Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Người ta nói cái "lò" của ông Trọng đang nóng lắm, củi ướt củi khô quăng vào cháy tuốt luốt.

lo1

Những vụ án đang được xét xử hiện nay được đặt nền tảng trên điều 165 Bộ Luật hình sự - Ảnh minh họa vụ Vinalines

Cái "lò" của ông Trọng, nhìn những vụ án đang được xét xử hiện nay, ta thấy nó được đặt nền tảng trên điều 165 Bộ Luật hình sự. Đó là "tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Lý ra, nếu lãnh đạo cộng sản thông minh, qua các kinh nghiệm "khoán mười" của ông Kim Ngọc thập niên 60 ở miền Bắc, hay vụ "xé rào" của ông Võ Văn Kiệt vào cuối thập niên 90, thì những điều luật (như điều 165 Bộ Luật hình sự) phải bị hủy bỏ.

Đến nay người dân Sài Gòn vẫn luôn nhớ ông Kiệt. Kể cả những người chống cộng. Họ xem ông là một người cộng sản, nhưng là người cộng sản "tốt". Thử xét lại, nếu áp dụng luật đứng mức, ông Kiệt và toàn thể nhân sự thành ủy Sài Gòn đã bị tử hình.

Tương ứng điều luật 165 Bộ Luật hình sự hiện hành là điều 174 Bộ Luật hình sự 1985 hay điều 12 pháp lệnh 1970.

Vụ "xé rào" của ông Kiệt (và đồng lưu, như bà Ba Thi) nguyên nhân do chính sách "ngăn sông cấm chợ" của "trung ương". Việc này đã làm cho dân Sài Gòn xém chết đói vì thiếu lương thực, là chuyện chưa từng xảy ra trong lịch sử. Thời kỳ này dân không có gạo ăn, phải ăn bo bo, trong khi các tỉnh miền Nam thì gạo thừa mứa. Ông Kiệt xuất ngân sách thành phố cho người về miền Nam "mua gạo lậu", sau đó đưa gạo lên xe cứu thương, xe cứu lửa… chở về phân phối cho dân Sài Gòn để cứu đói.

Việc này, ông Kiệt, bà Ba Thi, phạm đủ thứ tội, trong đó tội "cố ý làm trái nguyên tắc chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế tài chính gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa" là tội nhẹ nhứt. Quí vị này còn phạm các tội "mua bán lậu", sử dụng công xa, ngân sách thành phố… vào việc mua bán gạo lậu. Ngoài ra còn có tội phá hoại kinh tế xã hội chủ nghĩa, phá hoại các chính sách "bỏ đói Sài Gòn" nhằm trừng phạt dân Sài Gòn của đảng.

Nghĩ lại, ông Kiệt, bà Ba Thi… nếu mấy ông bà này sống dưới thời ông Trọng thì chắc là bị tử hình.

Vụ ông Kim Ngọc cũng tương tự như vậy.

Nếu mấy ông này không "cố ý làm trái với chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế…" thì dân chết đói cả tỉnh.

Vậy thì việc làm "trái chính sách, trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế", kiểu ông Kiệt, ông Kim Ngọc… là có công hay có tội ?

Ở các nước có nền pháp luật nghiêm minh, bất kỳ hậu quả có "gây thiệt hại nghiêm trọng" hay không, khi một người phạm luật thì người này phải "trả lời" trước pháp luật.

Ở các nước "tư bản, kinh tế thị trường", không có điều luật nào tương tự như điều 165 Bộ Luật hình sự. Bởi vì kinh tế ở đây là "tự do", ai có gan thì làm giàu, không có rào cản luật lệ theo kiểu "nhà nước quản lý kinh tế".

Chỉ có ở các xứ "cộng hòa chuối" mới có vụ trừng phạt những người làm "trái chính sách, trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", trong khi người làm trái nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng thì "huề".

(Nhưng từ khi có vụ khủng hoảng subprime, để tránh các ngân hàng đầu tư "chồng chéo", hay đầu tư liều lĩnh vào địa ốc, chứng khoáng… bị rủi ro phá sản tạo gánh nặng cho dân chúng, một số luật lệ được các nước phát triển đặt ra (cho các ngân hàng) nhằm hạn chế bớt sự mạo hiểm quá lố của các nhân viên).

Xét lại, nguyên nhân sâu xa làm cho các "nắm đấm thép" của Việt Nam thất bại là lãnh đạo Việt Nam thời đó quá tin tưởng vào mô hình kinh tế của Mỹ, của Alan Greenspan. Lãnh đạo Việt Nam thời đó cóp py y chang mô hình này. Nhà nước đổ tiền vô tội vạ cho các "nhà đầu tư", mà thực ra là những tay cờ gian bạc bịp. Giá địa ốc được thổi phồng. Các lãnh đạo có tầm nhìn ngắn, "ham làm giàu tắt", thay vì tập trung nguồn lực để phát triển (như kỹ nghệ đóng tàu, hệ thống tàu bè viễn duyên, kỹ nghệ hóa chất, kỹ nghệ thép…), thì lại đầu tư chồng chéo vào địa ốc, vào "nợ xấu" v.v.

Xui một cái, mô hình Greenspan phá sản, những "quả đấm thép" của Việt Nam trở thành "tai họa", trở thành những cục nợ trăm ngàn tỉ đồng bắt nhân dân Việt Nam phải trả.

Không chỉ riêng Việt Nam, hầu hết các ngân hàng của các nước trên thế giới đều bị "lãnh búa" lây.

Hên cho ông Greenspan là ở Mỹ không có vụ "làm trái qui định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng". Chớ không ông này cũng lãnh án tử hình, như Nguyễn Xuân Sơn, hay tệ lắm là chung thân, như Hà Văn Thắm.

Theo tôi, những người lãnh đạo Việt Nam chủ trương những "quả đấm thép" chắc chắn là không có ý muốn Việt Nam bị thất bại thê thảm như vậy. Đây là một "mô hình" đã được chứng minh là "thành công", như ở Nam Hàn (với các Cheabol).

lo2

Những thanh củi này đang chờ ngày đưa vào lò đốt. Ảnh minh họa 

Nguyên nhân thất bại là cả hệ thống, tức là cả đảng cộng sản Việt Nam, nhân sự tồi tàn dốt nát, một tập đoàn dối trá xài bằng cấp giả, toàn là những con sâu ăn của dân không từ một thứ gì. Dĩ nhiên cùng với mô hình nhà nước không giống ai, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tương tự lực sĩ điền kinh chạy đua Olympic mà cột cục chì 20 ký vào chân.

Vấn đề là ông Trọng xây dựng cái lò bằng điều 165 Bộ Luật hình sự. Việc này chắc chắn làm chùn chân tư bản thế giới.

Cho dù ông Phúc có giới thiệu "chính phủ kiến tạo" ráo nước miếng thì cũng vô ích. Không ai mạo hiểm đầu tư vào một môi trường kinh tế mà trong đó sơ sẩy một chút, lỡ "gây thiệt hại nghiêm trọng" là bị tử hình.

Theo tôi, nếu phải đốt lò thì quăng tất cả đảng viên đảng cộng sản Việt Nam vô lò, kể cả ông Trọng. Tôi sẵn sàng ngồi chụm củi liên tục 36 ngày. Đây mới là việc cần làm để Việt Nam cất cánh.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 30/09/2017

Published in Diễn đàn

Bị cáo buộc "biển thủ công quỹ", tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte ngày 30/09/2017 thông báo không hợp tác với các cơ quan điều tra, đồng thời khẳng định không chịu trách nhiệm trước cơ quan này.

duterte1

Người biểu tình đốt hình nộm tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, Manille, 21/09/2017Reuters

Trong một phát biểu nặng lời, xỉ vả, tổng thống Rodrigo Duterte giận dữ chỉ trích cơ quan điều tra chống tham nhũng là "vô tích sự", những lời cáo buộc là những lời "dối trá", các bằng chứng đưa ra là "tạo dựng", và các nhà điều tra là những kẻ "nói dối như Cuội"…

Tổng thống Philippines đã có thái độ như trên là do hồi tuần trước cơ quan chống tham nhũng thông báo điều tra về những cáo buộc cho rằng ông Duterte cất giấu nhiều tài khoản ngân hàng trị giá ước tính hàng triệu đô la.

Tuy nhiên, phản ứng trên của tổng thống Philippines đã trái ngược hoàn toàn với thông cáo trước đó. Phát ngôn viên phủ tổng thống khẳng định ông Duterte sẽ tuân thủ và tin tưởng vào sự công minh của cơ quan điều tra.

Cuộc điều tra được mở ra theo đơn kiện của nghị sĩ đối lập, Antonio Trillanes, cáo buộc tổng thống Philippines đã biển thủ công quỹ trong suốt hai thập niên làm thị trưởng thành phố Davao, một thành phố lớn ở phía nam Philippines.

AFP nhắc lại ông Rodrigo Duterte, 72 tuổi, được bầu làm tổng thống vào năm 2016 dựa trên một chương trình chống buôn ma túy và tham nhũng triệt để.

RFI tiếng Việt 

Published in Châu Á
mercredi, 27 septembre 2017 07:30

Đảng suy tàn - lãnh đạo tan hoang

Theo dõi tình hình Việt Nam từ bên ngoài thấy lạ tại sao người dân chưa vùng lên lật đổ chế độ mà cứ để cho lãnh đạo tự do chia chác quyền lực và làm giàu trên mồ hôi nước mắt của mình.

dang0

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã, đang đôn đốc chỉ đạo, xử lý nghiêm các vụ tham nhũng nổi cộm.

Có phải vì nhóm cầm quyền đã có Trung Quốc chống lưng nên người dân phát rét, hay biết chưa có lực lượng nên buông xuôi chờ thời ?

