Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 20 novembre 2018 15:44

Việt Nam giữa thương chiến

Trong trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay, kinh tế Việt Nam bơi giữa dòng vì có được một số lợi thế mà cũng gặp nhiều trở ngại bất ngờ. Nhưng người ta không nên quên một cường quốc kinh tế đứng hàng thứ ba là Nhật Bản. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về hoàn cảnh kỳ lạ đó….

trade1

Không chỉ có thương chiến Hoa-Mỹ mà còn có cả nước Nhật - AFP

Vị trí và chọn lựa của Việt Nam

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Thưa ông, cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc - mà ông thường gọi tắt là thương chiến Mỹ-Hoa - sẽ tăng cường độ và kéo dài. Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam sẽ được lợi thế vì nhiều doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam như thị trường thay thế, nhưng cũng có thể gặp vấn đề nếu đấy là doanh nghiệp xuất phát từ Trung Quốc. Đã vậy, dường như là tình hình không chỉ có mâu thuẫn giữa hai nền kinh tế lớn nhất từ hai bờ Thái Bình Dương mà còn có vai trò của Nhật Bản, với sản lượng đứng hàng thứ ba thế giới. Vì vậy, Nguyên Lam xin ông phân tích cục diện này cho thính giả của chúng ta.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi xin đề nghị là chúng ta cùng nhìn sự thể trong bối cảnh trường kỳ và toàn diện. Việt Nam vừa phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là CPTPP, với 10 quốc gia trong đó có Nhật Bản, Úc, Canada và Malaysia…

Việt Nam cũng sẽ hoàn tất Hiệp định Tự do Thương mại với Liên Hiệp Châu Âu. Vấn đề chính là sau khi ký kết và phê chuẩn thì phải cải cách cơ chế để thực thi các cam kết vì điều ấy thật ra có lợi cho Việt Nam. Chuyện thứ hai, người ta không thể quên vai trò trọng yếu của Nhật Bản trong Hiệp định Đối tác CPTPP và trong những mâu thuẫn muôn mặt với Bắc Kinh. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các chuyện đó mà tôi gọi tắt là "thương chiến Hoa-Mỹ-Nhật" chứ không chí có Mỹ-Hoa.

Nguyên Lam : Trước hết là vị trí và chọn lựa của Việt Nam trong trận "thương chiến Mỹ-Hoa", thưa ông, đâu là lợi thế và đâu là những trở ngại cho Việt Nam ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Từ nhiều năm trước rồi, Trung Quốc hết còn lợi thế là "công xưởng toàn cầu" với nhân công nhiều và rẻ vì mức lương gia tăng và số lao động không còn dồi dào như trước. Vì vậy, giới đầu tư quốc tế đã phải tìm các thị trường khác và đấy là một lợi thế cho Việt Nam nếu biết nhìn xa hơn mức lương thấp của mình mà chú ý tới tay nghề và năng suất của lực lượng lao động.

Chuyện thứ hai và nhìn trong trường kỳ, vì Trung Quốc muốn bước lên trình độ sản xuất cao hơn với giá trị gia tăng lớn hơn nhờ các loại công nghệ tiên tiến, Việt Nam cũng phải sớm nghĩ như vậy, chứ không thể đi sau để tìm cơm thừa canh cặn của xứ láng giềng. Việc các doanh nghiệp quốc tế như Intel hay Samsung đầu tư rất mạnh vào Việt Nam là một cơ hội chuyển giao công nghệ cho kinh tế Việt Nam nếu Hà Nội nhìn ra và nhìn xa hơn lợi thế trước mắt là lương thấp.

Bây giờ, khi thương chiến Mỹ-Hoa bùng nổ - và bùng nổ không chỉ vì hồ sơ thuế khóa hay hạn ngạch – Việt Nam có thể là giải pháp cho giới đầu tư nếu thay cho thị trường Trung Quốc ở các khu vực chế biến. Nhưng Việt Nam sẽ chỉ có lợi nếu có trị giá gia tăng cao hơn và đóng góp vào chu trình cung cấp, cho nên lãnh đạo Việt Nam nên suy nghĩ lại về chiến lược công nghiệp hóa của mình. Ngược lại, nếu tiếp nhận đầu tư của Trung Quốc để sản xuất và xuất khẩu loại hàng rẻ tiền thì kinh tế Việt Nam tiếp tục là vệ tinh của xứ láng giềng để bán nguyên vật liệu của Tầu dưới nhãn Việt Nam cho các thị trường Âu-Mỹ-Nhật.

Nguyên Lam : Ông vừa nêu ra hai vấn đề là, thứ nhất, lãnh đạo Việt Nam nên suy nghĩ lại về chiến lược công nghiệp hóa của mình và thứ hai, kinh tế Việt Nam có thể chỉ là vệ tinh của Trung Quốc để bán hàng của Tầu dưới nhãn hiệu Việt Nam. Nguyên Lam xin đề nghị ông khai triển cho hai ý đó.

trade2

Chính sách công nghiệp hóa của Việt Nam phải tận dụng trí tuệ và năng suất hơn nhân công rẻ. AFP

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thứ nhất, chiến lược hay chính sách công nghiệp hóa của Việt Nam phải tận dụng trí tuệ và năng suất hơn nhân công rẻ, và từng bước phải đem lại khả năng đóng góp cao hơn cho người Việt Nam, cho cơ sở sản xuất của Việt Nam thay vì chỉ trông cậy và phục vụ giới đầu tư ngoại quốc. Đấy là chuyện của cả chục năm tới, y như bài toán Hàn Quốc cách nay 50 năm.

Thứ hai, khi doanh nghiệp Trung Quốc gặp khó khăn trong trận thương chiến với Mỹ mà chuyển đầu tư của họ vào Việt Nam thì họ gây ra nhiều vấn đề. Một là sẽ trả lương cao để thu vét nhân lực sản xuất làm các doanh nghiệp Việt Nam bị chật vật. Hai là họ ngụy trang hàng Tầu dưới nhãn Việt để bán cho xứ khác thì chính Việt Nam sẽ bị trừng phạt vì chỉ là chi nhánh sản xuất của Trung Quốc. Ba là nếu có viễn ảnh sâu xa, lãnh đạo Việt Nam nên nhân cơ hội mà nhìn ra sự khác biệt giữa hai thứ sản phẩm. Hàng hóa cao cấp như điện tử hay phụ tùng ráp chế xuất phát từ Hoa Kỳ, Nam Hàn hay Nhật sẽ có triển vọng lâu dài và giúp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng. Còn các loại hàng dệt may, đồ gỗ hay đồ da chỉ đẩy Việt Nam vào vị trí vệ tinh của Tầu vì mua nguyên liệu Trung Quốc và tái chế với trị giá gia tăng thấp để bán hàng cho Tầu.

Vai trò của Nhật Bản

Nguyên Lam : Chúng ta bước qua phần hai, khi ông nói tới vai trò của Nhật Bản. Vì sao ông đề cập tới chuyện này ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Vẫn trong tinh thần là nên nhìn vào bài toán kinh tế một cách toàn diện thay vì cục bộ, và theo viễn ảnh trường kỳ thay vì ngắn hạn thì chúng ta thấy Trung Quốc cần giải quyết các vấn đề an ninh và kinh tế của họ qua hàng loạt sáng kiến, mà điển hình là Con Đường Tơ Lụa Mới hay Nhất Đới Nhất Lộ. Năm năm sau, nhiều quốc gia đã thấy ra dụng tâm đó và nghi ngờ. Các cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc thì không chỉ nghi ngờ mà đã có phản ứng. Nhật Bản là xứ nhạy bén nhất trong phản ứng đó…

Nhật không muốn có chiến tranh với Trung Quốc mà vẫn phải canh chừng vì nằm ngay tuyến đầu của mâu thuẫn về an ninh với Bắc Kinh. Sau Thế Chiến II, Nhật Bản từ bỏ chủ trương bành trướng quân sự để bảo vệ và phát triển ảnh hưởng kinh tế của một quốc gia thiếu tài nguyên nên trở thành chủ nợ và chủ đầu tư lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Ngày nay, Bắc Kinh lại bành trướng quân sự chẳng khác gì Đế quốc Nhật khi xưa, nên vấn đề không chỉ có quan hệ căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mà còn có Nhật Bản, và nơi mà Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thăm viếng đầu tiên sau khi tái nhậm chức vào năm 2012 chính là Việt Nam.

Nguyên Lam : Nguyên Lam thấy ông đang dẫn về đề tài chính của kỳ này là dường như không chỉ có trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mà còn có nước Nhật nữa, xin ông giải thích chuyện này cho thính giả của chúng ta.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Trung Quốc có sáng kiến Nhất Đới Nhất Lộ với sáu tẩu lang kinh tế trên đất liền và các dòng giao lưu và hải cảng ở ngoài biển như một thể hiện của quyền lực mềm ở ngoài với chủ trương quân sự cứng rắn bên trong. Sáng kiến đó gây ưu lo cho lãnh đạo Nhật Bản về cả an ninh lẫn kinh tế, nhưng thay vì tìm cách ngăn cản hay triệt phá, Nhật lại bọc xuôi và tìm cách hợp tác với các dự án của Bắc Kinh từ bên trong. Khi thăm viếng Trung Quốc vào tháng trước, Thủ tướng Shinzo Abe chào mừng 40 năm tái thiết bang giao với Bắc Kinh, nhắc tới việc Nhật đã viện trợ cho Trung Quốc cho tới gần đây và bày tỏ thiện chí hợp tác với kế hoạch Nhất Đới Nhất Lộ của Bắc Kinh.

Nguyên Lam : Thưa ông, tại vì Nhật Bản là một bạn hàng của Trung Quốc hay vì lý do gì khác nữa ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi thiển nghĩ là vì khá nhiều lý do. Thứ nhất, dù chẳng nói ra, Bắc Kinh cũng thấy hụt hơi vì tốn kém kinh tế, tài chính và ngoại giao cho sáng kiến Nhất Đới Nhất Lộ của mình. Thứ hai, Nhật Bản kê vai tham dự sáng kiến đó vì có khả năng kỹ thuật và tài chính để nắm vững sự việc từ trong chử không còn đứng ngoài tìm cách ngăn chặn. Thứ ba, Nhật cũng muốn nhân cơ hội này mà tranh thủ các đồng minh nhưng không gây e ngại cho họ như Bắc Kinh.

Khi đó, ta cũng nên chú ý đến một sự việc bất ngờ là Nhật Bản và Trung Quốc đều cùng tranh thủ các nước Đông Nam Á khi tài trợ các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở trong khu vực. Và ngoại trừ trường hợp Malaysia hay Thái Lan, Nhật mới tài trợ nhiều hơn Trung Quốc cho dự án hạ tầng trong khu vực và nhiều nhất là tại Việt Nam với khoảng 100 tỷ đô la, tính tới đầu năm nay. Trung Quốc thì chỉ tài trợ có chừng 30 tỷ đô la cho Việt Nam mà thôi, vì họ nhắm vào việc khác.

Nguyên Lam : Thính giả của chúng ta có thể ngạc nhiên khi ông nói Nhật Bản đã từng viện trợ cho Trung Quốc và cho các nước Đông Nam Á thì tài trợ nhiều nhất cho các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở tại Việt Nam. Ông giải thích thế nào về chuyện này ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Sau khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách đúng 40 năm thì Nhật Bản đã viện trợ cho Trung Quốc vẫn còn lạc hậu và sau 30 năm thì mới giới hạn dần loại viện trợ chính thức gọi là ODA, tính ra thì cũng hơn 34 tỷ đô la trong giai đoạn khốn khó của Trung Quốc. Nhật Bản mong là xứ này sẽ trở thành một đối tác có trách nhiệm thay vì là một cừu thù. Nhưng năm 2010 thì sản lượng kinh tế Trung Quốc đã vượt Nhật Bản nhờ dân số đông gấp chục lần nay đã được giải phóng khỏi chế độ tập trung quản lý kinh tế.

Về phần Việt Nam, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên vượt ải cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ từ năm 1992 và từ đó viện trợ các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở cho Việt Nam. Vì yếu tố ý thức hệ, lãnh đạo Việt Nam không muốn công nhận chuyện đó. Bây giờ, tình hình lại đang đổi khác, về cả an ninh lẫn kinh tế, khi Hoa Kỳ và Nhật Bản công khai nói đến việc yểm trợ dự án hạ tầng của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Cái khác với kế hoạch Nhất Đới Nhất Lộ của Bắc Kinh là họ phát huy vai trò của tư doanh trong các dự án này. Và ta nên nhìn vào chuyện đó như một lon xăng để khởi động bộ máy tư doanh sau này sẽ tự động vận hành.

Nguyên Lam : Khi đó, thưa ông, chúng ta trở lại bài toán của Việt Nam giữa trận thương chiến. Ông kết luận như thế nào về chuyện này ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi nghĩ đây là cơ hội cho Việt Nam thoát khỏi cái không gian chỉ có hai chiều Nam-Bắc, là Việt Nam và Trung Quốc, mà nhìn ra mục tiêu và chiến lược của các quốc gia khác, trong khi đối chiếu với nhiều khó khăn của nội tình Trung Quốc. Giải pháp kinh tế cho Việt Nam xuất phát từ đó.

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này, và xin hẹn quý thính giả vào tuần sau.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 20/11/2018

Published in Diễn đàn

APEC tại Papua New Guinea : Có nên tổ chức các diễn đàn quá tốn kém ? (RFI, 19/11/2018)

Tổ chức thượng định và hội nghị quốc tế là những sự kiện ngoại giao nặng phần trình diễn, mà kết quả lại không bao nhiêu. Nhiều nhà quan sát lại đưa ra nhận định như trên sau thất bại từ hội nghị APEC - Papua New Guinena vừa bế mạc.

papua1

Một người đi bộ cạnh pa nô giới thiệu tiểu quốc hải đảo Papua New Guinea, 19/11/2018. Reuters/David Gray

Là một trong những quốc gia nghèo nhất, chậm phát triển nhất trong diễn đàn APEC, Papua New Guinea gồng mình huy động hàng triệu đô la cho hai ngày hội nghị tại thủ đô Port Moresby. Thủ tướng Peter O'Neill tưởng chừng APEC 2018 là cột mốc quan trọng đánh dấu hoạt động ngoại giao của quốc gia nhỏ bé này trên trường quốc tế, ít ra là trong khu vực Thái Bình Dương. Tiếc là sau 48 giờ họp, lần đầu tiên trong lịch sử APEC, 21 phái đoàn đã ra về mà không ra được một bản tuyên bố chung kết thúc hội nghị. Đây là một vố đau đối với nước chủ nhà.

Trước khi lãnh đạo của 21 nền kinh tế tham gia Diễn Đàn Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương tập hợp về Port Moresby, một nhà quan sát thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lượng và Quốc Tế, William Reinsch nói với hãng tin Pháp AFP "mong đợi từ cuộc họp cấp cao lần này không bao nhiêu mà ngay cả những mục tiêu ít ỏi đó cũng ít hy vọng đạt được".

Hai nhân vật chủ chốt trong số 21 lãnh đạo thành viên APEC là tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống Nga, Vladimir Putin đều vắng mặt. Washington và Bắc Kinh, qua các phát biểu của phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã có những lời lẽ gay gắt hiếm thấy chỉ trích lẫn nhau. Bản thân diễn đàn APEC vốn được lập ra gần bốn thập kỷ nay nhằm thúc đẩy tự do mậu dịch, lần này đã trở thành đấu trường giữa Mỹ và Trung Quốc cũng trên hồ sơ thương mại.

Thất vọng về hiệu quả của APEC và thất bại của nước chủ nhà, một lần nữa làm dấy lên câu hỏi : nên hay không duy trì các cuộc họp thượng đỉnh, các hội nghị cấp cao, rất tốn kém mà kết quả lại chẳng là bao.

Trong trường hợp của Papua New Guinea, các phí tổn cho sự kiện ngoại giao lần này bị coi là "quá sức của chính quyền Port Moresby". Khoảng 40 % dân số Papua New Guinea sống dưới ngưỡng nghèo khó, chính phủ nước này đã bị chỉ trích nhập không dưới 40 chiếc xe hơi sang trọng của tập đoàn Ý Maserati với giá tối thiểu 100.000 đô la một chiếc để đưa đón các lãnh đạo đến dự diễn đàn APEC. Tranh cãi dấy lên đến nỗi thủ tướng O'Neill đã phải lên tiếng cải chính rằng toàn bộ tốn kém trong vụ mua bán xe hơi này do tư nhân đài thọ và Nhà nước chỉ "mượn xe" trong hai ngày hội nghị mà thôi.

Bên cạnh tai tiếng về xe hạng sang chở các lãnh đạo quốc tế, an ninh cũng là một hồ sơ khiến Papua New Guinea đau đầu. Làm thế nào để một quốc gia với hơn 8 triệu dân này có thể bảo đảm an ninh cả trên bộ, trên biển và trên không cho các nguyên thủ và lãnh đạo quốc tế ?

Do không có phương tiện Port Moresby đã phải mượn các nước bạn từ tàu chiến, máy bay chiến đấu và các lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố đến bảo đảm an ninh cho các lãnh đạo đến dự APEC.

Một nửa trong số 4.000 quân nhân được huy động bảo vệ trật tự và an ninh thuộc các lực lượng của nước ngoài. Mỹ, Úc, New Zealand đã phải hỗ trợ Papua New Guinea trong thời gian chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, thủ tướng Nga, Dmitri Medvedev hay phó tổng thống Hoa Kỳ có mặt tại quốc gia nằm chơi vơi trong vùng Nam Thái Bình Dương này.

