Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc dọa trả đũa Đức nếu Berlin loại Hoa Vi khỏi mạng 5G (RFI, 15/12/2019)

Hàng triệu xe hơi của Đức bán tại Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng. Đại sứ Trung Quốc tại Berlin, ngày 14/12/2019 có lời dọa dẫm như trên nếu như chính quyền Berlin gạt tập đoàn Hoa Vi ra khỏi chương trình phát triển mạng 5G tại Đức.

chet1

Tập đoàn khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei đã công bố số liệu rất tốt trong chín tháng đầu năm 2019. Reuters / Aly Song

Trả lời tờ báo Đức Handelsblatt, ông Ngô Khẩn (Wu Ken) cảnh báo : "Nếu Đức quyết định gạt Hoa Vi ra khỏi thị trường Đức, thì sẽ có những hậu quả. Chính phủ Trung Quốc sẽ không khoanh tay đứng nhìn".

Đại sứ Trung Quốc khẳng định Hoa Vi không có nghĩa vụ pháp lý cung cấp dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc. Nhưng đại sứ Trung Quốc cũng không quên nhắc nhở là xe ô tô của Đức hiện đang chiếm đến ¼ thị trường xe hơi tại Trung Quốc với số xe bán ra trong năm 2018 là 28 triệu chiếc.

Ông nói : "Liệu chúng tôi có được nói là xe ô tô Đức không an toàn bởi vì chúng tôi đã có thể tự sản xuất xe cho chính mình hay không ? Không. Đó chẳng qua chỉ là một sự bảo hộ mậu dịch thuần túy !"

Theo Bloomberg, Trung Quốc có lời dọa dẫm như trên trong bối cảnh chính phủ liên minh cầm quyền của thủ tướng Angela Merkel đang tranh luận về dự luật, áp đặt lệnh cấm đối với các nhà cung cấp mạng 5G "không đáng tin cậy".

Bản thân thủ tướng Đức đang chịu nhiều sức ép, một mặt, từ phía các nghị sĩ trong chính phủ liên minh, vốn dĩ ngày càng lo ngại Hoa Vi và mặt khác là từ phía Hoa Kỳ. Tổng thống Donald Trump thời gian gần đây thúc ép các nước đồng minh gạt tập đoàn viễn thông lớn nhất của Trung Quốc ra khỏi các dự án phát triển mạng 5G.

Các linh kiện viễn thông của Hoa Vi bị nhiều nước nghi ngờ là những trang thiết bị dọ thám cho chính quyền Bắc Kinh, những cáo buộc mà Hoa Vi liên tục bác bỏ trong thời gian qua.

Minh Anh

********************

Trung Quốc đe dọa trả đũa nếu Đức cấm sử dụng thiết bị 5G của Hoa Vi (RFA, 15/12/2019)

Đại sứ Trung Quốc tại Đức hôm 14/12 lên tiếng đe dọa Bắc Kinh sẽ có biện pháp trả đũa nếu Đức cấm các thiết bị 5G của công ty Hoa vi.

chet2

Hình minh hoạ. Hình chụp hôm 11/6/2019 : Gian hàng của Hoa Vi tại một hội chợ ở Thượng Hải - AFP

Bloomberg trích lời Đại sứ Trung Quốc Wu Ken tại một sự kiện ở Handelsblatt nói rằng : "Nếu Đức quyết định loại bỏ thiết bị của Hoa Vi khỏi thị trường Đức thì sẽ có những hậu quả… Chính phủ Trung Quốc sẽ không đứng yên mà nhìn".

Lời phát biểu của Đại sứ Trung Quốc đưa ra vào khi đang có những phản đối Hoa Vi gia tăng ngay trong các dân biểu thuộc liên minh cầm quyền của Thủ tướng Angela Merkel. Những dân biểu Đức đã đưa ra một dự luật nhằm cấm các nhà cung cấp thiết bị 5G không đáng tin cậy.

Dự luật không nói trực tiếp tên Hoa Vi nhưng được cho là nhắm vào công ty này.

Công ty Hoa Vi trong thời gian qua bị nhiều cáo buộc trên thế giới, đặc biệt là từ phía Mỹ, liên quan đến các hoạt động gián điệp.

Hồi đầu năm nay, Hoa Kỳ đã nêu quan ngại về việc các công ty Trung Quốc được sử dụng như gián điệp cho chính phủ Trung Quốc.

Chính phủ Mỹ thậm chí đã tìm cách thuyết phục các đồng minh loại Hoa Vi ra khỏi danh sách cung cấp thiết bị 5G.

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Quốc tế

Reuters bị chính nhà cung cấp thông tin cho thị trường Trung Quốc kiểm duyệt

Dưới sức ép của chính quyền Bắc Kinh, nhà cung cấp thông tin và dịch vụ phân tích dữ liệu tài chính Refinitiv, thuộc sở hữu của một tập đoàn đa quốc gia Mỹ Blackstone, đã cho chặn hơn 200 bản tin của hãng tin Anh Reuters, đặc biệt về Hồng Kông, không cho khách hàng của họ tại Trung Quốc tiếp cận với các thông tin này.

backinh1

Logo Refinitiv trên một màn hình tại Canary Wharf ở Luân Đôn. Ảnh chụp ngày 01/08/2019. Reuters/Toby Melville/File Photo

Ngoài hãng Reuters, 97 nguồn cung cấp thông tin khác sử dụng dịch vụ của Refinitiv cũng bị tập đoàn này kiểm duyệt trước, không đến được Trung Quốc.

Trong một phóng sự điều tra công bố ngày 12/12/2019, Reuters đã cho biết chi tiết về các vụ kiểm duyệt, khởi sự từ tháng 8/2019, với hơn 200 bản tin về Hồng Kông hay Trung Quốc không có lợi cho Bắc Kinh bị tập đoàn Refinitiv xóa ngay từ đầu, không cho đưa lên mạng Eikon chuyên về giao dịch và phân tích tài chính truy cập được từ Trung Quốc.

Đối với Reuters, nếu các bản tin trên bị chính quyền Bắc Kinh kiểm duyệt thì không có gì đáng nói, nhưng vấn đề ở đây là chính tập đoàn Refinitiv đã thực hiện điều này, trong lúc công việc của tập đoàn này chỉ là phân phối ra toàn thế giới các thông tin của Reuters và các thực thể khác có hợp đồng với Refinitiv thông qua mạng Eikon của tập đoàn này.

