Kiếp loa phường, tư duy loa phường
Viết từ Sài Gòn, RFA, 09/08/2022
Mấy ngày nay, mạng xã hội Việt Nam nổi lên vụ ba anh lính cứu hỏa Hà Nội bị chết trong lúc cứu một dịch vụ karaoke. Đương nhiên, các người lính này xứng đáng được xem là anh hùng và được phong liệt sĩ. Và đương nhiên họ cũng xứng đáng để nhận sự ngưỡng mộ của nhiều người. Rất tiếc là trong chuyện này lại thêm màu sắc tuyên truyền và xây dựng hình ảnh cho công an, rồi lăng xê hết cỡ đâm ra… có phần lố bịch và mất hết cảm xúc.
Sở dĩ phải nhắc đến chuyện này trong lúc tang gia bối rối của gia đình các nạn nhân công an bởi vì, có ba lý do để chúng ta (nói chung) nên nhìn lại mình và nên tự cảm, tự phản tư, phản tỉnh thay vì lu loa ca ngợi và reo hò. Các lý do ấy, rất tiếc đến từ ngay ngành cứu hỏa, phòng cháy chữa cháy và công an Việt Nam. Có thể nói rằng bàn về mức độ chuyên nghiệp thì không đâu thiếu chuyên nghiệp như cứu hỏa Việt Nam, bàn về sự tốn kém thì cũng không đâu như Việt Nam và, bàn về công tác phòng cháy chữa cháy các địa phương, hình như chưa có nơi nào tệ hơn Việt Nam.
Thử nhìn lại các bảng tin và videoclip cứu hỏa tại Việt Nam, từ việc tập dượt cho đến hiện trường thực tế, dường như chẳng có video nào không khiến người xem tức thở. Nghiệt nỗi tức thở vì khó chịu, vì sợ hãi, vì tuyệt vọng chứ không phải tức thở vì hồi hộp, gay cấn.
Thử xem cảnh lính cứu hỏa nhảy từ xe cứu hỏa xuống đất với dáng bộ đầy vẻ chậm rãi, ung dung tự tại, thiếu điều vừa nhảy vừa cầm cây kem nhấm nháp, liếm láp… nhảy xuống xong, lại từ tốn mở cuộn dây ống nước, trong lúc anh này mở dây ống nước thì anh kia đi tới đi lui, nhìn qua nhìn lại coi bộ rất là chỉn chu và nghiêm cẩn.
Sau khi mở cho đường dây ống nước duỗi đều, thì các anh tra ống nước vào vòi phun, tra xong thì các anh gắn vào bồn nước và lúc này máy bơm nước hoạt động, các anh là lính cứu hỏa Việt Nam nên phần lúng túng, hồn nhiên bao giờ cũng nổi trội. Chỉ việc cầm cái ống cứu hỏa chĩa cho đúng điểm cháy không thôi cũng tốn vài chục giây, có nhiều anh tay yếu, cầm vào, áp lực nước mạnh khiến tay run, vòi chĩa lung tung…
Nhìn chung, qui trình chữa cháy của các anh rất chi là đặc trưng : Thứ bảy cháy, gọi các anh đến, các anh đến và kết thúc phần chữa cháy vào thứ hai tuần sau, Chủ nhật thì mọi người cùng xúm nhau chạy lửa và nhặt những gì còn sót lại… Và quan trọng hơn cả là chữa cho nó khỏi cháy lan sang nhà khác, chứ nhà đang cháy thì coi như xong rồi. Chuyện từ xưa đến giờ vẫn thế, chưa có gì lạ. Tuy vậy, chứ kinh phí bỏ ra để đào tạo lực lượng, trang bị phương tiện thì lúc nào cũng cao hơn các nước khu vực. Nghiệt nỗi, các anh cũng chỉ là nạn nhân, kẻ có chức có quyền nó đã độ, đã luộc hết đồ tốt, các anh phải chiến đấu với lửa bằng những thiết bị đã luộc, biết là vậy nhưng vẫn phải cắn răng mà chịu chứ dám nói đâu !
Và, việc chữa cháy, dù thành công hay thất bại, thì cứ gọi các anh ra, việc đầu tiên là các anh đến chữa cháy, sau đó là bên bị cháy phải đóng tiền cho ngành chữa cháy, mỗi lần hụ còi, lăn bánh, đội các anh thu về ít nhất cũng năm chục triệu đồng, cao thì hàng trăm triệu đồng, trường hợp chữa cháy các tòa nhà lớn, cơ xưởng thì tiền tỉ đấy. Nhưng cháy vẫn cứ cháy, cứu được chừng nào mừng chừng đó. Và quan trọng hơn cả là các anh biết nghe lời chỉ huy, nơi nào chỉ huy ra lệnh bằng mọi giá phải cứu thì cho dù đó là tụ điểm ăn chơi dễ cháy cũng phải ưu tiên, phải nâng niu hơn cả trường học hay bệnh viện, công xưởng, cho dù phải chết để cứu… Sự thật nó phũ phàng vậy đó.
Và lần này, các anh, sau khi một nhóm tượng tại Hà Nội được trưng bày, trong đó có hình ảnh ba người lính cứu hỏa cùng với các lực lượng khác phối hợp trong một buổi thao diễn thì phải ! Vậy là có ngay ba lính cứu hỏa bị chết cháy sau đó, còn chuyện gì nữa về sau thì chưa biết nhưng rõ ràng quá đáng sợ. Chỉ mong rằng những đối tượng chiến sĩ còn lại đã được tính trong các đợt chết trước đây như chết ở nhà cụ Lê Đình Kình, chết do tai nạn giao thông. Ba người chết như vậy là quá đủ và quá đau rồi !
Nghiệt nỗi, giá như người ta biết biến nỗi đau thành nỗ lực khắc phục những thiếu sót, những lỗi lầm của ngành và biết im lặng tri ân, tiễn đưa đồng đội thì hay biết mấy, hà cớ gì phải tổ chức linh đình, phải tạo hình ảnh, tạo sóng, tạo trend cho ngành, thậm chí cho cái chết ? Làm như vậy trở nên lố bịch và cải lương. Bởi có biết bao nhiêu cái chết, sự hi sinh của đồng đội nơi biên giới, hải đảo đã được tri ân và tôn vinh đúng mực chưa ? Đằng này làm vậy, thương ai, bỏ ai ?
Loa phường cứ lu loa và bu boa thế là vậy là kia… thể hiện khủng hoảng thần kinh lãnh đạo, chưa bao giờ Việt Nam lại khủng hoảng thần kinh lãnh đạo như bây giờ !
Làm vậy, đôi khi lại lâm vào kiếp loa phường, cái kiếp mà người ta cứ hơn hớn, lu loa và bu boa rằng là thế là vậy là kia… và đương nhiên là nhờ cả vào công cuộc thần thánh của Đảng, nhờ thiên tài của Đảng và nhờ rất nhiều vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng mà nhân dân đi từ chỗ tìm đến làng Cổ Nhuế để tranh từng thùng phân xanh cho đến ngồi ở làng Cổ Nhuế mà mơ mộng tương lai như thể Phạm Tuân lên cung trăng và đương nhiên giấc mơ đi ra đi vào từ vườn rau đến Cổ Nhuế rồi từ Cổ Nhuế về lại vườn rau trong sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng.
Vấn đề loa phường dộng vào tai sớm sớm, chiều chiều ngày càng trở nên khủng hoảng vì nói đi nói lại, nói hoài chừng đó chuyện, nghe hoài đến thuộc lòng, nghe hoài biết nhấn nhá, diễn cảm chỗ nào, xuống giọng chỗ nào và đương nhiên nghe hoài, nhiều người thấy thiếu nó mỗi khi ngồi chồm hổm cầu ao, đôi khi đó là một cách trị liệu chứng táo bón không kinh niên. Tôi từng trải nghiệm cảm giác này, tôi thấu hiểu !
Thực tế, cái loa phường chính thức chết đi từ khi thế giới internet bầu bạn với con người. Internet giúp cho người dân nhanh chóng hiểu ra rằng có quá nhiều thứ con người cần cập nhật và chuyện người ta bịa đặt rồi kể giống như ma nhập trên loa phường không phải ít, từ anh hùng Lê Văn Tám cho đến Phan Đình Giót hay cả những tiếng hô đầy hào hùng của anh Nguyễn Văn Trỗi cũng như mức độ ngây thơ, lãng mạn và sự thông minh, điềm tĩnh của chị Võ Thị Sáu ngoài pháp trường… Những điều này, thế giới internet phản ánh thật hơn, loa phường nói nghe li kì, hấp dẫn và xạo hơn. Bởi loa phường là một con vẹt tuyên truyền, nó chỉ là con vẹt, không hơn không kém, một con vẹt về già, không còn khả năng sáng tạo điệu hót.
Thế rồi, chưa kịp hoàn hồn bởi quá nhiều khủng hoảng, từ khủng hoảng uy tín đến khủng hoảng đạo đức và khủng hoảng thần kinh lãnh đạo. Cũng xin nói thêm, khủng hoảng uy tín thì chắc không cần nhắc, khủng hoảng đạo đức thì nhìn vào gương mặt các lãnh đạo từ trung ương xuống địa phương đều có thể bắt gặp, ít hay nhiều thôi, nhưng đáng sợ nhất là khủng hoảng thần kinh lãnh đạo, chưa bao giờ Việt Nam lại khủng hoảng thần kinh lãnh đạo như bây giờ !
Mức độ khủng hoảng tâm thần của giới quan lại Việt Nam hiện nay có thể nói là lên đến báo động đỏ, nó đang là loại tâm thần hoang tưởng về quyền lực quan lại, nó là loại hài kịch kích thích thần kinh mạnh với cái tên đầy tớ nhân dân nhưng kì thực kẻ làm quan tự cho mình cái quyền ngồi xổm trên đầu nhân dân và pháp luật. Thậm chí, người ta tự trang bị cả cái quyền cầm gậy để lùa nhân dân. Bằng chứng là gặp bất kì cán bộ hay quan chức địa phương nào, chỉ cần nói chuyện vài câu là nghe họ thở ra toàn mùi nồng nặc quyền lực, hống hách và coi trời bằng vung. Giả sử có ai đó đang sống trong địa bàn quản lý của họ, cỡ Trưởng thôn, cái chức bé hạt tiêu có danh không phận cũng đủ dạn miệng để mở nói rằng "à, dân của ta", ý là dân của ta quản lý, dưới quyền cai quản của ta !
Ảo tưởng quyền lực và khủng hoảng tâm thần, ảo giác ngồi trên đầu nhân dân của giới cán bộ đã nhanh chóng biến những cái loa phường thành loại âm thanh vô cùng khó chịu và bẩn thỉu. Hay nói khác đi, loa phường rơi vào khủng hoảng niềm tin và cho hiệu ứng ngược. Chính vì vậy, những câu chuyện nào đó có chút tình người của giới cán bộ, đảng viên sẽ nhanh chóng được thổi phồng, biến thành tiêu điểm, thành ngôi sao của đời sống. Và đương nhiên ít ai lường được độ kệch cỡm, vẻ phô lậu của nó. Trường hợp Đoàn Ngọc Hải làm từ thiện, diễn sâu, rồi các nhóm công an giao thông đi quét rác hoặc gần đây là đám tang rình rang đầy nước mắt trên các mặt báo của ba lính cứu hỏa Hà Nội !
Nói cho cùng, Việt Nam chưa bao giờ thoát được kiếp loa phường, bởi lãnh đạo chưa bao giờ bước qua được thứ tư duy loa phường !
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 09/08/2022
**********************
Đằng sau chuyện loa phường : Không chỉ chủ nghĩa toàn trị lên ngôi…
Nguyễn Bá Bình, VOA, 08/08/2022
Sứ mệnh của chiếc loa phường tới đây thật "cao cả". Sự gắn bó giữa nội trị độc tài với ngoại giao chọn bên sẽ như hình với bóng trong một chiếc loa phường tưởng chừng như đã lụi tàn trong quá khứ…
Sứ mệnh của chiếc loa phường tới đây thật "cao cả". Sự gắn bó giữa nội trị độc tài với ngoại giao chọn bên sẽ như hình với bóng trong một chiếc loa phường tưởng như đã lụi tàn từ ngày nào.
Một cụm loa phường ở Hà Nội.
Đừng nhìn việc khôi phục chiếc loa phường như một câu chuyện riêng lẻ. Hãy gắn hiện tượng ấy với một loạt các sự kiện "đang nóng bỏng" : xử tôn giáo (1), kết án hoạt động môi trường (2), giao việc theo dõi nhân quyền tới tận cấp xã để ‘dẹp chống phá từ trong trứng nước’ (3), khánh thành quần thể tượng công an giữa lòng Thủ đô (4)… Những chỉ dấu ấy dường như cho thấy chủ nghĩa toàn trị đang lên ngôi. Nhưng không chỉ thế ! Với đà này, nếu dẹp hết mọi phản kháng, xứ Đông Lào sẽ được sống trong "trại súc vật" theo nghĩa đen.
Không chọn "bên" mà chọn "phe" ?
Việc phục hoạt phương tiện tuyên truyền "quá đát" ấy nhằm ba mục đích, theo Facebooker Trương Nhân Tuấn : Thứ nhất, Đảng cộng sản Việt Nam muốn khoa trương thành quả công cuộc đốt lò. Đúng sai, thành bại, cần thiết hay không... bất cần. Đảng cần khẳng định, mục tiêu đốt lò là đúng đắn. Đốt lò là nhằm bảo vệ lợi ích của dân tộc và đất nước chớ không phải là đấu đá giữa các thế lực cá nhân trong đảng (như tin đồn). Thứ hai, Đảng dùng loa phường để phủ nhận "nhà nước pháp quyền", đả phá "tinh thần kỹ trị", "cải cách thể chế" của một số lãnh đạo. Vụ bổ nhiệm Chủ tịch Hà Nội và quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho ta thấy chủ trương "hồng hơn chuyên" đã trở lại. Mọi thứ luật lệ quốc gia đặt ra cho có. Đa số các vụ án được đảng ra "phán quyết" từ trước, người dân gọi là "án bỏ túi". Thứ ba, loa phường cũng là hệ quả của việc "chọn phe", cho dù nhìn bề ngoài, loa phường không mấy liên quan đến việc Việt Nam chọn mô hình quản trị xã hội theo Nga, Trung Quốc hay Hoa Kỳ.
Chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam trong vụ "chọn phe" đi ngược lại xu thế tiến bộ trong khu vực và trên thế giới. Nay Đảng cần loa phường để chuyển tải các thông điệp "tẩy não" người dân. Ngoại trưởng Mỹ hủy thăm Việt Nam đầu tháng 7, vì trước đó Hà Nội đã tiếp Ngoại trưởng Nga. Mỹ cũng hủy luôn vụ hàng không mẫu hạm Donald Reagan cập bến Đà nẵng, vì Việt Nam đang có kế hoạch cùng Nga tập trận "liên lục địa" vào tháng 8 này. Vậy sẽ tuyên truyền "chống Mỹ" kiểu gì đây ? Đảng cộng sản Việt Nam trên thực tế đã thần phục Trung Quốc. Trong thâm tâm Đảng vẫn chủ trương "phò Nga", mà Nga thì đang thi hành cuộc chiến phi luân phi pháp. Loa phường sẽ giúp Đảng cộng sản Việt Nam đưa người dân vào cuộc chiến "chống Mỹ cứu nước" mới, vẫn cuộc chiến "ủy nhiệm" do Bắc Kinh thao túng. Trung Quốc không muốn Mỹ có mặt ở khu vực ASEAN, khu vực vốn thuộc ảnh hưởng cũ của thiên triều. Đảng cộng sản Việt Nam được Trung Quốc ủy nhiệm để thắng cuộc chiến này. Đó cũng là lý do để Trung Quốc ra sức thúc ép Đảng cộng sản Việt Nam phải nâng cấp quan hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc lên tầm cao mới. Ngày 13/7 vừa rồi, tại Nam Ninh, Trung Quốc tái nhắc nhở, đã đến lúc Hà Nội và Bắc Kinh cần xây dựng một "cộng đồng chung vận mệnh".
Câu chuyện chọn "phe" mặc dầu được Thủ tướng Phạm Minh Chính chối bay chối biến trên đất Mỹ. Trong chuyến thăm làm việc ở Mỹ từ 11 đến 17/5 ông Chính khẳng định Việt Nam "chọn chính nghĩa, không chọn bên". Cụ thể, Thủ tướng Chính nói tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) : "Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều sự lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải…" Tuyên bố của ông Chính vào thời điểm Nga đang tiến hành cuộc xâm lược Ukraine khiến dư luận đặt câu hỏi, liệu có đúng Việt Nam chỉ chọn chính nghĩa, không chọn phe ? Nếu giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam chọn chính nghĩa, hẳn họ đã chọn lên án hành vi xâm lược của Nga. Trái lại, họ không những không lên án Nga mà các lần bỏ phiếu của Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc càng thể hiện rằng họ chọn đứng cùng một chiến tuyến với Nga.
Thủ tướng Chính kêu gọi ngành ngoại giao "phải xem lợi ích quốc gia dân tộc là tối thượng và phải bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam". Ông yêu cầu ngoại giao phải làm sao để bạn bè, đối tác quốc tế ngày càng tin cậy và yêu mến Việt Nam, hiểu rõ và ủng hộ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Ủng hộ một con đường mà TBT Nguyễn Phú Trọng hoài nghi không biết "đến hết thế kỷ này đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện hay chưa" (?) Đi trên con đường ấy, hiện Việt Nam có quan hệ "đối tác chiến lược" với hầu hết các nước lớn trên thế giới… Riêng bang giao với Trung Quốc còn cao hơn các nước một mức là "đối tác hợp tác chiến lược toàn diện", trong khi quan hệ với Mỹ, bất chấp những diễn biến nồng ấm trong thời gian qua, hiện vẫn ở mức "hạng ba" chứ chưa được nâng lên "hạng hai " – tức là "đối tác chiến lược". Mỹ nhiều lần bày tỏ thiện chí nâng cấp quan hệ đối tác nhưng cho đến nay Hà Nội vẫn tảng lờ.
Những vụ án chỉ có ở Việt Nam
Với đường lối đối ngoại nói trên, thì có thể hình dung, chiếc loa phường suốt ngày sẽ cổ võ cho một chính sách đối nội độc tài-toàn trị đến mức nào ? Cả 3 vụ án "khét tiếng" gần đây sẽ không thể xảy ra trong một chế độ dân chủ pháp trị được. Không thể có một vụ như Việt Á có thể múa rìu qua mắt thợ, thao túng, lũng đoạn bao nhiêu ban bệ, chính quyền địa phương khắp tỉnh thành. Không có luật sở hữu đất đai phi lý phi nhân, nên không thể có những tranh chấp, cưỡng chế đất như vụ Đồng Tâm. Càng không thể một tay vá trời, dàn dựng lên cả một vụ án xử tội người làng Đồng Tâm đã bạo loạn, chống phá chính quyền, với những chứng cớ ngụy tạo như vậy. Không có cái tội mơ hồ "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" nên không thể kết tội những người trong nhóm Thiền Am, cũng không thể có chuyện, vì tố cáo công an đòi ăn hối lộ, vì mắng một ông sư là "ngu như bò" mà bị tù, trong khi báo chí vu khống Cụ Lê Tùng Vân và những người ở Thiền Am suốt một thời gian d ài với những tội danh kinh khủng... thì lại không hề gì ! Trong một xã hội dân chủ, những người trong "Thiền Am bên bờ vũ trụ" có thể kiện báo chí và tất cả những ai vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ. Và chắc chắn là họ sẽ thắng lớn.
Qua hai vụ án "Đồng Tâm" và "Thiền Am bên bờ vũ trụ", chúng ta có thể thấy luật pháp ở Việt Nam nằm hoàn toàn trong tay nhà cầm quyền và kẻ mạnh. Đó là công an, là sư "quốc doanh" và báo chí "quốc doanh", ngược lại số phận của người dân còn thua cả con sâu cái kiến. Bất cứ ai cũng có thể bị kết tội danh "tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" thuộc Điều 79 luật hình sự cũ nay là Điều 109 Bộ luật Hình sự, "tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" thuộc Điều 88 Luật Hình sự cũ nay đổi thành Điều 117 Luật Hình sự, "tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" thuộc Điều 258 Luật Hình sự cũ nay là Điều 331 trong Luật hình sự mới, thậm chí bị dàn dựng ngụy tạo thành tội giết người như trong vụ án Đồng Tâm.
Trong khi trên thực tế, dân làng Đồng Tâm luôn luôn giương cao khẩu hiệu tin vào Đảng, vào Chính phủ, cụ Lê Đình Kình trên năm chục năm tuổi đảng, như lời Cụ bà Dư Thị Thành nói "đến cuối đời chồng tôi vẫn tin vào đảng"… Còn những người ở Thiền Am thì không quan tâm đến chính trị, không hề có những lời nói, hành vi chống phá chế độ gì cả. Nếu họ chỉ trích công an huyện Đức Hòa hay không muốn gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thì cũng là quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo của họ mà thôi. Tóm lại, nếu Việt Nam muốn chấm dứt những "khuyết tật" nghiêm trọng của một chế độ độc tài (thường được gọi là "lỗi hệ thống), thì Việt Nam không thể không dân chủ hóa và thay đổi thể chế chính trị. Chỉ có như thế mới tiêu diệt được tận gốc rễ nạn tham nhũng, hạn chế những vụ án phi lý phi nhân, để từ xã hội, tôn giáo cho tới văn hóa, nhân tính con người được phát triển một cách lành mạnh, không còn hiên tượng cái xấu, cái ác, điều không tử tế thì tràn lan, trở thành bình thường, trong khi cái đẹp, cái thiện, điều tử tế lại trở thành hiếm hoi, bất bình thường.
Sứ mệnh của chiếc loa phường tới đây thật "cao cả". Sự gắn bó giữa nội trị độc tài với ngoại giao chọn bên sẽ như hình với bóng trong một chiếc loa phường tưởng chừng như đã lụi tàn trong quá khứ… Từ mờ sáng những tiếng hô ắc ê : một, hai, ba… dưới bản nhạc thể dục. Sau đó là các bản tin và các bài xã luận. "Nhất hô bá ứng". Tất cả sẽ răm rắp làm theo lệnh từ một Trung tâm chỉ huy. Những nỗ lực muốn kéo lùi lịch sử liệu có vấp phải sự phản kháng, lúc công khai, lúc âm ỉ như một status ngay trên báo lề phải : "Mong các tỉnh cũng chấm dứt sứ mệnh của hệ thống loa phường đi. Hãy tuyên truyền bằng các hình thức khác phù hợp với thời công nghệ 4.0, đừng hành hạ dân bằng những tiếng ồn không đáng có, đừng bắt mọi người phải bị "tra tấn" dai dẳng.
Nguyễn Bá Bình
Nguồn : VOA, 08/08/2022
Tham khảo thêm :
Đặt loa phường trên đầu dân, chính quyền coi dân chỉ là bầy đàn
Thành tựu vĩ đại nhất của cách mạng tư sản dân quyền là giải phóng cá nhân. Trước cách mạng tư sản dân quyền, người dân không có cá nhân, chỉ là bầy đàn công cụ dưới sự chăn dắt và sử dụng của chủ nô, lãnh chúa. Chỉ có cá nhân của lãnh chúa, chủ nô. Đến cách mạng tư sản dân quyền bắt đầu từ nước Pháp năm 1789, rồi lan ra nhiều nước châu Âu, kết thúc chế độ phong kiến, mở ra chế độ tư bản ở châu Âu, con người mới được nhìn nhận là những cá thể tách ra khỏi bầy đàn. Cá nhân có mặt trong cuộc đời là bước tiến vĩ đại của lịch sử loài người. Cá nhân có mặt trong cuộc đời cũng vĩ đại như tìm ra lửa cho cuộc sống con người.
Đặt loa phường trên đầu dân, chính quyền coi dân chỉ là bầy đàn
Mọi nhà nước dân chù tư sản, dù là nhà nước tư bản hoang dã thì việc đầu tiên là xây dựng luật pháp bảo đảm sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội. Quyền con người, quyền công dân ra đời từ đó.
Tách ra khỏi bầy đàn, mỗi cá nhân đều có cuộc sống riêng, có năng lượng sống riêng, có khát vọng riêng và có nhu cầu riêng của đời sống văn hóa tinh thần phải được xã hội nhìn nhận và bảo đảm bằng luật pháp. Được nhìn nhận, mỗi cá nhân đều mang hết trí tuệ, tài năng khẳng định sự có mặt của mình trong cuộc đời và đóng góp cho cuộc đời, cho xã hội, đưa xã hội phát triển không ngừng, tạo ra những nền văn minh sáng lạn.
Cá nhân được giải phóng khỏi bầy đàn. Con người có mặt trong cuộc đời với tư cách là những cá nhân sáng tạo, không còn là bầy đàn công cụ của những cá nhân chủ nô, lãnh chúa nữa. Văn minh công nghiệp, văn minh đô thị, văn minh tin học ra đời từ đó.
Đặt loa phường trên đầu dân, chính quyền nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa ngạo mạn coi người dân chỉ là bầy đàn không có cá nhân
Ở Việt Nam, sự ra đời của Tự Lực Văn Đoàn cũng là một sự kiện vĩ đại không phải chỉ của lịch sử văn học Việt Nam mà còn là sự kiện vĩ đại trong tiến trình đi tới văn minh của dân tộc Việt Nam vì Tự Lực Văn Đoàn là đòi hỏi, là ghi nhận, là khắc vào lịch sử Việt Nam dấu ấn sự ra đời của cái Tôi, của cá nhân, báo hiệu sự ra đời của văn minh công nghiệp, văn minh đô thị ở Việt Nam.
Pháp xâm lược Việt Nam chỉ nhằm mục đích khai thác, vơ vét tài nguyên thuộc địa Việt Nam cho nước Pháp làm công nghiệp hóa. Nhưng vào khai thác tài nguyên thuộc địa Việt Nam, tư bản Pháp cũng mang vào Việt Nam tư tưởng triết học Tự do – Bình đẳng – Bác ái của cách mạng tư sản dân quyền Pháp và mang vào Việt Nam hơi thở, sức sống của xã hội công nghiệp Pháp.
Triết học Tự do – Bình đẳng – Bác ái vào Việt Nam đã tạo ra một thế hệ trí thức mới, thế hệ trí thức công nghiệp đầu tiên của xã hội phong kiến, xã hội nông nghiệp Việt Nam. Lớp trí thức ý thức về cái Tôi, đòi hỏi cái Tôi của cá nhân phải được nhìn nhận và khẳng định sự có mặt trong cuộc đời.
Những trí thức có lí chí mạnh mẽ, có trách nhiệm kẻ sĩ trước thời cuộc trở thành chính khách làm chính trị dẫn dắt đất nước tìm con đường không đổ máu thoát khỏi thân phận thuộc địa, giành độc lập, hòa nhập với thế giới văn minh đi vào văn minh công nghiệp. Xin nhắc lại cách mạng tư sản dân quyền vào Việt Nam đã tạo ra lớp trí thức tư sản dân quyền kiên trì con đường giành độc lập không đổ máu, không chấp nhận cách mạng bạo lực. Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời bởi những trí thức như vậy.
Những trí thức giầu lí chí làm chính trị thì những trí thức tài hoa giầu sáng tạo sáng lập ra Tự Lực Văn Đoàn. Văn Đoàn của cái Tôi, của cá nhân tách ra khỏi bầy đàn đưa xã hội nông nghiệp Việt Nam chưa có cá nhân, chưa có cái Tôi ngập ngừng bước vào văn minh của cái Tôi, văn minh công nghiệp, văn minh đô thỉ.
Hơi thở, sức sống của xã hội công nghiệp Pháp vào Việt Nam cũng tạo ra những nghiệp chủ công nghiệp, những nhà công thương ở qui mô công nghiệp đầu tiên của Việt Nam, lớp tư sản dân tộc đầy tài năng và nồng nàn lòng yêu nước hăm hở đưa xã hội Việt Nam vào xã hội công nghiệp, hòa nhập cùng dòng chảy nhân loại đang hối hả công nghiệp hóa.
Nhưng bão táp cách mạng tháng tám 1945 nổ ra đã xóa bỏ cá nhân, chặn đứng dòng chảy tiến hóa. Trong xã hội phong kiến cổ hủ, trì trệ và nông nghiệp thô sơ, ngưng đọng Việt Nam, cá nhân đã tách ra khỏi bầy đàn chỉ là số ít lẻ loi. Số đông vẫn là bầy đàn chưa có cá nhân. Những người cộng sản đã kích hoạt sức mạnh đám đông chưa có cá nhân thành dòng thác cách mạng vô sản giành chính quyền của trí thức dân tộc cho đảng cộng sản.
