Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bảy năm sau thảm họa Formosa Hà Tĩnh, người dân vẫn còn sợ hãi khi kiện Formosa

Nancy Bui, Nguyễn Văn Hùng, RFA, 08/11/2023

Đã bước sang ngày thứ chín bà Diane Wilson, Khôi nguyên Giải Môi trường Goldman 2023, thực hiện cuộc tuyệt thực  ngay trước nhà máy của Tập đoàn Formosa ở Texas, Hoa Kỳ để yêu cầu Formosa đền bù trực tiếp cho nạn nhân Việt Nam trong vụ "thảm họa môi trường 2016" do Formosa gây ra.

forrmosa1

Bà Diane Wilson trong ngày tuyệt thực thứ 8, ngày 7/11/2023 - Ảnh Nancy Bùi

Bà Nancy Bùi, đại diện Hội Công lý cho nạn nhân Formosa, trong ngày 7/11 cho RFA biết bác sỹ gia đình của bà Diane Wilson đã đến khám sức khỏe cho bà trong cùng ngày và thông báo sức khỏe bà Diane Wilson bị suy giảm, có dấu hiệu tăng huyết áp. Bác sỹ cũng đưa ra yêu cầu bà phải được chăm sóc y tế. Trong khi đó, suốt chín ngày qua, Formosa vẫn chưa có bất kỳ phản hồi nào theo yêu cầu của bà Diane Wilson. 

Liên quan đến vụ kiện này, bà Nancy Bùi cho biết, các các nạn nhân của thảm họa môi trường năm 2016 do nhà máy Formosa Hà Tĩnh xả thải đã theo đuổi vụ kiện Formosa ở Đài Loan từ tháng 6 năm 2019 đến nay. Và, trong suốt quá trình đó nhiều khó khăn đã xảy ra.

Nhằm cập nhật những diễn biến về vụ kiện này ở Đài Bắc, RFA đã có cuộc trao đổi với bà Nancy Bùi, đại diện Hội Công lý cho nạn nhân Formosa, và Linh mục Nguyễn Văn Hùng - người tham gia hỗ trợ cho vụ kiện tại Đài Loan của các nạn nhân Formosa Việt Nam.

Trước đó, hôm 6/11/2023, RFA cũng đã gửi tới Ban điều hành Formosa ở Đài Loan thông qua cổng thông tin điện tử của công ty này một loạt câu hỏi liên quan đến cuộc tuyệt thực của bà Diane Wilon và vụ kiện của các nạn nhân Formosa ở Việt Nam nhưng chưa nhận được câu trả lời. 

RFA : Có ý kiến nói nguyên đơn của vụ kiện đang bị bế tắc. Xin bà Nancy và Linh mục Hùng cho biết những khó khăn hiện nay phía nguyên đơn gặp phải khi theo đuổi vụ kiện này.

Nancy Bùi : Phía Formosa có một luật sư rất giỏi, từng là thẩm phán ở Đài Loan. Theo luật pháp Đài Loan, khi vụ án có liên quan đến người ngoại quốc thì có quyền đòi hỏi bên nguyên đơn phải có giấy công chứng xác nhận thân phận. Ông ấy tư vấn cho Formosa đòi hỏi nạn nhân điều đó. Ông ấy biết là ở Việt Nam việ việc làm công chứng xác nhận thân nhân khá phức tạp. Nếu như ở Mỹ thì chỉ cần một người có con dấu được phép công chứng là xong. Nhưng ở Việt Nam, để công chứng thân nhân cho các hồ sơ nước ngoài thì cần đến chính quyền. Trước tiên họ phải xác nhận ở xã, rồi lên cơ quan an ninh trên bộ. Vụ việc liên quan đến Đài Loan nên còn phải đến Phòng Kinh tế Văn hóa Đài Loan ở Việt Nam. Làm những điều đó ở Việt Nam sẽ bị lộ thân phận hết. Kiện ở Việt Nam còn không được phép, làm sao người ta cho phép kiện ở Đài Loan ?

Cuối cùng, nhờ có một lá thư của các nghị sỹ quốc hội gửi cho Chính phủ Đài Loan mà cuối cùng Bộ Ngoại giao Đài Loan đã can thiệp. Họ cho phép phía nguyên đơn có thể đơn giản hóa một số thủ tục.

Nguyễn Văn Hùng : Tòa án yêu cầu cần có các giấy tờ pháp lý dịch ra tiếng Hoa và đi công chứng ở các cơ quan nhà nước Việt Nam, nộp cho Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Đài Loan ở Việt Nam. Chúng tôi đã trình bày cho các khó khăn đó cho các vị dân biểu Đài Loan và sau đó Bộ Ngoại giao Đài Loan đã nỗ lực để đơn giản hóa một chút thủ tục. 

Họ cũng yêu cầu có thể phải có một số văn bản pháp lý ở Việt Nam nữa và phải dịch sang tiếng Anh, được công chứng tại Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Đài Loan ở Việt Nam. Một số nguyên đơn đã làm được việc đó. Tuy nhiên, những yêu cầu đó gây ra nhiều khó khăn cho các nạn nhân ở vùng bị thiệt hại. 

Khó khăn thứ nhất là tâm lý sợ hãi của người dân trước sự đàn áp bắt bớ của nhà nước Việt Nam. Khó khăn thứ hai là họ là những người dân rất bình dân, họ khó khăn khi thực hiện các thủ tục giấy tờ. 

RFA : Vậy những khó khăn nêu trên đã được tháo gỡ đến đâu, tính đến thời điểm này ?

Nancy Bùi : Mặc dù thủ tục đã được phép đơn giản hơn nhưng bây giờ các nạn nhân vẫn cần phải làm xong thủ tục hồ sơ thân nhân theo yêu cầu của tòa án. Khi phía nguyên đơn hoàn tất được việc này thì vụ án sẽ tiếp tục. Con số nạn nhân bên nguyên đơn khá lớn, lên tới 7875 người, nên vẫn cần thêm thời gian chờ đợi. 

Tối cao Pháp viện Đài Loan đã cho phép kiện tại Đài Loan mặc dù vụ việc xảy ra ở Việt Nam. Các luật sư Đài Loan cho biết đây là điều chưa từng có tiền lệ. Đó là một đầu mối đã được gỡ. Hi vọng sau khi tháo gỡ hết các khó khăn thì vụ kiện sẽ tiếp tục có diễn biến mới. 

Nguyễn Văn Hùng : Hiện nay, những lo lắng của các nạn nhân càng ngày càng lớn hơn. Do thời gian qua, các cơ quan an ninh Việt Nam đã đi hạch hỏi, gây áp lực với những người mà không rõ vì lí do gì mà họ phát hiện ra việc công chứng giấy tờ này. 

RFA : Đài Loan hiện nằm ở tâm điểm của cuộc cạnh tranh Mỹ Trung. Đảng Dân Tiến cầm quyền hiện gặp nhiều khó khăn trên chính trường. Những tình huống chính trị như trên có ảnh hưởng bất lợi gì cho ngư dân Việt Nam trong vụ kiện này không ?

Nguyễn Văn Hùng : Sau hơn 30 năm làm việc ở Đài Loan, tôi nhận ra sự lành mạnh trong sự vận hành quốc gia của Đài Loan. Đó là sự độc lập của tòa án và ngành tư pháp. Họ rất độc lập trong xét xử. Tôi không thấy có áp lực nào của bên hành pháp để ảnh hưởng đến quyết định của bên tư pháp. Vì vậy, tôi chưa thấy những căng thẳng giữa Trung Quốc - Hoa Kỳ và việc vận động tranh cử tổng thống ở Đài Loan hiện nay ảnh hưởng gì tới quá trình thưa kiện của các nguyên đơn, quá trình tòa điều tra và xem xét vụ án này. 

Công tâm mà nói, tôi cho rằng Bộ Ngoại giao Đài Loan nên nỗ lực để đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục theo như yêu cầu của bên tư pháp để giúp cho các nạn nhân có thể hoàn tất thủ tục dễ dàng hơn. 

Đó là một trong những nỗ lực chúng tôi sẽ cố gắng vận động trong thời gian sắp tới. Ở Đài Loan, dù có căng thẳng và khó khăn trong quá trình vận động bầu cử tổng thống và cạnh tranh Mỹ Trung, nhưng nếu vụ án được tiến hành suôn sẻ, đem lại công lý cho nạn nhân thì đó sẽ là một điểm son cho Đài Loan. Vì đây là một án chưa có tiền lệ ở Đài Loan. Việc Tối cao Pháp viện Đài Loan thụ lý hồ sơ đã là một điểm rất tốt của Đài Loan. Điều này hoàn toàn không phải do bên lập pháp hay hành pháp áp lực gì cả. Tòa án Đài Loan quyết định như vậy dựa trên việc xem xét hồ sơ mà các nạn nhân nộp cho họ. 

RFA : Nhà nước Việt Nam có phản ứng thế nào với vụ kiện Formosa ở Đài Loan ?

Nguyễn Văn Hùng : Từ 2016, khi thảm họa xảy ra, đến nay là một thời gian rất dài. Nhà nước Việt Nam đã làm gì cho các nạn nhân trong thời gian đó ? Điều duy nhất mà Chính phủ Việt Nam làm là làm việc với Formosa lấy nửa tỷ đô la. Đồng thời, vì áp lực dư luận mà bắt Formosa làm một số thủ tục để giải quyết vấn đề xả thải. Ngoài hai việc đó ra, tôi chưa thấy Chính phủ Việt Nam làm gì khác cho các nạn nhân. Việc lấy xong nửa tỷ đô la rồi phân phố, xử dụng ra sao thì không ai biết cả. 

Thứ hai, việc bắt công ty Formosa xử lý xả thải thì đến giờ phút này tôi chưa thấy công bố Formosa phải thực hiện những gì, và họ đã thực hiện những bước nào. Tôi chưa thấy tổ chức quốc tế nào được khảo sát để thẩm định, đánh giá việc xử lý xả thải của Formosa. Theo tôi, hằng năm, hoặc mỗi sáu tháng, cần có những báo cáo dựa trên khảo sát để thẩm định mức độ an toàn của khu vực đã xảy ra thảm họa. 

Về phía nạn nhân, Chính phủ Việt Nam thay vì giúp nạn nhân đòi công lý thì lại từ chối xét xử vụ kiện này ở Việt Nam. Thứ hai là Chính phủ đã đàn áp những người lên tiếng đòi công lý cho nạn nhân Formosa. Ít nhất có 24 người đã vô tù vì họ đã lên tiếng cho các nạn nhân Formosa, trong đó có chị Phạm Đoan Trang, Trần Thị Xuân, em Nguyễn Văn Hóa, anh Hoàng Bình, và nhiều tù nhân lương tâm khác. Những ai đòi quyền lợi cho nạn nhân của Formosa đều bị liệt kê vào thành phần gọi là "chống đối nhà nước". 

Nancy Bùi : Năm 2016, khi thảm họa môi trường xảy ra, hầu hết các hội đoàn người Việt ở hải ngoại thấy Chính phủ và Formosa không giúp đỡ người dân của mình thì chúng tôi quyên tiền gửi về cho người dân có gạo ăn và một số nhu cầu thiết yếu. Sau một thời gian, chúng tôi thấy họ tìm cách che giấu việc đền bù, họ cũng tìm cách từ chối, họ làm như người dân không có quyền đi kiện Formosa. Hơn nữa khi đó chúng tôi thấy người dân trong nước khi đi kiện, và cả những người giúp đỡ họ đi kiện, đã bị đánh đập rồi bỏ tù. Theo tôi nhớ thì gần 50 người đã phải vào tù. Chúng tôi thấy điều đó quá bất nhẫn. Tại sao Chính phủ lại đối xử với con dân của mình trong khi một công ty ngoại quốc làm ăn sai trái, đến đất nước mình làm những điều kinh khủng như vậy.

