Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam chuyển hướng từ Trung Quốc sang Mỹ

Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc dường như ngày càng nguội lạnh đi. Hồi tháng 10 năm ngoái, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đi thăm 4 nước ASEAN, rồi tháng 1 năm nay ông Vương Nghị đi thăm thêm 4 nước ASEAN khác, chỉ trừ Singapore và Việt Nam.

hunghan1

Các em học sinh Việt Nam vẫy cờ Việt Nam và cờ Mỹ ở Hà Nội nhân chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump đến Việt Nam hôm 27/2/2019 - AFP

Đầu tháng 4 này, Trung Quốc cũng đã mời ngoại trưởng của 4 nước ASEAN đến hội đàm tại Bắc Kinh.

Cụ thể, có Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi và Ngoại trưởng Philippines Teddy Locsin. Trong tất cả các lần gặp này, đều không thấy Trung Quốc đề cập tới Việt Nam. Trái ngược với sự nguội lạnh này là sự nồng ấm trong quan hệ Việt - Mỹ. Việt Nam cùng với Singapore là hai trường hợp được nhắc tên cụ thể trong Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia của chính quyền Biden hồi đầu tháng 3.

Tuy nhiên, quan hệ Việt - Mỹ vẫn còn nhiều trở ngại. Một trong những trở ngại đó chính là vấn đề thâm hụt thương mại giữa Hà Nội với Washington.

Cựu đại sứ Mỹ tại Hà Nội Ted Osius cho rằng, cựu Tổng thống Trump thường bị "ám ảnh bởi vấn đề thâm hụt thương mại". Đây là một trong ba vấn đề duy nhất mà ông Trump nêu ra trong cuộc đón tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng năm 2017 mà ông Osius là một trong những người có mặt.

Năm 2019, ông Trump lại tiết lộ nỗi ám ảnh của mình khi tuyên bố rằng "Việt Nam lợi dụng chúng tôi thậm chí còn tệ hơn cả Trung Quốc". Do đó, không có gì ngạc nhiên khi chỉ một tháng trước khi rời nhiệm sở, Trump đã dán nhãn cho Việt Nam là nước "thao túng tiền tệ", trong khi có nhiều tin đồn rằng ông ta sẽ áp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Những động thái này đã đe dọa hủy hoại mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, vốn được coi là chìa khóa đối với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Washington nhằm chống lại ưu thế của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á.

hunghang2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump ở Hà Nội hôm 27/2/2019. AFP

Sau đó, ngày 15/1, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) thông báo rằng cơ quan này không khuyến nghị áp thuế đối với Việt Nam, dù tuyên bố các hành động của Hà Nội là "vô lý". Quyết định này đã giúp cả Việt Nam và Tổng thống Joe Biden (người hiện đang ở vị trí tốt để có thể làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam) tránh được một "viên đạn".

Mối đe dọa mang tên Trung Quốc

Không giống như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã có một năm 2020 rất thành công : khống chế đại dịch Covid-19, thể hiện thành công vai trò Chủ tịch ASEAN và chủ trì lễ ký Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP). Nền kinh tế Việt Nam thậm chí còn ghi nhận mức tăng trưởng 2,91% trong năm 2020.

Tuy nhiên, không phải tất cả đều khả quan. Đã xảy ra một loạt diễn biến cho thấy mối quan hệ Trung-Việt vẫn còn rất khó khăn và có thể sẽ xấu hơn nữa. Hầu hết người Việt Nam coi cuộc kháng chiến chống lại sự bành trướng của Trung Quốc chỉ là sự tiếp nối của cuộc xung đột kéo dài hàng ngàn năm qua. Sự thận trọng của người Việt Nam đối với Bắc Kinh giờ đây còn thể hiện ở những mối quan ngại bình thường hơn : bản chất "độc hại" của hàng hóa Trung Quốc và bản chất bóc lột của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Các đập thủy điện của Trung Quốc trên dòng sông Mekong cùng với tác động của biến đổi khí hậu đã cướp đi sự trù phú của dòng sông này và năm 2016 đã khiến Việt Nam phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 90 năm qua. Năm 2019, việc Trung Quốc xây dựng các con đập đã đẩy nước mặn xâm nhập vào sông Mekong, gây thiệt hại cho việc trồng lúa của Việt Nam. Việt Nam cũng đang rất quan ngại khi nhìn sang Campuchia, nước láng giềng thân thiện một thời. Sự xâm phạm quá mức của Trung Quốc ở Biển Đông, sông Mekong và Campuchia có nguy cơ thúc đẩy tâm lý chống Trung Quốc của người Việt Nam đến mức Hà Nội sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc xích lại gần Washington - nơi mà đa số người Việt giữ quan điểm tích cực đối với Mỹ sẽ ủng hộ.

Hà Nội dường như nhận ra nhiều vấn đề. Washington và Hà Nội thực tế đã là đối tác chiến lược về mọi mặt, nhưng Việt Nam có thể đóng vai trò lớn hơn trong chính sách đối ngoại của Mỹ bằng cách tiếp nhận nhiều hơn các chuyến thăm cảng của tàu Hải quân Mỹ và chấp nhận các gói viện trợ quốc phòng của Mỹ.

Gợi ý chính sách cho chính quyền Mỹ

Câu chuyện của Việt Nam cho thấy sự "xoay trục" hay là chuyển hướng chính sách từ Trung Quốc sang Mỹ ở Đông Nam Á, mà Việt Nam là trường hợp điển hình, cho dù Việt Nam là láng giềng thân thiết với Trung Quốc và cùng thể chế cộng sản giống như Trung Quốc.

Sự kiện Đá Ba Đầu gần đây lại nhắc nhở thế giới về tham vọng của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á. Hiện nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đang "bâng khuâng" giữa việc chọn bên nào, Bắc Kinh hay Washington cho tương lai của mình. Mỹ có rất nhiều ưu điểm, đặc biệt là cái ô an ninh của Mỹ, cùng với việc Đông Nam Á không lo lắng trước sự xâm lược lãnh thổ từ Mỹ, thế nhưng vấn đề ưu tiên nhất của các quốc gia Đông Nam Á luôn là phát triển kinh tế, chính vì điều này mà các quốc gia Đông Nam Á luôn phải "hướng về Trung Quốc" cho dù các tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc khiến các quốc gia Đông Nam Á phải lo ngại.

Nhiều chuyên gia đã đưa khuyến nghị cho chính quyền Mỹ cần phải tăng cường sự hiện diện về quân sự ở khu vực biển Đông để đối trọng và kìm chế các hành vi hung hăng của Trung Quốc. Nhưng cũng chính biện pháp này sẽ đưa đến các rủi ro cho một nguy cơ của đụng độ quân sự Mỹ - Trung trên khu vực biển Đông. Vì vậy, biện pháp khác và hữu hiệu hơn việc tạo ra căng thẳng và đối đầu quân sự giữa các bên, đó là chính quyền Mỹ có thể sử dụng biện pháp kinh tế.

Để có thể cân bằng địa chính trị tại khu vực biển Đông, chính quyền Biden cần sử dụng các công cụ kinh tế và áp dụng cách tiếp cận ba mũi nhọn.

Đầu tiên, Mỹ cần đưa ra giải pháp thay thế cho các dự án cơ sở hạ tầng đắt đỏ và tài chính kiểu "săn mồi" của Trung Quốc trong sáng kiến "Vành đai và con đường" bằng cách hợp tác với các nước thuộc nhóm "Bộ tứ". Chính quyền Biden cần tận dụng Tổ chức tài chính phát triển quốc tế mới thành lập và các tổ chức tài trợ đa phương như Ngân hàng phát triển Châu Á và Tổ chức tài chính quốc tế để tài trợ cho các dự án phát triển và hạ tầng ở Đông Nam Á. Bằng cách áp dụng mô hình được sử dụng để sản xuất vaccine chống Covid-19 cho Đông Nam Á, theo đó Mỹ sẽ chia sẻ công nghệ và Nhật Bản sẽ tài trợ, thì Mỹ có thể giảm chi phí cho ngân khố.

Thứ hai, lệnh hành pháp do Biden ký để rà soát chuỗi cung ứng cần mở rộng ưu tiên dịch chuyển các nhà máy ra khỏi Trung Quốc và sang các nước ở Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan và Philippines. Nền kinh tế Việt Nam và Thái Lan đã tận dụng thành công chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và nhanh chóng tiếp nhận các nhà máy và ngành công nghiệp di dời khỏi Trung Quốc khi các công ty này tìm cách né tránh thuế quan. Việt Nam, Thái Lan và các nước khác trong khu vực có thể tiếp nhận các chuỗi cung ứng mới.

Thứ ba, chính quyền Biden cần tái gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP đã đưa Mỹ vào cấu trúc thương mại Châu Á. Nếu không có Mỹ trong CPTPP và với việc Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) do Trung Quốc đứng đầu được phê chuẩn, vai trò bá chủ khu vực của Trung Quốc sẽ được củng cố và vai trò của Mỹ trong khu vực giảm xuống mức thấp nhất. Hơn nữa, nếu thị trường Mỹ là một phần của CPTPP thì các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội, với mức tăng trưởng trên 10% như Việt Nam chẳng hạn.

Trong tương lai, các công cụ kinh tế như viện trợ, chuỗi cung ứng, hiệp định thương mại và các loại "cà rốt" khác cho Đông Nam Á sẽ là giải pháp lâu dài, hiệu quả hơn cho tranh chấp Biển Đông so với đối đầu quân sự.

Đinh Bá Trung

Nguồn : RFA, 10/04/2021

Additional Info

  • Author Đinh Bá Trung
Published in Diễn đàn

Một cách tiếp cận thực dụng, thực tế với Trung Quốc là cần thiết

Trịnh Hữu Long, Tiếng Dân, 17/02/2021

Bất chấp chúng ta nuôi dưỡng những mong muốn nào về Trung Quốc, những điều sau đây là thực tế phũ phàng chúng ta phải chấp nhận :

china1

Trung Quốc là nước lớn, và sẽ luôn luôn là nước lớn, bất kể đảng cộng sản hay đảng nào nắm quyền, do đó sẽ luôn tìm cách kiểm soát Việt Nam, bất kể chế độ chính trị là gì.

1. Việt Nam ở ngay cạnh Trung Quốc, ở cửa ngõ thông ra biển của Trung Quốc. Không dời nước đi chỗ khác được.

2. Trung Quốc là nước lớn, và sẽ luôn luôn là nước lớn, bất kể đảng cộng sản hay đảng nào nắm quyền, bất kể Trung Quốc có bị tan rã ra làm 5, làm 7. Có tan ra thành 5, thành 7 thì từng tiểu quốc đó vẫn là nước rất lớn.

3. Kiểm soát các quốc gia láng giềng là việc bất kỳ nước nào cũng làm, không khác gì Việt Nam phải kiểm soát Lào và Campuchia, Mỹ kiểm soát Canada và Mexico. Dĩ nhiên cách Mỹ kiểm soát khác cách Trung Quốc kiểm soát. Nhưng nói vậy để thấy là Trung Quốc sẽ luôn tìm cách kiểm soát Việt Nam, bất kể chế độ chính trị là gì. Tôn Trung Sơn – người được cả Trung Quốc lẫn Đài Loan tôn thờ là quốc phụ – đã tuyên bố rõ Việt Nam là phần lãnh thổ bị mất của Trung Quốc, trước sau gì cũng phải thu hồi lại.

4. Châu Á là vùng có quá nhiều nước muốn xưng hùng xưng bá, Mỹ và phương Tây sẽ luôn luôn muốn chơi với tất cả để chống lại tất cả. Họ phải ghìm các tay giang hồ khu vực này lại bằng cách lấy thằng này đánh thằng kia chứ không dại gì trực tiếp nhúng tay vào khi chưa cần thiết. Mỹ sẽ dùng Nhật ghìm Trung Quốc, dùng Trung Quốc để ghìm Nhật, và cũng có thể dùng Trung Quốc để ghìm Ấn Độ khi tình thế thay đổi.

Đó là tình thế địa chính trị khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt. Trong nhiều năm tới, chuyện Trung Quốc là cộng sản hay tư bản, độc tài hay dân chủ, gần như không có nhiều ý nghĩa lắm. Một nước Trung Quốc dân chủ vẫn muốn yên ổn biên giới của mình, một nước Trung Quốc manh nha dân chủ hóa càng cần ổn định biên giới của mình theo nghĩa là chủ động kiểm soát được tình hình.

Một cách tiếp cận thực dụng, thực tế với Trung Quốc là cần thiết. Đẩy chủ nghĩa dân tộc lên quá cao thì Việt Nam ăn đủ, như Lê Duẩn từng hoang tưởng trong những năm cuối đời và cuối cùng gánh thảm bại.

Ở cạnh Trung Quốc là cơ hội để làm ăn, cũng như để kêu gọi các nước lớn khác tới. Nếu đủ thực dụng, hạn chế lý tưởng hóa/cực đoan hóa vấn đề thì có thể ăn nên làm ra, không thì vừa bị Trung Quốc chi phối, vừa chẳng kiếm ăn được gì. Chửi Trung Quốc thì dễ, nhưng sống yên ổn và thịnh vượng bên cạnh Trung Quốc mới khó.

Vấn đề lớn là chừng nào chính quyền còn không thừa nhận thực tế lịch sử quan hệ với Trung Quốc thì người dân sẽ tiếp tục quay lưng với chính quyền và phản đối mọi chính sách đối ngoại với Trung Quốc, bất kể chính sách đó hợp lý hay không hợp lý.

Trịnh Hữu Long

Nguồn : Tiếng Dân, 17/02/2021

***********************

Lý do Trung Quốc xây tường biên giới với Việt Nam ?

Trung Quốc đã và đang cho xây dựng các bức tường biên giới với hai nước láng giềng là Việt Nam và Myanmar với mục đích được Chính phủ nước này giải thích trên tờ Global Times vào cuối tháng 1/2021 là cần thiết để ngăn chặn những người vượt biên trái phép trong đại dịch Covid-19.

china2

Cận cảnh bức tường biên giới của Trung Quốc - Ảnh minh họa

Bức tường phía biên giới với Việt Nam là một hàng rào sắt cao 4,5 mét, dài 12 km, trên đầu là hàng rào thép gai, dọc theo sông Bắc Luân (Beilun) mà phía Việt Nam gọi là Ka Long.

Được xây dựng từ năm 2012 đến năm 2017, trị giá 29 triệu đô la.

Đến năm 2018, Bắc Kinh có điều chỉnh dự án và được dự kiến sẽ sớm hoàn tất với chiều dài 200 km dọc biên giới với hai tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn.

Trong khi đó, bức tường phía biên giới với Myanmar dài 659 km được cho là đã hoàn thành dọc theo biên giới dài 2.000 km của Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái.

Bức tường này nằm giữa tỉnh Vân Nam của Trung Quốc và bang Shan phía bắc của Myanmar.

Năm 2018, khi hàng rào biên giới với Việt Nam được tăng tốc xây dựng, Trung Quốc đồng thời đưa ra chủ trương tăng cường quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu và đưa các hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới vào nề nếp.

Giáo sư Carl Thayer, đại học New South Wales (Úc) từng nhận định, Việt Nam có lợi ích ngang ngửa với Trung Quốc trong việc chống buôn lậu xuyên biên giới, đặc biệt là vì nước này có thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhiều nước đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan nhưng việc Trung Quốc xây dựng các bức tường biên giới với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á mà mục đích chính theo phía Bắc Kinh giải thích là để ngăn chặn vượt biên trái phép trong đại dịch Covid-19, hoàn toàn không thuyết phục.

Giáo sư Carl Thayer đã từng nêu ý kiến của mình trên ABC News rằng việc xây dựng này dường như là một chương trình quốc gia.

Trang tin Global Times cũng từng dẫn phân tích sâu hơn về động thái của Bắc Kinh của Giáo sư Carl Thayer rằng, Bắc Kinh xây tường biên giới còn nhằm ngăn chặn những nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc.

Phía Hà Nội đến thời điểm này không lên tiếng về động thái trên của Bắc Kinh, tuy nhiên RFA đã ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia xung quanh vấn đề này. Trong đó, Trung tá quân đội Đinh Đức Long hôm 11/2 phân tích :

"Mọi việc đều có thể xảy ra vì trên thực tế là người Bắc hàn từng vượt biên sang Việt Nam.

Họ vượt biên qua Trung Quốc trước rồi sang Việt Nam. Cách đây ít năm chính quyền Việt Nam đã làm ngơ để Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại Việt Nam thuê nguyên một chiếc máy bay không biết của nước nào chở 400 người Bắc Hàn tị nạn từ Thành phố Hồ Chí Minh về thẳng Seoul. Bắc Hàn lên tiếng phản đối nhưng Việt Nam lờ đi.

Thật ra họ muốn vào Việt Nam thì có nhiều đường để vào. Hàng rào xây có mấy chục cây số thì ăn thua gì vì biên giới Việt Nam – Trung Quốc cả nghìn cây cơ mà.

Nghĩa là không thiếu gì con đường đi, nhưng trên thực tế là người Duy Ngô Nhĩ đã từng vào Việt Nam qua biên giới phía Bắc và đã xảy ra chuyện cướp súng của biên phòng Việt Nam. Sau đó Việt Nam không xét xử mà giao về Trung Quốc hết.

Tóm lại, việc xây hàng rào như thế chả có hại gì cho Việt Nam. Thứ nhất là nó xây trên nước nó. Thứ hai là ngăn chặn vậy thì tốt cho Việt Nam. Mình đỡ phải đối đầu với những chuyện không cần thiết".

Cùng bàn về vấn đề này, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định :

"Nó vẫn có những người Duy Ngô Nhĩ chạy sang Việt Nam và từ Việt Nam chạy sang một nước khác nhưng khoảng một năm trở lại đây thì gần như không có nhóm nào cả. Nếu có thì Việt Nam sẽ bắt giao trả về Trung Quốc luôn theo thỏa thuận hai nước.

Lý do vì những người Duy Ngô Nhĩ này từng có hai lần cướp súng của biên phòng Việt Nam và bắn chết cả lính biên phòng Việt Nam.

Rõ ràng giữa Bộ Công an Trung Quốc và Bộ Công an Việt Nam có thỏa thuận rằng nếu có người nào bên Trung Quốc vượt biên trái phép vào Việt nam trái phép thì Việt Nam sẽ bắt và giao ngược lại bất kể đấy là ai.

Ngoài ra, có những người từ Bắc Hàn chạy qua Miền Bắc Việt Nam rồi xuống Tây Ninh, qua Campuchia rồi qua các nước khác nhưng công an Việt Nam không ngăn cản".

china3

168 người Việt Nam vượt biên trái phép từ TQ được đưa đến khu cách ly của tỉnh Lạng Sơn 15/03/2020

Theo thông tin từ báo chí Nhà nước Việt Nam, vào tháng 4 năm 2014, 16 người Duy Ngô Nhĩ vượt biên vào Việt Nam bất hợp pháp.