Điều đáng ngại, theo Reuters, là các tài liệu nội bộ của Refinitiv cho thấy là từ mùa hè vừa qua, tập đoàn Mỹ này đã cài đặt một hệ thống lọc tự động để cho việc kiểm duyệt dễ dàng hơn. Hệ thống này bao gồm việc tạo ra một mã mới để đính kèm vào một số bản tin có liên quan đến Trung Quốc, được gọi là mã "Restricted News", tức là "tin tức bị hạn chế".

Hậu quả của việc kiểm duyệt tận gốc này là các khách hàng tại Trung Quốc dùng dịch vụ của nhà cung cấp dữ liệu tài chính hàng đầu thế giới này, đã không theo dõi được thông tin về Hồng Kông, trong đó có hai bản tin của Reuters về việc Hồng Kông bị các cơ quan thẩm định tài chính quốc tế đánh sụt hạng. Bộ lọc kiểm duyệt này cũng được áp dụng cho gần 100 nhà cung cấp tin tức khác sử dụng mạng Eikon ở Trung Quốc.

Theo ghi nhận của Reuters, chế độ kiểm duyệt ở Trung Quốc ngày càng gắt gao thêm từ khi chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền tại Bắc Kinh. Các doanh nghiệp phương Tây làm ăn với Trung Quốc đã càng lúc càng bị Bắc Kinh gây sức ép là phải ngăn chặn thông tin, bài phát biểu và sản phẩm bị Trung Quốc coi là nguy hiểm về mặt chính trị. Tập đoàn Refinitiv có hàng chục triệu đô la doanh thu mỗi năm ở Trung Quốc, và đã bắt đầu nỗ lực kiểm duyệt kể từ đầu năm sau khi bị một cơ quan quản lý Trung Quốc đe dọa đình chỉ hoạt động.

Bị Reuters chất vấn, Refinitiv đã trả lời rằng họ "phải tuân thủ luật lệ của quốc gia nơi họ hoạt động".

Một điều đáng lo ngại khác được Reuters nêu lên nếu hiện nay, Refinitiv chỉ chặn thông tin trên thị trường Trung Quốc, nhưng tập đoàn này hoàn toàn có thể bị Bắc Kinh gây sức ép để chặn thông tin bất lợi cho Trung Quốc trên các thị trường ngoài Trung Quốc.

Trọng Nghĩa

********************

Trung Quốc : Vận động viên nước ngoài thi đấu thuê bị phạt vì không chào cờ (RFI, 11/12/2019)

Tại Trung Quốc, khi tinh thần dân tộc chủ nghĩa lên đến mức cực đoan thì hệ quả ra sao ? Một vận động viên bóng rổ Pháp đấu thuê cho một câu lạc bộ ở Nam Kinh (Trung Quốc) vừa cảm nhận được điều này một cách cay đắng : Bị phạt chỉ vì chào cờ không chuẩn trước một trận đấu.

backinh2

Cầu thủ bóng rổ Pháp Guerschon Yabusele chơi cho một đội tuyển Mỹ

Hôm thứ Bảy 07/12/2019, Liên Đoàn Bóng Rổ Trung Quốc đã ra quyết định phạt tuyển thủ người Pháp Guerschon Yabusele (từng đấu thuê cho câu lạc bộ Mỹ Boston Celtics) một khoản tiền 10.000 nhân dân tệ (tương đương với gần 1300 €) chỉ vì không nhìn về phía quốc kỳ Trung Quốc nhân thủ tục chào cờ trước một trận đấu của giải vô địch quốc gia.

Giống như ở Hoa Kỳ, các sự kiện thể thao tại Trung Quốc thường được bắt đầu bằng một lễ chào cờ với việc phát quốc ca. Tại Trung Quốc, các tuyển thủ trên nguyên tắc phải đứng nghiêm và nhìn về phía lá cờ. Thế nhưng Guerschon Yabusele, đấu thủ trước đây cũng đã chơi cho hai câu lạc bộ Pháp Roanne và Rouen, nhưng đang đấu thuê cho câu lạc bộ Hầu Vương Nam Kinh, đã bị phát hiện là chỉ cúi đầu mà thôi.

Liên đoàn bóng rổ Trung Quốc ngay hôm sau đã ra quyết định phạt tiền cầu thủ Pháp, kèm theo một lời "cảnh báo nghiêm trọng" vì đã không tuân thủ quy định "chào cờ bằng ánh mắt".

Trên mạng xã hội Vi Bác, những lời đả kích vận động viên Pháp không thiếu. Một người giận dữ : "Anh ta rất vui khi nhận tiền của Trung Quốc, nhưng lại không tôn trọng Trung Quốc". Một người khác thì cho rằng : "Cầu thủ này phải bị trục xuất ngay lập tức và câu lạc bộ của anh ta phải bị loại khỏi ra khỏi giải vô địch !".

Tuy nhiên, cũng có người rất ngạc nhiên trước cách xử phạt quá năng dành cho Guerschon Yabusele. Một cư dân mạng viết : "Quả là vớ vẩn ! Anh ta đâu phải là người Trung Quốc ! Hơn nữa, anh ta cũng đứng dậy khi chào cờ và không hề có những cử chỉ xúc phạm. Anh ta đã cúi đầu khi chào cờ. Liên Đoàn Bóng Rổ Trung Quốc đang sống vào thời kỳ nào vậy ? Đã lạc hậu 50 năm rồi !".

Theo hãng tin Pháp AFP, đây không phải là lần đầu tiên ở Trung Quốc mà một vận động viên thể thao nước ngoài bị phạt như vậy.

Vào năm 2018, Liên Đoàn Bóng Đá Trung Quốc đã treo giò trong một trận cựu tuyển thủ quốc tế người Brazil Diego Tardelli, chơi cho câu lạc bộ hạng nhất Sơn Đông Lỗ Năng của Trung Quốc vì đã nhìn xuống đất và đưa tay lên mặt trong lúc phát quốc ca.

