Vài chục chiếc thuyền nhỏ vây quanh mấy chiếc thuyền đánh cá to. Chúng lao vào nhau và rồi ‘củ đậu’ bay, pháo sáng bay, khói và mùi thuốc súng lan đầy mặt biển. Chỉ có điều đây không phải là Biển Đông mà ở vùng Vịnh Somme, ngay ngoài lãnh hải phía Bắc của Pháp.
Vài chục chiếc thuyền nhỏ của Pháp vây quanh mấy chiếc thuyền đánh cá to của Anh.
Hơn 30 tàu nhỏ của Pháp rượt đuổi năm tàu lớn của Anh tới vùng này đánh bắt sò điệp hồi cuối tháng Tám và từ đó tới nay hai bên vẫn đàm phán bất thành nhằm đi tới thoả thuận giải toả căng thẳng. Một dân biểu Anh hôm 13/9 thậm chí còn đòi Hải quân Anh phải hộ tống tàu đánh cá ra khơi. Nhưng chính quyền Anh có vẻ không muốn căng thẳng tăng thêm và nói rằng Pháp chịu trách nhiệm cảnh giới vùng biển đó và họ phải đảm bảo không có xung đột giữa ngư dân hai bên.
Trong số tàu của Anh có liên quan tới cuộc va chạm trên biển, ba tàu từ cảng Peterhead ở tận Scotland và họ phải đi hai ngày rưỡi mới tới vùng biển giáp Pháp. Luật Pháp chỉ cho đánh bắt sò điệp trong vùng biển này từ 1/10 tới 15/5 để sò điệp có thời gian sinh sôi nảy nở. Nhưng luật này chỉ áp dụng với các tàu thuyền của Pháp. Tàu của Anh và các nước EU khác không phải tuân theo và có thể đánh bắt quanh năm. Các năm trước ngư dân Anh và Pháp thường đi tới thoả thuận mà theo đó chỉ có tàu dài dưới 15 mét của Anh mới được đánh bắt tại Vịnh Seine trong khoảng thời gian tàu Pháp bị cấm. Họ sợ nếu tàu lớn của Anh được vào đánh quanh năm thì tới khi tàu Pháp được phép đánh bắt sẽ chẳng còn mấy sò điệp. Tuy nhiên năm nay hai bên không đạt được thoả thuận và các đàm phán từ sau vụ tàu đâm nhau tới giờ vẫn chưa đi đến đâu.
Trong quá trình đàm phán, ngư dân Anh đòi được bồi thường cho khoản thu nhập bị mất từ việc không tới vùng biển giáp Pháp đánh bắt sò điệp. Nhưng phía Pháp nói họ đòi bồi thường quá nhiều và không linh hoạt trong đàm phán, theo báo Financial Times. Báo này cũng nói Hải quân Pháp sẵn sàng tới vùng này để bảo vệ trật tự nếu vẫn còn nguy cơ xung đột giữa tàu cá đôi bên.
Cách phản ứng của hai bên trong vụ này cho thấy họ có mối quan hệ khá bình đẳng và thượng tôn pháp luật. Pháp cấm tàu của mình đánh cá nhưng cũng không ép buộc các tàu nước ngoài phải thực hiện lệnh cấm này. Khi có xung đột, hai bên cũng cố gắng giải quyết theo cách văn minh nhất có thể. Những người đại diện cho người dân có lên tiếng đòi sự bảo vệ của hải quân nhưng chính quyền Anh cho rằng không cần dùng tới những biện pháp leo thang như vậy.
Trong khi đó mới đây tàu chiến Anh chỉ đi ngang vùng biển quốc tế gần Trung Quốc để tới thăm thành phố Hồ Chí Minh đã khiến Trung Quốc giận dữ và lên tiếng phản đối. Hồi tháng 7, Bắc Kinh cũng đã lên tiếng khi Anh tuyên bố sẽ triển hai hai hàng không mẫu hạm tới Biển Đông nhằm đảm bảo tự do hàng hải. Trung Quốc thậm chí còn doạ Anh rằng hiệp định thương mại song phương giữa Anh và Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng nếu Anh cứ giữ cách hành xử như hiện nay ở Biển Đông.
Một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu vỏ thép của Trung Quốc đâm thẳng vào khi đang đánh bắt trên vùng biển của Việt Nam. (ảnh chụp từ TuoiTre)
Còn đối với Việt Nam, đương nhiên Trung Quốc không coi Hà Nội ra gì. Hoàng Sa mà Việt Nam đòi chủ quyền nay hoàn toàn do Trung Quốc kiểm soát và ngư dân Việt Nam ra đánh cá bị đối xử hết sức tồi tệ, kể cả khi họ đánh cá trên vùng biển quốc tế. Đối với Bắc Kinh, họ mạnh tới đâu biên giới biển của họ ở đó và chẳng có vùng biển nào là vùng biển quốc tế quanh Hoàng Sa cả. Ít nhất là điều này đúng với các tàu thuyền của Việt Nam.
Và lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc đưa ra hàng năm không chỉ cho tàu Trung Quốc mà cho mọi tàu thuyền đánh cá trên Biển Đông. Họ chẳng thèm có thoả thuận bồi thường thiệt hại hay tàu nhỏ, tàu to gì hết. Đó là kiểu đối xử cá lớn nuốt cá bé mà thế giới văn minh luôn cố để điều này không xảy ra. Chỉ có điều trong khi Việt Nam muốn Trung Quốc cư xử văn minh và thượng tôn pháp luật, Hà Nội đôi khi lại cũng chẳng làm được điều này với công dân của chính mình. Cho tới khi chính nhà nước Việt Nam còn chưa hành xử văn minh thì họ chỉ có thể thân được với Trung Quốc theo kiểu răng môi mà nếu răng có cắn thì môi cũng chỉ ngậm đắng nuốt cay mà chịu trận.
Nguyễn Hùng
Nguồn : VOA, 17/09/2018
Trung Quốc cảnh báo quan hệ với Anh xấu đi sau chuyến đi của tàu Anh qua Hoàng Sa (RFA, 07/09/2018)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Sáu, ngày 7/9 lên tiếng cảnh báo mối quan hệ với Anh có thể bị ảnh hưởng xấu đi sau khi Anh cho tàu chiến đi gần các đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền ở Biển Đông.
Tàu HMS Albion của Hải quân Anh đến Tokyo hôm 3/8/2018 - AP
Hôm 31/8, tàu HMS Albion của Anh đã đi gần quần đảo Hoàng Sa trước khi đến thăm Việt Nam. Trung Quốc sau đó đã tức giận lên tiếng gọi hành động này là khiêu khích.
Phát biểu trước báo giới tại cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh hôm 7/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh gọi hành đông của Anh là sai và đã rõ ràng vi phạm tinh thần của lãnh đạo Anh về quan hệ với Trung Quốc. Bà Hoa Xuân Oánh nói thêm là hành động này của Anh sẽ có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển quan hệ hai bên.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nói Trung Quốc hy vọng Anh sẽ nhận ra được sự nghiêm trọng của vấn đề và có hành động để làm rõ. Tuy nhiên, bà không cho biết cụ thể Anh phải làm gì.
Tờ China Daily của Trung Quốc cũng có bài xã luận cảnh báo bất cứ hành động nào gây tổn hại đến các quyền lợi cốt lõi sẽ làm ảnh hưởng đến thỏa thuận tự do thương mại giữa hai nước.
Trung Quốc coi Biển Đông là một quyền lợi cốt lõi của nước này cũng tương tự như các vùng đất mà nước này chiếm được trước kia là Tây Tạng và Tân Cương.
*****************
Trung Quốc dùng củ cà rốt hậu Brexit nhử Anh Quốc ra khỏi Biển Đông (RFI, 07/09/2018)
Cho rằng mình đang ở thế thượng phong, có thể bắt bí được nước Anh, Bắc Kinh vào hôm nay 07/09/2018 đã không ngần ngại dồn tổng lực đánh Luân Đôn trên vấn đề Biển Đông sau vụ tàu đổ bộ Anh HMS Albion đi sát vùng Hoàng Sa trên đường ghé Việt Nam.
Ảnh tư liệu : Tàu đổ bộ Anh Quốc HMS Albion ở cảng Abu Dhabi, ngày 28/06/2011.KARIM SAHIB / AFP
Trong lúc bộ Ngoại Giao Trung Quốc đòi Luân Đôn "sửa sai", thì tờ China Daily, cái loa đối ngoại của chế độ Bắc Kinh, cảnh cáo rằng đàm phán Trung-Anh về một hiệp định thương mại song phương thời hậu Brexit có nguy cơ gặp khó khăn vì hành động của Anh Quốc tại Biển Đông.
Trung thành với chiến thuật cố hữu là cây gậy và củ cà rốt, trong buổi họp báo thường kỳ vào hôm nay tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định rằng "Anh Quốc đã hành động sai trái" khi "khiêu khích" Bắc Kinh bằng cách cho chiến hạm áp sát quần đảo Hoàng Sa đang do Trung Quốc kiểm soát.
Theo phát ngôn viên Trung Quốc, hành động của Luân Đôn, đã đi ngược lại mong muốn từng được lãnh đạo Anh Quốc bày tỏ là xây dựng một "kỷ nguyên vàng trong quan hệ với Trung Quốc".
Dù không nói ra nhưng bà Hoa Xuân Oánh được cho là đã nhắc đến sự kiện hai bên đã đồng ý vào tháng 8 vừa qua là xem xét khả năng đạt được một thỏa thuận tự do mậu dịch song phương "thượng đẳng" sau khi nước Anh rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu, cho phép chính quyền bảo thủ ở Luân Đôn phô trương một chiến thắng chính trị quan trọng.
Lời đe dọa của Bắc Kinh rất rõ ràng : Nếu Anh Quốc cứ tiếp tục dấn thân vào Biển Đông, Trung Quốc có thể dẹp bỏ thỏa thuận thương mại hậu Brexit đó.
Không chỉ để cho bộ Ngoại Giao lên tiếng, Bắc Kinh còn bật đèn xanh cho báo chí dùng "cây gậy hậu Brexit" thẳng thừng đe dọa Luân Đôn. Trong bài xã luận, tờ báo chính thức China Daily đã nói trắng ra là hai nước đã đồng ý thúc đẩy một thỏa thuận thương mại tự do hậu Brexit, do đó "bất kỳ hành động nào phương hại đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc đều sẽ ngăn chặn việc tiến đến thỏa thuận".
Theo hãng tin Anh Reuters, Luân Đôn đã liên tục ve vãn Bắc Kinh để có được một thỏa thuận mậu dịch hậu Brexit, và bộ trưởng Tài Chính Anh Philip Hammond sẽ tiếp đón phó thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa (Hu Chunhua) tại Anh vào mùa thu này để đàm phán tiếp tục.
Tờ China Daily cũng cho rằng việc Anh Quốc cử chiến hạm tham gia các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, chỉ là một hành động theo đuôi, nhằm lọt được vào mắt xanh của Mỹ để bảo đảm sinh lộ kinh tế sau khi rời Liên Hiệp Châu Âu.
Đối với tờ báo, nếu muốn đạt được "kỷ nguyên vàng" trong quan hệ với Trung Quốc như bà Theresa May từng cam kết thúc đẩy trong chuyến thăm Bắc Kinh gần đây, nước Anh cần phải "ngừng bám gót Mỹ" ở Biển Đông.
Câu hỏi được giới chuyên gia đặt ra là liệu củ cà rốt hậu Brexit của Trung Quốc có đủ sức hấp dẫn Anh Quốc trong tương quan với Mỹ hay không ?
Cho đến nay, theo đa số các nhà phân tích, nếu bị buộc phải chọn lựa, Luân Đôn chắc chắn sẽ thiên về Washington hơn là Bắc Kinh.
