RFA, 08/08/2022
Thông tin chi tiết của 100.000 tài khoản ngân hàng tại Việt Nam, bao gồm họ tên, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ nhà riêng, mã số thẻ ngân hàng, số dư tài khoản… đang bị rao bán với giá 500 USD.
FP
Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 8/8 đồng thời cho biết người rao bán thông tin trên là một thành viên có tên ARES_BF_ACCOUNT.
Người này trong bài đăng của mình trên diễn đàn Br*.to chia sẻ hình ảnh minh họa về dữ liệu mà người này đang nắm giữ, cho thấy có chứa thông tin chi tiết của nhiều tài khoản tại nhiều ngân hàng ở Việt Nam.
Hiện, theo truyền thông Việt Nam, vẫn chưa rõ thành viên này đã lấy thông tin, dữ liệu của 100 ngàn người Việt từ những ngân hàng nào. Nhưng nhiều chuyên gia cho biết trên tờ VnEconomy rằng nhiều khả năng đây là thông tin của những khách hàng giao dịch tại ngân hàng, khách hàng vay tiền của các tổ chức tín dụng khi mua sắm tại các hệ thống bán lẻ, hay các trang thương mại điện tử.
Trước đó, hôm 8/7, trên một diễn đàn hacker, một thành viên rao bán dữ liệu cá nhân của 30 triệu người Việt với giá 3.500 USD, kèm thông tin bao gồm tên đăng nhập, email, số điện thoại, họ tên đầy đủ, ngày sinh, trường học và địa chỉ… và dữ liệu mới được lấy trong tháng 7/2022 từ một website trường học phổ biến ở Việt Nam. Hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, điều tra.
Cũng trong năm 2022, hôm giữa tháng 5, trên diễn đàn "R***forums", một hacker khác đã rao bán thông tin cá nhân của gần 10.000 người Việt Nam, bao gồm ảnh chụp giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân ảnh/ video selfie, địa chỉ, số điện thoại và email.
Cũng trong ngày 8/8, tại kết luận phiên họp của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính chỉ ra một số hạn chế trong việc thực hiện chuyển đổi số thời gian qua. Qua đó, ông Chính yêu cầu cần đẩy mạnh kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hình thành Hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ dựa trên dữ liệu theo thời gian thực, bảo đảm đồng bộ, nhất quán, chính xác.
Ông cũng yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).
*********************
Chính phủ Việt Nam giảm một nửa mức thuế nhập khẩu ưu đãi đánh vào xăng
VOA, 08/08/2022
Chính phủ Việt Nam loan báo hôm 8/8 rằng họ vừa quyết định giảm một nửa mức thuế nhập khẩu ưu đãi đánh vào xăng trong bối cảnh nhiều người dân và doanh nghiệp kêu than về những khó khăn trong đời sống, sản xuất, kinh doanh do giá xăng dầu tăng cao trong nhiều tháng nay.
Giá xăng giảm khá nhiều ở Việt Nam trong một tháng nay.
Thông qua cổng thông tin điện tử chính thức, chính phủ Việt Nam cho biết họ mới ban hành một nghị định giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) từ mức 20% xuống 10% đối với mặt hàng xăng không pha chì có chỉ số hiệu năng nhiên liệu (RON) dưới 100 và xăng cho động cơ đốt trong của máy bay, có hoặc không pha cồn ethanol.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của VOA, bước đi mới nhất này của chính phủ sẽ ít có tác động đến giá xăng vì lâu nay Việt Nam nhập hầu hết xăng dầu từ các nước đã ký kết hiêp định thương mại tự do (FTA) với Hà Nội, đồng nghĩa là chúng đã được áp dụng mức thuế suất nhập khẩu FTA thấp hơn so với mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi MFN rồi.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy trong năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng dầu của Việt Nam là 475,26 triệu đô la. Trong đó nhập khẩu từ các nước đã có FTA là 474,1 triệu đô la, chiếm đến 99,7%. Trong 5 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng là 826,53 triệu đô la, cơ bản cũng được nhập khẩu từ các nước đã có FTA với Việt Nam.
Cũng do lượng xăng nhập theo diện chịu thuế suất nhập khẩu ưu đãi MFN quá nhỏ, nên Bộ Tài chính nhận định rằng khi chính phủ giảm mức thuế này sẽ không có nhiều tác động đến thu ngân sách nhà nước, cổng thông tin điện tử của chính phủ cho hay.
Việc giảm thuế nhập khẩu ưu đãi MFN của chính phủ vừa được ban hành tiếp nối vào việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam giảm thuế bảo vệ môi trường đánh vào xăng, dầu, mỡ máy móc hồi đầu tháng 7, trong đó mức thuế này đánh vào xăng giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn là 1.000 đồng/lít.
Các động thái giảm thuế ở Việt Nam, trùng vào thời điểm giá dầu thô thế giới liên tục sụt giảm, đưa giá xăng RON 95 ở Việt Nam về khoảng 25.600 đồng/lít trong những ngày này, thấp hơn đáng kể so với lúc xăng có giá cao kỷ lục tới gần 33.000 đồng vào gần cuối tháng 6.
Trước khi có những diễn biến kể trên, báo chí Việt Nam đưa tin rằng giá xăng ở trong nước cao một cách không tương xứng với thu nhập trung bình của người dân vì phải chịu gánh nặng thuế, phí khá lớn. Các báo dẫn lời một số chuyên gia nói rằng tùy theo thời điểm, tổng tiền thuế, phí chiếm từng chiếm từ từ 44% tới 64% giá bán xăng dầu.
Giá xăng Viêt Nam bao gồm cả thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và một số loại phí khác.
Chính vì gánh nặng đó, Việt Nam, nước nhập ròng dầu thô với lượng nhập khẩu riêng trong quý 1/2022 là 1,9 triệu tấn, cao gấp 3,2 lần lượng xuất khẩu là 590 nghìn tấn, bị ảnh hưởng nặng nề vì giá dầu thế giới tăng cao trong nửa đầu năm nay do sự mất cân bằng về cán cân cung cầu nói chung, và đặc biệt là do tác động từ cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine.
Như VOA đã đưa tin, cũng như nhiều người đã bày tỏ qua mạng xã hội, giá xăng dầu tăng cao liên tục làm cho đông đảo người dân Việt Nam lo lắng, bất bình. Không ít người than rằng chi phí cho nhiên liệu đang đẩy họ vào cảnh "ngày càng nghèo đi".
Những người am hiểu về cơ cấu giá xăng dầu chỉ ra rằng mặc dù việc giá của Việt Nam phải đi cùng giá của thế giới, song gánh nặng thuế, phí góp phần làm giá xăng dầu đắt đỏ thêm nhiều một cách bất hợp lý, ảnh hưởng đến đời sống người dân và chi phí của doanh nghiệp.
Sau những phản ứng từ dư luận và hai động thái giảm thuế lần lượt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chính phủ, đến nay, Bộ Tài chính nói rằng so với nhiều nước, tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu của Việt Nam "thấp hơn mức bình quân chung" trên thế giới.
Bản tin trên cổng thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam dẫn lại phân tích của Bộ Tài chính cho hay tỷ trọng thuế trong giá cơ sở vào khoảng xấp xỉ 19,4% đối với xăng E5 RON92, gần 22% đối với xăng RON95 và hơn 11% một chút đối với dầu diesel. Trong khi ở nhiều nước khác, tỷ trọng thuế trong giá cơ sở hiện nay chủ yếu trong khoảng 40%-55% đối với xăng, và 35%-50% đối với dầu, vẫn theo Bộ Tài chính Việt Nam.
Bộ lưu ý rằng chỉ ngoại trừ một số quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn mới có tỷ trọng thuế thấp hơn.
***********************
RFA, 08/8/2022
BOT Cai Lậy sẽ thu phí trở lại. Lần này, lãnh đạo Bộ Giao thông- Vận tải cho biết sẽ lập thêm một trạm BOT ở tuyến tránh, nhưng vẫn giữ nguyên chốt BOT cũ để thu phí xe lưu thông trên đường Quốc lộ 1A.
Dân Việt/RFA edited
Tổng Cục đường Bộ thuộc Bộ Giao thông Vận tải ra văn bản cho biết sẽ thu phí trở lại vào cuối tháng tám, sau năm năm ngừng thu phí.
Mạng báo VnExpress dẫn lời ông Lê Trung Duy, Giám đốc Trung tâm Điều hành Trạm BOT Cai Lậy cho biết, sắp tới sẽ xây dựng thêm một trạm thu phí mới trên tuyến tránh Cai Lậy và thu phí đồng thời cả hai trạm, trạm nào hoàn vốn xong sẽ ngưng thu phí.
Mức phí qua trạm BOT tuyến Quốc lộ 1A có giá từ 14 đến 118 ngàn đồng, còn mức phí của đường tránh là từ 24 đến 137 đồng.
Vốn đầu vào dự án nay được công bố là 1.380 tỉ đồng. Trong đó, tuyến tránh đầu tư hơn 680 tỉ đồng và nâng cấp, sửa chữa mặt đường Quốc lộ 1 là 379 tỉ đồng. Số còn lại là tiền đầu tư trạm thu phí, tiền giải phóng mặt bằng.
Phản đối thu phí BOT quốc lộ
Thông tin sẽ tiến hành thu phí trên cả hai tuyến đường Quốc lộ lẫn tuyến tránh khiến nhiều tài xế bày tỏ thái độ không hài lòng vì cho rằng họ không có sự lựa chọn. Quốc lộ 1A là con đường huyết mạch, cơ bản mà cũng bị thu phí là không hợp lý.
Một tài xế chạy taxi công nghệ, yêu cầu được giấu danh tính, nói với RFA rằng về nguyên tắc, các con đường Quốc lộ do ngân sách nhà nước bỏ ra làm, không được thu phí BOT :
"Quốc lộ là vốn của nhà nước làm, là ngân sách của nhà nước. Còn BOT bản chất là tư nhân bỏ ra đầu tư và thu lại.
Về nguyên tắc là quốc lộ làm từ tiền thuế của dân, nên quốc lộ là không được thu phí".
Ông Lạc, một tài xế vừa mới chạy xe trên con đường Quốc lộ 1A, đoạn qua trạm BOT Cai Lậy chuẩn bị thu phí trở lại, cho biết đường quốc lộ là không được thu phí vì tài xế đã đóng phí bảo trì đường bộ trong tiền xăng, và cả phí đăng kiểm hằng năm rồi :
"Đường này (Quốc lộ, đoạn qua BOT Cai Lậy - PV) cũng đâu có sửa gì đâu. Làm đường tránh bên Cai Lậy thì thu bên Cai Lậy thôi chứ, sao mình thu bên Quốc Lộ 1A. Quốc lộ là đâu được thu phí ! Khi đăng kiểm là mình có đóng phí đường bộ rồi".
Hơn nữa, tình trạng mặt đường hiện tại vẫn còn rất tệ, nếu vẫn thu phí là bất công với tài xế. Ông Lạc nói thêm :
"Cái đường đó tôi thấy cũng không có chất lượng gì đi cũng gồ ghề, ổ gà không. Tôi muốn mặt đường bây giờ là phải sửa đi thì thu phí cũng không nói, nhưng mà đường xuống cấp mà cứ thu phí hoài.
Bây giờ đi đường nào cũng phải đóng phí hết. Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận bây giờ đóng mỗi chiếc xe một trăm mấy/lượt, làm sao mà đóng nổi, đi lên đi xuống là thấy hết 200 mấy rồi.
Tôi yêu cầu phải sửa chữa lại đường quốc lộ, không sửa chữa mà lại thu phí thì quá bất công cho tài xế !"
Một số tài xế khác mà RFA phỏng vấn cũng nêu quan điểm không đồng ý thu phí BOT Cai Lậy, tuyến Quốc lộ 1A.
Anh Nguyên, tài xế chở hàng các tỉnh miền Tây nêu ý kiến :
"Mình thấy điều đó cũng hơi vô lý bởi vì mình đã đóng (phí bảo trì đường bộ - PV) rồi mà tự nhiên bây giờ thu phí tùm lum hết, mà cái giá nó còn cao nữa chứ đâu phải rẻ đâu. Một chuyến xe đi về phí khoản 20%.
Khi đi đăng kiểm, mình nộp một lần tiền là xong hết. Mình cũng không biết tiền đó đi về đâu hết !"
Một ông tài xế tên Long nói với RFA :
"Tuyến tránh đã thu phí rồi mà bây giờ trục chính cũng thu phí nữa thì bất tiện cho tài xế.
Mình đã phải đóng phí đường bộ mỗi năm rồi mà bây giờ phải đóng thêm phí (BOT - PV) thì hơi bất tiện cho tài xế và nó mất thời gian".
Thông tư 293/2016/TT-BTC về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ quy định tất cả các phương tiện được cấp giấy lưu hành và di chuyển trên đường bộ đều bắt buộc phải nộp phí đường bộ.
Phí đường bộ được thu nhằm mục đích bảo trì, sửa chữa hay nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường sá, giúp việc lưu thông thuận lợi, nhanh chóng và an toàn hơn.
Tài xế "đánh" BOT Cai Lậy hồi năm 2017
Hồi tháng 8/2017, nhiều tài xế đã cùng nhau lên tiếng phản đối trạm BOT Cai Lậy đặt sai vị trí. Thay vì đặt trong tuyến đường tránh, trạm BOT lại được đặt ngay Quốc lộ 1A. Điều đó có nghĩa là tất cả xe bốn bánh trở lên lưu thông qua đoạn đường này đều bắt buộc phải trả phí, bất kể có sử dụng tuyến tránh hay không.
Tài xế đã trả dùng tiền lẻ để trả phí BOT, kéo dài thời gian thu phí khiến giao thông qua đoạn đường này ách tắc nghiêm trọng trong nhiều ngày liền.
Để đối phó vấn đề tình thế, BOT Cai Lậy liên tục cho xả trạm, nhưng khi thu phí lại thì hàng chục xe vẫn kiên trì rồng rắn nối đuôi nhau trả tiền lẻ.
Đến tháng 12/2017, trạm BOT Cai Lậy thông báo dừng thu phí hẳn để làm việc thêm với Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang và các lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải.
Tài xế giấu tên nhận định với RFA rằng khi thu phí trở lại, dù nhiều tài xế vẫn bức xúc, nhưng theo ông, sẽ rất khó có thể lại xảy ra một phong trào phản đối như hồi năm 2017 :
"Thật ra, những người lãnh đạo vụ đánh BOT bẩn hồi 2017 họ đi tù hết rồi với bị trấn áp hết rồi, có Trương Châu Hữu Danh, Phương Ngô vơi Long Huỳnh… Thời điểm này khó có thể diễn ra như hồi 2017 nữa lắm".
Mời độc giả theo dõi loạt bài 4 kỳ về BOT Cai Lậy sau đây.
Bài 1
BOT Cai Lậy : Không hề quan tâm ý kiến người dân khi chuẩn bị dự án
Kính Hòa, RFA, 04/12/2017
Ngày 4 tháng 12/2017, sau cuộc họp giữa người có trách nhiệm cao nhất của Chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với những giới chức có trách nhiệm, trạm thu phí BOT Cai Lậy bị dừng hoạt động trong 30 ngày để chờ quyết định mới.
Cảnh sát cơ động được huy động trong ngày 30/11 tại trạm BOT Cai Lậy.
Trạm này bị giới lái xe và dân chúng cho rằng đã đặt sai chỗ để chận tất cả xe cộ đi ngang quốc lộ 1A đoạn Cai Lậy, và giá thu phí quá đắt.
Tất cả những điều này người dân đều không biết trong thời gian dự án này được thiết kế và xây dựng.
Điều này dẫn đến việc lái xe qua trạm này đã đồng tình phản kháng bằng cách dùng tiền lẻ để trả phí gây ra một cuộc khủng hoảng kéo dài tròn bốn tháng.
Ý kiến của các cộng đồng dân cư có liên quan được nhìn nhận như thế nào trong các dự án kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay ?
Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch Tỉnh An Giang nói với chúng tôi về trạm BOT Cai Lậy :
"Chuyện này trước hết là người dân tại chỗ phải biết, chính quyền tại chỗ phải thông, thứ ba là đại biểu của dân, tức là Hội đồng nhân dân và Quốc hội phải được biết mấy chuyện này, chứ bây giờ mù tịt hết trơn. Biết ở đây là biết cái cách làm, rồi biết giá cả của nó".
Thông tin về cách làm trạm BOT Cai Lậy chỉ được báo chí Việt Nam đưa ra vào đầu tháng 12/2017 sau nhiều lần căng thẳng, kẹt xe kéo dài do phản kháng của giới lái xe.
Theo Báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh ngày 4 tháng 12 thì Bộ giao thông vận tải đã không đặt trạm thu phí trên tuyến đường tránh được chủ đầu tư xây dựng, mà lại đặt ngay trên quốc lộ số 1 băng ngang thị xã Cai Lậy là một con đường cũ, lại được trải thêm nhựa để hợp thức hóa việc đặt trạm ở đây.
Việc đặt trạm sai vị trí, cũng như giá cả qua trạm đều chỉ được công bố khi trạm bắt đầu hoạt động vào ngày 1 tháng Tám, năm 2017, lúc ấy người dân mới vỡ lẽ ra rằng trạm đặt sai vị trí, và giá thu phí quá mắc.
Theo những người chúng tôi hỏi ý kiến, nếu như trong quá trình thiết kế và xây dựng dự án, các thành phần dân chúng được lắng nghe, và họ được bàn bạc để đi đến quyết định dự án phải được thực hiện như thế nào thì cuộc khủng hoảng Cai Lậy hẳn đã không xảy ra.
Vậy việc lấy ý kiến của dân chúng trong các dự án kinh tế xã hội có được pháp luật Việt Nam qui định hay không ?
Ông Trần Quốc Thuận, nguyên chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam cho chúng tôi biết :
"Các dự án dân sinh tự làm ở nông thôn thì có sự tham gia ý kiến của người dân, còn những cái do nhà nước làm thì có tham vấn nhưng không phải là qui định bắt buộc, cho nên đó cũng là qui định của pháp luật. Còn chuyện thiếu tham khảo thì đó là điều rất là đáng tiếc, rất là đáng trách, vừa qua trên thực tế thì họ có hỏi chính quyền nhân dân, hỏi chính quyền địa phương, nhưng các vị đó làm không hết trách nhiệm của mình, dễ dãi thông qua".
Như vậy các dự án như dự án BOT Cai Lậy cũng được khuyến nghị là có phần tham vấn ý kiến dân chúng, mặc dầu không bắt buộc.
Việc tham vấn này được thực hiện như thế nào ?
Theo thông tin của Báo Tuổi Trẻ, thì vào ngày 28 tháng 10, năm 2013, Bộ Giao thông vận tải, nơi phụ trách các dự án BOT, đã gửi công văn hỏa tốc đến các cơ quan của tỉnh Tiền Giang, đề nghị đặt trạm tại quốc lộ 1 chứ không đặt đúng trên đường tránh. Ngày 4 tháng 11 năm 2013, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã trả lời là đồng ý với đề nghị của Bộ giao thông vận tải.
Ông Nguyễn Văn Hùng, trước đây làm Giám đốc Sở Giao thông vận tải của tỉnh Tiền Giang nói với báo chí rằng khi quyết định như vậy các vị có trách nhiệm tại tỉnh Tiền Giang đã không ngờ đến sự phản kháng của dân chúng.
Các viên chức của tỉnh Tiền Giang không hề đề cập đến việc tham vấn ý kiến người dân trong thời gian gần 1 tuần lễ trước khi ra quyết định đồng ý với Bộ Giao thông vận tải.
