Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

jeudi, 07 mars 2019 21:20

Chiến tranh đang đến gần ?

Nếu hiểu chiến tranh là để hủy diệt nhằm thôn tính đất đai, tài nguyên, thì xứ mình vẫn chiến tranh suốt mấy mươi năm quá đó chứ. Giặc là ai à ? Trung Quốc đó. Họ cướp tài nguyên dầu khí của Việt Nam ở biển Đông. Họ gieo rắc cái chết dần mòn trong dân chúng do ô nhiễm bởi công nghệ lạc hậu từ phương Bắc thi nhau trút vào Việt Nam. Và họ cũng từng dùng súng đạn để xâm lược Việt Nam...

chientranh1

Tàu cá Trung Quốc, Philippines căng thẳng gần đảo Thị Tứ ở Biển Đông 6/3/2019

Chiều ngày 5/3, nhiều bản tin trên báo chí Việt Nam bắt đầu nhuốm mùi thuốc súng, khi diễn tả lại một bản tin nước ngoài nói rằng lính Trung Quốc dưới màu áo dân sự là ngư dân, đã vây quanh đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng hiện do Philippines khai thác ngư trường. Phía Trung Quốc cấm mọi tàu cá của các quốc gia khác bén mảng ở đảo Thị Tứ.

Trong một diễn biến khác, báo chí Việt Nam cũng rút tít đầy mạnh mẽ "Đài Loan tuyên bố 'sẵn sàng chiến đấu vào bất kỳ thời điểm nào'" trong bản tin được trích dẫn từ Reuters, mà bản tin gốc tiếng Anh vốn có tít rất hiền lành : "Rise in China's defense budget to outpace economic growth target". 

"Trung Quốc đã liên tục tuyên bố rằng họ sẽ không từ bỏ việc thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, do đó chúng tôi luôn phải thận trọng" - ông Tô Trinh Xương nhấn mạnh trong ngày 5/3 khi được hỏi về mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc.

"Chúng tôi không ngán chiến tranh và sẽ luôn sẵn sàng chiến đấu vào bất kỳ thời điểm nào" - hãng tin Reuters dẫn lời người đứng đầu cơ quan hành pháp Đài Loan khẳng định [*].

Ba năm về trước, trong bản tin phát hành nội bộ đầu tháng 1 năm 2016 của nhóm nghiên cứu thị trường chứng khoán của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã đưa ra cảnh báo với sự giảm tốc ngày càng rõ rệt của kinh tế Trung Quốc, quốc gia này có thể "xuất khẩu khủng hoảng" sang các nước khác, đặc biệt là những nước có quan hệ thương mại lớn và gần gũi về mặt địa lý, trong đó có Việt Nam.

Ở thời điểm đó, Việt Nam chỉ có 4 mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt giá trị tiền tỷ USD. Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất không phải là nông sản, mà là máy tính và sản phẩm điện tử (dĩ nhiên là gia công) với giá trị 2,6 tỷ USD, tiếp đến là xơ và sợi dệt với 1,4 tỷ USD.

Phía nhóm nghiên cứu của Vietcombank đã viết trong báo cáo của mình, khuyến cáo rằng cần theo dõi sát sao những rủi ro từ Trung Quốc. Tuy nhiên tính từ đó đến nay, dường như Trung Quốc đã ‘khống chế’ phần lớn các hoạt động kinh tế, bao gồm lãnh vực nông nghiệp của Việt Nam. Chỉ cần mới đây họ cắt giảm hạn ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam, lập tức giá lúa ở đồng bằng sông Cửu Long rớt thảm hại.

Trung tuần tháng 11 năm ngoái, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra 6 cảnh báo về chuyện làm ăn giữa Việt Nam – Trung Quốc.

Có thể tóm tắt như sau : 

Thứ nhất, Việt Nam vẫn chịu thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc. Mức thâm hụt dù đã giảm trong thời gian gần đây, song đà giảm chưa có tính bền vững.

Thứ hai, những năm gần đây xuất hiện hiện tượng ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước câu kết với doanh nghiệp Trung Quốc làm giả xuất xứ Việt Nam cho hàng hóa Trung Quốc. 

Thứ ba, thống kê thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc không đầy đủ, thiếu kịp thời và chi tiết. Hạn chế về thống kê đã hạn chế đáng kể khả năng đánh giá, điều chỉnh chính sách thương mại kịp thời của Việt Nam với Trung Quốc.

Thứ tư, phương thức thu mua của đối tác Trung Quốc có biến động đáng kể và đảo chiều tương đối nhanh tại một số thời điểm, ảnh hưởng đến cung - cầu và khai thác bền vững một số mặt hàng và/hoặc tại một số địa phương.

Thứ năm, chất lượng các dự án FDI từ Trung Quốc chưa cao, khó đáp ứng được yêu cầu phát triển của Việt Nam trong trung và dài hạn.

Thứ sáu, các dự án sử dụng ODA và vốn chính thức khác từ Trung Quốc chưa giúp cải thiện đáng kể năng lực cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các đối tác Việt Nam nói riêng. 

Vốn vay ODA Trung Quốc tại Việt Nam thường có lãi suất 3%/năm, cao hơn mức lãi vay từ các thị trường khác như Nhật Bản (0,4-1,2% tùy vào thời hạn vay) ; Hàn Quốc (0-2% tùy theo điều kiện đấu thầu) hay Ấn Độ (1,75%/ năm). Chưa kể, vay vốn từ Trung Quốc sẽ phải chịu phí cam kết 0,5%, phí quản lý 0,5%. Đối với vay thương mại, dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (Nghệ An) với mức đầu tư 2 tỉ đô la Mỹ, phải vay vốn Trung Quốc với mức lãi suất vay từ nguồn tín dụng thương mại là 10,86%/năm.

Theo các chuyên gia từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có ít nhất 5 vấn đề sau đây cần phải được các quan chức 'chóp bu' lưu ý để làm tốt trọng trách của mình : 

Một, hãy quan tâm đến hiệu quả kinh tế thực sự của các dự án lớn ; 

Hai, nên chú trọng vòng đời vận hành của các dự án, hơn là chăm chăm vào chi phí bỏ thầu thấp của Trung Quốc ; 

Ba, tránh việc trở thành con nợ chung thân của Trung Quốc với các điều khoản vay nặng nề như lâu nay ; 

Bốn, hãy vì tương lai giống nòi để chú trọng vấn đề môi trường ; 

Năm, ‘giọt máu đào hơn ao nước lã’, hãy đảm bảo sinh kế của người dân tại những nơi có dự án Trung Quốc.

Tuy nhiên đến nay phía những nhà lãnh đạo cao nhất Việt Nam như ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Xuân Phúc dường như vẫn thờ ơ các nội dung cảnh báo đó. Người ta chưa thấy báo chí đăng tải một phát biểu nào về mối nguy Bắc thuộc đang hiện diện tại Việt Nam từ các quan chức hàng VIP ấy.

Giả dụ thần Kim Quy là có thật, hôm nào đó vì ngộp thở quá do hồ Gươm ô nhiễm, Kim Quy trồi lên thoi thóp rồi nói rằng : "Giặc không còn sau lưng nữa, mà đang chung giường với bệ hạ đó !"…

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 07/03/2019

Chú thích :

[*] https://www.reuters.com/article/us-china-parliament-defence/rise-in-chinas-defense-budget-to-outpace-economic-growth-target-idUSKCN1QM03Y

Published in Diễn đàn

Manila muốn xét lại hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines (RFI, 05/03/2019)

Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines có từ năm 1951 cần phải được sửa đổi, nếu không thì Manila có nguy cơ bị kéo vào một cuộc chiến với Trung Quốc. Đây là nội dung tuyên bố vào hôm nay, 05/03/2019 của bộ trưởng quốc phòng Philippines, 4 ngày sau khi ngoại trưởng Mỹ khẳng định rằng Washington sẽ giúp Manila trong trường hợp bị tấn công trên Biển Đông.

myphi1

Lễ hạ cờ Mỹ tại một căn cứ quân sự ở Manila, khi kết thúc cuộc tập trận chung Hoa Kỳ-Philippines, ngày 11/10/2016TED ALJIBE / AFP

Trong một thông báo, bộ trưởng quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana giải thích : "Tôi lo lắng không phải là vì thiếu sự trấn an, mà là vì khả năng bị lôi cuốn vào một cuộc chiến mà Philippines không gây ra và không mong muốn".

Hôm thứ Sáu 01/03 vừa qua, nhân chuyến ghé thăm Philippines, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã khẳng định rằng căn cứ vào bản hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines ký kết năm 1951, Mỹ sẽ can thiệp giúp Philippines nếu lực lượng, tàu thuyền và phi cơ Philippines bị tấn công võ trang trên Biển Đông.

Hoa Kỳ luôn chống lại các hành vi bồi đắp, xây dựng tiền đồn của Trung Quốc trên Biển Đông đe dọa quyền tự do lưu thông, và đã thường xuyên cho chiến hạm tiến hành các cuộc tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực.

Đối với bộ trưởng quốc phòng Lorenzana, chính những chuyến tuần tra của Mỹ là nguy cơ kéo Philippines vào cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc. Theo ông, "khi cho tàu hải quân gia tăng các cuộc tuần tra tại vùng Biển Tây Philippines (tức là Biển Đông), Hoa Kỳ có nhiều khả năng bị vướng vào một cuộc chiến tranh 'có nổ súng' với Trung Quốc… Trong trường hợp đó, và trên cơ sở bản (hiệp ước 1951), Philippines sẽ tự động bị lôi vào cuộc".

Do đó, bộ trưởng quốc phòng Philippines cho rằng hai bên "cần phải xem xét lại hiệp ước" để thích ứng với môi trường an ninh "rất khác biệt" hiện nay.

Trọng Nghĩa

******************

Bộ trưởng quốc phòng Philippines kêu gọi sửa đổi hiệp ước với Hoa Kỳ (RFA, 05/03/2019)

Hiệp ước Phòng thủ chung giữa Hoa Kỳ và Philippines cần phải sửa đổi nếu không sẽ có nguy cơ khiến Manila bị lôi kéo vào một cuộc chiến với Bắc Kinh.

myphi2

Bộ trưởng quốc phòng Philippines (áo trắng) và các quan chức Mỹ (Ảnh chụp ngày 7/5/2018) - AFP

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana, vào ngày 5 tháng 3 có ý kiến như vừa nêu sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Mike Pompeo tuyên bố Washington sẽ can thiệp trong trường hợp lực lượng vũ trang Philippines bị tấn công tại khu vực Biển Đông đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước trong vùng.

Trong thông cáo đưa ra, Bộ trưởng quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana, cho rằng điều khiến ông này quan ngại không phải là thiếu sự đảm bảo từ phía Mỹ ; mà đó là sự can dự vào một cuộc chiến mà Philippines không hề muốn hay nhắm đến.

Các giới chức Philippines từng đề nghị Hiệp ước Phòng thủ chung ký năm 1951 giữa Washington và Manila không áp dụng đối với tuyến đường biển chiến lược bởi lẽ Hoa Kỳ không ngăn chặn được việc Trung Quốc bồi lấp nên các đảo nhân tạo từ những đá mà Philippines và một số nước khác trong khu vực có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

Hoa Kỳ luôn nói không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông ; trong khi đó Washington cho thực hiện các chuyến tuần tra tự do hàng hải áp sát những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi lấp nên. Hoạt động này được nói nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp.

Bộ trưởng quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana, cho rằng hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ như thế có thể tạo nên nguy cơ lôi kéo Philippines vào xung đột vũ trang. Ông Delfin Lorenzana lập luận rằng trong trường hợp hoạt động tuần tra bảo đảm tự do hàng hải mà phía Hải quân Hoa Kỳ tiến hành tại khu vực biển tranh chấp xảy ra đụng độ vũ trang, thì trên cơ sở Hiệp ước Phòng thủ chung, Manila tự động phải can dự vào.

Do đó Ông Delfin Lozenzana cho rằng cần thiết phải sửa đổi lại.

Cũng tin liên quan, hiện nay ngư dân Philippines khi ra đánh bắt tại ngư trường đảo Thị Tứ bị tàu Trung Quốc xua đuổi.

Hãng AFP loan tin ngày 5 tháng 3 dẫn phát biểu của ông Roberto del Mundo, thị trưởng Kalayaan, nói với Mạng báo Inquirer về thực tế ngư dân địa phương Palawan bị tàu Trung Quốc xua khỏi đảo Thị Tứ như vừa nêu.

*******************

‘Ngư quân’ Trung Quốc vây đảo Thị Tứ ngăn ngư dân Philippines tiếp cận (VOA, 05/03/2019)

Khoảng 50 tàu Trung Quc được cho là đã di chuyn gn đo Pagasa, còn gi là đo Th t trên qun đo Trường Sa, và đe dọa ngư dân Philippines, trang GMA News cho biết.

myphi3

Đảo Pagasa, còn gi là đo Th T, do Philippines tiếp qun.

Theo một bài báo trên News To Go ca GMA News hôm 5/3, ông Roberto Del Mundo, Th trưởng Kalayaan, cho biết t ngày 11/1 đến ngày 2/2, ông liên tc phát hin hàng chc tàu Trung Quc có mt gn đo Pagasa, đảo có tên quc tế là Th T.

Ngư dân đa phương b các dân quân Trung Quc xua đui xa khi mt cn cát gn đo này.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. cho biết các tàu cá ca c Philippines và Trung Quc đu có mt vùng bin xung quanh đảo Th t. Ông nói thêm rng c hai nước đu có ra tuyên b ch quyn đi vi khu vc này.

AP trích lời ông Salvador Panel, Phát ngôn viên ca tng thng, hôm 5/3, cho biết B Quc phòng Philippines đang kim tra các tin tc cho rng các tàu Trung Quc đã ngăn chặn ngư dân Philippines tiếp cn các bãi cát gn đo Th T do Philippines kim soát.

Trong khi đó, ông Richard Heydarian, nhà phân tích của GMA, nói rng Trung Quc đang s dng chiến thut này đ đe da ngư dân các nước khác có tuyên b ch quyền đi vi vùng bin giàu tài nguyên.

Ông cũng lưu ý rng Trung Quc đã giám sát vic nâng cp các cơ s quân s ca Philippines ti đo Th T, chng hn như vic xây dng mt bến cng và đon đường đi xung bãi bin.

