Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

02/04/2020

Cách ly Covid-19 : thiếu hụt ngân sách, tiểu thương khó khăn

Nhiều tác giả

Virus corona : Tại sao Việt Nam thiếu ngân sách để hỗ trợ người dân ?

Ngô Trường Anh Vũ, BBC, 02/04/2020

"Anh ơi, em chết đói thì có được tính là chết vì dịch không ?" Người thợ hớt tóc quen cười buồn hỏi tôi.

budget1

Nhiều dự án ở Việt Nam còn đang dang dở

Ngày 1 tháng 4, Việt Nam bắt đầu thực thi cách ly toàn xã hội, mọi hoạt động kinh tế sẽ bị đình trệ.

Những người bị ảnh hưởng đầu tiên là tầng lớp lao động, trung lưu và kinh doanh nhỏ lẻ, vốn đóng vai trò xương sống của nền kinh tế.

Câu hỏi của người thợ hớt tóc chưa học hết phổ thông cũng là trăn trở chung của hàng chục triệu người Việt Nam hiện tại.

Để trả lời câu hỏi ấy một cách đầy đủ là điều không hề dễ dàng. Dĩ nhiên nếu tạm dừng mọi hoạt động kinh doanh trong 1-2 tuần thì chưa đến mức người dân phải chết đói, nhưng dịch bệnh có khả năng sẽ còn kéo dài và cả nền kinh tế đang chịu chung một số phận bấp bênh.

Khi chưa biết đến khi nào khủng hoảng mới chấm dứt, vấn đề chính sách công một lần nữa lại được quan tâm và đem ra mổ xẻ so sánh.

Chính phủ Việt Nam có chính sách gì ?

Đối với nhiều người Việt, họ chỉ biết một cách rất mơ hồ những khái niệm kinh tế vĩ mô và bàn luận về chính sách chính phủ thậm chí còn bị coi là vùng cấm.

Thế nhưng một cách mộc mạc giản đơn thì câu hỏi của người thợ hớt tóc làm bật lên vấn đề cấp bách là :

Chính phủ Việt Nam có chính sách gì để hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh ?

Nhìn vào những khoản trợ cấp xã hội và cứu nguy kinh tế mà các nước tiên tiến tung ra để hỗ trợ người dân nước mình đặc biệt là người thất nghiệp, người Việt có suy nghĩ gì ?

Thủ tướng Úc Scott Morrison đã quyết định tăng gấp đôi trợ cấp thất nghiệp cho công dân Úc trong 6 tháng, những người mà theo ông sẽ chịu những hậu quả kinh tế đầu tiên vì Coronavirus.

Ông tuyên bố : "Chúng tôi sẽ hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất trước các tác động của khủng hoảng". Chỉ tính riêng gói hỗ trợ này đã có giá trị lên đến 14 tỷ đô la.

Chính phủ Pháp huy động hơn 300 tỷ Euro hỗ trợ thanh khoản cho các công ty bị ảnh hưởng bởi các tác động kinh tế từ sự bùng phát của Coronavirus.

Pháp cứu nguy cho các doanh nghiệp và người lao động bằng ba chương trình tài chính riêng biệt, trong đó hai chương trình cho phép ngân hàng đầu tư công Bpi France cung cấp bảo lãnh chính phủ cho các khoản vay thương mại và tín dụng.

Chương trình còn lại là viện trợ trực tiếp cho các công ty khi cho phép ngân hàng nhanh chóng cung cấp nguồn tiền cho bất kỳ đơn vị nào cần.

Chính phủ Anh tung ra 330 tỷ Bảng Anh để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và người thu nhập dưới trung bình. Theo đó, khoản tiền gần 400 tỷ USD, bằng 15% GDP của Anh sẽ bao gồm nhiều khoản cho vay để giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ không suy sụp vì mất khách và nợ ngân hàng. Bất kỳ doanh nghiệp nào cần tiếp cận với số tiền này sẽ có thể nhận được khoản vay được chính phủ hỗ trợ theo các điều khoản ưu đãi thông qua Ngân hàng Anh Quốc.

