Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một đường dây cho vay nặng lãi quy mô lớn do người Trung Quốc cầm đầu tại Việ Nam vừa bị triệt phá.

Công an thành phố Đà Nẵng ngày 13/1 thông báo như vừa nêu. Theo đó, qua công tác nắm tình hình, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng phát hiện một số người dân vay tiền trực tuyến qua các App với lãi suất lên đến trên 500%/năm. Khi người vay không trả lãi đúng hạn, các đối tượng đã ghép hình ảnh, nhắn tin, gọi điện để đe dọa, khủng bố tinh thần con nợ và người thân của họ.

chovay1

Gần 200 người có liên quan đường dây bị di lý về Đà Nẵng để xử lý. An Ninh Nhân dân

Ngày 20/11/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Đà Nẵng xác lập chuyên án để điều tra đường dây tội phạm nói trên. Tuy nhiên, sau khi xác định đây là đường dây quy mô lớn, hoạt động tại nhiều địa phương trên toàn quốc nên Công an Thành phố Đà Nẵng đã báo cáo Bộ Công an và lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Cục Cảnh sát hình sự cùng Công an Đà Nẵng phối hợp đấu tranh chuyên án.

Đến 9g30 sáng 11/1/2024, Bộ Công an đã huy động 250 nhân sự của các đơn vị thuộc Công an Đà Nẵng, Cục Cảnh sát hình sự, Trung đoàn Cảnh sát Cơ động số 29 của Bộ Công an tại Thành phố Hồ Chí Minh, phối hợp với lực lượng hình sự Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương đồng loạt đột kích 9 địa điểm hoạt động của các đối tượng tại 2 địa phương này.

Người bị xác định cầm đầu đường dây có tên Wang YunTao (36 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) bị bắt giữ cùng với nhiều người khác có liên quan.

chovay2

Wang YunTao đã bị bắt

Tổng số bị bắt giữ tại Thành phố Hồ Chí Minh là 154 người, còn tại Bình Dương là 39 người. Đến ngày 13/1, tất cả bị can được di lý về Thành phố Đà Nẵng để phục vụ công tác điều tra.

Tại các địa điểm khám xét, lực lượng Công an đã thu giữ 247 máy tính các loại, 177 điện thoại di động, 8 xe máy, hơn 180 triệu đồng tiền mặt, phong tỏa hàng chục tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng cùng nhiều tang vật khác có liên quan.

Cơ quan Công an bước đầu xác định Wang Yun Tao cùng một đối tượng khác người Trung Quốc đã thuê người lập hàng chục công ty với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau để trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng khi hoạt động cho vay nặng lãi.

Nguồn : RFA, 13/01/2024

Published in Việt Nam

Hơn 1 triệu người Việt Nam vay nặng lãi từ người Trung Quốc qua app.

Dân Trần, VNTB, 26/07/2023

Công an tỉnh Quảng Nam cho biết vừa triệt phá một đường dây cho vay nặng lãi với lãi suất 2.346%/năm qu app Great Vay do ba nghi can người Trung Quốc điều hành. Có hơn 1 triệu người Việt Nam đã vay qua app này với số tiền lên tới 20.000 tỷ đồng (trung bình mỗi người vay 20 triệu đồng).

vay1

Có hơn 1 triệu người Việt Nam đã vay nặng lãi qua app với số tiền lên tới 20.000 tỷ đồng.

Dân vào đường cùng vay app nặng lãi

Theo công an, từ đầu tháng 7 khi khám xét 3 công ty thanh toán trung gian, 28 địa điểm và triệu tập hàng chục người. Cơ quan chức năng đã phong tỏa giao dịch 11 bất động sản trị giá trên 70 tỷ đồng, phong tỏa 88 tài khoản ngân hàng và hơn 100 máy tính, điện thoại. Trong gần một tháng điều tra, 45 người đã bị khởi tố bị can, tạm giam về hành vi Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự ; Cưỡng đoạt tài sản, Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

Đường này dây quy tụ nhiều nhóm, hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia dưới sự quản lý điều hành của 11 người cầm cầm đầu, trong đó có 3 người quốc tịch Trung Quốc. 49 người Việt Nam được xác định tham gia giúp sức. Nhóm này cho vay chủ yếu qua app Abc Tien, cashGo, Like Tiền, Vi Dong… với lãi suất 2.346,4% / năm. Riêng app Great Vay đã cho trên một triệu người Việt vay.

