Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Iran sẽ cung cấp tên lửa và bán thêm drone cho Nga

Trọng Nghĩa, RFI, 19/10/2022

Iran đã cam kết cung cấp cho Nga một số loại tên lửa địa đối địa và thêm nhiều drone. Theo hãng tin Anh Reuters ngày 18/10/2022, hai quan chức cao cấp và hai nhà ngoại giao Iran đã xác nhận nguồn tin trên, từng được nhật báo Mỹ The Washington Post tiết lộ ngày 16/10.

iran1

Ảnh do lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Iran công bố : Các tên lửa Iran sản xuất trong cuộc tập trận ngày 17/10/2022 ở phía tây bắc Iran. AP

Theo Reuters, Nga và Iran đã đạt được thỏa thuận mua bán vũ khí kể trên ngày 6/10 nhân chuyến thăm Moskva của phó tổng thống thứ nhất Iran, ông Mohammad Mokhber, cùng với hai quan chức cấp cao của lực lượng Vệ binh cách mạng và một quan chức của Hội đồng An ninh quốc gia tối cao Iran.

Một trong 2 nhà ngoại giao Iran cho biết nguyên văn như sau : "Nga đã yêu cầu thêm nhiều drone và tên lửa đạn đạo của Iran với độ chính xác được cải thiện, bao gồm tên lửa Fateh và Zolfaghar".

Một quan chức phương Tây nắm rõ vấn đề đã xác nhận thông tin này, giải thích rằng Iran và Nga đã đạt được thỏa thuận về việc cung cấp tên lửa đạn đạo địa đối địa tầm ngắn, bao gồm cả loại Zolfaghar.

Cho dù Bộ Quốc phòng Nga vẫn phủ nhận thông tin, nhưng thực tế cho thấy là Iran đã chuyển giao cho Moskva loại drone Shahed, đang được Nga sử dụng trên chiến trường Ukraine.

Thậm chí, theo tiết lộ của nhật báo Mỹ The New York Times, Iran còn cử cán bộ đến vùng Crimea để huấn luyện quân đội Nga sử dụng các loại drone mà Moskva đặt mua. Các huấn luyện viên này thuộc lực lượng Vệ binh cách mạng Iran và được bố trí ở những nơi xa tiền tuyến.

NATO sẽ cung cấp cho Ukraine thiết bị gây nhiễu để chống drone

Trong bối cảnh Quân đội Nga tăng cường sử dụng drone để đánh vào các cơ sở Ukraine, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO dự kiến ​​cung cp hàng trăm thiết bị gây nhiễu tín hiệu cho Ukraine để giúp chống lại mối đe dọa từ các loại drone.

Phát biểu nhân một hội nghị ở Berlin, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết các hệ thống này "sẽ giúp đối phó với mối đe dọa cụ thể từ máy bay không người lái, tất nhiên bao gồm cả các loại drone do Iran sản xuất…"

Theo ông Kyrylo Budanov, giám đốc tình báo quân sự Ukraine, Iran đã cung cấp cho Nga lô hàng đầu tiên bao gồm 1.750 chiếc drone loại Shahed, và Moskva đã đặt mua thêm nhiều lô khác.

Theo Bộ Ngoại giao Ukraine, trong 10 ngày qua, hơn 100 chiếc drone "cảm tử" do Iran chế tạo đã tấn công các nhà máy điện, nhà máy xử lý nước thải, các tòa nhà dân cư, cầu cống và các mục tiêu khác ở các khu đô thị Ukraine.

Liên Hiệp Quốc : Anh, Pháp và Mỹ sẽ đưa vấn đề drone Iran ra trước Hội đồng Bảo an

Theo Reuters, các nguồn tin ngoại giao cho biết Anh, Pháp và Mỹ có kế hoạch nêu lên các vụ chuyển giao vũ khí từ Iran sang Nga tại cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào hôm nay, 19/10.

Đối với Ukraine, việc Iran cung cấp drone cho Nga đã vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an về việc chuẩn y thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Tehran.

13 drone bị bắn rơi vùng Mikolaiv

Trên chiến trường, drone "cảm tử" do Iran chế tạo tiếp tục được Quân đội Nga sử dụng. Trong một tin nhắn Telegram vào hôm nay, 19/10, ông Vitali Kim, thống đốc vùng Mykolaiv cho biết là trong đêm hôm qua, rạng sáng hôm nay, vùng Mykolaiv đã hai lần bị drone Shahed-136 của tấn công, và 13 chiếc đã bị bắn rơi.

Vào hôm qua, 18/10, Bộ Tổng tham mưu Ukraine khoe rằng lực lượng của Kiev đã bắn hạ được 38 chiếc Shahed-136 trong số 43 chiếc do quân đội Nga tung ra để tấn công trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Về phần mình, tổng thống Ukraine Zelensky khẳng định rằng việc Nga phải "cầu cứu" Iran là "sự công nhận của Điện Kremlin về sự phá sản quân sự và chính trị của họ".

Trọng Nghĩa

**********************

Mỹ đe dọa trừng phạt quốc gia, doanh nghiệp hợp tác với chương trình drone Iran

Trọng Thành, RFI, 18/10/2022

Sau các vụ tấn công tại Ukraine bằng drone, bị tình nghi do Iran sản xuất, hôm 17/10/2022, Hoa Kỳ đe dọa trừng phạt các nước, các doanh nghiệp hợp tác với chính quyền Tehran trong chương trình chế tạo drone.

iran2

Một kho chứa các loại drone của Iran, ngày 28/05/2022. AP

Theo AFP, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ, Vedant Patel, trong buổi họp báo hàng ngày, nhấn mạnh là "liên minh Iran - Nga đang được củng cố cần phải coi là một hiểm họa nghiêm trọng với đối với toàn thế giới", và Hoa Kỳ "sẽ không lưỡng lự khi sử dụng các biện pháp trừng phạt nhắm vào những người chịu trách nhiệm chính". Trừng phạt không chỉ nhắm vào giới chức Iran mà "tất cả những ai có các hoạt động phối hợp với Iran trong việc phát triển drone, hoặc tên lửa đạn đạo, hoặc tham gia vào việc vận chuyển các vũ khí của Iran sang Nga".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết thêm là việc Moskva phải sử dụng đến các vũ khí của Iran cho thấy quân đội Nga đang chịu một "áp lực ghê gớm", sau nhiều thất bại tại Ukraine, buộc Moskva phải tìm mua cả các nguồn vũ khí với chất lượng "ít đáng tin cậy" như của Iran. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel thông báo, nhiều drone Iran bán cho Nga bị trục trặc, theo tin tức tình báo.

Đài France 24 dẫn lại thông tin của Washington Post, công bố hôm Chủ nhật 16/10, theo đó Iran có thể chuẩn bị cung cấp nhiều tên lửa tầm ngắn cho Nga, như Fateh-110 và Zolfaghar, có thể tấn công các mục tiêu tương ứng là 300 km và 700 km.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, trong một buổi trao đổi với báo giới tại Đại học Stanford, California, hôm qua, cũng ghi nhận việc quân đội Nga gia tăng tấn công vào các cơ sở hạ tầng dân sự, nhà máy điện, bệnh viện… là "một dấu hiệu cho thấy sự tuyệt vọng của Nga".

Trọng Thành

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa, Trọng Thành
Published in Quốc tế

Chiến tranh Ukraine : Putin ban hành thiết quân luật tại 4 vùng vừa sáp nhập vào nước Nga

Thanh Hà, RFI, 20/10/2022

Tổng thống Vladimir Putin hôm 19/10/2022 ban hành thiết quân luật tại Donetsk, Luhansk, Zaporijjia và Kherson, và tăng cường an ninh trên lãnh thổ Nga tại khu vực sát biên giới với Ukraine.  

rutlui01

Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp trực tuyến của Hội Đồng An Ninh ngày 19/10/2022 và quyết định lập thiết quân luật ở bốn vùng Ukraine vừa bị Nga sáp nhập via Reuters - Sputnik

Chủ trì cuộc họp Hội Đồng An Ninh tại Moskva hôm 19/10, tổng thống Nga Vladimir Putin ban hành hai sắc lệnh. Văn bản thứ nhất đặt 4 vùng lãnh thổ của Ukraine mà Moskva vừa đơn phương tuyên bố "sáp nhập" vào Liên bang Nga trong khuôn khổ "thiết quân luật". Quyết định được áp dụng tại Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporijjia kể từ 0 giờ, giờ địa phương hôm 20/10.

Sắc lệnh thứ hai nhằm tăng cường an ninh tại Crimea, đã bị sáp nhập vào Nga từ năm 2014,và tại 4 vùng lãnh thổ của Nga nhưng sát đường biên giới với Ukraine. Bốn vùng  này gồm Krasnodar, Rostov, Belgorod, Briansk, Voronej và Koursk. Riêng khu vực Moskva và các vùng phụ cận được đặt trong tình trạng "tăng cường báo động".

Vậy thiết quân luật ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của dân cư tại 4 tỉnh vừa bị sáp nhập vào với nước Nga ? Thông tín viên đài RFI Anissa El Jabri từ thủ đô Moskva giải thích :

"Tương tự như sắc lệnh động viên quân dự bị, hai sắc lệnh mới, thiết quân luật và tăng cường an ninh trên nhiều vùng lãnh thổ của Nga, bao gồm nhiều nội dung không được tiết lộ với công chúng. Một số nội dung được soạn thảo trên cơ sở những tài liệu mật. Nói cách khác, trong hệ thống chính quyền, có hàng loạt biện pháp không ai biết đến và có thể được áp dụng bất kỳ lúc nào.  

Thí dụ trong lệnh động viên lính dự bị, tổng thống Vladimir Putin và các quan chức nêu lên con số 300.000 người. Nhưng con số này không có trong sắc lệnh, và do vậy đã làm dấy lên tin đồn là sẽ còn có nhiều đợt động viên khác. Tương tự như như vậy đối với các sắc lệnh được công bố tối qua. Lệnh thiết quân luật bao gồm nhiều biện pháp như giới nghiêm, hạn chế đi lại và quyền được tạm giữ bất kỳ một ai trong vòng 30 ngày, giam giữ người nước ngoài, và có thể bắt buộc họ tái định cư trong các vùng khác... Và trong điểm thứ ba của lệnh này lại ghi : một số các biện pháp khác có thể sẽ được ban hành tại các vàng lãnh thổ thuộc về Liên Bang Nga.  

Ngay từ đêm qua, rất nhiều luật sư đã nhấn mạnh điều khoản này nhằm mở đường cho Moskva ban hành bất kỳ lúc nào, bất kỳ biện pháp nào quy định trong thiết quân luật tại một tỉnh, hay trên toàn lãnh thổ Nga. Từ khi chính quyền khởi động chiến dịch quân sự tại Ukraine, mối lo chính của người dân Nga là đóng cửa biên giới. Lập tức, điện Kremlin xua tan lo ngại này và khẳng định chính phủ không tính tới biện pháp này".  

Moskva hứa cải thiện điều kiện chiến đấu cho lính Nga  

Vẫn theo thông tín viên của RFI tại Moskva, nhân cuộc họp Hội Đồng An Ninh, tổng thống Vladimir Putin thông báo chuẩn bị thành lập một "hội đồng đặc biệt để điều phối các hoạt động quân sự". Mục tiêu của cơ quan này nhằm "bảo đảm trang bị vũ khí và thiết bị cần thiết cho những người lính được điều ra chiến trường", tăng cường phương tiện cho bên tình báo, an ninh…

Thanh Hà

*********************

Nga sơ tán thường dân khỏi Kherson

Phan Minh, RFI, 19/10/2022

Quân đội Nga hôm 18/10/2022 thừa nhận phải đối mặt với đà phản công dữ dội của quân đội Ukraine, và tình hình ở nhiều nơi giờ đây rất căng thẳng. Điển hình là thành phố Kherson, nơi quân đội Nga đã bắt đầu tiến hành sơ tán thường dân.

rutlui02

Binh lính Nga nói chuyện với dân địa phương trong vùng Kherson, nam Ukraine, ngày 20/05/2022. AP

Từ Moskva, thông tín viên Anissa El Jabri tường trình :

Chưa bao giờ trong lịch sử đương đại Nga, một vị tướng chỉ huy một cuộc can thiệp quân sự lại phải đối mặt với công chúng nhiều như vậy. Tướng Sergey Surovikin, chính thức chỉ huy chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine từ vài ngày nay và ông thường xuyên xuất hiện trên truyền hình Nga.

Tối hôm qua, với vẻ mặt nghiêm trọng, chính ông đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trên truyền hình. Ông nói tình hình rất khó khăn, đặc biệt ở Kherson và khẳng định rằng các cuộc tấn công của Ukraine nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự, gây xáo trộn việc cung cấp điện, nước và lương thực cho thành phố, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Vì vậy, quân đội sẽ tiến hành sơ tán họ.

Đối với thống đốc khu vực thân Nga, điều này cũng sẽ cho phép, xin trích dẫn, "quân đội thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả và gây ít tổn thất hơn cho thường dân". Tình hình bi quan đối với Nga trong khu vực này, nơi các phóng viên quân sự tác nghiệp. Một trong số họ đã nói vào tối hôm qua : Kherson sẽ ra sao ? Tình hình rồi sẽ rõ. Lãnh thổ luôn có thể lấy lại được, nhưng những người lính đã hy sinh thì không.

Cũng hôm qua, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov trả lời báo chí rằng tổng thống Vladimir Putin vẫn chưa ký sắc lệnh ngừng động viên bán phần lực lượng dự bị Nga, mặc dù nhiều khu vực trong nước đã hoàn tất quá trình này.

Phan Minh

*************************

Nga oanh kích hệ thống điện và nước ở nhiều thành phố Ukraine

Thu Hằng, RFI, 18/10/2022

Sáng 18/10/2022, Nga tiếp tục lọat tấn công trên diện rộng các cơ sở hạ tầng thiết yếu ở Ukraine. Nhiều thành phố đã bị mất điện và nước chỉ một ngày sau loạt oanh kích bằng drone tự sát khiến ít nhất 8 người thiệt mạng.

rutlui03

Nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia ở Enerhodar, Ukraine ngày 04/08/2022. © Alexander Ermochenko/Reuters

Cả hai thành phố lớn nhất của Ukraine, Kiev và Kharkiv, đều trở thành mục tiêu oanh kích của quân đội Nga. Tại Kiev, một cố vấn của phủ tổng thống Ukraine cho biết "có ba vụ tấn công vào nhà máy điện" ở phía đông thủ đô, cụ thể là "nhiều vụ nổ đã xảy ra ở quận Desnyanskyi", đông bắc Kiev, theo thị trưởng Kiev.

Nhà máy điện ở thành phố Jytomyr, phía tây thủ đô Kiev, bị hai vụ oanh kích. Nước và điện đã bị cắt, trong khi "các bệnh viện đang phải dùng nguồn điện dự phòng". Ở miền trung Ukraine, hai vụ tấn công của Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng ở thành phố Dnipro gây nhiều "thiệt hại nghiêm trọng" khiến nhiều khu phố mất điện.

Một nhà máy công nghiệp ở thành phố Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, cũng bị oanh kích. Theo thị trưởng, "hai vụ nổ trong thành phố xảy ra chỉ trong vòng 5 phút".

Trên mạng Twitter ngày 18/10, tổng thống Zelensky cho biết "30% nhà máy điện đã bị phá hủy làm mất điện hàng loạt trên cả nước" kể từ ngày 10/10 khi Nga bắt đầu loạt oanh kích các thành phố Ukraine. Do đó, theo ông Zelensky, "không còn chỗ cho các cuộc đàm phán với Vladimir Putin".

