghiệp, quốc phòng và cạnh tranh của Liên Hiệp Châu Âu. Thủ tướng Merkel tỏ rõ thiện chí thương lượng về chủ đề này khi tuyên bố : "Người ta không thể một mặt ủng hộ một lực lượng quân đội của Châu Âu và mặt khác từ chối thảo luận về những chương trình chung".
Mùa xuân đến sớm ở miền tây bắc Châu Âu
Miền tây bắc Châu Âu vừa trải qua một đợt nắng ấm chưa từng có. Tại tỉnh Landes, Pháp, nhiệt độ lên tới 27°C vào ngày 27/02. Dù nhiệt độ bắt đầu giảm từ hôm nay 28/02, nhưng mùa đông 2019 được cho là ấm hơn thường lệ.
Theo Le Figaro, "mùa xuân đến sớm", vì vào ngày 27/02/2019, Pháp đã đánh bại kỉ lục một buổi chiều tháng Hai nóng nhất, với nhiệt độ trung bình là 20,5°C. Ở nhiều địa phương miền nam nước Pháp, nhiệt kế lên đến 27°C. Đợt nắng ấm này cũng gây ra nhiều vụ hỏa hoạn chưa từng có ở Anh Quốc. Các chuyên gia khí tượng thủy văn hiện vẫn tỏ ra thận trọng về tác động cụ thể của biến đổi khí hậu đối với đợt nắng nóng vừa qua.
Thu Hằng
Donald Trump và Kim Jong-un đang gặp nhau tại Hà Nội để thương thuyết giải trừ vũ khí nguyên tử trên bán đảo Cao Ly. Tác dụng tức khắc của cuộc gặp gỡ này là khiến chính quyền cộng sản Việt Nam hãnh diện. Nó cũng được một số người Việt Nam tự coi là dân chủ nhìn như một cơ hội và một hy vọng.
Donald Trump được Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc long trọng tiếp đón tại Hà Nội. Ảnh minh họa
Hình ảnh của chính quyền cộng sản Việt Nam chắc chắn là khá hơn trong lúc này bởi vì bất cứ một nước chủ nhà nào cũng gây được thiện cảm khi tiếp đãi một hội nghị có mục tiêu giảm bớt căng thẳng và tăng cường hòa bình. Ngành du lịch Việt Nam sẽ chỉ có thể có lợi và quan hệ thương mại với Mỹ sẽ không gặp khó khăn ít nhất trong một thời gian. Hơn nữa chính quyền cộng sản Việt Nam còn được tổng thống Mỹ ca tụng như một mẫu mực thành công hiếm có, sau khi được phát ngôn viên bộ ngoại giao Mỹ đánh giá như là như là một bạn thân, close friend.
Tuy nhiên ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam sẽ rất sai lầm nếu quá hân hoan. Thiện cảm ban đầu có thể nhanh chóng qua đi nhường chỗ cho một cái nhìn chán ghét, thậm chí một sự lên án nghiêm khắc.
Donald Trump và Kim Jong-un giả náo động Hà Nội trước khi Donald Trump và Kim Jong-un thật xuất hiện - Ảnh minh họa
Việt Nam có vinh dự gì khi tiếp đón long trọng Trump và Kim ? Kim Jong-un đang là nguyên thủ quốc gia đáng ghét nhất và cũng bị ghét nhất thế giới. Một người hung bạo đã hành quyết chú mình, đồng thời cũng là thầy và cố vấn của mình, bằng đại bác, đã ám sát anh ruột mình bằng hơi độc tại phi trường Kuala Lumpur, đã giết vô số người khác và đã đẩy dân tộc mình xuống đáy vực đói khổ. Một người vô văn hóa với tâm hồn của một con rắn độc. Phải là Donald Trump mới có thể coi Kim Jong-un là một bạn thân và một thiên tài.
Donald Trump là tổng thống Mỹ duy nhất hoàn toàn không hề có một ưu tư nào về tự do, dân chủ, nhân quyền và các giá trị đạo đức. Trump coi các nước dân chủ như đối thủ và ca tụng các chế độ độc tài. Ông ăn nói thô lỗ bộc lộ một tâm hồn nhớp nhúa. Không một nước văn minh nào mời ông thăm viếng. Ông phá mọi kỷ lục của một tổng thống Mỹ có cộng sự viên bị truy tố vì gian dối và chính bản thân ông cũng đang bị điều tra. Chưa bao giờ một tổng thống Mỹ chia rẽ nước Mỹ như Trump và cũng chưa bao giờ một tổng thống Mỹ bị khinh thường như ông.
Kim Jong-un được Việt Nam long trọng tiếp đón khi vừa ra khỏi toa xe lửa. Ảnh AFP
Có bao nhiêu quốc gia chấp nhận trải thảm đỏ cùng một lúc dưới chân hai con người như thế ? Nhất là cuộc thương thuyết này vừa không quan trọng vừa khó có kết quả. Không quan trọng vì Triều Tiên (Bắc Cao Ly) chỉ dọa chứ không dám và cũng không thể chế tạo vũ khí nguyên tử ở mức độ thực sự nguy hiểm, bằng cớ là Nhật và Hàn Quốc (Nam Cao Ly), hai nước trên nguyên tắc bị đe dọa nhất không nhiệt tình với cuộc thương thuyết này. Khó có kết quả vì đe dọa vũ khí nguyên tử là tất cả tài sản của chế độ Triều Tiên ; bỏ đe dọa này nó không còn gì, kể cả khả năng tồn tại.
Chế độ cộng sản Việt Nam sẽ khó hy vọng được coi là đã có công đóng góp cho hòa bình trong vùng. Trái lại nhờ hội nghị Trump – Kim này từ nay thế giới sẽ chú ý nhiều hơn tới Việt Nam. Để thấy rõ chân dung của một đất nước đang quằn quại dưới một chế độ chà đạp nhân quyền một cách cực kỳ thô bạo, một chế độ có thể dựa vào những bản cáo trạng rất tùy tiện và vớ vẩn để kết án mười năm tù những phụ nữ có con thơ.
Ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã có lý khi cố gắng tách dần khỏi quỹ đạo Trung Quốc và sáp lại với Mỹ nhưng họ sẽ rất sai lầm nếu nghĩ rằng có thể giữ quan hệ mật thiết với Mỹ mà vẫn giữ nguyên chế độ độc tài toàn trị. Điều này đúng với Donald Trump nhưng Donald Trump chỉ là một ngoặc đơn ngắn đang đóng lại trong chính trị Mỹ.