Người dân không đọc báo, không nghe đài của truyền thông nhà nước xã hội chủ nghĩa thì nhà nước đặt loa phường trên đầu, buộc phải nghe, buộc phài chịu đựng tuyên truyền nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đưa những nông dân chưa có cá nhân lên lập chính quyền cách mạng và chính quyền đó được làm đẹp, được lí tưởng hóa bằng tên gọi Chính Quyền Nhân Dân nhưng tinh hoa của nhân dân là trí thức dân tộc và tư sản dân tộc, những người giầu trí tuệ và giầu của cải, những cá nhân sáng chói và sừng sững trong lịch sử Việt Nam đều không thể có mặt trong chính quyền nhân dân.
Chính quyền nhân dân chỉ là những con người chưa có cá nhân lập tức vô hiệu và xóa bỏ những cá nhân lừng lững, xóa bỏ thế hệ trí thức dân tộc và xóa bỏ đội ngũ tư sản dân tộc. Vì chưa có cá nhân của luật pháp dân chủ, của văn minh công nghiệp, những con người có quyền lực của chính quyền nhân dân liền hiện nguyên hình là những lãnh chúa, chủ nô cộng sản còn tồi tệ hơn lãnh chúa chủ nô phong kiến. Những Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Tất Thanh Cang, Nguyễn Dức Chung, Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long... là minh chứng
Chưa có cá nhân, chỉ có lãnh chúa chủ nô và bầy đàn nô lệ, xã hội trở về thời phong kiến. Và xã hội Việt Nam đã chuyển từ phong kiến trung cố sang phong kiến cộng sản. Thân phận con người bầy đàn trong phong kiến cộng sản còn bi thảm, ai oán hơn cả thân phận bầy đàn trung cổ. Bầy đàn trung cổ công khai, rõ ràng, sòng phẳng với lịch sử. Còn bầy đàn trong phong kiến cộng sản phải mang cái mặt nạ tự do dân chủ.
Coi người dân chỉ là bầy đàn, không có cá nhân nhưng trong thời đại dân chủ, nhà nước lãnh chúa chủ nô cộng sản vẫn phải nhuộm màu dân chủ cho Hiến pháp tước đoạt quyền dân. Tạo ra màu mè dân chủ ở điều 25 Hiến pháp 2013 : "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định". Rồi vội vã làm ngay luật Hình sự 2015 hình sự hóa quyền tự do ngôn luận của người dân bằng những điều luật hình sự vi Hiến : điều 109, điều 117, điều 331.
Để có màu mè dân chủ, phải viết vào Hiến pháp : "Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước" - Điều 28, Hiến pháp 2013.
Thứ dân chủ màu mè bánh vẽ đó chỉ mang lại thân phận bầy đàn của người dân thêm cay đắng, bi thảm, ai oán mà thôi. Kiến nghị bằng những văn bản thống thiết đều chìm vào im lặng hư vô, người dân phải kiến nghị bằng hành động, bằng biểu tình thì công an vung dùi cui, vung roi điện giáng xuống đầu dân và quát vào mặt dân : Mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo !
Mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo ! Người dân chỉ là bầy đàn do Đảng và Nhà nước chăn dắt. Bầy đàn, không có cá nhân thì cũng không có quyền con người, không có quyền công dân ! Không được ý kiến, không được kiến nghị, không được biểu tình gì hết, hiểu chưa ? Thê thảm quá !
Bầy đàn, không có cá nhân thì cũng không có quyền con người, không có quyền công dân !
Coi người dân chỉ là bầy đàn, Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam cứ thản nhiên đặt loa phường trên đầu dân, bắt người dân từ ông xe ôm đợi khách bên vỉa hè đến ông nhà văn đêm đêm thức với trang sách, bắt từ bà bán rau đến ông bác sĩ về nhà nghỉ ngơi sau ca trực đêm ở bệnh viện, đều phải nghe chung tiếng loa phường vang vang xộc vào phòng ngủ, xộc vào không gian riêng tư.
Đặt loa phường trên đầu dân, chính quyền nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa ngạo mạn coi người dân chỉ là bầy đàn không có cá nhân, không cần quan tâm đến con người cá nhân, không cần quan tâm đến quyền con người, coi xã hội chỉ là trại gia súc, chủ chăn gia súc muốn áp đặt điều gì thì áp đặt.
Vừa chứng tỏ nền tảng văn hóa, kiến thức xã hội thực sự của quan chức nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam quá thấp kém, vẫn thỏa mãn với thứ văn hóa bầy đàn, vẫn chưa hề có cá nhân, chưa hề biết đến giá trị văn hóa phổ cập của thời đại.
Vừa là sự thú nhận thất bại thảm hại của tuyên truyền nhà nước xã hội chủ nghĩa. Một hệ thống truyền thông nhà nước khổng lồ ngốn hàng trăm ngàn tỉ tiền thuế của dân nhưng không đến được với dân. Người dân không đọc báo, không nghe đài của truyền thông nhà nước xã hội chủ nghĩa thì nhà nước đặt loa phường trên đầu, buộc phải nghe, buộc phài chịu đựng tuyên truyền nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam !
Phạm Đình Trọng
(01/08/2022)
Sau nhiều năm công luận kêu gọi xóa bỏ loa phường vì tính bất cập của nó, gần đây cơ quan chức năng Hà Nội đã có động thái đáp ứng. Đó là dùng thiết bị thông minh gắn tại nhà dân để phường xã phát thanh trực tiếp đến từng nhà. Người dân và các chuyên gia thông tin truyền thông nghĩ gì về việc này ?
Hệ thống phát thanh loa phường ở Hà Nội. (Ảnh minh họa chụp trước đây) - RFA PHOTO
Loa phường, một sản phẩm thường thấy ở các nước cộng sản, với mục đích tuyên truyền cổ động các chính sách của nhà nước. Vào ngày 9 tháng 1 năm 2017, phát biểu tại hội nghị triển khai công tác năm 2017 của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã nhận định ‘loa phường’ đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, do vậy cần đánh giá, nếu thấy không hiệu quả thì nên bỏ. Ý kiến của ông Nguyễn Đức Chung khi đó được sự đồng tình của người dân. Có lẽ đây là một trong số ít lần, ý kiến của vị chủ tịch thành phố Hà Nội được người dân hưởng ứng nhiều như vậy.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Anh Trọng, một người dân ở Hà Nội, cho biết ý kiến của mình về chiếc loa phường:
"Với góc độ là người dân Hà Nội sống trong nội đô thì Anh thấy bỏ loa phường là rất tốt, bởi vì nó đỡ hẳn một cái kênh ô nhiễm tiếng ồn, bởi vì trong nội đô vì đã phải tiếp xúc với rất nhiều thể loại âm thanh khác nhau rồi. Với lại trong nội đô người ta đã có nhiều cách tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, kể cả thông tin từ cơ sở. Trong khi loa phường đưa thông tin lại mang tính áp đặt, có thông tin không cần thiết mà nó cứ văng vẳng ở tai rất khó chịu. Thứ nữa là cái thời đại bây giờ có nhiều cách để các cấp chính quyền từ trung ương cho đến địa phương truyền tải thông tin đến người dân, kể cả thông qua mạng xã hội. Cho nên cái việc bỏ loa phường là anh thấy ủng hộ".
Nhận xét về loa phường, Ông Nguyễn Lâm Thanh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội truyền thông số Việt Nam đưa ra nhận định:
"Tôi nghĩ nó sẽ phụ thuộc vào tính chất, chẳng hạn như những nơi mà thông tin nhiều như ở thành phố thì chắc là nó không cần thiết. Còn tính năng cảnh báo, trường hợp đột xuất thì có nhiều cách khác nhau. Ở những nơi vùng sâu vùng xa mà thông tin rất thiếu thì có thể loa phường còn tác dụng, còn ở thành phố thì tôi nghĩ nó không cần thiết".
Tuy nhiên ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Hà Nội Nguyễn Đức Chung khi đó lại không được sự đồng tình của Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội. Ý kiến ngược lại này phải chăng là do lợi ích nhóm, vì mỗi lĩnh vực, mỗi ngành nghề đều có những dự án, những lĩnh vực thuộc quyền lợi của mình.
Cho đến tháng 8 năm 2017, chính quyền Hà Nội đã tìm ra giải pháp có lẽ sẽ vẫn đảm bảo quyền lợi của các các "nhóm" ! ? Một trong những nội dung của đề án "Sắp xếp lại và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đài truyền thanh phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố", là dùng thiết bị thông minh gắn tại nhà dân để thay thế loa phường.
Thiết bị thông minh mới này có tên M-Gateway, hiện do công ty Mobifone sản xuất và gắn thử nghiệm tại 200 hộ dân tại các quận Ba Ðình, Cầu Giấy và Hoàn Kiếm thuộc trung tâm thành phố Hà Nội.
Thiết bị thông minh M-Gateway dự định đặt tại nhà dân để thay thế hệ thống phát thanh loa phường ở Hà Nội. Courtesy Mobifone
Theo thông tin từ Trung tâm công nghệ thông tin MobiFone, thiết bị M-Gateway có chức năng phát trực tiếp các bản tin của chính quyền đến từng hộ dân, có thể kết nối với điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng… tuy nhiên tất cả mọi chức năng cần phải kết nối internet mới sử dụng được.
Nhật xét về việc dùng thiết bị thông minh thay thế loa phường, Anh Trọng sống ở Hà Nội, cho biết:
"Cái thiết bị mới đặt trong nhà này, Anh thấy là khó khả thi, trừ khi họ có cái chế tài để bắt từng gia đình phải mua trang bị. Nếu mà để cho người dân tự nguyện thì anh nghĩ nhu cầu của người dân cũng không đến mức họ tự nguyện lắp ở trong nhà đâu. Tại vì, thứ nhất đối với tầng lớp thanh niên hay tuổi trẻ thì họ cũng có nhiều cách để tiếp cận thông tin, còn đối với một số người cao tuổi một chút mà có nhu cầu nghe loa phường, nghe chương trình thời sự qua kênh loa phường thì có lẽ họ cũng khó sử dụng cái thiết bị mà phải cắm qua internet ở trong nhà như thế".
Theo ông Nguyễn Lâm Thanh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội truyền thông số Việt Nam, kêu gọi lắp đặt thiết bị thông minh tại nhà dân để thay thế loa phường là xâm phạm quyền riêng tư của người dân. Ông nói tiếp:
"Theo tôi dùng thiết bị thông minh thay thế loa phường là không khả thi vì không ai làm như thế cả. Thực ra thì chính quyền có thể để ra một cái địa chỉ trên mạng, rồi thông báo cho người dân biết các việc ấy. Chứ còn lắp một cái thiết bị ở trong nhà dân chắc là chẳng ai đồng ý. Còn nếu người ta đồng ý thì sau đó người ta cũng phá đi chứ chẳng ai để cái đó trong nhà. Còn nếu kêu gọi mua thì tôi nghĩ cũng chẳng ai mua, vì cái đó xâm phạm cái quyền riêng tư ở trong nhà người ta".
Chúng tôi liên hệ bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó trưởng phòng Văn hóa Thông tin quận Hoàn Kiếm, là một trong các quận tại Hà Nội được lắp thử nghiệm thiết bị thông minh thay thế loa phường, để tìm hiểu thêm thông tin liệu có bắt buộc người dân gắn thiết bị mới này không, thì được bà Hiền trả lời như sau:
"Anh ơi nếu anh muốn làm việc thì phải đến quận anh ạ, anh ra đấy đến phòng em làm việc đi, ai lại làm việc qua điện thoại thế anh".
Một người dân sống tại quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết ông cũng muốn có thiết bị này, tuy nhiên ông chỉ lo lắng về chi phí:
"Nếu trang bị toàn dân thì kinh phí nhà nước có đảm bảo không ? Cái thứ hai là dân cũng muốn có nhưng có phải mất cước hàng tháng không ? "
Theo Kỹ sư Đoàn Quang Hoạt, thiết bị thông minh thay thế loa phường cũng là một cái ý tưởng hay:
"Thiết bị này vẫn có thể dùng được mục đích của loa phường, thông tin công cộng, thông tin phục vụ cộng đồng, nhưng mà cách thức nghe, thời gian nghe và âm lượng nó cũng phù hợp với từng người hơn. Tôi nghĩ vì phục vụ cho cộng đồng nên chi phí phải là do cộng đồng, tức là nếu nhà nước có điều kiện để trang bị là tốt nhất".
Tuy nhiên theo Anh Trọng thì nếu để người dân tự nguyện lắp đặt thì không khả thi, trừ khi là có chế tài gì bắt buộc người dân phải mua, mà như thế thì người dân cũng không thấy thoải mái. Anh nói tiếp:
"Nếu thay loa phường bằng thiết bị thông minh gắn trong nhà thì Anh nghĩ đúng là bình mới rượu cũ, nó cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Trừ khi họ dùng cái giải pháp công nghệ gì đấy cao hơn, không phát sinh chi phí trang bị thiết bị mới. Tại vì nếu người dân không mua mà nhà nước trang bị thì thật ra cũng là từ tiền thuế của dân thôi, nó cũng chẳng khác gì".
Vào đầu tháng 10 năm 2018, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tổ chức khảo sát, ý kiến người dân về đài truyền thanh phường sau một năm thực hiện đề án "Sắp xếp lại và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đài truyền thanh phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội". Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử của chính quyền Hà Nội, tính đến ngày 10 tháng 10 năm 2018, chỉ có 50% ý kiến đồng ý thay thế loa phường bằng thiết bị thông minh.
********************
‘Tàu lạ’ lại tấn công ngư dân Quảng Nam (RFA, 16/10/2018)
Một tàu cá của ngư dân Quảng Nam bị một ‘tàu lạ’ tấn công đâm vào đuôi khiến nước tràn vào khoang rồi bỏ chạy khỏi hiện trường.
Một tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm ngày 2/6/2014. AFP photo
Truyền thông trong nước loan tin hôm 16/10 ; theo đó vụ việc được nói diễn ra trưa ngày 15/10 khi tàu cá mang số hiệu QNa 90398TS do ông Huỳnh Tèo (ngụ tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam) làm thuyền trưởng cùng 13 ngư dân đang đánh cá tại khu vực đảo Đá Bắc (quần đảo Hoàng Sa.)