Một chuyên gia về văn hóa xã hội là Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu nói với chúng tôi :
"Việc tham vấn người dân thì thực ra những dự án đụng chạm đến cộng đồng lớn như vậy là phải có, như là qui hoạch đô thị, di dời,… nhưng hầu như không có đơn vị nào làm, hoặc làm cũng không nghiêm túc, tức là làm thực sự và khoa học. Trong chuyện BOT này thì theo những thông tin tôi biết thì không có BOT nào tham vấn cộng đồng đâu, cộng đồng địa phương, cũng như cộng đồng bị ảnh hưởng nhiều nhất là các doanh nghiệp vận tải trên những con đường có BOT".
Việc một dự án kinh tế xã hội có tác động xấu hay tốt tới các cộng đồng dân cư được gọi là tác động xã hội của một dự án, được đề cập đến trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của một dự án, bên cạnh tác động đến thiên nhiên của nó.
Tại Việt Nam tất cả các dự án đều được qui định là phải có báo cáo đánh gia tác động môi trường xã hội, tức là có phần tìm hiểu xem dự án đó ảnh hưởng lên đời sống dân chúng như thế nào. Trong trường hợp dự án BOT Cai Lậy, việc thực hiện dự án này của Bộ giao thông vận tải và nhà đầu tư đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của một cộng đồng dân cư là các tài xế lái xe, kéo theo đó là ảnh hưởng đến các doanh nghiệp giao thông vận tải. Nhưng điều này đã không được nghiên cứu trước, vì giới lái xe, cũng như các doanh nghiệp giao thông vận tải đã không được hỏi ý kiến.
Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, từng làm việc cho Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, và hiện đang điều hành một khu du lịch sinh thái cạnh Vườn quốc gia nhận xét về thực tế việc lấy ý kiến dân chúng trong các dự án tại Việt Nam :
"Trong cái bản đánh giá tác động môi trường thì người ta vẽ lên là có ý kiến của người dân, nhưng thật sự là không phải, hoặc người ta lấy ý kiến của những người ủng hộ họ do thiếu hiểu biết".
Ông Nguyễn Huỳnh Thuật là người góp phần thúc đẩy việc đình chỉ các dự án thủy điện trên sông Đồng Nai vì tác động tai hại về lâu dài của nó. Ông cho biết là sở dĩ cuộc vận động dừng các dự án thủy điện của ông thành công vì có sức ép của các cơ quan nước ngoài, cũng như ý kiến đó đưa được đến Quốc hội Việt Nam để trình bày. Ông cho biết thêm là ngay cả sau khi tác động của một công trình lên đời sống dân chúng đã thấy được sau khi dự án vận hành, việc phản đối của người dân vẫn còn bị xem nhẹ.
Ông Thuật hy vọng là việc lấy ý kiến của dân chúng trong các dự án phát triển kinh tế xã hội sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc hơn. Nếu dự án đó gây hại nhiều đến cuộc sống của dân chúng thì có thể bị dừng lại vì người dân không đồng ý, chứ không phải việc lấy ý kiến chỉ được làm có lệ như hiện nay, hoặc hoàn toàn không có ý kiến người dân như trường hợp BOT Cai Lậy, tạo nên những cuộc khủng hoảng khó giải quyết, vì khi dự án được đưa vào hoạt động mà dân chúng không hề biết chút gì về nó.
https://youtu.be/2T7bq9ZXzuQ
Kính Hòa
*******************
Cát Linh, RFA, 04/12/2017
Lúc 10 giờ tối ngày 4 tháng 12, một cuộc diễu hành reo hò vui mừng của các tài xế diễn ra trước Trung tâm điều hành trạm BOT Cai Lậy. Họ đang hân hoan mừng chiến thắng sau khi Thủ tướng chính phủ quyết định ngừng thu phí 30 ngày.
Hình ảnh các tài xế "đóng chốt" ở BOT Cai Lậy đêm 4 tháng 12, 2017. Ảnh Trần Tiến cung cấp
Cho dù đây chưa phải là quyết định cuối cùng nhưng hiện tại, kết quả này đang làm nao nức tất cả những ai theo dõi sự việc ở trạm Cai Lậy từ những ngày qua, đặc biệt là "cánh tài xế" đường bộ khu vực miền Nam.
Qua điều này, chúng ta thấy được những gì đã "vỡ" ra từ BOT Cai Lậy ?
Thế là bắt đầu từ khuya ngày 4 tháng 12, cánh tài xế mọi miền sẽ không còn phải túc trực 24/24 tại chốt gác Cai Lậy để đòi lại công bằng cho họ. Bốn ngày qua, là bốn ngày mà họ từ những người không quen biết đã trở thành "anh em một nhà", như lời của bác tài Trần Tiến nói với chúng tôi ngay trong đêm 4 tháng 12, tại BOT Cai Lậy.
"Mình thấy rõ ràng là anh em từ khắp nơi đổ lại không ai quen biết ai, cũng không ai là người tổ chức, mỗi người vì 1 cái bức xúc mà tự động người ta bộc phát thôi. Không có tổ chức nào có thể điều người nổi suốt 24 giờ đồng hồ".
Người dân hò reo vui mừng khi BOT Cai Lậy xả trạm -Courtesy photo
Khi nói lên những ý kiến này, anh Tiến cho biết xung quanh anh hiện đang có rất nhiều tài xế từ khắp nơi đổ về, họ dùng những chiếc võng làm nơi ngả lưng, chỉ chờ chiếc barrier tự động của trạm thu phí mở lên là họ lại tiếp tục ngồi vào xe, mở máy và chiến đấu.
Ngày đầu tiên BOT Cai Lậy thu phí trở lại, bác tài Huỳnh Long vì nhất định không lấy tờ tiền thối 200 đồng của nhân viên thu phí nên không chạy xe qua trạm. Kết quả là cả người và xe "được" cẩu ra khỏi vị trí. Anh Long đi vào Trung tâm điều hành trạm, gặp trực tiếp ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang, chủ đầu tư BOT Cai Lậy, ngồi chờ để đòi cho được 100 đồng tiền nhân viên thu phí chưa thối lại cho anh.
100 đồng có nhiều không mà cứ 1 người, rồi 2 người, rồi nhiều người nữa quyết định đứng chờ để lấy cho được tiền thối lại ?
Không ai có thể phủ nhận 1 đồng cũng là tiền, là mồ hôi nước mắt. Nhưng trường hợp này đối với cánh tài xế, cái họ cần không phải là 100 đồng đó, mà là "công bằng". Vì thời gian của những ngày "đóng chốt" ở BOT Cai Lậy, hoặc chạy mấy trăm cây số từ các tỉnh khác về đó, những gì họ bỏ ra, nhiều gấp ngàn lần tờ tiền 100 đồng thối lại.
Trong đêm 4 tháng 12 tại BOT Cai Lậy, anh Huỳnh Long, người đã nghiễm nhiên trở thành "bác tài nổi tiếng nhất mạng xã hội" theo như cách gọi của mọi người, chia sẻ với chúng tôi về công việc và thời gian của các anh.
"Những tài xế giống như tụi tui đi đòi quyền bình đẳng cho mình thì phải bỏ công ăn việc làm ra, không có thu nhập. Nếu trường hợp mình không nói lên được chính kiến của mình để đòi công bằng thì ngày đó có thể mình cũng có thu nhập vì mình chạy xe mà, đâu có mất đi, chỉ giảm đi 1 chút so với bây giờ".
Theo nhận xét của anh Huỳnh Long, những ngày qua là một sự hợp tác rất chặt chẽ không chỉ riêng cánh tài xế mà còn với người dân địa phương, anh nói.
"Rõ ràng cái việc này theo tôi đánh giá thì anh em tài xế rất đồng lòng thậm chí được người dân xung quanh ủng hộ".
Hình ảnh người dân trong câu chuyện BOT Cai Lậy hiện lên như một hậu phương vững chắc cho cuộc chiến đấu của cánh tài xế, nhịp nhàng, tình cảm và chân thành.
Tình cảm và sự ủng hộ ấy được biểu hiện đơn giản qua những chai nước suối, những cái khăn lạnh trong thời tiết nóng bức của miền Tây. Tình cảm ấy được bà Tám, bà chủ của quán Bà Tám BOT Cai Lậy, hào sảng chia sẻ với chúng tôi vì sao bà bỏ chuyện nhà cửa, bỏ buôn bán hàng tấn lạp xưởng "nức tiếng" ở Cai Lậy của bà để cùng hợp sức với mọi người ?
"Khi mà thu phí lại thì kẹt xe quá, mình thấy bức xúc, mình thấy bà con ngồi trên xe không xuống được để mua nước uống, tự mình bỏ tiền ra mua khoảng mười mấy lốc nước suối với lại khăn lạnh để cho bà con ngồi trên xe chờ qua trạm. Mình bỏ chuyện nhà, bỏ buôn bán để lo không phải vì ảnh hưởng gì cho riêng mình. Ảnh hưởng là ảnh hưởng nhiều người chứ không phải cá nhân mình".
Bà Tám tự hào nói rằng người miền Tây không chỉ sống cho riêng mình. Nếu không cùng hợp sức để bắt buộc chính phủ đưa trạm về đúng tuyến đường tránh thì người dân Cai Lậy phải gánh chịu nhiều thiệt thòi.
"Nếu để kéo dài thời gian, sẽ ảnh hưởng đến miền Tây. Ngày bình thường còn kẹt thế này, ngày lễ, Tết sẽ ra sao ? Năm nay miền Tây mà hàng hóa không xuất khẩu được là bà con sẽ chết hết chứ không sống nổi".
"Những ngày nay mất 4 kí lô, đi hết nổi, chi phí 1 ngày là bạc triệu mua đồ lặt vặt lo cho anh em, nhưng mình không nghĩ gì hết vẫn 1 lòng chung tay góp sức với nhau để đưa cái BOT này vào tuyến tránh đúng vị trí. Bà con ai cũng đồng lòng với tài xế chứ không riêng gì mình".
Sụt mất mấy kí lô trong nhưng Bà Tám BOT Cai Lậy nói rằng chưa bao giờ nhà của bà vui như những ngày qua.
Quán Bà Tám BOT Cai Lậy Ảnh Trần Tiến cung cấp
Bám trụ ở đất Cai Lậy hàng chục năm qua, hơn ai hết bà hiểu rõ nguồn gốc của Quốc lộ 1 và sự ra đời của BOT Cai Lậy. Bà nói nó được đặt không đúng vị trí làm cho ùn tắc giao thông.
"Tài xế làm đúng nên mình ủng hộ anh em tài xế để yêu cầu di dời BOT về đúng tuyến tránh để tránh tình trạng ùn tắt giao thông. Đường này là đường huyết mạch của ông cha ta từ xưa để lại. BOT này chỉ mượn cái mặt bằng để tráng lên để thu gom tiền. Bà con không qua tuyến tránh mà vẫn đè đầu cưỡi cổ bà con để đòi tiền".
Xen giữa cuộc nói chuyện của chúng tôi là tiếng còi xe inh ỏi từ phía bên kia. Bà Tám BOT Cai Lậy cười giòn giã giải thích rằng đó là tiếng chào của những anh em tài xế chạy ngang quán của bà.
Còn rất nhiều những người phụ nữ khác sau sự việc BOT Cai Lậy đã được cộng đồng mạng ưu ái gọi là "con cháu của Hai Bà Trưng". Họ là người dân rất bình thường cùng với các bác tài chấp hành đúng luật pháp : qua trạm, trả phí. Nhưng họ chọn cách trả thông minh nhất, hài hước nhất để đòi lại công bằng.
Nơi "chảo lửa" Cai Lậy, có những bác tài dùng tiền lẻ mệnh giá 100 đồng, 200 đồng và cả tiền xu để trả phí ; có bác tài đề nghị trả tiền bằng thẻ ngân hàng ; có người phụ nữ đếm và trả từng tờ tiền lẻ 200 đồng, 500 đồng để trả 25.000 đồng phí qua trạm.
"10 ngàn là mấy tờ năm trăm ? 20 phải không ? Rồi, 21…"
Những hình ảnh và video truyền nhau trên mạng xã hội cho thấy cứ mỗi khi BOT Cai Lậy xả trạm, người dân đứng hai bên đường cười rạng rỡ. Họ hò reo vẫy tay với từng chiếc xe chạy qua. Đáp lại là những tiếng còi inh ỏi của tài xế. Nếu ai không biết đó là BOT Cai Lậy có lẽ họ sẽ ngỡ đâu là người dân đang đón một đoàn quân thắng trận trở về.
Người dân Cai Lậy đã viết lên một câu chuyện là minh chứng rõ ràng nhất cho ý nghĩa của sự tích Bó Đũa mà từ ngàn xưa, người dân Việt đã kể cho nhau nghe.
Cát Linh
*************************
Hòa Ái, RFA, 04/12/2017
Giới tài xế tiếp tục có những động thái phản đối ôn hòa tại trạm BOT Cai Lậy, kể từ khi trạm này thu phí trở lại sau khoảng 3 tháng tạm ngừng thu phí. Diễn tiến mới nhất trong vòng 5 ngày thu phí vừa qua, rất nhiều tài xế lên tiếng không đồng tình tiếp tục trả phí vì trạm đặt sai vị trí.
Hình từ video cho thấy công an đang bắt giữ một tài xế ở BOT Cai Lậy, Tiền Giang hôm 30/11/2017. Courtesy : Screen capture
Xét về mặt pháp luật, việc phản đối như thế vi phạm pháp luật hay không ?
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, khi còn giữ vai trò Thứ trưởng của Bộ này, ký phê duyệt dự án BOT Cai Lậy, đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 1 và bắt đầu thu phí từ đầu tháng 8 năm 2017.
Tuy nhiên, trạm BOT Cai Lậy phải buộc tạm ngừng thu phí trong sau khoảng 3 tháng rưỡi vì gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng, không chỉ riêng những người di chuyển qua trạm BOT này do đường xây một nơi mà trạm đặt một nẻo, khiến người dân không đồng thuận.
Vào sáng ngày 30 tháng 11, trạm BOT Cai Lậy thu phí trở lại, với mức phí giảm từ 35 ngàn VND xuống còn 25 ngàn VND và phải xả trạm nhiều lần trong cùng ngày để giải quyết tình trạng kẹt xe ở hai đầu trạm, do nhiều tài xế trả số tiền 25.100 VND và trạm BOT Cai Lậy không có tiền mệnh giá 100 VND để thối cho tài xế.
Công an, cảnh sát cơ động được huy động đến trạm BOT Cai Lậy. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tiền Giang xin lệnh chuyển tiền mệnh giá 100 đồng từ Trung ương, vốn ít lưu hành do mệnh giá quá nhỏ, để đáp ứng cho chủ đầu tư BOT Cai Lậy. Ngân hàng Nhà nước khẳng định có đủ tiền mệnh giá 100 đồng để cung ứng. Thứ trưởng Bộ Giao Thông-Vận tải đương nhiệm, ông Nguyễn Nhật tuyên bố tại buổi họp thường kỳ của Chính phủ, vào ngày 1 tháng 12, rằng dự án BOT Cai Lậy về thủ tục đầu tư không sai quy định của pháp luật và cần tuyên truyền để người dân hiểu. Truyền thông quốc nội cũng loan tin BOT Cai Lậy đang lắp đặt hệ thống thu phí tự động để đảm bảo hiệu quả và thời gian thu phí.
Trong khi dư luận cho rằng chủ đầu tư BOT Cai Lậy được cả hệ thống chính quyền hỗ trợ qua hàng loạt những thông tin từ cơ quan các cấp như vừa nêu, thì giới tài xế vẫn tiếp tục sự phản kháng đối với trạm BOT Cai Lậy đặt sai vị trí bằng các hình thức ôn hòa. Tài xế Long Huỳnh, một trong những tài xế kiên trì phản đối sự sai trái của việc đặt trạm BOT Cai Lậy trên Quốc lộ 1, vào chiều tối ngày 4 tháng 12 nói với RFA tình hình tại trạm thu phí này :
"Từ sáng đến giờ này, buổi sáng họ thu được 3 giờ đồng hồ thì có rất nhiều trường hợp phản đối. Một số người dùng lý lẽ để tranh cãi, dựa theo phí đường bộ đã đóng rồi (nên không trả phí). Còn một số khác thì không đồng tình đóng "phí bảo trì tăng cường mặt đường" này. Nói chung là rất nhiều anh em tài xế có đủ những căn cứ để họ không phải đóng tiền khi họ đi trên Quốc lộ 1".
Tài xế Long Huỳnh trao đổi với nhân viên giao thông tại trạm BOT Cai Lậy. Hình chụp trong tháng 11/2017. Courtesy : Facebook Long Huỳnh
Mặc dù côn đồ xuất hiện đe dọa không cho trả tiền lẻ, mặc dù tài xế bị chủ doanh nghiệp cẩu xe chém gây thương tích, mặc dù công an cảnh cáo tài xế "gây rối trật tự giao thông"… thế nhưng người dân trong 5 ngày qua vẫn thay nhau túc trực 24/24 để phản đối trạm thu phí BOT Cai Lậy. Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do trong trường hợp tài xế không đồng ý trả phí qua trạm BOT mà họ cho rằng đã đặt sai vị trí thì bị vi phạm pháp luật hay không, Luật sư Lê Công Định cho biết :
"Thật ra trong nguyên tắc là không có gì ràng buộc họ trả tiền hết. Có việc nếu họ không trả tiền thì sẽ bị chặn lại không cho đi hoặc là yêu cầu đi đường khác. Nhưng những tài xế thực sự không chấp nhận giao dịch dân sự này vì theo họ là không có giao dịch dân sự như vậy, tức là trạm BOT Cai Lậy không có quyền yêu cầu họ thanh toán tiền vì trạm đã đặt sai và họ không chấp nhận việc sai phạm đó. Nếu trạm chủ đầu tư BOT Cai Lậy muốn kiện họ thì có thể kiện ra tòa với cáo buộc họ không chịu trả tiền khi đi trên con đường này. Tuy nhiên, chủ đầu tư không có quyền cấm đi".
Trả lời câu hỏi của chúng tôi liệu rằng những tài xế dừng tại trạm BOT để phản đối việc thu phí phi lý có thể bị cáo buộc tội "gây rối trật tự", Luật sư Lê Công Định cho biết thêm :
"Chính trạm BOT Cai Lậy gây tắc nghẽn vì chặn xe lại và không có cơ sở nào để cáo buộc họ gây tắc nghẽn. Họ không trả tiền phí nhưng họ vẫn muốn đi và khi bị chặn lại thì do phía trạm BOT Cai Lậy gây tắc nghẽn. Còn trạm BOT Cai Lậy không hài lòng về việc tài xế không trả tiền mà vẫn cứ đi thì có thể tiến hành kiện họ vì cho rằng họ đã phạm luật".
Trước tình trạng căng thẳng và hỗn độn giao thông tại trạm BOT Cai Lậy những ngày qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp khẩn, diễn ra vào lúc 5 giờ chiều ngày 4 tháng 12 để bàn tính giải pháp và vài giờ đồng hồ sau đó, báo giới trong nước loan tin trạm BOT Cai Lậy sẽ tạm dừng thu phí trong một đến hai tháng để cơ quan chức năng xem xét các vấn đề liên quan.
Trước đó tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ trong ngày 1 tháng 12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu không để kéo dài tình trạng BOT Cai Lậy.