Nhà chức trách ước tính, từ tháng 12/2020 đến 7/2023, tức là chỉ trong 2 năm rưỡi, đường dây tổ chức cho vay nặng lãi 20.000 tỷ đồng, thu lợi bất chính trên 8.000 tỷ đồng ; tổ chức rửa tiền và chuyển tiền thu lợi bất chính trái phép ra khỏi Việt Nam trên 5.000 tỷ đồng. Việc này được thực hiện thông qua hàng chục "công ty ma" và sử dụng hàng nghìn tài khoản ngân hàng.

Đáng chú ý, đây chỉ là một app cho vay trong hàng chục, thậm chí hàng trăm app cho vay nặng lãi trên điện thoại di động trong thời gian qua tại Việt Nam. Để vay được tiền qua các app này, một số người phải chấp nhận quay các video khoả thân để "thế chấp". Nếu không trả tiền thì các video này sẽ bị phát tán trên mạng, tuy nhiên nếu trả tiền rồi thì cũng không chắc là sẽ không bị tung hình ảnh lên mạng.

Ngoài ra các đối tượng có vay nặng lãi qua app cũng dùng nhiều chiêu thức khác để gây áp lực buộc người vay phải trả nợ với lãi suất cao. Mặc dù biết là đối diện nhiều nguy cơ như vậy, nhưng những người lâm vào đường cùng buộc phải chấp nhận để có tiền xoay sở.

Quan chức tham ô lãng phí hàng triệu căn nhà

Trong khi dân vào đường cùng thì theo báo cáo mới nhất từ chính phủ Việt Nam, chỉ trong 2 năm rưỡi (2021, 2022 và 6 tháng đầu năm 2023), đã phát hiện hơn 337.300 tỉ đồng, và hơn 184 triệu mét vuông đất vi phạm về kinh tế. Những vi phạm này bị phát hiện sau khi triển khai gần 16.500 cuộc thanh tra hành chính và gần 355.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Trên cơ sở đó ban hành 365.000 kết luận thanh tra.

Với 337.300 tỷ đồng và 184 triệu mét vuông đất này nếu quy ra nhà, thì có thê xây 2 triệu căn nhà diện tích 90 mét vuông với số tiền xây nhà khoảng 170 triệu/căn. Như vậy trong cùng một khoảng thời gian 2 năm rưỡi (2021, 2022, 6 tháng đầu năm 2023), có 1 triệu người Việt phải vay nặng lãi qua app Trung Quốc và 2 triệu căn nhà bị cán bộ quan chức Việt Nam làm lãng phí.

Tuy chỉ là con số ước lượng để tiện cho việc mường tượng, nhưng có thể thấy càng ngày càng có nhiều người lâm vào cảnh nợ nần ; và càng ngày cơ chế lãnh đạo càng lãng phí, tham ô nhiều hơn. Một triệu người Việt Nam đã vay nặng lãi qua app này với số tiền 20.000 tỷ đồng, thì tính trung bình mỗi người vay 20 triệu đồng. Chỉ 20 triệu đồng nhưng người ta chấp nhận bị hạ nhục, gửi ảnh khỏa thân, gọi điện cho người thân, đe doạ, khủng bố tinh thần… Trong khi quan chức đảng viên thì lãng phí, tham ô hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng thì lại nghênh ngang rao giảng đạo đức cách mạng.

Đánh giá về sự mâu thuẫn này, một nhà hoạt động xã hội giấu tên cho rằng thân phận người dân Việt Nam càng ngày càng rẻ rúng. Đối diện với nhiều khó khăn do dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, người ta càng gặp nhiều khó khăn hơn và buộc phải đánh đổi để sinh tồn. Trong khi đó các quan chức nhà nước đã "ăn quen" rồi thì khó dừng lại được mà càng ngày sẽ càng "ăn" nhiều hơn. Khi hai mâu thuẫn đối kháng này càng ngày càng lớn thì đất nước sẽ càng ngày càng suy yếu, người dân khổ cực, ngoại xâm lăm le, nguy cơ mất nước và phụ thuộc ngoại bang càng ngày càng cao.

