Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 14 décembre 2018 18:44

Thì ra Paris xa quá

Lãnh tụ hay nguyên thủ quc gia khi phát ngôn câu gì đều được người dân lắng nghe và chia sẻ. Câu hay được mọi người gật gù, bàn bạc nhựt niềm hạnh phúc được đồng cảm giữa người dân và chính quyền, câu dở bị người ta chê bai, đàm tiếu nhưng đặc biệt nếu câu nói ấy xúc phạm, coi thường quyền lợi hay khinh bị̉t ai đó chắc chắn sẽ trở thành lớn chuyện : nhỏ thì gây sóng gió trên báo chí, mạng xạ̃i, lớn hơn có thể biến thành những cuộc tuần hành chống chính phủ, và nghiêm trọng nhất như trường hợp tại Pháp mấy tuần qua là bạo động, phá hoại và gây thất thoát tài sản quốc gia một cách nghiêm trọng.

paris1

Một "áo vàng" trong biu tình đi l Champs Elysees, Paris, 8 tháng 12, 2018.

Phong trào những người Áo Vàng (Gilets Jaunes) nổi lên chống lại Tổng thống Emmanuel Macron đã từng làm tê liệt Paris và nước Pháp trong thời khắc của bất ổn chưa từng thấy. Hàng trăm ngàn người xuống đường phá hoại hệ thống lưu thông, cướp phá những khu trung tâm thương mại sầm uất nhất nước, đốt cháy những di tích văn hóa nổi tiếng thế giới đã làm nước Pháp bàng hoàng, rúng động.

Tất cả chỉ vì một hai câu nói thiếu kiểm soát của Tổng thống Emmanuel Macron. Trả lời câu hỏi của một người trẻ về băn khoăn của anh trước vấn đề tìm việc ông Macron đã nói : "Việc làm, chỉ việc băng qua đường là có !". Ông Macron không nói lấy được, ý của ông là việc làm của Pháp hàng năm vẫn cần hơn 300 ngàn người tuy nhiên chỉ là công việc nặng nhọc nên ít ai làm. Ẩn ý này bị phản ứng dự̃i vì dân Pháp cho rằng ông đang lên án một thành phần lười biếng, tốn ngân sách quốc gia và đổ̃i cho nhng yêu sách về công ăn vic làm ca qun chúng.

Câu thứ hai ông cho rằng nước Pháp đã bỏ ra hàng đống tiền vô ích vào an sinh xạ̃i mà không làm ai thỏa mãn. Ông ám chỉ những chính phủ trước đã chi cho ngân sách đến 57% dành cho các dịch vụ xã hội trợ cấp đủ loại cho người dân. Đây là số tiền lớn nhất thế giới mà chính phủ Pháp đã bỏ ra nhưng vn không thỏa mãn những nhu cầu của công chúng Pháp.

Câu nói này tuy công bằng nhưng không hợp lúc đã khiến cho sự nghiệp chính trị non trẻ của ông bị thử thách. Khi quần chúng tức giận vì giá xăng leo thang, ông Macron không giải quyết cụ thể và ngược lại dùng biện pháp mạnh coi thường đám đông ở những ngày đầu tiên nên ông bị trả giá. Bài phát biểu dài 13 phút của ông tuy được thông cảm của đám đông nhưng phần còn lại trong những nhóm Gilets Jaunes vẫn chưa hả dạ. Sóng gió tuy đã qua nhưng ông Macron chắc chắn sẽ còn gặp những cơn địa chấn khác nếu những gì ông hứa nhưng không làm tròn.

Cũng là lãnh tụ, nhưng ở Việt Nam thì khác hẳn. Lãnh tụ của đất nước này không gặp bất cứ phản ứng nào của dân chúng khi phát biểu những lời sai trái hay có tính chất mị dân.

Chiều ngày 3 tháng 11, ti Ph Ch tch Tng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng đã gp mt Đoàn hc sinh, sinh viên tiêu biu, xut sc năm hc 2017-2018. Nói với sinh viên ông cho rằng"chưa bao gi chúng ta có được s nghip giáo dc như ngày hôm nay". Câu nói như tát vào mặt người dân bởi sự thật thì sự nghiệp của giáo dục Việt Nam hoàn toàn khác hẳn.

Ông Tổng bí thư cố tình bỏ qua những yếu kém về năng lực lãnh đạo của ngành giáo dục vì bao đời Bộ trưởng cũng chị̉t những tuyên bố rng tuếch, không có chính sách cụ thể và đủ thuyết phục làm cho bộ máy vốn trì trệ lại càng ì ạch thêm. Từ chuyện sách giáo khoa, đến học thêm dạy thêm, từ chuyện bạo hành trong trường học giữa cô thầy giáo và học sinh đến chuyện gian lận thi cử. Sinh viên không được huấn luyện tốt trong khuôn viên đại học nên khi ra trường làm đủ thứ nghề để sống sót còn môn học mà họ theo đuổi bao nhiêu năm trở thành vô dụng. Bộ trưởng nào cũng làm cho có lệ trong thời gian tại nhiệm, bỏ đó cho người khác tiếp tục phá hoại ri tự tâng bốc thành tích của mình và sau cùng là v nhà sng cuc đi "t tế".

Ông Trọng trong vai trò là lãnh đạo cao nhất lại không chịu thừa nhn cái mà người dân đang chịu đựng hết ngày này sang ngày khác. Giáo dc là xương sống phát trin ca mt quc gia và nó luôn luôn được mi chính ph trên thế gii quan tâm hàng đu nhưng dưới s lãnh đo ca ông, thế h sinh viên là tương li ca đt nước được h thng đi hc tôi luyn trong nhng chiếc hp vâng li. Thiếu tư duy lành mnh, không được đi lch li bài hc nhi s và triết hc Mác Lê đã thui cht bao tinh hoa đt nước. Nhng quan quyn ngi trong gung máy có bao nhiêu là thanh niên ưu tú ? Hu như tt c đu là con ông cháu cha, tiếp tc tha hưởng nhng gì mà cha anh h kiếm chác trên lưng người dân mt cách bt minh hết đi Bí thư này sang đi Th tướng khác.

Vậy mà ông ngang nhiên vinh danh th giáo dc vô b y ch thông qua tài năng vâng lời ca mt nhóm sinh viên có thành tích trong Đoàn Thanh niên Cng sn. Ông pht l s tht là ngoài kia cha m các em hc sinh phi cn răng đóng biết bao th l phí đ con em mình kiếm chút ch nghĩa làm hành trang vào đi. Biết bao hc sinh vùng sâu vùng xa phải ln li tìm ch trong hoàn cnh đáng thương. Thiếu trường lp, thiếu cái ăn cái mc, các cháu như nhng sinh vt có chung hơi th vi con người nhưng hoàn toàn không ging vi tr em đng loi nhng vùng đt khác cùng mang tên Việt Nam. Không l ông Tng bí thư, Ch tch nước không có phn lãnh đo nhng nơi này ?

Làm lãnh đạo Vit Nam sướng tht. H không h b chi phi khi phát ngôn, không cn phi lo nghĩ khi nói sai nói di vi người dân min sao nói đúng đường li ca Đng. Mà ông Trng đang đi din cho Đng nên mun nói thế nào chng được, không như ông Tng thng Macron ca Pháp ch sơ sy mt chút đã mang vào thân biết bao phin toái có th mt ghế như chơi.

Thì ra dân Việt Nam ít người biết tiếng Pháp quá nên câu chuyện Paris cháy bng không gây được s phn ng nào trong dư lun ca mt dân tc tng b Pháp đô h c trăm năm ?

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 14/12/2018

Published in Diễn đàn
samedi, 08 décembre 2018 21:39

Những người thích đùa

Ông Tổng bí thư Đảng cộng sản kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kiêm Chủ tịch Quân ủy trung ương Nguyễn Phú Trọng, ông Trưởng ban Tuyên giáo trung ương đảng, Võ Văn Thưởng, và cả báo Quân đội Nhân dân, cơ quan lý luận của quân đội cộng sản Việt Nam, đã đồng hợp xướng biện pháp kỷ luật giáo sư Chu Hảo trong tháng 8 vừa qua là đúng đắn và thích đáng.

hop1

Sáng (1/8), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về kết quả công tác kể từ sau Đại hội lần thứ XII của Đảng, phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Theo ông Trọng, đây không chỉ là biện pháp kỷ luật đối với ông Chu Hảo,là một nhà trí thức tiêu biểu của tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà còn cho các đảng viên cộng sản Việt Nam khác lơ là để mất cảnh giác mà phạm vào trọng tội ‘tự chuyển hóa, tự chuyển biến và suy thoái tư tưởng’.

Sự đồng loạt lên án từ ông Trọng, ban bộ tuyên huấn trung ương vàcác cơ quan truyền thông báo đài quân đội và vô số báo đài quốc doanh khác cũng cho thấy viễn kiến của ông Trọng về cơ nguy mất đảng bắt nguồn từ mầm mống tự chuyển hóa, tự diễn biến, suy thoái tư tưởng trong hàng ngũ quan chức đảng viên là nghiêm trọng. Nó còn tệ hại hơn cả nạn tham nhũng tràn lan trong hàng ngũ quan chức cộng sản và có thể còn hiểm nguy hơn cả loại vi rút ‘hiểm độc, thế giới chưa có thuốc chữa trị’ đã giết chết chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Nhưng với những người dân, đặc biệt là những thành phần trí thức xã hội chủ nghĩa như giáo sư Chu Hảo, chưa bị tuyên huấn của cộng sản làm bại não thì biện pháp này sẽ là nguyên nhân gây tai nạn ‘chuyển hóa’ thêm nữa trong guồng máy đảng.

Chuyển hóa không phải là tội

Ông Nguyễn Phú Trọng kỷ luật giáo sư Chu Hảo vì đã chuyển hóa, suy thoái tư tưởng nhưng không đá động đến nguyên nhân Đảng cộng sản Việt Nam là môi trường bắt buộc phải có chuyển hóa suy thoái tư tưởng. Ông Trọng kết tội hiện tượng nhưng miễn trừ nguyên nhân là bản chất sinh ra hiện tượng.

Mọi sinh vật trong cuộc sống đều chuyển hóa khi bị môi trường tác động. Trừ khi đó là cục gạch hay cục sắt. Một hạt mầm sẽ phát triển thành cây cà, cây đậu… khi có không khí ẩm, ấm và đất dinh dưỡng. Hoặc ngược lại, nó sẽ bị thui chột hay chết ngay từ trong lòng đất. Đó là quy luật phát triển của mọi sinh vật, kể cả con người. Sự chuyển hóa vì thế không phải là tội. Điều kiện môi trường mới là chính phạm. Kết tội sự chuyển hóa vì thế là kết tội một quy luật tự nhiên.

Sau hơn 70 năm toàn trị miền Bắc và 40 năm khống chế người miền Nam, Đảng cộng sản của ông Trọng đã thể hiện lạnh lùng một giáo điều trung tâm của chủ nghĩa cộng sản. Họ quan niệm chính quyền là ‘một dụng cụ đàn áp và bóc lột của giai cấp thống trị’ ; họ bất chấp lý luận, điều Thiện/Ác và cả luật pháp để thu tóm ‘mọi lợi quyền ắt phải về ta’. Lenin đã từng khẳng định : "chính quyền cách mạng là chính quyền do giai cấp vô sản giành được và giữ lấy, chính quyền này không hề bị ràng buộc bởi bất cứ một luật pháp nào" (1). Ông đã tùy tiện trong lý luận và áp dụng lý luận tùy tiện vào thực tiễn xã hội. Hệ quả đưa đến là một nước Việt Nam ‘không chịu phát triển’ như hôm nay. Môi trường đảng như thế bắt buộc tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa như giáo sư Chu Hảo phải chuyển hóa. Không chuyển hóa mới là lạ.