Ngay sau lời tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các chuyên gia và giới chức chính quyền đồng loạt lên tiếng rằng để giải quyết cái gốc của vấn đề là cần phải di dời trạm BOT Cai Lậy. Báo Tuổi Trẻ Online đăng tải ý kiến của Tiến sĩ-Kiến Trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng phải dời trạm thu phí BOT Cai Lậy vì việc xây dựng đường đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân là trách nhiệm của chính quyền ; hay như ý kiến của ông Trần Quang Chiểu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội là dứt khoát phải di dời trạm BOT Cai Lậy vào tuyến tránh thì dân mới hết bức xúc, vì như thế mới thực hiện theo đúng nguyên tắc thị trường và quy định pháp luật.
Và sau khi Chính phủ thông báo tiếp tục tạm dừng thu phí trong vòng 60 ngày tới tại trạm BOT Cai Lậy, những người tài xế mà chúng tôi tiếp xúc không bày tỏ nỗi vui mừng, mà họ cho biết sẽ quyết tâm đến cùng để tranh đấu vì lẽ phải và sự công bằng cho người dân, tiêu biểu qua lời khẳng định của tài xế Long Huỳnh :
"Sau những động thái phản đối một cách ôn hòa của tài xế đã làm trong thời gian vừa qua và nếu trong trường hợp trạm BOT Cai Lậy không di dời theo như phản đối của người dân, nhằm thể hiện sự sòng phẳng, thì chắc chắn các tài xế sẽ nhờ một văn phòng luật sư để khởi kiện Công ty trách nhiệm Hữu hạn đang đặt trạm thu phí BOT ở đây".
Đài RFA ghi nhận báo mạng Tuổi Trẻ Online hồi ngày 3 tháng 12 dẫn lời Luật sư Lê Minh Nhựt, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh rằng những người bị thu phí đi qua trạm BOT Cai Lậy có quyền khởi kiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc cho BOT đầu tư, đặt trạm thu phí. Bên cạnh đó, Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng nói rằng không bàn đến việc đặt trạm đúng hay sai vị trí, nhưng hình ảnh nay thu mai dừng cứ tái diễn như thế sẽ không "tốt đẹp gì" đối với chủ đầu tư cũng như doanh nghiệp và người dân.
Mời quí vị đón xem bài thứ 4 trong loạt bài về BOT Cai Lậy của chúng tôi : Bài học mang tên "Cai Lậy"
Hòa Ái
**********************
RFA, 04/12/2017
Câu chuyện về những tài xế gom góp tiền lẻ và thậm chí cả tiền chẵn để mua vé qua trạm thu phí Cai Lậy tỉnh Tiền Giang mấy ngày nay tràn ngập trên khắp các mặt báo cũng như các trang mạng xã hội. Ngay kể từ khi mới được đưa vào hoạt động hồi tháng 8 vừa rồi, trạm thu phí này đã gặp phải sự phản đối kịch liệt từ người dân. Cho đến nay, sự phản kháng ấy vẫn diễn ra một cách dai dẳng, và nhiều tài xế tuyên bố họ sẽ không dừng lại cho đến khi trạm này được gỡ bỏ.
Tài xế dùng tiền lẻ mua vé để phản đối trạm phí - Cai Lậy : thanhnien
Vụ việc này đã để lại cho Việt Nam những bài học gì ?
Sáng ngày 30/11, sau gần 3 tháng xả trạm, trạm thu phí Cai Lậy trở lại hoạt động với sự giám sát nghiêm ngặt của an ninh và chính quyền. Tuy nhiên, bất chấp sự giám sát ấy, hàng trăm tài xế vẫn tụ họp lại sử dụng tiền lẻ để làm khó nhân viên thu phí theo "chiến thuật cũ". Các đoạn video clip được chia sẻ cho thấy cảnh ùn tắc giao thông kéo dài hàng cây số, tiếng còi xe inh ỏi cộng với tiếng cãi vã của nhân viên thu phí và tài xế. Xung quanh trạm, hàng trăm người dân kéo đến xem và bàn tán xôn xao trước sự việc. Tất cả đã tạo nên một khung cảnh hỗn loạn mà nhiều người gọi là "cuộc khủng hoảng Cai Lậy".
Sau đó, chủ đầu tư buộc phải xả trạm hai lần. Đến những ngày kế tiếp, sự phản đối của người dân không những không dừng lại, mà còn bùng nổ dữ dội hơn khiến trạm buộc phải xả đến 20 lần/ngày.
RFA đã trao đổi với một số chuyên gia và nhà quan sát qua sự việc diễn ra ở trạm BOT Cai Lậy. Họ đã đưa ra những bài học mà Việt Nam cần rút kinh nghiệm nghiêm túc qua vụ việc này. Thứ nhất, là phải biết lắng nghe tiếng nói của người dân và tham vấn ý kiến của họ trước khi xây dựng trạm. Thứ hai, cần giải quyết tình trạng lợi ích nhóm và tham nhũng ở các trạm BOT. Và thứ ba, là phải quản lý thật chặt chẽ sự vận hành của các trạm này để tránh mọi tiêu cực có thể xảy ra.
Ông Trần Văn Lĩnh, nguyên thành viên Hội đồng Nhân dân tỉnh Đà Nẵng nói với RFA, trạm Cai Lậy là một dự án nhằm moi tiền của dân hơn là tạo thuận lợi cho người dân theo đúng ý nghĩa của dự án BOT. Vì vậy, theo ông bài học đầu tiên mà Việt Nam cần rút kinh nghiệm đó là BOT phải mang lại sự thuận tiện cho dân và phải cho họ quyền lựa chọn BOT hay đi đường thông thường :
Thứ nhất chỉ xây dựng những BOT mới mà mang lại giá trị gia tăng cho người dân và đồng thời người dân có quyền chọn lựa. Thứ hai, cần kiểm soát chặt chẽ BOT để xem họ có bỏ nguồn vốn thực sự như vậy không hay họ khai phóng lên. Thứ hai, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu của họ để họ thu hồi đúng với phần lãi Nhà nước cho chứ không phải cứ để cho họ thông đồng với ban dự án nhận lại món tiền quá lớn.
Để làm như vậy, cần thực hiện việc thu tiền bằng hệ thống tự động để việc thu đó được rõ ràng, minh bạch để có thể rút ngắn lại.
Qua những sai sót từ trạm thu phí Cai Lậy, ông Lĩnh đưa ra đề xuất là Nhà nước hoàn trả lại tiền vốn đầu tư vào dự án này và giải phóng trạm thu phí theo đúng ý của người dân.
Dự án BOT Cai Lậy có tổng mức đầu tư gần 1.400 tỷ đồng. Liên danh nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái và Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng giao thông 1 (Trico). Trong đó Công ty Bắc Ái có thể coi là "ông chủ" của dự án khi chiếm tới 65% vốn.
Sau đợt phản đối của tài xế hồi tháng 8 vừa qua, cơ quan chức năng và chủ đầu tư đã thống nhất giảm giá vé xuống 30% cho các phương tiện. Như vậy giá vé thấp nhất là 25.000 đồng và cao nhất là 140.000 đồng/xe/lượt. Tuy nhiên tài xế vẫn tiếp tục phản đối vì cho rằng việc thu tiền ở đoạn đường này là hoàn toàn vô lý.
BOT Cai Lậy thu phí dưới hình thức "thủ công" tức là tài xế đưa tiền, nhân viên đếm tiền và giao lại cho bên quản lý, thay vì sử dụng các phương tiện tự động như các nước phát triển.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm nói với RFA rằng một trong những kinh nghiệm đáng quý qua vụ Cai Lậy đó là giải quyết tình trạng "lợi ích nhóm" trong các dự án BOT :
Tôi có thể nói, chứ không khẳng định, là có lợi ích nhóm ở trong đó. Người cho phép người ta thu phí trên con đường không đáng thu thì không phải cho miễn phí đâu. Phải có lợi gì thì mới cho phép. Muốn ngăn chặn việc này thì phải minh bạch ra. Và các dự án phải hỏi ý kiến dân, phải điều tra xã hội học. Đằng này các ông lại tự quyết với nhau, đây là chuyện không đếm xỉa gì đến ý của dân cả, quan có ý kiến quan cứ làm. Dân mà phản đối thì nói dân ngu, dân hỗn,…
Trạm BOT Cai Lậy được nói là triển khai xây dựng khi chưa khảo sát ý kiến người dân. Thế nhưng, nói về việc chưa lấy ý kiến người dân ở trạm BOT Cai Lậy, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, nhà đầu tư hay Bộ Giao thông không thể đi phát tờ rơi tới từng người dân để xin ý kiến.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng từng khẳng định rằng hầu hết các dự án BOT ở Việt Nam không lấy ý kiến người dân. Chính Hiệp hội do ông quản lý cũng hiếm khi được hỏi ý kiến. Ông nói rằng, một hiệp hội vận tải lớn như vậy còn không được lấy ý kiến, thì chuyện người dân chưa được tham vấn có lẽ cũng là điều dễ hiểu.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự ở Hà Nội cũng đồng tình rằng qua vụ việc Cai Lậy, cơ quan chức năng cần học cách tôn trọng ý kiến của người dân bởi vì họ là những người trực tiếp sử dụng dịch vụ :
Tất cả các dự án BOT đều không minh bạch cho nên chính quyền với cánh hầu của họ lạm dụng BOT – một sơ đồ rất hay, để mưu lợi riêng. Đây là chuyện "tham nhũng tinh vi" và nếu có minh bạch thì chuyện tham nhũng tinh vi đó không thể xảy ra được.
Bây giờ chỉ có cách lập lại sự minh bạch thực sự tức là nếu ông bỏ tiền ra ông xây, nhưng người dân chúng tôi là người trả tiền nên chúng tôi phải biết ông xây đường đó bao nhiêu tiền. Ông hợp đồng với Bộ Giao thông vận tải như thế nào và hợp đồng ra sao. Và tôi là người trực tiếp sử dụng tôi phải có quyền có tiếng nói.
Cảnh hỗn loạn tại trạm Cai Lậy hôm 30/11/2017. Courtesy of Vietnamenet
Tháng 9 vừa qua, trong buổi tọa đàm về "Dự án BOT – Chính sách và Giải pháp", đại diện Bộ Giao thông vận tải đã thừa nhận chính việc buông lỏng quản lý và thiếu kiểm tra, giám sát đã tạo ra những nhóm lợi ích tại các dự án BOT. Cũng tại buổi tọa đàm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu thẳng thắn nêu ý kiến rằng nhiều dự án BOT là cơ hội cho tham nhũng, hối lộ và bòn rút ngân sách quốc gia.
Ngay sau đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư ông Đặng Huy Đông cũng thừa nhận các dự án BOT là nơi có nhiều rủi ro tham nhũng nhất.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, hiện sống tại Sài Gòn, chuyên nghiên cứu khảo cổ và bảo tồn không gian văn hóa đô thị cũng cùng ý kiến với các chuyên gia chúng tôi được tiếp xúc. Bà cũng cho rằng tiếng nói của dân cần được lắng nghe thì mới tránh được những sự việc đáng tiếc như ở Cai Lậy :
Không thể nhà đầu tư hay quản lý cứ làm theo ý kiến của mình mà bất chấp ý kiến của dân. Có thể trước đó không tham vấn, chủ quan hay tính toán sai nhưng khi người dân phản ứng thì điều đầu tiên cần làm là lập tức xem xét các ý kiến của dân và nhìn lại xem mình đã sai sót như thế nào. Ở đâu cũng vậy thôi, dân họ bị xâm hại quyền lợi một cách quá đáng thì người ta mới có sự phản ứng. Chứ bình thường họ cũng hiền lành và chịu đựng.
BOT là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Building-Operate-Transfer, tức là Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao – một hình thức giao cho tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cho phép họ thu phí để hoàn vốn đầu tư cũng như sinh lợi.
Việt Nam hiện có nhiều dự án BOT cũng như trạm thu phí trải dài từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên thanh tra Chính phủ cho biết các dự án này mắc nhiều sai phạm, trong đó từ khi triển khai đến nay đã có hơn 70 dự án BOT không được lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu mà do chỉ định thầu.
RFA tiếng Việt
Trạm thu phí cho dự án BOT đường tránh Cai Lậy chỉ mới hoạt động trở lại được bốn ngày nhưng đã phải "xả" (tạm ngưng thu phí) khoảng… 40 lần.
BOT Cai Lậy hỗn loạn ngày 30/11/2017.
Diễn biến bốn ngày vừa qua cho thấy, cả Công ty Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang (chủ đầu tư dự án BOT đường tránh Cai Lậy) lẫn hệ thống công quyền đều sai trong lượng định về dân.
Ba tháng rưỡi chuẩn bị cho việc thu phí trở lại, bao gồm cả việc dọn riêng một khoảnh để đối phó với những tài xế trả phí bằng tiền lẻ, rồi trong ngày đầu tiên (30 tháng 11) điều động đủ loại cảnh sát, kể cả cảnh sát cơ động – chuyên dùng để trấn áp bạo động,… đã thành công dã tràng.
Những video clip, bài tường thuật của cả mạng xã hội lẫn báo giới cho thấy, dân hết ngu và không còn… thuần như hệ thống công quyền vẫn… tưởng.
Giữa rừng cảnh sát trang bị tới tận răng, giới tài xế bình thản trả tiền lẻ và đòi 100 đồng tiền thối, ôn tồn nhắc nhở cảnh sát rằng quan hệ giữa họ và chủ đầu tư dự án BOT đường tránh Cai Lậy là "giao dịch dân sự", không có chỗ cho cảnh sát can dự.
Từ 1 tháng 12, các loại cảnh sát đã phải rút khỏi hiện trường, không phải để tránh tai tiếng, bởi nếu ngại tai tiếng thì đã chẳng có chuyện rải hàng trăm cảnh sát sát khí đằng đằng khắp khu vực mà Công ty Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang đặt trạm thu phí. Các loại cảnh sát được rút khỏi hiện trường vì thái độ của dân chúng cho thấy, đàn áp là dại, nó giống như kích nổ một trái bom mà hệ thống công quyền không thể đo được mức độ tác động tới cỡ nào, phạm vi tác động lan đến đâu.
Giống như trước đây - những khi hệ thống công quyền cảm thấy bất tiện khi dùng cảnh sát, du đãng xuất đầu lộ diện. Tối 2 tháng 12, du đãng bắt đầu dằn mặt một số tài xế gây khó khăn cho hoạt động của Trạm thu phí Cai Lậy nhưng khác với trước đây, dân chúng không thúc thủ và báo giới không làm ngơ. "Tai mắt nhân dân" nhanh chóng giúp xác định lai lịch du đãng và đã có những tài xế tìm tới tận nhà của hai du đãng, một ngụ tại xã Phú Nhuận, một ngụ tại xã Bình Phú của huyện Cai Lậy để hỏi thăm. Từ khi tham gia hăm dọa tài xế, hình ảnh được bày ra trên mạng xã hội, cả hai đều không về nhà... Theo báo điện tử VietnamNet thì giới tài xế đã xác định được, gần đây, có một người (họ đã xác định được lai lịch nhưng không công bố), chuyên liên lạc với một số băng du đãng ở Cai Lậy để thuê những băng du đãng này hăm dọa tài xế.
Lần này, tham gia vào việc phản đối việc đặt Trạm thu phí cho dự án BOT đường tránh Cai Lậy trên quốc lộ 1 không còn chỉ là những cá nhân kiếm sống bằng nghề lái xe. Trong bốn ngày vừa qua, Trạm thu phí Cai Lậy phải "xả" còn vì sự phản kháng của những người lái "xe nhà". Đáng lưu ý là theo tường thuật của tờ Tuổi Trẻ, mỗi khi Trạm thu phí Cai Lậy phải "xả", dân chúng địa phương vây quanh trạm lại reo lên tán thưởng, dùng điện thoại đề chụp, quay và thông báo cho thiên hạ qua Internet.
Còn theo tờ Người Lao Động thì Trạm thu phí Cai Lậy hoạt động trở lại được bốn ngày thì đó là bốn ngày dân chúng địa phương túc trực 24/24 để cùng giới tài xế phản đối. Một người đàn ông bảo với tờ Người Lao Động rằng mỗi lần Trạm thu phí Cai Lậy "xả" là ông "thấy vui như trúng số". Một phụ nữ là chủ quán giải khát nằm sát Trạm thu phí Cai Lậy bảo rằng, nếu trạm này tồn tại, bà có lợi lớn vì giới tài xế ngừng lại uống nước, mua sắm nhưng giống như mọi người, bà mong nó biến mất. Bốn ngày vừa qua, người phụ nữ này không bán nước, bà và con trai mang nước ra tặng những tài xế đang kiên nhẫn nhích từng chút trên quốc lộ 1 để đẩy Trạm thu phí Cai Lậy đến chỗ thất thủ.
***
Tại sao hệ thống công quyền Việt Nam không chấp nhận giải pháp mà cả dân chúng lẫn các chuyên gia, báo giới liên tục lặp đi, lặp lại : Đưa Trạm thu phí Cai Lậy ra khỏi quốc lộ 1, buộc Công ty Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang phải đặt trạm này đúng vị trí – đường tránh Cai Lậy ?
Tuy giải pháp này hợp tình, hợp lý và sẽ giúp ổn định tình hình ngay lập tức nhưng hệ thống công quyền Việt Nam không còn cơ hội lựa chọn vì họ đã phê duyệt dự án BOT đường tránh Cai Lậy với trạm thu phí đặt trên quốc lộ 1. Thay đổi vị trị đặt trạm thu phí là vi phạm hợp đồng đã ký với Công ty Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang và tất nhiên là phải chịu toàn bộ trách nhiệm về gói đầu tư trị giá 1.386 tỉ, trong đó có 85% là tiền Công ty Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang đi vay.
Sự nguy hiểm không chỉ ngừng lại ở đó. Thoái bộ đối với trường hợp Trạm thu phí Cai Lậy sẽ tạo ra tiền lệ, có thể dẫn tới sự sụp đổ của hàng loạt dự án cầu đường đầu tư theo hình thức BOT mà hệ thống công quyền Việt Nam đã phê duyệt. Theo một báo cáo mà chính phủ Việt Nam trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồi tháng 8 thì tính đến cuối năm ngoái, chủ đầu tư các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông đang nợ hệ thống ngân hàng khoảng 84.000 tỉ đồng. Khoản tiền khổng lồ ấy vốn là tiền dân chúng gửi ngân hàng theo hình thức ngắn hạn và được hệ thống ngân hàng cho chủ đầu tư các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông vay dài hạn. Nếu việc thu phí của các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông không ổn định, hệ thống ngân hàng sẽ sụp.
Hệ thống công quyền và chủ đầu tư các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông từng bắt tay nhau cưỡi lên lưng dân chúng, thành ra mới có chuyện, thay vì dùng hình thức BOT để phát triển thêm hệ thống hạ tầng giao thông thì lại chọn nhiều công lộ, giao cho các "nhà đầu tư" sửa chữa chút đỉnh rồi thu phí. Hoặc gạt bỏ tất cả các qui định hiện hành nhằm giúp "nhà đầu tư" có cơ hội thu phí cao hơn và lâu hơn. Hay cho các "nhà đầu tư" thực hiện dự án BOT ở một nơi rồi đặt trạm thu phí ở một nơi khác, ép tất cả các phương tiện phải trả phí, bất kể có sử dụng những công trình được đầu tư theo hình thức BOT hay không. Các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông trở thành cơ hội, giúp nhiều "nhà đầu tư" không có bột vẫn gột nên hồ.
