Trung Quốc đang đau đầu vì các cơ sở và vũ khí mà nước này đang có trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông càng ngày càng bị các điều kiện thời tiết làm hư hại. Để bảo đảm cho các phương tiện đó có thể sử dụng được, Bắc Kinh đã phải cho nghiên cứu để tìm ra các loại chất phủ có khả năng bảo vệ vũ khí và cơ sở hạ tầng mà họ đã xây dựng và triển khai ở trên các thực thể ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc triển khai nhiều hệ thống vũ khi mới trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa - Biển Đông), trong đó có chiến đấu cơ J-11. Ảnh chụp ngày 12/05/2018. Courtesy CSIS Asia Maritime Transparency Initiative/DigitalGlobe
Tình trạng trên đây vừa được nhật báo Hồng Kông South China Morning Post (SCMP) tiết lộ trong bài viết ngày 01/07/2019, mang tựa đề "Liệu một lớp phủ bằng chất liệu mới graphene có thể giúp quân đội Trung Quốc khỏi bị rỉ sét dần ở Biển Đông hay không ? (1)".
Theo tờ báo Hồng Kông, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang tìm cách chế tạo ra một chất chống bào mòn mới để bảo vệ vũ khí và công trình xây dựng trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông đang có tranh chấp. Những điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã khiến cho súng ống và dinh thự bị ăn mòn nhanh hơn dự liệu của giới chuyên gia.
"Một khẩu pháo đã bị rỉ sét chỉ sau ba tháng sử dụng"
Các thông tin trên dĩ nhiên không được chính quyền Trung Quốc loan báo công khai, nhưng hai nhà nghiên cứu tham gia vào dự án đã đồng ý tiết lộ một số khía cạnh cho tờ SCMP nhưng xin được giấu tên do tính chất nhậy cảm của vấn đề.
Một nhà nghiên cứu đã nêu bật tính chất nghiêm trọng của tình hình khi nêu ra một ví dụ cụ thể : "Một khẩu pháo đã bị đưa ra khỏi biên chế chỉ sau vỏn vẹn 3 tháng phục vụ do vấn đề rỉ sét".
Và không chỉ có vũ khí gặp vấn đề. Các hệ thống radar và phóng tên lửa, tường chắn cho hải cảng, hạ tầng cơ sở và phi đạo cho sân bay, các loại đường ống, thậm chí cả phần nền trên đó các đảo nhân tạo được xây dựng, tất cả đều có nguy cơ bị hủy hoại nhanh chóng.
Để bảo vệ những tài sản giá trị đó, Quân Đội Trung Quốc đã có kế hoạch phủ một lớp bảo vệ bằng chất graphene trên các loại vũ khí và cơ sở hạ tầng. Graphene là vật liệu mới chỉ được các nhà nghiên cứu Đại học Anh Quốc Manchester phát triển từ năm 2004, cực mỏng nhưng lại cứng hơn thép đến 100 lần.
Theo một nhà nghiên cứu thứ hai, một viện nghiên cứu quân sự ở Thượng Hải đang cho thử nghiệm lần cuối cùng lớp phủ graphene này trước khi đưa vào sử dụng.
Nhà nghiên cứu này tỏ ra rất tin tưởng, cho rằng mặc dù chưa được phép dùng trong lãnh vực quân sự, nhưng chất phủ đã được ứng dụng trong các lĩnh vực dân sự và đã tỏ ra "cực kỷ hữu dụng" trong ngành công nghiệp hóa chất, khi được dùng để bảo vệ các ống dẫn dầu khí khỏi bị acid, áp suất hay sức nóng cao bào mòn.
Theo nhà nghiên cứu này thì các thách thức nêu trên còn dữ dội hơn nhiều so với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Biển Đông. Nhân vật này tiết lộ : "Dây chuyền sản xuất của chúng tôi đang hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu… Các phiên bản lớp phủ tương lai sẽ được sử dụng trên chiến đấu cơ và tàu sân bay, và sẽ tăng cường khả năng tàng hình của các phương tiện này".
"Các cấu trúc bê tông bắt đầu bị rã sau chưa đầy 3 năm"
Trong một bản báo cáo (2) công bố trên tạp chí công nghệ quốc phòng Trung Quốc Defence Technology Review, giáo sư Hồ Kì Cao (Hu Qigao) thuộc Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc ở Hồ Nam, đã nêu bật các vấn đề mà đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông đang gặp phải.
"Các cấu trúc bê tông bắt đầu bị rã ra sau chưa đầy 3 năm, và các trang thiết bị bằng kim loại ngừng vận hành sau khoảng 1 năm do bị ăn mòn".
Theo chuyên gia này, vì Trung Quốc quá vội vàng trong việc bồi đắp, xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông (cụ thể là ở Trường Sa) trong giai đoạn 2013-2015, cho nên đầy rẫy vấn đề đã nẩy sinh.
Bản báo cáo ghi rõ : "Vì những lý do lịch sử, nước ta (tức là Trung Quốc) đã không nghiên cứu đầy đủ môi trường tự nhiên ở Biển Đông cũng như tác động của môi trường trên các cấu trúc kỹ thuật được xây dựng. Việc thiết kế và xây dựng các đảo đá đã được tiến hành theo lịch trình gò bó mà không có được những đánh giá khoa học sâu sát, dài hạn".
Theo ông Hồ Kì Cao, các nhân tố tác hại bao gồm nhiệt độ, độ ẩm cao, sương mù, nồng độ muối trong không khí và bức xạ nhiệt lớn. Tốc độ hao mòn của các trang thiết bị và vật liệu đưa ra Biển Đông khiến Quân đội Trung Quốc phải ngạc nhiên.
Trong bản báo cáo, ông viết : "Các cấu trúc bê tông bắt đầu bị rã ra sau chưa đầy 3 năm, và các trang thiết bị bằng kim loại ngừng vận hành sau khoảng 1 năm do bị ăn mòn".
Những vấn đề trên đã gây ra lo ngại về an toàn và về khả năng các cơ sở của Trung Quốc đứng vững được trước những thảm họa tự nhiên như bão và sóng thần.
"Sự ăn mòn nhanh chóng không chỉ tác động nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của các cấu trúc kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, mà còn làm gia tăng đáng kể chi phí vận hành và bảo trì".
Rỉ sét vũ khí và trang thiết bị là vấn đề lớn đối với quân đội các nước. Một báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2018 đã ước tính là tình trạng ăn mòn trên chiến đấu cơ, chiến hạm, tên lửa và vũ khí hạt nhân đã khiến Mỹ tiêu tốn khoảng 21 tỉ đô la mỗi năm.
Quân Đội Trung Quốc không công bố những số liệu liên quan, song Viện Khoa học Trung Quốc vào năm 2017 từng xác định rằng hiện tượng ăn mòn đã khiến Trung Quốc mất khoảng 300 tỉ đô la vào năm 2014, tương đương với 3% GDP.
Ngay cả chất liệu mới graphene cũng có vấn đề
Để khắc phục, các nhà khoa học Trung Quốc đã cầu viện đến chất graphene. Tuy nhiên, theo SCMP, lớp phủ có chứa graphene mà Trung Quốc đang thử nghiệm không phải là không có vấn đề.
Theo giáo sư Trương Lỗi (Zhang Lei), thuộc Đại học Khoa học Công nghệ Bắc Kinh, ngay cả chất graphene cũng hàm chứa vấn đề riêng. Graphene thuần chất là một chất dẫn điện tốt, cho nên bất kỳ vết rạn nứt nào trên bề mặt lớp phủ có thể làm gia tăng tốc độ ăn mòn vật chất do dòng điện. Graphene cần phải được kết hợp với các vật liệu khác để làm giảm tính dẫn diện của nó, và việc tìm ra vật liệu phù hợp hoàn toàn không dễ dàng
Còn giáo sư Thôi Cam (Cui Gan) tại Đại học Dầu khí Trung Quốc, chuyên nghiên cứu các vật liệu bảo vệ sử dụng chất graphene, cho biết việc sản xuất hàng loạt các tấm carbon mỏng có thể gặp khó khăn bởi các tấm này khó tách rời khỏi nhau.
Dù vậy, theo ông Thôi Cam, các vấn đề như trên có thể được xử lý trong các phòng thí nghiệm đang nghiên cứu vật liệu graphene và đó chính là "loại vật liệu của hy vọng".
Trọng Nghĩa
Nguồn : RFI, 05/07/2019
--------------
(1) "Can a new graphene coating save the Chinese military from rusting away in the South China Sea ?"
(2) "Nghiên cứu về tác động môi trường biển đối với việc bảo trì cấu trúc rạn san hô" (Research on the marine environmental impact on reef structures maintenance), Tạp chí Khoa học & Công nghệ Quốc phòng, số 3 năm 2018.
Pháp tiếp tục cho chiến hạm tuần tra trên Biển Đông (Người Việt, 01/07/2019)
Pháp tiếp tục cho chiến hạn tuần tra trên Biển Đông như một sự cam kết giữ cho thủy lộ quan trọng hàng đầu thế giới thông thương tự do dù có sự tranh chấp căng thẳng ở khu vực.
Khu trục hạm Corbin của Pháp thăm Việt Nam hồi tháng 5/2019. (Hình : Wikipedia)
"Nước Pháp hết sức cam kết cổ võ và bảo vệ luật pháp quốc tế. Đó là lý do Hải quân của chúng tôi rất thường tuần tra, di chuyển trên biển Đông và chúng tôi sẽ tiếp tục".
Ngoại Trưởng Pháp Jean Baptiste Lemoyne nói với báo chí tại Manila hôm Chủ Nhật, 30 tháng Sáu, sau cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Duterte.
Ông nói thêm rằng : "Bộ trưởng quốc phòng của chúng tôi đã nói (điều đó) rất rõ khi ông dự Diễn Ðàn An Ninh khu vực tại Singapore mấy tuần trước".
Ông Lemoyne đến Philippines dự lễ ký kết thành lập Ủy ban Phối hợp Kinh tế Pháp-Philippines tổ chức tại thành phố Makati.
Ông Lemoyne đến Philippines khi có tin Hải quân Trung Quốc bắt đầu một cuộc tập trận kéo dài một tuần lễ phía Bắc quần đảo Trường Sa, không xa cách bao nhiêu với khu vực tàu "dân quân biển" Trung Quốc đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Philippines rồi bỏ đi, mặc cho đám ngư dân chết chìm nếu không được tàu đánh cá của Việt Nam đi ngang cứu vớt.
Cuộc tập trận của Trung Quốc diễn ra cũng trùng với thời điểm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Diễn đàn Kinh tế G20 ở Nhật Bản.
Hôm 21/6 vừa qua, hãng tin CNN cho hay hình ảnh vệ tinh cho thấy 4 máy bay chiến đấu J-10 đậu trên phi đạo trên đảo Phú Lâm. Trước đó, hồi tháng Ba, Trung Quốc đã mở các cuộc tập trận bắn đạn thật ở quần đảo Hoàng Sa.
Trước đó, hôm 5/6/2019, hãng tin Bloomberg nói Bộ Trưởng quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian nói với cử tọa gồm cả các chức sắc quân sự cấp cao của Trung Quốc them dự diễn đàn an ninh thế giới rằng tự do hải hành trên khu vực Biển Đông là vấn đề quan yếu. Khi có sự vi phạm luật pháp quốc tế nơi đây có thể dẫn đến vi phạm ở nơi khác.
Bởi vậy, nước Pháp thúc giục các nước trong Liên Hiệp Châu Âu phối hợp với nhau tuần tiễu hải quân để bảo đảm sự hiện diện "thường xuyên và nhìn thấy" trên Biển Đông như dấu hiệu cộng đồng quốc tế áp lực lại sự bành trướng quân sự của Bắc Kinh ở khu vực.
