Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 09 janvier 2024 23:11

Mồng 7 tháng Giêng… sau 45 năm

Nhìn cảnh các em thiếu niên Campuchia "tham quan" các dãy hộp sọ của các nạn nhân từ chế độ Khmer Đỏ trưng bày tại "Cánh đồng chết" (gần Phnom Penh), liệu chúng ta có dám "giáo dục, phổ biến cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu rõ sự thật lịch sử này" (yêu cầu của tân Thủ tướng Hun Manet) nhưng lại tránh trả lời câu hỏi: Ai là "trùm cuối" gây ra tấn thảm kịch lớn này cho cả hai nước?

campu1

Một em nhỏ đang nhìn những hộp sọ tại nơi tưởng niệm những nạn nhân thời Khmer Đỏ ở ngoại ô Phnom Penh, Campuchia hôm 17/4/2014. AP

---------------------------

Hội chứng sau 45 năm ở mỗi nước

Có lẽ không phải ngẫu nhiên, tờ Phnom Penh Post ngày 2/1/2024, đã nhắc lại cuộc gặp gỡ trực tuyến giữa Hun Sen, lúc đó vẫn còn làm Thủ tướng Campuchia, với các đồng nhiệm quốc tế vào tháng 8 năm ngoái. Bài tường thuật ấy – được giật bằng tít lớn "Những hồi tưởng của Hun Sen về những cột mốc tháng Giêng lịch sử trong cuộc đời ông" (Hun Sen reflects on past historic January milestones from his life) – thật đáng suy ngẫm (1). Đáng suy ngẫm không chỉ vì Hun Sen thấy "cần phải làm nổi bật những cột mốc quan trọng trong quá khứ của mình, sao cho chúng vẫn sẽ sống động mãi trong ký ức – Bời vì, chúng không chỉ định hình cuộc đời ông, mà còn cả vận mệnh của Campuchia". Với tư cách là người đứng đầu "Hội đồng Cơ mật Tối cao" của Nhà vua, dòng ký ức ấy của Hun Sen được cho không chỉ là những kỷ niệm, mà còn là những khoảnh khắc quan trọng mà mọi người dân Campuchia phải biết để ghi nhớ.

Nhân kỷ niệm Chiến thắng mồng 7 tháng Giêng năm nay, Phnom Penh Post còn "chạy" nhiều bài khác về sự kiện cách đây 45 năm. Trong tất cả các bài viết với độ dài hàng ngàn chữ ấy, có một vài lần, "Vietnamese troop" (quân đội Việt Nam) đã được nhắc đến một cách khá mờ nhạt. Còn trên tờ Khmer Times  ngày 5/1/2024, một phóng sự của nhà báo Uch Leang từ Khoa Nghiên cứu Á – Phi thuộc Học viện Hoàng gia Campuchia đã tham chiếu phát biểu của tân Thủ tướng Samdech Hun Manet nói ở Hà Nội, trong buổi chiêu đãi do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì nhân chuyến thăm mới đây của ông. Tại đó, Hun Manet nhắc lại "sự thật lịch sử" của ngày 7/1 là "Campuchia đã giúp Việt Nam thống nhất đất nước và Việt Nam đã giúp Campuchia giải phóng đất nước khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot". Và Hun Manet kêu gọi: "Chúng ta cần giáo dục, phổ biến cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu rõ sự thật lịch sử này…" (2).

Giới quan sát cũng lưu ý bài viết kỷ niệm 45 năm Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam của Đài tiếng nói Việt Nam ngày 7/1/2024. Bài viết nhấn mạnh bài học phải luôn luôn cảnh giác, không để bị động bất ngờ… và cũng khẳng định một "sự thật chính nghĩa" khác nhân dịp kỷ niệm này. "Sự thật chính nghĩa" mà Việt Nam muốn nhấn mạnh là "phải luôn luôn cảnh giác, không để bị động bất ngờ, đồng thời, cần có kế sách để kịp thời ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh xung đột từ sớm, từ xa". Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam cách đây 45 năm còn nhắc chúng ta nằm lòng bài học "phải chủ động phòng ngừa, phát hiện và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, tránh xung đột, tránh bị đối đầu và không để bị cô lập, phụ thuộc trong cộng đồng quốc tế" (3).

Điểm qua tương tác giữa truyền thông chính thống của hai nước Campuchia và Việt Nam, sau 45 năm, chúng ta thấy gì? "Hội chứng Campuchia" ở Việt Nam ngày nay vẫn là nguy cơ chiến tranh, vẫn là nguy cơ bị đe dọa về an ninh, cần phải "chủ động phòng ngừa, phát hiện và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, tránh xung đột, tránh bị đối đầu và không để bị cô lập, phụ thuộc trong cộng đồng quốc tế". Ngược lại, "hội chứng Việt Nam" ở Campuchia là, dường như Phnom Penh đòi phải nhận thức khách quan hơn, sự có đi có lại trên tương quan lịch sử, cũng như hiện tại đối với mối bang giao phức tạp của tình huynh đệ giữa "những người anh em thù địch" (Từ của Nayan Chanda, 1986): Anh giúp tôi và tôi cũng đã từng giúp anh…

Có thể đây là điểm khác biệt đáng lưu ý giữa vị tân Thủ tướng Campuchia mới lên nắm quyền lực chưa được bao lâu so với thân phụ của ông là Samdech Decho Hun Sen ? Cái nhìn hai chiều của Samdech Thipadei Hun Manet có thể làm nhiều người Việt Nam "không sướng cái bụng" so với "cách nói để chiều lòng Việt Nam" của ông bố trong suốt mấy chục năm qua. Kể lại thời gian đấu tranh chống Pol Pot, Thủ tướng Hun Sen từng nhiều lần khẳng định: "Campuchia coi ngày 7/1 là ngày sinh thứ hai của mình… mang giá trị quốc gia" (4). "Đất nước Campuchia không có các anh (Việt Nam) thì lúc này dân tộc Campuchia không biết đi về đâu" (5)

campu2

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Campuchia Hun Manet tại Hà Nội hôm 11/12/2023. AP

Họa phúc có nguồn đâu một buổi

Tuy nhiên, đằng sau các tuyên bố "có cánh" ấy của cả hai cha con Hun Sen là gì? Thủ tướng Samdech Thipadei Hun Manet mới đây vừa chính thức công bố triển khai thực hiện "Chiến lược Ngũ giác – Giai đoạn 1" nhằm thúc đẩy phát triển các khía cạnh kinh tế-xã hội, từng bước đưa Campuchia trở thành quốc gia có thu nhập được nâng cao trong những năm tới. Được xây dựng dựa trên nền tảng của các Chiến lược Tam giác và Tứ giác, "Chiến lược Ngũ giác" được ra đời với mục đích xác định lại bối cảnh chính trị của Campuchia và thúc đẩy các khía cạnh kinh tế-xã hội của đất nước hướng tới mục tiêu đầy tham vọng là trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2050.

Với việc sử dụng "ngoại giao quà tặng", "đổi viện trợ lấy sự ủng hộ về chính trị", Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng của mình tại Campuchia, từ đó gặt hái được nhiều thành công, nhất là trên vấn đề Biển Đông (6).

Nhưng tin chấn động cụ thể hơn là việc tàu chiến Trung Quốc đã cập cảng Campuchia và dư luận quốc tế quan ngại sâu sắc về kế hoạch của Bắc Kinh muốn độc quyền kiểm soát các phần chính của Căn cứ Hải quân ở Ream. Các tàu chiến Trung Quốc đã đến Căn cứ Hải quân này giữa lúc Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Seiha đã cho đăng công khai một dòng tin trên Facebook rằng, đây là sự chuẩn bị cho các hoạt động huấn luyện của Hải quân Campuchia (7). Một tin chấn động khác đối với tương lai của đồng bằng sông Cửu Long là, ngày 17/10/2023, tại thủ đô Phnom Penh, Ủy ban liên bộ Campuchia do Phó thủ tướng Sun Chanthol đứng đầu đã ký kết thỏa thuận với đại diện Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) về dự thảo khung xây dựng kênh đào nối ra biển Phù Nam Techo. Thỏa thuận này sẽ cho phép CRBC tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về tất cả các khía cạnh của dự án trong vòng tám tháng. Kênh đào Phù Nam Techo ước tính sẽ tiêu tốn khoảng 1,7 tỉ USD và mất 4 năm để hoàn thành (8).

