Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 02 février 2018 12:56

Tin tức thời sự RFA 02/02/2018

Nguồn : RFA, 02/02/2018

Published in Video
jeudi, 01 février 2018 21:10

RFA tiếng Việt, Tin tức thời sự

Nguồn : RFA, 01/02/2018

Published in Video

Thêm 1 nhà hoạt động trẻ tuổi bị kết án 6 năm tù giam và 4 năm quản chế với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo điều 88, bộ luật hình sự Việt Nam. Đó là Trần Hoàng Phúc, 23 tuổi, thành viên nhóm Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI).

Bản án này làm tăng thêm số tù nhân chính trị trẻ tuổi hiện đang bị giam giữ hoặc đang thi hành án, hoặc đang phải sống lưu vong vì dám cất lên tiếng nói đối lập, vừa cho thấy số người trẻ dấn thân vào con đường đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền ngày càng nhiều.

tre1

Nguyễn Văn Hóa, người bị kết án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự. Facebook Nguyễn Văn Hóa

Đấu tranh và khai trí

Cũng trong tháng Giêng này, phiên tòa phúc thẩm xét xử nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai kết thúc với bản án không thay đổi, 5 năm tù giam và 4 năm quản chế. Đây là lần bị bắt giam thứ hai của ông sau khi kết thúc 4 năm tù giam (2011-2015) với cáo buộc "lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Một phiên tòa khác dự kiến diễn ra ngày 25/1/2018 nhưng cuối cùng bị hoãn lại, đó là phiên xử nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, thành viên của phong trào Lao Động Việt. Cùng với nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền, ông Bình từng tham gia đấu tranh cho quyền lợi của các ngư dân bị thiệt hại do thảm họa Formosa.

Hiện tại, Bạch Hồng Quyền đang bị chính quyền Hà Nội truy nã toàn quốc về tội "gây rối trật tự công cộng" tại UBND huyện Lộc Hà vào ngày 3/4/2017.

Trở lại từ giữa năm 2017, có hai nhà hoạt động trẻ khác cũng vướng vòng lao lý. Đó là thanh niên Nguyễn Văn Hóa, bị kết án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự. Người thứ hai là Nguyễn Viết Dũng, còn gọi là Dũng Phi Hổ, bị bắt giam từ 27/9/2017, cũng về hành vi bị cáo buộc theo điều 88.

Những cá nhân trên, đối với nhà cầm quyền Hà Nội, là những người đang phạm tội "tuyên truyền, lật đổ nhà nước". Truyền thông do nhà nước quản lý gọi họ là ‘những thành phần nguy hiểm’.

Nhưng, đối với 1 số bạn trẻ hiện nay đang sinh sống trong nước, họ là những ngọn lửa tinh thần, những người khai trí cho một xã hội công bằng hơn và tốt đẹp hơn.

Cô Nguyễn Xoan, con dâu của nhà hoạt động Lê Đình Lượng, tức facebooker Lỗ Ngọc, bị Cơ quan An Ninh Điều Tra Công an tỉnh Nghệ An bắt khẩn cấp vào chiều ngày 2/7 với cáo buộc là có hành vi ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền", cho biết cô nhận thấy ngày càng có nhiều người trẻ dấn thân vào con đường đấu tranh dân chủ. Cô cho rằng "đó là 1 điều rất tốt".

"Em thấy có nhiều người trẻ đứng lên làm như thế là em rất vui. Họ nhận thức được, họ biết được và họ dám đứng lên đòi hỏi quyền lợi của mình và của mọi người".

Vì sao họ nhận thức được ? Vì sao họ dám đứng lên đòi hỏi quyền lợi chính đáng, cơ bản của 1 công dân cho chính mình và cho mọi người ? Theo bạn trẻ Nguyễn Peng, một nhà hoạt động thiện nguyện và nhiều lần lên tiếng đòi hỏi môi trường sạch, từ Sài Gòn cho rằng đó là 1 quá trình tự tôi luyện và tự khai trí cho nhau. Anh nói :

"Hầu hết các bạn trẻ tầng lớp tụi em là tự khai trí cho nhau. Hầu hết họ bị đàn áp đánh đập hay bắt bớ, lưu vong thì họ đều nói lên tiếng nói trong xã hội hiện nay.

Họ là những bạn trẻ cầu tiến. Nhiều bạn học rất giỏi, như bản thân bạn Phúc mới bị nhà cầm quyền tuyên án chiều nay, em tiếp xúc với bạn nhiều lần, bạn rất tốt và có nhiều điều em nể phục bạn ấy".

Kết nối, truyền đạt cho bất kỳ ai có cơ hội gặp gỡ, là cách mà cô Nguyễn Xoan nhắc đến.

"Nhìn 1 người nào đó, mình nói với họ. Ví dụ người chạy taxi chẳng hạn, mình có thể giải thích với họ là giá xăng tăng như thế, quyền lợi của họ sẽ bị thiệt thòi như thế nào. Ít nhiều họ cũng hiểu".

Bạn trẻ Nguyễn Peng nói thêm rằng, anh nhận thấy thế hệ thanh niên lứa tuổi 18, 19 ngày nay hiểu biết rất nhiều. Họ sẵn sàng kết nối và truyền lửa cho nhau, cùng nhau xây dựng 1 thế hệ tuổi trẻ mới không phải với những ngôn ngữ giáo điều, rập khuôn của 1 hệ thống giáo dục "học thuộc lòng" cũ kỹ.