Các nhà hoạt đng Philippines hôm 4/3 đã biu tình bên ngoài đi s quán Trung Quc ti Manila phn đi vic các tàu ca Bc Kinh đui theo ngư dân Philippines.

Các cuộc biu tình này din ra 3 ngày sau khi Ngoi trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo ti thăm Manila. Ông Pompeo bảo đm vi chính ph Philippines v s h tr ca quân đi Hoa Kỳ nếu như có xy ra v tn công Bin Đông.

Published in Châu Á

Hải quân Anh, Mỹ tập trận huấn luyện chung trên Biển Đông (VOA, 23/02/2019)

Các tàu hải quân Hoa Kỳ và Anh trong tun này đã tiến hành hun luyn an ninh hàng hi và hu cn Bin Đông. Đây là cuc din tp chung ln th ba ca hai hm đi tàu hi quân Tây Thái Bình Dương, theo trang tin chính thc ca Hi quân Hoa Kỳ.

biendong1

Thủy quân lc chiến và Hi quân Hoàng gia Anh trên tàu h tng HMS Monstrose din tp hun luyn cùng vi tàu ch du tiếp liu USNS Guadalupe ca Hi quân M.

Tham gia cuộc tp trn có tàu ch du tiếp liu USNS Guadalupe ca Hi quân M, tàu h tng HMS Monstrose ca Hi quân Hoàng gia Anh, và các ch huy ca hi quân hai nước.

Trong cuộc tp trn, các sĩ quan hi quân đã din tp các hot đng đ b lên tàu, khám xét và bắt gi. Ngoài ra, các con tàu cũng được thc tp hot đng tiếp liu trên bin theo quy trình ca NATO nhm đm bo hot đng này được thc hin mt cách an toàn và hiu qu.

Trung tá Conor O’Neill, chỉ huy tàu HMS Montrose, cho biết đây là đt din tập quan trọng đ gi cho c Hi quân Hoàng gia và Thy quân lc chiến ca Anh luôn trong tư thế sn sàng đ thi hành bt kỳ nhim v nào được giao phó.

"Việc chúng tôi có th thc hin đt hun luyn này và cuc din tp tiếp liu sau đó là mt minh chng cho mối quan h gn gũi gia Hi quân Hoàng gia và Hi quân Hoa Kỳ, c Thái Bình Dương và nhng nơi khác trên toàn cu", ch huy Conor O’Neill nói.

Trong khi đó, ông Eric Naranjo, trưởng nhóm thy th dân s trên tàu USNS Guadalupe, nói rng cuc tp trn giúp cho cả hai bên m rng kh năng hp tác.

Đây là đợt hp tác hun luyn ln th ba gia Hi quân Hoa Kỳ và Hi quân Hoàng gia Anh trong vài tháng gn đây. Trước đó, tàu khu trc có tên la dn đường USS McCampbell ca Hi quân M và tàu h v HMS Argyll của Hi quân Hoàng gia Anh đã tiến hành cuc tp trn chung Bin Đông vào tháng 1, và mt cuc tp trn chng ngm ba bên gia Hi quân Hoa Kỳ, Hi quân Hoàng gia Anh và Lc lượng Phòng v Bin Nht Bn cũng được t chc vào tháng 12/2018.

Guadalupe là tàu tiếp liu lp Henry J. Kaiser th 14, có nhim v tiến hành các hot đng thường ngày và h tr hu cn cho Hi quân Hoa Kỳ và các lc lượng đng minh hot đng trong khu vc thuc trách nhim ca Hm đi 7.

*********************

Tàu sân bay Anh và Pháp tuần tra Biển Đông : Viễn ảnh xa vời (RFI, 22/02/2019)

Trong thời gian qua, có rất nhiều thông tin được loan tải về khả năng cả Pháp lẫn Anh đều sắp phái tàu sân bay của mình đến Biển Đông cùng tham gia nhiệm vụ bảo vệ quyền tự do hàng hải bên cạnh các hàng không mẫu hạm Mỹ. Thế nhưng, vào ngày 21/02/2019, Paris cho biết là trước mắt khả năng đó sẽ chưa diễn ra, trong lúc, dưới sức ép của Trung Quốc, nội bộ chính phủ Anh bắt đầu tranh cãi về kế hoạch triển khai tàu sân bay qua Biển Đông.

biendong2

Tầu sân bay Charles de Gaulle, ngoài khơi thành phố Toulon, miền nam Pháp, sau 18 tháng nâng cấp. Ảnh chụp ngày 08/11/2018. Reuters/Christophe Simon

Khả năng nước Pháp cử chiếc hàng không mẫu hạm duy nhất đang hoạt động của mình là chiếc Charles-de-Gaulle qua vùng Thái Bình Dương và Biển Đông đã được chính bộ trưởng bộ Quân Lực Pháp gợi lên vào trung tuần tháng 11/2018, với thời điểm triển khai được suy đoán là đầu năm 2019.

Vào khi ấy, bà bộ trưởng Pháp Florence Parly đã nhấn mạnh rằng Paris "luôn luôn ở trên tuyến đầu trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế". Đối với bà Parly, "nếu nguyên tắc cơ bản đó của luật pháp quốc tế bị vi phạm, như trường hợp đang xảy ra tại Biển Đông, Pháp sẽ thể hiện quyền tự do hành động và lưu thông của mình trong các vùng biển đó".

Thế nhưng, vào ngày 21/02, Quân Đội Pháp đã xác nhận trở lại rằng tàu sân bay Pháp Charles-de-Gaulle đúng là sẽ lên đường vào khoảng tháng 3 hay tháng 4 qua làm nhiệm vụ ở Châu Á, nhưng chỉ hoạt động ở Ấn Độ Dương, và ghé Singapore mà thôi, còn Biển Đông không nằm trong kế hoạch.

Theo đại tá Guillaume Thomas, phó phát ngôn viên Bộ Tham Mưu Quân Đội Pháp, theo lịch trình, hàng không mẫu hạm Charles-de-Gaulle sẽ ghé Địa Trung Hải, tháng 5 tập trận "Ramsès" với Ai Cập, sau đó qua Ấn Độ Dương, tham gia cuộc tập trận "Varuna" vào tháng 7 với Ấn Độ. Bên cạnh đó, tàu sân bay Pháp cũng sẽ thao diễn với Hải Quân Nhật Bản ở Ấn Độ Dương.

Đối với đại tá Thomas, các khu vực Ấn Độ Dương và Châu Á-Thái Bình Dương nằm trong các ưu tiên của Pháp, nhưng lần này, kế hoạch hoạt động của chiếc Charles-de-Gaulle không "dự kiến" đến Biển Đông, nơi mà đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên một số đảo đá đang gây căng thẳng với các láng giềng Đông Nam Á.

Về phần Anh Quốc, chỉ mới đây thôi, hôm 11/02, bộ trưởng Quốc Phòng Gavin Williamson xác nhận rằng Luân Đôn sẽ phái hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth qua vùng Thái Bình Dương và Biển Đông, chở theo một phi đội chiến đấu cơ F-35 hỗn hợp của cả Anh lẫn Mỹ.

Thời điểm của việc triển khai này khá xa vời, vì theo kế hoạch tàu sân bay Anh chỉ chính thức đi vào hoạt động vào năm 2021 mà thôi.

Cho dù vậy, thông báo của ông Williamson đã khiến Trung Quốc bất bình, và theo truyền thông Anh, Bắc Kinh đã hủy một cuộc đàm phán thương mại dự trù với bộ trưởng Tài Chính Anh Hammond để cảnh cáo.

Phát biểu vào hôm 21/02, ông Hammond đã công nhận rằng tuyên bố của ông Williamson về ý định triển khai tàu sân bay đã khiến cho quan hệ với Trung Quốc trở nên phức tạp, một lời hàm ý chỉ trích đồng nhiệm ở bộ Quốc Phòng là đã gây khó khăn cho việc giao thương với Trung Quốc, một yếu tố tối quan trọng vào lúc nước Anh rời Liên Hiệp Châu Âu.

Báo Financial Times hôm 15/02 vừa qua, đã ghi nhận rằng cả Phủ Thủ tướng Anh lẫn bộ Tài Chánh đều giận "tái mặt" vì bài phát biểu của ông Williamson. Tuy nhiên, theo hãng Reuters, một viên chức bộ Quốc Phòng Anh khẳng định rằng phát biểu của ông Williamson đã được cả bộ Tài Chính lẫn hủ Thủ Tướng duyệt qua trước.

Dẫu sao thì các diễn biến kể trên cho thấy là việc Anh Quốc quyết định triển khai tàu sân bay qua Biển Đông không phải là đơn giản, và trong ngắn hạn, hàng không mẫu hạm Mỹ sẽ chưa có bạn đồng hành trên Biển Đông.

Trọng Nghĩa

*****************

Trung Quốc thử nghiệm hệ thống chỉ huy thời chiến ở Biển Đông (RFI, 21/02/2019)

Theo tin của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post (SCMP) ngày 20/02/2019, Trung Quốc vừa kết thúc một tháng tập trận ở Biển Đông và khu vực ở phía tây và trung Thái Bình Dương, với sự tham gia của các đơn vị hải quân, không quân và tên lửa.

biendong3

Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 6/2010. Ảnh minh họa© AFP/ Park Yeong-Dae

Các nhà quan sát quân sự được South China Morning Post trích dẫn cho rằng các cuộc tập trận này, bắt đầu từ ngày 16/01 và kéo dài 34 ngày, cho thấy quân đội Trung Quốc muốn thử nghiệm hệ thống chỉ huy sẽ được sử dụng khi xảy ra chiến tranh ở Biển Đông, đồng thời củng cố khả năng phòng thủ tên lửa của họ trên vùng biển này.

Theo thông cáo của Hạm đội Nam Hải, nhiều loại chiến hạm mới nhất của Trung Quốc đã tham gia đợt tập trận lần này, trong đó có khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường Hợp Phì (Hefei), hộ tống hạm trang bị tên lửa dẫn đường Vận Thành (Yuncheng), tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn (Changbaishan) và tàu tiếp liệu Hồng Hồ (Honghu).

Cũng theo thông cáo Hạm đội Nam Hải, để mô phỏng tình huống chiến tranh thật sự, đợt tập trận lần này ở vùng Biển Đông không theo một kịch bản có sẵn và cũng không có thông báo trước nào đưa ra, mọi chỉ thị và các phương án xử lý đều dựa trên tình huống chiến đấu thực tế.

Các hoạt động thao dượt khác bao gồm đánh trả các tàu tấn công, cứu hộ bằng không quân và tập trận bắn đạn thật. Trong 34 ngày, các binh chủng của quân đội Trung Quốc đã phối hợp tiến hành 20 cuộc tập trận khác nhau.

Một nguồn tin giấu tên nhân dịp này cho nhật báo SCMP biết Lực lượng Tên lửa của quân đội Trung Quốc muốn triển khai thường trực các tên lửa phòng không HQ-9 và tên lửa chống hạm YJ tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam từ năm 1974.

Thanh Phương

**********************

Trung Quốc thử nghiệm hệ thống chỉ huy thời chiến ở Biển Đông (RFA, 21/02/2019)

Trung Quốc vừa tiến hành hơn một tháng diễn tập chiến đấu tại khu vực Biển Đông, khu vực tây và trung Thái Bình Dương.

biendong4

Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc. Chu Hải, Quảng Đông, 11/2018. AFP

Thông tin này được tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, phát hành tại Hong Kong, đưa ra trong số ngày 20 tháng 2 với trích dẫn lời nhà phân tích quân sự Tống Trọng Bình, dựa trên những nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc.

Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng cho biết Trung Quốc đang thử nghiệm một hệ thống chỉ huy thời chiến bao trùm khu vực Biển Đông, khu vực miền Tây và Trung Thái Bình Dương. Từ ngày 16 tháng 1/2019 đến nay các lực lượng hải quân, không quân và các đơn vị tên lửa của Trung Quốc tại khu vực này, bao gồm các chiến hạm mới nhất, các hệ thống hỏa tiễn,… đã thực hiện 20 cuộc diễn tập, trong đó có tập trận bắn đạn thật.

Những cuộc thử nghiệm này được đặt trong tình huống chiến tranh bất ngờ.

Quân đội Trung Quốc cho biết những thử nghiệm này giúp cho họ tăng cường sự hiểu biết cũng như khả năng chiến đấu.

Đặc biệt trong kỳ diễn tập và thử nghiệm này lực lượng hỏa tiễn phòng không và chống tàu chiến được đặc biệt chú ý, và có thể sẽ triển khai trên đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa trong Biển Đông hiện do Trung Quốc kiểm soát.

Nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc tiết lộ rằng cho đến nay các hỏa tiễn không được triển khai nhiều vì e ngại các chuyến bay thám thính của quân đội Hoa Kỳ.

Theo lời nhà phân tích Tống Trọng Bình, thì lực lượng hỏa tiễn hạt nhân vẫn thuộc Quân Ủy Trung Ương , nhưng các lực lượng hỏa tiễn qui ước sẽ được giao về cho bộ tư lệnh địa phương trong thời chiến.

Đợt diễn tập trong 34 ngày từ giữa tháng giêng vừa qua nhằm thử nghiệm hệ thống chỉ huy thời chiến mang tính phối hợp giữa các lực lượng với nhau.

Published in Châu Á

AMTI : Trung Quốc điều dân quân tới đảo Thị Tứ Biển Đông (RFI, 07/02/2019)

Hôm 06/02/2019, tổ chức Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) dựa trên các hình ảnh vệ tinh, tiết lộ rằng "một số tàu Trung Quốc đã hoạt động trong khu vực giữa bãi đá Subi và đảo Thị Tứ, Biển Đông, ít nhất kể từ tháng 7 năm 2018"

biendong1

Binh sĩ Philippines trên đảo Thị Tứ, Trường Sa , nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan. Ảnh chụp ngày 11/05/2015. AFP PHOTO / POOL / RITCHIE B. TONGO

AMTI thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), trụ sở tại Washington, cho biết hành động nói trên của Trung Quốc có thể là nhằm "đáp trả nỗ lực ban đầu của Philippines về việc tu sửa đường băng" trên đảo Thị Tứ vào tháng 5 năm 2018.

