Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Có phải câu chuyện tập trung quyền lực Trung Quốc là bài học cho Việt Nam ?

Đến nay, chính trường Việt Nam đặt ra một câu hỏi mang tính thực tiễn đối với chính Đảng cộng sản Việt Nam và bản thân nền xã hội : tập trung quyền lực cá nhân là lâu dài hay ngắn hạn ?

npt1

Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng nâng ly chúc mừng tình đồng chí giữa hai Đảng cộng sản - Ảnh minh họa

Khi là lâu dài, thì hệ quả sẽ như thế nào ? Và nếu ngắn hạn thì tương lai chính trị Việt Nam có thể diễn biến ra sao ? Vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thế nào ?

Câu hỏi trên sẽ giải quyết luôn câu hỏi về việc, có hai không việc tách hai chức danh (Chủ tịch nước, Tổng bí thư) sau kỳ Đại hội Đảng vào năm 2021 ?

Trong câu chuyện của CNBC vào ngày 28/9 bàn về quyền lực của Tập Cận Bình đã diễn đạt rằng : Trung Quốc đạt những cơ hội và thách thức thông qua tập trung quyền lực tối đa vào tay một người.

Vào tháng 3/2018, Hiến pháp Trung Quốc loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ cho Chủ tịch nước, và kết quả, Tập Cận Bình có thể nắm giữa ba vai trò quan trọng ở đất nước này, ít nhất cho đến năm 2027, bao gồm Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc, và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Giải phóng Quân Trung Quốc.

Tập Cận Bình về mặt lý thuyết lẫn thực tế đã trở thành một ông vua, ngồi cạnh Mao Chủ tịch.

Điều tích cực mà tập trung quyền lực mang lại cho Tập Cận Bình là chiến dịch chống tham nhũng đã tăng tốc và thu được những thăng lợi đáng kể. 1,5 triệu quan chức Trung Quốc bị trừng phạt.

Vào ngày 1/10 tới, Trung Quốc sẽ có quyền tự hào về thành quả chấn chỉnh Đảng dưới bàn tay quyền lực của ‘Tập Cận Bình vĩ đại’, và các biểu ngữ lẫn chương trình kỷ niệm 70 năm ra đời của nhà nước Cộng sản Trung Quốc được CNBC diễn giải là, ‘vừa vừa thể hiện sức mạnh quốc gia vừa là phương tiện để nhấn mạnh sự lãnh đạo cá nhân vô song, quyết đoán của Tập’.

Trong ngày diễn ra kỷ niệm thành lập nước, các nhân vật nhạy cảm bị gác cửa hoặc dẫn đi nơi khác ; máy bay, bóng bay, chim bay sẽ ‘tạm dừng hoạt động’. Và một số thành phố của Trung Quốc đang cấm các quan chức tiêu thụ rượu trong thời gian diễn ra cuộc diễu bình.

Tuy nhiên, Trung Quốc dưới bàn tay của ‘Tập đại đế’ lại đối mặt với những vấn đề khó khăn : già hóa dân số, nền kinh tế chậm lại, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông tiếp tục, Mỹ tăng cường hỗ trợ cho chủ quyền của Đài Loan trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 1/2020 và sự thiếu hiệu quả không thể tránh khỏi trong kiểm soát của đảng.

Tập quyền lực, nhưng lại trở thành người dễ bị tổn thương, khi những vấn đề không thể lường trước được đang ập tới Trung Quốc.

Elizabeth cho CNBC biết : sự kiểm soát đảng quá nhiều với bàn tay quyền lực của Tập đã góp phần trì trệ kinh tế Trung Quốc. Hay củng cố kiểm soát nhà nước trong nền kinh tế khiến khu vực kinh tế tư nhân trở nên kém năng động hơn, làm gia tăng các mối nghi ngờ ở khối doanh nghiệp FDI, khi mà sự thâm nhập sâu rộng của đảng vào hoạt động kinh doanh của Trung Quốc đã khiến cho tất cả các công ty Trung Quốc trở thành vũ khí mở rộng của Đảng Cộng sản.

Đó là câu chuyện của Trung Quốc, còn Việt Nam thì sao ?

Mới đây, The Diplomat đăng tải một nhận định của David Hutt về sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Bài viết mô tả vai trò đáng kinh ngạc của sức khỏe nhà lãnh đạo này, trong hoạt động nâng cấp quan hệ với Mỹ, và trong giữ trật tự nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam không rơi vào tình trạng bất ổn định.

Cũng giống như Tập, ông Trọng nhận trong tay ‘quyền lực tối đa’ với ba chức vụ tương đương, và hàng loạt quan chức cao cấp phải hầu tòa và vào tù vì những hành vi tham nhũng trước đó. Ông Trọng cũng tăng cường vai trò đảng trong nền kinh tế, bao gồm khuyến khích thành lập chi bộ đảng trong các cơ sở kinh tế tư nhân.

Điểm khác, có vẻ như là cách nhìn của ông Trọng đối với nền kinh tế tư nhân, khi vào tháng 5, trong phát biểu khai mạc Hội nghị T.Ư 10 (khóa XII), ông đã tuyên bố, 'đừng kỳ thị kinh tế tư nhân, và nơi nào làm tốt thì phải phong danh hiệu anh hùng.' Và thời kỳ hiện nay, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá tốt so với thời kỳ của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.

Chiến lược ôm ấp ‘kinh tế tư nhân’ được hiểu như sắp xếp lại vai trò trọng yếu của các thành phần kinh tế theo thời cuộc, và đảm bảo một nền kinh tế hiệu quả, nhằm nạp thêm ngân khố trong tình trạng kiệt quỹ sau năm 2016.

Việt Nam cũng không có vấn đề mà Trung Quốc gặp phải, thậm chí thương chiến Trung – Mỹ còn góp phần đẩy khối doanh nghiệp FDI sang Việt Nam. Đối với các cảnh báo của Tổng thống Donald Trump, Việt Nam linh động giải quyết bằng 5 tỷ USD để mua hàng hóa của Mỹ nhằm xóa gánh nặng thâm hụt thương mại giữa hai quốc gia.

Thế nhưng, dưới bàn tay chỉ đạo của ông Nguyễn Phú Trọng, đó là sự cân đối hài hòa các lợi ích trong tổng thể nhóm người cầm quyền, và việc tranh giành quyền lực không diễn ra. Tuy nhiên, đúng như David Hutt nhận định, sức khỏe yếu đi của người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam sẽ khiến chính trị Việt Nam mất tính ổn định lẫn cơ hội cho quốc gia.

Một là, nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt thiếu vắng người đứng đầu. Và hai là, phát sinh nhu cầu chiếm giữ quyền Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư trong nhóm nhân vật chính trị hàng đầu của Việt Nam, vì ai cũng thể hiện nhu cầu được ‘thăng cấp’ trong chính trị.

Nền chính trị Việt Nam ổn định ở quyền lực cá nhân tuyệt đối sẽ trở nên tổn thương bởi sức khỏe của người nắm quyền lực đó.

Bản thân một nền chính trị từ chối ‘cá nhân hóa quyền lực’ cũng sẽ lúng túng trước câu chuyện liên quan đến tách hay vẫn giữ kiêm nhiệm hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng bí thư ? Bởi lẽ, sự kiêm nhiệm đem lại quyền lực theo quy trình để giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan đến tham nhũng, nhưng kéo đi lâu dài là điều mà bản thân các chính trị gia nằm trong Bộ chính trị khó chấp nhận được. Một ‘lãnh tụ Hồ Chí Minh’, hay ‘nhà lãnh đạo Lê Duẩn’ dường như là quá đủ, đặc biệt ông Lê Duẩn và quyền lực tối đa nắm trong tay với những hệ lụy kinh tế là một bài học không nhỏ đối với Đảng cộng sản Việt Nam.

Trong ngắn hạn, nền chính trị Việt Nam vẫn bất ổn trong màng phủ ổn định, và ông Nguyễn Phú Trọng buộc phải ‘gồng gánh’ và kéo dài sức khỏe ‘ổn định’ cho đến khi Đại hội sắp tới (2021) diễn ra thành công tốt đẹp. Đồng thời từ đây đến khi Đại hội diễn ra, ông Nguyễn Phú Trọng phải quyết định chính chức danh kiêm nhiệm, hoặc tách ra để cuộc chiến chống tham nhũng giảm bớt sức răn đe, hoặc tiếp tục nhập vào và kỳ vọng một nhà lãnh đạo kế nhiệm ‘tài và đức’. Nhưng ở vế hai, để tìm ra một người ‘tài đức’ trong hệ thống bầu bán theo mô hình ủy nhiệm trong đảng (thay vì trong dân), thì rất khó để tìm ra một người có tầm nhìn và định hướng như thế.

Việc duy trì thành tựu chống tham nhũng nếu tách lại hai chức danh như cũ, nếu dựa trên Bộ quy tắc mới được cung bố gần đây (Quy định 2015/2019 về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền), thì tính răn đe có giới hạn, bởi từng có nhiều bộ quy tắc được ban ra bởi Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, nhưng hầu hết, bằng cách này hay cách khác, trở nên vô hiệu với đội ngũ cán bộ sơ-trung-và cao cấp.

Hệ thống quyền lực độc tôn đưa đến suy thoái độc tôn.

Trong khi đó, những thụ hưởng từ thương chiến Mỹ - Trung, nguồn dân số ‘vàng’… có thể dễ dàng bị đánh mất nếu như chính trị Việt Nam không nhạy bén theo thời cuộc.

