Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Miến Điện : Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi không cứu được người Rohingya

Xung đột giữa quân đội Miến Điện và sắc tộc thiểu số Rohingya theo đạo Hồi giáo gia tăng cường độ trong những ngày qua tại bang Rakhine, phía tây Miến Điện. 104 người bị thiệt mạng và hơn 3 000 người Rohingya phải chạy lánh nạn. Đề tài này được nhiều báo Pháp (29/08/2017) đề cập đến. Hầu hết các báo nhận định cuộc khủng hoảng sắc tộc này ngày càng làm lu mờ hình ảnh giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi.

aung1

Aung San Suu Kyi bị chỉ trích thiếu lòng trắc ẩn trước thảm cảnh của người Rohingya. Reuters/Simon Lewis

"Cuộc tấn công du kích của người Rohingya tại Miến Điện", "Người Rohingya ồ ạt chạy trốn chiến sự" hay như "Người Rohingya bị giam hãm giữa Bangladesh và Miến Điện" là tựa đề các bài viết trên Le Monde, Le Figaro La Croix.

Trong bối cảnh đó, người trên thực tế đứng đầu bộ máy hành pháp tại Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, vẫn tiếp tục có lập trường không rõ ràng. Trong bài nhận định có tựa đề "Tại Miến Điện, Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi trong tình thế bó buộc", Libération lấy làm khó hiểu về những tuyên bố mà bà liên tiếp đưa ra trong hai ngày Chủ Nhật (27/08) và thứ Hai (28/08), từ cáo buộc các nhà hoạt động nhân đạo quốc tế đã giúp đỡ những "kẻ khủng bố cực đoan" vây hãm một ngôi làng ở bang Rakhine cho đến việc tố cáo những kẻ khủng bố đã sử dụng trẻ em làm chiến binh, chống lại lực lượng an ninh và những kẻ khủng bố đốt phá làng mạc của các sắc dân thiểu số.

Trước những cáo buộc không có bằng chứng, Libération cho rằng bà Aung San Suu Kyi đã không thận trọng và đang nhắc lại lập luận tuyên truyền của quân đội Miến Điện. Trong khi đó, chính quân đội nước này bị tố cáo là có những vụ sách nhiễu, tiến hành các "chiến dịch thanh lọc sắc tộc" tại thành phố Buthidaung và Maungdaw ở bang Rakhine.

Tờ báo nhắc lại trước đó bà Aung San Suu Kyi từng có thái độ khó hiểu này. Khi Liên Hiệp Quốc vào tháng 2/2017 cáo buộc quân đội Miến Điện rất có thể đã phạm các tội ác chống nhân loại, như hãm hiếp, hành quyết không qua xét xử, đốt phá làng mạc…, bà Aung San Suu Kyi trong tháng 4/2017 lại khẳng định không hề có chuyện "thanh lọc sắc tộc" tại bang Rakhine.

Thái độ lập lờ đó không khỏi khiến người ta nghĩ rằng giải Nobel hòa bình dường như không quan tâm đến số phận các thường dân thường xuyên phải hứng chịu các đợt nã pháo dồn dập của quân đội Miến Điện và sống trong những điều kiện như địa ngục, không được hưởng những quyền cơ bản của con người.

Làm sao có thể giải thích nổi thái độ "thiếu dũng cảm, thiếu nhân bản và không có lòng trắc ẩn" của bà Aung San Suu Kyi, như các giải Nobel hòa bình đã nêu ra trong một bức thư công bố hồi tháng 12 năm ngoái ? Họ lấy làm tiếc là bà Aung San Suu Kyi đã "không hề đưa ra sáng kiến nào để bảo đảm các quyền đầy đủ cho người Rohingya".

Theo giải thích của nhật báo, dù rằng bà Aung San Suu Kyi đã lên nắm quyền sau cuộc bầu cử năm 2015, nhưng bà lại ở trong tình thế tế nhị trong quan hệ với bên quân đội vì phe này mặc nhiên kiểm soát 25% số ghế tại Quốc hội và nắm giữ ba bộ chủ chốt. Chính quân đội đã lôi kéo bà vào trong tiến trình chuyển tiếp, qua đó, buộc bà phải chia sẻ trách nhiệm, đồng thời có thể gây áp lực và kiểm soát giải Nobel hòa bình.

Mặt khác, vẫn theo Libération, bà Aung San Suu Kyi không hề là một người chống quân đội, mà luôn tỏ ra khâm phục quân đội được coi là định chế duy nhất bảo đảm sự thống nhất đất nước.