Hoặc là vì cả Quân đội lẫn Công an đều nằm trong tay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm nên không ai dám ngo ngoe, hay cứ đế cho đảng tự chết chìm vì nước lụt đã đến chân ?

Dù trong tình huống nào thì ở Việt Nam ai cũng thấy đảng cầm quyền đã "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" đến bờ vực thẳm, từ sau Hội nghị trung ương IX thời Nông Đức Mạnh, năm 2001. Trận hồng thủy tham nhũng đã ngập đầu từ cá nhân sang tập thể, từ tổ chức đến tập đoàn, và từ các tổ riêng lẻ thành "lợi ích nhóm" để phanh thây xé thịt đất nước.

Nhóm chữ "tình hình vẫn còn nghiêm trọng và phức tạp" để chỉ tham nhũng đã biến thành câu kinh nhật tụng của Thanh tra chính phủ và Ủy ban kiểm tra trung ương đảng. Nhưng vì cứ phải nghe mãi như điệp khúc ve sầu nên dân mỏi tai, đành phải sống chung với nó như bệnh dịch gia truyền chưa có thuốc chữa.

Trong khi ấy thì lưỡi gươm Trung Quốc đã kề vào cổ 5 đời Tổng bí thư đảng từ thời Nguyễn Văn Linh (khóa VI, 1986), Đỗ Mười (khóa VII), Lê Khả Phiêu (khóa VIII), Nông Đức Mạnh (2 khóa IX và X) và Nguyễn Phú Trọng (từ khóa XI).

Bằng chứng qụy lụy, nhượng bộ và dâng hiến tài sản tổ tiên cho Trung Quốc đã được chứng minh ở Hoàng Sa, Trường Sa, Bauxite Tây Nguyên, các vị trí chiến lược trong vụ cho thuê đất rừng, bến cảng khắp lãnh thổ, và gần nhất là Dự án gang thép Formosa Hà Tĩnh.

Con ông cháu cha

Nhưng khi cúi đầu trước ngoại bang Tầu để vinh thân phì gia và tham nhũng tiền bạc và tài sản, con đẻ của tham nhũng quyền lực, thì nạn con ông cháu cha, hay còn được gọi mánh mung là "hạt giống đỏ", được đưa vào các chỗ béo bở cũng bung ra hoành hành trong hệ thống cai trị của đảng, nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Không ai trong đảng dám chất vấn, nếu muốn chỗ ngồi vẫn còn đóng cọc. Nhưng đến khi xẩy ra vụ Nguyễn Xuân Anh, sinh ngày 01/01/1976, Bí thư thành ủy Đà Nẵng bị phát giác có nhiều lươn lẹo về bằng cấp và mánh mung tham nhũng thì tổ ong "hạt giống đỏ" vỡ ra. Anh là con trai của ông Nguyễn Văn Chi, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa Đảng X (2006-2011), Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam , Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2003-2011).

Sau đó, mọi con mắt lại dồn vào Nông Quốc Tuấn, Ủy viên trung ương đảng, sinh năm 1963, con nguyên Tổng bí thư đảng Nông Đức Mạnh. Tuấn chưa bị sờ gáy, từng là Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang và hiện là Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc.

Kế đến là Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1976, Ủy viên  trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang. Nghị là con trai trưởng của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người từng bị gọi là Đồng chí X bởi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, sau khi thoát bị kỷ luật bởi Trung ương Đảng vì bị quy trách nhiệm trong vụ thua lỗ hàng trăm ngàn tỷ của Công ty tầu biển Vinashin và Vinalines.

Ông Nguyễn Tấn Dũng còn còn có người con trai út là Nguyễn Minh Triết, sinh năm 1988, hiện là Ủy viên trong Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2015-2020.

Ngoài ra con gái ông Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và chồng là (Việt kiều) Nguyễn Bảo Hoàng cũng có nhiều vốn đầu tư và cổ phần trong nhiếu cơ sở thương mại và tài chính ở Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn gốc tài sản của họ không được tiết lộ.

Nguyễn Tấn Dũng, một thời từng được coi là đối thủ chính trị của cả Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, đã giữ chức vụ Thủ tướng trong 9 năm 284 ngày, từ 2006 đến 2016.

Họp hành - biến chất

Những việc này đang phơi ra giữa ban ngày trước thềm Hội nghị Trung ương 6, đang được chuẩn bị diễn ra trong thượng tuần tháng 10 (2017).

Nhưng nếu mục tiêu của Hội nghị chỉ tập trung vào bàn chuyện "Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" thì làm sao mà đẩy lùi được qủa tạ ngàn cân tham nhũng quyền lực và tiền bạcđang nằm chình ình trước cửa Hội trường Trung ương đảng  ?

Tại Đại hội XII tháng 1/2016, báo cáo chính trị của đảng đã than : "Tổ chức bộ máy của Đảng và toàn hệ thống chính trị còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, chức năng, nhiệm vụ ở một số tổ chức còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhiều tổ chức trong hệ thống chính trị chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ".

Nhưng sau đó, điều được gọi là cải tổ hành chính, thực ra chỉ đề "hành dân là chính". Trong khi bộ máy biên chế của nhà nước, nói là phải cắt giảm thì lại cứ phình to thêm khiến số nhân viên nhà nước thặng dư chả biết làm gì nên cứ sáng vác ô đi, chiều vác về và giữa trưa thì gọi nhau đi nhậu bia ôm để mánh mung, chạy mối.

Vì vậy, sau hai Hội nghị xây dựng và chỉnh đốn đảng từ Đảng XI qua Đảng XII (2012-2016), tham nhũng vẫn ung dung run đùi cười vào mũi đảng. Trong khi cán bộ, đảng viên thì cừ tìm đường "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" để kiếm ăn và làm giầu, bỏ mặc Bác Trọng kêu gào đỏ cả gân cổ câu thần chú "tuyệt đối trung thành và kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh".

Bằng chứng nguy cơ lãnh đạo Việt Nam đang đưa dân tộc và tổ quốc vào vòng lệ thuộc phương Bắc và phá nát đất nước đã được nguyên Thiếu tướng cộng sản Việt Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, Nguyễn Trọng Vĩnh nêu lên trong ý kiến nói về quyết định "dứt bỏ mọi liên hệ với đảng của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng" của Giáo sư Tương Lai hôm 2/9/2017.

Theo nguyên Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang ghi lại thư chuyển của Nhà văn kiêm dịch giả Nguyễn Nguyên Bình, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, trưởng nữ của lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ngày 25/9/2017 thì tướng Vĩnh đã cho rằng :

"Đảng Cộng sản Việt Nam nay đã hoàn toàn biến chất, trở nên quá hư hỏng, khó có thể sửa chữa được ! Đảng đã đánh mất mình, không còn xứng đáng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội nữa! Trong các hư hỏng trên, cụ nói có 3 hư hỏng nguy hiểm nhất :

- Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành một ổ tham nhũng trầm trọng, khó có thể kiềm chế và kiểm soát được ! Bọn tham nhũng đều là những cán bộ, đảng viên trung cao cấp của Đảng, chúng đã trở thành bầy sâu, tập đoàn sâu và ăn của dân không từ một thứ gì !

- Hai là, Đảng Cộng sản Việt Nam không còn là một khối đoàn kết vững chắc như xưa. Nay đã chia rẽ, đang hình thành nhiều phe nhóm lợi ích tệ hại trong đảng, và các phe phái này đang ra sức đấu đá, tranh giành nhau quyền lợi và quyền lực, không thiết tha gì với lợi ích dân tộc, với quyền lợi đất nước như hồi Đảng Lao Động Việt Nam trước đây nữa!

- Ba là, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay đã lệ thuộc nặng nề vào ngoại bang, cụ thể là vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau khi bí mật ký kết thỏa ước Thành Đô (9/1990) với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ đó đã lệ thuộc gần như mọi mặt vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam làm ngơ, không dám ra tuyên bố phản đối và thực hiện biện pháp đáp trả khi chủ quyền biển đảo của Tổ quốc bị bọn Trung Quốc xâm phạm, đặc biệt là sự kiện từ đầu tháng 5/2014 đến giữa tháng 7/2014, khi Trung Quốc ngang ngược coi thường luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia của Việt Nam, chúng hạ đặt trái phép dàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, và mới đây Việt Nam phải nhẫn nhục đầu hàng, chấp nhận yêu sách ngang ngược của Trung Quốc đòi Việt Nam phải ngừng Dự án khoan thăm dò khí đốt tại Lô 136/03 thuộc bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam".

Tướng Vĩnh, một người được kính trọng trong hàng ngũ các đảng viên kỳ cựu nói thêm :

"Quyết định của anh Tương Lai chắc chắn sẽ gợi mở cho nhiều đảng viên lão thành cũng như rất nhiều đảng viên chân chính khác muốn có những hành động thiết thực, có ý nghĩa nhằm thúc đảy cuộc đấu tranh ngăn chặn những sai lầm nguy hiểm đang dẫn dắt Đảng Cộng sản Việt Nam đến bên bờ vực thẳm sụp đổ".

Cán bộ và cán ngố

Trong khi đó, ông Vũ Mão nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã nói với báo Giáo dục Việt Nam ngày 25/09/17 :

"Việc đã có một số cán bộ trung cao cấp bị kỷ luật nhưng nếu soi xét cho kỹ thì thực chất còn nhiều cán bộ hư hỏng nữa. Điều này rất nguy hiểm, đáng báo động… Trường hợp nhiều lãnh đạo bị kỷ luật nặng thời gian qua vì một thời gian dài Đảng đã buông lỏng công tác cán bộ".

Ông Mão nói thêm : "Tôi cho rằng công tác cán bộ từ đổi mới đến nay, đặc biệt trong vòng 10 – 15 năm có quá nhiều vấn đề như :

- Công tác rèn luyện, tu dưỡng, phê bình và tự phê bình lâu nay bị xem nhẹ. Mặc dù công tác phê bình và tự phê bình được tiến hành thường xuyên nhưng lâu nay đã trở nên hình thức hóa, hành chính hóa đến mức làm cho lấy lệ, làm đủ thủ tục để đối phó.