Nhóm người này đã bị lực lượng biên phòng Việt Nam bắt đưa về đồn, chuẩn bị thủ tục trao trả cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong khi đang chờ làm thủ tục thì bất ngờ vài người đàn ông trong nhóm trên cướp súng của một chiến sĩ biên phòng xả đạn vào lực lượng biên phòng Việt Nam.

Hậu quả cuộc đấu súng’ làm bảy người thiệt mạng, gồm hai sĩ quan Biên phòng Việt Nam và năm người đàn ông Trung Quốc.

Tất cả năm thi hài và 11 người còn sống đều được giao trả cho phía Trung Quốc ngay trong ngày.

Tại cuộc họp diễn ra ngày 21 tháng 12 năm 2020 ở Đà Nẵng về sơ kết công tác phòng chống dịch Covid-19, Bộ Công an cảnh báo trong năm 2020 có hơn 900 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Phần lớn trong số này là người Trung Quốc.

Ngoài ra, số người Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam trong năm 2020 tiếp tục tăng với 25.000.

Theo trang Irrawaddy ngày 23/12/2020, Trung Quốc khởi công xây hàng rào dọc biên giới với Miến Điện từ tháng 10/2020 tại các bang Kachin và Shan, "chủ yếu ở các khu đông dân cư", trong đó nhiều đoạn vi phạm quy định cách đường biên giới 10 mét (thỏa thuận biên giới tháng 10/1960), theo phát biểu của ông U Thein Min Tun, giám đốc vấn đề biên giới Cục Lãnh sự Pháp chế Bộ Ngoại giao Miến Điện.

Rất nhiều đoạn video đăng trên mạng xã hội, được truyền thông Miến Điến trích dẫn, cho thấy có những đoạn được rào tạm bằng các cuộn dây thép gai, nhưng rất nhiều đoạn được xây chắc chắn với trụ gạch hoặc bê-tông, chấn song sắt cao khoảng 3 mét, phía trên được cuốn thêm dây kẽm gai.

china4

Cửu vạn khiêng hàng nhập lậu từ Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn - Ảnh minh họa

Trả lời RFI tiếng Việt, giáo sư Jean-Pierre Cabestan, đại học Baptist Hồng Kông, nhận định :

"Ở phía biên giới với Miến Điện, chính quyền Bắc Kinh muốn kiểm soát nghiêm ngặt hơn đường biên giới và tránh gặp quá nhiều rắc rối với Miến Điện, trong đó có vấn đề quản lý các dân tộc thiểu số, như người Kachin, Karen, người Wa hoặc những tộc người khác, thường gặp khó khăn với chính quyền trung ương và vẫn vượt biên sang phía Trung Quốc.

Tôi nghĩ đó là một cách để Bắc Kinh ổn định khu vực biên giới với Miến Điện vì thường xuyên xảy ra vấn đề về an ninh, cũng như buôn bán vận chuyển lậu vũ khí. Có thể họ thấy đã không được kiểm soát được nhiều yếu tố, trong đó có những lực lượng nổi dậy ở phía bắc Miến Điện".

Hàng rào kiên cố được Trung Quốc tiếp tục xây từ khoảng năm 2018 dọc biên giới với hai tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn, với chiều dài khoảng 200 km, dựa theo những thông tin dưới đây.

Quanh khu vực cột mốc 1089 (đồi Keo, tỉnh Lạng Sơn), khi giải trình về tình trạng buôn lậu tại đây, Chi cục Hải quan Tân Thanh, được trang Giadinh.net.vn trích đăng ngày 18/11/2019, cho biết :

"Từ tháng 05/2019, toàn bộ các điểm tiếp giáp với phía Trung Quốc trên biên giới thuộc địa bàn kiểm soát" của Chi cục Hải quan Tân Thanh "cơ bản đã được phía Trung Quốc rào chắn bằng hệ thống tường rào cao 3,7 mét (chỉ còn lại một khoảng cách nhỏ tại khu vực điểm đường đầu nối và đồi cao chưa có tường rào)".

Vào đầu tháng 04/2020, trước những thông tin Trung Quốc xây tường biên giới để đưa hàng hóa nhập khẩu vào quy củ, ông Nguyễn Công Trưởng, phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, giải thích :

"Phía Trung Quốc đã xây dựng tường rào từ lâu với chiều dài khoảng 100 km.

Tường rào này được xây trên đất Trung Quốc, gần lối mở Co Sa (cửa khẩu Chi Ma, cột mốc 1223, tỉnh Lạng Sơn)","đúng quy định về hiệp định biên giới giữa hai bên""có thông báo cho Việt Nam",theo báo Tuổi Trẻ, ngày 07/04/2020.

china5

Hàng rào biên giới với Việt Nam do Trung Quốc xây dựng tại cột mốc 1328, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.

Nhiều đoạn video của một số Youtuber Việt Nam cho thấy hàng rào có trụ sơn vàng, chấn song nhọn sơn xanh dương, được bao thêm lớp dây kẽm ở chân tường và phía trên rào, đã được hoàn thiện tại các cột mốc 1270, 1296 và đến tháng 11/2020, tạm ngừng ở cột mốc 1328 (huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh), theo video của Nếm TV trên YouTube. Từ khu vực này có thể nhìn toàn cảnh hàng rào trườn trên những ngọn núi, cắt ngang những lối mòn. Đoạn video còn cho thấy đầu sắt nhô ra chờ tiếp tục thi công "Vạn lý trường thành phương Nam" từ đông sang tây.

Xây tường để chống buôn lậu

Năm 2018, khi hàng rào biên giới được tăng tốc xây dựng, cũng là thời điểm Trung Quốc chủ trương tăng cường quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu và đưa các hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới vào quy củ.

Theo giáo sư Carl Thayer, đại học New South Wales (Úc), "Việt Nam có lợi như Trung Quốc trong việc ngăn chặn buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là Việt Nam còn bị thâm hụt thương mại lớn với nước láng giềng".

Thống kê sơ bộ của Hải Quan Việt Nam khẳng định xu hướng này. Năm 2020, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 35,2 tỉ đô la, tăng 3,74% so với năm 2019. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 133,09 tỉ đô la, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 48,9 tỉ đô la, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 84,1 tỉ đô la.

Cuối cùng, theo nhận định của giáo sư Carl Thayer, bức tường mà Bắc Kinh cho xây dọc biên giới có lẽ còn gây trở ngại cho những nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc muốn đào thoát. Tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, giáp với Việt Nam, Lào và Miến Điện, từ lâu được coi là "ngả đào thoát cho người Duy Ngô Nhĩ và những người khác muốn xin tị nạn ở phương Tây". Đây cũng là con đường cho những người Bắc Triều Tiên tìm cách thoát khỏi chế độ Kim Jong-un.

Hoàng Trung (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 19/02/2021

*************************

Lý do Trung Quốc xây tường biên giới với Việt Nam ?

Diễm Thi, RFA, 11/02/2021

Trung Quốc đã và đang cho xây dựng các bức tường biên giới với hai nước láng giềng là Việt Nam và Myanmar với mục đích được Chính phủ nước này giải thích trên tờ Global Times vào cuối tháng 1/2021 là cần thiết để ngăn chặn những người vượt biên trái phép trong đại dịch Covid-19.

china6

Hàng rào tại thị trấn biên giới Wanding, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Photo: theaustralian.com

Chương trình quốc gia ?

Bức tường phía biên giới với Việt Nam là một hàng rào sắt cao 4,5 mét, dài 12 km, trên đầu là hàng rào thép gai, dọc theo sông Bắc Luân (Beilun) mà phía Việt Nam gọi là Ka Long. Được xây dựng từ năm 2012 đến năm 2017, trị giá 29 triệu đô la. Đến năm 2018, Bắc Kinh có điều chỉnh dự án và được dự kiến sẽ sớm hoàn tất với chiều dài 200 km dọc biên giới với hai tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn.

Trong khi đó, bức tường phía biên giới với Myanmar dài 659 km được cho là đã hoàn thành dọc theo biên giới dài 2.000 km của Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái. Bức tường này nằm giữa tỉnh Vân Nam của Trung Quốc và bang Shan phía bắc của Myanmar.

Năm 2018, khi hàng rào biên giới với Việt Nam được tăng tốc xây dựng, Trung Quốc đồng thời đưa ra chủ trương tăng cường quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu và đưa các hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới vào nề nếp.

Giáo sư Carl Thayer, đại học New South Wales (Úc) từng nhận định, Việt Nam có lợi ích ngang ngửa với Trung Quốc trong việc chống buôn lậu xuyên biên giới, đặc biệt là vì nước này có thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc.

china7

Tài xế mặc đồ bảo hộ đang trình giấy tờ tại cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn, trên biên giới với Trung Quốc hôm 20/2/2020. Reuters

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhiều nước đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan nhưng việc Trung Quốc xây dựng các bức tường biên giới với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á mà mục đích chính theo phía Bắc Kinh giải thích là để ngăn chặn vượt biên trái phép trong đại dịch Covid-19, hoàn toàn không thuyết phục. Giáo sư Carl Thayer đã từng nêu ý kiến của mình trên ABC News rằng việc xây dựng này dường như là một chương trình quốc gia.

Trang tin Global Times cũng từng dẫn phân tích sâu hơn về động thái của Bắc Kinh của Giáo sư Carl Thayer rằng, Bắc Kinh xây tường biên giới còn nhằm ngăn chặn những nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc.

Đối đầu không cần thiết

Phía Hà Nội đến thời điểm này không lên tiếng về động thái trên của Bắc Kinh, tuy nhiên RFA đã ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia xung quanh vấn đề này. Trong đó, Trung tá quân đội Đinh Đức Long hôm 11/2 phân tích :

"Mọi việc đều có thể xảy ra vì trên thực tế là người Bắc hàn từng vượt biên sang Việt Nam. Họ vượt biên qua Trung Quốc trước rồi sang Việt Nam. Cách đây ít năm chính quyền Việt Nam đã làm ngơ để Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại Việt Nam thuê nguyên một chiếc máy bay không biết của nước nào chở 400 người Bắc Hàn tị nạn từ Thành phố Hồ Chí Minh về thẳng Seoul. Bắc Hàn lên tiếng phản đối nhưng Việt Nam lờ đi.

Thật ra họ muốn vào Việt Nam thì có nhiều đường để vào. Hàng rào xây có mấy chục cây số thì ăn thua gì vì biên giới Việt Nam - Trung Quốc cả nghìn cây cơ mà. Nghĩa là không thiếu gì con đường đi, nhưng trên thực tế là người Duy Ngô Nhĩ đã từng vào Việt Nam qua biên giới phía Bắc và đã xảy ra chuyện cướp súng của biên phòng Việt Nam. Sau đó Việt Nam không xét xử mà giao về Trung Quốc hết.

Tóm lại, việc xây hàng rào như thế chả có hại gì cho Việt Nam. Thứ nhất là nó xây trên nước nó. Thứ hai là ngăn chặn vậy thì tốt cho Việt Nam. Mình đỡ phải đối đầu với những chuyện không cần thiết".

Cùng bàn về vấn đề này, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định:

"Nó vẫn có những người Duy Ngô Nhĩ chạy sang Việt Nam và từ Việt Nam chạy sang một nước khác nhưng khoảng một năm trở lại đây thì gần như không có nhóm nào cả. Nếu có thì Việt Nam sẽ bắt giao trả về Trung Quốc luôn theo thỏa thuận hai nước.

Lý do vì những người Duy Ngô Nhĩ này từng có hai lần cướp súng của biên phòng Việt Nam và bắn chết cả lính biên phòng Việt Nam. Rõ ràng giữa Bộ Công an Trung Quốc và Bộ Công an Việt Nam có thỏa thuận rằng nếu có người nào bên Trung Quốc vượt biên trái phép vào Việt nam trái phép thì Việt Nam sẽ bắt và giao ngược lại bất kể đấy là ai.

Ngoài ra, có những người từ Bắc Hàn chạy qua miền Bắc Việt Nam rồi xuống Tây Ninh, qua Campuchia rồi qua các nước khác nhưng công an Việt Nam không ngăn cản".

Theo thông tin từ báo chí Nhà nước Việt Nam, vào tháng 4 năm 2014, 16 người Duy Ngô Nhĩ vượt biên vào Việt Nam bất hợp pháp. Nhóm người này đã bị lực lượng biên phòng Việt Nam bắt đưa về đồn, chuẩn bị thủ tục trao trả cho Trung Quốc. Tuy nhiên, trong khi đang chờ làm thủ tục thì bất ngờ vài người đàn ông trong nhóm trên cướp súng của một chiến sĩ biên phòng xả đạn vào lực lượng biên phòng Việt Nam.

Hậu quả cuộc ‘đấu súng’ làm bảy người thiệt mạng, gồm hai sĩ quan Biên phòng Việt Nam và năm người đàn ông Trung Quốc. Tất cả năm thi hài và 11 người còn sống đều được giao trả cho phía Trung Quốc ngay trong ngày.

Tại cuộc họp diễn ra ngày 21 tháng 12 năm 2020 ở Đà Nẵng về sơ kết công tác phòng chống dịch Covid-19, Bộ Công an cảnh báo trong năm 2020 có hơn 900 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Phần lớn trong số này là người Trung Quốc.

Ngoài ra, số người Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam trong năm 2020 tiếp tục tăng với 25.000.

Additional Info

  • Author Hoàng Trung, Trịnh Hữu long, Diễm Thi
Published in Diễn đàn

Nguy cơ chiến tranh rất cao vì Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc được quyền dùng vũ khí tấn công.

haicanh0

Luật Hải cảnh của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông, dự trù có hiệu lực năm 2021 cho phép Lực lượng Hải cảnh sử dụng vũ khí chống người và thuyền, tầu nước ngoài.

Luật Hải cảnh của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông, dự trù có hiệu lực năm nay, 2021, sẽ công khai gây chiến với Mỹ về quyền kiểm soát an ninh ở hai vùng biển chiến lược và bận rộn nhất thế giới, đồng thời đe dọa trực tiếp chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

Dự Luật dài 80 Điều, được Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội) công bố ngày 04/11/2020 và đã qua thời gian lấy ý kiến nhân dân ngày 3/12/2020, cho phép Lực lượng Hải cảnh sử dụng vũ khí chống người và thuyền, tầu nước ngoài.

Dự Luật này dự trù sẽ được Quốc hội Trung Quốc chấp thuận trong tương lai gần.

Khi Luật này có hiệu lực, Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc có toàn quyền kiểm soát và thực thi luật pháp của Bắc Kinh về an ninh trên hai vùng biển đang có tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản ở Quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) ở biển Hoa Đông (1), và toàn vùng trong hình "Đường 9 đoạn" (Lưỡi bò), do Trung Quốc tự khoanh, chiếm 3/4 diện tích của khoảng 3.447.000 cây số vuông ở Biển Đông. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam nằm trong hình vẽ Đường Lưỡi bò.

Vì vậy, nguy cơ bùng nổ chiến tranh ở Châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc và ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam, nước đang kiểm soát 21 vị trí ở quần đảo Trường Sa, sẽ rất cao nếu Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc sử dụng các loại võ khí, như Dự Luật cho phép, để bảo vệ điều được gọi là "quyền lợi cốt lõi" của Bắc Kinh trên biển.

Bộ Ngoại giao và học giả Trung Quốc cho rằng Dự luật Hải cảnh là việc riêng của nước này nhằm bảo vệ an ninh vùng "nội thủy" của Trung Quốc và không liên quan đến các nước khác.

Nhưng vùng biển đảo bị Dự luật chi phối, lại hầu hết thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước đang có tranh chấp với Bắc Kinh, lớn nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc từ Hoàng Sa xuống Trường Sa. Ngoài ra còn có Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai và Brunei cũng tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc cũng muốn giành chủ quyền ở đảo Điếu Ngư đang do Nhật kiểm soát ở biển Hoa Đông.

Các học giả quốc tế và chuyên gia về an ninh hàng hải ở Biển Đông lo ngại Trung Quốc, tuy không đồng loạt thi hành những biện pháp mạnh để độc quyền kiểm soát Biển Đông vì muốn tránh bị lên án là thủ phạm gây bất ổn định trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương, nhưng sẽ quyết tâm thi hành Luật Hải cảnh để ép các nước nhỏ chấp nhận vai trò bá chủ Biển Đông của Bắc Kinh.

Hành động đe dọa an ninh ở Biển Đông của Bắc Kinh cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng giao thương hàng hải có trọng tải hơn 500 triệu tấn hàng năm.

Trước tình hình này, Hoa Kỳ đã phối hợp với Ân Độ, Nhật Bản và Úc Đại Lợi lập thành một vòng đai để bảo vệ lưu thông trên biển, đồng thời ngăn chặn ý đồ bành trướng của Bắc Kinh ở Châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Bá quyền ngoan cố

Trước bối cảnh Luật Hải cảnh có hiệu lực, cũng cần nhắc lại rằng chủ trương bá quyền ở Biển Đông của Trung Quốc đã có từ thời Đặng Tiểu Bình (1977). Khi ấy, họ Đặng nói với các nước trong khu vực rằng rằng, "chủ quyền là của Trung Quốc, hãy gác tranh chấp để cùng khai thác". Từ đó đến thời Tập Cận Bình hiện nay, các lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn bảo "tất cả các đá, đảo và vùng nước xung quanh ở Nam Hải là của Trung Quốc từ thời cổ đại", nhưng Bắc Kinh lại không có bằng chứng lịch sử để chứng minh.

Từ lập trường bá quyền thực dân này, Trung Quốc đã sử dụng võ lực chiếm Quần đào Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19/1/1974. Sau đó, tấn công và chiếm 7 đá, đảo của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa năm 1988. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã tân tạo, mở rộng và biến 7 đảo thành các căn cứ quân sự phòng thủ kiên cố có bến càng, sân bay và đài Radar theo dõi hoạt động của thuyền, tầu đi lại trên Biển Đông.

Riêng tại đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, Bắc Kinh đã xây dựng nhiều doanh trại cho lính đồn trú, trang bị các giàn hỏa tiễn và làm sân bay dài cho máy bay chiến đấu phản lực sử dụng.

Nay Trung Quốc lại muốn dùng Luật Hải cảnh để hợp thức hóa "quyền chủ quyền" của mình, trên vùng biển và đảo của nước khác hay đang trong tình trạng tranh chấp.

Chống Phán quyết 2016

Hành động này của Bắc Kinh đã công khai chống lại phán quyết ngày 12/07/2016 của Tòa Trọng tài thường trực quốc tế (Permanent Court of Arbitration -- PCA) tại The Hague, Hòa Lan, bác yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong vùng Đường 9 đoạn (Lưỡi bò).

