Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Phương Tây phản ứng trước điều tra của BBC về nạn hãm hiếp ở Tân Cương, Trung Quốc

Một phóng sự điều tra của BBC ra hôm thứ Tư 03/02 có lời kể của nạn nhân về việc công an và cai ngục hãm hiếp, lạm dụng tình dục và tra tấn phụ nữ đã nhận được sự phủ nhận trắng trợn của Trung Quốc và sự lên tiếng mạnh mẽ của các nước phương Tây gồm Anh, Mỹ, Úc.

uighur1

Các tòa nhà tại Trung tâm Dịch vụ Đào tạo Kỹ năng Nghề nghiệp Thành phố Artux ở Tân Cương, được cho là trại cải tạo người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc thiểu số khác của Trung Quốc

Một nạn nhân đã tường thuật lại với BBC về nạn hãm hiếp và lạm dụng tình dục đối với phụ nữ Duy Ngô nhĩ trong các trại cải tạo tập trung ở vùng Tân Cương.

Tursunay Ziawudun, người trốn khỏi khu tự trị Tân Cương sau khi được ra trại và hiện đang sống ở Mỹ, cho biết bà bị tra tấn và hãm hiếp ba lần, mỗi lần có hai hay ba người đàn ông.

Bà kể rằng phụ nữ ở đó bị đưa ra khỏi phòng giam "hàng đêm" và bị một hay nhiều người đàn ông Trung Quốc hãm hiếp.

Một phụ nữ khác người Kazakh ở Tân Cương, bà Gulzira Auelkhan, bị giam 18 tháng trong trại cải tạo, nói bà bị ép phải lột trần các phụ nữ Duy Ngô Nhĩ, còng tay họ và sau đó bỏ họ lại trong phòng cho đàn ông Trung Quốc.

Bà nói : Đàn ông Trung Quốc "trả tiền để chọn người đẹp nhất trong số các nữ tù nhân trẻ". "Họ bắt tôi phải cởi quần áo các phụ nữ đó và còng tay họ rồi ra khỏi phòng".

Một người từng làm cai ngục tại một trại cải tạo, không muốn tiết lộ danh tính, thì mô tả cảnh tra tấn và tình trạng đói ăn của những người bị giam giữ.

Adrian Zenz, một chuyên gia hàng đầu về chính sách Trung Quốc ở Tân Cương, nói những lời kể của nhân chứng do BBC thu thập là "một trong những bằng chứng kinh khủng nhất mà tôi từng thất kể từ khi thảm họa này bắt đầu".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phủ nhận các tường thuật này và cáo buộc BBC đưa "điều tra giả".

Trong khi đó, các nước phương Tây đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc.

Chính phủ Mỹ nói tường thuật về nạn hãm hiếp có hệ thống đối với phụ nữ Duy Ngô Nhĩ diễn ra trong các trại cải tạo tập trung ở Trung Quốc khiến họ "bận tâm sâu sắc".

Trong một thông cáo hôm thứ Tư, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói : "Chúng tôi hết sức bận tâm về điều tra này, trong đó có lời kể trực tiếp, về nạn hãm hiếp mà lạm dụng tình dục có hệ thống với phụ nữ trong các trại cải tạo tập trung cho người thiểu số Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác ở Tân Cương".

"Những thảm họa này gây sốc cho lương tâm chúng ta và phải trả giá bằng hậu quả nghiêm trọng".

Tại quốc hội Anh hôm thứ Năm, Thứ trưởng Ngoại giao Nigel Adams nói : "Bất kỳ ai đã xem điều tra của BBC không thể không thấy cảm động và bức xúc bởi những gì rõ ràng là các hành vi độc ác".

Nigel Adams tuyên bố chính phủ Anh "dẫn đầu nỗ lực quốc tế buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm".

Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne cũng bình luận về điều tra này. Bà nói Liên Hiệp Quốc phải được vào khu vực Tân Cương "ngay lập tức".

Các tổ chức nhân quyền nói chính phủ Trung Quốc đã tước dần quyền tự do tôn giáo và các quyền tự do khác của người Duy Ngô Nhĩ, áp đặt một hệ thống theo dõi, bắt giam, nhồi sọ và thậm chí cưỡng bức triệt sản trên diện rộng.

Hồi tháng Một ngay trước thời điểm chuyển giao quyền lực, chính quyền Trump tuyên bố Trung Quốc đã thực hiện nạn diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ, một tuyên bố mà chính quyền Biden cũng ủng hộ.

Truyền thông quốc tế đã nhiều lần đăng phóng sự điều tra về việc Trung Quốc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ.

Tại nơi giam giữ người thiểu số lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai, hơn một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị nhốt trong các nhà tù được xây dựng đặc biệt nằm ở khu vực Tây Bắc Tân Cương của Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc luôn tuyên bố các trại này là trung tâm cải tạo tự nguyện để chống lại chủ nghĩa cực đoan. Nhưng các tài liệu bị rò rỉ gần đây đã tố cáo một câu chuyện khác hẳn.

Họ cho thấy các trại được điều hành như những nhà tù kiên cố và các tù nhân phải đối mặt với tra tấn, ngược đãi đặc biệt là phụ nữ bị cưỡng hiếp, lạm dụng tình dục và triệt sản bắt buộc.

Tờ báo Pháp Libération đã thực hiện cuộc phỏng vấn hôm 14/07/2020 với một nhân chứng sống, một nữ giáo viên Duy Ngô Nhĩ tị nạn tại Châu Âu.

Người phụ nữ tên là Qelbinur Sidik Beg, bà không chỉ là một nạn nhân bị triệt sản bắt buộc mà còn là một nhân chứng sống động vì từng làm việc trong các trại "cải tạo" ở Tân Cương.

Qelbinur Sidik Beg sinh năm 1969 tại Urumqi, thủ phủ Tân Cương cách Bắc Kinh 3.000 km. Tân Cương là vùng đất mênh mông thưa dân nằm ngay trục giao thương Trung Á, với cư dân hầu hết theo đạo Hồi : người Duy Ngô Nhĩ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Tajikistan…

Dù Tân Cương bị Trung Quốc cộng sản sáp nhập từ năm 1949 nhưng cho đến thập niên 90, văn hóa truyền thống và nghệ thuật địa phương vẫn phổ biến, ngôn ngữ chính là Duy Ngô Nhĩ được viết bằng chữ Ả Rập, lên trung học mới dạy tiếng Hoa.

Beg nhớ lại : "Chúng tôi có những hàng xóm người Hán và người Hồi giáo, chúng tôi chơi với nhau, vẫn chưa hề có thù hận. Các anh chị em tôi đều tốt nghiệp đại học, trở thành công an và quan chức hoặc kinh doanh phát đạt. Tôi coi mình là công dân Trung Quốc, thấy rằng chính quyền đã làm tốt trong việc phát triển kinh tế và giáo dục ở các vùng nông thôn".

Cú sốc đầu tiên diễn ra năm 2004, khi trường học Duy Ngô Nhĩ nhận lệnh phải trở thành "song ngữ", tức tiếng Hoa và tiếng Anh. Rồi sau vụ nổi dậy ở Urumqi năm 2009 và các vụ tấn công được cho là từ những người Duy Ngô Nhĩ đòi độc lập, cỗ máy thực dân của Bắc Kinh tăng tốc : "Kỳ thị chủng tộc ngày càng mạnh. Mẹ tôi phải cầu nguyện lén. Trong mùa chay Ramadan, hiệu trưởng trường tôi phân phát thức ăn nước uống để tìm ra những học sinh khả nghi".

Từ năm 2014 một đồng nghiệp xuất thân từ vùng quê xa đã nói với bà về một trại cải tạo ở cách Urumqi 1.000 km, và hai năm sau, cũng người này hoảng loạn cho biết cha mẹ và ba người anh của mình bị bắt. Công an nói : "Cầu nguyện à ? 10 năm tù. Đọc kinh Coran hả ? 8 năm tù". Phụ nữ trong vùng bị buộc thắt ống dẫn trứng. Beg nghĩ rằng điều này không thể xảy ra ngay tại thủ phủ nhưng nó vẫn xảy ra dưới sự điều hành của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Năm 2016, Tân Cương bị đặt trong vòng kiềm tỏa của bí thư tỉnh ủy Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo), từng hoành hành ở Tây Tạng. Lấy cớ chống cực đoan, ly khai và khủng bố, quá trình đồng hóa trở nên thô bạo. "Họ bắt người vào ban đêm. Tại khu nhà tôi ở, những cư dân ở tầng một, tầng hai rồi tầng bốn lần lượt biến mất, tờ giấy "Cấm vào" được dán ngoài cửa. Ở trường, các bé học sinh khóc hỏi vì sao mẹ bị bắt. Mỗi đêm tôi đi ngủ mặc nguyên trang phục ban ngày, vì không muốn bị đưa đi trong lúc mặc đồ ngủ".

Ngày 28/02/2017 Qelbinur Sidik Beg được triệu tập đến ủy ban nhân dân và chính quyền thông báo rằng bà được chọn để giảng dạy cho những người ‘ít học’.

Bà phải ký vào những mẫu đơn trong đó có cam kết không được tiết lộ với ai, nếu không "cả gia đình sẽ bị trừng phạt".

Ngày 01/03/2017, bà được đưa đến một khu nhà bốn tầng ở ngoại ô, nằm sau một ngọn núi, bao quanh là những bức tường rào kín kẽm gai, vào bằng một cửa sắt điều khiển bằng điện. Có các công an vũ trang, khoảng 12 nhân viên, cán bộ, y tá, giáo viên. Từ các màn hình trong phòng điều khiển, bà thấy 10 xà lim, mỗi xà lim có 10 người tù. Các phòng giam chật hẹp này chìm trong bóng tối, cửa sổ bị đóng kín bằng các tấm kim loại. Không có giường, chỉ có mền trải trên sàn cho 97 tù nhân. Họ mới nhập trại cách đó hai tuần, vẫn còn nguyên râu tóc, trong đó có 7 phụ nữ.

Beg có hợp đồng sáu tháng. Sau ba tuần lễ đầu, bà quen dần với 97 học viên. Họ không có tên, chỉ có một con số in lên chiếc áo màu cam.

Mỗi ngày học viên rơi rụng dần, trong khi ban đầu họ đều khỏe mạnh. Chỉ sau ba tuần vào trại, họ dần yếu đi, có người thậm chí còn đi không nổi, có người chết vì xuất huyết não, có người ngã bệnh vì nhiễm trùng, và chết trước khi được đưa đến bệnh viện.

Ngày 20/03/2017, tầng một của trại được những người mới đến lấp đầy, họ bị cạo trọc. Khác với lớp đầu tiên gồm nhiều tu sĩ lớn tuổi, lần này là các trí thức, doanh nhân, sinh viên, mà tội duy nhất là dám sử dụng Facebook vốn bị cấm tại Trung Quốc.

Và rồi mỗi giờ lại có 100 người khác được gởi đến. Học viên được vào nhà vệ sinh ba lần một ngày vào giờ ấn định, và tắm mỗi tháng một lần, không quá 15 phút.

Sáu tháng sau, số tù nhân nhập trại đã lên trên 3.000 người, chen chúc 50-60 người một phòng, thay phiên nhau ngủ. Mỗi ngày hai, ba người, đôi khi bảy người bị gọi lên bất kỳ lúc nào. Phòng tra tấn nằm dưới tầng hầm. "Những tiếng kêu la vang vọng trong khắp tòa nhà, tôi nghe thấy khi ăn trưa và đôi khi lúc đang dạy học". Một nữ công an vốn quen Qelbinur Sidik Beg từ trước vì có con là học trò của bà, bí mật cho biết một số thông tin. Theo đó, có bốn cách tra tấn bằng dụng cụ điện : ghế, găng tay, nón sắt, và dùng gậy điện thọc vào hậu môn.

uighur2

Trần Toàn Quốc Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, người thi hành chính sách đàn áp khốc liệt người dân sắc tộc thiểu số

Tháng 09/2017 sau khi hết hợp đồng, Qelbinur Sidik Beg được chuyển sang một trại khác cũng ở Urumqi nhưng dành cho nữ. Đó là một tòa nhà sáu tầng bình thường ngay trong thành phố, đề chữ "Viện dưỡng lão". Có đến 10.000 phụ nữ bị nhốt tại đây, đầu cạo trọc, chỉ khoảng 60 người là trên 60 tuổi.

Hầu hết là các cô gái trẻ xinh đẹp, học thức. Những thiếu nữ này là sinh viên du học ở Hàn Quốc, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Châu Âu hoặc Hoa Kỳ, bị bắt giam khi về nước thăm gia đình ; các cô có kiến thức rộng và nói được nhiều ngôn ngữ. Không có toa-lét cho tù nhân, chỉ có một chiếc xô được đem đổ mỗi tuần một lần. Không khí hôi thối khủng khiếp, nhiều người đổ bệnh vì tình trạng mất vệ sinh.

Mỗi thứ Hai, 10.000 nữ tù nhân xếp hàng tại phòng y tế. Y tá tiêm truyền tĩnh mạch, lấy máu và cho uống một viên thuốc màu trắng. Một nữ y tá nói với bà Beg họ cần calcium vì sống trong bóng tối, lấy máu để xét nghiệm bệnh truyền nhiễm, còn thuốc uống giúp dễ ngủ. Bà tự hỏi vì sao lại cần nhiều calcium như thế và nghi ngờ đây là thuốc tránh thai.

Khác với trại trước có nhiều nhân viên là người sắc tộc, ở trại nữ này cán bộ toàn là đàn ông người Hán. Người nữ công an cho biết mỗi ngày có bốn, năm cô bị gọi lên để các cán bộ hiếp dâm tập thể, đôi khi dùng dùi cui điện cho vào chỗ kín và hậu môn, có người không bao giờ trở về sau đó.

Tháng 12/2017, một đợt nữ tù trẻ được thả ra ở Urumqi, một số bị tra tấn đến nỗi phải cưa tay hoặc chân, số khác trở nên điên loạn.

Ngay cả khu nhà ở của Beg cũng trở thành một nhà tù mở, với những vụ bắt bớ xảy ra hàng ngày trên đường phố. Sử dụng WhatsApp hay liên lạc với nước ngoài là đủ để vào tù. Một người hàng xóm nhờ bạn người Hán gọi cho con trai ở Kyrgyzstan bảo đừng về Tân Cương, ngay trong đêm người này đã bị năm công an đến bắt đưa đi mất tích.

Phụ nữ ở thủ phủ của Tân Cương thì bị cưỡng bức triệt sản. Tất cả các phụ nữ tuổi từ 18 đến 50 tại khu phố của Beg ở Urumqi đều được triệu tập ngày 18/07/2017 để "khám miễn phí" và bắt buộc. Vào lúc 8 giờ sáng, hàng người đã rất dài trước bệnh viện. Khi đến lượt bà, chẳng có khám phụ khoa lẫn hỏi han gì cả. Họ bắt bà nằm xuống, dạng chân ra và đặt vào một vòng tránh thai. Một sự thô bạo khủng khiếp. Bà bật khóc, cảm thấy bị hạ nhục, bị tấn công cả về tính dục lẫn tâm lý. Nhưng bà làm việc trong một trại cải tạo, và biết những gì chờ đợi mình nếu cưỡng lại.

Báo New York Post của Mỹ nhận định : "Bắc Kinh đã tuyên bố rằng người Duy Ngô Nhĩ đại diện cho một mối đe dọa khủng bố Hồi giáo, nhưng thực tế tồi tệ là Đảng cộng sản Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đang muốn tiêu diệt bất kỳ sự phản kháng hoặc bất đồng chính kiến ​​nào có th xy ra, tôn giáo hoc thế tc và cười nho ý tưởng v nhân quyn.

Chế độ này đã trở nên hoàn toàn quái dị, và thế giới văn minh cần phải nhận ra sự xấu xa của nó".

Trung Kiên (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 07/02/2021

********************

BBC điều tra về 'nạn nhân Uighur bị hãm hiếp tập thể' : Mục tiêu là hủy diệt tất cả ?

Matthew Hill, David Campanale và Joel Gunter, BBC, 05/02/2021

Phụ nữ trong trại "cải tạo" dành cho người Uighur (Duy Ngô Nhĩ) của Trung Quốc đã bị hãm hiếp, lạm dụng tình dục và tra tấn một cách có hệ thống, theo các lời tường thuật một cách chi tiết mới mà BBC thu thập được.

Cảnh báo : một số chi tiết trong câu chuyện dưới đây có thể gây xúc động mạnh.

Những gã đàn ông luôn đeo mặt nạ, Tursunay Ziawudun nói, dù lúc đây không có đại dịch.

Họ mặc âu phục, chứ không phải đồng phục cảnh sát, bà nói.

uighur3

Tursunay Ziawudun đã trải qua chín tháng trời trong mạng lưới các trại tập trung của Trung Quốc

Thi thoảng sau nửa đêm, họ đến phòng giam để chọn phụ nữ mà họ muốn và đưa xuống hành lang dẫn đến một "căn phòng đen tối", nơi không có camera giám sát.

Nhiều đêm, Ziawudun nói, họ đã bắt bà đi.

"Đây có lẽ là vết sẹo khó quên nhất trong đời tôi mãi mãi", bà nói.

"Tôi thậm chí không muốn tuôn ra những lời này từ chính miệng mình".

Tursunay Ziawudun đã trải qua 9 tháng trời bên trong hệ thống trại giam rộng lớn và bí mật của Trung Quốc ở khu vực Tân Cương. Theo những ước tính độc lập, có hơn một triệu đàn ông và phụ nữ đã bị giam giữ trong các trại với mạng lưới trải dài khắp này, mà Trung Quốc nói rằng nhằm để "cải tạo" người Uighurs và các nhóm dân tộc thiểu số khác.

Các nhóm nhân quyền nói rằng chính phủ Trung Quốc đã dần dần tước bỏ các quyền tự do tôn giáo và các quyền tự do khác của người Uighur, đỉnh điểm là hệ thống áp bức bao gồm giám sát, giam giữ, huấn luyện và thậm chí cưỡng bức sử dụng biện pháp triệt sản.

Chính sách này được khởi xướng từ Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, người đã đến thăm Tân Cương vào năm 2014 sau cuộc tấn công khủng bố của lực lượng ly khai người Uighur. Ngay sau đó, theo các tài liệu bị rò rỉ ra cho tờ New York Times, ông đã chỉ đạo các quan chức địa phương đáp trả "tuyệt nhiên không khoan nhượng".

Tháng trước, Chính phủ Mỹ nói các hành động của Trung Quốc tương đương với tội ác diệt chủng. Trung Quốc nói rằng các báo cáo về việc giam giữ hàng loạt và cưỡng bức triệt sản là "những cáo buộc dối trá và phi lý".

Rất hiếm các tường thuật trực tiếp từ bên trong các trại tập trung. nhưng một số người từng bị giam giữ và một lính canh đã nói với BBC rằng họ đã trải qua hoặc nhìn thấy bằng chứng về một hệ thống được tổ chức của việc hãm hiếp, lạm dụng tình dục và tra tấn.