- Hiện tượng phổ biến là phê bình kiểm điểm trở thành việc làm mang tính tình cảm đồng chí nhẹ nhàng, động viên nhau, thâm chí vuốt ve, tâng bốc vì nể nang nhau.

- Hiện tượng này xảy ra ở khắp nơi, ngay cả các chi bộ của các cơ quan đầu não.

Vấn đề này không phải đảng viên không biết, lãnh đạo Đảng các cấp không biết mà đáng tiếc là từ cán bộ trung ương đến cán bộ cấp cơ sở đều biết nhưng xem chuyện đó là bình thường. Đấy là vấn đề rất nguy hiểm".

Ông Mão kết luận :

"Nói cho đúng, không có việc sai trái của cơ chế thị trường mà cái sai ở đây là không hiểu hết bản chất của cơ chế thị trường nên đã bị mặt trái của cơ chế này chi phối. Chính vì thế đã xảy ra tình trạng "thị trường hóa công tác cán bộ". Đây là điều đáng báo động và rất nguy hiểm.

Việc đã có một số cán bộ trung cao cấp bị kỷ luật nhưng nếu soi xét cho kỹ thì thực chất còn nhiều cán bộ hư hỏng nữa. Điều này rất nguy hiểm, đáng báo động".

Cuối cùng, Giáo sư Tương Lai nhận xét về tình trạng tham nhũng hiện nay ở Việt Nam đã viết trong "Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 14", phổ biến ngày 25/9/2016 rằng :

"Một thể chế được dựng lên theo một mô hình đã sụp đổ, mà là sụp đổ cả hệ thống, nhưng lại vẫn được ngoan cố trì kéo suốt mấy thập kỷ tại Việt Nam, đưa đất nước đi vào ngõ cụt với thể chế toàn trị phản dân chủ, nguồn gốc của tham nhũng, đặc biệt tệ hại nhất trong hai nhiệm kỳ của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng,thì sự bục vỡ như đang diễn ra là khó tránh khỏi".

Như vậy thì Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy tàn và lãnh đạo tan hoang chưa, hay họ vẫn tin là mình còn vững trong vòng tay kẻ đặc thù Trung Quốc  ?

Phạm Trần

(27/09/2017)

Published in Diễn đàn

"Nhóm lửa và đốt lò" làm cho lò nóng lên để củi tươi cho vào cũng phải cháy, một cách diễn đạt đầy quyết tâm của ông tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng về cuộc chiến chống tham nhũng.

lua1

Nhóm lửa và đốt lò chống tham nhũng - Ảnh minh họa

Cuộc chiến chống tham những mà ông Trọng và ban lãnh đạo đảng đang tiến hành sẽ đi về đâu ? Nhất là sau khi vụ việc liên quan đến Trịnh Xuân Thanh đã không được giải quyết thấu đáo khiến quan hệ Việt-Đức tiếp tục xấu đi, khi Đức trục xuất thêm một quan chức ngoại giao và hạ thấp quan hệ ngoại giao hai nước ?

Sự việc chưa thể dừng lại ở đây. Hiệp ước thương mại tự do với Liên Hiệp Châu Âu (EU) có thể sẽ đổ bể. Hậu quả trước mắt là các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản Việt Nam sẽ bị EU đóng cửa, dừng nhập khẩu các mặt hàng thủy hải sản vào thị trường tiềm năng này.

Nguyễn Xuân Anh, bí thư Đà Nẵng ngã ngựa với những cáo buộc hết sức sơ sài mà bất cứ một quan chức cấp huyện nào cũng có thể mắc phải như việc sở hữu xe, nhà của các doanh nghiệp biếu tặng... Trong khi chủ tịch Huỳnh Đức Thơ chỉ bị nhắc nhở nhẹ nhàng, mặc dù trước đó từng bị tố cáo có rất nhiều tài sản khủng.

Việc ông Nguyễn Xuân Sơn, cựu giám đốc Oceanbank bị đề nghị án tử hình cũng rất khiên cưỡng, một mình ông ta không thể tự thò tay vào két lấy được chừng ấy tiền mà phải là sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính ở đâu trong vụ này ? Hơn nữa việc kết án tử hình một tội phạm kinh tế là không thuyết phục.

Trong khi các sai phạm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được cơ quan điều tra chiếu cố một cách nhiệt tình -với vụ bắt giữ mới nhất ông Lê Đình Mậu, kế toán trưởng của PVN- thì ngược lại, vụ điều tra về ông giám đốc sở Tài nguyên môi trường Yên Bái, nhờ bán chổi đót mà xây được biệt phủ nguy nga hàng triệu đô vẫn im lặng một cách ngạc nhiên, giống như vụ công ty dược VN Pharma nhập thuốc chống ung thư giả.

Ông Nguyễn Văn Oai thuộc nhóm Thanh niên Công giáo Nghệ An vừa bị bắt và kết án lần thứ hai (hôm 18/9) với tội danh "không chấp hành án và chống người thi hành công vụ" với 5 năm tù và 4 năm quản chế. Lần trước ông bị kết án vì tội "lật đổ chính quyền nhân dân" và vừa ra tù năm 2015.

Các trạm BOT bị phanh phui cho thấy rõ đây là một hình thức mãi lộ, trấn lột người dân một cách công khai và trắng trợn của các nhóm lợi ích, là sân sau của các quan chức, mà nổi tiếng nhất có lẽ là của "thứ phi" cựu vương Nông Đức Mạnh, bà Đỗ Thị Huyền Tâm với BOT Pháp Vân-Cầu Giẽ. Quốc lộ 1A là con đường huyết mạch của đất nước vì vậy phải lấy ngân sách nhà nước để cải tạo, mở rộng và nâng cấp còn BOT chỉ áp dụng với các con đường nhỏ như tỉnh lộ, huyện lộ, xã lộ. (Nếu không có tiền thì lấy tiền ở các dự án xây tượng đài).

Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông lại tiếp tục trễ hẹn, không thể chạy thử vào đầu tháng 10/2017 vì Trung Quốc không giải ngân tiếp 250 triệu USD, dự án Metro ở Sài Gòn cũng vì không được giải ngân vốn đúng cam kết (lần này là do phía Việt Nam) nên tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên không thể hoàn thành vào năm 2020. Dự án này theo tính toán ban đầu là hơn 1 tỉ USD nhưng được "điều chỉnh" lên 2,5 tỉ USD, trong đó gần 90% là vốn ODA của Nhật Bản, còn lại là từ ngân sách của Thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 200 triệu USD).

Chúng ta có thể nhận thấy là gần đây báo chí Việt Nam bắt đầu công khai các khoản nợ của chính quyền và các doanh nghiệp nhà nước, ví dụ như mới đây Bộ Tài chính cho biết là Việt Nam đang nợ nước ngoài 93 tỉ USD… Nhưng theo một tờ báo khác, dựa trên tính toán của tiến sĩ Vũ Quang Việt thì :

"Nợ của khoảng 3.200 doanh nghiệp nhà nước theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014 là 4,9 triệu tỷ đồng (231 tỷ USD), gấp nhiều lần con số 1,5 triệu tỷ đồng mà Bộ Tài chính đưa ra chỉ cho một số tập đoàn và công ty lớn. Ước tính thêm cho thấy năm 2016, nợ của doanh nghiệp nhà nước là 324 tỷ USD, bằng 158% GDP. Như vậy, cộng cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước sau khi trừ đi phần Chính phủ bảo lãnh trùng lặp, tổng số nợ năm 2016 là 431 tỷ USD, bằng 210% GDP".

lua2

Nợ công Việt Nam - Ảnh minh họa

Sỡ dĩ chính quyền ông Nguyễn Xuân Phúc công bố những thông tin mà trước đây luôn bị giấu kín, chắc hẳn không vì trách nhiệm và muốn minh bạch hóa, mà chỉ để cho công chúng biết rằng người gây ra những tai họa đó là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chính phủ trước. Ông Dũng là người "ăn ốc" nhưng ông Phúc không chịu làm người "đổ vỏ".

Việc xử lý mạnh tay các vụ án trọng điểm cũng vì mục đích đó. Một mũi tên trúng nhiều đích. Vừa trình diễn cho người dân xem quyết tâm chống tham nhũng của đảng, vừa cơ cấu và sắp xếp lại cán cân quyền lực trong đảng, loại bỏ những phe nhóm không cùng vây cánh, vừa thu hồi được tiền từ các nhóm "ăn ốc" trước đó, vừa lấy cớ để tăng dồn dập các loại thuế phí khác như thuế xăng, thuế VAT…

Theo dự đoán thì sắp tới đây sẽ còn rất nhiều "tai to mặt lớn" khác trong đảng cũng như các doanh nhân "có số má" phải lên thớt như ông Nguyễn Anh Dũng, chủ tịch Tập đoàn Hóa chất (Vinachem), ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm), chủ tịch Tập đoàn Than-Khoáng sản, Đà Nẵng…

Cuộc chiến trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam lần này sẽ rất khốc liệt và không thể khoan nhượng. Ngoài lý do đấu đá giữa các phe nhóm, ông Trọng cũng có thể muốn vực đảng cộng sản dậy để không bị suy sụp. Nhưng muốn là một chuyện, còn làm được hay không lại là chuyện khác.