Còn về vấn đề Biển Đông, dù không có tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, nhưng nước Anh, cũng như các nước khác như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ đều cùng chung một mục tiêu : bảo đảm được quyền tự do đi lại trong khu vực, hiện càng lúc càng bị Trung Quốc đe dọa với chủ trương quân sự hóa Biển Đông.
Trong tình hình đó, có nhiều khả năng là cây gậy và củ cà rốt hậu Brexit mà Trung Quốc đưa ra trong trường hợp Anh Quốc khó phát sinh hiệu quả mong muốn.
Trọng Nghĩa
***************
Trung Quốc đem FTA ra dọa sau khi Anh đề cao tự do hàng hải ở Biển Đông (VoV, 07/09/2018)
Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 7/9 cảnh báo việc tàu Hải quân Anh lượn quanh các đảo ở Biển Đông có thể tổn hại đàm phán FTA.
Ấn bản tiếng Anh của Nhân dân Nhật báo Trung Quốc ngày 7/9 có bài cảnh báo rằng, việc tàu tấn công đổ bộ của Hải quân Hoàng gia Anh tiến đến gần các đảo ở Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền (một cách phi pháp) có thể hủy hoại tiến trình đàm phán về một Thỏa thuận Thương mại Tự do (FTA) song phương sau khi Anh rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu (Brexit).
Trung Quốc và Anh tháng trước đã nhất trí xem xét khả năng đàm phán một cho thời kỳ hậu Brexit. Việc đạt được một thỏa thuận như vậy sẽ là cho chính phủ Bảo thủ của Thủ tướng Anh Theresa May.
Tàu HMS Albion. (Ảnh : PA)
"Trung Quốc và Anh đã nhất trí chủ động khám phá khả năng thảo luận một FTA hậu Brexit. Bất cứ hành động nào làm tổn hại đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc cũng chỉ cản trở việc này" – Nhân dân Nhật báo nêu rõ.
Anh từ lâu đã muốn thuyết phục Trung Quốc ký một FTA hậu Brexit và đề cập tới "thời kỳ hoàng kim" của quan hệ song phương dù chưa có một cuộc đàm phán cụ thể nào được tiến hành cho tới khi Anh chính thức rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu (EU), mà điều đó sẽ mất rất nhiều năm mới xảy ra.
Giữa lúc này, tàu tấn công đổ bộ 22.000 tấn của Anh mang tên HMS Albion, trên đường từ Nhật Bản , đã tiến đến gần quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép, khiến Bắc Kinh tức giận gọi đó là hành động "gây hấn".
Nhân dân Nhật Báo cho rằng Anh đang tìm cách lợi dụng sự ủng hộ của Mỹ khi Washington đang kêu gọi quốc tế tham gia nhiều hơn vào việc thực thi quyền tự do hàng hải ở nút giao thông biển chiến lược với khối lượng hàng hóa lưu thông lên đến 3.000 tỷ USD mỗi năm này.
"Giờ đây, họ coi Mỹ là lối thoát sống còn về kinh tế sau khi rời EU, không nghi ngờ gì về việc Anh sẵn sàng chớp lấy mọi cơ hội để có thể ‘ghi điểm’ với Washington" – tờ báo của nhà nước Trung Quốc nhận định.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã chỉ trích mạnh mẽ việc, tàu HMS Albion của Hải quân Anh đã tiến vào cái mà Bắc Kinh gọi là "vùng lãnh hải của Trung Quốc" hôm 31/8 mà "không được sự cho phép".
Đáp lại, một người phát ngôn Hải quân Hoàng gia Anh cứng rắn phản pháo: "HMS Albion đã thực thi các quyền tự do hàng hải và tuân thủ hoàn toàn luật pháp và các quy định quốc tế".
Diệu Hương
(theo Reuters)
Nhật Bản quan ngại Trung Quốc leo thang quân sự (RFI, 03/09/2018)
Bộ trưởng quốc phòng Nhật Itsunori Onodera hôm nay 03/09/2018 nhắc lại, Nhật Bản đang phải đối mặt với những khó khăn về mặt an ninh khi Trung Quốc và Nga mở rộng các hoạt động quân sự, và Bắc Triều Tiên là "mối đe dọa trước mắt".
Bộ trưởng Itsunori Onodera phát biểu trong cuộc họp của quốc phòng Nhật Bản, ngày 3/9/2018, tại Tokyo. Reuters/Toru Hanai
Trước các nhà chỉ huy Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản, ông Onodera nhấn mạnh : "Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng lực lượng chiến đấu và các hoạt động quân sự trên biển và trên không gần đất nước chúng ta, trở thành mối quan ngại chủ chốt". Ông nêu ra các hoạt động quân sự xung quanh nước Nhật và sự hiện diện của một tàu ngầm nguyên tử gần quần đảo tranh chấp.
Tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Nhật được đưa ra vào lúc Tokyo đang cố gắng cải thiện quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Thủ tướng Shinzo Abe sẽ thăm Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, vào tháng tới.
Từ khi quay lại nắm quyền vào cuối năm 2012, ông Abe tỏ ra cứng rắn trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Nhưng gần đây ông đã dịu giọng hơn, kêu gọi Bắc Kinh gây áp lực để Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình nguyên tử.
Đồng thời bộ trưởng Itsunori Onodera đánh giá Nga đang tăng cường lực lượng quân sự một cách đáng ngại. Moskva dự kiến tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn và triển khai các loại vũ khí có uy lực mạnh, nhất là hỏa tiễn địa-không trên quần đảo Nam Kuril. Bên cạnh đó Bắc Triều Tiên cũng là "mối đe dọa nghiêm trọng trước mắt".
Thụy My
**********************
Tàu chiến Nhật Bản tập trận cùng tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông (RFA, 01/09/2018)
Tàu khu trục mang theo trực thăng Kaga của Nhật Bản vừa có một cuộc diễn tập với nhóm tàu tấn công bao gồm hàng không mẫu hạm Ronald Reagan của Hải Quân Mỹ trong khu vực Biển Đông hôm thứ Sáu, ngày 31/8. Japantimes trích thông tin từ hải quân hai nước cho biết như vậy hôm 1/9.
Khu trục có tên lửa dẫn đường USS Antietam của Mỹ (trái), hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan, khu trục USS Milius, khu trục Suzutsuki, Kaga, và Inazuma trong cuộc diễn tập ở Biển Đông hôm 31/8 - Courtesy MSDF (Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản)
Cuộc tập trận giữa Mỹ và Nhật Bản lần này nằm trong khuôn khổ chuyến đi kéo dài 1 tháng ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương của 3 tàu khu trục Nhật Bản bắt đầu từ ngày 26/8 vừa qua và kéo dài đến tận tháng 10. Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, trong chuyến đi này, các tàu khu trục của Nhật Bản cũng sẽ có các cuộc diễn tập với hải quân các nước khác là những nước các tàu này sẽ ghé thăm, bao gồm Ấn độ, Sri Lanka, Singapore, Indonesia và Philippines.
Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ hôm thứ Sáu ra thông cáo cho biết hai máy bay B-52 của Mỹ vào các ngày thứ Hai và thứ Năm đã dời căn cứ không quân Anderson ở Guam để thực hiện diễn tập gần khu vực Biển Đông. Hai máy bay B-52 này cũng tham gia vào nhóm tàu tấn công Reagan.
Khu vực Biển Đông là vùng nước đang tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước khác bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan, trong đó Trung Quốc là nước đòi chủ quyền phần lớn với đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển.
Từ cuối năm 2013, đầu 2014 đến nay, Trung Quốc đã gia tăng các hoạt động xây lấp đảo nhân tạo và triển khai vũ khí ra các đảo đang tranh chấp ở Trường Sa và Hoàng Sa.
Hoa Kỳ và Nhật Bản đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc từ trước đến nay vẫn khẳng định việc xây lấp các đảo nhân tạo là vì mục đích dân sự là chính và việc chiển khai vũ khí là để tự vệ.
Trong cuộc họp báo hôm 30/8, người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm một lần nữa khẳng định điều này và nói rằng Hoa Kỳ đang thổi phồng vấn đề tự do hàng hải trong khu vực.
Theo Bộ quốc phòng Trung Quốc,Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, ông Trần Kim Long sẽ thăm Hoa Kỳ trong tháng 9.
******************
Nhật đề xuất chi gần 50 tỷ đôla để tăng cường phòng thủ tên lửa (VOA, 31/08/2018)
Quân đội Nhật Bản muốn tăng chi tiêu kỷ lục vào năm tới để nâng cấp hệ thống phòng thủ, nâng khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên mà Tokyo xem là mối đe dọa tiếp tục gia tăng.
Một hệ thống phòng thủ của Nhật.
Hãng tin Reuters cho biết hôm 31/8, Bộ Quốc phòng Nhật loan tin về một đề xuất chi tiêu quốc phòng tăng 2,1 % lên đến 5,3 nghìn tỷ yên (khoảng 48 tỷ đôla) cho năm sau bắt đầu từ ngày 1/4.
Tờ Washington Post cho hay rằng Nhật lên kế hoạch chi 2,1 tỷ đôla để mua một hệ thống phòng thủ tên lửa mới của Mỹ trong khi Tổng thống Donald Trump áp lực buộc Tokyo chi mạnh hơn để mua thiết bị quốc phòng.
Nếu được phê duyệt, đây sẽ là đợt tăng chi tiêu thứ bảy liên tiếp trong mỗi năm qua khi Thủ tướng Shinzo Abe củng cố quân đội nước này để đối phó với bất kỳ cuộc tấn công tên lửa nào của Triều Tiên và chống lại sự bành trướng trên biển và trên không của Trung Quốc.
Việc mua thiết bị do Mỹ sản xuất có thể giúp Tokyo giảm bớt căng thẳng thương mại với Washington, giảm khả năng bị Mỹ đe dọa áp thuế vì mất cân đối mậu dịch do xuất khẩu nhiều ôtô vào Mỹ.
Đề xuất tăng ngân sách quốc phòng của Nhật được loan báo trước một cuộc họp có thể diễn ra giữa Thủ tướng Abe và Tổng thống Trump tại Hội đồng LHQ ở New York vào tháng 9 tới.
********************
Đô đốc Mỹ khuyên Nhật, Đài Loan tấn công mô phỏng tàu sân bay Trung Quốc (RFA, 30/08/2018)
Đài Loan và Nhật Bản nên thực hiện các cuộc tấn công mô phỏng đối với tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc để đối đầu với sự xâm lấn lãnh hải của Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh, cặp cảng Đại Liên, phía đông bắc tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc, 19 tháng Hai 2013.- AFP
Cựu Giám đốc An ninh Quốc gia của Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama – Đô đốc Dennis Blair đã đưa ra nhận định trên trong bài viết cho Quỹ Hòa bình Sasakawa vào ngày 22/8/2018.
Đô đốc Blair cho rằng cách phản ứng như cho máy bay chặn và theo sát như thường lệ của Đài Loan và Nhật Bản mỗi khi có máy bay của quân đội Trung Quốc bay qua là "lãng phí và phản tác dụng", vì vừa tốn thời gian bay mà lại có ít giá trị về mặt quân sự.
Ông thậm chí cảnh báo chính sách "chặn tất cả mọi thứ" như vậy cũng có nguy cơ tạo ra một mô hình phản ứng mà Hoa Lục có thể khai thác trong chiến tranh.
Ông Blair khuyên lực lượng Đài Loan và Nhật Bản nên đưa ra phản ứng có chọn lọc, không lường trước được và không để lộ hết khả năng của mình, đồng thời thực hiện quyền của họ theo luật quốc tế bằng cách thỉnh thoảng tuần tra gần lãnh thổ Trung Quốc và mặc kệ phản đối của Bắc Kinh.
