Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 16 octobre 2020 21:53

Tập Cận Bình bị dính Covid-19 ?

Phía Đài CNN (1) có ý bênh vực ông Tập Cận Bình khi đưa ra lý giải đại khái là, "có thể do khô cổ vì ông nói trong gần 1 giờ, còn tòa nhà thì bật điều hòa".

Trong đoạn câu Anh ngữ tiếp theo trên CNN, viện dẫn theo lập luận, "cũng cần chú ý việc Trung Quốc ghi nhận chưa tới 100 ca bệnh Covid-19 khắp cả nước trong tuần qua. Điều đó khiến khả năng ông Tập mắc Covid-19 là không thể".

Đài CNN đã mang vị Tổng thống của nước họ để ‘đọ’ với sức khỏe của ông Tập Cận Bình.

ho1

Chủ tịch Trung Quốc - ông Tập Cận Bình - đã liên tục ho trước ống kính truyền hình hôm 14/10/2020. Dư luận đồn đoán rất có thể ông Tập Cận Bình đã bị dính Covid-19.

"Chuyến đi đến Thâm Quyến, cho thấy Trung Quốc đã phục hồi được sau đại dịch virus corona, ông Tập gần như đã được miễn dịch với virus cúm Vũ Hán. Điều này trái ngược với các nhà lãnh đạo thế giới khác, một số người trong số họ đã bị nhiễm virus corona, chẳng hạn như Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Anh Boris Johnson".

Ghi nhận từ nhật báo Anh ngữ của Hong Kong là tờ Apple cho biết, về hình thức đang cho thấy dường như con virus cúm Vũ Hán đã hiện diện trong cơ thể của ông Tập Cận Bình :

"Trong nửa đầu bài phát biểu, ông Tập nói với tốc độ chậm. Nửa phần còn lại, ông thường ngưng lại để uống nước và ho liên tục. Cảnh quay của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho thấy trong một khoảnh khắc ông Tập đưa tay lên miệng. Khi ông Tập dừng lại và ho, Đài CCTV quay camera sang các khách mời đang ngồi. Tuy nhiên, tiếng ho vẫn liên tục vang lên trong phòng.(2)

Trong các bản tin của Đài CCTV tường thuật về bài phát biểu của ông Tập sau sự kiện trên không có tiếng ho và nhiều phần phát biểu của ông Tập được tắt tiếng. Lồng vào đó là lời dẫn của đài".

Trong một bài tường thuật khác cũng trên nhật báo Apple của Hong Kong, nhận xét rằng trước chuyến đi, các báo cáo liên quan cho biết hành trình của ông Tập sẽ kéo dài một tuần, và chủ tịch Trung Quốc sẽ thăm Triều Châu, Sán Đầu, Thâm Quyến, Quảng Châu và Chu Hải. Tuy nhiên trên thực tế, ông Tập đã không đi đến Quảng Châu và Chu Hải.

Chuyên gia về Trung Quốc Willy Lam (Lâm Hòa Lập) nói với Apple Daily, rằng các chuyến thăm trước đây của ông Tập tới miền nam Trung Quốc thường kéo dài từ 5 đến 6 ngày, nhưng chuyến đi lần này chỉ dài có 3 ngày mà thôi.

Tác giả bài báo đoán già – đoán non là có thể ông Tập không bị dính Covid-19, mà đó là lịch trình thay đổi liên quan đến phiên họp toàn thể lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản khóa 19, sẽ bắt đầu vào ngày 26 tháng 10, ông Willy Lam nói. Theo đó, ông Tập có thể cần chuẩn bị cho phiên họp toàn thể, đây sẽ là một dịp quan trọng để ông củng cố quyền lực và chuẩn bị cho động thái cuối cùng là kéo dài nhiệm kỳ vào năm 2022 (3).

Còn theo ghi nhận của báo South China Morning Post (SCMP), ông Tập đã nhấn mạnh những gì Thâm Quyến đã đạt được trong 40 năm qua là rất to lớn, rằng các nước khác sẽ phải "mất cả trăm năm mới làm được như vậy" (4).

Phát biểu ‘tự sướng’ về Thẩm Quyến của Tập Cận Bình dường như là cùng mẫu câu như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, "Hà Nội chưa khi nào có được quy mô, vị thế, tầm vóc và cơ hội phát triển như bây giờ…" (5), được ông ‘đọc diễn văn’ tại phiên khai mạc Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố Hà Nội ngày 12-10.

Trở lại với nghi vấn là nếu ông Tập Cận Bình bị nhiễm Covid-19, liệu dân chúng Việt Nam sẽ mua bia về mở tiệc, hay là họ cũng cầu nguyện cho sức khỏe giống như mới đây đã nguyện cầu cho ngài Donald Trump ?

Loan Thảo

Nguồn : VNTB, 16/10/2020

Chú thích :

(1)https://edition.cnn.com/2020/10/15/asia/xi-jinping-shenzhen-speech-cough-intl-hnk/index.html

(2)https://hk.appledaily.com/news/20201014/Y7WBXVSNRNEM3LAEJMGSITCJHQ/

(3)https://hk.appledaily.com/news/20201016/NTIJUEQVTVF4ZNGC6NR4BTK27E/

(4)https://www.scmp.com/economy/china-economy/article/3105537/chinas-xi-jinping-praises-shenzhen-economic-model-country

(5)http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Tong-bi-thu-Chu-tich-nuoc-Nguyen-Phu-Trong-Dang-bo-Ha-Noi-phai-nhin-xa-hon-nua/410158.vgp

Published in Diễn đàn

Sau Tân Cương, chính sách cải tạo của Trung Quốc ở Tây Tạng bị vạch trần

Trọng Nghĩa, RFI, 23/09/2020

Tương tự như chính sách đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc cũng đã đưa hàng trăm ngàn người Tây Tạng vào trong những trại cải tạo lao động. Một cuộc điều tra của hãng tin Anh Reuters và một báo cáo của một trung tâm nghiên cứu Mỹ công bố ngày 22/09/2020 đã vạch trần chiến dịch đàn áp nói trên được bao bọc dưới lớp vỏ xóa đói giảm nghèo.

tcb01

Cảnh sát Trung Quốc tuần hành trên đường phố Lhasa, thủ phủ vùng tự trị Tây Tạng.  Reuters/Handout/The International Campaign for Tibet

Trong bài "Trung Quốc thẳng tay mở rộng chương trình chuyển đổi cơ cấu lao động hàng loạt ở Tây Tạng (China sharply expands mass labor program in Tibet)", Reuters nêu bật việc Bắc Kinh đang đẩy mạnh kế hoạch đưa ngày càng nhiều lao động nông thôn người Tây Tạng ra khỏi các vùng đất canh tác để chuyển họ đến các "trung tâm huấn nghệ kiểu quân đội" vừa được xây dựng.

Reuters ghi nhận là với chính sách đó, các nông dân Tây Tạng đã bị biến thành công nhân nhà máy, tương tự như chương trình đã được áp dụng tại vùng Tân Cương, nhắm vào thiểu số người Duy Ngô Nhĩ, vốn đã bị quốc tế lên án là hành vi cưỡng bức lao động.

Kết luận trên đây đã được Reuters đưa ra sau khi tham khảo hàng trăm bài viết trên báo chí chính thức của Trung Quốc, văn kiện chính sách của các cơ quan chính quyền tại Tây Tạng cũng như các yêu cầu tuyển dụng được ban hành trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2020.

Nội dung giảng dạy trong các trung tâm huấn nghệ dành cho người Tây Tạng đã được nêu bật trong bài nghiên cứu mang tựa đề "Hệ thống huấn nghệ theo kiểu quân sự áp dụng tại Tân Cương đang được triển khai tại Tây Tạng (Xinjiang’s System of Militarized Vocational Training Comes to Tibet)", đăng trên trang mạng trung tâm nghiên cứu Mỹ Jamestown Foundation.

Tác giả bài viết, chuyên gia người Đức về Tân Cương Adrian Zenz, đã nói đến việc người Tây Tạng đã được dạy về tinh thần "kỷ luât" và "lòng biết ơn" Đảng và Nhà nước Trung Quốc để sửa chữa "tư duy lạc hậu".

Đối với Adrian Zenz, chương trình áp dụng tại Tây Tạng chẳng khác gì điều đã được thấy tại Tân Cương, nơi những người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ bị tẩy não và bị buộc phải làm việc trên dây chuyền sản xuất của các nhà máy.

15% dân số Tây Tạng đã bị đưa vào các trại huấn nghệ

Dù quy mô chiến dịch tại Tây Tạng không lớn bằng những gì đang diễn ra ở Tân Cương, nhưng theo hai bài nghiên cứu, đã có hàng trăm ngàn người Tây Tạng, tương đương với 15% dân số Tây Tạng, đã bị đưa vào các trại huấn nghệ nói trên. Kế hoạch bắt đầu vào năm 2016 nhưng đã tăng tốc vào năm 2020.

Theo Reuters, trên danh nghĩa, chính sách mà Bắc Kinh tiến hành tại Tây Tạng là nhằm xóa đói giảm nghèo, chuyển lực lượng lao động dư thừa từ vùng nông thôn vào các khu công nghiệp, ở Tây Tạng cũng như những vùng khác đang cần nhân công.

Một thông báo hồi tháng 8 của chính quyền Tây Tạng cho biết, trong bảy tháng đầu năm 2020, hơn 500.000 người đã được đào tạo theo chương trình huấn nghệ được áp dụng, với gần 50.000 người được bố trí việc làm tại Tây Tạng, hàng ngàn người còn lại được chuyển tới các nơi khác ở Trung Quốc.

Ghi nhận của Reuters là nhiều người phải trở thành công nhân dệt may, xây dựng và nông nghiệp với đồng lương rẻ mạt. Điều đáng nói là cách làm của Trung Quốc rất thô bạo, ép buộc các nông dân hay người chăn nuôi Tây Tạng rời bỏ nông thôn, đưa họ vào các trung tâm huấn luyện khắc nghiệt tương tự như những trung tâm dùng để giam giữ người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Ép người Tây Tạng thay đổi phương thức sống

Trả lời hãng Reuters, Adrian Zenz, nhà nghiên cứu độc lập về Tây Tạng và Tân Cương tố cáo : "Đây là cuộc tấn công trực diện, mạnh mẽ và rõ ràng nhất vào truyền thống sinh hoạt của dân Tây Tạng kể từ thời Cách Mạng Văn Hóa".

Đối với ông Zenz : "Đó là hành vi ép buộc thay đổi phương thức sống từ trang trại và du mục sang lao động lãnh lương".

Trả lời Reuters, bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận chuyện lao động cưỡng bức, khẳng định rằng Trung Quốc là đất nước pháp quyền và công nhân tình nguyện làm việc và được trả lương thỏa đáng.

Truyền thông Nhà nước Trung Quốc thì đưa tin chi tiết về chương trình này, mô tả đó là cách xóa đói giảm nghèo cho người Tây Tạng.

Chính sách Tân Cương và Tây Tạng do cùng một người đề xuất

Điểm được Reuters chú ý là một trong những người lập ra kế hoạch ở Tây Tạng, lại chính là Trần Toàn Quốc, người đã thực hiện chính sách đàn áp dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương từ năm 2016.

Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc ước tính khoảng 1 triệu người ở Tân Cương, đã bị quây bắt và giam giữ trong các trại, đồng thời bị giáo dục tư tưởng. Ban đầu, Trung Quốc phủ nhận sự tồn tại của các trại, nhưng sau đó lại biện minh rằng đó là các trung tâm dạy nghề và giáo dục.

Tuy nhiên theo ông Zenz, chương trình và điều kiện ở Tân Cương và Tây Tạng khác nhau.

Mô hình ở Tây Tang có vẻ tự nguyện hơn, và "không có dấu hiệu cho thấy có tình trạng giam cầm không xét xử ở vùng tự trị Tây Tạng".

Cho dù vậy, cũng theo chuyên gia này, trong một chế độ độc đoán như Trung Quốc, thì khó mà xác định ranh giới giữa cưỡng bức và tự nguyện.

Cũng như ở Tân Cương, Tây Tạng đã trở thành mục tiêu của các chính sách hà khắc để "duy trì ổn định", dập tắt "chủ nghĩa ly khai", trong đó có việc thắt chặt kiểm soát hoạt động tôn giáo.

Bắc Kinh bị tố cáo "diệt chủng văn hóa" ở Tây Tạng

Tháng 8 vừa qua, chính chủ tịch Tập Cận Bình đã cho biết là Bắc Kinh sẽ tăng cường các nỗ lực chống chủ nghĩa ly khai ở Tây Tạng, Giới bảo vệ nhân quyền không ngần ngại cáo buộc chính quyền Trung Quốc thực hiện một chính sách "diệt chủng văn hóa".

Chuyên gia Zenz nêu rõ : "Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng chính sách đồng hóa dân tộc ít người, các chính sách này về lâu về dài sẽ làm mất đi di sản ngôn ngữ, văn hóa và tinh thần"..

Điểm chung của các trại "huấn nghệ" ở Tân Cương hay Tây Tạng, theo ông Zenz là chương trình huấn luyện theo kiểu quân sự, thuật ngữ tiếng Hoa "quân lữ thức (junlüshi)" bao gồm giáo dục tinh thần yêu nước và dĩ nhiên là dạy tiếng Hoa.

Phát hiện của giới nghiên cứu cho thấy là Trung Quốc đang đẩy mạnh cuộc chiến đồng hóa ngôn ngữ, văn hóa, áp đặt những chính sách sẽ xóa đi di sản các nhóm chủng tộc khác như Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, và trong một tương lai gần là sắc dân Mông Cổ ở vùng Nội Mông.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 23/09/2020

*******************

Tập Cận Bình dùng 'viễn kiến quan hệ Trung – Việt' cho cả thế giới ?

BBC, 23 tháng 9 2020

Phát biểu ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc qua mạng trực tuyến hôm 22/09/2020, Chủ tịch Tập Cận Bình dùng khái niệm 'vận mệnh chung' để đề xuất vai trò lãnh đạo thế giới cho Trung Quốc.

tcb02

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam tháng 11/2015

Ngay lập tức, các báo Phương Tây đã cho rằng đây là 'viễn kiến' nhà lãnh đạo cộng sản Trung Hoa tung ra nhằm đối chọi chủ thuyết 'cô lập, đối đầu' của Tổng thống Mỹ, Donald Trump.

Với người Việt Nam, khái niệm 'common shared destiny' (vận mệnh cùng chia sẻ) mà ông Tập nêu ra nghe rất quen.

Vì trong quan hệ Trung - Việt, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần nói về 'vận mệnh chung' của hai quốc gia, gây ra nhiều bình luận khác nhau.

Nhưng trước hết, ta hãy xem ông Tập nói gì tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc vừa qua.

Không chỉ đề cao hòa bình, phát triển, ông còn nhấn mạnh đến dân chủ, tự do, công lý :

"Chúng ta hãy chung tay gìn giữ, củng cố các giá trị hòa bình, phát triển, bình đẳng, công lý, dân chủ và tự do vốn được chia sẻ bởi tất cả chúng ta, nhằm xây dựng một dạng quan hệ quốc tế mới, vì một cộng đồng chia sẻ tương lai chung của nhân loại. Cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra một thế giới tốt hơn cho tất cả".

Theo một đánh giá của Shannon Tiezzi trên trang The Diplomat (23/09), khái niệm cộng đồng chia sẻ tương lai, hoặc 'chia sẻ vận mệnh chung' (community of common destiny) mà Trung Quốc nêu ra luôn có hàm chứa lời đả phá hệ thống liên minh của Hoa Kỳ.

Nhưng quan sát kỹ thì đây không phải là viễn kiến gì mới, và chắc chắn không phải là tác phẩm lý luận của Chủ tịch Tập.

Các văn bản tiếng Trung đã nói nhiều về khái niệm 'Nhân loại mệnh vận cộng đồng thể' (类命运共同体) từ nhiều năm qua.

Không có gì mới ?

Trên thực tế, theo đánh giá của Richard Rigby và Brendan Taylor trong một nghiên cứu về ngoại giao Trung Quốc, phát biểu về 'vận mệnh chung' không đến từ miệng nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, mà lần đầu do Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào nêu ra năm 2005.

Thậm chí có người còn cho rằng ý tưởng này đến từ viễn kiến của lãnh đạo Úc trước đó nói về nhu cầu kiến thiết 'cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương hài hòa, ổn định'.

Còn tại Trung Quốc, vào năm 1991, ngay khi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam ở hội nghị Thành Đô, lãnh đạo Trung Quốc khi đó, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã nói về 16 chữ vàng gồm một câu về 'vận mệnh tương quan'.

"Sơn thủy tương liên,

Lý tưởng tương thông,

Văn hóa tương đồng".

tcb03

Đoàn đại biểu Tân Cương ở Bắc Kinh, ảnh tư liệu 2014

"Vận mệnh tương quan"

Những người chỉ trích hai đảng cộng sản ở Việt Nam và Trung Quốc thường cho rằng các cụm từ trên mang tính "bùa chú" đảm bảo cho hai đảng này cầm quyền bằng một liên minh nào đó.

Nhưng thực ra, công thức nêu ra sự 'chia sẻ vận mệnh' đã được Trung Quốc áp dụng với tất cả các láng giềng.