Ông Trọng nếu thật lòng muốn cứu đảng cộng sản thì chắc chắn cũng là một điều vô ích vì một sự thật hiển nhiên, đó là không thể nào cải tiến và thay đổi được một chế độ tham nhũng đã ăn sâu bám rễ vào lục phủ ngũ tạng của cơ thể Việt Nam. Lịch sử thế giới chưa có một trường hợp nào làm được điều đó và cũng chưa có một chế độ cộng sản nào có thể cải tổ để trở thành một chế độ dân chủ. Các vụ bắt giữ liên quan đến tham nhũng đều có chọn lọc, vì một lý do giản dị, đúng như ông cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng từng nói, đó là "nếu kỷ luật hết cán bộ có sai phạm thì lấy ai làm việc ?".

Một bằng chứng hùng hồn nữa là chính phủ của "ông Phúc, ông Trọng" đã và đang đàn áp khốc liệt và dã man các tiếng nói bất đồng chính kiến, với những bản án kinh hoàng : 10 năm tù cho Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và 9 năm tù cho Trần Thị Nga, hai người mẹ đơn thân đang nuôi con nhỏ hay Nguyễn Văn Túc và Nguyễn Văn Oai mới đây.

Tất cả đều có thể trở thành nạn nhân của ông Trọng từ quan chức cao cấp của chính phủ kể cả những người đã về hưu vài năm cho đến giới bất đồng chính kiến. Càng khủng hoảng nặng thì đàn áp càng lên ngôi, càng sợ hãi thì càng phải tăng cường trấn áp.

Việt Nam như con tàu sắp đắm, không ai tin là đảng có thể tồn tại "muôn năm" và không ai có thể làm được gì. Những người lãnh đạo như ông Trọng đang cố gắng trong tuyệt vọng để giữ cho con tàu không đắm quá nhanh nên sẽ không còn tinh thần để giải quyết bất cứ một sự việc gì nữa. Vụ Trịnh Xuân Thanh là một ví dụ, không có ai đứng ra giải quyết việc này. Tập thể ban lãnh đạo chỉ còn là một hư cấu vì không thể lấy được bất cứ một quyết định quan trọng nào. Vụ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch gây áp lực buộc cả Bộ chính trị phải rút lui các giàn thăm dò dầu khí khỏi bãi Tư Chính dưới sự đe dọa của Trung Quốc là một ví dụ nữa…

Điều đáng nói hơn cả là, trong khi chính quyền bế tắc như vậy thì phong trào dân chủ Việt Nam đang ở đâu và đang làm gì ?

Chính quyền Việt Nam hành động bất chấp đạo đức và luật pháp nhưng không hề vấp phải một sự phản ứng nào từ dân chúng, nếu có thì cũng không đáng kể, đề kháng của người Việt đã không còn ? Thật ra các "phản ứng cá nhân" trên các trang mạng xã hội rất cao và rất nhiều, nhưng vì là những tiếng nói "cá nhân" nên chúng đã không gây ra được hiệu ứng gì và không tạo ra được áp lực nào. Trong khi đó, chỉ cần một 1.000 bloggers tập hợp lại với nhau trong một tổ chức và thống nhất với nhau trên cùng một lập trường và phát biểu trên cùng một "ngôn ngữ" thì câu chuyện có thể hoàn toàn khác.

Các mạng xã hội là những công cụ kết nối tuyệt vời, chúng có thể giúp chúng ta tạo ra các tổ chức gồm các thành viên ở trên khắp thế giới mà không cần gặp mặt hàng ngày. Chúng cũng là công cụ để chúng ta tương tác với nhau, học hỏi và trao đổi trực tiếp với nhau. Tóm lại, mạng xã hội có thể giúp chúng ta tập hợp và kết hợp lại với nhau thành một tổ chức đối lập lớn mạnh.

Rất tiếc là nhiều cá nhân tranh đấu lại dùng mạng xã hội để tranh đấu theo kiểu nhân sĩ, tức là hoạt động một mình bằng cách đánh bóng bản thân và hy vọng một ngày nào đó có được uy tín và sẽ được ai đó trọng dụng, hoặc trở thành "anh hùng dân tộc" trên mạng ? Đây là một ngộ nhận lớn, một ca sĩ cần có hàng vạn fan hâm mộ để mua vé và xem họ biểu diễn nhưng tranh đấu trong chính trị là để thay đổi xã hội và chiến thắng cộng sản, cái giá của nó rất cao mà người dân lại rất thực dụng. Họ chỉ tin và nghe theo một tổ chức hùng mạnh, có tầm vóc và có khả năng mang lại chiến thắng.

Đã đến lúc những người đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ, nhất là các bạn trẻ phải thay đổi tư duy… tranh đấu. Chúng ta dấn thân là để thay đổi xã hội và mở ra một trang sử mới cho dân tộc chứ không phải đấu tranh để nổi tiếng, hay để trở thành các "ngôi sao" dân chủ…

Khi đã xác định tinh thần như vậy thì chúng ta phải khiêm tốn và bình tĩnh để nhìn nhận rõ mình là ai ? Khả năng của mình đến đâu ? Rồi từ đó có thể hòa mình vào một tổ chức, tập sống chung với "văn hóa tổ chức", học tập kiến thức về chính trị và cách làm việc chung với những người có cùng chính kiến và cả với những người không cùng chính kiến.

Chính trị là "làm việc cùng nhau" vì vậy nếu một người không thể tham gia và chịu đựng được văn hóa của một tổ chức thì không thể làm được chính trị và không đi được xa. Sau này khi đất nước có dân chủ hoặc trước khi có dân chủ, hoặc vào một thời điểm nào đó thì sẽ cần đến sự liên minh của các tổ chức chính trị. Để có được liên minh chính trị đó thì khả năng thỏa hiệp, bao dung và tương nhượng lẫn nhau là rất cần thiết và nếu không có tổ chức và không có "văn hóa tổ chức" thì không thể tạo ra được các liên minh đó.

Phải làm gì trong lúc này ? Phải hành động ra sao để chiến thắng cộng sản và mang lại dân chủ cho Việt Nam ?

Có lẽ câu trả lời đúng nhất và cần thiết nhất trong lúc này với những người còn ưu tư với đất nước là hãy tìm hiểu và ủng hộ cho các tổ chức chính trị đối lập dân chủ đứng đắn. Nếu không thể tham gia được vào các tổ chức chính trị thì hãy lên tiếng ủng hộ cho một tổ chức mà mình thấy là đứng đắn và có tương lai nhất.

Hãy nói "không" với các hoạt động cá nhân kiểu nhân sĩ và ngôi sao, vì chúng sẽ không đi đến đâu.

ừng mất thì giờ cho những việc mà bạn biết rõ là nó sẽ vô ích.

Đừng hành động nông nổi và thiếu suy nghĩ để tạo cớ cho chính quyền bắt bớ và đàn áp nhất là trong lúc họ đang tuyệt vọng.

Việt Hoàng (27/9/2017)

Published in Quan điểm

Đấu đá, tranh giành quyn lc là mt trong nhng đặc trưng ca các chế đ cng sn, k t khi hình thái chính tr phi nhân này ra đi trên thế gii cách nay đúng mt thế k. Trên đu trường khc lit đó, các đu s vn là nhng bc thy v mưu mô, th đon thường dành cho đi th ca mình nhng cú đòn triệt h như th h là k thù không đi tri chung, ngay c khi k chiến bi đã b loi ra khi cuc chơi.

x1

Cựu Th Tướng Nguyn Tn Dũng.

Dậu đ bìm leo

Vit Nam, dù chưa tng nm gi ngôi v lãnh đo ti cao, nhưng nh đng đu b máy hành pháp và li được phn ln Ban Chp hành trung ương ng h, nên Nguyn Tn Dũng cùng b su đã tng "làm mưa làm gió" trong sut quãng thi gian 10 năm ngi trên ghế th tướng. Mt thi gian dài ông ta thm chí còn được coi là chính tr gia quyn lc nht Vit Nam. Dĩ nhiên, trong bi cnh đó, vic ông ta "mua thù chuốc oán" vi vô sng chí" ca mình là điu d hiu.

Chính vì thế, sau khi "đng chí X" b loi khi chính trường mt cách tc tưởi ti Đi hi XII Đng cộng sản Việt Nam, người ta vn ngóng ch nhng cuc "thanh toán" mà đi th ca ông ta nhm vào "nhóm lợi ích Nguyn Tn Dũng".

Và sau khi những đ t thân tín ca ông ta như cu B trưởng công thương Vũ Huy Hoàng, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng b x lý và đc bit là sau khi ông trùm ngân hàng Trm Bê (người tng được coi là "tay hòm chìa khóa" ca "đng chí X") b bt, không ít người tin chc vic ông ta b s gáy ch còn là vn đ thi gian.

Số phn ca Nguyn Tn Dũng s thế nào ?

Đây là câu hỏi mà không ai có th đưa ra câu tr li chính xác, ít nht là vì hai lý do sau.

Thứ nht, trong chế đ cng sn, chuyn gì cũng có thể xy ra. Điu này xut phát t mt thc tế đơn gin : B Chính tr – cơ quan quyn lc ti cao quyết đnh mi vn đ ca đt nước – không chu s điu chnh ca bt kỳ b lut nào. Thc th quyn lc này có th nhóm hp bt c lúc nào, ra bt c quyết định gì, về bt c vn đ h trng nào… mà không cn phi thông báo cho ai biết.

Thứ hai, cng sn là mt chế đ di trá, và bn cht đó không h thay đi k t khi hình thái chính tr này ra đi cho đến nay. Càng leo lên nhng nc thang quyn lc trong h thống, các chính tr gia cng sn càng cho thy h là nhng chuyên gia "nói mt đàng, làm mt no". Vy nên, ch nhng ai quá ngây thơ thì mi d dàng tin vào nhng câu phát ngôn do nhng k "ăn ca dân không t mt th gì" phát ra.

Vì thế, đây chúng ta chỉ có th đưa ra nhng lý do khiến Nguyn Tn Dũng b tng vào "lò" cũng như nhng lý do giúp ông ta tiếp tc "làm người t tế".