Điều đáng buồn cần được nói ra nhân cuộc gặp gỡ này là cung cách của một số trí thức Việt Nam tự nhận là dân chủ.
Có những người ủng hộ Trump một cách cuồng nhiệt và vô điều kiện. Một người dân chủ Việt Nam có lý do gì để ái mộ một người vô đạo đức, coi thường dân chủ và coi thường mọi nước nghèo như Trump ? Chân dung của người dân chủ Việt Nam phải rõ rệt.
Cũng có những người thấy nên gửi thư thỉnh cầu Trump giúp đỡ Việt Nam có dân chủ hay để chống lại chính sách bành trướng bá quyền của Trung Quốc. Hoàn toàn vô ích, Trump chống Trung Quốc hay thân Trung Quốc chỉ tùy theo ông ta nghĩ thế nào là có lợi cho Mỹ và cho uy tín cá nhân của ông. Cầu khẩn Trump chỉ khiến dáng đứng của mình mất thẩm mỹ.
Hiện tượng Donald Trump và hội nghị này cho thấy một sự thật đáng buồn là những người dân chủ chân chính không nhiều. Có những người tưởng lầm mình là người dân chủ và cũng có những người dân chủ chưa hiểu rằng vũ khí duy nhất nhưng vô địch của cuộc vận động dân chủ là lẽ phải và niềm tin.
Lẽ phải và niềm tin thể hiện qua chân dung và dáng đứng của những người dân chủ hôm nay. Đó cũng sẽ là chân dung và dáng đứng của đất nước ngày mai.
Nguyễn Gia Kiểng
(27/02/2019)
Trong một nhiệm kỳ tổng thống đầy chấn động, có khoảnh khắc nào chấn động hơn lúc Trump và Kim trước ra từ hai phía, nắm tay nhau tươi cười trong tiết trời ấm áp tháng Sáu năm ngoái ở Singapore không ?
Trump đến Hà Nội tối qua
Hai kẻ liều lĩnh, một siêu nhân hỏa tiễn (như Trump đã gọi là Kim) tí hon và một lão già thần kinh lẩm cẩm (như Kim đã gọi Trump) vừa bước vào vòng đàm phán.
Và nó đã diễn ra một cách phi thường, không chỉ vì sự thiếu khả thi của nó mà có lẽ bởi vì chưa bao giờ trong lịch sử có một hội nghị thượng đỉnh được chuẩn bị tồi tệ đến thế.
Thậm chí cho đến phút chót, đã có rất nhiều quan chức hối thúc trì hoãn cuộc hội nghị.
Chẳng có một chương trình nghị sự nào, hay bất kỳ dự thảo thông cáo nào, cũng không có phương thức thống nhất nào.
Họ đã đang cố đạt được cái gì vậy ?
Tại sao lại đi cho một tên lãnh đạo của một chế độ độc tài tàn bạo luôn lờ đi các quy tắc của Liên Hợp Quốc về hạt nhân được vinh danh trên chính trường quốc tế ?
Tư duy chính trị và ngoại giao thông thuờng đều la lên rằng "đừng đến gần đó".
Nhưng Donald Trump không phải là nhà lãnh đạo thông thường. Ông ta muốn tung xúc xắc và xem chuyện gì sẽ xảy ra.
Như tôi đã được bảo trên chiếc Air Force One, Donald Trump chỉ tập trung vào một điều.
Không, điều đó không phải là phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên, cũng không phải là về gói hỗ trợ kinh tế mà ông sẽ cung cấp như một sự khích lệ.
Không, ông ta bị ám ảnh bởi cái khoảnh khắc ông và Kim Jong-un sẽ gặp nhau - tràn ngập máy ảnh ; phông nền là gì ; lối đi vào của cả hai sẽ được trang hoàng như thế nào.
Người dân Hà Nội chờ đợi đoàn xe của ông Trump tối 26/2
Nếu cuộc họp đầu tiên này là một sân khấu, nó phải là một sân khấu tốt.
Một điều khác khiến các quan chức khó chịu sâu sắc là tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên bắt đầu cuộc gặp gỡ một mình.
Liệu ông Donald Trump chuyên làm việc theo hứng có vô tình đồng ý với bất cứ điều gì không thì không một ai có thể biết.
Ngay chính trong cuộc họp báo, báo giới chúng tôi - và cả giới lãnh đạo Hàn Quốc và Lầu năm góc - mới sửng sốt biết rằng Mỹ sẽ tạm dừng tất cả các cuộc tập trận quân sự trên bán đảo, sau khi ngài tổng thống đột nhiên thông báo.
Ông Trump cũng mô tả các cuộc tập trận này là một "sự khiêu khích" - một từ chỉ có thể rơi ra từ môi giới lãnh đạo Trung Quốc hoặc Bắc Triều Tiên.
Vâng, Triều Tiên sẽ trả lại hài cốt cho quân nhân Mỹ bị giết trong Chiến tranh Triều Tiên, vâng, sẽ không còn các vụ thử tên lửa đạn đạo nữa - nhưng đó chỉ là về phía Bắc Triều Tiên.
Hầu như tất cả mọi người đều chấm điểm cuộc hội nghị thượng đỉnh ở Singapore, và thông báo đó về việc dừng các cuộc tập trận quân sự nói riêng là một chiến thắng to lớn đối với Kim Jong-un.
Không cần phải nói, Donald Trump không hề nhìn nhận nó như thế và tâm trạng của ông ta tối sầm lại khi quay trở lại Mỹ và nhìn thấy tựa những bài báo.
Đăng trên Twitter, vị tổng thống viết : "Vừa hạ cánh - một chuyến đi dài, nhưng mọi người giờ đây có thể cảm thấy an toàn hơn nhiều so với ngày tôi nhậm chức. Không còn mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên nữa".
Ngoại trừ việc, không có bất cứ điều gì thay đổi trong kho vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, và không có lời hứa nào được thực hiện - vì vậy cuối tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo đã bị truy hỏi về điều này.
Ông Pompeo tìm cách lý giải rằng đó không phải là những gì tổng thống đã nói, và tìm cách nói đó là mong muốn của ông Trump.
Và mặc dù mục tiêu vẫn là sự phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên, các quan chức Mỹ đã phải thừa nhận với báo giới vào tuần trước rằng thậm chí còn không có một thỏa thuận về việc định nghĩa phi hạt nhân hóa, chứ đừng nói đến việc làm việc đó như thế nào.