Aung San Suu Kyi thuộc sắc tộc Bamar – thường gọi là Miến – chiếm đa số tại Miến Điện, theo đạo Phật. Sắc tộc này thường xuyên cảm thấy bị đe dọa trước các lực lượng nổi dậy thuộc các sắc dân thiểu số. Do vậy, bà Aung San Suu Kyi phải sống thỏa hiệp với một xã hội luôn được thôi thúc bởi lòng tự hào dân tộc và tinh thần này có thể dẫn đến thái độ bài Hồi giáo, chống sắc tộc Rohingya.

Căng thẳng Doklam : New Dehli nhượng bộ Bắc Kinh ?

"Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên dãy Himalaya đến hồi kết" là ghi nhận của nhật báo kinh tế Les Echos. Xung đột trên cao nguyên Doklam giữa Ấn Độ và Trung Quốc có vẻ như đã được giải quyết.

Báo chí Ấn Độ ngày hôm qua (28/08) dẫn thông cáo Bộ Ngoại giao cho hay thông qua đối thoại ngoại giao, hai bên đã đồng ý "nhanh chóng rút quân ra khỏi cao nguyên và tiến trình này đang diễn ra". Tuy nhiên, Les Echos nhận thấy sự việc lại được báo chí Trung Quốc diễn giải theo một cách khác. Ngoài việc hoan nghênh Ấn Độ đơn phương rút quân, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định quân đội nước này vẫn tiếp tục tuần tra tại khu vực trên.

Tờ báo nhắc lại căng thẳng đã bùng lên tại Doklam, vùng biên giới giữa ba nước Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan hồi trung tuần tháng 6/2017. Ấn Độ đã đưa quân đến khu vực trên theo lời yêu cầu của Bhutan, sau việc Trung Quốc cho tiến hành xây đường tại đây.

Việc nắm được kiểm soát vùng cao nguyên Doklam là thiết yếu cho Ấn Độ, cho phép nước này được ưu tiên đi vào cửa ngỏ hành lang Siliguri, hay còn được gọi là vùng "cổ gà" do vị trí địa hình hiểm trở, ngăn cách Ấn Độ với các bang phía Đông Bắc của nước này.

Les Echos nghi ngờ đặt câu hỏi : Liệu những tuyên bố mới đây có giúp giải quyết được xung đột hay không ? Những thông báo này được đưa ra vào đúng thời điểm quan trọng cho cả hai cường quốc Châu Á. Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi sắp tới phải đến Trung Quốc nhân kỳ thượng đỉnh các nước thành viên trong khối BRICS.

Châu Á và các nước Ả Rập : Thị trường vũ khí tiềm năng của Nga

Trên lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, Les Echos có bài viết đề tựa "Moskva ráo riết tìm kiếm thị trường quân sự mới", liên quan đến hội chợ vũ khí ARMIA 2017 mở ra hồi tuần trước ở một vùng ngoại ô của Moskva.

Trong ấn bản hội chợ lần 3 này, ARMIA 2017 đang tìm cách mở rộng thị trường truyền thống ngoài Ấn Độ nhắm vào các nước Châu Á mới trỗi dậy, vốn dĩ cho rằng "công nghệ vũ khí Nga là khả tín và giá cả hợp lý".

Hiện tại, Nga là quốc gia xuất khẩu vũ khí đứng hàng thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ. Trong năm 2016, bất chấp việc bị phương Tây cô lập kể từ khi bùng nổ khủng hoảng ở Ukraine, Nga đã bán vũ khí cho hơn 50 nước thu về 15 tỷ đô la theo con số do điện Kremlin đưa ra.

Les Echos cho rằng chính việc can thiệp quân sự vào Syria đã cho phép Nga phô bày tính năng các loại vũ khí của mình. Với ARMIA 2017 lần này, Nga muốn nhắm đến một thị trường tiềm năng khác, đó là các quốc gia Ả Rập hay như Thổ Nhĩ Kỳ, những khách hàng truyền thống của Hoa Kỳ. Một số cuộc thương lượng kín giữa các này với Nga đang diễn ra. Đương nhiên, những thương vụ này cũng đang làm cho Washington bực bội "nghiến răng kèn kẹt".

Sau Thế Vận Hội là Hội Thao Quân Sự

Cũng liên quan đến Nga, Les Echos chú ý đến "Hội Thao Quân Sự, một dạng thế vận hội theo kiểu của điện Kremlin" : 4.000 quân nhân đến từ 28 quốc gia phải tranh tài các môn : đổ bộ từ trực thăng, điều khiển chiến đấu cơ, đi bộ 5 km theo địa bàn, tác chiến thủy lục phối hợp, leo núi Elbrouz và có cả thi "nấu bếp dã chiến"… tổng cộng là 30 môn tranh tài.

Cuộc tranh tài này kéo dài trong vòng hai tuần từ ngày 29/07 cho đến hết ngày 12/08/2017. Đây là lần thứ ba nước Nga tổ chức kỳ đại hội thể thao này. Hội thao quân sự cũng có lễ khai mạc và bế mạc, chào mừng 150 đội tham gia tranh tài.

