Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 16 mars 2024 20:15

TikTok sẽ bị cấm hay không ?

Chính ph Bc Kinh đã ra lnh không cho các công ty Trung Quc được phép bán các nhu liu, k c các "app", cho nước ngoài. Nếu ByteDance mun bán TikTok cho mt công ty M, cũng s b cm.

tiktok1

S phn ca TikTok còn ch quyết đnh ca các ngh sĩ trên Thượng vin. Các Ngh sĩ Mark R. Warner (Dân chủ - Virginia.) và Marco Rubio (Cộng hòa – Florida) cm đu y ban Tình báo bày t thin cm vi d lut ca h vin và ha s sm đưa ra cho Thượng vin biu quyết.

Nhiu người khp thế gii, nht là gii tr, thích TikTok, mt "ng dng" (app) giúp chuyn đi nhanh chóng các đon phim ngn mà nhng công ty khác không có. Năm 2023, chính ph Canada bt tt c đin thoi các công chc cm không được dùng TikTok ; theo sau M và nhiu nước trong Liên Hiệp Châu Âu. Nguyên nhân chính là e ngi gián đip Trung Quc.

Ch nhân ca TikTok là công ty ByteDance Trung Quc. Ngày Th Tư va qua, H vin M đã b phiếu thông qua mt d lut buc ByteDance phi bán TikTok cho mt công ty M trong thi gian 180 ngày, nếu không s cm luôn. D lut được chp thun vi t s 352-65, vi 197 dân biu Cng hòa thun, 15 người chng, phía Dân ch có 155 b phiếu thun, 55 phiếu chng. Dân biu Cathy McMorris Rodgers (Cộng hòa - Washington) tuyên b : "Chúng ta cho TikTok la chn. Tách ri khi ByteDance, mt công ty vn b Đảng cộng sản Trung Quc khng chế, đ được tiếp tc hot đng trong nước M, hay là tiếp tc đng v phía Trung Quốc và lãnh các hu qu. TikTok phi la chn".

D lut H.R. 7521 nêu vn đ an ninh quc gia. Mi lo này rt thc tế, vì chính quyn Trung Quc, da trên mt đo lut v an ninh ca h, có th bt tt c các công ty cung cp bt c d liu và thông tin nào cho nhà nước. Chế độ cộng sản Trung Quc có th buc ByteDance cho h biết hết các d liu v lý lch cá nhân nhng người M đang dùng TikTok. Sau đó, Bc Kinh có th cho gián đip dò thám các hành đng, các ý kiến trao đi trong cuc sng ca các công dân M ; có th gi cho h các thông tin ba đt, tuyên truyn ; và gây nh hưởng trên dư lun. Hin tượng này đã din ra trước và sau khi H vin M biu quyết.

Khi các đi biu quc hi nêu lên vn đ này, TikTok đã phn ng ngay, gi email ti 170 triu người M đang s dng ; hô hào h "Phi lên tiếng" (speak up) bo v quyn t do ngôn lun ca mình. Nhiu người dùng TikTok đáp ng rt nhanh. H đã gi đin thoi cho các dân biu yêu cu b phiếu chng d lut H.R. 7521. Vô tình, TikTok đã chng t mi lo lng ca nhng người ng h lnh cm là chính đáng. TikTok có kh năng to nh hưởng trên hàng triu dân M d dàng, nhanh chóng ; và sn sàng s dng sc mnh đó đ gây áp lc.

T tun trước ti Th Năm tun này, văn phòng các dân biu H vin b tràn ngp vi nhng email và đin thoi yêu cu h b phiếu chng d lut H.R. 7521 ; có người còn da s gây bo đng hoc t sát nếu không được s dng TikTok. Hin tượng này cho thy trong tương lai nhng chuyn tương t có th xy ra. Nếu công ty ByteDance, theo lnh ca chính quyn Trung Quốc to ra mt làn sóng dư lun như vy trong 170 triu dân M thì h có th gây nh hưởng trên các cuc bu c, phn đi hay ng h mt đng hay mt ng c viên nào đó. Năm 2016 gián đip Nga đã m mt chiến dch ging như vy, khi vu khng, bêu xu mt s ng c viên và đ kích ch trương ca h trong tm mc nh và ri rc hơn.

Công ty TikTok đã thanh minh rng h không bao gi chuyn các d liu cá nhân ca thân ch cho chính quyn Trung Quốc, mà Trung Quốc cũng không bao gi t ra mun h làm vic đó.

Ký gi Kevin Roose, trên báoNew York Times cho biết nhiu nhà nghiên cu đã theo dõi các đon phim ngn truyn trên TikTok liên quan ti nhng thông tin b cm đoán trong lc đa Trung Hoa. H thy rng rt nhiu đ tài được chuyn ti rt ít trên TikTok so vi các mng xã hi khác ; thí d phong trào đòi quyn t do dân ch Hng Kông hay nhng cuc biu tình ca dân Uyghur Tân Cương.

Nhng người chng vic cm đoán TikTok nêu lý do chính là bo v quyn t do phát biu, ghi trong hiến pháp M. Dân biu Warren Davidson (Cộng hòa - Ohio) nói rng lnh cm đoán TikTok vi phm quyn t do ngôn lun. Hơn na, nó s to ra mt tin l ; t đó chính ph M có th cm nhng "app" thông tin trên các mng lưới khác, như Meta (Facebook), Snap, X, trước gi là Twitter, Instagram, vân vân. Ông Davidson cho rng nếu chính quyn Trung Quốc mun thu lượm các d kin cá nhân ca các công dân M thì h s không cn dùng đến TikTok mà có th thuê rt nhiu công ty chuyên đi "đào kiếm" nhng d liu loi này đ bán li. Hin chính ph liên bang M chưa có mt đo lut nào đ bo v các d liu tư nhân. Hơn na, cm TikTok s to ra mt tm gương xu cho các chính quyn đc tài khác khp thế gii vin vào đó đ kim duyt các mng xã hi, như Trung Quốc và Việt Nam đang làm.

Phát ngôn viên ca TikTok, Alex Haurek, bin h rng công ty ch kêu gi các thân ch t bo v quyn t do ngôn lun vì, "Hiến pháp M bo v quyn khiếu ni vi chính ph khi b đi s sai ; cho nên người dùng TikTok có th khiếu ni vi các đi biu quc hi vì quyn t do và có khi c phương tin sinh sng ca mình b đe da". TikTok đã nh công ty nghiên cu Oxford Economics tìm hiu nh hưởng ca công ty trên kinh tế nước M. H thy rng TikTok đã to ra 224.000 công vic làm, đóng góp 24,2 tỷ m kim vào Tổng sản lượng nội địa. TikTok giúp nhiu nht trong ngành bán thc ăn, thc ung, vi sn lượng 6,4 tỷ đô la, 73.000 vic làm trong năm 2023. Nhng nhà kinh doanh nh thuc các nhóm gc Châu Phi, gc Châu M La Tinh và gc Châu Á được li nhiu hơn nhng người M da trng.

S phn ca TikTok còn ch quyết đnh ca các ngh sĩ trên Thượng vin. Các Ngh sĩ Mark R. Warner (Dân chủ - Virginia) và Marco Rubio (Cộng hòa - Florida) cm đu y ban Tình báo bày t thin cm vi d lut ca H vin và ha s sm đưa ra cho Thượng vin biu quyết. Nhưng không th đoán trước có đ s phiếu các ngh sĩ đ vượt qua ngưỡng ca 60 phiếu hay không.

Điu kin này có th đt được nếu tt c các ngh sĩ Dân ch b phiếu ng h. Nhưng Ngh sĩ Maria Cantwell (Dân chủ), đng đu y ban Thương mi Thượng vin thì ch trương không nên ép ByteDance bán TikTok mà ch nên làm lut đ kim soát các hot đng ca các app trên mng. Tng thng Joe Biden ch ha rng ông s ký ban hành d lut nếu c hai vin thông qua. Nhưng dù ông Biden ký ri, đo lut vn có th b kin ra trước tòa án. TikTok đã tng thưa kin và thng thế.

V phn Tng thng Donald Trump, ông đã cm TikTok bng mt quyết đnh ca hành pháp năm 2020, TikTok kin và được tòa án x thng. Th Hai va qua, ông Trump tuyên b không ng h vic cm đoán TikTok, ngược vi ch trương 4 năm trước. Ông nói rng cm TikTok thì ch có li cho Facebook ca Công ty Meta ; ông còn lên án Facebook là mt "k thù ca nhân dân".

Trong ngày Th Năm 14 tháng 3, dư lun trên Wall Street cho biết ông Steven Mnuchin, cu b trưởng Tài chánh trong chính ph Trump, đã nói vi đài CNBC rng ông đang mi mt s người góp vn mua TikTok. Giá tr ca công ty ước tính khong 50 t đô la. Nhưng vic mua bán không d, vì còn nhiu chướng ngi t phía Trung Quc.

