Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nếu ai đó cho rằng nhóm tàu này khi đã rút ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế là nó đã không còn vi phạm các quyền hợp pháp của Việt Nam, là mắc bẫy pháp lý.

canhgiac1

Tàu Hải Dương địa chất 08 (Ảnh : Getty)

Mấy ngày nay, dư luận đang xôn xao, bàn tán về việc tàu khảo sát địa chất Trung Quốc số hiệu Hải Dương 08  lại rút ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế phía Nam Việt Nam và di chuyển về khu vực đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Câu hỏi được đặt ra là động thái trên của Trung Quốc diễn ra trong thời điểm này có ý nghĩa gì và có phải đây là một cuộc "rút lui" hay không ? Nó mang tính chiến lược hay chỉ là chiến thuật ?

Thực chất đây là bước lùi hay bước tiến trong tính toán của Trung Quốc khi họ triển khai các hoạt động nhằm độc chiếm Biển Đông bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, hiểm độc ?

Trước tình hình này, là đối tượng bị Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên Biển Đông, chúng ta nên ứng xử như thế nào để phá được những kế sách nguy hiểm này ?

Chúng tôi xin được trao đổi với bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về những câu hỏi được đặt ra nói trên nhằm góp phần tìm ra được những câu trả lời thích hợp nhất trước những diễn biến phức tạp của cuộc chiến bảo vệ các quyền hợp pháp của chúng ta trong Biển Đông.

Thôn tính phi truyền thống

Nhiều nhà nghiên cứu, học giả, chính trị gia, chuyên gia quân sự… đã sử dụng thuật ngữ "xâm lược mềm" để ám chỉ một loại hành động thôn tính phi truyền thống mà nội hàm của nó là kẻ thôn tính không sử dụng đến những vũ khí sát thương, không sử dụng đến lực lượng vũ trang như đã từng thấy trong các cuộc "xâm lược cứng".

Vũ khí của cuộc "xâm lược mềm" mà kẻ thôn tính sử dụng là những biện pháp kinh tế, khoa học kỹ thuật, truyền thông, ngoại giao, pháp lý…

Mặc dù không có tiếng súng, tiếng bom đạn, không thấy cảnh khói lửa binh đao, cuộc "xâm lược mềm" là một cuộc chiến tranh kiểu mới hết sức nguy hiểm, đáng sợ.

Bởi vì, kẻ thôn tính có thể đạt được mục tiêu buộc đối phương phải khuất phục, phải lệ thuộc hoàn toàn về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, phải mặc nhiên thừa nhận những yêu sách phi lý về lãnh thổ, biển, đảo.

Điều đó đồng nghĩa với việc đã để mất chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia vào tay kẻ thôn tính...mà nhiều trường hợp kẻ bị thôn tính lại khó thể nhận ra những thứ "vũ khí mềm"nguy hiểm đó…

Từ đầu tháng 7/2019 đến nay, Trung Quốc đã liên tiếp huy động nhóm tàu Hải Dương địa chất 08 tiến hành hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý phía Đông Nam Việt Nam.

Động thái này là sự nối tiếp các hoạt động tương tự ở khu vực các bãi cạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Malaysia.

Trung Quốc đang triển khai các "mũi tiến công mềm" nhằm chọc thủng "nồi cơm" của những quốc gia ven Biển Đông, nhất là Việt Nam quốc gia mà Trung Quốc cho rằng có khả năng cản trở bước tiến của họ nhằm thôn tính Biển Đông.

Khi triển khai bất kỳ động thái nào trong Biển Đông , Trung Quốc thường tính toán nhằm vào nhiều mục đích khác nhau : mục đích ngắn hạn, mang tính chiến thuật ; mục đích lâu dài, mang tính chiến lược.

Tuy nhiên, khác với những động thái trước đây, lần này, hoạt động bất hợp pháp của nhóm tàu thăm dò Hải Dương địa chất 08 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Đông Nam Việt Nam, Trung Quốc nhằm vào những mục đích sau đây :

- Về pháp lý : tìm cách tạo ra vào tình huống "sự đã rồi" với sự hiện diện thường xuyên của các phương tiện thăm dò khai thác tài nguyên dầu khí tại khu vực này để buộc Việt Nam, quốc gia luôn luôn chủ trương giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tránh đối đầu, xung đột, buộc phải chấp nhận chủ trương "cùng khai thác" với Trung Quốc.

Âm mưu này đồng nghĩa với việc ép Việt Nam chấp nhận đây là "khu vực tranh chấp", hoàn toàn có lợi cho Trung Quốc.

- Về kinh tế : Trung Quốc đang gây sức ép để buộc mọi hoạt động kinh tế hợp pháp của Việt Nam ở khu vực này bị đình đốn.

Các công ty của nước ngoài đang khai thác dầu khí ở đây sẽ phải rút lui để tránh những rủi ro do có thể xảy ra xung đột, chiến tranh. Rõ ràng, có thể thấy được mục đích kinh tế của Trung Quốc trong bối cảnh này.

Họ muốn "xí phần" khai thác dầu khí, tài nguyên khoáng sản…bằng cách tạo nên môi trường bất ổn, làm suy giảm tốc độ phát triển kinh tế của các quốc gia trong khu vực để họ dễ bề thao túng, điều khiển…

Có thể nói, với những động thái nói trên, Trung Quốc đang tính toán áp dụng binh pháp Tôn Tử "hỗn thủy mạc ngư", hay nói như người Việt Nam ta, là đục nước béo cò.

Và chừng nào Trung Quốc "chưa bắt được cá", chưa "đạt được mục đích" thì chừng đó Trung Quốc vẫn tiếp tục quấy phá, tiếp tục duy trì "mũi tấn công mềm" nguy hiểm này.

Cho đến nay, việc con tàu khảo sát Hải Dương địa chất 08 di chuyển quanh quẩn, lúc vào xâm phạm, lúc lại rút khỏi khu vực bãi cạn Tư Chính phải chăng thực chất là Trung Quốc đang vận dụng mưu chước "Tiếu lý tàng đao" (Cười nụ giấu dao, lập mưu kín kẽ không để đối phương biết) ?

Không những không rút mà còn tiến mạnh hơn

Xin được lưu ý thêm rằng, xét trên phương diện pháp lý quốc tế, việc nhóm tàu Hải Dương địa chất 08 mấy lần "rút khỏi" khu vực biển bãi cạn Tư Chính để quay về đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thực chất chỉ là sự "nâng cấp" vi phạm.

Đó là từ vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, lên vi phạm chủ quyền ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà thôi.

Nếu ai đó cho rằng nhóm tàu này khi đã rút ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế là nó đã không còn vi phạm các quyền hợp pháp của Việt Nam, cho nên không cần làm "nóng" sự việc lên, không cần phải lên tiếng phản đối…là một sai lầm nguy hiểm, nếu không muốn nói là thiếu trách nhiệm trước sự sống còn của quốc gia, dân tộc…

Bởi vì, điều đó đồng nghĩa với việc mặc nhiên thừa nhận Trung Quốc có chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, chí ít là đối với các thực thể địa lý mà Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm từ năm 1988.

Với "mũi tấn công mềm" này, Trung Quốc đã vi phạm không chỉ các quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia ven Biển Đông, mà còn của các quốc gia liên quan khác ngoài khu vực được Luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 đã quy định rõ ràng, đang có hiệu lực. 

Với động thái này, nếu không kịp thời lên án mạnh mẽ và ngăn chặn kịp thời thì sẽ tạo ra tiền lệ xấu về cách ứng xử dựa vào sức mạnh, bất chấp công lý và đạo lý trong quan hệ quốc tế ở thời đại văn minh, tiến bộ hiện nay ; gây bất ổn về chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, có tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh tế quốc gia, khu vực và quốc tế hiện đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và đình trệ.

Điều nghiêm trọng hơn, nếu không kiểm soát được sẽ đẩy nhân loại vào những cuộc xung đột, chiến tranh hủy diệt, tàn khốc.

Tiến sĩ Trần Công Trục

Nguồn : GDVN, 29/09/2019

Published in Diễn đàn

Biển Đông : Trung Quốc bị tố dùng tàu hải cảnh để áp đặt chủ quyền (RFI, 27/09/2019)

Trong thời gian qua, tàu hải cảnh Trung Quốc đã xuất hiện nhan nhản trên Biển Đông, đặc biệt là trong các vùng biển của các nước láng giềng nhưng bị Trung Quốc tự nhận chủ quyền. Trong một bài phân tích công bố ngày 26/06/2019, cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược CSIS, trụ sở tại Washington, đã vạch trần ý đồ của Bắc Kinh, dùng các phương tiện bán quân sự này để áp đặt chủ quyền.

biendong1

Tàu tuần duyên Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu cảnh sát biển Việt Nam, tiếp cận khu vực giàn khoan 981, ngày 08/05/2016. Ảnh : Reuters

Bài phân tích đã nêu rõ một loạt hành vi sách nhiễu mà tàu hải cảnh Trung Quốc đã và đang thực hiện nhắm vào ba nước láng giềng đang có tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh : Việt Nam, Philippines và Malaysia.

Trong lúc Malaysia là nạn nhân của hải cảnh Trung Quốc tại vùng bãi cạn Luconia Shoals, thì Philippines bị Bắc Kinh quấy nhiễu ở các khu vực Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), Scarborough Shoal, và cả đảo Thị Tứ.

Về Việt Nam, AMTI quan tâm đến các diễn biến mới nhất, với việc tàu hải cảnh Trung Quốc liên tục quấy rối giàn khoan Hakuryu 5 hoạt động tại lô 6.1 của Việt Nam gần Bãi Tư Chính kể từ tháng 6 vừa qua, hay vụ đội tàu hải cảnh hùng hậu của Trung Quốc hộ tống tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở phía nam Biển Đông kể từ tháng 7.

Điểm được AMTI đặc biệt chú ý là khi hoạt động tại các vùng biển gần các bãi Luconia, Cỏ Mây và Scarborough, tàu hải cảnh Trung Quốc hầu như luôn luôn bật tín hiệu nhận dạng tự động AIS, dù đó không phải là điều bắt buộc đối với tàu quân sự hay chấp pháp.

Mục tiêu của việc này, theo AMTI, chính là để tất cả mọi người thấy rõ là tàu chấp pháp Trung Quốc đang hiện diện trong khu vực, qua đó khẳng định rằng vùng đó là thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Báo cáo của AMTI nhận định : "Rõ ràng Bắc Kinh quan tâm đặc biệt đến các bãi cạn Luconia, Cỏ Mây và Scarborough. Trung Quốc như đang cho rằng nếu duy trì được sự hiện diện bán thường trực của lực lượng hải cảnh của họ trong một thời gian đủ lâu, thì các nước trong vùng rốt cuộc sẽ chấp nhận quyền kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc tại những khu vực đó".

Cũng theo AMTI, nếu chiến lược đó thành công tại những nơi này, Trung Quốc hoàn toàn có thể mang qua áp dụng tại những nơi có tranh chấp khác.

Đối với AMTI, để dự phòng phản ứng của các nước láng giềng, tàu tuần tra Trung Quốc thường to lớn hơn nhiều so với tàu cảnh sát biển, thậm chí tàu chiến của những nước đó. Tại ba bãi cạn của Malaysia và Philippines, Bắc Kinh dùng loại tàu tương đối nhỏ không trang bị vũ khí mạnh, nhưng mang theo vòi rồng và vũ khí nhỏ, đủ để đâm vào xua đuổi tàu đối phương mà không sử dụng đến vũ lực sát thương.

Riêng trong trường hợp Bãi Tư Chính hiện nay (hay tại khu vực đảo Thị Tứ từ cuối năm 2018 ), Trung Quốc đã triển khai thêm loại tàu lớn, trang bị súng 76 ly.

Trả lời báo Hồng Kông South China Morning Post số ra hôm nay, 27/09/2019, ông Collin Koh, chuyên gia về hải quân thuộc Chương Trình An Ninh Hàng Hải tại Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S Rajaratnam ở Singapore, cho rằng hành động phô trương sự hiện hiện của các tàu hải cảnh là cách thức Trung Quốc áp đặt quyền tài phán của họ trong khu vực.

Theo chuyên gia này : "Chỉ riêng việc những con tàu này có mặt ở đó (những nơi có tranh chấp), phát đi tín hiệu AIS một cách công khai, đã có thể có tác dụng uy hiếp đối với người thường, đặc biệt là ngư dân của những quốc gia thường hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của họ - đặc biệt là khi những người này không được hoặc không mong đợi có sự bảo vệ hiệu quả từ các cơ quan hàng hải của chính phủ họ".

Chuyên gia Singapore kết luận là sự hiện diện của hải cảnh Trung Quốc "chắc chắn sẽ có tác dụng xua đuổi ngư dân nước khác, hoặc buộc họ làm theo ý của Trung Quốc".

Trọng Nghĩa

******************

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ gặp Phó Thủ tướng Việt Nam, khẳng định lợi ích ở Biển Đông (VOA, 27/09/2019)

Hôm 26/9, thứ trưởng Ngoi giao Hoa Kỳ David Hale gp Phó Th tướng kiêm Ngoi trưởng Vit Nam Phm Bình Minh ti New York, nói rng M có li ích trong vic đm bo an ninh, an toàn hàng hi và hàng không ti Bin Đông.

biendong2

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ David Hale gặp Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tại New York, ngày 26/09/2019.

TTXVN tường thut rng ông Hale khẳng định cam kết ca M đi vi hoà bình, an ninh và thnh vượng ti khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương.

"Mỹ có li ích trong vic đm bo trt t da trên lut l, t do, an ninh, an toàn hàng hi và hàng không ti Bin Đông", nhà ngoi giao hàng đu ca Hoa Kỳ chuyên trách các vấn đ chính tr nói.

Ngoài ra, thứ trưởng David Hale bày t mong mun hai bên duy trì tiếp xúc các cp, thường xuyên tham vn và phi hp trong quan h song phương cũng như các din đàn đa phương, theo Cng thông tin Chính ph Vit Nam.

Đài truyền hình VTV dn li Phó Th tướng Phm Bình Minh khng đnh Vit Nam coi trng và mong mun tăng cường quan h vi M trong bi cnh hai nước chun b k nim 25 năm bình thường hóa quan h vào năm 2020, đ ngh hai bên phi hp tăng cường tiếp xúc và đi thoi, nht là cp cao, làm sâu sc hơn và m rng khuôn kh quan h thương mi-đu tư, an ninh-quc phòng..., tăng cường hp tác trong các vn đ quc tế và khu vc.

Ông Phạm Bình Minh va ti New York đ tham d Phiên tho lun chung cp cao khóa 74 Đi hi đng Liên Hip Quc (Liên Hiệp Quốc) và Hi ngh B trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thc (IAMM) t 26 đến 29/9.

Văn phòng của Người phát ngôn cho Tng thư ký Liên Hiệp Quốc cho VOA tiếng Vit biết rng, theo lch trình tm thi, mt phó th tướng ca Vit Nam s có bài phát biu ti cuc hp ca Đi Hi đng Liên Hp Quc (UNGA) vào ngày 28/9.

Trước s kin này, gii phân tích cho VOA biết rng Hà Ni nên nêu vi đu" vi Trung Quc Bãi Tư Chính đ vn đng s ng h ca nhiu quc gia hơn na.