An Viên

Nguồn : VNTB, 30/09/2019

Published in Diễn đàn

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ ra sự ‘giả hiệu’ về cải cách ở các nước xã hội chủ nghĩa, thì nhà lãnh đạo Hà Nội cũng cần nghiêm túc lắng nghe. Hoặc chấm dứt sự ‘giả hiệu’ trong đổi thương mại lấy nhân quyền.

caicach1

Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ ra sự ‘giả hiệu’ về cải cách ở các nước xã hội chủ nghĩa - Ảnh minh họa

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã phát động một cuộc tấn công mạnh mẽ và kéo dài vào Trung Quốc về các chính sách thương mại trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 24/9.

Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Mỹ tuyên bố.

"Năm 2001, Trung Quốc được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới. Các nhà lãnh đạo [tiền nhiệm] của Mỹ lập luận rằng quyết định này sẽ buộc Trung Quốc tự do hóa nền kinh tế và tăng cường các biện pháp bảo vệ tài sản tư và pháp quyền".

"Hai thập kỷ qua đã chứng minh rằng, lý thuyết này hoàn toàn sai lầm. Trung Quốc không chỉ từ chối áp dụng các cải cách đã hứa, mà còn áp dụng mô hình kinh tế phụ thuộc vào khu vực thị trường rộng lớn, trợ cấp nhà nước, thao túng tiền tệ, bán phá giá sản phẩm, trộm cắp tài sản trí tuệ…".

Mặt dù yếu tố "pháp quyền" chỉ được nhắc qua như một phần rất nhỏ trong toàn văn phát biểu chủ yếu đề cập đến thương mại. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ đã thẳng thắn ‘dằn mặt’ Trung Quốc và các quốc gia xã hội chủ nghĩa về sự lạm dụng thương mại và những lời ‘hứa lèo’ liên quan đến đổi thương mại để cải cách nền kinh tế trong nước, lẫn các vấn đề pháp quyền, dân chủ, nhân quyền có liên quan.

Phát triển kinh tế sẽ thúc đẩy dân chủ là một quan điểm được đặt ra khi mà Mỹ-Trung bắt đầu ngoại giao bóng bàn vào những năm 1971. Nhưng sau khi được hưởng lợi từ sự tạo điều kiện của Mỹ và phương Tây liên quan đến thương mại, Bắc Kinh không những cởi mở về dân chủ, mà còn tìm cách siết chặt hơn, điều này càng trở nên tồi tệ trong thời kỳ Tập Cận Bình – một ‘nhà lãnh đạo vĩ đại’ của Đảng cộng sản Trung Quốc.

So với Trung Quốc, và nhóm quốc gia tồi tệ như ‘Cuba, Triều Tiên, Venezuela’, Việt Nam cũng được hưởng những đối đãi thương mại tương tự từ Mỹ và EU. Và thực tế chứng minh, cách thức mà Việt Nam gia nhập WTO và những lời hứa hẹn cải cách không khác gì cách thức Trung Quốc đã làm.

Tạp chí Quốc phòng toàn dân ngày 11/12/2011 đăng tải bài viết với tiêu đề, ‘Gia nhập WTO và những vấn đề đặt ra về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.’

"Đổi mới bằng việc dân chủ hóa hơn nữa tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước ta thực sự quản lý, điều hành đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực sự là thiết chế cơ bản bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân – một nhân tố chủ yếu để phát huy nguồn lực con người với tư cách nhân tố quan trọng nhất trong việc tận dụng thời cơ do hội nhập vào WTO mang lại".

Nhưng kể từ thời điểm gia nhập WTO (2006) đến nay là gần 14 năm, ‘dân chủ hóa’ được cởi mở một phần thông qua sự xuất hiện của mạng internet, nhưng ‘quản lý, điều hành’ quốc gia với định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những rào cản rất lớn để thực sự hiện diện ‘dân chủ hóa’ về mặt lập pháp. Thiết chế cơ bản bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện bằng Chương II về ‘Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân’ trong Hiến pháp 2013, nhưng đến nay các quyền căn bản nhất, quan trọng nhất của hệ thống pháp quyền được thể hiện ở Điều 25 vẫn chưa được thực hiện hóa.

"Điều 25 Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định"..

Trong đó, Quyền lập hội và Quyền biểu tình đến nay vẫn bị treo, đến mức Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đứng lên đặt câu hỏi : ‘Tại sao chưa ban hành được Luật biểu tình ?’ Và đó cũng là lý do vì sao mà khi Việt Nam ký kết TPCPP hay EVFTA, nhu cầu của những nhà hoạt động nhân quyền trong và ngoài nước yêu cầu một chế tài ràng buộc để đảm bảo những cam kết về vấn đề ‘dân chủ hóa’ phải được Nhà nước Việt Nam thực hiện.

Cần phải có chế tài, hoặc buộc các nước độc tài phải hành xử có trách nhiệm nếu như không muốn trở thành một nền kinh tế tồi tệ và bị lật đổ bởi bạo lực cách mạng.

Một bài viết của tác giả Daniel Treisman trên The Washington vào tháng 12/2014 với tiêu đề ‘Economic development promotes democracy, but there’s a catch’ đã lý giải vì sao, có những ngoại lệ liên quan đến phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy dân chủ.

"Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ củng cố quyền lực cho nhà độc tài, còn thu nhập quốc dân cao lại làm suy yếu chế độ độc tài đó. Sự tăng trưởng vượt bậc – thúc đẩy cả thu nhập hộ gia đình và thu nhập của chính phủ – giúp nhà độc tài có khả năng cầm quyền lâu hơn. Nhưng theo thời gian, chính sự tăng trưởng [kinh tế] đó lại thay đổi cả xã hội và giới tinh hoa cầm quyền theo những cách thức khiến chế độ đó dễ sụp đổ sau khi nhà độc tài thôi nắm quyền".

Vẫn chưa thể hiểu rõ ‘những cách thức’ mà Daniel Treisman đề cập là gì, nhưng Trung Quốc sẽ vẫn tồn tại chính thể độc quyền gắn liền với chính danh Đảng cộng sản khi mà nền kinh tế vẫn đạt được sự tăng trưởng. Còn ngược lại, khi kinh tế gặp vấn đề, thì chính giới tinh hoa Trung Quốc, ở đây là Phó Thủ tướng Lưu Hạc cảnh báo sự suy thoái kinh tế tư nhân có khả năng gây nguy cơ tồn vong chính trị và khả năng ‘dân chúng nổi dậy’.

Việt Nam cũng không thể thoát được quy trình nêu trên, khi gần đây, trang tin của Tập đoàn dầu khí Việt Nam – PVN, đã đăng tải loạt bài về ‘Gia tăng trữ lượng dầu khí’, và coi đây là ‘yếu tố sống còn.’

"Vì vậy, làm thế nào để đạt được mục tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí trong hiện tại và tương lai là vấn đề sống còn, hệ trọng của an ninh năng lượng quốc gia, sự phát triển ổn định của nền kinh tế"., Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 theo Nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 23/7/2015 của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam.

Nếu ổn định của nền kinh tế không được duy trì, thì sự chính danh của Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ bị lôi kéo theo. Trường hợp của Việt Nam sẽ không thể so sánh với nền kinh tế đóng kín của Triều Tiên, hay nền kinh tế bao cấp của Cuba,… Sự tự do internet của Việt Nam khiến cho hệ lụy và tác động xã hội từ vấn đề khủng hoảng kinh tế trở nên tồi tệ hơn so với mức độ cùng cấp của Trung Quốc. Nói cách khác, khi con số tăng trưởng nhưng không đem lại hiệu quả về mặt thu nhập quốc dân thực tế, thì nó kéo theo suy thoái về mặt chính trị. Và hiện tượng ‘di tản’ kinh tế, chính trị ra bên ngoài sẽ hiện diện tại Việt Nam.

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ ra sự ‘giả hiệu’ về cải cách ở các nước xã hội chủ nghĩa, thì nhà lãnh đạo Hà Nội cũng cần nghiêm túc lắng nghe. Hoặc chấm dứt sự ‘giả hiệu’ trong đổi thương mại lấy nhân quyền, thực tâm cải cách pháp quyền trong nước, trở thành quốc gia hành xử có trách nhiệm với chính nhân dân trong nước, trả lại quyền làm chủ cho nhân dân để phát huy tối đa nội lực quốc gia và hưởng lợi chân thành hơn từ các gói thương mại với Mỹ và EU ; hoặc trở nên suy toàn theo cách không ai ngờ đến, như hiện tượng Liên Xô vào thập niên 90 của thế kỷ XX.

"Venezuela nhắc nhở tất chúng ta rằng Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản tồn tại không vì công lý, không vì bình đẳng, không vì cứu vớt người nghèo, và chắc chắn là nó không vì những điều tốt đẹp cho đất nước. Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản chỉ tồn tại vì một điều duy nhất : Quyền lực cho những kẻ thống trị". – Tổng thống Donald Trump phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

An Viên

Nguồn : VNTB, 26/09/2019

Published in Diễn đàn

Tài sản truy thu của ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải chỉ là một căn chung cư. Trong khi đó, Cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông nhận hối lộ tới 3 triệu USD mới nộp lại nhưng mới nộp lại 500 triệu… đồng Việt Nam. Đặc biệt là Nguyên Giám đốc sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh Đào Thị Hương Lan bỏ trốn đã đặt ra nhiều vấn đề trong công tác phòng chống tham nhũng.

chong1

Nguyễn Bắc son - tác giả của 3 triệu USD, và Trương Minh Tuấn - tác giả của 'Phòng chống diễn biến hòa bình'

Hiện tại, yêu cầu được đặt ra khi xử lý án tham nhũng với chính quyền Việt Nam là cố gắng thu hồi tài sản, tuy nhiên so với số tuyên án, tỷ lệ tài sản thu hồi được vẫn còn rất thấp. Việc niêm phong, kê biên tài sản của các đối tượng trong quá trình khởi tố vụ án, điều tra vụ án để tránh hành vi tẩu tán, làm thất thoát tài sản còn nhiều yếu kém.

