Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trả lời BBC về vụ việc ở Đồng Tâm đang thu hút sự chú ý của dư luận, Luật sư Lê Công Định từ thành phố Hồ Chí Minh cho rằng cần tìm cách giải quyết tận gốc rễ và mời đại diện xã hội dân sự vào cuộc.

xhds1

Luật sư Lê Công Định nói rằng cần để các nhóm xã hội dân sự vào làm trung gian cho vụ Đồng Tâm

Trước câu hỏi đâu là vấn đề gốc rễ của xung đột Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội và mức độ nghiêm trọng của nó thế nào, ông Lê Công Định cho biết :

Lê Công Định : Vấn đề gốc rễ của vụ xung đột Đồng Tâm nằm ở quy định về quyền sở hữu đất đai trong Hiến pháp hiện hành, theo đó đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý. Sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất nói chung và đất đai nói riêng là một quan niệm do Karl Marx đề xướng trong cách nhìn của ông về viễn cảnh một xã hội mới được xây dựng theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa.

Các đảng cộng sản cầm quyền tại những nước chư hầu của Liên Xô trước đây đều du nhập quan niệm kính tế-chính trị này vào hệ thống pháp lý của mình. Một quan niệm thuần túy chính trị về kinh tế được lồng ghép một cách cưỡng bức vào khung pháp lý về quyền sở hữu tài sản khiến tạo ra hệ lụy mà ngày nay chúng ta đều thấy, đó là sự tước đoạt quyền tư hữu đất của nông dân dưới danh nghĩa lợi ích công cộng nhưng nhằm mục đích tư lợi.

Chính sách đất đai và câu chuyện Đồng Tâm

Khi bản dự thảo Hiến pháp 2013 được mang ra góp ý trong xã hội, nhiều ý kiến đề nghị phải loại bỏ hẳn quan niệm sở hữu toàn dân về đất đai để quay về bản chất pháp lý tự nhiên của quyền tư hữu tài sản, nhằm giúp tạo đà phát triển kinh tế, nhưng tiếc thay đã bị Đảng Cộng sản Việt Nam thẳng thừng bác bỏ. Khi ấy tôi và nhiều người đã nhìn thấy hậu quả của sự cố chấp đó.

Phong trào dân oan là một cảnh báo về bất ổn xã hội ngày càng lớn, và bây giờ phát triển thành một cuộc xung đột hẳn hoi giữa nông dân và nhà cầm quyền.

BBC : Giải quyết vấn đề xung đột Đồng Tâm có dễ không ? Ở góc độ pháp lý, bài toán cần giải là gì, cách giải tốt nhất theo ông là thế nào ?

Lê Công Định : Giải quyết xung đột ở Đồng Tâm không hề đơn giản, bởi nếu chỉ nhắm đến phần ngọn thì trước sau nhà cầm quyền cũng đạt được mục đích. Có hai phương thức để lựa chọn : một là dùng bạo lực trấn áp, hai là thuyết phục bằng đối thoại. Tất nhiên, ai cũng muốn một kết cuộc tốt đẹp nên phương thức đối thoại là giải pháp ổng thỏa trước mắt. Tuy nhiên về lâu dài, vấn đề gốc rễ vẫn chưa được giải quyết.

Có thể tháo dỡ ngòi nổ tại Đồng Tâm không sớm thì muộn, nhưng ngòi nổ ở những nơi khác vẫn còn nguyên vẹn, chờ đến dịp lại bùng nổ một khi sở hữu toàn dân về đất đai chưa bị bãi bỏ...

Giải pháp pháp lý mà tôi đề nghị đó là chấp nhận quyền tư hữu đất đai một cách rộng rãi. Chỉ giữ lại quyền công hữu trong một số trường hợp như tập trung đất cho mục đích công cộng phục vụ lợi ích chung của mọi người, mục đích quốc phòng và an ninh quốc gia, và mục tiêu kinh tế có tính chất chiến lược.

xhds2

Người nông dân Việt Nam không có quyền tư hữu ruộng đất

BBC : Bài toán pháp lý, xã hội mà luật sư vừa đề cập, nếu giải rốt ráo, thì có vướng gì không khi mở rộng ra toàn xã hội, cộng đồng, và đặc biệt là đi ngược lại quá khứ để lần ra gốc tích, nguyên do và tìm đòi thực thi trách nhiệm ?

Lê Công Định : Để thực hiện giải pháp pháp lý mà tôi đề nghị cần phải sửa đổi hiến pháp liên quan đến quyền sở hữu đất đai. Sau đó tiến hành tư nhân hóa tài sản này. Tất cả cần có một lộ trình rõ ràng, chứ không chỉ thảo luận suông.

Cần lưu ý, cho đến năm 1954 đất đai tại Việt Nam vừa thuộc tư hữu, vừa thuộc công hữu. Sở hữu tư nhân đất đai là điều bình thường trong hệ thống pháp lý của mọi quốc gia từ xưa đến nay, Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Chỉ đầu óc lệch lạc hoặc kém hiểu biết mới nghĩ ra hoặc suy diễn rằng tư nhân hóa đất đai sẽ khiến tạo nên những vùng tự trị nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước.

BBC : Đảng cộng sản và chính quyền tự chống tham nhũng, tiêu cực và lũng đoạn liệu có khả thi không ? Lấy vụ Đồng Tâm và nhiều vụ việc khác trong vài năm gần đây để xem xét, Luật sư có bình luận gì ?

Lợi dụng quyền hạn cấp đất cho dự án kinh doanh để tham nhũng là nguyên nhân gây nên sự phẫn uất âm ỉ lâu năm trong dân chúng. Nhưng một chính thể độc tài thì không thể nào chống tham nhũng được...Do đó, tự họ đã tạo nên mầm mống chống đối chính mình từ trong dân chúng.

Tất nhiên, cách dễ dàng nhất là họ gán cho cái gọi là "các thế lực thù địch" kích động. Chẳng ai có thể kích động nếu người dân không oán giận nhà cầm quyền và nhà cầm quyền thực thi nhiệm vụ đúng luật.

BBC : Trở lại vụ Đồng Tâm, nếu có lời tư vấn cho tất cả các bên, cả dân lẫn chính quyền, những bên có quyền lợi, lợi ích liên quan, luật sư sẽ tư vấn thế nào và vì sao ?

Lê Công Định : Riêng vụ Đồng Tâm, trước mắt hai bên cần đối thoại với sự trung gian của các tổ chức xã hội dân sự và các luật sư, vì quyền lợi đôi bên phải được tôn trọng và đáp ứng trên căn bản luật pháp. Trấn áp bằng bạo lực chỉ giúp chôn vùi uy tín chính trị của đảng cầm quyền nhanh chóng hơn mà thôi.

Nguồn : BBC, 22/04/2017

Published in Diễn đàn

Một cuộc tọa đàm về các chính sách và luật đất đai vừa diễn ra tại Hà Nội hôm 20/4/2017, mang tên Tọa đàm Chính sách, Pháp luật về đất đai : Thực trạng và Kiến nghị sửa đổi.

toadam1

Thực trạng và Kiến nghị sửa đổi do hai liên minh dân sự Landa và RiM đồng tổ chức tại Hà Nội hôm 20/4/2017

Tọa đàm do hai liên minh các tổ chức dân sự, gồm Liên minh đất đai (Vì quyền bình đẳng tiếp cận đất cho người nghèo), gọi tắt là Landa, và Liên minh truyền thông quyền của nhóm những người dễ bị tổn thương, gọi tắt là RiM, đứng ra đồng tổ chức.

Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Mai Phan Lợi, chuyên gia điều phối Liên minh RiM cho biết tọa đàm được thu xếp từ trước nhưng lại diễn đúng vào khi có những diễn biến căng thẳng trong vụ tranh chấp khiếu kiện đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, nên ngay đầu tọa đàm, Ban tổ chức đã nêu rõ do không có đầy đủ thông tin về vụ việc tại Đồng Tâm.

toadam2

Chuyên gia điều phối Liên minh truyền thông quyền của nhóm những người dễ bị tổn thương (RiM) là một trong những người đồng chủ trì tọa đàm.

"Cụ thể là Nhà nước chưa công bố gì rõ ràng, đài báo đăng những thông báo từ chính quyền thì chung chung, thông tin trên Facebook và mạng xã hội thì rất khác nhau và người dân dường như không tin tưởng gì cả báo chí lẫn các cán bộ chức năng, chính vì thế Ban tổ chức không đủ dữ kiện để đánh giá phân tích vụ việc Đồng Tâm", ông Lợi giải thích.

"Đồng Tâm vẫn được nêu ra như những ví dụ về sự công khai minh bạch, sự can thiệp của nhà nước khi một bên là doanh nghiệp lấy đất để phục vụ các dự án liên quan tới kinh tế, chính vì nó có tương tác như vậy trong tọa đàm, những khuyến nghị đưa ra có thể áp dụng khá tốt cho việc giải quyết vấn đề Mỹ Đức mà bằng chứng là tại tọa đàm mọi người vỗ tay rất lớn khi nghe tin Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, vốn là một tướng công an, đã trực tiếp xuống huyện Mỹ Đức để gặp gỡ bà con (hôm 20/4).

"Động thái này sau năm ngày, được xem là động thái tích cực, giúp các bên tiệm cận gần với nhau hơn và có thể niềm tin giữa các bên thông qua những tiếp xúc như thế sẽ tăng lên và nằm trong nhóm khuyến nghị mà tọa đàm hôm nay đưa ra", ông Mai Phan Lợi nói.

Lỗ hổng pháp luật

Tại tọa đàm, vụ việc ở Đồng Tâm cũng như nhiều vụ việc tranh chấp đất đai khác còn được nêu ra như những ví dụ về các lỗ hổng trong luật đất đai và đáng chú ý nhất là ý kiến của nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, Giáo sư Tiến sĩ Đặng Hùng Võ.

toadam3

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nói tới những lỗ hổng trong luật đất đai

Giáo sư Đặng Hùng Võ nêu ra Tọa đàm : "Một lỗ hổng là cơ chế nhà nước thu hồi đất. Lần đầu năm 1987 nhưng không có cơ chế bồi thường tái định cư.

"Đến Luật Đất đai 1993, thì nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc gia, quốc phòng. Tiêu chí rất đẹp nhưng thực tế thì thu hồi tất cả các loại đất và định nghĩa lợi ích quốc gia là do nhà nước quyết định. Cứ trình lên được duyệt là thành dự án. Đây là một lỗ hổng...

"Sang luật 2003, ta rành mạch hơn, không lừa dối dân nữa mà nói thẳng ra là dự án vì lợi ích quốc gia hay tư nhân. Các trường hợp khác không được thu hồi đất, như chỉ các trường hợp thu hồi để xây trụ sở của nhà nước...

"Quốc phòng, an ninh là cái gì ? Tôi xin lưu ý. Không thể có chuyện dùng đất quốc phòng để kinh doanh mà gọi đó là đất quốc phòng. Đất quốc phòng chỉ được sử dụng cho mục đích quốc phòng, bảo vệ tổ quốc. Không thể đem ra kinh doanh", nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nói.

Những điểm được mổ xẻ nhiều trong số các lỗ hổng mà Gs Đặng Hùng Võ nêu ra liên quan tới sở hữu đất đai và một quyết định hành chính có thể mang lại nhiều quyền lợi và tiền chỉ cho một phía, ông Mai Văn Lợi nói thêm.