Ở khu vực Châu Á, Nhật Bản bơm 14,2 tỷ USD vào thị trường trong một động thái được đánh giá là "táo bạo và chưa có tiền lệ" nhằm kích thích tài chính quy mô lớn.

Singapore cũng tung ra những gói cứu trợ kinh tế khẩn cấp với tổng giá trị khoảng 38 tỷ USD, chiếm đến 11% GDP nước này.

Gần sát Việt Nam thôi, đất nước mà trong tâm thức nhiều người Việt vẫn ở một trình độ phát triển tương đồng hoặc không quá vượt trội so với Việt Nam là Indonesia cũng đã công bố gói kích thích đầu tiên trị giá 120 nghìn tỷ Rupiah, tức 8,1 tỷ USD.

Những công nhân sản xuất với thu nhập ít hơn 13 nghìn USD một năm cũng sẽ được hưởng chính sách giảm thuế mới.

Dĩ nhiên, việc so sánh chính sách của các nước phát triển với Việt Nam là khập khiễng vì quy mô nền kinh tế và trình độ phát triển khác nhau.

budget2

Sài Gòn : Bùng binh Phù Đổng Thiên Vương, quạnh quẽ.

Nhưng tại sao người Việt phải đói nghèo ?

Nguyên nhân đầu tiên đến từ sự độc quyền và thua lỗ của các tập đoàn nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, dẫn đến kềm hãm sự phát triển tư nhân và gây tổn thất cho xã hội.

Từ lúc mở cửa thị trường năm 1992, các số liệu về phát triển của Việt Nam chủ yếu được tô hồng thông qua tăng trưởng GDP.

Tuy nhiên, GDP không phản ánh được chất lượng tài sản và dịch vụ được tạo ra, cũng không nói lên được sự hiệu quả của việc gia tăng phúc lợi toàn dân. Sự công nghiệp hoá và mở cửa của nước nhà đáng buồn thay lại là cơ hội để một bộ phận lãnh đạo biến chất, thông qua các tập đoàn nhà nước, làm giàu cho bản thân bằng cách bán tài nguyên và khoáng sản của Việt Nam đến các nước phát triển hơn.

Theo Kiểm toán Nhà nước năm 2018, lỗ lũy kế đến hết năm 2017 của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí là 3.377 tỉ đồng ; Công ty cổ phần Hóa dầu và xơ sợi dầu khí âm vốn 1.780 tỉ đồng, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất âm vốn 1.159 tỉ đồng. Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) đầu tư vào 8 công ty liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác, lỗ lũy kế 315 tỉ đồng. Công ty Đầu tư tài chính nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) cũng đầu tư vào 7 công ty, lỗ lũy kế 105 tỉ đồng. Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN) nợ 547 tỷ đồng. Khi quy về công ty mẹ, có những tập đoàn ôm khoản nợ khó đòi hàng chục nghìn tỷ đồng như của PVN, lên đến 11.368 tỷ đồng. Tập đoàn này còn "mất không" 773 triệu USD cho 24 dự án ở nước ngoài.

Những tập đoàn nhà nước được ví như tay chân của nền kinh tế, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và tiếp cận được nguồn tín dụng lớn. Tuy nhiên nhóm này liên tục làm ăn thất thoát, khai báo lỗ và phí phạm nguồn lực của xã hội. Như vậy ngay đầu vào của ngân sách đã không đảm bảo.

Nguyên nhân thứ hai khiến ngân sách cạn kiệt là do để xảy ra tình trạng bòn rút ngân sách và đầu tư công không hiệu quả.

Giai đoạn 2013 đến 2019, nếu như thu ngân sách tăng thêm 572 nghìn tỷ đồng thì chi ngân sách tăng hơn 600 nghìn tỷ đồng, tổng cộng đạt hơn 1,66 triệu tỷ đồng.

Điều này có nghĩa là tuy tăng thu nhưng tốc độ tăng chi còn cao hơn. Nếu tính riêng năm 2019 thì thu không đủ bù chi, thâm hụt ngân sách quốc gia 222.000 tỷ đồng, chiếm 3,6% GDP.