Theo một nghiên cứu của Trương Đăng An (Zhang Dengan) thì ban đầu, việc nêu ra 'vận mệnh chung' được Trung Quốc "đề xuất với các láng giềng nhằm hàn gắn quan hệ bị căng thẳng bởi các tranh chấp lãnh thổ".

Chỉ sang thế kỷ 21, khái niệm nói trên "mới trở thành một phần của chiến lược lâu dài của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế".

Tác giả Trương Đăng An, người Trung Quốc, cũng nhận định rằng khái niệm 'vận mệnh chung' được đề cao nhằm "tận dụng cơ hội hòa bình trong hai thập niên đầu của thế kỷ 21" mà Trung Quốc rất cần, để phát triển tối đa.

Theo ông, quốc tế khó chấp nhận khái niệm này vì nó chưa đủ tính minh bạch, sự cam kết và hành động cụ thể từ chính quyền Trung Quốc.

Vào thời điểm hiện nay, phát biểu của Chủ tịch Tập tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc tháng 9 năm nay (qua video) lại bị cho là lời đả phá ngấm ngầm nhằm vào khẩu hiệu 'Hoa Kỳ trên hết' của Tổng thống Donald Trump.

Năm 2018, ông Tập nói y nguyên như thế về quan hệ với Nhật Bản và các nước Đông Bắc Á, và sang thăm Moscow năm 2020, ông cũng nhắc lại thuyết 'vận mệnh chung' với Nga và rộng ra là cả nhân loại.

Tuy vậy, cần phải nói rằng ông Tập Cận Bình đã diễn giải mở rộng định nghĩa 'cộng đồng chung vận mệnh'.

Hồi năm 2015, nó mới chỉ có năm thành tố gồm 'đối tác chính trị, an ninh, phát triển kinh tế, trao đổi văn hóa, và bảo vệ môi trường'.

Nay, việc chia sẻ vận mệnh chung khiến nhân loại cần tập trung vào 'toàn cầu hóa, chống biến đổi khí hậu, và củng cố cải thiện quản trị tầm toàn cầu' (global governance reform).

Khẳng định Trung Quốc "không bao giờ làm bá chủ" và "không có ý định mở cuộc Chiến tranh Lạnh hay chiến tranh Nóng với bất cứ nước nào", chủ tịch Trung Quốc cũng cam kết sẽ dẫn dắt cuộc chiến chống Covid-19.

Các liều vaccine mà Trung Quốc đang chế tạo, thử nghiệm, sẽ được ưu tiên cho các nước đang phát triển, ông nói.

Nguồn : BBC, 23/09/2020

Published in Diễn đàn

Tập Cận Bình thao túng đảng, tự biến mình thành kẻ thù của cả thế giới

Bà Thái Hà (Cai Xia), cựu giảng viên Trường Đảng trung ương : "Đảng cộng sản Trung Quốc đã trở thành một xác sống chính trị (…). Tập Cận Bình đã chứng tỏ chỉ một mình ông ta có thể giết chết một đảng và cả một đất nước".

xi1

Bìa tuần báo Courrier International số ra ngày 10/09/20120. © Capture d'écran Courrier International

Le Point tuần này bực tức trước tình trạng bạo lực tại Pháp, đặt câu hỏi "Quyền lực Nhà nước ở đâu ?" trong các lãnh vực tư pháp, cảnh sát, giáo dục… L’Express chú ý đến "Những ông vua của thế giới", đó là các tập đoàn công nghệ số GAFA. L’Obs dành chủ đề cho "Thế hệ Covid" - phải chăng đó là một thế hệ trẻ bị hy sinh ? Riêng Courrier International chạy hàng tựa lớn "Tập Cận Bình khóa chặt Trung Quốc" trên nền đỏ chói, với hình vẽ ông Tập quay lưng đá giò lái vào logo búa liềm.

Ở trang trong với hai màu đen và đỏ, cũng khuôn mặt Tập Cận Bình, phía sau là hàng quân đang vác súng, Courrier International tố cáo : đàn áp Tân Cương, áp đặt luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông, đe dọa Đài Loan, bỏ tù bất kỳ tiếng nói phản biện nào trên toàn Trung Quốc… Mức độ đàn áp của ông Tập lên cao chưa từng thấy, tại một đất nước vốn đã độc tài, với sự lên ngôi của những kẻ chủ trương cứng rắn.

"Trung Hoa mộng" không dành cho các dân tộc thiểu số

Đặng Tiểu Bình đề ra nguyên tắc "nhất quốc, lưỡng chế" năm 1984, nhưng chỉ áp dụng được cho Hồng Kông từ năm 1997, còn Đài Loan bác bỏ. Đặng tin rằng hai lãnh thổ này sẽ gắn bó với Hoa lục nhờ dòng máu Hán tộc. Tuy nhiên sau hai thập niên, hơn phân nửa dân số Hồng Kông không coi mình là người Trung Quốc, và ba phần tư người Đài Loan cũng thế.

Theo nhà sử học James Milward, những quyền được đảng cộng sản Trung Quốc dành cho các dân tộc thiểu số sau 1949 nhằm "lãnh đạo một đế quốc nhưng không có vẻ như đô hộ". Tuy nhiên giảng viên đại học Mã Nhung (Ma Rong) cho rằng nếu "chính trị hóa" tư cách các dân tộc thiểu số dễ dẫn đến ly khai. Một số trí thức như Hồ An Cương (Hu Angang), Hồ Liên Hiệp (Hu Lianhe) thậm chí còn đòi đồng hóa hẳn với người Hán.

Rất có thể những ý tưởng dân tộc chủ nghĩa này đã làm nảy sinh chủ trương đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, Kazakhstan và các sắc tộc khác ở Tân Cương, nhằm xóa bỏ tín ngưỡng, phong tục và ngôn ngữ của họ. Một triệu người bị tống vào trại cải tạo, nửa triệu trẻ em bị tách rời khỏi gia đình ; và trong một chiến dịch cuối năm 2017, một triệu đảng viên được phân công sống chung trong các gia đình Duy Ngô Nhĩ để tỏ tình "đoàn kết". Gần đây là chiến dịch triệt sản người Hồi giáo, công nghệ giám sát phổ biến ở Tân Cương và Tây Tạng. Tất cả diễn ra từ khi Tập Cận Bình lên ngôi, mơ một "Giấc mộng Trung Hoa".

"Một mình Tập Cận Bình có thể giết chết một đảng và một đất nước"

Trong bài trả lời phỏng vấn The Guardian được Courrier International dịch lại, bà Thái Hà (Cai Xia), giáo sư Trường Đảng trung ương đã bị khai trừ đảng và nay sống lưu vong, vẽ ra một toàn cảnh đáng lo ngại sẽ mang lại những hậu quả trầm trọng về chính trị, thậm chí địa chính trị, khi quyền lực chỉ tập trung trong tay nhân vật số 1 Trung Quốc.

Về việc hủy bỏ quy định trong Hiến Pháp làm chủ tịch nước không quá hai nhiệm kỳ, theo bà Thái Hà, ông Tập buộc Quốc Hội phải "nuốt lấy sự cải cách thô bạo này như những con chó". Tập Cận Bình đã soạn thảo ra và buộc mọi người phải chấp nhận. Không ai dám phản đối sự thụt lùi này, cho thấy "đảng cộng sản Trung Quốc đã trở thành một xác sống chính trị", không có cách nào sửa chữa những sai lầm. "Tập Cận Bình đã chứng tỏ chỉ một mình ông ta có thể giết chết một đảng và cả một đất nước".

Ông Tập tự biến mình thành kẻ thù của cả thế giới. Trước những xung đột trong nội bộ, Tập Cận Bình muốn lái dư luận sang hướng khác qua việc gây sự với các nước, thúc đẩy tinh thần chống Mỹ, gây sự với Ấn Độ… Do chỉ một mình ông quyết định những việc lớn từ đối nội đến đối ngoại, rất dễ phán đoán nhầm lẫn, không ai dám nói trái lại hoặc báo cáo tình hình thực tế. Về đại dịch corona, bà Thái Hà cho biết Tập Cận Bình không có được những thông tin trung thực, cho đến ngày 07/01 khi ông tuyên bố bắt tay vào việc. Nhưng tại sao phải đợi đến 20/01 mới công bố dịch bệnh ?

Khi không còn tường lửa, tự do ngôn luận sẽ đánh đổ toàn trị

Trả lời câu hỏi vì sao đảng cộng sản không thể kìm được ông Tập, bà Thái Hà cho rằng do nhiều quan chức tham nhũng nên không dám lên tiếng, còn những ai không tham nhũng cũng rất dễ dàng bị quy chụp. Điều lệ được thông qua năm 2016 cũng không cho phép đảng viên nói trái lại đường hướng của đảng. Theo bà, có đến 70% đảng viên nghĩ rằng cần phải cải cách, tỉ lệ này còn lớn hơn nữa trong số các quan chức đảng.

Nắm quyền từ năm 1949, đảng cộng sản Trung Quốc đã phạm phải nhiều sai lầm và tội ác : gần 40 triệu người chết đói từ 1959-1961, phong trào chống hữu khuynh năm 1957 và Cách mạng văn hóa đã làm tổn hại cho giới trí thức, quân đội xả súng vào sinh viên biểu tình Thiên An Môn năm 1989… Trung Quốc cần phải tiến đến dân chủ, tự do chính trị, Nhà nước pháp trị và thượng tôn Hiến Pháp.

Hiện giờ thì xã hội dân sự bị Tập Cận Bình tiêu diệt : mỗi ngày đều có những nhóm thảo luận WeChat bị đóng, đảng lấy cớ dịch bệnh để tăng cường giám sát. Theo cựu giảng viên Trường Đảng, việc đầu tiên cần thực hiện là xô ngã Vạn Lý Hỏa Thành, chấm dứt phong tỏa thông tin. Một khi người dân biết được sự thật, thì không gì có thể ngăn chặn được, tự do ngôn luận sẽ đánh đổ toàn trị. Bên cạnh đó, nếu mỗi người hành động như một con người tự do chứ không phải nô lệ, thì thay đổi sẽ đến nhanh hơn.

Courrier International cũng cho biết đã băn khoăn khi chọn chủ đề chính cho số báo tuần này : Trung Quốc hay Belarus, hai đề tài thời sự chiếm trang nhất từ nhiều tuần qua, và rốt cuộc đã đưa hai hồ sơ cùng một lúc. Hai quốc gia toàn trị với những tiếng nói phản kháng như Thái Hà của Trung Quốc, và Serguei Dylevski của Belarus – một công nhân đấu tranh đã bị bắt, ba ngày sau khi trả lời một tờ báo.

Belarus : Một nền kinh tế không hiện hữu

Trong bài phỏng vấn đăng trên Novaia Gazeta được Courrier International trích dịch, anh công nhân 30 tuổi Serguei Dylevski cho biết chưa bao giờ thấy một phong trào phản kháng đoàn kết như thế. Làm việc cho một công ty quốc doanh sản xuất xe máy cày, anh tình cờ trở thành người đứng đầu ủy ban đình công của nhà máy và quyết tâm đi đến cùng. Anh nói : "Chúng tôi sống trong thế kỷ 21, ở trung tâm Châu Âu, mà các nhà lãnh đạo vẫn ra lệnh tra tấn, đánh đập người dân", là không thể chấp nhận được.

Trên lãnh vực kinh tế, Courrier International dịch một bài báo khác trên tờ Moskovski Komsomolets xuất bản ở Moskva, mang tựa đề "Một nền kinh tế không hiện hữu" : Lạc hậu, chính quyền kiểm soát tuyệt đối tất cả mọi hoạt động, độc quyền được dành cho phe nhóm của tổng thống Loukachenko.

Trong sáu tháng đầu năm 2020, GDP đã sụt 1,7%, đồng tiền của Belarus giảm giá 19% so với đô la. Theo chuyên gia Dimitri Potapenko, thật ra Belarus không có một nền kinh tế thực sự, vì hoàn toàn sống dựa vào dầu khí Nga. Đổi lại, Belarus bán rất nhiều sữa và thịt cho Moskva, và những sản phẩm công nghiệp chẳng còn ai muốn xài như xe tải MAZ, xe máy cày, máy công cụ. Thâm hụt mậu dịch hàng năm khoảng 6-7 tỉ đô la, vì đa số hàng hóa đều nhập từ Nga.

Ông Lukashenko trông cậy vào đủ loại viện trợ có được nhờ một dự án hội nhập kinh tế với Nga ký năm 1999. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong thập niên qua Minsk được viện trợ 10 tỉ đô la một năm. Nợ công của Belarus là 17 tỉ đô la, tương đương 30% GDP, trong đó Nga là chủ nợ lớn nhất. Các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát chiếm đến 70% việc làm, khái niệm tư nhân hóa thậm chí còn không hiện hữu vì phe nhóm Lukashenko chiếm trọn các chức vụ chủ chốt trong nền kinh tế.

Belarus bị biến thành một đại tập đoàn quốc doanh, mà đại gia đứng đầu là tổng thống. Lukashenko sở hữu đến 17 dinh tổng thống, có đội máy bay riêng, các biệt thự ở nước ngoài và nhiều tỉ đô la gởi tại các ngân hàng ngoại quốc. Ngược lại người dân sống vất vưởng, phải nuôi thêm gia súc, gia cầm và trồng khoai tây trong vườn nhà để tồn tại. Trong điều kiện đó, chẳng ai ở phương Tây muốn đầu tư hay cung cấp công nghệ cho Belarus. Giáo sư Alexei Zoubets của trường đại học tài chính Nga cho rằng trong trường hợp Minsk và Moskva cắt đứt quan hệ, nền kinh tế Belarus sẽ tan rã trong vòng không đầy sáu tháng.

Putin sẽ cứu Lukashenko hay không ?

"Liệu ông Putin có cứu Lukashenko hay không ?" The Economist đặt câu hỏi. Tuần báo Anh cho rằng để đổi lấy sự hỗ trợ của Nga, nhà độc tài đang chuẩn bị bán nước.

Theo The Economist, Liên Hiệp Châu Âu (EU) cần phải có phản ứng mạnh mẽ hơn, bằng một tiếng nói thống nhất. Thay vì gởi quân can thiệp, Vladimir Putin muốn Belarus hội nhập thật sâu vào Nga, Lukashenko trao cho Nga quyền kiểm soát quốc phòng, an ninh nội chính và một số cơ sở kinh tế quan trọng. Đổi lại, một ngày nào đó Lukashenko sẽ được trao cho một chức vụ mang tính danh dự ở Moskva. Tóm lại, Nga muốn một sự sáp nhập êm dịu.

Người Belarus đã tỉnh thức, không muốn quy phục Moskva, họ xứng đáng được ủng hộ. EU cần phải trừng phạt cá nhân Lukashenko và những người thân cận, tuyên bố mọi thỏa thuận giữa Nga với ông ta là vô hiệu. Không ai nên nhìn nhận một hiệp ước khả nghi ký bởi một kẻ chuyên quyền đang tuyệt vọng, bán nước để cứu lấy bản thân mình.

Những thành công của Donald Trump cần nhìn nhận

Nhìn sang nước Mỹ, bài xã luận của Le Point kể ra một loạt những thành công cần ghi nhận nơi tổng thống Donald Trump.

Thoạt nhìn thì ông Trump, 74 tuổi, có vẻ đang thất thế. Cho dù điểm tín nhiệm đã lên lại trong một số thăm dò, vẫn có thể nghĩ Donald Trump sẽ không tái đắc cử. Dù thành công trong việc thúc đẩy nền kinh tế Mỹ, ông đã sai trong một số lãnh vực nhất là sinh thái. Còn Joseph (Joe) Biden, được cho là sẽ trở thành tổng thống ở tuổi 78, hy vọng ông còn đủ sức lực để chống đỡ với chính phe ông, và duy trì một số thành tựu của Donald Trump nhất là về quốc tế, vì điều này là sự thật.

Tác giả Franz-Olivier Giesbert trước hết tự nhận sai khi cách đây bốn năm đã tố cáo ông Trump siêu bảo hộ. Khi thương lượng lại các hiệp ước, tổng thống Mỹ chỉ muốn chấm dứt tình trạng ngây thơ của phương Tây trong quan hệ thương mại bất bình đẳng với Trung Quốc. Trong khi đó Liên Hiệp Châu Âu nhân danh tự do trao đổi thường phải chịu thiệt thòi trước Bắc Kinh. Chẳng hạn thâm hụt thương mại của Pháp với Trung Quốc hàng năm đều tăng lên, đến năm 2019 đạt mức kỷ lục 30 tỉ euro. Không thể có tự do trao đổi chỉ một chiều !

Về Iran cũng vậy, từ thập niên 70 quốc gia này nằm trong tay giới mafia của những giáo chủ Hồi giáo tội phạm, lọc lừa, có thể gây hấn bất cứ lúc nào. Ví dụ như năm 2019 Tehran tấn công các tàu dầu ở biển Oman, oanh kích các cơ sở dầu lửa của Saudi Arabia. Iran chỉ tỏ ra biết điều sau khi tổng thống Mỹ cho trừ khử tướng Qasem Soleimani, người tổ chức nhiều vụ tấn công phá rối của các lực lượng dân quân.