Dường như hệ thống công quyền và chủ đầu tư các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông chỉ quên một điều : Con giun xéo mãi cũng quằn ! Và chỉ tính sai có một chuyện là giai đoạn dân chúng khom lưng cúi đầu chấm dứt sớm hơn dự kiến.
Lưng dân dường như đang thành… lưng cọp. Cưỡi tiếp khó kham nhưng tụt xuống không dễ.
Đâu phải tự nhiên mà hệ thống công quyền Việt Nam gạt những kết luận kiểm tra, thanh tra các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông của Kiểm toán, Thanh tra và cả chính phủ sang một bên, không rờ tới ai mà cũng chẳng đụng đến dự án BOT cầu đường nào ? Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam biết đâu người ta lại tìm ra tư thế an toàn dù lưng dân đã thành… lưng cọp ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 05/12/2017
Nếu quả thật lợi thế đang không thuộc về phe tài xế vì thời gian không đứng về phía họ, thì câu hỏi là họ có thể làm gì để đảo ngược tình hình ?
Tài xế mong sau quyết định tạm dừng thu phí, BOT Cai Lậy về đúng chỗ
Điều đầu tiên cần làm là thay đổi cách nhìn về chính đối thủ của họ : BOT Cai Lậy.
Nếu ví trạm BOT này như một cỗ máy thu tiền thì sẽ có ít nhất hai cách khiến nó ngưng hoạt động : Một là nhắm thẳng trực tiếp vào cỗ máy để quấy nhiễu, tức tấn công trực diện ; hai là tìm hiểu xem cỗ máy này đang được vận hành dựa trên những nguồn hỗ trợ nào để cắt đứt những nguồn này tức là tấn công gián tiếp. Toàn bộ những hoạt động của phe tài xế đến giờ phút này tập trung vào cách thứ nhất, không có hoặc có rất ít hành động thuộc cách thứ hai.
Với cách thứ nhất, một khi cỗ máy vẫn được cung ứng đầy đủ các nguồn lực để vận hành, nó sẽ tiếp tục đối phó giằng co với các tài xế. Thời gian, do đó, đứng về phía cỗ máy. Càng lâu tài xế càng mệt mỏi, chưa kể cùng lúc đó họ còn bị tấn công bởi các lực lượng khác.
Với cách thứ hai, bởi lẽ mất sạch các nguồn hỗ trợ cho việc vận hành, cỗ máy không còn cách nào khác ngoài phải chấm dứt hoạt động. Càng để lâu càng thiệt hại, vậy nên thời gian đứng về phía phe tài xế.
Thế nhưng thực hiện cách thứ hai như thế nào ? - Đầu tiên phải bằng việc phân tích các nguồn lực hỗ trợ cho BOT Cai Lậy.
Thứ nhất là nguồn lực tài chính. Ngân hàng BIDV cấp 85% vốn cho dự án BOT Cai Lậy. Điều này có nghĩa là họ chia sẻ lợi nhuận với nhà đầu tư trên lưng những người lái xe. Bởi vậy họ không thể vô can, họ phải chịu trách nhiệm theo cách này hoặc cách khác. Không ai có sức mạnh hơn những người gửi tiền ở BIDV trong việc yêu cầu ngân hàng này ngưng hỗ trợ BOT Cai Lậy (bằng không sẽ rút tiền hàng loạt). Khách hàng của BIDV còn có trách nhiệm đạo đức phải làm điều này nếu không muốn bị coi là vô tình tiếp tay cho BIDV. Những người lãnh đạo của BIDV như Trần Anh Tuấn (Quyền Chủ tịch) và Phan Đức Tú (Tổng Giám đốc) đều là những người địa vị cao, quan hệ rộng ở Hà Nội nên chắc chắn sẽ không muốn xuất hiện trong mắt bạn bè, người thân, đối tác như những kẻ đang sống giàu sang trên những đồng tiền mồ hôi nước mắt của những người lái xe kham khổ miền Tây. Một chiến dịch truyền thông sẽ buộc họ phải lựa chọn giữa việc ngưng hỗ trợ BOT Cai Lậy hoặc là chuốc lấy hậu quả cho thanh danh bản thân mình.
Ông chủ thực sự của BOT Cai Lậy, tương tự, là đối tượng thứ hai không thể bỏ qua. Người đàn ông tên Lê Tiến Thắng, Chủ tịch công ty Bắc Ái trụ sở tại Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc có vẻ vẫn đang ung dung ngồi thu tiền từ khoảng cách 2000 cây số tính từ BOT Cai Lậy. Phải có một chiến dịch truyền thông để ông ta không còn vẻ ung dung đó nữa. Người thân, bạn bè, đối tác của ông ta cần nhận ra sự giàu có của ông ta chẳng có gì tốt đẹp và đáng tự hào vì nó đến từ những đồng tiền còm cõi của những người lái xe - lẽ ra được dùng để đỡ đần thêm cuộc sống cho vợ con, thêm thịt cá cho bữa ăn, thêm sách vở để đến trường.
Nguồn lực thứ ba là các dịch vụ hậu cần. Các công ty xe cẩu, công ty bảo vệ, công ty cung ứng nhân viên thu phí ở Tiền Giang và các tỉnh lân cận đều cần nhận được thông điệp chính thức từ phe tài xế giải thích vì sao không nên cung cấp dịch vụ cho BOT Cai Lậy. Chỉ cần một thư ngỏ có lý có tình và một kế hoạch truyền thông khéo léo sẽ khiến chẳng có công ty bảo vệ hay xe cẩu nào "tham bát bỏ mâm" bám lấy BOT Cai Lậy để rồi bị không chỉ hàng ngàn tài xế mà cả một cộng đồng quốc gia quay lưng tẩy chay. Tương tự vậy, nếu phe tài xế tìm ra được những mạnh thường quân đồng ý tiếp nhận các nhân viên bán vé sau khi họ nghỉ việc ở Cai Lậy, cũng như kêu gọi những người khác không ứng tuyển vào các vị trí này để tiếp tay BOT Cai Lậy thì sẽ là một thách thức không nhỏ cho trạm này.
Thử hình dung cỗ máy BOT Cai Lậy, một khi không còn nhận được hỗ trợ tài chính từ ngân hàng, không tìm đâu ra một công ty bảo vệ/công ty xe cẩu nào chịu ký hợp đồng, cũng không ai ứng tuyển vào các vị trí bán vé thu phí, thì không lẽ ông chủ Lê Tiến Thắng phải đứng ra giữa đường Cai Lậy vừa bán vé, vừa gác an ninh ? Hoặc, một khi bị các ngân hàng xa lánh, ông Thắng sẽ phải tiếp tục công việc làm ăn của mình thế nào trong tương lai ?
Điểm sơ qua có thể thấy khối lượng công việc không hề ít, song tôi tin là với những gì đã thể hiện, phe tài xế thừa năng lực để làm tất cả những việc trên. Dĩ nhiên sự ủng hộ của công chúng là tối quan trọng, và rất may mắn, đây là thứ mà phe tài xế đang có thừa.
Nguyễn Anh Tuấn
Nguồn : VOA, 05/12/2017 (nguyenanhtuan's blog)
**********************
Phe tài xế cần làm gì nếu lợi thế đang không thuộc về họ ?
Nguyễn Anh Tuấn, RFA, 05/12/2017
Nếu quả thật lợi thế đang không thuộc về phe tài xế vì thời gian không đứng về phía họ, thì câu hỏi là họ có thể làm gì để đảo ngược tình hình ?
Điều đầu tiên cần làm là thay đổi cách nhìn về chính đối thủ của họ : BOT Cai Lậy.
Các lái xe sử dụng tiền lẻ để mua vé qua trạm. Thế nhưng, để có được lượng tiền lẻ lớn như vậy thì cần phải có sự chuẩn bị và huy động từ khá nhiều chỗ như chợ, cửa hàng tạp hóa, chùa chiền
Nếu ví trạm BOT này như một cỗ máy thu tiền thì sẽ có ít nhất hai cách khiến nó ngưng hoạt động : Một là nhắm thẳng trực tiếp vào cỗ máy để quấy nhiễu, tức tấn công trực diện ; hai là tìm hiểu xem cỗ máy này đang được vận hành dựa trên những nguồn hỗ trợ nào để cắt đứt những nguồn này tức là tấn công gián tiếp. Toàn bộ những hoạt động của phe tài xế đến giờ phút này tập trung vào cách thứ nhất, không có hoặc có rất ít hành động thuộc cách thứ hai.
Với cách thứ nhất, một khi cỗ máy vẫn được cung ứng đầy đủ các nguồn lực để vận hành, nó sẽ tiếp tục đối phó giằng co với các tài xế. Thời gian, do đó, đứng về phía cỗ máy. Càng lâu tài xế càng mệt mỏi, chưa kể cùng lúc đó họ còn bị tấn công bởi các lực lượng khác.
Với cách thứ hai, bởi lẽ mất sạch các nguồn hỗ trợ cho việc vận hành, cỗ máy không còn cách nào khác ngoài phải chấm dứt hoạt động. Càng để lâu càng thiệt hại, vậy nên thời gian đứng về phía phe tài xế.
Thế nhưng thực hiện cách thứ hai như thế nào ? - Đầu tiên phải bằng việc phân tích các nguồn lực hỗ trợ cho BOT Cai Lậy.
Thứ nhất là nguồn lực tài chính. Ngân hàng BIDV cấp 85% vốn cho dự án BOT Cai Lậy. Điều này có nghĩa là họ chia sẻ lợi nhuận với nhà đầu tư trên lưng những người lái xe. Bởi vậy họ không thể vô can, họ phải chịu trách nhiệm theo cách này hoặc cách khác. Không ai có sức mạnh hơn những người gửi tiền ở BIDV trong việc yêu cầu ngân hàng này ngưng hỗ trợ BOT Cai Lậy (bằng không sẽ rút tiền hàng loạt). Khách hàng của BIDV còn có trách nhiệm đạo đức phải làm điều này nếu không muốn bị coi là vô tình tiếp tay cho BIDV. Những người lãnh đạo của BIDV như Trần Anh Tuấn (Quyền Chủ tịch) và Phan Đức Tú (Tổng Giám đốc) đều là những người địa vị cao, quan hệ rộng ở Hà Nội nên chắc chắn sẽ không muốn xuất hiện trong mắt bạn bè, người thân, đối tác như những kẻ đang sống giàu sang trên những đồng tiền mồ hôi nước mắt của những người lái xe kham khổ miền Tây. Một chiến dịch truyền thông sẽ buộc họ phải lựa chọn giữa việc ngưng hỗ trợ BOT Cai Lậy hoặc là chuốc lấy hậu quả cho thanh danh bản thân mình.
Ông chủ thực sự của BOT Cai Lậy, tương tự, là đối tượng thứ hai không thể bỏ qua. Người đàn ông tên Lê Tiến Thắng, Chủ tịch công ty Bắc Ái trụ sở tại Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc có vẻ vẫn đang ung dung ngồi thu tiền từ khoảng cách 2000 cây số tính từ BOT Cai Lậy. Phải có một chiến dịch truyền thông để ông ta không còn vẻ ung dung đó nữa. Người thân, bạn bè, đối tác của ông ta cần nhận ra sự giàu có của ông ta chẳng có gì tốt đẹp và đáng tự hào vì nó đến từ những đồng tiền còm cõi của những người lái xe - lẽ ra được dùng để đỡ đần thêm cuộc sống cho vợ con, thêm thịt cá cho bữa ăn, thêm sách vở để đến trường.
Nguồn lực thứ ba là các dịch vụ hậu cần. Các công ty xe cẩu, công ty bảo vệ, công ty cung ứng nhân viên thu phí ở Tiền Giang và các tỉnh lân cận đều cần nhận được thông điệp chính thức từ phe tài xế giải thích vì sao không nên cung cấp dịch vụ cho BOT Cai Lậy. Chỉ cần một thư ngỏ có lý có tình và một kế hoạch truyền thông khéo léo sẽ khiến chẳng có công ty bảo vệ hay xe cẩu nào "tham bát bỏ mâm" bám lấy BOT Cai Lậy để rồi bị không chỉ hàng ngàn tài xế mà cả một cộng đồng quốc gia quay lưng tẩy chay. Tương tự vậy, nếu phe tài xế tìm ra được những mạnh thường quân đồng ý tiếp nhận các nhân viên bán vé sau khi họ nghỉ việc ở Cai Lậy, cũng như kêu gọi những người khác không ứng tuyển vào các vị trí này để tiếp tay BOT Cai Lậy thì sẽ là một thách thức không nhỏ cho trạm này.
Thử hình dung cỗ máy BOT Cai Lậy, một khi không còn nhận được hỗ trợ tài chính từ ngân hàng, không tìm đâu ra một công ty bảo vệ/công ty xe cẩu nào chịu ký hợp đồng, cũng không ai ứng tuyển vào các vị trí bán vé thu phí, thì không lẽ ông chủ Lê Tiến Thắng phải đứng ra giữa đường Cai Lậy vừa bán vé, vừa gác an ninh ? Hoặc, một khi bị các ngân hàng xa lánh, ông Thắng sẽ phải tiếp tục công việc làm ăn của mình thế nào trong tương lai ?
Điểm sơ qua có thể thấy khối lượng công việc không hề ít, song tôi tin là với những gì đã thể hiện, phe tài xế thừa năng lực để làm tất cả những việc trên. Dĩ nhiên sự ủng hộ của công chúng là tối quan trọng, và rất may mắn, đây là thứ mà phe tài xế đang có thừa.
Nguyễn Anh Tuấn
Nguồn : VOA, 05/12/2017 (nguyenanhtuan's blog)
**********************
Gửi BOT Cai Lậy và nhà nước "BOT"
J.B Nguyễn Hữu Vinh, RFA, 04/12/2017
Tại sao tao lại phải trả tiền ?
Không mua, không bán... cũng chưa điên
Chúng mày chặn đường rồi trấn lột
Bay cậy dân tao đã quá hiền ?
Xin thưa, giun xéo lắm cũng quằn
Trăm thứ đổ đầu mỗi thằng dân
Bán hết, vay thêm cho đảng phá
"BOT trước - sân sau" đảng chia phần
Cai Lậy dẫn đầu bước tiên phong
Lòng dân như sóng, giục muôn lòng
Biên Hòa, Cầu Giẽ... và muôn nẻo
Đang bị cướp ngày ! Có biết không ?
Ai cho bay đưa đám xanh, vàng
Bảo vệ cho loài dạ sói lang ?
Đứng chặn ngang đường, ngang nhiên cướp
Chó bầy sẽ dọa được dân chăng ?
Vàng, đỏ, côn đồ... cũng thế thôi
Nhúng dân trong chảo nước đang sôi
Nếu dân đoàn kết cùng nhau nhảy
Thì nhà nước BOT mặc sức trôi
Ngày 3/12/2017
Tại sao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chưa đề cập đến BOT ? (Tiếng Dân, 04/12/2017)
Khi cuộc kháng chiến chống BOT nổ ra tại cầu Bến Thủy ở quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh, ung nhọt của của lợi ích nhóm tại một trong những lãnh địa màu mỡ nhất đã bị bung vỡ, bộ mặt thật của lợi ích nhóm BOT tại Bộ Giao thông vận tải bị lật tẩy không còn tấc vải che.
Ông Nguyễn Phú Trọng thăm dân miền núi nhưng né tránh các trạm thu phí BOT. Ảnh : internet
Những điều rút ra từ BOT
Cuộc kháng chiến chống BOT với cứ điểm then chốt cao trào hiện nay ở trạm thu phí Cai Lậy đã chỉ ra các kết luận rõ ràng sau đây.
1. Lợi ích nhóm tồn tại khắp mọi nơi. Nơi nào càng lắm kinh phí nhà nước thì lợi ích nhóm ở nơi đó càng phát triển "rực rỡ". Càng lên cao thì lợi ích nhóm càng khổng lồ.
2. BOT là lãnh địa màu mỡ của lợi ích nhóm ; Là nơi mặc cả và chia chác lợi ích nhóm ; Là lá bài ban phát ơn huệ hay trả ơn cho một cá nhân hoặc một nhóm người.
3. BOT là nơi người dân bị trấn đoạt tiền bạc trắng trợn dưới vỏ bọc phát triển đất nước.
4. Một bộ phận đa số trong lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cùng phe với các nhóm lợi ích BOT.
5. Các nhóm lợi ích BOT sẽ chống đối đến cùng.
Tội của ông Đinh La Thăng ở BOT
Như nhiều người đã biết, kỷ luật ông Đinh La Thăng mới chỉ liên quan đến nhóm tội ở PVN. Còn bây giờ, BOT đã chỉ ra một phần tội của ông Đinh La Thăng lúc đương quyền ở Bộ Giao thông vận tải.
Ông Đinh La Thăng không thể chối bỏ tội của ông ở các trạm BOT. Tất cả những trạm BOT được xây dựng đướ thời ông Đinh La Thăng làm bộ trưởng đều không thoát khỏi vòng kiêm tỏa của ông.
Trong số đó phải kể đến hai trạm thu phí BOT Cầu Giẽ và Hà Nội – Bắc Giang, chỉ láng thêm một lớp nhựa đường mà đè cổ dân ra thu phí. Đây là món quà cho bà Đỗ Huyền Tâm, phu nhân sau của ông Nông Đức Mạnh.
Không hy vọng gì về ông Nguyễn Văn Thể
Khi ông Nguyễn Văn Thể được Quốc hội thông qua làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hôm 26/10/2017, có không ít người đã kỳ vọng vào ông.
Người ta nghĩ rằng ông còn trẻ, lại là người Đồng Tháp và được đào tạo tiến sĩ chuyên ngành giao thông tại một trường Đại học Giao thông vận tải ở Liên Xô trước đây, nên mang tính sòng phẳng Nam Bộ và lại có chuyên môn, đủ tiêu chí để đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Nhưng người ta đã bỏ qua hai điểm có tính nguyên tắc sau đây.
Một là, ông Thể tốt nghiệp đại học vào những năm Liên Xô tan rã (1989) và ông bảo vệ tiến sĩ vào những ngày loạn lạc (2001), nên chất lượng tiến sĩ của ông thực hư chưa rõ, bởi thế không khẳng định được năng lực chuyên môn đích thực của ông.
Hai là, ông Nguyễn Văn Thể đã lên được đến chức Bộ trưởng của chế độ thì phải chui qua cơ chế của chế độ, nên con người ông đã nhuốm máu cơ chế của chế độ.
Thực tế thì ông Nguyễn Văn Thể đã ngồi vào ghế bộ trưởng hơn cả tháng trời, mà tại sao ông lại không chịu giải quyết vụ BOT Cai Lậy đã thành điểm nóng suốt cả mấy tháng trời trên quê hương Nam Bộ của ông ?
Hóa ra, như báo Tuổi Trẻ hôm nay (4/12/2017- "Trạm BOT Cai Lậy nhầm chỗ : Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cần sửa sai !") đã đưa tin, rằng chính ông Nguyễn Văn Thể là tác giả đẻ ra cứ điểm BOT Cai Lậy.
Để thêm một lần thấy rằng, ai đã được lọt ra từ cơ chế của chế độ thì máu đã nhuốm máu cơ chế chế độ. Ông Nguyễn Văn Thể không là ngoài lệ. Đừng hy vọng nhiều vào ông. Có chăng là vào thời điểm hiện nay với ràng buộc từ xã hội, ông sẽ không còn nhiều phương tiện như thời ông Đinh La Thăng mà phung phá.
Tại sao chúng ta cố chống lại dân bằng mọi giá ?