Quyền chủ quyền trong vùng Đường 9 đoạn tự vẽ của Trung Quốc bị phủ nhận trong vụ Phi Luật Tân kiện Trung Quốc, vì Bắc Kinh đã chèn ép để lấn chiếm vùng biển và đảo ở phía Tây Trường Sa mà Phi nhận có chủ quyền.

Sau 3 năm thụ án, Tòa đã phán quyết ngày 12/07/2016, về Quyền lịch sử và Đường 9 đoạn như sau :

"Tòa Trọng tài nhận thấy có thẩm quyền để xem xét tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền lịch sử và nguồn của quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông. Về mặt nội dung thực chất, Tòa kết luận rằng Công ước quy định một cách toàn diện về các quyền đối với các vùng biển, và việc bảo vệ các quyền tồn tại trước Công ước liên quan đến tài nguyên đã được xem xét, nhưng chúng không được thông qua và quy định tại Công ước. Theo đó, Tòa kết luận rằng trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước. Tòa cũng nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây. Vì vậy, Tòa kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong Đường 9 đoạn".

(Người Lao Động, 13/07/2016)

Sau khi giáng cho Trung Quốc đòn thua đau về Đường 9 đoạn, Tòa tuyên bố về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc về các cấu trúc trên biển Đông : "Tòa tiến hành đánh giá liệu các có cấu trúc nào trong số các cấu trúc do Trung Quốc yêu sách có thể tạo ra vùng biển ngoài phạm vi 12 hải lý không. Theo Công ước (về Luật biển Liên Hiệp Quốc năm 1982), các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhưng các "đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa". Tòa kết luận rằng quy định này phụ thuộc vào khả năng khách quan của các cấu trúc khi chúng ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác. Tòa cũng nhận thấy rằng sự có mặt của các nhân viên công vụ trên các cấu trúc là phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài và không phản ánh khả năng của các cấu trúc. Tòa cũng thấy rằng các bằng chứng lịch sử có ý nghĩa hơn và nhận thấy quần đảo Trường Sa trong lịch sử được sử dụng bởi một số nhóm nhỏ các ngư dân và rằng đã có một vài hoạt động khai thác phân dơi và đánh cá của Nhật Bản. Tòa kết luận rằng việc việc sử dụng ngắn hạn như vậy không phải là sự định cư của một cộng đồng ổn định và rằng các hoạt động kinh tế trong lịch sử chỉ là hoạt động mang tính khai thác. Theo đó, Tòa kết luận rằng không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng. Tòa cũng quyết định rằng các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất. Trên cơ sở kết luận không một cấu trúc nào mà Trung Quốc yêu sách có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế, Tòa nhận thấy Tòa có thể không cần phải phân định ranh giới biển mà vẫn có thể tuyên bố rằng một số vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì không bị chồng lấn với bất cứ quyền hưởng vùng biển nào mà Trung Quốc có thể có".

(Người Lao Động, 13/07/2016)

Âm mưu khống chế

Nhưng dù bị thất bại, Trung Quốc vẫn không thừa nhận phán quyết của Tòa. Ngược lại Bắc Kinh vẫn tiếp tục có hành động đe dọa các nước nhỏ, trong đó có Việt Nam, với hy vọng khống chế toàn bộ Biển Đông bằng võ lực.

Những Điều quan trọng dưới đây của dự Luật Hải cảnh, theo Bản dịch của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông, đã chứng minh tham vọng của Bắc Kinh (2) :

Trước hết, Điều 2 quy định : "Cơ quan Hải cảnh là lực lượng vũ trang quan trọng trên biển và lực lượng thực thi pháp luật hành chính của Nhà nước".

Làm rõ hơn Lực lượng Hải cảnh còn có quyền kiểm soát trên không, Điều 3 viết : "Luật này được áp dụng cho cơ quan Hải cảnh khi triển khai công tác thực thi pháp luật, bảo vệ quyền lợi trên biển và trên không tại các vùng biển thuộc quyền tài phán của nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc".

Nhưng chi tiết hơn thì Điều 11 đã minh thị : "Cơ quan Hải cảnh thực hiện các chức năng nhiệm vụ dưới đây theo pháp luật :

1. Phụ trách triển khai tuần tra, cảnh giới trên biển ; trực ban canh giữ các đảo, đá trọng yếu trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc ; quản lý bảo vệ đường phân định ranh giới trên biển ; phòng ngừa, ngăn chặn, loại bỏ các hành vi gây nguy hại đến chủ quyền, an ninh và quyền lợi biển quốc gia. 

2. Phụ trách bảo đảm an toàn cho các mục tiêu trọng yếu và các hoạt động lớn trên biển ; áp dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ các đảo, đá trọng yếu cũng như bảo đảm an toàn cho cho các đảo nhân tạo, trang thiết bị và cấu trúc nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc.

3. Phụ trách công tác quản lý và bảo vệ trật tự trị an trên biển, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm các quy định pháp luật về quản lý trật tự trị an, xuất nhập cảnh trên biển ; ngăn chặn và xử lý hoạt động khủng bố trên biển, duy trì trật tự trị an trên biển.

4. Phụ trách tiến hành kiểm tra phương tiện vận tải, hàng hóa, vật phẩm có dấu hiệu buôn lậu trên biển ; kiểm tra xử lý các hành vi buôn lậu trên biển.

5. Phụ trách kiểm tra, giám sát trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình đối với việc sử dụng vùng biển, bảo vệ hải đảo và khai thác sử dụng hải đảo không có người ở, thăm dò khai thác tài nguyên khoáng sản biển, trải đặt và bảo vệ đường dây cáp, đường ống dưới đáy biển, điều tra đo đạc biển, đo vẽ cơ bản bản đồ biển, nghiên cứu khoa học biển có liên quan yếu tố nước ngoài ; kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật…".

Kiểm soát tàu bè

Trong lĩnh vực "Bảo vệ an ninh trên Biển", Dự Luật này viết như sau :

Điều 13 :

Để duy trì trật tự trị an trên biển, cơ quan Hải cảnh có quyền tiến hành nhận dạng, xác minh theo pháp luật đối với tàu thuyền nước ngoài đi lại, neo đậu, tác nghiệp trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc ; làm rõ các thông tin cơ bản của tàu thuyền và tình hình cơ bản về hoạt động đi lại, tác nghiệp của tàu thuyền đó. Đối với các tàu thuyền nước ngoài có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan Hải cảnh có thể thực hiện việc theo dõi và giám sát.

Điều 14 :

Với các tàu thuyền ngoại quốc đi vào nội thuỷ, lãnh hải trái phép, cơ quan Hải cảnh có quyền và trách nhiệm yêu cầu tàu thuyền đó lập tức rời khỏi hoặc áp dụng các biện pháp như tạm giữ, xua đuổi, và cưỡng chế lai kéo.

Điều 15 :

Do nhu cầu chấp hành nhiệm vụ bảo vệ an toàn trên biển, nhân viên cơ quan Hải cảnh có thể tiến hành lên tàu, kiểm tra đối với các tàu thuyền đi lại, dừng đậu, tác nghiệp trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.

…Đối với các tàu thuyền từ chối phối hợp kiểm tra, cơ quan Hải cảnh có thể cưỡng chế kiểm tra ; các tàu thuyền bỏ chạy khỏi hiện trường, cơ quan Hải cảnh có thể áp dụng các biện pháp cần thiết để tiến hành ngăn chặn, truy đuổi…".

Gay gắt hơn, Điều 16 của Dự luật cho phép : "Cơ quan Hải cảnh có thể áp dụng các biện pháp sau để xử lý các yêu cầu cấp thiết trong các sự kiện đột xuất phát sinh trên biển : 

1. Ra lệnh cho tàu thuyền dừng di chuyển, dừng tác nghiệp.

2. Ra lệnh cho tàu thuyền thay đổi hành trình hoặc đi tới các địa điểm được chỉ định.

3. Ra lệnh cho nhân viên trên tàu thuyền rời khỏi tàu thuyền hoặc hạn chế, cấm nhân viên lên, xuống tàu thuyền.

4. Ra lệnh cho tàu thuyền dỡ hàng hoá hoặc hạn chế, cấm tàu thuyền dỡ hàng hóa.

Xây dựng và võ lực

Dự luật này không minh thị quy định về hoạt động thiết kế và đặt các giàn khoan dầu hay tìm kiếm khí đốt trên biển của các nước trong khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông, nhưng ai đọc cũng hiểu Trung Quốc đã ngăn cấm tuyệt đối, khi chưa có phép của họ, như ghi trong Điều 17 nguyên văn như sau :

"Đối với các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài khi xây dựng công trình kiến trúc, cấu trúc hoặc lắp đặt các loại thiết bị cố định hoặc thả nổi trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc mà chưa được các cơ quan chủ quản Trung Quốc phê chuẩn, cơ quan Hải cảnh có quyền và trách nhiệm yêu cầu dừng các hoạt động vi phạm pháp luật hoặc điều chỉnh, thay đổi hành vi có (hoặc không có) thời hạn ; đối với các tổ chức, cá nhân từ chối dừng hoạt động vi phạm hoặc từ chối điều chỉnh, thay đổi hành vi có (hoặc không có) thời hạn, khi cần thiết, cơ quan Hải cảnh có thể cưỡng chế dỡ bỏ theo pháp luật".

Đới với hoạt động của các tầu thuyền quân sự và của chính phủ nước ngoài, Điều 18 của Dự luật ấn định : "Đối với tàu thuyền quân sự nước ngoài và tàu thuyền chính phủ nước ngoài hoạt động phi thương mại trong vùng biển thuộc quyền tài phán Trung Quốc mà có hành vi vi phạm quy định pháp luật Trung Quốc, cơ quan Hải cảnh có quyền áp dụng các biện pháp cảnh giới hoặc kiểm soát cần thiết để ngăn chặn, ra lệnh cho tàu thuyền đó lập tức rời khỏi vùng biển liên quan ; đối với các tàu thuyền kiên quyết không rời đi, gây ra nguy hại hoặc uy hiếp nghiêm trọng, cơ quan Hải cảnh có quyền áp dụng các biện pháp như xua đuổi hoặc cưỡng chế lai kéo". 

Nếu chỉ có bấy nhiêu thì Dự luật Hải cảnh chỉ hợp thức hóa những hành động bấy lâu nay của Trung Quốc ở Biển Đông.

Vũ khí và vũ khí

Nhưng điểm quan trọng và nguy hiểm nhất của Dự luật Hải cảnh mới là nhà nước Trung Quốc đã cho phép Lực lượng Hải cảnh được sử dụng mọi loại vũ khí khi cần thiết để bảo vệ an ninh và quyền lợi trên biển.

Nguyên văn của Điều 19 viết thế này :"Khi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trên biển bị các tổ chức, cá nhân nước ngoài xâm phạm bất hợp pháp, hoặc đang đối mặt với nguy hiểm cấp bách bị xâm phạm bất hợp pháp, cơ quan Hải cảnh có quyền áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết, bao gồm sử dụng vũ khí để ngăn chặn việc xâm hại, loại trừ nguy hiểm theo các quy định của Luật này hoặc các bộ luật, quy định khác liên quan".

Khi cho phép dùng vũ khí để dành chủ quyền trên biển, Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế và vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982. Chiến tranh có thể xẩy ra vì Bắc Kinh đã sử dụng võ lực để cưỡng chế quyền chủ quyền và chủ quyền của nước khác, hay đang có tranh chấp với Trung Quốc, ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Ngoài Điều 19, việc sử dụng vũ khí theo nhu cầu trên biển còn được cho phép trong các điều ghi sau :

Điều 43 : "Khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây nếu cảnh cáo không có tác dụng, nhân viên hải cảnh có thể sử dụng vũ khí cầm tay khi : 

1. Có chứng cứ cho thấy tàu thuyền chở nghi phạm hoặc vận chuyển trái phép vũ khí, đạn dược, tài liệu mật nhà nước, ma túy và những vật phẩm trái phép khác, mà cố tình bỏ trốn sau khi hải cảnh ra lệnh dừng lại.

2. Tàu thuyền nước ngoài sản xuất, hoạt động trái phép trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc không chấp hành hiệu lệnh của hải cảnh về việc dừng tàu, lên kiểm tra, mặc dù Hải cảnh đã sử dụng biện pháp khác nhưng không đủ để ngăn chặn hành vi trái phép. 

Điều 44 mở rộng hơn, khi viết rằng :"Ngoài vũ khí cầm tay, hải cảnh có thể sử dụng tàu thuyền hoặc vũ khí trang bị trên tàu khi xảy ra một trong các trường hợp sau :

 1. Thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố trên biển.

 2. Xử lý vụ việc bạo lực nghiêm trọng trên biển.

 3. Phương tiện tàu thuyền, thiết bị bay của hải cảnh bị tấn công bằng vũ khí hoặc hình thức nguy hiểm khác". 

Điều 45 thả lỏng hơn : "Khi sử dụng vũ khí theo pháp luật, nhân viên hải cảnh có thể sử dụng lập tức trong trường hợp không kịp cảnh báo hoặc sau khi cảnh cáo có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn".

Điều 46 căn dặn : "Nhân viên hải cảnh căn cứ vào mức độ cấp bách, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội và hành vi của người phạm tội, phán đoán hợp lý về mức độ cần thiết của việc dụng vũ khí, tránh và hạn chế tối đa việc gây tổn thất về người và tài sản ; khi sử dụng vũ khí với tàu thuyền, cần tránh tối đa việc bắn vào vị trí dưới đường nước (thuỷ tuyến)".

Quyền tài phán ở đâu ?

Vậy điều mà Trung Quốc tự cho thuộc "quyền tài phán" (3) của mình trên biển, nhưng thực tế phần lớn thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước khác, bao gồm những vùng nào ?

Việc này Dự luật quy định trong Điều 74, theo đó : "Vùng biển thuộc quyền tài phán của nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc bao gồm : lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa cũng như các vùng biển khác thuộc quyền tài phán của nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc. Nội thủy là vùng nước bên trong đường cơ sở lãnh hải về phía đất liền của nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc, trong đó bao gồm vịnh và khu vực cửa sông".

Việt Nam phản ứng yếu ớt

Trước tham vọng bá quyền và thực dân rõ như ban ngày của Trung Quốc như vậy, phía Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam đã nói gì ?

Hãy nghe người Phát ngôn của Bộ Ngoại giao phản ứng tại cuộc họp báo ngày 05/11/2020, theo tường thuật của báo Người Lao Động :

"Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 5/11, phóng viên nêu câu hỏi đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam về việc hôm qua Trung Quốc vừa xem xét lại dự luật cho phép Cảnh sát biển Trung Quốc sử dụng vũ khí trong vùng lãnh hải của Trung Quốc.

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Dương Hoài Nam nhấn mạnh như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam luôn ủng hộ giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982".

Câu nói của Dương Hoài Nam chỉ lập lại điều phía Việt Nam đã nói đi nói lại nhiều lần, trong nhiều năm mỗi khi vấn đề chủ quyền ở Biển Đông của Việt Nam bị Trung Quốc vi phạm. Ngoài ra Việt Nam cộng sản đã kiềm chế đến mức thấp nhất của ngôn ngữ ngoại giao đề tránh gây bất bình với Bắc Kinh, nói chi đến hành động mạnh phản ảnh ý chí và bản lĩnh của một nước độc lập có chủ quyền.

Đó là lý do tại sao Lãnh đạo Việt Nam đã tránh tối đa chỉ trích Trung Quốc về Luật Hải cảnh, dù biết đó là cái thòng lọng đang chờ treo cổ Việt Nam ở Biển Đông.

Phạm Trần

(06/01/2021)

-------------------

Chú thích :

(1) Quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) là một nhóm gồm các đảo không người ở do Nhật Bản kiểm soát ở biển Hoa Đông. Các đảo nằm về phía đông của Trung Quốc đại lục, về phía đông bắc của Đài Loan, về phía tây của đảo Okinawa, và ở phía bắc cực tây nam của quần đảo Ryukyu (đảo Yonaguni).

Từ khi Hoa Kỳ trao quyền quản lý các đảo cho Nhật Bản năm 1971, quyền sở hữu các đảo bị tranh chấp giữa Nhật Bản với Cộng hòa nhân dân Trung Quốc và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã phát hiện và kiểm soát các đảo từ thế kỷ 14. Nhật Bản đã kiểm soát các đảo từ năm 1895 cho đến khi đầu hàng kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Hoa Kỳ quản lý quần đảo như là một phần của Chính quyền dân sự Hoa Kỳ tại quần đảo Ryukyu từ năm 1945 đến năm 1972, khi chúng được trao cho Nhật Bản theo Hiệp ước trao trả Okinawa giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản (theo Bách khoa Toàn thư mở).

(2) Dự án Đại Sự Ký Biển Đông : Do một số Trí thức trong và ngoài nước thành lập từ năm 2015 nhằm nghiên cứu về Tình hình Biển Đông.

Đứng đầu bởi Phó Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, chuyên ngành luật quốc tế tại Đại học Quốc gia Hà Nội và Học viện ngoại giao Việt Nam.

(3) Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển được quy định, cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình ; nghiên cứu khoa học về biển ; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó (theo Tài liệu Biên giới lãnh thổ của Việt Nam).

Additional Info

  • Author Phạm Trần
Published in Diễn đàn

Hoạt động quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông thời gian qua

Trong suốt năm 2020, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tích cực thực hiện các hoạt động và tập trận ở Biển Đông. Sự gia tăng cường độ hoạt động này phần nào nằm trong dự đoán trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường và mở rộng năng lực quân sự và PLA nắm trong tay các hệ thống có thể hoạt động thành thạo ở phạm vi xa hơn. Ngoài ra, trong năm 2016, Trung Quốc đã có được khả năng triển khai các hệ thống ở tiền phương bằng việc xây dựng các đảo nhân tạo với diện tích 3.200 mẫu cũng như các cơ sở hạ tầng quân sự đi kèm (bao gồm 3.000 mét đường băng, bến tàu hải quân, nhà chứa máy bay, hầm chứa đạn dược có gia cố, silo tên lửa và radar).

quansu1

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tập trận trên Biển Đông vào tháng 12/2016 - Reuters

Trong 8 tháng qua, quân đội Trung Quốc rõ ràng đã tiếp tục tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông. Một số hoạt động và tập trận lớn đã thu hút được sự chú ý của quốc tế. Trong số này, quan trọng nhất phải kể đến :

- Giữa tháng 3, hai máy bay quân sự của Trung Quốc đã diễn tập chống tàu ngầm ở Biển Đông.

