Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khủng hoảng Afghanistan : Bài học cho NATO và Liên Âu

Nước Pháp trở lại sau kỳ nghỉ hè bằng hoạt động chính trị sôi động của các đảng phái chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 04/2022. Đây là chủ đề chính của nhiều tờ báo ra ngày đầu tuần. Bên cạnh đó, dư âm cú sốc Afghanisan vẫn được chú ý nhiều. 

afghanistan1

Căn cứ quân sự Bagram, tỉnh Parwan, sau khi quân đội Mỹ và NATO rút khỏi Afghanistan ngày 05/07/2021.  AP - Rahmat Gul

Nhật báo Le Monde chạy tựa trang nhất : "Đảng môi sinh tìm ứng cử viên và đường lối". Cho đến giờ, chiến dịch tranh cử tổng thống của những người chủ trương bảo vệ môi trường diễn ra êm ả, nhưng có điều đảng này khó có thể huy động được đông đảo cử tri ủng hộ. Tờ báo dành nhiều trang để phác họa chân dung và xu hướng chính trị của 5 ứng cử viên đảng Xanh sẽ tranh cử sơ bộ trong đảng để ra tranh chức tổng thống Pháp. Có vẻ như không có ứng cử viên nào tỏ ra nổi trội rõ rệt.

Trong khi đó, Le Figaro chạy tựa lớn xác nhận : "Bầu cử 2022 : Macron và Le Pen vẫn có ưu thế". Tờ báo dựa trên các thăm dò dư luận mới nhất của Viện Ifop-Fiducial cho thấy, trước cuộc bầu cử 8 tháng, hai ứng viên vào chung kết trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2017 vẫn đang dẫn đầu trong thăm dò ý định bỏ phiếu ở vòng một.

Vào vòng hai vẫn là đương kim tổng thống có thể giành chiến thắng áp đảo. Trong vòng đầu, ứng viên Emmanuel Macron theo dự báo có thể giành 24-29% phiếu. Đối thủ đáng gờm nhất của ông, chủ tịch đảng cực hữu Tập Hợp Quốc Gia (Rassemblement national), bà Le Pen, có thể thu được 24-27% phiếu bầu.

Số phiếu còn lại được chia cho các ứng cử viên của các đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa (hiện có 3 ứng viên tuyên bố ra tranh cử), bên cánh tả có đảng Xã Hội cũng có không dưới 2 nhân vật nhăm nhe ra tranh cử, đảng Xanh, đảng cực tả Nước Pháp Bất khuất (La France Insoumise) cộng sản và một vài ứng cử viên tự do có xu hướng chính trị khác nhau đang ngấp ngé nhảy vào cuộc đua. 

Trang Sự Kiện của nhật báo Le Figaro dành nhiều bài viết về các ứng viên đã và sẽ tuyên bố tham gia cuộc chạy đua giành chiếc ghế tổng thống Pháp năm 2022. Tờ báo nhận thấy, còn 8 tháng nữa tới kỳ bầu cử, các cuộc thăm dò dư luận vẫn chỉ mang tính tham khảo, dự báo, đánh động, để các ứng viên các đảng chuẩn bị cho mình một chiến lược tranh cử nhằm thuyết phục cử tri. Chính trường Pháp trong những ngày tháng tới hứa hẹn sẽ còn sôi động và không loại trừ cả những biến động bất ngờ.

Afghanistan : Bài học cho NATO và Liên Âu

Đề tài nóng của các báo trong suốt nhiều tuần nay là Afghanistan vẫn chưa thể khép lại được, dù nước này đã trở lại dưới sự cai quản của Taliban.

Cú sốc mang tên Afghanistan vẫn còn là bài học cho phương Tây và nhất là các nước Châu Âu. Nhật báo Le Monde có bài viết dài mang tự đề "NATO : Giờ là lúc hoài nghi và thắc mắc". Tờ báo đi ngược lại thời gian của sự kiện, kể từ sau khi có thỏa thuận Doha tháng 2/2020 giữa Washington và Taliban về việc rút quân đội nước ngoài ra khỏi Afghanistan. Giữa tháng 4/2021, ngoại trưởng NATO đã họp và ra tuyên bố chung khẳng định "không có gì nghi ngờ, lập trường của NATO là sẽ tiếp tục hỗ trợ Afghanistan bảo đảm an ninh cho mình". 

Le Monde nhận thấy là sau 20 năm có mặt liên tục ở Afghanistan, phương Tây đã không định lượng được hiện trạng sức mạnh tại chỗ cũng như lường trước được thất bại hiển nhiên trong cuộc tái thiết quốc gia này. NATO cũng không đánh giá được sự yếu kém của một đội quân, một bộ máy an ninh dù được đào tạo bằng hàng tỷ đô la của liên quân từ năm 2015. 

Cuộc rút quân khỏi Afghanistan lần này dù được dự tính từ cách cả một năm những vẫn không hề có sự chuẩn bị nào trong NATO và đặc biệt không có sự bàn thảo nào từ Mỹ, trong khi tham gia Liên quân còn có 1.100 lính Đức, 800 lính Anh và 750 quân Ý. Mỹ để mặc cho NATO hiểu đã "cùng vào thì cùng ra", liên tục các quyết định đơn phương. Giờ đây, người ta đổ lỗi cho tình báo Mỹ cũng như của liên quân không nắm được tình hình tiến quân của Taliban … 

Liên Âu thiếu cả năng lực lẫn quyết tâm chính trị để tự chủ ?

Le Monde trích dẫn phân tích của nhiều chuyên gia khẳng định rằng cuộc khủng hoảng Afghanistan không đến mức khiến NATO rơi vào tình thế nguy hiểm, nhưng có thể tác động lâu dài đến mối quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ.

Cuộc khủng hoảng cho thấy các nước Liên Âu không có khả năng đi ngược lại một quyết định của Mỹ để bảo vệ lợi ích của chính mình. Còn với Hoa Kỳ, vẫn luôn kêu gọi Liên Âu tự thân cố gắng hơn nữa để bảo vệ mình và các nước xung quanh, khủng hoảng Afghanistan chứng minh nhiều nước Châu Âu không chỉ thiếu năng lực cần thiết, mà thiếu nhiều nhất là quyết tâm chính trị và khả năng chuyển sang hành động.

Cũng về chủ đề khủng hoảng Afghanistan, nhật báo kinh tế Les Echos có bài bình luận của tác giả Dominque Moisi, cố vấn đặc biệt của Viện nghiên cứu chính trị Pháp Montaigne. Bài viết có tựa đề "Di sản bất ngờ của Bin Laden". Theo tác giả bài báo, các vụ khủng bố 11/09/2001 làm nước Mỹ trở nên đoàn kết, nhưng cũng cho thấy một nước Mỹ mong manh. "Hai mươi năm sau, Hoa Kỳ rút khỏi Trung Đông. Hưởng lợi nhiều nhất từ việc rút lui này không phải thế giới Hồi giáo như Bin Laden từng mong ước, mà lại là hai cường quốc phương Đông là Nga và Trung Quốc". 

Tác giả nhận xét, sau các vụ khủng bố 11/09, các nước Châu Âu ngay lập tức lao vào hỗ trợ cho người anh cả Mỹ bị thương. Đến mùa hè 2021 này, Châu Âu không còn tự hỏi mình có thể làm gì cho nước Mỹ, mà phải tự hỏi làm sao Châu Âu sẽ có thể sống không có Mỹ.

Nga cũng chơi trò dư luận viên với phương Tây

Chuyển qua nhật báo Le Figaro, trang Quốc tế của tờ báo có bài "Luân Đôn tố cáo chiến dịch tuyên truyền báo chí của Nga", một chiến dịch sử dụng dư luận viên gây ảnh hưởng với phương Tây. 

Le Figaro cho hay : Quan hệ giữa Luân Đôn và Moskva vẫn không thể hòa dịu được. Phối hợp với đại học Cardiff, Bộ Ngoại giao Anh hôm nay (06/09) công bố báo cáo về một chiến dịch tuyên truyền rộng khắp của Nga nhằm bóp méo các thông tin của truyền thông phương Tây để phục vụ lợi ích của Kremlin. Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Tội phạm và An ninh của Anh Quốc (Crime and Security Research Institute), có 32 cơ quan truyền thông hàng đầu tại 16 nước phương Tây là mục tiêu của chiến dịch này.

Cách làm của Moskva là mỗi khi các báo chí phương Tây có bài về Nga, các dư luận viên "thân Nga" hay "chống phương Tây" tung ra một loạt các bình luận phản ứng. Những bình luận này được chuyển cho truyền thông bằng tiếng Nga phục vụ cho các bài viết của họ vì mục đích tuyên truyền. 

Phương pháp này không có gì mới, nhất là từ khi xảy ra cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine. Nhưng báo cáo của Anh ghi nhận cách làm này gia tăng mạnh từ năm 2018. Báo cáo cũng cho biết có sự phối hợp giữa truyền thông Nhà nước Nga và các cơ quan báo chí liên quan đến Patriot Media Group trong việc sử dụng những bình luận của độc giả. Họ chế biến lại bằng cách chạy tựa : "Độc giả của Daily Mail nói rằng…" hay "Độc giả của tờ Der Spigel nghĩ rằng…" để nắn thông tin theo hướng rằng đang có sự ủng hộ rộng rãi đối với chính quyền của Vladimir Putin trong dư luận phương Tây. 

Theo Le Figaro, ngoại trưởng Giao Anh Dominic Raab nhận định "báo cáo này vạch trần mối đe dọa đối với dân chủ của việc bóp méo thông tin trên internet được nhà nước Nga ủng hộ" và "Anh Quốc phối hợp với các đồng minh quốc tế để chống lại sự dối trá của các dư luận viên Kremlin". Nhưng có điều, theo Le Figaro, ông Raab sẽ khó có thể đổ cho Nga các lời chỉ trích nhắm vào Bộ Ngoại giao Anh Quốc và bản thân ông về những lúng túng trong vụ xử lý khủng hoảng Afghanistan. 

Pháp : Thị trường lao động khởi sắc

Chuyển qua chủ đề kinh tế, nhật báo Les Echos thông báo một tin vui cho nước Pháp, đang cố gắng thoát dần khỏi đại dịch Covid-19 : Tuyển dụng lao động của các công ty Pháp đạt mức cao kỷ lục. Tờ báo kinh tế cho hay, số lượng thông báo tuyển dụng lao động ở Pháp tăng ở mức cao chưa từng thấy, có ngày vượt con số một triệu việc làm cần tuyển. Trong khoảng từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8, số thông báo tuyển dụng trên các trang mạng đã tăng 11% so với cùng kỳ năm 2019, tức là trước khi đại dịch xuất hiện.

Đây là dấu hiệu hồi phục kinh tế tích cực. Giới công đoàn ở Pháp ngay lập tức nhìn thấy ở đây cơ hội để đòi tăng lương cho người lao động. Nhưng tờ báo cho biết có một nghịch lý là, trong lúc một số doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng thêm lao động, thì tỷ lệ người thất nghiệp ở Pháp vẫn cao. Cần phải có những biện pháp bổ sung để duy trì động lực này cho thị trường lao động. 

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Binh sĩ M ri Afghanistan, chuyn gì sp xy ra ?

VOA, 01/09/2021

Ln đu tiên k t năm 2001, không có binh sĩ M ti Afghanistan sau khi Hoa K hoàn tt cuc di tn hu hết công dân M và hàng ngàn người Afghanistan ri ro cao.

kabul1

Chiến binh Taliban tp hp trên đường ph Kabul ngày 31/8/2021 mng ngày M rút khi Afghanistan.

Hơn 114.000 người đã được không vn t phi trường Kabul trong hai tun qua trong khuôn kh n lc di tn ca M.

Vic chm dt các can d quân s ca M ti Asfghanistan đ ra mt lot các câu hi cho Tng thng Joe Biden và chính quyn ca ông.

Điu gì xy ra cho người M và nhng người Afghanistan ri ro cao b b li phía sau ?

Hoa Kỳ đã di tn hơn 5.500 công dân M k t khi nhng chuyến bay di tn khi s vào ngày 14/8. Mt s nh công dân M chn gii pháp tiếp tc li Afghanistan, nhiu người làm như vy đ có th chung sng vi thân nhân trong gia đình.

Chính quyn Biden nói h hy vng Taliban tiếp tc m con đường an toàn cho công dân M và nhng người khác ri khi Afghanistan sau khi M hoàn tt cuc rút quân.

Tuy nhiên người ta quan ngi làm thế nào các công dân y có th ri đi khi mà không có mt phi trường trong trng thái hot đng.

Hàng chc ngàn người Afghanistan ri ro cao, như nhng thông dch viên làm vic cho quân đi M, các ký gi và nhng người bênh vc cho n quyn, còn li.

Hin chưa rõ s phn ca h s ra sao nhưng các gii chc quan ngi rng Taliban có th tr thù h.

Taliban ha s cho phép ri khi Afghanistan tt c người nước ngoài và công dân Afghanistan nào có giy phép du hành t mt nước khác, theo tuyên b chung được Anh, M và các nước khác công b ngày 29/8.

Chuyn gì xy ra cho phi trường Kabul sau khi lc lượng M rút đi ?

Trong hai tun qua, quân đi M bo v và điu hành Phi trường quc tế Hamid Kazai ti Kabul vi gn 6.000 binh sĩ.

Taliban đang tho lun vi các chính ph như Qatar và Th Nhĩ K mưu tìm s giúp đ đ tiếp tc vn hành các chuyến bay dân s t đây, con đường duy nht đi vi nhiu người đ ri khi Afghanistan.

Ngoi trưởng Th Nhĩ K Mevlut Cavusoglu ngày 29/8 cho biết cn phi tu sa phi trường Kabul trước khi có th tái m ca cho nhng chuyến bay dân s.

Th Nhĩ K, góp phn trong s mng ca NATO, chu trách nhim gi gìn an ninh phi trường trong 6 năm qua. Gi cho phi trường này m ca sau khi các lc lượng nước ngoài trao li quyn kim soát là điu thiết yếu không nhng ch giúp Afghanistan liên kết vi thế gii mà còn gi cho các hot đng vin tr được duy trì.

Quan h M-Taliban trong tương lai như thế nào ?

M nói không có kế hoch đ li các nhà ngoi giao ti Afghanistan và s quyết đnh phi làm gì trong tương lai căn c trên hành đng ca Taliban.

Tuy nhiên chính quyn Biden s phi quyết đnh làm thế nào có th đm bo không bùng phát khng hong nhân đo và kinh tế ti Afghanistan.

Liên hip quc cho hay hơn 18 triu người- trên mt na dân s Afghanistan- cn được vin tr và phân na tng s tr em Afghanistan dưới 5 tui đã b suy dinh dưỡng kinh niên gia đt hn th nhì trong bn năm nay.

Mt s nước, trong đó có Anh, tuyên b không có nước nào nên công nhn song phương Taliban là chính ph ca Afghanistan.

Nhà nước Hi giáo đ ra đe dọa gì ?

Mt lĩnh vc hp tác gia M và Taliban có th xoay quanh mi đe da t các phn t ch chiến Nhà nước Hi giáo.

Có nhng câu hi v vic làm cách nào Washington và Taliban có th phi hp và thm chí là có th chia s tin tc đ chng li ISIS.

Nhà nước Hi giáo Khorasan (ISIS-K) ln đu tiên xut hin ti min đông Afghanistan vào cui năm 2014 và nhanh chóng khét tiếng là cc k tàn bo.