Chính ph Bc Kinh đã ra lnh không cho các công ty Trung Quc được phép bán các nhu liu, k c các "app", cho nước ngoài. Nếu ByteDance mun bán TikTok cho mt công ty M, cũng s b cm. Ông Tp Cn Bình đã mnh tay kim soát tt c các công ty tin hc và internet trong nước. Bc Kinh mi lên án quc hi và chính ph M ép bán TikTok là mt hành đng "cướp ngày !"

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 16/04/2023

Published in Diễn đàn

Mối nguy hiểm mang tên TikTok

Mạng xã hội TikTok và tình hình tại Ukraine là những chủ đề chính được các tờ báo Pháp quan tâm hôm 02/03/2023.

tiktok1

Logo của mạng Tik Tok trên điện thoại, bên cạnh logo của ByteDance, tập đoàn Trung Quốc là chủ nhân của mạng này. Ảnh chụp ngày 27/11/2019. Reuters - Dado Ruvic

Nhật báo thiên tả Libération dành trang nhất và bài xã luận nói về mối nguy tiềm tàng của mạng xã hội TikTok. Vụ TikTok thoạt nhìn có vẻ không có gì đặc biệt. Suy cho cùng, rất nhiều người sử dụng mạng xã hội hàng ngày, trong cuộc sống riêng tư và trong công việc của mình, và đăng tải rất nhiều dữ liệu cá nhân lên mạng. Hãy nhớ lại vụ bê bối của Cambridge Analytica, công ty đã ăn cắp một phần dữ liệu người dùng Facebook vào năm 2014 để phục vụ cuộc bầu cử của Donald Trump hai năm sau đó. Hay những "trò chơi nguy hiểm" của Elon Musk trên Twitter.

Phân tích kỹ hơn, vụ TikTok khiến cho nhiều nước lo lắng như vậy phản ánh sự nguội lạnh giữa Trung Quốc và các nước phương Tây. Thậm chí trong thời gian gần đây, quan hệ giữa hai bên đang trở nên cực kỳ căng thẳng hay thậm chí gần như là Chiến Tranh Lạnh. Trong vài tuần qua, mọi người đã chứng kiến vụ Trung Quốc thả khinh khí cầu bay qua lãnh thổ Hoa Kỳ dẫn tới việc chuyến thăm quan trọng tới Bắc Kinh của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bị hủy bỏ, khiến chính quyền Trung Quốc rất khó chịu.

Sau đó, tin đồn về việc quan hệ Trung-Nga tăng cường có thể đi xa đến mức Bắc Kinh chuyển giao vũ khí cho Moskva, một thảm họa đối với Ukraine. Và giờ đây, TikTok bị coi là Hoa Vi (Huawei), tập đoàn viễn thông Trung Quốc bị cáo buộc cung cấp cho chính quyền Bắc Kinh vô số những thông tin thu thập được ở phương Tây.

Do vậy, đây thực sự là một mối đe dọa và cảnh báo từ Nghị Viện Châu Âu không hề thái quá, nhất là đối với những thanh thiếu niên có xu hướng suốt đời chỉ biết có TikTok. Bản thân Emmanuel Macron, người đã sử dụng rộng rãi mạng xã hội này để tương tác với những thanh niên trẻ tuổi, cũng lo lắng về sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với TikTok. Giờ đây, tổng thống Pháp sẽ phải làm gương cho 4 triệu người theo dõi trên TikTok.

Nội dung "nguy hiểm" của TikTok

Vẫn về chủ đề TikTok, nhật báo công giáo La Croix dành trang nhất và bài xã luận để nói về những nội dung "nguy hiểm" được đăng trên mạng xã hội. Sau khi Hoa Kỳ xem xét cấm hoàn toàn ứng dụng để bảo đảm "an ninh quốc gia", Ủy Ban Châu Âu và sau đó là Nghị Viện Châu Âu yêu cầu tất cả nhân viên xóa TikTok khỏi các thiết bị công vụ để bảo mật dữ liệu, đây không phải là mối đe dọa duy nhất do mạng xã hội này gây ra.

Cơ quan An toàn Dược phẩm Quốc gia (ANSM) vừa cảnh báo mọi người không lạm dụng thuốc điều trị tiểu đường Ozempic để giảm cân. Ozempic được quảng bá trên TikTok bởi những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội và các video về loại thuốc này đã được hơn 500 triệu lượt xem. Ngoài việc có thể gây thiếu hụt thuốc trên thị trường do nhu cầu người dùng quá cao, ANSM còn chỉ ra những tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng thuốc không đúng cách.

Những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội dường như không biết gì về "bê bối Mediator", vụ việc hiện đang được xét xử tại tòa phúc thẩm Paris. Loại thuốc điều trị tiểu đường này được kê đơn rộng rãi như một loại thuốc "chống đói" cho đến năm 2009, và đây là nguồn gốc của vụ bê bối dược phẩm lớn nhất Pháp cho đến nay, gây ra cái chết của hàng ngàn người và gây ra nhiều di chứng tàn tật cho những người khác. Do vậy, quảng bá Ozempic để thuyết phục các thiếu nữ trẻ giảm cân nhanh có thể là một hành động vô ý thức, và là tội ác.

Thanh niên Đài Loan sang chiến đấu ở Ukraine

Về tình hình tại Ukraine, Libération có bài viết nói về phong trào thanh niên Đài Loan sang Ukraine chiến đấu với binh sĩ nước này chống lại điện Kremlin. Kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, đã có hàng chục người Đài Loan quyết định sang Ukraine để đánh Nga, như trường hợp của Jonathan Tseng, người đã tử trận ở tuổi 25 vào tháng 11 vừa qua. Đối với những tình nguyện quân này, tình hình ở Ukraine giống với tình hình ở Đài Loan, khi hòn đảo luôn bị Trung Quốc đe dọa xâm lược.

Trong một căn lều nhỏ ở gần đường sắt, mọi thứ không có gì thay đổi. Trên giá có treo bộ quân phục của Jonathan Tseng và những khẩu súng hơi nén vẫn còn đó. Ở giữa căn phòng, mẹ anh xúc động đến nỗi bà quên rằng sinh nhật của mình trùng với ngày bà trả lời phỏng vấn : "Bình thường nó sẽ gọi điện cho tôi. Nó tặng tôi một bông hoa hồng mỗi năm vì nó thấy tên của tôi nghe giống từ "rose" trong tiếng Anh". Vào tháng 11, Jonathan đã bỏ mạng ở mặt trận Ukraine, cách hòn đảo quê hương mình 8.000 km. Trước đó trong một đoạn video ngắn được quay ở mặt trận, Jonathan đã thẳng thắn giải thích lý do anh ra đi : "Tôi đến đây nhằm tích lũy kinh nghiệm để có thể bảo vệ Đài Loan, bởi Trung Quốc muốn xâm lược chúng tôi", Jonathan nói trong đoạn phim, tay cầm khẩu súng trường và chỉ vào một mảnh cờ Đài Loan được gắn trên quân phục.

Giống như nhiều thanh niên tại đây, Jonathan đã gia nhập hàng ngũ quân đội Đài Loan ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Trên các mạng xã hội, những bài đăng của Jonathan thể hiện anh là một thanh niên lo lắng về khả năng phòng vệ của Đài Loan trước sự hiện đại hóa nhanh chóng của Quân đội Trung Quốc và cho thấy anh là một thanh niên tự hào về bản sắc của hòn đảo. Sau 5 năm phục vụ trong quân đội, anh đã xuất ngũ hai tháng trước khi Nga xâm lược Ukraine. Mẹ Jonathan thuật tiếp : "Vào tháng 2, nó nói với tôi là muốn sang Ukraine. Tôi thấy thật khó hiểu, tôi nói với nó rằng chiến tranh xảy ra ở bên kia thế giới không liên quan gì tới nó. Nó cho tôi xem những hình ảnh về các cuộc oanh kích của Nga nhắm vào thường dân Ukraine. Sau này tôi mới hiểu rằng nó đang liên tưởng đến những gì có thể xảy ra với Đài Loan".

Ra đi mà không có sự chấp thuận của gia đình vào tháng 6, Jonathan gia nhập Binh đoàn Quốc tế Ukraine do tổng thống Zelensky thành lập. Sau một vài tuần huấn luyện, anh ấy nói với mẹ rằng muốn ra tiền tuyến "để học cách sử dụng các loại vũ khí vốn bị cấm ở Đài Loan" và để có thể "dạy cách sử dụng chúng cho binh lính Đài Loan khi trở về". Vào đầu tháng 11, Jonathan tử thương vì một quả đạn pháo của Nga. Anh là tình nguyện quân Châu Á đầu tiên chết ở Ukraine. "Không lâu trước khi qua đời, nó phấn khởi nói với tôi rằng những người bạn Ukraine đã hứa sẽ đến giúp chúng ta trong trường hợp Trung Quốc tiến hành xâm lược, nhưng nó phải giúp họ trước để ngăn chặn cuộc chiến khốc liệt này", mẹ Jonathan than thở.

Đề xuất hòa bình 12 điểm của Trung Quốc có lợi cho ai ?

