Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mercredi, 10 janvier 2018 23:54

Manila & Thể chế đại gia

Có thể mô tả nền chính trị Philippines như một cuộc đấu tranh quyền lực trong giới đầu sỏ, những người quan tâm nhiều đến quyền lợi của cá nhân và giai tầng riêng của họ thay vì quyền lợi của đa số người nghèo. Chức vụ trở thành tài sản gia đình, được giới này dùng để bảo vệ các lợi ích kinh doanh và các lợi ích khác của các gia tộc, và bảo vệ họ khỏi các đe dọa chính trị.

Vi Yên

manila1

Đoàn Ngọc Hải là đại diện tiêu biểu cho một lối tư duy máy móc về pháp luật và thượng tôn pháp luật

Ông Phó chủ tịch Quận I, Sài Gòn – người phát động chiến dịch giành lại vỉa hè – vừa được trang Tạp Chí Luật Khoa bình chọn là một trong mười nhân vật chính trị Việt Nam năm 2017, cùng với nhận xét (nghe) không được "ưu ái" gì cho lắm :

"Đoàn Ngọc Hải là đại diện tiêu biểu cho một lối tư duy máy móc về pháp luật và thượng tôn pháp luật. Những văn bản về giao thông đường bộ được ông coi như một thanh thượng phương bảo kiếm, có thể dùng để sát phạt bất cứ hành vi vi phạm nào mà không cần cân nhắc đến tính hợp lý của văn bản và quy trình áp dụng, đến văn hóa kinh tế vỉa hè của một đất nước có trình độ phát triển thấp, và đến hiệu quả của việc thực thi pháp luật".

Cùng lúc, trên trang Một Góc Nhìn Khác, nhà báo Trương Duy Nhất cũng có đôi lời (không mấy nhẹ nhàng) về sự xốc nổi của vị quan chức cách mạng này :

"Sau vài tháng tan hoang như chiến trận, quận 1 vẫn không thể thành… Singapore, vỉa hè vẫn trở lại muôn dặm vỉa hè như cũ".

Đời không ít kẻ sinh bất phùng thời. Riêng trường hợp Đoàn Ngọc Hải thì hơi khác. Ông ấy (chả may) lại sinh trật chỗ. Nếu ông Hải giữ một chức vụ tương tự ở Manila thì chắc chắn đã không phải lãnh búa rìu dư luận. Thủ đô của Philippines rất ít hàng rong, và đường xá – đôi nơi – chả có tí vỉa hè nào ráo trọi.

Đôi khi, khách bộ hành phải đi me mé bên mấy con lộ hẹp (không lề) nghe tiếng gió vù vù mà hồi hộp thấy bà luôn. Xe "tin" chết như không. Chỉ được cái là quan chức ở Phi không vị nào phải từ chức vì thất bại trong "trận chiến giành lại lề đường", như ông Đoàn Ngọc Hải.

manila2

Manila : ảnh chụp năm 2017

Tôi chỉ tạt qua Manila vài bữa nhưng đổi phòng ngủ mỗi ngày, ở mấy quận hạt khác nhau : Makati, Malabon, Parañaque... Nơi đâu cũng thấy nét nổi bật là sự nghèo nàn. Nhà cửa, đường xá, cầu cống đều cũ kỹ và tàn tạ. Phương tiện vận chuyển cũng vậy. Xe cộ thô sơ, cổ lỗ, ọp ẹp... thấy mà ghê.

Thủ đô của Phi – ngó bộ – thua xa Bangkok và chắc chỉ nhỉnh hơn Phnom Penh, Vientiane hay Rangoon chút xíu xiu thôi. Có thể đổ lỗi cho chủ nghĩa độc tài cộng sản hay đám quân phiệt toàn trị về chuyện nghèo nàn ở Miên, ở Lào, hay Miến nhưng giải thích sao về sự lam lũ của Phi ?

Chỉ qua cái tên (Philippines) cũng biết đất nước này rất gần gụi với phương Tây. Được tự trị từ năm 1935, hoàn toàn độc lập từ năm 1946. Hiến pháp và chính phủ tổ chức theo khuôn mẫu Hoa Kỳ. Tam quyền phân lập đàng hoàng. Người dân có tất tần tật mọi quyền tự do căn bản : cư trú, di chuyển, ngôn luận, tín ngưỡng, sở hữu tài sản đất đai...

Theo World Bank, GPD của Phi Luật Tân (2.951,07 USD) vượt hẳn Lào (2.353,01) và hơn gấp đôi Miên (1.269,91) với Miến (1.195,02). Tuy thế, Manilla trông cũng "nhếch nhác" chả khác gì Phnom Penh, Vientiane hay Rangoon cả.

Hiện tượng "bất thường" này được lý giải, phần nào, qua một bài viết ngắn ("Giới chính khách giầu có ở Philippines") của nhà báo Vi Yên :

Từ thời Philippines còn là thuộc địa của Tây Ban Nha (1565-1898), giới địa chủ kiểm soát phần lớn đất đai và chi phối luôn nền chính trị nước này.

Dưới thời kỳ thuộc địa của Mỹ (1898-1946), quyền lực của những người này không những không bị phá hủy mà còn được củng cố. Họ có thể sử dụng địa vị của mình trong chính quyền thuộc địa để mở rộng kiểm soát sang các lĩnh vực khác như công nghiệp, thương mại, và ngân hàng.

Bằng việc nắm quyền trong một thời gian dài, nhiều chính trị gia đã coi chức vụ chính trị như thuộc về gia đình để truyền từ thế hệ này sang thế hệ kế tiếp. Điều đó có nghĩa là quyền lực chính trị được vĩnh viễn hóa, dẫn đến sự xuất hiện của các gia tộc chính trị.

Từ khi độc lập năm 1946 tới trước thời của Tổng thống Marcos, Philippines đã trải qua nhiều thay đổi. Các thiết chế dân chủ đại diện theo mô hình phương Tây được thiết lập. Tuy nhiên, cấu trúc quyền lực thực tế vẫn như cũ, khi mà quyền lực luôn nằm trong tay các gia tộc giàu có ấy.

Năm 1965, Marcos lên nắm quyền, và điều hành đất nước bằng thiết quân luật từ năm 1972 đến năm 1981. Dựa vào đó, ông thay thế những tay đầu sỏ thời hậu chiến bằng nhóm của riêng mình, gọi là Marcoses. Nhưng rồi ông bị lật đổ trong cuộc cách mạng Quyền lực Nhân dân (EDSA) sau 21 năm tại vị, nhường chỗ cho giới giàu có quay trở lại và tái lập sự cai trị mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Giờ đây, nhìn con số thu nhập quốc gia gia tăng hàng năm của Philippines, ít ai nghĩ rằng hết ba phần tư số này nằm trong tay 40 người giàu nhất đất nước.

Cứ nhìn vào con số hằng chục tỷ Mỹ Kim bị nuốt gọn, qua những "phiên tòa xét xử đại án kinh tế năm 2017" ở xứ Việt, cũng có thể đoán được rằng "thu nhập quốc gia" của đất nước này đang nằm trong tay những ai. Phiên tòa vào ngày 3 tháng 1 năm 2018, và "bản án tử hình dành cho ông Đặng Văn Hiến" ở Dak Nong cũng cho mọi người thấy rõ là cái đảng của giai cấp công nông VN đang đứng về phía nông dân hay địa chủ.

Trong tương lai gần, Thể chế chính trị đại gia (Oligarchy) rất có thể sẽ xuất hiện ở Việt Nam để thay thế cho cái Chủ nghĩa xã hội bệnh hoạn hiện nay. Rồi ra nước Việt cũng sẽ có đa nguyên đa đảng, thượng viện hạ viện, tam quyền phân lập. Người Việt cũng sẽ có tất cả những quyền tự do căn bản : ngôn luận, tín ngưỡng, sở hữu tài sản đất đai... nhưng tình trạng nghèo đói và bất công thì e vẫn không khác hiện cảnh là bao. Nguy cơ này có thể tránh được hay không thì còn tùy, tùy vào dân trí và dân khí của người dân Việt. Hay nói cách khác, đỡ mất lòng hơn, là tùy vào phúc phận của chúng ta thôi. Mà phúc phận của dân tộc mình, xem chừng, hơi mỏng !

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 10/01/2018 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn

Tư lệnh Hải quân Philippines bị cách chức vì "bất phục tùng" (RFI, 20/12/2017)

Sau khi thông tin về việc đương kim tư lệnh Hải quân Philippines bị cách chức được tung ra vào hôm 19/12, Bộ trưởng quốc phòng nước này vào hôm 20/12/2017, cho biết rõ lý do : Phó đô đốc Ronald Joseph Mercado bị bãi nhiệm vì đã "không phục tùng" lệnh trên và cố tình phá hoại hợp đồng trị giá 308 triệu đô la mua hai chiếc hộ tống hạm của Hàn Quốc.

phi1

Hạm trưởng hải quân Mỹ Ernest Lee trao cho Phó Đô đốc Hải quân Philippines, Ronald Joseph Mercado tài liệu chỉ huy hệ thống theo dõi radar trên không (TARS- Tethered Aerostat Radar System)

Trả lời báo chí, Bộ trưởng quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết là ông đã được phép của tổng thống Rodrigo Duterte để cách chức tư lệnh Hải quân về tội "phá hoại đề án"đóng tàu ký với Hàn Quốc.

Chính phủ Philippines đã ký hợp đồng với tập đoàn Hàn Quốc Hyundai Heavy Industries để đóng 2 hộ tống hạm, dự kiến bàn giao cho Hải quân Philippines vào khoảng hai năm 2020 và 2021. Tuy nhiên đề án đã bị chậm trễ nhiều tháng do việc Hải quân Philippines đã không hoàn tất đúng thời hạn "việc kiểm tra cần thiết về mẫu thiết kế".