Sự ra đi của giáo sư Chu Hảo không làm ai ngạc nhiên. Những trí thức xã hội chủ nghĩa còn ở lại trong đảng mới đáng sự kinh ngạc.

Lý luận tùy tiện, tiền hậu bất nhất

Báo Quân đội Nhân dân, trên mục chống diễn biến hòa bình phát hành ngày 11/11/2018, có lời kết tội nghiêm túc nhất khi lý luận dựa theo theo quy định hay nội quy của Đảng cộng sản Việt Nam. Tác giả Hà Thành (2) đã viện các ‘Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã quy định về tiêu chuẩn đảng viên phải Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Ðảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ thị của Ðảng, pháp luật của Nhà nước ; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Ðảng’…

Đã là đảng viên của một tổ chức đương nhiên có bổn phận phải tuân hành các nội quy của tổ chức, trừ khi đã rời bỏ tổ chức, điều này không ai chống chế được. Kể cả các tổ chức tội phạm, tống tiền, rửa tiền, khai thác cờ bạc, rượu chè, mại dâm như đảng Mafia của Ý chẳng hạn, họ cũng có những đảng quy mà đảng viên phải tuân theo. Không cứ gì Đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng đảng quy cộng sản Việt Nam thì như thế, còn chuyện áp dụng thì đảng ta nói một đường làm một nẽo.

Nhà nước cộng sản Việt Nam là thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc từ những năm 1976. Tổ chức Liên Hiệp Quốc có trên 200 thành viên với mục đích chính là cổ động hợp tác quốc tế giữa các thành viên và bảo vệ trật tự thế giới. Xương sống kết tụ mọi thành viên là Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ cập năm 1948 trong đó yêu cầu mọi thành viên phải tôn trọng, bảo vệ và phát huy quyền con người. Những quyền đã được các thành viên long trọng ký kết tôn trọng, là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do kết hợp thành tổ chức, tự do ứng cử và bầu cử và các quyền tự do thân thể, không bị tra tấn v.v. Báo Quân đội Nhân dân sẽ lý luận như thế nào khi chính nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vi phạm tàn tệ những quy định này tổ chức Liên Hiệp Quốc ? Tiền hậu bất nhất, lý luận tùy tiện, há miệng mắc quai, phải đưa đến sự chuyển hóa không tránh được từ các thành viên.

Mới đây nhất, Đảng cộng sản Việt Nam đã ráo riết vận động quốc tế để được Hội đồng Châu Âu xem xét thuận lợi cho Việt Nam ký kết gia nhập tổ chức EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu). Việt Nam tha thiết xin gia nhập thị trường gần 300 triệu người tiêu thụ có tiền rủng rỉnh trong túi để có thị trường xuất cảng hàng hóa sang Châu Âu, tăng thu ngoại tệ và giảm bớt sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc như hiện trạng. Nhưng các lý thuyết gia của báo Quân đội Nhân dân chưa biết trước được nội dung của Nghị quyết 2018/2925 (RSP) của Nghị viện Châu Âu ngày 15 tháng 11 năm 2018 mới ‘lên gân’ lý luận đảng viên phải chấp hành quy định của tổ chức (3).

Bản Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu đã lên án toàn bộ những vi phạm về Nhân quyền trong chế độ toàn trị của cộng sản Việt Nam mà người đọc cảm thấy xấu hổ và tủi nhục. Muốn làm thành viên của Hiệp định thương mại FVTA nhưng cộng sản Việt Nam đã không chấp hành những nội quy làm nên tổ chức này. Đảng cộng sản Việt Nam đã tùy tiện áp dụng sự trói buộc của một đảng quy. Một tên lưu manh muốn ăn xôi nhưng không chịu bị đấm. Hành động này lại tạo thêm nguyên nhân đưa đến sự chuyển hóa tư tưởng.

Củng cố nền tảng tư tưởng ?

Người tỏ ra có trách nhiệm nhất trong vụ kỷ luật giáo sư Chu Hảo là ông Trưởng ban tuyên huấn trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Võ Văn Thưởng. Ông Thưởng không chỉ lên án suông ông Hảo mà còn đề nghị biện pháp ngăn chặn suy thoái tư tưởng trong tương lai. Trong phần phát biểu kết luận của buổi học tập chính trị online ngày 23/11/2018 trên toàn quốc, được nói là có trên 400.000 cán bộ tham gia, ông Võ Văn Thưởng cho rằng "lười học Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước là một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị".

hop2

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu kết luận Hội nghị (Ảnh : Thu Hằng)

Như vậy, học tập chủ nghĩa Mác Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ củng cố nền tảng tư tưởng đảng viên và làm đảng viên hết suy thoái tư tưởng ? Nhưng chủ nghĩa Mác-Lê nin là gì và tư tưởng Hồ Chí Minh là gì mà ông tuyên giáo Thưởng tin tưởng đến thế ?

Chủ nghĩa Mác-Lê đã bị chính ông Marx chôn cất tử tế từ thập niên 1880. Chính xác là năm 1875 tại thành phố Gotha, trong kỳ đại hội của Đệ nhất Quốc tế cộng sản. Ngay từ năm 1872 khi ông Marx nhìn nhận ‘ở những nước như Mỹ và Anh, người công nhân có thể tranh đấu để đạt mục tiêu bằng phương thức ôn hòa’ ông đã mặc nhiên phủ nhận đấu tranh bằng bạo lực vốn là xương sống của đấu tranh dành chính quyền của giai cấp chuyên chính vô sản. Đến năm 1875, khi đảng Dân chủ Xã hội Đức chủ tọa đại hội tại Gotha chính thức chọn lựa đường lối đấu tranh hợp pháp để giành chính quyền, chủ nghĩa Marx coi như đã cáo chung (1).

Ông Lê-nin đã ngoan cố thử nghiệm lại chủ nghĩa cộng sản của Marx bằng những cuộc cách mạng bạo động để cướp chính quyền trong thế kỷ 20... Chủ nghĩa cộng sản thành công ở một số nước như Nga (là một nước nông nghiệp, chứ không phải tư bản) và một số nước ở Đông Âu nhưng như ta đã thấy, thảy đều sụp đổ cuối thế kỷ vừa qua. Thử nghiệm của ông Lê-nin đã làm chết khoảng 300 triệu người.

Đến hôm nay Trưởng ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng lại kêu gọi củng cố nền tảng tư tưởng Mác-Lê chống suy thoái tư tưởng thì không khác gì hô hào vỗ béo một con ngựa đã chết và tiến lên thúc roi con ngựa để nó vượt Trường Sơn đi cứu đảng.

Còn tư tưởng Hồ Chí Minh ? Theo tài liệu của cố Giáo sư Tôn Thất Thiện mà ông Vũ Quang Ninh viết lại và đăng trên báo Tổ Quốc tháng 11 năm 2009, ông Nguyễn Văn Trấn, tác giả ‘Viết cho Mẹ và Quốc hội’, một đảng viên cộng sản thâm niên, đã hỏi ông Hồ Chí Minh về tư tưởng chỉ đạo Đảng cộng sản Việt Nam, ông Hồ Chí Minh đã khiêm tốn : ‘"Không, tôi chẳng có tư tưởng gì, ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê. Tôi chỉ có phương pháp để giải quyết thỏa đáng từng vấn đề của ta. Chớ còn tư tưởng là quan niệm về vũ trụ, về thế giới và xã hội con người thì tôi là học trò của Mác, Ăng-ghen, Lê-nin, chớ làm gì có tư tưởng ngoài triết học Mác".

Khốn thay, các trưởng ban Tuyên giáo trung ương thời ấy và cho đến thời ông Võ Văn Thưởng bây giờ đều không tin là ông Hồ Chí Minh không có tư tưởng. Họ dứt khoát là ông Hồ Chí Minh có tư tưởng, có điều ông này đã giấu biệt tư tưởng ở một nơi nào đó mà ‘cách mạng’ chưa tìm ra ! Việc ông Thưởng kêu gọi học tập tư tưởng Hồ Chí Minh tạm thời chỉ là khẩu hiệu, chờ đến khi tìm ra tư tưởng của ông Hồ, ban tuyên giáo mới phát huy học tập cụ thể các tư tưởng ấy để chống suy thoái.

Ông Nguyễn Phú Trọng cảnh cáo nguy cơ suy thoái tư tưởng chính trị trong đảng viên bằng cách kỷ luật quy luật phát triển của vạn vật. Cơ quan lý luận của quân đội cộng sản Việt Nam liệt kê đảng quy như một bổn phận và trách nhiệm của đảng viên phải tuân hành, trừ Đảng cộng sản Việt Nam. Đến ông tuyên giáo Võ Văn Thưởng thúc roi con ngựa đã chết để tấn công tệ nạn chuyển biến tư tưởng trong đảng. Người ta nói trong một gia đình nếu thằng nhỏ nó có lú thì còn có thằng chú nó khôn.

Trong gia đình cộng sản trị hiện nay, xem ra từ thằng nhỏ đến thằng chú đều…, nói cho lịch sự một chút, là những người thích đùa.

Sơn Dương

(08/12/2018)

(1) Nguyễn Gia Kiểng, Nhìn lại chủ nghĩa Mác-Lê.

(2) Đảng cộng sản Việt Nam đã hết giai đoạn hoạt động bí mật, đường đường xuất hiện trên công xa, mang giày bóng, mặc áo vét, kẻ hầu người hạ… mà các ông vẫn dùng bí danh, còn ‘nhát’ hơn cả blogger trên các mạng xã hội hiện nay

(3) EVFTA : Nghị Viện Châu Âu vừa gửi thông điệp gì cho Việt Nam ?

Additional Info

  • Author Sơn Dương
Published in Quan điểm

Ông Trọng, với cuộc bỏ phiếu vào ngày 23/10/2018, đã chấm dứt chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước do hai người đảm nhiệm.

npt1

Chiều 23/10, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tuyên thệ nhậm chức tại Quốc hội

Đây không phải lần đầu tiên, trước đó vào giai đoạn 1951 – 1969 và nửa cuối năm 1984, Hồ Chí Minh và Trường Chinh đã từng chạm tay vào. Nhưng ông Trọng còn làm được hơn, ông vừa là Chủ tịch của Ủy ban Quân sự Trung ương, vừa là người đứng đầu Ủy ban Trung ương về Công an.

Với sự tập trung quyền lực như vậy, thật hấp dẫn khi gọi ông Trọng với cái tên ‘Tập Cận Bình phiên bản Việt Nam’. Nhưng nếu so sánh, sẽ dễ dẫn đến hiểu lầm tai hại. Bởi giấc mơ của Tập là làm cho Trung Quốc vĩ đại trở lại (và vượt qua cái bóng của Mao), còn Trọng thì tìm cách chữa bệnh cho tổ chức đảng (Đảng Cộng sản Việt Nam). Tập thì đã được ghi nhận về việc không giới hạn nhiệm kỳ, nhưng Trọng thì phải đối mặt với cuộc bầu cử kế tiếp vào năm 2021.

