Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chủ nghĩa tư bản thân hữu, sử dụng những quan hệ câu kết với giới chính trị, quan chức chính phủ để tìm cách trục lợi bằng đặc quyền, đã trở thành tác nhân ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam, một nhà nghiên cứu kinh tế Đông Nam Á nói.

tuban1

Ông Đỗ Mạnh Hồng : Chủ nghĩa tư bản thân hữu, sử dụng những quan hệ câu kết với giới chính trị, quan chức chính phủ để tìm cách trục lợi bằng đặc quyền

Tiến sĩ Đỗ Mạnh Hồng từ Đại học Obirin, Tokyo, bình luận với Quốc Phương của BBC ở Budapest hôm 31/8 :

"Chủ nghĩa tư bản thân hữu kiểu Việt Nam... trong môi trường thể chế chính trị độc tài và sức ép buộc phải đẩy mạnh tự do hóa thể chế kinh tế đã trở thành tác nhân biến nền kinh tế 16 chuyển từ mô hình kết hợp giữa "chính phủ mạnh" và "doanh nghiệp phân tán" thành "chính phủ mạnh" và "doanh nghiệp tập trung".

"Lý do vì với sự hậu thuẫn của thể chế chính trị độc tài, quá trình hoạch định chính sách tự do hóa kinh tế sẽ bị bóp méo một cách độc đoán và có ý đồ tư lợi, khuyết đi những yếu tố khách quan và hợp lý đổi với phát triển tổng thể nền kinh tế xã hội. Kết quả là những chính sách này có xu hướng bị một bộ phận doanh nghiệp hoặc cá nhân có quan hệ chặt chẽ với quan chức chính trị lợi dụng vì mục đích riêng.

"Thực tế, trong quá trình tha hóa của thể chế kinh tế này, những thế lực hiện thân của chủ nghĩa tư bản thân hữu nảy sinh và phát triển dưới nhiều hình thức, không chỉ là những SOEs mà cả nhiều doanh nghiệp FDI và POEs, với những thủ đoạn che dấu ngày càng tinh vi".

tuban2

"Mặc dù công nghiệp ô tô ở Việt Nam đã được nuôi dưỡng khoảng hơn 30 năm, chi phí để lắp ráp một chiếc ô tô trong nước đắt hơn so với ở nước ngoài rất nhiều".

Các hình thức tư bản thân hữu ở Việt Nam :

Ông Đỗ Mạnh Hồng cho rằng tư bản thân hữu ở Việt Nam tồn tại dưới năm dạng chính :

1. Doanh nghiệp nước ngoài

Ông Đỗ Mạnh Hồng lấy ngành công nghiệp ô tô làm một ví dụ cho dạng tư bản thân hữu xuất thân từ một số doanh nghiệp nhà nước.

"Các doanh nghiệp sản xuất ô tô thực ra chỉ là lắp ráp. Họ lobby để chống lại chính sách tự do hóa nhập khẩu ô tô. Mặc dù công nghiệp ô tô ở Việt Nam đã được nuôi dưỡng khoảng hơn 30 năm nay rồi nhưng chi phí để lắp ráp một chiếc ô tô trong nước đắt hơn so với ở nước ngoài rất nhiều.

"Tại sao lại có chuyện vô lý như thế ? Là vì có sự hiện diện của những hành vi có thể gọi là tư bản thân hữu. Rõ ràng là những hành vi mang tính tư bản thân hữu này chỉ tìm kiếm những đặc lợi đặc quyền không phản ánh giá trị gia tăng do bản thân họ làm ra. Họ chỉ tìm kiếm phần chênh lệch có được do chính sách ngăn cấm".

2. Doanh nghiệp tư nhân

Thị trường bất động sản và tài chính được Tiến sĩ Đỗ Mạnh Hồng dẫn làm ví dụ như hai mảng mà tư bản thân hữu 'lộ diện' với chủ thể là các doanh nghiệp tư nhân.

tuban3

Nhiều doanh nghiệp tư nhân "chạy dự án hay mua bán chính sách" trong lĩnh vực bất động sản và tài chính (Hình minh họa).

"Tôi đã theo dõi sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khá lâu. Giai đoạn sau năm 2000 hình thành rõ ràng các doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã đến thời kì phải tự do hóa nền kinh tế và trong điều kiện thể chế chính trị độc tài thì các doanh nghiệp tư nhân cũng có thể hình thành những hành vi lợi dụng tư thế của mình nhằm trục lợi.

"Nói một cách đơn giản là mua bán chính sách. Đó chính là dùng tiền để mua chuộc một số cá nhân nhằm thu về các dự án. Điều này chủ yếu tập trung ở lĩnh vực bất động sản và tài chính.

"Những công ty tôi nói đến ở đây là những công ty thực thụ, ban đầu được thành lập và có những hoạt động sản xuất theo nhu cầu lợi nhuận. Nhưng trong hoàn cảnh một nền kinh tế tự do hóa cùng thể chế chính trị, sẽ có những kẽ hở được tạo ra, tạo cơ hội cho những doanh nghiệp đó có thể trục lợi.

"Ví dụ như các công ty vốn rất lành mạnh nhưng đến thời kì năm 2007 - 2008 khi thị trường bất động sản và tài chính nở rộ thì họ không thể tập trung vào hoạt động chính của mình. Thay vào đó họ dùng vốn hiện có để đầu tư vào hai mảng này. Tuy nhiên không cạnh tranh bằng năng lực của mình, họ đã thông qua những hành vi như chạy dự án hay mua bán chính sách. Đó là một trong những hành vi có thể coi là tư bản thân hữu".

3. Doanh nghiệp tư nhân trá hình

"Loại thứ ba, một loại tư bản thân hữu tư nhân nguy hiểm hơn nữa chính là những doanh nghiệp tư nhân trá hình", nhà nghiên cứu Đỗ Mạnh Hồng phân tích.

"Đó là những công ty sân sau của các quan chức hoặc lãnh đạo chính trị. Những công ty này không thể nêu tên cụ thể vì khi tôi làm nghiên cứu chính thống cũng chỉ tìm được thông tin là có những công ty như vậy tồn tại, và đây là điều rất phổ biến ở Việt Nam.

"Bản chất của những công ty này là tư bản thân hữu vì nó chỉ được lập ra với mục đích lợi dụng những mối quan hệ để mưu cầu đắc lợi. Sau khi giành được những dự án từ các thông tin độc quyền, họ sẽ bán lại những dự án đó cho các nhà thầu khác. Đây là loại tư bản thân hữu cần được làm rõ".

4. Doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa

"Dạng này cũng giống các doanh nghiệp tư nhân ban đầu phát triển theo năng lực nhưng sau này dần dần bị cuốn theo chủ nghĩa tư bản thân hữu", Ông Đỗ Mạnh Hồng cho biết.

5. Doanh nghiệp nhà nước trá hình

"Những doanh nghiệp này được thành lập bởi những tổ chức, cơ quan nhà nước không có chức năng làm kinh tế. Bộ phận này tương tự với các doanh nghiệp tư nhân trá hình. Đây là hai hình thức cản trở sự phát triển kinh tế lâu dài.

"Do được thành lập từ một tổ chức của nhà nước nên ban đầu họ cũng sẽ có lợi thế khi thu thập được thông tin về các dự án đấu thầu. Họ có thể dùng những thông tin đó để mưu cầu đặc lợi.

tuban4

"Khi nền kinh tế có một đội ngũ kinh tế tư nhân mạnh thì nó mới có đủ sức cạnh tranh", ông Đỗ Mạnh Hồng nhận định

Cướp cơ hội cạnh tranh

Vậy chủ nghĩa tư bản thân hữu đã có tác động như thế nào lên đến kinh tế Việt Nam ? nhà nghiên cứu Đỗ Mạnh Hồng bình luận với BBC :

"Chủ nghĩa tư bản thân hữu nói chung cũng như cụ thể là doanh nghiệp tư nhân và nhà nước trá hình làm ảnh hưởng đến nền kinh tế vì đã cướp mất cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hoạt động.

"Vì vậy, có một thực trạng trong nền kinh tế của chúng ta là mặc dù những con số vẫn thể hiện doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng phát triển nhưng đáng lẽ trong 10 - 20 năm vừa qua đã có những cơ hội để phát triển mạnh hơn rất nhiều. Khi nền kinh tế có một đội ngũ kinh tế tư nhân mạnh thì nó mới có đủ sức cạnh tranh.

"Các nước lân cận như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Chẳng hạn như Trung Quốc, đội ngũ doanh nghiệp tư nhân từ chất lượng thấp đến chất lượng rất cao đều rất quy mô. Các doanh nghiệp của Nhật Bản hay Hàn Quốc thì rõ ràng có sự cạnh tranh rất mạnh không chỉ trong khu vực mà trên toàn cầu.

Biện pháp giải quyết ?

Về những biện pháp chính để giải quyết những hậu quả của chủ nghĩa tư bản thân hữu, ông Đỗ Mạnh Hồng nói với BBC :

"Thực ra biện pháp giải quyết là một câu hỏi rất khó và tôi cũng đã tìm kiếm trong suốt 20 năm nay. Thông thường cũng có rất nhiều giải pháp ví dụ như giám sát và giải quyết minh bạch theo pháp luật. Bên cạnh đó có thể nghĩ đến chuyện thể chế chính trị có thể cũng cần thay đổi theo hướng tự do hóa để phù hợp với nền kinh tế.

"Nhưng việc này đối với Việt Nam có lẽ sẽ khó mà khả thi ở chỗ nếu bây giờ có tác động bên ngoài nhằm thay đổi thể chế chính trị đó nhưng những tác động đó cũng không thể làm thay đổi điều gì.

"Ngoài ra cũng có ý kiến trông chờ vào bản thân nội tại của Việt Nam tự thay đổi, nhưng điều đó chúng ta cũng đã chờ quá lâu.

"Theo tôi thì trước hết mọi hoạt động trong xã hội phải tuân theo luật. Khi luật đã được đặt ra, và anh vi phạm luật thì anh phải bị xử phạt đúng luật. Trước khi nói về dân chủ, cần phải xây dựng được một xã hội pháp trị".

tuban5

Ở Nhật, đảng cầm quyền và chính phủ luôn bị các đảng đối lập và người dân giám sát

Kinh nghiệm Nhật Bản

Là người đã có nhiều năm nghiên cứu về kinh tế Nhật Bản, nhà nghiên cứu kinh tế Đỗ Mạnh Hồng nhận xét về cách Nhật Bản phát triển nền kinh tế :

"Thực ra Nhật Bản không xảy ra tình trạng tư bản thân hữu như ở Việt Nam. Tất nhiên vẫn xảy ra những chuyện như lobby, nhưng thể chế chính trị của Nhật là hoàn toàn dân chủ. Đảng cầm quyền và chính phủ bao giờ cũng có những thành viên từ các Đảng đối lập và được người dân giám sát.

"Xã hội của họ cũng rất minh bạch. Cho dù chỉ là một hành vi rất nhỏ của một lãnh đạo cấp cao, người dân đều được biết một cách minh bạch và yêu cầu người lãnh đạo đó giải thích về hành vi của ông có phạm luật hay không.

"Bản thân các doanh nghiệp của Nhật, từ lớn đến nhỏ, cùng có trách nhiệm chính trị đối với xã hội rất cao. Họ chủ động cạnh tranh và phản đối các doanh nghiệp có hành động tư bản thân hữu. Vì vậy những hiện tượng như vậy ở Nhật gần như đã bị triệt tiêu hoàn toàn".