Tại vùng Cận Đông, Donald Trump đã dám vượt qua điều cấm kỵ xưa nay là đặt trụ sở đại sứ quán Mỹ ở Jerusalem, bên cạnh đó ông còn đưa Israel ra khỏi thế cô lập. Giới lobby chống Do Thái lâu nay vẫn dọa quyết định này sẽ làm nổ tung thùng thuốc súng khu vực, thậm chí đại chiến thế giới, nhưng rốt cuộc chẳng có chuyện gì xảy ra.

Bầu cử Mỹ : Thăm dò vẫn có thể tiếp tục sai lạc

Cũng về bầu cử tổng thống Mỹ, L’Express giải thích "Vì sao các cuộc thăm dò (vẫn) có thể sai lạc". Khó thể dự báo được chính xác kết quả cuộc song đấu Trump-Biden, vì những rắc rối của hệ thống bầu cử và vì virus corona.

Một số người gọi đây là "sự kiện 11 tháng Chín của các viện thăm dò". Đã hẳn năm 2016 các cơ quan này đã đúng khi dự báo về số phiếu của bà Hillary Clinton : hơn đối thủ gần ba triệu phiếu. Nhưng không ai đoán được chiến thắng của ông Donald Trump, đắc cử nhờ số lượng đại cử tri. Kỳ này dự báo lại càng khó khăn hơn so với cách đây bốn năm.

Chuyên gia Scott Keeter của Pew Research Center cảnh báo : "Ngay trong đại dịch, với các phong trào xã hội chưa từng thấy và mối đe dọa can thiệp từ bên ngoài, cuộc bầu cử này là phức tạp nhất trong lịch sử. Chúng ta biết được ý định bầu cử, nhưng số tham gia thì không, trong khi hố sâu luôn rất lớn giữa những người có định đi bầu và số người thực sự bỏ phiếu".

Có bao nhiêu người Mỹ sợ đến phòng phiếu vì virus ? Bưu điện có quản nổi hàng triệu lá phiếu gởi qua thư, sẽ nhiều hơn thường lệ ? Những người trẻ phải về sống chung với cha mẹ có biết đi bầu ở đâu ? Thêm vào các ẩn số trên còn có hiện tượng "Shy Trump voters" - những cử tri không muốn nói thật với các cơ quan thăm dò. Hồi 2016, những cử tri vô hình này đã làm thay đổi kết quả vào phút chót, và gây ngạc nhiên cho toàn thế giới.

Các viện thăm dò còn lo ngại "sự ngạc nhiên của tháng 10", có nghĩa là các sự kiện bất ngờ làm đảo lộn cuộc đua vào phút chót. Năm 2016, FBI đã mở điều tra bà Clinton chỉ 10 ngày trước thời điểm bầu cử. Năm 2020 này vốn đã rất nhiều sự kiện không ai ngờ được, điều gì sẽ còn xảy đến ? Vac-xin chống Covid, chiến tranh với Iran hay một ứng cử viên có vấn đề về sức khỏe ? Người ta tha hồ mà cá cược.

Thụy My

Published in Châu Á

Ra tay thanh trừng, Tập Cận Bình siết chặt gọng kềm tại Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc đã tung ra chiến dịch thanh trừng mới, nhằm bám chặt quyền lực độc tôn, chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 20 vào năm 2022. Le Figaro cảnh báo, Tập Cận Bình không dừng lại ở đây, mà tham vọng của ông ta là vượt lên khỏi tầm vóc Mao Trạch Đông : thống trị hoặc vô hiệu hóa Hoa Kỳ, làm bá chủ thế giới.

tcb1

Ông Tập Cận Bình trong phiên khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Thứ Năm, ngày 21 tháng 5 năm 2020.  AP - Andy Wong

Về thời sự nước Pháp, Les Echos ghi nhận "Đến lượt Paris phải đeo khẩu trang" : do các trường hợp dương tính đã tăng gấp bốn lần, bắt đầu từ hôm nay khẩu trang trở thành bắt buộc khi ra đường ở Paris và ngoại ô gần. Le Monde chạy tựa trang nhất "Chính quyền Pháp trước nguy cơ thất nghiệp hàng loạt". Libération đề cập đến việc chính phủ, cánh hữu và cực hữu đều nhấn mạnh nạn mất an ninh, chuẩn bị cho kỳ tranh cử tổng thống 2022.

Đúng năm sau khi thủ tướng Angela Merkel mở cửa cho người tị nạn, La Croix tìm gặp những người đã được nước Đức tiếp nhận và một số khuôn mặt đã giúp đỡ người tị nạn. Riêng Le Figaro dành hồ sơ cho chủ đề "Tập Cận Bình siết chặt gọng kềm lên Trung Quốc".

"Chỉnh phong" để hợp pháp hóa Nhà nước công an trị

Chủ tịch Trung Quốc đã tung ra chiến dịch thanh trừng mới, nhằm bám chặt quyền lực độc tôn, không ai được tranh cãi, chuẩn bị cho Đại hội Đảng năm 2022. Trong bài viết mang tựa đề "Tập Cận Bình siết lại những chiếc bù-loong cuối cùng của quyền lực tuyệt đối", Le Figaro nhận định ông Tập muốn đứng ngang hàng với nhà độc tài Mao Trạch Đông.

Chiến dịch "chỉnh phong" Diên An do Mao tung ra năm 1942 kéo dài ba năm đã làm cho 10.000 người chết, 10% đảng viên bị khai trừ. Còn hai năm nữa đến Đại hội quan trọng, Tập Cận Bình khởi động đợt thanh trừng nhắm vào bộ máy tư pháp và chính trị, nhằm dập tắt hẳn mọi phản kháng trong nội bộ.

Bắt đầu từ tháng Bảy, chiến dịch chỉnh phong 2.0 này sẽ diễn ra trong hai năm, nhằm "nạo chất độc đến tận xương", "nhổ bật đi những thành phần có hại cho tập thể". Theo Trần Nhất Tân (Chen Yixin), nhân vật thân cận với Tập Cận Bình phụ trách việc thanh trừng, thì "đội ngũ tư pháp và chính quyền phải hoàn toàn trung thành, trong sáng và đáng tin cậy".

Nhà chính trị học độc lập Lôi Cường (Wu Qiang) ở Bắc Kinh giải thích, ngoài mặt là chống tham nhũng, nhưng thực tế là thanh trừng để tống khứ đi những người cạnh tranh, nhằm nắm được quyền lực tuyệt đối trong Đại hội Đảng lần thứ 20. "Chỉnh phong" còn nhằm hợp pháp hóa một Nhà nước công an trị, đặt nền móng cho một "hệ thống SS" tại Trung Quốc.

Thanh trừng trong bối cảnh phức tạp

Tập Cận Bình, được cho là mạnh lên với việc quản lý đại dịch virus corona và sự tấn công liên tục của tổng thống Mỹ Donald Trump, tự tin bắt đầu cuộc thanh trừng với sự ủng hộ của phe dân tộc chủ nghĩa, nhưng trong bối cảnh phức tạp. Ở bên ngoài, Hoa Kỳ chuyển sang thế công khai tiến công, trong khi Trung Quốc vất vả không tìm được đồng minh. Trong nước thì kinh tế chậm lại, không có đủ cơ hội cho tầng lớp trung lưu ngày càng đòi hỏi cao. Bên cạnh đó là nguy cơ một đợt dịch thứ hai, lụt lội kỷ lục, mà theo người Hoa đó là điềm xấu.

Đại hội Đảng năm 2022 là dịp để thay thế một số lớn quan chức, ông Tập đang ở thế mạnh để bố trí người của mình. Từ nay cho đến lúc đó, không một tiếng nói phản biện nào được phép cất lên. Theo truyền thống, thì thời gian chuẩn bị đại hội là dịp cho những đòn đánh dưới thắt lưng, ly khai và đấu đá giành quyền lực, nhiều kịch bản có thể diễn ra. Cũng theo truyền thống, thì lẽ ra Tập Cận Bình phải rời ghế chủ tịch nước năm 2022.

Tuy nhiên đến nay không có dấu hiệu gì cho thấy ông chuẩn bị người kế nhiệm, mà ngược lại, tổng bí thư kiêm chủ tịch Quân ủy Trung ương đã hủy bỏ luôn quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ chủ tịch nước. Nhà nghiên cứu Antoine Bondaz nhận xét, vấn đề là liệu Tập Cận Bình có xóa hết những hạn chế được Đặng Tiểu Bình đặt ra trước đây, và nguyên tắc lãnh đạo tập thể đã chết hẳn hay không.

Cá nhân hóa quyền lực, Tập Cận Bình muốn làm bá chủ thế giới

Tại thành phố Linh Bảo (Lingbao) tỉnh Hà Nam (Henan), khoảng 30 cán bộ đã bị cách chức. Tuần rồi, giám đốc công an Thượng Hải, chức vụ quan trọng tại thành phố giàu nhất Trung Quốc, đã bị thanh tra. Những tiếng nói phản biện hiếm hoi trong đảng đã bị bắt giữ, truy lùng, khai trừ.

Thái Hà (Cai Xia), cựu giáo sư trường đảng trung ương là trường hợp mới nhất phải trả giá, tuy không hề là nhà ly khai. Bà phải trốn khỏi Trung Quốc vì đã chỉ trích việc tập trung quyền lực trong tay Tập Cận Bình theo kiểu "trùm mafia". Hồi tháng Bảy, giáo sư Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun) của trường đại học Thanh Hoa bị công an bắt do phê phán việc xử lý đại dịch.

Chuyên gia Tăng Duệ Sinh (Steve Tsang) của Viện SOAS giải thích : "Tập Cận Bình càng mạnh thì ông ta càng cảm thấy an toàn hơn, càng siết chặt những tiếng nói phản kháng. Từ nay chỉ cần chỉ trích là trở thành nhà ly khai. Việc cá nhân hóa quyền lực khiến Tập phải tiếp tục chứng tỏ ông ta là người mạnh nhất, không ai có lợi gì khi phản đối ông".

Trong một đảng luôn thiếu tính minh bạch, nếu thực sự có những ý kiến chống lại tổng bí thư thì cũng không thể bộc lộ, và những ai nói ra thì không ở trung tâm quyền lực. Điều khiến cho Tập Cận Bình lo sợ nhất là sự xuất hiện một phe phái độc lập, phản công lại thành trì mà ông đã gầy dựng từ 10 năm qua. Tăng Duệ Sinh kết luận : "Giờ đây ai phản đối sẽ phải sẵn sàng đi đến tận cùng, hoặc phải trả giá đắt. Không có một chỗ nào cho đối thoại".

Le Figaro trong bài xã luận đã cảnh báo, Tập Cận Bình không dừng lại ở đây, mà tham vọng của ông ta là vượt lên khỏi tầm vóc Mao Trạch Đông : thống trị hoặc vô hiệu hóa Hoa Kỳ, làm bá chủ thế giới.

Dân Trung Quốc được yêu cầu không lãng phí, do thiếu thực phẩm?

Cũng về Trung Quốc nhưng trên lãnh vực kinh tế, Le Figaro ghi nhận "Người dân Hoa lục được yêu cầu ăn ít hơn, sau nạn lụt và dịch Covid".

Chiến dịch vận động toàn quốc không để lại thức ăn thừa trên chén dĩa được ông Tập Cận Bình tung ra từ ba tuần qua nhằm giảm lãng phí thực phẩm. Các hashtag #n-1 và #n-2 tràn ngập internet, nhắc nhở các nhà hàng buộc các nhóm thực khách đặt ít hơn 1 hoặc 2 phần ăn cho cả nhóm. Một nhà hàng ở miền trung thậm chí còn yêu cầu khách cân trước và sau bữa ăn để bảo đảm họ không ăn nhiều quá, nhà hàng khác thì phạt tiền nếu khách không ăn hết.

Đây là lần thứ hai Tập Cận Bình đánh vào nạn lãng phí lương thực, ước tính 17 đến 18 triệu tấn một năm tại Trung Quốc, nuôi được 30 đến 50 triệu người. Lần đầu tiên năm 2013 nhằm hạn chế những bữa tiệc linh đình của quan chức và doanh nhân, còn phiên bản 2020 đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đặc biệt khó khăn.

Liên tiếp xảy ra những trận lụt mạnh nhất từ nhiều thập niên, chuỗi cung ứng bị cắt đứt do đại dịch, cúm heo làm đàn heo giảm sút mạnh, Châu chấu phá hoại mùa màng, và xung đột thương mại Mỹ-Trung. Hậu quả là giá thực phẩm tăng 13%, trong đó giá rau quả tăng cao nhất kể từ 5 năm qua, khiến người nghèo sau dịch Covid càng thêm khốn khó. Một số nước như Việt Nam và Thái Lan, do sợ thiếu thực phẩm, đã ngưng xuất khẩu trứng và ngũ cốc sang Trung Quốc.

Phải nói rằng chủ đề thực phẩm đặc biệt nhạy cảm tại Hoa lục, với nhiều trận đói đã xảy ra trong lịch sử, như nạn đói 1959-1961 đã làm 60 triệu người chết.

Vũ Hán cố trưng ra bộ mặt chiến thắng virus

Trên phương diện y tế, Le Monde mô tả "Vũ Hán, tủ kính trưng bày của Trung Quốc về một thế giới hậu Covid". Bắc Kinh khoe khoang đã ngăn chận được dịch tại nơi xuất phát con virus độc hại, tuy nhiên thực ra vết thương chưa lành.

Hàng ngàn người nhảy múa trong lễ hội techno hôm 15/08 mà không hề mang khẩu trang. Công viên giải trí "Thung lũng hạnh phúc" đại hạ giá các trò chơi, lễ hội bia 21/08 vào cửa tự do, 400 địa điểm du lịch không thu phí… Tài xế taxi không còn mang khẩu trang, các camera đo nhiệt độ được tháo gỡ, khách thoải mái vào các cửa hàng không bị kiểm soát. Tất cả nhằm chứng minh thành phố từng bị phong tỏa như thời Trung Cổ trong 75 ngày đã trở lại bình thường. Thậm chí Viện bảo tàng quốc gia từ ngày 01/08 còn tổ chức triển lãm về cuộc đấu tranh chống virus, nhưng chỉ những ai có thẻ căn cước Trung Quốc mới được vào.

Tuy nhiên, các cơ sở thương mại bị giảm phân nửa doanh thu, khách sạn hoạt động cầm chừng dù đã giảm giá. Nhà văn Phương Phương, tác giả "Nhật ký Vũ Hán" bị cấm tiếp xúc báo chí ngoại quốc, một nhà hoạt động nữ quyền đã nhận trả lời phỏng vấn của Le Monde rốt cuộc từ chối sau khi ủy ban khu phố đến làm việc.

Ngải Vị Vị : Phương Tây không bảo vệ những giá trị của chính mình trước Trung Quốc

Cũng về Vũ Hán, Le Monde cho biết nghệ sĩ lưu vong Ngải Vị Vị (Ai Weiwei) từ Châu Âu đã thực hiện được một bộ phim về thành phố này trong thời kỳ phong tỏa, trong đó ông tố cáo phương pháp của chế độ.

Khoảng hơn một chục bạn bè, nhà đấu tranh đã giúp thực hiện cuốn phim, đa số bằng camera quay lén. Bộ phim tài liệu dài 1 giờ 50 phút trình bày hai tháng rưỡi Vũ Hán bị phong tỏa, trên mọi phương diện - từ sự tận tụy của đội ngũ nhân viên y tế cho đến việc từ chối giao tro cốt cho người thân, buộc phải có đảng viên đi kèm…

Ngải Vị Vị muốn cảnh báo phương Tây, rằng không quốc gia nào có thể huy động bằng ấy người lao vào chống dịch với cung cách quân sự như thế, tuy nhiên đây không phải là hình mẫu vì Bắc Kinh sẵn sàng hy sinh nhân mạng.

Theo ông "chủ nghĩa tư bản nhà nước hiệu quả hơn tư bản dân chủ, và các thành phố hiện đại như Thượng Hải, Bắc Kinh tạo cảm giác giống như phương Tây. Tuy nhiên về văn hóa và ý thức hệ thì vô cùng khác biệt. Trung Quốc từ chối nhân quyền, độc lập tư pháp, tam quyền phân lập, quyền bầu cử. Không phải đảng đang lãnh đạo đất nước mà thực tế quyền hành trong tay chỉ một người. Nhưng Trung Quốc lại rất hùng mạnh". Vậy thì câu hỏi đặt ra là "Chúng ta muốn kiểu xã hội nào ? Châu Âu do dự, còn Hoa Kỳ chiến đấu".

Cuốn phim của Ngải Vị Vị chỉ có thể xem được trên internet, vì các liên hoan điện ảnh chính đều từ chối. Không ai muốn làm mất lòng Bắc Kinh, trong khi đây là bộ phim đầu tiên về Vũ Hán. Nghệ sĩ lấy làm tiếc : "Mọi người đều tự kiểm duyệt. Phương Tây không bảo vệ những giá trị của chính mình".

Thụy My

Published in Châu Á

Sau các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với 11 quan chức Trung Quốc và Hồng Kông, cuộc đấu đá nội bộ trong Đảng cộng sản Trung Quốc (Đảng cộng sản Trung Quốc) xung quanh các cáo buộc tham nhũng đã trở nên công khai.

trungquoc0

Bức ảnh ghép cho thấy cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân (trái) vỗ tay trong bài phát biểu của ông tại Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 16 tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 8/11/2002, Hồ Cẩm Đào (giữa), Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, vỗ tay ở Bắc Kinh, ngày 15/11/2002, và Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vỗ tay ở Bắc Kinh, ngày 15/3/2008. Reuters/Andrew Wong/China Photos/Claro Cortes/Files

Vào thời điểm các cuộc đấu tranh phe phái trong Đảng cộng sản Trung Quốc đang nóng lên tại cuộc họp Beidaihe vào tháng này, tờ New York Times đã đăng một bài báo vạch trần sự giàu có của lãnh đạo Đảng Tập Cận Bình và các đồng minh ở Hồng Kông. Tuy nhiên, có một điều thú vị là cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và phe của ông ta không được đề cập tới.