Trong nước, nếu so sánh Trọng với Lê Duẩn hay thậm chí là Nguyễn Tấn Dũng, thì càng tai hại hơn, vì Trọng thiếu một sự năng động và ảnh hưởng rộng rãi (?).

Và vì thế, chế độ độc quyền mới của Trọng dường như chưa dẫn đến bất kỳ sự thay đổi lớn nào trong nền chính trị Việt.

Là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Trọng chiến đấu nhằm chống lại chủ nghĩa tham nhũng và chủ nghĩa tự do. Với cương vị Chủ tịch nước, Trọng chỉ đơn giản là tăng cường cuộc chiến trên cả hai mặt trận, và ít nhiều gây ra nhiều chính trị độc đoán hơn.

Chiến dịch chống tham nhũng được Trọng đưa ra vào năm 2011, trước Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là ngồi trên đỉnh của mạng lưới các quan chức tham nhũng. Dũng sau đó bị áp lực phải thoái lui sau Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/2016). Và từ đó, gần 60 quan chức cấp cao cũ và hiện tại đã bị khiển trách.

Nhưng…

Nhưng cũng trong cuộc ‘vận động’ của Trọng, có rất ít quan chức mất ghế, thay vào đó, nhiều người chỉ đơn thuần là bị cảnh cáo hoặc khiển trách, trong khi nhiều người khác bị tước chức danh mà họ không còn đảm nhiệm nữa. Trong số 16 thành viên Bộ chính trị, chỉ có bốn đang có chức vụ, còn 12 người còn lại đã nghỉ hưu.

Mặc dù tham nhũng như ‘ngứa ghẻ’, nhưng đến nay chỉ có một thành viên Bộ Chính trị và một bộ trưởng đang bị sa thải. Trọng đã cảnh báo rằng giai đoạn tiếp theo của chiến dịch sẽ giải quyết một vài trường hợp 'tham nhũng nhỏ' liên quan đến các quan chức cấp thấp hơn, một chỉ dấu xác nhận về tính biểu tượng của cuộc chiến đốt lò (?).

Trong khi than thở rằng ‘tham nhũng đang đe dọa sự sống còn của chế độ’, Trọng tin rằng ‘suy thoái chính trị’ thậm chí còn nguy hiểm hơn. Hai tuần sau khi được đề cử làm chủ tịch, một cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành khiển trách cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Hảo. Và Hảo đã nhanh chóng rời bỏ đảng.

Là một người ủng hộ cải cách thể chế và là trí thức, Hảo đã đi tiên phong xuất bản những tác phẩm nói về sự tự do tư tưởng. Hảo bị tuýt còi vì ‘sự vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của đảng’ và ‘nói và viết không chính thống’. Trường hợp của Chu Hảo là minh họa cho chương trình nghị sự chống chủ nghĩa tự do của Trọng .

Vị trí của Chủ tịch cũng sẽ gia tăng vai trò của Trọng trong các vấn đề đối ngoại. Mặc dù là một nhà tư tưởng chức vụ, Trọng đã học được cách thực dụng hơn khi bước ra ngoài để tương tác với các đối tác nước ngoài. Ông có thể thậm chí còn thực dụng hơn trong chính sách đối ngoại khi đội chiếc mũ ít ý thức hệ của Chủ tịch nước.

Trọng sẽ tiếp tục giữ sự cân bằng trong quan hệ Việt Nam giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, xa hơn một tí - nhưng không quá xa – và Trung Quốc thì gần hơn - nhưng không quá gần - với Hoa Kỳ. Và ông sẽ tiếp tục đảm bảo hành động cân bằng này thông qua các mối quan hệ đang gia tăng với Ấn Độ, Nhật Bản và Nga và các nước thành viên ASEAN.

Hai năm tiếp theo của chính trị Việt Nam sẽ mang dấu ấn của Tổng Bí thư và Chủ tịch Trọng. Chế độ của ông sẽ giảm mạnh về cả tham nhũng và chủ nghĩa tự do, nhưng không chắc rằng điều này sẽ mang lại bất kỳ thay đổi chính trị đáng kể hoặc dài hạn nào.

Alexander L Vuving, APCSS

Hoa Nghi dịch tóm lược

Nguyên tác : Vietnam’s new power monopoly, East Asia Forum, 05/12/2018

Nguồn : VNTB, 07/12/2018

Alexander L Vuving là Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương.

 

Published in Diễn đàn

Bài viết này sẽ không đề cập đến ông Nguyễn Phú Trọng nếu như ông không giữ chức vụ Chủ tịch nước (người đứng đầu Nhà nước), và ông không tuyên bố : Về mặt chính trị, suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế.

hoc1

Tổng bí thư, Chủ tịch nước : "Suy thoái về chính trị còn nguy hiểm hơn kinh tế"

Nếu đặt câu nói này của ông Chủ tịch nước vào trong ngôn ngữ của học thuyết Cộng sản, mà người sừng sỏ và cách mạng nhất là V.Lenin, thì ông Nguyễn Phú Trọng xứng đáng là một học trò tồi nhất, quan liêu nhất và ấu trĩ nhất.

Vì sao ?

Trong tác phẩm kinh điển của V.Lenin về "Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác", Lenin tuyên bố rõ ràng rằng : Nhận thức của con người phản ánh giới tự nhiên đang tồn tại độc lập đối với con người, nghĩa là phản ánh vật chất đang phát triển, thì sự nhận thức xã hội của con người (nghĩa là các quan điểm và học thuyết khác nhau về triết học, tôn giáo, chính trị,...) cũng thế, nó phản ánh chế độ kinh tế của xã hội. Các thiết chế chính trị đều là kiến trúc thượng tầng, xây dựng trên một cơ sở kinh tế.

Nếu chúng ta hiểu đúng quan điểm của V.Lenin, thì nhận thức chính trị lên phải gắn liền với chế độ kinh tế và ngược lại. Không có cái gọi là "suy thoái" một nửa, và cũng không có cái gọi là suy thoái nguy hiểm hơn, bởi sự phản ảnh giữa chế độ chính trị và chế độ kinh tế là tương tác nhau, là quan hệ hai chiều.

Mặc khác, V. Lenin cũng xác nhận rõ ràng rằng, chính trị phải xây dựng trên cơ sở kinh tế, không thể có cái gọi là vững mạnh chính trị trên cơ sở kinh tế bị suy thoái được.

Hiểu được vấn đề kinh tế mới ràng buộc sự thống trị về mặt chính trị được. Còn ngược lại, gia tốc cho chính trị mà bỏ rơi kinh tế, thì nó đưa đến mô hình xã hội siết cổ, một lò áp suất dễ dàng bùng nổ.

Khi ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra quan điểm này, hoặc là ông đánh giá quá cao cuộc chiến đốt lò của ông, hoặc ông tự tin vào mô hình Venezuela, một mô hình siết chặt chính trị nhưng bung bét kinh tế, tuy nhiên chế độ đó lại dựa trên nguyên tắc "còn sống hay là chết" để đàn áp người dân. Ông Trọng cũng quên rằng, bài học của Đổi mới 1986 chính là, siết chặt chính trị và giáo điều chính trị chỉ tạo ra khủng hoảng ; cởi mở tư duy chính trị và mở rộng cơ sở cho phát triển kinh tế mới tạo khả năng "đang phát triển".

Một Chủ tịch nước đưa ra tuyên bố rất giáo điều, trong khi người đồng chí của ông là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày đêm nghĩ về việc tăng trưởng, và làm sao Việt Nam có thể cất cánh bay lên.

Kinh tế là chủ đạo

Về phía quốc tế, Giám đốc World Bank Việt Nam trong một chia sẻ với giới truyền thông Việt Nam, về những động lực tăng trưởng mới cho Việt Nam. Ông Ousmane Dione cho biết, cần phải chú ý tới thúc đẩy khối tư nhân và cải cách các thể chế lõi của nhà nước dưới công thức T.I.P : Công nghệ (Technologies), Thể chế (Institutions) và Con người (People).

Công nghệ cần sáng tạo, và sáng tạo đến từ nhiều điều kiện của bối cảnh, trong đó có cả một nền giáo dục cởi mở. Hiểu đúng là, con người hay công nghệ phải được ươm mầm trong khuôn thể chế, nơi mà "thị trường hoàn chỉnh" để phân bổ nguồn lực hữu hiệu cho nền kinh tế.

Cách mạng 4.0 là liều thuốc cho con bệnh chế độ, Đảng của ông Chủ tịch nước có cầm quyền dài hơi hay không thì phụ thuộc vào cách ông xây dựng nền kinh tế như thế nào. Bởi chế độ cầm quyền ra sao phản ánh nền kinh tế như thế nào, nhưng cầm quyền đến thời hạn nào, thì phải dựa vào nền tảng kinh tế phát triển ra sao. Nếu tư duy kiểu "suy thoái kinh tế" không quan trọng, thì vận mệnh của chế độ cầm quyền lúc này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc, như một chỗ dựa chính thống.

Trung Quốc, nước tự cho là bá chủ có thể thay thế Mỹ trong những năm dưới thời Tổng thống Obama giờ đây đang khốn khổ bởi cuộc chiến thương mại đến từ Mỹ. Và khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu buộc phải mua hàng Mỹ, cắt giảm thuế cho hàng Mỹ vào thị trường Trung Quốc để giảm nhiệt chiến tranh thương mại, Bắc Kinh lập tức đồng ý.

Vì sao ?

Vì ông Tập Cận Bình khôn ngoan khi biết rằng, nếu chiến tranh thương mại kéo dài thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ rơi vào khủng hoảng. Khi kinh tế khủng hoảng, thì ngay cả sự ghi nhận Chủ tịch không nhiệm kỳ trong Hiến pháp cũng không cứu được ông ta. Hoặc bị "đồng chí" hạ xuống, hoặc khủng hoảng khiến người dân "chết đói" và nổi dậy.

Ông Nguyễn Phú Trọng liệu có nên "học tập" ông Tập Cận Bình về kinh tế ?

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 06/12/2018

Published in Diễn đàn

Từ sau Đại Hội 12, khi phát động chiến dịch "chống tham nhũng" với khẩu lệnh "việc cần làm ngay" vào tháng Sáu, năm 2016 và đặc biệt từ sau vụ chỉ đạo bắt Ủy viên Bộ Chính Trị Đinh La Thăng vào tháng Mười Hai, năm 2017, dù đằng sau cái tên Nguyễn Phú Trọng đã dần mất đi biệt danh "lú" nhưng cách nói năng của ông ta vẫn hầu như giữ nguyên phong cách chân phương dân dã. Nó bao gồm cả lối nói vo, mà đã tạo nên một vệt logic nếu muốn phân tích và dự báo về chuỗi hành động chính trị tiếp nối của nhân vật này.

chong1

Võ Kim Cự (phải), nhân vật bị coi là mang Formosa vào Việt Nam, và là tay chân của Nguyễn Phú Trọng đã "hạ cánh an toàn". (Hình : Getty Images)

Từ quá khứ đến hiện tại

Đã có một sự thay đổi đáng chú ý, nếu không muốn nói là thay đổi lớn, trong phát ngôn về "chống tham nhũng" của Nguyễn Phú Trọng trong thời gian cuối năm 2018, đặc biệt sau cái chết bất ngờ và đầy nghi vấn của Trần Đại Quang vào tháng Chín, năm 2018, có thể được xem là mốc khởi xướng "giai đoạn 3 đốt lò" của "Tổng chủ" Nguyễn Phú Trọng.