Quốc Phương thực hiện

Nguồn : BBC, 05/09/2017

Published in Diễn đàn

Việt Nam nên có cách tiếp cận và xử lý mới mà có lẽ là nên thay đổi chiến thuật để được hiệu quả hơn, cũng như thu hút quan tâm của cộng đồng quốc tế, khu vực tốt hơn đối với hồ sơ Biển Đông, theo một số ý kiến bình luận, phân tích tại Bàn tròn hôm thứ Năm của BBC Việt ngữ với chủ đề 'Trung Quốc tập trận sát Đà Nẵng - phản ứng và bình luận'.

bd1

Trung Quốc trong một cuộc tập trận ở khu vực Hoàng Sa, trên Biển Đông.

Một trong các thay đổi có thể bắt đầu bằng việc Việt Nam cần giải thích cho thế giới và khu vực biết về những động thái 'gây hấn' của Trung Quốc, trong đó có các vụ việc như tấn công, gây thương vong, đe dọa tàu bè, ngư dân và hoạt động kinh tế... của Việt Nam hơn là chỉ nói về vấn đề 'tranh cãi chủ quyền' hết sức phức tạp, một ý kiến của khách mời từ Hoa Kỳ cho hay.

Để giải quyết bài toán Biển Đông cần có tầm nhìn xa và có tính hệ thống về các động thái của Trung Quốc ở toàn bộ khu vực và trên cơ sở đó rút ra đối sách phù hợp chứ không nên chỉ 'giới hạn' vào tranh chấp đã biết với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và cần nhấn mạnh tới vấn đề bảo vệ 'quyền tự do lưu thông hàng hải' ở khu vực, một ý kiến khác cũng từ Mỹ đặt vấn đề.

Việt Nam trên cơ sở xác định rõ mục tiêu chính và lâu dài của Trung Quốc là 'đẩy Mỹ' ra khỏi Biển Đông, độc chiếm vùng biển này và mở rộng ra phía Tây Thái Bình Dương, cần phối hợp với tất cả các bên có ích quốc gia khác ở Biển Đông để phối hợp, hợp tác với nhau, ngăn chặn chiến lược trên, qua đó giúp Việt Nam đạt được hiệu quả tốt hơn trên hồ sơ Biển Đông, một quan sát từ Hà Nội nhận định.

Trong khi đó, từ Nhật Bản, nhân dịp này, một nhà bình luận cảnh báo chính sách bành trướng quá mức của Trung Quốc, cho rằng nước này nên tham khảo bài học của Nhật Bản thời Thế chiến II, vốn từng đe dọa nhiều nước ở khu vực Tây Thái Bình Dương, và qua đó đã tự gây hại cho bản thân, ý kiến này cũng chia sẻ kinh nghiệm ứng xử của Nhật Bản mỗi khi bị nước ngoài đe dọa hay xâm phạm chủ quyền.

Phải phát ngôn như thế nào?

bd2

Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng Việt Nam cần có thay đổi trong việc thông báo và giải thích với thế giới về những gì đang diễn ra trên Biển Đông do Trung Quốc gây ra.

Trước hết, tại cuộc Tọa đàm hôm 07/9/2017, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, nhà nghiên cứu từ Đại học Maine, Hoa Kỳ bình luận về vụ Trung Quốc tập trận có bắn đạn thật (từ 29/8-04/9/2017), ông nói:

"Về việc Trung Quốc tập trận bắn đạn thật thì không phải chỉ gần đây, chỉ trong mấy ngày qua, mà Trung Quốc đã làm như thế trong quá khứ, đặc biệt vào năm 2013..., ba hạm đội của Trung Quốc đã vào Biển Đông và đã tập trận một cách thật quy mô.

"Vấn đề ở đây là phản ứng của Việt Nam như thế nào để cho thế giới hiểu chuyện gì đã xảy ra, tôi thấy rằng phản ứng của Việt Nam, đặc biệt phát ngôn của bà Lê Thị Thu Hằng [phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao VN] tôi thấy là không ổn.

"Bởi vì đây là hành động có ảnh hưởng đến tự do hàng hải của thế giới, đe dọa an ninh trong khu vực, lẽ dĩ nhiên bà Thu Hằng có nói đến vấn đề đó, nhưng ngay lúc đầu bà nói đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, thì Trung Quốc cũng nói về vấn đề chủ quyền.

"Ở đây không phải là vấn đề chủ quyền, bởi vì nếu chúng ta chỉ nói về tranh cãi vấn đề chủ quyền thì thế giới sẽ không rõ vấn đề và chỉ coi đây là hai nước tranh cãi về vấn đề chủ quyền thôi. Cho nên chúng ta phải nhắc lại là Trung Quốc đã đánh chiếm đảo Hoàng Sa, đã đánh chiếm các đảo khác, đã gây bao nhiêu chết chóc, thương vong và hầu như mỗi tháng, mỗi tuần các tàu của Trung Quốc, tàu cá hay là tàu tuần tra đều gây thương tích cho ngư dân Việt Nam.

"Chúng ta [Việt Nam] phải nói lên vấn đề đó thay vì nói đến vấn đề chủ quyền, bởi vì nói đến chủ quyền thì thế giới sẽ không hiểu và sẽ không bênh vực Việt Nam", nhà phân tích bang giao quốc tế, quan hệ Trung - Việt và đồng thời là sử gia từ Đại học Maine nói.

bd3

Bình luận gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng Việt Nam cần tận dụng 'mẫu số chung' với quốc tế và khu vực ở vấn đề nhấn mạnh tự do lưu thông hàng hải.

Từ California, Hoa Kỳ, bình luận gia, nhà phân tích Nguyễn Xuân Nghĩa tiếp lời Giáo sư Long, nói:

"Tôi đồng ý với một số quý vị nêu vấn đề về cách phản ứng của Hà Nội, tức là nói đến chuyện chủ quyền như ông Ngô Vĩnh Long vừa nói là phân bua với thiên hạ về chủ quyền, vấn đề đó quá phức tạp và thực sự ra không quốc gia nào muốn can dự vào việc đó, thế nhưng quyền tự do lưu thông hàng hải ở bên ngoài là quyền mà quốc gia nào cũng quan tâm đến tất cả.

"Thì đấy là một mẫu số chung mà chúng ta có thể huy động được và... tôi cũng có nhắc tới việc ngoài động thái tại vùng biển Hoàng Sa của chúng ta [Việt Nam], Trung Quốc cũng đang có những hoạt động tương tự như vậy ở tại Philippines và cũng đang gây hấn với Indonesia về việc Indonesia đổi tên vùng biển gọi là Bắc Natuna của họ, là việc mà Indonesia đã làm từ năm 1986 chẳng ai nói năng gì và bây giờ tự nhiên tri hô lên.

"Nó là một khía cạnh, cách phản ứng của Việt Nam, tức là không nên phản ứng theo lối quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh về những chuyện, những hòn đảo hay những bãi cạn, bãi san hô v.v..., mà phải mở rộng tầm nhìn, như vậy mới có thể huy động thêm nhiều quốc gia khác đứng chung cùng quan điểm của mình, quan trọng nhất đầu tiên là khối Asean.

"Và cái thứ nhì, mặc dù có thể ác cảm với chính quyền Donald Trump là rất 'khật khừng' và ăn nói 'lung tung', [nhưng] thực ra nhìn về lâu về dài, quyền lợi của nước Mỹ vẫn là bảo vệ quyền tự do hàng hải đó và cường quốc duy nhất vẫn có thể kiểm soát được ngần ấy eo biển gọi là sinh tử cho nền kinh tế của Trung Quốc ở trên vùng Đông Nam Á là chính vẫn là Hoa Kỳ.

"Và tôi nhắc lại sau cùng là qua ngần ấy mũi nhọn mà họ [Trung Quốc] thọc ra ngoài, họ đều bọc một cái vỏ dân sự, họ chưa xuất hiện với tư cách là hải quân Trung Quốc để tránh chuyện đụng độ trực tiếp với hải quân của Hoa Kỳ.

"Cái đó tôi nghĩ phía Trung Quốc cũng biết mềm nắn, rắn buông và nếu mà xung quanh, mà nhất là Việt Nam mềm nhất, không có lý do gì mà họ không tiếp tục thọc sâu hơn nữa, cái đó có lẽ một số các nhà chiến lược gia của Hà Nội hay của nơi này, nơi kia đều có thể suy nghĩ, còn tại sao họ không dám làm như vậy [kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế], câu hỏi đó vượt ra khỏi tầm nhìn của tôi".

'Phải sử dụng pháp lý quốc tế'

bd4

Phó Giáo sư Tiến sĩ Jonathan London cho rằng Việt Nam nên kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vấn đề Biển Đông

Hôm 6/9, bình luận ngay trước Bàn tròn thứ Năm, một học giả người Mỹ từ Đại học Leidon của Hà Lan quan sát diễn biến tập trận của Trung Quốc và phản ứng của Việt Nam nói với BBC Việt ngữ:

"Việc Trung Quốc tập trận quá gần Việt Nam, cụ thể ở Đà Nẵng, rõ ràng là một sự kiện không thể chấp nhận được và rõ ràng nhà nước Việt Nam đang trong một vị trí rất khó… Tôi là một trong những người cho rằng Việt Nam chắc chắn dù gần đây hoặc trong tương lai gần phải kiện Trung Quốc… lên pháp lý quốc tế, bởi vì nếu cứ như thế này sẽ bất lợi cho Việt Nam", Phó Giáo sư Tiến sĩ Jonathan London nói.

"Việt Nam cần gửi một thông điệp cực rõ không phải chỉ với Trung Quốc, mà với khu vực và toàn cầu, là phải có một trật tự dựa vào chuẩn mực quốc tế mới là một cách để giải quyết tranh chấp cho Việt Nam", ông London nêu quan điểm.

Từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas -Singapore) nhận xét về quan điểm của học giả người Mỹ, ông nói:

"Ý kiến của ông Jonathan London hoàn toàn trùng hợp với ý kiến của tôi nói cách đây rất lâu rồi, tức là cuối cùng Việt Nam phải dùng biện pháp hòa bình là kiện. Không khác được. Bây giờ làm gì thì làm, nhún nhường thế nào đấy, như những người khác nói là thái độ không rõ, thì cuối cùng đến một thời hạn nào đấy buộc phải kiện.

"Bởi vì về mặt kỹ thuật, nó có thời hiệu, lúc mà quá một thời hiệu nào đó mà không đưa ra kiện ở một Tòa án Quốc tế nào đó, thì anh bị tước quyền chủ quyền và quyền tài phán, chắc chắn việc đó sẽ xảy ra.

bd5

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng Việt Nam cần hợp tác với các quốc gia có lợi ích quốc gia trên Biển Đông nhằm phối hợp ngăn chặn chiến lược của Trung Quốc độc chiếm vùng biển này

"Và xảy ra lúc nào thì cách đây hai năm tôi đã nói là tám năm sau có thể xảy ra vụ kiện, đấy là muộn nhất, năm nay, hai năm nữa, tôi nói là khoảng năm, hay sáu năm nữa là hạn cuối cùng xảy ra vụ kiện như vậy, theo nhiều góc độ pháp lý khác nhau, cùng liên quan đến Biển Đông, biển và đảo. Cái đó rất rõ, không ai bàn cãi ở Việt Nam hay ở đâu khác cả.

"Còn thái độ bây giờ có nhận xét ở Việt Nam, ở Hà Nội người ta lừng chừng, hay người ta nói không rõ gì mà bảo đấy rằng người ta không có đối sách gì, thì chắc là không phải thỏa đáng lắm đâu!"

Theo ông Hà Hoàng Hợp, Việt Nam 'có lúc tiến, có lúc lùi', nhưng chắc chắn sẽ 'không bao giờ thỏa hiệp' với Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông, tuy nhiên ông đề cập biện pháp cụ thể để Việt Nam tham khảo thực hiện, trước điều được cho là quyết tâm và chiến lược lâu dài của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông, nhà phân tích nói:

"Đối với Việt Nam chỉ có một cách là nên hợp tác với tất cả các bên có lợi ích quốc gia ở Biển Đông để cùng nhau cư xử làm sao cho Trung Quốc không thực hiện được việc độc chiếm Biển Đông và bành trướng ra chỗ khác, đấy là mục tiêu của Việt Nam".

