Gần đây các động thái mới của Trung Quốc trên bán đảo Đông Dương và Biển Đông dường như đã tạo ra một thế trận mới bao quanh Việt Nam.
Trung Quốc và Lào lần đầu tập trận từ ngày 9 đến 28 tháng 5, 2023 - Xinhua
Trung Quốc từ lâu đã phát triển căn cứ Hải quân Ream ở Campuchia. Hồi tháng 3/2023, Trung Quốc và Campuchia lần đầu tiên tổ chức tập trận chung. Từ ngày 9 đến 28/5/2023, Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức tập trận chung với Lào. Trong khi Trung Quốc tập trận chung với Lào thì họ cũng đồng thời cho tàu khảo sát Xiang Yang Hong-10 xâm nhập sâu vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam từ hôm 7/5/2023, và hoạt động liên tục nhiều đợt từ đó đến nay. Đồng thời, Trung Quốc cũng thực thi lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông đến hết mùa hè năm nay.
Các tàu Việt Nam CSB 7011, Kiểm Ngư 465 và 468 giám sát hoạt động của Xiang Yang Hong-10 khi nó quay trở lại hôm 17/5/2023. (Marine Traffic/ RFA)
Nhà nghiên cứu Raymond Powell ở Đại học Stanford chia sẻ với RFA nhận xét của mình về các hoạt động tăng cường của Trung Quốc xung quanh Việt Nam, cả trên lục địa ở phía tây và trên biển ở phía đông.
"Tại Campuchia, việc Trung Quốc phát triển Căn cứ Hải quân Ream, cũng như Sân bay Quốc tế Dara Sakor gần đó, cả hai căn cứ này đều là những điểm triển khai tác chiến tiềm năng cho lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc. Tôi chắc chắc muốn nói rằng Việt Nam nên hết sức quan tâm và nên cảnh giác với những dấu hiệu cho thấy Campuchia có ý định mở rộng quyền tiếp cận cho các hoạt động quân sự của Trung Quốc đối với các căn cứ này.
Mục đích chính của Trung Quốc trong việc phát triển các căn cứ ở Biển Đông là phô diễn sức mạnh và kiểm soát không gian biển bằng cách sử dụng lực lượng hải quân, cảnh sát biển và dân quân biển".
Ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu sinh tiến sỹ về An ninh Hàng hải và Hải quân ở Đại học UNSW Canberra, Úc, cũng nhận xét rằng căn cứ Hải quân Ream và Không quân Dara Sakor của Trung Quốc ở Campuchia thực sự có ý nghĩa chiến lược, vì chúng cách đảo Phú Quốc chỉ 20 hải lý (căn cứ Ream) và cách thị xã Hà Tiên khoảng 100 km. Những căn cứ này cũng giúp Trung Quốc dễ dàng kiểm soát Vịnh Thái Lan và vươn tầm ảnh hưởng tới eo biển Malacca.
Tuy vậy, cả hai nhà nghiên cứu Raymon Powell và Nguyễn Thế Phương đều cho rằng Trung Quốc không có ý định tìm kiếm một cuộc xung đột quân sự lớn với Việt Nam vào thời điểm này.
Ông Raymond Powell nói :
"Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc muốn xung đột quân sự với Việt Nam. Thay vào đó, tôi nghĩ rằng họ tìm cách nâng cao thế trận chiến lược của mình để các nước láng giềng cảm thấy buộc phải ngày càng để Trung Quốc ra lệnh cho các điều khoản cam kết".
Ông Powell so sánh chiến thuật của Trung Quốc đối với Việt Nam với chiến thuật họ dùng với Phillipines. Đó là tăng cường các lực lượng quân sự áp sát biên giới trên biển hoặc trên bộ nhưng là để gây sức ép trên bàn đàm phán.
"Trung Quốc đã tìm kiếm một thỏa thuận phát triển mỏ khí đốt chung với Philippines tại Bãi Cỏ Rong. Tối cao Pháp viện Philippines đã phán quyết là thỏa thuận này bất hợp pháp vì Philippines đã bỏ quyền chủ quyền của mình trong vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc nghĩ rằng họ có thể thuyết phục Philippines làm điều này bởi vì Trung Quốc mạnh hơn và có thể kiểm soát việc tiếp cận Bãi Cỏ Rong, do họ có lực lượng quân sự và bán quân sự lớn cũng như các căn cứ quân sự trên đảo Trường Sa như Đá Vành Khăn".
Ông Nguyễn Thế Phương cũng có nhận xét tương tự như vậy về chiến thuật của Trung Quốc.
"Những gì Trung Quốc đang làm ở Ream, căn cứ hải quân ở Campuchia, chỉ là một phần của chiến lược vùng xám, mà đã là vùng xám thì tức là xây dựng căn cứ quân sự nhưng không phải để đánh nhau. Họ xây dựng các căn cứ đó để gây áp lực lên các nước khác trong đó có Việt Nam.
Trung Quốc không dại gì mang quân, mang tàu đi đánh người khác lúc này. Bởi vì như thế sẽ tạo ra cớ cho các nước đối thủ can thiệp quân sự vào. Trong khi đó, với chiến thuật vùng xám, tiến dần dần theo cách "tằm ăn lá", họ có thể một mình một chợ để từng bước gây áp lực lên các nước trong khu vực".
Ông Raymond Powell phân tích lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông trong tổng thể chiến thuật vùng xám nói chung của Trung Quốc.
"Trước hết chúng ta cần thấy là thực sự thì Biển Đông cần có một số loại quy chế có tính thường xuyên để chế tài việc đánh bắt cá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cần có sự phối hợp một cách hợp lý và công bằng của tất cả các bên, trong khi đó, những gì Trung Quốc đang làm là hành động đơn phương. Họ đơn phương tuyên bố và đơn phương thực thi nó.
Hành động đơn phương này diễn ra trong bối cảnh họ cũng đồng thời đưa ra yêu sách lãnh thổ. Bằng cách nói rằng chúng tôi cấm tất cả mọi hoạt động đánh bắt cá trên vĩ tuyến 12, họ thể hiện rằng họ có quyền điều chỉnh việc đánh bắt cá trên Biển Đông. Đây là cách họ nói với mọi người rằng Trung Quốc sở hữu không gian biển đó một cách chắc chắn. Bằng cách làm điều đó, họ thể hiện là mình đang làm một việc có ý nghĩa bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Đồng thời hành động này cũng nhắm đến một điều chỉ một mình họ chấp nhận, đó là yêu sách không gian biển.
Tôi nghĩ rằng sẽ rất có ý nghĩa nếu Trung Quốc và ASEAN, hoặc thậm chí chỉ là một số quốc gia Đông Nam Á xung quanh Biển Đông, có thể cùng nhau thống nhất và đồng ý với các quy định đánh bắt cá hợp lý ở đây.
Thật không may, Trung Quốc đã đơn phương làm điều đó. Sẽ rất khó để họ quay lại và thừa nhận rằng các quốc gia khác cũng có tiếng nói khác".
Trung Quốc từ những năm 2000 đã đặt ra chiến lược "tam chủng chiến pháp", gồm chiến tranh pháp lý, chiến tranh dư luận và chiến tranh tâm lý. Nhà nghiên cứu Raymond Powell phân tích lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc như một kiểu chiến tranh pháp lý.
"Đó là những gì chúng ta sẽ gọi là luật ? Họ đơn phương đặt ra luật, về cơ bản là luật nội địa. Và rồi bằng cách áp dụng luật nội địa của mình cho các phần của Biển Đông, họ mặc nhiên tuyên bố rằng luật nội địa của Trung Quốc áp dụng cho không gian biển đó, ngay cả khi nó nằm trong toàn bộ yêu sách đường đứt đoạn 9 đoạn mà Trung Quốc ứng xử với nó như là vùng nội thủy. Họ muốn gửi một thông điệp rằng luật nội địa của họ là cái cần phải được xem xét, thực thi.
Đối với người Trung Quốc thì Công ước của Liên Hiệp quốc về luật biển không áp dụng cho đường chín đoạn trên Biển Đông vì đây là lãnh thổ Trung Quốc. Họ muốn nói rằng họ không thể cho phép Luật biển Quốc tế quyết định những gì xảy ra ở Biển Đông".
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương cho rằng mặc dù Trung Quốc đang dần dần tạo sức ép lên Việt Nam từ cả phía đông và phía tây, nhưng ở phía tây, Việt Nam vẫn có thể bảo đảm là nguy cơ một cuộc tấn công kiểu như thời Khmer Đỏ là không cao.
"Campuchia đã nghiêng hẳn sang phía Trung Quốc. Lào đang tập trận với Trung Quốc (từ ngày 9 đến 28 tháng 5, 2023) nhưng Lào hiện vẫn đỡ hơn. Để bảo đảm an ninh ở phía tây, Việt Nam không chỉ chuẩn bị về quân sự mà còn có các biện pháp kinh tế, ngoại giao, và cả gây ảnh hưởng.
Cả căn Ream ở Campuchi và sân bay Dara Sakor gần đó là cái Việt Nam theo dõi rất kĩ. Toàn bộ phía nam biển Đông, Vịnh Thái Lan và thậm chí cả eo biển Malacca sẽ nằm trong tầm theo dõi của họ. Sau khi hoàn thành các căn cứ ở Hoàng Sa, Trường Sa và giờ là Ream ở Campuchia thì Trung Quốc đã hoàn thành một chuỗi các căn cứ trên biển.
Việt Nam cần tập trung vào hướng biển. Vì khả năng xảy ra một cuộc tấn công từ phía đất liền thì hoàn toàn không cao. Ở hướng tây, Việt Nam có thể xử lý bằng các mặt trận chính trị, đối ngoại, kinh tế chứ không chỉ bằng bằng quân sự. Nhưng phía biển Đông thì Việt Nam còn lúng túng với các biện pháp kinh tế, chính trị, đối ngoại của mình".
Trung Quốc giành giật từng ‘inch’ một, còn Việt Nam vẫn bấp bênh như một ẩn số
Hoàng Trường Sa, VOA, 13/03/2023
Với tuyên bố giữa Iran và Saudi đồng ý tái thiết quan hệ ngoại giao sau 7 năm bang giao hai nước bị đóng băng và kế hoạch 12 điểm để lập lại hòa bình đối với cuộc chiến ở Ukraine (tuy chưa dẫn đến kết quả cụ thể), rõ ràng nền ngoại giao thầm lặng của Trung Quốc đang gặt hái những kết quả có ý nghĩa.
Ngày 12/03/2023, Trung Quốc tuyên bố, họ không có động cơ ẩn tàng nào và không cố gắng lấp đầy bất cứ "khoảng trống" nào ở Trung Đông, sau khi đứng ra làm trung gian môi giới các cuộc hội đàm mà kết quả là Iran và Saudi Arabia đồng ý tái thiết lập quan hệ ngoại giao.