Cùng lúc, Ukraine cũng cáo buộc Nga "bắt cóc" hai nhà lãnh đạo nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia, hiện do quân Nga kiểm soát. Giám đốc tin học Oleg Kostiukov và trợ lý tổng giám đốc Oleg Ocheka đã "bị đưa đến một nơi không được rõ". Trong thông cáo đăng trên mạng xã hội ngày 18/10, cơ quan Energoatom kêu gọi tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) Rafael Grossi "nỗ lực hết sức" để hai quan chức trên được trả tự do.

Thu Hằng

*************************

Nga sẽ triển khai 9.000 binh sĩ và 170 xe tăng tại Belarus

Minh Anh, RFI, 18/10/2022

Thứ Hai, 17/10/2022, Bộ Quốc phòng Belarus thông báo Nga sẽ triển khai đến 9.000 binh sĩ và khoảng 170 xe tăng tại Belarus để thành lập một lực lượng quân sự chung giữa hai nước. 

rutlui04

Các phương tiện quân sự của Nga có mặt ở Belarus hôm 29/01/2022. AP

AFP trích dẫn giải thích của bộ trưởng quốc phòng Valéri Revenko cho biết thêm là trong khuôn khổ chương trình hợp tác quân sự quốc tế này, Nga sẽ còn gởi đến 200 xe bọc thép và 100 loại vũ khí và đạn cối trên 100 ly. Các đơn vị Nga này sẽ được bố trí tại "bốn trại huấn luyện ở miền đông và trung Belarus", tham gia các khóa đào tạo "bắn súng và bắn tên lửa phòng không". 

Chính quyền Belarus khẳng định lực lượng mới này chỉ nhằm phòng thủ, bảo vệ các đường biên giới trước mối đe dọa đến từ Ukraine. Tổng thống Belarus Alexander Lukachenko tuần rồi cáo buộc Ba Lan, Litva và Ukraine chuẩn bị các hành động tấn công "khủng bố" và kích động "nổi dậy" tại Belarus, khi thông báo việc triển khai nhóm quân nhân khu vực. Thông báo của Belarus đưa ra vào thời điểm quân Nga vấp phải nhiều thất bại trên chiến trường. 

Mùa hè vừa qua, Nga cam kết "trong những tháng sắp tới" sẽ cung cấp cho Belarus các loại tên lửa Iskander M, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và hiện đại hóa không quân Belarus. 

Nếu như Belarus chưa gởi binh sĩ tham chiến tại Ukraine, nước này đã cho phép Nga sử dụng lãnh thổ như là hậu cứ. Theo Kiev, các cuộc bắn tên lửa nhắm vào Ukraine đều xuất phát từ Belarus. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, tố cáo Nga đang "lôi kéo Belarus vào cuộc chiến". 

Cũng liên quan đến Nga, AFP hôm nay cho biết, một chiếc máy bay quân sự Su-34 đã bị tai nạn tại thành phố Ieisk, gần Ukraine, khiến 13 người thiệt mạng, trong đó có 3 trẻ em và 19 người khác bị thương. Vụ máy bay rơi tối hôm qua đã làm một tòa nhà chín tầng, nơi cư trú của khoảng 600 người dân, bốc cháy. 

Theo Bộ Quốc phòng Nga, đây là một chuyến bay tập huấn. Tai nạn xảy ra là do vấn đề kỹ thuật, "một trong số các động cơ đã bốc cháy khi cất cánh". 

Minh Anh

************************

Nga oanh kích hệ thống điện và nước ở nhiều thành phố Ukraine

Thu Hằng, RFI, 18/10/2022

Sáng 18/10/2022, Nga tiếp tục lọat tấn công trên diện rộng các cơ sở hạ tầng thiết yếu ở Ukraine. Nhiều thành phố đã bị mất điện và nước chỉ một ngày sau loạt oanh kích bằng drone tự sát khiến ít nhất 8 người thiệt mạng.

rutlui05

Khói bốc lên sau cuộc pháo kích của Nga ở Kyiv, Ukraine, Thứ Ba, ngày 18/10/2022. (Ảnh AP)

Cả hai thành phố lớn nhất của Ukraine, Kiev và Kharkiv, đều trở thành mục tiêu oanh kích của quân đội Nga. Tại Kiev, một cố vấn của phủ tổng thống Ukraine cho biết "có ba vụ tấn công vào nhà máy điện" ở phía đông thủ đô, cụ thể là "nhiều vụ nổ đã xảy ra ở quận Desnyanskyi", đông bắc Kiev, theo thị trưởng Kiev.

Nhà máy điện ở thành phố Jytomyr, phía tây thủ đô Kiev, bị hai vụ oanh kích. Nước và điện đã bị cắt, trong khi "các bệnh viện đang phải dùng nguồn điện dự phòng". Ở miền trung Ukraine, hai vụ tấn công của Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng ở thành phố Dnipro gây nhiều "thiệt hại nghiêm trọng" khiến nhiều khu phố mất điện.

Một nhà máy công nghiệp ở thành phố Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, cũng bị oanh kích. Theo thị trưởng, "hai vụ nổ trong thành phố xảy ra chỉ trong vòng 5 phút".

Trên mạng Twitter ngày 18/10, tổng thống Zelensky cho biết "30% nhà máy điện đã bị phá hủy làm mất điện hàng loạt trên cả nước" kể từ ngày 10/10 khi Nga bắt đầu loạt oanh kích các thành phố Ukraine. Do đó, theo ông Zelensky, "không còn chỗ cho các cuộc đàm phán với Vladimir Putin".

Cùng lúc, Ukraine cũng cáo buộc Nga "bắt cóc" hai nhà lãnh đạo nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia, hiện do quân Nga kiểm soát. Giám đốc tin học Oleg Kostiukov và trợ lý tổng giám đốc Oleg Ocheka đã "bị đưa đến một nơi không được rõ". Trong thông cáo đăng trên mạng xã hội ngày 18/10, cơ quan Energoatom kêu gọi tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) Rafael Grossi "nỗ lực hết sức" để hai quan chức trên được trả tự do.

Thu Hằng

Additional Info

  • Author Thanh Hà, Phan Minh, Thu Hằng, Minh Anh
Published in Diễn đàn

Khi các mối liên minh mới thành hình

Anh Vũ, RFI, 26/09/2022

Các mối quan hệ liên minh hình thành xung quanh cuộc chiến Nga-Ukraine đang chia cắt lại một phần các liên minh của thời chiến tranh lạnh, nhưng có nhiều biến động. RFI Việt ngữ giới thiệu bài viết trên Le Monde số ra ngày 24/09 liên quan biến thay đổi cục diện địa chính trị này. 

uk1

Ảnh minh họa : Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một sự kiện tại Belgrade, Serbia ngày 17/01/2019. AP - Darko Vojinovic

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ hậu chiến tranh lạnh trong mơ về một tổng thể Châu Âu rộng lớn mà Nga đáng ra có thể là thành viên liên kết. Các khối đang trở lại Châu Âu. Hoàn cảnh nảy sinh do xung đột đang mở ra giữa các nước phương Tây và một nước Nga được Trung Quốc hậu thuẫn phần nào, cho dù hai nước này không gắn với nhau bằng mối quan hệ liên minh quân sự chính thức. Sự đối đầu Đông-Tây trong nửa cuối của thế kỷ 20 là giữa các chế độ toàn trị với dân chủ.

Cụm từ "chiến tranh lạnh", chứa đựng nghịch lý, xuất hiện lần đầu dưới ngòi bút của George Orwell (nhà văn, nhà báo Anh 1903-1950), trong một bài viết mang tính dự báo trên tuần báo Anh Tribune ngày 19/10/1945.

Trong bài báo, tác giả dự đoán, sau Mỹ, Liên Xô sẽ có thể tạo lập một thế cân bằng khiếp sợ trong "một tình trạng thường trực của chiến tranh lạnh". Mối lo sợ hủy diệt nhau đã bảo đảm cho nguyên trạng tại Châu Âu, nhưng các cuộc chiến tranh tại Châu Á, Châu Phi đã làm hàng triệu người chết. Lần này tâm chấn nằm ở Châu Âu, lần đầu tiên kể từ năm 1945.

Chuyên gia Thomas Gomart, giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) nhận định, "với việc chiến tranh cường độ cao trở lại, Âu lục mất đi một trong những lợi thế so sánh trong quá trình toàn cầu hóa, đó là sự ổn định chiến lược và là một vùng hòa bình". Ông nhấn mạnh rằng : "về các thách thức toàn cầu, cuộc chiến tranh đó là lỗi thời với nhưng người ủng hộ toàn cầu hóa và phi quân sự hóa từ năm 1991, về cơ bản tức là các nước Châu Âu, nhưng không phải với những người nhìn thế giới qua các tương quan sức mạnh quân sự, tức là Nga, Trung Quốc và Mỹ".

Giờ đây, tranh chấp nằm ở trên khoảng 2500 km dọc mặt trận phía đông Ukraine, đó sẽ là là đường phân cách tương lai, giữa Liên Hiệp Châu Âu và Nga. Moskva muốn tái lập, như trước 1989, một "đường biên giới dầy", theo cách nói của Sabine Dullin, nữ tác giả trong cuốn sách cùng tên.

Nhà sử học này giải thích : "Các lãnh đạo Nga, từ các Nga Hoàng đến Vladimir Putin luôn muốn đẩy biên giới, chủ yếu về phía tây, vì sợ bị tiếp cận trực tiếp với những nước mà họ coi là đối thủ". Đó là vai trò của vùng đệm của các nước dân chủ nhân dân ở Trung Âu, Đông Âu trong khoảng từ 1944-1989. Ngày nay đây là một trong những lý do chủ yếu để Kremlin muốn giành lại kiểm soát Ukraine hoặc ít ra là chiếm càng nhiều càng tốt vùng phía đông và đông nam đất nước này.

Trong một bài đăng trên tạp chí Politique étrangère (Chính sách đối ngoại) hồi mùa hè 2022, Dmitri Trenin, một trong nhưng chuyên gia xuất sắc về chính sách đối ngoại Nga đã khẳng định : "Tốt hơn là chấp nhận thực tế một lục địa bị phân chia, trong khi Ukraine, đã không đóng vai trò cầu nối hay vùng đệm giữa Nga và phương Tây, sẽ mất đi một phần lãnh thổ và dân của mình".

Trong hoàn cảnh hiện nay, theo quan điểm của chuyên gia Trenin, không thể tưởng tượng sẽ có một hội nghị lớn của Châu Âu, như kiểu hội nghị Helsinki hồi năm 1975, để thương lượng về một cấu trúc an ninh toàn cầu và lật lại các vấn đề biên giới. Ông kêu gọi tập trung để tránh các nguy cơ sự cố quân sự mà theo ông sẽ lớn hơn các khủng hoảng tên lửa ở Cuba trong những năm 1960, hay sau cuộc xâm lược Afghanistan của Hồng quân Liên Xô hay trong những năm 1980.

Đối mặt toàn cầu

Ngay cả vào thời của Stalin, chính quyền Nga chưa bao giờ tập trung vào trong tay một con người duy nhất quyết tâm xét lại hiện trạng đã được tạo lập bởi sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết.

"Chế độ Xô Viết đã được dẫn dắt bởi lòng tin chắc vào "chiến thắng cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản". Người ta có thể kiên nhẫn chờ đợi. Tổng thống Putin thì lại là người nóng vội. Mặt khác, ông ta không chịu sự lãnh đạo tập thể, như các tổng bí thư đảng của Liên Xô trước kia. Các tập thể lãnh đạo vốn tỏ ra thận trọng và luôn tránh xung đột toàn diện với phương Tây", theo nhà sử học Georges-Henri Soutou, tác giả cuốn sách Chiến tranh lạnh- 1943-1990 (Nhà xuất bản Pluriel 2011).

Ở phía đối lập là tổng thống Mỹ, Joe Biden, một nhà chính trị lão luyện trong các sứ mệnh đối ngoại, ông là một người được đào tạo, trưởng thành trong chiến tranh lạnh và hiểu rất rõ về nó.

Washington thực thi chính sách "đê ngăn" với lá bài liên minh để kiềm chế bước tiến của đối thủ, giờ đây là nhằm vào Nga và cả Trung Quốc. Đây là điều khiến các nước Châu Âu khó chịu, đầu tiên là tổng thống Pháp. Họ đều muốn tránh đối đầu với Bắc Kinh.

Nhà nghiên cứu Michel Duclos, thuộc Viện Montaigne của Pháp nhận định : "Việc trở lại các khối đã được thai nghén từ ít lâu nay. Đó là hậu quả của chính sách ngày càng hung hăng hơn của các lãnh đạo toàn trị, cương quyết lật lại nguyên trạng, như Putin ở Moskva hay Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. Nhưng nếu cuộc chiến tranh lạnh đầu tiên đặt Hoa Kỳ đối đầu với một Liên Xô hùng mạnh và một Trung Quốc yếu, giờ đây Joe Biden phải đối mặt với cả một nước Trung Quốc rất mạnh và một nước Nga rất hung hăng".

Khác với cuộc chiến tranh lạnh đầu tiên, giờ đây có toàn cầu hóa và các nền kinh tế quan hệ chồng chéo với nhau. Nhưng ngay cả các phe không có sự khác biệt rõ rệt về mặt ý thức hệ thì sự đối mặt vẫn mang tính toàn cầu.

"Với cuộc chiến tranh tại Ukraine, chúng ta mới chỉ ở đầu cuộc đối đầu dự báo còn dài lâu giữa hai khối, sự đối đầu này sẽ lật lại điều mà người ta vẫn gọi là toàn cầu hóa tất yếu : Một bên là một khối phương Tây, dẫn đầu là Washington, bao gồm Châu Âu và một số nước Châu Á, đứng đầu là Nhật Bản ; còn bên kia, khối lục địa Á-Âu, tập hợp xung quanh Moskva và Bắc Kinh", chuyên gia Georges–Henri Soutou nhận định. Ông cũng nhấn mạnh : "cái được mất trước hết là trật tự địa chính trị và cả trật tự lãnh thổ, bởi trước hết đó vẫn là sức mạnh, kiểm soát nguồn tài nguyên, cạnh tranh xung quanh các mô hình kinh tế".

Khối Á-Âu đó, khởi đầu từ nước Nga của ông Putin và Trung Quốc của Tập Cận Bình, được củng cố trên thái độ thù oán chống phương Tây của nhiều nước Châu Phi và Châu Á. Đó là những nước không liên kết của những năm 1960 đã từ chối chon phe. Những nước này lại chiếm đa số dân thế giới.

Marc Semo

Nguyên tác : "Guerre en Ukraine : la nouvelle géopolitique des blocs", Le Monde, 22/09/2022

Anh Vũ lược dịch

Nguồn : RFI, 27/09/2022

***********************

Phe "trung lập", đối tượng tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và phương Tây ?

Minh Anh, RFI, 26/09/2022

Trung tuần tháng 11/2022, thượng đỉnh khối G20 sẽ diễn ra tại Bali, Indonesia. Sự kiện này có nguy cơ là nơi diễn ra cuộc tranh giành ảnh hưởng gay gắt giữa tổng thống Nga và các lãnh đạo phương Tây đối với các nước được cho là "trung lập" hay "phi liên kết".

uk2

Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken, họp với các đối tác trong nhóm Thái Bình Dương Xanh, ngày 22/09/2022, bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. AP - Craig Ruttle

Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, hôm thứ Ba 20/09/2022, tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng "giờ không phải là lúc cho sự đối đầu giữa phương Tây với phần còn lại của thế giới. Ở đây, không còn là chuyện phải chọn phe giữa Đông và Tây, cũng như là giữa Bắc với Nam, mà là vấn đề trách nhiệm của tất cả những ai gắn bó với tài sản quý giá nhất của chúng ta : đó là Hòa bình".