******************

Nghị sĩ Mỹ trình hai dự luật 'đối đầu hành động hung hăng' của Trung Quốc (VOA, 27/09/2019)

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ va trình hai d lut nhm đi đu s bành trướng v sc mnh quân sự và kinh tế ca Trung Quc, cũng như cho phép chính ph M hp tác cht ch hơn na vi các nước Đông Nam Á, trong đó có Vit Nam, đ đm bo an ninh khu vc trước hành đng hung hăng ca Bc Kinh.

biendong3

Thông cáo của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Mitt Romney giới thiệu Dự luật Hợp tác Ấn Độ Dươ ng - Thái Bình D ươ ng, ngày 2 5/09/2019. Photo Romney Senate.

Hôm 25/9, Thượng nghị sĩ Mitt Romney và các thượng nghị sĩ lưỡng đng ca Hoa Kỳ đã gii thiu d lut Hợ p tác n Đ Dương – Thái Bình Dương(The Indo-Pacific Cooperation Act of 2019), theo đó cho phép Hoa Kỳ hợp tác vi các đng minh khu vc n Đ Dương – Thái Bình Dương và c Châu Âu đ cùng đưa ra mt gii pháp thống nht nhm đi phó s tri dy ca Trung Quc.

Trao đổi vi VOA Tiếng Vit qua email hôm 26/9, Văn phòng ca Thượng nghị sĩ Mitt Romney trích li ông cho biết trong mt thông cáo : "Đã đến lúc chúng ta phi xây dng mt chiến lược toàn din đ đối đầu vi hành đng hung hăng ca Trung Quc khi h đang m rng sc mnh kinh tế và quân s".

"Để làm tt nht điu đó, chúng ta phi liên kết sc mnh quân s vi các quc gia khác và phát trin cách tiếp cn thng nht vi các đng minh đ gii quyết mi đe da đáng k ca Trung Quc đi vi nn t do ca chúng ta và trên khắp thế gii", Thượng nghị sĩ Romney nói thêm.

Trong một thông cáo hôm 25/9, n Thượng nghị sĩ Cortez Masto, đng bo tr D lut Hợ p tác n Đ Dương – Thái Bình Dương, nói : "Các liên minh và các đối tác mnh m trên khp thế gii ca Hoa Kỳ là mt ngun sức mnh hp nht. D lut này s đm bo cho chúng ta phi hp hiu qu hơn vi các quc gia khác đ có cách tiếp cn thng nht, toàn din đi vi Trung Quc…"

biendong4

Quốc hội Hoa Kỳ cập nhật tiến độ của Dự luật Southeast Asia Strategy Act. Photo Congress

Trước đó, vào chiu 24/9, H vin Hoa Kỳ đã thông qua D luật Chiế n lược Đông Nam Á (Southeast Asia Strategy Act) nhằm tăng cường s can d ca Hoa Kỳ vào khu vc Đông Nam Á và đm bo rng các đi tác quan trọng trong khu vc nhn được s hu thun mnh m ca Hoa Kỳ. Ngày hôm sau, 25/9, d lut này đã được chuyn cho Thượng vin xem xét.

Nữ Dân biu Ann Wagner, người gii thiu D luật Chiế n lược Đông Nam Á, cho biết trong mt thông cáo hôm 18/9 : "Cho đến nay, Hoa Kỳ chưa bao gi đưa ra mt chiến lược toàn din cho khu vc Đông Nam Á. D lut Chiế n lược Đông Nam Á sẽ thc hin điu đó bng cách thiết lp mt chiến lược khu vc sâu sc, rành mch, nhm gii quyết tt c các khía cnh ca mi quan h quan trng ca chúng ta vi Đông Nam Á và ASEAN".

"Quốc hi đang làm vic vi Chính ph đ thông báo vi đi tác ca chúng ta rằng Hoa Kỳ s ng h h khi h m rng thương mi và phát trin, bo đm an ninh biên gii, tăng cường nhân quyn và bo v trước s hung hăng ca Trung Quc", bà Wagner cho biết.

Thông cáo cho biết D luật Chiế n lược Đông Nam Á sẽ yêu cu Ngoi trưởng Hoa Kỳ, có tham vn vi B trưởng Thương mi và B trưởng Quc phòng Hoa Kỳ, cùng thiết lp và truyền đt mt chiến lược toàn din đ tăng cường mi quan h vi khu vc Đông Nam Á và khi ASEAN, mà trong đó Vit Nam là mt thành viên.

Ba trọng tâm ca D lut Chiế n lược Đông Nam Á bao gồm th nht là xác đnh các li ích lâu dài ca Hoa Kỳ trong khu vc và n lc thúc đy ASEAN tr thành mt nhà lãnh đo khu vc ; th hai, lp danh sách các sáng kiến đang din ra và có kế hoch nhm tăng cường các mi quan h ca Hoa Kỳ trong khu vc thông qua thương mi, đu tư, năng lượng và ngoi giao v chính tr kinh tế ; và th ba, đánh giá nhng n lc liên tc đ các quc gia trong khu vc tăng cường các hot đng vì nhân quyn và dân chủ.

****************

Vụ Bãi Tư Chính : Tàu Trung Quốc ‘cố ý’ để lộ diện trên dữ liệu theo dõi (VOA, 27/09/2019)

Một báo cáo va mi công b hôm 26/9 của t chc Sáng kiến Minh bch Hàng hi Châu Á (AMTI) có tr s Washington cho biết các tàu hi cnh mà Trung Quc trin khai trên Bin Đông trong thi gian qua cùng vi tàu thăm dò Hi Dương Đa Cht 8 đã "c ý" đ l din trên d liu theo dõi hàng hải nhm khng đnh ch quyn.

biendong5

Tàu thăm dò Hải Dương Đa Cht 8 ca Cc Kho sát Đa cht Trung Quc. nh : China Geological Survey.

AMTI cho biết h xác đnh được 14 tàu hi cnh Trung Quc đã phát tín hiu AIS (h thng nhn dng t đng) trong lúc tun tra các bãi cn Luconia, Second Thomas và Scarborough trong năm qua.

Theo quy định, các tàu thương mi trên 300 tn phi phát tín hiu AIS đ tránh va chm, trong khi các tàu công lc và quân s có quyn quyết đnh phát tín hiu này khi nào và đâu.

Theo báo cáo của nhóm chuyên gia nghiên cu M, nhiu tàu hi cnh ca Trung Quc đang tun tra nhng khu vực khác trên Bin Đông ch phát tín hiu khi ra vào cng. Tuy nhiên, ch trong 365 ngày qua, các tàu hi cnh Trung Quc đã phát tín hiu AIS lên đến 258 ngày bãi Luconia, 215 ngày bãi Second Thomas và 162 ngày bãi Scarborough.

Kể t đu tháng 7, tàu thăm dò Hải Dương 8 ca Trung Quc cùng vi nhóm tàu hi cnh h tng đã xâm nhp vào vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam, gn khu vc Bãi Tư Chính, nơi Vit Nam đang hp tác vi mt s nước đ thăm dò và khai thác du khí.

Sự kin này đã đy căng thẳng trong quan h Vit-Trung lên đến đnh đim, k t sau khi Bc Kinh đưa giàn khoan HD-981 vào Bin Đông năm 2014.

Báo cáo của AMTI cho biết trong khong thi gian t tháng 9 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019, tín hiu AIS cho thy đã có 3308 cuc tun tra của tàu hi cnh Trung Quc được thc hin xung quanh ba bãi cn trên, ngoài vic tham gia vào hot đng quy ri khu vc thăm dò và khai thác du khí ca Vit Nam ti Lô 06-01, cũng như h tng tàu thăm dò Hi Dương 8.

Theo các nhà nghiên cứu M, cách tun tra to thành "khuôn mu" và "thông l" này càng cho thy ý đnh "khng đnh ch quyn" ca Trung Quc nhng nơi mà Bc Kinh đã tuyên b yêu sách ch quyn nhưng chưa xây dng được cơ s vt cht ti đó.

Giải thích vì sao số lượng phát tín hiu AIS bãi Luconia và bãi Second Thomas li thường xuyên hơn bãi Scarborough, báo cáo ca AMTI nói là vì hai bãi cn trên vn đang nm dưới s qun lý ca Philippines và Malaysia trong khi bãi Scarborough xem như đã nm dưới s "kim soát cht ch" ca Trung Quc nên "không nht thiết phi phát tín hiu nhn dng v trí ca tàu như mt cách tuyên b ch quyn".

Theo AMTI, Trung Quốc có v như s tiếp tc thc hin cách thc cho tàu hi cnh hin din "bán thường trc" nhng khu vực tranh chp trên Bin Đông trong mt thi gian đ lâu đ dn dn to thành tình trng kim soát "trên thc tế" khiến các quc gia trong khu vc buc phi chp nhn.

******************

Việt Nam - Hoa Kỳ tham vấn quốc phòng (RFA, 27/09/2019)

Vào ngày 27 tháng 9, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh có cuộc tiếp đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Daniel Krintenbrink và đoàn Cục Kế hoạch Chiến lược & Hoạch định Chính Sách Bộ Tư Lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ nhân dịp đoàn sang dự Tham vấn quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ.

biendong6

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink tại buổi tiếp ngày 27/9/2019. Ảnh chụp màn hình VTC.vn

Thông tấn xã Việt Nam loan tin, Thiếu tướng Stephen Sklenka, Cục trưởng Cục Kế hoạch Chiến lược & Hoạch định Chính sách Bộ Tư Lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ tại cuộc gặp đã thông báo kết quả của buổi làm việc giữa đoàn Hoa Kỳ với Cục Đối ngoại, Bộ Quốc Phòng Việt Nam.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh của Việt Nam bày tỏ mong muốn hai phía tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh các kế hoạch hợp tác trong tương lai ; đặc biệt trong các lĩnh vực hàng hải, an ninh biển ; khắc phục hậu quả chiến tranh, góp phần xây dựng khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương ngày cảng ổn định, hòa bình và phát triển.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink cho rằng hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Washington và Hà Nội là một điểm sáng trong quan hệ song phương Mỹ - Việt.

Cũng tin liên quan, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh Việt Nam và thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ David Hale trong ngày 26/9 có cuộc gặp tại New York. Nhân dịp này ông Phạm Bình Minh bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ hai nước, nhất là kỷ niệm 25 năm Việt – Mỹ bình thường hóa quan hệ sẽ diễn ra vào năm 2020.

Về phía Hoa Kỳ, thứ trưởng David Hale khẳng định cam kết của Mỹ đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Đồng thời ông cũng nhấn mạnh Mỹ có lợi ích trong việc đảm bảo trật tự dựa trên luật lệ, tự do, an ninh an toàn hàng hải và hàng không tại Biển Đông.

Published in Việt Nam

Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng, đã dẫn đến một sự hỗn loạn thị trường và nguy cơ kinh tế suy thoái cho cả toàn cầu chứ không riêng gì cho hai nước.

Tại Châu Âu, những tác động của cuộc chiến thương mại và quyết định của Anh rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu (Brexit) đã kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế của các nước trong Liên Hiệp Châu Âu (EU). Nhưng hơn hết nó đang làm thay đổi cục diện địa chính trị, làm lung lay nền tảng cán cân quyền lực tại Châu Âu, buộc EU phải định hình lại vai trò của liên minh trên thế giới.

EU đánh giá Châu Á, đặc biệt Đông Nam Á là khu vực đang phát triển và là trọng tâm của một chiến lược mới hướng về Châu Á, nên EU muốn xây dựng mối liên kết sâu rộng đồng thời tăng cường sự hiện diện tại khu vực, thông qua quan hệ thương mại và quốc phòng.

Hợp tác và triển khai chiến lược an ninh

Tại hội nghị Đối thoại Shangri-La (tháng 5/2019), bà Federica Mogherini, Phó Chủ tịch Ủy ban EU, Đại diện cấp cao của EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh, xác nhận, EU hiện đã hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), không chỉ về chính trị và kinh tế, mà còn về an ninh. Từ nhiều năm qua, EU luôn tham dự các phiên họp của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các Hội nghị thượng đỉnh Đông Á thường niên.

Vào tháng 5, Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh dẫn một phái đoàn Việt Nam tới Brussels để tham dự cuộc họp của các Bộ trưởng Quốc phòng EU theo lời mời của ông Claudio Graziano, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Liên Hiệp Châu Âu, cơ quan quân sự cao nhất của EU.

Cũng trong tháng 5, cuộc họp ủy ban chung đầu tiên theo Hiệp định khung đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam và EU (EU-Vietnam Framework Agreement on Comprehensive Partnership and Cooparation – EV-PCA) đã được tổ chức. Đây là thỏa thuận được ký vào năm 2012 và có hiệu lực vào năm 2016. Cuộc họp này do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Tô Anh Dũng và Gunnar Wiegand, giám đốc Châu Á và Thái Bình Dương thuộc Cơ quan hành động đối ngoại Châu Âu, đồng chủ trì.

Vào ngày 5 tháng 8, báo Asia Times loan tin, Federica Mogherini và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch ký thỏa thuận khung hợp tác quốc phòng (Framework Participation Agreement – FPA). Theo đó, Việt Nam được khuyến khích đóng góp vào các hoạt động trong khuôn khổ Chính sách An ninh và Quốc phòng chung của EU, một chiến lược phối hợp chính sách tình báo và quốc phòng của khối này cũng như tham gia vào các công tác gìn giữ hòa bình, phòng ngừa xung đột và tăng cường an ninh quốc tế trong khu vực lân cận EU.

Đây là dấu hiệu mới nhất, cho thấy, EU đang cố gắng thiết lập mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với khu vực và đặc biệt với Việt Nam, vốn là trọng tâm tranh chấp với Bá quyền Trung Quốc ở Biển Đông. Trước đó EU đã ký kết FPA với Úc, Tân Tây Lan và Hàn Quốc.

Can dự vào Biển Đông, bảo vệ tự do hàng hải

Cho đến nay, EU từ chối công khai ủng hộ các bên tranh chấp ở Biển Đông, nhưng đã đưa ra quan điểm đòi Bắc kinh phải tuân thủ công pháp quốc tế, dựa trên các nguyên tắc của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea -UNCLOS). Trong chiến lược toàn cầu được công bố vào tháng 6.2016, Liên Hiệp Châu Âu cam kết các yêu cầu: Duy trì tự do hàng hải, bảo đảm sự tuân thủ Công pháp quốc tế bao gồm Luật biển và thủ tục tài phán, cũng như giải quyết các tranh chấp vùng biển trong hoà bình.

Hiện có hai quốc gia thành viên EU đang tham gia tự do hoạt động hàng hải ở Biển Đông là Pháp và Vương quốc Anh.

Quan hệ an ninh Pháp – Việt đã được cải thiện nhiều. Hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng từ năm 2009 và bắt đầu Đối thoại chính sách quốc phòng vào cuối năm 2016.

Cuộc đối thoại cấp thứ trưởng đầu tiên giữa hai nước về chiến lược an ninh và quốc phòng diễn ra vào tháng 9.2018 và ký kết thành lập một Ủy ban hợp tác quốc phòng Việt- Pháp.

Pháp là quốc gia nhiều lần lên tiếng phản đối Trung Quốc chiếm đóng và quân sự hóa nhiều nơi trên Biển đông. Các tàu của Pháp tham gia vào các cuộc diễn tập tự do hàng hải trên Biển Đông năm 2017 và năm 2018.