RFA : Truyền thông Đài Loan nói gì về cuộc đấu tranh tuyệt thực hiện nay của bà Diane Wilson ?

Nguyễn Văn Hùng : Tôi có cơ may gặp bà Diane Wilson khi bà đến Đài Bắc để tham gia một sự kiện của đại hội cổ đông Formosa. Khi đó bà Diane đã đặt vấn đề Formosa phải đền bù cho nạn nhân Việt Nam. 

Tôi có ghi danh tham gia tuyệt thực 2 ngày cùng bà Diane, để tri ân bà vì bà đã đấu tranh cho nạn nhân Việt Nam. 

Formosa biết cuộc tuyệt thực toàn cầu của bà Diane Wilson. Ban tổ chức cuộc tuyệt thực toàn cầu này đã gửi công văn thông báo cho tập đoàn Formosa ở Đài Loan. Các luật sư Đài Loan hỗ trợ cho vụ kiện của các nạn nhân đã ra một thông cáo báo chí về sự kiện này. Tôi nghĩ trong những ngày tới sẽ có nhiều bản tin trên truyền thông Đài Loan về cuộc tuyệt thực của bà Diane Wilson. 

Chúng tôi không biết Formosa sẽ làm gì. Nhưng chúng tôi không chờ Formosa làm gì. Tôi nghĩ là người Việt Nam thì chúng tôi cần lên tiếng cho người dân nước mình. 

Tôi nghĩ chúng ta cần lên tiếng để hỗ trợ cho bà Diane. Đồng bào ở gần đó thì nên đến thăm bà để hỗ trợ cho bà, liên lạc với các nghị sỹ, dân biểu ở địa phương để cho họ biết. Nếu khắp thế giới càng có nhiều người biết về sự kiện này thì tiếng nói của các nạn nhân càng được lắng nghe nhiều hơn. 

RFA : RFA xin cảm ơn bà Nancy Bùi và Linh mục Nguyễn Văn Hùng đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

***********************

Hội Công lý cho nạn nhân Formosa : "Chúng tôi tin rằng hiện nay Formosa Hà Tĩnh vẫn tiếp tục xả thải ra biển"

RFA, 08/11/2023

Nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh vẫn tiếp tục xả thải ra biển kể từ sau thảm họa Formosa 2016. Muốn biết người dân nơi đây đã phải gánh chịu hậu quả ra sao, cần phải có nghiên cứu độc lập. Đó là khẳng định của bà Nancy Bùi - Hội Công lý cho nạn nhân Formosa.

forrmosa2

Khôi nguyên Giải Môi trường Diane Wilson đang tuyệt thực trước Formosa Texas từ ngày 31/10/2023 để ủng hộ vụ kiện ở Đài Loan của nạn nhân Formosa Hà Tĩnh. Photo : RFA

Tiếp theo phần trước, mời quý vị tiếp tục theo dõi bài phỏng vấn sau của RFA với bà Nancy Bùi và Linh mục Nguyễn Văn Hùng. Để biết thêm chi tiết, quý khán thính giả có thể theo dõi cuộc phỏng vấn bà Diane Wilson

RFA : Có ý kiến cho rằng Formosa đã nộp cho Nhà nước Việt Nam nửa tỷ USD tiền đền bù cho những thiệt hại do thảm họa môi trường 2016 gây ra, vậy liệu có cơ sở pháp lý để đòi hỏi Formosa tiếp tục trả tiền cho nạn nhân là người dân hay không ?

Nancy Bùi : Không chỉ riêng tôi mà các luật sư và nhiều người khác cũng cho rằng bên gây hại có trách nhiệm đền bù trực tiếp cho bên thiệt hại. Nếu bên gây hại đưa tiền cho bên thứ ba, nhờ bên thứ ba này đưa tiền cho bên bên bị thiệt hại mà bên thứ ba này không đưa lại tiền cho nạn nhân thì đó là mối quan hệ giữa bên gây hại và bên thứ ba kia. Điều đó không hủy bỏ được trách nhiệm của bên gây hại với nạn nhân. 

Nhà nước Việt Nam có đưa ra một số thông tin rời rạc, chỗ này chi bao nhiêu tiền, chỗ kia chi bao nhiêu tiền, nhưng những con số đó không đầy đủ, không cho thấy bức tranh tổng thể là nửa tỉ đô la đó chi cho ai, vào việc gì. 

Có rất nhiều tiếng nói than phiền về vấn đề là có những người dân không nhận được đồng đền bù nào, hoặc có người được nhận nhưng rất ít so với thiệt hại. Đối với những người được đền bù, tính trung bình thì nhận được khoảng 740 USD nếu quy đổi sang tiền đô la. Trong đó, có những người mất cả nghề nghiệp. Hoặc có cơ sở kinh doanh sản xuất lưới đánh cá hàng tháng họ kiếm được khoảng 3 ngàn USD hàng tháng nếu quy đổi ra đô la nhưng tổng số tiền họ nhận được chỉ là 3 ngàn USD. Đó là chưa kể đến chi phí để làm sạch vùng biển đó, những người bị bệnh tật do ảnh hưởng từ ô nhiễm. 

Đó chỉ là một cái nhìn tổng quát dựa vào những thông tin rời rạc có được chứ chưa có một nghiên cứu nào để xác định tương đối toàn diện tổng những thiệt hại do thảm họa môi trường đó gây ra. 

Nguyễn Văn Hùng : Có ba vấn đề. Thứ nhất là việc đền bù phải được thực hiện trực tiếp giữa bên gây hại và bên bị thiệt hại. Nếu bên gây hại nhờ bên thứ ba nhận tiền mà bên thứ ba không trao lại cho bên bị thiệt hại đầy đủ và như bên bị thiệt hại mong muốn thì đó là vấn đề giữa bên gây hại và bên thứ ba. Bên bị thiệt hại vẫn có quyền khởi kiện để yêu cầu bên gây hại thực hiện nghĩa vụ đền bù trực tiếp cho mình. 

Thứ hai là Nhà nước Việt Nam khi làm việc với Formosa chưa bao giờ hỏi nạn nhân là họ muốn gì trong việc nhận bồi thường. Nạn nhân cũng chưa bao giờ ủy quyền cho Nhà nước Việt Nam nhận thay tiền đền bù. 

Thứ ba là sự bồi thường phải dựa trên hậu quả của sự thiệt hại. Chưa có một nghiên cứu nào để xác minh tổng thể các thiệt hại do thảm họa gây ra và Formosa phải bồi thường bao nhiêu. 

Vì những lý do trên, chúng tôi giúp cho nạn nhân đòi công lý trực tiếp từ bên gây hại là công ty Formosa chứ không phải là nhà nước Việt Nam. 

RFA : Về Hội Công lý cho nạn nhân Formosa, xin cho biết trong vụ kiện này, Hội có tư cách pháp lý kiện Formosa ở Đài Loan không ?

Nancy Bùi : Chúng tôi không kiện ai cả mà chúng tôi giúp nạn nhân kiện. Nạn nhân là nguyên đơn, còn công ty Formosa là bị đơn. Riêng hội thì giúp nguyên đơn về vấn đề hồ sơ, thuê mướn luật sư, tìm các dữ kiện cần thiết để chứng minh trước tòa về những thiệt hại một cách khoa học. Tổng cộng có 7874 nguyên đơn là các nạn nhân tham gia kiện Formosa. 

Về sự tham gia của Hội vào vụ kiện thì năm 2016, khi thảm họa môi trường xảy ra, nhiều hội đoàn người Việt ở hải ngoại đã quyên tiền gửi về cho người dân có gạo ăn và một số nhu cầu thiết yếu. Sau đó Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp, người trông coi giáo phận vùng Hà Tĩnh khi đó, ra ngoại quốc để nói chuyện với cộng đồng người Việt hải ngoại, những tổ chức nhân quyền, môi trường quốc tế để đề nghị giúp cho người dân bị khốn khổ. Lúc Đức Giám mục đi vận động ở Seatle, gặp chúng tôi ở đó, ngài nói xin anh chị hải ngoại giúp đồng bào trong nước vì họ không có con đường nào. Chúng tôi về họp lại và quyết định giúp Đức Cha và người dân. Từ đó, chúng tôi đã gặp các nhóm luật sư về môi trường và nhân quyền ở Hoa Kỳ, Đài Loan và Canada. Nhóm luật sư Canada là chuyên về nhân quyền. Các luật sư tư vấn là cần kiện Formosa để đòi hỏi họ làm sạch môi trường biển như trước và đền bù trực tiếp cho ngư dân. Chúng tôi cũng yêu cầu phải có những cuộc khảo sát để bảo đảm là những ô nhiễm đó đã được làm sạch và bảo đảm trong tương lai không còn thảm họa tương tự xảy ra nữa. 

RFA : Xin cho biết khả năng tìm bằng chứng về trách nhiệm của Formosa trong thảm họa môi trường ở miền Trung Việt Nam năm 2016. Formosa sau đó có làm gì để giảm thiểu việc xả thải độc hại với môi trường hay không ?

Nancy Bùi : Chính phủ Việt Nam coi đây là vấn đề an ninh quốc gia nên không công bố đầy đủ kết quả điều tra. Có một số nhà khoa học ngoại quốc ở Đức, Nhật và trong nước đã đưa ra kết quả nghiên cứu cho rằng Formosa là thủ phạm của vụ này. Bản thân Formosa đã công khai trước công luận là họ phạm lỗi, họ xin nhận lỗi, họ đã nộp tiền phạt hoặc đền bù cho Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc chứng minh Formosa phạm lỗi không phải là việc khó khăn. 

Chúng tôi tin rằng hiện nay Formosa vẫn tiếp tục xả thải ra biển vì cá không còn trở về, hoặc về rất ít, không đủ để ngư dân duy trì thu nhập như trước đây. Do đó, biển miền Trung trước đây bị hại và bây giờ vẫn tiếp tục bị hại. Bị hại nhiều hay ít thế nào thì đòi hỏi phải có nghiên cứu độc lập để biết rõ. 

Trong vụ việc Formosa ở Texas, Mỹ, xả thải ra vịnh, tòa án Mỹ đã tuyên Formosa đền bù cho ngư dân 50 triệu USD để họ lập hợp tác xã, khôi phục sinh kế. Ngoài ra còn có một bản án gắt gao là nếu Formosa còn xả thải ra biển thì cứ mỗi một viên hạt nhựa ra biển sẽ phải nộp phạt 15 ngàn USD cho năm đầu tiên, 25 ngàn USD cho năm thứ 2 và 35 ngàn USD cho năm thứ 3. Từ cuối 2019 đến nay thì họ vẫn xả thải một phần và bị phạt tới 13 triệu USD. Formosa Taxas có công nghệ tiên tiến hơn Formosa Hà Tĩnh. Ở Mỹ có tòa án độc lập, việc thực thi pháp luật nghiêm minh, các hội đoàn xã hội rất mạnh mà họ vẫn còn xả thải như vậy thì thử hỏi ở Việt Nam có cách nào để Formosa không làm ?

RFA : RFA xin cảm ơn bà Nancy Bùi và Linh mục Nguyễn Văn Hùng đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

Nguồn : RFA, 08/11/2023

Published in Diễn đàn

Vụ Formosa : "Việt Nam cố tình đưa chính trị vào vấn đề môi trường, nhân đạo" Vụ các nạn nhân Việt Nam kiện công ty Formosa vì gây ra thảm họa môi trường hồi năm 2016 vẫn đang tiếp tục, diễn tiến sự việc đến nay ra sao đó là nội dung của buổi hội luận sau với ba khách mời Linh mục Phê rô Nguyễn Văn Hùng ; Linh mục Nguyễn Đức Minh và Nhà báo Triều Giang. Mời quí vị cùng theo dõi.