Tursunay Ziawudun, người đã trốn chạy khỏi Tân Cương sau khi được thả và hiện đang ở Mỹ, nói rằng phụ nữ bị đưa ra khỏi phòng giam "hàng đêm" và bị cưỡng hiếp bởi một hoặc nhiều đàn ông đeo mặt nạ người Trung Quốc. Bà nói mình đã bị tra tấn và bị hãm hiếp tập thể đến ba lần, mỗi lần bởi hai hoặc ba gã đàn ông.

Ziawudun đã nói chuyện với giới truyền thông trước đây, nhưng chỉ từ Kazakhstan, nơi cô "sống trong nỗi sợ hãi thường trực có nguy cơ bị đưa trở về lại Trung Quốc", bà nói. Bà bộc bạch rằng bà tin tưởng nếu mình tiết lộ mức độ của việc lạm dụng tình dục mà chính bà đã trải qua và chứng kiến, nếu bị đưa trở về Tân Cương, bà sẽ hứng chịu sự trừng phạt khắc nghiệt hơn trước. Và bà cảm thấy hổ thẹn.

uighur4

Tursunay Ziawudun đã chạy trốn được đến Kazakhstan, và sau đó tương đối an toàn trên đất Mỹ

Xác minh mọi lời nói của Ziawudun là điều bất khả bởi lẽ Trung Quốc đã đưa ra những hạn chế khốc liệt đối với giới phóng viên trong nước, nhưng những giấy tờ thông hành và hồ sơ nhập cảnh mà Ziawudun cung cấp cho BBC đã chứng thực dòng thời gian cho câu chuyện của bà. Những mô tả của Ziawudun về trại ở Tân Cương - được gọi trong tiếng Uighur là Kunes - trùng khớp với hình ảnh vệ tinh do BBC phân tích, và lời tường thuật của bà về đời sống hàng ngày bên trong trại, cũng như bản chất và hình thức ngược đãi, tương thích với các lời kể khác từ những người từng bị giam giữ.

Các tài liệu nội bộ từ hệ thống tư pháp huyện Kunes từ giai đoạn 2017 và 2018 mà Adrian Zenz, chuyên gia hàng đầu về các chính sách của Trung Quốc ở Tân Cương, cung cấp cho BBC, cho thấy chi tiết kế hoạch và ngân sách của chương trình "chuyển đổi thông qua giáo dục" - một uyển ngữ phổ biến tại Trung Quốc cho việc nhồi sọ người Uighur. TTrong một tài liệu của huyện Kunes, quy trình "giáo dục" được miêu tả là "tẩy não, thanh tẩy tâm hồn và củng cố sự tử tế và bài trừ tệ nạn".

BBC cũng phỏng vấn một phụ nữ Kazakh ở Tân Cương, người bị giam 18 tháng trong hệ thống trại, cho biết cô bị buộc phải lột trần truồng phụ nữ Uighur và còng tay họ, trước khi để họ một mình với đàn ông Trung Quốc. Sau đó, cô ấy dọn dẹp các phòng ốc.

"Việc của tôi là cởi bỏ quần áo của họ phía trên thắt lưng và còng tay để họ không thể cục cựa", Gulzira Auelkhan nói, bắt chéo cổ tay sau đầu để minh họa. "Sau đó, tôi để những người phụ nữ đó ở lại phòng và một người đàn ông bước vào - một số là đàn ông Trung Quốc từ bên ngoài hoặc là cảnh sát. Tôi ngồi lặng im bên cửa, và khi người đàn ông rời khỏi phòng, tôi đưa người phụ nữ đi tắm gội".

Cô nói : "Những người đàn ông Trung Quốc sẽ trả tiền để được chọn những phụ nữ trẻ đẹp nhất ".

Một số người từng bị giam giữ trong các trại đã tả lại rằng họ bị buộc phải hỗ trợ lính canh nếu không sẽ chịu hình phạt. Auelkhan cho biết cô bất lực trong việc kháng cự hay can thiệp vào.

Khi được hỏi liệu có chuyện hãm hiếp được tổ chức có hệ thống không, cô nói : "Có, hãm hiếp".

"Họ buộc tôi phải vào trong căn phòng đó", cô nói. "Họ bắt tôi cởi hết quần áo của những người phụ nữ đó và trói tay tất cả lại rồi rời khỏi phòng".

Ziawudun nói có một số phụ nữ đã bị đưa ra khỏi phòng giam vào ban đêm không bao giờ quay về nữa. Những người được đưa trở lại bị đe dọa không được hé môi với người khác trong phòng giam về những gì đã xảy ra với họ.

"Bạn không thể nói với bất kỳ ai những gì đã xảy ra, bạn chỉ có thể nằm xuống trong yên lặng", bà nói. "Việc này được thiết kế để hủy hoại tinh thần của mọi người".

Ông Zenz nói với BBC rằng lời kể được thu thập cho câu chuyện này là "một số bằng chứng kinh khiếp nhất mà tôi từng thấy kể từ khi những hành động bạo tàn bắt đầu".

Ông nói : "Điều này xác nhận lại những thứ tồi tệ nhất mà chúng tôi đã từng nghe trước đây. "Nó cung cấp bằng chứng có tính thẩm quyền và sự chi tiết về việc lạm dụng và tra tấn tình dục ở cấp độ rõ ràng, lớn hơn những gì chúng ta đã hằng nghĩ".

uighur5

Gulzira Auelkhan pha trà tại nhà trong ngôi làng của mình. Bà bị giam 18 tháng

Người Uighur là một nhóm thiểu số người Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu theo Hồi giáo với số lượng khoảng 11 triệu dân ở Tân Cương, tây bắc Trung Quốc. Khu vực này giáp với Kazakhstan và cũng là nơi sinh sống của dân tộc Kazakhstan. Ziawudun, 42 tuổi, là người Uighur. Chồng bà là người Kazakhstan.

Hai vợ chồng trở về Tân Cương vào cuối năm 2016 sau 5 năm trú ngụ tại Kazakhstan, họ bị thẩm vấn khi đặt chân đến đó và bị tịch thu hộ chiếu, Ziawudun nói. Vài tháng sau, bà được cảnh sát thông báo đến tham dự một cuộc họp cùng với những người Uighur và Kazakhstan khác và cả nhóm bị vây bắt và giam giữ.

Bà nói, khoảng thời gian đầu bị giam tương đối dễ dàng với thức ăn ngon và được phép dùng điện thoại. Sau một tháng, bà bị loét dạ dày và được thả tự do. Hộ chiếu của chồng bà đã được trả lại và ổng trở lại Kazakhstan để làm việc, nhưng chính quyền đã giữ Ziawudun, nhốt bà ở Tân Cương. Các báo cáo cho thấy Trung Quốc đã cố tình giam giữ những người thân lại để ngăn việc những người rời đi lên tiếng. Vào ngày 9 tháng 3 năm 2018, khi chồng vẫn ở Kazakhstan, Ziawudun được chỉ dẫn đến đồn cảnh sát địa phương, bà nói. Bà được thông báo rằng bà cần được "giáo dục thêm nữa".

Theo lời Ziawudun, bà bị đưa trở lại cơ sở giống như nơi giam giữ trước đây ở quận Kunes, nhưng địa điểm đã được sửa sang đáng kể, bà nói. Những chiếc xe buýt xếp hàng dài bên ngoài đưa xuống những người 'tù nhân mới' "không ngừng nghỉ".

Những phụ nữ bị tịch thu đồ trang sức. Ziawudun nói bông tai của bà bị giật phăng, khiến tai bà chảy máu, và bà bị nhốt vào phòng với một nhóm phụ nữ khác. Trong số họ có một phụ nữ lớn tuổi mà sau này trở thành bạn của Ziawudun.

Ziawudun cho biết, lính canh đã kéo chiếc khăn trùm đầu của những người phụ nữ ra và quát mắng bà vì mặc đầm dài - một trong những hình thức biểu đạt tôn giáo đã bị coi là hành vi chống đối mà người Uighurs có thể bị bắt giữ hồi năm đó.

Ziawudun nói : "Họ lột hết quần áo của người phụ nữ lớn tuổi, chỉ còn độc mảnh nội y. Bà ấy ngượng ngùng đến độ phải cố lấy tay che".

"Tôi khóc quá trời khi chứng kiến cách bà ấy bị đối xử. Nước mắt bà tuôn như mưa".

uighur6

Ziawudun đã xác định địa điểm nơi đây - được liệt là trường học - là chỗ bà bị giam giữ. Hình ảnh vệ tinh từ năm 2017 (trái) và 2019 (phải) cho thấy sự phát triển đáng kể của các trại, trông giống như các tòa nhà ký túc xá và nhà máy

Ziawudun cho biết, những người phụ nữ được yêu cầu nộp hết giày dép và bất kỳ quần áo nào có dây thun hoặc cúc áo, sau đó được đưa đến các ô giam lỏng - "trông giống như một khu phố nhỏ của người Hoa nơi có những dãy nhà cao ốc".

Không có gì xảy ra đáng nói trong một hoặc hai tháng đầu tiên. Họ bị ép phải xem các chương trình tuyên truyền trong phòng giam và buộc phải cắt tóc ngắn.

Sau đó, cảnh sát bắt đầu thẩm tra Ziawudun về người chồng vắng bóng của bà, đánh bà gục xuống sàn khi bà phản kháng và đá vào bụng.

"Giày ống mà cảnh sát mang rất cứng và nặng, vì vậy thoạt đầu tôi nghĩ rằng hắn đã đánh tôi bằng thứ gì đó", bà nói. "Sau đó, tôi nhận ra rằng hắn ta đang đạp lên bụng tôi. Tôi gần như ngất xỉu - tôi cảm thấy một cơn nóng bừng chạy qua người".

Một bác sĩ của trại nói với bà rằng bà có thể bị tụ máu bầm. Khi các bạn cùng phòng quan tâm đến việc bà bị chảy máu, các cai ngục "trả lời rằng phụ nữ bị chảy máu là chuyện bình thường", bà kể lại.

Theo Ziawudun, mỗi phòng giam là nơi ở của 14 phụ nữ, với giường tầng, song sắt ở cửa sổ, bồn rửa mặt và nhà vệ sinh kiểu ngồi chồm hổm trên nền nhà. Bà nói, lần đầu tiên nhìn thấy phụ nữ bị đưa ra khỏi phòng giam vào ban đêm, bà đã không hiểu tại sao. Bà đã nghĩ họ đã được chuyển đi nơi khác.

uighur7

Đoạn phim bí mật do nhóm hoạt động Bitter Winter thu được cho thấy các phòng giam có song sắt và camera

Sau đó vào khoảng tháng 5 năm 2018 - "Tôi không nhớ đích xác ngày tháng, vì bạn không thể nhớ được ngày giờ bên trong trại" - Ziawudun và một người bạn cùng buồng giam, một phụ nữ khoảng 20 tuổi, bị đưa ra ngoài vào ban đêm và đứng trước một người đàn ông Trung Quốc đeo mặt nạ, bà nói. Bạn cùng phòng kia được đưa vào một phòng riêng.

"Ngay khi vào trong đó, cô gái bắt đầu la hét", Ziawudun nói. "Tôi không biết phải giải thích làm sao với bạn, tôi nghĩ họ đang tra tấn cô ấy. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc họ cưỡng dâm".

Người phụ nữ đã đưa họ rời phòng giam nói với những gã đàn ông về việc Ziawudun gần đây bị chảy máu.

"Sau khi người phụ nữ nói về tình hình của tôi, người đàn ông Trung Quốc đã chửi vào mặt cô ta. Người đàn ông đeo mặt nạ nói 'Đưa ả vào phòng tối'.

"Người phụ nữ đưa tôi sang phòng bên cạnh nơi cô gái kia bị bắt vào. Họ có một cây gậy điện, tôi không biết nó là gì, và nó đã được thốc vào bên trong cơ thể tôi, tra tấn tôi bằng giật điện. "

Cuộc tra tấn của Ziawudun vào đêm đầu tiên trong căn phòng tối cuối cùng cũng kết thúc, bà nói, khi người phụ nữ một lần nữa can dự vào với lý do tình trạng sức khỏe của Ziawudun, và bà được đưa trở về phòng giam.

Khoảng một tiếng sau, người bạn cùng phòng của bà được đưa trở lại.

Ziawudun cho biết : "Cô ấy trở nên khác hẳn sau hôm đó, cô không nói chuyện với bất cứ ai, cô ấy ngồi lặng lẽ nhìn chằm chằm như thất thần". "Có nhiều người trong những phòng giam bị điên loạn".

uighur8

Gulzira Auelkhan, ở giữa, tại ngôi nhà trong làng mình. Bà bị buộc còng tay những phụ nữ trong trại

Cùng với các buồng giam, một nơi nổi bật khác của trại là các lớp học. Các giáo viên được soạn thảo để "cải tạo" những người bị giam giữ - một nhà hoạt động nói nó được thiết kế để xóa bỏ văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người Uighurs và các dân tộc thiểu số khác, đồng thời truyền bá cho họ theo văn hóa Trung Quốc chính thống.

Qelbinur Sedik, một phụ nữ người Uzbek ở Tân Cương, là một trong số các giáo viên dạy tiếng Trung Quốc được đưa vào trại và bị cưỡng ép giảng bài cho những người bị giam giữ. Sedik đã trốn khỏi Trung Quốc và công khai nói về trải nghiệm của mình.

Trại dành cho phụ nữ bị "kiểm soát chặt chẽ", Sedik nói với BBC. Nhưng cô đã nghe thấy những câu chuyện, cô nói - những dấu hiệu và tin đồn về việc hãm hiếp. Một ngày nọ, Sedik thận trọng tiếp cận một nữ cảnh sát trại người Trung Quốc mà cô biết.

"Tôi hỏi cô ấy, 'Tôi đã nghe một số chuyện khủng khiếp về việc hiếp dâm, cô có biết không ?' Cô ấy nói chúng ta nên nói chuyện ở trong sân vào bữa trưa.

"Rồi tôi ra chỗ sân, nơi không có nhiều camera giám sát. Cô ấy nói : "Đúng vậy, hãm hiếp đã trở thành dạng văn hóa. Đó là hiếp dâm tập thể và cảnh sát Trung Quốc không chỉ cưỡng hiếp họ mà còn dùng điện giật họ. Họ phải chịu đựng sự tra tấn khủng khiếp".

Đêm đó Sedik nói cô không tài nào chợp mắt được ngủ chút nào. "Tôi đã nghĩ về đứa con gái đang đi du học của mình và khóc cả đêm".

uighur9

Sayragul Sauytbay, một giáo viên, cho biết bà đã chứng kiến ​​mt v cưỡng hiếp kinh tởm. Sau đó bà bị buộc tội vượt biên trái phép vào Kazakhstan

Trong lời khai riêng với Dự án Nhân quyền Uyghur, Sedik nói cô đã nghe về một chiếc gậy có điện được đưa vào phụ nữ nhằm tra tấn họ - đồng nhất với trải nghiệm mà Ziawudun đã mô tả.

Sedik nói đã có "bốn loại giật điện" - "ghế, găng tay, mũ, và hãm hiếp lỗ hậu bằng gậy".

"Những tiếng gào thét vang vọng khắp tòa nhà", cô nói. "Tôi có thể nghe thấy chúng trong bữa trưa và thi thoảng lúc tôi đứng lớp".

Sayragul Sauytbay, một giáo viên khác bị buộc phải giảng dạu trong trại, nói với BBC rằng "hãm hiếp là phổ biến" và các lính canh "chọn các cô gái và phụ nữ trẻ mà họ muốn và đưa họ đi".

Bà mô tả đã chứng kiến ​​mt v cưỡng hiếp tp th đáng ghê tm ca mt cô gái chng 20 hoc 21 tui, cô b đem ra trước khong 100 người b giam gi khác để thú ti.

"Sau đó, trước mặt mọi người, cảnh sát đã thay nhau cưỡng hiếp cô ấy", Sauytbay nói.

"Trong khi thực hiện bài kiểm tra này, họ quan sát mọi người rất kỹ lượng và chỉ ra bất kỳ ai chống cự, siết chặt nắm tay, nhắm mắt hoặc nhìn đi chỗ khác và rồi bắt những người đó chịu phạt".

Cô gái trẻ gào cứu, Sauytbay nói.

"Nó hoàn toàn kinh khiếp", bà nói. "Tôi cảm thấy như mình đã chết. Tôi đã chết".

uighur10

Ziawudun đã bật khóc khi xác nhận các đoạn phim quay và hình ảnh của các trại

Trong trại ở Kunes, ngày tháng của Ziawudun trôi qua hàng tuần rồi hàng tháng. Những người bị giam giữ bị cắt tóc, họ đến lớp học, họ bị kiểm tra sức khỏe không rõ nguyên nhân, buộc uống thuốc và bị cưỡng ép tiêm một loại "vaccine" gây buồn nôn và gây mất cảm giác sau mỗi 15 ngày.

Ziawudun cho biết, phụ nữ buộc đeo vòng tránh thai hoặc cưỡng bức triệt sản, kể cả một người chỉ độ 20 tuổi.

"Chúng tôi thay cô ấy cầu xin họ", bà nói.

Việc cưỡng bức triệt sản người Uighurs đã phổ biến rộng rãi ở Tân Cương, theo một cuộc điều tra gần đây của Associated Press. Chính phủ Trung Quốc nói với BBC rằng các cáo buộc là "hoàn toàn vô căn cứ".

Cũng như các biện pháp can thiệp y tế, những người bị giam giữ trong trại Ziawudun phải dành hàng giờ để hát các bài ca yêu nước của Trung Quốc và xem các chương trình truyền hình về Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cô nói.

"Bạn quên mọi suy nghĩ về cuộc sống ngoài kia. Tôi không biết họ đã tẩy não chúng tôi hay đó là tác dụng phụ của việc tiêm và uống thuốc, nhưng bạn không thể nghĩ gì hơn ngoài việc ước mình được ăn no. Việc đói ăn rất trầm trọng".

Những người bị giam giữ bị bỏ đói vì những vi phạm như không nhớ chính xác các đoạn trong sách về Tập Cận Bình, theo lời một cựu lính canh nói với BBC qua video từ một quốc gia bên ngoài Trung Quốc.

"Có lần chúng tôi đưa những người bị bắt vào trại tập trung, và tôi thấy mọi người bị buộc phải thuộc lòng những cuốn sách đó. Họ ngồi hàng giờ để cố gắng ghi nhớ các con chữ, ai cũng cầm trong tay một cuốn sách", ông nói.

Ông nói, những người không đạt yêu cầu bị buộc phải mặc ba loại quần áo có màu sắc khác nhau tùy theo việc họ đã trượt một, hai hay ba lần, và phải chịu các mức hình phạt khác nhau, bao gồm bị bỏ đói và đánh đập.