Thị Tứ là đảo tự nhiên lớn thứ 2 tại quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông, hiện do Philippines kiểm soát, nhưng Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan cùng đòi chủ quyền.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 04/02 cho biết Manila đặt mục tiêu hoàn thành một đoạn đường dốc trên đảo Thị Tứ "trong đầu năm 2019", theo tin của tờ Philippine Daily Inquirer.

Theo AMTI, đoạn đường này "sẽ tạo thuận lợi cho việc cung cấp thiết bị và vật liệu xây dựng cho hòn đảo để phục vụ các hoạt động nâng cấp đã được dự trù", đặc biệt là nâng cấp đường băng trên đảo. Và Trung Quốc đã đáp trả công trình mới của Philippines này "bằng cách triển khai một đội tàu lớn từ đá Subi, chỉ cách Thị Tứ hơn 12 hải lý về phía tây nam". Đội tàu này gồm một số tàu của hải quân Trung Quốc và Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG), cùng với hàng chục tàu cá lớn, có kích thước từ 30 đến 70 mét.

Các chuyên gia của AMTI cho rằng các tàu cá này "có những dấu hiệu thuộc về lực lượng dân quân hàng hải của Trung Quốc", có trang bị hệ thống vô hiệu hóa máy thu phát tự động (AIS) nhằm che giấu các hoạt động của họ.

Thanh Phương

*******************

Nhật phản đối Trung Quốc khoan dầu tại vùng biển tranh chấp (RFI, 07/02/2019)

Nhật Bản hôm 07/02/2019 lên tiếng phản đối việc Trung Quốc tiếp tục đưa tàu khoan dầu đến một mỏ khí đốt tại vùng biển tranh chấp ở biển Hoa Đông.

biendong2

Dàn khoan khai thác khí tại vùng mà Trung Quốc gọi là Xuân Hiểu (Chunxiao), còn đối với Nhật là Sirakaba - Reuters/Kyodo

Phản kháng của Nhật thông qua con đường ngoại giao được đưa ra sau khi Tokyo khẳng định chiếc tàu này vào tháng Giêng đã di chuyển đến gần đường phân cách giữa hai nước trên biển Hoa Đông, dường như đang thăm dò tài nguyên. Trước đó vào tháng 9/2018, Nhật đã phát hiện chiếc tàu đang khoan dầu khí, sau đó tàu này dời đi nơi khác.

Chánh văn phòng nội các Nhật, ông Yoshihide Suga, tuyên bố : "Thật vô cùng đáng tiếc là Trung Quốc vẫn tiếp tục đơn phương triển khai các hoạt động này".

Bắc Kinh hiện có 16 dàn dầu khí bên phía Trung Quốc, ở gần đường ranh giới vùng đặc quyền kinh tế. Tokyo lo sợ Trung Quốc âm thầm hút đi tài nguyên dầu khí bên phía Nhật.

Phát hiện trên đây diễn ra trong bối cảnh quan hệ Nhật-Trung đang có tiến triển. Hôm thứ Bảy, đôi bên đã thỏa thuận đẩy nhanh việc chuẩn bị chuyến viếng thăm Nhật Bản của ông Tập Cận Bình. Trong cuộc gặp tại Bắc Kinh, thứ trưởng ngoại giao Nhật Takeo Mori và ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định đó là "sự kiện quan trọng nhất trong năm nay" của cả hai nước.

Thụy My

********************

Năm 2019 Trung Quốc có thể tăng cường "tuần tra hàng hải" ở Biển Đông (GDVN, 04/02/2019)

Về các cuộc tuần tra đang diễn ra trên biển Hoa Đông và Biển Đông, ông Hứa Kỳ Lượng chỉ thị cảnh sát biển Trung Quốc phải "chuẩn bị tốt cho các kịch bản".

biendong3

Tướng Hứa Kỳ Lượng, ảnh : Reuters.

Tân Hoa Xã ngày 3/2 đưa tin, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng cùng ngày nhấn mạnh yêu cầu xây dựng một lực lượng thực thi pháp luật hàng hải mạnh mẽ và hiện đại.

Ông Lượng cũng là Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã nêu yêu cầu này khi tới chúc Tết các sĩ quan, binh lính cảnh sát biển Trung Quốc.

Về các cuộc tuần tra đang diễn ra trên biển Hoa Đông và Biển Đông, ông Hứa Kỳ Lượng chỉ thị cho lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc phải "chuẩn bị tốt cho các kịch bản khác nhau", khuyến khích họ kiên quyết bảo vệ (cái gọi là) quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc.

Hứa Kỳ Lượng kêu gọi phát triển lực lượng cảnh sát biển vững chắc hơn và gắn liền với chiến lược phát triển Trung Quốc thành một cường quốc biển.

Ông Lượng cũng nhấn mạnh việc cần phải tăng cường đều đặn sự sẵn sàng của cảnh sát biển Trung Quốc trong việc bảo vệ các quyền lợi hàng hải và thực thi luật pháp trên biển, cải thiện khả năng đối phó với các rủi ro và thách thức liên quan [1].

Trong một động thái khác có liên quan, ngày 30/1 South China Morning Post đưa tin, Trung Quốc đã xây dựng một trung tâm cứu hộ (bất hợp pháp) trên đảo nhân tạo ở đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa (thuộc Khánh Hòa, Việt Nam ; 7 cấu trúc hiện bị Trung Quốc chiếm đóng, đảo hóa và quân sự hóa trái phép).

Thông báo này được Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc đưa ra 6 tháng sau khi Trung Quốc điều tàu cứu hộ Nanhaijiu 115 đến Su Bi.

Đảo nhân tạo trên đá Chữ Thập có doanh trại cho hơn 1000 quân với nguồn cung cấp nước ngọt, năng lượng pin mặt trời và các nhà kính trồng rau, bên cạnh hệ thống vũ khí, công sự [2]

Hồng Thủy

Chú thích :

[1] http://www.xinhuanet.com/english/2019-02/03/c_137797573.htm

[2] https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/2184351

Published in Châu Á

Biển Đông : Trung Quốc mở trung tâm cứu hộ trên biển ở Trường Sa (RFI, 30/01/2019)

Trong một động thái bị xem là để củng cố quyền kiểm soát trên Biển Đông, Bắc Kinh vào hôm 29/01/2019 đã khai trương một trung tâm cứu hộ trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) vùng quần đảo Trường Sa. Đây là một trong 7 thực thể Trung Quốc kiểm soát tại Trường Sa, nhưng bị một số láng giềng Đông Nam Á đòi hỏi chủ quyền.

bd1

Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), quần đảo Trường Sa, nhìn từ trên không. Ảnh chụp của Asia Maritime Transparency Initiative. Công bố ngày 16/06/2017 Reuters/AMTI

Theo Tân Hoa Xã, được báo Nhật Bản The Japan Times trích dẫn, bộ Giao Thông Trung Quốc đã chính thức khánh thành cơ sở này nhằm "bảo đảm tốt hơn vấn đề an toàn giao thông và vận tải ở Biển Đông", hỗ trợ cho các hoạt động cứu hộ trên biển ở khu vực phía nam Biển Đông, gần quần đảo Trường Sa.

Theo báo Japan Times, với ý đồ nắm quyền kiểm soát Biển Đông, trong thực tế Bắc Kinh đã biến các thực thể trong tay họ thành tiền đồn quân sự, trong đó ba thực thể Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn ở Trường Sa đều có sân bay quân sự, được trang bị tên lửa, kho chứa rộng rãi và một loạt cơ sở có thể theo dõi các vệ tinh, hoạt động quân sự và thông tin của nước ngoài.

Để trấn an những lo ngại về việc quân sự hóa các đảo nhỏ đó, Bắc Kinh liên tục nói rằng các cơ sở đó chỉ có mục đích phòng thủ, còn chức năng chính của các đảo mang tính chất dân sự, nhằm phục vụ lưu thông cho tất cả tàu bè trong vùng.

Nhằm chứng tỏ điều đó, Trung Quốc đã cho xây dựng các cơ sở bảo tồn và phục hồi sinh thái và trung tâm quan sát biển trên Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn. Cuối tháng 7 năm ngoái, Trung Quốc tuyên bố sẽ cho đồn trú vĩnh viễn một tàu tìm kiếm và cứu hộ tại Đá Xu Bi, nơi đã có một hải đăng và bến tàu rộng lớn.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát đã cho rằng các động thái đó có thể giúp Bắc Kinh áp đặt trong thực tế yêu sách chủ quyền của họ.

Cũng liên quan đến Biển Đông, Nhật Bản và Philippines đã lên kế hoạch tập trận hải quân chung trong vùng, nhân dịp khu trục hạm Nhật Bản JS Ikazuchi ghé thăm hữu nghị cảng Manila trong ba ngày, kể từ hôm qua 29/01/2019.

Đây là lần thứ tám Hải Quân Nhật cử tàu ghé cảng Philippines kể từ năm 2016.

Trọng Nghĩa

*******************

Trung Quốc xây trung tâm cứu hộ tại Đá Chữ Thập ở Trường Sa (RFA, 30/01/2019)

Trung Quốc vừa xây một trung tâm cứu hộ hàng hải tại đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa. Với cơ sở mới này Bắc Kinh đang đẩy mạnh kế hoạch biến nơi này thành một trung tâm hậu cần lớn nhất ở Biển Đông, vùng nước đang có tranh chấp với một số nước trong khu vực bao gồm Việt Nam.

bd2

Hình chụp vệ tinh : Đá Chữ Thập ở Trường Sa Courtesy AMTI (CSIS)

Mạng báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng vào ngày 30 tháng 1 loan tin vừa nêu, dẫn thông báo của Bộ Giao Thông- Vận Tải Trung Quốc trước đó một ngày, tức ngày 29 tháng 1.

Công bố của Bộ Giao Thông- Vận Tải Trung Quốc được đưa ra sáu tháng sau khi Trung Quốc cho tàu Nam Hải Cứu 115 đến neo đậu tại Đá Subi, Trường Sa. Đây là một trong những bãi đá mà Trung Quốc bồi lấp thành đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Theo Bộ Giao Thông- Vận Tải Trung Quốc thì trung tâm cứu hộ hàng hải tại Đá Chữ Thập sẽ hỗ trợ mạnh mẽ và toàn diện hơn cho công tác cứu hộ. Trung tâm này cũng là một bộ phận của cơ quan cứu hộ Biển Đông thuộc Bộ Giao Thông- Vận Tải của chính quyền Bắc Kinh.

Đá Chữ Thập được bồi đắp thành một đảo nhân tạo rộng 2,8 kilomet vuông.

Vào tuần trước, Nhật báo Giải Phóng Quân Nhân dân Trung Quốc, cho công bố bức ảnh với độ phân giải cao Đá Chữ Thập. Hình ảnh cho thấy tại đó có một cảng hoàn chỉnh cho tàu lớn neo đậu, bãi cỏ cạnh đường băng dài 3 kilomet và hơn 100 nhà cửa trên đó.

Trên Đá Chữ Thập do Trung Quốc bồi lắp nay có một trạm quan sát thời tiết, một trạm thủy văn và hải dương, những cơ sở khôi phục san hô, một hải đăng, một bệnh viện…

Những hình ảnh radar trước đây cũng cho thấy trên Đá Chữ Thập còn có nhà vòm chứa thiết bị radar, thiết bị thông tin liên lạc, các nhà chứa máy bay, bệ tên lửa, những đường hầm ngầm, ăng ten radar tần số cao và những cơ sở quân sự khác.

Tin cũng nói rõ trên Đá Chữ Thập có hơn 1 ngàn quân đồn trú được cung cấp nước ngọt, dàn pin mặt trời, nhà kính trồng rau xanh, và các cơ sở thể thao.

Tuy nhiên Đá Chữ Thập chỉ mới là đảo nhân tạo lớn thứ ba trong số những đảo mà Trung Quốc bồi lắp nên tại khu vực Trường Sa. Hai đảo lớn hơn có diện tích mỗi đảo gần gấp đôi Đá Chữ Thập là Subi và Vành Khăn.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền gần như trọn Biển Đông trong đường đứt khúc 9 đoạn mà họ tự vạch ra. Tuy nhiên đường này đã bị Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc tế ở La Haye vào ngày 12 tháng 7 năm 2016 tuyên không có căn cứ về pháp lý.

*******************

Bộ trưởng Quốc phòng Úc : Bắc Kinh gây ra nỗi lo lắng tại Biển Đông (RFA, 29/01/2019)

Bộ trưởng Quốc phòng Úc Christopher Pyne kêu gọi Trung Quốc giải quyết căng thẳng ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế, sau khi Bắc Kinh bất ngờ giam giữ ông Dương Hằng Quân, một nhà văn mang song tịch Úc – Trung Quốc.

bd3

Bộ trưởng Quốc phòng Úc Christopher Pyne trong Diễn đàn Fullerton của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Singapore. Ảnh chụp 28/1/2019. AP

AP loan tin vừa nêu ngày 28/1, trích lời phát biểu của Bộ trưởng Pyne tại một diễn đàn ở Singapore có sự tham dự của đại diện quốc phòng từ 24 nước.

Ông Pyne cho biết các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi lắp nên ở vùng biển tranh chấp đã làm gia tăng sự lo lắng cho nhiều nước. Theo ông này nếu Trung Quốc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế thì điều này sẽ tạo niềm tin vào Trung Quốc trong việc hỗ trợ và cổ súy văn hóa tôn trọng quyền của tất cả các quốc gia.

Ông nói rằng Úc sẵn sàng tham gia vào các hoạt động đa phương tại vùng biển quốc tế, nơi có tầm quan trọng lớn đối với thương mại toàn cầu cũng như giàu trữ lượng cá và tiềm năng dầu khí.

Trung Quốc đang gây áp lực với các nước láng giềng nhỏ hơn ở vùng Biển Đông mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ. Bộ trưởng Quốc phòng Úc khẳng định mặc dù Úc không mong muốn kiềm hãm Trung Quốc, nhưng lại muốn các quốc gia tại khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương không phải đưa ra lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và chủ quyền.

Bộ trưởng Quốc phòng Úc nói thêm rằng sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không nên được định nghĩa theo các thuật ngữ đối nghịch hoàn toàn, hay Chiến tranh lạnh mới, vì các nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau hiện nay nhiều hơn rất nhiều so với khi phương Tây đối chọi với khối Xô Viết.

Vẫn theo ông Christopher Pyne, vai trò của Úc là một trong những nước có thể nói chuyện với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ một cách cởi mở và thẳng thắn.