Ông Mercado bị cho là cố tình trì hoãn để buộc chính phủ Philippines và Hyundai chấp nhận tách việc thiết kế "hệ thống vũ khí chiến đấu" của các con tàu thành một hợp đồng riêng biệt và giao cho một tập đoàn nước ngoài khác thực hiện. Đối với bộ trưởng Lorenzana đây là một hành động "bất phục tùng" cấp trên.

Theo Bộ trưởng quốc phòng Philippines, phó đô đốc Mercado đã giải thích rằng ông tín nhiệm hệ thống mà một tập đoàn khác đề nghị, vì hệ thống đó nhiều ưu điểm hơn. Tuy bị cách chức, nhưng phó đô đốc Mercado không bị điều tra về tham nhũng.

Hải quân Philippines cho nay vẫn dùng loại tàu cũ của Mỹ, có từ Thế Chiến Thứ Hai và từ năm 2010, đã bắt đầu cải thiện từng bước bằng việc mua thêm tàu tuần duyên của Mỹ và tàu đổ bộ của Úc.

Trọng Nghĩa

*****************

Tư lệnh Hải quân Philippines bị cách chức (RFA, 20/12/2017)

Tư lệnh Hải quân Philippines, phó đô đốc Ronald Joseph Mercado, vừa bị Bộ quốc phòng Manila cách chức vì lý do bất tuân trong việc thực hiện một hợp đồng đóng tàu chiến cho nước này.

phi2

Phó Đô đốc Hải quân Philippines, Ronald Joseph Mercado, chào mừng các thủy thủ Nga sau khi thăm tàu hải quân chống tàu ngầm Admiral Tributs ở bến phía nam Manila ngày 5 tháng 1 năm 2017. AFP

Bộ trưởng quốc phòng Phi là ông Delfin Lorenzana vào ngày 20 tháng 12 nói với báo chí rằng ông đã nhận được phép từ Tổng thống Rodrigo Duterte cách chức phó đô đốc Mercado.

Hợp đồng đóng hai tàu chiến trị giá 308 triệu đô la Mỹ được chính phủ Phi ký vào năm ngoái với công ty đóng tàu Huyndai của Hàn Quốc, dự tính sẽ giao cho Hải quân Philippines vào năm 2020 và 2021. Tuy nhiên dưới sự điều động của phó đô đốc Mercado, phía Hải quân Phi đã chậm trễ trong việc duyệt một thiết kế quan yếu để nhà thầu tiến hành công việc của mình.

Bộ Quốc phòng Phi cho là phó đô đốc Mercado đã cố tình chậm trễ để ép chính phủ Manila và Hyundai trao cho một công ty nước ngoài khác hợp đồng riêng thực hiện ‘hệ thống quản trị tác chiến’ cho các tàu chiến được ký kết.

Phó đô đốc Mercado chưa lên tiếng bình luận gì về cáo buộc này, cũng như danh tính của quốc gia mà ông muốn trao hợp đồng cũng không được tiết lộ.

Philippines hiện đang phải đối đầu với tình trạng xuống cấp của các tàu chiến của mình, trong khi đó lại cũng phải đương đầu với sự lấn lướt của hải quân Trung Quốc trên vùng biển mà Manila có tranh chấp.

Published in Châu Á

Chủ tịch Trung Quốc muốn ‘cách mạng hóa’ nhà vệ sinh (VOA, 27/11/2017)

Trung Quốc cn n lc đ "cách mng hóa" nhà v sinh cho đến khi nhim v hoàn thành, báo chí nhà nước Trung Quc trích li Ch tch Tp Cn Bình nói hôm 27/11, trong n lc thúc đy ngành du lch trong nước và ci thin cht lượng cuc sng, theo Reuters.

chaua1

Chủ tch Trung Quc Tp Cn Bình

Ông Tập Cn Bình bt đu tiến hành "cuc cách mng nhà v sinh" vào năm 2015 trong mt phn n lc nâng cao tiêu chun du lch ni đa ti Trung Quc, nơi mà ông nói là phi gánh chu nhng vn đ sâu xa vì tình trng thiếu lch s.

"Vấn đ nhà v sinh là không còn là nhỏ na, đó là mt khía cnh quan trng trong vic xây dng nông thôn và thành ph văn minh", Tân Hoa Xã dn li Ch tch Tp nói.

"Là ngành công nghiệp mi ni, du lch Trung Quc cn phi nâng cp c phn cng và phn mm đ tiếp tc tăng trưởng mnh m", vn li ông Tp.

Cục Qun lý Du lch Quc gia Trung Quc gn đây thông báo kế hoch xây dng và nâng cp 64.000 nhà v sinh trong khong t năm 2018 đến năm 2020.

Nhưng "hơn c vic mang li cho du khách mt tri nghim du lch tt hơn, cuộc cách mạng nhà v sinh còn to ra mt xã hi văn minh hơn", Reuters dn ngun Tân Hoa Xã.

Kể t khi lên nm quyn vào năm 2012, ông Tp Cn Bình thường xuyên đến thăm các gia đình nông thôn và kim tra xem người dân đa phương có s dng h xí không, và nhấn mnh rng hin đi hóa thôn bn đòi hi phi có nhà v sinh sch s, Tân Hoa Xã cho biết thêm.

Trong bài phát biểu ti Đi hi Đng Cng sn hi tháng 10, Ch tch Tp Cn Bình tái xác đnh "mâu thun chính" mà xã hi Trung Quc phi đi mt ln đu tiên kể t năm 1981, nói rng nhu cu hin ti không ch là tăng trưởng, mà còn là tăng trưởng bình đng hơn đ tha mãn ước mun ca mi người v "mt cuc sng tt đp".

Trong 3 năm qua, Trung Quốc đã nâng cp 68.000 nhà v sinh, hoàn thành khong 19% nhiệm v, Reuters dn ngun Tân Hoa Xã nói vic này "được hoan nghênh rng rãi".

****************

Philippines : Người Hồi giáo biểu tình lớn vì hòa bình (RFI, 27/11/2017)

Một cuộc biểu tình lớn của phong trào nổi dậy người Hồi giáo đã diễn ra tại Philippines ngày 27/11/2017, trong nỗ lực chung với chính phủ để tái lập hòa bình.

chaua2

Một chiến binh thuộc phong trào Hồi giáo nổi dậy Mặt trận Giải Phóng Hồi giáo Moro. Ảnh minh họa (Wikimedia)

Tổng thống Rodrigo Duterte trong chiều cùng ngày có bài phát biểu tại trại Darapanan, căn cứ chính của phong trào Mặt Trận Giải Phóng Hồi giáo Moro (Milf), gần thành phố Cotabato, vùng Mindanao.

Phong trào Hồi giáo Moro này có khoảng 10 000 chiến binh cùng với chính phủ hy vọng việc thiết lập hòa bình sẽ xua tan mối đe dọa đến từ nhóm tổ chức Nhà Nước Hồi giáo Daech.

Vào năm 2014, chính quyền Manila đã ký một thỏa thuận với nhánh Hồi giáo nổi dậy này, trù tính cấp quyền tự quyết cho thiểu số Hồi giáo sống rải rác ở một số nơi tại Mindanao. Tuy nhiên, dự luật này chưa bao giờ được Quốc Hội thông qua để có thể được áp dụng.

AFP nhắc lại những người theo Hồi giáo đã phát động một cuộc nổi dậy trong những năm 1970 để đòi quyền tự trị hay độc lập cho vùng đất phía nam Philippines, quần đảo có đông dân theo Công giáo nhưng những người Hồi giáo lại xem đấy như vùng đất tổ tiên của mình

RFI tiếng Việt

*****************

Cuba : Đối lập bị đẩy ra rìa các cuộc bầu cử (RFI, 27/11/2017)

Ngày Chủ nhật 26/11/2017, cử tri Cuba được mời đi bầu chính quyền địa phương trong bối cảnh chế độ bước vào tiến trình thay thế chủ tịch Raoul Castro vào năm… 2021. Tuy gọi là bầu cử nhưng không một tổ chức đối lập nào được ứng cử.

chaua3

Tại một địa điểm họp để chỉ định các ứng viên cho cuộc bầu cử hội đồng địa phương tại thủ đô La Havana, Cuba, ngày 4/09/2017. Reuters/Alexandre Meneghini

Được RFI đặt câu hỏi, nhà hoạt động Felix Llerena, tố cáo trò dàn dựng trong bầu cử của đảng Cộng sản Cuba :

"Với chúng tôi từ năm 1959 đến nay không có cuộc bầu cử thực sự nào. Vì thế mà chúng tôi yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý cho sự thay đổi thực sự Hiến pháp Cuba bởi vì hiện tại, bản Hiến Pháp này buộc chúng tôi phải sống theo chế độ Xã hội chủ nghĩa mãi mãi.

Giờ đây với việc mở cửa với Mỹ, với sự thay đổi chính sách của các nước Châu Âu. Nhiều người nghĩ mọi chuyện sẽ thay đổi, đất nước sẽ dấn bước vào chuyển tiếp sang dân chủ khi Raul Castro rút khỏi chính trường, giống như người ta đã tin tưởng khi Fidel Castro qua đời.

Thế nhưng thực tế ở Cuba vẫn như vậy. Người ta không thể nói đến bầu cử khi mà các đảng phái chính trị bị cấm, khi mà những nhà đối lập bị đuổi khỏi trường đại học, như tôi , các giáo sư cũng bị đuổi chỉ vì họ suy nghĩ theo cách khác, chỉ vì họ muốn có một tương lai khác cho đất nước chúng tôi".