Trung Quốc 'bành trướng' và bài học Nhật Bản

Từ Tokyo, nhà báo Đỗ Thông Minh nhân dịp này đưa ra một quan sát đối với sự 'bành trướng' của Trung Quốc và chia sẻ kinh nghiệm ứng phó của Nhật Bản khi bị nước ngoài đe dọa, xâm phạm chủ quyền, ông nói với Bàn tròn:

"Sự bành trướng của Trung Quốc hiện nay làm cho chúng tôi, đặc biệt là người sống ở Nhật lâu năm, chúng tôi cảm tưởng rằng nó giống như là Nhật Bản thời thế chiến thứ hai đã từng đe dọa rất nhiều quốc gia ở vùng Tây Thái Bình Dương như chúng ta biết.

"Khi đó quân đội Nhật Bản có lúc lên cao nhất tới 5 triệu, mà bây giờ chỉ còn có 250 ngàn và tất cả đều là tình nguyện, điều chúng tôi muốn nói là sự bành trướng nào cũng vậy, nó cũng sẽ có một thời kỳ co cụm, nếu Trung Quốc không khéo, sẽ rơi vào trường hợp của Nhật Bản.

bd6

Nhà báo Đỗ Thông Minh cảnh báo Trung Quốc có thể tự sụp đổ do chính sách bành trướng quá mức và nên học bài học của Nhật Bản từ Thế chiến II

"Có một lúc thì rất mạnh, nhưng khi sức mạnh bành trướng quá mức, tiềm năng không đi đôi thì nó sẽ bị đổ vỡ, nó sụp đổ từ bên trong, đó là những sự sụp đổ tự nhiên của những hành tinh ở trong vũ trụ, cũng như sụp đổ của các chế độ, hay là của các công ty vận hành v.v..., chúng ta cũng biết sự vận hành quá mức đó.

"Thành ra nếu ngay thời điểm này chúng ta rất e ngại Trung Quốc, nhưng nếu Trung Quốc không khéo thì sẽ rơi vào tình trạng của Nhật Bản và nó sẽ đi tới sự suy sụp, trước khi Trung Quốc mạnh là Trung Quốc yếu và sau khi Trung Quốc mạnh, thì Trung Quốc cũng có thể yếu và biến động hình sin, chúng tôi nghĩ là bất dịch.

"Vấn đề là biên độ và trường độ dài ngắn thế nào, thì cái đó là tùy sự khéo léo của Trung Quốc, cũng như tùy những tương tác của các quốc gia trong vùng".

Về phản ứng của Nhật Bản khi bị đe dọa, xâm phạm chủ quyền, nhà báo Đỗ Thông Minh chia sẻ thêm:

"Khi mà tranh chấp của Trung Quốc với Nhật Bản xảy ra cách đây 5 năm về quần đảo... mà Nhật Bản gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, thì Nhật Bản đã có những phản ứng khá mạnh mẽ và bằng cách cụ thể, tuy quần đảo này không có người, không có căn cứ gì, nhưng trên nguyên tắc chủ quyền kiểm soát vẫn là của Nhật Bản, cho nên tàu chiến và phi cơ từ những đảo, căn cứ gần đó đã tiến tới để bảo vệ.

"Và trong 5 năm qua, có thể nói về số lần, nếu nói trên quan điểm của Nhật Bản tức là Trung Quốc đã có những hành vi khiêu khích, xâm nhập thì lên tới cả vài trăm, thậm chí cả ngàn lần, và trong những lần đó Nhật Bản đều cho tàu chiến và nhất là máy bay, máy bay chủ lực tiêm kích của Nhật Bản là F15 mua của Hoa Kỳ, đã cất cánh... mấy trăm lần.

"Thành ra Nhật Bản tuy không có đụng độ nhau, không bắn nhau gì cả, nhưng Nhật Bản luôn luôn có các lực lượng ứng trực 24/24h, bất cứ lúc nào cũng có thể cất cánh lên để kiểm soát, cũng như ngăn chặn sự xâm nhập của Trung Quốc và ở trên mặt biển cũng vậy, tàu chiến luôn luôn được huy động, mặc dù không có quân đóng ngay trực tiếp.

"Tất nhiên không phải là Trung Quốc mạnh và Nhật Bản có đủ sức đối phó, nhưng Nhật Bản luôn luôn liên kết với Hoa Kỳ, đặc biệt là vấn đề thông tin tình báo và họ có những phản ứng rất nhanh, chứ không phải chỉ có lời nói không thôi", nhà báo Đỗ Thông Minh nói với Bàn tròn của BBC Việt ngữ hôm 07/9 từ Tokyo.

Quốc Phương

Nguồn : BBC, 09/09/2017

Published in Diễn đàn

"Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế

Gây thù kết oán trải mấy mươi năm

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời".

(Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi)

Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, từng dõng dạc tuyên bố : "Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại rực rỡ nhất".

datnuoc1

Nhức nhối xuất cảnh trái phép tìm việc làm - Ảnh P.Tuấn

"Rực rỡ" là một tính từ thể hiện sự tươi sáng, đẹp đẽ và khiến ai cũng phải trầm trồ, chú ý. Người Việt thường nói sự nghiệp thành công rực rỡ hoặc tương lai rực rỡ để nhấn mạnh ý muốn diễn đạt. Vậy theo như tuyên bố của Trọng, thời đại Hồ Chí Minh, bắt đầu từ 2/9/1945 khi Hồ đọc bản Tuyên ngôn khai sinh ra nhà nước cộng sản cho đến nay, là khoảng thời gian tươi sáng và đẹp đẽ nhất. Nếu được sống trong thời đại tươi sáng và đẹp đẽ đến thế, ắt hẳn toàn dân Việt Nam đều có cuộc sống hạnh phúc và thịnh vượng. Có nghĩa là, sẽ không có một người dân nào mong muốn rời khỏi Việt Nam trong thời đại rực rỡ như thế.

Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược với những gì Trọng đã khẳng định. Báo của tỉnh Cao Bằng ngày 7/7/2017 có bản tin : "Nhức nhối tình trạng xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê", phân tích tình trạng gia tăng xuất cảnh lao động trái phép sang Trung Quốc cũng như sự nghèo khổ, khốn cùng của nhiều người dân.

Những thắc mắc

Người viết mong muốn những kẻ đồng ý với tuyên bố của Trọng,những đảng viên giàu có và nhóm lợi ích, trả lời giúp những thắc mắc sau.

1. Tại sao đang sống trong "Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại rực rỡ nhất" mà người dân, cụ thể là thanh niên, lại liều mạng, chấp nhận khổ cực, xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê ? "Nhiều người trong số họ khi trở về thường trắng tay, thậm chí thêm nợ nần hoặc bị công an Trung Quốc bắt giam và phạt tiền".

2. Thời đại rực rỡ kiểu gì mà "Hầu hết những người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động "chui" đều thuộc diện nghèo, không có việc làm ổn định". Thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ mà không thể tạo được công việc ổn định cho người dân sao ? Hay thời đại Hồ Chí Minh chỉ tạo ra cơ hội bòn rút và làm giàu cho những kẻ bám dựa vào đảng, bao gồm đảng viên và thân hữu ?

3. Tại sao thời đại rực rỡ mà phong trào xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm chui tăng đến báo động ? "Đặc biệt, vài năm trở lại đây, phong trào xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê nở rộ, nhiều thanh niên đi làm thuê một năm hoặc vài năm mới về một lần. Cụ thể, đến tháng 6/2017, 3 xã có 100 công dân xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê, trong đó có 12 người hiện đang bị phía Trung Quốc bắt".

4. Nếu người dân có việc làm và thu nhập ổn định, đủ khả năng chăm sóc gia đình, thì họ có liều mạng, chốn sang Trung Quốc làm thuê hay không ? Làm chui ở một đất nước biết chắc chắn có khả năng bị bóc lột rất cao, nhưng người dân vẫn liều mạng là vì sao ? 

Sự thật được kể lại bởi những những nhân chứng hiện đang còn sống :

"Bà Thìn rưng rưng nói : Trước khi vượt biên trái phép, Thạch làm nhiều nghề, như phụ xây, chặt mía thuê nhưng thu nhập thấp. Ăn Tết xong, nghe bạn bè rủ, từ ngày 22/2/2017 Thạch đã trốn sang Trung Quốc làm thuê. 2 tháng trước khi bị bắt, Thạch gọi về nhà và nói làm gia công đồ gia dụng, bị chủ bóc lột thời gian lao động và không trả tiền công. Từ đấy đến nay, Thạch không gọi điện về, gia đình mất luôn liên lạc. Tôi lo nghĩ, không ăn, không ngủ được, người gầy rộc, héo hon không còn tâm trạng nghĩ đến ruộng đồng, nhà cửa".  

"Ông Hơn kể : Từ tháng 2/2017, hai vợ chồng con trai tôi là Hoàng Văn Mông và Hoàng Thị Hồng đã bỏ con nhỏ ở nhà cho ông bà chăm sóc để xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê. 4 tháng lao động vất vả ở xứ người chưa được chủ thanh toán tiền công, nghe tin con ốm, Hoàng Thị Hồng đành bỏ việc quay về nhà. Giờ tiền chữa bệnh cho cháu cũng không có, nhà nghèo không biết vay mượn ai... Với vẻ mặt mệt mỏi, chị Hoàng Thị Hồng ngậm ngùi kể : Khi con được 11 tháng tuổi, tôi cùng chồng vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê mong kiếm chút tiền trang trải cuộc sống. Lúc mới sang được chủ người Trung Quốc hứa trả công 80-150 nhân dân tệ/người/ngày, nên 2 vợ chồng tin tưởng làm. Đến lúc nghe tin con ốm, tôi đòi về, họ nói chưa có tiền trả, chỉ thanh toán đủ tiền tàu xe về, còn chồng tôi, họ ép phải làm hết năm mới thanh toán".

Phải nghĩ gì ?

Những người dân nghèo này không đi cướp hoặc tham lam của đồng bào, nhưng chọn con đường lao động chui cực kì nguy hiểm, để nuôi sống gia đình đang trong cảnh thiếu thốn cùng cực. Thế mà tại sao lại cay nghiệt và ác độc đổ lỗi do người dân có "nhận thức kém" nên đã ồ ạt xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê ? "Một số người dân do nhận thức kém đã "đánh liều" với số phận và cảnh báo của các cơ quan chức năng xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường".

Thực tế là 99% công chức và đảng viên tham nhũng"ăn của dân không chừa thứ gì". Vậy nhận thức của những kẻ bất lương đó thấp hay cao ? Ngày xưa, Hồ Chí Minh, người khai sinh ra đảng cộng sản Việt Nam, sống trong "nhà sàn đơn sơ vách nứa", còn ngày nay, phần lớn đảng viên đều ở biệt thự, con cái thì cho đi học ở phương Tây, tiền bạc thì gửi ra các ngân hàng nước ngoài. Thế thì nhận thức của các đảng viên bây giờ là kém hay tồi ?

Nhận thức đơn giản là khả năng cảm nhận, đánh giá và hiểu biết thế giới khách quan của một cá nhân. Trong trường hợp người dân chạy khỏi Việt Nam để lao động chui, vì phải lo miếng cơm, manh áo, thuốc than, nhà cửa cho gia đình, thì có phải là do "nhận thức kém" hay không? Bản năng sinh tồn của mỗi người dân nghèo là cố gắng tìm ra con đường sống cho gia đình và bản thân trong hoàn cảnh quá đói nghèo và cơ cực. Họ không có một lựa chọn nào khác, ngoài liều mạng để cưu mang gia đình.

