Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là gì ? (BBC, 05/07/2018)

Điều gì sẽ xảy ra khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gây chiến với nhau ?

trade1

Tập Cận Bình tiếp Donald Trump trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh từ ngày 08 đến 10/11/2017- ẢnhGETTY IMAGES

Không phải là một cuộc chiến thực sự - nhưng Mỹ và Trung Quốc đang bắt đầu một cuộc chiến thương mại, và không ai biết là tình hình sẽ dẫn tới mức độ tồi tệ tới đâu.

Dưới đây là những điều mà một cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể làm tổn hại tới chúng ta.

trade2

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung : ai được lợi ?

Ăn miếng trả miếng

Có một danh sách các sản phẩm của Trung Quốc bắt đầu bị áp mức thuế quan 25% kể từ hôm thứ Sáu, trên thực tế sẽ khiến chúng đắt lên 25% cho người tiêu dùng Mỹ.

- Các mặt hàng công nghệ như các con chip bán dẫn do Trung Quốc sản xuất. Những thứ này có trong các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như TV, máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, và xe hơi.

- Nhiều các sản phẩm khác nhau, từ đồ nhựa cho tới các lò phản ứng hạt nhân và thiết bị sản xuất sữa.

- Theo Viện nghiên cứu kinh tế Peterson Institute of International Economics, hơn 90% các sản phẩm nằm trong danh sách áp thuế của Mỹ là các sản phẩm đầu vào trung gian hoặc thiết bị sản xuất, tức là các sản phẩm mà chúng ta cần ở dạng nguyên liệu thô để làm ra các sản phẩm khác - do đó nó sẽ có tác động tới các sản phẩm khác nữa.

Tuy nhiên, điều mà Mỹ thực sự muốn nhắm tới là các sản phẩm được làm ra theo chính sách Sản xuất tại Trung Quốc 2025 của Bắc Kinh.

trade3

Hai bên đồng ý tăng thêm xuất khẩu hàng nông sản và năng lượng của Mỹ

Để trả đũa Hoa Kỳ, Trung Quốc tấn công vào các lĩnh vực sau :

- Nông nghiệp Mỹ : tấn công vào các nhà nông và các trang trại Mỹ, một trong các mảng mà ông Trump đã dựa vào khi ra tranh cử. Chừng 91% trong số 545 sản phẩm Trung Quốc áp thuế là thuộc lĩnh vực nông nghiệp

- Ngành xe hơi : các công ty như Tesla và Chrysler sản xuất tại Mỹ nhưng có sản phẩm xuất sang Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng

- Các sản phẩm y tế, than, xăng dầu (nhưng không đáng kể).

'Trở nên đáng sợ'

Trong lúc Bắc Kinh đang rất mạnh trong việc đấm ngực và vung tay đầy khoa trương thì tình hình thực tế nghiêm trọng hơn nhiều.

"Các đầu mối của chúng tôi tại Trung Quốc nói rằng những thứ 'có vẻ như khá nghiêm trọng' hay 'điều này sẽ trở nên đáng sợ', thậm chí 'Tôi cho rằng có khả năng tình hình sẽ trở nên xấu hơn'", Vines Mottwani từ Trung tâm Nghiên cứu Con đường Tơ lụa (Silk Road Research) nói.

Gần đây, ông mới trở về từ một chuyến đi tới Trung Hoa lục địa.

Những nỗi lo này, ông nói, có thể được hiểu là "thái độ cảnh giác cao hơn và độ tin tưởng thấp đi" trong lúc các công ty đang tìm cách lèo lái để đi qua sự bất định trước mắt.

Điều này cũng có nghĩa là các kế hoạch phát triển công ty sẽ được để lại. Và nếu việc mở rộng ở Trung Quốc bị ngưng lại thì điều đó sẽ có tác động trực tiếp tới những phần còn lại của Châu Á.

Dịch chuyển lĩnh vực sản xuất

Rõ ràng là nền kinh tế của Mỹ và của Trung Quốc đang đối diện với nhiều rủi ro nhất. Thế nhưng không chỉ hai nền kinh tế đó mà thôi.

Theo trưởng kinh tế gia của DBS, Taimur Baig, một cuộc chiến thương mại toàn diện có thể làm mất đi 0,25% tổng GDP của cả hai nền kinh tế trong năm nay. Tình hình sẽ còn tồi tệ hơn trong năm tới, khi mà cả hai nước đều phải chứng kiến độ sút giảm trong mức tăng trưởng kinh tế khoảng 0,5% hoặc cao hơn nữa.

trade4

Mỹ đang mua gấp bốn lần từ Trung Quốc so với chiều ngược lại trong quan hệ mậu dịch song phương

Ông Baig nói thêm rằng "tính đến mức tăng trưởng của Trung Quốc là 6-7% và của Mỹ là 2-3%, chúng tôi tin rằng tổn hại cho Mỹ sẽ là lớn hơn so với Trung Quốc".

Nhưng các nước như Nam Hàn, Singapore và Đài Loan đều có thể cũng bị ảnh hưởng do gián đoạn dây chuyền cung ứng.

Trung Quốc cung cấp rất nhiều các linh kiện, thiết bị để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng ở các nước này.

Như Nick Marro của cơ quan phân tích kinh tế Economist Intelligence Unit chỉ ra, "bất kỳ vết lõm nào trong hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc cũng sẽ gây ảnh hưởng" tới các nước đó.

Điều này có thể sẽ khiến cho hoạt động sản xuất đươc chuyển từ những nước này sang các nước khác, tuy nhiên, việc dịch chuyển sẽ cần có thời gian và khó có thể có nước nào sánh được với Trung Quốc về tầm mức quy mô hoạt động.

Tác động tiêu cực từ thị trường Trung Quốc

Rốt cuộc, người tiêu dùng Mỹ sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm đó.

Các hãng của Mỹ hoạt động tại Trung Quốc cũng có thể phải đối diện với tác động tiêu cực.

Chẳng hạn như hãng xe hơi điện Tesla của Elon Musk đã nêu lên tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc đối với hãng.

Nhưng hãng nhập khẩu toàn bộ các sản phẩm vào Trung Quốc và do đó sẽ bị đánh thuế 25% trên các xe hơi bán vào Trung Quốc, sau khi đã đóng khoản 15% thuế nhập khẩu ở nước này.

Điều này sẽ khiến đẩy giá Tesla tại Trung Quốc lên, khiến hãng mất tính cạnh tranh.

Sự căng thẳng Mỹ-Trung cũng có thể dẫn tới việc "trì hoãn hoặc cản trở" tới khả năng Tesla phát triển hết tiềm năng ở Trung Quốc, theo Trung tâm Nghiên cứu Con đường Tơ lụa.

Có thể tệ đến mức nào ?

Đây là câu hỏi mà tôi nêu ra với bất kỳ ai trong giới doanh nhân mà tôi gặp, và câu trả lời điển hình là : không ai biết sẽ thế nào.

Nếu nhìn lại lịch sử, thì các cuộc chiến tranh thương mại trong quá khứ từng dẫn tới tình trạng trì trệ kinh tế.

Biểu thuế quan Smoot-Hawley của Mỹ được công bố hồi 1930 được cho là đã tạo ra một cuộc chiến thương mại, và dẫn tới sự đi xuống ghê gớm của thương mại toàn cầu.

Như một nghiên cứu chỉ ra, thương mại thế giới giảm tới 66% trong thời gian từ 1929 đến 1934, trong khi xuất khẩu và nhập khẩu từ Mỹ qua lại sang Châu Âu mỗi chiều đều giảm hai phần ba.

Tuy không ai nói rằng chúng ta đang ở tình thế như vậy, nhưng các doanh nghiệp đang ngày càng quan ngại hơn so với trước.

Tâm lý ăn miếng trả miếng giữa Bắc Kinh và Washington có thể dẫn đến việc cả hai bên đối đầu nhau tới mức không thể xuống nước, ra khỏi vị thế thù nghịch mà không bị mất mặt.

Điều mà giới doanh nghiệp đang hy vọng là đây mới chỉ là giai đoạn đầu cho một loạt các tiến trình đàm phán khác.

Nhưng điều khiến người ta lo lắng là nếu không phải vậy thì tình thế sẽ leo thang, và mọi người sẽ trở nên nghèo hơn. Trong đó có cả tôi và cả bạn.

Karishma Vaswani

Phóng viên chuyên về kinh tế Á châu

***************

Cuộc chiến Mỹ và Trung Quốc : ngày đen tối cho nền mậu dịch thế giới (CaliToday, 05/07/2018)

Thoạt đầu có người bảo ngày mà Mỹ và Trung Quốc lâm vào một cuộc chiến thương mại sẽ không bao giờ xảy ra và tất cả chỉ là màn hù dọa của hai siêu cường kinh tế với nhau mà thôi.

trade5

Một cuộc chiến thương mại sẽ không bao giờ xảy ra và tất cả chỉ là màn hù dọa. Ảnh : Washington Post

Nhưng khi Lễ Độc Lập đã qua ở Hoa Thịnh Đốn thì cái ngày đáng sợ này đã đến tận cửa ngõ của Bắc Kinh hôm thứ năm 5/7 và nhà cầm quyền ở đây muốn nhắc nhở dân chúng của họ là "chúng ta không khai chiến, nhưng chúng ta sẽ đánh trả"

Chính phủ Trump ấn định vào thứ sáu 6/7 sẽ là ngày chính thức tăng thuế lên hàng hóa của Trung Quốc trị giá tổng cộng 34 tỉ đô la và Trung Quốc sẽ trả đũa ngay lập tức với trị giá tương đương hàng nhập cảng của Hoa Kỳ.

Các nhân viên biên giới của Trung Quốc nhận được lệnh vào nửa đêm hôm nay để tính thuế tăng thêm vào nhiều trăm món hàng nhập cảng từ Mỹ, kể cả thịt heo, gà, đậu nành và bắp.

Như vậy là khởi đầu cho cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, một cuộc chiến mà các chuyên gia lo ngại sẽ làm thị trường chứng khoán trên thế giới bị đảo lộn, bóp nghẹt mậu dịch và khiến mối giao hảo giữa Mỹ và Trung Quốc lại giảm thêm một nấc nữa.

Tuy nhiên có vẻ như Bắc Kinh không muốn ‘bị mang tiếng’ là kẻ khởi chiến trước. Lu Kang, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay : "Ngày mà phía Mỹ tung ra danh sách quan thuế gia tăng, Trung Quốc sẽ trả đòn nhằm xác nhận bảo vệ một cách quyết liệt quyền lợi chính đáng của chúng tôi"

Cả hai đối thủ có vẻ không muốn nhân nhượng. Joerg Wuttke, Cựu Chủ tịch Phòng Thương Mại Châu Âu ở Trung Quốc, nhận xét : "Ngày mai sẽ là một ngày đen tối cho nền mậu dịch thế giới"

Trần Vũ

*********************

Thương mại : Trung Quốc chỉ trích Mỹ "khai hỏa" bắn cả thế giới (RFI, 05/07/2018)

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm nay 05/07/2018 tuyên bố rằng áp mức thuế quan mới lên các mặt hàng của Trung Quốc có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ "nổ súng"vào cả thế giới. Bắc Kinh khẳng định "không lùi bước" và sẽ đáp trả Washington một khi Mỹ áp dụng các mức thuế mới. Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dường như không thể tránh khỏi.

trade6

Dầu ăn, một trong những mặt hàng của Mỹ bị Trung Quốc nhắm vào để trả đũa. Reuters/Jason Lee

Giờ đây, câu hỏi đặt ra là khi nào thì các đòn sẽ thực sự được tung ra. Nếu không có gì thay đổi, các mức thuế quan trừng phạt sẽ có hiệu lực từ ngày mai 06/07 ở Mỹ và Trung Quốc. Nhưng do lệch múi giờ, giờ Trung Quốc sớm hơn Mỹ 12 tiếng, nên Trung Quốc sẽ là nước đầu tiên áp thuế 25% lên một số mặt hàng của Mỹ. Nhưng Bắc Kinh cũng cho biết sẽ không ra tay trước vào lúc 0 giờ ngày thứ sáu :

Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt giải thích thêm :

"Bắc Kinh sẽ không phát động chiến dịch thù hằn trước Washington. Đây là một cách khéo léo để Bắc Kinh cho thấy là kẻ tấn công trước nằm ở bên kia bán cầu và Trung Quốc sẽ chỉ tự vệ trong cuộc chiến thương mại mà họ không hề mong muốn, theo như phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong đã phát biểu :

"Hoa Kỳ đã gây ra cuộc chiến thương mại này, chúng tôi không muốn điều đó nhưng chúng tôi có sự lựa chọn nào khác là chiến đấu vì lợi ích của đất nước và dân tộc. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ không bao giờ bắn phát súng đầu tiên. Nhưng nếu Hoa Kỳ tung ra các biện pháp trừng phạt, Trung Quốc sẽ buộc phải đáp trả".

Đòn đáp trả này sẽ nhắm tới các loại nông phẩm như đậu nành, cao lương, rượu whisky và cả các hãng chế tạo xe hơi như Tesla và Ford. Các doanh nghiệp Châu Âu có nguy cơ bị vạ lây, trở thành nạn nhân của cuộc chiến Trung-Mỹ, trong đó hãng Mercedes-Benz và BMW, những công ty chế tạo hàng trăm ngàn xe hơi ở Mỹ rồi xuất khẩu sang Trung Quốc".

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Trung Quốc muốn lợi dụng chia rẽ Mỹ-EU để lôi kéo EU (VOA, 04/07/2018)

Trung Quốc đang gây áp lc lên Liên minh Châu Âu đ ra mt tuyên b chung mnh m chng li các chính sách thương mi ca Tng thng M Donald Trump ti mt hi ngh thượng đnh vào cui tháng này nhưng đã gp phi s chng đi, các quan chc Châu Âu cho biết.

trade1

Trong các cuộc gp Brussels, Berlin và Bc Kinh, các quan chc cp cao Trung Quc, trong đó có phó Th tướng Lưu Hà và nhà ngoi giao hàng đu ca chính ph Trung Quc, y viên Quc v vin Vương Ngh, đã đ xut hình thành mt liên minh gia Trung Quốc - EU và đ ngh s m ca th trường Trung Quc nhiu hơn na như là mt c ch thin chí.

Một trong s các đ xut là Trung Quc và EU s có hành đng chung đi chi li vi M ti T chc Thương mi Thế gii (WTO).

Tuy nhiên, Liên minh Châu Âu, khối giao thương ln nht thế gii, đã bác b ý tưởng liên minh vi Bc Kinh chng li Washington, năm quan chc và nhà ngoi giao EU nói vi Reuters trước thm cuc hp thượng đnh Trung Quc-Châu Âu Bc Kinh vào ngày 16-17/7.

Thay vào đó, hội ngh thượng đnh này d kiến s đưa ra mt thông cáo chung khiêm tn khng đnh cam kết ca hai bên đi vi h thng thương mi đa phương và ha hn s thành lp mt nhóm công tác v vic hin đi hóa WTO, các quan chc EU cho biết.

Phó Thủ tướng Lưu Hà đã nói riêng với các quan chức Châu Âu rng Trung Quc đã sn sàng ln đu tiên xác đnh các ngành mà h có th m ca cho Châu Âu đu tư ti cuc hp thượng đnh hàng năm d đnh s có s tham gia ca Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình và các quan chc lãnh đo ca EU.

Truyền thông nhà nước Trung Quc đã truyn đi thông đip rng Liên minh Châu Âu đng v phía Trung Quc, khiến cho khi này trong mt tình thế nhy cm. Hai hi ngh thượng đnh trước đó trong các năm 2016 và 2017 đã kết thúc mà không có tuyên b chung do bất đng v Bin Đông và thương mi.

"Trung Quốc mun Liên minh Châu Âu đng v phía Bc Kinh chng li Washington, tc là phi đi theo mt bên", mt nhà ngoi giao Châu Âu cho biết. "Chúng tôi s không làm điu đó và chúng tôi đã nói vi h như vy".

Bộ Ngoại giao Trung Quc đã không phn hi trước yêu cu bình lun ca Reuters v mc tiêu trong cuc hp thượng đnh ca Bc Kinh.

Mặc dù chính quyn Trump áp đt thuế lên nhôm và thép xut khu ca Châu Âu và đe da đánh thuế ngành công nghip ô tô ca Châu lục này, Brussels chia s vi Washington mi quan ngi v th trường khép kín ca Trung Quc và điu mà các chính ph phương Tây cho rng Bc Kinh li dng thương mi đ chi phi th trường toàn cu.

"Chúng tôi đồng ý vi hu hết nhng than phin ca M đối với Trung Quc, ch là chúng tôi không đng ý vi cách làm ca M", mt nhà ngoi giao khác nói.

Tuy nhiên, lập trường ca Bc Kinh là bt ng do mi quan h kinh tế và an ninh cht ch gia Washington và các quc gia Châu Âu. Nó cho thy mc đ quan ngại của Bc Kinh v mt cuc chiến thương mi vi Washington vào lúc Tng thng Trump sp sa áp thuế lên hàng t đô la hàng nhp khu ca Trung Quc vào ngày 6/7.

Nó cũng cho thấy s táo bo ca Bc Kinh trong vic tranh th thi cơ giành quyn lãnh đo thế giới gia nhng chia r gia M và các đng minh Châu Âu, Canada và Nht Bn v thương mi, biến đi khí hu và chính sách đi ngoi.

"Tổng thng Trump đã gây chia r phương Tây và Trung Quc đang tìm cách li dng điu này. H không bao gi cm thy d chịu vi phương Tây là mt khi", mt quan chc Châu Âu có liên quan trong quan h ngoi giao EU-Trung Quc cho biết.

"Trung Quốc gi đây cm thy h có th tách Liên minh Châu Âu trên nhiu vn đ : thương mi và nhân quyn", quan chc này nói thêm.

Một quan chức khác mô t mi bt hòa gia ông Trump và các đng minh phương Tây ti hi ngh thượng đnh G7 hi tháng trước Canada là món quà ông Trump trao cho Bc Kinh bi vì nó cho thy các nhà lãnh đo Châu Âu và M đã đánh mt mi quan h đng minh lâu năm, ít nhất là trên vn đ thương mi.