"Nhờ sự khai trí của những bạn trẻ này, họ biết thêm những bạn khác nữa. Bản thân em cũng vậy. Khi em gặp 1 bạn kia, em nói những sự việc thế này thế này, thì tự họ tìm hiểu được những vấn đề trong xã hội ngày nay và khai trí lại cho người khác.

Em nghĩ tuổi trẻ hôm nay họ nói về vấn đề chính trị rất nhiều rồi. Năm 2017, dù là chính quyền Việt Nam bắt bớ hay đàn áp những người trẻ như tụi em nhưng em cảm thấy mãn nguyện là hiện tại bây giờ, họ đã quan tâm nhiều vấn đề xã hội hơn".

Nhiều mặt trận đấu tranh

Nói về công cuộc dấn thân của những người trẻ trong xã hội Việt Nam hiện nay, có nhiều hình thức thể hiện. Có thể nói là họ có nhiều "mặt trận" khác nhau để bày tỏ chính kiến.

Đó là những cuộc biểu tình ôn hòa lan rộng khắp mọi miền đất nước để đòi quyền được sống trong 1 môi trường xanh và sạch, đòi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo.

Nhà hoạt động dân chủ Dương Đại Triều Lâm cho biết anh không ủng hộ dùng phương cách bạo lực để phản kháng lại bạo lực.

"Nếu chúng ta sử dụng bạo lực để đánh trả bạo lực thì chúng ta sẽ rơi vào cái bẫy. Chúng ta sẽ đối đầu với thế mạnh nhất của họ là sử dụng bạo lực để đàn áp. Chúng ta phải bắt buộc nhà cầm quyền phải thực hiện các biện pháp bảo vệ pháp luật, khởi tố vụ án, đưa hung thủ ra trước ánh sáng. Công lý phải được thực thi. Phải bảo vệ nạn nhân, quyền chỗ ở, xâm phạm thân thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, những điều đã được pháp luật công nhận".

Đó còn là những bài viết trên blog, chia sẻ ý kiến trên các trang mạng xã hội nhằm thể hiện sự bất bình về các chính sách kinh tế không minh bạch, hay chủ trương đánh thuế gây thiệt thòi cho đời sống người dân.

Những người trẻ đấu tranh nhận thức được sức mạnh khổng lồ của truyền thông và mạng xã hội. Cô Nguyễn Xoan khẳng định mạng xã hội là vũ khí rất quan trọng để đưa thông điệp lan tỏa nhiều hơn trong công cuộc đấu tranh đòi dân chủ.

"Mình mà muốn đạt được kết quả tốt đẹp thì đầu tiên em nghĩ đó là mạng xã hội. Mạng xã hội rất quan trọng vì ngày nay con người hiện đại ai cũng dùng mạng xã hội hết. Đầu tiên mình phải đưa lên mạng xã hội những bằng chứng, hoặc những việc làm xấu xa của nhà cầm quyền để nhiều người biết tới".

Đó cũng là những chuyến đi thiện nguyện đến bất cứ nơi nào có những kiếp người đói khổ, mà lẽ ra, đây là những việc trước tiên thuộc về trách nhiệm của nhà nước, chính phủ.

Bằng chính những chuyến đi của mình và các bạn, Nguyễn Peng gọi đó là một hình thức lên tiếng thể hiện sự bất bình về 1 xã hội còn nhiều bất công. Từ những chuyến đi đó, anh và mọi người hiểu được chính trị đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân như thế nào.

"Em thừa sức hiểu được những bất công của nhà cầm quyền đối với những người vô gia cư, hay những người nghèo ở vùng sâu vùng xa. Em thường đi thiện nguyện và từng lên những vùng đó. Họ rất thiếu thốn. Công việc thiện nguyện cũng chính là để liên kết giúp cho những vấn đề xã hội hiện nay đang đi xuống".

Nếu nói về những người trẻ dấn thân trong xã hội Việt Nam ngày nay, có một hình ảnh được gợi nhớ và thể hiện rõ nhất tinh thần đấu tranh của họ, đó là khi hai nhà hoạt động Hoàng Đức Bình và Bạch Hồng Quyền bị truy nã, rất nhiều người trong và ngoài nước đồng loạt thay đổi ảnh đại diện trên trang Facebook cá nhân của mình với hình ảnh của 2 nhà hoạt động này. Cùng với hành động đó là những lời kêu gọi "Mỗi người là một Bạch Hồng Quyền" ; "Mỗi người là một Hoàng Bình".

Nguồn : RFA, 31/01/2018

Published in Diễn đàn

Dân số Việt Nam đứng thứ 14 thế giới (RFA, 31/01/2018)

Dân số Việt Nam tăng 1,07% trong vòng 1 năm qua, đạt tổng cộng 93,7 triệu người. Với mức tăng này, Việt Nam đang đứng thứ 14 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới.

dan1

Bé trai Tran Tien Quoc (trên) nằm cạnh một em bé khác không rõ tên ở trung tâm y tế Vinh Tuong, tỉnh Vĩnh Phúc. Hình chụp hôm 15/10/2017 - AFP

Số liệu này do Tổng cục Dân số, kế hoạch hóa gia đình (Bộ y tế) đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân số năm 2017 hôm thứ tư 31/1/2018.

Theo báo cáo của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội là địa phương trong năm qua có số trẻ được sinh ra nhiều nhất nước/ với hơn 117 ngàn trẻ em, gần gấp đôi số trẻ được sinh ra ở Sài Gòn trong cùng thời gian.