Trung Quốc lấp liếm động cơ dấu kín
Ngày 12/03/2023, Trung Quốc tuyên bố, họ không có động cơ ẩn tàng nào và không cố gắng lấp đầy bất cứ "khoảng trống" nào ở Trung Đông, sau khi đứng ra làm trung gian môi giới các cuộc hội đàm mà kết quả là Iran và Saudi Arabia đồng ý tái thiết lập quan hệ ngoại giao. Thỏa thuận công bố trước đó một ngày về tái thiết lập quan hệ Iran – Saudi và mở lại Đại sứ quán hai nước sau bảy năm, được coi là một chiến thắng ngoại giao lớn đối với Trung Quốc, khi các quốc gia Ả-rập vùng Vịnh nhìn nhận Mỹ đang giảm sự hiện diện của mình ở Trung Đông. Từ Bắc kinh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời phát ngôn viên không nêu tên nói rằng, Trung Quốc "không theo đuổi bất kì lợi ích vị kỷ nào" và phản đối cạnh tranh địa-chính trị trong khu vực. Người phát ngôn nói Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước Trung Đông trong việc "giải quyết những khác biệt thông qua đối thoại và tham vấn để cùng nhau thúc đẩy hòa bình và ổn định lâu dài… Bắc Kinh tôn trọng vị thế của các nước Trung Đông với tư cá ch là chủ nhân của khu vực này và phản đối cạnh tranh địa-chính trị ở đây", Tuyên bố đăng trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Trước đó ngày 11/03,nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị phát biểu, thỏa thuận Iran – Saudi cho thấy, Trung Quốc là "nhà điều giải đáng tin cậy đã hoàn thành chu đáo nhiệm vụ của mình với tư cách là chủ nhà". Đáng chú ý, ông Vương cũng tuyên bố rằng "thế giới này không chỉ có vấn đề Ukraine mà còn nhiều vấn đề ảnh hưởng đến hòa bình và cuộc sống của người dân… Trung Quốc không có ý định và sẽ không tìm cách lấp đầy cái gọi là "khoảng trống" hoặc thiết lập các khối độc quyền". Ông Vương dường như ám chỉ Mỹ khi cam kết: "Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng góp những hiểu biết và đề xuất của mình cho việc hiện thực hóa hòa bình và yên ổn ở Trung Đông và đóng vai trò là một quốc gia lớn có trách nhiệm trong quá trình này". Trung Quốc đã bị chỉ trích nặng nề vì không lên án cuộc xâm lược của Nga và cáo buộc Mỹ và NATO kích động xung đột. Một đề xuất của Trung Quốc kêu gọi ngừng bắn và đàm phán h òa bình giữa Nga và Ukraine đã không đi đến đâu, phần lớn là do nhận thức rằng Trung Quốc hậu thuẫn cho Nga. Tuy nhiên, ở Trung Đông, Trung Quốc được coi là một bên trung lập, có quan hệ chặt chẽ với cả Iran và Saudi Arabia, cũng như Israel và Palestine.
Cũng trong ngày 11/3/2023, thông tín viên của Đài RFI Stéphane Lagarde từ Bắc Kinh nhìn nhận thỏa thuận nói trên như một thắng lợi ngoại giao vẻ vang của Bắc Kinh. Theo Đài này, tuyên bố giữa Trung Quốc, Iran và và Saudi Arabia được đưa ra sau 4 ngày Bắc Kinh và hai quốc gia thù nghịch trong khu vực là Iran và Saudi Arabia bí mật đàm phán. Hình ảnh được phổ biến trên các mạng xã hội cho thấy ba cái bàn lớn, xếp hình tam giác, quốc kỳ của Saudi Arabia, Trung Quốc và Iran trên nền những bức tranh đông phương như thường được trang trí tại các sảnh đường của các tòa nhà chính thức của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đứng giữa các đại diện cao cấp về an ninh của Teheran và Riyad, Chủ nhiệm Văn Phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc,ông Vương Nghị hoan nghênh "thắng lợi của đối thoại và hòa bình". Riyad nhiệt tình cảm ơn Chủ tịch Trung Quốc "đã hỗ trợ cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước láng giềng Saudi Arabia và Cộng hòa Hồi giáo Iran". Còn lãnh đạo của Iran nhắc lại chuyến viếng thăm Bắc Kinh gần đây của Tổng thống Ebrahim Raissi và các cuộc trao đổi với Tập Cận Bình là nền tảng cho cuộc đàm phán vừa qua giữa hai phái đoàn Iran và Saudi Arabia.
Gặt hái của "Sáng kiến An ninh Toàn cầu" (GSI)
Thật ra, Mỹ đã tự bắn vào chân mình trong vấn đề bang giao với Iran khi Trump hủy thỏa thuận hạt nhân và trước đây đã ra lệnh ám sát vị tướng cao cấp Qasem Soleimani của họ. Chuyện bất hòa giữa Mỹ và Saudi là một câu chuyện dài khó tóm tắt, vì Saudi có dính tới vụ khủng bố 9/11 và sát hại nhà báo Jamal Khashoggi. Bây giờ là lúc nguy hiểm cho trật tự thế giới – theo giới phân tích từ Mỹ và phương Tây – khi"Trục ma quỷ" (Axis of evil) gồm Nga – Trung Quốc – Iran – Bắc Hàn – Saudi móc nối với nhau. Theo đánh giá của giới này, thế chiến thứ ba rất có thể sẽ bùng nổ từ tập hơp lực lượng mới này. Nếu để lâu hơn nữa, Trung Quốc Đại hán (nhớ rằng, cộng sản chỉ là cái vỏ bề ngoài) sẽ làm bá chủ thế giới. Trung Quốc đang rất cần nhập cảng nhiên liệu của Trung Đông, ngoài ra Trung Quốc giành giật ảnh hưởng trong vùng để cạnh tranh với Mỹ giữa lúc Biden liên tục lên án Saudi về nhân quyền này nọ. Dưới thời Trump, nhân quyền Saudi mờ nhạt, vì Trump chỉ muốn bán 450 tỉ USD hàng hóa và khí tài các nhà binh cho Saudi.
Một lưu ý khác, cả Saudi Arabia và Iran đều là những nhà cung cấp năng lượng chính cho Trung Quốc. Việc khôi phục mối quan hệ giữa họ với nhau sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng trong khu vực và điều đó có thể đóng vai trò là bức tường thành chống lại làn sóng suy thoái đang gia tăng. Suy thoái kinh tế có lẽ là không thể tránh khỏi, nhưng tác động tiêu cực của nó nếu may mắn, sẽ có thể kiểm soát được ở khu vực này. Đối với Trung Á, đó là một tin được cho là tích cực, vì Trung Quốc, Saudi Arabia và Iran đều là những đối tác truyền thống trong khu vực. Đối với cuộc chiến đang diễn ra khốc liệt ở Ukraine, thỏa thuận nói trên cũng sẽ tước đi nguồn dưỡng khí từ bất kỳ bên tham gia nào có ý đồ mở rộng phạm vi địa lý của cuộc xung đột. Tuy nhiên, đó đã phải là động thái để loại bỏ bớt một số nhiên liệu khỏi đám cháy hay chưa, khi hình thành một kiểu quan hệ mới giữa Trung Quốc, Nga, Iran và Saudi, thì cũng còn phảichờ đợi một thời gian nữa mới ngã ngũ. Dư luận lâu nay vẫn tố cáo Trung Qu ốc đang thúc đẩy các chính sách như : Sáng kiến BRI (Vành đai con đường), GDI (Phát triển toàn cầu) và GSI (An ninh toàn cầu) như là những trụ cột cho một"Trật tự Trung Hoa" nhằm thay thế Trật tự dựa trên luật lệ của Mỹ và thế giới dân chủ hiện nay. Với cái gọi là "thắng lợi của đối thoại và hòa bình" giữa Iran và Saudi Arabia (từ của Vương nghị), cũng như kế hoạch 12 điểm để tái lập hòa bình đối với cuộc chiến ở Ukraine (tuy kế hoạch này chưa dẫn đến kết quả cụ thể), giờ đây thế giới có thể nhìn thấu thị bản chất của "Sáng kiến An ninh Toàn cầu" (GSI) mà Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương vừa quảng bá ầm ĩ cách đây mấy tuần.Tiếc rằng, báo chí chính thống Việt Nam chưa được phép thông tin một cách đầy đủ về mối nguy cơ hiển hiện này.
Việt Nam bấp bênh như một ẩn số
Trong cuộc giành giật nhau từng "inch" (từng tấc đất một) giữa Trung Quốc và Hòa Kỳ hiện nay, cả hai nước, đều muốn gây ảnh hưởng đến vai trò và vị thế của Việt Nam ở Đông Nam Á, đặc biệt là thông qua tổ chức ASEAN. Cạnh tranh Trung – Mỹ gần đây lên đến cao điểm trong vụ Trung Quốc do thám bằng khinh khí cầu trên bầu trời của Mỹ. Tờ Washington Post, trích nguồn ẩn danh trong chính quyền Mỹ, nói các nước "Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, Đài Loan và Philippines" ở Châu Á cũng từng là đối tượng do thám của khinh khí cầu Trung Quốc. Giới chức Mỹ nói chương trình do thám của quân đội Trung Quốcnhắm vào ít nhất 40 quốc gia và trên năm Châu lục. Mặc dầu vậy, một báo Việt Nam, tờ Lao Động hôm 09/02 trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này nói "Việt Nam chưa phát hiện khinh khí cầu lạ trên không phận".Người phát ngôn Đoàn Khắc Việt khi trả lời câu hỏi của báo giới còn tự tin : "Chắc chắn rằng các lực lượng chức năng của Việt Nam có đầy đủ khả năng để đảm bảo an toàn cho vùng trời, vùng biển cũng như lãnh thổ của Việt Nam". Nhưng nguồn tin của Hà Nội chỉ nhắc đến 4 nước (Nhật, Ấn, Phi và Đài Loan), v à đều thống nhất không đưa Việt Nam vào số này (!?)
Về tầm vóc độc tài và độc đoán : Việt Nam vẫn chỉ là mô hình Trung Quốc thu nhỏ
Mới đây, nhân bàn về mối tương quan giữa Việt Nam với Trung Quốc và Liên bang Nga trong bối cảnh hiện nay, tờ Nikkei Asia Review (Nhật Bản) đặt câu hỏi về hướng đi của Việt Nam sau các vụ "thanh trừng ở cấp cao" của Đảng cộng sản.Bài "How viable is Vietnam as a 'friend-shoring' destination ?" của Toru Takahashi hôm 05/03/2023 nêu rõ, các thay đổi lãnh đạo gần đây ở Việt Nam làm nổ ra quan ngại về "sự chuyển hướng về phía Trung Quốc và Nga" của Hà Nội. Bài báo nhắc đến chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính sang Singapore trong tháng 2/2023 và việc ông Chính tiếp bà Katherine Tai ở Hà Nội sau đó (13-14/02/2023). Đây là những động thái nhằm khẳng định Việt Nam vẫn "chào đón đầu tư nước ngoài" (open to business) và Hà Nội đã sẵn sàng tham gia sáng kiến thương mại "Khuôn khổ Kinh tế của Indo-Pacific" (IPEF) do Hoa Kỳ dẫn đầu, không có Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn theo bài báo, việc ông Phạm Minh Chính có còn giữ được vị trí hay không hiện vẫn là câu hỏi. Theo giới quan sát trong nước, hai năm trở lại đây Ban Tuyên giáo có những dấu hiệu muốn đưa Việt Nam về thời kỳ "tiền-đổi mới". Nhìn vào Việt Nam bây giờ, nhiều nhận xét cho rằng,Việt Nam là mô hình Trung Quốc thu nhỏ nhưng lại bấp bênh như một ẩn số. Tuyên giáo vừa đạp thắng, vừa giành tay lái. Nhiề u người đặt câu hỏi, liệu Đảng cộng sản Việt Nam, với bộ sậu mới dựng lên, sẽ dẫn đất nước đi về đâu ?
Hoàng Trường Sa
Nguồn : VOA, 13/03/2023
2023 : Năm của ‘vận mệnh tương quan’ ?
Trân Văn, VOA, 21/01/2023
Việt Nam cũng đề cập đến sự kiện ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng trao đổi Thư chúc Tết nhưng việc lược thuật nội dung Thư chúc Tết của ông Tập Cận Bình có khác với truyền thông Trung Quốc.
