Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lãnh đạo ngoại giao Mỹ-Trung tiếp tục chỉ trích nhau trong cuộc gặp tại Thiên Tân

Thụy My, RFI, 27/07/2021

Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman hôm 26/07/2021 đã hội đàm với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ở Thiên Tân. Trong cuộc gặp lần này, cả hai bên đều tỏ cứng rắn và lần đầu tiên, Bắc Kinh tỏ thái độ ngạo mạn, tuyên bố sẽ hướng dẫn cho Washington trong cách hành xử để hàn gắn và cải thiện quan hệ giữa hai nước.

mytrung1

Xe của sứ quán Mỹ đợi trước Khách sạn số 1 Tân Hải Thiên Tân, nơi diễn ra cuộc đàm phán ngoại giao Mỹ-Trung, Thiên Tân Trung Quốc, ngày 25/07/2021. AP - Ng Han Guan

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã hứa hẹn vào cuối tuần sẽ đưa ra "hướng dẫn" cho người Mỹ để dạy cho họ cách "đối xử bình đẳng với các nước khác", và ông ta đã thực hiện.

Trong số những thông tin ít ỏi lọt ra được từ cuộc họp cấp cao không cho báo chí tham dự, có hai danh sách về những điều cần làm và nhất là những gì không nên làm, được phía Trung Quốc trao cho phái đoàn Mỹ. Danh sách thứ nhất liên quan đến các hành động mang tính cưỡng bức chống lại Trung Quốc cần phải dỡ bỏ, và danh sách thứ hai gồm những điểm mà chế độ cộng sản Bắc Kinh quan ngại.

Thứ trưởng ngoại giao Tạ Phong (Xie Feng) chủ yếu nêu ra việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt và mức thuế áp đặt lên doanh nghiệp trong khuôn khổ cuộc chiến tranh thương mại, cũng như việc bỏ yêu cầu dẫn độ người con của nhà sáng lập Hoa Vi (Huawei) đang bị quản thúc tại gia ở Canada. Trừng phạt nhắm vào các nhà lãnh đạo Trung Quốc và gia đình họ cũng phải dỡ bỏ, và chấm dứt tình trạng được cho là "quấy nhiễu" các đại diện ngoại giao và truyền thông Trung Quốc tại Hoa Kỳ.

Liên quan đến cụm từ "vô cùng bất mãn", Bắc Kinh không còn muốn nghe các đại diện Mỹ nói về việc điều tra xuất xứ của Covid-19, về Đài Loan, Hồng Kông hay Tân Cương nữa !

Sau cuộc họp, thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman viết trên Twitter : "Trong cuộc gặp với ngoại trưởng Vương Nghị hôm nay, tôi đã nói về những cam kết của Hoa Kỳ về sự cạnh tranh lành mạnh, việc bảo vệ nhân quyền và các giá trị dân chủ, tăng cường trật tự quốc tế dựa trên luật pháp trong đó tất cả đều có lợi".

Thụy My

********************

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cam kết quan hệ ổn định, xây dựng với Trung Quốc

VOA, 27/07/2021

Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin hôm 27/7 cho biết ông cam kết theo đuổi mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc và giải quyết những thách thức chung khi đưa ra tầm nhìn về mối quan hệ với Bắc Kinh, vốn đã rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

mytrung2

Bộ trưởng quốc phòng Lloyd Austin phát biểu tại Singapore hôm 27/7.

Hoa Kỳ đã đặt đối trọng với Trung Quốc trong trọng tâm chính sách an ninh quốc gia của mình trong nhiều năm và chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã coi sự cạnh tranh với Bắc Kinh là "phép thử địa chính trị lớn nhất" trong thế kỷ này.

Trong khi bài phát biểu của ông Austin tại Singapore sẽ đề cập đến danh sách các hành vi mà Washington thường mô tả là gây bất ổn, từ Đài Loan đến Biển Đông, bình luận của ông về việc mưu tìm một mối quan hệ ổn định có thể tạo cơ hội cho hai nước bắt đầu giảm căng thẳng.

"Chúng tôi sẽ không nao núng khi lợi ích của chúng tôi bị đe dọa. Tuy nhiên, chúng tôi không tìm kiếm sự đối đầu", ông Austin nói, theo trích đoạn bài phát biểu của ông.

"Tôi cam kết theo đuổi mối quan hệ mang tính xây dựng, ổn định với Trung Quốc, bao gồm cả việc liên lạc [xử lý] khủng hoảng mạnh mẽ hơn với Quân đội Giải phóng Nhân dân".

Ông Austin đã không thể nói chuyện với bất kỳ quan chức cấp cao nào của Trung Quốc mặc dù đã nhiều lần nỗ lực kể từ khi bắt đầu làm Bộ trưởng quốc phòng vào tháng 1.

Một nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc hôm 26/7 đã có giọng điệu mang tính đối đầu trong cuộc đàm phán cấp cao hiếm hoi với Hoa Kỳ, cáo buộc nước này tạo ra "kẻ thù tưởng tượng" để chuyển hướng chú ý khỏi các vấn đề trong nước và trấn áp Trung Quốc.

Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman, nhà ngoại giao cấp cao thứ hai của Hoa Kỳ, hôm 25/7 đã đến để tham dự các cuộc gặp mặt trực tiếp tại thành phố Thiên Tân, phía bắc Trung Quốc.

Bài phát biểu của ông Austin, vốn bị trì hoãn một tháng vì sự bùng phát Covid-19 ở Singapore, đang được theo dõi chặt chẽ bởi các quốc gia trong khu vực, vốn lo ngại về hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc nhưng phụ thuộc nhiều vào việc tiếp cận các thị trường rộng lớn của nước này.

Ông sẽ đến thăm Việt Nam và Philippines vào cuối tuần này để nhấn mạnh tầm quan trọng của các liên minh.

Theo Reuters

********************

Bắc Kinh : Washington nên chấm dứt xem Trung Quốc là "kẻ ác"

Minh Anh, RFI, 26/07/2021

Ngày 26/07/2021, cuộc gặp cấp cao thứ hai dưới thời chính quyền Joe Biden giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới diễn ra tại Thiên Tân, Trung Quốc. Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman gặp đồng nhiệm Trung Quốc Tạ Phong trong bối cảnh đối đầu Mỹ - Trung ngày càng trở nên gay gắt.

mytrung3

Các nhân viên an ninh Trung Quốc trước khách sạn tại Thiên Tân nơi mà thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman gặp đồng nhiệm Trung Quốc ngày 26/07/2021. AP - Ng Han Guan

Bà Wendy Sherman là lãnh đạo ngoại giao cao cấp nhất đầu tiên của Mỹ đến thăm Trung Quốc kể từ khi ông Biden nhậm chức tổng thống. Đây cũng là cuộc gặp cao cấp thứ hai giữa hai siêu cường hàng đầu thế giới, sau cuộc gặp tranh cãi nảy lửa tại Anchorage, Alaska hồi tháng 3/2021.

Tuy nhiên, vài giờ trước khi diễn ra cuộc họp, bộ ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng cáo buộc Hoa Kỳ là nguồn cội làm cho quan hệ Mỹ - Trung rơi vào bế tắc. Bắc Kinh cho rằng Washington nên chấm dứt nói xấu, vu cáo Trung Quốc như "ác quỷ". 

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stephane Lagarde giải thích :

"Một lần nữa, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc, sáng hôm nay, thứ Hai, lại dùng lập luận về "kẻ thù tưởng tượng". Lập luận này không có gì là mới cả. Cách nay vài hôm, khi Hoa Kỳ và Châu Âu lên án các cuộc tấn công tin học được cho là do các tin tặc Trung Quốc thực hiện, Bắc Kinh đã khẳng định rằng Nhà Trắng nên ngừng cáo buộc Trung Quốc là "đế chế của những tin tặc", hàm ý là "đế chế ma quỷ".

Theo một bản báo cáo do bộ ngoại giao Trung Quốc đăng hôm nay trên mạng xã hội WeChat trước khi diễn ra cuộc gặp, ông Tại Phong dường như đã yêu cầu đồng nhiệm Mỹ nên thay đổi "tâm trạng lầm lẫn" và chính sách được cho là "nguy hiểm" do Nhà Trắng tiến hành.

Theo thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc, "về cơ bản, do Mỹ coi Trung Quốc như là một kẻ thù tưởng tượng", nên quan hệ giữa hai nước bị bế tắc.

Quả thật mọi chuyện đã không có nhiều tiến triển kể từ cuộc gặp trong bầu không khí giá lạnh tại Anchorage, Alaska hồi tháng 03/2021. Ủy viên quốc vụ, ngoại trưởng Vương Nghị hồi cuối tuần rồi nhắc rằng Trung Quốc phải được đối xử bình đẳng. Điều mà Bắc Kinh không muốn chính là việc Washington rao giảng những bài học về những gì chế độ cộng sản xem đấy như là chuyện nội bộ, cụ thể là vấn đề nhân quyền ở Hồng Kông hay Tân Cương, tuân thủ luật biển tại những vùng Biển Hoa Đông, Biển Đông hay như vấn đề Đài Loan.

Cuộc họp cấp cao mới lần này, diễn ra cách Bắc Kinh hơn một giờ tầu TGV, sẽ phải là dịp để Washington nhắc lại một cách rõ ràng những lập trường của mình và những gì mỗi bên trông đợi trong mối quan hệ Mỹ - Trung. Bởi vì mục đích cuộc gặp lần này cũng là để chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Tập Cận Bình - Joe Biden trong tương lai !".

Minh Anh

********************

Mỹ không muốn cạnh tranh biến thành xung đột với Trung Quốc

Thanh Phương, RFI, 25/07/2021

Hoa Kỳ sẵn sàng cạnh tranh với Trung Quốc, nhưng cần phải có những luật chơi công bằng và những bảo đảm để tránh cho cạnh tranh biến thành xung đột giữa hai nước.

Đó là điều mà thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman sẽ nhấn mạnh trong cuộc gặp với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại thành phố Thiên Tân (Tiajin) ngày mai, 26/07/2021, theo lời các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ với hãng tin Reuters hôm qua.

mytrung4

Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman trong chuyến công du Hàn Quốc ngày 23/07/2021.  AP

Trong cuộc họp báo trước cuộc gặp ở Thiên Tân, các quan chức cao cấp của Mỹ cũng tuyên bố Hoa Kỳ không có ý định thiết lập một liên minh chống Trung Quốc, cho dù hai nước có những bất đồng về nhiều vấn đề. Trong cuộc gặp với ngoại trưởng Vương Nghị, thứ trưởng ngoại giao Wendy Sherman sẽ bày tỏ những quan ngại về những hành động của Trung Quốc mà Hoa Kỳ cho là vi phạm các cam kết và các chuẩn mực quốc tế, trong đó có những vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông và Tân Cương.

Cuộc họp tại Thiên Tân giữa bà Wendy Sherman và ông Vương Nghị là sự tiếp nối cuộc họp ngoại giao cao cấp đầu tiên giữa hai nước dưới chính quyền Joe Biden vào tháng 3/2021 tại Alaska. Cuộc họp đó đã diễn ra trong bầu không khí căng thẳng, các đại diện của Trung Quốc đã công khai cáo buộc Washington là có đầu óc bá quyền, còn phía Mỹ thì chỉ trích Bắc Kinh là mị dân.

Theo hãng tin Reuters, nếu diễn ra tốt đẹp, cuộc họp tại Thiên Tân ngày mai có thể sẽ mở đường cho cuộc gặp giữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong năm nay, có thể là bên lề thượng đỉnh nhóm G20 tại Ý vào cuối tháng 10.

Ngoài chuyến đi của thứ trưởng ngoại giao Wendy Sherman đến Trung Quốc, trong tuần này, bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin cũng sẽ công du Singapore, Việt Nam và Philippines, còn ngoại trưởng Antony Blinken sẽ đến thăm Ấn Độ. Những chuyến đi này phản ánh nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm kềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Thanh Phương

Published in Quốc tế

Hậu trường "ngoại giao cuồng loạn" của Trung Quốc tại APEC (RFI, 22/11/2018)

Lần đầu tiên trong lịch sử 20 năm thành lập, hội nghị thượng đỉnh APEC kết thúc hôm Chủ nhật 17/11/2018 đã không ra được thông cáo chung, chỉ vì sự phản đối của một thành viên duy nhất – đó là Trung Quốc. Hội nghị thất bại, nhưng các quan chức Trung Quốc lại vỗ tay vang dội, trước sự ghét bỏ của những nhà ngoại giao các nước khác. Đó là ghi nhận của nhà báo Josh Rogin, được tờ Washington Post gởi đến Papua New Guinea để tường thuật về APEC.

mytrung1

Cờ Trung Quốc phủ rợp đại lộ chính tại Port Moresby, Papua New Guinea do Bắc Kinh tài trợ, ngày 16/11/2018. Reuters/David Gray

Nhưng đó chỉ là sự cố cuối cùng trong suốt một tuần lễ qua. Đoàn đại biểu chính thức của Trung Quốc đã trình diễn một loạt những màn mà nhà báo Rogin đánh giá là hung hăng, dọa nạt, hoang tưởng và kỳ quặc, nhằm cố gắng khống chế, gây áp lực lên nước chủ nhà cũng như tất cả các thành viên khác, để rốt cuộc họ phải chiều theo yêu cầu của Bắc Kinh.