Nhật báo thiên hữu Le Figaro có bài phỏng vấn cựu đại sứ Pháp tại Nga Jean de Gliniasty với nhận định rằng đề xuất hòa bình 12 điểm của Trung Quốc là phản ứng mang tính bước ngoặt đầu tiên của Bắc Kinh trong cuộc chiến tranh Ukraine. Bản thân đề xuất này vốn có lợi cho Nga, vì nó kêu gọi chấm dứt chiến sự (ngầm hiểu là ngừng chiến đấu tại các chiến tuyến hiện tại và Nga sẽ bảo toàn được 1/5 lãnh thổ đã chiếm được từ Ukraine trước khi bắt đầu tổ chức đàm phán), cũng như dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng kêu gọi tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, tự do xuất khẩu ngũ cốc, hay từ bỏ mọi mối đe dọa hạt nhân, tức là những yếu tố thuận lợi hơn cho Ukraine. Kiev bày tỏ sự hài lòng khi thấy Trung Quốc cố gắng làm trung gian, nhưng có giữ khoảng cách phần nào với quan điểm của Nga.

Kinh tế Trung Quốc phục hồi trở lại

Nhật báo kinh tế Les Echos dành trang nhất nói về đà phục hồi kinh tế tại Trung Quốc đang rõ hơn bao giờ hết, sau một năm 2022 bị khó khăn bởi chính sách "zero-Covid" khắc nghiệt. Dường như đà phục hồi cũng nhanh hơn dự đoán của các nhà kinh tế học.

Theo dữ liệu chính thức được công bố hôm 01/03, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đang ở mức 52,6 trong tháng 2 so với 50,1 một tháng trước đó. Đây là mức PMI hàng tháng cao nhất trong hơn một thập kỷ qua khi nhân viên tại các nhà máy sản xuất đã đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, hỗ trợ thêm cho sự phục hồi kinh tế vốn chủ yếu dựa vào ngành thương mại và dịch vụ bán lẻ.

Ông Triệu Thanh Hà, thuộc Cục Thống kê Quốc gia, cho biết : "Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phục hồi trong tháng 2 nhờ hoạt động kinh tế tăng trưởng và nhờ nối lại sản xuất khi tác động của làn sóng Covid đã giảm bớt. Các biện pháp ổn định tăng trưởng trong nước cũng bắt đầu có hiệu lực".

Sau nhiều tháng khủng hoảng, lĩnh vực bất động sản dường như cũng đang ổn định trở lại. Lần đầu tiên sau 20 tháng, doanh số bán nhà của 100 công ty bất động sản lớn nhất nước đã tăng 14,9% vào tháng 2, báo hiệu nhu cầu đang phục hồi sau quyết định của Bắc Kinh tăng cường hỗ trợ cho lĩnh vực này, theo dữ liệu sơ bộ từ công ty thông tin bất động sản Trung Quốc

Trung Quốc bất ngờ quay lưng với chính sách "zero-Covid" vào đầu tháng 12, khiến làn sóng dịch bệnh bùng lên dữ dội. Trung Quốc qua được đỉnh dịch nhanh hơn dự kiến vào tháng 1, sự phục hồi kinh tế mà nhiều nhà quan sát kỳ vọng vào cuối quý 1 đã diễn ra sớm hơn. Sau khi GDP của Trung Quốc tăng ở mức 3% vào năm 2022, Bắc Kinh đã cam kết ưu tiên cho tăng trưởng trong năm nay, đặc biệt nhấn mạnh mức cầu trong nước chính là động lực phục hồi.

Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ trình bày chi tiết các mục tiêu kinh tế chính trong năm 2023 vào Chủ nhật tới 05/03, nhân dịp khai mạc kỳ họp quốc hội thường niên. Giới quan sát dự đoán Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% hoặc 5,5%.

Phan Minh

Published in Quốc tế

Tại sao TikTok là mối đe dọa với nhiều nước phương Tây ?

Anh Vũ, RFI, 01/03/2023

Với hơn một tỷ người sử dụng trên thế giới, TikTok đứng hàng thứ 6 trong số các mạng xã hội được ưa dùng, thu hút chủ yếu thế hệ trẻ. Dù thành công không thể phủ nhận được, TikTok cũng ngày càng gây lo ngại trong nhiều nước phương Tây. Chính phủ cũng như định chế ở nhiều nơi đã bắt đầu đưa ra các biện pháp cấm các nhân viên sử dụng nền tảng mạng xã hội này.

tiktok1

Ngày càng nhiều nước phương Tây coi TikTok như là mối đe dọa quốc gia. AP - Martin Meissner

Những nước nào cấm công chức sử dụng TikTok ? 

Chính phủ Mỹ là cơ quan đầu tiên ra tay. Từ đầu tháng Giêng tổng thống Joe Biden đã phê chuẩn đạo luật, cấm tải và sử dụng TikTok trên các thiết bị của công chức liên bang Mỹ. Khoảng hai chục bang của Hoa Kỳ đã áp dụng biện pháp tương tự đối với nhân viên của mình. Các cơ quan của chính phủ Mỹ phải cam đoan các thiết bị không còn cài đặt ứng dụng TikTok trong vòng 30 ngày, văn phòng Nhà Trắng vừa ra lệnh như vậy hôm 27/02 vừa rồi.

Theo chân Washington, Ủy Ban Châu Âu quyết định từ ngày 23/02 cấm ứng dụng TikTok trên các thiết bị công vụ của 32 nghìn nhân viên của mình. Các nhân viên của Ủy Ban Châu Âu được ra lệnh đến ngày 15/03 tới phải gỡ bỏ ứng dụng TikTok khỏi các thiết bị như điện thoại hay máy tính bảng dùng cho công vụ, Bruxelles thông báo. Các nhân viên của Châu Âu cũng sẽ phải xóa TikTok khỏi các thiết bị cá nhân của họ nếu các thiết bị trên được sử dụng trong công việc như để gửi thư tín, tin nhắn, ứng dụng họp trực tuyến qua video… mục đích là để " bảo vệ dữ liệu của Ủy Ban". 

Hôm 28/02, Nghị Viện Châu Âu đã lệnh cho các nghị sĩ Châu Âu, các nhân viên làm việc trong các cơ quan của mình phải xóa ứng dụng TikTok trong điện thoại công vụ, trước ngày 20/03 này.

Trong EU, ByteDance, công ty mẹ của TikTok đang là đối tượng điều tra của chính quyền Irland về vấn đề bảo vệ đời tư. Công ty bị nghi ngờ vi phạm luật Châu Âu về bảo về dữ liệu trong việc xử ly các thông tin cá nhân của trẻ em và chuyển các dữ liệu về Trung Quốc.

Chính phủ Canada đã thông báo sẽ loại TikTok ra khỏi các thiết bị di động mà họ cấp cho nhân viên, lý do là vì chính phủ nhận thấy "mức độ rủi ro không chấp nhận được" đối với đời tư công dân và an ninh.

Hôm thứ Ba (28/02) Nghị Viện Đan Mạch cũng đã yêu cầu các dân biểu và toàn thể nhân viên xóa ứng dụng Trung Quốc trên các máy di động của mình. Còn tại Pháp, bộ Quân Lực đang soạn thảo một văn bản hướng dẫn cách sử dụng đúng đắn mạng xã hội và dự kiến khuyến cáo các quân nhân không nên dùng mạng xã hội, theo thông tin của đài Franceinfo. Về phần mình, Thượng Viện Pháp trong tuần này sẽ mở một ủy ban điều tra về vấn đề trên nhằm đưa ra các khuyến cáo, thậm chí có thể một dự luật từ nay đến mùa hè.

Những lý do nào đưa ra để biện minh cho các lệnh cấm như vậy ? 

Các nhà lập pháp Mỹ coi ứng dụng TikTok như là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia. "Vấn đề cơ bản là TikTok thuộc ByteDance, công ty này lại chịu sự kiểm soát của Đảng cộng sản", dân biểu thuộc đảng Cộng hòa Mỹ Mike Gallagher đã giải thích như vậy trên kênh truyền hình CNN hồi tháng 12 năm ngoái.

Các quan chức Canada cũng có giải thích tương tự, cho rằng quyết định được đưa ra nhằm mục đích đề phòng . "Các phương pháp thu thập dữ liệu của TikTok trên thiết bị di động giúp tiếp cận nội dung của điện thoại", Mona Fortier, lãnh đạo Tài chính của chính phủ Trudeau nhấn mạnh.

Cơ quan hành pháp của Liên Âu thì biện minh cho quyết định của mình bằng việc bảo vệ "Ủy ban trước các mối đe dọa trên mạng. Chúng ta phải có nghĩa vụ hành động sớm nhất có thể trước các báo động tiềm ẩn trên mạng", thông cáo của Ủy Ban Châu Âu ghi rõ. "Ngay từ đầu nhiệm kỳ này, Ủy Ban đã chú trọng đến vấn đề an ninh mạng, bảo vệ các cộng tác viên và tất cả những người làm việc" cho định chế, ông Thierry Breton, hôm 23/02 vừa qua đã tuyên bố với báo chí như vậy. Trong khi đó Copenhagen, hôm 28/02 nói đến " nguy cơ gián điệp" liên quan đến sử dụng TikTok.