Vào tháng 5/2019, tàu khu trục FS Forbin của Pháp đã cập cảng Việt Nam lần đầu tiên. Tại Hội nghị Shangri-La 2019 ở Singapore, một cuộc đối thoại quốc phòng khu vực thường niên được tổ chức hồi cuối tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã hứa rằng, các tàu của Pháp "sẽ đi vào biển Đông nhiều hơn hai lần một năm".

Khởi động thành lập "Liên minh các quốc gia dân chủ Châu Á"

Vào cuối tháng 6/2019 Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm Nhật Bản với mục đích thảo luận với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về dự án lập một liên minh với các quốc gia dân chủ, nhằm chống lại bá quyền Trung Quốc trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Sáng kiến này trước đây đã được Abe trình bày trong diễn văn đọc trước Quốc hội Ấn vào năm 2007. Theo đó, Nhật, Ấn, Úc và một số quôc gia dân chủ khác sẽ cùng liên kết đối đầu Trung Quốc, một bá quyền trỗi dậy đang đe dọa sự ổn định tại Châu Á và thế giới.

Nay Pháp, quốc gia thành viên EU đầu tiên muốn tham gia sáng kiến của Thủ tướng Abe. Tổng thống Macron tuyên bố Pháp-Nhật hợp tác nhằm lập một liên minh tranh đấu cho một khu vực phi bá quyền và phi nguyên tử. Ngân sách quốc phòng ba quốc gia Pháp, Nhật và Ấn hợp chung là 177 tỷ USD, trong khi Trung Quốc chi 250 tỷ USD cho quân sự. Trung Quốc hiện có 450 đầu đạn hạt nhân : 150 đầu đạn hạt nhân chiến lược, 150 bom hạt nhân, và 150 đầu đạn pháo hạt nhân.

Thủ tướng Abe đang nỗ lực sửa đổi Hiến pháp, cho phép Nhật trong tương lai tham gia hỗ trợ quân sự cho các quốc gia đồng minh. Chẳng hạn, trong trường hợp Trung Quốc lấn vào một quần đảo của Pháp ở Thái Bình Dương, Nhật có thể can dự mà không bị kết án vi hiến. Dominique Moisi, nguyên giáo sư Harvard, chuyên gia đối ngoại Pháp so sánh sáng kiến Abe và Macron với một liên minh của ba nước Phổ, Áo và Anh đã liên kết chống lại Đế quốc hùng mạnh Napoleon trong thế kỷ 18 và đã thành công. Ông giải thích thêm, lý do hình thành Liên minh Nhật, Ấn, Úc và Pháp là thực tại thế giới mới đang ở vào thời điểm, Trung Quốc đã là mối đe dọa lớn và không ai còn tin tưởng vào Hoa Kỳ nữa.

Trong tương lai, Châu Âu sẽ là một tác nhân toàn cầu (global player) như Mỹ, Trung và Nga và hơn bao giờ hết EU không muốn duy trì vị thế bánh mì kẹp Sandwich (Sandwich position) phụ thuộc vào mối tương quan quyền lợi giữa hai siêu cường Mỹ-Trung.

Quan hệ Việt Nam-Liên Hiệp Châu Âu (EU)

Bối cảnh toàn cầu phức tạp thúc đẩy EU mở rộng quan hệ và tìm kiếm thỏa thuận thương mại với mọi quốc gia, đặc biệt với các nước thành viên ASEAN. Hiện tại bang giao Việt Nam-EU cũng đã có nhiều cải thiện và đang phát triển. Trong thời gian tới Việt Nam sẽ trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Việt Nam chuẩn bị đảm nhận vị trí chủ tịch của khối ASEAN.

Các mốc lớn trong quan hệ Việt Nam – EU

1990 : Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

1995 : Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu ký Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam – EC.

1996 : Ủy ban Châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam.

2003 : Việt Nam và EU chính thức tiến hành đối thoại nhân quyền.

2004 : Hội nghị cấp cao Việt Nam – EU lần đầu tiên tại Hà Nội.

2012 : Ký chính thức PCA Việt Nam – EU và khởi động đàm phán EVFTA.

2015 : Ký Tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán EVFTA.

Thương mại

Thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU. EU là đối tác thương mại lớn thứ tư (sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Mỹ) của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều trong năm 2018 là 47.286 tỷ USD trong đó xuất khẩu là 35,522 tỷ USD, nhập khẩu là 11,764 tỷ USD.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)

Bốn năm sau khi các cuộc đàm phán kết thúc (2015), Việt nam và Liên Hiệp Châu Âu cuối cùng đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) và thỏa thuận bảo hộ đầu tư vào ngày 30 tháng 6 tại Hà Nội. Các thỏa thuận này có ý nghĩa không chỉ đối với mối quan hệ của Việt Nam với Châu Âu, mà còn là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa EU và khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu dài hạn của EU là can dự mở rộng ảnh hưởng ở Châu Á.

LMCA1

Bốn năm sau khi các cuộc đàm phán kết thúc (2015), Việt nam và Liên Hiệp Châu Âu cuối cùng đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) và thỏa thuận bảo hộ đầu tư vào ngày 30 tháng 6 tại Hà Nội.

Theo sau Singapore và Việt Nam, nước kế tiệp EU ký kết là Indonesia. EVFTA là Hiệp định thương mại quan trọng là giữa Việt Nam với EU. Đây là cơ hội lớn cho xuất khẩu Việt Nam khi hàng hoá luôn xuất siêu vào thị trường này.

Theo cam kết trong EVFTA, trong vòng 7 năm, EU sẽ xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Trong vòng 10 năm, Việt Nam sẽ xóa bỏ trên 99% số dòng thuế đối với nhập khẩu từ EU. Đối với thương mại dịch vụ và đầu tư, EU cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam.

Khả năng EVFTA được phê chuẩn ?

Trong quá trình đàm phán kéo dài nhiều năm, Hiệp định EVFTA đã gây nhiều tranh cãi giữa các chính đảng trong EU. Những nghị sĩ ủng hộ cho rằng, EU nên nhượng bộ thương mại để khuyến khích Việt Nam nỗ lực bảo vệ môi sinh và tôn trọng nhân quyền. Ngược lại, phe chống đối lo ngại tính khả thi trong trường hợp thoả thuận với Cộng sản Việt Nam.

Nội dung EV-FTA cho thấy, hiệp định không thuần túy là thỏa ước thương mại mà còn đính kèm các điều kiện nhân quyền mà cả hai bên đều phải tuân thủ. EU ký kết các thỏa thuận thương mại không chỉ đơn giản nhằm tăng lợi ích kinh tế mà còn sử dụng như một công cụ quảng bá các giá trị tự do, dân chủ, công lý, pháp trị và nhân quyền.

Trong 8 phiên họp Đối thoại nhân quyền giữa Việt nam và EU, EU luôn nhấn mạnh vào sự cần thiết đạt được tiến bộ quan trọng trong các quyền về chính trị và dân sự. EU đã phê bình các vụ giam giữ và kết án, cũng như những hạn chế quyền tự do đi lại của những nhà bảo vệ nhân quyền. EU đòi hỏi tất cả những cá nhân bị bắt giam vì đã thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình một cách ôn hòa trên mạng hay không qua mạng cần phải được trả tự do. Ngoài ra EU đề cao vai trò rất quan trọng của các tổ chức xã hội dân sự trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người cũng như trong việc tăng cường sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững.

Trong năm qua, nhiều Nghị sĩ của Nghị viện Châu Âu đã gửi thư ngỏ thúc giục chính quyền Việt Nam phải thực hiện những bước cải thiện đáng kể trong hồ sơ nhân quyền trước khi EVFTA có thể được phê chuẩn.

Trong quá khứ Hiệp định EVFTA dự kiến phê chuẩn vào năm 2018, đã bị Liên Hiệp Châu Âu hoãn lại vì chế độ Hà nội vi phạm luật quốc tế qua việc mật vụ Việt Nam bắt cóc trắng trợn một viên chức Việt nam xin tị nạn tại Đức hồi mùa hè 2017 cũng như tình trạng nhân quyền ngày càng trầm trọng ở Việt Nam. Vụ bắt cóc dẫn đến khủng hoảng bang giao Việt-Đức. Chính quyền Berlin đã tạm ngưng đối tác chiến lược với Hà Nội.

Lần này trước tình hình mới Hiệp định sẽ được đưa ra Nghị viện Châu Âu phê chuẩn vào cuối năm nay hoặc sang năm 2020. Nếu được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn, EV-FTA sẽ tạo ra những chuyển biến lớn về kinh tế, đồng thời sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến giới hoạt động nhân quyền ở Việt Nam.

Vũ Ngọc Yên

Nguồn : Tiếng Dân (27/09/2019)

Published in Diễn đàn

Trung Quốc điều một giàn khoan nước sâu hiện đại ra Biển Đông (26/09/2019)

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 25/09/2019, Trung Quốc vừa đưa một giàn khoan dầu hỏa nước sâu xuống hoạt động tại Biển Đông.

haiduong1

Ảnh minh họa - Một giàn khoan dầu khí ngoài biển. Getty Images/HeliRy

Việc Bắc Kinh đưa giàn khoan mang tên Hải Dương Thạch Du 982 xuống Biển Đông gợi lại vụ Trung Quốc cho giàn khoan Hải Dương 981 vào cắm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam năm 2014, làm dấy lên phản ứng dữ dội của Việt Nam.

Trích dẫn một bài viết trên trang mạng Trường An Kiếm (Chang An Jian) của Ủy ban Chính pháp Trung ương Trung Quốc, South China Morning Post cho biết là giàn khoan dầu Hải Dương Thạch Du 982 (Haiyang Shiyou 982) bắt đầu hoạt động từ hôm 21/09 tại một vùng biển sâu đến 3.000 m ở Biển Đông.

Theo bài viết, đây là giàn khoan lớn nhất và hiện đại nhất trong số các giàn khoan cùng loại của Trung Quốc, có thể khoan ở độ sâu đến 5.000 m dưới biển. Tuy nhiên, tác giả không cho biết là giàn khoan đang hoạt động ở khu vực nào tại Biển Đông.

Vụ Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 982 xuống Biển Đông chắc chắn sẽ được chính quyền Việt Nam theo dõi sát, trong bối cảnh hồi tháng 7 vừa qua, Trung Quốc cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gần khu vực Bãi Tư Chính.

Chiếc tàu này hiện đã quay về neo đậu tại Đá Chữ Thập ở vùng Trường Sa, nhưng giới quan sát không loại trừ khả năng chiếc tàu đó trở lại khu vực Bãi Tư Chính như đã từng làm.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã cho chiếc tàu cẩu Lam Kình di chuyển qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, mà theo South China Morning Post, có lúc chỉ cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 90 km.

Vụ Hải Dương Thạch Du 982 xuống Biển Đông còn đặc biệt gợi lên vụ giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc, Hải Dương Thạch Du 981, bắt đầu hoạt động tại Biển Đông vào năm 2012, và hai năm sau đã được Bắc Kinh lắp đặt trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, làm dấy lên phong trào phản đối Trung Quốc xâm lấn Việt Nam.

Theo tờ báo Hồng Kông, từ năm 2016 đến nay, Bắc Kinh đã tăng cường các hoạt động thăm dò đầu khí nhằm giảm lệ thuộc vào nguồn cung ứng dầu thô từ nước ngoài. Mối quan ngại của Trung Quốc về việc thiếu nhiên liệu càng gia tăng, trong bối cảnh các cơ sở dầu hỏa của Ả Rập Xê Út vừa bị tấn công, mà vương quốc này là nguồn cung cấp dầu thô thứ hai cho Trung Quốc.

Trọng Nghĩa

*******************

Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu mới vào Biển Đông (RFA, 25/09/2019)

Giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 982 của Trung Quốc xúc tiến hoạt động tại Biển Đông kể từ ngày thứ bảy tuần qua.

haiduong2

Hình minh họa. Một tàu cảnh sát biển Việt Nam gần giàn khoan 981 của Trung Quốc ở Biển Đông hôm 14/5/2014 - AFP

Mạng báo South China Morning Post vào ngày 25 tháng 9 dẫn nguồn từ truyền thông Nhà nước Trung Quốc về tin vừa nêu ; cũng như theo tài khoản mạng xã hội Trường An Kiếm của Ủy ban Chính Pháp Trung ương Trung Quốc.

Cụ thể, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 982 được triển khai hoạt động tại vùng nước sâu đến 3.000 mét. Đây là giàn khoan dầu lớn nhất và hiện đại nhất thuộc loại này của Trung Quốc và độ sâu nhất mà giàn có thể khoan là 5.000 mét.

Tin không nói rõ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 982 được hạ đặt ở tọa độ cụ thể nào.

Bắc Kinh cho tăng cường hoạt động thăm dò tài nguyên kể từ năm 2016 nhằm giảm bớt lệ thuộc vào nguồn cung ứng dầu thô từ nước ngoài.

Trong khi đó từ cuối tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua, Trung Quốc cho tàu thăm dò đại dương được hộ tống bởi tàu hải cảnh đi vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực Bãi Tư Chính. Có những lúc tàu này chỉ cách bờ biển Việt Nam 155 kilomet.

Hà Nội kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt hoạt động vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, như thế.

Trung Quốc không những không đáp ứng yêu cầu từ phía Việt Nam mà vào ngày 18 tháng 9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng, cho rằng Bãi Tư Chính thuộc vùng nước quanh quần đảo Trường Sa. Ông Cảnh Sảng còn yêu cầu Việt Nam chấm dứt các hoạt động dầu khí tại đó.

Giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc, Hải Dương Thạch Du 981, được đưa vào hoạt động tại Biển Đông vào năm 2012. Đến giữa năm 2014, giàn khoan này được hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam dẫn đến đợt biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam tại nhiều nơi trên cả nước.

Published in Châu Á

Tình hình Biển Đông hiện nay đang xuất hiện ba xu hướng : Trung Quốc tăng cường xâm lấn chủ quyền của Việt Nam ; Hà Nội lúng túng ; và người dân Việt phần lớn bày tỏ sự lãnh đạm.

khonglo0

Gấu sao Trung Quốc độc chiếm Biển Đông - Tranh biếm họa

Trung Quốc và an ninh năng lượng dầu khí

Vào ngày 22/9, Global Times xuất bản nội dung bài viết, cho biết thành công của một tập đoàn năng lượng nước này trong làm chủ công nghệ để tìm kiếm, thăm dò dầu khí nước sâu ở Biển Đông. Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), đã thiết lập một lý thuyết về tích tụ khí đốt tự nhiên ở vùng nhiệt độ và áp suất cao của lưu vực Ying-qiong, một khu vực khí mới được phát hiện ở vùng biển gần đảo Hải Nam.

Bài viết dẫn lời ông Lin Boqiang, Giám đốc trung tâm nghiên cứu kinh tế năng lượng Trung Quốc tại Đại học Hạ Môn, ca ngợi những bước đột phá là một đóng góp quan trọng cho an ninh năng lượng và phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc.

Lin Boqiang khẳng định, phát triển công nghệ khai thác biển ở Biển Đông là một trong những giải pháp khả thi để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai.