Trong số 28 nước tham gia năm nay, có 9 quốc gia mới : Bangladesh, Lào, Thái Lan, Uzbekistan, Nam Phi, Uganda, Morocco, Israel và Syria và đương nhiên không có một nước phương Tây nào tham dự.

Thổ Nhĩ Kỳ thật sự muốn chuyển hướng sang Đông ?

Sau thất bại của các cuộc đàm phán về việc gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ giờ đây hướng nhìn sang phía Đông và tìm kiếm các đối tác mới, nhưng không từ bỏ hẳn các đồng minh truyền thống. Libération tóm tắt tình trạng này qua bài "Thổ Nhĩ Kỳ lửng lơ giữa hai chính sách đối ngoại".

Cánh cửa gia nhập Liên Hiệp Châu Âu gần như khép hẳn với Thổ Nhĩ Kỳ, sau 12 năm đàm phán nhưng không mang lại kết quả. Ngày 24/08 vừa qua, ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đã nói thẳng : Rõ ràng là trong tình hình hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bao giờ trở thành thành viên Liên Hiệp Châu Âu. Không phải vì Châu Âu không muốn, mà bởi vì chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và tổng thống Erdogan đã nhanh chóng xa rời những gì mà Châu Âu bảo vệ, đặc biệt là sau vụ đảo chính hụt ngày 15/07/2016 và nhiều vụ vi phạm các quyền tự do cơ bản.

Vào lúc tiến trình gia nhập bế tắc, các tranh cãi ngoại giao ngày càng nhiều giữa Liên Hiệp Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ, tổng thống Recep Erdogan giờ muốn nhòm sang hướng Đông và Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải - OCS, do Nga và Trung Quốc dẫn đầu. Nhiều cuộc thảo luận về việc Ankara gia nhập OCS đã được tiến hành nhưng chưa có kết quả.

Thế nhưng, theo giới chuyên gia, thì đây là một dự án ảo tưởng và đó không phải là một giải pháp đối với Thổ Nhĩ Kỳ do mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau giữa Ankara và Bruxelles : Liên Hiệp Châu Âu tiếp nhận 50% tổng xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ và thực hiện 70% tổng đầu tư trực tiếp tại Thổ Nhĩ Kỳ. Về mặt an ninh, Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường hợp tác với Nga và Iran, đặc biệt trong hồ sơ Syria.

Thế nhưng, giới phân tích tỏ ra thận trọng và cho rằng qua các động thái nói trên, Thổ Nhĩ Kỳ muốn gửi tới các đối tác truyền thống, đặc biệt là Hoa Kỳ, những thông điệp bày tỏ sự bất bình, hẫng hụt. Đó không phải là một sự đổi hướng chiến lược mà chỉ là những hoạt động hợp tác mang tính thực dụng và nhất thời.

Samsung : Tai họa giáng xuống đầu cháu chắt

Phải chăng kế thừa tài sản gia đình cũng như nghề nghiệp hay sự nghiệp chính trị không bao giờ qua được đời thứ ba ? Có câu nói rằng "Đời ông khởi dựng, đời cha phát triển và đời con tàn phá". Le Monde đặt câu hỏi phải chăng ngạn ngữ này giờ đang ứng dụng cho tập đoàn Samsung ?

Lee Jae-yong, 49 tuổi và là cháu của nhà khai sáng tập đoàn vừa bị kết án 5 năm tù giam vì tội tham nhũng. Đương nhiên giờ khó có thể khẳng định được người này đã làm mất danh dự cha mình. Chưa bao giờ Samsung lại hưng thịnh như lúc này. Trong quý 3 vừa qua, doanh thu của tập đoàn đã đạt gần 10 tỷ đô la, trở thành doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất trên thế giới, qua mặt cả Apple trong lĩnh vực công nghệ nhờ vào điện thoại thông minh và các con chip điện tử.

Thế nhưng bản thân người ông cũng khó có thể rao giảng đạo đức cho hàng con cháu vì người sáng lập Samsung đã từng bị kết án tù vì tội tham nhũng, nhưng sau đó đã được tổng thống ân xá do những "công trạng" đóng góp cho đất nước.

Tuy nhiên, Le Monde cho rằng điều này có lẽ sẽ không diễn ra với đứa cháu Lee Jae-yong. Tổng thống Moon Jae-in lần này quyết định giữ vững các cam kết tiệt trừ tệ nạn tham nhũng mà Samsung là trung tâm của vụ tai tiếng, dẫn đến việc bà tổng thống Park Geun-hye bị phế truất.