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Việt Nam nhập siêu hơn 30 tỷ đô la từ Trung Quốc (RFA, 13/12/2019)

Việt Nam nhập siêu hơn 31 tỷ đô la từ Trung Quốc trong 11 tháng qua, tăng hơn 9 tỷ đô la so với cùng kỳ năm ngoái, theo con số thống kê mới nhất của Tổng cục Hải Quan.

tm1

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc AFP - Hình minh họa.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch hai chiều trong 11 tháng qua đạt hơn 100 tỷ đô la, chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới là khoảng 500 tỷ đô la.

Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch hai chiều trong 11 tháng qua là gần 69 tỷ đô la.

Theo báo Hải Quan, những mặt hàng mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ đô la chủ yếu là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại và linh kiện, rau quả, thủy sản, xơ, sợi…

Trong chiều ngược lại, Trung Quốc cũng xuất nhiều mặt hàng điện tử và linh kiện, điện thoại sang Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam cũng nhập nhiều máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên phụ liệu ngành dệt may và giày dép từ Trung Quốc.

Những năm qua, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc về thương mại khi nhập siêu luôn ở mức cao.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung thời gian qua, nhiều chuyên gia lo ngại hàng hóa Trung Quốc sẽ tìm cách đổ vào Việt Nam để bù đắp cho kim ngạch thiếu hụt từ thị trường Mỹ do thuế cao, đó là chưa kể hàng Trung Quốc nhập vào Việt Nam để dán mác giả rồi xuất sang Mỹ để tránh thuế.

*********************

Nhà thầu Trung Quốc nhiều lần thất hứa trả đường mượn để xây cao tốc cho địa phương (RFA, 13/12/2019)

Một nhà thầu Trung Quốc thi công cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi bị chính quyền địa phương tố cáo thất hứa nhiều lần trong việc sửa chữa và hoàn trả đường mượn để dùng cho gói thầu đường cao tốc.

tm2

Một đoạn đường thuộc cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Courtesy of baogialai.com - Hình minh họa.

Báo chí trong nước trích lời của lãnh đạo huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) hôm 12/12 cho biết Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn công trình giao thông tỉnh Giang Tô của Trung Quốc (gọi tắt là công ty Giang Tô) vừa xin chính quyền địa phương hoãn việc trả lại 7 tuyến đường mà công ty mượn của địa phương cho đến tháng 3/2020. Lý do được công ty Giang Tô đưa ra là khó khăn về tài chính, không có nguồn vốn hoàn trả các tuyến đường cùng lúc.

Báo Tuổi Trẻ trích lời giới chức huyện Bình Sơn cho biết tất cả các tuyến đường đều cấp thiết cần sửa chửa và kinh phí dự trù sửa toàn bộ 7 tuyến là khoảng 10 tỷ đồng.

Trước đó, vào năm 2014, công ty Giang Tô ký cam kết với huyện Bình Sơn và xã Bình Trung, mượn tạm đường dân sinh để thi công gói thầu A3 (cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi). Dự kiến đến tháng 10/2017, các tuyến đường mượn sẽ được hoàn trả.

Theo truyền thông trong nước, đến nay cao tốc đã đi vào sử dụng hơn một năm nhưng các tuyến đường mượn dù xuống cấp trầm trọng mà vẫn chưa được hoàn trả, gây bức xúc trong dân.

Các nhà thầu Trung Quốc tham gia các công trình ở Việt Nam thời gian qua thường bị phàn nàn về tình trạng chậm tiến độ và đội vốn. Điển hình là tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông ở Hà Nội dự kiến đưa vào khai thác vào năm 2015 nhưng đến nay vẫn chưa xong. Vốn đổ vào dự án này đã bị tăng từ 550 triệu đô la lên 868 triệu đô la.

**********************

Bộ Công an truy nã nguyên Phó giám đốc Petroland Trần Hữu Giang (RFA, 13/12/2019)

Tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh loan tin cùng ngày cho biết ông Giang (54 tuổi, ngụ phường An Phú Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh) bị truy nã về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại khoản 3 Điều 356 Bộ luật hình sự.

tm3

Cựu phó giám đốc Petroland Trần Hữu Giang bị truy nã Courtesy of thanhnien - RFA edited

Trong quyết định truy nã, Bộ Công an nêu rõ bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người đang bị truy nã đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc UBND gần nhất.

Hồi đầu tháng 10/2019, Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Bùi Minh Chính, chủ tịch HĐQT Petroland để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Petroland được thành lập vào năm 2007 từ Ban Quản lý dự án công trình xây dựng phía nam của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, với vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng, trụ sở tại 12 Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong đó, Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) có 36,01% cổ phần, Tổng Công ty dầu Việt Nam 9%, số cổ phần còn lại là của nhà đầu tư. Cả 2 cổ đông này đều là công ty nhà nước nắm quyền chi phối, như Tổng Công ty dầu Việt Nam là đơn vị 100% vốn nhà nước, còn PVC có tới 54,45% vốn nhà nước.

Từ tháng 5/2009 đến năm 2012, ông Bùi Minh Chính làm Tổng giám đốc Petroland (là người đại diện vốn của PVC tại Petroland). Từ năm 2012 đến tháng 6/2017, PVC thay đổi chức danh tổng giám đốc thành giám đốc, ông Chính trở thành Giám đốc Petroland.

Được biết, trong quá trình xác minh về những sai phạm xảy ra tại Petroland theo kiến nghị khởi tố của Cục An ninh kinh tế - Bộ Công an, căn cứ kết quả điều tra và tài liệu chứng cứ thu thập được, ngày 30/9, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Công ty Petroland.

Theo kết quả điều tra, ông Bùi Minh Chính đã ký hợp đồng, duyệt thanh toán nhiều hợp đồng môi giới bất động sản, dịch vụ tư vấn nhà đất và ký hợp đồng bán bất động sản của Petroland trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho Petroland gần 100 tỉ đồng.

Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an cũng đã mở rộng vụ án để làm rõ tính chất, vai trò, hành vi phạm tội của các đối tượng có liên quan...

*******************

Hạn mặn nghiêm trọng đe dọa đồng bằng sông Cửu Long (RFA, 13/12/2019)

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Tiền Giang hôm 11/12/2019, hạn mặn diễn biến phức tạp, xâm nhập sớm, sâu vào nội đồng ở thượng lưu sông Tiền, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

tm4

Một cánh đồng lúa khô hạn tại một tỉnh phía Nam vùng đồng bằng Sông Cửu Long, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP

Không chỉ riêng Tiền Giang gặp hạn, tổng lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong về khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thiếu hụt so với mức trung bình nhiều năm và thấp hơn rất nhiều so với năm 2015 nên tình trạng khô, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt ở nhiều nơi trong mùa khô 2019-2020 sẽ rất cao và nghiêm trọng.