"Tôi đã vào những trại đó. Tôi đưa những người bị bắt vào những trại đó", ông nói. "Tôi đã nhìn thấy những người bệnh, khốn cùng đó. Họ chắc chắn đã trải qua nhiều kiểu tra tấn khác nhau. Tôi chắc chắn về điều đó".

uighur11

Các nhà phân tích cho rằng chính sách chống lại người Uighur xuất phát trực tiếp từ Chủ tịch Tập Cận Bình

Không thể xác minh một cách độc lập lời khai của người lính canh nhưng người này đã cung cấp các tài liệu có vẻ như thực việc đã làm ở trại tập trung một thời gian. Ông đồng ý kể lại với điều kiện ẩn danh.

Người canh gác này nói ông ta không biết gì về việc hãm dâm trong các khu vực phòng giam. Khi được hỏi liệu lính canh trại có dùng các dụng cụ giật điện không, ông nói : "Có. Họ có đó. Họ sử dụng những dụng cụ giật điện đó".

Sau khi bị tra tấn, những người bị giam giữ bị buộc phải thú tội về một loạt các hành vi phạm tội.

"Tôi nhớ những lời thú nhận đó từ trong tâm can", ông nói.

Chủ tịch Tập hiện diện mọi nơi của các khu trại.

Hình ảnh và khẩu hiệu của ông tô điểm cho các bức tường ; ông là trọng tâm của chương trình "cải tạo".

Charles Parton, cựu quan chức ngoại giao Anh tại Trung Quốc và hiện là cộng sự cấp cao tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia cho biết ông Tập là kiến ​​trúc sư ca chính sách nhm vào người Uighurs.

Parton nói : "Nó mang tính trung ương và đi đến đầu não. "Không có nghi ngờ gì về việc đây là chính sách của Tập Cận Bình".

Parton nói rằng không có khả năng ông Tập hoặc các quan chức cấp cao khác của đảng đã chỉ đạo hoặc cho phép việc hãm hiếp hoặc tra tấn, nhưng họ "chắc chắn có biết được điều đó".

"Tôi nghĩ giới chóp bu họ nhắm mắt làm ngơ. Họ đã triển khai cái chính sách này cực kỳ nghiêm khắc, đó là điều đang xảy ra".

Ông nói "không có sự ràng buộc thực sự nào". "Tôi chỉ không thấy điều mà các thủ phạm của hành vi này có để kiếm chế mình lại".

Theo lời kể của Ziawudun, những kẻ thủ ác đã không nương tay.

"Họ không chỉ hãm hiếp mà còn cắn khắp nơi trên cơ thể bạn, bạn không biết họ là người hay súc vật", bà nói, lấy khăn giấy chậm để ngăn dòng nước mắt và dừng lại một lúc lâu để thu xếp ý nghĩ.

"Chúng không chừa bất cứ nơi nào trên cơ thể, chúng cắn xé khắp nơi để lại những vết hằn kinh khủng. Nhìn thật ghê tởm.

"Tôi đã trải qua điều đó ba lần. Và không chỉ một người hành hạ, không chỉ một kẻ thủ ác. Mỗi lần là hai hoặc ba gã đàn ông".

Sau đó, một phụ nữ ngủ cạnh Ziawudun trong phòng giam, bà cô nói rằng mình bị giam giữ vì sinh quá nhiều con, và đã biến mất trong ba ngày, khi trở về thì cơ thể bà cũng có những vết tương tự, Ziawudun nói.

"Bà không thể nói lên điều đó. Bà vòng tay qua cổ tôi và khóc nức nở liên hồi, nhưng bà ấy không nói gì cả".

Chính phủ Trung Quốc đã không trả lời trực tiếp các câu hỏi của BBC về các cáo buộc hãm hiếp và tra tấn. Trong một tuyên bố, một nữ phát ngôn viên nói các trại ở Tân Cương không phải là trại tạm giam mà là "trung tâm giáo dục và đào tạo nghề".

"Chính phủ Trung Quốc bảo vệ quyền và lợi ích của tất cả các dân tộc thiểu số một cách bình đẳng", nữ phát ngôn viên nói và cho biết chính phủ "rất coi trọng việc bảo vệ quyền của phụ nữ".

uighur12

Tursunay Ziawudun ở nhà ở Mỹ với bà chủ, người đã giúp đỡ bà

Ziawudun được thả tự do vào tháng 12 năm 2018 cùng với những người khác có bạn đời hoặc người thân ở Kazakhstan - một sự thay đổi chính sách rõ ràng mà bà vẫn chưa hiểu rõ hết.

Nhà nước đã trả lại hộ chiếu cho bà, bà đã bỏ trốn đến Kazakhstan và sau đó, với sự hỗ trợ của Dự án Nhân quyền Uyghur, bà đến Mỹ.

Bà đang nộp đơn để được ở lại. Bà sống ở một vùng ngoại ô yên tĩnh không xa Washington DC với một chủ nhà thuộc cộng đồng Uighurs địa phương.

Hai người phụ nữ cùng nhau nấu ăn và đi dạo quanh các con phố gần nhà.

Đó là một nhịp sống chầm chậm, không biến động.

Ziawudun để đèn không quá sáng khi bà ở trong nhà, bởi vì ở trại, đèn được chiếu rất sáng và liên tục.

Một tuần sau khi đến Mỹ, bà đã phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung - hậu quả của việc bị giẫm lên người.

"Tôi đã không còn cơ hội làm mẹ", bà nói. Bà muốn chồng cùng sang Mỹ. Hiện tại, anh ấy đang ở Kazakhstan.

Trong một thời gian sau khi được thả, trước khi bà có thể tẩu thoát, Ziawudun đã đợi ở Tân Cương.

Bà nhìn thấy những người khác bị khuấy đảo qua hệ thống và được trả tự do. Bà thấy tác động của chính sách đối với người dân của mình. Tỷ lệ sinh ở Tân Cương đã giảm mạnh trong vài năm qua, theo một nghiên cứu độc lập - một hệ quả mà các nhà phân tích đã mô tả là "nạn diệt chủng nhân khẩu học".

Nhiều người trong cộng đồng đã chuyển sang uống rượu, Ziawudun nói.

Nhiều lần, bà nhìn thấy người từng bị giam cùng với mình gục trên đường - người phụ nữ trẻ bị đưa ra khỏi phòng giam cùng với bà vào đêm đầu tiên, người mà bà nghe thấy tiếng la hét trong một căn phòng sát vách. Ziawudun nói người đó đã thành bợm rượu.

Cô ấy "giống như một người đơn giản chỉ tồn tại, hoặc là cô ấy đã chết, hoàn toàn bị kết liễu qua những cuộc cưỡng hiếp".

"Họ nói rằng mọi người đã được trả tự do, nhưng theo tôi, tất cả mọi người rời khỏi trại cũng đồng nghĩa cuộc đời họ chấm dứt".

Và đó, bà nói, là kế hoạch. Giám sát, giam giữ, huấn luyện, ác qủy hóa, dạy dỗ, làm mất nhân tính, triệt sản, tra tấn, hãm hiếp.

"Mục tiêu của họ là hủy hoại tất cả mọi người. Và ai cũng biết điều đó", bà nói.

Matthew Hill, David Campanale Joel Gunter

Ảnh được chụp bởi Hannah Long-Higgins

Nguồn : BBC, 05/02/2021

Additional Info

  • Author Trung Kiên, Matthew Hill, David Campanale và Joel Gunter
Published in Diễn đàn

Anh lên án "hành động tàn bạo" của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ

Thu Hằng, RFI, 13/01/2021

Anh chính thức cấm nhập hàng Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ. Ngoài thông báo các biện pháp, ngày 12/01/2021, ngoại trưởng Dominic Raab còn lên án chính sách "tàn bạo" của Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số theo Hồi giáo ở Tân Cương, đồng thời yêu cầu Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc phải được vào kiểm chứng tình hình tại khu vực này.

tq1

Ngoại trưởng Dominic Raab trình bày trước Nghị Viện Anh về tình hình Trung Quốc trấn áp người Duy Ngô Nhĩ, ngày 12/01/2021, Luân Đôn.  © AFP

Theo thông tín viên RFI Muriel Delcroix tại Luân Đôn, các biện pháp trên được công bố trong bối cảnh mối quan hệ giữa Anh và Trung Quốc đã rất căng thẳng và chỉ vài ngày sau khi Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc ký thỏa thuận nguyên tắc về đầu tư. 

"Trước các dân biểu, ngoại trưởng Anh lên án "sự tàn bạo mà người ta vẫn hy vọng thuộc về quá khứ, vậy mà vẫn tồn tại ngày nay". Chính sách tàn bạo này gồm "bắt giam tùy tiện, cải huấn chính trị, cưỡng bức lao động, tra tấn và chính sách triệt sản người Duy Ngô Nhĩ ở quy mô rộng lớn".

Khi nhắc đến "nghĩa vụ đạo đức phải hành động" của Luân Đôn, ông Dominic Raab đã thông báo loạt trừng phạt đối với những doanh nghiệp không thể chứng minh được rằng nguồn hàng của họ không liên quan đến các trại lao động cưỡng bức ở Tân Cương, khu vực rộng lớn nằm ở phía tây bắc Trung Quốc và là vùng cung cấp sợi bông lớn cho thế giới.

Nghĩa vụ phải minh bạch sẽ được mở rộng sang lĩnh vực công và các doanh nghiệp thu lợi từ lao động cưỡng bức sẽ bị loại khỏi các gói mời thầu. Hàng xuất khẩu cũng sẽ được đưa vào khuôn khổ để tránh các doanh nghiệp "gián tiếp hay trực tiếp" góp phần vào việc vi phạm nhân quyền tại Tân Cương.

Tuy nhiên, phía Công Đảng đối lập, cũng như một số nghị sĩ bảo thủ, đã chỉ trích rằng những biện pháp này đã không đủ nghiêm khắc. Ngoài việc lên án Bắc Kinh một cách tượng trưng, họ yêu cầu phải có những biện pháp trừng phạt nhắm trực tiếp vào các quan chức lãnh đạo Trung Quốc ở Tân Cương".

Thu Hằng

*********************

Hồng Kông : Bắc Kinh cải tổ bầu cử để loại trừ phe đòi dân chủ

Trọng Thành, RFI, 12/01/2021

Cho dù đã gia tăng đàn áp, bắt bớ giới tranh đấu, Bắc Kinh vẫn lo ngại dân chúng Hồng Kông dồn phiếu cho phe đòi dân chủ trong cuộc bầu cử Nghị Viện tới đây. Theo hai nguồn tin trong nội bộ chính quyền Trung Quốc, Bắc Kinh đang chuẩn bị một số biện pháp bổ sung nhằm siết chặt quyền kiểm soát tại đặc khu, với trọng tâm là cải tổ thể thức bầu cử.

tq2

Phòng họp chính của Hội đồng Lập pháp ở Hồng Kông. Ảnh chụp ngày 12/11/2020.  AFP – Peter Parks

Hãng tin Anh Reuters ngày 12/01/2021 trích dẫn hai nguồn tin đáng tin cậy, theo dõi sát hồ sơ này, khẳng định là các biện pháp bổ sung đang được chuẩn bị, và có rất nhiều khả năng sẽ được đưa ra. Hai nguồn tin xin ẩn danh nói trên là hai quan chức được ungà những người trực tiếp phụ trách hồ sơ Hồng Kông, "đại diện cho quyền lợi của Bắc Kinh".  Cả hai nguồn tin đều khẳng định là thể thức bầu cử Nghị Viện sẽ được cải tổ.

Một trong hai nguồn tin nhấn mạnh rằng mục tiêu là nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của phe đòi dân chủ. Quan chức cao cấp Trung Quốc phụ trách hồ sơ Hồng Kông giải thích là đợt bắt bớ hơn 50 nhà tranh đấu vừa diễn ra là nằm trong kế hoạch bảo đảm để Hồng Kông không rơi vào tình trạng như mùa hè 2019. Các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc bùng phát vào thời điểm đó đã đặt chính quyền Bắc Kinh trước "thách thức chưa từng có từ hơn 30 năm qua", tức kể từ khi Hồng Kông được Luân Đôn trao lại cho Trung Quốc.

Cuộc bầu cử Nghị Viện Hồng Kông, lẽ ra đã được tổ chức vào mùa hè năm ngoái, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 9 năm nay. Bắc Kinh lo ngại các đảng phái đối lập đòi dân chủ có thể giành được đa số phiếu tại Nghị Viện Hồng Kông, gồm 70 ghế dân biểu, nhờ "ảnh hưởng quan trọng" của phong trào đòi dân chủ tại đặc khu, bất chấp các đàn áp. Theo nguồn tin trên, thời hạn dự kiến bầu cử có thể sẽ tiếp tục bị lui lại, và Bắc Kinh đang chuẩn bị các biện pháp cải cách để giải quyết "những yếu kém" trong hệ thống chính trị hiện hành tại đặc khu.

Cùng với dự án cải tổ thể thức bầu cử, nguồn tin từ giới chức cấp cao Trung Quốc khẳng định cũng đang có nhiều thảo luận về dự án cải tổ toàn bộ hệ thống chính trị Hồng Kông, để thu hẹp ảnh hưởng của phe đòi dân chủ trong Ủy Ban Bầu Cử, gồm 1.200 thành viên, có nhiệm vụ bầu ra lãnh đạo tương lai của đặc khu vào năm 2022.

Trọng Thành

Additional Info

  • Author Thu Hằng, Trọng Thành
Published in Châu Á

Úc phát hiện 380 trại giam ở Tân Cương

Rod McGuirk, VNTB, 26/09/2020

Một tổ chức nghiên cứu của Úc đã phát hiện ra rằng Trung Quốc dường như đang mở rộng mạng lưới các trung tâm giam giữ bí mật ở Tân Cương, chủ yếu nhắm tới người thiểu số Hồi giáo trong chiến dịch đồng hóa cưỡng bức và nhiều cơ sở giống như nhà tù.

Australia Chinese Detention

Một tháp canh và hàng rào dây thép gai được nhìn thấy xung quanh một cơ sở trong Khu công nghiệp Côn Sơn ở Artux, miền Tây Tân Cương của Trung Quốc, vào ngày 3 tháng 12 năm 2018. (Ng Han Guan / Ảnh AP)

Viện Chính sách Chiến lược Australia đã sử dụng hình ảnh vệ tinh và các tài liệu thầu xây dựng chính thức để lập bản đồ hơn 380 trại giam giữ được cho là ở khu vực Tây Bắc, thấy rõ các trại tạm giam, trại tạm giam và nhà tù đã được xây mới hoặc mở rộng kể từ năm 2017.

Báo cáo dựa trên bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã thay đổi chính sách từ giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số theo đạo Hồi khác trong các tòa nhà công cộng tạm bợ sang xây dựng các cơ sở giam giữ hàng loạt cố định.

Điều này xảy ra bất chấp việc hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đưa tin vào cuối năm ngoái rằng "các học viên" tham gia "các trung tâm giáo dục và đào tạo nghề" nhằm xóa bỏ những suy nghĩ cực đoan và "tất cả đều đã tốt nghiệp".

Chủ tịch chính quyền khu vực Shohrat Zakir nói rằng báo chí nước ngoài đưa tin về 1 triệu hoặc 2 triệu người tại các trung tâm này là bịa đặt, mặc dù ông không cung cấp bất kỳ số liệu nào.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin hôm thứ Sáu đã bác bỏ báo cáo này là "thông tin sai lệch và hoàn toàn vu khống", nói rằng viện nghiên cứu của Úc "không có uy tín về học thuật". Ông Wang nói với các phóng viên tại một cuộc họp giao ban hàng ngày, Trung Quốc không có "cái gọi là trại tạm giam" ở Tân Cương.

Trích dẫn các bài báo phương tiện truyền thông và các cuộc điều tra của người dùng internet, ông Wang cho biết một trong những địa điểm trong báo cáo đã được xác định là một khu sản xuất hàng điện tử và một địa điểm khác là một khu dân cư phức hợp năm sao.

"Vì vậy, chúng tôi cũng hy vọng rằng mọi người có thể phân biệt thật giả và cùng nhau chống lại những điều vô lý như vậy do các tổ chức chống Trung Quốc tạo ra", ông Wang nói.

Chủ yếu người thiểu số theo đạo Hồi ở khu vực Tân Cương đã bị nhốt trong các trại trong chiến dịch đồng hóa của chính phủ nhằm đối phó với các cuộc đấu tranh bạo lực chống lại sự cai trị của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Mặc dù các quan chức mô tả các trại này là các cơ sở "trường nội trú" nhằm đào tạo nghề miễn phí, những người bị giam giữ trước đây nói rằng họ phải sống trong những điều kiện tàn bạo, bị giáo huấn chính trị, bị đánh đập và đôi khi bị tra tấn về tâm lý và thể chất.

Theo một cuộc điều tra của Associated Press, nhà nước đã buộc người Duy Ngô Nhĩ phải triệt sản và phá thai, và trong những tháng gần đây, họ đã ra lệnh cho họ uống các loại thuốc bắc để phòng ngừa virus corona.

Nhà nghiên cứu của Viện Chính sách Chiến lược Úc, Nathan Ruser, đã viết trong báo cáo được công bố vào cuối ngày thứ Năm, "Có các bằng chứng cho thấy nhiều người bị giam giữ trái pháp luật trong mạng lưới ‘cải tạo’ rộng lớn ở Tân Cương hiện đang bị buộc tội chính thức và bị nhốt trong các cơ sở được canh giữ nghiêm ngặt, bao gồm cả những nhà tù mới được xây dựng hoặc mở rộng, hoặc bị đưa đến các khu nhà máy có tường bao quanh để cưỡng chế lao động".

Báo cáo cho biết, ít nhất 61 khu giam giữ đã được xây mới và mở rộng trong năm tính đến tháng 7 năm 2020. Trong số này có ít nhất 14 cơ sở vẫn đang được xây dựng trong năm nay.

"Trong số này, khoảng 50% là các cơ sở được canh giữ nghiêm ngặt, điều này có thể gợi ý sự thay đổi cách sử dụng từ các ‘trung tâm cải tạo’ có mức độ an ninh thấp hơn sang các cơ sở kiểu nhà tù an ninh cao hơn", ông Ruser viết.

Báo cáo cho biết, ít nhất 70 cơ sở dường như được canh giữ ít nghiêm ngặt hơn khi hàng rào bên trong hoặc các bức tường bao quanh được dỡ bỏ.

Trong số này có tám trại có dấu hiệu ngừng hoạt động và có thể đã bị đóng cửa. Trong số các trại bị bỏ cơ sở hạ tầng an ninh, 90% là các cơ sở không bị canh gác nghiêm ngặt, báo cáo cho biết.

Các phát hiện của trung tâm nghiên cứu này phù hợp với các cuộc phỏng vấn của AP với hàng chục người thân và những người từng bị giam giữ cho thấy nhiều người trong trại đã bị kết án trong các phiên tòa xét xử bí mật, ngoài hệ thống tư pháp và bị chuyển đến các nhà tù an ninh cao vì những thứ như tiếp xúc với người nước ngoài, có quá nhiều con, và nghiên cứu Hồi giáo. Nhiều người khác được coi là ít rủi ro hơn, như phụ nữ hoặc người già, đã bị chuyển sang hình thức quản thúc tại gia hoặc lao động cưỡng bức trong các nhà máy.