Nhưng chính vì để củng cố vương triều Samsung, thống lĩnh trong 60 ngành nghề, từ đóng tầu thuyền cho đến xây cầu đường, đi qua cả bảo hiểm và điện tử, tập đoàn tặng không biết bao nhiêu món quà cho các lãnh đạo chính trị. Tiến bộ dân chủ, đòi hỏi của tầng lớp trung lưu mới giờ không thể tách rời với việc thay đổi sâu sắc cách quản lý doanh nghiệp. Do đó, Le Monde cho rằng tai họa mà lớp con cháu đang gánh chịu cũng là một cơ hội tốt để thay đổi chế độ.

Mireille Darc : Tóc vàng tắt nắng

Báo Pháp hôm nay cũng dành nhiều trang để nói về cuộc đời và sự nghiệp điện ảnh của nữ minh tinh Mireille Darc, qua đời ngày hôm qua ở tuổi 79. Le Monde trên trang nhất dành một góc nhỏ thông báo "Mireille Darc qua đời". Les Echos dành một góc nhỏ đăng tấm ảnh nữ minh tinh thời son trẻ nét mặt tươi cười, chạy tựa : "Mireille Darc qua đời ở tuổi 79".

Le Figaro trên trang nhất ưu ái chạy tựa "Mireille Darc, gương mặt sáng ngời của điện ảnh Pháp". Riêng tờ Libération theo thói quen gây sốc, trang nhất đăng tấm ảnh lớn nữ minh tinh trong chiếc áo tắm đen, đứng áp tường phô trương tấm lưng trần thon thả đầy khêu gợi để rồi chạy tít "Mireille Darc thoát y".

Nét đẹp rạng ngời với mái tóc vàng óng, thân hình gợi cảm lẽ dĩ nhiên là những gì người hâm mộ điện ảnh không quên qua những thước phim mà bà đã trải qua. Báo chí Pháp cũng không quên điểm lại những bộ phim đình đám làm nên tên tuổi, đưa hình ảnh của nữ minh tinh đi vào lòng người hâm mộ.

Sắc đẹp thiên thần nhưng cũng rất nhạy cảm, và nhân văn. Rời trang phục điện ảnh, bà thực hiện nhiều bộ phim tài liệu gây xúc động, chứa đậm tình người kể về cuộc sống thường nhật của các tù nhân, những người tu hành, các bệnh nhân ung thư, những phụ nữ hành nghề mãi dâm, những người vô gia cư…

Chính sự tinh tế và lòng tôn trọng con người mà bà xứng đáng được La Croix gọi là "Mireille Darc, người đẹp tóc vàng với hai gương mặt".

Minh Anh

Published in Châu Á

Chính phủ Miến Điện cáo buộc quân nổi dậy Rohingya dùng trẻ em làm lính (RFI, 28/08/2017)

Hôm 28/08/2017, bà Aung San Suu Kyi, người trên thực tế lãnh đạo chính phủ Miến Điện, cáo buộc quân nổi dậy người Rohingya Hồi giáo sử dụng trẻ em làm lính và đốt cháy nhiều ngôi làng.

myanmar1

Lính biên phòng Bangladesh ngăn người Rohingya vượt biên từ Miến Điện qua biên giới tị nạn ngày 27/08/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Trên trang Facebook cá nhân, cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi tố cáo "quân khủng bố" chống lại lực lượng an ninh Miến Điện bằng cách đưa lính trẻ em lên chiến tuyến. Chính quyền Miến Điện khẳng định rằng chính những trẻ em đó đã dùng dao tham gia các vụ tấn công từ thứ Sáu tuần trước (25/08) vào các đồn cảnh sát biên phòng.

Tuy nhiên, theo hãng tin AFP, cần phải thận trọng trước cáo buộc nói trên, bởi vì cho tới nay chính phủ của bà Aung San Suu Kyi vẫn ủng hộ quân đội Miến Điện, trong khi lực lượng này bị các tổ chức nhân quyền quốc tế, như Human Rights Watch, tố cáo là đã phóng hỏa nhiều ngôi làng của người Hồi giáo và phạm nhiều tội ác.

Quân đội Cứu nguy Rohingya Arakan, lực lượng nổi dậy, đã tấn công vào các đồn biên phòng, bác bỏ lời cáo buộc của chính phủ Aung San Suu Kyi. Trên trang Twitter, lực lượng này khẳng định, khi bố ráp các làng của người Hồi giáo, binh lính Miến Điện đã đem theo các "phần tử cực đoan" Phật Giáo, và những người này đã đốt nhiều nhà của dân làng.

Bạo động hiện vẫn tiếp diễn tại bang Rakhine, miền tây Miến Điện, nơi từ nhiều năm qua, tình hình vẫn rất căng thẳng giữa cộng đồng Hồi giáo Rohingya và cộng đồng Phật Giáo. Theo thống kê của cảnh sát, từ thứ Sáu đến nay, các trận giao tranh đã khiến ít nhất 92 người thiệt mạng, trong đó có 12 người bên phía lực lượng an ninh.