Ông Pyne khẳng định không có lợi ích gì trong việc kìm hãm sự phát triển và thịnh vượng của Trung Quốc. Nhưng đồng thời Úc hy vọng sẽ cùng Nhật Bản gia tăng sự gắn kết với Ấn Độ - Thái Bình Dương, nơi có các tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới.

Về chi tiêu quốc phòng của Úc, Bộ trưởng Pyne cho biết Canberra sẽ đầu tư hơn 90 tỷ đô la Úc vào một đội tàu ngầm, tàu khu trục và các tàu khác để tăng cường khả năng hàng hải. Ông cho biết thêm rằng Australia hy vọng sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên hơn 2% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2021.

Ông Pyne đã đến thăm Bắc Kinh vào tuần trước cho một cuộc họp với người đồng cấp Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa. Họ đã thảo luận về việc giam giữ nhà văn người Úc gốc Hoa, ông Dương Hằng Quân, người mà Trung Quốc đã cáo buộc gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

Bộ trưởng Quốc phòng Úc không cho biết thêm chi tiết về vấn đề này nhưng cho biết quan hệ của Úc với Trung Quốc đang ở hướng tích cực.

Published in Châu Á

Kinh tế : GDP của Trung Quốc tăng ở mức thấp kỷ lục (RFI, 21/01/2019)

Theo thông cáo của Tổng Cục Thống Kê Trung Quốc ngày 21/01/2019, GDP nước này cho cả năm 2018 tăng 6,6%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ 28 năm qua. Giới quan sát cho rằng tình hình còn xấu đi thêm trong năm 2019.

dna3

Ảnh minh họa : Đồng tiền và quốc kỳ Trung Quốc Reuters

Một số nhà phân tích nhận định, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chỉ giải thích một phần hiện tượng nói trên. Tăng trưởng bị chậm lại xuất phát từ chỗ Bắc Kinh quyết tâm giảm bớt nợ của Trung Quốc.

Dù vậy theo thông tín viên đài Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh, trong cuộc họp báo sáng nay, giám đốc Tổng Cục Thống Kê Trung Quốc ông Ninh Cát Triết (Ning Jizhe) tin tưởng vào niềm năng tiêu thụ nội địa.

"Kinh tế Trung Quốc bắt đầu hụt hơi từ trước khi Mỹ ban hành các biện pháp tăng thuế. Tổng sản lượng nội địa của nền kinh tế thứ nhì trên thế giới tăng 6,4% quý tư vừa qua. Đây là mức tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 2009, ngay sau cuộc khủng hoảng tín dụng địa ốc bùng nổ.

Nhìn chung cho cả năm, GDP Trung Quốc tăng 6,6 % do các hoạt động kinh tế bị chựng lại và tiêu thụ nội địa sụt giảm. Trả lời báo chí sáng nay, giám đốc Tổng Cục Thống Kế Ninh Cát Triết cho biết : Tình hình quốc tế phức tạp và bấp bênh, kinh tế Trung Quốc chịu sức ép theo hướng sụt giảm. Dù vậy quan chức này tìm cách trấn an cử tọa khi cho rằng, tuy có bị chựng lại, nhưng kinh tế vẫn đủ vững để kháng cự trong trường hợp đọ sức thương mại với Mỹ kéo dài. Quan chức này nói thêm, tầng lớp trung lưu ước tính khoảng 400 triệu dân có điều kiện để mua xe hơi, tậu nhà và du lịch, nhờ đó kinh tế của Trung Quốc phát triển một cách lành mạnh.

Trong bộ y phục sậm màu và cà vạt màu xanh nước biển, giám đốc Tổng Cục Thống Kế Trung Quốc đã không quên nhắc tới tỷ lệ thất nghiệp. 4,9 % trong năm 2018 là một thành tích ngoài mong đợi của chính quyền và đây là một tin vui vào dịp gần Tết Nguyên đán. Tin này được đưa ra trong bối cảnh tập đoàn điện tử Foxconn của Đài Loan vừa thông báo không triển hạn 50.000 hợp đồng với nhân công Trung Quốc kể từ tháng 10 vừa qua. Quyết định này như vậy là được đưa ra sớm một tháng so với dự báo."

Thanh Hà

******************

Sau Brexit, Biển Đông vẫn là ưu tiên của Anh Quốc (RFI, 21/01/2019)

Mất điểm tựa là Châu Âu, Anh Quốc lại càng phải thiết tha hơn với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, với vùng Biển Đông, nơi "12 % tổng kim ngạch mậu dịch" của vương quốc Anh phải đi qua. Trên đây là nhận định được chuyên gia Carl Thayer, Học Viện quốc phòng Úc, đăng trên tạp chí The Diplomat trong ấn bản ngày 17/01/2019.

dna1

Ngoại trưởng và Bộ trưởng quốc phòng Anh và Úc trong cuộc họp báo tại Sydney, Úc ngày 27/07/2017PETER PARKS / AFP

Vào lúc nguy cơ không đạt được thỏa thuận ly dị với Liên Hiệp Châu Âu càng lúc càng cận kề, nguy cơ Anh Quốc mất hết những lợi thế kinh tế, thương mại và có thể là cả về mặt chiến lược với các đồng minh cũ ngày càng lớn, thiệt hại đối với nền kinh tế xứ này chưa biết đâu mà lường, thì câu hỏi đặt ra là trong giai đoạn hậu Brexit, liệu rằng nước Anh có còn đủ sức củng cố vai trò tại vùng Viễn Đông như điều đã thấy từ hơn hai năm qua hay không ?

Trong bài viết, giáo sư Thayer điểm lại chiến lược Viễn Đông của Luân Đôn từ năm 2016, sau khi đa số người dân Anh đòi từ dã mái nhà chung Châu Âu. Năm 2016 thủ tướng Theresa May và ngoại trưởng Boris Johnson bắt đầu phác họa ra chính sách Global Britain, với tầm nhìn toàn cầu, đặc biệt là tăng cường vai trò của vương quốc Anh ở Ấn Độ -Thái Bình Dương, một cụm từ từng được chính quyền Mỹ của tổng thống Donald Trump sử dụng. Chiến lược này chú trọng vào hai vế : kinh tế và quốc phòng. Theo giới chuyên gia, Luân Đôn đặc biệt muốn "thành lập một liên minh với Hải Quân tại các nền dân chủ trong khu vực như Úc, New Zealand, Nhật Bản Hàn Quốc và Singapore".

Một năm sau đó, cũng ngoại trưởng Johnson trong một chuyến công du Úc thông báo kế hoạch điều tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và chiếc HMS Prince of Wales đến Biển Đông vào năm 2020 nhân danh quyền tự do lưu thông trên biển và trên không.

Vào những ngày cuối của năm 2018, bộ trưởng quốc phòng Anh, Gavin Williamson, tiết lộ kế hoạch mở căn cứ quân sự trong vùng Viễn Đông trong vòng "hai năm sắp tới" và rất có thể Luân Đôn sẽ chọn Singapore hoặc Brunei làm địa bàn. Trong mắt chuyên gia Học Viện quốc phòng Úc Carl Thayer, đây là một dấu hiệu mới cho thấy trong vế an ninh, Luân Đôn "trong thời gian gần đây, ngày càng quan tâm nhiều hơn đến Đông Nam Á".

Vẫn theo ông Thayer, Anh Quốc cũng đã tìm cách hâm nóng lại thỏa thuận mang tên "Five Power Defence Arrangements" (FPDA) từng ký kết với 5 thành viên trong vùng hồi năm 1971. Năm quốc gia đó gồm Anh Quốc, Úc, Malaysia, New Zealand, và Singapore. Các nước này đều là thành viên Khối Thịnh Vượng Chung.

Nhưng trước 1001 thách thức đang đặt ra trước ngày chia tay Liên Hiệp Châu Âu, liệu rằng Anh Quốc có đủ sức để tiếp tục theo đuổi chiến lược đông tiến nữa hay không ?

Chuyên gia Úc Carl Thayer nêu ra ba lý do giải thích rằng, chẳng những Luân Đôn phải tiếp tục chiến lược đó mà còn phải "nỗ lực hơn nữa" trong chính sách về Viễn Đông.

Thứ nhất là về mặt an ninh, do không còn bị ràng buộc vì chính sách chung của Châu Âu, Anh Quốc sau này sẽ dễ dàng tham gia, và đóng góp duy trì ổn định, an ninh cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Không nên quên là khoảng 12% tổng trao đổi mậu dịch của nước Anh được vận chuyển qua Biển Đông.

Lý do thứ hai là các nước trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ trở thành một điểm tựa kinh tế và thương mại của nước Anh trong thời kỳ hậu Brexit. Chuyên gia Carl Thayer cho rằng Luân Đôn cần nhanh chóng đàm phán về một hiệp định tự do thương mại với từ Úc đến Việt Nam... và nhất là cần tham gia CPTPP – Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương.

Cuối cùng, chuyên gia Học Viện quốc phòng Úc nhắc lại rằng, Hải Quân vương quốc Anh là một trong những lực lượng tinh nhuệ và lợi hại nhất thế giới. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để nước Anh trở thành một đối tác có uy tín với các đối tác trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Trong giai đoạn từ 2013 đến 2017, Anh là nguồn cung cấp vũ khí lớn thứ sáu trên thế giới. Cách nay hai năm, Luân Đôn đã ký một hợp đồng quân sự với Indonesia trị giá hơn 11 tỷ đô la. Năm ngoái, đến lượt Canberra đặt mua 26 tỷ đô la trang thiết bị quân sự của Anh cho Hải Quân Úc.

Khó có thể tin rằng, trước ngần ấy những lợi thế, Luân Đôn vì một lý do này hay một lý do khác, sẽ kém vồn vã hơn với các đối tác Châu Á trong thời hậu Brexit.

Thanh Hà

***********************

Bị tố cáo là "hiểm họa", Trung Quốc gay gắt đả kích Thụy Điển (RFI, 2/01/2019)

Như thông lệ từ nhiều tháng nay, mỗi lần gặp chuyện không vừa ý từ Thụy Điển, là Bắc Kinh lại lớn tiếng công kích những ai có liên quan. Đại sứ quán Trung Quốc tại Stockholm hôm thứ Sáu 18/01/2019 vừa qua đã cực lực phản đối các lời báo động trong dư luận Thụy Điển về các "mối đe dọa" về an ninh mà cường quốc Châu Á có thể đặt ra cho nước Bắc Âu nổi tiếng là hiền hòa này.

dna2

Thụy Điển : quan cảnh thành phố mỏ Kiruna, nơi Trung Quốc xây trạm vệ tinh.© Flickr/Chas B/CC by 2.0

Trong một bản thông cáo chính thức, phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại Thụy Điển cho biết đã ghi nhận được là trong thời gian gần đây "một số chính khách cao cấp và truyền thông" Thụy Điển đã cho rằng Trung Quốc là một "mối đe dọa về an ninh" " và đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài là "đáng lo ngại".

Đối với người phát ngôn sứ quán Trung Quốc, đó là những tuyên bố "vô căn cứ", được "cố tình ngụy tạo và thổi phồng", và "hoàn toàn vô trách nhiệm".

Bản thông cáo cũng nhắc lại rằng một vài người đã cáo buộc Trung Quốc về tội ‘kiểm soát’ mạng lưới và cơ sở hạ tầng viễn thông, nhưng chưa hề đưa ra được bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào. Theo phía Trung Quốc, đó là những suy đoán đầy "ác ý" và "hoàn toàn phi lý".

Theo ghi nhận của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 19/01, có hai sự kiện trong những tuần lễ đầu năm 2019 đã khiến cho Bắc Kinh phản ứng tức tối.

Trước hết đó là lời cảnh báo từ giới chuyên gia quốc phòng Thụy Điển, theo đó một trạm vệ tinh do Trung Quốc điều hành tại miền bắc quốc gia này có thể phục vụ cho quân đội Trung Quốc. Bên cạnh đó là quyết định xem xét khả năng cấm tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi tham gia xây dựng mạng lưới di động 5G tại Thụy Điển.

Tính lưỡng dụng - dân sự và quân sự - của trạm vệ tinh Kiruna

Nguy cơ Trung Quốc có thể sử dụng trạm vệ tinh dân sự ở Thụy Điển mà họ được giao quyền điều hành vào mục tiêu quân sự, đã được Cơ Quan Nghiên Cứu quốc phòng FOI trực thuộc bộ QuốcPhòng Thụy Điển nêu bật trong tuần qua, xem đấy là một mối đe dọa an ninh.

Cơ sở có liên quan là trạm vệ tinh mặt đất ở Kiruna, miền cực bắc Thụy Điển mà Trung Quốc đã xây dựng năm 2016 để dùng vào mục tiêu dân sự. Tuy nhiên, trả lời đài truyền hình SVT hôm Chủ Nhật, 13/01/2019 vừa qua, một trong những chuyên gia của Cơ Quan Nghiên Cứu quốc phòng Thụy Điển đã báo động rằng hợp tác trên danh nghĩa là dân sự đó rốt cuộc sẽ bị quân đội Trung Quốc kiểm soát.

Theo báo South China Morning Post số ra ngày 14/01, thì giới nghiên cứu thuộc cơ quan FOI cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng trạm vệ tinh – theo dõi vùng Bắc Cực – để bổ sung thông tin tình báo cho quân đội của họ, thậm chí hỗ trợ cho việc giám sát khu vực bằng vệ tinh nếu vệ tinh quân sự Trung Quốc không còn khả năng hoạt động trong trường hợp nổ ra chiến tranh.

Theo ông John Rydqvist, một nhà nghiên cứu của FOI, do việc Trung Quốc mập mờ về ranh giới giữa quân sự và dân sự, cần phải cẩn trọng trong việc hợp tác giữa cơ quan không gian Nhà nước Thụy Điển SSC với trạm vệ tinh Trung Quốc, vì thông tin thu thập được có một vai trò quân sự và chính quyền Thụy Điển phải quan tâm.

Đối với chuyên gia này, về phương diện tổ chức, hầu như tuyệt đại bộ phận chương trình không gian Trung Quốc mang tính chất quân sự.

Tram vệ tinh tại Thụy Điển đóng một vai trò trong chương trình vệ tinh Cao Phân (Gaofen) của Trung Quốc – một mạng lưới vệ tinh quan sát cung cấp cho Trung Quốc khả năng giám sát toàn cầu.