Các đại s Châu Âu cho biết h đã cm nhn được s gp gáp Trung Quc trong năm 2017 đ tìm kiếm nhng quc gia có cùng suy nghĩ và sn sàng đng lên chng li các chính sách ‘Nước M trước hết’ ca ông Trump.

Một báo cáo của Tp đoàn Rhodium có tr s New York, mt tp đoàn tư vn nghiên cu, hi tháng Tư cho biết nhng hn chế đu tư nước ngoài ca Trung Quc đu cao hơn EU trong hu hết các khu vc kinh tế ngoi tr bt đng sn trong khi nhng v thâu tóm ln ca các công ty Trung Quốc EU li không th xy ra đi vi các công ty ca EU Trung Quc.

Trung Quốc đã ha hn s m ca cho EU. Nhưng các quan chc EU nghĩ rng bt kỳ đng thái nào ca Bc Kinh s mang tính biu tượng hơn là thc cht.

Họ nói rng quyết định ca Trung Quc hi tháng Năm là gim thuế lên xe hơi nhp khu s không có khác bit gì nhiu vì xe nhp khu ch chiếm mt phn nh trong th trường ca h. Kế hoch ca Bc Kinh mun tiến nhanh v ngành công nghip xe đin có nghĩa là bt c nhng lợi ích mi nào mà h cho các nhà sn xut xe hơi truyn thng ca Châu Âu s nhanh chóng biến mt.

Tuy nhiên, đề xut m ca th trường cho Châu Âu ca Trung Quc ti hi ngh thượng đnh sp ti phn ánh lo ngi ca Bc Kinh rng h s đi mt vi kim soát chặt ch hơn ca EU và các nhà qun lý đang ngăn chn nhng n lc thâu tóm ca Trung Quc trên đt M.

Liên minh Châu Âu cũng đang tìm cách thông qua các đạo lut cho phép rà soát k lưỡng đu tư nước ngoài.

"Chúng tôi vẫn chưa biết liu li đ xut này là có thật hay không", mt nhà ngoi giao giu tên ca EU được Reuters dn li nói. "Không có kh năng nó s dn đến thay đi có h thng".

******************

Dù bất đồng với Mỹ, Tokyo vẫn sẽ không xích lại gần Bắc Kinh ? (VOA, 04/07/2018)

Mặc dù bt bình trước chính sách bo h thương mi ca chính quyn Tng thng M Donald Trump, nhưng nhng khác bit cơ bn v li ích chiến lược gia Tokyo và Bc Kinh khiến cho Nht không th nào xích li gn hơn vi Trung Quc, ông Berkshire Miller, mt chuyên gia về quan h quc tế đóng Tokyo ca Hi đng Đi Ngoi – mt vin nghiên cu chiến lược ca M - nhn đnh.

trade2

Mối quan h gia Trung-Nht đang tr nên nng m hơn trong thi gian gn đây

Ông Miller đã đưa ra nhn đnh này trong bài viết có tiêu đ : "Tha thun ký vi Trung Quc ca Nht thun túy là thc dng. Ngay c Donald Trump cũng không thể đy Tokyo vào vòng tay ca Bc Kinh" đăng trên Foreign Policy, tp chí v các vn đ chính sách đi ngoi hàng đu ca M, hôm 3/7.

Một s nhà phân tích mi đây đã cho rng nhng đng thái trong chính sách đi ngoi chưa tng thy và thẳng thng ca M dưới thi ca Tng thng Donald Trump đã khiến cho Nht Bn – đng minh quan trng nht ca M Đông Á – xích li gn hơn vi Trung Quc. Mt bài báo trên t Wall Street Journal chy tít ‘Chiến tranh thương mi ca Trump đưa Nht và Trung lại vi nhau’ và gi hai nước này là ‘đng sàng d mng’. Mt s người khác còn dùng s bt an do chính quyn Trump gây ra đ làm nn tng cho s tan băng trong quan h gia hai kinh đch Đông Á.

"Mặc dù nhng lp lun này cũng có ch đúng, Tokyo cũng sẽ không mau chóng b rơi Washington đ quay sang Bc Kinh", ông Miller nhn đnh. "Chính sách ca Nht đi vi Trung Quc s tr nên thc dng hơn trước s gia tăng sc mnh ca Trung Quc và vai trò tr nên bt đnh ca M, nhưng điu cui cùng mà Tokyo không muốn nhìn thy là M trit thoái khi Đông Á".

Theo ông Miller, những biến đng to ln trong chính sách đi ngoi ca ông Trump được cm nhn sâu sc Nht Bn. Khi va mi lên cm quyn được mt tun, ông Trump đã loan báo rút M ra khi Hip đnh Đi tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) – mt tha thun thương mi đa phương mà trước đó do Washington làm đu tàu vi s h tr đc lc ca Th tướng Nht Shinzo Abe. Ngay sau đó, ông Trump đã tìm cách gim quy mô ca các liên minh lâu đi ca M Đông Á, trong đó quan hệ vi các đng minh Nht Bn và Hàn Quc, vi li cáo buc rng các nước này li dng liên minh an ninh vi M vi chi phí thp nht.

Mới đây nht, cuc tn công ca ông Trump trên mt trn thương mi đã nhm vào c đi th ln đng minh, trong đó đó Nhật, Canada và Liên minh Châu Âu. Chính quyn ca ông đã áp đt thuế cao lên nhôm và thép nhp khu t Nht và vin dn nhng điu lut hà khc đ đóng khung nhng đng thái đó là cn thiết cho an ninh quc gia ca M.

Tokyo cũng quan ngại rằng chính quyền ông Trump đang tung hô quá mc mt tha thun vi Bình Nhưỡng vn không có nhiu thc tế trên cơ s Washington đang thiếu mt chiến lược toàn din đ đi phó vi s qu quyết ca Bc Kinh trong khu vc. Mc dù Nht Bn là nước nhit thành ng hộ chiến dch gây sc ép ti đa ca ông Trump nhm đ đưa Bc Triu Tiên vào bàn đàm phán, h cũng cnh giác trước nhng din biến mi đây mà h xem là ‘nhượng b Bình Nhưỡng mà không có gì đáp li’.

Không lâu sau khi Tổng thng Donald Trump gp nhà lãnh đạo Bc Triu Tiên Kim Jong-un Singapore, ông Trump đã đ xut dng tp trn vi Hàn Quc. Tuyên b ca ông Trump, rõ ràng là không có s tham vn các đng minh Nht Bn hay Hàn Quc, đã làm ny sinh nhng nghi ng v cách tiếp cn ca M đi vi bán đảo Triều Tiên. Tokyo cũng hết sc lo lng trước vic ông Trump mô t nhng cuc tp trn này là ‘khiêu khích’ và ‘tn kém’. Cách mô t như thế càng khoét sâu quan ngi rng Nhà Trng đang xem các đng minh trong khu vc là gánh nng tài chính và an ninh chứ không phải là mt phn ct yếu trong chính sách Châu Á ca Mn đnh khu vc.

Cùng lúc đó, đã có những tiến trin ni bt trong quan h Trung-Nht. Hi tháng trước, Tokyo đã tiếp đón Th tướng Trung Quc Lý Khc Cường. Trong chuyến thăm này, Tokyo và Bắc Kinh đng ý thiết lp Hi đng Vành đai, Con đường và cht li cơ chế tiếp xúc trên không và trên bin vn đã được bàn tho t lâu đ tránh nhng v va chm không c ý trên vùng Bin Hoa Đông – nơi hai nước có tranh chp ch quyn đi vi mt chui đo.

Còn trên mặt trn thương mi, c hai nước đu có li ích trong vic đy lùi nhng đng thái bo h ca chính quyn Trump và thúc đy mt môi trường thương mi n đnh hơn trong khu vc. Hai nước đang tiếp tc đàm phán tha thun mu dch t do Trung-Nht-Hàn và một hip ước Đi tác Kinh tế Khu vc Toàn din rng hơn, gi tt là RCEP.

Tuy nhiên, những tiến trin mà chúng ta thy, theo ông Miller, ch mc khiêm tn và t t. Th nht, gia Nht và Trung vn còn nhng vn đ cu trúc v vic thiếu lòng tin chiến lược – t tranh chp đi vi qun đo Senkaku/Điếu Ngư và tài nguyên trên Bin Hoa Đông, s mnh bo ca Trung Quc trong khu vc và tc đ hin đi hóa quân s nhanh chóng ca Trung Quc, s hin din ca liên minh quân s M-Nht cho đến mi quan hệ gia Nht vi Đài Loan – nhng vn đ này đu có ci r sâu xa và vn chưa được gii quyết.

Thứ hai, mc dù có nhng quan ngi chính đáng ca Nht, và ca hu hết các đng minh ca M, v lun điu ngày càng thù đch ca chính quyn Trump đi vi các đồng minh, Tokyo vẫn dính cht vi Washington vi tư cách là người bo tr an ninh cho h. Điu này vn không thay đi ngay c vi nhng lun điu chua chát ca ông Trump.

Do đó, thay vì chỉ đích danh Washington đ ch trích vì lp trường bo h mu dch – mt đng thái s càng gim lòng tin vào vai trò ca M Châu Á và cng c v thế ca Trung Quc – Nht Bn đã và đang tìm cách gi cho M can d vào khu vc thông qua mt chiến dch ngoi giao tăng cường, ông Miller nhn đnh. Điu này nhn thy rõ nht khu vực Nam Á và đông nam Á, nơi ông Abe đang tìm cách thúc đy mi quan h chiến lược ca Nht đi vi các nước như n Đ, Vit Nam và Philippines. Mc tiêu ca hành đng này không phi là cân bng li trước mt Washington không còn đáng tin mà là đ gi cho Mỹ can d vào khu vc thông qua mt mng lưới các quan h đ ng h cho mc tiêu ca M khu vc, chng hn như t do hàng hi và gii quyết tranh chp bng lut pháp quc tế.

Cuối cùng, mc dù Tokyo vn tiếp tc điu chnh li lp trường an ninh quc phòng dưới thi ca ông Abe, đng thái này là mt phn ca n lc đã din ra nhiu thp niên dưới nhiu chính ph Nht khác nhau. Nhng đng thái ca Abe, chng hn như thành lp Hi đng An ninh Quc gia, Chiến lược An ninh Quc gia, ch yếu là đ b sung và củng c liên minh M-Nht ch không phi xoay trc ra nơi khác do nhng mi quan ngi v lp trường ca Mỹ.

**********************

Trung Quốc gây sức ép Châu Âu vào liên minh chống Mỹ (CaliToday, 03/07/2018)

trade3

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang nổ ra. Photo credit : The Hill

Theo tin của Reuters, Trung Quốc muốn gây sức ép với Âu Châu trong liên minh với họ nhằm trả đũa chiến tranh thương mại của Mỹ. Các nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc ve vãn Châu Âu cùng ra tuyên bố chung để chống lại các chính sách của Mỹ, nhưng Châu Âu không muốn "đứng chung thuyền" với Trung Quốc.

Trung Quốc muốn lập ra một liên minh chống chiến tranh thương mại của Mỹ và cùng ra tuyên bố chung trong kỳ họp giữa Châu Âu và Trung Quốc vào cuối tháng này. Trung Quốc hứa hẹn dành cho Châu Âu quyền tiếp cận rộng rãi hơn thị trường Hoa lúc để "làm quà" cho việc hợp tác chống Mỹ, thế nhưng Châu Âu từ chối đề nghị này.

Thay vào đó, Châu Âu mong muốn Châu Âu và Trung Quốc theo đuổi các chính sách thương mại đa phương và hứa hẹn sẽ hiện đại hóa WTO (tổ chức thương mại thế giới) tại hội nghị này.

Châu Âu đồng tình với Mỹ là Trung Quốc lũng đoạn trong thương mại, nhưng không đồng ý với Mỹ về cách đánh thuế tràn ngập như Mỹ đang làm.

Nguyễn Dương

******************

Thương mại : Trung Quốc đánh thuế 34 tỉ đô la hàng Mỹ (RFI, 04/07/2018)

Biện pháp đáp trả của Trung Quốc đối với cuộc đọ sức thương mại do tổng thống Mỹ khơi mào sẽ có hiệu lực từ đêm 06/07/2018. Bắc Kinh sẽ áp thuế mới đối với 34 tỉ đô la hàng Mỹ, tương đương với tổng trị giá hàng nhập khẩu Trung Quốc mà Washington đánh thuế.

trade4

Trong siêu thị Jenny Lou tại Bắc Kinh ngày 29/06/2018. Reuters/Jason Lee

Ngày 04/07/2018, bộ Tài Chính Trung Quốc cho biết "Trung Quốc sẽ không phải là nước đầu tiên khai hỏa trong trường hợp chiến tranh thương mại với Mỹ và cũng không phải là nước đầu tiên áp những biện pháp thuế mới".

Trước đó, một nguồn tin Trung Quốc nắm rõ hồ sơ cho Reuters biết là Bắc Kinh "có những biện pháp tương tự và "tương tự" đồng nghĩa với việc nếu Hoa Kỳ bắt đầu áp biểu thuế mới ngày 06/07, chúng tôi cũng bắt đầu từ ngày 06/07". Như vậy, tính theo múi giờ, các biện pháp đáp trả của Trung Quốc sẽ có hiệu lực trước các mức thuế mới của Mỹ.

Bắc Kinh tuyên bố đáp trả Washington bằng cách áp thuế 25% đối với vài trăm mặt hàng nhập khẩu của Mỹ, trong đó có nông phẩm (đậu nành và hạt bo bo), xe hơi và rượu whisky.

Để thay thế một số mặt hàng của Mỹ, Bắc Kinh bắt đầu khuyến khích nông dân ở các tỉnh miền bắc trồng đậu nành thông qua nhiều chương trình hỗ trợ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tìm một số nguồn cung cấp khác, như hạt bo bo từ Úc, trái anh đào từ Thổ Nhĩ Kỳ và Uzbekistan…

Mỹ cho phép một phần tập đoàn ZTE hoạt động trở lại

Cũng trong bối cảnh "chiến tranh thương mại" với Trung Quốc, chính quyền Donald Trump, ngày 03/07/2018, đã cho phép tập đoàn viễn thông ZTE hoạt động một phần tại Mỹ và trong vòng 1 tháng, cho đến ngày 01/08.

Vào giữa tháng Tư, Washington đã cấm các doanh nghiệp Mỹ bán thiết bị điện tử cho ZTE, do tập đoàn Trung Quốc đã vi phạm lệnh cấm vận nhắm vào Iran và Bắc Triều Tiên. Kết quả là ZTE phải ngừng một phần hoạt động.

Thu Hằng

********************

Manh nha chiến tranh thương mại : Hậu quả nhãn tiền cho dân Mỹ (RFI, 03/07/2018)

Những biện pháp thuế quan của chính quyền Mỹ đánh vào hàng nhập khẩu nhằm bảo hộ mậu dịch và sản xuất trong nước đang làm cho viễn cảnh của một chiến tranh thương mại ngày thêm gần. Nếu cuộc chiến đó xảy ra, người Mỹ, cụ thể là các công ty Mỹ, dường như sẽ mất nhiều hơn là được che chở như tổng thống Trump vẫn hứa hẹn.

trade5

Xe hơi Đức Volkswagen vừa nhập vào Mỹ. Ảnh tại Chula Vista, California, ngày 27/06/2018. Reuters/Mike Blake

Mối lo ngại của các doanh nghiệp Mỹ được thể hiện qua một báo cáo phân tích về chính sách thuế quan của chính quyền Trump do Phòng thương mại Mỹ, công bố hôm qua, 02/07/2018. Báo cáo mang tiêu đề "Cách tiếp cận tồi" thẩm định ngay từ giờ các biện pháp đáp trả từ các đối tác thương mại của Hoa Kỳ đối với chính sách thuế của Washington có thể làm cho hàng xuất khẩu Mỹ bị thiệt hại khoảng 75 tỷ đô la. Điều trớ trêu, thống kê của Phòng thương mại Mỹ nêu rõ, là chính 6 bang chủ chốt mang lại chiến thắng cho ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống 2016 như Alabama, Michigan, Pennsylvania, South Carolina, Texas và Wisconsin sẽ bị tổn thất nặng nhất.

Trong thông cáo của hiệp hội, chủ tịch Thomas Donohue đã khẳng định biểu thuế mới "đang bắt đầu gây tác động lên các công ty, các công nhân, nhà nông, người tiêu dùng Mỹ, khi thị trường nước ngoài đóng cửa với sản phẩm sản xuất tại Mỹ và giá cả trong nước tăng". Theo ông Donohue, chính sách bảo hộ của chính quyền Trump hiện nay sẽ chỉ dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại và cuộc chiến đó sẽ chỉ làm cho nước Mỹ mất đi công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế sụt giảm.

Nhiều công ty Mỹ làm ăn trong nước đã bắt đầu cảm nhận những khó khăn và bắt đầu lo ngại các biện pháp bảo hộ kinh tế của chính quyền Trump. Tuần trước, hãng chế tạo môtô Harley Davidson thông báo những biện pháp di dời sản xuất ra nước ngoài, để tránh các thiệt hại do mức thuế mới làm giá nguyên vật liệu cơ bản tăng mạnh, đặc biệt từ tháng 3 giá thép đã tăng 20%. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm cũng cho biết sắp sửa dời một phần sản xuất của các nhà máy ở Mỹ sang Canada để né các đòn trả đũa thương mại của Bắc Kinh đối với Washington.

Mặc dù vậy, bộ trưởng thương mại Mỹ Wilbur Ross cố gắng trấn an hôm qua rằng vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ bị suy yếu, rằng đầu tư của các công ty Mỹ vẫn rất cao và tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất trong lịch sử…

Quả thực là cũng có các công ty Mỹ được hưởng lợi trong chính sách áp thuế nhập khẩu của chính quyền Trump. Ví dụ như nhà sản xuất thép hàng đầu của Mỹ US Steel đã phải gọi lại 500 công nhân đang nghỉ việc tạm thời, để đảm bảo tăng công suất của các nhà máy.