Thư chúc Tết của ông Tập Cận Bình không có chuyện Trung Quốc và Việt Nam "chung tương lai". Ông Tập Cận Bình chỉ đề cập đến chuyện "Trung Quốc luôn coi Việt Nam là hướng đi ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng".
Hàng không mẫu hạm (hàng không mẫu hạm) Nimitz của Mỹ và hàng không mẫu hạm Sơn Đông của Trung Quốc đang cùng tập trận trên Biển Đông. Một bên khẳng định quyết tâm giữ quyền tự do lưu thông cả ở vùng biển lẫn vùng trời của khu vực này (1). Bên kia thể hiện ý chí sẽ biến yêu sách về chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông thành hiện thực.
Cách nay ba tuần, cũng ở khu vực Biển Đông, hai chiến đấu cơ loại J-11 của hải quân Trung Quốc đã cắt ngang mũi một phi cơ thám sát loại RC-135 Rivet Joint của không quân Mỹ chỉ trong phạm vi sáu mét. Mỹ đã lên án hành động khiêu khích cực kỳ nguy hiểm này trong không phận quốc tế của Trung Quốc (2).
Biển Đông đã trở thành khu vực càng ngày càng nóng. Không chỉ Mỹ mà cộng đồng Châu Âu, nhiều quốc gia khác ở Châu Á, Châu Úc cũng công khai bày tỏ sự bất bình trước hành động càng ngày càng hung hăng của Trung Quốc. Số quốc gia điều động chiến đấu cơ bay qua vùng trời thuộc Biển Đông, điều động chiến hạm băng ngang Biển Đông nhằm minh định ý muốn giữ vững quyền tự do lưu thông tại Biển Đông đã và sẽ còn tăng. Chỉ có Việt Nam là gần như bất động cả trong hành động lẫn phát biểu.
***
Cuối tuần trước, báo chí Trung Quốc loan báo ông Tập Cận Bình - Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch nhà nước Trung Quốc và ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đã nhân danh hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai bên chúc mừng lẫn nhau nhân dịp Tết âm lịch sẽ đến vào ngày 22 tháng này.
Trong Thư chúc Tết gửi phía Việt Nam, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh đến việc Trung Quốc và Việt Nam có "chung tương lai". Cũng theo thư này,Trung Quốc và Việt Nam sẽ gia tăng liên lạc, gia tăng hợp tác toàn diện, cùng nhau thực hiệncác chiến lược phát triển song phương, kể cả trong những vấn đề quốc tế và khu vực (3).
Trong thư, ông Tập Cận Bình khoehai bên đang thúc đẩy nỗ lực thực hiện sự đồng thuận đã đạt đượcvà nhờ vậy sẽ củng cố lòng tin của nhau về mặt chính trị và tình hữu nghị truyền thống giữa hai bên, cải thiện phúc lợi của nhân dân hai bênhiệu quả hơn. Thư chúc Tết của ông Tập Cận Bình chắc chắn đã gây hoang mang cho nhiều phía.
Việt Nam cũng đề cập đến sự kiện ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng trao đổi Thư chúc Tết nhưng việc lược thuật nội dung Thư chúc Tết của ông Tập Cận Bình có khác với truyền thông Trung Quốc. Theo đó, Thư chúc Tết của ông Tập Cận Bình không có chuyện Trung Quốc và Việt Nam "chung tương lai". Ông Tập Cận Bình chỉ đề cập đến chuyện "Trung Quốc luôn coi Việt Nam là hướng đi ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng" (4).
***
Ở một quốc gia như Trung Quốc, truyền thông không thể nhét chữ vào Thư chúc Tết của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc. Tuy nhiên với dân chúng Việt Nam, chuyện ông Tập Cận Bình vỗ về, rằng Trung Quốc và Việt Nam có "chung tương lai" lại là chuyện thuộc loại nhạy cảm dễ dẫn đến những phản ứng, hậu quả phức tạp không chỉ trong đối nội mà cả trong đối ngoại. Đem chuyện này ra kể trước thềm năm mới rõ ràng là không ổn và không khôn ngoan nên không giới thiệu là hơn.
Trên thực tế, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc vào hồi cuối tháng 10 năm ngoái và trở thành chính khách đầu tiên đến thăm Trung Quốc ngay sau khi Đại hội 20 của Đảng cộng sản Trung Quốc kết thúc, bất kể tình trạng Biển Đông thế nào và cục diện quốc tế ra sao, Ngoại trưởng Việt Nam cũng đã moi phương châm "16 chữ vàng" và "tinh thần bốn tốt" ra dùng lại để chứng minh thiện chí của Đảng cộng sản Việt Nam, chính quyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với Trung Quốc (5).
Cả "16 chữ vàng" lẫn "tinh thần bốn tốt" (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) đều do Trung Quốc đề ra. Gốc của "16 chữ vàng" là "Sơn thủy tương liên. Lý tưởng tương thông. Văn hóa tương đồng. Vận mệnh tương quan" (Sông núi gắn liền. Cùng chung lý tưởng. Hòa nhập văn hóa. Có chung định mệnh) được Việt Nam chuyển thành "Láng giềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. Ổn định lâu dài. Hướng tới tương lai". Nói cách khác, ông Tập Cận Bình đâu có nói ngoa.
Sự hung hăng của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa yêu sách về chủ quyền tại Biển Đông vốn khiến phương châm "16 chữ vàng" và "tinh thần bốn tốt" mà Trung Quốc đề ra và xác lập như kim chỉ nam cho quan hệ Trung – Việt đã tuyệt tích tại Việt Nam trong vài năm gần đây nhưng Việt Nam đã công khai tái xác nhận "chung tương lai" cách nay mới chừng hai tháng ! Tạm bỏ "chung tương lai" khi lược thuật Thư chúc Tết của ông Tập Cận Bình có thể chỉ là một động tác kỹ thuật để bảo đảm an toàn, an ninh dịp Tết.
***
Hôm qua – 28 tháng Chạp âm lịch là ngày 19/1/2023. Vào ngày này cách nay 49 năm, Trung Quốc cưỡng đoạt toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của người Việt. Đó cũng là ngày 75 người Việt đến nợ nước trong trận tử chiến ở Hoàng Sa. Hôm nay, một số người sử dụng mạng Việt ngữ chia sẻ tâm sự của ông Lê Thân, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, xin dẫn nguyên văn.
Những nén nhang đến muộn.
Ngày 19/1 theo thông lệ hàng năm chúng tôi đều thắp hương tưởng nhớ 75 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng hòachống Trung cộng xâm lược hy sinh ở Hoàng Sa.
Năm nay nhà cầm quyền đã trả lư hương nên hy vọng có gì đổi khác. Để có thể có mặt tại tượng Trần Hưng Đạo bến Bạch Đằng tôi ra khỏi nhà đi lánh trước ba ngày. Vậy mà khi chạy ra đường Hai Bà Trưng tôi bị "thiên lôi" chận lại. "Thiên lôi" ép tôi phải đi uống cafe. Biết không thể chống lại nên không cãi cọ mà chuẩn bị cách khác để sống chết gì cũng phải thắp hương cho được để tưởng nhớ các anh.
Hỏi thăm các anh chị em đều bị mời hoặc giữ "khéo". Một số ra được thì không mang theo nhang, lửa nên vái "chay".
Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (quốc hiệu của miền Bắc Việt Nam trước tháng 4/1975)đập nhau sứt đầu mẻ trán là việc của nội bộ người ViệtNam, chống xâm lược Trung cộng cưỡng chiếm đất đai biển đảo của tổ tiên để lại là việc của toàn dân Việt Nam không phân biệt thể chế chính trị. Không tôn vinh những người đã vị quốc vong thân là có tội với dân tộc và lịch sử.
Chiều nay tôi lại ra bến Bạch Đằng, không khí yên ắng nên làm được nghĩa vụ công dân của mình "uống nước nhớ nguồn".
Thế giới này chắc chắn không có nơi nào ngăn chặn người dân tưởng niệm những anh hùng vị quốc vong thân, không biết bao giờ nhà cầm quyền mới ngộ ra chân lý đơn giản ấy (6).
"Chung tương lai" hay "vận mệnh tương quan" liên quan đến kết quả mà Trung Quốc luôn hứa hẹn khi thảo luận với giới hữu trách ở Việt Nam - đó là giúp "công cuộcxây dựng chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam không ngừng đạt được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa". Người Việt có muốn chia sẻ cùng Trung Quốc kiểu tương lai đó cho xứ sở, cho chính mình và con cháu của mình không ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 21/01/2023
Chú thích
**************************
Biển Đông có yên tĩnh không ?
Trân Văn, VOA, 19/01/2023
Khi giới thiệu Thư chúc Tết của ông Tập Cận Bình gửi ông Trọng với thiên hạ, Trung Quốc cho biết, ông Bình đã nhắn ông Trọng là Trung Quốc và Việt Nam có chung tương lai.
Nimitz di chuyển ngang qua vùng tranh chấp South China Sea.
Sau khi đến Biển Đông, Hàng không mẫu hạm Nimitz và các khu trục hạm (Decatur, Paul Hamilton, Chung Hoon, Wayne E. Meyer, Shoup), tuần dương hạm Bunker Hill thuộc nhóm hộ tống Nimitz đã bắt đầu thực tập triển khai đội hình tấn công trên biển. Đợt thực tập diễn ra từ 12/1/2023 bao gồm các hoạt động phối hợp đa mục tiêu giữa các lực lượng hoạt động trên không với các lực lượng hoạt động bên trên và bên dưới mặt biển.
Hàng không mẫu hạm Nimitz từng thực hiện một chuyến hải hành đến Biển Đông hồi tháng 2/2021 và lần này đã tổ chức một đợt thực tập với qui mô lớn hơn khi quay lại Biển Đông. Trong cuộc trò chuyện với Navy Times, Chuẩn Đô đốc Christopher Sweeney – Chỉ huy trưởng Hải đoàn 11 mở rộng (bao gồm hàng không mẫu hạm Nimitz và các chiến hạm hộ tống cùng với nhân sự của Hải đoàn 9, Không đoàn hải quân 17) – khẳng định :Hải đội 11 có thể thực hiện tất cả các kiểu tấn công cả hủy diệt lẫn không hủy diệt, chỉ vô hiệu hóa khả năng của đối phương từ mọi hướng, cả trên không lẫn đại dương. Sự hiện diện và năng lực chiến đấu của chúng ta nhằmchứngtỏ quyết tâm trongviệc hợp tác với các đồng minh và đối tác của chúng ta để duy trì tựdo hàng hải.
Cùng thời điểm này, Hoàn Cầu Thời báo đưa tin, Trung Quốc đã điều động hàng không mẫu hạm Sơn Đông vào Biển Đông để thực tập phối hợp giữa việc dùng các chiến đấu cơ loại J-15 của hải quân Trung Quốc để chặn đánh những chiến đấu cơ của kẻ thù với tác xạ từ chiến hạm vào kẻ thù. Kế hoạch tập trận tại Biển Đông của Trung Quốc được loan báo và triển khai sau khi hàng không mẫu hạm Nimitz nhổ neo, cùng với các chiến hạm hộ tống rời một quân cảng ở San Diego – California hồi đầu tháng 12 vừa qua để đến Biển Đông (1).