"Thực tế những vụ vừa qua ai cãi được không và tại sao được dân đồng tình như thế. Đây là bài học rút ra để làm tiếp. Các cử tri cứ yên tâm không bao giờ chùn lại, chùng xuống hay mệt mỏi. Ai nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm" – đại biểu quốc hội Nguyễn Phú Trọng "báo bài" trong một cuộc tiếp xúc cử tri tại hai quận Tây Hồ và Ba Đình thành phố Hà Nội vào ngày 24 tháng Mười Một, 2018.

Một lần nữa trong khá nhiều lần, ông Trọng "lên gân" về tương lai công cuộc "đốt lò" của ông ta.

Nhưng đã hoàn toàn biến mất hai khái niệm "chống tham nhũng cần phải nhân văn" và "mở đường cho người ta tiến" trong phát ngôn trên của Nguyễn Phú Trọng, nếu so sánh với những phát ngôn về cùng chủ đề của chính ông ta trước đó.

"Ai đã trót nhúng chàm thì sớm tự giác gột rửa" và "mở đường cho người ta tiến" là những phát ngôn đượm nét xuôi xị của Tổng bí thư Trọng trong một cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội sau Hội nghị Trung ương 7 vào tháng Năm, 2018, cho dù ông Trọng vẫn không quên dùng bổ túc từ "lò đã nóng rực".

Tại Hội nghị Trung ương 7 đã không có bất kỳ xử lý một quan chức nào, thậm chí kết quả này còn tệ hơn cả Hội nghị Trung ương 6 vào tháng Mười, năm 2017, khi hội nghị này còn kỷ luật và loại khỏi Ban chấp hành trung ương, nhân vật bí thư của Đà Nẵng là Nguyễn Xuân Anh.

"Mở đường cho người ta tiến" là một cách nói của ông Trọng vào năm 2017, trước thời điểm khởi tố bắt giam Đinh La Thăng. Khi đó, ông Trọng còn đang vướng vụ "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" và không biết do chủ ý hay bởi lực bất tòng tâm, ông ta đã không xử lý cựu ủy viên trung ương, cựu bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng – tác giả của 2/3 trong số 12 dự án đầu tư ngàn tỷ đồng bị đắp chiếu gây lãng phí tại Bộ Công Thương, mà chỉ có thể thốt lên "bị kỷ luật như thế đã đủ đau chưa !" – như một cách nói đượm tâm thế bất lực của "bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo".

"Nhân văn" cũng là một từ được "Người đốt lò vĩ đại" – một tụng danh mà Đài Tiếng Nói Việt Nam của Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Thế Kỷ đặc cách dành để tôn cao Nguyễn Phú Trọng – lặp lại một cách đầy chủ ý kể từ lúc được phát ra lần đầu tiên vào trước Tết Nguyên Đán năm 2018. Đó là lần đầu tiên ông Trọng dùng đến khái niệm "chống tham nhũng cần nhân văn" – một biểu hiện cho thấy ông ta thỏa mãn quá sớm với bản thành tích chống tham nhũng còn quá ít ỏi của mình, trong khi tương lai trở thành "bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo" và "lưu danh sử xanh" của ông ta còn xa mới đạt tới.

Sau khi xuất hiện "chủ nghĩa nhân văn Nguyễn Phú Trọng", đã có một luồng dư luận cho rằng thực ra ông Trọng là người thiếu kiên quyết trong chống tham nhũng và phần đa chỉ là giơ cao đánh khẽ, chủ đích nhằm răn đe để giữ đảng, thu hồi tài sản tham nhũng và lấy tiếng "sĩ phu Bắc Hà" hay "minh quân" cho cá nhân mình.

Những bằng chứng rõ nhất cho dư luận trên là cho tới nay và bất chấp quá nhiều bức xúc của cán bộ lãnh thành và nhiều cử tri Hà Nội, vụ biệt phủ của Phạm Sỹ Quý – em ruột bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Thanh Trà và vào năm 2017 còn là giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Yên Bái – vẫn chưa hề được xử lý rốt ráo. Không những không bị "thu hồi tài sản tham nhũng" như một chủ trương lớn của chính ông Trọng, Phạm Sỹ Quý còn được điều chuyển công tác trong cùng tỉnh về một chỗ đảm bảo "an toàn" và quả thực đã an toàn từ đó đến giờ mà không còn bị báo chí nắm tóc dựng dậy.

Từ sau Hội nghị Trung ương 6 vào tháng Mười, năm 2017 và cho đến tận bây giờ, nhiều dư luận xã hội đã đặt một dấu hỏi lớn về liệu đã có một "thỏa thuận ngầm" nào đó giữa người đứng đầu đảng cầm quyền với một thế lực chính trị và nhóm lợi ích nào đó, để những vụ tày trời như Võ Kim Cự – cựu bí thư Hà Tĩnh và bị xem là một trong những thủ phạm gây ra nạn xả thải của nhà máy Formosa làm ô nhiểm biển 4 tỉnh miền Trung, Nguyễn Thị Kim Tiến – đương kim bộ trưởng Bộ Y Tế và là nhân vật phải chịu trách nhiệm về vụ công ty Pharma nhập thuốc ung thư giả gây phẫn uất trong dư luận, biệt phủ gây phẫn nộ dư luận của Phạm Sỹ Quý… được cho "chìm xuồng"…

Thậm chí Võ Kim Cự còn đang ung dung sang Canada xin định cư như một cách tránh thoát số phận tội đồ của y và đòn trả thù của nhân dân.

Rất tương đồng với những kẻ trên, Trương Minh Tuấn – Bộ trưởng Thông tin và truyền thông với dấu hiệu cố ý làm trái và tham nhũng trong vụ AVG – đã được ông Trọng "ẵm" từ chỗ chắc chắn phải tra tay vào còng như Phạm Đình Trọng, Lê Nam Trà… sang cái ghế phó trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương để ông Tuấn có điều kiện tiếp tục lên lớp báo giới về "đạo đức cách mạng sáng ngời"…

Đến giờ, ông Trọng đã khiến cho một bộ phận không nhỏ cán bộ lão thành, công chức và người dân vốn còn nặng tâm lý "theo đảng, tin đảng" một lần nữa vỡ tim vì thất vọng : ông ta chỉ thích đốt "củi rừng" mà không hề muốn chạm đến "củi nhà".

Cuộc chiến được xem là "chống tham nhũng" của Nguyễn Phú Trọng cũng bởi thế đậm chất thiên vị và một chiều chứ không thể khách quan và công bằng.

Lối trấn an "phòng chống tham nhũng không bao giờ chùn lại" của ông Trọng cũng bởi thế chỉ mang sắc màu "chống tham nhũng một bên".

Sài Gòn sẽ không còn "nhân văn" và "mở đường cho người ta tiến" ?

Logic "chống tham nhũng một bên" và "chỉ đốt củi rừng" đang tiếp tục cái mạch xuyên suốt của nó và phát tiển vào thời "Hậu Quang".

Ngay sau Đại Hội 12, đã xuất hiện một giả thiết về tương lai lục đục chính trị giữa tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang và người đang có ý đồ "nhất thể hóa" là Nguyễn Phú Trọng. Đến năm 2017, đà "chống tham nhũng", mà chủ yếu là thế tiến công vào "cánh Ba X", của ông Trọng bị khựng lại với một trong những nguyên do mang tính giả thiết là "lực cản Trần Đại Quang". Khi đó, đã xuất hiện những thông tin không chính thức về một mối quan hệ gần gũi nào đó giữa Trần Đại Quang và Nguyễn Tấn Dũng. Rồi đến khi nổ ra vụ Vũ "Nhôm" – kẻ được đồn đoán mang họ tên Trần Đại Vũ mà chẳng thấy Bộ Công An cải chính, những giả thiết trên xem ra đã có tính thực tế chứ không đến nỗi hoang đường.

Còn giờ đây, "lực cản" – nếu có thể gọi như thế, đã cùng với Trần Đại Quang ra đi mãi mãi. Chính trường Việt Nam cũng đã biến mất thế lực đối trọng đáng kể cuối cùng trong cuộc chơi với Nguyễn Phú Trọng.

Sau hai chiến dịch "thay máu" Đà Nẵng và Bộ Công An, từ quý hai năm 2018 đến nay đã xuất hiện ngày càng nhiều những dấu hiệu và biểu hiện cho thấy ông Trọng chọn Sài Gòn như một mục tiêu tiến công tiếp theo – mục tiêu chiến lược nằm trên sơ đồ tổng thể Nam Bộ, đặc biệt là khu vực các tỉnh thành ở miền Tây Nam Bộ, nơi mà "người Bắc có lý luận" như ông Trọng muốn "trấn Nam".

Bàn cờ giai đoạn 3 của "đốt lò" cũng bởi thế nhiều khả năng sẽ tập trung vào Sài Gòn và một số tỉnh thành miền Tây Nam Bộ, và giai đoạn này có thể sâu hiểm nhất, sắt máu nhất, kể cả tàn nhẫn nhất kể từ đầu chiến dịch "đốt lò". Nhiều quan chức Nam Bộ sẽ chính thức vào "lò" và làm "bạn chăn kiến" với Đinh La Thăng.

Không biết vô tình hay hữu ý, chỉ sau khi Trần Đại Quang chết, cựu Phó Chủ tịch Sài Gòn Nguyễn Hữu Tín mới chính thức bị bắt giam, dù ông ta đã bị khởi tố bị can vào tháng Chín, năm 2018.

Nguyễn Hữu Tín không chỉ liên đới mật thiết đến các phi vụ cấp "đất vàng" cho Vũ "Nhôm ở Sài Gòn, mà Tín còn được xem là một "đệ ruột" của "bố già" Lê Thanh Hải – cựu ủy viên Bộ Chính Trị – cựu bí thư Thành Ủy với triều đại của ông Hải đã thống trị Sài Gòn suốt 15 năm.

Cùng lúc, một "đệ ruột" khác của Lê Thanh Hải là Tất Thành Cang – Phó bí thư thường trực Thành Ủy và là con bài đắt giá nhất mà Lê Thanh Hải đã "cài" lại sau khi phải rời bỏ chức vụ vào đầu năm 2016, đang phải chịu nguy cơ không chỉ mất chức vì những sai phạm trong vụ "ăn đất" Nhà Bè và Thủ Thiêm, mà còn có thể vào nhà đá.

Chiến dịch "Bình Nam" của Nguyễn Phú Trọng đã chính thức bắt đầu ở Sài Gòn. Lê Thanh Hải – được xem là nằm trong "phe cánh chính trị Ba X" – đương nhiên là tiêu điểm. Hàng loạt người nhà của Lê Thanh Hải – vợ, con, em trai – đã bị mang ra "đấu tố"…

Vào lần này, hình như sẽ không có "nhân văn" và "mở đường cho người ta tiến". Có lẽ Nguyễn Phú Trọng, với đà này, sẽ xử gọn, nhanh và mạnh nhóm quan chức Nam Bộ tham nhũng ngập mặt.