Viện Khoa học thủy lợi miền nam cũng đưa ra cảnh báo, từ giữa tháng 12, có khả năng, mặn xâm nhập sâu vào nội đồng vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 35 đến 45 km tính từ cửa sông. Đến tháng 1 và tháng 2 năm 2020, ranh mặn 4 gam/lít có thể xâm nhập sâu vào nội đồng lên đến 55 đến 110 km.

Trả lời RFA hôm 13/12 liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia môi trường và tài nguyên, đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu của Đại học Cần Thơ, nhận định:

"Tôi không cho rằng đây là sự đột biến, tại vì mùa mưa vừa rồi, lượng mưa rất ít, và lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về đồng bằng cũng rất là thấp. Mùa mưa vừa rồi bị tác động bởi hiện tượng El Nino xảy ra theo chu kỳ của nó, nhưng lần này có vẻ gay gắt, có khả năng lập lại tình trạng khô hạn của năm 2016. Ngoài ra cũng có một số tác động như các đập thủy điện đang tìm cách khống chế các dòng chảy trên sông Mekong; hay do vùng đồng bằng có nguy cơ ngày càng lún dần, trong khi nước biển dâng cao, nên mặn có khuynh hướng lấn sâu vào đất liền, đặc biệt là những năm khô hạn nhiều".

Trước tình hình xâm nhập mặn đe dọa trên 80.000 ha cây ăn trái ở Tiền Giang, vào ngày 11/12/2019, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang tổ chức cuộc họp khẩn bàn giải pháp ứng phó với tình hình hạn mặn diễn biến sớm này.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Văn Hưởng - Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu các địa phương quan tâm đặc biệt công tác bảo vệ vườn cây ăn trái, trong đó quan tâm mua máy đo độ mặn và thường xuyên đo độ mặn từng vùng, kịp thời cảnh báo liên tục tình hình xâm nhập mặn đến với người dân.

tm5

Bé trai bắt cá trong một con kênh khô cằn ở quận Long Phú, tỉnh Sóc Trăng hôm 8/3/2016. AFP

Để tìm hiểu thêm tình hình thực tế, hôm 12/13, RFA liên lạc Anh Năm Tân, một người trồng sầu riêng ở Cai Lậy, Tiền Giang, và được anh cho biết về tình hình thực tế tại địa phương của anh :

"Ở đây có cống có đập hết, có người canh nên mặn không vô được đâu. Hầu như có cống từ xưa đến giờ, mình đã có biện pháp phòng hờ rồi, nguyên khu vực này cũng có đê bao, bài báo nói vậy thôi… chứ chưa tới đây đâu… nếu có mặn cũng không vô tới vườn cây đâu. Tôi nghĩ chắc một hai tháng nữa mới thấy, chứ giờ thấy cũng vậy à… tới giờ nước mặn cũng chưa nhiễm… mới cảnh báo thôi".

Theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn, nguyên nhân một phần  là do hạn hán trên các nước thượng nguồn như Campuchia, Thái Lan, Myanmar… Lượng nước giảm cũng có thể là do lượng mưa giảm, nhưng cũng có thể là do điều tiết nước ở các đập thượng nguồn.

Mạng báo Asia Times vào trung tuần tháng 12 đăng bài cảnh báo "Sông Mê Kông chết một cách chậm chạp". Theo tác giả Simon Roughneen, các đập thủy điện mới xây khổng lồ ở thượng nguồn sông Mekong đang làm cạn mực nước ở hạ nguồn xuống mức thấp nhất trong 60 năm.

Liệu Việt Nam có thể làm gì để chống lại tình trạng này? Ông Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung Tâm Stimson ở Washington DC, khi trả lời RFA trước đây liên quan việc này, cho biết :

"Cơ hội để Việt Nam tự mình có thể làm gì xem ra không có mấy. Đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực sản xuất nông nghiệp trọng yếu của Việt Nam. Cách để giảm thiểu tác động từ thượng nguồn là trữ nước trong mùa mưa cho mùa khô. Cứ nhìn những con đập đồ sộ của Trung Quốc, nhìn khoảng 300 con đập đã và đang sắp xây ở Lào trong tương lai.

Việt Nam cần làm việc với cả Lào, Campuchia, Trung Quốc trong hợp tác xúc tiến phương cách thay thế có thể chuyển đổi tương lai sản xuất thủy điện sang các nguồn điện khác ; cũng như bàn bạc với các quốc gia thượng nguồn về những vấn đề như đòi hỏi các quốc gia thượng nguồn đừng tích nước mà phải xả nước xuống hạ nguồn trong thời gian khô hạn để lưu lượng dòng chảy được tự nhiên như bình thường. Đó là thông điệp duy nhất mà Việt Nam và những quốc gia hạ nguồn cần nói với nước thượng nguồn dù đó là nước nào".

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng, ngay lúc này, chính quyền cần kêu gọi người dân trữ nước trong mùa mưa còn lại một cách tối đa, càng nhiều càng tốt, trữ trong các kênh. Ông cũng đã khuyến cáo mặn xâm nhập nhiều thì không nên canh tác lúa trong vụ đông xuân sắp tới, vì lúa là cây tiêu thụ nước nhiều. Phải chấp nhận giảm bớt diện tích canh tác lúa, chọn các loại cây ít sử dụng nước hơn. Đây là điều phải chấp nhận trong lúc khó khăn này.

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho biết thêm :

"Chính phủ cách đây vài năm đã ra nghị quyết 120, phát triển Đồng bằng sông Cửu Long vững bềnh, trong mọi tình huống, nhất là biến đổi khí hậu, trong đó có các giải pháp về công trình như xây dựng cơ bản, về các chính sách thay đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi cây trồng, thay đổi công thức luân canh, các giải pháp kỹ thuật như nghiên cứu các giống cây trồng chịu hạn, chịu mặn…".

Theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, việc chuyển đổi này chỉ thành công khi đối tượng cuối cùng là người nông dân, vì họ là người được hưởng lợi và chính họ là người thực hiện chuyển đổi. Ông cho rằng, để chuyển đổi thì vốn nhà nước là không thể đủ, và không thể mang tính quyết định, nhưng những chính sách cho phép nông dân giảm đất lúa, hay xây dựng các công trình thủy lợi để chuyển từ tưới lúa sang tưới cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản là rất quan trọng. Quá trình chuyển đổi này không phải một sớm một chiều, mà là câu chuyện hàng chục năm, vì vậy theo ông, chính sách làm thế nào để tạo điều kiện cho người dân có vốn, có thị trường, có công nghệ… là trọng trách rất lớn mà Việt Nam phải tiếp tục làm trong thời gian tới.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Trung Quốc kêu gọi ‘gác tranh chấp’ ở Biển Đông (VOA, 03/12/2018)

Sau khi ký biên bản ghi nh v khai thác du khí gây tranh cãi vi Philippines, Trung Quc mi lên tiếng kêu gi các nước tranh chp Bin Đông "hp tác" đ biến nơi này tr thành "vùng bin hòa bình và hu ngh".

lam1

Phát ngôn viên Cảnh Sng.

Hai bên đã ký gần 30 tha thun song phương, trong đó có biên bản ghi nh, m đường cho hp tác khai thác du khí Bin Đông, trong chuyến thăm Philippines ca Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình t ngày 20 ti 21/11.

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Trung Quc Cnh Sng sau đó nói rng "vic ký văn bản ghi nhớ gia Trung Quc và Philippines phát tín hiu v mt bước tiến mi ca hai bên v vic phát trin và khai thác du khí chung", và rng "hai bên s tiếp tc tho lun thêm na v các vn đ liên quan c th".

Ông Cảnh nói thêm rng vic ký bn ghi nhớ này "là môt minh chng cho s tôn trng ln nhau, vic đàm phán công bng và lòng tin ln nhau gia Trung Quc và Philippines".

lam2

Chủ tch Trung Quc và Tng thng Philippines Manila hôm 20/11.

Người phát ngôn này nói tiếp rng Bc Kinh "cũng mong ch tiến hành các hp tác như vy vi các nước ven Bin Nam Trung Hoa (Biển Đông) đ biến Nam Trung Hoa thành mt vùng bin hòa bình, hu ngh và hp tác".

"Phía Trung Quốc đã kiên đnh hu thun vic ‘gác li tranh chp và cùng phát trin’ Bin Nam Trung Hoa và thúc đy hp tác các lĩnh vc liên quan, trong đó có dầu, khí đ thc s mang li li ích cho các nước ven bin và người dân ca h", ông Cnh Sng nói.

"Trung Quốc sn lòng tiếp tc duy trì trao đi và hp tác v vic này vi các nước liên quan Bin Nam Trung Hoa, trong đó có Philippines, và n lc vì tiến bộ thc cht v vic sm cùng phát trin Bin Nam Trung Hoa".

Theo Asia Times, thỏa thun gia Manila và Bc Kinh đã gây sóng gió Philippines. Trang tin này dn li chánh án Tòa án Ti cao Antonio Carpio lên tiếng cnh báo chính ph không nên đng ý với bt kỳ tha thun "thăm dò, phát trin và khai thác chung" nào vi Trung Quc các vùng bin tranh chp.

Ông Carpio được trích li nói rng vic Trung Quc cng c ch quyn lãnh hi Bin Nam Trung Hoa là "mi đe da t bên ngoài nghiêm trng nht k t Thế Chiến II" đi vi Philippines.

Liên quan tới biên bn ghi nh trên, Phó Phát ngôn viên B Ngoi giao Vit Nam Nguyn Phương Trà nói rng "lp trường ca Vit Nam v vn đ Bin Đông, bao gm c ch quyn, quyn ch quyn và quyn li ích hp pháp trên bin là rõ ràng, nht quán và đã được nêu nhiu ln".

Bà Trà nói tiếp rng "là thành viên có trách nhim ca cng đng quc tế và là quc gia ven Bin Đông, Vit Nam coi trng hp tác quc tế, trong đó có hp tác trên bin, trên cơ s tôn trng ch quyn, li ích chính đáng ca tt c các bên liên quan, phù hp vi lut pháp quc tế, đc bit là Công ước ca Liên Hp Quc v Lut bin 1982, vì hòa bình, n đnh và phát trin khu vc, cũng như quan h hu ngh ca các quc gia".

Người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam nói rng "hp tác du khí gia Trung Quc và Philippines Bin Đông ch có th được tiến hành ti nhng khu vc mà hai quốc gia này có quyn và quyn ch quyn, theo đúng các quy đnh ca Công ước Liên hp quc v Lut bin (UNCLOS) 1982".

Hi năm 2015, dưới thi kỳ nm quyn ca Tng thng Philippines Benigno Aquino III, người quyết đnh đưa Bc Kinh ra tòa trng tài Liên Hiệp Quc, mt s hc gi ca Philippines, trong đó có ông Renato de Castro, giáo sư v quan h quc tế ti Đi hc De La Salle, nhn đnh vi VOA tiếng Vit rng Vit Nam và Philippines có th "gác tranh chp" và "chng Trung Quc" sau khi Manila và Hà Nội đng ý nâng cp mi quan h song phương lên tm chiến lược.

Ông Renato de Castro cho rằng dù hip đnh không dn ti mt liên minh quân s như gia Manila và Washington, nhưng nó cho thy đôi bên "đã gác li các tranh chp Trường Sa đ chng lại mi đe da chung là Bc Kinh".

Tuy nhiên, một năm sau đó, ông Rodrigo Duterte đc c tng thng và theo gii quan sát, chính sách ngoi giao ca Philippines đã ng dn v phía Trung Quc.

Viễn Đông

******************

Việt Nam lún sâu hơn trong thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc (Người Việt, 03/12/2018)

Việt Nam tiếp tục thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc nặng hơn nữa, theo các con số thống kê về tình hình xuất nhập cảng giữa Việt Nam với Trung Quốc của 11 tháng trong năm 2018.

lam3

Việt Nam có 24 cửa khẩu quốc tế với các nước láng giềng, hàng nhập cảng lậu đi công khai.(Hình : DTnews)

Theo các con số của Tổng Cục Thống Kê của Bộ Công Thương cộng sản Việt Nam, trong 11 tháng của năm 2018, Việt Nam đã xuất cảng sang Trung Quốc một số lượng hàng hóa trị giá khoảng 38,1 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm ngoái. và nhập cảng 59,7 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2017. So ra Việt Nam bị thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc 21,6 tỷ USD.