***
Ông Lloyd Austin (Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ) cũng sắp sửa quay lại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Hai tháng trước, ông Austin vừa ghé Indonesia trước khi đến Campuchia tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. Lần đó, khi hội đàm với ông Ngụy Phương Hòa ở Seam Reap – Campuchia, ông Austin lưu ý Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc rằng, Mỹ càng ngày càng lo ngại trước những hành động càng ngày càng nguy hiểm của các chiến đấu cơ Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương bởi điều đó gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn, tuy nhiên các chiến đấu cơ của Mỹ vẫn tiếp tục bay, chiến hạm của Mỹ vẫn tiếp tục di chuyển ở bất cứ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép (3).
Trong chuyến đi sắp tới đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương (chưa xác định ngày, giờ cụ thể), ông Austin sẽ thăm Nan Hàn và Philippines. Theo Chuẩn tướng Pat Ryder – Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, mục tiêu chuyến thăm khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương của ông Austin vẫn là nhằm "tái khẳng định sẽ phối hợp với các đồng minh và đối tác để chia sẻ quan điểm chung để bảo vệ và duy trì sự tự do, cởi mở ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Ông Austin sẽ đến Nam Hàn là vì sự hung hăng của Bắc Hàn trong việc thử hỏa tiễn và đến Philippines là vì Trung Quốc vẫn khăng khăng áp đặt yêu sách vô lối về chủ quyền ở Biển Đông. Vì những lý do đó mà ông Austin đã đến Nam Hàn, Philippines hồi 2021. Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Mỹ vừa tiếp Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Nhật ở Washington D.C và nội dung cũng là tìm kiếm thêm biện pháp để đối phó với những đe dọa từ Trung Quốc và Nam Hàn (3).
***
Nếu chỉ theo dõi thông tin qua hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam thì Biển Đông rất yên tĩnh. Có thể vì hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam muốn tạo ra cảm giác ấy để giải quyết vấn đề nhân sự và đón chào năm mới. Khi trao đổiThư chúc Tết với ông Tập Cận Bình, ông Nguyễn Phú Trọng bày tỏ, đại loại là năm nay, ông mong muốn các ban, bộ, ngành, tổ chức đoàn thể và địa phương hai nước quán triệt, thực hiện tốt các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao đạt được trong chuyến ôngthăm Trung Quốc vừa qua, vì sự phát triển, lợi ích của nhân dân hai nước và góp phần cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới(4). Còn khi giới thiệuThư chúc Tết của ông Tập Cận Bình gửi ông Trọng với thiên hạ, Trung Quốc cho biết, ông Bình đã nhắn ông Trọng là...Trung Quốc và Việt Nam có chung tương lai (5).
Trân Văn
Nguồn : VOA, 19/01/2023
Chú thích
(3) https://www.stripes.com/theaters/us/2023-01-17/austin-korea-philippines-indopacific-8797469.html
Trung Quốc và Việt Nam từng chung "chiến hào" trong chiến tranh nóng và lạnh, nhưng nay trong bối cảnh thế giới thay đổi phức tạp ông Tập Cận Bình thấy hai nước có chung một tương lai. Ông ấy ám chỉ xã hội chủ nghĩa và cam kết thúc đẩy trong Thư chúc mừng trao đổi giữa hai ông Tổng bí thư của hai Đảng cộng sản nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 5/11/2015 - AFP
Chủ nghĩa tư bản đã cứu hai nước
Hai Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam đang tập trung quyền lực cao độ để đối phó với chủ nghĩa tư bản thân hữu để tránh sụp đổ chế độ. Đây là hệ quả của chính sách cải cách thể chế không tương thích với kinh tế thị trường. Thực tế cho thấy chủ nghĩa tư bản đã cứu hai nước có chung chế độ chính trị theo chủ nghĩa cộng sản. Và, không chỉ có vậy nó đã trở thành xu hướng phát triển không thể đảo ngược.
Trung Quốc đã tuyên bố theo chủ nghĩa xã hội từ năm 1949 nhưng ở bên bờ vực sụp đổ về kinh tế sau những thất bại bởi những chính sách hoang tưởng của Mao Trạch Đông. Nó đã được "cứu" bởi chủ nghĩa tư bản. Sự thật được kể lại rằng vào cuối những năm 1970s có mười tám người nông dân ở làng Xiaogang (tiếng Trung : 小岗村) đã thực hiện "khoán chui", sau khi hoàn thành định mức của Nhà nước, họ sẽ được phép giữ lại bất kỳ khoản thặng dư nào cho riêng mình và bán những thứ họ không cần. Hành động "mạo hiểm" vì đi ngược chính sách xã hội chủ nghĩa của Đảng cộng sản, nhưng đã mang lại kết quả thật kỳ diệu. Những nông dân này trong 1 năm đã gặt hái số ngũ cốc nhiều hơn toàn bộ ngôi làng sản xuất trong 10 năm trước đó cộng lại !
"Mô hình Xiaogang" đã là cú huých buộc Đảng cộng sản phải nới lỏng sự kìm kẹp đối với người dân và cải cách kinh tế sâu rộng, chính sách "mở cửa" và "trải thảm đỏ" cho đầu tư tư bản nước ngoài. Nền kinh tế ngày càng trở nên tự do, người dân càng trở nên giàu có hơn, hàng trăm triệu dân đã thoát khỏi đói nghèo. Hàng triệu công ty tư nhân và ngoại quốc đang hoạt động, "công xưởng thế giới" phát triển, thành phần kinh tế tư nhân đóng góp trên 60% GDP, đô thị hoá nhanh chóng…
Các xe container chở hàng chờ đợi tại cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn, trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc hồi tháng 2/2020. Ảnh Reuters
"Phép màu kinh tế" thực sự thuộc về chủ nghĩa tư bản thị trường tự do và 18 nông dân dũng cảm đã liều mạng thử sức với nó. Trung Quốc đã trỗi dậy từ một trong những nước đông dân và nghèo nàn thành một quốc gia giàu nhất thế giới trong ba mươi năm. Tuy nhiên, sự giải thích về sự thành công này còn khác biệt. Các nhà cải cách biện minh rằng nhược điểm của chế độ dân chủ là ra quyết định chậm chạp bởi bị chia rẽ và đặc tính của các tập đoàn tư bản là tham lam…, và dựa vào lý thuyết chủ quyền quốc gia và tư tưởng thực dụng để tạo ra mô hình "xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc". Trong khi các nhà lãnh đạo phương Tây đã thừa nhận rằng quan niệm phát triển kinh tế thị trường sẽ dẫn đến dân chủ là ngộ nhận và sai lầm.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung quốc đã chậm lại, dân số già đi do chính sách 1 con cực đoan, chính sách ngoại giao hung hăng, xã hội tư bản thân hữu lan rộng… là do sự lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền. Sự vận hành mô hình chính trị dưới thời Tập Cận Bình khẳng định sự kiểm soát chưa từng có đối với xã hội, đã có dấu hiệu xã hội quay trở lại quá khứ chủ nghĩa Mao. Tương lai xã hội chủ nghĩa trở nên bất định trong bối cảnh cạnh tranh ý thức hệ căng thẳng.
Sự kiện "khoán chui" ở tỉnh Vĩnh Phú, Việt Nam mở đầu cho đường lối Đổi mới năm 1986 "tương đồng kỳ lạ" với câu chuyện kể trên ở Trung Quốc tạo cú huých cho Chính sách cải cách và mở cửa. Các thế hệ lãnh đạo Đảng cộng sản coi cải cách ở Trung Quốc là tấm gương noi theo để duy trì chế độ. Mặc dù, việc áp dụng mô hình Trung Quốc còn gặp khó khăn do thiếu chủ thuyết phát triển và những yếu tố đặc thù, thậm chí còn trải qua "thập kỷ mất mát" trong những năm 2010s nhưng Việt Nam không thể buông bỏ mô hình này. Đặng Tiểu Bình khi phát động cuộc chiến tranh biên giới 1979 với Việt Nam đã ám chỉ điều này khi "tự phụ" cho rằng ông ta thấu hiểu các nhà lãnh đạo Việt Nam.
Sau giai đoạn "bất ổn kinh tế vĩ mô và thể chế" Đảng cộng sản Việt Nam đã thâu tóm quyền lực để khẳng định tại Đại hội 13 chính sách củng cố Đảng – Nhà nước mạnh để theo đuổi tăng trưởng kinh tế nhờ thị trường. Đây là một phiên bản đặc thù của mô hình Trung Quốc dựa vào tư tưởng "chủ nghĩa tân độc đoán".
Chủ nghĩa xã hội là tương lai chung ?
Việc thử nghiệm của học thuyết chủ nghĩa xã hội trong hơn thế kỷ qua đã gây ra những cuộc cách mạng đẫm máu, chiến tranh ý thức hệ, hàng chục triệu người chết và những kẻ độc tài… Như đã biết, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ từ cuối những năm 1990s, nhưng mô hình Trung Quốc trỗi dậy, tự coi là xã hội chủ nghĩa đặc thù, đó là lý do khiến nó vẫn nhận được sự quan tâm.
Ý tưởng chủ nghĩa xã hội đã manh nha từ cổ xưa, nhiều công trình khảo cổ học đã chứng minh điều này. Tuy nhiên, nó bùng lên để trở thành một chủ thuyết phát triển chỉ sau thời kỳ Khai sáng cách đây khoảng 250 năm. Đó là một thời điểm trong lịch sử khi các triết gia bất ngờ lật đổ giáo điều và truyền thống tôn giáo và thay thế bằng lý trí của con người. Họ nghĩ "đột phá" về tương lai loài người và, một trong ý tưởng ban đầu được biết đến là chủ nghĩa xã hội không tưởng. Và, như một lý thuyết nó phê phán sự bất công của chủ nghĩa tư bản, vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp mà xã hội loài người cần hướng đến bằng và với những giải pháp mờ nhạt, mang tính chất thiên về "cải lương". Dù còn sơ khai và khiếm khuyết nhưng nó cũng được coi là một cơ sở của chủ nghĩa xã hội "khoa học" sau này, chủ thuyết mang tên nhà triết học nổi tiếng người Đức gốc do thái Các Mác. Ông lập luận rằng xã hội loài người tiến hoá theo năm phương thức sản xuất, từ xã hội nguyên thuỷ, chế độ nô lệ, phong kiến, tư bản và cuối cùng là cộng sản.
Bối cảnh xã hội lúc ông Mác sống là chế độ tư bản và, ông ấy đã viết "tư bản luận", một nghiên cứu công phu, chứng minh rằng sự sụp đổ của nó là tất yếu, nhưng đã không chỉ ra cụ thể cách thức đến chế độ cộng sản thế nào. Những người theo ông sau này, từ V. Lênin, J. Stalin ở nước Nga trong nửa đầu thế kỷ 20 đến Mao Trạch Đông và Hugo Chavez - kẻ khiến Venezuela bị hủy hoại bởi chính sách xã hội chủ nghĩa, đều tìm cách này hay cách khác để biến "tài sản tư" thành "tài sản công" hòng thiết kế một chế độ xã hội chủ nghĩa, như họ khăng khăng, đó là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản…
Những người thực hành chủ nghĩa Mác đã cố tình coi chủ nghĩa xã hội là mục đích thay vì phương tiện để biện minh cho hành vi. Đó là lý do để giải thích vì sao chủ nghĩa xã hội còn hấp dẫn nhiều người dù khi thực hành lại gây ra nhiều điều ác trên thế giới. Con người vốn tin rằng họ được thúc đẩy bởi mục đích tốt. Họ nghĩ thế này : nếu có Ý tốt, thì sẽ LÀM tốt, do đó sẽ TỐT. Và, giới cai trị đã dựa vào điều này để thực hành : nếu ai chống lại, sẽ là người không có ý tốt, và không thể tốt.