Người dân Nam Bộ mưu trí phản kháng nhóm lợi ích Cai Lậy đã cả mấy tháng trời. Thế mà chính quyền vẫn khăng khăng bảo vệ nhóm lợi ích bằng mọi giá. Kiên trì không dời trạm thu phí đã đành, lại còn tập trung mọi phương tiện giúp nhóm lợi ích cướp tiền của dân, trong đó bao gồm cả điều động lực lượng cảnh sát cơ động đến trấn áp, rồi huy động cả hệ thống ngân hàng dồn tiền lẻ 100 đồng về trạm thu phí Cai Lậy để đối phó với dân.
Chúng ta chống đối dân ở Đồng Tâm. Chúng ta chống đối dân ở Bến Thủy. Chúng ta đang chối đối dân ở Cai Lậy. Chúng ta có thể chống đối với dân ở khắp mọi nơi chăng ?
Tại sao chúng ta cố thắng dân bằng mọi giá ? Một chính quyền như vậy có thể gọi là vì dân không ?
Chỉ có tranh đấu
Các nhóm lợi ích sẽ co cụm chống đối điên cuồng đến cùng. Cho nên con đường tranh đấu là con đường duy nhất của người dân.
Đồng bào Nghệ Tĩnh đã ép buộc lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải nhổ đi cứ điểm BOT Bến Thủy. Nay đồng bào Nam Bộ đang quật cường phản kháng cứ điểm BOT Cai lậy. Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải nhất định sẽ phải nhổ cứ điểm trấn lột phí Cai Lậy.
Không chỉ là Cai Lậy. Còn bao nhiêu điểm thu phí BOT bất công nữa trên khắp cả nước sẽ phải xóa bỏ. Cuộc kháng chiến chống BOT toàn quốc sẽ còn gian truân.
Tại sao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chưa đề cập đến BOT ?
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dương cờ chống tham nhũng, nhưng tại sao hiện nay ông chưa một lần công khai đề cập đến vấn nạn BOT ?
Ông có thể làm ngơ cho ông Nông Đức Mạnh trong hai trạm phí Cầu Giẽ và Hà Nội – Bắc Giang. Nhưng BOT giao thông là lãnh địa tham nhũng cao độ rõ ràng nhất. Việc các nhóm lợi ích chống lại dân bằng mọi cách để dành phần thắng là đẩy dân đến đường cùng phản kháng. Đó không chỉ là BOT. Đó là sự tồn vong của chế độ. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không thể không lo.
Nhưng có phải chính nỗi lo của ông là nguyên do người ta tìm mọi cách để toan thắng dân ?
Nếu quả đúng vậy thì chính quyền đang mang đến cho ông một nguy cơ to lớn. Đơn giản bởi chẳng ai có thể thắng được dân.
Nguyễn Ngọc Chu
********************
Trách nhiệm Bộ Giao thông vận tải nhìn từ vụ BOT Cai Lậy (Tiếng Dân, 04/12/2017)
Bộ Giao thông vận tải dám qua mặt Nhân dân lẫn qua mặt Chính phủ để triển khai BOT Cai Lậy !
Trạm thu phí BOT không nằm ở đường tránh mà nằm ở Quốc lộ 1A khiến tài xế, người dân bức xúc. Đồ họa : Minh Trí.
Chính phủ đồng ý chủ trương triển khai BOT tuyến tránh Cai Lậy ở Tiền Giang (xem ảnh 2). Tôi vẫn khẳng định rằng BOT là một chủ trương đúng vì sử dụng mô hình BOT sẽ tạo thêm đường sá, nâng cao chất lượng giao thông, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Nhưng ở Việt Nam, BOT đã biến dạng ! Trong văn bản 97 của Chính phủ do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký ngày 15/1/2014 không hề có nội dung nào tên gia cường mặt đường Quốc lộ cả !
Chính phủ chấp thuận thì Bộ Giao thông vận tải phải thực hiện đúng theo quy định (xem ảnh 3). Nhưng có một văn bản số 379 của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang ký ngày 6/11/2013 gửi Bộ Giao thông vận tải để yêu cầu khi làm tuyến tránh thì "gia cường mặt đường, sữa chữa hệ thống thoát nước dọc Quốc lộ 1" do ông Nguyễn Văn Danh ký.
Thế là Bộ Giao thông vận tải cho phép làm tuyến tránh BOT Cai Lậy theo cách không giống ai (xem ảnh 5) ! Người không thực hiện đúng chỉ đạo Chính phủ là Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể năm xưa và Bộ trưởng đương nhiệm hôm nay.
Nếu không có sự phê duyệt "gia cường mặt đường, sữa chữa hệ thống thoát nước dọc Quốc lộ 1" thì trạm BOT Cai Lậy không thể nằm trên Quốc lộ thay vì đúng vị trí của nó : tuyến tránh. Điều đó đồng nghĩa với không có phản đối nào của người dân và "cuộc chiến tiền lẻ" sẽ không nổ ra kèm theo các hệ lụy kẹt xe, mất trật tự, ảnh hưởng xấu kinh tế, v.v…
Khoảng 90 dự án BOT tại Việt Nam có quá nửa là do ông Nguyễn Văn Thể ký duyệt. Đại đa số BOT bị Thanh tra Nhà nước và Kiểm toán Nhà nước phát hiện sai phạm lên tới hàng trăm tỉ đồng. Riêng đặt trạm sai vị trí gây bất ổn xã hội như kiểu BOT Cai Lậy có tổng cộng 7 trạm.
Với những sai phạm ấy, vì sao ông Nguyễn Văn Thể có thể thênh thang hoạn lộ về Sóc Trăng làm Bí thư tỉnh ủy rồi ra Hà Nội ngồi vị trí Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải ?
Công văn do ông Hoàng Trung Hải ký. Ảnh : internet
Quyết định do ông Nguyễn Văn Thể ký. Ảnh : internet
Công văn của đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Tiền Giang. Ảnh : internet
Nhân dân phản đối BOT sai vị trí thì bị công an mời lên làm việc, ông Thể ký duyệt BOT trái chỉ đạo Chính phủ vẫn "leo cao" hơn. Điều này làm tôi nhớ câu chất vấn của Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền trong kỳ họp Quốc hội mới đây : "Phải chăng có luật dành riêng cho dân và luật dành riêng cho quan ?"
Ở Bộ Giao thông vận tải không chỉ có chuyện "vượt mặt" Chính phủ mà còn có cả chuyện coi thường Nhân dân. Với những sai phạm nêu trên mà ông Nguyễn Nhật- Thứ trưởng Bộ giao thông tuyên bố "không có gì sai cả" khi nói về BOT Cai Lậy.
Chưa cần nói đến kiến tạo, chỉ cần để cho nhân dân có sự yên ổn để làm ăn thì kinh tế sẽ phát triển.
Chưa cần nói đến minh bạch, nếu câc cấp bộ, ngành làm đúng chỉ đạo thì dân đã vỗ tay thay vì phản ứng.
Càng không nói đến công cuộc "đốt lò", nếu các Đảng viên là quan chức thực sự vì dân.
Nếu không có một cuộc đại ra soát và những mức án đủ sức răn đe cho những "vương quốc riêng" bất chấp lệnh trên như ở Bộ Giao thông vận tải thì bất ổn vẫn còn tiếp diễn.
Chú thích : Khi người dân phải mang cá tra (loài ăn tạp) ra cúng BOT thì đã sát điểm tới hạn chịu đựng của dân lắm rồi. Và cũng có một quan chức đã bị dân miền Tây đặt chết danh "Thả cá trê".
Mai Quốc Ấn
*********************
BOT Cai Lậy : liệu minh bạch sẽ là giải pháp ? (BBC, 04/12/2017)
Trao đổi với chuyên mục Điểm Tin Cuối Tuần của BBC Việt ngữ hôm 02/12/2017, nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng nêu quan điểm :
"BBC Tiếng Việt có một bài báo nói minh bạch là một phương thuốc cho Việt Nam hiện nay, tôi cho rằng giải quyết vấn đề BOT của Cai Lậy cũng là vấn đề minh bạch".
Một tài xế đang giải thích quan điểm của mình khi đi qua trạm giao thông BOT Cai Lậy, Tiền Giang, sau khi đã nộp phí và yêu cầu được 'thối lại' đúng khoản tiền lẻ mà ông có quyền nhận lại.
Vừa mở cửa trở lại sau ba tháng, BOT Cai Lậy liên tục 'thất thủ' từ hôm 30/11 và liên tục phải xả trạm.
"Tôi nghe một anh tài xế cũng đưa ra một câu hỏi thế này : chúng tôi sẵn sàng đóng phí trên các đường giao thông, nhưng cái đó phải được rõ ràng, minh bạch là nhà đầu tư đã đầu tư bao nhiêu tiền ở trên quãng đường đó và phí, thu phí là bao nhiêu ?
"Và các lượt phương tiện, thời gian hoàn vốn và tất cả là bao nhiêu ? Tất cả mọi chuyện phải được minh bạch, nếu như hợp lý thì người ta sẽ chấp nhận".
'Mua lại và xóa sổ ?'
Bình luận về cách thức phản ứng các bên, trong đó có phía chính quyền và phía người tham gia giao thông bị thu phí khi đi qua trạm thu phí giao thông đường bộ BOT, như diễn ra trong thời gian gần đây và mà mấy ngày qua ở trạm BOT Tiền Giang, ông Ngô Nhật Đăng bình luận :
"Về cách xử lý từ phía nhà nước, chúng ta thấy có nhiều cái có thể nói là chưa có chừng mực, ví dụ một số luật sư cho rằng đây là giao dịch dân sự mà nhà nước dùng đến lực lượng công an can thiệp thì có vẻ là hơi quá đáng.
"Trước đây, có người nói tài xế sử dụng tiền lẻ để qua trạm, kéo dài thời gian tắc đường, cản trở giao thông, đấy cũng là vi phạm luật pháp, nhưng theo nhận xét của cá nhân tôi, thì đây có thể nói là một hình thức mà người ta có thể gọi là bất tuân dân sự với những cách mà những người tài xế [làm] có thể nói là rất thông minh để phản đối lại một sự vô lý.
"Rất nhiều người, nhiều chuyên gia kể cả trong nhà nước và một số trí thức bên ngoài đưa ra bài toán giải quyết làm sao cho dứt điểm về vấn đề trạm BOT ở Cai Lậy, vì đây sẽ trở thành một tiền lệ khi đứng ở giữa bài toán khó giải quyết.
"Nhà nước cũng không thể ngay lập tức xóa bỏ trạm Cai Lậy và các công trình khác, vì nó nảy sinh ra một vấn đề, tức là như có một quan chức Bộ Giao Thông, Vận Tải nói rằng khi phải bỏ trạm và đưa về phía đường tránh, thì việc đó là phải điều đình và đền bù lại thiệt hại của nhà đầu tư và ngân sách hiện nay là không có và vi đó gần như là bất khả thi", nhà báo tự do nêu nhận xét.
Cuối tuần này, truyền thông Việt Nam đưa nhiều tin bài về trạm BOT ở Cai Lậy, trong đó có một số ý kiến trong giới chuyên gia và quan sát 'hiến kế' giải quyết.
Hôm 03/12, trang điện tử Báo Mới dẫn lời của Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng giải pháp cho Cai Lậy là sử dụng ngân sách nhà nước thanh toán tiền đầu tư cho nhà đầu tư.
Báo này cũng dẫn một ý kiến khác cho rằng sau khi mua lại, thì nhà nước nên xóa sổ các BOT :
"Tôi đã sinh sống ở Lào nhiều năm, ở thời điểm hiện tại thì ở Lào không hề có các dự án BOT, ở Việt Nam chúng ta có thể tính tới phương án là nhà nước bỏ tiền ra để mua lại các trạm BOT và xóa sổ chúng", ông Nguyễn Nam Cường, nguyên Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Lào, theo Báo Mới, được trang báo điện tử này dẫn lời nói.
Còn về góc độ pháp lý, trong một ý kiến chia sẻ với BBC gần đây, Luật sư Trần Quốc Thuận từ Sài Gòn cho rằng có vấn đề lớn khi nhìn rộng và sâu hơn vào các công trình BOT về giao thông đường bộ ở Việt Nam :
"Ở đây, tôi nghĩ nếu điều tra kỹ, thẩm tra kỹ, mà kể cả thẩm tra chất lượng yêu cầu mời quốc tế vào thẩm tra, chứ không phải giám sát rồi đi cưỡi ngựa xem hoa thì cũng không nắm được gì, thì chính cái đó mới thấy thất thoát như thế nào...
"Tất cả những cái đó là thiệt hại vừa qua không phải là hàng ngàn, mà hàng vạn tỉ [đồng], cái đó là cái lớn mà nếu làm cho kỹ ra thì đó cũng là một loại Đại án", nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói với BBC.
********************
BOT Cai Lậy tạm ngừng, sau một ngày 'hỗn loạn' (BBC, 01/12/2017)
Trạm thu phí BOT Cai Lậy tạm ngưng hoạt động sau khi tài xế lái xe phản đối mạnh mẽ về việc thu phí trở lại vào hôm 30/11.
Vừa mở cửa trở lại sau ba tháng, BOT Cai Lậy liên tục 'thất thủ' từ hôm 30/11 và liên tục phải xả trạm.
Ngay khi trạm mở cửa hoạt động trở lại vào sáng 30/11, cánh tài xế ngay lập tức tiếp tục sử dụng tiền lẻ hoặc tiền mệnh giá lớn để trả phí.
Chủ đầu tư BOT Cai Lậy đã tính trước và cho xây dựng thêm hai bãi xe rộng 800 m2, chứa khoảng 40-50 xe, để giải quyết các xe muốn thanh toán bằng tiền lẻ, tuy nhiên nhiều tài xế không hợp tác.
Ban quản lý trạm dùng xe cẩu cẩu xe nhưng tài xế thì vẫn cố thủ trong xe.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một tài xế : "Việc trả tiền thu phí, dù là tiền mệnh giá lớn hay nhỏ, là giao dịch dân sự giữa tài xế và phía đơn vị thu phí. Công an không có quyền can thiệp vào và không được cẩu xe vì chúng tôi không vi phạm Luật Giao thông đường bộ".
Trạm BOT Cai Lạy đã phải xả cửa tới ba lần, và lần cuối cùng là vào 2 giờ rưỡi sáng 1/12 và vẫn chưa có dấu hiệu thu phí trở lại.
Theo VnExpress, hôm 30/11, "tài xế liên tục la hét, bấm còi yêu cầu nhân viên phải nhận đủ tiền lẻ ngay tại trạm, cương quyết đòi thối 100 đồng, hoặc phải xả trạm".
Cánh tài xế không chỉ trả tiền lẻ mệnh giá 100, 200, 500 đồng mà còn dùng 500.000 đồng để gây 'khó dễ' cho nhân viên trạm
Căng thẳng đỉnh điểm khi một tài xế tên Trịnh Hồng Phương trả 25.100 đồng với tờ tiền mệnh giá 200 đồng, và yêu cầu nhân viên trả đúng 100 đồng còn thừa.
Một viên Cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra giấy tờ nhưng không di chuyển xe. Sau đó ông Phương yêu cầu lấy lại giấy tờ, phía Cảnh sát giao thông từ chối và hai bên xảy ra xô xát.
Theo báo Tuổi Trẻ, nhiều người dân vây quanh đại tá Trần Hoài Bảo, trưởng phòng Cảnh sát giao thông Tiền Giang, yêu cầu trả bằng lái xe cho tài xế.
Một video clip trên mạng cho thấy ông Phương bị nhiều an ninh vây chặn và bắt giữ áp giải lên xe trong tiếng la ó của người dân và cánh lái xe.
Một tài xế khác tên Nguyễn Minh Trung. Sau khi nhân viên xả trạm vì ùn tắc giao thông thì ông Trung "nhất quyết không qua và yêu cầu phải trả phí mới cho xe qua trạm" sau đó "dừng xe tại trạm và có hành vi la hét", theo báo Dân Trí.
Nhưng theo báo này, cả hai tài xế đều đã được công an cho về.
"Chúng tôi phản đối trạm là vì vị trí bất hợp lý chứ không phải do giá vé. Anh em tài xế sẽ tiếp tục đấu tranh với nhà đầu tư", tài xế Võ Thanh Hào nói với VnExpress.
Trạm BOT Cai Lậy là một trong những tâm điểm nóng trong dư luận từ tháng 8 đến nay vì việc cánh tài xế cho rằng trạm thu phí BOT đặt sai quy định và mức phí đắt đỏ.
Trạm thu phí BOT Cai Lậy bắt đầu đi vào hoạt động từ 1/8 để thu phí cho đoạn đường tránh Quốc lộ 1A.
Tuy nhiên, trạm BOT Cai Lậy không nằm ở đường tránh mà nằm ở Quốc lộ 1A, khiến nhiều tài xế bức xúc cho rằng họ không dùng đường tránh mà vẫn phải trả phí.
Hôm 16/8 Bộ Giao thông Vận tải, UBND Tiền Giang và chủ đầu tư đã quyết định sẽ giảm sẽ giảm 22-33% phí qua trạm nhưng thời gian thu phí lại tăng gấp đôi.
Hôm 30/11, báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Lưu Văn Hào, phó chủ tịch HĐQT Công ty đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang, là "vị trí đặt trạm và mức phí tại trạm thu phí Cai Lậy đã được sự đồng ý của cơ quan chức năng và sẽ không có sự điều chỉnh nào nữa".
Nhưng trạm vẫn chưa có kế hoạch hoạt động trở lại.
Ông Nguyễn Phú Hiệp, giám đốc Công ty đầu tư quốc lộ 1 nói :
"Vẫn chưa có kế hoạch mới và vẫn chưa biết lúc nào mới thu phí trở lại. Nhà đầu tư phải họp bàn với các ngành chức năng mới có thể biết được khi nào có thể thu phí trở lại".
***********************
Câu chuyện trạm thu phí BOT và việc tài xế dùng tiền lẻ để trả phí qua trạm càng trở nên sống động hơn và thu hút sự quan tâm của người dân trong nước nhiều hơn. Đặc biệt là hình thức họ bày tỏ sự phản đối việc thu phí ở các trạm BOT. Sự phản đối ở BOT Cai Lậy đã chứng tỏ mức độ ngày càng "đa dạng" hơn khi họ thay đổi "chiến thuật" trả tiền chẵn và chờ thối tiền lẻ.
Các tài xế và người dân tập trung ở BOT Cai Lậy ngày 1 tháng 12. Vietnamnet
Dư luận trong nước gọi đó là "mẫu mực về đấu tranh dân sự".
Các cánh tài xế, họ là ai ?
Chiều tối ngày 1 tháng 12, từ Long An, tài xế Đỗ Coca, người có mặt trong diễn biến ở BOT Cai Lậy kể lại tình hình trong ngày đầu tiên trạm thu phí trở lại sau 3 tháng xả trạm, anh nói :
"Trong ngày đầu tiên thu phí trở lại, cánh tài xế phản đối rất dữ dằn. trong đó có anh Phương Tour đã bị anh cảnh sát giao thông thu bằng lái và không trả lại, yêu cầu ảnh leo lên xe để di chuyển nhưng ảnh không đồng ý và nói phải trả lại bằng lái ảnh mới di chuyển chứ nếu không ảnh lên xe di chuyển ra chỗ khác thì sẽ nói ảnh lái xe không bằng lái thì sao ?"
Tình hình diễn ra sau đó đã được lan truyền khắp mạng xã hội và báo chí trong nước. Tài xế Đỗ Coca cho chúng tôi biết thêm.