Gần đây, bản thống kê của Tổng Cục Hải Quan cộng sản Việt Nam cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2018, Việt Nam xuất cảng sang Trung Quốc một số lượng hàng hóa các loại trị giá 33,48 tỷ USD, tăng 26,8% so với cùng thời gian năm ngoái và chiếm 16,6% trong tồng số hàng hóa xuất cảng đi khắp nơi. Trong khi đó, Việt Nam nhập cảng từ Trung Quốc một số lượng hàng hóa trị giá 53,39 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 27,4% trong tống số trị giá hàng hóa nhập cảng và gia tăng 13,4% so với cùng thời kỳ của năm ngoái. Như vậy, thâm thủng mậu dịch của Việt Nam với Trung Quốc là 18,81 tỷ USD trong 10 tháng vừa qua.

Theo tài liệu của Tổng Cục Thống Kê nói trên, Mỹ vẫn là thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam với với số lượng hàng hóa các loại trị giá 43,7 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, đáng nói nhất lại là đồ điện tử giá trị cao như điện thoại di động của Samsung đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Thống kê cho thấy, xuất cảng mặt hàng điện thoại và linh kiện có mức tăng trưởng cao nhất, lên đến gần 50%.

Tháng trước, Tổng Cục Hải Quan cộng sản Việt Nam cho hay trong 9 tháng đầu của năm 2018, xuất cảng hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 28,8 tỷ USD tăng 29,9% và nhập cảng hàng hóa của Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc đạt 47,25 tỷ USD, tăng 12.8%. Như vậy, thâm thủng mậu dịch của Việt Nam với Trung Quốc trong 9 tháng đầu của năm 2018 là 18,45 tỷ USD.

Con số thâm thủng mậu dịch của Việt Nam với Trung Quốc mỗi ngày một phình to hơn theo từng tháng chứ không hề giảm.

Đầu tháng Mười Một, khi sang Thượng Hải tham dự "Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc 2018 và Diễn đàn Kinh tế Thương mại Quốc tế Hồng Kiều", ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Dịp này, theo TTXVN, ông Phúc "đề nghị Trung Quốc mở cửa, tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc ; có chính sách và biện pháp thiết thực để giảm mức nhập siêu lớn hiện nay của Việt Nam, hướng tới thương mại song phương tăng trưởng ổn định, bền vững".

TTXVN cũng thuật lời ông Tập Cận Bình "nhấn mạnh, Trung Quốc không theo đuổi xuất siêu với Việt Nam và sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam để thương mại hai nước phát triển theo hướng cân bằng, bền vững".

Không phải lần đầu tiên Hà Nội thúc giục Bắc Kinh mở cửa rộng hơn để gia tăng nhập cảng hàng hóa từ Việt Nam. Các quan chức hàng đầu của Hà Nội lập đi lập lại điều này mỗi khi gặp đối tác Bắc Kinh suốt nhiều năm qua.

Hồi giữa tháng Năm 2018, Bộ Tài Chính Hà Nội kêu rằng Việt Nam "chi hơn 250 tỷ USD để nhập khẩu hàng từ Trung Quốc nhưng ở chiều ngược lại Việt Nam chỉ xuất khẩu được trị giá hơn 100 tỷ USD, điều này dẫn đến thâm hụt thương mại nặng nề gần 150 tỷ USD giữa Việt Nam với Trung Quốc trong thời gian gần 6 năm qua" mà "lượng nhập khẩu vẫn gia tăng hàng năm".

Thời gian nổ ra vụ kình chống giữa Việt Nam với Trung Quốc khi Bắc Kinh đưa giàn khoan khổng lồ HD981 tới phía Nam quần đảo Hoàng Sa dò tìm dầu khí hồi năm 2014 làm quan hệ giữa hai nước Cộng Sản anh em chùng xuống thật thấp, có nhiều lời kêu gọi "thoát Trung" ở trong nước. Nhưng những con số thống kê vẫn cho thấy thực tế khác hẳn.

Nếu kinh tế của Việt Nam vẫn càng ngày càng lún sâu vào vòng lệ thuộc Trung Quốc, người ta cũng từng thấy có những lời cảnh báo Trung Quốc có thể dùng thương mại như một võ khí khi tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, biển đảo giữa Việt Nam với Trung Quốc trở nên nghiêm trọng hơn.

Hà Nội nhập cảng phần lớn nguyên phụ liệu để sản xuất hàng dệt may, các chế phẩm tiêu dùng, máy móc trong khi xuất cảng sang Trung Quốc phần lớn là nông sản và quặng mỏ thô. Xuất cảng sang Trung Quốc đồ điện tử, công nghệ cao lại từ các công ty ngoại quốc đầu tư sản xuất tại Việt Nam.

Thống kê đưa ra các con số thâm thủng mậu dịch giữa Việt Nam với Trung Quốc không kể đến một lượng hàng hóa khổng lồ nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam từ đường biển đến các cửa khẩu trên đất liền có dịch vụ "biên mậu". Người ta từng thấy có những tranh cãi về thống kê xuất nhập cảng giữa hai nước "vênh nhau" tới 20 tỷ USD.

Hồi tháng Tư, người ta thấy nêu ra tại "Hội thảo nâng cao hiệu quả phối hợp giữa doanh nghiệp và lực lượng thực thi trong công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ" do "Cục Quản Lý Thị Trường (Bộ Công T/2018) hương cộng sản Việt Nam) tổ chức là hàng lậu, hàng giả vẫn tràn lan trên thị trường. (TN)

Published in Châu Á

Rủi ro khi Trung Quốc vượt Mỹ nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam (VOA, 20/04/2018)

Việt Nam ngày càng trở nên ph thuc hơn vào Trung Quc trong khi nh hưởng ca M gim dn

lam1

Cờ Vit Nam và Trung Quc trước l đón Ch tch Tp Cn Bình ti Văn phòng Quc hi Vit Nam Hà Ni. Trung Quc trong năm qua đã vượt qua M đ tr thành th trường xut khu ln nht ca Vit Nam. Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế cnh báo có nhiu ri ro khi Việt Nam ph thuc quá nhiu vào th trường Trung Quc.