Các chiến hạm của nước Pháp từng đến thăm Việt Nam mấy năm gần đây mà lần mới nhất diễn ra hồi tháng Năm, 2019. (TN)
******************
Trung Quốc bắt đầu tập trận 1 tuần gần Trường Sa (RFA, 30/06/2019)
Truyền thông trong nước hôm 29/6 trích thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc cho biết nước này bắt đầu tập trận 1 tuần tại khu vực phía bắc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đòi chủ quyền.
Hình chụp về tinh quần đảo Trường Sa ở Biển Đông năm 2017 - Hình minh hoạ. AFP
Theo thông báo, cuộc tập trận bắt đầu từ ngày 29/6 và kéo dài đến ngày 3/7. Các tọa độ được Cục Hải sự Trung Quốc thông báo cho cuộc tập trận nằm cách quần đảo Trường Sa khoảng 50 hải lý về phía bắc với diện tích khoảng hơn 22.000 km2.
Cục Hải sự Trung Quốc cũng cảnh báo các tàu thuyền hoạt động gần đó không được vào khu vực tập trận.
Thông báo tập trận của Trung Quốc diễn ra vào lúc lãnh đạo các nước đang gặp nhau ở Nhật Bản, tham dự Thượng đỉnh G20 cuối tuần này. Tại Thượng đỉnh, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với Tổng thống Donald Trump để thảo luận về căng thẳng thương mại giữa hai nước. Sau cuộc gặp, Tổng thống Trump cho biết Mỹ sẽ không áp thêm thuế lên khoảng hơn 300 tỷ đô la hàng hóa của Trung Quốc nhập vào Mỹ.
Hôm 21/6 vừa qua, hãng tin CNN cho biết hãng này đã có những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã triển khai ít nhất 4 máy bay chiến đấu J-10 ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam. Các phân tích của chuyên gia được CNN trích cho thấy khả năng Trung Quốc sẽ duy trì các máy bay này trên đảo.
Hồi tháng 3 vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc diễn tập bắn đạn thật ở quần đảo Hoàng Sa.
Tại thời điểm đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng phản đổi cuộc tập trận và gọi đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc đã đem quân ra chiếm Hoàng Sa từ Việt Nam vào năm 1974 và kiểm soát quần đảo này từ đó đến nay.
Máy bay Trung Quốc áp sát tàu Canada ở Biển Hoa Đông (RFA, 28/06/2019)
Ngày 24/6, hai máy bay chiến đấu Su-30 của Trung Quốc đã áp sát tàu khu trục hạm Regina và tàu tiếp vận hậu cần Asterix của Canada khi đang di chuyển trong vùng biển quốc tế ở Biển Hoa Đông.
Hai máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trình diễn trong Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế Trung Quốc lần thứ 12 ngày 6 tháng 11 năm 2018 tại Quảng Đông, Trung Quốc. AP
Hãng tin CBC của Canada loan tin này hôm 27/6, theo xác nhận từ Bộ Quốc phòng nước này.
Bộ Quốc phòng Canada cho biết hai tiêm kích Trung Quốc đã áp sát tàu của Canada trong khoảng cách 300 m và ở độ cao 30 m từ mặt biển.
Báo cáo từ Bộ Quốc phòng Canada hôm 27/6 cho biết tàu và máy bay của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc đã đi theo tàu của Canada ngay sau khi tàu Canada kết thúc chuyến thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam đang trên đường qua eo biển Đài Loan và hướng về biển Hoa Đông.
CBC trích lời ông Dan Le Bouthillier, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Canada, cho biết hai máy bay Su-30 Trung Quốc không gây khiêu khích, nguy hiểm, hay bất ngờ. Ông cũng cho biết các lực lượng quân sự của Đài Loan và Trung Quốc đã hiện diện trong quá trình tàu của Canada đi qua eo biển Đài Loan nhưng điều này không có gì là bất ngờ.
Các tàu chiến của Canada đang trong quá trình thực hiện hoạt động Neo. Đây là hoạt động mới được công bố gần đây của chính phủ Canada. Theo hoạt động này, Canada thường xuyên điều các tàu chiến đến vùng Viễn Đông để thực thi lệnh giám sát trừng phạt Bắc Hàn của Liên Hợp Quốc.
Quân đội Canada cũng có báo cáo cho rằng một tàu đánh cá của Trung Quốc đã chiếu tia laser vào máy bay trực thăng của Canada khi đang hoạt động gần eo biển Đài Loan, nhưng không có thiệt hại trong vụ việc.
Đây không phải là lần đầu tiên không quân Trung Quốc có những hành động áp sát đối với tàu và máy bay của Canada trong khu vực.
Một giới chức quân sự của Canada hồi năm ngoái cho CBC biết máy bay tuần tra của Canada đã bị những máy bay chiến đấu của Trung Quốc theo sát khi các máy bay của Canada đang theo dõi những tàu hàng và tàu chở dầu có ý định vi phạm lệnh cấm vận đối với Bắc Hàn.
*******************
Chiến hạm Canada bị tiêm kích Trung Quốc quấy nhiễu trên Biển Hoa Đông (RFI, 27/06/2019)
Bộ Quốc Phòng Canada hôm 27/06/2019 thông báo, hai chiến hạm của nước này, khi di chuyển tại hải phận quốc tế ở Biển Hoa Đông, hồi đầu tuần đã bị hai máy bay tiêm kích của Trung Quốc bám sát ở cao độ rất thấp. Một trực thăng của Hải quân Canada còn bị một tàu đánh cá Trung Quốc chiếu tia laser vào.
Chiến hạm HMCS Regina (FFH334) của Canada. Ảnh minh họa. MC3 Diana Quinla/wikimedia
Theo phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Canada, một tuần sau khi đi qua eo biển Đài Loan, chiến hạm NCSM Regina và tàu hộ tống Asterix, hôm thứ Hai 24/6 đang hướng về phía Bắc Triều Tiên, thì "hai chiếc Su-30 của Trung Quốc tiến gần ở khoảng cách chỉ có 300 mét và độ cao 30 mét".
Thông cáo nhấn mạnh : "Cho dù chiến hạm Canada luôn bị tàu chiến và máy bay của quân đội Trung Quốc theo bén gót sau khi thăm Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên bị áp sát như thế".Được biết hai chiếc tàu Hải quân Canada sau khi thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam, tiếp tục đến Đông Bắc Á, góp phần vào nỗ lực răn đe mọi vi phạm lệnh cấm vận Bình Nhưỡng.
Tuy không có ai bị thương và không có thiệt hại vật chất nào, nhưng việc phi cơ tiêm kích Trung Quốc "dằn mặt" chiến hạm Canada cho thấy tình hình vẫn đang căng thẳng giữa Ottawa và Bắc Kinh. Mới đây Trung Quốc đã đòi hỏi Canada không cho dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu của tập đoàn Hoa Vi (Huawei), và cấm nhập khẩu thịt từ Canada, với lý do có các giấy chứng nhận thú y giả. Ottawa đã mở điều tra về cáo buộc này.
Thụy My
******************
Biển Đông : Hải quân Mỹ cân nhắc trở lại căn cứ vịnh Subic (RFI, 27/06/2019)
Hải quân Hoa Kỳ đang cân nhắc việc quay lại căn cứ cũ ở vịnh Subic, Philippines, nơi trước đây từng là cơ sở hậu cần cho quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, để phục vụ cho hạm đội Mỹ hoạt động ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tờ Star and Stripes hôm 26/06/2019 cho biết như trên.
Vịnh Subic và căn cứ hải quân Mỹ. Ảnh chụp năm 1990. Ảnh tư liệu : Wikimedia Commons
Nhà máy đóng tàu Hanjin Shipyard ở vịnh Subic đã được rao bán sau khi chủ sở hữu là Hanjin Philippines tuyên bố phá sản, với số nợ 900 triệu đô la. Ngay lập tức có hai công ty Trung Quốc muốn mua lại. Theo Star and Stripes, chính phủ Mỹ hiện đang xem xét khả năng thuê sử dụng cơ sở lớn thứ năm trên thế giới này làm nơi sửa chữa và bảo trì tàu chiến, đồng thời tránh để cảng này rơi vào tay Trung Quốc.
Một thuyền trưởng về hưu của Hải quân Mỹ nói với tờ báo, đây là "cơ hội bằng vàng để quay lại vịnh Subic" sau gần 30 năm vắng bóng. Trong thập niên 40, khi Hoa Kỳ và Philippines thương lượng về quan hệ liên minh, Trung Quốc chưa phải là mối đe dọa trên biển. Vào thời đó, chưa ai dự báo được các hành động hung hăng của Bắc Kinh nhằm bành trướng tại Biển Đông như hiện nay.
Nếu quay lại căn cứ ở vịnh Subic, Washington vừa ngăn chận được việc Bắc Kinh có thêm căn cứ quân sự trong khu vực, vừa rất thuận tiện cho các chiến hạm lớn của Mỹ không phải đến Trân Châu Cảng để bảo trì.
Theo Taiwan News, ngày càng nhiều người dân Philippines bất bình trước thái độ nhân nhượng quá mức của tổng thống Philippines trong tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc, và việc Mỹ quay lại sẽ là thông tin tích cực đối với họ.
Trong chiến tranh Việt Nam, vịnh Subic là căn cứ hải quân của Hoa Kỳ. Sau sự kiện vịnh Bắc bộ, Subic trở thành căn cứ hậu cần của Đệ thất hạm đội với hoạt động rất tấp nập, có lúc phục vụ đến 47 chiến hạm, và khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975, đã đón nhận hàng ngàn người Việt tị nạn. Mỹ chính thức rút khỏi vịnh Subic năm 1992.
Thụy My
Mỹ tăng sức răn đe Trung Quốc, nhắm vào dân quân biển (RFI, 18/06/2019)
Vào lúc giới chức quân sự và công luận Philippines đang ngày càng phẫn nộ trước vụ một tàu cá Trung Quốc đâm vào một ngư thuyền Philippines rồi bỏ chạy, đại sứ Mỹ tại Manila hôm 14/06/2019 vừa qua đã lên tiếng nhắc nhở rằng những hành vi tấn công vào lực lượng Philippines, kể cả khi đến từ các nhóm dân quân biển Trung Quốc, có thể dẫn đến việc Mỹ can thiệp trong khuôn khổ Hiệp Định Phòng Thủ Hỗ Tương Hoa Kỳ-Philippines.
Tàu cá Philippines bị tàu tuần duyên Trung Quốc dùng vòi rồng xua đuổi gần đảo Luzon, tỉnh Pangasinan, 22/04/2015. Reuters/Erik De Castro
Lời nhắc nhở này nêu bật một chuyển hướng quan trọng trong chiến lược răn đe Trung Quốc tại Biển Đông, mà Hải Quân Mỹ đã tiết lộ từ đầu năm 2019 này, một nhân tố mà theo trang tin Business Insider ngày 17/06, đã làm tăng khả năng xảy ra xung đột tại Biển Đông.
Theo tác giả bài báo, Mỹ mới đây đã cho thấy rõ một lập trường cứng rắn hơn đối với dân quân biển Trung Quốc, một lực lượng bán quân sự được ngụy trang thành một đội tàu đánh cá, nhiều khi được tung ra để sách nhiễu các đối thủ nước ngoài, giúp Bắc Kinh áp đặt các yêu sách chủ quyền rộng lớn của Trung Quốc tại vùng Biển Đông.