Rod McGuirk

Nguyên tác : Australian Think Tank Finds 380 Detention Camps in Xinjiang, The Epoch Times, 25/09/2020

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 27/09/2020

********************

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc phá hủy đền thờ Hồi giáo

Minh Anh, RFI, 26/09/2020

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 25/09/2020 mạnh mẽ khẳng định tại Tân Cương vẫn còn hơn 24.000 đền thờ Hồi giáo, trái với những cáo buộc từ một nhóm cố vấn Úc cho rằng Bắc Kinh đã phá hủy hàng ngàn đền thờ Hồi giáo ở Tân Cương.

hoigiao1

Cảnh sát Trung Quốc giám sát an ninh người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Ảnh minh họa

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Uông Văn Bân (Wang Wenbin), gọi những cáo buộc từ nhóm chuyên gia Úc là "những tin đồn vu khống" và cho rằng Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) đã nhận quỹ tài trợ nước ngoài để "củng cố những lời bịa đặt dối trá chống lại Trung Quốc".

Ông Uông khẳng định "tại Tân Cương vẫn còn hơn 24.000 đền thờ, nhiều hơn gấp 10 lần tại Mỹ" và "điều đó có nghĩa là tại Tân Cương cứ có 530 người là có một đền thờ Hồi giáo, số đền thờ tính theo đầu người cao hơn tại nhiều nước khác".

Reuters nhắc lại hôm thứ Năm 24/09/2020, Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) công bố một báo cáo ước tính có khoảng 16.000 đền thờ Hồi giáo tại Tân Cương bị phá hủy hay hư hại do những chính sách chính phủ Trung Quốc đưa ra chủ yếu kể từ năm 2017.

Báo cáo của ASPI cho rằng chính phủ Trung Quốc gia tăng các nỗ lực nhằm làm biến đổi hay xóa bỏ đời sống văn hóa - xã hội của người Duy Ngô Nhĩ, chẳng hạn về ngôn ngữ, âm nhạc, cách thức xây dựng nhà cửa và thậm chí cả trong ẩm thực.

Trung Quốc thời gian gần đây liên tục bị tố cáo đối xử tệ với người Duy Ngô Nhĩ, bị cáo buộc lạm dụng lao động cưỡng bức ở Tân Cương hay giam giữ khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong nhiều trại mà Trung Quốc gọi là "trung tâm đào tạo nghề".

Minh Anh

********************

B ngoi giao Trung Quốc ph nhn vic phá hy nhà th Hi giáo Tân Cương

VOA, 27/09/2020

B ngoi giao Trung Quc bác b nhng tuyên b t mt vin nghiên cu ca Úc rng hàng ngàn nhà th Hi giáo trong vùng Tân Cương min tây Trung Quc đã b phá hy, và nói có hơn 24.000 nhà th Hi giáo đó, "nhiu nhà th Hi giáo theo bình quân đu người hơn nhiu nước Hi giáo".

hoigiao2

Một đền thờ Hồi giáo ở Tân Cương - Ảnh minh họa

Vin Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) công b mt báo cáo hôm th Năm ước tính rng khong 16.000 nhà th Hi giáo Tân Cương đã b phá hy hoc làm hư hi do các chính sách ca chính ph, ch yếu k t năm 2017.

Ước tính được đưa ra da trên hình nh v tinh và da trên mt tp hp gm 900 đa đim tôn giáo trước năm 2017, bao gm các nhà th Hi giáo, đn th và các đa đim linh thiêng.

"Chính ph Trung Quc đã tiến hành mt chiến dch có h thng và có ch đích đ viết li di sn văn hóa ca Khu t tr Uighur Tân Cương... nhm làm cho nhng truyn thng văn hóa bn đa đó phi khut phc quc gia Trung Hoa,’" báo cáo ca ASPI nói.

"Cùng vi nhng n lc cưỡng chế khác nhm tái thiết đi sng xã hi và văn hóa ca người Uighur bng cách biến đi hoc loi b ngôn ng, âm nhc, nhà ca và thm chí đ ăn thc ung ca người Uighur, các chính sách ca Chính ph Trung Quc đang tích cc xóa b và thay đi các yếu t chính yếu trong di sn văn hóa vt th ca h".

Đáp li báo cáo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quc Uông Văn Bân gi báo cáo "không có gì ngoài nhng tin đn vu khng" trong cuc hp báo vào ngày th Sáu và nói ASPI nhn ngân qu ca nước ngoài đ "h tr cho h thêu dt nhng li di trá chng li Trung Quc".

"Chúng ta nhìn vào các con s, có hơn 24.000 nhà th Hi giáo Tân Cương, hơn gp 10 ln so vi M", ông Uông nói. iu đó có nghĩa là c 530 người Hi giáo Tân Cương thì có mt nhà th Hi giáo, tc là có nhiu nhà th Hi giáo theo bình quân đu người hơn nhiu nước Hi giáo".

Trung Quc đã b săm soi v cách nước này đi x vi người Hi giáo Uighur và nhng tuyên b v nhng v vic b cho là lao đng cưỡng bc Tân Cương, nơi mà Liên Hip Quc trích dn các báo cáo đáng tin cy cho biết mt triu người Hi giáo b giam gi trong các tri đã b bt phi làm vic.

Trung Quc ph nhn ngược đãi người Uighur và nói rng các tri này là các trung tâm đào to ngh cn thiết đ ng phó vi ch nghĩa cc đoan.

Theo Reuters

********************

Viện nghiên cứu Úc : Bắc Kinh phát triển hệ thống trại giam người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương

RFI, 24/09/2020

Thêm bằng chứng về hệ thống trại giam khổng lồ tại vùng Tân Cương, Trung Quốc. Hôm 24/09/2020, một viện nghiên cứu tại Úc công bố một điều tra, dựa trên hình ảnh vệ tinh và nhiều nguồn thông tin khác, khẳng định có thể có hơn 380 cơ sở được sử dụng làm nơi giam giữ người Duy Ngô Nhĩ, và hàng chục cơ sở đang được tiếp tục xây dựng từ hơn một năm trở lại đây. Kết quả điều tra của Viện nghiên cứu Úc có thể tạo thêm áp lực với Bắc Kinh.

hoigiao3

Cờ Trung Quốc trong một khu nhà có hàng rào dây thép gai bao quanh, ở Anh Cát Sa (Yangisar), phía nam Khách Thập (Kashgar), Tân Cương.  AFP/File

Điều tra của Viện nghiên cứu Úc Australian Strategic Policy Institute (ASPI) cho biết có tổng cộng 380 địa điểm được sử dụng làm nơi giam giữ, được xây dựng từ năm 2017. Tại ít nhất 61 trung tâm giam giữ, nhiều dấu hiệu cho thấy có các xây dựng mới trong khoảng thời gian từ tháng 7/2019 đến tháng 7/2020. Theo ASPI, số lượng các cơ sở giam giữ được thống kê trong điều tra này là nhiều hơn 40% so với tổng số cơ sở giam giữ đã biết.

Hãng tin Mỹ Bloomberg dẫn lời nhà nghiên cứu phụ trách cuộc điều tra Nathan Ruser, nhấn mạnh là các bằng chứng này buộc chính quyền Trung Quốc phải đối mặt với sự thực. Theo nhà nghiên cứu Úc, thoạt tiên Bắc Kinh bác bỏ sự tồn tại của hệ thống trại giam, sau họ đã phải chấp nhận có các trung tâm như vậy, nhưng chỉ là để "đào tạo nghề" và toàn bộ những người Duy Ngô Nhĩ có mặt tại các trung tâm "đã tốt nghiệp" và rời khỏi "các địa điểm dạy nghề" này. Ngược lại, kết quả điều tra cho thấy hệ thống trại giam người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương vẫn đang được phát triển.

Nghiên cứu của Viện ASPI được Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ một phần. Hoa Kỳ đang ở tuyến đầu của mặt trận quốc tế lên án chính sách đàn áp của Trung Quốc tại khu tự trị Tân Cương. Nhằm chống "cưỡng bách lao động" người Duy Ngô Nhĩ, hôm 22/09/2020, Hạ Viện Mỹ với đa số áp đảo đã thông qua dự luật cấm nhập khẩu hàng hóa từ Tân Cương. Sau khi Hạ Viện Mỹ thông qua dự luật, Bắc Kinh một lần nữa lên tiếng phản bác, cho rằng các cáo buộc dựa trên các bằng chứng ngụy tạo.

Theo các chuyên gia Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền, ít nhất một triệu người thuộc sắc tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ và một số sắc tộc theo đạo Hồi khác tại khu vực này bị đưa vào các trại giam hoặc các trung tâm cải tạo ở Tân Cương. 

Hôm 22/09, trong một phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, qua cầu truyền hình, tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi cử một phái đoàn điều tra quốc tế, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, đến vùng Tân Cương.

Trọng Thành

Additional Info

  • Author Rod McGuirk, Minh Anh, VOA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, Trung Quốc có nguy cơ ra tòa án quốc tế

Libération phỏng vấn một nữ giáo viên Duy Ngô Nhĩ đang lưu vong ở Châu Âu. Nhân vật vừa là nhân chứng vừa là nạn nhân đã kể lại chi tiết những điều tai nghe mắt thấy trong trại cải tạo ở Tân Cương : bắt giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ, tra tấn, hãm hiếp, lao động khổ sai… chứng tỏ chính sách đồng hóa của Đảng cộng sản Trung Quốc đã ngả sang hướng diệt chủng.

uighur1

Người biểu tình Duy Ngô Nhĩ trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) dẫm lên ảnh bí thư Tân Cương, Trần Toàn Quốc. Ảnh tư liệu chụp ngày 01/10/2019. © Reuters/Huseyin Aldemir/File Photo

Le Monde hôm nay chạy tựa "Châu Âu : Hậu trường một cuộc đàm phán ngoại hạng". Le Figaro  đặt câu hỏi "Có nên lo ngại Covid-19 dấy lên trở lại ?", Les Echos lo lắng với "Cú sốc của một mùa hè không khách du lịch". La Croix quan tâm đến "Nguy cơ tân quốc xã tại Đức". Riêng Libération dành trọn trang bìa và 7 trang báo khổ lớn bên trong để tố cáo nạn diệt chủng đang diễn ra đối với người Duy Ngô Nhĩ.

Sau khi một báo cáo về việc Trung Quốc cưỡng bức triệt sản được công bố, nhật báo thiên tả đã gặp một nữ giáo viên Duy Ngô Nhĩ lưu vong ở Châu Âu. Nhân chứng này đã kể lại những điều tai nghe mắt thấy trong trại cải tạo ở Tân Cương : bắt giam hàng loạt, tra tấn, hãm hiếp, lao động khổ sai… chứng tỏ chính sách đồng hóa của Đảng cộng sản Trung Quốc đã ngả sang hướng diệt chủng.

Phóng viên Libération đã gặp bà Qelbinur Sidik Beg tại một nước Tây Âu không được tiết lộ vì lý do an ninh. Cuộc đời của nhà giáo tốt nghiệp đại học Urumqi về văn minh Trung Hoa đã đảo lộn từ ngày 01/03/2017, khi bà được tuyển vào làm giáo viên trong một trại cải tạo. Những lời kể rất chi tiết của bà đã xác nhận những thông tin thu thập được từ ba năm qua từ những người tù hiếm hoi được thả, và điều tra của các nhà báo, nhà nghiên cứu.

Địa ngục cải tạo Tân Cương : Ngược đãi, tra tấn, hãm hiếp

Các xà-lim giam giữ 97 "học viên" của bà chìm trong bóng tối, chỉ có những tấm mền trải dưới đất. Cháo phát cho học viên chẳng thấy hạt gạo nào, chỉ toàn nước. Số lượng học viên giảm dần vì chết và sức khỏe suy sụp, đi không nổi, trong khi lúc đầu họ rất khỏe mạnh. Người tù chỉ được tắm một lần mỗi tháng 15 phút, xà-lim không có toa-lét, chỉ có một chiếc xô được đổ mỗi tuần một lần, mùi hôi thối nồng nặc khiến nhiều người đổ bệnh.

Chỉ trong sáu tháng đã có thêm ít nhất 3.000 người bị tống vào trại, họ là những trí thức, doanh nhân, sinh viên chỉ có tội là đã tham khảo Facebook. Phòng tra tấn ở dưới tầng hầm, tiếng kêu la của các nạn nhân nghe được khắp nơi. Một nữ công an thân với bà Beg bí mật cho biết, có bốn kiểu tra tấn bằng dụng cụ điện : ghế, găng, nón sắt, gậy.

Đến tháng 9/2017, giáo viên này được đổi sang một trại khác, giam toàn nữ. Có đến 10.000 phụ nữ hầu hết trẻ tuổi, xinh đẹp và học thức ; họ bị đi cải tạo vì từng du học nước ngoài, như Hàn Quốc, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Châu Âu, Mỹ. Tại trại nữ, tất cả cán bộ đều là đàn ông người Hán. Mỗi ngày, khoảng bốn, năm cô gái bị gọi lên để hãm hiếp tập thể một cách dã man. Tất cả đều bị buộc triệt sản, bản thân người kể chuyện cũng bị cưỡng bức đặt vòng tránh thai. Tại khu nhà nơi bà cư ngụ, 190/600 cư dân người Duy Ngô Nhĩ biến mất trong vòng hai năm, những người Hán dọn đến lấp đầy những căn nhà trống.

Triệt sản, buộc phá thai, tẩy não…

Theo nhà nghiên cứu Đức Adrian Zenz, thì năm 2018 có đến 80% trường hợp đặt vòng là tại Tân Cương, trong khi vùng đất này chỉ chiếm 1,8% dân số Trung Quốc. Công trình nghiên cứu 28 trang từ các dữ liệu của Trung Quốc chứng minh nhà nước độc đảng đang lao vào chiến dịch hạn chế sinh sản đối với một nhóm sắc tộc. Đây là một trong năm tiêu chí xác định nạn diệt chủng, được định nghĩa trong hiệp ước ngăn ngừa và trấn áp tội ác diệt chủng của Liên Hiệp Quốc năm 1948.

Từ năm 2016, số sinh tại những phường xã mà đa số dân là người Duy Ngô Nhĩ giảm mạnh, trong khi những nơi cư dân là người Hán tăng lên, thậm chí gấp 8 lần. Việc hạn chế sinh sản được chỉ đạo từ cấp cao nhất ở Bắc Kinh nhằm hạ thấp dân số Duy Ngô Nhĩ, vì "làm giảm bản sắc quốc gia và nhận diện Hán tộc". Một nhà sử học Trung Quốc giấu tên nhận định, bắt đầu từ việc cấp nhà đất miễn phí để thu hút người Hán di dân ồ ạt đến Tân Cương, nhưng sau thất bại của việc Hán hóa một cách hòa bình, Bắc Kinh bèn sử dụng những biện pháp phát-xít.

Ngừa thai, triệt sản, cưỡng bức phá thai được tiến hành song song với việc tẩy não những trẻ em bị tách rời khỏi gia đình. Hàng trăm ngàn nhân viên người Hán được gởi đến sống chung với các gia đình Duy Ngô Nhĩ, ngủ chung với các phụ nữ độc thân. Nhà sử học Hélène Dumas thuộc CNRS khẳng định chính sách thô bạo nhắm vào phụ nữ và trẻ em rất đáng ngại, vì diệt chủng tập trung vào chặt đứt mối liên quan giữa các thế hệ.

Bằng chứng diệt chủng Duy Ngô Nhĩ nhiều hơn cả Rwanda

Dù kiểm soát chặt chẽ bằng công nghệ cao, vẫn có những thông tin lọt được ra ngoài. Marie Lamensch, Viện nghiên cứu về diệt chủng ở Montréal, cho biết : "Chưa bao giờ có nhiều bằng chứng như vậy so với Rwanda. Vấn đề là sức mạnh của Trung Quốc, ngày càng kiểm soát được nhiều tổ chức Liên Hiệp Quốc và vận động được nhiều nước kể cả các nước Hồi giáo. Trừng phạt kinh tế có thể gây tác động. Cần phải tập hợp các bằng chứng chuẩn bị đưa ra tòa, và nêu rõ Trung Quốc đã phạm tội ác chống nhân loại".

Liên Hiệp Châu Âu (EU) đòi hỏi Bắc Kinh cho phép và tạo điều kiện cho các đại sứ EU thăm Tân Cương. Trong khi chờ đợi, tình hình người Duy Ngô Nhĩ ngày càng gây tiếng vang : trong một cuộc phỏng vấn, BBC làm đại sứ Trung Quốc tại Anh bối rối trước một video cho thấy hàng trăm người Duy Ngô Nhĩ bị cạo trọc, bịt mắt, quỳ gối trong một nhà ga. Chương trình này đã thu hút trên 6 triệu lượt xem từ cuối tuần qua. Liên minh các nghị sĩ về vấn đề Trung Quốc (IPAC), tập hợp trên 160 nghị sĩ của 16 nước, đang vận động để tiến hành một vụ kiện quốc tế.

Tuy nhiên bản thân Adrian Zenz - nhà nghiên cứu đầu tiên đã đưa ra ánh sáng việc 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị tống vào trại cải tạo và nay tố cáo nạn triệt sản người Duy Ngô Nhĩ - lại bị Bắc Kinh trực tiếp đe dọa.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong cuộc họp báo ngày 08/07 đã khuyến cáo ông "sửa chữa những lỗi lầm, vì những sai trái sẽ dẫn đến hủy diệt". Adrian Zenz nói với Libération, một nước muốn trở thành siêu cường quốc tế mà lại đi đe dọa cá nhân một nhà nghiên cứu là điều chưa từng thấy. Nhưng Bắc Kinh không thể nào chối cãi được vì các dữ liệu trong nghiên cứu của ông lấy từ chính các tài liệu của nhà nước Trung Quốc.

Trung Quốc sợ ra tòa quốc tế, Mỹ cứng rắn, Châu Âu lừng khừng

Ông nhận định, Trung Quốc lo sợ trước bài xã luận ngày 06/07 trên Washington Post mang tựa đề "Những gì diễn ra tại Tân Cương là diệt chủng", và kêu gọi tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022. Và lần đầu tiên, hai tập thể Duy Ngô Nhĩ lưu vong kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế vì tội diệt chủng và tội ác chống nhân loại. Cho dù có xóa đi những tài liệu trên mạng, tội ác của Bắc Kinh đã bị tiết lộ. Nhà nghiên cứu lấy làm tiếc vì các phản ứng yếu ớt của phương Tây, đặc biệt là nước Đức của ông, với lịch sử đã trải qua.