Về mặt cơ sở hạ tầng, theo giới quan sát, Papua New Guinea đã không thể đón tiếp một cách chu đáo 21 phái đoàn quốc tế, mỗi đoàn là hàng chục người, có khi số này lên tới cả trăm. Hãng tin Pháp AFP ghi nhận khá nhiều thiếu sót về mặt lễ tân từ phía nước chủ nhà. Một trở ngại bất ngờ đối với phía nước chủ nhà hội nghị APEC năm nay, là áp lực chính trị từ các phía, đặc biệt là qua sự cố nhân viên ngoại giao Trung Quốc đã đột nhập vào bộ Ngoại Giao Papua New Guinea nhằm gây áp lực trong việc soạn thảo bản tuyên bố chung. Cảnh sát đã phải can thiệp.

Nhưng một khi vượt qua được ngần ấy thách thức về mặt tổ chức, Papua New Guinea đã thất bại trong nỗ lực san bằng bất đồng giữa hai ông khổng lồ của diễn đàn APEC là Mỹ và Trung Quốc.

Chuyên gia Euan Graham thuộc trung tâm nghiên cứu về Châu Á đại học La Trobe- Úc, lấy làm "tiếc cho Papua New Guinea", bị kẹt giữa hai siêu cường kinh tế và quân sự là Mỹ và Trung Quốc. Vẫn theo chuyên gia này, trong bối cảnh tinh thần dân tộc chủ nghĩa và chủ trương bảo hộ đang dâng cao, nền tảng của APEC đã phần nào bị lung lay. Nhưng việc hội nghị Port Moresby không tìm được một đồng thuận tối thiểu để ra được một bản tuyên bố chung kết thúc hai ngày họp là một vố đau với toàn thể khối 21 nền kinh tế trong vành đai Thái Bình Dương, vốn cùng xem tự do mậu dịch là một ưu tiên.

Thanh Hà

*****************

Chiến tranh thương mại : Cựu trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc đả kích Bắc Kinh (RFI, 19/11/2018)

Trưởng đoàn đàm phán thương mại của Trung Quốc trong tiến trình gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO, vào thập niên 1990, công khai phê phán chiến lược của Bắc Kinh trong cuộc đọ sức với Mỹ hiện nay. Sự kiện này cho thấy có sự chia rẽ, bất đồng trong nội bộ giới lãnh đạo chính trị Trung Quốc.

papua2

Một cơ sở trồng đậu nành ở tiểu bang Illinois, Mỹ. Ảnh chụp ngày 6/7/2018. Reuters/Daniel Acker/File Photo

Theo AFP, trong cuộc hội thảo do tạp chí kinh tế Tài Tân (Caixin) tổ chức tại Bắc Kinh ngày thứ Hai 19/11/2018, chuyên gia kinh tế Trung Quốc Long Vĩnh Đồ (Long Yong Tu) cho rằng Bắc Kinh đã sai lầm khi "tấn công vào ngành xuất khẩu nông phẩm của Mỹ" để trả đũa các biện pháp áp thuế của Washington.

Long Vĩnh Đồ là trưởng đoàn đàm phán của Trung Quốc đã thành công đưa Bắc Kinh gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO vào năm 2001. Ông cho biết đã khuyến cáo chính quyền Trung Quốc, trước khi để xung khắc thương mại leo thang, phải suy tính thật kỹ, làm gì thì làm không nên đụng vào nông phẩm của Hoa Kỳ. Thế mà ngay trong đợt trả đũa đầu tiên, Bắc Kinh đã tăng thuế đánh vào sản phẩm nông nghiệp và đậu nành xuất sang Trung Quốc.

Đậu nành là "lãnh vực nhạy cảm". Đánh vào đậu nành là đánh vào quyền lợi của nông dân Mỹ, là đụng chạm đến cử tri của tổng thống Donald Trump. Chuyên gia Long Vĩnh Đồ cho biết đã giải thích rõ như thế, nhưng "kinh nghiệm đàm phán" của ông không được lắng nghe.

Long Vĩnh Đồ thuộc xu hướng chủ trương thương thuyết với Mỹ để giải quyết mọi tranh chấp chiến lược giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, theo AFP, cựu đại diện thương mại Hoa Kỳ Charlene Barshefski, đối tác của Long Vĩnh Đồ 20 năm trước đây, hôm nay cũng có mặt trong buổi hội thảo cho rằng hố sâu cách biệt Mỹ - Trung càng ngày càng rộng : "Kinh tế Trung Quốc và chính sách kinh tế của Trung Quốc đi theo một quỹ đạo khác, mỗi ngày mỗi tách xa kinh tế thị trường…. và từ bốn, năm năm nay, còn đi nhanh thêm".

Năm năm nay cũng là khoảng thời gian tính từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền.

Tú Anh

******************

Tân Cương : Tự tố cáo để được khoan hồng, một biện pháp trấn áp mới (RFI, 19/11/2018)

Chính quyền một huyện ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, ra lệnh cho người Hồi giáo "có quan hệ với thế lực thù địch" trong và ngoài nước, trong vòng 30 ngày phải "nộp mình để được khoan hồng".

papua3

Công an Trung Quốc kiểm tra giấy tờ tại Kashgar, khu tự trị Tân Cương, 24/3/2017.Reuters/Thomas Peter/File Photo

Theo Reuters, chỉ thị đăng trên trang mạng của chính quyền huyện Hạ Mật (Kumul theo tiếng Duy Ngô Nhĩ) ngày Chủ Nhật 18/11/2018 kỳ hạn cho dân địa phương trong vòng 30 ngày phải thú tội để tránh bị trừng phạt.

Để được tha thứ, những người phạm "tội ác", bị "ba thế lực đồi bại đầu độc", có thời hạn 30 ngày để trình diện cảnh sát, thành thật khai báo, cung cấp chứng cớ liên quan đến hành động của mình, theo thông cáo của huyện Hạ Mật, với hơn 500 ngàn dân.

Đằng sau tên gọi "ba thế lực đồi bại" - "khủng bố, ly khai và cực đoan", chính quyền Trung Quốc muốn nhắm đến Hồi giáo. Danh sách các hành động bị xem là vi phạm pháp luật rất dài và mơ hồ, từ chuyện "tiếp xúc với các nhóm khủng bố ở nước ngoài cho đến lối sống tôn giáo" hay phá các camera nhận diện trên đường phố. Mọi hành động khuyến khích sinh hoạt theo giới luật của kinh Coran, không xem truyền hình Nhà nước, không nhận nhà cửa, trợ cấp của chính quyền, không hút thuốc lá, uống rượu, đều phải được phát hiện và báo cáo với chính quyền.

Thông cáo của chính quyền huyện Hạ Mật, Tân Cương, không nói là những người nộp mình trong thời hạn 30 ngày sẽ được khoan hồng như thế nào. Từ đầu năm nay, Bắc Kinh bị các tổ chức, báo chí quốc tế là chuyên gia Liên Hiệp Quốc tố cáo đưa hơn một triệu dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương vào các nhà tù cải tạo. Bắc Kinh thì xem đó là các trường dạy nghề.

Tú Anh

Published in Châu Á

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang khiến các nước láng giềng của người khổng lồ Châu Á bị vạ lây, nhưng cũng có nước có thể hưởng lợi.

trade1

Ảnh chụp tại một cảng ở Hải Phòng. Xuất khẩu của Việt Nam chịu ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Reuters

Trang kinh tế báo Le Monde có bài : "Châu Á lo ngại trả giá cho cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -Trung".

Trong lúc mà cuộc quyết đấu giữa Washington và Bắc Kinh dường như không sớm thuyên giảm, các nước Châu Á đang phải tính toán tác động đến nền kinh tế của Mình . "Cho đến giờ, gia tăng căng thẳng nhìn chung vẫn chưa động tới toàn vùng, một khu vực kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào xuất khẩu và lệ thuộc vào Trung Quốc. Nhưng gió có thể đang đổi chiều", bài viết nhận định.

Le Monde ghi nhận : Cuối tháng 10, một loạt chỉ số quản lý thu mua (PMI) được công bố cho thấy hoạt động sản xuất gia công ở các nơi như Đài Loan, Malaysia, Thái Lan đang hụt hơi. Tại Hàn Quốc niềm tin của các doanh nghiệp cũng rơi xuống mức thấp nhất từ hai năm nay. Cũng như đa số các nước trong vùng, với Seoul, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu và hấp thụ 1/4 hàng xuất khẩu của Hàn Quốc.

Từ nhiều tháng qua, Washington và Bắc Kinh ăn miếng trả miếng nhau bằng các đòn trừng phạt thuế quan trên lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỉ đô la. Nhưng có điều là các mặt hàng vẫn gọi là Made in China lại chứa đựng rất nhiều chi tiết được nhập từ các nước láng giềng. Xuất khẩu Trung Quốc sang Hoa Kỳ bị sụt giảm thì các nhà cung ứng Châu Á sẽ không tránh khỏi bị hệ lụy.

Trong số các nơi dễ bị tổn thương nhất có Đài Loan, một nửa lượng xuất khẩu của hòn đảo này là sang Trung Quốc. Trong khi đó thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad thừa nhận cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã gây thiệt hại nhiều cho nước ông. Quý III vừa qua kinh tế Trung Quốc tăng trưởng yếu nhất từ năm 2009. Khi tăng trưởng chững lại có thể nhu cầu của Trung Quốc một loạt sản phẩm và dịch vụ sẽ bị cắt như kim loại đồng ở Lào, linh kiện điện tử ở Việt Nam rồi đến du lịch tới Cam Bốt hay Thái Lan, những điểm đến ưa thích của du khách Trung Quốc.

Ngân hàng Thế giới ước tính, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm 1 điểm sẽ kéo theo cả vùng Châu Á còn lại giảm 0,5 điểm.

Tuy nhiên một số nước có thể hy vọng hưởng lợi từ bối cảnh này. Nhất là nếu các nhà công nghiệp quyết định quy hoạch lại địa điểm của một phần sản xuất của họ để né thuế Mỹ đánh vào hàng Trung Quốc.

Bài viết nhận định : "Đã có một cơ sở công nghiệp vững chắc, giá thành sản xuất vẫn còn hấp dẫn và một loạt các thỏa thuận tự do mậu dịch đã ký, Châu Á vẫn còn những ưu thế".

Le Monde cho biết thêm : Công ty tư vấn Economist Intelligence Unit trong một cuộc điều tra hôm 1/11 nêu tên Việt Nam và Malaysia là những nước có tiềm năng được hưởng lợi từ hiệu ứng lách thuế. Các tập đoàn điện tử thế giới như Dell của Mỹ, Panasonic của Nhật hay Samsung của Hàn Quốc đã cắm chân ở những nơi đó có thể dễ dàng triển khai sản xuất.

Những nước có thu nhập thấp cũng có lá bài để chơi trong lĩnh vực có ít lời lãi, từ lâu vẫn do Trung Quốc thống trị. Thí dụ như Bangladesh đã trở thành nhà xuất khẩu quần áo may sẵn thứ nhì thế giới. Nhưng dù gì thì các công ty đa quốc gia cũng cần có thời gian để phác thảo lại chiến lược sản xuất của mình. Vì thế trước mắt những tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại vẫn còn. Lợi nhuận không thể có được trước 2020.

Nhật mở cửa cho lao động nhập cư

Một chủ đề khác liên quan đến Châu Á. Nhật báo Les Echos trở lại với việc tuần qua chính phủ Nhật thông báo về dự luật mở cửa cho người lao động nước ngoài đến Nhật làm việc có thời hạn.

Bài viết có tiêu đề "Nhật Bản hé mở biên giới cho người nhập cư". Bài báo ghi nhận tình trạng thiếu lao động đang ngày càng trầm trọng ở Nhật. Hiện trong các nhà máy, trang trại, nhà dưỡng lão đang thiếu hàng triệu người làm. Trong khi đó tỉ lệ thất nghiệp ở Nhật giảm xuống tới 2,3% trong tháng 9. "Chưa bao giờ, từ năm 1974, thị trường lao động của nước này lại căng thẳng như bây giờ", Les Echos nhận định. Thực tế này đã khiến thủ tướng Shinzo Abe đã phải lên tiếng báo động trước khi cho thông qua dự luật lao động nhập cư rằng : "tình trạng thiếu nhân công đó bắt đầu kìm hãm tăng trưởng kinh tế của đất nước". Dự luật của chính phủ chỉ nhằm mục đích đưa thêm nhân lực nước ngoài vào đất nước 127 triệu dân này.

Les Echos cho biết thêm về người nhập cư ở Nhật Bản. Trên thực tế Tokyo đã cấp visa đón hàng chục nghìn sinh viên từ các nước có nền kinh tế mới trỗi dậy. Bài báo cho hay, các sinh viên này đến Nhật chỉ theo vài giờ trên lớp, còn lại họ thường đi làm tới 28 giờ mỗi tuần với mức lương tối thiểu, trong các cửa hiệu, hàng ăn. Nhật cũng cấp visa cho thực tập sinh kỹ thuật cho giới trẻ của nhiều nước đang phát triển ở Châu Á. Về mặt chính thức họ đến để tích lũy kinh nghiệm chuyên môn ở Nhật. Nhưng thực tế là họ đi làm, trong các điều kiện khó khăn, trên các cánh đồng, nhà máy, tàu đánh bắt cá. Đó là những nơi đang thiếu trầm trọng lao động.

Một cuộc cách mạng chính sách di dân

Với dự luật mới, sẽ được trình Quốc hội thông qua tháng tới, chính phủ Nhật muốn quy chuẩn hóa việc đón tiếp lao động nhập cư. Đó phải là những người có chuyên môn nghề nghiệp cụ thể, biết giao tiếp bằng tiếng Nhật,có thể tự lập trong cuộc sống, không được mang theo gia đình. Một đối tượng khác của dự luật là các chuyên gia tay nghề cao. Họ được phép mang theo gia đình, về sau có thể xin định cư dài hạn. Đây chính là bước tiến lớn của Nhật Bản trong chính sách nhập cư.

Vấn đề chủng tộc và văn hóa thuần nhất đã ăn sâu vào xã hội Nhật. Người Nhật không hề muốn nghĩ tới việc để người nước ngoài hội nhập lâu dài trong xã hội của họ. Chính vì thế dự luật vừa được công bố đã bị không ít chỉ trích. Để trấn an, trước khi giới thiệu dự luật, Bộ trưởng Tư pháp đã phải giải thích rằng chính phủ sẽ ngừng cấp visa mới ngay khi tình trạng thiếu nhân lực được giải quyết.

Trang nhất các báo Pháp

Bầu cử giữa kỳ Mỹ là chủ đề nóng nhất các báo Pháp. Tuy nhiên do phải lên khuôn in từ đêm hôm qua, khi mà cuộc bầu cử tại Mỹ chưa kết thúc các phiên bản báo in ra hôm nay hầu như chưa có những thông tin mới nhất về cuộc bầu cử được dư luận đặc biệt chú ý này. Phải đợi đến số báo Le Monde ra chiều nay và các tờ báo khác ra sáng mai thì mới có nhiều bình luận về sự kiện. Nhưng phiên bản internet của các báo thì tràn ngập thông tin về cuộc bầu cử tại Mỹ, được cập nhật liên tục.

Lướt qua trang mạng của các báo thấy Le Monde ghi nhận kết quả chung : "Bầu cử giữa kỳ 2018 : Phe Dân Chủ chinh phục Hạ Viện, Cộng Hòa tiến thêm ở Thượng Viện".

Làn sóng chống Trump như được một số dự báo đã không diễn ra. Ông Donald Trump vẫn tung hô "thắng lợi lớn" của phe Cộng Hòa. Nhưng có thực sự đây là chiến thắng đối với tổng thống Mỹ ? Chúng ta sẽ trở lại với câu hỏi này trong các số báo giấy ra ngày mai.

Trở lại với trang nhất các tờ báo in ra hôm nay. Mối quan tâm lớn của người dân Pháp lúc này là giá xăng dầu tăng cao. Tất nhiên đây là chủ đề tranh luận được đăng tải rộng rãi trên các báo Pháp ra hôm nay. Trước sự phẫn nộ của người dân, các báo đều có chung một nhận xét là chính phủ đang loay hoay tìm các trấn an,làm dịu phẫn nộ của dân chúng…

Le Figaro chạy tựa lớn trang nhất : "Chất đốt : Macron khó làm nguôi cơn giận dữ". Le Monde thì đặt vấn đề "Chất đốt : Macron phản ứng với khủng hoảng thế nào".

Trách nhiệm của việc giá xăng dầu tăng do áp dụng thuế bảo vệ môi sinh giờ được đặt vào người đứng đầu nước Pháp là tổng thống. Trước sự phẫn nộ của người dân, tổng thống Macron đã phải thông báo sẽ trợ cấp cho các hộ nghèo hoặc những người có nhu cầu phải dùng xe đi làm xa, hỗ trợ vận tải… Nhưng các báo đều nhận thấy, về bản chất đó chỉ là biện pháp trợ cấp để rồi lại đóng thuế, theo kiểu giật gấu vá vai của chính phủ.

Các báo cũng cảnh báo, vấn đề giá nhiên liệu luôn rất nhạy cảm, nếu không giải tỏa được phẫn nộ của người dân thì có thể chính phủ sẽ phải trả giá ở những kỳ bầu cử tới đây.

Anh Vũ

Published in Châu Á

Biển Đông : Hải Quân Mỹ lên kế hoạch thị uy để cảnh cáo Trung Quốc (RFI, 04/10/2018)

Sau những hoạt động riêng lẻ nhằm thách thức Trung Quốc trên Biển Đông, phải chăng Mỹ sắp tung ra cả một chiến dịch thị uy rầm rộ ? Theo đài truyền hình Mỹ CNN ngày 03/10/2018, Hải Quân Hoa Kỳ đã lên kế hoạch tổ chức một tuần thao diễn quân sự tại Biển Đông và eo biển Đài Loan, ngay vào tháng 11, huy động đồng thời cả chiến hạm lẩn chiến đấu cơ.

bd1

Khu trục hạm USS Decatur đang hoạt động tại Biển Đông (Ảnh chụp ngày 28/06/2016) (www.public.navy.mil)

Mục tiêu của cuộc thao diễn là phô trương lực lượng để cảnh cáo Trung Quốc và chứng tỏ rằng Mỹ luôn ở trong tư thế sẵn sàng ngăn chặn và đáp trả các hành động quân sự của Bắc Kinh.