Đặc biệt đáng lưu ý, mức chênh lệch tỷ số giới tính của trẻ sơ sinh ở nhiều địa phương vẫn còn cao, như Sơn La, cứ 120 bé trai thì có 100 bé gái, Hưng Yên (khoảng 118 bé trai/100 bé gái), Hải Dương (khoảng 116 bé trai/100 bé gái).

Nếu tỷ số này tiếp tục tăng thì gia tăng dân số tự nhiên là nam sẽ nhiều hơn nữ, vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người tử.

Cũng theo Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, tuổi thọ trung bình của người Việt hiện tại là 73,5. Trong đó nữ khoảng 76 tuổi, nam khoảng 70 tuổi.

Vừa qua nhiều chuyên gia nêu lên quan ngại về tình trạng liên quan dân số là Việt Nam ‘chưa giàu, đã già’. Ngoài ra dự báo về vấn nạn ‘nam thừa, nữ thiếu’ cũng sẽ gây nên những khó khăn về mặt xã hội.

*******************

Việt Nam vẫn là quốc gia toàn trị, không có tự do ngôn luận (RFA, 31/01/2018)

Phúc trình về Chỉ số Dân Chủ năm 2017 do Nhóm Nghiên Cứu - Phân Tích EIU của tạp chí The Economist vừa công bố vào cuối tháng Một năm 2018 nhận định Việt Nam vẫn là quốc gia toàn trị, không có tự do ngôn luận.

dan2

Hình bìa báo cáo của The Economist về Chỉ số dân chủ năm 2017 -  Courtesy of The Economist

Phúc trình đưa ra Chỉ Số Dân Chủ của 167 quốc gia. Việt Nam xếp thứ 140 với điểm số tổng quát là 3.08 trên thang điểm 10 cho các tiêu chí đánh giá, thấp hơn so với các năm trước đó.

Điểm số tổng quát năm 2016 của Việt Nam là 3,38 ; năm 2015 là 3,53.

Có 5 tiêu chí. Thứ nhất là qui trình bầu cử và đa nguyên. Đối với tiêu chí này Việt Nam bị điểm 0. Tiêu chí thứ hai về vận hành của chính phủ, Hà Nội được 3,21 điểm. Đối với tiêu chí tham gia chính trị, điểm số của Việt Nam là 3,89. Tiêu chí văn hóa chính trị của Việt Nam đạt 5,63 điểm. Tiêu chí thứ năm về các quyền tự do dân sự, Việt Nam chỉ được 2,65 điểm.

EIU nhận định kể từ năm 2006 khi nhóm này bắt đầu đưa ra Chỉ số Dân chủ của các quốc gia trên thế giới, thì vào năm 2015 khu vực Châu Á và Á - Úc có tiến bộ nhất về dân chủ so với các khu vực khác ; tuy nhiên sang năm 2017 lại suy sút đáng ngại với số điểm tổng quát giảm mạnh. Điều này cho thấy năm qua là một năm biến động với nhiều thay đổi bất lợi ở nhiều nước trong khu vực này.

Về tự do ngôn luận, phúc trình 2017 của EIU nêu rõ ‘Free Speech Under Attack’ tức Tự do Ngôn luận bị tấn công. Việt Nam xếp hạng 145 với điểm số là 1, và thuộc nhóm 47 quốc gia không có tự do ngôn luận.

Phúc trình nêu rõ Trung Quốc và Việt Nam là hai nước bỏ tù nhiều tiếng nói bất đồng với qui mô lớn hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Theo EIU thì Chỉ Số Dân Chủ coi tự do biểu đạt là thiết yếu giúp cho dân chủ được bén rễ và phát triển. Chất lượng dân chủ tại bất cứ một quốc gia nào cũng được lượng định phần lớn bởi mức độ thực thi quyền tự do ngôn luận.

Xã hội nào bất dung các tiếng nói bất đồng, sự khác biệt về niềm tin, và nghi vấn đối với những quan điểm truyền thống thì xã hội đó không thể nào có nền dân chủ đầy đủ được.

Published in Việt Nam

Trung Quốc không cho vợ nhà hoạt động Đài Loan thăm chồng (RFA, 30/01/2018)

Trung Quốc ngăn cản không để vợ của nhà hoạt động dân chủ Đài Loan nhập cảnh thăm chồng là ông Lý Minh Chí, một nhân viên của tổ chức phi chính phủ hiện đang bị chính phủ Trung Quốc bắt giam. Hãng tin AFP loan tin hôm thứ ba ngày 30 tháng Giêng.

chaua1

Bà Lee Ching-yu phát biểu trong một cuộc họp báo ở Đài Bắc vào ngày 9 tháng 9 năm 2017. AFP

Ông Lý bị bắt trong chuyến sang đại lục hồi tháng 3 năm ngoái và đã bị một tòa án ở tỉnh Hồ Nam kết án 5 năm tù về tội lật đổ nhà nước.

Vợ của ông, bà Lee Ching-yu đã nhận được thông báo thăm viếng chồng từ nhà tù Chishan, tỉnh Hồ Nam nhưng khi xuất cảnh, bà lại được thông báo không thể lên máy bay do thiếu giấy phép đi lại cần thiết tại đại lục.

Bà Lee đã từng có giấy thông hành tuy nhiên, giấy này đã bị huỷ bỏ vào tháng 4 năm ngoái, thời điểm bà đang tìm kiếm thông tin của chồng, người bị bắt giữ vài tháng trước đó trước khi bị đem ra xét xử.