Một quan chức Mỹ có trách nhiệm trong các cuộc đàm phán nói với tác giả : "Điều này gần như đã trở thành thông lệ trong các quan hệ chính thức của Trung Quốc : đó là ngoại giao cuồng loạn. Họ vòng vo cứ như họ đã là chủ, và cố đạt cho được những gì mình muốn thông qua dọa nạt".

Ngay cả trước khi hội nghị thượng đỉnh bắt đầu, và còn tiếp tục cho đến lúc bế mạc, quan chức Trung Quốc lợi dụng mọi cơ hội để ép buộc thô bạo hoặc phá bĩnh nước chủ nhà Papua New Guinea (PNG) và các thành viên khác. Chiến thuật của Trung Quốc bao gồm cả thói côn đồ với truyền thông quốc tế, xông vào các tòa nhà chính phủ dù không ai mời, phủ đầy thủ đô Port Moresby bằng các khẩu hiệu tuyên truyền cho Bắc Kinh, và thậm chí rất có thể đã tấn công tin học để chặn thông điệp của phó tổng thống Mike Pence, trưởng phái đoàn Hoa Kỳ.

Cờ Trung Quốc phủ kín thủ đô nước chủ nhà

Tác giả Josh Rogin tháp tùng ông Pence, và thượng đỉnh APEC là chặng cuối của vòng công du Châu Á, gồm Nhật Bản, Úc, Singapore – nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Chặng dừng ở PNG là cuộc so găng giữa ông Pence và Tập Cận Bình. Chủ tịch Trung Quốc đã có mặt ở Port Moresby nhiều ngày trước đó trong chuyến viếng thăm chính thức.

Nỗ lực "tấn công quyến rũ" của Trung Quốc hiển hiện khắp mọi nơi. Phái đoàn từ Hoa lục đã treo kín cờ Trung Quốc trên các con đường của Port Moresby cho chuyến thăm của ông Tập. Chính phủ PNG yêu cầu gỡ những lá cờ này xuống trước thượng đỉnh APEC. Các quan chức Trung Quốc cuối cùng đã tháo xuống, nhưng sau đó lại thay thế bằng những lá cờ màu đỏ vững chải, gần như giống y với quốc kỳ Trung Quốc, chỉ không có những ngôi sao vàng mà thôi.

Một biểu ngữ khổng lồ treo dọc theo một đường phố chính, ca ngợi sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc "không chỉ là con đường của hợp tác và đôi bên cùng có lợi, mà còn là con đường của hy vọng và hòa bình !". Trong bài phát biểu ở APEC, ông Pence đã gọi đó là "một vành đai siết chặt" và "con đường một chiều".

Động thái thị uy đầu tiên của Trung Quốc là cấm tất cả báo chí quốc tế dự cuộc gặp của ông Tập với các nhà lãnh đạo tám nước Thái Bình Dương. Các nhà báo từ khắp khu vực đã lặn lội đến để dự sự kiện, và chính phủ PNG đã cấp phép cho họ. Nhưng quan chức Trung Quốc đã chận không cho các phóng viên vào trong tòa nhà, chỉ cho báo chí nhà nước từ Hoa lục đưa tin. Một viên chức Mỹ gọi đây là "cú đá vào lưới nhà", vì sau đó các nhà báo chỉ có thể viết về cách đối xử thô bạo của Trung Quốc mà thôi.

Xông vào Bộ Ngoại giao, la ó trong phòng họp…

Từ đó trở đi, mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Hôm thứ Bảy 1/11, ông Tập và ông Pence là hai diễn giả chính thức cuối cùng, trong buổi thảo luận công khai của hội nghị. Hai ông phát biểu trên một chiếc tàu neo ở bờ biển, trong khi đa số phóng viên ở trên bờ, tại Trung tâm báo chí quốc tế. Nhưng năm phút sau khi phó tổng thống Pence bắt đầu nói, mạng internet ở Trung tâm báo chí đã bị sập, có nghĩa là hầu hết các nhà báo chẳng nghe được gì, nên không thể tường thuật trực tiếp.

Ngay khi ông Pence vừa kết thúc bài diễn văn, internet ở Trung tâm báo chí lại hoạt động như có phép lạ. Một viên chức Mỹ nói với tác giả, dù không chắc Trung Quốc là thủ phạm, đang điều tra xem điều gì đã xảy ra. Một viên chức khác hỏi : "Internet có trục trặc gì với diễn giả trước ông Pence không ?" (Chẳng có gì). "Và diễn giả đó là ai ?" (Chính là ông Tập).

Câu chuyện sau đó còn trở nên quái lạ hơn. Phía sau hậu trường, các nước thành viên thảo luận kịch liệt về bản thông cáo chung. Phái đoàn Trung Quốc, không hài lòng với diễn tiến cuộc đàm phán, đã đòi gặp ngoại trưởng PNG. Ông từ chối gặp, vì không muốn ảnh hưởng đến sự trung lập của nước chủ nhà trong hội nghị thượng đỉnh.

Quan chức Trung Quốc không chấp nhận sự chối từ này. Họ đến Bộ Ngoại giao, xông thẳng vào văn phòng của ngoại trưởng, yêu cầu ông phải gặp họ. Ngoại trưởng PNG đành phải gọi cảnh sát đến tống những vị khách không mời ra khỏi tòa nhà. Tất cả các nhà ngoại giao đã có trò chuyện với nhà báo Josh Rogin tại PNG đều sững sờ trước hành động của Trung Quốc. Nhưng đó chưa phải đã hết.

Các cuộc đàm phán tiếp diễn cho đến Chủ nhật 17/11, và thái độ tệ hại của phái đoàn Trung Quốc vẫn tiếp tục. Quan chức Trung Quốc bị ám ảnh về bản thông cáo chung cho đến nỗi họ bắt đầu thúc đẩy tổ chức những cuộc gặp từng nhóm nhỏ các nước bên lề hội nghị. Trong các phiên họp chính thức, đoàn Trung Quốc la ó ầm ĩ những nước nào "âm mưu" chống lại Bắc Kinh. Theo các viên chức Mỹ, không có đại biểu nào khác trong phòng họp la hét một cách bất nhã như thế.

Cuối cùng, toàn bộ 20 quốc gia đều đồng thuận với thông cáo chung, trừ Trung Quốc. Phái đoàn Trung Quốc phản đối chủ yếu câu : "Chúng tôi đồng ý chống lại chủ nghĩa bảo hộ, trong đó bao gồm mọi hoạt động thương mại không công bằng". Họ cho rằng đây là nhằm điểm mặt chỉ tên Trung Quốc.

Vỗ tay nhiệt liệt mừng hội nghị APEC thất bại !

Trong phiên thảo luận, các quan chức Trung Quốc có thái độ chống đối, phát biểu dài dòng chán ngắt, dù biết rằng thời gian hạn hẹp và các nhà lãnh đạo thế giới còn phải lên phi cơ về nước. Khi thời gian đã hết, và thế là hội nghị thượng đỉnh chính thức thất bại, phái đoàn Trung Quốc trong gian phòng gần bên địa điểm đàm phán chính đã vỗ tay ào ào như sấm động !

Tác giả Josh Rogin rút ra ba kết luận từ vở bi hài kịch những sai lầm của chính quyền Trung Quốc. Trước hết, họ hành xử một cách ngày càng vô liêm sỉ và thô bạo. Điều này đặc biệt đúng đối với những nước nhỏ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, như Papua New Guinea, vốn đang ngập ngụa trong các dự án và gánh trên vai những món nợ khổng lồ.

Thứ hai, tính chất hoang tưởng và siêu nhạy cảm trong phần lớn thái độ của Trung Quốc, là dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ Bắc Kinh cảm thấy đang bị Hoa Kỳ và đồng minh đe dọa. Đó là điều mà người Mỹ cần ý thức khi thương lượng với Trung Quốc.

Cuối cùng, việc Bắc Kinh hành xử theo cung cách làm các nước khác xa lánh - một điều đi ngược lại với quyền lợi của chính Trung Quốc - cho thấy những hành động chính thức của Trung Quốc được kiểm soát từ trên đỉnh xuống, và thường cản trở những quyết định đúng đắn. Ngay cả khi phái đoàn Trung Quốc thấy rằng chiến thuật của mình phản tác dụng, họ cũng không có quyền thay đổi.

Theo tác giả, đó cũng là hình ảnh của chính quyền Trung Quốc ngày nay : ngạo mạn, thiếu tự tin, thiếu kiềm chế, không còn muốn chứng tỏ sẽ tôn trọng các quy định của cộng đồng quốc tế từ nhiều thập niên qua. Đối mặt với thực tế ấy như thế nào, đây là cuộc tranh luận mà thế giới cần phải nghiêm túc khởi đầu ngay từ bây giờ.

Thụy My

*******************

Mỹ-Trung khẩu chiến tại WTO (VOA, 22/11/2018)

Hoa Kỳ và Trung Quốc hôm 21/11 li qua tiếng li ti T chc Thương mi Thế gii (WTO) khi đi s M cáo buc Bc Kinh đã s dng WTO để theo đui các chính sách phi th trường trong khi mt quan chc Trung Quc nói rng chính Washington mi là bên vi phm lut l.

mytrung2

Ông Dennis Shea, đại s M ti WTO

Tổng thng M Donald Trump đã làm cho các đi tác thương mi M ni gin khi dng lên bc tường quan thuế đi vi nhôm và thép nhp khu vi lý do quan ngi an ninh quc gia. M cũng đánh thuế cao vào hàng hóa nhp khu t Trung Quc vi các buc ăn cp sở hữu trí tu ca M.

Tại mt cuc hp ca WTO hôm 21/11, nơi mt lot các tranh chp pháp lý v các chính sách thương mi ca Trump bước vào giai đon phán x, Đi s M Dennis Shea nói rng Trung Quc đã s dng WTO đ thúc đy các chính sách ‘phi th trường’, vn đã bóp méo các th trường thế gii và dn đến năng lc sn xut dư tha, nht là nhôm và thép.

Quan chức Trung Quc phn bác li rng Bc Kinh không mun tham gia vào trò đ ti và nói rng M đã không th chng minh cho nhng cáo buc ‘vô căn cứ’ về kinh tế Trung Quc mà M dùng đ che giu cho nhng vi phm ca M v lut l ca WTO.

Cả hai phía đu cáo buc nhau là đo đc gi.

Đại s Shea nói rng WTO nên gt qua v kin Trung Quc đưa ra cùng vi nhng v kin ca EU, Canada, Mexico, Na Uy, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bi vì nhng quy tc ca WTO cho phép ngoi l trong nhng trường hp nh hưởng đến an ninh quc gia.

Phía Mỹ cũng bt đu quy trình t tng ca h đ kin nhng bin pháp đánh thuế tr đũa ca Canada, Mexico, Trung Quc và EU. Nhng nước này nói rằng thuế kim loi ca ông Trump là bin pháp bo h rõ ràng ca M.

Đáp trả li than phin ca M v s hu trí tu, đi din ca Trung Quc nhn mnh rng WTO vn còn nhng v tranh chp vn chưa được gii quyết, trong đó có phán quyết hi năm 2004 trước vi phm ca M đi vi tha thun ca WTO v các khía cnh liên quan đến thương mi ca quyn s hu trí tuệ.

*****************

Kinh tế thế giới đã qua đỉnh điểm, đối mặt với chiến tranh thương mại (VOA, 21/11/2018)

Một t chc theo dõi kinh tế toàn cu nói s tăng trưởng ca kinh tế thế gii đã qua đnh đim và đang đi mt vi nhng ri ro ngày càng tăng, t nhng xung đt thương mi cho ti các mc lãi xut cao hơn.

mytrung3

Hình ảnh tượng bò tót bên ngoài mt khu mua sắm Bc Kinh, Trung Quc. Chiến tranh thương mi gia M và Trung Quc đang nh hưởng ti vic kinh doanh trên toàn cu trong khi kinh tế thế gii đã qua giai đon đnh cao.

Tổ chc Hp tác và Phát trin Kinh tế (OECD), chuyên tư vn cho các nn kinh tế giàu nht thế gii, hôm 21/11 nói h đã h gim d báo cho tăng trưởng toàn cu trong năm ti t 3,7% xung còn 3,5%.

quan có tr s Paris, Pháp, nói rằng trong khi các th trường lao đng đang trong tình trng lành mnh ti các nn kinh tế ln như M, thì thương mi và đu tư đã b nh hưởng bi các sc thuế cao. Tng thng M Donald Trump đã áp thuế lên nhiu đi tác thương mi và leo thang xung đột tr đũa vi Trung Quc.