Mặc dù hai nhà lãnh đạo hai Đảng cộng sản vẫn khăng khăng về chủ nghĩa xã hội là tương lai chung, tuy nhiên, trước mắt cả hai ông đang phải đối phó với chủ nghĩa tư bản thân hữu nghiêm trọng - một xã hội được hình thành như hệ quả của tư tưởng thực dụng nhờ chủ nghĩa tư bản hòng xoá nhoà ranh giới ý thức hệ. Thực tế đã chỉ ra "đường đến địa ngục cũng có thể được lát bằng những mục đích tốt", chủ nghĩa xã hội được coi là "tươi đẹp" nhưng chúng ta sẽ đến đó thế nào và bằng cái gì ?
Phạm Quý Thọ
"Chiến dịch đặc biệt sẽ tiếp tục, sẽ không dừng lại cho tới khi đạt đuợc những mục tiêu đã đặt ra".
Peskov
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an, đã phán
Trong ngày 12/9, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga sẽ tiếp tục tiến hành chiến dịch đặc biệt, bất chấp các nỗ lực phản công của Ukraine. Đây cũng là tuyên bố chính thức đầu tiên của Moscow trước những diễn biến bất lợi tại vùng Kharkiv.
Cũng trong ngày 12/9, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine thông báo, đã thành công đẩy lùi lữ đoàn thủy quân lục chiến của Nga ra khỏi các khu vực trọng yếu tại Kherson. "Các cuộc phản công đã đem lại kết quả ngoài mong đợi, có ít nhất 85% thành viên Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 810 của quân đội Nga không còn khả năng chiến đấu", trích thông báo của Ukraine.
Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 810 có trụ sở chính đặt tại bán đảo Crimea. Kể từ khi chiến dịch phản công giành lại khu vực phía Nam của Ukraine diễn ra, lữ đoàn này được phân công bảo vệ phòng tuyến của các lực lượng thân Nga tại Kherson.
Trước đó, Tướng Valeriy Zaluzhnyi, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine tối 11/9 đã tuyên bố, quân đội Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát 3.000 km2 lãnh thổ kể từ đầu tháng 9, đang đẩy mạnh tiến công cả ở phía bắc, phía nam cũng như phía đông vùng Kharkiv và chỉ còn cách biên giới với Nga 50km.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov ngày 11/9 giải thích, việc binh lính Nga bất ngờ rút khỏi thị trấn Izium thuộc vùng Kharkiv thực tế nhằm "tái tập hợp lực lượng" để củng cố các tuyến phòng thủ ở khu vực Donetsk lân cận.
Với tuyên bố này, các nguồn thạo tin nói, Moscow đã điều các trực thăng lớn nhất thế giới Mi-26 lập cầu hàng không, tăng cường tiếp viện cho các đơn vị quân đội Nga ở tỉnh đông bắc của Ukraine sau khi các lực lượng Kiev chiếm được trung tâm hậu cần đường sắt Kupiansk.
Diễn biến như kể ở trên được đánh giá có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị đối với Tổng thống Zelensky, khi ông tìm cách giữ cho Châu Âu thống nhất ủng hộ Ukraine, viện trợ cả vũ khí và tiền bạc, ngay cả khi các quốc gia trong Châu lục đang đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng bùng phát vào mùa đông năm nay vì Nga cắt giảm các nguồn cung khí đốt cho Châu Âu.
Cuộc chiến tranh xâm lược của Nga đối với Ukraine dường như đang đi vào hồi chung cuộc với sự "tái tập hợp lực lượng" của quân đội Nga – theo lời của Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga.
Một liên tưởng dường như Nga đang là một phiên bản 2022 của Trung Quốc khi xâm lược hàng loạt các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.
Di sản cuộc chiến 1979 : bộ đội Trung Quốc gỡ mìn ở vùng biên giới với Việt Nam nhiều năm sau chiến tranh
Kết cuộc của cuộc chiến xâm lược này, là Trung Quốc không thể "dạy cho Việt Nam một bài học" như lời Đặng Tiểu Bình đã nói. Trung Quốc không tác động được đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của Việt Nam. Họ đã không buộc được Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia, cứu được chính quyền Pol Pot.
Trung Quốc cũng không gây được ảnh hưởng lên chính phủ Việt Nam trong vấn đề Hoa kiều, chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, với Liên Xô, với Mỹ. Họ cũng không đánh bại được ý chí của người Việt Nam trong tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam, khi ấy đã làm các nước trong khu vực lo sợ về hình ảnh một nước lớn sẵn sàng đặt mình trên nước khác, sử dụng vũ lực nếu vị thế và uy lực của mình bị thách thức. Không nước ASEAN nào vui vẻ với sự trừng phạt Việt Nam của Trung Quốc.
Điểm khác biệt ở đây giữa hai cuộc chiến là nhân dân Ukraine không mơ hồ về "tình đồng chí viễn vông" với con gấu Nga.
Trong khi đó thì sau tháng 4-1975, niềm tin vào những người anh em cùng chung ý thức hệ đã làm Hà Nội mất cảnh giác, không tin bị tấn công trong cả hai cuộc chiến biên giới Tây Nam và phía Bắc.
Cuộc chiến 1979 cho thấy trong quan hệ quốc tế, lợi ích quốc gia là cao nhất, trên cả tinh thần quốc tế vô sản và nhiều khi các bên sẵn sàng sử dụng vũ lực để đạt mục tiêu chính trị.
Nói một cách khác, đó là Trung Quốc đã dạy cho Việt Nam một bài học chính trị. Bài học đầu tiên mà Việt Nam học được là Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực khi cần thiết để đạt được các mục tiêu chính trị quan trọng, bất kể các lời tuyên bố trong quá khứ về tình anh em, hữu nghị…
Xem ra ủng hộ Putin trong cuộc chiến xâm lược Ukraine, có khác nào cổ vũ cho Trung Quốc "dạy cho Việt Nam một bài học" như lời Đặng Tiểu Bình đã nói.
Thì sao ? Từ một tấm hình trên báo Tiền Phong, một tấm hình những người lính khiêng quan tài cựu Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh, báo chú hình nhầm tên Bộ trưởng Phan Văn Giang. Chuyện "lỗi đánh máy" này, tưởng đơn giản nhưng không hề đơn giản chút nào và nó gợi ra nhiều vấn đề khác để suy ngẫm về an ninh quốc gia, về chủ quyền đất nước.
Đại tướng Phan Văn Giang ghi sổ tang cố tướng Phùng Quang Thanh - Ảnh Tiền Phong
Hiện trạng của đất nước hôm nay là gì ? Là những thành phố đóng băng vì giãn cách, chống dịch, những làng quê đang ngấp nghé tình trạng "vườn không" nhưng nhà chật ních người do qui định "ai ở đâu ở yên đấy" của chị thị 16, là hàng chục ngàn gia đình rơi vào bi thương, đau khổ, tan hoang, hàng ngàn nhân mạng ngã xuống và có người chết gần tháng nay chưa tìm được tro cốt… Có rất nhiều, vô cùng nhiều chuyện đau lòng xảy ra trên đất nước.
Trong lúc này, nhà cầm quyền vẫn khư khư phong tỏa và phong tỏa. Và, khác với những đợt dịch có tính nhỏ lẻ ban đầu, đợt dịch lần thứ tư này kéo dài và lan tỏa khủng khiếp, nhà cầm quyền cũng đã tỏ ra mệt mỏi vì thiếu nguồn tài chánh, đã bắt đầu có động thái kêu gọi ủng hộ, tài trợ từ các nguồn người Việt nước ngoài, các doanh nghiệp… Trong khi đó, nguồn viện trợ nước ngoài chỉ có thể viện trợ vaccine, tài chính các quốc gia cũng đang cạn kiệt vì dịch cúm, mọi thứ đều rất căng. Sau gần bốn tháng chống dịch nặng, gần hại năm chống chọi nặng/nhẹ, thứ mà người ta nhận thấy là nguy cơ sụp đổ của nền kinh tế, sức dân mỏi mệt.
Trong lúc này, Trung Quốc chính thức thể hiện tham vọng bành trướng của họ trên biển Đông một lần nữa, bất chấp các qui ước quốc tế, họ đơn phương ra qui định giám sát và quản lý các hoạt động hàng hải trên biển Đông. Điều đó cho thấy Trung Quốc đã chọn rất đúng điểm rơi để thực hiện mưu đồ bành trướng.
Bởi ngay lúc này, lực lượng quân đội gần như mất hậu phương bởi tình hình dịch bệnh, hậu phương đang kêu gọi quân đội hỗ trợ kinh phí chống dịch. Đáng sợ hơn, nạn tham nhũng đã thành dịch trong quân đội, nạn bạo lực cũng thành một thứ bệnh hoạn của quân đội. Như vậy, giả sử lúc này Trung Quốc tấn công Việt Nam thì sao ?
Điều này làm nhớ đến ba lần đánh quân Mông – Nguyên với chiến lược vườn không nhà trống của nhà Trần và nhân dân. Thời đó, chiến lược bỏ nhà, bỏ vườn để kẻ thù không có chỗ phá phách mà tìm lương thực và gây hấn với dân, khiến cho nhuệ khí quân địch mất dần rồi bất ngờ đánh úp, vu hồi, giáp công… là một chiến lược khôn ngoan, thông minh không thể thông minh hơn trong trận mạc. Đến thời đại này, thời đại của chiến tranh kĩ thuật, việc chiếm cứ và ổn định lương nhu không giống thời xa xưa, thế nhưng chiến lược vườn không nhà trống vẫn còn chỗ đứng.
Bởi đó là sự đồng lòng giữa nhà nước, quân đội với nhân dân, nhân dân chấp nhận bỏ mọi thứ để di tản theo chiến lược quân sự, theo tiếng gọi nhà nước vì cái chung. Nhưng bây giờ thì sao ? Giả sử có một cái cớ nào đó của Trung Quốc tung ra để sau đó nổ súng, tấn công Việt Nam, thì ai sẽ đứng ra đánh ? Đánh vì cái gì ? Vì nhân dân ư ? Nhân dân đang bị chính nhà nước và quân đội phong tỏa theo kiểu giới nghiêm, sống chết mặc bây và các chốt kiểm soát hành xử với nhân dân chẳng có gì là tình quân dân hay công an nhân dân, hình như họ đang tự thấy thoải mái, tận hưởng với cái cảm giác bệnh hoạn rằng họ đang quản lý, chỉ tay năm ngón, chỉ gậy điều hành điều hành và ra lệnh với nhân dân !
Thực tại Việt Nam là một thực tại tan rã, tình quân dân không còn là bao, niềm tin, mối gắn kết giữa nhà nước và nhân dân hoàn toàn không có. Cái điều mà người ta vẫn tin rằng nhân dân còn tin đảng, tin nhà nước, nếu có huyễn hoặc cũng chỉ huyễn hoặc được trước đây vài tháng, cho đến lúc này, mọi thứ niềm tin hoàn toàn mất đi bởi cách quản lý mang tính áp đặt, thiếu khoa học và không tôn trọng quyền con người từ phía chính quyền. Điều này nhanh chóng đẩy nhân dân đến chỗ rệu rã mọi thứ. Cái điều mà người ta nhầm tưởng là niềm tin của nhân dân với đảng lãnh đạo, kì thực đó là sự sợ hãi hoặc mệt mỏi, mặc kệ, nhắm mắt đưa chân của nhân dân. Ngay cả người của đảng, của nhà nước, họ cũng đang trong tình trạng nhắm mắt đưa chân, bởi họ nhìn thấy cái sai, sự bất ập, chỉ có một số người không nhìn thấy và rất cố chấp.