Nguyên nhân tranh chấp

Ông Phạm Quang Tú, chuyên gia nghiên cứu chính sách của Oxfam, tổ chức đã làm việc và cùng hỗ trợ các đối tác của Việt Nam nhiều năm qua đóng góp cho tiến trình sửa đổi luật đất đai, là một trong những người đồng chủ trì tọa đàm.

Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Phạm Quang Tú cho biết trong thời gian qua cả về chính sách lẫn thực tiễn vấn đề đất đai đã được cải thiện tốt hơn nhưng vẫn còn những bất cập, tranh chấp đất đai vẫn xảy ra ở nhiều địa phương, có nơi có lúc như Đồng Tâm trong những ngày vừa qua, mức độ căng thẳng có nguy cơ tăng lên.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, như :

+ Do lịch sử để lại trong quá trình xây dựng đất nước, quá trình quản lý và sử dụng đất đai đặc biệt do chế độ công hữu hóa đất đai trước đây, từ đất tập thể hợp tác xã đất đau được giao về cho các hộ dân nhiều hơn để sản xuất. Quá trình lịch sử đó để lại những khó khăn trong việc phân bổ lại, tái cơ cấu các chính sách sở hữu và sử dụng đất đai tại Việt Nam

+ Những bất cập trong bản thân chính sách pháp luật hiện tại và đặc biệt quá trình thực thi pháp luật tại địa phương, có khoảng cách rất lớn giữa các quy định của pháp luật và thực tiễn. Dẫn tới những vấn đề về đất đai tiếp tục tồn tại và còn nóng lên.

Giải pháp ngắn, trung, dài hạn

Oxfam đã nêu ra các giải pháp ngắn, trung và dài hạn nhằm giảm thiểu tranh chấp, xung đột, bất cập trong chính sách và thực thi chính sách.

Các giải pháp ngắn hạn bao gồm phải có cơ chế buộc các bên phải thực hiện công khai minh bạch trong quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam.

+ Công khai minh bạch : "Thực ra trong luật đất đai năm 2013 đã có những quy định về công khai minh bạch tuy nhiên việc thực thi các quy định ở địa phương thì rất kém. Ví dụ công khai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công khai những quyết định hành chính sau chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì hầu như việc thực hiện còn bất cập và hạn chế".

+ Đối thoại với người dân : "Trong ngắn hạn sẽ không tránh khỏi những tranh chấp khiếu kiện tranh chấp đất đai ở vùng nọ vùng kia. Quan trọng nhất là khi xảy ra tranh chấp cần áp dụng ngay cơ chế nào để giảm thiểu tranh chấp và căng thẳng ? Tôi cho rằng cần áp dụng ngay cơ chế đối thoại, làm việc với dân có tranh chấp khiếu kiện.

"Đồng Tâm vừa rồi là một ví dụ. Rất may là hôm qua và hôm nay lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội mà trực tiếp là Chủ tịch UBND Hà Nội đã có những bước tiếp cận, tuy hôm qua tiếp cận với chính quyền cấp huyện và cấp xã và có mời người dân lên nhưng chưa tổ chức thành công đối thoại vì địa điểm tổ chức tại huyện. Chúng tôi hy vọng hôm nay đối thoại với người dân sẽ được tổ chức tại xã Đồng Tâm. Đây là một tín hiệu tốt.

"Tuy nhiên tôi đánh giá rằng hành động đó hơi muộn. Đáng lẽ ra những đối thoại đó phải diễn ra sớm hơn ngay sau khi sự việc bùng phát thì chắc chắn căng thẳng không đến mức độ như vậy. Do vậy giải pháp ngắn hạn thứ hai là khi sự việc xảy ra thì cần sớm tổ chức đối thoại với dân để tìm ra nguyên nhân gốc rễ cũng như giải pháp.

+ Cơ chế hỗ trợ : "Giải pháp ngắn hạn thứ ba là cơ chế hỗ trợ người dân, từ chính quyền, từ mặt trận và các đoàn thể và các tổ chức xã hội dân sự để người dân cảm thấy được hỗ trợ của các cơ quan chức năng và không bị đơn độc trong các tranh chấp kiện đối với các đơn vị bên ngoài".

+ Sự dụng các chế tài tư pháp, bên thứ ba : "Giải pháp thứ tư là sử dụng các chế tài tư pháp, như đưa ra các tòa án hành chính để giải quyết vụ việc một cách minh bạch rõ ràng và có bên thứ ba mà có thể là bên hỏa giải trung gian hoặc là bên tòa án để phân giải".

Giải pháp trung hạn mà đại diện Oxfam đưa ra là cần sửa đổi luật đất đai để đảm bảo luật đất đai sát hơn với thực tiễn, và ông Phạm Quang Tú cho biết ông đồng ý với ý kiến của giáo sư Đặng Hùng Võ về việc thu hồi đất đai, bồi thường tái định cư, cần phải sửa luật theo hướng hạn chế tối đa nhà nước đưa ra quyết định thu hồi đất, đặc biệt quyết định thu hồi đất cho phát triển kinh tế, có lợi cho nhà đầu tư.

Giải pháp dài hạn theo Oxfam là cần tổ chức nghiên cứu đánh giá tìm hiểu các hình thức sở hữu sử dụng đất khác nhau trong bối cảnh Việt Nam để đề ra các phương án chính sách về sở hữu quản lý đất đai ở Việt Nam, thảo luận xem phương án chính sách nào phù hợp nhất trong bối cảnh mới.

Bài học và khó khăn

Ông Tú cho biết tọa đàm này nằm trong chương trình kế hoạch của Landa và Oxfam, tuy nhiên diễn ra đúng vào khi có những diễn biến tại Đồng Tâm nên ông cũng hy vọng kết quả tọa đàm có tác dụng trước mắt giải quyết những vấn đề như Đồng Tâm và lâu dài hơn thì giải quyết những trường hợp tương tự.

"Bài học rút ra được ngay là thuộc về các giải pháp ngắn hạn, khi xảy ra tranh chấp cần tìm ra cơ chế đối thoại ngay với dân, không để mỗi bên mang một ý kiến ngược nhau, không có đủ thông tin cho chính người dân và cho dư luận xã hội.

"Cần có kênh thông tin, minh mạch thông tin và sau đó xúc tiến đối thoại, tốt nhất là chính quyền chủ động đối thoại với người dân là tốt nhất còn nếu chưa thể đối thoại trực tiếp thì nên áp dụng biện pháp sử dụng bên trung gian thứ ba.

"Tránh tối đa đàn áp trấn áp dân đặc biệt khi chưa phân tách rõ ràng minh bạch ai đúng ai sai. Trong vụ việc Đồng Tâm đã làm tốt việc không đàn áp trấn áp dân, tuy nhiên cơ chế đối thoại thì tuy có tín hiệu tốt, nhưng vẫn là hơi chậm".

Vẫn theo chuyên gia nghiên cứu chính sách của Oxfam thì nếu nó đơn thuần là một việc thu hồi đất đai cho các dự án phát triển kinh tế thuần túy thì dễ hơn nhưng trong trường hợp này nó liên quan tới đất đai an ninh quốc phòng. Câu hỏi đặt ra là diện tích nào được quy hoạch cho an ninh quốc phòng và diện tích nào là đất nông nghiệp của người dân và việc này cần làm rõ.

"Cho tới nay các thông tin ban đầu cho thấy ranh giới giữa đất an ninh quốc phòng và đất nông nghiệp của người dân là chưa có đầy đủ nên vụ ở Đồng Tâm khó giải quyết hơn so với vụ ở Yên Lãng và vụ Ecopac Văn Giang. Khó hơn nhưng vai trò bên thứ ba vẫn quan trọng. Và khi quan điểm của người dân và chính quyền càng khác xa nhau thì vai trò của bên thứ ba càng quan trọng hơn", ông Phạm Quang Tú nói.

Công dân tham gia và giám sát

toadam4

Viện trưởng Viện CISDOMA Trương Quốc Cần nói tới tầm quan trọng của việc người dân tham gia trong tiến trình lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất.

Là thành viên của mạng lưới Liên Minh Đất Đai, Landa, ông Trương Quốc Cần, Viện trưởng Viện CISDOMA, cho biết Viện đã đóng góp ý kiến tại tọa đàm liên quan tới việc làm sao để có sự tham gia của công dân một cách tốt nhất trong triến trình lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, bồi thường, phải phóng mặt bằng, tái định cư.

Ông nhấn mạnh : "Cần có cơ chế, khuôn khổ luật pháp rõ rằng hơn được đưa ra như những yêu cầu chính thức, bắt buộc trong tiến trình thực hiện dự án để bảo đảm sự tham của người dân đầy đủ, sớm nhất và người dân có thể nắm thông tin và giám sát những tiến trình đó theo quy định của pháp luật, từ đó giảm những mâu thuẫn tích tụ quá lâu ngày, người dân không có chỗ chia sẻ sẽ dẫn tới bùng phát khiến ngày càng khó giải quyết hơn".

Ông Mai Phan Lợi, chuyên gia điều phối RiM, cho rằng cuộc tòa đàm đã đưa ra được các ý kiến khá tập trung, đưa ra các đề xuất hết sức xây dựng và sẽ giúp gỡ xung đột hay hậu quả không đáng có.

Ngoài ra một số ý kiến khác cũng giàu tính thực tiễn vì đều là những người trực tiếp tham gia các hoạt động của phía nhà nước và đoàn thể.

toadam5

Tọa đàm Chính sách, Pháp luật về đất đai: Thực trạng và Kiến nghị sửa đổi đã nghe nhiều ý kiến mà vụ tranh chấp đất đai dẫn tới xung đột tại Đồng Tâm được đưa ra làm ví dụ.

Khi được hỏi liệu sau tọa đàm những đề xuất, gợi ý này có được trình bày lên với chính phủ, để được xem xét áp dụng hay không, ông Mai Phan Lợi cho biết Landa có kênh kết nối với bên chính phủ, đặc biệt là Bộ Tài nguyên Môi trường và được biết 21 phát hiện của họ với các kiến nghị đi kèm đã được thảo luận trực tiếp với các cơ quan chính phủ.

Vẫn theo ông Mai Phan Lợi thì nhiều phóng viên các đài, báo đã tới dự buổi tọa đàm, và cuộc tọa đàm cũng được đưa lên trực tiếp trên mạng xã hội, như Facebook và được hàng ngàn người theo dõi trực tiếp. Để cơ quan nhà nước tiếp thu ý kiến của các tổ chức xã hội là một quá trình dài và thông qua nhiều cách thức khác nhau.

Ông Trương Quốc Cần cho rằng ở thời điểm này khi chưa có được những giải pháp đồng bộ thì có lẽ nên bắt đầu từ những cái nhỏ, và hy vọng một tiến trình lâu dài sẽ tìm ra một giải pháp đồng bộ hơn để giải quyết thấu đáo hơn những tranh chấp đất đai hiện nay.

Published in Việt Nam

Xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức và xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai đều là những vùng nông thôn thuần nông thuộc tỉnh Hà Tây cũ (nay là thành phố Hà Nội) và đều là những địa phương có truyền thống văn hóa lâu đời và lối sống ổn định.

xuanduong1

Ảnh minh họa

Từ khoảng chục năm trở lại đây, do những mâu thuẫn bất công trong thực hiện dồn điền đổi thửa và nhiều sai phạm trong quản lý đất đai, hai nơi này đã trở thành những điểm nóng về khiếu tố kéo dài.