Nguồn : RFA, 30/11/2022

Published in Việt Nam

Trùng với thời gian kỷ niệm hai năm phát tác hậu quả kinh hoàng của thảm họa xả thải Formosa ở 4 tỉnh miền Trung, nhóm phóng viên điều tra của tờ báo điện tử Infonet thuộc nhà nước đã làm một việc có ý nghĩa : phát hiện tiền hỗ trợ công tác kiểm đếm, thống kê sự cố Formosa cho Hội đồng và cán bộ thôn ủy ban nhân dân xã Xã biển Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) nhận về, nhưng không chi trả đầy đủ cho các thôn, mà chính quyền xã này giữ lại một phần lớn số tiền để đi du lịch, may quần áo, trang trí và sửa máy móc trong ủy ban.

boithuong1

Quyết định số 2560 của UBND huyện Quảng Trạch ban hành ngày 20/10/2017 Ảnh : Infonet

Theo một quyết định của huyện Quảng Trạch mang số 2560, huyện hỗ trợ mỗi xã 264 triệu đồng/xã, hỗ trợ mỗi thôn 51 triệu đồng/thôn, ngoài ra có hỗ trợ tăng thêm ngoài định mức theo đối tượng. Tổng kinh phí hỗ trợ cho xã Cảnh Dương theo Quyết định 2560 là 1.470 tỉ đồng ; trong đó kinh phí đã cấp đợt 1 năm 2016 tại Quyết định 5366/QĐ-UBND là 70 triệu đồng, kinh phí cấp đợt 2 ngày 20/10/2017 là 1.400 tỉ đồng.

Tuy nhiên, khi nhận tiền về, chính quyền xã Cảnh Dương không công khai minh bạch các thông tin để cán bộ thôn được rõ. Công tác chi trả tiền hỗ trợ không đầy đủ, làm cho nhiều người dân trong xã bất bình.

Sau khi đảm bảo không đưa thông tin cá nhân lên báo, một đảng viên đã cung cấp thông tin cho phóng viên.

Người này bức xúc cho biết : "Lúc đầu xã nói chi trả tiền cho cán bộ thống kê, kiểm đếm là 25 triệu/thôn thôi. Tiền chi trả thêm thì bí thư thôn được xã may tặng một bộ quần áo. UBND xã dùng tiền chi trả liên quan sự cố môi trường của các thôn vào việc trang trí cổng làng hơn 50 triệu, sửa máy photocopy, và dành hơn 100 triệu để đi du lịch".

"Chúng tôi làm ở thôn, nhưng đâu có thiếu áo quần gì đâu mà xã phải đi may tặng, nên chúng tôi không nhận quần áo. Sau đó chúng tôi nhờ người quen xem thông tin chi trả trên huyện thì được biết về Quyết định 2560, lúc đó mới té ngửa là bấy lâu nay xã chi trả không đủ cho thôn, còn sử dụng sai mục đích số tiền trên. Trong các cuộc họp nhiều người phản ánh, nhưng đến nay xã vẫn không chịu trả" – ông Bí thư chi bộ nói.

Mới tính sơ sơ, Ủy ban nhân dân xã Cảnh Dương đã "nuốt" đến 50% số tiền phải chi.

Tỷ lệ 50% bị thất thoát cũng rất tương đồng với tình trạng tiền và quà từ thiện xã hội được chuyển về một số địa phương miền Trung vào những mùa bão lũ mà đã bí chính quyền "ăn" hết phân nửa. Thậm chí có trường hợp người dân bị tốc mái nhà nhận được phần tặng 500.000 đồng của một nhóm từ thiện xã hội, nhưng sau đó bị xã đến nhà thu đến 400.000 đồng.

Tỷ lệ trên cũng hiện hình trong bối cảnh ngay sau khi xảy ra thảm họa Formosa, một đoàn do "đảng trưởng" Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đã đến thăm Formosa và được báo đài quốc doanh đưa tin đậm – hành động được hiểu như một cách "dằn mặt" những tờ báo nào có ý muốn làm tung tóe thảm họa Formosa.

Trong khi đó, chính phủ của Thủ tướng Phúc cũng vướng vào một vụ bê bối khác : quá nhiều dư luận đã nghi ngờ và phản ứng dữ dội khi ông Phúc tự thỏa thuận về Formosa về khoản bồi thường 500 triệu USD của doanh nghiệp này mà không thèm hỏi ý dân. Nhiều ý kiến đã cho rằng Thủ tướng Phúc đã "đi đêm" với Formosa.

Nhưng vẫn chưa hết. Số tiền 500 triệu USD bồi thường đã được Formosa chuyển hai lần, mỗi lần 250 triệu USD, vào tài khoản của Bộ Tài nguyên và môi trường – một trong những "thủ phạm" gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển kinh hoàng trên. Nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy Bộ Tài nguyên và môi trường "ngâm" số tiền 500 triệu USD trong tài khoản ngân hàng quá lâu mà không chuyển ngay cho các địa phương nhằm hưởng lãi ngân hàng. Đây có thể là một hành vi vi phạm phát luật nghiêm trọng, tuy nhiên cơ quan bộ này đã không bị hề hấn gì.

Vào cuối năm 2016 khi xảy ra tình trạng tiền Formosa bồi thường cho dân bị quá chậm chuyển giao, Quảng Bình bất chợt trở thành tỉnh phát tiền bồi thường cho dân sớm nhất trong 4 tỉnh miền Trung – theo một báo cáo của bộ ngành cấp trung ương. Một số báo cáo còn cho biết chính phủ đã hoàn tất gần 100% của con số 500 triệu USD việc bồi thường cho dân.

Nhưng tất cả vẫn chỉ là con số báo cáo. Cũng như những báo cáo của chính quyền các địa phương về việc đã hỗ trợ gạo cho bà con ngư dân nhưng ngay sau đó bị chính ngư dân phát hiện một phần gạo đã bị mốc xanh đếtn nỗi vịt còn không chịu ăn, cho tới nay nhiều hộ dân vẫn khẳng định chưa nhận được tiền bồi thường Formosa.

"Báo cáo láo" của chính quyền chính là một trong nguồn cơn khiến phong trào biểu tình phản đối Formosa và phản đối chính quyền đã bùng nổ không ngớt trong hai năm qua, bất chấp cơ chế đàn áp thô bạo và dã man của chính quyền ở các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình.

Vụ tòa án mới đây đã xử đến 66 năm tù đối với một số thành viên Hội Anh Em Dân Chủ – một tổ chức xã hội dân sự độc lập – cho thấy chính quyền đã tìm ra cách để "trả thù" những nhà hoạt động nhân quyền chỉ chuyên giúp đỡ các nạn nhân Formosa.

Bài báo trên Infonet điều tra vụ thâm lạm, mà thực chất là tham nhũng tiền bồi thường ở xã Cảnh Dương, được xem là quá hiếm hoi trong việc phát hiện ra bản chất thật của một chính quyền vẫn tuyên rao "của dân, do dân và vì dân", cũng là tiếng nói rất hiếm hoi trong số hơn 800 tờ báo quốc doanh đang tồn tại hiện nay.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 09/04/2018

Published in Diễn đàn

Ông Võ Kim Cự sắp nghỉ hưu (BBC, 13/09/2017)

Ông Võ Kim Cự sắp thôi chức Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam từ ngày 1/10 để nghỉ hưu theo chế độ.

vokimcu1

Ông Võ Kim Cự (phải) nói chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp Quốc hội hôm 20/5/2014

Trước đó, ông Cự đã bị Đảng Cộng sản kỷ luật bằng hình thức cách hết các chức vụ đã đảm nhiệm trước đây (trừ chức Chủ tịch liên minh Hợp tác xã Việt Nam).

Cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh sẽ bàn giao chức vụ Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam từ ngày 1/10/2017.

Báo Thanh Niên mô tả điều họ gọi là một nguồn tin từ Văn phòng trung ương Đảng xác nhận "việc Thủ tướng sẽ cho ông Cự thôi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã từ tháng sau".

Báo này dẫn lời Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng giải thích việc ông Cự nắm vị trí Phó Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã "là chức danh kiêm nhiệm được giao cho Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam".

"Bất cứ ai giữ chức Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã thì sẽ kiêm nhiệm vai trò Phó ban đó, chứ không có chuyện bị kỷ luật mà vẫn được giao thêm trọng trách", ông Dũng nói.

Đến thời điểm này chưa thấy có dấu hiệu nào ông Cự hoặc những quan chức sai phạm vụ Formosa sẽ bị truy tố.

vokimcu2

Formosa Hà Tĩnh được xác định là thủ phạm gây ra thảm họa cá chết ở miền Trung năm 2016

Hồi tháng Hai năm nay, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói ông Cự "đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo ; buông lỏng quản lý, điều hành ; thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án ; để xảy ra các vi phạm trong thẩm định, phê duyệt, cấp phép và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh".

Thông cáo ngày 21/04 của Ban Bí thư trung ương Đảng Cộng sản nói ông "đã trực tiếp ký nhiều văn bản không đúng quy định trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư ; giao và cho thuê mặt nước biển ; đồng ý chủ trương cho Công ty Formosa tự giải phóng mặt bằng để xây dựng đường ống xả nước thải không đúng quy định, thiếu trách nhiệm chỉ đạo, thanh tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện dự án".

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hồi tháng Tư năm nay cho biết : "Các chức vụ trước làm sai đã cách chức hết rồi. Chức vụ hiện tại là làm Chủ tịch liên minh Hợp tác xã của ông Võ Kim Cự chưa sai".

Tuy nhiên bà Ngân nói ông Cự "vào Quốc hội bằng suất của Chủ tịch liên minh Hợp tác xã" và Quốc hội sẽ làm thủ tục cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và Chính phủ làm thủ tục cho nghỉ hưu đối với ông Võ Kim Cự, vì đã đến tuổi nghỉ hưu.

"Điều đó có nghĩa là nghỉ hưu là hết chức. Chức trong quá khứ là cắt, chức hiện tại là thôi đồng nghĩa không còn gì nữa", bà Ngân nói

Ngày 15/5/2017, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã biểu quyết chấm dứt tư cách đại biểu Quốc hội của ông Võ Kim Cự.

Ngày 16/8/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định thi hành kỷ luật bốn người liên quan tới Formosa, ông Cự bị xóa tư cách nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005 - 2010 và nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2010 - 2015.

*********************

Việt Nam : mở mại dâm ở đặc khu 'táo bạo nhưng khó làm' ? (BBC, 13/09/2017)

Một nhà quan sát ở Hà Nội bình luận với BBC rằng đề xuất cho lập khu đèn đỏ trong các đặc khu kinh tế ở Việt Nam "rất táo bạo, nhưng khó khả thi".

vokimcu3

Hoạt động mại dâm vẫn diễn ra ở Việt Nam dù bị coi là bất hợp pháp

Ba đặc khu kinh tế dự kiến được triển khai là Vân Đồn ở tỉnh Quảng Ninh, Bắc Vân Phong ở Khánh Hòa và Phú Quốc tại tỉnh Kiên Giang.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển được truyền thông Việt Nam hôm 12/9 dẫn lời : "Ở ba đặc khu kinh tế đang xây dựng phải đồng ý cho kinh doanh một số ngành nghề mà nơi khác không thể có, ví dụ kinh doanh sòng bạc, thậm chí phải có khu phố vui chơi "đèn xanh, đèn đỏ". Cuộc sống có những đòi hỏi thực tế như thế, phải "thuận" theo và tính hướng quản lý phù hợp".