Năm 2018 cũng đã thâm hụt ngân sách 204.000 tỷ đồng, chiếm 3,7% GDP và dự kiến năm 2020 vẫn tiếp tục thâm hụt 234.000 tỷ đồng, tuy nhiên với tình hình khủng hoảng hiện tại thì thâm hụt sẽ còn cao hơn rất nhiều.

Trong khi đó, các đại dự án có giá trị hàng chục đến hàng trăm nghìn tỷ đồng liên tục thất bại, không tạo được phúc lợi cho xã hội mà còn gây ra nhiều hệ luỵ cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Ở ngành Giao thông và vận tải, Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh và đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn còn đang đắp chiếu, chưa biết chính xác khi nào mới đưa vào hoạt động.

Nếu như tuyến Metro số 1 dời ngày hoạt động dự kiến đến cuối năm 2021, thì tuyến Metro số 2 phải dời đến tận 2026 mà đại diện ban quản lý dự án vẫn phải thừa nhận rằng "tiến độ của dự án rất khó đảm bảo". Cát Linh - Hà Đông còn thê thảm hơn khi chưa đi vào sử dụng đã xuống cấp.

Ở ngành công thương, các đại dự án thua lỗ nổi bật là Nhà máy Sản xuất đạm Hà Bắc, từ năm 2016 đến 2019 lỗ khoảng 2700 tỷ đồng. Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình chỉ tính đến hết 2018 lỗ lũy kế gần 5000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu nhà nước âm hơn 2600 tỷ đồng. Hàng loạt dự án khác phải đình trệ, tranh chấp hợp đồng và ngưng sản xuất.

Cả 2 nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt ngân sách ở Việt Nam đều có mẫu số chung là cơ chế quản lý yếu kém.

Bởi chính vì cơ chế quản lý lỏng lẻo, ở Việt Nam xuất hiện sự vun vén của cải bằng các tổn thất xã hội qua các nhóm lợi ích vốn chiếm độc quyền và hưởng nhiều đặc lợi trong mọi lãnh vực mà họ tham gia. Hệ thống tiền tệ của Việt Nam lại được vận hành thông qua các ngân hàng trực thuộc trung ương, nguồn vốn vay vì thế cũng chỉ có thể được tiếp cận một cách sâu rộng nhất bởi những nhóm quyền lực chứ không phải tầng lớp lao động.

Những nhóm có đặc quyền đã sử dụng khả năng tiếp cận tín dụng lớn của họ mà kiểm soát các nền kinh tế thông qua những ngành nghề khác nhau. Tổ chức xã hội Việt Nam như được tạo ra để phục vụ riêng cho các nhóm lợi ích này và điều đó cần phải được thay đổi. Trong khung pháp lý hiện tại, cho dù chính phủ Việt Nam có muốn tung ra gói trợ cấp cho người nghèo thì cũng khó mà đến tay họ, điều này đã xảy ra vào năm 2015 ở gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ.

Nợ công dự kiến năm 2020 sẽ chiếm đến 23% so với ngân sách, cao nhất trong 6 năm gần đây. Cũng trong giai đoạn này, nhà nước Việt Nam phải liên tục vay nợ mới để trả nợ cũ và điều này là cực kì nguy hiểm do Việt Nam sẽ không còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về lãi vay trong thời gian tới. Dịch bệnh lần này đã làm phơi bày những mặt tối trong mô hình vận hành xã hội cũng như làm nổi bật một sự thật rằng đất nước đang rất thiếu nội lực.

Cho dù Bộ y tế đã có những nỗ lực lớn trong công tác chống dịch, sự cố gắng đó là không đủ để bù lại những hạn chế về tiềm lực quốc gia, điều chỉ được vun vén một cách bài bản qua hàng chục năm phát triển.

Thực tế cho thấy rằng sự phát triển của Việt Nam trong 30 năm qua đi kèm với việc nới lỏng những định chế cho kinh tế tư nhân và áp dụng nhiều quy luật vận hành căn bản của nền kinh tế thị trường, tức là thay đổi cơ chế quản lý. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, cải cách chính trị đã đi sau cải cách kinh tế.