Theo Andrew Erickson, một chuyên gia hàng đầu tại Trường Hải Chiến Hoa Kỳ, Bắc Kinh đã cố che giấu sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng dân quân biển Trung Quốc, nhưng ngày nay sự tồn tại của đội quân này đã ngày càng lộ rõ.
Mỹ đã bắt đầu cảnh báo về dân quân biển Trung Quốc từ 2017
Trong báo cáo năm 2017 về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, bộ Quốc Phòng Mỹ lần đầu tiên đã thu hút sự chú ý đến lực lượng dân quân biển này, xác định rằng Trung Quốc đã sử dụng đội tàu đánh cá thương mại của họ vào những chiến dịch tấn công "vùng xám", tức là giấu mặt, để "áp đặt các yêu sách trên biển và thúc đẩy quyền lợi ích của Trung Quốc", như tránh được việc gây nên chiến tranh thực sự.
Tuy nhiên, phải đợi đến đầu năm 2019 này, Mỹ mới thực sự bắt đầu gây áp lực nhắm vào lực lượng dân quân biển Trung Quốc.
Theo nhật báo Anh Financial Times, tư lệnh Hải Quân Mỹ John Richardson, nhân một cuộc họp tại Bắc Kinh hồi tháng Giêng đã cảnh báo người đồng cấp Trung Quốc rằng Hải Quân Hoa Kỳ sẽ coi các tàu Hải Cảnh và tàu dân quân biển là những phương tiện chiến đấu, tương tự như tàu hải quân, và sẽ dùng các biện pháp đối phó với Hải Quân Trung Quốc để đáp trả những hành động khiêu khích của những chiếc tàu này.
Qua tháng Ba, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã công khai cam kết với Philippines rằng Mỹ sẽ đến bảo vệ đồng minh trong trường hợp nước này bị tấn công ở Biển Đông.
Theo ông Pompeo, "bất kỳ một cuộc tấn công vũ trang nào nhắm vào binh lính, phi cơ hoặc tàu công vụ của Philippines trên Biển Đông đều sẽ kích hoạt nghĩa vụ bảo vệ lẫn nhau" có trong hiệp định phòng thủ chung Mỹ-Philippines.
Và ông Sung Kim, đại sứ Mỹ tại Philippines, đã làm rõ thêm các cam kết này hôm 14/06 vừa qua khi xác nhận với báo chí rằng cam kết bảo đảm an ninh của Mỹ cũng áp dụng cho các hành vi gây hấn của dân quân biển Trung Quốc.
Theo nhật báo Philippine Star, đại sứ Mỹ đã nói nguyên văn như sau : "Khái niệm bất kỳ một hành động tấn công võ trang nào, theo tôi, bao gồm cả những hành vi của lực lượng dân quân được chính quyền cho phép".
Tuy nhiên, đại sứ Mỹ đã không nói rõ thế nào là một hành động tấn công võ trang.
Washington muốn buộc Bắc Kinh hạn chế hành vi gây bất ổn trên biển
Theo các nhà phân tích, khi tăng cường sức ép trên các lực lượng trên biển của Trung Quốc, Hoa Kỳ muốn Bắc Kinh điều chỉnh các tính toán chiến lược tại Biển Đông.
Trả lời nhật báo Anh Financial Times vào tháng Tư vừa qua, bà Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế cho rằng "Hoa Kỳ hy vọng răn đe được Trung Quốc để ngăn chặn các hành vi gây bất ổn định trên biển, trong đó có việc dùng đến các lực lượng bảo vệ bờ biển và các tàu dân quân biển để đe dọa các nước láng giềng nhỏ bé hơn".
Tuy nhiên, theo Business Insider, việc Mỹ duy trì một tình trạng mơ hồ trong chủ trương răn đe, cũng như vai trò bất minh của lực lượng dân quân biển Trung Quốc, xung đột trên quy mô nhỏ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng dễ dàng nổ ra.
Các sự cố dính líu đến tàu cá Trung Quốc, thành viên tiềm tàng của lực lượng dân quân biển, thường xuyên xảy ra ở Biển Đông. Thế nhưng đến nay vẫn không rõ là chính xác loại sự cố nào có thể kích hoạt sự can thiệp của Hoa Kỳ.
Một ví dụ là vào tháng Tư, hơn 200 tàu cá Trung Quốc đã bị tố cáo tràn xuống đe đọa đảo Thị Tứ, một thực thể do Philippines chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa.
Một ví dụ khác là vụ tàu cá Trung Quốc bị nghi ngờ là đã đâm chìm một tàu Philippines ở Bãi Cỏ Rong (Biển Đông), và sau đó bỏ đi, để mặc cho hơn hai chục ngư dân Philippines đối mặt với nguy cơ chết đuối ngoài biển khơi.
Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc về hành vi sai trái của họ. Và, trong khi tình hình vẫn căng thẳng, giới lãnh đạo Philippines đã kêu gọi bình tĩnh.
*********************
Mỹ kêu gọi điều tra vụ tàu Trung Quốc đụng chìm tàu cá Philippines (RFI, 18/06/2019)
Hôm 18/06/2019, đại sứ Mỹ tại Philippines, ông Sung Kim kêu gọi tiến hành một "cuộc điều tra đầy đủ" về vụ một tàu của Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Philippines, cho rằng vụ này càng cho thấy tầm quan trọng của một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Đội flotilla của Hải quân Hoa Kỳ tới Nam Trung Quốc đã ghé Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), Biển Đông để thể hiện quyền tự do hàng hải. ChinaUsFocus 28/05/2015
Theo lời bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana, vụ việc xảy ra ngày 09/06 vừa qua. Tàu cá của Philippines lúc ấy đang neo đậu tại Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), mà cả Manila lẫn Bắc Kinh đều khẳng định chủ quyền, thì bị một tàu của Trung Quốc đâm chìm, bỏ mặc các ngư dân trên biển. Các ngư dân này kể lại là 7 tiếng đồng hồ sau họ mới được một tàu của Việt Nam vớt lên và sau đó được đưa về trên một chiếc tàu của hải quân Philippines.
Tuy nhiên, lần đầu tiên lên tiếng về vụ này hôm qua, tổng thống Philippines Rodrigez Duterte cho rằng đây chỉ là một "sự cố nhỏ trên biển". Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng hôm qua cũng có tuyên bố tương tự, rằng đây chỉ là một "tai nạn giữa các tàu cá trên biển".
Ban đầu, chính quyền Manila đã có phản ứng rất mạnh. Ngoại trưởng Teodoro Locsin cho biết đã gởi một công hàm ngoại giao đến Trung Quốc để phản đối, còn phát ngôn viên phủ tổng thống Philippines Salvador Panela thì cảnh báo là tổng thống Duterte có thể sẽ cắt đứt quan hệ với Bắc Kinh nếu biết được là tàu Trung Quốc đã cố tình đâm vào tàu cá Philippines. Tuy nhiên, sau đó, các quan chức chính phủ Philippines đã dịu giọng, nói rằng họ phải chờ kết quả điều tra.
Tờ Nikkei Asian Review hôm nay trích lời giáo sư Renato de Castro, chuyên gia về an ninh tại Đại học De La Salle ở Manila, cho rằng chính quyền của tổng thống Duterte đang cố giữ cho vụ đụng tàu ngày 09/06 không ảnh hưởng gì đến chính sách hòa hoãn của ông đối với Bắc Kinh.
Thanh Phương
******************
Liên tục các hoạt động giao lưu quốc phòng giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á (RFA, 18/06/2019)
Trong ngày 17/6, Việt Nam có một số các hoạt động giao lưu về quốc phòng với các đối tác trong khu vực bao gồm Thái Lan và Singapore.
Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam Singapore Việt Nam hôm 17/6/2019 - Courtesy of qdnd.vn
Theo Thông tấn xã Việt Nam, vào ngày 17/6, tại thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cùng với Thư ký Thường trực Bộ Quốc phòng Singapore, ông Chan Yeng Kit, đã chủ trì đối thoại Chính sách Quốc phòng hai nước lần thứ 10.
Tại đối thoại lần này, hai bên đã thảo luận các vấn đề ở khu vực Châu Á Thái Bình dương, tiến trình hợp tác tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) ; đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng hai nước kể từ sau đối thoại lần trước.
Tại đối thoại lần này hai bên đã ký kế hoạch hợp tác 3 năm (2019 – 2021).
Cũng trong ngày 17/6, đoàn Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan do Đô đốc Luechai Ruddit và phu nhân đã đến thăm Việt Nam. Lễ đón được tổ chức tại Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam.
Tại cuộc gặp giữa hai bên sau lễ đón, Phó Đô đốc Phạm Hoài Nam đã khẳng định tầm quan trọng trong hợp tác hữu nghị giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực hải quân. Ông cho biết, việc hai nước ký và thực hiện Thỏa thuận về quy chế tuần tra chung trên vùng biển giáp ranh và lập kênh thông tin liên lạc đã trở thành hình mẫu của sự hợp tác đối với hải quân các nước trong khu vực.
Cả Thái Lan và Singapore hiện đều là các đối tác chiến lược của Việt Nam.
Nga-Mỹ đổ lỗi cho nhau về sự cố trên biển Hoa Đông (RFI, 08/06/2019)
Tuần dương hạm của Mỹ và khu trục hạm của Nga suýt đụng nhau trên biển Hoa Đông vào hôm 07/06/2019. Đôi bên quy trách nhiệm lẫn nhau.
Hình ảnh được loan tải cho thấy khu trục hạm Nga và tuần dương hạm của Mỹ áp sát nhau trên biển hoa Đông, ngày 07/06/2019. Reuters/US NAVY
Theo thông cáo của Hải Quân Nga, chiếc tuần dương hạm USS Chancelorsville của Hoa Kỳ đã đột ngột chuyển hướng, chặn đường khu trục hạm Đô Đốc Vinogradov. Hai chiếc tàu chỉ còn cách nhau 50 thước. Ngược lại, phía Mỹ quy trách nhiệm cho Nga.
Thông tín viên đài RFI Anne Corpet từ Washington cho biết :
"Hình ảnh Hải Quân Mỹ loan tải cho thấy khu trục hạm Nga áp sát tuần dương hạm của Mỹ một cách nguy hiểm. Hai chiếc tàu gần đụng vào nhau. Theo thông cáo của Hạm Đội Bảy Thái Bình Dương, "một chiếc trực thăng vừa đáp xuống tàu tuần duyên Mỹ, chiếc USS Chancelorsville đang tiến thẳng ở một tốc độ ổn định thì tàu Nga tiến đến gần, khiến phía Mỹ phải lùi lại để tránh lao vào tàu Nga". Hoa Kỳ coi đây là một hành động "nguy hiểm và không chuyên nghiệp" của Nga.
Thế nhưng, Nga lại khẳng định là chính thủy thủ đoàn của họ đã phải cấp tốc phản ứng để tránh đụng vào tàu Mỹ.
Tại Washington, sự cố nói trên đã khuấy động đến cấp cao nhất trong Bộ Quốc phòng. Lãnh đạo Lầu Năm Góc tuyên bố, Mỹ sẽ gửi công hàm chính thức phản đối Moskva sau sự cố nói trên, và Hải Quân hai nước sẽ trực tiếp trao đổi với nhau về vấn đề này. Quyền bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Patrick Shanahan, nói rõ vụ việc vừa xảy ra không "ngăn cản Mỹ tiếp tục các chiến dịch tuần tra trong khu vực".
Sự cố tương tự thường xảy ra giữa hải quân Mỹ và Nga, nhưng đây là lần đầu tiên đôi bên chạm trán nhau tại Biển Hoa Đông và vụ việc đã diễn ra đúng vào lúc chủ tịch Trung Quốc đang viếng thăm nước Nga".