Trong khi đó, những Võ Kim Cự, Nguyễn Thị Kim Tiến, Phạm Sỹ Quý, Trương Minh Tuấn và cả bộ Trưởng Giáo Dục Đào Tạo đương nhiệm là Phùng Ngọc Nhạ ở miền Bắc vẫn "ung dung tự tại". 

Phạm Chí Dũng

Người Việt, 02/12/2018

Published in Diễn đàn

Hiện tượng hết sức lạ lùng là dư luận và người dân vẫn tuyệt đối không nghe Nguyễn Phú Trọng đả động đến vụ Thủ Thiêm dù chỉ một từ...

baoke1

Ông Nguyễn Phú Trọng và chiến dịch đưa củi vào lò - Ảnh minh họa

Từ tháng Năm năm 2018 khi tấm bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm ‘vô tình’ bị báo chí nhà nước phát hiện đã bị biến mất, cho đến nay cái điều nghịch lý kinh khủng ấy vẫn còn là một bí mật khổng lồ mà không có bất kỳ cơ quan hay cá nhân quan chức nào phải chịu trách nhiệm.

Cũng cho tới nay, những bản kết luận kiểm tra và thanh tra của cơ quan Thanh tra chính phủ đã không hề làm rõ được việc ít nhất 160 ha đất dành cho tái định cư ở Thủ Thiêm ‘biến’ đi đâu hoặc biến vào túi ai. Trong khi đó, những đối tượng bị xem là ‘ăn đất’ bẫm nhất như Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua… vẫn ung dung phè phỡn trên nước mắt và xương máu của hàng chục ngàn dân oan Thủ Thiêm, còn những tờ báo nhà nước muốn mở miệng về vụ này thì lại bị cơ quan Tuyên giáo trung ương kềm nén theo phương châm ‘cho sủa mới được sủa’.

Tháng Năm năm 2018 đã có một bằng chứng hết sức hùng hồn để tố cáo âm mưu của một thế lực chính trị nào đó muốn dùng vụ Thủ Thiêm, bắt đầu từ vụ mất tích tấm bản đồ quy hoạch gốc Thủ Thiêm, nhằm ‘tống tiền’ nhóm lợi ích Lê Thanh Hải theo cách phải ‘ói ra’. Trong suốt một tuần lễ, báo chí nhà nước được đăng bài thả ga, báo có tâm cũng như báo đánh hôi và báo lợi dụng đã như thể lên đồng trong một cơn rên rỉ sướt mướt. Song sang tuần sau đó, báo chí chợt câm bặt như vừa bị một bàn tay bóp nghẹt miệng. Từ đó đến nay, tham nhũng Thủ Thiêm vẫn nguyên trạng một mớ hổ lốn, còn dân oan vẫn nguyên trạng những kẻ chỉ thiếu điều cạp đất mà ăn.

Cho đến nay, rất tương đồng thời gian khiếu nại tố cáo vụ ‘ăn đất’ của giới quan chức Thành phố Hồ Chí Minh ở Thủ Thiêm đã kéo dài vượt quá mọi giới hạn, vụ xử lý Tất Thành Cang và phía sau đó là ‘phe cánh chính trị’ Lê Thanh Hải đã nhùng nhằng, ‘nâng lên hạ xuống’ quá lâu, hoặc nói trắng ra là đã liên tiếp xảy đến những hành vi chạy chọt và thỏa hiệp giữa những đối tương tham nhũng với các ‘cơ quan chức năng’ và ngay trước mắt người vừa ngồi vào ghế chủ tịch nước của kẻ đã ‘chẳng may qua đời dù được tận tình cứu chữa’.

Cũng cho tới nay, hiện tượng hết sức lạ lùng là dư luận và người dân vẫn tuyệt đối không nghe Nguyễn Phú Trọng đả động đến vụ Thủ Thiêm dù chỉ một từ, tuy trong các cuộc tiếp xúc cử tri của ông ta tại Hà Nội luôn có những câu hỏi của giới tướng lĩnh về hưu và cựu thần trung thành về câu chuyện kinh thiên động địa này. Với thái độ im lặng đầy kiên định và như thể cố ý như thế, không thể trách rất nhiều người dân đã và đang cho rằng ‘Tổng Chủ’ Nguyễn Phú Trọng, nếu không dính dáng đến vụ ‘ăn đất’ Thủ Thiêm, thì cũng cố gắng ‘bảo kê’ cho những quan chức tham nhũng trong vụ này.

Quá nhiều bằng chứng chỉ trong thời gian ngắn gần đây đã cho thấy bất kỳ lúc nào vụ Thủ Thiêm cũng có thể bị một thế lực chính trị - lợi ích nhóm trong nội bộ đảng cầm quyền nhấn cho chìm xuồng, nếu không luôn có sự hiện diện một phong trào đấu tranh của mạng xã hội, các tổ chức xã hội dân sự và người ân không cho chìm xuồng một cách dễ dàng như thế.

Một năm sau vụ kỷ luật và loại khỏi ban chấp hành trung ương đối với Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, giờ đây dư luận xã hội và người dân, đặc biệt là khối dân oan đất đai lên đến hàng trăm ngàn người Việt Nam - đang nhìn vào quan điểm và thái độ xử lý Tất Thành Cang - Ủy viên trung ương, Phó bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh - của Nguyễn Phú Trọng cùng Bộ chính trị của ông ta như một phép thử quan trọng về thực chất của tuyên ngôn ‘chống tham nhũng không có vùng cấm’ hay chỉ là ‘chống tham nhũng một bên’.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 28/11/2018

Published in Diễn đàn

Sức nóng của chiến dịch đốt lò, một chiến dịch chưa từng có tiền lệ trong hệ thống chính trị Việt Nam, đụng chạm trực tiếp về mặt nhân sự cấp tướng thuộc Bộ Công an, và đưa Uỷ viên Bộ Chính trị - Bí thư thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh đang đương chức ra toà với án tù lên tới hơn 30 năm khiến dư luận choáng ngợp.

cuca1

Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu hôm 24/11 khi tiếp xúc cử tri tại Hà Nội.

Nhiều danh xưng dành cho người đứng đầu chiến dịch là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng như : kẻ sĩ Bắc Hà, sĩ phu, người Cộng sản cuối cùng...

Những danh xưng hoa mỹ và có phần tôn quý này là thể hiện 1 thái độ ngưỡng vọng với người đốt lò, người bảo vệ các giá trị trong đảng và nuôi ý chí đưa Đảng cộng sản Việt Nam vực dậy.

Nhưng cuộc chiến đốt lò cũng tạo ra những mối liên kết đáng ngờ, dù có yếu tố thanh lọc được bộ máy và gạt bỏ các thành phần tham nhũng trong Đảng cộng sản Việt Nam, nhưng những chỉ dấu của các yếu tố, nhân tố liên quan đến chiến dịch đều hướng tới ông Nguyễn Tấn Dũng - cựu Thủ tướng và là người khiến ông Trọng bật khóc trong một ngày mà thế và lực của Chính phủ lấn át lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam.

Trong một bài viết được đăng tải trên The Diplomat nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình, theo đó, mặc dù có hơi hướng giống nhau nhưng mục tiêu của ông Tập khác hẳn ông Trọng. Sự khác nhau đó thể hiện qua việc ông Bình tập trung phát triển quốc gia để làm gia tăng sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, trong khi ông Trọng chủ trương đi từ tập trung vun vén quyền lục trong đảng và gia tăng sự cầm quyền của đảng trong các vấm đề nhà nước.

Sự hợp nhất hai chức danh được coi là tạm thời, nhưng đồng thời nó cũng báo hiệu sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng trong nhà nước, như Điều 4 Hiến pháp quy định. Vấn đề là nó đi ngược với tinh thần cởi bỏ bớt bàn tay của Đảng trong các vấn đề thuộc quản trị quốc gia (đồng nghĩa gia tăng chính phủ kỹ trị). Sự gia tăng quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng được cho là làm hài lòng một số người, ít nhất là hệ quả về mặt kinh tế do ông Nguyễn Tấn Dũng để lại đã làm gia tăng số phiếu ủng hộ ông Trọng, và xuất hiện kỳ vọng ông Trọng sẽ có những bước đi tương xứng trong xác lập quyền quản trị quốc gia trên tinh thần luật lệ, cân bằng hoá giữa quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản với sự đổi mới trong đảng và tổng thể quốc gia để vực dậy nền kinh tế đất nước, như cách ông "quyết liệt đốt lò" trong thời gian qua. Nhiều văn sĩ kỳ vọng ông Trọng sẽ mở hướng đi quốc gia, một Gorbachev thời hiện đại. Họ gọi ông Trọng là "cụ Cả" đầy tính kính trọng, nhưng lại quên rằng, ông Trọng là một giáo sư xây dựng đảng và có thâm niên trong một tờ báo cực kỳ giáo điều mang tên Tạp chí Cộng sản.

Khi ông Trọng tuyên bố rằng, Luật an ninh mạng ra đời nhằm bảo vệ chế độ, nhiều người từng bày tỏ niềm tin với ông bị sốc, nhưng họ vẫn bám víu vào sự thay đổi lớn nào đó khi ông Trọng nhậm chức Chủ tịch nước. Thế nhưng, trong vai trò Chủ tịch nước, một quyết định kỷ luật Giáo sư Chu Hảo ra đời, thậm chí, người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam đã phê phán Giáo sư Chu Hảo (một người cổ vũ nhiệt thành cho đời sống dân quyền quốc gia) với một thái độ hết sức "nghiêm khắc".

"Về cơ bản là rất tốt rồi nhưng không phải không có những người cậy mình có chút công lao để sinh ra kiêu ngạo, muốn nói gì thì nói, phán gì thì phán, nói trái Điều lệ, nói trái Cương lĩnh".

Rõ ràng, đứng trên cương vị là Tổng bí thư, ông Trọng đã đúng khi phê phán Giáo sư Chu Hảo là "tự diễn biến, tự chuyển hóa", và nhấn mạnh đảng viên phải tuân theo điều lệ, cương lĩnh của đảng. Tuy nhiên, khi phê phán trên tinh thần hà khắc như vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đồng thời cũng xác nhận tình trạng giáo điều trong đảng, tính thiếu đối diện liên quan đến sự hủ hóa và trì trệ trong đảng - tất cả khiến yếu tố hạn chế phê phán, phô bày những vấn đề trong đảng ra ngoài (mà ông Trọng sử dụng cụm từ hết sức tiêu cực là "tuyên truyền").

Với ông Trọng, sự tuân thủ cao hơn phản biện, bởi tuân thủ với ông là làm nên tính quyền lực áp đặt của đảng, ông không hiểu hoặc cố tình không hiểu rằng, cái quan điểm áp đặt từ trên xuống là nguyên nhân đẩy các Đảng cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô vào tan rã, là yếu tố làm nên sự quan liêu của chính Đảng cộng sản. Và khi mà tình trạng ngứa ghẻ trong đảng đã đến thời kỳ lở loét, thay vì tìm cách công khai chữa trị, ông tìm cách bịt kín để vọng tưởng rằng, đảng của ông vẫn đang khoẻ mạnh, nhưng không biết rằng, đảng ông đang ngày càng nhiễm trùng nặng.