Hôm 13/9, Luật gia Nguyễn Đình Hà nói với BBC :

"Tôi nghĩ rằng, đề xuất lập khu đèn đỏ trong các đặc khu kinh tế là rất táo bạo, nhưng khó khả thi".

"Bởi pháp luật Việt Nam chưa hợp pháp hóa mại dâm và nhiều người còn lấy vấn đề truyền thống văn hóa, đạo đức ra để ngăn cản".

"Tuy dù là đặc khu kinh tế thì có nhiều đặc cách về thủ tục hành chính, chính sách thuế quan, tín dụng..., nhưng không có nghĩa là trong lĩnh vực pháp luật hình sự (ở đây là chế định liên quan đến mại dâm trong luật hình sự) có điểm khác biệt so với toàn quốc".

vokimcu4

Báo Việt Nam nói từ năm 2017, Phú Quốc hướng đến xây dựng mô hình "đặc khu kinh tế"

'Có nhiều thay đổi'

Ông Hà cũng cho biết thêm : "Trên thực tế, cách tiếp cận của chính quyền Việt Nam trong vấn đề mại dâm đã có nhiều thay đổi trong nhiều năm qua, mặc dù chưa công nhận mại dâm".

"Trước đây, người mua dâm ngoài việc bị xử phạt, sẽ bị thông báo về địa phương cư trú, nơi làm việc, nhưng hiện nay họ không còn bị như vậy".

"Đối với người bán dâm, trước đây họ bị đưa vào trại phục hồi nhân phẩm, không qua bất cứ trình tự tố tụng nào, còn nay thì chỉ bị xử phạt hành chính".

"Nhìn chung, vấn đề mại dâm khó có thể cấm hay ngăn chặn. Tôi nghĩ nên công nhận để tạo cơ chế quản lý hữu hiệu, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, và bảo vệ quyền lợi cho người bán dâm".

Ông Trần Chí Dũng, Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang được báo Tuổi Trẻ dẫn lời là "chưa nghe ai kiến nghị việc sắp tới khi thành đặc khu Phú Quốc, nơi này nên có "phố đèn đỏ".

"Đây là vấn đề nhạy cảm ở xã hội Việt Nam. Chỉ riêng việc cho phép dịch vụ giải trí có casino ở Phú Quốc thôi cũng phải bàn đi bàn lại rất nhiều lần, còn ở đây là hợp pháp hóa hoạt động mại dâm nên tôi nghĩ không hề đơn giản", báo này ghi nhận lời ông Dũng.

Hợp pháp hóa mại dâm là vấn đề gây tranh cãi tại Việt Nam trong những năm qua nhưng chưa ngã ngũ.

Hồi năm 2013, ông Nguyễn Xuân Anh, thời điểm đó là Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng, gây nhiều tranh cãi khi ông nói rằng "hình như phải có dịch vụ mại dâm thì khách du lịch mới tới" và thừa nhận : "Nói đến mại dâm là nó xuất hiện không chừa hang cùng, ngỏ hẻm nào cả".

Hồi tháng 7/2017, báo Tuổi Trẻ cho hay, toàn Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 180 đối tượng mại dâm có hồ sơ quản lý, trong có người có độ tuổi 48 - 64 chiếm hơn 12%. Tuy vậy, truyền thông Việt Nam thường xuyên đưa tin về việc phá đường dây môi giới mại dâm ngàn đô do các hoa khôi cầm đầu.

******************

Độc quyền xuất bản sách giáo khoa : "Một sai lầm hết sức tệ hại" (RFA, 12/09/2017)

Sự độc quyền xuất bản sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo Dục bấy lâu nay đã gây ra nhiều bức xúc trong dư luận do những bất cập nó mang lại. Mặc dù Việt Nam đã nhiều lần đề ra chủ trương thay đổi sự độc quyền này nhưng cho đến nay vẫn "dậm chân tại chỗ".

vokimcu5

Một học sinh tiểu học đang cầm cuốn sách Lịch sử và Địa lý lớp 4 của NXB Giáo Dục. Vietnamnet

Báo Giáo Dục ngày 4/9 vừa qua đã đăng tải bài viết với tựa "Lợi nhuận khủng nhờ giỏi kinh doanh hay móc túi nhân dân", trong đó tác giả một lần nữa nhắc đến vấn đề độc quyền xuất bản sách giáo khoa và đặt ra những câu hỏi liên quan đến doanh thu của nhà xuất bản Giáo Dục.

"Độc quyền là không tốt"

Nhà xuất bản Giáo dục thuộc sự quản lý của Nhà nước Việt Nam và trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà xuất bản này được thành lập năm 1957 và hiện vẫn là cơ quan duy nhất có nhiệm vụ biên soạn và in ấn sách giáo khoa cho học sinh từ lớp 1 đến 12.

Cách đây hơn chục năm, tác giả Vũ Ngọc Tiến từng viết một bài về sự độc quyền của Nhà xuất bản Giáo dục, đăng trên web của Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam VUSTA. Trong bài viết, tác giả nêu rõ một vấn đề đó là "quá trình đổi mới chương trình và nội dung sách giáo khoa không có một tổng công trình sư đủ tài và đủ tâm để chỉ huy".

Bài báo trích dẫn ý kiến của bà Tôn Nữ Thị Ninh, là đại biểu Quốc hội và một nhà ngoại giao kỳ cựu, nói rằng "Sách giáo khoa trở thành công nghiệp kinh doanh khổng lồ của ngành giáo dục, đẩy hàng chục triệu học sinh thành "máy đẻ tiền" cho họ". Bài viết cũng kêu gọi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo hãy lắng nghe và thay đổi bởi vì "Sức dân đang vơi cạn vì Nhà xuất bản Giáo dục vẫn độc quyền in đi in lại và phát hành sách giáo khoa".

Đến thời điểm tháng 9 năm 2017, hơn chục năm sau khi bài báo này được đăng tải, học sinh các cấp lại nô nức chuẩn bị vào năm học mới với hành trang là bộ sách giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo Dục ban hành.

Chúng tôi trao đổi với Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng bộ Công nghệ - Khoa học, hiện là Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri Thức. Trước hết ông nhận định rằng trong bất cứ lĩnh vực gì sự độc tài vẫn là không tốt. Còn riêng với sách giáo khoa, ông cho rằng chỉ một nhà xuất bản thì lấy đâu ra sự cạnh tranh để thúc đẩy chất lượng :

Nếu như sách giáo khoa chỉ do Bộ Giáo dục chỉ định Nhà xuất bản thì nó gây ra tình trạng không có sự cạnh tranh trong việc soạn ra sách giáo khoa. Về chương trình thì có thể thống nhất toàn quốc nhưng sách giáo khoa thì cần có nhiều bộ khác nhau. Và các bộ sách này in ở nhà xuất bản Giáo Dục hay nhà xuất bản nào cũng được. Như vậy mới tạo ra một không khí tốt để có được những bộ sách tốt. Lúc bấy giờ bản thân các nhóm làm sách cũng đã có sự cạnh tranh để sách của mình được các nhà trường họ mua.

Theo lời Giáo sư Chu Hảo thì sự độc tài của nhà xuất bản Giáo Dục bắt nguồn từ luật giáo dục của Việt Nam. Theo đó thì từ năm 1998, Việt Nam đã đưa ra một điều khoản đó là giao cho Bộ trưởng Bộ giáo dục chịu trách nhiệm về chương trình và sách giáo khoa. Ông cho biết khi Bộ Giáo dục trình điều khoản này trước Quốc hội thì bản thân ông và những người khác đều không quá để ý đến hệ lụy của sự độc quyền này. Ông nói tiếp :

Sự độc tài đó xuất phát từ việc bộ trưởng Bộ giáo dục được chịu trách nhiệm toàn bộ chương trình sách giáo khoa. Do đó Bộ Giáo dục hoàn toàn có quyền lập ra nhà xuất bản Giáo Dục đó để thực hiện sự độc quyền của Bộ trưởng.

Một chuyên gia giáo dục khác là Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng chia sẻ với RFA rằng bản thân ông và đồng nghiệp đều không bằng lòng với cơ chế xuất bản sách giáo khoa độc quyền này và đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu sửa đổi. Ông đánh giá những "tai hại" cơ chế này sinh ra là do lợi ích nhóm trong việc xuất bản sách :

Mỗi lần như vậy đều tốn rất nhiều cho ngân quỹ và các phân khúc không được chuẩn bị và thực hiện một cách nghiêm túc. Cho nên sách giáo khoa trong những năm qua mắc rất nhiều lỗi, trong đó có những lỗi nặng nề vì người ta không giao cho những người có đủ trình độ cần thiết mà lại giao cho một nhóm lợi ích. Tôi cho rằng đây là chủ trương và hành động vì quyền lợi của một nhóm mà coi thường quyền lợi của người dân.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho biết nhiều cá nhân và tổ chức đã từng lên tiếng yêu cầu có nhiều bộ sách giáo khoa và Bộ Giáo dục đã hứa sẽ xem xét. Tuy nhiên ông cho rằng, do quyền lực của nhóm lợi ích cao hơn cả quyền lực của Bộ nên đến bây giờ vẫn chưa có sự thay đổi nào :

Tôi nghĩ tốt hơn hết bộ nên xóa bỏ bổn phận của mình về sách giáo khoa và làm chuyện khác như kiểm tra giáo dục hay đưa ra những đường hướng hay những chuyện của một chính quyền. Chứ chuyện làm sách không phải chuyện của bộ. Đó là chuyện của nhà sách. Bộ chỉ có nhà xuất bản Giáo Dục thì phải để cho người ta độc lập chứ không thể đặt dưới quyền chỉ huy của ông thứ trưởng được. Đó là sự sai lầm hết sức tệ hại. Đó là cái quái thai của cả một thời gian dài bốn mươi mấy năm. Đã đến lúc phải ngưng. Đó là lời yêu cầu khẩn thiết của tôi !

vokimcu6

Một số cuốn sách giáo khoa của NXB Giáo Dục Courtesy of marryliving.vn

Chúng tôi cũng trao đổi với thầy giáo Đỗ Việt Khoa, hiện là giáo viên đang giảng dạy tại Hà Nội. Dưới cái nhìn của một người giáo viên, thầy Khoa mong muốn Nhà nước đấu thầu xuất bản sách một cách công minh để ban hành những cuốn sách vừa chất lượng mà giá thành lại phù hợp với túi tiền của phụ huynh :

Nếu nhà xuất bản Giáo dục độc quyền nhưng lại làm cho giá thành cao thì rõ ràng gây thiệt hại cho dân. Tuy nhiên có đơn vị nào đấu thầu với giá rẻ hơn hay chưa thì chúng tôi cũng không nắm được.

Chờ đến bao giờ ?

Cũng trong bài viết in trên báo Giáo dục mà chúng tôi đề cập bên trên, tác giả cũng nói đến vấn đề mỗi năm Bộ Giáo dục chỉ chỉnh sửa chút xíu rồi phát hành sách khiến học sinh không thể dùng lại sách cũ, gây tốn kém tài chính cho phụ huynh.

Tháng 7 vừa qua, Bộ Giáo dục đã ban hành dự thảo theo đó nguyên tắc biên soạn sách giáo khoa mới sẽ được thực hiện theo chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa để khuyến khích các nhà xuất bản soạn sách. Tuy nhiên, sách phải đạt các tiêu chuẩn bộ đề ra trong đó có những đường lối, quan điểm của Đảng.