Ba lý do giúp Nguyễn Tn Dũng không b x

(i) Nguyễn Phú Trng và Nguyn Tn Dũng là "đng minh chiến lược"

Trong bối cnh chiếc ghế Tổng bí thư ca Nông Đc Mnh b lung lay d di do dính vào v bê bi PMU 18 trước thm Đi hi X Đng cộng sản Việt Nam (tháng 4/2006), b ba Nông Đc Mnh - Nguyn Tn Dũng - Hoàng Trung Hi đã bt tay nhau và hình thành nên mt liên minh hùng mnh để ngăn chn Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyn Minh Triết tr thành Tổng bí thư, bo v "ngai vàng" cho Nông Đc Mnh và bo đm chiếc ghế Th tướng cho Nguyn Tn Dũng. Theo kế hoch ca b ba này, ti Đi hi XI năm 2011, Nguyn Tn Dũng s thâu tóm chiếc ghế "2 trong 1" Tổng bí thư kiêm Ch tch nước, còn Hoàng Trung Hi s tr thành th tướng. Kế hoch này v sau đ b.

Ngay sau Đại hi X, Nguyn Tn Dũng đã tr thành "qu đm thép", nhưng không phi là ca lc lượng cp tiến trong đng nhm vào cung vng ca Bc Kinh như nhng k ngây thơ lm tưởng, mà là ca Nông Đc Mnh nhm vào nhng người tích cc nht trong vic phanh phui v PMU 18.

Trước Đi hi XI (tháng 1/2011), đ chng li mt Thường trc Ban bí thư Trương Tn Sang đang tràn đy cơ hi tiếp qun chiếc ghế Tổng bí thư ca Nông Đc Mnh hoc ít nht là thay thế v trí th tướng ca Nguyn Tn Dũng, Ch tch quc hi Nguyn Phú Trng đã gia nhp liên minh Hoàng Trung Hi - Nguyn Tn Dũng - Nông Đc Mnh. Sau mt nhim kỳ Th tướng đy ê ch, điu hành nn kinh tế một cách kém ci, khiến lm phát gn như luôn thường trc mc hai con s, nhưng trong bài phát biu bế mc kỳ hp cui cùng Quc hi khóa XII, Nguyn Tn Dũng vn được tân Tổng bí thư Nguyn Phú Trng hết lca ngợi : "Thủ tướng đã điu hành, qun lý đt nước năng đng và quyết lit."

(ii) "Ý chỉ" ca các ông ch Trung Nam Hi

Trước Hi ngh trung ương 6 khóa XI, Nguyn Tn Dũng tưởng như sp b k luật đến nơi (do Trương Tn Sang và Trn Đi Quang thúc ép Nguyn Phú Trng ra tay). Tuy nhiên, sau cuc gp Tp Cn Bình ti Nam Ninh ngày 20/9/2012, tình thế ca ông ta đã xoay chuyn, khiến Nguyn Phú Trng phi mếu máo đc din văn bế mc Hi ngh vào chiều ngày 15/10/2012.

Lần này, s phn ca "đng chí X" có th cũng s như vy. Đi ngũ dư lun viên ca Hà Ni cùng hai t Nhân Dân nht báoHoàn Cu thi báo ca Bc Kinh đã dày công nhào nn nên mt hình tượng Nguyn Tn Dũng – nhân vt chng Tàu số 1 Việt Nam. Chng nào "hình tượng" đó vn còn hu ích cho các ông ch Trung Nam Hi, chng đó ông ta vn còn được tiếp tc "làm người t tế".

(iii) "Thần thiêng nh b h"

Do mới ri khi chính trường nên Nguyn Tn Dũng vn còn mi liên h vi không ít tay chân trong bộ máy : Bí thư Hà Ni Hoàng Trung Hi, Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyn Văn Bình (hai nhân vt được ông ta đưa vào B Chính tr), B trưởng công an Tô Lâm, Ch tch quc hi Nguyn Th Kim Ngân, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyn Thin Nhân, Trưởng ban T chc trung ương Phm Minh Chính, v.v.

Ba lý do khiến Nguyn Tn Dũng s b x

1. Những người cng sn vn không có tình đng chí, bi đng chí là danh t cao đp dành cho nhng người cùng hướng đến mt mc đích cao c nào đó, trong khi ch nghĩa xã hội t lâu đã cho thy là mt quái thai ca lch s. Si dây kết ni gia các đng viên cng sn ch là mi quan h đng đng. Vì thế, vic Nguyn Phú Trng dm đp lên "xác chết chính tr" ca Nguyn Tn Dũng hu đánh bóng tên tui, to "thế và lc" cho cá nhân và phe nhóm là điu hoàn toàn d hiu.

2. Giống như trường hp cu B trưởng công thương Vũ Huy Hoàng (nhân vt tng được coi là "tận trung vi Tàu"), với các ông ch Trung Nam Hi, Nguyn Tn Dũng gi đây cũng chng khác gì qu chanh đã b vt kit. Do vy, vic ông ta phi ni gót Vũ Huy Hoàng đ giúp Nguyn Phú Trng "ghi đim" trong mt công chúng và Ban Chp hành trung ương là mt kh năng thc tế.

3. Nếu không tng được mt "con h" nào đó vào "lò" thì chiến dch "đt lò" ca Nguyn Phú Trng khó mà thuyết phc được dư lun, nht là khi ông ta đang mun ti v đến hết nhim kỳ, thay vì na nhim kỳ như d kiến ban đầu. "Con h" Trn Đi Quang thì e là khó nhằn, bởi ít nhiu nó vn còn nanh vut khó lường ; xem ra ch còn "con h" Nguyn Tn Dũng là kh dĩ hơn c.

Tóm lại, chỉ thi gian mi tr li được câu hi liên quan đến s phn "đng chí X". Tuy nhiên, cho dù có b các "đng chí" ca mình tng vào "lò" ln này hay không thì Nguyn Tn Dũng vn s được s sách "lưu danh" như là người lp được nhiu "chiến công" nht cho Trung Quc trong lịch s Vit Nam hin đi.

Lê Anh Hùng

Nguồn : VOA, 26/09/2017

Published in Diễn đàn
mardi, 19 septembre 2017 19:21

Vì sao vừa đánh lại vừa run ?

Việc chng tham nhũng do Tng bí thư Nguyn Phú Trng đích thân ch đo đã có du hiu nhúc nhích theo hướng tiến lên.

danh0

Nguyễn Phú Trọng : Chống tham nhũng phải kiên trì, làm đi làm lại như đánh răng rửa mặt hàng ngày - Ảnh VietnamNet 

Tòa án xét xử v án tham ô ti ngân hàng Đi dương – Ocean Bank đã tuyên án t hình đi vi nguyên Tng giám đc Nguyn Xuân Sơn, án tù chung thân đối vi nguyên ch tch Hi đng qun tr Hà văn Thm và các đng phm khác t 27 năm đến 3 năm tù giam.

Thế nhưng có nhng v án tham nhũng ln hơn vn dm chân ti ch, thm chí đã b truy t t lâu, vn chưa được xét x.

Về trách nhim rt ln của Ngân hàng Nhà nước trong vic qun lý c h thng ngân hàng trong nước, mi có nguyên phó Thng đc Đng Thanh Bình b khi t, còn người có trách nhim chính là nguyên Thng đc Nguyn Văn Bình vn chưa b đng đến, phi chăng vì ông là y viên B Chính trị ?

Tại B Công thương, v án cc ln dưới thi nguyên b trưởng Vũ Huy Hoàng (t năm 2011 đến năm 2016) vi hàng chc d án tht thoát đến 30.000 t đng vn chưa b khi t. Ông Vũ Huy Hoàng mi ch b k lut theo mt cách thc kỳ l, không bình thường là b "xóa tư cách nguyên b trưởng công thương" mà ông tng đm nhim và đã v hưu, cũng như b "cách chc Bí thư ban cán s đng y B công thương" mà ông tng đm nhim t năm 2011 đến năm 2017, do sai lm đưa ông Trnh Xuân Thanh v công tác B do ông phụ trách và đã đ bt con trai Vũ Quang Hi làm giám đc mt công ty dưới quyn ông. Ông cũng b gi không cho xut cnh, nhưng chưa b truy t.

Vụ án quan trng hơn na là v đi án Trnh Xuân Thanh tham nhũng làm tht thoát hơn 3.000 t đng mà ông Tổng bí thư quyết cho mt tp mt v sang tn Berlin bt cóc v đ tr ti, vn chưa được x.

Trong tháng 7 vừa qua, ông Nguyn Phú Trng đã ch trì y ban phòng chng tham nhũng và h quyết tâm xét x xong các đi án trong năm 2017.

Sao lại có tình hình đình trệ trong vic m các phiên tòa xét x các v án ln nht khi các b can có người đã b khi t và bt gi, ch đ ra tòa ?

Câu trả li ch có th là ông Tng bí thư và B Chính tr va đánh tham nhũng li va run. Các v án có s đi x khác nhau, theo các tốc đ, thước đo khác nhau, tùy theo đi tượng, theo phe cánh.

Vì có gì đảm bo là nhng Nguyn Văn Bình, Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng, Trnh Xuân Thanh… khi b truy hi trước tòa không phun ra hết mi th đan đút lót, ăn chia, tung hê ra công lun mọi s tht v nhng đường giây, ngõ ngách, cung cách ăn vng ri chùi sch mép trong b máy ca đng và nhà nước mà t tham nhũng lan tràn như bnh dch, được các cơ quan điu tra quc tế xếp vào loi hàng đu ca thế gii và khu vc ?