Nói cách khác, tám tháng kể từ Singapore, họ vẫn chưa xác định được các điều khoản. Các quan chức này cũng từ chối tham vấn bất kỳ đề nghị nào từ Hà Nội.
Điều này có mục đích làm suy giảm sự kỳ vọng.
Vì vậy có thể nên thực tế về những gì có thể hy vọng từ Hà Nội.
Có thể sẽ có một số thỏa thuận trong đó Triều Tiên hứa sẽ tạm dừng tất cả các công việc tại cơ sở hạt nhân của họ tại Yongbyon, và cho phép kiểm tra để gỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt ?
Nhóm cận vệ vây quanh chiếc xe của lãnh đạo Kim Jong-un
Liệu Mỹ có sẵn sàng tuyên bố rằng Chiến tranh Triều Tiên đã kết thúc - một yêu cầu lâu dài của phía Triều Tiên ?
Ngoài ra, làm thế nào để xác minh một thứ mà chúng ta còn không biết chính xác Triều Tiên có những gì ?
Tất nhiên là đã có những ước tính về kho vũ khí hạt nhân của Kim nhưng có ai biết rõ con số thực sự không ?
Trên đường phố ở Hà Nội, đang có những tiếng rầm rì về thành phố này, với một bề dày lịch sử phức tạp sẽ là trung tâm của hội nghị thượng đỉnh thứ hai.
Thậm chí là một mô hình kinh tế mà Triều Tiên có thể trở thành. Nhưng những điều lớn lao này liệu có được quyết định trong những ngày tới và có thể định hình địa chính trị trong tương lai của bán đảo hay không, hay đây sẽ là một sân khấu kịch tính khác ?
Lần trước, có lẽ là tuyệt vời thật - và cũng đủ rồi- để cho thấy hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều mỉm cười và bắt tay nhau.
Nhưng có lẽ một bước tiến nhỏ sẽ được thực hiện ở đây.
Và có lẽ sẽ cần phải có nhiều hội nghị thượng đỉnh nữa giữa hai nhà 'hòa giải hòa bình' này.
Donald Trump được biết là không vội vàng gì. Cũng tốt thôi. Chuyện này cũng phải thực hiện một cách cẩn thận chậm rãi tương tự như lúc chúng ta kẹt trong làn giao thông giờ cao điểm của Hà Nội vậy.
Không có gì bất ngờ trước niềm phấn khích của nhiều người Việt Nam với Hội nghị Thượng định Trump-Kim được tổ chức ở Hà Nội lần này vì đã lâu rồi Việt Nam mới có chút gì đó đóng góp để giải quyết những vấn đề quốc tế.
Cảnh sân sau một căn nhà tại Hà Nội ngày 13/2/2019 -AFP
Cảm xúc này của công chúng đáng được trân trọng bởi lẽ sâu xa nó phản ánh khát vọng của một dân tộc muốn thoát dần ra khỏi thân phận tầm gửi luôn dựa vào sự giúp đỡ của quốc tế để vươn lên có một địa vị nào đó trên trường quốc tế và đóng góp cho quốc tế.
Hân hoan một chút như thế cũng tốt, nhưng dĩ nhiên không nên để cảm xúc dẫn chúng ta đi xa quá.
Nhất là khi nhìn vào lý do mà Việt Nam được chọn đăng cai hội nghị lần này.
Bên cạnh việc thuận tiện về hậu cần đi lại, còn có một hậu ý chính trị mà cả đôi bên, Hoa Kỳ và Triều Tiên đều không hề giấu giếm.
Với Triều Tiên, Việt Nam mặc dù đã cải tổ kinh tế song đảng cộng sản vẫn giữ được địa vị thống lĩnh xã hội. Với Mỹ và cộng đồng quốc tế, việc Bắc Hàn trở thành một Việt Nam thứ hai không phải là lựa chọn tồi, nếu không muốn nói là khá lý tưởng, bởi thế giới bớt được một nỗi lo hạt nhân, bù lại bằng việc cho phép Triều Tiên hội nhập, mở mang kinh tế.
Tóm lại Việt Nam được chọn như một tấm gương cho Bắc Hàn noi theo.
Nhưng không phải lúc nào được chọn làm gương cũng đáng tự hào. Câu hỏi đặt ra là vì sao Việt Nam không được chọn làm gương cho các nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, hay ngay cả là Cambodia, Myanmar, mà chỉ là cho Bắc Hàn - một thảm họa cả về kinh tế lẫn nhân quyền ?
Kim Jong-un và trò chơi phóng hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử
Phải chăng Bắc Hàn như một đứa bé ngỗ nghịch vừa quậy nhà mình vừa phá nhà hàng xóm khiến cộng đồng quốc tế không mong gì hơn là đứa bé ấy thành một Việt Nam thứ hai, vẫn còn ngỗ nghịch nhưng khi được cho kẹo thì chỉ quậy nhà mình thôi để hàng xóm làng giếng được yên thân ?
Mà nếu thế thì liệu có gì đáng tự hào ?
Chỉ khi nào kinh tế phát triển vượt bậc đi kèm với pháp trị được củng cố, dân chủ được thúc đẩy, nhân quyền được tôn trọng, như những gì được chứng kiến ở Nhật Bản (Sự thần kỳ Nhật Bản), Hàn Quốc (Kỳ tích sông Hán), hay Đài Loan (Kỳ tích Đài Loan) thì chúng ta mới có nhiều lý do hơn để tự hào.
Nguyễn Anh Tuấn
Nguồn : RFA, 27/02/2019
Thượng đỉnh Trump - Kim : Cả hai đều mong sớm đạt kết quả
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Bắc Triều Tiên lần 2 tại Hà Nội ngày 27 và 28/02/2019 đang là sự kiện thu hút báo chí cả thế giới từ vài ngày qua.
Bưu chính Việt Nam phát hành loại tem đặc biệt nhân thượng đỉnh Mỹ - Bắc Triều Tiên tại Hà Nội, ngày 26/02/2019. Reuters/Ann Wang
Trước thềm cuộc gặp, nhật báo Le Monde có bài nhận định : "Trump và Kim, hai người đàn ông gấp gáp tìm đồng thuận".
Theo tờ báo, cả lãnh đạo Bắc Triều Tiên cũng như Mỹ đều muốn thể hiện được sự thành công ngoại giao trong lần gặp thứ 2 này.