Tuy nhiên giáo sư Chu Hảo nhận định rằng chủ trương thì cứ đưa ra thôi, nhưng sẽ không sớm được đưa vào thực hiện. Ông đưa ra lý do :

Thực sự không khuyến khích các nhóm giáo dục và khoa học khác nhau đưa ra các phương án về sách giáo khoa khác nhau mà tất cả đều phải thông qua một quy định rất chặt chẽ đó là thông qua Bộ Giáo dục. Theo tôi nghĩ nếu không sửa từ luật, nếu không có sự phân tích, phản bác một cách quyết liệt hơn nữa của xã hội và các nhà giáo dục thì để kéo dài tình trạng này là rất không nên.

Còn Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng lại nghĩ rằng việc thay đổi sẽ sớm diễn ra, do những áp lực của dư luận hiện nay là quá lớn :

Ai cũng bức xúc hết trơn vì nó hoàn toàn vô lý và đi ngược quyền lợi của người dân. Nên tạo điều kiện cho việc xuất bản tự do. Nếu ban đầu chưa được thì nên kết hợp với các nhà xuất bản tư nhân để đưa ra các cuốn sách và thị trường sẽ quyết định sách nào sẽ xác định sách nào trường tồn và sách nào bị loại.

Theo quan điểm của ông thì đây là một cơ chế mà bất cứ quốc gia nào cũng cần đến, kể cả một đất nước Cộng sản như Việt Nam. Ông phân tích rằng những cuốn sách là nền tảng của ngành giáo dục mà lại đặt dưới tay một nhóm người thì giáo dục sẽ bị ngưng trệ và đi lạc đường.

Vừa rồi báo chí cho biết Việt Nam đang nghiên cứu nhập khẩu mô hình giáo dục Phần Lan. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho rằng điều cốt lõi của mô hình giáo dục này là sự tự do lựa chọn sách và chương trình học của học sinh và giáo viên mà Việt Nam nên học hỏi.

Cần nói thêm là rất nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Pháp,… không có mô hình một nhà xuất bản in sách giáo khoa cho cả nước. Thay vào đó có rất nhiều nhà xuất bản tư nhân in sách, gửi cho các sở giáo dục và các sở sẽ quyết định cuốn sách nào phù hợp với học sinh của họ.

Published in Việt Nam

Ngày 14 tháng 6 vừa qua, phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình ra chỉ thị yêu cầu các địa phương phải đẩy nhanh tiến độ kê khai, xác định và chi trả bồi thường thiệt hại cho người dân ở 4 tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng của thảm họa môi trường do Formosa gây ra, bảo đảm hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 này.

formosa1

Từ phải qua : Chủ Nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trong buổi họp báo công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung. Ảnh chụp tại Hà Nội ngày 30/6/2016. AFP photo

Thời gian chỉ còn lại vỏn vẹn hai tuần lễ, liệu rằng kế hoạch bồi thường của chính phủ có được đảm bảo đúng thời hạn ?

Không muốn đền bù

Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên, tỉnh Nghệ An, người từng hướng dẫn bà con ngư dân đệ đơn khiếu kiện lên toà án nhân dân xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để đòi bồi thường thiệt hại cho biết hai tuần lễ hay hai tháng, hay thậm chí hai năm cũng không quan trọng, mà quan trọng là nhà nước Việt Nam có thật sự thực hiện việc đền bù cho người dân hay không ?

"Nếu nhà cầm quyền này muốn đền bù thỏa đáng cho người dân, và đặc biệt là nếu thỏa thuận 500 triệu mỹ kim rồi, mà nhà cầm quyền muốn đưa cho người dân thì không cần đến hai tuần, mà với tôi thì chỉ cần hai ngày là người ta làm được".

Từ sự cố môi trường biển do Formosa gây ra từ tháng 4 năm 2016 cho đến nay, tin tức về việc bồi thường thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng nặng nề về môi trường sống và ngư trường mưu sinh thường xuyên được báo chí trong nước đang tải và cập nhật. Chính xác là từ khi nhà nước Việt Nam chấp nhận số tiền bồi thường từ Formosa là 500 triệu USD vào cuối tháng 6 năm 2016.

4 tỉnh được chính phủ xác định nằm trong diện bồi thường gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên người dân Nghệ An cũng cho rằng họ chịu ảnh hưởng nặng nề của thảm họa ô nhiễm biển.

Hồi tháng 10 năm ngoái, Bộ Tài chính cho biết đã chuyển 3.000 tỷ đồng tiền tạm ứng cho 4 tỉnh để thực hiện bồi thường thiệt hại cho ngư dân bị tác động. Bộ Tài chính lúc đó cho biết số tiền này để tạm ứng trước cho người dân 50% tiền bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ.

Theo như chỉ thị của phó Thủ Tướng Trương Hoà Bình, đến ngày 30 tháng 06 này sẽ hết hạn bồi thường.

Bên cạnh đó, vị Phó Thủ tướng kiêm Trưởng Ban chỉ đạo khắc phục thảm họa môi trường biển do Formosa gây nên còn yêu cầu không được mở rộng đối tượng, phạm vi những người được nhận bồi thường.

Linh mục Anton Đặng Hữu Nam bày tỏ :

"Từ ngày 30 tháng 6, 2016 đã nhận được số tiền, thừa nhận sai phạm, rồi họ cũng hẹn với quốc dân là đến tháng 8 sẽ bồi thường, rồi đến tháng 9, tháng 10, tháng 11, rồi hẹn sang tháng 12, rồi hẹn trước lễ Noel, rồi lại hẹn sang Tết cổ truyền của dân tộc…

Cho đến bây giờ thì theo như tôi được biết người ta đã chi trả cho một số nơi trong vòng khoảng 150 triệu mỹ kim, và chỉ có ngần ấy thôi".

Dân vẫn biểu tình

VIETNAM-TAIWAN-ENVIRONMENT-POLLUTION-PROTEST

Người dân biểu tình phản đối Formosa hôm 29/6/2016 tại Hà Nội. AFP photo

Thông báo từ Hội đồng bồi thường của tỉnh Quảng Bình vào ngày 15 tháng 6 nói rằng 62 trên 65 xã trong toàn tỉnh được phê duyệt bồi thường thiệt hại với tổng số tiền trên 2200 tỉ đồng ; và khoản đã giải ngân là trên 2100 tỷ đồng, đạt gần 92%.

Thế nhưng vào ngày 16 tháng 6, theo tin tức của người dân giáo xứ Cồn Sẻ chia sẽ lên mạng xã hội, vào lúc 9h30 sáng, hơn 1500 bà con dưới sự hướng dẫn của linh mục An tôn Nguyễn Thanh Tịnh, đã tuần hành vào UBND xã Quảng Lộc, thuộc thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình khiếu nại việc họ chưa nhận được bồi thường.

Đài Á Châu Tự Do liên lạc với người đại diện thuộc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Bình để tìm hiểu sự việc liên quan đến bồi thường thiệt hại, thì ông này xin khất lại ngày khác sẽ trả lời vì lý do đang bận.

"Tôi đang bận công việc tí, mai mốt gọi lại nhé. Tôi đang rất bận công việc".

Chúng tôi cũng liên lạc với Linh mục Anton Nguyễn Thanh Tịnh nhưng chưa nhận được hồi âm.

Không minh bạch

Ngày 7 tháng 2, 2017, Bộ Tài chính cho biết vừa tạm cấp 1.680 tỷ đồng tiền bồi thường lần 2 cho các nạn nhân ở 4 tỉnh miền Trung chịu thiệt hại vì thảm họa môi trường do nhà máy gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra hồi năm ngoái.

Cụ thể, tỉnh Hà Tĩnh nhận 560 tỷ đồng, tỉnh Quảng Bình nhận 760 tỷ đồng, Quảng Trị nhận 160 tỷ đồng và Thừa Thiên Huế nhận 200 tỷ đồng.

Tiếp tục sau đó, ngày 7 tháng 6, tại phiên họp thứ 8 của Ban chỉ đạo khắc phục sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cho biết đã tạm cấp 7000 tỷ đồng để bồi thường cho nạn nhân Formosa ở 4 tỉnh miền Trung trong thời gian vừa qua, bao gồm Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Truyền thông trong nước cùng ngày cho biết phiên họp đã công bố báo cáo của các địa phương cho thấy đã giải ngân được gần 4.600 tỷ, tương đương khoảng 65,3% tổng số tạm cấp.

Tuy nhiên, hôm thứ Ba, 13 tháng 6, báo mạng Dân Trí nêu trường hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Growbest Hà Tĩnh chuyên nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, ngay sát khu công nghiệp Formosa, bị thiệt hại hàng chục tỷ đồng kể từ sau khi thảm họa Formosa xảy ra. Công ty này được chuẩn thuận 9,6 tỷ đồng tiền bồi thường nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được đồng nào.

Ngay sau đó, không rõ nguyên nhân nào, bài báo đã bị lấy xuống.

Thời gian chỉ còn vỏn vẹn khoảng hai tuần lễ để hoàn thành việc đền bù theo hai quyết định 1880 và 309 do thủ tướng ký và chỉ thị của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình. Không mang nỗi lo lắng và hoang mang như bà con Cồn Sẻ lo sợ không nhận được tiền đền bù khi hết hạn ngày bồi thường, vấn đề linh mục Đặng Hữu Nam quan tâm là liệu quyết định 1880 của Thủ tướng chính phủ có vươn được đến tất cả nạn nhân của vấn nạn ô nhiễm biển hay không ? Vì theo ông, biển sống thì họ sống, biển chết thì họ chết.

Cát Linh, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 19/06/2017

Published in Diễn đàn

Quan chức cp cao v nhân quyn ca M bày t quan ngi v vic Vit Nam bt gi nhà hot đng xã hi chng Formosa, đng thi cho biết đã nêu vi Hà Ni tên c th ca hơn 10 người đang b tng giam.

formosa1

Bà Virginia Bennett.

Bà Virginia Bennett, Quyền Tr lý Ngoi trưởng M v dân ch, nhân quyền và lao động, nói vi VOA Vit Ng hôm 6/6, ít ngày sau khi dn đu mt phái đoàn ca Hoa Kỳ tham d mt cuc đi thoi thường niên v nhân quyn Hà Ni.

Bà nói tiếp : "M quan ngi v thông tin bt gi ông Hoàng Đc Bình và tiếp tc kêu gi chính ph Vit Nam cho phép mi cá nhân quyn được t do bày t quan đim chính tr trên mng hay trong đi thường mà không s b trng pht".

Bà Bennett nói tiếp rng bà đã thúc gic Hà Ni bo v các quyn cơ bn ca người dân, như đã được ghi trong hiến pháp cũng n trong các cam kết quc tế v nhân quyn ca Vit Nam.

formosa2

Nhà hoạt đng Bch Hng Quyn vn đang b truy nã.

Ông Hoàng Đức Bình b bt gia tháng trước vì b cáo buc "chng người thi hành công v" và "li dng các quyn t do dân ch xâm phm li ích ca nhà nước, quyn, li ích hp pháp ca t chc, công dân", ít ngày sau khi Vit Nam phát lnh truy nã đi vi ông Bạch Hng Quyn "vì ti gây ri trt t công cng".

Cả hai nhà hot đng xã hi này tng xut hin ti nhiu cuc biu tình vì môi trường và chng s hin din ca nhà máy thép ca Đài Loan đã gây ra v ô nhim bin gây thit hi ln min Trung. Dù b chính quyn buc ti, người dân cho biết ông Bình và ông Quyn đã h tr h công tác tuyên truyn.

formosa3

Việt Nam lâu nay vn phn bác các cáo buc ca nhiu t chc quc tế v vic "bt ming tiếng nói đi lp".