"Họ điều xe tới và bắt anh Phương về công an huyện Cai Lậy thì cánh tài xế có kéo đến và đòi công an Cai Lậy phải thả người. Đến 11 giờ đêm thì anh Phương được thả ra".
Anh Trịnh Hồng Phương bị cảnh sát trấn áp về trụ sở công an. Courtesy photo
Anh Phương Tour có tên Trịnh Hồng Phương, ở Bình Dương, là một trong hai người bị công an trấn áp tại trạm BOT Cai Lậy và đưa về trụ sở làm việc tối 30 tháng 11.
Trả lời phỏng vấn của Vietnamnet ngay sau khi rời trụ sở công an, cho anh Trịnh Hồng Phương cho biết lý do anh bị trấn áp cùng 1 người nữa là anh Nguyễn Minh Trung, Sóc Trăng.
"Bên cảnh sát giao thông "ghép" tôi vô hai lỗi. Thứ nhất là cản trở giao thông. Thứ hai, không chấp hành hiệu lệnh. Một bên lấy bằng lái tôi, một bên không thối tiền cho tôi. Tôi đưa tiền dư thì phải trả lại tiền cho tôi, tôi mới đi".
Chi tiết "chờ thối tiền dư" được anh Trịnh Hồng Phương đề cập với báo chính là một sự kiện thú vị đang được những người quan tâm BOT và các tài xế hưởng ứng. Lý do họ ủng hộ và hưởng ứng vì việc yêu cầu thối lại tờ 100 đồng là không trái với pháp luật.
Theo anh Phương kể lại, giá vé qua trạm của anh là 25.000 đồng. Anh Phương đưa 24.000 đồng, 1 tờ tiền mệnh giá 500 đồng và 3 tờ mệnh giá 200 đồng. Tính ra tổng số tiền Phương sử dụng mua vé qua trạm là 25.100 đồng.
Do đó anh cần phải lấy lại số tiền thối là 100 đồng.
Tài xế Huỳnh Long, người đã vào trạm thu phí Cai Lậy ngồi chờ chỉ để lấy lại tờ 100 đồng tiền thối đã có lời giải thích với một lãnh đạo của BOT Cai Lậy khi vị này nói rằng trạm không có tờ 100 đồng và tờ 100 đồng cũng không còn tồn tại trong giao dịch tiền tệ ở Việt Nam.
Sự việc này đã tạo ra một làn sóng phấn khích và hưởng ứng từ dân luận. Tiến sĩ Nguyễn Quang A bày tỏ ý kiến trên trang cá nhân của ông rằng :
"Nếu có 5% dân Việt Nam hiểu đúng quyền của mình như anh bạn trẻ lái xe này thì Việt Nam chả mấy lúc sẽ bằng Hàn Quốc, Đài Loan.
Các ông trong Ban Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ, Quốc hội, các Bộ và các chính quyền địa phương hãy nghe anh bạn trẻ này dạy cho quý vị về pháp luật".
Cùng ngày 1 tháng 12, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tiền Giang, bà Nguyễn Thị Đậm trả lời VnExpress, khẳng định các loại tiền mệnh giá nhỏ 100, 200 đồng vẫn đang được lưu hành bình thường và luôn được cung ứng đầy đủ cho nền kinh tế.
Thế nhưng, một lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông vận tải) trả lời báo trong nước vào chiều ngày 1 tháng 12 cho biết trạm thu phí BOT Cai Lậy, Tiền Giang sẽ không vì sự phản đối của các tài xế mà ngừng việc thu phí và sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng, UBND tỉnh Tiền Giang để lên kế hoạch xử lý.
Thông tin này được tài xế Đỗ Coca đón nhận với 1 suy nghĩ cá nhân và anh chia sẻ với chúng tôi :
"Nếu như bây giờ họ chấp nhận phương án của tài xế là dời trạm thì họ chấp nhận họ sai hoàn toàn và không chỉ có 1 BOT Cai Lậy là sai, mà tất cả BOT trên đất nước Việt Nam đều có dấu hiệu sai phạm. Tôi nghĩ chuyện cánh tài xế đòi di dời BOT Cai Lậy vào đường chánh là chuyện không thể".
Anh Đỗ Coca khẳng định những hành động của cánh tài xế trong sự việc ở BOT Cai Lậy cũng như những BOT khác không gì khác ngoài mục đích phản đối giá thu phí quá cao và trạm đặt sai vị trí.
"Hiện tại giảm xuống 25 ngàn, nhưng 1 người đưa con đi học, đưa con qua, rước con về, rồi chiều đi chợ qua rồi về cũng hết 100 ngàn. Ở đây cánh tài xế phản đối là cái trạm đăt sai vị trí. Tức là khi làm đường tránh Cai Lậy thì phải đặt trạm thu phí ở đường chánh Cai Lậy, mắc mớ gì đem ra quốc lộ đặt ? Trong khi mỗi người mua 1 cái xe ở Việt Nam là đã có phí đường bộ trong đó rồi".
Lên tiếng với báo chí hôm 1 tháng 12, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật khẳng định trạm BOT Cai Lậy về thủ tục đầu tư không sai với quy định của pháp luật và vị trí đặt trạm đã nhận sự đồng thuận của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, được Thủ tướng chính phủ chấp thuận.
Theo anh Đỗ Coca, anh và những người đang làm công việc gọi nôm na là "ngồi sau vô lăng’ hoàn toàn không được biết gì về sự đồng thuận của các vị lãnh đạo chính phủ. Bày tỏ niềm hãnh diện về công việc của mình và các đồng nghiệp, anh Đỗ Coca nói rằng cánh tài xế không phải là những dân trí thấp kém. Họ biết họ làm gì để không trái qui định pháp luật. Họ phản đối ôn hòa và không chọn những phương pháp chống phá, bạo lực.
Họ sẵn sàng đưa ra cách giải quyết ‘thuận mua vừa bán’, đóng góp cho xã hội bằng những bài toán hợp tình hợp lý. Kể lại cho chúng tôi phương cách mà các tài xế nghĩ đến, Đỗ Coca nói ;
"Nếu để đề ra phương án giải quyết thì chỉ có 1 cách là vẫn để trạm này tại quốc lộ 1, nhưng xây thêm 1 trạm bên phía đường tránh. Giá tối thiểu 25 ngàn cho 1 chiếc 4 chỗ thì bây giờ thu 10 ngàn ở ngoài đường quốc lộ như phí tu sửa, còn ai sử dụng thêm đường tránh thì trả 15 ngàn".
Thực tế ở Việt Nam cho thấy rằng, hiện tại, để mua 1 viên kẹo, người dân phải mất ít nhất 500 đồng.
Cát Linh
"Lòng yêu nước thực sự căm ghét sự bất công trên chính quê hương của mình, nhiều hơn bất cứ nơi nào khác".
Clarence Darrow
BOT Cai Lậy đã mở trạm vào lúc 9 giờ sáng ngày 30/11/2017 với sự tăng cường dày đặc của lực lượng an ninh
Sau gần 3 tháng tạm ngưng hoạt động vì gặp phải sự phản đối của giới tài xế, BOT Cai Lậy đã mở trạm vào lúc 9 giờ sáng ngày 30/11/2017 với sự tăng cường dày đặc của lực lượng an ninh. Rất nhiều người dân đã thắc mắc tại sao một doanh nghiệp tư nhân như BOT Cai Lậy lại có thể huy động được hàng trăm công an, cảnh sát giao thông và cơ động đến đâyvới lý do "giữ gìn trật tự" ? Từ khi nào trách nhiệm của lực lượng an ninh là bảo vệ sự an toàn cho người dân đã chuyển sang bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp tư nhân ?
Trong ngày mở trạm đầu tiên 30/11/2017, hàng loạt tài xế đã phản đối BOT Cai Lậy bằng cách trả tiền lẻ và trả 25.100 đồng (24.500 và 3 tờ tiền 200 đồng). Sau đó, tài xế yêu cầu trạm Cai Lậy phải trả đúng số tiền dư là 100 đồng và nếu không có, họ sẽ không đi. Chính điều này đã dẫn đến sự can thiệp thô bạo của công an và buộc BOT Cai Lậy phải liên tiếp xả trạm nhiều lần vì kẹt xe trầm trọng.
Vì sao người dân bức xúc, phản đối trạm thu phí Cai Lậy ?
Trạm thu phí có mục đích chính là đường tránh Cai Lậy, nhưng nó lại được đặt ở quốc lộ 1A. Vì thế, những xe không sử dụng tuyến tránh, vẫn bị thu phí với mức giá thấp nhất là 25.000 đồng".
Trạm đặt ngay quốc lộ 1, nên chúng tôi không chạy xe vào đường tránh cũng phải mua vé. Nên dời trạm vào đường tránh, ai đi tuyến đó thì mua vé, còn đi quốc lộ 1 thì không phải tốn tiền", tài xế Nguyễn Văn Huân ở thị xã Cai Lậy nói.
Đã là tuyến tránh xe, thì dân phải có quyền lựa chọn : lái vào đường tránh không qua thị xã ; hoặc lái đường Quốc lộ 1. Tại sao BOT Cai Lậy lại "vẽ" thêm phần phụ trong dự án là nâng cấp 26,5 km quốc lộ 1, để lấy cớ chặn ngang quốc lộ 1 mà thu phí ? Nên nhớ, quốc lộ 1A đã có từ rất lâu, là con đường huyết mạch vốn được xây dựng từ tiền thuế của dân.
Chính tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng thừa nhận sai trái của BOT Cai Lậy : "Quốc lộ 1 chỉ tráng một lớp trên mặt đường và cuối cùng thu phí giá cao, hơn cả cao tốc Trung Lương, vì thế dân bức xúc là đúng".
Cảnh sát giao thông sai luật
Điều đáng nói tại trạm Cai Lậy là sự can thiệp không hợp pháp của cảnh sát giao thông.
Luật sư Phạm Tất Thắng (Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) khẳng định với báo Tuổi Trẻ : "… phải khẳng định ngay việc tài xế dùng tiền lẻ hay chẵn là quyền của tài xế, không vi phạm pháp luật. Mệnh giá tiền bao nhiêu hoặc phương thức thanh toán nào khác phù hợp (cà thẻ nếu có) giữa tài xế và trạm thu phí là quan hệ dân sự đơn thuần. Đó là chưa kể đến việc đặt trạm thu phí tại vị trí đó để thu tiền là chưa đúng. Như vậy, lực lượng cảnh sát giao thông tham gia giải quyết rắc rối đó bằng cách thu giữ bằng lái, giấy tờ xe của tài xế là hành vi trái luật" (1).
Theo quy định, cảnh sát giao thông chỉ được quyền kiểm tra, giữ giấy tờ, bằng lái của tài xế khi xử lý vi phạm hành chính về giao thông và hoàn toàn không có thẩm quyền để can thiệp vào các giao dịch dân sự.
Quyết đè đầu, cưỡi cổ, hút máu dân cho bằng được
Lực hấp dẫn mãnh liệt của dự án BOT chính là tiền lãi, khiến "nhóm lợi ích" mê mẩn, nên đã cấu kết, ăn chia với chính quyền xây trạm thu phí ngày càng nhiều. Chính lợi ích cũng chính là mắt xích kết nối bọn chúng lại với nhau và quyết ăn thua đủ với người dân. Cụ thể ở BOT Cai Lậy, nhà nước cộng sản đã hoàn toàn xem thường dân khi tự ý cho phép doanh nghiệp tư nhân nâng cấp con đường đã có từ thời xa xưa QL1, rồi ngang nhiên đặt trạm thu phí và ép dân phải trả phí là một hành vi cướp bóc có tổ chức.
Quyết tâm "hút máu dân" đến cùng được thể hiện rõ qua phát biểu của Bộ Giao thông vận tải : "Quyết không dời trạm, chỉ giảm phí".
Chưa dừng lại ở đó, để đối đầu với sự phản đối khôn khéo của các tài xế trong việc trả phí 25.100 đồng, ngay lập tức Ngân hàng nhà nước chi nhánh Tiền Giang đã gửi văn bản xin điều tiết lượng tiền 100 đồng, nhằm ăn thua đủ với giới tài xế yêu cầu 100 đồng tiền thối tại trạm BOT Cai Lậy (2).
Bất kì ai theo dõi tình hình ở trạm thu phí BOT Cai Lậy cũng có thể thấy được sự thất bại toàn diện của lãnh đạo BOT Cai Lậy, Bộ Giao thông vận tải và tỉnh Tiền Giang. Họ đã không có một giải pháp toàn diện nào, nhưng chỉ là các biện pháp chắp vá tạm thời. Hễ các bài tài "xuất chiêu" gì thì ngay lập tức bọn họ tìm cách "phá chiêu". Thật đáng khinh cho hành vi ăn thua đủ với dân.
Gốc rễ của mọi bức xúc là BOT Cai Lậy đã đặt sai vị trí. Vì thế, giải pháp không phải là giảm giá, nhưng là phải di dời và trả nó về đúng với vị trí và chức năng thu phí đường tránh.
Một vấn đề đơn giản, nhưng nhà nước cộng sản cũng không thể khéo léo giải quyết cho hợp lòng dân. Bù lại là sự lạm quyền, ngồi xổm lên pháp luật và quyết ăn thua đủ với dân. Chính quyền cấu kết với bọn tham quan và lợi ích nhóm ngang nhiên trục lợi là một chính quyền khốn nạn và phải được thay thế bằng một chính quyền lương thiện trong một chế độ dân chủ đa nguyên.
Những ai tự cho mình là thành phần "trí thức tinh hoa của xã hội" nhưng im lặng, không chỉ trích hành vi sai trái của lãnh đạo tỉnh Tiền Giang, Bộ Giao thông vận tải, BOT Cai Lậy và chính quyền cộng sản thì thật đớn hèn và đáng trách.
Một người yêu nước thực sự sẽ phản kháng bất công ngay chính nơi mình sinh ra như Clarence Darrow đã diễn giải rất hay : "Lòng yêu nước thực sự căm ghét sự bất công trên chính quê hương của mình, nhiều hơn bất cứ nơi nào khác".
Không cần phải trả phí tại BOT Cai Lậy
Cần phải nhấn mạnh rằng rất nhiều vi phạm của BOT cả nước nói chung và BOT Cai Lậy nói riêng là rất rõ ràng, được nhiều quan chức thừa nhận và phản đối.
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng :
"Không thể nhắm mắt làm ngơ không xử lý những vấn đề đang đặt ra. Vấn đề đầu tiên phải chấm dứt ngay là thu phí BOT kiểu trấn lột, vì người ta không đi đường BOT thì không thể thu, đường tránh một chỗ, đặt trạm thu phí chỗ khác là không được. Trả 1 đồng mà bất công, người dân cũng không chịu. Phải di dời trạm, không thể nói hứa với nhà đầu tư nên không di dời được, không thể trấn lột người dân như thế" (3).
Trần Quang Chiểu, Ủy viên thường vụ Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cũng chỉ ra :
"Vấn đề mà hiện nay người dân bức xúc tại tạm BOT Cai Lậy là do Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Tiền Giang và nhà đầu tư đã làm sai nguyên lý kinh tế. Đó là bắt người dân phải bỏ tiền trả dịch vụ mà họ không sử dụng".
Vì thế, theo đúng pháp luật, các tài xế hoàn toàn có quyền không trả tiền phí tại trạm Cai Lậy nếu không sử dụng đường tránh. Hãy ôn hòa và nhẫn nại yêu cầu nhân viên thu phí tại sao phải trả phí khi không sử dụng đường tránh ? Hãy yêu cầu họ trưng bày công văn hoặc chỉ thị của nhà nước yêu cầu dân đóng phí QL1.Và nếu như nhân viên trạm thu phí không thể đưa ra bất kì bằng chứng nào cho việc thu phí QL1, thì các bác tài hãy kiên nhẫn chờ đợi đến khi họ phải mở trạm cho qua mới thôi.
Chỉ cần 90% tài xế đồng thuận, nhẫn nại và ôn hòa sử dụng cách này liên tục trong vài tuần, thì BOT Cai Lậy chắc chắn phải nhượng bộ và di dời.
Đảng cộng sản đã hoàn toàn thất bại
Thực trạng BOT Cai Lậy đã phô bàysự lạm quyền và tham nhũng quyền lực rất rõ ràng : lòng dân không là cái thá gì với bọn chúng. Chính quyền tỉnh Tiền Giang, lãnh đạo BOT Cai Lậy và Bộ Giao thông vận tải đã cố ý đạp lên pháp luật và dư luận bằng cách huy động lực lượng an ninh dày đặc, nhằm dọa nạt tinh thần những bác tài xế trả phí bằng tiền lẻ, vốn là một hành vi dân sự giữa người dân và tư nhân.Điều này đã chứng tỏ được sự khốn nạn đến tận cùng của bè lũ lạm quyền, xem thường dân đến cùng.
Nếu không có sự bảo kê của Đảng cộng sản, thì liệu bọn chúng có dám đạp lên đầu pháp luật và toàn dân như thế không ?
Nếu chóp bu của Đảng cộng sản thực sự có uy, thì bọn đàn em có dám phớt lờ sự phản đối của nhiều quan chức và người dân, để tiếp tục duy trì trạm thu phí BOT Cai Lậy hay không ?
Chỉ có thể giải thích được rằng sợi dây lợi ích ràng buộc nhóm thân hữu và đảng viên, cũng như giữa đảng viên với nhau, đã không còn hiệu lực nữa. Quyền lực mà Đảng cộng sản trao cho 3 nhóm nô lệ là đảng viên, công an và quân đội, để chúng ngoan ngoãn phục vụ Đảng, đã bị bọn chúng lạm dụng và tham nhũng. Có thể thấy rằng thực trạng của Đảng cộng sản rất nguy ngập vì mạnh ai nấy ăn, không ai nghe lời ai, bất chấp nội quy Đảng.
Một chính đảng chỉ có thể tồn tại nếu được đặt trên nền tảng chính trị lương thiện và chiếm được niềm tin yêu của toàn dân. Đảng cộng sản không có tư tưởng gì ngoài bạo lực. Nó đã và đang thất bại trên mọi phương diệnvì tham nhũng và sự phá hoại của chính các đảng viên ở mọi lĩnh vực.
Thay lời kết
Trách nhiệm của mỗi một người dân là phải giám sát và lên tiếng trước những chính sách vô lý và khủng hoảng của nhà nước.
Edward Abbey nói : "Một người yêu nước phải luôn luôn sẵn sàng chống lại chính quyền để bảo vệ đất nước".
Lịch sử đã chứng minh, đấu tranh bất bạo động, cụ thể là bất tuân dân sự, là một phương pháp hiệu quả để thay đổi thể chế. Tất cả chính quyền, từ dân chủ đến độc tài, chỉ có thể cai trị và hoạt động được,khi còn nhận được sự hợp tác, quy phục và tuân thủ của quần chúng.
Thế mạnh nhất của Đảng cộng sản là vũ lực với quân đội hùng hậu và vũ khí chuyên nghiệp. Do đó, sẽ khó có thể đánh bại được chế độ bằng chính thế mạnh của nó. Mong các bác tài xế sẽ tiếp tục ôn hòa phản đối một cách nhẫn nại, yêu sách BOT Cai Lậy, BOT Biên Hòa… phải dời trạm thu phí vào đúng vị trí của nó. Sự kiên nhẫn và ôn hòa là chìa khóa thành công trong cuộc chiến chống lại BOT hút máu và trấn lột dân.