Theo một số quan chức quốc phòng Mỹ được CNN trích dẩn, dự thảo kế hoạch yêu cầu Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ điều động chiến hạm, phi cơ và binh lính thực hiện một loạt các cuộc tập trận để chứng tỏ năng lực của Hoa Kỳ trong việc đối phó với bất kỳ một đối thủ tiềm tàng nào một cách nhanh chóng và trên nhiều mặt trận.

Theo kế hoạch này, tầu chiến và phi cơ Mỹ sẽ di chuyển gần các vùng mà Trung Quốc nhận là lãnh hải của họ ở Biển Đông và eo biển Đài Loan, trong những chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải và hàng không nhằm khẳng định quyền tự do đi lại trên các vùng biển quốc tế. Theo CNN, có nghĩa là tàu thuyền và máy bay Mỹ sẽ hoạt động gần như là sát cạnh lực lượng Trung Quốc.

Điều được CNN đặc biệt chú ý là các hoạt động nêu trên đều đã được lực lượng Mỹ thực hiện thường xuyên, lần này, kế hoạch đề xuất lại yêu cầu dồn một loạt hoạt động trong một thời gian ngắn.

Trọng Nghĩa

********************

Hải quân Mỹ đề nghị phô diễn quân sự để cảnh cáo Trung Quốc (RFA, 04/10/2018)

Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ vừa đề nghị một cuộc trình diễn sức mạnh toàn cầu nhằm cảnh cáo Trung Quốc, cũng như tuyên bố rằng nước Mỹ sẵn sàng ngăn chặn và chống lại bất kỳ hành động quân sự nào.

bd2

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một sự kiện lãnh đạo doanh nghiệp tại Bắc Kinh ngày 9 tháng 11 năm 2017. AFP

Kênh CNN của Mỹ cho biết tin trên vào hôm 4/10 trích nguồn từ các quan chức quốc phòng của nước này.

Theo đề xuất thì Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ sẽ chỉ huy một loạt các hoạt động trong vòng một tuần vào tháng 11.

Mục tiêu của đề nghị trên được cho biết nhằm tập trung cao độ các bài diễn tập của tàu chiến, máy bay, và binh sĩ Mỹ để chứng minh rằng Washington có khả năng chống lại một cách nhanh chóng những phe đối lập ‘tiềm năng.’

Bản đề thảo cũng đưa ra kế hoạch cho các chiến hạm và máy bay neo gần vùng nước mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cũng như Eo biển Đài Loan để chứng minh tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế.

Các tàu chiến và máy bay được nói sẽ hoạt động gần với lực lượng quân đội Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh là không hề có ý định thách đấu với phía Trung Quốc.

Giới chức Mỹ thừa nhận việc Bắc Kinh luôn xem những hoạt động của Mỹ ở biển Đông là ‘khiêu khích’ và cộng đồng tình báo Mỹ sẽ cân nhắc phản ứng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc và Hạm đội Thái Bình Dương từ chối trả lời và không cho ý kiến thêm về bản đề thảo trên.

Đề xuất của Hải quân Mỹ đưa ra ngay sau vụ việc khu trục hạm Lữ Dương của Trung Quốc áp sát tàu USS Decatur của hải quân Mỹ ở Biển Đông vào hôm 30/9.

Vụ chạm trán được cho rằng đã làm căng thẳng thêm quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh.

Giới chức Washington cho CNN biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã hủy bỏ chuyến đi dự kiến đến Bắc Kinh và hoàn toàn không có thông báo chính thức nào từ Lầu Năm Góc.

Trong một buổi họp báo vào cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng mối quan hệ của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ chấm dứt. Ông nói nguyên văn : ‘Ông ấy có thể không phải là bạn nữa. Nhưng ông ấy chắc chắn sẽ phải tôn trọng tôi.’

*****************

Căng thẳng Biển Đông có thể gây ra chiến tranh (RFA, 03/10/2018)

Sự việc tàu khu trục Hoa Kỳ Decatur thực hiện một hải trình sát các bãi đá Trung Quốc đang chiếm giữ ở Trường Sa là Gaven và Garma vào 30 tháng 9, là tiếp nối một loạt các hải trình của tàu chiến phương Tây vào Biển Đông thách thức Trung Quốc, diễn ra chỉ trong thời gian chưa đầy nửa năm.

bd3

Chiến hạm Decatur của Mỹ đang hoạt động ở Biển Đông 10/2016. AFP

Cuối tháng 9, một tàu chiến Hàn Quốc, đồng minh của Hoa Kỳ ở Châu Á đi sát quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm giữ. Sau khi Bắc Kinh phản đối, Hàn Quốc nói rằng tàu của họ tránh bão.

Ngày 17/9 tàu ngầm Nhật Bản ghé cảng Cam Ranh của Việt Nam sau một cuộc tập trận trên Biển Đông với các tàu chiến của Nhật.

Đầu tháng 9 tàu chở trực thăng Kaga của Nhật vào Biển Đông.

Cuối tháng 8, chiến hạm Anh HMS Albion đi sát Hoàng Sa.

Tháng 5, tàu đổ bộ Pháp Dixmude đi ngang qua Trường Sa.

Trong cùng thời gian đó máy bay ném bom chiến lược B52 của Mỹ đã hai lần bay ngang qua vùng trời Biển Đông.

Bình luận về những sự kiện này, ông Nguyễn Thành Trung, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Sài Gòn nói với chúng tôi rằng dường như liên minh phương Tây đã đạt được một sự đồng thuận trong việc thách thức Trung Quốc ở Biển Đông.

Thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên nghiên cứu về Biển Đông tại Sài Gòn đồng ý nhận định này :

"Biển Đông là nơi giao thương thương mại rất lớn. Thứ hai là Biển Đông cũng là nơi mà các bên đang thử sức nhau. Một bên là Hoa Kỳ muốn ngăn sự phát triển của Trung Quốc, vì sự phát triển đó không phải là sự phát triển đơn thuần mà kèm theo là sự hung hăng đe dọa toàn bộ thế giới. Vì thế nước Mỹ mới kêu gọi các đồng minh. Ngay từ năm ngoái đã có các quốc gia đồng ý, trong đó có Anh, Pháp,…cho tàu tuần tra khu vực Biển Đông. Và trong năm nay họ đã làm hình thành điều đó".

Đối diện với sức ép tăng lên đó của phương Tây, Trung Quốc phản ứng như thế nào ? Họ có chùn bước hay không ?

Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung trả lời :

"Trung Quốc đã tuyên bố hủy bỏ cuộc đối thoại giữa hai bộ trường quốc phòng trong tháng tới. Tháng rồi thì hủy chuyến thăm của tàu Mỹ vào Hongkong. Trung Quốc đang sử dụng tất cả các con bài có thể để chứng tỏ cho Mỹ biết rằng họ không để cho Mỹ bắt nạt".

Cuối tháng 9, Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc nói trong bài diễn văn đọc trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng Trung Quốc sẽ không để cho mình bị bắt nạt trong bất cứ vấn đề gì.

Bà Nông Hồng, một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Trung Quốc, sau đó có làm rõ hơn, khi trả lời truyền thông Mỹ rằng một trong những vấn đề mà Bắc Kinh sẽ không để cho mình bị sức ép từ các nước khác, là vấn đề Biển Đông.

Thạc sĩ Hoàng Việt giải thích tiếp thái độ của Trung Quốc :

bd4

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc là Trung Quốc không để cho ai bắt nạt 28/9/2018. AFP

"Trung Quốc cho rằng họ là một cường quốc và sắp trở thành siêu cường. Cho nên họ sẽ không rút lui đâu. Gần đây nhất là tàu Trung Quốc đã áp sát một cách nguy hiểm, không an toàn tàu khu trục của Hoa Kỳ. Điều đó cho thấy Trung Quốc không dễ gì bị xuống nước.

Tôi có trao đổi với một số học giả Trung Quốc về cuộc chiến tranh thương mại, thì họ vẫn khẳng định rằng Trung Quốc không dễ gì chịu thua trong cuộc chiến thương mại này. Và chúng ta thấy phản ứng của Trung Quốc là chơi tới cùng với Hoa Kỳ".

Ông Nguyễn Thành Trung cho rằng, trước mắt Trung Quốc có thể sẽ bị bận rộn với liên tục những hành trình của máy bay và tàu chiến phương Tây, nhưng không bao giờ quên mục tiêu cuối cùng của họ là kiểm soát Biển Đông :

"Có thể là họ nhẹ nhàng hơn chút xíu, rồi khi phe kia mất cảnh giác họ sẽ tiếp tục đạt mục tiêu của họ. Chính sách cải tạo đảo của họ là như vậy, lấn từng bước từng bước, và họ đã thành công, tránh làm kinh động các quốc gia khác".

Từ hơn hai năm qua, Trung Quốc đã cho bồi đắp các đảo đá và bãi cạn mà họ đang chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với các nước Đông Nam Á, thành cắc căn cứ hậu cần quân sự, đường băng đáp máy bay,….

Tuy nhiên Thạc sĩ Hoàng Hiệp cũng khá lạc quan về tình hình hiện nay tại Biển Đông :

"Hồi năm ngoái, tôi mất cả niềm tin về Biển Đông, khi thấy Hoa Kỳ để cho Trung Quốc múa gậy vườn hoang. Nhưng bây giờ đã thay đổi. Điều đó cho thấy các quốc gia nhỏ như ASEAN đã có tiếng nói nhất định hơn trong việc này. Bởi vì Hoa Kỳ cũng cần các nước ASEAN đứng với họ. Các nước ASEAN cũng cần Hoa Kỳ hổ trợ, bởi vì trên thế giới bây giờ chỉ có một quốc gia có thể ngăn chận tham vọng biển của Trung Quốc, đó là Hoa Kỳ mà thôi".

Ông Nguyễn Thành Trung thì cho rằng sự gia tăng sức ép của phương Tây ở Biển Đông là một cơ hội để cho Việt Nam tạo nên uy tín của mình trong việc tranh chấp ở Biển Đông.

"Nếu Việt Nam tuyên bố rõ ràng ủng hộ Mỹ và các quốc gia đồng minh trong chuyện tự do hàng hải, thì Việt Nam sẽ tỏ cho cộng đồng quốc tế rằng mình luôn tôn trọng luật pháp quốc tế, tạo ra một uy tín rất lớn cho Việt Nam".

Trở lại với ý định dài lâu của Bắc Kinh tại Biển Đông, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu độc lập từ Singapore, cho rằng sức ép của phương Tây chỉ làm cho Trung Quốc càng quyết tâm với mục tiêu độc chiếm Biển Đông của mình. Mà khả năng tệ nhất có thể là nổ ra chiến tranh ở Biển Đông.

Bình luận về khả năng này, ông Hoàng Việt nói với chúng tôi rằng hiện Mỹ đang ép Trung Quốc cả về thương mại lẩn trên biển, và điều đáng lo là cuộc chiến thương mại lại có thể làm Trung Quốc quyết đoán hơn trên Biển Đông :

"Nếu cuộc chiến thương mại này ảnh hưởng đến tốc độ tăng trường của Trung Quốc, họ sẽ tìm cách hướng các bất mãn trong nước ra bên ngoài, với một cuộc chiến tranh nào đó. Cuộc chiến tranh này không thể xảy ra với Mỹ được, vì Trung Quốc chả dại gì mà đụng vào Mỹ, một cường quốc hải quân. Họ sẽ tìm một quốc gia nhỏ nào đấy, có một sai lầm nào đấy, thì đó là một thách thức với các quốc gia ASEAN".

Ông Nguyễn Thành Trung cũng cho rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều không muốn chiến tranh giữa đôi bên xảy ra.

"Phía Mỹ cùng đồng minh, lẩn Trung Quốc đều cố gắng không đẩy vấn đề quá xa. Chủ yếu dằn mặt nhau. Trong vụ tàu Trung Quốc cản tàu Decatur của Mỹ, khi còn cách khoảng 40 mét, nó đã chuyển hướng để tránh va chạm".

Nhưng đồng thời ông cho rằng việc một cuộc chiến hạn chế mà Trung Quốc muốn tiến hành với một quốc gia nhỏ nào đấy là có thể xảy ra để làm tan đi sự bất mãn tiềm tàng trong nước.

Trong lịch sử quan hệ Việt Trung suốt 2000 năm qua, các nhà sử học và chuyên gia cho rằng Trung Quốc đã vài lần tấn công Việt Nam để giải quyết những lộn xộn về chính trị trong nước. Đó là cuộc tấn công của Nhà Tống vào thế kỷ 11 sau khi Tể tướng Vương An Thạch lên cầm quyền, cần đàn áp nhóm quan lại chống đối, và mới đây, 1979, Bắc Kinh đã xua quân tấn công Việt Nam trong một tháng. Cuộc tấn công này được cho là do Đặng Tiểu Bình tiến hành để tạo nên vị thế, thực hiện những thay đổi chính trị trong nước.

Kính Hòa

Published in Châu Á

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung làm tăng trưởng Châu Á tụt giảm (RFI, 26/09/2018)

Ngân Hàng Phát Triển Châu Á vào hôm nay, 26/09/2018 đã lên tiếng báo động : Các nền kinh tế Châu Á, rất lệ thuộc vào xuất khẩu, có nguy cơ thấy tăng trưởng năm 2019 sụt giảm so với mức dự kiến trước đây vì cuộc tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Tỷ lệ bị mất bình quân là 0,1%.

tm1

Cảnh ở cảng tàu hàng ở Tokyo, Nhật bản, ngày 18/08/2016. Reuters/Kim Kyung-Hoon/File Photo

Trong báo cáo cập nhật về Triển Vọng Phát Triển Châu Á (BAD), liên quan đến 45 quốc gia Châu Á và Châu Đại Dương, Ngân Hàng Phát Triển Châu Á xác nhận dự báo tăng trưởng 6% cho khu vực vào năm nay 2018, nhưng đã hạ thấp mức dự báo cho năm tới 2019, từ 5,9% xuống còn 5,8%.

Đây là mức thấp nhất từ năm 2001. Vào lúc ấy tăng trưởng Châu Á chỉ là 4,9%.

Theo ghi nhận của ông Yasuyuki Sadawa, trưởng nhóm kinh tế gia của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á : "nguy cơ sụt giảm tăng cao" do tác động của cuộc tranh chấp thương mại Mỹ-Trung trên dây chuyền cung ứng trong khu vực và nguy cơ vốn đầu tư bị rút đi khỏi khu vực một cách bất ngờ trong trường hợp Ngân Hàng Trung Ương Mỹ tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến.

Một nguy cơ khác là khả năng nguồn tiền mặt trên trường quốc tế bị siết lại, làm tăng lãi suất vay vốn.

Đối với các quốc gia Đông Nam Á, Ngân Hàng Phát Triển Châu Á dự kiến là trong năm 2019, tăng trưởng xuất khẩu không cao, lạm phát tăng nhanh, vốn đầu tư rút bớt đi, tình trạng khó khăn trong cán cân chi thu tác động đến triển vọng kinh tế.

Trong tình hình đó, Đông Nam Á sẽ chỉ tăng trưởng là 5,1% thay vì 5,2% như đánh giá vào tháng 7 vừa qua.

Riêng đối với Việt Nam, mức tăng trưởng dự báo cho năm 2018 này đã bị rút từ 7,1% xuống còn 6,9%, một đà giảm sẽ tiếp tục qua năm 2019, với dự báo là 6,8%.

Riêng về Trung Quốc, BAD chờ đợi mức tăng trưởng 6,3% cho năm 2019, sụt 0,1 điểm so với dự báo vào tháng 7 vừa qua, còn năm nay, 2018, thì vẫn giữ mức 6,6% như đã thông báo vào tháng 7.

Trung Quốc đã đề ra mục tiêu tăng trưởng năm nay là khoảng 6,5%, cũng như 2017, nhưng cuối cùng, vào năm ngoái tăng trưởng Trung Quốc lên 6,9%.

Trọng Nghĩa

*******************

Chiến tranh thương mại : Bắc Kinh từ chối đàm phán trong thế ''dao kề cổ'' (RFI, 25/09/2018)

Trung Quốc quyết định ngưng đàm phán với Mỹ. Washington dùng thế "kề dao dưới cổ" khi thương lượng với Bắc Kinh. Trên đây là tuyên bố của thứ trưởng bộ Thương Mại Trung Quốc và cũng là trưởng đoàn đàm phán Vương Thụ Văn (Wang Shouwen) trong cuộc họp báo ngày 25/09/2018 tại Bắc Kinh.

tm2

Thứ trưởng bộ Thương Mại Trung Quốc Vương Thụ Văn phát biểu tại Bắc Kinh, ngày 25/9/2018. Greg Baker / AFP

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ngày càng nghiêm trọng hơn với sự kiện lệnh áp thuế 10% lên 200 tỷ đôla mặt hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ, bắt đầu có hiệu lực kể từ thứ Hai 24/09/2018. Bắc Kinh cũng đáp trả với danh sách 60 tỷ đôla hàng hóa Mỹ và công bố "sách trắng" khẳng định muốn xuống thang, chấp nhận thu hẹp bất đồng với đối tác.

Tình hình bế tắc

Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, thứ trưởng bộ Thương Mại Vương Thụ Văn tuyên bố "không hiểu vì sao Hoa Kỳ thay đổi ý kiến sau khi tìm được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc". Trưởng đoàn Trung Quốc dường như ám chỉ đợt đàm phán hồi tháng Năm đã đi đến một thỏa thuận khung, theo Reuters. Thế nhưng, Washington bác bỏ "thỏa thuận" này và ban hành các biện pháp áp thuế trừng phạt.