Các quan lớn trong bộ máy đng tr quen ngi trên pháp lut mi đây không khi git mình khi bà đi biu quc hi Châu Th Thu Nga, tng giám đc công ty nhà đt Housing Group, b truy t bt giam hơn mt năm nay v ti kinh doanh bt chính, va ra tòa, khai báo gia tòa rng bà đã chi 30 tỷ đng, đ lo lót cho các cp đ được trúng c Đi biu quc hi ca th đô, tuy bà là công dân x Huế, ri được vào y ban Kinh tế ca Quc hi, làm phó ch tch hi doanh nghip tr. Bà chưa dám, hay chưa mun k tên h các quan chc trung ương và đa phương đã nhn hàng trăm phong bì ca bà. Chc chn có nhiu quan ln git mình lo s b k tên. Và ông Tng bí thư và B Chính tr không khi mt ng v s kin này.

Cho nên khó lòng cả 12 v đi án đnh dt đim trong năm 2017 khó lòng hoàn thành đúng kỳ hạn. Cái lò chng tham nhũng ca c Tng lú có khi cháy tht to, có khi như b di nước cho ngui lnh là vì sao ?

Riêng vụ Trnh Xuân Thanh b giam gi lâu, mt hoàn toàn t do, không cho tiếp xúc vi b, con, anh em, bn bè, lut sư, dù chưa bị tuyên án tù, là điu phm lut, khó gii thích trôi chy cho dư lun xã hi cũng như cho công lun quc tế, nht là cho Cộng hòa liên bang Đc, các nước Liên Âu và toàn thế gii.

Ông tổng bí thư và B Chính tr tng ha hn, cam kết thng tay x lý nghiêm minh k ti phm tham nhũng, bt kỳ đâu, có chc v gì, không có khu vc cm, vùng cm, c chiếu theo k lut và pháp lut.

Vậy ti sao li e ngi, chm tr, va đánh li va run đi vi các v án ln nht đng đến các y viên B Chính tr, y viên Trung ương, nguyên bộ trưởng…, l ra phi ưu tiên xét x công khai, đàng hoàng, nhng v án phm pháp, gây nên nhng tn tht to ln nht cho đt nước và làm mt uy tín quc gia trước thế gii cũng như làm mt nim tin ca đông đo nhân dân.

Bùi Tín

Nguồn : VOA, 19/09/2017

Published in Diễn đàn

Đầu tháng Chín năm 2017, ông Vũ Trọng Kim, ủy viên Ủy ban tư pháp của Quốc hội Việt Nam nói rằng Việt Nam có nhiều cơ quan chống tham nhũng nhưng việc chống tham nhũng không có hiệu quả.

VIETNAM-EGYPT-DIPLOMACY

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời là Trưởng Ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng. AFP

Việt Nam là quốc gia chỉ có duy nhất một đảng lãnh đạo là đảng cộng sản. Các cơ quan được đảng này thành lập để chống tham nhũng là gì ? Hoạt động như thế nào ?

Cấu trúc kỷ luật và chống tham nhũng của đảng

Theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, người từng có nhiều năm làm việc trong hệ thống tổ chức của đảng cộng sản Việt Nam thì trong tổ chức của đảng cộng sản Việt Nam có hai bộ phận lo về vấn đề kỷ luật :

"Thực ra chỉ có hai cái tên ngang cấp với nhau, một là Ban kiểm tra trung ương đảng, hai là Ban nội chính trung ương đảng. Đây là hai ban cơ cấu của đảng. Còn Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng là một bộ phận phối thuộc của Ban nội chính trung ương. Tức là Trưởng Ban nội chính trung ương đồng thời là Phó ban thường trực của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, và cơ cấu này nó được duy trì xuống các đảng bộ tỉnh thành, tức là thành ủy, tỉnh ủy cũng có ban nội chính, và trong ban nội chính đó lại có ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng".

Trên trang web của đảng cộng sản Việt Nam nhiệm vụ của Ban kiểm tra trung ương là giám sát kỷ luật đảng của các đảng viên ở mọi cấp. Hiện nay Ban này có 21 thành viên, do ông Trần Quốc Vượng, một ủy viên Bộ chính trị làm Chủ nhiệm.

Cũng theo trang web của đảng cộng sản Việt Nam, Ban nội chính trung ương có nhiệm vụ đề xuất những định hướng về pháp luật cho đảng. Ban này cũng theo dõi tổ chức và hoạt động của những cơ quan thuộc ngành tư pháp như Viện kiểm sát, Tòa án, Thanh tra, Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam. Đặc biệt Ban này có nhiệm vụ đề xuất với Bộ chính trị định hướng, chủ trương xử lý một số vụ việc quan trọng. Ban này có một Trưởng Ban là ông Phan Đình Trạc, và một Phó Ban là ông Võ Văn Dũng.

Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng thọat đầu là một bộ phận của Chính phủ Việt Nam có nhiệm vụ theo dõi những vụ tham nhũng trong chính phủ, nhưng sau đó lại được giao về cho Đảng cộng sản phụ trách. Ông Phạm Chí Dũng nói tiếp :

"Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng thì nguyên thủy của nó là thuộc về chính phủ. Nếu tôi nhớ không lầm thì vào năm 2013, cái Ban này được chuyển về cho Bộ chính trị quản lý, tức là đảng quản lý, và nó trở thành một cái ban của đảng. Hay nói chính xác là nó là một bộ phận phối thuộc với Ban nội chính trung ương đảng. Tổng bí thư phụ trách trực tiếp vụ này".

Đứng đầu ban này chính là Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, và ngoài ông ra còn có 15 người khác. Tất cả những người này, cùng với 21 người của Ban Kiểm tra trung ương, hai trưởng và phó ban của Ban Nội chính, đều là Ủy viên trung ương đảng.

Như vậy là có hai bộ phận của đảng cộng sản lo về hai lĩnh vực có liên quan nhau, một là Ban kiểm tra trung ương lo về kỷ luật đảng, còn thứ hai là Ban Nội chính với cơ quan phụ thuộc của nó là Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng có nhiệm vụ về pháp luật trong xã hội.

Trong cơ cấu chính trị của Việt Nam hiện nay, tất cả các chức danh quan trọng của nhà nước đều là do đảng viên cộng sản phụ trách, vì vậy các tội phạm tham nhũng lớn cũng đều là đảng viên cộng sản. Như vậy khi một quan chức phạm tội tham nhũng, họ sẽ bị kỷ luật bởi hai bộ phận, đó là Ban kiểm tra trung ương kỷ luật họ về mặt đảng, và Ban Nội chính sẽ xem xét tội tham nhũng.

Dù rằng tất cả đều qui về một mối là đảng cộng sản, nhưng khi các cơ quan chính phủ vận hành trong xã hội, cũng sẽ nảy sinh ra những trường hợp như một nhân viên công an không phải là đảng viên nhưng lại đi theo dõi một quan chức tham nhũng là đảng viên. Chính vì vậy nên đã có một sắc lệnh của đảng được gọi là Chỉ thị 15, không cho phép các cơ quan điều tra theo dõi đảng viên khi không được phép của cơ quan đảng.

Bất lực của hệ thống và lo ngại không muốn cải cách

Trong phần trả lời Đài RFA về vụ án ngân hàng Đại Dương đang diễn ra có liên quan đến các quan chức nhà nước của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự tại Hà Nội nói ông e rằng vụ án sẽ không đụng tới những quan chức cao cấp hơn vì những quyết định của họ đã được sự đồng ý với chính những người đang phụ trách công việc chống tham nhũng.

Một chuyên gia kinh tế là bà Phạm Chi Lan có nói với chúng tôi rằng trong cơ cấu một đảng cầm quyền hiện nay rất khó chống tham nhũng vì sự hoạt động của các nhánh quyền lực của nhà nước không độc lập với nhau :

"Hiện nay thì cả 3 nhánh quyền đều chịu sự lãnh đạo của một đảng, nhiều khi không phân định được rõ trách nhiệm giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nếu cả ba nhánh quyền lực mà không hoạt động độc lập hơn và có kiểm soát lẫn nhau, giám sát lẫn nhau thì nó sẽ có rất nhiều trở ngại".

Theo quan sát của một số chuyên gia, trong đó có Giáo sư Vũ Tường, từ Đại học Oregon, Hoa Kỳ, thì từ khi Việt Nam chấp nhận cải cách kinh tế từ năm 1986 cho đến thời gian gần đây, thì người ta thấy một sự dịch chuyển quyền lực từ những người thuần túy làm công tác đảng sang những người làm trong chính phủ, dù tất cả đều là đảng viên cộng sản.

Nhưng sự dịch chuyển đó dường như đã dừng lại khi vào năm 2013 Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng bị lấy khỏi tay Thủ tướng.

Theo ông Phạm Chí Dũng thì việc chuyển Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng về cho đảng lãnh đạo là vì ông Nguyễn Phú Trọng không tin việc chống tham nhũng của chính phủ, lúc ấy do ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng.

Trong hiện trạng đó các vụ án tham nhũng được nhiều nhà quan sát xem là những cái cớ để các phe nhóm quyền lực trừng phạt nhau.

Theo Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, một người bất đồng chính kiến sống ở Đà Lạt, thì những mâu thuẫn giữa những người thuần túy làm công tác đảng và những người có liên quan đến kinh tế trong đảng sẽ không chấm dứt :

"Một nửa đảng, không được làm kinh tế thị trường, không có ăn, còn cái nửa của chính phủ, tiếp xúc với kinh tế thì được ăn, thế là hai cái nửa đấy đánh nhau. Do đó tôi nghĩ rằng cái mâu thuẫn đánh nhau xuất phát từ nguyên lý. Họ tìm một sinh lộ, lúc đầu tiên chủ nghĩa xã hội theo kinh điển bị bế tắc, thế là họ tìm một cái sinh lộ tức là họ nối với kinh tế toàn cầu để họ làm kinh tế thị trường. Nhưng chính cái lối thoát đấy lại là tử lộ vì hai cái nửa ấy mâu thuẫn với nhau thôi".