Thanh Hà
*********************
Nga, Mỹ tố tàu chiến của nhau suýt gây tai nạn đâm tàu (VOA, 07/06/2019)
Hải quân Hoa Kỳ hôm thứ Sáu 7/6 nói một tàu khu trục Nga suýt nữa đã đụng vào một trong các tàu tuần dương của Mỹ trên biển Philippines, trong một sự cố bị Hải quân Mỹ lên án là do lối "hành sử không an toàn và không chuyên nghiệp", đài CBS của Mỹ đưa tin.
Tư liệu : Tàu USS Chancellorsville có tên lửa dẫn đường của Mỹ thả neo trong một chuyến ghé cảng Hong Kong ngày 21/11/2018. (Photo by ANTHONY WALLACE / AFP)
Trong cùng ngày, tin tức từ Nga dẫn lời Hạm đội Thái Bình Dương Nga tố cáo một tàu chiến Mỹ suýt nữa đã gây ra vụ va chạm, đâm vào tàu quân sự Nga trên biển Philippines vì bất thần đổi hướng một cách nguy hiểm, các hãng tin Nga loan tin.
Hải quân Nga được dẫn lời nói rằng tàu chiến USS Chancellorsville, một tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường của Mỹ, đến gần chỉ cách tàu khu trục của Nga, là tàu Đô đốc Vinogradov có 50m.
Truyền thông Nga nói rằng tàu Đô đốc Vinogradov đã buộc phải thực hiện các bước khẩn cấp để tránh vụ đụng tàu.
Hãng tin Reuters của Anh dẫn lời người phát ngôn của Hạm đội 7, Trung tá Clayton Doss, nói : "Trong khi đang hoạt động trên biển Philippines, tàu khu trục Nga Udaloy I DD 572 đã thực hiện một động thái không an toàn nhắm vào tàu Chancellorsville".
Ông mô tả lời tố cáo của Nga rằng tàu chiến Mỹ đã có hành động thiếu an toàn là những lời "tuyên truyền", Trung tá Doss khẳng định chính tàu Nga đã xông tới gần, chỉ cách tàu Chancellorsville từ 15m tới 30m.
*****************
Tàu chiến Trung Quốc rời Sydney sau chuyến thăm không báo trước VOA, 07/06/2019)
Ba tàu chiến Trung Quốc rời cảng Sydney hôm 7/6 sau một chuyến thăm không được thông báo cho dân chúng, chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh một cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Úc và Trung Quốc trên Thái Bình Dương.
Ba tàu chiến Trung Quốc neo tại căn cứ hải quân Garden Island ở Sydney, Austalia, ngày 3/6/2019.
Chuyến thăm biểu dương sức mạnh của Trung Quốc, với sự tham gia của một tàu khu trục, tàu tiếp tế và tàu chiến đổ bộ Trung Quốc, đã được lên kế hoạch nhưng không được Canberra loan báo.
Giáo sư John Blaxland, chuyên nghiên cứu tình báo và an ninh quốc tế tại Đại học Quốc gia Úc ở Canberra, nói vụ việc này đã gây phẫn nộ. Ông nói :
"Các tàu chiến Trung Quốc đã vào tới tận Darling Point và những địa điểm nổi tiếng khác trên cảng Sydney mà dân không được báo trước ... trong khi lính và thủy thủ Trung Quốc dàn hàng trên boong tàu trông có vẻ khá hung hăng".
Đoàn tàu rời Sydney để về lại Trung Quốc dưới một bầu trời nhiều mây vào giấc sau bữa trưa.
Các tàu chiến Trung Quốc cập cảng một ngày trước lễ kỷ niệm 30 năm biến cố Thiên An Môn, cuộc đàn áp đẫm máu của chính quyền Trung Quốc chống những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở bên trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4 tháng 6 năm 1989.
Hình ảnh chụp nhiều thành viên cộng đồng người Hoa chờ đợi tại bến tàu nơi tàu chiến Trung Quốc cập cảng để vẫy tay chào mừng các thủy thủ.
Phát biểu với các phóng viên tại thủ đô Honiara ở quần đảo Solomon trong tuần này, Thủ tướng Úc Scott Morrison nói :
"Đây là một chuyến thăm để đáp lễ sau khi các tàu hải quân Úc tới thăm Trung Quốc. Chuyến thăm có thể là một bất ngờ cho những người khác, nhưng chắc chắn không phải là một bất ngờ đối với chính phủ Úc".
Các quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh đã xấu đi xuống mức thấp kỷ lục hồi năm ngoái sau khi Canberra thông qua một số đạo luật nhằm kiềm hãm ảnh hưởng của Trung Quốc trong các vấn đề đối nội, cũng như phản đối những hành động quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông đang trong vòng tranh chấp.
Canberra đã đề nghị hỗ trợ ngoại giao cho các hoạt động của Washington nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải bằng cách đưa tàu đi ngang qua Biển Đông.
"Biển Đông" không phải là trò chơi của Bắc Kinh, sự cứng rắn của Hà Nội đem lại lợi thế của Washington và ngược lại. Tự do hàng hải hay bảo vệ chủ quyền giờ đây đứng cùng một chiến tuyến.
Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vào cảng Đà Nẵng tháng 3 năm 2018.
Sự quyết đoán : Mỹ, Việt, và Trung Quốc ở Biển Đông
Thời kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama là thời kỳ "trỗi dậy toàn diện" của Trung Quốc ở Biển Đông, khi mà nước này liên tục gây sự với các nước đang tranh chấp chủ quyền trong khu vực, chủ yếu là với Hà Nội. Và không phải ngẫu nhiên, khi gần đây, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Lầu Năm Góc nhận định rằng, ngay cả việc Bắc Kinh chiếm giữ rạn san hô Scarborough vào năm 2012, "có lẽ có thể tránh được nếu Washington đóng vai trò tích cực hơn, quyết tâm hơn trước và trong cuộc khủng hoảng"...
Nhưng khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, thì 2 năm trong nhiệm kỳ đầu tiên, Mỹ đã có những động thái răn đe trở lại, khi 13 nghị sĩ Mỹ trình dự luật trừng phạt Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông. Theo đó, đạo luật sẽ cho phép Mỹ đóng băng thậm chí tịch thu tài sản và thu hồi thị thực của các cá nhân tham gia vào các chính sách đe dọa hòa bình, an ninh khu vực. Đạo luật này không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân có liên quan, mà bao trùm lên cả Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Việt Nam, quốc gia va chạm chủ quyền trực tiếp với Bắc Kinh cũng bắt đầu trỗi dậy, ít nhất trong ngôn ngữ ngoại giao, khi lên tiếng phản đối việc xây dựng 10 đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Trường Sa, cũng như "ủng hộ quyền tự do hàng hải" ở Biển Đông khi hai tàu chiến Mỹ áp sát 3 đảo ở Hoàng Sa. Đặc biệt, riêng trong tháng 4.2019, đã tố cáo Trung Quốc vi phạm chủ quyền khi lắp đặt thiết bị làm nhiễu sóng tại quần đảo Hoàng Sa. Trước đó, vào năm 2018, Hà Nội đã đưa ra những yêu sách cứng rắn với Trung Quốc trong cuộc đàm phán về Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa Asean và Bắc Kinh, Reuters đưa tin. ngăn chặn Trung Quốc thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên khu vực Biển Đông.
Quyết đoán Mỹ, Việt ?
Nhìn vào những động thái của hai nước Việt – Mỹ vào năm 2018 và nửa năm 2019, có thể nhận thấy sự quyết đoán của cả hai quốc gia liên quan đến vấn đề Biển Đông. Mặc dù, với Mỹ là "tự do hàng hải", với Việt Nam là "chủ quyền quốc gia", nhưng đích đến của cả hai nước là phản ứng lại với những gì mà Trung Quốc đã và đang đe dọa tại khu vực, nhất là xu hướng "quân sự hóa" vùng Biển Đông.
Sự trỗi dậy của Bắc Kinh trong nhiều năm qua, đặc biệt với sự nhu nhược ít nhiều của chính quyền Obama đã trở thành một gánh nặng cho chính quyền Hà Nội lẫn chính quyền Tổng thống Trump. Cả hai, dường như đã phải giải quyết bài toán trong việc cố gắng ngăn chặn những nỗ lực sau cùng (hoàn tất) của Bắc Kinh liên quan đến đường băng, đồn trú, bệnh viện và vũ khí tại các đảo nhân tạo.
Khó có thể đánh giá điều tiếp theo sẽ là gì, nhưng mối đe dọa của Trung Quốc đã trở thành một động lực lớn, thúc đẩy Mỹ-Việt gần nhau về tư duy và định hướng đối phó với Bắc Kinh tại vùng Biển Đông. Và thực tế đã cho thấy, cả hai quốc gia dường như cùng 1 chiến lược, ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh bằng sự quyết đoán ở mỗi quốc gia.
Khi tại Mỹ, dự luật trừng phạt Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông đã khoáy động chính trường Mỹ, thì tại Việt Nam – nó ngay nóng bỏng ngay trên chuyên trang Tuổi Trẻ và làm nức lòng không ít người quan tâm đến việc bảo vệ chủ quyền. Lý do, Mỹ vẫn là quốc gia duy nhất hiện tại có thể ngăn chặn và kiềm chế "con rồng Bắc Kinh". Nhưng Việt Nam, với vị trí địa chiến lược, cũng như tính chất "kiên cường" trong bảo vệ chủ quyền quốc gia, lãnh thổ cũng là đối tác chiến lược của Mỹ trong triển khai những động thái "ngăn chặn trỗi dậy". Không phải nghiễm nhiên, mà trong quan hệ hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ, tăng cường năng lực hàng hải được coi là ưu tiên giữa hai quốc gia.
Việt – Mỹ đều hưởng lợi ?
Hãy thử hình dung mối đe dọa của Trung Quốc trong hai quốc gia ảnh hưởng nhiều nhất.
"Vài năm trước, là những tiền đồn nhỏ bé với sức chiến đấu bằng không - có lẽ vài chục binh sĩ hầu như không thể giữ chân họ khô ráo. Từ năm 2013, Trung Quốc đã biến chúng thành những căn cứ khổng lồ, một số có trạm không quân có thể chứa máy bay chiến đấu và máy bay ném bom tiên tiến". – tướng Joseph F. Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Lầu Năm Góc chia sẻ trên The Washington Post.
Một "mặt trận chung" ngăn chặn dã tâm của Trung Quốc đã được hình thành.
Mới đây nhất, trong một ý kiến trên tờ Bưu Điện Hoa Nam, ông Lê Hồng Hiệp đã nhận định rằng, Việt Nam đang thúc đẩy khối ASEAN hình thành một COC cho Biển Đông. Và tất nhiên, hiệp ước này sẽ mang tính ràng buộc, khả năng ngăn chặn, và thiết lập một quy tắc mang tính chế tài hơn cho khu vực Biển Đông đầy sóng gió.
Không còn những phản đối mang tính "ước lệ", Việt – Mỹ đi vào trận chiến với sự chế tài nhiều hơn, cần thiết hơn. Và chính điều này, đã tạo ít nhiều "cảm hứng" cho các quốc gia còn lại trong khu vực.
Duterte của Philippines kêu gọi hành động để giảm nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông.
Trang tin CNBC ngày 1.6 đã dẫn tin cho biết Tổng thống Duterte của Philippines đã kêu gọi hành động để giảm nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông, trong đó, ông Duterte nhấn mạnh "lỗi của Bắc Kinh liên quan đến yêu sách mở rộng ở vùng biển Đông".