Theo website của chính phủ Trung Quốc, trạm vệ tinh ở Kiruna đã mất đến hai năm để hoàn tất, và là "trạm vệ tinh mặt đất đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài".

Trạm vệ tinh nằm dưới quyền quản lý của một viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc, một định chế về danh nghĩa không có liên hệ với quân đội.

Cơ quan không gian Thụy Điển SSC, định chế đã ký thỏa thuận về trạm vệ tinh đã tìm cách trấn an, bác bỏ lời cảnh báo của FOI, khẳng định với đài SVT rằng là hợp tác với Trung Quốc mang tính chất thuần túy dân sự.

Tuy nhiên các chuyên gia vẫn cảnh giác, ông Rydqvist cho rằng cơ quan SSC nên giám sát trạm vệ tinh Trung Quốc một cách chặt chẽ hơn, và "nếu có bất kỳ mối nghi ngờ nào về nguy cơ giúp Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự…thì không được làm", vì điều đó có thể trở thành một vấn đề cho Thụy Điển trong khâu quan trọng hơn nhiều là hợp tác an ninh với phần còn lại của Châu Âu và Hoa Kỳ.

Tẩy chay Hoa Vi

Giống như nhiều quốc gia khác, Thụy Điển cũng đang đánh giá lại rủi ro tiềm tàng về mặt an ninh quốc gia đến từ quan hệ với Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực công nghệ. Chính phủ Thụy Điển cùng với nhiều nước Châu Âu khác – trong đó có láng giềng Na Uy - đang xem xét liệu rằng có nên cấm tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi tham gia dự án công nghệ 5G hay không.

Vào tuần trước, Thụy Điển cùng Na Uy thông báo bắt đầu điều tra xem có thể sử dụng công nghệ học của Hoa Vi để xây dựng hệ thống 5G ở các nước Bắc Âu hay không.

Viking Bohman, một nhà phân tích ở Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Thụy Điển ghi nhận: "Thụy Điển đang mở mắt về thách thức của Trung Quốc". Theo ông đây là trào lưu quốc tế đáp trả Trung Quốc trên nhiều chiến tuyến.

"Khi các quốc gia Châu Âu giới hạn thị trường của họ đối với Hoa Vi, thì Thụy Điển cũng tự hỏi có nên làm như vậy hay không".

Truyền thông Thụy Điển mới đây tiết lộ là một số công ty bán dẫn tiên tiến của Thụy Điển đã được bán lại cho các tập đoàn Trung Quốc, trong đó các các công ty chuyên về công nghệ lưỡng dụng, có khả năng ứng dụng về quân sự.

Ông Bohman kết luận: "Những lời nói được lập đi lập lại ở Thụy Điển cho thấy là chúng ta đã quá ngây thơ".

Truyền thông Trung Quốc tố cáo tâm lý bài Trung Quốc

Những cáo buộc từ phía Thụy Điển dĩ nhiên đã bị các phương tiện truyền thông Trung Quốc đả kích, cho rằng những lo ngại về trạm vệ tinh Kiruna phản ánh tâm lý chống Trung Quốc nổi lên sau vụ Hoa Vi.

Theo South China Morning Post số ra ngày 19/01, Dương Miễn (Yang Mian), một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Thông Tin Trung Quốc ở Bắc Kinh đã nhận định trên trang web thông tin Quan Sát (Guancha.cn) rằng các cáo buộc trên gắn liền với học thuyết về "mối đe dọa Trung Quốc".

Theo vị giáo sư này thì "các nước phương Tây hiện đang lo ngại về sự phát triển của Trung Quốc" được thấy qua sự kiện Hoa Vi đã trở thành "nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới với công nghệ tiên tiến".

Mai Vân

Published in Châu Á

Theo Hồi ký của Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, người trực tiếp chỉ huy hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974 :

"… việc tấn công lực lượng Trung Cộng là hoàn toàn do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lịnh, không có sự đồng ý của Hoa Kỳ và không có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ dù là nhân đạo tối thiểu như vớt người trôi trên biển cả".

Sau 45 năm chiến lược Á Châu Thái Bình Dương của Mỹ đã hoàn toàn thay đổi.

hoiky1

Hồi ký của Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại - Ảnh minh họa

Tưởng niệm 45 năm cuộc hải chiến Hoàng Sa là cơ hội tìm hiểu về chiến lược Biển Đông của Mỹ để từ đó rút ra bài học.

Vì sao Trung Quốc không chiếm được Trường Sa ?

Theo Phó Đề đốc Thoại thiệt hại phía Việt Nam Cộng Hòa đã nặng, nhưng phía Trung Quốc vì bị tấn công nên thiệt hại nặng hơn.

Soái hạm Kronstad 274 bị chìm. Đô đốc Phương Quang Kính, tư lịnh phó Hạm Đội Nam Hải và hầu hết bộ tham mưu đều tử trận.

Hộ tống hạm Kronstad 271 và hai Trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng.

Cùng lúc đó 17 chiến hạm Trung Quốc tiến xuống Biển Đông đã phải dừng lại bảo vệ Hoàng Sa tránh nguy cơ Việt Nam Cộng Hòa phản công chiếm lại.

Nếu không bị tấn công, không bị thiệt hại các chiến hạm Trung Quốc có thể đã tiếp tục tấn công Trường Sa và chiếm đóng Biển Đông cho đến ngày nay.

Ngày 25/1/1974, Đô đốc Thomas H. Moorer tường trình với Ngoại trưởng Henry Kissiger như sau :

"Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng này".

Mỹ rút khỏi Eo Biển Đài Loan…

Tháng 7/1971, đang thăm Pakistan, Kissinger vờ cáo bệnh, chuyển hướng bay thẳng đến Bắc Kinh hội đàm mật với Chu Ân Lai.

Khi Kissinger về lại Mỹ, Tổng thống Richard Nixon công khai tuyên bố không chống lại đơn Trung Quốc xin gia nhập Liên Hiệp Quốc.

Mỹ chính thức xem Đài Loan như một phần của Trung Quốc, tháng 10/1971, Mỹ rút Hạm Đội khỏi eo biển Đài Loan.

Tháng 2/1972, Tổng thống Richard Nixon chính thức thăm Trung Quốc tuyên bố sẽ rút khỏi các căn cứ tại Đài Loan.

Ngày 2/1/1979, Bắc Kinh và Washington chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

Ngày 15/5/1972, Mỹ trao quần đảo Senkaku cho Nhật rút khỏi vùng tranh chấp giữa Nhật, Trung Quốc và Đài Loan.

Mỹ nhường Biển Đông cho Trung Quốc…

Sau khi Hiệp Định Paris được ký kết Mỹ rút quân, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, miền Nam lọt vào tay cộng sản, chiến tranh giữa ba Đảng cộng sản Việt Nam, Trung Quốc và Campuchia bùng nổ.

Ngày 3/11/1978, Việt Nam ký hiệp ước với Liên Xô, theo Điều 6 nếu "…một trong hai bên bị tấn công hoặc bị đe dọa tấn công, thì hai bên sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau, nhằm loại trừ mối đe dọa và áp dụng các biện pháp thích đáng có hiệu lực, để bảo đảm hoà bình và an ninh của hai nước".

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc vượt biên giới phía Bắc tấn công Việt Nam, Liên Xô án binh bất động.

Năm 1978, Liên Xô chính thức thuê cảng Cam Ranh làm căn cứ hải quân cho Hạm đội Thái Bình Dương.

Ngày 14/3/1987, Trung Quốc cho tàu chiến tấn công và chiếm bãi đá Gạc Ma.

Hải quân Liên Xô đóng tại Cam Ranh, cách Gạc Ma chừng 3 trăm hải lý không hề can thiệp hay lên tiếng.

Các bản đồ Liên Xô, sau năm 1950 đều công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.

Vào năm 1996, Bắc Kinh tự vẽ những đường cơ sở thẳng kết nối 28 điểm trên quần đảo Hoàng Sa, tự xem là lãnh hải Trung Quốc. Đồng thời tuyên bố yêu sách về phạm vi 12 hải lý trên lãnh hải Hoàng Sa.

Còn Trường Sa gồm cả trăm đảo, bãi đá và cồn san hô nằm rải rác trên một vùng biển khoảng hơn 160.000 km2, nên rất khó cho Việt Nam quan sát và kiểm soát.

Thông Tấn Xã Việt Nam hôm 18/1/2019 loan báo phóng thành công một vệ tinh vào quỹ đạo trái đất từ một bệ phóng ở Nhật Bản với mục tiêu quan sát vùng duyên hải của Biển Đông.

Hiện nay, Trung Quốc đã chiếm 7 bãi đá và xây một số đảo nhân tạo, gồm :

1.   Biến đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo lớn ;

2.   Biến đá Vành Khăn thành đảo nhân tạo có diện tích lớn nhất trên Biển Đông với phi trường có bãi đáp cho các phi cơ chiến đấu ;

3.   Biến đá Xu Bi thành đảo nhân tạo lớn thứ hai trên Biển Đông ;

4.   Cải tạo bãi Châu Viên ;

5.   Xây đảo tại đá Gạc Ma ;

6.   Xây cất tại bãi đá Ga Ven và đá Lạc ;

7.   Bồi đắp đá Tư Nghĩa và

8.   Cắm cờ trên 10 cụm đá khác trong quần đảo Trường Sa.

Tháng 5/2009, Trung Quốc gửi Công hàm cho Liên Hiệp Quốc, tuyên bố chủ quyền Biển Đông được định bởi Đường chín đoạn bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa, Đông Sa, bãi Macclesfield và bãi Scarborough.

Mỹ rút khỏi Philippines

Tài liệu giải mật cho biết vào ngày 31/1/1974 Bộ Ngoại giao Mỹ họp bàn về Hiệp ước an ninh giữa Mỹ và Philippines nếu có tranh chấp xảy ra tại Biển Đông, Ngoại trưởng Kissinger nói rõ "Chúng ta không nên nói chúng ta sẽ bảo vệ họ".

Ngày 24/11/1992, Quân đội Mỹ rút khỏi căn cứ vịnh Subic và căn cứ không quân Clark.

Tháng 2/1995, Trung Quốc điều bảy tàu chiến đến đá Vành Khăn, bắt giữ và trục xuất các ngư dân Philippines.

Tháng 4/2012, Trung Quốc tiếp tục lấn chiếm bãi cạn Scarborough.

Ngày 22/1/2013 Philippines kiện Trung Quốc về "chủ quyền Đường lưỡi bò" tại Tòa Trọng tài thường trực.

Ngày 12/7/2016, Tòa tuyên bố Philippines thắng kiện Trung Quốc không có các quyền lịch sử dựa trên bản đồ đường chín đoạn và việc xây các đảo nhân tạo là trái phép gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường biển.

Mỹ quay lại Biển Đông…

Cuối năm 1991, Liên Xô tan vỡ. Nga chuyển Cam Ranh thành nơi thám thính và theo dõi hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, chiến cụ và quân đội được rút về Nga.

Năm 2002, Nga hoàn toàn rút khỏi Cam Ranh.

Từ năm 1992, Mỹ đề nghị các nước trong khu vực để Mỹ kiểm soát eo biển Malacca.

Mỹ chuyển Bộ Tư lệnh Châu Á - Thái Bình Dương đến Singapore, viện trợ quân sự và hỗ trợ đào tạo cho sĩ quan quân đội các nước trong vùng.

Mỹ tăng cường lực lượng không quân tại đảo Guam, Hawai và tại Yokousuka ở Nhật.

Bộ Tư lệnh quân đoàn 1 lục quân Mỹ được chuyển từ Mỹ đến căn cứ Kanagwa ở Nhật và tăng cường sức mạnh quân sự tại Nhật và Nam Hàn.

Ngày 10/5/1995, lần đầu tiên Mỹ đưa ra lập trường về Biển Đông :

1) tự do hàng hải là lợi ích cơ bản của Mỹ ;

2) tàu chiến và máy bay Mỹ toàn quyền qua lại Biển Đông ;

3) Mỹ có lợi ích vĩnh cửu trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông, và (4) Mỹ kêu gọi các bên liên quan dùng ngoại giao giải quyết tranh chấp.

Mỹ gia tăng sự hiện diện trên Biển Đông, thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận chung với các quốc gia trong vùng.

Ngày 1/4/2001, máy bay thám thính EP-3 của Mỹ đang trên đường trở về căn cứ Okinawa thì bị 2 chiếc J-8II của Trung Quốc chặn đường gây chiến buộc phải hạ cánh xuống phi trường quân sự Linh Thủy ở Hải Nam.

Mỹ sau đó điều quân đến đóng tại căn cứ gần với Đài Loan hơn để dễ dàng hành động khi bị tấn công.

Tháng 10/2005, Mỹ đã thỏa thuận với Nhật Bản xây dựng căn cứ không quân mới trên đảo Okinawa gần với Đài Loan.

Năm 2007-2008, Trung Quốc làm áp lực buộc hai công ty Mỹ Chevron và ExxonMobil ngừng dự án với Việt Nam.

Đến tháng 3/2009, Trung Quốc ngăn cản tàu khảo sát hải quân và tàu USNS Impeccable trong phạm vi 75 hải lý tính từ đảo Hải Nam khiến Mỹ lo ngại về tự do hàng hải.

Tháng 10/2011, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố chiến lược xoay trục Châu Á - Thái Bình Dương nhằm duy trì vai trò lãnh đạo thế giới của nước Mỹ.

Mỹ gia tăng quân số tại các căn cứ trong vùng, thương lượng với Thái Lan và Philippines để mở lại các căn cứ U Tapao, Subic và căn cứ không quân Clark, sẵn sàng đối phó hải quân Trung Quốc tại Biển Đông.

Tháng 11/2013, Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên vùng biển Hoa Đông.

Ngày 03/12/2014, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết H. Res-714 nhằm kiềm chế Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông và trên Biển Đông.

Chiến lược đối đầu Trung Quốc…

Tại Tokyo Nhật Bản ngày 04/02/2017, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson Tillerson cho biết Mỹ không để Trung Quốc kiểm soát Biển Đông, Mỹ sẽ buộc Trung Quốc dừng quân sự hóa Biển Đông, dừng xây dựng trên đảo nhân tạo, đồng thời chặn đường không cho Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo.