Người đng đu OECD Angel Gurria nói : "Các xung đt thương mi và nhng bp bênh v chính tr đang làm tăng nhng khó khăn mà các chính ph phi đi mt trong n lc đm bo tăng trưởng kinh tế tiếp tc cao, n đnh và bao gồm mọi thành phn".

Published in Quốc tế

Trung Quốc dùng chip để hack máy chủ gần 30 công ty và tổ chức Mỹ (RFA, 05/10/2018)

Một bài báo của Bloomberg Businessweek hôm 4/10 dựa trên nhiều nguồn tin từ chính phủ và khu vực tư nhân cho biết Trung Quốc đã lén cài đặt các chip nhỏ như hạt gạo vào các máy chủ để hack gần 30 công ty và tổ chức ở Mỹ, bao gồm cả công ty lớn như Apple và Amazon, thậm chí cả Bộ quốc phòng Mỹ.

gian1

Ảnh kêu gọi ngưng các hoạt động hacker - AFP

Sự việc được phát hiện từ năm 2015 khi Amazon thâu tóm một công ty mới nổi là Elemental Technologies. Trong quá trình kiểm tra các máy chủ của Elemental, các chuyên gia an ninh đã phát hiện những con chip nhỏ như hạt gạo được gắn trong đó, dù chúng không có trong thiết kế ban đầu của bản mạch chủ. Amazon ngay sau đó đã báo cáo sự việc lên chính quyền Mỹ.

Điều đáng ngại theo bài báo của Bloomberg là các máy chủ của Elemntal cũng được sử dụng trong trung tâm dữ liệu Bộ quốc phòng Mỹ, CIA, và mạng lưới tàu chiến Mỹ.

Apple cũng phát hiện các con chip trong máy chủ của mình vào năm 2015.

Tất cả các công ty và tổ chức này của Mỹ đều sử dụng máy chủ của công ty Supermicro do một kỹ sư Đài Loan và vợ thành lập ở San Jose, Mỹ. Tông ty này chuyên thiết kế và sản xuất các bản mạch chủ cho hầu hết các công ty ở Thung lũng Silicon, theo Bloomberg. Cá bản mạch chủ của họ dù được thiết kế ở Mỹ nhưng các sản phẩm lại được sản xuất bởi các nhà thầu ở Trung Quốc.

Bloombert trích lời một quan chức Hoa Kỳ cho biết bên cạnh Apple, các microchip này có thể đã ảnh hưởng tới gần 30 công ty và tổ chức, bao gồm cả một ngân hàng lớn, các nhà thầu chính phủ.

Những tiết lộ trong bài báo làm tăng áp lực lên Lầu Năm Góc cũng như Amazon và các công ty khác, khiến họ phải đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ an toàn cho hệ thống điện toán của họ trong một thị trường toàn cầu, và các vi mạch thiết yếu đa số được sản xuất ở Trung Quốc.

Đại diện đảng Dân chủ Adam Schiff ở California nói rằng Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ nên tìm kiếm thêm thông tin từ các cơ quan về việc liệu Trung Quốc có tìm cách thâm nhập vào chuỗi cung ứng máy tính-chip điện tử hay không.

************************

Trung Quốc đánh cắp thông tin Apple, Amazon bằng chip siêu nhỏ ? (BBC, 05/10/2018)

Bloomberg  mô tả dữ liệu được truyền về Trung Quốc từ các con chip siêu nhỏ, được cấy vào bo mạch chủ của các sản phẩm. Bo mạch này được một công ty tên Super Micro Computer sản xuất.

gian2

Dữ liệu được truyền về Trung Quốc từ các con chip siêu nhỏ, được cấy vào bo mạch chủ của các sản phẩm, theo Bloomberg

Apple và Amazon chỉ là hai trong số các công ty của Mỹ bị gián điệp Trung Quốc ăn cắp dữ liệu.

Các máy chủ của Apple và Amazon đã bị xâm nhập ngay từ trong quá trình xản xuất, và con chip siêu nhỏ này sẽ được kích hoạt khi các thiết bị được lắp ráp hoàn chỉnh và đi vào hoạt động.

Cả Apple, Amazon và Super Micro đều phủ nhận thông tin từ Bloomberg, nói rằng nó "không đúng sự thật".

Cụ thể, Apple phát đi một thông báo mạnh mẽ, cho biết "không có bằng chứng" để củng cố các cáo buộc của Bloomberg.

Còn trong tuyên bố dài của mình, Amazon nói : "Chúng tôi đã không tìm thấy bằng chứng của những con chip độc hại hay việc các thiết bị phần cứng bị can thiệp".

Bloomberg cho biết cuộc điều tra của họ đã kéo dài trong suốt một năm, và một trong số các bằng chứng tìm thấy là về một cuộc tấn công gián điệp trên nhiều mặt được chuẩn bị, khi chính quyền Bắc Kinh tiếp cận 30 công ty lớn và nhiều cơ quan liên bang.

Các thông tin về chiến dịch tấn công gián điệp từ Trung Quốc bắt đầu xuất hiện từ sự kiện Amazon tiến hành kiểm tra an ninh năm 2015, trước khi chuyển hẳn sang sử dụng các phần cứng, máy chủ... được cung cấp bởi công ty Elemental, nhưng do Super Micro Computer sản xuất từ Trung Quốc.

gian3

Nhiều mã độc được cài vào thiết bị của các công ty từ ngay trong quá trình sản xuất

Vụ việc đã làm khởi động một cuộc điều tra kéo dài từ các cơ quan tình báo Mỹ.

Bloomberg nhận xét Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ khi tiến hành chiến dịch, bởi vì 90% máy tính trên thế giới được sản xuất từ đây.

"Nghiên cứu và hiểu tường tận cách thiết kế các sản phẩm, can thiệp vào từng bộ phận và tìm cách đảm bảo các thiết bị này vượt qua quá trình kiểm tra khi xuất khẩu và đến được địa điểm họ mong muốn".

Nhiều công ty sử dụng các thiết bị phần cứng từ Super Micro Computer đã tiến hành loại bỏ các máy chủ hoặc bo mạch được sản xuất ở Trung Quốc.

Apple phủ nhận và nói rằng Bloomberg đã "liên lạc nhiều lần và đưa ra các tuyên bố mơ hồ, phức tạp về một sự cố an ninh họ nghi ngờ là đang xảy ra".

"Chúng tôi có những cuộc kiểm tra an ninh nội bộ nghiêm ngặt dựa trên yêu cầu của Bloomberg, và hoàn toàn không tìm thấy bằng chứng nào".

"Sau đó, chúng tôi liên hệ lại với Bloomberg và đưa ra các hồ sơ, bằng chứng thực tế, bác bỏ mọi khía cạnh trong điều tra của họ".

gian4

Bảng mạch của ZTE

Super Micro Computer nói họ hoàn toàn không biết có cuộc điều tra của chính phủ Mỹ về vấn đề này, và không có khách hàng nào ngưng sử dụng sản phẩm được cung cấp bởi công ty vì sợ tin tặc hay hoạt động gián điệp từ Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi câu chuyện trên là "cáo buộc vô cớ" và nói rằng sự an toàn của các hoạt động sản xuất - xuất khẩu sản phẩm là "vấn đề quan tâm chung".

Bloomberg cho biết phủ nhận từ các công ty trái ngược với những nguồn tin, nhân chứng mà họ có từ "sáu quan chức trong các cơ quan an ninh quốc gia" và những nguồn tin giấu mặt trong nội bộ Apple và Amazon.

**********************

Mỹ-Trung : Gián điệp mạng của Bắc Kinh hoạt động mạnh (RFI, 04/10/2018)

Một nhóm tin tặc có tên là "Cloud hopper", mà giới chuyên gia an ninh mạng Tây phương cho là có "quan hệ với chính quyền Trung Quốc", đã tấn công nhiều công ty dịch vụ công nghệ để đánh cắp dữ liệu của khách hàng. Trên đây là báo động của Bộ An Ninh Nội Địa của Mỹ ngày 03/10/2018.

gian5

Gián điệp mạng Trung Quốc hoạt động mạnh. Ảnh minh họa. Reuters/Edgar Su

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang, chính phủ Mỹ, thông qua Bộ An Ninh Nội Địa, cảnh báo giới doanh nghiệp coi chừng tin tặc có liên hệ với chính quyền Trung Quốc tấn công.

Đầu tuần này, chuyên gia của hai công ty về an ninh mạng của Mỹ báo động các hoạt động tin tặc của nhóm "Cloud hopper" gia tăng mạnh. Chuyên gia Dmitri Alperovitch của công ty an ninh mạng CrowdStrike thông báo trong một cuộc hội thảo : "Tôi có thể nói rằng người Trung Quốc đã tái xuất". Công ty FireEye cũng cùng nhận định : Các nhóm tin tặc mà FireEye theo dõi thường xuyên cũng đã tỏ ra năng nỗ hơn trong 18 tháng qua.

Theo Reuters, thông báo của Bộ An Ninh Nội Địa nhằm trợ giúp các công ty Mỹ đối đầu một cách hiệu quả hơn, ngăn chận thủ đoạn đánh cắp dữ kiện về điện toán, năng lượng, y tế, viễn thông và chế tạo của "Cloud hopper", còn được biết với hai tên khác là RedLeaves và APT10.

Ba năm trước, vào năm 2015, từ khi tổng thống Mỹ Barack Obama và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đạt được thỏa thuận chống nạn đánh cắp dữ liệu kinh tế, hoạt động tin tặc Trung Quốc giảm xuống cho đến khi Donald Trump lên nắm quyền.

Tú Anh

**********************

Lầu Năm Góc : Bắc Kinh là mối nguy lớn cho an ninh Mỹ (RFI, 05/10/2018)

Quan hệ Mỹ-Trung đã khá căng thẳng với hàng loạt xung khắc từ chiến tranh thương mại, gián điệp mạng, quyền tự quyết của Đài Loan, tự do lưu thông ở Biển Đông, nay có thêm lý do để leo thang. Cùng lúc với tuyên bố của phó tổng thống Mike Pence tố cáo Bắc Kinh đánh phá nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump, Lầu Năm góc cảnh báo về nguy cơ Trung Quốc có khả năng phá hoại an ninh Mỹ bằng "con ngựa thành Troie điện tử".

backinh1

Lầu Năm Góc nêu đích danh Trung Quốc là "mối đe dọa" đối với an ninh Hoa Kỳ. 2018. Reuters/Yuri Gripas/File Photo

Trong bản phúc trình dài 150 trang, công bố ngày 05/10/2018, bộ quốc phòng Mỹ xem Trung Quốc là mối đe dọa ngày càng nguy hiểm cho công nghệ vũ khí của Hoa Kỳ và đề xuất một loạt biện pháp khắc phục 300 nhược điểm.

Theo Reuters, Mỹ cần phải tăng cường hiệu năng của công nghiệp vũ khí, gia tăng đầu tư trực tiếp vào các lãnh vực chủ chốt theo một kế hoạch cụ thể chưa được tiết lộ. Trái lại, nguy cơ đe dọa của Trung Quốc được phân tích chi ly.

Thứ nhất, Trung Quốc gần như thống lĩnh nguồn cung chất khoáng chất hiếm, thành tố cốt yếu trong vũ khí. Trung Quốc cũng chiếm thị phần quan trọng trong việc cung cấp linh kiện điện tử và hóa chất được sử dụng chế tạo bom đạn trong quân đội Hoa Kỳ. Với thế "cầm dao đằng cán", không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc là mối hiểm nguy đe dọa an ninh quốc gia, theo nhận định của Lầu Năm góc.

Con ngựa điện tử thành Troie

Thứ hai, trong lĩnh vực điện tử, 90% mạch in trên thế giới được sản xuất tại Châu Á, mà hơn phân nửa là từ Hoa lục. Trong xu thế này, đến một lúc, quân đội Mỹ không biết mình đang sử dụng linh kiện của ai và chứa gì trong đó. Từ lâu lắm rồi, Lầu Năm góc nghi ngờ Trung Quốc cài bộ phận "vô hiệu hóa" vận hành trong các linh kiện này. Trong trường hợp xung đột quân sự với Bắc Kinh, chuyện gì sẽ xảy ra với "con ngựa điện tử thành Troie" cài trong hệ thống quốc phòng Mỹ ?

Nguy cơ thứ ba, bản báo cáo quy trách nhiệm cho ngành đào tạo khoa học tại Mỹ, phát triển chậm, không tiên liệu đúng và đáp ứng đúng nhu cầu của quân đội.