Việt – Mỹ đã cho thấy một phản ứng thích hợp của hai nước trước việc Trung Quốc "thất hứa", "không cam kết đủ" về an ninh và hòa bình Biển Đông.
"Biển Đông" không phải là trò chơi của Bắc Kinh, sự cứng rắn của Hà Nội đem lại lợi thế của Washington và ngược lại. Tự do hàng hải hay bảo vệ chủ quyền giờ đây đứng cùng một chiến tuyến.
Nguyễn Hiền
Nguồn : VNTB, 02/06/2019
Tổng thống Philippines cảnh báo về nguy cơ xung đột tại Biển Đông (RFA, 31/05/2019)
Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines bày tỏ quan ngại được cho là hiếm với phía Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu tại Hội nghị quốc tế về Tương lai Châu Á lần thứ 25 ở Toyko, Nhật Bản hôm 31/5/2019 AFP
AFP loan tin ngày 31 tháng 5 dẫn phát biểu của ông Rodrigo Duterte tại một diễn đàn kinh tế ở Tokyo rằng bản thân ông yêu Trung Quốc ; thế nhưng liệu có đúng khi một nước tuyên bố chủ quyền trọn cả một đại dương.
Tổng thống Philippines thúc giục cần có tiến triển trong việc đi đến ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông- COC. Ông nói rõ bản thân lấy làm buồn và bối rối chứ không giận giữ vì không thể làm được gì ; ông chỉ hy vọng Trung Quốc sớm đi đến ký kết COC.
Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines lập luận rằng càng để lâu thì nguy cơ vùng biển này trở thành điểm xung đột càng lớn thêm. Ông nhắc lại Pháp, Anh và Hoa Kỳ cũng có động thái đưa ra phép thử tại vùng biển đang có tranh chấp này.
Từ khi lên làm tổng thống Philippines, ông Duterte theo đuổi chính sách thân thiện với Trung Quốc, khác hẳn với người tiền nhiệm Benigno Aquino. Mục tiêu của ông Duterte nhằm thu hút đầu tư và tăng cường mậu dịch với Trung Quốc.
********************
Người Việt Nam bị quân du kích thân cộng sản ở Philippines tấn công (RFA, 31/05/2019)
Một xe chở người Việt Nam và một số khách du lịch nước ngoài vừa bị quân du kích thân cộng sản ở Philippines tấn công hôm 30/5 ở khu vực miền nam Philippines, tuy nhiên không có ai bị thương vong. Hãng tin BenarNews, một nhánh của Đài Á Châu Tự Do, loan tin này dựa theo các nguồn tin chính phủ và của lực lượng du kích.
Hình minh họa. Hình chụp hôm 30/7/2017 : quân du kích thuộc Quân Đội Nhân Dân Mới (NPA) ở vùng núi Sierra Madre, phía đông Manila AFP
BenarNews trích lời Trung tá Ronald Illana thuộc tiểu đoàn bộ binh thứ 8 cho biết, nhóm du kihcs quân thuộc lực lượng Quân đội Nhân dân Mới (NPA), một nhánh của Đảng Cộng sản Philippines, đã nổ mìn khi chiếc xe tải của quân đội chở 11 người đi xuống núi sau khi rời thị trấn Impasug-ong ở tỉnh Bukidnon.
Ông Illana cho biết đã có 8 lính chính phủ bị thương bao gồm cả người chỉ huy trong vụ tấn công, trong khi các tin tức địa phương cho biết có 3 quân du kích địa phương bị thương.
Giới chức Philippines không cung cấp chi tiết về tên những người nước ngoài trên xe. Tuy nhiên, hãng tin Philippines cho biết trong số này có người mang quốc tịch Việt Nam, Myanmar, Indonesia và Malaysia.
Đại tá Edgardo de Leon, chỉ huy Lữ đoàn 403 quân đội Phi cho biết những du khách này vừa đến thăm một ngôi làng để tìm hiểu về cộng đồng bản địa, và cách thức mà họ duy trì các truyền thống văn hóa của mình. Những người này đã qua đêm tại làng trước khi rời đi vào buổi sáng ngày 30/5 và bị tấn công. Vụ đọ súng sau đó diễn ra khoảng 40 phút.
NPA đã xác nhận vụ tấn công qua làn sóng đài phát thanh địa phương nhưng không đưa thêm chi tiết nào.
Xung đột giữa quân đội chính phủ Philippines và quân du kích thân cộng sản đã diễn ra từ những năm 1960 đến nay và được coi là cuộc nổi dậy kéo dài nhất ở khu vực Châu Á.
Chiến tranh sẽ xảy ra trên Biển Đông hay Vùng Vịnh ?
Tác giả Dominique Moïsi trên Les Echos phân tích về "Hai cuộc chiến tranh lạnh của nước Mỹ", đặt câu hỏi liệu Mỹ có khả năng tiến hành hai cuộc chiến cùng một lúc : một với Trung Quốc ở Châu Á, và một với Iran ở Trung Đông hay không ?
Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Preble (DDG 88) của Mỹ đi qua Ấn Độ Dương ngày 29/03/2018.Morgan K. Nall/U.S. Navy/Handout via REUTERS
Vào thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây, các chiến lược gia đều nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ là đại cường duy nhất trên thế giới có thể lao vào hai cuộc xung đột cùng một lúc. Và đó là xung đột quân sự. Còn ngày nay, khi chiến tranh kinh tế đang trở thành một hình thái thay thế cho chiến tranh trên chiến trường, thì như thế nào ? Liệu có thể định nghĩa việc trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt đối với Iran là một dạng chiến tranh chọn lựa, còn trừng phạt Hoa Vi (Huawei) là một cuộc chiến cần thiết ?
Nói cách khác, ông Donald Trump có thể không phải là một tổng thống tốt cho nước Mỹ, nhưng chính sách đối với Trung Quốc của ông hàm chứa các yếu tố tích cực. Cần phải có một tiếng nói cất lên để chấm dứt thái độ sai trái, không thể chấp nhận được của Bắc Kinh.
Vấn đề là ở chỗ Mỹ không hành động nhân danh lợi ích chung như trong thời kỳ chiến tranh lạnh với Liên Xô cũ, mà chỉ vì nước Mỹ, không quan tâm đến trật tự đa phương. Về phía Châu Âu, vừa hài lòng vì rốt cuộc có được một nhân tố nặng ký lớn tiếng với Trung Quốc, lại vừa sợ đến lượt mình sẽ là mục tiêu của Washington trong tương lai.
Để làm rõ tình hình địa chính trị hiện nay, cần phải hiểu được mục tiêu của mỗi bên. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Iran muốn gì ?
Đối mặt với Trung Quốc, Hoa Kỳ muốn tái khẳng định vị thế đại cường số một. Tất nhiên thế giới không còn đơn cực như trong suốt một thập niên, từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 cho đến khi tòa tháp đôi ở Manhattan bị tấn công năm 2001. Nhưng nước Mỹ không thể chấp nhận ý tưởng đang được phố biến rộng rãi, rằng thế kỷ 20 là thế kỷ của Mỹ, còn thế kỷ 21 là của Trung Quốc.
Về quân sự, Trung Quốc còn rất lâu mới có thể sánh ngang hàng được với Mỹ. Về kinh tế, tăng trưởng của Mỹ đã bật lên một cách ngoạn mục, trong lúc Trung Quốc sa sút đáng kể. Nhưng về công nghệ, Bắc Kinh đã ngoi lên, thậm chí còn tiến bộ vượt bực trong một số lãnh vực chiến lược. Liệu có thể để cho một cường quốc độc tài tha hồ lợi dụng các thông tin độc quyền sở hữu, hay để loại vũ khí hủy diệt khủng khiếp trong tay một chế độ cực đoan ?
Ý định của Mỹ rất rõ : ngăn trở Trung Quốc tại Châu Á và lật đổ chế độ của các giáo chủ Hồi giáo tại Trung Đông, với nguy cơ Trung Quốc sẽ lo tự cung tự cấp, và tăng sức mạnh cho phe cứng rắn ở Iran.
Ý đồ của Trung Quốc hoàn toàn trái ngược với Hoa Kỳ : khẳng định tính vượt trội, thậm chí bước đầu là khống chế toàn bộ Châu Á, tiếp đến là tiến lên đại cường số một thế giới. Bắc Kinh sẽ áp đặt mô hình toàn trị, tập trung quyền lực vào trung ương ; và xa hơn nữa, là nền văn minh Trung Hoa sẽ phải đứng trên mô hình dân chủ, nền văn minh phương Tây.
Bắc Kinh vừa công lại vừa thủ. Cần phải duy trì một chế độ có cấu trúc đầy nghịch lý : vừa cộng sản vừa tư bản. Như vậy phải kiểm sát chặt chẽ xã hội đồng thời duy trì tăng trưởng, và dân tộc chủ nghĩa cao độ. Còn Teheran mở rộng ảnh hưởng trong khu vực, và chọn lựa cung cách khiêu khích thường xuyên để bảo đảm sự sống còn cho một chế độ rất dễ tổn thương.
Cả Washington lẫn Bắc Kinh, Tehran đều không muốn chiến tranh, nhưng tất cả đều đang đùa với lửa. Từ Biển Đông cho đến vùng Vịnh Ba Tư, nguy cơ bất ngờ xảy ra chiến tranh ngày càng lớn, nếu mỗi bên tự đánh giá quá cao nước cờ của mình và coi thường đối thủ.
Một cách khách quan, các lá bài của Mỹ đều "trên cơ" Trung Quốc, và đối với Iran thì lại càng vượt trội, cả về quân sự lẫn kinh tế. Nhưng khả năng chịu đựng của người dân Trung Quốc thì bền bỉ hơn, cộng với xu hướng dân tộc chủ nghĩa, còn chế độ Iran cũng kích thích dân chúng không để bị "đế quốc Mỹ" sỉ nhục.
Ngược lại, chính quyền Mỹ phải đối mặt với sự chống đối của công dân nếu lao vào các cuộc xung đột. Trong bối cảnh đó, vũ khí kinh tế tỏ ra ít tốn kém mà lại hiệu quả hơn. Tuy nhiên lại bao hàm nguy cơ chiến tranh kinh tế bất chợt biến thành chiến tranh thực sự. Với một câu hỏi nhức nhối : xung đột sẽ xảy ra trên Biển Đông hay tại Vùng Vịnh ?
Chiều chuộng ông Trump : Chiến lược hiệu quả của Nhật
Cũng liên quan đến nước Mỹ, thông tín viên của Les Echos tại Tokyonhận xét "Được chủ nhà Nhật Bản chiều chuộng, Donald Trump không o ép về thương mại". Trong bài trả lời phỏng vấn, giáo sư Stephen R.Nagy khẳng định "Nịnh nọt ông Trump là chiến lược hiệu quả của Tokyo".
Suốt cuối tuần qua, thủ tướng Nhật Shinzo Abe đều gắng sức làm vui lòng ông Trump, trước khi đôi bên bắt đầu đề cập đến vấn đề tế nhị là thương mại song phương vào hôm nay.
Hai nhà lãnh đạo đi chơi gôn, và ông Trump được phục vụ món ưa thích là cheeseburger với… thịt bò Mỹ, mặt hàng mà tổng thống Hoa Kỳ muốn được tạo điều kiện ở thị trường Nhật. Khi tổng thống và phu nhân dự khán một trận đấu vật sumo, những chiếc ghế bành đã được đặt gần sàn đấu, phá vỡ truyền thống xưa nay là khách phải ngồi trên những chiếc gối ở sàn nhà, kể cả khách VIP. Ông Trump, cũng là thượng khách đầu tiên của tân vương Naruhito, tỏ ra hài lòng vì được biệt đãi.