Đó có lẽ là lý do vì sao, Việt Nam cử một đoàn có 36 cán bộ sang Trung Quốc tìm hiểu việc công khai minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ và thu hồi tài sản tham nhũng. Cụ thể, đoàn cấp vụ này sẽ tập trung nghiên cứu các nội dung về tình hình chống tham nhũng hiện nay ở Trung Quốc ; công tác xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, pháp quy về phòng, chống tham nhũng và xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Vậy Việt Nam cần học gì ở Trung Quốc ?

Chiến dịch chống tham nhũng thời Tập Cận Bình khá ấn tượng, từ thời điểm Tập lên nắm quyền vào cuối năm 2012.

Trong đó, 2 triệu quan chức của cả cấp cao và cấp thấp được đưa vào chiến dịch. Và tốc độ của các cuộc điều tra, theo con số được công bố chính thức, tăng đều đặn theo từng năm : 172.000 vào năm 2013, 330.000 vào năm 2015, 527.000 trong năm 2017, và hơn 600.000 năm 2018.

Để đạt được hiệu ứng tạm thời tốt trong chiến dịch chống tham nhũng. Bắc Kinh đã sửa đổi Luật Tố tụng Hình sự để luật hóa các quy tắc khuyến khích hợp tác trong các cuộc điều tra của chính phủ, phù hợp với hệ thống giám sát quốc gia mới và đưa ra các phiên tòa vắng mặt đối với một số tội phạm, bao gồm hối lộ và tham nhũng. Trong đó, bao gồm có quy tắc khoan hồng được quy định trong lời biện hộ hình sự.

Tiếp đó, Bắc Kinh sửa đổi thủ tục điều tra các vụ án tham nhũng liên quan đến các cá nhân trực thuộc chính phủ dựa trên sự thành lập Ủy ban giám sát quốc gia đã củng cố quyền giám sát và thực thi quyền lực tham nhũng trong khu vực công từ ba cơ quan : Viện kiểm sát nhân dân, Bộ giám sát và Cục phòng chống tham nhũng quốc gia. Trước khi thành lập Ủy ban giám sát quốc gia, Viện kiểm sát nhân dân điều tra và truy tố hầu hết các tội ác liên quan đến các quan chức chính phủ. Bây giờ, Ủy ban giám sát quốc gia sẽ điều tra các tội phạm, đặc biệt là tham nhũng, liên quan đến các cá nhân trực thuộc chính phủ, kết hợp với Viện kiểm sát khởi tố các vụ việc đó.

Bắc Kinh áp dụng nguyên tắc ‘Tuyên án vắng mặt’ cho ba loại tội phạm : tham nhũng hoặc hối lộ, an ninh quốc gia và khủng bố. Khi một vụ án tham nhũng hoặc hối lộ được chuyển từ Ủy ban giám sát quốc gia hoặc Văn phòng Công an sang Viện kiểm sát nhân dân để truy tố, và nghi phạm ở bên ngoài Trung Quốc đại lục, Viện kiểm sát nhân dân có thể khởi tố vụ án tại Tòa án nhân dân. Nếu Viện kiểm sát tin rằng vụ án có sự thật rõ ràng và đủ bằng chứng và nhận được sự chấp thuận thích hợp, vụ án có thể tiến hành xét xử và tuyên án ngay cả khi nghi phạm sẽ không có mặt.

Chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra của Trung Quốc cũng như Việt Nam, cốt lõi là bắt giữ các quan chức bị cáo buộc tham nhũng và thu hồi các khoản tiền bất hợp pháp, đặc biệt là nhóm quan chức chạy trốn ra nước ngoài.

Các sửa đổi luật Hình sự năm 2012 của Trung Quốc cũng đã đã bổ sung một thủ tục tịch thu số tiền thu được bất hợp pháp của các nghi phạm hình sự bỏ trốn. Phiên tòa vắng mặt là một nỗ lực tiếp cận tội phạm thông qua các điều khoản trong Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Trung Quốc cũng đang được đề nghị để trở thành một bên tham gia Công ước chống hối lộ của OECD, điều mà G20 đã liên tục kêu gọi và OECD đã hoạt động trong nhiều năm. Mặc dù Trung Quốc có nghĩa vụ luật pháp quốc tế để thực thi chống hối lộ nước ngoài theo Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC), nhưng cơ chế này so với OECD, được cho là kém hơn nhiều.

Trung Quốc cũng sửa đổi Luật chống cạnh tranh không lành mạnh, có hiệu lực từ tháng 1/2018. Luật này mở rộng định nghĩa về hối lộ thương mại bao gồm các cơ hội giao dịch tìm kiếm trên mạng và nắm bắt các giao dịch của bên thứ ba. Việc hối lộ của các quan chức nước ngoài cũng bị hình sự hóa đối với công dân Trung Quốc.

Luật hình sự nghiêm cấm cho và nhận tiền hoặc tài sản - bao gồm tiền mặt, vật phẩm và quyền lợi độc quyền - để có được một lợi ích không đáng có. Hối lộ được phân biệt bởi ‘hối lộ chính thức’ và ‘hối lộ không chính thức’. Hình phạt cho hành vi phạm tội hối lộ bao gồm tiền phạt - tịch thu tài sản, phạt tù và tử hình. Hối lộ người thân hoặc những người nhà của nhân viên nhà nước hiện tại hoặc trước đây cũng bị xử lý hình sự. Các quan chức nhà nước, cũng như vợ / chồng và con cái của họ, phải tuân theo luật công khai tài chính toàn diện.

Liên quan đến tẩu tán tài sản ra nước ngoài

Hoạt động tẩu tán tài sản ra nước ngoài của Trung Quốc với Việt Nam cơ bản giống nhau, bằng phương cách đầu tư bất động sản và cho con đi du học.

Trong báo cáo chống tham nhũng của Bắc Kinh vào tháng 5/2018, các quan chức tham nhũng và doanh nhân có liên quan đến nhóm quan chức của Trung Quốc đã đưa hàng tỷ USD ra nước ngoài, đa phần đầu tư vào bất động sản ở Mỹ, Canada, Úc và Anh. Chính phủ Trung Quốc lúc này đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ các tổ chức như OECD, các nhóm chống tham nhũng và các cơ quan chính phủ nước ngoài bao gồm Bộ Thương mại Mỹ trong rà soát các dự án bất động sản nghi ngờ được dựng lên từ tham nhũng.

Kết quả, Trung Quốc đã xử trên 4.000 vụ tham nhũng, với giá trị tài sản lên đến hơn 100 triệu USD. Một Tòa án Nhân dân Tế Nam kết án cựu thành viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai, và tuyên bố kế hoạch tịch thu một biệt thự thuộc sở hữu của vợ ông ta ở bờ biển Pháp. Tương tự là một ngôi nhà ở Walnut (California, Mỹ), được cho là thuộc sở hữu của cựu bộ trưởng đường sắt Lưu Chí Quân, cũng là một mục tiêu cho việc săn lùng tài sản của Bắc Kinh.

Một báo cáo bị từ ngân hàng trung ương Trung Quốc ước tính rằng, giai đoạn 1990 - 2008, khoảng 18.000 quan chức và nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước đã lấy đi tổng cộng 800 tỷ nhân dân tệ (123 tỷ USD) từ các kho bạc nhà nước , và có khả năng chạy trốn đến Mỹ, Canada, Úc và Hà Lan.

Quan tham Trung Quốc đã chi 30 tỷ USD cho bất động sản ở nước ngoài vào năm 2012, ước tính Juwai.com, một trang web bất động sản. Trong đó, 9,1 tỷ USD đã được chuyển đến Mỹ và phần lớn trong số đó đặc biệt đến California. Và gần 70% các giao dịch mua của người mua Trung Quốc tại Mỹ được thực hiện hoàn toàn bằng tiền mặt.

Một mánh khóe nữa mà quan tham Trung Quốc tiến hành là gửi con trai hoặc con gái ra nước ngoài đến một trường đại học tư nhân như một cách để hợp pháp hóa việc gửi tiền ra khỏi Trung Quốc. Báo cáo của Bgân hàng trung ương Trung Quốc về tham nhũng cho thấy cựu Thứ trưởng Bộ tài chính Xu Vương Bảo An đã gửi khoảng 1 triệu nhân dân tệ (164.000 USD) vào tài khoản ngân hàng của một người con trai đang du học. Có lẽ không phải ngẫu nhiên, số lượng sinh viên Trung Quốc du học đã tăng vọt trong những năm gần đây.

Một chiến lược phổ biến khác để có được chỗ đứng ở nước ngoài là thông qua các chương trình đầu tư nhập cư.

Tuy nhiên, dù nỗ lực rất nhiều để thu hồi tài sản, thì điểm yếu trong thu hồi tài sản nước ngoài của Trung Quốc là thiếu Hiệp ước Hỗ trợ pháp lý lẫn nhau giữa chính phủ nước này với các nước phương tây.

An Viên

Nguồn : VNTB, 18/09/2019

Published in Diễn đàn

Dù tôn trọng quan điểm trái chiều, nhưng quan điểm "ngụy quân ; ngụy quyền" của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Thiếu tướng Hoàng Kiên nên hạn chế thấp nhất về mặt truyền thông.

VTV1

Chương trình "Đối diện – Những thủ đoạn gây bất ổn xã hội" của VTV

Mới đây, trong chương trình "Đối diện – Những thủ đoạn gây bất ổn xã hội", VTV đã phỏng vấn Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn (Nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân dội nhân dân Việt nam) và Thiếu tướng Hoàng Kiền (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Nguyên Tư lệnh Công binh) về bộ sách Lịch sử Việt Nam 15 tập (của Viện Sử học Việt Nam). Hai ông đều cho rằng, đây là hiện tượng "xét lại lịch sử", nhằm xuyên tạc bản chất và ý nghĩa của cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thậm chí là phục vụ cho những âm mưu chính trị thâm độc, là "diễn biến hòa bình".