Ngày 31/12/2018, Tổng thống Donald Trump ban hành Đạo Luật Sáng kiến Tái Bảo Đảm Châu Á (ARIA- Asia Reassurance Initiative Act of 2018), đã được cả lưỡng đảng và lưỡng viện Quốc Hội Mỹ thông qua.

Lần đầu tiên một đạo luật vạch ra một chiến lược toàn diện cho Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Đạo luật ARIA bao gồm chiến lược ngoại giao, kinh tế, quân sự và chính trị đối với các quốc gia trong vùng.

Đạo luật nhấn mạnh đến Đối tác An ninh gồm Ba quốc qia Mỹ-Nhật-Hàn và Đối thoại An ninh gồm Bốn quốc gia Mỹ-Úc-Nhật-Ấn.

Với Đài Loan, đạo luật đòi hỏi chính phủ phải thực hiện các cam kết chuyển giao phương tiện quốc phòng và tăng cường quan hệ.

Đạo luật nêu rõ các thách thức do Trung Quốc gây ra tại Biển Đông, mối đe dọa vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn của Bắc Hàn và các tổ chức khủng bố quốc tế.

Đạo Luật nhấn mạnh các giá trị về tự do dân chủ, tự do báo chí, quyền con người, nhà nước thượng tôn pháp luật… và đặc biệt nêu rõ lo ngại về vi phạm quyền tự do tại Trung Quốc, Cam Bốt, Bắc Triều tiên, Miến Điện, Lào và Việt Nam.

Biển Đông nổi sóng…

Ngày 2/1/2019, kỷ niệm 40 năm ngày phổ biến "Thư gửi đồng bào Đài Loan", Tập Cận Bình nhắc nhở việc thống nhất ôn hòa trên cơ sở một quốc gia hai thể chế, đồng thời cho biết: "Trung Quốc có quyền sử dụng vũ lực để thống nhất".

Ngày 4/1/2019, tại Hội nghị quân sự ở Bắc Kinh, Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc phải sẵn sàng đối phó với hành động gây chiến của Mỹ ở Biển Đông.

Ngày 7/1/2019, Phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Rachel McMarr cho biết tàu khu trục USS McCampbell đã tiến hành tuần tra tự do hàng hải, đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo Phú Lâm, đảo Cù Mộc và đảo Lincoln.

Cô Rachel McMarr cho biết sứ mệnh tuần tra nhằm thách thức yêu sách chủ quyền sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời bảo đảm khả năng tiếp cận với các tuyến đường biển theo luật pháp quốc tế.

Ngày 31/12/2018, Bộ trưởng quốc phòng Anh Gavin Williamson loan báo kế hoạch xây một căn cứ quân sự ở Đông Nam Á và một ở vùng biển Caribbean.

Ngay 16/1/2019, hải quân Mỹ và Anh thông báo vừa tập trận chung chống lại việc Trung Quốc bồi đắp các đảo và tiến hành xây dựng các căn cứ quân sự tại Biển Đông.

Tháng 12/2018, Bộ trưởng quốc phòng Pháp Florence Parly tuyên bố Pháp sẽ gửi hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle đến Biển Đông với lực lượng mạnh chưa từng có vào tháng 01/2019.

Đài Loan ngày 17/1/2019 tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật, mô phỏng một cuộc xâm lược của các lực lượng vũ trang Trung Quốc.

Kết luận

Vì quyền lợi nước Mỹ, lập trường của Mỹ thay đổi một cách rõ ràng từ không dính líu, không can thiệp, rút khỏi Hoàng Sa, Trường Sa, rồi Biển Đông 45 năm về trước.

Đến năm 1995, Mỹ xác định quyền tự do hàng hải qua lại Biển Đông và lợi ích của Mỹ trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông.

Nay bằng Đạo Luật ARIA 2018 Mỹ bắt đầu triển khai chiến lược đối đầu với chủ nghĩa bành trướng của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh.

Mới đầu năm 2019, các tàu chiến Mỹ, Anh, Pháp, Úc công khai thách thức quyền kiểm soát Biển Đông và hứa hẹn một năm 2019 đầy bão tố.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 15/1/2019, cho biết :

"Việt Nam là nước sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất nếu xảy ra xung đột trên Biển Đông" và "Không chỉ Việt Nam, mà nhiều nước khác sẽ phải xem xét làm thế nào để điều hướng tình hình".

Tại hội nghị thượng đỉnh thường niên ASEAN ngày 15/11/2018, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết các nước Đông Nam Á buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc vì khó có thể dung hòa tầm nhìn của hai đối thủ.

Đứng về phía Mỹ thì phải chọn những giá trị chung tự do bầu cử, tự do báo chí, nhà nước thượng tôn pháp luật, phải thay đổi thể chế, phải tôn trọng quyền dân.

Còn chọn Trung Quốc là tự dâng biển, dâng đất ông cha để lại cho ngoại bang.

Quá khứ tranh giành quyền lực đã đưa đất nước vào chiến tranh, để Trung Quốc lấn biển, lấn đất là bài học vô cùng đắt giá Việt Nam phải trả.

Chủ động thích ứng với hoàn cảnh mới là cách hành xử sáng suốt đặt quyền lợi của đất nước của dân tộc lên trên.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 19/01/2019

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn

Lần đầu tiên Việt Nam nói rõ sự khác biệt với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông ? (RFA, 17/01/2019)

Trong buổi họp báo ngày 16/01/2017 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh nói rằng việc tiến hành soạn thảo Bộ qui tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) là chậm trễ, và nhiều điểm từ trong Tuyên bố về bộ qui tắc ứng xử (DOC) không được các bên tham gia nghiêm túc coi trọng.

bd1

Chiến hạm USS McCampbell của Mỹ hoạt động tại Thái Bình Dương, năm 2005. Chiến hạm này đã hành quân vào Hoàng Sa đầu tháng 1/2019.  AFP

Ngoài ra trong buổi họp báo ông Phạm Bình Minh còn đưa ra những bình luận khác về quan hệ với các cường quốc trên Biển Đông, về những nghi ngờ tiết lộ nội dung việc thương lượng giữa các bên.

Nội dung của cuộc họp báo này được trang tiếng Anh Vietnam News của nhà nước Việt Nam đăng tải, trong khi đó tất cả các tờ báo lớn bằng tiếng Việt lại không có.

Đánh giá về những phát biểu của ông Phạm Bình Minh, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà quan sát độc lập làm việc tại Singapore nói với RFA :

"Điều ông ấy nói rất là mới, từ trước giờ chưa có ai Bộ trưởng Ngoại giao nói thẳng như thế cả. Mà nói thẳng ra lúc này là tốt, vì cái khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc từ trước đến nay ai cũng rõ nhưng chưa ai nói rõ cả, nói rõ như vậy là rất tốt, nhất là với quốc tế".

DOC được đưa ra từ năm 2002, đến 2012 thì COC bắt đầu được soạn thảo với mong muốn điều tiết được những xung đột trên Biển Đông giữa các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, và Brunei là những nước đang có những tranh chấp về lãnh hải trên biển.

Ông Phạm Bình Minh có nói đến việc COC phải là một văn bản có sự ràng buộc về pháp lý. Ông không đề cập đến Trung Quốc, nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng chính Bắc Kinh là quốc gia không muốn có một sự ràng buộc về pháp lý, để có thể dễ dàng thao túng khi tranh chấp với các quốc gia Đông Nam Á nhỏ và yếu hơn.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói tiếp :

"COC là phải có tính pháp lý, không chỉ Việt Nam mà những nước khác nữa, chỉ có Trung Quốc thì quan niệm rằng biển đảo là của họ, các nước khác phải khai thác chung với họ, nói như thế ai mà chịu được".

Trích dẫn những phát biểu của ông Phạm Bình Minh, tác giả Keegan Elmer của tờ Bưu điện Hoa Nam tại Hong Kong cho rằng Việt Nam đang mệt mỏi và mất kiên nhẫn với tiến trình đàm phán trên Biển Đông.

Ông Hà Hoàng Hợp cho rằng tựa đề đó trên tờ Bưu Điện Hoa Nam là không đúng, vì ông Phạm Bình Minh chỉ nói rõ ra quan điểm của Việt Nam xưa nay mà thôi. Ngoài ra ông Hà Hoàng Hợp còn nói rằng ông Phạm Bình Minh cũng muốn ám chỉ là Trung Quốc đang câu giờ để họ có thể từ từ chiếm đóng các đảo, xây đảo nhân tạo, lập nên một hiện trạng và bắt các quốc gia khác phải công nhận.

Liên quan đến sự hiện diện của các cường quốc như Mỹ, Anh, Nhật Bản trong khu vực Biển Đông, ông Phạm Bình Minh nói rằng việc các cường quốc tìm kiếm đồng minh là một lẽ tự nhiên, và Việt Nam cũng như các quốc gia nhỏ khác cũng phải tìm cách sống còn trong sự cạnh tranh đó.

Ông nhấn mạnh rằng Việt Nam luôn duy trì một đường lối đối ngoại độc lập.

Cuộc họp báo của ông Phạm Bình Minh diễn ra vài ngày sau việc chiến hạm Mỹ USS McCampell đi sát các đảo do Trung Quốc chiếm giữ tại quần đảo Hoàng Sa.

Đây là diễn biến mới nhất của cái gọi là chiến dịch tự do hàng hải do Mỹ chủ xướng cùng các đồng minh Anh, Úc, Pháp kéo dài trong ba năm qua nhằm thách thức tất cả những đòi hỏi chủ quyền biển xung quanh những đảo đá nhỏ trên Biển Đông.

Bộ ngoại giao Việt Nam lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình tại Hoàng Sa.

Cũng tác giá Keegan Elmer, dựa theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam viết trên tờ Bưu điện Hoa Nam cho rằng Việt Nam đang lợi dụng việc Mỹ và đồng minh phương Tây tiến hành chiến dịch tự do hàng hải để tái khẳng định chủ quyền của mình, hơn nữa theo tác giả này Việt Nam muốn thể hiện sự ủng hộ của mình với các "đồng minh" phương Tây, và điều này có thể làm Trung Quốc giận dữ.

Theo ông Hà Hoàng Hợp, tác giả này nhìn sai những động thái của Việt Nam, vì thực ra quan điểm và hành động của Việt Nam đối với các cuộc tuần tra tự do hàng hải từ trước đến nay không có gì thay đổi.

Ông Hà Hoàng Hợp nói về quan hệ của Việt Nam với các cường quốc bên ngoài khi các nước này can dự vào Biển Đông :

"Khi Trung Quốc bắt nạt một nước nhỏ, mà có một nước khác chống lại việc đó thì không chỉ Việt Nam có lợi mà bất cứ nước nhỏ nào rơi vào hoàn cảnh đó cũng đều có lợi".

Một tác giả trong nước là nhà nghiên cứu Biển Đông, Thạc sĩ Hoàng Việt cũng có ý kiến tương tự như ông Hà Hoàng Hợp, ông nói với hãng BBC rằng :

Nếu nhận định rằng Việt Nam nhân cơ hội McCampbell để tái khẳng định chủ quyền trên Biển Đông thì tôi cho rằng có thể họ đã không theo sát các phát biểu của Việt Nam. Cá nhân tôi cho rằng trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông, đặc biệt khi có tầu tuần tra tới khu vực này, Việt Nam luôn lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình

Liên quan đến nhận định rằng Việt Nam lần đầu tiên trở nên cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, ông Hoàng Việt nhận định :

"Không phải là bây giờ Việt Nam mới cứng rắn hơn. Một mặt Việt Nam vẫn muốn duy trì quan hệ với Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ, và Việt Nam cần phải bảo vệ những lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông mà những lợi ích này hoàn toàn được quốc tế công nhận. Nên Việt Nam phải cương quyết điều đó vì nếu Việt Nam không giữ được thì Việt Nam sẽ mất hết. Quan điểm của Việt Nam từ trước là thống nhất như vậy".

Thông tin Việt Nam trở nên cứng rắn với Bắc Kinh được hãng Reuters loan báo trước đây ít lâu, nói rằng đã xem được bản nháp của văn bản COC tại cuộc họp giữa ASEAN và Trung Quốc tại Vientiane, Lào.

Tại cuộc họp báo ngày 16/1/2019, trả lời câu hỏi về những thông tin rò rỉ rằng ASEAN và Trung Quốc có những bất đồng không thể dàn xếp được, ông Phạm Bình Minh nói rằng việc thương thảo ASEAN Trung Quốc diễn ra trong những cuộc họp kín, còn ngoài ra là những lời đồn đoán.

Ông Hà Hoàng Hợp nhận định với đài RFA :

"Tôi không đồn đoán nhưng nói thẳng vào sự việc thì Trung Quốc cho rằng những vùng nằm trong đường chín đoạn là của họ. Trong khi những quốc gia khác cũng có tranh chấp, thì như vậy là khác nhau về mặc nguyên tắc rồi".

Ông Hà Hoàng Hợp nói thêm về những điểm bất đồng mà Trung Quốc khó chấp nhận khi Việt Nam đưa vào COC, ví dụ như không tuyên bố vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông, không quân sự hóa Biển Đông,…

Việc đàm phán COC trở nên nhanh hơn trong hai năm gần đây khi Trung Quốc có vẻ tích cực hơn trong việc đàm phán cũng các đối tác ASEAN. Theo ông Hoàng Việt mặc dù việc hình thành COC còn xa nhưng cũng có hy vọng là Trung Quốc sẽ bị sức ép của cộng đồng quốc tế sẽ phải nhường bước, và trong sức ép đó có sự nao núng của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ diễn ra trong năm 2018.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp có nhận định khác, ông cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ Trung hiện nay nằm ở tầm mức khác, là cuộc cạnh tranh giữa một siêu cường lâu đời và một cường quốc đang lên, Việt Nam chưa chắc có lợi gì trong cuộc cạnh tranh này.

Kính Hòa

********************

Trung Quốc : Biên giới với Việt Nam là ‘cầu nối hữu nghị’ (VOA, 17/01/2019)

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Trung Quc hôm 15/1 nói rng Bc Kinh và Hà Ni đã đt đng thun v vic "1.450 km đường biên gii trên bộ gia hai bên tr thành cu ni hp tác và hu ngh".

bd2

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.