Trong khi nhiều cường quốc giữ im lặng, chỉ có chính quyền Donald Trump tỏ ra quyết đoán, lên án Bắc Kinh "vi phạm trầm trọng nhân quyền", là "vết nhơ của thế kỷ". Lần đầu tiên một ủy viên Bộ Chính trị là Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo), bí thư Tân Cương, bị Hoa Kỳ trừng phạt cùng với một số quan chức khác hôm 09/07. Sau khi việc triệt sản bị tiết lộ, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tố cáo "Đảng cộng sản Trung Quốc hoàn toàn coi thường tính chất thiêng liêng của sinh mạng và nhân phẩm con người". Tổng thống Trump hôm 17/06 đã ký ban hành luật nhân quyền Duy Ngô Nhĩ được lưỡng đảng Quốc hội thông qua hồi tháng Năm.

Ghi nhận những nỗ lực tích cực của Washington về Tân Cương và Hồng Kông, nhưng tờ báo chỉ trích Mỹ vẫn làm ngơ trước những vi phạm của đồng minh Ả Rập Xê Út và dung túng cho Bắc Triều Tiên. Còn với nước Pháp ? Chẳng có hành động gì cả, ngoài sự im lặng, mà nếu cứ kéo dài, sẽ trở thành đồng lõa.

Hậu trường cuộc đàm phán gay cấn của EU

Tại Châu Âu, vào lúc năm giờ rưỡi sáng nay, 27 nước EU đã đạt một thỏa thuận lịch sử sau bốn ngày bốn đêm đàm phán căng thẳng. Le Monde, ra từ chiều hôm trước, thuật lại diễn biến gay go trong hậu trường.

Bốn nước "keo kiệt" Hà Lan, Áo, Thụy Điển, Đan Mạch cộng thêm Phần Lan đã làm mọi cách để giảm thiểu tầm vóc của kế hoạch phục hồi kinh tế, đồng thời cò kè bớt một thêm hai cho quyền lợi nước mình. Họ không muốn ngân sách tài trợ vượt quá 350 tỉ euro so với đề nghị ban đầu, trong khi đã có rất nhiều nhượng bộ đối với họ như giảm trợ cấp, giảm ngân sách Châu Âu 2021-2027, giảm phần đóng góp của các nước này. Hai thủ tướng Hà Lan và Áo còn đòi siết chặt thêm điều kiện Nhà nước pháp quyền để đẩy Ba Lan và Hungary vào nhóm phản đối.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel phản ứng dữ dội. Ông Macron giận dữ dọa sẽ rời bàn hội nghị, và cuối giờ chiều thứ Bảy 18/07 tổng thống Pháp cũng đã yêu cầu chuẩn bị máy bay để quay về Paris. Đêm thứ Bảy, ông Macron và bà Merkel cùng thức đến ba giờ sáng Chủ nhật bên ly vang trắng, hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức đều tự hỏi có cần thiết phải tiếp tục hay không. Le Monde nhận xét, hội nghị thượng đỉnh EU "bằng xương bằng thịt" đầu tiên sau đại dịch, với những cuộc họp song phương đủ loại, những phát biểu nảy lửa, những cánh cửa đóng sập lại giận dữ, nhắc người ta nhớ đến các cuộc họp nhằm cứu vãn Hy Lạp trước đây.

Le Figaro cho biết các nước EU "bực tức và hoài nghi trước cung cách của Mark Rutte". Thủ tướng Hà Lan là một nhà đàm phán đáng gờm : hóm hỉnh và tươi cười khi cần làm giảm áp lực, trầm tĩnh để làm đối thủ mất kiểm soát, tung hỏa mù để che giấu ý định thực sự nhằm đòi thêm nhượng bộ. Một người thân cận với hồ sơ bực bội nói : "Mỗi lần ngỡ đã thỏa thuận được một điều rồi, ông ta lại đòi thêm điều khác và rồi điều khác nữa". Đây cũng là bình thường trong đàm phán, nhưng vấn đề là Rutte đi quá xa. Cách thức lấn dần từng bước của ông đã thành công, nhưng việc đòi lấy được phần mình như Anh thời trước, đã để lại dấu ấn nặng nề tại EU. Một nhà ngoại giao khuyến cáo : "Nếu tôi là Rutte, tôi sẽ tránh đi nghỉ tại một nước Nam Âu mùa hè này".

Thụy My

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật về nhân quyền cho người Uighur, Trung Quốc phản đối (RFA, 04/12/2019)

Trung Quốc hôm 4/12 lên tiếng phản đối việc Hạ viện Mỹ vừa thông qua dư luật Uighur 2019 vào hôm thứ Ba, ngày 3/12, đòi hỏi có những biện pháp mạnh mẽ hơn đối với Bắc Kinh sau những cáo buộc về vi phạm nhân quyền với người Hồi giáo Uighur ở Tân Cương.

uighur1

Hình minh họa. Những người ủng hộ người Hồi giáo Uighur và người Thổ Nhĩ Kỳ trong một cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc trước đại sứ quán Trung Quốc ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 1/10/2019 - AFP

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói dự luật "cố tình nói xấu tình hình nhân quyền ở Tân Cương và gây mất uy tín cho những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc chống lại chủ nghĩa cực đoan và khủng bố ở khu vực".

"Vấn đề cốt lõi của Tân Cương (thuộc Trung Quốc) không phải là nhân quyền, người thiểu số hay tôn giáo ; thay vào đó, vấn đề cốt lõi là chống chủ nghĩa khủng bố và chống chủ nghĩa ly khai… Chúng tôi cảnh báo Hoa Kỳ rằng Tân Cương là chuyện nội bộ của Trung Quốc và không có chỗ cho lực lượng nước ngoài", tuyên bố có đoạn viết.

Tuyên bố cũng đồng thời cho biết Bắc Kinh sẽ có thêm những phản ứng khi tình hình có những thay đổi nhưng không nói rõ là phản ứng cụ thể gì.

Theo dự luật mới, chính quyền Mỹ có nhiệm vụ xác định và áp dụng cấm vận đối với các quan chức được cho là có trách nhiệm liên quan đến những trại tập trung giam giữ những nhóm người thiểu số ở khu tự trị Tân Cương.

Dự luật cũng thắt chặt việc kiểm soát xuất khẩu sang Trung Quốc những công nghệ của Mỹ có thể được dùng để hạn chế quyền riêng tư, tự do đi lại và các quyền con người cơ bản khác.

Từ đầu năm 2017, chính phủ Trung Quốc được cho là đã tiến hành giam giữ khoảng 1 triệu người Hồi giáo Uighur và những người thuộc các nhóm Hồi giáo thiểu số khác vào các trại tập trung. Họ bị bắt phải học các bài tuyên truyền về chính trị.

Bắc Kinh nói rằng những cơ sở này là các trung tâm đào tạo nghề và là sự đáp ứng đúng cho mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

******************

Trung Quốc dọa Mỹ phải "trả giá" về việc thông qua luật về người Duy Ngô Nhĩ (RFI, 04/12/2019)

Hôm 04/12/2019, Trung Quốc cảnh cáo là Hoa Kỳ sẽ phải "trả giá" về việc Hạ viện Mỹ vừa thông qua một dự luật yêu cầu trừng phạt Bắc Kinh giam giữ người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung ở Tân Cương.

uighur2

Ảnh tư liệu : Người Duy Ngô Nhĩ biểu tình trước Nhà Trắng, Washington, Mỹ, ngày 28/07/2009 để phản đối chính sách đàn áp của Trung Quốc tại vùng tự trị Tân Cương. AFP PHOTO/Nicholas KAMM

Trung Quốc đã phản ứng như trên qua lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong cuộc họp báo thường kỳ. Theo bà Hoa Xuân Oánh, dự luật vừa được các dân biểu Hạ viện Mỹ thông qua là một sự "bôi nhọ" những nỗ lực của Trung Quốc về chống khủng bố và chống cực đoan hóa. Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao không nói rõ là Bắc Kinh sẽ trả đũa Washington như thế nào.

Với đa số phiếu áp đảo, Hạ viện Hoa Kỳ hôm qua đã thông qua dự luật kêu gọi tổng thống Mỹ ban hành các trừng phạt đối với các quan chức cao cấp của vùng Tân Cương. Dự luật còn yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ mỗi năm phải làm một báo cáo riêng về tình hình vùng Tân Cương, đồng thời yêu cầu bộ Thương Mại Mỹ cấm xuất khẩu sang Trung Quốc một số mặt hàng, đặc biệt là các thiết bị dành cho các hệ thống nhận dạng qua gương mặt.

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền, giới chuyên gia và Washington tố cáo Bắc Kinh đã giam giữ đến cả triệu người Hồi giáo Tân Cương, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ, trong các trại tập trung. Trung Quốc vẫn bác bỏ cáo buộc đó, khẳng định đây chỉ là các "trung tâm huấn nghệ", để giúp người dân địa phương tìm được việc làm, cũng như tránh cho họ bị khủng bố và Hồi giáo cực đoan lôi kéo. Sau các vụ tấn công khủng bố đẫm máu được cho là do người Duy Ngô Nhĩ gây ra, Bắc Kinh đã siết chặt an ninh ở vùng Tân Cương.

Sau Hạ viện, dự luật nói trên còn phải được đưa ra biểu quyết tại Thượng viện Mỹ, nơi mà rất nhiều nghị sĩ ủng hộ, trước khi được đưa lên tổng thống Donald Trump và ông sẽ quyết định có sẽ ký ban hành hay không.

Quan hệ Mỹ-Trung vốn đã căng thẳng do chiến tranh thương mại đã lại càng nóng lên thêm sau khi tổng thống Trump ký ban hành đạo luật ủng hộ phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông.

Thanh Phương

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt, RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Quan chức Trung Quốc : Tập Cận Bình không thể bám mãi quyền lực (RFI, 27/11/2019)

Dù đã bỏ điều khoản trong Hiến Pháp Trung Quốc quy định chủ tịch nước không được nắm quyền quá hai nhiệm kỳ, ông Tập Cận Bình sẽ không thể bám quyền bao lâu tùy thích. Một cán bộ cao cấp của Trường Đảng Trung ương đưa ra nhận định này trong một buổi hội thảo do Hiệp hội Nhà báo toàn Trung Quốc tổ chức vào đầu tháng 11/2019.

tq1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu nhân Diễn đàn kinh tế tại Bắc Kinh ngày 22/11/2019. Reuters/Jason Lee/Pool

Theo trang Asia Times ngày 26/11/2019, ông Tạ Xuân Đào (Xie Chuntao), phó chủ tịch Trường Đảng Trung ương Trung Quốc, khẳng định trước báo giới rằng việc xóa điều khoản giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch trong hai khóa không đồng nghĩa với việc bảo đảm rằng chủ tịch sẽ nắm quyền trọn đời.

Lấy ví dụ hai nước Đức và Nhật Bản, nơi thủ tướng Angela Merkel và Shinzo Abe đứng đầu nội các từ nhiều năm nay, ông Tạ Xuân Đào cho rằng chính "việc đánh giá những khác biệt về tình hình, cũng như những nhu cầu của đất nước" giúp một quốc gia quyết định "một nhà lãnh đạo có thể nắm quyền bao lâu". Ông Tạ Xuân Đào khẳng định đảng Cộng Sản Trung Quốc từ lâu đã áp dụng một cơ chế kế nhiệm trước cả khi Hiến Pháp được sửa đổi, nhằm bảo đảm một cuộc chuyển giao quyền lực êm thắm, không xảy ra sự cố.

Tại các nước Cộng Sản, chủ tịch nước là chức vụ mang tính hình thức, còn thực quyền là nằm trong tay tổng bí thư đảng và chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông Tập Cận Bình hiện đang nắm cả ba chức vụ này. Riêng chức tổng bí thư đảng Cộng Sản không có quy định thành văn về số nhiệm kỳ. Tuy nhiên, theo Asia Times, kể từ khi nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập năm 1949, chỉ có hai ông Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) và Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) là tuân thủ luật bất thành văn chỉ làm tổng bí thư đảng tối đa là 10 năm.

Thu Hằng

*****************

Học giả Đức tố cáo Trung Quốc "diệt chủng văn hóa" người Duy Ngô Nhĩ (RFI, 27/11/2019)

Tống giam hàng loạt không hề qua xét xử, trừng phạt tùy tiện, giám sát 24/24 : các tài liệu mật của Trung Quốc vừa được tổ hợp các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) gồm 17 cơ quan báo chí trên thế giới công bố hôm 24/11/2019 đã vạch trần tình trạng ngược đãi tù nhân trong hệ thống trại cải tạo ở Tân Cương mà Bắc Kinh vẫn chối cãi, gọi là trường dạy nghề.

tq2

Người Duy Ngô Nhĩ tại Urumqi, Tân Cương. Ảnh tư liệu 1/05/2014. Reuters/Petar Kujundzic

Nhà xã hội học Adrian Zenz, người đầu tiên phát hiện quy mô của các trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ, khi trả lời phỏng vấn RFI hôm nay, 27/11/2019, đã nhấn mạnh Trung Quốc đã dối trá trong một thời gian dài nhằm che giấu sự thật. Ông nói :

"Các tài liệu khẳng định rất rõ và rất chi tiết. Không thể nào nghi ngờ được nữa : Bắc Kinh rõ ràng đã dối trá ! Theo ước tính mới nhất của tôi, có khoảng 1.200 trại cải tạo và từ 100 đến 200 nhà tù. Ít nhất 900.000 người đang bị giam giữ trong các trại này kể từ mùa xuân năm 2017, thậm chí tổng số tù nhân có thể lên đến 1.800.000 người.

Những người này bị giam giữ chỉ vì họ thuộc sắc tộc thiểu số. Trước hết là người Duy Ngô Nhĩ, nhưng ngày càng có thêm những thiểu số đạo Hồi khác như người Kazakhstan hay Kyrgyzstan. Tôi cho rằng đây là diệt chủng văn hóa.

Sở dĩ nói văn hóa, đó là vì người tù không nhất thiết bị sát hại, không phải diệt chủng kiểu như người Do Thái trước đây. Nhưng chúng ta có thể coi đây là diệt chủng, vì việc các nạn nhân bị cưỡng bức vào trại nhằm mục đích tiêu diệt bản sắc và cội rễ văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakhstan.

Lần cuối cùng nhân loại chứng kiến việc bắt người vào trại tập trung hàng loạt và có hệ thống theo nhóm chủng tộc và tôn giáo, đó là dưới thời Đức quốc xã".

Chuyên gia Adrian Zenz sau khi kiểm tra tính xác thực của các công văn mật bị rò rỉ, cho biết thêm về cuộc sống trong trại cải tạo :

"Các chỉ thị mật này là bằng chứng cụ thể nhất cho đến nay về các quy định khắc nghiệt về an ninh được áp đặt ở các trại cải tạo, như trong trại lính. Trại viên phải dậy thật sớm, không có được chút riêng tư nào. Việc tắm rửa, vệ sinh bị hạn chế và thậm chí còn bị giám sát bởi các quản giáo hoặc camera. Sau đó họ phải ngồi nhiều tiếng đồng hồ trên những chiếc ghế rất cứng để học tiếng Hoa, hay thú nhận những sai lầm và tự kiểm.

Rất nhiều nhân chứng khẳng định họ bị cấm hành đạo. Người ta nói với họ, chính đảng Cộng Sản mới nuôi dưỡng họ, và "người hướng dẫn tinh thần là chủ tịch Tập Cận Bình chứ không phải Thượng Đế". Những ai bị coi là ngoan đạo nhất bị buộc phải ăn thịt heo và uống rượu, vốn bị cấm đối với người Hồi giáo. Nếu không tuân lệnh, họ sẽ bị trừng phạt nặng nề".

Thụy My

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Lộ tài liệu Trung Quốc ‘tẩy não’ dân Tân Cương trong trại cải tạo (BBC, 26/11/2019)

Các tài liệu bị rò rỉ lần đầu tiên cho thấy chi tiết về việc tẩy não có hệ thống của Trung Quốc với hàng trăm ngàn người Hồi giáo trong một mạng lưới các trại tù an ninh cao.

cables1

Những trại cải tạo như thế này giống như nhà tù quân đội hơn là một trung tâm giáo dục, đào tạo nghề, theo các tài liệu bị rò rỉ

Chính phủ Trung Quốc nói các trại ở vùng Tân Cương là các trung tâm giáo dục và đào tạo tự nguyện.

Nhưng các tài liệu chính thức mà BBC Panorama có được cho thấy các tù nhân đã bị giam giữ, bị ép phải học thuộc lòng các thông tin truyền bá và bị trừng phạt.

Đại sứ Trung Quốc tại Anh đã bác bỏ và nói các tài liệu này là tin giả.

Vụ rò rỉ được công bố bởi Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ), tổ chức này đã làm việc với 17 đối tác truyền thông, bao gồm BBC Panorama và tờ The Guardian ở Anh.

Cuộc điều tra đã tìm thấy bằng chứng mới trái ngược với tuyên bố của Bắc Kinh rằng các trại giam, được xây dựng trên khắp Tân Cương trong ba năm qua, là dành cho cải tạo tự nguyện để chống lại chủ nghĩa cực đoan.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh cho biết : "Anh có những lo ngại nghiêm trọng về tình hình nhân quyền ở Tân Cương và cuộc đàn áp leo thang của chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là việc giam giữ tư pháp ngoài một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác".

"Vương quốc Anh tiếp tục kêu gọi Trung Quốc cho phép các nhà quan sát của Liên Hợp Quốc truy cập ngay lập tức và không bị cản trở vào khu vực".

Lưu Hiểu Minh, đại sứ Trung Quốc tại Anh cho biết các biện pháp của họ đã bảo vệ người dân địa phương và không có một cuộc tấn công khủng bố nào ở Tân Cương trong ba năm qua.

"Khu vực hiện có sự ổn định xã hội và sự thống nhất giữa các nhóm dân tộc. Người dân đang sống một cuộc sống hạnh phúc với ý thức về bổn phận và cũng như an ninh tốt hơn nhiều.

"Hoàn toàn phản đối với việc một số người ở phương Tây đã lên án gay gắt và bôi nhọ Trung Quốc về Tân Cương trong nỗ lực can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, phá vỡ các nỗ lực chống khủng bố của Trung Quốc tại Tân Cương và ngăn chặn sự phát triển ổn định của Trung Quốc".

Khoảng một triệu người - chủ yếu đến từ cộng đồng người Hồi giáo Uighur - được cho là đã bị giam giữ mà không qua xét xử.

Các tài liệu bị rò rỉ của Trung Quốc, mà ICIJ gọi là "The China Cables", bao gồm một tài liệu dài 9 trang do Chu Hải Luân, khi đó là phó bí thư của Đảng Cộng sản Tân Cương và quan chức an ninh hàng đầu của khu vực, gửi tới những người điều hành trại.

Các hướng dẫn nêu rõ rằng các trại cần được điều hành như các nhà tù an ninh cao, với kỷ luật nghiêm khắc, có hình phạt và không cho ai trốn thoát.