Giáo hoàng Francis hôm qua đã bày tỏ tình liên đới và kêu gọi tôn trọng quyền của thiểu số Hồi giáo Rohingya. Hôm nay, tòa thánh Vatican cũng vừa thông báo là giáo hoàng sẽ thăm Miến Điện vào cuối tháng 11 tới, trước khi thăm Bangaldesh.

Thanh Phương

************************

Miến Điện : Thường dân Rohingya kẹt giữa hai làn đạn (RFI, 28/08/2017)

Do chiến sự nổ ra giữa quân nổi dậy với quân đội Miến Điện, hàng ngàn người Hồi giáo Rohingya đang chạy về phía biên giới Bangladesh để lánh nạn. Như vậy là một lần nữa, thường dân của cộng đồng thiểu số này lại bị kẹt giữa hai làn đạn.

myanmar2

Người Rohingya vượt rào biên giới tìm đường chạy nạn sang Bangladesh ngày 27/08/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Hiện có khoảng 1,1 triệu người Rohingya sinh sống tại bang Rakhine và đây vẫn được xem là một trong những cộng đồng thiểu số bị truy bức nặng nề nhất thế giới, nhất là vì họ là những người vô tổ quốc, không được xem là công dân Miến Điện, mà chỉ là người Bengali nhập cư trái phép. Nhưng Bangaldesh thì cũng xem người Rohingya là những người nhập cư trái phép và thường không cho họ sang tị nạn.

Không những thế, thường dân Rohingya còn thường xuyên là mục tiêu trả đũa của quân đội Miến Điện. Tháng 10 năm ngoái, sau cuộc tấn công vào các đồn cảnh sát, mà quân nổi dậy Rohingya bị nghi là thủ phạm, quân đội Miến Điện đã mở các "chiến dịch chống khủng bố" tại bang Rakhine. Binh lính Miến Điện lúc đó bị tố cáo đã gây ra nhiều vụ truy bức sắc tộc, giết người, hãm hiếp và tra tấn đối với thường dân Rohingya.

Lần này cũng vậy, sau cuộc tấn công của quân nổi dậy Rohingya vào các đồn cảnh sát thứ Sáu tuần trước, quân đội Miến Điện, cùng với các phần tử Phật Giáo cực đoan đã bố ráp các ngôi làng Rohingya, đốt cháy nhiều nhà của dân làng, theo lời tố cáo của các tổ chức phi chính phủ.

Trước tình hình đó, hàng ngàn người của cộng đồng thiểu số này trong những ngày qua đã vượt biên chạy sang láng nạn bên nước Bangladesh láng giềng. Khoảng 3000 người đã sang được Bangladesh, nhưng từ hôm qua, lính biên phòng Bangladesh đã đẩy trở lui hàng ngàn người tị nạn Rohingya khác, mặc dù có tin là lính Miến Điện đã bắn vào thường dân vượt biên.

Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân đạo quốc tế đang nỗ lực cứu trợ cho những người tị nạn Miến Điện, nhưng các tổ chức này đã buộc phải rút một số nhân viên, sau khi chính phủ cho biết họ đang điều tra về sự dính líu của các tổ chức nhân đạo vào cuộc tấn công của quân nổi dậy vào một ngôi làng trong tháng tám.

Vào tuần trước, một ủy ban quốc tế, đứng đầu là cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã kêu gọi chính quyền Miến Điện nên cho thiểu số Rohingya được hưởng thêm nhiều quyền, nếu không thì có nguy cơ là ngày càng có nhiều người thuộc cộng đồng này trở nên cực đoan. Ủy ban Annan được thành lập vào năm ngoái chính là theo yêu cầu của bà Aung San Suu Kyi.

Báo cáo của ủy ban này đề nghị chính quyền đóng cửa toàn bộ các trại tạm cư, hiện đang có tổng cộng 120 000 người Rohingya tản cư, ở bang Rakhine và cho họ một nơi ở đàng hoàng hơn.

Nhưng trong báo cáo, Ủy ban Kofi Annan đã tránh dùng chữ "Rohingya", một từ vẫn là cấm kỵ ở Miến Điện. Điều này cho thấy là không dễ gì giải quyết được vấn đề Rohingya và như vậy là thường dân của cộng đồng thiểu số này sẽ còn tiếp tục kẹt giữa hai làn đạn.