Tác động của Kênh đào Phù Nam đối với đồng bằng sông Cửu Long là khôn lường. Theo đánh giá của cây bút Tùng Phong, mức độ ngập lũ của vùng đồng bằng Mekong hiện chỉ bằng một nửa so với bình thường. Như vậy, lượng nước của sông Mekong chảy vào vùng châu thổ ĐBSCL không chỉ bị các đập thủy điện giữ lại mà còn tiếp tục bị trực tiếp lấy đi bởi các con kênh đào như Kong Chi Mun hay "đế chế Phù Nam" tới đây. Chỉ thông báo mục đích giao thông đường thủy, Campuchia chưa hề để cập đến mục đích nông nghiệp hay thủy lợi, trong khi đó lại giải thích sông Bassac là "phụ lưu", mặc dù nó chính là "phân lưu". Điều này có thể dẫn đến một thảm họa về sinh thái khi Việt Nam là quốc gia yếu thế nhất, vì ở vị trí cuối cùng của hạ nguồn dòng Mekong. Không chỉ có vậy, ngoài những tác động về môi sinh, môi trường và kinh tế – xã hội mà dự án này gây ra thì còn nhiều rủi ro khác về kinh tế, địa-chính trị mà tất nhiên Trung Quốc và Campuchia sẽ không bao giờ đề cập đến, ẩn họa sau các mục đích chính của con kênh đào "Đế chế Phù Nam" (9).

Phải chăng trên đây là những lý do để giới quan sát quốc tế, một lần nữa lại đặt ra những câu hỏi như muốn liên hệ với bối cảnh lịch sử của xung đột cách đây 45 năm. Đài RFA đã đặt vấn đề: Tại sao năm 2024 này, dư âm cuộc tiến quân của Việt Nam vào thủ đô Phnom Penh, lật đổ chế độ Khmer Đỏ và đóng quân tại đó hơn 10 năm trời, vẫn còn tiếp tục vang vọng cho đến ngày nay? Bản chất của cuộc chiến thuở ấy là gì? Gọi cái tên nào cho cuộc chiến là đúng nhất? Tại sao cuộc chiến ấy đã kết thúc hơn 30 năm, nếu tính từ lúc Việt Nam rút quân khỏi Phnom Penh năm 1989, nhưng vẫn còn ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam – Campuchia ngày nay ? Nhìn bức ảnh chụp lại cảnh trẻ em Campuchia "tham quan" các dãy hộp sọ của các nạn nhân từ chế độ Khmer Đỏ được trưng bày tại "Cánh đồng chết" ở Choeung Ek, gần Phnom Penh, liệu chúng ta có dám thành thật "giáo dục, phổ biến cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu rõ sự thật lịch sử này" mà tránh trả lời câu hỏi: Ai là tác giả của tấn thảm kịch "vĩ đại" này cho cả hai nước ? Cho nên phóng sự "Người Campuchia nghĩ gì về cuộc chiến của Việt Nam với Khmer Đỏ ?" ngày 3/1 (10) và cuộc trả lời phỏng vấn "Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam – Campuchia năm 1979 ?" ngày 5/1 (11) trên RFA thực sự là những tài liệu rất đáng nghiền ngẫm.

Đinh Hoàng Thắng

Nguồn : RFA, 09/01/2024

Tham khảo :

(1) https://www.phnompenhpost.com/national/hun-sen-reflects-on-past-historic-january-milestones-from-his-life

(2) https://www.khmertimeskh.com/501418109/the-45th-anniversary-of-victory-day-january-7-youths-steady-and-build-upon-friendship-bridge/

(3) https://vov.vn/chinh-tri/45-nam-chien-tranh-bien-gioi-tay-nam-lich-su-da-noi-len-su-that-chinh-nghia-post1070051.vov

(4) https://vov.vn/the-gioi/bao-campuchia-neu-cao-vai-tro-to-lon-cua-viet-nam-trong-tieu-diet-che-do-khmer-do-829248.vov

(5) https://tuoitre.vn/thu-tuong-campuchia-toi-rat-cam-on-va-biet-on-viet-nam-1240123.htm

(6) https://nghiencuuchienluoc.org/campuchia-trien-khai-chien-luoc-ngu-giac-va-nhung-ham-y-doi-voi-viet-nam/

(7) https://www.voatiengviet.com/a/7387809.html  (Mỹ theo dõi tin tàu chiến Trung Quốc hiện diện tại căn cứ Campuchia)

(8) https://cuoituan.tuoitre.vn/du-an-kenh-dao-phu-nam-techo-duong-ra-bien-cua-campuchia-20231124100137904.htm

(9) https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/kenh-dao-de-che-phu-nam-hay-tieng-chuong-bao-tu-cho-dong-bang-song-cuu-long/

(10) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-do-cambodians-think-about-vietnam-war-with-the-khmer-rouge-01032024104225.html

(11) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-name-should-vietnam-cambodia-war-in-1979-be-called-01052024095414.html

Published in Diễn đàn

Cách đây 45 năm, ngày 7/1/1979, Việt Nam tiến quân vào Phnom Penh lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Sau khi lật đổ Khmer Đỏ, Việt Nam đã dựng nên một chính phủ tại Phnom Penh do mình bảo trợ. Sau đó, Việt Nam tiếp tục đóng quân tại Campuchia đến năm 1989.

vietcam1

Một góc thủ đô Phnom Penh ngày nay - Reuters

Trong khi ở Việt Nam chỉ có một góc nhìn duy nhất cho rằng Việt Nam đã giải phóng Campuchia khỏi ách thống trị tàn bạo của Khmer Đỏ, thực tế cuộc chiến phức tạp hơn rất nhiều so với những gì truyền thông trong nước loan kể. Công chúng Việt Nam cũng hiếm khi được lắng nghe quan điểm của người Campuchia ngày nay về cuộc chiến năm xưa.

Nhân sự kiện 45 năm Việt Nam tiến quân vào Phnom Penh (năm 1979), RFA tiếng Việt xin giới thiệu một cuộc trao đổi với ông Sorky Sum, một nhà nghiên cứu về lịch sử hiện đại Campuchia và là Biên Tập viên cao cấp của Ban Khmer, Đài Á Châu Tự do, về góc nhìn của ông nói riêng và công chúng Campuchia nói chung đối với cuộc chiến này. 

RFA : Xin ông cho biết các học giả, trí thức và công chúng nói chung ở Campuchia ngày nay nhìn cuộc chiến của Việt Nam ở Campuchia 45 năm trước như thế nào ?

Sorky Sum : Đây là một vấn đề rất gây tranh cãi ở Campuchia. Một số người nghĩ rằng Việt Nam đã đến Campuchia để cứu người dân nước này khỏi nạn diệt chủng của Khmer Đỏ. Một số người khác lại nghĩ Việt Nam có một kế hoạch khác, còn việc giải cứu người Campuchia khỏi nạn diệt chủng chỉ là một "by product", tức là một kết quả phụ xuất hiện do làm một việc gì đó, ban đầu không nghĩ tới nhưng sau đó đã xảy ra.

Tôi đã đọc nhiều nghiên cứu và nói chuyện với nhiều học giả, nhà báo, nhà chính trị Campuchia có liên quan đến sự kiện này. Một số họ cho rằng mục đích ban đầu của Việt Nam khi tấn công Campuchia không phải là cứu người dân Campuchia mà chỉ là thay thế các lãnh đạo cộng sản của Đảng Cộng sản Campuchia (Khmer Đỏ) khi đó quá thân Trung Quốc và thù ghét Việt Nam. Việt Nam muốn thay thế các lãnh đạo Khmer Đỏ thù ghét họ bằng các lãnh đạo Khmer Đỏ khác, dễ thương với Việt Nam hơn. Các lập luận này dựa trên mấy dự kiện sau đây.

Một số học giả chỉ ra rằng ngay trong năm 1979, sau khi lật đổ Khmer Đỏ, Việt Nam mở tòa án xét xử các lãnh đạo Khmer Đỏ, lúc này đã tháo chạy vào rừng ở biên giới với Thái Lan. Trong phiên toà vắng mặt này, Việt Nam chỉ xét xử hai người là Pol Pot và Ieng Sary. Trong khi đó, Khmer Đỏ có rất nhiều lãnh đạo khác, cũng phạm tội ác rất lớn. Nhiều người đặt ra một giả thuyết là có thể Việt Nam muốn mở cơ hội cho những lãnh đạo khác của Khmer Đỏ quay trở lại. Hà Nội lúc đó chỉ muốn thay thế các lãnh đạo của Khmer Đỏ bằng những người khác. 

Tôi từng phỏng vấn ông Bùi Tín, một nhà báo Việt Nam (RFA chú thích : Ông Bùi Tín, 1927-2018, từng là Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân), người từng theo đội quân Việt Nam đến Campuchia năm 1979. Ông nói với tôi rằng lý do Việt Nam tấn công Campuchia vì Khmer Đỏ tấn công Việt Nam. Ông nói rằng trong chiến tranh Việt Nam, chính quyền miền Bắc quyết tâm sắt đá phải thống nhất hai miền Nam Bắc. Do đó, Việt Nam sau 1975 không có lợi ích gì để tấn công Campuchia. 