Nhưng tại sao ông Nguyễn Phú Trọng và những đồng chí của ông phải làm như vậy, chỉ có một câu giải thích duy nhất "e ngại hình dang Gorbachev". Gorbachev, người đã tìm cách cải tổ kinh tế để tránh khủng hoảng thông qua nhiều biện pháp, trong đó có cả gạt bỏ Đảng Cộng sản Liên Xô khỏi vai trò lãnh đạo đời sống kinh tế của đất nước.

Ông Nguyễn Phú Trọng chống lại tư duy dân chủ phương Tây trong đảng, thậm chí bất kỳ những yếu tố cải tổ nào trong đảng có thể làm suy giảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đều sẽ bị ông gạt bỏ. Đó là vì sao ông tuyên bố thẳng thừng, "suy thoái mặt chính trị, suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế". Hiểu ngược, phải giữ được ổn định chính trị bất chấp suy thoái hay khủng hoảng kinh tế. 

Rõ ràng, quan điểm nêu trên về "suy thoái" của ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước phản ánh một ích kỷ đối với quốc gia này. Venezuela đang hiện diện tại Việt Nam, nơi mà tiền mất giá, dân bỏ trốn khỏi quốc gia, mùa Giáng sinh có thể đối diện với giá lạnh vì nhà máy lọc dầu quốc gia Petroleos de Venezuela SA đang hoạt động cầm chừng ; giấy vệ sinh đắt đỏ,... Còn Tổng thống Nicolás Maduro và đội ngũ quan chức vẫn sống xa hoa, những người cố thủ giữ ổn định chính trị bằng lực lượng vũ trang.

Trở lại với Việt Nam, các nhà trí thức sẽ phải làm gì trong bối cảnh này, im lặng hay sẽ lên tiếng về "cụ Cả" ?

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 26/11/2018

Published in Diễn đàn

Những đối sánh sai dựa trên sự hiểu lầm cơ bản về khả năng và giới hạn của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

npt1

Hai lãnh đạo Đảng và Nhà nước cộng sản Việt - Trung đi dạo trong khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngày 13/11/2017. 

Câu chuyện Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam có giống hay khác Tổng bí thư Tập Cận Bình vẫn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi và bàn luận. Mới đây, cây viết David Hutt của The Diplomat đã dẫn chứng những điểm mà ông cho rằng khác biệt nhất, và tạm rời bỏ xuất thân và kinh nghiệm chính trị của hai ông, mà trong đó ông Nguyễn Phú Trọng có vẻ yếu thế hơn, khi mà ông chỉ chăm lo cho công tác biên tập tờ Tạp chí Cộng sản, trong khi Tập Cận Bình đi từ các chức vụ trong quân đội và chính quyền, và từ cơ sở lên đến Trung ương.

Sự khác nhau ?

Nhiều người đánh giá sự kiêm nhiệm vai trò (Tổng Bí thư và Chủ tịch nước) của ông Nguyễn Phú Trọng cho thấy tính quyền lực rất lớn, thậm chí vượt cả cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, nhưng điều này theo cây bút David Hutt là sai lầm, vì ông Lê Duẩn đã thay đổi chính sách Đảng về chiến tranh toàn diện ở miền Nam Việt Nam, trong khi ông Trọng vẫn phải vật lộn với việc kiềm chế tham nhũng

Quay trở lại với sự đối sánh, nếu Tập Cận Bình của Trung Quốc rõ ràng nắm giữ vị trí thống trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã trở thành một ‘lãnh tụ tối cao và cốt lõi’. Nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc có một lịch sử lâu đời hơn để đặt quyền lực vào tay một người hơn là Đảng Cộng sản Việt Nam. Trọng đã 74 tuổi, và tại Đại hội Đảng năm 2016 ông đáng lẽ phải được miễn nhiệm, tuy nhiên yếu tố ‘thời cuộc’ đã giúp ông ta vượt quá giới hạn độ tuổi. Tuy nhiên, ông Trọng gần như chắc chắn phải từ chức tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2021. Ngược lại, Tập Cận Bình ở độ tuổi 65 tuổi và không có bất kỳ dấu hiệu nào muốn từ bỏ - và Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng không thể buộc ông phải từ chức.

Thứ hai, Nguyễn Phú Trọng, giống như tất cả các lãnh đạo Đảng Việt Nam khác, đã không nuôi dưỡng sùng bái cá nhân (người lược dịch cho rằng, điều này có vẻ sai lệch trong thời gian gần đây, ít nhất đã bắt đầu xuất hiện những bài viết nịnh bợ, thậm chí quan điểm Tổng bí thư phải là người Bắc có lý luận cũng hàm ý như vậy). Trong khi đó, Tập lại đang hướng trở thành trung tâm hàng ngày của các tờ báo Trung Quốc.

Một khác biệt khác là tham vọng của họ. Tập Cận Bình muốn thay đổi Trung Quốc, trong khi Nguyễn Phú Trọng vẫn xuất hiện chủ yếu là cam kết thay đổi Đảng. Theo một nghĩa nào đó, Trọng khá ‘trung thần’. Mục tiêu của ông là làm sạch Đảng thông qua một chiến dịch chống tham nhũng hoành tráng ; thanh lọc đảng viên thông qua một chiến dịch đạo đức ; phân cấp quyền lực từ các tỉnh tới Hà Nội ; và đảm bảo Đảng duy trì tính hợp pháp giữa công chúng, thông qua tăng trưởng kinh tế và duy trì một hiện trạng ổn định. Nhưng Nguyễn Phú Trọng thực sự không có bất kỳ ý tưởng chính sách mới lạ nào bên ngoài cách thức hoạt động của Đảng. Cải cách kinh tế và tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước đã tiếp tục ở mức tương tự như trước năm 2016 ; bất đồng chính kiến được khắt khe hơn nhưng điều này không có gì mới mẻ ở Việt Nam.

Số phận của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ phụ thuộc vào cách ông ta chiếm lĩnh được Ủy ban Trung ương đến đâu. Đây là cơ quan đã nhất trí chỉ đề cử Trọng cho chức Chủ tịch, nhưng sẽ nhầm lẫn khi nghĩ rằng tất cả 180 người đều sẽ giữ vững điều này. Trước đó, nhiều thành viên trung ương đảng đã nhận được sự bảo trợ của Dũng, đối thủ của Trọng trong năm 2016. Các thành viên khác của Ủy ban Trung ương cũng có mâu thuẫn với cuộc thanh trừng chống tham nhũng của Trọng ; một số đã bị sa thải vì yếu tố này. Chúng ta cũng đừng quên, vào tháng 5 năm 2013, Ủy ban Trung ương bác bỏ đề cử của Trọng cho hai ứng cử viên Bộ Chính trị và thay vào đó, đề cử các ứng cử viên riêng của mình. Và ông Trọng nhận thức được điều này, khi tìm cách gia tăng quyền lực của Bộ Chính trị lên trên Ủy ban Trung ương.

Và nó biểu hiện điều gì ?

Một là, khi Ủy ban trung ương vẫn còn giữ được lá phiếu quyết định, thì chức vụ mà ông Trọng nắm giữ vẫn chỉ là một giải pháp tạm thời. Theo David, thì đó là cách thức mà Ủy ban Trung ương tìm cách trung hòa các mâu thuẫn và căng thẳng trong đảng bằng 1 cá nhân tạm đủ uy tín nhất.

Thứ hai, việc ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Chủ tịch nước tưởng chừng như một cách nối đuôi ‘lãnh đạo suốt đời’ của Tập Cận Bình, tuy nhiên, giải pháp này có thể tạm thời, vì đến hiện nay, vẫn chưa có một động thái nào cho việc sửa đổi Hiến pháp để ‘hợp thức hóa thủ tục’ một cá nhân nắm hai chức vụ, mặt dù báo chí liên tục đăng tải về trạng thái này trong thời gian gần đây. Và như thế, ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ tạm thời và có thể đi xuống vào năm 2021, sau khi nội bộ đảng tạm yên.

Thứ ba, sự đi xuống và mô hình chính kiến cải thiện của ông Nguyễn Phú Trọng cũng cho thấy, tính đảng của ông ta rất lớn và tầm nhìn trong đảng với sự cải cách của ông ta chỉ là nhằm duy trì sự tồn tại bằng được của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này trở nên mâu thuẫn, khi mà trọng tâm phát triển giờ đây lại đặt sang Đảng Cộng sản Việt Nam thay vì đất nước, vì khác Trung Quốc, nên chẳng thể mơ mộng quá nhiều về việc, Việt Nam sẽ phát triển kinh tế như Trung Quốc, hay đại loại như vậy, ngay cả khi áp đặt một cách sơ cứng vấn đề đặt khu vào trong quốc gia.

Cuối cùng, cũng có thể xem xét vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng trong thời gian giữ quyền tạm thời Chủ tịch nước là thúc đẩy nhanh chống tham nhũng, nhưng đi kèm đó là thanh trừng phe phái, dọn đường cho đội ngũ nhân sự của mình vào trong đảng. Đồng thời với vai trò Chủ tịch nước, ông ta có thể thiết lập các bộ khung luật nhằm bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam, hay đúng là giữ cho bằng được sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới mác ‘bảo vệ chế độ’. Điều này liệu có làm nên một ‘trung thần’ hơn là một ‘ái thần’ Nguyễn Phú Trọng ?

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 19/11/2018

Published in Diễn đàn

Mấy ngày qua mt s bn tôi trên Facebook chia s bài viết ‘Việt Nam chưa giàu đã già’ của tp chí The Economist ca Anh. T này viết cũng hơi u vì h có v nhm chính sách mt con ca Trung Quc vi chính sách hai con ca Vit Nam thi thp niên 1980. H cũng cu th khi dn li mt ông lão 78 tui mà h nói tên là ‘Toau’, tên mà tôi nghĩ không phi là tên Vit. Chc là c Toàn nào đó.

tbt0

'Bí Chủ' Nguyn Phú Trng.

Bỏ qua nhng li không nh hưởng ti ni dung c bài viết này, The Economist nói s người trên 60 tui Vit Nam hin chiếm trên 10% dân số nhưng s tăng lên trên 20% vào năm 2040. Điu tích cc là tui th trung bình tăng t 60 tui hi năm 1970 lên 76 tui vào thi đim hin nay. Điu đáng bun là thu nhp bình quân đu người ca Vit Nam ch mi đt hơn 5.000 đô la khi lc lượng lao động lên ti đnh đim hi năm 2013 so vi mc gn 10.000 đô la ca Trung Quc và trên 30.000 đô la ca c Nht Bn và Hàn Quc. Nói tóm li đt nước "chưa có bao gi đp như hôm nay" chưa kp giàu thì đã già mt ri.

Chẳng phi ly ví d đâu xa, c nhìn người được gi là ‘bí ch’ Nguyn Phú Trng cũng đã thy điu này đúng. Ông đt lò năm nay đã 74 tui nhưng người ta vn nói v s gin d và tunh toàng ca ông. Trông ông ăn mc cũng có lúc nông dân, điu tôi nghĩ chng có gì đáng t hào. Nhưng ông sướng hơn người nông dân vì ông không phi cày cuc ngoài đng nên năng sut lao đng ca ông v già không b gim. Ông còn có v nói rng ‘gng càng già càng cay’ nên đã ngi ngay thêm ghế na khi có cơ hi. The Economist nói có ti 40% người Vit trên 75 tuổi các vùng quê vn phi tiếp tc công vic đng áng so vi con s ch chưa ti 5% ti Anh Quc.