Trước sức ép của những tố cáo của phương Tây, công ty ByteDance hồi tháng 06/2022 đã thông báo họ sẽ lưu trữ tất cả các giữ liệu liên quan đến người sử dụng Mỹ tại các máy chủ của tập đoàn Oracle đặt tại Hoa Kỳ, nhưng điều này cũng không làm người ta yên tâm hoàn toàn. Điều chủ yếu mà nhiều nước phương Tây vẫn lo ngại đó là Bắc Kinh có thể thông qua ứng dụng tiếp cận các dữ liệu của người sử dụng trên toàn thế giới.

TikTok nói gì trước các cáo buộc của phương Tây ?

TikTok thường xuyên khẳng định : "Đảng cộng sản Trung Quốc đã không yêu cầu chúng tôi chia sẻ các dữ liệu đó... Chúng tôi không chuyển cho Đảng cộng sản các thông tin liên quan đến người sử dụng Mỹ, chúng tôi cũng sẽ không là điều đó nếu người ta yêu cầu".

Cuối tháng 12 vừa qua, ByteDance đã thừa nhận với AFP rằng nhiều nhân viên của họ đã tiếp cận các dữ liệu của ứng dụng TikTok để truy tìm các nhà báo nhằm xác định các nguồn làm lộ thông tin cho báo chí.

Trước các quyết định của nhiều cơ quan chính phủ, mạng xã hội này đã tỏ sự phản đối. Những quyết định "cấm như vậy dựa trên những quan niệm sai lầm cơ bản. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi Ủy Ban (EU) đã không liên hệ trực tiếp với chúng tôi, cũng như không cho chúng tôi cơ hội để giải thích", TikTok tỏ lấy làm tiếc trong một thông cáo, sau quyết định của Bruxelles. Liên quan đến thông báo của chính quyền Canada Một phát ngôn viên của TikTok cũng bày tỏ sự thất vọng với AFP, về quyết định "kỳ quặc", được đưa ra "mà không viện dẫn bất kỳ vấn đề bảo mật cụ thể nào".

Giới chuyên gia nói gì về những quyết định cấm TikTok của nhiều nước phương Tây ?

Ông Jean-Vincent Brisset, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (Iris) Pháp, chuyên gia về các vấn đề quốc phòng, cựu sĩ quan tình báo Pháp, được nhật báo Ouest -France ngày 28/02/ 2023 trích dẫn cho rằng về mặt kỹ thuật Trung Quốc có thể do thám các nước phương Tây thông qua TikTok. Chưa kể khả năng Trung Quốc sử dụng mạng xã hội để chuyển tải các thông điệp của họ cũng với những tài khoản giả, những tin đồn thất thiệt nhằm mục đích gây bất ổn.

Trả lời câu hỏi : Liệu Bắc Kinh thực sự sử dụng TikTok để do thám các nước phương Tây ? Chuyên gia Jean-Vincent Brisset khẳng định chắc chắn là có. Thế nhưng Hoa Kỳ cũng làm tương tự với Facebook hay Twitter. Vấn đề là ở chỗ : Liệu Trung Quốc có thể sử dụng những dữ liệu của TikTok một cách khôn khéo và có hiệu quả không. Khó khăn là sàng lọc cả một núi thông tin. Liệu Trung Quốc có 10 triệu nhân viên tin học để sàng lọc các dữ liệu của TikTok ? Điều này không ai biết.

Trong khi đó chuyên gia Emmanuel Loncot, giáo sư thuộc Viện Nghiên cứu Công giáo Paris thì cho rằng : Loại bỏ TikTok là cách gây áp lực của các nước phương Tây trong cuộc đối đầu toàn diện với Trung Quốc hiện nay. Trên bình diện kinh tế, đó là biện pháp trả đũa. Vì các máy chủ tin học của các nước phương Tây không thể hoạt động tại Trung Quốc do chính sách bảo hộ của họ. Chẳng hạn tại Trung Quốc, bạn không còn vào được e-mail nếu bạn sử dụng Gmail, dịch vụ của Google.

Còn theo bà Stéphanie Laporte, thuộc Viện nghiên cứu cao cấp Kinh tế và Thương mại Pháp INSEEC, được báo 20 Minutes trích dẫn thì những căng thẳng xung quanh ứng dụng Tiktok chỉ là thêm một màn trong "chiến tranh lạnh công nghệ" mà trong đó phương Tây và Trung Quốc tranh giành nhau "kiểm soát dữ liệu và không gian mạng".

Dữ liệu cá nhân, an ninh mạng, tranh giành ảnh hưởng... rất nhiều nguyên do nhưng có thể trở lại với trường hợp của Ấn Độ, một thí dụ có thể gợi lên những suy nghĩ. Nước này năm 2020 đã quyết định cấm hẳn TikTok, nhưng là để triển khai Josh, mạng xã hội riêng của người Ấn, được Google và Microsoft tài trợ.

(Tổng hợp từ các báo Pháp)

Anh Vũ

****************************

Nghị Viện Châu Âu cấm TikTok, Mỹ sắp ban hành thêm biện pháp mới

Thu Hằng, RFI, 01/03/2023

Ngày 28/02/2023, Nghị Viện Châu Âu đã quyết định cấm nhân viên sử dụng TikTok trên điện thoại công vụ. Quyết định được đưa ra sau khi Nhà Trắng ban hành lệnh cấm tương tự. Một ủy ban Quốc hội Mỹ cũng đang xem xét dự luật cho phép tổng thống Joe Biden cấm ứng dụng nổi tiếng của Trung Quốc tại Hoa Kỳ.

tiktok2

Ảnh minh họa với nền là thương hiệu Tik Tok. Ảnh chụp ngày 07/11/2019. Reuters - Dado Ruvic

Theo Reuters, lệnh cấm của Nghị Viện Châu Âu được áp dụng đối với điện thoại cá nhân của nhân viên nhưng được cài ứng dụng để truy cập thư điện tử của Nghị Viện, cũng như những mạng lưới khác. Tuần trước, Ủy Ban Châu Âu và Hội Đồng Châu Âu cũng đã cấm nhân viên sử dụng TikTok trên điện thoại, do lo sợ chính quyền Trung Quốc có thể sử dụng ứng dụng của tập đoàn ByteDance để thu thập dữ liệu của người sử dụng phục vụ mục đích riêng.

Nhiều nước như Mỹ, Canada và Ấn Độ đã ban hành các biện pháp hạn chế sử dụng TikTok. Sau khi ra lệnh cho toàn bộ các cơ quan thuộc chính quyền Liên Bang loại TikTok khỏi điện thoại thông minh trong vòng 30 ngày, Nhà Trắng cho biết sẽ "tiếp tục xem xét nhiều biện pháp khác", "kể cả việc phối hợp như thế nào với Quốc hội về chủ đề này trong tương lai".

Ngày 28/02, Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện Mỹ xem xét một dự thảo luật, do các nghị sĩ Cộng Hòa đề xuất, cho phép tổng thống Joe Biden cấm hoàn toàn TikTok ở Hoa Kỳ. Ông Michael MacCaul, chủ tịch ủy ban, cáo buộc : "TikTok là con ngựa thành Troy của Đảng cộng sản Trung Quốc, được sử dụng để theo dõi người Mỹ và khai thác thông tin cá nhân của họ".

Theo AFP, dự thảo luật sẽ còn phải chờ được hai viện Quốc hội thông qua nhưng có thể sẽ không gặp khó khăn do các biện pháp chống Trung Quốc là một trong những chủ đề hiếm hoi có được đồng thuận của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ ở Quốc hội Mỹ.

TikTok đánh giá lệnh cấm của Mỹ mang "ý nghĩa chính trị" và lấy làm tiếc là quyết định đó "lại được các chính phủ khác trên thế giới bắt chước".

Thu Hằng

*********************

Mỹ : Chính quyền Liên bang yêu cầu loại TikTok trong vòng 30 ngày

Trọng Thành, RFI, 28/02/2023

Tại Hoa Kỳ, toàn bộ các cơ quan thuộc chính quyền Liên Bang phải bảo đảm là trong thời hạn một tháng, không còn phương tiện điện tử nào còn cài đặt các ứng dụng của TikTok, nền tảng kỹ thuật số được hơn một tỉ người sử dụng trên toàn cầu.

tiktok3

Ảnh minh họa : Logo của TikTok. Reuters – Dado Ruvic

Lệnh cấm của chính quyền Mỹ được đưa ra hôm qua, 27/02/2023, ít ngày sau một lệnh tương tự của Ủy Ban Châu Âu cấm nhân viên sử dụng TikTok vì lý do an ninh. Lệnh cấm nói trên không liên quan đến các cơ sở không trực thuộc chính quyền Liên Bang, cũng như hàng triệu cá nhân sử dụng TikTok. Chính quyền nhiều nước phương Tây nghi ngờ các ứng dụng TikTok của công ty Trung Quốc ByteDance được Bắc Kinh sử dụng để thu thập thông tin. 