Như vậy, những tiến triển trong công nghệ thăm dò của Trung Quốc có thể trở thành một trong những nền tảng cơ sở để Bắc Kinh tiến tới thăm dò và khai thác dầu khí mở rộng tại vùng Biển Đông. Và điều này, cùng với đẩy mạnh hiện đại hóa quốc phòng đã khiến vùng Bãi Tư Chính trở nên phức tạp hơn lệ thường.

Trong một thông tin có liên quan, Alexia Frangopoulos trong một bài viết trên Harvard Politics, cho biết, Trung Quốc đang tiến hành hiện đại hóa nhanh quân đội như là một bước tiến nhanh đạt được tham vọng bá quyền của nước này. Ngoài hạm đội tàu ngầm, Bắc Kinh sở hữu hành lang dài 5.000km, với hàng trăm ICBM hạt nhân.

Năm 2019, ngân sách quốc phòng hàng năm của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là 177,5 tỷ USD, tăng 7,5% so với ngân sách quốc phòng năm ngoái. Trung Quốc đang phân bổ số tiền ngày càng tăng cho các chương trình và sáng kiến làm tăng số lượng và chất lượng vũ khí quân sự. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố rằng một trong những phát triển gần đây nhất của nước này chính là tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 055 mới - gần giống với tàu khu trục biển của Washington.

Ngoài ra, PLA đang phát triển kho dự trữ vũ khí hạt nhân. Dean Cheng, một chuyên gia trong quân đội Trung Quốc trong một cuộc phỏng vấn với HPR rằng lực lượng ICBM của Trung Quốc hiện đang rất hạn chế, ở ngưỡng 50. Nhưng có những báo cáo cho thấy Trung Quốc đang đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa để mở rộng số lượng vũ khí hạt nhân mà nó khai thác.

Vào tháng 4/2017, Bắc Kinh tuyên bố rằng một trong những tàu sân bay của nước này đã đạt đến giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, và hai chiếc tương tự đang được sản xuất. Điều đó sẽ mang lại cho Trung Quốc tổng cộng bốn tàu sân bay vào năm 2022.

Một phần lý do của tiến trình quân sự hóa PLA là nhằm duy trì quyền lực ở Biển Đông.

Biển Đông là con đường trung gian nối kết Bắc Kinh với châu Phi và Âu châu, và nước này có hơn 40% lượng hàng hóa thương mại được vận chuyển qua khu vực này. Đây cũng là tuyến đường giúp Bắc Kinh nhập dầu vào Trung Quốc, với hơn 80% lượng dầu nhập khẩu.

Biển Đông không chỉ hỗ trợ thương mại - nó cung cấp một nguồn tài nguyên quý giá mới như khí đốt và dầu mỏ. Các nhà khoa học ước tính rằng có từ 11 đến 22 tỷ thùng dầu dưới biển.

Trung Quốc phát triển lực lượng hải quân, nhằm mục đích kiểm soát phần còn lại của Biển Đông.

Trong khi đó, Mỹ với vai trò trở lại ở Châu Á – Thái Bình Dương đã tìm cách duy trì các căn cứ quân sự ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Singapore. Căn cứ hải quân Singapore, nằm cạnh bờ Biển Đông, đảm bảo Mỹ duy trì một vị trí thường trực trong khu vực, ngăn chặn tốc độ mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Nước này cũng có căn cứ tương tự tại Nhật Bản, nơi có 54.000 quân đồn trú.

Quay trở lại với vấn đề hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Vào năm 2017, Tập Cận Bình cam hiện đại hóa quân sự vào năm 2035. Đến năm 2050, Tập mong đợi một quân đội có khả năng chiến thắng các cuộc chiến tranh trên nhiều mặt trận, đặc biệt là thông qua công nghệ quốc phòng.

Trung Quốc đang tiến dần hoạt động ra phía Bắc ?

Trong khi đó, theo Dự án Đại sự ký Biển Đông, nhóm Hải Dương Địa Chất 8 thì vẫn đang đan áo sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như thường lệ, và đang dịch dần lên hướng bắc. Điều này càng gia cố quan điểm, Bắc Kinh đang tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu bất ổn và Biển Đông là khu vực được lựa chọn. Và những diễn biến ở Bãi Tư Chính với hoạt động của nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 càng đưa Hà Nội vào thế khó xử. Tính đến thời điểm hiện nay, ngoài những phản đối về mặt ngoại giao có liên quan, với mức độ ‘mạnh mẽ’ hơn so với trước đó (bao hàm yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông của Phó Thủ tướng Việt Nam - Vũ Đức Đam), Hà Nội vẫn chưa cho thấy những động thái kế tiếp.

Ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, và Nhà nước Việt Nam vẫn giữ 'quyền im lặng' cho đến hiện nay.

Facebooker Ngọc Trần bày tỏ : chính quyền Việt Nam đang được đưa vào thế khó xử, bởi chính chính sách đu dây của mình. Chính sách đã khiến cho Mỹ và các quốc gia Tây phương trở nên dè dặt trong hợp tác trong những trường hợp mà chủ quyền quốc gia bị xâm phạm.

Quan điểm của Ngọc Trần phản ánh quan điểm chung của người dân, đặc biệt là giới trí thức Việt Nam hiện tại, đó là Việt Nam đang cô đơn trên mặt trận quốc tế, nơi mà Việt Nam không có một đồng minh thực tế hỗ trợ mình trước mối đe dọa của Bắc Kinh. Những đồng minh truyền thống như Nga, Cuba,… thực sự ‘vô dụng’ trong trường hợp này, khi một ‘cường quốc lỗi thời’ như Nga chỉ thuần túy là con buôn vũ khí, còn Cuba – người anh em thân thiết Tây Bán Cầu vẫn chật vật với nền kinh tế yếu ớt, và tiếng nói không có trọng lượng trên trường quốc tế. Còn đối với những quốc gia lên tiếng mạnh mẽ nhất như Úc, Nhật, Mỹ, Anh,… lại là những quốc gia chưa bao giờ được Hà Nội coi là đồng minh. Và đó là lý do vì sao, chuyến thăm lịch sử của Thủ tướng Úc Scott Morrison đến Hà Nội, vấn đề Biển Đông chỉ thể hiện qua tuyên bố mang tính chung chung, và cái tên Trung Quốc đã không được nhắc đến. Bắc Kinh – đồng minh của Hà Nội trong quá khứ, mối quan hệ đặc biệt trong cấp độ ngoại giao của Việt Nam, và quốc gia đồng ý thức hệ lại đang gia tăng ‘quấy rối, xâm lấn’ chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

Điều đáng báo động hơn cả những đe dọa từ bên ngoài là vấn đề cảm xúc của xã hội Việt Nam về sự kiện nay. Khi dư luận Việt Nam cũng thể hiện sự lãnh đạm với sự kiện Bãi Tư Chính, một trong những biểu hiện liên quan đến điều này bao gồm lời kêu gọi nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với các nước có chung quyền lợi hợp pháp trên biển đông do trang Bauxite tiến hành đến nay chỉ thu hút được 9 tổ chức tham gia, và 683 cá nhân ký tên. Hiện tượng này được cho là đến từ phản ứng đối với những chính sách và chủ trương của Hà Nội trong ứng xử chủ quyền trước đó. Cụ thể là bưng bít về mặt thông tin liên quan đến tình hình Biển Đông và những hoạt động xâm lấn Biển Đông của Trung Quốc, và điều động lực lượng vũ trang, bán vũ trang trong trấn áp người biểu tình. Đó là lý do vì sao, một bài viết với nội dung rất bình thường của báo Tuổi Trẻ ngày 22/9, với tiêu đề ‘Cảnh Sảng, đừng ngụy biện nữa !’, lại được ‘hoan hô’ như một bài viết thẳng thắn bởi ‘công khai thông tin để người dân thấy bộ mặt thật của Trung Quốc’.

Phải chăng, Việt Nam đang chết dần bởi chính sách duy ý chí của mình về ngoại giao - quốc phòng, với chính sách ba không ? Và việc giữ gìn chủ quyền quốc gia vẫn dựa vào yếu tố mang tính thiếu bền vững - ‘đại cục quan hệ tốt đẹp’ ?

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 24/09/2019

Published in Diễn đàn

Lợi nhiều hơn hại nếu Việt Nam kiện Trung Quốc về Biển Đông (VOA, 23/09/2019)

Trong gần 2 tun nay, 9 t chc và gn 700 cá nhân đã và đang vn đng ch ký cho mt văn bnkêu gi chính quyn Vit Nam "kin Trung Quc ra tòa án quc tế" v tranh chp Bin Đông.

manila1

Hình ảnh tun duyên Trung Quc và bn đ khu vc Bãi Tư Chính trên Bin Đông. (nh chp màn hình Thanh Niên)

Một nhà nghiên cu lâu năm v Bin Đông bình lun vi VOA rng vic đưa Trung Quc ra tòa trng tài quc tế s có li cho Vit Nam nhiu hơn là có hi, song ông cũng phân tích v 2 lý do có th làm Vit Nam còn e ngi chưa tiến hành bước đi quyết đoán.

Thư kêu gọi được đưa lên mng xã hi hôm 10/9 vi nhng ch ký đu tiên ca các nhân vt có nhiu nh hưởng như nhà nghiên cu Nguyn Khc Mai, tiến sĩ Nguyn Quang A, nhà văn Nguyên Ngc, tiến sĩ Chu Ho, nguyên Giám đc S Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Thôn, nguyên Hiệu trưởng trường Đi hc Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Đào Công Tiến, và nhiu hc gi, nhà hot đng trong và ngoài nước, k c M, Pháp, v.v…

Bức thư xut hin trong bi cnh 2 tháng đã trôi qua k t khi tàu kho sát đa cht ca Trung Quc bt đu hot đng tại Bãi Tư Chính nm trong vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam t đu tháng 7.

Theo tìm hiểu ca VOA, t đó đến nay, tàu ca Trung Quc thc hin 3 đt kho sát, gây ra mt s cuc đu khu ngoi giao gia hai nước láng giềng.

Có tin đợt kho sát th 3 va kết thúc. Trang Facebook mang tên D án Đi s ký Bin Đông cho biết đi tàu Trung Quc gm tàu Hi Dương Đa Cht 8 và 4 tàu hi cnh h tng vào sáng sm ngày 22/9 "bt ng ri khi vùng đc quyn kinh tế ca Việt Nam v Đá Ch Thp".

Thông tin trên được D án Đi s ký Bin Đông đưa ra căn c vào d liu trên h thng nhn dng t đng tàu bè AIS, là h thng quc tế nhn và phát tín hiu qua v tinh đ thông báo v v trí, tc đ, hướng đi, tên tàu, s nhn dạng, kích thước tàu, v.v…

"Đây là lúc thuận li nht đ kin Trung Quc ra toà án quc tế", mt đon trong thư ca 9 t chc và gn 700 cá nhân viết, đng thi thư nhn mnh rng "đã đến lúc không th nhân nhượng đ cu mong yên bình trước s thách thc ngang ngược ca nhà cm quyn Trung Quc đi vi ch quyn quc gia".

Bức thư kêu gi chính quyn Vit Nam thc hin 3 vic gm kin nhà cm quyn Trung Quc v vic nước này "xâm phm quyn li kinh tế bin ca Vit Nam Bin Đông", bên cnh đó là đòi h "trả li các đo" ca Vit Nam thuc qun đo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quc đã cưỡng chiếm bng vũ lc, và nâng quan h đi tác toàn din vi M thành "đi tác chiến lược toàn din".

Thạc sĩ lut quc tế Hoàng Vit, mt nhà nghiên cu lâu năm v Bin Đông, nói vi VOA rng trong hai yêu cu đu tiên mà nhng người vn đng đưa ra, vic kin đòi Trung Quc tôn trng li ích ca Vit Nam có tính kh thi hơn.

Nhà nghiên cứu Hoàng Vit giải thích rằng vic đòi Hoàng Sa, Trường Sa là tranh chp v ch quyn, lãnh th, do đó nếu Vit Nam mun đưa Trung Quc ra tòa v vn đ này, nước láng ging phương bc phi đng ý là mt bên trong v kin thì mt tòa án quc tế mi có th xét x. "Nhưng đó là điều khó khăn vì Trung Quc luôn luôn t chi đưa ra tòa", thc sĩ Hoàng Vit nói.

Ngược li, Vit Nam hoàn toàn có tht hiu qu" nếu làm tương t như Philippines là kin Trung Quc ti tòa trng tài quc tế đ yêu cu đt nước có hơn 1,4 t dân phải tuân th Công ước v Lut bin Liên Hiệp Quốc, trong đó phi tôn trng vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam và dng các hành vi xâm phm, ông Hoàng Vit nói vi VOA.

Trong trường hp này, dù Trung Quc t chi ra tòa, phiên tòa vn có th thiết lp được và ra phán quyết được, theo thc sĩ Hoàng Vit.

u ý rng dù phán quyết ti tòa trng tài dù "không có giá tr thi hành" vì không có cơ quan quc tế bt buc thi hành án, song nhà nghiên cu Bin Đông này cho rng Vit Nam vn có li nếu làm như vy.

Dẫn li phán quyết ca tòa quc tế hi tháng 7/2016 v v Philippines kin Trung Quc, ông Hoàng Vit nói dù Trung Quc tuyên b không công nhn giá tr ca phán quyết song Trung Quc k t đó đã phi đi phó rt nhiu.

Ông nói thêm :

"Trong tuyên bố gn đây nht, ca người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc, Cnh Sng, ngày 18/9, h không nhc đến yêu sách đường 9 đon/đường lưỡi bò na. Có l Trung Quc thy rng phán quyết ca tòa bác b đường này, và đường này hoàn toàn vô lý, nên Trung Quc thay đi chăng. Th hai, có rất nhiu gii chc Trung Quc nhiu tng lp khác nhau, mc đ khác nhau phi tìm cách chng li phán quyết này, và điu đy cũng khiến cho Trung Quc b mt mi rt nhiu".

Một đim li khác mà Vit Nam có th xem xét, theo nhn đnh riêng ca thc sĩ Hoàng Việt, là Trung Quc đã phi "xung thang rt nhiu" sau phán quyết. Trước đây, Trung Quc khng đnh toàn b vùng Scarborough thuc ch quyn nước này, nhưng k t khi có phán quyết, Tng thng Duterte ca Philippines đã có li thế đ đàm phán v khai thác dầu khí chung vùng bin nêu trên.

"Nếu không có phán quyết, còn lâu ông Duterte mi có th đàm phán vi Trung Quc trên vùng bin này được. Nói gì thì nói, phán quyết vn có tác đng ca nó", nhà nghiên cu Hoàng Vit nói vi VOA.

Thư kiến ngh ca 9 t chc và gn 700 cá nhân cho rng các đng thái phn ng ca Vit Nam v vic Trung Quc tiến hành kho sát Bãi Tư Chính cũng như chưa kin Trung Quc ra tòa quc tế cho thy s "yếu t" ca Vit Nam.

Từ góc nhìn ca nhà nghiên cu, thc sĩ Hoàng Vit bình luận vi VOA rng Vit Nam đang vào thế khó vì có 2 điu cn tr. Ông gii thích thêm :

"Lý do thứ nht, là lý do ln, là sc ép và s đe da tr đũa t Trung Quc. Trung Quc đã gây sc ép vi Philippines rt là mnh. Chc chn vi Vit Nam, Trung Quc s làm mnh và còn căng thng hơn. Điu đy cũng chng t mt điu là nếu Trung Quc không coi phán quyết ca tòa là cái gì, ti sao Trung Quc li phi lo ngi khi Vit Nam có th khi kin. Th hai, mt s người Vit Nam cho rng trong tuyên b v đường s năm 1982 ca Vit Nam, nó còn có mt s vn đ".