T chc này đã nhn trách nhim trong v đánh bom t sát hôm 26/8 bên ngoài phi trường Kabul giết chết 13 binh sĩ M và nhiu thường dân Taliban khác.

Hoa Kỳ đã thc hin ít nht hai cuc không kích bng máy bay không người lái chng li ISIS-K k t đó, và Tng thng Biden cnh báo chính quyn ông s tiếp tc tr đũa v tn công.

ISIS-K là k thù không đi tri chung ca Taliban. Tuy nhiên, theo các gii chc tình báo M, ISIS-K li dng s bt n dn ti s sp đ trong tháng này ca chính ph Afghanistan do phương Tây h tr đ cng c v thế và tăng cường tuyn m các thành viên b loi ca Taliban.

Theo Reuters

Nguồn : VOA, 01/09/2021

*************************

M rút quân khi Afghanistan, kết thúc k nguyên tái thiết các nước bng võ lc quân s

VOA, 01/09/2021

Trước nhng ch trích gay gt v cuc rút quân hn lon ca M ra khi Afghanistan, Tng thng M Joe Biden ngày 31/8 tuyên b đó là s la chn tt nht đ kết thúc cuc chiến dài nht ca M và nhiu chc năm n lc tái thiết các nước bng võ lc quân s mà không hiu qu.

kabul2

Tng thng M Joe Biden trong bài din văn ti Toà Bch c ngày 31/8/2021.

Ông Biden mô t cuc rút quân trong hn lon như mt thành công v hu cn mà cho dù có phát đng sm hơn nhiu tun l cũng s hn lon như thế, trong khi lưu li Afghanistan s đòi hi tn thêm binh sĩ M.

‘Tôi không đ cho kéo dài cuc chiến mãi mãi này,’ ông Biden phát biu trong bài din văn t Toà Bch c.

Trước đó cùng ngày, Taliban, phe chiếm quyn kim soát Afghanistan chp nhoáng trong tháng này, ăn mng chiến thng, bn súng ch thiên, đưa quan tài qun c M và NATO đi diu ph và sa son thc thi quyn cai tr sau khi binh sĩ M cui cùng ri đi.

Trong bài din văn đu tun này, Tng thng Biden nói 90% người M mun ri khi Afghanistan đã toi nguyn, và rng Washington đã có đòn by đi vi Taliban đ đm bo 100-200 người khác cũng có th ra khi Afghanistan nếu h mun.

Tng thng M nói Washington s tiếp tc nhm mc tiêu các phn t ch chiến Afghanistan nào đ ra mi đe dọa cho Hoa K, nhưng M s không dùng quân s đ tìm cách xây dng các xã hi dân ch, liên kết ti nhng nơi chưa tng có nhng điu này.

"Quyết đnh này v vn đ Afghanistan không ch liên quan ti Afghanistan mà là chm dt k nguyên ca các chiến dch quân s ln nhm tái thiết các nước".

Phe Taliban hin kim soát nhiu lãnh th hơn ln cai tr trước khi h b lt đ vào năm 2001 khi cuc chiến tranh dài nht ca M bt đu. Gn 2.500 binh sĩ M và khong 240.000 người Afghanistan thit mng trong cuc chiến. Phí tn cho cuc chiến này khong 2 ngàn t đô la.

Hơn 123.000 người được di tn t Kabul trong chiến dch không vn khng l đy hn lon do M và các đng minh tiến hành trong hai tun qua. Nhiu người tng h tr cho các nước Tây phương trong cuc chiến vn còn b kt li Afghanistan.

Ông Biden nói gii pháp khác duy nht có l là tăng cường chiến đu và tiếp tc cuc chiến mà người M đã chán nn t lâu. Nếu khi s rút quân vào tháng 6 hay tháng 7 như nhiu người đ ngh ch s làm cho Taliban đt thng li nhanh hơn mà thôi, theo li ông.

Tuy nhiên, quyết đnh ca Tng thng Biden không được lòng dân chúng : 51% người M không tán thành so vi 38% ng h cách rút quân ca Tng thng, theo cuc thăm dò ca Reuters/Ipsos.

Theo Reuters

Nguồn : VOA, 01/09/2021

**********************

Taliban ăn mng chiến thng khi binh sĩ M cui cùng ri Afghanistan

VOA, 31/08/2021

Tiếng súng ăn mng đã vang lên khp th đô Kabul hôm 31/8 khi các tay súng Taliban giành quyn kim soát sân bay trước bình minh, sau khi binh sĩ M cui cùng rút khi Afghanistan, theo Reuters.

kabul3

Thiếu tướng Chris Donahue, tư lnh Sư đoàn Dù 82, người lính M cui cùng lên máy bay C-17 ri Kabul hôm 31/8/2021.

Đon video được Taliban phát đi cho thy các tay súng tiến vào sân bay sau khi các binh sĩ cui cùng ca M lên máy bay C-17 bay đi mt phút trước na đêm.

"Đó là mt ngày lch s và mt thi khc lch s", phát ngôn viên ca Taliban Zabihullah Mujahid nói trong mt cuc hp báo ti sân bay. "Chúng tôi t hào v nhng khonh khc này, rng chúng tôi đã gii phóng đt nước mình khi mt cường quc".

Mt bc nh ca Lu Năm Góc được chp bng kính quang hc nhìn đêm cho thy người lính M cui cùng bước lên chuyến bay cui cùng ri khi Kabul đó là Thiếu tướng Chris Donahue, tư lnh Sư đoàn Dù 82.

Cuc chiến dài nht này ca M đã cướp đi sinh mng ca gn 2.500 lính M và ước khong 240.000 người Afghanistan, và tiêu tn khong 2 nghìn t đôla.

kabul5

Phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid.

Hàng nghìn người Afghanistan đã tháo chy vì lo s b Taliban tr đũa. Hơn 123.000 người đã được sơ tán khi Kabul trong mt cuc không vn khng l vi s hn lon ca Hoa K và các đng minh trong hai tun qua, nhưng vn còn hàng chc nghìn người đã tng cng tác làm vic cho lc lượng phương Tây trong cuc chiến đã b b li phía sau.

Ngoi trưởng M Antony Blinken ước tính là vn còn t 100 đến 200 người, hoc ít hơn, mun ri đi nhưng không th lên chuyến bay cui cùng.

Ngoi trưởng Anh Dominic Raab cho biết s công dân Anh còn li Afghanistan khong mt vài trăm người, sau khi khong 5.000 người đã sơ tán.

Vào đêm trước, quân đi M đã phá hy hơn 70 máy bay, hàng chc xe bc thép và vô hiu hóa h thng phòng không dùng đ ngăn chn mt cuc tn công bng tên la ca Nhà nước Hi giáo.

Theo Reuters

Nguồn : VOA, 31/08/2021

********************

M hoàn tt rút quân khi Afghanistan sau cuc chiến 20 năm

VOA, 31/08/2021

M hoàn tt vic rút quân khi Afghanistan, Ngũ Giác Đài tuyên b ngày 30/8, sau cuc di tn hn lon hàng ngàn người M và đng minh Afghanistan, chm dt s can d ca M sau 20 năm chiến tranh.

200313-D-BN624-0201

Đi tướng Thủy quân lục chiến Kenneth F. McKenzie Jr., Chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ, giới thiệu với các phóng viên về tình hình hoạt động trong khu vực CENTCOM phụ trách, tại Lầu Năm Góc, Washington, DC, ngày 13 tháng 3 năm 2020 (Lisa Ferdinando / DoD)

Chiến dch di tn chm dt trước hn chót 31/8 do Tng thng Joe Biden n đnh. Ông Biden b ch trích mnh m t hai đng Dân ch và Cng hòa v cách x lý vn đ Afghanistan k t khi Taliban tiến nhanh và chiếm Kabul trong tháng này.

Tin mi được Đi tướng Frank McKenzie, tư lnh B Ch huy Trung tâm, loan báo và cho biết nhà ngoi giao trưởng ca M ti Afghanistan, ông Ross Wilson, là người trên chuyến máy bay C-17 cui cùng ri khi nước này.

Washington và các đng minh NATO khn trương rút quân trước thi hn chót 31/8, đ li đng sau hàng ngàn người Afghanistan đã giúp các nước phương Tây và có th đ điu kin đ được di tn.

Tướng McKenzie cho hay chuyến bay cui cùng thiếu vài chc người M không đến được phi trường.

Hơn 122.000 người đã được không vn ra khi Kabul k t ngày 14/8, mt ngày trước khi Taliban chiếm quyn kim soát nước này hai thp niên sau khi b lt đ bi cuc xâm chiếm do M lãnh đo vào năm 2001.

M và đng minh phương Tây vi vã cu công dân ca mình cũng như các thông dch viên, nhân viên đa phương làm vic cho tòa đi s, các nhà hot đng nhân quyn, các nhà báo và nhng người Afghanistan khác d b Taliban tr thù.

Cuc di tn tr nên nguy him hơn khi mt cuc tn công t sát do Nhà nước Hi giáo nhn trách nhim thc hin khiến 13 quân nhân M thit mng và nhiu người Afghanistan chết trong khi ch đi ti cng phi trường ngày 26/8. Nhà nước Hi giáo vn là k thù ca phương Tây và Taliban.

Đa s hơn 20 nước đng minh tham gia di tn công dân ca h và nhng người Afghanistan ra khi Kabul loan báo đã hoàn tt di tn.

Hai gii chc M nói các nhân viên ngoi giao "quan trng" nm trong s 6.000 người M đã di tn.

Tuy nhiên, hàng ngàn người Afghanistan còn b b rơi phía sau, và cnh tượng hn lon bên ngoài phi trường Kabul trong hai tun qua, nơi hàng ngàn người đ xô đến mi ngày, là mt hi kết cay đng đi vi phương Tây sau hai thp niên can d ti Afghanistan.

Theo Reuters

Nguồn : VOA, 31/08/2021

Published in Diễn đàn

Afghanistan : Từ "nghĩa địa của các đế chế" đến "nghĩa địa của các ảo tưởng"

Hôm 31/08/2021, hạn chót Mỹ rút hết quân khỏi Kabul, hồ sơ được báo chí Pháp đặc biệt lưu ý vẫn là Afghanistan, trừ báo công giáo La Croix quan tâm nhiều đến chính trị Đức và chỉ dành một bài khiêm tốn cho việc quân Mỹ rút khỏi sân bay Kabul. "Kabul bị bỏ lại cho Taliban" là tựa trang nhất của Le Figaro. Sau 2 thập niên, thời kỳ tham chiến dài nhất của quân đội Mỹ, Afghanistan trở lại dưới quyền kiểm soát của Hồi giáo cực đoan.

nghiadia1

Máy bay vận tải C-17 của Mỹ chở máy bay trực thăng CH-47 Chinook tại sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul, Afghanistan, ngày 28/08/2021.  © AP - Department of Defense

Không chỉ là "Nghĩa địa của các đế chế", Afghanistan nay trở thành "Nghĩa địa của các ảo tưởng", như tựa bài xã luận của Le Figaro. Các cuộc tấn công ngày 11/09/2001 đã đặt Afghanistan thành trung tâm của các vấn đề an ninh và văn minh của thế giới phương Tây. Mọi chuyện sẽ vẫn như thế, vẫn chung những nguy cơ giống như 20 năm trước. Điểm mới là sẽ phải thông qua Taliban nếu phương Tây muốn gây bất kỳ ảnh hưởng nào đối với các sự kiện có thể tác động trực tiếp đến chúng ta.

Cây bút xã luận Philippe Gélie của Le Figaro lưu ý, liên quan đến an ninh, phương Tây sẽ còn lệ thuộc vào Taliban nhiều hơn. Trong số 72 tổ chức khủng bố được ghi nhận trên thế giới, có tới 18 tổ chức hiện diện ở Afghanistan. Quốc tế cũng đã thấy Taliban không có khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công của tổ chức Nhà nước Hồi giáo nhánh Khorasan (IS-K). Đó là chưa kể quân thánh chiến thuộc mọi thành phần khác.

Đối mặt với những nguy cơ nói trên, phương Tây có thể hy vọng gì từ cuộc đối thoại với chính quyền mới ở Kabul ? Viện trợ nhân đạo để giúp quốc gia này phát triển ? Hợp tác an ninh có thể giúp ngăn chặn các cuộc tấn công sắp tới ? Le Figaro cảnh báo phương Tây đừng quá mơ mộng hão huyền : mọi cuộc thảo luận với Taliban đều sẽ là một cuộc mặc cả bất tận. Đồng minh Mỹ đã quay về nước, không có sự giúp đỡ, Châu Âu sẽ không thể tự vệ. 

Afghanistan : Khi chỉ còn Taliban chèo lái…

Mở đầu bài viết "Afghanistan : Chỉ còn Taliban chỉ huy", tờ Le Monde nhận định, sau khi quân Mỹ rời đi, Taliban sẽ phải quản lý một nền kinh tế đình trệ. Và đó không phải là chiến thắng mà phe Hồi giáo cực đoan ngóng chờ.

Khi tiến vào Kabul, Taliban nghĩ rằng sẽ bảo đảm được hòa bình sau 40 năm chiến tranh liên miên, nhưng bạo lực đã bùng phát với vụ tấn công khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Taliban từng hy vọng tạo được niềm tin, nhưng hàng chục, hàng trăm ngàn người Afghanistan vẫn rời khỏi đất nước. Taliban từng tin rằng họ có khả năng đưa đất nước tiến lên, nhưng nỗi giận dữ đang bùng lên ở các đô thị, nơi kinh tế ngưng trệ hoàn toàn. Taliban đã không nghi ngờ gì về sự đoàn kết của phong trào, nhưng nay sự cạnh tranh, ganh đua trong hàng ngũ đang lộ ra.

Một trở ngại khác đang lớn dần mà Taliban cần giải quyết nhanh chóng là nguồn tiền, nhất là ở thủ đô, nơi có 6 triệu dân, các nhà băng đều đóng cửa và người dân không thể rút tiền từ tài khoản cá nhân. Taliban đã gây sức ép với các chủ nhà ngân hàng nhưng vô ích, bởi Mỹ còn phong tỏa dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan.

Le Monde nhận định, liên quan đến chính trị, Washington đã trả giá đắt về điều kiện rút quân và sự thiệt mạng của binh sĩ, nhưng Nhà Trắng vẫn nắm trong tay những lợi thế giúp Mỹ phần nào có thể tác động đến cơ hội thành công của Taliban. Hai thứ vũ khí đó là khả năng sử dụng tiền và khả năng quốc tế công nhận chế độ Taliban, cho dù hiện giờ tổng thống Mỹ Biden khó có thể ngay lập tức thuyết phục quốc tế trợ giúp quốc gia mà Mỹ vừa mới rời đi.

Ngoài thách thức lập một chính phủ đoàn kết dân tộc, Taliban còn phụ thuộc vào việc Mỹ có muốn bơm tiền trở lại cho nền kinh tế Afghanistan hay không, trong khi phe Hồi giáo cực đoan sẽ còn phải đối phó với mối đe dọa từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo, vốn đã thề sẽ tiếp tục tấn công Taliban.

Cái ách của Taliban, sự sợ hãi và nỗi tuyệt vọng 

Cũng về Afghanistan, nhưng dưới một góc độ khác, cuộc sống của người dân sau khi Taliban nắm quyền kiểm soát đất nước và quân Mỹ rút hết đi được Libération tóm lược qua những từ ngữ "cái ách""nỗi sợ hãi""tuyệt vọng", hoặc qua những câu "cứ như thể cuộc sống đã đột ngột dừng lại"

Sau ngày 31/08, cả một đất nước bị xô đẩy vào "một cơn ác mộng" với những cảnh kinh hoàng mà họ đã từng biết đến. Lĩnh vực văn hóa sẽ là đích nhắm đầu tiên của chế độ Taliban và nghệ sĩ sẽ là nạn nhân đầu tiên. Nếu không sống lưu vong, trước mặt họ sẽ là cái chết.