Kể từ đó, các nhà chức trách Trung Quốc chỉ cấp thị thực nhập cảnh một lần duy nhất để bà tham dự phiên tòa xét xử và kết án ông Lý.

Chính quyền Đài Loan ngay lập tức đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc phải cấp giấy tờ cần thiết cho bà.

Trong một tuyên bố mới đây của Hội đồng các vấn đề Đại lục, cơ quan liên lạc chính thức với Bắc Kinh, cơ quan này cho rằng đáng tiếc khi Trung Quốc lại không cho phép bà Lee lên máy bay sang Trung Quốc thăm chồng vào ngày 30 tháng giêng. Quyền thăm viếng là quyền cơ bản của con người.

Ông Lý Minh Chí đã thừa nhận cáo buộc trong phiên xử ông hồi tháng 9, nói rằng ông đã viết và phân phát các bài báo trực tuyến nhằm chỉ trích đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc và thúc đẩy dân chủ. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Nhân quyền Đài Loan, ông đã chia sẻ "kinh nghiệm dân chủ của Đài Loan" với bạn bè Trung Quốc của mình qua mạng trong nhiều năm và thường gửi sách cho họ.

Đài Bắc gọi việc giam giữ ông Lý là "không thể chấp nhận" và là một cú đánh mạnh mẽ đối với mối quan hệ qua eo biển, trong khi vợ ông, bà Lee Ching-yu, gọi phiên tòa của ông là một "chương trình chính trị".

Bà Lee, người đã xăm tên chồng trên cánh tay của mình trước phiên xử - đã kêu gọi hỗ trợ ở nước ngoài và làm chứng tại phiên điều trần của Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 5 năm ngoái.

*******************

Tố cáo Manila bịt miệng đối lập (RFA, 30/01/2018)

Giám đốc điều hành trang mạng Rappler, vào ngày 30 tháng Giêng nói rằng một số giới chức của Chính phủ Philippines đã tìm cách "bịt miệng tiếng nói đối lập" bằng việc tung tin giả mạo tràn lan trên truyền thông mạng xã hội.

chaua2

Giám đốc điều hành của Website Rappler, Maria Ressa, trên đường đến trụ sở Cục điều tra Quốc gia Philippines ở Manila ngày 22 tháng 1 năm 2018. AFP

Reuters trong cùng ngày dẫn lời như vừa nêu của bà Maria Ressa, người đứng đầu báo mạng độc lập Rappler, bị Ủy ban Chứng khoán và Hối Đoái Philippines thu hồi giấy phép vào trung tuần tháng Giêng với lý do vi phạm về quyền sở hữu.

Bà Ressa nói với các thượng nghị sĩ Phi đang điều tra tình hình bùng phát tin giả mạo ở Philippines rằng Chính phủ Manila đang sử dụng "chiêu bài yêu nước" để sách nhiễu và hăm dọa. Bà Ressa nhấn mạnh rằng các lực lượng bao gồm cả quân đội lẫn các nhà độc tài dùng truyền thông mạng xã hội để kiểm soát và lôi kéo chính kiến của công chúng.

Bà Ressa còn nói với các thượng nghị sĩ Phi rằng những thông tin giả mạo được tung ra từ các tài khoản giả và lan truyền trên Facebook, một kênh mạng xã hội có gần 70 triệu người sử dụng ở Philippines.

Bà Ressa nói Chính phủ Phi đã "vũ trang hóa internet" để đẩy mạnh tuyên truyền, nhưng tham gia cùng với các nhà báo, bloggers và thậm chí những văn phòng truyền thông của chính phủ để kiểm tra lại các biện pháp kiềm chế truyền thông mạng xã hội của các thượng nghị sĩ.

Người đứng đầu Rappler nói là Philippines đã có các luật hiện hành và bà không tin rằng cần phải có nhiều luật hơn nữa. Bà Ressa đề nghị các thượng nghị sĩ Phi nên áp dụng các luật hiện hành và đòi hỏi trách nhiệm giải trình.

Các chuyên gia về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vào ngày 25/1 lên tiếng kêu gọi chính phủ Philippines cho phép trang Rappler, là 1 trang mạng tin tức độc lập, hoạt động trở lại.

Published in Châu Á

Nguồn : RFA, 30/01/2018

Published in Video

Nguồn : RFA tiếng Việt, 29/01/2018

Published in Video

- Nam Hàn kêu gọi miền bắc nói chuyện với Mỹ

- Du khách Trung Quốc làm tăng tỷ lệ tội phạm ở Campuchia

- Campuchia bỏ tù 2 nhà hoạt động môi trường

- Quân đội Thái lại sẵn sàng để hoãn bầu cử

- Phản đối về hoãn bầu cử

- Ông Richardson phủ nhận việc bị buộc rời ban cố vấn về Rohingya

- Chuyên gia Liên Hiệp Quốc thúc giục Philippines duy trì tự do truyền thông

- Nam Hàn kêu gọi miền bắc nói chuyện với Mỹ

Published in Video

Hoãn phiên tòa xét xử hai người giúp đỡ nạn nhân Formosa (RFA, 25/01/2018)

Sáng ngày 25/1/2018 theo dự kiến phiên tòa xét xử nhà hoạt động Hoàng Đức Bình và anh Nguyễn Nam Phong sẽ diễn ra nhưng bị hoãn vào phút chót với lý do luật sư bào chữa vắng mặt.

hoan1

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình - Courtesy Human Rights Watch

Việc hoãn phiên tòa sơ thẩm ngày hôm nay theo luật sư Hà Huy Sơn là một kế hoạch "đã được chuẩn bị từ trước".