Ông cũng khuyên quân đội Đài Loan nên lợi dụng sự hiện diện của tàu sân bay Liêu Ninh để thực hiện các cuộc tấn công giả nhằm nâng cao sự sẵn sàng của mình và cũng để Bắc Kinh thấy rằng tàu sân bay của họ dễ bị tổn thương nếu có chiến tranh.
Liêu Ninh là tàu sân bay của Liên Xô cũ được Trung Quốc được tân trang lại và đã tham gia vào 10 cuộc tuần tra và tập trận gần Đài Loan, trong đó chỉ riêng năm nay đã thực hiện 4 cuộc tập trận.
Trong khi đó, Tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc Type 001A được cho là đang bắt đầu chuyến thử nghiệm cuối cùng trước khi đưa vào tác chiến. Giới chuyên gia quân sự cho rằng đợt thử nghiệm này có thể kéo dài 6.12 tháng và sau đó tàu sân bay này sẽ được bàn giao cho hải quân Hoa Lục vào tháng 10 sang năm nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Hoa Nam Buổi Sáng cho biết Tàu Type 001A ngày 26.8 đã tiến về biển Hoàng Hải để thử nghiệm.
Tàu Type 001A có lượng giãn nước 65.000 tấn, được Trung Quốc đóng dựa theo nguyên mẫu của tàu Varyag mà Trung Quốc mua lại của Ukraine năm 1998. Sau đó Bắc Kinh tân trang lại, đổi tên thành Liêu Ninh và bắt đầu vận hành vào năm 2016.
Hải quân Nhật diễn tập với tàu sân bay Mỹ tại Biển Đông (RFI, 01/09/2018)
Khu trục hạm chở trực thăng Kaga của Nhật hôm qua 31/08/2018 thao dượt chung với tàu sân bay Ronald Reagan của Hoa Kỳ tại khu vực Biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền, Japan Times dẫn nguồn từ Hải Quân hai nước thông báo như trên.
Nhóm tầu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan tiến hành cuộc diễn tập với khu trục hạm chở trực thăng JS Kaga của Hải Quân Nhật Bản trong vùng Biển Đông ngày 31/08/2018. Ảnh Hải quân Mỹ cung cấp cho Reuters
Kaga là một lớp tàu sân bay trực thăng lớn nhất của Nhật Bản. Các bài tập chung của Kaga với tàu sân bay Ronald Reagan của Hoa Kỳ ngày hôm qua nằm trong lịch trình hạm đội Nhật Bản tiến về Biển Đông và Ấn Độ Dương nhằm tăng cường kỹ năng chiến đấu và cải thiện khả năng hợp tác với hải quân của các nước đối tác.
Hành trình của Hạm đội Nhật Bản, với khu trục hạm chở trực thăng Kaga, hai hộ tống hạm Inazuma và Suzutsuki kéo dài khoảng 2 tháng, từ ngày 26/08 đến tháng 10/2018. Hạm đội sẽ ghé thăm Philippines, Singapore, Indonesia, Ấn Độ và Srilanka và thao dợt với từng nước nói trên.
Năm 2017, Nhật Bản từng cử tàu sân bay trực thăng Izumo đến Biển Đông với hành trình kéo dài ba tháng, trong chương trình phô trương sức mạnh quy mô lớn nhất của hải quân Nhật Bản trong khu vực kể từ Đệ Nhị Thế Chiến.
Trong khi đó, theo Philstar, Trung Quốc cáo buộc Mỹ "phớt lờ" những nỗ lực tích cực của Bắc Kinh ở Biển Đông để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm 30/08, phát ngôn viên bộ quốc phòng Trung Quốc chỉ trích Mỹ về việc Washington đổ lỗi là Bắc Kinh đã làm tổn hại đến tự do hàng hải trong khu vực.
Thùy Dương
*******************
Mỹ cáo buộc Trung Quốc tuyển gián điệp trên mạng LinkedIn (RFI, 01/09/2018)
Tình báo Trung Quốc sử dụng tài khoản giả trên mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn để tuyển nhân viên Mỹ có khả năng tiếp cận bí mật của chính phủ và thương mại. Đây là lời cáo buộc của giám đốc cơ quan phản gián Mỹ khi trả lời phỏng vấn Reuters ngày 31/08/2018.
Mạng LinkedIn tiếng Trung Quốc - Ảnh minh họa. Reuters/Dado Ruvic
Các cơ quan tình báo Mỹ đã thông báo cho phía LinkedIn, thuộc sở hữu của tập đoàn Microsoft, về những nỗ lực được Trung Quốc triển khai trên mạng xã hội chuyên về dịch vụ việc làm có khoảng 575 triệu người sử dụng tại hơn 200 nước.
Ông William Evanina, giám đốc cơ quan phản gián Mỹ, nhấn mạnh Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất trong số các nước như Nga, Iran, Bắc Triều Tiên và một số nước khác, cũng sử dụng LinkedIn và các mạng xã hội khác để nhận diện mục tiêu tuyển mộ vì Bắc Kinh khai thác những mạng này ở quy mô lớn hơn rất nhiều.
Tình báo Mỹ đã yêu cầu LinkedIn đóng những tài khoản giả, giống như Twitter, Facebook và Google từng làm đối với những tài khoản liên quan đến tình báo Nga và Iran. Tuy nhiên, ông William Evanina không cho biết bao nhiêu tài khoản giả trên LinkedIn đã bị phát hiện và bao nhiêu người Mỹ đã được liên lạc.
Theo nhận định của Reuters, hiếm khi nào một quan chức cao cấp của tình báo Mỹ lại nêu đích danh một mạng xã hội và công khai yêu cầu nâng cao cảnh giác. Phía LinkedIn cho biết đang thảo luận vấn đề này với lực lượng an ninh Mỹ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra thông cáo phản đối cáo buộc của giám đốc cơ quan phản gián Mỹ.
Không chỉ Mỹ lên tiếng báo động về việc sử dụng mạng xã hội vào hoạt động tình báo. Vào tháng 12/2017, chính quyền Đức đã cảnh báo công dân nước này rằng Bắc Kinh sử dụng nhiều tài khoản giả trên các mạng xã hội như LinkedIn để thu thập thông tin về các chính trị gia Đức.
Thu Hằng
Tập đoàn dầu khí đa quốc gia tìm cách chặn Việt Nam đánh thuế (VOA, 23/08/2018)
Hai công ty dầu khí đa quốc gia đang sử dụng cơ quan phân xử của Liên Hiệp Quốc để ngăn chặn Việt Nam thu thuế đối với vụ mua bán dầu khí trị giá hơn một tỷ đô, theo trang web điều tra "Finance Uncovered".
Một gian hàng với logo của ConocoPhillips xuất hiện tại một sự kiện về dầu khí ở Nhật Bản hồi tháng Tư năm 2017.
Nhóm điều tra báo chí có trụ sở ở London cho biết rằng "ConocoPhillips và Perenco sẽ tìm cách ngăn chặn chính phủ Việt Nam đánh thuế đối với một khoản lời ước tính 179 triệu đôla thu về từ vụ bán các mỏ dầu ở nước này".
Tin cho hay, vụ trên liên quan tới việc bán hai công ty ConocoPhillips Gama và ConocoPhillips Cuu Long thuộc sở hữu của chi nhánh tại Anh của tập đoàn năng lượng của Mỹ là ConocoPhillips. Hai công ty trên được nhượng cho chi nhánh tại Anh thuộc sở hữu của tập đoàn dầu khí Parenco của Anh và Pháp năm 2012.
Một nơi khai thác dầu khí của ConocoPhillips ở Châu Á.
VnExpress từng đưa tin, "ConocoPhillips nắm 23,3% cổ phần trong một cụm gồm 5 mỏ dầu thuộc lô 15-1 ; 36% cổ phần của mỏ Rạng Đông trong lô 15-2 tại khu vực bể Cửu Long và 16,3% trong đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn".
Ngoài ra, báo điện tử này còn đưa tin rằng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam từng "có kế hoạch huy động tối đa nguồn lực để mua lại cổ phần của hãng dầu mỏ lớn thứ ba nước Mỹ ConocoPhilips".
"Finance Uncovered" dẫn các dữ liệu cho biết rằng ConocoPhillips bán các công ty trên với giá 1,3 tỷ đôla, nhưng "không phải trả thuế về khoản lời thu được" theo chính sách "miễn thuế cổ đông lớn" của Anh, không đánh thuế vào lợi nhuận bán cổ phần trong các công ty con.
Theo báo chí Việt Nam, tập đoàn PetroVietnam từng có ý định "mua lại cổ phần của ConocoPhilips" ở Việt Nam.
Trong khi đó, theo hiệp định về thuế Việt Nam và Anh, chính quyền Hà Nội được phép đánh thuế, và theo trang web điều tra này, chính phủ Việt Nam dường như có ý định đánh thuế vụ mua bán này, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Tin cho hay, ConocoPhillips và Perenco đã đệ đơn theo Hiệp định Đầu tư Song phương Việt Nam – Anh, vốn chịu quá trình phân xử bởi Ủy ban về Luật Thương mại Quốc tế của Liên Hiệp Quốc.
Hiện chưa có phản ứng của Việt Nam về thông tin "Finance Uncovered" nêu. VOA Việt Ngữ không thể liên lạc ngay để phỏng vấn phía Hà Nội.
ConocoPhillips tuyên bố "sẽ theo đuổi các giải pháp pháp lý để chống lại bất kỳ nỗ lực của phía Việt Nam".
Một phát ngôn viên của ConocoPhillips cho VOA tiếng Việt biết đã "hoàn tất vụ bán công ty ở Việt Nam năm 2012", "tuân thủ mọi luật lệ, quy định" và "tin chắc rằng không nợ một khoản thuế nào".
"Chúng tôi dự tính sẽ theo đuổi các giải pháp pháp lý để chống lại bất kỳ nỗ lực của phía Việt Nam nhằm đánh thuế thương vụ đó. Chúng tôi cũng sẽ tìm cách trao đổi trực tiếp với chính phủ Việt Nam để tìm các kênh đối thoại mang tính xây dựng nhằm giải quyết các đòi hỏi của họ", bà Emma Ahmed, Cố vấn về truyền thông của ConocoPhillips, nói.
Trong khi đó, một đại diện của Perenco cho VOA tiếng Việt biết rằng tập đoàn này "từ chối bình luận".
Viễn Đông
*******************
Việt Nam phản ứng trước một số diễn biến gần nhất tại Biển Đông (RFA, 23/08/2018)
Việt Nam cho rằng các nước trong khu vực và trên thế giới có nghĩa vụ trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà - Courtesy : nguoiduatin.vn
Phó phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà cho biết như vừa nêu, tại buổi họp báo thường kỳ vào chiều ngày 23 tháng 8, khi trả lời câu hỏi của báo giới liên quan đến vấn đề Philippines, trong cùng ngày, bày tỏ quan ngại về khả năng Trung Quốc đưa vũ khí hạt nhân vào Biển Đông và Đông Nam Á. Đây là khu vực mà các nước thành viên Hiệp hội ASEAN ký hiệp ước tuyên bố là vùng phi hạt nhân.
Hồi tuần trước, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ lên tiếng cảnh báo rằng Trung Quốc có thể triển khai vũ khí hạt nhân đến Biển Đông, qua quan sát của Mỹ. Đáp trả lại lời cảnh báo vừa nêu, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng, vào hôm 18 tháng 8 nói rằng các hoạt động ở Biển Đông của Trung Quốc nhằm để phòng vệ cũng như cam kết với phát triển hòa bình.
Bà Nguyễn Phương Trà, tại buổi họp báo vào chiều ngày 23 tháng 8, cũng nhấn mạnh đến việc Đài Loan tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải trong khu vực.