Mỗi mùa hè, các phe phái trong Đảng tiến hành các cuộc đàm phán không chính thức, thảo luận về các chính sách quốc gia lớn và hoàn thiện các quyết định trong khi họp tại thị trấn nghỉ mát phía bắc Beidaihe, mặc dù các chi tiết được giữ bí mật.

Phe của Giang Trạch Dân không có trong bài viết của New York Times

Vào ngày 12 tháng 8, bài điều tra của tờ New York Times, với tiêu đề "Những ngôi nhà sang trọng ràng buộc giới tinh hoa cộng sản Trung Quốc với số phận của Hồng Kông", đã đưa ra tên, ngày tháng và giá chính xác của các biệt thự Hồng Kông thuộc sở hữu của Tập Cận Bình, Li Zhanshu, và Wang Yang, ba thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng cộng sản, cơ quan ra quyết định hàng đầu của quốc gia. Mặc dù đây là một điều tra mới về một câu chuyện cũ, việc xuất bản vào thời điểm nhạy cảm này đã làm dấy lên một số nghi ngờ.

Bìa báo đã gián tiếp cho thấy sự phân chia phe phái rõ ràng. Các thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị hiện tại thuộc phe ông Tập đã bị cố tình tiết lộ, trong khi các ủy viên Ủy ban Thường vụ thuộc phe Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng như Hàn Chính và Triệu Lệ Dĩnh không được đề cập tới.

Tăng Khánh Hồng là một quan chức hàng đầu thuộc phe Giang Trạch Dân đã nghỉ hưu. Ông Tăng nhậm chức trưởng nhóm công tác Hồng Kông và Ma Cao đầu tiên vào năm 2003. Khi đó, Tăng Khánh Hồng là thành viên cấp cao thứ năm trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng cộng sản ( nguyên phó chủ tịch nước).

Trước đó, Phó Thủ tướng Hàn Chính, quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc trực tiếp phụ trách các vấn đề Hồng Kông và là thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, được cho là đứng đầu danh sách trừng phạt của Hoa Kỳ trước khi danh sách được công khai. Có nhiều báo cáo trực tuyến nói rằng tài sản giấu kín của Hàn Chính ở nước ngoài có thể lên đến hơn 3,1 tỷ USD. Vợ của ông, Wan Ming, sở hữu 7% cổ phần của Greenland Holding Group. Con gái Han Xue, nhập tịch Úc và là người điều khiển công ty con của Greenland Group ở Úc. Người tình của Hàn Chính được cho là đã sống ở Úc trong đã lâu và sở hữu các khoản đầu tư ở Úc. Tuy nhiên, không có chi tiết nào được xác minh.

Tuy vậy, các bài báo của Trung Quốc ở đại lục đã nêu bật nạn tham nhũng trong phe của Giang Trạch Dân.

Phe cánh của Giang Trạch Dân với Truyền thông Trung Quốc

Vào ngày 10 tháng 8, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc, tờ Hoàn cầu Thời Báo đưa tin rằng Ma Shaowei, "người giàu vô hình" của tỉnh Thanh Hải phía tây bắc Trung Quốc, bị cáo buộc kiếm hơn 10 tỷ nhân dân tệ (hơn 1,4 tỷ USD) từ khai thác than trái phép trong 14 năm qua.

"Trong 14 năm, Tập đoàn Kỹ thuật Công nghiệp & Thương mại Qinghai Xingqing, một doanh nghiệp tư nhân có trụ sở chính tại Thanh Hải, đã bị tình nghi khai thác trái phép hơn 26 triệu tấn than tại mỏ than Juhugeng ở khu vực khai thác Muli, thu hơn 10 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1,43 tỷ USD), " bài báo cho biết.

Theo bài báo này, hai quan chức cấp sở đã bị sa thải và đang bị điều tra. Cảnh sát đang sử dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự đối với Ma, đồng chủ tịch của công ty Qinghai Xingqing Industry & Trade Engineering Group Corporation.

Rõ ràng, các lãnh đạo tỉnh ủy và chính quyền ở Thanh Hải không thể trốn tránh vai trò của mình trong việc để cho những hành vi bất hợp pháp như vậy tồn tại trong 14 năm qua. Vụ việc được cho là ám chỉ rõ ràng sự tham gia của Triệu Lệ Dĩnh, người thuộc phe Giang và hiện là bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan giám sát nội bộ của Đảng. Zhao là người gốc Thanh Hải và bắt đầu sự nghiệp chính trị ở tỉnh này vào năm 1975, và trở thành bí thư tỉnh ủy kiêm chủ tịch tỉnh vào năm 2003.

Một báo cáo của tờ South China Morning Post ngày 11/8 cho biết Lai Xiaomin, cựu lãnh đạo của China Huarong Asset Management, đã nhận tội nhận hối lộ 1,79 tỷ nhân dân tệ (257,7 triệu USD) trong thời hạn 10 năm. Đây là số tiền tham nhũng cao nhất của một quan chức tham nhũng được Đảng cộng sản Trung Quốc công bố chính thức.

Sau khi Lai bị buộc tội hối lộ, tham nhũng và có hai vợ vào tháng 2 năm 2019, mọi người đã đặt câu hỏi ai là ô dù của ông ta. Truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng ông sở hữu "tam bách " – tức 100 biệt thự, 100 tình nhân và 100 mối quan hệ.

Giữ các vị trí chủ chốt tại Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc và Cục Điều tiết Ngân hàng Bắc Kinh, Lai đã chuyển rất nhiều lợi ích lớncho các gia đình quyền thế, như Tăng Khánh Hồng và Giang Trạch Dân, thông qua China Huarong. Lai là một nhân vật quan trọng trong giới kinh doanh thuộc phe Giang Trạch Dân ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông.

Điều thú vị là hầu hết các quan chức cấp cao đã nghỉ hưu trong phe của Giang và Tằng không bị ảnh hưởng bởi chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập. Họ đã làm ăn nhiều năm tại Hồng Kông, Hoa Kỳ, các nước phương Tây khác và sở hữu khối tài sản khổng lồ ở nước ngoài. Nếu quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục xấu đi, mối đe dọa lớn nhất sẽ là tài sản của Giang và Tăng ở nước ngoài và ở Hồng Kông. Đây có thể là một trong những trọng tâm chính của cuộc đấu tranh nội bộ hiện tại trong Đảng cộng sản Trung Quốc.

Yang Wei

Nguyên tác : Media Indirectly Reveals Infighting Within Chinese Communist Party Leadership, The Epoch Times, 20/8/2020

Khánh An dịch

Nguồn : VNTB, 25/08/2020

Published in Diễn đàn

Một số đại dịch đã làm thay đổi hướng đi của lịch sử. Một số khác lại làm thay đổi bánh xe lịch sử. Vào thế kỷ 14, bệnh dịch hạch đã thay đổi lịch sử Châu Âu bằng việc tái sắp xếp trật tự sức mạnh kinh tế, chính trị và tôn giáo lâu đời, ngay cả khi trật tự mới này phải mất hàng thập kỷ, nếu không muốn nói là hàng thế kỷ, mới lộ rõ. Trong lịch sử gần đây của Trung Quốc, bệnh dịch hạch Mãn Châu vào năm 1910 đã tạo ra một cú hích cuối cùng đối với Nhà Thanh vốn đã suy yếu, khiến Nhà Thanh sụp đổ vào năm sau đó.

tap1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - AFP

Đại dịch Covid-19 sẽ không khiến chế độ Đảng cộng sản Trung Quốc hiện nay sụp đổ ngay lập tức. Ngược lại, trong ngắn hạn, đại dịch cũng có thể giúp thắt chặt sự kìm kẹp độc đoán của chế độ đối với người dân Trung Quốc. Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục đảo ngược các chính sách "cải cách và mở cửa" vốn đã mang lại cho Trung Quốc 40 năm thịnh vượng nhất trong lịch sử hiện đại. Với việc đảo ngược các chính sách thành công trước đó, Tập Cận Bình đã làm suy yếu chế độ của ông ít nhất trên 4 khía cạnh : Quản trị đất nước, tăng trưởng kinh tế, gắn kết xã hội, và uy tín quốc tế. Mặc dù chế độ cai trị độc đoán của Tập Cận Bình dường như an toàn vào lúc này, nhưng đại dịch đã đẩy nhanh tất cả 4 xu hướng. Khi áp lực lên Tập Cận Bình gia tăng, ông và những người thân cận dễ có xu hướng hành động thiếu suy nghĩ để bảo vệ quyền lực của họ.

Quản trị đất nước

Từ lúc bắt đầu nhiệm kỳ vào năm 2012, Tập Cận Bình đã không còn trao quyền ra quyết định cho các cơ quan và tổ chức chính phủ, bắt đầu với Quốc vụ viện. Thủ tướng Lý Khắc Cường, người đứng đầu chính phủ trên danh nghĩa, đã bị gạt sang lề, và thay vào đó Tập Cận Bình trao quyền cho các tổ chức của đảng mà ông kiểm soát và cho cá nhân ông.

Ngay cả khi củng cố quyền lực bằng cách cải tổ các thể chế quản trị của Trung Quốc xung quanh mình, Tập Cận Bình cũng bắt đầu sử dụng một công cụ sắc bén hơn rất nhiều : chiến dịch chống tham nhũng. Chiến dịch này dần chuyển trọng tâm từ theo dõi những hành vi tài chính bất thường và sự suy đồi đạo đức sang kiểm soát tính chính thống về tư tưởng và trên hết là lòng trung thành của các cán bộ đối với Tập Cận Bình. Sự thay đổi trọng tâm này cho thấy rõ rằng về bản chất, chiến dịch này là một cuộc thanh trừng chính trị. Nó trừng phạt những ai cản trở sự thăng tiến của Tập Cận Bình lên vị trí đứng đầu của đảng, loại bỏ những đối thủ tiềm năng, và giải tán các phe phái gây tổn hại tới lợi ích của Tập Cận Bình. Các cơ quan chống tham nhũng có vị trí chắc chắn trong bộ máy quan liêu đảng-nhà nước.

Việc Tập Cận Bình định hình lại các thể chế đảng-nhà nước và các chiến dịch chống tham nhũng đã có tác động mạnh mẽ tới các đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc cũng như các nhân viên chính phủ. Phong cách cai trị của Tập Cận Bình đã làm chậm quá trình ra quyết định ở mọi cấp trong bộ máy nhà nước và dập tắp những giải pháp chính sách mà các cán bộ gần như thụ động có lẽ từng đề xuất cho các vấn đề chính sách. Trong khi đó, trong bộ máy quan liêu trung ương và các bộ chủ quản, quyền lực ngày càng tập trung vào "ban lãnh đạo cốt lõi" : các quyết định phải đợi Tập Cận Bình và những người thân cận của ông phê chuẩn.

tap2

Một phụ nữ đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19 đi qua bức họa vẽ Chủ tịch Tập Cận Bình ở Vũ Hán hôm 11/4/2020 AFP

Do vậy, khi dịch Covid-19 bùng phát lần đầu tiên ở Vũ Hán vào đầu tháng 1, các nhà chức trách ở Bắc Kinh đã trì hoãn 2 tuần trước khi áp đặt các biện pháp cách ly hà khắc đối với Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, sau đó là phần lớn Trung Quốc. Sự chậm trễ đã khiến vô số người Trung Quốc (và người nước ngoài) phải đánh đổi bằng mạng sống và nhấn chìm nền kinh tế Trung Quốc và thế giới, cho thấy nhược điểm của quá trình ra quyết định khi chỉ dựa vào một người duy nhất. Nếu các hệ thống cảnh báo được ca tụng của Trung Quốc - vốn được thiết lập sau dịch SARS năm 2003 - thực sự hoạt động, thì đại dịch năm nay có thể được ngăn chặn ngay từ giai đoạn đầu.

Tăng trưởng kinh tế

Tập Cận Bình đã đưa Trung Quốc quay ngược về thời điểm Đặng Tiểu Bình bắt đầu nỗ lực khôi phục nền kinh tế Trung Quốc bằng việc mở cửa cho đầu tư và thương mại nước ngoài và khuyến khích doanh nghiệp tư nhân. Về lý thuyết, những gì lớn hơn phải tốt hơn, các doanh nghiệp nhà nước (SOE) trong ngành luyện thép, vận tải biển, đóng tàu, và các ngành công nghiệp nặng khác đã được tái kết hợp và sau đó nuốt chửng các công ty nhà nước bé hơn. Khi Chu Dung Cơ rời khỏi vị trí thủ tướng vào năm 2003, ông đã thấy trước con số các doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền sở hữu của chính quyền trung trương bị thu hẹp trong 5 năm từ khoảng 180 doanh nghiệp xuống còn khoảng 15 doanh nghiệp, tất cả đều hoạt động trong lĩnh vực an ninh quốc gia như viễn thông và năng lượng. Hiện nay, còn có khoảng 100 "doanh nghiệp nhà nước trung ương", tổng số đã bị giảm chủ yếu thông qua hoạt động hợp nhất. Dường như có rất ít ý nghĩa kinh tế trong quá trình sụt giảm này : Các doanh nghiệp nhà nước tuyển dụng hàng triệu người, nhưng chiếm không quá 1/4 sản lượng quốc gia và thu hút 80% tín dụng ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản nếu theo kiểm toán của Big Four (4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới). Bằng việc giành được một số lượng lớn các khoản vay ngân hàng, các doanh nghiệp nhà nước lấn át các công ty tư nhân nhanh nhạy và tạo ra việc làm.

Tuy nhiên, các chính sách công nghiệp của Tập Cận Bình có lẽ ít mang ý nghĩa về kinh tế mà mang tính chính trị nhiều hơn - đó là chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc. Ngay cả khi ông ta ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời Tập Cận Bình cũng đã thắt chặt hoạt động kiểm soát đảng ở cả các công ty nhà nước và tư nhân. Trong khu vực nhà nước, trong đó có cả các doanh nghiệp nhà nước ở Hong Kong, các điều lệ thành lập doanh nghiệp đã bị sửa đổi, cho thấy bí thư đảng trong các công ty là người đưa ra quyết định chính. Cấp bậc điều hành của những công ty này đã được cải tổ để những người trung thành với Tập Cận Bình đảm nhận những công việc ở cấp cao nhất. Các giám đốc điều hành cấp cao chính là những đảng viên. Trong khu vực tư nhân, mặc dù ít công khai hơn, nhưng cũng có những thay đổi tương tự, với các đảng bộ hiện được đặt rộng rãi trong cả công ty Trung Quốc lẫn công ty nước ngoài.

Trong số tất cả những mối lo ngại của họ đối với nền kinh tế sau đại dịch, các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc lo lắng nhất về việc làm. Đúng như vậy, vì việc duy trì công ăn việc làm và có thu nhập sẽ quyết định cả sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Các thống kê chính thức cho thấy GDP trong quý đầu tiên đã sụt giảm 6,8%, một con số thấp đến mức nực cười đối với một nền kinh tế mà trong đó hàng trăm triệu người dân thất nghiệp. Lệnh phong tỏa và cách ly ở địa phương trên thực tế khiến hầu hết mọi hoạt động di chuyển của người dân và hàng hóa trong nền kinh tế tạm dừng. Vì vậy, không mấy ngạc nhiên khi đưa ra ước tính có 80 đến 100 triệu người vẫn không có việc làm, có lẽ con số đó còn cao hơn nếu người ta tính đến cả lao động nhập cư, những người báo cáo cho nhà máy chỉ để rồi bị sa thải khi các nhà máy đóng cửa lần nữa vì thiếu đơn đặt hàng.

Triển vọng kinh tế của Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn vì dân số già đi nhanh chóng và lực lượng lao động bị thu hẹp. Thực tế, Trung Quốc trở nên già đi trước khi trở nên giàu có. Tập Cận Bình đã lên kế hoạch kỷ niệm năm 2020 là năm Trung Quốc thực hiện lời hứa của đảng mang lại cho công dân Trung Quốc "một xã hội khá giả toàn diện", nhưng dịch bệnh này chỉ tạo thêm những thách thức mới đối với việc đạt được mục tiêu này.