Phía Trung Quốc lập tức đình chỉ đối thoại, hủy bỏ cuộc hẹn mới giữa thứ trưởng Vương Thụ Văn và bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin, và chỉ trích quyết định của tổng thống Donald Trump phá hỏng đồng thuận.

Chọn thế đương đầu

Tuy nhiên, cũng theo ông Vương Thụ Văn, Bắc Kinh không đóng cửa đối thoại với Mỹ, nhưng tất cả tùy thuộc hoàn toàn ở Washington và với các điều kiện "không bị dao kề cổ, phải được đối xử ngang hàng, tôn trọng lẫn nhau".

Còn theo nhận định của Hoàn Cầu Thời Báo, phản ảnh quan điểm của đảng Cộng Sản Trung Quốc, thì đối đầu cũng là "điều hay" : giúp cho Mỹ và các nước khác, nếu không muốn trả giá nặng, thì phải chấp nhận sống chung hòa bình với Trung Quốc.

Tú Anh

Published in Quốc tế
lundi, 24 septembre 2018 08:12

Mặt trái của chính sách thuế quan

Từ đu năm đến nay, thế gii sôi ni vì chiến tranh thương mi bùng n k t khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khai ha bng cách tăng thuế quan trên mt s hàng hóa nhp khu vào M. Chiến tranh thương mi tiếp tc leo thang qua mùa hè. Không ít người Vit trong và ngoài nước h hi vì cuc chiến này nhm vào mc tiêu chính ca Hoa Kỳ là Trung Quc. Mt s người đi xa hơn na. H tin rng Hoa Kỳ s đánh xp Trung Quc, xem Tổng thống Trump là v cu tinh ca dân tộc Vit Nam. S tht xem ra không đơn gin như vy.

thue1

Thuế nhp cng được s dng trong nhiu trường hp tranh chp thương mi trong quá kh, nhưng thông thường không đạt được mc tiêu hoch đnh lúc đu.

Thuế quan là gi ?

Thuế quan là tariff trong tiếng Anh. Thuế quan cũng có th là thuế xut cng hay thuế nhp cng. Tariff cũng có hai nghĩa : export duty hay import duty. Cho nên mt s người không hiu tariff là gì cho đến khi được biết đó chính là import sales tax hay là thuế nhp cng.

Vâng, tariff chính là thuế đánh vào hàng hóa nhp cng vào Hoa Kỳ. Đi vi cuc chiến thương mi hin nay, Trung Quc là đi tác quan trng nht đi vi Hoa Kỳ vì nhập siêu của Hoa Kỳ quá cao và kéo dài nhiu năm đi vi Trung Quc. Ai phi tr thuế này ? Xin thưa ngay, không phi là Trung Quc, mà chính tt c nhng người tiêu th dù theo Cng Hòa, Dân Ch hay đc lp, bt k giu nghèo. Thuế mua bán (sales tax), người bán thu thuế t người mua giùm cho chinh ph. Còn trong trường hp thuế nhp cng (import sales tax) chính ph trc tiếp thu thuế qua mt cơ quan Quan Thuế.

nh hưởng ca thuế quan

Mục đích ca thuế nhp cng là tăng giá hàng nhp cng đ làm cho hàng M hấp dn hơn. Tổng thống Trump mun bo v nhng công ty sn xut ti Hoa Kỳ đang cnh tranh khó khăn vi hàng nhp cng thường là vì chi phi sn xut cao. Ông cũng mun các công ty và người tiêu th Hoa Kỳ mua ít hàng Trung Quc và dùng nhiu hàng sn xut tại M và nhng quc gia thân thin hơn.

Thuế nhp cng làm cho giá hàng nhp cng tăng lên. Theo lut cung cu, s hàng nhp cng s gim, s hàng sn xut trong nước s tăng lên, nhưng người tiêu th s mua ít hơn. Thí d mt chiếc máy git ca Hoa Kỳ trị giá 500 M kim trong khi mt máy git ca Nam Hàn tr giá 400 M kim. Trong trường hp này các công ty Hoa Kỳ phi gim chi phí và li nhun hoc tăng cht lượng đ cnh tranh. Vi giá nhp cng là 20% bt đu áp dng vào tháng 1 va qua, máy git ca Nam Hàn vào thị trường M s là 480 M kim. Nhng công ty Hoa Kỳ s sn xut nhiu máy git hơn vì bán được giá cao hơn và không b cnh tranh mnh như trước. S máy git ca Nam Hàn s gim vì người tiêu th mua ít hơn do giá tăng gn bng hàng M.

Ai bị thiệt thòi trong trường hp này : người tiêu th. Thay vì ch phi tr 400 M kim, nay người tiêu th phi tr thêm 80 M kim. Tiếp đến là nhng công ty sn xut máy git như Samsung, LG vì hàng bán được ít hơn nhưng thit hi không bng người tiêu th M. Ai hưởng li : B Ngân Kh Hoa Kỳ và nhng công ty sn xut máy git Hoa Kỳ như Whirlpool, GE, Amana và Hotpoint. Tin thuế nhp khu 80 M kim s được b vào ngân sách quc gia. Như thế, mt mt Tổng thống Trump gim thuế đ khuyến khích đu tư và tiêu th đ phát trin kinh tế, mt khác li thâu thuế nhp cng t dân M. Tổng thống Trump và Quc Hi có toàn quyn x dng tin thuế này.

Thí dụ v máy git trên đây không phi là mt thí d tt vì nó là mt sn phm đã hoàn tt (finished goods). Thuế nhp cảng của Tổng thống Trump nhm vào sn phm trung gian (intermediate goods) và b phn ri (parts). Nhng công ty nh và trung bình M dùng sn phm trung gian và b phn ri đ sn xut sn phm hoàn tt. Thuế nhp cng làm cho giá sn phm trung gian tăng. Các công ty sản xut Hoa Kỳ có bn la chn chính : (1) Gim nhng chi phí sn xut khác ; (2) Tăng giá sn phm hoàn tt ; (3) Chp nhn gim li nhun ; và (4) Thuyên chuyn công ty ra nước ngoài đ tránh thuế nhp cng.

Một s công ty M sn xut đinh và máy ct c đang buc phi sa thi mt s công nhân. K t khi thuế quan 25% do Tổng thống Trump áp đt trên thép có hiu qu, s thương v ca công ty làm đinh Mid Continental Nail Corporation ti Poplar, Missouri vi 500 nhân công đã giảm mt na. Công ty đang phi sa thi người k t tháng 6 và có th s phi đóng ca. Đó là gii pháp (1).

Giải pháp (2) s làm cho lm phát tăng và mc tiêu th gim. Gii pháp (3) không thc tin. Gii pháp (4) phn li mc tiêu ca kế hoch phát trin kinh tế ca ông Trump nhưng là la chn ca Harley-Davidson. Công ty này quyết đnh chuyn b phn sn xut xe mô tô bán cho Âu Châu ra nước ngoài. Nếu không, giá bán s tăng 2,200 M kim vì thuế nhp cng ca Âu châu.

Vào tháng 1 năm nay chính quyền Trump áp đt thuế 30-50% trên solar panel và máy git. Hai tháng sau chính quyn Trump đã áp đt thuế nhp cng 10% trên nhôm và 25% trên thép. Đt áp đt thuế quan này xem ra đ thi hành li ha ca ông Trump lúc tranh c.

Theo National Review, nếu Tổng thống Trump có th cu được tt c khong 140.000 vic làm trong khu công ngh thép, ông y s gây ri do cho 5 triu vic làm trong nhng công ngh x dng thép vì giá thép và nhôm ca Hoa Kỳ cao hơn giá thế gii ln lượt 20% và khong 7-10%. Không biết bao nhiêu sn phm ca Hoa Kỳ mt phn làm bng nhôm và thép, t lon Coca Cola, xe Chevrolet đến Boeing 787. Nhng công ty sn xut thép và nhôm ca Hoa Kỳ s hưởng li vì thuế nhp cng và nhng công ty s dng thép và nhôm cùng vi gii tiêu th sẽ bị thit thi. Nếu Hoa Kỳ bán được ít sn phm dùng nhôm và thép, cán cân thương mi ca Hoa Kỳ thiếu ht thêm ch không gim.

Lịch s tranh chp thuế quan

Thuế nhp cng được s dng trong nhiu trường hp tranh chp thương mi trong quá kh, nhưng thông thường không đt được mc tiêu hoch đnh lúc đu.

Tổng thống Herbert Hoover (Cng Hòa) cho áp dng lut thuế quan Smoot-Hawley Tariff vào 1930 do Thượng Ngh Sĩ Cng Hòa Reed Smoot và Dân Biu Cng Hòa Willis C. Hawley bo tr. Đo lut này tăng thuế trên hơn 20.000 hàng nhp cng. Đo lut này và thuế nhp cng tr đũa ca nhiu quc gia khác làm gim mt na tr giá hàng xut cng và nhp cng ca Hoa Kỳ và góp phn đáng k vào cuc Đi Khng Hong Kinh Tế Thế Gii.

Tổng thống Lyndon B. Johnson (Dân Chủ) áp đặt thuế quan 25% trên xe ti (truck) nh vào 1964 đ phn ng li thuế quan ca Pháp và Tây Đc áp đt vào gà ca Hoa Kỳ sau mt thi gian thương thuyết kéo dài 1961-1964 không có kết qu. Do đó có t "chicken war" và "chicken tax". Th thuế này hin nay vẫn còn có hiu lc. Giáo sư Robert Z. Lawrence ca Đi Hc Harvard cho rng thuế gà đã làm hi k ngh xe hơi ca Hoa Kỳ vì nó đã không b cnh tranh.

Tổng thống Richard Nixon (Cng Hòa) đã cho thi hành mt s bin pháp kinh tế tai hi ca ông đ chng lại lạm phát và cán cân chi phó thiếu ht vào 1971. Mt trong nhng bin pháp được áp dng là tăng thuế nhp cng 10% trên tt c nhng hàng nhp cng. ông Nixon gii thích "Tôi cho thi hành thêm mt bin pháp đ bo v đng dollar, đ ci thin cán cân chi phó, và để to thêm vic làm cho người M. Hôm nay tôi tm áp đt 10% thuế trên nhng hàng nhp cng vào M… Hàng hóa ca M s không b thit thòi vì hi sut ngoi t bt công". Tuy nhiên bin pháp này đã mt phn làm cho nn kinh tế trì tr vào sut thp niên 1970.

Tổng thống Ronald Reagan (Cng Hòa) vào 1984 dùng lý do chng phá giá (anti-dumping) đ áp lc 18 nước sn xut thép tình nguyt gim xut khu thép vào M và dành mt th phn (market share) trong th trường M cho nhng công ty M. Bin pháp này nhẹ hơn là áp đt thuế nhp cng hay hn ngch (quota). Chính sách ca Tổng thống Reagan hoàn toàn tht bi. Vì hn chế nhp cng thép, nên s lượng thép không đ cho nhu cu, giá thép trong nước M tăng vt, gây thit hi cho nhng công ty M cn dùng thép và làm mất 52,000 vic làm.

Tổng thống George W. Bush (Cng Hòa) đã tng áp đt thuế nhp cng t 8-30% trên thép vào đu năm 2002 đ cu nguy k ngh thép ca Hoa Kỳ. Đến cui năm 2003 đã phi ngưng áp dng vì làm mt vic làm và gim tng sn phm nội đa (GDP). Nếu kế hoch ca Tổng thống Bush đã thành công, 15 năm sau Tổng thống Trump đã không phi áp đt thuế nhp cng thép mt ln na.

Vào giữa thp niên 1950, có trên 90 công ty Hoa Kỳ chế to máy truyn hình. Vào 1995 công ty làm máy truyn hình Hoa Kỳ cuối cùng Zenith bán cho đi công ty Nam Hàn LG Electronics. Nhng công ty Hoa Kỳ đã gp phi cnh tranh gt gao t nhng công ty Âu Châu, mt s được tr cp bi chính ph, và nhng công ty Á châu vi chi phí sn xut thp. Ngoài ra, phn ln những công ty Nhật lp ráp máy truyn hình ngay trên đt M như Sony, Sharp, Matsushita và Toshiba. Nhng bin pháp bo v công ngh TV Hoa Kỳ đã tht bi khiến cho công ngh này hoàn toàn biến mt M.

Thương chiến vi Trung Quc qua thuế quan

Đây là một trong những cuc chiến thương mi to ln nht trong lch s Hoa Kỳ, liên h đến mt s lượng hàng hóa trao đi gia hai nn kinh tế ln nht thế gii tr giá 635 t M kim.

Trong hai tháng vừa qua chính quyn Trump đã áp đt 25% thuế nhp cng quy mô hơn trên số hàng Trung Quc tr giá 50 t M Kim trong hai đt khác nhau. Vic áp đt 10% thuế nhp cng trên mt lượng hàng Trung Quc tr giá 200 t M kim đã được chp thun và d trù được thi hành trong vài tun l ti trước khi có bu c gia nhim kỳ vào đầu tháng 11 sắp ti.

Theo Giáo sư Mark Wu ca Đi Hc Harvard, Trung Quc đã chp nhn mt s nhượng b như m rng thêm khu v dch v, gim bi điu kin đu tư và mua thêm nông phm và sn phm năng lượng ca Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hoa Kỳ còn e ngi v điu kiện chuyn giao k thut và chính sách công ngh cao mà Trung Quc cn cho kế hoch Made In China 2025 Initiative đ biến Trung Quc thành mt cường quc công ngh cao.

Hiện nay Trung Quc là ngun nhp cng ln nht đi vi 23 tiu bang Hoa Kỳ. Trung Quốc đã tăng thuế nhp cng đ chng li nhiu sn phm ca Hoa Kỳ đ tr đũa. Trong bi cnh chiến tranh thương mi vi Trung Quc, nông dân là gii b thit hi nhiu nht. Nông dân là thành phn ng h ông Trump trong cuc tranh c tng thng vào 2016. Mc dù Tổng thống Trump dành mt ngân khon 12 t M kim đ tr giúp nông dân b thit hi, nhưng nông dân vn tiếp tc gp khó khăn. ông Han Jun, Phó B Trưởng Canh Nông Trung Quc, nhn xét rng Trung Quc có th mua nông phm nhiu nơi khác mt cách d dàng. Nông dân Hoa Kỳ có thể vĩnh vin mt th trường Trung Quc. ông Han Jun nói tiếp rng 12 t M kim tr cp không đ đ bù đp vào s mt mát vì thuế nhp cng.

thue2

Hoa Kỳ nhập siêu đáng k đi vi Trung Quốc.

Một ước tính ca hc gi Mercy Kuo, Ch tch ca Washington State China Relations Council, cho thy rng Trung Quc s mt 200 t M kim tr giá hàng xut khu hàng năm, nhiu hãng xưởng s b phá sn, 4 triu công nhân s tht nghip và tình trng xáo trộn ln lao s kéo dài trong khong 2-3 năm. Hoa Kỳ s mt 50 t M kim tr giá xut khu, 1/4 triu công nhân s mt vic và giá chính tr phi tr s khc nghit. Hoa Kỳ s nhanh chóng hi phc hơn Trung Quc vì kinh tế xây dng trên cơ s th trường tự do, ít ra trong phm vi nước M.

Nếu đnh nghĩa phe thit hi ít hơn s là k thng cuc thì đa s nghĩ đó là trường hp ca Hoa Kỳ. Sau khi cuc chiến thương mi chm dt, mi vic lng du xung Hoa Kỳ s mnh hơn v mt kinh tế. Nhng nhà quan sát đang có mặt ti Trung Quc nhn đnh rng nhng chuyn đng ca th trường cho thy Trung Quc đang lúng túng. Nếu cuc chiến thương mi kéo dài s làm cho ni lo s ngày càng ln hơn Trung Quc. Mt s viên chc ch đo ca Trung Quc e ngi rng ban lãnh đạo đã có mt tính toán sai lm đáng k.

Tuy nhiên cũng có những quan đim bi quan. Cuc chiến thương mi đang bùng n mt cách không kim soát. Hu qu là h thng buôn bán trên thế gii s b xáo trn, lm phát s gia tăng như đã nói trên và kinh tế của Hoa Kỳ s phát trin chm li. Bà Catharine Rampell, mt bình lun gia ca Washington Post, cnh báo rng Bc Kinh s có th dùng nhng bin pháp cc đoan đ tr thù Hoa Kỳ vì đã dn Trung Quc vào chân tường. Trước hết Trung Quc có th "kêu gi" dân tẩy chay hàng hóa và dch v Hoa Kỳ. Điu này khá d dàng trong mt nước đc tài. Nhng bin pháp kế tiếp gm gia tăng điu kin môi sinh và dùng lut chng đc quyn đ gây khó khăn cho nhng công ty Hoa Kỳ ti Trung Quc. Theo South China Morning Post, thương v ca nhng nhà hàng vi các món ăn nhanh như McDonald, Starbucks, KFC ti Trung Quc b gim đôi chút vì tinh thn bài M gia tăng vì nh hưởng ca cuc chiến thương mi.

Kể t khi Hoa Kỳ bi b cm vn vi Vit Nam, buôn bán gia hai quôc gia đã tăng từ 223,4 triu M kim vào 1994 lên đến 54,6 t M kim vào 2017. Cán cân thương mi ca Hoa Kỳ t thng dư 122,4 triu M kim chuyn thành thiếu ht 38,4 t M kim trong vòng 23 năm. Mi đây, Vit Nam đã đt mua võ khi ca Hoa Kỳ tr giá 100 triu M kim. Qua thương lượng, Hoa Kỳ có th yêu cu Vit Nam mua thêm võ khí na thay vì mua ca Nga. Mt cách tương t Hoa Kỳ có th thương lượng vi Trung Quc đ gim nhp siêu đã lên đến 375,6 t M kim vào 2017

Phản ng ca gii chuyên môn và dân chúng

Một cuộc điều nghiên ca Reuters cho thy rng 80% ca 60 kinh tế gia tin rng thuế nhp cng áp đt trên thép và nhôm s có hi cho kinh tế ca Hoa Kỳ. Nhng người còn li cho rng thuế nhp cng có không có hoc có rt ít nh hưởng.