********************
Việt Nam lên tiếng về khả năng Trung Quốc đưa vũ khí hạt nhân vào Biển Đông (VOA, 23/08/2018)
Ngày 23/8, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà cho biết phản ứng của Hà Nội sau khi Philippines lên tiếng bày tỏ quan ngại về khả năng Trung Quốc điều động vũ khí hạt nhân trên Biển Đông.
Phó Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà. Ảnh : Zing.vn
Trang mạng Zing.vn trích lời bà Nguyễn Phương Trà nói : "Việt Nam cho rằng duy trì hòa bình ổn định, an ninh an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung và cũng là nhiệm vụ, nghĩa vụ của các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, các bên liên quan đều có nghĩa vụ đóng góp cho mục tiêu này".
Trước đó cùng ngày, người phát ngôn của Phủ Tổng thống Philippines Harry Roque nói chính phủ nước này rất lo ngại về khả năng Trung Quốc triển khai vũ khí hạt nhân tại các điểm mà họ chiếm đóng ở Biển Đông.
CNN dẫn lời ông Roque nói : "Chúng tôi quan ngại về sự xuất hiện của mọi loại vũ khí hạt nhân trong lãnh hải của Philippines, Hiến pháp của chúng tôi quy định đây là một vùng phi hạt nhân".
Ông nhấn mạnh : "Chúng tôi quan ngại về khả năng bất kỳ quốc gia nào ngoài khu vực, dù là Mỹ, Nga hay Trung Quốc có thể mang đầu đạn hạt nhân vào các vùng lãnh thổ của Philippines hoặc khu vực ASEAN, nơi đã được tuyên bố là vùng không có vũ khí hạt nhân".
Đá Chữ Thập do Trung Quốc bồi đắp
Một báo cáo của Ngũ Giác Đài gửi cho Quốc hội hôm 16/8 có nhấn mạnh tới khả năng Trung Quốc sử dụng "yếu tố hạt nhân" trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã bồi đắp từ năm 2016 trong Biển Đông :
Phúc trình của Bộ Quốc phòng Mỹ có đoạn viết :
"Năm 2017, Trung Quốc ám chỉ đang phát triển nhà máy điện nhằm cấp năng lượng cho các đảo, đá ở khu vực biển Đông thường gặp bão, bằng các trạm điện hạt nhân nổi. Kế hoạch này được cho là sẽ tiến hành trước năm 2020".
Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích báo cáo của Ngũ Giác Đài là "đưa ra những bình luận vô trách nhiệm" về những thành quả quốc phòng của Bắc Kinh.
Ngũ Giác Đài tuần trước cảnh báo về ý đồ của Trung Quốc, định đưa các nhà máy điện hạt nhân nổi tới gần các đảo, đá đang trong vòng tranh chấp trên Biển Đông.
Tư liệu- Ảnh chụp ngày 13/7/2018, bản đồ hình quả cầu với các đảo trong Biển Đông với đường 9 đoạn mà Trung Quốc nói thuộc chủ quyền và là lãnh thổ của họ. Quả cầu được trưng bày tại một tiệm sách ở Bắc Kinh. (AP Photo/Andy Wong)
Trong phúc trình thường niên đánh giá sức mạnh quân sự của Trung Quốc năm 2018 được đệ trình lên quốc hội, Ngũ Giác Đài cảnh báo :
"Kế hoạch của Trung Quốc cung cấp điện cho các hòn đảo đó có thể đưa thêm yếu tố hạt nhân vào cuộc tranh chấp lãnh thổ ở đây".
Phúc trình mang tiêu đề "Diễn biến quân sự và an ninh liên quan tới Trung Quốc" nói là có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang triển khai kế hoạch cung cấp điện cho các đảo và đá ngầm trên Biển Đông qua trung gian các trạm điện hạt nhân nổi. Hoạt động này được cho là sẽ bắt đầu trước năm 2020".
Hồi năm ngoái, Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc tường thuật rằng Bắc Kinh có thể xây dựng 20 nhà máy điện hạt nhân nổi để gọi là "thúc đẩy phát triển thương mại" trên Biển Đông.
Báo South China Morning Post năm ngoái cũng tường thuật rằng một số công ty nhà nước Trung Quốc đã thành lập một liên doanh nhằm nâng cao năng lực điện hạt nhân của Trung Quốc cho phù hợp với tham vọng của nước này muốn trở thành một "cường quốc biển".
Các quan hệ quân sự Mỹ-Trung đã xấu đi hồi gần đây, sau khi chính quyền Tổng thống Trump rút lại lời mời Bắc Kinh tham gia diễn tập quân sự RIMPAC vì những hoạt động của Trung Quốc trong các vùng biển đang tranh chấp.
Phúc trình "Diễn biến quân sự và an ninh liên quan tới Trung Quốc" năm 2018 nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý, trong đó có :
Quân đội Trung Quốc có thể đã diễn tập các hoạt động nhằm tấn công Hoa Kỳ và các đồng minh.
Trung Quốc sẵn sàng dùng các biện pháp để trấn áp những sự chống đối của các nước khác, kể cả áp lực ngoại giao và kinh tế nhằm thuyết phục Hàn Quốc xét lại việc triển khai lá chăn phi đạn của Mỹ.
Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc là để xây dựng quan hệ với các nước khác nhằm mục đích phục vụ các lợi ích riêng của Bắc Kinh, và giảm thiểu những tiếng nói chỉ trích.
Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Lực lượng Tuần duyên và Lực lượng Dân quân Biển của Trung Quốc phối hợp lại là lực lượng hàng hải lớn nhất trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trung Quốc có thể đã dùng các biện pháp mạnh để áp lục Việt Nam đình chỉ các hoạt động liên doanh với Tây Ban Nha khai thác một lô dầu hỏa trong Biển Đông năm ngoái.
Các hệ thống máy tính trên khắp thế giới, kể cả các hệ thống của chính phủ Mỹ tiếp tục là mục tiêu của các cuộc thâm nhập của tin tặc Trung Quốc trong năm ngoái.
Ngũ Giác Đài tuần trước cảnh báo về ý đồ của Trung Quốc, định đưa các nhà máy điện hạt nhân nổi tới gần các đảo, đá đang trong vòng tranh chấp trên Biển Đông.
11111111111111111
Tư liệu- Ảnh chụp ngày 13/7/2018, bản đồ hình quả cầu với các đảo trong Biển Đông với đường 9 đoạn mà Trung Quốc nói thuộc chủ quyền và là lãnh thổ của họ. Quả cầu được trưng bày tại một tiệm sách ở Bắc Kinh. (AP Photo/Andy Wong)
Trong phúc trình thường niên đánh giá sức mạnh quân sự của Trung Quốc năm 2018 được đệ trình lên quốc hội, Ngũ Giác Đài cảnh báo :
"Kế hoạch của Trung Quốc cung cấp điện cho các hòn đảo đó có thể đưa thêm yếu tố hạt nhân vào cuộc tranh chấp lãnh thổ ở đây".
Phúc trình mang tiêu đề "Diễn biến quân sự và an ninh liên quan tới Trung Quốc" nói là có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang triển khai kế hoạch cung cấp điện cho các đảo và đá ngầm trên Biển Đông qua trung gian các trạm điện hạt nhân nổi. Hoạt động này được cho là sẽ bắt đầu trước năm 2020".
Hồi năm ngoái, Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc tường thuật rằng Bắc Kinh có thể xây dựng 20 nhà máy điện hạt nhân nổi để gọi là "thúc đẩy phát triển thương mại" trên Biển Đông.
Báo South China Morning Post năm ngoái cũng tường thuật rằng một số công ty nhà nước Trung Quốc đã thành lập một liên doanh nhằm nâng cao năng lực điện hạt nhân của Trung Quốc cho phù hợp với tham vọng của nước này muốn trở thành một "cường quốc biển".
Các quan hệ quân sự Mỹ-Trung đã xấu đi hồi gần đây, sau khi chính quyền Tổng thống Trump rút lại lời mời Bắc Kinh tham gia diễn tập quân sự RIMPAC vì những hoạt động của Trung Quốc trong các vùng biển đang tranh chấp.
Phúc trình "Diễn biến quân sự và an ninh liên quan tới Trung Quốc" năm 2018 nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý, trong đó có :
1. Quân đội Trung Quốc có thể đã diễn tập các hoạt động nhằm tấn công Hoa Kỳ và các đồng minh.
2. Trung Quốc sẵn sàng dùng các biện pháp để trấn áp những sự chống đối của các nước khác, kể cả áp lực ngoại giao và kinh tế nhằm thuyết phục Hàn Quốc xét lại việc triển khai lá chăn phi đạn của Mỹ.
3. Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc là để xây dựng quan hệ với các nước khác nhằm mục đích phục vụ các lợi ích riêng của Bắc Kinh, và giảm thiểu những tiếng nói chỉ trích.
4. Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Lực lượng Tuần duyên và Lực lượng Dân quân Biển của Trung Quốc phối hợp lại là lực lượng hàng hải lớn nhất trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
5. Trung Quốc có thể đã dùng các biện pháp mạnh để áp lục Việt Nam đình chỉ các hoạt động liên doanh với Tây Ban Nha khai thác một lô dầu hỏa trong Biển Đông năm ngoái.
6. Các hệ thống máy tính trên khắp thế giới, kể cả các hệ thống của chính phủ Mỹ tiếp tục là mục tiêu của các cuộc thâm nhập của tin tặc Trung Quốc trong năm ngoái.
Mỹ : Không để Trung Quốc tung hoành ở Biển Đông (RFI, 17/08/2018)
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách Châu Á Thái Bình Dương Randall Schriver ngày 16/08/2018 khẳng định : Hoa Kỳ sẽ không cho phép Bắc Kinh "viết lại luật lệ" ở Biển Đông và sẽ yểm trợ đồng minh Philippines chống Trung Quốc xâm lấn. Theo trang mạng Philippines Rappler, ông Schriver đã tuyên bố như trên nhân một cuộc họp báo tại Manila.
Ảnh vệ tinh cho thấy cơ sở quân sự của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, triển khai cả chiến đấu cơ J-11. Ảnh 12/05/2018. Courtesy CSIS Asia Maritime Transparency Initiative/DigitalGlobe
Khi được hỏi về vụ chiếc phi cơ do thám của Hải Quân Hoa Kỳ đang bay trên Biển Đông, thì bị lực lượng Trung Quốc trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa xua đuổi, trợ lý bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ xác định : "Chúng tôi sẽ không cho phép họ (Trung Quốc) viết lại luật giao thông hay thay đổi luật quốc tế… Chúng tôi vẫn sẽ qua lại và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép… Phương châm của chúng tôi sẽ là : Nếu chúng tôi hoạt động hợp pháp, chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động hợp pháp".
Đối với trợ lý bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, đây không phải là lần đầu tiên mà Trung Quốc hù dọa phi cơ Mỹ và đồng minh trên Biển Đông, nhưng Bắc Kinh cần phải hiểu rằng thách thức kiểu đó sẽ vô ích, và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuần tra thường xuyên trong khu vực.
Trả lời câu hỏi liệu Mỹ có sẽ trợ giúp Philippines, theo hiệp định an ninh hỗ tương 1951, nếu Trung Quốc tấn công, trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ xác quyết : "Mỹ là đồng minh tốt, sẽ yểm trợ Philippines đáp trả phù hợp", nhưng từ chối không cho biết thêm chi tiết.
Theo ông Schriver, Mỹ đang xem xét khả năng phát triển năng lực của đồng minh trong khu vực, và trợ giúp của Mỹ sẽ tùy thuộc từng nước.