Công chức Canada bị cấm dùng TikTok từ hôm nay

Hôm qua, chính quyền Canada cũng thông báo cấm công chức sử dụng Tiktok kể từ ngày 28/02.

Thông tin viên Pascale Guéricolas tường trình từ Québec :

"Không còn các công thức nấu ăn, những bàn thắng đẹp nhất của đội khúc côn cầu yêu thích hay các mẹo trang điểm trên điện thoại công vụ của các công chức Canada. Chính quyền Canada lo ngại các dữ liệu cá nhân của họ sẽ lọt vào tay ban lãnh đạo của công ty Trung Quốc ByteDance, chủ sở hữu của TikTok, một công ty có liên hệ chặt chẽ với Bắc Kinh.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau cảnh báo : "Tôi hy vọng rằng nhiều người Canada, cả doanh nghiệp và cá nhân, sẽ lưu tâm đến việc bảo mật dữ liệu của chính họ và có thể sẽ có các hành động phù hợp".

Một cuộc khảo sát vừa được tiến hành tại Canada để kiểm tra xem liệu dữ liệu của người dùng TikTok tại đây có được bảo vệ đầy đủ hay không, đặc biệt là với giới trẻ. Theo một số khảo sát, hơn ba phần tư dân Canada trong độ tuổi 18-24 sử dụng ứng dụng này. Về phần mình, công ty Trung Quốc lấy làm tiếc rằng chính phủ Canada đã không thông báo cho họ về quyết định liên quan đến các công chức. Người phát ngôn của công ty nói họ sẵn sàng thảo luận với chính quyền về vấn đề bảo vệ quyền riêng tư".

Trọng Thành

Published in Châu Á

Để hiểu tại sao chính giới Hoa Kỳ lo ngại ảnh hưởng của ứng dụng TikTok vào chính trị Hoa Kỳ nhất là cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua, chúng ta thử tưởng tượng vào năm 1970 đa số cử tri trẻ Mỹ nhận hầu hết các tin tức về chính trường hay về các ứng cử viên tổng thống, từ một tờ báo hoặc chương trình phát thanh hoạt động tại Hoa Kỳ được tài trợ bởi Nhà xuất bản Sự Thật – cơ quan tuyên truyền chính của Liên Bang Sô Viết lúc đó. Đó chính là vị thế của ứng dụng TikTok đối với người dùng ứng dụng này tại Hoa Kỳ. Hiện nay, TikTok có hơn 85 triệu người Mỹ theo dõi, công ty chính của TikTok là ByteDance có trụ sở tại hoa lục, như các doanh nghiệp lớn có trụ sở chính tại đó, họ thường bị nhà cầm quyền Trung Cộng chi phối nặng nề. Chính giới Hoa Kỳ ngày càng lo ngại TikTok trên thực tế đã trở thành một cơ sở truyền thông hoạt động công khai bên trong Hoa Kỳ dưới vỏ bọc là một mạng truyền thông xã hội, nhưng thực sự là một công cụ tuyên truyền hữu hiệu của Đảng cộng sản Trung Hoa và có thể của các cơ quan tình báo của họ. Một điều chúng ta ngày càng thấy là TikTok nhào nặn thông tin với mục tiêu rõ rệt, dưới chiêu bài thỏa mãn sở thích cá nhân của người dùng.

tiktok1

Địa điểm đặt máy chủ không quan trọng bằng ai là người làm chủ các dữ liệu mà TikTok thu thập trong nhiều năm qua

Ngay chính nhân viên cao cấp của TikTok cũng thú nhận điều này. Tổng giám đốc của TikTok khu vực Úc Đại Lợi thú nhận với ủy ban điều tra vào tháng 9/2020 là ứng dụng TikTok "không chú trọng đến kết nối xã hội mà thiên về chuyển tải sáng tạo và thể hiện cá tính (của người dùng)". Nói một cách khác, ứng dụng TikTok giống một nhà xuất bản, một tờ báo hơn là một mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, vv. Vì trên Facebook và Twitter, nội dung chúng ta xem xuất phát từ người hay tổ chức chúng ta kết bạn. Trong khi, trên TikTok, người dùng không phải theo dõi bất kỳ ai. Thuật toán (tạm dịch từ chữ algorithm) của TikTok sẽ quyết định những gì người dùng được tiếp cận, dựa trên cách người dùng tương tác với nội dung mà họ nhận được. Thuật toán quyết định như thế nào ? Đó là câu hỏi mà TikTok sẽ không trả lời và điều đó đặt ra một thách thức tiềm tàng về an ninh quốc gia cho Hoa Kỳ hay các quốc gia mà TikTok hoạt động. Gần đây, chính giới Hoa Kỳ từ cả hai đảng Cộng hòa va Dân chủ, đều đang lên tiếng lo ngại về ứng dụng TikTok không chỉ trong lãnh vực bảo vệ các thông tin cá nhân của người dùng mà về khả năng tuyên truyền và hướng dẫn dư luận nhất là trong giới trẻ Hoa Kỳ.

Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, nhiều nhà quan sát đưa ra lập luận là nhà cầm quyền Nga đã can dự và các thông tin dù thật hay giả của họ đưa ra có tầm ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. Cuộc tranh luận xung quanh đề tài này sẽ còn được nhắc đến, vì các quốc gia lẽ đương nhiên đều can dự hay tìm cách ảnh hưởng các cuộc bầu cử của nhau để hòng đem lại kết quả có lợi cho họ. Nhưng việc dùng một ứng dụng kỹ thuật cao như TikTok để tuyên truyền và hướng dẫn dư luận là một cách thức quá tài tình vì đa số người trẻ đa số vẫn nghĩ TikTok là một ứng dụng vô hại và hoàn toàn không biết ứng dụng này đã ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của họ.

Trước đây vào tháng 8/2020, ông Donald Trump đã ban hành lệnh hành pháp cấm bất kỳ giao dịch nào của Hoa Kỳ với các công ty Trung Cộng sở hữu TikTok và WeChat, dựa theo các cố vấn chiến lược ông Trump lập luận là phải quyết định như vậy vì lợi ích an ninh quốc gia. Chưa đầy một năm sau, tháng 6/2021, ông Joe Biden thu hồi lệnh hành pháp cấm các ứng dụng phổ biến TikTok và WeChat của ông Trump và thay thế bằng một pháp lệnh yêu cầu xem xét rộng rãi hơn một số ứng dụng do nước ngoài kiểm soát có thể gây rủi ro an ninh cho Hoa Kỳ. Nhiều nhà bình luận thì cho rằng cách hành xử của Ông Biden là đúng vì cần có những nghiên cứu vững chắc hơn trước khi có những quyết định cấm vận. Nhưng trong tháng này, một loạt các nhà lập pháp, các luật gia và chuyên gia lưỡng đảng đang cảnh báo ứng dụng TikTok là một vũ khí được sử dụng để thu thập thông tin cá nhân, dữ liệu định vị, và điều nguy hiểm là dần làm tê liệt ý chí phấn đấu và hướng dẫn dư luận giới trẻ Mỹ. Theo các vị lên tiếng mạnh bạo gần đây, họ cho TikTok đang gây thiệt hại tại Hoa Kỳ và nơi khác từ chính nội dung video hay thông điệp TikTok chuyển tại, trong khi tại Hoa Lục các video của TikTok kêu gọi lòng yêu nước, ý chí phấn đấu trong học tập và phát triển trí tuệ nơi người trẻ Trung Hoa. Nhiều cuộc hội thảo đang tìm cách chứng minh TikTok là một ứng dụng đang thực sự gây nguy hiểm và kêu gọi thay đổi chính sách quản lý của Ông Biden cho phép TikTok hoạt động bên trong Hoa Kỳ. Chúng tôi xin đơn cử một vài vị dân cử và quân nhân cao cấp vừa lên tiếng cảnh báo về ứng dụng TikTok.

Thượng nghị sĩ Tom Cotton, tiểu bang Arkansas, Ủy viên Tình báo Thượng viện ; Thượng nghị sĩ Mark Warner, TB Virginia, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện ; Giám đốc FBI Christopher Wray và Ủy viên Truyền thông Liên bang (Federal Communication Commisioner) Brandon Carr gần đây đều kết luận ứng dụng TikTok đã và sẽ là một rủi ro không thể chấp nhận tác hại đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

Chuẩn tướng và tiến sĩ Robert Spalding, thuộc Lực lượng Không quân Hoa Kỳ hiện về hưu, nguyên là người đứng đầu và chuyên gia nghiên cứu sách lược đối phó với Trung Cộng cho tham mưu trưởng Liên quân ; ông Spalding cũng là nguyên trưởng khối Thiết lập Kế hoạch Chiến lược cho Hội đồng An ninh Quốc gia ; và tác giả nhiều nghiên cứu về Trung Cộng được in thành sách. Chính ông đã không ngần ngại kết luận TikTok là một công cụ chiến tranh không hạn chế của Đảng cộng sản Trung Quốc nhằm đối đầu với Mỹ.