Trước sự phản ứng của dư luận xã hội, VTV đã cho rút nội dung phần chương trình này trên website của đài.

Facebooker Phạm Tứ Kỳ trong một chai sẻ ngày 2/9, cho rằng : hai vị tướng anh hùng, từng vào sinh ra tử, lại từng giữ những cương vị lãnh đạo rất cao trong Quân đội Nhân dân Việt Nam không nói đùa. Họ nắm chắc kỷ luật của Đảng và của Quân đội, và hẳn cũng có ý thức đầy đủ với phát ngôn của mình.

Sở dĩ ông Phạm Tứ Kỳ đề cập như vậy là vì quan điểm của hai vị tướng nêu trên đi ngược lại với quan điểm của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Theo đó, việc bỏ cách sử dụng cụm từ "ngụy quân", "ngụy quyền", mà thay bằng các cụm từ "quân đội Sài Gòn", "chính quyền Sài Gòn" trong bộ sách trên là không có sai phạm về chuyên môn và chính trị. Như vậy, cách mà hai vị tướng lên án bộ sách là "phục vụ cho những âm mưa chính trị thâm độc", thì hẳn nhiên cũng gián tiếp lên án Ban tuyên giáo Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, trong đó có cả Thiếu tướng Nguyễn Phương Diện, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn.

Lấy trí nhân thay cường bạo

Đã từ lâu, cụm từ "ngụy quân ; ngụy quyền" trở thành một nhát dao cứa vào quan điểm "hòa hợp, hòa giải dân tộc". Nếu đặt nó trong tiến trình phát triển dân tộc, thì chính nó đã trở thành lực cản rất lớn. Tuy nhiên, cụm từ này ngày càng mờ nhạt trong đời sống và nhận thức người dân, bởi hơn ai hết, quá khứ đã lùi dần và nhu cầu bắt tay, cùng nhau kiến tạo tương lai mới là điều cần bàn đến. Do đó, nếu bộ sách Lịch sử Việt Nam 15 tập là sự tiến bộ về mặt nhận thức, thì Kết luận của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam là kịp thời và phù hợp với tiến triển thời đại, khi cho rằng bộ sách không có sai phạm về chuyên môn và chính trị.

Quan điểm nêu trên của Ban tuyên giáo cần phải phổ rộng mạnh hơn, sâu hơn trong tầng lớp đảng viên, đặc biệt là nhóm tướng lĩnh. Bởi trên hết, đó là quan điểm hợp thời.

Lịch sử là sự ghi nhận, không phải là chiếu lệ của thể chế. Không phải ngẫu nhiên mà sử học được xem là vũ khí văn hóa quan trọng góp phần ổn định và củng cố lòng người sau thời hậu chiến, và bản chất của sử chính là dẹp toan những mưa đồ gây hại cho sự thống nhất lòng dân. Không phải ngẫu nhiên mà từ thời phong kiến, các sử quan đều làm độc lập và không theo chỉ thị vua.

Quay trở lại với vấn đề, những tướng thời chiến là người chiến thắng trong chiến tranh, nhưng tư duy "ngụy quân ; ngụy quyền" lại biến họ trở thành những vật cản của xã hội. Sẽ khó có thể hòa hợp hay góp phần ổn định khi mà tư duy này khiến những người hai đầu chiến tuyến khó có thể bắt tay nhau để cùng xây dựng quốc gia, vì mục tiêu cường thịnh chung.

"Đối diện – Những thủ đoạn gây bất ổn xã hội", giờ đây, lại trở thành chương trình gây bất ổn xã hội.

Nhìn xa hơn, liệu Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Thiếu tướng Hoàng Kiền có hổ thẹn không, khi mà mà lần đầu tiên, một Đại sứ Mỹ, đến thắp hương cho hơn 1 vạn liệt sĩ đang yên nghỉ tại nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

Chính cái tư duy cấp tiến và hòa hợp, tư duy đóng cửa chiến tranh và hướng tới tương lai như thế đã thu phục nhân tâm hàng triệu người Việt. Trong khi cái tư duy cũ kỹ và lỗi thời từ trong chiến tranh, tư duy của sự hằn học và đi ngược lại với giấc mơ "hòa hợp" của dân tộc đã tiếp tục khiến cả hai vị tướng, trong đó có một là anh hùng, bị phản ứng.

Hận thù không làm nên tương lai, bao dung mới làm nên điều đó. Nước Việt có đại thi hào Nguyễn Trãi, người có một quan điểm rất tiến bộ và nhân văn, "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,. Lấy trí nhân để thay cường bạo". Tại sao hai vị tướng là người Việt lại không học theo mà đua đòi "thù hận", trong khi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam lại làm rất tốt điều đó ? Bên cạnh đó, VTV là cơ quan truyền thông quốc gia, tại sao hẹp hòi đến mức dung dưỡng cho tinh thần "hằn học" đến như thế ?

An Viên

Nguồn : VNTB, 03/09/2019

Published in Diễn đàn

Chiều 26/8, Ban Bí thư trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã phối hợp với Học viện Báo chí - Tuyên truyền tổ chức diễn đàn "Đảng viên trẻ tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng".

dang1

Diễn đàn "Đảng viên trẻ tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng" ngày 26/08/2019

Phó giáo sư-tiến sĩ Lương Khắc Hiếu, nguyên Giám đốc Học viện Báo chí - Tuyên truyền khẳng định : Cái nào trái với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước chúng ta gọi nó là sai trái và phải kiên quyết chống lại.

Chị Nguyễn Ngọc Trinh, Bí thư Đoàn phường Thành Công (Thành phố Buôn Ma Thuột), cho biết với tư cách là Bí thư đoàn phường và phó bí thư dân quân phường, chị đã tham mưu cho chi bộ phát động phong trào mỗi ngày một điều Bác Hồ dạy. Cũng theo báo Thanh Niên, chị Ngọc Trinh cũng tham mưu thành lập "đội phản ứng nhanh" để đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, thù địch bằng cách lập các tài khoản ảo để thường xuyên đăng tải các thông tin bảo vệ Đảng, chính quyền đồng thời report (báo cáo vi phạm) đối với những bài viết, tài khoản phản động.

Báo Thanh Niên online mau chóng gỡ bỏ những lời phát biểu đầy thật thà nhưng đi ngược tinh thần thời đại 4.0 của chị Nguyễn Ngọc Trinh. 

Dập khuôn quan điểm và độc tôn chân lý

Quan điểm của Phó giáo sư tiến sĩ Lương Khắc Hiếu và Bí thư đoàn phường Thành Công (Thành phố Buôn Mê Thuột) tuy hai mà một. Bởi nó đều hướng tới dập khuôn tư tưởng và độc tôn chân lý. Một thể thức thường thấy tại những nước độc tài trong lĩnh vực quyền lực chính trị, và ngự trị ở Việt Nam sau hàng thập kỷ.

Nếu dựa trên nguyên tắc "người của chế độ" và giữ vững sự độc tôn chế độ bất chấp các quy luật thời đại, thì quan điểm của Giáo sư Khắc Hiếu và Bí thư phường Ngọc Trinh là không sai. Bởi cả hai đều là gộc đỏ của chế độ và lương từ chính ngân sách chế độ mà ra, nhưng trên cả là những biệt đãi mà chế độ dành cho họ, những "trung thần", hay nói gọn hơn là "Hồng vệ binh" của chế độ.

Mao Trạch Đông, người dung dưỡng đội ngũ Hồng vệ binh bên Trung Quốc đã có một phát biểu vào năm 1958, trong đó phác họa những con người "của chế độ, thuộc chế độ và chết vì chế độ" như sau.

"Chúng tôi cần những người trẻ tuổi, có trình độ học vấn thấp, có thái độ vững vàng và kinh nghiệm chính trị để tiếp quản công việc". Mao Mao Trạch Đông tuyên bố.

Và sự cuồng tín, trung thành, nhiệt tâm đã biến những "Hồng vệ binh" cách mạng trở thành một trong những người thẳng tay trừng phạt những kẻ mà họ cho là "phản động, thù địch". Điều này dẫn đến một thảm họa mà Trịnh Nghị (Zheng Yi), một nhà văn Trung Quốc mô tả rằng, trong một số trường trung học, sinh viên giết hiệu trưởng của họ và sau đó nấu chín và ăn nội tạng (hiệu trưởng) để ăn mừng một chiến thắng trước bọn phản cách mạng.

Những người trung thần chế độ mà quyền lực là độc tôn biến mình thành một "con chó" [1], để khi lãnh đạo sai đâu thì cắn đó, bất chấp các lý lẽ, đạo đức và sự thật. Và khi tự loại bỏ ra khỏi vị trí con người, họ cũng mất luôn nhận thức một thực tế cay đắng rằng, trong khi họ đổ máu và công sức vì "lý tưởng cách mạng", thì người được lợi nhất lại là giới lãnh đạo, những tận hưởng sự sa hoa và bê tha đạo đức [2].

Sở dĩ phải diễn giải rất nhiều về Hồng vệ binh thời Mao Trạch Đông, vì ở cả Giáo sư Khắc Hiếu và Bí thư Đoàn phường Ngọc Trinh đã cho thấy điều đó.

Họ - sẵn sàng quy kết "sai trái" và "kiên quyết chống lại" nếu quan điểm hay ý kiến nào đó trái chủ nghĩa và tư tưởng Mác-Lênin, tư tưởng HCM, đường lối Đảng cộng sản Việt Nam.

Họ - sẵn sàng sử dụng những tài khoản ảo để "like", thả biểu tượng cảm xúc cho các bài viết tôn vinh ; báo cáo các tài khoản trái chiều nhằm "bảo vệ Đảng, chính quyền", và dựa vào đó để xét hạng rèn luyện chính trị.