Một s t chc chuyên môn Hoa Kỳ đã lên tiếng chng đi vic áp đt thuế nhp cng nói chung vì bin pháp có hi cho nn kinh tế Hoa Kỳ và người tiêu th. Nhng t chc ln tiếng là National Retail Federation và 45 hi đoàn thương mi.

AFL-CIO, một nghiệp đoàn lao động ln nht ca Hoa Kỳ, là mt trong nhng t chc ng h chinh sách thuế nhp khu ca ông Trump.

Vào tháng 3 năm nay, Quinnipiac University đã làm một cuc thăm dò dư lun. Kết qu cho thy là nếu thuế nhp cng làm tăng giá sinh hot, đa s chống vic áp đt thuế nhp cng, ch có 29% dân Hoa Kỳ đng ý.

Kết qu thăm dò dư lun ca Trung Tâm Nghiên Cu Chính Tr Hoa Kỳ (Center for American Political Studies) ti Đi Hc Harvard và Harris Poll cho thy rng 43% c tri cm thy rng thuế nhp cng làm mt vic làm, trong khi đó 38% cm thy rng thuế nhp cng bo v vic làm.

ông Jimmie Musick, Chủ tch ca Hi Nông Dân Trng Lúa Mì Quc Gia (National Association of Wheat Growers) nói rng kế hoch tr giúp ca chính quyn chng t rng chính quyền không nm vng được nhng điu kin khó khăn mà nông dân đang phi đi phó.

Kết lun

Trong 18 tháng đầu ca nhim kỳ tng thng, ông Trump đã áp dng chính sách gim thuế, bãi b mt s lut l gò bó đi vi gii kinh doanh như ông đã ha khi tranh c. Kết qu là kinh tế tiếp tc phát trin mc đ 2,9% và t l tht nghip t 4,8% khi ông nhm chc xung còn 4% vào 26/07/2018.

Vào đầu năm nay, ông cho thi hành chính sách thương mi vi bin pháp tăng thuế quan như ông cũng đã ha khi tranh c đ làm hài long cử tri. Tuy nhiên thc tế cho thy thuế quan cũng ch là thuế đánh vào người tiêu th. Chính sách thương mi này to ra s bt n ngay trên nước M, làm nn chí nhng nhà đu tư và gim phát trin. T chc Tax Foundation ước tính rng 48,585 vic làm đã mất k t khi mt s thuế quan được áp dng. Đây mi ch là bt đu. Hoa Kỳ có th mt thêm 277.825 vic làm do nhng thuế quan còn li. D đoán này phù hp vi nhn đnh ca hc gi Mercy Kuo đã trình by trên. nh hưởng ca thuế quan có th xóa đi những thành qu đt được trong 18 tháng đu ca ông Trump.

Trung Quốc xem ra không nhượng b trước nhng đe da ca ông Trump mc dù không có nhiu chn la. Điu này chng t Trung Quc có th đã nhìn thy sách lược ca ông Trump đang làm c đôi bên thit hại rồi s đi ti ch bế tc như các đi tng thng Cng Hòa trước đây. Trung Quc kiên nhn ch đi đ chng kiến giây phút đó. Cuc chiến thương mi tr thành mt đu trường đo lường sc chu đng ca đôi bên.

Hoa Kỳ xem ra tin tưởng rng Trung Quc s còn nhượng b thêm vì cuc chiến thương mi s cn tr kế hoch ci t kinh tế đy tham vng ca Trung Quc. Ngược li Trung Quc tin rng Hoa Kỳ ngày càng chu nhiu áp lc ni b, không chu đng được tn phí chính tr và kinh tế cao nếu cuc xung đt kéo dài. Nhiều phân tách gia tin tưởng rng Trung Quc và Hoa Kỳ vi thi gian s tìm ra li thoát, khi c đôi bên cui cùng cm thy được s mt mát to ln.

Chống vic ăn cp tài sn trí tu, thao túng đng Yuan đ trc li trong vic buôn bán, dng hàng rào cn sn phm ca Hoa Kỳ, lm dng buôn bán và nhp siêu quá ln vi Trung Quc là nhng điu hp lý và cn thiết Hoa Kỳ phi làm. Tuy nhiên kinh nghim và thc tế cho thy bin pháp thuế quan xem ra không hiu qu và còn phn tác dng. Gây g vi c đng minh lâu năm của Hoa Kỳ li càng không phi cách đ thc hin nhng mc tiêu k trên. Vào cui tháng 8, Hoa Kỳ đã đón tiếp đi din ca Âu Châu và Nht đến Washington đ hoch đnh mt sách lược chung đ đi phó vi Trung Quc là mt du hiu tt. Chúng ta hi vọng rng chánh quyn Trump sm tp trung mi n lc vào gii quyết vn đ Trung Quc và ch Trung Quc mà thôi. Chu kỳ áp đt thuế quan cn được chm dt qua thương lượng trước khi đưa Hoa Kỳ và thế gii vào tình trng kinh tế trì tr.

thi đim này, xem ra Tổng thống Trump mun đánh thng vào h thng sn xut và chế biến đ xut khu ca Trung Quc, mt đế quc mi ca Đi đế Tp Cn Bình lăm le mun làm bá ch thế gii. Trung Quc nghi ng rng Tổng thống Trump mun ngăn chn s bành trướng ca Trung Quốc, ch không ch nhm vào vic gim nhp siêu. Hin nay hai quc gia vn còn đang va đánh va đàm. Giai đon kế tiếp có th là đánh ti cùng như Tổng thống Trump đã da rng ông s có th áp đt thuế trên tt c s hàng ca Trung Quc xut cng qua M tr giá 505 t M kim. Chiến tranh thương mai chuyn sang chiến tranh chính tr. Trong trường hp này, Tổng thống Trump, vi h tr ca c hai đng Cng Hòa và Dân Ch, cn phi thích rõ cho dân Hoa Kỳ và đòi hi s hi sinh và đoàn kết ca mi gii.

(23/09/2018)

Nguyễn Quốc Khải

Nguồn : VOA, 27/09/2018

Tham khảo :

* Bob Bryan", Trump’s Trade War with China is Intensifying – Here’s What Tariffs are and How They Could Affect You", August 23, 2018.

* Steve Forbes, "Import Sales Taxes – AKA Tariffs – Don’t Make Us Richer. They Harm us", Forbes, August 31, 2018.

* Clyde H. Farnsworth, "Reagan Seeks Cut in Steel Imports Through Accords", The New York Times, September 19, 1984.

* Alex Hendrie & Kip Eldeberg, "Trump’s Tariffs are Taxes on Americans", Examiner, July 20, 2018.

* Jeffrey Kucik, "How Trump’s Trade War Affects Working-Class Americans", The Conversation, August 3, 2018.

* Louise Moon, "McDonald’s, Starbucks could Take a hiet in China as Trade War fuel anti-US sentiment", South China Morning Post, August 27, 2018.

* Nguyễn Quc Khi, "Kinh Tế Hoa Kỳ t Thi Obama Đến Trump và Cuc Chiến Thương Mi Vi Trung Quc", Dân Lun, 18-9-2018.

* Mark J. Perry, "Washinh Machine Tariffs Started Trump’s Trade War", AEI, July 11, 2018.

* Sheldon L. Richman, "The Reagan Record on Trade : Rhetoric vs. Reality", Cato Institute Policy, May 30, 1988.

* Larry Rudlow, "Tariffs are Taxes", National Review, March 3, 2018.

* Emily Stewart, "Can the U.S.-China Trade War Be Stopped ?" Vox Media, July 8, 2018.

* Alex Tabarrok, "Supply and Demand Effects of Tariffs", May 2016.

* Renu Zaetsky, "Tariffs, Trade, and Time : Making America Pay Again", Tax Policy Center, July 3, 2018.

Published in Diễn đàn

Thương Mại : Mỹ tấn công mạnh để dễ thương thuyết với Trung Quốc

Đòn tấn công thương mại của Mỹ nhắm vào 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc là chủ đề quốc tế hàng đầu của hầu hết các báo Pháp hôm nay, 19/09/2018. Tuyên bố chuẩn bị giã từ chính phủ của bộ trưởng Nội Vụ, được coi là một trụ cột của tổng thống Macron, cũng là tựa lớn của nhiều nhật báo.

my1

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, ai sẽ thắng ai ? Trong ảnh : Đô la Mỹ và đồng Nhân dân tệ Trung Quốc Reuters

Bài phân tích "Thương mại : Trump tấn công, đe dọa… rồi thương thuyết" của Le Monde tìm cách lý giải chiến lược của Washington. Thứ nhất là tại sao chính quyền Trump lại chọn ồ ạt tấn công Trung Quốc đúng vào thời điểm này ? Theo Le Monde, nếu như khủng hoảng của nửa đầu năm nay chủ yếu là giữa Hoa Kỳ và các nước đồng minh, thì kể từ đó đến nay, Washington đã đạt được thỏa thuận hưu chiến với Liên Hiệp Châu Âu, với Mexico, hay Canada. Đối thủ chính của Mỹ hiện chỉ là Trung Quốc. Washington tỏ ra không khoan nhượng, trong thông báo hôm 17/09, Mỹ cảnh báo sẽ tiếp tục áp thuế mới với 256 tỉ đô la hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, có nghĩa là toàn bộ hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, nếu Bắc Kinh trả đũa.

Điều đáng chú ý thứ hai là, lượng hàng hóa 200 tỉ đô la nói trên trước mắt sẽ "chỉ" bị tăng thuế 10%, kể từ 24/9/2018, và mức thuế 25% sẽ chỉ có hiệu lực từ đầu năm tới. Vậy tại sao lại có khoản thời gian hơn 2 tháng cách biệt này ? Theo Le Monde, điều này có ít nhất ba lý do.

Khi làm như vậy, chính quyền có dụng ý để ngỏ cơ hội cho việc các nhà đàm phán Mỹ, Trung có thể đạt được một thỏa hiệp, trước khi Donald Trump và Tập Cận Bình gặp nhau tại thượng đỉnh khối G20 tháng 11 tới. Lý do thứ hai là cho phép các doanh nghiệp Mỹ thời gian chuẩn bị tìm nguồn cung cấp khác ngoài Trung Quốc. Và lý do thứ ba hạn chế nguy cơ giá cả tiêu dùng tại Mỹ tăng vọt vào trước thời điểm Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) và đặc biệt là trước cuộc bầu cử giữa kỳ, đầu tháng 11.

Theo Le Monde, đưa ra quyết định tăng thuế này, chính quyền Trump cảm thấy đang ở thế thượng phong trong tương quan lực lượng với Trung Quốc. Nền kinh tế Mỹ trong qúy hai vừa qua giữ được mức tăng trưởng cao (4,2%), thấp nghiệp ở tỉ lệ thấp, trong lúc tăng trưởng Trung Quốc chậm lại, còn nợ thì tăng cao.

Tác động của các biện pháp tăng thuế hàng Trung Quốc là không lớn với nền kinh tế Mỹ, với khoảng từ 0,1 đến 0,2% GDP sụt giảm. Về phía các doanh nghiệp Mỹ, thiệt hại do việc phải mua hàng Trung Quốc với giá cao hơn, do bị biểu thuế nhập khẩu tăng, không phải là đáng kể, so với các khoản tiền cắt giảm thuế doanh nghiệp của chính quyền Trump (với 1.400 tỉ đô la trong vòng 10 năm).

Doanh nhân Châu Âu lên án Trung Quốc trì hoãn cải cách

Không hẹn mà gặp, chỉ vài giờ sau thông báo của chính quyền Trump, hôm qua, 18/09, Phòng Thương Mại Châu Âu tại Trung Quốc, đã công bố một bản báo cáo lên án tình trạng thiếu vắng cải cách trong kinh tế tại Trung Quốc. Vẫn theo Le Monde, cho dù "khác hẳn về dung lượng" (báo cáo dài 394 trang so với các thông điệp Twitter vài chữ của Donald Trump), báo cáo của Châu Âu cũng chung một thông điệp với Mỹ : Lên án chính quyền Trung Quốc trong hiện tại đã không thực sự cải cách kinh tế để hội nhập quốc tế. Cho dù trong hơn 40 năm qua, nhiều tiến bộ rất lớn đã được thực hiện.

Giới doanh nhân Châu Âu đã chọn vị trí, đứng về phía Mỹ, nhưng không chỉ có vậy. Bản báo cáo của các tập đoàn kinh tế lớn của Châu Âu nhấn mạnh là, trong nội bộ Tổ Chức Thương Mại thế giới, đã có "hơn 1.900 câu hỏi mà các thành viên khác đặt ra" về Trung Quốc, điều này cho thấy những lo ngại của cộng đồng quốc tế nói chung, chứ không chỉ có các nước phương Tây, về vai trò thực sự của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

Ba lo ngại lớn được nêu ra. Thứ nhất là vấn đề bị Trung Quốc cưỡng bức chuyển giao công nghệ, mà có đến 19% doanh nghiệp Châu Âu khẳng định chính họ bị đặt vào tình trạng này, riêng trong năm ngoái 2017. Vấn đề thứ hai là việc thiếu quan hệ có đi có lại trong lĩnh vực đầu tư. Trung Quốc bị tố cáo là nơi mà tệ nạn quan liêu hoành hành, các quy định không rõ ràng, bị đối xử bất bình đẳng, doanh nghiệp vừa và nhỏ khó thâm nhập vào thị trường… Lo ngại lớn thứ ba liên quan đến kế hoạch mang tên "Made in 2025", đặt mục tiêu đưa Trung Quốc lên đứng đầu thế giới trong 10 lĩnh vực công nghệ mũi nhọn. Giới doanh nhân lo ngại, mục tiêu đầy tham vọng này sẽ tạo điều kiện cho phía Trung Quốc có thêm nhiều hành động cạnh tranh bất chính.

Tuyên bố chính thức của Trung Quốc khác xa với hiện thực là nhận đinh xuyên suốt của báo cáo nói trên (cụ thể là giữa tuyên bố ủng hộ toàn cầu hóa mà ông Tập Cận Bình đưa ra tại hội nghị Davos hồi năm ngoái với những điều mà Trung Quốc đang làm). Báo cáo của Phòng Thương Mại Châu Âu ghi nhận : "các dự án mang tên Con Đường Tơ Lụa Mới bị phản đối mạnh mẽ khắp nơi trên thế giới", chính bởi mâu thuẫn lớn này.

Theo Le Monde, không có gì chứng minh rõ ràng hơn cho nhận định này bằng dự án Con Đường Tơ Lụa Mới của Bắc Kinh, dự án đầu tư tại hơn 100 quốc gia, một kế hoạch được quảng bá là sẽ đem lại lợi ích to lớn cho thế giới. Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS cho biết có đến 89% dự án trong khuôn khổ sáng kiến này là về tay các doanh nghiệp Trung Quốc.

Mỹ : Bê bối bạo hành tình dục ra Thượng Viện

Tuyên bố tăng thuế với hàng Trung Quốc gây chấn động nhưng tại Mỹ, thông tin về đòn tấn công này, được đưa ra hôm thứ Hai đầu tuần, gần như bị chìm khuất sau chủ đề người được tổng thống Trump đề cử làm thẩm phán Tòa Án Tối Cao, bị cáo buộc bạo hành tình dục.

Bài "Tối Cao Pháp Viện : Trump khó xử" của Le Figaro nhận xét "thiên hướng thích trình diễn, xì-căng-đan của chính trị Mỹ sẽ được thỏa mãn", với việc vào thứ Hai tuần tới, ứng cử viên vào chức vụ thẩm phán Tòa Án Tối Cao, ông Brett Kavanaugh đối mặt với một phụ nữ, người buộc tội ông đã mưu toan cưỡng hiếp bà, trong một phiên điều trần tại Thượng Viện. Đây là điều chưa từng thấy tại nước Mỹ từ hơn nửa thế kỷ nay.

Bà Christine Blasey Ford tố cáo bà đã bị nhân vật nói trên bạo hành tình dục, vào năm 1982, khi bà 15 tuối, và đương sự thì 17 tuổi. Vào lúc hay bên gặp nhau trong một cuộc hội hè tại một vùng ngoại ô Washington.

Vào đầu mùa hè này, người tố cáo ứng cử viên thẩm phán tối cao đã viết một lá thư cho nữ thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, thành viên Ủy ban Tư Pháp Thượng Viện, bày tỏ nỗi lo sợ có thể bị ông Brett Kavanaugh giết hại, đề bịt đầu mối.

Thẩm phán Kavanaugh bác bỏ hoàn toàn vụ việc. Trong lúc một ủy ban của Thượng Viện dự kiến sẽ bỏ phiếu thông qua việc ứng cử của vị thẩm phán nói trên dự kiến sẽ diễn ra ngày mai, thứ Năm, 20/9, phe Cộng hòa chấp nhận nhân nhượng dưới áp lực của công luận, với việc tổ chức phiên điều trần về vấn đề này vào thứ Hai tới.

Tổng thống Trump, thông thường vốn đứng về phía những người thân cận, trong vụ này đã tỏ ra thận trọng hiếm có. Donald Trump một mặt ca ngợi thẩm phán Brett Kavanaugh, là một người xuất sắc, và vẫn tiếp tục đặt niềm tin vào nhân vật này, nhưng mặt khác cũng cổ vũ Thượng Viện "đi đến cùng", bởi điều quan trọng, theo ông, là mọi việc phải diễn ra hoàn hảo, cho dù thời hạn có thể không bảo đảm. Mục tiêu của Nhà Trắng là bổ nhiệm thẩm phán mới tại Tòa Án Tối Cao sẽ được tiến hành, từ đây đến tháng 10, và nếu việc bổ nhiệm thành công, phe Cộng hòa sẽ có thêm thế mạnh trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ, ngày 6/11 tới.