Tú Anh

******************

Cuba kỷ niệm một năm ngày Fidel Castro qua đời (RFI, 25/11/2017)

Hôm 25/11/2017 là đúng một năm ngày chủ tịch Fidel Castro qua đời, Cuba tổ chức lễ kỷ niệm một cách đơn giản, vào lúc mà nước này đang hướng về một giai đoạn chuyển tiếp chính trị, chấm dứt 6 thập niên anh em nhà Castro thay nhau cầm quyền.

chaua4

Cảnh tưởng niệm cố chủ tịch Fidel Castro tại một trường học ở La Havana. Ảnh ngày 24/11/2017. Reuters/Stringer

Lúc sinh thời, người được mệnh danh là Lider Maximo rất ghét tệ sùng bái cá nhân, cho nên hôm nay Cuba không tổ chức một buổi lễ rầm rộ nào nhân ngày giỗ đầu tiên của Fidel Castro. Tuy nhiên, từ một tuần qua, đã có nhiều sự kiện "chính trị và văn hóa" được tổ chức trên khắp Cuba để kỷ niệm "cái chết về thể xác" của vị cha đẻ Cách mạng Cuba. Ngôn từ chính thức này hàm ý rằng, tuy đã qua đời, Fidel Castro vẫn còn hiện hữu trong tâm ý của hàng mấy thế hệ người Cuba vốn chỉ biết đến ông là người lãnh đạo đất nước.

Vào lúc tình hình kinh tế Cuba vẫn rất đáng quan ngại, với mức tăng trưởng năm 2017 được dự báo chỉ đạt 1%, ngày mai, 26/11, nước này sẽ tổ chức các cuộc bầu cử địa phương. Đây là bước đầu tiên của một tiến trình rất dài sẽ dẫn đến việc bầu chọn người kế nhiệm ông Raul Castro, 86 tuổi, vào năm tới.

Chính thức nhậm chức chủ tịch Cuba từ năm 2008, người em của cố lãnh tụ Fidel Castro đã báo trước là ông sẽ nhường chỗ cho một lãnh đạo thuộc thế hệ mới. Hiện giờ, phó chủ tịch thứ nhất và là nhân vật số hai của chính phủ Cuba, ông Miguel Diaz-Canel, 57 tuổi, được xem là nhân vật có triển vọng nhất để thay thế ông Raul Castro.

Tuy nhiên, ông Raul Castro sẽ không rút lui hoàn toàn, bởi vì theo dự kiến, ông sẽ tiếp tục lãnh đạo Đảng Cộng sản Cuba cho đến đại hội kỳ tới vào năm 2021. Khi ấy ông sẽ 90 tuổi, bằng tuổi của người anh Fidel Castro khi ông qua đời cách đây đúng một năm.

Thanh Phương

*****************

Pakistan : Dưới áp lực của Hồi giáo cực đoan, bộ trưởng Tư Pháp từ chức (RFI, 27/11/2017)

ruyền thông Nhà nước Pakistan ngày 27/11/2017 loan báo bộ trưởng Tư Pháp Zahid Hamid, trước áp lực của những người biểu tình theo Hồi giáo cực đoan, đã xin từ chức.

chaua5

Một người biểu tình Pakistan đối mặt với cảnh sát trong một vụ đụng độ hôm thứ Bảy 25/11/2017, tại Islamabad. Reuters/Caren Firouz

Hãng thông tấn AFP khẳng định "bộ trưởng Tư Pháp Zahid Hamid đã đệ đơn xin từ chức lên thủ tướng Shahid Khaqan Abbasi nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng". Thông tin này đã được loan báo rộng rãi trên kênh truyền hình nhà nước PTV.

AFP nêu rõ bộ trưởng đã đưa ra quyết định này "một cách tự nguyện" và sẽ có những tuyên bố cụ thể sau đó. Cho đến sáng ngày hôm nay, vẫn còn khoảng 2.000 – 3.000 người chiếm đóng cầu vượt, con đường chính dẫn vào thủ đô.

Những người biểu tình này, thuộc một nhóm tôn giáo ít được biết đến, có tên gọi là Tehreek-i-Labaik Yah Rasool Allah Pakistan (TLYRAP), đã chiếm trục xa lộ chiến lược này từ hôm 06/11.

Họ yêu cầu bộ trưởng từ chức sau một tranh luận về việc sửa đổi đạo luật về báng bổ đạo Hồi gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, chương trình sửa đổi đạo luật cuối cùng đã bị từ bỏ.

Sau nhiều tuần thương lượng vô ích, lực lượng an ninh thử dùng khí ga để giải tán đám đông nhưng bất thành, khiến 7 người chết và hơn 200 người bị thương. Vụ việc đã gây ra một làn sóng bất bình tại nhiều thành phố khác của Pakistan.

Ngay sau khi bộ trưởng Tư Pháp thông báo từ chức, lãnh đạo phe Hồi giáo cực đoan này kêu gọi chấm dứt biểu tình ngồi, đồng thời tuyên bố "mọi đòi hỏi của phong trào sẽ được đền đáp xứng đáng".

Minh Anh

Published in Quốc tế

Philippines hứa bồi thường cho hai ngư dân Việt Nam bị bắn chết (RFA, 26/10/2017)

Philippines lên tiếng xin lỗi và hứa sẽ bồi thường cho hai ngư dân Việt Nam bị lính Hải quân của nước này bắn chết tại vùng biển ngoài khơi Mũi Bolinao, tỉnh Pangasinan hồi ngày 23 tháng 9 vừa qua.

ngudan1

Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Delfin Lorenzana  Photo : AP

Hãng thông tấn AFP dẫn lời xin lỗi của Bộ trưởng Quốc Phòng Phi tại cuộc họp với người tương nhiệm của Việt Nam vào vào ngày 26 tháng 10.

Thông báo của Bộ Quốc Phòng Philippines cho biết Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Delfin Lorenzana nói rằng Tổng thống Rodrigo Duterte bảo đảm sẽ bồi thường thích đáng cho hai ngư dân Việt Nam bị thiệt mạng, nhưng số tiền bồi thường không được cho biết chính xác là bao nhiêu.

Hai ngư dân xấu số người Việt đi trên chiếc tàu đánh cá PY96173TS thuộc tỉnh Phú Yên.

Xin được thưa thêm, hồi năm 2013, Manila cũng từng xin lỗi Đài Bắc do lực lượng tuần duyên Phi đã bắn chết một ngư dân Đài Loan vì cho rằng ngư dân này đánh bắt trong khu vực lãnh hải của Phi.

Vào năm ngoái, Tổng thống Rodrigo Duterte ra lệnh thả 17 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ trong khi đánh bắt tại vùng biển của Philippines.

*********************

Philippines hứa đền bù gia đình hai ngư dân Việt bị bắn chết (RFI, 26/10/2017)

Theo thông cáo của bộ Quốc Phòng Philippines và được AFP trích dẫn hôm nay 26/10/2017, trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Manila, nhằm thúc đẩy hợp tác song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực biển, Bộ trưởng quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã bày tỏ lời xin lỗi về việc hai ngư dân Việt Nam bị hải quân Philippines bắn chết.

ngudan2

Một lính Philippines gác tại tàu cá Việt Nam, gần thị trấn Sual, tỉnh Pangasinan, bắc Manila, 2/11/2016.TED ALJIBE / AFP

Theo thông cáo, bộ trưởng Lorenzara cũng đồng thời nhắc lại lời hứa của tổng thống Rodrigo Duterte là gia đình các ngư dân qua đời sẽ được đền bù thỏa đáng. Tuy nhiên, người ta không rõ mức độ đền bù ra sao.

Ngày 23/09, hải quân Philippines đã truy đuổi và nổ súng vào các tàu đánh cá của Việt Nam làm hai ngư dân thiệt mạng và bắt giữ năm người khác.

Các tàu đánh cá của Việt Nam bị cáo buộc xâm phạm và đánh bắt trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền Philippines.

Đây không phải là trường hợp đơn lẻ. Các ngư dân nước ngoài thường bị bắt giữ vì đánh bắt trái phép. Năm ngoái, tổng thống Duterte đã ra lệnh thả 17 ngư dân Việt Nam bị bắt trong vùng biển của Philipines.

Năm 2013, chính quyền Manila cũng đã phải xin lỗi Đài Bắc do vụ tuần duyên Philippines đã bắn chết một ngư dân Đài Loan bị cáo buộc đánh bắt trái phép trong vùng biển của Philippines.

RFI tiếng Việt 

Published in Châu Á

Trung Quốc có thể xem xét lập thêm căn cứ quân sự ở nước ngoài (VOA, 11/10/2017)

Trung Quốc và Djibouti, mt quc gia nh Châu Phi, hi tháng 7 đã đạt thỏa thun cho phép Quân Gii phóng Nhân dân Trung Quc thành lp căn c quân s đu tiên nước ngoài. Căn c quân s trên b bin phía đông ca Châu Phi s giúp Trung Quc vn chuyn hàng cu tr và nhân viên gìn gi hòa bình đến các vùng khác ca Châu Phi, theo trang mng tin tc ca China Daily.

a1

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quc khánh thành căn c quân s đu tiên Djibouti, ngày 1/8/2017.

Căn cứ này cũng s to điu kin thun li cho các cuc tp trn quân s chung và duy trì "s an toàn ca các tuyến đường thy quc tế có tính chiến lược".

Đây chỉ là mt căn c và theo d kiến Bc Kinh s không theo chân Hoa Kỳ đ m căn c quân s ti 16 quc gia trên khp Châu Á, Châu Âu và các khu vc khác.

Nhưng chúng ta nên ch đi s có thêm mt s căn c quân s Trung Quc khác trên thế gii. Bc Kinh có khả năng m thêm các căn c quân s bên b bin phía Đông Châu Phi, cũng như dc theo n Đ Dương và Bin rp. Các căn c này có th có nhiu chc năng hơn so vi nhng gì t China Daily nói, đc bit là bo v công dân Trung Quc hi ngoi và đm bảo các tuyến đường thy ti khu vc Tây Á vn thông thoáng đ to điu kin giao thương thun li cho các mt hàng quan trng, như du thô.

Trung Quốc vn chưa loan báo vic thành lp thêm căn c quân s nào khác nước ngoài. Tuy nhiên, ông Yun Sun, chuyên gia cao cấp ca Chương trình Đông Á ti Trung tâm Nghiên cu Stimson ti th đô Washington, nói ti thi đim này Bc Kinh có th đang cân nhc mt s hin din quân s ti các cng hin đang do Trung Quc qun lý dc theo n Đ Dương.

