Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bangladesh tố cáo Miến Điện xâm phạm không phận (RFI, 16/09/2017)

Trong bối cảnh gần 400.000 người Rohingya chạy trốn bạo động ở Miến Điện tràn sang Bangladesh trong ba tuần qua, ngày 16/09/2017, Dhaka tố cáo máy bay Miến Điện "liên tục xâm phạm" không phận Bangladesh. Hành vi "khiêu khích" đó có nguy cơ dẫn tới những "hậu quả khó lường".

rohingya1

Tại một vùng biên giới, nơi người Rohingya Miến Điện chạy sang Bangladesh lánh nạn. Ảnh chụp ngày 15/09/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Theo hãng tin Reuters, chính quyền Bangladesh đã triệu đại sứ Miến Điện tại Dhaka lên để phản đối vụ máy bay không người lái và trực thăng của quân đội Miến Điện liên tục bay ngang bầu trời Bangladesh trong những ngày 10, 12 và 14/09/2017. Trong thông cáo chính thức ngày 15/09, Bộ Ngoại giao Bangladesh "bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những hành vi khiêu khích đó và yêu cầu Miến Điện chấm dứt ngay lập tức các hành vi xâm phạm chủ quyền" của Bangladesh.

Được hãng tin Anh Reuters liên lạc vào sáng 16/09/2017, phát ngôn viên của chính quyền Miến Điện, Zaw Htay, cho biết sẽ kiểm chứng thông tin về những cáo buộc đó. Quan chức này nói thêm : "Vào thời điểm này, Miến Điện và Bangladesh phải đối mặt với cùng một cuộc khủng hoảng (...). Cả hai cần hợp tác trong sự thấu hiểu lẫn nhau".

Naypyitaw từ chối để một quan chức Mỹ đến quan sát tình hình

Trước những cáo buộc về một cuộc "thanh lọc chủng tộc" mới, nhắm vào người Rohingya, theo đạo Hồi tại Miến Điện, trợ lý ngoại trưởng Mỹ Patrick Murphy đề nghị đến thị sát tình hình tại các bang Arakan và Rakhine, miền Tây Miến Điện.

Ngày 15/09/2017, chính quyền Miến Điện chính thức từ chối để cho quan chức Mỹ đến khu vực đang xảy ra xung đột. Tuy nhiên, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ được mời đến thủ đô Naypyitaw hội kiến với các lãnh đạo Miến Điện và dự buổi phát biểu của bà Aung San Suu Kyi trước toàn dân vào Thứ Ba tuần sau, ngày 19/09/2017.

Tuần hành tại Paris vì người Rohingya

Theo ban tổ chức có từ 600 đến 700 người dân Paris chiều ngày 16/09/2017 tập hợp trước quảng trưởng Trocadero, đòi quân đội Miến Điện chấm dứt bạo hành nhắm vào người Rohingya. Phóng viên của hãng tin AFP trông thấy biểu ngữ kêu gọi "Stop killing muslims in Burma – ngưng sát hại người Hồi giáo tại Miến Điện", hay kêu gọi bà Aung San Suu Kyi, giải Nobel Hòa Bình 1991 lên tiếng, tránh để bị cáo buộc là "Giải Nobel của một vụ thảm sát và hận thù". Trong số đoàn người biểu tình, có nhiều người Rohingya. Cuộc tuần hành chiều nay do hiệp hội Info Birmanie và HAMEB (Halte au massacre en Birmanie) cùng chủ xướng.

Thanh Hà

*****************

Ân Xá Quốc Tế cáo buộc quân đội Miến Điện sát hại người Rohingya (RFI, 15/09/2017)

Căn cứ trên hình ảnh vệ tinh, tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Amnesty International ngày 15/09/2017 tố cáo quân đội Miến Điện "đốt sạch, phá sạch" nhiều ngôi làng của người Rohingya theo đạo Hồi, bang Rakhine.

rohingya2

Thuyền nhân Rohingya tại Shar Porir Dwip, Bangladesh. Ảnh ngày 14/09/2017. Reuters

Theo Ân Xá Quốc Tế, "hơn 80 địa điểm cư trú của người Rohingya đã bị đốt cháy kể từ ngày 25/08/2017, trong khuôn khổ của một kế hoạch đã được tính toán từ trước". Trả lời đài RFI Pháp ngữ, bà Nina Walsh, một đại diện của Amnesty International cho biết cụ thể :

"Quân đội bao vây nhiều ngôi làng, xả súng bắn vào những người muốn chạy trốn trong một sự hoảng loạn hoàn toàn. Kế tới, lính xông vào từng nhà, cướp của, trước khi phóng hỏa, thiêu hủy những ngôi nhà đó. Điều đáng quan ngại hơn cả là dường như quân đội Miến Điện cố tình nhắm vào cộng đồng người Rohingya. Kế hoạch này đã có sẵn từ trước, bởi vì trong rất nhiều các trường hợp, trưởng làng khi nhận được thông tin, tập hợp dân làng để thông báo là quân đội vào làng, đốt nhà của dân cư.

Ngoài ra, qua ảnh vệ tinh chúng tôi cũng phát hiện là chỉ có những khu nhà ở của người Rohingya bị tàn phá, còn những khu vực người Miến Điện cư ngụ thì vẫn bình yên. Chúng tôi ghi nhận 86 vụ đốt phá nhà ở của người Rohingya kể từ ngày 25/08/2017, nhưng trên thực tế, con số này còn cao hơn nhiều.

Do bị mây che khuất, qua ảnh vệ tinh không thể phát hiện được tất cả các đám cháy. Đừng quên là tại Miến Điện hiện đang là mùa mưa và ảnh vệ tinh không nhận diện được các đám cháy quá nhỏ. Có khả năng là có những ngôi làng đã hoàn toàn bị tiêu hủy, đốt phá, nhưng chúng ta không phát hiện được tất cả".

Nghị Viện Châu Âu hôm qua đã ra nghị quyết yêu cầu chính quyền Miến Điện "ngừng ngay lập tức" các hành động đàn áp và đe dọa tước giải thưởng nhân quyền của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi. Còn ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, trong chuyến công du Anh, tuyên bố : Việc quân đội Miến Điện truy bức người Rohingya hiện nay là "không thể chấp nhận được".

Trả lời AFP, thượng nghị sĩ Mỹ Mitch McConnell, từng là bạn và đồng minh lâu năm của bà Suu Kyi, cho biết là nhà lãnh đạo Miến Điện đã đồng ý kêu gọi quốc tế "trợ giúp nhân đạo trực tiếp và gia tăng cho khu vực này, đặc biệt thông qua Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế".

RFI tiếng Việt 

Published in Quốc tế

Giới hoạt động Việt Nam học gì ?

Một nhà hoạt động nhân quyền bình luận với BBC rằng bài học lớn nhất cho phong trào dân chủ tại Việt Nam nhìn từ vụ khủng hoảng Rohingya là "nếu không có sự giám sát, một thủ lĩnh sẽ bị tha hóa".

aung1

Nhà hoạt động nhân quyền Trịnh Hữu Long nói bà Aung San Suu Kyi làm ông "thất vọng"

Người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar (Miến Điện) đang phải đối mặt với thảm họa nhân đạo, theo Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.

Ông Antonio Guterres nói rằng những cuộc tấn công bị cáo buộc là do lực lượng an ninh tiến hành nhắm vào người Rohingya là hoàn toàn không thể chấp nhận. Quân đội nói rằng họ đang đấu với dân quân và phủ nhận việc nhắm vào thường dân.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi tiến hành các bước khẩn cấp nhằm chấm dứt bạo lực.

Khoảng 379.000 người Rohingya đã trốn sang Bangladesh từ khi bạo lực nổ ra hồi tháng trước. Nhiều ngôi làng đã bị đốt.

Bà Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo có quyền lực nhất Miến Điện, bị những người từng ủng hộ bà ở phương Tây chỉ trích vì không ngăn được bạo lực diễn ra.

Hôm 14/9, trả lời BBC từ Đài Loan, nhà hoạt động nhân quyền Trịnh Hữu Long nói : "Thật sự tôi rất thất vọng vì tôi từng nghĩ bà Suu Kyi là một tượng đài không thể lay chuyển về tinh thần đấu tranh".

"Bài học lớn nhất cho phong trào dân chủ tại Việt Nam từ vụ khủng hoảng Rohingya là "nếu không có sự giám sát, một thủ lĩnh sẽ phản bội lý tưởng và bị tha hóa".

"Bà Suu Kyi đã từng là thần tượng của những người đấu tranh ở các nước, trong đó có tôi. Bà từng rao giảng, truyền cảm hứng về tự do, dân chủ cho những người khác đứng lên đấu tranh giống bà".

"Thế nhưng đến khi đứng trước lựa chọn chính trị, bà đã chọn chính trị thay vì giá trị phổ quát về nhân quyền và có hành động đi ngược lại những giá trị nhân quyền".

"Với tư cách người đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi Miến Điện từ một nước độc tài quân sự sang dân chủ, bà đã chọn đứng về phe đa số trong xã hội, im lặng trước việc đàn áp phe thiểu số là người Rohingya".

"Lựa chọn đó đã bỏ rơi một lực lượng thiểu số trong xã hội. Khi nói về tự do nhân quyền, không thể nói đa số có thể dùng quyền lực để đàn áp thiểu số, làm như thế không khác gì độc tài".

aung2

Bà Aung San Suu Kyi dự kiến có bài diễn văn trên truyền hình vào ngày 19/9

'Vấn đề cơ bản'

Người sáng lập trang Luật khoa Tạp chí cho biết thêm : "Khi một người nắm chính quyền mà không bị giám sát thì rất dễ bị tha hóa".

"Chuyện này có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào, kể cả Việt Nam".

"Có gì đảm bảo rằng những người cổ súy cho nhân quyền, dân chủ đến khi nắm quyền sẽ không tha hóa, phản bội lý tưởng của họ ? Một người từng đoạt giải Nobel Hòa bình như bà Suu Kyi mà còn vậy thì khả năng phản bội lý tưởng ở những nơi khác rất có thể xảy ra".

"Cho nên, trong mọi phong trào đấu tranh dân chủ, chúng ta không nên phụ thuộc nhiều vào cá nhân thủ lĩnh nào đó, và dồn toàn bộ sự tín nhiệm cho người đó".

"Người nắm quyền phải bị giám sát chặt chẽ bởi báo chí, các tổ chức xã hội dân sự và người dân".

"Khi đó, chúng ta mới có thể tin rằng người đó ít có khả năng tha hóa và phản bội lợi ích xã hội và giá trị phổ quát về nhân quyền".

"Ngoài ra, tôi nghĩ rằng vấn đề cơ bản nhất của dân chủ là sự tham gia của từng người dân vào tiến trình chính trị, chứ không chờ thủ lĩnh phất cờ".

"Tôi mong muốn người dân sẽ chủ động tham gia hơn vào tiến trình chính trị, trong khả năng và điều kiện của họ, chẳng hạn như góp ý xây dựng dự thảo luật, chống lại sai trái và gầy dựng hội đoàn riêng để bảo vệ lợi ích của họ".

"Một khi người dân làm được việc này thì các chính trị gia hay bất kỳ thủ lĩnh nào, sẽ run sợ trước người dân biết chủ động giám sát họ".

Theo một số nhà quan sát, bà Suu Kyi phải hết sức thận trọng về vấn đề người Rohingya vì người dân Myanmar không mấy cảm thông với người Rohingya.

Phần đông dân chúng Myanmar đồng tình với quan điểm chính thức của nhà nước rằng người Rohingya không phải là công dân nước này, mà là người nhập cư trái phép từ Bangladesh.

Published in Châu Á

Miến Điện : Cội rễ của thảm kịch Rohingya

Dự án cải cách Liên Hiệp Châu Âu, vừa được chủ tịch Ủy Ban Châu Âu công bố hôm qua, 13/09/2017, là chủ đề được hầu hết các báo Pháp bàn luận. La Croix chạy tựa trang nhất : "Sự trở lại của Châu Âu". Trước hết xin giới thiệu một phân tích của Le Monde về những cội rễ của thảm kịch Rohingya, Miến Điện, vừa buộc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc phải vào cuộc.

myanmar1

Người Rohingya vượt biên sang Bangladesh qua vịnh Bengal. Ảnh chụp ngày 11/09/2017. Reuters/Danish Siddiqui

Bài "Một lịch sử căng thẳng lâu dài và bạo lực" nhấn mạnh "cuộc thanh lọc sắc tộc" mà chính quyền Miến Điện đang tiến hành là đợt xung đột mới nhất của hơn một thế kỷ căng thẳng giữa hai cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo tại vùng đất biên giới Miến Điện. Le Monde đưa độc giả trở lại trước hết với "nguyên nhân đầu tiên", đó là vào năm 1826, khi chính quyền Anh (kiểm soát Ấn Độ), sau khi xâm chiếm vùng Arakan (tức bang Rakhine hiện nay), đã khuyến khích dân Hồi giáo miền đông Bangladesh định cư tại khu vực này.