Việt Nam lâu nay vn phn bác các cáo buc ca nhiu t chc quc tế v vic "bt ming tiếng nói đi lp", và nhiu ln nhn mnh rng Hà Ni không bt người bt đng chính kiến mà ch tng giam ai vi phạm pháp lut.

Trao đổi vi VOA tiếng Vit, n quan chc ngoi giao M cho biết rng Hà Ni và Washington vn còn khác bit quan đim v vic bày t quan đim bt đng mt cách ôn hòa.

Bà Bennett cũng cho biết rng bà "tht vng" vì chuyn, theo lời bà, "chính quyn chn mt s cá nhân gp g chúng tôi", đng thi cho biết đã yêu cu phía Hà Ni "d b vic hn chế đi li ca các nhà hot đng".

formosa4

Bà Virginia Bennett (thứ ba, bên phi) gp g các nhà hot đng ti Sài Gòn, ngày 24/5. (Facebook Huỳnh Thc Vy)

Tháng trước, mt s nhà hot đng xã hi như tiến sĩ Nguyn Quang A và nhà báo t do Phm Đoan Trang đăng nh và video trên mng xã hi, cho biết rng h đã b "cn tr" trong thi đim din ra cuc đi thoi. Chính quyn trong nước không công khai tha nhn hay bác b các thông tin này.

Dù không cho VOA Việt Ng biết c th tên h vì lý do ngoi giao, quyn Tr lý Ngoi trưởng M v Dân ch, Nhân quyn và Lao đng cho hay đã nêu hơn 12 trường hp c th nhng người đang b giam gi Vit Nam.

Một thông cáo của các thượng ngh sĩ M John McCain, Christopher Coons và John Barrasso cho biết rng khi thăm Vit Nam đu tháng này, h đã kêu gi Vit Nam th mt s tù nhân chính tr như lut sư Nguyn Văn Đài.

Cuộc đi thoi nhân quyn ln th 21 Hà Ni din ra ít ngày trước khi Th tướng Vit Nam tr thành lãnh đo Đông Nam Á đu tiên din kiến Tng thng Donald Trump ti Nhà Trng.

formosa5

Thủ tướng Vit Nam và Tng thng M ti Nhà Trng hôm 31/5.

Khi được hi v nhng ch trích ca các nhà hot đng Vit Nam v vic Hoa Kỳ đt nhng li ích v thương mi lên trên vn đ nhân quyn trong quan h vi Hà Ni, bà Bennett dn mt tuyên b chung sau cuộc gp Nhà Trng gia Tng thng Donald Trump và Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc cui tháng trước.

Bà nói : "Tôi muốn nói thêm rng thường thì các cuc trao đi, c bt đng ln mang tính xây dựng, din ra riêng tư và không phi cái gì cũng công khai. Tôi mun nhn mnh rng cam kết ca chúng tôi v các quyn cơ bn như nêu trong tu chính án đu tiên ca hiến pháp mang tính bn vng và mnh m".

Khi được hi li rng vy người Vit Nam nên an tâm về chuyn M s "thúc" Hà Ni v nhân quyn, bà Bennett nói ngn gn rng "đúng", đng thi nói thêm rng "tiến b v nhân quyn nói chung là điu sng còn đ đưa quan h song phương đt ti tim năng ti đa".

Trong những năm gn đây, Vit Nam nhiều ln lên tiếng phn bác báo cáo nhân quyn ca M mà mi nht, hi tháng Ba năm nay, người phát ngôn Lê Hi Bình nói rng Washington "vn đưa ra mt s nhn đnh thiếu khách quan, không phn ánh đúng tình hình thc tế ti Vit Nam", dù "đã ghi nhn mt số thành tu bo v quyn con người ca Vit Nam".

Viễn Đông

Nguồn : VOA, 07/06/2017

Published in Diễn đàn

Vụ Formosa : 200.000 chữ ký trao Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu

VOA, 16/05/2017

Phái đoàn các linh mục thuộc giáo phận Vinh đang đi Châu Âu vận động quốc tế và trao thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa.

formosa1

Thị trưởng Gevena, Guillaume Barazzon (phải) tiếp Giám mục Nguyễn Thái Hợp.

Thông cáo báo chí cho biết trong tuần này, Ban hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển thuộc Giáo phận Vinh đã trao thỉnh nguyện thư cho các tổ chức quốc tế về việc giải quyết thảm hoạ môi trường do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa-Hà Tĩnh gây ra.

Phái đoàn do Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, dẫn đầu đã trao thỉnh nguyện thư và tiếp xúc với Liên Hiệp Quốc, Liên hiệp Châu Âu, Bộ Ngoại giao các nước Châu Âu, cũng như các tổ chức thuộc Giáo hội Công giáo và một số tổ chức xã hội dân sự với mong muốn cùng nhau hỗ trợ tích cực hơn cho các nạn nhân.

Sau thảm họa Formosa vào tháng 5 năm ngoái, Ban hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển Giáo phận Vinh đã khởi xướng thỉnh nguyện thư nhằm đưa vấn đề ra trước công luận quốc tế. Thỉnh nguyện thư này có chữ ký của gần 200.000 người, hầu hết là các nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của thảm họa Formosa, theo thông cáo của Giáo phận Vinh.

Ngoài ra một số cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo, bảo vệ môi sinh, nhân quyền, chính giới, đồng bào trong và ngoài nước cũng ký tên với tư cách là những người ủng hộ, đồng hành với các nạn nhân.

Tại Geneva, Thụy Sĩ, đoàn đã nộp thỉnh nguyện thư cho Chương Trình Môi Sinh Liên Hiệp Quốc (UNEP) & Cơ quan Phản Ứng Thảm Hoạ Môi Sinh Liên Hiệp Quốc (OCHA).

Đoàn đã trao thỉnh nguyện thư cho Văn Phòng Đối Ngoại EU tại Brussels, Vương quốc Bỉ ; Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) và Tổ chức Quyền Phổ Quát (Universal Rights Group) tại Geneva, Thụy Sĩ.

Linh mục Nguyễn Đình Thục thuộc giáo phận Vinh, người đã ký tên vào thỉnh nguyện thư, cho VOA Việt ngữ biết ông kỳ vọng thỉnh nguyện thư sẽ giúp gây áp lực lên chính phủ Việt Nam, cũng như tăng sức ép đối với công ty Formosa :

"Họ cũng sẽ có tiếng nói để giúp cho vấn đề đấu tranh chống lại Formosa. Các tổ chức như tổ chức nhân quyền hay Liên Hiệp Quốc thì có thể bằng cách nào đó có thể gây áp lực đối với chính phủ, với công ty Formosa. Điều mà tôi nghĩ chúng ta cần là một tòa án quốc tế có thể nhận đơn kiện của chúng ta. Đó là điều mà chúng tôi rất mong muốn".

********************

Phái đoàn Giáo phận Vinh sang Châu Âu vận động cho nạn nhân Formosa

Tường An, RFA, 17/05/2017

Từ ngày 2 đến ngày 11/5/2017, Ban Hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển thuộc Giáo phận Vinh đã đến một số nước Âu Châu gặp gỡ các cơ quan quốc tế để trảo thỉnh nguyện thư về thảm hòa Formosa do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra.

phaidoan1

Linh mục Trần Đình Lai (trái) và Linh mục Bùi Khiêm Cường trong buổi gặp gỡ đồng hương ở Paris. Photo : Tường An

Nhân dịp phái đoàn đến Paris, thông tín viên Tường An của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do RFA có dịp hỏi chuyện hai Linh mục trong phái đoàn từ Việt Nam sang về nội dung chuyến đi.

Trao thỉnh nguyện thư

Từ cuối năm 2016, Ban Hỗ trợ Nạn Nhân Ô Nhiễm Môi Trường thuộc giáo phận Vinh đã đề xuất chiến dịch lấy chữ ký của ngư dân, nạn nhân thảm hòa Formosa, sau này đã mở rộng chiến dịch lấy chữ ký trên mạng, tính đến đầu tháng 5/2016 đã lấy được gần 200.000 chữ ký.

Ngày 2 tháng 5, Ban Hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển đã đến Châu Âu để trao thỉnh nguyện thư cho Quốc hội Liên Âu cũng như gặp gỡ một số cơ quan liên hệ. Tại Paris, linh mục Trần Đình Lai cho biết mục đích của chuyến đi :

"Mục đích là đi đến các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, của Châu Âu và nhiều nước dân chủ trên thế giới và gặp gỡ kiều bào kêu gọi ủng hộ công cuộc đấu tranh cho quê hương, cho đất nước, cho Nhân quyền và đặc biệt cho nạn nhân thảm hòa Formosa".

Trạm dừng chân đầu tiên là Na Uy, sau đó phái đoàn đến Quốc hội Liên Âu tại Bruxelles, tiếp xúc với đảng Xanh, Hồng y của giáo hội Bỉ. Kế đến là Thụy sĩ, đây là điểm đến quan trọng nhất với chương trình dày đặt.

Tại đây phái đoàn đã tiếp xúc với các Cao ủy của văn phòng Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền và môi trường, gặp gỡ Thị trưởng Thành phố Geneve, ông Guillaume Barazzone với nhóm làm việc đặc biệt về Châu Á.

Kết thúc chuyến vận động chính thức, Ban Hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển đã đến Fatima, Bồ Đào Nha để tạ ơn Mẹ, cầu nguyện cho quê hương cũng như cho toàn thể thành viên trong phái đoàn.

Linh mục Trần Đình Lai cho biết những khó khăn và thuận lợi của chuyến đi :

"Về thuận lợi thì tất cả các cuộc hẹn trước, gặp các chính khách, các tổ chức, các xã hội dân sự đều rất là xuôi chảy, tốt đẹp. Ai cũng sẵn sàng lắng nghe, đón nhận, chia sẻ và hiệp thông. Họ hứa là sẽ cùng với những người thành tâm thiện chí sẵn sàng cộng tác và giúp đỡ để đấu tranh cho công cuộc này đạt được kết quả tốt đẹp nhất.

Còn về mặt khó khăn thì đường dài, nhiều văn hóa, nhiều mốc thời giờ, nhiều ngôn ngữ khác nhau, do đó có những hạn chế trong chuyến đi này mà chúng tôi gặp phải".

Đánh giá chung về chuyến đi, Linh mục Bùi Khiêm Cường cho biết nhận được sự ủng hộ của tất cả những cơ quan mà phái đoàn đã tiếp xúc :

"Họ luôn ủng hộ chúng tôi bởi vì việc ô nhiễm môi trường không dừng lại ở phương diện địa phương hay vùng miền nhỏ mà ảnh hưởng đến ngôi nhà chung là cuộc sống của toàn nhân loại.

Vì thế chúng tôi luôn được các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia ủng hộ trong chuyến đi này và họ luôn đứng về phía chúng tôi đấu tranh cho các nạn nhân".

Tàn phá môi trường sống

Formosa là khu công nghiệp luyện thép với diện tích 3.300 hecta được bắt đầu xây dựng từ năm 2012 tại Vũng Áng, Hà Tỉnh chỉ với giá 97 tỉ VND (5 triệu đô-la) trong vòng 70 năm, trái với quy định của nhà nước tối đa là 50 năm.

Chỉ sau gần 4 năm thì thảm hòa bắt đầu khi tin cá chết hàng loạt được đưa ra ngày 6/4/2016, khoảng 70 tấn cá biển chết trôi dạt vào bờ biển Kỳ Anh đến Hòn La, Nhật Lệ, trải dài đến Hải Ninh, Lê Thủy.