Một số học giả khác thì nói rằng họ không tìm được tài liệu gốc nào ở giai đoạn đó của Việt Nam nói rằng Việt Nam tấn công Campuchia để cứu người dân mà chỉ nói là tấn công Campuchia vì Khmer Đỏ xâm lược Việt Nam. Khmer Đỏ khi còn cầm quyền đã không chỉ giết người Campuchia mà giết cả người Việt ở Campuchia mà khi đó chính phủ Việt Nam cũng không đến cứu họ.

Nhiều người Campuchia biết ơn Việt Nam vì Việt Nam đã cứu họ khỏi nạn diệt chủng, mặc dù mục đích ban đầu của Việt Nam không phải là cứu người dân Campuchia. Mặc dù việc cứu người dân chỉ là "by product" (kết quả phụ), nhưng nhờ cuộc xâm lược đó mà họ sống sót. Nhưng đồng thời họ cũng nghĩ rằng Việt Nam khi đó không nên đóng quân đến 10 năm như vậy. 

Nhiều người Campuchia nghĩ rằng giá mà khi đó, sau khi lật đổ Khmer Đỏ, Việt Nam liên lạc với Liên Hiệp Quốc, đề nghị cộng đồng quốc tế giúp đỡ, còn mình thì rút quân. Nhưng Việt Nam đã không làm như vậy. Ngược lại, Việt Nam đã cho phép cả một dòng người Việt di cư tràn vào Campuchia. Việt Nam dựng nên chính quyền mới ở Phnom Penh nhưng lại can thiệp sâu vào chính quyền đó, bắt giam cả thủ tướng, không cho Campuchia quyền độc lập chính trị thực sự. Đó là điều người Campuchia không đồng ý. 

RFA : Xin ông nói rõ hơn các ý : Việt Nam không cho Campuchia độc lập thực sự ra sao ? Việc bắt Thủ tướng Pen Sovann khi đó như thế nào và người dân Việt di cư sang Campuchia ra sao ? 

Sorky Sum : Tôi đã có dịp phỏng vấn ông Pen Sovann về giai đoạn lịch sử đó. Ông Pen Sovann là người được Việt Nam đưa lên làm thủ tướng chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia do mình dựng lên, sau khi lật đổ Khmer Đỏ. 

Việt Nam đưa ông Pen Sovann lên thủ tướng vào tháng 7 năm 1979 nhưng rồi đến tháng 12 năm đó, Việt Nam bỏ tù vị thủ tướng này. Họ đưa ông tới Hà Nội, giam giữ 10 năm. Đến 1992, sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia thì mới thả ông ra. 

Ông Pen Sovann tập kết ra miền Bắc Việt Nam từ năm 1954, lấy vợ là người Việt Nam và rất thân thiết với Việt Nam. Nhưng theo những gì ông kể với tôi thì ông phản đối chính sách của Việt Nam khi đó đối với Campuchia sau khi chiếm đóng. 

Chính sách của Việt Nam mà ông Pen Sovann phản đối mạnh mẽ nhất là Việt Nam cho phép một dòng người Việt di cư sang Campuchia, sống thành cộng đồng ở Phnom Penh và Biển Hồ Tonle Sap. Và rồi Việt Nam bỏ tù ông 10 năm ở Hà Nội, từ cuối năm 1981 đến 1992. 

Ông Pen Sovann nói với tôi là ông Hunsen, người sau này là thủ tướng, khi đó là người dẫn quân đến nhà ông, đọc tuyên cáo bắt ông. Bản tuyên cáo nói rằng đầu óc ông "quá hẹp hòi khi phản đối người Việt Nam di cư đến". 

Ngoài ra, theo ông Pen Sovann kể, có một việc khác ông làm Việt Nam ghét là ông nói chuyện thẳng với Liên Xô chứ không thông qua Hà Nội. Ông làm vậy vì ông là thủ tướng, ông muốn là người tự chủ ra quyết định mình làm gì. 

Hà Nội không hài lòng về hành động "qua mặt" đó của ông Pen Sovann. Còn người Campuchia thì không muốn bị người khác chỉ đạo là nên làm gì. Ai cũng muốn tự chủ cả. Campuchia là một quốc gia có chủ quyền nhưng thủ tướng của họ lại có thể bị một nước khác bắt mang đi bỏ tù. 

Ngoài ra, việc đưa người Việt sang Campuchia cũng tạo ra tâm lý sợ hãi của Campuchia. 

Việt Nam lật đổ Khmer Đỏ, nhưng vì những lý do nêu trên mà nhiều người Campuchia khi đó nghĩ rằng Việt Nam sẽ không lật đổ Khmer Đỏ rồi về. Họ tin là Việt Nam có một kế hoạch nào đó, có thể là sẽ ở lại Phnom Penh mãi mãi. 

Cộng đồng người Việt hình thành trên hồ Tonle Sap cũng là một vấn đề lớn với Campuchia ngày nay. Vì khi có một cộng đồng sống trên hồ như vậy thì đương nhiên hồ Tonle Sap sẽ bị ô nhiễm nặng. Người ta xả mọi thứ rác sinh hoạt hàng ngày xuống hồ, trong khi đó là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho Campuchia, đặc biệt là Phnom Penh. Chính phủ Campuchia từng có một dự án đưa cộng đồng người Việt ra khỏi Tonle Sap, bằng cách chỉ định cho họ một khu vực trên đất liền, nhưng dự án này thất bại. Nhiều người Việt lại quay trở lại hồ vì khu vực trên đất liền không đủ cơ sở hạ tầng. Đây là vấn đề vượt ngoài khả năng giải quyết của Campuchia. 

RFA : Không "bàn" về quá khứ, nhìn nhận thực tại, theo ông, hai nước Campuchia và Việt Nam ngày nay nên làm gì để mối quan hệ hai nước phát triển bền vững, hòa bình, hai nước cùng thịnh vượng ?

Sorky Sum : Thật không may, hai đất nước Campuchia và Việt Nam là hai láng giềng nhưng trong lịch sử có rất nhiều chuyện buồn. Trong quá khứ, Việt Nam đã xâm lược Campuchia nhiều lần. Mảnh đất Khmer Krom (Khmer Hạ, tức Đồng bằng Sông Cửu Long ngày nay) từng là đất của Campuchia nhưng bây giờ là lãnh thổ Việt Nam. 

Tôi nghĩ hai nước phải tìm cách sống hòa bình cùng nhau, hòa hợp với nhau, vì chắc chắn hai nước sẽ là láng giềng mãi mãi. Campuchia không thể tự mình di chuyển đi châu lục khác để không làm láng giềng của Việt Nam được. 

Việt Nam là một cường quốc, rất mạnh so với Campuchia. Campuchia bây giờ có 17 triệu người, còn Việt Nam là hơn 100 triệu người. Campuchia lại bị Việt Nam xâm lược nhiều lần cho nên tâm lý người Campuchia luôn lo lắng, phòng thủ. 

Đối với dư luận công chúng Campuchia thì để quan hệ hai nước tốt đẹp hơn, Việt Nam phải trở nên "có thể tin cậy được". Là nước lớn hơn, mạnh hơn, Việt Nam nên là bên chủ động giúp cho mối quan hệ này trở thành mối quan hệ hai bên đều tin cậy lẫn nhau. 

Tôi xin lấy một ví dụ. Người Campuchia không đủ mạnh để nói về cộng đồng Khmer Krom ở Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam. Nhưng họ rất quan tâm đến những người Khmer Krom ở Việt Nam bị truy tố ra tòa vì các quyền con người cơ bản. Ai cũng biết Việt Nam là nước cộng sản, nơi các quyền con người cơ bản của mọi người dân đều không được tôn trọng chứ không chỉ riêng người Khmer Krom, nhưng tôi biết đó là một vấn đề người Campuchia quan tâm, dù không chính thức nói ra. 

Khi lãnh đạo hai nước gặp nhau, Việt Nam thường yêu cầu Campuchia đối xử tốt với cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia. Nhưng ngược lại, Campuchia không thể yêu cầu Việt Nam đối xử tốt hơn với cộng đồng người Khmer bản địa ở Đồng bằng Sông Cửu Long ngày nay. Hai bên có sự chênh lệch về quyền lực. Một bên lớn, một bên nhỏ hơn. 

Chúng ta cần một mối quan hệ bình đẳng giữa hai nước, không phải theo cách quan hệ giữa "anh lớn" và "em nhỏ". Việt Nam và Campuchia nên cố gắng duy trì một mối quan hệ hài hòa (harmony) giữa hai bên.