Trong khoảng thời gian từ năm 1890 đến 1911, số lượng dân cư Bangladesh theo đạo Hồi sang định cư tại các địa điểm như Maungdaw, Buthidaung và Rathedaung – các trung tâm của những biến loạn hiện nay – tăng vọt tới 77%.

Cuộc chiến Anh-Nhật

Theo nhà nghiên cứu Moshe Yegar, trong Thế Chiến Hai, sau khi Nhật chiếm Miến Điện năm 1942, căng thẳng giữa hai cộng đồng lại có cơ hội bùng phát. Nhiều phần tử Phật giáo không chấp nhận trở thành thiểu số tại một số địa điểm nơi người "Rohingya" sống quần tụ, đã xảy ra nhiều cuộc tấn công nhắm vào các "làng Hồi giáo", và người "Rohingya" trả đũa, chống lại tín đồ Phật giáo ở Maungdaw và Buthidaung.

Xung đột giữa hai cộng đồng đặc biệt quyết liệt, khi các tín đồ Phật giáo bị lực lượng chiếm đóng Nhật Bản sử dụng để đẩy lùi quân Anh, trong khi đó, bên thực dân Anh – rút về Ấn Độ - tổ chức nhiều nhóm dân quân chống Nhật, bao gồm người Hồi giáo Rohingya hay Bangladesh. Các chiến binh tình nguyện theo đạo Hồi nhiều khi, thay vì tấn công quân Nhật, lại nhắm vào các làng Phật giáo.

Kể từ khi Miến Điện độc lập năm 1948, căng thẳng tiếp tục gia tăng. Năm 1951, một "tổ chức của người theo đạo Hồi ở Arakan (Rakhine)" kêu gọi thành lập một "Nhà nước Hồi giáo tự do, bình đẳng với các quốc gia khác của Liên Hiệp Miến Điện".

Chính vào thời điểm này mà từ "Rohingya" được lực lượng ly khai và các thành phần Hồi giáo sử dụng để nói về cộng đồng này. Trong khi đó, chính quyền Miến Điện và đông đảo cư dân nước này không thừa nhận sự tồn tại của người "Rohingya", mà coi họ chỉ là những người Bangladesh tha hương. Trong khi đó, những người tranh đấu cho cộng đồng Rohingya coi đây là một sắc tộc riêng, một phần có nguồn gốc Bangladesh, nhưng có cả các gốc gác khác, như Ả Rập, Ba Tư hay Thổ Nhĩ Kỳ…

Kể từ những năm 1960, nhiều nhóm nổi dậy Rohingya được thành lập. Một số nhóm tuyên bố chiến đấu để bảo vệ quyền tôn giáo, một số nhóm khác nghiêng về Hồi giáo chính trị. Nhìn chung, xung đột với chính quyền tại vùng biên giới diễn ra "với cường độ thấp". Bản thân giữa các nhóm cũng có những cạnh tranh, và số lượng mỗi nhóm thường không vượt quá 100 người. Hiệp hội Đoàn Kết Rohingya, có cơ sở tại Bangladesh, từng là một trong những nhóm tích cực nhất.

Lực lượng nổi dậy Quân Đội Giải Phóng Rohingya hiện nay chắc chắn là một hóa thân của các nhóm chiến đấu trước đây, vốn hoạt động trong tình trạng phân tán. Một số người cho rằng lực lượng này do các thế lực lưu vong ở Saudi Arabia và Pakistan giật dây, nhưng theo những người phát ngôn của tổ chức này, thì cuộc chiến của họ không liên quan gì đến Thánh chiến Hồi giáo.

Aung San Suu Kyi chuẩn bị lên tiếng

Về tình hình tại chỗ, báo Le Figaro cho biết đã có hơn 379.000 người Rohingya tị nạn sang Bangladesh. Dòng sông biên giới Naf đầy tử thi. Hôm qua, phát hiện thêm bảy người bị bắn chết, sau khi thi thể của họ được vớt lên. Hôm qua, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính quyền Miến Điện chấm dứt mọi hoạt động chống lại người Rohingya.

Người được coi là đứng đầu chính phủ Miến Điện trên thực tế, bà Aung San Suu Kyi, trở thành đối tượng bị chỉ trích mãnh liệt, vì thái độ "thụ động, trước số phận bi thảm của cộng đồng thiểu số Hồi giáo này". Đối với Le Figaro, sự im lặng của ngoại trưởng Miến Điện cho thấy rõ "những giới hạn" của bà trước giới quân sự đầy quyền lực. Quan điểm coi người Rohingya là người nước ngoài của lãnh đạo quân đội Min Aung Hlaing, được rất nhiều người trong số 90% cư dân Phật giáo của Miến Điện hưởng ứng. Quan điểm này lại càng có cớ để truyền bá, khi tổ chức al-Qaeda đe dọa tấn công chính quyền Miến Điện để báo thù. Cuộc khủng hoảng bang Rakhine (Arakan) đang ngày càng trở nên một vấn đề quốc tế.

Theo Les Echos, lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi sẽ có phát biểu chính thức về vấn đề này vào ngày 19/09. Theo một người phát ngôn chính phủ, một trong các nội dung phát biểu của bà liên quan đến "hòa giải dân tộc và hòa bình".

Liên Hiệp Châu Âu tìm những chân trời mới

Phát biểu của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker, về tương lai của khối 27 nước, tại Strasbourg hôm qua, được báo chí Pháp đặc biệt chú ý. Xã luận của La Croix "Sự trở lại của Châu Âu" nhận xét đây là một dự án "đầy tham vọng".

La Croix đặt dự án Châu Âu của chủ tịch Juncker bên cạnh dự án "tái lập" Châu Âu của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, được thủ tướng Đức chia sẻ, với nhận định trong bối cảnh bao thách thức hiện nay, Liên Âu rất cần đến những "sáng tạo táo bạo". "Thuyền trưởng Juncker dẫn dắt Liên Âu đến những chân trời mới" là tựa một bài khác của La Croix.

"Đừng bỏ lỡ cơ hội của Châu Âu" là tựa xã luận Les Echos. Tờ báo kinh tế bình luận, "nhiều vận động lớn" rõ ràng đang được khởi sự cho tương lai của Liên Hiệp. Thời điểm hiện nay là hết sức thuận lợi cho những thay đổi, khác hẳn với cách nay một năm, khi tình hình đen tối thể hiện ngay trong diễn văn "u ám và không có sức sống" của chủ tịch Juncker vào thời điểm đó.

Còn hiện nay, bối cảnh kinh tế thuận lợi, tình hình chính trị ổn định (nhất là sau cuộc bầu cử Quốc hội Đức ngày 24/09), chủ nghĩa dân túy bị đẩy lùi, cộng đồng Châu Âu đã tìm lại được ý chí tập thể sau khi kế hoạch Brexit được xác định rõ. Theo Les Echos, dự án của chủ tịch Juncker giống với kế hoạch của tổng thống Pháp ở một điểm chính là xây dựng một Châu Âu "bảo vệ" người dân nhiều hơn nữa, đồng thời vẫn mở rộng cánh cửa với thế giới.

Dự án Juncker và dự án Pháp : Tương đồng và khác biệt

Về mặt thương mại, cụ thể là kiểm soát đầu tư nước ngoài tại Châu Âu và tiếp tục thương lượng các hiệp định mới nhiều tham vọng. Ông Juncker cũng dự kiến đưa vào các định chế Châu Âu quy chế quyết định theo đa số, chứ không cần đồng thuận 100%, trong nhiều lĩnh vực. Một điểm khá tương đồng với dự án của tổng thống Pháp, đó là thành lập ra một chức bộ trưởng kinh tế của Châu Âu, cũng như một chủ tịch Châu Âu, hợp nhất hai chức vụ hiện nay là chủ tịch Ủy Ban và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu.

Dự án cải cách Châu Âu của chủ tịch Juncker dự kiến sẽ khởi sự đúng vào ngày 30/03/2019, ngày Anh Quốc chính thức rời khỏi Liên Hiệp, một thời điểm mang tính biểu tượng cao. Vấn đề khó nhất, theo Les Echos, hiện nay là tìm được sự phối hợp giữa các quốc gia thành viên và tăng cường "các lĩnh vực yếu nhất", như củng cố nền dân chủ trong khối. Vấn đề thuế đánh vào các tập đoàn tin học được coi sẽ là một dấu hiệu thử thách quyết tâm của khối.

Về dự án cải cách của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Le Figaro nhấn mạnh đến sự khác biệt rõ rệt với dự án của tổng thống Pháp. Cụ thể là, ông Juncker không muốn tách biệt khối sử dụng đồng euro thành một nhóm hạt nhân, với nghị viện riêng, ngân sách riêng. Chống lại Châu Âu co cụm vào khối euro và một Châu Âu phân hóa theo nhiều nhóm nước là quan điểm của chủ tịch Juncker.

Ngày 28/09 tới, một hội nghị của Liên Âu sẽ được tổ chức tại Talinn, Estonia, để cụ thể hóa lộ trình của dự án nói trên.

Về dự án cải cách Châu Âu, báo Libération lưu ý là sắp tới khối 27 nước sẽ trở thành khối 32 nước, với sự gia nhập của năm nước vùng Balkan.

Paris đăng cai Olympic : Một "thách thức kinh tế"

Le Figaro hôm nay chào mừng việc Pháp chính thức được đăng cai Thế Vận Hội, với hàng tựa : "JO 2024 tại Paris : Một thách thức thể thao và kinh tế". Điều đáng mừng là một thế kỷ sau Thế Vận Hội Paris 1924, nước Pháp lại có cơ hội giương cao ngọn đuốc thể thao thế giới. Tuy nhiên, xã luận Le Figaro "Món cược khác của Thế Vận Hội" chú ý đến những tấm gương thâm hụt tài chính nặng nề của các lần Thế Vận Hội mới đây, cụ thể như Thế Vận Hội Luân Đôn, đội chi đến 76% (với tổng chi 15 tỉ).

Nước Pháp – theo ban tổ chức - có lợi thế là 95% cơ sở hạ tầng đã được xây dựng, và đầu tư cho Olympic lần này chỉ là 6,6 tỉ euro, trong đó chính quyền trung ương và địa phương chỉ đóng góp 1,5 tỉ. Le Figaro nhắc nhở là tổng chi phí của Thế Vận Hội thường vượt xa dự kiến ban đầu. Paris và nước Pháp có thể ăn mừng thành công nói trên, nhưng chỉ nên thực sự coi đây là chiến thắng, khi nào toàn bộ chi phí được kết toán.

Mỹ : Thượng viện chống dự án ngân sách của tổng thống

Libération chú ý đến cuộc phản kháng của Thượng Viện Mỹ hồi tuần trước, chống lại dự án ngân sách của tổng thống Donald Trump. Một ủy ban của Thượng Viện, bao gồm cả hai phe, Cộng Hòa và Dân Chủ, đã đồng thuận tuyệt đối với dự án ngân sách, dành hơn 51 tỉ đô la cho ngành ngoại giao, nhiều hơn 11 tỉ so với khoản chi cho ngoại giao theo dự án của tổng thống Trump. Dự luật ngân sách sẽ còn phải được toàn thể Thượng Viện thông qua, và sau đó phải hợp nhất với dự luật của Hạ Viện, trước khi trình lên tổng thống.

Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược : Bài học cho nước Mỹ từ siêu bão

Vẫn về thời sự nước Mỹ, Les Echos chú ý đến bài học mà nước Mỹ cần rút ra từ các siêu bão nhiệt đới. Nhà kinh tế học Joseph Stiglitz tố cáo "học thuyết chống Nhà nước" đang ngự trị tại Washington, hay nói cách khác, quan điểm giảm thiểu vai trò của Nhà nước trong việc dự báo thiên tai và khắc phục thảm họa. Một điều trớ trêu là bang Texas, nơi vừa chịu siêu bão Harvey, với thiệt hại ít nhất 150 tỉ đô la, lại chính là một căn cứ địa của những người hoài nghi Biến đổi khí hậu.

Theo Joseph Stiglitz, nếu không đóng góp được gì nhiều cho cuộc chiến chống khí thải gây hiệu ứng nhà kính, thì chính quyền tiểu bang này cũng cần phải chuẩn bị tốt hơn để đối phó với các thiên tai, với mức độ nghiêm trọng gia tăng, do Biến đổi khí hậu. Giải Nobel kinh tế lưu là "chỉ có thị trường không thôi sẽ không thể mang lại những bảo trợ cần thiết cho xã hội".

Điều mà chính giới Mỹ cần làm ngay là có một chính sách nhất quán. Không thể vừa một mặt chống lại việc xây dựng các quy định pháp lý, chống lại các đầu tư cho việc phòng ngừa hạn chế thiệt hại do thiên tai, mặt khác, khi thiệt hại xảy ra lại đòi được bồi hoàn lớn, nhiều khoản thiệt hại hàng tỉ đô la "nhẽ ra có thể dễ dàng tránh được".

Châu Âu hỗ trợ Nga xử lý "nghĩa địa hạt nhân" trên biển

Về nước Nga, La Croix có phóng sự giới thiệu về chương trình xử lý "nhà máy Tchernobyl nổi", một trong các "nghĩa địa hạt nhân" tồi tệ nhất hành tinh, căn cứ hải quân cũ của Liên Xô ở Mourmansk, vùng Bắc Cực, cách biên giới Na Uy khoảng 50 km.