Trang mạng USNI của Học Viện Hải Quân Mỹ hôm 15/08 cho biết là trong một cuộc họp báo khác tại Malaysia, ông Schriver đã tiết lộ rằng Hoa Kỳ đang thảo luận với các nước Đông Nam Á về các chương trình cần hỗ trợ trong khuôn khổ Sáng Kiến An Ninh Hàng Hải MSI đang được triển khai, cũng như trong khuôn khổ quỹ Viện Trợ Tài Chính Quân Sự (FMF) trị giá 290,5 triệu đô la dành cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương mà ngoại trưởng Mike Pompeo đã thông báo hôm 04/88 tại Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN (ARF) ở Singapore.
Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia ưu tiên tiếp nhận các chương trình MSI.
Tú Anh
******************
Trung Quốc 'đang luyện tập để tấn công' các mục tiêu Mỹ (BBC, 17/08/2018)
Quân đội Trung Quốc "nhiều khả năng đang luyện tập để tấn công" vào các mục tiêu của Mỹ và đồng minh ở Thái Bình Dương, một bản phúc trình của Ngũ Giác Đài cảnh báo.
Hải quân và Không quân Trung Quốc đang luyện tập để tấn công các mục tiêu trong khu vực Thái Bình Dương
Bản phúc trình thường niên cho Quốc hội nói rằng Trung Quốc đang tăng cường khả năng đưa máy bay ném bom bay ra xa hơn.
Bản phúc trình điểm việc Bắc Kinh nâng cao năng lực quân sự, trong đó có khoản chi tiêu quốc phòng ước tính là 190 tỷ đô la, bằng một phần ba của Hoa Kỳ.
Trung Quốc hiện chưa đưa ra bình luận gì.
Bản phúc trình còn nói những gì ?
Lời cảnh báo về các cuộc không kích là một phần trong những nội dung đánh giá toàn diện về tham vọng quân sự và kinh tế của Trung Quốc.
"Trong vòng ba năm qua, Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đã nhanh chóng mở rộng các vùng hoạt động trên mặt nước của các phi cơ ném bom, tích lũy kinh nghiệm ở các vùng biển then chốt và nhiều khả năng đang luyện tập để tấn công vào các mục tiêu của Hoa Kỳ và đồng minh", bản phúc trình nói.
Bản phúc trình nói thêm rằng hiện chưa rõ Trung Quốc đang định chứng tỏ điều gì bằng những chuyến bay đó.
PLA có thể phô diễn "năng lực tấn công vào các lực lượng Mỹ và đồng minh và các căn cứ quân sự ở tây Thái Bình Dương, gồm cả Guam", bản phúc trình nói.
Một đội tàu hải quân Trung Quốc với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh
Trung Quốc, theo nội dung bản phúc trình, đang tái cơ cấu các lực lượng của mình nhằm "chiến đấu và chiến thắng".
"Mục tiêu của việc cải tổ này là nhằm tạo ra một lực lượng di chuyển dễ dàng, linh hoạt, có sức mạnh chết người, có khả năng làm nòng cốt trong các cuộc tập trận chung", bản phúc trình nói.
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc được trông đợi sẽ tăng lên 240 tỷ đô la trong vòng 10 năm tới, theo nội dung đánh giá.
Bản phúc trình cũng nêu lên chương trình khám phá không gian đang ngày càng được đẩy mạnh của Trung Quốc, "bất chấp việc nước này có quan điểm công khai chống lại việc quân sự hóa không gian".
Những khu vực căng thẳng nằm ở đâu ?
Hoa Kỳ quan ngại về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, nơi Washington vẫn đang đóng một vai trò quan trọng.
Một trong những khu vực nổi bật nhất là Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích, và các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền từng phần.
Quân đội Mỹ thường xuyên thể hiện quyền tự do đi lại bằng cách có các chuyến bay trên vùng trời Biển Đông.
Trung Quốc đã mở rộng những nơi giống như các cơ sở quân sự của mình trên các đảo và các rặng san hô, bãi đá tại đây, và đã cho phi cơ ném bom đáp xuống các tiền đồn trong các cuộc thao luyện.
Một vấn đề nữa là Đài Loan, nơi mà Trung Quốc luôn coi là một tỉnh ly khai của mình.
Bản phúc trình cảnh báo rằng Trung Quốc "nhiều khả năng đang chuẩn bị cho việc hợp nhất Đài Loan vào Trung Quốc bằng vũ lực".
"Nếu Hoa Kỳ can thiệp, Trung Quốc sẽ tìm cách trì hoãn việc can thiệp hiệu quả và tìm chiến thắng bằng một cuộc chiến quyết liệt, có giới hạn, diễn ra trong một thời gian ngắn", bản phúc trình nói.
Để xoa dịu Trung Quốc, Mỹ đã cắt quan hệ chính thức với Đài Loan vào năm 1979 nhưng vẫn tiếp tục duy trì các quan hệ chính trị và an ninh gần gũi, khiến Bắc Kinh khó chịu.
Mỹ cũng tiếp tục duy trì hiện diện quân sự đáng kể tại Nhật Bản, quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và Philippines.
Căng thẳng cũng đang tiếp diễn trên mặt trận phi quân sự. Mỹ và Trung Quốc đã công bố biểu thuế quan đối với một loạt các mặt hàng của nhau.
Những gì đã được thực hiện nhằm tháo gỡ căng thẳng ?
Bản phúc trình của Ngũ Giác Đài nhấn mạnh rằng Mỹ "tìm kiếm một mối quan hệ tích cực, hướng tới việc đạt kết quả với Trung Quốc".
Đã có sự liên hệ thường xuyên giữa quan chức quân sự của Mỹ và Trung Quốc.
Hồi tháng Sáu, James Mattis trở thành bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Mỹ tới thăm Trung Quốc kể từ 2014 tới nay.
*******************
Lầu Năm Góc : Trung Quốc tập oanh kích các mục tiêu Mỹ ở Thái Bình Dương (RFI, 17/08/2018)
Trung Quốc đã nâng cao năng lực không quân và tập luyện oanh kích các mục tiêu rất có thể là của Mỹ ở Thái Bình Dương, trong đó có đảo Guam. Báo cáo thường niên của bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho Quốc hội được công bố hôm qua 16/08/2018 cảnh báo như trên.
Ảnh minh họa : Oanh tạc cơ H6 của Trung Quốc.AFP PHOTO / JOINT STAFF
Theo báo cáo, trong ba năm qua, quân đội Trung Quốc "đã nhanh chóng mở rộng các vùng hoạt động của oanh tạc cơ (…) và huấn luyện để tấn công vào các mục tiêu rất có thể là của Mỹ hoặc các đồng minh Mỹ". Năm ngoái, lần đầu tiên các máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc đã bay sát đảo Okinawa của Nhật, nơi đồn trú của phân nửa trong số 47.000 quân Mỹ tại Nhật Bản.
Bắc Kinh "có thể tiếp tục mở rộng tầm hoạt động xa khỏi chuỗi đảo đầu tiên, chứng tỏ khả năng tấn công các lực lượng Mỹ và đồng minh tại Thái Bình Dương, kể cả đảo Guam".
Đảo Guam là lãnh thổ Mỹ nằm cách duyên hải Trung Quốc hàng ngàn cây số, có khoảng 7.000 lính Mỹ trú đóng. Còn chuỗi đảo đầu tiên quanh Trung Quốc, mà Bắc Kinh coi là vùng hoạt động của mình, gồm Nhật Bản và các đảo bao quanh, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines.
Bản báo cáo ghi nhận Trung Quốc không chiếm thêm lãnh thổ mới tại Biển Đông trong năm 2017, nhưng tiếp tục phát triển các cơ sở hạ tầng mang mục đích quân sự trên các đảo tranh chấp, nhất là trên quần đảo Hoàng Sa, cũng như nhiều đảo nhỏ và rạn san hô ở Trường Sa.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng soạn thảo "nhiều kịch bản" quân sự nhắm vào Đài Loan, từ phong tỏa đường hàng không, hàng hải cho đến một cuộc đổ bộ quy mô để chiếm đóng Đài Loan. Tuy nhiên, một sự can thiệp như vậy "mang lại nguy cơ chính trị nghiêm trọng và không thể chấp nhận được" vì làm tăng thêm tình cảm dân tộc ở Đài Loan và cộng đồng quốc tế sẽ phản đối.
Lầu Năm Góc ước lượng ngân sách của quân đội Trung Quốc trong năm 2017 khoảng 190 tỉ đô la. Con số này cao hơn số liệu của Bắc Kinh là 154,3 tỉ đô la, nhưng thua xa ngân sách 700 tỉ đô la được Quốc hội Mỹ cấp cho bộ Quốc Phòng.
Quân đội Trung Quốc đang được hiện đại hóa một cách quy mô, nhằm "tiến hành các cuộc chiến tranh và giành thắng lợi" - theo từ ngữ của chủ tịch Tập Cận Bình.
Thụy My
**********************
Bắc Kinh tái xác định "quyền" đuổi tàu và phi cơ nước khác ở Biển Đông (RFI, 18/08/2018)
Một hôm sau khi tổng thống Philippines lên tiếng về các hành vi "sai trái" của Trung Quốc khi đe dọa tàu thuyền và phi cơ nước khác tiến lại gần các tiền đồn của Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh ngày 16/08/2018, đã lập tức phản bác bằng lập luận cố hữu : Họ có quyền xua đuổi mọi phương tiện áp sát các đảo vốn là lãnh thổ Trung Quốc.
Phi đội không quân trên tàu sân bay USS Carl Vinson hoạt động tuần tra trong vùng Biển Đông hôm 14/02/2018. AYEE MACARAIG / AFP
Trong một tuyên bố gửi tới hãng tin Anh Reuters, bộ Ngoại Giao Trung Quốc khẳng định rằng quần đảo Trường Sa là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc. Theo tuyên bố này, dù tôn trọng quyền tự do hàng không và hàng hải mà tất cả các nước được hưởng ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế, "nhưng Trung Quốc có quyền thực hiện các bước cần thiết để đối phó với máy bay và tàu thuyền nước ngoài cố tình tiến gần hoặc xâm nhập vào không phận và vùng biển gần các đảo của Trung Quốc, và có các hành động khiêu khích đe dọa an ninh của nhân viên Trung Quốc đồn trú ở đó".
Lời tái khẳng định chủ quyền tiếp tục được Trung Quốc đưa ra bất chấp việc các láng giềng của Trung Quốc là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan, cũng có tuyên bố chủ quyền tại vùng Trường Sa, nơi Trung Quốc đã nhanh chóng biến các rạn san hô thành đảo nhân tạo, bên trên xây dựng các cơ sở quân sự, nơi mà lực lượng đồn trú Trung Quốc thường xuyên dùng vô tuyến điện xua đuổi tàu thuyền nước ngoài ra ngoài khu vực.
Trong những ngày gần đây, báo chí đã vạch trần một loạt hành động xua đuổi tàu thuyền và máy bay nước ngoài – cụ thể là của Mỹ và Philippines - do lực lượng Trung Quốc tại các đảo nhân tạo ở vùng Trường Sa tiến hành.
Trung Quốc cũng rất tức tối trước việc Hoa Kỳ cho chiến hạm và máy bay đến gần các đảo Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông, trong những chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải.
Trung Quốc hình thành màng lưới vệ tinh giám sát Biển Đông
Vừa đơn phương đòi chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, Bắc Kinh vừa tăng cường năng lực giám sát.
Theo trang mạng báo Mỹ Bloomberg ngày hôm nay, 16/08, các vệ tinh do thám Biển Đông đầu tiên sẽ được Trung Quốc đưa vào hoạt động vào cuối năm 2019, cho phép giám sát thường trực tàu thuyền hoạt động trong khu vực.