Một số yêu cầu trong tài liệu :

"Không bao giờ có trốn trại"

"Thắt chặt kỷ luật và xử phạt các hành vi vi phạm"

"Thúc đẩy sự ăn năn, xưng tội"

"Học tiếng Quan Thoại là ưu tiên hàng đầu"

"Khuyến khích học viên thực sự biến đổi"

"[Đảm bảo] camera giám sát mọi ngóc ngách của ký túc xá và lớp học, không có điểm mù"

Các tài liệu tiết lộ cách mọi khía cạnh của cuộc sống của những người bị giam giữ, bị theo dõi và kiểm soát : "Học viên nên có một vị trí giường cố định, vị trí xếp hàng cố định, chỗ ngồi trong lớp học cố định và trạm làm việc cố định, và nghiêm cấm thay đổi.

"Áp dụng quy tắc hành vi và kỷ luật trong việc thức dậy, điểm danh, vệ sinh, dọn phòng, ăn, học, ngủ, đóng cửa…".

Các tài liệu khác xác nhận quy mô khổng lồ của khu giam giữ. Một người tiết lộ rằng hồi 2017, có 15.000 người từ miền nam Tân Cương đã bị gửi đến các trại chỉ trong một tuần.

Sophie Richardson, người phụ trách Trung Quốc của Tổ chức theo dõi Nhân quyền, cho biết tài liệu bị rò rỉ nên được các công tố viên xem xét.

Bà nói : "Đây là một bằng chứng có thể sử dụng, ghi lại hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tôi nghĩ có thể nói là những người bị giam giữ ít nhất là đang bị tra tấn tâm lý, bởi vì họ thực sự không biết họ sẽ ở đó bao lâu".

Tài liệu chỉ rõ rằng những người bị giam giữ chỉ có thể được thả khi họ có thể cho thấy mình đã thay đổi hành vi, niềm tin và khả năng ngôn ngữ của họ.

Trong tài liệu có đoạn "Đề cao sự ăn năn và thú tội của các học viên để họ hiểu sâu sắc bản chất bất hợp pháp và nguy hiểm của hành vi trong quá khứ của họ".

"Đối với những người vẫn còn hiểu biết mơ hồ, thái độ tiêu cực hoặc thậm chí có tâm lý kháng cự... tiếp tục thực hiện giáo dục chuyển đổi cho tới đạt được kết quả".

Ben Emmerson QC, luật sư nhân quyền và là cố vấn cho Hội đồng Uighur Toàn cầu, cho biết các trại này đang cố gắng thay đổi danh tính của học viên.

"Rất khó để coi đó là điều gì khác ngoài 'sự tẩy não' hàng loạt được thiết kế và nhắm đến cả một cộng đồng dân tộc.

"Đó là một sự biến đổi hoàn toàn được thiết kế đặc biệt để quét sạch người Hồi giáo Uighur tại Tân Cương khỏi bề mặt Trái đất".

cables2

Các chuyên gia cảnh báo về "tra tấn tâm lý" đằng sau những hàng rào này

Chuyện gì xảy ra ở Tân Cương ?

Trung Quốc nói rằng người dân ở Tân Cương đang theo học ở "các trung tâm đào tạo nghề" nhằm chống lại chủ nghĩa cực đoan.

Nhưng các nhóm nhân quyền và Liên Hợp Quốc nói rằng Trung Quốc đang giam giữ một triệu người Uighur và những người Hồi giáo khác trong các trại giam.

Ngày càng có nhiều đơn tố cáo từ Hoa Kỳ và các nước khác về hành động của Trung Quốc tại Tân Cương.

Tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã cáo buộc rằng Trung Quốc "yêu cầu công dân tôn thờ chính phủ, chứ không phải Thiên Chúa" trong một cuộc họp báo ở Vatican.

Và vào tháng 7, hơn 20 quốc gia tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã ký một bức thư chung chỉ trích cách đối xử của Trung Quốc đối với người Uighur và những người Hồi giáo khác.

cables3

Em bé Uighur ở Urimqi, Tân Cương

Người Uighur là ai ?

Người Uighur (Duy Ngô Nhĩ) là tộc người Turk theo đạo Hồi. Họ chiếm khoảng 45% dân số của khu vực Tân Cương; 40% còn lại là người Hán.

Trung Quốc tái lập quyền kiểm soát vào năm 1949 sau khi đánh bại nhà nước Đông Turkestan tồn tại trong thời gian ngắn.

Kể từ đó, đã có sự di cư quy mô lớn của người Hán mà người Uighur lo sợ đang làm xói mòn nét văn hóa của họ.

Tân Cương chính thức được chỉ định là khu vực tự trị ở Trung Quốc, giống như Tây Tạng ở phía Nam.

*****************

"China Cables" : Lời chứng của một người Duy Ngô Nhĩ sau 11 tháng tù (RFI, 25/11/2019)

Trong hồ sơ "China Cables" trên Le Monde hôm nay 25/11/2019, có thuật lại câu chuyện của bà Tursunay Ziavdun, một người Duy Ngô Nhĩ khoảng 40 tuổi, đã trải qua 11 tháng trong một "trung tâm giáo dục và đào tạo" của Trung Quốc ở Kunas, tiếng Hoa là Tân Nguyên (Xinyuan), phía tây Tân Cương.

cables4

Bên ngoài một cơ sở mang danh là "trường dạy nghề" nhưng thực chất là trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ tại Đạt Phản Thành (Dabancheng), Tân Cương. Ảnh chụp ngày 04/09/2018. Reuters/Thomas Peter/File Photo

Tursunay nằm trong số các tù nhân được trả tự do nhờ có thân nhân ở nước ngoài, trong trường hợp của bà là ở Kazakhstan, nơi người chồng (quốc tịch Trung Quốc nhưng thuộc thiểu số Kazakhstan) sinh sống. Những lời kể của bà từ Almaty, được Le Monde ghi lại trong hai cuộn video dài, cho thấy chính sách tống giam đại trà người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakhstan đi kèm với sự tùy tiện, đe dọa, dối trá.

Năm 2016, bà Tursunay cùng với người chồng đã định cư nhiều năm tại Kazakhstan quyết định trở về Trung Quốc, vì bà chưa được nhập tịch Kazakhstan và visa hết hạn. Hai vợ chồng không có chút nghi ngờ gì, tuy nhiên Tursunay có chút ngạc nhiên khi gia đình ở Trung Quốc "dường như không được vui khi tôi quay về".

Cả hai người đã phải nộp lại hộ chiếu Trung Quốc khi đến Hoa lục - hộ chiếu của những người Duy Ngô Nhĩ đương nhiên bị tịch thu. Họ sống tại Ghulja, một thành phố lớn ở tây Tân Cương. Vài tháng sau, Tursunay nhận được một cuộc gọi yêu cầu "đi họp" ở thành phố nguyên quán là Kunas. Tại đây, bà bị công an đưa vào một trường dạy nghề cũ, được bảo là ở lại một đêm… nhưng rốt cuộc là 20 ngày.

Bà kể : "Chúng tôi được phép giữ lại điện thoại. Phòng có 15 người, nhưng cửa không bị khóa, nói chung điều kiện không đến nỗi khắc nghiệt lắm". Do trước đó từng bị giải phẫu, bà cần phải nhập viện. Bệnh viện gởi trở lại trung tâm, nhưng người chồng vốn là bác sĩ, nên đã thành công trong việc đưa bà ra khỏi nơi bị giam vì lý do sức khỏe, vào tháng 5/2017.

Cuộc sống dưới sự khủng bố

Hai vợ chồng tiếp tục sống tại Ghulja. Người chồng nhận lại hộ chiếu, được phép quay về Kazakhstan, với điều kiện người vợ phải làm bảo lãnh rằng chồng sẽ trở lại Hoa lục trong vòng hai tháng. Họ cho rằng đây là giải pháp tốt nhất : "Nếu chúng tôi ở lại Trung Quốc thì cả hai đều bị bắt. Tôi đi Kunas với anh ấy và ký giấy. Chồng tôi đi Kazakhstan, còn tôi trở về Ghulja".

Vào lúc đó, người dân bắt đầu sống trong nỗi sợ bị bắt đi cải tạo. Tursunay kể : "Khi gặp một người quen ngoài đường, câu duy nhất mà người ta nói với nhau là "A, bạn vẫn còn đây à !" Gia đình nào cũng có một người bị bắt, và đôi khi cả gia đình phải vào trại". Hai người anh em trai của Tursunay lần lượt bị tống giam vào tháng 2/2018 vì lý do đã gọi điện ra nước ngoài.

Bà biết rằng giờ của mình cũng sắp điểm : công an sách nhiễu từ nhiều tháng qua vì người chồng không quay lại như dự kiến. "Ngày 08/03/2018, họ gọi cho tôi, bảo rằng có chuyện muốn nói. Tôi hỏi ngay : "Tôi phải nhập trại, có phải thế không ? – Vâng, nhưng không bao lâu đâu, đừng lo". Họ nói như thế để trấn an, vì đã có những trường hợp tự sát. Tôi nói, thế thì đồng ý, tôi sẽ đến".

Người vào trại "cải tạo" bị coi như súc vật

Tursunay đến Kunas, và hôm sau được đưa vào khu trại cũ, nhưng đã được sửa chữa toàn bộ. "Ngay từ lúc bước vào, tôi hiểu rằng hoàn toàn không giống như trước nữa. Họ khám người rất kỹ, họ cởi hết quần áo của chúng tôi rồi phát cho bộ khác, không có nút áo. Tôi có mang theo giấy tờ xác nhận sức khỏe rất kém, nghĩ rằng họ sẽ cho mình ra. Khi tôi trình giấy chứng nhận, người nữ quản giáo đã quát nạt : ‘Đừng có đóng kịch, mày tưởng người ta sẽ thương hại à ? Có những người gần chết mà cũng không được thả đó’. Tôi vô cùng sợ hãi".

Hôm đó, Tursunay trông thấy một phụ nữ Duy Ngô Nhĩ đã trên 70 tuổi nhập trại cùng một lượt, bị buộc phải cởi chiếc váy dài trước mặt các quản giáo. "Họ để lại cho bà cụ chiếc vớ dài, rồi giựt đứt hàng nút áo len, và chiếc khăn quàng cổ của bà. Bà ấy không có tóc. Bà cố che đi bộ ngực chảy xệ, nhưng bị quát phải bỏ tay xuống. Bà cụ khóc vì xấu hổ, và tôi cũng khóc theo. Hầu hết những kẻ quát nạt tù nhân là người Hán, còn những người Kazakhstan thì chỉ thi hành theo lệnh".

Tursunay bị đưa vào một căn phòng khóa kín với cửa sắt, và những chiếc giường tầng. Bà kể lại sinh hoạt hàng ngày và kỷ luật trại giam. "Ban đêm lúc ngủ trên giường, phải thò hai tay ra khỏi mền. Chỉ được phép nằm nghiêng một bên. Trại viên tiêu, tiểu trong một chiếc xô. Mỗi đêm, phải thay phiên nhau đứng canh, mỗi lần hai người một, trong vòng hai tiếng đồng hồ, để bảo đảm tất cả đều trong trật tự. Ban ngày, chúng tôi chỉ có ba phút để vào nhà vệ sinh : các quản giáo vũ trang tận răng, nếu ở lâu một chút sẽ bị họ quát tháo".

Ba tuần sau, bà mới được tắm lần đầu. "Các nữ trại viên đều bị đẩy vào chung một lượt như súc vật. Nước lạnh ngắt từ trần nhà chảy xuống, chúng tôi đều lo sẽ bị cảm lạnh".

"Trung Quốc mạnh lắm, chẳng có ai đến cứu đâu !"

Được gọi là "học viên lớp 31", Tursunay nhiều lần bị thẩm vấn về cuộc sống ở Kazakhstan : Có cầu nguyện không ? Có mang khăn choàng Hồi giáo không ? Bà cũng bị chất vấn về các hoạt động của người chồng, vốn đã mở một dưỡng đường. Bà hiểu rằng lý sự với công an là vô ích. "Họ thường xuyên nói với chúng tôi là Trung Quốc là một quốc gia rất hùng mạnh, chẳng có ai đến cứu chúng tôi đâu ! Họ sẽ tống chúng tôi vào những nhà tù còn tệ hại hơn trại này nhiều".

Tursunay cũng bị buộc theo học đủ thứ, từ tiếng Hoa cho đến luật pháp, ý thức hệ, trong những "phòng học" bên ngoài bị rào bằng song sắt và có quản giáo vũ trang canh gác. Mùa hè năm 2018, các "học viên" từng người một lần lượt vào một gian phòng, trong đó có một quan tòa lần lượt thông báo bản án của mỗi người, với sự hiện diện của thân nhân họ được triệu tập đến. "Tôi được lãnh bản án thấp nhất là hai năm, vì không có người thân nào để có thể mời đến. Sau đó tất cả mọi người đều tìm thấy một tờ giấy để trên giường, nêu lý do bị kết án".

Nguyên nhân khiến Tursunay bị đi cải tạo là "đã đi ra nước ngoài và cư trú tại đó". Dù vậy bà cũng được thả vào cuối năm 2018, khi nổ ra xì-căng-đan về việc tống giam những người Kazakhstan tại Trung Quốc hay người thân của các công dân Kazakhstan, gây bối rối cho Bắc Kinh. Tất cả những tù nhân may mắn này đều được nhận chỉ thị cuối cùng : "Không được hé răng về những gì đã trải qua".

Thụy My

********************

Tân Cương : Tiết lộ về chiến dịch tẩy não người Duy Ngô Nhĩ (RFI, 25/11/2019)

Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) ngày 24/11/2019 tiết lộ tài liệu với nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang tiến hành một cuộc "tẩy não có hệ thống" nhắm vào hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáotại Tân Cương. Số này đã bị đưa vào những nhà tù mà chính quyền Bắc Kinh gọi là "trung tâm giáo dục và đào tạo".

cables5

Ảnh chụp ngày 04/06/2019 : Quốc kỳ Trung Quốc trên một khu trại giam ở Yangisar, Tân Cương… GREG BAKER / AFP

Các "trung tâm giáo dục và đào tạo" này phải được quản lý như một nhà tù có mức độ an ninh cao. ICIJ công bố kết quả điều tra do các phóng viên của 17 cơ quan truyền thống quốc tế thực hiện về những điều kiện khắc nghiệt tại các nhà tù ở Tân Cương, tây bắc Trung Quốc.

Những thông tin mới về các nhà tù ở Tân Cương được ICIJ công bố bao gồm một tài liệu dài 9 trang do ông Chu Hải Luân (Zhu Hailu), lãnh đạo an ninh Tân Cương, gửi đến nhân viên các trại tù. Văn bản này quy định rõ những "hình thức kỷ luật và hình phạt nghiêm khắc" nhắm vào những người bị giam giữ, mà tài liệu này gọi là những "học viên" ; "không bao giờ để xảy ra chuyện trốn trại", các tù nhân phải "hối cải và nhận tội", phải học tiếng Quan Thoại, và nhất là nhân viên cai tù phải dùng hệ thống camera theo dõi sát mọi ngõ ngách trong trại. Quy định nói trên gọi các tù nhân là "học viên" được đưa vào trại với mục đích phải "tốt nghiệp ra trường" và "có bằng cấp chứng nhận". Thời hạn ở trong trại tối thiểu là một năm.

Đại sứ Trung Quốc tại Luân Đôn, Lưu Hiểu Minh bác bỏ tính xác thực của các tài liệu hiệp hội ICIJ thu thập được và gọi đấy là những thông tin "thất thiệt". Về phần chuyên gia Úc nghiên cứu về các sắc tộc thiểu số tại Trung Quốc, Đại học La Trobe, James Leibold cho rằng tiết lộ của ICIJ "phá vỡ chiến dịch truyên truyền của Đảng cộng sản Trung Quốc, theo đó các nhà tù khổng lồ ở Tân Cương đơn thuần là những "trung tâm giáo dục và đào tạo" dành cho người Duy Ngô Nhĩ và các sắc dân khác theo đạo Hồi. Vẫn theo Bắc Kinh, những học viên tại đây đều những người tự nguyện.

Thanh Hà

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt, RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Hồ sơ người Duy Ngô Nhĩ : 28 cơ quan, tổ chức Trung Quốc bị Mỹ xếp vào danh sách đen (RFI, 08/10/2019)

Hoa Kỳ xếp 28 cơ quan chính phủ và tổ chức kinh tế của Trung Quốc vào danh sách đen. Hôm qua 07/10/2019, trong một thông cáo, bộ Thương mại Mỹ khẳng định 28 cơ quan, tổ chức nói trên có liên quan đến chiến dịch trấn áp nhắm chủ yếu vào tộc người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.

liste1

Ảnh minh họa : Một trại gọi là cải huấn ở Đạt Phản Thành (Dabancheng) Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh 4/09/2018. Reuters/Thomas Peter/File Photo

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross nhấn mạnh : "Chính phủ Hoa Kỳ và bộ Thương mại không thể và sẽ không dung thứ cho hành động đàn áp thô bạo các tộc người thiểu số khắp nơi tại Trung Quốc". 28 cơ quan, tổ chức của Trung Quốc sẽ không được phép nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ. Ngoài ra, biện pháp trừng phạt của Washington cũng khiến Trung Quốc không thể dùng các công nghệ của Mỹ để đàn áp các tộc người thiểu số vốn không có khả năng tự vệ.

Theo AFP, chính phủ Mỹ cho biết trong số các cơ quan, tổ chức bị Washington xếp vào danh sách đen, có 8 đơn vị kinh tế, còn lại là các cơ quan chính phủ Trung Quốc, trong đó có Văn phòng Công An tỉnh Tân Cương. Trong số các doanh nghiệp bị Mỹ nhắm tới, có công ty Hikvision chuyên về caméra giám sát, các doanh nghiệp Megvii Technology và Sense Time trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo …

Thông cáo của bộ Thương mại Mỹ nói rõ là các cơ quan tổ chức nói trên đã tham gia vào việc triển khai chiến dịch đàn áp của chính quyền Trung Quốc, bắt giữ người một cách ồ ạt và vô cớ, dùng công nghệ cao để theo dõi, giám sát người dân. Theo nhiều chuyên gia và tổ chức bảo vệ nhân quyền, tỉnh Tân Cương là nơi có các trại tập trung giam giữ hàng triệu người Hồi giáo, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ.

Thông cáo của bộ Thương mại Mỹ được đưa ra trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày thứ Năm 10/10/2019, theo dự kiến Washington và Bắc Kinh sẽ nối lại đàm phán, nhằm đạt được một thỏa thuận thương mại toàn phần để chấm dứt cuộc chiến thuế quan kéo dài hơn một năm giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.