RFA : RFA tiếng Việt xin cảm ơn ông Sorky Sum đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

Nguồn : RFA, 03/01/2024

Published in Diễn đàn

Chuyến xuất ngoại thứ hai của Hun Manet

Sáng ngày 11/12, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam [1]. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì lễ đón tiếp người đồng cấp từ nước láng giềng. Đây là chuyến xuất ngoại thứ hai của ông Hun Manet từ khi giữ trọng trách thủ tướng. Chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông Hun Manet trong cương vị Thủ tướng là đi sang Trung Quốc.

vietcam1

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Campuchia Hun Manet (giữa) tại lễ đón ở Hà Nội hôm 11/12/2023 - AFP

Mặc dù bị lu mờ bởi chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ một ngày sau đó (mà cả Tứ trụ Việt Nam đều phải tham gia tiếp kiến), nhưng báo chí Việt Nam và Campuchia cũng đưa khá nhiều tin về chuyến thăm Hà Nội của Thủ tướng Hun Manet.

Campuchia là quốc gia khá đặc biệt trong quan hệ với Việt Nam. Là một trong ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào và Campuchia), Campuchia có cả biên giới trên bộ và trên biển với Việt Nam. Việt Nam đã trải qua cuộc chiến với lực lượng Khmer Đỏ - vốn là một chính thể theo lý tưởng chủ nghĩa xã hội nhưng dưới tinh thần Maoist. Từ cuộc chiến này, Việt Nam đã giúp dựng lên nhân vật Hun Sen, người đã nắm chức vụ Thủ tướng kéo dài rất lâu ở Campuchia. Ông Hun Sen cũng chính là cha của Hun Manet. Nội các của ông Hun Manet hầu hết là những gương mặt mới nhưng đều là con cháu của những đại công thần dưới trào ông Hun Sen.

Vấn đề biên giới trên đất liền

Việt Nam và Campuchia có chung đường biên giới trên đất liền dài khoảng 1.255 km, kéo dài từ cặp tỉnh Kon Tum - Rattanakiri đến cặp tỉnh Kiên Giang - Kampot. Đường biên giới này đi qua 10 tỉnh của Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và 9 tỉnh của Campuchia là Rattanakiri, Mondulkiri, Kratié, Tboung Khmum, Svay Rieng, Prey Veng, Kandal, Takeo và Kampot [2] .

Cho đến nay, biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Campuchia vẫn chưa thể hoàn tất xong công việc phân giới cắm mốc. Tính đến năm 2018, hai nước đã hoàn thành phân giới được khoảng 1.045km đường biên giới (khoảng 84%), xây dựng được 2.047 cột mốc tại 1.553 vị trí (chưa kể cột mốc không số cắm tại vị trí ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia) [3] . Vẫn còn 16% chưa thể phân giới. Điều này khiến chính quyền Việt Nam luôn cảm thấy như ngồi trên đống lửa, vì mỗi khi chính trị Campuchia bị xáo trộn thì vấn đề biên giới Việt - Cam lại bị lôi ra mổ xẻ.

Mặc dù đã hoàn toàn xoá sổ đảng đối lập mạnh nhất cùng với đối thủ chính trị Sam Rainsy [4] . Sam Rainsy cùng đảng Ánh nến của ông ta đã liên tục tấn công ông Hun Sen và chính quyền Campuchia về tội "bán đất cho Việt Nam". Nhưng không hiểu vì sao ông Hun Sen vẫn chưa chấp nhận phân giới cắm mốc với Việt Nam 16% còn lại ? Hay có lẽ ông Hun Sen muốn có những toan tính chính trị nào đó đằng sau vấn đề này hay không ?

Việt Nam có lẽ đang hy vọng ông Hun Manet sẽ tiếp tục đường lối của cha mình và sẽ tiếp tục việc hoàn tất phân giới cắm mốc biên giới trên bộ với quốc gia này. Ông Hun Sen là người được đào tạo tại Việt Nam, đã từng lấy bằng Tiến sĩ tại Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, ông Hun Sen là một nhà chính trị khôn ngoan và xảo quyệt, cho nên ít nhất từ năm 2009 trở về đây, Campuchia dường như đã ngả về phía Bắc Kinh để đổi lấy những món lợi lớn về kinh tế, trong khi quay lưng lại với người bạn hàng xóm Việt Nam của mình, thậm chí có những hành động đối lập lợi ích đối với quốc gia ASEAN láng giềng này.

Không chỉ đứng ra với tư cách thành viên ASEAN để ngăn cản các Tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN các năm 2012, 2016 khi các Ngoại trưởng muốn lên án hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, Campuchia giờ đây được coi như một "chư hầu" hăng say và nhiệt tình trước các nhiệm vụ của Bắc Kinh.

vietcam2

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội hôm 20/12/2016. Reuters

Căn cứ quân sự Ream

Căn cứ quân sự Ream là một đề tài gây tranh cãi giữa Campuchia và nhiều quốc gia trên thế giới. Trước đó, Campuchia cho sửa chữa căn cứ quân sự cũ này, với mục đích như giới chức Campuchia nói là để hiện đại hoá quân đội Campuchia và không liên quan đến Trung Quốc.

Tuy nhiên, năm 2019, tở Wall Street Journal lại phát hiện ra về một dự thảo ban đầu của một thỏa thuận theo đó Campuchia cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ Ream trong 30 năm, với quyền được bố trí quân lính, lưu trữ vũ khí và cho tàu chiến neo đậu [5] .

Thủ tướng Campuchia thời đó là ông Hun Sen đã phủ nhận sự tồn tại của thỏa thuận, nhưng sau đó Phnom Penh đã cho phép Trung Quốc nâng cấp và phát triển đáng kể căn cứ Ream.

Trong một bài phân tích ngày 1/12, báo mạng "Asia Sentinel" cho biết hình ảnh vệ tinh trong 18 tháng qua đã cho thấy là quân cảng Ream ở Campuchia không chỉ có thêm bến tàu đủ dài để cho tàu sân bay neo đậu, nhưng cũng đồng thời có thêm một ụ tàu lớn trên vùng đất khai khẩn ở phần phía Nam của căn cứ [6] .

Tom Shugart - nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ - đã phân tích một số ảnh vệ tinh và thấy rằng việc rà phá và làm đường đáng kể đã được thực hiện trong khu vực dành riêng cho quân đội Trung Quốc sử dụng. Việc này sẽ cho phép triển khai các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa dẫn đường bằng radar từng được ghi nhận tại các căn cứ hải quân của Trung Quốc [7] .

Chiến hạm Trung Quốc đã trở thành những chiếc tàu đầu tiên sử dụng quân cảng Ream của Campuchia vừa được nâng cấp.

Thông tin về việc ít nhất 2 tàu Hải quân Trung Quốc cập bến tại Căn cứ hải quân Ream của Campuchia nhìn ra Vịnh Thái Lan đã được đưa ra một cách gián tiếp, thông qua một bài đăng của Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Seiha trên mạng xã hội Facebook ngày 3/12 vừa qua [8] . Bài viết cho biết là quan chức này đã đến căn cứ Ream để thị sát việc chuẩn bị cho hoạt động huấn luyện của Hải quân Campuchia cũng như kiểm tra tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nơi này.

Bài viết không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng lại kèm theo nhiều hình ảnh chụp quan chức Campuchia cùng Đại sứ Trung Quốc Vương Văn Thiên và nhất là cho thấy hai chiến hạm đậu tại bến, một chiếc được xác định là tàu hộ tống Văn Sơn (Wenshan) của Hải quân Trung Quốc.

Hãng tin AP đã tham khảo thêm các bức ảnh vệ tinh do Planet Labs PBC chụp ngày 3/12 cho thấy hai tàu chiến Trung Quốc neo đậu ở căn cứ Ream và hình dáng tương ứng với những hình ảnh được ông Tea Seiha chia sẻ trên mạng. Căn cứ vào kích thước và hình ảnh các con tàu mà Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia công bố, AP cho rằng rất có thể cả hai đều là tàu hộ tống hạm lớp Type 56 của Trung Quốc [9] .

Sự hiện diện của hai chiến hạm Trung Quốc tại căn cứ Ream đã đặt ra câu hỏi về khả năng Trung Quốc bắt đầu tiếp quản cơ sở quân sự có giá trị chiến lược trọng yếu này.

Nếu Trung Quốc thực sự quản lý cơ sở quân sự Ream này, thì sẽ là một lo ngại đặc biệt đối với Việt Nam, quốc gia láng giềng của Campuchia nhưng lại đang có những tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc.

Bằng cách triển khai quân đội của mình tại đây, Trung Quốc có thể đe doạ Việt Nam ngay tại Vịnh Thái Lan, dễ dàng thọc sâu vào khu vực biển phía Nam của nước này. Và cũng với căn cứ quân sự này, Trung Quốc có thể dần thúc đẩy việc tiến tới kiểm soát các con đường vận tải biển chiến lược gần eo biển Malacca, đồng thời thúc đẩy gia tăng sự uy hiếp đối với các quốc gia Đông Nam Á [10] .

Căn cứ quân sự Ream đặt Việt Nam vào tình thế hai mặt trận, thậm chí ba mặt trận, khi phải đối mặt với sự hiện diện quân sự của Trung Quốc không chỉ dọc biên giới phía bắc và ở Biển Đông mà còn ở biên giới phía tây nam [11] .