Khoảng 22.000 cấu kiện, tương đương với 100 lò phản ứng hạt nhân, phải được chuyển đến một nhà máy xử lý, nằm trong dãy núi Ural, cách địa điểm nói trên 3.000 cây số. Chi phí của chương trình ước tính 260 triệu euro, hơn một nửa là do quốc tế đài thọ. Quốc tế cụ thể ở đây là Ngân Hàng Tái Thiết và Phát Triển Châu Âu (BERD), đóng góp 165 triệu euro, trong đó Pháp 40 triệu. Châu Âu hỗ trợ Nga không chỉ về hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, mà cả việc "nâng cấp các tiêu chuẩn an toàn".

Bỏ xe hơi chạy xăng, Trung Quốc muốn đứng đầu xe điện

Trong lĩnh vực kinh tế, môi trường, tiếp theo Pháp và Anh – tuyên bố từ giã xe hơi xăng kể từ năm 2040 – đến lượt Trung Quốc cũng ngỏ ý muốn chia tay với các động cơ xăng và diesel. Tuyên bố bất ngờ được đưa ra vào kỳ nghỉ cuối tuần trước, không kèm theo chi tiết cụ thể.

Hiện tại Trung Quốc là thị trường xe hơi đứng đầu thế giới, với 28 triệu xe sản xuất một năm, chiếm 30% tổng sản lượng toàn cầu. Xe chạy điện hay động cơ kết hợp điện xăng chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ, với khoảng 320.000 chiếc trong 8 tháng đầu năm.

Thông tin gây bất ngờ nói trên từ phía chính phủ Trung Quốc đặt các nhà sản xuất Trung Quốc và nước ngoài trước một cuộc chơi hoàn toàn mới. Cổ phiếu của công ty BYD chuyên về xe điện, tại thị trường Hồng Kông, tăng 7,2% chỉ hai ngày sau đó. Trong cuộc chơi mới này, Bắc Kinh hy vọng đưa các nhà sản xuất Trung Quốc lên tốp đầu thế giới, cạnh tranh lại với các hãng phương Tây như Tesla. Hiện tại, công ty khởi nghiệp NIO của Trung Quốc, chuyên về xe điện, mới ra đời ba năm nay tại Thượng Hải, tuyên bố sở hữu "chiếc xe chạy điện nhanh nhất thế giới", với tốc độ tối đa 420 km/giờ.

Cuộc đua chuyển sang nền kinh tế không năng lượng hóa thạch dường như đang bước sang một khúc quanh mới.

Trọng Thành

Published in Châu Á

Thảm nạn Rohingya : al-Qaeda đe dọa Miến Điện (RFI, 13/09/2017)

Al-Qaeda kêu gọi cung cấp vũ khí cho người Rohingya và đe dọa trả đũa cuộc đàn áp tại Miến Điện. Lời cảnh báo này được al-Qaeda tung lên mạng ngày 13/09/2017, trong bối cảnh Hội Đồng Bảo An bị chỉ trích "bất động" trước cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Miến Điện. Bị quân đội truy bức, gần 400.000 người Hồi Giáo Rohingya đã chạy sang Bangladesh tị nạn, theo thống kê của Liên Hiệp Quốc.

myanmar1

Người tị nạn Rohingya được điều trị ở bệnh viện Sadar Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 13/09/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

"Cánh cư xử dã man đối với anh em Hồi Giáo của chúng ta sẽ bị trừng phạt. Chính quyền Miến Điện sẽ nếm những gì mà họ đã làm đối với anh em chúng ta". Trên đây là lời đe dọa của al-Qaeda, công bố trên các kênh tuyên truyền của quân thánh chiến, được Reuters trích dẫn.

Tình trạng người Rohingya bị thành phần Phật tử cực đoan kỳ thị và quân đội truy bức gây xúc động trong cộng đồng quốc tế. Từ sau vụ một loạt đồn cảnh sát biên phòng bị tấn công hồi tháng 08/2017, chính quyền Miến Điện quy cho "khủng bố Hồi Giáo" gây ra để biện minh cho chiến dịch truy quét từ hơn một tháng nay, mà theo các tổ chức nhân quyền là nhằm mục đích "thanh lọc chủng tộc". Miến Điện cảnh báo sẽ có nhiều vụ tấn công khác nhắm vào cảnh sát và quân đội trong tương lai.

Theo Reuters, al-Qaeda còn kêu gọi "chiến binh huynh đệ" từ các quốc gia lân cận như Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan và Philippines kéo về Miến Điện chuẩn bị "kháng chiến chống áp bức".

Trong khi đó, người Rohingya tiếp tục vượt biên, vượt biển. Từ Cox’s Bazar, một quận của Bagladesh, sát biên giới Miến Điện, trợ lý Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc George William Okoth-Obbo kêu gọi quốc tế "viện trợ lương thực và lều trại" dồi dào để cứu trợ hơn 370.000 người Rohingya lánh nạn tại Bangladesh. Theo số liệu của UNICEF, hơn 1.100 trẻ em Rohingya khi đến Bangladesh chỉ có một mình.

Trên biển, theo chính quyền địa phương, trong hai tuần qua, có ít nhất 6 thuyền vượt biển bị đắm. Thêm 7 xác nạn nhân được vớt trong ngày 13/09, nâng tổng số người chết lên 99, đa số là trẻ con và vị thành niên.

Theo lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc, Indonesia đã sử dụng bốn vận tải cơ quân sự để chở sang Bangladesh 34 tấn hàng cứu trợ.

Tú Anh

***************

Miến Điện : Hội Đồng Bảo An họp kín về hồ sơ Rohingya (RFI, 13/09/2017)

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc bắt đầu họp kể từ ngày 13/09/2017 về tình trạng người Rohingya ở Miến Điện. Theo số liệu mới nhất của Liên Hiệp Quốc, có đến 370.000 người Rohingya đã chạy qua lánh nạn ở Bangladesh từ cuối tháng 8. Cao Ủy Nhân Quyền đã nói đến "một cuộc thanh lọc chủng tộc quy mô". Tuy nhiên, Hội Đồng Bảo An đã quyết định họp kín, gây bất bình không ít đối với các tổ chức phi chính phủ.

myanmar2

Ngoại trưởng Miến Điện Aung San Suu Kyi tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 71 ở Manhattan, New York, ngày 21/09/2016. Reuters/Carlo Allegri

Thông tín viên RFI tại New York, Marie Bourreau tường thuật :

"Đây là lần thứ hai trong vòng 2 tuần lễ mà Hội Đồng Bảo An họp về tình hình Miến Điện. Lần nào cũng họp kín, thảo luận riêng, báo chí không được tham dự. Đối với ông Louis Charbonneau thuộc tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, các nhà ngoại giao như vậy đã gởi đi một thông điệp không khác gì một "giấy phép sát nhân".

Theo ông Charbonneau, khi người ta đã nói đến một chiến dịch thanh lọc chủng tộc trên quy mô lớn, với một nhóm sắc tộc của cả một bang bị trục xuất đi nơi khác, thì cái gì có thể biện minh cho việc tình hình Miến Điện chỉ được thảo luận một cách miễn cưỡng ?

Câu trả lời dĩ nhiên là Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của Miến Điện. Bắc Kinh đã ra sức vận động để chủ đề này không nằm trong chương trình nghị sự của Hội Đồng Bảo An.

Các tổ chức phi chính phủ không để yên và đòi phải có những hành động cụ thể. Theo ông Charbonneau, tổ chức Human Rights Watch của ông muốn Hội Đồng Bảo An đe dọa trừng phạt, phong tỏa tài sản, cấm đi lại, cấm vận vũ khí. Human Rights Watch đã nghe giới ngoại giao nói rằng điều đó có thể gây khó khăn cho bà Aung San Suu Kyi, nhưng đối với ông Charbonneau : "Phải nói thẳng thắn là bà Aung San Suu Kyi đã có lập trường rất rõ ràng : Đó là đã không nói gì cả".

Vài ngày trước cuộc họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, nơi mà tình hình Miến Điện có thể được đưa ra thảo luận, bà Aung San Suu Kyi đã thông báo sẽ đến dự. Nhưng rốt cuộc, bà cho biết sẽ không đến trước sự phản đối của quốc tế. Miến Điện do sẽ phó tổng thống thứ nhì đại diện".

Mai Vân

***********************

Bà Aung San Suu Kyi không dự họp Đại Hội đồng LHQ (BBC, 13/09/2017)

Lãnh đạo mặc nhiên của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi sẽ không dự tranh luận tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra vào tuần sau trong bối cảnh ngày càng có nhiều ý kiến chỉ trích cách bà xử lý khủng hoảng người Rohingya.

Khoảng 370.000 người Hồi giáo Rohingya đã chạy khỏi bang Rakhine ở Myanmar sang Bangladesh kể từ khi bạo lực bùng phát hồi tháng trước. Nhiều làng của người Rohingya đã bị đốt trụi.

Chính phủ Myanmar bị Liên Hợp Quốc cáo buộc về thanh lọc sắc tộc.

Quân đội Myanmar nói họ chống lại dân quân Rohingya và phủ nhận các tin nói họ đang nhắm vào dân thường.

Người Rohingya là nhóm người thiểu số Hồi giáo 'vô tổ quốc' sống ở bang Rakhine, nơi đa số dân là người Phật giáo.

Họ đã sống ở Myanmar nhiều thế hệ, nhưng họ bị cho là những người tỵ nạn trái phép và không bị từ chối quyền công dân.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc sẽ họp hôm thứ Tư 13/9 để thảo luận cuộc khủng hoảng này.

myanmar3

Bà Aung San Suu Kyi được trả tự do năm 2010

Bà Aung San Suu Kyi đã thay đổi ?

Bà Suu Kyi được trông đợi là sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận ở kỳ họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 25/9.

Người phát ngôn của chính phủ Aung Shin nói với hãng tin Reuters rằng "có lẽ" bà Suu Kyi "có nhiều vấn đề cấp bách hơn phải giải quyết". Bà nói thêm : "Bà ấy không bao giờ ngại đối mặt với chỉ trích hay đương đầu với các vấn đề".

Trong bài phát biểu đầu tiên ở Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc với tư cách lãnh đạo quốc gia hồi tháng 9/2016, bà Suu Kyi lên tiếng bảo vệ những nỗ lực của chính phủ bà để giải quyết khủng hoảng liên quan đến người Rohingya.

Được trao giải thưởng Nobel về Hòa Bình, bà từng bị quản thúc tại gia 15 năm về những hoạt động ủng hộ dân chủ và được coi là vị lãnh đạo chính phủ Myanmar.

Bà Suu Kyi giờ đây bị những người trước kia ủng hộ bà chỉ trích vì không làm đủ để ngăn ngừa bạo lực ở bang Rakhine.

Những người nhận giải Nobel khác, trong đó có Đức Đạt Lai Lạt Ma, Giáo chủ Desmond Tutu và cô Malala Yousafzai đều kêu gọi bà Suu Kyi chấm dứt tình trạng bạo lực.

**********************

Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ Miến có biện pháp bảo vệ người Rohingya (RFA, 12/09/2017)

Một ngày trước khi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhóm phiên họp đặc biệt để thảo luận về cẳng thẳng đang xảy ra tại bang Rakhine, Miến Điện, chính phủ Hoa Kỳ và nhiều nước khác đồng lên tiếng kêu gọi chính phủ Miến phải nhanh chóng có biện pháp bảo vệ an toàn cho tập thể Hồi Giáo Rohingya cư ngụ ở bang này.

myanmar4

Những người tị nạn Rohingya từ bang Rakhine của Myanmar đang chờ đợi sự trợ giúp tại thị trấn Teknaf của Bangladesh vào ngày 12 tháng 9 năm 2017.  AFP

Trong bản thông cáo phổ biến tối hôm qua tại Washington, Nhà Trắng nói rằng bất ổn xảy ra vì lục lượng an ninh và quân đội Miến đã không bảo vệ cho người Hồi Giáo Rohingya, khiến tập thể thiểu số này phải bỏ nhà cửa chạy lánh nạn. Thông cáo không nói đến số người Rohingya phải chạy tỵ nạn, nhưng theo báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc, chỉ trong 3 tuần lễ vừa rồi đã có hơn 310,000 người Rohingya phải bỏ chạy, phần đông sang Bangladesh xin tá túc.

Trích dẫn những nguồn tin khác nhau, các hãng thông tấn quốc tế cho hay tính từ cuối tháng Tám đến giờ, số người Hồi Giáo Rohingya chạy trốn đã lên đến 370,000 người. Các bản tin này cũng viết rằng có ít nhất 1,000 người Rohingya thiệt mạng, nhưng phía chính phủ Miến cho hay chỉ có 400 người chết trong những vụ giao tranh giữa quân đội và những phần tử bị gọi là khủng bố thuộc nhóm Hồi Giáo quá khích có tên là Đạo Quân Cứu Chuộc Rohingya (ARSA). Đây cũng là nhóm đã mở cuộc tấn công nhắm vào một đồn cảnh sát Miến hôm 25 tháng Tám vừa rồi, khởi đầu cho những cuộc giao tranh với quân đội chính phủ Miến, dẫn đến việc hàng trăm ngàn người thiểu số Rohingya phải chạy lánh nạn.