Cụ th, theo ông Hoàng Vit, Vit Nam công b đường cơ s trên bin vào tháng 11/1982, mt tháng trước khi Công ước v Lut bin Liên Hiệp Quốc được ký kết, nhưng đường cơ s này vp phi s phn đi ca 10 nước trong đó có Trung Quốc, Thái Lan và Campuchia vì mt s đim mc không phù hp, hay mt s vin dn lch s ca Vit Nam, nht là gn vi Vnh Bc B, đã b "lc hu". Đây là nhng đim yếu mà Trung Quc có th tìm cách khai thác đ chng li v kin tim tàng của Vit Nam, ông Hoàng Vit đưa ra ý kiến.

Những người khi xướng bc thư kiến ngh Vit Nam kin Trung Quc chưa đt ra hn chót s gi thư đến chính quyn Vit Nam.

Trong khi đó, hôm 21/9, Phó thủ tướng Vit Nam Vũ Đc Đam đã gp Phó th tướng Trung Quốc Hàn Chính nhân Hi ngh thượng đnh thương mi-đu tư Trung Quc-ASEAN ti Nam Ninh, tnh Qung Tây, Trung Quc.

Nói về Bin Đông, Phó Th tướng Đam "đ ngh Trung Quc tôn trng quyn và li ích chính đáng ca Vit Nam, không đ tiếp din tình hình phức tp trên bin".

Đáp lại, Phó th tướng Trung Quc Hàn Chính khng đnh coi trng phát trin quan h láng ging hu ngh, hp tác toàn din vi Vit Nam.

******************

Philippines tập trận chiếm đảo gần Biển Đông (RFI, 23/09/2019)

Từ ngày 16/09/2019 vừa qua, quân đội Philippines đã khởi động cuộc tập trận mang tên DAGIT-PA tại ba địa điểm : Quezon City, Zambales, and Nueva Ecija, dự trù kéo dài cho đến ngày 27/09 tới đây.

manila2

Xe thiết giáp lội nước của thủy quân lục chiến Philippine trong cuộc tập trận ở Vịnh Subic, ngày 21/09/2019 TED ALJIBE / AFP

Theo giới quan sát, điểm đáng chú ý trong cuộc tập trận lần này là lần đầu tiên thủy quân lục chiến Philippines đã sử dụng các phương tiện đổ bộ tấn công mới do Hàn Quốc chế tạo, trong những bài tập đổ bộ đánh chiếm đảo tại một khu vực sát cạnh Biển Đông.

Theo nhật báo Manila Bulletin, vào hôm 21/09 vừa qua, các đơn vị thủy quân lục chiến phối hợp với không quân và hải quân đã huy động các phương tiện tấn công đổ bộ (AAV) mới để thực hiện một cuộc tập trận theo một kịch bản đổ bộ tái chiếm một hòn đảo.

Địa điểm tập trận là một một bãi biển ở vùng Subic Bay, đối diện Biển Đông - nơi mà Bắc Kinh đã xây dựng nhiều cơ sở quân sự trên các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa.

Tuy nhiên, theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 22/09, phát ngôn viên các lực lượng vũ trang Philippines, đại tá Noel Detoyato, đã khẳng định rằng cuộc tập trận không nhắm trực tiếp vào Trung Quốc, hay "bất kỳ một vụ việc, hay khu vực cụ thể nào".

Theo phát ngôn viên này : "Khu vực tập trận đã được sử dụng trong thời gian dài vì tọa lạc gần các doanh trại hải quân của chúng tôi".

Còn trung tá Henry Espinosa, chỉ huy lực lượng đổ bộ Philippines thì đã cho rằng cuộc tập trận mang tính "lịch sử" vì đây là lần đầu tiên lực lượng thủy quân lục chiến Philippines sử dụng đến phương tiện đổ bộ tấn công của riêng mình.

Trước đây, binh lính Philippines cũng đã tập đổ bộ, những chủ yếu là tập trận chung với quân đội Mỹ, và sử dụng các phương tiện của Mỹ.

Theo tạp chí Quốc Phòng Anh, các loại xe đổ bộ tấn công mà Philippines tung vào cuộc tập trận lần này là loại xe mà cựu tổng thống Philippines Aquino đã đặt mua của Hàn Quốc vào năm 2016, và mới tháng Tư vừa qua mới được bàn giao.2019)

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Biển Đông : Mỹ nên bỏ thái độ trung lập trước việc Trung Quốc xâm lấn Bãi Tư Chính

Trọng Nghĩa, RFI, 19/09/2019

Ngày 18/09/2019, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại lên tiếng khẳng định rằng các hoạt động của tàu Trung Quốc tại vùng Bãi Tư Chính hoàn toàn hợp pháp, đồng thời tố cáo Việt Nam là đã "đơn phương" khoan dò dầu khí tại vùng Biển Đông "thuộc chủ quyền" Trung Quốc, và đòi Việt Nam phải "đình chỉ ngay lập tức các hoạt động xâm phạm đơn phương".

bd1

Vị trí lô dầu khí 6.01 (màu tím) của Việt Nam ở vùng Bãi Tư Chính (Biển Đông). Bản đồ do AMTI - CSIS công bố. Capture d'écran

Luận điệu của Trung Quốc đã lập tức làm dấy lên những tiếng nói từ giới chuyên gia, cho rằng Trung Quốc đã công khai biện minh cho những hành động vi phạm luật quốc tế. Do đó, Hoa Kỳ phải từ bỏ thái độ trung lập cố hữu và có những biện pháp cụ thể để chống lại các hành vi của Trung Quốc.

Tuyên bố ngày 18/09 của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập tức bị giới chuyên gia đả kích.

Trên mạng Twitter, ngay từ hôm18/09, giáo sư Ryan Martinson thuộc trường Hải Chiến Hoa Kỳ, người đã theo dõi ngay từ đầu vụ Trung Quốc cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 và đội tàu bán quân sự hộ tống vào hoành hành tại vùng gần Bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cho rằng "chính quyền Mỹ có thể / nên chọn phe trong vụ này vì đây không phải là vấn đề chủ quyền các đảo mà là quyền của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Phán quyết của Tòa Án (Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye) năm 2016 đã giải thích rõ điều đó".

Theo giáo sư Martinson, điều mà chính quyền Mỹ trước mắt có thể tiến hành là :

1) Lên án Bắc Kinh vì đã sử dụng sự ép buộc để duy trì một yêu sách bất hợp pháp ;

2) Cấm các tàu của cơ quan Khảo sát Địa Chất Trung Quốc tiếp cận các cảng của Hoa Kỳ và tiến hành nghiên cứu trong các vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ ;

3) Chia sẻ thông tin về những gì đang diễn ra ở khu vực Biển Đông.

Cùng một quan điểm với giáo sư Martinson, cũng vào ngày 18/09 trên Twitter, ông Mike Mazarr, chuyên gia nghiên cứu chính trị học cấp cao tại trung tâm tham vấn Mỹ Rand Corporation, chuyên trách các vấn đề quốc phòng Mỹ và an ninh Đông Á, cho rằng lập trường không đứng về bên nào của Mỹ trong vấn đề Biển Đông "thực sự là một hạn chế".

Theo ông Mazarr, chính quyền Washington nhất thiết phải "gởi đi những thông điệp đa phương mạnh mẽ cho thấy là các hành vi ép buộc không thể chấp nhận được và thực hiện các bước có ý nghĩa để hỗ trợ Việt Nam".

Đối với chuyên gia của Rand Corporation, đã đến lúc phải phá vỡ sơ đồ tranh chấp hiện hữu theo đó hễ Trung Quốc cưỡng chế là quốc gia bị cưỡng chế rút lui.
Theo ông Mazzarr, Mỹ nên sử dụng sức mạnh của mình để giúp những nước khác đứng lên bảo vệ chủ quyền của mình và khiến cho các hành vi ép buộc phải trả giá đắt.

Trong cuộc họp báo ngày 18/09/2019 tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã đưa ra các biện minh và tố cáo Việt Nam.

Sau khi nhắc lại chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc đặt cho Trường Sa) và "quyền chủ quyền và quyền tài phán trên vùng biển lân cận là Vạn An Than (Wan'an Tan – tên Trung Quốc gọi Bãi Tư Chính) thuộc quần đảo Nam Sa", đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tố cáo là "kể từ tháng 05/2019, phía Việt Nam đã tiến hành khoan dầu khí đơn phương tại vùng biển Vạn An Than của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Trung Quốc".

Bắc Kinh còn tố cáo Việt Nam "vi phạm" các thỏa thuận song phương, Điều thứ năm của bản Tuyên Bố về ứng xử trên Biển Đông cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển !

Trung Quốc đã đòi Việt Nam "chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm đơn phương của mình để khôi phục sự yên tĩnh cho vùng biển liên quan".

Bắc Kinh tiếp tục khẳng định rằng các hoạt động của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính là "trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông là hợp pháp, chính đáng và không thể chê trách".

Trọng Nghĩa

******************

Các nước Châu Âu quyết tâm hiện diện thường xuyên tại Biển Đông

Thụy My, RFI, 19/09/2019

"Việc gởi chiến hạm đến các vùng biển tranh chấp mang lại cho các chính phủ Châu Âu thêm nhiều ảnh hưởng trong quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc trên các vấn đề địa chính trị thiết thân".

bd2

Hộ tống hạm Courbet của Pháp ghé Việt Nam hồi tháng 4/2017, trong khuôn khổ "chiến dịch" Jeanne d’Arc.Ảnh : Bộ Quốc Phòng Pháp

Nhật báo South China Morning Post xuất bản tại Hồng Kông dẫn lời các nhà phân tích nhận định, trong lúc căng thẳng đang tăng lên trong khu vực, các cường quốc Châu Âu như Anh, Pháp, Đức rất muốn chứng tỏ họ không phải là các đối tác thương mại thụ động.

Châu Âu nay phải chọn phe

Các nước lớn Châu Âu tìm cách nâng cao vị thế tại Châu Á-Thái Bình Dương. Theo các nhà phân tích, những cuộc tuần tra vì tự do hàng hải và các tuyên bố quan ngại về sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông cho thấy ý muốn duy trì sự hiện diện thường xuyên trong khu vực của các quốc gia này.

Ông Frans-Paul Van Der Putten, nhà nghiên cứu thuộc Viện Clingendael, một think tank độc lập ở Hà Lan nhận xét : "Cho đến cách đây vài năm, các nước Châu Âu thường chỉ thích đóng vai trò thứ yếu trong an ninh khu vực vùng Đông Á. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, họ thấy rằng cần phải khẩn trương tham gia".

Vẫn theo ông Putten : "Việc gởi chiến hạm đến các vùng biển tranh chấp giúp cho các chính phủ Châu Âu gia tăng ảnh hưởng trong quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc, trên các vấn đề địa chính trị thiết thân.

Châu Âu từ lâu đã quen với việc đứng giữa hai đại cường là Hoa Kỳ và Nga, tuy nhiên chính quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc đang ngày càng làm Châu Âu phải xác định lại quan điểm địa chính trị. Điều này đặt các chính phủ Châu Âu vào thế lưỡng nan, họ chịu đựng áp lực ngày càng tăng là phải chọn phe".

Đánh giá của ông Van Der Putten được đưa ra sau khi ba nước Anh, Pháp, Đức trong một thông cáo chung vào cuối tháng trước đã tuyên bố "quan ngại về tình hình Biển Đông, có thể dẫn đến mất an ninh và căng thẳng trong khu vực".

Anh, Pháp, Đức cũng kêu gọi tất cả các bên liên quan đến tranh chấp lãnh thổ "có những bước đi và biện pháp làm dịu căng thẳng, góp phần duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn trong khu vực".

Mỹ, Anh, Pháp tập trận và tuần tra Biển Đông

Trung Quốc vốn đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, liên tục lao vào tranh chấp với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei.

Hoa Kỳ tuy không yêu sách chủ quyền, nhưng coi khu vực này là một phần của chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương nhằm ngăn chận sự bành trướng quân sự của Trung Quốc tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Trong nỗ lực chứng tỏ phô trương sức mạnh và sự đoàn kết, Hoa Kỳ và Anh quốc đã tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung trên Biển Đông hồi tháng Hai, trong khi Pháp gởi chiến hạm chở trực thăng Dixmude thuộc lớp Mistral hiện đại, và một khinh hạm đến quần đảo Trường Sa vào năm ngoái.

Anh quốc quyết tâm khẳng định quyền tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế, cùng với các đồng minh Hoa Kỳ và Úc, đã thẳng thừng bảo vệ các hành động tương tự chống lại một Trung Quốc ngày càng thêm hiếu chiến. Năm ngoái, Luân Đôn loan báo đã có kế hoạch đưa hàng không mẫu hạm mới mang tên HMS Queen Elizabeth đến Châu Á-Thái Bình Dương trong lần triển khai hoạt động đầu tiên, dự kiến vào năm 2021.

Phát biểu tại Luân Đôn tuần trước, thiếu tướng Tô Quảng Huy (Su Guanghui), tùy viên quân sự Trung Quốc ở Anh nói : "Nếu Hoa Kỳ và Anh quốc liên kết lại để thách thức hoặc vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, thì đó sẽ là một hành động thù địch".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng cuối tuần trước tuyên bố Hà Nội hoan nghênh tất cả các hoạt động nhằm bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.

EU-Mỹ : Hợp tác quân sự, bất đồng về kinh tế chính trị

Mặc dù hợp tác về quân sự, Hoa Kỳ và Châu Âu vẫn có những bất đồng trên lãnh vực kinh tế và chính trị.

Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Châu Âu loan báo một đợt cắt giảm lãi suất mạnh mẽ và các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế trong ba năm, khiến tổng thống Mỹ Donald Trump bực tức. Ông viết trên Twitter : "Họ đang thử và thành công trong việc hạ giá đồng euro để chống lại đồng đô la rất mạnh, làm phương hại đến xuất khẩu của Hoa Kỳ".

Tháng trước, ông Trump cũng chỉ trích chính phủ Pháp về việc đánh thuế vào dịch vụ kỹ thuật số, mà ông cho rằng nhắm vào các tập đoàn công nghệ của Hoa Kỳ, đe dọa sẽ trả đũa bằng cách đánh thuế vào rượu vang Pháp. Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk tuyên bố, Liên Hiệp Châu Âu (EU) sẽ "đáp trả tương tự" nếu Washington dùng đến biện pháp trừng phạt này.

EU-Trung Quốc : Xung đột về nhân quyền và kinh tế

EU cũng bị lôi kéo vào một cuộc xung đột gay gắt với Trung Quốc, vì các doanh nghiệp Châu Âu bị phân biệt đối xử khi hoạt động tại nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.

Trong một văn bản công bố hồi đầu năm nay, Ủy ban Châu Âu kêu gọi các nhà lãnh đạo EU thông qua bản kế hoạch 10 điểm, coi Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh về kinh tế" và "địch thủ mang tính hệ thống, đang xúc tiến một mô hình quản trị thay thế".