30 năm mở cửa, những người lãnh đạo Việt Nam lại đứng trước bài toán đặt ra ở thời bao cấp : đổi mới hay là chết. Dịch bệnh rồi sẽ qua, điều quan trọng là Việt Nam có đủ dũng cảm để nhìn nhận và khắc phục những điểm yếu của nước nhà. Để có thể đương đầu với những thử thách và khủng hoảng tất yếu trên con đường phát triển, một mô hình nhà nước tiến bộ hơn qua đó tích luỹ và phát huy được sức mạnh quốc gia vẫn là lời giải vẹn toàn nhất.

Việt Nam rồi vẫn tiếp tục đói nghèo hay sẽ biết trở mình để thịnh vượng hơn ?

Ngô Trường Anh Vũ là doanh nhân, blogger ở Thành phố Hồ Chí Minh

Tiểu thương hoang mang trong đại dịch Covid-19

Nguyễn Lại, VOA, 02/04/2020

Từ đu tháng Tư này, Vit Nam chính thc ban hành lnh cách ly xã hi trên phm vi toàn quc, hn chế người dân ra đường đ phòng s lây lan ca dch bnh trong vòng 15 ngày. Cuc sng khp thành th cho ti thôn quê có th nói gn như đình tr trong cơn đại dch. Nhưng t trước đó, vic t tp, kinh doanh, buôn bán nhng thành ph ln như thành ph H Chí Minh và Hà Ni đã được yêu cu tm ngng ; hàng quán và nhng nhà mt đường có hot đng kinh doanh đu b lc lượng công an đa phương và t trưởng t dân ph tun tra, yêu cu đóng ca, không tiếp khách.

budget3

nh tư liu - Nhân viên Y tế phun đc kh trùng khu xét nghim Covid-19 Hà Ni, ngày 31/03/2020.

Giải pháp quyết lit này được đa phn các h kinh doanh, tiu thương đng tình trước nguy cơ lây lan cao ca dch bnh, dù cuc sng và thu nhp ca nhiu gia đình phi trông vào công vic kinh doanh mỗi ngày.

"Thật ra nó không cm đoán hoàn toàn đâu nhưng mà mình cũng nên ngh tht vì cũng s. Bán cho khách vào cũng thy ghê ghê, cũng s lây nhim, cũng s, thôi thà đóng ca cho yên tâm, không bán được mt tí ri li sut ngày xt khun n kia thì cũng mệt. Tht ra tâm lý mi người thì bây gi chưa nghĩ ti cái đói đâu mà ch yếu là s bnh. Đang nghĩ làm sao đ hết được dch đã, chưa nghĩ đến cái đói. Nhưng sau đó mi là đói đy", cô Trn Th Tho, ch ca hàng kinh doanh đin gia dng trên mt tin đường Phùng Hưng, chia s.

Mỗi nhà mi cách, h kinh doanh nh thì đóng ca, có bao nhiêu tin tiết kim được trước đó thì đem ra chi tiêu vào lúc này. Cô Tho cho biết thêm : " Ly ra mà tiêu ch còn biết làm thế nào. Bây gi đi gia đình nhà mình nếu mà qua được hết không làm sao thì cũng đã là yên tâm 2/3 ri. Ri sau đó, chuyn kinh tế thì người n lo cho người kia thôi, ri cũng như các c s đâu vào đy hết thôi ý mà. Các c nhà mình ngày xưa ăn nước mm chan cũng có làm sao đâu, thì bây gi mình trong hoàn cảnh này cũng phi vy. Lúc đó mi tht s thy giá tr ca cuc sng".

Tuy vậy, trường hp ca cô Tho là khá may mn khi ca tim kinh doanh cũng chính là nhà thuc s hu ca gia đình. Còn đi vi nhng ch tim phi tr tin thuê mt bng nếu không được min tin thuê trong 3 tháng tr li đây và vài tháng ti thì tìm cách đóng ca, tr ca hàng.

Những h kinh doanh ln hơn có nhân viên thì cho nhân viên tm ngh vic v quê, ch hết dch mi quay li.

Chị Tô Nga, mt ch khách sn tư nhân thành phố H Chí Minh, cho biết t ngay trước khi có thông báo tm ngng hot đng, khách sn ca ch đã đóng ca vì không có khách, doanh thu không đ trang tri cho chi phí vn hành nên vic đóng ca, tm ngng hot đng cũng là mt cách gim l vào thi điểm này.