Xa với vùng chiến sự, lời kêu gọi này của tổng thống Pháp còn mang hơi hướng của một cuộc chiến khác : Mặt trận ngoại giao, đang diễn ra bên lề cuộc chiến Ukraine, giữa Nga và phương Tây bên cạnh nhiều nước từ chối chọn phe trong một cuộc xung đột mà họ cho là mang tính "khu vực", giới hạn ở "Châu Âu", và thậm chí là "giữa những người da trắng".

Le Monde nhắc lại, một tuần sau khi chiến tranh bùng nổ, trong cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để lên án hành động xâm lược của Nga, 35 trong số 193 quốc gia thành viên đã vắng mặt, bao gồm cả Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Iran cũng như là nhiều nước thành viên cũ của Liên Xô. Cùng với thời gian, con số những nước vắng mặt dần tăng theo như trong cuộc bỏ phiếu loại trừ Nga khỏi Hội Đồng Nhân Quyền, có đến 58 nước vắng mặt.

Hiện tượng này cho thấy rõ thế giới bị phân hóa sâu sắc hơn bao giờ hết và tầm ảnh hưởng của phương Tây đang đà suy giảm mạnh. Làm thế nào lôi kéo nhóm các nước này, vốn dĩ chiếm đến hơn phần nửa dân số thế giới, đây rõ ràng là một thách thức quan trọng cho cả Nga lẫn phe phương Tây. Một bên muốn chứng tỏ không bị cô lập bất chấp các biện pháp trừng phạt do Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu áp đặt. Còn bên kia thì lo lắng hố sâu ngăn cách giữa "phương Tây với phần còn lại thế giới" ngày một lớn.

Theo ông Jean-Marie Guehenno, cựu trợ lý tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, chuyên trách về các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, có nhiều lý do để giải thích cho vị thế "trung lập" này của nhiều nước như phản đối tình trạng nhất bên trọng nhất bên khinh trong việc tuân thủ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc giữa phương Tây với các nước còn lại ; nỗi lo bị "lãnh đòn" khi phải chọn phe ; và mối liên hệ xa xưa mà Nga đã có được với một phần thế giới thứ ba… Vị giáo sư đại học Columbia lưu ý, lập trường này của những nước trên chẳng mang chút ý thức hệ, khác biệt hoàn toàn với phong trào không liên kết được hình thành trong thời chiến tranh lạnh.

Về phần mình, chuyên gia Thomas Gomart – giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI), nhấn mạnh thêm rằng nước Nga là cường quốc thứ 11 trên thế giới, quốc gia xuất khẩu khí đốt, dầu hỏa, vũ khí, hạt nhân dân sự và lúc mì, tuy đang hứng chịu các đòn trừng phạt nhưng Moskva vẫn có thể phản đòn.

Do vậy, với vị thế này, nước Nga đang tạo ra một diện mạo địa lý mới xung quanh ba nhóm nước chính : Thứ nhất là khu vực của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE), lên án và trừng phạt nước Nga. Thứ hai, nhóm các nước Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, tuy lên án nhưng không trừng phạt Nga. Và cuối cùng là nhóm các nước khác, tỏ ra khá lạnh lùng trước cuộc xung đột, trừ phi khi họ bị liên đới với một trong số năm lĩnh vực xuất khẩu chiến lược của Nga. Cũng theo ông Gomart, chính nhờ sự phân mảnh này mà Nga đang tìm cách tận dụng khi sử dụng vũ khí năng lượng và lương thực, hay cùng với Trung Quốc kêu gọi thiết lập một trật tự thế giới mới.

Trong bối cảnh này, theo một nhân vật thân cận với tổng thống Macron, phương Tây phải có nhiều nỗ lực ngoại giao hơn để "lôi kéo tất cả những cường quốc trung lập này trở lại". Trong khi chờ đợi, tổng thống Nga cho thấy hình ảnh bên cạnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân thượng đỉnh Samarkand tại Uzbekistan hồi trung tuần tháng 9/2022, với sự hiện diện nhiều nguyên thủ khác.

Cũng giống như tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, cường độ cuộc chiến ngoại giao sẽ còn gia tăng tại thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia. Bất chấp phản đối từ Mỹ và các đồng minh Châu Âu của Ukraine, tổng thống Nga vẫn được mời tham dự. Đây rất có thể sẽ làm cuộc đối đầu trực diện đầu tiên giữa nguyên thủ Nga và các đồng nhiệm phương Tây, với sự hiện diện của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 26/09/2022

Additional Info

  • Author Marc Semo, Anh Vũ, Minh Anh
Published in Diễn đàn

Chiến tranh Ukraine : Sa lầy và tiêu hao

Trang nhất của các nhật báo Pháp ra ngày 10/08/2022 đưa nhiều tin khác nhau nhưng liên quan đến hệ quả chiến tranh tại Ukraine.

salay1

Một khu công nghiệp ở Kharkiv, Ukraine, bị tên lửa Nga tấn công, ngày/08/2022. Reuters – Stringer

"Ukraine : Những đòn cân não mới của cuộc chiến" trên Libération, "Washington ủng hộ cuộc phản công của Ukraine" trên Les Echos, "Thiếu khí đốt, Châu Âu đổ xô dùng than" trên Le Figaro, hoặc tình trạng hạn hán tại Châu Âu với hệ quả "ngành chăn nuôi Pháp suy giảm một cách đáng ngại" trên Les Echos. Riêng Le Monde tập trung vào cuộc điều tra về tình trạng khó khăn của người cao tuổi tại Pháp. 

Về cuộc chiến tại Ukraine, sử gia Michel Goya, nguyên đại tá pháo binh Hải quân Pháp, trong bài phỏng vấn với Les Echos, nhận thấy Nga và Ukraine sa lầy trong cuộc chiến tiêu hao. Trên thực địa, không còn các trận đánh quy mô lớn nhưng hoạt động quân sự vẫn dữ dội để gây thiệt hại về khí tài và hậu cần cho đối phương. Theo ông Goya, hiện rất khó tổ chức các cuộc tấn công lớn vì phải huy động đông đảo lực lượng, nhưng lại rất dễ bị lộ và dễ bị oanh kích. Thêm vào đó, cả hai bên đều đã có thời gian củng cố lực lượng phòng thủ. Ngoài ra, số vũ khí cấp cho chiến trường không kịp bù cho số bị thiệt hại. Sau khi chiếm được Severodonetsk và Lysychansk vào đầu tháng 7, Nga tạm dừng tấn công để khôi phục lực lượng và tái triển khai, chủ yếu đến vùng Donbass.  

Về phía Ukraine, chính quyền Kiev nóng lòng chiếm lại Kherson vì Nga không giấu ý đồ sáp nhập vùng đất này thông qua một cuộc trưng cầu dân ý trá hình, đồng thời cũng để chứng minh cho các đồng minh và người dân rằng chính quyền không chỉ bằng lòng với kháng cự. Tuy nhiên, rất khó tái chiếm vùng này vì đó là vùng đồng bằng, có thể nhìn thấy quân địch từ xa, lại có nhiều làng mạc quanh các chốt phòng thủ của Ukraine. Tại khu vực này, Ukraine có ít quân và khí tài hơn Nga. Hơn nữa, Kiev không thể áp dụng chiến thuật càn quét chiếm làng mạc như quân Nga. Đến được Dnipro từ giờ đến tháng 9 đã là một thành tích vì vượt con sông rộng đến 500 m sau thời điểm đó là việc rất khó khăn, do cầu bắc qua sông dường như đã bị phá hết và như vậy, chỉ còn cách vượt sông bằng cầu phao. Và khi đã lập được tuyến đường này thì phải bảo vệ tránh oanh kích của Nga. 

Do đó, theo nhận định của chuyên gia Michel Goya, các chiến dịch sẽ chậm lại với các cuộc tấn công giảm dần cho đến khi một trong hai bên tham chiến có bước đột phá nhờ củng cố lực lượng tốt hơn, cải tổ trang bị, cách tổ chức và phương pháp. Đến lúc đó, các cuộc tấn công lớn có thể sẽ làm lung lay đối phương.  

Cho đến nay, tên lửa Himars của Mỹ hay Caesar của Pháp cung cấp cho Kiev chưa đủ để quân Ukraine thay đổi cục diện. Nhìn rộng hơn, phương Tây đã cung cấp cho Kiev hầu hết các loại vũ khí hiện có, xuất phần lớn kho vũ khí vẫn bị thu hẹp. Phương Tây tính đến việc cung cấp cho Kiev máy bay trực thăng đổ bộ và chiến đấu cơ, đặc biệt là máy bay tấn công trên bộ, nhưng quá trình huấn luyện phi công cũng cần rất nhiều thời gian.  

Phía Nga gây ngạc nhiên khi vẫn còn tên lửa hành trình để bắn vì được cho là đã hết từ nhiều tuần qua. Nga thiếu vũ khí, moi hết cả vũ khí cổ như tên lửa chống hạm Ka22 thập niên 1960. Tuy nhiên, pháo binh Nga vẫn còn khả năng kéo dài hoạt động dữ dội và đây là một trong những chìa khóa của cuộc xung đột.  

Nga chuẩn bị tung quân sang chiến trường Ukraine 

"Washington ước tính Moskva mất 80.000 quân ở Ukraine", tính cả tử vong và bị thương, trong vòng 6 tháng gây chiến. Ukraine cũng bị tổn thất nặng nề, nhưng Bộ quốc phòng Mỹ không nêu số liệu, theo bài viết của nhật báo kinh tế Les Echos. Trước đó, Kiev từng thông báo ít nhất 10.000 lính Ukraine tử trận và 30.000 người bị thương. Từ lực lượng 170.000 lính chính quy và 100.000 lính dự bị trước khi xảy ra chiến tranh, hiện giờ quân đội Ukraine có từ 300.000 đến 350.000 lính.  

Phải chăng để bù cho những thiệt hại tại Ukraine, Nga chuẩn bị tung quân ra chiến trường ? Ít nhất, theo bài viết của Le Figaro, "quân đội Nga kín đáo tăng cường chiến dịch tuyển quân". Theo một nghiên cứu của nhật báo Nga Kommersant, được Le Figaro trích dẫn, ít nhất 40 đơn vị, gồm từ 90-500 người dường như đã hoàn thành khóa huấn luyện và chuẩn bị được đưa sang Ukraine. Họ ký hợp đồng nhiều tháng với mức "lương khủng" tương đương với 2.000-2.500 euro, gấp 10 lần thu nhập trung bình hàng tháng.  

Những "tình nguyện viên" đến từ khắp nước Nga, được tập hợp thành các tiểu đoàn mang tên đặc biệt có liên hệ với vùng họ sống, theo mô hình các tiểu đoàn Chechenya của Ramzan Kadyrov. "Mục đích là để tạo tình huynh đệ giữa những người cùng quê", theo phát biểu của một sĩ quan thuộc Cộng hòa Tatarstan. 

Le Figaro cho rằng thông tin của Kommersant là xác đáng vì một đạo luật được Hạ Viện Nga thông qua ngày 04/03 cho phép phạt nặng "tin giả" về quân đội Nga ở Ukraine. Nghiên cứu của nhật báo Nga chủ yếu dựa trên những tin nhắn được kín đáo đăng trên các kênh Telegram cấp vùng - chính quyền địa phương hoặc những nhà hoạt động ủng hộ Kremlin - hoặc trên VK, mạng xã hội rất phổ biến, kêu gọi tình nguyện viên gia nhập chiến dịch. Nhiều tấm biển tuyển dụng cũng được giăng ven nhiều trục đường ở Nga.  

Chống hạn chưa xong, Châu Âu đã lo "ác mộng năng lượng" 

Để đáp trả các biện trừng phạt của Liên Hiệp Châu Âu vì Nga gây chiến ở Ukraine, tổng thống Putin chưa bao giờ ngừng sử dụng vũ khí năng lượng. Thêm một đường ống dẫn dầu sang Châu Âu bị ngừng hoạt động, theo thông báo ngày 09/08 của Kremlin. Ba nước Hungary, Slovakia, Cộng hòa Czech, sẽ không nhận được dầu lửa từ một nhánh của đường ống Droujba (trung chuyển qua Ukraine) với lý do giao dịch ngân hàng bị chặn vì trừng phạt của phương Tây. Kể từ ngày 10/08, Liên Hiệp Châu Âu chính thức ngừng mua than của Nga. Châu Âu thiếu năng lượng tiếp tục là chủ đề của hai nhật báo Le Figaro Les Echos

Các kho dự trữ khí đốt tại Châu Âu vẫn không ngừng được đổ đầy nhờ nhập khí hóa lỏng. Châu Âu sẽ đạt được chỉ tiêu tích được 80% khí đốt vào ngày 01/11. Tuy nhiên, theo Les Echos, đó chỉ là "sự bình lặng bề ngoài trước những tháng đầy rủi ro sắp tới", thậm chí ngay từ mùa thu do tập đoàn Gazprom giảm mạnh khối lượng khí đốt giao cho Liên Hiệp Châu Âu. Ngoài ra, kết quả tưởng chừng là tốt này thực ra là "do nhu cầu sử dụng ít hơn so với thông thường, đặc biệt là từ lĩnh vực công nghiệp", theo giáo sư Thierry Bros, trường Khoa học Chính trị Sciences Po. Thêm vào đó là sự chênh lệch về khối lượng dự trữ khí đốt giữa các nước thành viên : Ba Lan và Bồ Đào Nha đã đổ gần đầy kho, nhưng Hungary, Bulgaria và Áo mới chỉ trên 50%, các nước Ý, Pháp, Đức từ 73% đến 83%.  

Một điểm khác được nhà phân tích Sindre Knutsson của văn phòng Rystad Energy lưu ý, đó là khối lượng khí đốt tích trữ chỉ bảo đảm được "từ 25% đến 30% nhu cầu của Liên Hiệp Châu Âu trong những tháng mùa đông lạnh nhất". Phần còn lại, Liên Âu vẫn phải trông chờ vào các nguồn nhập khẩu. Trong khi đó viễn cảnh lại không mấy sáng sủa. Đường ống Nord Stream 1 hiện chỉ giao cho Châu Âu khoảng 20% khả năng vận chuyển. Từ 320 triệu mét khối mỗi ngày vào đầu mùa hè, hiện chỉ còn 80 triệu mét khối/ngày. Ngoài các nguồn khí hóa lỏng, như nhập từ Mỹ, Châu Âu phải tiết kiệm tiêu thụ, ít nhất là 10%. "Nếu mùa đông quá lạnh hoặc Nga cắt hoàn toàn khí đốt, thách thức sẽ ở một cấp độ khác", theo nhà phân tích Sindre Knutsson. 

"Cơn ác mộng năng lượng" 

"Vì thiếu khí đốt, Châu Âu đổ tìm than đá" là nhận định trên trang nhất của Le Figaro. Liên Hiệp Châu Âu không mua than đá của Nga kể từ ngày 10/08, trong khi Nga là nhà cung cấp đến một nửa khối lượng than tiêu thụ trong khối. Mọi nguồn năng lượng thay thế đều được tính đến, kể cả các nhà máy nhiệt điện. Bất chấp tác hại đến môi trường, nhiều nước như Pháp, Đức, Áo, Ba Lan chấp nhận chi phí đắt đỏ để tái khởi động hoặc kéo dài tuổi thọ của các nhà máy nhiệt điện. Nhu cầu tăng bất ngờ này, cùng với nhu cầu của Ấn Độ và Trung Quốc, đã khiến giá than đá hiện nay cao gần gấp 3 lần so với hồi tháng 01. Than đá giờ được coi như vàng đen.  