Báo trong nước nói các ngư dân thấy ‘tàu lạ’ không treo cờ và có ghi chữ nước ngoài, nhưng không nói rõ là chữ nước nào và nội dung là gì.
Sau khi bị tấn công, ông Huỳnh Tèo đã phát tín hiệu cầu cứu và được một tàu vỏ thép của ông Huỳnh Văn Tạo, cũng ở xã Tam Quang đến và đưa các thuyền viên lên tàu vỏ thép an toàn.
Tin cho biết tàu cá bị đâm của ông Tèo đang được tàu vỏ thép của ông Tạo dắt vào bờ nhưng chưa rõ thời gian và địa điểm cập bến.
Trao đổi với báo trong nước vào sáng 16/10, ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam, xác nhận sự việc trên, đồng thời cho biết vẫn chưa xác định được ‘tàu lạ’ gây ra vụ việc là của ai và vẫn đang trong quá trình xác minh.
Từ trước đến nay, tình trạng tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công trong khu vực Hoàng Sa thường xuyên diễn ra. Trong nhiều trường hợp, truyền thông trong nước không nói rõ là tàu Trung Quốc mà chỉ dùng cụm từ ‘tàu lạ.’
Tuy nhiên, sự việc gần đây nhất được báo trong nước nói rõ bị tàu Trung Quốc tấn công là vụ tàu cá Quảng Ngãi số hiệu QNg 90546 TS bị đâm chìm gần Quần Đảo Hoàng Sa sáng ngày 7/8/2018.
Một số khảo sát tại các thành phố Việt Nam cho thấy, ngoài tiếng ồn do xe cộ lưu thông trên đường, một số cửa hàng kinh doanh quần áo thời trang, điện tử, điện máy, nhiều quán ăn và ngày cả bán hàng rong… cũng sử dụng loa công suất lớn để quảng cáo thu hút khách hàng. Thế rồi chính người dân sống trong cộng đồng cũng gây ra nhiều tiếng ồn quá mức cho phép.
Giờ cao điểm tại Hà Nội. (Ảnh minh họa) AFP
Chúng tôi có liên lạc với một người dân tại Nghệ An và được chia sẻ như sau :
"Các cửa hàng buôn bán như điện máy, điện tử và điện thoại di động mở loa quá to, đối với người dân ở đây chúng tôi cũng đã phản ánh vài lần rồi nhưng mà cũng không được cải thiện lắm, cho nên đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp để giải quyết giúp cho đời sống nhân dân ổng định hơn".
Một bạn trẻ thì lại tỏ ra rất bức xúc về âm thanh quá lớn khắp nơi, bạn nói với chúng tôi :
"Em thì rất bực bội vì làm việc gì cũng không hiệu quả được như học tập làm việc hay bất cứ việc gì. Ngay cả trong nhà mình nói chuyện với nhau, giao tiếp ảnh hưởng rất là nhiều".
Đại diện của một cửa hàng kinh doanh điện thoại tại quận 3 cho biết vì sao lại sử dụng loa với công suất lớn :
"Khi truyền thông về các phương tiện về loa thì nó thu hút được rất nhiều, bởi vì khi họ đi ngang họ nghe tiếng họ sẽ nghĩ ở đây đang có chương trình gì đó thì ít nhất người ta cũng sẽ lắng nghe, còn truyền thông bằng các kiểu khác nhiều khi bị loãng".
Kết quả khảo sát và kiểm tra của cơ quan quản lý đô thị tại Sài Gòn thì hầu hết các cửa hàng kinh doanh điện tử, các quán án quán nước… với tiếng ồn đều vượt mức cho phép từ 17 đến 35 (dBA).
Thực tế cho thấy tiếng ồn không chỉ gây khó chịu nhất thời mà về lâu về dài còn gây ảnh hưởng tiêu cực và đến sức khỏe con người.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, âm lượng khoảng 76 decibels (dB) là bắt đầu chạm ngưỡng tiếng ồn gây ra cảm giác khó chịu. Ngưỡng nghe trong giới hạn chịu đựng của con người là khoảng 110 dB. Âm thanh quá lớn làm giảm thính lực và làm hỏng các tế bào tiếp nhận âm thanh. Các tế bào này không thể tái tạo nên người nghe rất khó phục hồi thính giác.
Đồng ý với việc tiếng ồn gây ảnh hưởng lớn đến thính giác và nguy hại không thể phục hồi, một vị bác sĩ xin được giấu tên hiện đang làm việc tại Bệnh viện Tai- Mũi-Họng Sài Gòn giải thích ảnh hưởng ô nhiễm tiếng ồn được phân ra làm hai nhóm chính là thính giác và ảnh hưởng toàn cơ thể. Vị bác sĩ cho biết thêm :
"Với tiếng ồn cường độ thấp gây ra đau đầu, rối loạn giấc ngủ hay các biểu hiện về tim mạch. Đặc biệt đối với trẻ em cơ thể rất là nhạy cảm nên tiếng ồn thấp đó sẽ gây cho trẻ em mất tập trung. Đây là một vấn đề công cộng rất là lớn mà chúng ta cần quan tâm, sự ảnh hưởng lớn nhất đối với tiếng ồn là sự giảm nghe không thể hồi phục".
Bác sĩ Huỳnh Hoa từng làm việc tại bệnh viện Đa khoa Hà Nội chia sẻ với chúng tôi :
"Chúng ta tiếp xúc tiếng ồn hằng ngày nhưng tai chúng ta chỉ chịu đựng được tiếng ồn ở mức độ là sinh hoạt thôi là 60 đến 80 decibels (dB) là cùng nếu vượt qua ngưỡng 85 db thì sẽ dễ bị tổn thương thính lực. Nếu chúng ta tiếp xúc với tiếng ồn thường xuyên thì tai chúng ta sẽ giảm đi và gây điếc tai và qua chừng một tiếng đồng hồ coi chừng bị điếc tai trong và điếc tai trong là điếc không hồi phục rất nguy hiểm".
Theo điều 17 nghị định 155 do chính phủ Việt Nam ban hành năm 2016 về việc xử phạt vi phạm môi trường về tiếng ồn thì mức phạt đối với các trường hợp vi phạm thấp nhất là 1 triệu đồng và cao nhất là 160 triệu đồng đối với cá nhân. Còn đối với tổ chức, doanh nghiệp thì mức thấp nhất là 2 triệu đồng và cao nhất lên tới 320 triệu đồng.
Một vị chuyên gia về môi trường không muốn nêu tên hiện đang sống tại Sài Gòn cho rằng việc xử phạt ô nhiễm tiếng ồn thật sự khó. Ông cho biết :
"Vấn đề tiếng ồn nó rất khó trong việc xử phạt, bởi vì ngay cả trong một cơ sở sản xuất thôi có thể bình thường người hoạt động gây ồn nhưng khi được người dân phản ánh thì chỉ cần điều chỉnh về âm lượng một cái thì có thể giảm tiếng ồn dưới tiêu chuẩn liền và như vậy không có cơ sở để xử phạt người ta".
Một ý kiến khác được Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng việc này hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của người dân.
"Tôi cho là không khó, thật sự mà nói nó phụ thuộc vào dân trí. Ví dụ một anh lái xe nếu mà ý thức được rằng việc bóp còi nó ảnh hưởng đến thính giác người khác thì anh ta sẽ không làm. Nếu tất cả mọi người ý thức được ô nhiễm tiếng ồn gây nguy hại cho sức khỏe con người, gây mất trật tự thành phố thì tức khắc mọi người sẽ dẹp đi, tôi cho rằng phụ thuộc vào dân trí khá nhiều và đưa ra các quy tắc ứng sử để không có tiếng ồn nữa thì tôi cho là chúng ta làm được và tất nhiên cần một thời gian nhất định".
Khoản thời gian nhất định đó là bao lâu thì chưa thể tìm được lời giải đáp. Lý do vì thực trạng ô nhiễm tiếng ồn hiện nay chưa thấy cơ quan chức năng có biện pháp giảm thiểu hữu hiệu. Trong khi đó thì mức độ mỗi lúc một tăng thêm đáng quan ngại qua số lượng phương tiện giao thông gây ồn không hề được giới hạn, cơ sở sản xuất phát ra âm thanh quá lớn chưa được khống chế…
********************
Công an Việt Nam thu giữ 1 lượng lớn ma túy đá (RFA, 16/10/2018)
Công an Việt Nam phát hiện một lượng hàng lớn bị nghi ngờ là ma túy đá (methamphetamine) trị giá khoảng 3 triệu USD trong 1 chiếc xe tải chạy quá tốc độ.
Hai người H'mong bị bắt ngày 2/1/2018 tại tỉnh Tây Bắc Điện Biên Phủ do nhập lậu 489 túi heroin trị giá khoảng 3 triệu USD từ Lào. AFP
AFP trích dẫn tin từ cơ quan chức năng Việt Nam hôm thứ Ba 16 tháng 10 với thừa nhận đây là vụ phát hiện mới nhất tại Việt Nam nơi mà tình trạng sử dụng các loại ma túy tổng hợp đang tăng đáng kể.
Theo AFP, 2 người đàn ông đã thoát khỏi hiện trường nhưng sau đó một trong 2 người, mang quốc tịch Lào đã bị bắt. Công dân Lào này khai ông ta được hứa trả 10.000 USD để đưa số hàng ma túy đến thành phố Đà Nẵng, một trung tâm du lịch trên bờ biển miền Trung Việt Nam.
Một viên chức công an nói với AFP rằng nhà chức trách vẫn đang tìm kiếm nghi phạm thứ hai là công dân Việt Nam. Theo người này cho biết, họ tìm thấy12 túi màu xanh lá cây có chứa các gói nhỏ của một chất trắng có trọng lượng tổng cộng 309 kg.
Tuy Việt Nam có luật pháp nghiêm ngặt về sử dụng ma túy nhưng lại là trung tâm vận chuyển cũng như thị trường phổ biến cho các loại ma túy từ khu vực biên giới "Tam giác vàng" nổi tiếng không có luật lệ gì nằm giữa Lào, Myanmar và Thái Lan.
Thuốc phiện và bạch phiến từ lâu đã là những loại được người lớn tuổi sử dụng ; nhưng lớp trẻ ăn chơi sau này có xu hướng chuyển sang dạng thuốc viên tổng hợp như thuốc lắc, ma túy đá, ketamine.
Những loại ma túy tổng hợp được tuồn vào Việt Nam từ các nước lân cận ; nhưng theo công an Việt Nam thì trong những tháng gần đây đã phát hiện được những phòng thí nghiệm tổng hợp ma túy ngay trong nước.
AFP cho biết theo số liệu chính thức, có 220.000 người sử dụng ma túy ở Việt Nam, và tình trạng sử dụng các chất tổng hợp đã tăng 7% trong giai đoạn 2001 và 2016.
Mới vào ngày 16 tháng 9 vừa qua, có 7 trường hợp sốc ma túy chết tại lễ hội âm nhạc điện tử ‘Du Hành đến Mặt Trăng’ tổ chức ở Công Viên Nước Hồ Tây tại Hà Nội.
Các quan chức và người ủng hộ đã cảnh báo sự nguy hiểm của việc sử dụng ma túy sau sự viện bảy người Việt Nam đã chết vì do sốc ma túy tại một lễ hội âm nhạc ở Hà Nội vào tháng trước
*******************
Vấn đề ung thư 'đang bị hiểu sai ở Việt Nam' ? (BBC, 16/10/2018)
Một bác sĩ ở Thành phố Hồ Chí Minh nói với BBC rằng dường như giới đấu tranh chống thực phẩm bẩn "đã nói về ung thư nhiều quá mức cần thiết".
Bệnh viện Ung bướu tại Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải
Hồi đầu tháng 10/2018, hai nhà khoa học James P. Allison, người Mỹ và Tasuku Honjo, người Nhật, được giải Nobel Y học năm 2018, nhờ phương pháp tiếp cận mới trong điều trị ung thư.
Công trình của hai nhà khoa học này đã tìm ra "liệu pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch", giúp điều trị các bệnh ung thư khó điều trị như ung thư da hoặc phổi.
Cùng thời điểm, báo Việt Nam cho hay, nhiều bệnh nhân ung thư ở Bệnh viện K. ở Hà Nội "sống thêm vài năm sau khi dùng thuốc miễn dịch nhờ đáp ứng thuốc tốt".
Tuy vậy, chi phí điều trị thuốc miễn dịch được ghi nhận "có giá rất cao". Theo báo Zing, một lọ thuốc dao động hơn 60 triệu đồng, mỗi bệnh nhân phải sử dụng 1-2 lọ trong một lần với liệu trình 3 tuần/lần.
Chi phí điều trị bằng thuốc miễn dịch hiện nay chưa được bảo hiểm y tế chi trả nên người bệnh phải thanh toán 100%.
Tờ báo cũng cho hay, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 164.671 ca mắc ung thư mới và khoảng 114.871 ca tử vong do ung thư. Phần lớn trường hợp ung thư đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn nên việc điều trị khó khăn và tốn kém.
Giáo sư Tasuku Honjo (giữa) là một trong hai người nhận giải Nobel Y học năm 2018
'Bệnh của thế giới văn minh'
Trả lời BBC hôm 15/10, Tiến sĩ, bác sĩ Võ Xuân Sơn, Phòng khám Quốc tế EXSON ở Thành phố Hồ Chí Minh cho hay: "Ý kiến của tôi có lẽ hơi khác, thậm chí là ngược lại so với các bác sĩ làm về ung thư ở Việt Nam".
"Dựa vào các số liệu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) công bố, Việt nam không phải là nước mắc ung thư nhiều".
"Tỷ lệ mắc ung thư ở nam giới của Việt Nam là 163,1 đến 223,7 người tính trên 100.000 dân, thuộc nhóm 3 (tính từ nhiều nhất trở xuống)".
"Tỷ lệ này ở nữ giới là 109,3 đến 129,6 người, thuộc nhóm 5 - nhóm áp chót (gần ít nhất), của thế giới. Tính chung cho cả hai giới, tỷ lệ mắc ung thư của khu vực Đông Nam Á là 143,3 người trên 100.000 dân, thì thuộc nhóm thấp của thế giới".
Mỗi năm, Việt Nam được ghi nhận có khoảng 164.671 ca mắc ung thư mới và khoảng 114.871 ca tử vong do ung thư
"Tôi không biết chính xác, hiện nay, tỷ lệ mắc ung thư mới ở Việt Nam có tăng lên so với trước đây hay không. Nhưng chắc chắn là hiện nay ở Việt Nam, khả năng phát hiện ung thư tốt hơn, nên ung thư được phát hiện nhiều hơn".