Tiếp xúc với báo chí với tư cách "ẩn danh", một viên chức cao cấp phác họa nhiều biện pháp không để cho Trung Quốc áp dụng chiến thuật "nội gián điện tử" và "công lương" kiểu mới . Biện pháp đó là tích trữ khoáng sản hiếm và nâng cao khả năng chế tạo tại Mỹ những bình điện bằng Lithium hoạt động trong nước biển, thành tố không thể thiếu trong vũ khí chống tàu ngầm.

Mối đe dọa của Trung Quốc không dừng lại ở đó. Trong năm nay, các cơ quan tình báo Mỹ cũng nhiều lần cảnh giác về khả năng Trung Quốc sử dụng điện thoại di động và linh kiện điện tử chế tạo tại Hoa lục để nghe lén, theo dõi người Mỹ.

Một điều trớ trêu được nêu lên trong bản báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ là trong khi Trung Quốc dùng biện pháp cạnh tranh bất chính như là bán hàng giá rẻ, đánh cắp sở hữu trí tuệ để đánh phá công nghiệp Mỹ thì doanh nhân Mỹ lại nhập hàng từ quốc gia gây khó khăn cho chính mình, thậm chí đuổi công ty của mình ra khỏi Trung Quốc.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại, báo cáo của Bộ quốc phòng củng cố thêm chính sách "ưu tiên mua sản phẩm Mỹ" nhằm tạo ra công ăn việc làm và lợi nhuận hàng tỷ đôla cho kỹ nghệ vũ khí, theo chủ trương của tổng thống Donald Trump, có thể sẽ làm cho quan hệ Mỹ-Trung lên cơn sốt, theo bình luận của Reuters.

Mọi chỉ số đều đi theo hướng tăng nhiệt : từ tuyên bố của tổng thống Donald Trump hồi tháng 9 tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lên án Bắc Kinh can thiệp vào bầu cử tháng 11, cho đến diễn văn của phó tổng thống Mike Pence ngày 04/10/2018, cáo buộc Bắc Kinh xem Donald Trump là đối thủ cần phải "thanh tóan".

Tú Anh

******************

Phó Tổng thống Pence tố cáo Trung Quốc gây hại cho Mỹ trên mọi mặt (RFI, 05/10/2018)

Phát biểu tại Viện Nghiên Cứu Hudson (Washington) ngày 04/10/2018, phó tổng thống Mỹ Mike Pence cực lực đả kích Trung Quốc là đã có một loạt hành động gây hại cho Hoa Kỳ, từ mưu toan can thiệp vào cuộc bầu cử sắp diễn ra tại Mỹ để làm hại chính quyền Trump, thủ đoạn ăn cướp về mặt kinh tế thương mại, cho đến hành vi "gây hấn" tại Biển Đông, Biển Hoa Đông với mục tiêu đánh bật Mỹ ra khỏi Châu Á.

backinh2

Phó tổng thống Mỹ, Mike Pence tại Washington. Ảnh chụp ngày 24/08/2018. Reuters/Chris Wattie/File Photo

Trong bài diễn văn, ông Pence khẳng định rằng "Bắc Kinh đang triển khai một chiến dịch toàn diện và có phối hợp nhằm phá hoại sự ủng hộ dành cho tổng thống (Donald Trump)", tác động trên kết quả cuộc bầu cử giữa kì theo hướng bất lợi cho đảng Cộng Hoà. Mục tiêu là để trả đũa những chính sách thương mại chống Trung Quốc được chính quyền Trump ban hành.

Đối với phó tổng thống Mỹ, việc Nga can thiệp vào các vấn đề của Mỹ trước đây "vẫn còn mờ nhạt so với việc Trung Quốc làm với Hoa Kỳ". Ông Pence đã liệt kê một loạt hành động của Bắc Kinh,  tương tự như tổng thống Trump vào tuần trước trên diễn đàn Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cũng tố cáo Trung Quốc tìm cách can thiệp vào bầu cử Mỹ 2018, nhưng cả hai đều không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.

Hành động hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông

Riêng về các hành vi gây hấn của Trung Quốc nhằm tìm cách đuổi Mỹ ra khỏi Châu Á, phó tổng thống Pence đã nói nguyên văn như sau :

"Trung Quốc hiện đang chi vào quân sự một món tiền lớn bằng toàn bộ chi phí của toàn Châu Á gộp lại, và Bắc Kinh đã ưu tiên cho việc phát triển các năng lực nhằm bào mòn lợi thế của Mỹ trên bộ, trên biển, trên không, và trên không gian. Trung Quốc không muốn gì khác hơn là đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương và cố gắng ngăn cản không cho Mỹ hỗ trợ các đồng minh. Thế nhưng họ sẽ thất bại".

Về Biển Đông, ông Mike Pence tố cáo : "Trung Quốc đang tăng cường việc sử dụng sức mạnh với mức độ chưa từng thấy... Trong lúc chủ tịch Trung Quốc đứng trong Vườn Hồng (Rose Garden) tại Nhà Trắng vào năm 2015 và nói rằng đất nước của ông ấy "không có ý định quân sự hóa" Biển Đông, thì ngày nay, Bắc Kinh đã triển khai tên lửa chống hạm và phòng không tiên tiến tại một loạt căn cứ quân sự được xây trên các đảo nhân tạo".

Một ví dụ cụ thể về hành vi hung hăng của Trung Quốc đã được phó tổng thống Mỹ nêu bật.

"Thái độ hung hăng của Trung Quốc vừa bộc lộ trong tuần này, khi một chiến hạm Trung Quốc xông tới cách tàu Mỹ USS Decatur 45 yards (hơn 40 m) khi chiếc này đang tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông. Điều đó đã buộc tàu Mỹ phải nhanh chóng thao tác để tránh va chạm."

Ông Mike Pence xác định : "Bất chấp hành vi sách nhiễu thô bạo đó, Hải Quân Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động hàng không, hàng hải ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và đáp ứng lợi ích quốc gia của Mỹ. Mỹ sẽ không để bị đe dọa và sẽ không lùi bước".

Trung Quốc gay gắt phản đối những lời tố cáo của Mỹ

Bắc Kinh đã bác bỏ và phản đối những lời tố cáo của ông Pence, cho đấy là những điều không có cơ sở, mang tính chất vu khống lố bịch.

Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh vào hôm nay, thì phát biểu của phó tổng thống Mỹ đã đưa ra "những cáo buộc không xác đáng nhằm chống lại chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc, đồng thời vu khống Bắc Kinh can thiệp bầu cử và vấn đề nội bộ của Mỹ".

Bà Hoa Xuân Oánh còn nhắc lại rằng "Trung Quốc luôn tuân theo nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ quốc gia khác".

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến TQ giữa căng thẳng Đài Loan, Biển Đông (VOA, 21/06/2018)

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis hôm 20/6 cho biết ông s có chuyến thăm Bc Kinh và sau đó là Seoul vào tun ti.

bd1

Bộ trưởng Quc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis.

Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Christopher Logan, xác nhận thông tin này và cho biết chi tiết ca chuyến đi s được công b vào th Sáu.

Tháng trước, quan h quân s gia Hoa Kỳ và Trung Quc đã xu đi sau khi Washington rút li li mi Bc Kinh tham d cuc tp trn hi quân đa quc RIMPAC Hawaii, như mt phn ng đáp tr hành đng ca Bc Kinh, quân s hóa Bin Đông.

Tin cho hay Ngũ Giác Đài đang xem xét việc đưa tàu chiến đi qua Eo bin Đài Loan và bán thêm vũ khí cho Đài Loan sau khi máy bay quân s Trung Quc, gm c máy bay ném bom chiến lược H-6K, thc hin các cuc "din tp bao vây" hòn đo t tr này.

Căng thẳng gia hai nước còn nổi lên ti din đàn an ninh khu vc, tc Đi thoi Shangri-La Singapore, vào đu tháng này, khi ông Mattis lên tiếng ch trích Bc Kinh v các hot đng trong vùng bin tranh chp, k c nhng yêu sách ch quyn và trin khai h thng vũ khí vi mc đích "đe dọa và trn áp" các nước láng ging nh yếu hơn.

Ông cảnh báo Trung Quc s đi mt vi "nhng hu qu, nếu không tìm cách hp tác vi các láng ging cũng cn bo v các li ích ca mình ti đây".

Phát biểu bên l din đàn, Đi tá Chu Ba, giám đc Trung tâm Hợp tác an ninh quc tế thuc B Quc phòng Trung Quc, phn bác rng nhng phát biu ca ông Mattis tht là "nc cười" vì chính "M, ch không phi Trung Quc, đang quân s hóa Bin Đông".

Ông Chu nói không có bất kỳ nào điu lut quc tế nào cm các hoạt đng bi đp đt ca nước ông, và Hoa Kỳ mi là nhân t chính góp phn gây bt n trong khu vc.

Về vn đ Đài Loan, B trưởng Mattis ha tiếp tc duy trì cam kết ca Hoa Kỳ đi vi hòn đo t tr này, và Washington s giúp Đài Loan v mt "hun luyện và thiết b quc phòng cn thiết đ t v".

Sau khi rời Bc Kinh, ông Mattis s đến Seoul. Mc đích ch yếu ca chuyến đi là đ tho lun bước tiếp theo sau khi M và Hàn Quc dp b các cuc tp trn theo kế hoch vào tháng 8 ti, sau cuc hp thượng đỉnh gia Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đo Triu Tiên Kim Jong-un Singapore vào tun trước.

******************

Biển Đông : Hải quân Pháp tuần tra gần khu vực Trường Sa (RFI, 21/06/2018)

Thông cáo của Bộ quốc phòng Pháp ngày 20/06/2018 cho biết, đội tàu Jeanne d'Arc rời căn cứ Darwin - Úc, tiếp tục hành trình tuần tra Biển Đông, trong khu vực có tranh chấp chủ quyền. Paris coi nơi đây là "khu vực có lợi ích chiến lược" của Pháp.

bd2

Tàu chỉ huy đổ bộ Dixmude tham gia đội tàu Jeanne d'Arc tuần tra Biển Đông. ©ROSLAN RAHMAN / AFP

Đội tàu Jeanne d'Arc bao gồm một chiếc tàu chỉ huy đổ bộ Dixmude, tuần dương hạm lớp La Fayette Surcouf. Trên tàu có sự hiện diện của 6 quan chức lãnh đạo chính trị-quân sự Pháp, 5 quan chức thuộc Liên Hiệp Châu Âu và ban đối ngoại Liên Hiệp Châu Âu, cùng với đại diện của nhóm nghiên cứu Mỹ Hudson Institute. Vẫn theo thông cáo của Bộ quốc phòng, tất cả các quan chức nói trên đã "chứng kiến việc Pháp thực hiện cụ thể cam kết bảo vệ nguyên tắc tự do lưu thông".

Cuộc tuần tra của đội tàu Jeanne d'Arc diễn ra vài ngày trước khi có diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La tại Singapore, được tổ chức trong ba ngày, từ 01 đến 03/06/2018. Phát biểu tại diễn đàn này, bộ trưởng Quân Lực Pháp, bà Florence Parly, đã nhấn mạnh đến việc đội tàu Jean d'Arc đi tuần tra bảo đảm quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không tại vùng biển Châu Á và việc Pháp duy trì sự hiện diện thường trực trong khu vực, từ năm 2014.

Thanh Hà

*********************

Thủ tướng Malaysia : ‘Hãy dẹp tàu chiến ở Biển Đông’ (VOA, 21/06/2018)

Hãy thay các tàu chiến bng tàu nh tun tra chung trên Bin Đông, đó là gii pháp duy trì hòa bình mà Th tướng Malaysia Mahathir Mohamad đưa ra trong cuc phng vấn vi t Hoa Nam Bui Sáng (SCMP) hôm 19/6.

bd3

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad.

Theo vị th tướng 92 tui mi đc c thì s hin din ca các tàu chiến Bin Đông đt ra mi đe da ln nht cho hòa bình trong khu vc bin giàu tài nguyên và đy tranh chp này.

"Tôi nghĩ không nên có quá nhiều tàu chiến. Tàu chiến to ra căng thng", ông Mahathir nói trong cuc phng vn đc quyn ca SCMP. "Mt ngày nào đó, ai đó có th phm sai lm và s có mt trn chiến, mt mt s tàu, ri có th có chiến tranh. Chúng ta không mun điu đó".

Theo thủ tướng Mahathir, các tàu nh "nên được trang b đ đi phó vi cướp bin, ch không phi đ chiến đu trong mt cuc chiến".

Nói về quan đim ca tân chính ph đi vi vn đ tranh chp Bin Đông, ông Mahathir khng đnh Malaysia mun tiếp tc chiếm đóng trên các hòn đảo mà nước này nm gi.

"Trung Quốc tuyên b Bin Đông là ca h, nhưng lâu nay nhng hòn đo đó luôn được coi là ca chúng tôi. Vì vy, chúng tôi mun gi li chúng", Th tướng-Tiến sĩ Mahathir nói vi SCMP.