Còn Sri Lanka thì sao ? Hãng tin Al Jazeera và các cơ quan truyn thông khác cho biết vào tháng 7, cơ quan qun lý cng bin ca Sri Lanka đã đng ý bán 70% c phn thuc cơ s cng qun Hambantota cho Công ty China Merchants Ports Holdings. Hoc như Myanmar : các hãng tin cho biết mt tp đoàn Trung Quc đang đu thu mua 85% th phn cng bin n Đ Dương ca Myanmar vi đường ng dn du ni vi Hoa lc.

tháng 4, chính phủ Pakistan cho biết các cơ s ti Cng Gwadar đã được công ty Trung Quc China Overseas Port Holding Co. thuê trong thời hn 40 năm. Trung Quc có quan h thân thin vi Pakistan gia lúc c hai nước đu quan tâm v mi quan h vi n Đ. Vào tháng 3 năm nay, mt phái đoàn Quân Gii phóng Nhân dân Trung Quc tham gia các s kin Ngày Quc khánh hàng năm ca Pakistan.

Bộ quốc phòng Hoa Kỳ cho biết trong mt báo cáo cho Quc hi : "Trung Quc có nhiu kh năng s tìm cách thiết lp các căn c quân s ph tri các nước có quan h thân thin lâu dài và li ích chiến lược tương t như Pakistan, và trong đó có tiền l đ đóng quân nước ngoài".

Ông Sun nói các cảng Myanmar, Pakistan và Sri Lanka, dc theo n Đ Dương hoc Bin Rp, s bt đu như nhng hot đng thương mi vi "các tin ích hi quân tim năng".

Ít nhất là cho đến bây gi, Trung Quc ch điều quân ra nước ngoài trong tư cách là mt phn ca Lc lượng gìn gi hòa bình LHQ. Trung Quc đưa lc lượng này ra nước ngoài vì nhng mc đích riêng, như chng cướp bin và hc hi t các nước khác.

Viện Nghiên cu Hòa bình Hoa Kỳ nói : "Như các nước khác, quyết đnh ca Trung Quc đưa quân đi ra nước ngoài là đ bo v các li ích quc gia, thu thp thêm kinh nghim đ hot đng, và bo đm uy tín cũng như nâng cao v thế ca mình".

***************

Philippines "đảo trục" hướng về Mỹ ? (RFI, 10/2017)

Trong bối cảnh Hội Nghị Bộ Trưởng quốc phòng ASEAN và các đối tác, trong đó có Mỹ – gọi tắt là ADMM+ - sắp tiến hành cuộc họp thường kỳ vào ngày 24/10/2017 tại Philippines, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines vừa loan báo quyết định "nâng cấp" trở lại các cuộc tập trận chung với Mỹ cho năm 2018, vốn đã bị Manila cắt giảm sau khi tổng thống Duterte lên cầm quyền vào năm ngoái.

a2

Philippines - Ảnh minh họa : Đại sứ Mỹ Sung Kim (T) và bộ trưởng quốc phòng Delfin Lorenzana họp báo tại căn cứ Aguinaldo, Quezon City, ngày 26/09/2017. Reuters/Dondi Tawatao

Câu hỏi nhiều nhà quan sát đặt ra là phải chăng sau khi tuyên bố "bỏ" Mỹ để xoay trục qua Trung Quốc, tổng thống Philippines đã lại đổi ý và quyết định đảo trục trở lại, nhất là khi vào tháng 11 sắp tới, ông sẽ gặp đồng nhiệm Mỹ Donald Trump khi tổng thống Hoa Kỳ đến Manila dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á.

Một cách cụ thể, các cuộc thao diễn quân sự Mỹ-Philippines trong năm 2018 sẽ có quy mô như thế nào ? Trong bài viết trên trang mạng chuyên san Nhật Bản The Diplomat, ngày 07/10 vừa qua, Prashanth Parameswaran, nhà báo am tường tình hình khu vực, đã chú ý phân tích yếu tố này để tìm hiểu thêm về triển vọng hợp tác quốc phòng Mỹ-Philippines cho năm tới đây.

Chủ trương "chia tay với Mỹ" chỉ có tiếng mà không có miếng

Nhận xét đầu tiên của tác giả bài viết là các tuyên bố hung hăng của tổng thống Philippines về chủ trương "chia tay với Mỹ" chỉ có tiếng mà không có miếng, và điều đó cũng áp dụng trên bình diện quốc phòng. Ban đầu quan hệ hai bên có giảm thiểu nhưng không hề bị cắt đứt. Các cuộc thao diễn quân sự hỗn hợp là một ví dụ điển hình.

Vào tháng 11 năm ngoái, tư lệnh quân đội Philippines lúc đó là tướng Ricardo Visaya đã cho biết là sau những cuộc thảo luận giữa giới chức quân sự và chính quyền của tổng thống Duterte về những ưu tiên của Philippines, Manila đã đề nghị giảm số lượng các cuộc giao lưu và tập trận chung với Mỹ từ 263 xuống còn 258.

Và sau cuộc họp của cơ chế hỗn hợp Mỹ-Philippines đặc trách hợp tác quốc phòng song phương Mutual Defense Board-Security Engagement Board (MDB-SEB) vào tháng 11, do tướng Visaya và đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương đồng chủ tọa, thì đã có một số hoạt động bị hủy bỏ hay giảm quy mô, rõ nét nhất là cuộc tập trận đổ bộ PHILBEX, và cuộc tập trận hải quân CARAT, cả hai đều được tổ chức hàng năm.

Tuy nhiên, ngay vào lúc đó, giới chức quốc phòng Mỹ và Philippines đều cho biết mặt dù có giảm thiểu về quy mô và số lượng, nhưng những cuộc tập trận này vẫn được điều chỉnh để phù hợp với thực tế chính trị đã thay đổi. Vào lúc đó, ông Duterte vừa mới lên cầm quyền, trong lúc một chính quyền mới cũng đang được chuẩn bị ở Mỹ, thành ra các kế hoạch đều có thể thay đổi với thời gian.

Tiến trình đang đảo ngược ?

Thế rồi trong năm 2017, một số dấu hiệu cho thấy là tiến trình được cho là giảm thiểu quan hệ quốc phòng, không chỉ chậm lại mà lại còn đảo ngược khi sắp qua năm 2018.

Theo tác giả bài phân tích, một số lý do nằm trong quan hệ rộng lớn hơn giữa Mỹ và Philippines, gắn liền với một chính quyền mới ở Washington và một tân đại sứ Mỹ tại Manila, ông Sung Kim, đã giúp tháo gỡ được những vướng mắc mà chính quyền Duterte quy kết cho chính quyền Obama.

Một số khác liên quan đến quan hệ quốc phòng và đặc biệt là trong tình hình quân đội Philippines phải đương đầu với tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ở thành phố Marawi phía nam, và giới lãnh đạo Philippines, kể cả ông Duterte, đã chính thức công nhận sự giúp đỡ cần thiết của Mỹ nhất là khi quân đội Philippines chỉ có khả năng giới hạn.

Nhìn lại thì số phận các vụ tập trận không còn lu mờ như người ta tưởng trong năm qua. Một số cuộc thao diễn bị ngưng đã không ngăn được hợp tác đi sâu hơn. Ví dụ như cuộc tập trận CARAT đã bị hủy bỏ, nhưng lại được tiếp nối với hoạt động luyện tập trên biển gọi là ‘Sama – Sama’bao gồm cuộc tuần tra phối hợp ở biển Sulu, điều rất có ý nghĩa trong bối cảnh hợp tác đang thực hiện.

Người ta thường nêu lên khía cạnh ‘mất mát’ liên quan đến các cuộc thao diễn, nhưng bên cạnh đó phải thấy khía cạnh ‘gia tăng’, chẳng hạn như trường hợp cuộc tập trận chống khủng bố Tempest Wind, được thông qua vào năm ngoái và mang tính chất rất phức tạp, không chỉ thao diễn đơn thuần với nhiều cơ quan khác nhau, mà còn huy động thêm các phương tiện quân sự, được thực hiện ở mức độ quốc gia, có thêm nội dung… Cuộc tập trận đầu tiên theo mô hình đó vừa được tổ chức vào tháng 9 vừa qua.

Trong bối cảnh nói trên thì năm 2018 có gì mới ? Riêng về số lượng thì theo tướng Philippines Eduardo Ano, xu hướng chung là tăng trở lại : từ 263 vào năm 2016, số lượng các hoạt động đã giảm xuống thành 258 vào năm 2017, và sẽ tăng lên trở lại thành 261 trong năm tới, phản ánh đà đảo ngược so với tình trạng đi xuống đã được thấy.

Tuy nhiên tác giả bài phân tích cũng thận trọng, cho rằng cần phải cảnh giác trước những khẳng định là liên minh Mỹ-Philippines đang vươn lên trở lại từ đống tro tàn, tương tự như những kết luận trước đây là liên minh đó đã rơi xuống vực thẳm. Phải mất ít ra một năm mới có thể thấy rõ được những hệ quả về số lượng cũng như chất lượng của các hoạt động hợp tác.

Hơn nữa hai tổng thống Donald Trump và Rodrigo Duterte vẫn đang trong tiến trình xây dựng quan hệ, và với tính khí nổi tiếng là bất thường, khó lường của cả hai, thì rất khó mà đoán định được là liên minh Mỹ-Philippines sẽ ra sao. Dấu hiệu quan trọng nhất sẽ là cuộc gặp gỡ được chờ đợi nhân chuyến ghé Manila của ông Donald Trump vào tháng tới đây.

Tổng thống Philippines ‘xoay trục’, thân thiện với Mỹ ?

Cũng về xu hướng thân thiện trở lại của Philippines đối với Mỹ, một bài viết cũng vào thượng tuần tháng 10 trên trang mạng The Maritime Executive đã tự hỏi là "Phải chăng Philippines đang xoay trục ngược về phía Mỹ ?"