"Bên cạnh đó, việc trao đổi thông tin có nhiều tiến bộ, nên người ta nói về ung thư nhiều hơn, và cộng đồng biết đến nhiều trường hợp ung thư hơn".
"Theo tôi, ung thư là loại bệnh của thế giới văn minh. Việt Nam, và cả khu vực Đông Nam Á nói chung, chưa đủ văn minh để được cho rằng có tỷ lệ mắc ung thư cao so với thế giới. So với các khu vực như Úc, Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, tỷ lệ mắc ung thư ở Đông Nam Á chỉ bằng một nửa. Tuy nhiên, vấn đề là tỷ lệ tử vong do ung thư của khu vực Đông Nam Á rất cao, gấp đôi so với các khu vực trên".
Bác sĩ Võ Xuân Sơn cho biết thêm : "Giống như đối với tất cả các loại bệnh khác, hệ thống y tế Việt nam không làm cho người dân tin tưởng khi họ bị bệnh. Đối với hầu hết người Việt Nam, phát hiện ung thư được xem như án tử hình".
"Khi đó, họ sẵn sàng bán nhà cửa, ruộng, vườn để chữa. Với hệ thống y tế được quản trị rất kém, không tạo được niềm tin cho người bệnh, việc người bệnh tìm đến Singapore hay Thái Lan chữa bệnh là việc tất yếu, nhất là khi người ta muốn xóa cái "án tử".
"Tôi không làm về lĩnh vực ung thư, nên không có đánh giá cá nhân về liệu pháp miễn dịch. Tuy nhiên, nếu nó là phương pháp chữa ung thư hiệu quả, tôi tin là nó nhanh chóng được áp dụng tại Việt Nam".
"Theo tôi, các bác sĩ ở Việt Nam rất có khả năng trong việc làm chủ các công nghệ chẩn đoán và điều trị mới. Nếu như Việt Nam cải tiến được vấn đề quản trị y tế, tôi tin là kết quả điều trị ung thư, cũng như các loại bệnh khác, hoàn toàn không thua kém các nước trong khu vực".
"Cuối cùng, tôi thấy là vấn đề ung thư đang bị hiểu sai ở Việt Nam. Dường như các nhà đấu tranh chống thực phẩm bẩn, thực phẩm độc hại, đã nói về ung thư nhiều quá mức cần thiết".
"Thực phẩm bẩn và độc hại có thể làm tăng một chút tỷ lệ ung thư. Nhưng điều đó cần phải có thời gian. Trong khi đó thì người ta thường chết do ngộ độc trước khi ung thư kịp phát triển để chúng ta phát hiện ra chúng".
Ben Ngo
Buồn tất cả.
Chỉ cái loa là vui !
Nguyễn Chí Thiện
Lịch sử cận đại của nước Việt vừa ghi nhận (thêm) hai lần… Nam Tiến nữa ! Lần đầu – vào năm 1954 – gần một triệu người miền Bắc đã di cư vào Nam bằng tầu : tầu bay, tầu hỏa, và tầu thủy... Họ mang theo nhiều thứ trông rất quen nhưng tên gọi thì hơi lạ : cái bàn là, cái bát, cái cốc, cái ô, cái môi, cái thìa...
Cuộc chung sống giữa cái bàn là với cái bàn ủi, cái bát với cái chén, cái cốc với cái ly, cái ô với cái dù, cái môi với cái vá, cái thìa với cái muỗm… tuy không toàn hảo nhưng (tương đối) thuận thảo và tốt đẹp. Từ thành thị đến nông thôn – trong mọi ngõ ngách – trẻ con miền Nam đồng lòng đổi lời bản "Khúc Nhạc Đồng Quê" (của Thúc Đăng) từ "Quê hương tôi gió chiều về trong nắng vàng" thành... "Quê hương tôi cái mùng mà kêu cái màn," với tiếng cười khúc khích.
1954 – 1975 : tuy ngắn nhưng đủ khoảng cách để xóa nhoà mọi ngăn cách giữa cái mùng với cái màn. Rồi ra, ai cũng biết : cái mền và cái chăn là một, cái phong bì và với cái bao thư cũng vậy, cái bao diêm chính là cái hộp quẹt, cái hôn với cái hun cùng một nghĩa !
Đợt di cư thứ hai, khởi sự vào năm 1975, ồn ào và ồ ạt hơn trước. Những thứ được mang theo cũng rất khó coi, và gây ra rất nhiều phiền toái nơi vùng đất mới : nón cối, dép râu, tem phiếu, sổ gạo, sổ hộ khẩu, loa phóng thanh, tinh thần làm chủ tập thể, ảnh bác Hồ lộng kiếng...
Với thời gian, nón cối, dép râu, tem phiếu, sổ gạo, tinh thần làm chủ tập thể... đều lặng lẽ bị vứt vào sọt rác. Ảnh bác Hồ lộng kiếng, không ít kẻ, cũng liệng cống luôn. Tới tuần rồi thì cái sổ hộ khẩu cũng đã đi vào dĩ vãng khiến "hàng triệu người dân vỡ òa sung sướng" – theo như nguyên văn của báo Lao Động, số ra ngày 5 tháng 11 năm 2017 :
"Nghị quyết số 112/NQ-CP ngày 30.10.2017 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, với việc xóa bỏ nhiều thủ tục liên quan đến hộ khẩu, đã làm hàng triệu người dân ‘vỡ òa’ sung sướng".
Hồi đầu năm, dân Việt cũng đã trải qua một niềm vui ("vỡ òa") tương tự, ngay sau khi báo Thanh Niên – số ra ngày 14 tháng 1 năm 2017 – hớn hở loan tin : "Loa phường đã hoàn thành vai trò lịch sử !".
Ngoài việc tháo gỡ những chướng ngại vật đã gây ra đủ thứ rắc rối, khó khăn, nhũng nhiễu, phiền hà... cho dân chúng ; Nhà Nước Cách Mạng còn đi rất xa trong tiến trình đổi mới. Báo chí tới tấp đi tin :
- Giúp Người Dân Cải Thiện Cuộc Sống Nhờ Tiếp Cận Internet
- Cuộc Sống Người Dân 40 Tỉnh Thay Đổi Ra Sao Nhờ Internet ?
- Cơ Hội Cho Người Dân Nông Thôn Tiếp Cận Với Internet
- Máy tính cho cuộc sống với học sinh nông thôn
Hiệp Hội Doanh Nghiệp Điện Tử Việt Nam hân hoan cho biết : "Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép Bộ Thông tin và truyền thông thực hiện giai đoạn hai Dự án thí điểm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam (BMGF-VN) tại 40 tỉnh, thành phố trên cả nước với tổng kinh phí hơn 50 triệu USD".
Ủa, tiền ở đâu ra mà chính phủ (bỗng) hào phóng dữ vậy cà ?
Tìm hiểu thêm chút xíu mới biết ra rằng BMGF là mấy chữ viết tắt của Bill & Melinda Gates Foundation của vợ chồng ông Bill Gates, có trụ sở tại Seattle, Washinton State. Theo trang Khoa Học Việt Nam : "Quỹ Bill & Melinda Gates viện trợ không hoàn lại 30 triệu USD, Microsof tài trợ 3,6 triệu USD (để mua máy tính) và số còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam".
Thảo nào mà quan chức, cũng như báo giới Việt Nam, hào hứng và vui vẻ quá xá. "DỰ ÁN NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG MÁY TÍNH VÀ TRUY NHẬP INTERNET CÔNG CỘNG TẠI VIỆT NAM" được tán thưởng không tiếc lời :
- Lao Động : "Mỗi Công Dân Là Một Nhà Báo"
- Sài Gòn Giải Phóng : "Mỗi Công Dân Là Một Phóng Viên"
- Tuổi Trẻ : "Vinh Danh Nhà Báo Công Dân"
Được "vinh danh" nên các nhà báo công dân hiện diện khắp nơi. Ngay cả ở vùng xa, vùng sâu như xã Quảng Điền – huyện Krông Na, tỉnh Đắk Lắk – mà hình ảnh một ông công trưởng công an xã (đá tứ tung thúng mẹt rau cải, tôm cá... của bạn hàng) cũng được phổ biến khắp năm Châu, trong chớp mắt.
Trong một xã hội vốn khép kín mà bỗng dung mỗi công dân trở thành một phóng viên thì hệ lụy thật khó lường. Bung là cái chắc. Thông Tấn Xã Vỉa Hè thay thế ngay vai trò truyền thống của Thông Tấn Xã Việt Nam, và "từng bước đưa đất nước thoát khỏi cái vòng kim cô mang cái tên ‘định hướng’ trên lĩnh vực tư tưởng-truyền thông" – theo như nhận xét của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh.
Bộ Thông Tin thất thủ. Truyền Thông vỡ trận. Chung qui cũng chỉ vì những con ngựa thành Troie, có tên gọi khác là máy vi tính, giữa lòng cách mạng !
Nhà văn Trần Đĩnh gọi internet là thằng... Thời Đại, và ông rất hả hê vì "luôn nhìn thấy Đảng loạng choạng lùi" trước cái "thằng" này. Nếu không vì nó thì mấy người dân Việt được nhìn thấy tận mắt phóng ảnh Công Hàm 1958 , với chữ ký của Phạm Văn Đồng (hay Thư Xin Nhập Học Trường Thuộc Địa của sinh viên Nguyễn Tất Thành) và nói chắc cũng chả ai tin.
Buộc phải lùi thôi nhưng lùi hoài chắc chết, chết chắc. Phải làm một cái gì đó để cứu vãn tình thế, chứ không thể để tên tuổi của những vị lãnh đạo cấp cao (Quang Gian , Trọng Mặt Dầy , Ngân Mặt Thớt , Phúc Maze …) bị bôi bác mãi. Thế là Bộ Công An bèn trình Quốc Hội cái gọi là "Dự Án Luật An Ninh Mạng".
Bộ Trưởng Tô Lâm cho biết : "Dự thảo Luật An ninh mạng quy định các hành vi sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được quy định trong 7 điều. Cụ thể là : việc xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động, gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng ; làm nhục, vu khống ; tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…"
Dư luận, tất nhiên, dậy sóng :
- Trương Huy San : "Luật chống lại loài người".
- Lê Văn Luân : "Luật pháp ban hành ngày càng tệ và có xu hướng đi ngược lại tiến trình phát triển văn minh của nhân loại".
- Người Buôn Gió : "Công cụ đàn áp mới - luật an ninh mạng".
- Trịnh Hữu Long : "Dự luật an ninh mạng : hàng Việt Nam made in China ?"
- Trương Duy Nhất : "Với gần 100 triệu công dân Việt, đó là bức tường giam hãm tự do tư tưởng, biểu đạt và giao tiếp".
- Nguyễn Thông : "Đó là thứ tư duy cộng sản man rợ".
- Nguyễn Ngọc Chu : "Chỉ có những chế độ độc tài vì muốn duy trì sự cai trị của mình, mới liều lĩnh khống chế thông tin".
- Trần Song Hào : "Đảng muốn có chi bộ trong máy chủ !"
- Nguyễn Sơn : "Việt Nam sẽ sắp sánh vai với… Bắc Hàn về mức độ tự do ngôn luận".
- Võ Văn Tạo : "Lại tiếp tục tư duy lỗi thời".
- Nguyễn Quang Lập : "Chỉ cần 1 năm vắng bóng Facebook và Google sẽ thấy đất nước này lạc hậu so với thế giới hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm".
Tất cả đều phẫn nộ hay buồn bực. Buồn tất cả. Chỉ cái loa là vui được tiếp tục vai trò lịch sử của mình. Với hệ thống loa phường thì an toàn là cái chắc. Không còn phải lo lắng đến sự phá hoại của những thế lực thù địch nước ngoài, và sự tự diễn biến/chuyển hoá của một bộ phận không nhỏ đảng viên nữa. Ban Tuyên Giáo lại độc quyền cầm loa nên chả việc gì phải "đối thoại" với bất cứ ai nữa.
Đất nước sẽ an bình và ổn định (Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc) như cũ, cứ y như là chưa bao giờ có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra ráo trọi.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc dự đoán : "Ngày ấy sẽ không xa ! Học viện Khoa học xã hội sẽ đóng cửa ; chủ nhân các biệt phủ sẽ ăn ngon ngủ yên ; các quan anh sẽ tha hồ có bồ nhí ; các trạm BOT sẽ có mặt khắp hang cùng hẽm cụt ; lãnh đạo sẽ tha hồ cho trái đâm ra từ rễ cây ; đày tớ sẽ thoải mái đá xô chậu, chặn xe đám cưới thu tiền...".
Từ trong hang đá chui ra
Vươn vai một cái rồi ta chui vào... cho nó an toàn !
Tưởng Năng Tiến
Nguồn : RFA, 15/11/2017 (tuongnangtien's blog)
Mất hơn một tháng để tổ chức thăm dò, lấy ý kiến người dân trên mạng và kết quả là gần 90% số người tham gia đã chọn "không duy trì" (xóa bỏ) hoạt động của "hệ thống loa truyền thanh cấp phường, xã" (loa phường) tại Hà Nội. Cũng mất khoảng ngần ấy thời gian để các cơ quan chức năng đánh giá, cân nhắc các ý kiến này. Kết luận cuối cùng đưa ra tuần trước là hệ thống loa phường sẽ... tiếp tục được duy trì dù mức độ có khác nhau ở các khu vực khác nhau.
Loa phường được treo khắp nơi trên các cột điện thành phố - Ảnh minh họa
Cùng với kết luận này là đề án sắp xếp lại và nâng cao chất lượng việc sử dụng loa phường. Báo chí đưa tin đề án nêu ra kế hoạch của thành phố Hà Nội "phối hợp với với tập đoàn Viễn thông Quân đội hoàn thiện thiết bị đầu cuối, kết nối 4G thực hiện nội dung tuyên truyền phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo hình thức xã hội hóa, báo cáo UBND thành phố".