Le Monde nhìn thấy một điểm chung của tổng thống Donald Trump và chủ tịch Kim Jong-un khi đến với cuộc gặp lần này là "Người đầu tiên thì đang vấp phải những khó khăn trong nội bộ, muốn gặt hái nhanh nhất một thành tích ngoại giao. Đó là thành tích của vị tổng thống Mỹ đầu tiên làm được việc chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, giúp nước Mỹ thoát khỏi nguy cơ bị tấn công hạt nhân. Còn người thứ hai thì hy vọng giải tỏa căng thẳng với Hoa Kỳ sẽ cho phép kinh tế Bắc Triều Tiên thoát ra được lối mòn kinh tế".
Bài viết nhắc lại : Kể từ cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên tại Singapore tháng 06/2018, tổng thống Donald Trump đã không bỏ lỡ cơ hội tán dương quan hệ với chủ tịch Kim Jong-un. Đó là cách để ông Trump tạo sự khác biệt với những người tiền nhiệm, những người mà theo ông đã đẩy nước Mỹ đến rất gần cuộc chiến tranh với Bắc Triều Tiên.
Ông Trump đang rất muốn đẩy nhanh tiến trình hòa giải với Bắc Triều Tiên vì nếu để chậm trễ thì có nguy cơ làm ảnh hưởng đến lịch trình tranh cử tổng thống Mỹ khi mà chỉ còn một năm nữa bắt đầu cuộc chạy đua trong nội bộ đảng.
Mặc dù cơ quan tình báo Mỹ vẫn tỏ hoài nghi về tiến trình giải trừ hạt nhân của Bắc Triều Tiên, nhưng ông Trumpvẫn liệt kê các thành công thu được từ cuộc gặp lần trước : "Với Hoa Kỳ, quan hệ với Bắc Triều Tiên tốt đẹp hơn bao giờ hết. Không có vụ thử tên lửa nào, hài cốt lính Mỹ được trả, con tin được trở về Mỹ. Chúc cho phi hạt nhân hóa có cơ hội tốt", trên Twitter tổng thống Trump viết.
Le Monde nhận định, trạng thái tinh thần đó của tổng thống Mỹ có thể sẽ tạo thuận lợi cho các nhượng bộ, ít ra cũng để Kim Jong-un cũng tiến thêm dù là bước nhỏ.
Về phần Kim Jong-un, Le Monde phân tích thấy lãnh đạo Bắc Triều Tiên cũng có lý do để tiến nhanh. Trước hết là để tận dụng tâm trạng tốt của người đối thoại và tận dụng quyền hành ông đang nắm trong tay, nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bị bế tắc trước Hoa Kỳ.
Theo Le Monde, với một thể chế độc tài như Bắc Triều Tiên, dư luận công chúng không phải là yếu tố quan trọng, nhưng rõ ràng từ khi lên nắm quyền năm 2011, ông Kim Jong-un đã nhiều lần nhắc lại cam kết cải thiện đời sống người dân. Từ đó đến nay, Bắc Triều Tiên đang thay đổi diện mạo so với nhiều thập kỷ trước. Đất nước Triều Tiên đang cần một cuộc cải cách kinh tế toàn diện và điều này không thể làm được trong vòng vây cấm vận, trừng phạt.
Theo tờ báo, gỡ bỏ các trừng phạt trở nên cấp bách để Bắc Triều Tiên thoát ra khỏi lối mòn và giúp phát động trở lại hợp tác với Hàn Quốc mà các dự án giờ đang sẵn sàng chỉ còn chờ tín hiệu "đèn xanh" về chính trị. Trong khi đó tờ báo cũng nhấn mạnh là Bắc Triều Tiên không muốn phụ thuộc vào Trung Quốc, Nga hay bất cứ nước nào.
Le Monde nhận định ông Kim ý thức được cần phải tiến nhanh và chơi lá bài Trump. Từ một năm nay, ông với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cùng thông đồng làm việc đó. Ông Moon Jae-in, nhân vật chủ chốt, năng nổ trong việc lấy lại vận mệnh của người Triều Tiên, cũng rất hối hả. Ông Moon cũng chỉ còn hai năm trong nhiệm kỳ để những việc đã làm được không bị đảo lộn.
Tờ báo kết luận, nhưng yếu tố như vậy có thể sẽ dẫn đến người này hay người khác có nhượng bộ, dù là bên ngoài mặt.
Chủ nhà Thượng đỉnh Mỹ - Triều : Việt Nam lợi cả đôi đường
Vẫn trong khuôn khổ chủ đề thượng đỉnh Mỹ - Triều, Le Monde có một bài viết khác về nước chủ nhà Việt Nam. Theo Le Monde, được chọn là địa điểm cho sự kiện lớn này, "chế độ Hà Nội hy vọng tăng cường hình ảnh của một "đối tác chiến lược" với Washington cũng như cả với Bình Nhưỡng và Seoul".
Tờ báo nhận xét : Nếu như cuộc gặp thượng đỉnh lần đầu giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore tháng 06/2018 mang tính lịch sử thì cuộc gặp lần 2 tại Hà Nội sẽ mang nhiều biểu tượng.
Trước tiên vì cả ba nước Việt Nam, Mỹ và Bắc Triều Tiên đều từng đối mặt nhau trong các cuộc chiến tranh chết chóc. Mặt khác, có thể Việt Nam sẽ là mô hình cho Bắc Triều Tiên trên phương diện mở cửa, hiện đại hóa đất nước và bình thường hóa quan hệ với kẻ thù của ngày hôm qua là : Hoa Kỳ.
Theo quan sát của tác giả bài viết, một thỏa thuận giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên dù thế nào đều có lợi cho Việt Nam. Đó sẽ là một bước tiến quan trọng về mặt ngoại giao đối với Việt Nam, được ví như là một mũi tên trúng 3 đích.
Tờ báo dẫn lời chuyên gia Nguyễn Việt Phương phân tích trên trang The Diplomat : "Can dự vào một giải pháp hòa bình cho khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên sẽ giúp Việt Nam cải thiện mối quan hệ đối tác chiến lược với Washington, Seoul và vẫn giữ được quan hệ anh em với Bắc Triều Tiên".
Liên quan đến mối quan hệ "anh em" đó, Le Monde nhấn mạnh Việt Nam và Bắc Triều Tiên có những tương đồng và khác biệt. Cả hai nước trong quá khứ đã có chiến tranh với Mỹ trong một cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Việt Nam đã thoát khỏi cuộc chiến và hòa giải với Mỹ. Bắc Triều Tiên, từ hơn 60 năm nay, vẫn coi Mỹ như là kẻ thù, đất nước vẫn bị chia cắt. Điểm chung là "cả hai nước đều đã là con tin của lịch sử không phải của họ là : Cuộc chiến tranh lạnh".