Kênh đào Phù Nam Techno

Mới đây, Campuchia đã tuyên bố chính thức thực hiện dự án kênh đào Phù Nam Techno, được học giả Campuchia ca ngợi là "nhân tố làm thay đổi cuộc chơi" [12] .

"Phù Nam Techo có thể coi là nỗ lực của Campuchia trong việc biến mình thành cửa ngõ kinh tế và văn hóa của sông Mekong. Dự án đã được phê duyệt tại phiên họp toàn thể Quốc hội vào ngày 19/5/2023. Ngày 7/6/2023, chính phủ quyết định thành lập Ủy ban liên bộ để thực hiện dự án. Vào ngày 17/10/2023, Campuchia đã ký một thỏa thuận cho phép Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc (CRBC) tiến hành nghiên cứu tính khả thi của dự án" [13] .

Tuy nhiên, con kênh này sẽ được đánh giá sẽ có ảnh hưởng đến sự sống còn của Đồng bằng sông Cửu Long và hơn 20 triệu cư dân vùng Châu thổ này [14] .

Không chỉ về vấn đề môi trường và thuỷ văn, bài học căn cứ quân sự Ream, tất cả đã cho thấy cả Campuchia và Trung Quốc đã che giấu nhiều thứ đằng sau như thế nào. Liệu đó chỉ là một kênh đào với mục đích kinh tế đơn thuần như Campuchia đã tuyên bố ? Hay là còn nhiều vấn đề chiến lược để kiềm chế và làm suy yếu, đe doạ Việt Nam như cả Campuchia và Trung Quốc đã làm với căn cứ Ream ?

Việt Nam cần phải hành động

Chuyên gia cao cấp về phân tích chiến lược của RAND Derek Grossman đã cho biết : "Hàng loạt hoạt động của Trung Quốc với các "đối tác chiến lược đặc biệt" truyền thống của Việt Nam hẳn sẽ gây khó chịu cho các nhà lãnh đạo Việt Nam. Mặc dù ít công khai hơn, những tương tác của Việt Nam với Campuchia và Lào vẫn tiếp tục đặc biệt gần gũi bất chấp ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Nhưng thực tế là Trung Quốc đã làm lu mờ Việt Nam ở Đông Dương, và thực tế đó có nghĩa là nỗi lo lắng của Hà Nội sẽ chỉ tiếp tục gia tăng ở sân sau của mình. Hà Nội có thể sẽ phải tìm các biện pháp thay thế để lôi kéo Campuchia và Lào chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực quan trọng này trong những năm tới" [15] .

Vấn đề là Việt Nam cần phải hành động, chứ không chỉ biết nhún nhường và ve vuốt các quốc gia láng giềng vốn là "đàn em" của mình trước kia. Trong chuyến thăm của ông Hun Manet, không biết các lo ngại này có được đặt lên bàn nghị sự của hai bên không ? Nếu không, có lẽ Việt Nam cần lo lắng và chuẩn bị cho các nguy cơ của mình trong tương lai gần.

Hà Lệ Chi

Nguồn : RFA, 12/12/2023

Tham khảo :

[1] https://nhandan.vn/thu-tuong-vuong-quoc-campuchia-hun-manet-bat-dau-tham-chinh-thuc-viet-nam-post786900.html

[2] http://biengioilanhtho.gov.vn/vi/tin-tuc/duong-bien-gioi-tren-dat-lien-viet-nam-va-campuchia-di-qua-nhung-tinh-nao--1089204.html

[3] https://special.nhandan.vn/biengioi_vietnam_campuchia/index.html

[4] https://thanhnien.vn/campuchia-loai-dang-tung-mang-ten-ong-sam-rainsy-truoc-them-bau-cu-185230515163910641.htm

[5] https://www.wsj.com/articles/secret-deal-for-chinese-naval-outpost-in-cambodia-raises-u-s-fears-of-beijings-ambitions-11563732482

[6] https://www.asiasentinel.com/p/cambodia-ream-naval-base-chinese-trojan-horse

[7] https://www.asiasentinel.com/p/cambodia-ream-naval-base-chinese-trojan-horse

[8] https://www.facebook.com/TeaSeiha0055/posts/pfbid02axSFZ5SqLex5R69p2Wxd9uEXcevcEH6AzwffYmRtMSwqKCMF9LB4hX3mhmoaQQx3l

[9] https://apnews.com/article/cambodia-china-navy-base-thailand-gulf-25fd5ba4af472ec96c68108ea0371c11

[10] https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/ream-naval-base-threat-vn-06102022132154.html

[11] https://www.dw.com/en/is-china-building-a-military-base-in-cambodia/a-62124251

[12] https://www.khmertimeskh.com/501401182/cambodias-funan-techo-canal-a-game-changer/

[13] https://www.khmertimeskh.com/501401182/cambodias-funan-techo-canal-a-game-changer/

[14] https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/funan-canal-in-cambodia-the-final-nail-in-the-coffin-of-the-mekong-delta-10032023123358.html

[15] https://www.rand.org/pubs/commentary/2020/11/vietnam-is-losing-its-best-friends-to-china.html

Published in Diễn đàn

Quân đội Campuchia cách đây hai hôm đã rút quân khỏi khu vực biên giới với Việt Nam, kết thúc chiến dịch "bảo vệ không phận" khỏi các hoạt động mà Thủ tướng Hun Sen cho là xâm phạm vùng trời nước này.

cambot1

Lực lượng vệ sĩ riêng của Thủ tướng Campuchia Hun Sen được điều đến biên giới với Việt Nam nơi xuất hiện những máy bay không người lái bị cáo buộc xâm phạm vùng trời xứ Chùa Tháp – Facebook @HunManyCambodia

Trước đó, hôm 27 tháng 6, người đứng đầu chính phủ Campuchia đã ra lệnh điều quân từ lực lượng vệ sĩ riêng của ông, với trang bị hiện đại, tới khu vực biên giới với Việt Nam ở bốn tỉnh đông bắc gồm Kratie, Mondulkiri, Ratanakiri, Tboung Khnum.

Mệnh lệnh trên được ban ra sau khi ông Hun Sen cáo buộc máy bay không người lái của nước ngoài xâm phạm không phận Campuchia. Ông Hun Sen không nói đích danh nước nào, và cũng cho biết phía Việt Nam đã xác minh không đứng đằng sau vụ việc trên.

Chỉ hai ngày sau khi mệnh lệnh trên được ban ra, chính quyền Campuchia đã cho đăng tải các hình ảnh và video ghi lại sự di chuyển rầm rộ của binh lính từ thủ đô Phnom Penh tới khu vực biên giới. Một động thái được cho là thể hiện sự quyết tâm của chính quyền nước này trước việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ.

Thế nhưng, chỉ sau hai tuần, quân đội Campuchia đã lẳng lặng rút quân mà không phát hiện bất cứ sự xâm nhập nào của máy bay không người lái nước ngoài.

Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia xung quanh vấn đề biên giới đất liền là chủ đề được cho là nhạy cảm ở nền chính trị xứ Chùa Tháp, các lực lượng đối lập ở nước này trước nay vẫn công kích đảng cầm quyền và Thủ tướng Hun Sen vì để "mất đất" vào tay Việt Nam.

Do vậy, động thái điều quân tới khu vực biên giới, được đánh giá là nhằm thể hiện sự độc lập của chính quyền Hun Sen trước ảnh hưởng của Việt Nam.

Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế, phân tích thêm về yếu tố này trong bài trả lời phỏng vấn với đài RFA :

"Tôi cho rằng đồng thái này chủ yếu nhắm hướng đến dư luận trong nước, bởi vì Campuchia chuẩn bị tổ chức bầu cử, và trong những năm qua thì thủ tướng Hun Sen đã làm mọi cách để đảm bảo rằng ông sẽ chiến thắng, và khiến phe đối lập không thể thách thức quyền lực của ông ta.

Ngoài ra, vấn đề biên giới với Việt Nam vốn vẫn là chủ đề nhức nhối trong nền chính trị nội địa của Campuchia. Trước đây, phe đối lập thậm chí còn tổ chức nhổ mốc biên giới, thậm chí ngay cả khi Campuchia đang gặp vấn đề với Thái Lan về chủ quyền lãnh thổ, thì phe đối lập vẫn cho rằng Việt Nam mới là nguy cơ chính.

Chính vì tính chất nhạy cảm của vấn đề này mà Hun Sen không muốn phe đối lập lợi dụng để công kích ông ta trong cuộc bầu cử sắp tới".

Còn ông Chhengpor Aun, một học giả vãng lai người Campuchia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), thì đánh giá rằng Thủ tướng Hun Sen không có lựa chọn nào khác, mà buộc phải tỏ ra cứng rắn trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ.