Thử hỏi : Có bao nhiêu bác sĩ - lãnh đạo bệnh viện không phải là đảng viên ? Có bao nhiêu cán bộ giáo dục, hiệu trưởng và giáo viên không phải đảng viên ? Thế nhưng họ đã làm gì ngoài chuyện mệt mỏi và âm thầm kêu than vì chương trình làm việc quá tệ, chế độ đãi ngộ không những thiếu hụt mà còn bị ngắt bớt. Mọi thứ rối như canh hẹ, càng làm càng sai, càng chết chóc, lây lan dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế và rã rời cơ cấu.
Hình ảnh chú thích nhầm tên bộ trưởng quốc phòng, lấy ông đang sống ráp tên vào ông đã chết là minh chứng sinh động cho tâm thế rã rời này, dường như người ta làm để mà làm, theo một công thức có sẵn và cứ đến hẹn lại ráp, đến sự kiện lại ráp, vắng bóng của tâm trí và trách nhiệm.
Vì đâu ? Vì mọi thứ đều bị xô dạt để chạy, tăng tốc, mà càng tăng tốc thì càng mất sức mà chẳng thấy đích ở đâu cả. Bởi lộ trình đã bị chọn nhầm ngay từ đầu, và có thể vấp cạm bẫy trên đường chạy. Cái đường chạy của Việt Nam hiện nay là đường chạy chết chóc và mông muội, cạm bẫy giăng ra đã sẵn, chưa biết bao giờ là sập mà thôi. Bởi giả sử bây giờ Trung Quốc viện cớ Việt Nam gây hấn trên biển Đông để nổ súng tấn công, viện cớ bảo vệ công dân của họ ở các khu công nghiệp Việt Nam để đổ quân (đương nhiên trước lúc đổ quân và tân công đã có một kịch bản đủ để làm cớ) thì chuyện gì xảy ra ?
Chuyện xảy ra còn khó nói, nhưng có một điều là nhà nước đã tự trói tay mình bằng cách phong tỏa nhân dân mấy tháng nay, và tự biến mình thành kẻ xa lạ với nhân dân kể từ đó. Đừng quên, mặt trận nhân dân là mặt trận quan trọng nhất trong mọi mặt trận. Mặt trận này đã vỡ, chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra !
Hơn nữa, cái lý tưởng đánh vì nhân dân chắc chắn không có ở lúc này, đánh vì chủ quyền quốc gia nghe cũng rất xa vời và mơ hồ trước tình hữu nghị cộng sản và các thiết chế quyền lực tương ứng trong hệ thống. Chính cái thiết chế quyền lực tương ứng trong hệ thống cộng sản theo kiểu anh cả - em út đã nhanh chóng xóa nhòa các ranh giới chủ quyền quốc gia mặc dù ngoài miệng người ta vẫn lu loa về nó. Bởi lẽ, quyền lực chính trị khiến người ta mờ mắt, các sắp xếp hệ thống chính trị cộng sản khiến người ta ảo giác về sự lâu bền, vĩnh cửu trong quyền lực. Chỉ bấy nhiêu thôi, cũng đủ thấy tương lai chúng ta !
Và ngay lúc này, nếu chính quyền Việt Nam tiếp tục hành sự theo cách bấy lâu nay, thì chẳng bao lâu nữa, giả định này sẽ là hiện thực !
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 17/09/2021 (VietTuSaiGon's blog)
Dù xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Quốc được ghi nhận chiếm tỷ trọng lớn, nhưng doanh nghiệp Việt Nam luôn phải chịu nhiều rủi ro.
Ảnh minh họa : Thương lái thu mua trái vải ở Bắc Giang. - AFP PHOTO
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2020 đạt 8,1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 16,6 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Mặc dù lâu nay Trung Quốc vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng khi xuất khẩu sang nước này, các doanh nghiệp, thương lái Việt Nam vẫn thường phải chấp nhận nhiều rủi ro, chưa kể giá bán cũng rẻ hơn khi xuất sang các quốc gia khác.
Dù mang về hàng tỷ USD, nhưng tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc hàng năm không ổn định. Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu nông sản thô nên giá trị gia tăng thấp. Xuất khẩu một khối lượng lớn nông sản nhưng hiệu quả thu được còn nhỏ khi so sánh với các nước khác như Thái Lan...
Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, một chuyên gia nông nghiệp có bề dày kinh nghiệm nửa thế kỷ, khi trả lời RFA hôm 6/8, nhận định :
"Rất ít công ty Việt Nam qua Trung Quốc ký hợp đồng với các bạn hàng bên đó. Cho đến thời điểm này thì vẫn còn lệ thuộc thương lái bên mình và thương lái Trung Quốc, và bán qua ngả Lạng Sơn hoặc Cao Bằng... tức là mình giao thương với họ qua con đường tiểu ngạch, chứ có rất ít doanh nghiệp của mình xuất khẩu chính thức. Chính cái chỗ làm tiểu ngạch nên mình rất lệ thuộc vào thương lái Trung Quốc, họ qua họ rải ra mớ tiền rồi họ biểu thương lái của mình đi gom hàng cho họ, rồi họ chở về hoặc mình phải chở đến cửa khẩu làm thủ tục tiểu ngạch. Ông thương lái mình tất cả phải phụ thuộc thương lái bên kia".
Cũng theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, nông dân Việt Nam lại phụ thuộc thương lái, do đó ông Xuân cho rằng làm ăn kiểu này là phải luôn luôn gặp cảnh ‘giải cứu’. Ông nói tiếp :
"Trong cái nền kinh tế giải cứu này thì mình làm như thế. Cái chính là Nhà nước, mà cụ thể là Bộ Nông nghiệp và Bộ Công thương cứ để cho nông dân tự phát, họ muốn trồng gì họ trồng, họ muốn chặt gì họ chặt... nếu trúng mùa bán được thì nói là do chỉ đạo của Bộ, của Ngành... Nhưng mà nếu bán không được, hàng ế ẩm thì nói tại nông dân tự phát... rồi tội nghiệp nông dân thì phải tổ chức đi giải cứu".
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chất lượng hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc hiện cũng chưa ổn định, tỷ trọng sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP còn rất thấp. Hiện chỉ có chín loại trái cây tươi của Việt Nam được phép xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường chính ngạch, đó là thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, khi trả lời RFA hôm 6/8, nhận định :
"Trung Quốc thì hiện nay đang chuyển sang nhập khẩu chính ngạch, tức là họ đòi hỏi những thông tin khai báo chi tiết từ nguồn gốc, rồi điều kiện cây trồng và các thông tin khác. Xuất khẩu chính ngạch này thì giá cao hơn, và nếu đáp ứng được những tiêu chuẩn đó thì có thể ký được những hợp đồng ổn định. Nhưng tiếc rằng VN có những bước tiến nhưng chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của phía TQ. Còn xuất khẩu tiểu ngạch, tức là xuất khẩu trên cơ sở các điều kiện dễ dàng hơn, thì hiện nay phía TQ đã có giảm bớt, vì vậy xuất khẩu nông sản sang TQ hiện gặp khó khăn. Nhưng tôi hy vọng VN sẽ có những bước cải thiện trong thời gia tới, với ông Bộ trưởng Nông nghiệp Lương Minh Hoan, thì tôi hy vọng các nỗ lực đó sẽ đem lại kết quả tích cực trong sáu tháng cuối năm".
Mới đây, Việt Nam và Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và mua bán trái cây, kỳ vọng tạo thuận lợi cho việc kinh doanh nông sản trong bối cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.
Biên bản ghi nhớ đã được Hiệp hội Rau quả Việt Nam và Hiệp hội Xúc tiến Thương mại Quảng Tây - ASEAN ký kết tại hội nghị trực tuyến tổ chức vào ngày 2 tháng 8 năm 2021, nhằm thúc đẩy giao thương trái cây giữa hai nước.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, nước này cũng đứng thứ hai trong số các nước nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sau Hội nghị này cũng cho biết đang mở đường cho các loại trái cây khác như sầu riêng, bưởi, chanh dây, bơ, dừa vào thị trường Trung Quốc... Nước này đồng thời đã tạm cấp phép nhập khẩu khoai lang và ớt của Việt Nam.
Hoạt động giao thương nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19, thương mại song phương hàng nông sản năm 2020 đã giảm hơn 4% so với cùng kỳ năm 2019 xuống còn hơn 14,3 tỷ USD.
Dù trong sáu tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc tăng 24,8%... Nhưng theo bài phân tích của Bloomberg hôm 6/8, cuộc khủng hoảng Covid-19 đang diễn ra theo vòng xoáy tại Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường chính bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và Mỹ.
Bloomberg dẫn dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, xuất khẩu trái cây và rau quả sẽ giảm 30% trong nửa cuối năm so với một năm trước đó khi miền Nam Việt Nam, nơi sản xuất phần lớn sản lượng, phải đối mặt với đợt bùng phát đại dịch tồi tệ nhất.
Tuy nhiên Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, nếu Chính phủ Việt Nam cố gắng giải quyết một số vấn đề, thì tình hình sẽ được cải thiện trong những tháng cuối năm :
"Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong sáu tháng đầu năm, có tăng lượng xuất khẩu sang thị trường EU nhờ Hiệp định thương mại tự do EVFTA và CPTPP. Nhưng sáu tháng cuối năm do bùng nổ của dịch bệnh, nên hiện nay thị trường Trung Quốc đã giảm nhập khẩu một số mặt hàng như thanh long và một số mặt hàng khác. Ngoài ra, Việt Nam cũng phải có những nỗ lực để giải quyết thẻ vàng về xuất khẩu thủy sản sang EU. Nếu như giải quyết được những việc đó thì tôi tin rằng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ được cải thiện và sẽ có những triển vọng tích cực".
Theo Bloomberg, lệnh cấm người dân rời khỏi nhà theo Chỉ thị 16 của Chính phủ để chống dịch Covid-19 áp dụng cho các tỉnh vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long... đã khiến các nhà chức trách ở Đồng bằng sông Cửu Long thậm chí còn tranh thủ sự giúp đỡ của quân đội để thu hoạch vụ lúa khi nông dân phải vật lộn để tìm nhân công do bị hạn chế.
Các biện pháp khắc nghiệt cũng đã gây thiệt hại cho ngành công nghiệp thủy sản của Việt Nam. Khoảng 70% các công ty ở miền Nam đã tạm ngừng hoạt động do họ không thể đáp ứng các yêu cầu của Chính phủ về việc bố trí cho nhân viên sống tại chỗ do chi phí cao hơn. Sản lượng thủy sản được cho biết đã giảm xuống khoảng 50% mức trước đại dịch và có thể giảm hơn nữa.
Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang kêu gọi Chính phủ thúc đẩy việc tiêm phòng vắc-xin Covid-19 cho tất cả công nhân nông nghiệp ở miền Nam, để giảm thiểu gián đoạn nguồn cung nông thủy sản.
Việt Nam hiện đã tiêm hơn tám triệu liều vắc-xin Covid-19, nhưng chưa đến 1% dân số 98 triệu người được tiêm chủng đầy đủ hai mũi theo như yêu cầu hiện nay.
Người Trung Quốc, cụ thể là các triều đại từ phong kiến cho tới cộng sản của Trung Quốc luôn miệng nói rằng họ thiết lập biên giới trong hòa bình, hai chữ hòa bình của họ như là thứ mặc định cho chiến tranh, cướp giết và chiếm được, đối phương im tiếng – đó là hòa bình của người Trung Quốc. Với người Việt Nam, các triều đại phong kiến trung ương tập quyền cũng luôn miệng nhắc đến khái niệm quyền con người, quyền của dân đen và đến thời cộng sản, khái niệm này càng được nhấn mạnh, là câu cửa miệng của nhà cầm quyền, thế nhưng càng nói đến dân chủ bao nhiêu, thậm chí càng cho rằng Việt Nam có dân chủ gấp vạn lần các nước dân chủ thì tính mất tự do, dân chủ bị chiếm đoạt trong nhân dân càng trở nên triệt để.