- Ngày 6-11/4 : Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8, được sự yểm trợ của hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc, đã làm gián đoạn dự án thăm dò dầu khí của Malaysia trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.

- Ngày 6/5 : Hải quân PLA (PLAN) tiến hành diễn tập hộ tống ở Biển Đông khi đang trên đường tham gia tập trận chống cướp biển ở vịnh Aden. Nhóm tàu hải quân bao gồm tàu khu trục Type 52D Thái Nguyên và khinh hạm Type 54A Kinh Châu, đều thuộc phân đội 3 của Chiến khu miền Đông của PLA. Cuộc tập trận này bao gồm các nhiệm vụ cứu hộ và chống cướp biển.

quansu2

Hình chụp vệ tinh Đá Chữ Thập nơi Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự. AMTI

- Ngày 14/5 : Trung Quốc triển khai máy bay cảnh báo sớm và máy bay chống tàu ngầm đến đá Chữ Thập.

- Giữa tháng 6, phân đội tàu khu trục của hải quân thuộc Chiến khu miền Nam tiến hành tập trận nhằm cải thiện khả năng phòng không, chống tên lửa và chống tàu ngầm của PLA. Theo tờ Nhật báo Quân giải phóng, tham gia tập trận có tàu khu trục Type 52D Hohhot và khinh hạm Type 54A Hành Dương, đều thuộc phân đội 2 Chiến khu Miền Nam.

- Ngày 27/6 : Tàu chiến Type 071 (còn được gọi là "lớp Ngọc Châu") của PLAN đã cập cảng tại đảo Phú Lâm. Type 071 là một tàu đốc đổ bộ có khả năng chở nhiều trực thăng, các tiểu đoàn quân và hàng hóa, chẳng hạn như xe lội nước. Việc neo đậu tàu chiến này được cho là nhằm chuẩn bị cho cuộc tập trận từ ngày 1-5/7.

- Ngày 1-5/7 : Trung Quốc tiến hành tập trận kéo dài 5 ngày ở quần đảo Hoàng Sa. Trong thời gian đó, Cục An toàn hàng hải của Trung Quốc đã cấm các tàu đi qua toàn bộ khu vực quần đảo Hoàng Sa. Trong các cuộc tập trận này, đảo Phú Lâm được sử dụng làm căn cứ và theo các chuyên gia, Trung Quốc đã cho diễn tập chiếm đảo hoặc bảo vệ an ninh đảo. Trước cuộc tập trận, một tàu đổ bộ trực thăng Type 071 và ba tàu nhỏ hơn đã được phát hiện ở bến cảng của đảo Phú Lâm.

- Ngày 11-13/7 : Các tàu khu trục cỡ nhỏ Mai Châu (số hiệu 584), Lục Bàn Thủy (số hiệu 514) và Khúc Tĩnh (số hiệu 508) đa cùng với một đội tàu khu trục cỡ nhỏ thuộc Chiến khu miền Nam tham gia diễn tập thực tế trên biển, bao gồm hoạt động bắn đạn thật nhằm vào các mục tiêu trên biển.

- Ngày 17/7 : Trung Quốc đã đưa ít nhất 8 máy bay chiến đấu (được cho là các mẫu J-11B và JH-7) đến đảo Phú Lâm, căn cứ quân sự lớn nhất của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa.

- Ngày 30/7 : Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, PLA đã tiến hành tập trận với các máy bay mới (Tây An H-6J và Tây An H-6G). Nội dung huấn luyện bao gồm cất cánh và hạ cánh ban đêm, hoạt động đường dài và tấn công các mục tiêu trên biển.

- Ngày 4/8 : Các máy bay chiến đấu Su-30 đã hoàn thành sứ mệnh tuần tra vũ trang kéo dài 10 giờ tới các đảo và đá xa xôi nhất trên Biển Đông (đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa), phá kỷ lục trước đó của PLA về thời lượng bay trong một lần xuất kích bằng phi cơ chiến đấu.

- Ngày 6/8 : Lực lượng tên lửa PLA được cho là đã phóng tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26 trong khuôn khổ một cuộc tập trận.

- Ngày 12/8 : H-6J, mẫu máy bay ném bom mới được tiết lộ của PLAN, lần đầu tiên được triển khai đến đảo Phú Lâm.

- Ngày 16/8 : Theo CCTV, PLAN tiến hành thử nghiệm thành công một ngư lôi phóng từ tàu hộ tống Giang Đảo.

- Ngày 24-29/8 : Trung Quốc tiến hành 3 cuộc tập trận riêng biệt, trong đó có 2 cuộc diễn ra gần Hoàng Hải và 1 cuộc diễn ra ở Biển Đông, gần quần đảo Hoàng Sa.

- Ngày 26/8 : Trung Quốc phóng một số tên lửa đạn đạo, bao gồm tên lửa DF-26B và DF-21D, được mệnh danh là các "sát thủ tàu sân bay", vào Biển Đông như một phần của cuộc tập trận quân sự tích hợp và tấn công mô phỏng vào tàu chiến Mỹ. Các tên lửa này đã rơi xuống giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa.

- Ngày 28/9 : Trung Quốc đồng thời tổ chức 5 cuộc tập trận hải quân, trong đó có 2 cuộc tập trận bắn đạn thật diễn ra gần quần đảo Hoàng Sa.

Các tàu chiến của PLAN, tàu cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) và tàu khảo sát mang cờ Trung Quốc cũng thường xuyên tới các đảo nhân tạo, đến mức những động thái này phần nào đã trở thành hoạt động thường kỳ và thường không được báo cáo trừ khi các phương tiện này tiếp xúc với các phương tiện của một quốc gia khác. Hơn nữa, ngoài một quãng nghỉ trong tháng 5 và khoảng 3 tuần trong tháng 7-8, thì kể từ đầu tháng 4, các tàu CCG đã liên tục được triển khai đến bãi cạn Scarborough, nơi cả Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố chủ quyền.

Cảnh sát biển Trung Quốc cũng đã sử dụng vũ lực để ngăn chặn các bên tranh chấp khác đánh bắt cá hoặc đi lại trong vùng biển tranh chấp, chẳng hạn như vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam vào ngày 3/4 và vụ đâm tàu Việt Nam vào ngày 8/7 gần quần đảo Hoàng Sa.

PLAN nói chung cũng đã có một số tiến bộ, mà có tác động tới cán cân quyền lực ở Biển Đông, chẳng hạn như sự ra đời của các tàu tuần dương lớp Nhậm Hải mới là tàu chiến mặt nước lớn nhất trên thế giới, tàu tuần dương lớp Nhậm Hải đã được đưa vào hoạt động tháng 1/2020. Các tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông đã tiến hành huấn luyện thường xuyên và các chuyến đi thử nghiệm trên biển trong mùa Hè và gần đây nhất là vào tháng 9. Mặc dù đã đi vào hoạt động trong tháng 12/2019, nhưng tàu Sơn Đông vẫn chưa sẵn sàng chiến đấu ; tàu Liêu Ninh mất 6 năm để đạt được năng lực vận hành ban đầu sau khi chính thức đi vào hoạt động năm 2012.

Trung Quốc đang tự tin hơn ở Biển Đông ?

Thế giới nhìn chung cho rằng quân đội Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch toàn cầu để giành lợi thế trong các tranh chấp lãnh thổ. Quân đội Trung Quốc đang hoạt động tích cực hơn bao giờ hết : Cho dù đó là tình trạng đối đầu giằng co và bạo lực gia tăng dọc theo biên giới Trung-Ấn, gia tăng xâm nhập vào không phận Đài Loan hay tăng cường hiện diện quân sự gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp ở biển Hoa Đông.

Tuy nhiên, tình hình ở Biển Đông có đôi chút khác biệt : Tại đây, Mỹ vẫn nắm giữ lợi thế quân sự quyết định do khả năng triển khai sức mạnh và duy trì các hoạt động từ khoảng cách xa. Việc xem xét các hoạt động quân sự, những đợt triển khai và các tuyên bố của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông mang lại một số hiểu biết về chiến lược quân sự của Trung Quốc trong bối cảnh nước này hiện ở thế bất lợi.

quansu3

Hình chụp hôm 7/10/2019 : Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ tham gia tập trận ở Biển Đông hôm 6/10/2019. AFP

Thứ nhất, PLA tỏ ra thận trọng trong các "tương tác" trực tiếp với quân đội Mỹ. Trung Quốc đã không mạo hiểm thực hiện chiến lược "bên bờ vực chiến tranh" với các phương tiện của Mỹ, và các cuộc đụng độ trực tiếp thường diễn ra an toàn và chuyên nghiệp. Thay vào đó, PLA đang sử dụng sức mạnh quân sự của mình một cách gián tiếp để gửi đi tín hiệu về khả năng gây thiệt hại lớn cho Mỹ nếu chiến tranh nổ ra.

Thứ hai, sự thay đổi vai trò của PLA ở Biển Đông mang tính định tính hơn là định lượng. Các hoạt động, các đợt triển khai và phản ứng bằng lời nói của PLA không chệch hướng đáng kể so với dự kiến, khi xét tới việc nước này từng bước tăng cường các năng lực của họ. Tuy nhiên, PLA đã trở thành phương tiện chính mà qua đó Trung Quốc đang cố gắng thuyết phục Mỹ tiết chế cách tiếp cận của nước này đối với Biển Đông.

Thứ ba, nhu cầu tăng cường khả năng răn đe Mỹ đã trở thành một ưu tiên, ngay cả khi Trung Quốc phải bộc lộ khả năng hoặc làm trầm trọng thêm căng thẳng với các bên tranh chấp khác. Trước đây, Trung Quốc sẽ lựa chọn thời điểm và xác định bản chất của các cuộc triển khai và các cuộc tập trận để làm giảm bớt ý nghĩa của các hoạt động đó và quảng bá câu chuyện rằng Trung Quốc đang ở thế thủ ; thường thì các tuyên bố công khai thậm chí còn không đi kèm với các sự kiện. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc giờ đây đang muốn chứng minh cho Mỹ thấy khả năng tấn công của mình.

Điều này phản ánh sự bất an sâu sắc ngày càng lớn ở Bắc Kinh rằng Mỹ có thể tìm cách khơi mào một cuộc chiến chống Trung Quốc ở Biển Đông. Do đó, Trung Quốc có động cơ để phóng đại các hoạt động và khả năng của mình ở Biển Đông - một điểm khác biệt rõ ràng so với các giao thức trước đây là hạ thấp và che giấu bất kỳ hoạt động nào để tránh nâng cao nhận thức về mối đe dọa.

Thông tin về nhiều hoạt động quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông do Bắc Kinh trực tiếp cung cấp và rất khó có thể xác minh mức độ thành công của các cuộc tập trận nhất định, hoặc thậm chí là cả tính xác thực của một số hoạt động, chẳng hạn như liệu chuyến bay kéo dài 10 tiếng có thực sự xảy ra hay không. Tuy nhiên, nhịp độ quân sự gia tăng và việc công khai rộng rãi các hoạt động quân sự cho thấy Trung Quốc muốn thế giới, và nhất là Mỹ, biết rằng quân đội của họ có thể gây tổn thất lớn cho bất kỳ quốc gia nào đe dọa vị thế của họ ở Biển Đông.

Cuối cùng, việc Trung Quốc gia tăng hoạt động quân sự nhiều khả năng là dấu hiệu của sự bất an chứ không phải là sự tự tin. Trong lịch sử, Trung Quốc hành động nóng vội nhất khi nước này cảm thấy dễ bị tổn thương và lo sợ rằng các nước khác sẽ lợi dụng những điểm yếu được nhận thấy ở họ. Nếu PLA đang lên kế hoạch cho một chiến dịch quân sự để mở rộng quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với Biển Đông, hoặc một trong những hòn đảo bị chiếm đóng khác, thì chúng ta sẽ không hay biết gì về điều đó cho đến khi quá muộn. Việc PLA tập trung phát đi tín hiệu công khai cho thấy Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không có động thái quân sự trong khu vực này. Tuy nhiên, sự nhạy cảm, và trong một số trường hợp là chứng hoang tưởng, của Trung Quốc về chiến lược của Mỹ cho thấy nước này nhiều khả năng sẽ có những lời lẽ cứng rắn và tiến hành các hoạt động quân sự phô trương trong vài tháng tới.

Hàm ý đối với Việt Nam

Mặc dù trong các phát biểu chính thức, các lãnh đạo Việt Nam thường tuyên bố : "Lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực". Tuy nhiên phía Việt Nam cũng đồng thời bày tỏ quan ngại về một số sự kiện diễn ra gần đây tại Biển Đông có sự xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Đây là một thực tế đang đe doạ tới môi trường an ninh của Việt Nam và khu vực trong thời gian qua. Với các dự báo về khả năng sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự leo thang tại khu vực Biển Đông của PLA và CCG, điều này khiến Việt Nam cần có sự tích cực chuẩn bị các phương án để có thể đối phó trước các đe doạ này từ Trung Quốc.

Trương Tuấn Đạt

Nguồn : RFA, 14/12/2020

Additional Info

  • Author Trương Tuấn Đạt
Published in Diễn đàn

Với Việt Nam dù quyết liệt chống tham nhũng song vẫn phải dựa trên và phải tôn trọng các nguyên tắc pháp quyền, phải bảo đảm hài hòa với các tiêu chuẩn nhân quyền được cả cộng đồng quốc tế thừa nhận.

lonong2

Phiên tòa xử tội phạm tham nhũng ở tỉnh Phúc Kiến hồi tháng 11/2010 - Ảnh : Reuters.

133 vụ án, 94 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, bao gồm những vụ tồn đọng nhiều năm, đã được cấp cao nhất trong bộ máy phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo trong giai đoạn 2013-2020.

Số liệu trên được công bố tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 – 2020, sáng 12/12. Tính riêng từ năm 2016 đến nay, Uỷ viên Bộ Chính trị đầu tiên bị kỷ luật là ông Đinh La Thăng.

Liệu án tham nhũng ở Việt Nam có tương tự như với Trung Quốc – một quốc gia cùng thể chế chính trị với Việt Nam ?

Theo các tài liệu liên quan về vấn đề tham nhũng của Bắc Kinh, thì trong quá trình cải cách, các thế lực thù địch bên ngoài đã lợi dụng chính sách mở cửa để thâm nhập vào Trung Quốc, tìm mọi cách làm tha hóa lớp trẻ, lợi dụng, mua chuộc dụ dỗ một số cán bộ thoái hóa biến chất để lôi kéo họ vào con đường phạm tội.

Do tư tưởng phong kiến tồn tại lâu đời ở Trung Quốc như tham quyền, tham thế lực, mặc dù Nhà nước xã hội chủ nghĩa lấy dân làm gốc nhưng một bộ phận lãnh đạo vẫn tồn tại tư tưởng lấy "quan làm gốc", đã làm quan thì tranh thủ kiếm lợi và tìm cách thâu tóm quyền lực.

Các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn chưa đầy đủ, việc trừng trị thì chưa nghiêm khắc kể cả lập pháp và cả thi hành pháp luật, những người phạm tội thì ngày càng gan lỳ, chưa bị tử hình thì họ không sợ.

Đứng trước tình hình đó, chủ trương của Đảng cộng sản Trung Quốc là đấu tranh triệt để và trừng trị nghiêm khắc đối với các hành vi tham nhũng, dù họ ở bất cứ cương vị nào, và với phương châm là phải dựa vào pháp luật, dựa vào quần chúng và tăng cường hợp tác quốc tế nhằm dệt nên "lưới trời lồng lộng", để không một hành vi tham nhũng nào là không bị phát hiện và trừng trị theo đúng pháp luật.

Ở Trung Quốc, đơn tố cáo, tố giác của nhân dân về tham nhũng là nguồn quan trọng nhất, chiếm 60 – 70%, để từ đó phát hiện ra tội phạm. Vì vậy pháp luật của Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định rõ trách nhiệm của cơ quan đấu tranh chống tham nhũng trong việc xác minh đầy đủ và kịp thời các nguồn tin này, và trách nhiệm trong việc bảo vệ bí mật đối với người tố cáo, tố giác tội phạm.

Mặt khác nếu tội tham nhũng được phát hiện và xử lý thì người tố giác, tố cáo tội phạm được hưởng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số giá trị tài sản mà cơ quan đấu tranh chống tham nhũng thu giữ được. Có thể nói đây là những quy định nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong công tác đấu tranh chống tham nhũng.

Có ý kiến là Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng của Đảng cộng sản Việt Nam cần học tập Trung Quốc về vấn đề liên quan "trừng trị nghiêm khắc đối với các hành vi tham nhũng, dù họ ở bất cứ cương vị nào" : Thứ nhất, trong điều kiện cải cách kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc, việc thành lập cơ quan đấu tranh chống tham nhũng thuộc Viện kiểm sát nhân dân là phù hợp với yêu cầu khách quan của cuộc đấu tranh chống lại loại tội phạm này, nhằm hạn chế và loại trừ các tác động xấu làm ảnh hưởng đến công tác điều tra và xử lý.

Việt Nam cũng nên như vậy thay cho việc đây là quyền lực tối cao thuộc Tổng bí thư.

Thứ hai, qua thực tiễn hoạt động của cơ quan đấu tranh chống tham nhũng ở Trung Quốc, cho thấy rằng đội ngũ cán bộ của Cục đấu tranh chống tham nhũng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, phải là những người tốt nghiệp đại học Luật tử tế – không phải là ‘chạy bằng cấp’, có kinh nghiệm công tác, có trình độ ngoại ngữ, có bản lĩnh và tố chất nghề nghiệp, và được tổng kết thành "ba nên và ba không" ; theo đó, "ba nên" là dùng luật pháp để đấu tranh với người phạm tội tham nhũng, không được dùng lời hứa sẽ tha bổng hoặc giảm nhẹ tội ; dùng lời lẽ để giáo dục, thuyết phục, không dùng lời lẽ đe dọa ; dùng tình nghĩa, trách nhiệm để cảm hóa, không được làm nhục hoặc làm mất danh dự của họ.

"Ba không" bao gồm không sợ sệt trước quyền lực ; không vì lợi ích cá nhân ; không lợi dụng tình cảm.

Với Việt Nam, cần lưu ý là có học tập Trung Quốc đến đâu đi nữa, dù quyết liệt chống tham nhũng song vẫn phải dựa trên và phải tôn trọng các nguyên tắc pháp quyền và phải bảo đảm hài hòa với các tiêu chuẩn nhân quyền được cả cộng đồng quốc tế thừa nhận.

Điều này trước hết là bởi Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước cốt lõi về nhân quyền của Liên Hợp quốc, và đã khẳng định rõ ràng mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong Hiến pháp.