Nếu như hàng nghìn lao động có thể được tạo ra thêm trong khu vực luyện kim nhờ chủ trương tăng thuế, thì lại có hàng trăm nghìn lao động khác có thể bị xóa vì những đòn đáp trả của những nước bị Mỹ áp thuế hải quan. Nhà kinh tế thuộc viện nghiên cứu Trade Partnership, bà Laura Baugham dự tính có tới 400 nghìn lao động có thể bị xóa sổ ở Mỹ. Theo chuyên gia này, điều nhãn tiền đó đang diễn ra trong những ngành sử dụng đến nhôm thép và kéo theo cả một số lĩnh vực dịch vụ liên quan khác.

Bản chất của quan hệ làm ăn thương mại là có qua có lại, tổng thống Trump xuất thân từ một doanh nhân hiểu rõ hơn ai hết điều này. Trong thế giới toàn cầu hóa, quan hệ buôn bán chồng chéo, chằng chịt với nhau như ngày nay, sử dụng các biện pháp đơn phương tấn công vào các đối tác làm ăn không thể không bị đáp trả tương xứng.

Các mức thuế mới của Mỹ áp cho hàng nhập khẩu Trung Quốc sẽ có hiệu lực từ thứ Sáu (06/07) tới và Bắc Kinh đã cho biết sẽ đáp trả tương xứng. Liên Hiệp Châu Âu hôm qua cũng cảnh báo hậu quả nặng nề, nếu Washington áp thuế cao vào mặt hàng xe hơi nhập khẩu vào Mỹ. Mối đe dọa thực sự đè nặng lên những doanh nghiệp, người lao động, chứ không phải là đối với những nhà hoạch định chính sách của Mỹ.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Chiến tranh thương mại và nguy cơ Âu - Mỹ đoạn tuyệt

Thời sự trong nước chiếm vị trí trang nhất nhiều nhật báo Pháp hôm nay : Báo động ngành y quá tải trong lúc cải cách bị hoãn đến sau kỳ nghỉ hè, phương pháp truyền thông của tổng thống Macron bị phê phán, hiệp hội giới chủ có lãnh đạo mới...

aumy1

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean Claude Juncker (trái) với tổng thống Mỹ Donald Trump trước thượng đỉnh G-20 ở Hambourg, Đức, ngày 8/7/2017. Reuters/Michael Kappeler, Pool

Chủ đề thời sự quốc tế nổi bật nhất là Liên Hiệp Châu Âu đe dọa trả đũa mạnh Hoa Kỳ trong cuộc chiến thuế. Báo Le Monde có bài phân tích đáng chú ý về nguy cơ Liên Hiệp Châu Âu đoạn tuyệt với Hoa Kỳ.

Le Monde chạy tựa trang nhất : "Châu Âu đe dọa trả đũa Mỹ". Trong trường hợp căng thẳng leo thang, Liên Âu sẽ đánh thuế vào 294 tỉ đô la hàng hóa Mỹ, chiếm khoảng 1/5 xuất khẩu hàng năm của nước này.

Trên thực tế, tình hình rõ ràng ngày một căng thẳng. Sau quyết định tăng thuế thép và nhôm, nhân danh bảo vệ "an ninh quốc gia", Washington đang chuẩn bị tấn công vào hàng xuất khẩu xe hơi của Châu Âu. Nếu chính quyền Trump tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn này, đối tượng thiệt hại trước hết là Đức, nhà xuất khẩu ô tô hàng đầu. Bị đẩy đến chân tường, Bruxelles buộc phải phản ứng cho dù chắc chắn sẽ bùng phát "một cuộc chiến thương mại thực sự" với đồng minh lịch sử.

Hôm thứ Hai, 2/7, Ủy Ban Châu Âu chính thức công bố thông điệp được gửi đến trước đó cho bộ thương mại Mỹ, lên án Hoa Kỳ "vi phạm luật pháp quốc tế". Quy mô trả đũa dự kiến lần này, với gần 300 tỉ đô la là gấp bội so với quyết định trả đũa hồi cuối tháng 6, nhắm vào 2,6 tỉ euro hàng Mỹ.

Ngày 19 và 20/07, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean Claude Juncker dự kiến có cuộc gặp tổng thống Mỹ tại Washington để tìm cách thuyết phục ông chủ Nhà Trắng từ bỏ chiến lược này. Trong hiện tại, quan điểm của hai bên là hoàn toàn đối nghịch. Đối với Bruxelles, các nhà sản xuất xe hơi Châu Âu đã đóng góp vào việc tạo nên 120.000 việc làm tại Mỹ, đặc biệt tại nhiều tiểu bang miền nam, nơi đông đảo cử tri ủng hộ Donald Trump. Ngược lại, trả lời báo chí hôm Chủ nhật, tổng thống Mỹ thẳng thừng lên án Liên Hiệp Châu Âu làm hại nước Mỹ không kém gì Trung Quốc.

Đe dọa tiếp tục trả đũa thương mại của Liên Âu gây lo ngại cho chính giới kinh doanh Mỹ, buộc phòng thương mại Mỹ phải lên tiếng cảnh báo về khoản hàng xuất khẩu 75 tỉ bị tăng thuế, mà Hoa Kỳ phải lãnh chịu cho đến nay. Báo La Croix dành hồ sơ chính cho chủ đề này, với tựa trang nhất : "Phải chăng Trump đang đe dọa kinh tế thế giới ?", với dự đoán một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện (với thuế tăng khoảng 60%) có thể khiến GDP của Liên Âu sụt giảm 4%. Không một siêu cường thương mại nào có thể giành chiến thắng, Hoa Kỳ và Trung Quốc đều dự kiến sẽ thiệt hại ở mức tương tự.

Tuy nhiên, nguy cơ quan hệ giữa Liên Âu và Mỹ tồi tệ đi không chỉ là về thương mại. Vẫn theo Le Monde, trong thượng đỉnh Châu Âu hôm 28/06, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk đã có những lời lẽ "đặc biệt nghiêm trọng". Theo Donald Tusk, cần phải chuẩn bị cho "kịch bản tồi tệ nhất", đó là Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ "cắt đứt hoàn toàn" quan hệ liên minh lâu đời.

Trước ngã ba đường, liệu Liên Âu có một "Luther" mới ?

Về chủ đề này, Le Monde giới thiệu các nhận định của nhà tư vấn François Heisbourg. Bài viết mang tựa đề : "Đã đến lúc không thể loại trừ khả năng Hoa Kỳ và Châu Âu chia tay". Chuyên gia Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (Fondation pour la recherche stratégique) dự báo, các sử gia trong tương lai, khi nhìn lại thời điểm này sẽ chọn ngày Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, 08/11/2016, như là một bước ngoặt lịch sử, và cái ngày mà Donald Trump và tổng thống Nga Putin họp thượng đỉnh 16/07/2018 chính là màn khởi đầu cho sự phân liệt (schisme) của phương Tây (cf : Thượng đỉnh Trump – Putin hứa hẹn điều gì ? ).

Sự phân liệt có ý nghĩa hệ trọng này được ông François Heisbourg so sánh với thời điểm đạo Tin Lành trỗi dậy chống lại Giáo Hội Vatican tại Châu Âu vào thế kỷ 15, đưa toàn Châu lục vào một kỉ nguyên mới.

Liên Hiệp Châu Âu hiện đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn thứ ba trong vòng một thập niên, sau hai khủng hoảng (khu vực đồng euro và di cư - tị nạn). Theo François Heisbourg, trước nguy cơ mang tính lịch sử này, người Châu Âu có ba lựa chọn chính.

Thứ nhất là nhắm mắt coi như không, với hy vọng mọi sự sẽ trở lại tốt đẹp. Thứ hai là mạnh ai nấy lo, mà quyết định chia tay với Liên Âu của nước Anh là "biểu hiện mạnh nhất". Nhiều quốc gia Châu Âu khác có thể chọn khả năng dựa vào Hoa Kỳ, thông qua các đàm phán song phương, hay ngả sang Nga, thậm chí Trung Quốc. Một số quốc gia chơi trò bắt cá hai tay như Hungary của Orban, lợi dụng các ưu đãi của Liên Âu, nhưng không đóng góp xây dựng cộng đồng.

Lựa chọn thứ ba mà nhà tư vấn François Heisbourg nhấn mạnh là Liên Âu chủ động đi đến chia tay với nước Mỹ của Donald Trump, giống như nhà cải cách Martin Luther đã khởi xướng cách nay 5 thế kỷ. François Heisbourg đưa ra hình ảnh ví von : Nếu "giáo hoàng" Donald Trump ở Washington cứ khăng khăng buộc Châu Âu phải trung thành với nước Mỹ để đổi lấy được bảo đảm về an ninh, thì phải chăng sẽ có một nhà cải cách Martin Luther mới ?

Chuyên gia Pháp lưu ý là, trong lịch sử, Châu Âu đã từng thành công trong việc vượt qua sự phân liệt Công Giáo – Tin Lành trong nội bộ, trong bối cảnh đe dọa trong ngoài chồng chất. Theo ông, trong hiện tại về kinh tế và quân sự, khối 27 nước có đầy đủ tiềm năng, nhưng điểm yếu của Liên Hiệp Châu Âu là thiếu đi một "sự thống nhất về chính trị và chiến lược".

Trung Quốc can thiệp vực giá đồng yuan

Về kinh tế quốc tế, báo Les Echos theo sát can thiệp của Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc nhằm vực giá đồng nhân dân tệ, hôm thứ Hai vừa qua, sau 7 phiên liên tiếp đồng tiền của nền kinh tế thứ hai thế giới mất giá. Cam kết của thống đốc ngân hàng Trung Quốc tạm thời ngăn lại đà sụt giá mạnh mẽ của nhân dân tệ, tuy nhiên, nhiều người lo ngại đồng tiền Trung Quốc sẽ tiếp tục mất giá mạnh hơn trong mùa hè này, trong bối cảnh chiến tranh thương mại bắt đầu.

Chính quyền Trung Quốc đang tìm cách lèo lái để giữ một đồng tiền "ổn định" nhằm tránh một cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng tồi tệ như hồi mùa hè 2015 tái diễn.

Trump "vẫn muốn tin" vào Kim Jong-un

Về thời sự Châu Á, có lẽ chủ đề được quan tâm hàng đầu là chuyến công du của ngoại trưởng Mỹ tới Bình Nhưỡng ngày mai, 05/07. Bài "Cho dù hoài nghi, Trump vẫn muốn tin tưởng vào sự thành thực của Bắc Triều Tiên" của Le Monde lưu ý là cho đến giờ, ba tuần sau cuộc thượng đỉnh lịch sử ở Singapore, đòi hỏi "phi hạt nhân hóa" của Washington vẫn đang rất mơ hồ, trong lúc tình báo Mỹ nêu giả thiết Bình Nhưỡng đang che giấu một bộ phận hệ thống vũ khí hạt nhân.

Các giới chức cao cấp của chính quyền Mỹ mỗi người nêu ra một lịch trình phi hạt nhân hóa khác nhau. Ngoại trưởng Mỹ đưa ra viễn cảnh hệ thống hạt nhân Bắc Triều Tiên được dỡ bỏ về cơ bản trong vòng 2 năm rưỡi, tức là trước khi nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ kết thúc, trong lúc cố vấn an ninh quốc gia John Bolton hôm Chủ nhật nêu ra kỳ hạn một năm, cho cùng một kết quả.

Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như không để ý đến các vấn đề cụ thể này. Trả lời kênh truyền hình Fox News ngày Chủ nhật, ông Donald Trump một lần nữa bày tỏ niềm tin vào lãnh đạo Bắc Triều Tiên : "Tôi đã đạt được một thỏa thuận với ông ấy. Tôi đã bắt tay ông ấy. Tôi thực sự tin tưởng ông ấy là người nghiêm túc".

Vụ giải cứu đội tuyển thiếu niên Thái Lan

Vẫn về Châu Á, báo chí có nhiều bài ca ngợi vụ giải cứu đội tuyển bóng đá thiếu niên Thái Lan. Le Figaro có bài "Phép lạ ở động Tham Luang". 222 giờ chờ đợi trong bóng tối, rút cục các nhà cứu nạn đã tìm được 12 vận động viên trẻ và huẩn luyện viên. Đội thợ lặn lừng danh chuyên cứu người trong hang động British Cave Rescue Council đã làm nên kỳ tích. Cả nước Thái Lan cầu nguyện cho các em nhỏ.

Môi trường : Nửa diện tích đất trên thế giới bị suy kiệt

Trong lĩnh vực môi trường, Le Monde có bài giới thiệu nghiên cứu mới về tình trạng đất đai suy kiệt, một vấn đề tương đối ít được chú ý. Theo một chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu JRC của Ủy Ban Châu Âu, hôm 21/06, trong vòng 20 năm vừa qua, hơn một nửa diện tích đất đai bị "suy thoái do biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người". Đây là lần thứ ba JRC công bố tập Atlas toàn cầu về hiện tượng sa mạc hóa, kể từ năm 1992, tức năm diễn ra Thượng đỉnh Trái đất tại Rio.

Quy mô của hiện tượng này là rất nghiêm trọng, theo JRC, mỗi năm một diện tích hơn 2 triệu km² đã bị suy kiệt, tức tương đương với một nửa diện tích Liên Hiệp Châu Âu.

Báo cáo nói trên dựa vào kết quả quan sát của 20 vệ tinh, với 14 thông số, từ các tiêu chí về chất lượng sinh học – vật lý của đất, hàm lượng nước, độ rửa trôi, mật độ thực vật hay các tiêu chí về xã hội - kinh tế như mật độ dân số, đô thị hóa, các phương pháp canh tác…

Ít được chú ý hơn là biến đổi khí hậu và đa dạng sinh thái, vấn đề đất đai suy thoái là một trong ba chủ đề lớn được Thượng đỉnh Trái đất 1992 nêu ra.

Theo Atlas của Châu Âu, từ nay đến 2050, ít nhất 700 triệu người phải tị nạn vì không có đất đai canh tác. Ông Michael Cherlet, một tác giả chính của báo cáo, khẳng định một vấn đề chính hiện nay là nhiều nước đang phát triển phải tàn phá rừng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của cư dân các nước phát triển ở Bắc Mỹ hay Châu Âu.

"Woman at War" : Truyện cổ tích về nữ chiến binh bảo vệ môi trường

Cũng trong lĩnh vực môi trường, nhưng về điện ảnh, phim "Woman at War/Người phụ nữ lâm trận" - do ba nước Pháp, Island, Ukraine hợp tác - vừa ra rạp được báo Pháp nhắc đến nhiều. Le Figaro đánh giá bộ phim "vừa chính trị, lại vừa thi vị". Le Monde so sánh phim với câu chuyện cổ tích, theo phong cách văn học trung đại Island thế kỷ 12, 13.

Bộ phim của đạo diễn Benedikt Erlingsson mô tả cuộc chiến của Hala chống lại chính phủ Island, để bảo vệ vùng Đất Mẹ. Halla cũng là tên một hiệp sĩ rừng xanh huyền thoại của Island thế kỉ 17. Trong hồi hai của bộ phim, Halla trở lại cuộc sống bình thường, nơi bà dạy hát, tập yoga, và chuẩn bị nhận một đứa con nuôi, đợi bà tại Ukraine. Tuy nhiên, trước bước ngoặt này, Halla chuẩn bị một cuộc chiến cuối cùng chống lại những kẻ gây ô nhiễm.

Bóng đá : Uruguay, đối thủ khó nhằn của Pháp

Vòng 1/8 giải vô địch bóng đá thế giới tại Nga vừa kết thúc. Ngày thứ Sáu, 6/7, Pháp sẽ gặp Uruguay trong trận tứ kết. Le Figaro báo trước "Celeste" (biệt hiệu của đội tuyển Uruguay) là một đối thủ "khó nhằn" với Pháp. La Croix nhận định hàng phòng ngự Uruguay nổi danh là gần như bất khả xâm phạm. Từ đầu giải đến giờ, qua bảy trận đấu, lưới của Uruguay mới chỉ có một lần bị đối phương chọc thủng (trong trận gặp Bồ Đào Nha). Ngôi sao Edison Cavani, người ghi hai bàn trong trận gặp Bồ Đào Nha, rất có thể sẽ tiếp tục trong đội hình Uruguay trong trận gặp Pháp. Vẫn theo La Croix, đội tuyển Pháp hoàn toàn kín tiếng trước trận đấu quyết định.

Đội tuyển Pháp : Tiền vệ "15 lá phổi"

Le Monde dành hơn nửa trang báo để bình luận về một nhân vật trụ cột của đội Pháp : tiền vệ phòng ngự N’Golo Kanté, 27 tuổi. Không nổi tiếng như tiền đạo Kylian Mbappé, nhưng vận động viên khá nhỏ con, với chiều cao 1,68 mét này được coi là một át chủ bài của đội tuyển áo Lam.

N’Golo Kanté được các đồng đội mệnh danh là "15 lá phổi", bởi anh có khả năng di chuyển không ngừng, có mặt ở mọi nơi, mọi chỗ. N’Golo Kanté là công dân song tịch Pháp – Mali. Năm 2016, anh quyết định đi theo tiếng gọi của huấn luyện viên Deschamps.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Chiến tranh thương mại Mỹ-EU leo thang : Trump dọa áp thuế 20% trên xe hơi (VOA, 23/06/2018)

Tổng thng Trump da áp thuế 20% trên xe hơi lp ráp ti các nước Liên hip Châu Âu (EU) nhp vào M, đ đáp tr nhng loi thuế mà các nước EU áp đt lên các sn phm nhp khu t Hoa Kỳ.

trade1

Bộ trưởng Tài chánh Pháp Bruno Le Maire, trái, đón tiếp Bộ trưởng thương mại M Wilbur Ross trước cuc hi đàm ti B Kinh tế Pháp Paris, ngày 31/5/2018.