Luật sư Hà Huy Sơn nói :

"Việc hoãn phiên tòa này thì chúng tôi cũng đã dự tính từ trước. Do trong phiên tòa có 4 luật sư gồm luật sư Hà Huy Sơn, Nguyễn Hà Luân, Lê Văn Luân và luật sư Ngô Anh Tuấn. Riêng luật sư Ngô Anh Tuấn bào chữa cho cả hai anh Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong. Ngày hôm nay luật sư Ngô Anh Tuấn có cái lịch tham gia phiên tòa ở nơi khác, nên anh làm đơn báo xin hoãn không thể tham gia được. Theo luật quy định, khi luật sư vắng mà bị cáo vẫn yêu cầu cần có luật sư thì tòa bắt buộc phải hoãn".

Luật sư Hà Huy Sơn giải thích thêm :

"Tòa cũng đã dự trù, nếu ra phiên tòa ngày hôm nay hỏi ý kiến anh Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong, mà một trong hai người có ý kiến cần luật sư Ngô Anh Tuấn thì tòa phải hoãn. Sự chuẩn bị từ trước ở đây thể hiện ở chỗ, tòa án huyện Diễn Châu là cơ quan xét xử nhưng mượn trụ sở của tòa án tỉnh Nghệ An ở Vinh nên họ mang cả con dấu của tòa án huyện Diễn Châu theo, vì tòa án Diễn Châu cách đó 40-50 km. Tôi cho rằng có chuẩn bị từ trước đối với tình huống hoãn phiên tòa là như thế".

Không chỉ dự trù cho tình huống phải hoãn phiên tòa, mà chính quyền tỉnh Nghệ An còn bố trí rất đông công an, cảnh sát, tìm cách ngăn cản những người tham dự phiên tòa. Nhiều nhà hoạt động tại Nghệ An đã được cơ quan công an gửi giấy mời làm việc vào đúng ngày xét xử hôm nay. Trong số đó có cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Nghĩa, Trần Thị Tô. Họ là những người sống gần trụ sở tòa án và đều được "mời đi làm việc" trong ngày 25/01/2018.

Bên cạnh đó, nhà hoạt động công đoàn Nguyễn Thị Minh Hạnh, chủ tịch Phong Trào Lao Động Việt, từ Sài Gòn ra Nghệ An dự phiên tòa cũng bị công an Nghệ An chặn, bắt giữ và có hành vi mà bà gọi là "hành xử côn đồ" ngay tại sân bay Vinh. Bà Minh Hạnh cho biết nhà cầm quyền Nghệ An đã nhúng điện thoại của bà vào nước, lấy mất của bà hơn 1 triệu đồng và ép buộc bà trở lại Sài Gòn ngay trong đêm 24/1.

Cô Minh Hạnh tường thuật lại :

"Khi thấy tôi bước xuống máy bay, thì an ninh đã bắt lôi tôi đi. Họ đưa tôi vào một phòng không có ai cả. Họ lục soát tất cả các đồ đạc, lục tung tất cả các đồ đạc, lấy đi hai chiếc điện thoại thường và một chiếc Iphone. Khoảng một lúc sau họ lại quay lại tiếp tục lục túi xách và cướp của tôi 1,1 triệu đồng và họ nói đây là tiền vé máy bay mà tôi phải về hôm nay. Tôi nói tôi không có nhu cầu đó. Họ hành xử rất côn đồ, thậm chí giơ tay dọa nạt và đánh đập và buộc tôi phải chấp nhận những yêu cầu của họ. May mắn tôi gạt được cánh tay của họ. Những người nam rất to con hung hãn để gây áp lực cho tôi".

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình là một thành viên của phong trào Lao Động Việt có tham gia đấu tranh cho quyền lợi của các ngư dân bị thiệt hại do thảm họa Formosa. Nhà cầm quyền cáo buộc ông tội "chống người thi hành công vụ" và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".

Ông Nguyễn Nam Phong, người giáo xứ Song Ngọc là tài xế của linh mục Nguyễn Đình Thục trong đợt đi kiện Formosa vào ngày 14/2/2017 bị quy tội "chống người thi hành công vụ" theo khoản 2 điều 257.

Hai ông bị bắt do có liên quan đến việc đồng hành và giúp người dân Quỳnh Lưu đi kiện Formosa chiều 14/2/2017. Trong sự kiện đó có hàng trăm người bị đánh, trong đó có ít nhất 29 người phải cấp cứu ở bệnh viện hoặc các trạm y tế. Ông Nguyễn Nam Phong là người lái xe của linh mục Nguyễn Đình Thục lúc đó và đã không mở cửa xe để bảo vệ hai nữ tu, và giáo dân bên trong xe khi công an bẻ gạt nước, đập mạnh vào cửa xe.

Trong Đơn Đề Nghị được làm nhân chứng trong phiên tòa xử hai ông, linh mục Nguyễn Đình Thục đã nhận định :

"Việc anh Phong không mở cửa xe vừa là thực hiện theo yêu cầu của chủ xe, vừa là lương tâm và trách nhiệm của một tài xế, thể hiện lòng can đảm bảo vệ những người trong xe. Việc làm này hoàn toàn vô tội và đáng khen ngợi".