Thêm vào đó, cần thấy rằng Trung Quốc là nước lớn trên thế giới, còn Việt Nam là nước nhỏ hơn. Những "ông lớn" có thể phớt lờ các tiêu chuẩn quốc tế, còn các nước nhỏ hơn thì nên theo cách hành xử khôn ngoan là tuân thủ để tạo ra quyền lực mềm qua đó sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế làm vũ khí kiềm chế các "ông lớn".

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 13/12/2020

Additional Info

  • Author Hoài Nguyễn
Published in Diễn đàn

Thế giới xoay chiều với Trung Quốc, Việt Nam sẽ làm gì ?

Song Chi, RFA, 27/07/2020

Chính Mỹ đã tạo ra con quái vật của Frankenstein

Những ngày gần đây quan hệ Mỹ-Trung trở nên xấu hẳn đi, sự việc hai bên yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán của nhau tại Houston (ngày 24/7) và Thành Đô (ngày 27/7) là một trong những bước leo thang mới nhất. Không ít nhà bình luận chính trị trên các tờ báo quốc tế đã đặt ra câu hỏi liệu quan hệ giữa hai bên sẽ xuống thấp đến mức nào, hay liệu có khả năng xảy ra một cuộc xung đột quân sự trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới hay không.

xoay1

Chính Mỹ đã tạo ra con quái vật Trung Quốc

Một điều rõ ràng hơn mà ai cũng công nhận, đó là quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc từ bây giờ trở đi sẽ thay đổi, như chính lời ông Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nói thẳng trong bài diễn văn tại Bảo tàng Thư viện Quốc gia Richard Nixon, thành phố Yorba Linda, bang California ngày 23/7 vừa qua.

Nhiều nhà bình luận quốc tế cũng nhận xét, không phải ngẫu nhiên mà Mike Pompeo chọn Thư viện mang tên cố Tổng thống Richard Nixon để có bài phát biểu nói lên mối đe dọa của chế độ độc tài Trung Quốc đối với mọi mặt của Mỹ cũng như cho tương lai của các nền dân chủ tự do trên toàn thế giới.

Non nửa thế kỷ trước, cố Tổng thống Richard Nixon là người đã thực hiện chiến lược mở cửa kinh tế đối với Trung Quốc, với hy vọng rằng sự hội nhập với thế giới sẽ giúp cho chế độ độc tài toàn trị của Trung Quốc thay đổi, bởi vì "thế giới không thể an toàn cho đến khi Trung Quốc thay đổi" (1).

Nhưng điều đó đã không xảy ra, ngược lại sau 50 năm nước Mỹ và thế giới cay đắng nhận ra Trung Quốc đã trục lợi từ sự mở cửa đó để làm giàu, ăn cắp việc làm, các phát minh, chất xám cùa Mỹ và các cường quốc phương Tây, đã đặt luật chơi cho các nước, tìm mọi cách xói mòn, phá hoại các nền dân chủ trên thế giới và giờ đây đã trở thành con quái vật của Frankenstein, như chính lo ngại của cố Tổng thống Nixon. Chính vì vậy, chính sách của Mỹ, như Ngoại trưởng Mike Pompeo nói, phải thay đổi.

Không chỉ có Mỹ, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã nhận ra điều này. Đại dịch Covid-19, sự hung hăng của Bắc Kinh trên biển Đông, hồ sơ nhân quyền tồi tệ đối với người Duy Ngô Nhĩ, luật An ninh mạng Hong Kong, vụ đụng độ quân sự với Ần độ tại biên giới hai nước v.v…Tất cả đã cho thấy gương mặt hung hăng, hiếu chiến, đầy tham vọng và tàn ác của chế độ độc tài Bắc Kinh.

Anh : Chính phủ Anh gần đây cũng đã có những động thái mạnh mẽ hơn với Trung Quốc, từ việc tuyên bố mở đường nhập tịch cho gần 3 triệu công dân Hong Kong, loại bỏ Huawei khỏi hệ thống phát triển mạng 5G vào năm 2027– chấm dứt 20 năm hợp tác, cân nhắc việc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các quan chức cao cấp của chính quyền Hong Kong cũng như các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc đàn áp người Uighurs ; các nhà hoạch định quân sự Anh cũng đang có kế hoạch đưa tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, chiến hạm lớn nhất lịch sử hải quân Anh, đến đồn trú ở Thái Bình Dương...

Úc : Sau tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 13/7, bác bỏ những đòi hỏi về chủ quyền hàng hải của Trung Quốc trên biển Đông, chính phủ Úc đã gửi công hàm chính thức đến Liên Hiệp Quốc vào ngày 23/7, bác bỏ hoàn toàn các tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải dựa trên UNCLOS 1982. So với tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không bác bỏ quyền đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc (và các quốc gia khác) tại quần đảo Trường Sa, công hàm của Úc còn rõ ràng, đầy đủ và đi xa hơn khi không chấp nhận tuyên bố chủ quyền của TQ tại Hoàng Sa và Trường Sa, trên các hòn đảo nhân tạo hay bất cứ đâu trên biển Đông.

Nhật Bản : Sách trắng Quốc Phòng thường niên của Nhật Bản công bố ngày 14/7, tố cáo Trung Quốc lợi dụng đại dịch đẩy mạnh các hoạt động đòi chủ quyền gần các đảo có tranh chấp ở biển Hoa Đông cũng như ở Biển Đông (Nhật và Trung Quốc có tranh chấp đối với quần đảo mà Nhật gọi là Sensaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), tố cáo Bắc Kinh "tuyên truyền" và "thông tin sai" về đại dịch Covid-19. Nhật cũng bày tỏ lo ngại rằng Bắc Kinh hiện chi tiêu cho quốc phòng gấp bốn lần Tokyo và Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài và nghiêm trọng hơn cả Triều Tiên.

Ấn Độ : Sau cuộc đụng độ đẫm máu với Trung Quốc tại thung lũng Galwan ở phía tây dãy Himalaya vào ngày 15.6 khiến 20 người lính Ấn thiệt mạng và hàng chục người của hai bên bị thương, làn sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc và tinh thần dân tộc đã dâng cao tại Ấn độ.

Canada : Mối quan hệ giữa Canada với Trung Quốc cũng xấu đi từ sau vụ Canada bắt giữ bà Mạnh Văn Chu, giám đốc tài chính của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei, theo yêu cầu của Mỹ vào năm 2018. Trung Quốc sau đó trả đũa bằng việc bắt giữ 2 công dân Canada với cáo buộc "gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia".

Gần đây Canada đã lên tiếng chỉ trích luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh vừa áp đặt ở Hong Kong, đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong, đồng thời ngưng xuất khẩu các trang thiết bị quân sự nhạy cảm sang Hong Kong. Canada cũng xem xét mở rộng các diện nhập tịch cho người Hong Kong. Tất nhiên, Bắc Kinh đã lên tiếng chỉ trích Canada và đe dọa trả đũa kinh tế, những động thái này khiến cho mối quan hệ giữa hai nước càng căng thẳng.

Chưa kể các nước nhỏ yếu hơn Trung Quốc trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương từ Việt Nam, Philippines, Đài Loan… đều bị Trung Quốc o ép, bắt nạt và luôn có thái độ cảnh giác đối với Trung Quốc.

Nói tóm lại, Trung Quốc giờ đây đang phải đối mặt với làn sóng nghi ngại hoặc thù địch ngấm ngầm từ nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Hậu quả này là do chính sách kinh tế trục lợi, chính sách ngoại giao hung hăng của Bắc Kinh.

Sự hung hăng này có lẽ do Bắc Kinh quá tự tin vào mình, và nhìn thấy một thời cơ khá thuận lợi khi Mỹ đang dần từ bỏ vai trò lãnh đạo trên thế giới, mối quan hệ giữa Mỹ và các nước đồng minh lâu đời từ Âu sang Á bị xói mòn, khối EU cũng mạnh ai nấy lo, cộng thêm đại dịch Covid-19 khiến nước nào cũng lao đao, trong đó Mỹ là quốc gia bị nặng nhất. Nhưng khi Bắc Kinh hùng hổ hơn, thì cũng giúp cho nhiều nước tỉnh ra.

Tình hình hiện nay chưa đến nỗi như thời kỳ chiến tranh lạnh với hai phe tự do, dân chủ, tư bản chủ nghĩa do Hoa Kỳ đứng đầu chống lại phe độc tài, xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Nhưng nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục giữ tham vọng của họ thì điều đó sẽ xảy ra, và lần này, như ngoại trưởng Mike Pompeo nói, thế giới phải thay đổi và buộc Trung Quốc thay đổi. "Nếu thế giới tự do không thay đổi, Trung Quốc cộng sản chắc chắn sẽ thay đổi chúng ta. Chúng ta không thể quay lại cách thức hành động trong quá khứ chỉ vì nó thoải mái hay thuận tiện" (2).

Không chỉ là mối đe dọa đối với mọi thể chế tự do, dân chủ và sự ổn định trên thế giới, Trung Quốc là một chế độ độc tài tàn ác. Lịch sử đảng cộng sản Trung Quốc là một lịch sử đẫm máu người dân Trung Hoa qua các phong trào Cải cách ruộng đất, Đại Nhảy Vọt, Cách mạng Văn hóa, thảm sát Thiên An Môn… cho đến những chính sách tiêu diệt văn hóa, bản sắc, tôn giáo, hành hạ, tra tấn, giết hại, "tẩy não" người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng xuyên suốt mấy chục năm qua, tra tấn, bức hại hàng chục ngàn, hàng triệu học viên Pháp Luân Công v.v… So với chế độ phát xít Đức, chế độ độc tài cộng sản Trung Quốc còn tàn ác hơn gấp bội, vì nó tồn tại lâu hơn nhiều.

Trong tương lai nếu có một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba xảy ra, thì đó chắc chắn phải là cuộc chiến của các nước tự do, dân chủ chống lại Trung Quốc.

Việt Nam sẽ đứng ở đâu trong hiện tại và cái tương lai ấy ?

Việt Nam chọn lựa sai và luôn lỡ tàu

Trong suốt một thời gian dài kể từ khi ra đời vào năm 1930, nắm chính quyền ở MB vào năm 1945 và độc quyền lãnh đạo trên toàn quốc từ tháng 4/1975, đảng cộng sản Việt Nam đã có rất nhiều sự chọn lựa, bước đi sai lầm. Chọn sai mô hình thể chế chính trị, chọn sai đường đi, chọn sai đồng minh, bạn bè. Sự sai lầm đó không chỉ dẫn đến cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn suốt 20 năm, cuộc chiến biên giới Việt-Trung, cuộc chiến biên giới Tây Nam…mà còn khiến Việt Nam trở thành một quốc gia thất bại về nhiều mặt như hiện tại.

xoay2

Việt Nam chọn lựa sai và luôn lỡ tàu

Cũng đã rất nhiều lần, Việt Nam bỏ lỡ nhiều cơ hội để thay đổi, tất cả chỉ vì sự tham quyền cố vị, tầm nhìn hẹp hòi, luôn luôn đặt quyền lợi của đảng, của chế độ lên trên quyền lợi của đất nước, dân tộc, và cả sự thiếu tự tin của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam.

Năm nay cũng là năm kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ (1995-2020), nhưng bất chấp những nhận định đầy "tự hào, lạc quan" của báo chí nhà nước hay của một số quan chức Việt Nam, trong suốt quãng đường 25 năm ấy Việt Nam cũng chẳng đi được bao xa. Học theo Trung Quốc, Việt Nam cũng tìm cách lợi dụng cơ hội mở cửa với thế giới để làm ăn, ang trưởng về kinh tế nhưng vẫn không muốn thay đổi một chút nào về thể chế chính trị.

Hậu quả của việc chỉ mở cửa về kinh tế mà không thay đổi mô hình thể chế chính trị đó đã khiến cho Việt Nam không thể cất cánh trở thành một quốc gia giàu mạnh, tự lực tự cường, bởi nạn tham nhũng nặng nề và những "khuyết tật" nghiêm trọng của một chế độ độc tài toàn trị không có cơ chế kiểm soát quyền lực, không có một nền pháp luật nghiêm minh là những sức cản rất lớn. Người dân không có một cuộc sống tự do, hạnh phúc, bình yên thực sự trong tâm hồn. Chế độ độc tài toàn trị ngu dân cỏn tiêu diệt lương tri, tính thiện, lẫn tài năng của con người. Đối ngoại, Việt Nam vẫn tiếp tục bị Trung Quốc o ép, bắt nạt vì không có ai là đồng minh.

Cho đến bây giờ có lẽ đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã quá hiểu rõ nếu tiếp tục nhịn nhục, làm bạn với Trung Quốc thì chỉ có thiệt thòi, nguy hiểm, phải đối diện với nguy cơ mất độc lập chủ quyền, và trong tương lai, có nguy cơ bị xếp vào cùng một trục với phe Ác nếu thế giới chia phe.

Cho đến bây giờ có lẽ đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã hiểu rằng Hoa Kỳ cũng không có nhu cầu can thiệp vào chuyện nội bộ, làm thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam. Mà nếu có mất đảng, mất chế độ là do chính họ-nếu họ vẫn tiếp tục tạo ra những bất công ngang trái trong xã hội, tiếp tục đàn áp nhân dân đến một ngày người dân không chịu được, phải "tức nước vỡ bờ" mà thôi.

Con đường duy nhất đối với Việt Nam là phải thay đổi, bước đầu tiên là tìm cách thoát dần khỏi mối lệ thuộc kinh tế lẫn chính trị từ Trung Quốc, cang cường hợp tác với các nước, tiến dần từng bước theo hướng dân chủ hóa để giải phóng đất nước khỏi mọi sự trì trệ, kìm hãm, giải phóng triệt để sức dân, đưa đất nước trở thành phồn thịnh, tự cường. Thời cơ thuận lợi từ bên ngoài đã có, còn lại, sự thay đổi chỉ có được từ cả hai phía : nhà nước và sức ép của nhân dân.

Nhiều nhà báo, nhà bình luận chính trị thế giới đã nhận xét rằng, nếu thế giới không cùng hợp tác ngăn chặn, kìm hãm Trung Quốc từ bây giờ, thì chỉ trong vòng 5-10 năm nữa thôi, sẽ là quá muộn.

Cũng như thế, với Việt Nam, nếu không thay đổi thì 5-10 năm nữa Việt Nam sẽ hoàn toàn không thể thoát khỏi Trung Quốc.

Song Chi

Nguồn : RFA, 27/07/2020 (songchi's blog)

(1) "The world cannot be safe until China changes", Richard M. Nixon, "Asia after Vietnam"

(2) If the free world doesn’t change – doesn’t change, communist China will surely change us. There can’t be a return to the past practices because they’re comfortable or because they’re convenient.

*************************

Tại sao Việt Nam không thể bỏ Trung Quốc ?

Cánh Cò, RFA, 28/07/2020

Trong suốt thời gian từ năm 1972 đến nay chưa bao giờ thế giới chứng kiến việc Hoa Kỳ thẳng thừng lên án Trung Quốc như thời gian vừa qua.

ai2

Bắt đầu bằng cuộc chiến thương mại giữa hai nước do Mỹ phát động đến việc cấm Huawei hoạt động trên đất Mỹ sau đó chuyển sang kết án Bắc Kinh đã cố tình im lặng phát tán virus Corona làm cho nước Mỹ và EU ngập chìm trong chết chóc, hỗn loạn dẫn tới quyết định nhanh chóng trước việc Hong Kong bị thủ tiêu chính sách "một quốc gia hai chế độ" và lần đầu tiên Mỹ lên án nặng nề việc chính quyền Trung Quốc giam giữ, hành hung, triệt sản hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ và lập tức cấm vận những công ty, cán bộ chóp bu người Trung Quốc tại Tân Cương cho thấy Mỹ không còn do dự vì mối quan tâm đến việc trao đổi thương mại với Trung Quốc như xưa nay nhiều người nhận xét.

Cuối cùng nhưng chưa phải là kết thúc : Mỹ ra lệnh lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston Texas phải về nước trong vòng 72 giờ vì đã có hành vi gián điệp trên nước Mỹ. Đây là tiếng chuông báo tử cho quan hệ hai nước.

Đối với Việt Nam, Mỹ chính thức chống lại đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc không những bằng lời nói mà còn bằng những hành động thiết thực như mang hai hạm đội tuần tra Biển Đông hợp tác với Ấn Độ, Nhật Bản và Úc tập trận như cảnh báo Bắc Kinh về sức mạnh liên quân mà Trung Quốc không bao giờ có.

Cho tới khi bài diễn văn của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông Mike Pompeo đọc tại thư viện Richard Nixon vào ngày 26 tháng 7 như đập nước khổng lồ Tam Hiệp bị vỡ gây chấn động khắp nơi, nhất là Trung Quốc, cho thấy rõ ràng sách lược chống Trung Quốc triệt để của Washington đã được sự đồng thuận không những của chính quyền Trump mà cả lưỡng viện Quốc hội đã mạnh tay lật lá bài Trung Mỹ trước bàn cờ thế giới.

Người Việt khắp nơi kỳ vọng vào Mỹ sẽ giúp chính quyền Việt Nam thay đổi bản lĩnh trong cách ứng xử với Trung Quốc, thay vì bị động, nhu nhược như từ xưa tới nay có thể trở nên mạnh mẽ hơn, quyết đoán hơn và nhất là độc lập hơn trong mọi giao dịch với Trung Quốc. Nhưng thời gian vừa qua cho thấy hầu như bài diễn văn của ông Pompeo chưa đủ khả năng gây phản ứng tích cực từ Hà Nội khi Việt Nam tiếp tục bưng bít những thông tin mà nước Mỹ đưa ra. Điển hình là tờ báo duy nhất và lớn nhất Việt Nam là VnExpress sau khi dịch và post lên toàn bộ bài diễn văn lịch sử này chỉ một ngày sau đã bị hạ xuống mất tăm. Hành động này giống như báo chí đưa tin hối lộ bị rút bài vì khác với quan điểm của Ban Tuyên giáo trung ương.

Người dân tự hỏi không biết tại sao nhà nước lại làm như vậy, khi mà nước Mỹ như một cứu tinh duy nhất và khả thi đối với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông nhưng nhà nước lại phản ứng rất tiêu cực nếu không muốn nói là phủ nhận vai trò của nước Mỹ đối với chủ quyền đất nước hiện nay.

Trả lời câu hỏi này chắc phải quay lại với hai điểm quan trọng mà Ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh trong bài phát biểu mạnh mẽ và chuyên sâu của ông. Nó chứng tỏ rằng không ai hiểu rõ Trung Quốc hơn chính quyền Mỹ và vì hiểu nó nên Việt Nam chạnh lòng cho vị trí của mình trên bàn cờ thế giới.