Hôm thứ Sáu 22/6, ngày mà các loi thuế quan mi ca Âu Châu bt đu được áp dng, ông Trump ti lên Twitter dòng chia s sau đây :

"… nếu các sc thuế và rào cn đó không được hy b và d xung ngay, chúng tôi s áp thuế 20% trên tt c các loi xe hơi ca h nhp vào Hoa Kỳ. Hãy sn xut xe ti đây !".

Ông Trump tải lên dòng tweet này 1 ngày sau khi Bộ trưởng Thương mi Hoa Kỳ Wilbur Ross cho biết là theo kế hoch, ti tháng 7 hoc tháng 8 năm nay, b ca ông s hoàn tt mt cuc điu tra xem liu các xe hơi và linh kin xe hơi nhp vào nước M có phi là mt mi đe da cho an ninh quốc gia hay không.

Các loại thuế quan mi ca EU được áp dng cho hàng hóa M tr giá hàng t đô la, trong đó có qun jeans, rượu bourbon và xe mô tô.

Hành động này là phn ng mi nht trước quyết đnh ca Tng thng Trump áp thuế lên nhôm và thép ca EU.

Theo kế hoch, Hoa Kỳ s bt đu áp dng thuế quan trên các hàng nhp khu t Trung Quc tr giá hơn 30 t đôla.

Không như EU, Trung Quc tuyên b s tr đũa ngay tc khc, đt hai nn kinh tế ln nht thế gii vào thế đi đu vi nhau.

Phó Chủ tch Phòng Thương mi M, John Murphy, được hãng tin AP dn li nói rng ông ước lượng trước cui tun đu tiên ca tháng By, khong 75 t đôla hàng hóa M có th b các nước đánh thuế quan.

Một người phát ngôn ca Bộ thương mại Trung Quc ch trích rng Hoa Kỳ đang lạm dng các phương pháp áp thuế quan, và khi đng chiến tranh thương mi trên khp thế gii.

Nhà phân tích tài chính Mike van Dulken nhận đnh : "Hin không rõ rt mi chuyn rt cuc s di xa ti đâu gia Hoa Kỳ và Trung Quc, và nhng hu quy chuyền ca nó trên nn thương mi thế gii".

trade2

liu : Qun jeans Levi ca M trên k vào ngày TT Trump áp thuế trên nhôm và thép. EU cnh báo s áp thuế lên các mt hàng tiêu biu nhp t M như qun jeans Levi... nh chp ngày 31/5/2018

Trong chiến dch vn đng tranh cử Tng thng ca ông, ông Trump ha s áp thuế quan trên nhiu mt hàng nhp khu bi vì, theo ông, Hoa Kỳ đã b các nước trên khp thế gii li dng khai thác by lâu nay.

Một cu c vn thương mi Tòa Bch c nói ông Trump đã t ra "hung hăng ti mức các nhà lãnh đo được bu lên mt cách dân ch- và ngay c Ch tch nước Trung Quc Tp Cn Bình, không dân ch, vào tình trng bt kh, không th nào ra v quỳ ly hay đu hàng".

Ông Phillip Levy, nhà nghiên cứu lão thành ti Hi đng Chicago v Thế giới s v nhn đnh :

"Tổng thng Trump đã đy mi người vào tình hung khó khăn ti mc các nước khác khó có th nhượng b, và cho ông nhng gì ông mun".

******************

Trung Quốc : Ẩn sau chiến tranh thương mại là cuộc chiến về tiêu chuẩn (RFI, 21/06/2018)

Đội tuyển bóng đá Trung Quốc không được thi đấu tại World Cup 2018, nhưng nhiều thương hiệu Trung Quốc hiện diện trong mùa bóng đá ở Matxcơva. Nhiều sai phạm ở FIFA đã khiến các tập đoàn phương Tây "né" World Cup. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã tận dụng cơ hội này để nhanh chóng trở thành các nhà tài trợ cho Giải vô địch bóng đá thế giới. Hisense, Mengniu và Vivo đã trở thành các đối tác của World Cup 2018 tại Nga, biến giấc mơ của chủ tịch Tập Cận Bình thành sự thật : đưa Trung Quốc thành «một đất nước của trái bóng tròn".

trade3

Tập đoàn viễn thông Hoa Vi của Trung Quốc. Reuters

Nhưng đó không chỉ là thể thao, mà là một chiến lược của Bắc Kinh. Các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ sớm phổ biến các tiêu chuẩn Trung Quốc ra toàn cầu : đây mới là "trận chiến" quan trọng hơn cả cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Trên đây là nhận định của kinh tế gia Jean-Raphaël Chaponnière, tác giả bài viết "Trung Quốc : trận chiến về tiêu chuẩn đằng sau cuộc chiến tranh thương mại". Bài viết được đăng trên trang mạng Châu Á Asialyst ngày 17/06/2018.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đưa thương hiệu hàng hóa ra thế giới bằng cách nào ?

Trong những năm 1990, một doanh nghiệp lớn của Pháp về quần áo may sẵn phát hiện nhãn hiệu sản phẩm của họ đã được đăng ký tại Indonésia, nơi họ đang định mở trụ sở. Điều đáng nói hơn nữa là công ty đăng ký nhãn hiệu đó tại Indonésia lại là một đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp Pháp mà họ đã phải thương lượng để đạt một thỏa thuận. Từ đó tới nay, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã vấp phải vấn đề tương tự ở Trung Quốc.

Các doanh nghiệp Trung Quốc không phải là những nhà sao chép, mà là những nhà sao chép siêu hạng. Tiếp theo Nhật Bản, Hàn Quốc, giờ đây Trung Quốc trở thành các nhà vô địch trong lĩnh vực này ở Châu Á, nơi mà sao chép là một cách học hỏi được ưa chuộng hơn cả sáng tạo.

Song song với sản xuất hàng nhái, hàng giả, Trung Quốc đang nỗ lực bảo vệ các thương hiệu của mình. Từ vài năm nay, chính quyền có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký thương hiệu doanh nghiệp hoặc hàng hóa tại nước ngoài. Từ năm 2004 đến năm 2017, lượng thương hiệu Trung Quốc đăng ký ở Châu Âu đã tăng gấp 5 lần và tăng gấp 8 lần so với số thương hiệu của Mỹ. Cuộc chạy đua rõ rệt nhất là trong lĩnh vực tin học. 8% số ứng dụng mới tại Hoa Kỳ là của Trung Quốc, trên cả Đức, Anh và Canada.

Cuộc chạy đua bằng sáng chế diễn ra thế nào ?

Nghịch lý là trong khi Trung Quốc là công xưởng lớn nhất thế giới, chỉ có hai thương hiệu Trung Quốc là Hoa Vi và Lenovo là nằm trong sách sách top 100 thương hiệu hàng đầu thế giới. Trong danh sách này có 3 thương hiệu của Hàn Quốc và 6 thương hiệu của Nhật Bản. Sự thua kém này của Trung Quốc phần nào là do việc Trung Quốc tham gia toàn cầu hóa khá muộn. Trong khi hàng hóa của các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản xuất ra thị trường thế giới với thương hiệu của riêng họ, thì Trung Quốc và các nước Đông Nam Á vẫn chỉ là những nước chuyên gia công cho các thương hiệu cao cấp.

Nhưng về sáng chế thì khác, cuộc chạy đua đã bắt đầu từ lâu. Phải nói là tiến bộ về công nghệ của Trung Quốc thật đáng khâm phục. Theo Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới, trong năm 2017, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản và xếp hạng thứ 2 (48.882 bằng sáng chế), chỉ đứng sau Mỹ (56.624 bằng sáng chế). Trong số 10 tập đoàn có nhiều sáng chế nhất toàn cầu, có Hoa Vi, ZTE và BOE của Trung Quốc, Mitsubishi và Sony của Nhật, LG và Samsung của Hàn Quốc.

Vào năm 2020, Trung Quốc chắc chắn sẽ vượt Hoa Kỳ trong bảng xếp hạng của Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới. Nếu chỉ tính riêng tại Mỹ, Trung Quốc là nước ngoài được Văn Phòng Sáng Chế Hoa Kỳ cấp nhiều bằng sáng chế thứ ba. Khoảng cách giữa Nhật và Trung Quốc ngày càng được thu hẹp.

Chuẩn Trung Quốc được quốc tế hóa thế nào ?

Từ phát minh tới phổ biến các sản phẩm hay công nghệ mới, cần có các chuẩn mực. Tại Châu Âu, Nhà Nước điều phối và tài trợ tiến trình xây dựng tiêu chuẩn. Tại Mỹ, tiến trình này chủ yếu do các hiệp hội công nghiệp thực hiện. Các doanh nghiệp kiểm soát các công nghệ được dùng làm chuẩn mực có ưu thế rất lớn trong cạnh tranh. Đối thủ của các doanh nghiệp này buộc phải mua các trang thiết bị hay giấy phép sử dụng của họ.

Điển hình nhất là trường hợp của Qualcomm với các bằng sáng chế công nghệ LTE, 3G và 4G. Mỗi năm, gã khồng lồ của Mỹ về công nghệ điện thoại di động thu lời vài chục tỉ đô la từ các bằng sáng chế của mình, chỉ riêng Trung Quốc năm 2014 đã mang về cho Qualcomm 8 tỉ đô la. Lợi nhuận đặc biệt cao trong các ngành công nghiệp mà tiêu chuẩn là thành quả của quá trình thương lượng phức tạp giữa các hãng sản xuất lớn và người sử dụng trên toàn thế giới, và lợi nhuận còn khổng lồ hơn khi các tiêu chuẩn chỉ do một bên ấn định.

Từ khi nhà chức trách Trung Quốc thông qua một bộ luật mới về tiêu chuẩn, các tiêu chuẩn, chuẩn mực không còn do Nhà Nước xây dựng và kiểm soát nhiều nữa mà chủ yếu do các hiệp hội công nghiệp xây dựng. Đồng thời, Bắc Kinh cũng tìm cách quốc tế hóa các tiêu chuẩn Trung Quốc. Dự án "Sáng kiến một vành đai, một con đường" là cách để phổ biến các tiêu chuẩn của Trung Quốc. Khi Bắc Kinh đầu tư vào xây dựng hạ tầng cơ sở cho nước ngoài, họ không có ý định cải tiến công tác quản lý ở nước đó mà gây sức ép để các quốc gia này phải sử dụng các tiêu chuẩn mà Trung Quốc đề ra trong rất nhiều lĩnh vực : đường bộ, đường sắt, tàu cao tốc và đường dây truyền tải điện.

Phương Tây sẽ phải cạnh tranh với Trung Quốc bằng cách nào ?

Trong vòng 5 năm qua, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư 102 tỉ đô la để xây dựng và phát triển hạ tầng truyền tải điện, 40% mạng lưới điện quốc gia của Philippines và 20% mạng lưới điện quốc gia của Chi lê là có sự tham gia của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đã đầu tư khoảng 500 tỉ đô la vào sản xuất điện. Sản lượng điện của Trung Quốc còn có thể tăng thêm, nếu tập đoàn Phân phối và Truyền tải Điện Trung Quốc Sate Grid Corporation of China nắm quyền kiểm soát công ty Năng Lượng Bồ Đào Nha. Sate Grid Corporation of China là tập đoàn quản lý mạng lưới điện, truyền tải và phân phối điện có nhiều nhân viên nhất thế giới. Tập đoàn Trung Quốc đã chi 7 tỉ đô la để mua công ty Năng Lượng Bồ Đào Nha nhưng đã bị khước từ.

Các phi vụ làm ăn kiểu này nằm trong chiến lược Trung Quốc phát triển công nghệ truyền tải điện siêu cao áp từ các nhà máy thủy điện, nhiệt điện tới những nơi tiêu thụ điện vốn nằm rất xa các nhà máy điện. Công nghệ trên sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí truyền tải điện, cho phép tập đoàn điện lực Trung Quốc Sate Grid Corporation of China thay thế các nhà máy điện ở các vùng ven biển bằng các nhà máy điện ở miền tây có năng suất cao hơn và ít ô nhiễm môi trường hơn rất nhiều. Các công nghệ này sẽ mở ra những triển vọng mới : tập đoàn Sate Grid Corporation of China có thể đưa 4000 MW điện tới Pakistan, ngược lại cũng có thể đưa điện về từ những nơi rất xa.

Các tiến bộ công nghệ nói trên của Trung Quốc sẽ dẫn tới sự thay đổi về hệ thống thương mại. Việc phổ biến các tiêu chuẩn Trung Quốc về bản chất là nhằm làm thay đổi phương thức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cho tới nay, các doanh nghiệp phương Tây phải cạnh tranh với các công ty Trung Quốc có khả năng cung cấp thiết bị đáp ứng được tiêu chuẩn của Mỹ và Châu Âu. Trong tương lai, rất có thể các doanh nghiệp phương Tây lại phải cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc bằng cách sản xuất các thiết bị theo chuẩn Trung Quốc.

Thùy Dương

*******************

Trung Quốc có thể trả đũa thương mại Mỹ đến đâu ? (VOA, 21/06/2018)

Trung Quốc và Hoa Kỳ đã chìm vào tranh chp thương mi ngày càng sâu sc khiến cho các th trường tài chính chao đo và Tng thng M Donald Trump đe da áp đt thuế lên thêm 200 tỷ đô la giá tr hàng nhp khu ca Trung Quc – hành đng khiến Bc Kinh cáo buc Washington phát pháo mt cuc chiến thương mi.

trade4

Táo Mỹ bày bán Trung Quc

Hôm 18/6, ông Trump nói rằng li đe da ca ông là s tr đũa vi quyết đnh ca Trung Quc tăng thuế quan lên 50 t hàng hóa Trung Quốc trong cui tun qua – mt đng thái mà bn thân nó đã là phn ng ca Trung Quc vi vic áp đt thêm thuế lên hàng hóa ca h mà M loan báo trước đó.

Quy mô đơn thun ca li đe da mi nht ca ông Trump khiến Trung Quc không th đưa ra phn ng đích đáng k t khi giá tr hàng hóa liên quan vượt qua hơn 70 t đô la so vi tng giá tr hàng hóa mà Trung Quc nhp khu ca M hi năm ngoái, theo d liu ca M.

Trung Quốc có th phn ng bng cách khác. Sau đây là mt s kch bn kh dĩ.

Sau khi đe dọa s áp thuế thêm 25% vi 50 t đô la hàng hóa nhp khu t M hôm th Sáu tun trước, Trung Quc có th tăng thuế lên thêm nhiu hàng hóa ca M na, như máy bay chng hn.

Họ cũng có th tăng mc thuế lên các mt hàng mà h đang nhm vào.

Nhưng Trung Quốc cũng ch có th hành đng ti mc đó mà thôi.

Trung Quốc nhp khu 129,89 t đô la hàng hóa M hi năm ngoái, so vi lượng 505,47 t đô la hàng hóa Trung Quc nhp khu vào M hi, theo s liu ca M. Con s này khác vi s liu do hi quan Trung Quốc đưa ra mà theo đó Trung Quc nhp khu 153,9 t hàng hóa M còn M mua 429,8 t đô la hàng hóa Trung Quc.

Cho dù theo số liu nào đi na thì ngay c khi chính quyn Trump vn áp thuế lên 300 hay thm chí 400 t đô la hàng hóa Trung Quc, Bc Kinh có thể áp thuế lên tng cng hơn 100 t đô là hàng hóa M.

Để leo thang cuc chiến thương mi, Bc Kinh có th dùng đến các bin pháp phi thuế quan. H có th to to ra nhng nút tht c chai tn kém cho hàng nhp khu t M.

Hồi tháng Năm, các nhà nhp khẩu Trung Quc cho Reuters đã tăng cường kim tra hàng hóa nhp t M so vi kim tra bt cht trước đây. Nhng sn phm b nh hưởng bao gm t tht ln và xe hơi cho đến táo và cherry.

Các nhà nhập khu cho biết h được nói rng các bin pháp kim tra này chỉ đơn thun là ‘mang tính k thut’ v bn cht. Táo, cherry, xe hơi và tht ln M đã nm trong danh sách b Trung Quc áp thuế.

Trung Quốc cũng có th áp đt nhng quy đnh mi lên hàng hóa và các công ty M đ hoc là hn chế s hin din ca M tại nước h hoc thm chí là cm ca luôn.

Trong nhiều năm, các thương hiu M như Facebook và Google đã b cm cung cp dch v Trung Quc.

Việc xin giy phép hot đng trong mt s lĩnh vc cũng có th s khó khăn hơn.

Ông Jacob Parker, phó chủ tch ph trách các hot đng Trung Quc ca Hi đng Kinh doanh M-Trung, cho biết Trung Quc chc chn s bt đu xem xét các cách thc khác đ thc thi nhng hành đng chng li các công ty M hot đng th trường ca h.

"Một điu mà tôi nghe t các công ty là Chính ph Trung Quc đã có nhng cuc hp vi các doanh nghip tư nhân và các công ty Nhà nước ni đa đ bàn bc v dng mua hàng và dch v M và chuyn hp đng sang cho các công ty Châu Âu, Nht và các công ty ni địa Trung Quc", Parker cho biết.

"Điều này s có tác đng rt ln vì nhiu công ty ca chúng tôi hot đng Trung Quc đã xây dng được th phn ln qua hàng chc năm. Nếu th phn đó b xói mòn thì gn như s không th tr li như cũ", Parker gii thích.

Việc Trung Quc phê chun cho các tha thun kinh doanh vi M cũng s tr nên khó khăn hơn.

Chẳng hn như h vn chưa phê chun thương v thâu tóm hãng bán dn NXP Semiconductors tr giá 44 t đô la mà hãng sn xut chip đin t Qualcomm ca M đưa ra – một tha thun đã nhn được s đng ý ca tám trong s chín nhà qun lý bt buc trên thế gii.

Trung Quốc cũng có th cho phép đng nhân dân t gim giá hơn na so vi đng đô la, khiến cho hàng hóa nhp khu t M tr nên đt đ hơn và hàng xut khu Trung Quốc r hơn. Trên thc tế, đng nhân dân t đã gim giá so vi đng đô la t gia tháng Tư, sau khi tăng giá đu đn k t tháng Giêng năm 2017.