Sự việc người dân ở Đồng Tâm bắt nhốt cảnh sát cơ động liên quan đến giải quyết khiếu kiện đất đai đang nhận được sự quan tâm chú ý của dư luận. Để hiểu thêm về vụ này tôi xin cung cấp thông tin về vụ ở Xuân Dương mà trực tiếp tôi tham gia để mọi người tham khảo.

Nhiều điểm giống nhau

Nguyên nhân chính dẫn đến khiếu tố kéo dài ở Xuân Dương là việc người dân bị bất công trong phân chia ruộng. Những vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai mà huyện Thanh Oai đã có kết luận thanh tra chỉ ra một loạt sai phạm giao cấp đất trái thẩm quyền của xã Xuân Dương.

Việc xử lý sai phạm sau thanh tra không rõ ràng cộng với thái độ quan liêu hách dịch cửa quyền của tầng lớp cán bộ các cấp, sự yếu kém năng lực và kém đạo đức công vụ khiến cho nguyện vọng chính đáng của người dân không được đáp ứng.

Cũng đã xảy ra vụ án chống người thi hành công vụ mà ba người dân bị xử tù do đã có hành vi xô đẩy níu kéo nhân viên công an xã và huyện. Nhiều vụ người dân tập trung đông người đòi quyền lợi thì bị quy cho là gây rối trật tự công cộng. Những vấn đề này y hệt với những gì xảy ra trong sự việc ở Đồng Tâm.

Ý kiến người dân

Một yêu cầu của người dân là được giao đủ diện tích đất cho mỗi hộ gia đình bằng với mức đất canh tác của họ trước khi dồn điền đổi thửa, thay vì bị trừ đi mỗi sào 20,5 mét vuông để làm giao thông thủy lợi nội đồng.

Họ đưa ra ý kiến rằng trước dồn điền đổi thửa cánh đồng cũng có bờ lớn bờ nhỏ, xe máy công nông vẫn đi được, nay dồn ô đổi thửa số ruộng ít đi thì diện tích bờ cũ thừa đủ cho làm bờ mới, sao còn lấy đất ruộng của dân ? Theo số liệu do xã và huyện cung cấp thì diện tích đất ruộng bị lấy vào làm giao thông thủy lợi dao động từ 85 nghìn đến 100 nghìn m2 tức là khoảng từ 8,5ha đến 10 ha, đây là con số không hề nhỏ.

Họ cũng cho rằng việc tranh thủ lấy bớt đất của dân khi dồn điền đổi thửa là nhằm tạo lập quỹ đất công do chính quyền quản lý và hưởng lợi với nhau ở đó. Nếu lấy đất ruộng làm giao thông nội đồng thì xin hỏi diện tích đất bờ cũ, diện tích đất giao thông nội đồng cũ được đem đi đâu, dùng làm gì ?

Đất không có chân nên không chạy đi đâu được, mà nó chỉ chuyển mục đích sử dụng và chuyển chủ thể nắm quyền sử dụng. Lấy đất ruộng do người dân sử dụng ra làm bờ là chuyển đất tư thành đất công, lấy ra không bồi thường người dân không chịu.

Nếu nhà nước thu hồi vì bất cứ mục đích gì như an ninh quốc phòng hay phát triển kinh tế xã hội cũng đều phải bồi thường. Tài sản gắn liền với lợi ích của người dân, với truyền thống cần kiệm người dân hoàn toàn chính đáng khi giữ gìn bảo vệ khối tài sản của mình. Thử hỏi tài sản của mình có ai lại dễ để người khác lấy đi không ?

Người dân cho rằng chính sách dồn điền đổi thửa là một chính sách lớn, nhằm tạo lập một cơ cấu đồng đất thuận lợi để gia tăng hiệu quả canh tác, người dân hoàn toàn ủng hộ. Vấn đề là cách làm ra sao ?

Đây là chính sách lớn động chạm quyền lợi rộng khắp, cho nên nhà nước hẳn thận trọng và cân nhắc trong việc thực thi sao cho đạt thành công mà tránh những hệ quả phát sinh từ quá trình thực hiện. Do vậy hẳn nhà nước không có ý tranh thủ lấy bớt đất của dân thông qua dồn điền đổi thửa.

Nếu nhà nước có ngầm ý lấy bớt đất của dân thông qua dồn điền đổi thửa, hành vi này dù được đưa ra vì bất cứ mục đích lý do gì (như làm giao thông nội đồng) cũng sẽ không lọt qua được tai mắt của ngàn vạn người dân, chính sách này sẽ bị phản đối, sẽ thất bại giống như thất bại đã xảy ra tại xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai.

Người dân cho rằng nhà nước không vì ham lợi nhỏ mà làm hỏng đi chính sách lớn, cho nên xác định rằng việc lấy bớt đất ruộng của người dân với lý do làm giao thông nội đồng là toan tính lợi ích có tính địa phương của xã Xuân Dương và huyện Thanh Oai chứ không phải là chủ trương của nhà nước trung ương.

Họ cho rằng đây là toan tính thủ lợi thiển cận hẹp hòi của chính quyền địa phương, việc làm đó không vì lợi ích chung của nhà nước, không vì thành tựu chung của chính sách dồn điền đổi thửa. Xã Xuân Dương và huyện Thanh Oai coi trọng tính toán quyền lợi của mình hơn là sự thành công chung của chính sách quốc gia.

Ý kiến luật sư

Tôi được bà con cho biết họ đang canh tác trên phần diện tích đất nông nghiệp mà địa phương dự định phân chia cho họ khi gắp thăm nhận ruộng, nhưng vì còn đang khiếu tố cho nên mấy chục hộ dân cùng nhau canh tác tập thể.

Trong điều kiện hiện tại thì đó cũng là một giải pháp tạm thời chấp nhận được nhưng về lâu dài thì không đảm bảo lợi ích tốt nhất cho các hộ dân vì không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng cho mỗi hộ gia đình.

xuanduong2

Nhiều hộ dân canh tác tập thể (hình minh họa)

Từ thực tế đó tôi đề nghị các cấp chính quyền cân nhắc tiếp tục thực hiện hoàn tất việc phân chia ruộng cho các hộ nhưng giao đủ mà không lấy bớt đất để làm giao thông thủy lợi nội đồng. Tính toán xem với diện tích quỹ đất còn lại có thể giao đủ ruộng cho các hộ không, nếu không thì giữ nguyên hiện trạng để bà con canh tác tập thể, tránh làm xấu hơn tình trạng hiện nay.

Đánh giá về người dân tôi thấy trước khi xảy ra việc dồn điền đổi thửa họ đều là những người dân lao động chăm chỉ, vốn không có vi phạm pháp luật. Với hơn 80 hộ dân và vài trăm nhân khẩu, đó là một số lượng công dân đông đảo mà chính quyền có trách nhiệm chăm lo đảm bảo đời sống an sinh, nếu không sẽ gây ra các vấn đề xã hội lớn cho địa phương.

Tôi cũng thấy các hộ dân đã cứng cỏi khi chịu đựng gian khó đấu tranh khiếu nại kéo dài, họ là những người không dễ khuất phục bằng bạo lực. Họ đòi hỏi lẽ phải và sự công bằng, ý kiến của họ xứng đáng được lắng nghe tiếp thu.

Đánh giá về chính quyền thì tôi thấy, địa phương cũng có cái sai như trong kết luận thanh tra đã nêu. Trong công vụ thì do hạn chế trình độ năng lực cán bộ nên làm công tác dân vận không tốt, không thuyết phục được người dân. Trong giải quyết công việc thì còn quan liêu cứng nhắc, không được khôn khéo uyển chuyển, từ đó khiến cho chính quyền và người dân ngày càng xa nhau không tìm được tiếng nói chung.

Tôi khuyến cáo rằng nên nhớ trong cộng đồng dân chúng với hàng nghìn hàng vạn con người thì không phải ai cũng như ai, mà sẽ có những người vượt trội hơn lên nhờ năng lực tri thức hiểu biết và sự quả cảm. Khi đó trước những thay đổi do chính sách sẽ dẫn đến có những lối cư xử khác nhau, có người cam chịu chấp nhận, có người kiên cường chống đối.

Đó là điều tất yếu về quần chúng mà những người làm chính sách và thực thi công vụ cần tính lường đến để ứng xử cho phù hợp. Trong sự việc của bà con ở thôn Trường Xuân, tuy người khiếu nại cho tới nay chỉ là thiểu số ít ỏi nhưng với những gì họ đã cho thấy thì họ xứng đáng được một cách đối xử khác.

Tôi khuyến nghị chính quyền các cấp nên cầu thị khiêm nhường, cần nhìn ra những điểm còn thiếu khuyết của mình, để từ đó biết lắng nghe hơn, lùi bước chấp nhận những yêu cầu chính đáng của người dân.

Tuy vậy, rốt cuộc bỏ qua sự thiệt chí chân thành, xã và huyện vẫn tìm đủ mọi cách bất chấp để cô lập phân hóa buộc người dân phải tuân theo chính sách của họ.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 18/04/2017

Luật sư Ngô Ngọc Trai, gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội.

Published in Diễn đàn

Cán bộ xã có phải là đại diện cho nông dân hay không ? (RFA,20/04/2017)

Công luận tại Việt Nam suốt những ngày qua chờ đợi cuộc đối thoại giữa chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, đại diện phía chính quyền với người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm hiện đang phong tỏa làng và giữ 21 cán bộ, nhân viên cảnh sát trong vụ đất đai tại địa phương.

dat1

Một con đường bị dân chặn bởi đất đá ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ảnh chụp ngày 20 tháng 4 năm 2017. AFP photo

Tuy nhiên cuộc làm việc về phía chính quyền thành phố do ông Chung đứng đầu và phía xã Đồng Tâm là một số cán bộ xã chứ không hề có người dân nào.

Cuộc làm việc được truyền thông trong nước cho biết kết thức vào lúc 7g25 phút tối ngày 20 tháng tư. Hai quyết định được nhiều người chú ý là cơ quan chức năng sẽ thanh tra vụ tranh chấp đất đai tại Đồng Tâm trong vòng 45 ngày. Và ông Nguyễn Đức Chung sẽ tiến hành một cuộc nói chuyện với đại diện người dân Đồng Tâm.

Như vậy có thể nói cuộc đối thoại được chờ đợi suốt những ngày qua bất thành vì không có dân tham dự, mà chỉ là những cán bộ xã Đồng Tâm. Ông Nguyễn Đức Chung chỉ về trụ sở huyện Mỹ Đức chứ không về xã Đồng Tâm. Từ huyện về xã đoạn đường không đầy 20 cây số.

Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, người từng làm vụ trưởng vụ nghiên cứu ban dân vận trung ương của đảng cộng sản cho rằng những cán bộ xã này không phải là đại diện cho nông dân trong hệ thống hiện nay của Việt Nam :

"Họ không tin chính quyền hiện nay, nói nhiều nhưng làm nhảm nhí nhiều chuyện quá thì dân họ đâu có tin. Hiện nay thì làm gì có chuyện dân bầu, mà chỉ là đảng cử thế thôi. Tất cả hệ thống hiện nay là do đảng sắp xếp thôi, chứ làm gì có dân vào đấy".

Cơ quan của ông Nguyễn Khắc Mai từng làm việc là nơi chăm lo cho những mối quan hệ giữa đảng cộng sản cầm quyền và dân chúng.

Sau khi cuộc khủng hoảng Đồng Tâm bùng nổ với một số lượng lớn chưa từng có các cán bộ nhà nước và nhân viên an ninh bị bắt làm con tin, nông dân Đồng Tâm đã nhắn gửi các vị lãnh đạo thành phố Hà Nội đến gặp họ để tìm hiểu những lý lẽ của họ về vụ tranh chấp đất đai.