Cũng cần nhắc lại mới hôm qua, thứ Hai 11 tháng Chín 2017, ông Zeid Ra’ad Al Hussein, Cao Ủy Trưởng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tuyên bố rằng quân đội Miến lấy danh nghĩa bài trừ khủng bố để đàn áp người Rohingya một cách dã man, gọi hành động này sẽ được ghi lại là thí dụ điển hình cho chính sách diệt chủng.

Tại Bangladesh, nữ thủ tướng nước này là Bà Sheikh Hasina khẳng định Miến Điện có trách nhiệm phải giải quyết giải quyết vấn đề, ngưng ngay việc đàn áp người Hồi Giáo thiểu số và phải lập khu an toàn cho người Rohingya trở về sinh sống. Bà Thủ Tướng Sheikh Hasina cũng nói chính phủ Bangladesh luôn luôn muốn có quan hệ êm thắm với láng giềng Miến Điện, nhưng phải lên tiếng vì không chấp nhận bất công.

Chính phủ Miến vẫn chưa lên tiếng nói gì về thông cáo của Nhà Trắng, và đòi hỏi của Bangladesh, nhưng qua trang mạng xã hội Twitter, phát ngôn viên Zaw Htay viết rằng Miến Điện không có chính sách thương thuyết với khủng bố, được ngầm hiểu là quân đội Miến sẽ tiếp tục các cuộc hành quân như hiện đang làm.

Published in Quốc tế

Miến Điện bác bỏ đàm phán với ‘những kẻ khủng bố’ (VOA, 10/09/2017)

Miến Đin hôm 10/9 bác b tuyên b ngưng bn do các phn t ni dy Hi giáo Rohingya công b nhm cho phép đ cu trợ ti hàng nghìn người phi ri b nhà ca Rakhine.

myanmar1

Người t nn Rohingya giơ tay nhn đ cu tr Bangladesh hôm 9/9.

Reuters dẫn li chính ph Miến Đin tuyên b "không đàm phán vi nhng k khng b".

Các cuộc tn công do các chiến binh thc hin nhm vào đn cnh sát và căn c quân đi hôm 25/8 đã dn ti mt cuộc phản công quân s làm nhiu người Rohingya phi b chy sang Bangladesh, thêm vào con s hàng trăm nghìn người khác đã phi đi lánh nn vì tình trng bo lc trước đó.

Liên Hiệp Quc ước tính rng có khong 294 nghìn người, nhiu người trong s đó b bnh hoặc b thương, đã ti vùng phía nam ca Bangladesh trong vòng 15 ngày qua, gây thêm áp lc ln lên hot đng ca các cơ quan cu tr.

Hàng nghìn người Rohingya vn li bang Rakhine tây bc Miến Đin và không có nơi trú ng hoc thc ăn, và nhiu người vn tìm cách trèo núi, vượt qua rng rm, các cánh đng đ ti Bangladesh.

Nhóm nổi dy viết tt là ARSA đã tuyên b mt tháng ngưng bn đơn phương bt đu t ngày 10/9 đ vin tr có th ti được nhng người k trên.

Chưa rõ nh hưởng ca đng thái trên, nhưng ARSA dường như không th chng đ được vi quân lc ca chính ph Rakhine, nơi hàng nghìn nhà ca đã b thiêu ri và hàng chc ngôi làng b phá hy.

Tuyên bố ca nhóm ni dy này không nhn được hi đáp chính th t quân đi hay chính ph Miến Điện, nơi sinh sng ca đa s tín đ pht giáo.

Nhưng theo Reuters, phát ngôn viên ca lãnh đo nước này, bà Aung San Suu Kyi, tuyên b trên Twitter : "Chúng tôi không có chính sách đàm phán vi nhng k khng b".

*************************

Liên Hiệp Quốc nói có 'thanh lọc sắc tộc' ở Myanmar (BBC, 11/09/2017)

Chiến dịch an ninh nhắm vào người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar "dường như là một ví dụ điển hình của thanh lọc sắc tộc", người đứng đầu Cao ủy Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, ông Zeid Raad Al Hussein nói.

myanmar2

Khoảng 300.000 người Hồi giáo Rohingya đã rời khỏi Myanmar kể từ ngày 25/8

Ông Hussein kêu gọi Myanmar chấm dứt "hoạt động quân sự tàn bạo" ở bang Rakhine, phía Tây Myanmar.

Hơn 300.000 người Hồi giáo Rohingya đã bỏ chạy sang Bangladesh kể từ khi bạo lực bùng phát ở bang này hồi cuối tháng 8/2017.

Quân đội Myanmar nói họ đang đáp trả những cuộc tấn công của nhóm vũ trang Rohingya và phủ nhận tin rằng họ đang nhắm vào thường dân.

Tình trạng bạo lực bắt đầu xảy ra hôm 25/8 khi dân quân Rohingya tấn công các đồn cảnh sát ở phía Bắc bang Rakhine và giết hại 12 cảnh sát.

Kể từ đó, người Rohingya bắt đầu chạy khỏi Myanmar. Họ nói quân đội Myanmar đánh trả bằng một chiến dịch tàn khốc, đốt làng và tấn công dân thường để đuổi họ đi.

Người Rohingya là nhóm người thiểu số Hồi giáo không có tổ quốc sống ở bang Rakhine, nơi đa số dân là người Phật giáo. Từ lâu họ đã chịu sự đàn áp ở Myanmar, nơi mà họ bị cho là những người tỵ nạn trái phép.

myanmar3

Người tỵ nạn như bà Dil Bahar trong ảnh đã kiệt sức và trải qua nhiều điều khủng khiếp.

Ông Zeid, Cao ủy về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, nói chiến dịch [của cảnh sát Myanmar] hiện tại ở bang Rakhine "rõ ràng là quá mức".

"Chúng tôi đã nhận được nhiều nguồn tin và hình ảnh vệ tinh cho thấy các lực lượng an ninh và dân quân địa phương đốt làng của người Rohingya, và nhiều lời kể nhất quán về những vụ giết người ngoài luật, kể cả các vụ bắn vào người dân thường đang bỏ chạy", ông nói.

"Tôi kêu gọi chính phủ [Myanmar] chấm dứt hoạt động quân sự tàn bạo đang diễn ra, chịu trách nhiệm về tất cả các vi phạm đã xảy ra và đảo ngược tình trạng ngược đãi trên diện rộng đối với người dân Rohingya", ông nói.

Những nguồn tin mới nhất, đã có khoảng 313.000 người Rohingya bỏ chạy sang Bangladesh. Các cơ quan cứu trợ cho hay họ đang trong tình trạng thiếu thốn thực phẩm, nơi tạm trú và trợ giúp y tế, và các nguồn cứu trợ hiện có là không đủ.

Published in Châu Á

Miến Điện : Quân nổi dậy Rohingya tuyên bố ngừng bắn (RFI, 10/09/2017)

Theo AFP, hôm nay 10/09/2017, lực lượng nổi dậy người Rohingya đã tuyên bố đơn phương ngừng bắn trong 1 tháng. Lực lượng vũ trang Hồi Giáo này đã tiến hành các cuộc tấn công đồn cảnh sát Miến Điện, dẫn đến chiến dịch trấn áp của quân đội Miến Điện dẫn đến cuộc khủng hoảng tị nạn đang có cơ lan rộng trong cộng đồng người thiểu số Rohingya.

rohingya1

Người Rohingya trên đường vượt biên qua Bangladesh lánh nạn tại điểm biên giới Cox Bazar bên Bangladesh ngày 08/09/2017. Reuters/Danish Siddiqui

Trong một thông cáo đăng trên Twitter, nhóm nổi dậy mang tên Quân Đội cứu nguy người Rohingya của Arakan (ARSA) , "tuyên bố tạm ngừng các chiến dịch tấn công quân sự" trong vòng 1 tháng.

Các cuộc tấn công của quân nổi dậy Rohingya từ cuối tháng 8 đã dẫn đến những vụ trấn áp bạo lực của quân đội Miến Điện nhằm vào cả thường dân trong sắc tộc thiểu số theo Hồi Giáo.Tình trạng bạo lực ngày càng nghiêm trọng khiến cộng đồng quốc tế hết sức lo ngại.

Các nước trong khu vực liên tục kêu gọi chính phủ Miến Điện chấm dứt các vụ bạo lực nhằm vào thường dân khiến những người Rohingya đang ồ ạt chạy lánh nạn sang Bangladesh trong những điều kiện hết sức khó khăn. Các tổ chức quốc tế lo ngại một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở vùng biên giới Miến Điện –Bangladesh.

Thảm cảnh tị nạn

Ít nhất đã có 290 nghìn người tị nạn Rohingya từ hai tuần nay đã bỏ chạy sang Bangladesh. Tại đó họ sống chen chúc trong những chiếc lều tạm. Cộng thêm với số người tị nạn đã tới vào năm trước, hiện đã có gần nửa triệu người Rohingya đang sống trong các trại tị nạn ở vùng biên giới.

Một vài tổ chức nhân đạo có mặt tại chỗ không thể đáp ứng đủ nhu cầu lương thực,nước sạch và y tế cho họ. Những người tị nạn Rohingya đang phải sống trong những điều kiện vệ sinh cực kỳ tồi tệ. Người ta đang lo ngại bệnh dịch bùng phát.

Ghi nhận của đặc phái viên RFI, Sébastien Farcis, tại trại tị nạn Balou Khali :

Trong căn lều tạm của trại tị nạn Balou Khali, em bé mới một tuổi rưỡi chân cuốn kín băng y tế. Chân của em bé bị bỏng độ 2. Mẹ em, đầu choàng khăn đang chăm chú theo dõi. Bà cho biết : "Binh lính Miến Điện đã đổ nước sôi vào cháu khi chúng tôi đang bỏ trốn".

Bác sĩ Karmaker làm việc cho hiệp hội Bangladesh Gonoshashtrya Kenda cho biết đã đón nhận rất nhiều trường hợp bị thương tương tự. Ông nói : "Tôi thường xuyên gặp nhưng trường hợp bị bỏng như em bé này hoặc bị thương vì đạn bắn".

Trên 700 bệnh nhân mà bệnh viện dã chiến này tiếp nhận hôm trước, đa số đều bị rối loạn tiêu hóa. Điều đó cho thấy có vấn đề vệ sinh nghiêm trọng trong thành phố ngoại ô tồi tàn hơn 20 nghìn dân.

"Rất nhiều người đến đây bị mắc chứng tiêu chảy, kiết lỵ. Trong một trại khác, tình trạng còn tồi tệ hơn. Có một con sông chảy qua, mọi người phóng uế và dùng nước ngay cùng một nơi. Nếu vấn đề vệ sinh không được cải thiện và nước sạch không được cung cấp, họ sẽ bị mắc hết bệnh tả".

Một vài chiếc xe tải chạy dọc tuyến đường để phân phát nước sạch, nhưng quá ít. Trợ giúp nhân đạo vẫn thiếu trầm trọng để có thể cung cấp thực phẩm cho gần một nửa triệu người tị nạn Rohingya ở đây.

RFI tiếng Việt

**********************

Myanmar : Quân nổi dậy tuyên bố tạm ngừng bắn (BBC, 10/09/2017)

Nhóm Hồi giáo nổi dậy Rohingya tại Myanmar đã tuyên bố ngừng bắn tạm thời trong vòng một tháng nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng nhân quyền tại khu vực Rakhine.

rohingya2

Người Rohingya cáo buộc quân đội đã đốt bỏ những ngôi làng của họ - nhưng Myanmar cho rằng họ đang chiến đấu chống "khủng bố"

Quân đội Cứu thế Arakan Rohingya (Arsa) cho biết sẽ ngừng bắn từ Chủ nhật 10/9/2017, đồng thời kêu gọi quân đội Myanmar buông vũ khí.

Việc Arsa tấn công cảnh sát hôm 25/8 đã dẫn tới phản ứng mạnh tay 'tàn bạo' của quân đội.

Từ đó tới nay, khoảng 290 ngàn người Rohingya được cho là đã bỏ trốn khỏi Rakhine và trú ẩn tại vùng biên giới với Bangladesh.

Liên Hiệp Quốc đang kêu gọi cứu trợ khẩn cấp với trị giá khoảng 77 triệu USD bao gồm lương lực, nước và dịch vụ y tế cho những người Rohingya đã rời Myanmar.

Người dân Rohingya, nhóm thiểu số Hồi giáo tại một đất nước đa số theo đạo Phật, cho biết quân đội và những người theo đạo Phật tại Rakhine đã có những chiến dịch chống lại họ một cách tàn nhẫn, thậm chí đốt bỏ những ngôi làng họ sinh sống.

Myanmar phản bác ý kiến này, cho rằng quân đội đang chống lại "quân khủng bố" Rohingya.