Ông Pompeo nhìn nhận : "Chúng ta phải ghi nhớ rằng chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc là chế độ Mác - Lênin. Tổng bí thư Tập Cận Bình là một tín đồ đích thực của một ý thức hệ toàn trị phá sản".

Lời ghi nhớ của ông Pompeo khiến Hà Nội bối rối vì cho tới nay bất kể biến động thế nào đi nữa ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn kiên quyết hướng dẫn cả nước theo con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội, nếu bắt tay với Mỹ ông Trọng sẽ không còn việc gì làm vì ông ta chỉ có duy nhất một giáo điều, duy nhất một căn tính và duy nhất một quyết tâm.

Câu thứ hai của ông Pompeo làm cả hệ thống bất an hơn nữa : "Trong nhiều thập kỷ, các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã phớt lờ, hạ thấp những lời của những nhà bất đồng chính kiến ​​dũng cảm của Trung Quốc, những người đã cảnh báo chúng tôi về bản chất của chế độ mà chúng tôi phải đối mặt".

Theo thống kê của nhiều tổ chức nhân quyền thế giới Việt Nam đang giam giữ hơn 270 người có tư tưởng và hành động bảo vệ nhân quyền, cạnh đó danh sách của người bất đồng chính kiến đang bị theo dõi, trù dập, đe dọa lên tới hơn 300 người khác.

Đây là sự thật, là mối quan ngại của Việt Nam khiến các nỗ lực bắt tay với Mỹ để làm đối trọng trước hiểm họa bị Trung Quốc áp chế, bức tử bị bỏ qua. Khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn còn sợ hãi không dám đánh đổi thứ lý thuyết hoang tưởng do ông trót hấp thụ mà không thể tiêu hóa nhưng thứ lý thuyết ấy giúp ông và Đảng cộng sản Việt Nam tại vị, ít nhất cho tới khi nào người trong đảng can đảm đồng loạt bày tỏ sự chống đối do bị áp chế bằng các phần thưởng lấy từ nhân dân quá lâu thì may ra Việt Nam mới có cơ hội nói không với Trung Quốc.

Lúc đó vế thứ hai mà Ngoại trưởng Mike Pompeo nói sẽ tự nhiên được hóa giải vì lúc ấy nỗi lo mất đảng không còn nữa.

Những nút thắt này ông Trọng có đủ can đảm vì dân vì nước hay không sẽ còn kéo dải, ít nhất sau Đại hội Đảng lần thứ 13 thì nhân dân mới vỡ òa lên được.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 28/07/2020 (canhco's blog)

Additional Info

  • Author Song Chi, Cánh Cò
Published in Diễn đàn

Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng đe dọa Việt Nam về Biển Đông

Thu Thủy, Thoibao.de, 23/04/2020

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21/4 nói rằng họ vừa "giao thiệp nghiêm khắc" để đáp trả điều mà họ gọi là "Việt Nam tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp ở biển Hoa Nam [tức Biển Đông]", theo tin của Reuters và The Beijing News.

dedoa3

Tin cho hay ông Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói tại một cuộc họp báo hàng ngày rằng kể từ cuối tháng 3 vừa qua, Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi một số công hàm tới Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, "liên tục tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp" tại Biển Đông, cũng như "cố phủ nhận" chủ quyền và các quyền của Trung Quốc ở vùng biển này.

"Trung Quốc kiên quyết phản đối điều đó và đã giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam", ông Cảnh Sảng tuyên bố, vẫn theo tin của Reuters và The Beijing News.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp đến nhấn mạnh rằng bất kỳ nước nào cố phủ nhận chủ quyền và quyền chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông dưới bất kỳ hình thức nào đều là "vô hiệu" và "chắc chắn sẽ thất bại", bản tin của Reuters và The Beijing News cho biết.

"Trung Quốc sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền, các quyền và lợi ích của mình ở Trung Hoa Nam Hải [tức Biển Đông]", ông Cảnh Sảng nói.

Theo quan sát của VOA, cho đến khi bản tin này được đăng, phía Việt Nam chưa đưa ra phản ứng chính thức nào về tuyên bố mới nhất của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Trước đó, như VOA đã đưa tin, Việt Nam đã phản đối những nỗ lực bành trướng của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp, bao gồm cả việc gửi tuyên bố chủ quyền đến Liên Hiệp Quốc.

Một số nhà phân tích và quan sát nhận định với VOA rằng cụm từ "mọi biện pháp cần thiết" trong tuyên bố hôm 21/4 của phía Trung Quốc là rất đáng lưu ý vì nó có hàm ý đe dọa, cũng như không loại trừ việc Trung Quốc tiến tới sử dụng biện pháp quân sự.

Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng 4 ngày, Trung Quốc nói bóng gió đến việc sử dụng vũ lực, theo thạc sĩ luật Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu lâu năm về Biển Đông.

Ông Việt nhắc đến công hàm hôm 17/4 của Trung Quốc gửi đến Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc để phản đối Việt Nam, trong đó có đoạn : "Trung Quốc kiên quyết đòi Việt Nam phải rút mọi lực lượng và phương tiện khỏi các đảo và đá mà nước này đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp" ở quần đảo Trường Sa.

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt nhận định với VOA về những tín hiệu liên tiếp phát đi từ Trung Quốc trong ít ngày qua : "Rất có khả năng là lúc này, Trung Quốc có thể sẽ có hành động mạnh tay hơn ở khu vực Biển Đông".

Đối sách của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, theo ông Hoàng Việt, là "phải giữ vững được thực địa" kết hợp với các biện pháp ngoại giao, hòa bình. Ông nói thêm với VOA :

"Việt Nam đang chiếm giữ, kiểm soát tất cả là 21 cấu trúc ở Trường Sa, cũng như các giàn ĐK, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, thì Việt Nam phải kiên quyết giữ vững được. Nếu không giữ vững được thì có thể bị đe dọa rất là lớn. Việt Nam cần tiếp tục gửi công hàm, và Việt Nam phải vận động các quốc gia trực tiếp liên quan như Malaysia, Philippines cũng phải gửi công hàm lên tiếng cho trường hợp này".

Trên bình diện rộng hơn, ông Việt, thành viên Ban Nghiên cứu luật Biển, thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đề xuất Việt Nam tận dụng vị thế chủ tịch đương nhiệm của khối các nước Đông Nam Á (ASEAN) để làm việc cùng các thành viên và đưa ra một tuyên bố chung. Thêm vào đó, Việt Nam cần kêu gọi sự lên tiếng của các nước khác trong cộng đồng quốc tế, vẫn theo lời thạc sĩ Hoàng Việt.

Biện pháp thứ tư trong số các đối sách là Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, nếu cần thiết, ông Hoàng Việt nói với VOA.

Trong bối cảnh tình hình mỗi lúc một căng thẳng thêm, nhà nghiên cứu này cảnh báo rằng Việt Nam cần giữ bình tĩnh trước các hành vi khiêu khích, hay còn gọi là "dưới ngưỡng chiến tranh", của Trung Quốc.

"Có những phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ bao vây, chặn các đường tiếp tế của phía Việt Nam đến các đảo ở khu vực Trường Sa hoặc các dàn ĐK. Đấy là những việc Việt Nam phải tính đến, làm sao vừa bảo vệ được mình mà không mắc bẫy của Trung Quốc vào chuyện nổ súng trước hoặc khiêu khích Trung Quốc, để Trung Quốc tạo cớ".

Về nguyên nhân Trung Quốc trở nên hung hăng hơn trong giai đoạn hiện nay, ông Hoàng Việt, thành viên Ban Nghiên cứu luật Biển, thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nhận định với VOA rằng nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, có thể đã và đang gặp những thách thức chính trị nội bộ trong bối cảnh kinh tế năm qua sụt giảm vì thương chiến với Mỹ, nên ông Tập muốn hướng sự chú ý ra bên ngoài, đặc biệt nhắm đến Biển Đông.

Bên cạnh đó, vẫn theo thạc sĩ Hoàng Việt, tình hình quốc tế hiện cũng đang có thuận lợi cho Trung Quốc theo đuổi các mục đích của họ ở Biển Đông, khi các nước bận rộn đối phó với dịch Covid-19, trong đó, Hải quân Mỹ đang tạm thời suy giảm sức mạnh vì hai tàu sân bay có nhiều thủy thủ bị nhiễm bệnh, phải dừng hoạt động.

Trung Quốc đặt tên cho hàng chục đảo, thực thể trên Biển Đông

Mới hôm 19/4, Bộ Dân chính Trung Quốc công bố "danh xưng tiêu chuẩn" cho 25 đảo, bãi đá ngầm cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông.

Phần lớn số này nằm trong quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc cũng công bố kinh độ và vĩ độ của các đảo, bãi đá và thực thể.

Việt Nam nói trong những thực thể này có những bãi cạn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có điểm chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 60 hải lý hoặc đường cơ sở Việt Nam khoảng 50 hải lý.

dedoa1

Ảnh : Nhà giàn DK1 ở Biển Đông, cách đất liền khoảng 250-350 hải lý. Việt Nam đã xây dựng bảy khu vực nhà giàn ở Biển Đông giao Lữ đoàn 171 thuộc Vùng 2 Hải quân quản lý.

Chỉ một ngày trước, 18/4, truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này đã quyết định thành lập cái gọi là "quận Tây Sa" và "quận Nam Sa" thuộc "thành phố Tam Sa", lấy Bãi đá Chữ Thập mà Trung Quốc chiếm được của Việt Nam làm Đại bản doanh (cơ quan chính quyền) quản lý 2 quận này.

Đây là "đơn vị hành chính" mà Trung Quốc đã thành lập vào năm 2012 để quản lý "Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa".

Ngày 19/4, người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng phản đối Trung Quốc thông báo thành lập "quận Tây Sa" và "quận Nam Sa".

"Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới", bà Hằng nói.

Ngày 20/4, từ Bắc Kinh, người phát ngôn Cảnh Sảng hồi đáp rằng việc nước này thành lập các đơn vị hành chính là "thuộc chủ quyền".

"Trung Quốc kiên quyết phản đối ngôn từ và hành động của Việt Nam gây hại cho chủ quyền, lợi ích của Trung Quốc ở Nam Hải", ông Cảnh Sảng nói.

Quay lại buổi họp báo mới nhất ngày 21/4, trang báo nhà nước CGTN dẫn lời ông Cảnh Sảng :

"Cố gắng của bất kỳ nước nào muốn vi phạm chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc ở Nam Hải và đòi chủ quyền phi pháp sẽ chỉ vô ích".

dedoa2

Ảnh : Bộ Dân chính Trung Quốc ngày 19/4 công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 25 đảo, bãi đá cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông. Một số nằm dọc theo "đường lưỡi bò" và rất sát Việt Nam. Chẳng hạn, Nhàn Đàm Hải Đài (Xiantan Haitai), cách Cam Ranh khoảng 60 hải lý ; Vạn An Hải Để Hạp Cốc Quần (Wan’an Haidixiaguqun) cách đảo Phú Quý khoảng 50 hải lý ; Tiêu Tương Hải Khâu (Xiaoxiang Haiqiu) cách Hòn Hải khoảng 45 hải lý.

Trong bài viết trên RFA Tiếng Việt với tựa đề "Việt Nam phải làm gì để chống lại sự đe dọa của Trung Quốc ở biển Đông ?" tác giả Hoài Đông đưa ra một số phân tích về diễn biến mới của Trung Quốc và những hành động cần thiết của Việt Nam.

"Hiện nay, có một số lý do khiến Trung Quốc gia tăng các hành động hung hăng, hiếu chiến trên Biển Đông.

Thứ nhất, đó là việc Hải quân Trung Quốc (PLAN) đang tăng cường sức mạnh, trong đó có việc đưa vào vận hành 2 tàu sân bay (Liêu Ninh và Sơn Đông) và tiến hành các hoạt động gần hơn với eo biển Đài Loan và Philippines, đe dọa Indonesia cũng như Nhật Bản ở biển Hoa Đông.

Dường như, Trung Quốc đang mở rộng việc xác lập vùng ngoại vi của "đường 9 đoạn", nay bao gồm cả các khu vực không có tranh chấp như Bãi Tư Chính của Việt Nam và khu vực biển Natuna của Indonesia.

Trung Quốc cũng đang điều tàu đến biển Hoa Đông, với hàm ý rằng, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các hành động như vậy sẽ giúp đánh lạc hướng chú ý của quốc tế và né tránh các cáo buộc trên thế giới về việc Bắc Kinh thiếu trách nhiệm đối với toàn cầu.

Thứ hai, đại dịch Covid-19 đã đặt ra những nghi ngờ nghiêm trọng về cam kết của Trung Quốc với tư cách là một quốc gia thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và thái độ thiếu minh bạch của nước này trong các tuyên bố về dịch bệnh, bao gồm cả con số thương vong.

Biển Đông và các vụ thử tên lửa của Triều Tiên mang lại cho Trung Quốc cái cớ để đánh lạc hướng chú ý cũng như làm gia tăng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, đặc biệt khi Chủ tịch Tập Cận Bình đang phải đối mặt với sự bất mãn lớn ở trong nước.

Thế giới cần phải làm gì ?

Ngoài việc bàn thảo, cộng đồng quốc tế cần phải đưa ra một tuyên bố chỉ trích mạnh mẽ hành vi của Trung Quốc. Về phía các quốc gia trong khu vực và đối tác đối thoại, các nước này cần ra một tuyên bố thống nhất chỉ trích gay gắt những nỗ lực của Trung Quốc nhằm phá vỡ trật tự khu vực ở Biển Đông. Các quốc gia nhóm "Bộ tứ" (The Quad) bao gồm Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ phải tiến hành các hoạt động giám sát hàng hải chung định kỳ và thậm chí một cuộc đối đầu với Trung Quốc sẽ là bài học lớn giúp cho vùng biển bình yên".

Vậy Việt Nam phải làm gì để chống lại sự đe dọa của Trung Quốc ở biển Đông ? Tác giả Hài Đông nêu vấn đề.

"Một chuyên gia của Ấn Độ cho rằng, cho đến bây giờ, Việt Nam phải hiểu rằng thực tiễn và động lực toàn cầu đã thay đổi qua thời gian và việc xác định Mỹ là kẻ thù lâu dài sẽ không có lợi cho các lợi ích chiến lược của Hà Nội. Việt Nam cần ký thỏa thuận an ninh và đối tác chiến lược với Mỹ. Có thể áp dụng theo mô hình quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu Ấn Độ-Nhật Bản và tuyên bố chung về hợp tác an ninh. Chuyến thăm của tàu sân bay USS Roosevelt của Mỹ không được hoan nghênh trong cộng đồng chiến lược Trung Quốc, và Việt Nam phải tích cực để tàu của các nước đối tác (trừ Trung Quốc) ghé thăm cảng của mình.

Ngoài ra, Việt Nam cần đưa nội dung vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) vào cuối năm nay, và tất cả các bên cần phải tìm kiếm một Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) ràng buộc về mặt pháp lý.

Với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam cần thực hiện cách tiếp cận 5 bước để giải quyết vấn đề.

Thứ nhất, thể chế hóa một ủy ban có quyền lực cao để xúc tiến và xây dựng đồng thuận về dự thảo COC trong ASEAN trên cơ sở ưu tiên. Các nguyên thủ tướng chính phủ có thể tham gia vào ủy ban này để có được sự chấp nhận chính trị và tăng cường lòng tin giữa các quốc gia đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông.

Thứ hai, Việt Nam phải thực hiện các sáng kiến 3 bên với các đối tác đối thoại và các bên đòi chủ quyền khác để khảo sát thủy văn và lập bản đồ đáy đại dương. Các đối tác đối thoại ASEAN (trừ Trung Quốc) bị ảnh hưởng gián tiếp vì các chiến thuật của Trung Quốc.

Thứ ba, Việt Nam phải tạo ra một Quy trình hoạt động tiêu chuẩn (Standard operating procedure – SOP) giữa các quốc gia ASEAN và đưa ra tuyên bố duy trì hiện trạng.

Thứ tư, cần xây dựng Hiệp ước thân thiện và hợp tác liên quan đến Biển Đông. Có thể đặt tên cho thỏa thuận này là "Khu vực hòa bình, tự do và đi qua vô hại". Thỏa thuận cần được ký kết bởi tất cả các đối tác đối thoại và trên cơ sở đảm bảo quyền tự do hải hành trên khu vực biển này.

Thứ 5, Việt Nam phải kêu gọi cộng đồng quốc tế ưu tiên giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, bởi điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với an ninh biển và thúc đẩy thương mại trong khu vực". Tác giả Hoài Đông kết luận.

Và Việt Nam, sau khi đã thấy rõ bộ mặt và các mưu đồ thôn tính Biển Đông của Trung Quốc thì cần phải có thái độ dứt khoát, gia nhập các quốc gia Dân chủ Tự do trên thế giới để làm đồng minh với Mỹ , Châu Âu cùng bảo vệ tự do hàng hải, tự do hàng không và chủ quyền đất nước. 

Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguồn : Thoibao.de, 23/04/2020

*****************

Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của CHND Trung Hoa

Thoibao.de, 23/04/2020

Bản tiếng Việt

tuyenbo1

"Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nay tuyên bố :

1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam), và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm cơ sở của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường cơ sở của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường cơ sở là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường cơ sở, kể cả vịnh Bột Hải và eo biển Quỳnh Châu, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường cơ sở, kể cả đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, các đảo Mã Tổ, các đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khâu, Ðại và Tiểu Kim Môn, đảo Đại Đảm, đảo Nhị Đảm, và đảo Đông Đĩnh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.

3) Nếu không có sự cho phép của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tất cả máy bay nước ngoài và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè nước ngoài nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

4) Mục (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam), và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

Khu vực Ðài Loan và Bành Hồ hiện tại vẫn bị lực lượng vũ trang Hoa Kỳ xâm chiếm. Ðây là hành vi phi pháp, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ðài Loan và Bành Hồ đang chờ được thu phục. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai, không cho phép nước ngoài can thiệp".

tuyenbo2

Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của CHND Trung Hoa

Luật sư Lê Công Định (biên dịch)

P/S : Đây là bản tuyên bố minh định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Cộng, mà Phạm Văn Đồng đã nhân danh Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành.

tuyenbo3

Công hàm đồng ý với "Tuyên bố ngày 4/9/1958 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc hôm 14/09/1958

Additional Info

  • Author Thu Thủy
Published in Diễn đàn

Lo ngại từ hoạt động thâu tóm doanh nghiệp của Trung Quốc ở Việt Nam

Vươn ra thế giới

Nhưng năm gần đây, Trung Quốc đã giành được nhiều thành công qua quá trình phát triển kinh tế của mình với sự hợp tác của các nền kinh tế phương Tây cũng như của toàn thế giới.

longai1

Hình minh họa. Logo của tập đoàn Huawei của Trung Quốc tại văn phòng ở Anh hôm 28/1/2020 - AFP

Với ham muốn "ngất trời" trong giấc mộng "thiên tử", muốn thành "bá chủ thế giới", Trung Quốc đã sử dụng nhiều phương cách để "chi phối" thế giới. Một trong những phương cách ấy là Trung Quốc dùng tiền của mình mua các tài sản cũng như các doanh nghiệp quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia nào đó, từ đó dẫn tới việc Trung Quốc có thể chi phối nền công nghiệp hoặc tới chính quốc gia đó.