Theo giáo sư Nagy, chiến lược "tranh thủ" ông Donald Trump là hết sức hiệu quả. Tokyo luôn chứng tỏ rất nỗ lực tham gia "Make America Great Again", qua việc đầu tư vào Hoa Kỳ và liên tục đặt mua thiết bị quân sự của Mỹ. Tuy nhiên Nhật chưa bao giờ tỏ ra như một "chư hầu" : vẫn luôn giao thiệp với Iran, Nga, và đã thành công trong việc thúc đẩy hiệp ước TPP gồm 11 nước trong đó không có Hoa Kỳ.
Kỹ nghệ Châu Âu và nỗi lo cạnh tranh với Mỹ, Trung Quốc
Về kinh tế, trong bài "Liên Hiệp Châu Âu đối mặt với sự cạnh tranh trên thế giới", Le Monde đặt vấn đề, làm thế nào Châu Âu có thể chống chọi được với các tập đoàn đa quốc gia Mỹ và Trung Quốc.
Sau Brexit, Liên Hiệp Châu Âu chỉ có 12 hãng trong số 100 công ty đứng đầu thế giới. Cho dù thành phần của Ủy ban Châu Âu mới là như thế nào đi nữa, chính sách kỹ nghệ Châu Âu luôn là một hồ sơ nóng bỏng.
Việc ủy viên Châu Âu phụ trách cạnh tranh, Margrethe Vestager, từ chối cho sáp nhập Siemens và Alstom trong lãnh vực đường sắt đã gây sốc cho cả Paris và Berlin. Với lý do bảo vệ người tiêu dùng, chống độc quyền, Bruxelles đã ngăn Pháp & Đức hình thành một tập đoàn hàng đầu về hỏa xa, trong khi nhà cạnh tranh chính là CRRC của Trung Quốc có tầm cỡ lớn gấp đôi ! Bộ trưởng kinh tế Pháp Bruno Le Maire bực tức : "Sẽ có những đoàn tàu Trung Quốc tại Châu Âu. Người ta đã phá hủy kỹ nghệ pin mặt trời Châu Âu, để mặt hàng - được Bắc Kinh tài trợ ồ ạt - tràn ngập thị trường của chúng ta".
Pháp : Tập đoàn Trung Quốc bị phản đối khi mua lại phi trường Toulouse-Blagnac
Bài điều tra trên Les Echos đưa ra một ví dụ cụ thể về "Thất bại trong việc tư nhân hóa phi trường Toulouse-Blagnac" : từ năm 2015, các tập thể ở địa phương luôn bền bỉ phản đối cổ đông Trung Quốc hiện nắm đa số vốn.
Bốn năm sau khi mua được 49,99% cổ phần và có được lời hứa sẽ được bán thêm 10,01% cổ phần của Nhà nước Pháp, tập đoàn Trung Quốc Casil Europe đành rút lui vì vấp phải sự chống đối dữ dội của dân chúng. Các chuyên gia tình báo kinh tế cũng cảnh báo, Blagnac không giống những sân bay khác. Các phi đạo tại đây đã chứng kiến những chuyến bay thử của tất cả những kiểu máy bay Airbus trong suốt năm thập niên qua.
Sinh viên Trung Quốc tràn ngập các đại học Anh
Trên lãnh vực giáo dục, Le Monde trích dẫn The Guardian cho biết "Sinh viên Trung Quốc tràn ngập các trường đại học Anh". Do thiếu tiền, nhiều trường đã mở rộng cửa cho sinh viên từ Hoa lục vì học phí phải trả cao hơn sinh viên Châu Âu.
Số sinh viên Trung Quốc trên đất Anh đã tăng gấp ba, lên 127.330 người, cao hơn tất cả các nước Châu Âu cộng lại. Riêng trường đại học Manchester đã có 5.000 sinh viên Trung Quốc trên tổng số 40.000 sinh viên của toàn trường, một phần do cái tên Manchester rất nổi tiếng ở Trung Quốc vì… bóng đá. Thậm chí có những cours mà người duy nhất không phải người Hoa chính là giảng viên. Đây cũng là nỗi đau đầu cho trường, vì sinh viên Trung Quốc chỉ tập trung vào một số bộ môn : kế toán, tài chính, kinh tế, thương mại, điện tử.
Bầu cử Châu Âu tái khẳng định diện mạo mới của chính trường Pháp
Kết quả cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu chiếm trang nhất tất cả các báo Pháp ra ngày hôm nay 27/05/2019. Ảnh bìa của Le Figaro là chân dung tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ lãnh đảng cực hữu Tập Hợp Quốc Gia (RN), với tựa đề "Macron song đấu với Le Pen". Les Echos nhận xét "Macron suýt nữa là vượt qua được thách thức". La Croix chạy tựa "Đảng RN về đầu và những ngạc nhiên". Libération quan tâm đến thắng lợi của các đảng sinh thái "Bầu cử Châu Âu : Tăng trưởng màu xanh". Riêng Le Monde ra từ ngày hôm trước tỏ ra lo âu về "Bóng ma một Brexit cứng rắn".
Các báo Pháp cho rằng kỳ bỏ phiếu lần này đã khẳng định sự tái cấu trúc chính trường nước Pháp : đảng LREM (Cộng Hòa Tiến Bước) đối đầu với Tập Hợp Quốc Gia (RN) thay vì cánh hữu và cánh tả như truyền thống.
Cực hữu về đầu, đây là ngạc nhiên đầu tiên cho dù sự kiện này đã được cảm nhận trước. Có đến gần 52% cử tri tham gia cuộc bầu cử đầu tiên trong nhiệm kỳ của tổng thống Emmanuel Macron, sau khủng hoảng Áo Vàng và cuộc tranh luận toàn quốc, cao hơn kỳ trước, thậm chí hơn cả cuộc bầu cử Quốc Hội năm 2017. Và suốt cả ngày hôm qua, các đảng phái đều tự hỏi ai sẽ được lợi với sự hưởng ứng đông đảo này.
Đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa (LR) thất bại nặng nề, là nạn nhân của những lá phiếu thực dụng, Nước Pháp Bất Khuất (LI) không gượng dậy được sau những bê bối, đảng Xã Hội ngỡ rằng đại bại nhưng rốt cuộc kết quả không đến nỗi nào.
Thua suýt soát đảng RN, ông Macron đã gỡ được danh dự, còn cực hữu tuy phục thù được, nhưng vẫn chưa đạt tỉ lệ cách đây 5 năm – và lúc đó đảng LREM vẫn chưa được khai sinh. Hơn nữa lãnh tụ đảng này, bà Marine Le Pen cho thấy không thay đổi mấy, khi chọn lựa ba ứng cử viên đang bị rắc rối với tư pháp, nhiều ứng viên chưa hề xuất hiện trước công chúng trong thời gian gần đây nhưng là bạn bè. Tổng thống Macron có thể tiếp tục yên tâm cải cách trong hai năm cuối của nhiệm kỳ.
Thụy My
Dự luật Mỹ trừng phạt các hành động phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông (RFI, 24/05/2019)
Một nhóm nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ hôm 23/05/2019 đã trình lên Thượng Viện một dự luật nhằm buộc chính phủ trừng phạt các cá nhân và định chế Trung Quốc có liên can đến "các hành động phi pháp và nguy hiểm" trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thuộc quần đảo Trường Sa, trong vùng tranh chấp ở Biển Đông. Ảnh ngày 21/05/2015. Reuters/ Hải quân Mỹ
Nếu được thông qua, đạo luật đòi hỏi chính phủ Mỹ tịch thu các tài sản ở Hoa Kỳ, thu hồi và từ chối cấp visa của bất kỳ ai tham gia vào "các hành động hoặc chính sách đe dọa đến hòa bình, an ninh và ổn định" tại Biển Đông, nơi một số thành viên ASEAN đòi hỏi chủ quyền.
Luật quy định ngoại trưởng Mỹ phải báo cáo cho Quốc Hội mỗi sáu tháng, về các cá nhân hay công ty Trung Quốc cụ thể có liên can đến việc xây dựng và triển khai các dự án tại các khu vực ở Biển Đông đang bị các nước ASEAN tranh chấp. Trong số hành động bị dự luật nhắm đến có việc đào đắp đất, xây đảo nhân tạo, xây hải đăng, cơ sở hạ tầng thông tin di động.
Các hoạt động đe dọa "hòa bình, an ninh và ổn định" trong khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông cũng sẽ bị trừng phạt.
Dự luật này đã được trình lần đầu vào năm 2017 nhưng hiện vẫn nằm tại Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Marco Rubio và đồng nhiệm Dân Chủ Benjamin Cardin cùng với nhóm nghị sĩ ủng hộ tỏ ra lạc quan, vì lần này tân chủ tịch ủy ban là thượng nghị sĩ James Risch rất quan tâm đến hồ sơ Trung Quốc, còn tại Hạ Viện cũng có nhiều hy vọng được các dân biểu cả hai đảng thông qua.
Thụy My
****************
Thượng nghị sĩ Mỹ đề nghị dự luật mới nhắm vào Trung Quốc ở Biển Đông (RFA, 23/05/2019)
Các Thượng nghị sĩ Mỹ hôm thứ Năm ngày 23/5 đề xuất lại một dự luật được cho là nhắm đến các hoạt động mở rộng và quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông nơi Trung Quốc đang có các tranh chấp về chủ quyền với một số nước châu Á.
Hình minh họa. Thượng nghị sĩ Marco Rubio phá biểu tại Ủy ban Tình báo Thượng Viện hôm 29/1/2019 - AP
Theo trang tin South China Morning Post, dự luật yêu cầu chính phủ Mỹ phải trừng phạt những cá nhân và tổ chức của Trung Quốc tham gia vào các hoạt động phi pháp và nguy hiểm ở Biển Đông và Hoa Đông.
Với tên gọi Dự luật Cấm vận Biển Đông và Hoa Đông, Dự luật đòi hỏi chính phủ phải tịch thu các tài sản về tài chính đặt tại Mỹ của các cá nhân và tổ chức có liên quan đến các hoạt động làm nguy hại đến hòa bình, an ninh và ổn định trên khu vực Biển Đông. Thậm chí, dự luật còn đề nghị việc từ chối cấp visa cho những người bị xác định là vi phạm luật này.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio, người tham gia đề xuất dự luật được South Morning China Post trích lời cho biết dự luật nhằm thắt chặt hơn nữa các nỗ lực của Mỹ và đồng minh để đối phó với hoạt động quân sự hóa nguy hiểm và phi pháp của Trung Quốc ở vùng tranh chấp mà Trung Quốc đã chiếm đóng ở Biển Đông.
Dự luật trước đó đã được giới thiệu vào năm 2017 nhưng không qua được Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.
Các Thượng nghị sĩ Mỹ tin tưởng lần này dự luật sẽ được thông qua ở Thượng Viện và Hạ Viện trước khi được Tổng thống ký thành luật theo quy định tại Mỹ.
Lý do của sự lạc quan là vì chưa bao giờ các Thượng nghị sĩ và Dân biểu Mỹ lại có chung tiếng nói nhiều như lúc này trong việc đối phó với Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa hai nước vì những quan ngại về an ninh và quyền lợi của Mỹ.
Dự luật hiện được sự ủng hộ của 13 Thượng nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa, hơn rất nhiều so với con số 2 Thượng nghị sĩ hồi năm 2017.
*****************
AMTI : 'Đội tàu phá hoại nhất của Trung Quốc trở lại Biển Đông' (VOA, 23/05/2019)
Quân đội Philippines cần kiểm chứng tin tức cho rằng đội tàu khai thác trai tượng khổng lồ của Trung Quốc đã trở lại Biển Đông, hãng truyền thông ABS-CBN của Philippines dẫn nguồn từ Phủ Tổng thống (Malacañang) cho biết hôm 21/5.