Đau xót hơn, theo số liệu của bộ đội biên phòng Cao Bằng, từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh có đến 18.017 công dân xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê; trong đó, số công dân xuất cảnh trái phép bị lực lượng chức năng phía Trung Quốc bắt giữ 469 người, đã trao trả 343 người ; hiện đang bị giam giữ 32 người và3 công dân chết do tai nạn trên đất Trung Quốc (1).

Sau hơn 42 năm kiên định theo đuổi mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh", nhưng đảng cộng sản vẫn không làm được bất kì một điều gì tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam, ngoài gieo rắc cái nghèo khổ, bất công, khiến đời sốngnhân dân ngày càng cơ cực và khốn khó.

Đất nước hạnh phúc và thời đại rực rỡ, vậy cớ làm sao ngày càng nhiều người phải chạy khỏi quê hương vì miếng cơm, manh áo ? Đảng cộng sản luôn tuyên truyền rằng "tuyệt đại đa số nhân dân tin tưởng, ủng hộ", thế vì sao người dân cứ lần lượt rời bỏ quê hương ?

Ngày 12/8/2017, báo Thanh Niên tường thuật, rất nhiều người dân nghèo ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu đã gửi đơn cầu cứu chính quyền, do mong muốn đi xuất khẩu lao động ở Hoa Kỳ, nên đã bị lừa chiếm đoạt tiền. Từ tháng 10/2016 đến này, có 106 người dân trả nhiều tiền để được đi xuất cảnh sang Hoa Kỳ ; trong đó, có 30 trường hợp đã đưa tổng cộng 57.000 đô la (2).

Thực trạng Việt Nam

Một thể chế chính trị của những người lãnh đạo nhẫn tâm, bòn rút, tham nhũng, làm giàu trên tài nguyên Quốc gia, mặc kệ đời sống người dân có ra sao. Số lượng người dân chạy khỏi quê hương chắc chắn sẽ còn tăng, khi mà nền kinh tế của chế độ đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn bao gồm :

  • Nợ công tăng mạnh
  • Bội chi ngân sách tăng 61.800 tỷ đồng 7 tháng đầu 2017.
  • Lạm phát tăng.
  • Giá điện, giá xăng, dịch vụ y tế, giáo dục... tăng.
  • Lượng kiều hối giảm mạnh.
  • Tập đoàn nhà nước tiếp tục thua lỗ ngàn tỉ và phá sản.
  • Trịnh Vĩnh Bình yêu cầu bồi thường hơn 1 tỉ đô la.
  • Bồi thường tập đoàn Repsol : ít nhất 300 triệu đô.
  • Trả lương cho bộ máy nhà nước : 46-69 nghìn tỉ/năm.
  • Vốn vay ODA từ Nhật sẽ giảm từ năm 2017.
  • Hiệp định thương mại tự do Việt-Đức có nguy cơ không thành đến 90%
  • Hàng loạt ngân hàng ngoại quốc tế muốn thu hẹp hoạt động và rút vốn khỏi Việt Nam.

Nhà nước cộng sản đã và đang thất bại trong mọi phương diện, nhưng vẫn quyết tâm đánh đổi sự cường thịnh của quốc gia và hạnh phúc của dân tộc để duy trì quyền lực chính trị tại Việt Nam.

Thay lời kết

"Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại rực rỡ nhất" mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố chắc chắn không phải dành cho người dân, nhưng là "rực rỡ" đối với đám tham quan độc ác. Chúng bòn rút ngân sách, vơ vét của dân, lấy tiền tham nhũng xây dinh thự, biệt phủ trong khi đại đa số người dân sống trong cảnh nghèo nàn, cơ kiệt. Đã thế, lũ quan vô lại còn cậy quyền ỷ thế hống hách với dân, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi.

Hãy nhìn số lượng dân nghèo, phải liều mạng chạy khỏi quê hương nuôi gia đình, để có được câu trả lời chính xác về thực trạng thối nát của đất nước hiện nay. Chỉ riêng tỉnh Cao Bằng, từ năm 2016 đến nay, có đến 18.017 công dân xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê.

Phải khẳng định rằng không một ai muốn rời xa tổ ấm gia đình để lao động bất hợp pháp ở một đất nước khác. Thế nhưng, những người dân nghèo này chấp nhận rủi ro vì sinh tồn cho gia đình. Còn nỗi đau nào nhức nhối hơn khi phải chạy khỏi nơi "chôn nhao cắt rốn" vì nghèo ? Trong "thời đại rực rỡ nhất" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đời sống người dân cơ cực đến mức tuyệt vọng.

Còn gì khốn nạn hơn khi đảng viên và quan chức của chế độ thì sống trong giàu sang nhung lụa trong khi ngày càng nhiều người dân liều mạng bỏ quê hương để mưu sinh. Điều này chứng tỏ rằng những người lãnh đạo của chế độ vô cùng tàn nhẫn và độc ác. Chúng tự cho mình cái đặc quyền làm giàu trên xương máu của dân, nên có cuộc sống giàu có bậc nhất trong xã hội và mặc kệ đời sống nghèo nàn, đau khổ của nhân dân. Những người nghèo là nạn nhân khốn khổ nhất của chế độ cộng sản : đầu tắt mặt tối, quanh năm suốt tháng, mà vẫn không thoát nghèo.

Dưới sự lãnh đạo độc tài toàn trị của đảng cộng sản, thực trạng Việt Nam ngày càng hoang tàn và đời sống nhân dân ngày càng cơ cực và lầm than. Thế nhưng, đáng tiếc thay, cho đến nay những người mong muốn dân chủ hóa đất nước vẫn chưa đồng lòng đoàn kết để hạ gục đảng cộng sản. Cần nhận định mạnh mẽ rằng : muốn hạ đo ván đảng cộng sản phải có một tổ chức đối lập mạnh. Phải hình thành cho bằng được một tổ chức đối lập mạnh làm đối trọng với đảng cộng sản mới có thể tạo được áp lực buộc đảng phải giải thể.

Tiếng khóc than của chia ly vì phải xa gia đình đi lao động chui cũng như không được chủ Trung Quốc thanh toán tiền công, sẽ còn kéo dài khi đảng cộng sản vẫn còn cai trị Việt Nam. Có những con thú đối xử với đồng loại của chúng còn tốt hơn con người đối xử với nhau.

Đảng cộng sản Việt Nam chỉ có một mục tiêu duy nhất là chiếm hữu toàn bộ đất nước vào tay mình. Điều 4 Hiến pháp khẳng định quyết tâm này : không ai có quyền lãnh đạo đất nước ngoài đảng cộng sản. Quy định 90 ngày 04/08/2017 vừa qua tăng cường quyết tâm này : chỉ những người do đảng cộng sản tuyển chọn mới được lãnh đạo đất nước. Quốc hội và tư pháp chỉ la bù nhìn. Tất cả vấn đề là ở chỗ đó. Nỗi khổ hạnh của nhân dân Việt Nam cũng từ chỗ đó.

Với quyền lực có sẵn trong tay, người cộng sản đã rất tàn ác đối với con người.  Những nhà lãnh đạo độc ác này sẵn sàng, vì quyền lực và lợi ích của mình, gây hại cho cả dân tộc. Bọn chúng nhân danh thứ chủ nghĩa bị cả thế giới lên án, đề đàn áp, giết chết những giấc mơ, niềm khao khát tự do của toàn dân. Bởi trong sâu thẳm trái tim của chúng, không có chỗ nào dành cho tình yêu cho Tổ Quốc và Dân Tộc, chúng chỉ có một quyết tâm : bảo vệ sự tồn tại của đảng cộng sản để tiếp tục duy trì sự cai trị hà khắc đối với nhân dân Việt Nam. Cũng từ quyền lực đó, những người cộng sản đã tận dụng chức quyền để vơ vét và làm giàu cá nhân và gia đình dòng họ của mình. Người cộng sản chỉ có một mối tình duy nhất, đó là tình yêu quyền lực và sự giàu sang.   

(29/08/2018)

Mai V. Pham

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Đa Nguyên – Bất Bạo Động – Hòa Giải & Hòa Hợp Dân Tộc"

Nguồn :

(1) http://www.baocaobang.vn/Xa-hoi/Nhuc-nhoi-tinh-trang-xuat-canh-trai-phep-sang-Trung-Quoc-lam-thue/56280.bcb

(2) http://thanhnien.vn/thoi-su/nhieu-nguoi-bi-lua-di-lao-dong-o-my-865012.html

Additional Info

  • Author Mai V. Phạm
Published in Quan điểm

Trung Quốc tăng cường tấn công mạng chính phủ Việt Nam (VOA, 24/08/2017)

Một nhóm hacker của chính phủ Trung Quốc đã tấn công các quan chức chính phủ Việt Nam qua mạng để giành lợi thế trong các thương thảo về thương mại sắp tới.

hack1

Báo cáo của FireEye cho biết một nhóm hacker Trung Quốc tấn công vào chính phủ Việt Nam nhằm lấy lợi thế trong các cuộc thương thảo về thương mại sắp tới.

Báo cáo của công ty an ninh mạng FireEye gửi cho VOA hôm 24/8 phát hiện ra hoạt động gián điệp mạng nhắm vào chính phủ Việt Nam bằng các email giả mạo liên quan đến các chủ đề kinh tế của ASEAN và APEC nhằm lấy thông tin từ người nhận. Dựa trên những tương đồng về hành động thâm nhập mạng trước đây, FireEye khẳng định hoạt động này được tiến hành từ Trung Quốc có liên quan tới nhóm Bolo.

Chuyên gia nghiên cứu cao cấp về tình báo mạng của FireEye Fred Plan cho VOA biết do những lý do địa chính trị, đặc biệt khi các vấn đề biển Đông và cạnh tranh kinh tế đang tăng cao, Việt Nam sẽ tiếp tục là mục tiêu của các hacker Trung Quốc.

"Họ dùng phần mềm độc hại 008S Trojan để tấn công tài khoản của các quan chức chính phủ Việt Nam qua các email có gắn kèm các tài liệu về các vấn đề kinh tế của ASEAN cũng như các cuộc họp APEC ở Việt Nam từ đầu năm nay để đánh cắp mật khẩu và thông tin người dùng".

hack2

Các tệp tin nhiễm độc mà hacker Trung Quốc gửi cho các quan chức chính phủ Việt Nam, được FireEye phát hiện, nhằm thu thập thông tin về chính sách thương mại để có lợi thế trong các cuộc thương lượng sắp tới.


Theo các chuyên gia, Trung Quốc luôn tìm cách theo dõi hệ thống máy tính của các chính phủ nước ngoài. "Họ muốn biết về các đề tài thảo luận của các cuộc thương lượng về thương mại cũng như của các nhà ngoại giao trước khi bước vào thương lượng", theo Adam Segal, một chuyên gia về chính sách Trung Quốc và giám đốc chính sách an ninh mạng của trung tâm nghiên cứu Hội đồng Quan hệ Quốc tế có trụ sở ở New York và Washington DC nói với BuzzFeed.

Đồng tình với quan điểm này, giáo sư Carl Thayer của học viện Quốc phòng Úc nói "Trung Quốc, cũng giống như nhiều quốc gia khác, không ngại ngần gì về việc ăn trộm hay thâm nhập bất hợp pháp vào các bí mật thương mại của các nước khác".

Nhà phân tích chính trị và quốc phòng của khu vực nói với VOA rằng đây sẽ là một mối đe dọa thường trực đối với bất kỳ nhà ngoại giao nào của khối ASEAN về cả khía cạnh thương mại và chiến lược chính trị.

hack3

TPP đổ bể sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương và điều này làm cho các hiệp định thương mại do ASEAN và APEC hậu thuẫn là đích nhắm của Trung Quốc.