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên chánh văn phòng quốc hội Việt Nam có ý kiến về việc dân yêu cầu lãnh đạo thành phố Hà Nội về xã nhưng chủ tịch chỉ về đến ủy ban nhân dân huyện và gửi giấy cho đại diện dân lên gặp :

"Người dân người ta mời đi lên tiếp xúc mà không đi thì tôi nghĩ đó là một điều đáng tiếc. Phải nên nói sự thật, rồi sau đó mới biết giải quyết thế nào. Còn chuyện mà lãnh đạo cấp trên tiếp xúc với những người cầm quyền cấp dưới thì đó cũng là tiếp xúc để nghe phản ảnh báo cáo tình hình. Những người đó là về mặt pháp lý thì cũng có thể coi là đại diện, đại biểu hội đồng nhân dân gì đấy do dân bầu ra. Nhưng thực sự tiếp xúc thẳng với những người dân đưa kiến nghị thì tốt hơn".

Tại Việt Nam cũng có diễn ra định kỳ các cuộc bầu cử các cơ quan dân cử, từ cấp cao nhất là quốc hội, cho đến các cấp thấp hơn là các hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, xã.

Tất cả các cuộc bầu cử này có hệ thống sàng lọc các ứng cử viên theo nguyên tắc xét duyệt của mặt trận tổ quốc, một cơ quan của đảng cộng sản, đảng duy nhất cầm quyền tại Việt Nam. Tuyệt đại đa số các ứng cử viên đều là đảng viên đảng cộng sản.

Sự thất bại của liên minh công nông

dat2

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu trong cuộc gặp lãnh đạo xã Đồng Tâm hôm 20/4/2017. Photo courtesy of tuoitre.vn

Với sự phát triển của xã hội dân sự cũng như kinh tế Việt Nam, những cuộc bầu cử này trở nên khá sôi động hơn khi ngày càng có những người không phải đảng viên ra tranh cử, nhưng đại đa số những người này đều bị loại bỏ bằng lý do này hay lý do khác. Thông tin về những cuộc tranh cử này chỉ được truyền thông tự do của mạng xã hội đưa tin, còn báo chính thống do đảng cộng sản kiểm soát hạn chế đến mức tối đa việc đưa tin này.

Theo thông tin từ báo chí Việt Nam thì khi tổ chức cuộc đối thoại để giải quyết cuộc khủng hoảng Đồng Tâm, ông Nguyễn Đức Chung đã gửi thư mời đến với các cán bộ xã và với dân nói chung. Báo Tuổi Trẻ trích lời bà Nguyễn Thị Lan, bí thư đảng cộng sản tại xã Đồng Tâm nói rằng cuộc đối thoại mà chỉ có cán bộ xã mà không có dân thì sẽ không có hiệu quả.

Như vậy về mặt chính thức như ông Trần Quốc Thuận đề cập thì những cán bộ xã này là đại diện của dân chúng, nhưng trên thực tế như ông Nguyễn Khắc Mai nhận định, thì những người này không đại diện cho dân. Phát biểu của bà bí thư xã Đồng Tâm Nguyễn Thị Lan cũng góp phần cho thấy rằng những người cán bộ xã không hoàn toàn có thể đại diện quyền lợi của người dân.

Trong lý thuyết cộng sản được đảng cầm quyền nêu cao tại Việt Nam thì nông dân là một thành phần nòng cốt của xã hội. Ông Nguyễn Khắc Mai bình luận :

"Ông coi nông dân trong hiến pháp, trong điều lệ đảng nhà ông là liên minh, chiến lược, công nông, nhưng thực ra họ đẩy nông dân đến thế khốn cùng, mà buộc nông dân phải xù lông xù cánh ra chống đối bảo vệ quyền lợi của mình. Tôi cho rằng không có sự ngu xuẩn nào hơn như thế. Đối xử với một lực lượng liên minh theo một cách vô đạo, vô lương tâm, vô văn hóa như thế thì còn gì là trời đất, còn gì là đạo nghĩa, còn gì là lẽ công bằng".

Thực tế phát triển kinh tế Việt Nam với quá trình đô thị hóa nhanh chóng, và sự xuất hiện của một tầng lớp tư sản giàu có, tầng lớp nông dân thực sự không có quyền lực chính trị và kinh tế, được minh chứng qua hàng ngàn vụ tranh chấp đất đai, và bị đàn áp.

Kết thúc cuộc nói chuyện với chúng tôi, ông Trần Quốc Thuận bày tỏ sự mong đợi của ông là lần này nhà cầm quyền sẽ vì lợi ích của người nông dân mà hành động :

"Cũng mong cuộc đối thoại tìm ra sự thật để đáp ứng đúng nguyện vọng của nhân dân. Đây là cuộc khiếu kiện kéo dài nhiều năm mà giải quyết chưa dứt điểm. Mà nên đặt lợi ích của nhân dân lên trên, quyền lợi của nhân dân lên trên. Thì cuộc giải quyết này mới mong có kết quả tốt đẹp".

Trong bản tin của báo chí Việt nam loan đi sau khi công bố quyết định thanh tra vụ tranh chấp Đồng Tâm, ông chủ tịch ủy ban nhân dân Hà Nội có nói với các cán bộ xã rằng nên thuyết phục nông dân ở xã tin vào việc kiểm tra sắp tới, vì sẽ có các đại biểu quốc hội tham gia kiểm soát. Quốc hội Việt Nam về nguyên tắc cũng là cơ quan đại diện cho mọi tầng lớp dân chúng, kể cả nông dân.

Kính Hòa, phóng viên RFA

***********************

Vụ Đồng Tâm có thêm diễn biến phức tạp ? (BBC, 20/04/2017)

Nhân chứng nói với BBC đã có vụ "tấn công" vào Thôn Hoành xã Đồng Tâm trong lúc có thêm phóng viên đưa tin về căng thẳng.

dat3

Báo chí Việt Nam mô tả tình trạng trong xã Đồng Tâm là 'căng thẳng'

Một người muốn ẩn danh nói với BBC rằng vào khoảng 10 giờ tối giờ Việt Nam hôm 19/04 có một số người tấn công vào làng nhưng dân làng đã đẩy ra.

"Vì trời tối nên không thể xác định có bao nhiêu người tấn công nhưng họ vào bằng một ngả và đã ra bằng ngả đó", người này nói.

Nhân chứng này cũng mô tả vào sáng ngày 19/04 dân làng phát hiện trong chăn của một trong những người bị giữ "có một khẩu súng" mà họ nghi là được đưa từ bên ngoài vào.

Một số nhà hoạt hoạt động cũng mô tả về diễn biến này nhưng BBC không có điều kiện để kiểm chứng độc lập.

'Nội bất xuất ngoại bất nhập' ?

Trước đó, trong ngày 19/4, báo Tuổi Trẻ đăng bài "Vào tâm bão Đồng Tâm" viết rằng khi tới nơi, các phóng viên được "Những người [dân địa phương] cho biết suốt 5 ngày nay họ bỏ công, bỏ việc lên đền thắp hương để cầu cho mọi chuyện sớm kết thúc, cầu cho cuộc sống sớm ổn định trở lại, người dân được bình an".

Bầu không khí trong xã được các phóng viên Tuổi Trẻ mô tả là người dân "cảnh giác, áp dụng các biện pháp kiểm soát không cho người lạ mặt ra vào".

Facebooker Bạch Hoàn trong bài viết đăng trên Facebook vào cuối giờ chiều 19/4 viết rằng chị đã một mình tới Đồng Tâm nhằm "muốn biết sự thật trong một rừng thông tin trái chiều, nhiễu loạn".

Người dùng Facebook này nói chị đã mang theo nhiều điện thoại thuộc các mạng dịch vụ khác nhau là Vinaphone, Mobifone và Viettel nhằm tìm hiểu việc "có hay không việc phá sóng điện thoại".

Kết quả được ghi nhận là "mạng Vinaphone hoàn toàn không có 3G. Mạng Viettel có ký hiệu 3G trên màn hình nhưng tuyệt đối không thể kết nối internet. Mobifone thì trong tình trạng chập chờn. Khi vào trong thôn Hoành, Mobifone lại không thể sử dụng được. Lúc này, Vinaphone chập chờn, tôi truy cập internet được vài phút rồi tậm tịt".

Ngoài việc mất sóng internet và sóng điện thoại chập chờn, thì : "Có một điều chắc chắn là người dân Đồng Tâm đã mất niềm tin. Khi hỏi vì sao đầu làng mọi người lại căng thẳng như thế ? Một cụ già trong đoàn nói, thông tin ở đây như thế này và về báo chí, dư luận lại nói như thế này thì nhiều tiền lắm ! ?. Vừa nói, bàn tay cụ ngửa ra rồi lật sấp lại...", Facebooker Bạch Hoàn viết.

Hiện chưa rõ các xử lý cuộc khủng hoảng từ các cấp lãnh đạo cao nhất tại Việt Nam ra sao cho vụ Đồng Tâm.

Mới đây nhất, ông Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội viết trên Facebook cá nhân kêu gọi đối thoại với người dân để tìm lối thoát cho căng thẳng ở Đồng Tâm.

Được biết, Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chính thức khẳng định là ông sẵn sàng đối thoại với những người dân xã Đồng Tâm nếu cần thiết.

Tin tức cũng nói ông Nguyễn Văn Chiến, luật sư, đại biểu Quốc hội đại diện cho cử tri Mỹ Đức, đã về làm việc với dân trong hôm 19/4.

Căng thẳng này xảy ra trong bối cảnh sắp có một kỳ họp quan trọng của Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam là Hội nghị Trung ương 5, khóa 12, dự kiến diễn ra vào tháng 5 năm nay.

******************

Chủ tịch Hà Nội công bố thanh tra đất đai huyện Mỹ Đức (BBC, 20/04/2017)

Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, tuyên bố thành phố tiến hành "thanh tra toàn diện" việc quản lý, sử dụng đất đai tại huyện Mỹ Đức, nơi đang có căng thẳng.

dat4

Hình chụp ở xã Đồng Tâm ngày 18/4

Từ chiều ngày 20/4, ông Chung cùng đoàn của thành phố có mặt ở huyện Mỹ Đức. Họ mời người dân xã Đồng Tâm đến gặp, nhưng kết quả đoàn chỉ làm việc với đại diện lãnh đạo xã Đồng Tâm.

Ông Chung phát biểu : "Liên quan tất cả kiến nghị, mong muốn về việc quy hoạch đất nằm trong khu vực sân bay Miếu Môn, thành phố quyết định thanh tra toàn diện quá trình quản lý sử dụng, quá trình xử lý liên quan đất đai thời gian qua tại khu vực này".

"Sau 45 ngày, theo quy định, thanh tra sẽ kết luận các nội dung".

Ông đề nghị người dân xã Đồng Tâm "giải tỏa các chướng ngại vật" và thả nốt số con tin đang bị giữ.

"Công an bảo vệ dân, chứ không đàn áp dân", ông Chung nói chiều tối ngày 20/4.

Lúc 18g45, VnExpress đưa tin ông Nguyễn Đức Chung bước vào hội trường của Huyện ủy Mỹ Đức.

Báo Tuổi Trẻ thì nói "tuy nhiên, chỉ có lãnh đạo xã Đồng Tâm dự cuộc đối thoại không có người dân nào ra dự. Đoàn công tác vẫn quyết định tổ chức cuộc đối thoại".