Trung Quốc thay thế M đ tr thành th trường xut khu ln nht ca Vit Nam và làm cho mong mun ‘thoát Trung’ ca quc gia Đông Nam Á ngày càng khó khăn.

Mỹ là nhng nhà nhp khu hàng hóa ln nht ca Vit Nam trong 15 năm qua cho đến khi Trung Quc chiếm lĩnh v trí này vào năm ngoái, theo s liu thng kê ca Qu Tin t Quc tế (IMF) được Bloomberg trích dn.

Sự thay đi này bt đu vào năm 2017 khi xut khu ca Vit Nam sang Trung Quc tăng 33.5% so vi năm trước đó trong khi xut khu sang M ch tăng 20%, theo s liu ca Tng cc Thng kê Vit Nam.

Việt Nam da vào M đ gim s ph thuc vào Trung Quc, mt nước láng ging có nhiu nh hưởng đến Vit Nam trong nhiu mt, bao gm c kinh tế và chính tr. Trong bi cnh Tng thng Donald Trump có ch trương hướng ni bng vic theo đui chính sách bo h thương mi mà ông gi là "Nước M trên hết", Trung Quốc đã nổi lên đ lp đy khong trng mà M đ li bng cách tăng cường thương mi và đu tư khu vc Đông Nam Á.

Hai chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh và Phm Chí Dũng nhn đnh vi VOA rng ch nghĩa bo h ca Tng thng Trump là mt yếu t chính nh hưởng đến s st gim tm nh hưởng v kinh tế thương mi đi vi Vit Nam và to điu kin cho Trung Quc tr thành th trường ln nht cho hàng xut khu ca Vit Nam.

"Gần đây mt s chính sách ca Hoa Kỳ có tính cht bo h nhiu hơn và vì vy cho nên có thể s dn đến mt s khó khăn nht đnh cho xut khu ca Vit Nam," theo TS Doanh, cu vin trưởng Vin Qun lý Kinh tế Trung ương.

lam2

Tổng thng M Donald Trump ký mt tuyên b tăng thuế nhp khu đi vi st và nhôm ti Nhà Trng Washington hôm 8/3. Vit Nam là mt trong nhng nhà xut khu nhôm vào th trường M.

Ngay sau khi lên nhậm chc tng thng vào tháng 1/2017, ông Trump lp tc rút M ra khi hip đnh đi tác thương mi xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó Vit Nam được cho là nước hưởng li nhiu nht, mà theo ông nói đ bo v công ăn vic làm cho người Mỹ. Trong nhng tháng gn đây v tng thng này đã áp dng tăng các mc thuế đi vi nhiu mt hàng như nhôm, thép, tôm và cá - là nhng mt hàng mà Vit Nam xut nhiu sang M. Ông Trump cũng đưa Vit Nam vào danh sách 16 nước có th gây hi cho kinh tế Mỹ. Vit Nam đng th 5 vi mc thng dư thương mi 38.3 t USD trong cán cân thương mi vi Mỹ.

*******************

Bloomberg : Việt Nam là thị trường IPO 'nóng' nhất Đông Nam Á (VOA, 20/04/2018)

Việt Nam đang tr thành thị trường IPO (Initial Public Offering- đợt chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng) 'nóng' nhất khu vực Đông Nam Á trong lúc nền kinh tế của đất nước hơn 90 triệu dân này đang thăng hoa, theo Bloomberg.

lam3

Bên ngoài trụ s Th trường chng khoán Hà Ni trên ph Tràng Tin. Vit Nam được Bloomberg đánh giá là th trường IPO náo nhit nht khu vc Đông Nam Á.

Tạp chí kinh doanh và phân tích th trường cho biết trong năm 2017 th trường IPO (đt chào bán chng khoán ln đu ra công chúng) ca Vit Nam tăng đến 6 t USD.

Bloomberg cho rằng chng khoán trên th trường Vit Nam còn đt giá hơn c nhóm c phiếu công ngh Thâm Quyến ca Trung Quc.

Nền kinh tế phát trin mnh cùng vi s m rng ca tng lp trung lưu đã to ra sc mua ln và góp phn thúc đy th trường chng khoán Vit Nam bùng phát vi nhiu thương v IPO ln nht khu vc Đông Nam Á, theo dữ liu ca Bloomberg.

Thương v chào bán c phn ca Vinhomes vi giá 2 t USD ti đây có th tr thành thương v có quy mô ln nht t trước đến nay.

Ngân hàng Techcombank dự kiến cũng s huy đng 922 triu USD trong đt IPO sp ti.

Tuy nhiên không có dấu hiu nào cho thy có s thn trng trong "cơn st" IPO đang din ra th trường náo nhit nht trong khu vc này, theo nhn đnh ca Bloomberg.

Nhưng Bloomberg cũng cho biết các nhà đu tư đang t ra thn trng hơn đi vi các thương v c phn hóa. Hiện ti, Vit Nam đang đy mnh c phn hoá các công ty quc doanh. Th trường tăng trưởng tt được xem là thun li cho nhà nước trong quá trình thoái vn khi các doanh nghip.

Dù vậy, nn kinh tế Vit Nam vn đang đi đúng hướng, theo Bloomberg.

Trải qua hàng lot sóng gió nhng năm đu thp niên này, kinh tế Vit Nam đang rt ‘khe mnh’. GDP ca Vit Nam đã tăng 7,4% trong quý 1/2018, mc cao nht trong mt thp k qua.

Tiêu biểu cho s đi lên ca Vit Nam là Vingroup. Tp đoàn này hôm 2/9/2017 đã khởi công xây dng nhà máy sn xut ôtô và xe máy có tên VinFast Hi Phòng vi vn đu tư t 1 ti 1,5 t đôla trong giai đon đu tiên.

Việt Nam được Bloomberg đánh giá là có th s tr thành công xưởng ca thế gii tiếp theo Châu Á trong bi cnh Tổng thng M Donald Trump đang xem xét đ tái gia nhp Hip đnh thương mi xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, Bloomberg cnh báo dường như th trường đang t ra quá lc quan vi thông tin này và ch cn nhà đu tư chn nhm thi đim là s lp tc b "bng" bi th trường đang quá "nóng".