Nhưng quan hệ giữa Hà Nội và Bình Nhưỡng đã trải qua những thăng trầm. Việt Nam đã bắt tay cả với Hàn Quốc và Mỹ và đang có những thành công kinh tế nhất định. Tuy nhiên, theo tác giả bài báo, hoàn cảnh của Bắc Triều Tiên bây giờ khác với Việt Nam của những năm 1980.
Thương mại Mỹ - Trung : Bắc Kinh trút thở phào
Chuyển sang với Les Echos, tờ báo kinh tế chú ý đến sự kiện hôm qua, 25/02, tổng thống Trump quyết định kéo dài thời hạn đình chiến thương mại ra sau ngày 01/03. Les Echos có bài viết : "Bắc Kinh nhẹ người với viễn cảnh đạt thỏa thuận với Washington" trong cuộc đọ sức thương mại.
Tờ báo nhận định : "Dù không đưa ra tuyên bố chính thức nào, quyết định của Mỹ không áp dụng tăng thuế đánh vào hàng Trung Quốc từ ngày 1 tháng 3 chắc chắn được các lãnh đạo ở Bắc Kinh đón chào nồng nhiệt".
Một chuyên gia về Mỹ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định : "Mục tiêu đầu tiên của Bắc Kinh đã đạt được. Tức là không có leo thang trong cuộc chiến thương mại. Đó là một tín hiệu tích cực vì ông Trump đã tỏ ý cho thấy sắp tới có thể đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Quyết định của Mỹ không chỉ giải tỏa căng thẳng trong nội bộ chế độ Bắc Kinh, đang có ý kiến trái ngược nhau về việc xử lý vụ tranh chấp thương mại với Mỹ, mà còn là luồng dưỡng khí quý giá cho kinh tế Trung Quốc".
Ông Tập Cận Bình, hơn ai hết, là người lo sợ nhất leo thang xung đột thương mại với Mỹ. Từ cuối năm 2018, kinh tế Trung Quốc liên tục có dấu hiệu giảm tốc, trong khi đó tác động của cuộc chiến thương mại với Mỹ tiếp tục đè nặng nên các doanh nghiệp và hộ gia đình Trung Quốc.
Tuy vậy, theo các chuyên gia kinh tế được Les Echos trích dẫn, các cuộc thương lượng về thương mại sẽ còn khó khăn hơn ở giai đoạn cuối. Bản thân Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức Trung Quốc, cũng bình luận : "Cần phải giữ vững tinh thần, tranh chấp thương mại Mỹ-Trung còn kéo dài, phức tạp và căng thẳng".
Algeriaa : Tổng thống Bouteflika ra ứng cử nhiệm kỳ 5
Một thời sự khác chiếm trang nhất nhiều báo Pháp là cuộc bầu cử tổng thống sắp tới tại Algeria với việc vị tổng thống 81 tuổi, già yếu Bouteflika vẫn tiếp tục ra tái ứng cử cho thêm nhiệm kỳ nữa đang làm dấy lên làn sóng phản đối trong dân chúng Algeria.
Xã luận báo Le Monde viết : Một tuần mới mở ra tại Algeria đang có những dấu hiệu quyết định. Giới sinh viên hôm nay thông báo biểu tình, nhiều lời kêu gọi biểu tình khác vào thứ Sáu tuần này, tức là hai ngày trước khi hết hạn nộp đơn ứng cử tổng thống, diễn ra vào ngày 18/04…
Đất nước Algeria đang thức tỉnh. Hàng chục nghìn người từ hôm thứ Sáu tuần qua đã xuống đường biểu tình phản đối ông tổng thống bệnh tật ra ứng cử nhiệm kỳ thứ 5.
Còn Libération trích dẫn một câu khẩu hiệu của người biểu tình làm tựa lớn trang sự kiện : "Algeria : Không nhiệm kỳ của sự xấu hổ". Xã luận tờ báo bình luận bằng lời lẽ khá cay nghiệt : Một tổng thống bị tai biến tim mạch, không có phát biểu nào trước công chúng từ 7 năm qua và chỉ còn xuất hiện trong các nghi lễ dưới các bức ảnh chụp. Đó không còn gọi là bù nhìn nữa mà là xác ướp.
Những người ủng hộ thấy ở ông một sự bảo đảm ổn định. Đúng là sự ổn định hoàn hảo, bởi tổng thống bị câm, bất động, như là bức tượng sáp trong bảo tàng Grevin. Thế là giới trẻ Algeria vùng lên. Libération đặt câu hỏi : Phải chăng sẽ có một mùa xuân Ả Rập mới ? Có thểnhưng sẽ gặp nhiều khó khăn, tờ báo kết luận.
Anh Vũ
Thượng đỉnh Trump-Kim : Tại sao Trump chọn Việt Nam ? (VOA, 08/02/2019)
Tổng thống Donald Trump loan báo Việt Nam là nước tổ chức họp thượng đỉnh lần thứ hai của ông với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, một động thái mà một số nhà bình luận xem như nỗ lực của Hà Nội để tự chống đỡ trước sự xâm lược của cường quốc Trung Quốc, theo bài phân tích trên ABC Australia đăng ngày 7/2.
Tàu sây bay USS Carl Vinson thăm cảng Đà Nẳng ngày 5/3/2018.
Mục đích của Washington trong cuộc họp Trump-Kim cuối tháng này là để Triều Tiên đồng ý từ bỏ chương trình hạt nhân của họ, nhưng Bình Nhưỡng muốn toàn thể bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân, kể cả kho vũ khí của Mỹ tại Hàn Quốc.
Quyết định họp thượng đỉnh tại Việt Nam, một quốc gia dưới sự cai trị của đảng Cộng sản và một nền kinh tế thị trường tự do cùng tồn tại, có tiềm năng biểu tượng.
"Việt Nam nằm trong thế thù địch gay cấn với Trung Quốc tại Biển Đông, do đó Hà Nội đang tìm sự hỗ trợ ngoại giao trong vùng và trên trường quốc tế để làm rào cản ngăn chặn Bắc Kinh", ông Murray Hiebert thuộc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington được ABC Australia dẫn lời.
Hà Nội có lịch sử với Washington lẫn Bình Nhưỡng.