Tuy nhiên một s nhà kinh tế nói rng các nhà hoch đnh chính sách Trung Quc s cnh giác vi vic đ cho đồng nhân dân t trượt giá mnh so vi đng đô la. Hành đng phá giá đng nhân dân t hi năm 2015 đã dn đến vic dòng vn tháo chy ra khi Trung Quc trong nhiu tháng tri mà gii chc Trung Quc phi cht vt đi phó – mt ký c chng my xa.

Trung Quốc cũng có th ct gim lượng tài sn mà h nm gi ca Ngân kh M. Tính đến tháng Ba năm 2018, nước này hin đang nm gi 1.188 t đô la trái phiếu Chính ph M, con s cao nht k t tháng 10 năm 2017.

Tuy nhiên do Trung Quốc nm gi mt lượng ln như vậy tài sn ca M trong tài khon đu tư ca h, mt s nhà kinh tế cho rng Bc Kinh không mun giá tr các khon đu tư ca h st gim mnh.

Chính vì thế mà nhiu kinh tế gia cho rng Trung Quc nhiu kh năng tăng cường sc ép lên các công ty M hơn là gây ra hỗn lon trên th trường mà cui cùng khiến cho Bc Kinh b tn thương.

Hàng hóa Mỹ cũng có th b người tiêu dùng Trung Quc ty chay. Hàng hóa Hàn Quc tng b ty chay khi quan h gia Bc Kinh vi Seoul tr nên lnh giá sau khi Hàn Quc trin khai hệ thng phòng v chng tên la tm cao THAAD bt chp s phn đi ca Trung Quc.

Lượng du khách Trung Quc đến M cũng có th b nh hưởng khi các nhà điu hành tour ct gim các tour đi M. Có khong 3 triu người Trung Quc đến thăm M hàng năm và họ chi tiêu hàng t đô la.

Khi bà Thái Anh Văn đắc c Tng thng Đài Loan hi năm 2016, s lượng du khách Trung Quc đến Đài Loan đã st gim mnh. Mc dù bà Thái nói bà mun hòa bình vi Trung Quc, Bc Kinh nghi ng rng bà mun tuyên b đc lp chính thức.

Du lịch chiếm gn hai phn ba xut khu dch v ca M đến Trung Quc trong năm 2015, theo y Ban Thương mi Quc tế ca M. Du lch cũng là khu vc xut khu dch v ln nht M đến Trung Quc.

Một phn ng cc đoan ca Trung Quc có th làm cm vn giao thương vi mt lot hàng hóa M, nhưng điu này không tương ng vi ging điu và hành đng ca Trung Quc.

Động thái như thế s dn đến quan h song phương xu đi trm trng và gây xáo trn trong h thng thương mi toàn cu.

Hoa Kỳ từng áp đt lnh cấm vn thương mi lên Trung Quc trong khong t năm 1950 cho đến năm 1972.

******************

Mỹ-Trung và đòn áp thuế : Bắc Kinh không sợ leo thang (RFI, 20/06/2018)

Mỹ-Trung tiếp tục leo thang đến đâu trong trò chơi áp thuế ? Sau tuyên bố của tổng thống Donald Trump, đe dọa đánh thêm 10% trên 200 tỷ đôla hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, ngày 19/06 Bắc Kinh cho biết sẽ trả đũa trên hàng hóa Mỹ.

trade5

Phát ngôn viên Bộ thương mại Trung Quốc Cao Phong (Gao Feng) trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, ngày 19/06/2018 Reuters/Thomas Peter

Từ Thượng Hải, thông tín viên Simon Leplatre phân tích :

"Trung Quốc không chùn bước trước những lời hăm dọa của Donald Trump. Sau khi loan báo các biện pháp trả đũa tương xứng với danh sách áp thuế mới của Mỹ công bố ngày thứ sáu tuần trước, Bắc Kinh trả lời ngay những đe dọa mới của Washington. Bộ ngoại thương Trung Quốc lên án hành động "bắt chẹt" của Hoa Kỳ.

Trung Quốc đã đe dọa sẽ trả đũa bằng "những biện pháp phẩm lượng phối triển". Nhưng vì sao Trung Quốc nói đến "phẩm chất" ?.

Bởi lẽ nếu chỉ đấu và áp thuế trên số lượng thì Bắc Kinh sẽ thua thiệt. Trong mậu dịch song phương, Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ bốn lần nhiều hơn số lượng hàng hóa Mỹ xuất qua Trung Quốc.

Ngoài ra,Bắc Kinh còn một số lợi thế khác. Chẳn hạn như gây khó khăn cho các công ty Mỹ có cơ sở tại Hoa lục.

Tuy nhiên, tất cả những đòn đấu đá mới đây chỉ là một cú "thấu cáy" mới trong canh bạc xì phé dối lừa giữa chính quyền Donald Trump và Tập Cận Bình.

Ba tháng đã trôi qua từ khi hai đại cường kinh tế thế giới tung đòn đe dọa trừng phạt.

Trung Quốc đã chấp nhận một số nhượng bộ hồi tháng 05 và cam kết nhập khẩu thêm hàng hóa Mỹ để thu ngắn phần nào thâm thủng cho phía đối tác. Lần này, Donald Trump lại nâng cao giá mặc cả nhưng không ai thực sự muốn thi hành các biện pháp áp thuế mới".

Doanh nghiệp Châu Âu muốn Trung Quốc cải cách thực sự

Thương trường tại Trung Quốc ngày càng "bất lợi" cho các công ty xí nghiệp tây phương, theo một kết quả thăm dò ý kiến vừa được Phòng Thương Mại Liên Hiệp Châu Âu tại Bắc Kinh phổ biến hôm nay. Cho dù có đến 61% doanh nhân Châu Âu tuyên bố «lạc quan" so với tỷ lệ 55% trong lần thăm dò năm 2017, gần như một xí nghiệp trên hai đầu tư tại Trung Quốc cho là môi trường làm ăn buôn bán trở nên "phức tạp hơn". Những trở lực cũ, rào cản cũ vẫn tồn tại, luật lệ tiếp tục kềm kẹp kinh tế như thời mới mở cửa…

Tú Anh

**********************

Thương mại : Đòn ngầm mà Bắc Kinh có thể dùng để đánh Mỹ (RFI, 20/06/2018)

Sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt thêm thuế quan trên 200 tỉ đô la sản phẩm nhập từ Trung Quốc, Bắc Kinh đã lại tuyên bố sẽ trả đũa thích đáng.

trade6

Thịt bò Mỹ bày bán tại Wolfgang's, một cửa hàng chuyên doanh cao cấp ở Bắc Kinh, 06/04/2018. Reuters/Thomas Peter/File Photo

Vấn đề là do việc hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ nhiều hơn gấp bội so với hàng Mỹ nhập vào Trung Quốc, Bắc Kinh không thể áp dụng kiểu đánh trả một đối một bằng thuế quan như từng chủ trương cho đến nay, mà phải viện đến nhiều biện pháp phi thuế quan khác đã từng chứng tỏ hiệu quả khi Trung Quốc muốn bắt chẹt các nước khác. Các biện pháp phi thuế quan này được coi là những đòn ngầm vì không thể hiện qua những số liệu cụ thể.

Theo hãng tin Anh Reuters, một trong những đòn hiểm mà Bắc Kinh rất thiện nghệ là dùng thủ tục hành chánh để gây tắc nghẽn đường vào thị trường Trung Quốc của hàng nhập khẩu từ Mỹ, từ việc tăng cường kiểm tra cho đến việc cấp phép hoạt động.

Ngay từ tháng 5 vừa qua, theo Reuters, Bắc Kinh có dấu hiệu là đã bắt đầu dùng chiêu này đối với các mặt hàng Mỹ nằm trong danh sách sản phẩm sẽ bị trả đũa nếu chiến tranh thương mại nổ ra.

Một số nguồn tin từ giới nhập khẩu và công nghiệp đã xác nhận với hãng tin Anh rằng khối lượng các cuộc kiểm tra hàng hóa đến từ Mỹ đã gia tăng đáng kể so với các kiểm tra ngẫu nhiên trong quá khứ. Các sản phẩm bị bị kiểm tra rất đa dạng, đi từ thịt lợn, táo tươi và trái anh đào, cho đến xe cộ.

Giới nhập khẩu cho biết họ đã được chính quyền thông báo rằng đó chỉ đơn thuần là những cuộc kiểm tra "kỹ thuật", thế nhưng các mặt hàng bị làm khó dễ đều có tên trong danh sách bị áp thuế trả đũa của Trung Quốc.

Trung Quốc cũng có thể bày ra các quy định mới về các sản phẩm Mỹ được bán trên thị trường, cũng như đối với công ty Mỹ để hạn chế sự hiện diện, thậm chí cấm các công ty này tại Trung Quốc. Đây là điều đã từng xẩy ra với Facebook, Google, và có nguy cơ xẩy ra với các tập đoàn khác.

Theo ông Jacob Parker, phó chủ tịch đặc trách các hoạt động tại Trung Quốc của Hội Đồng Kinh Doanh Mỹ-Trung đã tin chắc rằng Bắc Kinh đang xem xét thêm các phương thức nhằm cản trở hoạt động của các công ty Mỹ tại Trung Quốc, thậm chí còn khuyến cáo các doanh nghiệp tư nhân và quốc doanh thôi mua sắm các sản phẩm và dịch vụ của Mỹ mà quay sang mua của Châu Âu, Nhật Bản hoặc các công ty Trung Quốc trong nước.

Vũ khí thứ hai mà Trung Quốc có thể tung ra là kích động người tiêu thụ trong nước tẩy chay hàng hóa và dịch vụ Mỹ.

Bắc Kinh đã sử dụng biện pháp này đối với Seoul vào năm ngoái sau khi Hàn Quốc cho Hoa Kỳ triển khai hệ thống tên lửa THAAD trên lãnh thổ, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc là Lotte là nạn nhân điển hình của biện pháp trả đũa này.

Ngành du lịch Mỹ cũng có thể bị tác hại nếu Bắc Kinh khuyên các công ty lữ hành của họ giảm các tour đi Mỹ. Hiện nay, có khoảng 3 triệu lượt du khách Trung Quốc đi thăm Hoa Kỳ mỗi năm, chi ra hàng chục tỉ đô la. Ngoài ra, dịch vụ lữ hành chiếm gần hai phần ba các dịch vụ mà Mỹ "xuất khẩu" sang Trung Quốc trong năm 2015.

Biện pháp này đã được Trung Quốc áp dụng để tấn công Đài Loan vào năm 2016 khi tổng thống theo xu hướng đòi độc lập Thái Anh Văn được bầu làm tổng thống.

Ngoài các đòn ngầm kể trên, giới phân tích cũng nhắc đến khả năng Trung Quốc để cho đồng nhân dân tệ hạ giá so với đồng đô la Mỹ để đảy giá hàng Mỹ lên cao. Thế nhưng, một số nhà kinh tế cho rằng Bắc Kinh sẽ phải rất thận trọng khi dùng đến vũ khí tiền tệ này, rút kinh nghiệm của năm 2015, khi sự mất giá của đồng nhân dân tệ đã tạo nên tình trạng vốn tư bản từ Trung Quốc chảy ngược ra nước ngoài.

Một khả năng khác được nhắc đến là cắt giảm số lượng lớn trái phiếu nhà nước Mỹ mà Trung Quốc nắm trong tay, trị giá tính đến tháng Ba vừa qua đã lên tới 1.188 nghìn tỉ đô la. Có điều, nếu Bắc Kinh làm như vậy, trị giá các trái phiếu sẽ tụt, khối tài sản của Trung Quốc sẽ bị giảm mạnh về giá trị, điều này không có lợi cho Bắc Kinh.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Trung Quốc tăng thuế lên đậu nành, xe hơi điện, rượu whisky của Mỹ (VOA, 17/06/2018)

Trung Quốc phn pháo hôm th By trong mt cuc tranh chp thương mi ngày càng nghiêm trng vi Tổng thng Donald Trump bng cách tăng thuế nhp khu lên mt danh sách các mt hàng ca M tr giá 34 t đôla bao gm đu nành, xe hơi đin và rượu whisky.

mytrung1

Trung Quốc "không mun chiến tranh thương mi" nhưng phi "đáp tr mnh m", mt thông cáo ca B Thương mi Trung Quc nói.

Chính phủ nói h đang đáp tr vi "quy mô ngang bng" vic ông Trump tăng thuế quan lên hàng hóa của Trung Quốc trong mt cuc xung đt liên quan ti thng dư thương mi và chính sách công ngh ca Bc Kinh mà các công ty lo ngi có th nhanh chóng leo thang và kìm hãm tăng trưởng kinh tế toàn cu.

Trung Quốc "không mun chiến tranh thương mi" nhưng phi "đáp tr mnh m", mt thông cáo ca B Thương mi Trung Quc nói. Thông cáo cho biết Bc Kinh cũng s hy b tha thun thu hp thng dư thương mi nhiu t đôla ca mình vi M bng vic mua thêm nông sn, khí thiên nhiên và các sn phm khác ca M.

Mỹ và Trung Quc có mi quan h thương mi ln nht thế gii nhưng quan h chính thc ngày càng căng thng do nhng khiếu ni v chiến lược phát trin công nghip ca Bc Kinh vi phm các cam kết t do thương mi và gây tn hi cho các công ty ca M. Châu Âu, Nhật Bn và các đi tác thương mi khác đã nêu lên nhng than phin tương t, nhưng ông Trump đã đi đu vi Bc Kinh thng thng mt cách bt thường và đe da gây gián đon mt lượng ln hàng xut khu.

Bắc Kinh s áp thêm mc thuế quan 25 phn trăm bắt đu t ngày 6 tháng 7 lên 545 sn phm t M bao gm đu nành, xe đin, nước cam, rượu whisky, tôm hùm, cá hi và xì gà, theo B Tài chính Trung Quc.

Hầu hết các mt hàng b tăng thuế là thc phm và các nông sn khác, đánh mnh nhng người ng h ông Trump ở vùng nông thôn.

Bắc Kinh dường như đang c gng gim thiu tác đng đi vi nn kinh tế ca chính mình bng cách chn các sn phm ca M mà có th thay thế bng hàng nhp khu t các nhà cung cp khác như Brazil hoc Úc.

Các nhà quản lý Trung Quốc cũng đang cân nhắc tăng thuế quan đi vi 114 sn phm bao gm thiết b y tế và các sn phm năng lượng, B Tài chính cho biết. H nói mt quyết đnh s được công b sau đó.

Chính quyền Trump hôm th Sáu loan báo tăng thuế quan lên 34 t đôla hàng hóa Trung Quốc, cũng có hiu lc t ngày 6 tháng 7, và đnh cân nhc m rng ra thêm 16 t đôla các sn phm khác.

Ông Trump đang thúc ép Bắc Kinh thu hp thng dư thương mi ca mình vi M và rút li kế hoch do nhà nước dn đu nhm vun đp cho các công ty cạnh tranh toàn cầu ca Trung Quc phát trin trong lĩnh vc công ngh bao gm xe hơi đin, năng lượng tái to được, trí tu nhân to và công ngh sinh hc.

********************

Các đòn đáp trả thuế quan của Trung Quốc nhắm vào nông khoáng sản Hoa Kỳ (CaliToday, 16/06/2018)

Tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kỳ là lãnh vực "ưu tiên" bị Trung Quốc nhắm đến trong thông báo giáng trả tức khắc mức thuế quan gia tăng đánh vào tổng trị giá các mặt hàng nhập từ Trung Quốc lên đến 50 tỉ đô la mà Tổng thống Trump loan báo hôm qua.

mytrung2

Một nông trại trong vùng trung tâm nước Mỹ - Ảnh minh họa : Bloomberg

Trung Quốc cho hay trong đợt giáng trả đầu tiên, mức thuế sẽ gia tăng lên tổng trị giá 34 tỉ đô la là các sản phẩm nông sản nhập từ Mỹ, cũng như xe hơi và sẽ bắt đầu từ ngày 6 tháng 7.

mytrung3

Biểu đồ nhập siêu hàng hgosa của Mỹ đối với các đối tác thương mại quốc tế - Ảnh : Bloomberg

Sau đó là tổng trị giá 16 tỉ đô la các mặt hàng như sản phẩm các loại, kể cả than đá và dầu hỏa cũng lần lượt bị nâng mức thuế. Rõ ràng cách trả đũa của Trung Quốc là chỉa mũi dùi vào các tiểu bang dã từng dồn phiếu cho Tổng thống Trump vào năm 2016.

Bắc Kinh tuyên bố trả đũa ngay tức khắc chưa đầy 12 giờ sau khi chính phủ Trump loan báo mức thuế mới hàng hóa nhập từ Trung Quốc và bảo chính phủ Hoa Kỳ đã phá hoại tiến trình đàm phán mậu dịch đang diễn ra giữa hai siêu cường.

mytrung4

Biểu đồ nhập than đá của Trung Quốc - Ảnh  : Bloomberg

mytrung5

Biểu đồ xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ ra thế giới : Bloomberg

Từ đầu tháng 5 năm nay, Bắc Kinh cho hay sẽ sẵn sàng mua thêm sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm nhiên liệu của Hoa Kỳ nhằm làm giảm bớt mức thâm thủng mậu dịch của Mỹ, trong các vòng đàm phán hai bên.

Nhưng khi TT trump loan báo sẽ tăng 25% mức thuế đánh vào kim loại nhập từ Trung Quốc thì Trung Quốc phản đòn lại bằng cách gia tăng thuế lên trái cây, các loại hạt, đậu nành, bắp, lúa mì, gạo, thịt bò, thịt heo, gà, cá, sản phẩm từ sữa và các loại rau cải nhập từ Hoa Kỳ.

mytrung6

Biểu đồ nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc - Ảnh : Bloomberg

Li Qiang, nhà phân tích chiến lược của Shanghai JC Intelligence Co.Ltd. cho hay : "Do mức thâm thủng mậu dịch quá lớn của Hoa Kỳ trong vần đề buôn bán với Trung Quốc, trong tương lai nếu chính phủ Mỹ cho gia tăng thêm thuế, vấn đề sẽ trở nên khó khăn và phức tạp cho chúng tôi"

Trần Vũ

(theo Bloomberg)

**********************

Truyền thông Trung Quốc chế nhạo thuế Mỹ : "kẻ khờ xây tường" (BBC, 16/06/2018)

Truyền thông Trung Quốc chế nhạo Tổng thống Trump về kế hoạch đánh 25% thuế lên hàng hóa Trung Quốc với câu "người khôn xây cầu, kẻ khờ xây tường".

mytrung7

Đậu nành là một trong những mặt hàng xuất khẩu của Mỹ sẽ bị Trung Quốc đánh thuế để trả đũa.