Published in Việt Nam

Giới xuất bản quốc tế chịu tự kiểm duyệt để vào được Trung Quốc (RFI, 24/08/2017)

Vấn đề Trung Quốc kiểm duyệt ấn phẩm đã nổi cộm trong dòng thời sự quốc tế với vụ nhà xuất bản khoa học nổi tiếng thế giới là Cambridge University Press, dưới áp lực của Bắc Kinh, đã kiểm duyệt các công trình học thuật giới thiệu cho công chúng Trung Quốc, nhưng sau đó đã phải lùi bước khi bị cộng đồng các nhà nghiên cứu thế giới cực lực phản đối. Tuy nhiên, đối với giới xuất bản đến từ khoảng 90 nước có mặt tại Chợ Sách Quốc Tế Bắc Kinh mở ra từ ngày 23/08/2017, viêc họ tự kiểm duyệt để có thể vào được thị trường Trung Quốc là điều không phải là hiếm hoi.

hen1

Nhà xuất bản Cambridge University Press tại Hội chợ Sách Quốc tế ở Bắc Kinh, ngày 23/08/2017. REUTERS/Thomas Peter

Trả lời hãng tin Pháp AFP, Terry Phillips, giám đốc phát triển kinh doanh của nhà xuất bản Anh Innova Press, không ngần ngại thừa nhận rằng cơ sở của ông đã thường xuyên "tự kiểm duyệt" để "thích ứng với các thị trường khác nhau", vì mỗi nước đều có những yêu cầu khác nhau về những gì thích hợp hay không thích hợp cho nước họ.

Tuy nhiên, nhân vật này cũng đồng ý rằng giới xuất bản "cũng có trách nhiệm giáo dục tinh thần công dân và nhân quyền thông qua các ấn phẩm".

Ông John Lowe, giám đốc điều hành của nhà xuất bản giáo dục Mosaic8, trụ sở tại Tokyo, giải thích thêm là khó khăn chính của các nhà xuất bản quốc tế là làm sao có được phép xuất bản ở Trung Quốc, do đó các nhà xuất bản ngắm nghía thị trường Trung Quốc đã tránh công bố các nội dung có thể làm phật lòng chính quyền Bắc Kinh.

Vụ nhà xuất bản Cambridge University Press toan tính tự kiểm duyệt là một ví dụ cụ thể cho thấy những gì mà Bắc Kinh muốn kiểm duyệt : từ các vấn đề Thiên An Môn, Tây Tạng, cho đến các phong trào ủng hộ dân chủ tại Trung Quốc hay hồ sơ Đài Loan.

Vấn đề đặt ra là dù chấp nhận tự kiểm duyệt, nhưng giới xuất bản nước ngoài không thể đoán trước được là chế độ Bắc Kinh sẽ đòi kiểm duyệt những gì khác nữa.

Một đại diện cho nhà xuất bản Wiley chuyên về các nội dung giáo dục, có trụ sở tại Hoa Kỳ, thú nhận : "Hiện tại, chúng tôi không bị vấn đề gì. Nhưng tương lai ra sao thì chúng tôi không biết".

Một đại diện cho một nhà xuất bản lớn của Mỹ, xin giấu tên, thừa nhận là bà rất lo ngại trước khả năng "các cơ quan Trung Quốc gia tăng các đòi hỏi kiểm duyệt".

Đối với một số nhà xuất bản, nhân tố kinh tế quan trọng hơn cả. Đại diện của một nhà xuất bản hàng đầu tại Hoa Kỳ, cũng xin giấu tên, đã cho rằng "tội gì mà phải xuất bản những quyển sách có khả năng bị cấm ở Trung Quốc".

Đối với ông, "quả là phiền phức khi bỏ công dịch một cuốn sách từ tiếng Anh ra tiếng Hoa để rồi sau đó lại không thể xuất bản".

Trọng Nghĩa

**************************

Trung Quốc : Các công ty Châu Âu lo ngại về sự can thiệp của Đảng (RFI, 24/08/2017)

Theo hãng tin Reuters ngày 24/08/2017, các công ty lớn của Châu Âu tại Trung Quốc đang lo ngại về vai trò ngày càng lớn của đảng cộng sản trong các hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài tại nước này. Vào cuối tháng Bẩy, lãnh đạo của khoảng một chục công ty này đã nêu lên mối quan ngại đó nhân một cuộc họp do Phòng Thương mại Liên Hiệp Châu Âu tổ chức ở Bắc Kinh.

hen2

Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 14/11/2012. Ảnh minh họa. REUTERS/Carlos Barria

Các doanh nghiệp ở Trung Quốc, kể cả doanh nghiệp nước ngoài, trên nguyên tắc phải lập một chi bộ đảng trong xí nghiệp. Trong một thời gian dài, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn nghĩ rằng quy định có từ lâu này chỉ mang tính hình thức.

Thế nhưng, một lãnh đạo doanh nghiệp Châu Âu nói với hãng tin Reuters rằng một số công ty đã bị áp lực buộc phải sửa đổi nội dung thỏa thuận liên doanh với các đối tác Trung Quốc có vốn là của Nhà nước. Mục đích là để cho đảng có tiếng nói trong các dự án phát triển của công ty.

Theo lãnh đạo doanh nghiệp nói trên, các công ty ngoại quốc được yêu cầu bổ nhiệm các đại diện của đảng vào các cơ cấu lãnh đạo công ty, thậm chí để cho bí thư chi bộ kiêm luôn chức chủ tịch hội đồng quản trị, đồng thời tính vào ngân sách của công ty những chi phí hoạt động của chi bộ đảng.

Trong số 13 lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài được Reuters hỏi, có 8 người bày tỏ mối quan ngại về vai trò ngày càng lớn của các chi bộ đảng, nhưng tất cả đều xin giấu tên và yêu cầu không nêu tên công ty của họ, do đây là vấn đề nhạy cảm.

Tuy nhiên, trong một tuyên bố gởi cho hãng tin Reuters, SCIO, phòng Thông tin của Quốc vụ viện, cơ quan hành pháp cao nhất của Trung Quốc, khẳng định là không hề có chuyện các chi bộ đảng can thiệp vào hoạt động của các công ty liên doanh hoặc công ty có vốn nước ngoài.

Cũng theo Reuters, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài khác khẳng định vai trò các chi bộ trong công ty của họ là không đáng kể, không ảnh hưởng đến hoạt động công ty.

Thanh Phương

Published in Quốc tế