Ngày 30/6/2016, 84 ngày sau khi thảm hòa được phát hiện, 7 đại diện Formosa nhận lỗi và đồng ý bồi thường 11.500 tỉ VND (khoảng 500 triệu đô la). Số tiền bồi thường quá ít.

Số tiền bồi thường này nếu chia ra cho 3,8 triệu dân miền Trung, nạn nhân trực tiếp của thảm họa, thì mỗi người chỉ được khoảng 2,9 triệu đồng.

Trong khi đó, nếu người dân tự đòi bồi thường thiệt hại thì chỉ 1000 hộ dân số, tiền bồi thường cũng đã phải lên đến 1000 tỉ đồng, tức gần 8% tổng số tiền mà Formosa hứa chi trả (theo Toàn cảnh thảm họ môi trường Biển Việt Nam – Green Trees).

Linh mục Trần Đình Lai cho biết về nội dung hồ sơ trao cho các cơ quan Quốc tế :

"Tất cả hồ sơ gồm có ba thành phần :

- Phần thứ nhất gồm phần tường trình tất cả những thảm hòa xảy ra mà các cơ quan cũng như đài báo trong nước cũng như quốc tế đã đưa tin, đã đăng tải, bây giờ chúng tôi thống kê lại.

- Phần thứ hai là về các thảm trạng đang xảy ra ở miền Trung, đặc biệt là Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên.

- Phần thứ ba : phương hướng, mục đích của chuyến đi là tập trung đấu tranh pháp lý và tìm cách đưa ra giải pháp làm sạch môi trường, làm cho biển sống lại, cho người dân đi đánh bắt lại được và cho chọ có đời sống được yên ổn".

Vì sao người Công giáo phải dấn thân ?

Cuộc biểu tình đầu tiên chống thảm hòa môi trường xảy ra vào ngày 1/5/2016 tại Hà Nội, Sài Gòn và sau đó nhiều cuộc biểu tình lớn nhỏ diễn ra khắp nơi và dưới nhiều hình thức tự phát khác nhau.

Đặc biệt là các cuộc biểu tình do giáo dân tổ chức tại các vùng nóng như Nghệ An, Hà tỉnh, v.v. Rất nhiều cuộc đàn áp, bắt bớ của lực lượng an ninh, nhiều người bị tra tấn dã man.

Trước những đàn áp không ngừng đối với những cuộc biểu tình bất bạo động, Văn phòng cao ủy Liên Hiệp Quốc cũng đã lên tiếng kêu gọi nhà nước Việt Nam chấm dứt việc dùng vũ lực đối với người biểu tình.

Tuy nhiên, nhà nước Việt Nam thay vì bảo vệ người dân trước thảm hòa môi trường, lại ém nhẹm sự việc, đàn áp người dân nào dám lên tiếng, đứng trước sự sống còn của dân tộc, các giáo xứ phải thay nhà nước bảo vệ ngư dân.

Linh mục Trần Đình Lai giải thích tại sao đại diện công giáo phải vào cuộc :

"Thảm hòa xảy ra này là của một vùng miền và tầm cỡ của nó là tầm cỡ quốc gia và việc giải quyết vấn đề này là của chính phủ, trách nhiệm là của chính phủ.

Nhưng một chính phủ vô trách nhiệm như chính phủ Việt Nam thì quý vị biết đó, một chính phủ vô trách nhiệm, họ đánh trống bỏ dùi, họ đem con bỏ chợ. Họ đem Formosa về, lợi thì chưa thấy đâu, còn hại thì như thế.

Một điều mà ai cũng than phiền là đáng lẽ ra chính phủ phải giải quyết vấn đề này thì họ không giúp dân mà họ lại đứng về phía Formosa đàn áp dân, đàn áp những người biểu tình ôn hòa vô tội và những người giúp nạn nhân thì họ cũng trù dập.

Đó là điều mà những người ngoại cuộc không thể nào tưởng tượng được.

Chúng tôi rất buồn và cầu mong sao chính phủ thực sự phục vụ dân bằng cách khắc phục thảm hòa này, chứ không phải chúng tôi. Nhưng vì họ không làm và thậm chí họ còn chống nhưng người làm nữa.

Do đó, với lương tâm và trách nhiệm của giáo phận mà trong đó rất nhiều người công giáo ở những vùng biển chịu ảnh hưởng thì Bề Trên và chúng tôi ở trong ban phải tiếp tục đấu tranh".

Theo nghiên cứu của nhóm Green Trees trong tập tài liệu "Toàn cảnh thảm hòa môi trường Biển Việt Nam", thì Formosa được phép xả thải ra biển với công xuất 45.000 m3/ngày đêm với hàm lượng Cyanur 0,585 mg/l, tức cao gấp 58,5 lần giới hạn cho phép theo quy định của Bộ Tài nguyên và môi trường.

Vẫn theo nhận định của Green Trees thì với lưu lượng xả thải 40.000 m3 liên tục ngày đêm, thảm hòa môi trường từ Vũng Áng có thể kéo dài đến Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, Cà Mau và nếu hiện tượng cá chết trải dài khắp 3000 km đường biển Việt Nam thì đó là một thảm hòa kinh hoàng cho toàn thể dân tộc Việt Nam.

Chính giới Châu Âu sẽ lên tiếng

phaidoan2

Linh mục Bùi Khiêm Cường trả lời RFA. Photo : Tường An

Trong các cuộc tiếp xúc với chính giới Âu châu và các Xã hội dân sự, Linh mục Bùi Khiêm Cường cho biết phái đoàn đã có những hứa hẹn giúp đỡ cụ thể như sau :

"Họ luôn ủng hộ và vì thế họ cùng chúng tôi tìm ra các giải pháp : thứ nhất là nói cho toàn thế giới biết về thảm hòa này.

Việc đầu tiên là dùng truyền thông làm cho người dân trong nước cũng như kiều bào hải ngoại và tất cả nhưng người khắp nơi trên thế giới việc bảo về môi trường là quan trọng và thảm hòa đang xảy ra tại Việt Nam là thảm hòa lớn nhất sau Thế chiến thứ II tới nay.

Ngoài ra họ còn hứa hẹn về vấn đề chăm sóc sức khỏe, y tế cho những nạn nhân. Còn các dự án khác thì họ sẽ nhờ người liên lạc giúp đỡ sau nhưng họ cũng chưa dám hứa điều gì nhưng họ hứa là sẽ đứng cùng chúng tôi đấu tranh cho Sự thật, cho Công lý và cho Môi trường".

Tiếp tục sát cánh cùng các nạn nhân

Cho đến hôm nay, nhiều người đưa thông tin về các cuộc biểu tình Formosa hay phản đối ô nhiễm môi trường do Formosa gây nên cũng đã bị chính thức ra thông báo truy lùng như anh Bạch Hồng Quyền, hay bị bắt như chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chị Trần thị Nga, anh Hoàng Bình.

Các linh mục hướng dẫn các cuộc biểu tình ôn hòa như Linh mục Đặng Hữu Nam, Linh mục Nguyễn Đình Thục cũng bị Ủy ban Nhân dân Tỉnh Nghệ An liên tục sách nhiễu.

Ngày 5/5 vừa qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã gửi thư cho Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Linh mục Nguyễn Văn Vinh và Linh mục Nguyễn Văn Đính yêu cấu xử lý hành vi của Linh mục Đặng Hữu Nam mà Ủy ban Nhân dân Nghệ An cho là xuyên tạc nhà nước và đi ngược lại lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.

Về việc này, Linh mục Trần Đình Lai chia sẻ :

"Vấn đề thuyên chuyển linh mục là quyền của Giám mục và tùy theo yêu cầu của giáo phận, nơi nào Ngài thấy có nhu cầu thì ngài chuyển.

Còn nhà cầm quyền đề nghị thì đó là một việc làm trái ngược và địa phận không chấp nhận và cũng không trả lời vì điều đó không cần thiết.

Nhưng điều đó cho thấy rằng họ không hiểu biết về tôn giáo, họ muốn can thiệp sâu vào tôn giáo và điều đó là điều trái ngược, không tôn trọng tự do tôn giáo".

Linh mục Bùi Khiêm Cường cũng cho biết sau chuyến đi sẽ tiếp tục về mặt thông tin và giáo dục để đem kiến thức lại cho người dân về thảm hòa môi trường do Formosa gây ra :

"Chúng tôi vẫn tiếp tục kêu gọi cùng nhau đấu tranh cho thảm hòa môi trường. Ở Nhật Bản, khi thảm hòa xảy ra, họ đã phải xử lý 50 năm, còn Việt Nam sau thảm hòa thì chưa xử lý gì, vì thế chúng tôi cũng giáo dục cũng như kêu gọi mọi người ý thức hơn cái thảm hòa này rất là nguy hiểm, nó không những ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại mà cho tương lai của của dân tộc, muôn thế hệ nữa.

Đó là nhưng điều mà chúng tôi sẽ phải làm, giúp cho người dân ý thức hơn về việc đấu tranh cho môi trường".

Một năm sau khi nhà nước Việt Nam chính thức công nhận thảm hòa môi trường thì Formosa vẫn tiếp tục xả thải, cá vẫn chết, đời sống ngư dân vẫn bấp bênh.

Sau chuyến đi đầy gian nan nhưng với nhiều kết quả khả quan về mặt vận động quốc tế, Linh mục Trần Đình Lai gửi lời cám ơn và kêu gọi cộng đồng người Việt hải ngoại tiếp tục yểm trợ nạn nhân Formosa :

"Chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và lời cầu nguyện cũng như những cuộc điện thoại hỏi thăm chia sẻ.

Thay mặt cho các nạn nhân, xin cám ơn tất cả đồng bào Việt Nam ở hải ngoại và tiếp tục kêu gọi mọi người hướng về Tổ quốc, về Mẹ Việt Nam và về những người đau khổ để rồi sẵn sàng giúp đỡ, đấu tranh về tinh thần cũng như vật chất".

Chương trình làm việc của phái đoàn tại Châu Âu

Ban Hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển gồm 1 giám mục và 5 linh mục đến từ các vùng bị ảnh hưởng trực tiếp của thảm hòa Formosa :

- Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp – Giáo phận Vinh

- Linh mục Giuse Phan Sỹ Phương – Quản hạt Cửa Lò, Quản xứ Tân Lộc – Trưởng Ban

- Linh mục Antôn Nguyễn Thanh Tịnh – Quản xứ Cồn Sẻ, Quảng Bình – Thư ký

- Linh mục Phêrô Trần Văn Thành – Quản xứ Tam Toà, Quảng Bình – Thành viên

- Linh mục Phêrô Trần Đình Lai – Quản xứ Đông Yên, Kỳ Anh – Thành viên

- Linh mục JB Bùi Khiêm Cường – Quản xứ Đông Sơn, Kỳ Anh – Thành viên

Chương trình làm việc chính thức của Ban Hỗ trợ Nạn Nhân Ô Nhiễm Môi Trường Biển (nguồn : https://thamhoaformosa.com/)

Oslo, Na Uy :

- Giám mục và ông Tổng Đại diện Giáo phận Oslo

- Caritas, Hội Đồng Liên Tôn và bộ phận Quan hệ quốc tế của Giáo hội Tin Lành Na Uy (Council of Ecumenical and

- International Relations Church of Norway and Caritas)

- Cứu trợ Hội Thánh Tin Lành Na Uy ; Tổ chức Norwegian Christian Aid.

- Dân biểu thuộc Ủy ban Đối ngoại và quốc phòng của Quốc hội Na Uy.

- Hội thảo tại Viện Nhân Quyền Na Uy (Norwegian Centre for Human Rights)

- Bộ Ngoại giao Na Uy – Bộ phận trách nhiệm Đối thoại nhân quyền giữa Na Uy và Việt Nam.