Libération nhắc lại trong giai đoạn Taliban cầm quyền 1996-2001, âm nhạc, nhà hát, rạp phim, khiêu vũ đều bị cấm. Phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid mới đây từng nói âm nhạc sẽ bị cấm và phe Hồi giáo cực đoan hy vọng lần này sẽ thuyết phục được người dân Afghanistan thay vì ép buộc. Kết luận bài xã luận, Libération đặt câu hỏi : Taliban biết cách thuyết phục nào khác ngoài việc xử tử hàng loạt ?

Qatar, đối tác không thể thiếu của phương Tây

Nhật báo Kinh tế Les Echos quan tâm đến vai trò không thể phủ nhận của Qatar đối với phương Tây trong việc xử lý khủng hoảng Afghanistan. Là kênh liên lạc với phe Taliban, Qatar cũng là nước hỗ trợ phương Tây trong chiến dịch di tản.

Đối với Les Echos, quốc gia nhỏ bé vùng Vịnh đã trở nên cần thiết với tất cả những bên có liên quan đến cuộc xung đột Afghanistan. Chưa từng công nhận chế độ Taliban ở Kabul trong những năm 1996-2000, nhưng Qatar đã duy trì những quan hệ kín đáo với phe này và sau này ủng hộ Taliban. Mối liên hệ chưa từng bị cắt đứt đó nay trở nên rất có ích.

Không có thù hận với Hoa Kỳ, nhưng Qatar cũng cần những đối tác khác và chính đường lối ngoại giao cởi mở đã tạo cho Qatar vị thế trung gian, với cả Iran và Taliban và vị trí quan trọng trong khu vực. 

Tiêm ngừa Covid-19 : Thành công "ngoài sức tưởng tượng" của Pháp

Về tình hình nước Pháp, đề tài được báo Le Monde dành nhiều sự chú ý là thành công ngoạn mục của chiến dịch tiêm ngừa Covid-19.

Bài xã luận của Le Monde mở đầu bằng câu hỏi : "Ai từng dám tin vào điều đó ?" Chín tháng sau khi khởi động, Pháp đã trở thành một trong những nước đi đầu thế giới về chiến dịch tiêm ngừa Covid-19.

Đến đầu tháng 9, theo dự báo sẽ có ít nhất 50 triệu người, tương đương 75% dân số Pháp được tiêm ít nhất 1 mũi. Nước Pháp vốn thường được mô tả là "quốc gia của những người bất trị", theo Le Monde, đã làm tốt hơn cả Anh Quốc, nước đi tiên phong và trong suốt thời gian dài đứng đầu Châu Âu về tiêm phòng Covid-19, vượt cả Đức, Mỹ và thậm chí là Israel, một thời là điển hình của thế giới.

Đối với tổng thống Macron và chính phủ, thắng lợi ngoài mong đợi này càng rõ nét, vì nó đến sau những giai đoạn hỗn loạn về xử lý đại dịch, thiếu hụt khan hiếm hết khẩu trang rồi đến vac-xin. Thành công đó có đuợc là nhờ việc đẩy nhanh áp dụng chứng nhận y tế, chiến lược nhằm khuyến khích người dân tiêm chủng. Trong bài phát biểu trên truyền hình tối 12/07, tổng thống Pháp đã nói đó là trách nhiệm của ông.

Mặc dù biện pháp này vẫn vấp phải sự phản đối, nhưng hiệu quả đẩy nhanh tỉ lệ tiêm chủng ở Pháp quả thực là ngoạn mục : chỉ trong 1 tháng, tỉ lệ này tăng từ 55% lên thành 70%. 

Nghịch lý mang tên nước Pháp

Thành công không thể phủ nhận của chiến dịch tiêm chủng sẽ tạo thuận lợi cho ông Emmanuel Macron trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2022. Nhưng theo Le Monde, chiến dịch tiêm chủng của Pháp vẫn có số điểm yếu : 15% người trên 80 tuổi sống tại gia là những người dễ bị tổn thương nhất vẫn chưa được bảo vệ và quá trình tiếp cận nhóm người nghèo và có cuộc sống bấp bênh vẫn không mang lại nhiều kết quả. 

Điều tệ hại nhất, theo Le Monde, là việc kiềm chế phần nào được đại dịch có thể dẫn đến thái độ khinh thường, thậm chí kiêu ngạo của giới tinh hoa. Thành công được ghi nhận lần này đang mở ra chân trời mới cho các cuộc tranh luận cần thiết khác về giáo dục, việc làm, khí hậu, Châu Âu… và trao cho chính quyền những trách nhiệm mới : Mở ra viễn cảnh cho người Pháp vốn đã mệt mỏi sau 18 tháng Covid-19 và lắng nghe dân chúng bất kể thái độ của họ về việc tiêm chủng.

Báo công giáo La Croix cũng lưu ý là các mục tiêu tiêu về tiêm chủng đã hoàn thành, nhưng sự rạn nứt vẫn còn, cùng với những chệnh lệch rất lớn về kinh tế - xã hội và theo địa lý.

Những hồ sơ lớn đang chờ chính phủ Castex

Vẫn về nước Pháp, mùa nghỉ hè đã qua, chỉ còn 8 tháng là đến kỳ bầu cử tổng thống, Le Figaro chú trọng đến những hồ sơ lớn đang chờ chính phủ và thủ tướng Jean Castex.

Mặc dù nước Pháp hiện giờ trong hoàn cảnh thuận lợi : tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức ngang với trước khi đại dịch bùng phát, tỉ lệ tăng trưởng năm 2021 dự báo đạt 6%, các hoạt động đã được khôi phục đến 99%. Thế nhưng, không thiếu những vấn đề bất đồng giữa chính phủ và các đối tác xã hội, như bảo vệ việc làm và lương cho người lao động, bảo vệ các dịch vụ công, cải cách bảo hiểm thất nghiệp, cải cách chế độ hưu trí, trợ cấp cho những người trẻ tuổi không được học hành và không có việc làm… 

Báo kinh tế Les Echos hôm nay cũng liệt kê "10 hồ sơ nóng" sau kỳ nghỉ hè của Pháp, nhưng chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh tế, tài chính.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Các bài học về thất bại Afghanistan

Sự phân chia thế giới được đẩy nhanh ở Châu Á, trung tâm của chiến tranh lạnh mới, với hai liên minh. Một bên là Trung Quốc, Nga, Iran, Pakistan, Afghanistan của Taliban, và bên kia là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Đài Loan.

baihoc1

Tổng thống Joe Biden chào vĩnh biệt khi quan tài của một thủy quân lục chiến Mỹ tử thương trong vụ khủng bố ở phi trường Kabul được đưa về căn cứ không quân Dover, Hoa Kỳ, ngày 29/08/2021.  AP - Carolyn Kaster

Bên cạnh việc bàn luận về chính trường Pháp trước cuộc bầu cử tổng thống sang năm, báo chí Paris tiếp tục đề cập đến những hệ lụy của việc Mỹ rút khỏi Afghanistan.

Đến lượt Taliban đối mặt với khủng bố

Le Mondenhận xét "Đến lượt Taliban phải đối mặt với thách thức khủng bố" : Trái với những khẳng định, phe này không diệt trừ được tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daesh) tại Afghanistan, và nay phải chật vật với những chia rẽ nội bộ và sự hiện diện của "LKGFDSQ người bạn" Al Qaeda.

Sự xuất hiện đột ngột của IS trên sân khấu là trở ngại lớn cho phe Taliban đang muốn chứng tỏ là người đối thoại đáng tin cậy. IS không hề bình luận gì về chiến thắng của Taliban hôm 15/08, trong khi tất cả các nhóm thánh chiến khác đều lên tiếng hoan nghênh. Theo Liên Hiệp Quốc, IS tại Afghanistan thiết lập được các tiếp xúc với những nhóm khủng bố khác, nhất là tại Pakistan, vốn thường xuyên tấn công các tiền đồn Pakistan dọc theo biên giới.

Bên cạnh đó, bất đồng trong nội bộ Taliban được nhận ra năm 2015 khi một nhóm ly khai mang tên Fedai Mahaz Tahrik Islami Afghanistan (Mặt trận Tự sát) công bố về cái chết của nhà lãnh đạo Taliban là giáo chủ Omar cách đó hai năm, dù ban lãnh đạo Taliban không muốn, để phản đối đường hướng của giáo chủ Mansour đang lãnh đạo trong bí mật. Hai bên đấu súng khiến Mansour bị thương nặng. Khi bắt đầu thương lượng với Mỹ tháng 10/2018, cũng đã có những đấu khẩu giữa phe muốn hòa giải và phe muốn tiếp tục chiến tranh, còn từ khi Kabul sụp đổ, là tranh cãi về một chính phủ "hòa hợp".

Cạnh tranh với IS, nhưng mối quan hệ với Al Qaeda vẫn gây lo ngại cho tương lai của Afghanistan trong tay Taliban. Quân thánh chiến Al Qaeda lợi dụng mạng lưới tài chính ngầm của Taliban để đa dạng hóa nguồn thu, và có được sự trợ giúp đắc lực của thủ lãnh quân sự Taliban hiện nay, Sirajuddin Haqqani.

Afghanistan, bước ngoặt lịch sử như Sài Gòn 1975

Trong bài "Afghanistan : Các bài học từ một thất bại" đăng trênLe Figaro, tác giả Nicolas Baverez nhận định, 20 năm sau các vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín, Taliban lại kiểm soát được Afghanistan, và việc triệt thoái của Hoa Kỳ trở thành cuộc tháo chạy tán loạn, đặc biệt với vụ khủng bố tự sát của quân thánh chiến ở phi trường Kabul. Nước Mỹ của Biden rời Afghanistan không chỉ bằng thất bại mà còn bị hạ nhục.

Chiến thắng của Taliban là một bước ngoặt lịch sử, có thể so sánh với sự kiện kênh đào Suez năm 1956, hay Sài Gòn sụp đổ năm 1975.

Đối với 40 triệu dân Afghanistan, đó là sự quay lại của thời kỳ đen tối trước đây, đất nước này lại trở thành hang ổ cho khủng bố quốc tế. Ngược lại, Taliban đã học được cách lãnh đạo và có kinh nghiệm ngoại giao. Họ tìm cách bù đắp lại việc mất viện trợ quốc tế chiếm 22% GDP qua việc bán cho Bắc Kinh các mỏ đồng, cobalt, lithium ; muốn dựa vào mối quan hệ với Trung Quốc, Nga, Iran, Pakistan để tránh bị cô lập như thời trước.

Sự sụp đổ của Kabul kích hoạt việc ngả sang một thế giới hậu Hoa Kỳ. Cung cách rút lui thảm hại làm mất uy tín của chính quyền Biden, làm lung lay niềm tin về việc bảo đảm an ninh của Mỹ. Bắc Kinh ngay lập tức lớn tiếng đe dọa Đài Loan. Cũng như hồi năm 2013, Barack Obama đặt ra lằn ranh đỏ với chế độ Damascus, nhưng rốt cuộc thối lui không trừng phạt, đã mở đường cho việc Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông và Nga xâm lược Crimea. 

Hai liên minh của chiến tranh lạnh mới ở Châu Á

Nguy cơ hiện nay là Trung Quốc dùng vũ lực tấn công Đài Loan để thử nghiệm quyết tâm của Mỹ. Sự phân chia thế giới được đẩy nhanh ở Châu Á, trung tâm của chiến tranh lạnh mới, với hai liên minh. Một bên là Trung Quốc, Nga, Iran, Pakistan, Afghanistan của Taliban, và bên kia là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Đài Loan.

Sau khủng hoảng tài chính năm 2008 và đại dịch Covid, thất bại Afghanistan là lời cảnh báo cho các nền dân chủ với mối đe dọa khủng bố và các thế lực đen tối đang lên. Theo tác giả Baverez, cần khẩn cấp tái lập một liên minh các quốc gia tự do, dựa trên ba cột trụ Mỹ, Âu, Á, không chỉ lệ thuộc vào Hoa Kỳ.

Sau thất bại ở Việt Nam, các nước này đã cùng với tổng thống Ronald Reagan thành công trong việc vượt qua khủng hoảng chính trị, đổi mới mô hình kinh tế, xây dựng lại quân đội, dẫn đến việc Liên Xô sụp đổ năm 1989 do hai điểm yếu là sản xuất và công nghệ. Tình hình hiện nay rất khác.

Hoa Kỳ đã đúng đắn khi đối đầu với Bắc Kinh, nhưng sức mạnh Mỹ đang đi xuống và quốc gia đang chia rẽ. Ngược lại, mối đe dọa Trung Quốc đáng ngại hơn Liên Xô cũ vì dựa vào tư bản và công nghệ chứ không chỉ ý thức hệ và năng lực quân sự. Về phía Châu Âu đang là trung tâm hoạt động của quân thánh chiến, Mỹ triệt thoái mà không quan tâm đến các đồng minh. Không còn ảo tưởng về Joe Biden, Châu Âu cần phải tự chủ chiến lược qua việc thành lập một liên minh an ninh. Riêng đối với Pháp, vấn đề an ninh trong và ngoài nước sẽ là chủ đề hàng đầu trong các cuộc tranh luận nhân kỳ bầu cử tổng thống 2022.

Trong cuộc chiến Afghanistan, thời gian đứng về phía Taliban

Nhà chính trị học Dominique Moisi trên Les Echoscho rằng "Afghanistan là một bi kịch đến từ xa". Từ đầu thập niên 80, chính quyền Mỹ muốn biến Afghanistan thành "Việt Nam của Liên Xô". Washington đã thành công, nhưng nay Afghanistan lại trở thành "Việt Nam thứ hai của nước Mỹ".

Theo tác giả, phương Tây phải trả giá cho sự ngạo mạn và thiếu kiên nhẫn. Một tù nhân Taliban từng nói : "Các vị có đồng hồ, nhưng chúng tôi có thời gian". Tại các nước dân chủ, các nhà lãnh đạo cần kết quả cụ thể và hầu như tức thời.

Bị cuốn theo người tiền nhiệm J.F.Kennedy vào cuộc chiến Việt Nam, tổng thống Lyndon Johnson chọn không ra tái ứng cử năm 1968. Ông Joe Biden khó thể biện minh với cử tri, không phải vì quyết định triệt thoái khỏi Afghanistan, mà vì sự nhục nhã khi ra đi : an ninh của các quân nhân Mỹ lệ thuộc vào IS và "lòng tốt" của Taliban. Phải chăng đó là "sự trở lại của nước Mỹ" ? Ông Moisi cho rằng không nên rơi vào cái bẫy bình thường hóa vô điều kiện với Taliban, vì như vậy là phản bội người Afghanistan thêm một lần nữa.

Việt Nam tháng Tư 1975 : Cuộc di tản ngoạn mục từ Cần Thơ

Về vấn đề di tản, trong bài viết "McNamara, vị lãnh sự Mỹ không bỏ rơi ai ở Việt Nam", Le Figarocho biết ở tuổi 93, nhà cựu ngoại giao theo dõi thảm kịch Afghanistan và nhớ lại cuộc phiêu lưu lịch sử của mình. Tháng Tư năm 1975, chống lại chỉ thị của cấp trên, Terry McNamara, lãnh sự Mỹ ở Cần Thơ, đã cứu hàng ngàn người Việt bị Việt Cộng đe dọa, đưa các cộng sự ra đi bằng đường thủy.