Họ sống trong thời đại mà đối thoại, đa chiều và thông tin liên tục hiện diện, nhưng cách thức họ tiến hành dập khuôn tư tưởng, độc tôn chân lý cho thấy một mô thức rất Maoism.

"Hạ xuống với bất cứ ai chống lại Mao", hay "hạ bất kỳ ai ngược hướng với Đảng" là một.

Họ là những người có ăn học, và cũng giống như tầng lớp giáo viên và học sinh thời kỳ Cách mạng Văn Hóa, họ luôn mang theo trích dẫn quan điểm của lãnh tụ, hình ảnh của lãnh tụ để làm giá đỡ quan điểm, trở thành cái loa để phát ra những điều cũ kỹ đến hàng thế kỷ, trong khi chính kiến cá nhân hoàn toàn biến mất.

Họ trở thành những người, dù học hàm, học vị cao, nhưng sự thật lại là những người có trình độ nhận thức thấp kém như Mao đã từng nhận định về lực lượng Hồng vệ binh. Điều họ làm được là thái độ độ chính trị vững vàng và không khoan nhượng.

Và nếu sinh trong thời kỳ "cách mạng hừng hực" tái lặp một tinh thần "đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng" như nêu trên thì có lẽ, Giáo sư-tiến sĩ Khắc Hiếu và Bí thư phường Ngọc Trinh sẽ treo cổ ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Đảng cộng sản Việt Nam vì quan điểm "chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận". Thậm chí, cách mà cách mà Bí thư Đoàn phường Ngọc Trinh khuyến khích sử dụng tài khoản ảo để tuyên truyền và báo cáo các tài khoản khác bị cho là "phản động" cũng đi ngược lại với tinh thần Định danh tài khoản Facebook, bảo vệ người dùng của Bộ Thông tin và truyền thông.

Và điều cuối cùng, Phó giáo sư-tiến sĩ Lương Khắc Hiếu và Bí thư Đoàn phường Thành Công có thể chỉ ra điểm sai của bài viết này ?

An Viên

Nguồn : VNTB, 28/08/2019

Chú giải :

[1]"Tôi là con chó của Chủ tịch Mao. Ông ta nói cắn ai, tôi sẽ cắn", Giang Thanh đề cập vai trò của bà trong Cách mạng Văn hóa.

[2]"Vào thời điểm đó, đỉnh cao của Cách mạng Văn hóa, đôi khi Mao ở trên giường với ba, bốn, thậm chí năm người phụ nữ cùng lúc", bác sĩ riêng của Mao, ông Li Zhisui.

Published in Diễn đàn
dimanche, 25 août 2019 07:02

Nghị quyết 50-NQ/TW là gì ?

Báo Tuổi Trẻ 22.08 đưa tin về Nghị quyết số 50-NQ/TW, và trích dẫn yêu cầu "Xây dựng cơ chế đánh giá an ninh và tiến hành rà soát an ninh đối với các dự án, hoạt động đầu tư nước ngoài có hoặc có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia".

nghi1

Đánh giá về điều này, Facebooker Nguyễn Ngọc Chu cho rằng, Nghị quyết 50-NQ/TW là một tín hiệu rất đáng mừng. Bởi lẽ, an ninh Việt Nam từ năm 1987, theo ông Chu, đã bị "lũng đoạn bởi hàng xóm phương Bắc".

Ba điểm đáng lưu ý của Nghị quyết mà Facebooker Nguyễn Ngọc Chu dẫn lại từ Nghị quyết 50-NQ/TW bao gồm : đề cao an ninh quốc gia thông qua rà soát an ninh với các dự án, hoạt động đầu tư nước ngoài có hoặc có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia; đề cao tiêu chí chống ô nhiễm môi trường, ưu tiên công nghệ qua chọn lọc, lấy chống lượng, hiệu quả, công nghệ, bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu; và cuối cùng là chống đầu tư chui, núp bóng.

Nếu xét chỉ ở phương diện mà báo Tuổi Trẻ chỉ ra, thì Facebooker Nguyễn Ngọc Chu có quyền hy vọng rằng, mục tiêu cấp thiết nhất có thể hướng tới là: không giao dự án đường sắc cao tốc Bắc – Nam cho Trung Quốc; không cho hàng hóa Trung Quốc Trung Quốc tràn qua Việt Nam, núp bóng hàng hóa Việt Nam xuất đi các nước; không triển khai các dự án có công nghệ lạc hậu đến từ Trung Quốc.

Thế nhưng, Nghị quyết 50-NQ/TW có thể làm cho ông Chu thất vọng hơn, bởi nhiều lý do.

Thứ nhất, đây là Nghị quyết định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu qua hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Nghĩa là nó tập trung vào việc cải thiện cơ chế để nâng cao sự thu hút đầu tư (thu hút vốn đầu tư, nâng cao tay nghề lao động, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa) hơn là một chính sách nhằm siết lại các tiêu chuẩn về mặt đầu tư (liên quan đến an ninh quốc gia hay môi trường). Do đó, tại phần mục tiêu cụ thể, thì những con số về vốn đăng ký giai đoạn đầu trong giai đoạn 2021 – 2030 chiếm hai hàng đầu tiên. Sau đó, là đề cập đến tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao (quản trị hiện đại môi trường và bảo vệ môi trường) chiếm dòng tiếp theo. Và hai hàng cuối cùng là tập trung tăng nội địa hóa, cũng như tỷ trọng lao động qua đào tạo.

Còn tại phần mục tiêu tổng quát, đã đề cập rõ ràng hơn, theo đó, xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách về hợp tác đầu tư nước ngoài; tạo lập môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc nhóm ASEAN 4 và ASEAN 3 trước năm 2030.

Thứ hai, yếu tố an ninh mà báo Tuổi Trẻ dẫn ra từ Nghị quyết 50-NQ/TW là chỉ là một phần trong toàn bộ cụm câu. Theo đó, "xây dựng các tiêu chí về đầu tư để lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn. Xây dựng cơ chế đánh giá an ninh và tiến hành rà soát an ninh đối với các dự án, hoạt động đầu tư nước ngoài có hoặc có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia." Nếu xét trên ngữ cảnh của câu này, thì xây dựng cơ chế đánh giá an nình và tiến hành rà soát an ninh là giai đoạn tiền đầu tư, liên quan trực tiếp đến "chọn, ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp quy hoạch". Thuật ngữ đánh giá/ rà soát là không hề lạ theo Luật đầu tư, Luật Đầu tư công. Bởi các dự án có nguồn vốn và thời gian theo một quy định nhất định thì cần phải đánh giá các tác động môi trường. Tuy nhiên, khâu đánh giá được coi là nhằm "bảo vệ môi trường" này lại thường được tiến hành một cách sơ sài và thiếu hiệu quả, thậm chí, trong phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội vào tháng 7.2018, khâu này được cho là "gây khó khăn trong quá trình triển khai các dự án đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng, mà còn kìm hãm tốc độ giải ngân vốn đầu tư công." Thực tế cho thấy, khâu đánh giá này có mục đích tốt, nhưng thường được bỏ rơi hoặc hình thức hóa trong báo cáo. Do vậy, khả năng rất cao nếu "đánh giá, rà soát an ninh" không đem lại hiệu quả đầu tư thì nó cũng sẽ rơi vào thực trạng sơ sài hóa như đánh giá tác động môi trường.

Cuối cùng, tổng thể của Nghị quyết 50-NQ/TW đó chính là hỗ trợ cho Bộ Kế hoạch & Đầu tư trong chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, một trong những nội dung chính mà Bộ đã trình với Chính phủ Việt Nam trong thời gian gần đây. Trong đó chủ yếu từ chối dự án công nghệ thấp, lạc hậu và chấm dứt đầu tư chui, núp bóng, chuyển giá vốn gây thất thoát chủ yếu về khâu thu thuế và một số thì gây bất ổn trong vấn đề an ninh quốc gia ở một số địa phương. Nếu dựa trên yếu tố chính yếu này thì, trong ba đề xuất cụ thể mà Facebooker Nguyễn Ngọc Chu đề ra, thì 2 đề xuất liên quan đến không cho hàng hóa Trung Quốc núp bóng hàng hóa Việt Nam để xuất đi sang các nước (chủ yếu Mỹ) và không triển khai các dự án có công nghệ lạc hậu đến từ Trung Quốc là chịu ảnh hưởng, tác động của Nghị quyết 50-NQ/TW. 

Tuy nhiên, cả hai đề xuất này cũng đã làm trước đó, thậm chí riêng không triển khai công nghệ lạc hậu cũng có trong các văn bản pháp luật và chỉ đạo cấp quốc gia, cũng như cảnh báo trên báo chí chính thống [3]. Thế nhưng, quan hệ chính trị và giá bỏ thầu, cũng như tệ tham nhũng đã giúp Trung Quốc lần lượt trúng thầu ở các nhà máy nhiệt điện, dự án gang thép Thái Nguyên, đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông. Ngay cả đối với trường hợp đường cao tốc Bắc Nam, giả thuyết như nhà thầu Trung Quốc sử dụng công nghệ lạc hậu thì điều này không thể xử lý, ngăn chặn bằng cách sử dụng Nghị quyết chính trị, mà phải nằm trong hợp đồng thông qua các điều khoản ràng buộc để xử phạt, thay thế nhà thầu đó, như cách mà Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy đề cập trong bài viết trên báo Thương hiệu Công luận ngày 6/8/2019.