Andrew Collier - trong cuốn sách của mình xuất bản năm 2018 đã chỉ ra những nguy cơ đối với thế giới trong việc Trung Quốc thâu tóm tài sản của các tập đoàn quốc tế, bao gồm :

1. Sự kiểm soát đằng sau của Chính phủ Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo lo ngại rằng nhiều vụ thâu tóm này không phải là những thương vụ đơn thuần, mà là làm theo chỉ đạo của Bắc Kinh. Thực chất, nền kinh tế của Trung Quốc nằm trong tay của các tập đoàn kinh tế của nhà nước. Nó khác rất nhiều so với các nền kinh tế thị trường của phương Tây, nơi mà nhà nước chỉ can thiệp trong những trường hợp hãn hữu, và nằm trong quy định của Hiến pháp.

2. Các nguồn vốn giá rẻ. Nhiều khoản trợ cấp được cung cấp bởi Chính phủ Trung Quốc. Với những khoản trợ cấp này, các doanh nghiệp Trung Quốc dễ dàng thâm nhập vào và giành giật thị phần từ các thị trường địa phương của các quốc gia khác. Điều này rất quan trọng, ví dụ, nếu bạn đang điều hành một công ty sản xuất thép nhưng bị cạnh tranh bởi hàng loạt thép nhập khẩu với giá rẻ mạt chỉ bằng phân nửa giá thép của công ty bạn, bạn có chịu nổi không ?

3. Các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Có rất nhiều thứ liên quan đến an ninh quốc gia trong các hoạt động thâu tóm doanh nghiệp này của Trung Quốc. Có thể là vấn đề liên quan đến quân sự khi thâu tóm một doanh nghiệp sản xuất một sản phẩm liên quan đến quân sự hay quốc phòng. Cũng có thể chỉ đơn thuần là một hoạt động thâu tóm để tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp nhưng cũng có thể đằng sau đó là một mục đích liên quan đến an ninh quốc gia. Điều này lại trở lại việc âm mưu đứng đằng sau doanh nghiệp của Bắc Kinh mà câu chuyện về hệ thống 5G của tập đoàn Huawei là một ví dụ cụ thể.

4. Mất kiểm soát nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng. Nhiều quốc gia trong tình trạng cơ sở hạ tầng rất yếu kém, thiếu hụt các nhà máy nước, nhà máy điện, hạ tầng giao thông… Với những quốc gia như vậy, nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc rất hấp dẫn với họ. Tuy nhiên, các quốc gia vay tiền đầu tư từ Trung Quốc rất khó có thể giữ được thế kiểm soát đối với các ngành hạ tầng của mình trước một quốc gia thuộc loại mạnh nhất thế giới như Trung Quốc.

5. Sức mạnh của tiền bạc. Chính phủ Trung Quốc đang cung cấp rất nhiều khoản vay cho các quốc gia đang phát triển. Các khoản vay này hoặc thông qua các ngân hàng quốc doanh hoặc thông qua các cam kết hoặc bảo lãnh chính thức từ các chính phủ các quốc gia đang phát triển. Từ đó dấy lên những nỗi lo với những khoản nợ này, hầu hết sẽ dẫn đến nợ quá hạn không trả được, sẽ dẫn tới việc chuyển quyền sở hữu những tài sản quan trọng nằm trong tay Trung Quốc. Vụ cảng biển Hambanttota của Srilanka là một ví dụ trong trường hợp này.

Nhân cơ hội dịch bệnh

Gần đây, trước tình hình dịch Covid 19 đang hoành hành dữ dội, nền kinh tế thế giới đang gặp khủng hoảng trầm trọng. Đặc biệt những quốc gia đang và chậm phát triển, nền kinh tế của họ chịu rất nhiều thiệt hại. Nhân cơ hội này, Trung Quốc với túi tiền khổng lồ của mình, đang tung tiền ra để tích cực thâu tóm nền kinh tế của các quốc gia này. Mới đây, trang For-eign Policy có bài viết "Chính sách bẫy nợ của Trung Quốc đang gia tăng trong giai đoạn dịch Corora virus". Bài báo này cảnh báo việc Trung Quốc đang nhân dịp các quốc gia khó khăn kinh tế vì dịch bệnh, đã gia tăng tiến hành chính sách "ngoại giao bẫy nợ" hòng đưa các quốc gia này vào vòng "kềm toả" của Trung Quốc.

Ngày 26/3 vừa qua, báo chí Australia cũng lên tiếng cảnh báo về khả năng Trung Quốc nhân cơ hội này, thâu tóm các doanh nghiệp của Australia, nhằm kiểm soát các doanh nghiệp này. Và điều đó sẽ đe dọa tới lợi ích quốc gia của Australia.

Câu chuyện Việt Nam

Những cảnh báo mà Andrew Collier tổng kết đều đã và đang xảy ra ở Việt Nam. Thời gian gần đây, có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang ăn nên làm ra đã bị thâu tóm. Nổi lên gần đây là việc nhiều doanh nghiệp Việt bị phía Thái Lan thâu tóm. Ngoài ra, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang ra sức thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam.

Đại diện của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết : "Trong 4 tháng đầu năm 2019, tính riêng đầu tư của Trung Quốc và 2 vùng lãnh thổ là Hồng Kông, Macao tại Việt Nam đạt 6,44 tỷ USD, chiếm 44,2% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Các doanh nghiệp Trung Quốc và Hồng Kông đầu tư chủ yếu thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam".

Bên cạnh việc thâu tóm các doanh nghiệp một cách công khai như vậy, còn có những dạng thâu tóm tài sản dưới hình thức "núp bóng". Đại diện Bộ Công an Việt Nam có cho báo chí biết tình trạng doanh nghiệp, cá nhân người Trung Quốc "núp bóng" người Việt mua bán bất động sản tại các khu vực ven biển để chuyển mục đích sử dụng sang đất thương mại, dịch vụ hoặc thuê diện tích đất dọc ven biển, khu vực biên giới biển, biên giới đất liền ; thâu tóm các vị trí đất đẹp, trung tâm…

Việc đầu tư núp bóng của "người Trung Quốc" không chỉ dừng ở các khu vực duyên hải mà ngay tại Sài Gòn, hầu như nhiều "đất vàng" của thành phố hoa lệ này đang nằm trong tay của bà Trương Mỹ Lệ, và nguồn vốn để mua các tài sản này không đâu khác liên quan đến Trung Quốc, với sự góp sức của "Bố già" Lê Thanh Hải - Cựu Bí thư thành phố này, người mới đây mới nhận án kỷ luật và có thể sẽ sa vào vòng lao lý.

Nhiều ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam cũng đã và đang rơi vào vòng "kiểm soát" của Trung Quốc thông qua con đường thâu tóm. Những đồn thổi về các dự án thép, nhôm hàng tỉ USD ở Việt Nam nhưng thực sự những ông chủ đằng sau là Trung Quốc như Nhà máy Thép Formosa, hay Công ty Nhôm Toàn cầu. Ngoài ra, mới đây, Hãng Hàng không Bamboo Airways đã bán phần lớn cổ phần cho một bên, báo chí chỉ nói là "nước ngoài", nhưng những người thạo tin đều biết "nước ngoài" ở đây chính là Trung Quốc. Điều này đã dấy lên những lo ngại về an ninh vì hàng không là một ngành đặc thù, liên quan nhiều đến an ninh quốc gia chứ không phải là một ngành thương mại đơn thuần.

Việt Nam cần phải có chính sách rõ ràng, cụ thể để có thể góp phần hạn chế và ngăn chặn các hoạt động thâu tóm của Trung Quốc ảnh hưởng đến an ninh quốc gia như vậy.

Lê Hoài Bảo

Nguồn : RFA, 28/03/2020

Additional Info

  • Author Lê Hoài Bảo
Published in Diễn đàn

Khi nỗ lực che giấu dịch bệnh không thành, Trung Quốc đã phải huy động toàn Đảng, toàn dân của nước này ra để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Tuy nhiên, cuộc chiến chống lại dịch bệnh không vì thế mà ngăn chặn cỗ máy đàn áp tự do ngôn luận của Trung Quốc hoạt động hết công suất.

bop1

Ảnh : Người dân Hong Kong đốt nến cầu nguyện cho BS Lý Văn Lượng, ngày 7/2/2020

Với tình hình dịch bệnh lây lan nghiêm trọng, Bắc Kinh càng tăng cường các biện pháp kiểm duyệt, theo dõi và giới hạn các quyền tự do vốn đã hiếm hoi tại đất nước rộng lớn này.

Khởi đầu cho chiến dịch kiểm duyệt này là ngày 1/1/2020 chính quyền Trung Quốc cho bắt bác sĩ Lý Văn Lượng, người đầu tiên cảnh báo về sự xuất hiện của một loại virus gây triệu chứng hô hấp cấp tương tự như SARS từ ngày 30/12/2019.

Tiếp đó, cảnh sát liên tục cảnh cáo, truy bắt tác giả của những thông tin về dịch bệnh không có lợi cho Đảng cộng sản Trung Quốc. Có ít nhất 40 người đã bị cảnh cáo, phạt và giam giữ hành chính và hình sự chỉ trong hai ngày 24 và 25/01. Một nguồn tin khác nêu lên một con số lớn hơn : 254 công dân bị trừng phạt hơn vì "truyền bá tin đồn" tại Trung Quốc từ ngày 22 đến 28/01.

Đến ngày 05/02, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) tuyên bố sẽ trừng phạt "các trang web, các diễn đàn và tài khoản" nếu đăng những nội dụng "gây hại" và "reo rắc sợ hãi" liên quan đến dịch bệnh mới.
Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc nêu đích danh các công ty sở hữu 3 mạng xã hội Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc nêu đích danh các công ty sở hữu 3 mạng xã hội phổ biến nhất của Trung Quốc là Sina Weibo (với mạng xã hội kiểu Twitter tích hợp Facebook của Trung Quốc), Tencent (với ứng dụng tin nhắn và mạng xã hội WeChat) và ByteDance (với nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội TikTok) đồng thời cho biết sẽ tiến hành "kiểm tra chuyên đề" trong các diễn đàn của những nhà cung cấp này.

Trang web chia sẻ video tương tự Youtube của Trung Quốc là YY đã bị kiểm duyệt theo từ khóa.

Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc nêu đích danh các công ty sở hữu 3 mạng xã hội phổ biến nhất của Trung Quốc là Sina Weibo (với mạng xã hội kiểu Twitter tích hợp Facebook của Trung Quốc), Tencent (với ứng dụng tin nhắn và mạng xã hội WeChat) và ByteDance (với nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội TikTok) đồng thời cho biết sẽ tiến hành "kiểm tra chuyên đề" trong các diễn đàn của những nhà cung cấp này.

Nhóm nghiên cứu Citizen Lab theo dõi được tất cả những lần cập nhật danh sách từ khóa bị kiểm duyệt của YY từ tháng 02/2015 cho biết : mạng YY kiểm duyệt theo các từ khóa, được cập nhật hàng ngày, và có thể thay đổi theo "thời cuộc", để xác định xem một trong những từ khóa đó có nằm trong tin nhắn, trao đổi của người sử dụng hay không. Nếu có một từ nằm trong danh sách kiểm duyệt, tin nhắn đó sẽ không được gửi đi.

Những từ và cụm từ bị kiểm duyệt đầu tiên đều liên quan đến dịch viêm phổi Vũ Hán. Trên mạng YY, ngày 31/12/2019, một ngày sau khi bác sĩ Lỹ Văn Lượng và 7 người khác cảnh báo về dịch bệnh mới, mạng YY đã cập nhật thêm 45 từ khóa (tiếng Trung giản thể và phồn thể) vào danh sách đen, liên quan đến những từ miêu tả bệnh viêm phổi, địa điểm được cho là nơi phát tán dịch bệnh, các cơ quan địa phương Vũ Hán hay những cuộc thảo luận về những điểm tương đồng giữa dịch ở Vũ Hán với SARS.

Những cụm từ liên quan đến cách kiểm soát dịch bệnh, cách xử lý dịch bệnh ở Hồng Kông, Đài Loan, Macao, triệu chứng bệnh, thông tin liên quan đến bác sĩ Lý Văn Lượng… cũng luôn bị kiểm soát gắt gao nhất trên mạng xã hội này.

Ngoài ra, còn có 192 cụm từ khóa bị kiểm duyệt liên quan đến các nhà lãnh đạo cấp cao, cũng như vai trò của họ trong cách quản lý dịch, trong đó 87% cụm từ liên quan đến chủ tịch Tập Cận Bình.

Nhóm Citizen Lab cũng phát hiện 138 cụm từ khóa liên quan đến các cơ quan chính phủ và hoặc chính sách của chính phủ về quản lý dịch, trong đó 39% là những bình luận chỉ trích, lên án chính quyền trung ương và địa phương cũng như các các cơ quan chính phủ đã giấu và xử lý không tốt dịch.

WeChat ứng dụng nhắn tin có thị phần lớn nhất tại Trung Quốc thị bị kiểm duyệt từ máy chủ.

Mạng WeChat bị kiểm duyệt ở máy chủ, có nghĩa là tất cả các quy định để tiến hành kiểm duyệt đều nằm trên hệ thống máy chủ từ xa.

Khi một người sử dụng WeChat gửi cho người khác một tin nhắn chứa một từ khóa bị kiểm duyệt, tin nhắn đó được chuyển đến máy chủ của tập đoàn Tencent (công ty mẹ của WeChat), máy chủ này phát hiện xem tin nhắn có chứa những từ nằm trong danh sách đen hay không, trước khi gửi cho người nhận.

Theo kết quả thử của nhóm Citizen Lab (tiến hành từ 01/01 đến 15/02/2020 từ mạng của đại học Toronto), WeChat kiểm duyệt một thông tin nếu tin nhắn đó chứa những cụm từ, trong đó có một hoặc nhiều từ khóa trong danh sách đen.

Nhóm nghiên cứu của Citizen Lab thử nghiệm các cuộc trao đổi kín từ ngày 01/01 đến 15/02 và phát hiện 516 cụm từ khóa liên quan trực tiếp đến dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bị kiểm duyệt, trong đó số cụm từ bị kiểm duyệt tăng lên gần gấp 4 lần chỉ trong hai tuần đầu tháng Hai, từ 132 cụm từ lên thành 516 cụm từ.
Một số ví dụ của các cụm từ bị kiểm duyệt gồm "chính quyền địa phương + dịch bệnh + (chính quyền) Trung ương + che dấu" và "Vũ Hán + rõ ràng + virus + lây từ người sang người".

Vượt lên sợ hãi, người Trung Quốc đã sáng tạo những cách lách kiểm duyệt độc đáo để lan tỏa những thông tin trung thực, chính xác trong cộng đồng.

Một trong những nội dung mà chính quyền Trung Quốc quyết liệt ngăn chặn phát tán trong người dân là bài trả lời phỏng vấnz của bác sĩ Ai Fen, trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, với báo Renwu ngày 10/03.

Nữ bác sĩ này kể lại việc cô chia sẻ với những người khác trong nhóm WeChat, trong đó có bác sĩ Lý Văn Lượng, về bệnh án một bệnh nhân bị viêm phổi do một loại virus, giống virus corona từng gây dịch SARS.

Để truyền tải bài phỏng vấn này, người sử dụng mạng WeChat đã sử dụng nhiều cách như cố tình gõ sai chính tả, hoặc thêm các hình biểu tượng cảm xúc. Thậm chí, họ viết ngược bài phòng vấn hoặc sử dụng ký hiệu morse.

Những fan của phim khoa học viễn tưởng thì dịch sang ngôn ngữ của người ngoài hành tinh. Ví dụ fan của phim Star Trek "dịch" toàn bộ bài viết ra klingon, ngôn ngữ tưởng tượng của tộc người ngoài hành tinh cùng tên.
Ông Henry Gao, giáo sư luật thương mại Trung Quốc tại Singapore nhận định : người sử dụng mạng internet dám đề cập nhiều hơn đến những chủ đề có nguy cơ bị kiểm duyệt. Từ tháng Giêng, rất nhiều người trong số họ sử dụng cách này để truyền tải thông tin, trong khi trước đó, chỉ có những nhà đấu tranh dân chủ mới dùng đến phương pháp này.

Giới nghiên cứu phương Tây cho rằng : dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang làm dấy lên công phẫn trong một phần xã hội Trung Quốc, và trước hết họ đã thực hiện một cuộc "phản kháng trên mạng". Rõ ràng cuộc phản kháng này đang lan tỏa mạnh mẽ từng ngày trong cộng đồng mạng khiến chính quyền cộng sản vừa dốc sức chống dịch, vừa tăng cường trấn áp.

Tại Việt Nam, từ khi xuất hiện dịch bênh viêm phổi Vũ Hán, nhiều facebooker bị công an bắt, đưa về đồn hoặc về phường, phạt tiền hàng triệu đồng, với lý do "đưa tin sai sự thật".

Báo chí nhà nước đưa tin : Theo thống kê từ các cơ quan chức năng đăng, từ khi xuất hiện dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đến nay, trên không gian mạng đã có gần 300.000 tin, bài đăng trên các trang thông tin điện tử, blog, diễn đàn ; gần 600.000 tin, bài, video clip liên quan đến dịch bệnh đã đăng trên mạng xã hội. Trong đó có rất nhiều tin, bài có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật, thu hút hàng triệu lượt bình luận, chia sẻ.

Tính đến ngày 13/3, công an cả nước đã xác minh, làm việc với 654 trường hợp đưa tin sai sự thật ; xử phạt vi phạm hành chính hơn 146 người.

Đối với việc tung tin đồn thất thiệt, những người vi phạm chịu mức phạt 7,5/30 triệu đồng tùy mức độ
Ngày 3/2, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2020 (có hiệu lực từ tháng 4) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện để thay thế Nghị định 174 nói trên. Theo luật mới, cá nhân có hành vi đưa tin sai sự thật, xuyên tạc gây ra hậu quả sẽ bị phạt tiền 20/30 triệu đồng.

Ngoài ra, Nghị định mới nêu rõ nếu cá nhân vi phạm hành vi này nhiều lần, không tuân thủ cam kết, gây nguy hiểm cho xã hội có thể bị xử lý hình sự.