Dân Trần

Nguồn : VNTB, 26/07/2023

**************************

Đánh sập ổ nhóm cho vay nặng lãi 20 nghìn tỷ qua ứng dụng điện thoại di động

Công Sáng, VietnamNet, 24/07/2023

Các đối tượng tổ chức cho vay nặng lãi với số tiền 20 nghìn tỷ, thu lợi bất chính trên 8 nghìn tỷ đồng.

chovay01

Các đối tượng cho vay nặng lãi trên ứng dụng điện thoại di động. Ảnh : CACC.

Ngày 24/7, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, và công an nhiều tỉnh thành triệt phá đường dây cho vay nặng lãi online lên đến 20 nghìn tỷ đồng.

Theo hồ sơ điều tra, từ 12/2020 - 7/2023, nhóm đối tượng người Trung Quốc chủ mưu câu kết với các đối tượng người Việt Nam sử dụng nhiều pháp nhân thương mại "ma" tổ chức hoạt động cho vay lãi nặng với lãi suất 2.346,4%/năm.

Nhóm này đã cho hơn 1 triệu người trên toàn quốc thông qua ứng dụng "Great Vay" trên điện thoại di động (trong đó có nhiều ứng đặt tại sever của Alibaba Cloud Singapore.

Kết quả xác minh, xác định nhóm đối tượng nêu trên là ổ nhóm tội phạm hoạt động phạm tội có tổ chức, với thủ đoạn hết sức tinh vi, phức tạp, có sự cấu kết, móc nối chặt chẽ giữa các đối tượng người Trung Quốc chủ mưu cầm đầu và đối tượng người Việt Nam giúp sức.

Để che giấu hành vi cho vay lãi nặng, thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn, các đối tượng thành lập hàng chục công ty "ma", sử dụng hàng nghìn tài khoản ngân hàng để luân chuyển dòng tiền qua lại nhằm mục đích "rửa tiền", "chuyển tiền trái phép qua biên giới". Cùng với đó, các đối tượng sử dụng hoạt động đòi nợ theo kiểu "xã hội đen" gây mất trật tự, tạo dư luận xấu trong xã hội.

chovay2

Tang chứng, vật chứng được cơ quan chức năng thu giữ. Ảnh : CACC.

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công an và Lãnh đạo Ban chỉ đạo chuyên án, ngày 3/7, Công an tỉnh Quảng Nam chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục Ngoại tuyến Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Công an Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Công an các tỉnh Miền Đông Nam Bộ, Công an tỉnh Khánh Hoà… đồng loạt triển khai các biện pháp nghiệp vụ tiến hành phá án.

Kết quả phá án đã làm rõ phương thức, thủ đoạn hoạt động và hành vi của các đối tượng có liên quan; triệt xóa 1 đường dây tội phạm hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia gồm nhiều băng nhóm hoạt động dưới sự quản lý điều hành của 11 đối tượng cầm đầu (trong đó có 3 đối tượng quốc tịch Trung Quốc) và 49 đối tượng người Việt Nam giúp sức.

Tại đây, Công an tỉnh Quảng Nam đã thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp đối với 3 công ty thanh toán trung gian và 28 địa điểm đồng thời triệu tập 60 đối tượng có liên quan để làm việc. Công an thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có liên quan : 2 xe ô tô, 1 xe mô tô phân khối lớn, phong tỏa giao dịch 11 bất động sản (trị giá trên 70 tỷ đồng), hơn 100 máy tính, điện thoại các loại và nhiều tài liệu, chứng cứ quan trọng khác ; phong tỏa 88 tài khoản ngân hàng với số tiền hơn 36 tỷ đồng.

Tổng số tiền các đối tượng phạm tội thông qua các công ty trung gian cho vay nặng lãi đến thời điểm bắt giữ là 20 nghìn tỷ, thu lợi bất chính số tiền trên 8 nghìn tỷ đồng, tổ chức rửa tiền và chuyển tiền thu lợi bất chính trái phép ra khỏi Việt Nam với số tiền trên 5 nghìn tỷ đồng.

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Nam đã ra quyết định khởi tố vụ án "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự ; Cưỡng đoạt tài sản ; Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới", Quyết định khởi tố bị can, bắt bị can tạm giam đối với 45 đối tượng có hành vi phạm tội liên quan và đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam phê chuẩn.