Hiện tại, ở Thượng Viện, phe Cộng hòa chỉ nhiều hơn phía Dân Chủ có hai ghế. Nếu trong buổi điều trần tới, ứng cử viên vào chức thẩm phán Tòa Án Tối Cao thể hiện là người nói dối, sẽ có nhiều nghị sĩ Cộng hòa chống lại ông. Như vậy, mục tiêu đưa người vào Tối Cao Pháp Viện của tổng thống Trump sẽ không thành.

Thượng đỉnh Liên Triều : Viễn cảnh tái thống nhất khiến dân Hàn lo ngại

Thượng đỉnh Liên Triều tại Bình Nhưỡng là một chủ đề thời sự quốc tế lớn khác hôm nay. Le Monde có hai bài viết về Triều Tiên trước cuộc hội kiến giữa tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un ở Bình Nhưỡng. Bài "Tái thống nhất, chủ đề rất nhạy cảm tại Hàn Quốc" nhận xét là tiến trình xích lại gần với miền Bắc đang diễn ra gây nhiều hy vọng, cũng như sợ hãi tại miền Nam.

Trong một thăm dò dư luận hồi tháng Tư, trong bối cảnh thượng đỉnh Moon-Kim đầu tiên, 70% người dân xứ Hàn tin tưởng vào lãnh đạo họ Kim, 10% không tin. Tuy nhiên, tình hình từ đó đến nay đã có nhiều thay đổi.

Nhiều người cho rằng mong muốn tái thống nhất chỉ là một giấc mơ lãng mạn, phi hiện thực, sau bao nhiêu thử nghiệm bất thành. Nhiều thanh niên cho rằng hơn 60 năm chia cách đã khiến hai miền trở nên vô cùng khác biệt về văn hóa, cho dù ngôn ngữ vẫn còn là "tài sản chung". Nhiều người trẻ khác rất sợ hãi trước cái giá phải trả cho việc tái thống nhất đất nước, như kinh nghiệm thống nhất nước Đức.

Một sinh viên 26 tuổi bày tỏ hy vọng là tái thống nhất sẽ đến, nhưng chỉ sau khi anh không còn trên cõi đời này. Quá trình tái thống nhất, nếu diễn ra, sẽ phải kéo dài hàng chục năm, cũng là nhận định của giáo sư Cheong Seong-chang, Viện Sejong. Theo ông, giới trẻ hiện nay thiên về quan điểm hai miền cùng tồn tại hòa bình, và một quá trình tái thống nhất xảy ra quá nhanh, sẽ không tránh khỏi tạo ra những cú sốc "không thể chấp nhận nổi" với người dân Hàn Quốc.

Về chủ đề Triều Tiên, bài Le Monde "Sau bom hạt nhân, Kim đặt cược vào phát triển kinh tế" nhận xét là lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un ý thức được là tình trạng khốn khó hiện nay tại miền Bắc không thể kéo dài. Theo Liên Hiệp Quốc, 10 triệu trên tổng số 25 triệu dân Bắc Triều Tiên bị suy dinh dưỡng, một phần năm trẻ em bị chậm phát triển. Tuy nhiên, khó khăn của xã hội Bắc Triều Tiên là các động lực cho thay đổi, như ý thức phê phán đã bị triệt tiêu sau hơn nửa thế kỷ sống trong chế độ toàn trị.

Khu phi quân sự Idlib : Thỏa thuận Nga - Thổ đầy bất trắc

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đạt thỏa thuận lập vùng đệm phi quân sự tại tỉnh Idlib. Viễn cảnh quân đội Damascus mở chiến dịch phản công lớn vào vùng đất của phe nổi dậy tạm thời được gạt qua một bên. Đây là một tin vui với hàng triệu cư dân Idlib, tạm thời tránh được một chiến dịch tấn công hứa hẹn sẽ rất khốc liệt. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại là thỏa thuận này sẽ không kéo dài. Le Figaro có bài : "Những bất trắc của thỏa thuận Putin – Erdogan về Idlib".

Pháp : Bộ trưởng nội vụ ra đi gây khó cho tổng thống

Quyết định rời chính phủ của bộ trưởng nội vụ Gerard Collomb là chủ đề thời sự trong nước hàng đầu. Báo Le Monde ghi nhận, sau vụ từ chức của bộ trưởng Môi Trường Nicolas Hulot, việc bộ trưởng Collomb báo trước sẽ ra đi vào năm tới, là một "đòn đau" mới đối với tổng thống Macron. Trong chính phủ Pháp, sau thủ tướng, ông Collomb được coi là trợ thủ số một của tổng thống. Bất đồng với tổng thống thể hiện rõ qua một phê phán của bộ trưởng Collomb nhắm vào chính phủ hồi đầu tháng 9/2018, trách các nhà lãnh đạo đã "thiếu khiêm tốn". Les Echos cho biết bộ trưởng nội vụ từng là một trong những người rất gắn bó với Macron.

Về phần mình, báo Le Figaro chỉ trích chính phủ đã cố tình không thừa nhận tầm nghiêm trọng của việc ông Collomb quyết định ra đi. Bất đồng sâu xa, theo Le Figaro, là cách xử lý vụ Benalla, người từng được coi là cận vệ thân tín của tổng thống Macron, bị cáo buộc hành hung người biểu tình hồi đầu mùa hè năm nay. Hôm nay, nhân vật này chấp nhận ra điều trần trước Thượng Viện. Libération chạy tựa trang nhất : "Benalla ra Thượng Viện, Điện Elysée bị hở sườn".

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Chiến tranh thương mại và chuyện về hai Trung Quốc (

Tổng thống Donald Trump đã áp thuế lần thứ ba lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ đôla.

trade1

Đợt áp thuế mới nhất của Trump có hiệu quả đánh thuế lên một nửa tất cả hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Điều này có nghĩa rằng gần một nửa tất cả sản phẩm mà Mỹ mua từ Trung Quốc sẽ bị áp thuế - bằng 40% lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Gần một nửa số sản phẩm trong danh sách này là hàng tiêu dùng - những thứ như va li, túi xách và dao kéo.

Điều này làm tình thế vô cùng nghiêm trọng.

Trung Quốc đã nói rằng họ sẽ không nằm yên chịu đựng, và các cuộc đàm phán được cho là sắp diễn ra giữa hai bên ngày càng thấy có vẻ như sẽ bị hoãn lại.

Mỗi lần người Trung Quốc nghĩ rằng họ đã gần đạt được một thỏa thuận, họ lại bị Trump làm cho bật ngửa.

Nhưng nó là một canh bạc lớn - Mỹ sẽ có nhiều bằng, nếu không là nhiều hơn, điều để mất hơn Trung Quốc.

Mối quan hệ cộng sinh

Tác động ngay lập tức của các mức thuế này là giá cho người tiêu dùng Mỹ sẽ có xác suất tăng lên, các nhà xuất khẩu Trung Quốc có thể sẽ phải chịu mức đơn đặt hàng thấp hơn, và cả hai nước sẽ thấy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế sẽ bị áp lực.

Tôi đến thăm Trung Quốc trong tuần, và đã thấy tận mắt khác biệt lớn trong tư thế của hai quốc gia này. Nhưng tôi cũng thấy sự đan xen phức tạp giữa hai nước, và sự phụ thuộc vào nhau đối với sự tăng trưởng kinh tế.

Một phần của vấn đề nằm trong sự hiểu biết của quốc gia này về động cơ của quốc gia kia - và sự thiếu hiểu biết đó chính là lý do tại sao cả hai bên không sẵn lòng nhượng bộ.

Trung Quốc chơi không công bằng ?

Ông Trump nói rằng Trung Quốc đã đánh cắp công nghệ Mỹ, công ăn việc làm của người Mỹ, và chơi một trò chơi bẩn trong việc hạn chế không cho các công ty Mỹ vào thị trường Trung Quốc.

Và trong khi những người khác có thể không có nhận định gay gắt ấy, quan điểm cho rằng Trung Quốc đã không hoàn toàn minh bạch trong việc mở cửa nền kinh tế theo cam kết dưới Tổ chức Thương mại Thế giới phần nào đúng, William Zarit, chủ tịch của Phòng Thương mại Mỹ ở Bắc Kinh, nói.

"Một thị trường có thể được chính thức mở cửa nhưng vẫn còn có những rào cản", ông Zarit nói với tôi. "Đây là một vấn đề với Trung Quốc trong suốt từ 30 năm qua".

Tuy nhiên, ông Zarit nói thêm rằng cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Trung Quốc không coi áp thuế quan là cách tốt nhất để giải quyết sự khác biệt về cấu trúc giữa hai bên. Ông cho biết căng thẳng thương mại đã tác động lên cách các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc được đối xử tại đây.

"Trì hoãn giấy chứng nhận, tăng mức kiểm tra các hãng xưởng, xem xét rất kỹ hồ sơ thuế của bạn trong năm năm qua, giữ một loại hàng nào đó trong hải quan cho đến khi nó bị hư hỏng, và sau đó bạn có thể gửi hàng đó trở lại Mỹ", ông nói, mô tả những điều các doanh nghiệp Mỹ đôi khi phải đối mặt ở Trung Quốc.

Trung Quốc bị hiểu lầm ?

Tuy nhiên, những người khác vạch ra rằng Trung Quốc bị Hoa Kỳ hiểu lầm một cách sâu sắc - và đó là lý do tại sao hai nước vẫn chưa đi đến bất kỳ giải pháp nào về cuộc chiến thương mại.

trade2

Trung Quốc có hơn ba triệu sinh viên đang theo học tại Mỹ, so với 15.000 sinh viên Mỹ đang theo học tại Trung Quốc, Wang Huiyang, chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, viện nghiên cứu tư vấn cho chính phủ Trung Quốc về chính sách, gần đây đã nói thế với tôi ở Bắc Kinh.

Việc thiếu sự trao đổi giữa người và ngườicó nghĩa là câu chuyện của Trung Quốc và mô hình kinh tế của Trung Quốc không được giải thích một cách thuyết phục cho phương Tây.

Ông Wang cũng lưu ý đến điểm mối quan hệ của Hoa Kỳ đã mang lợi ích cho các công ty Mỹ trong vòng 40 năm qua.

"Tất cả các công ty lớn của Mỹ đều ở Trung Quốc", ông nói với tôi. "Một số thậm chí còn lớn hơn ở đây hơn là ở Mỹ. Bạn không thể nói rằng đó không phải là một thành công".

Thực tế : chồng và vợ

Vậy quan điểm nào là chính xác ? Vâng, sự thật - như mọi trường hợp - nằm đâu đó ở giữa.

Trung Quốc đang thay đổi và mở cửa - nhưng chính phủ này áp đặt một sự kiểm soát quá mức trên các hoạt động kinh tế.Và sự thật là trong một số lãnh vực các công ty Trung Quốc hoạt động trên một sân chơi bình đẳng, nhưng ở nhiều lãnh vực khác, nền kinh tế Trung Quốc vẫn được bảo vệ rất nhiều.

Nhưng Mỹ cũng được hưởng lợi nhờ hưởng giá rẻ trong nhiều thập niên và mức lợi nhuận kỷ lục, và việc sản xuất ở Trung Quốc đã giúp người tiêu dùng cũng như công ty Mỹ.

"Tôi nghĩ rằng sự va chạm thương mại này là một cuộc gọi đánh thức cả hai bên để họ hiểu ra là không thể tách rời nhau", ông Wang nói. "Nó giống như một người chồng và vợ - hai người có thể cãi nhau không thể ly hôn".

Nhưng thật khó để xem cuộc cãi vã này có thể kết thúc sớm như thế nào.

"Tôi không thấy có lối thoát trong thời gian ngắn", ông Zarit nói.

"Tôi muốn thấy các cuộc đàm phán nghiêm túc trong đó người Trung Quốc sẽ giải quyết việc mở cửa thị trường, và đối xử tương đồng và bình đẳng".

Trước bối cảnh những quan điểm đối lập giữa Washington và Bắc Kinh, cuộc chiến thương mại này dường như không thể tốt hơn trước khi nó tồi tệ hơn - cho cả hai nước, hoặc cho bất kỳ ai trong chúng ta.

*********************

Trung Quốc loan báo sẽ trả đũa vụ tăng thuế 200 tỉ của Tổng thống Trump (CaliToday, 18/09/2018)

Tối qua chính phủ Hoa Kỳ đã tiến hành áp dụng tăng thuế cho tổng trị giá 200 tỉ hàng hóa của Trung Quốc và hôm thứ ba 18/9 Bắc Kinh lên tiếng cho hay sẽ trả đũa vì “không còn cách nào khác”

trade3

Photo Credit: AP

Trong tuyên bố của mình Bộ Thương Mại Trung Quốc cho hay: “Nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình cũng như bảo vệ nền trật tự của nền mậu dịch tự do, Trung Quốc sẽ trả đũa Hoa Kỳ như một biện pháp trả lời”

Hiện nay người ta cũng chưa rõ Trung Quốc sẽ trả đũa dưới hình thức nào, nhưng trước đây Bộ Thương Mại Trung Quốc loan báo đe dọa sẽ tăng thuế cho tổng trị giá 60 tỉ đô la hàng hòa nhập cảng của Hoa Kỳ.

Số tiền không nhỏ này còn có nghĩa là có từ 85% đến 95% tổng số hàng hóa Hoa Kỳ nhập cảng vào Trung Quốc sẽ bị tính thuế tăng thêm.

Sau khi chính phủ Trump quyết định cho tăng thuế lên 200 tỉ hàng hóa Trung Quốc nhập vào Hoa Kỳ và hôm nay có trả lời chính thức từ Trung Quốc, các quan sát viên nhận thấy cuộc chiến mậu dịch giữa hai siêu cường đang gia tăng mạnh mẽ.

Trong tuyên bố của mình, Tổng thống Trump cho hay: “Trong nhiều tháng, chúng tôi đã thúc giục phía Trung Quốc cần thay đổi cách làm việc trong buôn bán và hãy đối xử trong sáng và công bình hơn đối với các công ty Mỹ, nhưng cho đến nay Trung Quốc vẫn từ chối thay đổi cung cách mậu dịch của mình”

Trần Vũ

******************

Mỹ tiếp tục đánh thuế Trung Quốc 200 tỉ USD, căng thẳng chiến tranh thương mại leo thang (CaliToday, 17/09/2018)

Từ tuần sau, chính phủ Mỹ sẽ đánh thuế mới lên số hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc, lần này với tổng giá trị 200 tỉ Mỹ kim, tiếp tục leo thang căng thẳng cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới.

trade4

Photo Credit : AP

Tổng thống Donald Trump vào hôm thứ Hai thông báo, thuế nhập cảng mới sẽ được bắt đầu với 10% từ ngày 21 tháng 9, và sẽ được tăng lên 25% bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2019.

Bước đi này chắc chắn sẽ làm gia tăng thù địch giữa Washington và Bắc Kinh, làm tăng giá các mặt hàng từ túi xách đến vỏ bánh xe đạp. Trước đây, chính phủ ông Trump đã đánh 25% thuế trên số hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc giá trị 50 tỉ Mỹ kim, và Bắc Kinh đã trả đũa, tăng thuế mặt hàng đậu nành Mỹ, nhắm vào cử tri làm nông ủng hộ ông Trump. 

Bắc Kinh trước đó cảnh báo sẽ đáp trả 60 tỉ Mỹ kim hàng hóa từ Mỹ nếu Tổng thống Mỹ đánh thêm thuế mới. Ông Trump vào hôm thứ Hai đe dọa, nếu Trung Quốc quả thật trả đũa thì Mỹ sẽ bổ sung thêm 267 tỉ Mỹ kim hàng hóa từ Bắc Kinh vào danh sách, nâng tổng số hàng hóa bị đánh thuế lên 517 tỉ Mỹ kim, bao gồm gần hết hàng hóa Trung Quốc sang Hoa Kỳ.

Chính phủ vào hôm thứ Hai thông báo đã rút một số mặt hàng từ trong danh mục tổng giá trị 200 tỉ Mỹ kim bị đánh thuế, gồm các sản phẩm an toàn trẻ em như mũ bảo hiểm xe đạp. Và một chiến thắng cho hãng Apple Inc. và người tiêu dùng Mỹ, mặt hàng đồng hồ thông minh và một số sản phẩm điện tử tiêu dùng khác được loại khỏi danh sách.

Đồng thời, chính phủ cũng cho biết, vẫn mở cánh cửa thương lượng với Trung Quốc. "Trung Quốc có nhiều cơ hội giải quyết đầy đủ các mối quan ngại của chúng ta", ông Trump ghi trong thông báo. "Tôi kêu gọi giới lãnh đạo Trung Quốc có hành động nhanh chóng, chấm dứt hành vi thực hành thương mại bất công".

Bằng cách mở rộng danh mục hàng hóa nhập cảng hàng hóa từ Trung Quốc trị giá 200 tỉ Mỹ kim, ông Trump chấp nhận rủi ro lan rộng tác động đến các hộ gia đình bình thường. Chính phủ đang nhắm vào nhiều loại sản phẩm khác nhau từ cá hồi đến găng tay bóng chày hay thảm tre, buộc các công ty Mỹ vật lộn tìm nhà cung cấp ngoài Trung Quốc, tránh thuế nhập cảng hay đẩy chi phí cao sang người tiêu dùng.

Mức thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc làm tăng chi phí và tạo sự bất ổn cho các công ty đã xây dựng được hệ thống cung cấp trải dài trên khắp Thái Bình Dương. Một số công ty bây giờ đang tính chuyện dời khỏi Trung Quốc, luật sư Ted Murphy từ công ty luật Baker McKenzie cho hay. Một số có sẽ chuyển sang các công ty có chi phí lao động thấp hơn nhưng chưa nằm trong vành đai lửa thuế. Một số sẽ quay trở lại quê nhà, và đây là một trong những mục tiêu của ông Trump.