Là một quốc gia cộng sản theo chế độ độc đảng, Việt Nam tự hào về việc kiểm soát chính trị chặt chẽ và một bộ máy an ninh hữu hiệu. Việt Nam cũng đã tổ chức tổ chức thành công Hội nghị Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương tại thành phố biển Đà Nẵng và Diễn đàn Kinh tế Thế giới của khu vực vào năm ngoái tại thủ đô Hà Nội.
"Như Singapore nơi hai nhà lãnh đạo gặp nhau trước đây, Việt Nam là một nơi rất an ninh", ông Hiebert nói.
"Công an Việt Nam có thể đẩy lùi những đám đông tò mò và giữ các nhà báo tại những khu vực được chỉ định", ông Hiebert nói thêm.
Việc ông Trump tham dự hội nghị APEC năm 2017 có nghĩa là "ông quen thuộc với nước này và có quan hệ tốt với các nhà lãnh đạo", vẫn theo phân tích của ông Hiebert.
Ông Kim cũng tương tự như vậy.
Dù Triều Tiên có lịch sử khác biệt, nhưng hai quốc gia cộng sản này cùng chia sẻ lịch sử chống đế quốc và những quan hệ nước đôi đối với Trung Quốc.
"Việt Nam và Triều Tiên có các quan hệ cộng sản anh em lâu dài, do đó Triều Tiên quen thuộc vớí quốc gia cũng như các quan chức của nước này", ông Hiebert nói.
"Triều Tiên cũng cảm thấy tin tưởng là bộ máy an ninh của Việt Nam có thể bảo vệ an toàn ông Kim".
Việt Nam là trường hợp điển hình của kẻ thù trở thành đồng minh.
Việt Nam đưa ra cho các nhà thương thuyết thượng đỉnh Mỹ một trường hợp điển hình là làm thế nào một cựu thù cộng sản trở thành một đối tác thương mại và an ninh.
Trong một bài diễn văn đọc trước cộng đồng doanh nhân tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói ông Trump tin là Bình Nhưỡng có thể "rập khuôn" con đường của Việt Nam.
"Các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận thức được rằng nước họ có thể cải cách, có thể mở cửa và xây dựng các quan hệ mà chủ quyền, nền độc lập và hình thức chính phủ không bị đe dọa", ông nói.
"Tôi có một thông điệp cho Chủ tịch Kim Jong-un : Tổng thống Trump tin là nước của quý vị có thể rập khuôn con đường này. Mọi chuyện thuộc về quý vị nếu quý vị nắm bắt thời điểm này".
Bằng cách giúp Washington đạt được những mục tiêu của chính sách Triều Tiên, Việt Nam có thể hoàn tất mong muốn có những quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ về các mặt khuyến khích thương mại và đầu tư và sử dụng như một đối trọng chiến lược đối với Trung Quốc.
"Quốc gia này có thể thu hút sự chú ý đáng kể của quốc tế, đặc biệt là du khách và các nhà đầu tư qua việc truyền thông tường thuật cuộc họp thượng đỉnh", ông Lê Hồng Hiệp, một nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS Yusof Ishak ở Singapore nói.
"Đây cũng là một cơ hội cho Việt Nam chứng tỏ chính sách ngoại giao tích cực, qua đó Việt Nam có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho cộng đồng quốc tế, cũng như hòa bình và an ninh trong vùng", chuyên gia này nói.
(Theo ABC/AP)
********************
Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino hôm 7/2 ca ngợi Việt Nam khi thông tin thêm về cuộc gặp diễn ra vào cuối tháng này giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.
"Việt Nam là một đối tác và là người bạn thân thiết của Mỹ, và chúng tôi cám ơn chính phủ Việt Nam vì sự hào phóng khi đăng cai hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai này", ông Palladino nói tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ tại thủ đô Washington D.C.
Người phát ngôn này nói thêm rằng hiện hai bên đang xúc tiến các cuộc gặp để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa lãnh đạo Mỹ và Bắc Hàn, trong đó có cuộc thảo luận giữa đặc sứ Mỹ về Triều tiên Stephen Biegun và đối tác Kim Hyok-chol ở Bình Nhưỡng.
Khi được hỏi thêm về nơi Tổng thống Trump sẽ gặp lãnh tụ Kim ở Việt Nam vào ngày 27 và 28/2, ông Palladino nói rằng điều đó "sẽ được công bố" khi mọi chuyện sẵn sàng, và hiện ông chưa có thông tin gì thêm.
"Chúng tôi ngay lúc này đang làm việc về các chi tiết, và chúng tôi nóng lòng đón chờ một hội nghị thượng đỉnh hết sức tốt đẹp", Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết tiếp.
Trước đó, có tin nói rằng ông Trump thích thành phố Đà Nẵng, nơi nguyên thủ Mỹ từng tới dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, nhưng ông Kim Jong-un lại muốn tới Hà Nội.
Quan chức Mỹ lâu nay vẫn coi Việt Nam là một hình mẫu mà Bắc Hàn có thể học hỏi trong mối quan hệ với Hoa Kỳ.
Chính phủ Hàn Quốc hôm 6/2 nhận xét rằng việc chọn Việt Nam là nơi tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh tụ Kim Jong-un "mang tính biểu tượng quan trọng", cho thấy rằng vẫn có thể thiết lập mối quan hệ bạn hữu với Mỹ sau một thời gian dài thù nghịch.
Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino dường như cũng nhắc tới điều này khi đề cập tới chuyện hai nước cựu thù "vượt qua xung đột và chia rẽ" để có được mối "quan hệ đối tác thịnh vượng" như hiện nay.
Trên Twitter, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 6/2 viết rằng Hà Nội "mạnh mẽ ủng hộ các cuộc đối thoại nhằm duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trên bán đảo Triều Tiên" và "sẵn sáng tích cực đóng góp và hợp tác với các bên liên quan để bảo đảm thành công của hội nghị thượng đỉnh lần hai".
Viễn Đông
*******************
Việt Nam quyết tổ chức thành công thượng đỉnh Trump-Kim (VOA, 08/02/2019)
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai của ông với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ diễn ra trong hai ngày 27 và 28/2 tại Việt Nam, Hà Nội bày tỏ cam kết làm cho cuộc họp này thành công.
Đặc sứ Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun (giữa) bị các nhà báo bao vây khi ông đến phi trường quốc tế Incheon ở Incheon, Hàn Quốc, ngày 3/2/2019.