Tác giả bài viết đã nêu bật sự kiện tổng thống Philippines Duterte mới đây đã hàm ý cho rằng ông có thể hòa giải với Mỹ, trong bối cảnh có thêm nhiều thông tin về việc tàu Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều gần đảo Thị Tứ mà Philippines kiểm soát tại Trường Sa.

Ông Duterte đã làm mọi người ngạc nhiên khi cho rằng ông muốn thân thiện với Mỹ, một quan điểm hoàn toàn trái ngược với những lời lẽ trước đây. Ông đã nhiều lần kêu gọi lực lượng đặc biệt Mỹ ở Philipppines cuốn gói về nước, khẳng định ông không muốn tập trận chung trên biển cũng như trên đất liền và còn mô tả Mỹ như một nước ‘tồi tệ’.

Nhưng ông Duterte đang đổi giọng, hai tháng sau khi trung tâm Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) của Mỹ xác định đã có 11 tàu Trung Quốc xuất hiện trong vùng biển của đảo Thị Tứ, nơi có cả trăm người Philippines cư ngụ. Tin này đã làm cho nhiều nước ASEAN lo ngại rằng Trung Quốc tiếp tục mở rộng sự hiện diện quân sự của mình trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Tổng thống Philippines đã không công khai lên tiếng phản đối việc tiếp nối các cuộc tập trận quân sự, cho phép 900 lính Mỹ diễn tập chung với quân đội Philippines ở miền Bắc Philippines.

Mặc dù không nêu rõ là cuộc tập trận chung nhằm vào Trung Quốc, nhưng đại sứ quán Hoa Kỳ tại Manila cho biết là sự kiện đó tăng cường năng lực sẵn sàng đối phó của Mỹ và Philippines, tăng cường khả năng phản ứng song phương trước các cuộc khủng hoảng trong khu vực để củng cố liên minh đã kéo dài hàng thập kỷ.

Cuộc tập trận quân sự hỗn hợp Mỹ-Philipines mở ra vào lúc có thông tin về việc tàu Trung Quốc đang sách nhiễu tàu Philippine ở gần đảo Thị Tứ. Lời báo động do dân biểu Philippines Gary Alejano tung ra, tố cáo việc tàu Trung Quốc có mặt tại đấy đã hú còi cảnh cáo mỗi khi tàu Philippines tiến vào vùng biển của Philippines ở Biển Đông.

Trong một động thái cũng mang ý nghĩa hòa giải, ở Washington, ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano xác nhận với thượng nghị sĩ Mỹ Cory Scott Gardner rằng Manila muốn tăng cường hợp tác kinh tế với Mỹ...

Trước đó, Trung Quốc đã cam kết viện trợ và đầu tư trị giá 24 tỷ đô la vào Philippines. Các chuyên gia coi đây là cách Bắc Kinh dùng để ông Duterte dịu giọng trên vấn đề tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Tuy nhiên, theo giáo sư Carl Thayer thuộc đại học New South Wales ở Úc, Philippines và các nước ASEAN không thể dựa nhiều vào viện trợ của Trung Quốc, vì phần lớn các nước Đông Nam Á phụ thuộc vào Mỹ về thương mại và quốc phòng. Đối với giáo sư Thayer, tình hình như thể là "việc dựa vào Trung Quốc đã bộc lộ những giới hạn".

Mai Vân

******************

Đài Loan quyết tâm bảo vệ nền tự do và hệ thống dân chủ (RFA, 10/10/2017)

Chính quyền Đài Loan sẽ bảo vệ nền tự do và hệ thống dân chủ của đảo quốc khi mà căng thẳng với Trung Hoa Đại lục mỗi lúc một gia tăng.

a3

Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen (trái) và Phó tổng thống Chen Chien-jen trong buổi lễ Quốc khánh tại Đài Bắc vào ngày 10 tháng 10 năm 2017. AFP

Đó là tuyên bố của tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nhân ngày độc lập của đảo quốc này 10 tháng 10 hằng năm.

Trong bài phát biểu mừng quốc khánh, nữ tổng thống Thái Anh Văn lặp lại quan điểm Đài Loan sẽ tiếp tục bày tỏ thiện chí đối với Hoa Lục, nhưng không chịu áp lực của Bắc Kinh ; dẫu thế Đài Bắc không đi theo con đường thù địch.

Bà Thái Anh Văn trong bài diễn văn mừng ngày độc lập của Đài Loan còn nêu ra tầm quan trọng của tình trạng sẵn sàng về mặt quân sự, cùng với những biện pháp gia tăng tính hiệu quả của chính phủ, và thúc đẩy nền kinh tế công nghệ cao của đảo quốc Đài Loan.

Chính quyền Trung Quốc cắt đứt quan hệ với chính phủ Đài Loan chẳng bao lâu sau khi bà Thái Anh Văn nhậm chức tổng thống đảo quốc Đài Loan.

Bắc Kinh luôn đe dọa sẽ dùng vũ lực trong trường hợp cần thu hồi Đài Loan ; ngoài ra trong suốt một năm rưỡi qua chính quyền Bắc Kinh còn gia tăng áp lực ngoại giao và kinh tế đối với Đài Bắc.

Published in Châu Á

Indonesia phát triển hải, không quân để đối phó với Trung Quốc (RFI, 05/10/2017)

Hôm 05/10/2017, là kỷ niệm 72 năm thành lập, quân đội Indonesia đã mở cuộc diễu binh ngay tại cảng Cilegon ở tỉnh Banten, trên đảo Java. Đây đã là dịp để họ phô trương chiếc tàu ngầm tấn công chạy bằng điện và diesel KRI Nagapasa-403, chiếc tàu ngầm thứ ba của Indonesia.

bd1

Lính hải quân Indonesia tham gia lễ diễu binh kỷ niệm 72 năm thành lập quân đội, 05/10/2017. Reuters

Một thiết bị quân sự khác cũng đã được quân đội Indonesia đặc biệt phô diễn hôm nay đó là chiếc trực thăng tấn công Apache Guardian, một kiểu trực thăng mới cũng sẽ được sử dụng trong các chiến dịch chống khủng bố. Trong lễ diễu binh, các phi công Indonesia đã bay biểu diễn với các chiến đấu cơ F-16 của Mỹ và SU-30 của Nga.

Tất cả những màn trình diễn nói trên là nhằm phô trương khả năng phòng thủ của hải quân và không quân Indonesia, mà hiện đang được phát triển rất mạnh. Trong lễ diễu binh hôm nay, tổng thống Joko Widodo đã tự hào tuyên bố : "Lực lượng Vũ trang Indonesia sẽ là quân đội mạnh nhất và được trang bị tốt nhất Đông Nam Á".

Kể từ khi giành được độc lập năm 1945, Indonesia vẫn cố tránh xung đột với một quốc gia khác. Nước này chỉ có một cuộc đụng độ ngắn với Malaysia vào thời Sukarno, tổng thống đầu tiên của Indonesia. Cho tới nay, quân đội Indonesia chủ yếu được huy động để duy trì hòa bình trong nước và dập tắt các phong trào ly khai, như ở tỉnh Aceh hoặc ở khu vực tây đảo New Guinea. Trong bối cảnh đó, trong suốt nhiều năm, lục quân vẫn chiếm ưu thế so với hai binh chủng kia. Hiện giờ lục quân vẫn chiếm gần 80% tổng quân số 400 ngàn người của quân đội Indonesia.

Nhưng nay tổng thống Widodo có một cái nhìn chiến lược khác về quân đội. Để đạt được mục tiêu phát triển Indonesia thành một cường quốc hải dương trong khu vực, ông cần phải tăng cường khả năng phòng thủ của hải quân và không quân để bảo vệ chủ quyền biển của nước này.

Nhu cầu đó lại càng cấp thiết bởi vì, tuy không phải một trong những bên tranh chấp, Indonesia cũng bị ảnh hưởng bởi sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Để đối phó với những hành động áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển này, chính quyền Widodo đã cho xây một căn cứ cho tàu ngầm và nâng cấp một phi đạo ở quần đảo Natuna.

Ngoài mối đe dọa từ Trung Quốc, quân đội Indonesia nay còn phải đối phó với nguy cơ khủng bố quốc tế, nhất là vì một phần lãnh thổ của nước này chỉ cách đảo Mindanao, miền nam Philippines, có 300 km, mà đảo này lại là nơi là các nhóm vũ trang trung thành với tổ chức Nhà nước Hồi Giáo đang hoành hành.

Thanh Phương

********************

Philippines : Sự hiện diện của tàu Trung Quốc là "bình thường" (RFI, 05/10/2017)

Theo nhật báo Inquirer của Philippines, hôm nay 05/10/2017, hai quan chức Philippines và Trung Quốc cùng tuyên bố rằng sự hiện diện của tàu Trung Quốc ở khu vực đảo Pagasa (còn gọi là đảo Thitu) ở vùng Biển Đông (mà Manila gọi là Biển Tây Philippines, là chuyện "bình thường" và không phải là điều gì đáng báo động.

bd2

Đảo Pagasa, Trường Sa, chụp từ trên không. Reuters/Rolex Dela Pena/Pool

Ông Triệu Giám Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Manila, hôm nay nói với báo chí rằng, sự hiện diện của tàu Trung Quốc hay tàu Philippines trong vùng biển chồng lấn hoặc tranh chấp là điều "rất bình thường". Quan chức ngoại giao này nói rằng Bắc Kinh vẫn tuân thủ nghiêm ngặt bản Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông-DOC, mà Trung Quốc và các nước ASEAN đã nhất trí.