Bắc Kinh mô tả đây là một chương trình khoa học dân sự, nhưng thực ra, hệ thống vệ tinh viễn thám Trung Quốc hoàn toàn có thể được dùng vào lĩnh vực quân sự, hàng hải, phục vụ cho các chiến lược mở rộng quyền khống chế của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Một bản tin trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã khoe rằng : "Trung Quốc hiện phải mất từ 2 đến 3 tháng để quan sát toàn bộ Biển Đông, nhưng với hệ thống vệ tinh viễn thám mới, toàn bộ vùng biển có thể được "quét" trong vòng vài ngày".
Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm nay cũng trích dẫn giới thiết kế vệ tinh viễn thám Trung Quốc cho biết là toàn bộ Biển Đông có thể được giám sát "trong thời gian thực" để bảo vệ "chủ quyền quốc gia" của Trung Quốc.
Trọng Nghĩa
Quân đội Mỹ chỉ trích Trung Quốc xua đuổi máy bay trên Biển Đông (VOA, 13/08/2018)
Trung Quốc đã phát đi 6 cảnh báo qua sóng radio tới máy bay trinh sát P-8A Poseidon khi chiếc máy bay này hôm 10/8 chở các nhà báo của CNN và BBC đến gần các đảo nơi Trung Quốc đang xây dựng các cơ sở quân sự.
Đá Vành Khăn
Các cảnh báo cho rằng khu vực này là lãnh thổ của Trung Quốc và máy bay nên rời đi, theo CNN.
Cũng theo CNN, một thông điệp của phía Trung Quốc nói rõ : "Hãy rời đi ngay lập tức để tránh bất kỳ sự hiểu lầm nào".
Đá Subi
Phi hàng đoàn đáp lại rằng họ đang "tiến hành các hoạt động quân sự hợp pháp bên ngoài không phận quốc gia của bất kỳ nước nào", CNN đưa tin.
Chiếc máy bay bay ngang qua Đá Chữ Thập Đá Subi, Đá Gạc Ma và Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng đường băng, đài radar và các nhà máy điện.
CNN nhận thấy rằng chỉ riêng tại Đá Subi có tới 86 tàu thuyền, bao gồm cả tàu tuần duyên Trung Quốc, đang neo đậu.
Sau đó, trên trang Twitter chính thức, Hải quân Mỹ viết : "Chúng tôi sẽ tuần tra bằng tàu, máy bay và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép".
Cũng trên Twitter, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ gửi tiếp một thông điệp : "Hoa Kỳ sẽ không bị ‘cảnh báo’ phải từ bỏ các hoạt động hợp pháp trong vùng biển và không phận quốc tế".
Lực lượng Hoa Kỳ tại Nhật Bản nói thêm : "Hàng ngày các máy bay P-8A của Hải quân Hoa Kỳ đóng tại Nhật Bản góp phần cho hòa bình và an ninh khu vực bằng cách bay đến bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép".
*********************
Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc được cho là đã "bày tỏ hy vọng" với quan chức Việt Nam rằng Hà Nội sẽ "xử sự khôn ngoan hơn" khi giải quyết các vấn đề liên quan tới lãnh hải.
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Vương Nghị mới gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bên lề một sự kiện ngoại giao liên quan tới Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ở Singapore.
Theo quan sát của phóng viên VOA tiếng Việt, trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó đã đăng tuyên bố, trong đó ông Vương được trích lời đã nói với ông Minh rằng hai người "đã gặp nhau trước đó không lâu ở Hà Nội" (hồi tháng Tư), và "đã trao đổi sâu về việc thực thi các kết quả quan trọng đạt được trong chuyến thăm của Tổng bí thư và Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam".
"Chúng tôi sẵn sàng cùng với phía Việt Nam nỗ lực liên tục làm sâu sắc mối quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực và đồng thời có các nỗ lực tích cực để thúc đẩy ổn định và hòa bình khu vực", tuyên bố về cuộc gặp hôm 3/8 giữa hai nhà ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc có đoạn.
"Các lãnh đạo hàng đầu của hai bên đã đạt được sự đồng thuận chính trị quan trọng nhằm giải quyết hợp lý các vấn đề hàng hải mà cần phải được Trung Quốc và Việt Nam thực thi một cách nghiêm túc".
Quan chức ngoại giao hàng đầu của nước láng giềng khổng lồ phương bắc còn được trích lời "bày tỏ hy vọng rằng phía Việt Nam sẽ xử lý cũng như kiểm soát các vấn đề liên quan tới biển bằng cách xử sự khôn ngoan hơn nhằm duy trì một cách hiệu quả lòng tin và hợp tác giữa hai nước".
Hiện chưa rõ "cách xử sự khôn ngoan hơn" mà Trung Quốc muốn chứng kiến từ phía Việt Nam cụ thể là gì.
Hồi cuối tháng Năm, trong một tuyên bố được coi thuộc loại mạnh mẽ nhất trong nhiều năm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã "yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay" việccho máy bay ném bom diễn tập trên quần đảo Hoàng Sa, đồng thời "không được tiến hành quân sự hóa ; nghiêm túc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa ; tuân thủ nghiêm túc Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc tạo bầu không khí thuận lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực".
Trong cuộc gặp với ông Vương hôm 3/8, theo thông báo trên trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Minh đã "đánh giá cao những tiến triển trong quan hệ hai nước thời gian qua ; đề nghị Trung Quốc tích cực áp dụng các biện pháp hiệu quả duy trì tăng trưởng thương mại đi đôi với giảm nhập siêu của Việt Nam".
Liên quan tới vấn đề Biển Đông, ông Minh "nêu rõ cần kiên trì giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước ; kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp ; thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, sớm đạt được COC [Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông] hiệu quả, thực chất và ràng buộc".
Hôm 4/8, cũng tại Singapore, ông Vương lên tiếng bảo vệ quyết định quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh, gọi đó là hành động "tự vệ" trước áp lực từ Hoa Kỳ và các nước khác.
Đề cập tới các hàng không mẫu hạm, máy bay ném bom chiến lược và các loại vũ khí tối tân khác, nhà ngoại giao giao hàng đầu Trung Quốc nói rằng các nước trong khu vực, trong đó có Trung Quốc, phải "thiết lập các cơ sở phòng thủ" để "tự vệ" khi "đối mặt với áp lực và mối đe dọa quân sự đang ngày càng gia tăng như vậy".
Cũng tại Singapore, lần này, theo các nhà quan sát, Trung Quốc đã có bước đi quyết định nhằm thu phục lòng tin của các nước Đông Nam Á bằng cách đồng ý về dự thảo đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông, và đề nghị cùng các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á lần đầu tiên diễn tập quân sự chung, các nhà phân tích nhận định.
Bộ trưởng Vương Nghị được Tân Hoa Xã dẫn lời nói rằng bước đi trên "chứng tỏ rằng Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN có khả năng duy trì hòa bình và ổn định".
Viễn Đông
****************
Ông tường thuật về những gì ông chứng kiến khi quan sát căn cứ mà Trung Quốc xây ở Đá Subi, Quần đảo Trường Sa.
"Xin hãy rời ngay lập tức và tránh xa khu vực này để tránh có hiểu lầm", Hải quân Trung Quốc thường xuyên gửi cho các máy bay giám sát của Mỹ những thông báo như vậy.
Đại úy Matt Johnson của Hải quân Mỹ cho biết : "Đây là chuyện thường nhật với chúng tôi trên những chuyến bay này. Chuyện này xảy ra trên các chuyến bay của chúng tôi khi họ phát thông báo và chúng tôi chỉ đáp lại bằng những phản ứng thông thường. Chúng chẳng ảnh hưởng gì tới hoạt động nào của chúng tôi hay những gì chúng tôi làm. "
Ở khoảng cách 12 hải lý, sử dụng hệ thống camera rất tốt của máy bay, nhóm phóng viên BBC quan sát thấy trên đảo có một rừng radar, hangar tàu bay và có lẽ cả một nơi để đỗ các bệ phóng tên lửa.
Cách đây vài năm, cũng tại địa điểm này, hàng triệu tấn cát được bơm vào các bãi đá để tạo vùng đất mới, có bóng dáng đầu tiên của một đường băng, nhưng không có tòa nhà nào.
Những chuyến bay của Hải quân Mỹ không chỉ để giám sát, mà còn cho Trung Quốc thấy Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện ở đây và không lo ngại về việc xây dựng của Trung Quốc.
"Theo nghĩa rộng hơn chúng tôi ở đây để đảm bảo những quyền của mình, máy bay quân sự được phép bay trên không phận quốc tế, để duy trì sự hiện diện của chúng tôi trong khu vực, cho thấy rằng chúng tôi không lo ngại về việc Trung Quốc xây dựng. Chúng tôi sẽ tiếp tục có mặt ở đây trên khu vực Biển Đông", Đại úy Lauren Callen của Hải quân Mỹ cho biết.
Hải quân Trung Quốc cũng phát ra những lời cảnh báo với Hải quân Philippines, nước láng giềng nhỏ và yếu thế hơn, với giọng điệu cứng rắn hơn với Mỹ :
"Máy bay quân sự Philippines, tôi cảnh báo các anh một lần nữa. Rời khỏi đây ngay lập tức, nếu không các anh sẽ chịu trách nhiệm về mọi hậu quả".
Đá Subi về mặt địa lý nằm gần Việt Nam và Philippines hơn Trung Quốc lục địa, và là đối tượng tranh chấp giữa các nước.
Các chuyên gia cho rằng, với số lượng các tòa nhà như hiện nay, Subi trở thành có kích cỡ tương đương với đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa, nơi Bắc Kinh đang kiểm soát nhưng Hà Nội và Đài Bắc cũng tuyên bố chủ quyền.
********************
Trung Quốc cảnh báo máy bay Hải quân Mỹ trên Biển Đông : 'Hãy rời khỏi ngay' (VOA, 10/08/2018)
Hôm 10/8, Hải quân Mỹ dành cho phóng viên CNN cơ hội hiếm hoi được quan sát hoạt động quân sự hóa nhanh chóng của chính phủ Trung Quốc ở Biển Đông.
Đá Chữ thập đã được Trung Quốc biến thành một đảo nhân tạo ở Biển Đông, ảnh do máy bay trinh sát Hải quân Mỹ chụp, tháng 5/2015
Từ một máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ, ở độ cao hơn 5.000 mét, phóng viên CNN thấy các bãi cạn được biến thành các doanh trại với các tòa nhà 5 tầng, hệ thống radar lớn, nhà máy điện và đường băng đủ sức đón máy bay quân sự cỡ lớn.
Trong suốt chuyến bay, tổ bay đã nhận 6 lời cảnh báo riêng rẽ từ quân đội Trung Quốc, nói rằng họ đang ở trong lãnh thổ Trung Quốc và thúc giục họ rời đi.
"Hãy rời khỏi ngay lập tức và hãy ở bên ngoài để tránh bất kỳ sự hiểu lầm nào", lời cảnh báo phát đi qua giọng của một người.
Máy bay phản lực của Hải quân Mỹ đã bay qua 4 đảo nhân tạo chính trong quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng các công trình, là Đá Subi, Đá Chữ thập, Đá Gạc ma và Đá Vành khăn.
Bay bên trên Đá Subi, các cảm biến của chiếc Poseidon phát hiện 86 tàu, bao gồm cả tàu tuần duyên Trung Quốc, neo đậu trong một đầm phá khổng lồ, trong khi đó, trên Đá Chữ thập là một loạt nhà chứa máy bay nằm dọc theo một đường băng dài.
"Thật đáng ngạc nhiên khi thấy các sân bay ở giữa đại dương", Trung úy Lauren Callen, chỉ huy tổ bay tác chiến trên chuyến bay của Hải quân Mỹ, đưa ra nhận xét.
Mỗi khi máy bay này bị quân đội Trung Quốc cảnh báo, tổ bay của Hải quân Hoa Kỳ đều phản ứng lại với cùng một thông điệp.