" Mình đóng cửa lâu ri, có ai đâu mà không đóng. Vit Nam mình nó gii nghiêm ngay t ban đu ri thành ra người ta cũng đi li ít ý, cho nên tôi phi đóng ca lâu ri. Nhân viên thì mình phi duy trì mt ít ví d như là nhng người bo v hay house keeping thì mình phải gi đ trông coi và chăm sóc khách sn, còn các nhân viên khác thì mình h tr cho mt ít v quê. Khi nào hết dch thì quay li thì nhn li sau. Nói chung là chết, dân khách sn chết hết", ch nói.

Nhìn chung, đối vi nhng ch tiệm hay hộ kinh doanh lâu năm, có tin tích lu và mt bng kinh doanh thuc s hu ca gia đình như trường hp ca cô Tho và ch Nga thì có th yên tâm ch đi trong mt vài tháng, ch hết dch mi quay li hot đng. Còn đi vi nhng tiu thương mà cuc sống trông c vào thu nhp hàng ngày t hot đng buôn bán, kinh doanh thì đây qu là khong thi gian khó khăn chưa tng thy. Có người e rng nhiu khi chưa chết vì dch bnh đã chết vì không còn gì ăn trong gia đình. Đy là lý do vì sao ti nhiu khu ph, mc dù đã có lnh đóng ca, tm ngng kinh doanh nhưng nhiu ch ca tim ăn ung, kinh doanh bánh ngt, nước gii khát vn tìm cách âm thm bán hàng cho nhng người khách có nhu cu. Thm chí trong nhiu trường hp, khách được mi vào qua ca ngách, và phía bên trong cửa tim đóng ca là hàng chc người ngi ăn ung vi nhau dn ti nguy cơ lây lan dch bnh rt cao.

Chị Trn Hương, mt ch ca hàng kinh doanh trên ph Nguyn Thái Hc, Hà Ni, đã tm đóng ca gn 2 tun nay, thut li vi VOA Vit ng : " Hôm qua chị đi mua bánh. Ch thy sp ca ch mi đnh quay xe máy v và nghĩ là thôi chết ri hàng này cũng đóng ca, thì nghe thy bà ý gi nh nh bên trong. Em ơi, em ơi, gi như buôn bc gi. Ch thy tiếng thì thm, ch mi nhòm qua khe ca thì thấy bà ý nói em ơi em đi vào ca ngách đng sau nhé. Dng xe máy đy, em đi vào ri ch nói chuyn…"

Đấy cũng là lý do vì sao hin ti các t nhân ph và trt t phường ti hu khp các qun ni thành ti Hà Ni thường xuyên phi đi tun và yêu cu các chủ cửa hàng phi đóng cht ca, không được hé m, đ phòng vic lén lút buôn bán, kinh doanh. Đóng ca hoàn toàn, không có bt kỳ mt hot đng kinh doanh nào trong vòng ít nht na tháng ti đây và còn có th kéo dài hơn na, dù là đ phòng bnh cũng khiến cuộc sng ca nhng gia đình như vy lâm vào thế bí. Nhiu người thc s hoang mang không biết ri gia đình s sng ra sao nếu dch bnh tiếp tc kéo dài.

Hiện ti Vit Nam đã bước vào giai đon có s lây nhim trong cng đng ; có nghĩa là không còn xác định được bnh nhân lây nhim đu tiên hay còn gi là F0. Mt người có th lây nhim mà không xác đnh được ai là người lây nhim cho mình. Vì thế, vic ban b cách ly xã hi trên toàn quc là mt hành đng cn thiết. Tuy nhiên, nếu không tính ti nhng gii pháp trợ giúp cho nhng tiu thương mà cuc sng trông vào hot đng buôn bán thường ngày, thì h khó có th chp hành mt cách nghiêm túc yêu cu ngng hot đng đ phòng chng s lây lan ca dch bnh.

Nguyễn Lại

Nguồn : VOA, 02/04/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Ngô Trường Anh Vũ, Nguyễn Lại
Read 628 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)