Rõ ràng, nếu không giải quyết khâu tham nhũng thông qua tình trạng "thông thầu", hay xác lập lại chính sách thu hút đầu tư thông qua loại bỏ các phương thức bỏ thầu thấp đối với các dự án quan trọng, cũng như tính thực tế và nghiêm túc khi làm các báo cáo về đánh giá, rà soát ảnh hưởng dự án đối với an ninh quốc gia thì Nghị quyết NQ-50/TW sẽ khó làm tròn vai trò "bảo vệ an ninh quốc gia" như nhiều người kỳ vọng. Thậm chí, nếu căn cứ vào kỳ vọng của Facebooker Nguyễn Ngọc Chu, thì một nhà máy Formosa sẽ không có cơ hội xuất hiện tại Việt Nam, tuy nhiên, điều này nhìn chung là khó.

An Viên

Nguồn : VNTB, 25/08/2019

Tham khảo

[1] https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/1710529975747092

[2] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-quyet-50-NQ-TW-2019-dinh-huong-chinh-sach-nang-cao-hieu-qua-hop-tac-dau-tu-nuoc-ngoai-422030.aspx

[3] https://dantri.com.vn/kinh-doanh/fdi-lac-hau-von-thap-tu-trung-quoc-khong-dang-de-chung-ta-quan-tam-20160426085241718.htm

Published in Diễn đàn

Vào ngày 16/7, NDTV – kênh tin tức Ấn Độ đã có một bài viết về một cơ sở đào tạo đội ngũ cán bộ Đảng cộng sản Trung Quốc. Bài viết không chỉ tiếp cận kiến thức mà lãnh đạo cai trị “toàn năng” của Trung Quốc được học, mà còn cho thấy, tinh thần (hay lập trường) của những cán bộ này : họ học để cai trị dân Trung Quốc.

11111111111111111

Một lớp học bên trong trường đảng ở Trung Quốc

Tại Việt Nam, cũng có dạng thức đào tạo kiểu này qua Trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các tỉnh thành và trường (hoặc học viện) đào tạo cán bộ.



Tại Thành phố Hồ Chí Minh, có Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đào tạo cán bộ nguồn nòng cốt cho thành phố trực thuộc trung ương này. Điều thú vị Bà Trương Thị Hiền, cùng với chồng là Cựu Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, đã và đang có những dấu hiệu nghi vấn sai phạm liên đến quản lý.

Quay trở lại bài viết của NDTV, trường học được gọi với tên Trường đảng ủy T.Ư Trung Quốc, nơi đào tạo độc quyền những người “ưu tú nhất” để chuẩn bị cai trị Trung Quốc trong giai đoạn tiếp theo.

Trong hội trường giảng dạy với hơi mát lạnh (từ điều hòa), giảng viên chuyển tiếp các slides để cho ví dụ về cách mà chính phủ ở các quốc gia cải thiện “nền văn minh, môi trường” của họ. Ví dụ, Mỹ có hệ thống công viên quốc gia rộng lớn.

60 “đồng chí, đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc”, hầu hết ở độ tuổi 40-50, trong bộ trang phục màu đen, giày đen, ngồi lặng lẽ lắng nghe. Kể từ khi trở thành lãnh tụ tối cao vào năm 2012, Tập Cận Bình đặt Đảng cộng sản Trung Quốc trở thành trung tâm xã hội, phát hành hệ tư tưởng của mình, khuyến khích các tế bào Đảng cộng sản nảy mầm trong các tập đoàn tư nhân.

Đóng vai trò quan trọng trong hướng đi của Tập là 3.000 học viên được đào tạo ở các trường Đảng tại vùng Bắc Kinh, nơi mà các nhà nghiên cứu (xây dựng đảng ?) tìm cách để tăng cường ảnh hưởng của Đảng cộng sản và hàng ngàn cán bộ được dạy cách thực hiện và duy trì sự cai trị toàn diện, tuyệt đối của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Các quan chức, đồng thời là lãnh đạo trường đảng nhấn mạnh nghiên cứu “vũ khí tư tưởng” mà đảng dựa vào để điều hành Trung Quốc : chủ nghĩa Mác - Lênin, lý thuyết phát triển đảng, chiến thuật tuyên truyền, và tư tưởng Tập Cận Bình.

“Đảng Cộng sản, như các bạn thấy, hiện đang mở cửa,” Wang Jinlong, người đứng đầu các hoạt động của trường nói khi đi dạo quanh một hồ nước nhân tạo.

Việc mời các nhà báo đi thăm một tổ chức đảng chủ chốt là một phần trong nỗ lực kéo dài hàng năm của Đảng Cộng sản để “tái tạo”. Ví dụ, để chống lại sự suy đoán rộng rãi xoay quanh chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình, các quan chức tuyên truyền trong năm 2017 đã phát hành một bộ phim truyền hình cảnh sát, “Nhân danh nhân dân”, một bộ phim dựa trên kịch bản chống tham nhũng, tranh giành quyền lực và lối sống xa đọa của một số quan chức cấp cao tại Trung Quốc.

Ngày nay, Đảng Cộng sản đang cố gắng, không chỉ “bình thường hóa và hợp pháp hóa” trong mắt người dân Trung Quốc, mà cả những người nước ngoài.

Vào một buổi sáng gần đây, trường sắp xếp cho các phóng viên ngồi vào một bài giảng nơi các quan chức đang tìm hiểu về sự bền vững môi trường, một chủ đề rất tình cờ và vô hại về mặt chính trị.

Khi được hỏi, các quan chức nhà trường cho biết các môn học nhạy cảm hơn, vốn tránh trong hầu hết các lớp học Trung Quốc cũng có thể được học ở đây.

“Chúng tôi thảo luận về Cách mạng Văn hóa và biến cố Thiên An Môn (4.6) để hiểu rõ hơn về lịch sử và chọn cách tốt hơn để đi lên phía trước”, Wang Gang, nói.

Các quan chức nhà trường cho biết, các cán bộ nguồn, chẳng hạn như các chức vụ cấp tỉnh, đôi khi trì hoãn công việc chính để tập trung học trong 3-6 tháng. Những người được giao các nhiệm vụ như tổ chức và tuyên truyền, cũng đến trường để tham gia các khóa học bồi dưỡng kéo dài một tuần.

Các quan chức không tiết lộ ngay số lượng tuyển sinh nhưng cho biết có sự tăng trưởng trong thời kỳ ông Tập Cận Bình, lên khoảng 10.000 sinh viên vào năm 2018.

Kể từ khi được thành lập tại một tòa nhà nông thôn trong những ngày đầu cách mạng của Đảng Cộng sản vào năm 1933, trường đã chiếm một vị trí có ảnh hưởng trong tổ chức đảng. Ba chủ tịch của trường cũng là lãnh đạo Trung Quốc : Mao Trạch Đông, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, người đứng đầu trường cho đến năm 2012, trước khi bước lên vị trí lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc.

Trong bảy năm trị vì của Tập, các trí thức và giám đốc điều hành doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc thường nói về bầu không khí ý thức hệ dày đặc đang quay trở lại Trung Quốc.

Các thành viên của đảng đã yêu cầu một yêu cầu mới, hàng ngày, chẳng hạn như một người ra lệnh rằng họ phải nghiên cứu học thuyết chính trị của Tập mỗi ngày thông qua ứng dụng điện thoại thông minh Xuexi Qiangguo – “Nghiên cứu Tập Cận Bình, Học tập cường quốc”.

Các quan chức của trường đã cố gắng tạo ra một giai điệu tiến bộ - theo tiêu chuẩn của đảng.

“Có những người xung quanh tôi nói rằng chúng tôi đã học quá nhiều, và nó chiếm quá nhiều thời gian ; đó chính xác là điều mà Ủy ban Trung ương đang nhận ra”, Zhang Zhongjun, phó bí thư đảng ủy, nói.

Trong những năm gần đây, Đảng cộng sản Trung Quốc đã tiến hành các cuộc khảo sát công khai và thuê các chuyên gia tư vấn bên ngoài để kiểm tra xem liệu giới trẻ Trung Quốc có còn niềm tin vào đảng hay không ?

“Chúng tôi phải nhận thức được rằng trong thời đại hiện nay với internet và phương tiện truyền thông mới, những người trẻ tuổi nghĩ khác, và họ đang thay đổi”, Wang Gang, nói với các phóng viên.

Nhưng ông không nghi ngờ gì về lòng trung thành của trường và chức năng mà nó phục vụ.

“Những gì chúng tôi làm ở đây là để tăng cường sự đoàn kết của đảng,” Wang nói. “Chúng tôi phải phục vụ cai trị của đảng.”

Gery Shih

Nguyên tác : Inside China's Exclusive Training Ground For Communist Party Cadres, (The Washington Post) NDTV, 16/07/2019

An Viên lược dịch và bình luận

Nguồn VNTB, 17/07/2019

(Ngoại trừ tiêu đề, câu chuyện này chưa được nhân viên NDTV chỉnh sửa và được xuất bản từ nguồn cấp dữ liệu được cung cấp.)

Published in Diễn đàn

Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đang có chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc. Cùng thời gian này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc trực tuyến với các tướng tá hải quân ngoài vùng Biển Đông.

bd1

Twitter IndoPacific_SCS_Info bày tỏ : "Những liên hệ quân sự của tôi ở Việt Nam nói với tôi rằng tình hình đang xấu đi. Có thể đi đến cuộc khủng hoảng như năm 2014".

Twitter của Ryan D. Martinson (ông là một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ) liên tục cung cấp những thông tin nóng trên vùng Biển Đông, từ ngày 10/7.

"Kể từ thứ Tư tuần trước (ngày 3/7), tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 của Trung Quốc đã thực hiện một cuộc khảo sát địa chất tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ở vùng biển phía tây đảo Trường Sa do Việt Nam kiểm soát".

"Tàu khảo sát này nằm dưới sự hộ tống của tàu Cảnh sát biển Trung Quốc".