Vào năm 2013, trước khi đảng cộng sản Việt Nam cho ra đời một bản hiến pháp mới, 72 nhân sĩ trí thức Việt Nam đã công khai yêu cầu sửa đổi hiến pháp theo hướng chấp nhận đa đảng, tách rời ba nhánh quyền lực hành pháp, tư pháp, và lập pháp ra để các hoạt động của nhà nước có hiệu quả hơn, trong đó có việc chống tham nhũng. Nhưng kiến nghị ấy bị từ chối.

Các quan chức của đảng cộng sản Việt Nam cũng bắt đầu nói nhiều đến cải cách thể chế. Nhưng họ không đề cập đến việc tách các nhánh quyền lực ra với nhau. Trong một bài phỏng vấn đăng trên trang mạng VTC của đài truyền hình kỹ thuật số, ông Nhị Lê, Phó Tổng biên tập tạp chí cộng sản, khi được hỏi rằng có phải nguồn gốc của tham nhũng là do thể chế không, thì ông trả lời rằng không có thể chế nào dung nạp tham nhũng cả. Chúng tôi có tìm cách liên lạc với ông Nhị Lê để hỏi rõ câu trả lời của ông, nhưng không liên lạc được.

Trong một bài viết trên báo An ninh Thủ đô vào tháng Tám năm 2013, tác giả Bùi Văn Học cho rằng Việt Nam không cần tam quyền phân lập, tức là tách rời ba nhánh quyền lực ra với nhau, với lý do, theo ông Bùi Văn Học là vì quyền lực ở Việt Nam là do nhân dân nắm giữ, không thể chia cắt được.

Lập luận này tức khắc bị sự chống đối của Nhóm 72 trí thức nhân sĩ đề nghị tam quyền phân lập vào năm 2013, quan niệm rằng nếu không phân chia quyền lực ra thì sẽ dẫn đến chuyện lạm quyền, tham nhũng, không thể giải quyết được.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 14/09/2017

Published in Diễn đàn

Khó khăn trong việc giám sát cán bộ cao cấp (RFA, 08/09/2017)

Khó khăn lớn nhất là giám sát lãnh đạo cấp cao.

Đó là thông tin được ông Đỗ Duy Thường, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ tại Tọa đàm về việc ban hành quy chế "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư".

canbo1

Giới lãnh đạo cấp cao của Việt Nam tại Đại hội đảng lần thứ 12, tháng Giêng, 2016. Photo : AFP

Đồng tình với quan điểm của ông Thường, ông Lý Ngọc Thạch – Trưởng ban Dân chủ và pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, cũng nói rằng việc giám sát cán bộ cao cấp là khó khăn do nơi ở kín cổng cao tường và có bảo vệ. Thậm chí đoàn giám sát tới, bảo vệ mời đi chỗ khác.

Ngoài ra ông Thạch cũng cho biết là hầu hết những người giám sát là cấp dưới của các cán bộ cao cấp. Ông cho rằng cấp dưới giám sát cấp trên là rất khó.

Trước những khó khăn trên, ông Đỗ Duy Thường chỉ ra rằng cần phải dựa vào người dân để giám sát những cán bộ này qua bốn hình thức phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt là sử dụng báo chí, mạng xã hội để giám sát cán bộ, vì theo ông nhiều hành vi phản cảm của cán bộ bị dân phơi bày trên mạng xã hội trong thời gian gần đây.

********************

Người dân yêu cầu tòa hủy quyết định tạm đình chỉ vụ kiện lãnh đạo tỉnh Lào Cai (RFA, 08/09/2017)

Người dân ở thành phố Lào Cai kháng cáo lên Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai liên quan quyết định tạm đình chỉ 3 vụ án mà họ khởi kiện Chủ tịch thành phố, Chủ tịch tỉnh và Ủy ban Nhân dân thành phố Lào Cai.

canbo2

Người dân đến dự phiên tòa Thành phố Lào Cai  - Courtesy dantri.com.vn

Theo thông báo của Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai gửi đến các cơ quan chức năng, cho biết ba người dân ngụ tại tổ 54, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai ; bao gồm bà Phạm Thị Nghĩa, ông Văn Kha và bà Phạm Thị Nga đồng loạt kháng cáo về quyết định của Tòa án tạm đình chỉ 3 vụ kiện đối với Chủ tịch thành phố Lào Cai là ông Lê Quang Minh và Chủ tịch tỉnh Lào Cai là ông Đặng Xuân Phong.

Trước đó, ba cư dân vừa nêu đã đệ đơn khởi kiện Ủy ban Nhân dân thành phố Lào Cai cùng 2 ông Chủ tịch thành phố và Chủ tịch tỉnh về quyết định hành chính trong lãnh vực quản lý đất đai, cụ thể liên quan đến dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Nhà máy gạch tuynel.

Phiên xét xử diễn ra vào ngày 22 tháng 8 vừa qua. Tuy nhiên, Hội đồng Xét xử của Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai bất ngờ ra quyết định tạm đình chỉ cả 3 vụ kiện do xét thấy dự án có dấu hiệu tội phạm và chuyển hồ sơ cơ quan Cảnh sát Điều tra tỉnh Lào Cai.

Đơn kháng cáo của 3 cư dân phường Kim Tân yêu cầu tòa án cấp phúc thẩm hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án của Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai.

*********************

Nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước bị khởi tố (RFA, 08/09/2017)

Nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Đặng Thanh Bình, vừa bị khởi tố vì hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 285, Bộ luật Hình Sự và bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cho báo chí biết như vậy vào hôm 8/9.

canbo3

Nguyên Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Đặng Thanh Bình - Courtesy 24h.com.vn

Ông Bình bị khởi tố vì liên quan đến vụ đại án kinh tế ở ngân hàng Xây dựng gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng. Đây là một trong 12 đại án kinh tế và là 1 trong 5 đại án về ngân hàng được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo phải giải quyết dứt điểm trong năm 2017.

Các lãnh đạo của ngân hàng này bao gồm nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Phạm Công Danh, nguyên Tổng giám đốc Phạm Thành Mai và nguyên giám đốc chi nhánh Sài gòn Mai Hữu Khương đã bị khởi tố và bắt giam hôm 29 tháng 7 năm 2014.

Phiên tòa xét xử 36 bị cáo trong vụ án gây thất thoát tại Ngân hàng Xây dựng đã diễn ra vào ngày 19 tháng 7 năm 2016. Bị cáo Phạm Công Danh bị tuyên phạt 30 năm tù. Hai lãnh đạo khác là Phan Thành Mai bị tuyên 22 năm tù và Mai Hữu Khương là 20 năm tù.

Ông Đặng Thanh Bình là người có 25 năm công tác trong ngành tài chính ngân hàng. Ông được bổ nhiệm làm Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước vào năm 2005 dưới thời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho đến khi về hưu năm 2014.

Với cương vị Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Đặng Thanh Bình được giao chuyên trách về nợ xấu và tái cơ cấu các tổ chức tín dụng trong một thời gian dài. Đây cũng là giai đoạn các ngân hàng ở Việt Nam gặp phải vấn đề về nợ xấu tồn đọng lớn đòi hỏi phải có xử lý kịp thời, hoạt động của hệ thống ngân hàng yếu kém.

Để giải quyết tình trạng này, vào tháng 6/2013 Ngân hàng Nhà nước đã quyết định thành lập Công ty mua bán nợ các tổ chức tín dụng VAMC với nhiệm vụ chính là mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng, thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ….

Ông Đặng Thanh Bình đã được giao thêm nhiệm vụ là Chủ tịch Hội đồng thành viên đầu tiên của VAMC. Nhưng ông Bình chỉ ở vị trí này 1 năm thì phải bàn giao lại chức vì đã đến tuổi về hưu vào năm 2014.

********************

Khởi tố cựu Phó thống đốc Đặng Thanh Bình (BBC, 08/09/2017)

Việt Nam hôm thứ Sáu chính thức khởi tố một cựu phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

canbo4

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là nơi cựu Phó thống đốc Phạm Thanh Bình làm việc

Bộ Công an trong một tuyên bố ra hôm 8/9/2017 nói rằng ông Đặng Thanh Bình, 63 tuổi, bị khởi tố với tội danh buộc "thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự.

Cáo buộc được đưa ra liên quan tới những sai phạm tại Tổ Giám sát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại Ngân hàng Xây dựng và một số tổ chức khác trực thuộc ngân hàng trung ương.

Chịu trách nhiệm về vai trò trong thời gian 2013-2014 ?

Cựu chủ tịch Ngân hàng Xây dựng, ông Phạm Công Danh hồi tháng 1/2017 bị phiên tòa phúc thẩm giữ y án tù 30 năm về tội làm thất thoát 9 nghìn tỷ đồng (400 triệu đô la) trong thời gian 2012-2014.

Vụ án Phạm Công Danh và Ngân hàng Xây dựng là một trong những đại án kinh tế mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đồng thời là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, chỉ thị phải 'kiên quyết xử lý'.

Trong quyết định khởi tố mới nhất, cảnh sát cũng áp dụng biện pháp ngăn chặn, cấm ông Bình đi khởi nơi cư trú.

Là một quan chức kỳ cựu trong ngành tài chính ngân hàng Việt Nam, ông Đặng Thanh Bình từng lần lượt giữ vị trí vụ trước Vụ các định chế tài chính, Vụ Pháp chế, và Vụ Tổ chức Cán bộ của Ngân hàng Nhà nước.

Ông đảm nhận chức Phó thống đốc từ 2005, phụ trách mảng nợ xấu và tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.

canbo5

Ông Phạm Công Danh hồi tháng 1/2017 bị phiên tòa phúc thẩm giữ y án tù 30 năm trong vụ Ngân hàng Xây dựng

Từ giữa năm 2013 tới 5/2014, ông kiêm chức Chủ tịch Hội đồng thành viên đầu tiên của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), là đơn vị chuyên mua và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Ông Bình sau đó nghỉ hưu, đảm nhiệm chức vụ cuối cùng trước khi rời nhiệm sở là Phó thống đốc.