Báo Thanh niên dẫn lời người đứng đầu chính quyền Hà Nội cho biết mỗi năm ngân sách tốn hàng trăm triệu đồng để duy trì hệ thống loa tại mỗi phường ; và vì Hà Nội có 600 xã phường, nên ngân sách lên đến hàng chục tỉ đồng hàng năm dành cho những chiếc loa này. Theo đề án nói trên, hiện đại hóa hệ thống loa phường - kết nối 4G chẳng hạn - có nghĩa là phải tốn thêm tiền. Để nhẹ bớt gánh nặng ngân sách, phải kêu gọi "xã hội hóa". Chưa rõ kế hoạch này sẽ được thực hiện chi tiết như thế nào, tuy nhiên, cũng có thể hình dung theo những gì đã diễn ra lâu nay rằng khi có "xã hội hóa" là sẽ có sự tham gia của doanh nghiệp. Nói cách khác, để có thêm kinh phí duy trì, loa phường sẽ có chức năng quảng cáo cho doanh nghiệp.
Hy vọng rằng đây chỉ là một suy diễn... sai vì nếu suy diễn này đúng thì người dân sẽ bị bắt nghe quảng cáo mà không thể có lựa chọn nào khác. Đành rằng hiện nay quảng cáo trên các chương trình phát thanh, truyền hình ; người xem, người nghe không muốn vẫn cứ phải xem, phải nghe. Tuy nhiên, chí ít, người dân vẫn còn một lựa chọn cuối cùng theo ý họ là... tắt truyền hình hoặc máy phát thanh. Nhưng nếu loa phường phát quảng cáo, người dân không thể tùy nghi tắt loa được. Và nếu điều này diễn ra, thì thật là mâu thuẫn vì chúng ta vẫn thường lên án các siêu thị, cửa hàng lớn... phát quảng cáo, phát nhạc gây ảnh hưởng đến người dân chung quanh. Như vậy, cơ sở nào để chúng ta cho phép loa phường làm điều này ?
Báo chí cũng cho biết ý kiến của các cơ quan chức năng về việc duy trì hay xóa bỏ hệ thống loa phường rất khác biệt. Một trong những ý kiến nhằm giữ lại loa phường cho rằng đây là phương tiện hữu hiệu để thông báo cho người dân khi có thiên tai, địch họa vì không phải người Việt nào cũng biết sử dụng Internet. Thiết nghĩ, lập luận này có phần mâu thuẫn với thực tế đang diễn ra. Ví dụ, theo một báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông đến cuối năm 2015, tỷ lệ phủ sóng truyền hình và phủ sóng phát thanh ở Việt Nam đều trên 98% diện tích cả nước. Nghĩa là gần như tất cả các gia đình Việt Nam đều có một hay nhiều chiếc "loa phường" riêng (máy truyền hình, máy phát thanh) ngay trong tận phòng ngủ của mình. Với thực tế rằng, từng tỉnh, thành trên khắp đất nước đều có đài phát thanh, đài truyền hình riêng, thì lập luận nêu trên về sự cần thiết của loa phường có thực sự thuyết phục hay không ?
Chắc cần nói thêm rằng cuộc thăm dò ý kiến người dân về chuyện giữ hay bỏ loa phường theo một nghĩa nào đó cũng là một "cuộc trưng cầu ý dân bỏ túi". Nếu xét về kết quả gần 90% người tham gia chọn xóa loa phường, nhưng quyết định cuối cùng vẫn giữ lại loa phường không khỏi làm nhiều người hụt hẫng. Cần cân nhắc kỹ trước khi thăm dò ý dân. Còn một khi đã hỏi người dân, cần tôn trọng ý kiến của họ, nhất là khi ý kiến về một vấn đề nào đó trở thành đại đa số. Riêng đối với chiếc loa phường, nhiều địa phương khác đã có câu trả lời. TPHCM chẳng hạn, từ đã lâu không còn nghe tiếng loa phường ở các quận nội thành mà chẳng cần người dân phải lên tiếng.
Sơn Tùng
Nguồn : TBKTSG, 15/04/2017
Phần I
Chuyện cái loa phường : Lợi ích nhóm và loạn sứ quân
Mấy hôm nay, trên mạng xã hội đưa một thông tin : Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đưa ý kiến : Bỏ loa phường - Hệ thống loa truyền thanh của từng phường được gắn khắp nơi trên đất nước này để "tuyên truyền đường lối chính sách của đảng".
Ngay lập tức, ý kiến này được sự đồng tình của dư luận người dân. Có lẽ, từ khi lên làm Chủ tịch TP đến nay, đây là một ý kiến của Chủ tịch Thành phố được người dân hưởng ứng nhiều như vậy.
Không phải cho đến nay, vấn đề loa phường mới được đặt ra. Tôi còn nhớ cách đây hơn 13 năm trước, trên tờ Vietnamnet đã có một diễn đàn tranh luận hết sức sôi nổi và nhiều bài phóng sự gay gắt về nạn "Loa phường". Hầu hết các thông tin được thu thập từ người dân, đều thống nhất rằng hệ thống loa phường chỉ có ăn hại, không còn tác dụng.
Người dân phân tích đủ các thứ tác hại của loa phường, nó làm xáo trộn cuộc sống vốn đã căng thẳng vì cơm áo, gạo tiền của người dân bằng những thông tin vô bổ, bằng những bài hát nhiều khi trái khoáy với hoàn cảnh người dân.
Ở Thủ đô văn minh, không ai lạ gì cảnh bên cạnh đám tang, tiếng khóc lóc của thân nhân người chết chưa dứt thì chiếc loa phường gào lên thê thảm "Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay" hoặc giữa những ngày hè nắng cháy bỏng da, chiếc loa vẫn oang oang "Em ơi em mùa xuân đã về trên cành lá".
Điều đặc biệt dị ứng với người dân, loa phường là hệ thống tra tấn hết sức tàn bạo và hợp pháp. Những cụ già cần nghỉ ngơi, những bệnh nhân cần dưỡng bệnh và nhất là các trẻ em, sơ sinh là đối tượng tra tấn của những chiếc loa này.
Thậm chí, những ngày bọn bành trướng Trung Quốc xâm lược biển đảo, hạ đặt dàn khoan ngay trên thềm lục địa Việt Nam, hết chiếc máy bay này đến chiếc máy bay khác rơi "không rõ nguyên nhân" đảng vẫn ngậm tăm thì loa phường vẫn "Đảng ta là đạo đức, là văn minh"... Đủ cả mọi bi hài.
Thế nhưng, cỗ máy Hà Nội và các tỉnh vẫn không hề nao núng, suy suyển và hệ thống loa vẫn "ngày càng phát triển" đã là một sự thách thức với sự tiến bộ của người dân Thủ đô. Và đó cũng chính là sự coi thường công luận, coi thường người dân - những ông chủ - của các quan chức Cộng sản Hà Nội.
Vì vậy, nay một quan chức đứng đầu Thành phố đưa ý kiến, thì người dân hưởng ứng là chuyện hẳn nhiên.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến ngược lại. Đó là ý kiến của Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội, ông Phó giám đốc khẳng định "Không bỏ loa phường".
Ý kiến ngược lại ở đây, thể hiện những điều hết sức cụ thể về tình trạng xã hội Việt Nam, đó là căn bệnh "Lợi ích nhóm" và loạn sứ quân. Mỗi lĩnh vực, mỗi ngành, nghề đều có những dự án, những lĩnh vực thuộc quyền lợi của mình.
Theo con số của báo chí cho biết : Mỗi loa phường tiêu tốn khoảng 50 triệu đồng/ năm cho chi phí kiểm tra, bảo dưỡng. Đó là chưa tính đến các khoản chi cho lương, phụ cấp cho trưởng đài, phát thanh viên. Mỗi phường có ít nhất một chục đến hai chục cái loa, vậy mỗi năm một phường đã tiêu tốn cả tỷ đồng cho hệ thống loa phường.
Theo Trung tá Nguyễn Văn Tài - Trưởng phòng Tuyên truyền, Phòng Cảnh sát giao thông Thành phố Hà Nội trả lời báo Đất Việt, năm 2013, chỉ riêng việc lắp mấy chiếc loa tuyên truyền về giao thông ở 5 ngã tư Hà Nội thì kinh phí đã hết vài trăm triệu đồng. Đó là chưa tính tiền thuê nhân công, tiền hệ thống đường điện riêng, ống dẫn đối với điểm nút tại các chân cầu vượt, bố trí nhân lực...
Cả thành phố Hà Nội có tất cả 30 đơn vị hành chính cấp huyện : gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã và 584 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 386 xã, 177 phường và 21 thị trấn. Như vậy, số tiền thuế của dân chi cho hệ thống này là con số khủng khiếp.
Và cứ có chi, là có... thu, có xây là có... cất.
Và khi đụng chạm đến quyền lợi, lợi ích của mình thì bất chấp kẻ đó là ai, ở cương vị hay thuộc lĩnh vực nào, hẳn nhiên là phải chống lại.
Và ở đó, quyền lợi người dân, tác dụng cho xã hội không hề được đếm xỉa.
Cái loa với người dân
Không chỉ đến bây giờ, mà từ xa xưa, chiếc loa công cộng đã là một hình thứ tuyên truyền bắt buộc bằng cách hét vào tai bất kể ngày đêm.
Thế nhưng, thời xa xưa, việc phản ứng lại "đài nhà nước" bằng bất cứ hình thức nào đều rất dễ dàng bị khép tội "chống lại đường lối chủ trương chính sách của đảng, chống lại đất nước", nhẹ nhất cũng là "phá hoại tài sản Xã hội chủ nghĩa".
Vì thế, dù muốn hay không, dù hài lòng hay khó chịu, tất cả đều phải nín thinh mà hưởng ân huệ mưa móc của đảng qua cái loa công cộng.
Khốn nỗi, sự tra tấn của cái loa rất có hệ thống và dai dẳng không thể nào dập tắt và không có hồi kết. Người dân đã buộc phải có những phản ứng cần thiết.
Tôi còn nhớ hai câu chuyện về chiếc loa phường. Chuyện thứ nhất là hồi tôi còn nhỏ.
Có lẽ những người dân lứa tuổi chúng tôi đều nhớ trong làng có hệ thống loa phát thanh mỗi xóm một cái, cứ 5 giờ sáng đã oang oang "Giải phóng miền nam chúng ta cùng quyết tiến bước... Ôi xương tan máu rơi, lòng hận thù ngất trời...", buổi trưa 11 giờ cho đến khoảng 2 giờ chiều và từ 5 giờ chiều cho đến tận tiết mục "Tiếng thơ" gần 11h đêm mới dứt hẳn vào buổi tối. Những nhà gần loa không thể nào yên ổn và cuộc sống luôn choáng váng bởi cái loa. Thế nhưng không ai dám mở miệng để kêu ca hay phản đối.
Duy nhất có một bà già vốn chẳng học hành gì nhiều nên bà cũng chẳng hiểu được mấy những điều cao siêu bằng giọng bắc từ cái loa. Oái oăm thay cái loa ưu ái chĩa thẳng vào nhà với khoảng cách chỉ mấy bước chân. Không chịu được, bà cầm chiếc cào sắt 6 răng ra ngoặc đứt hai đường dây điện và đẩy cái loa hướng về phía khác. Buổi tối cái loa tịt.
Ngay lập tức, hệ thống "ăng ten" trong xóm được cài cắm đã báo cáo lên xã. Sáng hôm sau xã gọi bà lên Ủy ban. Hồi đó, bị gọi lên ủy ban là hết sức nghiêm trọng, công an có thể dẫn đi nghỉ mát bất cứ khi nào không cần lệnh.
Sau đây là câu chuyện giữa cán bộ Ủy ban với bà già. Câu chuyện bằng tiếng Hà Tĩnh quê tôi, xin được viết lại theo từ ngữ phổ thông cho dễ hiểu :
- Chào Ủy ban, không biết Ủy ban có việc gì mà hôm nay triệu tập bà lên thế ạ ?
- Chúng tôi triệu tập bà lên vì cái tội phá loa của nhà nước. Ai cho phép bà phá loa của nhà nước chiều hôm qua ?
- Thưa Ủy ban, ai nói với Ủy ban là bà phá cái loa nhà nước ạ ?
Cán bộ ủy ban lúng túng vì không dám hé lộ "ăng ten" của mình cài cắm trong xóm, nên đành phải quát :
- Ai báo không quan trọng, mà tội của bà là phá hoại tài sản Xã hội chủ nghĩa, phá hoại chủ trương chính sách của đảng và nhà nước.
- Thưa Ủy ban, bà thì bà nghi một người phá loa của nhà nước chứ không phải bà.
- Loa ngay cạnh nhà bà, bà không phá thì còn ai phá ?
- Thưa Ủy ban, cái loa ở cạnh nhà bà, bà được lợi trăm bề. Bà không mất tiền mất nong gì, lại suốt ngày được nghe hát không phải mua vé, được biết tình hình khắp nơi không cần đi đâu hỏi ai. Sáng dậy chưa mở mắt nghe tiếng loa con cái dậy đi học không phải gọi. Trưa đến giờ loa nói là biết dọn cơm không cần đồng hồ, tối ngủ dậy vẫn nghe văn nghệ... đủ mọi thứ có lợi. Thế thì lý do gì bà phải đi phá cái loa đó ?
Bà thì bà nghi thằng nào không được gần cái loa nên ghen ăn tức ở với nhà bà nên báo cáo láo với Ủy ban thế thôi.
Ủy ban nghe bà già nói có lý, không thể cãi vào đâu được nên phải để bà về và cho người sửa loa. Hôm sau loa vẫn bị phá như thường, bà già lại được gọi lên. Bà có một đề nghị :
- Tôi đã nói với Ủy ban, là tôi nghi chính thằng báo cáo láo đó nó ghen ăn tức ở nên thế. Thôi thì Ủy ban nên chiếu cố cho nó, chuyển cái loa lại gần nhà nó cho nó đỡ phá. Thế mới yên được.
Rồi bà già ra về, cả một Ủy ban xã nhìn theo bà ngơ ngác. Cả xã nghe chuyện bảo nhau : Thấp cơ thua trí đàn bà là vậy.
Từ đó, quê tôi có câu chuyện "Loa bà Huê" những khi người dân biết cách lý luận làm cán bộ chính quyền ngọng miệng là vậy.
Hà Nội, ngày 17/1/2017
J.B Nguyễn Hữu Vinh
****************************
Loa phường : Phần II
Không chỉ ở quê, mà ngay ở Hà Nội, chiếc loa cũng gây biết bao phiền toái cho người dân, nhưng ít ai phản ứng để bảo vệ quyền lợi của mình.