Tạp chí ca Anh nói thông thường khi các nước tăng thu nhp bình quân đu người, h s hướng ti các ngành năng sut hơn, chng hn như dch v. Nhưng ti Việt Nam, nông nghip vn chiếm gn mt phn năm t trng ca c nn kinh tế vào thi đim dân s đ tui lao đng đt mc cao nht hi năm 2013. Trong lúc đó cùng thi đim ti Trung Quc, nông nghip ch chiếm 10% tng sn phm quc ni. The Economist cũng nói chính vì phụ thuc nhiu vào các ngành như nông nghip mà có ti ba phn tư nhân công Vit Nam làm nhng vic mà năng sut lao đng ca h gim đi khi tui ca h cao thêm. Con s tương ng cho Malaysia ch là mt na lc lượng lao đng.

cui bài viết The Economist nhn đnh : "Tăng năng sut lao đng s là điu khó khăn. Chính quyn vn đánh đu vi ch nghĩa nhà nước. Các doanh nghip nhà nước thng lĩnh nhiu ngành công nghip. Trong khi đó hu hết sinh viên đi hc b phí mt năm hc lý thuyết ca Marx và Lenin."

Tôi nghĩ có thể The Economist nói hơi quá vì sinh viên đi hc gi ngu gì mà hc my th ngày xưa ông ‘bí ch’ hc. Có th h b bt phi hc và h tr bài cho có mà thôi. Và có l thi gian h b ra ch vài tun hay cùng lm là vài tháng chứ không đến mt năm.

Nhưng riêng chuyn Vit Nam vn theo đui xã hi ch nghĩa trong thế k 21 đã cho thy tư duy nhìn đèn đin li hi sao đèn Hoa Kỳ tây c đem treo ngược thế kia. Ch còn hai năm na Cuc chiến Vit Nam đã lùi sau 45 năm. Đó là khoảng thi gian quá dài đ lun qun quanh lu tre làng.

Ông lão 74 đang mang cái lò ra để làm người dân quên đi nhng vn đ muôn thu. Đó là mt xã hi trong đó người dân b quyn dùng ch thc ra không được dùng quyn. H không có quyn được nói nhng gì họ nghĩ mà không s b kết ti tuyên truyn chng nhà nước. H không có quyn truyn bá tư tưởng t do nếu không mun b cho mt phát Chu Ho. H không có quyn c cãi công an khi vào đn vì h s lăn c t t nếu làm như vy. H thm chí cũng không có quyền thc s s hu đt đai vì đó là s hu toàn dân, tc là ca my ông cng sn đ, khi nào thích lên thì ly đt dâng tư bn kiếm hào.

Tuần này tôi gp mt cu đi s Hàn Quc London và là người tng phc v trong chính quyn ca c Tng thng Nam Hàn Kim Đại Trng. Nghe ông hi my câu mà tôi thy bun quá.

Ông bảo Vit Nam có các t chc bo v quyn li cho người lao đng không ? Thưa có nhưng h hơi đâu mà ăn lương nhà nước đ đi bo v lũ công nhân làm gì. Ông hi có các t chc đu tranh vì dân chủ không ? D, thưa có cái Đng Dân ch thì đã gii tán t lâu và gi ai lp đng gì h b tù mt gông ging thi Pháp thuc. Ông li bo ông biết Vit Nam có hun luyn viên người Hàn Quc và dân Vit Nam mê bóng đá lm. Vy có th biến s đam mê bóng đá đó để thay đi xã hi không ? D, câu này khó tr li quá ạ.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 16/11/2018

Published in Diễn đàn
mardi, 06 novembre 2018 21:27

Về hiện tượng Chu Hảo

Về hiện tượng Chu Hảo :

Một nguy cơ lớn xuất phát từ những sự tính toán sai lầm thiển cận

Trước khi nói về hiện tượng Chu Hảo chúng tôi thấy cần phải nhắc tới một số sự kiện quan trọng liên quan tới Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm bảo thủ của ông ta trong thời gian gần đây :

Cần đánh giá đúng mức những gì mà Nguyễn Phú Trọng và lực lượng bảo thủ của ông ta đã làm được trong thời gian vừa qua tại Việt Nam. Nhìn nhận một cách công bằng Nguyễn Phú Trọng đã làm được những việc vô tiền khoáng hậu trong đời sống chính trị Việt Nam kể từ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam XII đến nay. Chỉ xin nêu ra một số dấu mốc điển hình của những thành công kỳ tài của Nguyễn Phú Trọng :

chuhao1

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - Giáo sư Tiến sĩ khoa học Chu Hảo

Thứ nhất đã loại bỏ được "con sâu chúa" hay là một "hoàng đế" của chế độ cộng sản Việt Nam trong Đại hội XII. Nguyễn Tấn Dũng trong suốt hai nhiệm kỳ làm thủ tướng đã tạo dựng một đế chế cộng sản giả hiệu một cách bi hài kịch nhất trong lịch sử Việt Nam. Vòng xoáy quyền – tiền- quyền thống trị mọi mặt đời sống kinh tế, chính tri, xã hội, an ninh Quốc phòng. Mối gắn bó chặt chẽ giữa quyền và tiền đã trở thành lẽ sống, là chuẩn mực, thậm chí là chân lý cho mọi hoạt động của nhà nước và xã hội, đặc biệt là trong việc tổ chức bộ máy cầm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong cả một thời gian dài qua nhiều thế hệ lãnh đạo mà cao trào là những năm đầu của thế kỷ XXI dưới thời Nguyễn Tấn Dũng. Phải nói rằng Nguyễn Tấn Dũng là bản sao y chang của hiện tượng Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai,Từ Tài Mậu… và bè lũ của chúng tại Trung Quốc.

Thứ hai, giống như Tập Cận Bình, sau Đại hội XII Nguyễn Phú Trọng đã thành công trong chiến dịch chống tham nhũng qua việc cho Đinh La Thăng vào lò cùng với khá nhiều lãnh đạo cao cấp khác của chính quyền.

Thứ ba, Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện các biện pháp khá quyết liệt để phong tỏa và vô hiệu hóa được hàng loạt những con hổ to nhất của triều đình như Trần Đại Quang, Nguyễn Văn Bình… cũng như các vây cánh của các con hổ là thành viên của bộ chính trị cũ như Nguyễn Văn Chi, Lê Thanh Hải, Nguyễn Bá Thanh…

Một dấu ấn đặc biệt và quan trọng khác mà Nguyễn Phú Trọng và phe cánh của ông ta cũng dũng cảm làm được là đã đánh thẳng vào một trong những cơ quan uy nghiêm nhất là chế độ cộng sản là các cơ quan thuộc ngành cảnh sát, an ninh và tình báo thuộc Bộ Công an, qua việc khởi tố, bắt giữ và xét xử hàng loạt tướng lĩnh cốt cán của các cơ quan này. Quả thực đây là một trong những việc khó khăn nhất mà Nguyễn Phú Trọng đã làm được. Khách quan mà nói ngoài Tập Cận Bình ra thì rất ít nước trên thế giới có thể làm được những việc tương tự kể cả các nước dân chủ, tự do. Rõ ràng việc làm này đã thể hiện sự quyết tâm, khôn khéo, quyết liệt của ngài Tổng bí thư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ cần thiếu một trong những yếu tố trên thì không thể động vào được những cơ quan "nhà nước trong nhà nước" loại này. Việc thay máu gần như toàn bộ ban lãnh đạo của tổng cục tình báo thuộc bộ Công an cũng là một viêc ít quốc gia nào dám làm, vì đây là một trong những huyệt đạo trọng yếu và nhạy cảm nhất của chế độ.

Thứ tư, một viêc làm khác cũng rất ấn tượng mà Nguyễn Phú Trọng đã ghi dấu ấn trong thời gian qua là phơi bày ra công chúng vụ AVG. Việc dám đánh thẳng vào vụ AVG là một đòn đánh vỗ mặt vào bộ máy cầm quyền nói chung của chế độ cộng sản Việt Nam và sự tham tàn của thế hệ lãnh đạo Nguyễn Tấn Dũng nói riêng. Câu chuyện AVG không chỉ là câu chuyện một nhóm "tinh hoa" của Đảng cộng sản Việt Nam đã cướp đoạt của nhà nước của chính mình vài nghìn tỷ mà cái chính là Nguyễn Phú Trọng đã dám phơi bày sự trắng trợn của nguyên lý Tiền - Quyền - Tiền ngồi trên pháp luật, đạo lý của nhiều thế hệ lãnh đạo cộng sản Việt Nam trong những năm gần đây mà đặc biệt là giới chức quyền cao chức trọng thời Nguyễn Tấn Dũng. Phải nói rằng vụ AVG có thể coi là một mẫu hình tiêu biểu nhất của sự sa đọa về quyền lực. Người ta đã dùng quyền lực để hợp pháp hóa việc trộm tiền của nhà nước. Trương Minh Tuấn, một "hạt giống đỏ" được tổ chức cộng sản sàng lọc, rèn luyện trong rất nhiều năm nhưng trước khi muốn được lên bộ trưởng bộ Thông tin và truyền thông thì phải biết vâng lời lãnh đạo cấp trên của mình là Nguyễn Bắc Son : chấp nhận nhúng chàm, trực tiếp tiếp tay cho việc trộm tiền công quỹ. Nguyễn Bắc Son không chỉ là một Bộ trưởng, một Ủy viên trung ương của Đảng bình thường như các Ủy viên trung ương khác mà còn là một cận thần của Lê Đức Anh một vị khai quốc công thần đã từng nắm toàn bộ hệ thống an ninh của đất nước. Vụ việc AVG lại được dàn dựng và đạo diễn bởi Nguyễn Thanh Phượng, cô con gái rượu của đương kim "hoàng đế" Nguyễn Tấn Dũng lúc bấy giờ. Thật thương thay cho hạt giống đỏ Trương Minh Tuấn lúc bấy giờ chỉ còn cách nhắm mắt làm liều theo sự chỉ đạo của quyền lực tuyệt đối, "chân lý" tuyệt đối một thời của triều đại Nguyễn Tấn Dũng. Nay Nguyễn Phú Trọng đã dám động đến vụ AVG là đã dám phơi bày môt sự tha hóa quyền lực một cách trắng trợn nhất của chính quyền cộng sản. Việc làm này của Nguyễn Phú Trọng có thể được ví như là một việc làm của một bác sĩ dám thông báo với bệnh nhân của mình là tế bào ung thư đã di căn lên tận não bộ….