Ông Brad Adams của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) trong thông cáo trước phiên tòa này kêu gọi Việt Nam trả tự do cho hai nhà hoạt động và nhấn mạnh Việt Nam không có dấu hiệu nào cho thấy đã giảm bớt tình trạng đàn áp nhắm vào các nhà hoạt động nhân quyền trong vòng 14 tháng qua. HRW đồng thời kêu gọi các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế cần lên tiếng mạnh mẽ đối với những vi phạm nhân quyền của Chính phủ Việt Nam.

Tiến Thiện

****************

Hai án lớn Trịnh Xuân Thanh : 'Đúng qui trình tố tụng nhưng cần tính nhân văn’ (RFA, 25/01/2018)

Vào ngày 24/1, Tòa án Nhân dân Hà Nội mở phiên tòa mới xét xử ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và bảy đồng phạm trong vụ án "Tham ô tài sản tại PVP Land".

hoan2

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).  AFP

Phiên xử này diễn ra hai ngày sau khi ông Trịnh Xuân Thanh bị tuyên án chung thân trong phiên xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Luật pháp cho phép nhưng chưa từng xảy ra

Vào tối 24/1, RFA có liên lạc với Luật sư Phan Trung Hoài, người bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng trong cùng vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) với ông Trịnh Xuân Thanh, thì ông cho biết đang trên đường đi công tác, không thuận tiện để chia sẻ ý kiến.

"Tôi đang trên đường cao tốc từ Hà Nội đi Nam Định, nên không trả lời được".

Luật sư Hoàng Văn Hướng, từ Sài Gòn cho chúng tôi biết trong suốt bao nhiêu năm hành nghề luật sư, ông chưa thấy phiên toà hình sự nào với cùng một bị cáo lại diễn ra liên tục như thế. Thời gian quá ngắn sẽ gây hạn chế và khó khăn cho các luật sư bào chữa.

Ông kể lại những gì được nghe từ các đồng nghiệp tham gia trực tiếp trong phiên xử.

"Tôi có nghe một số luật sư tham gia ở vụ án này nói rằng thời gian chuẩn bị cho vai trò bào chữa rất khắc khe. Thật ra các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn thực hiện theo những qui định chung và theo thời hạn của cơ quan tố tụng. Nhưng riêng với cá nhân một người như thế thì tôi nghĩ là các luật sư sẽ rất vất vả vì hồ sơ và các trích lục rất dày, phải có thời gian để nghiên cứu, hoặc kể cả quyền thu thập thêm các chứng cứ".

Ý kiến của luật sư Hoàng Văn Hướng khi đề cập đến thủ tục hồ sơ vụ án đồng nhất với nhận định của luật sư Đặng Đình Mạnh, Trưởng văn phòng luật mang tên ông, đã chia sẻ khi trả lời BBC Tiếng Việt.

Ông nói : "Chắc chắn hai vụ án hình sự về tội danh "Cố ý làm trái…", "Tham ô tài sản" xảy ra tại PVN và PVC và vụ "Tham ô tài sản" tại PVP Land có khối lượng hồ sơ rất lớn".

Đây cũng là ghi nhận của luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội luật gia Thành phố Hồ Chí Minh, ông nói rằng cá nhân ông chưa gặp những phiên xử liên tiếp như thế trong quá trình hành luật.

Nhưng theo ông, lý do ông Trịnh Xuân Thanh hầu toà trong 1 vụ án khác chỉ hai ngày sau khi bị kết án trong vụ án trước là do tính chất của quá trình phạm tội. Ông nói :

"Do tính chất của vụ án về tham nhũng, đặc biệt là các cử tri rất quan tâm. Với bức xúc của người dân như vậy, tôi cho rằng đem ra xét xử sớm như vậy là đáp ứng lòng mong mỏi của chuyện chống tham nhũng".

Cũng chính luật sư Đặng Đình Mạnh nói với BBC Việt ngữ rằng thông thường, rất ít các vụ án lớn được xếp lịch xét xử cận với nhau vậy. Theo suy luật của ông thì "Rõ ràng đã có những yêu cầu đặc biệt tác động đối với lịch xét xử".

Chính luật sư Hoàng Văn Hướng cũng nói rằng ông không thể bình luận về 1 nguyên nhân đặc biệt nào, nhưng cũng như luật sư Nguyễn Văn Hậu đã chia sẻ, "quyết tâm chống tham nhũng" là điều ông có nghĩ đến.

"Thực tế có thể các cơ quan tố tụng đã sắp xếp thời gian xét xử để hoàn thành nhiệm vụ, rõ ràng là hiện nay Việt Nam đang có 1 quyết tâm rất lớn về phòng chống tham nhũng từ trên xuống dưới. tôi cho rằng đây có thể là 1 áp lực".

Luật sư Nguyễn Phương Đông, cho chúng tôi biết ông không theo dõi tiến trình của vụ án, nhưng dựa theo qui trình tố tụng của pháp luật Việt Nam, ông nói rằng việc toà xử vụ án thứ hai chỉ hai ngày sau vụ án thứ nhất là không sai.

"Trong luật tố tụng không quy định về việc này. Mà luật không cấm thì người ta không bị coi là làm sai".

Về phía luật sư Nguyễn Văn Hậu, ông có ý kiến khác. Theo ông, quá trình phạm tội của ông Trịnh Xuân Thanh nói riêng và toàn vụ án nói chung đã được điều tra trong thời gian dài. Cho nên, không ngạc nhiên khi vụ án được đem ra xét xử trong thời gian nhanh chóng.