Tuyên bố ca bà Hoa Xuân Oánh được đưa ra trong cuc hp báo Bc Kinh, mt ngày sau khi din ra cuc đàm phán cp chính ph v biên gii lãnh th Vit Nam - Trung Quc ti tnh Lào Cai.

Tuyên bố ca n phát ngôn viên được đăng trên trang web ca B Ngoi giao Trung Quc còn có đon nói rng "cơ chế đàm phán v biên gii được thiết lp dưới s quan tâm và ch dn ca lãnh đo hai đng và hai nhà nước", "cho phép đôi bên duy trì liên lc cht ch v biên giới trên b và các vn đ hàng hi".

Theo tìm hiểu ca phóng viên VOA tiếng Vit, bài viết v cuc gp ca phái đoàn hai nước do th trưởng ngoi giao dn đu, được trên trang web ca y ban Biên gii Quc gia Vit Nam, không đ cp ti điu bà Oánh nói.

Trang này nói thêm rằng "hai bên đã trao đi mt cách toàn din, sâu sc các vn đ biên gii lãnh th và quan h hai nước trong thi gian qua và bàn phương hướng hp tác và thúc đẩy gii quyết các vn đ biên gii lãnh th còn tn đng, kế hoch trin khai quan h trong năm 2019 qua đó góp phn tăng cường hơn na quan h hp tác đi tác chiến lược toàn din Vit Nam – Trung Quc".

Theo Ủy ban Biên gii Quc gia Vit Nam, Hà Ni và Bc Kinh cũng nht trí "trin khai hiu qu hip đnh hp tác bo v và khai thác tài nguyên du lch thác Bn Gic".

Về vn đ trên bin, tin cho hay, "phía Vit Nam đã bày t quan ngi v mt s din biến phc tp trên Bin Đông trong thi gian qua không có lợi cho hòa bình, n đnh và hp tác trong khu vc".

"Hai bên khẳng đnh tuân th nghiêm túc nhn thc chung quan trng gia Lãnh đo cp cao hai Đng, hai nước và ‘Tha thun nhng nguyên tc cơ bn ch đo gii quyết vn đ trên bin Vit Nam - Trung Quốc’, nht trí thúc đy gii quyết vn đ trên bin phù hp vi lut pháp quc tế, trong đó có Công ước Lut Bin năm 1982; kim soát tt bt đng, x lý tha đáng các vn đ trên bin, không làm phc tp tình hình, thúc đy hp tác phù hp, cùng nhau gìn giữ hòa bình, n đnh trên bin", y ban Biên gii Quc gia Vit Nam viết.

Trong khi đó, nữ phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc Hoa Xuân Oánh cho biết, "mt đim quan trng là hai nước cùng cho rng hàng hi là vn đ duy nht vn ch được gii quyết gia Trung Quc và Vit Nam".

********************

Việt Nam trong báo cáo của Mỹ về sức mạnh quân sự Trung Quốc (VOA, 16/01/2019)

Việt Nam xut hin nhiu ln trong phúc trình tình báo quc phòng ca M, đánh giá v sc mnh quân s ca Trung Quc, công b hôm 15/1, trong đó nhn đnh rng "hành đng quân s là mt phn không th thiếu trong các cuc đàm phán ngoi giao ca Trung Quốc".

dailoan5

Máy bay chiến đấu J-10B của không lực Trung Quốc trình diễn tại tỉnh Quảng Đông.

 quan Tình báo Quc phòng M (DIA) nói rng báo cáo dài 140 trang, có tên gi "Sc mnh quân s Trung Quc – Hin đi hóa lc lượng đ chiến đu và giành thng li", được thc hin nhm "cung cp chi tiết v các ý đnh, kế hoch, chiến lược và mc tiêu quân sự cũng như quc phòng ca Trung Quc".

Theo phúc trình mà phóng viên VOA Việt Ng có trong tay, trong phn m đu, Trung tướng Robert P. Ashley, Jr., Giám đc DIA, nói rng "trong khi Trung Quc tiếp tc ln mnh và t tin, các lãnh đo ca đt nước chúng ta [M] đi mt vi mt Trung Quc kiên quyết mun có mt tiếng nói ln hơn trên toàn cu mà đôi lúc có th đi chi li các quyn li ca M".

Ông Ashley nói tiếp rng "các lãnh đo Trung Quc có truyn thng sn lòng s dng quân lc, đôi khi là phđầu, đi vi các mi đe da vi chế đ ca h, cho dù là nước ngoài hay ni đa".

Giám đốc DIA nhn đnh thêm rng "vic không tham gia nhiu vào các chiến dch quân s trong vòng vài thp k qua đã dn ti cm giác bt an trong Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), trong khi tìm cách hin đi hóa thành mt cường quc ln v quân s".

Ông Ashley cho rằng vic Trung Quc tranh chp v lãnh hi vi Vit Nam và mt s nước khác [ Bin Đông] và Nht Bn [ bin Hoa Đông] "có th mt phn nào đó lý giải cho động cơ phát trin tượng ca Hi quân PLA" cũng như "vic đt trng tâm mi v chuyn tăng cường kh năng ca lc lượng chp pháp hàng hi".

dailoan6

Trung tướng Robert P. Ashley, Jr., Giám đốc Cơ quan Tình báo Qu ốc phòng Mỹ.

Ông cũng nhắc ti cuc chiến biên gii gia Trung Quc và Vit Nam, và nói rng "hành đng quân s là mt phn không th thiếu trong quá trình đàm phán ngoại giao ca Trung Quc".

"Các lãnh đạo Trung Quc thường nói rng chương trình hin đi hóa quân s lâu dài ca Trung Quc là cn thiết đ đt được v thế cường quc vĩ đi. Nhưng thc tế, Trung Quc đang xây dng mt lc lượng mnh m, gây chết chóc với kh năng bao trùm trên không, trên bin, trên không gian và lĩnh vc thông tin, và điu đó cho phép Trung Quc áp đt ý chí ca mình ti khu vc", Giám đc DIA nói.

Tính tới ti ngày 15/1, B Ngoi giao Trung Quc cũng như Vit Nam chưa có phng nào về phúc trình ca Cơ quan Tình báo Quc phòng M.

Bắc Kinh thi gian qua đã tăng cường tuyên b ch quy Bin Đông, gây quan ngi cũng như phn đi t các nước khác, trong đó có Vit Nam.

Phúc trình của Cơ quan Tình báo Quc phòng M nói rng "Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quốc đã m rng và quân s hóa các tin đ Bin Đông" và "Lc lượng Tun duyên Trung Quc, vi s h tr ca Hi quân PLA, thường quy ri các tàu Philippines và Vit Nam trong khu vc".

Theo thống kê ca DIA, k t năm 2002, Vit Nam là một trong 65 nước đã nhn vũ khí ca Trung Quc. Trong danh sách khách hàng ca Bc Kinh, đáng chú ý còn có Bc Hàn, Venezuela, Campuchia và Cuba.

Báo cáo về sc mnh quân s ca Trung Quc nói rng nước này "tiến hành các v mua bán vũ khí kết hp vi hỗ tr phát trin và tr giúp kinh tế nhm thúc đy các muc tiêu chính sách đi ngoi ln hơn nhm tiếp cn tài nguyên thiên nhiên, th trường xut khu cũng như thúc đnh hưởng chính tr, nht là vi gii tinh hoa  nước s ti".

Published in Châu Á

Chiến hạm Mỹ qua Hoàng Sa : Hà Nội tranh thủ nhưng vẫn ngại Bắc Kinh (RFI, 15/01/2019)

Tờ South China Morning Post hôm 14/01/2019 có bài viết mang tựa đề "Việt Nam có nguy cơ chọc giận Trung Quốc khi lợi dụng việc Hoa Kỳ thực thi tự do hàng hải để nhấn mạnh yêu sách ở Biển Đông". Nhật báo Hồng Kông (bị tập đoàn Alibaba của Trung Quốc mua lại năm 2016) nhận định Hà Nội vẫn thường giữ thăng bằng trong mối quan hệ với Bắc Kinh và Washington. Tuy nhiên chuyến tuần tra qua Hoàng Sa của khu trục hạm Mỹ USS McCampbell là một cơ hội quá đẹp không thể bỏ lỡ.

bd1

Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS McCampbell của Mỹ (@wikipedia.org)

Trong lúc Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tranh chấp về thương mại và địa chính trị, Việt Nam vẫn đi dây trên một Biển Đông đầy bão tố. Hà Nội muốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Washington, nhưng tránh không làm Bắc Kinh phật ý.

Vừa rồi nhân dịp chiến hạm Mỹ tuần tra ở Hoàng Sa, Hà Nội không chỉ ủng hộ đồng minh phương Tây, mà còn tái khẳng định chủ quyền tại Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố : "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế".

Nhà phân tích Derek Grossman của Rand Corporation cho rằng, nếu tuyên bố trên khá điển hình - trong lúc Việt Nam cố tỏ ra cùng quan điểm với Washington trên những vấn đề như tự do hàng hải, nhưng thời điểm được đưa ra là đáng ngạc nhiên, vì quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang căng thẳng cao độ.

Ông nói : "Đáng chú ý là quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt ngày càng gần gũi hơn, tuy Hà Nội lâu nay vẫn kín đáo để tránh chọc giận Bắc Kinh vô ích".

Thứ Hai tuần trước, Bắc Kinh phản đối Washington sau khi khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS McCampbell tuần tra Hoàng Sa. Phát ngôn viên Lục Khảng nói rằng đã "nghiêm khắc cảnh cáo" vì hoạt động tuần tra này "vi phạm luật pháp Trung Quốc".

Trong khi đó phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, bà Rachel McMarr tuyên bố việc chiến hạm USS McCampbell đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa là nhằm "phản kháng các yêu sách quá đáng trên biển".

Collin Koh, chuyên gia về an ninh hàng hải ở Nanyang Technological University ở Singapore ghi nhận việc Hà Nội ủng hộ Washington thực thi tự do hàng hải không có gì lạ, vì chiến hạm Mỹ đi gần Hoàng Sa nơi Việt Nam đòi hỏi chủ quyền. Còn ở Trường Sa, Việt Nam thận trọng hơn vì quần đảo này bị nhiều nước yêu sách, không muốn làm phức tạp thêm tình hình.

Một nghiên cứu mới đây của ISEAS – Yusof Ishak Institute ở Singapore cho thấy Việt Nam là nước ủng hộ Hoa Kỳ mạnh mẽ nhất tại Đông Nam Á. Trong số 1.000 nhà nghiên cứu, nhà phân tích và chuyên gia được hỏi ý kiến, có đến hơn phân nửa cho rằng Việt Nam tin tưởng "mạnh mẽ" hoặc "khá mạnh" vào Mỹ, như một đối tác chiến lược, giúp giữ an ninh trong khu vực.

Thứ Ba tuần trước, đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink đã gặp gỡ phó thủ tướng Phạm Bình Minh để bàn bạc về việc hợp tác trong thương mại, ngoại giao và an ninh. Ông Kritenbrink cho biết Hoa Kỳ hy vọng siết chặt việc phối hợp trong hoạt động bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông.

South China Morning Post cũng dẫn lời giáo sư Carl Thayer, đại học New South Wales nhấn mạnh, tuy Hà Nội tranh thủ cơ hội khu trục hạm USS McCampbell tuần tra để tái khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa, nhưng không muốn làm phật lòng Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam - vẫn tiếp tục giữ thăng bằng trong quan hệ với hai cường quốc.

Thụy My

*******************

Việt Nam chọc giận Bắc Kinh bằng ‘tự do hàng hải’ của Mỹ trên Biển Đông (VOA, 14/01/2019)

Trong lúc Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tc đu vi nhau trong các cuc chiến thương mi và đa chính tr, Vit Nam c tìm cách gi thăng bng trên Bin Đông đy sóng gió, va tìm cách duy trì quan h cht ch vi Washington, va tìm cách tránh làm pht lòng Bc Kinh – theo bình lun ca các chuyên gia.

bd2

Khu trục hm trang b tên la dn đường USS McCampbell (chiếc th ba) ca M trong mt cuc thao dượt quân s chung vi các đi tác Ðông Nam Á trên Bin Đông (nh tư liu ngày 16/11/2016)

Cuối tun qua, Hà Ni đã tn dng v tranh cãi mi nht gia Washington và Bc Kinh liên quan đến chiến dch t h hàng hi ca M trong Bin Đông đ không nhng bày t ng h đi vi đng minh phương tây ca mình, mà còn tái khẳng đnh tuyên b ch quyn trong lãnh hi tranh chp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Vit Nam Lê Th Thu Hng trong tr li báo chí hôm 9/1 v vic hi quân M đưa khu trc hm trang b tên la dn đường USS McCampbell đi qua khu vc qun đảo Hoàng Sa đã tái khng đnh rng Vit Nam có đy đ cơ s pháp lý và bng chng lch s khng đnh ch quyn ca Vit Nam đi vi hai qun đo Hoàng Sa và Trường Sa phù hp vi lut pháp quc tế.

VnExpress dẫn li bà Hng cho biết Vit Nam tôn trng quyn t do hàng hi, và kêu gi các nước đóng góp cho hòa bình, n đnh Bin Đông.

Ông Derek Grossman, phân tích gia kỳ cựu ti Rand Corporation, nói rng mc dù đó là tuyên b mà Vit Nam thường dùng đ bày t đng quan đim vi Washington v nhng vn đề, chẳng hn như t do hàng hi, nhưng thi đim đưa ra tuyên b này rt đáng ngc nhiên trong bi cnh căng thng đang tăng cao gi Hoa Kỳ và Trung Quc.

Báo South China Morning Post (SCMP) dẫn li ông Grossman nói rng : "Quan h quc phòng M-Vit được tăng cường đáng k trong lúc Hà Ni c tìm cách che giu đ tránh làm Bc Kinh gin d mt cách không cn thiết".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quc Lc Khng nói rng hành vi ca tàu M đã vi phm lut Trung Quc và lut pháp quc tế, và Trung Quc "nghiêm khc phn đi".

Trước đó, hôm 7/1, n phát ngôn viên ca Hm đi Thái Bình Dương Rachel McMarr cho biết tàu USS McCampbell đã thực hin hot đng "t do hàng hi" trong phm vi 12 hi lý thuc Qun đo Hoàng Sa "đ thách thc các tuyên b ch quyn hàng hi quá mc".

Ông Lục Khng nói : "Chúng tôi kêu gi Hoa Kỳ chm dt ngay hành đng khiêu khích này".