Về phía Manila, Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cũng đồng tình với đại sứ Trung Quốc rằng không có xung đột nào đang xảy ra trong vùng biển tranh chấp. Manila cho rằng sự hiện diện của tàu Trung Quốc trong vùng biển này "không có nghĩa là những tàu đó đang hoạt động phi pháp hay đang sách nhiễu những tàu khác", mà có thể chỉ đang thực hiện nhiệm vụ của họ, như lời Bắc Kinh tuyên bố. Lãnh đạo quốc phòng Philippines cho biết cả hai nước đang kiểm soát tình hình và đều tuân thủ bản tuyên bố DOC.

Phát biểu này được đưa ra nhằm phản bác ông Gary Alejano, dân biểu đối lập ở hạ viện Philippines, vì gần đây ông đã lên tiếng báo động về sự hiện diện của 4 tàu của tuần duyên và hải quân Trung Quốc vào cuối tháng 9 vừa qua tại khu vực nói trên.

Mỹ, "đồng minh số 1" của Philippines

Sau tổng thống Duterte, đến lượt tổng tư lệnh Quân Đội Philippines, tướng Eduardo Ano, ngày 05/10/2017 khẳng định khép lại giai đoạn căng thẳng trong quan hệ giữa Manila và Washington.

Sau chuyến công tác tại Hawaii và sau cuộc tiếp xúc với tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ, tướng Harry Harris, hồi tuần trước, họp báo tại thủ đô Manila sáng nay 05/10/2017, tư lệnh Quân Đội Philippines thông báo sẽ tăng cường các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ vào năm tới và nhắc lại lập trường của tổng thống Duterte : "Mỹ là đồng minh số 1" của chính quyền Manila.

Phát biểu trên đây của tướng Ano được đưa ra một tuần lễ sau khi tổng thống Rodrigo Duterte hy vọng phát triển "quan hệ chặt chẽ" với Washington.

Như ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, tư lệnh Quân Đội Philippines nhấn mạnh đến ưu tiên trong quan hệ Mỹ-Phi vào lúc Trung Quốc trao cho quân đội Philippines 3.000 khẩu súng trường và đạn dược, trị giá trên ba triệu đô la.

Duy Anh

********************

Philippines 'nâng cấp hạ tầng ở đảo Thị Tứ' (BBC, 02/10/2017)

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết nước này sẽ nâng cấp phi đạo dài 1.300 mét trên đảo Thị Tứ, hòn đảo do Philippines gọi tên là Pag-Asa và đang kiểm soát ở Trường Sa.

ac1

Phi cơ Philippines trên đảo Thị Tứ

Việt Nam vẫn tuyên bố đảo Thị Tứ thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng nói là bị "Philippines chiếm đóng phi pháp".

Tuy vậy, quan hệ giữa quân đội hai nước tại vùng Trường Sa là hữu hảo.

Chương trình Hiện đại hóa các Lực lượng Vũ trang Philippines vào năm tới cũng sẽ nâng cấp các doanh trại, hệ thống nước và cấu trúc hạ tầng khác trên 9 đảo nhỏ ở Trường Sa hiện do Philippines kiểm soát, theo trang The Diplomat.

ac2

Quân đội Philippines trên đảo Thị Tứ

Ông Duterte, nhậm chức tổng thống từ tháng Bảy 2016, đã thi hành chính sách kết thân với Trung Quốc, sau nhiều năm căng thẳng.

Hôm 20/9 tại New York, Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano nói chính phủ Duterte vẫn bảo vệ chủ quyền biển đảo nhưng theo "cách chiến lược hơn".

"Chúng tôi không phải lúc nào cũng than phiền về Trung Quốc, không có nghĩa là chúng tôi ngồi im".

Ngoại trưởng Cayetano nói : "Chúng tôi tiếp tục thách thức mọi nước đòi chủ quyền" ở Biển Đông.

Published in Châu Á

Bị cáo buộc "biển thủ công quỹ", tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte ngày 30/09/2017 thông báo không hợp tác với các cơ quan điều tra, đồng thời khẳng định không chịu trách nhiệm trước cơ quan này.

duterte1

Người biểu tình đốt hình nộm tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, Manille, 21/09/2017Reuters

Trong một phát biểu nặng lời, xỉ vả, tổng thống Rodrigo Duterte giận dữ chỉ trích cơ quan điều tra chống tham nhũng là "vô tích sự", những lời cáo buộc là những lời "dối trá", các bằng chứng đưa ra là "tạo dựng", và các nhà điều tra là những kẻ "nói dối như Cuội"…

Tổng thống Philippines đã có thái độ như trên là do hồi tuần trước cơ quan chống tham nhũng thông báo điều tra về những cáo buộc cho rằng ông Duterte cất giấu nhiều tài khoản ngân hàng trị giá ước tính hàng triệu đô la.

Tuy nhiên, phản ứng trên của tổng thống Philippines đã trái ngược hoàn toàn với thông cáo trước đó. Phát ngôn viên phủ tổng thống khẳng định ông Duterte sẽ tuân thủ và tin tưởng vào sự công minh của cơ quan điều tra.

Cuộc điều tra được mở ra theo đơn kiện của nghị sĩ đối lập, Antonio Trillanes, cáo buộc tổng thống Philippines đã biển thủ công quỹ trong suốt hai thập niên làm thị trưởng thành phố Davao, một thành phố lớn ở phía nam Philippines.

AFP nhắc lại ông Rodrigo Duterte, 72 tuổi, được bầu làm tổng thống vào năm 2016 dựa trên một chương trình chống buôn ma túy và tham nhũng triệt để.

RFI tiếng Việt 

Published in Châu Á

Hôm 22/08/2017, dân biểu đối lập Philippines Gary Alejano lại lên tiếng báo động : Trung Quốc đã cho cắm cờ trên một cồn cát gần đảo Loại Ta (Kota Island) do Philippines kiểm soát tại quần đảo Trường Sa. Đối với dân biểu này, đây là một dấu hiệu cho thấy âm mưu lấn chiếm của Bắc Kinh.

duterte1

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho rằng sự hiện diện của tàu Trung Quốc gần đảo Thị Tứ chẳng có gì đáng ngại. REUTERS/Ezra Acayan/File Photo

Chính dân biểu này là người trong những ngày gần đây đã liên tiếp cảnh báo chính quyền Manila về sự kiện Bắc Kinh đang cho tàu đến bám trụ tại khu vực bãi Sandy Cay, gần đảo Thị Tứ trong tay Philippines, xua đuổi ngư dân Philippines, có thể là với âm mưu chiếm cứ luôn khu vực này. Thế nhưng, những lời báo động của ông Alejano và một số nhân vật khác đều bị chính quyền bỏ ngoài tai, làm dấy lên mối lo ngại là để được Trung Quốc giúp đỡ về mặt kinh tế, tổng thống Duterte sẵn sàng nhượng bộ Bắc Kinh về chủ quyền Biển Đông.

Việc Trung Quốc dồn tàu đến khu vực sát đảo Thị Tứ là một thực tế, đã được xác minh qua ảnh vệ tinh Mỹ với những cứ liệu gần như trùng khớp với các thông tin được dân biểu Alejano tiết lộ từ ngày 15/08/2017. Mới đây, cơ quan Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI của Mỹ đã công bố một loạt ảnh vệ tinh chụp ngày 13/8 cho thấy nhiều tàu Trung Quốc trong khu vực, bao gồm ít nhất "9 tàu cá Trung Quốc và hai tàu không rõ là của Hải Quân hay Hải Cảnh Trung Quốc". Ảnh còn cho thấy một chiếc thuyền đánh cá Philippine neo đậu ở một bãi cát gần đó.

Trước những tuyên bố của chính quyền Duterte được cho là xem nhẹ tầm mức nghiêm trọng của sự vụ, hôm qua 21/08, đến lượt một nhân vật có uy tín tại Philippines lên tiếng. Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Philippines Antonio Carpio, đã tỏ ý lo ngại trước nguy cơ Trung Quốc "xâm lược" khu vực cồn cát Sandy Cay gần đảo Thị Tứ dưới quyền kiểm soát của Philippines.

Tuyên bố này của thẩm phán Carpio đã lập tức bị ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano phản bác. Trả lời báo chí vào hôm nay, ông Cayetano không ngần ngại cho rằng vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện đã dựa trên những cứ liệu "sai lạc" để đi đến một nhận định như trên. Nhận định của thẩm phán Carpio cũng bị đích thân tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bác bỏ, vào hôm qua, cho rằng sự hiện diện của tàu Trung Quốc trong khu vực chẳng có gì đáng ngại.

Trung thành với kiểu cách nói năng thô bạo, ông Duterte tuyên bố : "Tại sao tôi lại phải bảo vệ một bãi cát và hy sinh người Philippines chỉ vì một cồn cát ?". Theo ông Duterte, tàu Trung Quốc có mặt ở đó để "tuần tra", vì Trung Quốc và Philippines là "bạn bè". Ông còn xác định rằng ông đã gọi cho đại sứ Trung Quốc và được bảo đảm rằng Bắc Kinh "sẽ không xây dựng gì ở đó".

Đối với tạp chí Nhật Bản The Diplomat, tuyên bố của tổng thống Philippines về vụ tàu Trung Quốc ở Sandy Cay đã khiến giới quan sát hết sức hoài nghi. Nếu giữa hai chính quyền Philippines và Trung Quốc đã có bàn bạc, thảo luận về vấn đề này, tại sao vào đầu tuần trước, khi bị dân biểu Alejano chất vấn, cả bộ Ngoại Giao lẫn bộ Quốc Phòng Philippines đều không có lời giải thích rõ ràng ?

Ngoài ra, phải chăng là tổng thống Duterte đã ra lệnh cho lực lượng hải quân Philippine rời khỏi khu vực để cho phép tàu Hải Quân và Hải Cảnh Trung Quốc tiến vào khu vực gần đảo Thị Tứ ? Sau cùng, tổng thống Duterte giải thích ra sao về các thông tin theo đó tàu đánh cá Philippines bị phía Trung Quốc cấm vào các vùng biển liên can nếu thực sự là Bắc Kinh chỉ tuần tra thân hữu mà thôi ?