Một người dân tại xã cho BBC biết, chính quyền muốn mỗi thôn cử 10 người đại diện lên huyện làm việc, nhưng người dân "vẫn do dự và hoang mang".

Một người dân khác lại cho BBC biết : "Người dân bị lừa nhiều quá rồi ! Đố ai dám ra khỏi xã. Lỡ ra khỏi xã rồi bị bắt thì sao !"

"Ông Chung phải xuống tận xã để xem tình hình thực tế của người dân chứ, xem người dân vất vả khổ sở như thế nào".

"Làm gì cũng phải làm từ dân lên. Lấy dân làm gốc".

Người này cũng cho biết : "Người dân thực sự rất là mệt mỏi rồi chỉ mong chính quyền xuống làm việc, giải quyết rõ ràng cho người dân".

Người này nói ông sống ngay gần nơi giam giữ hơn 20 cán bộ. Ông nói người dân hiện rất mệt mỏi, vì sáu ngày qua, họ đã lo cơm nước, giặt giũ, cho các cán bộ này tắm rửa".Nếu đó là đất quốc phòng, thì chính quyền chỉ cần đưa văn bản, sơ đồ chứng minh, người dân sẽ thả người ngay", ông nói với BBC.

Truyền thông tại Việt Nam nói vào chiều 20/4, ông Chung cùng đoàn của thành phố Hà Nội có mặt tại trụ sở UBND huyện Mỹ Đức.

Tính đến 17h25, theo báo Tuổi Trẻ, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và đoàn của thành phố "vẫn đang ngồi chờ người dân thôn Hoành".

Nguyên do là vì đoàn của thành phố có mặt ở trụ sở UBND huyện Mỹ Đức, nhưng người dân "chưa đồng ý lên huyện làm việc".

Thành phần đi cùng ông Nguyễn Đức Chung (dự kiến)

Ông Đỗ Văn Đương - Phó Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội

Ông Đào Đức Toàn - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội

Lãnh đạo Cục Cảnh sát Hình sự - Bộ Công an

Cùng lãnh đạo huyện Mỹ Đức, Đại biểu HĐND, ĐBQH Thành phố Hà Nội

Và đoàn thư ký cuộc họp (Nguồn VOV).

Đến 17g40, trang Zing dẫn lời cụ Nguyễn Văn Nhạc (80 tuổi) ở xã Đồng Tâm, cho biết người dân nơi đây đã quyết định không gặp Chủ tịch Nguyễn Đức Chung tại UBND huyện Mỹ Đức. Thay vào đó, họ "tập trung tại Nhà văn hóa thôn Hoành để mong Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về đối thoại".

Vào lúc 18h, báo Tuổi Trẻ tường thuật bà Nguyễn Thị Lan - bí thư xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức cho biết nhiều "người dân thông tin mặc dù có giấy mời nhưng người dân không muốn lên huyện mà chỉ mong lãnh đạo thành phố về tận Đồng Tâm".

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 20/4 nói sự việc xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), "phải được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật".

Đây là lần đầu tiên ông Chung về Mỹ Đức, sáu ngày kể từ khi vụ đụng độ giữa người dân xã Đồng Tâm và công an xảy ra hôm 15/4.

Người dân hiện còn giữ khoảng 20 cán bộ sau khi thả một số người trong hai ngày 17, 18/4.

*************************

Đoàn Văn Vươn 'sẵn sàng hòa giải vụ Đồng Tâm' (BBC, 20/04/2017)

Người được biết đến qua vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng năm 2012 trả lời BBC về quan điểm của ông về vụ Đồng Tâm và nói "sẵn sàng làm trung gian".

dat5

Ông Đoàn Văn Vươn hiện là chủ trang trại vịt biển ở Tiên Lãng

Hai anh em ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý bị tuyên án 5 năm tù với tội danh Giết người năm 2013, nhưng được đặc xá sau khi thụ án hơn 3 năm 7 tháng năm 2015.

Ông Vươn nói với BBC rằng ông "sẵn sàng đứng ra làm trung gian giữa người dân xã Đồng Tâm với chính quyền nhằm giúp xử lý căng thẳng hiện nay".

"Từ vụ việc của mình, tôi thấu hiểu những gì mà người dân Đồng Tâm trải qua, từ chuyện bị chính quyền đơn phương áp đặt, cảm thấy bị xúc phạm và dồn đến đường cùng nên đành phải phản kháng".

"Vụ của tôi hơn 5 năm trước chỉ là hộ cá nhân với 40,3 ha đất nuôi trồng thủy sản trong lúc vụ Đồng Tâm liên quan đến nhiều hộ dân và kéo dài cả chục năm nên có tính chất phức tạp hơn".

"Vụ Đồng Tâm diễn ra trong bối cảnh mạng xã hội phổ biến với người dân Việt Nam nên thông tin về vụ việc đến được với nhiều người dân hơn".

"Tuy vậy, tôi thấy rằng trong vụ này, nếu chỉ nghe một phía thì không ổn, chính quyền cần tổ chức đoàn thanh tra liên ngành đến Đồng Tâm làm rõ đúng sai thế nào".

"Một khi đã xác minh được sự việc và lắng nghe ý kiến của đại diện người dân ở đó thì phải xử lý sao cho thấu tình đạt lý".

Ông Vươn, người bây giờ là chủ trang trại vịt biển, cho biết thêm : "Tôi nghĩ rằng chính quyền họ cũng rút kinh nghiệm ứng phó sau những vụ thu hồi đất đai ở các địa phương".

"Mọi câu chuyện cứ xảy ra liên miên thế này đều bắt nguồn từ chính sách và luật đất đai chưa phù hợp, khiến người dân cảm thấy mảnh đất mưu sinh của họ bị tước đoạt".

dat6

Đến hôm 20/4, tin cho hay còn khoảng 20 người của chính quyền vẫn đang 'bị giữ' tại Đồng Tâm

"Tôi tin là những người ở cương vị lãnh đạo như Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng mong tìm được cách xử lý ổn thỏa cho những vụ khiếu kiện đất đai".

"Sự vụ đã đến nước này thì họ không thể không lắng nghe".

"Dù tình hình hiện tại đang rất căng thẳng, thật sự thì tôi không tin là chính quyền sẽ chọn cách không chính danh để đàn áp người dân trong vụ này".

"Tôi mong rằng để giảm thiểu những vụ nóng như Đồng Tâm trong tương lai, chính phủ cần sớm sửa đổi luật đất đai, bỏ chế định sở hữu toàn dân đối với đất đai".

"Tôi muốn gửi thông điệp đến người dân Đồng Tâm là hãy bình tĩnh, lắng nghe các bên và không vội, vì những đòi hỏi của họ đã kéo dài hàng chục năm nay rồi".

Ông cũng bình luận rằng việc người dân Đồng Tâm đang cầm giữ 20 người của chính quyền là "không bình thường".

"Hiện tại thì vụ việc Đồng Tâm rồi có ổn thỏa hay không là do chính phủ quyết thôi", ông Vươn nói với BBC.

dat7

Đất đai luôn là vấn đề lớn cho hệ thống chính trị Việt Nam vì chế độ sở hữu 'toàn dân'

Ông Đoàn Văn Vươn và em trai Đoàn Văn Quý bị tuyên phạt y án 5 năm tù trong phiên phúc thẩm ngày 31/7/2013 vụ án Đoàn Văn Vươn và đồng phạm về tội "Giết người" và "Chống người thi hành công vụ" xảy ra tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

Vụ án này thu hút dư luận Việt Nam thời điểm ấy vì được xem là đỉnh điểm về xung đột về đất đai và những bất cập trong việc thực thi pháp luật ở các cấp địa phương.

Sau xung đột này, Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang bị đình chỉ chức vụ, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng bị cách chức do để xảy ra vụ án hủy hoại tài sản tại khu đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn.

Tuy nhiên ông Đỗ Hữu Ca, cựu Đại tá, Giám đốc Công an Hải Phòng, người chỉ huy vụ cưỡng chế đất mà ông gọi là "một trận đánh đẹp", lại được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định phong hàm thiếu tướng.

Published in Việt Nam

Thực sự tôi chưa thấy thiện chí của ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, sau những tuyên bố của ông ở Mỹ Đức. Điều thiếu sót nổi cộm, là ông Chung không nói gì về dân Đồng Tâm có bị "truy tố ra tòa", về tội "bắt con tin" hay không ?

hanoi0

Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội

Bộ ngoại giao Việt Nam hôm nay có tuyên bố rằng vụ việc sẽ "xử đúng theo qui định của pháp luật". Hôm trước ông tướng công an Hà Nội cũng tuyên bố những câu "nảy lửa" tương tự.

Mà nếu áp dụng đúng luật lệ về đất đai ở Việt Nam, theo kiểu "sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý". Tham quan chỉ cần vịn vào "ưu tiên quốc phòng" thì có thể truất quyền sử dụng đất của bất kỳ người dân nào, vào bất kỳ lúc nào.

Luật lệ như vậy là có khiếm khuyết trầm trọng mà kẻ có quyền thế có thể lợi dụng để làm giàu.

Thử xét quá trình làm giàu của các tỉ phú, triệu phú Việt Nam, tất cả đều giàu lên từ địa ốc. Quan chức cũng vậy. Một người làm giàu là hàng trăm, hàng ngàn người sa vào cảnh lầm than, mất nhà mất cửa.

Nhà nước nếu khăng khăng áp dụng luật trong tường hợp này thì ngưòi dân vào đường cùng sẽ sử dụng "luật tự nhiên", dùng "bản năng sinh tồn" để chống lại.

Ông Chung là đại diện nhà nước, theo lẽ ông phải cam kết với dân Đồng Tâm "sẽ không truy tố bất kỳ ai, về tội gì", để "mở chốt an toàn".

hanoi1

Người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm viết tâm thư chung chuẩn bị cho cuộc đối thoại với lãnh đạo thành phố Hà Nội. Ảnh : Như Ý.

Vấn đề đền bồi đất đai tuy cũng rất quan trọng, nhưng không bằng việc cả làng ngồi tù.

Vì vậy tôi thấy vấn đề vẫn sẽ bế tắt. Con tin không thể thả ra không điều kiện.

Tôi rất ưa coi các phim loại phiêu lưu, trinh thám, các phim về thuyết âm mưu ... Bởi vậy, chuyện gì xảy ra cũng có thể méo mó đầu óc, suy diễn xa xôi. Thí dụ chuyện "bắt con tin" của xã Đồng Tâm ở Hà Nội.

Rõ ràng là dân Đồng Tâm đang ở "kèo dưới". Lãnh đạo Hà Nội đang "câu giờ" mà (có lẽ) dân không thấy.

Dân "trụ" được bao lâu, khi nội bất xuất ngoại bất nhập, lương thực nhiều lắm vài ba tuần là cạn. Trong khi mỗi đêm, nhà nước cho dàn trận tấn công, quân thật quân giả không biết. Mục đích hiển nhiên là làm cho người dân căng thẳng thần kinh, thể xác mõi mệt vì mất ngủ. Nhà nước sẽ "quần" người dân như vậy cho tới khi "chín nhừ". Trận giả thành trận thiệt. Ai chống đối thảy đều "hốt hết".