Các tổ chức cứu trợ cho biết số người bỏ trốn khỏi Myanmar quá lớn.

Đại diện Liên Hiệp Quốc tại Bangladesh, Robert Watkins, cho biết :

"Hiện tại chúng tôi cần khẩn cấp 60.000 chỗ trú ẩn cùng lương thực, nước sạch và dịch vụ y tế, cùng các chuyên viên chăm sóc sức khỏe tâm lý để hỗ trợ những nạn nhân của bạo lực tình dục".

'Làng mạc bị đốt cháy'

Những người dân bỏ trốn khỏi Rakhine miêu tả những ngôi làng đã bị đốt cháy, nhiều người bị đánh đập và bị giết bởi những lực lượng an ninh và thanh niên Phật giáo.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh thực hư của sự việc này.

Cũng trong thứ bảy vừa rồi, quân đội Myanmar đã bị cáo buộc cài mìn tại vùng biên giới với Bangladesh.

Các quan chức Bangladesh cho rằng chính phủ Myanmar đã thực hiện hành động này nhằm ngăn chặn người Rohingya quay trở về.

Nguồn tin từ quân đội Myanmar đã phủ nhận cáo buộc này nhưng một đại diện từ chính phủ lại nói rằng thông tin vẫn chưa được làm rõ.

Cuộc khủng hoảng Rohingya đã gây lo ngại tại nhiều quốc gia.

Và người lãnh đạo thực quyền của Myanmar, bà Suu Kyi, khôi nguyên Nobel Hòa Bình, bị chỉ trích là đã không thể bảo vệ và giúp người Rohingya nói lên tiếng nói của mình.

********************

Malaysia quyết định cho người tỵ nạn Hồi giáo Rohingya tạm trú (RFA, 08/09/2017)

Quyết định được đưa ra trong bản thông cáo của lực lượng tuần duyên Malaysia, ghi rõ sẽ đón nhận những thuyền nhân Rohingya từ Miến Điện chạy sang xin tỵ nạn.

rohingya1

Những người Hồi giáo Pakistan đốt cờ Myanmar với hình ảnh của bà Aung San Suu Kyi trong một cuộc phản kháng chống lại chính phủ Myanmar ở Quetta vào ngày 8 tháng 9 năm 2017. AFP

Trước đó, Thủ Tướng Najib Razak của Malaysia còn cho hay sẽ gửi toán cứu trợ nhân đạo sang Bangladesh, để giúp những người Hồi giáo chạy từ Miến sang xin tá túc. Vẫn theo Thủ Tướng Malaysia, chính phủ nước ông sẵn sàng giúp Bangladesh xây một bệnh viện để chữa trị cho người tỵ nạn Rohingya.

Ngoài ra, chính phủ Thái Lan cũng thông báo đang sửa soạn để đón người tỵ nạn từ Miến Điện vượt biên giới vào đất Thái.

Quyết định cho người Rohingya vượt biển tạm trú được chính phủ Malaysia đưa ra chỉ một ngày sau khi lãnh tụ Aung San Suu Kyi của Miến Điện nói rằng chính phủ do bà lãnh đạo đang cố gắng bằng mọi cách để bảo vệ tất cả những người cư ngụ trong bang Rakhine, nơi chính phủ Miến nói là đang xảy ra giao tranh giữa khủng bố Hồi giáo và quân đội quốc gia.

Hai ngày trước đó, bà Suu Kyi có nói rằng khủng bố gây nên căng thẳng cho tình hình an ninh của bang Rakhine, đồng thời chỉ trích những lời đồn đãi vô căn cứ khiến mọi người nghĩ rằng chính phủ Miến làm ngơ, không giúp đỡ hay bảo vệ cho người Hồi giáo Rohingya.

Khi đưa ra tuyên bố này, bà Suu Kyi cũng không nói gì đến việc đã có 164.000 người Rohingya phải bỏ nhà cửa chạy lánh nạn, phần đông sang Bangladesh xin tạm trú.

Các phát biểu bà Suu Kyi đưa ra vào thời điểm những quốc gia trong khối Hồi giáo cùng gây áp lực đòi hỏi chính phủ Miến phải có biện pháp bảo vệ tập thể thiểu số Hồi giáo đang bị đàn áp bởi quân đội và lực lượng an ninh của Miến, là quốc gia đại đa số dân theo Phật Giáo.

Đầu tuần này, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc là ông Antonio Guterres lên tiếng cảnh báo rằng bất ổn ở Miến Điện có thể sẽ gây ảnh hưởng đến toàn khu vực, đặc biệt nếu chính phủ Miến không ngăn chận, tiếp tục để chuyện người theo đạo Hồi bị đàn áp hay chuyện diệt chủng xảy ra.

Có tin nói rằng các nước Hồi giáo muốn đưa vấn đề người Hồi giáo Rohingya bị đàn áp ra bàn thảo trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, và chính phủ Miến đang vận động tìm sự ủng hộ Trung Quốc và Nga để Hội Đồng Bảo An không nhóm cuộc họp đặc biệt lên án Miến Điện.

Trong quá khứ, bà Aung San Suu Kyi nhiều lần lên tiếng nói rằng Rakhine là chuyện nan giải kéo dài đã nhiều thập niên, do đó cần phải có thời gian để giải quyết. Phía quân đội Miến cũng thường lên tiếng nói phải mở những cuộc hành quân truy lùng bọn khủng bố Hồi giáo quá khích, bác bỏ tất cả những cáo buộc nói rằng binh sĩ hay an ninh Miến cố tình đàn áp, đe dọa tính mạng của người Rohingya.

*******************

Myanmar đang cố gắng bảo vệ tất cả người cư ngụ trong bang Rakhine (RFA, 07/09/2017)

Lãnh tụ Miến Điện Aung San Suu Kyi nói rằng chính phủ do bà lãnh đạo đang cố gắng bằng mọi cách để bảo vệ tất cả những người cư ngụ trong bang Rakhine, nơi chính phủ Miến nói là đang xảy ra giao tranh giữa khủng bố Hồi giáo và quân đội quốc gia.

rohingya2

Những người Hồi giáo Rohingya từ bang Rakhine của Myanmar, ngày 5 tháng 9 năm 2017. AFP

Trong cuộc phỏng vấn trên Đài Truyền Hinh Asian News International của Ấn hôm thứ Năm, mùng 7 tháng Chín 2017, bà Suu Kyi không nhắc đến tập thể hơn 1 triệu người Hồi giáo Rohingya cư ngụ ở Rakhine, nhưng nói rằng trách nhiệm của chính phủ là phải bảo vệ mọi người, bất kể họ là công dân Miến hay không. Bà cũng xác nhận không có đủ điều kiện để làm thật tốt điều này, nhưng nhấn mạnh đang có gắng bằng mọi cách để bảo vệ mọi người, theo đúng với những gì luật pháp Miến Điện quy định.

Hai ngày trước đó, bà Suu Kyi có nói rằng khủng bố gây nên căng thẳng cho tình hình an ninh của bang Rakhine, đồng thời chỉ trích những lời đồn đãi vô căn cứ khiến mọi người nghĩ rằng chính phủ Miến làm ngơ, không giúp đỡ hay bảo vệ cho người Hồi giáo Rohingya. Khi đưa ra tuyên bố này, bà cũng không nói gì đến việc đã có 164,000 người Rohingya phải bỏ nhà cửa chạy lánh nạn, phần đông sang Bangladesh xin tạm trú.

Các phát biểu bà Suu Kyi đưa ra vào thời điểm những quốc gia trong khối Hồi giáo cùng gây áp lực đòi hỏi chính phủ Miến phải có biện pháp bảo vệ tập thể thiểu số Hồi giáo đang bị đàn áp bởi quân đội và lực lượng an ninh của Miến, là quốc gia đại đa số dân theo Phật Giáo. Đầu tuần này, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc là ông Antonio Guterres lên tiếng cảnh báo rằng bất ổn ở Miến Điện có thể sẽ gây ảnh hưởng đến toàn khu vực, đặc biệt nếu chính phủ Miến không ngăn chận, tiếp tục để chuyện người theo đạo Hồi bị đàn áp hay chuyện diệt chủng xảy ra.

Có tin nói rằng các nước Hồi giáo muốn đưa vấn đề người Hồi giáo Rohingya bị đàn áp ra bàn thảo trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Tin cũng nói rằng chính phủ Miến đang vận động tìm sự ủng hộ Trung Quốc và Nga để Hội Đồng Bảo An không nhóm cuộc họp đặc biệt để lên án Miến Điện.

Trong quá khứ, bà Aung San Suu Kyi nhiều lần lên tiếng nói rằng Rakhine là chuyện nan giải kéo dài đã nhiều thập niên, do đó cần phải có thời gian để giải quyết. Phía quân đội Miến cũng thường lên tiếng nói phải mở những cuộc hành quân truy lùng bọn khủng bố Hồi giáo quá khích, bác bỏ tất cả những cáo buộc nói rằng binh sĩ hay an ninh Miến cố tình đàn áp, đe dọa tính mạng của người Rohingya.

*****************

Quân đội Arkan chống chính phủ Myanmar là gì ? (BBC, 06/09/2017)

Hiện đang có các cuộc vận động ở Châu Á và trên thế giới phê phán chính quyền Myanmar vì cuộc khủng hoảng tại bang Rakhine.

rohingya3

Thế giới đang chú ý nhiều đến cuộc khủng hoảng nhân đạo Rohingya

Ngay tại một nước Asean là Indonesia, các nhóm biểu tình liên tiếp tới trước Đại sứ quán Myanmar ở Jakarta lên án bà Aung San Suu Kyi và kêu gọi trừng phạt Myanmar.

Tuy nhiên, chính quyền Myanmar nói vụ việc "chỉ là một phần của tảng băng chìm" về "nhiễu loạn thông tin" và đổ cho các nhóm vũ trang của người Rohingya gây ra bạo động.

rohingya5

Những hình ảnh và lời kêu gọi cứu người Rohingya từ Myanmar đang lan tỏa trên các trang mạng xã hội

Vậy nhóm vũ trang của người Rohingya là gì ?

Lực lượng mang tên Quân đội Cứu thế Arakan Rohingya (Arsa-Arakan Rohingya Salvation Army) hoạt động trong bang Rakhine ở vùng Bắc Myanmar, nơi người Rohingya, đa số theo Hồi giáo, đang bị trấn áp.

rohingya4

Lực lượng Quân đội Cứu thế Arakan Rohingya (ARSA) được ccbqg Hồi giáo hỗ trợ

Chính quyền Myanmar không công nhận quyền công dân của họ và coi họ chỉ là di dân bất hợp pháp từ Bangladesh.

Đôi lúc xung đột giữa các nhóm sắc tộc đã bùng lên nhưng từ năm 2016, một nhóm nổi dậy vũ trang người Rohinya hình thành và lớn mạnh.

Trước đó, tổ chức viết tắt là Arsa này từng có tên khác, như Harakah al-Yaqin, và họ đã giết 20 nhân viên cảnh sát và an ninh Myanmar.

Hôm 25/08, Arsa tấn công một số đồn công an tại Rakhine, giết 12 người trong vụ việc nghiêm trọng nhất cho tới thời điểm đó.

Vụ này cũng ngay lập tức khiến an ninh Myanmar tăng cường trấn áp bằng các biện pháp chống nổi dậy.

Chính quyền Myanmar gọi Arsa là tổ chức khủng bố, và nói các nhân vật lãnh đạo của nhóm này được huấn luyện ở nước ngoài.

rohingya6

Vì sao người Rohingya tràn qua biên giới Bangladesh ?

Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (The International Crisis Group - ICG) cũng xác nhận nhóm vũ trang này có được huấn luyện ở bên ngoài và công bố một phúc trình năm 2016 nói nhóm này được lãnh đạo bởi người Rohingya sống ở Ả Rập Saudi.

ICG cũng nói lãnh đạo của Arsa là Ata Ullah, sinh ở Pakistan và trưởng thành tại Ả Rập Saudi.

Published in Châu Á

Các tổ chức phi chính phủ nỗ lực giúp người Rohingya tị nạn ở Bangladesh (RFI, 08/09/2017)

Sắc dân thiểu số Rohingya vẫn ồ ạt chạy khỏi Miến Điện để tránh bị quân đội nước này truy sát. Theo Liên Hiệp Quốc, từ hơn một chục ngày qua, hơn 165.000 người đã vượt biên giới để sang Bangladesh, cho dù tại đây, họ phải sống trong những điều kiện tồi tệ. Tuy bị quá tải, nhưng các tổ chức phi chính phủ vẫn cố gắng cứu giúp những người tị nạn.

bangla1

Người tị nạn Rohingya vượt qua sông Naf, phân ranh Miến Điện và Bangladesh. Ảnh ngày 07/09/2017 - Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Từ Bangladesh, đặc phái viên RFI Sebastien Farcis gửi về bài tường trình :

"Từ những năm 1990, Bangladesh đã đón nhận hàng chục ngàn người Rohingya và từ đó, tình hình tương đối lắng dịu. Thế nhưng vào tháng 10 năm ngoái, sau đợt đàn áp đầu tiên của quân đội Miến Điện, khoảng 80 ngàn người Rohingya đã vượt qua con sông ngăn cách hai nước để chạy sang Bangladesh. Giờ đây, Bangladesh đang phải đối mặt với làn sóng tị nạn chưa từng thấy, khoảng 165 ngàn người trong vòng 10 ngày. Và tình trạng nhân đạo này rất khó kiểm soát.