Đối với The Diplomat, Trung Quốc rất có thể là đang thực sự nhòm ngó Sandy Cay do các lợi ích pháp lý mà họ thu được nếu chiếm đóng được đảo này trong thực tế. Do vậy, thái độ của chính quyền Duterte giảm thiểu mức độ hệ trọng của những gì Trung Quốc đang làm ở khu vực Sandy Cay làm dấy lên câu hỏi là phải chăng chính quyền Philippines đang vì lợi ích kinh tế mà nhượng bộ Trung Quốc trên Biển Đông, thậm chí còn tiếp tay cho Bắc Kinh trong toan tính khống chế trọn Biển Đông ?

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Quân đội Philippines hôm 21/8 cho biết đã cu mt thuyn viên Vit Nam b nhóm phiến quân Abu Sayyaf bt làm con tin vào tháng 11 năm ngoái, theo tin Tân Hoa Xã.

phi1

Nhóm phiến quân Abu Sayyaf ti tnh Basilan, Philippines.

Ông Đỗ Trung Hiếu, thành viên ca tàu MV Royal 16, đã được hi quân Philippines gii cu hôm 20/8 trên đo Mataja thuc tnh Basilan, nơi nhóm trên đt c đa.

Đô đốc Rene Medina, Tư lnh Lc lượng Hi quân Tây Mindanao, tuyên b : "Các cuc tn công quân s ngày càng gia tăng khiến phiến quân Abu Sayyaf trn chy, và to cơ hi cho các hot đng gii cu".

Ông Đỗ Trung Hiếu là mt trong sáu thuyn viên ca tàu MV Royale 16 đã b các phiến quân Abu Sayyaf bt cóc gn Đo Sibago, eo bin Basilan, nm gia đo Mindanao và tnh Basilan, vào sáng ngày 11/11/2016.

Đô đốc Medina nói : "Ông Đ Trung Hiếu s được đưa đến bnh vin quân đi đ khám sc kho và phng vn trước khi đưa ông được đưa đến các cơ quan chc năng và cui cùng là được trao cho chính ph Vit Nam".

Ngày 21/8, viên chức Cc Lãnh s, B Ngoi giao Vit Nam, cho báo Người Lao đng biết phía Vit Nam va nhn được thông tin thuyn viên Đ Trung Hiếu được quân đi Philippines gii cu.

Tháng 7/2017, quân đội Philippines nói rng phiến quân Abu Sayyaf đã chặt đu hai thy th Vit Nam : Hoàng Trung Thông và Hoàng Văn Hi. Hai người này b bt cóc cùng vi ông Đ Trung Hiếu vào năm ngoái. Quân đi cũng đã cu mt thuyn viên khác là Hoàng Võ vào tháng 6/2017.

Vào tháng 2/2017, phiến quân Abu Sayyaf cũng đã giết chết mt thuyn viên tàu MV Giang Hi ca Vit Nam ngoài khơi đo khu vc Pearl Bank đo Sulu và bt cóc 7 người khác.

Trong một din biến liên quan, rng sáng hôm 21/8, hãng tin AFP trích li cnh sát trưởng tnh Basilan cho biết 60 phiến quân Abu Sayyaf đã càn quét mt th trn trong tnh, giết chết 9 người và làm b thương 10 người ; chúng đt nhà khi ph n và tr đang ngủ.

Theo quân đội Philippines, nhóm Abu Sayyaf vn đang bt gi ít nht 20 con tin.

Nhóm phiến quân Hi giáo Abu Sayyaf được thành lp vào đu nhng năm 1990 do nhóm al-Qaeda chu cp tài chính. Đây là mt trong nhng nhóm Hi giáo cc đoan Philippines, cam kết trung thành vi Nhà nước Hi giáo, khét tiếng vì bt cóc đòi tin chuc, đánh bom và cướp min nam Philippines.

Published in Châu Á

Philippines : Phiến quân còn bám lại ở Marawi (RFA, 03/07/2017)

Cuộc chiến giữa quân đội Philippines và quân khủng bố Hồi giáo ISIS tại thành phố Marawi miền Nam nước này vẫn chưa kết thúc.

asie1

Ảnh chụp tại thành phố Marawi ở miền Nam Philippines hôm 3/7/2017. AFP

Theo những bản tin từ Philippines thì quân khủng bố hiện còn chiếm giữ đến 1.500 ngôi nhà tại thành phố này.

Trong một buổi họp báo tại Manila, Bộ trưởng quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana, nói rằng ông không biết chừng nào mới giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố Marawi, vì cuộc chiến trên đường phố, giành giật từng ngôi nhà rất khó khăn. Hơn nữa, ông nói tiếp, các binh sĩ Philippines không được huấn luyện để chiến đấu trên đường phố như tại Marawi.

Trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật cuối tuần, tức là ngày 1 và 2 tháng 7, quân đội giành lại được 97 ngôi nhà.

Một phát ngôn nhân của quân đội nói rằng khó khăn lớn nhất mà quân đội phải đương đầu là các loại bẩy có cài chất nổ được quân khủng bố cài đặt khi chúng rời khỏi những ngôi nhà.

Cuộc chiến tại Marawi đã bắt đầu từ ngày 23 tháng năm khi quân khủng bố tràn vào thành phố. Cho đến nay đã có 82 binh sĩ và cảnh sát, cùng 39 dân thường thiệt mạng. Phía khủng bố có khoảng 300 tay súng bị tiêu diệt.

*****************

Mỹ-Nhật : Đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên ngày càng lớn (RFI, 03/07/2017)

Theo thông cáo của Nhà Trắng ngày 02/072017, tổng thống Mỹ Donald Trump và thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã trao đổi quan điểm về "mối đe dọa hạt nhân ngày càng lớn" xuất phát từ Bình Nhưỡng. Washington và Tokyo tuyên bố "sẵn sàng đối phó" trước mọi tình huống.

asie2

Một tên lửa đạn đạo được phóng lên thông qua một hệ thống hướng dẫn. Ảnh không ghi ngày, do hãng KCNA cung cấp ngày 30/05/2017. KCNA/via REUTERS

Vài ngày trước thượng đỉnh G20 mở ra cuối tuần này tại Hamburg-Đức, trong buổi điện đàm tối ngày Chủ Nhật, 02/07/2017, lãnh đạo Mỹ-Nhật tập trung vào chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên. Trước "mối đe dọa ngày càng lớn này", liên minh Washington-Tokyo khẳng định nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, duy trì áp lực với chế độ Bình Nhưỡng.

Trong cuộc họp báo sáng ngày 03/07/2017 tại Tokyo, phát ngôn viên phủ thủ tướng Nhật, ông Yoshihide Suga, không loại trừ khả năng Hoa Kỳ - Nhật Bản và Hàn Quốc mở cuộc họp ba bên bên lề thượng đỉnh G20 diễn ra trong hai ngày 07 và 08/07/2017 tại Hamburg.

Cũng tối hôm qua, tổng thống Mỹ trao đổi qua điện thoại với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và một lần nữa, đôi bên đã bàn về hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Thông cáo của Nhà Trắng cho biết thêm, bên cạnh đe dọa Bắc Triều Tiên lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc còn đề cập đến "một loạt các chủ đề khác", nhưng phủ tổng thống Mỹ không đi sâu vào chi tiết.

Về phía Seoul, sau khi tiếp cựu tổng thống Mỹ, Barack Obama tại dinh tổng thống, lãnh đạo Hàn Quốc Moon Jae In tuyên bố, ông xem đây là "cơ hội cuối cùng" để Bắc Triều Tiên quay lại bàn đàm phát về hạt nhân.

Trong buổi làm việc đầu tiên với tổng thống Mỹ, Donald Trump tại Washington hôm 29/06/2017, tổng thống Hàn Quốc chủ trương tăng cường các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên đồng thời để ngỏ cánh cửa đối thoại.

Thanh Hà

*****************

Bắc Hàn : Binh lính đói còn tiền đổ vào vũ khí hạt nhân (BBC, 03/07/2017)

Việc hai người lính Bắc Hàn suy dinh dưỡng đào tẩu sang Nam Hàn hồi tháng Sáu 2017 bằng cách vượt qua chính Khu Phi quân sự (DMZ) được canh phòng cẩn mật giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên dường như đã cho thấy có kẽ hở trong hệ thống quốc phòng của Bắc Hàn, theo một báo Nhật Bản.

asie3

Khu vực biên giới giữa Nam, Bắc Hàn được canh phòng cẩn mật - ảnh chụp từ phía Nam

Cho tới nay có hơn 30 ngàn người bỏ trốn từ miền Bắc nay đang sinh sống tại miền Nam.

Nhưng trường hợp những người lính từ tuyến đầu trốn đi như vậy là "khác xa so với những trường hợp bỏ trốn thông thường khác", một người đào tẩu nói.

Người ta cho rằng những cuộc đào thoát của binh lính tạo ra mối đe dọa hạ thấp tinh thần binh sĩ và cho thấy chế độ tại Bắc Hàn không phải là bất khả xâm phạm như người ta tưởng, tờ Nikkei Asian Review viết.

Đào thoát bằng cách nào ?

Một người vượt qua Khu Phi Quân sự hôm 13/06 và một người nữa theo sau hôm 23/6. Cả hai đều ở độ tuổi 20 và trong tình trạng suy dinh dưỡng, theo truyền thông Nam Hàn.

Người lính Bắc Hàn này đã tiếp cận một lính gác Nam Hàn và xin ra hàng.

asie4

Nhìn từ phía Nam sang Bắc Hàn qua Vĩ tuyến 38 độ Bắc người ta chỉ thấy các cánh đồng hoang vắng

Không xảy ra nổ súng giữa hai miền Nam, Bắc Hàn, và phía Nam Hàn cho biết người lính này đã vượt sang Nam Hàn qua đoạn giữa đường ranh giới của Khu Phi Quân sự.

Lần cuối một binh lính Bắc Hàn đào tẩu qua DMZ là hồi tháng Chín năm 2016 và trước đó nữa là tháng Sáu năm 2015.