Vụ án đang được Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp PA05 Công an tỉnh Quảng Nam, Phòng 6/A05 Bộ công an và các đơn vị nghiệp vụ liên quan tiếp tục điều tra, mở rộng.

Công Sáng

Nguồn : VietnamNet, 24/07/2023

***********************

Đường dây cho vay nặng lãi lớn nhất trên mạng bị phá

RFA, 24/07/2023

Đường dây cho vay nặng lãi trên mạng do nhóm có người Trung Quốc cầm đầu, tổ chức được cho lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam vừa bị triệt phá. Số tiền của đường dây được cho biết lên đến 20 ngàn tỷ đồng, thu lợi hơn 8 ngàn tỷ và chuyển ra nước ngoải hơn 5 ngàn tỷ đồng.

chovay3

Số tiền của đường dây được cho biết lên đến 20 ngàn tỷ đồng, thu lợi hơn 8 ngàn tỷ và chuyển ra nước ngoải hơn 5 ngàn tỷ đồng. AFP

Công an tỉnh Quảng Nam và Cục An ninh mạng & Phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Bộ Công an cho truyền thông Nhà nước biết như vừa nêu và tin được loan đi ngày 24/7.

Theo kết quả điều tra của cơ quan chức năng Việt Nam, từ tháng 12/2020 đến tháng 7/2023, một nhóm người Trung Quốc chủ mưu cấu kết với người Việt trong nước thông qua hàng chục công ty "ma" tiến hành việc cho vay nặng lãi trên mạng. Hàng ngàn tài khoản ngân hàng được dùng để luân chuyển dòng tiền qua lại với mục đích rửa tiền, chuyển tiền qua biên giới.

Hơn một triệu người trong nước vay tiền của đường dây thông qua ứng dụng "Great Vay" trên điện thoại di động ; trong đó có những ứng dụng nhỏ hơn như Abc Tien, cashGo, Like Tiền, Vi Dong…

Dữ liệu của con nợ được lưu trữ tại máy chủ của Alibaba Cloud Singapore.

Vào tháng 11/2022, Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an Việt Nam thành lập Ban chỉ đạo Chuyên án cấp Bộ để theo dõi đường dây này.

Vào ngày 3/7 vừa qua, Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp với Cục An ninh mạng & phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục Ngoại tuyến thuộc Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động, cùng Công an Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Công an tỉnh Khánh Hòa, Công an các tỉnh Miền Đông Nam bộ… đồng loạt triển khai các biện pháp nghiệp vụ để phá đường dây này.

Nguồn : RFA, 24/07/2023

Published in Việt Nam

Hốt cú chót

Ngọc Lan, VNTB, 03/06/2022

Nhiều người dân ở Sài Gòn nhận được tin nhắn điện thoại về việc người thân của họ vay tiền và trốn nợ.

hotcuchot1

Đường dây cho vay lãi nặng và đòi nợ thuê : Bắt khẩn cấp 21 đối tượng - Một số đối tượng bị tạm giữ để điều tra, làm rõ vi phạm (Ảnh : TTXVN phát)

Từ đầu tháng 6, nhiều người dân ở Sài Gòn nhận được tin nhắn qua điện thoại về việc người thân của họ vay tiền và sau đó lẩn tránh không trả.

Tin nhắn cho biết sẽ tìm cách "hạ nhục" người vay tiền đó.

Trích tin nhắn với nguyên định dạng cú pháp, chỉ xóa tên và số điện thoại liên quan, gửi lúc 9g15 sáng ngày 2/6/2022 :

"Canh bao nguoi nha KH… st 090… TieEn thieuu 1,995,000 hien tai ,A/C co khoanN VaAY ben coOng Tyy Oiv¡y da tre han, nhac nho van co tinh tron tranh, truoc 12h koo tNanNh to¡nN, cTyy se goi dien, gui hinh anh cho nguoi nha, ban be, dang hinh anh , biet khoaAn v¡yy tieEn tron nOo, cap bao. LH 0906708943zez".

Tin nhắn này là một nội dung mang tính thách thức pháp luật vì chủ của các dịch vụ cho vay này hiện đã bị bắt để điều tra về hành vi "cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" và "cưỡng đoạt tài sản". Đây là đường dây tín dụng đen xuyên quốc gia vừa bị Phòng cảnh sát hình sự phối hợp Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) triệt phá vào ngày 24/5 vừa qua.