Do vậy, tổ chức phi chính phủ Bác Sĩ Không Biên Giới đã phải mở thêm một phòng mổ thứ hai và huy động thêm hai trạm y tế di động để giúp đỡ người tị nạn. Ông Pavlo Kolovos, phụ trách tổ chức này tại Bangladesh cho biết :

Theo tôi nhớ thì chưa bao giờ có nhiều người đến và rất nhanh như vậy. Như cầu của họ rất lớn. Rõ ràng là họ đã tuyệt vọng và rất hoảng sợ khi chạy lánh nạn. Trước đó, khả năng đón tiếp của chúng tôi đã rất căng thẳng và giờ đây thì tình hình còn tồi tệ hơn. Đây là một cuộc khủng hoảng và chúng tôi phải hành động : ít ra là phải giúp đỡ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người tị nạn, cho dù họ đáng phải được giúp đỡ nhiều hơn thế.

Tổng cộng có tới 300 ngàn người Rohingya sống chen chúc trên một dải đất ở Bangladesh và trong số này chỉ có gần 10% được hưởng quy chế tị nạn. Trong khi đó, để tránh bị quân đội Miến Điện đàn áp, dòng người chạy lánh nạn dường như không giảm".

Tổ chức Lưỡi Liềm Đỏ của Iran hôm qua cho biết đã sẵn sàng để chuyển bằng máy bay hàng cứu trợ sang cho người Rohingya. Lượng hàng cứu trợ gồm thực thẩm, đồ dùng thiết yếu lên tới 40 tấn, với tổng trị giá khoảng 4 tỉ đô la.

Còn lãnh đạo lực lượng tuần duyên Malaysia hôm nay tuyên bố sẵn sàng cung cấp nhu yếu phẩm cho người Rohingya trên đường họ đi tị nạn, hoặc cấp chỗ ở tạm thời cho họ trước khi họ tiếp tục lộ trình đã định. Hiện Malaysia vẫn chưa ký vào Công ước Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, nên vẫn coi người tị nạn là người nhập cư bất hợp pháp.

Trong bối cảnh bị quốc tế chỉ trích, lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi hôm qua tuyên bố chính phủ nước này đã cố gắng hết sức để bảo vệ "tất cả mọi người" kể từ khi vụ bạo lực bùng phát vào ngày 25/08 làm rung chuyển bang Rakhine.

RFI tiếng Việt

*************************

Liên Hiệp Quốc : Sẽ phải cứu trợ cho 300.000 người tị nạn Rohingya (RFI, 07/09/2017)

Người Rohingya Miến Điện tiếp tục ồ ạt chạy sang Bangladesh tị nạn kể từ khi bạo lực bùng phát tại bang Rakhine cách nay hai tuần. Theo một chuyên gia Liên Hiệp Quốc, cần sẵn sàng các biện pháp cứu trợ cho 300.000 người tị nạn, theo kịch bản tồi tệ nhất.

bangla2

Một người tị nạn Rohingya sau khi vượt biên sang Bangladesh ngày 05/09/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Reuters dẫn lời người phát ngôn của Chương Trình Lương Thực Thế Giới (WFP) tại Bangladesh, ông Dipayn Bhattacharyya, theo đó tại Bangladesh, tổng số dân tị nạn ước tính từ 120.000 đến 300.000. Theo đại diện Chương Trình Lương Thực Thế Giới, "những người tị nạn đến nơi trong tình trạng suy kiệt,… họ không những hết sức đói mà còn rất hoảng sợ". Làn sóng người tị nạn, trong đó có nhiều người bị thương, bị bệnh, đòi hỏi rất nhiều hỗ trợ, trước hết về nơi ở, thực phẩm, nước sạch và các phương tiện vệ sinh, đặc biệt cần thiết bởi khu vực này đang giữa mùa mưa.

Đại diện của WFP kêu gọi các nhà tài trợ khẩn cấp đóng góp phương tiện. Chương Trình Lương Thực Thế Giới ước tính, để bảo đảm đời sống tối thiểu cho 300.000 người tị nạn, tổ chức này cần huy động thêm ít nhất 13,3 triệu đô la, để lương thực đủ dùng cho bốn tháng. Ông cảnh báo, nếu thiếu lương thực thì việc tranh giành sẽ xẩy ra, bạo lực, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em, chắc chắn sẽ gia tăng.

Về phía các trại tị nạn ở bang Rakhine, kể từ cuộc tấn công của quân nổi dậy Rohingya (lực lượng ARSA) vào các trạm biên phòng Miến Điện, các tổ chức quốc tế, như Chương Trình Lương Thực Thế Giới, không còn phân phát được thực phẩm cho dân cư trong các trại tị nạn, đa số là người Rohingya, nơi có khoảng 80.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng.

Quân đội Miến Điện tiếp tục chiến dịch truy quét rộng lớn tại khu vực này. Theo con số do quân đội nước này đưa ra hôm nay, trong hơn 430 người chết kể từ đầu khủng hoảng, chủ yếu đó là "quân khủng bố" Rohingya. Hiện tại, khu vực bang Rakhine hoàn toàn bị phong tỏa, không có phóng viên độc lập nào được phép tác nghiệp.

Phong trào đòi tước giải Nobel của Aung San Suu Kyi

Thảm cảnh của người Hồi giáo Rohingya Miến Điện khiến nhiều người nổi giận chống lại bà Aung San Suu Kyi, được coi là người đứng đầu chính phủ Miến Điện "trên thực tế". Ngày hôm qua, trên đường phố Karachi, thủ đô Pakistan, người biểu tình đốt hàng loạt tấm hình nhà lãnh đạo Miến Điện.

Theo AFP, một kiến nghị trên mạng đòi tước giải Nobel Hòa Bình của Aung San Suu Kyi đã huy động được hơn 364.000 chữ ký, tính đến sáng nay. Theo người chủ xướng bản kiến nghị, một công dân Indonesia, cho đến nay, nhà lãnh đạo Miến Điện đã "không làm gì để ngăn chặn tội ác chống nhân loại này, xảy ra trên đất nước mình". Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về Miến Điện, Yanghee Lee, bày tỏ hy vọng bà Aung San Suu Kyi thể hiện "nhiều tình thương hơn… trong thời điểm hệ trọng này của lịch sử Miến Điện", như những gì bà từng tuyên bố.

Về khả năng tước giải Nobel, thư ký của Ủy Ban cho AFP hay, vấn đề này sẽ hoàn toàn không được đặt ra, bởi không có trong di chúc của người sáng lập, cũng như quy chế của Quỹ. Giải thưởng chỉ căn cứ trên nỗ lực của người được trao giải, cho đến thời điểm đó.

Về vai trò thực sự của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc khủng hoảng hiện nay, nhiều nhà quan sát cho rằng nhìn chung, giải Nobel Hòa Bình bất lực trước làn sóng Phật giáo cực đoan và trước một tập đoàn quân đội còn rất mạnh, kể cả về mặt chính trị, sau gần nửa thế kỷ độc tài quân phiệt. Hiện giới quân sự nắm ba bộ lớn trong chính quyền, kiểm soát quân đội, cảnh sát và biên phòng, cùng với một phần tư ghế trong Quốc hội, đủ thẩm quyền để ngăn chặn mọi cải cách Hiến pháp.

Miến Điện là một quốc gia hơn 130 sắc tộc, với hơn 90% theo Phật giáo, người theo đạo Hồi ít hơn 5%. Các thành phần Phật giáo cực đoan, có quan điểm chống Hồi giáo, rất có ảnh hưởng. Đa số dân chúng lại tin rằng dân Rohingya là người nước ngoài, đến từ nước láng giềng Bangladesh, nhiều người cho rằng đây là một "vấn đề an ninh quốc gia".

Trọng Thành

********************

Myanmar : người Rohingya chạy sang Bangladesh tránh bạo lực (VOA, 09/09/2017)

Các cơ quan ca Liên Hip Quc cho hay trong hai tun qua, khong 270.000 người Hi giáo Rohingya đã chy sang Bangladesh đ tìm nơi nương thân, trn bo lc và đàn áp Myanmar. Các bn tin chưa được kim chng nói hơn 1.000 người đã b quân đi Miến Đin giết chết t ngày 25/8 khi xy ra bo lc bang Rakhine, min bc Myanmar.

bangla3

Người t nn Rohingya ch tàu đưa qua kênh sau khi vượt biên gii qua sông Naf Teknaf, Bangladesh, ngày 7/9/2017. nh Reuters/Mohammad Ponir Hossain.

Các cơ quan cu tr đang tăng cường công tác cu tr khn cp cho người Hi giáo Rohingya Bangladesh đ đáp ng nhu cu ca s người t nn đang gia tăng. Họ nói kh năng cung cp nơi tm trú vn đã eo hp, gi đã được tn dng hết mc, và người t nn đang được đưa ti các đa đim dung thân tm thi đã n r dc theo con đường. người phát ngôn ca Cao y T nn Liên Hip Quc, ông Duniya Aslam Khan, nói rằng các tri t nn đang quá ti và không th tiếp nhn thêm bt kỳ người nào khác. Ông nói :

"Hai trại t nn Bangladesh, Kutupalong và Nayapara, trước làn sóng t nn này là nơi cha chp 34.000 người t nn Rohingya, gi đây đã cht cng. Trong vòng hai tuần s người t nn trong tri đã tăng hơn gp đôi, tng cng hơn 70.000 người. Đang có nhu cu khn cp phi có thêm đt đai và nơi tm trú".

Tổ chc Di cư Quc tế (IOM) đang dành riêng 1 triu đô la trích ra t qu khn cp đ cung cp nơi trú ẩn, nước ung, thc phm và các dch v y tế cho người t nn. Người phát ngôn ca IOM, ông Leonard Doyle, nói vi VOA rng nhng người t nn không có ngun lc và đang cp thiết cn các dch v h tr đ cu mng.

Ông nói thêm :

"Họ đang trong tình cảnh tuyt vng, mt tình hung nhân đo hoàn toàn tuyt vng, không có đ lương thc mà ăn... H nói h đang sng ngoài tri, không có nơi trú n đ tránh cái nóng ca mt tri vùng nhit đi, không có nơi đ trú mưa, trong khi con cái ca h không gì để ăn".

Văn phòng điều phi các vn đ nhân đo ca Liên Hip Quc cho biết h đang gii ngân 7 triu đô-la t Qu ng phó Khn cp Trung ương LHQ đ giúp hàng ngàn người trong cnh cùng qun, đang tiếp tc tràn vào Bangladesh.

Lisa Schlein

Published in Châu Á

Phương Tây lúng túng trước thảm kịch Miến Điện

Trong mấy ngày gần đây, cuộc khủng hoảng người Hồi giáo thiểu số Rohingya ở Miến Điện Điện thu hút nhiều sự quan tâm của báo chí Pháp. "Phương Tây lúng túng trước thảm kịch Miến Điện" là tựa đề một bài viết trên Le Monde.

myanmar1

Lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi bị Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chỉ trích là "vô trách nhiệm" với người Rohingya. Reuters/Soe Zeya Tun

Dòng người Hồi giáo thiểu số Rohingya rời bang Rakhine, miền Tây Miến Điện, để tránh chiến dịch truy quét trên quy mô lớn của các lực lượng an ninh Miến Điện, sau khi các phiến quân Rohingya tấn công một số đồn cảnh sát ở Arakan vào ngày 25/08, vẫn không ngừng tăng.

Theo số liệu mà Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn công bố ngày 05/08/2017, chỉ trong hai tuần qua, đã có tới 123.000 người Rohingya sang tị nạn tại nước láng giềng Bangladesh. Phát ngôn viên Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn cho biết phần lớn số người Rohingya nói trên phải đi bộ nhiều ngày, vượt sông, leo núi, trốn tránh trong rừng rậm. Họ đói khát, yếu ớt và lâm bệnh.

Le Monde cho biết nhiều tổ chức phi chính phủ và cơ quan của Liên Hiệp Quốc tại các khu vực khủng hoảng đã bị buộc phải rời đi. Một lãnh đạo các cơ quan trên cho rằng chính quyền Miến Điện không muốn để các tổ chức nhân quyền chứng kiến quân đội thực hiện chính sách đốt phá làng mạc như thế nào. Ngoài ra, quân đội chỉ giúp đỡ các tín đồ Phật giáo ở bang Rakhine thay vì giúp đỡ người Rohongya. Các lực lượng an ninh dường như cũng không phân biệt dân thường và phiến quân.