Về mặt nhân quyền, căng thẳng giữa Bắc Kinh và Berlin gia tăng sau khi ngoại trưởng Đức Heiko Maas gặp gỡ nhà hoạt động dân chủ Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) tuần trước. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói "rất không hài lòng" về cuộc gặp này, còn đại sứ Trung Quốc tại Đức cho biết đồng nhiệm Đức ở Bắc Kinh đã được triệu mời vì sự kiện trên.

Biển Đông : EU muốn trở thành một trong những nhân tố chính

Sarah Raine, nhà tư vấn về địa chính trị của Viện Nghiên cứu Quốc tế về Chiến lược ở Luân Đôn nói rằng bà không ngạc nhiên trước việc Liên Hiệp Châu Âu muốn can dự vào tranh chấp Biển Đông và mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.

Bà nhận xét : "Đó là hệ quả tự nhiên của một thực tế là tại Châu Á, Liên Hiệp Châu Âu đã quá chán ngán khi luôn bị coi là một đối tác thương mại đơn thuần. Nói cách khác, coi như EU không liên quan đến các vấn đề chiến lược lớn của lục địa này, cho dù vai trò của Châu Á là quan trọng đối với Liên Hiệp Châu Âu".

Theo Sarah Raine, "Khi can dự chặt chẽ hơn vào các diễn tiến tại Biển Đông, các quốc gia hàng đầu của Liên Hiệp Châu Âu cùng phối hợp với nhau để ủng hộ các giải pháp đa phương, cho các vấn đề đa phương, thông qua các đối tác đa phương – theo kiểu ASEAN – tất cả nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế".

Còn theo Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu chủ chốt của chương trình chuyển giao vũ khí và chi tiêu quân sự, thuộc Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Thụy Điển, Liên Hiệp Châu Âu cố gắng gia tăng ảnh hưởng lên Trung Quốc và Hoa Kỳ qua việc chứng tỏ EU cũng là một nhân tố chính tại vùng biển tranh chấp.

Ông nói : "Liên Hiệp Châu Âu không phải là Trung Quốc, và chắc chắn không phải là Hoa Kỳ của ông Donald Trump. EU muốn chứng tỏ là mình luôn hiện diện và vẫn đóng một vai trò. Ba quốc gia ký vào thông cáo chung về Biển Đông là Anh, Pháp, Đức đều có quyền lợi đặc biệt quan trọng trong khu vực, có lợi ích thương mại…Nếu có sự cố xảy ra trên Biển Đông, các ngành kỹ nghệ liên quan của Châu Âu sẽ bị ảnh hưởng".

Trung Quốc : Phương Tây không nên "đổ dầu vào lửa" tại Biển Đông

Tác giả Trần Tướng Miểu (Chen Xiangmao) của Viện nghiên cứu Nam Hải, Trung Quốc trên diễn đàn US China Focus tức tối cho rằng "Phương Tây không nên đổ dầu vào lửa tại Biển Đông" - tựa của bài viết. Tác giả này đặt câu hỏi, các nước Liên Hiệp Châu Âu lâu nay ít quan tâm đến Biển Đông, vì sao lại ra tuyên bố chỉ trích việc quân sự hóa vùng biển và nhắc đến phán quyết của Tòa Trọng tài tháng 7/2016 vào lúc này ?

Trần Tướng Miểu cho rằng có ba lý do. Thứ nhất, Hoa Kỳ luôn mong có sự hỗ trợ của Châu Âu để cùng ngăn chận Trung Quốc tại Biển Đông. Thứ hai, Việt Nam cần có sự trợ giúp khẩn cấp về mặt tinh thần của các quốc gia Châu Âu đối với việc khai thác dầu khí tại Bãi Tư Chính, mà tác giả này gọi là "hành động phi lý và đơn phương". Thứ ba, Nhật Bản với tư cách thành viên G7 đã đòi ghi vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự trong cuộc họp thượng đỉnh của nhóm này, với cùng mục đích với Việt Nam là tập hợp các lực lượng bên ngoài nhằm ngáng chân Bắc Kinh.

Theo nhà nghiên cứu của Viện Nam Hải, cả hai bản thông cáo của Liên Hiệp Châu Âu và của ba nước Anh, Pháp, Đức "không chỉ gây áp lực lên Trung Quốc mà còn làm xấu đi quan hệ giữa Châu Âu và Bắc Kinh". Trần Tướng Miểu nhấn mạnh Biển Đông phải là "vùng biển của hòa bình, hữu nghị và hợp tác", cáo buộc "các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu đang cố gắng phá hoại chủ trương này" của Trung Quốc.

Thụy My

*************

Anh, Pháp, Đức ‘cần chống Trung Quốc trên Biển Đông’

Ngọc Lễ, VOA, 19/09/2019

Anh, Pháp, Đức đã thấy sự cần thiết phải lên tiếng chống lại những hành vi hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông để bảo vệ lợi ích của họ trên tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng này mặc dù họ có quan hệ thương mại mạnh mẽ với Trung Quốc, một nhà nghiên cứu Biển Đông nhận định với VOA.

bd1

Tàu hải quân Pháp tham gia tập trận chung với Mỹ, Anh, Nhật ở căn cứ hải quân Guam hồi năm 2017

Trong thời gian qua, Bắc Kinh đã tăng cường quấy rối hoạt động của các nước ven biển Đông trong vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ, nhất là đối với Việt Nam khi họ đưa tàu khảo sát vào quấy nhiễu quanh khu vực Bãi Tư Chính.

Trong một động thái hiếm hoi, hồi cuối tháng trước, ba nước lớn nhất Âu Châu là Anh, Pháp và Đức đã cùng đưa ra một tuyên bố chung rằng họ ‘quan ngại về tình hình ở Biển Đông, vốn có thể dẫn đến mất an ninh và căng thẳng trong khu vực’.

Đáp ứng kêu gọi của Việt Nam ?

Trao đổi với VOA, Giáo sư Ngô Vĩnh Long hiện đang giảng dạy tại Đại học Maine, Hoa Kỳ, giải thích rằng ba nước này (gọi tắt là EU3) đã đáp ứng sau khi có lời kêu gọi của Việt Nam nhằm quốc tế hóa vấn đề trên Bãi Tư Chính.

Thứ nhất, theo ông Long, do Trung Quốc trong những tháng vừa qua đã xâm phạm vào EEZ của Việt Nam và các nước khác (Malaysia), ngày càng bất chấp luật pháp quốc tế nên các nước EU3 cần phải lên tiếng.

"Họ là những bên đã ký kết vào UNCLOS (Công ước Quốc tế về Luật Biển) nên họ phải lên tiếng bảo vệ luật pháp quốc tế. Nếu không Trung Quốc sẽ tiếp tục làm tới", ông nói.

Thứ hai, trước giờ EU3 cho rằng để Mỹ đương đầu với Trung Quốc trên Biển Đông để bảo vệ tự do hàng hải và hàng không là ‘đã đủ rồi’, nhưng bây giờ ‘họ thấy rằng Bắc Kinh đã coi Mỹ không ăn thua gì mà ngày càng lớn tiếng với Mỹ’ nên họ cho rằng vấn đề Biển Đông ‘không chỉ là giữa Mỹ với Trung Quốc, hay giữa các nước đông nam Á với Trung Quốc mà là vấn đề quốc tế’.

Thứ ba, vẫn theo chuyên gia này, Anh, Pháp, Đức có mậu dịch rất lớn ở Á Châu thông qua con đường hàng hải trên Biển Đông. "Nếu có việc gì xảy ra trên Biển Đông, lợi ích của họ sẽ bị đe dọa", ông nói.

Cuối cùng, ông cho rằng lập trường mạnh mẽ của Việt Nam đã tạo động lực thúc đẩy EU3 phải lên tiếng.

"Trước giờ Việt Nam nhẫn nại, nhẫn nhục trước Trung Quốc", ông giải thích. "Việt Nam có đường bờ biển dài nhất ở Biển Đông mà không lên tiếng mạnh mẽ thì các nước bên ngoài lên tiếng có thể bị Trung Quốc cho là không phù hợp, phá đám".

Thật ra, ngoài tuyên bố chung của ba nước Anh, Pháp, Đức, Liên Hiệp Châu Âu (EU) cũng lên tiếng chỉ trích hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông, nhưng do đây là ba nước mạnh nhất EU nên việc họ cùng đồng thanh lên tiếng nên có tiếng vang lớn đối với Trung Quốc, ông Long nói.

Khi được hỏi việc ba nước này, vốn không phải là quốc gia Thái Bình Dương, lên tiếng về vấn đề ở cách xa khu vực địa chính trị của họ, liệu có phù hợp, ông Long nói rằng ba nước này là ‘bên ký vào UNCLOS nên có nghĩa vụ bảo vệ Luật Biển’ và ‘có dính líu quyền lợi trên Biển Đông’.

Việc ba nước này cùng lên tiếng lên án Trung Quốc sau khi Hà Nội kêu gọi quốc tế giúp đỡ, theo ông Long, đã là ‘thắng lợi cho Việt Nam’ vì nó giúp Việt Nam không đơn độc trong việc đối đầu Trung Quốc.

Chấp nhận rủi ro đến đâu ?

Bản thân Châu Âu cũng chứng kiến sự hung hăng của Nga ở trên Biển Đen khi Moscow dùng vũ lực sát nhập bán đảo Crimea của Ukraine hồi năm 2014 nên hành động tương tự của Bắc Kinh trên Biển Đông cũng khiến họ lo ngại. Theo Giáo sư Long, ‘Biển Đông là vấn đề quốc tế, lớn hơn Crimea rất nhiều’ nên ‘sự lên tiếng của EU3 là rất quan trọng’.

Khi được hỏi, EU3 có quan hệ thương mại lớn với Trung Quốc nên họ có bị hạn chế trong việc chống đối Bắc Kinh trên Biển Đông hay không, ông Long nói: "Họ phải cân nhắc vì nếu có chuyện gì xảy ra ở trên biển thì quyền lợi của họ bị thiệt hại vì họ không chỉ buôn bán với Trung Quốc mà còn với nhiều nước khác trong khu vực như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc…".

Về vấn đề quan hệ quân sự với EU3 có dễ dàng chấp nhận hơn đối với Hà Nội so với quan hệ quân sự với Mỹ hay không, ông cho rằng Việt Nam ‘càng mở rộng quan hệ quân sự thì càng có nhiều cơ hội bảo vệ an ninh và quyền lợi của mình’.

"Nếu Việt Nam có quan hệ tốt với EU3 thì điều này sẽ gây sức ép lên Mỹ để có quan hệ tốt hơn với Việt Nam", ông nói thêm. "Ngoài ra, nếu chỉ Việt Nam có quan hệ với Mỹ thì Mỹ có thể vì lợi ích với Trung Quốc lớn hơn lợi ích với Việt Nam mà có thể nhượng bộ Trung Quốc một phần nào đó".

"Càng đa dạng hóa quan hệ thì càng có lợi cho Việt Nam", ông nói.

Trả lời câu hỏi EU3 có những đòn bẩy nào để sử dụng với Trung Quốc trên Biển Đông, ông Long nói ba nước này ‘có buôn bán lớn với Trung Quốc và là đồng minh của Mỹ’.

"Họ có thể cùng với Mỹ và một số nước khác tuần tra trên Biển Đông để Trung Quốc khỏi thao túng".

Riêng đối với Việt Nam, nước này có thể ‘xem xét cho các nước EU3 vào quân cảng Cam Ranh hay bất cứ chỗ nào để tiếp liệu’ và nếu cần ‘Việt Nam có thể cùng tuần tra chung’.

"Việt Nam có thể kêu gọi hải quân các nước EU3 ra chứng kiến những gì đang xảy ra (như ở Mỏ Cá Voi Xanh) để xem Trung Quốc đang làm gì", ông cho biết.

"Nếu E3 không hành động thì rủi ro sẽ càng lớn. Trung Quốc sẽ bẻ từng chiếc đũa. Nhiều nước hợp lại nói rõ với Trung Quốc rằng anh đang phạm pháp thì Trung Quốc sẽ phải nhượng bộ nếu không họ sẽ bị thế giới coi là nước không coi luật pháp ra gì. Khi đó họ sẽ bị cô lập".

"Khi có sự cố xảy ra (trên Biển Đông), EU3 phải chọn bên tuân theo luật pháp quốc tế (chống lại bên vi phạm)", ông nói.

‘Chứng tỏ sự hiện diện’

Tờ South China Morning Post dẫn lời các nhà phân tích cho rằng khi căng thẳng gia tăng trong khu vực, các nước lớn ở Châu Âu như Anh, Pháp và Đức ‘sốt sắng muốn chứng tỏ họ không chỉ là những đối tác thương mại thụ động’ và rằng ‘họ vẫn hiện diện trong khu vực’.

"Cho đến vài năm trước đây, các nước Châu Âu vẫn muốn giữ vai trò khiêm tốn về các vấn đề an ninh khu vực ở Đông Á, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, họ cảm thấy có một sự khẩn cấp khiến họ phải can dự", ông Frans-Paul van der Putten, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Clingendael, một viện nghiên cứu độc lập ở Hà Lan, được South China Morning Post dẫn lời nói.

"Đưa chiến hạm đến vùng biển tranh chấp giúp các nước Châu Âu có nhiều đòn bẩy hơn để đối phó với Mỹ và Trung Quốc trong các vấn đề địa chính trị ở gần Châu Âu", ông nói thêm.

"Từ lâu, Châu Âu đã quen với việc nằm giữa hai cường quốc Mỹ và Nga – nhưng chính mối quan hệ Mỹ-Trung ngày càng xác lập lập trường địa chính trị của Châu Âu. Điều này đem đến thế khó xử mới cho các nước Châu Âu, vốn đang chịu áp lực ngày càng tăng là phải chọn phe".

Trong một màn thể hiện rõ ràng sức mạnh và sự đoàn kết, Mỹ và Anh đã tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông hồi tháng 2, trong khi Pháp đưa chiến hạm tấn công Dixmude và một tàu khu trục đến gần quần đảo Trường Sa hồi năm ngoái.

Anh rất muốn khẳng định quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế và cùng với các đồng minh là Mỹ và Úc đã bảo vệ quyền tự do hàng hải trước Trung Quốc ngày càng hiếu chiến. Nước này hồi năm ngoái nói rằng họ đang tính đưa tàu sân bay mới HMS Queen Elizabeth tới Châu Á - Thái Bình Dương trong lần triển khai sứ mạng đầu tiên của tàu này vào năm 2021.

Ba nước này đã kêu gọi tất cả các bên liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên biển ‘có các bước đi và các biện pháp làm giảm căng thẳng, và góp phần duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn trong khu vực.’

Liên minh Châu Âu cũng đang dính vào tranh chấp gay gắt với Trung Quốc về điều mà họ cho là đối xử không công bằng đối với các doanh nghiệp EU hoạt động ở Trung Quốc.

Hồi đầu năm, Ủy ban Châu Âu đã kêu gọi các nhà lãnh đạo EU chấp nhận kế hoạch hành động 10 điểm trong đó gọi Trung Quốc là ‘đối thủ cạnh tranh kinh tế’ và ‘đối thủ thúc đẩy các mô hình quản trị thay thế một cách có hệ thống’.