Báo cáo của FireEye kết luận rằng hoạt động của hacker Trung Quốc nhằm thu thập thông tin về các chính sách kinh tế thương mại từ quan chức chính phủ Việt Nam để có được lợi thế về chính trị. Sau khi Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đổ bể, các hiệp định thương mại tự do được khối ASEAN và APEC hậu thuẫn sẽ trở thành mục tiêu được nhắm đến. Trung Quốc coi Việt Nam là một đối thủ trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu trong khu vực.

Việt Nam đã tổ chức các cuộc họp APEC từ đầu năm nay và sẽ là nước chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương vào cuối năm nay với sự tham dự của tổng thống Mỹ Donald Trump. Trung Quốc cũng đang vận động sự ủng hộ cho hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RECEP) do họ khởi xướng.

Nhà phân tích Plan của FireEye và giáo sư Thayer đều cho rằng Việt Nam ý thức được mối đe dọa an ninh mạng từ Trung Quốc đặc biệt từ vụ tấn công hệ thống máy tính của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines vào tháng 7 năm ngoái, không lâu sau khi tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.

hack4

Trung Quốc từng tấn công hệ thống điều hành của hãng hàng không quốc gia Việt Nam làm tê liệt 2 sân bay lớn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 7/2016.

"Những cuộc tấn công mạng vào các sân bay của Việt Nam năm ngoái chỉ là ví dụ gần đây nhất. Các website chính phủ bị tấn công và làm tê liệt. Chỉ trước đại hội Đảng 12 vào tháng 1/2016, một người Việt Nam đã bị kết án vì cung cấp những thông tin mật cho Trung Quốc", theo giáo sư Thayer.

Trong con mắt của các cơ quan an ninh Úc và Mỹ, Trung Quốc được coi là một trong những nước hung hăng nhất trong hoạt động gián điệp kinh tế thông qua điệp viên và gián điệp mạng, theo giáo sư Thayer.

Nói với VOA, chuyên gia phân tích Plan của FireEye cho biết hoạt động này đã tăng trong những năm qua và sẽ tiếp tục tăng khi Việt Nam nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc. Và mặc dù các hacker Trung Quốc dùng các thủ thuật rất phổ biến là "spear phishing" nhưng chính phủ Việt Nam cần thận trọng và nâng cấp hệ thống máy tính cũng như đào tạo về an ninh tốt hơn cho các quan chức chính phủ. Giáo sư Thayer cũng nhận định rằng trong bối cảnh mạng toàn cầu làm cho việc bảo vệ các bí mật quốc gia khó khăn hơn, không phải quốc gia nào cũng có đủ khả năng luôn cập nhật với các hệ thống an ninh máy tính tốt nhất.

Theo thống kê từ một nghiên cứu cách đây 3 năm của nhóm chống lừa đảo ăn cắp thông tin trên mạng APWC, Trung Quốc đứng sau 85% các cuộc tấn công bằng phương pháp phishing trên toàn cầu.

**********************

Việt Nam là mục tiêu tấn công của tin tặc Trung Quốc (RFA, 23/08/2017)

Máy tính của các viên chức thương mại và ngoại giao Việt Nam đang là mục tiêu tấn công dồn dập của tin tặc Trung Quốc.

hack5

Hình minh họa AFP

Công ty an ninh mạng FireEye cho biết như vậy và giả định rằng các tin tặc Trung Quốc này được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn.

Thủ đoạn được bọn tin tặc thực hiện là gửi email có cài mã độc đến máy tính của các viên chức, từ đó có thể đánh cắp các kế hoạch thương lượng thương mại hay ngoại giao.

Một chuyên gia về Trung Quốc làm việc ở thủ đô Washington của Mỹ nói rằng đối với các nhà ngoại giao của quốc gia Đông Nam Á thì tin tặc Trung Quốc là một mối đe dọa thường xuyên. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia cạnh tranh với Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, từ việc khai thác dầu khí ở Biển Đông cho đến chủ quyền các hòn đảo nhỏ ở vùng biển này.

Published in Việt Nam

Việt Nam xếp thứ 27 trên tổng số 195 quốc gia về phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

lachau1

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 - RFA

Các chuyên gia đánh giá rằng một trong những nguyên nhân khiến lượng khí thải của Việt Nam cao đến vậy là do hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn sử dụng công nghệ lạc hậu, trong đó phần lớn là công nghệ cũ nhập từ Trung Quốc.

Các chuyên gia từ lâu đã cảnh báo rằng trong bối cảnh phần lớn doanh nghiệp Việt Nam sử dụng công nghệ lạc hậu thì nguy cơ gây phát thải khí nhà kính là rất lớn.

Vì "ham rẻ"

Bộ Khoa học và Công nghệ gần đây đưa ra báo cáo cho thấy có tới gần 90% doanh nghiệp Việt Nam dùng công nghệ lạc hậu so với thế giới, 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập khẩu thuộc những năm 50, 60 trong đó 75% số thiết bị đã hết khấu hao.

Báo cáo cũng nêu rõ chỉ có 10% doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, trong đó chỉ có 2% sử dụng công nghệ cao. Tỷ lệ này thua xa các nước lân cận như Thái Lan (31%), Malaysia (51%) và Singapore (73%).

Giải thích lý do Việt Nam vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu trong công nghiệp, Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường cho biết nguyên nhân chính là do doanh nghiệp Việt Nam thiếu nguồn vốn để đầu tư công nghệ cao :

Các doanh nghiệp luôn tính toán và có xu hướng là muốn ham rẻ, nên nhập khẩu hay mua lại những cơ sở mà Trung Quốc đã thải loại do vấn đề môi trường. Tôi cho rằng đây là một nhược điểm rất lớn. Về mặt chủ trương thì Việt Nam đã có những lúc không cho nhập khẩu công nghệ lạc hậu. Thế nhưng do quá khứ diễn biến nhiều năm cho nên khi có chủ trương này vẫn không giải quyết được hết những tồn đọng do một thời gian dài trước đây.

Một báo cáo khác của Bộ Kế hoạch – Đầu Tư hồi tháng 5 vừa qua cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2017, Việt Nam nhập khẩu máy móc, thiết bị, từ Trung Quốc tăng 40% so cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2016, Trung Quốc cũng là quốc gia cung cấp máy móc, thiết bị phụ tùng lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch lên tới 9,25 tỉ USD.

Tháng 6 vừa qua, Việt Nam ban hành dự thảo cấm chuyển giao công nghệ, máy móc không còn sử dụng ở các quốc gia có trình độ phát triển hơn Việt Nam.

Những năm trước đây, Việt Nam cũng liên tục đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu công nghệ lạc hậu từ nước ngoài. Chẳng hạn như năm 2015, Việt Nam ban hành Dự thảo Thông tư với nội dung là các doanh nghiệp nhà nước chỉ được nhập những thiết bị khi chúng đáp ứng một trong hai tiêu chí : chưa sử dụng quá 10 năm hoặc chất lượng còn lại đạt trên 80%.

lachau2

Nhà máy Đường Ninh Hòa xả khói gây ô nhiễm môi trường (1/1/2014) - Courtesy of nld.com.vn

Một nguyên nhân nữa khiến tỷ lệ công nghệ lạc hậu ở Việt Nam cao, theo Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, là do thị trường này dễ tiềm ẩn tham nhũng :

Tức là nhiều khi mua những công nghệ thải loại đó rất rẻ, những vẫn có thể tính ở một mức giá nhất định. Đó là chiều sâu mà tôi gọi là nguy cơ tham nhũng có thể xảy ra đối với việc nhập khẩu, lắp đặt, vận hành những công nghệ quá lạc hậu.

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) đồng tình với quan điểm của Tiến sĩ Đặng Hùng Võ rằng do nguồn vốn đầu tư thấp nên doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu công nghệ lạc hậu giá rẻ. Ông bổ sung thêm rằng trình độ nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp nên đôi khi không đáp ứng được yêu cầu tay nghề để sử dụng công nghệ cao :

Để hiểu được công nghệ cao thì phải có những công nhân tay nghề cao hay các kỹ sư được đào tạo có trình độ cao thì mới vận hành được hệ thống đó. Sử dụng công nghệ lạc hậu lại giải quyết được việc làm cho những công nhân tay nghề thấp, lao động phổ thông chẳng hạn. Nếu chúng ta sử dụng công nghệ hiện đại như tự động hóa hay robot hay điện toán hóa toàn bộ thì lúc đó người công nhân tay nghề thấp sẽ không có việc làm.

Năm 2016, số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh – Xã hội cho thấy Việt Nam chỉ có 38,5 % lao động đã qua đào tạo nghề, trong khi đó năm 2015 chỉ có 18,1%.

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho biết ngành công nghiệp gây ra lượng khí thải lớn nhất hiện nay ở Việt Nam là những ngành như nhiệt điện hay luyện kim, sử dụng công nghệ quá xưa cũ.

Gần đây các chuyên gia khoa học, môi trường cũng bày tỏ lo ngại trước việc Việt Nam ngày càng đẩy mạnh phát triển công nghệ nhiệt điện chạy bằng than và điển hình là chuỗi nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân từ 1 đến 4 tại tỉnh Bình Thuận. Chuỗi nhà máy này có đến 95% vốn đầu tư của Trung Quốc.

Giải pháp nào ?

Vị nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường nói với chúng tôi rằng nếu Việt Nam muốn sử dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới để ứng dụng trong công nghiệp thì điều đầu tiên là mở rộng nguồn vốn thì các doanh nghiệp mới có điều kiện tài chính để nhập khẩu :

Lúc này là lúc Việt Nam cần có quyết định về tiếp cận nguồn vốn đầu tư, trong đó có việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài hay các nguồn vốn hỗ trợ cho các vấn đề môi trường để có thể nâng cao khả năng đầu tư cho các công nghệ thân thiện môi trường.

Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh rằng đây không phải là chuyện dễ giải quyết, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất tín dụng của Việt Nam đang leo thang.

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn lại đánh giá việc nâng cao nhận thức cho người dân và doanh nghiệp về hiểm họa môi trường gây ra do công nghệ lạc hậu là rất quan trọng. Ngoài ra, ông đề xuất thêm một giải pháp khác :

Thứ hai là phải nâng cao trình độ quản lý đối với các dự án hiện tại. Thư ba là các tiêu chuẩn xét chọn đầu tư phải khắt khe hơn để đưa ra các yêu cầu môi trường khắt khe hơn. Như vậy một số công nghệ Trung Quốc sẽ không đáp ứng được những yêu cầu như vậy, thì buộc phải chọn công nghệ hiện đại hơn.

Tháng 4 vừa qua, Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, ông Eric Sidgwick nói rằng ông hy vọng Việt Nam sẽ chú ý để không trở thành bãi rác công nghệ cũ của Trung Quốc.

Lan Hương

Nguồn : RFA, 24/08/2017

Published in Diễn đàn

Quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ tiến triển rõ nét tiếp tục thu hút sự quan tâm của giới phân tích. Trong bài viết mang tựa đề rất hóm hỉnh "Trung Quốc, chuẩn bị đi ! Tàu sân bay Mỹ đang trực chỉ Việt Nam - Get Ready, China : U.S. Navy Aircraft Carriers are Headed to Vietnam" đăng trên tạp chí Mỹ The National Interest ngày 20/08/2017, nhà báo Zachary Keck đã phân tích thêm về ý nghĩa của sự kiện một tàu sân bay Mỹ sẽ ghé thăm Việt Nam vào năm tới 2018.

tau1

Ảnh minh họa : Máy bay Carrier Air Win 5, Carrier Air Wing 9 và tàu sân bay USS John C. Stennis tập trận trong vùng biển Philippines, ngày 18/06/2016. REUTERS/Courtesy Steve Smith/U.S. Navy

Nhà báo Mỹ trước hết ghi nhận rằng đây là lần đầu tiên mà một hàng không mẫu hạm Mỹ ghé cảng Việt Nam, từ ngày chiến tranh kết thúc vào năm 1975. Đối với giới quan sát, sự kiện này là một dấu hiệu cho thấy quan hệ hai bên thắt chặt thêm, và cùng nhắm vào một đối tượng là Trung Quốc. Và dĩ nhiên là Bắc Kinh không hài lòng chút nào.