Trong chiến dịch tấn công của quân Bắc Việt mùa xuân năm ấy, các thành phố lớn của Miền Nam lần lượt thất thủ, thủ đô Sài Gòn bị đe dọa. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa thiếu đạn dược trầm trọng, hỗ trợ về logistic và tài chính của Hoa Kỳ không còn, dù được cam kết khi ký hiệp định hòa bình năm 1973.

Người Mỹ âm thầm vạch ra kế hoạch di tản "Frequent Wind" (Gió Lốc), nhằm đưa tất cả công dân Mỹ khỏi Việt Nam, nhưng không báo cho các cộng sự người Việt. Đối với Cần Thơ, ba chiếc trực thăng được dành cho việc di tản 18 nhân viên lãnh sự trong đó có các nhân viên USAID, CIA và 6 thủy quân lục chiến. Nhưng Terry McNamara phản đối, nói với đại sứ Graham Martin ở Sài Gòn là sẽ đưa tất cả mọi người ra đi.

Bằng quan hệ, McNamara tìm được hai chiếc xà lan đổ bộ có sườn chống đạn chắc chắn, loại Mike Boat hay LCM (Landing Craft Mechanized), đưa về Cần Thơ, thận trọng cho đậu cách xa nhau. Cả hai được đổ đầy nhiên liệu, trữ lương thực và đạn dược. Trong suốt tháng Tư, ông lặng lẽ đóng cửa dần 16 chi nhánh ở đồng bằng sông Cửu Long, gởi từng nhóm người Mỹ và Việt ra đi ở Tân Sơn Nhứt theo những chuyến bay của Air America – biệt danh của công ty hàng không được CIA tài trợ, dành cho các hoạt động ở Đông Nam Á. Tổng cộng có 3.000 người, có những gia đình ra đi toàn bộ. Song song đó, ông liên lạc với Hải quân để có được điểm hẹn với một chiến hạm chỗ cửa sông đổ ra biển.

Những "boat people" đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa

Sáng 29 tháng Tư, đài phát thanh quân đội phát ra thông điệp mã hóa về việc di tản khẩn cấp công dân Mỹ "Nhiệt độ ở Sài Gòn là 105 độ và đang tăng lên", cùng với bài hát I’m Dreaming of a White Chrismas (Tôi đang mơ một Giáng sinh tuyết trắng). Ở Cần Thơ, những loạt đại bác bỗng nã vào trung tâm thành phố. Terry McNamara ra khỏi nhà, để nguyên tất cả đồ đạc để tránh nghi ngờ, cùng với những xấp đô la trong bao thư như đền bù cho những người phục vụ. Tại Tân Sơn Nhứt, nhiều trực thăng bị Việt Cộng bắn rơi, hai thủy quân lục chiến tử thương vì đạn moọc-chê.

Lãnh sự Cần Thơ gọi cho Jake Jacobson, người điều phối chiến dịch di tản, báo rằng sẽ ra đi bằng đường sông cùng với nhiều người Việt, không dùng đến ba chiếc trực thăng được phân bố. Dù bị phản đối kịch liệt, rốt cuộc ông thuyết phục được cấp trên. Khi khởi hành, ông ra lệnh tước tất cả vũ khí của hành khách, để tránh những cảnh như đã xảy ra ở Đà Nẵng, Nha Trang.

Rắc rối đầu tiên : Hai khinh hạm của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa áp sát đòi cho quay lại vì nghi ngờ hai chiếc Mike Boat chở lính đào ngũ, nhưng rốt cuộc được ra đi nhờ một cấp trên của họ can thiệp qua bộ đàm. Đi qua một nhóm đảo, rốc-kết của Việt Cộng bắn ra như mưa, thủy quân lục chiến Mỹ bắn trả, may mắn là mưa lớn ập xuống khiến hai bên không còn thấy nhau ở cách 10 mét.

Ra đến điểm hẹn, không có chiến hạm nào chờ đợi : Hải quân Mỹ đã quên họ. Những "thuyền nhân" đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa quyết định vẫn ra khơi. Đến tối, họ được chiếc Pioneer Contender vớt, đây là chiếc tàu được CIA gởi đi di tản nhân viên ở Đà Nẵng. Terry McNamara được coi như người hùng, nhưng ông bị Washington khiển trách vì bất tuân thượng lệnh. Nay thì chuyện cũ với Bộ Ngoại giao đã qua, nhưng không ai tham vấn ông về việc di tản khỏi Afghanistan. Nhà cựu ngoại giao mỉm cười : "Tôi hiểu. Ở Kabul, không cần đến nhà hàng hải".

Đại sứ Pháp tận tụy vì người di tản Afghanistan

Cũng về di tản, một nhà ngoại giao khác được Le Figaro khen ngợi là ông David Martinon. Ông đã phục vụ đất nước đến giây phút cuối, tại vị trí nguy hiểm là đại sứ Pháp tại Afghanistan. Vì lý do an ninh, đại sứ sống một mình không mang theo vợ con, di chuyển bằng xe bọc thép và mang áo giáp chống đạn.

Đại sứ Martinon vừa rời Kabul tối thứ Sáu, khi Pháp kết thúc cầu không vận đã giúp di tản khoảng 100 người Pháp và 2.834 người Afghanistan. Ra được phi trường đã là một thành công vì đại sứ quán Pháp nằm sát Dinh tổng thống Afghanistan đã bị Taliban chiếm.

Thật ra nhờ quan sát kỹ tình hình tại chỗ, David Martinon đã tổ chức cho công dân Pháp và cộng sự người Afghanistan lần lượt ra đi từ tháng Năm, dù phải gánh chịu một số chỉ trích. Cựu đại sứ Pháp tại Mỹ Gérard Araud ca ngợi "thái độ gương mẫu của đại sứ và ê-kíp, làm bổn phận tại chỗ cho đến phút cuối", còn triết gia Bernard-Henri Lévy nhận xét "một vị thuyền trưởng là người cuối cùng rời khỏi con tàu sắp bị đắm".

Thụy My

Published in Quốc tế

Mỹ tiêu diệt một thủ lĩnh Daesh và báo động nguy cơ khủng bố mới

Anh Vũ, RFI, 28/08/2021

Đáp trả vụ khủng bố tại Kabul, quân đội Mỹ ngày 27/08/2021 đã sử dụng máy bay không người lái tấn công trả đũa tiêu diệt một lãnh đạo của nhóm thánh chiến Daesh tại Afghanistan. Cùng lúc, Washington báo động có nhiều khả năng xảy ra tấn công khủng bố mới tại sân bay Kabul.

khungbo1

Mỹ trả đũa bằng drone trên lãnh thổ Afghanistan sau loạt khủng bố tự sát gần phi trường Kabul hôm 26/08/2021. Ảnh vệ tinh chụp sân bay quốc tế Hamid Karzai - Satellite image ©2021 Maxar Technologies/AFP/File

Theo hãng tin Reuters, sau vụ đánh bom khủng bố hôm thứ Năm bên cạnh sân bay Kabul làm 92 người thiệt mạng, trong đó có 13 lính Mỹ, tổng thống Joe Biden đã tuyên bố "trả đũa" nhóm khủng bố. Hôm 27/08/2021 quân đội Hoa Kỳ đã thực thi mệnh lệnh, tấn công tiêu diệt một lãnh đạo của Daesh tại tỉnh Nangarhar, phía đông Afghanistan, gần biên giới với Pakistan.

Lầu Năm Góc khẳng định đã hạ được mục tiêu, tuy không cho biết cụ thể danh tính của lãnh đạo Daesh bị tiêu diệt cũng như nhân vật này có liên quan trực tiếp đến vụ đánh bom khủng bố gần sân bay Kabul hôm 26/08/2021 hay không. Một lãnh đạo của bộ tộc tại Jalalabad thủ phủ tỉnh Nangarhar xác nhận có 3 người chết và 4 người bị thương trong vụ tấn công trên.

Theo quân đội Mỹ, vụ không kích do máy bay không người lái Reaper, cất cánh từ một căn cứ trong vùng Cận Đông tiến hành. Tên lửa đã nhằm trúng mục tiêu là một xe chở lãnh đạo của Daesh và một trong số cộng sự của nhân vật này. Vụ tấn công không gây thiệt hại cho thường dân.

Vài giờ sau đòn tấn công trả đũa này, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ, John Kirby đã báo động khả năng lại xảy ra tấn công khủng bố tại sân bay Kabul, trong khi các đợt di tản đang sắp sửa kết thúc. Washington kêu gọi các kiều dân Mỹ tránh xa "ngay lập tức" khu vực xung gần phi trường Kabul. Mặc dù có báo động, tình hình tại sân bay Kabul vẫn rất hỗn loạn. Trước cửa sân bay vẫn có hơn 5.000 người chờ đợi được vào bên trong sân bay để chạy khỏi Afghanistan.

Theo Bộ Quốc Phòng Mỹ, đã có 111.000 người được di tản trong 2 tuần qua. Nhiều nước, trong đó chủ yếu ở Châu Âu như Tây Ban Nha, Thụy Sĩ hay Pháp đến tối qua 27/08/2021 đã thông báo chấm dứt chiến dịch di tản, trong khi thời hạn cuối cùng quân Mỹ rút toàn bộ khỏi Afghanistan đi đang tới gần.

Anh Vũ

***********************

Hoa Kỳ lo ngại sẽ có các vụ tấn công mới của IS

Anh Vũ, RFI, 27/08/2021

Sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ngày 26/08/2021 trước cửa vào sân bay Kabul, quân đội Mỹ tham gia chiến dịch di tản người Afghanistan vẫn tiếp tục bị đe dọa, bởi những vụ tấn công khác của Tổ Chức Nhà nước Hồi giáo có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tổng thống Mỹ hứa truy quét Daesh. Trong khi đó, nhiều nước phương Tây bắt đầu chấm dứt chiến dịch di tản từ Kabul. 

khungbo2

Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp báo ngày 26/08/2021 tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, về vụ khủng bố ở Kabul, Afghanistan, khiến 13 lính Mỹ thiệt mạng.  AP - Evan Vucci

Tướng Frank McKenzie, chỉ huy trưởng quân đội Mỹ tại Afghanistan cho biết, sau 2 vụ đánh bom hôm qua, quân đội Mỹ được đặt trong tình trạng báo động có thể xảy ra các vụ tấn công khác của IS, không loại trừ tấn công bằng rốc-két vào sân bay hay dùng xe gài thuốc nổ. Tướng Mỹ cho biết Taliban có cộng tác chia sẻ thông tin tình báo với Mỹ về các nguy cơ khủng bố.

Phát biểu trước báo giới chiều qua tại Nhà Trắng, tổng thống Joe Biden hứa tiếp tục truy lùng thủ phạm vụ tấn công, đồng thời ông ra lệnh cho Bộ Quốc Phòng soạn thảo ngay các kế hoạch đáp trả.

Tổng thống Mỹ ra lệnh các công sở Hoa Kỳ treo cờ rũ đến ngày 30/08 để tưởng niệm các binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong vụ khủng bố hôm qua.

Thông tín viên RFI tại Washington Loubna Anaki tường trình : 

"Đúng là một bài phát biểu khó khăn đối với ông Joe Biden. Ông đã nhiều lần rưng rưng nước mắt. Nhất là khi ông gửi lời chia buồn đến gia đình các binh sĩ bị thiệt mạng. Ông đã nhắc tới việc mất mát người con trai của mình vì bệnh ung thư nhưng cũng là người lính đã phục vụ tại Iraq. Ông Biden nói : " Tôi hiểu điều các vị cảm nhận được. Nó giống như ta bị cuốn chìm vào trong một cái hố đen". 

Tổng thống Biden cũng đưa ra một thông điệp cứng rắn đối với những kẻ nhận trách nhiệm về các vụ tấn công khủng bố hôm qua, chi nhánh tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Afghanistan. " Chúng ta sẽ không quên, chúng ta sẽ không tha thứ", tổng thống Mỹ hứa và nhấn mạnh "chúng ta sẽ truy lùng và bắt những người đó phải trả giá" 

Tổng thống cho biết cụ thể đã yêu cầu các chỉ huy quân sự lên các kế hoạch về khả năng trả đũa các lãnh đạo hoặc cơ sở của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Afghanistan. 

Trước diễn văn của tổng thống không lâu, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Afghanistan bảo đảm rằng chiến dịch di tản tiếp tục như dự kiến. Ông khẳng định đang chuẩn bị các phương án đối phó với khả năng có các cuộc tấn công trong những ngày tới. Tướng McKenzie còn cho biết ông vẫn liên lạc thường xuyên với Taliban để họ tăng cường an ninh".

Phản ứng quốc tế 

Ngay sau các vụ đánh bom tại Afghanistan, hôm qua, 26/08, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã triệu tập một cuộc họp các thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An để bàn về tình hình hỗn loạn ở Afghanistan, nhất là nguy cơ khủng bố và khủng hoảng nhân đạo tại nước này. Các quốc gia nhất loạt lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố tại Kabul. 

Anh Vũ

***********************

Daesh nhận trách nhiệm vụ tấn công tự sát ở Kabul

Thu Hằng, RFI, 27/08/2021

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo đứng ra nhận trách nhiệm hai vụ tấn công tự sát và xả súng gần sân bay Kabul, Afghanistan, chiều tối 26/08/2021. Số nạn nhân loạt khủng bố tiếp tục tăng, với 85 người chết và hơn 160 người bị thương, theo thống kê tạm thời ngày 27/08. Đây cũng là loạt tấn công đẫm máu nhất vào quân đội Hoa Kỳ ở Afghanistan từ năm 2011, vì có đến 13 quân nhân Mỹ thiệt mạng.

khungbo3

Ảnh chụp màn hình thông cáo của nhóm Nhà nước Hồi giáo tại Afghanistan nhận là tác giả vụ khủng bố ở Kabul, Afghanistan, ngày 26/08/2021. © Copyright 2021 The Associated Press. All rights reserved.

Nhóm Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K), một chi nhánh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo khẳng định một trong số chiến binh của lực lượng khủng bố này đã đến sát gần "quân nhân Mỹ khoảng 5 mét" trước khi kích hoạt đai thuốc nổ. Ngoài 13 quân nhân Mỹ tử vong còn có 18 người khác bị thương, theo thông báo của Lầu Năm Góc. Phía quân Taliban cũng có ít nhất 28 người thiệt mạng và 52 người bị thương.

Một cựu quan chức Afghanistan cho AFP biết "trong số các nạn nhân còn có rất nhiều phụ nữ và trẻ em. Đa số người dân choáng váng, hoảng sợ". Một số đoạn video trên mạng xã hội cho thấy nhiều thi thể nằm trong một kênh nước. Xe cấp cứu liên tục chở người bị thương đến các bệnh viện ở thủ đô, thậm chí, một số người bị thương được chở bằng xe cút-kít công trường.

Đặc phái viên RFI Vincent Souriau thuật lại tình hình ở Kabul :

"Tối hôm qua (26/08) sau hai vụ tấn công khủng bố, có thể cảm thấy áp lực rất lớn đang đè nặng, đặc biệt là đối với phe Taliban, vì trên nguyên tắc, Taliban là lực lượng duy trì an ninh ở Kabul, họ nắm giữ các trạm gác được cho là nhằm ngăn chặn các mối đe dọa khủng bố.