Thùy Dương

*******************

Thái Lan : Quân đội tố cáo đối lập là "phản loạn" (RFI, 06/10/2019)

Nhiều lãnh đạo đối lập và giảng viên đại học phải đối mặt với những cáo buộc phản loạn từ quân đội. Nguyên nhân là vì những người này dám nhắc đến khả năng phân thêm quyền cho vùng phía nam luôn trong tình trạng xung đột.

liste2

Ông Thanathorn Juangroongruangkit, lãnh đạo đảng Future Forward Party, Bangkok, Thái Lan, ngày 06/04/2019.© Reuters/Athit Perawon

Miền nam Thái Lan là nơi diễn ra một cuộc xung đột ít ai biết đến giữa cộng đồng người Hồi giáo chiếm đa số và chính quyền theo Phật giáo. Từ khoảng 15 năm qua, cuộc xung đột này đã làm cho gần 7.000 người thiệt mạng.

Nhiều nhân vật đối lập, trong đó có ông Thanathorn Juangroongruangkit, hay được truyền thông chú ý, lãnh đạo giới trẻ Thái Lan, đã có một cuộc tranh luận công khai. Tại những buổi thảo luận này, họ kêu gọi hiệu chỉnh Hiến Pháp hiện nay cho phép vùng này nhiều quyền tự trị hơn.

Thanathorn không có mối liên hệ đặc biệt nào với vùng phía nam rối loạn, nhưng ông dùng chủ đề sửa đổi Hiến Pháp như một vũ khí đấu tranh nhằm làm giảm bớt quyền lực trao cho quân đội.

Với thắng lợi của những cựu quân nhân trong kỳ bầu cử cách đây vài tháng, gọng kềm dường như ngày càng siết chặt đối với phe ly khai theo đạo Hồi. Hôm thứ Sáu, 04/10/2019, một thẩm phán đã tìm cách tự sát trong phòng xét xử sau khi bị gây áp lực, theo như ông nói, buộc ông kết án những thanh niên nổi dậy.

RFI tiếng Việt

***************

Thủ tướng Campuchia dọa triển khai quân nếu thủ lĩnh phe đối lập về nước (VOA, 07/10/2019)

Hôm 07/10, Thủ tướng Campuchia da s trin khai quân đi nếu các nhà lãnh đo và nhng người ng h đng đi lp chính tr li vào tháng ti trong mt din biến mà ông coi là mt âm mưa đo chính, theo Reuters.

liste3

Thủ tướng Campuchia Hen Sen thăm Vit Nam ngày 04/10/2019.

Trước đó, ông Sam Rainsy, người sáng lp Đng Cu nguy Quc gia Campuchia (CNRP) b gii th, hin sng lưu vong nước ngoài, tuyên bố s tr v vào ngày 9/11, trong khi ít nht 30 nhà hot đng thuc đng tng do ông lãnh đo đã b bt gi trong năm nay và b chính quyn Hun Sen buc ti có âm mưu lt đ chính quyn.

Trong một bui l ti th đô Phnom Penh, Th tướng Hun Sen nói rng sự tr li ca ông Rainsy, s là mt "s xâm phm bi các lc lượng tìm cách lt đ chính ph" ca ông.

Ông Rainsy từng kêu gi mt cuc ni dy chng li ông Hun Sen, mt nhà lãnh đo lâu năm ca Campuchia.

Ông Hun Sen nói rằng nếu các nhà lãnh đo phe đi lp và nhng người ng h tr li, nhng tuyên b như vy có nghĩa là quân đi phi bt đu trin khai và s dng các loi vũ khí.

"Tấn công bt c nơi nào h b phát hin, không cn phi ch lnh bt gi hay không", ông nói. "Nhng người ng h cũng sẽ bị bt bt c khi nào h b phát hin".

Hôm 07/10, ông Rainsy cho Reuters biết rng vic tìm cách lt đ ông Hun Sen là hp pháp vì đng CNRP đã b gii th và ông Hun Sen không sn sàng t chc các cuc bu c t do và công bng trong tương lai.

"Nổi dy là lựa chn duy nht còn li cho các nhà dân ch Campuchia đ mang li mt s thay đi dân ch", ông Rainsy nói vi Reuters qua email.

Ông Rainsy cho biết, ông s tr li Campuchia vào ngày 9/11, sau 4 năm sng lưu vong Pháp sau khi b kết án hình s tội ph báng vi án pht 1 triu đôla. Ông cũng phi đi mt vi án tù 5 năm trong mt v án khác.

*******************

Tổng thống Philippines thú nhận mắc bệnh "mắt to mắt nhỏ" (RFI, 07/10/2019)

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tiết lộ ông mắc chứng nhược cơ (myasthénia) tự miễn dịch, một chứng bệnh liên quan đến thần kinh, có thể biến chứng nghiêm trọng. Theo phủ tổng thống Philippines, ông Duterte còn cho biết là bệnh này - gọi nôm na là bệnh "mắt to mắt nhỏ" - đã tác động lên mắt của ông.

liste4

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) viếng mộ liệt sĩ vô danh, Moskva, 4/10/2019.Yuri Kadobnov/Pool via Reuters

Trong cuộc gặp gỡ cộng đồng người Philippines hôm 05/10/2019, nhân chuyến thăm Nga, ông Duterte xác nhận ông bị bệnh nhược cơ, và cho biết thêm : "Một mắt của tôi nhỏ hơn mắt còn lại, và nó tự xoay tròng… Đó là bệnh nhược cơ, một loại rối loạn (chức năng) thần kinh. Tôi bị di truyền từ ông nội tôi".

Theo Viện Y Tế Quốc Gia Mỹ (NIH), bệnh nhược cơ gây nên tình trạng yếu cơ và có thể làm sụp mi mắt, giảm thị lực cũng như yếu cơ bắp, mỏi ngón tay. Có đến 20% người mắc bệnh này bị "lên cơn" khiến họ phải dùng máy trợ thở.

Ông Duterte không cho biết chi tiết về khả năng ông bị nặng nhẹ ra sao, trong lúc chính quyền thông tin rất ít về sức khỏe của tổng thống và thường xuyên khẳng định tình trạng của ông vẫn tốt.

Từ ngày lên làm tổng thống vào năm 2016, vấn đề sức khỏe của lãnh đạo Philippines đã 74 tuổi này luôn luôn được đặt ra. Việc ông đôi khi bỏ họp, cũng như thường hay nói về tình trạng mệt mỏi của bản thân lại càng làm dấy lên những tin đồn.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Quân đội Đài Loan bày trận chờ Trung Quốc (RFI, 04/01/2019)

Trong thông điệp đầu năm 2019, một lần nữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đe dọa "sử dụng mọi biện pháp, kể cả vũ lực" để thống nhất Đài Loan. Đài Bắc, qua tuyên bố của tổng thống Thái Anh Văn, phản ứng dứt khoát : không bao giờ chấp nhận đề xuất "một quốc gia hai chế độ" của Bắc Kinh. Nếu tuyên chiến, Trung Quốc sẽ đụng với nhiều bất ngờ.

dailoan1

Một lính hải quân trên khu trục hạm Cơ Long (Kee Lung DDG-1801) trong cuộc tập trận gần căn cứ hải quân Nghi Lan (Yilan) của Đài Loan ngày 13/04/2018.13, 2018. Reuters/Tyrone Siu

Theo các tài liệu học tập của Trung Quốc mà các chuyên gia Tây phương có được, khi tấn công Đài Loan, quân đội Trung Quốc dự trù sử dụng hỏa lực tên lửa áp đảo, trên không, trên biển để nhanh chóng hủy diệt các công sự phòng thủ của đối phương, vô hiệu hóa các đại đơn vị ngay từ phút đầu tiên. Cùng lúc, gián điệp đặc công xâm nhập từ trước sẽ ra tay ám sát tổng thống Thái Anh Văn, phá hoại hệ thống truyền tin và giao thông, biến tàn quân thành rắn mất đầu.

Giai đoạn hai sẽ là chiến dịch vượt eo biển với hàng chục ngàn tàu lội nước, thương thuyền của tư nhân chở một triệu quân đổ bộ. Cũng theo dự kiến, trong vòng một tuần lễ Đài Bắc sẽ thất thủ. Tuần thứ hai, ban hành thiết quân luật, biến hải đảo thành tiền đồn đối phó với cuộc phản công của quân đội Mỹ và Nhật Bản.

Tuy nhiên, nếu đánh thật, quân đội Trung Quốc sẽ gặp một kịch bản khác vì ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa không hội đủ.

Theo chuyên gia địa chính trị Đông Á Tanner Green trên mạng Slate.fr, trở ngại đầu tiên là Trung Quốc không thể ra tay bất ngờ. Bởi vì để vượt eo biển, mỗi năm chỉ có tháng Tư và tháng Mười là sóng yên gió lặng. Chuyên gia Mỹ Ian Easton, (tác giả quyển sách The Chinese Invasion Threat : Taiwan’s Defense and American Strategy in Asia) nhận định Mỹ, Nhật và Đài Loan biết quân đội Trung Quốc chuẩn bị động binh trước đến 60 ngày và biết nơi nào là mục tiêu của tên lửa trước 30 ngày.

Như vậy, Đài Loan có đủ thời giờ di dời các cơ quan chỉ huy trọng yếu, tăng cường phòng thủ, bắt nhốt gián điệp, gài thủy lôi và mìn, phân tán mỏng lực lượng võ trang và phân phát vũ khí cho 2,5 triệu quân trừ bị. Chưa hết, hàng triệu công nhân Trung Quốc làm việc ở các công ty Đài Loan sẽ bị sa thải và mất lương. Nhân viên hoạt động tại Đài Loan bị cấm gửi tiền về quê khi Trung Quốc khai hỏa.

Ở mặt tây của Đài Loan, 13 bãi biển thuận tiện cho đối phương đổ bộ đã được chuẩn bị phòng thủ từ lâu. Tuy trong thời bình, hàng loạt đường hầm kiên cố đã được xây dựng nối kết với những kho vũ khí, kho lương thực dưới mặt đất. Trên các mỏm núi là rừng cây gai. Hầu hết các nhà máy hóa học của Đài Loan tập trung ở vùng duyên hải sẽ là những lò phun hơi ngạt khi cần.

Những tàu đổ bộ nào không bị tiêu diệt trên biển sẽ đưa lính vào "mê hồn trận" tân thời : hàng hàng cây số lưới sắt bén như dao cạo, những móc câu, dây kẽm gai, chông sắt, tường thép chống tăng cùng với trùng trùng container và xe phế thải.

Tất cả các con đường và địa điểm đổ bộ, chuyển quân đã được ghi tọa độ. Mỗi tòa cao ốc, mỗi khu phố sẽ biến thành một "quần đảo trên bộ" kéo quân Hoa lục vào chiến tranh thành phố.

Thiên thời và địa lợi không có, Trung Quốc còn bị thiếu yếu tố nhân hòa. Hơn ai hết, ban lãnh đạo Bắc Kinh xem Đài Loan là cái gai phải nhổ, vì hải đảo là một nền dân chủ đúng nghĩa và xứng đáng ở Châu Á, theo Mathieu Duchatel, chuyên gia Pháp thuộc viện ECFR. Trung Quốc biết rõ phe muốn thống nhất với Hoa Lục không bao giờ đủ đa số để lên cầm quyền. Một kết quả thăm dò ý dân công bố ngày hôm nay, ba ngày sau lời đe dọa của Tập Cận Bình, cho thấy 84% dân Đài Loan khước từ sống chung với chế độ Hoa lục.

Điều mà Đài Bắc cần được trấn an để không mất tinh thần là sự hỗ trợ của Mỹ về chiến lược và vũ khí. Điều này vừa được tổng thống Donald Trump đáp ứng. Với John Bolton làm cố vấn an ninh quốc gia Mỹ , Đài Loan có người bạn vô giá. Ngay sau khi Tập Cận Bình đọc xong "thông điệp gửi đồng bào Đài Loan", chủ nhân Nhà Trắng ký đạo luật "Sáng kiến Tái Bảo đảm Châu Á" (ARIA) đã được Quốc Hội biểu quyết một tháng trước : cho phép bán vũ khí cho Trung Hoa Dân Quốc để đối phó với các đe dọa hiện tại và tương lai từ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Tú Anh

********************

Hơn 80% dân Đài Loan bác bỏ "Đồng thuận 1992" với Trung Quốc (RFI, 04/01/2019)

Theo hãng tin Đài Loan CNA trích dẫn kết quả một cuộc thăm dò công bố hôm qua, 03/01/2019, đã có đến 84,1% người dân Đài Loan không chấp nhận định nghĩa của Trung Quốc về một thỏa thuận ngầm được gọi là "Đồng thuận 1992", theo đó hai bên đều công nhận nguyên tắc "Một nước Trung Quốc" duy nhất.

dailoan2

Cờ Đài Loan trong ngày quốc khánh ở Đài Bắc hôm 10/10/2018. Reuters/Tyrone Siu

Đối với người Đài Loan, mục tiêu của thỏa thuận đó chỉ nhắm phủ định chủ quyền Đài Loan, và thu hẹp vị thế của hòn đảo trên trường quốc tế.

Cuộc thăm dò do Hiệp hội Chính sách Eo biển Đài Loan (Cross-Strait Policy Association) thực hiện một ngày sau phát biểu của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Tư 02/01, nhấn mạnh rằng "Đài Loan phải và sẽ thống nhất với Trung Quốc dựa trên cơ sở "Đồng thuận 1992" và trên nguyên tắc "Một nước Trung Quốc"".

Kết quả thăm dò còn cho thấy có 55,5% người được hỏi không mấy hiểu nội dung của "Đồng thuận 1992", 44,4% cho là "ở hai bên eo biển Đài Loan là hai nước khác biệt". Chỉ có 20,9% nghĩ rằng đó là hai phần của một đất nước đang chờ thống nhất.

"Đồng thuận 1992" là thỏa thuận ngầm đạt được vào năm 1992 giữa chính quyền Quốc Dân Đảng ở Đài Loan và Bắc Kinh, theo đó hai bên eo biển Đài Loan thừa nhận chỉ có một nước Trung Quốc.

Mai Vân

******************

Tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam là "hành động chấp pháp bình thường" (RFA, 04/01/2019)

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng vào ngày 3/1/2019, đã trả lời báo chí rằng việc tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam tại Biển Đông là hành động chấp pháp bình thường.

dailoan3

Cảnh một vụ tàu Trung Quốc đâm tàu cá ngư dân Việt Nam. Ảnh nguồn VOV

Cụ thể, trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng tải buổi họp báo thường kỳ của bộ này trong đó có câu hỏi của một phóng viên về những vụ đụng độ trên biển.

Theo đó người phóng viên hỏi rằng phía Việt Nam nói tàu cá nước này nhiều lần bị tàu Cảnh sát biển Trung Quốc tấn công ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa mà theo Trung Quốc là Tây Sa và hải sản của họ cũng bị phía Trung Quốc lấy đi. Phóng viên yêu cầu bình luận và cho biết vụ việc xảy ra bao nhiêu lần.

Ngoài ra phóng viên còn hỏi thêm "Lệnh cấm đánh bắt cá" Trung Quốc thực hiện ở biển Nam Trung Hoa (South China Sea) òa đồng thời được áp dụng cho các tàu cá của các quốc gia khác hoạt động trong cùng khu vực hay không và cơ sở của việc đó là gì.

Ông Lục Khảng trả lời câu hỏi thứ nhất rằng theo thông tin mà phía Trung Quốc có được, thì tàu công vụ của Trung Quốc chỉ hoạt động chấp pháp bình thường trong vùng biển liên quan thuộc thẩm quyền của Trung Quốc. Việc áp dụng các biện pháp đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép là bình thường, và các biện pháp đó được giữ ở mức tối thiểu để đáp ứng yêu cầu thực thi pháp luật.

Ông này cho rằng theo những gì mà ông ta biết, câu hỏi của người phóng viên chỉ là trường hợp cá biệt. Theo lời của ông Lục Khảng thì mọi người đều hiểu là việc tranh chấp đánh cá theo thời gian giữa các nước láng giếng có biển là việc bình thường.

Theo lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, theo những gì mà phía Bắc Kinh nắm được, các ban ngành liên quan của 2 chính phủ Trung Quốc và Việt Nam vẫn giữ liên lạc bình thường trong vấn đề chấp pháp nghề cá.

Trung Quốc thường sử dụng đường lưỡi bò hay còn gọi là đường đứt khúc chín đoạn để đòi chủ quyền lên đến 90% diện tích Biển Đông.

Đây cũng là nơi một số nước trong khu vực cũng tuyên bố chủ quyền bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Những năm qua, tàu cá Việt Nam thường xuyên bị tàu cá Trung Quốc đâm va hay bắt giữ khi đang hoạt động đánh bắt cá bình thường ở khu vực ngư trường truyền thống Hoàng Sa và Trường Sa.

Báo chí Việt Nam thường gọi là "tàu lạ" đối với những thủ phạm đâm chìm tàu cá của ngư dân trong nước.

***************

Chính phủ Mỹ khuyến cáo công dân phải cẩn thận khi đi Trung Quốc (Người Việt, 04/01/2019)

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Năm, ngày 3 tháng Giêng, lập lại lời khuyến cáo công dân Mỹ là phải cẩn thận khi sang Trung Quốc do "sự áp dụng tùy tiện luật pháp địa phương", trong lúc có tình trạng căng thẳng ngoại giao giữa hai quốc gia về việc Mỹ yêu cầu Canada bắt giữ một giới chức cao cấp của công ty Huawei.

dailoan4

Căng thẳng ngoại giao giữa hai quốc gia về việc Mỹ yêu cầu Canada bắt giữ một giới chức cao cấp của công ty Huawei - Hình minh họa : AP

Bản thông cáo về an ninh di chuyển ở Trung Quốc, cho hay mức độ báo động "cấp 2" vẫn được duy trì, nhưng cũng cho biết thêm về các biện pháp kiểm soát an ninh chặt chẽ hơn và sự tăng cường hiện diện của công an ở vùng Uighur ở Tân Cương và Khu Tự trị Tây Tạng.

Khuyến cáo được đưa ra tiếp theo việc chính quyền Trung Quốc hồi tháng Mười Hai năm ngoái bắt giữ hai công dân Canada, là ông Michael Kovrig, một cựu nhân viên ngoại giao đồng thời cũng là một nhà tư vấn cho tổ chức nghiên cứu International Crisis Group (ICG), và doanh gia Michael Spavor. Trung Quốc nói rằng cả hai người này bị bắt giữ vì tình nghi gây nguy hại cho an ninh quốc gia.

Mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ với Trung Quốc gia tăng sau khi cảnh sát Canada bắt giữ tổng giám đốc tài chánh của công ty Huawei Technologies Co. Ltd, bà Meng Wanzhou (Mạnh Vãn Chu), hôm 1 tháng Mười Hai, ở Vancouver, theo yêu cầu của chính phủ Washington.

Các công tố viên Mỹ cáo buộc bà Mạnh đã nói dối với các ngân hàng về các thương vụ với Iran, khiến các ngân hàng này gặp rủi ro vi phạm các biện pháp cấm vận của Mỹ.

Vào sáng ngày thứ Năm, viên chức công tố hàng đầu của Trung Quốc nói rằng hai công dân Canada "rõ ràng" là vi phạm luật Trung Quốc.