Thanh Phương

************************

Miến Điện : Nguy cơ nội chiến ở bang miền tây Rakhine (RFI, 27/08/2017)

Bang Rakhine ở phía tây Miến Điện lại rơi vào vòng xoáy bạo lực sau loạt tấn công ngày 25/08/2017 của người nổi dậy Rohingya theo Hồi giáo nhắm vào các trạm cảnh sát Miến Điện. Ít nhất 92 người chết trong các cuộc đụng độ.

myanmar3

Đoàn người Rohingya vượt biên giới sang Banladesh trốn chạy xung đột bạo lực ngày 26/08/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Hàng nghìn người Hồi giáo Rohingya tìm đường trốn khỏi Miến Điện thông qua ngả Bangladesh. Ngày 26/08, lực lượng an ninh Miến Điện gần đồn biên phòng Ghumdhum thậm chí đã nổ súng vào thường dân, khiến 12 người thiệt mạng. Tình hình hiện nay có thể dẫn đến một đợt trấn áp mới của quân đội Miến Điện đối với thường dân người Rohingya.

Thông thông tín viên RFI trong khu vực, Arnaud Dubus, tường trình :

Bạo lực lại nổi lên ở bang Rakhine và bắt đầu giống một cuộc nội chiến nhỏ. Những người Rohingya nổi dậy, được huấn luyện và nhận tài trợ từ nước ngoài, đã tấn công lực lượng an ninh Miến Điện. Lực lượng này buộc phải phản công truy đuổi quân nổi dậy. Cuộc tấn công cũng nhắm vào thường dân thiểu số Hồi giáo Rohingya đang đi lánh nạn.

Cách đây vài hôm, cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã trình một bản báo cáo lên ngoại trưởng Miến Điện Aung San Suu Kyi. Trong đó, ông Annan đề xuất trao thêm quyền tự do đi lại cho thường dân Rohingya và đóng cửa các trại tị nạn nơi có khoảng 120.000 người Rohingya sinh sống từ năm 2012.

Trước các đợt bạo động xảy ra trong những ngày qua, bà Aung San Suu Kyi khó có thể phản ứng ngay lập tức, trong khi đó, quân đội mới là người có tiếng nói cuối cùng về hồ sơ Rakhine.

Các cuộc đụng độ gần đây có nguy cơ đẩy mạnh vòng xoáy bạo lực và xâm phạm nhân quyền, trong đó có cả tình trạng hãm hiếp tập thể và sát hại thường dân, như từng xảy ra ở vùng này vào tháng 10/2016 sau những cuộc tấn công đầu tiên của các nhóm nổi dậy Rohingya.

Ngày hôm qua (26/08) quân đội bắn súng cối vào một số nhóm người, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, đang tìm cách vượt biên giới giữa Miến Điện và Bangladesh là một dấu hiệu đầu tiên.

Bangladesh không nhận thêm người Rohingya Miến Điện

Ngày 26/08/2017, chính quyền Dhaka tuyên bố không nhận thêm người Rohingya vào nước này, vì hiện đã có khoảng 400.000 người Miến Điện sống tại Bangladesh. Theo trang Prothom Alo, Bộ Ngoại giao Bangladesh đã triệu ông Aung Myint, quan chức ngoại giao Miến Điện tại Dhaka, để bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về những sự kiện mới diễn ra, đồng thời yêu cầu chính quyền Naypyidaw có những biện pháp chấm dứt nhanh chóng làn sóng người Rohingya tràn sang Bangladesh.

Theo một tổ chức phi chính phủ của Malaysia bảo vệ người Hồi giáo (Malaysia Consultative Council of Islam Organisations, Mapim), Kuala Lumpur và Jakarta nên gây sức ép với chính quyền Miến Điện để ngừng truy bức người Hồi giáo Rohingya.

Cũng trong ngày 26/08, hãng tin AP trích phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert, cho biết Hoa Kỳ cũng lên tiếng yêu cầu chính quyền Miến Điện nhanh chóng có những biện pháp nhằm giảm căng thẳng, đồng thời tôn trọng luật pháp và bảo vệ nhân quyền cũng như những quyền tự do cơ bản.

Trước hàng nghìn giáo dân tập trung trên quảng trường Saint-Pierre sáng 27/08, giáo hoàng Francis "cầu nguyện đấng Tối cao cứu giúp" cộng đồng thiểu số Rohingya theo Hồi giáo ở Miến Điện đang bị truy bức và yêu cầu tôn trọng các quyền của họ. Theo báo chí, giáo hoàng Francis có thể đến thăm Miến Điện và Bangladesh vào cuối tháng 11/2017.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Hàng nghìn người trốn chạy bạo lực ở Miến Điện (VOA, 26/08/2017)

Chính phủ Miến Đin cho biết đã sơ tán ít nht 4 nghìn dân làng không phi tín đ Hồi giáo trong bi cnh đng đ bo lc vn tiếp din tiu bang Rakhine min tây bc.

myanmar1

An ninh Miến Đin tun tra Rakhine.