Dư luận trong nước rất bất bình với hành động trên và cho rằng chính quyền đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật và nỗi sợ hãi của dân chúng để bóc lột tiền của người dân vốn đang rất khó khăn vì dịch bệnh.

bop2

Ảnh : Nhà báo Phạm Đoan Trang

Nhà báo Phạm Đoan Trang khẳng định việc làm sai trái của chính quyền cộng sản bằng bài viết có tên "ĐĂNG TIN KHÔNG ĐÚNG BỊ LÔI VỀ PHƯỜNG : VIỆC LÀM MẤT DẠY, KHỐN NẠN CỦA CHÍNH QUYỀN" trên facebook cá nhân.

Nhà báo cho rằng : Trên khía cạnh các nguyên tắc chung của luật pháp, việc làm của công an được gọi là hình sự hóa hoặc hành chính hóa một hoạt động dân sự. Còn nói một cách nôm na, dân dã cho dễ hiểu, thì hành động đem công dân về đồn/phường thẩm vấn, truy bức, đè ra phạt tiền, là việc làm mất dạy, khốn nạn của chính quyền khi đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết và tâm lý sợ hãi công an của dân chúng để bắt chẹt, bịt miệng họ, ngăn cản quyền tiếp cận và truyền bá thông tin, tạo ra tâm lý chủ quan mất cảnh giác trước dịch bệnh.

Cô cũng đồng thời lên tiếng giới báo chí trong nước thay vì thực hiện sứ mệnh phát hiện và lên tiếng trước những bất công, sai trái trong xã hội, phản đối việc làm sai trái của các cấp chính quyền thì lại có xu hướng ngược lại : gần như hô hào, cổ vũ, hay nói cách khác, là toa rập, đồng loã với hành động "hình sự hóa", "hành chính hóa" hoạt động dân sự.

Cô cho rằng : Trong mọi trường hợp, công chúng mới là lực lượng phán xét, và một tòa án độc lập, công minh là nơi phán xử cuối cùng đối với hành động "đưa tin sai", "tung tin đồn nhảm" của một nhà báo hay facebooker. Đặc biệt, công chúng luôn là người có thẩm quyền cao nhất trong việc đánh giá uy tín, tài năng, sự công chính… của một nhà báo hay facebooker.

Trong một nhà nước công an trị, bóp nghẹt tự do ngôn luận tự do thông tin của người dân, vi phạm nghiêm trọng những quyền cơ bản của con người thì mỗi người cần chủ động tìm kiếm, chia sẻ thông tin và tự bảo vệ mình trước dịch bệnh cũng như trước thủ đoạn thâm độc của chính quyền.

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán một lần nữa đã lật tẩy bộ mặt của một nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo chuyên dùng lực lượng công an để đàn áp người dân, một nhà nước theo đuổi sự tồn vong của Đảng cộng sản chứ không phải nhà nước "của dân, do dân và vì dân" như những điều mà Tổng bí thư đảng vẫn thường huyênh hoang tuyên truyền.

Thu Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguồn : Thoibao.de, 24/03/2020

Additional Info

  • Author Thu Thủy
Published in Diễn đàn

Việt Nam đang đứng trước nhiều bài toán lớn và hóc búa trong lúc đương đầu và xử lý dịch viêm phổi do virus Covid-19 hay virus corona chủng mới gây ra, trong đó có việc nên chấp nhận việc nối lại tự do đi lại với người Trung Quốc qua các cửa khẩu, biên giới Việt – Trung và có nên cho học sinh, sinh viên trở lại trường hoc hay không.

mocua1

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có cuộc gặp song phương với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Lào hôm 19/02/2020

Về bài toán thứ nhất liên quan quan hệ Việt – Trung, hôm 20/2, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, tại một diễn đàn khu vực về hợp tác ứng phó dịch bệnh tại Vientiane, Lào, đã hối thúc các nước ở Asean, trong đó có Việt Nam, dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh đối với người Trung Quốc qua các cửa khẩu hay biên giới với Trung Quốc.
Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Tuấn, chuyên gia phản biện độc lập về chính sách xã hội và y tế, sức khỏe, bình luận :

"Đứng về phía đề nghị của Trung Quốc, chúng ta thấy xuất phát trên cơ sở để Trung Quốc cố gắng bình thường hóa nỗi lo về tình hình dịch ở Trung Quốc đối với các nước xung quanh, bởi vì nếu như tiếp tục các biện pháp có tính chất ngăn ngừa sự giao thương, thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của Trung Quốc và có thể gây nên những hệ lụy rất là nặng nề thêm khác. Cho nên vấn đề Trung Quốc đề nghị, tôi nghĩ rằng cũng có lý do phù hợp.

Thế còn về phía Việt Nam chấp nhận hay không, trường hợp này đúng là một bài toán đòi hỏi phải có sự cân nhắc rất là mềm dẻo giữa vấn đề gọi là tính dịch tễ học và khả năng chống dịch của Việt Nam với tình hình thực tế.

Chúng ta hiện nay còn thiếu thông tin, chưa rõ được số lượng người dân Trung Quốc sang đây là như thế nào. Thứ hai là hệ thống hoạt động hữu hiệu của bộ phận tại các cửa dịch, chúng ta (Việt Nam) làm tốt đến đâu.

Điểm thứ ba nữa, chúng ta cũng đều biết rằng là dịch bệnh ở Trung Quốc hiện nay chưa kiểm soát xong và tính lây của dịch bệnh này là lây cả trong giai đoạn mà chưa có biểu hiện lâm sàng, tức là trong thời gian ủ bệnh.

Cho nên việc Việt Nam tổ chức thế nào để giám sát tại các cửa khẩu, đồng thời tiến trình sau đó giám sát được các đối tượng vào ở các vị trí, nếu như cho vào.

Nếu như không có triệu chứng lâm sàng mà cho vào, thì sau đó tiến trình giám sát mang tính báo cáo với bên y tế về vấn đề tự giám sát các triệu chứng lâm sàng để phát hiện tiếp những trường hợp có nguy có đã nhiễm mà vào Việt Nam, thì tôi cho rằng việc này hoàn toàn trong nội bộ Chính phủ Việt Nam phải cân nhắc.

Nếu như hệ thống của anh thực sự tốt và kiểm soát được chặt chẽ tất cả các đối tượng vào, thì lúc đó có thể đặt bài toán ra trong vấn đề gọi là xét mối quan hệ với bên Trung Quốc, một nước láng giềng mà tôi cho rằng vẫn còn ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề khác.

Còn nếu như hệ thống phòng chống dịch của chúng ta (Việt Nam) mà không đảm bảo được các yếu tố đó, thì tôi cho rằng lại trở thành các mối nguy. Tại sao ? Bởi vì lúc đó nỗi lo của người dân lại từ trong chính Việt Nam, tức là nỗi lo của xã hội và lại có thể dẫn đến một tình trạng bất lợi khác".

mocua2

Tại Seoul, Hàn Quốc lúc 12h ngày 22/02 : Hàng ngàn người biểu tình đòi tẩy chay Trung Quốc, tính đến 23/2 tổng số ca nhiễm tại Hàn Quốc lên trên 600 và 5 ca tử vong

Việc thông thương giữa hai nước cũng đang dần tốt lên, ví dụ một tuần trước Việt Nam vẫn còn giải cứu Thanh Long với giá từ 5-10 ngàn đồng/kg, thì trong vòng vài ngày gần đây thì giá Thanh Long đã tăng trở lại ở một vài cửa khẩu mà Trung Quốc và Việt Nam đã thông thương.

Từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Tiến sĩ Nghiêm Thúy Hằng, nhà nghiên cứu Trung Quốc học và quan sát bang giao Việt – Trung bình luận :

"Trong bối cảnh 80 quốc gia đang đóng cửa với công dân Trung Quốc, Nga và Triều Tiên đều phải đóng cửa biên giới, Trung Quốc đang lâm vào thế bị cô lập, thập diện mai phục, khó khăn nhiều bề, không lạ khi ngoại trưởng Vương Nghị gây sức ép, đề nghị Bộ trưởng Phạm Bình Minh khôi phục hoặc nới rộng tự do đi lại với công dân Trung Quốc, mở đột phá khẩu cho công dân trong nước để giải toả bớt áp lực trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, nguy cơ xét nghiệm âm tính giả, nguy cơ virus có trong nước tiểu hay các chất thải, ô nhiễm qua đường nước thải hay các con đường mà y tế hiện vẫn chưa khám phá hết.

Việc các bác sĩ Trung Quốc cũng bị lây nhiễm và tỷ lệ tử vong không nhỏ đặt ra những vấn đề toàn cầu nghiêm trọng hơn rất nhiều so với dịch SARS hay thậm chí cả dịch Ebola, mọi động thái thận trọng trong chính sách đều không thừa, sẽ nhận được sự quan tâm rất lớn từ cả cộng đồng trong nước lẫn quốc tế, các quốc gia liên quan phụ thuộc vào nhau rất nhiều.

Trung Quốc cũng không thể trách cứ Việt Nam nếu Việt Nam có lựa chọn giống 80 nước còn lại, an toàn của người dân và của nền kinh tế là trên hết sau đó mới tính đến chuyện "đột phá khẩu" hay nghĩa vụ quốc tế.

mocua3

Hành khách xếp hành chờ đến lượt kê khai tờ khai y tế khi nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai

Mở rộng vấn đề thêm, nhà nghiên cứu này nói :

"Đi kèm theo đề nghị này là đề xuất xả nước thủy điện để cứu sông Mê Kông đang khô hạn nặng ở hạ nguồn, thể hiện hình ảnh "nước lớn có trách nhiệm".

Tuy nhiên việc xả nước thủy điện này theo đánh giá của chuyên gia không hề có tác dụng trong việc cứu đồng bằng sông Cửu Long đang bị khô hạn, trong khi nguy cơ của việc nới lỏng tự do đi lại cho công dân Trung Quốc không bối cảnh hiện nay mang lại mối nguy hại quá lớn.

Sức ép của Trung Quốc đối với chính phủ Việt Nam sẽ là rất lớn, tuy nhiên theo tôi chỉ nên nới lỏng về giao thương hàng hoá và vẫn cần áp dụng nghiêm ngặt biện pháp cách ly và hạn chế đối với công dân Trung Quốc vì cơ sở hạ tầng về y tế của Việt Nam vẫn còn rất hạn chế so với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Thời gian vừa rồi khống chế tốt được dịch chủ yếu do chính sách của chính phủ và nỗ lực của toàn dân, hàng triệu gia đình đã phải cho con nghỉ học ở nhà".

mocua4

Chốt kiểm tra Cách ly tại vùng dịch Sơn lôi Bình xuyên Vĩnh phúc

Về bài toán thứ hai là liệu Việt Nam có nên cho học sinh, sinh viên trở lại trường học hay không, Tiến sĩ Nghiêm Thúy Hằng, nói :

"Theo tôi tháng 3/2020, các trường Đại học và trường phổ thông chỉ có thể mở lại khi vẫn áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt và cách ly 14 ngày đến 24 ngày với công dân Trung Quốc và công dân Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác đến từ các tâm dịch.

Nếu nhà nước có muốn có các động thái nới lỏng để phục hồi sản xuất, kích cầu các ngành hàng không, du lịch hay có các động thái "hữu nghị" với Trung Quốc thì nên cho các cháu học sinh cấp I (Tiểu học), cấp II (Phổ thông cơ sở) nghỉ nốt tháng Ba theo đề xuất ở Thành phố Hồ Chí Minh để giữ an toàn sức khoẻ tính mạng cho các cháu và đảm bảo sự an tâm cho các gia đình.

Các cháu học sinh lớp 9, học sinh cấp III (Trung học Phổ thông) và đại học có thể cân nhắc nhập học trong tháng Ba để kịp chương trình.

Tôi nghĩ các chính sách ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng và chính sách mở cửa trường học trở lại liên quan mật thiết đến nhau.

Kinh nghiệm tại Hàn Quốc, Nhật Bản cho thấy chỉ cần một, hai cháu lây nhiễm là sẽ có nguy cơ rất lớn cho việc dịch bệnh bùng phát trở lại, không nên mạo hiểm trong lúc này, chỉ có thể chọn một trong hai, mở cửa trường học hoặc nới lỏng tự do đi lại cho công dân Trung Quốc.

Theo tôi, không nên cho tất cả trứng vào cùng một giỏ.

Nhiều cuộc thăm dò ý kiến dư luận vẫn cho thấy khoảng 65% phụ huynh vẫn do dự chưa muốn cho con đến trường vào đầu tháng Ba".

"Để thể hiện tình hữu nghị của Việt Nam, có thể tiếp tục cung cấp khẩu trang, thuốc men, vật tư y tế, kinh nghiệm và phác đồ chữa bệnh, nhưng sức khoẻ tính mạng của các cháu bé và lòng tin, sự ủng hộ đồng lòng của người dân cần đặt cao hơn lợi ích kinh tế và tình hữu nghị quốc tế", Tiến sĩ Nghiêm Thúy Hằng nói.

Việt Nam ứng phó với virus corona thoạt đầu thụ động và khởi động chậm, sau đó lại thái quá không cần thiết, theo nhận định của Bác sĩ – Tiến sĩ Trần Tuấn. Tuy nhiên, ông cho rằng việc thông báo hết dịch với các tỉnh quá 30 ngày không có ca nhiễm mới sẽ có tác dụng giảm căng thẳng xã hội.

mocua5

Kết quả xét nghiệm một nữ sinh với triệu chứng ho, sốt, khó thở, rất giống với triệu chứng Covid-19, nhưng các báo đưa tin khẳng định là do bệnh lý về não, những bản tin này đã đưa ra trước khi có kết quả xét nghiệm mà dân mạng cho rằng rất đáng nghi này

Nhận định của ông Trần Tuấn được đưa ra khi Bộ Y tế Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hòa bắt đầu xúc tiến các công việc để chuẩn bị công bố hết dịch Covid-19 tại tỉnh này.

Bộ này nói rằng, đến thời điểm này, quá 30 ngày Khánh Hòa chưa ghi nhận thêm bệnh nhân mới nào bị nhiễm bệnh, tức là tỉnh này đã đủ điều kiện để Khánh Hòa công bố hết dịch.

Trong khi đó, cũng theo thông tin từ Bộ Y tế, nếu trong vòng chưa đầy một tuần nữa, tỉnh Thanh Hóa nếu không ghi nhận thêm bệnh nhân mới, thì cũng sẽ được công nhận hết dịch.

Câu hỏi được đặt ra là dịch Covid-19 là bệnh mới, hiện còn diễn biến phức tạp, vậy việc công bố hết dịch tại Khánh Hòa, nếu có, liệu có quá sớm và sẽ tạo tâm lý chủ quan, lơ là trong việc phòng chống dịch bệnh với người dân và cả các địa phương hay không ?

Ông Trần Tuấn cho rằng đây là điều nên làm trong hoàn cảnh hiện nay, nhất là khi trong xã hội đang có điều mà ông cho rằng lo lắng hơi thái quá về dịch Covid-19 :

"Với những địa phương có số lây nhiễm thấp, đã qua thời hạn có người nhiễm mới theo quy định, đã đến lúc chúng ta có thể tuyên bố hết dịch ở đó, như một yếu tố trấn an và giảm đi sự lo lắng không cần thiết ; đồng thời, tăng sự tự tin của chính quyền trong công tác phòng chống dịch", ông Tuấn nói.

Trả lời câu hỏi Việt Nam là nước láng giềng, có quan hệ thông thường bằng cả đường bộ, đường biển và hàng không với Trung Quốc, nhưng số ca dương tính phát hiện thấp, trong khi tại Hàn Quốc thì tăng cao. Phải chăng do hệ thống phát hiện dịch của Việt Nam có vấn đề ?

mocua6

Nhân viên y tế Nhật bản tiếp xúc với những bệnh nhân nhiễm Covid-19 trên con tàu du lịch Diamond Princess ở cảng Yokohama nay đã có 691 người nhiễm với 2 ca tử vong, chiếc tàu này đã ghé Việt Nam 5 lần suốt quá trình dịch bùng phát mỗi lần có hàng trăm người lên bờ

Ông Tuấn nói rằng, nguồn lây nhiễm của Việt Nam không chỉ bằng, mà có thể cao hơn so với nước khác trong khu vực. Bởi vậy, nguy cơ và số lượng người nhiễm đến Việt Nam chắc chắn nhiều.

"16 trường hợp chỉ là một phần thôi, con số thực tế sẽ cao hơn. Bởi Covid-19 cũng là một loại virus cúm, triệu chứng có phần giống với những dịch cúm thông thường, nên có nhiều trường hợp chưa biểu hiện lâm sàng, hoặc bị nhẹ và tự qua khỏi, nên người dân không để ý.

Ban đầu, phản ứng của Việt Nam chậm và mang tính thụ động. Khi các nước, như Thái Lan, Hàn Quốc đã chặn ngay nguồn vào, tức chấm dứt các chuyến bay xuất phát trực tiếp từ Vũ Hán, thì Việt Nam thời gian đầu chưa làm được như thế. Khi đó, Việt Nam cũng như chưa giám sát và cách ly người từ vùng dịch trở về hay giám sát tại cửa khẩu.

Tiếp đó, sau Tết, các lễ hội vẫn được tổ chức ; chỉ đến khi mạng xã hội có ý kiến thì mới cho dừng tổ chức lễ hội.

Nhưng sau đó, tình hình lại chuyển sang lo lắng tới mức thái qúa, để rồi ra các quyết định thiếu cơ sở khoa học, như cho học sinh nghỉ học trên toàn quốc, người dân đổ xô đi mua khẩu trang dự trữ… Điều đó là lo lắng thái quá, gây thêm tổn thất không đáng có, khó lường về mặt y tế, kinh tế – xã hội và cả chính trị".

mocua7

Đây là một bệnh viện dã chiến xây dựng thần tốc, nay Tp Vũ Hán đang lên kế hoạch xây thêm 19 bệnh viện nữa, chính quyền địa phương ngày 21/2 cho biết

Hiện nay tại Việt Nam đang có rất nhiều công dân Trung Quốc sinh sống và nhập cảnh ngay khi dịch virus corona bùng phát gây chết người hàng loạt ở Vũ Hán, cộng thêm chiến dịch bưng bít thông tin của nhà cầm quyền tại Hà Nội sẽ làm cho mọi việc trở nên khó lường.

Khi giấu người dân, thì Đảng Cộng sản đã đem tính mạng con người ném vào ván cờ chính trị, nhằm kéo dài thời gian tồn tại của thể chế độc tài trên đầu nhân dân.

Hoàng Lan (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 24/02/2020

Additional Info

  • Author Hoàng Lan
Published in Diễn đàn