Hôm thứ Sáu 15/6, ông Trump tuyên bố sẽ đánh thuế hàng nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc có giá trị tới 50 tỷ USD. Ông cáo buộc Bắc Kinh đã đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ.

Trung Quốc trả đũa ngay và nói sẽ đánh thêm 25% thuế nữa lên 659 mặt hàng của Mỹ, có giá trị 50 tỷ USD.

Thị trường chứng khoán sụt giảm sau khi có tin này vì lo ngại sẽ nổ ra một cuộc chiến tranh thương mại.

Trước đó, Mỹ đã cảnh báo rằng Washington sẽ tiếp tục đánh thuế nếu Trung Quốc trả đũa.

Ông Trump nói các mức thuế quan này là "chủ yếu để ngăn việc chuyển giao công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ Mỹ sang Trung Quốc một cách không công bằng, điều sẽ bảo vệ công ăn việc làm Mỹ".

Một loạt các mặt hàng Trung Quốc sẽ bị đánh thuế mới, từ lốp máy bay đến tuốc bin cho đến máy rửa bát công nghiệp.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đồng thanh tấn công biện pháp thuế mới của Mỹ.

"Đi theo con đường mở rộng và mở cửa là phản ứng tốt nhất của Trung Quốc đối với tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, và cũng là trách nhiệm mà các nước lớn cần có với thế giới", một bài xã luận của Tân Hoa Xã viết.

"Người khôn xây cầu, kẻ khờ xây tường", bài viết bình luận.

Dân mạng nhanh chóng có phản ứng vui về câu này, và nhiều người nhắc tới Vạn Lý Trường Thành.

Người dùng Twitter có nick Lotus viết : "Nước có bức tường dài nhất thế giới đưa tin".

Trên những trang báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tờ Nhật báo Nhân dân lên án cái mà họ tả là "nỗi ám ảnh được đóng vai trò nước gây gián đoạn kinh tế toàn cầu" của chính quyền Mỹ.

Trong khi đó, tờ Hoàn cầu Thời báo viết ông Trump đang phá vỡ trật tự thế giới để làm vừa lòng cử tri, những người tưởng là ông đang đấu tranh cho họ.

Tuy nhiên, tờ báo bằng tiếng Anh China Daily nói họ hy vọng điều tồi tệ nhất vẫn có thể tránh được.

"Với chuyện chính quyền của ông Donald Trump thường xuyên nay nói thế này mai thế khác, vẫn còn quá sớm để kết luật rằng một cuộc chiến thương mại sẽ bắt đầu", bài báo viết.

Trung Quốc đã tuyên bố từ ngày 6/7 sẽ đánh thuế lên các mặt hàng nông sản, xe hơi và hải sản của Mỹ, có giá trị 34 tỷ USD hàng năm.

Mức thuế cho các mặt hàng khác của Mỹ sẽ được thông báo sau, Tân Hoa Xã đưa tin.

mytrung8

Công nhân hàn bánh xe của xe đẩy trẻ em tại một nhà máy ở Hàng Châu, Trung Quốc.

Cũng từ ngày 6/7, mức thuế của Mỹ sẽ ảnh hưởng tới hơn 800 mặt hàng Trung Quốc, có giá trị 34 tỷ USD trong thương mại hàng năm. Nhà Trắng nói sẽ bàn thêm về thuế đánh vào các mặt hàng khác có giá trị 16 tỷ USD.

Mỹ muốn Trung Quốc ngưng tập quán được cho là khuyến khích chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ - các ý tưởng thiết kế và sản phẩm - cho các công ty Trung Quốc, chẳng hạn việc Trung Quốc yêu cầu các công ty nước ngoài phải cùng sở hữu doanh nghiệp với các công ty trong nước nếu họ muốn tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế và doanh nghiệp ở Mỹ nói thuế quan mới nhiều khả năng sẽ làm ảnh hưởng một số ngành mà chính quyền Mỹ đang cố gắng bảo vệ. Đây là những ngành phụ thuộc vào Trung Quốc để có phụ tùng hay được lắp ráp.

*******************

Thương mại Mỹ-Trung : TT Trump áp thuế 25% trên hàng Trung Quốc (RFI, 15/06/2018)

Chính quyền Mỹ ngày 15/06/2018 đã công bố mức thuế 25% trên một loạt mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có trị giá 50 tỉ đô la. Đây là một bước leo thang tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

mytrung9

Hàng hóa đến cảng South Carolina, Hoa Kỳ ngày 10/05/2018. Reuters/Randall Hill

Theo hãng tin Mỹ AP, tổng thống Donald Trump đã thề là sẽ đánh thẳng vào những gì mà ông gọi là các hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc. Trung Quốc đã đe dọa là cũng sẽ trả đũa trên 50 tỉ đô la hàng mua của Hoa Kỳ.

Quyết định áp thuế được đưa ra chỉ vài hôm sau khi ông Trump họp hội nghị thượng đỉnh hạt nhân với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại Singapore, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh tiếp tục duy trì áp lực kinh tế lên Bình Nhưỡng.

Cho đến nay, tổng thống Mỹ đã đánh thuế đối với hàng nhập khẩu thép và nhôm từ Canada, Mêhicô, Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản, tạo nên phản ứng bất bình từ các đồng minh.

Theo tờ báo Mỹ Wall Street Journal, tổng thống Donald Trump đã tán đồng danh sách vào tối qua, 14/05/2018, trong cuộc họp tại Nhà Trắng với các cố vấn thương mại của ông bao gồm cả lãnh đạo Thương Mại và tài chính.

Vào sáng nay, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh cáo Mỹ là sẽ có những biện pháp trả đũa ngay tức thời trong trường hợp Washington ban hành các biện pháp áp thuế trên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo giới phân tích thì bối cảnh hiện nay khá tế nhị, Mỹ đang cần Trung Quốc hỗ trợ trong hồ sơ phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên, nhưng lại khai chiến thương mại.

Theo AFP, vào hôm qua, ngoại trưởng Mỹ ở Bắc Kinh đã có trao đổi khá gay gắt với đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị. Phía Trung Quốc khuyên Washington nên tránh một cách tiếp cận mà cả hai bên "sẽ thua thiệt".

Một danh sách sơ khởi khoảng 1.300 sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc đã được đại diện thương mại Mỹ, Robert Lighthizer công bố vào tháng Tư. Khoảng 70% hàng hóa thuộc các lãnh vực linh kiện cho lò phản ứng hạt nhân, máy điện và trang thiết bị quang học.

Vào tháng Ba, ông Trump tuyên bố Mỹ sẽ áp thuế 25% trên khoảng 50 tỉ đô la hàng nhập từ Trung Quốc. Sau đó thì ông Trump đe dọa tăng lượng sản phẩm bị nhắm lên đến 100 tỉ đô la, nhưng đến nay chưa có biện pháp cụ thể.

Mai Vân

*******************

Donald Trump chuẩn bị áp thuế lên 1.300 mặt hàng Trung Quốc (RFI, 14/06/2018)

Hôm 14/06/2018 tổng thống Mỹ tham khảo ý kiến các cố vấn về thương mại, sau đó ông có thể quyết định áp các loại thuế hải quan mới lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

mytrung10

Các container hàng, được xếp chồng lên nhau tại cảng container Paul W. Conley ở Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ, ngày 09/05/2018. Reuters/Brian Snyder (Ảnh minh họa)

Từ giờ cho đến ngày mai 15/06, tổng thống Trump sẽ cung cấp một danh sách các mặt hàng Trung Quốc bị áp thuế. Reuters dẫn các nguồn tin thân cận hồ sơ này nói rằng danh sách đã được rút ngắn đôi chút và có thêm bớt, nhất là các sản phẩm công nghệ. Một quan chức khác cho biết Nhà Trắng nhắm đến 1.300 mặt hàng, có tổng trị giá 50 tỉ đô la.

Hiện chưa thể biết các sắc thuế mới này chừng nào sẽ có hiệu lực, nếu đe dọa của Donald Trump trở thành sự thực. Tuy nhiên, các nhà vận động hành lang trong lãnh vực công nghiệp cho rằng nghị định sẽ được đăng trên Công Báo từ ngày mai, hay trễ nhất là vào tuần tới.

Theo đạo luật năm 1974 mà ông Trump vận dụng để đánh thuế, tổng thống Mỹ vẫn có thể cho hoãn lại việc thi hành trong 30 ngày, thậm chí 180 ngày nếu cơ quan đại diện thương mại Mỹ nhận thấy việc thương lượng với Trung Quốc có tiến triển.

Một nguồn tin khác nói với Reuters là các cố vấn khuyến cáo tổng thống nên áp thuế. Những lời khuyên này được đưa ra trước khi ông Trump lên đường dự hội nghị thượng đỉnh G7 ở Canada, và cuộc gặp Kim Jong-un ở Singapore. Trở về Washington, tổng thống Mỹ khi trả lời Fox News hôm qua 13/06 đã hứa hẹn sẽ "trừng phạt nghiêm khắc" Bắc Kinh.

Hiện nay, việc đàm phán giữa đôi bên vẫn dậm chân tại chỗ. Hồi đầu tháng, khi đến Bắc Kinh, bộ trưởng Thương Mại Wilbur Ross được Trung Quốc đề nghị sẽ mua thêm 70 tỉ đô la nguyên vật liệu và hàng công nghệ phẩm của Mỹ, nhưng Nhà Trắng bác bỏ.

Thụy My

Published in Quốc tế

Đối phó ‘gián điệp thương mại,’ Mỹ rút ngắn thời hạn visa cho dân Trung Quốc (Người Việt, 30/05/2018)

Chính phủ Trump hiện dự trù thu ngắn thời gian hiệu lực cho một số visa dành cho công dân Trung Quốc, theo Bộ ngoại giao Mỹ hôm Thứ Ba 29 Tháng Năm.

china1

Du khách Trung Quốc đi ngang qua Tòa Bạch Ốc ở Washington DC. (Hình : Getty Images)

Đây là nỗ lực mới nhất của chính phủ Trump nhằm đối phó tình trạng đánh cắp sản phẩm trí tuệ từ chính quyền Bắc Kinh.

Sự thay đổi này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11 Tháng Sáu tới đây. Bộ ngoại giao Mỹ nói rằng theo chính sách mới, các giới chức lãnh sự Mỹ có thể giới hạn thời gian hiệu lực khi cấp visa, thay vì theo cách thông thường là cấp theo theo hạn định tối đa.

Bộ ngoại giao Mỹ không cho biết chi tiết rõ ràng. Tuy nhiên, một giới chức bộ này nói rằng theo các chỉ thị gửi tới tòa đại sứ và lãnh sự khắp thế giới, các sinh viên Trung Quốc bậc cao học trở lên có thể bị giới hạn cấp visa hiệu lực từng năm nếu theo học các lãnh vực như robotics, hàng không và công nghệ sản xuất cao.

Chính phủ Trung Quốc coi đây là những ưu tiên hàng đầu trong chương trình phát triển hàng hóa "Made in China" từ nay đến năm 2025.

china2

Visa vào Mỹ (Hình minh họa : Wikipedia)

Chỉ thị từ Bộ ngoại giao Mỹ cũng cho hay các công dân Trung Quốc xin visa phải có sự chấp thuận đặc biệt từ các cơ quan liên hệ Mỹ nếu làm việc nghiên cứu hay điều hành cho các công ty Trung Quốc trong danh sách cần phải để ý của Bộ thương mại.

Việc chấp thuận visa cho những cá nhân này thường mất vài tháng.

Sự thay đổi về cấp visa này được thấy trước trong bản chiến lược an ninh quốc gia của chính phủ Trump được công bố hồi Tháng Mười Hai năm ngoái.

Theo chiến lược này, chính phủ Mỹ sẽ duyệt xét và siết chặt việc cấp visa để giảm thiểu tình trạng gián điệp thương mại và đặc biệt đề cập giới hạn cấp visa cho các sinh viên ngoại quốc học ngành khoa học, kỹ thuật và toán. (V.Giang)

********************

Hoa Kỳ lại thúc đẩy chiến tranh thương mại với Trung Quốc (RFI, 30/05/2018)

Hoa Kỳ chuẩn bị trừng phạt thương mại Trung Quốc, tuy mới đây bộ trưởng tài chính Mỹ cho biết hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc giảm thâm hụt thương mại Mỹ-Trung. Trong thông cáo hôm qua 29/05/2018, Nhà Trắng loan báo sẽ áp dụng các biện pháp chế tài. Hôm nay Bắc Kinh nói rằng sẵn sàng đối phó.

china3

Ảnh minh họa : Bộ trưởng thương mại Wilbur Ross lúc đến Nhà Trắng ngày 22/03/2018.AFP

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình :

"Cuộc hưu chiến đã được loan báo chỉ kéo dài một thời gian ngắn. Mười ngày sau khi tạm ngưng cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, Nhà Trắng ra thông cáo cho biết lịch trình áp dụng các biện pháp trừng phạt đã dự kiến đối với Trung Quốc.

Hoa Kỳ sẽ áp đặt mức thuế 25% lên tổng cộng 50 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc, và danh sách các mặt hàng nhập khẩu liên quan sẽ được chốt lại "từ nay cho tới ngày 15 tháng Sáu". Đầu tư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ cũng bị hạn chế, các chi tiết cụ thể sẽ công bố vào cuối tháng, và được áp dụng không lâu sau đó.

Để chống lại việc đánh cắp sở hữu trí tuệ, người Mỹ trong cùng thời hạn trên cũng muốn áp đặt việc kiểm soát nghiêm ngặt hơn, đối với các mặt hàng xuất khẩu được cho là chuyển giao công nghệ quan trọng cho Trung Quốc. Cuối cùng, thông cáo nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cuộc chiến chống Trung Quốc trước Tổ chức thương mại Thế giới.

Các đe dọa trên đây không ngăn cản việc thương lượng tiếp diễn : bộ trưởng thương mại Wilbur Ross sẽ đến Bắc Kinh thứ Bảy 2/6 tới. Ông mang theo một thông điệp rất rõ, đó là tổng thống Mỹ sẽ không chấp nhận những lời hứa mơ hồ về việc giảm bớt thâm hụt thương mại".

Hôm nay phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh kêu gọi Hoa Kỳ "giữ lời hứa", đồng thời cho biết sẵn sàng chiến đấu "nếu Washington tìm kiếm một cuộc chiến tranh thương mại".

Thụy My

Published in Quốc tế

Thương mại : Căng thẳng tối đa giữa Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu

Nhôm, thép : Sau Trung Quốc, tổng thống Trump dồn nỗ lực tấn công Châu Âu. Cuộc đọ sức gay gắt hơn bao giờ hết giữa Hoa Kỳ với đồng minh chiến lược Liên Hiệp Châu Âu trên mặt trận thương mại.

chau1

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ phải ra quyết định tăng thuế thép với Châu Âu. Reuters/Kevin Lamarque

Le Figaro, ấn bản được cập nhật trên mạng chạy tựa lớn : "Donald Trump chuẩn bị trừng phạt nhôm và thép của Liên Hiệp Châu Âu". Hạn chót được tổng thống Hoa Kỳ đưa ra là vào nửa đêm 31/05/2018. Theo tờ báo tài chính Mỹ, Wall Street Journal, không hy vọng Nhà Trắng "tha cho Châu Âu". Nếu đúng là như vậy, thép và nhôm của Liên Âu bán sang Hoa Kỳ sẽ bị đánh thuế 25 và 10%. Điều đáng lo ngại ở đây là Bruxelles sẽ trả đũa và mở ra chiến tranh thương mại do Washington khơi mào.

Le Figaro bình luận : Mỹ đối xử với Châu Âu tương tự như với Nhật Bản, một đồng minh thân thiết khác của Hoa Kỳ ở Châu Á. Tới nay Washington không tha Tokyo. Trả lời tờ báo này, bộ trưởng Thương Mại Mỹ Wilbur Ross để ngỏ khả năng đàm phán với Châu Âu tránh để nổ ra "chiến tranh thương mại". Theo quan điểm của ông Ross, Mỹ muốn giải quyết thâm thủng mậu dịch và muốn chấm dứt tình trạng sản xuất nhôm thép dư thừa. Việc Liên Hiệp Châu Âu trả đũa, đương nhiên sẽ dẫn tới hiện tượng "căng thẳng leo thang".

"Căng thẳng tối đa giữa Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ", tựa trên báo kinh tế Pháp, Les Echos. Tác giả thuật lại, trong cuộc họp giữa 35 thành viên Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế hôm 30/05/2018 tại Paris, bộ trưởng thương mại Mỹ Wilbur Ross tuyên bố, Hoa Kỳ không muốn mất thì giờ "mặc cả dài dòng, Mỹ thiên về giải pháp đàm phán song phương". Về phần mình, Liên Hiệp Châu Âu nhất quyết không đàm phán lại với Washington, trong tư thế bị "dí súng vào đầu", tức là bị Hoa Kỳ uy hiếp. Liên Âu đòi Mỹ miễn áp thuế nhôm và thép như điều mà tới nay, Canada và Mexico cũng như là Úc... được hưởng.