Trong nhiều năm trời, các công ty đa quốc gia "thường đến những nơi có thị trường lao động rẻ", ông Murphy nói. "Nhưng bây giờ, bài toán trở nên phức tạp hơn".

Hương Giang (theo AP)

*****************

Mỹ : Trump chính thức áp thuế đợt 2 lên 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc (RFI, 18/09/2018)

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tăng thêm cường độ, Donald Trump đã giữ lời hứa. Do Bắc Kinh không chịu nhượng bộ trong việc mở cửa thị trường Trung Quốc, tổng thống Mỹ hôm qua 17/09/2018 chính thức loan báo đánh thuế 10% lên 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc nhập khẩu kể từ ngày 24/9 tới. Đến đầu năm 2019, thuế suất đánh vào lượng hàng này sẽ lên đến 25%.

trade5

Thêm 200 tỷ đô la hàng nhập vào Mỹ phải chịu mức thuế quan 10%. Ảnh minh họa : Dòng chữ chụp trên một kiện hàng nhập từ Trung Quốc. Reuters/Regis Duvignau

Danh sách do Đại Diện Thương Mại Mỹ công bố dài đến 193 trang. Sau khi lấy ý kiến công chúng, chính quyền Donald Trump quyết định đợt này không áp thuế lên khoảng 300 mặt hàng tiêu dùng phổ thông như hàng dệt may, nông sản, ghế em bé…Cộng thêm 50 tỉ đô la trong đợt đầu, như vậy có đến phân nửa số hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ bị đánh thuế.

Từ Washington, thông tín viên Pierre-Yves Dugas nhận định :

"Chấp nhận rủi ro làm thất bại cuộc thương lượng sắp diễn ra với Bắc Kinh, ông Donald Trump không chỉ thách thức Trung Quốc qua việc loan báo đánh thuế trên 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc nhập khẩu. Ông còn nhạo báng cả giới kinh doanh và Wall Street, vốn phản đối chính sách mà theo họ là phản tác dụng, và khiến người tiêu dùng Mỹ chịu thiệt hại.

Nhưng khi nâng danh sách các sản phẩm bị đánh thuế từ 50 tỉ lên 200 tỉ đô la, tổng thống Trump tin rằng ông sẽ buộc được Bắc Kinh phải thảo luận nghiêm túc về việc mở cửa thị trường Trung Quốc.

Nhà Trắng cũng cho rằng trước mắt, Hoa Kỳ có thể chịu đựng được việc hàng Trung Quốc tăng giá. Đó là vì kinh tế Mỹ đang vững mạnh, còn Trung Quốc sẽ thiệt thòi nhiều hơn do đang lệ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ. Các biện pháp mới được Nhà Trắng loan báo lại còn mang tính khiêu khích hơn, với một danh sách khác lên đến 267 tỉ đô la đang được chuẩn bị nếu Bắc Kinh dám trả đũa".

Bộ Thương Mại Trung Quốc hôm nay loan báo sẽ "có biện pháp đáp trả" để "bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình và tự do mậu dịch thế giới" ; đồng thời tỏ ra lo ngại đợt đánh thuế mới này sẽ ảnh hưởng đến quá trình đàm phán hiện nay giữa đôi bên nhằm giải quyết cuộc chiến tranh thương mại.

South China Morning Post hôm nay cho biết có thể Trung Quốc sẽ không gởi phái đoàn đàm phán thương mại do phó thủ tướng Lưu Hạc (Liu He) dẫn đầu đến Washington như dự kiến.

Thụy My

*******************

Mỹ đánh mức thuế lớn nhất từ trước đến nay lên Trung Quốc (BBC, 18/09/2018)

Mỹ sẽ áp dụng mức thuế mới trị giá 200 tỷ đôla lên gần 6.000 hàng hóa của Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ tiếp tục leo thang.

trade6

Túi xách, giấy vệ sinh và len nằm trong số những mặt hàng trong vòng đánh thuế mới

Động thái này đánh dấu vòng thuế quan lớn nhất của Mỹ từ trước đến nay.

Các mặt hàng bị đánh thuế là túi xách, gạo và hàng dệt may.

Trước đó, Trung Quốc cũng nói sẽ trả đũa bất kỳ mức thuế tiếp theo của Hoa Kỳ.

Mức thuế quan mới này sẽ có hiệu lực từ 24/9, bắt đầu với mức 10% và sau đó tăng lên 25% kể từ đầu năm sau, trừ khi hai nước đạt được một thỏa thuận.

Tổng thống Donald Trump nói vòng thuế mới nhất là để đáp trả lại "thực tiễn thương mại không công bằng của Trung Quốc, bao gồm tình trạng trợ cấp thương mại và luật lệ yêu cầu các công ty nước ngoài trong một số lĩnh vực phải có đối tác địa phương.

"Chúng ta đã rất rõ ràng những thay đổi cần được thực hiện, và chúng ta đã cho Trung Quốc mọi cơ hội để đối xử với chúng ta công bằng hơn.

"Nhưng, đến nay, Trung Quốc đã không hề thay đổi", ông Trump nói.

Ông cũng cảnh báo rằng nếu Trung Quốc trả đũa thì Mỹ sẽ "ngay lập tức" áp đặt thêm thuế quan trị giá 267 tỷ USD lên các sản phẩm Trung Quốc.

Nếu ông Trump tiến hành mức thuế quan trị giá 267 tỷ đôla, điều đó có nghĩa là hầu như tất cả các mặt hàng của Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ phải chịu mức thuế mới.

Vòng đánh thuế thứ ba trong năm

Trên thực tế, vòng đánh thuế mới nhất này là lần thứ ba trong năm nay

Vào tháng Bảy, Nhà Trắng đánh mức thuế 34 tỷ đô la lên các sản phẩm Trung Quốc.

Sau đó, vào tháng trước, cuộc chiến thương mại leo thang nhanh chóng khi Mỹ tiến hành vòng đánh thuế thứ hai với mức thuế 25%, trị giá 16 tỷ đô la.

Vòng mới nhất này có nghĩa là khoảng một nửa tổng số hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ hiện đang phải chịu mức thuế mới.

Đây cũng là mức thuế quan lớn nhất cho đến nay, và không giống như những vòng đánh thuế trước đó, danh sách mới nhất này nhắm vào hàng tiêu dùng, như vali hành lý và đồ nội thất.

Điều đó có nghĩa là các hộ gia đình có thể bắt đầu cảm thấy giá thành cao hơn.

Các công ty Mỹ đã nói rằng họ đang lo lắng về tác động lên doanh nghiệp và cảnh báo về nguy cơ cắt giảm việc làm.

Thuế quan Trump sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu, IMF cũng cảnh báo.

Các sản phẩm nào đã bị đánh thuế ?

Các quan chức cho biết họ muốn bảo vệ hàng tiêu dùng từ các vòng đánh thuế càng nhiều càng tốt.

Nhưng nhiều mặt hàng hàng ngày như vali, túi xách, giấy vệ sinh và len có trong danh sách vòng đánh thuế mới nhất này.

Danh sách này cũng bao gồm một số mặt hàng thực phẩm từ thịt đông lạnh, đến hầu hết các loại cá từ cá thu hun khói đến sò điệp và đậu nành, nhiều loại trái cây và ngũ cốc và gạo.

Các sản phẩm giúp mạng máy tính hoạt động, chẳng hạn như bộ định tuyến cũng bị đánh thuế.

Các mặt hàng nào được miễn ?

Danh sách dự kiến ban đầu bao gồm hơn 6.000 mặt hàng, nhưng các quan chức Mỹ sau đó đã loại bỏ khoảng 300 loại mặt hàng, bao gồm đồng hồ thông minh, mũ bảo hiểm xe đạp, ghế ăn cho trẻ em và ghế ô tô cho trẻ em.

Những thay đổi này xảy ra sau khi có sự phản đối quyết liệt từ các công ty, bao gồm cả những gã khổng lồ công nghệ toàn cầu như Apple, Dell và Hewlett Packard Enterprise.

Các công ty đang lo lắng thuế quan sẽ làm tăng chi phí sản xuất vì nhiều sản phẩm của họ đang được sản xuất tại Trung Quốc.

Published in Quốc tế
samedi, 01 septembre 2018 15:38

Tập Cận Bình nên xin hòa

Chính phủ Mỹ ngưng thương thuyết chuyện thuế quan với Trung Cộng, nêu lý do Bắc Kinh lơ là không giúp Mỹ ép Bắc Hàn giải giới bom nguyên tử.

tcb1

Công ty sản xuất xe hơi Ford Motor đã quyết định chấm dứt dự án định nhập cảng về Mỹ nhãn xe Focus nhỏ mà họ chế tạo ở Trung Quốc. (Hình : China Photos/Getty Images)

Bom nguyên tử chỉ là một cái cớ. Thật ra lúc này nên ngưng nói chuyện thương mại, vì chỉ mất thời giờ vô ích. Cuộc "chiến tranh mậu dịch" Mỹ-Trung Quốc không thể giải quyết trước ngày bầu Quốc Hội Mỹ, đầu tháng Mười Một.

Vì dân Mỹ sắp đi bỏ phiếu cho nên Tổng Thống Donald Trump phải tỏ ra cứng rắn hơn trong bất kỳ cuộc thương thuyết mậu dịch nào. Ông cần bảo vệ lòng tín nhiệm trong khối cử tri "nền tảng" của mình, bảo đảm họ sẽ bỏ phiếu cho các ứng cử viên mà ông ủng hộ. Thái độ này tỏ rõ trong cuộc thương thuyết NAFTA với Canada và Mexico, cho tới vụ đánh thuế nhập cảng xe hơi của hai nước đó và Châu Âu. Nhưng đặc biệt nhất là trong cuộc chiến quan thuế với Trung Cộng.

Trong tuần tới, chính phủ Trump có thể liệt kê những món hàng trị giá tổng cộng 200 tỷ USD nhập cảng từ nước Tàu. Trước tin này, Cộng Sản Trung Quốc vẫn găng, đe dọa sẽ đánh thuế tương tự trên 60 tỷ USD hàng hóa nhập từ nước Mỹ. Ăn miếng trả miếng như thế là vô ích. Bởi vì chính phủ Trump không quan tâm.

Đánh thuế trên 200 tỷ USD hàng hóa không chỉ tấn công trên các nhà buôn Trung Quốc mà còn khiến nhiều nhà kinh doanh và người tiêu thụ ở Mỹ chịu ảnh hưởng. Ngày 6 tháng Chín là hạn chót cho các công ty và mọi công dân Mỹ trình bày ý kiến về danh sách các món hàng sẽ bị đánh thuế, có thể lên tới 25%. Nhưng các ý kiến chống đối sẽ không lay chuyển được bộ tham mưu của ông Trump.

Trong chính quyền Trump, ông Robert Lighthizer, phụ trách ngoại thương, và ông Peter Navarro, cố vấn Tòa Bạch Ốc, đều thúc đẩy hành động nhanh chóng sau khi cuộc tham khảo ý kiến chấm dứt ; còn Bộ Trưởng Tài Chánh Steven Mnuchin và Cố Vấn Kinh Tế Larry Kudlow chủ trương làm từ từ. Ông Trump sẽ quyết định khi nào hạ thủ. Với 200 tỷ USD hàng hóa đợt này, Mỹ có thể giáng búa từng nhát một ; giống như 50 tỷ USD hàng hóa đầu tiên bị đánh thuế đã được tiến hành trong hai đợt, 34 tỷ, rồi 16 tỷ USD.

Nhưng Bắc Kinh không nên chờ đến khi dân Mỹ bỏ phiếu xong mới xin giảng hòa. Vì kết quả thế nào, lập trường chính phủ Mỹ sẽ không thay đổi.

Các công ty Mỹ đã đoán trước tình thế cuộc chiến mậu dịch sẽ kéo dài. Công ty sản xuất xe hơi Ford Motor ngày Thứ Sáu đã quyết định chấm dứt dự án định nhập cảng về Mỹ nhãn xe Focus nhỏ mà họ chế tạo ở Trung Quốc. Họ tin rằng đến sang năm chính phủ Trump cũng không đổi ý kiến mà bãi bỏ suất thuế 25% đánh trên xe hơi mang từ Trung Quốc về, dù xe do một công ty Mỹ sản xuất.

Ford mới ngưng sản xuất nhãn Focus trong nước Mỹ, và hai năm trước đã định chế tạo xe này ở Mexico cho rẻ. Nhưng làm xe ở bên Tàu sẽ tiết giảm chi phí 500 triệu USD một năm so với Mexico. Bây giờ, đem xe Focus kiểu mới được chế tạo ở Tàu về làm ở Mỹ cũng không đáng, vì số xe ước tính sẽ bán, 50.000 chiếc quá nhỏ !

Công ty General Motors đang xin chính phủ "miễn trừ", tha không đánh thuế những xe Buick Envision SUV họ chế tạo ở bên Tàu được nhập cảng về Mỹ. Nếu lời yêu cầu này không được chấp thuận thì GM sẽ ngưng không bán loại xe này trong thị trường Mỹ nữa.

Các nhà kinh doanh Mỹ rất thực tế, khi biết không thể vận động chính phủ nới tay thì họ chuẩn bị "kế hoạch B" cho tình thế mới. Giới lãnh đạo Bắc Kinh nên theo gương này, đừng hy vọng ông Donald Trump sẽ nới tay. Ngay trong bộ tham mưu và những cộng sự viên trong chính phủ Trump những người chủ trương cứng rắn sẽ còn ngồi đó lâu và khó lòng thuyết phục họ thay đổi ý kiến.

Năm ngoái, khi Tổng Thống Trump sắp đánh thuế 25% trên thép nhập cảng, đã có hơn 20.000 kiến nghị can xin, vì thép mua về để sản xuất các món hàng của họ tăng giá 25% thì họ sẽ phải đóng cửa nhiều nhà máy và giảm bớt số công nhân. Có 6 triệu rưỡi người lao động làm việc trong những doanh nghiệp sử dụng thép nhập cảng. Nhưng chính phủ Trump vẫn tiến tới, đánh thuế 25% trên thép và 10% trên nhôm nhập cảng.

Ông Robert Lighthizer, đại diện thương mại trong chính phủ, vốn là một luật sư từng làm việc nhiều năm bênh vực các công ty thép. Bộ trưởng Thương mMại Wilbur Ross từng làm chủ nhiều công ty thép mà ông mua, bán trong khi đầu tư ; ông chỉ rời hội đồng quản trị một công ty thép khi gia nhập chính phủ Trump. Giáo Sư Peter Navarro, cố vấn Tòa Bạch Ốc về mậu dịch là tác giả cuốn sách "Chết vì Trung Quốc" (Death by China), quyển sách được dùng làm một cuốn phim tài liệu mang cùng tên Death by China. Mà tiền sản xuất cuốn phim là của Nucor, một công ty sản xuất thép.

Bắc Kinh không thể chờ đợi tới ngày chính phủ Trump quyết định nhẹ tay trong cuộc chiến mậu dịch. Ông Trump không thèm nghe cả ý kiến của đảng Cộng hòa !

Tổng thống Trump đã khoe ông thành công khi chính phủ Mexico chấp nhận một thỏa ước thương mại mới, trong đó Mexico đã nhượng bộ nhiều điều mà ông Trump đòi hỏi. Ông cũng khoe ngoại trưởng Canada đã bỏ ngang một chuyến công du để quay về, bay sang Mỹ nói chuyện tiếp về mậu dịch !

Nhưng nhật báo Wall Street Journal, một tờ báo của giới doanh nghiệp và ngân hàng, luôn luôn ủng hộ đảng Cộng hòa, đã bày tỏ quan điểm ngược với ông Trump. Họ thấy thỏa ước mới Mexico là một bước lùi với ý định làm vui lòng các công đoàn và đảng Dân Chủ !

Nhiều điều khoản trong NAFTA bảo vệ các công ty Mỹ làm việc ở Mexico đã bị xóa bỏ. Báo Wall Street Journal nghĩ rằng các ông Trump và Lighthizer buộc Mexico phải áp dụng luật lệ lao động giống như ở Mỹ nên sẽ giúp công đoàn AFL-CIO sang Mexico thành lập nghiệp đoàn mở mang thế lực, trong khi "phá bỏ cả dây chuyền tiếp liệu hoàn cầu" (blow up global supply chains).

Tờ báo bảo thủ cũng khuyên hai ông không nên trông chờ các lãnh tụ đảng Dân Chủ sẽ ủng hộ chính sách mậu dịch của ông, dù nó rất giống đường lối cố hữu của đảng Dân chủ ! Nhưng, Wall Street Journal nhắc lại, chưa một hiệp ước thương mại nào ở Mỹ có thể được thông qua nếu không được đảng Cộng hòa ủng hộ ; còn đảng Dân chủ thì chống tất cả các hiệp ước tự do mậu dịch !

Tình cảnh này cho thấy dù kết quả cuộc bỏ phiếu năm nay ra sao, chính sách cứng rắn về mậu dịch của chính phủ Mỹ sẽ không thay đổi. Trong hai đảng chính trị ở Mỹ, Cộng hòa vẫn ủng hộ tự do mậu dịch, giảm bớt hoặc bãi bỏ thuế quan ; đảng Dân chủ thường đi ngược lại. Nếu sau cuộc bầu cử này đảng Dân chủ đạt được đa số ở Hạ Viện, thì họ còn muốn chính phủ Mỹ cứng rắn hơn nữa.

Tốt nhất là ông Tập Cận Bình nên chuẩn bị xin hòa, và nên đưa lời cầu hòa trước ngày dân Mỹ đi bỏ phiếu. Làm như vậy, sẽ giúp ông Trump có dịp khoe với dân Mỹ rằng chính sách mậu dịch của ông đã kết thúc mỹ mãn.