Cách đây hai tuần, Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam, Ngô Xuân Lịch công du nước Mỹ và tiếp xúc với đồng nhiệm James Mattis. Theo Bộ quốc phòng Mỹ, hai bên đã thảo luận về những bước tăng cường hợp tác song phương cũng như về an ninh khu vực, và đồng ý mở rông hợp tác hải quân và chỉa sẻ thông tin.

Nhân dịp này, hai bên đã bàn về chuyến ghé cảng Việt Nam của tàu sân bay Mỹ khi điều kiện kỹ thuật cho phép. Tên chiếc tàu sẽ ghé Việt Nam chưa được cho biết, cũng như cảng mà chiếc tàu sẽ ghé thăm. Bộ Quốc Phòng Mỹ chỉ cho biết là vào năm tới.

Tuy thế, các nhà quan sát cho là tàu sân bay sẽ ghé Cam Ranh, vì như nhà báo của tạp chí Nhật Bản The Diplomat, Prashanth Parameswaran ghi nhận vào năm ngoái, cầu tầu của cầu cảng Cam Ranh đã được tu sửa để có thể đón hàng không mẫu hạm.

Quan hệ thắt chặt nhanh chóng

Dẫu sao thì chuyến ghé cảng Việt Nam của tàu sân bay Mỹ là dấu hiệu mới nhất phản ánh đà nhanh chóng thắt chặt thêm quan hệ giữa hai nước, để đối phó với sự vươn lên của Trung Quốc, cho dù sự nghi kỵ Mỹ-Việt bắt nguồn từ cuộc chiến trước đây vẫn còn.

Từ khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975, phải chờ đến năm 1995 hai bên mới tái lập bang giao, với quan hệ ấm dần với các cuộc viếng thăm của các tổng thống Mỹ khởi đầu là Bill Clinton năm 2000, George W. Bush năm 2006. Nhưng phải chờ đến thời Obama thì quan hệ song phương mới thật sự được củng cố, với chính sách "xoay trục" bắt đầu từ cuối năm 2011.

Tháng 7/2013, tổng thống Obama và chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang thông báo hai nước nâng cấp quan hệ lên hàng Đối Tác Chiến Lược. Qua năm 2014, Mỹ giảm cấm vận vũ khí một phần, trước khi hoàn toàn bãi bỏ hai năm sau.

Sau đó không lâu, vào tháng 10/2016, hai tàu chiến Mỹ : tàu hậu cần tàu ngầm USS Frank Cable và khu trục hạm USS John S. McCain ghé cảng Cam Ranh. Đó là lần đầu tiên từ sau chiến tranh mà chiến hạm Mỹ cập bến Cam Ranh. Tàu Mỹ trước đó cũng đã ghé cảng này, nhưng không phải là tàu chiến. Khu trục hạm USS John S. McCain, đặt căn cứ ở Nhật Bản, cũng đã viếng thăm các cảng khác ở Việt Nam trước khi ghé Cam Ranh. Mới tháng Sáu vừa qua, chiếc John S. McCain cũng đã trở lại Cam Ranh.

Tuy nhiên, Zachary Keck cũng công nhận rằng quan hệ Việt Mỹ thời Donald Trump, khởi đầu vất vả khi mà quyết định đầu tiên của ông là rút khỏi hiệp định thương mại TPP. Nhưng rồi quan hệ lại tiếp tục trên con đường của chính quyền Obama trước đây.

Vào tháng 5, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã gặp tổng thống Trump ở Nhà Trắng, ông Trump cũng có kế hoạch viếng thăm Việt Nam nhân thượng đỉnh APEC vào tháng 11/2017. Mỹ cũng đã cung cấp cho Việt Nam một tuần dương hạm lớp Hamilton vào tháng 5 và một tháng sau thì một tàu chiến hiện đại LCS được bảo trì ở Cam Ranh. Và tháng 7 vừa qua Hải Quân Việt Nam và Mỹ tiến hành diễn tập thường niên (NEA).

Trung Quốc trong tầm nhắm

Theo nhận định của Zachary Keck, tuy hai bên không thừa nhận, nhưng động lực thắt chặt quan hệ này là Trung Quốc, một mặt do sức mạnh quân sự ngày vươn lên và thái độ ngày quyết đoán hơn, nhất là ở Biển Đông, một mặt khác là do ảnh hưởng Trung Quốc ngày quan trọng hơn.

Từ khi lên nắm quyền năm 2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã xích hẳn lại gần Trung Quốc khiến Việt Nam trong thế cô lập hơn trong các quốc gia Đông Nam Á trong việc đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông.

Zachary Keck nhắc lại nhận định của Gregory Poling, giám đốc trung tâm Minh Bạch Hàng Hải Châu Á của CSIS (Center for Strategic and International Studies' Asia Maritime Transparency Initiative) trên đài CNN tuần qua : "Khi nói đến tranh chấp ở Biển Đông, lãnh đạo Việt Nam có lẽ cảm thấy rất lẻ loi những ngày này".

Việt Nam cũng trong tình thế bị Trung Quốc liên tiếp hù dọa trong năm nay.

Tháng Sáu vừa qua, Việt Nam đã cho phép một chi nhánh của tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol khoan dò dầu khí ở Bãi Tư Chính (Vanguard Bank), nằm trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà Trung Quốc cũng tranh giành.Bắc Kinh đã phản đối ngay qua các kênh ngoại giao. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu mời đại sứ Việt Nam, dọa sử dụng sức mạnh nếu Việt Nam không bỏ việc khoan thăm dò và hứa không khoan lại ở vùng biển này.

Mặc dù bất đồng quan điểm trong tầng lớp lãnh đạo, nhưng Việt Nam đã phải chấp nhận yêu sách của Trung Quốc. Theo một số nguồn tin, một phần do Hà Nội không tin tưởng là có thể dựa vào chính quyền Trump đến giúp đỡ.

Một sự cố khác là trong tháng này, là ngoại trưởng Trung Quốc đã hủy bỏ cuộc gặp ngoại trưởng Việt Nam vì Hà Nội đưa vấn đề Biển Đông trong thông cáo cuối cùng của các ngoại trưởng ASEAN.

Nhà báo Zachary Keck nhìn thấy thực tế là tổng thống Philippines ‘xoay trục’ sang Trung Quốc và Thái Lan, một đồng minh khác của Mỹ, cũng ve vãn Bắc Kinh từ sau cuộc đảo chính 2014, khiến Washington ngày tin tưởng hơn vào Việt Nam trong hồ sơ Biển Đông. Động thái biểu tượng như tàu sân bay là bước khởi đầu, nhưng rõ ràng là chưa thể đủ để đối phó với Trung Quốc.

Mai Vân lượt dịch

Nguồn : RFI, 23/08/2017

Published in Diễn đàn

The time of our lives - Thời khắc của chúng ta!

Thuở nhỏ, sau nhiều nỗ lực bất thành với trái bóng và nhận ra nó vẫn khước từ mình, tôi bỏ. Tôi yêu bóng đá bắt đầu từ khi tôi biết xem bóng đá. Mùa hè World Cup 2006 tại Đức là một trong những kỉ niệm đáng nhớ nhất.

time1

The time of our lives (hát bởi Il Divo)

Mỗi khi giai điệu bài hát The time of our lives phát ra từ cái tivi 21 inch trong nhà, tôi lại bắt chước ngân nga theo và cảm nhận :

There was a dream

Long time ago

There was a dream

Destined to grow...

Khi còn là một đứa trẻ, giấc mơ đẹp nhất của tôi là phải được dự khán một trận chung kết World Cup, chứng kiến đội tuyển Ý lên ngôi vô địch và được hòa mình trong tiếng hò reo của các fan xứ sở Mỳ ống. Lớn lên tôi vẫn mê bóng đá, thỉnh thoảng vẫn dõi theo đội tuyển Ý. Thậm chí tôi còn nghe một vài lời châm chọc hài hước rằng "Đàn ông chẳng bao giờ lớn, họ chỉ béo lên thôi".

...Tôi vẫn gầy như ngày nào, chỉ là không còn cảm nhận được giấc mơ thuở bé nữa... Nhưng có một giấc mơ gần gũi hơn, tôi cảm nhận được nó đang cháy âm ỉ trong suy tư của mình mỗi ngày và nó đang lớn dần lên: Giấc mơ Việt Nam! Giấc mơ lần đầu tiên đất nước chúng ta sẽ thật sự độc lập, lần đầu tiên trong lịch sử đất nước ta có một nền dân chủ toàn vẹn !

...For a lifetime

Of heartbreaks

That brought us here today

We will go all the way

Khi còn bé, tôi đã thắc mắc tại sao giai điệu bài hát chính thức World Cup trên đất Đức lại buồn và bi tráng thế, tại sao không phải là những giai điệu vui nhộn trong một ngày hội lớn của toàn thế giới. Bây giờ phần nào tôi đã cảm nhận được sau khi có chút hiểu biết khiêm tốn về những biến cố lịch sử của họ.

Trong giai đoạn mà Hitler- Đảng trưởng Đảng Công Nhân Đức Quốc Gia Xã Hội Chủ Nghĩa- Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei. Hitler và Đảng của ông ta đã nắm bắt được tâm lý lãng mạn của quần chúng, in sâu tư tưởng "chủng tộc thượng đẳng" mà bỏ qua mọi suy tư về tiêu chuẩn đạo đức của loài người. Kết quả là tạo ra một trong những "Cơn điên của thế giới" , Đức Quốc Xã đã làm chết 20 triệu người. Triết lí nhất nguyên đã đưa nước Đức thành nguyên nhân của một thảm kịch nhân loại và biến họ thành nạn nhân sau đó. Bức tường Berlin đã chia cắt hai nửa Tây Đức và Đông Đức trong gần 30 năm. Họ hiểu được những nỗi đau tinh thần, sự rạn nứt trong lòng người và kiệt quệ trong tâm hồn một dân tộc phải trải qua trong thời gian đó. Vì thế nên ngay sau khi bức tường Berlin sụp đổ, người Đức đã dứt khoát hòa giải với nhau, hòa giải với chính nỗi đau, sự thù hận luôn giấu sâu trong tâm hồn họ để một lần nữa tất cả lại đi cùng nhau.

Vì thế mỗi lần nghe lại bài hát The time of our lives, trong suy nghĩ của tôi lại liên hệ đến tình hình Việt Nam ngày hôm nay.

Lịch sử của chúng ta là một lịch sử đầy bi thương. Không phải là là một thế lực ngoại xâm chiếm đóng thì cũng là một chính quyền nội xâm hung bạo. Tháng 8 là một thời khắc để chúng ta suy ngẫm lại một biến cố lịch sử của dân tộc. Trước một cơ hội chuyển mình về độc lập và xây dựng một nền dân chủ toàn vẹn, chúng ta đã để lỡ mất nó. Trong bài viết "Rút kinh nghiệm từ hai cuộc cách mạng" , tác giả Nguyễn Gia Kiểng đã lý giải biến cố dẫn đến cuộc nội chiến 30 năm và kết thúc bằng cái ách Cộng Sản mà đến bây giờ chúng ta vẫn chưa thể tháo gỡ được vì đã quá kiệt quệ:

"Thời điểm tháng 8/1945 đã là một cơ may lớn cho nước ta, đã có thể giúp ta giành lại độc lập ở một mức độ phát triển và phồn vinh cao hơn mức trung bình thế giới và với một tiềm năng địa lý và nhân văn lớn. Giờ này chúng ta đã có thể là một trong những nước văn minh và giàu mạnh hàng đầu của thế giới. Nhưng cơ may đã biến thành thảm kịch bởi vì Cách Mạng Tháng 8 đã diễn ra như thế và đã là khởi điểm của 30 năm chiến tranh kết thúc bằng cái ách cộng sản mà chúng ta vì quá kiệt quệ vẫn chưa đủ sức để tháo gỡ. Thiếu trí tuệ và sự sáng suốt thì một cơ may cũng có thể trở thành một họa lớn. Đó đã là trường hợp của Cách Mạng Tháng 8.