Hồi năm 2012, hai binh lính từ miền Bắc đã vượt qua mạng lưới an ninh dày đặc và tự ra hàng.

Theo tờ Nikkei Asian Review hai người lính này cho biết họ quyết định bỏ trốn vì nghe nói là sẽ được nhận tiền đô la của Mỹ khi tới Nam Hàn.

Đào tẩu qua đường Trung Quốc là có thể thực hiện được - nếu có tiền.

"Quý vị có thể đào tẩu an toàn từ Bắc Hàn nếu trả 40 tới 50 ngàn nhân dân tệ (tương đương 5.880-7.350 đô la) cho một người môi giới và người này sẽ hối lộ cho lính biên phòng Trung Quốc và Bắc Hàn, một người đào tẩu nói.

Thậm chí còn có vài trường hợp đào tẩu nhiều lần qua lại giữa Bắc hàn và Trung Quốc hoặc Nam Hàn, để đó họ có thể được nhận ngoại tệ.

Đào thoát qua DMZ nguy hiểm thế nào ?

Tuy nhiên, với những người lính Bắc Hàn làm nhiệm vụ tại tuyến đầu này và hàng ngày đứng nhìn những người lính Nam Hàn qua làn ranh giới DMZ thì lại là chuyện khác.

asie5

Quân nhân Bắc Hàn, nhìn trong hình chụp từ phía biên giới với Trung Quốc

DMZ là dải đất dài 250km, rộng 4km chạy cắt ngang Bán đảo Triều Tiên.

Bắc Hàn chôn rất nhiều mìn ở DMZ trong những năm gần đây. Nó chủ yếu là để ngăn ngừa binh lính của họ bỏ trốn sang Nam Hàn nhiều hơn là để ngăn chặn sự xâm nhập của Nam Hàn.

Ngoài mìn còn có một hệ thống dây thép gai được củng cố dày đặc, mạng lưới camera theo dõi và những hàng rào điện, chưa kể hàng chục ngàn binh lính canh gác ở cả hai bên làn ranh giới khiến việc đi qua là gần như không thể.

Nếu phía miền Bắc nhìn thấy có bất cứ chuyển động nào trong Khu Phi Quân sự này là họ sẽ nổ súng.

Thêm vào đó miền Bắc còn có các chương trình tẩy não nhằm ngăn cản binh lính ở tiền tuyến của họ nảy sinh ý muốn sang sống ở miền Nam.

Làn ranh giới và những rào chắn này được tạo dựng kể từ khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc với một Hiệp định ngưng chiến năm 1953. Trên lý thuyết hai miền Nam, Bắc Triều Tiên vẫn đang có chiến tranh vì giao tranh đã không được chấm dứt bằng một Thỏa thuận hòa bình.

asie6

Ba người đã đào thoát thành công qua đường ranh giới quân sự trong vòng ba năm qua

Thực trạng "hậu trường"

Đã có thời người lính Bắc Hàn là người chồng lý tưởng một phần vì họ được khẩu phần khá phong phú.

Nhưng hệ thống tem phiếu không còn duy trì được nữa.

Quan chức cao cấp trong Đảng Lao động Triều Tiên và Quân đội Nhân dân Bắc Hàn sống tại Bình Nhưỡng vẫn được đảm bảo khẩu phần đủ để đổi lại cho sự trung thành của họ đối với chế độ của ông Kim Jong-un.

Nhưng ở những nơi khác thì công dân Bắc Hàn gần như bị cắt khẩu phần buộc họ phải dựa vào thị trường chợ đen bất hợp pháp để tồn tại.

Có khoảng 400 chợ đen trên khắp Bắc Hàn và thường rất đông vì "có thể mua bất cứ thứ gì chỉ cần có tiền", một người đào tẩu nói.

Những tay buôn hàng bán ở chợ đen hối lộ quan chức và luồn lách bên ngoài hệ thống phân phối của nhà nước. Họ là người kiểm soát nguồn cung ứng và giá cả các mặt hàng và đang nổi lên như một tầng lớp người giàu mới.

Chính phủ Bắc Hàn rất không muốn cho phép nền 'kinh tế thị trường' (jangmadang) tạm bợ này phát triển, nhưng những nỗ lực kiểm soát đã bị công chúng cưỡng lại vì thế vô hình chung cho phép nó tồn tại.

Giống như người dân, binh lính Bắc Hàn cũng cố sống qua ngày, ngoại trừ những sĩ quan cao cấp.

Khẩu phần nhỏ vẫn được phát cho binh lính cấp dưới nhưng đa phần lính trẻ bị suy dinh dưỡng.

asie7

Nam Hàn có hệ thống loa phát thanh mạnh hơn nhiều lần của Bắc Hàn được lắp đặt gần Khu Phi Quân sự DMZ

Và trên phương diện nào đó thì binh lính khó có các lựa chọn để giảm cơn đói của họ.

Không giống công nhân hay nông dân, những người có thể làm thêm các việc khác, binh lính được điều động làm nông nghiệp hay xây dựng. Trong hoàn cảnh đó, ngày càng gia tăng tình trạng binh lính rủ nhau cùng đi ăn cướp.

Chưa kể những người lính Bắc Hàn tại DMZ còn được nghe những chỉ trích chính phủ miền Bắc được phát đi từ loa phóng thanh của miền Nam. Điều này có thể đã dụ dỗ một vài binh lính dám vượt qua những bãi mìn để đào thoát.

asie8

Một mô hình vùng Phi Quân Sự DMZ chia đôi hai miền Nam và Bắc Hàn

Trong khi Bắc Hàn đổ ngân sách ít ỏi vào chương trình hạt nhân và hỏa tiễn, nhưng chính cơn đói mà các binh lính của họ đang phải chịu đựng đã khiến những người này liều mạng để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn ở miền Nam.

*****************

Luật lao động mới của Thái khiến nhiều dân nhập cư về nước (RFA, 03/07/2017)

Hàng chục ngàn lao động nước ngoài ở Thái Lan, phần lớn là người Miến Điện, phải rời Thái Lan sau khi chính quyền quân sự Thái ban hành luật lao động mới. Các giới chức nhập cư Thái Lan cho biết như vừa nêu vào ngày 3 tháng 7.

asie9

Lao động bất hợp pháp bị bắt tại Thái Lan, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP

Theo qui định mới nhất này, lao động không ghi tên và không có giấy phép làm việc ở Thái Lan sẽ bị phạt 800.000 Baht, tương đương trên 23.000 Đô La Mỹ, sau đó bị trục xuất về nước.

Nguồn từ Reuters cho thấy hàng triệu người nước ngoài từ các quốc gia như Miến Điện, Kampuchia, đã sang Thái làm những công việc gọi là lao động chân tay, góp phần không nhỏ vào kỹ nghệ kinh doanh hải sản cũng như nông nghiệp ở xứ sở này.

Tuy nhiên từ khi nắm chính quyền ở Bangkok năm 2014 đến giờ, chính phủ quân đợi Thái từng bước tìm cách hạn chế lượng lao động nước ngoài trên lãnh thổ Thái, hậu quả là công nhân bất hợp pháp từ nước ngoài sẽ bị bắt, bị phạt tiền và bị trục xuất.

Tin từ Phòng Di Dân Thái ở Bangkok cho thấy từ ngày 23 đến ngày 28 tháng Sáu vừa rồi, khoảng 60.000 lao động Miến Điện được xe tải Thái Lan chở đến biên giới tỉnh Mandalay bên Miến Điện. Con số này sẽ tăng cao trong những ngày tiếp theo.

Thái Lan cũng có nhiều lao động Việt sang đây cư ngụ và làm việc không có giấy tờ ngay tại Bangkok cũng như các tỉnh miền Đông Bắc Thái giáp giới Nghệ An và Hà Tĩnh. Đây cũng là những đối tượng bị ảnh hưởng bởi luật lao động mới nhất của xứ Thái.

Thống kê của Tổ chức Quốc tế về Nhập cư cho thấy có hơn 3 triệu dân nhập cư tại Thái Lan ; tuy nhiên những tổ chức theo dọi nhân quyền nói con số này còn cao hơn nữa.

********************

Đối thoại ASEAN- Ấn Độ lần thứ 9 diễn ra ở New Dehli (RFA, 03/07/2017)

Đối thoại cấp bộ trưởng các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Ấn Độ lần thứ 9 sẽ diễn ra vào ngày 04/07/17 tại New Dehli.

INDIA-ASEAN-MEETING

Tổng Thư ký Hiệp hội ASEAN, ông Surin Pitsuwan (bìa phải) bắt tay giới chức lãnh đạo Ấn Độ tại Đối thoại Delhi ngày 21/01/2009. AFP photo

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh sẽ tham gia hoạt động thường được biết đến với tên Đối thoại Dehli.

Tại Đối thoại Ấn Độ-ASEAN, các vị lãnh đạo chính trị cùng với những nhà làm luật, các nhà nghiên cứu, học giả…sẽ cùng hội đàm về các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á.

Đối thoại Delhi lần thứ 9 cũng là cơ hội để lãnh đạo của Ấn Độ và khối ASEAN thảo luận tìm kiếm những giải pháp nhằm đẩy mạnh sự hợp tác trong các vấn đề về kinh tế, an ninh và du lịch.

Những vị đại diện quốc gia tham dự Đối thoại Delhi lần thứ 9 cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ song phương bên lề đối thoại.

Quan hệ Đối thoại Ấn Độ-ASEAN gia tăng nhanh chóng từ đối tác đối thoại thành phần vào năm 1992 thành đối tác đối thoại đầy đủ vào năm 1995.

Mối quan hệ được nâng lên tại Thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ diễn ra hồi năm 2002 ở Phnom Penh, Campuchia. Kể từ đó hằng năm đều có thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ.

Quan hệ với ASEAN được xem là một trong những trụ cột của New Dehli trong Chính sách Hướng Đông.

Published in Châu Á