Bài xã luận của Le Figaro gọi đây là một "cơn ác mộng năng lượng", có ý chỉ trích những năm tháng theo đuổi chuyển đổi năng lượng nhưng lại không tính toán thấu đáo để ảnh hưởng đến chủ quyền. Ví dụ Đức, trong cuộc đua chuyển đổi sinh thái đã phó mặc nguồn năng lượng cho tổng thống Nga Putin. Hậu quả hiện giờ là nguy cơ thiếu điện, giá tăng chóng mặt, phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính… Theo bài xã luận, tình hình hiện nay buộc phải xem xét lại hoàn toàn chiến lược của Châu Âu, bắt đầu từ việc tái thúc đẩy điện hạt nhân, tiếp tục phát triển các năng lượng tái tạo, triển khai các biện pháp sử dụng điều độ và tiến hành một cuộc cải cách sâu rộng về ấn định giá tại Châu Âu. Nếu không có bước nhảy vọt, Châu Âu "sẽ bị buộc tiêu thụ than cho đến lúc khó tiêu".  

Hạn hán tác động nhiều nước ở Châu Âu 

Vừa lo tích khí đốt cho mùa đông, Châu Âu cũng phải lo chống hạn hán. Nhật báo La Croix phản ánh về "tình trạng thiếu nước đáng lo ngại ở Hà Lan". Nước cạn đến mức nhiều con tầu chênh vênh trên lòng sông và bắt đầu rạn nứt. Thiếu nước đang đe dọa ngành vận tải đường thủy. Nông dân Hà Lan bị cấm bơm nước tưới tiêu. Biện pháp này cũng được áp dụng tại vùng Flandres của Bỉ, giáp với Hà Lan. 

Tại Pháp, nhật báo Les Echos quan tâm đến "những gì Nhà nước đã làm và cần làm đối với hạn hán". Theo các nhà quan sát, được củng cố sau các đợt nắng nóng 2017 và 2019, hệ thống quản lý khủng hoảng hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, Pháp lại chưa sẵn sàng đối phó với khí hậu biến đổi nhanh chóng sẽ gia tăng sức ép về nguồn nước. 

Mỹ tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở Châu Phi và Thái Bình Dương 

Các quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ đến hai khu vực đang bị Nga và Trung Quốc cạnh tranh ngoại giao gay gắt.  

Le Figaro đề cập đến chuyến công du Châu Phi của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vào cuối tuần qua với nhận định "Phương Tây và Nga gia tăng cuộc chiến ảnh hưởng ở Châu Phi". Chỉ trong tháng 7, Châu Phi trở thành điểm đến của ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Tại đại học Pretoria, Nam Phi, ngoại trưởng Mỹ công bố kế hoạch mới của chính quyền Biden về Châu Phi hạ Sahara dù ông khẳng định Châu Phi "không phải là chiến trường của các cường quốc". Các nước Châu Phi, cũng như nhiều nước khác trên thế giới, không lên án cuộc chiến do Nga phát động ở Ukraine.  

Tại Thái Bình Dương, thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman cùng với đại diện ngoại giao cấp cao của Úc, New Zealand và Nhật Bản đến quần đảo Salomon dự lễ kỉ niệm cuộc phản công lớn đầu tiên của quân đồng minh chống Nhật Bản trong Thế Chiến II. Khu vực này trở thành "vùng chiến lược", theo Le Monde, nơi Bắc Kinh tăng tốc gây ảnh hưởng từ tháng 09/2019. 

Chủ tịch Tập Cận Bình biến "Zero Covid" thành vũ khí chính trị 

Chiến lược "Zero Covid", cho phép chính quyền đơn phương quyết định "đóng, mở" phong tỏa dân, trở thành vũ khí chính trị của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước thềm Đại hội Đảng và ông Tập nhắm thêm một nhiệm kỳ mới.  

Nhật báo Le Figaro trích phát biểu của ông Tập trong bài diễn văn ngày 27/07, khẳng định tính ưu việt của mô hình dịch tễ Trung Quốc đã cho thấy "những kết quả tốt nhất thế giới", theo số liệu chính thức có 5.266 người chết vì Covid, trong khi Mỹ có hơn 1 triệu người. Ông Tập chỉ trích chủ trương "sống chung với virus" đang được hầu hết thế giới áp dụng.  

Chiến lược Zero Covid được nhà Trung Quốc học Alex Payette, người sáng lập văn phòng phân tích Cercius, Canada, so sánh "theo như tư tưởng Bước đại nhảy vọt trước đây và phải chờ hơn hai năm sau, với hàng triệu người chết, mới thay đổi tư tưởng". Dù vậy, lời kêu gọi "kiên trì, đó là chiến thắng !" sẽ còn được áp dụng ít nhất đến hết kỳ đại hội. Ông Wu Qiang, một giảng viên đại học ở Bắc Kinh bị buộc nghỉ việc, cho rằng "cuộc chiến chống Covid là một bước chuẩn bị cho Đại hội. Một bài trắc nghiệm để thử lòng trung thành với nhà lãnh đạo và kiểm soát dân". 

Thu Hằng

Additional Info

  • Author Thu Hằng
Published in Quốc tế

Chiến tranh Ukraine : Nga "câu giờ" đặt thế giới trước sự đã rồi ?

Thanh Hà, RFI, 25/06/2022

Cuộc chiến tranh Ukraine bước vào tháng thứ 5. Trước những ngày nghỉ hè, công luận phương Tây, truyền thông của Âu, Mỹ có còn tiếp tục quan tâm đến chiến tranh Ukraine nữa hay không cho dù chiến sự càng lúc càng khốc liệt trên nhiều mặt trận. Kiev lo rằng, sự thờ ơ của phương Tây có lợi cho Kremlin,  Nga đặt cộng đồng quốc tế trước sự đã rồi. 

uk1

Những hình ảnh đầu tiên về việc sử dụng bệ phóng tên lửa Himar của Mỹ ngày 24/06/2022.  © Pavlo Narozhnyy via Reuters

Trước ngày kỷ niệm 5 tháng tổng thống Vladimir Putin "mở chiến dịch đặc biệt" tiêu diệt chính quyền "phát xít" tại Kiev, Ukraine được cấp quy chế ứng viên gia nhập Liên Hiệp Châu Âu. Đó là một chút "mật ngọt" xoa dịu nỗi đau của hàng chục triệu người tị nạn, là niềm an ủi nhỏ nhoi cho những người đã mất hết tất cả từ khi đất nước họ bị Nga xâm chiếm.

Nhưng cùng lúc, chính Ukraine kêu gọi ngững người lính cuối cùng ở Severokonetsk buông súng. Bản thân Ukraine cũng như các cơ quan tình báo quốc tế, giới chuyên gia, NATO... không một ai tin rằng chiến sự sắp tàn. 

Tổng thống Volodymyr Zelensky vừa phải đối mặt với hỏa lực của quân đội Nga vừa lo mất thế thượng phong trên mặt trận truyền thông. Theo phân tích của Thomas Gomart, giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI, khác hẳn với những ngày đầu xung đột, "nghịch lý của chiến tranh Ukraine hiện nay là truyền thông quốc tế bắt đầu ít chú ý đến hồ sơ này trong khi đó thì tình hình chiến sự sôi bỏng hơn bao giờ hết".

Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết mỗi ngày có từ 100 đến 200 người lính Ukraine hy sinh. Những thành phố như Mariupol, Severodonetsk... bị phá hủy toàn bộ. Những vụ thảm sát như ở Butcha bắt đầu mờ nhạt trên các phương tiện truyền thông cho dù giới điều tra đã được gửi đến hiện trường để thu thập bằng chứng về "tội ác chiến tranh" quân đội Nga gây nên. 

 Giờ đây không còn mấy ai nhắc đến hoàn cảnh của hàng chục triệu người Ukraine đã phải bỏ sứ ra đi, chủ yếu là sang các nước Châu Âu sát cạnh tránh chiến tranh. Cũng ít ai quan tâm đến những người tị nạn chiến tranh đó đã can đảm trở về nguyên quán, chấp nhận "xây dựng lại tất cả từ đầu", hay là để "được chết trên quê hương mình".

Chuyên gia Pháp, Gomart viện IRFI nói đến "một sự thay đổi về quan điểm" đó của công luận tại các nước phương Tây có thể là "nằm trong tính toán chiến thuật" của Vladimir Putin. Kremlin luôn có những "tính toán dài hơi". Với Ukraine chiến lược của Nga đã lộ rõ từ khi Moskva chiếm bán đảo Crimea năm 2014. Tám năm sau, liệu còn những quốc gia nào đòi Nga phải trao trả lại Crimea cho Ukraine ? 

Trong bối cảnh đó giới phân tích cho rằng lo ngại của tổng thống Zelensky là cuộc chiến Ukraine rồi sẽ chìm vào quên lãng. Phương Tây có thể làm được gì hơn nữa sau những thông báo "viện trợ quân sự" những lời kêu gọi "tái thiết Ukraine" hay những hứa hẹn kết nạp Kiev vào Liên Âu.

Trong khi đó giấc mơ của 44 triệu dân Ukraine cần có được một cuộc sống yên bình, tại một đất nước có chủ quyền. Còn nhìn sang phía Nga, báo chí phương Tây bắt đầu ít nói đến chuyện Moskva đã sa lầy trên trận địa Ukraine và đã nhìn nhận rằng Kremlin không bị cô lập trên thế giới về mặt ngoại giao.

Thanh Hà

*********************

Chiến tranh Ukraine : Kiev tố Nga lôi kéo Belarus vào cuộc chiến

Thanh Hà, RFI, 25/06/2022

Sau khi loan báo hàng chục hỏa tiễn đã bắn xuống các khu vực ở miền tây và nhất là miền bắc Ukraine trong ngày hôm 25/06/2022, Kiev khẳng định các đợt tấn công nói trên xuất phát từ Belarus. Ukraine trực tiếp lên án Moskva lôi kéo Minsk vào vòng xoáy chiến tranh.

uk2

Binh sĩ Ukraine sử dụng pháo M777 do Mỹ cung cấp tại chiến trường miền đông Ukraine.  AP - Efrem Lukatsky

Vào lúc 5 giờ sáng nay, tên lửa "dồn dập trút xuống tỉnh Tcherniguiv. Một phần lớn trong số 20 quả rocket nhắm vào làng Desna được bắn đi từ lãnh thổ Belarus". Desna cách thủ đô Kiev hơn 70 cây số về phía bắc và cũng cách biên giới với Belarus khoảng 70 km.

"Nhiều cơ sở hạ tầng bị hư hại" theo thông tin từ quân đội Ukraine. Tình báo Ukraine đi sâu hơn vào chi tiết : "Sáu chiến đấu cơ Tu-22M3 đã phóng đi 12 tên lửa hành trình từ thành phố Petrykaw, miền nam Belarus". Một nguồn tin khác được AFP trích dẫn cho biết thêm "nhiều máy bay ném bom của Nga đã cất cánh từ phi trường Chaikovka trong khu vực Kaluga, miền tây nước Nga, cách biên giới phía bắc Ukraine 270 cây số". Máy bay ném bom của Nga đã sử dụng không phận của Belarus.

Trên mạng Telegram, Bộ Quốc phòng Ukraine khẳng định đợt tấn công hôm nay "trực tiếp liên quan đến những nỗ lực của Kremlin lôi kéo Belarus vào chiến tranh".

Đợt oanh kích nhắm vào khu vực miền bắc Ukraine sáng nay diễn ra vào lúc tổng thống Vladimir Putin hội kiến đồng nhiệm Belarus Alexander Lukashenko tại Saint Petersburg. Tuần sau ngoại trưởng Nga, Sergey Lavrov có chuyến đi đến Minsk. AFP lưu ý Belarus hỗ trợ Nga về mặt hậu cần trong chiến dịch Ukraine.

Không chỉ có khu vực miền bắc Ukraine bị pháo kích hôm nay. Thống đốc tỉnh Lviv, Maxim Kozytskyi cho biết ít nhất sáu hỏa tiễn nhắm vào tỉnh này được phóng đi từ Hắc Hải vào sáng nay và bốn trong số đó đã bắn trúng căn cứ quân sự Yavori. Lực lượng Ukraine đã bắn chận được hai tên lửa còn lại.

Ngoài ra, dù đã bắt đầu nhận được pháo phản lực HIMARS của Mỹ, Kiev vẫn đòi tăng viện trợ quân sự để giữ vùng Donbass sau khi quân Nga đã chiếm được Severodonetsk-Lugansk.

Ukraine muốn có "hỏa lực ngang tầm với Nga" hòng hy vọng "ổn định tình hình" vùng Donbass. Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine Valeriy Zaluzhnyi trên Facebook hôm 24/05/2022 cho biết đã nhắc lại yêu cầu này với đồng cấp Hoa Kỳ, tướng Mark Milley. Chính quyền Ukraine lo ngại, sau khi đã chiếm được Severodonetsk-Lugansk, mục tiêu kế tiếp của quân đội Nga và phe thân Nga là chiếm luôn cả thành phố Lysychansk.

Theo một quan chức của Lầu Năm Góc, được hãng tin Pháp AFP trích dẫn, Ukraine đang "thoái lui tại một số điểm để tăng viện, nâng cao khả năng phòng thủ cho những nơi mà quân đội vẫn làm chủ tình hình".

Sau cùng theo tiết lộ của Bộ Quốc phòng Anh, Nga dường như đã cách chức một số tướng lĩnh nắm vai trò "then chốt" trong chiến dịch Ukraine. Mạng xã hội Twitter của Bộ Quốc phòng Anh hôm 25/06/2022 cho biết thêm quyết định của Moskva được đưa ra "từ đầu tháng 6/2022".

Thanh Hà

*********************

Chiến tranh Ukraine : Kiev mất Severodonetsk

Thanh Hà, RFI, 24/06/2022

Đúng 4 tháng sau chiến tranh, chính quyền Lugansk hôm 24/06/2022 kêu gọi lính Ukraine rời khỏi Severodonetsk, điểm chốt của Nga trong kế hoạch chiếm đoạt Donbass. Mỹ tăng viện cho Ukraine. 

uk3

Cảnh tan hoang ở thành phố Severodonetsk, tỉnh Luhansk, vùng Donass, Ukraine, ngày 08/06/2022. AP - Oleksandr Ratushniak

Đúng ngày cuộc chiến Ukraine bước sang tháng thứ 5, thống đốc bang Lugansk tuyên bố "lực lượng Ukraine đã được lệnh rút lui khỏi Severodonetsk" bởi vì tiếp tục kháng cự tại những cứ điểm đã liên tục bị dội bom từ nhiều tháng qua "không còn có ý nghĩa gì nữa".

Severodonetsk được coi là một mắt xích quan trọng trong chiến lược của Nga chiếm "toàn bộ" vùng Donbass ở miền đông Ukraine.

Đây là một vùng giàu khoáng sản, một khu công nghiệp lớn của Ukraine. Một phần Donbass từ 2014 đã rơi vào tay phe nổi dậy Ukraine thân Nga. Theo lãnh đạo Lugansk, "tất cả những cơ sở hạ tầng thiết yếu của Severodonetsk đều đã bị tàn phá, 90 % thành phố bị hư hại, 80 % các ngôi nhà bị tan hoang và sẽ phải kiến thiết lại".

Đối diện với Severodonetsk, ở bên kia sông Donets, thành phố Lysychank cũng đang trong cảnh dầu sôi lửa bỏng : các ngôi làng chung quanh như Hirske Zolote lần lượt rơi vào tay quân Nga, như AFP ghi nhận.

Sát cạnh với tỉnh Lugansk là Donetsk, lãnh đạo tỉnh này cũng lo ngại không kém. Thống đốc Pavlo Kyrylenko được AFP trích dẫn cho rằng "không một thành phố nào được coi là an toàn đối với thường dân, do chiến sự càng lúc càng khốc liệt".