"Nếu đánh giá sự kiện máy bay không người lái dựa trên những thông tin sẵn có, thì rõ ràng nếu thất bại trong việc bảo vệ vùng trời của Campuchia sẽ bị nhìn nhận là sự yếu đuối trong việc giữ gìn khu vực biên giới phía đông, vốn không chỉ là vấn đề nhạy cảm trong nền chính trị Campuchia, mà còn là vấn đề mà công chúng ở đây rất quan tâm.

Nếu thực sự việc này đúng là đã xảy ra, mà chính quyền không thể làm gì để ngăn chặn, thì sẽ tạo ra hình ảnh tiêu cực cho đảng cầm quyền".

Ngày 23 tháng 7 tới đây sẽ diễn ra cuộc tổng tuyển cử để bầu ra quốc hội mới tại Campuchia, qua đó quyết định đảng cầm quyền sẽ là đảng nào cũng như chính phủ mới do ai đứng đầu.

Tại quốc gia Đông Nam Á này, Đảng Nhân dân Campuchia đã giữ vai trò đảng cầm quyền dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Hun Sen kể từ năm 1991. Để duy trì sự thống trị của mình thì vị độc tài này đã nhiều lần giải thể các đảng đối lập, và bắt giữ những người chỉ trích mình.

Thế nhưng, khác với Việt Nam, nơi mà Đảng Cộng Sản thống trị hoàn toàn đời sống chính trị và ngăn cấm triệt để các hoạt động đối lập, thì ở Campuchia vẫn luôn tồn tại đối lập chính trị ở một mức độ nào đó. Do vậy, mặc dù cả hai chế độ ở hai quốc gia này đều phải đối mặt với thách thức do tranh chấp chủ quyền gây ra, nhưng ảnh hưởng của nó đối với các chế độ trên là khác nhau.

Giáo sư Carlyle Thayer phân tích thêm về vấn đề này như sau :

"Sự khác biệt đó là chính quyền Việt Nam không phải đối diện với sự đối lập chính trị, bởi họ là chế độ độc đảng. Tuy nhiên thì họ cũng phải đối mặt với làn sóng phẫn nộ của dân chúng trước vấn đề Trung Quốc, thế nên chính quyền Hà Nội thi thoảng buộc phải hành động, và có thể vụ cấm chiếu phim Barbie là một dấu hiệu, để thể hiện rằng họ cũng dám đối đầu với Trung Quốc.

Nhưng mà Hun Sen thì ở một vị trí hoàn toàn khác, không những tồn tại sự đối lập chính trị, mà Hiến pháp còn quy định hệ thống chính trị phải là đa nguyên đa đảng, do vậy những động thái như vừa xảy ra ở Campuchia liên quan đến việc điều binh tới khu vực biên giới, sẽ có khả năng xảy ra cao hơn so với ở Việt Nam".

Vị giáo sư người Úc cũng chỉ ra một sự tương đồng khác đó là cả chế độ ở Việt Nam và Campuchia đều bị cáo buộc tỏ ra mềm yếu trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nhưng khác với Campuchia khi phe đối lập có thể tham gia tranh cử, thì ở Việt Nam, Đảng Cộng Sản không cho phép bất cứ lực lược đối lập nào đứng ra cạnh tranh với đảng cầm quyền.

Chính vì vậy mà theo ông Chhengpor Aun thì chính quyền của ông Hun Sen vẫn luôn phải tìm cách để chứng tỏ rằng họ không hề yếu đuối trước Việt Nam.

"Với việc dương oai diễu võ bằng một lực lượng hùng hậu như vậy, đảng cầm quyền muốn gửi đi một thông điệp trước thềm cuộc bầu cử rằng họ rất quyết tâm trong việc bảo vệ đường biên giới phía đông, và chủ quyền lãnh thổ của Campuchia, do vậy, bác bỏ cáo buộc bấy lâu nay rằng đảng cầm quyền đã quá mềm mỏng trong vấn đề biên giới với Việt Nam".

Mặc dù phải vận dụng tới lực lượng quân đội để đối phó với một mối đe doạ từ nước ngoài, nhưng cuối cùng, nỗ lực trên cũng chỉ dừng lại ở việc lấy lòng cử tri trong nước, chứ thực chất nó không mang hàm ý an ninh-quân sự nào, do vậy, theo giới quan sát thì Việt Nam không cần phải lo lắng hay bận tâm đối với an ninh của mình.

Nguồn : RFA, 14/07/2023

Published in Việt Nam

Đà Nẵng : Người Trung Quốc thuê cả một khách sạn, gây ‘phẫn nộ’ (VOA, 26/11/2018)

Người dân trong nước bày t s "phn n", sau khi chính quyn thành ph Đà Nng phát hin có đến 38 du khách Trung Quc thuê nguyên c khách sn, s dng 55 máy tính làm vic "chưa rõ mc đích"trên lãnh th Vit Nam.

vn1

Khách sạn Beach Light ở Thành phố Đà Nẵng, nơ i 38 ng ười Trung Quốc dùng 55 máy tính để làm việc. Photo Infonet

Hôm 25/11, lực lượng chc năng Thành phố Đà Nng đã tiến hành điu tra làm rõ mc đích ca mt nhóm 38 người Trung Quc, trong đó có 37 người nhp cnh Vit Nam bng th thc du lch. C 38 người này được cho là đã dùng 55 máy tính làm vic bt hp pháp ti tầng 7 khách sn Beach Light ti mt khu đt bit lp, xung quanh c mc um tùm, hu như chưa có dân cư sinh sng, theo báo đin t Infonet.

Ông Hồ Xuân Thnh, mt người dân sng ti thành ph Đà Nng, nói vi VOA rng ông cm thy "rt phn n" trước các hành động "không bình thường" ca du khách t quc gia láng ging phương Bc.

Ông nói thêm :

"Việc này nh hưởng nghiêm trng đến an ninh ca thành ph. Nhưng đây không đơn gin là vn đ an ninh trt t bình thường mà còn nh hưởng đến các vn đ ln hơn, như an ninh quc gia".

Infonet trích lời ông Nguyn Đức Quý, qun lý khách sn Beach Light cho hay, s người Trung Quc này thuê toàn b các phòng ca khách sn đ s dng, và cho biết thêm rng công an qun Ngũ Hành Sơn cùng vi công an thành ph Đà Nng, Cc An Ninh Mng (B Công An) tiến hành kim tra nhưng nhng người này "t ra không hp tác trong vic ly li khai".

vn2

Bên ngoài khách sạn Beach Light ở Đà Nẵng. Photo Infonet.

VOA đã liên lạc vi ông Võ Công Trí, Phó Bí thư Thường trc Thành y, đng thi là cu Trưởng ban Tuyên giáo thành ph, nhưng ông nói ông đang "quá bn"nên không tr li phng vn.

"Tôi có công việc l d nên không th tr li ngay được", ông Trí nói.

Sáng 25/11, Đại tá Nguyn Thanh Tùng, Trưởng Công an qun Ngũ Hành Sơn, xác nhn vi báo Infonet rằng công an đang phi hp vi các đơn v chc năng điu tra, làm rõ mc đích ca v 38 người Trung Quc s dng 55 máy tính đ làm vic ti mt khách sn trên đa bàn qun.

Nhà hoạt đng Nguyn Thúy Hnh bày t s "phn n" trước vic du khách Trung Quốc dùng th thc du lch đ thc hin các hot đng mà bà cho là "phi pháp, m ám" ti Vit Nam.

Bà nói :

"Tôi rất phn n v vic ny. Tôi là người Vit Nam, sng ti nhà ca mình mà còn thường xuyên b an ninh đến đe da, na đêm đến kim tra hành chính, trong khi đó chính quyền li không có mt bin pháp gì đ phòng, bo v an ninh quc gia trước vic Trung Quc luôn tìm cách làm hi Vit Nam. Vic người Trung Quc hot đng ti Đà Nng không có gì đm bo h đúng là du khách, mà rt có th gây hại cho an ninh quốc phòng ca Vit Nam. Dường như h không có bin pháp nào đ qun lý người Trung Quc sng trên đt Vit Nam".

Từ Hà Ni, nhà hot đng Phm Viết Đào nhn đnh v hot đng "kinh doanh" ca "du khách" Trung Quc trên lãnh th Vit Nam :

"Đây là việc vi phm pháp lut Vit Nam, vic này rt nguy him vì h sang đây làm ăn phi pháp. Có vài người Trung Quc vào đy đ làm nhiu chuyn khut tt và gây nhiu h ly xã hi".

Ông Đào nói thêm : "Riêng Đà Nẵng là mt thành ph chiến lược, đi din vi qun đo Hoàng Sa, nếu đ cho người Trung Quc vào đó mua đt và thì chưa biết chuyn gì s xy ra. Do đó vic kim soát người Trung Quốc là vic làm rt ln, cn phi ra báo đng, trách nhim chính là ca B Công an và B Quc phòng. Nếu đ trình trng thế này hệ thng bo v an ninh quc gia b tê lit".