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 40% giới trẻ thuộc thế hệ Z trong độ tuổi từ 18 đến 24 đã chọn TikTok và Instagram để tìm kiếm thông tin trên mạng hơn cả việc dùng Google. Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy 26% trung niên dưới 30 tuổi nhận tin tức hàng ngày từ TikTok. Tờ Washington Post tiết lộ gần 30% các ứng cử viên thuộc hai đảng chính vừa chạy đua vào Thượng viện có tài khoản TikTok và 1/5 các ứng cử viên Hạ viện có tài khoản TikTok. Các đảng viên đảng Dân chủ có nhiều khả năng sử dụng ứng dụng TikTok nhiều hơn. Theo Alliance for Security Democracy, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu các nỗ lực của nước ngoài nhằm can thiệp vào các thể chế dân chủ, cho biết khoảng 34% ứng cử viên thuộc đảng DC so với 12% thuộc đảng CH trong các cuộc bầu cử Thượng, Hạ viện, và Thống đốc có tài khoản TikTok. Đây là một con số không nhỏ chứng tỏ tố cáo cho TikTok có ảnh hưởng vào các kỳ bầu cử tại Hoa Kỳ không phải không có căn cứ.

Việc các cử tri trẻ tuổi đang sử dụng TikTok để nhận các tin tức liên quan đến chính trị thật ra không xa lạ gì với các dân cử, tuy nhiên chính phủ Hoa Kỳ chưa có quyết định hiệu quả nào để giảm các hình thức can thiệp từ nước ngoài vào kết quả bầu cử, nhất là đối với cách dùng một kỹ thuật cao như TikTok. Chính phủ Hoa Kỳ đang đối diện một vấn nạn nặng nề hơn lo ngại về quyền truy cập vào dữ liệu người tiêu dùng, vì một tỷ lệ đáng kể từ những cử tri trẻ tuổi đang nhận tin tức về thế giới, bao gồm cả chính trị, lịch sử, tư tưởng từ một cơ sở truyền thông xã hội thuộc sở hữu của một công ty Trung Cộng và đang dùng thuật toán do các kỹ thuật gia của họ điều khiển. Như vậy, ứng dụng TikTok ngày càng trở thành yếu tố dẫn đến việc thắng hay thua trong các kỳ bầu cử. Nói một cách khác một tổ chức truyền thông của nước ngoài đang thực sự thao túng kết quả bầu cử, vì các cử tri trẻ tuổi ngày càng trở thành khối cử tri quan trọng trong các cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ.

Vừa rồi trên chương trình 60 Minutes, một nhà nghiên cứu khi so sánh hai phiên bản TikTok tại Hoa Kỳ và Hoa Lục, ông cho thấy phiên bản TikTok tại Hoa Lục cho trẻ em dưới 14 tuổi hướng dẫn các thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà, về các viện bảo tàng, các video có nội dung kêu gọi lòng yêu nước và tinh thần hiếu học. Đồng thời TikTok giới hạn trẻ em Hoa Lục chỉ được dùng ứng dụng này 40 phút mỗi ngày. Chứng tỏ họ hiểu tầm ảnh hưởng tiêu cực của ứng dụng với trí não của giới trẻ. Phiên bản TikTok tại Hoa Kỳ hay tại Tây Phương thì có thể gây nghiện và giới trẻ được quyền xem nhiều tiếng mỗi ngày. Tại Hoa Kỳ khi giới trẻ được hỏi họ muốn trở thành người thế nào thì đa số muốn trở thành người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, trong khi đa số giới trẻ Hoa Lục muốn trở thành những phi hành gia đi chinh phục vũ trụ. Đây là một điểm các nhà nghiên cứu đang nêu ra về TikTok, lo ngại họ đánh cắp dữ liệu cá nhân là chuyện bình thường, chuyện chính là họ đang làm suy yếu chí phấn đấu, tinh thần hiếu học của giới trẻ Tây Phương, và ngay cả đến việc hướng dẫn dư luận chính trị tại Hoa Kỳ. Khi được hỏi về việc giới hạn thời giờ trẻ em Tây Phương dùng TikTok, họ trả lời đó là quyền của trẻ em tự lựa chọn. Trong khi họ không cho trẻ em tại Hoa Lục quyền lựa chọn !

Nhìn từ góc cạnh kỹ thuật, TikTok cũng thu thập dữ liệu từ người dùng ứng dụng của họ, nhưng mức độ khai thác dữ liệu người dùng của TikTok lại không bình thường. Một nhà phân tích tại Security.org cho thấy TikTok có thể thu thập đến 50 loại thông tin từ người dùng từ 13 tuổi trở lên, đây là độ tuổi tối thiểu được dùng TikTok. Những thứ mà TikTok thu thập gồm tên tuổi, giới tính người dùng, địa chỉ email cho đến thông tin chi tiết về thiết bị di động của họ, ngay cả nội dung tin nhắn và theo dõi dữ liệu về các hoạt động trực tuyến của người dùng. Kho dữ liệu này giúp các kỹ thuật gia tại TikTok viết những thuật toán phức tạp và thông minh để từ đó họ đẩy những thông tin của các nhà quảng cáo, tiếp thị và nguy hiểm hơn cả là những thông tin dẫn dắt dư luận giới trẻ Hoa Kỳ theo hướng có lợi cho họ. Chính vì vậy, dữ liệu của người dùng sẽ không an toàn với TikTok. Khi đưa ra khuyến cáo này, ban quản trị TikTok khuyên người tiêu dùng yên tâm vì máy chủ của họ không nằm ở Hoa Lục. Những người làm việc kỹ thuật dư biết địa điểm đặt máy chủ không quan trọng bằng ai là người làm chủ các dữ liệu mà TikTok thu thập trong nhiều năm qua.

Xin hãy chờ xem quốc hội Hoa Kỳ sẽ có giải pháp gì cho TikTok. Nhà nghiên cứu về các phương tiện truyền thông xã hội Eugene Wei đã chỉ ra, "Việc một ứng dụng như TikTok được tung ra từ Trung Cộng có thể đến Hoa Kỳ và nhanh chóng phù hợp về văn hóa của thị trường Hoa Kỳ là một lời cảnh tỉnh cho các công ty công nghệ cao đầy tự mãn của Hoa Kỳ". Đó cũng là lời cảnh tỉnh cho chính phủ Hoa Kỳ vì tương lai của chính nước Mỹ đang bị đe dọa.

Phan Quang Trọng

Nguồn : VNTB, 12/12/2022

Published in Diễn đàn

TikTok : Biểu tượng một cuộc Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung kiểu mới

Thời sự trong nước chiếm lĩnh hầu như toàn bộ trang nhất các tờ báo lớn tại Pháp vào hôm 07/08/2020. Trong lúc La Croix tìm hiểu về giới chống khẩu trang hiện nay, Le Figaro báo động về tình trạng mất an ninh thường nhật tại Pháp, thì Libération chú ý đến cách thức chính quyền Macron tranh thủ trào lưu sinh thái đang vươn lên, còn Les Echos nêu bật ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên các đại gia của thị trường chứng khoán Paris.

tiktok0

TikTok biến thành tâm điểm cuộc đọ sức Mỹ-Trung. Ảnh minh họa chụp ngày 16/07/2020.  Reuters- Florence Lo

Duy chỉ có Le Monde là quan tâm nhiều đến thời sự quốc tế, đã dành tựa lớn cho vụ nổ thảm khốc tại Lebanon, với chuyến viếng thăm đột xuất của tổng thống Pháp và nhất là bài xã luận về quan hệ Mỹ-Trung đang rất căng thẳng.

Dưới tựa đề : "Trump chống TikTok, hay cuộc Chiến tranh lạnh trên mạng", Le Monde đã phân tích cuộc đọ sức Mỹ-Trung qua một lăng kính địa chính trị khá lý thú.

Một ứng dụng giải trí cho giới trẻ lại trở thành vũ khí Chiến tranh lạnh

Theo Le Monde, lẽ ra một ứng dụng cho thanh thiếu niên như TikTok, chỉ dùng để chia sẻ những tiểu phẩm video hay những bài hát nhái ngẫu hứng, không có vai trò làm dấy lên một cuộc chiến tranh lạnh trên mạng tin học toàn cầu. Thế nhưng đó lại là điều đang diễn ra.

Bực tức trước sự đột phá ngoạn mục của ứng dụng Trung Quốc vào sân chơi của các chàng khổng lồ Mỹ trong lãnh vực Internet - hơn 2 tỷ người trên thế giới đã tải nạp TikTok – tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định biến ứng dụng này thành mục tiêu tấn công trong cuộc phản công chống lại đà bành trướng của Bắc Kinh và duy trì thế thống trị của Hoa Kỳ trên màng lưới tin học toàn cầu.