Xích xuống miền nam Ukraine, còi báo động kêu gọi thường dân trú ẩn vang lên liên hồi trong đêm qua ở khắp khu vực từ Odessa đến Donetsk. Tại thành phố Kherson do quân Nga chiếm đóng, sáng nay 24/06, một quan chức của Nga bị chết trong một vụ tấn công. Quân đội Ukraine nỗ lực giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Tiếng đại bác cũng đã dồn dập hơn tại thành phố Kharkiv, miền bắc Ukraine.

Mỹ tăng viện trợ quân sự cho Ukraine

Tại Washignton, hôm 23/06/2022, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng, điều phối viên thông tin của Nhà Trắng về các vấn đề chiến lược, John Kirby, cho biết Nhà Trắng tăng 450 triệu đô la viện trợ quân sự cho Ukraine. Tổng cộng, từ khi Nga đưa quân sang Ukraine, Mỹ cấp "khoảng 6,1 tỷ đô la" cho Kiev, chỉ trong lĩnh vực quân sự. Gói viện trợ mới vừa được thông báo dự trù cấp thêm 4 hệ thống phóng rocket Himars, cung cấp thêm đạn dược, súng tự động và tuần tuần tra cho Ukraine.

Thanh Hà

********************

Ukraine loan báo nhn được h thng rc-két tm xa ca M

Reuters, VOA, 24/06/2022

Ukraine ngày 23/6 tuyên b nhn được t Hoa K H thng Rc-két Pháo binh Cơ đng Cao (HIMARS), mt h thng vũ khí tm xa hùng mnh mà Kyiv hy vng có th giúp lt ngược tình thế trong cuc xâm lược ca Nga.

uk4

H thng Rc-két Pháo binh Cơ đng Cao (HIMARS) ca M

Nga đang tiến quân phía đông Ukraine trong n lc chiếm ly trung tâm công nghip gi là Donbas, nơi Ukraine e rng mt s binh sĩ ca h có th b bao vây trong gng kìm ca Nga.

"Cm ơn đng nghip và người bn Hoa K ca tôi, B trưởng Quc phòng Lloyd Austin, v nhng công c mnh m này ! Mùa hè s nóng bng đi vi nhng k chiếm đóng Nga. Và cũng là mùa hè cui cùng ca mt s k trong s đó", B trưởng Quc phòng Ukraine Oleksii Reznikov viết trên Twitter v vic giao nhn HIMARS.

Ông không cho biết bao nhiêu h thng HIMARS đã đến Ukraine.

Ukraine nói h cn các h thng HIMARS đ đáp ng tt hơn vi tm bn ca các h thng rc-két Nga mà h cho rng đang được s dng rng rãi đ tn công các v trí ca Ukraine Donbas.

Washington cho biết h đã nhn được s đm bo t Kyiv rng nhng vũ khí tm xa y s không được s dng đ tn công lãnh th Nga, vì lo ngi xung đt leo thang.

Moscow cnh báo s tn công các mc tiêu Ukraine mà h "chưa đánh trúng" nếu phương Tây cung cp phi đn tm xa hơn cho Ukraine đ s dng trong các h thng rc-két cơ đng chính xác cao.

*********************

Chiến tranh Ukraine : Nga oanh kích hai kho dự trữ nông phẩm tại Mykolaiv

Thanh Hà, RFI, 23/06/2022

Kho ngũ cốc Evri của tập đoàn mua bán lương thực Viterra và một kho dự trữ khác của hãng Bunge tại cảng Mykolaiv - miền nam Ukraine bị Nga pháo kích hôm 22/06/2022. Còn tại miền đông, Nga khẳng định sắp bao vây quân Ukraine tại các thành phố Severodonetsk và Lysychansk.

uk5

Kho chứa ngũ cốc Nika-Tera bị phá hủy do quân Nga tiếp tục tấn công Ukraine, tại Mykolaiv, Ukraine ngày 12/06/2022.  Reuters – Edgar Su

Hai nhà cung cấp ngũ cốc và nông phẩm lớn của Ukraine là Bunge và Viterra hôm qua cho biết quân Nga oanh kích vào các kho lương thực. Evri của tập đoàn Viterra, nơi tích trữ đến 160.000 tấn hạt để ép dầu ăn, đã bị hư hại do trúng tên lửa, một nhân viên bị thương. Hai bồn chứa trong khu vực này bị cháy, bồn thứ ba bị thiệt hại.

Tập đoàn Bunge đang thẩm định về mức độ "thiệt hại" đợt oanh kích của Nga gây nên. Khu nhà kho của tập đoàn này đã ngưng hoạt động từ hôm 24/02/2022 khi Nga xâm chiếm Ukraine. Mykolaiv và Odessa là những cảng lớn nhất ở miền nam Ukraine. Cả hai cùng bị tê liệt từ đầu cuộc chiến. Nông phẩm Ukraine chủ yếu được xuất khẩu bằng đường biển.

Còn trên mặt trận miền đông phe ly khai thân Nga thông báo lực lượng Ukraine sắp bị bao vây tại hai điểm nóng là Lysychansk và Severodonetsk, thắng lợi được dự báo trong "48 giờ đồng hồ". Đây là hai nơi duy nhất trong vùng Lugansk còn chưa rơi vào tay quân đội Nga.

uk6

Hình ảnh từ drone cho thấy làng Tochkivka ở vùng Luhansk bị bom đạn tàn phá. 19/06/2022  – Video via Reuters

Thống đốc tỉnh này Serguii Gaidai cho biết Nga đang dồn hỏa lực với hy vọng chiếm được Lysychansk. Dân cư đang sống trong "địa ngục". Theo phóng viên của AFP, lính Ukraine tiếp tục đào hào ngay tại các trục lộ chính ở trung tâm thành phố để kháng cự. Nhích lên khu vực phía bắc, Kharkiv cũng đang hứng chịu những trận mưa bom càng lúc càng dồn dập.

LGEAI-MYKOLAIV 21MARS

Tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới, hôm 22/06/2022 nói đến những "cảnh tượng gây sốc", đến một sự "tàn bạo mù quáng của chiến tranh" mà người dân Ukraine phải hứng chịu.

Thanh Hà

Additional Info

  • Author Thanh Hà, Reuters, VOA tiếng Việt
Published in Quốc tế

Ukraine : Một thế hệ chìm trong khói lửa và một Liên Hiệp Quốc "chết não"

Tuy thế giới đã chứng kiến Mariupol bị oanh tạc khốc liệt, thường dân Bucha bị thảm sát, nhưng lại không nhìn thấy cả một thế hệ nam thanh niên Ukraine đang bị vùi chôn trong lửa khói. Trong khi đó cơ chế Liên Hiệp Quốc trên thực tế đang bảo vệ Nga.

chet1

   Các quân nhân Ukraine dự tang lễ của hai đồng đội tử trận tại Lviv, Ukraine, ngày 17/06/2022. Reuters – Valentyn Ogirenko

Những hình ảnh đi vào lịch sử

Les Echos trong bài "Ukraine bắt rễ ở phương Tây" chú ý đến việc rốt cuộc Emmanuel Macron đã đến Kiev. Hình ảnh thủ tướng Ý Mario Draghi và đồng nhiệm Đức Olaf Scholtz cùng với tổng thống Pháp đứng cạnh ông Volodymyr Zelensky trong thành phố Irpin hoang tàn đổ nát sẽ tồn tại mãi trong ký ức.

Muộn còn hơn không. Về địa chính trị, thời điểm được chọn lựa chưa bao giờ phù hợp như thế. Đó là lúc hỏa lực Nga bắt đầu tạo ra sự khác biệt ở Donbass, và sự ủng hộ của công luận phương Tây không còn nồng nhiệt như lúc ban đầu, khiến hơn bao giờ hết cần phải mạnh mẽ lên tiếng hỗ trợ Ukraine anh hùng trong cuộc chiến chống lại đế quốc Nga. Theo tác giả, có những hình ảnh làm nên lịch sử như hình ảnh các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Ý và Romania trên đây. Bằng máu và nước mắt, bằng sự chọn lựa dân chủ, Ukraine ngả hẳn về phương Tây. Nếu ngày 24/02, chiến tranh quay lại với Châu Âu thì đến ngày 17/06, Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã đặt những cơ sở đầu tiên cho việc mở rộng trong tương lai.

Cảm ơn Putin !

Bước tiến của quân Nga về hướng tây đã dẫn đến hệ quả là EU mở rộng về phương đông. Nhiều nước vùng Balkan đã chờ đợi gần 20 năm qua có thể phân bì, phải chăng cần bị Nga xâm lăng để được hưởng "fast track", thủ tục nhanh chóng chấp nhận tư cách ứng cử viên EU ? Thoạt nhìn thì có vẻ bất công, nhưng Serbia chẳng hạn vẫn thân Nga và từ chối trừng phạt Moskva. Theo các thăm dò mới nhất, có đến 2/3 người Serbia vẫn ủng hộ cuộc xâm lược của Nga, chỉ có 10 % đứng về phía Kiev.

Cuộc chiến tranh ở Ukraine đã bộc lộ những ưu tiên khác nhau của các nước Trung Âu và Đông Âu, đến nỗi nhóm Visegrad thành lập năm 1991 gồm Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Czech và Slovakia trên thực tế đã tan vỡ. Mối quan hệ giữa Warszawa và Budapest dựa trên chủ trương phi tự do không còn gắn bó vì cuộc xâm lược của Nga : Ba Lan bênh vực Ukraine mạnh mẽ nhất, còn Hungary ngược lại. Czech và Slovakia thì từ khi thay đổi chính phủ đã xích lại gần EU và Kiev hơn.

"Nhờ" Putin, Ukraine đã vượt qua nhiều trở ngại trên con đường gia nhập EU, dù chỉ mới là bước đầu. Một đất nước đang chiến tranh, với 20% lãnh thổ bị ngoại bang chiếm đóng, và vẫn chưa giải quyết được vấn nạn tham nhũng, với dân số đến 40 triệu người, không thể bỗng chốc trở nên thành viên EU. Tác giả kết luận, một điều chắc chắn là khi xâm lăng Ukraine, Nga đã làm cán cân Châu Âu nghiêng về phương Tây. Cám ơn Putin !

Putin cố khoe mẽ, nhưng Nga có nguy cơ suy thoái suốt 10 năm

Trong khi đó "Tại Saint- Pétersbourg, Vladimir Putin khoe khoang khả năng hồi phục của Nga". Le Monde cho biết tại Diễn đàn kinh tế lần thứ 25 ngày 17/06, ông chủ điện Kremlin đổ lỗi cho phương Tây đã làm kinh tế thế giới sa sút. Nhìn nhận rằng các trừng phạt của phương Tây do "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine đã gây khó khăn cho cung ứng, hậu cần và một số công nghệ, Putin vẫn muốn coi đây là "những cơ hội mới", nhấn mạnh đến "thất bại của thế giới đơn cực".

Nhưng những khẳng định về sự vững vàng của kinh tế Nga tương phản hẳn với không khí ủ ê của Diễn đàn. Các "vedette" trong kỳ họp lần này ngoài tổng thống Kazakhstan còn có "tổng thống" nước cộng hòa tự xưng Donetsk và một phái đoàn Taliban từ Afghanistan, tổ chức mà Liên bang Nga vẫn coi là khủng bố. Những khách mời khác thì yêu cầu giữ kín danh tính.

Chữ "chiến tranh" hầu như không được nhắc đến, các diễn giả né tránh bằng cách nói chung chung "tình hình này", "sự kiện đang diễn ra trên thế giới", "một giai đoạn khó khăn"… Tuy vậy chủ tịch Ngân hàng Trung ương Nga, Elvira Nabioullina vẫn phải nhìn nhận "Kinh tế Nga sẽ chẳng bao giờ còn như xưa. Các điều kiện bên ngoài đã thay đổi lâu dài, nếu không nói là vĩnh viễn". Dù kinh tế Nga đã vượt được cú sốc trong những tuần lễ đầu, nhưng nền kỹ nghệ không biết sẽ ra sao khi bị cắt đứt thô bạo khỏi chu trình toàn cầu hóa. Tình trạng này gây hoang mang hơn cả sự ra đi của các tập đoàn lớn (mới nhất là Coca-Cola và Ikea).

Vấn đề "xoay trục sang phương đông" được đề cập rộng rãi, nhưng việc quay sang Trung Quốc không thể giải quyết được mọi thử thách của doanh nghiệp Nga. Trong số những phát biểu bi quan nhất có thể kể phát biểu của German Gref, người đứng đầu Sberbank, ngân hàng lớn nhất nước Nga, dự báo nếu không cải cách, suy thoái sẽ còn kéo dài 10 năm nữa.

Một thế hệ thanh niên Ukraine đang bị chiến tranh nhấn chìm

Trên chiến trường Ukraine, Le Monde nhận thấy "tại Donbass, gọng kềm siết chặt xung quanh ổ kháng cự ở Luhansk, mục tiêu ưu tiên của Nga". Thành phố Lysychansk, bị tấn công cả ở hướng bắc và hướng nam, sắp sửa thất thủ. Sievierodonetsk từ vài tuần qua bị coi là đã mất, và thành phố song sinh Lysychansk là nơi tử thủ cuối cùng của Luhansk. Cùng với Donetsk, vùng này bị Moskva tập trung đánh vào sau khi thất bại ở Kiev. Con đường cuối cùng còn nối với cứ điểm ở Luhansk bị hỏa tiễn và rốc-kết Nga thi nhau trút xuống.

Đặc phái viên Le Monde trong bài phóng sự "Nghĩa trang quân đội Dnipro, tấm gương phản chiếu sự tàn sát ở Ukraine" đã ghi lại lời kể từ những người thân về tình huống hy sinh của những người lính. Trong số những chiến binh tử trận, rất nhiều khuôn mặt vô danh. Những lá cờ xanh vàng phấp phới trong gió đến ngút tầm mắt, trên những ngôi mộ mới ở Ukraine của những chiến sĩ trong một cuộc chiến tranh mà họ không hề chọn lựa.

Chiến tranh Ukraine là một trong những cuộc xung đột hiếm hoi mà các quân nhân chết nhiều hơn thường dân. Tuy thế giới đã chứng kiến Mariupol bị oanh tạc khốc liệt và những vụ thảm sát ở Bucha, nhưng lại không nhìn thấy cả một thế hệ nam thanh niên đang bị vùi chôn. Có thể cảm nhận được từ những tiếng còi xe cấp cứu trên các đường phố Donbass lao về phía các bệnh viện, những chiếc xe tải nhẹ mang số "200" chuyên chở xác tử sĩ trên khắp các nẻo đường đất nước. Hoặc từ vẻ mặt thẫn thờ của những người lính mà đơn vị đã bị thiệt mất 1/4, 1/3 hoặc 1/2 quân số.

Quân đội Ukraine cũng như quân đội Nga và hầu như tất cả các quân đội khác trên thế giới đều giấu con số quân nhân tử trận. Nhưng những tuần lễ gần đây Kiev bắt đầu tiết lộ tầm cỡ thảm trạng, để các đồng minh hiểu rằng cần phải đẩy nhanh việc cung cấp vũ khí. Trên các mạng xã hội là những trang cáo phó bất tận, chẳng hạn một người tình nguyện đã đăng thông tin "Đơn vị mà chúng tôi phải giao một chiếc xe jeep đã bị xóa sổ. Tất cả đều chết hết, không còn một ai".