Các nhà hoạt đng nói qua v này cho thy vic qun lý người Trung Quc ca chính quyn Vit Nam "quá lng lo, lơ là".

Bà Nguyễn Thúy Hạnh nói :

"Luật đc khu ca Việt Nam chưa được thông qua nhưng vùng Vũng Áng gn như đã là mt đc khu (ca Trung Quốc) ri. Lao đng Trung Quốc nhn nhơ trên đt Việt Nam, bây gi đến lượt du khách t do quá hn. Vic này vô cùng nguy him. Tôi không hiu chính quyn quá c tin vào Trung Quốc hay quá nhu nhược đ cho Trung Quốc mun làm gì thì làm trên đt nước ca chúng tôi. Vic này không th chp nhn được".

Đà Nẵng được ghi nhn là nơi mà người Trung Quc mua đt nhiu nht, thm chí còn hình thành c "ph Trung Quc".

VOV cho biết trên các tuyến đường Trường Sa, Võ Nguyên Giáp, Nguyn Văn Thoi thuc qun Sơn Trà và qun Ngũ Hành Sơn ca Thành phố Đà Nng có rt nhiu nhà hàng, quán ăn, khách sn trưng bin hiu bng tiếng Trung Quc. Nhng tuyến đường này được cho là "ph Trung Quc" bởi phn đông hàng quán, khách sn phc v ch yếu cho du khách Trung Quc.

Báo điện t Dân Trí hôm 22/11 tường thut rng c tri thành ph đã yêu cu chính quyn làm rõ thông tin v vic nhiu người Trung Quc mua các lô đt ven bin, gn phi trường Nước Mặn, và nh người Vit Nam đng tên đ hp thc hóa.

*****************

Cắm 40 cột mốc biên giới Việt Nam- Campuchia (RFA, 26/11/2018)

Việt Nam và Campuchia vừa cắm 40 cột mốc dọc theo khu vực biên giới được hai phía thống nhất tại tỉnh Ratanakiri và Mondulkiri. Tuy nhiên ở những khu vực còn tranh chấp vẫn phải tiếp tục chờ phân định.

CAMBODIA-POLITICS

Hình chụp vào tháng 6 năm 2017 tại khu biên giới Campuchia- Việt Nam nhân kỷ niệm 40 năm Thủ tướng Hun Sen bỏ trốn khỏi Phe Khmer Đỏ. AFP

Truyền thông Campuchia loan tin ngày 26 tháng 11 dẫn phát biểu của ông Var Kimhong, Chủ tịch Ủy Ban Biên giới Xứ Chùa Tháp. Theo đó thì cụ thể có 28 cột mốc được cắm tại tỉnh Ratanakiri và 12 cột tại tỉnh Mondulkiri trong vòng 3 tuần lễ qua

Công tác này được thực hiện sau khi hai nước hoàn tất phân định được 84% đường biên giới trên bộ giữa đôi bên.

Thông Tấn Xã Việt Nam loan tin tại cuộc gặp phó thủ tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại giao Chính phủ Phnom Penh, ông Prak Sokhom đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam, ông thủ tướng chính phủ Hà Nội Nguyễn Xuân Phúc, đề nghị hai phía sớm hoàn tất việc pháp lý hóa ghi nhận thành quả 84% công tác phân giới cắm mốc biên giới trên bộ giữa hai nước.

Phnom Penh Post dẫn phát biểu của ông Var Kimhong rằng 16% biên giới trên bộ giữa hai nước sẽ được quyết định với sự giúp đỡ từ phía Pháp.

Vào tháng 11 năm 2016, ông thủ tướng Hun Sen đồng ý với người tương nhiệm Việt Nam về việc đề nghị Pháp giúp chuyển những bản đồ tỷ lệ 1/100.000 thành chi tiết hơn theo tỷ lệ 1/50.000.

Phía Pháp hoan nghênh yêu cầu đó nhưng Paris nói rằng trước khi xúc tiến thì Việt Nam và Campuchia cần đạt được thống nhất với nhau.

Chủ tịch Viện Hàn Lâm Hoàng Gia Campuchia, ông Sok Touch, được mạng báo Khmer Times dẫn lời rằng hai phía còn tranh chấp tại khu vực Dak Dam ở tỉnh Mondulkiri.

Trong khi đó Phnonh Penh Post dẫn phát biểu của ông Var Kimhong nhắc lại ý kiến được đưa ra trên trang Facebook cá nhân của Phó Chủ Tịch Ủy Ban Biên Giới Vương Quốc Campuchia, bà Koy Pisey rằng, một số nhà bình luận như ông Um Sam An khi nói rằng Phnom Penh nhượng hai khu vực Dak Dam và Dak Hout cho phía Hà Nội là không chính xác.

Ông Um Sam An từng là một dân biểu thuộc Đảng Cứu Nguy Dân Tộc. Ông này bị bắt vào tháng 4 năm 2016 với cáo buộc đưa lên trang Facebook cá nhân cáo buộc chính phủ Phnom Penh sử dụng bản đồ biên giới không đúng khi đàm phán với phía Hà Nội.

Vào năm ngoái, ông Um Sam An bị kết án 2 năm rưỡi tù ; tuy nhiên vào tháng 8 vừa qua, ông này được Hoàng Gia Campuchia ân xá. Ông này sang Mỹ định cư sau đó vì bản thân mang hai quốc tịch, Campuchia và Hoa Kỳ.

Đường biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Campuchia được cho biết dài 1270 kilomet.

Published in Việt Nam

Hội nghị Tư pháp về biên giới Việt Nam - Campuchia được tổ chức tại tỉnh Tây Ninh, Việt Nam vào ngày 29 tháng 8.

vietmien1

Hội nghị Tư pháp về biên giới Việt Nam - Campuchia được tổ chức tại tỉnh Tây Ninh, Việt Nam vào ngày 29 tháng 8. Courtesy moj.gov.vn

Hội nghị do Bộ trưởng tư Pháp Việt Nam ông Lê Thành Long đồng chủ tọa với người đồng cấp Campuchia, ông Ang Vong Vathana.

Ông Long nói rằng sau khi Bản ghi nhớ về hợp tác tư pháp giữa hai nước được ký vào năm 2009, đã có nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao của viên chức và chuyên gia hai bên. Nhiều thỏa thuận về trợ giúp tư pháp và dẫn độ đã được ký kết.

Ông Long cũng nói rằng các tỉnh biên giới của Việt Nam đã nổ lực tuyên truyền pháp luật cho dân chúng, giải quyết những bất đồng giữa người Việt và Campuchia sống ở khu vực biên giới.

Trong bản tin tiếng Anh của báo chí nhà nước Việt Nam nói rằng hơn 100 đại biểu tham gia hội thảo thúc giục hai nước hoàn tất các thủ tục trao đổi tội phạm hình sự qua biên giới mà hai bên đã ký kết vào tháng 12 năm ngoái.

Việt Nam và Campuchia vẫn đang hoàn tất việc phân định đường biên giới trên bộ và trên biển giữa hai nước. Việc này đôi khi bị phe đối lập tại Phnom Penh chỉ trích là chính quyền Campuchia hiện nay nhân nhượng Việt Nam.

Ngoài ra tại vùng biên giới hai nước còn xảy ra nạn buôn lậu gỗ từ Campuchia, cũng như còn có một số người thiểu số từ vùng Tây nguyên Việt Nam nói bị đán áp tôn giáo chạy sang Campuchia.

Một hội thảo tương tự được dự trù diễn ra ở Campuchia vào năm 2019.

Published in Châu Á

Viên chức Việt Nam nhận hối lộ từ lâm tặc (RFA, 08/05/2017)

Một cơ quan giám sát môi trường cáo buộc chính phủ Việt Nam và các quan chức quân đội nhận hối hộ để cho qua các vụ buôn lậu gỗ từ Campuchia về Việt Nam.

lamtac1

Hai xe tải vận chuyển gỗ rừng tại Đăk Lăk, ngày 17 tháng 5 năm 2003. AFP photo

Báo cáo của Cơ quan điều tra Môi trường Anh EIA cho biết số tiền hối lộ các quan chức cả hai phía Việt Nam và Campuchia lên đến hàng triệu Mỹ kim. Trong đó, bên Việt Nam chịu trách nhiệm hạn ngạch nhập khẩu gỗ (còn gọi là quota) và phía Campuchia đảm nhận việc mở các khu vực khai thác và đường dây buôn lậu.

Hãng thông tấn AP ngày 8/5 cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam từ chối trả lời AP về cáo buộc này. Trong khi đó Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Campuchia khẳng định rằng việc buôn lậu gỗ đã dừng lại từ năm 2016, và nếu có tái diễn thì được thực hiện một cách bí mật.