Sự tồn tại ngang nhiên của Đảng cộng sản và bè lũ của nó là một thách đố xấc xược đối với lẽ phải cũng như đối với lương tâm và danh dự của mọi người Việt Nam. Chúng ta không thể chấp nhận để chúng tiếp tục ăn trên xương máu và ngồi trên đầu dân tộc Việt Nam nữa. Chúng ta, là thành phần ít ỏi còn quan tâm đến Đất nước, cần liên kết lại với nhau, để tạo nên một đối trọng mạnh, cạnh tranh quyền lực chính đáng với Đảng cộng sản, để mang đến một tương lai hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.
Mai V. Pham
Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên
"Đa Nguyên – Bất Bạo Động – Hòa Giải & Hòa Hợp Dân Tộc"
Chú thích :
Nhân dân có tội tình gì ? (Tiếng Dân, 30/11/2017)
Trạm BOT Cai Lậy mở cửa thu phí trở lại là một sự kiện không thể không quan tâm. Đây là một thước đo giữ "lòng dân"và "ý Đảng".
Tôi dám nói điều đó vì BOT là một hình thức đầu tư tốt đã "biến dạng" tại Việt Nam.
Tại sao làm đường tên tuyến tránh nhưng thu phí trên Quốc lộ ? Tại sao làm đường nơi này lại thu phí nơi khác (làm Đồng Nai, thu Bình Thuận) ? Tại sao khi Kiểm toán và Thanh tra của Nhà nước vào cuộc mà không ai bị xử lý và BOT vẫn tiếp tục thu tiền ?
Hình ảnh đau lòng nhất chính là những chiến sĩ cộng sảnGT, Cảnh sát cơ động phải giữ gìn an ninh trật tự tại trạm BOT. Xin nhớ cho, BOT không phải là công trình Nhà nước, càng không phải công trình an ninh, quốc phòng. Nó chỉ làm lợi cho chủ đầu tư, nhà thầu, ngân hàng hay nói dễ hiểu là một nhóm lợi ích.
Không có cộng sảnGT và Cảnh sát cơ động thì sẽ kẹt xe do tài xế trả tiền lẻ/tiền chẵn như một hình thức phản đối. Kẹt xe thì nền kinh tế ngưng trệ. Nhưng xin nhớ cho, chính nhóm lợi ích đã khiến những tài xế thể hiện sự bất tuân dân sự.
Gây ra cảnh này là do ai nếu không phải những cán bộ quyền lực (dĩ nhiên là Đảng viên)- những người có quyền đặt bút ký duyệt cho phép dự án triển khai. Trong khi đó, người dân có thể đi tù vì chặt vài cây tràm, làm mẻ góc bàn hay "táo tợn" đến mức "cướp" một cái mũ.
BOT vẫn nằm sai vị trí, vẫn thu phí và thậm chí dám giữ Chứng minh thư của người dân bất hợp pháp (xem ở comment). Hóa ra BOT Cai Lậy lớn hơn pháp luật và sự kêu gọi sống đúng với tinh thần xã hội pháp quyền là mị dân ư ?
Ảnh : Mai Quốc Ấn/internet
Hóa ra họ (những kẻ làm BOT sai trái) thách thức nhân dân nói chung và Chính phủ minh bạch lẫn công cuộc "đốt lò" đấy ư ?
Chính phủ có minh bạch hay không thì xem ông Nguyễn Xuân Phúc xử lý sao ở vai trò Thủ tướng !
Ảnh : Mai Quốc Ấn/ internet
Công cuộc đốt lò có nghiêm minh hay không thì xem ông Nguyễn Phú Trọng chỉnh đốn Đảng của ông ấy ra sao !
Nhưng dân, thì có tội tình gì ?
Chú thích : Ảnh của bạn hữu đường xa miêu tả về lực lượng Cảnh sát cơ động đông đảo ở trạm Cai Lậy và bắt tài xế vì tội "chống BOT" chăng ? Tôi không hiểu thượng tướng Tô Lâm- Bộ trưởng Bộ Công an sẽ nghĩ gì khi xem những hình ảnh này. Công an Nhân dân là một hình tượng thiêng liêng cơ mà ?
Facebook Mai Quốc Ấn
****************
Cai Lậy buộc xả trạm sau vài giờ thu phí (RFA, 30/11/2017)
Trưa ngày 30/11, sau vài giờ thu phí trở lại, trạm Cai Lậy tỉnh Tiền Giang buộc phải xả trạm do tình trạng ùn tắc giao thông vì tài xế dùng tiền lẻ và tiền mệnh giá lớn mua vé để phản đối việc thu phí.
Trạm thu phí Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. Photo courtesy of soha
Sau gần ba tháng xả trạm, đến ngày 30/11 nhiều công an, cảnh sát giao thông, lính cứu hỏa đã được huy động để đảm bảo trật tự từ sáng sớm. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng tham gia hỗ trợ và đài truyền thanh xã phát loa yêu cầu tài xế chấp hành việc trả phí khi qua trạm.
Tuy nhiên đến 1 giờ chiều cùng ngày, trạm Cai Lậy buộc phải xả trạm do sự phản đối của tài xế bằng việc dùng tiền lẻ và tiền chẵn. Nhiều tài xế tranh cãi với lực lượng công an, cộng thêm hàng trăm người dân xung quanh đổ xô tới xem, gây ra tình trạng hỗn loạn quanh trạm.
Cảnh sát sau đó yêu cầu ai trả tiền lẻ thì ra khu vực trả riêng nhưng tài xế không đồng ý. Họ yêu cầu hoặc trả bằng tiền lẻ hoặc xả trạm. Đến 1 giờ 30 chiều, trạm thu phí trở lại.
Tuy nhiên đến chỉ sau vài tiếng, tình hình trở nên căng thẳng hơn. Hai thanh niên đã bị bắt sau khi tranh luận với nhân viên thu phí và cảnh sát. Trước áp lực "mưa tiền lẻ" và tình trạng ùn tắc kéo dài, đến 5h chiều trạm Cai Lậy buộc phải xả lần hai.
Trạm thu phí Cai Lậy hoạt động từ ngày 1/8. Tuy nhiên sau đó tài xế đã dùng tiền lẻ để phản đối trạm đặt sai vị trí, gây tình trạng ùn tắc nghiêm trọng. Ngày 15/8 vừa qua cơ quan chức năng cho xả trạm và hạ giá vé đối với tất cả các phương tiện qua trạm.
Nhưng các tài xế không đồng ý với những biện pháp của cơ quan chức nặng, cho rằng việc đặt trạm và thu phí là điều vô lý.
********************
Di sản Đinh La Thăng đang đặt chính quyền hiện thời đối đầu với người dân (FB.Trương Huy San, 30/11/2017)
Cho dù ai ký cho đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy ở vị trí hiện nay thì đấy vẫn là di sản Đinh La Thăng - di sản tham nhũng. Hậu quả của nó bây giờ không chỉ là tiền bạc mà đang là chính trị. Chính quyền phải "thừa kế" sai lầm này, và, thay vì đối đậu với người dân, nên lựa chọn cách chỉ đối diện với sai lầm của mình trước với chủ đầu tư.
Cần, ngay lập tức, di chuyển vị trí trạm thu phí về nơi chỉ thu của những người sử dụng tiện ích do BOT tạo ra, và, chấp nhận một vụ kiện dân sự của chủ đầu tư khi buộc họ phải đặt trạm thu phí về đúng vị trí so với cam kết ban đầu. Đồng thời, mở cuộc điều tra có hay không việc nhận hối lộ để chủ đầu tư đặt trạm ở nơi có thể thu phí cả những người dân không sử dụng BOT. Đến bây giờ mà không truy cứu trách nhiệm hình sự Đinh La Thăng thì những người dân am hiểu pháp luật không thể hiểu các cơ quan chống tham nhũng đang làm gì. (Huy Đức)
*****************
BOT Cai Lậy hỗn loạn, nhiều người quá khích bị áp giải (VnExpress, 30/11/2017)
Chiều 30/11, nhiều tài xế tiếp tục tụ tập phản đối trước trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang), một số quá khích đã bị cảnh sát áp giải.
Khoảng 15g30, một số tài xế dừng xe trước trạm BOT Cai Lậy, giở những xấp tiền lẻ 200 đồng, tiền xu và cả tiền chẵn 500.000 đồng. Một số người đưa tiền lẻ 25.100 đồng để mua vé 25.000 đồng, yêu cầu nhân viên trạm thối lại 100 đồng. Sau thời gian đôi co vì không có tiền thối, nhân viên trạm buộc phải cho tài xế rời trạm.
Cảnh hỗn loạn trước BOT Cai Lậy. Ảnh : Như Quỳnh.
Nhiều tài xế khác và nhân viên thu phí xảy ra tranh cãi quyết liệt tại cabin. Phía sau, tình hình kẹt xe kéo dài cả hai hướng. Công an Tiền Giang có mặt, giải thích tài xế di chuyển ra khỏi làn thu phí để tránh tình trạng ùn tắc, nhưng họ vẫn không chấp hành. Tình trạng ùn tắc khu vực trạm thu phí càng căng thẳng.
Rất nhiều tài xế ngán ngẩm xuống xe vì kẹt cứng hàng giờ hoặc bấm còi inh ỏi, liên tục. Hàng loạt tiếng hô yêu cầu "xả trạm". Lực lượng cộng sảnGT yêu cầu tài xế trả tiền lẻ ra khu vực trả tiền riêng nhưng không thành. Tài xế yêu cầu cho trả bằng tiền lẻ hoặc xả trạm.
16h30, tình hình càng căng thẳng, rối loạn khi nhiều tài xế cự cãi to tiếng với cả nhân viên thu phí và cộng sảnGT. Hàng chục cảnh sát cơ động được tăng cường để vãn hồi trật tự. Hai bên đường, hàng trăm người dân hiếu kỳ theo dõi. Do ôtô ở trạm không chịu di chuyến, xe cẩu được điều đến nhưng cũng không thể kéo được xe đi.
Trước áp lực "mưa tiền lẻ" của các tài xế và ùn tắc kéo dài, đến 17h, trạm xả lần hai. Hai tài xế liên quan đến vụ cự cãi với lực lượng giữ gìn trật tự đã bị cảnh sát đưa lên xe. An ninh tại trạm thu phí vẫn đang được thắt chặt.
Trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang) thu phí trở lại vào sáng nay, sau 3 tháng xả cửa cho xe qua. Để đảm bảo an ninh trật tự, hàng chục cộng sảnGT, trật tự cùng xe cứu thương, chữa cháy đã có mặt tại trạm thu phí từ sáng sớm. Chủ đầu tư tăng cường nhân viên bảo vệ lên gấp đôi so với ngày thường, khoảng 50 người.
Trong buổi sáng, nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ có mệnh giá 200, 500 đồng để mua vé qua trạm. Sau 3 giờ thu phí trở lại, do một số tài xế trả tiền lẻ gây ùn tắc kéo dài, trạm đã xả cửa cho xe qua một giờ.
Đại tá Trương Văn Sáng, Trưởng công an huyện Cai Lậy cho biết, lực lượng cảnh sát chỉ can thiệp khi có hành vi gây rối trật tự, chứ không xử lý hành vi đưa tiền lẻ.
Trong khi đó, ông Lưu Văn Hào, Phó chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang khẳng định trạm thu phí được đầu tư theo đúng quy định. "Giảm giá vé là giải pháp cuối cùng, chúng tôi không thể di dời trạm theo yêu cầu của người dân", ông Hào nói.
Ông Hào cho rằng, về lâu dài, đơn vị sẽ phối hợp với địa phương tiếp tục tuyên truyền vận động người dân, tài xế chấp hành theo quy định.
Trạm thu phí Cai Lậy hoạt động ngày 1/8. Tuy nhiên, sau đó nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ mua vé để phản đối trạm đặt sai vị trí. Vụ việc khiến trạm này bị ùn tắc giao thông nghiêm trọng nhiều ngày. Ngày 15/8, chủ đầu tư cho xả trạm.
Bộ Giao thông khẳng định vị trí đặt trạm BOT trên quốc lộ 1 là hợp lý vì nằm trên dự án mở rộng quốc lộ 1 và làm mới tuyến tránh Cai Lậy ; vị trí đặt trạm đã được các bộ ngành và địa phương thống nhất.
Giữa tháng 8, Bộ Giao thông đã quyết định giảm giá vé. Mức phí qua trạm thấp nhất là 25.000 đồng (mức cũ là 35.000 đồng) cho xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn ; cao nhất là 140.000 đồng (mức cũ là 180.000 đồng) mỗi lượt cho xe tải từ 18 tấn trở lên, xe container trên 40 feet.
Người dân không kinh doanh vận tải tại 4 xã sống gần trạm thu phí là Phú Nhuận, Mỹ Thành Nam, Bình Phú và Phú An thuộc huyện Cai Lậy được miễn phí qua trạm.
Hoàng Nam - Quỳnh Trần
Bộ Công an Việt Nam vừa chính thức trả lời công chúng về trường hợp ông Võ Đình Thường, Thượng tá, Phó Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt của Công an tỉnh Đồng Nai. Theo đó, việc điều động, bổ nhiệm ông Thường là "đúng qui trình, qui định của Bộ Công an về công tác cán bộ".
BOT Cai Lậy trước, nay đến trạm thu phí Biên Hòa. (Ảnh chụp màn hình báo thanhnien.vn)
Kết luận vừa kể của Bộ Công an Việt Nam chẳng khác gì một gáo nước lạnh tạt vào đám đông thích thắc mắc, bình phẩm và cứ tưởng rằng những trăn trở, bất bình của họ sẽ được xem xét…
***
Ông Thường trở thành "tâm" của một scandal sau khi ký lệnh triệu tập 20 tài xế đã dùng tiền lẻ để trả lộ phí tại Trạm Thu phí cho dự án BOT Biên Hòa.
Cho đến giờ dù gây nhiều phiền toái cho người nhận nhưng việc sử dụng những tờ giấy bạc mệnh giá thấp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành vẫn hợp pháp, đó cũng là lý do cả công chúng lẫn báo giới cùng thắc mắc, việc triệu tập hàng loạt tài xế ấy có phải là biểu hiện của lạm quyền (?). Ông Thường vừa khẳng định rằng "không", vừa nhấn mạnh, cảnh sát giao thông có quyền "giáo dục, nhắc nhở" giới tài xế.
Thế là công chúng, báo giới… nóng mặt. Họ dùng một sự kiện đã cũ, xảy ra cách nay 14 năm để hỏi xem liệu ông Thường có đủ tư cách "giáo dục, nhắc nhở" người khác hay không ?..
Năm 2003, tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh công bố đoạn băng ghi âm buổi giao ban ngày 16 tháng 6 năm 2013 của Trạm Cảnh sát giao thông Dầu Giây. Lúc đó, ông Thường là Đại úy, giữ vai trò Trạm Trưởng, "giáo dục, nhắc nhở" thuộc cấp rằng "không được sử dụng mấy thằng xe ôm" làm trung gian nhận tiền mãi lộ vì tụi nó bị bắt là "dính tới anh em mình". Ông Thường tỏ ra rất nghiêm khắc với thuộc cấp khi đã "lâu năm trong nghề mà vẫn còn… yếu", "không nhanh tay, lẹ mắt, gọn gàng" nên "ai liếc vô cũng biết" !
Ngay sau đó, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai lập tức nhập cuộc, ông Thường bị cách chức, 10 sĩ quan cảnh sát giao thông còn lại, người thì bị "khiển trách", người thì bị cảnh cáo và thầy trò ông Thường bị buộc phải rời khỏi Trạm Cảnh sát giao thông Dầu Giây.
Cho rằng chừng đó đã đủ nghiêm minh, Công an Đồng Nai lẳng lặng xếp hồ sơ, không điều tra thêm những chuyện "râu ria" liên quan đến Trạm Cảnh sát giao thông Dầu Giây (nơi kiểm soát toàn bộ lưu lượng xe từ Nam ra Bắc và ngược lại, lên xuống Tây Nguyên) từng làm dư luận sôi sùng sục (Mỗi xe vận tải trọng tải dưới năm tấn phải nộp tiền mãi lộ là 50.000 đồng/lượt qua lại. Nếu trên năm tấn phải nộp tiền mãi lộ là 100.000 đồng/lượt qua lại. Xe đò thì hàng tháng phải nộp một khoản theo thỏa thuận. Mỗi tháng, mỗi sĩ quan cảnh sát giao thông làm việc tại Trạm Cảnh sát giao thông phải nộp cho ông Thường hai triệu đồng…).
Nay, ông Thường "tái xuất giang hồ" với tư cách lãnh đạo lực lượng Cảnh sát giao thông Đường bộ – Đường sắt của Công an tỉnh Đồng Nai.
Cuối tuần trước, ông Thường hạ cố giải đáp thắc mắc của công chúng và báo giới, theo đó, sau khi bị cách chức Trạm Trưởng Trạm Cảnh sát giao thông Dầu Giây, ông được điều về Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội của Công an tỉnh Đồng Nai, ba năm sau thì được điều động sang Đội Cảnh sát Trật tự 113. Đến năm 2010, ông Thường được bổ nhiệm làm Phó Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường và tới tháng sáu năm 2015 thì được luân chuyển làm Phó Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt. Ông Thường nhắn nhủ với đám đông dễ… giận rằng "trong đời, ai cũng có khuyết điểm" ông đã nhận sai, đã sửa, đừng chọc ngoáy nữa.
Không chỉ đồng tình với ông Thường, trong một công văn gửi cho truyền thông, Công an tỉnh Đồng Nai còn nhắc nhở báo giới rằng họkhông hài lòng khi báo giới "đưa tin về đời tư, gia đình của đồng chí Thường để hướng - lái dư luận, tạo sự hoài nghi đối với lực lượng công an". Tất nhiên Bộ Công an ủng hộ quan điểm khoan dung, nhân bản và "tinh thần cảnh giác cách mạng" ấy.
***
Nhìn một cách tổng quát, Công an Việt Nam luôn luôn nhất quán trong việc thể hiện sự khoan dung, nhân bản và "tinh thần cảnh giác cách mạng". Nếu có ai đó thắc mắc, tại sao khoan dung, nhân bản như thế mà trong vài năm vừa qua, Công an Việt Nam liên tục gạt bỏ hàng chục đứa trẻ có nguyện vọng vào các Học viện Cảnh sát, Học viện An ninh chỉ vì cha mẹ chúng đã từng can án thì đó là vì họ… "nông nổi".
Dù những đứa trẻ này học rất giỏi và đạo đức cá nhân của chúng không có bất kỳ tì vết nào nhưng Công an Việt Nam không thể tiếp nhận – đào tạo chúng vì dẫu cha mẹ chúng được hưởng án treo, đã xóa án tích, thậm chí đã chết lâu rồi thì cũng vẫn phải xem con cái đương sự không hội đủ "tiêu chuẩn về chính trị". Trước nay, gạt bỏ "tiêu chuẩn về chính trị" luôn bị lên án là "mơ hồ về địch – ta".
Khoan dung, nhân bản chỉ dành cho "đồng đội, đồng chí". Vietnamnet vừa cho biết, cô Võ Minh Thùy, con gái ông Thưởng là "cổ đông chiến lược" của Công ty Đầu tư phát triển Cường Thuận (IDICO). Tuy IDICO là chủ đầu tư Trạm Thu phí Biên Hòa nhưng ông Thường – người đã triệu tập 20 tài xế dùng tiền lẻ trả cho Trạm Thu phí Biên Hòa đến "giáo dục, nhắc nhở" – mới khẳng định, ông không biết cô Thùy là "cổ đông chiến lược" của IDICO !