Ukraine dàn dựng vụ ám sát nhà báo Nga

Sau những tin giả, Fake News, Ukraine lần đầu chơi trò "ám sát giả". Arkadi Babtchenko, 41 tuổi, có lẽ là một nhà báo hiếm hoi trên thế giới đọc được những bài điếu văn của các đồng nghiệp viết về ông khi còn sinh thời. Số là cả thế giới hay tin nhà báo người Nga, nổi tiếng có quan điểm chống Vladimir Putin này bị ám sát tại Kiev hôm 29/05/2018 và một ngày sau, chính Babtchenko xuất hiện trước ống kính truyền hình. Tình báo Ukraine giải thích vụ ám sát Babtchenko là một màn dàn dựng, tránh để kịch bản đen tối đó xảy ra ngoài đời. Truyền thông quốc tế bị mắc lừa.

Le Monde trong ấn bản ngày 31/05/2018 chạy tựa trên trang nhất "Xúc động mạnh mẽ sau vụ một nhà báo Nga bị ám sát tại Kiev". Trên trang mạng được cập nhật, tờ báo trích lại phân tích từ giới truyền thông quốc tế. Tất cả đều không tán đồng với cách hành xử của chính quyền Ukraine, cho dù là để tránh cho một nhà báo bị cướp đi mạng sống.

Bản thân ông Batchenko bị một đồng nghiệp của đài BBC nhắc nhở rằng : "Batchenko là một nhà báo, không phải là cảnh sát điều tra mà nhiệm vụ của nhà báo là tạo niềm tin (với công luận). Điều này càng quan trọng hơn bao giờ hết ở thời điểm mà cả Trump lẫn Putin đều tố cáo fake news".

Le Figaro thuật lại cảnh tượng chiều qua ở Kiev khi phóng viên quốc tế ngồi chật kín phòng họp báo chờ được giải thích về diễn biến vụ phóng viên chiến trường Nga Arkadi Babtchenko, bị ám sát 19 giờ đồng hồ trước đó, thì bất ngờ Babtchenko ra họp báo cùng với giám đốc tình báo Ukraine. Kèm theo đó là tiết lộ Kiev đã bắt giữ một kẻ sát nhân mang quốc tịch Nga, được lệnh ám sát Babtchenko.

Libération trong bài báo mang tựa đề "Arkadi Babtchenko sẽ chết vào một ngày khác" nhắc lại nhiều vụ ám sát diễn ra tại thủ đô Kiev trong thời gian gần đây liên quan đến các công dân Nga. Đó là những tiếng nói chỉ trích điện Kremlin, là những người từng chiến đấu ở Tchetchenia, hay trong vùng Donbass. Tháng Giêng 2018 một luật sư bảo vệ nhân quyền đã bị bắt cóc và xác của bà đã được tìm thấy ở ngoại thành thủ đô Ukraine. Chính quyền Kiev thường xuyên bị chỉ trích không bảo vệ đến nơi đến chốn những công dân Nga bị đe dọa tính mạng sang Ukraine trú thân - như là trường hợp của nhà báo Arkadi Batchenko.

Dù vậy, Libération cho rằng hãy còn "quá nhiều nghi vấn" về vụ Kiev dàn dựng cái chết của nhà báo Nga : Tại sao thủ tướng Ukraine đã vội vã "chụp mũ" cho Matxcơva về vụ ám sát này ? Phải chăng ông không hay biết gì về các hoạt động của bên tình báo ? Nếu đúng là như vậy thì "xung đột đang bùng nổ trong nội bộ các nhà lãnh đạo ở Kiev".

Nhưng nghiêm trọng hơn cả theo tác giả bài báo là "sau này, khi một nhà báo Nga bị ám sát thật, còn mấy ai tin vào đó nữa hay không" ? Ngoài ra, việc một nhà báo Nga cộng tác với mật vụ Ukraine càng củng cố cho lập luận của điện Kremlin rằng nhà báo không đưa tin một cách trung thực, mà còn là tay sai của những quốc gia thù nghịch.

Bóng đá, vũ khí của Trung Quốc để chứng minh sức mạnh ?

"Trung Quốc thâu tóm bóng đá toàn cầu", tựa một bài nhận định trên Le Figaro. Còn Le Monde thì nói tới "sự điên cuồng vì quả bóng tròn" của nước đông dân nhất hành tinh. Trung Quốc lên cơn sốt vì bóng đá liên quan gì đến Pháp khiến tất cả các tờ báo Paris trong ngày phải chú ý tới quỹ đầu tư Hontai Capital ?

Vạn sự bắt nguồn từ sự kiện đài truyền hình tư nhân Pháp Canal + bị nẫng tay trên quyền phát các trận bóng đá giải vô địch Pháp từ năm 2020 đến 2024. "Bản quyền truyền hình các trận đấu giải vô địch bóng đá Pháp, Canal + bị việt vị", tựa trên báo kinh tế Les Echos. Một cách đơn giản thì quyền phát hành các trận bóng trong mùa vô địch bóng đá Pháp trong quãng thời gian này thuộc về tập đoàn truyền thông Tây Ban Nha Mediapro. Hiềm nỗi, 53,5 % vốn tổ hợp này thuộc về quỹ đầu tư tư nhân Hontai Capital của Trung Quốc.

Cũng Mediapro tháng 2/2018 đã giành được bản quyền phát sóng truyền hình giải vô địch Ý. Philippe Escande trên Le Monde nhận định, qua hai sự kiện thâu tóm bản quyền truyền hình ở Ý và Pháp, kế hoạch quy mô của Trung Quốc về bóng đá đang hiện nguyên hình. Bước thứ nhất là Trung Quốc mơ được tham gia Cúp Bóng Đá Thế Giới, rồi tổ chức sự kiện thể thao này trên sân nhà, và ở chặng thứ ba là đem về một chiếc Cúp để đứng ngang hàng với những "nước lớn" của bộ môn thể thao này như Ý, Brazil, Tây Ban Nha, Pháp... Tác giả bài báo kết luận : Bóng đá, đang trở thành công cụ để Trung Quốc phô trương sức mạnh.

Như ghi nhận của Le Figaro, để đạt đến đích, nền kinh tế thứ hai toàn cầu tung tiền mua các siêu sao của làng bóng tròn, từ cầu thủ Carlos Tavez người Argentina, đến Oscar của đội bóng Brazil, hay tiền vệ của đội tuyển Barcelona Andres Iniesta ...

Với túi tiền như vô hạn Trung Quốc còn mua luôn cả các đội bóng của thế giới. Chỉ riêng tại Pháp các câu lạc bộ Sochaux hay Auxerre... đều đã đổi chủ !

Thượng đỉnh Kim –Trump : chìa khóa trong tay cựu lãnh đạo tình báo Bắc Triều Tiên ?

La Croix là một trong các tờ báo hiếm hoi trong ngày tiếp tục đưa tin về thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên. Chìa khóa của cuộc họp lịch sử đó, liệu nằm trong tay tướng Kim Yong-chol, 72 tuổi ?

Tờ báo này nhận định : nếu Washington và Bình Nhưỡng đạt được thỏa thuận về nguyên tử, thì nhân vật then chốt phải là ông Kim Yong-chol. Việc ông này đến New York đối thoại trực tiếp với cựu lãnh đạo tình báo Mỹ và đương kim ngoại trưởng Mike Pompeo là một "tiến bộ ngoại giao quan trọng".

Vậy Kim Yong-chol là ai ? Vị lão tướng này là một trong những người thân cận nhất trong triều đại nhà Kim. Ông là điểm tựa, là người đứng ra bảo lãnh về mặt an ninh cho Kim Jong-un, vợ và cô em gái Kim Yo-jong. Kể từ khi hai nước Triều Tiên sưởi ấm quan hệ, tháng 01/2018, tướng Kim Yong-chol hiện diện khắp mọi nơi : từ các cuộc họp trù bị trước Thế Vận Hội mùa đông Pyeongchang, đến thượng đỉnh Liên Triều ở Bàn Môn Điếm. Ông đã hai lần làm việc trực tiếp với Mike Pompeo ở Bình Nhưỡng.

Trước đó, Kim Yong-chol từng điều hành cơ quan tình báo Bắc Triều Tiên trong 10 năm. La Croix gọi ông là "một nhà cố vấn quân sự, một chiến lược gia về hạt nhân, là một nhà ngoại giao và là ký ức của chế độ", cả sự nghiệp gắn liền với ba thế hệ lãnh đạo họ Kim.

Ông này là người từng tham gia đàm phán Liên Triều đầu tiên hồi đầu thập niên 1990, là người điều khiển các lực lượng an ninh cho thượng đỉnh Liên Triều giữa hai nguyên thủ Kim Dae-jung của Hàn Quốc và Kim Jong-il của Bắc Triều Tiên tại Bình Nhưỡng. Không một đàm phán quân sự nào giữa hai nước Triều Tiên vắng bóng Kim Yong-chol.

Hai cuốn tiểu thuyết mang tính thời sự

Để kết thúc mục điểm báo hôm nay, xin điểm lại hai cuốn tiểu thuyết rất mang tính thời sự được báo chí Paris chú ý : một nói về Bắc Triều Tiên và một nói về sự đối đầu giữa hai khối Đông Tây trước Đệ Nhị Thế Chiến.

Cuốn thứ nhất nói về thân phận của hai chị em người Triều Tiên bị chia cách theo vận nước. Cuốn sách mang tựa đề Những cô con gái của biển cả, tác giả là Mary Lynn Bracht, nhà xuất bản Robert Laffont.

Hana và Emi là hai chị em sống trên đảo Jeju. Một ngày hè năm 1943, Hana bị lính Nhật bắt cóc. Năm 2011 Emi từ quê nhà lên thăm con ở thủ đô Seoul. Bà chứng kiến cảnh hàng trăm người biểu tình trước xứ quán Nhật đòi công lý cho hàng ngàn phụ nữ bị cưỡng bức nô lệ, bị bắt làm gái giải sầu cho quân đội Thiên Hoàng. Emi có biết rằng trong số ấy có Hana người chị gái thân thương của bà ?

Còn trong tác phẩm thứ nhì, La Traversée du Paradis - Tạt qua thiên đường, nhà văn Pháp Antoine Rault kể về một mối tình thời kỳ chiến tranh lạnh : một đêm trong khách sạn Adlon ở Berlin liệu có đủ mãnh liệt giúp Charles vượt qua mọi thách thức, đưa thân vào hang hùm, làm điệp viên tại Liên Xô trong những năm tháng mà chính quyền Bolchevic vừa hình thành ?

Trong tác phẩm này, Antoine Rault đã gắn liền số phận của một cặp tình nhân với dòng lịch sử của thời đại nửa đầu thế kỷ 20. La Traversée du Paradis, vừa được nhà xuất bản Michel Albin phát hành.

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Bắt đầu từ ngày 01/06/2018, đối với Liên Hiệp Châu Âu (EU), chính phủ Mỹ sẽ áp dụng sắc thuế đặc biệt trên 2 mặt hàng nhôm và thép nhập cảng vào Mỹ.

thep1

Không còn ai hi vọng có thể tránh được một cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Châu Âu.

Mặc dù có những cố gắng thương thảo với bộ trưởng thương mại Mỹ Wilbur Ross vào giờ phút chót, cuối cùng quyết định cũng vẫn là của ông Donald Trump. Cho đến giờ phút này, không mấy ai còn hi vọng có thể tránh được một cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Châu Âu.

Chuyện gì sẽ xẩy ra sau ngày 01/06/2018 ? Viễn cảnh không mấy tốt đẹp về kinh tế, chẳng những chỉ riêng cho Châu Âu, bởi nước Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề từ những biện pháp trả đũa của EU.

Ngày 31/05/2018 là ngày cuối cùng Châu Âu được miễn thuế đặc biệt đánh lên thép (25%) và nhôm (10%) nhập cảng vào Mỹ. Ủy viên thương mại của quôc hội Châu Âu, bà Cecilia Malmström đã bày tỏ sự thất vọng ở Straßburg : "- Thực tế mà nói, chúng ta không thể hi vọng điều gì. Mỹ bằng cách nào đó sẽ giới hạn sự nhập cảng của Châu Âu vào Mỹ.

Ngay cả dân biểu đặc trách thương mại EU Bernd Lange (đảng SPD của Đức) thấy ít có cơ hội cho một thỏa thuận giữa EU và Mỹ. Ông nói với đài truyền hình SWR : "Tổng thống Mỹ Donald Trump không phải là người có thể thuyết phục".

Tất cả những người tham gia cuộc họp bên lề của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tại Paris, Malmström, Bộ trưởng Kinh tế Liên bang Đức Peter Altmaier (CDU) Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross để thảo luận về tranh chấp thương mại đều biết rằng Tổng thống Donald Trump luôn là người quyết định cuối cùng và chưa bao giờ nghe lời cố vấn, khuyên nhủ của ai. Họp cho có vậy thôi.

Đầu tháng 05/2018, Liên minh EU thông báo cho Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO World Trade Organisation) là họ đã chuẩn bị, sẵn sàng những biện pháp trả đủa trong trường hợp chiến tranh thương mại xẩy ra. Theo đó, từ ngày 20/06/2018, một số các mặt hàng của Mỹ như rượu whisky, bơ đậu phộng, xe gắn máy, quần jean… sẽ bị đánh thuế đặc biệt như một sự phản công. Số lượng này lên đến 1,6 tỷ đô la (1,4 tỷ euro), theo tài liệu do Liên minh châu Âu đệ trình.

Theo sự ước tính của Tở Thương Mại (Handelsblatt), Đức là nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong Liên Minh Châu Âu khi bị áp đặt sắc thuế trừng phạt vì Mỹ là nước nhập cảng thép cuộn nhiều nhất ngoài EU với khối lượng cả triệu tấn mỗi năm. Việc áp đặt sắc thuế đặc biệt lên thép và nhôm, theo nhận định báo này, Donald Trump muốn đẩy bật thép của EU ra khỏi thị trường Mỹ.

Với chủ trương America First, Donald Trump - bằng cách áp đặt thuế đặc biệt - tìm cách thúc đẩy nền kinh tế quốc dân để tạo ra việc làm cho người Mỹ, nhưng do thiếu hiểu biết lại mang tâm lý của một trọc phú, Trumpkhông biết rằng, hiện naymuốn phát triển nền kinh tế đất nước không chỉ đơn thuần, co cụm sản xuất và tiêu thụ trong một quốc gia. Sự phát triển kinh tế liên hệ với rất nhiều yếu tố từ địa chính trị đến chất lượng sản phẩm, nguyên liệu, giá cả, mức độ tiêu thụ, tâm lý người tiêu dùng…

Lý luận rằng việc áp đặt sắc thuế đặc biệt lên thép, nhôm chỉ có mục đích đem về cho nước Mỹ nhiều công việc đã bị cướp di do sự cạnh tranh bất chính của các nước khác trong nhiều chục năm qua chỉ là lý luận dùng khuynh hướng dân túy của một kẻ hoàn toàn không hiểu biết gì về kinh tế, chính trị.

Nhiều chuyên gia kinh tế thuộc cả 2 đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, các giáo sư kinh tế nổi tiếng trong các trường đại học danh giá của Mỹ đã lên tiếng cảnh báo Trump không nên khai mào cuộc chiến thương mại, nhưng vốn là kẻ ngoan cố, đầu lừa, Trump chỉ thích làm theo ý mình, bất kể hậu quả.

Khi chiến tranh thương mại bùng nổ, những nước liên hệ chắc chắn sẽ có những biện pháp thích hợp để đối phó, những biện pháp không riêng gì các nước EU lo ngại mà ngay cả những doanh nghiệp của Mỹ cũng đang rất lo lắng. Các mặt hàng xuất cảng của Mỹ sẽ bị đánh thuế nặng tương ứng, xuất cảng chắc chắn sẽ giảm, sản xuất sẽ bị đình trệ kéo theo nhiều phản ứng dây chuyền không lường trước được.

Bộ trưởng thương mại của Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đủ sức và biết cách bảo vệ các quyền lợi cốt lõi của mình. Ấn Độ cũng đã gửi tới WTO danh sách 165 mặt hàng nhập cảng từ Mỹ sẽ bị đánh thuế lại. Nhật Bản cũng thông báo quyền sử dụng những biện pháp tương xứng để trả đủa sắc thuế đặc biệt của Mỹ.

Cuộc chiến thương mại sắp bùng nổ khiến các chuyên gia nhớ lại cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Cộng Đồng Kinh Tế Châu Âu (EWG – Europäische Wirschaft Gemeinschaft) năm 1964 được gọi là Chiến Tranh Gà (Chiken War). Chiến Tranh Gà xẩy ra khi Cộng Đồng Kinh Tế Châu Âu đánh thuế cao thịt gà nhập cảng của Mỹ, Mỹ phản ứng bằng cách nâng mức thuế của các loại rượu Cognac của Pháp, xe Volkswagen của Đức…

Các nhà sản xuất rượu, xe, thịt gà... bắt buộc phải tìm cách cân bằng mức thuế quan bằng cách tăng giá sản phẩm, hậu quả là hàng hóa bán ra giảm sút, sản xuất đình đọng, nhân công thất nghiệp...Cuối cùng thì mọi bên đều bị thiệt hai.

Bên cạnh chiến tranh thương mại về thép, nhôm với Châu Âu, chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc vừa nguội đi - khi con gái Trump Ivanka nhận được giấy phép sản xuất thêm chục mặt hàng nữa ở Trung Quốc - đang có nguy cơ bùng nổ trở lại khi Mỹ tuyên bố sẽ tìm cách tận thu 50 tỉ Mỹ Kim hàng hóa nhập cảng của Tầu vào Mỹ như trước đây.

Mỹ đồng thời thông báo sẽ giảm thời hạn nhập cảnh công dân Tầu vào Mỹ theo từng loại visa. Thời gian cư trú sẽ được cứu xét từng trường hợp cụ thể, lâu nhất là một năm cho những người đang chuẩn bị làm luận án tiến sĩ trong các ngành Robotic và hàng không.

Ai nên khôn không khốn một lần ?