Sarah Raine, chuyên gia tư vấn cao cấp về địa chính trị và chiến lược tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế tại London, nói với South China Morning Post rằng không có gì đáng ngạc nhiên khi EU muốn tham gia vào các tranh chấp ở Biển Đông và mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.

"Đó là hậu quả tự nhiên của thực tế là ở Châu Á, EU đã chán ngấy với việc bị đối xử chỉ hơn đối tác thương mại một chút nếu không muốn nói là không có vai trò trong các vấn đề chiến lược lớn của Châu lục này, mặc dù họ có lợi ích lớn ở đây", bà được dẫn lời nói.

"Với việc tham gia sâu sát hơn vào tình hình trên Biển Đông, các quốc gia dẫn đầu EU đang làm việc cùng nhau để hỗ trợ các giải pháp đa phương cho các vấn đề đa phương thông qua các đối tác đa phương - dưới hình thức giống như Asean - tất cả đều trong khuôn khổ luật pháp quốc tế".

Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cao cấp của Chương trình chuyển giao vũ khí và chi tiêu quân sự (SIPRI) ở Thụy Điển, nói rằng EU đang cố gắng làm tăng đòn bẩy của mình đối với Trung Quốc và Mỹ bằng cách cho thấy họ cũng là nhân tố chủ chốt trong vùng biển tranh chấp.

"EU không phải là Trung Quốc, và chắc chắn không phải là nước Mỹ dưới thời ông Trump (vốn chủ trương nước Mỹ trên hết và rút lui khỏi các cam kết quốc tế). Họ muốn cho thấy họ vẫn có mặt ở đó, và vẫn có vai trò quan trọng", ông nói.

"Ba nước ký vào tuyên bố chung (Anh, Pháp và Đức) có lợi ích đặc biệt mạnh mẽ trong khu vực", Wezeman nói.

"Nếu xảy ra sự cố ở Biển Đông, các ngành công nghiệp tương ứng của Châu Âu sẽ bị ảnh hưởng".

Ngọc Lễ

Published in Diễn đàn

Anh, Pháp, Đức đã thấy sự cần thiết phải lên tiếng chống lại những hành vi hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông để bảo vệ lợi ích của họ trên tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng này mặc dù họ có quan hệ thương mại mạnh mẽ với Trung Quốc, một nhà nghiên cứu Biển Đông nhận định với VOA.

bd1

Tàu hải quân Pháp tham gia tập trận chung với Mỹ, Anh, Nhật ở căn cứ hải quân Guam hồi năm 2017

Trong thời gian qua, Bắc Kinh đã tăng cường quấy rối hoạt động của các nước ven biển Đông trong vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ, nhất là đối với Việt Nam khi họ đưa tàu khảo sát vào quấy nhiễu quanh khu vực Bãi Tư Chính.

Trong một động thái hiếm hoi, hồi cuối tháng trước, ba nước lớn nhất Âu Châu là Anh, Pháp và Đức đã cùng đưa ra một tuyên bố chung rằng họ ‘quan ngại về tình hình ở Biển Đông, vốn có thể dẫn đến mất an ninh và căng thẳng trong khu vực’.

Đáp ứng kêu gọi của Việt Nam ?

Trao đổi với VOA, Giáo sư Ngô Vĩnh Long hiện đang giảng dạy tại Đại học Maine, Hoa Kỳ, giải thích rằng ba nước này (gọi tắt là EU3) đã đáp ứng sau khi có lời kêu gọi của Việt Nam nhằm quốc tế hóa vấn đề trên Bãi Tư Chính.

Thứ nhất, theo ông Long, do Trung Quốc trong những tháng vừa qua đã xâm phạm vào EEZ của Việt Nam và các nước khác (Malaysia), ngày càng bất chấp luật pháp quốc tế nên các nước EU3 cần phải lên tiếng.

"Họ là những bên đã ký kết vào UNCLOS (Công ước Quốc tế về Luật Biển) nên họ phải lên tiếng bảo vệ luật pháp quốc tế. Nếu không Trung Quốc sẽ tiếp tục làm tới", ông nói.

Thứ hai, trước giờ EU3 cho rằng để Mỹ đương đầu với Trung Quốc trên Biển Đông để bảo vệ tự do hàng hải và hàng không là ‘đã đủ rồi’, nhưng bây giờ ‘họ thấy rằng Bắc Kinh đã coi Mỹ không ăn thua gì mà ngày càng lớn tiếng với Mỹ’ nên họ cho rằng vấn đề Biển Đông ‘không chỉ là giữa Mỹ với Trung Quốc, hay giữa các nước đông nam Á với Trung Quốc mà là vấn đề quốc tế’.

Thứ ba, vẫn theo chuyên gia này, Anh, Pháp, Đức có mậu dịch rất lớn ở Á Châu thông qua con đường hàng hải trên Biển Đông. "Nếu có việc gì xảy ra trên Biển Đông, lợi ích của họ sẽ bị đe dọa", ông nói.

Cuối cùng, ông cho rằng lập trường mạnh mẽ của Việt Nam đã tạo động lực thúc đẩy EU3 phải lên tiếng.

"Trước giờ Việt Nam nhẫn nại, nhẫn nhục trước Trung Quốc", ông giải thích. "Việt Nam có đường bờ biển dài nhất ở Biển Đông mà không lên tiếng mạnh mẽ thì các nước bên ngoài lên tiếng có thể bị Trung Quốc cho là không phù hợp, phá đám".

Thật ra, ngoài tuyên bố chung của ba nước Anh, Pháp, Đức, Liên Hiệp Châu Âu (EU) cũng lên tiếng chỉ trích hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông, nhưng do đây là ba nước mạnh nhất EU nên việc họ cùng đồng thanh lên tiếng nên có tiếng vang lớn đối với Trung Quốc, ông Long nói.

Khi được hỏi việc ba nước này, vốn không phải là quốc gia Thái Bình Dương, lên tiếng về vấn đề ở cách xa khu vực địa chính trị của họ, liệu có phù hợp, ông Long nói rằng ba nước này là ‘bên ký vào UNCLOS nên có nghĩa vụ bảo vệ Luật Biển’ và ‘có dính líu quyền lợi trên Biển Đông’.

Việc ba nước này cùng lên tiếng lên án Trung Quốc sau khi Hà Nội kêu gọi quốc tế giúp đỡ, theo ông Long, đã là ‘thắng lợi cho Việt Nam’ vì nó giúp Việt Nam không đơn độc trong việc đối đầu Trung Quốc.

Chấp nhận rủi ro đến đâu ?

Bản thân Châu Âu cũng chứng kiến sự hung hăng của Nga ở trên Biển Đen khi Moscow dùng vũ lực sát nhập bán đảo Crimea của Ukraine hồi năm 2014 nên hành động tương tự của Bắc Kinh trên Biển Đông cũng khiến họ lo ngại. Theo Giáo sư Long, ‘Biển Đông là vấn đề quốc tế, lớn hơn Crimea rất nhiều’ nên ‘sự lên tiếng của EU3 là rất quan trọng’.

Khi được hỏi, EU3 có quan hệ thương mại lớn với Trung Quốc nên họ có bị hạn chế trong việc chống đối Bắc Kinh trên Biển Đông hay không, ông Long nói: "Họ phải cân nhắc vì nếu có chuyện gì xảy ra ở trên biển thì quyền lợi của họ bị thiệt hại vì họ không chỉ buôn bán với Trung Quốc mà còn với nhiều nước khác trong khu vực như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc…".

Về vấn đề quan hệ quân sự với EU3 có dễ dàng chấp nhận hơn đối với Hà Nội so với quan hệ quân sự với Mỹ hay không, ông cho rằng Việt Nam ‘càng mở rộng quan hệ quân sự thì càng có nhiều cơ hội bảo vệ an ninh và quyền lợi của mình’.

"Nếu Việt Nam có quan hệ tốt với EU3 thì điều này sẽ gây sức ép lên Mỹ để có quan hệ tốt hơn với Việt Nam", ông nói thêm. "Ngoài ra, nếu chỉ Việt Nam có quan hệ với Mỹ thì Mỹ có thể vì lợi ích với Trung Quốc lớn hơn lợi ích với Việt Nam mà có thể nhượng bộ Trung Quốc một phần nào đó".

"Càng đa dạng hóa quan hệ thì càng có lợi cho Việt Nam", ông nói.

Trả lời câu hỏi EU3 có những đòn bẩy nào để sử dụng với Trung Quốc trên Biển Đông, ông Long nói ba nước này ‘có buôn bán lớn với Trung Quốc và là đồng minh của Mỹ’.

"Họ có thể cùng với Mỹ và một số nước khác tuần tra trên Biển Đông để Trung Quốc khỏi thao túng".

Riêng đối với Việt Nam, nước này có thể ‘xem xét cho các nước EU3 vào quân cảng Cam Ranh hay bất cứ chỗ nào để tiếp liệu’ và nếu cần ‘Việt Nam có thể cùng tuần tra chung’.

"Việt Nam có thể kêu gọi hải quân các nước EU3 ra chứng kiến những gì đang xảy ra (như ở Mỏ Cá Voi Xanh) để xem Trung Quốc đang làm gì", ông cho biết.

"Nếu E3 không hành động thì rủi ro sẽ càng lớn. Trung Quốc sẽ bẻ từng chiếc đũa. Nhiều nước hợp lại nói rõ với Trung Quốc rằng anh đang phạm pháp thì Trung Quốc sẽ phải nhượng bộ nếu không họ sẽ bị thế giới coi là nước không coi luật pháp ra gì. Khi đó họ sẽ bị cô lập".

"Khi có sự cố xảy ra (trên Biển Đông), EU3 phải chọn bên tuân theo luật pháp quốc tế (chống lại bên vi phạm)", ông nói.

‘Chứng tỏ sự hiện diện’

Tờ South China Morning Post dẫn lời các nhà phân tích cho rằng khi căng thẳng gia tăng trong khu vực, các nước lớn ở Châu Âu như Anh, Pháp và Đức ‘sốt sắng muốn chứng tỏ họ không chỉ là những đối tác thương mại thụ động’ và rằng ‘họ vẫn hiện diện trong khu vực’.

"Cho đến vài năm trước đây, các nước Châu Âu vẫn muốn giữ vai trò khiêm tốn về các vấn đề an ninh khu vực ở Đông Á, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, họ cảm thấy có một sự khẩn cấp khiến họ phải can dự", ông Frans-Paul van der Putten, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Clingendael, một viện nghiên cứu độc lập ở Hà Lan, được South China Morning Post dẫn lời nói.

"Đưa chiến hạm đến vùng biển tranh chấp giúp các nước Châu Âu có nhiều đòn bẩy hơn để đối phó với Mỹ và Trung Quốc trong các vấn đề địa chính trị ở gần Châu Âu", ông nói thêm.

"Từ lâu, Châu Âu đã quen với việc nằm giữa hai cường quốc Mỹ và Nga – nhưng chính mối quan hệ Mỹ-Trung ngày càng xác lập lập trường địa chính trị của Châu Âu. Điều này đem đến thế khó xử mới cho các nước Châu Âu, vốn đang chịu áp lực ngày càng tăng là phải chọn phe".

Trong một màn thể hiện rõ ràng sức mạnh và sự đoàn kết, Mỹ và Anh đã tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông hồi tháng 2, trong khi Pháp đưa chiến hạm tấn công Dixmude và một tàu khu trục đến gần quần đảo Trường Sa hồi năm ngoái.

Anh rất muốn khẳng định quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế và cùng với các đồng minh là Mỹ và Úc đã bảo vệ quyền tự do hàng hải trước Trung Quốc ngày càng hiếu chiến. Nước này hồi năm ngoái nói rằng họ đang tính đưa tàu sân bay mới HMS Queen Elizabeth tới Châu Á - Thái Bình Dương trong lần triển khai sứ mạng đầu tiên của tàu này vào năm 2021.

Ba nước này đã kêu gọi tất cả các bên liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên biển ‘có các bước đi và các biện pháp làm giảm căng thẳng, và góp phần duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn trong khu vực.’

Liên minh Châu Âu cũng đang dính vào tranh chấp gay gắt với Trung Quốc về điều mà họ cho là đối xử không công bằng đối với các doanh nghiệp EU hoạt động ở Trung Quốc.

Hồi đầu năm, Ủy ban Châu Âu đã kêu gọi các nhà lãnh đạo EU chấp nhận kế hoạch hành động 10 điểm trong đó gọi Trung Quốc là ‘đối thủ cạnh tranh kinh tế’ và ‘đối thủ thúc đẩy các mô hình quản trị thay thế một cách có hệ thống’.

Sarah Raine, chuyên gia tư vấn cao cấp về địa chính trị và chiến lược tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế tại London, nói với South China Morning Post rằng không có gì đáng ngạc nhiên khi EU muốn tham gia vào các tranh chấp ở Biển Đông và mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.

"Đó là hậu quả tự nhiên của thực tế là ở Châu Á, EU đã chán ngấy với việc bị đối xử chỉ hơn đối tác thương mại một chút nếu không muốn nói là không có vai trò trong các vấn đề chiến lược lớn của Châu lục này, mặc dù họ có lợi ích lớn ở đây", bà được dẫn lời nói.

"Với việc tham gia sâu sát hơn vào tình hình trên Biển Đông, các quốc gia dẫn đầu EU đang làm việc cùng nhau để hỗ trợ các giải pháp đa phương cho các vấn đề đa phương thông qua các đối tác đa phương - dưới hình thức giống như Asean - tất cả đều trong khuôn khổ luật pháp quốc tế".

Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cao cấp của Chương trình chuyển giao vũ khí và chi tiêu quân sự (SIPRI) ở Thụy Điển, nói rằng EU đang cố gắng làm tăng đòn bẩy của mình đối với Trung Quốc và Mỹ bằng cách cho thấy họ cũng là nhân tố chủ chốt trong vùng biển tranh chấp.

"EU không phải là Trung Quốc, và chắc chắn không phải là nước Mỹ dưới thời ông Trump (vốn chủ trương nước Mỹ trên hết và rút lui khỏi các cam kết quốc tế). Họ muốn cho thấy họ vẫn có mặt ở đó, và vẫn có vai trò quan trọng", ông nói.

"Ba nước ký vào tuyên bố chung (Anh, Pháp và Đức) có lợi ích đặc biệt mạnh mẽ trong khu vực", Wezeman nói.

"Nếu xảy ra sự cố ở Biển Đông, các ngành công nghiệp tương ứng của Châu Âu sẽ bị ảnh hưởng".

Ngọc Lễ

Nguồn : VOA tiếng Việt, 19/9/2019

Published in Diễn đàn

Malaysia duy trì lập trường trung lập, chống quân sự hoa Biển Đông (RFA, 19/09/2019)

Chính phủ Malaysia hôm 18/9 công bố chính sách đối ngoại mới, kêu gọi phi quân sự hóa khu vực Biển Đông, đồng thời duy trì lập trường trung lập không liên kết của nước này giữa các cường quốc.

malaysia1

Hình minh họa. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Viễn Đông ở Vladivostok, Nga hôm 5/9/2019 - AFP

Đây là chính sách đối ngoại đầu tiên được chính phủ của Thủ tướng Mahathir Mohamad công bố kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm ngoái.