Sự gắn kết xã hội

Đại dịch Covid-19 cũng đã phơi bày những chia rẽ trong xã hội Trung Quốc giữa giàu và nghèo, thành thị và nông thôn, và các tỉnh ven biển và nội địa. Những chia rẽ này không mới nhưng ngày càng lớn hơn trong ít nhất 2 thập kỷ. Cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo từng xác định những chia rẽ đó trong các bài phát biểu của ông trước Đại hội đại biểu nhân dân và cho rằng chúng không bền vững. Dù có những lời nói đãi bôi từ Tập Cận Bình, nhưng hầu như không có việc gì được hoàn thành để cải thiện tình trạng mất cân bằng dai dẳng này kể từ khi Ôn Gia Bảo kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2013.

tap3

Người Tây Tạng, Uighur tập trung bên ngoài Nhà Trắng ở Mỹ hôm 16/9/2015 để phản đối Chủ tịch Tập Cận Bình Reuters

Lệnh phong tỏa và cách ly đã khiến Trung Quốc vỡ vụn thành nhiều mảnh, nhiều lao động nhập cư đã bị mắc kẹt ở xa và không có bất kỳ khoản thu nhập nào. Những câu chuyện về giai cấp vô sản lưu manh sống ở gầm cầu trên đường cao tốc hoặc trong những bãi đất trống phủ sóng khắp truyền thông xã hội Trung Quốc, nhiều người phải đối mặt với nạn phân biệt đối xử ở những thành phố mà họ bị mắc kẹt. Khi đại dịch Covid-19 lan rộng, cảnh sát, "các ủy ban khu phố", và lực lượng dân phòng tự phong đã được triển khai để thực hiện hoạt động cách ly, chiến thuật của họ đã gợi lại rất rõ những giai đoạn trước đó của "cuộc đấu tranh". Việc sử dụng các camera giám sát được lắp đặt trên khắp Trung Quốc của Tập Cận Bình đã gia tăng tác động của việc huy động nguồn lực ồ ạt để đối phó với đại dịch. Được thử nghiệm lần đầu tiên để giám sát người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, các kỹ thuật - camera CCTV phổ biến, công nghệ nhận diện khuôn mặt, trí tuệ nhân tạo và mã QR - đã cho phép cảnh sát và các cơ quan chức năng khác theo dõi hành vi và hoạt động của người dân theo cách chưa từng thấy trước đây. Các công nghệ này cho phép chính quyền thu thập được nhiều thông tin về người dân.

Hơn nữa, sự kiểm soát của chế độ về mặt thông tin tạo điều kiện cho virus SARS-CoV-2 nhanh chóng lan ra ngoài Vũ Hán, tới các khu vực xung quanh, và chẳng bao lâu sau đã lây lan ra khắp cả nước, mọi nơi mà người dân từ Vũ Hán tới đó vào tháng 1, trước kỷ nghỉ Tết Nguyên đán. Một câu chuyện nổi tiếng về bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng, người phát hiện ra "virus corona chủng mới tương tự như SARS" ở các bệnh nhân tại Vũ Hán vào cuối tháng 12/2019 và đầu tháng 1/2020 và đã thông qua truyền thông xã hội cảnh báo cho các đồng nghiệp về virus này. Các nhà kiểm duyệt đã bắt gặp tin nhắn của Lý Văn Lượng, và cảnh sát địa phương đã bắt giữ ông và buộc ông phải thú nhận tội phát tán thông tin trái phép. Nếu người ta chú ý tới lời cảnh báo của Lý Văn Lượng và giới chức Vũ Hán chia sẻ thông tin với công chúng, thì đại dịch rất có thể đã được ngăn chặn ngay trước khi nó khởi phát.

Khi chính Lý Văn Lượng sau đó bị nhiễm virus và chết vì mắc Covid-19, công chúng Trung Quốc đã phá vỡ tường chắn của các nhà kiểm duyệt thể hiện sự phẫn nộ đối với chế độ đảng-nhà nước, việc họ thao túng thông tin và coi thường sức khỏe người dân. Các nhà kiểm duyệt yêu cầu đúng 10 ngày để đưa những lời bày tỏ công khai này trở lại tầm kiểm soát, và sau đó họ đã bắt đầu quảng bá câu chuyện của chính mình, mà cuối cùng đã biến Lý Văn Lượng thành một kẻ "tử vì đạo" cho Trung Quốc. Sự phẫn nộ của công chúng cho thấy họ mất lòng tin sâu sắc vào chế độ và thể hiện sự tức giận đối với các chiến thuật giải quyết mà chế độ đang áp dụng.

Uy tín quốc tế

Tập Cận Bình thậm chí đã từ bỏ chính sách đối ngoại "giấu mình chờ thời" của Đặng Tiểu Bình. Khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 11/2017, Tập Cận Bình đã có một bài phát biểu rất dài khai mạc Đại hội Đảng XIX, đặt ra một tầm nhìn thúc đẩy phương thức quản trị của Trung Quốc như một lựa chọn thay thế cho các mô hình dân chủ của phương Tây.

Để thể hiện tầm nhìn này, Bắc Kinh đã sớm đưa ra một loạt tuyên bố mới. Hành động được đi kèm với lời nói để lập nên các thể chế mới lấy Trung Quốc làm trung tâm. Các hành lang giao thông và các liên kết trao đổi thông tin mới lan tỏa từ Bắc Kinh được phát triển theo sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI), được xây dựng do Trung Quốc bỏ vốn và chỉ định nhà thầu của nước này xây dựng. Vào thời điểm Trung Quốc đang xây dựng một lực lượng hải quân biển khơi và tìm cách bảo vệ các tài sản của nhà nước-đảng ở nước ngoài, cơ sở hạ tầng BRI tạo cơ hội cho các căn cứ quân sự và trung tâm logistic, một hình thức khác của hợp nhất dân sự-quân sự mà Tập Cận Bình chủ trương ở trong nước. Là sáng kiến chính sách đối ngoại mang dấu ấn Tập Cận Bình, BRI được đưa vào điều lệ của đảng và hiến pháp quốc gia, đảm bảo sự tôn nghiêm và nguồn tài trợ nhà nước dồi dào.

Để bổ sung cho BRI, Tập Cận Bình nỗ lực thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB). Một tập đoàn tài chính quốc tế lớn gồm những người đóng góp và thụ hưởng được thành lập xung quanh AIIB, bất chấp sự phản đối của Mỹ. Ngân hàng mới này trở thành một mảnh ghép khác trong công trình mà Tập Cận Bình đang xây dựng như một lựa chọn thay thế cho trật tự quốc tế tự do vốn đã phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Tuy nhiên, với tư cách là bên hưởng lợi chính, Trung Quốc của Tập Cận Bình tiếp tục sử dụng trật tự đó - Tổ chức Thương mại thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới và hệ thống của Liên hợp quốc - để đem lại lợi thế cho Trung Quốc.

Khi đại dịch Covid-19 hoành hành, các nước khác đã buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm, nếu không phải vì sự bùng phát virus, thì chắc chắn là vì sự lây lan nhanh chóng của nó, Tập Cận Bình đã khuyến khích và tập trung thực hiện một phong cách "ngoại giao" thô lỗ, hiếu chiến và mang tính đe dọa. Phong cách ngoại giao này được đặt tên là "ngoại giao chiến lang" theo tên một bộ phim bom tấn của Trung Quốc, và đã được những phát ngôn viên ở Bắc Kinh và các phái viên của Trung Quốc ở nước ngoài sử dụng. Ở nhiều nước như Australia, Pháp và Thụy Điển - chính sự đối nghịch với chính sách ngoại giao truyền thống này đã làm mất lòng các nước chủ nhà và tỏ ra hoàn toàn phản tác dụng. Nỗ lực của Trung Quốc trong việc "kiểm soát câu chuyện" bằng cách thao túng Tổ chức Y tế thế giới chỉ khiến cộng đồng quốc tế mất lòng tin sâu sắc với nước này.

Trong chế độ chuyên chế được cá nhân hóa cao mà Tập Cận Bình đứng đầu, vị trí của chính ông dường như được đảm bảo vào thời điểm này. Nhờ vào sự tích lũy quyền lực có hệ thống, và các chiến dịch chống tham nhũng không giới hạn đã dọn sạch đường, thông qua những phụ tá đáng tin cậy của ông, Tập Cận Bình kiểm soát quân đội riêng của Đảng, PLA ; lực lượng bán quân sự Cảnh sát vũ trang nhân dân được sử dụng để trấn áp sự nổi loạn trong nước ; và các cơ quan an ninh trong nước. Bộ máy an ninh trong nước không chỉ cung cấp cận vệ cho Tập Cận Bình và các lãnh đạo khác, mà còn giám sát hoạt động truyền thông và hoạt động của các ủy viên trung ương, các sĩ quan cao cấp, và có tầm quan trọng tối cao với Tập Cận Bình, các lãnh đạo đảng đã về hưu như Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ.

Covid-19 đã buộc Tập Cận Bình phải từ bỏ mục tiêu "xã hội khá giả toàn diện". Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc tốn kém được lên kế hoạch vào năm 2021 - các cuộc diễu hành và các sự kiện văn hóa giống như dịp Quốc khánh mà ông đã tổ chức vào năm 2019 - hiện sẽ bị giảm bớt đi, mặc dù Tập Cận Bình sẽ vẫn là ngôi sao. Tuy nhiên, năm 2022 có thể trở thành "năm định mệnh" khi các đối thủ quanh ông có thể kết hợp lại. Tập Cận Bình đã hứng chịu chỉ trích lớn khi ông lên kế hoạch bãi bỏ giới hạn nhiều kỳ của ông trong Đảng và nhà nước. Những chỉ trích này đã im lặng, nhưng không biến mất. Nếu vào thời điểm trước khi Đại hội Đảng lần thứ 20 diễn ra Tập Cận Bình cảm nhận được sự chống đối xuất hiện trong các nhân vật có ảnh hưởng trong đảng, có thể có một vài người trong chính phe của ông, thì ông rất dễ gây ra những chia rẽ hoặc các cuộc khủng hoảng mà chỉ ông mới có thể giải quyết.

Lịch sử Đảng cộng sản Trung Quốc cho thấy những xích mích giữa các đảng viên nắm giữ chức vụ cao có thể dẫn đến sự nhiễu loạn chính sách, bất ổn trong nước, và đôi khi là hành vi khiêu khích ngoài biên giới Trung Quốc. Mặc dù không thể chứng mình nguyên nhân và kết quả, chúng ta có thể liên tưởng với cuộc khủng hoảng Kim Môn và Mã Tổ vào năm 1954, Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, giao tranh ở biên giới Liên Xô năm 1969, có thể cả việc Trung Quốc xâm chiếm Viêt Nam năm 1979.

Chính sách đối ngoại Trung Quốc theo truyền thống vốn thận trọng, và những ồn ào ngoại giao luôn phải nhường chỗ cho những giải pháp kín tiếng. Nhưng Tập Cận Bình không phải là một nhà lãnh đạo Trung Quốc theo kiểu truyền thống như vậy. Trái lại, ông đã tiếp tục thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc như một trụ cột cho tính hợp pháp của Đảng. Điều đó có thể gây kích động. Tập Cận Bình dường như đang thực hiện các bước đi khiêu khích để tận dụng việc thế giới đang phân tâm vì đại dịch, cũng như có thể củng cố lý lẽ chính đảng ủng hộ khả năng không thể thiếu của ông. Đe dọa Đài Loan, các hành động gây hấn ở biển Đông, Luật an ninh quốc gia Hong Kong, và các cuộc đụng độ quân sự ở biên giới Ấn Độ - những hành động này nâng chiều hướng của các chính sách đối ngoại của Tập Cận Bình lên các cấp độ nguy hiểm hơn. Với tất cả những tham vọng đó của ông ta, sẽ khiến Trung Quốc cộng sản sụp đổ trong tương lai.

Nếu Trung Quốc sụp đổ và kết thúc sự cai trị của Đảng cộng sản Trung Quốc thì điều đó sẽ mở ra một trang sử mới cho thế giới, đặc biệt là với Việt Nam - quốc gia có cùng hệ thống chính trị độc đảng như của Trung Quốc. Mặc dù được coi là có chung ý thức hệ và hệ thống chính trị giống nhau, tuy nhiên, Trung Quốc luôn "cậy lớn hiếp yếu" trong các quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là trên Biển Đông. Năm 1988, Trung Quốc đã cho quân tấn công lính công binh của Việt Nam để chiếm lấy Gạc Ma thuộc Trường Sa. Những năm gần đây, Trung Quốc dùng sức mạnh để đe dọa Việt Nam khai thác hải sản và các tài nguyên dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế của mình. Năm 2017 và 2018, trước sức ép của Trung Quốc, Việt Nam đã phải yêu cầu công ty Repsol rút khỏi Lô 136.3 và 07.3, và Việt Nam đã phải bồi thường hàng tỉ USD cho công ty này khi yêu cầu họ rút khỏi các hoạt động khai thác. Mới đây nhất, Việt Nam đã phải ngưng ý định khai thác mới tại Lô 06.1 cho dù phải trả tiền thuê giàn khoan thăm dò từ tập đoàn Noble.

Tại Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã sao chép chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" của Tập Cận Bình để tiêu diệt các đối thủ chính trị của mình, nhằm thâu tóm quyền lực. Chính vì vậy, nếu Trung Quốc suy yếu, thì đây sẽ là cơ hội cho người dân Việt Nam yêu cầu đảng cộng sản phải mở rộng không gian tự do, dân chủ, thoát khỏi ảnh hưởng và đe dọa từ Trung Quốc.

Nguyễn Trường

Nguồn : RFA, 20/08/2020

Published in Diễn đàn

Trung Quốc, quốc gia đánh cá lậu số 1 thế giới : Quốc tế làm gì để đối phó ?

Trọng Thành, RFI, 19/08/2020

Lệnh cấm đánh bắt cá do Trung Quốc đơn phương áp đặt ở Biển Đông và biển Hoa Đông năm 2020 hết hiệu lực hôm thứ Hai, 16/08. Việt Nam, Philippines và một số quốc gia láng giềng khác lo ngại tàu cá Trung Quốc tràn ngập các khu vực khai thác hải sản truyền thống của mình. Tuy nhiên, hạm đội tàu cá của Trung Quốc, với các hoạt động đánh cá lậu được coi là đứng đầu thế giới, cũng đang ngày càng trở thành mối đe dọa đối với nhiều nơi. 

danhca1

Một bãi biển thuộc quần đảo Galapagos (Ecuador), khu bảo tồn được UNESCO xếp hạng "di sản nhân loại", nơi hàng trăm tàu cá Trung Quốc áp sát, tháng 7/2020. ©

Các hoạt động đánh cá lậu của Trung Quốc có quy mô thế nào ? Quốc tế làm gì để đối phó với Trung Quốc ? Chuyên mục Theo dòng thời sự của RFI tổng hợp thông tin báo chí về vấn đề này. 

***

1. Tại sao nói Trung Quốc là quốc gia đánh cá bất hợp pháp số 1 thế giới ? 

Theo tổ chức WWF (Quỹ Thiên Nhiên Hoang Dã Thế Giới), hơn 800 triệu người trên thế giới sống dựa vào nghề khai thác hải sản. Thế nhưng nguồn lợi hải sản hiện nay đang bị đe dọa nghiêm trọng, do các hoạt động "khai thác không bền vững", các hoạt động đánh cá lậu, không được công bố, không được điều chỉnh bằng các quy định (illegal, unreported and unregulated / IUU). Các hoạt động khai thác hải sản lậu chiếm khoảng từ "12 đến 18% sản lượng khai thác toàn cầu, và góp phần vào việc khai thác cạn kiệt các đại dương, phá hủy các hệ sinh thái". Tổng thiệt hại chỉ riêng do đánh cá lậu mang lại ước chừng từ 8 đến 19 tỉ euro.

Trong một bài viết trên trang mạng của Học viện Hải quân Hoa Kỳ, tiến sĩ Claude Berube, giảng viên Học viện Hải Quân Mỹ, cũng nêu ra con số 20% sản lượng hải sản khai thác trên thế giới là do các hoạt động đánh bắt lậu (riêng tại Hoa Kỳ, số lượng hải sản đánh bắt bất hợp pháp ước tính cũng khoảng 20 đến 30%, và số lượng hải sản đánh bắt bất hợp pháp tại nhiều nơi khác còn cao hơn). Giảng viên Học viện Hải quân Mỹ cũng lưu ý đến con số 30% số tàu đánh cá trên thế giới là của Trung Quốc. Hiệp hội ODI, chuyên theo dõi lĩnh vực này, trong một báo cáo chi tiết hồi 2016, đã cho biết lực lượng tàu cá đánh bắt biển xa (DWF) của Trung Quốc có "quy mô lớn nhất thế giới", với khoảng 17.000 tàu cá, cao hơn gấp từ 5 đến 8 lần so với các ước tính trước đó (1). Khoảng 1.000 tàu Trung Quốc đánh bắt biển xa được đăng ký với cờ hiệu của các nước khác. Ít nhất, gần 200 tàu cá Trung Quốc bị nghi ngờ tham gia vào các hoạt động đánh cá lậu. Để so sánh, chúng ta biết lực lượng đánh cá biển xa của Mỹ chỉ có khoảng 300 tàu (theo trang mạng chuyên về môi trường Yale). 

Theo bảng xếp hạng Index IUU (illegal, unreported and unregulated / IUU), về đánh bắt cá lậu, khai thác bừa bãi, của cơ quan chống các hoạt động tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Global Initiative Against Transnational Organized Crime), có trụ sở tại Genève, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng 152 nước. 

Một trong các ví dụ tiêu biểu ví dụ tiêu biểu cho các hoạt động đánh cá lậu quy mô lớn của Trung Quốc gần đây là việc chính quyền Peru bắt giữ tàu đánh cá Trung Quốc Damanzaihao, vì khai thác cá lậu, và gây ô nhiễm nghiêm trọng cho vùng biển Peru. Tàu Damanzaihao được coi là "tàu đánh cá - xưởng chế biến hải sản trên biển lớn nhất thế giới", có khả năng xử lý đến 547.000 tấn cá một năm. Năm 2016, tàu bị chính quyền Peru phạt nhiều triệu đô la, vì đánh cá lậu. 