"Việt Nam sẵn sàng có những đóng góp tích cực và hợp tác với các bên liên hệ để đảm bảo cuộc họp thượng đỉnh thứ nhì Mỹ-Triều thành công, giúp thực hiện mục tiêu kể trên", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố ngày 6/2.
Theo bài phân tích trên Nikkei Asian Review, Việt Nam được chọn vì tính trung lập. Triều Tiên có tòa đại sứ ở Hà Nội, và đã có quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam. Trong khi đó Hoa Kỳ đã có những nỗ lực để cải thiện các quan hệ với Việt Nam kể từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt.
Trong khi thành phố diễn ra thượng đỉnh chưa được công bố, thành phố Đà Nẵng ở miền trung, trước đây tổ chức hội nghị các nhà lãnh đạo Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương 2017, được xem như là ứng cử viên mạnh mẽ nhất. Thành phố có đường sá rộng rãi và nhiều khách sạn sang trọng dọc theo bờ biển. "Đây là một vị trí thuận lợi cho việc gặp gỡ của các giới chức quan trọng nhất", một nguồn tin thân cận với đảng Cộng sản Việt Nam cho Nikkei Asian Review biết.
Đà Nẵng là "chiến trường ác liệt trong chiến tranh Việt Nam, nhưng kể từ đó đã trở thành một thành phố nghỉ mát biểu tượng", phó giáo sư Atsuhito Isozaki, tại trường đại học Keio ở Tokyo chuyên nghiên cứu về Triều Tiên nói. Ông Isozaki nói thêm xét về khía cạnh nỗ lực của Triều Tiên muốn biến thành phố Wonsan ở phía đông nước này thành một khu nghỉ mát, Đà Nẵng "có thể là một cử chỉ của chính phủ Hoa Kỳ khuyến khích Bình Nhưỡng".
Khi ông Trump và ông Kim gặp nhau tại Singapore vào tháng 6 năm ngoái, nhà lãnh đạo Triều Tiên mượn một máy bay của Trung Quốc thay vì sử dụng máy bay của mình, vốn đã cũ. Việt Nam gần với Triều Tiên hơn và ông Kim có thể sử dụng những phương tiện khác, kể cả xe lửa.
Về mặt tiếp vận, ông Cheong Seong-chang thuộc Viện nghiên cứu Sejong của Hàn Quốc chỉ ra rằng trong khi cuộc họp thượng đỉnh năm ngoái tại Singapore bắt đầu vào 9 giờ sáng và kết thúc sau 2 giờ chiều, thời biểu hai ngày trong lần gặp tháng này giúp hai bên có "nhiều thời gian thảo luận về phi hạt nhân hóa và những khung làm việc cho hòa bình".
Giữa lúc việc chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai được tiến hành, Hoa Kỳ ra chỉ dấu cho thấy có thể nhượng bộ một ít để đổi lấy tiến bộ về những cuộc thương thuyết phi hạt nhân hóa đã bị đình trệ.
Đặc sứ Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun, đã từ Căn cứ Không quân Osan ở Hàn Quốc bay đến Bình Nhưỡng ngày thứ Tư 6/2. Ông đáp xuống Bình Nhưỡng vào khoảng 10 giờ sáng, thông tấn xã Tass của Nga cho biết, và đã gặp người tương nhiệm Kim Hyok Chol, để chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh.
"Chúng tôi chuẩn bị thảo luận nhiều hành động có thể giúp xây dựng lòng tin giữa hai quốc gia chúng tôi", ông Biegun tuyên bố vào ngày 31/1. Trong khi trước đây Hoa Kỳ bác bỏ bất cứ sự nhượng bộ nào cho tới khi Triều Tiên có những tiến bộ cụ thể về phía phi hạt nhân hóa, nhận xét của ông Biegun cho thấy Hoa Kỳ có khuynh hướng uyển chuyển hơn, dù vẫn giữ những chế tài đối với Triều Tiên. Những khả năng này bao gồm tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên.
Triều Tiên mong đợi chấm dứt nhanh chóng các chế tài đã bóp nghẹt nền kinh tế nước này. Triều Tiên trước tiên muốn tái tục những dự án chung với Hàn Quốc, như khu Phức hợp Công nghiệp Kaesong, trước khi dần dần thuyết phục cộng đồng quốc tế nới lỏng các áp lực.
"Sau 7 năm ngưng trệ, mỗi bên dường như đã quyết định dành nhiều thời gian vào lúc này để thương thuyết", Nikkei Asian Review dẫn lời bà Lisa Collins, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington.
Trong khi đó Trung Quốc và Hàn Quốc cũng hoan nghênh loan báo về họp thượng đỉnh tại Việt Nam. Trung Quốc xem đây là một cơ hội tổ chức họp thượng đỉnh với ông Trump để giải tỏa căng thẳng thương mại.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang nhắm đến những cuộc thảo luận trực tiếp với ông Trump trước hay sau khi Tổng thống Mỹ gặp ông Kim vào cuối tháng này. Theo những nguồn tin quen thuộc với vấn đề này, ông Tập đã nêu lên ý định của ông góp phần vào việc giải quyết những vấn đề trên bán đảo Triều Tiên bằng những cuộc thảo luận trực tiếp với ông Trump, trong khi cũng tìm những đồng thuận trong việc giải quyết những xung đột thương mại Mỹ-Trump.
Tuy nhiên ngày giờ và địa điểm cho cuộc họp thượng đỉnh Trump-Tập vẫn chưa ấn định, những người có liên hệ đến đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc nói. Những vấn đề như vậy dường như đã được đưa ra trong những cuộc thảo luận cấp Bộ trưởng tại Trung Quốc với một phái đoàn do Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer dẫn đầu.
Một phát ngôn viên của phủ Tổng thống Hàn Quốc, ông Kim Eui-kyeom nói Seoul hy vọng Washington và Bình Nhưỡng sẽ có những bước quan trọng và cụ thể tại Việt Nam tiến đến việc xóa sạch những tranh chấp lịch sử tại cuộc họp thượng đỉnh năm ngoái ở Singapore.
Ông Kim nói Việt Nam hiện là bạn của Hoa Kỳ dù trước đây đã sử dụng "gươm và súng" chống Mỹ, đồng thời ông cũng bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽ là một "sân khấu vĩ đại" để Hoa Kỳ và Triều Tiên viết nên trang sử mới.