Với lý do quan ngại trước nguy cơ dữ liệu cá nhân của khoảng 50 triệu người sử dụng TikTok hàng ngày ở Mỹ sẽ bị Trung Quốc nắm giữ, ông Trump thoạt đầu thông báo ý định cấm ứng dụng này, trước khi đổi ý, yêu cầu để cho Microsoft hay một tập đoàn khác của Mỹ, mua lại TikTok từ tay tập đoàn Trung Quốc ByteDance, chủ nhân của ứng dụng. Thương vụ này phải được hoàn thành trước ngày 15/09.

Theo Le Monde, như vậy là sau Hoa Vi, vốn cũng bị cáo buộc là làm gián điệp cho chế độ Bắc Kinh, ứng dụng TikTok đã trở thành vũ khí tấn công của một tổng thống Mỹ đang gặp khó khăn trong chiến dịch giành thêm nhiệm kỳ thứ hai.

Không chỉ có hệ quả về chính trị và kinh tế, quyết định giận dữ của ông Trump đối với Trung Quốc còn đánh dấu một khúc quanh đối với mạng Internet toàn cầu. Được thiết lập như một hệ thống trao đổi không biên giới, Internet như đã bị tách đôi trước những biến động địa chính trị.

Trung Quốc là bên nêu gương xấu trước

Nhật báo Pháp Le Monde tuy nhiên cũng công nhận rằng Trung Quốc là phía đã nêu gương xấu trước tiên.

Bắc Kinh chưa bao giờ cho phép các đại gia Internet phương Tây hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc, mà tập trung phát triển những phiên bản nội địa của Google, Facebook hay Amazon để kiểm soát dễ dàng hơn dữ liệu của công dân họ và gạt bỏ mọi quan điểm chỉ trích. Tại Trung Quốc, ứng dụng TikTok chẳng hạn, có tên là Đẩu Âm (Douyin), và không để lẫn fan Trung Quốc với fan Mỹ hay Châu Âu.

Khi đánh vào TikTok, Donald Trump đã bọc thêm một bức màn sắt của Mỹ trên bức trường thành ngăn chặn internet của Trung Quốc. Mục tiêu của thương vụ TikTok - Microsoft là để tách rời hoạt động của TikTok tại Mỹ ra khỏi hoạt đông tại Trung Quốc, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu đã có phương tiện kỹ thuật tách biệt hoàn toàn hai hệ thống hay chưa, để bảo vệ được các dữ liệu của người Mỹ.

Theo Le Monde, những cáo buộc về nguy cơ gián điệp, thu gom dữ liệu cá nhân phục vụ chế độ Trung Quốc, không phải là chuyện viển vông. Luật lệ Trung Quốc buộc các công ty Internet, không những phải trả lời mọi yêu cầu của cơ quan tình báo, mà còn phải giữ kín những chuyện này.

Nhu cầu ngăn chặn các nỗ lực thâm nhập của một chế độ độc tài vào thế giới phương Tây là điều cần thiết, nhưng cách làm thất thường của ông Trump chỉ càng thúc đẩy nhanh và một cách nguy hiểm việc cắt đứt tình trạng lệ thuộc vào nhau giữa hai siêu cường vốn bảo đảm sự chung sống hòa bình giữa hai bên.

Tại Lebanon, sau thảm họa là sự giận dữ và những câu hỏi

Tựa lớn trang nhất của Le Monde được dành cho chủ đề Lebanon : "Beyrut : Nỗi giận dữ và những câu hỏi sau thảm họa".

Tờ báo nhắc lại rằng tình trạng khẩn cấp đã được chính quyền Lebanon ban hành trong bối cảnh người dân Lebanon không tránh khỏi giận dữ trước điều bị họ cho là tầng lớp chính trị lãnh đạo đang đùn đẩy trách nhiệm về sự cố.

Một câu hỏi đang được đặt ra là do đâu mà các hóa chất đã bùng nổ để gây ra thảm họa lại được tàng trữ ở cảng Beyrouth trong ròng rã sáu năm mà không hề chú ý đến các biện pháp an toàn. Vì tắc trách hay vì tham nhũng, cuộc điều tra vừa được khởi động sẽ phải giải thích được điều đó.

Tại chỗ, Le Monde ghi nhận những nỗ lực cứu trợ khẩn cấp trong một khung cảnh hoàn toàn hỗn loạn, với 250.000 cư dân thành phố phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất, và thiệt hại vật chất được ước tính lên đến 3 tỷ đô la.

Con số thương vong tiếp tục tăng cao với thời gian, đã vượt mức 137 người chết và 5.000 người bị thương. Điều mà giới quan sát lo ngại là thảm họa này sẽ để lại những hậu quả dài hạn về mặt sức khỏe đối với người dân.

Tờ báo Pháp dĩ nhiên đã nêu bật phản ứng đoàn kết tương trợ nhanh chóng của nước Pháp, với tổng thống Macron đích thân đến thủ đô Lebanon vào sáng hôm qua.

Macron muốn đối lập sinh thái "tiến bộ" với "lạc hậu"

Trang nhất Libération được dành cho một chủ đề chính trị nội bộ Pháp với hàng tựa chính đầy tính chất châm biếm : "Macron và (tính toán) tái chế chính sách sinh thái".

Theo nhận xét của Libération, sau các thắng lợi rõ rệt mới đây của các đảng theo xu hướng sinh thái tại cuộc bầu cử các hội đồng thị xã thành phố, đa số đang cầm quyền của tổng thống Macron đã tìm cách giành lại ưu thế.

Tranh thủ mối quan tâm lớn của người Pháp đối với các vấn đề môi trường và sinh thái, được phản ánh qua cuộc bầu cử vừa qua, chính quyền của ông Macron đã thúc đẩy điều được gọi là chủ trương "sinh thái tiến bộ" chống lại quan điểm bị cho là "mang tính chất trừng phạt và đẩy lùi tăng trưởng" mà theo chính quyền, các đảng Xanh từng theo đuổi.

Theo tờ báo cánh tả Pháp, để đạt mục tiêu là phô trương tính chất "tiến bộ" của chính sách sinh thái của mình, đảng cầm quyền không ngần ngại cường điệu, chế nhạo các thị trưởng mới thuộc phong trào sinh thái, gọi họ là những thành phần "lạc hậu" và "tả khuynh".

Bạo lực thường nhật gia tăng tại Pháp

Cũng quan tâm đến lãnh vực xã hội, nhật báo cánh hữu Pháp Le Figaro nhấn mạnh đến tình trạng an ninh đang xấu đi tại Pháp.

Trong hàng tựa lớn trang nhất, Le Figaro nêu bật mối quan tâm về đến tình hình an ninh ở Pháp và giới thiệu một "tài liệu" mà tờ báo mệnh danh là "ký sự về tình trạng bạo lực thường nhật tại Pháp".

Trong bài "72 tiếng đồng hồ bạo lực thường nhật ở Pháp", tờ báo cho biết bản ký sự đó chính là bản tập hợp báo cáo hàng ngày của cảnh sát và hiến binh trên toàn quốc mà tờ báo có được.

Đối với Le Figaro, tình hình an ninh tại Pháp xấu đi đến mức mà tân bộ trưởng Nội vụ Gérald Darmanin, vào cuối tháng 7, đã phải thốt lên "nước Pháp bị bệnh bất an ninh".

Bản báo cáo mà tờ báo tham khảo xác nhận tình trang đó. Chỉ trong 3 ngày ngay giữa mùa hè, các vụ phạm pháp làm cho người ta chóng mặt, từ mưu toan giết người, phóng hỏa, thanh toán nhau dẫn đến chết người, cho đến gài bẫy cảnh sát, tấn công thị trưởng, cố tình đâm xe vào hiến binh…

Trong một bài viết thứ hai, Le Figaro nêu bật sự kiện là "Lực lượng cảnh sát và hiến binh quan ngại về tình trạng cứ 30 phút là có một hành vi bất phục tùng".

Sô liệu này, theo tờ báo, cho thấy tất cả những khó khăn, vất vả mà các nhân viên công lực gặp phải trong việc duy trì trật tự.

Covid-19 và những kẻ chống khẩu trang

Riêng về dịch Covid-19, nhật báo công giáo Pháp La Croix trở lại với một sự kiện xã hội hoàn toàn mới tại phương Tây trong hàng tựa trang nhất : "Những kẻ không chấp nhận khẩu trang".

Theo La Croix, bất chấp những lập luận mạnh mẽ về y tế, một thiểu số trong dân chúng các nước vẫn không chấp nhận thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lây lan, đặc biệt là đeo khẩu trang. Tính đặc thù của cuộc khủng hoảng Covid-19, theo tờ báo, đang đánh thức những "người nổi loạn" mới, chống lại mọi khuyến cáo cho dù những lời khuyên này chỉ nhằm mục tiêu bảo vệ mạng sống của họ.