Thêm vào đó, ông đưa ra lý do Toà án Nhân dân Hà Nội tách hai vụ án riêng biệt vì tính chất nghiêm trọng, bị cáo là những người có chức vụ cao trong nhà nước, và tình tiết của vụ án quá nhiều.

"Từ trước đến nay ít có những vụ nào xét xử gần như vậy. người ta tách ra 2 vụ, không muốn nhập vô vì họ muốn làm rõ, vì đây là những người có chức vụ. Trước đây thì có quan điểm là nhập lại sẽ hay hơn, nhưng vì nó phức tạp quá nên người ta tách ra làm 1 vụ riêng, tội cố ý làm trái và tội tham ô có liên quan 1 đơn vị khác".

Tính nhân văn

Tuy rằng luật sư Nguyễn Văn Hướng cũng đồng ý rằng các cơ quan tiến hành tố tụng vận dụng không sai với qui định của tố tụng, nhưng với góc độ cá nhân tham gia hoạt động bào chữa, luật sư Hướng chia sẻ ông mong muốn vụ án đảm bảo được tính nhân văn.

"Nhìn về góc độ nhân văn của hoạt động bào chữa với tư cách giúp đỡ các thân chủ thì tôi thấy điều ấy cũng không phù hợp. Rõ ràng là nó cũng phải có 1 thời gian nhất định vì 1 con người đem ra xét xử thì không thể 1 ngày mà hàng chục ngày. Thêm vào đó, chế độ giam giữ cũng có những khó khăn riêng".

Ông chia sẻ mong muốn cá nhân của riêng ông rằng nếu có thể thì thời gian xét xử kéo dãn ra từ 1 đến 2 tháng.

"Đặc biệt hơn nữa việc tố tụng cho những phiên toà lớn thế này thì cần phải có thời gian cho người bào chữa cũng như tâm lý cho những người tham gia tố tụng khác".

Suy nghĩ này cũng chính là chia sẻ của luật sư Đặng Đình Mạnh khi trả lời báo chí rằng "Hai vụ này lại được đưa ra xét xử cách nhau hai ngày là sẽ là áp lực rất lớn đối với bản thân các bị cáo và các luật sư bào chữa cho họ. Tôi thật sự khâm phục các luật sư nào đã nhận tham gia cả hai vụ án này".

Quan điểm ở góc độ nhân văn của các luật sư hoàn toàn có cơ sở khi hôm thứ tư 24/1, là ngày đầu tiên bắt đầu phiên xử vụ án thứ 2, báo chí trong nước thuật lại câu trả lời của ông Trịnh Xuân Thanh với Hội đồng xét xử : "Ở vụ án trước, bị cáo đã nhận án chung thân rồi, còn gì nữa đâu mà phải nói dối". Câu trả lời cho thấy có vẻ như đối với bị cáo Trịnh Xuân Thanh, những gì diễn ra trong vụ án thứ hai không còn quan trọng nữa ?

Published in Việt Nam
mercredi, 24 janvier 2018 23:16

Nhất thể hóa và tính dân chủ

Ngày 15/1/2018 vừa qua, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội tiến hành bàn thảo về việc thực hiện thí điểm hợp nhất hai chức danh bí thư đảng kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân một số quận nội thành. Đó là những nơi được cho "đã đủ điều kiện, trong đề án chính quyền đô thị phải trình lên Bộ Chính trị trong năm 2018. Xoay quanh chủ đề này, giới quan sát nhìn sang khía cạnh tính dân chủ và hiệu quả trong nền chính trị Việt Nam hiện nay.

nhat1

Các đảng viên Cộng sản tại Đại Hội Đảng Toàn Quốc lần thứ XII tại Hà Nội năm 2016. ( Ảnh minh họa ) -  AFP

"Nhất thể hóa" Đảng và Chính quyền

Trong những năm gần đây, Đảng Cộng sản và Chính quyền Việt Nam đã bàn thảo nhiều lần về đề tài "nhất thể hóa" hai chức danh đứng đầu đảng (tổng bí thư/bí thư các cấp ủy) và đứng đầu chính quyền (chủ tịch nước/chủ tịch UBND các cấp) – một điểm trong mô hình tổ chức bộ máy nhà nước được cho là giống Trung Quốc.

Trên thực tế, theo Giáo sư Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Minh Triết, nhiều địa phương trên cả nước đã thí điểm việc bí thư bên đảng kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân cấp xã – Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất tại địa phương trong vài năm qua.

"Bây giờ có vấn đề mới là người ta muốn Bí thư kiêm Chủ tịch UBND, để anh Bí thư điều hành luôn công việc chính quyền".

Các ý kiến tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội ngày 15/1 vừa qua đều cho rằng, mục tiêu của việc hợp nhất hai chức danh này là nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương.

Nhà văn Nguyễn Nguyên Bình và Giáo sư Nguyễn Khắc Mai cùng nhìn nhận, Bộ máy Đảng và Nhà nước, cùng hệ thống chính trị tại Việt Nam là cồng kềnh và chồng chéo. Do vậy, việc nhất thể hóa góp phần giải quyết vấn đề này.