Việc chính quyền Miến Điện trấn áp người Rohingya đã khiến chính quyền các nước Hồi giáo và thế giới nói chung phẫn nộ. Hôm thứ Hai 04/09, tổng thống Indonésia, Joko Widodo, đã cử ngoại trưởng sang gặp lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi và tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing. Trong khi đó, ở Djakarta, hàng ngàn người biểu tình trước cửa đại sứ quán Miến Điện.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, gọi vụ trấn áp là "nạn diệt chủng". Hôm thứ Tư, ông Erdogan cũng đã nói chuyện với bà Aung San Suu Kyi. Còn Pakistan, Iran và Ả Rập Xê Út đều tỏ thái độ quan ngại. Lãnh đạo Aung San Suu Kyi hứng chịu rất nhiều chỉ trích vì thái độ yên lặng của bà.

Phương Tây cũng không khoanh tay đứng nhìn cuộc khủng hoảng Miến Điện mà họ gọi là một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Liên Hiệp Châu Âu đã yêu cầu thiết lập trở lại hoạt động cứu trợ nhân đạo và nhấn mạnh tới nỗi thống khổ hiện tại của người Rohingya. Châu Âu tố cáo quân đội Miến Điện phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng, nhưng lại rất thận trọng khi nói về chính phủ dân sự.

Còn theo nhà nghiên cứu Renaud Egreteau, chuyên gia về Miến Điện, "có một thỏa thuận ngầm trong dân chúng về việc vấn đề người Rohingya sẽ chỉ được giải quyết bằng cách trục xuất cộng đồng này hoặc cách ly họ, đẩy họ ra ngoài lề xã hội. Một số đông trong chính giới, cả những người thuộc đảng dân chủ, cũng đồng ý về điểm trên. Chính vì thế, rất khó đi ngược lại xu hướng đó. Chính phủ của bà Aung San Suu Kyi biết rõ điều này".

Phương Tây nhấn mạnh rằng bà Aung San Suu Kyi không có quyền hành về các vấn đề an ninh và bà cũng đã cố gắng trong bối cảnh bị kẹt giữa một bên là quân đội nắm quyền thực tế, và bên kia là dân chúng, vẫn chống thiểu số người Hồi giáo Rohingya mà họ coi là người nước ngoài. Theo chuyên gia Renaud Egreteau, đó chính là lý do mà Châu Âu thấy cần ủng hộ bà Aung San Suu Kyi, cho dù hiện tổ chức nhân quyền Human Rights Watch không ngần ngại nhấn mạnh chính bà Aung San Suu Kyi "có vấn đề", còn Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Zeid Ra'ad al-Hussein cho là bà Aung San Suu Kyi " rất vô trách nhiệm".

Brexit : Anh Quốc muốn ưu tiên việc làm cho người bản xứ

Chuyển sang thời sự Châu Âu, nhật báo kinh tế Les Echos có bài viết "Luân Đôn muốn ưu tiên cho lao động người Anh hơn là người lao động tới từ Châu Âu".

Theo một văn bản của bộ nội vụ về chính sách nhập cư sau Brexit được báo The Guardian đăng tải ngày 06/09, một báo cáo mật và nhạy cảm, Luân Đôn muốn ngưng những chính sách ưu đãi đối với các công dân Châu Âu nhập cư vào Anh. Thay vào đó là các quy định vô cùng chặt chẽ : visa có thời hạn tối đa 2 năm cho lao động Châu Âu trình độ thấp, 3-5 năm cho lao động Châu Âu có trình độ cao, kèm theo các điều kiện về thu nhập, hạn chế nhập cư theo kiểu đoàn tụ gia đình, không cho người Châu Âu nhập cư vào Anh nếu họ không xin được việc làm… Mục đích là kiểm soát nhập cư và tạo thêm cơ hội việc làm cho người bản xứ.

Một số dân biểu đã chỉ trích, gọi đó là các biện pháp "tàn nhẫn và vô liêm sỉ". Thị trưởng Luân Đôn, ông Sadiq Khan, viết trên mạng xã hội Twitter là ông có cảm giác đang đọc "một bản kế hoạch để bóp nghẹt kinh tế Luân Đôn". Liên đoàn Lao động Anh Quốc nhắc lại là việc mở cửa thị trường lao động mang tính sống còn đối với nền kinh tế Anh và nhấn mạnh tỉ lệ thất nghiệp tại Anh hiện đang ở mức thấp nhất từ 40 năm qua.

Các doanh nghiệp Anh Quốc, vốn đang sử dụng rất nhiều nhân công tới từ các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu, cũng ngay lập tức phản đối, lo ngại thiếu hụt nhân công tay nghề cao. Đáp lại, bộ trưởng quốc phòng Anh, trả lời phỏng vấn hôm qua, phát biểu là các công ty của Anh sẽ phải đào tạo cho người lao động Anh.

Mặc dù văn bản 82 trang của bộ nội vụ Anh còn phải được trình lên chính phủ và Ủy ban Châu Âu cũng chưa có phản ứng chính thức, nhưng La Croix nhận định dự luật trên chắc chắn sẽ khiến đàm phán về Brexit giữa chính phủ của thủ tướng Theresa May và Liên Hiệp Châu Âu trở nên khó khăn hơn nữa.

Châu Âu và vấn đề di dân

Về cuộc khủng hoảng di dân ở Châu Âu, hôm qua, tòa án công lý của Liên Hiệp Châu Âu đã khẳng định lại nguyên tắc đoàn kết để đón nhận di dân. Tòa án công lý bác bỏ đơn kháng án của Hungary và Slovakia về việc ủy ban Châu Âu phân chia di dân tới Ý và Hy Lạp sang các nước thành viên Châu Âu để giảm gánh nặng di dân cho hai quốc gia trên. Le Monde nhận định được mong chờ từ nhiều tháng nay, quyết định của tòa án công lý Châu Âu có thể đào sâu thêm hố ngăn cách giữa Tây Âu và Đông Âu về hồ sơ di dân. Budapest và Bratislava đã gọi quyết định phân bổ di dân mà ủy ban Châu Âu đưa ra năm 2015 là một quyết định sai lầm, vì giải pháp này không thể giúp giải quyết khủng hoảng di dân.

Đối với Bruxelles, quyết định lần này của Tòa án Công lý Liên Hiệp Châu Âu là một thắng lợi cho Ủy ban Châu Âu. Cho tới nay, nhóm các nước Visegrad (Hungary, Ba Lan, Cộng Hòa Séc và Slovakia) vẫn phản đối gay gắt "quota" di dân mà Ủy ban Châu Âu đã áp đặt cho họ, bất chấp nguy cơ mỗi nước phải nộp phạt 250.000 euro/1 di dân bị từ chối tiếp nhận. Liệu quyết định của Tòa án Công lý Châu Âu có thể buộc chính quyền các nước Visegrad chấp nhận quy định về đoàn kết về tiếp đón di dân ? Theo Le Monde, tại Bruxelles, không ai quá ảo tưởng vào điều đó.

Pháp : Đau đầu vì con của chiến binh Daesh trở về từ Syria

Liên quan tới nước Pháp, nhật báo công giáo La Croix nói về bài toán khó chưa từng có của nước Pháp khi con cái của những người Pháp cực đoan hóa bỏ trốn sang Syria, giờ quay trở về nước. Trong thời gian qua, có khoảng 50 em nhỏ, từ vài tháng tuổi trở lên, được sinh ra hoặc đã từng sống ở Syria, quay về Pháp. Chính quyền ước tính còn khoảng 400 trẻ vị thành niên Pháp tại Syria.

Bố mẹ các em nhỏ này khi về Pháp sẽ bị bắt giam. Chính quyền sẽ phải làm thế nào với các em đó ? Trước tiên, các em là nạn nhân, nhưng khi sống tại Syria, các em chịu ảnh hưởng về tư tưởng, bạo lực, thậm chí được đào tạo để chiến đấu. Vì thế, nhiều em có thể trở thành mối nguy cho đất nước. Một loạt câu hỏi về pháp lý và đạo đức đang được đặt ra cho nhà chức trách.

Thiên tai : Chi phí khắc phục hậu quả tăng mạnh

Trong lĩnh vực khí hậu nhật báo Le Figaro cho biết : "Chi phí khắc phục hậu quả thiên tai tăng mạnh". Theo dự báo, cuồng phong Irma sẽ đổ bộ vào Florida vào ngày chủ nhật hoặc thứ Hai tới đây. Theo kịch bản tồi tệ nhất, thiệt hại cho bang Florida ước tính có thể lên tới 130 tỉ đô la, trong khi theo ước tính của một số chuyên gia, cơn bão Harvey ở Houston đã gây thiệt hại khoảng 70-108 tỉ đô la.

Tính tổng cộng trên toàn thế giới, thiên tai năm 2017 gây thiệt hại đặc biệt cao, có thể sẽ nhiều hơn tới 175 tỉ đô la so với tổng thiệt hại do các thảm họa tự nhiên, kỹ thuật và các tai nạn công nghiệp năm 2016. Theo dự báo, chi phí khắc phục thiên tai trong tương lai sẽ không ngừng tăng, không hẳn là do con số các thiên tai tăng, mà do cường độ ngày càng mạnh và gây ra nhiều thiệt hại hơn, đặc biệt ở các nước giàu có.

Tại Pháp, từ nay tới năm 2040, số tiền khắc phục hậu quả các cơn bão, lũ lụt, đặc biệt là hạn hán, sẽ tăng 90% so với giai đoạn 1988-2013.

Guam bị chia rẽ trước mối đe dọa hạt nhân của Kim Jong-un

Liên quan tới cuộc khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên, Le Monde giới thiệu bài phóng sự về Guam, hòn đảo mang nhiều ý nghĩa lịch sử. Thuộc lãnh thổ Hoa Kỳ, nhưng đảo Guam nằm gần Philippines hơn là Châu Mỹ. Guam cách Tokyo chỉ 3000 km, trong khi cách California tới 11.000 km. Guam đã từng bị Nhật Bản chiếm đóng trong đệ nhị thế chiến, sau trận Trân Châu Cảng. Sau khi Mỹ chiếm lại được Guam, chính từ căn cứ quân sự trên hòn đảo tại Thái Bình Dương này, máy bay Mỹ đã cất cánh để ném bom nguyên tử xuống Hiroshima của Nhật.

Nay thì người dân bản địa trên đảo lại bị chia rẽ về sự hiện diện quân sự Mỹ khắp nơi, cũng như về các biện pháp tăng cường phòng thủ mà tổng thống Donald Trump thông báo để đối phó trước khả năng Guam bị Bắc Triều Tiên tấn công. Một số người dân cho rằng các căn cứ quân sự của Mỹ sẽ cho phép bảo vệ hòn đảo. Nhưng nhiều người lại cho rằng Guam chỉ là vùng đệm của Mỹ, họ không muốn Mỹ đặt căn cứ trên đảo, vì nếu không có các căn cứ quân sự của Mỹ, Guam sẽ không bị tấn công.

Thùy Dương

Published in Châu Á

Miến Điện : Aung San Suu Kyi tố cáo "tin thất thiệt" về người Rohingya (RFI, 06/09/2017)

Lần đầu tiên từ khi cuộc khủng hoảng về người Rohingya nổi cộm trở lại vào hạ tuần tháng 8, lãnh đạo chính quyền Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, ngày 06/09/2017 đã tố cáo điều được gọi là " tảng băng sơn của thông tin thất thiệt", đã bóp méo sự thật về cuộc khủng hoảng liên quan đến người Hồi giáo Rohingya, khiến cho Liên Hiệp Quốc phải lên tiếng báo động.

myanmar1

Cố vấn nhà nước Miến Điện Aung San Suu Kyi họp báo với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Naypyitaw, Miến Điện, ngày 06/09/2017. Reuters/Soe Zeya Tun

Trong một cuộc điện thoại với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, lãnh đạo chính quyền Miến Điện cho rằng niềm thương xót mà quốc tế dành cho người Hồi giáo Rohingya xuất phát từ một "tảng băng sơn khổng lồ của thông tin sai lệch, được tạo ra để kích động hiềm khích giữa các cộng đồng khác nhau và để thúc đẩy lợi ích của những kẻ khủng bố".

Đây là phản ứng chính thức đầu tiên của người từng đoạt Giải Nobel Hòa Bình, trong thời gian qua đã bị phê bình gắt gao ở nước ngoài vì đã im lặng trước thảm cảnh mà cộng đồng thiểu số người Hồi giáo Rohingya đang phải chịu, khiến hàng chục ngàn người đã phải bỏ chạy qua nước Bangladesh láng giềng.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là người đã nhiều lần lên án các phản ứng của chính quyền Miến Điện trong cuộc khủng hoảng, tố cáo điều được gọi là "nạn diệt chủng" ở khu vực bang Rakhine, miền đông bắc Miến Điện, nơi cụ ngụ chủ yếu của người Rohingya.

Bạo lực tại bang Rakhine bùng lên trở lại ngày 25/08 với cuộc tấn công của phiến quân Rohingya thuộc lực lượng Arakan Rohingya Salvation Army (ARSA), nhắm vào hàng chục đồn cảnh sát. Quân đội Miến Điện đã phản công bằng một chiến dịch truy quét rộng lớn, đẩy hàng chục ngàn người vào con đường chạy loạn.

Theo các tổ chức nhân đạo, ngoài 125.000 người tị nạn ở Bangladesh kể từ ngày 25/08, hàng ngàn người được đang trên đường và một số vẫn còn bị chặn lại tại biên giới.