Cũng có thể là tôi bi quan, đánh giá thấp tinh thần dân Đồng Tâm. Việc "bắt gọn" đoàn quân cảnh sát, trên 30 người, không đổ máu, cho thấy khả năng "lãnh đạo" của những người cầm đầu ở Đồng Tâm. Xem các video clip, tiếng trong loa phát ra, như là lệnh của tướng cầm binh, người dân nghe theo răm rắp. Việc này cho thấy người lãnh đạo là (những) kẻ có kinh nghiệm đầy mình nơi tiền tuyến.

Tới hôm nay mà các "con tin" vẫn được đối xử tử tế, cho thấy thiện chí của dân Đồng Tâm là muốn cùng lãnh đạo nhà nước thỏa thuận với họ để tìm một giải pháp, vừa là lối thoát danh dự cho cả hai bên, vừa giải quyết dứt điểm các tranh chấp nhùng nhằng về đất đai.

Nhưng nhà nước rõ ràng là không có thiện chí như dân Đồng Tâm. Họ không hề muốn "thương lượng" gì cả. Các vụ "đánh đêm" cho thấy âm mưu của nhà nước.

Trường hợp này, như các phim mà tôi coi, phe giữ con tin phải đưa ra "tối hậu thư", ra điều kiện và thời hạn để "thảo luận".

Trễ một ngày (như các phim tôi coi) thì một ngón tay đầy máu me của con tin được giao cho phía bên kia. Còn khi phía bên kia vọng động, kiểu cho đánh đêm, thì phía giữ con tin sẽ chặt nguyên bàn tay, hay xẻo cái tai, cái mũi... của vài con tin gởi ra để "dằn mặt".

Tranh chấp đất đai giữa dân Đồng Tâm và chính quyền địa phương kéo dài từ 5 năm qua. Chuyện này mọi người đã biết. Vấn đề là nhà nước đang tung những luận điệu tuyên truyền, tạo dư luận xấu nhằm hạ uy tín dân Đồng Tâm. Theo tôi biết thì luận điệu đang được dư luận viên mở máy truyền đi là đất tranh chấp là đất quốc phòng, dự án xây dựng "nhà máy chế tạo hỏa tiễn phòng không".

Theo tôi, ngay cả chuyện này có thật, thì nhà nước cũng phải cử đại diện xuống để "phải trái" với người dân. Phải đền bồi đầy đủ (và xứng đáng) cho từng người dân trong xã.

Nhưng dữ kiện "nhà máy chế tạo hỏa tiễn phòng không" theo tôi chỉ là sản phẩm tưởng tượng, một lý do để hạ uy tín dân Đông Tâm đồng thời để cho nhà nước có lý do đàn áp. Bởi vì, một "hỏa tiễn phòng không" được "ráp lại" với nhiều linh kiện được chế tạo từ nhiều nhà máy khác nhau. Đầu nổ làm một nơi. Nhiên liệu (chất cháy) làm một nơi khác. Hai nơi này biệt lập, cách xa làng xã thành phố. Bộ phận động cơ làm một nơi khác. Bộ định vị, bộ "đầu não" cũng làm ở một nơi khác. Không ai "bỏ trứng vào một rổ" để kẻ địch (ở sát bên đít) dội bom một lần cho tiêu tan hết.

Theo tôi, Việt Nam bây giờ còn chưa làm được con ốc vít. Thì nói gì tới bộ phận định vi, bộ đầu não điều khiển, động cơ phản lực, nhiên liệu v.v... cho hỏa tiễn là những thứ tinh vi.

Theo tôi, thời gian bây giờ là "kẻ thù" của dân Đồng Tâm. Cần phải chấm dứt việc "giữ con tin", càng sớm càng tốt.

Vấn đề là nhà nước này coi dân như cỏ rác. Sinh mạng của 20 cánh sát cơ động cũng là cỏ rác. Nhà nước này là nhà nước của những con người bội bạc, phản trắc.

Một "tối hậu thư" cần được viết ngay và tung ra dư luận. Mục đích chính đáng của dân Đông Tâm cần được dân chúng mọi nơi chia sẻ và ủng hộ.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 20/04/2017

Published in Diễn đàn

Đất đai Đồng Tâm ‘rối như canh hẹ’ từ lâu (BBC, 19/04/2017)

Báo chí trong nước từ lâu đã nói về bức xúc đất đai của người dân Đồng Tâm do sự nhập nhằng đất quốc phòng và đất nông nghiệp và sai phạm kéo dài của lãnh đạo cấp địa phương.

dongtam1

Người dân xã Đồng Tâm chặn lối vào làng

Truyền thông từ cách đây khoảng ba năm đã nói về điều họ gọi là sự mập mờ trong quá trình "dồn điền đổi thửa" theo đó hàng loạt cán bộ xã Đồng Tâm sở hữu hàng ngàn mét vuông đất.

Đây là một trong những lý do gây bức xúc cho người dân xã Đồng Tâm về vấn đề tranh chấp đất đai.

Báo Hà Nội Mới từ năm 2014 dẫn lời giới chức huyện Mỹ Đức xác minh quỹ đất công dự trữ thuộc quản lý của UBND huyện Mỹ Đức để lại từ năm 1993 là 27.7%, tương đương 103 ha trong khi Luật Đất đai năm 2013 của chính phủ nói đất công dự trữ không được vượt quá 5%.

Báo này khi đó nói quỹ đất công thực sự đã lên đến 40%, tương đương 194 ha.

dongtam2

Nhiều đất đai dọc tỉnh lộ 429 thuộc Đồng Tâm đã bị khoanh lô

Trong khi đó VTC cùng giai đoạn này đưa tin cả xã Đồng Tâm có gần 10.000 dân nhưng số khẩu được chia ruộng đất canh tác là hơn 7.000 khẩu.

Nhưng trong năm 2005-2006 khi xã Đồng Tâm tổ chức đăng ký triển khai chủ trương dồn điền đổi thừa, thì chỉ có 12 hộ đăng ký xin chuyển đổi ruộng đất quỹ đất công nhưng có đến 11 hộ là cán bộ hoặc người thân của cán bộ xã.

VTC khi đó nói nhiều người dân đã chịu không nhận đất vì không đồng tình với cách phân chia đất đai.

Trong khi đó, VietnamNet và Tiền Phong cùng giai đoạn năm 2014 ghi nhận hàng loạt cán bộ xã sở hữu hàng ngàn mét đất với trường hợp Bí thư Đảng uỷ Xã Nguyễn Ngọc Sơn có tới hơn 2000 m2.

Bài 'Dồn điền đổi thửa, quan xã ẵm toàn 'đất vàng' của VietnamNet dẫn lời Cụ Lê Đình Kình nói "chủ sở hữu của những ô hàng ngàn mét vuông, thửa đất vàng này là các cán bộ cốt cán của xã".

dongtam3

VTC đã làm một phóng sự điều tra về thực trạng quỹ đất khổng lồ tại xã Đồng Tâm năm 2014

Điều này cũng được Phó Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội ghi nhận vào ngày 24/4/2014 sau khi nhận nhiều đơn tố cáo của người dân.

Trong một video clip được đưa lên mạng mới đây, cụ Lê Đình Kình, đại diện dân xã Đồng Tâm, đã giải thích tranh chấp đất cho lãnh đạo địa phương và đại diện của Viettel, và Cụ Kình nói ông chính là người viết tờ đơn cho phép "một người tên Chanh" mượn đất.

Bài viết 'Phù phép' đất công thành đất tư của báo Hà Nội Mới đăng năm 2014 cho biết 40 năm trước Hợp Tác xã Nông nghiệp Đồng Tâm cho một bộ đội tên Nguyễn Văn Chanh mượn một mảnh đất có diện tích 360 m2 để làm nhà ở tạm và nếu không ở nữa thì phải trả lại đất cho Hợp tác xã này".

Tuy nhiên khi ông Chanh chuyển về Thái Bình vào năm 1990 thì không hiểu vì sao khi đó UBND xã Đồng Tâm không lấy lại đất mà lại cho phép ông Chanh bán số đất mượn, theo ông Kình.

Báo Hà Nội Mới cũng ghi nhận khi đó UBND còn cho phép một người tên là Viễn sử dụng 12.000 m2 ngay mặt tiền tỉnh lộ 429 và năm 2008 người này bán hàng ngàn mét vuông cho nhiều cá nhân khác và ông Viễn liên tục chuyển nhượng cho các cá nhân khác hàng nghìn mét vuông đất và thu lợi hàng trăm tỷ đồng.

Ông Hoàng Mạnh Sơn chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức ra thông báo số 65/TB-UBND ngày 23/5/2014 khi đó nói "diện tích đất do gia đình ông Trần Ngọc Viễn sử dụng là đất quốc phòng".

Các vụ việc bùng phát lên trong tháng Tư năm nay lại thu hút báo chí và dư luận vào vấn đề đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

******************

Cưỡng chế đất Mỹ Đức : Hà Nội đồng ý đối thoại với dân (RFI, 19/04/2017)

Hôm 19/04/2017 tình hình tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vẫn tiếp tục căng thẳng. Hiện nay còn 20 người vẫn bị giữ lại, sau khi người dân đã thả 18 cảnh sát cơ động và cán bộ. Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung được giao nhiệm vụ đối thoại với dân, trong khi Thành ủy công nhận hơn phân nửa nội dung tố cáo của dân Mỹ Đức là có cơ sở.

dongtam4

Các cảnh sát cơ động bị dân Mỹ Đức, Đồng Tâm bắt làm con tin tại nhà văn hóa thôn. Facebook

Báo chí trong nước dẫn lời phó bí thư thành ủy Đào Đức Toàn cho biết, sẵn sàng đối thoại với người dân Mỹ Đức. Thành ủy đã phân công cho chủ tịch Nguyễn Đức Chung chủ động đối thoại giải quyết, tuy nhiên hiện nay việc tiếp xúc chỉ mới qua điện thoại. Ông Toàn nói rằng các kiến nghị của người dân về đất đai sẽ được xem xét thỏa đáng nhằm ổn định tình hình.

Theo báo Tuổi Trẻ, ngày hôm qua 18/4 ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội nói rằng trong số 48 nội dung khiếu tố liên quan đến đất đai ở xã Đồng Tâm, có 25 nội dung là có cơ sở. Đây là kết luận của ủy ban thành phố từ ngày 31/10/2016.

Cũng trong hôm qua, chính quyền mới loan báo trước đây đã khai trừ 8 đảng viên, kỷ luật 7 cán bộ xã, khởi tố 3 cán bộ và bắt tạm giam 2 bị can liên quan đến vụ Mỹ Đức.

Hôm nay đại biểu Quốc Hội Lê Thanh Vân, ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính và Ngân sách nhận định yêu cầu được đối thoại với chủ tịch Hà Nội của người dân Mỹ Đức là chính đáng. Ông thắc mắc vì sao lại để cho sự việc kéo dài nhiều năm như vậy.

Hiện nay vẫn còn 20 người gồm lãnh đạo, công an và cán bộ huyện bị giữ tại nhà văn hóa thôn ; mọi ngả đường dẫn vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm bị chặn không cho người lạ ra vào. Cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi, nguyên bí thư xã là đại diện người dân, bị bắt và gây thương tích, vừa được phẫu thuật xong và đang được công an giám sát tại bệnh viện.

Hôm qua dư luận tỏ ra giận dữ trước phát biểu của thiếu tướng Bạch Thành Định, phó giám đốc công an Hà Nội, cho rằng sự kiện ở Mỹ Đức là "vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh". Người ta cho rằng sở dĩ chính quyền không tổ chức đột kích để giải thoát con tin, là do các cảnh sát cơ động bị bắt được giam giữ rải rác trong làng một cách bí mật, người ngoài không biết được địa điểm. Hôm nay phía chính quyền đã tỏ ra hòa hoãn hơn.