Khi Công an tỉnh Đồng Nai đã công khai cảnh cáo rằng những thắc mắc về ông Thường là "tạo sự hoài nghi đối với lực lượng công an" thì đừng dại nêu tiếp những thắc mắc kiểu như tại sao cả Công an tỉnh Đồng Nai lẫn Bộ Công an Việt Nam không bận tâm tới quan hệ giữa con gái ông Thường với IDICO. Đừng tỏ ra khó dạy ! Bạn có muốn yên thân không ? Nếu có hãy tiếp tục duy trì sự cung kính với công an và tin vào những tuyên bố của ông Thường.
Trân Văn
Nguồn : VOA, 24/10/2017
Trên trang BBC Việt Ngữ tuần qua, Phó giáo sư Tiến sĩ Phạm Quý Thọ có bài viết nói về mặt nổi của tảng băng "bất ổn thể chế" trong tình hình kinh tế hiện nay.
Trạm thu phí BOT không nằm ở đường tránh mà nằm ở Quốc lộ 1A
Bài viết có nhắc đến 2 vấn đề đang được dư luận quan tâm : nợ công và BOT Cai Lậy.
Đáng tiếc bài chưa nối kết hai vấn đề nên chưa đưa ra được mặt chìm của tảng băng.
Nợ công và BOT
Theo Giáo sư Phạm Quý Thọ, nợ công cao và đang tăng nhanh, "…cộng cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước sau khi trừ đi phần chính phủ bảo lãnh trùng lấp, tổng số nợ (công) năm 2016 là 431 tỷ Mỹ kim, lên đến 210% GDP."
Con số 431 tỷ Mỹ kim này chưa tính đến các khoản nợ BOT khổng lồ, lên đến 85-90% nguồn vốn đầu tư cho các dự án BOT không phải là vốn tự có của doanh nghiệp đầu tư mà là vay mượn từ ngân hàng.
BOT là những hợp đồng giữa nhà nước và nhà đầu tư. Vì thế trong trường hợp nhà nước vi phạm hợp đồng như đang xảy ra tại BOT Cai Lậy, nhà đầu tư có quyền giao BOT lại hay kiện nhà nước đòi bồi thường thiệt hại do thay đổi hợp đồng.
Trong trường hợp nhà đầu tư do quản lý kém, do ước tính sai lưu lượng xe cộ giao thông, do phải trả lãi suất quá cao… liên tục bị thua lỗ, thì để có thể tiếp tục vận hành nhà nước cũng sẽ phải bảo hộ.
Trong trường hợp nhà đầu tư phá sản, nhà nước cũng phải can thiệp đứng ra điều hành BOT và gánh những khoản nợ khổng lồ mà nhà đầu tư còn thiếu ngân hàng.
Phí qua trạm BOT Cai Lậy sẽ giảm nhưng thời gian thu phí lại tăng, theo quyết định từ cuộc họp của Bộ Giao thông Vận tải, UBND Tiền Giang và chủ đầu tư hôm 16/8
BOT là tảng băng chìm của nợ công.
BOT đang tạo sóng ngầm và BOT Cai Lậy là một thách thức lớn mà giới chức cộng sản Việt Nam đang phải đương đầu.
Có phải BOT là một chủ trương đúng ?
Điều Giáo sư Phạm Quý Thọ cho rằng BOT là "một chủ trương đúng nhưng đã bị lạm dụng" cũng cần được xét lại.
Ở các quốc gia khác, mục đích của BOT là nâng cao hiệu quả của các dự án phát triển hạ tầng giao thông.
Nhà nước giao BOT cho tư nhân bỏ vốn xây dựng trước (build), vì trên thực tế tư nhân luôn phục vụ hiệu quả hơn nhà nước.
Sau khi xây dựng hạ tầng, tư nhân thu phí khai thác điều hành một thời gian (operate) và sau cùng tư nhân chuyển giao (transfer) công trình lại cho nhà nước.
Việc nghiên cứu, lên kế hoạch, quyết định tiến hành các dự án BOT đều có sự tham gia đóng góp của cả chính phủ, tư nhân, truyền thông và xã hội dân sự.
Mọi chi tiết dự án đều công bố một cách công khai và minh bạch. Mọi dự án đều được công khai đấu thầu. Mọi tiến trình đều được công luận giám sát chặt chẽ.
Hiện có hơn 70 dự án BOT từ Bắc tới Nam
Như thế, người bị thiệt hại đều được bồi thường thoả đáng và mọi người đều có quyền chọn lựa sử dụng dự án BOT hay sử dụng đường giao thông khác.
Cuối cùng, người sử dụng phương tiện là người trả phí. Họ chấp nhận trả cho đoạn đường giao thông mang lại nhiều tiện ích cho họ, cho gia đình và cho xã hội.
Chừng một năm về trước chính phủ Campuchia vui mừng loan báo đã chấm dứt thu phí BOT trên toàn đất nước Chùa Tháp.
Thành công của BOT tại Campuchia chứng minh cho thành quả của nền dân chủ đa đảng đang phát triển tại nước này.
Trong khi đó, tại Việt Nam BOT lại đầy rủi ro, bất trắc, thật ra là hệ quả của một thể chế độc đảng, thiếu cạnh tranh lành mạnh, và mang mục đích khai thác thiếu đúng đắn.
Theo Thứ trưởng Kế hoạch và đầu tư Đặng Huy Đông, thu phí BOT cũng là một dạng thu thuế.
Thông thường, khi nhà nước làm đường thì thu thuế đưa vào ngân sách và thực hiện. Trong điều kiện ngân sách không đủ nhà nước giao cho doanh nghiệp làm tuyến đường và thu phí BOT.
Do đó, chỉ trong vòng chục năm Việt Nam đã cho xây dựng 71 dự án BOT từ Bắc xuống Nam. Điều đáng quan tâm là mọi tiến trình từ ra quyết định, xây dựng, vận hành các dự án BOT đều không công khai, không minh bạch.
Vì thế nên đến 100% các dự án BOT về giao thông trên cả nước là chỉ định thầu, trong đó nhiều nhà thầu không đủ năng lực, vay vốn ngân hàng đến 90%. Họ thiếu kinh nghiệm thực tế trong việc xây dựng và vận hành BOT.
Nói cách khác, BOT Việt Nam chỉ là một biến thái của hình thức quốc doanh được nhà nước ban độc quyền khai thác và được bao cấp khi thua lỗ.
BOT Cai Lậy và sự phản kháng bất tuân dân sự
Chỉ trong một thập niên, BOT thiết lập cùng khắp Việt Nam. Nhiều nơi thay vì mở ra đường mới nhà nước chỉ cho tráng nhựa lại đường cũ rồi đặt trạm thu phí. Vì thế các trạm BOT thường xuyên bị người dân phản kháng.
BOT Cai Lậy là một trường hợp cụ thể và mới nhất. Nhà nước cho lập đường tránh Cai Lậy và tráng một lớp nhựa trên Quốc Lộ 1A rồi cho đặt trạm thu phí ngay trên Quốc Lộ.
Đường tránh Cai Lậy vừa xong nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Báo Người Lao Động ghi nhận nhiều đoạn đường có dấu hiệu trồi, sụt do bị lún và nhiều ổ gà.
Phục vụ và an toàn giao thông đã kém, tất cả các xe cộ lưu thông qua Quốc Lộ 1A đều bị đóng phí.
Vì được độc quyền khai thác, nhà nước cho thu một khoản phí cao ngất trời cho mọi loại xe.
Tài xế trả tiền lẻ mua vé qua trạm Cai Lậy ở tỉnh Tiền Giang
Vì thế, ngay khi trạm thu phí mở cửa ngày 1-8-2017, BOT Cai Lậy đã gặp phản kháng liên tục, có tổ chức, được sự ủng hộ của dư luận, truyền thông, báo chí và của cả giới chức cầm quyền địa phương.
Sau hai tuần lễ BOT Cai Lậy bị liên tục phản kháng, lưu thông ứ đọng, nhiều lần phải xả cửa và cuối cùng phải đóng cửa không rõ bao giờ mới mở lại.
Yêu cầu của người phản kháng là mang trạm phí vào đường tránh Cai Lậy. Cho đến nay nhà nước chỉ đồng ý giảm phí nhưng kéo dài thời gian thu.
Trong bài, Giáo sư Phạm Quý Thọ ngầm cho biết phản kháng BOT Cai Lậy cùng lúc với chiến dịch chống tham nhũng và kiểm soát quyền lực lên đến cao điểm.
BOT lại là ổ của tham nhũng. Vì thế báo chí trong nước dường như được Đảng Cộng sản cho phép nhanh chóng đưa hầu hết các thông tin về BOT.
Qua các thông tin chính thống dễ dàng cho chúng ta nhận ra một hình ảnh vỡ nợ đang bao trùm mạng lưới BOT. Và các khoản nợ BOT tiềm ẩn này sẽ là nỗi "bất ổn thể chế" trong những ngày sắp tới.
Cũng cần phải nói BOT chỉ là một trong 70 loại phí liên quan đến giao thông vận tải.
Các chi phí này là gánh nặng người dân phải trả cho nhà nước nó làm trì trệ sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.
Nợ công và sự phản kháng bất tuân dân sự
Thực chất của nợ công là nợ người dân phải trả cho sự yếu kém tham nhũng của guồng máy chính trị.
Số tiền 431 tỷ Mỹ kim đồng nghĩa với người dân từ đứa bé mới sinh ra đến cụ già sắp mất mỗi người mang một khoản nợ ước chừng 4.300 Mỹ kim.
Đó là khoản nợ chính thức. Còn các khoản nợ tiềm ẩn như nợ BOT, nợ nếu thua kiện ông Trịnh Vĩnh Bình… thì con số sẽ nhiều lần cao hơn.
Năm nay, chính quyền cộng sản đã phải trả nợ lời ước tính lên đến 10 tỷ Mỹ kim.
Để có tiền trả nợ nhà cầm quyền sẽ phải tăng phí, tăng thuế nói chung là phải tăng thu từ người dân để trả cho các món nợ công.
Khi người dân nhận thức đang phải trả những khoản nợ ngập đầu vì sự yếu kém đầy tham nhũng của guồng máy độc quyền đảng trị thì phản kháng bất tuân dân sự sẽ liên tục nổ ra.
Khi chính quyền vỡ nợ là lúc nhà nước cần được thay bằng một chính thể dân chủ, công khai và minh bạch.
Chỉ có như thế mới cứu vãn được tình trạng bế tắc của nền kinh tế Việt Nam.
Nguyễn Quang Duy (Melbourne, Úc)
Nguồn : BBC, 31/08/2017
Trạm Thu phí Cai Lậy chưa hoạt động trở lại, báo chí Việt Nam đang tiếp tục lôi ra ánh sáng một số công trình giao thông đang vận hành theo phương thức BOT có nhiều dấu hiệu đáng ngờ nhưng chẳng có gì bảo đảm việc phát triển hạ tầng giao thông bằng phương thức BOT sẽ kết thúc có hậu…
Trạm thu phí Cai Lậy trên báo trong nước.
***
Cuối tuần vừa qua, tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh đem dự án BOT quốc lộ 91B ra mổ.
Theo Wikipedia thì quốc lộ 91B dài khoảng 17 cây số, nối cảng Cái Cui, tọa lạc ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ với quốc lộ 91, đoạn chạy ngang quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.
Tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh kể rằng, dự án quốc lộ 91B được duyệt từ 1995 nhưng đến năm 2010 mới hoàn tất. Chi phí xây dựng quốc lộ 91B là 455 tỉ, kiếm được từ việc bán trái phiếu chính phủ.
Đúng… một tuần sau khi thông xe thì quốc lộ 91B bắt đầu… hư (mặt đường xuất hiện nhiều vết nứt dài, tróc nhựa, hình thành các ổ gà rồi các ổ gà trở thành ổ voi) ! Tất nhiên chủ đầu tư lúc đó là Ban Quản lý Dự án Đầu tư - Xây dựng thành phố Cần Thơ phải bắt đầu… sửa.
Chuyện này kéo dài cho tới năm 2014 thì Bộ Giao thông vận tải quyết định giao quốc lộ 91B cho Công ty Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang, doanh nghiệp đã đầu tư và đang khai thác quốc lộ 91 (dài 142 cây số, từ quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ tới cửa khẩu Tịnh Biên, thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Công ty Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang đã gia cố lại nền, trải nhựa, thay khe co giãn của một số cây cầu trên quốc lộ 91B rồi thu phí.
Cần lưu ý là chi phí thực hiện quốc lộ 91B chỉ có 455 tỉ nhưng chi phí sửa chữa quốc lộ 91B ở mức như đã kể được khai và được duyệt tới 614 tỉ (?). Nhìn một cách tổng quát thì 455 tỉ vay của dân thông qua phát hành trái phiếu trở thành giấy lộn, quốc lộ 91B từ công lộ trở thành tài sản do Công ty Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang đầu tư và đang khai thác hợp pháp !
***
Chẳng riêng dân chúng mà các cơ quan hữu trách nhưKiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ đều đã chính thức xác nhận, các dự án BOT trong lĩnh vực hạ tầng giao thông có nhiều điểm bất ổn. Về lý thuyết, BOT được xem như giải pháp tốt nhất trong bối cảnh công quỹ eo hẹp nên phải khai thác các nguồn lực khác để phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Song trên thực tế, các dự án BOT trở thành phương thức mãi lộ hợp pháp. Thay vì phải tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư hội đủ các yêu cầu cả về năng lực tài chính, lẫn năng lực kỹ thuật thì hệ thống công qỦyền Việt Nam lại chỉ định một số doanh nghiệp thiếu cả tiền lẫn kinh nghiệm, khả năng thực hiện các dự án hạ tầng giao thông làm chủ đầu tư. Thay vì phải tạo ra thêm những công trình giao thông mới, chủ đầu tư của phần lớn dự án BOT chỉ sửa chữa, cải tạo các công lộ rồi bắt dân chúng trả tiền. Thay vì phải thẩm định kỹ chi phí đầu tư, lưu lượng phương tiện giao thông để xác định chính xác mức phí, thời gian được phép thu phí, thời điểm phải chuyển giao thì hệ thống công quyền Việt Nam để cho nhà đầu tư tự tính và tính thế nào cũng được chấp thuận.
Giữa cơn bão dư luận về các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông, ông Đặng Huy Đông, một trong các Thứ trưởng của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, thú nhận, "các dự án BOT chẳng theo theo quy định nào" và "luôn chứa đựng rủi ro rất lớn về tham nhũng".
Ông Đông chỉ nói tới đó, các facebooker và báo giới chứng minh thêm rằng, tham nhũng trong các dự án BOT thuộc lĩnh vực giao thông là tham nhũng từ thượng tầng.
Trong Kết luận thanh tra về bảy dự án BOT liên quan tới hạ tầng giao thông mà Thanh tra Chính phủ Việt Nam công bố hồi trung tuần tháng 8, cơ quan này dẫn dự án BOT cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ như ví dụ minh họa cho bản chất hàng trăm dự án BOT thuộc lĩnh vực giao thông ở Việt Nam.
Pháp Vân – Cầu Giẽ vốn là công lộ, chỉ phải "trải lại nhựa, kẻ vạch phân tuyến, làm lại hàng rào, đặt biển báo" nhưng nhà đầu tư cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ vẫn được phép thu phí ngang với đọan cao tốc được làm mới. Nhờ vậy, mỗi ngày, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ thu được khoảng hai tỉ đồng.
Tại sao lại vô lý như vậy ? Trương Huy San giải thích trên trang facebook của ông : Đó là để cứu bà Đỗ Thị Huyền Tâm, vợ sau của ông Nông Đức Mạnh, cựu Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 2012, bà Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Minh Tâm, gật đầu làm vợ ông Nông Đức Mạnh khi đã "cảm thấy hơi lạnh của còng" vì dùng các thủ đoạn gian dối để vay và không có khả năng thanh toán hàng ngàn tỉ đồng. Nhờ hai dự án BOT (cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Hạ Long – Vân Đồn), bà Tâm rũ bùn đứng dậy sáng lòa ! Trương Huy San nhận định, nguồn tiền giúp bà Tâm đứng dậy sáng lòa là "tiền của dân, tiền của chúng ta".
Nhân dịp Thanh tra Chính phủ Việt Nam công bố Kết luận thanh tra về bảy dự án BOT liên quan tới hạ tầng giao thông, tờ Thanh Niên mới kể ra rằng, một doanh nhân từng tâm sự với phóng viên của tờ báo này là từ năm 2013, ông ta hết hứng thú với các dự án BOT trong lĩnh vực cầu đường vì bị "vỗ vai", buộc phải nhường dự án đã hoàn thành tất cả các thủ tục cho một doanh nghiệp "sắp chết" chỉ vì chủ doanh nghiệp đó là người nhà của một cựu lãnh đạo cao cấp.
Cũng nhân dịp Thanh tra Chính phủ Việt Nam công bố kết luận vừa kể, tờ Lao Động huỵch toẹt, chủ dự án BOT cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ là Công ty Đầu tư và Phát triển Xây dựng Minh Phát. Người nắm giữ đa số cổ phần của Công ty Đầu tư và Phát triển Xây dựng Minh Phát là ông Đỗ Ngọc Minh (anh ruột bà Đỗ Thị Huyền Tâm). Lao Động dẫn hàng loạt dấu hiệu cho thấy Công ty Đầu tư và Phát triển Xây dựng Minh Phát được thành lập chỉ nhằm tiếp nhận dự án BOT cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Tiền thực hiện dự án BOT cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ chủ yếu là tiền vay ngân hàng và Công ty Đầu tư và Phát triển Xây dựng Minh Phát đã đem quyền thu phí từ dự án BOT cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ làm vật thế chấp.
***
Trong mười năm vừa qua, trạm thu phí của các dự án BOT trong lĩnh vực cầu đường mọc lên như nấm trên khắp Việt Nam, rất nhiều người không nhận ra rằng, phí vận tải tăng làm vật giá tăng vọt và dù không lái xe, không kinh doanh vận tải, họ vẫn là nạn nhân. Tuy nhiên tác hại từ sự lũng đoạn của các nhóm khai thác hình thức BOT trong lĩnh vực giao thông để trục lợi không chỉ ngừng ở mức đó.
Theo một báo cáo mà chính phủ Việt Nam vừa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì tính đến cuối năm ngoái, chủ đầu tư các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông đang nợ hệ thống ngân hàng khoảng 84.000 tỉ đồng. Đáng chú ý là hệ thống ngân hàng đã dùng những khoản tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn của dân chúng để cho chủ đầu tư các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông vay dài hạn. Cũng vì vậy, nếu chủ đầu tư các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông gặp khó khăn trong việc thu phí, hệ thống ngân hàng sẽ nghiêng ngả. Dù muốn hay không, chẳng riêng dân đen mà hệ thống ngân hàng và rộng hơn là chính phủ Việt Nam đều trở thành con tin của các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông !
Suốt hai thập niên 1990 và 2000, dân chúng Việt Nam còng lưng gánh các khoản nợ do vô số dự án đầu tư hạ tầng vừa lãng phí, vừa kém chất lượng vì nhà thầu phải chung chi từ 30% đến 40% giá trị dự án. Sang thập niên 2010, hình thức BOT trong lĩnh vực giao thông được xem như cứu cánh, vừa có thể hạn chế tham nhũng, vừa giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách. Thực tế cho thấy, hình thức BOT trong lĩnh vực giao thông chỉ là một chiêu thức khác mà mục tiêu vẫn là hầu bao và bao tử của hàng trăm triệu người.
Trân Văn
Nguồn : Thiên Hạ Luận, VOA, 29/08/2017