Trung Quốc luôn miệng nói rằng họ thiết lập biên giới trong hòa bình, hai chữ hòa bình của họ như là thứ mặc định cho chiến tranh, cướp giết và chiếm được - Ảnh minh họa cuộc diễu hành đội xe tăng tại quảng trường Thiên An Môn ngày 1/10/2019
Câu chuyện hòa bình của người Trung Quốc và dân chủ của người Việt Nam, nghe qua có vẻ như chẳng có gì can hệ nhau nhưng kỳ thực, đây là mối quan hệ tương ứng và nhân quả của một mối quan hệ quá bền vững giữa các triều đại giữa hai nước. Có một điều không thể phủ nhận được là trong bất kì triều đại, chế độ chính trị nào, Việt Nam và Trung Quốc vẫn có những mối liên thông tư lợi cho cả hai triều đại của hai nước và điều này luôn đi ngược với quyền lợi nhân dân. Và để đảm bảo quyền lợi của triều đại, bất kỳ sự phản ứng nào từ phía nhân dân đều bị trừng phạt một cách không nương tay.
Thử nhìn lại "một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày", thì trong cái trăm năm đô hộ và hai mươi năm nội chiến ấy, có thiếu bóng Tàu không ? Hoàn toàn không, bàn luận phân chia vĩ tuyến 17 cũng có bóng Tàu, đưa quân sang Bắc Việt để đánh Nam Việt cũng có bóng Tàu, đến khi thống nhất hai miền, Tàu chính thức phủ bóng lên đất Việt, lần này, Trung Quốc không đơn thuần đưa quân sang xâm lược như cha ông của họ mà họ đánh trên mọi chiến tuyến, mặt trận, từ hải đảo đến biên giới, đất liền, từ lĩnh vực văn hóa cho đến kinh tế, chính trị. Thậm chí, người Tàu không ngần ngại đưa quân vào tận giường ngủ đàn bà Việt để đánh bằng con đường huyết hệ. Và chưa bao giờ Việt Nam có một chính quyền, nhà nước nhu nhược, chấp nhận rước giặc về nhà như lần này.
Mọi thứ quyền lợi do chính quyền Trung Quốc mang lại cho chính quyền Việt Nam đã khiến họ mờ mắt và nghẹn họng, không nói được gì, không phản ứng được gì ngoài ngậm miệng ăn tiền. Thậm chí, những kẻ nằm trong hệ thống quyền lực trung ương tỏ ra chống Tàu theo kiểu "không thể đổi tình hữu nghị viễn vông để đánh mất chủ quyền quốc gia, dân tộc…", kỳ thực lại là những kẻ đi đêm với Tàu mạnh nhất, những kẻ đĩ thỏa trong chính trị không hơn không kém ! Và một khi mọi thứ ràng buộc đã thành hệ thống giữa các triều đại, lợi ích giữa các triều đại luôn được qui đổi giữa tiền bạc, quyền lực và chủ quyền quốc gia thì đương nhiên, kẻ bề trên như Trung Quốc hay tàu phong kiến đều có quyền nói rằng "biên giới quốc gia được định vị trên tinh thần hòa bình, hữu nghị, tôn trọng chủ quyền của nhau. Đó là hòa bình, tôn trọng kiểu Tàu, không có gì lạ.
Ngược lại, với các chính quyền độc tài, xu phụ, bợ đỡ chính quyền cao hơn và xem nó là trung ương, là cha chú, là ông chủ… thì đương nhiên, việc tay này dâng tổ quốc cho bề trên để được chia cho quyền lực, tay kia cầm gậy vuột thẳng vào đầu nhân dân nếu có ai đó phát giác ra chuyện mình làm là việc rất tự nhiên của các chính quyền nô bộc. Điều đó cũng có nghĩa rằng suốt nhiều trăm năm nay, đặc biệt là lúc này, người Tàu sẽ vui vẻ, nhoẻn miệng cười để nói rằng họ xác lập ranh giới quốc gia trên nền hòa bình. Một kiểu hòa bình có được, chiếm được, lấy được sau khi đã im tiếng súng xâm lăng. Giấc mộng bành trướng của người Trung Quốc chưa bao giờ nguôi bởi họ đủ thông minh để nhận biết rằng các dân tộc đều muốn chủ quyền, đều cần chủ quyền và các bộ máy nhà nước đều có thể tham nhũng, phì đại và mua được. Một khi nắm được qui luật này, chủ quyền quốc gia và quyền lực nhà nước, lợi ích nhóm chỉ là món hàng kinh doanh của họ. Mà đã kinh doanh thì phải đầu tư, sơ sài, thô thiển thì đầu cơ kiểu Lã Bất Vi, tinh vi, tham vọng thì đầu cơ kiểu Mao, Đặng, Tập và sẽ còn nhiều nhà buôn chính trị. Điều đó như bản chất, căn tính của người Trung Quốc.
Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam luôn rêu rao về dân chủ, tự do, bác ái trong lúc họ hành động hà khắc, tàn nhẫn và độc ác đối với nhân dân của họ. Ảnh minh họa Chính quyền Việt Nam đã bắt giam nhiều người bất đồng chính kiến trong nỗ lực ngăn chặn biểu tình hôm 2/9/2019, đến nay chưa thả và không thông tin cho gia đình
Và, với những nhà nước lệ thuộc Trung Quốc, việc lu loa về dân quyền là chiêu bài không thể thiếu nhằm che đậy bản chất bán nước, ở đây phải gọi là bán nước chứ không thể gọi khác đi bởi mọi tấm bình phong kêu gọi đầu tư, ưu tiên đầu tư nhằm phát triển đất nước không thể nào che kín được gương mặt tư lợi, chấp nhận đánh đổi chủ quyền quốc gia để mang về lợi ích nhóm của kẻ nắm quyền. Bởi nếu vì lợi ích quốc gia để kêu gọi đầu tư, nếu vì tương lai đất nước để kêu gọi đầu tư, thì chẳng ai dại gì kêu gọi kẻ chuyên bán hàng giả, kẻ chuyên ăn cắp sáng chế, kẻ chuyên xả rác và chuyên cướp ngang của người khác vào đầu tư.
Bởi nếu kêu gọi đầu tư một cách nghiêm túc để vừa đảm bảo chủ quyền quốc gia, dân tộc, vừa bảo đảm phát triển, thì người ta sẽ chọn những quốc gia tiến bộ, văn minh, có công nghệ tiên tiến để họ đầu tư, vừa làm giàu cho họ, vừa làm giàu cho đất nước, vừa đảm bảo học hỏi được công nghệ tiến bộ của họ lại vừa chơi một cuộc chơi sòng phẵng trong phát triển đất nước. Việc kêu gọi một kẻ chuyên đi ăn hiếp người khác vào đầu tư trong khi kẻ đó chưa bao giờ thôi dã tâm chiếm đoạt, xâm lược thì chẳng thể gọi là mời hay kêu gọi đầu tư được.
Hơn nữa, vấn đề nằm ở chỗ một chính quyền chấp nhận tuân phục luật chơi kẻ khác vì quyền lợi thì chắc chắn cũng vì cái quyền lợi này, chính quyền đó bắt nhân dân phải tuân phục luật chơi của họ, các giá trị hiến định chỉ mang ý nghĩa trưng bày, làm màu và trang điểm là chính. Những giá trị dân chủ, tự do sẽ không bao giờ có trong một gia đình mất tự do, một chính quyền mất tự do và một đất nước mất tự do. Sự mất tự do này có tính dây chuyền, từ trung ương xuống địa phương, từ nhà nước tới nhân dân. Và điều đó lý giải tại sao nhà nước cộng sản, độc tài (không riêng gì Việt Nam) luôn rêu rao về dân chủ, tự do, bác ái trong lúc họ hành động hà khắc, tàn nhẫn và độc ác đối với nhân dân của họ. Bởi hai chữ Tự do chỉ có trong một hệ thống chính trị có Tự do !
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 29/05/2021 (VietTuSaiGon's blog)
Bất chấp những nét tương đồng, sẽ là sai lầm nếu cho rằng Trung Quốc và Việt Nam có chính sách liên minh giống nhau.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper bắt tay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Hà Nội, ngày 20/11/2019. Ảnh VnExpress / Giang Huy.
Chính sách liên minh trong bối cảnh không có Mỹ rõ ràng là một chủ đề còn ít được nghiên cứu. Vì thế, chúng ta nên hoan nghênh bài viết gần đây của Khang Vũ trên tạp chí The Diplomat về sự giống nhau trong chính sách liên minh của Trung Quốc và Việt Nam.
Nói như thế không có nghĩa rằng tôi đồng ý với kết luận của anh ấy. Trong khi Việt Nam và Trung Quốc có định hướng đối ngoại giống nhau do những tương đồng về hệ tư tưởng và văn hóa, sẽ là sai lầm nếu cho rằng họ có chính sách liên minh giống nhau. Trên thực tế, hiếm khi việc so sánh chính sách liên minh của một nước nhỏ với một cường quốc là hợp lý.
Một trong những lập luận chính của Khang là "Trung Quốc và Việt Nam, những nước cộng sản độc đảng, chỉ liên minh với các nước có cùng lợi ích an ninh quốc gia và các giá trị về hệ tư tưởng". Điều này có đúng hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc chúng ta định nghĩa thế nào là "đồng minh", trong khi liên minh có nhiều hình thái khác nhau và chính các nhà nghiên cứu cũng không sử dụng khái niệm này một cách nhất quán.
Bản thân Khang cũng không định nghĩa rõ ràng anh ấy coi đồng minh là thế nào, nhưng đọc kỹ bài viết của Khang sẽ nhận thấy khái niệm đồng minh được dùng theo nghĩa chính thức, tức hàm ý rằng hai nước là đồng minh với nhau chỉ khi mối quan hệ liên minh đó được ràng buộc bởi một hiệp định chính thức. Mặc dù vậy, đây lại là điều rất bất hợp lý vì một số lý do sau.
Trước hết, không phải tất cả mọi "hiệp ước đồng minh" đều có giá trị như nhau. Các nước thường được coi là đồng minh khi ít nhất một thành viên chính thức cam kết trợ giúp về quân sự cho các đối tác của mình, thường bao hàm một lời cam kết rõ ràng về việc bảo vệ lẫn nhau trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Hệ quả là các hiệp ước nếu chỉ hứa hẹn một hình thức hợp tác mơ hồ nào đó khi một trong các bên tham gia bị tấn công không thể được xếp ngang hàng với các thoả thuận có điều khoản bảo đảm sự phòng thủ tương hỗ.
Hiệp ước phòng thủ giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên rõ ràng là một liên minh chính thức bởi Điều II của hiệp ước nêu rõ các bên ký kết sẽ lập tức cung cấp sự trợ giúp về quân sự cho bên bị tấn công. Trong khi đó, ngôn ngữ trong Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác của Việt Nam với Lào lại linh hoạt hơn nhiều và để ngỏ cho nhiều cách diễn giải. Hơn nữa, nó không bao gồm điều khoản nào về sự bảo đảm an ninh song phương hoặc đơn phương.