Cách đây gần 6 năm, khi con gái tôi ra đời được mấy ngày, cũng là ngày Phường lắp cho cái loa công cộng ở cách nhà tôi khoảng 10 mét, chiếc loa nén chĩa về phía nhà tôi dù đã cách một nhà khác. Cả ngõ nhỏ đang yên ắng, bỗng nhiên người lớn trẻ con giật mình với những bài hát và tiếng loa ầm ĩ.
Con bé con mới được vài ngày tuổi, thường xuyên bị giât mình khóc ré lên mỗi khi loa phường phát thanh. Mỗi ngày ba lần, mỗi lần khoảng tiếng đồng hồ. Từ đó nó ngủ không yên cứ giật mình thon thót. Nửa đêm, con bé giật mình rồi khóc ngằn ngặt không nín.
Sáng hôm sau, tôi ra UBND Phường làm giấy khai sinh cho con bé. Sau khi nộp giấy tờ, tôi lên tầng 2 đến phòng Chủ tịch HĐND Phường. Cô chủ tịch còn khá trẻ, nghe đâu học Đại học luật ra về làm ở đấy. Thấy tôi vào cô hỏi :
- Chào anh, anh đi đâu đấy ?
- Tôi đi ra có chút việc thôi, nhân tiện vào đây báo với HĐND một việc.
- Việc gì đấy anh ?
- Thứ nhất là tôi đi khai sinh cho cháu bé, mới được mấy ngày tuổi, Nhưng vào đây thì để có một ý kiến. Là tôi mới chỉ mua được 3 cái loa, chiều nay tôi sẽ mua thêm một cái cho đủ nữa là 4 cái. Bắt đầu từ tối nay, tôi sẽ cho phát thanh sau giờ loa phường phát. Báo với HĐND Phường biết để "khỏi cảm thấy đột ngột".
- Sao anh lại mắc loa phát thanh ?
- Trẻ con còn nhỏ, rất dễ bị ảnh hưởng thần kinh nếu đột ngột bị giật mình. Con tôi mới đẻ liên tục bị giật mình vì cái loa. Tắt loa phường đi thì không được. Vì thế nên tôi nghĩ ra cách là sau khi loa phường phát thì tôi phát thanh tiếp cho trẻ con và cả người lớn sống quen với ồn ào thì khỏi giật mình ảnh hưởng thần kinh.
- Anh định phát thanh những cái gì ?
- À, tôi sẽ phát ca nhạc, chẳng hạn "Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi", "Tiếng sũng đã vang trên bầu trời biên giới", "Hát cho đồng bào tôi nghe" "Những ngày hội đấu tranh"... đại khái thế, nhạc nhà nước hẳn hoi, còn sau đó là các bài viết của tôi. Tôi đảm bảo rằng người dân sẽ thích nghe hơn loa phường.
- Không được anh ơi, mắc loa chỉ có chính quyền được lắp thôi.
- Vậy à ? Có luật như thế à ? Cô đưa tôi xem văn bản luật nào quy định như vậy chút. Nếu có văn bản luật như vậy, thì cô lập một đội rồi tôi chỉ cho đi bắt những loa không phải chính quyền mắc. Đầy đường đầy phố nhé. Đám cưới, đám tang, Karaoke, nhà chùa và cả nhà thờ... Bắt hết chứ ?
- Nhưng... cái này là theo yêu cầu của nhân dân.
- Yêu cầu của nhân dân ? Nhân dân là ai ? Tôi và gia đình tôi 6 mạng người có là nhân dân không ? Chúng tôi và cả khu ngõ, xóm phố tôi chắc chắn là chưa có ai yêu cầu. Vậy thì nhân dân ở đâu ra thế ? Thời này Tivi, điện thoại di động, Internet khắp nơi lại còn Loa hét vào tai là sao ?
- Nhưng là do... yêu cầu của các cụ, các cụ không dùng mạng Internet.
- Các cụ ? Trong xóm tôi có bao nhiêu cụ ? Bao nhiêu cụ yêu cầu loa phường, cho tôi xem con số xem cụ nào yêu cầu ? Cụ nào yêu cầu thì bắt cho mỗi cụ một loa vào nhà cụ ấy. Nhà tôi chẳng có cụ nào sao ghé vào nhà tôi ?
Còn nếu không có con số cụ thể mà chỉ nói bừa là do yêu cầu của nhân dân hoặc các cụ, thì tôi sẽ phát thanh theo "tuyệt đại đa số quần chúng nhân dân". Thế nhé.
Cô chủ tịchHĐND Phường không nói gì thêm, cũng là lúc tôi đi sang phòng khác là giấy tờ cho con bé.
Thế rồi chiều hôm ấy, cái loa tịt hẳn. Mấy cái loa tôi đã mua lại phải cất vào tủ không kịp phát thanh.
Đến nay đã gần 6 năm, cái loa vẫn còn đó nhưng không có ý kiến gì. Còn trong ngõ xóm, khu phố, chưa thấy ai đổ bệnh hoặc ốm đau do... thiếu loa phường.
Con bé ngủ yên, ăn ngon và lớn lên thông minh nhanh nhẹn. (Ảnh trên : Cái loa Phường sau 6 năm im tiếng. Ảnh : J.B Nguyễn Hữu Vinh)
Quả là rất may, nếu cái loa hôm đó tiếp tục phát thanh và thêm mấy cái loa của tôi, không biết thần kinh con bé có còn được như hôm nay không nữa.
Loa phường và chế độ cộng sản
Trước đây, khi hệ thống thông tin yếu kém, người dân bị bịt tai bịt mắt trên tất cả mọi phương diện, mọi cái được nói, được nghĩ, được hành động... nhất nhất từ hệ thống "đài nhà nước".
Đài là chân lý, đài là yêu nước, đài là sáng suốt, đài là tất cả những gì người dân được hưởng thụ và được mơ ước... Thế nên, người dân thường có một câu khi tranh cãi với những người cố tình cãi những điều đã thuộc về chân lý rằng : "Cứ cãi đài" là vì thế.
Thế giới chỉ đến với người dân duy nhất một con đường qua "đài nhà nước". Bất kể đài nói xuôi, nói ngược hoặc lừa bịp người dân.
Nhan nhản khắp nơi câu khẩu hiệu :
Nghe đài, đọc báo của ta
Chớ nghe đài địch ba hoa nói càn.
Trong các sách giáo khoa về chính trị cho học sinh phổ thông một thời kỳ dài mấy chục năm, hệ thống tuyên truyền của đảng CS luôn nói rằng : Phải tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng : về Quan hệ sản xuất, về khoa học kỹ thuật, về tư tưởng và văn hóa.
Sau hai phần ba thế kỷ nhìn lại, thành quả của Cách mạng Việt Nam do đảng cộng sản lãnh đạo là gi ?
Đó là cuộc cách mang về quan hệ sản xuất, thực chất là cuộc cướp phá tập thể, biến đổi chủ sở hữu mọi tài sản xã hội. Tài sản từ trong tay các địa chủ, những nhà tư bản... là những người đã bằng trí tuệ, công sức và tài năng xương máu của mình làm ra những của cải tài sản đó bỗng chốc bị một đám cùng khổ do đảng lãnh đạo đến cướp sạch, lấy sạch và thậm chí là tù đày, giết chóc các chủ sở hữu hợp pháp để biến thành của mình.
Thế rồi, theo vòng quay của Cách mạng, các tài sản đó biến thành của nhà nước, rồi từ của nhà nước là của chung, với một chế độ dung dưỡng và làm nảy sinh tham nhũng thì tiền của, tài sản đó được dần dần chuyển về tay các đảng viên cộng sản - nhưng ông chủ mới là tư bản đỏ.
Và kết thúc một "quy trình cách mạng" về quan hệ sản xuất, tài sản đã yên vị trong tay các cán bộ, đảng viên, ngoài một phần lớn bị phá hoại, lãng phí trong quá trình tham nhũng và sai lầm.
Còn vị trí người công nhân, nông dân từ vị trí làm thuê cho các địa chủ, chủ nhà máy, xí nghiệp được nâng lên thành ông chủ hờ của các tài sản, Để rồi đến nay, trở lại việc chấp nhận bán sức lao động cho không chỉ các ông chủ mới là các nhà tư bản đỏ mà còn là tư bản nước ngoài.
Cuộc "Cách mạng Khoa học Kỹ thuật", qua mấy chục năm được coi là "then chốt", kết quả là theo báo chí cho biết : Để sản xuất một cái vít đủ tiêu chuẩn quốc tế là điều nan giải ở Việt Nam. Thậm chí những nông dân học lớp 3, lớp 5 lại là đội ngũ sáng chế, chế tạo các loại máy móc dùng trong nông nghiệp, tiêu dùng trong xã hội. Còn đội ngũ 24.000 tiến sĩ và tiếp tục sinh sôi nảy nở ở Việt Nam hiện nay với đầy đủ tất cả các Viện, đại học, chỉ để ngắm và lấy con số cho... đẹp.
Riêng về cuộc Cách mạng tư tưởng văn hóa, thì thành quả của nó thật là "vĩ đại". Hệ thống đạo đức xã hội ngàn đời bị phá đến tận cùng. Những cái gọi là tàn dư chủ nghĩa phong kiến và thực dân, được huy động bóc gỡ đến tận cùng. Trước hết là hệ thống đạo đức xã hội và nếp văn hóa người Việt từ bao đời bị phá hủy. Tiếp theo là hệ thống các tôn giáo, là nguồn "thuốc phiện của nhân dân" được đặt thành "đối tượng" phải xóa bỏ.
Bao đình chùa, miếu mạo, nhà thờ bao nhiêu những di sản văn hóa lâu đời bị đập sạch, phá sạch và chiếm cướp không tha.
Trong những thành tích đó, có tác dụng của hệ thống loa và tuyên truyền. Người dân quê không khỏi rùng mình mỗi khi nhớ đến những đoàn người rùng rùng kéo đi ngoài đường hò hét "Đả đảo địa chủ", và sau đó là màn động viên cả cộng đồng cướp bóc trắng trợn, hành hạ những chủ tài sản.
Người dân thành thị không khỏi hết hoảng hốt bàng hoàng mỗi khi tiếng loa phường thông báo về những vụ việc "Cải cách, cải tạo thương nghiệp" hoặc những vụ việc vu cáo và dựng chuyện tuyên truyền kêu gọi lên đồng tập thể đàn áp tôn giáo như vụ Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Đồng Chiêm...
Nhưng, điều đó chỉ phù hợp với thời kỳ đất nước trong bức màn sắt Cộng sản, mọi sự tiếp nhận thông tin bên ngoài đều là viễn tưởng hoặc là tội phạm. Cả đất nước giống như một đàn lừa bị bịt mắt hai bên, chỉ nhìn thấy túi thóc và nắm cỏ phía trước để "kiên định đi lên Chủ nghĩa xã hội".
Ngày nay, khi mà thế kỷ 21 đã bước vào năm thứ 17, cả thế giới đang bước vào sử dụng mạng 4G, rồi 5G, thậm chí còn hệ thống vệ tinh, máy bay phát Wifi miễn phí toàn cầu mà ở Thủ đô văn minh" này vẫn sử dụng hệ thống loa phường như thời "mõ làng, thì quả là hiếm có.
Thời đại thông tin của thế kỷ 21, mỗi nhà một vài cái tivi, điện thoại di động đã vượt số dân, mạng Internet đến mọi ngõ ngách của cuộc sống từ người nông dân cày ruộng cho đến cô cave bán dâm quảng cáo... tất cả mọi thông tin đều dễ dàng cập nhật.
Thì khi đó loa phường chỉ có tác dụng duy nhất là tiêu tốn tiền dân vô bổ, tra tấn người dân một cách tinh vi tàn bạo và chỉ thể hiện tư duy của thời đại rừng rú xa xưa.
Tạm kết
Câu nói của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung rằng "Mạnh dạn bỏ loa phường" có ý nghĩa gì ?
Tại sao rõ ràng việc sử dụng hệ thống loa phường giữa thủ đô thời hiện đại này, chỉ là biểu hiện văn minh rừng rú mà vẫn cứ tồn tại và việc bỏ nó, đến Chủ tịch thành phố cũng kêu gọi phải "mạnh dạn" ?.
Đơn giản chỉ vì những "hiệu quả" hay hậu quả mà nhà cầm quyền đã sử dụng nó trong thời kỳ người dân phải nhắm mắt, bịt tai là quá lớn cho họ. Do vậy việc bỏ đi một thói quen xấu là điều không dễ dàng.
Một lý do không chính thức nói ra, nhưng người dân ai cũng biết : Đó là cái cớ để tiêu tiền dân một cách "hợp lý, đúng quy trình" mà ít ai dám thắc mắc. Đụng chạm đến quyền lợi của đám đàn em phía dưới, chưa hẳn Chủ tịch Thành phố đã đứng yên. Sự phản ứng của Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội là điều không khó hiểu.
Vì thế, dù chỉ là việc rất nhỏ trong hàng đống công việc của một chủ tịch Thành phố Thủ đô phải làm, nhưng nếu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung làm được việc này, ít nhất cũng được người dân ủng hộ là điều dễ hiểu.
Hà Nội, 18/1/2017
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn : RFA tiếng Việt, 17&18/01/2017
Hiện "loa phường" đã hoàn thành "nhiệm vụ lịch sử" không chỉ với Thủ đô mà cả các thành phố lớn trong cả nước.
Năm 1954, hòa bình lập lại sau 9 năm kháng chiến, những người thợ mỏ Cái Đá, mỏ than Hà Lầm, khu Hồng Quảng lần đầu tiên được nghe truyền thanh nhờ một chiếc loa lắp trên đỉnh đồi.
Chính quyền quy định mỗi ngày chiếc loa được quay về một xóm, những người thợ mỏ và lũ trẻ con luôn háo hức chờ đến lượt loa quay về xóm mình để được nghe tin tức và nhất là những bài hát cách mạng.
Mâu thuẫn xảy ra khi bỗng nhiên xóm tôi đến lượt mà không nghe được "Tiếng nói Việt Nam", hóa ra lũ trẻ xóm bên đã lẻn lên đỉnh đồi quay loa về xóm chúng.
Dù bị cha mẹ cấm, chúng tôi vẫn quyết định "trả thù" bằng cách rủ nhau lên đỉnh đồi quay loa về xóm mình, lại lấy đá chèn chặt chân cột cho lũ ngốc xóm bên không thể xoay loa về xóm chúng.
Hơn 60 năm đã qua, câu chuyện của ngày xưa cũ vẫn là kỷ niệm khó quên với những người đã bước vào tuổi "cổ lai hy".