Tin cho biết thêm rằng Việt Nam và Liên minh Châu Âu dự tính sẽ ký thỏa thuận nhằm đảm bảo chỉ có gỗ hợp pháp được xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

Campuchia đã ra lệnh cấm xuất khẩu gỗ tròn và kể từ đầu năm 2016 đã đóng cửa biên giới xuất khẩu gỗ sang Việt Nam. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê hiện tại khoảng 300.000 mét khối gỗ tròn đã được vận chuyển ra khỏi Campuchia và được đưa qua Việt Nam theo con đường hạn ngạch.

******************

Việt Nam và Cam Bốt bị tố nhận hối lộ để làm ngơ nạn buôn lậu gỗ (RFI, 08/05/2017)

lamtac2

Tình trạng phá rừng bất hợp pháp tại tỉnh Koh Kong, Cam Bốt. Ảnh minh họa. CC/Paul Mason USAID/Cambodia/OGD

Một tổ chức giám sát môi trường vào ngày 08/05/2017 đã lên tiếng tố cáo chính phủ Việt Nam và nhiều giới chức lãnh đạo quân đội đã nhận đút lót để nhắm mắt làm ngơ trước nạn buôn gỗ lậu từ nước láng giềng Cam Bốt.

Trong một bản báo cáo vừa được công bố, tổ chức Environment Investigation Agency, trụ sở tại Anh Quốc, cho biết hàng triệu đô la đã được giới buôn lậu gỗ ở Việt Nam chi ra cho cả các quan chức Việt Nam lẫn Cam Bốt.

Đút lót cho các viên chức Việt Nam là để bảo đảm có quota gỗ nhập, còn chi cho phía Cam Bốt là để mở rộng thêm vùng đốn cây và đường vận chuyển gỗ lậu. Việc đốn gỗ nhiều khi trái phép nhất là trong những nơi được bảo vệ như các công viên quốc gia.

Cam Bốt đã cấm xuất khẩu gỗ và từ đầu năm 2016 đã đóng biên giới với Việt Nam về việc chuyển gỗ. Việt Nam thì có quota về việc nhập gỗ và cũng đánh thuế trên mặt hàng này.

Theo hãng tin Mỹ AP, bộ Ngoại Giao Việt Nam đã không trả lời yêu cầu bình luận về báo cáo nói trên. Phía Cam Bốt, ông Sear Ra, thuộc cơ quan Lâm Nghiệp Cam Bốt, giải thích là việc xuất khẩu gỗ đã bị ngưng năm 2016, và nếu có tiếp tục sau đó thì chỉ là lén lút và bất hợp pháp.

Cam Bốt là một trong những quốc gia có tỷ lệ phá rừng cao nhất thế giới, phần lớn là do khai thác gỗ bất hợp pháp và tham nhũng. Phần lớn việc buôn bán gỗ được quân đội bảo vệ, thương lượng hoa hồng với thương nhân.

Quota nhập gỗ chính thức của Việt Nam tạo điều kiện dễ dàng cho việc buôn lậu từ Cam Bốt, và Việt Nam, theo báo cáo, cũng hưởng lợi qua thuế đánh trên gỗ lậu. "Khoảng 300.000 mét khối gỗ đã được chuyển lậu từ Cam Bốt và được "rửa" ở Việt Nam dưới các quota này". Tiền lại quả lên hơn 13 triệu đô la từ đầu tháng 11/2016. Đấy là một trong những vụ buôn lậu gỗ lớn nhất từ nhiều năm qua.

Bản báo cáo ghi nhận là vụ buôn lậu gỗ diễn ra trong lúc mà Việt Nam đang nỗ lực bảo vệ rừng của mình, dù chính phủ Việt Nam "cổ vũ khuếch trương ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ, đứng hàng thứ sáu thế giới". Trị giá sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam năm nay dự kiến lên 8 tỷ đô la, trong lúc phải nhập đến 80% nguyên liệu sử dụng.

Cam Bốt và Lào là hai nước láng giềng cung cấp gỗ lậu cho Việt Nam, trị giá gần 3/4 tỷ đô la trong một năm, và một vụ truy bắt ở Lào khiến giới buôn lậu càng quay sang Cam Bốt.

Theo tổ chức giám sát môi trường nói trên, Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu dự kiến ký thỏa thuận hầu bảo đảm là hàng gỗ xuất đi từ Việt Nam là gỗ hợp pháp.

Trọng Nghĩa

******************

Việt Nam nhập gỗ lậu từ Campuchia ? (BBC, 08/05/2017)

lamtac3

EIA nói hơn 300.000 mét khối gỗ đã được xuất lậu từ Campuchia từ tháng 11.

Xuất gỗ lậu từ Campuchia sang Việt Nam tăng mạnh trong những tháng gần đây bất chấp lệnh cấm xuất khẩu nhằm chống lại nạn phá rừng tại một trong các nước nghèo nhất Đông Nam Á, một tổ chức bảo vệ môi trường cho biết trong phúc trình vào hôm thứ Hai.

Tổ chức Điều tra Môi trường (EIA) có trụ sở tại London ước tính rằng có hơn 300.000 mét khối gỗ đã được xuất lậu từ Campuchia từ tháng 11.

Tổ chức này cáo buộc giới chức Việt Nam nhận hối lộ từ những kẻ buôn lậu để làm việc xuất nhập gỗ này được thể hiện là hoạt động hợp pháp.

Trong thông cáo báo chí công bố hôm 8/5 tại London, EIA viết :

"Các quan chức tham nhũng thuộc chính quyền Việt Nam đã kiếm tiền từ nạn đốn trộm gỗ ở diện rộng tại Campuchia".

"Đây là hoạt động buôn lậu gỗ lớn nhất mà chúng tôi đã thấy từ nhiều năm nay", Jago Wadley, nhà vận động bảo vệ rừng của EIA nói.

Hãng tin Reuters nói Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi lập tức về yêu cầu bình luận đối với cáo buộc này.

Người phát ngôn viên chính phủ Campuchia Phay Siphan cho biết một số gỗ đề cập trong bản báo cáo có thể là có phép xuất sang Việt Nam nhưng từ chối bình luận thêm.

lamtac4

Giới vận động đã nêu ra vấn đề khai thác mạnh gây cạn kiệt nguồn gỗ ở Campuchia nhiều năm qua

Đầu năm ngoái, Thủ tướng Campuchia Hun Sen kêu gọi nỗ lực lớn hơn để hạn chế khai thác gỗ bất hợp pháp và cho biết ông đã ra lệnh cảnh sát bắn từ trên không vào những người khai thác gỗ, nếu thấy cần.

Vào lúc cao điểm của hoạt động khai thác gỗ, giữa tháng 12/2016 và 1/2017, khoảng 100 xe chở gỗ vượt biên giới Campuchia vào Việt Nam mỗi ngày, EIA cho biết trong báo cáo dựa trên một cuộc điều tra bí mật.

Nhóm vận động môi trường nói rằng nạn buôn lậu gỗ nên đưa ra câu hỏi về một thỏa thuận vào tháng 5 này giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu để đảm bảo rằng bất kỳ hoạt động xuất khẩu gỗ nào từ Việt Nam sang các nước EU đều là hợp pháp.

"Chúng tôi khuyến khích nhà chức trách Campuchia và Việt Nam khẩn trương điều tra các hoạt động bất hợp pháp được nói tới trong báo cáo và có hành động cương quyết chống lại các cá nhân và công ty bị phát hiện là tham gia vào việc khai thác gỗ bất hợp pháp", George Edgar, người đứng đầu phái đoàn EU, cho biết trong một email gửi tới Reuters.

Published in Châu Á

kampu1

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái) bắt tay với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội vào ngày 20 tháng 12 năm 2016. AFP photo

Các nhà sản xuất và xuất khẩu gạo, thuốc lá của Campuchia được miễn thuế nhập khẩu đối với 300.000 tấn gạo và 3.000 tấn lá thuốc lá khô bán sang Việt Nam mỗi năm.

Đây là thỏa thuận được hai nước ký kết từ nhiều năm trước và được gia hạn định kỳ mỗi hai năm. Người phát ngôn Bộ Thương mại Campuchia Soeung Sophary cho biết tin này hôm nay.

Theo Bộ Thương mại Campuchia, nước này cũng đồng ý cho thuế suất ưu đãi là 0 đối với 39 sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam trong năm nay theo thỏa thuận xúc tiến thương mại song phương. Thỏa thuận này được cho là nhằm khuyến khích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân hai nước trong quan hệ thương mại song phương.

Vào tháng 12 vừa qua, hai nước cũng đã ký một thỏa thuận thương mại biên giới để thúc đẩy thương mại hai nước tiếp theo sau chuyến thăm của Thủ tướng Hun Sen đến Việt Nam.

Published in Châu Á