(Theo Nikkei Asian Review)
*********************
Tiến sĩ Nguyễn Việt Phương, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Belfer, Đại học Harvard của Hoa Kỳ, trao đổi với VOA về các điểm lợi khi Việt Nam đăng cai cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến diễn ra vào ngày 27/28 tháng 2.
VOA : Thư a tiến sĩ Nguyễn Việt Phương, ông có thể phân tích các điểm lợi cho nước chủ nhà khi thượng đỉnh Trump-Kim được tổ chức ở Việt Nam ?
Nguyễn Việt Phương : Về mặt đối ngoại song phương, Việt Nam sẽ hưởng lợi từ việc cải thiện mối quan hệ với ba nước : Hoa Kỳ, Triều Tiên và Hàn Quốc. Về phía Hoa Kỳ, việc Việt Nam đứng ra tổ chức một sự kiện quan trọng với ông Donald Trump về mặt đối ngoại này thì chứng tỏ rằng Việt Nam sẵn sàng làm một đối tác tin cậy của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á. Đây là một cơ hội rất thuận lợi cho Việt Nam trong bối cảnh rất nhiều nước trong khu vực muốn giành lấy vị trí này như Singapore, Thái Lan, Philippines…
Hàn Quốc, một đối tác lớn của Việt Nam về kinh tế, lại là nước ủng hộ mạnh mẽ nhất các cuộc đối thoại của Tổng thống Donald Trump và Lãnh đạo Kim Jong-un. Khi Việt Nam tổ chức cuộc gặp này thì phía Hàn Quốc đánh giá là Việt Nam đã giúp Hàn Quốc vấn đề quan trọng nhất về cả an ninh và ổn định tại bán đảo Triều Tiên.
Về phần Triều Tiên, quan hệ trong thời gian vừa qua giữa Việt Nam và Triều Tiên không có quá nhiều biến động, nhưng cũng không quá tốt ! đặc biệt sau những sự kiện như công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương bị dính líu đến vụ ám sát Kim Jong-nam ở Malaysia năm 2017. Về mặt hệ chính trị, Việt Nam và Triều Tiên được coi là hai quốc gia gần gũi. Qua sự kiện này, Việt Nam có thêm một quan hệ tốt và thuận lợi với Triều Tiên, đặc biệt Triều Tiên muốn học hỏi mô hình cải tổ kinh tế của một số nước như Việt Nam, Trung Quốc… Như vậy Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để chia sẻ với Triều Tiên những bài học về quá trình đổi mới của Việt Nam từ năm 1986. Việc này không chỉ tác động đến Triều Tiên và tác động đến nền chính trị, kinh tế quốc tế bởi vì nước này là một chủ đề nóng trên thế giới. Nếu Việt Nam đóng một vai trò trong việc Triều Tiên mở cửa thì đây sẽ là một đóng góp hết sức quan trọng của Việt Nam đối với nền chính trị, an ninh quốc tế".
VOA : Trên bình diệ n đa phương, thì thượng đỉnh Trump-Kim có ích lợi gì cho Việt Nam ?
Nguyễn Việt Phương : Về mặt đa phương, trong thời gian vừa qua Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để chứng tỏ rằng mình là một quốc gia tích cực trong khu vực và trên quốc tế thông qua những việc như đi tiên phong trong khu vực Đông Nam Á trong việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông ; đi tiên phong trong khu vực Đông Á về thúc đẩy hợp tác khu vực, và gần đây là việc ứng cử một lần nữa làm ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Một trong các động thái để chứng tỏ rằng Việt Nam có thể cải thiện được vị trí là một quốc gia tiên phong trong khu vực, hay giữa các nước tầm trung trên thế giới… Đó là những hoạt động quan trọng trong an ninh khu vực, cụ thể là cuộc gặp Trump-Kim lần thứ hai này".
VOA : Thư a tiến sĩ, khi Việ t Nam tổ chức thượng đỉnh này thành công thì mối quan hệ giữa Hà Nội và Washington sẽ tiến triển ra sao ?
Nguyễn Việt Phương : Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua là rất nồng ấm. Hoa Kỳ coi trọng vị trí của Việt Nam tại khu Đông Nam Á. Khi Việt Nam tổ chức sự kiện này sẽ tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc duy trì an ninh tại khu vực – mà việc này có lợi cho Mỹ tại khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, Mỹ còn muốn kìm tỏa Trung Quốc, đặc biệt là từ các nước xung quanh, thông qua chính sách mới của họ Ấ n Độ Dương – Thái Bình Dương và Việt Nam là một nước có xuất phát điểm thấp trong chính sách này. Khi Việt Nam hỗ trợ được Mỹ trong việc giải quyết một trong những điểm nóng lớn nhất trên thế giới của Mỹ ngoài khu vực Ấ n Độ Dương – Thái Bình Dương – đó là Triều Tiên, thì Việt Nam tự khắc sẽ thành một đối tác ở tầm chiến lược cao hơn nữa đối với Mỹ trong việc triển khai chính sách Ấ n Độ Dương – Thái Bình Dương để kìm tỏa Trung Quốc trong thời gian tới".
VOA : Việ t Nam có những nét tương đồng với Triều Tiên và có thể chia sẻ với Bình Nhưỡng, tiến sĩ nhận định vấn đề như thế nào ?
Nguyễn Việt Phương : Khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ năm 1979, là do Việt Nam đưa quân vào Campuchia. Việc đưa quân này một phần giúp Việt Nam ổn định biên giới Tây Nam, nhưng lại là nguyên nhân khiến Việt Nam bị cô lập tại khu vực và trên trường quốc tế, tức là rơi vào tình trạng gần giống như Triều Tiên hiện tại. Từ năm 1986 Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế và chính sách này và Việt Nam hoàn toàn có thể chia sẻ bài học này đối với Triều Tiên. Hơn nữa, Việt Nam và Triều Tiên có một hệ tư tưởng khá gần gũi, một nền chính trị tương đối tương đồng. Trên thế giới có hai mô hình mà Triều Tiên có thể học hỏi được là mô hình của Trung Quốc và của Việt Nam. Nhưng Trung Quốc có nguồn lực khác nhiều so với Triều Tiên, vì vậy xét trên nhiều khía cạnh thì Việt Nam có lẽ là mô hình phù hợp nhất để Triều Tiên học hỏi, để mở cửa nền kinh tế. Nếu Việt Nam chia sẻ được các bài học của mình cho Triều Tiên thì đó là một điều rất tốt cho quan hệ hai nước và cho quốc tế".
An Hải