"Đây là máy bay của hải quân Hoa Kỳ có chủ quyền và bất khả xâm phạm đang tiến hành các hoạt động quân sự hợp pháp ở bên ngoài không phận quốc gia của bất kỳ quốc gia ven biển nào", đó là nội dung lời đáp trả.
Phần cuối của thông điệp nêu rõ : "Khi thực hiện các quyền này được luật pháp quốc tế bảo đảm, tôi hoạt động với sự tôn trọng phù hợp đối với quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia".
Chính phủ Trung Quốc kiên quyết khẳng định các khu vực rộng lớn ở Biển Đông đã trở thành một phần lãnh thổ của nước này "từ thời xa xưa".
"Đường 9 đoạn" hay còn gọi là "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh có điểm xa nhất các tỉnh cực nam của Trung Quốc tới hơn 1.000 km, bao trùm lên gần như toàn bộ Biển Đông. Liên Hiệp Quốc ước tính 1/3 lượng vận tải hàng hải toàn cầu đi qua nơi này.
Biển Đông cũng được cho là có trữ lượng lớn dầu mỏ và khí tự nhiên chưa được thăm dò đầy đủ.
Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Indonesia, Malaysia và Brunei cũng đều có tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên nhau ở vùng biển trải rộng 3,6 triệu kilômét vuông, nhưng tuyên bố chủ quyền lớn nhất là do Trung Quốc đưa ra.
Hầu hết các nước khác đều xem tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh là không có căn cứ, quan điểm này được một tòa án quốc tế ủng hộ hồi năm 2016.
Mặc dù vậy, hầu như không có thay đổi gì trong cách tiếp cận của Trung Quốc đối với khu vực này trong những năm gần đây.
Để củng cố tuyên bố chủ quyền của mình, Bắc Kinh đã bồi đắp các bãi cạn để xây các đảo nhân tạo, sau đó quân sự hoá chúng với các đường băng và thiết bị ra-đa.
Trong gần 2 năm qua, Trung Quốc đã kiên cố hóa các đảo này, bao gồm cả việc đặt tên lửa trên quần đảo Trường Sa trong các cuộc tập trận hải quân hồi tháng Tư.
Việc làm này bất chấp lời hứa của Chủ tịch Tập Cận Bình với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hồi năm 2015 rằng chính phủ Trung Quốc sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo.
Lần gần đây nhất CNN được cho phép đi cùng một hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ trên Biển Đông là vào tháng 9/2015, khi đó máy bay của họ cũng bị quân đội Trung Quốc cảnh báo.
Kể từ đó, việc xây đảo của Bắc Kinh trong vùng biển tranh chấp đã tiếp tục và tăng tốc thêm.
Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ và các đồng minh của Mỹ về những căng thẳng trong khu vực. Họ nói rằng các cuộc tuần tra thường xuyên bằng tàu và máy bay của hải quân Mỹ ở Biển Đông là những nỗ lực để Mỹ khiêu khích Trung Quốc và do đó nước này có lý do để gia tăng sự hiện diện quân sự của họ.
(CNN, Express)
Vào lúc ASEAN và Trung Quốc loan báo thúc đẩy đàm phán về Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông, Hoa Kỳ, qua lời quan chức ngoại giao phụ trách Hiệp Hội các nước Đông Nam Á hôm 07/08/2018, đã nhấn mạnh là cần phải tránh việc nước lớn gây áp lực trên nước nhỏ trong cuộc thương thuyết. Washington cũng cho rằng bộ quy tắc ứng xử đang đàm phán phải chú ý đến các mối quan ngại của các quốc gia bên ngoài Biển Đông.
Ngoại trưởng các nước dự Diễn đàn ASEAN tại Singapore ngày 04/08/2018. Reuters/Edgar Su
Trong cuộc họp báo quốc tế qua điện thoại nhân kỷ niệm 51 năm ngày thành lập Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á ASEAN, bà Piper Campbell, đại biện lâm thời của phái bộ Mỹ bên cạnh ASEAN đã tái khẳng định rõ ràng lập trường của Hoa Kỳ trong hồ sơ Biển Đông.
Theo quan chức này : "Trong những khuôn khổ như đàm phán về bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông COC, điều cực kỳ quan trọng là không nước nào được quyền gây áp lực đối với nước khác".
Bà Campbell nói tiếp : "Điều quan trọng là mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều phải có cơ hội bảo vệ các lợi ích quốc gia, cũng như các nguyên tắc quốc tế thật rõ ràng, mà cụ thể là những điều đã được ghi trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)".
Đặc sứ Mỹ phụ trách ASEAN cũng nhấn mạnh rằng Washington luôn theo dõi sát những diễn biến tại Biển Đông. Bà Campbell cho biết, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo mới đây đã có dịp bày tỏ quan điểm của Washington, theo đó "mọi bộ quy tắc ứng xử (trên Biển Đông) cần ghi nhận các mối quan tâm và quyền lợi của các bên thứ ba".
Lời nhắc nhở này của phía Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đề nghị loại trừ các nước ngoài khu vực ra khỏi các cuộc diễn tập Hải Quân chung được đề xuất trong bộ Quy Tắc Ứng Xử, hay ra khỏi các đề án thăm dò năng lượng ở Biển Đông, một đề nghị bị cho là nhằm đẩy Mỹ ra khỏi khu vực này.
Theo báo Philippine Star ngày 08/08, đề nghị của Bắc Kinh loại trừ các bên thứ ba ra khỏi các cuộc tập trận đã được Manila tỏ ý tán đồng khi phát ngôn viên của tổng thống Duterte cho rằng không thấy trở ngại nào trong đề nghị của Trung Quốc.
Dù rất hài lòng trước việc Trung Quốc và các nước ASEAN thúc đẩy đàm phán về COC, nhưng Washington đã nhấn mạnh thêm về tầm quan trọng của việc tuân thủ luật quốc tế, bao gồm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, cũng như tôn trọng quyền tự do hàng không và hàng hải của các nước khác ở Biển Đông.
Trọng Nghĩa
Trước những hành động ngày càng quả quyết của Trung Quốc để củng cố vị thế trên Biển Đông, Hoa Kỳ cần phải hành động mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên pháp luật, bắt đầu với việc chuyển từ thế trung lập trong các tranh chấp sang chống đối đòi hỏi chủ quyền thái quá của Bắc Kinh, theo kiến nghị của các quan chức Mỹ cũng như các nhà nghiên cứu.
Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, hôm 5/3 năm 2018
Đề xuất được đưa ra tại Hội thảo thường niên lần thứ 8 về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington tổ chức vào cuối tháng Bảy năm 2018.
Lâu nay lập trường chính thức của Mỹ về các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông được tóm gọn trong tuyên bố nổi tiếng của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton ở Hà Nội hồi cuối năm 2010 là Mỹ không đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp nhưng sẽ hành động để bảo vệ luật pháp quốc tế và duy trì tự do hàng hải ở vùng biển chiến lược này.
Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, Bắc Kinh ngày càng mở rộng ảnh hưởng trên Biển Đông mà đỉnh điểm là việc họ bồi đắp và quân sự hóa các thực thể mà họ kiểm soát ở quần đảo Trường Sa.
Hiện nay, hiện trạng trên Biển Đông đã thay đổi theo chiều hướng ngày càng có lợi cho Trung Quốc. Đô đốc Phil Davidson, tư lệnh mới của Bộ chỉ huy Mỹ ở Thái Bình Dương, đã từng nói trước Thượng viện Mỹ hồi tháng Tư năm nay rằng Trung Quốc ‘hiện đã kiểm soát trên thực tế Biển Đông trong mọi kịch bản ngoại trừ xung đột quân sự với Mỹ’.
Tình hình đó đòi hỏi Mỹ phải thay đổi cách tiếp cận : chuyển hướng từ sự ‘kết hợp giữa can dự và cạnh tranh’ sang ‘đối đầu’, dân biểu Ted Yoho, chủ tịch của tiểu bang châu Á-Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, đề xuất trong bài diễn văn chủ đề của ông tại hội thảo của CSIS.
“Hoa Kỳ đang đứng trước một thời khắc quan trọng khi chúng ta phải quyết định liệu ưu tiên của chúng ta vẫn là kiểm soát quan hệ (với Trung Quốc) hay những đe dọa về hành động thù địch của Trung Quốc có đủ mạnh để chúng ta phải chống đối quyết liệt hay không,” ông Yoho nói.
“Quan hệ Hoa Kỳ-Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang tiến sang giai đoạn mới là đi từ cạnh tranh sang đối đầu, ngay cả khi việc đối đầu này có nguy cơ làm gián đoạn một số nội dung của quan hệ hai nước,” ông nói và khẳng định rằng những lợi ích của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ‘đang ngày càng lạc điệu với những chuẩn mực quốc tế và đối nghịch với lợi ích của Mỹ’.
“Tôi cho rằng cách hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông cho thấy tại sao quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc giờ đây cần phải được định hình bằng đối đầu,” ông nói.
Ông nói mặc dù lâu nay Mỹ vẫn duy trì tương đối đều đặn các hoạt động tuần tra để bảo vệ tự do hàng hải (FONOP) trên Biển Đông và giúp các quốc gia nhỏ cũng có tranh chấp ở vùng biển này tăng cường năng lực hải quân, nhưng ông thừa nhận rằng ‘nếu thực lòng đánh giá thì những chiến lược này là không đủ ở thời điểm này’.
“Ngày nay không có gì mà Mỹ làm có thể làm chậm, ngăn chặn hay đảo ngược được những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông,” ông nói và cho biết lợi ích của Mỹ cũng như các đối tác của Mỹ ở vùng biển này ‘đang trong tình trạng xấu hơn so với thời điểm một năm rưỡi trước (tức thời điểm Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền)’ với việc cán cân quân sự đang nghiêng về phía Trung Quốc và các hòn đảo nhân tạo của họ đang ngày càng được quân sự hóa nhiều hơn trong thời gian qua trong khi Trung Quốc không hề chịu hậu quả gì sau khi đã phớt lờ phán quyết của tòa án quốc tế bác bỏ yêu sách đường chin đoạn của họ.
“Do đó, các quốc gia có tranh chấp khác trở nên nhút nhát hơn và không có không gian để lên tiếng,” dân biểu Yoho nói.
Vị dân biểu này thừa nhận rằng nguyên nhân của sự thất bại trong chính sách của Mỹ là ‘Mỹ luôn tập trung vào quá trình giải quyết tranh chấp’ với mong muốn các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình tuân theo luật pháp quốc tế. Điều này có nghĩa là Mỹ không bao giờ thách thức đòi hỏi chủ quyền thái quá của Trung Quốc hay xác định luôn là những vùng biển tranh chấp đó thuộc chủ quyền của ai. Nói cách khác, về kết quả tranh chấp thì Washington giữ thái độ trung lập.
“Chính quyền Trump nên kiên quyết phản đối yêu sách lãnh thổ quá mức của Trung Quốc trên Biển Đông và xem xét những lựa chọn khả dĩ để chống lại yêu sách bất hợp pháp này,” ông nói và cho biết Mỹ không nên tập trung vào mỗi vấn đề tự do hàng hải nữa. “Chúng ta sẽ không thể nào thúc đẩy lợi ích của mình và của các nước đối tác cho đến khi chúng ta thách thức yêu sách giả mạo của Trung Quốc.”
Ông cũng thừa nhận rằng các chiến dịch FONOP mà lâu nay Mỹ vẫn thực hiện không giúp ích gì trong việc thách thức trực tiếp chủ quyền của Trung Quốc.