Trong khi ông Donald Trump không muốn đàm phán với Trung Quốc nữa, ông Tập Cận Bình vẫn có thể làm dịu bớt mâu thuẫn bằng những nhượng bộ cụ thể. Mà điều này thực sự không khó ! Vì nhiều điều nước Mỹ đòi hỏi thì chính Trung Quốc cũng đã muốn làm nhưng chưa dám làm mà thôi !

Mỹ muốn Trung Quốc ngưng trợ cấp các doanh nghiệp nhà nước ? Điều đó nằm trong chương trình cải tổ cơ cấu của ông Tập Cận Bình ! Ông Tập hãy chính thức nhờ ông Trump giúp mình thực hiện mục tiêu đó, từng bước một, sao cho không đảo lộn cả nền kinh tế !

Ông Tập Cận Bình chỉ cần tuyên bố hoặc "tuýt" một câu ca ngợi ông Trump, gọi ông là một lãnh tụ Mỹ vĩ đại, sẽ giúp nước Tàu tiến bộ và nước Tàu không bao giờ có tham vọng qua mặt nước Mỹ ! Nghe như vậy chắc là cuộc chiến tranh mậu dịch sẽ chấm dứt ! 

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 31/8/2018

Published in Diễn đàn

Hội nghị Bắc Đới Hà : Thách thức quyền lực tuyệt đối của Tập Cận Bình (RFI, 13/08/2018)

Trong tuần qua, truyền thông chính thức tại Trung Quốc đã loan báo nhiều dấu hiệu cho thấy hội nghị Bắc Đới Hà đang diễn ra. Đó là cuộc họp kín, không chính thức, nhưng lại rất quan trọng, giữa các cựu quan chức cao cấp của đảng và lãnh đạo đương nhiệm của chế độ Bắc Kinh. Các đường lối chính sách, nhân sự lãnh đạo đảng đương nhiệm sẽ được đưa ra để mổ xẻ.

tcb1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi ngày 26/07/2018. Reuters

Theo giới quan sát, trong bối cảnh chính phủ Bắc Kinh đang gặp khó khăn trong điều hành kinh tế và cuộc chiến thương mại với Mỹ càng làm cho nội bộ đảng Cộng sản chia rẽ, hội nghị này sẽ là một thách thức cho chính sách và quyền lực của chủ tịch Tập Cận Bình, cho dù ông vừa dọn đường thành công để làm lãnh đạo Trung Quốc suốt đời.

Ngay từ khi lên lãnh đạo Trung Quốc cho đến khi quyền lực thâu tóm gần như tuyệt đối, ông Tập luôn phải đối mặt với hàng loạt thách thức về chính trị, kinh tế và tranh giành quyền lực. Các chỉ trích, chống đối trong nội bộ tăng tỷ lệ thuận với phạm vi quyền hành của ông Tập Cận Bình.

Giáo sư Đại học Hồng Kông, Trịnh Vũ Thạc (Joseph Cheng), một nhà quan sát lâu năm tình hình Trung Quốc, được hãng tin AP trích dẫn, nhận định "vì tập trung hết quyền lực nên ông Tập phải chịu trách nhiệm tất các mặt trái cũng như thất bại về chính trị… Ông không thể đổ trách nhiệm được cho ai khác".

Những thách thức đến lúc này chưa thể là mối đe dọa cho quyền lực tuyệt đối của ông Tập. Nhưng rõ ràng là với nhiều người Trung Quốc, lòng tin vào chế độ đang có vấn đề. Cuộc chiến thương mại do Mỹ khởi xướng đẩy kinh tế Trung Quốc vào như thế khó, trước nguy cơ tổn thất hàng trăm tỷ đô la. Nhiều tiếng nói chỉ trích cho rằng Bắc Kinh không có chiến lược phù hợp để đối phó với Washington, ít ra là hướng tới các cuộc thương lượng, tránh gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.

Hiện tại phương sách của Bắc Kinh dường như vẫn chỉ là phản ứng đáp trả, nhưng rõ ràng đó là sự đáp trả yếu ớt. Một hội nghị của đảng tháng trước đã thừa nhận những yếu tố từ bên ngoài đang đè nặng lên tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

Ở trong nước, vụ bê bối vắc xin giả lại càng làm dấy lên lo ngại về khả năng kiểm soát của chính phủ đối với hoạt động của những công ty đang lũng đoạn nền kinh tế. Tuần trước, chính quyền đã phải tìm mọi cách để dẹp một cuộc biểu tình lớn ở Bắc Kinh của hàng ngàn người bị trắng tay do hàng loạt tổ chức tín dụng đổ bể. Người biểu tình lên án chính phủ đã không có khả năng cải cách hệ thống tài chính để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Đó là bằng chứng cho thấy chế độ độ đang bị mất lòng tin trầm trọng trong dân trên lĩnh vực quản lý kinh tế.

Giáo sư chính trị Đại học Nhân dân Bắc Kinh, ông Trương Minh khẳng định : "Lòng tin là quan trọng nhất, việc dân mất lòng tin với chính phủ sẽ có sức tàn phá rất lớn".

Cuộc họp hàng năm của các quan chức cấp cao đã nghỉ hưu và lãnh đạo đương nhiệm tại Bắc Đới Hà do Mao Trạch Đông khởi xướng và đã đi vào truyền thống của chế độ Bắc Kinh. Chiến dịch chống tham nhũng do ông Tập Cận Bình phát động sẽ là một chủ đề quan trọng sẽ được các "trưởng lão" trong đảng mang ra bàn thảo và chất vấn.

Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) hôm 8/8 trích dẫn giáo sư Trương Minh, cho biết tình hình đang diễn biến phức tạp, phe đối lập có thể phản pháo ông Tập Cận Bình ngay tại hội nghị Bắc Đới Hà. Trong khi đó, cuộc chiến chống tham nhũng không có hồi kết đã được chính ông Tập thừa nhận là đang gặp thách thức lớn.

Trong chiến dịch "đả hổ diệt ruồi", ông Tập Cận Bình đã phá vỡ các quy tắc bất thành văn trong đảng đó là các thành viên cao cấp của Trung ương, Bộ chính trị đương nhiệm hoặc nghỉ hưu thì phải được miễn trừ xử lý. Điều này càng củng cố các suy đoán cho rằng các nhóm chính trị bị tước đi các đặc quyền đặc lợi trong đảng cộng sản đang cố gắng tập hợp để đối phó với Tập cận Bình.

Trong chính trị Trung Quốc, cuộc họp Bắc Đới Hà từ lâu nay vẫn là dịp để các vị lãnh đạo về hưu xem xét đường lối của người kế nhiệm và cho ý kiến đóng góp thêm cho các quyết sách của đảng. Nhưng trên thực tế đó cũng là nơi để các "trưởng lão" của đảng thể hiện sự ảnh hưởng còn lại của mình trên chính trường. Vì thế hội nghị cũng là cơ hội lý tưởng để các phe cánh trong đảng vận động hậu trường tranh giành quyền lực hay tìm cách bảo vệ mình.

Anh Vũ

**************

Malaysia nhắc lại ý muốn hủy 22 tỷ đô la hợp đồng với Trung Quốc (RFI, 13/08/20148)

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad sẽ công du Trung Quốc kể từ thứ Sáu 17/08/2018. Một trong những trọng tâm của chương trình nghị sự sẽ là yêu cầu đàm phán lại một số đề án xây dựng hạ tầng cơ sở trị giá cả chục tỷ đô la, mà chính quyền Malaysia tiền nhiệm đã ký với Trung Quốc. Trả lời hãng tin Mỹ vào hôm nay ; 13/08, ông Mahathir nói rõ thêm là ông muốn hủy bỏ các hợp đồng "bất công" đó.

tcb2

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) và thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamed tại Putrajaya ngày 01/08/2018. Reuters

Theo hãng tin Anh Reuters, bộ Ngoại Giao Trung Quốc vào hôm nay đã xác nhận rằng chuyến công du của tân thủ tướng Malaysia sẽ kéo dài 5 ngày, và ông Mahathir sẽ hội đàm với cả chủ tịch Tập Cận Bình lẫn thủ tướng Lý Khắc Cường.

Ngay vào tháng Bảy vừa qua, đương kim thủ tướng Malaysia đã cho biết là tính chất "bất công" của các hợp đồng ký kết với Trung Quốc cho một số hạ tầng cơ sở tại Malaysia là một vấn đề quan trọng mà ông sẽ nêu bật trong chuyến thăm Trung Quốc.

Từ khi bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng Năm vừa qua, ông Mahathir đã liên tiếp xác định chủ trương xem xét lại các dự án lớn được chính phủ cũ của thủ tướng Najib Razak ký kết, với lý do là nhiều dự án không có ý nghĩa tài chính đối với Malaysia.

Tân lãnh đạo Malaysia đặc biệt đả kích một số dự án của Trung Quốc tại Malaysia, và tuyên bố sẽ đàm phán lại các điều khoản đã ký, ngay cả khi công việc xây dựng tiếp tục.

Trả lời phỏng vấn của hãng tin Mỹ AP vào hôm nay, thủ tướng Mahathir cho biết ông sẽ tìm cách "hủy bỏ" các dự án cơ sở hạ tầng hàng tỷ đô la mà người tiền nhiệm của ông đã ký kết với Trung Quốc, giải thích rằng đó là điều cần thiết khi chính phủ của ông đang phải cố sức thoát khỏi nợ nần.

Thủ tướng Mahathir xác nhận rằng ông rất mong muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc và hoan nghênh đầu tư đến từ Bắc Kinh, miễn là các khoản đầu tư đó có lợi cho Malaysia.

Thế nhưng, ông tỏ thái độ cực kỳ kiên quyết, muốn hủy bỏ hai dự án đã ký với Trung Quốc : Tuyến xe lửa dọc bờ biển miền Đông Malaysia, và dự án thiết lập đường ống dẫn khí đốt, ước tính tổng cộng 22 tỷ đô la.

Ông khẳng định với AP nguyên văn như sau : "Chúng tôi không nghĩ là chúng tôi cần đến hai dự án đó. Chúng tôi không nghĩ là chúng có thể có lợi. Vì vậy, nếu có thể, chúng tôi muốn đơn giản là hủy bỏ hai dự án đó".

Đây là hai dự án đã được cựu thủ tướng Najib Razak ký kết, trong lúc bản thân ông Najib hiện đang đối mặt với nguy cơ phải ra tòa để trả lời cáo buộc biển thủ hàng tỷ đô la từ quỹ đầu tư nhà nước 1MDB.

Trọng Nghĩa

******************

Người dân Trung Quốc nói gì về cuộc chiến thương mại với Mỹ ? (VOA, 13/08/2018)

Theo nhận đnh ca Reuters, các quan chc Trung Quc hu hết kim chế phn ng ca mình đi vi cuc chiến thương mi đang ngày càng căng thng ca Tổng thng M Donald Trump đi vi Bc Kinh trong nhng tun gn đây, thông qua vic công b mt lot các mc thuế trng pht. H thường tránh gây thêm căng thng và đ cho truyn thông chính thc ca Đng Cng sn đưa ra nhng bình lun gay gt nht.

tcb3

Cam nhập khu t M được bày bán trong siêu th Thượng Hi.

Tuy nhiên, tâm trạng ca người dân trên các đường ph Bc Kinh và Thượng Hi thì không cam chu như vy. Reuters va trò chuyn vi khong 50 người, ch yếu t hai thành ph trên, v mi quan ngi ca h đi vi cuc chiến thương mi, v nhn đnh ca h v phản ng ca Bc Kinh, cũng như v kh năng người Trung Quc ty chay các sn phm ca M đ tr đũa.

Trong số 50 người được hi liu h có lo lng v cuc chiến thương mi hay không, ch có 11 người (22%) tr li có và 39 người (78%) nói rng h không quan tâm.

Các cuộc phng vn cho thy chưa có du hiu thc s v khng hong hay hong lon. Có s chia r và bi ri v vic Trung Quc nên phn ng như thế nào vi ông Trump. Mt s người cho rng Bc Kinh nên đánh tr vào nhng li ích ca M, nhưng nhng người khác nói h không biết có th làm gì được.

Cụ th, vi câu hi Bc Kinh nên làm đ phn ng li các quyết đnh áp thuế trng pht ca Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump, 19 người (38%) nói rng Trung Quc nên mnh m đáp tr. Phn còn li đưa ra các phnng khác nhau, bao gm vic tái tp trung phát trin kinh tế trong nước, thúc đy các th trường xut khu khác, trong khi 8 người (16%) nói h không biết chính ph nên làm gì.

Tuy nhiên, theo Reuters, điều đáng lo ngi nht cho các doanh nghip M bán hàng Trung Quc là vic 14 người (28%) mun dng mua các sn phm ca M, và mt s nói rng h đã ty chay bt c th gì được sn xut ti Hoa Kỳ. Nhng người khác nói h tiếp tc mua hàng M nhưng điu đó có th thay đi trong tương lai.

Reuters cho rằng nếu kết qu này đi din cho toàn b người dân Trung Quc và h thc hin như đã nói, thì điu này có th gây tn tht ln cho doanh s bán iPhone ca Apple, phim ca Disney, cà phê Starbucks, xe ôtô của General Motors và các sn phm khác ca M. Đó là hin chưa có bt kỳ phong trào ty chay nào do chính ph hoc các nhà hot đng t chc.

Tất nhiên, đây ch là mt cuc thăm dò quy mô rt nh và không theo phương pháp khoa hc. Ngoài ra, theo Reuters, cùng với vic người dân Trung Quc thường không tiết l suy nghĩ thc s ca h vi truyn thông nước ngoài, thì các kết qu cuc thăm dò ch mang tính tham kho.

***********************

Campuchia bắt nghi phạm Trung Quốc định tuồn ma túy vào Việt Nam (VOA, 13/08/2018)

Nhà chức trách Campuchia đã thu gi gn 100kg ma túy, tr giá hàng triu đôla, được giu trong các hp đ ăn cho vật nuôi nhập khu t Đc, theo trang Channel News Asia.

tcb4

Ecstacy có tên viết tt chính thc là MDMA – mà nhiu người Vit hay gi là "thuc lc".

Nghi phạm là Yao Zeye, mt người Trung Quc b cáo buc có liên quan đến lô hàng trên.

Ông Mok Chito, Phó Tổng thư ký ca Cơ quan chng ma túy quc gia Campuchia (NADA), cho biết, Yao Zeye đã b bt gi ngày 7/8 va qua sau khi đến mt bưu đin trung tâm th đô Phnom Penh đ nhn lô hàng trên.

NADA cho biết, có tng cng 98kg viên ma túy có tên viết tt chính thc là MDMA – mà nhiu người Vit hay gi là "thuc lc", đã được phát hin trong lô hàng trên, trong một đường dây được cho là s phân phi th trường Campuchia và Vit Nam.

Ông Chito nói với hãng tin AFP rng đây là v vn chuyn "thuc lc" ln nht Campuchia, và cho biết thêm rng mi viên MDMA được bán vi giá t 20 đôla đến 80 đôla, nên lô hàng trị giá tng cng đến "hàng triu" đôla.

Những năm gn đây, Campuchia đã áp dng các bin pháp cng rn trong cuc chiến chng ma túy nhm đi phó vi nhng đi tượng buôn lu mun biến đt nước này thành mt đim trung chuyn, nht là heroin và "ma túy đá".

Nhiều bn án nng đã được đưa ra đi vi ti phm buôn lu ma túy. Hàng trăm người đã b bt gi, trong đó có nhiu quan chc cp cao và c người nước ngoài.

***********************

Samsung có thể đóng cửa nhà máy điện thoại ở Trung Quốc (VOA, 13/08/2018)

Công ty Điện t Samsung đang xem xét đình ch hot đng ti nhà máy sn xut đin thoi di đng thành ph Thiên Tân, Trung Quc, do doanh thu sút gim và chi phí lao động tăng cao, theo hãng tin Reuters.

tcb5

Công ty Điện t Samsung đang xem xét đình ch hot đng ti nhà máy sn xut đin thoi di đng thành ph Thiên Tân.

Trong năm nay, Công ty Samsung có thể ngng sn xut đin thoi di đng ti nhà máy Thiên Tân Samsung Telecom Technology, Reuters dn ngun tin t mt t báo Hàn Quc cho biết.

Hôm 13/8, nhà sản xut đin thoi thông minh lớn nht thế gii cho biết rng chưa có quyết đnh nào được đưa ra v s phn ca nhà máy Samsung thành ph Thiên Tân.

Trong một tuyên b gi cho Reuters, hãng Samsung nói : "Th trường đin thoi thông minh nói chung đang gp khó khăn do mc tăng trưởng chm li. Nhà máy Samsung Thiên Tân đang đt ra mc tiêu tp trung vào các hot đng gia tăng kh năng cnh tranh và tính hiu qu".

Chỉ cách đây 5 năm, Samsung chiếm được 20% th phn Trung Quc, nhưng trong năm nay th phn đã gim xung dưới 1%, b Huawei, Xiaomi và các thương hiu khác ca Trung Quc qua mt, đc bit là do giá r hơn.

tcb6

Điện thoi Huawei ca Trung Quc

Trong những năm gn đây, Samsung đã tp trung đu tư vi s vn ln đ sn xut đin thoi di đng Vit Nam và n Đ.

Vào tháng trước, hãng này cũng đã m nhà máy đin thoi thông minh ln nhất thế gii bên ngoài th đô New Delhi ca n Đ, d kiến s tr thành mt trung tâm xut khu tm c.

Theo Thời báo Electronic Times, nhà máy ca Samsung Thiên Tân sn xut 36 triu đin thoi di đng/năm và nhà máy Samsung Hu Châu sn xut 72 triệu chiếc mi năm, trong khi hai nhà máy Vit Nam sn xut 240 triu chiếc mi năm.

Published in Châu Á