Họ rất căng thẳng và bị bồi thêm một vụ nổ khác trong đêm. Chúng tôi nghe thấy rõ tiếng nổ đó dù ở cách xa sân bay vài kilomét. Sau đó, người phát ngôn của Taliban đã nhanh chóng trấn an trên mạng xã hội rằng : "Không có gì phải lo sợ". Vẫn theo nhân vật này, vụ nổ mới là do quân đội Mỹ phá hủy một phần thiết bị trước khi rút đi.

Hoa Kỳ nói là có kế hoạch, được thiết kế để tiến hành lúc nguy kịch. Nhưng trên thực tế, có một điểm yếu lớn ngay từ đầu cuộc khủng hoảng này là phải hộ tống được hàng trăm người từ trung tâm thành phố đến sân bay. Cho đến nay, họ vẫn sử dụng xe buýt để chở. Nhưng những chiếc xe này rất dễ bị tấn công, vì khi dừng lại ở cửa vào sân bay, những xe này phải xếp hàng chờ kiểm tra an ninh, để quân nhân Mỹ rà dưới gầm từng xe. Việc này cần thời gian và chính trong lúc này, những kẻ thánh chiến tận dụng để tấn công.

Tôi chưa quay lại sân bay từ tối hôm qua (26/08), nhưng tôi cho rằng lực lượng Mỹ thắt chặt hơn biện pháp kiểm tra an ninh".

Di tản : Mỹ tiếp tục, nhiều nước phương Tây ngừng

Từ ngày 15/08, khi Taliban chiếm được Kabul, các nước phương Tây đã di tản hơn 100.000 người khỏi Afghanistan. Hai nước Anh và Tây Ban Nha thông báo chấm dứt hoạt động sơ tán ngày 27/08.

Trước đó, Pháp cũng cho biết chấm dứt các chuyến bay đưa người di tản khỏi Afghanistan vào tối 27/08, nhưng không loại trừ khả năng kéo dài chiến dịch di tản đến sau thời điểm này, theo lời Quốc vụ khanh đặc trách các vấn đề Châu Âu Clément Beaune sáng nay. Đức cũng thông báo đã đưa hết quân nhân và nhân viên ngoại giao của nước này khỏi Afghanistan vào ngày 26/08. Còn Úc đã hồi hương những quân nhân cuối cùng chỉ một ngày trước khi xảy ra loạt tấn công khủng bố sân bay Kabul.

Thu Hằng

**********************

Phương Tây và Taliban có thể phối hợp chống IS ?

Thu Hằng, RFI, 27/08/2021

Những lời báo động của Mỹ và nhiều nước Châu Âu về nguy cơ khủng bố ở sân bay Kabul đã thành hiện thực. Tối 26/08/2021, tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Afghanistan IS-K đã nhắm vào đám đông hàng nghìn người chờ được di tản để gieo rắc kinh hoàng. Lực lượng Taliban cũng lên án loạt tấn công này.

khungbo4

Quân Taliban canh gác bên ngoài sân bay Kabul, Afghanistan sau các vụ khủng bố ngày 26/08/2021.  AP - Wali Sabawoon

Trả lời đài RFI, nhà nghiên cứu Pháp Adam Baczko, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (CERI), trường Khoa học chính trị Sciences Po Paris, cho rằng có lẽ phương Tây và lực lượng Taliban sẽ hợp tác để chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, đặc biệt sau khi Mỹ và phương Tây rút hết quân khỏi Afghanistan :

"Giữa các nước phương Tây và lực lượng Taliban có chung bận tâm chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo từng dụ dỗ nhiều chiến binh của Taliban đào ngũ. Taliban rất lo lắng về sự xuất hiện của quân khủng bố ở Afghanistan, tương tự như các nước phương Tây.

Chúng ta từng thấy có nhiều lần hợp tác kỳ lạ trên thực tế giữa quân đội của chế độ trước đây, quân Taliban và lực lượng Hoa Kỳ để oanh kích tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Qua đó có thể thấy là trong trường hợp mà hai bên phần nào có chung lợi ích, thì không phải là không thể có những kiểu hợp tác giữa quân Taliban và lực lượng tình báo phương Tây.

Với thời gian, các nước phương Tây cần và họ có một số vũ khí để gây sức ép với Taliban, trong khi lực lượng này cũng cần đến sự trợ giúp của quốc tế và muốn được công nhận. Ngược lại, Taliban tuy có năng lực trên thực địa nhưng cũng ở thế yếu, yếu hơn là chúng ta hình dung khi họ lên nắm quyền. Tôi không đi vào chi tiết, nhưng họ sẽ phải gánh rất nhiều trách nhiệm, phải đáp ứng nhu cầu và trông đợi của người dân. Vì vậy, hiện họ đang ở thế yếu mà phương Tây có thể khai thác".

Thu Hằng

Published in Châu Á

Afghanistan : Khủng bố tự sát của Daesh gần phi trường Kabul

Thanh Hà, RFI, 26/08/2021

Hai vụ khủng bố tự sát đã xảy ra hôm 26/08/2021, tại khu vực gần sân bay quốc tế Kabul, nơi mà các nước phương Tây tiếp tục di tản khỏi Afghanistan. Theo thông báo của Lầu Năm Góc, trong hai vụ nổ này, có 12 lính Mỹ thiệt mạng và 15 quân nhân bị thương. 

khungbo1

Khói trên bầu trời thủ đô Kabul sau hai vụ nổ gần phi trường. Ảnh ngày 26/08/2021. AP - Wali Sabawoon

Còn theo tổng kết mới nhất của phe Taliban, có từ 13 đến 20 người chết và 52 người bị thương. 

Theo giải thích của tướng Kenneth McKenzie, tư lệnh bộ chỉ huy trung ương Mỹ đặc trách Afghanistan, hai quân thánh chiến của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo đã cho nổ bom tự sát ở Abbey Gate, một trong ba cửa vào sân bay quốc tế Kabul, rồi sau đó những quân thánh chiến có vũ trang đã nổ súng vào binh lính và thường dân. 

Bộ quốc phòng Mỹ tuyên bố sẽ trả đũa Daesh. Tổ chức khủng bố này cũng vừa lên tiếng nhận trách nhiệm về các vụ nổ ở Kabul trong một thông cáo do cơ quan tuyên truyền Amaq của tổ chức này phát đi.

Phe Taliban đang cầm quyền ở Afghanistan đã lên án các vụ khủng bố tự sát ở sân bay Kabul, nhưng nhấn mạnh những vụ nổ này xảy ra trong khu vực thuộc "trách nhiệm" của Mỹ.

Trong đêm hôm qua, rạng sáng hôm nay, chính phủ ba nước phương Tây Mỹ, Anh và Úc đồng loạt đưa ra các báo động nguy cơ khủng bố, kêu gọi những người đang chờ được di tản ở sân bay Kabul nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm này.

Mặc dù vừa có hai vụ khủng bố, tướng McKenzie tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tiếp tục chiến dịch di tản vì hiện còn gần 1.000 công dân Mỹ cần phải được hồi hương. 

Thanh Hà

************************

Báo động khủng bố : Mỹ, Anh và Úc kêu gọi người di tản tránh xa sân bay Kabul

Trọng Thành, RFI, 26/08/2021

Nguy cơ sân bay Kabul bị tấn công khủng bố là rất cao. Trong đêm hôm qua, rạng sáng hôm 26/08/2021, chính quyền ba nước phương Tây Mỹ, Anh và Úc đồng loạt đưa ra các báo động, đồng thời kêu gọi những người đang chờ được di tản ở sân bay Kabul nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm này.

khungbo2

Quân nhân Anh hỗ trợ người di tản khỏi Afghanistan đến Luân Đôn, sân bay Kabul, Afghanistan, ngày 23/08/2021  via Reuters – Handout

Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, những ai đang có mặt tại ba lối vào sân bay (gồm cửa Abbeys, cửa Đông và cửa Bắc) phải ngay lập tức rời xa. Luân Đôn cũng kêu gọi những người có mặt tại khu vực sân bay "nhanh chóng tìm được một nơi an toàn và chờ đợi các chỉ dẫn mới. Và nếu có khả năng rời khỏi Afghanistan an toàn bằng các phương tiện khác, hãy ra đi ngay lập tức".

Các thông báo của chính quyền ba nước Mỹ, Anh và Úc không đưa ra thông tin cụ thể về mối đe dọa nào. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn đài Úc 6PR, bộ trưởng quốc phòng Andrew Hastie khẳng định nguy cơ tấn công khủng bố liên quan trực tiếp đến khả năng có mặt của "một kẻ đánh bom tự sát".

Trước đó, trong cuộc họp trực tuyến với các lãnh đạo G7 hôm thứ Ba 24/08, tổng thống Mỹ Joe Biden nêu khả năng tổ chức Nhà nước Hồi giáo Daesh âm mưu tấn công sân bay quốc tế Kabul. Lực lượng Taliban và tổ chức Nhà nước Hồi giáo Daesh, cho dù đều là các phong trào Hồi giáo cực đoan theo hệ phái Sunni, lại là các đối thủ không đội trời chung.

Khoảng 6.000 quân nhân Mỹ hiện bảo vệ an ninh sân bay trong không khí căng thẳng cao độ. Hàng nghìn người Afghanistan đang có mặt tại khu vực sân bay Kabul với hy vọng có cơ hội rời khỏi đất nước, nay đã nằm dưới sự cai trị của Taliban. Hiện tại, còn khoảng 1.000 người Mỹ kẹt lại tại Afghanistan, khoảng 500 người được yêu cầu tới sân bay Kabul trước báo động khủng bố.

Kể từ khi cầu không vận được thiết lập vào ngày 14/08, một ngày trước khi Taliban tiến vào Kabul, bất chấp tình hình tại chỗ gần như hỗn loạn, khoảng 88.000 người đã rời khỏi Afghanistan trên các chuyến bay của Hoa Kỳ và các đồng minh. Khoảng 19.000 người được sơ tán trong hai ngày 24 và 25/08. Nhiều quốc gia như Bỉ và Hà Lan đã chấm dứt chiến dịch di tản. Những chuyến bay cuối cùng sang Pháp sẽ kết thúc vào ngày mai.

Theo ngoại trưởng Mỹ, Hoa Kỳ và Taliban vừa đạt được thỏa thuận để công dân Mỹ và những người Afghanistan nào muốn ra đi được rời khỏi Afghanistan sau ngày 31/08, tức ngày quân đội Mỹ rút hết khỏi Kabul. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin nào về việc ra đi nói trên sẽ được tổ chức như thế nào.

Trọng Thành

Published in Châu Á

Thất bại của Hoa Kỳ tại Afghanistan là dấu hiệu của sự tái định hình địa chính trị. Thách thức lớn giờ không còn là một cuộc chiến chống khủng bố mà là Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhà chính trị học, chuyên gia về Quan hệ quốc tế Bertrand Badie, việc Kabul sụp đổ còn là một sự đại bại của cả nền ngoại giao phương Tây.

thatbai1

Binh sĩ Lữ đoàn 1, Sư đoàn lính dù 82, bảo đảm an ninh sân bay Kabul trong chiến dịch sơ tán ở Afghanistan sau khi Taliban chiếm được thủ đô. Ảnh chụp ngày 25/08/2021.  AP

Khi "người chăn cừu" đối đầu với cường quốc phương Tây

Taliban ngày nay khác xa với Taliban của năm 2001. Tờ Asia Times lưu ý, trong cuộc tiến công thần tốc 4 ngày, Taliban đã chứng tỏ những "người chăn cừu" đã có thể đánh bại Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây. Sự sụp đổ một cách nhanh chóng của chế độ Kabul do Mỹ và phương Tây bảo trợ thật sự là một cú sốc mạnh, một cơn địa chấn địa chính trị toàn cầu. Kabul gợi nhắc lại sự kiện Sài Gòn thất thủ ngày 30/04/1975, một cột mốc quan trọng cho lịch sử thế giới đương đại thế kỷ XX.

Thế nhưng, Bertrand Badie, giáo sư danh dự trường đại học khoa học chính trị Sciences Po tại Paris, trong một chương trình phát thanh trên đài France Culture, lưu ý rằng, thế giới ngày nay chịu nhiều áp lực xã hội, những căng thẳng, các xung đột và cả những bế tắc của xã hội. Các nhà lãnh đạo phương Tây đã lầm lẫn nghĩ rằng chỉ cần phô trương sức mạnh, dùng vũ lực thì mọi việc có thể an bài. "Khi một cường quốc thoái lui, tình trạng thực tế như vốn có của một đất nước sẽ được phơi bày", ông nói, do vậy "mọi cuộc can thiệp của nước ngoài là luôn đi đến thất bại".

Nhà chính trị học này nhắc lại, cuộc can thiệp của Mỹ tại Afghanistan được tiến hành trong bối cảnh mang nặng tư tưởng tân bảo thủ, với một ý tưởng xây dựng điều mà tổng thống thời bấy giờ ông George W. Bush gọi là "Greater Middle East" : Vùng Đại Trung Đông này chỉ sẽ được bình ổn bằng cách đi theo con đường dân chủ hóa mà phương Tây vạch ra.

Giờ đây, khi mô hình đó không còn trụ được nữa thì sự hỗn loạn là điều không thể tránh khỏi. Hệ quả là uy tín của Mỹ, phương Tây, và nhất là NATO đã bị sứt mẻ nghiêm trọng. Vẫn theo ông Bertrand Badie, sự việc còn làm nổi rõ một sự cạnh tranh gay gắt giữa hai nền ngoại giao trong cách tiếp cận hồ sơ Afghanistan.

"Ngày nay, người ta có cảm giác là có một sự cạnh tranh giữa hai kiểu ngoại giao. Nền ngoại giao phương Tây vẫn còn bị đóng khung trong một mô hình hai cực. Đó là một ngoại giao mang xu hướng phe phái, phân loại thế giới, một bên là những nước bạn bè, đồng minh, khách hàng và bên kia là những kẻ thù. Đương nhiên, tầm nhìn này chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại gần như không thể tránh khỏi.

Ở phía đối diện, chúng ta có một kiểu ngoại giao khác đang được hình thành, cũng không mấy gì đạo đức cho lắm, nhưng có thể nói là láu lỉnh hơn, mà tôi gọi là "catch-all diplomacies", đó là một kiểu ngoại giao "không bỏ sót điều gì". Trong một thế giới như hiện nay, cần phải thiết lập các mối quan hệ ngoại giao với tất cả mọi người, với tất cả những gì tồn tại, và phải thỏa hiệp, cố gắng đi xa hơn nếu có thể, theo cách hướng đến một đồng thuận". 

Đây chính là kiểu ngoại giao thực dụng, đang được Nga và Trung Quốc tiến hành. Cả hai nước này lần lượt tiếp đón các phái đoàn của Taliban nhằm tìm cách thiết lập bang giao với Taliban tùy theo mục tiêu chính trị và lợi ích an ninh quốc gia của từng nước. Chuyên gia về Quan hệ quốc tế nhắc lại, chủ nghĩa thực dụng từng được phương Tây áp dụng trong suốt thời kỳ thế giới phân thành lưỡng cực, nhằm mở rộng, củng cố phe phương Tây để đối phó với mối đe dọa từ Liên Xô.

Taliban, Pakistan và phương Tây : Sao đã đổi ngôi ?