Sự bất lực của tổ chức Liên Hiệp Quốc và tổng thư ký

Trước thảm cảnh này, Liên Hiệp Quốc đã có những động thái gì ? Bài viết dài hai trang báo khổ lớn của Le Monde nhận định "Ngoại giao : Liên Hiệp Quốc trong tình trạng ‘chết não’". Hôm 28/04, khi tổng thư ký Antonio Guterres đang trong văn phòng của thủ tướng Ukraine Denys Chmyhal tại Kiev sau khi gặp gỡ Vladimir Putin ở Moskva, hai hỏa tiễn Nga đã rơi xuống một tòa nhà gần đó. Khó thể coi là tình cờ : thủ đô Ukraine từ hai tuần qua vẫn yên tĩnh sau khi quân Nga rút đi. Tổng thống Volodymyr Zelensky tố cáo Nga muốn lăng nhục Liên Hiệp Quốc.

Ngay từ đêm 24/02 khi Kremlin khởi đầu cuộc xâm lăng, Liên Hiệp Quốc đã tỏ ra bất lực. Chưa đầy 40 phút sau, các nhà ngoại giao tại trụ sở tổ chức quốc tế ở New York liên tục bày tỏ sự phẫn nộ với truyền thông. Đã rất lâu, Hội đồng Bảo an chưa từng thấy một tình hình sôi sục như thế. Nga đã vi phạm trắng trợn các nguyên tắc chủ chốt của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, coi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia thành viên là thiêng liêng. Đại sứ Estonia, đất nước vốn hăng hái ủng hộ Kiev cảnh báo nếu không thay đổi, Liên Hiệp Quốc có nguy cơ cùng chung số phận với Hội Quốc Liên - đã phải giải tán năm 1946 sau khi không ngăn được Đệ nhị Thế chiến diễn ra.

Hôm sau, phủ quyết của Nga khiến Hội đồng Bảo an không thể ra nghị quyết lên án việc xâm lăng Ukraine. Tại New York, người ta nhanh chóng hiểu rằng hệ thống Liên Hiệp Quốc trên thực tế đang bảo vệ Nga. Tình huống càng nghiêm trọng hơn khi tổng thư ký Antonio Guterres không có được sự nhiệt tình của những người tiền nhiệm. Ông Ban Ki Moon đã can thiệp tích cực hơn trong vụ Nga sáp nhập Crimea năm 2014. Ngay trong thời điểm căng thẳng nhất của chiến tranh lạnh, trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, ông U Thant từng xuôi ngược như con thoi giữa Moskva và Washington.

Nhưng Antonio Guterres chỉ chịu khó cất công đến tận Trung Quốc ngay trong đại dịch để dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vốn bị hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây tẩy chay, còn Vladimir Putin từ chối gặp ông để làm nổi bật "trật tự thế giới mới" với Tập Cận Bình. Giáo sư Thomas Weiss ở New York kinh ngạc khi thấy tổng thư ký lại vắng bóng như thế trong cuộc khủng hoảng, mà lẽ ra ông Guterres có thể đóng vai trò quan trọng hơn ngay từ đầu. "Một khi không có chỗ cho ngoại giao, sẽ không có lối thoát".

"Chết não" trong lúc Nga hoành hành, Trung Quốc lũng đoạn

Cuộc xâm lăng của Vladimir Putin chỉ đẩy nhanh tình trạng "chết não" của Liên Hiệp Quốc, từ nhiều năm qua đã bị rung chuyển bởi sự đối địch giữa năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. Từ 2011, Hội Đồng không mấy tiến triển trong chiến tranh Syria : Moskva bảo vệ Bachar Al Assad với 17 lần phủ quyết trong vòng 10 năm. Cũng không thể lên án cuộc đảo chánh ở Miến Điện năm 2021, lần này thì do Bắc Kinh phủ quyết. Ngay cả lực lượng mũ xanh Liên Hiệp Quốc cũng dậm chân tại chỗ, với những tồn tại từ thời chiến tranh lạnh (Palestine, Kashmir, Cyprus, Golan, Lebanon) hay ngay sau đó (Đông Sahara, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kosovo), chỉ có bốn chiến dịch mới tại Châu Phi từ 2011 và 2013.

Bắc Kinh đang nỗ lực giành ảnh hưởng tại Liên Hiệp Quốc, qua việc vận động đưa người của mình lên lãnh đạo các cơ quan quốc tế, và hỗ trợ tài chánh. Trong vòng 10 năm, Trung Quốc đã chi 200 tỉ đô la cho một quỹ "hòa bình và phát triển" của Liên Hiệp Quốc, khiến ông Guterres hài lòng. Đổi lại, Liên Hiệp Quốc dịu giọng trước những chỉ trích đối với Bắc Kinh về sự vi phạm trắng trợn nhân quyền, mà chuyến đi Tân Cương của Cao ủy Michelle Bachelet là ví dụ.

Trong một thế giới ngày càng phân cực, Liên Hiệp Quốc liệu có thể vực dậy sau phát súng ân huệ từ cuộc xâm lăng Ukraine ? Sẽ rất khó khăn, khi việc cải cách Hội đồng Bảo an là bất khả. Hôm 05/04, tổng thống Volodymyr Zelensky đã kêu gọi Hội đồng tự giải thể, hoặc nên ngăn cản một thành viên thường trực áp đặt phủ quyết khi bản thân thành viên này là kẻ gây chiến. Nhưng trong giả thiết phải viết lại Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cần có sự ủng hộ của… Nga !

Trận động đất bầu cử ở Pháp

Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Pháp và tình hình Ukraine là hai chủ đề được báo chí Paris đề cập nhiều nhất hôm nay. La Croix chạy tựa "Nước Pháp vỡ vụn" : Không một phe nào thành công trong việc chiếm được đa số ở Quốc hội. Đối với Les Echos, đó là một "Trận động đất" : Chính phủ bị trừng phạt trong cuộc bầu cử Quốc hội vòng hai, đa số tuyệt đối giờ đây thành xa vời đối với tổng thống Emmanuel Macron, nhiều bộ trưởng và nhân vật quan trọng trong đảng cầm quyền bị đánh bại. Phe tả trở thành lực lượng đối lập hàng đầu, còn cực hữu chiếm được số ghế kỷ lục, đảng cánh hữu có thể đóng vai trò trọng tài.

Nhật báo thiên tả Libération chạy tít lớn "Cái tát", nhấn mạnh rằng đảng cực hữu Tập hợp Dân tộc (RN) từ vỏn vẹn 8 dân biểu nay tăng vọt gần 90. Cánh tả thành công trong thách thức đoàn kết, còn Emmanuel Macron phải trả giá cho việc không vận động mạnh mẽ. Nhật báo cánh hữu Le Figaro đăng ảnh tổng thống Macron đầy vẻ ưu tư, "Trước thách thức của một nước Pháp không thể lãnh đạo được".

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Khó có thể thấy hết được mức độ khủng khiếp tại thành phố Mariupol do Nga chiếm đóng.

uk1

Yuliya Zolotariova đã tìm cách chạy trốn khỏi Mariupol hai tuần trước với sự giúp đỡ của cô con gái Anastasiya

Rất khó để xử lý các thông tin nhỏ giọt.

"Xác chết ở khắp mọi nơi. Gần nhà nào cũng có xác người nằm la liệt. Không ai đưa họ đi", Yuliya Zolotariova, 51 tuổi, nói với chúng tôi với đôi mắt ngấn lệ.

Nay khi đã tương đối an toàn ở thủ đô Kyiv, bà kể lại cuộc sống đầy khó khăn ở thành phố quê hương mình, nơi người ta lo sợ một đợt bùng phát dịch tả lớn có thể sắp xảy ra.

Yuliya vừa trốn thoát khỏi thành phố chỉ hai tuần trước.

"Ai cũng mất mát. Tuyệt vọng. Sợ hãi. Đau đớn".

Nước mắt bây giờ bắt đầu lăn dài trên gương mặt bà.

"Hầu hết mọi gia đình đều đã mất đi một người thân thiết với họ".

Thật dễ hiểu tại sao cả giới chức Ukraine và các cơ quan nhân đạo quốc tế đều tin rằng, có đủ các điều kiện hoàn hảo cho sự lây lan nhanh chóng của một dịch bệnh ở Mariupol.

"Không ai thu gom rác kể từ đầu cuộc chiến".

Yuliya lý giải rằng, việc tìm nguồn nước sạch để uống là điều bất khả đối với nhiều người trong số ước tính 100.000 người vẫn sống ở thành phố của bà.

"Chúng tôi dốc cạn và uống nước từ bình đun sôi. Từ hệ thống sưởi ấm. Sau đó, những nam giới trong nhà sẽ đến một bể bơi bị phá hủy và lấy nước clo từ đó. Đó là tất cả những gì chúng tôi có".

Thực tế của sự sống - hay đúng hơn là sự tồn tại - dưới sự chiếm đóng của Nga trái ngược với những tuyên truyền nhan nhản trên đường phố Mariupol.

Bị buộc phải quy phục, giờ đây thành phố buộc phải chào mừng sự tiếp quản của Nga.

Thời điểm biểu tượng nhất của sự khuất phục đến vào cuối tuần trước khi những kẻ chiếm đóng quét sơn lên tấm biển chào mừng bằng bê tông có từ thời Liên Xô ở lối vào thành phố.

Lớp màu mới sơn hình lá cờ Nga giờ đã phủ lấp màu xanh và vàng của Ukraine.

Trong khi cố gắng xịt sơn lên lịch sử, Nga mang đến một tương lai khốn khổ cho những cư dân mà nước này tuyên bố giải phóng.

"Nước Nga ở đây mãi mãi" là một tuyên bố trên một bảng quảng cáo khổng lồ mới được lắp đặt.

Yuliya Zolotariova có thể thoát khỏi hố sâu địa ngục này là nhờ con gái cô Anastasiya, người, dù ở xa, nhưng cung cấp cho bà fhông tin về một lối thoát khả thi.

uk2

Yuliya với con gái Anastasiya đoàn tụ ở Kyiv

Cô gái 26 tuổi chuyển đến thủ đô cách đây một năm để gầy dựng sự nghiệp khi làm việc tại đường sắt quốc gia Ukraine.

Kể từ sau chiến tranh, cô gắng xây dựng lại gia đình của mình.

Những điều đó là bất khả.

Bởi vì người Nga không chỉ tàn phá mái ấm gia đình của cô mà còn giết cả bà cô là Valentyna.

"Thực tế, họ đã phá hủy cả ba thế hệ", Anastasiya nói với chúng tôi với sự tức giận và buồn bã. "Tất cả những điều này, bởi vì họ nghĩ rằng người Ukraine chúng tôi không nên tồn tại".

Chúng tôi hỏi có bao nhiêu người mà cô quen biết đã bị tàn sát kể từ cuộc xâm lược vào tháng Hai.

"Cá nhân tôi quen biết 20 người", Anastasiya trả lời.

Nhưng cái chết của người bà yêu quý của cô là khó khăn nhất để chống đỡ.

uk3

Ông bà của Anastasiya ở Mariupol năm 1970

Valentyna Polishuk, 80 tuổi, qua đời vào ngày 21/3. Gần ba tháng trôi qua, thi thể của bà vẫn chưa được tìm thấy.

Và có thể sẽ không bao giờ tìm thấy.

Con gái của Valentyna là Yuliya - mẹ của Anastasiya - nhớ lại khoảnh khắc kinh hoàng khi quân Nga ập vào khu chung cư của gia đình vào lúc nửa đêm.

"Tôi nghĩ rằng có một cơn địa chấn vì mọi thứ đều rung lắc. Sàn nhà, tường. Mọi thứ đều đổ ập. Tôi nghĩ tất cả chúng tôi sắp chết".

Bà nói rằng tên lửa thực sự đã phá hủy hoàn toàn ba tầng trên cùng và sau đó lửa lan qua phần còn lại của tòa nhà.

"Nó cực kỳ đáng sợ. Chúng tôi chạy xuống tầng hầm nhưng nó đang bốc cháy dữ dội và có khói rất đặc".

Bà nói rất nhanh chóng, khó mà có thể thở được.

"Tôi nói với mẹ tôi : 'Mẹ ơi, hãy đi thở trong năm phút. Hãy ra khỏi hầm. Bà ấy từ chối vì bà rất mệt. Bà ấy đã 80 tuổi và điều đó là quá khó đối với bà".

Yuliya để lại điện thoại và giấy tờ tùy thân của gia đình cho mẹ và nói với bà rằng mình sẽ đi tìm sự giúp đỡ.

"Khi tôi bước lên, tầng hầm đổ sụp. Không có cách nào để cứu họ. Thật kinh khủng".

Mười một cư dân của khu nhà, bao gồm cả trẻ em, đã bỏ mạng dưới tầng hầm.

uk4

Những người sống sót của Mariupol đang cố gắng đương đầu với cái chết và sự tàn phá thông qua liệu pháp trị liệu nhóm

Giờ đây, trong một tầng hầm khác ở một thành phố khác, những người sống sót của Mariupol đang cố gắng đương đầu với cái chết và sự tàn phá xảy đến với họ.

Ở trung tâm của Kyiv, chúng tôi thấy những người đàn ông và phụ nữ đứng thành vòng tròn chuyền bóng cho nhau và trao cho nhau những cái ôm.

Đây là liệu pháp nhóm cho một cộng đồng người không chỉ bị mất nơi ở mà còn bị sang chấn.

Phiên hôm nay dành cho những người đã bộc bạch việc họ đặc biệt lo lắng về cách kiếm sống qua ngày.

Nhà tâm lý học Anna Chasovnykova cho biết phiên hôm qua tập trung vào sự mất mát vì gần như tất cả 20 người tham gia đều đã mất đi người thân trong ba tháng qua.

"Những người đầu tiên đến với các cơn hoảng loạn tột độ. Họ nhớ những gì xảy ra ở đó, và đó là những vụ nổ bom và giết người. Họ nhìn thấy tất cả những điều xấu xa mà Liên bang Nga đã mang đến cho Ukraine".

Cô hẳn là một trong những phụ nữ bận bịu nhất ở Kyiv, với nhu cầu về hỗ trợ sức khỏe tâm thần như vậy.

"Hầu hết mọi người Ukraine đều phải đối mặt với một số hậu quả tâm lý. Có người chứng kiến chiến tranh, có người ở trong trận chiến, có người mất gia đình".

Trung tâm nơi Anna làm việc chỉ mới lập ra cách đây hai tuần.

Trong thời gian đó, họ đã trợ giúp hơn 5.000 người, tất cả đều mới đến từ Mariupol.

Trong một căn phòng khác, chúng ta thấy Mykola Polishuk, 79 tuổi, ghi lại các thông tin chi tiết của mình và ghi lại cuộc sống mà ông đã sống ở Mariupol thân yêu : địa chỉ, công việc, gia đình của ông.

uk5

Mykola Polishuk với con gái Yuliya và cháu gái Anastasiya

Nhưng sẽ có một dòng bị thiếu trong bản ghi chép.

Ông là chồng của Valentyna.

Vợ của ông 52 tuổi.

"Tôi xin lỗi, tôi không thể nói chuyện vì nước cứ rơi".

Mykola giơ tay ôm đầu và che đi khuôn mặt.

Trước mặt ông có một bức ảnh ngày cưới của ông - ở Mariupol - vào năm 1970.

Đó là một trong số rất ít những thứ mà gia đình ông còn giữ được.

Khuôn mặt của ông đã cạn kiệt những sắc màu còn lại, khi ông chiêm nghiệm sự tồn tại của cuộc xâm lược mà Tổng thống Nga Vladimir Putin mới gây ra cho gia đình ông.

"Không thể tha thứ những gì họ đã làm".

Nick Beake (Phóng viên Châu Âu, Kyiv)

Nguồn : BBC, 16/06/2022

Additional Info

  • Author Nick Beake
Published in Quốc tế

Châu Âu chia rẽ về chiến tranh Ukraine : Đánh đến cùng hay tìm cơ hội thương lượng ?