Hình ảnh đi kèm là vị trí 4 tàu của Trung Quốc gồm : Haijing ; Zhongguehaijing ; Hai Yang Di Zhi Ba Hao ; Haijing 37111.

bd2

Tàu Haiyang Dizhi 8 được Trung Quốc đưa vào sử dụng ngày 13/06/2018, đây là tàu khảo sát địa chất toàn diện với chức năng đo địa chấn 3D tiên tiến của Cục Khảo sát Địa chất Biển Quảng Châu (1).

Trước tình hình xuất hiện tàu khảo sát trái phép, Twitter của Ryan D. Martinson tiếp tục thông tin sự xuất hiện của tàu Việt Nam.

"Xuất hiện Việt Nam đang đấu tranh với hoạt động [trái phép của Trung Quốc]".

Nhóm tàu Việt Nam gồm Kiểm ngư (KN) 468, Tàu Nam Yết 207008, KN 472, và cuối cùng là Da Nam 612883. Trong đó tàu Nam Yet và KN 472, KN 468 tiếp cận gần với nhóm tàu Trung Quốc.

bd3

Nhóm tàu Kiểm ngư Việt Nam là lực lượng chuyên trách thuộc Tổng cục Thủy sản, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được thành lập ngày 25/01/2013. Tuy là lực lượng dân sự nhưng kiểm ngư có thể phối hợp với hải quân, biên phòng và cảnh sát biển, nhằm bảo vệ ngư dân và chủ quyền quốc gia trên biển.

"Bây giờ có vẻ như Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc hơn 10.000 tấn đang ở ngoài đó để giúp bảo vệ tàu khảo sát Trung Quốc".

Đến ngày 11/7, Ryan D. Martinson tiếp tục cung cấp thông tin trên Twitter.

"Các hoạt động khảo sát của Haiyang Dizhi 8 diễn ra từ ngày 3 đến ngày 11/07/2019".

"Bây giờ đây là dấu vết của ba tàu hộ tống của Cảnh sát biển Trung Quốc được biết đến (có lẽ còn có nhiều tàu khác). Rõ ràng, họ rất bận rộn".

bd4

"Haiyang Dizhi 8 thuộc sở hữu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc, một cơ quan chính phủ. Đây là một bức ảnh cho thấy con tàu trông như thế nào trong khi tiến hành khảo sát địa chất" (2).

Trong thông tin thêm về chiến thuật dùng tàu khảo sát và các tàu dân sự (kiểm ngư) để xâm phạm chủ quyền Biển Đông của Bắc Kinh. Bài viết trên CIMSEC của tác giả Dmitry Filipoff đã lý giải (3) điều này như sau :

"Bắc Kinh khẳng định các đặc quyền của mình thông qua việc sử dụng một loạt các chiến thuật không gây chết người. Trong nhiều trường hợp, các tàu vùng xám của Trung Quốc biến mình thành vũ khí bằng cách : húc nhau ; gây cản trở vật lý ; sử dụng vòi rồng làm hỏng thiết bị đối phương.

bd0

Haiyang Dizhi 8 thuộc sở hữu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc, một cơ quan chính phủ

Các quốc gia khu vực thường bất lực trong việc đáp trả vì Trung Quốc có lực lượng hải quân hùng mạnh nhất trong khu vực".

Vậy các quốc gia trong khu vực đã phản ứng thế nào với các hoạt động vùng xám trên biển của Trung Quốc ?

Martinson diễn giải :

"Các quốc gia trong khu vực đã không phô bày cho Trung Quốc thấy một mặt trận thống nhất. Họ có những cách xử lý lấn chiếm của Trung Quốc khác nhau. Sức mạnh gây e ngại nhất với Trung Quốc là Nhật Bản, quốc gia củng cố lực lượng bảo vệ bờ biển và dọc theo các hòn đảo phía nam của nó.

Trong khi đó, Việt Nam là một mô hình đẩy lùi chống lại sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh, ngay cả sức mạnh tự vệ của Hà Nội có giới hạn. Vào tháng 7/2017, Bắc Kinh có khả năng sử dụng lực lượng vùng xám buộc Hà Nội hủy bỏ kế hoạch phát triển dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của riêng mình, vốn hợp tác với một công ty Tây Ban Nha".

Trong một bài báo ngày 11/7 của Bloomberg (5), nội dung phản ánh khả năng chiến thắng của Trung Quốc tại vùng Biển Đông :

"Bị giam cầm trên mũi thuyền, hai tay ôm chặt sau đầu, thuyền trưởng tàu đánh cá Việt Nam Trần Văn Nhân và thuyền viên của anh ta được yêu cầu giữ im lặng và nhìn đi chỗ khác khi các thủy thủ Trung Quốc đã tiếp cận".

"Nhân bị Cảnh sát biển Trung Quốc bắt gặp kể từ khi Bắc Kinh tăng cường tuần tra tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông vài năm trước. Sáu quan chức Trung Quốc mặc đồng phục màu xanh đã lên chiếc tàu đánh cá nhỏ bé của Nhân từ một tàu tuần tra bọc thép nặng 3.000 tấn để bảo Nhân ngừng câu cá ở vùng biển mà nhiều thế hệ nhà anh đã đánh bắt".

"Họ nói, ‘đây là lãnh thổ của Trung Quốc. Anh không được phép đi câu cá ở đây. Nếu bạn tiếp tục làm điều này, lưới của anh sẽ bị cắt và thuyền của anh sẽ bị đưa đến Trung Quốc và sẽ đối diện với pháp luật", ‘Tiết Nhân, 43 tuổi, nói khi ngồi trên tàu đánh cá đang cập cảng Tam Quang, một làng chài nhỏ ở tỉnh Quảng Nam".

An Viên

Nguồn : VNTB, 14/07/2019

(1) http://www.gmgs.cgs.gov.cn/tbzl/kkpt/201806/t20180613_461591.html

(2) http://www.cgs.gov.cn/gzdt/zsdw/201807/t20180725_464053.html

(3) http://cimsec.org/andrew-s-erickson-and-ryan-d-martinson-discuss-chinas-maritime-gray-zone-operations/39839

(4) https://www.bloomberg.com/graphics/2019-south-china-sea-silent-war/

Published in Diễn đàn

Huân huy chương, đặc biệt là huân chương lao động là vật phẩm đặc biệt do Nhà nước Việt Nam đặt ra để ghi nhận và tặng thưởng cho các tập thể và cá nhân (kể cả tập thể và cá nhân nước ngoài) có thành tích, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên, khi cuộc chiến tranh đóng lại, nền kinh tế thị trường mở cửa, thì cũng là lúc giá trị của các vật phẩm này ngày một rẻ rúng.

medai1

Ông Vũ Văn Ninh (phải) trong buổi lễ nhận Huân chương do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng.

Bộ Chính trị kỷ luật nguyên phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vì vi phạm liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn tại các cảng Quy Nhơn, Quảng Ninh.

Cũng giống như nhiều chính khách khác, ông Vũ Văn Ninh trước đó đã nhận được Huân chương hạng Nhất và với nhận xét "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao" vào tháng 4/2016.


Ông Lê Tấn Hùng, em cựu Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, người có mác cán bộ từ năm 1978 và liên tục là cán bộ cho đến khi bị bắt giữ cũng có nhiều huân huy chương như thế.

Huân huy chương, đặc biệt là huân chương lao động là vật phẩm đặc biệt do Nhà nước Việt Nam đặt ra để ghi nhận và tặng thưởng cho các tập thể và cá nhân (kể cả tập thể và cá nhân nước ngoài) có thành tích, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên, khi cuộc chiến tranh đóng lại, nền kinh tế thị trường mở cửa, thì cũng là lúc giá trị của các vật phẩm này ngày một rẻ rúng.

Vào nắm 2015, báo chí Việt Nam đưa tin, tại xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, xuất hiện trường hợp khai man năm sinh, kê khai sai thành tích để nhận huân huy chương, một số trường hợp khác chấp nhận nộp 350.000 tiền công viết cho cán bộ xã để được nhận huân huy chương.

Anh hùng lao động, Chiến sĩ thi đua,… hay nhiều danh hiệu cao quý khác do Đcộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam trao tặng đã trở thành một tấm mề đay thời Pháp thuộc. Bởi nó không biểu hiện thực sự cho công trạng đối với quốc gia, dân tộc, nhưng nó lại biểu hiện đặc hữu về lòng trung thành vô cùng và vô tận đối với chính đảng. Nó biến thành một vật phẩm trang trí cho cả sự giả dối về thành tích và lòng tin, và trở thành một trong những vật phẩm vô giá về mặt hình thức cho những cá nhân, tập thể.

Giống như hàng Việt Nam chất lượng cao được trao một cách đại trà cho những công ty có nhiều tiền, các huân huy chương tưởng chừng cao quý dường như rao bán trên quyền lực của các quan chức và tập thể cơ quan. Quan chức càng lớn thì huân huy chương càng cao quý, và ở chừng mực nào đó, nó thể hiện tính xum xoe và xu nịnh của lớp quan dưới với lớp quan trên, và sự cẩu thả, dửng dưng ban phát không cần đếm đo của cái gọi là Ban thi đua khen thưởng.

Một đội ngũ quan chức tiếp xúc với Tây phương, được học tập ngày ngày tư tưởng Hồ Chí Minh, và bị điều lệ đảng kiểm soát. Nhưng cái nhỏ nhất về cách hành xử đối với huân huy chương, khi mà sự cống hiến hoặc lương tâm chưa cho phép như thời ông Hồ lại chưa thấy một cá nhân nào học tập theo, ít nhất là về mặt hình thức.

"Tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội", quan điểm từ chối Huân chương Sao Vàng của ông Hồ.