"Có một s đá mà chúng tôi đã phát triển thành đo. Chúng tôi hy vng là s trên nhng hòn đo này bi vì nó là mt phn ca vic gi an toàn cho vùng bin khi cướp bin và nhng người khác".

Malaysia nằm trong s các nước có tranh chp ch quyn vi Trung Quc trên tuyến hàng hi chiến lược có lượng lưu thông toàn cu tr giá lên đến 5 nghìn t đôla mi năm.

Tháng trước, không quân Trung Quc đã đáp máy bay ném bom trên các đo và bãi đá tranh chp Bin Đông trong mt bài tp hun luyn, khiến Vit Nam và Philippines lên tiếng phn đối.

Căng thẳng càng leo thang hơn khi Hoa Kỳ đưa tàu chiến đến khu vc đ th hin "t do hàng hi".

Các nhà quan sát nói rằng các vùng bin đã tr thành mt đim chp cháy vì quân s nng n Trung Quc và các quc gia tuyên nhn khác, trong khi M gi tàu chiến đến khu vc này như là mt phn ca các bài tp "t do hàng hi".

Published in Châu Á

Mỹ xếp Trung Quốc vào danh sách các nước buôn người trầm trọng (RFI, 28/06/2017)

Bộ ngoại giao Hoa Kỳ vừa cho Trung Quốc vào danh sách đen các nước dung dưỡng cho nạn buôn người, đồng hạng với Syria và Bắc Triều Tiên. Trong báo cáo công bố hôm qua 27/06/2017, Trung Quốc bị xếp vào hạng ba tức hạng nghiêm trọng nhất.

mytrung1

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong một cuộc họp báo tại Washington DC, ngày 21/06/2017 - REUTERS/Kevin Lamarque

Được biết có 23 quốc gia bị xếp vào hạng này, trong bản báo cáo đầu tiên về nạn buôn người dưới thời chính quyền Donald Trump. Ba nước châu Phi là Cộng hòa Dân chủ Congo, Congo-Brazzaville và Mali bị cho vào danh sách vì bắt trẻ vị thành niên đi lính, còn Miến Điện tuy có tình trạng tương tự nhưng được đưa lên hạng nhì vì đã có nỗ lực khắc phục.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio cho biết thêm chi tiết :

"Gần nửa triệu công dân Bắc Triều Tiên bị đưa đi làm việc tại các nước có quan hệ với Bình Nhưỡng", theo Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Rex Tillerson cho rằng Trung Quốc đồng lõa với chế độ của Kim Jong-un.

Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố : "Trung Quốc bị đánh sụt hạng vì không có những biện pháp nghiêm túc để đối phó với nạn buôn người, kể cả việc cưỡng bức lao động những người Bắc Triều Tiên trên lãnh thổ Trung Quốc. Người tiêu thụ Mỹ cũng phải biết mình có vô tình đồng lõa với nạn buôn người hay không".

Ông Tillerson khẳng định rằng thông qua lao động cưỡng bức, Bắc Triều Tiên đã trực tiếp nhận được hàng trăm triệu đô la một năm thông qua các ngân hàng nhà nước.

Washington loan báo các biện pháp trừng phạt mới đối với Bình Nhưỡng, vì vẫn tiếp tục các vụ thử nghiệm hạt nhân. Và trong một tin Twitter, tổng thống Donald Trump viết rằng Trung Quốc đã thất bại trong việc tác động lên chế độ Bắc Triều Tiên.

Như vậy biểu lộ giận dữ đầu tiên của Mỹ là việc cho Trung Quốc vào danh sách đen các quốc gia dung dưỡng cho nạn buôn người. Việc này không chính thức ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp Mỹ-Trung, nhưng người tiêu dùng Mỹ coi như đã được lịch sự yêu cầu tẩy chay các sản phẩm Trung Quốc.

Thụy My

***********************

Mỹ có thể trừng phạt Trung Quốc do 'yếu kém trong chống buôn người' (BBC, 28/06/2017)

Trung Quốc "không có nỗ lực đáng kể nào" trong việc ngăn chặn tình trạng buôn người, Hoa Kỳ nói, và hiện ít có các trường hợp bị truy tố về tội này hơn so với trước đây.

mytrung2

Nạn buôn người - Ảnh minh họa

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Năm tuần trước ra bản phúc trình thường niên về nạn buôn người, Trafficking in Persons Report, và đã hạ bậc Trung Quốc xuống thành một trong các quốc gia vi phạm tồi tệ nhất.

Các nội dung nhấn mạnh tới việc đối xử với người Bắc Hàn, những người có thể đã bị buôn sang rồi lại bị Trung Quốc gửi trả về nước.

Hiện Trung Quốc chưa ra phản ứng về nội dung phúc trình, và có thể sẽ phải đối diện với các lệnh trừng phạt.

Các nước bị đưa vào nhóm thứ ba trong tổng số ba nhóm xếp hạng trong bản phúc trình, trong đó có Bắc Hàn, Sudan và Venezuela, có thể sẽ không được tiếp tục nhận các khoản nằm ngoài khuôn khổ viện trợ nhân đạo.

Tuy nhiên, hãng tin Associated Press nói rằng lệnh miễn trừ của tổng thống có thể khiến các nước trong Nhóm Bậc Ba không phải lúc nào cũng bị trừng phạt.

Afghanistan, Qatar và Malaysia được tăng lên Nhóm Bậc Hai bởi các nước này được coi là đã nỗ lực ngăn chặn các hoạt động buôn người và cải thiện điều kiện cho các nạn nhân.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson nói Trung Quốc bị hạ bậc "một phần bởi nước này đã không có những bước đi nghiêm túc nhằm chấm dứt tình trạng buôn bán người phức tạp ở nước này, gồm cả việc liên quan tới các lao động cưỡng bức từ Bắc Hàn sang".

mytrung3

Kẻ buôn người ngồi tù nói việc mình làm 'chẳng có gì sai'

Bản phúc trình nói rằng chuyện Trung Quốc gửi trả người Bắc Hàn về nước mà không kiểm tra xem có những dấu hiệu cho thấy họ bị buôn lậu sang hay không là điều rất thường xảy ra, ngay cả khi những người đó có thể phải đối diện với việc bị tra tấn hoặc xử tử khi bị trả về.

Ông Tillerson nói ước tính khoảng 50.000-80.000 người Bắc Hàn đang làm việc ở nước ngoài dưới dạng lao động cưỡng bức, thường phải làm tới 20 tiếng mỗi ngày.

Tuy bản phúc trình do Bộ Ngoại giao thay vì Tòa Bạch ốc đưa ra, nhưng đây là lời quở trách nghiêm trọng nhất đối với chính phủ Trung Quốc mà Hoa Kỳ đưa ra kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, hồi tháng Giêng, cho tới nay.

mytrung4

Bản đồ cho thấy các ngả đường di chuyển chính của hoạt động buôn người trên toàn cầu

Tuy nhiên, hãng tin Reuters nói rằng ông Trump đang 'ngày càng trở nên khó chịu' về việc Trung Quốc không có hành động gì đối với Bắc Hàn, và rằng ông đang cân nhắc việc có các hành động thương mại để đáp trả.

Bản phúc trình đề cập tới tình hình tại 180 quốc gia và được coi là nguồn đánh giá toàn diện nhất về các nỗ lực trong vấn đề chặn đứng tình trạng buôn người.

Published in Quốc tế

Nhà ngoại giao Mỹ 'cho gián điệp Trung Quốc tin tối mật' (BBC, 23/06/2017)

Một cựu quan chức ngoại giao Mỹ bị bắt và bị buộc tội cung cấp tài liệu tối mật cho một mật vụ Trung Quốc.

toimat1

Kevin Mallory, cựu quan chức ngoại giao Mỹ bị bắt và bị buộc tội cung cấp tài liệu tối mật cho một mật vụ Trung Quốc

Theo lời khai có tuyên thệ, Kevin Mallory, 60 tuổi từ Virginia, được cho là đã tới Thượng Hải vào tháng Ba và tháng Tư 2017.

Ông đã không khai báo số tiền mặt 16.500 USD có trong hai kiện xách tay khi đi qua sân bay Chicago, theo hãng tin Associated Press.

Theo Đạo luật Gián điệp liên bang, ông có thể đối diện án tù chung thân.

FBI xác nhận ông được miễn bị kiểm tra an ninh khi còn làm việc cho chính phủ Mỹ.

Sau khi không còn là nhân viên nhà nước vào năm 2012, ông mất đi quyền hạn này và bắt đầu làm tư vấn tự do.

Washington Post nói theo hai quan chức chính phủ, ông Mallory từng được CIA tuyển dụng, nhưng thông tin này không được đưa ra tòa.

Trong cuộc phỏng vấn tự nguyện với các mật vụ FBI hồi tháng Năm, ông Mallory nói người ông từng gặp ở Thượng Hải nói ông ta làm việc cho một viện nghiên cứu của Trung Quốc là Học viện Khoa học Xã Hội Thượng Hải (SASS).

Kể từ 2014, FBI tin rằng gián điệp Trung Quốc dùng cái vỏ của viện SASS này để che giấu tên tuổi, theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.

Lời khai có tuyên thệ cũng cho thấy ông Mallory được cho là đã viết cho đối tượng Trung Quốc rằng "cái ông cần là thông tin và cái tôi cần là được trả tiền".

Ông Mallory, người nói thạo tiếng Trung, hiện diện đầu tiên trong phiên tòa hôm thứ Năm và sẽ quay lại phiên xử sơ bộ hôm thứ Sáu.

************************

Trung Quốc : Tố cáo gián điệp được thưởng 68.000 euro (RFI, 10/04/2017)

Sau tuyên truyền giờ đến dụ dỗ. Cảnh sát Bắc Kinh ngày 10/04/2017 thông báo có thể thưởng một món tiền lớn lên đến 500.000 nhân dân tệ (68.000 euro) cho những ai tố cáo các hoạt động gián điệp. Một món tiền được cho là quá béo bở so với mức lương trung bình tại Bắc Kinh là 85.000 tệ/năm.

spy1

Cảnh sát Trung Quốc treo thưởng lên đến 500.000 nhân dân tệ (68.000 euro) cho người tố cáo hoạt động gián điệp. Ảnh minh họa. CHINA-REFORM/VOLATILITY REUTERS/Petar Kujundzic

Theo thông báo đăng trên trang mạng của cảnh sát thủ đô, "công dân đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc điều tra chống gián điệp". Thông báo của cảnh sát cũng đảm bảo rằng người cung cấp thông tin có quyền giấu tên tuổi và được bảo vệ an ninh cho chính bản thân cũng như gia đình. Tuy nhiên, thông báo cũng cảnh cáo người cung cấp tin sai sẽ bị trừng phạt.

AFP nhắc lại, năm 2016, một mẫu truyện tranh đã được vẽ trên các bức tường tòa nhà công cộng, cảnh giác các cô gái Trung Quốc trước các chiêu tình cảm do nhiều người ngoại quốc sử dụng để moi tin tức. Câu chuyện mang tên "Những mối tình nguy hiểm" dựng cảnh một nữ công chức được đặt tên là Xiao Li. Cô Li xinh xắn đã ngã lòng một anh chàng ngoại quốc điển trai tên là David. Câu chuyện kết thúc với cảnh cặp đôi bị bắt khi cô Xiao Li trao cho David những tài liệu nội bộ liên quan đến cơ quan mình.

Theo AFP, chính quyền Trung Quốc thường xuyên đề cập đến mối đe dọa "các lực lượng ngoại bang thù nghịch" để biện minh cho việc sử dụng các biện pháp kiểm duyệt hay các hành động vi phạm nhân quyền.

Minh Anh

****************

Trung Quốc  thưởng nửa triệu tệ cho tin về gián điệp ngoại quốc (BBC, 10/04/2017)

Chính phủ Trung Quốc sẽ treo thưởng bằng những khoản tiền mặt lớn để thu nhận thông tin về gián điệp nước ngoài, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin.

>spy2

Tiền thưởng trả bằng tiền mặt sẽ là trong khoảng 10.000 tới 500.000 nhân dân tệ Trung Quốc

Người dân tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc có thể nhận tới nửa triệu Nhân dân tệ, tương đương 72.000 đô la Mỹ khi cung cấp các tin tức giúp phát hiện gián điệp nước ngoài.

Các viên chức thành phố này nói người dân nên giúp "từ từ xây dựng một bức Vạn lý trường thành thép trong việc đấu tranh chống lại thế lực thù nghịch và bảo vệ chống lại gián điệp".

Giới chức trách tiến hành một chiến dịch nâng cao nhận thức từ hồi năm ngoái bao gồm những cảnh báo chống lại việc bị các gián điệp ngoại quốc dụ dỗ.