Những giải pháp vị dân biểu này đưa ra để chống lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc bao gồm khiến cho Bắc Kinh nhận lãnh hậu quả cho những việc họ làm ; thay đổi biến số trong tính toán lợi hại của ông Tập khi ông quyết định có hành động trên Biển Đông – chẳng hạn như tăng cường mạnh mẽ sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực nếu Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa ; trừng phạt kinh tế đối với bất cứ cá nhân nào có liên quan đến việc xây đắp đảo nhân tạo ; bắt Bắc Kinh phải gánh chịu cái giá về ngoại giao – chẳng hạn như không mời Trung Quốc tập trận RIMPAC mà thay vào đó mời Đài Loan tham gia ; sử dụng chính cách làm của Bắc Kinh như khi họ làm với Hàn Quốc trong vụ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD là trừng phạt về thương mại, tẩy chay du lịch, hàng hóa.
“Không có lý do gì để ông Tập thay đổi tính toán nếu như ông đạt được những lợi ích chiến lược với một cái giá cực kỳ thấp là không có gì ngoài hình ảnh tiêu cực trên báo chí và sự lên án của quốc tế,” ông Yoho lập luận.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng việc chống lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ‘không chỉ là công việc của riêng nước Mỹ’ mà Mỹ cần sự phối hợp của các nước đồng minh trên thế giới.
“Khi chúng ta có phán quyết của tòa trọng tài để giải quyết tranh chấp, chúng ta cần các cường quốc lớn phối hợp cùng với nhau để đưa ra lập trường rằng : đây chính là chuẩn mực kể từ nay trở về sau,” ông nói và đề cập đến vai trò của ASEAN và các nước như Nhật, Pháp, Ấn, Úc, Canada vốn đã có các tiếng nói và hành động để bảo đảm tự do lưu thông trên Biển Đông.
Ông cũng đề xuất Mỹ nên ‘đáp trả mạnh mẽ và tức thời’ trước ‘chiến thuật vùng xám’, hay ‘lát cắt từ từ’ của Trung Quốc – tức là có những hành động lấn tuyến nhưng vẫn được giữ dưới ngưỡng khiến đối thủ có thể đáp trả mạnh mẽ, một chiến thuật mà lâu nay Trung Quốc đã vận dụng một cách thành công để bành trướng trên Biển Đông.
“Nếu chúng ta không làm ngay, thì năm năm nữa hãy nghĩ chúng ta sẽ ở đâu ?” ông nói và so sánh hành động của Trung Quốc trên Biển Đông với hành động của Nga dùng vũ lực sáp nhập Crimea. Ông gọi đó là ‘hình thức chiến tranh mới của các cường quốc chuyên chế và xét lại (trật tự cũ) để ‘tấn công vào tự do, dân chủ’ và ‘biến thế giới thành một nơi mà kẻ yếu bị kẻ mạnh ức hiếp’.
Ông nói rằng ông đã nghe thấy những lời phàn nàn từ những quốc gia trong khu vực rằng ‘Mỹ đang ở đâu ?’ hay ‘Mỹ có còn cam kết với khu vực không ?’
“Tôi đứng đây để nói với quý vị từ quan điểm của Tiểu ban Châu Á-Thái Bình Dương của Hạ viện rằng chúng tôi vẫn cam kết hiện diện ở khu vực và chúng tôi muốn tiếp tục duy trì nền hòa bình đã được kiến tạo từ sau Đệ nhị Thế chiến,” ông phát biểu.
Ông Bill Hayton, chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại Viện Chatham House, Anh Quốc, và là người theo dõi tình hình Biển Đông lâu năm, cũng đồng ý với phân tích của dân biểu Yoho là cách làm của Mỹ tập trung FONOP không có tác dụng đối với Trung Quốc.
“FONOP cũng có cái lý của nó là vạch ra lằn ranh trên biển về việc vi phạm UNCLOS (Công ước Quốc tế về Luật Biển),” ông Hayton giải thích. “Nhưng đây không phải là chiến lược (để đấu lại Trung Quốc). Trung Quốc có thể vẫy tay khi những tàu chiến của Mỹ đi qua và sau đó họ vẫn tiếp tục làm những gì họ đang làm.”
Ông Hayton dẫn chứng là việc tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ cập cảng Đà Nẵng hồi đầu tháng Ba ‘không hề ảnh hưởng gì’ với sự quả quyết của Trung Quốc với Việt Nam. Chưa đầy một tuần sau khi tàu USS Carl Vinson ra khỏi Biển Đông thì đến lượt hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc tiến vào theo đúng con đường mà tàu Mỹ đã đi ra và sau đó công ty Repsol phải hủy bỏ việc thăm dò dầu khí với Việt Nam.
“Tôi cho rằng điều mà các quốc gia đông nam Á muốn ở Hoa Kỳ là tăng cường bảo vệ trật tự dựa trên luật pháp xét trên việc tiếp cận các tài nguyên trên biển như dầu khí và tôm cá (tức là quyền lợi của các nước nhỏ được khai thác tài nguyên mà họ cho là của họ). Điều đó sẽ giúp hình ảnh của Mỹ trở nên hết sức tốt đẹp ở khu vực thay vì chỉ là một cường quốc cho tàu chiến đi vào vùng biển này,” ông phân tích.
Ông Hayton nói ông đồng ý với quan điểm của dân biểu Yoho rằng Mỹ nên tiến xa hơn là chỉ giữ lập trường trung lập trên Biển Đông và nên xem xét, thách thức các đòi hỏi chủ quyền để xem đòi hỏi nào là hợp pháp còn đòi hỏi nào là phi pháp.
“Việc phản công giờ đây nên tập trung vào việc xác định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hợp pháp (của từng quốc gia tranh chấp) và Mỹ nên giúp tăng cường khả năng kháng cự của những nước đông nam Á trước các vụ xâm nhập vào EEZ của họ,” ông Hayton đề xuất.
Trao đổi thêm với VOA bên lề hội thảo về các chiến dịch FONOP của Mỹ, ông Hayton cho rằng việc chính quyền Mỹ dựa vào số lần FONOP nhiều hơn chính phủ tiền nhiệm để chứng tỏ mình có lập trường cứng rắn hơi với Trung Quốc trên Biển Đông thực ra ‘không có tác dụng gì với Trung Quốc’.
Ông cho rằng FONOP không giải quyết được vấn đề thực sự trên Biển Đông là ‘Trung Quốc đang xâm phạm quyền và lợi ích của các nước nhỏ’ và Mỹ và các cường quốc nên đi xa hơn FONOP để bảo vệ quyền lợi các nước trong khuôn khổ UNCLOS.
Trả lời câu hỏi của VOA rằng có phải chính quyền của Tổng thống Donald Trump lơ là với tình hình trên Biển Đông hơn chính phủ tiền nhiệm, ông Hayton nói : “Cũng công bằng khi nói chính quyền Trump quan tâm nhất đến thương mại, sau đó là vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên trong khi Biển Đông xếp dưới hơn nữa trong những vấn đề mà ông Trump quan tâm nhưng tôi chưa thấy dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Trump yêu cầu hải quân dừng các hoạt động tuần tra trên Biển Đông. Ông ấy không thể nào giải quyết mọi hồ sơ cùng một lúc.”
Về phần mình, bà Collin Willet, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về châu Á của Quốc hội Mỹ, nói rằng việc Mỹ từ bỏ lập trường trung lập của mình ‘là một việc rất khó’ do phải xác định ranh giới chủ quyền hợp pháp của từng bên tranh chấp trên Biển Đông và đối chiếu với các thực thể mà họ chiếm giữ.
“Khi chúng ta nói rằng đường chín đoạn của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý thì cũng được,” bà Willet phân tích, “Nhưng sau đó thì nước nào mới sở hữu không gian đó để thế giới có cái gì đó làm cơ sở để phản ứng ?”
Ngược lại với quan điểm cho rằng các chiến dịch FONOP không có tác dụng răn đe Trung Quốc, từ góc độ của Trung Quốc, Tiến sỹ Trương Phong, chuyên gia nghiên cứu của Khoa Quan hệ Quốc tế của Đại học Quốc gia Úc ở Canberra, nói rằng Bắc Kinh có cái nhìn hoàn toàn khác với Mỹ về các chiến dịch FONOP mà ông cho là ‘đe dọa đến an ninh của Trung Quốc’.
Theo ông Trương, trong khi Washington coi FONOP là để gửi ‘thông điệp pháp lý’ đến Bắc Kinh về tự do hàng hải theo luật quốc tế thì Bắc Kinh nhìn nhận FONOP dưới góc độ an ninh.
“Cho đến nay Trung Quốc đã phản ứng lại FONOP và những hành động triển khai quân sự khác của Mỹ trên Biển Đông một cách tương đối có chừng mực,” ông Trương cho biết, “Nhưng nếu Mỹ cố tình tiến quá sát đến các hòn đảo (mà Trung Quốc hiện đang nắm giữ) thì đó có thể xem là hành động khiêu khích quân sự đi quá xa so với việc gửi thông điệp pháp lý.”
“Bắc Kinh sẽ cảm thấy bị đe dọa, họ có thể sẽ phản công và xung đột sẽ xảy ra,” ông nói và nói thêm rằng vấn đề hiện nay là quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc PLA có thể chịu đựng sự tăng cường sức ép này của Mỹ thêm bao lâu nữa nếu như các chiến dịch FONOP diễn ra thường xuyên hơn và mang tính khiêu khích nhiều hơn.
Theo ông Trương thì bức tranh chiến lược trên Biển Đông hiện ‘đang lâm vào thế bế tắc’ mà theo đó ‘Mỹ không thể nào bứng Trung Quốc khỏi các hòn đảo mà không phải dùng đến vũ lực – vốn không có khả năng xảy ra, trong khi Trung Quốc cũng không thể tác động đến chính sách quân sự của Mỹ bao gồm FONOP và đẩy Mỹ ra khỏi các vùng biển gần với các hòn đảo của họ mà không có đối đầu quân sự - vốn cũng không có khả năng xảy ra’.
Ông Trương cho rằng việc Mỹ triển khai lực lượng đến Biển Đông sẽ khiến Trung Quốc càng củng cố vị trí của mình. “Trong mắt của Trung Quốc nếu Mỹ càng tỏ ra khiêu khích thì Trung Quốc sẽ càng xây dựng sự hiện diện quân sự của mình quyết liệt hơn,” ông nói.
Về quan điểm cho rằng Trung Quốc đang giữ quyền kiểm soát thực tế trên Biển Đông, Tiến sỹ Trương Phong cho rằng cần phải xác định rõ là Bắc Kinh có mục tiêu trở thành cường quốc chi phối về quân sự ở vùng biển này hay họ chỉ đang muốn nâng cao năng lực phòng vệ và răn đe để bảo vệ vị trí hiện tại của họ.
“Trung Quốc đang cố gắng làm cho Biển Đông bớt là ao nhà của Mỹ, nhưng liệu họ có thể biến nó thành ao nhà của Trung Quốc hay không ?” ông nói. “Tôi không cho rằng họ sẽ làm được.”
“Làm sao Trung Quốc có thể ngăn cho quân đội Mỹ hoạt động trong khu vực mà không tránh khỏi xung đột ? Làm sao Trung Quốc có thể đẩy quân đội Mỹ ra khỏi Biển Đông. Ngay cả giờ đây quân đội Mỹ vẫn tự do hoạt động bất cứ ở đâu và bất cứ cách nào họ muốn.”
Trả lời câu hỏi của VOA về việc Trung Quốc bồi đắp đảo và quân sự hóa trên Biển Đông có đi ngược lập trường của Trung Quốc là ‘giải quyết hòa bình các tranh chấp’ và làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc như là một ‘cường quốc có trách nhiệm’ và ‘đang trỗi dậy hòa bình’ hay không, ông Trương Phong nói quan điểm của Bắc Kinh là việc bồi đắp đảo ‘không vi phạm bất cứ điều luật quốc tế nào trước khi có phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực vào năm 2016’.
Ngọc Lễ
Nguồn : VOA, 02/08/2018