Nhìn lại giai đoạn Cách Mạng Tháng 8, chúng ta không thấy một nhà tư tưởng nào và cũng không thấy một người nào chứng tỏ sự hiểu biết tạm được về những triển vọng và nguy cơ đang chờ đợi đất nước lúc đó. Chúng ta không hề thấy một dự án chính trị nào. Thanh niên hăm hở lên đường nhưng lên đường để đi đến đâu thì không biết, chỉ tin là "đi hiên ngang tới phương trời tươi sáng". Rất thơ mộng nhưng không phải giải đáp. Thanh niên thế hệ 1945 thực không may. Sự thiếu sót này đến nay hình như vẫn chưa ý thức đầy đủ. Vẫn còn rất nhiều người nghĩ rằng không cần lý thuyết, chỉ cần hành động, không cần nói mà chỉ cần làm. Vẫn còn rất nhiều người nghĩ rằng có thể tranh đấu mà không cần có tư tưởng. Vẫn có những người cho rằng họ có tư tưởng chỉ vì họ không hiểu thế nào là tư tưởng. Và quần chúng, kể cả quần chúng tốt nghiệp đại học, thì nhìn mọi người và mọi tổ chức như nhau".

tochuc1

Vẫn còn rất nhiều người nghĩ rằng không cần lý thuyết, chỉ cần hành động, không cần nói mà chỉ cần làm.

Đảng cộng sản Việt Nam đã phân rã và đang ở những vòng xoay cuối cùng. Tăng trưởng kinh tế- thành trì cuối cùng trong nỗ lực ngụy tạo tính chính danh của họ, cũng đã bị phơi bày. Lúc này những người lãnh đạo của Đảng cộng sản đang rơi vào bế tắc cùng cực để tìm ra một công thức mới "chỉnh đốn Đảng". Nhưng họ biết họ không thể làm được. Vậy tại sao phòng trào dân chủ ở Việt Nam vẫn chưa tìm ra một công thức chiến thắng ?

Thời khắc của chúng ta đang đến, nhưng chúng ta vẫn chưa suy tư đủ để tìm cách đón nhận nó cùng nhau. Tháng 8, được nhớ đến như một giai đoạn dân tộc Việt Nam đã trượt dài vào một hố sâu thay vì bước theo đà tiến của nhân loại chỉ vì chúng ta đã thiếu vắng tư tưởng, thiếu vắng những trí tuệ sáng suốt dấn thân vì đất nước, thiếu vắng những tổ chức chính trị lĩnh xướng những dự án triển vọng cho tương lai đất nước. Chúng ta đã lộ ra một khoảng trống chính trị và Đảng cộng sản đã tận dụng nó để tiếm quyền cai trị đất nước.

Gần đây, nhiều người, nhiều nhóm đấu tranh cho dân chủ, cho đất nước cũng cảm thấy kiệt quệ và rã rượi. Không phải vì các bạn đã mất đi lòng yêu nước. Tháng 8 là thời khắc để chúng ta suy tư lại những biến cố mà dân tộc Việt Nam đã phải chịu đựng và cùng nhau suy nghĩ về một công thức chiến thắng cho phong trào dân chủ ở Việt Nam.

Đảng cộng sản đã bất lực trong việc tìm cho bằng được công thức duy trì sự lãnh đạo của mình vì họ là sẽ là một sự thải loại tất yếu trong vòng xoay lịch sử. Dân chủ là khát vọng của bất cứ dân tộc nào muốn xây dựng một tương lai cùng nhau. Làm sao để đi đến đó ? Một công thức giản dị : "Tư tưởng chính trị và xây dựng tổ chức".

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên luôn quan niệm rằng đấu tranh chính trị là đấu tranh có tổ chức và dự án Khai Sáng Kỉ Nguyên Thứ 2 sẽ mở ra một suy tư mới cho những người yêu nước về công thức chiến thắng cho Phong trào cân chủ ở Việt Nam.

Tôi lại nghe giai điệu The time of our lives vang vọng lên :

And, it feels like we're having

The time of our lives

Let's light the fire, find the pain

Let's come together as one in the same

'Cause it feels like we're having

The time of our lives

We'll find the glory in the game

All that we are, for all that we are

For the time of our lives

Thời khắc của chúng ta đang đến. Tôi chậm rãi suy nghĩ về ngày lễ lớn của dân tộc chúng ta. Không cần pháo hoa, không cần những lời hò reo vang dội. Tôi tưởng tượng mình cũng lặng người đi vào thời khắc đó, thời khắc của một sự trang nghiêm. Tôi nhìn những người xung quanh tôi, tôi nhìn vào những người anh em máu đỏ da vàng, tôi nhìn vào sâu trong đôi mắt của họ. Một nỗi buồn sâu thẳm, nhưng đó sẽ là lần đầu tiên tôi cảm nhận được nỗi đau của họ trọn vẹn, không giấu giếm và họ cũng sẻ chia nỗi đau của tôi. Trong thời khắc trọng đại đó, chúng ta sẽ gầy dựng lại sự đoàn kết bằng chính những nghĩa cử giản dị như vậy.

Việt Dân

(23/8/2017)

Additional Info

  • Author Việt Dân
Published in Quan điểm

Nguồn : RFA Tiếng Việt, 18/08/2017

Published in Video

Việt Nam không tuân thủ nguyên tắc cuộc chơi (RFA, 04/08/2017)

Câu chuyện ông Trịnh Xuân Thanh có mặt ở Việt Nam bằng con đường đầu thú, theo cách nói của phía Việt Nam, hay bị bắt cóc, theo như phía Bộ ngoại giao Đức gọi là “cách thức trong những phim kinh dị thời Chiến tranh lạnh”, vẫn tiếp tục là đề tài bàn tán sôi nổi của truyền thông quốc tế.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia, ông Miroslav Lajcak (trái)tại cuộc họp báo ở tại Wolfsburg, Đức ngày 4 tháng 8 năm 2017.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia, ông Miroslav Lajcak (trái)tại cuộc họp báo ở tại Wolfsburg, Đức ngày 4 tháng 8 năm 2017. AFP

Sự kiện truy bắt một bị can đang bị truy nã của Việt Nam tại một quốc gia khác bằng phương cách ‘vô tiền khoáng hậu’ này được các chuyên viên ngoại giao Việt Nam và quốc tế nhận định như thế nào ?

Vi phạm chuẩn mực ngoại giao

Hãng tin AP ngày 2 tháng 8 trích lời phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Đức, Martin Schaefer, nói rằng chính phủ Đức không nghi ngờ gì việc đại sứ quán Việt Nam và cơ quan tình báo nước này có dính líu vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh vào ngày 23 tháng 7.

Theo lời ông Martin Schaefer, việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay trên nước Đức là một sự vi phạm luật pháp quốc tế và luật pháp nước Đức chưa hề có tiền lệ.

Từ Fresno, California, ông David Brown, nhà cựu ngoại giao Hoa Kỳ từng sống và làm việc nhiều năm ở Việt Nam bình luận về sự việc này với chúng tôi qua email, ông cho biết quan điểm của mình.

“Công an Việt Nam đã không tuân thủ nguyên tắc của cuộc chơi. Với sự tiếp tay của Đại sứ Việt Nam Đoàn Xuân Hùng, họ đã vi phạm các chuẩn mực ngoại giao đã được thiết lập tốt bằng cách bắt cóc Trịnh Xuân Thành và trục xuất ông ta ra khỏi nước Đức. Berlin đúng là thật sự đã rất tức giận.

Chính quyền Việt Nam đã biết Thanh đang tìm kiếm quy chế tỵ nạn ở Đức. Các quan chức hàng đầu như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoặc Phó Thủ tưởng Phạm Bình Minh cũng từng đã đề cập trực tiếp với chính phủ Đức vấn đề dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam tại cuộc họp hội nghị thượng đỉnh G-20 diễn ra ở Đức vào tháng 7 vừa qua.”

Về việc này, người phát ngôn Bộ ngoại giao Đức cũng có nhắc đến. Ông cho biết hai nước đã gặp nhau bên lề Thượng đỉnh G20 hồi tháng 7 vừa qua để thảo luận đề nghị từ phía Hà Nội là muốn Đức trục xuất ông Thanh.

Khả năng có sự thỏa thuận

Tất cả diễn biến của câu chuyện Trịnh Xuân Thanh cho đến thời điểm này được ông Lê Hưng Quốc, chuyên gia đối ngoại, Nguyên Phó Giám đốc thường trực Sở Ngoại vụ, trực thuộc Bộ ngoại giao Việt Nam, ngày 3 tháng 8, từ Sài Gòn, đưa ra một góc nhìn khác mang tính chất “chưa đưa ra nhận định vội vàng”. Ông cho biết.

“Đây không phải là vấn đề chính trị. Đây là vấn đề tham nhũng. Tham nhũng thì nước nào cũng có, cũng phải có biện pháp để trị. Các quốc gia không ủng hộ chuyện tham nhũng”.

Khi được hỏi về liệu có sự vi phạm luật pháp quốc tế như lời phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Đức, Martin Schaefer đã lên tiếng hay không ? Ông Lê Hưng Quốc cho biết.

“Nếu nói về luật pháp quốc tế thì nó rất chung chung và vô cùng. Nhưng đây không phải là câu chuyện về luật pháp quốc tế mà là câu chuyện giữa hai nước.

Tôi không hình dung là câu chuyện này làm như thế nào. Nhiều người nói là bắt cóc, nhưng tôi lại không có thông tin, chuyện bắt cóc ấy làm sao qua biên giới được. Cho nên cũng không loại trừ khả năng như Bộ ngoại giao đã nói là anh này đã đến lúc về nước để giải trình, vì tội tham nhũng thì chả có nước nào dung chứa cả”.

trinhxuanthanh

Một nhân viên bán hàng đang xem video ông Trịnh Xuân Thanh đầu thú trên kênh VTV1. Photo : RFA

Ông Lê Hưng Quốc nói rằng theo ý kiến của ông, ông nhìn thấy có hai cách để dư luận nhận xét về vụ Trịnh Xuân Thanh.

“Người mà không thích Việt Nam thì nói là đây là bắt cóc rồi, đã vi phạm luật. Thế nhưng người mà nắm được sự kiện thì có thể đây là một thỏa thuận nào đó.”

Khi được hỏi quan điểm riêng của ông trên góc nhìn ngoại giao, ông chia sẽ rằng cần phải thận trọng trước khi đưa ra kết luận.

“Rõ ràng bây giờ là thế kỷ 21 rồi, và các nước cũng đều đang phát triển. Văn minh thế giới cũng rất rõ rồi. Cho nên tôi không loại trừ khả năng có những thỏa thuận. Thế nhưng không phải thỏa thuận nào cũng công bố trên báo đài đâu ?”

Tối ngày 3 tháng 8, truyền hình Việt Nam, kênh VTV1 đăng hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh trong một đoan video thú nhận ông “đã làm một việc nông nổi” và ông “cần phải quay về để đối diện với sự thật”.

Sẽ nhanh chóng được giải quyết

Trước đó, ngày 2 tháng 8, Bộ ngoại giao Việt Nam lần đầu lên tiếng với phát biểu của bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Việt Nam, nói rằng “Việt Nam rất lấy làm tiếc về phát ngôn của Bộ ngoại giao Đức đưa ra” và Việt Nam rất coi trọng mối quan hệ giữa hai nước Việt – Đức.