Phóng viên điều tra Ian Urbina, trong một bài viết trên mạng Yale Environment 360, cho biết Trung Quốc không chỉ là "nhà xuất khẩu hải sản số một thế giới", mà bản thân Trung Quốc cũng là quốc gia tiêu thụ đến "hơn một phần ba lượng hải sản toàn cầu" hàng năm. Sau khi đánh bắt hải sản cạn kiệt tại các vùng biển gần Trung Quốc, trong những năm gần đây, hạm đội tàu cá Trung Quốc đã vươn xa hơn, đặc biệt là tại vùng biển tây Châu Phi và Nam Mỹ, là nơi các quốc gia ven bờ ít có phương tiện kiểm soát vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế quốc gia mình. Tàu cá Trung Quốc đánh bắt xa thường có trọng tải rất lớn, một tuần đánh cá của tàu Trung Quốc tại các vùng biển Senegal hay Mêhicô bằng thuyền bè địa phương đánh bắt trong cả năm. Theo nhà báo Ian Urbina, chỉ riêng lượng mực Trung Quốc khai thác tại các vùng biển quốc tế chiếm từ 50 đến 70% lượng mực thế giới khai thác tại vùng biển này.

Hoạt động đánh bắt lậu hải sản của Trung Quốc ắt hẳn có quy mô lớn hơn nhiều so với những gì đã biết. Hồi cuối tháng trước (tháng 7/2020), truyền thông quốc tế loan tải rộng rãi thông tin về các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp của Trung Quốc tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Bắc Triều Tiên. Tổ chức báo chí điều tra phi lợi nhuận Outlaw Ocean Project, có trụ sở tại Washington, dựa trên các dữ liệu vệ tinh trong hai năm gần đây, đã vén lộ hoạt động của tàu cá công nghiệp Trung Quốc quy mô lớn, tại một khu vực ít ngờ cho đến này. Năm ngoái, có ít nhất gần 800 tàu cá Trung Quốc hoạt động tại vùng biển này, khu vực vốn bị Liên Hiệp Quốc cấm, trong khuôn khổ các trừng phạt nhắm vào Bắc Triều Tiên. Các dữ liệu vệ tinh nói trên cũng được cơ quan theo dõi nghề cá Global Fishing Watch và nhiều chuyên gia Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản phân tích, được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances. 

2. Thế giới đối phó ra sao với hiện tượng tàu của Trung Quốc khai thác hải sản bất hợp pháp ? 

Trước hết về mặt truyền thông, việc các tổ chức điều tra, quan sát theo dõi sát các hoạt động khai thác hải sản của Trung Quốc cũng buộc Trung Quốc phải dè chừng. Một ví dụ mới nhất : Giữa tháng 7/2020, việc một hạm đội tàu cá hơn 280 chiếc của Trung Quốc áp sát vùng bảo tồn biển thuộc quần đảo Galapagos trên Thái Bình Dương (của Ecuador), một khu bảo tồn biển được UNESCO xếp hạng, cách bờ tây của Ecuador khoảng 1.000 km, đã được các tổ chức quan sát biển theo sát, truyền thông loan tải rộng rãi. Việc đội tàu cá Trung Quốc hiện diện đông đảo tại khu vực bảo tồn biển hết sức quý giá này, bị đông đảo giới bảo vệ môi trường coi là một hành động khiêu khích. 

Ông Tony Long, chủ tịch của Global Fishing Watch, cho đài France 24 biết là "nhiều tàu trong số đội tàu trên đã từng tham gia vào các hoạt động đánh bắt cá lậu (IUU)". Lần này, các tàu Trung Quốc hoạt động sát vùng ranh giới của vùng bảo tồn biển Galapagos. Mặc dù, không xâm nhập vào khu vực bảo tồn biển, nhưng theo các nhà hoạt động môi trường, hoạt động của tàu cá Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng các loài sinh vật biển trong khu bảo tồn, bởi nhiều loài trong đó, bao gồm các loài cá mập quý hiếm, vốn là các loài cá di cư, và chúng thường xuyên rời khỏi khu vực bảo tồn để ra vùng biển khơi, nơi chúng dễ dàng trở thành mồi ngon cho các tàu cá Trung Quốc. 

Năm 2017, chính quyền Ecuador từng bắt giữ tàu cá Trung Quốc Fu Yuan Yu Leng 999, với 300 tấn hải sản, ngay trong khu vực bảo tồn, trong số hải sản trên tàu bị thu giữ có nhiều cá mập nằm trong danh sách các giống loài có nguy cơ tuyệt chủng. Lần này, trên thực tế, tàu Trung Quốc chưa thâm nhập vào khu bảo tồn, có thể là do sự theo dõi sát sao của giới bảo vệ môi trường, thế nhưng chỉ riêng việc các tàu cá Trung Quốc khai thác quy mô lớn trên vùng biển quốc tế đã có thể để lại các thiệt hại khó vãn hồi. Một số ngư dân Ecuador cho biết đã chứng kiến các tàu cá Trung Quốc với dây câu dài đến 100 km (2).

Phát biểu đầu tháng 8/2020, đại sứ Trung Quốc tại Ecuador khẳng định các hoạt động đánh bắt của tàu Trung Quốc trên vùng biển quốc tế, bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Galapagos, của Ecuador, là "hoàn toàn hợp pháp", và "không đe dọa bất cứ ai". Trước đó, ngày 02/08, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lên án Bắc Kinh về vấn đề này, và khẳng định sẵn sàng trợ giúp Ecuador cũng như tất cả các quốc gia bị đe dọa bởi "các tàu đánh cá Trung Quốc, hoạt động phi pháp và sử dụng các kỹ thuật đánh cá vô trách nhiệm". 

3. Phải chăng quốc tế gần như cơ bản là bất lực trước các hoạt động đánh bắt lậu, đánh bắt hải sản bừa bãi của Trung Quốc ? 

Như chúng ta thấy, hoạt động của nhiều tổ chức bảo vệ nghề cá, bảo vệ môi trường phi chính phủ, và truyền thông quốc tế trong thời gian qua, đã có một số tác dụng nhất định. Và nạn đánh bắt cá lậu, đánh bắt hải sản bừa bãi cũng liên quan đến nhiều quốc gia khác trên thế giới, chứ không chỉ Trung Quốc, cho dù Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này. 

Trên thực tế, gần đây, đã ra đời một công cụ pháp lý quốc tế quan trọng (Port State Measures Agreement - PSMA), được coi là thoả thuận pháp lý quốc tế mang tính cưỡng chế đầu tiên nhằm chống nạn khai thác cá lậu, khai thác bừa bãi (IUU). Nguyên tắc chính của Thỏa thuận này, là ngăn chặn không để các tàu tham gia vào các hoạt động khai thác cá lậu (IUU) cập cảng các nước, trên toàn thế giới. 

Thoả thuận PSMA, ra đời năm 2016 và đã bắt đầu có hiệu lực, có khả năng cưỡng chế rất lớn so với các quy định trước đó. Theo đại diện của Greenpeace ở Bắc Kinh, trước đây các doanh nghiệp vi phạm chỉ phải trả tiền phạt, kể từ giờ thuyền trưởng các tàu đánh bắt lậu sẽ bị tước quyền hoạt động 5 năm, chủ doanh nghiệp bị cấm đảm nhiệm chức vụ 3 năm. Nếu Bắc Kinh gia nhập Thỏa thuận này, ngoài chuyện cấm tàu vi phạm cập cảng, chính quyền Trung Quốc cũng sẽ phải có trách nhiệm điều tra các tàu cá vi phạm, theo luật Trung Quốc, và theo các hiệp ước quốc tế, mà Bắc Kinh tham gia. Hồi năm 2017, Bắc Kinh hứa sẽ tham gia Thỏa thuận quốc tế này (3). 

Bên cạnh việc quốc tế gây áp lực để Trung Quốc sớm tham gia Thỏa thuận PSMA, các quốc gia liên quan cũng cần có các biện pháp tự vệ phù hợp. Cụ thể như trong trường hợp Ecuador, theo nhà hoạt động môi trường Inty Grønneberg , chính quyền Ecuador cần "tuyên bố quyền chủ quyền đối với khu vực coil lang trên biển dài 200 hải lý, nối liền vùng đặc quyền kinh tế ven bờ biển Ecuador với vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Galapagos", với lý do bảo vệ luồng di cư của các loài hải sản quý giữa lục địa và quần đảo được UNESCO xếp hạng, nhằm ngăn chặn hoạt động của các tàu cá nước ngoài trong khu vực. Ecuador cần khẩn trương hoàn tất hồ sơ này. 

Sự phối hợp giữa các cường quốc biển, như Hoa Kỳ, với các quốc gia ven bờ, cũng có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy việc đẩy lùi nạn đánh bắt cá trộm. Trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Mỹ năm 2020 (National Defense Authorization Act), việc chống đánh bắt cá trộm, khai thác hải sản bừa bãi (IUU) cũng được coil à một vấn đề an ninh quốc gia

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 19/08/2020

(1) ODI - Overseas Development Institute, có trụ sở tại Luân Đôn, là một hiệp hội phi chính phủ có uy tín trong lĩnh vực này

(2) "Une flotte géante de navires chinois pêche en bordure des Galapagos, ONG et habitants lancent l’alerte ", France 24, 6/8/2020

(3) "China is key to closing ports to illegally caught fish", Savingseafood.org, 28/10/2019

********************

Trung Quốc : Tập Cận Bình bị phản đối rộng rãi ngay trong nội bộ Đảng cộng sản ?

Một cựu giáo sư Trường Đảng Trung Ương của Trung Quốc vừa đưa ra những tiết lộ hiếm hoi về việc nhân vật số 1 tại Bắc Kinh là Tập Cận Bình đang phải đối mặt với một sự phản đối rộng rãi ngay nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc. Trong bài trả lời phỏng vấn nhật báo Anh The Guardian được công bố vào hôm qua, 18/08/2020, người trong cuộc này còn cho rằng "quyền lực độc tôn" của ông Tập đã biến Trung Quốc thành "kẻ thù của thế giới".

tq1

Tại một khu phố thương mại ở Bắc Kinh, ngày 31/07/2020. Trên màn hình, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố khai trương hệ thống định vị vệ tinh Beidou.  Reuters - Tingshu Wang

Theo nhật báo Anh, người đưa ra những tiết lộ và cáo buộc nặng nề nhắm vào chủ tịch Trung Quốc, là bà Thái Hà (Cai Xia), nguyên là một giáo sư tên tuổi, từng giảng dạy tại trường Đảng Trung Ương, nơi đào tạo các quan chức hàng đầu của Trung Quốc.

Bà Thái Hà đã bị khai trừ Đảng hôm thứ Hai 17/08 vừa qua sau khi một đoạn ghi âm những lời chỉ trích của bà nhắm vào ông Tập Cận Bình bị rò rỉ trên mạng vào tháng Sáu. Trong một thông báo, trường Đảng Trung Ương Trung Quốc giải thích là vị giáo sư giảng dạy tại trường từ năm 1992, đã đưa ra những nhận xét "làm tổn hại thanh danh của đất nước" và đầy rẫy "những vấn đề chính trị nghiêm trọng".

Từ năm ngoái, bà Thái Hà đã sang Mỹ sinh sống. Trong bài phỏng vấn đầu tiên, hôm thứ Ba, ngày 18/08, sau khi bị khai trừ Đảng, bà khẳng định rằng bà rất "vui khi được khai trừ" vì "dưới chế độ của Tập Cận Bình, Đảng cộng sản Trung Quốc không còn lực lượng thúc đẩy đất nước đi lên, mà là một trở ngại đối với sự tiến bộ của Trung Quốc".

Vị cựu giáo sư cho rằng bà "không phải là người duy nhất muốn rời khỏi Đảng mà còn nhiều người khác cũng muốn rút lui hoặc bỏ Đảng này". Về phần mình, bà đã có ý định từ bỏ Đảng nhiều năm trước đây khi thấy rằng không còn chỗ để lên tiếng và tiếng nói của bà bị bóp nghẹt hoàn toàn".

Trong bài phỏng vấn, bà Thái Hà nhắc lại lời cáo buộc ông Tập Cận Bình là đã "giết cả một đất nước". Theo bà, hiện đã có một sự phản đối rộng rãi trong nội bộ Đảng, nhưng ít người dám lên tiếng vì sợ bị trả thù chính trị, bằng hình thức kỷ luật nội bộ và cáo buộc tham nhũng. Trong một môi trường như vậy, bà Thái Hà cho rằng việc ông Tập Cận Bình có "quyền lực không được ai kiểm soát" và nắm trong tay mọi quyền quyết định quan trọng đã dẫn đến những sai lầm không thể tránh khỏi như sự bùng phát của dịch Covid-19.

Theo The Guardian, những nhận xét trên đây, từ một người từng ở thượng tầng của chế độ - một số lãnh đạo Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Hồ Cẩm Đào cũng như Tập Cận Bình đều là người đứng đầu Trường Đảng Trung Ương - rất đáng chú ý và có khả năng gây nguy hiểm cho giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay. Những nhận định của bà Thái Hà, sẽ vang dội trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc cũng như trên toàn quốc, vì những lời chỉ trích công khai như vậy từ trong nội bộ Đảng là một điều cực kỳ hiếm.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 19/08/2020

Published in Diễn đàn

TikTok : Tập Cận Bình là cội nguồn làm các doanh nghiệp khởi nghiệp Trung Quốc khốn khổ

Lebanon họa vô đơn chí, TikTok và các công ty khởi nghiệp Hoa lục lâm vào bế tắc, 75 năm Nhật Bản bị ném bom nguyên tử, Covid 19 là những chủ đề chung trên báo Pháp hôm nay.

startup1

Biểu hiệu ứng dụng Tiktok. Ảnh chụp tại New York, Hoa Kỳ, ngày 25/02/2020  AP

Lebanon : phân nửa thủ đô đổ nát do vụ nổ hóa chất tồn kho ở cảng

Thứ Ba 04/08 lúc 18 giờ 10, Beyrouth bị tàn phá trong hai vụ nổ kinh hoàng từ kho hàng tồn trữ 2750 tấn nitrate nhôm. Báo Le Monde minh họa trên trang nhất bức ảnh một cao ốc trơ sườn trong khói lửa mịt trời. Hơn 100 người chết và 4000 bị thương theo tổng kết thiệt hại ban đầu. Một thảm họa cho đất nước Lebanon đang trên đà sụp đổ vì khủng hoảng kinh tế, chính trị không lối thoát.

Hỗn loạn : tựa ngắn trên Libération kèm với nhận định, người dân Lebanon đã kiệt lực vì khủng hoảng kinh tế, chính trị, nay bị vụ nổ hóa chất làm cho họ vừa căm giận vừa tuyệt vọng.

Le Figaro, La Croix cùng chia sẻ định mệnh hẩm hiu của người dân Lebanon : phẫn nộ và không hiểu vì sao nên nỗi. Chính quyền Lebanon bị cho là thủ phạm chính vì thiếu trách nhiệm.

Thương cảng Beyrouth còn là động cơ kinh tế của Lebanon. Nhật báo công giáo lưu ý. Nhưng làm sao giúp Lebanon ? La Croix cho biết nhiều nước, trong đó có Pháp, đã nhanh chóng gửi viện trợ cần kíp cho Lebanon, nhưng tái thiết đất nước bị hỗn loạn chính trị và tham ô, không thể không cải cách sâu rộng. Tình hình chính trị chia năm, xẻ bảy tại Lebanon có cho phép thực hiện hay không ?

TikTok : Ngõ cụt của công ty khởi nghiệp Trung Quốc muốn chia thị phần quốc tế

Vì sao TikTok bị rơi vào thế bí ? Hơn ai hết, các công ty Trung Quốc biết đâu là cội nguồn.

Trong bài phân tích thế kẹt của TikTok trong cảnh trên đe dưới búa giữa Washington và Bắc Kinh, Le Monde lưu ý là khác với tập đoàn công nghiệp viễn thông Hoa Vi, công ty khởi nghiệp TikTok không được Bắc Kinh hậu thuẫn. Công ty mẹ ByteDance bị áp lực của Donald Trump phải bán ứng dụng (cho Mỹ) nếu muốn tiếp tục được phép hoạt động tại Hoa Kỳ.

Từ cuối năm 2019, TikTok đã nỗ lực chứng minh là một công ty khởi nghiệp độc lập với chính quyền Trung Quốc. Trong chiều hướng này, TikTok dung thứ cho các video chỉ trích chế độ Trung Quốc, như tố cáo chính sách đàn áp cộng đồng Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và đã thành công thu hút được rất đông đảo người xem và chia sẻ rộng rãi.

Trong thời gian qua, TikTok cũng có nhiều cố gắng khác để tạo hình ảnh cách biệt với công ty mẹ ByteDance như là dời trụ sở sang Mỹ, tuyển dụng cán bộ lãnh đạo có tiếng tăm như Kevin Meyer, cựu chủ tịch Disney.

Thế nhưng, những cố gắng chứng tỏ thiện chí này không có tác dụng. Đầu tháng Sáu, TikTok, cùng với 60 công ty khởi nghiệp khác của Trung Quốc bị Ấn Độ cấm cửa, trước khi bị Donald Trump chiếu cố gây áp lực.