"Liên minh thực sự" duy nhất mà Việt Nam từng có là với Liên Xô năm 1978. Điều 6 của Hiệp ước liên minh Việt –Xô quy định rõ ràng cả hai bên sẽ "ngay lập tức trao đổi với nhau" và tiến hành "các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ hòa bình và an ninh của hai nước" khi bất kỳ bên nào có nguy cơ bị tấn công quân sự. Do đó, việc Khang dùng Hiệp ước Việt – Lào để trợ giúp lập luận của mình rằng Trung Quốc và Việt Nam có chính sách liên minh giống nhau là thiếu thuyết phục.
Thứ hai, chúng ta biết rằng không phải tất cả các liên minh đều cần một hiệp ước chính thức để được coi là nghiêm túc. Mỹ chẳng cần một hiệp ước quốc phòng chính thức nào với cả Israel lẫn Đài Loan để chống lại sự xâm lăng đối với hai nước này. Vì cả lý do đối nội lẫn lý do chiến lược, một nước có thể chủ ý chọn cách theo đuổi một hình thức liên minh không chính thức chứ không phải là liên minh chính thức. Vì thế, chính sách liên minh không nên chỉ giới hạn xoay quanh các liên minh chính thức.
Nếu đúng như vậy, người ta có thể lập luận rằng Trung Quốc và Mỹ đã có liên minh không chính thức hồi đầu những năm 1970 sau khi Nixon bắt tay với Trung Quốc. Điều này mâu thuẫn với luận điểm của Khang rằng các nước cộng sản độc đảng như Trung Quốc và Việt Nam chỉ liên minh với các nước có chung cả lợi ích an ninh lẫn các giá trị hệ tư tưởng.
Có thể hiểu được nếu có người đọc xong phân tích của Khang lại lầm tưởng rằng Việt Nam mạnh ngang ngửa Trung Quốc. Sự thật là Trung Quốc từ trước đến giờ luôn là một cường quốc, trong khi Việt Nam tại thời điểm này cùng lắm cũng chỉ là một quốc gia tầm trung ở Đông Nam Á. Sự khác biệt là quá lớn : Các cường quốc bảo đảm an ninh cho các nước bé hơn để đổi lại ảnh hưởng và những đặc quyền khác, trong khi các nước nhỏ lại tìm kiếm sự bảo đảm an ninh bằng cách đánh đổi một phần tự chủ trong chính sách của mình.
Khi Việt Nam bước vào một liên minh thì lý do thường là để bảo vệ mình trước các mối đe doạ an ninh tức thời hoặc để phòng bị những nguy cơ trong tương lai. Trong khi đó, Trung Quốc lại sử dụng liên minh như công cụ để gây ảnh hưởng tới chính sách của đối tác yếu hơn (như trường hợp Bắc Triều Tiên) hoặc để làm suy yếu đối thủ cạnh tranh chiến lược. Như vậy, ngay cả khi nếu Trung Quốc và Việt Nam có cùng số hiệp ước phòng thủ với cùng các điều khoản y hệt nhau, thì vẫn là bởi các lý do khác nhau, và điều đó hàm ý rằng hai nước có những chính sách liên minh rất khác nhau.
Cuối cùng, anh Khang chỉ ra chính sách không liên kết như bằng chứng cho thấy Việt Nam và Trung Quốc theo đuổi các chính sách liên minh giống nhau. Thoạt qua điều này dường như có lý, song nếu xem xét kỹ sẽ thấy kém thuyết phục. Mấu chốt ở đây là tuy cả hai nước về cơ bản theo đuổi đường lối không liên kết nhưng vì các lý do không thể khác biệt hơn.
Là một trong các siêu cường hàng đầu thế giới, Trung Quốc tránh liên minh quân sự bởi họ có thể tự bảo đảm an ninh cho mình được. Ngay cả nếu muốn thì Bắc Kinh cũng không thể tạo dựng được một mạng lưới an ninh như Mỹ đang có vì hiện không nhiều nước đối mặt với nguy cơ an ninh đủ nghiêm trọng để phải liên minh với Trung Quốc. Và thậm chí nếu những nước nhỏ này có theo đuổi một sự bảo đảm an ninh cho mình thì nhiều khả năng họ sẽ nhìn sang Mỹ chứ không phải là Trung Quốc bởi quân đội Trung Quốc hiện chưa có tầm với ở quy mô toàn cầu như Mỹ đang có.
Mặt khác, Hà Nội có sự nghi ngại đối với liên minh quân sự bởi kinh nghiệm lịch sử đã dạy các nhà lãnh đạo Việt Nam rằng một liên minh có thể làm tồi tệ hơn tình hình an ninh vốn đang xấu đi thay vì giúp đối phó với các nguy cơ tiềm tàng. Rốt cuộc thì một cuộc chiến tranh đã nổ ra năm 1979 ngay sau khi Việt Nam và Liên Xô ký một hiệp ước liên minh. Hơn nữa, như Trung Quốc đã thể hiện trong Chiến tranh Việt Nam, các cường quốc đồng minh sẵn sàng bán rẻ các đối tác nhỏ hơn khi tình hình chiến lược thay đổi. Vì thế, để đảm bảo lợi ích của chính mình, các nước nhỏ cần duy trì một chính sách đối ngoại độc lập chừng nào còn có thể. Nói như thế không có nghĩa là Việt Nam sẽ mãi mãi từ chối các liên minh quân sự. Như tướng Nguyễn Chí Vịnh đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn sau khi công bố Sách trắng Quốc phòng năm 2019, "Chính sách Ba không" của Việt Nam là chính sách thời bình, ám chỉ rằng Việt Nam có thể thay đổi chính sách liên minh nếu bối cảnh chiến lược trong tương lai có những thay đổi đáng kể.
Vì tất cả những lý do này, bất luận chúng ta định nghĩa liên minh quốc phòng thế nào, chừng nào sức mạnh quốc gia của Việt Nam còn chưa đuổi kịp Trung Quốc, Trung Quốc và Việt Nam sẽ tiếp tục có các chính sách liên minh khác nhau một cách đáng kể.
Ngô Di Lân
Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 29/05/2021
Một bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên The Diplomat.
Rất ít khi thấy Bộ Quốc phòng Việt Nam lên tiếng về vấn đề chủ quyền biển đảo. Điều này cũng bình thường, vì thái độ của quốc gia thường được thể hiện qua các động thái của Bộ Ngoại giao. Chuyện xảy ra vào tuần rồi, trước diễn đàn Quốc hội. Đại diện Bộ quốc phòng lên "trả lời cử tri" về các chất vấn liên quan tình hình biển đảo.
Đội hình tập trận của hải quân Trung Quốc - Ảnh minh họa
Theo tôi ý kiến của Bộ Quốc phòng trong thời điểm này có nhiều ý nghĩa.
Báo chí ghi lại nội dung : "Bộ Quốc phòng Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, giữ vững 21 đảo (33 điểm đóng quân) ở quần đảo Trường Sa và các giàn dầu khí".
Việt Nam như vậy đã "bỏ qua" lịnh cấm đánh cá của Trung Quốc từ 1999 đến nay, ở vùng biển phía bắc vĩ tuyến 13°.
Phải chăng Việt Nam muốn vạch ra cho Trung Quốc thấy đâu là "giới hạn" của Việt Nam ở Biển Đông ?
Tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay đang rất căng thẳng. Cái bẫy Thucydide có thể "khởi động", bất cứ lúc nào có hành vi "sai lầm" của một bên. Đài loan và biển Đông có thể là "đòn bẫy" làm thay đổi hiện trạng khu vực (và sắp xếp lại trật tự thế giới).
Một số các giới hạn, nếu Trung Quốc vượt qua, Việt Nam sẽ đứng về phía Mỹ và phát động chiến tranh. Đó là :
1/ Trung Quốc không được đặt vùng "nhân dạng phòng không - ADIZ" trên vùng biển dưới vĩ tuyến 13° ở Biển Đông.
2/ Trung Quốc không được chiếm các đảo Trường Sa hiện do Việt Nam chiếm đóng.
3/ Trung Quốc không được xâm phạm vùng kinh tế độc quyền 200 hải lý của Việt Nam, đặc biệt vùng nam vĩ tuyên 13°...
Ý kiến của Bộ Quốc phòng Việt Nam trước diễn đàn Quốc hội có thể xem như là "thông điệp" của Việt Nam cho Trung Quốc : Các anh làm gì ở vùng bắc vĩ tuyến 13° tôi không quan tâm. Mấy anh vượt qua lằn ranh 13° là không được.
Điều chắc chắn là Trung Quốc sẽ ra tuyên bố vùng "nhận diện phòng không - ADIZ" vùng biển Hoa Nam (tức biển Đông). Chỉ là thời điểm khi nào thì thích hợp và khi nào thì Trung Quốc có khả năng làm việc đó.
Logic thì Trung Quốc sẽ tuyên bố vùng ADIZ phù hợp với ranh giới "đường lưỡi bò" dưới biển. Điều khó khăn là làm thế nào xác định cụ thể "ranh giới" của đường này ? Vô phương ! Trong khi Trung Quốc chưa kiểm soát được các đảo Trường Sa. Và giả sử khi Trung Quốc kiểm soát tất cả các đảo Trường Sa thì tiềm năng không quân và hải quân Trung Quốc chưa đủ để bảo vệ một không gian và vùng biển lớn lao như vậy.
Luật và tập quán quốc tế nhìn nhận "vùng nhận diện phòng không" của một quốc gia tương ứng với ranh giới trên đất liền và ranh giới dưới biển (200 hải lý tính từ bờ, hay từ các đảo) của quốc gia này.
Lằn ranh vĩ tuyến 13° vì vậy có thể sẽ là ranh giới "tạm thời" phía nam của vùng "nhận diện phòng không - ADIZ" của Trung Quốc vùng biển Hoa Nam.
Nếu Trung Quốc tôn trọng giới hạn này thì Việt Nam "chưa lựa chọn phe nào" trong cuộc chiến Mỹ-Trung.
Nhưng ý kiến của Bộ Quốc phòng cũng là cách để "trả lời" Trung Quốc qua công hàm gởi Liên Hiệp Quốc ngày 17 tháng tư năm 2020. Nội dung công hàm này Trung Quốc nhắc lại các "cam kết" của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1958 là "nhìn nhận" chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc cho biết họ sẽ sử dụng mọi biện pháp để thu hồi các đảo Trường Sa.
Để ý, trước nay mỗi khi phía Trung Quốc nhắc công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng thì Việt Nam "im lặng". Giàn học giả "đỉnh cao" của Việt Nam không có lý lẽ nào "xuôi tai" để "tham mưu" Bộ Ngoại giao phản biện lại ý kiến của Trung Quốc.
Dĩ nhiên khi bên dùng lý lẽ hết ý thì phải giao cho bên cầm súng thôi.
Nhớ lại Hiệp định sơ bộ 1946. Ông Hồ Chí Minh đã phạm sai lầm trầm trọng, làm mất chủ quyền của Việt Nam tại Nam kỳ đồng thời đưa Việt Nam vào vòng lệ thuộc Pháp. Nhiều sử gia Việt Nam phê bình ông Hồ : để sửa chữa sai lầm gây ra do Hiệp ước sơ bộ 1946, ông Hồ đưa đất nước vào chiến tranh. Ông Hồ lấy máu của thanh niên Việt Nam để "rửa" cái sai lầm của mình.
Thì bây giờ cũng có thể xảy ra tương tự như vậy. Đảng cộng sản Việt Nam sẽ đưa đất nước vào chiến tranh để sửa chữa những sai lầm của họ.
"Học giả đỉnh cao" hết ý không có nghĩa Việt Nam không còn lý lẽ.
Trương Nhân Tuấn
Nguồn : fb.nhantuan.truong, 22/05/2021