Bãi cạn Scarborough nơi
Trước đó, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington D.C. cho biết các hình ảnh vệ tinh mà họ có được cho thấy các đội tàu khai thác trai tượng của Trung Quốc đã trở lại Biển Đông trong khu vực mà Philippines tuyên bố có chủ quyền ‘trong vòng sáu tháng vừa qua’.
"Đây là lần đầu tiên tôi nghe về việc này và tôi cho rằng Bộ Tư lệnh Miền Tây cần kiểm chứng sự việc và chuyển qua cho Bộ trưởng Ngoại giao để cho cơ quan này có thể có bất cứ hành động gì về vấn đề này", phát ngôn nhân Phủ Tổng thống Salvador Panelo phát biểu trong một cuộc họp báo.
Trở lại ồ ạt
Hồi tháng trước, các ngư dân Philippine trình báo rằng ngư dân Trung Quốc đang khai thách ồ ạt loại trai tượng ở Bãi cạn Scarborough mà Manila tuyên bố có chủ quyền nhưng đã bị Trung Quốc giành lấy quyền kiểm soát từ năm 2012.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippine Teodoro Locsin Jr. trước đó đã nói rằng nước ông sẽ có hành động pháp lý với Trung Quốc về việc khai thác trai tượng ở bãi cạn giàu tài nguyên này.
Báo cáo của AMTI cho thấy các đội tàu khai thác trai tượng Trung Quốc đang hoạt động thường xuyên ở bãi cạn Scarborough nhưng ‘không có bằng chứng rõ ràng’ cho thấy ngư dân Trung Quốc cũng đang khai thác trai tượng ở quần đảo Trường Sa.
Sự trở lại ồ ạt của các đội tàu khai thác vào lúc này sau diễn ra sau khi Trung Quốc có sự giảm mạnh các hoạt động từ năm 2016 cho đến cuối năm 2018, theo AMTI.
Những đội tàu này hoạt động theo hình thức là hàng chục tàu đánh bắt nhỏ đi cùng với một vài tàu mẹ cỡ lớn. Chúng phá hủy những dải san hô rộng lớn để bắt trai tượng vốn đang nằm trong diện khẩn nguy. Vỏ của những con trai tượng này sau đó sẽ được đưa trở lại tỉnh Hải Nam nơi mỗi chiếc vỏ sẽ được bán với giá hàng ngàn đô la Mỹ trong thị trường đồ trang sức rất sôi động.
Mặt hàng đắt tiền
Loài trai tượng có vỏ có thể đạt tới chiều dài một mét, có trọng lượng trên 200 kg và có thể sống trên trăm tuổi. Người dân Trung Quốc xem đây là ‘vàng trắng của biển cả’ do giá của nó trong vòng bốn năm qua đã tăng đột biến đến nỗi nhiều ngư dân Trung Quốc đã từ bỏ cánh đánh bắt hải sản truyền thống.
Vỏ của loài trai tượng khồng lồ đã đạt được vị thế là mặt hàng xa xỉ trên thị trường Trung Quốc. Đó cũng là một cách để giữ gìn của cải và khoản đầu tư sinh lợi cao. Các mặt hàng nữ trang được chế tác từ vỏ loài này thậm chí còn được ca ngợi là đem lại cho người đeo năng lực siêu nhiên và cải thiện sức khỏe. Do đó, vỏ trai tượng đối với người Trung Quốc giống như ngà voi, ngọc trai, ngọc bích và vi cá với tất cả những lời đồn thổi phi lý về lợi ích của chúng nhập làm một.
Mặt khác, các sản phẩm làm từ vỏ trai tượng rất khó có thể làm giả. Sản phẩm thật có những lớp tăng trưởng bất thường, mịn với màu sắc khác biệt tinh tế vốn có thể dễ dàng nhìn thấy dưới kính hiển vi thông thường. Một cặp vỏ ốc cao cấp có thể được bán với giá lên đến một triệu nhân dân tệ, tức tương đương 150.000 đô la Mỹ.
Khai thác kiểu tàn phá
AMTI cho biết kể từ cuối năm 2018, các hình ảnh vệ tinh cho thấy các đội tàu này hoạt động thường xuyên ở bãi cạn Scarborough và trên khắp Quần đảo Hoàng Sa, bao gồm cả bãi Châu Viên (Bombay Reef).
Cũng theo cơ quan này thì từ năm 2012 cho đến 2015, các ngư dân khai thác trai tượng của Trung Quốc đã làm hư hại hay phá hủy ít nhất 28 bãi san hô trên khắp Biển Đông.
Phương pháp khai thác điển hình của các ngư dân săn trộm này là neo tàu lại rồi kéo những thanh trụ dài của động cơ đặt bên thành tàu qua bề mặt dải san hô để phá vỡ chúng giúp cho họ có thể dễ dàng lấy lên các con trai tượng khổng lồ. Hậu quả sinh thái là tàn khốc. Vì lẽ đó, trong vụ kiện của Philippines nhằm vào Trung Quốc hồi năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực cho rằng Bắc Kinh đã vi phạm các nghĩa vụ của họ phải bảo vệ môi trường biển theo luật pháp quốc tế.
Khi đó ông John McManus thuộc Đại học Miami, người ra làm chứng với tư cách chuyên gia tại phiên tòa, đã trình bày về diện tích hơn 25.000 mẫu bề mặt san hô nước nông bị thiệt hại do hành động khai thác trai tượng của Trung Quốc gây ra cho đến năm 2016, so với 15.000 mẫu bị tàn phá do việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Bắc Kinh dung dưỡng ?
Theo AMTI thì trước đây cũng như bây giờ, giới chức Trung Quốc đều biết về hành động phá hoại này của ngư dân của họ và dường như dung dưỡng cho hoạt động của những đội tàu này. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy các tàu khai thác trai tượng của Trung Quốc đã hoạt động thường xuyên tại bãi Châu Viên trong Quần đảo Hoàng Sa kể từ cuối năm 2018 mà bằng chứng rõ nhất là những cột trầm tích có thể nhìn thấy được. Những cột trầm tích này, cùng với những vết sẹo lan ra rộng khắp bề mặt dải san hô, là những dấu hiệu rõ ràng của cách dùng các thanh trụ đào bới xuống để khai thác vỏ trai tượng. Và tất cả những hoạt động này diễn ra bất chấp Trung Quốc đã thiết lập Trạm ‘Ocean E’ trên bãi Châu Viên hồi tháng 7 vừa rồi với khả năng giám sát vốn cho phép nó gửi các thông tin về các hoạt động gần bãi san hô cho giới chức Trung Quốc ở Hoàng Sa.
Còn tại bãi cạn Scarborough, các rạn san hô ở đây đã bị tổn hại ở quy mô lớn trong giai đoạn khai thác vỏ trai tượng ban đầu cho đến năm 2016. Tuy nhiên các hình ảnh hồi tháng 12 năm 2018 cho thấy một số lượng lớn các tàu khai thác trai tượng đã trở lại hoạt động.
Khi so sánh những hình ảnh chụp vào thời điểm tháng 12 và tháng 3, AMTI đã nhận ra những vết loang lổ mới trên dải san hô do hoạt động khai thác mới đây.
Cách khai thác mới
Bãi cạn Scarborough cũng cho thấy bằng chứng đầu tiên về một cách khai thác khác của ngư dân Trung Quốc ở những bề mặt san hô sâu hơn mà những thanh trụ không thể với tới. Hồi tháng Tư, một nhóm các nhà làm phim của ABS-CBN đã đến bãi cạn Scarborough và quay được cảnh những chiếc tàu Trung Quốc sử dụng những chiếc ống gắn với động cơ trên tàu để khai thác trai tượng. Cách khai thác này làm khuấy động trầm tích ở những vùng biển xung quanh. Và cũng như ở bãi Châu Viên, có bằng chứng rõ ràng cho thấy giới chức Trung Quốc biết rõ và dung dưỡng cho những hành động khai thác tàn phá môi trường này. Đài ABS-CBN đã quy được hình ảnh lực lượng tuần duyên Trung Quốc, vốn duy trì sự hiện diện thường trực ở Scarborough, đến thăm những chiếc tàu khai thác này.
Các nhà làm phim của ABS-CBN cũng quay được những đống vỏ trai tượng lớn được để trên khắp bãi san hô để sau đó các tàu các đến thu gom, trong khi hình ảnh vệ tinh từ tháng Ba dường như cho thấy những đống vỏ trai tượng này dưới những đốm trắng bất thường nằm rải rác vốn không thấy có trong những hình ảnh trước.
Tuy nhiên, ở quần đảo Trường Sa, AMTI không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về hành vi khai thác mới. Nhưng cách khai thác mới mà ngư dân Trung Quốc áp dụng ở bãi cạn Scarborough cho thấy ngày càng khó hơn để ghi lại những hoạt động của đội tàu Trung Quốc. Không giống như những thanh trụ gây ra những vết sẹo trên bề mặt san hô ở nước cạn, những máy bơm nước áp lực cao ở những vùng biển sâu hơn gây ra những thiệt hại khó có thể thấy được trong những hình ảnh vệ tinh, theo giải thích của AMTI. Điều này có nghĩa là nhiều hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc trên Biển Đông không được bên ngoài biết đến.
Tập Cận Bình khuyến khích ?
Trong một bài báo trên tờ Diplomat hồi đầu năm 2016, nhà báo Victor Robert Lee cho biết rằng mặc dù loài trai tượng là loài khẩn nguy và việc buôn bán chúng bị cấm theo luật pháp quốc tế và theo luật pháp Trung Quốc trên danh nghĩa, nhưng hành động khai thác chúng của các ngư dân Trung Quốc trong nhiều trường hợp diễn ra với sự có mặt của các tàu tuần duyên Trung Quốc hay trên những bãi san hô do hải quân của Giải phóng Quân Trung Quốc chiếm giữ.
Trong khi đó, nhiều công dân mạng Trung Quốc đã bày tỏ sự ủng hộ với việc khai thác này với lập luận rằng ‘những ngư dân Hải Nam khai thác trai tượng ở Nam Hải đang đảm bảo cho chủ quyền của Trung Quốc’.
Tác giả bài báo đã đưa ra dẫn chứng là trước khi Trung Quốc tiến hành các hoạt động bồi đắp đảo gây tranh cãi ở các bãi Chữ Thập, Subi và bãi Vành Khăn hồi năm 2014 và 2015 đã có làn sóng những tàu cá Trung Quốc đã gây ra những những vết sẹo hình vòng cung trên khắp những dải san hô rộng lớn ‘như thể là ngư dân Trung Quốc được phát tín hiệu được phép thu gom chiến lợi phẩm trước khi những bãi san hô này vĩnh viễn bị nhấn chìm dưới hàng triệu tấn cát. Do đó việc khai thác tàn phá san hô này không chỉ gây quan ngại về hậu quả môi trường mà nó còn cho thấy nơi nào Trung Quốc đang nhắm đến kế tiếp để xây đảo nhân tạo.
Trang mua hàng trực tuyến của Trung Quốc Alibaba có hàng chục trang chyên về các sản phẩm được chế tác từ vỏ trai tượng, từ vòng tay cho đến dây chuyền cho đến một cặp vỏ còn nguyên.
Theo nhà báo Victor Robert Lee thì chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích ngành khai thác vỏ trai tượng bất chấp tính bất hợp pháp của nó như là một cách để thúc đẩy kinh tế của ‘Thành phố Tam Sa’.