Tin giờ chót vào khoảng 21 giờ 30 Việt Nam trên mạng xã hội cho hay : "Có 300 xã hội đen vác dao kiếm kéo vào làng, bà con ra nghênh chiến" nên tạm thời số này đã rút đi. Không khí được mô tả là "sôi sục như thời chiến, tiếng kẻng gõ liên tục khắp làng". Dân làng được thông báo sẽ cắt điện tại nhà văn hóa nơi giữ con tin. Trong khi trước đó người dân rất phấn khởi khi nghe tin sẽ đối thoại, ảnh của chủ tịch thành phố được photocopy cho mọi người để chuẩn bị đón tiếp vì đa số không biết mặt ông Nguyễn Đức Chung.

Theo tờ Người Cao Tuổi trước đây, khu vực Miếu Môn gấn xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức, có một sân bay dã chiến thời chiến tranh. Sau chiến tranh biên giới Việt-Trung, năm 1980 chính phủ Việt Nam cho thu hồi 208 hecta đất vì mục đích an ninh quốc phòng, trong đó có 47,36 hecta là đất nông nghiệp của xã.

Do không thực hiện được dự án, Lữ đoàn 28 Phòng không - Không quân đã bàn giao lại số đất nông nghiệp cho ủy ban xã Đồng Tâm, và năm 2015 bộ Quốc Phòng cho thu hồi trên 50 hecta đất quốc phòng giao cho tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, trong đó có 46 hecta thuộc xã Đồng Tâm.

Người dân khiếu nại chính quyền xã cấp đất nông nghiệp cho một số cá nhân tư lợi, trong khi xã cho rằng đây là đất quốc phòng. Ngày 30/03/2017 Công an thành phố Hà Nội khởi tố vụ án "gây rối trật tự công cộng", Cục Điều tra Hình sự bộ Quốc phòng khởi tố vụ án "chống người thi hành công vụ".

Thụy My

*********************

Đồng Tâm : Đất quốc phòng hay đất nông nghiệp ? (BBC, 18/04/2017)

Chủ đề tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đã nhiều lần được truyền thông trong nước đề cập đến.

dongtam5

Cụ Lê Đình Kình giải thích trong một video về tình hình đất đai ở xã Đồng Tâm

Các tường thuật, cả dạng báo viết lẫn báo hình, đã được đưa từ nhiều năm trước.

Mới đây nhất, sau diễn biến 'chính quyền bắn dân dân bắt cảnh sát' hôm 15/4, sau hai ngày đầu không đăng tin, từ 17/4 nhiều báo có bài nói về tình trạng "vi phạm trên đất quốc phòng", sau khi Thành ủy Hà Nội chính thức ra thông tin vào chiều 16/4.

Tuy nhiên, dân địa phương cáo buộc chính quyền cấp xã và cấp huyện muốn lấy đất nông nghiệp để trao cho công ty Viettel làm dự án.

BBC điểm lại một số thông tin đăng trên báo ở Việt Nam về vụ việc.

Nhập nhằng giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp

Hồi đầu năm 2016, báo Người Cao Tuổi có bài 'Chuyện lạ : Xẻ 'đất công' để bán ?' dẫn nguồn đơn thư khiếu nại của dân địa phương theo đó nói hồi đầu thập niên 1980 Chính phủ có quyết định thu hồi 47,36ha đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, cùng đất của một số xã khác lân cận để chuyển sang phục vụ mục đích an ninh quốc phòng.

Diện tích đất trên được giao cho Lữ đoàn 28 thuộc Quân chủng Phòng không, Không quan quản lý, với mục đích xây dựng sân bay Miếu Môn.

Do dự án không khả thi nên tới 2007, Lữ đoàn 28 đã bàn giao lại diện tích từng là đất nông nghiệp này lại cho UNBD Đồng Tâm, với việc xác định lại mốc giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp được tiến hành vào ngày 30/7 năm đó, báo Người Cao Tuổi viết.

Vụ việc lại được truyền thông trong nước đồng loạt nhắc lại sau khi Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội ra tiếp thông tin vào sáng 18/4/2017.

Báo Thanh Niên cùng ngày 18/4 nói rằng vào tháng 10/2014, Bộ Quốc phòng đã giao cho Quân chủng Phòng không Không quân tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân cho Lữ đoàn 28 với "các mốc giới không thay đổi".

Tuy nhiên, các báo không nhắc tới việc bàn giao xác định mốc giới giữa địa phương và đơn vị Lữ đoàn 28 hồi 2007.

dongtam6

Đoạn video clip được cho là ghi lại buổi gặp đầu tiên giữa đại diện Viettel với đại diện dân xã Đồng Tâm về chuyện bàn giao đất dự án, hồi đầu năm 2017

Về phần mình, người dân địa phương từ nhiều năm nay nói rằng dựa vào giới mốc đã được xác định hồi tháng 7/2007 thì phần đất mà giới chức nói là dân vi phạm trên thực tế không thuộc đất quốc phòng mà nằm trong phần đất nông nghiệp của xã.

Báo Người Cao Tuổi trong bài đăng hồi 2016 mặc dù ghi nhận rằng theo một văn bản của Lữ đoàn 28 cũng như tuyên bố của cán bộ xã Đồng Tâm thì diện tích đất mà người dân khiếu nại 'là đất của quốc phòng', nhưng nói việc 'xác minh' của phóng viên cho thấy những lô đất này 'có dấu hiệu nằm ngoài mốc giới đất quốc phòng'.

Trong một video clip đăng trên mạng xã hội, một cụ ông cao tuổi, được cho là cụ Lê Đình Kình đại diện dân xã Đồng Tâm, giải thích rằng diện tích đất dân đang khiếu nại trước đây 'từng nằm trong dự án [an ninh quốc phòng]... nhưng chưa bị thu hồi' và đã được trao lại cho xã vào năm 2007.

Cụ ông cũng giải thích chỗ đất này hoàn toàn nằm ngoài khu vực 47,36ha đất mà xã Đồng Tâm đã giao cho nhà nước hồi 37 năm trước.

BBC được gia đình cụ ông Kình, người hiện đang nằm điều trị ở Bệnh viện Việt Đức sau vụ bị bắt đi hôm 15/4/2017 xác nhận rằng đoạn video đó được ghi cách đây khoảng hơn một tháng, khi đại diện Viettel lần đầu tiên tới tiếp xúc với người dân địa phương, với đại diện là cụ Kình, để trao đổi về vấn đề đất đai được giao cho Viettel.

Cụ Kình nói trong video clip là vào cuối 2016, chính quyền huyện Mỹ Đức đã đưa khoảng gần 600 công an, an ninh, cảnh sát cùng xe vòi rồng, xe thùng bắt người xuống cưỡng chế đất đang có khiếu kiện này, khiến người dân phản đối mạnh mẽ và từ đó dẫn đến hàng loạt vụ tranh chấp căng thẳng diễn ra vào đầu năm 2017.

Hôm 15/4/2017, chính quyền địa phương mời đại diện người dân trong xã 'ra khu vực đất đang tranh chấp để cùng đo đạc, xác định mốc, ranh giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm".

Sau đó, đã xảy ra chuyện giới chức bắt chín người dân xã, và đổi lại, phía dân Đồng Tâm bắt hơn 30 công an, an ninh.

Tất cả người dân Đồng Tâm bị bắt hôm 15/4 đều đã được thả, trừ cụ ông Kình hiện đang phải nằm viện vì 'phải phẫu thuật xương đùi', một người cháu ngoại của cụ ông Kình nói với BBC hôm 18/4.

Published in Việt Nam

Ngày 18 tháng tư là ngày thứ tư của vụ khủng hoảng tranh chấp đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội. Mặc dù có gần một nửa con tin được dân làng trả tự do, cùng với dân làng được về nhà.

dongtam1

Thiếu tướng Bạch Thành Định, Phó giám đốc công an thành phố Hà Nội. Photo courtesy of news.zing.vn

Căng thẳng vẫn tiếp tục phủ bóng lên vùng đất ven đô của thủ đô Hà Nội. Luật sư Trần Vũ Hải có nói với chúng tôi vào ngày 17 tháng tư rằng hiện nay người dân không còn lòng tin nữa.

Suy sụp lòng tin trầm trọng

Ngày 18 tháng tư Thiếu tướng Bạch Thành Định, Phó giám đốc công an thành phố Hà Nội nói với báo chí rằng sẽ giải quyết chuyện Đồng Tâm theo đúng pháp luật, và chính quyền sẽ không nhân nhượng.

Nhà văn Thùy Linh hiện sống ở Hà Nội, theo dõi rất sát việc xung đột đang diễn ra ở Đồng Tâm nói bà rất lo lắng :

"Nói thật là đêm nay tôi cực kỳ lo lắng, không biết có đổ máu không, nếu họ tấn công vào thì không biết việc gì sẽ xảy ra, vì hiện nay lực lượng (công an) vẫn đang bao vây xung quanh, còn dân làng vẫn đang cố thủ, con tin vẫn đang bị bắt giữ bên trong.

Mọi người đang chờ là sau những lời lẽ đó sẽ là một cuộc tấn công như từng làm, như Văn Giang, hay các nơi mà họ chiếm đất. Ngày xưa vụ sân golf Đông Anh cũng dạng như thế. Sau khi dân lập hào lũy, họ tìm cách chia dân ra, rồi sau đó kiểu gì họ cũng chiến thắng, chiến thắng trong ngoặc kép, giành thế áp đặt lên người dân theo cái cách của họ".

Trong bản thông báo đưa ra ngày 18 tháng tư, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà nội cho rằng vụ việc xung đột ở Đồng Tâm có nguyên nhân là do dân chúng cứ biểu tình khiếu kiện kéo dài, không chấp nhận những quyết định của chính quyền.

Có một điều quan trọng nữa là trong bản thông báo này khẳng định khu đất mà nông dân Đồng Tâm đang đòi là thuộc khu vực quốc phòng. Trong khi trước đó, liên tục trong 3 năm, từ 2014 đến 2016, sau nhiều lần giải quyết, Hà Nội đã công nhận khu đất mà người dân đòi là thuộc đất nông nghiệp chứ không thuộc đất quốc phòng.

Nhà văn Thùy Linh nói tiếp :

"Họ không coi trọng lời hứa của họ, cái đó chỉ là chiến thuật để kéo dài thời gian, câu giờ đễ giải quyết vấn đề theo cái cách của họ, chứ không xuất phát từ thiện chí cùng người dân giải quyết thõa đáng vấn đề. Tất cả những việc đến giờ phút này ở Đồng Tâm, những lời hứa hay những việc làm của ông Chung chủ tịch cũng giống như những lần trước đó. Bây giờ người dân ở Đồng Tâm người ta không tin bất cứ cái gì nữa. Không tin bất kể ai".

Xung đột đất đai giữa nông dân và chính quyền các địa phương Việt Nam không phải lần đầu tiên xảy ra. Có thể kể ra rất nhiều cuộc xung đột như Văn Giang, Đông Anh, Tiên Lãng, Trịnh Nguyễn, … đều ít nhiều mang tính chất bạo lực. Và trong tất cả những cuộc xung đột này chính quyền đều đưa ra những lời hứa.

dongtam2

Các cảnh sát cơ động bị người dân Đồng Tâm cầm giữ hôm 15/4/2017. Citizen photo

Khác với những lần trước, trong vụ xung đột tại Đồng Tâm hiện nay, người dân chỉ liên lạc với bên ngoài qua một số rất ít các luật sư đại diện quyền lợi của họ. Luật sư Hà Luân nói với RFA rằng người dân không muốn quay phim chụp ảnh và tiết lộ ra bên ngoài nhiều thông tin về họ.