Quy định mới này được một chi nhánh an ninh của chính quyền thành phố Bắc Kinh đưa ra và nói rằng cư dân có thể cung cấp các tin tức mách bảo qua mạng lưới đường dây nóng được khai trương hồi năm ngoái, hay qua con đường trực tiếp hoặc qua bưu điện.

Tiền thưởng là từ 10.000 tới 500.000 Nhân dân tệ, tùy thuộc các tin này có ích tới mức nào trong việc "phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi tình báo, hay phá được các vụ gián điệp", theo một số cơ quan truyền thông nhà nước, trong đó có tờ Bắc Kinh Nhật báo.

Giới chức trách cho biết là trung tâm quản trị và sáng tạo của Trung Quốc, Bắc Kinh "là lựa chọn hàng đầu của các nhân viên tình báo ngoại quốc và những người đang quyết liệt tìm cách thực hiện các hoạt động xâm nhập, lật đổ, chia rẽ và ăn cắp".

Giới chức trách cho biết hồi tháng Giêng một nhóm các ngư dân ở tỉnh Giang Tô đã phát hiện một "vật không được xác định có khắc những từ ngoại quốc" trong khi đi đánh cá và đã nộp lại cho giới chức trách.

Vật thể này sau đó được xác định là "một thiết bị gián điệp đang thu thập dữ liệu về Trung Quốc".

Published in Quốc tế

Hoa Kỳ sẽ chung sống với Trung Quốc ‘40 năm nữa’ (BBC, 22/06/2017)

Hoa Kỳ sẽ tăng cường hợp tác song phương với Trung Quốc và thu hẹp khác biệt.

Thông điệp được đưa ra trong cuộc hội đàm cấp cao hai nước hôm thứ Tư tại Washington D.C.

hk1

Bộ trưởng quốc phòng Jim Mattis (trái) và Ngoại trưởng Rex Tillerson trả lời tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis nói với các phóng viên sau vòng đầu đối thoại an ninh và ngoại giao Trung Mỹ.

hk2

Thông điệp được đưa ra trong cuộc hội đàm cấp cao hai nước hôm thứ Tư tại Washington D.C.

Đoàn Trung Quốc có ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ và ông Phòng Phong Huy, Tổng tham mưu trưởng, một ủy viên Quân ủy trung ương Trung Quốc, tham dự.

Ông Tillerson nói rằng Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh quan hệ song phương cho 40 năm tới trong bối cảnh hai nước chia sẻ lợi ích an ninh tuy đối diện các mối đe dọa hoặc các lĩnh vực mà cả hai nước cần thu hẹp khác biệt và giải quyết các vấn đề này.

"Các cuộc đối thoại cho một cơ hội để cân nhắc chúng ta sẽ tiếp cận ra sao và làm thế nào để cùng chung sống trong 40 năm tới", ông Tillerson nói.

"Một phần thảo luận về 40 năm tới là tăng cường tin tưởng đôi bên và hướng tới nỗ lực của quân đội và chính phủ hai nước nhằm giảm bớt rủi ro dài hạn", ông Tillerson nói thêm.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis kêu gọi cho mối quan hệ với Trung Quốc có tính "xây dựng" và "coi trọng kết quả".

"Tôi cam kết cải thiện quan hệ quốc phòng Mỹ Trung để duy trì một yếu tố ổn định trong quan hệ về toàn diện. Hai nước chúng ta có thể và đã có hợp tác theo những cách đôi bên cùng có lợi", ông Mattis nói.

Đối thoại an ninh và ngoại giao cấp cao là một trong bốn cơ chế được lãnh đạo hai nước là Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump nhất trí triển khai trong cuộc họp với nhau tại Florida hồi tháng Tư.

Ba vòng đối thoại cấp cao nữa về các mảng kinh tế, thực thi luật và an ninh mạng sẽ diễn ra nội trong năm nay.

hk3

Mỹ không chấp nhận quân sự hóa Biển Đông

Mới đây Hoa Kỳ nói sẽ không chấp nhận việc quân sự hóa của Trung Quốc với các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông và nói những động thái như vậy làm suy yếu sự ổn định khu vực..

Phát biểu tại hội nghị an ninh thường niên được biết đến với tên gọi Diễn đàn Shangri-la ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đưa ra cảnh báo :

"Chúng tôi phản đối các quốc gia quân sự hóa các hòn đảo nhân tạo và thực thi thái quá các yêu sách biển. Chúng tôi không thể và sẽ không chấp nhận những thay đổi đơn phương, cưỡng ép hiện trạng".

*********************

Mỹ hối Trung Quốc kìm chân các công ty làm ăn với Bắc Triều Tiên (VOA, 22/06/2017)

Mỹ ngày 21/6 hi thúc Trung Quc kim soát các công ty làm ăn vi Bc Triu Tiên sau khi Tng thng Donald Trump viết trên Twitter trước khi đôi bên có các cuc hi đàm cao cp rng các n lc ca Bc Kinh nhm gây nh hưởng ti đng minh khó bo ca mình không có kết qu.

hk4

Ngoại trưởng Rex Tillerson (gia, trái) hi kiến y viên quc v vin đc trách đi ngoi ca Trung Quc, Dương Khiết Trì, và tướng Phòng Phong Huy, ti B ngoi giao Washington, ngày 21 tháng 6, 2017.

Ông Trump vẫn trông cy vào Trung Quc s dng sc nh hưởng kinh tế đi vi chính ph ca lãnh t Bc Triu Tiên Kim Jong-un trong lúc M ngày càng lo ngi v vic Bc Triu Tiên tăng tc hướng ti mt phi đn ht nhân có th tn công lục địa M.

Đàm phán an ninh giữa các nhà ngoi giao và lãnh đo quc phòng M-Trung din ra trong lúc Washington đang phn n v cái chết ca sinh viên M, Otto Warmbier, sau khi anh được Bc Triu Tiên phóng thích trong tình trng hôn mê.

Tại cuc hi đàm Washington, B trưởng Ngoi giao Rex Tillerson và B trưởng Quc phòng Jim Mattis tiếp đón y viên Quc v vin đc trách đi ngoi ca Trung Quc, Dương Khiết Trì, và Tướng Phòng Phong Huy, Tng tham mưu trưởng Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quc.

Bà Susan Thornton, nhà ngoại giao cp cao ca M ti khu vc Đông Á, cho hay vn đ Bc Triu Tiên s đng đu ngh trình tho lun. Bà nói M s tham vn vi Trung Quc v vic thi hành các ngh quyết ca Hi đng Bo an Liên Hip Quc nhm hn chế doanh thu và công nghệ cho các chương trình phi đn và ht nhân.

Tuần trước, ông Tillerson nói trong mt cuc điu trn ca Thượng vin rng nhng n lc ca Trung Quc đi vi Bc Triu Tiên "không đu". Bà Thornton dn ra nhng hn chế ca Trung Quc đi vi than đá nhập khu ca Bc Triu Tiên là tiến b "đáng chú ý". Tuy nhiên, bà nói rng M mun có thêm hành đng nhm vào các công ty Bc Triu Tiên trong danh sách đen đang kinh doanh qua ng Trung Quc.

Bắc Kinh mun ni li nhng cuc đàm phán ca M vi Bắc Triều Tiên và Trung Quc hy vng s đt được "kết qu tích cc" t cuc đi thoi hôm nay 21/6, phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc Cnh Sng nói.

Các cuộc tho lun này thay thế mt cuc đi thoi chiến lược và kinh tế được t chc hàng năm dưới chính quyền Obama. Nhng cuc hi đàm đó ít khi mang li kết qu đáng k. Cuc hi đàm năm nay tách bit các khía cnh an ninh.

Bà Thornton cho biết các cuc đàm phán cũng s bao gm Bin Đông, nơi Bc Kinh đã xây ct các cơ s quân s khiến các nước láng giềng lo ngại và gây căng thng vi Washington ; hp tác quân s M-Trung đ gim nguy cơ mâu thun ; và nhng n lc đ đánh bi Nhà nước Hi giáo.

Các vấn đ thương mi gây chia r s được gii quyết vào mt dp sau đó.

Trọng Thành

****************

Mỹ yêu cầu Trung Quốc gia tăng áp lực với Bắc Triều Tiên (RFI, 22/06/2017)

Trong cuộc họp giữa các lãnh đạo ngoại giao và quốc phòng Hoa Kỳ - Trung Quốc hôm qua 21/06/2017, ở Washington, phía Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc gia tăng áp lực, buộc Bắc Triều Tiên ngưng chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

hk5

Hai phái đoàn ngoại giao và quân sự Mỹ-Trung thảo luận tại Washington DC, ngày 21/06/2017. REUTERS/Aaron P. Bernstein

Trong cuộc họp giữa các lãnh đạo ngoại giao và quốc phòng Hoa Kỳ - Trung Quốc hôm qua 21/06/2017, ở Washington, phía Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc gia tăng áp lực, buộc Bắc Triều Tiên ngưng chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

AFP cho biết ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson phát biểu trong cuộc họp báo là Mỹ "đã nhắc lại với Trung Quốc là cần có trách nhiệm gia tăng áp lực kinh tế và ngoại giao đối với Bắc Triều Tiên một cách mạnh mẽ hơn nữa nếu muốn ngăn chặn sự leo thang quân sự trong khu vưc". Ngoại trưởng Rex Tillerson cũng gọi Bình Nhưỡng là "mối đe dọa an ninh chính" của Mỹ và hy vọng Trung Quốc sẽ góp phần chống lại "hoạt động vi phạm pháp luật" của Bình Nhưỡng như rửa tiền, tấn công tin tặc để có tiền chi cho chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Trung Quốc tiếp tục phản đối Mỹ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD ở Hàn Quốc và kêu gọi thương lượng, đề xuất Bắc Triều Tiên ngưng chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Đổi lại, Mỹ và Hàn Quốc ngưng các đợt tập trận chung có quy mô lớn.

Bắc Triều Tiên đã có phản ứng. Hôm nay, tờ Rodong Sinmum của Bắc Triều Tiên nói rằng tổng thống Mỹ Donald Trump là "người mắc bệnh thần kinh" và "Hàn Quốc phải hiểu rằng nghe theo một kẻ thần kinh như Donald Trump thì sẽ chỉ dẫn tới tai họa mà thôi".

Thùy Dương

**********************

Mỹ sẽ có biện pháp với Bắc Kinh nếu tranh chấp thương mại không được gỡ rối (VOA, 22/06/2017)

Trước cuc đàm phán kinh tế M-Trung, mt t chc vn đng cho doanh nghip M cnh báo Washington có th cân nhc hành đng chng li Bc Kinh nếu không đt thêm tiến b trong vic giải quyết các tranh chp thương mi.

hk6

liu - Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình và Tng thng M Donald Trump

Trung Quốc và M đng ý 100 ngày đàm phán thương mi sau khi Tng thng M Donald Trump gp g người tương nhim Tp Cn Bình hi tháng 4, nhm ct gim thâm ht thương mi 347 t đôla ca M vi nn kinh tế ln th hai của thế gii hi năm ngoái.

Nhưng nhng người ch trích trong ngành thương mi ca M nói rng kết qu ca các cuc đàm phán cho đến nay ch đưa ti nhng bin pháp hi ht mà không gii quyết được nhiu vn đ cp thiết hơn như nhng hn chế tiếp cn thị trường Trung Quc và các chính sách công nghip.

"Chúng tôi không cổ đng chiến tranh thương mi ... nhưng nếu đi thoi không mang li kết qu, có mt s công c trong b công c mà (chính ph M) có th s dng", Myron Brilliant, phó ch tch điu hành của Phòng Thương mi M, nói vi báo gii Bc Kinh.

"Có một s tiến b tim tiến đang đt được. Nhưng như vy vn chưa đ ... Chúng tôi cn gii quyết mt s vn đ khó khăn hơn".

Hạn chót cho nhng cuc đàm phán là ngày 16 tháng 7 và cuc Đi thoi Kinh tế Toàn din M-Trung đu tiên theo lch trình s được t chc vào mt thi đim sau đó trong năm nay.

Căng thẳng thương mi gia hai nước gim bt sau cuc gp ca hai nhà lãnh đo khi M tìm kiếm s tr giúp t Trung Quc trong vic kim soát các chương trình hạt nhân và phi đn đn đo ca Bc Triu Tiên, nhưng Phòng Thương mi Hoa Kỳ cho hay áp lc đang gia tăng đ Trung Quc có thêm hành đng ci thin kh năng tiếp cn th trường cho các công ty nước ngoài.

Published in Quốc tế

Trung Quốc và Mỹ đối thoại an ninh, ngoại giao (RFA, 20/06/2017)

Đối thoại An ninh và Ngoại giao đầu tiên giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc sẽ được tổ chức vào thứ Tư, ngày 21 tháng 6, tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

hktq1

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson và Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Jim Mattis (trái) tại Sydney vào ngày 5 tháng 6 năm 2017. AFP photo

Hoa Kỳ cho biết vào ngày 21 tháng 6 sẽ tổ chức cuộc gặp với hai quan chức cấp cao của Trung Quốc với mục đích tăng cường đối thoại về vấn đề Bắc Hàn.