Ông Collin Koh, một phân tích gia v an ninh hàng hi ca Đi hc Công ngh Nanyang Singapore, nói rng vic Hà Ni ng h chiến dch t do hàng hi ca Hoa Kỳ không có gì đáng ngc nhiên, nhưng ln này s vic din ra gn các đo mà Vit Nam tuyên b ch quyn".

Báo SCMP trích lời ông Koh nói rng : "Chng hn như khi phn ng về Trường Sa, Vit Nam thường im lng hơn, mt phn là vì đó có nhiu bên tranh chp, và Hà Ni không mun vướng vào tình hung quá phc tp.

Mặc dù Hà Ni dùng v khu trc hm McCampbell để lp li tuyên b ch quyn bin đo Bin Đông, nhng h không mun làm pht lòng hoc chc gin Trung Quc, đi tác thương mi ln nht ca Vit Nam – SCMP trích nhn đnh ca ông Carl Thayer, giáo sư danh d ti Đi hc New South Wales Canberra.

Ông Thayer nói : "Hà Nội mun gia khong cách đu nhau trong quan h vi các cường quc".

Một cuc kho sát mi đây ca Vin ISEAS-Yusof Ishak Singapore ghi nhn rng trong s các quc gia Ðông Nam Á, Vit Nam là nước ng h mnh m nht sc mnh ca M trong khu vực.

n phân na trong tng s 1.000 hc gi, phân tích gia và chuyên gia tham gia cuc kho sát nói h tin tưởng "mnh m" hoc "mt mc đ nào đó" vào M là mt đi tác chiến lược và là thế lc duy trì n đnh trong khu vc.

Hồi đu tun trước, Đại s Hoa Kỳ ti Vit Nam Daniel Kritenbrink đã hp vi Phó Th tướng kiêm Ngoi trưởng Phm Bình Minh ca Vit Nam đ tho lun v hp tác an ninh, ngoi giao và thương mi.

Ông Kritenbrink nói Hoa Kỳ hy vọng s tăng cường hp tác t do hàng hi trên Bin Đông.

(Theo SCMP, VnExpress)

Published in Việt Nam

Phương Tây sẽ chú trọng hơn đến việc bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông , thách thức yêu sách phi lý của Trung Quốc ? Năm 2018, Hải quân Mỹ thường xuyên tuần tra vì tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông và công khai yêu cầu Bắc Kinh phải rút hết hệ thống tên lửa khỏi các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở quần đảo Trường Sa.

haiquan1

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson đến Đà Nẵng, ngày 05/03/2018. Reuters/Kham

Không chỉ Hoa Kỳ, rất nhiều nước có lợi ích trong khu vực cũng tham gia vào việc bảo vệ tự do hàng hải, thách thức đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông. Lần đầu tiên kể từ sau Thế Chiến II, Nhật Bản điều tàu ngầm xuống Biển Đông vào giữa tháng 09/2018. Tokyo ký với các nước ASEAN chiến lược Vientiane Vision nhằm tăng cường quan hệ quân sự.

Pháp, Anh cũng điều tầu bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông, ghé thăm Việt Nam. Nhiệm vụ đầu tiên trong năm 2019 của tầu sân bay Pháp Charles de Gaulle, sau hơn 18 tháng nâng cấp, sẽ là vùng Ấn Độ Dương. Ngoài việc tiếp tục bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, Anh Quốc có thể mở căn cứ quân sự ở Đông Nam Á.

Vậy Trung Quốc phản ứng như thế nào trước những chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông của các nước phương Tây ? Việt Nam được lợi gì từ những chiến dịch đó ? RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với ông Mathieu Duchâtel, giám đốc Chương trình Châu Á, Viện Montaigne (Institut Montaigne, Paris).

***

RFI : Mỹ tiếp tục tuần tra bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông với chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Pháp và Anh cũng lần lượt thông báo sẽ điều tầu sân bay và chiến hạm đến vùng Ấn Độ Dương trong năm 2019. Phải chăng đây là chiến lược được ba nước Anh, Pháp, Mỹ cùng phối hợp để ngăn đà bành trướng của Trung Quốc ?

Mathieu Duchâtel : Trước tiên, cần biết là Hoa Kỳ, Châu Âu và Pháp vẫn hiện diện thường xuyên ở Biển Đông để bảo vệ quyền tự do hàng hải. Nhưng ngoài ra cũng có nhiều nước khác đã điều tầu chiến đến khu vực này trong năm nay (2018), đó là trường hợp của Úc, Nhật Bản và Canada. Dĩ nhiên, chúng ta có thể nghĩ rằng có sự phối hợp nào đó giữa các quốc gia trên. Nhưng điều chắc chắn là các nước này có chung quan điểm về tự do hàng hải, luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Cũng cần chú ý đến sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác, kể cả Nhật Bản, về cách thực hiện kế hoạch hiện diện ở Biển Đông. Những gì mà phía Mỹ làm, đó là tiến hành tuần tra vì tự do hàng hải ở Biển Đông, trong khi những nước khác chỉ hiện diện trong vùng biển này.

Ngoài ra, còn có sự khác biệt cơ bản, đó là Mỹ thách thức Trung Quốc trong vùng 12 hải lý quanh một số thực thể do Trung Quốc kiểm soát, đặc biệt là các đảo nhân tạo ở Trường Sa được bồi đắp và xây dựng dưới thời ông Tập Cận Bình. Trong khi đó, các nước khác không đi vào khu vực 12 hải lý này, mà chỉ hoạt động trong vùng biển quốc tế, dù không có định nghĩa pháp lý nào về khu vực 12 hải lý, vì những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc không phù hợp với luật biển.

Vì vậy, có chút khác biệt giữa cách tiếp cận của Mỹ, mang vẻ khiêu khích hơn, với cách tiếp cận của các nước khác là hiện diện để nhắn với Trung Quốc, cũng như các nước khác trong khu vực rằng họ có mặt ở đây để bảo vệ luật biển và tự do hàng hải.

RFI : Ông đánh giá thế nào về việc Pháp cũng xuất hiện thường xuyên hơn ở Biển Đông và vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương trong vài năm gần đây ?

Mathieu Duchâtel : Trong ba năm gần đây, Pháp đã cử tầu đến khu vực Biển Đông. Năm 2018, Paris quyết định điều tầu sân bay Charles de Gaulle thi hành nhiệm vụ ở Ấn Độ Dương, cho đến Singapore, có thể sẽ không đi qua Biển Đông. Tuy nhiên, điều chắc chắn là đã có một chiến hạm Pháp, như mọi năm, đã đi qua vùng Biển Đông. Như vậy, từ nhiều năm nay, Pháp đã có ý chí khá rõ ràng và nhất quán trong việc bảo vệ cách tiếp cận của mình về luật biển.

Pháp cũng muốn "Âu hóa" sự hiện diện tại vùng biển này. Người ta có thể thấy điều này qua việc một số nhà quan sát Châu Âu (Đan Mạch, Đức) có mặt trên tầu của Pháp và có thể sẽ có nhiều người khác trong tương lai.

Thêm một điểm cuối liên quan đến sự hiện diện của các nước Châu Âu ở Biển Đông, với tôi, một thất vọng lớn là liệu Đức, một ngày nào đó, cũng hiện diện, hoặc đồng hành với các nước Châu Âu, hoặc sát cánh với Mỹ để tăng cường thông điệp của phương Tây về Biển Đông hay không.

Đức hiện đang suy nghĩ về vấn đề này, nhưng chưa có quyết định nào được đưa ra, dù đã có một cuộc thảo luận. Dĩ nhiên, nếu chính phủ Đức làm giống như Pháp và Anh, việc này sẽ củng cố thêm thông điệp của Châu Âu không chỉ về quan điểm chủ quyền, mà cả thông điệp về quyền tự do hàng hải.

RFI : Trung Quốc đối phó và phản ứng thế nào với sự hiện diện hải quân của nhiều cường quốc ở Biển Đông ?

Mathieu Duchâtel : Hiện nay, Trung Quốc đáp trả một cách rất đa dạng. Cách đáp trả hung hăng của Trung Quốc chỉ dành riêng cho Mỹ. Bắc Kinh lên án Mỹ qua đường ngoại giao. Hải quân Trung Quốc từng nhắm vào một tầu chiến của Mỹ và suýt gây ra sự cố để gây sức ép với Hoa Kỳ. Bắc Kinh cũng tấn công Mỹ trên báo chí, ví dụ để báo chí nói là Hải quân Trung Quốc đâm vào một tầu Mỹ để buộc con tầu đó rời khỏi khu vực.

Nước thứ hai bị nhắm đến, nhưng nhẹ hơn nhiều, đó là Anh Quốc. Luân Đôn cũng bị Bắc Kinh chỉ trích vì hiện diện ở Biển Đông, nhưng với những từ ngữ không gay gắt bằng những lời chỉ trích nhắm vào Mỹ.

Đối với những nước khác (Pháp, Úc, Nhật Bản và Canada), chính quyền Bắc Kinh ít nhiều chưa nhắc đến sự hiện diện của những nước này ở Biển Đông. Lý do là tránh để tất cả các nước này thành lập một mặt trận chung với Anh và Mỹ và cũng để tránh khả năng nhiều nước khác thay đổi lập trường và chuyển sang ủng hộ Hoa Kỳ.

Ngoài ra, còn phải chú ý đến một số yếu tố khác ngoài vấn đề Biển Đông, như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Trung Quốc tìm cách để Nhật Bản, Pháp, Úc không đứng về phía Mỹ trên hồ sơ thương mại. Đây cũng chính là lý do mà Bắc Kinh tỏ ra rất chừng mực trong phát biểu về các quốc gia này liên quan đến Biển Đông.

RFI : Liệu Trung Quốc có tiếp tục xây dựng và bồi đắp, quân sự hóa các đảo nhân tạo trong vùng Biển Đông để đối phó ?

Mathieu Duchâtel : Dĩ nhiên là Trung Quốc lý giải rằng cơ sở hạ tầng quân sự của họ trên các đảo nhân tạo là để đối phó với sự hiện diện thường xuyên trong khu vực của Hải quân Mỹ và để bảo vệ các cơ sở hàng hải của Trung Quốc khỏi hoạt động theo dõi của Mỹ.

Điều chắc chắn là Trung Quốc sẽ tiếp tục củng cố bẩy đảo nhân tạo mà nước này chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa bằng cách lập thêm thiết bị phòng thủ, khả năng theo dõi khu vực, khả năng chống tầu thủy và phòng không.

Điều mà Bắc Kinh chưa rõ : Liệu Trung Quốc có thật sự lựa chọn leo thang căng thẳng trong khu vực không ? Liệu Trung Quốc có thể quân sự hóa một số thực thể khác trong quần đảo Trường Sa không ? Trung Quốc hiện vẫn giữ lá bài này và tiếp tục quân sự hóa bẩy hòn đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp.

RFI : Việt Nam được lợi gì và bị bất lợi gì từ những chiến lược bảo vệ tự do hàng hải của các nước trên ?

Mathieu Duchâtel : Tôi nghĩ rằng một sự hiện diện thường xuyên của hải quân phương Tây trong khu vực có chủ đích ngăn Trung Quốc đi xa hơn trong hoạt động kiểm soát Biển Đông. Điều này có lợi cho quốc phòng của Việt Nam, vì Trung Quốc buộc phải tập trung nhiều hơn vào sự hiện của hải quân các nước nằm ngoài khu vực. Và điều này giảm bớt không gian mà Trung Quốc có thể chiếm để mở rộng sự hiện diện và kiểm soát các thực thể mà họ chưa chiếm được.

Tôi nghĩ rằng kịch bản tồi tệ nhất đối với tất cả các nước trong khu vực, không chỉ mỗi Việt Nam, Malaysia hay Philippines, mà kể cả các nước ngoài khu vực, đó là Trung Quốc quyết định, như trường hợp từng xảy ra năm 2014, khi Bắc Kinh đột ngột xây dựng một loạt đảo nhân tạo và điều này đã hoàn toàn thay đổi nguyên trạng. Năm 1995, Bắc Kinh quyết định chiếm Đá Vành Khăn (Mischief Reef), lúc đó do Philippines kiểm soát, tương tự như Đá Gạc Ma (South Johnson Reef) mà Trung Quốc chiếm từ Việt Nam trong một trận hải chiến đẫm máu năm 1988. Đến năm 2014, Trung Quốc tiến xa hơn trong các yêu sách kiểm soát khu vực.

Hiện nay, sự hiện diện trong khu vực của hải đội nhiều nước làm giảm phần nào khả năng Trung Quốc đi xa hơn. Vì vậy, theo tôi, có sự hội tụ giữa lợi ích quốc phòng của Việt Nam, cũng như của các nước khác trong khối ASEAN có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Dĩ nhiên, sự hiện diện thường xuyên của hải quân phương Tây ở Biển Đông không giúp được Việt Nam đòi lại chủ quyền, đặc biệt là đối với quần đảo Hoàng Sa. Điều này có nghĩa là Việt Nam không thể tận dụng cơ hội để lấy lại Hoàng Sa. Đúng là có sự quy tụ lợi ích, nhưng phần nào bị hạn chế.

Tôi cũng nghĩ rằng, đối với một nước như Việt Nam, đang bảo vệ lợi ích trước xung đột chủ quyền với Trung Quốc, sự hiện diện thường xuyên của hải quân phương Tây ở Biển Đông tạo ra cơ hội quan trọng hơn mà Việt Nam có thể tận dụng trong chiến lược hiện đại hóa quân đội của nước này. Chúng ta có thể thấy việc Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận cho phép Hà Nội đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí, có nhiều cuộc trao đổi ngoại giao và quân sự hơn, mở rộng tiềm năng hợp tác với nhiều nước khác…

Tôi cho rằng việc này sẽ thay đổi một chút viễn cảnh, không chỉ cho Việt Nam mà còn cho cả các nước ASEAN có chanh chấp với Trung Quốc, trong khi tình hình trở nên căng thẳng hơn do hoạt động bồi đắp các đảo nhân tạo của Bắc Kinh.

RFI : Ban tiếng Việt đài RFI xin chân thành cảm ơn ông Mathieu Duchâtel, giám đốc Chương trình Châu Á, Viện Montaigne, Paris.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 07/01/2019

Published in Diễn đàn