Trong bản khuyến cáo về việc đến Trung Quốc, đưa ra hôm 22 tháng Giêng năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi công dân phải cẩn thận hơn nữa khi đến Trung Quốc "vì sự thi hành tùy tiện luật địa phương và sự giới hạn đặc biệt đối với các công dân song tịch Mỹ-Trung Quốc".

Bản khuyến cáo cũng nói về việc Trung Quốc sử dụng biện pháp không cho xuất cảnh, theo đó sẽ cấm các công dân Mỹ rời khỏi quốc gia này, có khi giữ họ lại tới mấy năm. (V.Giang)

*****************

Hoa Kỳ cảnh báo công dân sau các vụ bắt giữ ở Trung Quốc (BBC, 04/01/2019)

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã kêu gọi người Mỹ "tăng cường thận trọng" khi đi du lịch đến Trung Quốc sau một loạt các vụ giam giữ các nhân vật cao cấp.

dailoan5

Hai công dân Canada Michael Spavor (trái) and Michael Kovrig đang bị giam giữ tại Trung Quốc

Lời cảnh báo mới đây nhất cho rằng nhiều công dân Hoa Kỳ đang bị ngăn cản xuất cảnh khỏi Trung Quốc.

Cảnh báo này được đưa ra khi hai công dân Canada vẫn đang bị giam giữ tại nước này.

Nhà cựu ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor bị bắt vào tháng trước khi quan hệ giữa Canada và Trung Quốc đi xuống sau vụ Canada bắt giữ giám đốc tài chính Huawei, Mạnh Vãn Chu.

Bà Mạnh đang phải đối mặt với việc bị dẫn độ sang Mỹ để ra tòa vì cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Kovrig và Spavor sẽ phải đối mặt với các cáo buộc gây hại đến an ninh quốc gia. Hôm thứ Năm, công tố viên Trung Quốc cho rằng họ "chắc chắn" đã vi phạm luật.

Ba công dân Hoa Kỳ khác cũng đang bị tình nghi là "tội phạm kinh tế" và bị cấm rời khỏi Trung Quốc vào tháng 11.

Victor và Cynthia Liu, là con của một doanh nhân đang bị truy nã, và mẹ của họ, Sandra Han, đã bị giam giữ kể từ tháng Sáu.

Công dân Mỹ cần phải làm gì khi đi Trung Quốc ?

Đây là lời cảnh báo cho công dân Hoa Kỳ về cái gọi là lệnh cấm xuất cảnh đối với các công dân nước ngoài đến Trung Quốc.

"Công dân Hoa Kỳ có thể bị giam giữ mà không có quyền tiếp cận... các dịch vụ lãnh sự hoặc thông tin về các cáo buộc chống lại họ", lời cảnh báo viết.

dailoan6

Giám đốc tài chính Huawei, Mạnh Vãn Chu đã bị bắt ở Canada theo yêu cầu của Trung Quốc

Các cá nhân không liên quan đến thủ tục tố tụng hoặc nghi ngờ có hành vi sai trái cũng bị cấm xuất cảnh kéo dài để buộc các thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp của họ phải hợp tác với tòa án Trung Quốc", Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong một cảnh báo riêng được đưa ra vào tháng 1 năm ngoái.

Lời khuyên mới nhất cũng cảnh báo về "những hạn chế đặc biệt" đối với những người có hai quốc tịch Mỹ-Trung. Quyền công dân kép không được công nhận theo luật Trung Quốc, và Bộ Ngoại giao đã cảnh báo rằng công dân Mỹ-Trung có thể bị giam giữ và bị từ chối các hỗ trợ của Hoa Kỳ tại Trung Quốc.

Hoa Kỳ cũng khuyên công dân nên sử dụng hộ chiếu Hoa Kỳ và thị thực Trung Quốc hợp lệ, đồng thời yêu cầu các quan chức thông báo cho đại sứ quán Hoa Kỳ ngay lập tức nếu bị giam giữ hoặc bị bắt giữ.

Các vụ bắt giữ gần đây

Giáo viên người Canada Sarah McIver đã được thả vào tuần trước sau khi bị bắt giữ vì "làm việc bất hợp pháp tại Trung Quốc".

Cả Trung Quốc và Canada đều cho biết trường hợp này khác với trường hợp của ông Kovrig và ông Spavor, những người bị buộc tội làm nguy hại đến an ninh quốc gia.

Trung Quốc khẳng định việc giam giữ cả hai người đàn ông không liên quan đến vụ bắt giữ bà Mạnh, nhưng nhiều nhà phân tích tin rằng đó là một hành động ăn miếng trả miếng.

Hôm thứ Năm, công tố viên Trung Quốc cho biết hai người đàn ông này đã "vi phạm luật pháp và quy định của đất nước chúng tôi" và đang bị điều tra. Bắc Kinh cũng duy trì quyết định cấm ba công dân Mỹ rời khỏi đất nước này vào tháng 11.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với các phóng viên rằng họ "tất cả đều có ... giấy tờ nhận dạng hợp lệ là công dân Trung Quốc" và "bị nghi ngờ đã phạm tội kinh tế".

Cha của Victor và Cynthia Liu, ông Liu Changming, bị truy nã trong vụ lừa đảo trị giá 1,4 tỷ đô la tại Trung Quốc và việc giam giữ người thân của ông Liu là một nỗ lực nhằm ép ông ta đối mặt với cáo buộc lừa đảo.

***************

Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ngay tại Pháp (RFI, 04/01/2019)

Việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ không dừng lại ở biên giới Tân Cương. Chính quyền Trung Quốc còn cố gắng dùng mọi cách để kiểm soát cộng đồng người thiểu số này dù sống ở nước ngoài. Trang tin Asialyst đã điều tra về những biện pháp của Bắc Kinh để dọ thám cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ tại Pháp, ép buộc một số người quay về Hoa lục.

dailoan8

Biểu tình tại Bandung, Indonesia, ngày 21/12/2018, phản đối chính quyền Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.Antara Foto/Novrian Arbi/ via Reuters

"Mẹ của cháu đang ở trường trại".Khi nhận được tin nhắn bí ẩn này qua điện thoại vào đầu tháng 7/2017, Gulhumar Haitiwaji hiểu được ngay. Cô gái Duy Ngô Nhĩ, sống ở Paris từ 12 năm qua, thấy mối nghi ngờ của mình được xác nhận nhờ người dì vẫn ở Tân Cương, cách xa 6.000 km.

"Trường trại" là một trong những từ dùng để chỉ các trại cải tạo đang nở rộ từ hai năm qua tại vùng tự trị Tân Cương. Như vậy là mẹ của Gulhumar đang bị nhốt tại một trong "trung tâm huấn nghiệp"nhằm "giáo dục và cải tạo những người bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cực đoan", theo như tuyên truyền của Bắc Kinh. Theo Ủy ban Liên Hiệp Quốc về loại trừ phân biệt chủng tộc, có trên một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác nói tiếng Thổ và theo đạo Hồi (Kazakhstan, Kyrghyzstan, Uzbekistan) bị giam giữ trong những trại này, khiến Tân Cương trở thành "một kiểu giống như trại tập trung lớn, phủ đầy bí mật, chẳng theo luật lệ nào cả".

Chiếc bẫy

Gulhumar, 26 tuổi, mà nhà báo Baptiste Fallevoz của Asialyst gặp trong một quán ăn Paris gần công ty đồng hồ nơi cô làm việc, vừa ân hận vừa phẫn nộ. Mẹ cô, Gulbahar Haitiwaji, liệu đã có thể tránh được chiếc bẫy của chính quyền Trung Quốc hay không ? Năm 2006, người kỹ sư cơ khí ở miền bắc Tân Cương đã chọn sang Pháp sống cùng chồng, mang theo hai con gái "để con cái được học hành tốt hơn". Bà theo dõi từ xa làn sóng đàn áp ập xuống 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong vùng, sau các vụ nổi dậy năm 2009 đã làm cho 197 người chết tại thủ phủ Urumqi – theo số liệu chính thức.

Những lần trở về hiếm hoi được chính quyền theo dõi gắt gao. "Cha mẹ tôi đã quen với việc phải ‘đi uống trà’ với an ninh, bị chất vấn về những người Duy Ngô Nhĩ khác sống ở ngoại quốc, bị theo dõi trên đường phố". Nhưng mẹ của Gulhumar không nghi ngờ gì khi nhận được một cuộc gọi vào tháng 11/2016 từ thủ trưởng cũ của công ty dầu khí, nơi bà từng làm việc. Cô gái tức giận : "Hơn nữa, đó còn là một người bạn của gia đình". Người này cho biết nay bà có thể lãnh lương hưu, nhưng phải nhanh chóng về Tân Cương để ký giấy tờ. "Mẹ tôi trả lời là khi nào tình hình tốt đẹp hơn sẽ về, không có gì phải vội. Nhưng sếp cũ nói rằng không thể được, và cứ nói đi nói lại mãi. Rốt cuộc vài ngày sau mẹ tôi cũng nghe theo".

Ngay khi về đến thành phố Karamay, bà bị bắt. Trong thời gian câu lưu, công an đưa cho xem các hình ảnh của con gái bà chụp ở Paris, lấy được trên internet. Gulhumar nhìn nhận : "Tôi có tham gia một cuộc biểu tình của cộng đồng Duy Ngô Nhĩ cùng với người chị, trong đó chị giơ cao một lá cờ Duy Ngô Nhĩ (Đông Thổ - tên có trước khi Trung Quốc trở thành cộng sản). Có lẽ vì vậy mà mẹ bị bắt. Mẹ tôi không hề biết đến tấm ảnh này. Bà còn mắng tôi khi ra khỏi đồn công an 24 giờ sau đó".

Bà Gulbahar không thể quay trở về Pháp vì hộ chiếu đã bị tịch thu. Hôm 29/01/2017, công an đưa bà đi đến một nơi nào không rõ. "Từ đó đến nay, tôi không hề được nghe tiếng nói của mẹ. Vào tháng Bảy năm đó, chúng tôi được biết bà đã bị bắt vào trại cải tạo. Dì tôi có được gặp bà vài lần, nhưng không thể nào biết được các điều kiện giam giữ. Tất cả những cuộc nói chuyện đều bị nghe lén".

Theo với thời gian, người dì này càng trở nên ít nói hơn, và xóa tên Gulhumar trong liên lạc WeChat - mạng xã hội thông dụng nhất tại Trung Quốc. Cô gái bèn quyết định lên tiếng sau hai năm giữ im lặng.

Hôm 25/12 vừa qua, một người bạn của gia đình gọi cho cô. "Ông ấy cho biết mẹ tôi vừa bị kết án 7 năm tù vì tội ‘phản quốc’. Không thể biết được gì hơn, chúng tôi không hề nhận được thông báo, ngay cả việc mẹ tôi bị giam ở đâu cũng chẳng biết. Tôi liên hệ với bộ Ngoại Giao Pháp, họ cũng cố tìm thông tin". Một nhiệm vụ rất phức tạp vì bà Gulbahar Haitiwaji là người duy nhất trong gia đình còn giữ quốc tịch Trung Quốc. "Có lẽ vì vậy mà mẹ tôi bị nhắm đến".

 "Hãy quay về ngay, nếu không cả nhà sẽ vào trại cải tạo"

"Bà ấy là người Duy Ngô Nhĩ đầu tiên tại Pháp bị bắt. Từ đó đến nay danh sách đã dài thêm" - Dilnur Reyhan, một nhà xã hội học người Duy Ngô Nhĩ vốn theo dõi chặt chẽ áp lực trên cộng đồng này tại Pháp, cho biết. "Đó là một cộng đồng mới mẻ, khác với cộng đồng ở Đức, Hà Lan và các nước Bắc Âu chủ yếu gồm sinh viên".

Người giảng viên Inalco từ chối nói về người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ "vì những người bị nhắm đến đều không theo đạo". Bà Reyhan đưa ra một kết luận đáng sợ : "Từ cuối năm 2016, với việc hệ thống hóa các trại cải tạo, đại đa số sinh viên trở về đều mất tích ngay khi đặt chân vào Tân Cương. Hiện tượng này liên quan đến cả những người không quan tâm tới chính trị, không giao tiếp với cộng đồng Duy Ngô Nhĩ để không bị nghi ngờ. Ngày nay không có ai dám quay về nước".

Tiêu biểu là trường hợp của Adili. Người thanh niên thổ lộ qua điện thoại : "Tôi đã mất đất nước, mất gia đình, bỗng chốc tôi trở nên đơn độc". Khi cùng với vợ đến Pháp du học vào đầu những năm 2010, anh giữ khoảng cách với những người đấu tranh. "Chúng tôi hết sức thận trọng, vì muốn trở về Tân Cương sau khi học xong, vì ngờ vực đối với ý thức hệ. Hơn nữa, chúng tôi không phải là tín đồ ngoan đạo, vẫn uống bia rượu".

Khi Adili hoàn thành chương trình học năm 2016, vấn đề hồi hương được đặt ra. "Chúng tôi bắt đầu nghe nói đến các trại cải tạo. Vợ tôi bèn nói : ‘Về nước sẽ gặp rắc rối, thôi thì đợi ít lâu đã’". Nhưng vài tháng sau, vợ của Adili nhận được một cuộc gọi từ Tân Cương. Mẹ cô nói rằng đang bệnh nặng, bảo cô về càng sớm càng tốt. Một loại bẫy rập mới, với một kịch bản từ nay càng rõ. Cô vợ bị câu lưu ngay khi về đến sân bay, rồi bị quản thúc tại nhà cha mẹ. Liên lạc với chồng bị cắt. Adili nói : "Gia đình bên vợ nói với tôi rằng đừng bao giờ gọi điện nữa".

Ít lâu sau, anh được công an nơi thành phố quê hương liên lạc. "Hãy quay về ngay, nếu không cả gia đình anh sẽ bị đi cải tạo". Anh từ chối, và lưỡi gươm đao phủ đã sập xuống. Vài ngày sau, vợ anh bị gởi đi một nơi nào không rõ. Công an khi bắt cô đã nói : "Chồng chị có các hành động chính trị bất hợp pháp tại Pháp, anh ta có liên lạc với bọn khủng bố". Adili phẫn nộ : "Tôi không thể nào hiểu nổi. Năm 2016, tôi về Tân Cương mà không gặp rắc rối mấy. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, tôi đã trở thành khủng bố trong mắt chính quyền Trung Quốc. Sao có thể như thế được ?".

Truyền thống mao-ít

Các vụ bắt giữ hàng loạt trên đây không làm ngạc nhiên Remi Castets, giám đốc khoa Trung Quốc của trường đại học Bordeaux-Montaigne. "Đó là chính sách tung một mẻ lưới lớn. Bộ máy an ninh bắt giữ và cố coi tất cả nghi can như những véc-tơ ý tưởng mà họ cho là phản động. Theo truyền thống mao-ít, họ cho rằng có thể cải tạo những người này trong trại, bằng cách vừa thuyết phục, vừa cưỡng bức. Thời gian giam giữ tùy thuộc mức độ cần đưa vào khuôn khổ". Theo chuyên gia về Tân Cương này, việc giám sát cộng đồng Duy Ngô Nhĩ đã có từ cuối thập niên 90, nhưng nay càng gắt gao hơn.

Nếu Adili ngày nay không có tin tức gì về vợ, thì cơ quan tình báo Trung Quốc vẫn không quên anh. Trong lần gọi điện gần đây nhất, họ yêu cầu Adili làm tai mắt cho Bắc Kinh. An ninh ra lệnh : "Nếu anh muốn có được chút tự do, anh phải tham gia những cuộc biểu tình của cộng đồng Duy Ngô Nhĩ, len lỏi vào các hiệp hội Pháp chống lại chính quyền Trung Quốc. Anh cũng phải đi lại các nước Châu Âu".

Hệ thống giám sát rộng lớn nhắm vào cộng đồng lưu vong, được nhiều nguồn tin xác nhận với Asialyst. Một người giải thích : "Thường thì mọi sự bắt đầu bằng một cuộc gọi từ gia đình đang ở Tân Cương bị gây áp lực. Những người thân của chúng tôi yêu cầu liên lạc với những người không quen biết trên WeChat hay WhatsApp. Ở bên kia đầu dây, các nhân viên tình báo tiếp chuyện. Họ đòi cung cấp một loạt thông tin cá nhân : ảnh chụp các văn bằng, hợp đồng lao động, hợp đồng thuê nhà, sổ gia đình nếu có, hoặc thông tin về vợ hay chồng người Pháp… Một số còn phải tự chụp hình ở nhiều địa điểm khác nhau mà họ đến mỗi ngày".

Đối với những người được cho là thông minh hơn, những đòi hỏi được mở rộng. Munire, sống ở vùng ngoại ô Paris từ nhiều năm qua, đã phải trả giá. "Họ nói với tôi rằng, tôi là người con của một đất nước cộng sản, tôi phải làm việc cho Nhà nước. Họ yêu cầu tôi tham gia một hội nghị về văn hóa Duy Ngô Nhĩ, thu thập tối đa các thông tin về những người tham gia và các phát biểu.Tôi từ chối".

Cô gái "có cảm tưởng như đang sống trong một bộ phim James Bond" nay cố gắng làm ngơ trước rất nhiều tin nhắn bằng tiếng Duy Ngô Nhĩ của một nhân vật bí ẩn nào đó. Những émoticône vô hại nay được kèm theo những lời cảnh cáo lạnh lùng : "Cô có quan tâm đến sự an toàn và sức khỏe của gia đình cô không ? Từ nay tất cả tùy thuộc vào cô".

Từ sau lời đe dọa cuối này, một tin nhắn bí hiểm của người cha Munire khiến cô hiểu rằng một trong những anh em trai của cô đã bị đi cải tạo. Cô gái không thể nào đến nơi để kiểm chứng. Hiện nay cô phải đối phó với một dạng áp lực khác của Bắc Kinh. Cũng như Adili, cô tìm cách làm hộ chiếu mới để xin gia hạn cư trú tại Pháp. Nhưng tại đại sứ quán Trung Quốc ở Paris, cả hai đều nhận cùng một câu trả lời :"Các vị là người Duy Ngô Nhĩ, nên phải làm giấy tờ ở Tân Cương".

Liệu đây có phải là một chiếc bẫy nữa để đưa những con cừu trở về ? Munire tin tưởng như thế, và mô tả một tình trạng khó xử : "Nếu hồi hương, chúng tôi sẽ bị bắt. Nếu xin nhập tịch Pháp, chính quyền Trung Quốc từ chối cấp tờ giấy khai sinh mà thủ tục đòi hỏi. Và nếu xin tị nạn, gia đình hoặc thậm chí cả bạn bè chúng tôi sẽ bị đàn áp nhiều hơn". Cô gái thú nhận đã kiệt sức về mặt tinh thần : "Tôi không còn có thể chịu đựng việc chính quyền Hoa lục quyết định về cuộc đời tôi. Đôi khi tôi tự nhủ, nên chăng thà chiến đấu thật sự trong một cuộc chiến tranh, hơn là cứ sống như thế này".

Thụy My

Published in Châu Á