Tin cho biết ngoại trưởng Rex Tillerson và tổng trưởng quốc phòng Jim Mattis sẽ đón hai ông Dương Khiết Trì và Thường Vạn Toàn trong khuôn khổ Vòng đối thoại An Ninh và Ngoại giao Hoa Kỳ- Trung Quốc. Nội dung chính là bàn về vấn đề Bắc Hàn.

Theo AFP, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã có những kết quả trong nỗ lực thay đổi chính sách đối ngoại của Mỹ ; tuy nhiên cần phải tăng cường hơn nữa với phía Trung Quốc để có được hiệu quả.

Vào tháng 4 vừa qua, tổng thống Donald Trump tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago tại Florida, không còn những chỉ trích gay gắt đối với Bắc Kinh và xem đó là khởi đầu của mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước

Cũng theo AFP, hồi tháng trước, Bắc Kinh và Washington đã ký một thoả thuận có giới hạn để mở rộng thị trường xuất khẩu của hai nước. Và sau đó, một người bạn lâu năm của ông Tập Cận Bình, lúc đó là Thống đốc bang Iowa, Terry Branstad, được cử làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc.

***********************

Mỹ muốn Trung Quốc nỗ lực hơn vào việc chống khủng bố (RFA, 20/09/2017)

Hoa kỳ muốn Trung Quốc tham gia nhiều hơn vào cuộc chiến toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố và các nỗ lực đánh bại Nhà nước Hồi giáo cả ở Iraq. Giới chức Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết tin này hôm 19 tháng 6.

hktq2

Bà Susan Thornton, quyền trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á của Hoa Kỳ

Bà Susan Thornton, quyền trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á của Hoa Kỳ, nói với báo giới rằng Trung Quốc cho đến giờ chỉ mới có một vai trò rất giới hạn trong nỗ lực chống khủng bố và Hoa Kỳ muốn Trung Quốc nhận lãnh thêm trách nhiệm. Bà Thornton cũng nói Trung Quốc có nhiều quyền lợi ví dụ như ở Iraq chẳng hạn và Hoa Kỳ muốn Trung Quốc đóng góp hơn nữa cho nỗ lực của liên minh quốc tế chống Nhà nước Hồi Giáo.

Theo bà Thornton, Trung Quốc hiện đang phải chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa khủng bố ngày một tăng, ví dụ như vụ hai công dân Trung quốc bị giết hại gần đây ở Pakistan. Bà cho biết Bắc Kinh gần đây cũng đã gửi ra các tín hiệu muốn can dự sâu thêm vào nỗ lực chống khủng bố.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng nói tại buổi họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh hôm 20 tháng 6 rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều là nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố và việc hợp tác giữa hai bên là vì lợi ích của cả hai nước.

**********************

Mỹ thúc đẩy Trung Quốc nỗ lực chống khủng bố toàn cầu (VOA, 21/06/2017)

hktq3

Bà Susan Thornton, quyền trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á, thuyết trình tại Trung tâm Báo chí Nước ngoài về chuyến đi thăm châu Á của Ngoại trưởng Tillerson, ngày 13/3/2017.

Hoa Kỳ muốn Trung Quc can d nhiu hơn h tr cuc chiến toàn cu chng khng b và nhng n lc đánh bi Nhà nước Hi Giáo, k c ti Iraq, mt gii chc cao cp Hoa Kỳ ngày 19/6 tuyên b trước các cuc tho lun an ninh cp cao vi Bc Kinh.

Bà Susan Thornton, quyền tr lý Ngoi trưởng M ph trách các vn đ Đông Á, khng đnh Trung Quc hin ch đóng mt vai trò gii hn trong nhng n lc chng khng b, dù dường như Bc Kinh có t ra quan tâm nhiu hơn trước.

"Chúng ta muốn Trung Quc bước thêm nữa và nhn trách nhim nhiu hơn", bà Thornton nói vi các phóng viên vào lúc các B trưởng quc phòng và Ngoi trưởng ca Washington và Bc Kinh chun b gp nhau ti th đô M vào ngày 21/6.

"Họ có nhiu li ích, chng hn như ti Iraq, và chúng tôi nghĩ là họ nên làm nhiu hơn na đ góp phn vào nhng n lc trong liên minh quc tế đánh bi Nhà nước Hi Giáo", bà Thornton nói.

Vẫn theo li bà, Bc Kinh tuy không phi là thành viên ca liên minh đánh bi Hi giáo gm 68 nước, nhưng ngày càng b nh hưởng bi khng b, như v giết hi 2 người Trung Quc ti Pakistan.

"Chúng ta muốn có mt cuc tho lun thành tht vi h v vic h có th làm nhiu hơn như thế nào, chc chn là theo phương cách cung cp ngun lc cho nhng chính ph đang chiến đu chống li khng b và n lc giúp xây dng kh năng cho các chính ph và các lc lượng an ninh ti nhng nơi khác nhau", bà Thornton nói thêm.

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Trung Quc Cnh Sng phát biu trong mt cuc hp báo hàng ngày ti Bc Kinh hôm 20/6 rằng Trung Quc và Hoa Kỳ đu là nn nhân ca khng b.

Các cuộc tho lun ngày 21/6 gia Washington và Bc Kinh có s tham d ca Ngoi trưởng Rex Tillerson, B trưởng Quc phòng Jim Mattis cũng như y viên Quc v vin Dương Khiết Trì và Đi tướng Phòng Phong Huy, Tổng Tham mưu trưởng Quân đi Gii phóng Nhân dân Cng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Bộ Ngoi giao M nói các cuc tho lun này s chú trng đến phương cách làm áp lc đ Bc Triu Tiên t b chương trình ht nhân và phi đn nhưng cũng bao gm nhng lãnh vực như chng khng b và tranh chp Bin Đông.

Hoa Kỳ chống li vic Trung Quc xây dng và cng c các đo ti Bin Đông.

Bà Thornton nói hiện gi đang có nhng chuyn đng hướng ti đng thun v b quy tc ng x v Bin Đông và rng Washington muốn các hot đng xây dng như thế đình ch.

Bà nhắc li li kêu gi Trung Quc thi hành hoàn toàn nhng chế tài ca Liên hip quc đi vi Bc Triu Tiên.

Ca ngợi Bc Kinh cm nhp khu than ca Bc Triu Tiên, bà Thornton nói thêm: "Chúng ta mun thy Trung Quốc làm nhiu hơn na".

*************************

Đức yêu cầu Trung Quốc trả tự do cho một giám mục (RFA, 20/06/2017)

Đại sứ Đức tại Trung Quốc, ông Michael Clauss, kêu gọi nhà cầm quyền Trung Quốc trả tự do cho giám mục Công giáo Phêrô Thiệu Chúc Mẫn, hiện được cho là đang bị quản thúc sau khi bị cưỡng bức đến những nơi không rõ 4 lần trong vòng không đầy 1 năm.

110131_UCLA_PHT61.jpg

Đại sứ Đức tại Trung Quốc, ông Michael Clauss. Courtesy of German Embassy

Ông Đại Sứ viết trên website của tòa đại sứ tại Bắc kinh rằng ông Thiệu phải được trả tự do hoàn toàn. Ngoài ra vị đại sự Đức cũng có nhắc tới các lo ngại của những người hoạt động xã hội tại Trung quốc cho rằng bộ luật mới của Bắc Kinh về tôn giáo sẽ được dùng để hạn chế thêm nữa quyền tự do tôn giáo ở nước này.

Giám mục Phê Rô Thiệu Chúc Mẫn đứng đầu giáo hội thầm lặng không được Bắc Kinh công nhận tại thành phố Ôn Châu miền đông nam Trung quốc. Tòa thánh Vatican đứng đầu giáo hội Công giáo hoàn vũ hiện không có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, một quốc gia tự xưng là vô thần.

Published in Quốc tế

Donald Trump nói đã tạo quan hệ cá nhân tốt với Tập Cận bình (RFI, 08/04/2017)

Chuyến công du Mỹ của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được dư luận chờ đợi nhiều đã kết thúc ngày 07 /04/2017, nhưng cuối cùng cuộc gặp của lãnh đạo hai cường quốc thế giới không có đột phá quan trọng cũng như tiến bộ cụ thể nào trong các hồ sơ gai góc trong quan hệ hai nước. Thành công duy nhất của chuyến thăm có thể nói được là việc tạo dựng được mối quan hệ cá nhân "đặc biệt" giữa Donald Trump và Tập Cận Bình.

trump1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago, Palm Beach, Florida, ngày 6/04/2017. REUTERS/Carlos Barria

 Thông tín viên RFI, Jean Louis Pourtet tại Washington tường trình :

'' Ít ra thì trước công chúng Donald Trump và Tập Cận Bình cũng tạo được cảm giác họ là những người bạn tốt nhất thế giới. Đã xa rồi cái thời mà ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa tố cáo Trung Quốc đánh cắp của nước Mỹ nhiều thứ do mất cân bằng lớn trong cán cân thương mại. Vấn đề này đã được đề cập ngày hôm qua, nhưng theo bộ trưởng Thương Mại Mỹ Wilbur Ross, Trung Quốc đã tỏ ra quan tâm đến rút ngắn khoảng cách để đối phó với lạm phát. 

Về phần ngoại trưởng Rex Tillerson, ông ghi nhận trên hồ sơ Bắc Triều Tiên, lãnh đạo hai nước thống nhất với nhau là những bước đi của Bình Nhưỡng đã ở mức "nghiêm trọng". Dù ngoại trưởng Mỹ đánh giá các cuộc hội đàm diễn ra thẳng thắn và trung thực, nhưng đó chỉ là ngôn từ ngoại giao và điều đó có nghĩa là cũng có lúc căng thẳng. 

Trong bữa tiệc trưa, Donald Trump tỏ ra lạc quan. Ông nói : "Tôi nghĩ chúng ta đã đạt được tiến bộ ngoạn mục trong quan hệ với Trung Quốc. Quan hệ cá nhân được tạo dựng giữa chủ tịch Tập và tôi là rất đặc biệt. Tôi tin sẽ có thể loại bỏ nhiều vấn đề tiềm ẩn bất đồng".

Chuyến thăm này nhằm mục đích để lãnh đạo hai nước hiểu nhau hơn và không kỳ vọng vào bất kỳ đột phá nào. Ở điểm này có thể nói chuyến thăm đã thành công.''

Mở rộng hợp tác

Có thể tóm tắt một số điểm chính đạt được trong cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Mỹ lần này là : Hai bên đã nhất trí với nhau giải quyết các bất đồng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và mở rộng các lĩnh vực hợp tác. Theo ngoại trưởng Rex Tillerson, chủ tịch Tập Cận Bình đồng ý hợp tác hơn nữa nhằm kềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên.

Còn bộ trưởng thương mại Mỹ thì cho biết hai bên nhất trí triển khai kế hoạch 100 ngày thảo luận về các vấn đề làm ăn giữa hai nước làm sao để giảm bớt mất cân đối trong quan hệ thương mại Mỹ- Trung.

Tổng thống Trump cũng đã bày tỏ lo ngại của Mỹ về các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh Bắc Kinh cần tuân thủ các chuẩn mực quốc tế trong khu vực này. Lãnh đạo Trung Quốc cam kết hai bên sẽ tạo dựng lòng tin để hiểu nhau hơn, hướng tới "quan hệ hữu nghị".

Donald Trump đã nhận lời mời của Tập Cận Bình tới thăm Trung Quốc.

Anh Vũ

***********************

Trump nhận lời mời thăm Trung Quốc (BBC, 08/04/2017)

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận lời mời của ông Tập Cận Bình đến thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho hay.

trump2

Ông Trump nói mối quan hệ của ông với ông Tập "rất tốt"

Ông Trump đang tiếp chủ tịch Trung Quốc trong chuyến thăm hai ngày tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago ở Florida.

Năm ngoái, ông Trump nói rằng Trung Quốc đã "hãm hại nước Mỹ" và hứa hẹn sẽ chỉ đích danh siêu cường quốc này là kẻ thao túng tiền tệ.

Nhưng trong cuộc gặp thượng đỉnh dường như mang tính ngoại giao, cả hai nhà lãnh đạo đồng ý thiết lập định dạng mới cho các cuộc đàm phán Mỹ - Trung.

Ông Tillerson cho biết chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Trump sẽ là chuyến thăm cấp nhà nước trong năm 2017, nhưng không công bố thêm chi tiết.

"Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra trong không khí rất tích cực, tất cả chúng tôi đều cảm thấy hài lòng về kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh này", ông Tillerson nói.

Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross, lãnh đạo hai nền kinh tế mạnh nhất thế giới đồng ý với kế hoạch 100 ngày trao đổi về các cuộc đàm phán thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ và giảm thâm hụt thương mại của Washington với Trung Quốc.

trump3

Lãnh đạo hai nền kinh tế mạnh nhất thế giới đồng ý với kế hoạch 100 ngày trao đổi về các cuộc đàm phán thương mại

"Do các vấn đề cần trao đổi có phạm vi rộng và và tầm quan trọng, kế hoạch đó có thể là tham vọng, nhưng đó là một thay đổi đáng kể trong việc trao đổi giữa hai nước", ông Ross nói với các phóng viên.

"Tôi nghĩ rằng đó là biểu tượng rất quan trọng của mối quan hệ gia tăng giữa hai nước".

Ông Trump nói ông tin rằng ông đã làm được "bước tiến lớn" trong mối quan hệ Mỹ - Trung trong các cuộc đàm phán với ông Tập.

Ngay trong đêm chủ tịch Trung Quốc đặt chân đến Mỹ, Mỹ mở cuộc oanh kích nhắm vào căn cứ không quân ở Syria nhằm đáp trả vụ tấn công nghi là dùng vũ khí hóa học.

Cuộc tấn công được công bố đêm 6/4 chỉ giây lát sau khi ông Tập và phu nhân rời khu nghỉ mát sau bữa ăn tối.

Bắc Kinh tránh công khai bình luận về sự kiện này.

Ông Tập có thể tức giận

Carrie Gracie, biên tập BBC Tiếng Trung phân tích :

"Quan điểm của Trung Quốc về Syria gần với Nga hơn với Mỹ.

Và chính phủ Trung Quốc sẽ cho rằng thời điểm diễn ra cuộc tấn công hỏa tiễn của Mỹ là thông điệp thẳng thừng rằng nếu không có sự trợ giúp mạnh mẽ của Trung Quốc trong việc dỡ bỏ chương trình hạt nhân của Kim Jong-un, mục tiêu tiếp theo của hành động quân sự Mỹ có thể sẽ là Bắc Hàn.

Theo nghi thức ngoại giao của Trung Quốc, cần tuyệt đối tránh những động thái đột ngột làm gián đoạn sự kiện. Chủ tịch Tập có thể tức giận vì Tổng thống Trump đã chọn thời điểm tấn công Syria vào đúng lúc ông đến Mỹ.

Nhưng bề ngoài, ông Tập giữ đúng kịch bản của ông về thái độ hợp tác trong khi ông Trump nhấn mạnh rằng họ thiết lập mối quan hệ rất tốt và đạt được tiến bộ to lớn.

Khi hai vị lãnh đạo cùng dùng tiệc trưa cuối cùng trong chuyến thăm của ông Tập, những câu hỏi hóc búa về mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ thế nào sau vụ Mỹ oanh kích Syria đã có lời đáp là chuyến thăm Trung Quốc năm nay của Tổng thống Trump".

Published in Quốc tế

Cuộc gặp thế kỷ được cả thế giới chờ đợi giữa hai siêu nhân đặc biệt của lịch sử thế giới sắp diễn ra tại Mar-a-Lago, Florida, Hoa Kỳ 6/04/2017.

mytrung1

Tổng thống Donald Trump sẽ tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Florida, Hoa Kỳ

Từ một phía, người ta đã nhận thấy rất rõ những áp lực có ý định của Trump.

Bắt đầu bằng chuyến bộ trưởng ngoại giao Rex Tillerson đích thân đi một vòng qua Nhật, Hàn với một loạt những tuyên bố, như vẻ nếu không có giải pháp gì từ phía Trung Quốc, thì thân phận Triều Tiên đã và dứt khoát do Mỹ định đoạt và đã được định đoạt : "sự kiên nhẫn chiến lược của Mỹ đối với Triều tiên đã kết thúc", "hai thập kỷ nỗ lực kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên đã thất bại", "mọi phương án đều được đặt lên bàn", "Mỹ phải hành động".

Kể từ hôm 03/04/2016, Hải quân Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ bắt đầu cuộc tập trận trong ba ngày. Mục tiêu đợt thao diễn quân sự lần này nhằm đối phó với đe dọa Bắc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. Nghĩa là khi Tập ngồi với Trump, thì cuộc tập trận vẫn chưa kết thúc.

Tờ The Yomiuri Shimbun ngày 3/04 đưa tin Mỹ đang cân nhắc bán các chiến đấu cơ tàng hình F-35 và hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) cho Đài Loan cùng nhiều vũ khí khác.

Trong khi đó, Tầu khu trục USS Fitzgerald, thuộc Hạm đội Tác chiến 5 Hoa Kỳ (US Carrier Strike Group 5) đã cập cảng Subic, ở Zambales, gần đảo Scarborough, nơi Trung quốc đang dự định lắp đặt trạm quan sát.

Ngày 6/03/2017, Mỹ triển khai lắp đặt THAAD tại Nam Hàn phủ sóng radar quan sát Trung Quốc suốt chiều sâu 3.000km.

Ngày 03/04/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẵn sàng "tự giải quyết" nếu Trung Quốc không thể thay đổi được tình hình chương trình hạt nhân ở Triều Tiên.

Trump cho biết trong cuộc phỏng vấn của Finance Times : "Trung Quốc sẽ phải quyết định liệu họ có thể giúp chúng tôi về vấn đề Triều Tiên hay không", "Nếu có, điều đấy thật tốt. Nếu không, sẽ thật phiền phức cho các bên".

Như vậy, những món hàng mà Trump sử dụng lần này để mặc cả trong cuộc gặp Tập Cận Bình̀, rõ ràng gồm số phận Triều tiên, số phận Đài Loan và số phận biển Đông.

Donald Trump sẽ đổi những thứ này để lấy cái gì của Trung Quốc ?

Trước hết sẽ là chương trình hạt nhân của Triều Tiên, và thứ hai là thâm hụt thương mại.

Theo CNN, ông Trump cho biết hôm 30/03 : "Cuộc họp trong tuần tới với Trung Quốc sẽ là cuộc gặp khó khăn vì chúng ta không thể chịu thâm hụt thương mại lớn và chuyện mất việc làm thêm nữa. Giới doanh nghiệp Mỹ phải chuẩn bị xem xét các giải pháp thay thế".

Ngày 31/03, ông ký hai sắc lệnh nhằm chống các động thái thương mại nước ngoài mà Nhà Trắng cho là lạm dụng, trong đó Trung Quốc là quốc gia mà Mỹ có thâm hụt nhiều nhất, tới 310 tỷ đôla.

Và Trung Quốc sẽ bán cho Trump những gì ?

Để chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Mỹ, đích thân bậc thầy của nền ngoại giao Trung Quốc, Dương Khiết Trì đả phải xuất tướng thân chinh đi Mỹ hai lần. Với tính cách thâm trầm và sắt đá, người ta tin rằng, một khi Dương Khiết trì đã quyết định được ngày gặp, có nghĩa là Trung Quốc đã có được đảm bảo, nghĩa là các cuộc mặc cả đã ngã giá và phần thắng chắc chắn đã thuộc về Trung Quốc, tất nhiên là thắng theo cách diễn giải hợp với lợi ích của Trung Quốc.

Như vậy, có thể khẳng định, cái duy nhất mà Trung Quốc có thể bán là chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên và chỉ có chương trình hạt nhân, không hơn. Chế độ bắc Triều Tiên chỉ có thể nhờ thế mà mạnh lên, không thể biến mất. Sau cái chết của Kim Jong-nam và sau vụ giả ngưng nhập than, chính quyền Bắc Triều Tiên đã hoàn toàn toàn tin tưởng và quy phục Trung Quốc. Từ nay, Triều Tiên sẽ răm rắp tuân theo theo ý Trung Quốc. Một đường hàng không mới được mở ra ngày 31/03 vừa rồi, giữa những tranh cãi và sỉ vả từ hai phía, đã bộc lộ màn diễn bất đắc dĩ.

Đàm phán 6 bên sẽ được khôi phuc̣ trở lại. Chương trình thử nghiệm tên lửa hạt nhân của Triều Tiên sẽ được ngừng lại, máy móc thiết bị mang dấu ấn Triều Tiên sẽ được sơ tán và thay vào đó những thứ chỉ còn vỏ, chuẩn bị cho vụ thiêu hủy. (Sau này, nếu đàm phán thất bại, các cuộc thử nghiệm sẽ được tái lập bằng thiết bị và mẫu tên lửa đem sang từ Trung Quốc).

Nạn đói đang đến do chính bắc Triều Tiên đã loan báo từ tuần trước, sẵn để chờ một cuộc viện trợ nhân đạo của các nước.

Tiếp đến là Trung Quốc dù sẽ không giảm xuất khẩu sang Mỹ, nhưmg Trung Quốc sẽ cân đối thương mại bằng cách tăng lượng nhập khẩu từ Mỹ. Trung Quốc cần rất nhiều thứ từ Mỹ cho cuộc cách mạng công nghệ cao của nền công nghiệp khởi nghiệp của Trung Quốc, Trung Quốc có nhiều tiền, miễn là Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận những hàng công nghệ cao và bí mật với Trung Quốc.

Như vậy là Trump thắng, Trump đạt được cả hai mục tiêu của cuộc đàm phán. Ông ngừng được chương trình đe dọa hạt nhân của Triều Tiên và ông loại trừ được thêm vụ ngoại thương với Trung Quốc. Ông đã chứng minh sự hơn hẳn của ông so với ông Obama, chủ cũ của Nhà Trắng đối với một đối tác khó nhằn như Trung Quốc.

Ngoài ra, chắc chắn là cả 34 mặt hàng đăng ký trên đất Trung quốc của tập đoàn kinh doanh mang tên Trump và con gái, con rể ông sẽ chiếm vị thế thượng phong trên đất Trung Quốc, đảm bảo đem về cho gia đình ông hàng chục tỷ đôla một năm. Có thể, ông cũng chẳng cần ngồi lâu hơn một năm trên cái ghế nóng rẫy này.
Đổi lại, Trump sẽ chấm dứt chiến dịch đánh thuế nhập khẩu hàng hóa đến từ Trung Quốc. Và làn sóng các công ty Mỹ đang tác nghiệp trên đất Trung Quốc sẽ chấm dứt trào lưu rút về Mỹ, thậm chí còn rót thêm vốn đầu tư.

Đài Loan sẽ bị bỏ quên. Chuyện bán vũ khí cho Đài Loan sẽ tiếp tục chỉ là một thứ chuyện đùa, một con bài được dùng để lặp lại mỗi lần cần ra giá với Trung Quốc.

Và Biển Đông khi đã được ngã giá thỏa đáng ở những chỗ khác, Trump sẽ chỉ được nhắc đến như một yêu cầu chiếu lệ, cần "tôn trọng tự do hàng hải và duy trì hòa bình, không sử dụng vũ trang", thế là OK !

Có thể chính vì dự đoán được vụ buôn bán này, kết hợp với việc Philippines tuyên bố chương trình đàm phán song phương với Trung Quốc về Scarborough vào tháng 4 năm 2017, trong khi cách đây vừa một tuần, tổng thống Philippines Duterte đã tiết lộ "Chúng ta (Philippines) không thể ngăn chặn Trung Quốc làm những gì họ muốn. Người Mỹ còn chẳng ngăn được họ". "Họ" đã mua, hay đã khuất phục được Philippines.

Đấy là âm mưu đàm phán song phương, chia tách từng nước để mua chuộc và để trị một cách "hòa bình" của Trung Quốc

Chuyên gia Euan Graham cho rằng "Việt Nam muốn chống lại thủ đoạn biến đa phương thành song phương của Trung quốc khi mua chuộc được Philippines, sự kiện trên có thể phản ánh một chiến lược mới của Việt Nam nhằm thúc đẩy việc tôn trọng phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ngày 12/07/2016".

Cho nên, dù còn vài ngày nữa cuộc găp gỡ giữa  những tay buôn sừng sỏ mới gặp nhau, nhưng họ buôn gì và giá cả ra sao, những người gọi là "mắt thịt" cũng có thể thấy, mặc dù không hoàn toàn chính xác. Và người "thấp nước" là tổng thống Mỹ, một nhà buôn "hạng bét" : Người dân Mỹ và một phần dân thế giới trở thành con tin trong tay Trump sẽ là những người thua thiệt.

Và điều thất vọng nhất có lẽ là tư cách Mỹ. Một dân tộc đang ở vị trí dẫn dắt nhân loại, nếu Trump, vị tổng thống mà họ chọn ra, để đại diện cho họ, đang và vẫn chỉ là một tên lái buôn tầm thường và tham lam.

Không thể tin được, ngay cả lịch sử nhiều khi cũng vô lý. Nhưng sự vô lý nào rồi cũng sẽ chết yểu.

Paris, 03/04/2017

Bùi Quang Vơm 

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2