Thời sự chính của các báo Pháp ra hôm nay vẫn là cuộc chiến tranh ở Ukraine. Nhật báo Le Monde đề cập đến việc Liên Âu chia rẽ về các mục tiêu qua bài "Châu Âu chia rẽ về các mục tiêu của cuộc chiến tại Ukraine".

chiare1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trực tuyến tại cuộc họp đặc biệt của Hội Đồng Châu Âu, Bruxelles, Bỉ, ngày 30/5/2022.  Reuters - Pool

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã kéo dài hơn 3 tháng, chiến sự vẫn diễn ra ngày thêm ác liệt ở miền Đông. Trong khi đó câu hỏi đang gây chia rẽ trong những đồng minh của Kiev : Trước cuộc xâm lược của Nga, đâu là mục tiêu của cuộc chiến ? Theo Le Monde, "các nước vùng Baltic và Ba Lan ủng hộ theo đuổi cuộc chiến cho đến khi đánh bại Nga. Pháp, Đức, Ý thì vẫn muốn duy trì một kênh đối thoại mở với Moskva với hy vọng sẽ có được một thỏa thuận ngừng bắn".  

Le Monde cho biết gương mặt nổi bật của phe "chủ chiến đến cùng" là thủ tướng Estonia, bà Kaja Kallas. Theo thủ tướng Estonia, phải hậu thuẫn cho Ukraine chiến đấu cho đến khi Nga bại trận để giúp cho Kiev thu hồi lại các vùng lãnh thổ đã bị mất, không chỉ từ hôm 24/02 vừa rồi, mà cả những vùng đất bị chiếm từ 8 năm nay, tức là gồm cả bán đảo Crimea và các vùng do quân lý khai chiếm giữ ở Donbass, cho dù dường như lúc này mục tiêu này là không thể.  

Theo bà thủ tướng Kallas, một người có gia đình đã từng nếm trải đàn áp thời Liên Xô, không có chuyện đối thoại với Vladimir Putin. Mọi ý định đối thoại thậm chí còn bị coi như là hành động chiều theo ý của chủ nhân điện Kremlin, nhân vật bị coi là tội phạm chiến tranh phải đưa ra xét xử.  

Đối lập với phe cứng rắn là Pháp, Đức và Ý. Lãnh đạo ba nước này cho rằng không có sự can thiệp trực tiếp của phương Tây thì khó có khả năng Nga thất bại hoàn toàn, cho dù vũ khí vẫn được cung cấp cho Ukraine. Vì thế phải tiếp tục nói chuyện với Vladimir Putin, nếu không muốn cuộc chiến tranh kéo dài mãi, có nguy cơ phá hủy đất nước Ukraine. 

Le Monde ghi nhận : Từ đầu cuộc xung đột, 27 nước Liên Âu đã làm được một việc là siết chặt hàng ngũ để trừng phạt nhiều nhất có thể được nước Nga của ông Putin. Pháp, Đức và Ý đều ủng hộ nỗ lực này để Moskva thấy phải trả giá đắt mà ngừng chiến, nhưng đến giờ điều này vẫn không thành hiện thực. Các nước thành viên Liên Âu cũng đã đẩy mạnh cung cấp vũ khí cho Kiev, dù vẫn còn rất ít so với Hoa Kỳ. Các nước Châu Âu đã làm tất cả để cô lập Nga trên trường quốc tế, nhưng cũng giống như Washington, đã vấp phải lập trường không liên kết của phần lớn những nước không thuộc phương Tây. Nguy cơ sa lầy trong cuộc chiến tranh này giờ là có thực ở cả hai bên Ukraine và Nga. Đến lúc này, không chỉ Châu Âu mà cả phương Tây đều không nhìn thấy lối thoát nào cho cuộc chiến. 

Một cuộc chiến khác

Vẫn nhìn về Ukraine, nhật báo La Croix chú ý đến một cuộc chiến khác bên cạnh cuộc xung đột quân sự với bài : "Chiến tranh lúa mì" Ukraine tiếp diễn. 

Theo La Croix, từ đầu cuộc xâm lược Ukraine của Nga, đây là cuộc xung đột trên hai mặt trận. Một "cuộc chiến tranh lúa mì" với những thách thức toàn cầu. Từ nhiều tuần qua, Nga đã phong tỏa toàn vùng Biển Đen, không cho Ukraine xuất đi gần 20 triệu tấn ngũ cốc đang nằm trong kho chứa ở miền nam nước này. Cùng lúc, Kiev tố cáo Moskva đã cướp hơn 400 nghìn tấn hạt ngũ cốc trong vùng Kherson và Zaporijia, đang bị quân Nga chiếm đóng để rồi đưa về các cảng ở Crimea.  

Hôm 08/06, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp ngoại trưởng Nga tại Ankara để bàn giải pháp dỡ bỏ phong tỏa, tạo một "hành lang ngũ cốc" trên Biển Đen, nhưng không có kết quả. 

Trong bài xã luận tựa đề "Vũ khí lúa mì", La Croix nhận định : "Cuộc chiến tranh tại Ukraine không chỉ là việc của Châu Âu. Cuộc chiến xảy ra trên lục địa Châu Âu nhưng lại có tác động đến toàn thế giới. Cuộc chiến tranh làm rối loạn nhiều thị trường, nhất là trong lĩnh vực năng lượng và lương thực thực phẩm".  

Thất bại của cuộc gặp giữa ngoại trưởng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua cho thấy Moskva không có ý định giải tỏa vùng Biển Đen để Ukraine có thể xuất khẩu ngũ cốc. Như vậy giá lúa mì sẽ tăng cao hơn, khiến tình hình thiếu lương thực ở các nước nghèo thêm trầm trọng, đặc biệt với một số nước Châu Phi. Tờ báo cho hay, Nga sử dụng xuất khẩu lương thực cũng như năng lượng của mình như một thứ vũ khí ngoại giao để thuyết phục nhiều nước nghèo không ủng hộ phương Tây. Moskva đổ lỗi cho chính các trừng phạt của phương Tây, mà theo họ đã dẫn đến tình trạng hiện nay, như một lá bài mặc cả nhằm được dỡ bỏ trừng phạt.  

Miền Đông Ukraine kháng cự trong tuyệt vọng

Vẫn trong chủ đề chiến tranh Ukraine, nhật báo Le Figaro có bài phóng sự về những binh sĩ Ukraine, chiến đấu trên tuyến đầu của mặt trận Donbass đang rơi vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, không được trang bị, huấn luyện thích hợp, không thể kháng cự quân Nga, buộc phải rời bỏ mặt trận và bị quy tội không phục tùng mệnh lệnh, đào ngũ. Một số người bị đưa ra tòa xét xử.

Trong một bài viết khác, Le Figaro ghi nhận "quân đội của Volodymyr Zelensky đang phòng thủ một cách tuyệt vọng tại Severodonesk". Những ngày qua, thành phố Severodonesk liên tục bị quân Nga oanh kích, phá hủy đến hơn 90% thành phố, theo chính quyền địa phương. Quân đội Ukraine kháng cự buộc phải rút về phòng thủ ở nhà máy hóa chất Azot. Giới quan sát đang lo ngại một Mariupol thứ hai, nhưng có điều lần này không phải là nhà máy luyện kim Azovstal mà là nhà máy hóa chất, nguy hiểm hơn rất nhiều. Nếu nhà máy lại bị tấn công san phẳng như ở Azovstal thì sẽ là một thảm họa lớn.

Thổ Nhĩ Kỳ, nhà trung gian hòa giải công minh ? 

Từ đầu cuộc chiến tranh ở Ukraine, Ankara sử dụng các mối quan hệ tương đối tốt với cả hai bên tham chiến để đứng ra làm trung gian. Trang tranh luận của La Croix đặt vấn đề : Giữa Ukraine – Nga, Thổ Nhĩ Kỳ có phải là nhà trung gian công minh ?  

Tờ báo lấy ý kiến của ông Marc Pierini, cựu đại sứ Liên Hiệp Châu Âu tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nhà nghiên cứu của Viện Carnegie Châu Âu. Chuyên gia này cho rằng Ankara không hoàn toàn trung lập giữa Kiev và Moskva. Theo ông Pierini, Nga đã bán tên lửa tầm xa, xây một nhà máy điện hạt nhân, cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng lúc, Ankara lại cung cấp cho Kiev các máy bay không người lái tấn công Bayraktar TB2 rất hiệu quả để chống lại các chiến xa thiết giáp của Nga. Nhưng loại vũ khí này không mang tính quyết định trên chiến trường, nhất là khi Nga sử dụng tên lửa hành trình và pháo tầm xa. 

Để lấy lại uy tín trong NATO, và đối phó với những thách thức chính trị nội bộ, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ,  Recep Tayyip Erdogan, thấy hoàn toàn có lợi khi đóng vai trò rõ rệt trong cuộc xung đột này, dù biết là khó có thể thành công. Thổ Nhĩ Kỳ muốn một mình làm việc này, nhưng không thể nào thành công, nếu không có sự hỗ trợ của quốc tế, theo tờ báo. Trong khi đó, mọi người đều biết Thổ Nhĩ Kỳ không áp dụng các trừng phạt của phương Tây với Nga, không đóng cửa không phận với hàng không Nga, vẫn lệ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga.

Tóm lại, đóng vai trò trung lập và trung gian hòa giải là một bài toán khó và phức tạp cho Ankara. Đây là công việc đòi hỏi có nhiều nhượng bộ, không dễ dàng, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn có lợi về mặt đối nội cũng như đối ngoại.  

Mỹ : Chờ đợi kết luận về vụ tấn công đồi Capitol

Tối hôm 09/06, một ủy ban điều tra của Hạ Viện Mỹ sẽ công bố một phần bản báo cáo kết quả điều tra vụ những người ủng hộ Donald Trump tấn công trụ sở Quốc hội trên đồi Capitol, tại Washington, hôm 06/01/2021. Hầu hết các tờ báo chính của Pháp đều có bài liên quan đến sự kiện này với những nhận định :  Vụ tấn công đồi Capitol : Thời điểm của sự thật, tựa của Le Monde. La Croix thông báo :  Vụ tấn công đồi Capitol, điều tra tái hiện trực tiếp trên truyền hình. Còn Libération đặt câu hỏi : Vụ tấn công đồi Capitol : Sau những dối trá, giờ là báo cáo của sự thật ?   

Theo các báo thì đây là sự kiện được dư luận Mỹ mong đợi. Tối nay họ sẽ có 1 giờ để nghe ủy ban điều tra của Hạ Viện Mỹ thông báo kết luận đầu tiên, kết quả của một năm điều tra về vụ những người ủng hộ Donald Trump tràn vào nhà Quốc hội làm loạn hôm 06/01/2021, một sự kiện làm chấn động nền dân chủ Mỹ, cũng như dư luận quốc tế. Một thành viên trong ủy ban điều tra cho biết bản báo cáo sẽ đưa ra những "phát hiện gây chấn động", theo Libération

La Croix cho biết : Được tiến hành kín từ 11 tháng qua, cuộc điều tra của Quốc hội nhằm quy trách nhiệm cho một số người cụ thể trong vụ bạo động. Mọi sự chú ý tập trung vào vai trò của ông Donald Trump, khi đó vẫn còn là tổng thống Mỹ, trong vụ việc này ra sao. Các nhà điều tra của Nghị Viện đã thu thập khoảng 140 nghìn tài liệu các loại, từ video, tín nhắn, ghi chép… và thực hiện thẩm vấn hơn 1.000 nhân chứng, trong đó có cả những người thân cận của cựu tổng thống.  

2035, Châu Âu đoạn tuyệt với xe hơi động cơ nhiệt

Về kinh tế - môi trường, Le Figaro cho hay, hôm qua, Nghị Viện Châu Âu đã thông qua quyết định đến năm 2035, Liên Hiệp Châu Âu sẽ cấm bán tất cả các loại xe hơi mới với động cơ nhiệt. Tuy nhiên, quyết định này còn phải được các quốc gia thành viên phê chuẩn. Dù chỉ là bước đầu tiên, quyết định được thông qua mang tính lịch sử cho thấy nhiều tham vọng của Châu Âu trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng và bảo vệ môi trường.

Anh Vũ

Additional Info

  • Author Anh Vũ
Published in Quốc tế

Anh Quốc chuyển pháo phản lực tầm xa cho Ukraine, phớt lờ đe dọa của Putin

Chi Phương, RFI, 06/06/2022

Bộ quốc phòng Anh cho biết Luân Đôn phối hợp với Washington chuyển hệ thống pháo phản lực phóng hàng loạt (M270 MLRS) cho Ukraine hôm 06/06/2022, bất chấp các đe dọa của tổng thống Nga Vladimir Putin tấn công toàn bộ Ukraine.

phao1

Rocket di động HIMARS. Sau khi Mỹ tuyên bố sẽ cấp cho Ukraine hệ thống HIMARS M142, đến lượt Anh ngày 06/06/2022 thông báo chuyển cho Ukraine hệ thống pháo phản lực phóng hàng loạt M270. AP - Tony Overman

Hệ thống pháo phản lực hàng loạt M270 có thể bắn trúng mục tiêu cách xa tới 80 km với độ chính xác cao, chuẩn bị được đưa ra chiến trường Ukraine. Bộ trưởng quốc phòng Ben Wallace, được Skynews trích dẫn, khẳng định : "Chiến thuật của Nga thay đổi thì chúng tôi cũng phải thay đổi cách hỗ trợ Ukraine. Các hệ thống pháo phản lực phóng hàng loạt này có thể giúp Ukraine tự vệ trước các loại pháo tầm xa mà Nga sử dụng một cách tàn bạo, bừa bãi, san bằng các thành phố của Ukraine". 

Vào tuần trước, Mỹ cũng tuyên bố sẽ cấp cho Ukraine hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) M142, có thể phóng nhiều tên lửa cùng lúc, với tầm bắn và độ chính xác cao, vượt xa các hệ thống vũ khí hạng nặng hiện có của Ukraine.

Thông báo viện trợ vũ khí hạng nặng của Anh được đưa ra một ngày sau tuyên bố của tổng thống Nga Putin, trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình quốc gia Nga. Moskva coi việc chuyển giao vũ khí là lằn ranh đỏ với phương Tây và đe dọa có thể tấn công toàn bộ Ukraine, ở những vùng chưa bị tấn công.

Thông tín viên RFI, Paul Gogo, từ Moskva cho biết thêm : 

"Cuộc phỏng vấn vẫn chưa được phát sóng nhưng kênh truyền thông Nga đã đưa tin về những tuyên bố chính của tổng thống Nga. Trong cuộc phỏng vấn, chủ nhân điện Kremlin đe dọa sẽ tiếp mở các đợt tấn công mới vào Ukraine, vào lúc mà các tên lửa Nga đã trút xuống thủ đô Kiev vào sáng Chủ nhật, 05/06/2022.

Vladimir Putin nhắm đến các tên lửa tầm xa mà Mỹ có thể chuyển giao cho Ukraine trong những ngày tới. Nếu như Mỹ giao vũ khí cho Ukraine, Moskva bảo đảm rằng các mục tiêu mới sẽ "nhắm vào các vùng chưa bị tấn công", theo lời của tổng thống Nga Putin.

Lãnh đạo Nga cho rằng qua việc chuyển giao vũ khí, phương Tây cố gắng làm cho cuộc xung đột kéo dài càng lâu càng tốt. Các tuyên bố trên được đưa ra trong khi Nga tiến công ở vùng Donbass, sử dụng sách lược "tiêu thổ", trước sự phản kháng của Ukraine, mãnh liệt hơn dự liệu của điện Kremlin. Đó được xem là kết quả mà Ukraine có được nhờ viện trợ quân sự.