Hãng tin Anh Reuters ngày 06/09 trích nguồn tin chính phủ Bangladesh tố cáo Miến Điện cho gài mìn dọc theo biên giới giữa hai nước từ ba ngày nay nhằm ngăn chặn không cho người Hồi giáo Rohingya quay về sau khi chạy loạn qua nước láng giềng.

Một thảm cảnh khác được ghi nhận : Ngày 06/09, thi thể 5 đứa trẻ bị chết đuối vì thuyền bị mắc kẹt ở phía bên Bangladesh và bị chìm. Theo chính quyền địa phương, có ba hoặc bốn chiếc thuyền bị chìm ở cửa sông Naf, đánh dấu biên giới tự nhiên giữa Miến Điện và mũi phía đông nam của Bangladesh.

Indonesia : Biểu tình chống áp bức người Rohingya

Ngày 06/09, hàng người đã biểu tình tại Jakarta, đòi hỏi ngưng bạo lực, áp bức đối với người Hồi giáo Rohingya ở Miến Điện.

Đáp ứng lời kêu gọi của các tổ chức đạo Hồi ở Indonesia, khoảng 4.000 người theo cảnh sát, đã tập hợp trước sứ quán Miến Điện tại Jakarta, mang biểu ngữ đòi " chấm dứt việc giết người Hồi giáo Rohingya". Theo hãng tin Pháp AFP, 6.000 cảnh sát đã được huy động để bảo vệ sứ quán Miến Điện.

Vào ngày 05/09, ngoại trưởng Indonesia Reino Marsudi, kết thúc chuyến thăm Miến Điện, đã gặp bà Aung San Suu Kyi và kêu gọi tìm phương cách giải quyết khủng hoảng.

Mai Vân

***************************

Hàng ngàn người Hồi giáo Indonesia biểu tình tại đại sứ quán Myanmar (RFA, 06/09/2017)

Hàng ngàn người Hồi giáo Indonesia biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Myanmar, ở Jakarta vào hôm thứ Tư, ngày 6 tháng 9, yêu cầu Chính phủ Miến Điện chấm dứt bạo lực đối với người thiểu số người Hồi giáo Rohingya.

myanmar2

Hàng ngàn người Hồi giáo Indonesia biểu tình chống lại Myanmar, hôm ngày 5 tháng 9 năm 2017.  AFP

Những người biểu tình trong bộ y phục màu trắng của người Hồi giáo đi qua các con phố của thủ đô và tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Myanmar, ở trung tâm Jakarta để lên án tình hình nhân đạo ngày càng tồi tệ ở bang Rakhine, Miến Điện. Đoàn biểu tình cầm biểu ngữ với khẩu hiệu "Hãy ngưng giết những người Hồi giáo Rohingya" và hô to "Thượng đế cao cả nhất".

Phát ngôn viên của Cảnh sát Jakarta cho AFP biết có khoảng 6000 nhân viên cảnh sát và quân đội được điều động đến để bảo vệ Đại sứ quán Myanmar.

Một ngày trước khi cuộc biểu tình diễn ra, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi lên đường cho chuyến thăm hai ngày Myanmar để kêu gọi lãnh đạo Aung San Suu Kyi và Tổng tham mưu trưởng quân đội Min Aung Hlaing giúp giải quyết khủng hoảng trong vấn đề người thiểu số Hồi giáo Rohingya.

Published in Châu Á

Bất ổn tại Myanmar gia tăng (RFA, 30/08/2017)

Giao tranh giữa lực lượng an ninh Mynamar và du kích quân Rohingya ở bang Rakhine, miền bắc Myanmar vẫn tiếp tục kể từ thứ 6 tuần trước, 24 tháng 8 và vẫn chưa có dấu hiệu giảm xuống.

myanmar1

Khói bốc lên từ một ngôi làng bị đốt cháy gần thị trấn Maungdaw ở bang Rakhine hôm 30/8/2017 - AFP

Theo hãng tin AFP, đã có ba ngôi làng bị bốc cháy hôm 30 tháng 8.

Một người dân làng Rohingya ở gần thị trấn Maugdaw muốn giấu tên cho biết dân cư ở đây đã phải chạy trốn khỏi xóm làng của mình khi lực lượng an ninh tiến vào và đốt nhà của họ.

Giao tranh giữa quân chính phủ và du kích quân Rohingya trong 6 ngày qua đã khiến ít nhất 110 người chết và khiến hàng ngàn người phải rời đi lánh nạn.

Lực lượng Arkan Rohingya Solidarity Army cho biết họ đã bắt đầu thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ hôm thứ sáu tuần trước nhắm vào các đồn cảnh sát. Vũ khí họ sử dụng là dao, chất nổ tự chế và vài khẩu súng.

Lực lượng này đã bắt đầu thực hiện các cuộc tấn công nhắm vào lực lượng an ninh của chính phủ từ hồi tháng 10 năm ngoái. Những vụ tấn công này đã khiến quân đội Myanmar phải thực hiện một chiến dịch trấn áp kéo dài cả tháng qua khiến hàng chục người chết và 87.000 người phải rời bỏ nhà cửa sang Bangladesh lánh nạn.

Thêm người Rohingya chạy nạn đến biên giới Bangladesh

Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), có thêm ít nhất 18.500 người Hồi giáo Rohingya vượt biên giới sang Bangladesh lánh nạn.

Người phát ngôn của IOM ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Chris Lom cho biết con số thống kê này được tính cho đến đêm hôm 29 tháng 8 và rất khó để xác định được con số chính xác vì nhiều người vượt được sang nước láng giềng Bangladesh có thể đã không đăng ký với chính quyền địa phương.

Tính đến ngày 29 tháng 8 đã có khoảng 6.000 người đến được biên giới giữa Bangladesh và Myanmar.

Chính phủ Bangladesh hôm 30 tháng 8 đã cho gia tăng tuần tra nhằm ngăn cản những người tị nạn đến nước này. Hiện tại đã có khoảng 400.000 người Rohingya đang lánh nạn tại Bangladesh.

Những người Rohingya thường phải vượt qua biên giới đất liền hoặc bơi qua con sông Naf giữa hai nước Myanmar và Bangldesh bất chấp những rủi ro có thể xảy đến với họ.

Một giới chức chính phủ Bangladesh nói với hãng tin AFP là đã có 2 xác phụ nữ Rohingya và 2 xác trẻ em được tìm thấy trên đất Bangladesh hôm 30 tháng 8. Đây là những người đã bị chết đuối khi tàu của họ bị lật trên sông.

Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Myanmar phải bảo vệ các thường dân không phân biệt tôn giáo, đồng thời kêu gọi chính phủ Bangladesh tiếp nhận những người tị nạn.

Biểu tình tại Malaysia ủng hộ người Rohingya

Trong khi đó, tại Malaysia, hàng trăm người biểu tình vào hôm 30 tháng 8 để bày tỏ sự ủng hộ với cộng đồng người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar đang phải gánh chịu những hậu quả của giao tranh.

Một số người biểu tình khóc và nói rằng thân nhân họ đang bị sát hại. Một số người khác giương cao các biểu ngữ có dòng chữ ‘Chấm dứt nạn diệt chủng người Rohingya", ‘Hãy cứu người Rohingya’...

Cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa nhưng vẫn có 20 người bị bắt vì nghi có những vi phạm liên quan đến nhập cư.

Có một nhóm nhỏ những người biểu tình đã tập trung trước đại sứ quán Myanmar ở Kualar Lumpur.

Theo Liên Hiệp Quốc, hiện có khoảng 60.000 người tị nạn Rohingya ở Malaysia. Những người này chủ yếu làm các công việc không đòi hỏi tay nghề cao, những nghề mà người địa phương thường không làm.

Những đàn áp nhắm vào người Rohingya ở Myanmar cũng khiến nhiều người Malaysia và những người theo đạo Hồi trên toàn thế giới tức giận.

***********************

Miến Điện : Hơn 18 ngàn người Rohingya đã chạy sang Bangladesh (RFI, 30/08/2017)

Hôm 30/08/2017, Tổ chức Di dân Quốc tế (OIM) thông báo là đã có ít nhất 18.500 người, chủ yếu là người Hồi Giáo Rohingya vượt biên sang tị nạn bên nước láng giềng Bangladesh kể từ khi nổ ra các trận giao tranh giữa quân nổi dậy Rohingya với quân đội Miến Điện ngày 25/08.

myanmar2

Người Rohingya tìm đường băng qua biên giới Miến Điện Bangladesh. Ảnh chụp gần vùng biên giới ngày 28/08/2017. Reuters

Một phát ngôn viên của OIM nói thêm còn nhiều người tị nạn đang kẹt lại ở biên giới, nhưng họ không biết chính xác là bao nhiêu. Trong những ngày gần đây, một phần trong số người tị nạn Rohingya đã không được Bangladesh cho đi qua biên giới.

Còn tại Malaysia, quốc gia có đa số dân là người Hồi Giáo, hôm nay, hàng trăm người đã xuống đường biểu tình ủng hộ người Rohingya ở Miến Điện và kêu gọi chấm dứt các vụ bạo lực nhắm vào cộng đồng thiểu số này. Theo Liên Hiệp Quốc, hiện có gần 60 ngàn người Rohingya tị nạn ở Malaysia.

Trong khi đó, hôm qua, tại Genève, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Zeid Ra'ad Al Hussein đã lên án các vụ vi phạm quyền của người Rohingya và theo ông, đó chính là nguồn gốc khiến bạo động bùng phát ở bang Rakhine, Miến Điện. Ông Zeid cho rằng chính quyền Miến Điện lẽ ra đã có thể ngăn chận những vụ bạo động đó.

Từ ngày 25/08 đến nay, các trận giao tranh giữa quân nổi dậy Rohingya với quân đội Miến Điện đã khiến hơn 100 người chết, trong đó có khoảng 80 chiến binh Rohingya.

Thanh Phương

***********************

Bangladesh đề nghị giúp Miến Điện chống quân nổi dậy Rohingya (RFI, 29/08/2017)

Ngày 29/08/2017, Bangladesh ngỏ ý sẵn sàng hỗ trợ quân sự giúp Miến Điện chống lại lực lượng nổi dậy người Rohingya. Trong khi đó Liên Hiệp Quốc lo ngại những thường dân của sắc tộc thiểu số theo Hồi Giáo đang trở thành nạn nhân của các vụ bạo lực trong những ngày qua ở bang Rakhine.

myanmar3

Quân đội Bangladesh tại Ghumdhum sát biên giới với Miến Điện. Ảnh ngày 26/08/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Trong một cuộc họp với Miến Điện tại Dhaka bàn về tình hình biên giới, một quan chức cao cấp ngoại giao Bangladesh đã đề xuất sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho quân đội Miến Điện trong các chiến dịch tấn công quân nổi dậy người Rohingya tại vùng biên giới.

Quan chức ngoại giao Bangladesh giấu tên nói : "Nếu Miến Điện muốn, lực lượng an ninh của hai nước có thể tiến hành các chiến dịch quân sự chung để chống bất kỳ toán quân vô chính phủ nào cũng như lực lượng Arakan, trên dọc biên giới giữa hai nước Bangladesh và Miến Điện".

Lực lượng Cứu Nguy Arakan Rohingya (ARSA) là nhóm quân nổi dậy có vũ trang tuyên bố chiến đấu để bảo vệ người thiểu số Hồi Giáo, mà theo họ đang là nạn nhân của an ninh Miến Điện cũng như của cộng đồng đa số người theo Phật Giáo tại bang Rakhine.

Chưa có phản ứng nào của giới ngoại giao Miến Điện về những thông tin trên.

Từ cuối tuần trước tình hình trở nên căng thẳng khi lực lượng nổi dậy người Rohingya liên tiếp mở các cuộc tấn công vào quân đội chính phủ Miến Điện ở vùng biên giới với Bangladesh. Những ngày qua đã có hơn 100 người thiệt mạng, trong đó có khoảng 8 chục chiến binh nổi dậy. Chiến sự lan rộng đã làm dấy lên làn sóng thường dân Rohingya ồ ạt vượt biên qua Bangladesh lánh nạn.

Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn cho biết chỉ trong 3 ngày qua đã có ít nhất 3000 người thiểu số Hồi Giáo Rohingya vượt biên sang Bangladesh để chạy trốn các cuộc xung đột bạo lực

Trước đó, 400 nghìn người Rohingya đã chạy sang Bangladesh tránh bạo lực. Lo ngại các trại tị nạn trở nên quá tải, Bangladesh không muốn tiếp nhận thêm những người Rohingya từ bên kia biên giới Miến Điện. Hôm qua, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres ra thông cáo tỏ "lo ngại sâu sắc" với số phận của những thường dân Rohingya, trong các vụ xung đột tại bang Rakhine, miền tây Miến Điện. Đồng thời Liên Hiệp Quốc kêu gọi Bangladesh cố gắng hơn nữa trợ giúp những người phải chạy trốn bạo lực mà trong đó đa số là phụ nữ và trẻ em.

Anh Vũ

Published in Châu Á