La Croix ghi nhận là ngay từ đầu hè, nhiều cuộc biểu tình đã bùng lên ở Đức để phản đối việc đeo khẩu trang, trong lúc ở Mỹ thì đã nổ ra những hành vi bạo lực dữ dội hơn, và nhất là tạo ra một sự phân biệt chính trị, giữa phe đeo khẩu trang thuộc đảng Dân chủ và phe không chịu đeo, thường thuộc đảng Cộng hòa.

Tại Pháp, dù đó đây đã xuất hiện một vài hành vi bạo lực chống việc đeo khẩu trang, nhưng đó chỉ là những biểu hiện cá biệt, không nhuốm màu sắc chinh trị năng nề như ở Hoa Kỳ.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Tổng thống Donald Trump và các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ đang cân nhắc việc cấm TikTok, nhưng các ứng dụng, dịch vụ khác chạy trên phần mềm của Trung Quốc cũng có thể sẽ bị nhắm tới.

tiktok1

Hôm Chủ nhật, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng một số công ty công nghệ của quốc gia Châu Á này đang "gửi dữ liệu thẳng về cho Đảng Cộng sản Trung Quốc".

Vậy những phần mềm hay các công ty nào khác đang có nguy cơ ?

Mục tiêu hiển nhiên nhất là WeChat của Tencent, cũng là sản phẩm duy nhất bị ông Pompeo điểm danh bên cạnh Tik Tok.

Wechat được miêu tả như một mạng xã hội, nhưng trong thực tế nó hoạt động mạnh hơn thế nhiều.

Nó cho phép thực hiện các hoạt động trả tiền, chạy các chương trình mini bổ sung, hẹn hò và nhận tin tức, bên cạnh dịch vụ nhắn tin và các hoạt động xã hội khác.

Có lẽ chính xác nhất là có thể coi nó như một dạng hệ điều hành thứ hai chạy trên nền iOS hoặc Android.

Nó cũng được coi là một công cụ chủ chốt của hệ thống giám sát nội bộ tại Trung Quốc - nó đòi người dùng nội địa, nếu bị cáo buộc là đã từng lan truyền tin đồn độc hại thì phải đăng ký scans khuôn mặt và giọng nói.

Thêm vào đó, người ta cho rằng nó được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng rộng rãi để tuyên truyền đến cộng đồng người Hoa ở nước ngoài.

Một cuộc hội thảo, được Viện Chính sách Chiến lược Úc (Australian Strategic Policy Institute) thực hiện hồi đầu năm nay, đã thảo luận về cách thức mà các nhóm trong ứng dụng này dùng : đầu tiên là gợi ý nơi đi nghỉ, nhà hàng tốt, hay những nội dung tương tự mỗi ngày, sau đó chuyển sang gửi các tin nhắn với nội dung phù hợp đường lối của Bắc Kinh vào những thời điểm quan trọng.

Trong lúc đó, một nghiên cứu gần đây do các nhà nghiên cứu an ninh từ phòng thí nghiệm Citizen Lab của Canada đã nêu chi tiết việc các văn bản, hình ảnh gửi qua lại giữa những người dùng có đăng ký và không ở Trung Quốc đã được rà soát xem có chứa các nội dung mà giới chức Trung Quốc coi là nhạy cảm về mặt chính trị hay không.

Nghiên cứu này không tìm thấy bất kỳ trường hợp nào bị chặn, nhưng nói rằng các dữ liệu được thu thập đã được dùng để phục vụ công tác tăng cường kiểm duyệt bên trong Trung Quốc.

Tencent trước đó nói rằng mọi nội dung được chia sẻ giữa người dùng quốc tế của WeChat đều được giữ ở chế độ riêng tư.

Danh sách dài

Ấn Độ đang ra chỉ dấu cho thấy các ứng dụng nào khác của Trung Quốc có thể sẽ bị cấm.

Quốc gia Nam Á này hiện đã cấm 59 ứng dụng có liên quan tới Trung Quốc, với lý do chúng đe dọa tới "chủ quyền quốc gia và an ninh".

Tik Tok và WeChat nằm trong danh sách bên cạnh các tên tuổi lớn như :

- Baidu Maps và Baidu Translate - là các đối thủ cạnh tranh với sản phẩm của Google, do nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm hàng đầu của Trung Quốc tung ra ;

- Weibo, dịch vụ tiểu blog tương tự như Twitter

- Clash of Kings và Mobil Legends Bang Bang - hai video games

- CamScanner - ứng dụng scan tài liệu

- QQMail - dịch vụ thư điện tử và gửi file

BBC đã liên hệ với một số ứng dụng có thể bị ảnh hưởng nhưng chưa nhận được phản hồi.

tiktok2

Baidu Translate là dịch vụ dịch thuật trực tuyến và cung cấp tin thời sự ở dạng song ngữ

Ấn Độ và Trung Quốc đang có tranh cãi về vấn đề đường biên.

Tuy nhiên, một chuyên gia nói rằng nhu cầu giúp cho các nhà phát triển phần mềm trong nước chứ không phải là những quan ngại an ninh thực sự mới là nhân tố chính khiến Ấn Độ ra quyết định cấm các sản phẩm Trung Quốc.

"Điều mà họ đang thực sự muốn gửi tín hiệu ra, đó là Ấn Độ đã cảm thấy quá đủ đối với Trung Quốc và muốn tự mình cắt đi các mối liên hệ", Gareth Price, nhà nghiên cứu cao cấp tại tổ chức Chattham House ở London, bình luận.

Bất kể thế nào thì Delhi cũng mới chỉ là bắt đầu.

Theo các tường thuật địa phương, chính phủ đang cân nhắc cấm thêm 275 ứng dụng nữa, trong đó có một số khá quen thuộc với thị trường Mỹ, như :

- AliExpress, ứng dụng mua sắm của của hãng bán lẻ trực tuyến khổng lồ Trung Quốc Alibaba

- Video games của NetEase, là hãng tung ra một số thương hiệu siêu nhân Marvel

- Các game của Tencent trong đó có Player Unknown Battlegrounds (PUBG) Mobile

- Một số ứng dụng mang nhãn hiệu Mi của nhà sản xuất điện thoại di động Xiaomi

- Báo chí Ấn Độ nói rằng hãng Supercell của Phần Lan, nhà phát triển video game Clash Of Clans, có thể cũng sẽ bị cấm tại Ấn Độ với lý do Tencent nắm phần lớn cổ phần trong công ty này.

Cho dù Hoa Kỳ có đi theo hướng tương tự hay không thì Riot Games, hãng phát hành trò chơi điện tử Liên minh Huyền thoại (League of Legends) và Epic Games, hãng phát triển trò chơi điện tử Fortnite, có lẽ sẽ có lý do để lo lắng.

Quét mặt

Ông Pompeo cũng nói rằng phần mềm nhận diện khuôn mặt đang gây quan ngại.

Tuy ông không nêu rõ tên bất kỳ sản phẩm nào, nhưng tại Trung Quốc có rất nhiều công ty sản xuất ứng dụng kiểu này.

Mạng xã hội Kwai và ứng dụng hướng dẫn làm đẹp YouCam Makeup đều dùng thuật toán nhận diện khuôn mặt, và đều nằm trong số các ứng dụng bị cấm tại Ấn Độ.

Điều đáng lưu ý đó là các hạn chế của của Hoa Kỳ đối với các hãng Trung Quốc không phải là điều gì hoàn toàn mới mẻ.

Hồi năm ngoái, chính quyền ông Trump đã bổ sung hàng chục các công ty Trung Quốc vào danh sách đen về kinh tế, theo đó hạn chế các hãng này mua công nghệ Hoa Kỳ nếu không được chính phủ chuẩn thuận.

Trung Quốc nói rằng họ hoàn toàn phản đối bước đi của Hoa Kỳ.

tiktok3

CloudMinds đem đến dịch vụ kiểm soát từ xa đốiv ới Pepper và các loại người máy khác

Zoom đang 'nghĩ lại'

Zoom là một cái tên nữa đang gây quan ngại.

Dịch vụ chuyện trò qua video này do doanh nhân Eric Yuan, người gốc Trung Quốc, tung ra.

Nó đã bị chỉ trích về việc việc từng chuyển hướng "nhầm" một số cuộc gọi về các máy chủ đặt tại Trung Quốc, cũng như việc đóng các tài khoản từng tổ chức sự kiện chỉ trích Bắc Kinh mà người tổ chức nằm ở ngoài Trung Quốc.

Công ty này vừa tuyên bố rằng họ sẽ ngừng dịch vụ trực tiếp cho người dùng ở Trung Quốc, và thay vào đó sẽ cung cấp dịch vụ thông qua các đối tác địa phương.

"Chúng tôi đã thông báo cho các khách hàng của mình rằng việc này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 23/8", hãng nói trong một tuyên bố.

Thời điểm trên có thể là trùng hợp ngẫu nhiên, tuy nhiên việc này cho thấy các công ty công nghệ đang rất thận trọng, không muốn Hoa Kỳ có bất kỳ lý do gì để nghi ngờ mình.

Leo Kelion

Nguồn : BBC, 04/08/2020

Published in Quốc tế