Mặt khác, theo bà Nguyên Bình, trong hệ thống chính trị Việt Nam, các quyết định quan trọng thường do người đứng đầu bên đảng đưa ra, phía chính quyền phải thực hiện theo, nhưng thiếu sự ràng buộc về trách nhiệm pháp lý của những người đứng đầu bên đảng – bởi họ không thuộc cơ quan hành pháp và chưa có luật về Đảng Cộng sản.

"Tất cả cán bộ trong hệ thống chính quyền đều là đảng viên, nên là người ta coi trọng việc thực hiện nghị quyết của đảng. Mà nghị quyết của đảng không thuộc cái mục nào trong Hiến pháp hay các luật nào cả. Cho nên, nếu mà một người làm bí thư kiêm chủ tịch, thì người ta sẽ phải chịu trách nhiệm những quyết định của người ta theo pháp luật. Thì đó là cái tốt".

Tính độc đoán của việc "nhất thể hóa"

Cùng quan điểm với nhà văn Nguyên Bình, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai nhắc đến tính "song trùng" trong bộ máy nhà nước hiện nay giữa một bên là đảng và một bên là chính quyền. Điều này dẫn tới sự chồng chéo trong chủ trương, chính sách, mà Giáo sư Mai gọi là "Đồng đổ cho cốt, cốt đổ cho đồng".

"Những chủ trương như dầu khí ném tiền đầu tư vào Venezuela. Tôi tin chắc đó là chủ trương của Bộ Chính trị, một chủ trương chính trị hoàn toàn, phi kinh tế, chả nghiên cứu gì cả. Ném một khoản tiền như thế mất toi. Thì anh Bộ Chính trị làm kinh tế mà mất toi tiền thì có xử không ? Vừa rồi đây xử vụ Đinh La Thăng chỉ là xử ngọn thôi, còn cái gốc của nó thì chưa thấy sờ đến".

Điều mà nhà văn Nguyên Bình quan ngại trong chủ trương nhất thể hóa hai chức danh đảng và chính quyền là tính độc đoán có bị đẩy lên cao thêm hay không, bởi phía chính quyền đã phải "quán triệt" thực hiện mọi quyết định của bên đảng.

"Thế thì bây giờ ông (bí thư) lại kiêm cả chức chủ tịch nữa, thì tính độc đoán càng cao hơn, chứ nó có bớt độc đoán đâu. Mà cái nguy hiểm nhất ở Việt Nam là cái tính độc đoán, độc tài toàn trị từ trên cao, đồng thời xuống hệ thống dưới thì đều bị chi phối bởi những quyết định độc đoán. Nếu bây giờ, trong tình hình thực tiễn ở Việt Nam, nếu hợp nhất hai chức danh thì chỉ có "lợi bất cập hại".

Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự hợp nhất hai chức danh người đứng đầu, nhưng bộ máy cơ quan của đảng và chính quyền vẫn còn tồn tại song song, và ngân sách nhà nước do người dân đóng thuế vẫn phải gánh vác hai bộ máy này, trong bối cảnh nợ công cao.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong thời gian qua đã có khẩu hiệu "Thể chế ! Thể chế ! Và thể chế !", như để khẳng định quyết tâm cải cách thể chế và bộ máy chính quyền, nhằm loại bỏ những mặt hạn chế. Theo Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, việc cải cách thể chế này cần được thực hiện bằng con đường xây dựng pháp luật, mà trước hết là phải có luật về Đảng Cộng sản.

"Tức là phải có một đạo luật thể chế vai trò nhà nước của Đảng. Đảng thực hiện vai trò nhà nước như thế nào bằng một đạo luật. Hiện nay, chả có luật nào cả, không có bất cứ một luật nào nói rằng Đảng có tư cách nhà nước để mà hoạt động, để mà bố trí anh Bí thư kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân ở trong điều luật nào, khoản nào cho nó rõ".

Bên cạnh đó, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai nhấn mạnh đến chất lượng nhân sự. Theo ông, các bí thư, ủy viên ban chấp hành đảng các cấp phải là người có chuyên môn trong lĩnh vực hành chính hoặc lĩnh vực chuyên ngành mà họ đảm trách để có thể hoạch định được những chính sách, quyết định đúng đắn cho ngành và địa phương.

"Ngoài cái am hiểu sâu, hệ thống cái lĩnh vực, và nhiệm vụ anh phải làm, thì còn có nhiều mối quan hệ khác. Anh phải là người am hiểu luật pháp, tức là các mối quan hệ trong xã hội. Đặc biệt, nhân cách của anh là một nhân cách của dân chủ, một tinh thần dân chủ, để có thể lắng nghe, tiếp nhận ý kiến trái chiều. Người lãnh đạo là người như thế".

Trong mô hình chính trị và pháp luật hiện nay, Bí thư các cấp do Đại hội đảng các cấp bầu ra – theo nguyên tắc "dân chủ trong Đảng" ; còn Chủ tịch UBND và Hội đồng Nhân dân các cấp do Hội đồng Nhân dân cùng cấp bầu ra, mà Hội đồng nhân dân là một cơ quan dân cử, do dân bầu lên trong mỗi kỳ bầu cử toàn quốc 5 năm/lần. Do vậy, việc hợp nhất hai chức danh Bí thư và Chủ tịch UBND ở cấp quận, hay Bí thư và Chủ tịch Hội đồng nhân dân ở cấp xã đang đặt ra câu hỏi về tính dân chủ trong các cuộc bầu cử "Đảng cử, dân bầu" trong hệ thống chính trị độc đảng.

Nguồn : RFA, 24/01/2018

Published in Diễn đàn