Hồi đầu tháng, Thanh tra Chính phủ nói đã có những lỗ hổng trong công tác quản lý tại Ngân hàng Nhà nước, trong đó có việc giám sát yếu kém đối với các tổ chức tín dụng, và việc phòng chống tham nhũng kém hiệu quả.

Việt Nam đang mở rộng việc trấn áp tình trạng tham nhũng trong các lĩnh vực ngân hàng và năng lượng, với vụ án Oceanbank đang được xét xử và PetroVietnam bị đưa vào tầm ngắm.

Khoản thất thoát trị giá 800 tỷ đồng mà PetroVietnam vốn vào Oceanbank, tương đương 20% vốn trong ngân hàng này, và bị thất thoát là một trong các nội dung chính được hội đồng xét xử muốn làm rõ.

Xử lý các quan chức cao cấp

Cho đến nay, một số quan chức cao cấp, gồm cả đương chức lẫn đã nghỉ hưu, bị kỷ luật dưới nhiều hình thức khác nhau.

Đáng chú ý nhất là ông Đinh La Thăng mất ghế ủy viên Bộ Chính trị, và bà Hồ Thị Kim Thoa bị mất chức thứ trưởng Công Thương.

Hồi tháng 4/2017, ông Thăng bị kỷ luật liên quan tới giai đoạn 2006-2008, là thời gian ông lãnh đạo PetroVietnam.

Bà Hồ Thị Kim Thoa bị kỷ luật hồi 8/2017, liên quan tới vai trò của bà trong thời gian lãnh đạo ở Công ty Bóng đèn Điện Quang, 2004-2010.

Ngoài ra, ông Võ Kim Cự, cựu lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, cùng hai cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, bị kỷ luật với hình thức xóa tư cách, trong lúc cựu Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang bị cảnh cáo.

Tuy nhiên, ông Cự vừa mới đây được bổ nhiệm vị trí mới. Ông được trao chức Phó trưởng ban chỉ đạo đổi mới hợp tác xã vào hôm 7/9.

Published in Việt Nam

Việt Nam có nhiều cơ quan chống tham nhũng nhưng không hiệu quả (RFA, 07/09/2017)

Có quá nhiều cơ quan chống tham nhũng, nhưng không có hiệu quả.

chong1

Cựu giám đốc điều hành ngân hàng Ocean Bank Nguyễn Xuân Sơn đứng trước Tòa án nhân dân Hà Nội vào ngày 28 tháng 8 năm 2017. Ông này và các người liên quan bị truy tố trong vụ gian lận nhiều triệu đô la.  AFP

Đó là phát biểu của ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên của Ủy ban tư pháp thuộc Quốc hội Việt Nam, trong cuộc thảo luận của Ủy ban này vào ngày 6 tháng Chín, năm 2017.

Ông Kim nói thêm là trong năm nay chỉ mới có 25 người đứng đầu các cơ quan nhà nước bị kiểm điểm về trách nhiệm của họ trong các vụ tham nhũng, như vậy là quá ít, vì theo ông Kim nạn tham nhũng đang tràn lan.

Một đại biểu quốc hội khác là Thứ trưởng Bộ công an Lê Quí Vương thì nói rằng cần phải xem xét hai lĩnh vực chính trong việc chống tham nhũng là quản lý tài chính và đất đai.

Một đại biểu của Thành phố Cần Thơ nói rằng rất khó chống tham nhũng ở Việt Nam vì không kiểm soát được tài sản của cán bộ, nên việc kê khai tài sản của họ chỉ là chuyện hình thức.

Trong cuộc họp này, Ủy ban tư pháp đã cho ý kiến về Dự luật phòng chống tham nhũng sửa đổi. Tuy nhiên các đại biểu tham dự cuộc thảo luận nói rằng vẫn còn phải theo dõi để điều chỉnh những qui định của luật.

Cũng liên quan đến việc chống tham nhũng, một cuộc hội thảo về phòng ngừa tham nhũng trong các dự án đầu tư đấu thầu khai thác và chuyển giao (gọi tắt theo tiếng Anh là BOT) do báo Công an nhân dân tổ chức diễn ra tại Hà Nội vào ngày hôm nay, 7 tháng Chín.

Một người tham gia hội thảo, đồng thời là Tổng giám đốc một công ty xây dựng nói rằng cần phải tạo điều kiện cho nhiều công ty nhỏ tham gia đấu thầu, chứ nếu chỉ có vài công ty lớn thì sẽ dễ diễn ra chuyện móc ngoặc giữa họ với các người làm công việc chấm thầu của nhà nước.

Ông Tổng Giám đốc này cũng đề nghị là các dự án lớn nên chia nhỏ các gói thầu để các công ty nhỏ có thể tham gia.

Tuy nhiên ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội lại nói rằng những gói thầu nhỏ như vậy rất khó để kiểm soát chất lượng.

Các dự án thầu BOT ở Việt Nam phần lớn được thực hiện trong các công trình giao thông công cộng. Vừa qua báo chí Việt Nam có nêu nghi vấn rằng các công ty làm dự án BOT đã nâng giá thu tiền đường, tiền cầu, đặt các trạm thu phí quá gần nhau để thu được nhiều tiền.

Điều này đã dẫn đến sự phản ứng mạnh mẽ của dân chúng tại Cai Lậy Tiền Giang, Cầu Giẽ Nghệ An, Văn Lâm Hưng Yên. Tại những nơi này các lái xe đã dùng tiền lẻ trả tiền thu phí dẫn đến kẹt xe trên quốc lộ hàng giờ liên lục. Một số trạm thu phí đã phải đóng cửa, hoặc hạ giá.

*******************

Ông Ninh Văn Quỳnh bất ngờ thay đổi lời khai (RFA, 07/09/2017)

Liên quan đến vụ xử tham nhũng của Ngân Hàng Ocean Bank, Phó giám đốc Công ty cổ phần Dầu Khí Việt Nam PVN là ông Ninh Văn Quỳnh bất ngờ thay đổi lời khai tại phiên tòa sáng thứ Năm, 7 tháng 9, thừa nhận đã nhận từ bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên tổng giám đốc OceanBank khoảng 20 tỉ đồng.

chong2

Phó giám đốc PVN Ninh Văn Quỳnh bất ngờ thay đổi lời khai tại phiên tòa sáng thứ Năm, ngày 7 tháng 9. courtesy of tuoitre.vn

Tại những phiên xử trước đây, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn khai rằng đã chuyển cho ông Quỳnh từ 30 đến 40 tỉ đồng trong số tiền hơn 300 tỉ đồng nhận từ OceanBank. Tuy nhiên, ông Quỳnh đã phủ nhận điều này cho đến phiên tòa sáng ngày 7 tháng 9.

Ông Quỳnh khẳng định không ai ép buộc ông thay đổi lời khai, mà do ông biết không thể trốn tránh sự thật.

Tin trong nước tường thuật lời ông Quỳnh tại diễn biến phiên tòa cho biết, từ năm 2009 đến cuối năm 2013, ông đã nhiều lần nhận tiền từ bị cáo Nguyễn Xuân Sơn kèm theo những món quà khác như rượu, áo sơ mi. Ông cho biết tổng cộng là khoảng 20 tỉ đồng và khai thêm rằng đã dùng cho mục đích cá nhân.

Cũng theo tường thuật từ trong nước, đối chất với lời khai của bị cáo Ninh Văn Quỳnh, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn việc đưa tiền là nhằm chăm sóc cho Công ty cổ phần Đầu Khí Việt Nam PVN chứ không phải chuyển cho ông Quỳnh với mục đích cá nhân. Cũng theo lời khai của ông Sơn, số tiền đó là do chủ tịch OceanBank, ông Hà Văn Thắm tự nguyện hỗ trợ tiền chi đối ngoại.

***********************

Thủ tướng đề nghị thanh tra việc nhập thuốc của Việt Nam Pharma (RFA, 07/09/2017)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng cần phải thanh tra việc cấp giấp phép nhập thuốc từ nước ngoài của công ty Việt Nam Pharma. Đó là nội dung của một công văn do Thủ tướng Phúc ký, trong đó ông yêu cầu cơ quan Thanh tra chính phủ thanh tra việc cấp giấy phép nhập khẩu thuốc trị bệnh từ công ty Helix Pharmaceutical của Canada sản xuất do công ty Việt Nam Pharma tiến hành, cũng như thanh tra việc trúng các gói thầu cung cấp thuốc của công ty Pharma cho các bệnh viện Việt Nam. Thủ tướng Việt Nam cũng đề ra hạn chót mà cơ quan thanh tra phải làm rõ vụ việc là ngày 31 tháng 12 năm nay, 2017.

chong3

Công ty cổ phần VN Pharma - Courtesy of thanhniennews.vn

Xin được nhắc lại là trong thời gian qua, một vụ cung cấp thuốc trị bệnh ung thư của công ty Pharma đã bùng nổ với nghi vấn công ty này đã cung cấp thuốc giả cho các bệnh viện. Qua các phiên xét xử sơ thẩm, các lãnh đạo của công ty Việt Nam Pharma đã phải lãnh án buôn lậu thuốc.

Ngoài ra báo chí Việt Nam cũng đặt nhiều nghi vấn về việc một người em chồng của đương kim Bộ trưởng Y tế , bà Nguyễn Thị Kim Tiến, lại là một nhân vật trong ban lãnh đạo của Việt Nam Pharma, việc này có thể dẫn đến việc ưu ái cho Việt Nam Pharma trong các hợp đồng cung cấp thuốc.

Published in Việt Nam

Cuộc họp Đồng Tâm 3/9/2017 chống giặc nội xâm tham nhũng...


Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tieng DanViet Media, 04/09/2017

Published in Video