TikTok biến thành nạn nhân của chính sách đối đầu Mỹ-Trung từ khi Covid-19 lan tràn sang Hoa Kỳ.

Ngày 23/07, trong một bài diễn văn với lời lẽ công kích mạnh bạo chưa từng thấy, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi "thế giới tự do chiến thắng bạo chúa mới, là chính quyền Trung Quốc vừa gia tăng kềm kẹp trong nước vừa hung hăng với thế giới bên ngoài". TikTok lâm vào ngõ cụt. Thế nhưng, nhiều doanh nhân Trung Quốc có thế lực lên án thái độ của Bắc Kinh, điển hình là James Liang, sáng lập viên trang web hướng dẫn du lịch CTRIP không ngần ngại viết một bài bình luận phê phán Bắc Kinh như sau : " Những người sáng lập doanh nghiệp khởi nghiệp ở Trung Quốc không muốn liên hệ gì với chính quyền Trung Quốc. Là doanh nhân, họ muốn làm một cái gì hay ho để kiếm tiền làm giàu. Nhưng vì Đảng cộng sản Trung Quốc siết chặt kiểm soát tại Hoa lục cho nên các doanh nghiệp này phải hướng về thị trường quốc tế. Giờ đây, họ không còn đường nào để làm ăn". Le Monde cho biết, bài phê bình này bị kiểm duyệt ngay tức khắc.

Facebook khai thác đúng thời cơ

Trong bối cảnh gian truân này, công ty khởi nghiệp Trung Quốc còn bị một đối thủ khai thác đúng thời cơ, tung vũ khí mới chinh phục khách hàng. Les Echos cho biết áp lực cạnh tranh của Facebook.

Theo nhật báo kinh tế, tập đoàn của Mark Zuckerberg thông báo kể từ thứ Tư 05/08/2020, tung ra công cụ Reels với chức năng giúp người sử dụng chia sẻ các đoạn video ngắn qua Instagram. Nói là tấn công nhưng kỳ thực Facebook tìm cách chinh phục khách hàng của Tik Tok ngay trên sân chơi của đối thủ vào lúc thời cơ thuận lợi nhất.

Donald Trump chưa gục ngã

Liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Le Monde giới thiệu bài phân tích của một giáo sư chính trị Pháp bác bỏ các lập luận cho rằng Joe Biden sẽ thắng. Theo giáo sư Maxime Chervaux, trong lúc xu thế chống Donald Trump tiên đoán chủ nhân Nhà Trắng sẽ thua cựu phó tổng thống Dân Chủ Joe Biden thì có nhiều lý do cho thấy Joe Biden, vừa không đủ cân sức đối đầu với Donald Trump mà còn sẽ bị đối thủ Cộng hòa hạ đo ván ít nhất trên ba hồ sơ quan trọng trong mắt của cử tri : về an ninh, về di dân nhập cư và trong quan hệ đang căng thẳng với Bắc Kinh.

Đó là chưa kể Donald Trump nắm nhiều lá chủ bài trong tay, có thể huy động ngân sách hàng chục, chục tỷ đô la để đối phó với hậu quả kinh tế do Covid 19 gây ra, có trong tay hàng trăm triệu đô la vận động tranh cử, những lá bài mà Joe Biden không có.

Tác giả khẳng định là Donald Trump chưa gục ngã cho dù các kết quả thăm dò cho thấy Joe Biden dẫn đầu trong công luận. Cách nay bốn năm, một ứng cử viên Dân Chủ khác là Hillary Clinton cũng từng được kết quả thăm dò ý kiến tốt hơn Donald Trump, chuyên gia địa chiến lược Pháp nhắc lại.

75 năm Hiroshima và Nagasaki

Vụ nổ tàn phá ở Lebanon xảy ra đúng vào lúc Nhật Bản chuẩn bị tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki : ngày 6 và 8 tháng 8 năm 1945.

Trong loạt bài đánh dấu 75 năm hai quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản, La Croix cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn đe dọa nhân loại. Thảm kịch Hiroshima và Nagasaki (Trường Kỳ và Quảng Đảo) là một thách thức của ký ức vì lịch sử là nạn nhân của thời gian. 75 năm sau, vẫn còn 9 nước không có ý định từ bỏ loại vũ khí hủy diệt này. Để có thể tưởng niệm hàng trăm ngàn nạn nhân Hiroshima và Nagasaki một cách có ý nghĩa nhất là phải phản đối cuộc chay đua vũ trang hạt nhân. La Croix liệt kê danh sách 9 nước gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bắc Triều Tiên và Israel.

Le Monde, trong bài Nhật Bản và ký ức, chú ý đến cuộc chiến của một thế hệ mới tiếp nối công việc của cha ông, kể lại cho hậu thế cuộc dội bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Kể như thế nào ? Bằng ngôn ngữ hoà bình. Chính nhờ có nỗ lực tranh đấu này mà Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết cấm vũ khí hạt nhân năm 2014.

Tuy nhiên, Le Monde không dám tin chắc là phong trào này và nguyện vọng này được lắng nghe tại Nhật Bản trong bối cảnh thủ tướng Shinzo Abe tìm cách tu chính Hiến Pháp chủ hòa, nhất là điều 9.

Khẩu trang trở lại trên các trang báo Pháp

Trong bối cảnh đại dịch Covid 19 có dấu hiệu tấn công đợt hai vào mùa thu, đề tài khẩu trang trở lại trên các trang báo Pháp.

Le Figaro Les Echos cùng một tựa : Người đeo khẩu trang ra đường ngày càng đông. Le Figaro còn dành cho các phe chống và ủng hộ đeo khẩu trang trình bày lập luận y tế cũng như... chính trị.

Khủng hoảng Covid 19 còn gây ra một hiện tượng mới là người ta đổ xô mua vàng tích trữ. Hầu hết các báo đều cho biết giá một lượng vàng tăng kỷ lục, hơn 34% kể từ đầu năm, vượt ngưỡng lịch sử 2000 đôla.

Tú Anh

Published in Châu Á

Ông Tập Cận Bình lặp đi lặp lại về 'vai trò trọng tâm của Đảng cộng sản'

BBC, 20/07/2020

Lúc Trung Quốc gặp khó khăn, Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc đi nhắc lại rằng Đảng cộng sản lãnh đạo ở 'Đông, Tây, Nam, Bắc và cả Trung tâm'.

tcb1

Hình ông Tập Cận Bình trên tường ngoài một bệnh viện ở Vũ Hán

Một bài viết quan trọng của Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đăng trên tạp chí của Đảng Cộng sản hôm 15/07/2020 nhắc lại định hướng "Đảng lãnh đạo tổng thị toàn cục" cho đất nước và xã hội Trung Quốc.

Thế nhưng bài trên tạp chí Cầu Thị (Qiushi – Tìm Sự thật), của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc bị các học giả Phương Tây cho là "nhàm chán, lặp lại" (monotony), và chỉ có mục tiêu khẳng định quyền lực cá nhân của ông Tập.

Tuy thế, giới quan sát cho rằng điều đáng nói chính là sự xuất hiện của bài báo vào lúc Trung Quốc đang gặp khó khăn bên trong : lụt lội lớn, dịch Covid-19 chưa dứt, và bên ngoài : va chạm với Hoa Kỳ, vấn đề Huawei, Hong Kong.

Theo James Palmer viết trên Foreign Policy (17/07) thì bài của ông Tập không có gì mới, chỉ là sự nhắc lại 18 đoạn trích dẫn đã cũ của chính ông.

Phần dẫn nhập thậm chí còn dùng một đoạn trích lời ông Tập từ 2013.

Đây là dấu hiệu mục đích duy nhất của việc đăng bài là nhằm xác tín lại quyền lực của Tập Cận Bình, bài trên Foreign Policy trích chuyên gia về Trung Quốc, ông Carl Minzer cho biết.

Việc kiểm soát này gồm hai phần : Đảng nắm tất cả, và ông Tập Cận Bình là hạt nhân, nắm trọn quyền trong Đảng.

'Đặc sắc Tập Cận Bình'

Bản tiếng Anh của bài có tựa đề nói rõ rằng : "Sự lãnh đạo của Đảng chính là nét đặc sắc trọng yếu nhất của Chủ nghĩa xã hội mang đặc tính Trung Hoa".

"Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc là sự lựa chọn của toàn thể nhân dân Trung Quốc, gồm các đảng phái dân chủ, tổ chức xã hội, dân tộc, các gia tầng và tất cả mọi người".

Cụm từ quen thuộc "Đông, Tây, Nam, Bắc, và Trung tâm, mọi nơi đều do Đảng lãnh đạo", được nhắc lại năm lần trong bài.

James Palmer viết trên trang Foreign Policy, gọi đây là "Bài báo Đỏ nhỏ xíu", (Xi’s Little Red Article), gợi lại hình ảnh cuốn Mao Tuyển (Mao's Little Red Book), để cho rằng tư duy nhàm chán của ông Tập tuy thế rấ̃t nguy hiểm.

Còn Richard McGregor, cựu phóng viên báo Anh, tờ Financial Times tại Trung Quốc, hiện là học giả ở Viện Lowy Institute ở Sydney, Úc thì cho rằng ông Tập Cận Bình đang tìm cách nhấn mạnh, để lỡ có ai quên, về vai trò trung tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

McGregor cũng viết trên tờ The Sunday Times hôm Chủ nhật 19/7 rằng nhân dịp vụ Anh loại Huawei, truyền thông Trung Quốc, và cả một số nhà ngoại giao Trung Quốc công khai đe dọa Anh.

tcb2

Đại sứ Trung Quốc tại Anh ông Lưu Hiểu Minh

Tuy thế, ông McGregor, tác giả cuốn sách hồi 2010 về Đảng Cộng sản Trung Quốc, "The Party : The Secret World of China's Communist Rulers" tin rằng với nước Anh, lời đe dọa của Trung Quốc không hiệu quả với Anh, vì trên thực tế, chỉ có 4% hàng xuất khẩu từ Anh là sang Trung Quốc, năm 2019.

Kinh tế Anh vì thế, không lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc như kinh tế Úc, vì Úc xuất đi 40% hàng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ngoài ra, Anh vẫn đang nắm trong tay lá bài quyết định hay không về số phận của công ty Trung Quốc trong hợp đồng xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở Bradwell-on-Sea, Essex.

Tuần trước, một tác giả khác, Ambrose Evans-Richard viết trên tờ The Telegraph rằng Anh Quốc không việc gì phải sợ Trung Quốc, vì theo ông, kinh tế Trung Quốc "đã lên tới đỉnh (peaked), và sẽ chỉ đi vào đình trệ". Điều quan trọng nhất, theo Evans-Richard, là chế độ của Tập Cận Bình không có một đồng minh kinh tế nào nữa.

Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng

Gần đây, giới ngoại giao Trung Quốc lên tiếng mạnh mẽ phản đối 'sự bao vây" của Phương Tây và lên án các hoạt động của Mỹ, Anh ở châu Á.

Đại sứ Trung Quốc tại Anh, ông Lưu Hiểu Minh gần đây nhất xuất hiện trên chương trình phỏng vấn của phóng viên BBC Andrew Marr bác bỏ các cáo buộc về việc Trung Quốc giam giữ người Hồi giáo ở Tân Cương trong các trại cải tạo.

Ông Lưu Hiểu Minh nói với Andrew Marr rằng người Uighurs được đối xử giống như bất kỳ các nhóm sắc tộc nào khác ở Trung Quốc.

Trong một động thái khác thường, tuần trước, trang Facebook của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đăng bài của Tổng biên tập Hoàn cầu Thời báo, ông Hồ Tích Tiến, cảnh báo Việt Nam không đứng về phía Hoa Kỳ.

"Quan hệ quốc tế như trò trẻ con, thích dở mặt thì dở mặt. Mỹ hiện dành muôn vàn cưng chiều cho Việt Nam, mục đích chỉ có một, đó là ly gián quan hệ Trung– Việt, dung túng Việt Nam đối trọng với Trung Quốc trong vấn đề trên biển khiến Việt Nam cũng trở thành con cờ phục vụ cho chiến lược Mỹ chèn ép Trung Quốc".

Ông giải thích về các lý do vì sao quan hệ Trung – Việt quan trọng, gồm cả câu về ý thức hệ chung : xã hội chủ nghĩa", và "thực lực giữa Trung Quốc và Việt Nam là không sao thay đổi".

Điểm quan trọng hơn cả, theo ông Hồ Tích Tiến, là Việt Nam cần trách bị Hoa Kỳ "lợi dụng".

Vài hôm sau, nội dung bài của ông Hồ Tích Tiến bằng tiếng Việt đăng tải nhân dịp Mỹ - Việt kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao đã bị bỏ khỏi trang Facebook của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam.

***************

T ‘vài li tht lòng’ ca H Tích Tiến

Trân Văn, VOA, 19/07/2020

Sau khi ông H Tích Tiến, Tng Biên tp Hoàn Cu Thi Báo cơ quan truyn thông đm trách tuyên truyn trong đi ngoi ca đng cng sn Trung Quc có "Vài li tht lòng" (1) vi người Vit, Đi s quán Trung Quc ti Vit Nam lp tc chuyn ng tâm s ca ông Tiến t tiếng Hoa sang tiếng Vit đ gii thiu trên trang facebook ca cơ quan ngoi giao này. Đó chính là lý do thúc đy nhiu người Vittri lòng vi ông Tiến nhân vt t nhn là đi din cho suy nghĩ ca nhiu người Trung Quc bình thường – v nhng điu mà đương s khng đnh là… tht lòng !

tcb3

Hình nh tun duyên Trung Quc và bn đ khu vc Bãi Tư Chính trên Bin Đông. (nh chp màn hình Thanh Niên)

Duan Dang – mt trong s rt nhiu người Vit tham gia bày t tm lòng ca h - minh đnh suy nghĩ ca ông qua "Nói vài li tht lòng vi lão H" (2). Duan nhn mnh "Vài li tht lòng" là mtâm mưu nhmkích đng, ly gián Vit Nam và M. Duan xem s kin lão H đưa ra "Vài li tht lòng" vào dp Vit Nam Hoa K k nim 25 năm thiết lp quan h ngoi giao, khuyên người Vit đng quênhàng nghìn, hàng vn tn bom tng trút xung min Bc Vit Nam chính là mt kiugièm pha và chng rõ nguyên nhân là do có đôi điu phn ut không cam tâmhay có tt git mình, s bóng s gió (?).

Duan ly làm tiếc khi Đi s quán Trung Quc ti Vit Nam li chuyn ng nhngli h đnhư thế đ gii thiu vi người Vit. Cũng vì vy, Duan thc mc, phi chăng hành đng nàylà mt cách th hin quan đim ? Nếu không, phi chăng là nhit lit ng h và mun ph biến nhng li h đ y đến nhân dân và quan viên nước Vit ? Bilão Hlun bàn v lch s bang giao, Duan đ ngh nhân vt này t vn :Vì sao quan h Vit M ch mi tri qua 25 năm, còn quan h Vit Trung đã kéo dài 70 năm mà đa s người Vit có thin cm và nim tin dành cho M hơn hn đi vi quý quc ?

Duan lý gii, đó là vì trong 25 năm qua li gia Vit Nam và M cht đy thành tâm, thin chí, không xóa b quá kh nhưng xem trng tương lai, còn trong 70 năm quan h vi quý quc, người Vit ch yếu ch nhn li mưu hèn - kế bn, phn trc và chiến tranh xâm lược. Duan gi năm yếu t mà lão H lit kê, xem nhưchui li íchnếu phát trin quan h Vit Trung là năm điu xng by. Vì Lão H liên tc đ cp đếnth chế, n đnh chính tr, ch da khi gii thiuchui li ích, Duan khng đnh :Vi chúng tôi, đi nào, th chế cũng ch là v, ct lõi là li ích dân tc. Không bo v được li ích dân tc thì cái v nào cũng vô nghĩa, cũng nhanh chóng tan biến.

Do lão Hkhông giu diếm s ái ngi vic Vit Nam b Mli dng đ kim chế Trung Quc, Duan khuyên, ch cn quý quc t b dã tâm bành trướng, vĩnh vin chm dt can thip vào hot đng du khí hp pháp bin Đông, chm dt bc hiếp ngư dân Vit, tôn trng lut pháp quc tế, t b đường lưỡi bò, phi quân s - hoàn nguyên và trit thoái khi các thc th chiếm đóng phi pháp Trường Sa, da vào tin l Bch Long V mà trao tr Hoàng Sa, thành tâm phân đnh các vùng bin chng ln còn li theo lut pháp quc tế thì l nào li không th bán anh em xa mua láng ging gn !

Bên cnh mt s người như Duan Dang b thi gian, b công hi đáp "Vài li tht lòng" ca ông H Tích Tiến bng nhng thông tin, ý kiến hết sc rch ròi, còn có nhiu ngàn người Vit trc tiếp tri lòng vi "Vài li tht lòng" trên trang facebook ca Đi s quán Trung Quc ti Vit Nam. Dù đã b công dch gii thiu tâm tình ca ông H Tích Tiến vi người Vit nhưng dường như chu không thu tâm tình tht ca người Vit, ch chng mt ngày sau khi qung bá "Vài li tht lòng", Đi s quán Trung Quc ti Vit Nam t ý đc b "Vài li tht lòng" khi trang facebook ca h (3).