Tài liệu dài 80 trang có tên "Thay đổi liên tục" được coi nhưng khung hướng dẫn cho các chính sách liên quan của Malaysia.

Liên quan đến Biển Đông, tài liệu xác định : "Biển Đông phải là vùng biển của hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng, không phải nơi đối đầu hay xung đột"

Khi đề cập đến mối quan hệ với các cường quốc, tài liệu không nêu cụ thể tên Hoa Kỳ hay Trung Quốc nhưng nêu rõ "trong mối quan hệ với các cường quốc, Malaysia sẽ thực hiện hướng tiếp cận và chính sách không liên kết".

Trong phát biểu của mình ở buổi lễ công bố chính sách mới, Thủ tướng Mahathir nói "chủ nghĩa đa phương hiện đang bị đe dọa và các cường quốc đang đơn phương áp đặt ý muốn của mình lên các nước khác".

Malaysia là một trong những nước đòi chủ quyền ở Biển Đông cùng các nước khác bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei, Đài Loan.

Từ tháng 5 vừa qua, Malaysia đã phải đối đầu với những đe dọa từ Trung Quốc khi Bắc Kinh cho tàu hải cảnh vào vùng nước gần bãi Luconia của Malaysia để quấy nhiễu các hoạt động khai thác dầu khí tại đây.

Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển, chiếm đến gần 90% diện tích Biển Đông. Tòa Trọng tài Quốc tế ở The Hague hồi năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc này nhưng Trung Quốc không chấp nhận phán quyết của tòa.

****************

Thủ tướng Malaysia đề nghị phi quân sự hóa Biển Đông (RFI, 19/09/2019)

Theo nhật báo South China Morning Post, hôm 19/09/2019, thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad kêu gọi phi quân sự hóa Biển Đông, biến vùng biển này thành một khu vực hòa bình, hữu nghị và thương mại.

Thủ tướng Mahathir đưa ra lời kêu gọi này trong một tài liệu cập nhật hóa chính sách đối ngoại của Malaysia.

Theo tài liệu này, chính phủ Kuala Lumpur giữ nguyên lập trường phi liên kết với các cường quốc, đồng thời tăng cường hợp tác với các nước Hồi Giáo. Thủ tướng Mahathir nhấn mạnh là về cơ bản chính sách ngoại giao của Malaysia không có gì thay đổi, nhưng sẽ có cách tiếp cận khác đối với các vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích của nước này.

Riêng về hồ sơ Biển Đông, tài liệu này viết : "Biển Đông phải là một vùng biển của hợp tác, chứ không phải là nơi đối đầu hoặc xung đột. Điều này phù hợp với tinh thần của hiệp định về Vùng Hòa bình Tự do và Trung lập (ZOPRAN)".

Được Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Singapore ký kết vào năm 1971, ZOPRAN có mục tiêu giữ cho vùng Đông Nam Á không có sự can thiệp các thế lực bên ngoài dưới bất kỳ hình thức

malai1 

Biển Đông phải là một vùng biển của hợp tác, chứ không phải là nơi đối đầu hoặc xung đột. Điều này phù hợp với tinh thần của hiệp định về Vùng Hòa bình Tự do và Trung lập ( ZOPRAN )

Là một trong những con đường giao thương quan trọng nhất của thế giới, Biển Đông đang trở thành một điểm nóng trong quan hệ Mỹ- Trung. Hoa Kỳ đang tăng cường các chiến dịch tuần tra bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông, trong khi Trung Quốc đã bồi đắp một số đảo mà họ kiểm soát và xây dựng trên đó nhiều cơ sở quân sự. ASEAN đang đàm phán với Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhằm ngăn ngừa tranh chấp chủ quyền biến thành xung đột quân sự.

Trong tài liệu cập nhật chính sách đối ngoại, chính phủ Malaysia khẳng định gia tăng nỗ lực hợp tác với "các đối tác quốc tế thích hợp" nhằm chống các mối đe dọa an ninh "phi truyền thống" và chống nạn buôn người, nạn khủng bố trên vùng Biển Đông.

Philippines sẽ không đưa phán quyết 2016 ra Liên Hiệp Quốc

Về phần Philippines, phát ngôn viên của tổng thống Rodrigo Duterte hôm nay tuyên bố là Manila sẽ tiếp tục đối thoại hòa bình với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp Biển Đông, thay vì đưa phán quyết 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực ra trước Liên Hiệp Quốc.

Phán quyết năm 2016 bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên vùng Biển Đông.

Phát ngôn viên Salvador Panelo cho rằng đề nghị của cựu ngoại trưởng Albert del Rosario đưa vấn đề này ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc là "vô ích", vì Liên Hiệp Quốc không có thẩm quyền buộc thi hành phán quyết của Tòa Trọng Tài.

Thanh Phương

Nguồn : RFI tiếng Việt, 19/09/2019

Published in Châu Á

Ngay sau khi xuất hin tàu cu ln nht thế gii ca Trung Quc là Lam Kình ngoài khơi tnh Qung Ngãi vào ngày 3/9/2019, ch cách đường cơ s ca Vit Nam chưa ti 11 hi lý và cách đo Lý Sơn ch khong 30 hi lý về phía nam, đã ni lên dư lun "ta đang chun b cho tình hung xu nht" đy lo lng và lo s trong ni b đng cm quyn Vit Nam.

tinh0

Tàu cu ln nht thế gii ca Trung Quc là Lam Kình ngoài khơi tnh Qung Ngãi vào ngày 3/9/2019.

‘Tình huống xu nht’ là gì ?

Đó là một thut ng ca gii quân s Vit Nam nhm mô t tình trng sn sàng chiến đu cp cao nht. Nghĩa là có th n ra chiến tranh gia Vit Nam và Trung Quc - cái tương lai rt gn mà vào thi hu ho ‘Bn Tt’ và Mười Sáu Ch Vàng’ ch nghĩ đến cũng thy hoang tưởng.

Nỗi lo s và khiếp nhược đến mc ‘đái ra qun’ ca gii quan chc Việt là rất có cơ s, bi khác hn vi tàu Hi Dương 8 ch làm nhim v thăm dò đa cht, Lam Kình làm cho người ta lp tc nh li giàn khoan Hi Dương 981 mà Trung Quc cho tn công vào vùng bin Vit Nam trong năm 2014 và suýt gây ra xung đt quân s. Khi đó về mt công khai, chính quyn Vit Nam đã chng có ni mt tuyên b ra hn phn đi Trung Quc, trong lúc rm rch thông tin ngoài l v nhng cuc chuyn quân lên biên gii phía Bc và Bin Đông vi cp đ báo đng ‘sn sàng chiến đu cao’ - tc đã đt đến trng thái th ba trong 4 cp sn sàng chiến đu ca quân đi (sn sàng chiến đu thường xuyên, sn sàng chiến đu tăng cường, sn sàng chiến đu cao, sn sàng chiến đu toàn b).

Còn vào lần này, kh năng Bc Kinh đưa mt giàn khoan đến hot đng trong vùng biển ca Vit Nam là hoàn toàn có th xy ra. Nhưng mc tiêu ln này không ch ‘thăm dò du khí’ như năm 2014 mà có th là… khoan luôn.

Đó có thể là giàn khoan Hi Dương 981, hoc giàn sn xut du khí ln th hai ca Trung Quc là Đông Phương.

Đánh hay không dám ?

Trong phương trình khoan du nhiu n s ca Trung Quc, Đông Phương có th là đáp án đu tiên. Bi vào tháng 4 năm 2019, giàn khoan này đã hm sn ti lưu vc Yinggehai Bin Đông, sn sàn gây áp lc vi Vit Nam trong bi cnh ‘Tng tch’ Nguyn Phú Trọng sắp công du Hoa Kỳ (nhưng cũng vào tháng 4 đó, ông Trng bt thn b mt cơn bo bnh ti Kiên Giang nên chuyến đi M ca ông ta phi di li).

Nếu sp ti Trung Quc liu lĩnh điu c mt giàn khoan vào Bãi Tư Chính đ ‘cùng hp tác khai thác du khí vi Vit Nam’ - như cái cách mà Ngoi trưởng Trung Quc Vương Ngh đã trch thượng yêu sách vi gii chóp bu Hà Ni khi đến Vit Nam vào đu năm 2018, vi t l ăn chia có th lên đến 60% cho Trung Quc và ch còn li 40% cho ch nhà Vit Nam - được hiu thc cht là phi mi mt tên cướp vào nhà mình đ cùng chia bôi tài sn…, đó s là mt thm ha vi Nguyn Phú Trng và nhng đng đng ca ông ta vn mơ màng v ‘Mười Sáu Ch Vàng’.

Kịch bn ngày càng áp sát là Vit Nam khó có th tránh thoát nguy cơ mt cuộc tn công quân s, dù có th ch cp đ chiến dch, t phía Trung Quc. Chiến dch tn công này, nếu xy ra, chc chn s din ra trên bin và rt gn gũi v mt kinh tuyến và vĩ tuyến vi nhng m du mà Vit Nam đang d đnh khai thác nhưng nm trong "đường lưỡi bò" mi được Trung Quc v b sung. Đim n chiến tranh l din nht là Bãi Tư Chính.

Còn Bộ Chính tr và cp dưới ca nó là B Quc phòng Vit Nam s làm gì ?

Đánh thì sợ, mà không đánh thì b cướp trng và mt mũi chng còn ra th thng gì.

Trong thời gian qua, đã có nhng thông tin ngoài l v vic quân đi Vit Nam điu quân đ cng c vùng biên gii phía Bc và c biên gii tây nam giáp Campuchia. Tuy nhiên, đó ch là cách phòng th hết sc th đng, mt kiu che chn theo cách ‘kch lit phản đi’ nhưng c ngi đ ra, giương mt thao láo nhìn k cướp xông vào nhà mình và ln lượt b túi tng món đ.

Trong khi đó các tàu chiến và tàu hi cnh Vit Nam vn ch l m theo đuôi tàu Hi Dương 8 mà không có được bt c hành đng mnh m nào, dù chỉ là… bn lên tri.

Trong lúc 6 tàu ngầm lp Kilo ca Hi quân Vit Nam được cho là còn phi đi chng ngp Hà Ni và Sài Gòn, còn các tàu chiến khác, k c ‘tàu bum hin đi nht thế gii’ mang tên Lê Quý Đôn tuyt đi mt dng, toàn b lc lượng hi quân Việt Nam vn ph phc trong tư thế bt lc và kiên đnh… bám b, các tàu Trung Quc đã th giàn tung hoành Bin Đông và ngay trong ‘vùng ch quyn không th tranh cãi’ ca Vit Nam.

Việc nhóm tàu kho sát Hi Dương-8 ca Trung Quc đã tiến sâu thêm 30 km vào vùng biển Vit Nam vào đu tháng 9 năm 2019, ch còn cách b bin tnh Ninh Thun, min trung Vit Nam khong 155 km, đã gián tiếp tiết l mt s tht bi thm : trong sut thi gian t đu tháng 6 năm 2019 khi tàu Trung Quc bt đu xâm nhp bãi Tư Chính, B Quc phòng và Cnh sát bin Vit Nam đã đi phó t hi đến mc Trung Quc hoàn toàn coi thường nhng hành đng đi phó này.

Đã không có một tàu hi quân nào ca Vit Nam ra ngăn chn Hi Dương 8 đến gn Phan Thiết. Tht đúng là ‘ngư dân bám biển, hải quân bám b’ !

Trung Quốc đang thc hin chiến thut nut tng hi lý bin Vit Nam. Có th vào mt ngày đp tri không lâu na, các lc lượng quân đi ln cnh sát Phan Thiết hoc mt thành ph duyên hi nào đó ca Vit Nam s tr mt trước nhng chiếc tàu giương c Trung Quc lng lng ng ngay trước mt h vùng bin sát b.

Trong khi đó, chiến thut Vit Nam dùng mt s tàu chiến và tàu hi cnh bao vây tàu Trung Quc, hoc bám cht tàu Trung Quc đã t ra vô ích và vô tích s, bi v s lượng thì tàu Trung Quốc luôn vượt gp ít ra vài ba ln s tàu Vit Nam, còn vic b bám đuôi thì Trung Quc chng coi ra gì.

Kiện hay không dám ?

Cũng trong khi đó, toàn bộ công tác ‘vn đng quc tế ng h Vit Nam’ đã ch nhn được nhưng li l chia s chung chung và xã giao, còn lại đã chng có bt kỳ hành đng quân s đáng chú ý nào t các nước ‘đi tác chiến lược’ ca Vit Nam.

"Chúng ta đã kiên trì, kiên quyết đu tranh bng mi bin pháp đi vi các hot đng ca nước ngoài vi phm ch quyn trên bin của ta" - Thủ tướng ‘C L M V’ Nguyn Xuân Phúc hé ming ln đu tiên v tình hình Bin Đông vào ngày 4/9/2019 trong mt cuc hp Chính ph thường kỳ tháng 8 ti Hà Ni, nhưng vn không h dám nhc đến cái tên Trung Quc.

‘Bản lĩnh Nguyn Xuân Phúc’, cộng thêm trạng thái b coi là câm nín ca Nguyn Phú Trng trước v Hi Dương 8, thm chí còn t hơn c cp dưới là Phó th tướng kiêm b trưởng ngoi giao Phm Bình Minh. Bi trước đó, B Ngoi giao Vit Nam đã ba ln lên tiếng cáo buc tàu Trung Quc vi phạm ch quyn và thm lc đa ca Vit Nam, dù rt cuc cơ quan này cũng ch đánh võ ming.

Khi ngay cả nhng quan chc chóp bu như Nguyn Phú Trng và Nguyn Xuân Phúc mà còn không dám nêu tên Trung Quc thì làm sao chính th Vit Nam dám kin Bc Kinh ra tòa án quốc tế ?

Chỗ da dm duy nht

Nếu n ra ‘tình hung xu nht’ vi Trung Quc, hi quân Vit Nam s đánh chác ra sao ?

Sẽ tiếp tc phát c cho ngư dân đ "thuyn ra bin ln" và li khiến r lên câu vè dân gian "Chng gic bng c, chng ngp bng lu, đứa nào nói đng ngu là thng phn đng" ?

Nếu ai đó cho rng hi quân Vit Nam còn đang ‘giu mình’, vn nêu cao tinh thn yêu nước và s ra đòn quyết đnh vào mt thi đim thun li, làm thế nào đ gii thích vic mi đây mt th trưởng b quc phòng kiêm đô đốc ca quân chng này - Nguyn Văn Hiến, cùng mt s tướng tá hi quân khác đã b tng vào ‘lò’ ca ‘tng tch’ Nguyn Phú Trng vì ti ‘ăn đt’ ?

Nguy cơ Vit Nam b tn công đang hin th dn sau mt tháng và mi quý. Đến gi phút này, gii chóp bu Việt Nam phi quyết đnh cho chính s phn tn vong ca nó : thêm mt ln đánh đu vi người anh em cng sn Bc Kinh s rt d khiến lc ph ngũ tng ca dân tc Vit Nam b k thù phanh thây - theo đúng cái cách mà chính quyn Trung Quc đã làm đ m sng nội tng các tín đ Pháp Luân Công.

Chỗ da dm duy nht gi đây ca Hà Ni ch còn là Hoa Kỳ - đi trng duy nht ca Trung Quc ti Bin Đông.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 14/09/2019

Published in Diễn đàn