Chúng tôi đặt vấn đề về khả năng mối quan hệ giữa hai nước sau sự việc này như thế nào, ông David Brown cho biết, theo nhận định của ông, việc này sẽ “chìm dần” bằng hình thức ngoại giao.

“Hà Nội cần phải biết rằng sẽ mất một khoảng thời gian nhiều tháng trước khi các tòa án ở Đức ra quyết định về qui chế tỵ nạn của Trịnh Xuân Thanh, và không cần thiết phải xử lý như thế. Họ đã nghĩ rằng họ có thể loại trừ ông ta một cách gọn gàng, và họ đã làm như thế.

Sau một thời gian ngắn, sau những lời xin lỗi, gửi một Đại sứ mới sang Berlin, vụ việc sẽ được giải quyết và sẽ lắng xuống. Có lẽ họ đúng. Giữa Việt Nam và Đức có nhiều lợi ích chung, và sẽ không có lợi nếu cả hai kéo dài chuyện này”.

Về việc này, ông Lê Hưng Quốc có quan điểm tương đồng với ông David Brown, ông khẳng định sự việc sẽ được giải quyết qua kênh ngoại giao.

“Quan điểm cá nhân của tôi, việc này không ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước. Quan hệ Việt Nam với Đức là xu thế.

Tôi không hình dung được vì chuyện này mà Đức cấm vận hay tuyên chiến với Việt Nam. Bởi vì câu chuyện này là câu chuyện tham nhũng chứ không phải vấn đề nhân quyền hay chính trị”.

Sau những ngày giữ im lặng, thì ngày 4 tháng 8, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel phát biểu trong cuộc họp báo tại Wolfsburg rằng không có điều gì sai với suy luận ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc là có sự hổ trợ của viện chức tình báo Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam ở Đức. Ngoại trưởng Sigmar nhấn mạnh trong buổi họp báo, phía Đức không thể chấp nhận việc Việt Nam đưa ông Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Đức bằng hình thức mà ông gọi là “người ta thấy khi xem phim kinh dị thời Chiến tranh lạnh".

Cát Linh, RFA

*********************

Đức lên án vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (VOA, 05/08/2017)

Ngoi trưởng Đc Sigmar Gabriel nói hôm 4/8 rng Đc đang xem xét các bin pháp chng li Vit Nam vì đã tiến hành bt cóc Trnh Xuân Thanh, mt cu lãnh đo ngành du khí.

*****************

Việt Nam phản ứng trước cáo buộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (VOA, 04/08/2017)

******************

Trịnh Xuân Thanh ‘tự thú’ trên VTV : một ‘kịch bản’ diễn sai luật

Nguồn : VOA, 05/08/2017

Published in Việt Nam

Ngày 24 tháng 7, 2017, nhà báo Bill Hayton của hãng tin BBC cho biết theo các nguồn tin từ ngành dầu khí quốc tế và giới ngoại giao Việt Nam, Hà Nội đã dừng chuyện thăm dò dầu khí trên thềm lục địa của mình do bị Bắc Kinh đe dọa tấn công các căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.

Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng xịt vào tàu tuần duyên Việt Nam, trong vụ khủng hoảng giàn khoan 981, mùa hè 2014.

Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng xịt vào tàu tuần duyên Việt Nam, trong vụ khủng hoảng giàn khoan 981, mùa hè 2014. AFP

Các nhà quan sát trong và ngoài nước nhận định gì về diễn biến mới nhất này trên Biển Đông ?

Việt Nam sẽ bị tổn thất nặng về kinh tế

Khi được tin này, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, hiện làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cho biết :

“Tôi khá là ngạc nhiên, vì Việt Nam khá là quyết tâm trong việc thăm dò trên thềm lục địa của mình, bây giờ Trung Quốc đe dọa, và chưa xảy ra đối đầu đã quyết định dừng hoạt động khai thác. Việt Nam đã nhún nhường tương đối nhiều trong trường hợp này. Tôi nghĩ là điều này tạo một tiền lệ đáng lo ngại trong thời gian tới. Nếu Trung Quốc tiếp tục dùng biện pháp đe dọa như vậy, và Việt Nam tiếp tục nhượng bộ, thì nó đe dọa rất lớn lợi ích kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông».

Một nhà quan sát nước ngoài là ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam, làm việc tại Học viện quốc phòng Hoàng gia Úc, cũng cho rằng sự rút lui của Việt Nam ảnh hưởng xấu đến lơi ích kinh tế của mình, ông viết trên trang blog của ông :

Việc Việt Nam cho ngừng khoan tham dò ở lô 136-03 có hậu quả lâu dài. Các công ty dầu khí nước ngoài sẽ xem xét mối nguy này là nghiêm trọng và sẽ đòi hỏi Việt Nam phải bảo vệ hoặc không thì họ sẽ bỏ đi. Nếu Việt Nam ngừng vĩnh viễn việc khoan thăm dò thì điều này sẽ có ảnh hưởng lâu dài đối với các hợp đồng dầu khí hiện tại với các công ty nước ngoài và điều quan trọng hơn cả là với an ninh năng lượng tương lai của Việt Nam.

Khu vực Việt Nam đang tiến hành thăm dò dầu khí nằm trên vùng Biển Đông Nam của Việt Nam, trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tính từ đất liền. Việt Nam gọi là bãi Tư Chính. Nhưng theo quan điểm của Trung Quốc vùng này lại thuộc chủ quyền của họ với đường đứt khúc chín đoạn mà họ tự tuyên bố, chiếm 90% diện tích Biển Đông, và Bắc Kinh gọi là Vạn An Bắc.

Vào giữa tháng Sáu, các cơ quan truyền thông quốc tế loan báo là Trung Quốc đã điều nhiều tàu xuống vùng biển này để gây sức ép, nhưng phía Việt Nam được cho rằng đã từ chối rút khỏi vùng biển này, và cuộc tranh cãi đã làm một nhân vật quân sự cấp cao của Trung Quốc là tướng Phạm Trường Long cắt ngắn chuyến thăm Hà Nội lúc đó.

Thạc sĩ Hoàng Việt, một những người nghiên cứu Biển Đông hiện sống ở Sài Gòn nói rằng nếu Việt Nam rút giàn khoan thăm dò của mình ra khỏi khu vực này, thì đó là một bước lùi :

“Chắc có lẽ trong bối cảnh hiện tại, với sự đe dọa của Trung Quốc, chính quyền Việt Nam thấy cần phải cân nhắc, và có lẽ đó là một bước lùi. Nhưng để xem thế nào, nếu nó là bước lùi chiến thuật thì không sao, nhưng nếu lùi hẳn thì là chuyện khác, nó cho thấy sự thắng thế của Trung Quốc, ngày càng mạnh ở Biển Đông, bất chấp tất cả, kể cả luật pháp quốc tế».

Trao đổi với chúng tôi sau khi diễn biến mới này được loan tin, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới của chính phủ Việt Nam, cũng nhắc lại quan điểm pháp lý khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời ông cũng cho rằng vùng Biển Đông đang có những tranh chấp về quyền lợi kinh tế, và địa chính trị rất nguy hiểm. Ông nói rằng nếu Việt Nam thực sự rút lui, thì có thể có lý do như sau :

“Về lý do chính trị, trong bối cảnh hiện nay, như mọi người biết rồi, Trung Quốc là một nước luôn tìm mọi cách để độc chiếm Biển Đông. Câu chuyện hiện nay ai cũng biết họ tìm mọi cách, thủ thuật thủ đoạn, quân sự, ngoại giao, thậm chí kinh tế để gây sức ép. Trước tình hình đó, có nguy cơ xảy ra xung đột, xảy ra chiến tranh. Trước tình hình đó, các chính trị gia bảo vệ lợi ích quốc gia, sự tồn vong của quốc gia của họ cũng cần phải có những xử lý thật mềm mỏng, khôn khéo, đừng tạo ra mồi lửa của cuộc chiến tranh».

Trung Quốc vẫn quyết tâm duy trì đường lưỡi bò, và đe dọa vũ lực

Căng thẳng mới giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra chỉ sau khi Phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông ra đời hơn 1 năm. Phán quyết này phủ nhận tính pháp lý của đường chín đoạn mà Trung Quốc tự vạch ra trên Biển Đông. Mặt khác Phán quyết này không công nhận thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế xung quanh các hòn đảo đá không thể duy trì sự sống dài lâu cho con người, vì vậy tất cả các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa, dù ai làm chủ, cũng không có vùng đặc quyền kinh tế xung quanh nó.

Nếu theo phán quyết đó thì khu vực bãi Tư Chính là vùng đặc quyền kinh tế chỉ của Việt Nam mà thôi, vì nó được tính từ đất liền của Việt Nam.

Tin nói về quyết tâm của Việt Nam trong tháng Sáu vừa qua về chuyện thăm dò dầu khí ở bãi Tư Chính, cũng như thái độ khá im lặng của Trung Quốc những tháng sau khi Phán quyết được công bố hồi tháng Bảy năm 2016, có nhiều ý kiến được đưa ra là Trung Quốc cũng có phần nào tôn trọng Phán quyết của tòa trọng tài quốc tế dù ngoài mặt phản đối.

Diễn biến mới được Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhận định :

“Một lần nữa khẳng định rằng họ tìm cách bác bỏ phán quyết của tòa trọng tài. Tôi nghĩ một hành động khác nghiêm trọng hơn là họ đe dọa sử dụng vũ lực, theo như bản tin của BBC, họ đe dọa tấn công các đảo của Việt Nam ở Trường Sa».

Điều đáng ngạc nhiên là nếu đó là một hành động nghiêm trọng thì tại sao cả phía Việt Nam lẫn Trung Quốc đều không chính thức đưa tin ?

Giải thích điều đó Thạc sĩ Hoàng Việt nói với chúng tôi :

“Có thể tuy Việt Nam không đưa ra thông báo chính thức vì vẫn e dè Trung Quốc, tức là cái cách Trung Quốc họ muốn không làm rùm beng vấn đề này. Nhưng tin tức lộ ra cho thấy chính quyền Việt Nam vẫn đưa ra thông tin mặc dù chưa chính thức».

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhắc lại sự kiện giàn khoan của Trung Quốc mang số hiệu 981 được đưa vào thềm lục địa Việt Nam hồi tháng Năm năm 2014, làm dấy lên một phản ứng rất dữ dội từ phía người dân Việt Nam, đập phá các nhà máy của Trung Quốc, Đài Loan làm chủ, gây tổn hại rất lớn về kinh tế. Cho nên theo Tiến sĩ Hiệp, Việt Nam muốn kiểm soát thông tin để giữ ổn định, nhưng đây là một điều lợi bất cập hại :

“Điều này cũng có thể có lợi là giúp giữ ổn định trong nước, tuy nhiên nó cũng gây ra một hậu quả tiêu cực là nó không minh bạch về mặt thông tin, gây ra những đồn đoán, hoài nghi trong công luận. Nó có thể làm suy yếu cái tính chính danh của chính phủ trong nhận thức của người dân, liên quan đến việc bảo vệ lợi ích quốc gia, liên quan đến chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông».

Chuyện căng thẳng diễn ra hồi tháng Sáu, trong đó tướng Phạm Trường Long của Trung Quốc bỏ về giữa chừng không được hai nước đưa tin, lúc đó Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp có nói với đài RFA rằng có thể hai bên đang tìm cách giải quyết xung đột một cách kín đáo, khi chúng tôi nhắc lại chuyện này, Tiến sĩ Hiệp cho rằng trong diễn biến mới, nếu chuyện Việt Nam bị áp lực buộc phải rút giàn khoan ra khỏi bãi Tư Chính thực sự xảy ra, thì Việt Nam nên nêu nó ra, ở các diễn đàn an ninh khu vực, thậm chí sử dụng các biện pháp pháp lý quốc tế để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trên Biển Đông.

Published in Diễn đàn