Giờ đây, trong bối cảnh này, phương Tây tự hỏi : Làm thế nào cư xử với Taliban ? Có nên nói chuyện với phe nổi dậy này hay không ? Những câu hỏi ít nhiều gây ngạc nhiên cho giới quan sát. Với ông Bertrand Badie, Châu Âu ngày nay rơi vào ngõ cụt. Trước tình hình Afghanistan hiện nay, các nền ngoại giao phương Tây hầu như trong một thế tồi. Họ chẳng có nhiều lá chủ bài trong ván cờ này :

"Ở đây chúng ta có nhiều hình ảnh để mà quan sát. Thứ nhất, phương Tây hầu như vắng bóng tại vùng mà người ta gọi là Đại Trung Đông, như tại Iran, Syria hay Iraq chẳng hạn, trong một chừng mực nào đó, phương Tây gần như không thể nào nhúng tay vào bất cứ chuyện gì. Nếu như trong vòng hai thế kỷ, phương Tây là người giám hộ cho Trung Đông, thì giờ họ không còn có chút trọng lượng nào trong khu vực. Điều này quả thật là đáng lo ngại. 

Yếu tố thứ hai, khi nhìn bản đồ Afghanistan, người ta cũng quan tâm đến các nước láng giềng. Chẳng hạn như Trung Quốc, tuy chỉ có một đường biên giới chung ngắn ngủi nhưng lại ẩn chứa một khả năng tranh chấp to lớn tiềm tàng, bởi vì còn có một tình liên đới giữa Taliban với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, mà với Trung Quốc đây là một trong những mối họa gây bất ổn lớn.

Ngoại trưởng Vương Nghị đã tìm cách xử lý vấn đề này một cách khéo léo, một mặt ông ấy tiếp giáo sĩ Baradar (nhân vật số 2 của Taliban), nhưng mặt khác ông ấy tìm cách dựa vào đồng minh Pakistan, vốn dĩ được cho là đồng minh của Taliban. Đây là một cách thức chơi trò cân bằng. Và như vậy, điều này mang lại cho Trung Quốc một vị thế quan trọng trong khu vực, lớn hơn nhiều so với vị thế của Trung Quốc trước đây và nhất là của phương Tây ngày nay.

Rồi chúng ta còn có 2 hay 3 cường quốc khác trong khu vực, như Iran, cũng đang nỗ lực thiết lập một mối quan hệ đồng thuận với Afghanistan một cách uyển chuyển, nhưng không kém phần phức tạp. Nhất là chúng ta còn có một láng giềng lớn khác nữa, quan trọng không kém, vì đó còn là một cường quốc hạt nhân trong khu vực : Pakistan. Đây là quốc gia đỡ đầu cho Taliban và có thể đóng vai trò nhà trung gian giữa Afghanistan và Trung Quốc, và rất có thể là giữa Afghanistan với các cường quốc phương Tây, do Pakistan cũng có quan hệ truyền thống với nhiều cường quốc phương Tây. 

Điều thú vị ở đây là chúng ta đang chứng kiến cảnh phương Tây, người giám hộ, nước đỡ đầu, ông chủ của ngày hôm qua, nay chỉ có thể bước vào cuộc chơi này qua ngả trung gian của một nhà nước xưa kia từng là nước được che chở như Pakistan chẳng hạn". 

Kabul thất thủ : Lỗi ở Ashraf Ghani ?

Điều hiển nhiên là việc Mỹ triệt thoái quân đều làm Nga và Trung Quốc hài lòng, khi thấy rằng cường quốc số một thế giới giờ không thể nào gây áp lực với hệ thống quốc tế. Nhất là, hình ảnh hỗn loạn tại Kabul còn là một "thảm kịch" cho NATO, minh chứng cho sự bất lực của khối quân sự này trong việc xử lý cuộc khủng hoảng. Thế nên, nhà nghiên cứu chính trị học này cho rằng, người ta khó có thể đổ hết mọi lỗi lầm lên vai ông Ashraf Ghani :

"Trong tình huống này, chúng ta có bên can thiệp, trên thực tế là nước giám hộ, và rồi chúng ta có một chính phủ được dựng lên, được bên can thiệp bảo vệ và chính phủ đó là một nhà nước được che chở.

Theo định nghĩa, một nhà nước được che chở thì không vận hành được, bởi vì một nhà nước được che chở thì bị lệ thuộc, điều đó có nghĩa là nhà nước này luôn trong trạng thái được viện trợ, điều đó cũng có nghĩa là họ được viện trợ những gì họ thấy phù hợp cho họ, cho các nhà lãnh đạo Afghanistan. Bởi vì họ đâu có nguồn thu nào khác, ai cũng ngạc nhiên là quân đội Afghanistan có quân số đông hơn phe Taliban mà hoàn toàn bại trận. 

Cũng theo định nghĩa, các định chế của nhà nước được che chở là những định chế tham nhũng, yếu kém và không thể tự chủ, chẳng có chút năng lực riêng nào, cho nên, việc đổ hết mọi sai lầm lên ông Ashraf Ghazi đáng thương thì cũng hơi khó hiểu.

Điều này quả thật là phi lý, bởi vì ông Ghani chính là kết quả của một kiểu lập luận can thiệp. Ông ấy khá giống với Ngô Đình Diệm, người từng là tổng thống chính phủ miền Nam Việt Nam trong những năm 1960". 

Ngoại giao phương Tây thực sự trong sạch ?

Câu hỏi đặt ra : Ngoại giao phương Tây giờ có thể làm được gì ? Về mặt lý thuyết, mục tiêu của ngoại giao là xử lý các cuộc phân ly, các tranh chấp, căng thẳng hay xung đột. Phương Tây từ bao lâu nay đã hiểu nhầm ý nghĩa của "ngoại giao", khi luôn tỏ ra "xưng bá, xưng hùng", lập bè lập phái. Giáo sư Bertrand Badie lấy làm tiếc rằng, kể từ khi bức tường Berlin sụp đổ, nền ngoại giao phương Tây đã không biết cách thay đổi "phần mềm" của mình để thích ứng với những thay đổi thời đại, mà Afghanistan là một ví dụ điển hình mới nhất : 

"Chúng ta vẫn còn trong kiểu ngoại giao theo phe phái, được cho là một nền ngoại giao vì nhân quyền ; trong khi thực tế lại cho thấy không đúng như vậy, bởi vì trong phe phương Tây, chúng ta thấy có nhiều nhà độc tài như thống chế Sissi của Ai Cập, hoàng thái tử Mohammed Ben Salmane (MBS) của Saudi Arabia, hay như những gì đang xảy ra xung quanh vụ tai tiếng Pegasus.

Tất cả những điều đó cho thấy rõ là đặc tính của nền ngoại giao phương Tây chính là ý chí khẳng định một bản sắc trước đối thủ, chứ không phải là những đức tính.

Thế nhưng, ngoại giao lại là điều ngược lại, không phải là sự tự khẳng định bản sắc của mình trước những kẻ khác, mà là tìm kiếm một đồng thuận với những bản sắc, là sự thỏa hiệp để xây dựng một trật tự quốc tế ổn định".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 26/08/2021

Published in Diễn đàn

Afghanistan : Từ thất bại của "state building" đến cuộc di tản hỗn loạn

Tổng thống Mỹ luôn biện minh "đã hoàn thành nhiệm vụ, không phải là ‘nation building’, mà là đấu tranh chống khủng bố". Theo nhà bình luận Dominique Moisi, lý lẽ này hoàn toàn không vững, vì mục tiêu thứ hai trong một thời gian dài vẫn được coi là điều kiện để hoàn tất mục tiêu thứ nhất. Cựu đặc sứ Pháp Pierre Lellouche nhận định "state building", cùng với nhân dân Afghanistan, là nạn nhân chính trong chiến thắng của Taliban.

ditan1

Một người lính thủy quân lục chiến Mỹ bế trên tay một em bé tại phi trường quốc tế Hamid Karzai, Kabul, Afghanistan. Ảnh của binh chủng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ngày 20/08/2021.  AP - 1st Lt. Mark Andries

Trang nhất của Les Echos hôm nay đăng ảnh tổng thống Mỹ Joe Biden trên một cái nền u ám với dòng tít "Afghanistan, các bài học của thất bại Mỹ". Chủ đề Afghanistan vẫn tiếp tục được các báo Pháp bàn luận ở những trang trong. Về các hồ sơ khác, Le Figaronhận thấy "Ukraine cố đưa Crimea ra khỏi quên lãng"La Croix phàn nàn trước hố sâu ngăn cách các nước giàu nghèo về vac-xin, Le Monde đặt vấn đề liệu có thể đạt được miễn dịch cộng đồng Covid hay không, Libération bàn về tuần lễ làm việc bốn ngày.

Trước hết, tình hình hỗn loạn ở khu vực phi trường Kabul được Les Echosmô tả trong bài "Afghanistan : Di tản trong hỗn loạn", Libérationso sánh tình trạng này như "một chiếc bẫy". Le Figarocho biết số nạn nhân tăng lên ở sân bay Kabul, cònLe Mondenhận xét "Biden đứng trước thử thách di tản người Mỹ".

Chạy đua với thời gian cho cuộc di tản "khó khăn nhất lịch sử"

Một cuộc chạy đua với thời gian đang diễn ra tại phi trường quốc tế Kabul, lối thoát duy nhất khỏi Afghanistan từ khi đất nước rơi vào tay phe Taliban cách đây một tuần. Gần 25.000 người đã được di tản bằng cầu không vận, và sân bay có thể bị đóng cửa trong một tuần nữa : Washington đã ấn định thời điểm triệt thoái toàn bộ là 31/08. Trong khi chờ đợi, 6.000 lính Mỹ canh gác phi trường, ốc đảo an toàn cuối cùng cho các nhân viên sứ quán phương Tây và những người Afghanistan có thể gặp nguy hiểm với Taliban.

Chỉ có các máy bay quân sự mới được hạ cánh xuống phi đạo Kabul. Mỗi ngày, các phi cơ vận tải đưa hàng ngàn người ra đi rồi quay lại chở thêm hàng ngàn người khác, tạo thành một cầu không vận cho "một trong những cuộc di tản quan trọng nhất và khó khăn nhất trong lịch sử", theo Joe Biden. Trên kênh ABC, tổng thống Mỹ nói rằng sẽ di tản tất cả người Mỹ đang có mặt ở Afghanistan – từ 10.000 đến 15.000 người – và tất cả cộng sự địa phương cùng với gia đình, ước tính gần 65.000.

Nhưng người đứng đầu ngành ngoại giao Châu Âu, ông Joseph Borrell nhận định việc đưa 60.000 người ra đi trước cuối tháng này là bất khả, đơn thuần về mặt tính toán. Hoa Kỳ đã di tản 17.000 người trong đó có 2.500 công dân Mỹ đến các căn cứ ở Qatar và Kuwait, quân đội Anh đưa đi gần 4.000 người, Pháp di tản trên 1.000 người sang căn cứ không quân ở Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất với cầu không vận bằng các phi cơ A400M và C130. Chuyến bay di tản thứ năm đã đáp xuống Paris hôm thứ Bảy 21/08.

Tình hình hỗn loạn, máy bay di tản phải về không

Một nguồn tin quân sự cho Libération biết không hề gặp khó khăn gì về phương tiện hay năng lực, nhưng khó nhất là lấp đầy máy bay, vì tình hình phức tạp, nhất là xung quanh phi trường.

Theo Le Monde, hôm thứ Năm 19/08 một máy bay điều từ Romania đã quay trở về với một hành khách duy nhất. Mười sáu người Bỉ hôm thứ Sáu 20/08 được sơ tán sang Pakistan, nhưng chuyến bay quân sự thứ hai của Bỉ đã trở về trống không. Có 169 người Mỹ co cụm trong khách sạn Baron gần phi trường được ba trực thăng quân đội bốc đi, một quyết định được đưa ra tại chỗ, cho thấy tình hình vô cùng phức tạp.

Ba cổng vào được lính Mỹ và Anh canh gác, mỗi ngày đám đông tuyệt vọng mấy chục ngàn người cố gắng tràn vào. Taliban giữ một khoảng cách bên ngoài phi trường, nhưng lại đặt các chốt kiểm soát trên nhiều ngõ vào. Những ai không vượt được các bức tường sân bay phải quay trở về có thể bị những ông chủ mới của Kabul coi là "kẻ chạy trốn" khả nghi.

Khó thể lọt vào cửa ải sân bay

Chính trong vùng đệm giữa các họng súng Taliban và những hàng rào kẽm gai của quân đội Mỹ, diễn ra những cảnh hỗn loạn chưa từng thấy. Các gia đình đầy sợ hãi bị xô đẩy thô bạo mỗi khi có những phát súng chỉ thiên, có tin đồn, hoặc một lối thoát về hướng sân bay được mở ra trong chốc lát. Bộ trưởng quốc phòng Anh Ben Wallace khi trả lời tờ Mail hôm qua tuyên bố không có nước nào di tản được tất cả mọi người nếu Mỹ vẫn duy trì lịch trình.

Đa số các sứ quán phương Tây đã dời vào phi trường, danh sách người Afghanistan xin tị nạn ngày càng dài thêm, nhưng khó nhất là làm sao đến được sân bay. Khoảng 100 quân nhân Pháp được huy động, nhưng chỉ hỗ trợ người ra đi ở quanh khu vực này.

Le Figaro dẫn lời Saifuddin Sepehr, người sáng lập một start-up cho biết đã nhiều lần cố vào bằng tất cả các cổng, nhưng người vợ bị thương khi Taliban bắt đầu nổ súng, con trai 4 tuổi suýt bị đám đông đè bẹp. Rachid, phiên dịch cho nhiều tờ báo, kể lại Taliban dùng gậy gộc và dây xích quất bừa vào dòng người. Theo NATO, có ít nhất 20 người đã thiệt mạng.

Quốc hội Mỹ muốn mở điều trần về Afghanistan

Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết 13 nước đã đồng ý tạm thời nhận những người tị nạn Afghanistan chưa thể đến Mỹ, và 12 nước khác cho quá cảnh, tuy nhiên báo chí Mỹ nêu ra nhiều khó khăn về logistic và hành chính của cầu không vận. Le Monde cho biết, bị mọi phía chỉ trích, Joe Biden đề nghị dời lại các tranh cãi chính trị một khi di tản xong.

Nhưng ngay từ tuần tới, Quốc hội muốn nhiều nhân vật trong chính quyền Biden phải ra điều trần. Tuy đồng thuận về việc rút khỏi Afghanistan sau 20 năm chiến tranh, nhưng cách thức tháo chạy đã làm cả Cộng hòa lẫn Dân chủ bàng hoàng. Hơn nữa nhiều dân biểu, thượng nghị sĩ được các công dân đang tuyệt vọng ở Afghanistan và các hiệp hội cựu chiến binh trực tiếp khiếu nại.

Trong số báo ra ngày 19/08, Wall Street Journal tiết lộ nội dung một bức điện ngoại giao ngày 13/08, cảnh báo nguy cơ Taliban chiếm Kabul một khi quân Mỹ triệt thoái xong vào ngày 31/08. Được hỏi về bức điện này hôm thứ Sáu 20/08, Joe Biden cố làm giảm nhẹ tầm quan trọng, nói rằng có quá nhiều điện tín và đủ loại tư vấn.

Afghanistan, bài học lớn cho phương Tây

Về ảnh hưởng quốc tế của việc Taliban quay lại, nhà chính trị học Dominique Moisi trong bài "Thất bại Afghanistan, một bài học khủng khiếp cần suy ngẫm đối với phương Tây" trên Les Echos cho rằng phương Tây cần phải đoàn kết lại sau sự kiện này.