Sẽ không ngoa khi ví Nguyễn Phú Trọng như là một Gorbachop trong một lĩnh vực nào đó của chế độ Cộng sản Việt Nam. Trước kia Gorbachov làm tan rã chế độ cộng sản của nhà nước Liên Xô thì ngày nay Nguyễn Phú Trọng đã dám đánh thẳng và phơi bày sự tha hóa Quyền-Tiền của đội ngũ lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Nhận định này không phải chỉ là đánh giá chủ quan của một nhóm người mà đa số người Việt Nam đều ghi nhận được những thành tích vô tiền khoáng hậu này của Nguyễn Phú Trọng. Chính điều này đã làm cho dư luận nhân dân khoan dung hơn đối với các quan điểm giáo điều, cổ hủ thậm chí lú lẫn của ông ta. Nguyễn Phú Trọng vẫn nhận được sự trân trọng của người dân. Nhưng là một lãnh tụ, ông ta cần phải hiểu một nguyên lý bất di bất dịch là muốn xóa bỏ một cái gì tồi tệ thì phải tìm cách xây cái mới tốt đẹp hơn. Tập Cận Bình cùng với chiến dịch đả hổ diệt ruồi thì cũng phải tìm cách xây "giấc mơ Trung hoa". Cho đến nay, người dân Việt Nam chưa thấy lãnh tụ Nguyễn Phú Trọng hứa hẹn mang lại điều gì cụ thể cho sự phát triển của đất nước ngoài thuật ngữ "chủ nghĩa Mác – Lê Nin" cũ rích. Nếu Mác, Lê Nin mà sống lại trong thế kỷ 21 này thì chắc chắn người học trò Nguyễn Phú Trọng sẽ bị hai ông này xử phạt đầu tiên vì ông là một người học trò rất tồi, đã không biết cách phát triển lý luận kinh điển của người thầy đã viết ra từ thế kỷ 19 mà còn làm mất đi một nguyên lý cơ bản của luận thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của thầy là tính biện chứng và tính lịch sử trong việc nhìn nhận và đánh giá sự phát triển của vạn vật.

Việc Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch nước khi vẫn đảm nhiệm vị trí số một của Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó cũng không ít người nuôi hy vọng rằng khi đã tập trung được quyền lực trong tay thì ông ta phải khoan dung hơn, phải cải cách, đổi mới hơn. Nhưng việc để ban Kiểm Tra Trung Ương tiến hành kỷ luật giáo sư Chu Hảo đã dập tắt hy vọng mong manh này. Tại sao vậy ? Khi mà giáo sư Chu Hảo không phải là loại người chống đối chế độ, không đi theo phe cánh nào cả ? Chu Hảo chỉ là một trí thức dám nói lên ý kiến độc lập của mình nhiều khi không đồng điệu với đường lối của Đảng do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu ! Việc kỷ luật giáo sư Chu Hảo chắc chắn mang lại nhiều cái mất hơn là được cho Đảng của Nguyễn Phú Trọng và chế độ cộng sản rất rất nhiều. Tại thời điểm này người ta thật khó xác định chính xác nguyên nhân của hành động dị thường, phi chính trị này.

Hiện nay người ta chỉ có thể phỏng đoán các nguyên nhân chính dẫn đến quyết định kỷ luật giáo sư Chu Hảo như sau :

- Xuất phát từ tư duy mong muốn duy trì và củng cố sự ổn định về chính trị bằng những biện pháp thiển cận, ấu trĩ, Nguyễn Phú Trọng lại rơi trở lại trạng thái lú lẫn vốn có của mình ?

- Giới lãnh đạo chóp bu có tư tưởng bảo thủ và thiển cận nghĩ rằng việc Nguyễn Phú Trọng được bầu chức Chủ tịch nước với tỷ lệ phiếu bầu rất cao thể hiện sự thắng thế của tư tưởng bảo thủ trong giới lãnh đạo. Họ nhận định rằng đây là thời cơ để củng cố quyền lực cho giới lãnh đạo theo hướng bảo thủ để chuẩn bị cho Đại hội 13 trong công tác nhân sự. Thời gian từ nay đến Đại hội không còn nhiều. Nguyễn Phú Trọng tuổi đã cao, sức đã yếu, năng lực lại hạn chế đang rất muốn chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ trẻ hơn. Do vậy rất cần phải tạo môi trường chính trị thuận lợi nhất cho những hậu duệ mà ông ta tin cậy trong Ban lãnh đạo hiện nay nhằm củng cố thanh thế, quyền lực và ảnh hưởng cho bước chuyển tiếp trong Đại hội 13. Việc kỷ luật giáo sư Chu Hảo chỉ là một hành động thể hiện cái uy của Nguyễn Phú Trọng nhằm răn đe những kẻ không biết nghe lời.

- Các phe phái trên chính trường luôn có một đội ngũ rất đông đảo những kẻ ăn theo, nói leo, hay còn gọi là cơ hội chính trị. Sau sự kiện Nguyễn Phú Trọng được bầu Chủ tịch nước với số phiếu cao gần tuyệt đối, cũng như sau những thắng lợi thu được của phe bảo thủ trong cuộc chiến chống tham nhũng vừa qua, các lực lượng cơ hội chính trị đi theo hướng bảo thủ đã chớp thời cơ đàn áp giới trí thức phản biện. Qua việc này họ muốn chứng minh lòng "trung thành" của họ với tân chủ tịch Nguyễn Phú Trọng.

- Một khả năng khác là chính các lực lượng đang bị phe bảo thủ mà đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng đã, đang, và sẽ bị "cho vào lò" muốn qua việc Chu Hảo để tạo cớ lật ngược tình thế nhằm triệt hạ lực lượng chính trị đang "hành hạ" họ. Lực lượng này rất hiểu rằng họ chỉ có thể lật ngược được tình thế khi tìm được những cái cớ mang tính chính danh để kiềm chế hay loại bỏ Nguyễn Phú Trọng. Rõ ràng việc kỷ luật Chu Hảo là một hình thức đàn áp ngớ ngẩn theo kiểu "cách mạng văn hóa" của thế kỷ 21 sẽ là cái cớ chính danh rất thích hợp để phe tham nhũng núp danh đổi mới sẽ tổ chức phản đòn đối với phe bảo thủ của Nguyễn Phú Trọng. Nên nhớ rằng lực lượng này chiếm đa số trong bộ máy chính quyền hiện nay. Họ nắm trong tay mọi nguồn lực mạnh có thể chi phối đời sống chính trị của đất nước, đồng thời họ là những bậc thầy về các thủ đoạn chính trị thâm độc.

- Một khả năng cuối cùng là Nguyễn Phú Trọng muốn rập khuôn họ Tập bên Trung Quốc một cách thiếu suy nghĩ .

Cho dù xuất phát từ bất cứ nguyên nhân nào thì hậu quả của việc làm này sẽ là :

- Làm suy yếu hình ảnh của chính quyền Cộng sản Việt Nam trước con mắt của người dân, mà đặc biệt là tầng lớp trí thức. Tước bỏ triệt để cơ hội cho Đảng cộng sản trở thành lực lượng chính trịtiên phong của xã hội mà Đảng cộng sản Việt Nam luôn vỗ ngực.

- Làm suy yếu sự đoàn kết gắn bó giữa những lực lượng đang mong muốn kiến quốc bằng con đường hòa giải dân tộc khôi phục sức mạnh đoàn kết dân tộc, đưa đất nước vượt qua những thử thách và tranh thủ được cơ hội mà đất nước đang đối mặt.

- Tạo những kẽ hở để những lực lượng ngoại bang tận dụng nhằm giảm đi vị thế độc lập và tự quyết trong mối bang giao giữa Việt Nam với Quốc tế hiện nay. Rõ ràng vị thế độc lập tự quyết mà Việt Nam đang có và phải cố gắng duy trì và củng cố là cái phao cứu sinh hữu hiệu nhất cho con thuyền Việt Nam trong phong ba bão táp .

- Đưa nền chính trị quốc gia đi vào sự bế tắc tăm tối. Tạo tiền để cho những sự đổ vỡ tiềm tàng tương lai trong lòng đất nước.

- Trước mắt sẽ ảnh hưởng tới uy tin của Nguyễn Phú Trọng và tính chính danh của chiến dịch chống tham nhũng của ông ta .

Một vài lời nhắn gửi ông Nguyễn Phú Trọng :

 Thưa ông, theo chúng tôi nghĩ chủ nghĩa Mác Lê Nin vốn dĩ là một trong những sản phẩm lý luận đáng khâm phục của loài người vào thời điểm thế kỷ thứ 19. Tiếc thay qua năm tháng chủ nghĩa Mác Lê nin đã bị con người làm sai lệch, xuyên tạc và bôi xấu. Trớ trêu thay những kẻ tự nhận là môn đồ trung thành của chủ nghĩa Mác lại chính là những thủ phạm đã tàn phá Chủ nghĩa Mác Lê nin một cách điên cuồng và triệt để nhất bằng chính những việc làm tán ác, xấu xa, kém cỏi của họ. Đối với người Việt Nam, trong quá khứ khi đất nước trầm luân dưới ách thực dân phát xít thì 99% những người tự nguyện đi theo chủ nghĩa cộng sản trước đây đều chỉ hiểu một cách đơn giản rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ đánh đuổi mọi kẻ xâm lược, mang lại độc lập, thống nhất cho đất nước, hòa bình ấm no cho người dân, công bằng bác ái cho xã hội. Vậy nếu ai đó tự nhận là cộng sản thì trước tiên hãy làm việc này cho đất nước, dân tộc. Hãy đừng dùng những lý luận đao to búa lớn, rối rắm để ngụy biện, để lòe bịp nhau, quy chụp và triệt hạ nhau.

Ông thường răn dậy mọi người "đừng ngủ quên trên vòng nguyệt quế". Nhưng chính ông đang làm vậy. Thành tích lớn nhất mà ông đạt được trong thời gian qua là chống tham nhũng. Xin ông hãy tỉnh táo nhìn lại và lắng nghe. Cái mà ông đạt được vẫn chỉ có tính tượng trưng, vì hơn ai hết chính ông biết rằng, tham nhũng đã ăn sâu vào toàn bộ hệ thống cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam, với tốc độ này thì 100 năm nữa vẫn không xử lý hết những vụ việc xảy ra trong quá khứ và những vụ việc mới lại nảy nở ! Ngay cả những việc mà ông đã cho là thành công trong thời gian qua cũng mắc quá nhiều khiếm khuyết rất cơ bản. Đành rằng đối với các vụ án như Đinh La Thăng, ngân hàng Đại Dương, PVN, ngân hàng Xây Dựng… được biết chủ trương của ông là đập chuột không làm vỡ bình nhưng những tội danh mà các cơ quan công tố giành cho các bị cáo không có tính thuyết phục. Cách xử lý của các cơ quan tố tụng lại rất tắc trách, chiếu lệ, phản cảm nên đã không gây được hiệu ứng tích cực lẽ ra phải có cho xã hội, ngược lại đã gây hoài nghi trong dư luận về tính công minh của pháp luật. Đối với những chính sách vĩ mô mà ông Nguyễn Xuân Phúc với mục tiêu xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo và bà Nguyễn Thị Kim Ngân với mục tiêu xây dựng Quốc Hội dân chủ, đổi mới…chỉ có thể trở thành hiện thực khi đảng của ông phải có những bước đi tương xứng. Nếu ông không chuyển hóa được Đảng của ông trở thành lực lượng chính trị tiên phong thực sự thì chắc chắn Đảng cộng sản Việt Nam sẽ bị xã hội Việt Nam đào thải. Ông sẽ là kẻ tội đồ của tương lai và cả của quá khứ trong dòng chảy lịch sử Việt Nam. 

Nếu ông thực sự muốn trung thành với chủ nghĩa Mác, Lê nin thì hãy đừng biến chủ nghĩa Mác, Lê nin trở thành kẻ thù của sự phát triển, của dân chủ, tự do, đi ngược lại với xu hướng phát triển của văn minh nhân loại.

Phạm Hưng Quốc

Nguồn : Viet-Studies, 05/11/2018

Published in Diễn đàn