Trong khi đó, theo Reuters, thêm hàng nghìn người Hồi giáo Rohingya hôm 27/8 cũng đã vượt biên gii, b chy sang Bangladesh.

Con số người chết vì bo lc bùng phát hôm 25/8 vi các v tn công có phi hp ca các phn t ni dy Rohingya đã tăng lên 104, trong đó đa phần là phiến quân.

Ngoài ra, Reuters cho biết rng s thit mng còn có 12 thành viên ca lc lượng an ninh và dân thường.

myanmar2

Dân làng bỏ chy khi tình trng bo lc Rakhine.

Chính ph Miến Đin cho biết đang điu tra xem liu có thành viên nào ca các t chc nhân đo quc tế có liên quan ti v vây hãm mt ngôi làng Rakhine do các phn tử ni dy tiến hành hay không.

Một phát ngôn viên cho biết rng Liên Hip Quc đã rút các nhân viên không quan trng ra khi khu vc.

Quân đội Miến Đin cho biết rng nhiu v xung đt vi s tham gia ca hàng trăm phn t ni dy Rohingya xy ra khp tiểu bang Rakhine hôm 27/8.

Vụ bo lc này đánh du s leo thang cuc xung đt đã âm ti khu vc k t tháng Mười năm ngoái, khi mt v tn công tương t nhưng quy mô nh hơn ca người Rohingya đã dn ti chiến dch đàn áp tàn bo ca quân đi Miến Đin.

****************

Miến Điện : Quân nổi dậy Rohingya tấn công chốt biên phòng (RFI, 25/08/2017)

Ít nhất 32 người đã thiệt mạng trong ngày hôm nay 25/08/2017 ở bang Rakhine, miền Tây Miến Điện trong vụ người Rohingya bao vây, tấn công các chốt biên phòng.

myanmar3

Lính biên phòng tuần tra ở Buthidaung, bang Rakhine. Ảnh 13/07/2017. Reuters

Theo AFP, tướng Min Aung Hlaing thông báo trên Facebook là khoảng 130 người Hồi giáo thiểu số Rohingya sáng sớm hôm nay đã tấn công hơn 20 chốt biên phòng ở bang Rakhine, sát biên giới với Bangladesh.

Quân đội và cảnh sát đã cùng chiến đấu chống quân nổi dậy người Rohingya. 10 cảnh sát, 1 quân nhân và 21 người Hồi giáo thiểu số Rohingya đã thiệt mạng. Nhà chức trách Miến Điện đánh giá là đây vụ bạo lực khiến nhiều người thiệt mạng nhất từ nhiều tháng qua ở nước này.

Hồi tháng 10/2016, 9 cảnh sát ở Arakan đã thiệt mạng trong các vụ tấn công tương tự do quân nổi dậy Rohingya tiến hành. Chiến dịch đáp trả quy mô lớn của quân đội Miến Điện đã khiến nhiều dân thường Rohingya thiệt mạng.

Nhiều vụ cưỡng bức và phóng hỏa làng mạc, nhà cửa cũng đã xảy ra. Chiến dịch của quân đội Miến Điện cũng đã buộc 87.000 người Rohingya chạy trốn sang nước láng giềng Bangladesh. Liên Hiệp Quốc cáo buộc lực lượng an ninh của chính quyền Miến Điện phạm tội ác chống nhân loại

Thùy Dương

Published in Châu Á

Tàu chở hàng cứu trợ cho người Rohingya đến Yangon (RFA, 09/02/2017)

Chiếc tàu Malaysia chở 2300 tấn thực phẩm và thuốc men cứu trợ cho người Rohingya đến Yangon ngày 09/02/2017.

rohingya1

Một tàu Malaysia chở hàng cứu trợ cho người Rohingya đến cảng Thilawa, Yangon vào ngày 09 tháng 2 năm 2017. AFP photo

Chuyến hàng đến Myanmar tiếp sau chiến dịch chống nổi dậy tại bang Rakhine, nơi có chừng 1 triệu người sắc tộc Rohingya theo đạo Hồi sinh sống.

Tuần qua, các nhà điều tra nhân quyền của Liên Hiệp Quốc lên tiếng cho biết gần như chắc chắn lực lượng quân đội Myanmar phạm tội ác chống lại nhân loại trong chiến dịch vừa nêu.

Tuy nhiên, các nhà tổ chức chuyến hàng cứu trợ cho người Rohingya bày tỏ tin tưởng chính quyền Myanmar sẽ phân phối hàng đến cho những đối tượng Rohingya như đã hứa ; dù rằng chính quyền này bị tai tiếng là phân biệt đối xử với sắc tộc theo Hồi giáo thiểu số Rohingya tại một quốc gia mà đa số theo Phật giáo.