Tuy nhiên, lãnh đạo Nga cũng không muốn tỏ ra quá "quan tâm" đến việc Mỹ gần đây giao các giàn phóng tên lửa cho Ukraine. Theo Putin, các loại phương tiện này chỉ thay thế những tổn thất mà Ukraine phải hứng chịu. Putin cũng khoa trương về khả năng phá hủy các máy bay không người lái (drone) của nước ngoài như "đập hạt dẻ", nhờ vào hệ thống phòng không của quân đội Nga.

Đây là một cách để đặt lằn ranh đỏ, nhưng vẫn bảo đảm rằng Nga có thể tiếp tục tấn công Ukraine trong những tuần tới". 

Chi Phương

********************

Tiếp tục làm ăn với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ khó giữ vai trò trung gian

Thanh Hà, RFI, 05/06/2022

Tổng thống Erdogan đang bị áp lực cần nhanh chóng đạt được một số kết quả về ngoại giao với Nga cũng như với các đồng minh phương Tây. Tuy nhiên Ankara ngày càng khó giữ được vai trò trung gian giữa Moskva và Kiev, khi mà hôm 03/06 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ bị tố cáo đã mua lương thực mà Nga đã "cướp" được từ Ukraine. 

phao2

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong một sự kiện tại Ankara, ngày 16/05/2022.  AP - Burhan Ozbilici

Nga là nguồn cung cấp quan trọng lương thực và năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ. Thông tín viên đài RFI từ Istanbul giải thích :

"Đối với các đồng minh phương Tây, Thổ Nhì Kỳ càng lúc càng khó xử. Cho đến nay phương Tây thông cảm trước việc Ankara tránh áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga. Ở hậu trường, Thổ Nhĩ Kỳ liên tục vận động và cố giữ vai trò của một nhà hòa giải quan trọng đối với cả Kiev lẫn Moskva.

Đầu tuần này, tổng thống Recep Tayyip Erdogan một lần nữa đã điện đàm với đồng cấp Vladimir Putin và Volodymyr Zelensky. Tuy nhiên từ sau cuộc họp tại Istanbul cuối tháng 3/2022 Ankara không tài nào thuyết phục Nga và Ukraine quay trở lại đàm phán.

Ông Erdogan cần đạt được những tiến bộ cụ thể về ngoại giao đặc biệt là trong bối cảnh Ankara bị chỉ trích ngăn cản Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh quân sự NATO. Thậm chí có những tiếng nói cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang tạo thuận lợi cho phía Nga. 

Trong bối cảnh đó chính quyền Erdogan hy vọng nhanh chóng đóng góp vào việc cho phép tháo gỡ bế tắc để có thể xuất khẩu trở lại ngũ cốc của Ukraine. Giao thương bị gián đoạn do các hải cảng của Ukraine bị Nga phong tỏa và phía Nga gài mìn ở Biển Đen.

Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị hỗ trợ để bảo đảm an toàn cho các hành lang lưu thông trên biển, qua đó hạ nhiệt tình hình trên thị trường nông phẩm. Giá lương thực thực phẩm tăng cao từ khi chiến tranh Ukraine khai mào. Ngoại trưởng Serguei Lavrov sẽ công du Ankara vào Thứ Tư sắp tới để thảo luận về chủ đề này".

Thanh Hà

Additional Info

  • Author Chi Phương, Thanh Hà
Published in Quốc tế

100 ngày chiến tranh Ukraine làm thay đổi thế giới

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã bước qua ngày thứ 100, mốc thời gian biểu tượng, tiếp tục là chủ đề chính của nhiều tờ báo Pháp ra hôm 03/06/2022.

100ngay1

Thành phố Severodonetsk ở vùng Donbass, miền đông Ukraine, dưới bom đạn của lực lượng Nga ngày 02/06/2022.  AFP – Aris Messins

Le Figaro chạy tựa lớn trang nhất : "Sau 100 ngày, gọng kìm Nga siết chặt lên Donbass". Tờ báo khái quát lại những nét diễn biến chính của cuộc chiến tranh tại Ukraine sau 100 ngày : Cuộc tấn công quân sự do tổng thống Nga Vladimir Putin phát động ban đầu tưởng như chỉ trong vòng vài ngày đã có thể buộc chính quyền Kiev đầu hàng và giải trừ quân sự Ukraine, nhưng cuối cùng đã bị sa lầy. Tổng thống Ukraine đã thách thức lãnh đạo Nga, không chấp nhận bỏ chạy khỏi đất nước. Ukraine đã giành chiến thắng trên mặt trận truyền thông, được phương Tây cung cấp vũ khí. Hơn một tháng sau, Ukraine đã đẩy lùi được quân Nga ra khỏi vùng phía bắc thủ đô đồng thời phát hiện ra những tội ác thảm sát man rợ của quân Nga. Quân đội Ukraine giờ đang ở dưới làn lửa đạn dữ dội của Nga trong vùng Donbass, nơi gọng kìm đang dần siết chặt. Lực lượng Ukraine chỉ còn giữ được hai thành phố trong vùng miền đông. Những nơi chiến tranh đi qua, đó là sự hoang tàn đổ nát và chết chóc.

Phương Tây muốn có chiến thắng nào cho Ukraine ?

Một trăm ngày chiến tranh ở Ukraine đã làm thay đổi thế giới, Le Figaro ghi nhận trong bài xã luận có tiêu đề : "Chiến thắng nào ?". Trước hết đó là sự thay đổi của một Châu Âu đang chia rẽ, của khối NATO đang trong tình trạng được gọi là "chết não".

Theo tờ báo, không như mong đợi của Kremlin khi mở cuộc tấn công vào Ukraine, phương Tây đã kết thành một khối trước hành động bạo tàn của quân đội Nga, oanh kích các khu dân cư, bệnh viện, sát hại thường dân, đẩy hàng triệu người Ukraine phải bỏ nhà cửa chạy nạn chiến tranh. Phương Tây không khoanh tay trước việc trật tự quốc tế và an ninh thế giới bị vi phạm thô bạo, đã hỗ trợ Ukraine đẩy lùi quân Nga khỏi thủ đô và thành phố Kharkov, giữ vững chính phủ. Tổng thống Volodymyr Zelensky đã trở thành người hùng của một dân tộc đoàn kết, quyết tâm kháng cự với cuộc xâm lược.

Nhưng Le Figaro cũng nhận thấy, cùng với sự tiến triển của cuộc chiến tranh, tình hình cũng ngày thêm phức tạp. Cung cấp thêm vũ khí hiện đại cho Kiev có thể sẽ tăng thêm sức mạnh cho Ukraine phá gọng kìm Nga ở Donbass nhưng đồng thời cũng có nguy cơ đẩy phương Tây đến gần giới hạn là một bên tham chiến với Nga, trước mối đe dọa sử dụng hạt nhân của chế độ chuyên quyền ở Moskva.

Mặt khác, các hậu quả kinh tế do chiến tranh gây ra đang ngày trở nên gay go ở Châu Âu.  "Các nước phương Tây hy vọng trừng phạt sẽ làm chùn bước của Kremlin cho nên đã tuyên bố ủng hộ Ukraine "cho đến khi giành chiến thắng", nhân danh các nguyên tắc dân chủ, đã bị Nga phá hoại bằng đại bác và tin giả", xã luận tờ báo viết.

Cuối cùng Le Figaro kết luận : "Với phương Tây, đã đến lúc phải tự hỏi họ muốn có "chiến thắng nào ?". Hiển nhiên cái giá phải trả cho một giả thuyết Putin thất bại sẽ không thể chịu nổi. Vậy nên Phương Tây phải phác họa được một lối thoát bằng thương lượng mà Moskva cũng như Kiev chấp nhận được".

Kinh tế thế giới bị sốc lâu dài

Cái giá mà thế giới phải trả đến giờ đã có thể cảm nhận rõ nét nhất là về kinh tế. Le Figaro ghi nhận hậu qủa của cuộc chiến tranh tại Ukraine sẽ là cú "Sốc mạnh và lâu dài cho nến kinh tế thế giới".

Tờ báo nhận thấy, đáng lẽ ra năm 2022 phải là năm phục hồi mạnh mẽ kinh tế thế giới sau hai năm khốn đốn vì đại dịch Covid. Thế nhưng đó lại là năm của chiến tranh nổ ra ở Châu Âu với cú sốc năng lượng, lạm phát gia tăng, tăng trưởng chậm lại, thị trường tài chính bất ổn.

Với riêng Ukraine, bom đạn Nga đã làm GDP của nước này giảm ít nhất 30% trong năm. Nga, bị các trừng phạt, kinh tế cũng sụt giảm 10%. Kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề. Philippe Gudin, nhà kinh tế của ngân hàng Barclay, nhận định : "Đây không phải là cú sốc tạm thời : Tình hình địa chính trị sẽ trong tình trạng xuống cấp lâu dài, kể cả có ngừng bắn thì cũng khó mà nghĩ sẽ có dỡ bỏ trừng phạt ngay."

Phương Tây tiếp tục nỗ lực cấp vũ khí cho Ukraine

Cuộc chiến tranh Ukraine chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ ngừng lại trong khi hôm 01/06, Hoa Kỳ thông báo tiếp tục đợt cung cấp vũ khí hiện đại hơn cho Ukraine với giá trị lên tới 700 triệu đô la. Về sự kiện này, nhật báo Le Monde có bài nhận định : Giao vũ khí cho Ukraine : "Những nỗ lực không đồng đều của phương Tây".

Tờ báo ghi nhận, tổng thống Mỹ Joe Biden, tiếp theo là thủ tướng Đức Olaf Scholz cam kết sẽ cung cấp cho Kiev hệ thống tên lửa và đạn được hiện đại hơn. Một loạt các nước Đông Âu cũng sẵn sàng đẩy mạnh cung cấp các loại vũ khí mới nhằm giúp quân đội Ukraine đáp trả các cuộc tấn công của Nga tại vùng Donbass bằng hỏa lực ngày càng lớn.

Trong khi đó, dường như nỗ lực của Pháp trong việc này lại vẫn rất khiêm tốn. Lý do, theo Le Monde là vì Pháp muốn giữ lập trường ngoại giao của một "cường quốc cân bằng" nhưng cũng còn là vì kho dự trữ vũ khí của Pháp không có nhiều. Hiện Paris đã giao cho Kiev 6 khẩu đại bác Caesar trên tổng số 76 khẩu quân đội Pháp hiện có.

Trong chuyến thăm Kiev hôm 30/05, ngoại trưởng Pháp Catherine Colona đã cam kết "tiếp tục và tăng cường cấp vũ khí cho Ukraine". Nhưng giới phân tích tỏ hoài nghi khi mà nguồn lực về vũ khí hạng nặng của quân đội Pháp đâu có nhiều, không biết Paris có gì để cho Ukraine.

Số phận của các chiến binh ở Azovstal

Trong dòng cuộc chiến tranh ở Ukraine, vẫn trên nhật báo Le Monde có bài : "Tương lai bất trắc của các chiến binh ở Azovstal".

Theo báo Le Monde, hai tuần sau khi những người lính tử thủ tại cứ điểm khu luyện kim Azovstal tại thành phố Mariupol ra hàng quân Nga, số phận của những chiến binh Ukraine này trở nên bất trắc hơn bao giờ hết. Người thân của những binh sĩ này đã tập hợp nhau gây áp lực để đòi chính quyền Ukraine cũng như Nga tiến hành trao đổi tù binh chiến tranh. Trong khi đó, phía Nga đã ngỏ ý cho biết một số các binh sĩ bị bắt là tù binh, thuộc tiểu đoàn Azov, sẽ phải bị đưa ra tòa xét xử vì phạm tội ác chiến tranh.

Tờ báo cũng cho biết, số lượng chính xác những chiến binh Azovstal, mà Ukraine coi là những người anh hùng, được chính quyền Kiev giữ bí mật, để bảo đảm an toàn tính mạng cho họ và để đàm phán với Nga, theo như giải thích của thứ trưởng quốc phòng Ukraine, bà Anna Malyar. Về phía Nga thì đưa ra con số 2.439 binh sĩ Ukraine tại Azovstal bị bắt làm tù binh. Trong số này ngoài các chiến binh của tiểu đoàn Azvov bị Nga coi là "khủng bố phát xít", còn có nhiều binh sĩ thuộc quân đội chính quy, lính biên phòng, cảnh sát và dân quân tình nguyện của Ukraine.

Các chiến binh của Azovstal đã thề không bao giờ ra hàng quân Nga dù bị dội bom liên tục và trong vòng vây suốt gần ba tháng, chỉ đến khi hôm 16/05, bộ tổng tham mưu quân đội Ukraine ra lệnh cho các chỉ huy đơn vị tử thủ ở khu luyện kim này phải bảo toàn mạng sống của các binh sĩ thì các chiến binh mới ra hàng quân Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng cho biết sẵn sàng tiến hành trao đổi tù binh ngay lập tức. Hôm 01/06 vừa rồi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng "nhấn mạnh cần thiết phải trao đổi tù binh chiến tranh ngay khi có thể".

Le Monde cho biết, ngoài các chiến binh ở Azovstal ra hàng, từ đầu cuộc chiến tranh đến nay, Nga đã giữ 8.000 tù binh của Ukraine. Theo báo chí Nga, số lượng tù binh chiến tranh hiện đã quá tải so với sức chứa các nhà tù Nga.

Le Monde nhận thấy, thời gian trôi đi, lời hứa sẽ cứu các "anh hùng ở Azovstal" của tổng thống Zelensky đã mất đi độ tin cậy về khả năng chính quyền Kiev có thể bảo vệ các công dân của mình.  

Kinh tế Việt Nam hưởng lợi từ chính sách "zero Covid" của Trung Quốc

Về chủ đề kinh tế liên quan đến Việt Nam, nhật báo Les Echos có bài viết đáng chú ý : Việt Nam hưởng lợi từ chính sách "zero Covid" của Bắc Kinh.

Les Echos cho hay, lần đầu tiên, Apple sẽ cho rắp ráp các iPad của họ bên ngoài Trung Quốc. Dù chưa chính thức hóa việc di dời sản xuất này, nhưng theo báo Nhật Nikkei, tập đoàn Mỹ đã yêu cầu các nhà cung cấp sản phẩm chuẩn bị sản xuất một phần của máy tính bảng thế hệ mới tại các nhà máy của Việt Nam.

Các nhà hoạch định chiến lược của Apple đã nghĩ tới việc đa dạng hóa sản xuất từ nhiều năm nay do các căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh. Năm 2020, tập đoàn đã chuyển sang Việt Nam một phần sản xuất sản phẩm AirPod. Chính sách "zero covid" hà khắc của Bắc Kinh càng làm các hãng đẩy nhanh tốc độ chuyển sản xuất ra ngoài Trung Quốc. Theo bà Trinh Nguyễn, nhà kinh tế của tập đoàn tài chính Natixis, "Apple đã đi theo Samsung, tập đoàn đã đa dạng hóa các cơ sở sản xuất của mình, chủ yếu sang hướng Việt Nam".

Les Echos nhận thấy, các nỗ lực đa dạng hóa sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia đã có tác động tích cực đối với kinh tế Việt Nam. Trong năm nay, Việt Nam hy vọng đạt tăng trưởng GDP 6,5%. Thậm chí 6 nước Đông Nam Á gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và Việt Nam có thể đạt tăng trưởng cao hơn Trung Quốc mà theo dự báo chỉ đạt khoảng 4,5% trong năm nay.

Anh Vũ

Additional Info

  • Author Anh Vũ
Published in Quốc tế