Một hình ảnh có thể tổng kết thảm kịch Afghanistan : một em bé được đưa lên khỏi hàng rào ở phi trường, giao phó cho một người lính Mỹ. Một bên là hy vọng sống, bên kia là nỗi sợ chế độ toàn trị thần quyền. Cha mẹ đứa bé rõ ràng đã nghĩ "Các vị bỏ rơi chúng tôi, nhưng hãy cho bé một cơ hội, cháu còn quá nhỏ và vô tội".

Có một khoảng cách lớn giữa hình ảnh thực tại và các tuyên bố của tổng thống Mỹ cũng như Taliban. Joe Biden chối bỏ trách nhiệm, muốn viết lại lịch sử - gây sốc về khía cạnh đạo đức và nguy hiểm về chính trị. Còn những phát biểu đầu tiên của Taliban nhằm trấn an, tuy nhiên thực tế cho thấy họ hành động ngược lại. Chỉ có Trung Quốc và Nga tỏ vẻ tin tưởng, nhưng thực ra là đồng lõa.

Suốt cả tuần lễ, tổng thống Mỹ luôn biện minh : "Chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, không phải là ‘nation building’, mà là đấu tranh chống khủng bố". Theo nhà bình luận Moisi, lý lẽ này hoàn toàn không vững, vì mục tiêu thứ hai trong một thời gian dài vẫn được coi là điều kiện để hoàn tất mục tiêu thứ nhất.

Tuy nhiên giờ đây không phải là lúc chỉ trích sự bất nhất của Mỹ, mà phương Tây hơn bao giờ hết, đang trên cùng một chuyến tàu trước tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc và Nga.

Một chiếc tàu không người lèo lái, thế nên Châu Âu cần ý thức về trách nhiệm chiến lược. Châu Âu cần tăng cường quốc phòng, đứng bên cạnh Washington, khi Bắc Kinh và Moskva vẫn luôn muốn chia rẽ. Thất bại thảm hại ở Afghanistan cần phải thúc đẩy phương Tây xích lại gần nhau với những giá trị chung.

Sự phá sản của khái niệm "state building"

Cựu đặc sứ Pháp tại Afghanistan và Pakistan trong nhiệm kỳ tổng thống Nicolas Sarkozy, ông Pierre Lellouche khi trả lời Le Figaro đã nhận định "Thất bại của Mỹ tại Afghanistan đánh dấu sự phá sản của ‘state building’".

Khái niệm "state building", cùng với nhân dân Afghanistan, là nạn nhân chính trong chiến thắng của Taliban. Có cùng nhận định là ông Biden đã nói dối khi phủ định mục tiêu này, ông Lellouche cho rằng cùng với ngọn cờ giải phóng phụ nữ, khái niệm này đã được truyền bá trong dư luận phương Tây cho 20 năm chiến tranh. Những người lính Mỹ và Afghanistan đã ngã xuống, hàng ngàn tỉ đô la được đổ ra nhằm xây dựng một Nhà nước dân chủ.

"State building" - xây dựng các chính phủ dân chủ sau chiến tranh - là khái niệm được đưa ra từ năm 1945, trên những hoang tàn tại các quốc gia bại trận là Đức và Nhật. Riêng ở Đức, những người Mỹ chiến thắng áp dụng nguyên tắc 3D : Démilitarisation (phi quân sự hóa), Dénazification (phi quốc xã hóa) và Démocratisation (dân chủ hóa). Ví dụ ở Đức và Nhật Bản khiến phe tân bảo thủ ở Mỹ cổ vũ cho "state building sau các vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín : kiến tạo các Nhà nước dân chủ để tánh chiến tranh và đối phó với khủng bố.

Tuy nhiên, ông Lellouche cho rằng chỉ là ảo tưởng, khi muốn từ bên ngoài tạo ra một tầng lớp tinh hoa chính trị, nghị viện, tổ chức bầu cử là đủ cho một nền dân chủ hoạt động. Cũng là ảo tưởng khi lập ra các chính phủ trên cơ sở các kế hoạch được soạn thảo từ Châu Âu hay Hoa Kỳ, thường là tách rời khỏi thực tế trong nước. Sự kiện Afghanistan là một đòn nặng cho phương Tây, nơi được cho là tạo dựng các giá trị phổ quát cho các dân tộc trên thế giới.

Mỹ bỏ rơi Afghanistan, Trung Quốc có thể dòm ngó Đài Loan ?

Cũng trên Les Echos, cựu đại sứ Pháp tại Syria, Michel Duclos nhận định việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan là một "đòn đánh vào sự khả tín của Mỹ", và chỉ trong vài ngày, khả năng Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan trong những năm tới bỗng tăng thêm 20 đến 30%. Bỏ rơi Afghanistan khiến Bắc Kinh và Moskva càng tin rằng phương Tây đang suy tàn không thể cứu vãn.

Gánh nặng của việc ổn định Afghanistan liệu sẽ rơi vào Trung Quốc, Nga, Iran, Ấn Độ ? Theo ông Duclos, nếu Taliban im lặng về Tân Cương, phe này có thể trông cậy vào nhiều nhà bảo trợ, nhất là Trung Quốc, Pakistan, Nga, cũng như Assad tại Syria với Nga và Iran. Ông cho rằng sẽ có tăng cường hợp tác Trung Quốc-Nga-Iran, nhưng ba nước này không hẳn sẽ yên lành trong tương lai trước mối đe dọa khủng bố Hồi giáo.

Nhà bình luận Moisi nhấn mạnh, Taliban không hề thay đổi, tuy rằng sau 20 năm họ dường như đã học hỏi được nhiều về truyền thông. Nhưng làm thế nào tin được Taliban sẽ có thái độ cởi mở hơn với phụ nữ trong một Nhà nước Hồi giáo theo luật Sharia, và cứng rắn với Al Qaeda ?

Người Mỹ đã thất bại trong việc thành lập một quân đội và một chính quyền đúng nghĩa, nhưng đã gieo rắc những hạt giống tự do trong xã hội Afghanistan.Taliban khó thể đàn áp hoàn toàn, nhất là vào thời đại cách mạng công nghệ và thông tin, xã hội chưa hẳn tuân phục chế độ mới mà các dấu hiệu kháng chiến ở tỉnh Panjshir là bằng chứng. Sự phức tạp về sắc tộc và địa lý khiến các ông chủ mới có thể thất vọng trong tương lai. Nếu thất bại của phương Tây đã rõ, chiến thắng của Taliban kém rõ ràng hơn.

Taliban trước nguy cơ thiếu tiền

Về mặt tài chính, Le Monde cho biết Taliban đang phải đối mặt với nguy cơ cạn nguồn thu. Viện trợ quốc tế vốn chiếm đến 42% GDP đa số đã bị ngưng lại.

Cho tới trước khi sụp đổ, Afghanistan mỗi tuần đều nhận được một chuyến hàng toàn đô la từ Hoa Kỳ, lấy từ dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Afghanistan (DAB). Chuyến hàng lẽ ra đến nơi vào ngày Chủ nhật 15/08, ngày Kabul thất thủ, đã bị ngưng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng phong tỏa số tiền 450 triệu đô la dự định chuyển đến vào ngày 23/08, Đức lẽ ra viện trợ 430 triệu euro trong năm nay, thông báo tạm hoãn. Viện trợ có thể là công cụ để cộng đồng quốc tế gây áp lực với Taliban, tuy Trung Quốc và có thể là Nga cũng có thể ra tay hỗ trợ.

Theo ước tính của cựu thống đốc Ajmal Ahmady, DAB có dự trữ ngoại hối 9,5 tỉ đô la nhưng hầu hết ở nước ngoài. Số tiền mặt và vàng hiện còn trong két sắt ngân hàng ở Kabul chỉ chiếm 0,1 đến 0,2% tổng dự trữ. Taliban có thể dựa vào nguồn thu lâu nay là buôn lậu heroin và "thuế" đánh vào các cơ sở thương mại. Nhưng nhà phân tích Farzana Shaikh của Chatham House nhấn mạnh, nguồn tiền này dùng cho chiến đấu, hoàn toàn không đủ để một Nhà nước hoạt động. Trong hoàn cảnh hiện tại, Taliban có thể nhanh chóng trở thành một Nhà nước phá sản.

Thụy My

Published in Châu Á

Nhiu năm sau khi hình nh chiếc trc thăng bc người di tn t nóc toà đi s Hoa K Sài Gòn vào ngày cui tháng 4/1975, tác gi Nguyn Tiến Hưng viết cunKhi Đng Minh Tháo Chy k li chuyn Vit Nam Cng hoà đã b bn M b rơi ra sao.

kabul1

Quang cnh dân chờ di tản ti phi trường quc tế Kabul, Afghanistan ngày 15/08/2021.

Trong li nói đu, Tiến sĩ Hưng, người tng là Tng trưởng Kế hoch và c vn cho Tng thng Nguyn Văn Thiu, viết :

"Ngày 10 tháng ba, 1975 quân đi Bc Vit đánh chiếm Ban Mê Thuc. Đến ngày 30/4 đã tiến vào Sài Gòn. Tc đ như vũ bão, vn vn ch có 52 ngày ?

"Không l mt cuc chiến kéo dài ti hai mươi năm, đến khi kết thúc li nhanh như vy ?

"Ri cuc di tn tiếp theo. Trước hết l thi gian di tn, sao nó quá ngn ngi ? Tuy hai cuc chiến năm 1954 và 1975 kết thúc trong nhng hoàn cnh khác hn nhau, ta vn có th hi ti sao khi Pháp rút khi Min Bc, thi gian được quy đnh là 300 ngày.

"Bây gi đến lúc M rút hết khi Min Nam thì không có quy đnh gì hết, cuc di tn ch kéo dài được vn vn năm ngày !".

Hơn 46 năm sau, Hoa K li b rơi Afghanistan sau hai thp niên đưa quân vào nước này đ ri lc lượng Taliban ch mt có 10 ngày đ kim soát toàn b đt nước t mt vài tnh h chiếm được lúc đu.

Tng thng Ashraf Ghani ri đi hôm 15/8, cũng là ngày quân Taliban tiến vào th đô. Hin ông vn gi chc danh Tng thng Cng hoà Afghanistan’ trên tài khon Twitter nơi ông có gn 900.000 người theo dõi. Trước đó vài ngày ông cònhp vi các lãnh đo lưỡng vin quc hi cùng nhng chính tr gia ch cht khác và tuyên b quyết tâm bo v đt nước. Nhng người ng h ông nói ông ra đi đ tránh mt cuc đ máu.

Tôi có mt cu đng nghip trước đây làm ban tiếng Pashto, ngôn ng ph biến th hai Afghanistan sau tiếng Dari, gi làmGiám đc Đài Phát thanh Truyn Hình Afghanistan. Không rõ anh có tin tht không nhưng cho ti tn hôm 14/8 anh cònviết trên Twitter rng "Kabul s không sp đ". Chc danh trên tài khon Twitter ca anh cũng vn là giám đc cơ quan phát thanh truyn hình quc gia. Lâu ri tôi không gi liên h vi anh nhưng cu mong anh và gia đình an lành.

Có l hình nh biu tượng ca s tháo chy khi Afghanistan ca Hoa K s là cnh rt đông người Afghanistan chy theo chiếc phi cơ ca Không lc Hoa K đang lăn bánh ri sân bay Kabul. Hình nh cho thy s hn lon, hong ht và vô t chc ca mt cuc rút quân bng biến thành cuc tháo chy ging Sài Gòn năm nào.

Người dn chương trình ca BBC, Yalda Hakim,đăng video lên Twitter kèm theo bình lun : "Ngoi trưởng Hoa K Antony Blinken nói s mnh Afghanistan đã thành công. Vy tht bi trông thế nào ? #Kabul". Bn thân cô Hakim, năm nay 38 tui, sinh ra Kabul và cha m cô đưa cô ri khi đt nước vào năm 1983 gia lúc Liên Xô giao chiến vi các lc lượng Afghanistan. Lúc đó cô mi vài tháng tui và ba năm sau gia đình được đnh cư ti Úc.

Cho ti nay phía Taliban có v khá khôn khéo v ngoi giao. Người phát ngôn ca h còn gi đin trc tiếp cho cô Yalda Hakim khi cô đang dn chương trình và tuyên b bo v tài sn và tính mng cho người dân. Ông Suhail Shaheen,người có trên 336.000 người theo dõi trên Twitter, cũng nói vi cô Hakim rng Taliban là y t" ca nhân dân.

Nhưng s tháo chy ca người dân Afghanistan cho thy h không tin vào nhng điu ông Shaheen nói. Bn sáu năm sau khi Sài Gòn sp đ, người dân Vit Nam vn phi chu gông cùm tư tưởng ca nhng người cng sn thuc "phe thng cuc". Khó có hy vng vào mt tương lai tươi sáng cho Afghanistan.

Còn đ hiu điu gì có th xy ra sau khi Kabul sp đ, chúng ta có th ngheli k ca c Tướng Lê Minh Đo, người b "ci to" 17 năm sau khi chiến tranh kết thúc : "H tiêu dit chúng tôi mt cách rt là tinh vi, thế gii không biết được đâu. Nhìn qua Pol Pot thy giết, tm máu này kia. Vit Nam ngoài nhìn không thy tm máu nhưng tht s ra máu ca chúng tôi t trong cơ th r xung chân, nó nhim xung đt lan tràn mà không ai thy. Chết đ cách. Đói rét. Đói chết, bnh tt chết, b hành h vì lao đng chết. Ni cái thi tiết khc nghit tôi ng mà tôi phi ly nht trình, cái giy báo đó, tôi qun quanh mình tôi".

Dù có hc được chút ít t cuc chiến Vit Nam nên người M ch mt gn 2.500 binh sĩ Afghanistan so vi trên 58.000 trong Cuc chiến Vit Nam, Hoa K vn mt ln na khiến các đng minh mt nim tin vào h.

Các chuyên gia quân s đã nói rng Hoa K nên gi s quân ít i còn li, t 2.500-3.500, Afghanistan đ duy trì thành qu xây được trong 20 năm qua. Nhưng Tng thng Joe Biden đã quyết rút quân bng được trước k nim 20 năm cuc tn công khng b ngày 11/9/2001 vào Hoa K. Ông s đi vào lch s vi quyết đnh đ li màn tháo chy hn lon th hai trong vòng na thế k ca Hoa K.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 17/08/2021

Published in Diễn đàn

Taliban chiếm phủ tổng thống, tuyên bố chiến tranh kết thúc

Trọng Nghĩa, RFI, 16/08/2021

Lực lượng Taliban hôm 15/08/2021 chính thức tuyên bố cuộc chiến Afghanistan đã kết thúc, sau khi chiến binh của họ tràn ngập thủ đô Kabul, tiến vào dinh tổng thống một cách dễ dàng. Trước làn sóng Taliban, quân đội hầu như không kháng cự.

trangsu1

Quân Taliban tại phủ tổng thống Afghanistan, Kabul, ngày 15/08/2021. AP - Zabi Karimi

Theo ghi nhận của hãng tin Mỹ AP, các chiến binh Taliban được trang bị các loại vũ khí hạng nặng đã tỏa ra khắp thủ đô Kabul, chiếm đóng tất cả các vị trí mà lực lượng an ninh của chính quyền Kabul bỏ trống.

Một nhóm đã tiến vào dinh tổng thống cũng đã bị bỏ trống. Trước đó, tổng thống Afghanistan đã bỏ chạy khỏi Afghanistan, và sau đó đã giải thích trên Facebook là ông ra đi để tránh cho đất nước "khỏi rơi vào tình trạng đổ máu".