***

Hàng lot din biến dn dp, hoc xy ra trên bin Đông hoc liên quan đến bin Đông trong vài tháng gn đây đã to ra nhng phn ng trái chiu c bên ngoài ln bên trong Vit Nam. Trong bi cnh đó, người Vit không ch dành s chú ý, thi gian cho "Vài li tht lòng" ca Tng Biên tp Hoàn Cu Thi báo Trung Quc mà còn bàn lun khá nhiu v nhng ý kiến dường như cũng rt tht lòng khác ca mt s cơ quan, viên chc hu trách hoc đang ti nhim hay đã ngh hưu Vit Nam, trong đó, ni bt là tướng Võ Tiến Trung.

Tun trước, trong mt cuc trò chuyn vi t Dân Vit, ông Trung (Anh hùng Lc lượng vũ trang, Thượng tướng, cu Giám đc Hc vin Quc phòng, cu đi biu Quc hi, cu y viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam) nhn đnh, đi ý :Các hot đng liên quan ti bin Đông ca M ch nhm vào li ích riêng ca M. C Trung Quc ln M đang gây bt n và căng thng ti bin Đông. Cho nên cn yêu cu hai bên hết sc kim chế, dng ngay và không đ lp li các hot đng gây bt n, vi phm đến ch quyn ca chúng ta và ca ASEAN. ASEAN cn phi đoàn kết, phn đi mnh m (4)…

T nhng nhn đnh như va k, Lý Trn phát giác Vit Nam có "nhng viên tướng giá áo, túi cơm" và cho biết đã hiu thế nào là Vit gian. Lý Trn tin rng chng người Vit nào ngây thơ ti mc tin rng hot đng ca M ti bin Đông nhm bo v ch quyn ca Vit Nam đó nhưng đánh đng M vi Trung Quc như tướng Trung thì ch có th khng đnh mt điu :Đng cộng sản Việt Nam bám cht ly đng cng sn Trung Quc đ tn ti và M s luôn được xác đnh là k thù vì là k thù ca chế đ cng sn. L nào M không "gây bt n" thì bin Đông s "yên bình" vì được ng chí" Trung Quc bo v (5) ?

Tương t, Nguyn Ngc Chu lit kê hàng lot hàng đng t trước ti nay ca Trung Quc ti Bin Đông đ chng minh ông Trung "nhm ln" và thc mc,ti sao mt ông tướng như ông Trung li không phân bit được thế nào là xâm lược bin, đo ca Vit Nam và thế nào là chế ng s lăng loàn ? Nguyn Ngc Chu cho rng :Trong bi cnh như hin nay, quân đi Vit Nam phi dũng mãnh hơn lúc nào hếtvà bày t hy vng : Phát biu ca ông Võ Tiến Trung không đi din cho trí tu và dũng khí ca các tướng lĩnh và quân đi Vit Nam(6).

Là mt trong nhng người tham gia bàn lun v nhn đnh ca ông Trung, Chau Doan cho rng, nhng phát biu ca nhng người như ông Trung "rt khó nghe" vì : Các anh đã không đ năng lc và dũng khí đ bo v bin đo ca t quc, đã vy còn b Tàu Cng ngăn đui, không cho khai thác du ngay trên vùng bin thuc ch quyn ca mình khiến chính ph Vit Nam phi bi thường cho thiên h vì hu hp đng. Khi thế lc khác có th góp phn bo v lut pháp quc tế cũng như ch quyn ca Vit Nam, nếu không m ming nói được li hay, các anh nên im ming là tt hơn c(7)...

Gia lúc nhiu người thi nhau bình lun và góp ý cho nhng cá nhân suy nghĩ và nhn đnh kiu như ông Trung, Hoàng Nguyên Vũ phát giác :VTV đang "đánh M". Ngày nào cũng "đánh M". Theo Vũ, "đánh M" hin là "món khoái khu" ca VTV,c hết chương trình thi s là "đánh M". Xong phim này sang phim n, phim nào cũng "đánh M", đánh t min Nam đánh ra min Bc, t thành th đến nông thôn, đánh t núi cao cho đến tn bin khơi, t thành th đến nông thôn.

Vũ bn ct :Vng, biết ri. Đánh ri, thng ri. Lch s đáng t hào nhưng chúng ta cũng cn sng cho hin ti na ch. Chuyn "khép li quá kh hướng ti tương lai" do các ông nhà mình nêu ra khi bình thường hoá quan h vi M. Khép li kiu gì không biết nhưng nhng ngày này, hôm nào cũng lôi quá kh ra nói, ai mà chơi ni h gii ? Tàu Kha v ra đ th, vu khng đ kiu, bt nt đ đường nhm bành trướng lãnh th. Là "anh em, đng chí" mà nã pháo vào lãnh th gây đau thương mt thi. Hoàng Sa, Gc Ma còn đau hn chiến sĩ, sao VTV1 không chiếu dùm nhng thước phim đó ?

Vũ đt vn đ :Phi biết được k thù thc s ca dân tc này là ai, đang đâu ch. Loi bn ming thì hu ngh nhưng cy thế nước ln, ln đt, cướp bin, đt điu, dng chuyn nên t mt, càng chơi càng đau kh dài dài. Còn vi M, quá kh chiến tranh là ký c không quên nhưng đã nói "khép li" thì phi hướng ti nhng điu tt đp phía trước. "Khép li" mà truyn thông ngày nào cũng đùng đoàng thì bó tay ri đy. Đã chơi thì phi chân thành. Ming thì bo "tao vi mày làm bn" mà tay chân lòng di sut ngày lôi chuyn xưa ra than oán thì bn cái gì h gii ? Bn dế à (8) ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 19/07/2020

Chú thích

(1) https://baotiengdan.com/2020/07/13/tong-bien-tap-thoi-bao-hoan-cau-trung-quoc-ho-tich-tien-noi-vai-loi-that-long-voi-nguoi-viet-nam/

(2) https://www.facebook.com/duan.dang.9/posts/3341988092480970

(3)  https://www.facebook.com/ChineseEmbassyinHanoi/posts/331667508229877

(4)  https://danviet.vn/tuong-vo-tien-trung-my-tap-tran-o-bien-dong-khong-phai-de-ung-ho-viet-nam-bao-ve-chu -quyen-20200708105019678.htm

(5)  https://baotiengdan.com/2020/07/14/nhung-vien-tuong-gia-ao-tui-com/

(6)  https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/2045280078938745

(7)  https://www.facebook.com/DoanBaoChau21165/posts/10158353983433965

(8)  https://www.facebook.com/story.php? Story_fbid = 10207299738128008 & id = 1721755473

Published in Diễn đàn

Ai mà không biết Khng T ? T nh chúng ta đã được nghe cha m và thy cô dy nhng li "Khng T nói", như "k s bt dc vt thi ư nhân", "dc tc bt đt", hoc "hòa nhi bt đng". Tám năm trước, mt người bn r tôi đến d bui tiếp tân ra mt ca Vin Khổng T ti Đi hc Wisconsin Platteville, tôi tò mò đến đ xem h làm gì vi ông Khng T. Ba đó cô vin trưởng gii thiu mươi giáo sư tr mi sang M ; h s dy tiếng Ph thông và văn hóa Trung Hoa cho sinh viên.

tap1 - Copie

Người n Đ đt hình nm Tp Cn Bình trong mt cuc biu tình ti Kolkata, n Đ, 19 tháng Sáu, 2020.

Viện Khng T đu tiên lp ti Seoul, Nam Hàn, năm 2004. Năm 2018 đã có mặt ti 154 nước trên thế gii, m 548 cơ s và 2,000 lp hc, phn ln trong các đi hc.

Tuần này, nghe tin Vin Khng T s không còn na. Trung Quốc loan tin b cái nhãn hiu này, đi thành Trung tâm Ngôn ng Giáo dc và Cng tác ! My năm gn đây các Vin Khng T đã b mang tiếng vì không nghiên cu và trao đi văn hóa mà được Bc Kinh dùng như mt khí c tuyên truyn chiến tranh. Thy Đin là nước Châu Âu m Vin Khng T đu tiên, đã đóng ca cui cùng t Tháng Giêng năm 2020. Các đại hc Đan Mch, Hòa Lan, B, Pháp đã đóng ca t lâu.

Việc đóng ca các Vin Khng T ch là mt du hiu cho thy thế gii đã thay đi thái đ đi vi Trung Quốc. Trong cuc nói chuyn vi 4.000 giáo sư dy tiếng Tàu M (trên mng), ông Mã Kiến Phi (Ma Jianfei), phó vin trưởng Vin Khng T Bc Kinh, đã ha sau khi đi tên vic cng tác gia hai nước vn tiếp tc ; đt trên căn bn "tương kính và tín nhim".

"Kính trọng" và "tín nhim", đó là hai th vn liếng ông Tp Cn Bình đang làm mất dn dn vì người nước ngoài đã bt kính trng, mt thin cm và không dám tin vào chính quyn cng sn Trung Quc. Bnh dch Covid 19 đã chng t điu này.

Việc kim duyt tin tc trao đi v bnh dch Covid 19 t Vũ Hán đã làm hi c thế gii. Lâu nay ai cũng biết Trung Quốc vn dùng hàng ngàn cán b theo dõi 854 triu người dùng internet, vi nhng "an gô rít" (algorithm) t đng ct xén tng ch "húy k" và trng pht nhng người vi phm. Nhiu công dân mng đã biết cách dùng nhng VPN (virtual private network) để gi kín tung tích, nhà nước cng sn tr ti nng hơn. Năm ngoái, mt công dân mng Thượng Hi b tù 3 năm vì cung cp các VPN.

Thế gii thy tai ha do bưng bít thông tin gây ra, kết lun : Đng tin nhng gì Trung Quốc nói !

Và hãy nhìn kỹ nhng gì Trung Quốc làm ! Ni bt trong các hành đng đó là d án "Mt vòng đai, mt con đường" mà ông Tp Cn Bình tung ra năm 2013 sau khi chp chánh. Nht đi Nht l" ha hn cung cp hàng t đô la xây dng h tng cơ s cho các nước Đông Nam Á, Trung Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh và Châu Âu.

Năm 2017, Tập Cn Bình đã cho ghi tên d án này vào bn cương lĩnh đng ! Đó cũng là lúc nhiu quc gia tht vng vì các xí nghip Trung Quốc không dùng nguyên liu và công nhân bn x, h li nhìn thy trong tương lai các công trình đang xây dng s không kiếm ra đ tin tr n Bc Kinh.

Tháng Hai năm nay, Ai Cập đã ngưng d án lp nhà máy đin Hamrawein, ln th nhì thế gii, s chy bng than đá nhp cng t Trung Quc. Tháng sau, Bangladesh bãi b d án hi cng Bagamoyo mà chính ph trước đã ký vi Trung Quốc, nói rng ch "người say rượu mi ký như vy !" Vì h s phi trao hi cng cho Trung Quốc thuê trong 99 năm ! Tháng Năm, quc hi Nigeria biu quyết xét li các d án vay tin ca Trung Quốc đ thc hiện Nht đi, nht l. Ti Vit Nam, d án làm h thng xe đin ngm (metro) tn 800 triu đô la M Hà Ni b ngưng, vì đã tr hn bn năm và 100 chuyên gia Trung Quc v Tàu ăn Tết không được tr li vì bnh dch Covid 19.

Nhất đi, nht l đang đt ông Tập Cn Bình vào mt thế lưỡng nan. Khi các nước vay tin không tr được n thì các ngân hàng ch n phi sai áp, tc là chiếm quyn làm ch. Nhiu công trình có v trí chiến lược như các hi cng b chiếm đot s gây bt mãn và khiến mi người nghi ng, như đã xy ra ti Sri Lanka. Nhưng nếu không sai áp, thì các ngân hàng Trung Quc s thua l.

Tất c ch vì Đảng cộng sản Trung Quc vn hoàn toàn da vào các xí nghip và ngân hàng quc doanh, theo thói quen áp đt mc tiêu chính tr trên các d án kinh tế.

Tiếp đến là chuyn Huawei ! Hôm 14 tháng Bay, th tướng Anh Boris Johnson ra lnh ngưng mua các thiết b ca công ty này cho h thng vin thông G5. Ông Johnson vn t coi mình là "thân Trung Quc" và t lâu vn ph nhn mi lo v gián đip đi lt Huawei. Nhưng ông đã chu áp lc ca các nước khác trong nhóm hp tác tin tình báo "Năm Mt", trong đó M, Australia và New Zealand là nhng nước đã chn hàng Huawei t trước. Ông Johnson đang mun ký vi các nước này nhng tha ước thương mi t do sau khi Anh rút ra khỏi Châu Âu.

Anh Quốc cũng bt chước Mn Đ đt điu khin khó khăn hơn khi các công ty Trung Quc mun mua các xí nghip nước Anh, và ha làm lut di trú d dàng đ cho gn 3 triu dân Hng Kông được qua Anh sng và nhp tch.

Tất c các nước Châu Mỹ và Châu Âu đu lên án Trung Quốc đàn áp người Hồi giáo Tân Cương. Ngày 15/7, ngoi trưởng M Mike Pompeo tuyên b s hn chế vic cp visa cho nhân viên Huawei vào M, nêu lý do công ty này là mt cánh tay ca đng cộng sản, h tr đng này vi phm nhân quyn, trong vic theo dõi, đàn áp, cm tù người Uyghur.

Trung Quốc đang tht bi v ngoi giao trên khp thế gii, mt phn cũng vì chính sách "ly tht đè người" và "c vú lp ming em" mà Bắc Kinh đã áp dng. Ông Tp Cn Bình nghĩ rằng kinh tế nước Tàu đã tiến lên hàng th nhì trên thế gii thì ông có th dùng sc mnh đó đ bt các quc gia khác phi n nang, nếu không s trng pht !

Bắc Kinh đã cm nhp cng cá hi ca Na Uy khi nhà vn đng nhân quyn Lưu Hiu Ba được tng Giải Nobel Hòa Bình trong lúc đang b Trung Quốc bt giam ! Ch vì hi đng giám kho gii này đt ti x Na Uy ! Năm nay, khi chính ph Australia yêu cu lp mt y an quc tế điu tra bnh dch Covid 19 xut phát thế nào, Trung Quốc cũng lp tc trng pht, ngưng nhp cng tht bò t nước Úc.

Nhưng các hành đng trên ch là du hiu bên ngoài cho thy tâm lý kiêu căng ca Đảng cộng sản Trung Quc. Tâm trng này biu l qua nhng hành đng xâm ln các nước láng ging vùng Đông Nam Á và Bin Đông nước ta ; nhưng cũng xuất hin ngay trong thái đ ca các nhà ngoi giao Trung Quốc.

"Chàng Sói" (Chiến Lang) tp 2 là mt b phim Trung Quc được đem chiếu ba năm nay và gn đây được khán gi nhit lit khen tặng, vì đ cao nước Tàu. Câu chuyn k nhân vt Lãnh Phong (Leng Feng) đã qua Châu Phi làm việc cho mt công ty M. Anh ta đã cu sng bao nhiêu người thoát cnh bnh dch và ni chiến, trong đó có các công nhân Tàu, dân đa phương, và c người M - nh được mt chiến hm Trung Quốc giúp. Lãnh Phong, con chó sói lnh lùng, đã giết ông ch ca mình, mt người kỳ th chng tc, ông ta nói trước khi b giết, "Nhng người như cu lúc nào cũng thua kém nhng người như tôi !".

Nhiều khán gi coi Chiến Lang xong, sôi quá, đng dy hát bài quc ca !

Người trong lc đa Trung Hoa đt ra ch "Chiến lang ngoi giao". H by t thái đ rt hung hăng trước bt c hành đng hay li nói nào đng chm ti Trung Quc. Trong cuc hp quc hi Bc Kinh va ri, có đi biu hi ông Vương Ngh (Wang Yi) v ch Chiến lang ngoi giao. Ông tránh nhc lại danh từ đó nhưng nhn mnh rng các nhà ngoi giao ca h s "chng li bt c hành đng nào s nhc Trung Quc đ bo v th din quc gia !".

Nhưng "Chiến lang ngoi giao" ca Tp Cn Bình đã gây phn ng ngược. T khi Tp Cn Bình m ca kinh tế Trung Quốc, ông vn ch trương "giu kín cái sáng, nuôi cái ti" (thao quang dưỡng hi) đi vi nước ngoài. Các nước phương Tây cũng hy vng rng khi kinh tế nước Tàu thnh vượng thì dân chúng giu lên s đòi hi chế đ t do dân ch. Khi đó Trung Quc s theo các quy luật quc tế, sng hòa bình vi các nước chung quanh.

Nhưng s tht khác hn. Thế gii đã đu tư vào Trung Quc, mua hàng hóa h xut cng, giúp kinh tế nước Tàu vươn lên, nhưng gii lãnh đo Trung Quốc bên trong vn đàn áp người dân, bên ngoài vn nuôi giấc mng bành trướng mong chiếm li đa v ging như đi Hán, đi Đường !

Ông Tập Cn Bình không che giu mà còn khuyến khích thái đ kiêu căng đó. Chính ông ta đã gây ra các phn ng bt li cho Trung Quc, trước các v Covid 19, v Huawei và chương trình Nhất Đi Nht Lộ.

Ngô Nhân Dụng

Published in Diễn đàn