Không những nhân viên công an và an ninh bị bắt giữ, dân Đồng Tâm còn không cho bất cứ người lạ nào được quyền vào làng, bao gồm tất cả những nhà báo, của nhà nước cũng như những nhà báo hoạt động độc lập, những người đưa tin tự nguyện cho mạng xã hội. Một nhà báo Việt Nam quê quán gần làng Đồng Tâm cho chúng tôi biết rằng người dân Đồng Tâm hiện nay không tin chính quyền, nhà báo, và cũng không tin cả nhau. Luật sư Hà Huy Sơn bình luận :

"Lòng tin của người dân đối với chính quyền có thể do chính những bức xúc trong cuộc sống hàng ngày, công ăn việc làm, chuyện ô nhiễm, rồi tệ nạn xã hội, những bất công của cơ quan pháp luật,… thành ra chuyện giảm sút lòng tin cũng là một chuyện thực tế. Tôi nghĩ là những năm gần đây chính quyền cũng có những tiến bộ nhất định, nhưng mà so với cái đòi hỏi của cuộc sống thì chưa đáp ứng được. Đó cũng là lý do người dân người ta mất niềm tin".

Nguyên nhân của những lời hứa

Trong cơ chế quyền lực chính trị tập trung như ở Việt Nam việc quyết định thường mang tính tập thể, do đó một cá nhân đứng trước một việc thuộc trách nhiệm của mình thường rất khó đưa ra một quyết định chính xác hay một lời hứa có thể thực hiện được. Ngoài ra với cơ chế xã hội hiện nay được đảng cầm quyền gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, người ta cho rằng tham gia vào các quyết định còn có các nhóm lợi ích đầy quyền lực. Nhà văn Thùy Linh nói với chúng tôi :

"Họ cực kỳ lúng túng khi giai quyết sự việc này. Luôn luôn họ chờ lệnh cấp trên, họ chờ sự bàn bạc ở cái cấp nào đó, cho nên tất cả những việc họ làm là chỉ để xoa dịu đúng thời điểm đó thôi. Họ không có phương pháp giải quyết rốt ráo vấn đề, nên cái việc mà như hiện nay ở Đồng Tâm, thì tôi cũng nghĩ là lãnh đạo Hà Nội chờ chỉ đạo bên trên, hoặc bản thân họ bị áp lực của các nhóm lợi ích, những nhóm mà đang muốn chiếm đất của dân Đồng Tâm".

Trong tất cả những cơ sở kinh doanh có liên quan đến đất đai ở Đồng Tâm thì công ty truyền thông Viettel do quân đội quản lý là lớn nhất. Chính việc giao đất cho dự án này đã thổi bùng ngọn lửa xung đột trong những ngày giữa tháng tư này tại Đồng Tâm. Tổng giám đốc của Viettel là Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, một ủy viên trung ương đảng, cơ quan bao gồm hơn 100 người có quyền lực nhất Việt Nam. Ngoài ra ông còn là một ủy viên của Quân ủy trung ương, cơ quan đảng đầy quyền lực của quân đội Việt Nam.

Một nguồn tin giấu danh tính nói với chúng tôi rằng vụ việc ở Đồng Tâm nằm ngoài tầm tay của các nhà lãnh đạo của thành phố Hà Nội.

Kính Hòa, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 18/04/2017

Published in Diễn đàn

Liên tục trong mấy ngày, bắt đầu từ 15 tháng tư 2017, tại làng Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội đã bùng lên cuộc đối đầu giữa công an và nông dân. 4 nông dân bị bắt, 20 công an cũng bị nông dân bắt làm con tin. Làng Đồng Tâm bị lực lượng chức năng phong tỏa, dân làng cũng canh gác cẩn mật nhà cửa làng xóm của mình.

dat1

Cảnh sát cơ động được điều động tăng cường đến Mỹ Đức hôm 16/4/2017. Citizen photo

Đây là một vụ xung đột giữa dân chúng và chính quyền có liên quan đến đất đai nông nghiệp rất điển hình trong nhiều năm qua.

Sự kiện Đồng Tâm Mỹ Đức đã bắt đầu từ năm 2014.

Vụ gần nhất dẫn đến cuộc đối đầu của cư dân làng Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức với công an và chính quyền thành phố Hà Nội, bắt đầu từ tháng 11 năm 2016, khi công ty điện thoại di động Viettel được giao 6,8 hectare đất tại làng này để thực hiện dự án nhà ở của họ.

Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn, thành viên của tổ chức dân sự vì môi trường mang tên nhóm Cây Xanh, theo dõi những diễn biến tại làng Đồng Tâm từ năm 2014 đến nay cho chúng tôi biết :

"Diện tích 6,8 hectare đó là đất nông nghiệp nằm ngoài khu vực 47,68 hectare đã bàn giao làm sân bay Miếu Môn. Và trên 6,8 hectare này đã diễn ra những sai phạm liên tục trong suốt nhiều năm, như là cắt đất cho nhà ông Tuyến, ông Toán hàng chục nghìn mét vuông, và cả các quan chức khác nữa.

Đến khi người dân địa phương họ bức xúc họ kiện, chính quyền Hà Nội vào cuộc thì làm rõ ra rằng mảnh đất này không thuộc bên sân bay, việc chuyển đối mục đích sử dụng ở đó là sai, đó hoàn toàn là đất nông nghiệp, phải chia lại cho dân. Khi có kết luận như thế, chính quyền Mỹ Đức lại lập dự án giải tỏa diện tích 6,8 hectare đó để bàn giao cho tập đoàn Viettel, để làm một dự án nhà đất của tập đoàn Viettel".

Xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức nằm ở ngoại thành Hà Nội là một vùng đất nông nghiệp, đất chật người đông với dân số khoảng 10 ngàn người, và mỗi người chỉ có 230 mét vuông đất để trồng lúa, và 134 mét vuông để trồng hoa màu.

Trên địa bàn xã này lại có một vùng đất do quân đội kiểm soát với 1 dự án gọi là sân bay Miếu Môn, đã được thảo ra từ lâu nhưng chưa thực hiện.

Những thông tin đầu tiên về làng Đồng Tâm xuất hiện trên báo chí là vào tháng tư năm 2014 nói về một số cán bộ của xã Đồng Tâm xây cất nhà cửa trái phép trên đất nông nghiệp của làng.

Liên tục trong hai năm sự việc dần dần sáng tỏ là các cán bộ xã đã chọn những lô đất tốt để chiếm lấy, lúc đầu dưới danh nghĩa là đất của quân đội, chứ không phải của dân làm nông nghiệp. Sau đó khi những lô đất đó được các cơ quan chức năng xác định là đất nông nghiệp, thì các các bộ này đã tìm cách đưa các lô đất đó vào một loại đất gọi là đất công để tránh phải chia cho nông dân canh tác.

Sau đó các cán bộ này đã cho các doanh nghiệp thuê những lô đất đó để xây nhà xưởng và văn phòng làm việc.

Dân không tin chính quyền

dat2

Cụ Kình đối thoại với đại diện quân đội về vấn đề đất đai ở Mỹ Đức. Video captured

Tại Việt Nam đất đai về nguyên tắc là thuộc sở hữu toàn dân. Ở khu vực nông thôn đất đai được chia ra cho nông dân theo nguyên tắc đồng đều với ý muốn mọi người đều có đất để canh tác. Tuy nhiên tại các làng nông nghiệp này cũng có một số đất được dành cho mục đích xây cất công trình công cộng gọi là quĩ đất 2 hay đất công. Theo báo chí Việt Nam thì số đất này không được chiếm quá 5% đất nông nghiệp. Tại làng Đồng Tâm, các cán bộ đã đưa con số này lên đến tỉ lệ 27,7%.

Việc phân loại và chiếm đất đai của cán bộ xã Đồng Tâm diễn ra đồng thời với một chương trình của nhà nước Việt Nam gọi là dồn điền đổi thửa, với nguyên tắc là tạo thành những khoảng đất canh tác lớn để có thể áp dụng cơ giới hóa, và xây dựng các cơ sở hạ tầng cho nông thôn.

Vào năm 2014 nông dân làng Đồng Tâm đã dùng những biện pháp pháp lý để thưa các cán bộ chiếm dụng đất đai. Một nông dân làng Đồng Tâm nói với chúng tôi vào lúc đó :

"Chúng tôi biết quyền lợi của dân nên chúng tôi đã ký vào cái đơn (khiếu nại) đó, khi mang lên xã, xã nhận xong thì đưa lực lượng công an đến từng gia đình để đe dọa. Đến đe dọa là nếu không hủy chữ ký đi là xin giấy tờ gì hay có các việc gì sẽ không cho, họ còn đe là nếu không hủy chữ ký thì sẽ cho lực lượng công an xuống bắt".

Những sai phạm đã không được sửa chữa. Mâu thuẫn lúc đầu chỉ có giữa nông dân và các cán bộ, nay lại có thêm các doanh nghiệp, đứng giữa nông dân và các cán bộ cho họ thuê mướn đất đai. Theo dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn thì trong sự kiện phản đối dự án nhà ở của công ty Viettel, không biết là công ty này có tác động gì vào việc trưng dụng đất đai của nông dân hay không, hay họ chỉ là người lãnh hậu quả liên can mà thôi.

Đến tối ngày 17 tháng tư xung đột tại làng Đồng Tâm vẫn chưa được giải quyết. Luật sư Trần Vũ Hải, người tiếp xúc với dân làng, cho chúng tôi biết :

"Bà con bảo tôi không tin ai cả vì tôi bị lừa nhiều lắm rồi. Bây giờ ông Kình với ông Chung về đây thì chúng tôi còn tin. Chúng tôi bị lừa, cướp nọ cướp kia, nên chúng tôi chiến đấu một sống một chết, bây giờ chúng tôi chả còn gì nữa".

Ông Kình là một cựu chiến binh của quân đội Việt Nam, từng kinh qua những chức vụ của đảng và nhà nước Việt Nam tại làng Đồng Tâm, ông là một trong bốn người nông dân bị cơ quan công an bắt với tội gây rối trật tự công cộng khi phản đối dự án của Viettel. Ông Kình là người đã từng xuất hiện trong các bài báo về sai phạm đất đai tại Đồng Tâm trong hai năm qua. Còn ông Chung là người đứng đầu cơ quan hành chính của thủ đô Hà Nội.

Cho đến chiều ngày 17 tháng tư hầu hết các bản tin của báo chí Việt Nam đều chỉ ghi ý kiến của cơ quan chính quyền, theo đó nông dân làng Đồng Tâm đã phạm tội gây rối trật tự công cộng, trong đó có việc bắt giữ các nhân viên công an một cách trái phép.

Một luật sư khác là ông Hà Luân cũng có tiếp xúc với dân làng Đồng Tâm cho biết là dân làng không muốn các phương tiện truyền thông đưa tin về họ. Một nguồn tin khác giấu tên thì nói là người dân vẫn bình thản để chờ thương lượng với chính quyền, còn những công an bị bắt làm con tin hiện đang được đối xử rất tử tế.

Kính Hòa, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 17/04/2017

Published in Diễn đàn
Trang 14 đến 14