Thạch Đạt Lang

(01/06/2018)

Additional Info

  • Author Thạch Đạt Lang
Published in Quan điểm

Cuộc đọ sức thương mại với Trung Quốc do tổng thống Trump mở màn từ tháng 03/2018 tạm lắng. Bắc Kinh và Washington "hưu chiến" nhờ đôi bên có một số nhượng bộ bề ngoài. Nhưng Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng hai đòi hỏi chính của Mỹ là bảo vệ tác quyền và chế độ đầu tư ngoại quốc vào thị trường Trung Quốc.

commerce1

Bộ trưởng tài chính Mỹ Steven Mnuchin (P) tại một khách sạn ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 03/05/2018. Reuters/Jason Lee/File Photo

Washington khuấy lên chiến tranh thương mại với phần còn lại của thế giới, đầu tiên là với hai nước láng giềng Canada và Mexicoô, kế tới là với các đồng minh chiến lược : Liên Hiệp Châu Âu, các nước bạn hàng Châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhưng ngay từ khi bước chân vào Nhà Trắng, mục tiêu tổng thống Donald Trump nhắm tới luôn luôn là Trung Quốc.

Nhôm thép, máy giặt và gần đây nhất là cả ngành công nghiệp xe hơi của thế giới đang nơm nớp chờ đợi quyết định sau cùng của một Donald Trump rất quyết tâm bảo vệ quyền lợi của người lao động Mỹ "trên hết".

Làm đảo lộn trật tự thương mại thế giới, tổng thống Hoa Kỳ gây hoang mang trong hàng ngũ các đồng minh thân thiết nhất của Mỹ mà vẫn không giải quyết được vấn đề chính là thu hẹp thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc. Cuộc đọ sức thương mại Mỹ -Trung còn là một cuộc tranh giành ảnh hưởng về chiến lược. Theo các chuyên gia, điều nguy hiểm ở đây là Nhà Trắng đang "nhường sân chơi" cho Trung Quốc.

Mở màn cuộc chiến thương mại hồi tháng 03/2018 trên Twitter, tổng thống Mỹ viết : "Khi một quốc gia là Hoa Kỳ, mất hàng tỉ đô la với mỗi đối tác, thì chiến tranh thương mại là điều tốt và dễ thành công". Tiếp theo đó là các đòn vừa dụ vừa dọa, là cuộc khẩu chiến leo thang giữa Washington và Bắc Kinh : Nhà Trắng đòi phạt 60 tỉ đô la nhắm vào hàng Trung Quốc nhập sang Hoa Kỳ, Trung Quốc dọa lại phạt hàng Mỹ 50 tỉ đô la... Tổng thống Trump trả giá đòi Trung Quốc giảm 200 tỉ đô la thâm hụt mậu dịch của Mỹ so với bạn hàng Trung Quốc.

Đó chỉ là bề nổi của tảng băng. Ở hậu trường, đôi bên không ngừng đàm phán. Phái đoàn của cả đôi bên đi lại giữa Bắc Kinh với Washington không biết bao nhiêu lần.

Gần ba tháng sau, tại Washington ngày 19/05/2018, bộ trưởng tài chính Mỹ Steven Mnuchin thông báo Hoa Kỳ và Trung Quốc "đình chỉ chiến tranh thương mại" sau nhiều thiện chí của Bắc Kinh : Trung Quốc cam kết sẽ mua nhiều hàng của Mỹ hơn (nhưng không nói rõ là bao nhiêu), cải tổ hệ thống thuế quan để hàng Mỹ dễ thâm nhập vào thị trường Châu Á rộng lớn này hơn.

Trong mắt giới quan sát, Bắc Kinh đã cho tổng thống Trump "uống nước đường", nhượng bộ bề ngoài, nhưng cốt lõi của vấn đề dẫn tới tình trạng nhập siêu của Hoa Kỳ vẫn nguyên vẹn. Trong năm 2017 Trung Quốc xuất khẩu 505 tỉ đô la hàng hóa sang thị trường Mỹ, nhập vào 130 tỉ đô la hàng Made in USA.

Từ Hoa Kỳ, chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa phân tích :

Thật ra thì tùy quan điểm hay định nghĩa, trận chiến đã mở màn hoặc chưa mở màn. Chính quyền Donald Trump cho rằng trận chiến đã mở màn khi Trung Quốc được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới 20 năm trước và có chính sách trục lợi bất chính nên đe dọa an ninh của nước Mỹ và không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ lại còn đánh cắp công nghệ Hoa Kỳ. Vì vậy, Hoa Kỳ phải trả đũa.

Phía Bắc Kinh thì cho rằng chính quyền Trump đòi hỏi quá đáng và bắt đầu tiến trình "vừa đánh vừa đàm" để tránh một trận chiến mậu dịch bất lợi cho đôi bên. Sau nhiều lần đàm phán tại Bắc Kinh và Washington, tôi cho rằng hai phe đang tạm hưu chiến cho tới khi bộ trưởng thương mại Mỹ là Willbur Ross sẽ qua lại Bắc Kinh thương thuyết trong ba ngày 2-4/06/2018.

Ngoài ra, cần nói thêm rằng mậu dịch chỉ là một yếu tố chứ không phải là tất cả trong quan hệ giữa đôi bên, nếu ta nhớ tới vụ Bắc Hàn, Đài Loan và an ninh tại Biển Đông.

Cho tới nay, Bắc Kinh chỉ nhượng bộ qua ngôn từ là sẽ nhập thêm hàng hóa và dịch vụ Mỹ chứ không nói là bao nhiêu mà phía Mỹ cũng để lửng lơ như vậy. Chính quyền Trump thì tỏ vẻ nhượng bộ với hồ sơ của tập đoàn viễn thông ZTE của Bắc Kinh, nhưng mấu chốt lại thuộc về Quốc hội và nhiều dân biểu nghị sĩ Cộng Hòa. Rốt cuộc thì ZTE chưa được tha, vẫn bị phạt một tỉ ba và cơ cấu quản trị phải thay đổi. Vì vậy, tôi nghĩ rằng đôi bên mới chỉ dọa già mà thôi, chứ vẫn còn nhiều khoản mơ hồ, rất là "flou artistique" (mờ ảo tài tử)!

RFI : Đôi bên mới chỉ dọa già và còn để lại nhiều khoảng trống nào ?

Nguyễn Xuân Nghĩa : Phía Bắc Kinh cho ông Trump uống nước đường khi hứa hẹn nhập thêm nông sản như đậu nành và bo bo, hoặc mua thêm khí lỏng của Hoa Kỳ. Nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc cũng cần khí lỏng của Mỹ và nếu Trung Quốc có mua thêm các sản phẩm đó thì tổng số cũng chưa lên tới 30 tỉ đô la, không thể bằng con số 200 tỉ mà Hoa Kỳ đòi hỏi. Quan trọng nhất là bản thông cáo chung do đôi bên công bố ngày 19/05 chẳng nói gì tới hai yêu cầu quan trọng nhất của Mỹ.

Thứ nhất, bao giờ Bắc Kinh sẽ chấp hành luật lệ bảo vệ tác quyền mà các nước Âu Mỹ đều than phiền và sẽ chấp hành qua các biện pháp cải tổ cơ chế ra sao ?

Thứ hai là chế độ đầu tư vào thị trường Trung Quốc, có còn tình trạng hạn chế và kỳ thị doanh nghiệp nước ngoài không ? Hoa Kỳ đã hăm dọa áp dụng đúng chế độ này cho các doanh nghiệp Trung Quốc muốn đầu tư vào Mỹ.

Hai khoảng trống mông lung ấy sẽ còn phải bàn cãi và khai triển thêm, trước khi được áp dụng.

RFI : Bàn thắng nghiêng về phía Bắc Kinh ?

Nguyễn Xuân Nghĩa : Người ta có thể nghĩ như vậy vì năm lý do.

Thứ nhất, tháng trước, phái bộ Mỹ gồm bốn nhân vật cao cấp tới Bắc Kinh mà không gặp phó chủ tịch Vương Kỳ Sơn và chủ tịch Tập Cận Bình.

Thứ hai, mươi hôm trước, phó thủ tướng Lưu Hạc gặp các ủy ban hữu trách của Hạ viện rồi Thượng viện Mỹ và đàm phán với các bộ liên hệ của Hoa Kỳ rồi còn gặp ông Trump mà chẳng lùi một bước.

Thứ ba là ban tham mưu của tổng thống Mỹ có sự bất nhất hay thiếu thống nhất giữa xu hướng ôn hòa là tìm giải pháp thỏa hiệp ngắn hạn và xu hướng quyết liệt là đòi hỏi những thay đổi căn bản trong cơ cấu khiến Bắc Kinh lâm vào thế kẹt mà phải nhượng bộ.

Lý do thứ tư là chính quyền Trump có vẻ thiếu tập trung vào đối tượng nguy hiểm nhất là Trung Quốc mà tản lực và gây vấn đề cho các nước đối tác vốn cũng là đồng minh của nước Mỹ về an ninh.

Sau cùng, phải nói rằng ông Trump có làm bất cứ việc gì thì cũng bị truyền thông Mỹ và Âu Châu đả kích, cho nên với tôi, chuyện đó chỉ là trò giải trí.

RFI : Đọ sức thương mại Mỹ -Trung, ai bị vạ lây ?

Nguyễn Xuân Nghĩa : Tôi nghĩ chiến lược Donald Trump có thể gọi là "toàn phương vị" hay "tout azimuth", là đòi đánh thập phương tứ hướng, và chiến thuật là đòi tối đa, "maximalist", rồi từ đó mới đàm phán và ngã giá. Vì vậy, khi chính quyền Trump vừa tuyên bố quyết định này hay biện pháp kia thì nhiều doanh nghiệp thất kinh làm cổ phần sụt giá, thị trường chao đảo. Cho tới nay, Hoa Kỳ mới chỉ dọa chứ chưa có quyết định chính thức nào, từ mục 272 của Đạo luật Thương mại mở rộng năm 1962, hay mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974 hoặc một đạo luật mới của Quốc hội Hoa Kỳ.

Bắc Kinh thì mong là các tiểu bang bị vạ lây vì phản ứng trả đũa của họ đều là những nơi đã bỏ phiếu cho ông Trump năm 2016. Họ biết nước Mỹ nhiều hơn là dân Mỹ hiểu về Trung Quốc, trong khi họ cũng biết rằng nếu không cải cách thì kinh tế và xã hội Trung Quốc sẽ khốn đốn.

RFI : Tương lai bàn cờ thương mại thế giới đi về đâu ?

Nguyễn Xuân Nghĩa : Tôi nghĩ Donald Trump chỉ là triệu chứng chứ không là nguyên nhân. Từ 25 năm nay, thế giới có nhiều thay đổi mà các cơ chế thành hình từ sau Thế Chiến Hai không theo kịp và đang dần dần phá sản. Những dàn xếp quốc tế hay các cơ chế đa phương không thỏa mãn sự khát khao hay nguyện vọng, thậm chí cả nạn mị dân, của các khuynh hướng quốc gia dân tộc. Hậu quả là phản ứng đáng sợ : "đèn nhà nào nhà ấy rạng, mạng người nào người ấy giữ" !

Từng nước đang tìm thỏa thuận thương mại song phương với nhau và nhường sân chơi cho một quốc gia lý tài và bảo hộ mậu dịch một cách tinh vi nhất, là Trung Quốc !

Ít ai chú ý là bộ quốc phòng Hoa Kỳ cũng có tiếng nói trong mâu thuẫn về mậu dịch với Trung Quốc và nhìn từ giác độ an ninh của thế giới và của nước Mỹ, cho nên chuyện này không chỉ có mậu dịch hay buôn bán.

Thanh Hà thực hiện

Nguồn : RFA, 29/05/2018

Published in Diễn đàn

Mỹ ‘ngưng’ chiến tranh thương mại với Trung Quốc (VOA, 20/05/2018)

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 20/5 tuyên b "ngưng" cuc chiến thương mi vi Trung Quc sau khi hai nn kinh tế ln nht thế gii đng ý t b nhng li đe da đánh thuế ln nhau trong khi n lc tìm ra tha thun v thương mi toàn din.

trade1

Bộ trưởng Tài chính M Steven Mnuchin.

Ông Mnuchin và cố vn kinh tế hàng đu ca Tng thng Donald Trump, ông Larry Kudlow, nói rng tha thun mà các nhà đàm phán M và Trung Quc đt được hôm 19/5 đã to ra mt khuôn kh nhm x lý vn đ mt cân bng thương mi trong tương lai.

Reuters dẫn li B trưởng Tài chính Mỹ nói trên kênh "Fox News Sunday" : "Chúng tôi ngưng cuc chiến thương mi. Hin gi, chúng tôi đng ý ngưng vic đánh thuế trong khi chúng tôi tìm cách thc thi khuôn kh trên".

Hôm 19/5, Bắc Kinh và Washington nói rng hai bên s tiếp tc tho lun v các biện pháp, theo đó Trung Quc s nhp khu thêm các hàng hóa nông nghip và năng lượng t M nhm thu hp vic mt cân bng thương mi tr giá ti 335 t đôla ca M vi Trung Quc.

Trong vòng đàm phán đầu tiên hi đu tháng này Bc Kinh, Washington đề ngh Trung Quc gim thng dư thương mi 200 t đôla. Tuyên b chung ca hai nước hôm 19/5 không đưa ra con s c th.

Reuters dẫn li ông Mnuchin và Kudlow nói rng B trưởng Thương mi M Wilbur Ross có kế hoch ti Trung Quc.

Ông Mnuchin nói rằng Hoa Kỳ dự kiến s chng kiến s tăng trưởng ln khong 35 ti 40% sn lượng xut khu nông nghip sang Trung Quc cũng như vic tăng gp đôi vic mua sn phm năng lượng ca M t Trung Quc trong vòng t ba ti năm năm ti.

*********************

Cộng sản Việt Nam siết Facebook, Google ‘để dập tắt tiếng nói bất đồng’ (Người Việt, 20/05/2018)

Quốc hội Việt Nam dự trù sẽ biểu quyết thông qua dự thảo "Luật An Ninh Mạng" trong kỳ họp khai mạc hôm 21 tháng Năm, 2018.

trade2

Nhà hoạt động Lã Việt Dũng hồi tháng Tư, 2018 viết thư kêu gọi Facebook không thỏa hiệp với nhà cầm quyền Việt Nam. (Hình : Getty Images)

Reuters cho hay, giới bất đồng chính kiến sẽ là những người bị thiệt hại nhiều nhất khi nhà cầm quyền áp đặt các yêu cầu pháp lý mới đối với các công ty Internet, và cứng rắn hơn trong việc kiểm duyệt việc biểu đạt bất đồng chính kiến trực tuyến.

Facebook, Google và các công ty toàn cầu khác đang nỗ lực phản đối điều khoản buộc họ phải lưu trữ dữ liệu người dùng ở Việt Nam và mở văn phòng tại quốc gia này.

Dự thảo "Luật An Ninh Mạng" cho thấy cách một chế độ độc tài cố gắng kiểm soát thông tin trực tuyến và ngăn các nhà hoạt động chính trị đưa ý kiến lên mạng mà không làm tê liệt nền kinh tế kỹ thuật số.

Reuters cho hay, Liên Minh Internet Châu Á (AIC) đang tăng cường nỗ lực để Việt Nam nới lỏng yêu cầu trong dự thảo "Luật An Ninh Mạng".

Jeff Paine, giám đốc điều hành AIC, cho biết ông và những người khác đã nêu mối lo ngại về luật này với Thủ Tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khi ông này thăm Singapore vào tháng trước.

Hồi tháng Tư, 2018, gần 50 nhóm xã hội dân sự và các nhà hoạt động trong đó có ông Lã Việt Dũng, đã gửi thư cho Chủ Tịch Điều Hành Facebook Mark Zuckerberg nhằm phản đối mạng xã hội này gỡ bài và khóa tài khoản, đồng thời kêu gọi Facebook không thỏa hiệp với nhà cầm quyền Việt Nam trong việc dập tắt những tiếng nói bất đồng.

Đáp lại những chỉ trích của các blogger, Facebook và Google luôn nói rằng họ phải "tuân thủ luật pháp địa phương" ở các quốc gia nơi họ hoạt động.

trade3

Người dân mang biểu ngữ kêu gọi trả tự do cho nhà báo Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh hồi tháng Ba, 2016 khi ông Vinh bị kết tội vì bày tỏ tự do dân chủ trên Internet. (Hình : Getty Images)

"Phúc trình về tính minh bạch" mới công bố của Facebook, cho thấy trong sáu tháng cuối năm 2017, lần đầu tiên công ty này chặn nội dung ở Việt Nam vì "vi phạm luật địa phương". Công ty đã ghi nhận 22 trường hợp như vậy – dù họ nói rằng những vụ này bị "báo cáo từ các cá nhân" chứ không phải "yêu cầu trực tiếp của chính phủ Việt Nam".

Theo Reuters, năm ngoái, Google cũng lần đầu tiên chặn các video trên YouTube "theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam". Công ty này "được yêu cầu xóa hơn 6,500 video" trong năm 2017. Phần lớn các clip được ghi nhận có nội dung "chỉ trích chính phủ" và Google "tuân thủ phần lớn các yêu cầu từ phía Hà Nội".

Trường hợp gần nhất bị phạt tù vì cáo buộc "đả kích chế độ" trên mạng xã hội là blogger Bùi Hiếu Võ, người bị tuyên phạt 4 năm rưỡi tù trong một phiên xử "diễn ra lặng lẽ" hôm 9 tháng Năm tại tòa án thành phố Sài Gòn.

Các báo "lề phải" tường thuật nhà chức trách thu giữ 57 tài liệu (khoảng 181 trang giấy) lưu trữ trên Facebook "Hieu Bui" có nội dung được ghi nhận "tuyên truyền, xuyên tạc tình hình chính trị, chống đảng và nhà nước, công kích chế độ, kích động người dân khủng bố, gây hoang mang dư luận, phá hoại nền kinh tế nhằm làm sụp đổ chế độ".

Trước đó, hồi tháng Hai, 2018, blogger Hồ Văn Hải, người được cộng đồng mạng biết đến qua trang Facebook "Bác sĩ Hồ Hải" bị tuyên án 4 năm tù giam vì tội "Tuyên truyền chống nhà nước".

Cáo trạng nói trong 75 bài ông Hải viết trên mạng, có 36 bài "vi phạm quy định của Nghị Định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng". (T.K.)

Published in Quốc tế