Hóa ra, giữa học tập và làm theo là một biên độ rất dài, và quan chức càng cấp cao thì khả năng để "tự xét" lại càng nhỏ, bởi mưu cầu về sử dụng các huân huy chương như một hình thức lấp liếm công tội vẫn đang được sử dụng phổ biến trong não trạng quan chức, như một hình thức "có công với cách mạng, nhà nước" khi đối diện với pháp luật hoặc kỷ luật trong đảng.

Liêm sỉ của người làm quan Việt Nam thời nay đa phần dược định giá… 0  đồng.

Thế nên mới có chuyện, ông Trịnh Xuân Thanh đã bị Bộ Nội vụ Việt Nam hủy bỏ bằng khen, thu hồi huân chương từng tặng khi ông bị "truy nã đỏ" bởi bộ Công An. Và trong danh sách thi đua khen thưởng, ông nhận được danh hiệu cao quý "Anh hùng Lao động", "Bằng khen Chính phủ"...

Trong khi quan chức, một số thì tìm cách cho vào bộ sưu tập những huân huy chương cao quý với quyền lực của mình, thì huân huy chương ở một số phận người đã bị hắt hủi. Nhiều huân huy chương cao quý khác cũng được những người bị cưỡng chế đất sai trái mang ra làm bình phong khi đối chấp với quan chức hiện tại, hoặc đối diện với những cuộc cưỡng chế đất của cơ quan chức năng, hoặc đơn thuần để thể hiện sự phẫn nộ, căm hờn.

Trong một video vào năm 2015, dân oan Hồ Thị Niên, một người khiếu kiện 30 năm vì bị mất đất và nhà cửa, trên đầu với mũ cối đã khóc nức nở, và cay đắng thừa nhận, "18-20 cái huy chương của đảng không đổi được cân gạo".

Giá trị của tấm huân huy chương không trở thành một ghi nhận xứng đáng cho những người thực tâm cống hiến, mà nó trở thành một vật chứng để cho thấy, khi cơ chế chính sách và chủ trương không vì dân, thì huân huy chương trở thành vật chứng cho trạng thái "ăn cháo đá bát" và ghi nhận sóng ngầm phẫn nộ của người dân mất đất.

Cùng là huân huy chương, nhưng lại mang nhiều số phận khác nhau. Nhưng chung quy, cũng chỉ là những tấm "mề đay" rẻ mạt như chính số phận của chúng.

An Viên

Nguồn : VNTB, 10/07/2019

Published in Diễn đàn
samedi, 06 juillet 2019 13:25

Có thực sự là "cơ đồ" ?

"Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định, an ninh quốc phòng được giữ vững, và chưa bao giờ chúng ta có cơ đồ như ngày hôm nay". Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá trong buổi họp trực tuyến với lãnh đạo 63 tỉnh thành trong ngày 4/7.

codo1

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm nhà máy sản xuất ô tô Vinfast.

Việt Nam đang tăng trưởng trở lại, môi trường chính trị ổn định phù hợp tổ chức các hội nghị quốc tế, và chủ quyền Biển Đông đang được Hà Nội chủ động, những điều này không thể phủ nhận. Cách mà Thủ tướng Phúc miêu tả "chưa bao giờ có cơ đồ như ngày hôm nay", cũng chỉ là kể từ sau thời điểm Đổi mới, tức là thành tựu mới nhất trong tiến trình phát triển gần nửa thế kỷ tại Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam .

Tuy nhiên, "cơ đồ" trong từ điển tiếng Việt hàm nghĩa sự nghiệp lớn và vững chắc, vậy lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liệu có sai điểm nào ?

Nhìn sang Trung Quốc, quốc gia với ý thức hệ Cộng sản, quốc gia tiên phong mở cửa và đổi mới cho Việt Nam học tập theo, quốc gia với những thành tựu kinh tế nổi bật và nhảy vọt. Tuy nhiên, để có thể xem là "cơ đồ", thì rõ ràng, Trung Quốc sẽ bị coi là ngạo mạn. Lý do, qua cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, bản thân Bắc Kinh đã cho thấy nền kinh tế và cả sự phát triển chỉ dựa trên nguyên tắc "đại nhảy vọt", vắng bóng thuộc tính "bền vững". Nền kinh tế Trung Quốc phát triển dựa trên sao chép và ăn cắp công nghệ hơn là tự nghiên cứu.

Thời báo Tài chính trong bài viết ngày 27/05 vừa qua đã cho biết, Trung Quốc ngày nay sẽ không là một siêu cường nữa, bởi Bắc Kinh không đủ khả năng và bản thân chế độ độc đảng không cho phép cải cách cần thiết. Theo đó, dù Tập Cận Bình vào năm 2013 đã phát động chương trình cải cách kinh tế, tuy nhiên, theo đánh giá của Tập đoàn Rhodium (hãng chuyên thống kê nguồn đầu tư của Trung Quốc tại nước ngoài) thì tiến trình cải cách là thô sơ. 

Nguyên nhân đến từ nợ nần (dù là của người dân, doanh nghiệp hay chính phủ, và bằng cách bơm nợ đi, tăng thuế hay cắt giảm đầu tư và chi tiêu công), nhân khẩu học (lực lượng lao động của nước này đã bị thu hẹp), và khủng hoảng nước đang xuất hiện ở 12 tỉnh phía bắc Trung Quốc Nhưng trọng yếu vẫn là ông Tập đã đặc biệt quay lưng lại với bốn đồng minh hữu ích : nhà nước pháp quyền và tư pháp độc lập, điều cần thiết cho niềm tin của doanh nghiệp và khu vực tư nhân ; báo chí tự do, ví dụ để giúp vạch trần tham nhũng hoặc lạm dụng môi trường ; xã hội dân sự, từ nơi ý tưởng, đổi mới ; và trách nhiệm chính trị, để khuyến khích các quan chức làm việc vì lợi ích của người dân chứ không phải của chính họ hoặc của đảng. Bốn trong số những đồng minh đó làm suy yếu sự kiểm soát của đảng và rủi ro cuối cùng dẫn đến một hệ thống đa nguyên, làm suy yếu sự cai trị của một đảng. Vì vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc từ chối. Đối với các yếu tố trên có thể được thêm vào sự thiếu tin tưởng của người dân trong Đảng cộng sản Trung Quốc. Chủ nghĩa dân tộc là một sự thay thế không đầy đủ.

Bản thân nhà lãnh đạo vi đại của Trung Quốc – Tập Cận Bình trong một bài phát biểu vào tháng 1 năm 2016 đã nói rằng Đổi mới là gót chân Achilles của Trung Quốc. Bởi giống như Liên Xô, dù cố gắng đến bao nhiêu Bắc Kinh cũng không thể theo kịp Âu Châu, nơi mà động cơ cho sự trỗi dậy là luồng ý tưởng tự do.

Việt Nam sẽ không khác Trung Quốc là mấy, tăng trưởng 6% của 6 tháng đầu năm mà Thủ tướng Phúc chỉ ra là con số tốt lành, tất nhiên, theo một ý nghĩa chính trị nào đó. Tuy nhiên, những căng thẳng xã hội tiềm tàng vẫn đang tiếp tục phát sinh, Thủ Thiêm vẫn trở thành một câu hỏi lớn đánh đố với chính thể, khi mà nó được sinh ra từ chính đặc tính sở hữu toàn dân trong luật đất đai 2013 (vẫn tiếp tục chưa sửa đổi), sự suy yếu luật pháp đối với quản trị đội ngũ nhân viên nhà nước, nhân quyền yếu kém, suy đồi đạo đức xã hội, chủ nghĩa tư bản thân hữu, gia tăng bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, cướp bóc môi trường tự nhiên cũng như các xung đột xã hội và môi trường tiếp tục diễn ra, thậm chí là sự thù địch gay gắt giữa các quan chức và người dân thường.

"Cơ cấu dân số vàng" của Việt Nam đã bị đốt cháy gần hết trong hai nhiệm kỳ cầm quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ; nợ công vẫn tiếp tục tăng lên hàng ngày ; tình trạng hạn hán và biến đổi khí hậu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn diễn ra trầm trọng ; các loại thuế phí tiếp tục phát sinh ra ngày một nhiều. Trong khi đó, Hà Nội cũng đã từ chối bốn đồng minh hữu ích nhằm trợ giúp xã hội phát triển bền vững và thúc đẩy nền kinh tế thịnh vượng như cách mà Tập Cận Bình đã từ chối. Quan trọng hơn, bản thân người Việt Nam đang ngày càng mệt mỏi với chính phủ, bởi chủ nghĩa tư bản thân hữu và đảng đã lấy tiền của họ với tốc độ và sự tinh vi ngày càng tăng cao, và điều này có thể được phô bày phần nào trên Facebook cá nhân của nhà báo Trương Châu Hữu Danh, nơi "tình trạng xấu" của quan chức liên tục bị phô bày.

Trong một thông tin có liên quan, Vingroup, một tập đoàn có nguồn tài sản nảy sinh lớn từ đất đai và mối quan hệ với chính quyền, một tập đoàn được coi là "trụ cột" trong ngành ôtô nước nhà, một doanh nghiệp nhận nhiều sự kỳ vọng của Thủ tướng Phúc và ngôi sao đang lên của khối doanh nghiệp tư trong nước đã ngừng tham gia chương trình xếp hạng tín nhiệm của Fitch. Và đây là một chỉ dấu cho thấy sự thiếu minh bạch của chính doanh nghiệp này, nó cho thấy tính chất "cơ đồ" của Vingroup dường như không bền vững sau những hào nhoáng đầu tư. Và nền kinh tế Việt Nam có vẻ là một phiên bản lớn hơn của Vingroup ?

Tiến trình cải cách của Việt Nam là thô sơ và chưa bền vững, trong khi dân chủ - nhân quyền là van an toàn để mở khóa cho bền vững và cơ đồ thì luôn bị từ chối.

An Viên

Nguồn : VNTB, 06/07/2019

Published in Diễn đàn