Bonn, Đức :

- Đại diện Ủy Ban Công Lý Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Đức, Dr. Daniel Legutke và ông Ulrich Poner

Tại Brussels, Vương quốc Bỉ :

- Hồng y Jozef de Kesel, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Giáo Hội Công Giáo tại Bỉ

- Bộ Ngoại giao Bỉ – Bộ phận Giao Thương, Phát Triển và Hợp tác với Á Châu

- Đại diện Đảng Xanh của Quốc Hội Liên Hiệp Âu Châu

- Văn phòng Đối ngoại EU

- ClientEarth – Tổ chức luật sư chuyên về môi sinh.

- Tổ chức nhân quyền Front Line Defenders

- Các Dân biểu thuộc Ủy Ban Giao Thương EU

Tại Geneva, Thụy Sĩ :

- Chương Trình Môi Sinh Liên Hiệp Quốc & Phản Ứng Thảm Họa Môi Sinh (Joint unit UNEP/OCHA)

- Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR)

- Nhóm Quyền Phổ Quát (Universal Rights Group)

- Tiếp tân tại Tòa Đô Chánh thành phố Geneva. Thị trưởng Guillaume Barazzone đón tiếp phái đoàn tại phòng tiếp chính khách của Geneva.

Tường An, thông tín viên RFA tại Paris

Nguồn : RFA, 17/05/2017

Published in Việt Nam

Dư luận trong nước bước đầu có thể 'thở phào' vì Đảng và nhà nước Việt Nam 'cuối cùng đã xử lý' những 'cán bộ lãnh đạo cấp cao' có dính líu đến vụ thảm họa môi trường biển nghiêm trọng, theo ý kiến nhà phân tích chính trị từ trong nước.

vu1

Ông Võ Kim Cự (phải), nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh, đương kim Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, là một trong những người bị đề nghị kỷ luật trong vụ Formosa.

Bình luận với BBC sau khi truyền thông chính thống của Việt Nam đưa tin một loạt cán bộ và lãnh đạo cao cấp ở trung ương và địa phương ở Việt Nam trong vụ Formosa xả độc vào vùng biển các tỉnh duyên hải miền Trung của Việt Nam đã bị đề nghị kỷ luật, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội hữu nghị Việt - Trung, học giả từ Đại học Bình Dương, nói :

"Dư luận ở trong nước cảm thấy thở ra nhẹ nhẹ bởi vì cuối cùng thì Đảng cũng đã xử lý những cấp cao có dính líu đến vụ Formosa. Một số người vẫn nghĩ rằng có lẽ sẽ không xử lý nữa, nhưng ở đây tôi phải nói thêm rằng quy trình xử lý ở trong Đảng là hơi mất thời gian.

"Các cấp làm việc, sau rồi đến Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật (Trung ương) xem, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật xem thì lại gần như xem lại từ đầu, rồi cuối cùng mới đưa ra những phán quyết trong quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật.

"Nếu ngoài quyền hạn của Ủy ban, thì lại phải đề nghị lên cấp cao hơn là Ban Bí thư (Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam) xử lý. Ví dụ, như trong trường hợp (các ông) Võ Kim Cự và Nguyễn Minh Quang, đã đề nghị lên Ban Bí thư để xử lý.

"Mà như chúng ta đều biết trong cuộc họp của Ủy ban Kiểm tra để đưa ra những ý kiến xử lý vụ này, thì Võ Kim Cự được bỏ phiếu thì số đông phiếu nghiêng về hình thức kỷ luật cao nhất ở trong Đảng là cách chức".

Khởi tố hay không ?

Nhà phân tích chính trị Việt Nam từ Đại học Bình Dương, đồng thời là nguyên Bí thư Đảng ủy Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam cho biết thêm về quy trình xử lý kỷ luật cán bộ trong đảng ở Việt Nam, ông nói :

"Kỷ luật ở Đảng trước, sau đó sẽ ra đến kỷ luật ở chính quyền và nếu vụ này ở cấp nghiêm trọng thì sẽ đưa sang cho cơ quan điều tra xử lý, các bước tương đối chầm chậm là như vậy.

"Nhưng mà dù sao tôi cũng phải nói rằng mọi người tương đối thỏa mãn vì thấy cuối cùng Ủy ban Kiểm tra cũng đưa ra những hình thức kỷ luật trong thẩm quyền của họ và đề nghị lên cấp trên để xử lý hình thức kỷ luật cho những người mà ngoài thẩm quyền của họ.

"Cái hiện nay ở Việt Nam có lẽ dư luận chờ đợi là xử lý sắp tới đối với những người này sẽ có đưa sang cơ quan điều tra ở Bộ Công an để xem xét khởi tố hay không".

Hôm 14/4, VietnamNet, 'báo điện tử chính thống hàng đầu' của Việt Nam, đưa tin về động thái của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam liên quan cán bộ của Đảng trong vụ Formosa và cho hay :

"Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị kỷ luật ông Võ Kim Cự và Nguyễn Minh Quang do liên quan đến các sai phạm trong vụ Formosa gây ra sự cố môi trường biển làm cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung.

"Trong hai ngày (12 và 13/4) tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã họp kỳ thứ 13 dưới sự chủ trì của ông Trần Quốc Vượng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương..".

Và nguồn này cho biết thêm chi tiết :

"Về thi hành kỷ luật đối với Ban cán sự Đảng bộ Bộ Tài nguyên và môi trường và một số cá nhân có liên quan, Ủy ban Kiểm tra trung ương nhận định Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và môi trường nhiệm kỳ 2011-2016 đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, để Bộ Tài nguyên và môi trường và một số cá nhân có nhiều vi phạm trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước liên quan đến dự án Formosa Hà Tĩnh, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng".

"Ủy ban Kiểm tra trung ương chỉ rõ, với ông Nguyễn Minh Quang, nguyên Ủy viên trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2011-2016".

VietnamNet cũng nêu tên một loạt cán bộ lãnh đạo cấp trung ương và địa phương khác bị đề nghị kỷ luật, trong đó có các ông Võ Kim Cự, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Thái Lai, Mai Thanh Dung và Hồ Anh Tuấn.

'Kỷ luật theo thẩm quyền'

Riêng với trường hợp của ông Võ Kim Cự, báo này cho hay :

"Đối với ông Võ Kim Cự, Ủy ban Kiểm tra trung ương nhận định phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn 2008-2016 và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010.

"Đồng chí đã trực tiếp ký nhiều văn bản trái quy định, như : cấp giấy chứng nhận đầu tư, cho thuê mặt nước biển nằm ngoài Khu kinh tế ; đồng ý chủ trương cho Công ty Formosa tự giải phóng mặt bằng để xây dựng đường ống xả nước thải... ; thiếu trách nhiệm chỉ đạo, thanh tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện dự án", Ủy ban Kiểm tra trung ương nhấn mạnh".

Đối với trường hợp của ông Hồ Anh Tuấn, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, VietnamNet cho hay :

"Với ông Hồ Anh Tuấn, được chỉ rõ chịu trách nhiệm chính về những vi phạm của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ 2010 đến 2016. Ông Tuấn có vi phạm, khuyết điểm : ký một số văn bản trái quy định ; cho phép Công ty Formosa khởi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án trước, hoàn thiện các thủ tục sau.

Về xem xét kỷ luật được đề nghị với hai ông Cự và Tuấn, nguồn chính thống này cho biết thêm :

"Theo Ủy ban Kiểm tra trung ương, những vi phạm của ông Võ Kim Cự và Hồ Anh Tuấn là nghiêm trọng ; căn cứ quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra trung ương quyết định thi hành kỷ luật cách chức Bí thư Đảng ủy Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015 đối với Hồ Anh Tuấn ; đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Võ Kim Cự theo quy định.

"Đối với các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và các cá nhân liên quan, Ủy ban Kiểm tra trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh nghiêm túc xem xét, thi hành kỷ luật theo thẩm quyền".

Cấp cao nhất và cuối cùng ?

Trả lời câu hỏi của BBC hôm 15/4 về việc liệu đây có phải là các quan chức cao cấp nhất và cuối cùng có thể bị đề nghị kỷ luật và chịu kỷ luật của đảng và chính quyền trong vụ việc liên quan thảm họa do Formosa gây ra hay không, Tiến sỹ Vũ Cao Phan nói :

"Căn cứ thông báo của Ủy ban Kỷ luật về những nhân vật này, thì ta có thể hiểu đó là những nhân vật chịu trách nhiệm cao nhất và cuối cùng trong vụ Formosa này ở phía Việt Nam,

"Tôi cũng nói thêm là trong xử lý về mặt đảng ở phía Việt Nam, thì ở cấp cục, cấp vụ, cấp sở, thì Ủy ban Kỷ luật có quyền ra quyết định kỷ luật ngay, nhưng cấp thứ trưởng trở lên, thứ trưởng, bộ trưởng hoặc cao hơn, thì phải do Ban bí thư.

"Đấy là lý do tại sao mà Ủy ban Kỷ luật đề nghị không chỉ ông Nguyễn Minh Quang, ông Võ Kim Cự, mà cả ông Bùi Cách Tuyến và ông Nguyễn Thái Lai v.v... những người ấy đề nghị Ban Bí thư ra quyết định kỷ luật.

vu2

Đại diện Formosa cúi đầu nhận lỗi trước nhân dân và nhà nước Việt Nam, sau thảm họa môi trường biển nghiêm trọng hơn một năm về trước.

"Còn những ông khác như ông Mai Thanh Dung, Hồ Anh Tuấn là những người ở cấp mà những người ở Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật có quyền xử lý kỷ luật rồi".

Cũng hôm thứ Bảy, một nhà phân tích khác am hiểu về chính trị Việt Nam bình luận về vụ đề nghị kỷ luật cán bộ nói trên và ý nghĩa của vụ thảm họa môi trường Formosa, nhà nghiên cứu này nói :

"Vụ Formosa đang nằm trong tay Ủy ban Kiểm tra Trung ương, là cơ quan tối cao về kỷ luật, thậm chí Tứ trụ chẳng có vai gì. Cần nhớ Ủy ban này là do Đại hội [Đảng] bầu ra, ngang với bầu lãnh đạo Ban chấp hành Trung ương.

"Nó có vai trò độc lập tương đối, vì sao ? Không ai cách chức được nó, vì nó được bầu ra, chỉ có Đại hội với bãi nhiệm được nó. Trừ khi ai có tội rõ, thì phải có quyết định từ cấp của toàn thể Ban chấp hành Trung ương để đừng chỉ chức vụ. Nếu bị xử lý hình sự thì khi có tuyên án mới bãi nhiệm. Như thế Tứ trụ chẳng ảnh hưởng gì".

Khi được hỏi, vụ Formosa có tác động thế nào tới tâm lý và nội bộ ban lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam và liệu có ai nhận ra bài học gì không từ vụ việc, nhà nghiên cứu không muốn tiết lộ danh tính này nói tiếp với BBC :

"Nên hiểu rằng họ sợ tai họa môi trường, họ quá sợ luôn, nên họ nhận thức là cần trị người làm sai, thiếu trách nhiệm.

"Còn sai ở đâu ? Có mấy cái sai, thứ nhất chưa cấp phép đã cho xây. Thứ hai cấp phép rồi, cho sửa giấy phép dẫn đến làm sai. Thứ ba không giám sát, để kỹ sư, công nhân Trung Quốc (được Formosa thuê) họ làm sai, làm hỏng. Và thứ tư là họ bắt đầu nhận thức được về quan hệ với dân, với các cấp, với giới khoa học, với các nhà đầu tư".

Quốc Phương

Nguồn : BBC, 16/04/2017

Published in Diễn đàn