Theo hãng Reuters, sau khi giành quyền kiểm soát cơ sở biểu tượng của quyền lực tại Afghanistan, Taliban tuyên bố là cuộc chiến đã chấm dứt. Phát biểu với đài truyền hình Ả Rập Al Jazeera, Mohammad Naeem, phát ngôn viên của văn phòng chính trị Taliban, đã cho rằng "các chiến binh Hồi Giáo đang chứng kiến ​​thành qu ca nhng n lc và sự hy sinh trong suốt 20 năm qua".

Phát biểu với AP, ông Suhail Shaheen, phát ngôn viên đồng thời là nhà đàm phán của lực lượng Taliban, tiết lộ là trong thời gian tới đây, họ sẽ tổ chức các cuộc đàm phán nhằm mục đích thành lập một "chính phủ Hồi Giáo cởi mở và hòa nhập".

Về phần mình, ông Mohammad Naeem cho biết là thể chế của chính phủ mới ở Afghanistan sẽ sớm được làm rõ, nhưng trấn an rằng Taliban không muốn sống cô lập và kêu gọi xây dựng các mối quan hệ quốc tế trong hòa bình.

Lời tuyên bố trấn an được đưa ra trong bối cảnh hàng ngàn người dân đổ về sân bay quốc tế ở Kabul với hy vọng tìm được chỗ trên các máy bay được Mỹ và phương Tây huy động để di tản kiều dân của họ. Hình ảnh và video chia sẻ trên mạng cho thấy đường phố Kabul chật cứng các loại xe của những người đang tìm cách đến phi trường.

Sân bay Kabul lâm vào cảnh hỗn loạn

AFP nói tới "một làn sóng người" đổ đến sân bay Kabul, nay được coi là "ngả đường duy nhất" để rời khỏi Aghanistan, chạy trốn chế độ Taliban. Nhiều video được đăng trên các mạng xã hội cho thấy sân bay Kabul "hoàn toàn hỗn loạn", hàng ngàn người tụ tập chờ đợi ngay trên đường băng, nhiều người, nhất là thanh niên, đu bám vào lan can các lối đi, cầu thang để tìm đường trèo lên máy bay. Tình trạng chen lấn xô đẩy tại sân bay hỗn loạn đến mức quân đội Mỹ, hiện đang duy trì an ninh ở sân bay Kabul, hôm nay 16/08 đã phải nổ súng chỉ thiên cảnh cáo.

Mọi chuyến bay thương mại khởi hành từ hoặc đến thủ đô Aghanistan đều bị hủy, để lực lượng an ninh Mỹ tiến hành công cuộc di tản hàng chục ngàn người Mỹ và các thường dân Afghanistan đã hợp tác với Washington.

Từ New York, phóng viên Radio France Loig Loury cho đài RFI biết thêm chi tiết :

"Theo Lầu Năm Góc, có khoảng 30.000 người cần được di tản gồm các nhà ngoại giao, những người Mỹ hoặc thường dân Aghanistan. Đây là một nhiệm vụ vô cùng lớn đang chờ Mỹ. Lực lượng của Mỹ nay đang dồn đóng ở sân bay Kabul, nằm ở ngoại ô của thành phố bị Taliban kiểm soát từ hôm qua.

Để hỗ trợ các chiến dịch di tản, tổng thống Mỹ đã cho phép điều thêm 1.000 binh lính đến sân bay Kabul. Như vậy là trong vòng 48 giờ tới, sẽ có 6.000 quân nhân Mỹ được triển khai đến sân bay Kabul. Nhiệm vụ của họ, theo bộ Ngoại Giao Mỹ, là tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ hàng ngàn chuyến di tản trong những ngày tới và làm nhiệm vụ kiểm soát các chuyến bay trong bối cảnh hỗn loạn.

Washington khẳng định toàn thể nhân viên ngoại giao của Mỹ đã đến được sân bay Kabul và hàng loạt biện pháp đã được thực hiện để bảo đảm an ninh cho sân bay. Thế nhưng, vẫn còn đó cảm giác về một sự thất bại vô vùng lớn và điều sỉ nhục cho người Mỹ khi bị đẩy ra ngoài vài lúc chỉ cách thời hạn ấn định rút quân khoảng 2 tuần.

Báo New York Times tóm tắt : "Sau 20 năm chiến tranh, mọi chuyện kết thúc cũng không khác gì khi bắt đầu : vẫn là lực lượng Taliban nắm quyền".   

Trọng Nghĩa

***********************

Láng giềng Afghanistan đa số ủng hộ Taliban : Thất bại của Mỹ không tránh khỏi

Trọng Thành, RFI, 16/08/2021

Ngày 15/08/2021, quân Taliban tiến vào Kabul, thủ đô Afghanistan, sau chiến dịch tấn công chớp nhoáng chiếm hơn một nửa số thủ phủ các tỉnh chỉ trong vòng một tuần lễ. Nhiều tiếng nói chỉ trích việc chính quyền Kabul đầu hàng nhanh chóng, và đặc biệt là thất bại của nước Mỹ trong việc hậu thuẫn chính quyền dân cử chống lại phong trào Hồi giáo cực đoan.

trangsu2

Quốc gia Afghanistan nằm ở vị trí chiến lược tại Trung Á.  © Wikipedia

Tuy nhiên, một số chuyên gia và nhà quan sát cho rằng thất bại của Hoa Kỳ tại Afghanistan là điều không thể tránh khỏi do bối cảnh địa - chính trị bất lợi tại khu vực. Hầu hết các láng giềng của Afghanistan, ngoại trừ Ấn Độ, đều ủng hộ phe Taliban, ở các mức độ khác nhau. 

1. Vì sao thất bại của Hoa Kỳ tại Afghanistan là không thể tránh khỏi ?

Đáng chú ý có bài phân tích của giáo sư Natasha Lindstaedt, Đại học Essex, Anh quốc, trên trang mạng The Conversation, cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về cục diện địa – chính trị, dẫn đến thất bại không tránh khỏi của Hoa Kỳ. Bài viết nhan đề "Afghanistan : Thắng lợi của Taliban bất chấp hàng tỉ đô la của nước Mỹ " nhấn mạnh đến vị trí chiến lược của vùng đất Afghanistan tại khu vực Trung Á và Nam Á, với những xung đột nội bộ kéo dài nhiều thế kỷ, cùng các can thiệp thường xuyên của các thế lực bên ngoài trong suốt thế kỷ 20, từ Anh, Liên Xô, rồi tiếp đó là Nga, Mỹ, Iran, Saudi Arabia, Ấn Độ và tất nhiên không thể không kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của Pakistan.

Afghanistan là một quốc gia đa sắc tộc, nơi không có một sắc tộc nào chiếm đa số áp đảo. Hai nhóm sắc tộc lớn nhất, là Pashtun và Dari (tức ngôn ngữ cùng họ với tiếng Iran), chiếm lần lượt khoảng 40% và 25% dân số nước này. Trong suốt chiều dài lịch sử, nỗ lực độc lập của nhiều sắc tộc, trong đó có người Pashtun, đều không thành công.

Theo nhà chính trị học Anh, các can thiệp sâu sắc của nhiều thế lực láng giềng khiến cán cân lực lượng nghiêng hẳn về phía phong trào Hồi giáo Taliban. Hầu hết các láng giềng của Afghanistan, "ngoại trừ Ấn Độ", đều ủng hộ phe Taliban ở các mức độ khác nhau.

Pakistan ủng hộ phong trào Hồi giáo cực đoan Taliban, bởi một mặt họ lo ngại các phong trào ly khai của sắc tộc thiểu số Pashtun, với 30 triệu dân (chiếm khoảng 15% dân số Pakistan), được người Pashtun tại Afghanistan ủng hộ, mặt khác Islamabad muốn có thêm "quốc gia chư hầu", để đối trọng lại với Ấn Độ.

Pakistan đã góp phần quan trọng cho việc Taliban lên nắm quyền lần đầu tiên vào năm 1996. Thông qua vai trò của cơ quan tình báo quốc gia (ISI), chính quyền Pakistan đã tài trợ cho nhiều hoạt động của Taliban, tuyển mộ binh sĩ, cung cấp vũ khí, và hỗ trợ trong các chiến dịch quân sự. Người Pakistan thậm chí đôi khi còn chiến đấu trong hàng ngũ Taliban.

Chính quyền Hồi giáo Iran, cường quốc khu vực, vốn có quan hệ không dễ dàng với Taliban, bởi mâu thuẫn về ý thức hệ tôn giáo. Iran và Hoa Kỳ từng có các hợp tác để ngăn cản các đe dọa từ Taliban trong những năm 1990. Tuy nhiên, quan hệ Teheran và Washington xấu đi nghiêm trọng hai thập niên sau đó đã "trực tiếp" thay đổi thái độ của chính quyền Iran với Taliban. Iran dần dần thừa nhận Taliban, cùng lúc ủng hộ chính quyền Kabul và Taliban, và tìm cách lợi dụng các mâu thuẫn giữa hai thế lực này. 

Quan hệ giữa Nga với Taliban cũng bất lợi cho Mỹ. Ngay từ những năm 1990, chính quyền Nga đã tìm cách củng cố khu vực biên giới phía nam, gần với Afghanistan, để ngăn ngừa các ảnh hưởng của Mỹ. Matxcơva thiết lập quan hệ với nhiều nhóm tại Afghanistan, kể cả với Taliban, bất chấp khả năng Taliban ủng hộ các nhóm khủng bố. Quan hệ Nga – Taliban cải thiện rõ rệt sau khi xuất hiện tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech) vào năm 2015. Trong cuộc chiến chống Daech tại Afghanistan, Nga coi Taliban như đồng minh.

Trung Quốc cũng luôn có quan hệ hữu hảo với phong trào Hồi giáo này. Quan tâm chủ yếu của Bắc Kinh là mở rộng ảnh hưởng sang phía tây, để giành lợi thế về chiến lược với Ấn Độ và Hoa Kỳ.

Chuyên gia Natasha Lindstaedt nhấn mạnh là, nếu như nhiều người lên án tổng thống Joe Biden rút quân, và không làm gì để ngăn cản lực lượng Taliban chiếm quyền, thì căn cứ trên cục diện tương quan lực lượng tại khu vực, rất ít có khả năng Hoa Kỳ có thể làm gì hơn để duy trì được ổn định tại khu vực.

2. Hậu thuẫn của Pakistan với Taliban: Yếu tố quan trọng hàng đầu ?

Theo nhà chính trị học Anh Natasha Lindstaedt, Pakistan đã can dự vào Afghanistan "hơn bất cứ quốc gia láng giềng nào khác". Afghanistan là một vùng đất có ý nghĩa quan trọng đặc biệt với Pakistan. Quan hệ giữa Pakistan và nước láng giềng ngay từ đầu đã xung khắc. Pakistan tuyên bố độc lập năm 1947, Afghanistan là quốc gia duy nhất tại Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu không công nhận quốc gia này. Một trong các lý do chủ yếu là vấn đề biên giới : Kabul từ chối công nhận đường phân định Durand, dài 2.400 km. Đường ranh giới Durand vốn được phân chia vội vã vào năm 1893 (theo thỏa thuận giữa đại diện của đế quốc Anh với một thủ lĩnh tại Afghanistan), đã chia tách một cách võ đoán các khu vực định cư lâu đời của hàng triệu dân thuộc cùng sắc tộc Pashtun, cùng ngôn ngữ.

Lo ngại sự trỗi dậy của các phong trào đòi độc lập của người Pashtun, chính quyền Pakistan chủ trương hậu thuẫn sự trỗi dậy của "bản sắc Hồi giáo" tại quốc gia láng giềng, để làm đối trọng. Về vấn đề này, giáo sư Olivier Roy, Viện đại học châu Âu ở Florence (Ý), một chuyên gia về Afghanistan, trong một bài viết trên La Croix ("Các thế lực nào hậu thuẫn Taliban ?") cho biết cụ thể là, sau bước ngoặt 2001 (khi Hoa Kỳ lật đổ chính quyền Taliban để trả đũa vụ tấn công 11/09) lực lượng Taliban đã có được chỗ trú ẩn an toàn trên lãnh thổ Pakistan.

3. Quan hệ Trung Quốc với Taliban: Có ý nghĩa đáng kể trong thắng lợi của phe này ?

Theo phóng viên kỳ cựu Richard Arzt, kênh truyền hình Quốc Hội Pháp, làm việc lâu năm tại Trung Quốc, về mặt chính thức, cho đến những tuần trước khi Kabul thất thủ, chính quyền Bắc Kinh vẫn tuyên bố ủng hộ chính quyền hợp pháp tại Kabul, nhưng Trung Quốc cũng song song có các đối thoại cấp cao với Taliban. Bắc Kinh ủng hộ bất kể chính quyền nào tại Kabul vì hai mối quan tâm chính: bảo đảm các hoạt động thương mại và kinh tế tại cửa ngõ của con đường giao thương sang phía tây (Trung Quốc và Afghanistan có chung 75 km biên giới), và không để Afghanistan trở thành hậu phương cho các hoạt động của những người Duy Ngô Nhĩ chống đàn áp của Bắc Kinh tại khu tự trị Tân Cương miền viễn tây.

Mối quan hệ tay ba Taliban – Trung Quốc và Pakistan có ý nghĩa đặc biệt. Pakistan vừa là "đồng minh" từ lâu của Bắc Kinh, vừa là thế lực hậu thuẫn cho Taliban. Theo Richard Artz, Islamabad đã gây áp lực để Taliban duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc, để bảo đảm rằng các chủ nhân tương lai ở Kaboul không can thiệp vào số phận của hơn 10 triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi tại Tân Cương, mà giới bảo vệ nhân quyền cáo buộc đang bị đàn áp khốc liệt.

Tuy nhiên, vẫn theo nhà báo Richard Artz, chính bản thân Taliban cũng đã có quan hệ lâu dài với Trung Quốc. Ngay từ những năm 1980, Bắc Kinh đã "ngầm thể hiện thiện cảm" với các lực lượng chống Liên Xô tại Afghanistan. Trong thời gian Taliban cầm quyền tại Afghanistan (1996-2001), Bắc Kinh cũng ủng hộ Taliban một cách kín đáo, đổi lại Taliban không can thiệp vào các cộng đồng người theo đạo Hồi tại Trung Quốc. Bắc Kinh đã hoàn toàn nhắm mắt trước các đạo luật Hồi giáo khắc nghiệt, các xâm phạm nhân quyền của chính quyền Taliban. Trung Quốc tiếp tục hậu thuẫn các thủ lĩnh Taliban ẩn náu tại Pakistan, sau can thiệp của Mỹ năm 2001.

Giờ đây, với chiến thắng của Taliban, Bắc Kinh hy vọng sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ truyền thống hai bên cùng có lợi khá lâu đời này. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cũng chỉ ra rằng : chơi dao có ngày đứt tay. Nhà chính trị học Natasha Lindstaedt ghi nhận : Một vài tuần lễ trước khi sụp đổ, chính quyền dân cử Afghanistan liên tục cảnh báo các quốc gia láng giềng đừng nên "tin tưởng ngây thơ" là Taliban sẽ cải tổ, sẽ giúp cho Afghanistan được ổn định. Với sự thắng thế của Taliban, nhiều thông tin cho thấy, các xâm phạm nhân quyền đang trở nên trầm trọng, và lãnh thổ Afghanistan có nhiều nguy cơ trở thành căn cứ địa cho các băng nhóm khủng bố mới.

Trọng Thành

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 3