Hồi tháng Tư năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một chuyến viếng thăm được đưa tin rộng rãi đến cảng Đầm Môn trên đảo Hải Nam trong một hành động được xem là gửi lời cảnh báo đến các nước khác về tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc. Lúc đó, ông Tập đã lên thăm một chiếc tàu cá vốn đã từng bị chặn giữ ở Palau hồi năm 2012 về tội đánh bắt bất hợp pháp khiến cho 25 ngư dân Trung Quốc bị bắt giữ và một người bị cảnh sát Palau bắn chết. Tin tức cho rằng các ngư dân này lúc đó đang săn trộm trai tượng.
Ông Tập đã được Tân Hoa Xã dẫn lời nói với các ngư dân lúc đó là : "Đảng và Nhà nước sẽ nỗ lực hơn để giúp đỡ cho quý vị…"
******************
Trung Quốc điều hàng loạt tàu đánh bắt nghêu đến Biển Đông (RFA, 21/05/2019)
Sau một thời gian giảm hoạt động từ năm 2016 đến 2018, Trung Quốc trong vòng 6 tháng qua đã điều hàng loạt tàu đến khu vực Biển Đông để khai thác nghêu, đặt ra nguy cơ về tác động tiêu cực đến môi trường. Trang Sáng kiến Minh bạch Hàng hải của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) loan tin này hôm 20/5.
Hình minh họa. Hình chụp do Hải quân Philippines công bố hôm 11/4/2012 : Hải quân Philippines kiểm tra một tàu cá Trung Quốc chứa đầy nghêu lớn ở bãi cạn Scarborough. AFP
Những hình ảnh vệ tinh của AMTI cho thấy Trung Quốc đã điều hàng chục tàu với các tàu mẹ đến khu vực quần đảo Hoàng Sa, bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa bắt đầu từ cuối năm ngoái để cào nghêu.
Tại Hoàng Sa, các hình ảnh vệ tinh cho thấy rõ nhất là tình trạng cào nghêu ở đảo Bom Bay bắt đầu từ cuối năm 2018 và rõ nhất là từ ngày 11/4 vừa qua.
Các tàu Trung Quốc dùng bồ cào dưới đáy biển, đập vỡ các rạn san hô để thu hoạch các loại nghêu lớn đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Theo báo cáo của tác giả Victor Robert Lee trên Diplomat hồi năm 2016, trong giai đoạn từ 2012 đến 2015, việc khai thác nghêu của Trung Quốc đã phá hủy ít nhất 28 rạn san hô ở Biển Đông.
Phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế hồi năm 2016 cũng xác định Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ của mình được quy định trong luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển.
*****************
Việt Nam siết chặt kiểm soát việc đánh bắt cá trái phép ở nước ngoài (RFA, 21/05/2019)
Thủ tướng Việt Nam vừa ký quyết định thành lập Ủy ban chỉ đạo phòng chống đánh bắt cá trái phép trước nguy cơ Việt Nam có thể phải đối mặt với khả năng bị cấm xuất khẩu cá vào EU. Thông tấn xã Việt Nam loan tin này hôm 21/5.
Hình minh họa. Các ngư dân Việt Nam (trái) đang ngồi trên tàu sau khi họ bị Cảnh sát Biển Thái Lan (phải) bắt giữ ở tỉnh Narathiwat hôm 14/2/2016 - AFP
Trưởng ban chỉ đạo Ủy ban mới là Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Ủy ban cũng có một loạt các Phó Giám đốc mà một trong số đó là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Các thành viên của ủy ban bao gồm các giới chức lãnh đạo của các tỉnh, thành.
Theo truyền thông trong nước, vào ngày 16/5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng ký một nghị định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản, quy định mức phạt cao nhất lên tới 1 tỷ đồng đối với chủ tàu cá cho tàu đánh bắt trái phép ở vùng biển nước ngoài. Toàn bộ chi phí đưa ngư dân về nước do chủ tàu trả.
Từ tháng 10 năm 2017, Ủy ban Châu Âu (EC) đã rút thẻ vàng cảnh cáo Việt Nam về tình trạng đánh bắt cá trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Trong các tháng 5 và 6 năm nay, Châu Âu sẽ cử phái đoàn đến Việt Nam để thị sát tình hình và quyết định có rút thẻ vàng đối với Việt Nam hay không. Nếu tình trạng vẫn không được cải thiện, Việt Nam có thể phải đối mặt với thẻ đỏ của EC, có nghĩa là hải sản của Việt Nam sẽ không được xuất khẩu vào Châu Âu.
Việt Nam trong những năm gần đây phải đối mặt với tình trạng tàu cá bị bắt giữ liên tục khi đánh bắt cá trái phép ở vùng biển nước ngoài như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Brunei, thậm chí đi xa hơn ra các đảo ở Thái Bình Dương.
Nhiều ngư dân cho biết họ phải đi đánh bắt xa vì nguồn cá gần bờ đã cạn kiệt.
Hải quân Đài Loan tập trận chống Trung Quốc xâm lược (RFI, 22/05/2019)
Hải quân Đài Loan hôm 22/05/2019 tập trận bắn đạn thật tại khu vực bờ biển phía đông, trong bối cảnh liên tục bị chiến hạm và chiến đấu cơ Trung Quốc đe dọa.
Khu trục hạm Đài Loan DDG-1801 bắn tên lửa trong cuộc tập trận gần Hoa Liên, ngày 22/05/2019. Reuters/Tyrone Siu
Đây là một phần của cuộc tập trận thường niên Hán Quang (Han Kuang), nhằm đối phó với cuộc tấn công xâm lược giả định của Trung Quốc – vốn không loại trừ khả năng thống nhất Đài Loan bằng vũ lực.
Các chiến hạm bắn ra những loạt đại bác, hỏa tiễn và những quả bom tấn công tàu ngầm ; trong khi các chiến đấu cơ nã đạn và các phi cơ chống tàu ngầm thả phao cấp cứu. Hãng tin AP nhấn mạnh, tàu ngầm cùng với nhiều loại hỏa tiễn đạn đạo nằm trong số các loại vũ khí có uy lực mạnh nhất, có thể được Trung Quốc sử dụng để tấn công Đài Loan.
Tại vùng duyên hải thưa dân ở phía đông Đài Loan có một căn cứ Không quân, cùng với nhiều cơ sở quân sự quan trọng khác. Chỉ huy trưởng Soong Shu Kou nói với báo chí : "Chúng tôi tập trận thường xuyên ở những địa điểm được cho là chiến tranh có thể xảy ra. Vùng biển phía đông là nơi thiết yếu, vì có thể trở thành chiến trường tương lai".
Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Chen Jung Ji tuyên bố, Đài Loan phải tăng cường tập trận chống Trung Quốc vì "chỉ có thể dựa vào chính mình để tự vệ".
Gần đây Bắc Kinh đã tăng cường đe dọa Đài Bắc bằng cách gởi nhiều tàu chiến đến vùng biển kế cận, cho máy bay chiến đấu bay vòng quanh hòn đảo với lý do tập dượt. Trong khi phải cần gởi hàng ngàn binh lính qua eo biển Đài Loan để có thể đổ bộ, các nhà hoạch định của Bắc Kinh tin rằng một cuộc tấn công chớp nhoáng có thể hủy hoại khả năng tự vệ của Đài Loan, buộc Đài Bắc phải đầu hàng trước khi đồng minh Hoa Kỳ kịp cứu viện.
Bên cạnh việc gia tăng áp lực về quân sự, Bắc Kinh còn nỗ lực cô lập Đài Bắc về mặt ngoại giao và kinh tế, nhằm buộc tổng thống Thái Anh Văn phải nhìn nhận Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, tuy đảo quốc này đã độc lập từ năm 1949.
Thụy My
******************
Tàu chiến Mỹ đi vào vùng biển gần Scarborough (RFI, 20/05/2019)
Một nguồn tin quân sự Mỹ cho biết một tàu chiến Hoa Kỳ đã áp sát bãi cạn Scarborough hôm 19/05/2019, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines. Theo giới quan sát, Washington thách thức Bắc Kinh trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ- Trung thêm căng thẳng.
Ảnh minh họa : Chiến hạm Mỹ USS Stethem (DDG-63) làm nhiệm vụ tuần tra tại Biển Đông - Wikipedia
Hãng tin Reuters ngày 20/05/2019 trích lời phát ngôn viên Hạm Đội Bảy của Hoa Kỳ, thiếu tá Clay Doss, cho biết khu trục hạm Preble đã "đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của bãi cạn Scarborough để thách thức yêu sách đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc đồng thời nhằm bảo vệ quyền tiếp cận các tuyến đường thủy chiếu theo luật pháp quốc tế".
Đây là lần thứ nhì trong vòng một tháng Mỹ điều tầu tuần tra Biển Đông. Lực lượng tuần duyên Mỹ ngày 14/05/2019 cho biết đã đưa tàu tuần tra USCG Bertholf vào Biển Đông, tham gia một cuộc thao dượt chung với hai tàu tuần duyên của Philippines. Tuy nhiên, tuyên bố của chỉ huy Doss hôm nay trái ngược với phát biểu hôm 15/05/2019 của tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ. Đô đốc John Richarson tuần trước đã bác bỏ lập luận cho rằng Washington tăng cường các chiến dịch tuần tra ở Biển Đông nhằm thách thức các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc.
Theo ghi nhận của hãng tin Reuters, hai đợt can thiệp nói trên của Hải quân Hoa Kỳ tại Biển Đông nhằm đối phó với điều mà Washington coi là những "nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giới hạn quyền tự do lưu thông" tại một vùng biển chiến lược, nơi tàu bè của Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á thường xuyên hoạt động.
Thanh Hà
**********************
Tàu khu trục USS Preble áp sát bãi cạn Scarborough (BBC, 20/05/2019)
Quân đội Hoa Kỳ cho biết một trong những tàu chiến của họ hôm 19/5 đã áp sát bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, trong một động thái có tiềm năng chọc giận Bắc Kinh. Sự việc xảy ra giữa thời điểm mà chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang thêm căng thẳng.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Preble lớp Arleigh Burke quá cảnh Ấn Độ Dương hồi tháng 3/2018
Tuyến đường thủy bận rộn là một trong những điểm nóng ngày càng cao độ trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, gồm cuộc chiến thương mại, và các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, và Đài Loan.
Tàu khu trục USS Preble thực hiện chiến dịch này, phát ngôn viên của quân đội Hoa Kỳ tiết lộ với Reuters.
"Preble đã đi vào trong phạm vi 12 hải lý của bãi cạn Scarborough để thách thức yêu sách hàng hải quá mức và bảo vệ quyền tiếp cận các tuyến đường thủy theo luật pháp quốc tế", chỉ huy Clay Doss, phát ngôn viên của Hạm đội Bảy, nói.
Đây là lần thứ hai Hoa Kỳ tuần tra ở Biển Đông trong tháng qua. Hôm 15/5, Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ cho biết quyền tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông đang thu hút sự chú ý quá mức.
Từ lâu, quân đội Hoa Kỳ có lập trường là các hoạt động của họ được triển khai trên toàn thế giới, gồm các khu vực mà các đồng minh tuyên bố chủ quyền, và chúng tách biệt với các cân nhắc chính trị.
Chiến dịch lần này là nỗ lực mới nhất nhằm chống lại những gì Washington cho là toan tính của Bắc Kinh nhằm hạn chế tự do hàng hải trong vùng biển chiến lược, nơi hải quân Trung Quốc, Nhật và các nước Đông Nam Á hoạt động.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, thường xuyên lên án Hoa Kỳ và các đồng minh về các hoạt động gần các đảo do Trung Quốc chiếm đóng.
Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng có các tuyên bố chủ quyền trong khu vực.