Hầu hết những người Rohingya tại Myanmar không được cấp quyền công dân và bị xem là những dân nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh chạy sang.

Khi chiếc tàu chở hàng cứu trợ đến Yangon một số người chống sắc dân Rohingya đã biểu tình tại cảng thành phố này.

********************

Miến Điện : Biểu tình phản đối viện trợ của Malaysia cho người Rohingya (RFI, 09/02/2017)

rohingya2

Tàu Malaysia trở hàng cứu trợ cho người Rohyngyas, đậu tại cảng Klang trước chuyến đi, ngày 03/02/2017. REUTERS/Joshua Paul

Ngày 09/02/2017, những người biểu tình chống người Rohingya đã tập hợp tại một cảng ở Rangoon để phản đối một tàu của Malaysia chở hàng cứu trợ nhân đạo cho hàng ngàn người Rohingya Hồi Giáo chạy tỵ nạn do bị quân đội Miến Điện đàn áp dữ dội.

Hàng chục nhà sư và những người biểu tình mang theo quốc kỳ Miến Điện và những biểu ngữ chống sắc tộc thiểu số Rohingya đã kéo về cảng Thilawa chờ chiếc tàu Malaysia nói trên cập bến. Tàu chở theo 2.200 tấn gạo, dụng cụ y tế, quần áo, cùng với hàng trăm nhân viên y tế và nhà hoạt động nhân đạo.

Một phần số viện trợ này sẽ được bốc dỡ ở Rangoon và sau đó được vận chuyển bằng đường bộ đến bang Rakhine, nơi mà người Rohingya đang bị đàn áp. Phần viện trợ còn lại sẽ được chở đến một cảng ở miền nam Bangladesh, nơi mà gần 70 ngàn người Rohingya đã chạy đến lánh nạn kể từ tháng 10 năm ngoái.

Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc vừa được công bố cách đây vài ngày, hàng trăm người Rohingya đã bị lực lượng an ninh Miến Điện sát hại trong một chiến dịch đã kéo dài 4 tháng, mà Liên Hiệp Quốc cho rằng có thể mở màn cho một cuộc thanh lọc sắc tộc.

Malaysia, quốc gia có đa số dân là Hồi Giáo, đã cực lực chỉ trích những hành động đàn áp cộng đồng Rohingya, gây căng thẳng giữa hai quốc gia Đông Nam Á này.

Thanh Phương

*********************

Miến Điện : HRW kêu gọi trừng phạt các vụ cưỡng hiếp phụ nữ Rohingya (RFI, 06/02/2017)

rohingya3

Một trại người tỵ nạn Rohingya ở Bangladesh. Ảnh 04/02/2017. Reuters

Hôm nay 06/02/2016, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch đã kêu gọi Miến Điện trừng phạt các tướng lĩnh quân đội và cảnh sát ? nếu những người này cho phép binh lính cưỡng hiếp phụ nữ và các bé gái tộc người Hồi Giáo Rohingya.

Từ khi lực lượng an ninh Miến Điện đáp trả các vụ tấn công vào các chốt biên phòng cách đây 4 tháng, tổng cộng 69.000 người Hồi Giáo thiểu số Rohingya đã chạy trốn sang Baladesh.

Theo Reuters, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch tuyên bố đã tiến hành điều tra, với một số người Rohingya chạy trốn sang Bangladesh và ghi nhận là có nhiều vụ cưỡng hiếp, cưỡng hiếp tập thể, tấn công tình dục các bé gái.

Đại diện báo chí của Human Rights Watch cho biết : "Bạo lực tình dục không phải ngẫu nhiên hoặc xảy ra theo hoàn cảnh mà là một phần của chiến dịch tấn công phối hợp và có hệ thống chống lại người Rohingya, một phần vì sắc tộc và tôn giáo của họ".

Chính phủ Miến Điện cho tới nay đã bác bỏ hầu hết các cáo buộc rằng binh lính hãm hiếp, đánh đập, giết chết hay tùy tiện bắt giữ thường dân trong khi đốt phá các làng mạc. Nhà chức trách Miến Điện còn nhấn mạnh đó là hoạt động hợp pháp chống lại lực lượng vũ trang nổi dậy người Rohingya.

Các báo cáo của Human Rights Watch được đưa ra chỉ vài ngày sau khi các nhà điều tra của Liên Hợp Quốc cho biết "rất có thể" các lực lượng an ninh của Miến Điện đã phạm tội ác chống nhân loại. Cáo buộc này đặt lãnh đạo Aung San Suu Kyi, người đã từng đoạt giải Nobel Hòa Bình, vào một tình thế khó xử.

Thùy Dương

Published in Châu Á
Trang 6 đến 6