Mấy hôm nay, rộ lên chuyện Hà Nội xem xét bỏ loa phường khiến câu chuyện cũ lại có dịp được đem ra bàn bạc. Cũng cần phải nói thêm không chỉ loa phường mà còn cả loa huyện.
Những "Làng văn hóa" tại Huyện Gia Lâm vừa được huyện lắp các cột loa phát thanh, cột thép cao gần 20 mét, lắp 4 loa, giữa cột là hệ thống thu tín hiệu sóng đài huyện kèm theo bộ quản lý thời gian để tự động phát hoặc dừng.
"Loa huyện" ở Phú Thụy - Gia Lâm - Hà Nội (ảnh Xuân Dương)
Do người dân phản đối nên "loa huyện" phải đưa ra mép đường quốc lộ, cách xa khu dân cư. Đứng trên mặt đất cách chân cột vài chục mét trong khoảng 10 phút không nghe rõ lời vì xe tải trọng lớn chạy liên tục.
Vào trong làng, giữa các ngôi nhà 3-4 tầng nghe loa như như cãi nhau vì sóng âm dội lại giữa các bức tường.
Lên gác thượng một nhà cách cột loa chừng 300 mét, chỉ nghe thấy một mớ âm thanh lúc bổng lúc trầm không biết do "loa huyện" hay từ các quán karaoke phát ra !
Mấy cụ già ngồi xem tivi, nhìn hình mà không nghe rõ tiếng mỗi khi loa hoạt động. Người dân nhận xét, ngoài ô nhiễm môi trường bây giờ lại thêm "ô nhiễm âm thanh" !
Cư dân nội đô thì lại bị đối xử không "công bằng", dân các khu đô thị như Times City, Ecopark,… không được hưởng "loa phường, loa huyện", ở nhà cao tầng "loa phường" đành chào thua vì chẳng loa nào với tới tầng chín, tầng mười.
Người dân ngày nay có nhiều lựa chọn để nắm bắt thông tin, gia đình và nhà trường có sổ liên lạc điện tử, mỗi kỳ phát lương nhân viên Bưu điện đều trao cho người hưu trí mảnh giấy ghi rõ ngày phát lương tháng sau, thông báo tiêm chủng cho trẻ em được viết trên bảng tin của thôn…
Truyền hình cáp có tới 200 kênh, nhiều các gia đình lắp Internet, chưa kể mạng xã hội,…
Một số báo giấy hiện nay không có người mua, chủ yếu người ta đọc báo điện tử, thông tin đôi khi là quá thừa.
Ngày 15/1/2017, mục bình chọn trên Dantri.com.vn cho thấy 89,77% ý kiến bạn đọc đồng ý bỏ "loa phường", chỉ khoảng 10% muốn giữ.
Nhiều năm trước, người viết từng có hai tuần làm việc ngay cạnh Trung tâm phát thanh - truyền hình huyện K.Đ tỉnh H.Y.
Cả trung tâm có 4 người, tất cả tin bài đều lấy trên báo, tìm hiểu được biết "không dại gì tự viết bài" nhỡ trái chỉ đạo là phiền phức (thực ra là không ai có kinh nghiệm viết bài).
Chỉ cần đem mấy tờ báo khoanh đỏ vào bài cần đọc, thế là xong nhiệm vụ trưởng, phó đài, nhân viên đến giờ mở máy theo những khoanh đỏ đó đọc cho chuẩn (tuy hơi ngọng) là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ?
Ngoài "loa phường" lại thêm "loa huyện", đầu tư cho mỗi cột loa ấy chắc chắn phải vài chục triệu, cả huyện chắc phải tốn tiền tỷ nhưng thăm dò cho thấy 90% dân muốn bỏ, vậy có nên tiếp tục ?
Hệ thống dây thông tin và dây điện Hà Nội đang là nỗi xấu hổ của Thủ đô khi truyền thông nước ngoài từng có lúc xếp Hà Nội thứ 3 thế giới về "mạng nhện" dây dẫn, đóng góp vào vị trí này không thể không có "công lao" của hệ thống "loa phường" !
Đương nhiên những người không muốn bỏ "loa phường" sẽ có lý do biện minh cho quan điểm của mình, trong số đó hẳn phải có những Trưởng đài, Phó đài và những "công chức đài" hay người thân của ai đó.
Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện/quận, 584 đơn vị cấp xã/phường. Giả sử đài phát thanh cấp huyện biên chế 4 người, cấp xã 1 người thì số lượng "công chức đài" sẽ vào khoảng 600 người.
Dù là chuyên nghiệp hay bán chuyên trách thì vẫn phải trả lương, vậy ngân sách phải chi bao nhiêu tỷ tiền lương cho đội ngũ này mà thực tế hiệu quả mang lại rất thấp nếu không nói là còn gây phiền hà cho người dân ?
Nói thế để thấy "loa phường" đã hoàn thành "nhiệm vụ lịch sử" không chỉ với Thủ đô mà cả các thành phố lớn trong cả nước.
Người viết hoan nghênh quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung về việc xem xét sự tồn tại của "loa phường, loa huyện" theo hướng loại bỏ phương tiện truyền thông này.
Nếu được thực hiện, Hà Nội sẽ góp phần vào tinh giản biên chế vài trăm người, cùng với đó là một số tiền khá lớn dành cho xây dựng trường học, bệnh viện, và cơ sở phúc lợi công cộng.
Lắng nghe ý kiến nhân dân, làm những điều dân muốn, đó chính là nét văn minh của một chính quyền "do dân và vì dân".
Xuân Dương
Nguồn : GDVN, 16/01/2017
*************************
Sau khi có ý kiến của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung, Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội đang triển khai khảo sát về hiệu quả của loa phường.
Một cột điện có treo tới 3 loa phường gồm cả loa mới lẫn cũ tại phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội)
Nội thành muốn bỏ, ngoại thành thấy cần
Về hiệu quả của loa phát thanh tại phường, xã (hay còn gọi là loa phường) tùy theo mỗi góc nhìn, mỗi địa bàn, mỗi cá nhân đều có quan điểm riêng.
Ông Đinh Công Thành, phố Hoàng Khoai (Hà Nội) cho biết : "Nhà có người ốm, nằm liệt giường mà loa phường cứ giã vào tai đầu giờ sáng, đến người khỏe còn thấy mệt, lúc ấy thì bức xúc lắm. Tôi có làm đơn lên phường yêu cầu di dời loa phường, nhưng đến nay vẫn không có hồi âm".
Còn bà Nguyễn Thị Đoàn, phố Đào Tuấn (Ba Đình), phản ảnh : Âm thanh phố phường quá ồn ào nên nội dung loa phường nghe không rõ, cho nên với nội thành nên bỏ loa phường vì không hiệu quả.
Theo khảo sát của phóng viên, trong 4 quận nội đô, mật độ loa phường khá dày đặc. Trong đó, những khu tập thể cũ, khu phố cổ có mật độ loa khá dày : Tập thể Nguyễn Công Trứ, Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng) ; Giảng Võ, Thành Công (quận Ba Đình), những làng cổ dọc phố Thụy Khuê… Nhiều cột loa có tới 3, 4 loa lớn nhỏ. Theo một cán bộ làm văn hóa tại một số phường Ba Đình, nội dung phát trên loa do cán bộ văn hóa phụ trách trưởng đài phường phụ trách. Bên cạnh truyền thanh một số nội dung của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Hà Nội, các phường tập trung thông tin một số chính sách trên địa bàn. Tuy nhiên, một số phường tường thuật cả một số phiên tòa lưu động, thông tin việc ma chay, hiếu hỉ lên loa…
"Bỏ loa phường là rất hợp lý. Gia đình chúng tôi chẳng bao giờ nghe loa phường. Còn những gia đình ở gần nơi lắp loa thì ngày nào cũng bức xúc vì âm lượng loa quá lớn", bà Nguyễn Thị Đoàn đề xuất.
Trong khi đó, tại vùng ngoại thành Hà Nội, hệ thống loa phát thanh vẫn được người dân đề xuất giữ lại. Bà Đức, đội 7, thôn Bầu, xã Kim Chung (Đông Anh) cho biết : Loa phát thanh vẫn có tác dụng khi thông báo tình hình an ninh trật tự địa phương. Thông tin trên loa phường chỉ hữu ích khi thông báo phòng chống thiên tai, hoạt động giải phóng mặt bằng, lịch tiêm chủng, bầu cử, đóng các loại phí…
Ông Trần Quang Hùng, cán bộ văn hóa xã Vân Nội, Đông Anh Hà Nội cho rằng : "Loa phát thanh là một trong những hình thức tuyên truyền tới người dân nhanh nhất các nội dung liên quan đến vệ sinh môi trường, giải phóng mặt bằng. Giờ phát thanh theo quy định của Đài phát thanh của huyện. Do không gian ở làng quê còn thoáng nên nội dung nghe rõ. Do đó, tôi đề xuất giữ lại loa phát thanh. Tuy nhiên, nội dung, thời gian cũng có thể linh động hơn".
Sẽ điều chỉnh cho phù hợp với thực tế
Trên thực tế chưa có cuộc khảo sát xã hội học nào về tác dụng của loa phường. "Do đó, từ yêu cầu của Chủ tịch UBND thành phố, cũng cần có nghiên cứu cụ thể về tác dụng của loa phường. Trong đó quy định thời gian phát, nội dung phát. Không để tràn lan như hiện nay", nhà xã hội học Nguyễn Hòa Bình cho biết.
Còn theo một số cán bộ phụ trách mảng thông tin tại một số phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, trung bình hệ thống loa mỗi phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội tiêu tốn khoảng 50 triệu đồng/năm cho chi phí kiểm tra, bảo dưỡng. Đó là chưa tính đến các khoản chi cho lương, phụ cấp cho trưởng đài, phát thanh viên...
Ông Nguyễn Minh Khánh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội cho biết, sau khi nhận được chỉ đạo của Chủ tịch thành phố Hà Nội, Sở cũng đã trao đổi với lãnh đạo quản lý văn hóa thông tin của 30 quận huyện trên địa bàn và đang tiến hành kiểm tra số lượng loa trên địa bàn.
Trên cơ sở số liệu thống kê, khảo sát, Sở sẽ kiểm tra xem có đáp ứng được yêu cầu bỏ loa phường hay không ? Hiện nay về cơ sở vật chất và nội dung phát thanh thuộc sự quản lý của UBND các quận huyện, phường xã.
Trên cơ sở khảo sát ý kiến của người dân, chính quyền địa phương, Sở sẽ tham mưu kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Ví dụ như ở các quận cũ nội đô, có thể giảm số lượng loa phường, nội dung thông tin... tránh ảnh hưởng đến các hộ gia đình. Ở quan điểm cá nhân của ông Khánh, thì loa phát thanh vẫn có những tác dụng nhất định.
XC
****************
Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn phát biểu tại cuộc gặp mặt cán bộ hưu trí của Bộ Thông tin và truyền thông.
Chia sẻ tại cuộc gặp mặt cán bộ hưu trí của Bộ Thông tin và truyền thông vào chiều nay, 16/1, ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện đề xuất Bộ Thông tin và truyền thông nên ủng hộ chủ trương bỏ loa phường của Thành phố Hà Nội. Ông Mai Liêm Trực cho biết : Loa phường đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình. Bây giờ chúng ta có Internet và các phương tiện khác để xử lý công việc. Bộ Thông tin và truyền thông nên ủng hộ chủ trương này".
Ông Mai Liêm Trực cũng cho biết thêm : "Loa phường nhiều nơi còn hoạt động rất tùy tiện".
Cũng tại cuộc gặp mặt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn đã cho biết quan điểm của Bộ Thông tin và truyền thông về vấn đề loa phường. Cụ thể, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết : Bộ Thông tin và truyền thông đồng tình với quan điểm của Thành phố Hà Nội vấn đề loa phường. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho hay : "Bỏ loa phường ở thành phố và đô thị nhưng nên tăng cường cho vùng sâu, vùng xa bởi vùng sâu, vùng xa vẫn rất cần thông tin. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh : "Loa phường ở đô thị đã hoàn thành sứ mệnh của mình, nhưng ở vùng sâu vùng xa thì chưa".
Trước đó, trong Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội, Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đề xuất bỏ loa phường xuất thay bằng các thiết bị đầu cuối thông minh hơn. Chủ tịch Hà Nội cho rằng : "Loa phường ở thời kỳ bao cấp rất có tác dụng, nhưng cũng đã đến lúc hoàn thành sứ mệnh cúa mình. Và các chương trình trên loa truyền thanh của các phường hiện nay "nghèo nàn và thông tin không có gì".
Dựa trên quan điểm này, Chủ tịch UBNF TP.Hà Nội chính thức giao Sở Thông tin và truyền thông phối hợp với các quận, huyện tổng kết, đánh giá lại kết quả cũng như tác dụng của việc sử dụng loa truyền thanh cấp phường. Nếu cần thiết, chọn một vài điểm lấy ý kiến người dân xem có phù hợp không ? Nếu ở các địa phương (như ở ngoại thành) vẫn còn phù hợp thì có thể giữ lại. Tuy nhiên, với những nơi có dân trí cao, không cần nữa thì mạnh dạn đề xuất bỏ và bắt đầu thí điểm sử dụng thiết bị đầu cuối thông minh cho các gia đình.
Trả lời báo chí ngày 13/1 vừa qua, đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội cũng cho biết cho biết : Sở đã lên kế hoạch để thực hiện rà soát, đánh giá và đề xuất phương án đối với hệ thống loa truyền thanh xã phường để báo cáo lãnh đạo UBND thành phố trong quý I năm 2017.
Cụ thể, Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội sẽ có báo cáo chi tiết về hiện trạng và đề xuất phương án phù hợp đối với loa truyền thanh, trong đó đối với khu vực nội đô (loa phường) có nên tiếp tục sử dụng nữa hay không. Đại diện Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội cho hay : "Hệ thống loa truyền thanh phường xã có hai mục đích : một là cung cấp thông tin cho người dân và phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến trong điều hành của chính quyền địa phương. Vì vậy khi ra soát, đánh giá hiệu quả của loa phường xã, chúng tôi sẽ phải đánh giá trên cả hai góc độ. Hiện nay ở các phường nội đô, nhu cầu thông tin từ loa phường giảm nhưng ở các xã vùng ngoại thành, nông thôn, địa bàn trải rộng, hệ thống loa truyền thanh vẫn còn cần thiết đối với cả chính quyền địa phương và người dân".
Nhóm PV