Hồ sơ ban đầu cho biết, qua đấu tranh khai thác và phân loại các đối tượng, cơ quan công an đã làm rõ và xác định được người điều hành chính hệ thống cho vay, đòi nợ tại Việt Nam là Nguyễn Quang Vũ, sinh năm 1987, trú tại phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội ; còn Zhang Min, tự Mẫn, sinh năm 1986, người Trung Quốc là đối tượng quản lý phụ trách toàn bộ hệ thống đòi nợ tại Việt Nam, chịu trách nhiệm quản lý, đốc thúc các trưởng bộ phận đòi nợ của khách hàng.

Tại cơ quan công an, Nguyễn Quang Vũ khai nhận : Để hợp thức hóa việc cho vay lãi nặng và đòi nợ, các đối tượng thành lập công ty cầm đồ, lập 3 app vay là "cashvn", "vaynhanhpro" và "ovay". Đến thời điểm hiện tại, số lượng khách hàng vay qua hệ thống 3 app trên khoảng gần 1 triệu người. Mỗi tháng, số tiền các đối tượng giải ngân cho vay khoảng 100 tỷ đồng.

("ovay" chính là nội dung trong tin nhắn đe dọa ở phần đầu bài viết này)

Theo lời khai của Nguyễn Quang Vũ, đối tượng cầm đầu hệ thống này là người Trung Quốc. Tuy nhiên, khi đối tượng người Trung Quốc không có mặt tại Việt Nam, Vũ sẽ được ủy quyền, chịu trách nhiệm ký các giấy tờ liên quan đến ngân hàng, hợp đồng với khách hàng được công ty nhận đòi nợ thuê. Qua những hoạt động điều hành chính hệ thống cho vay, đòi nợ tại Việt Nam, Vũ được công ty trả tiền lương 44 triệu đồng/tháng.

Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng là đưa ra thông tin chào mời người vay chỉ cần chụp ảnh chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và thế chấp bằng danh bạ điện thoại là có thể vay số tiền từ 2 – 30 triệu đồng mà không cần gặp mặt hay ký kết bất cứ một giấy tờ vay nợ nào.

Sau đó, các đối tượng sẽ thẩm định danh bạ điện thoại của người vay để xác định tính chính xác, lấy căn cứ cho việc đòi nợ sau này. Người vay sẽ phải thanh toán trong vòng từ 3 – 5 ngày số tiền gốc ban đầu, tiền lãi sẽ được cắt ngay khi giải ngân.

Nếu người vay tiền không thanh toán được tiền gốc như cam kết, số tiền sẽ được nhân lên, "lãi mẹ đẻ lãi con". Số tiền nợ cũng tịnh tiến tăng cao theo thời gian. Khi người vay không thanh toán được, các đối tượng sẽ cho bộ phận đòi nợ được phân cấp khác nhau nhắn tin, gọi điện nhắc nhở, đe dọa, khủng bố tinh thần từ người vay tiền đến người thân của họ và toàn bộ các mối quan hệ trong danh bạ điện thoại mà người vay tiền cung cấp trước đó.

hotcuchot2

Tranh hý họa

Và đúng như nội dung tin nhắn ở phần đầu bài viết này, theo cơ quan điều tra, các đối tượng còn cắt ghép hình ảnh của người vay tiền rồi tung lên mạng xã hội nhằm bôi nhọ uy tín, hạ danh dự, làm nhục để thúc ép người vay trả nợ hoặc người nhà phải trả tiền, gây bức xúc trong dư luận.

Tính đến hiện tại, tin tức cho hay mới "làm án" ở Hà Nội, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, bóc gỡ đường dây, đưa gần 300 đối tượng cùng toàn bộ tang vật có liên quan về trụ sở cơ quan điều tra. Có lẽ biết rõ điều này nên hệ thống chân rết của ông chủ Trung Quốc này tranh thủ hốt cú chót trước khi ‘án vào Thành phố Hồ Chí Minh".

Ngọc Lan

Nguồn : VNTB, 03/06/2022

*********************

Phá ổ tín dụng đen với "khẩu hiệu" đòi nợ "Không trả tiền không sống yên"

Hoàng Quân, Công An online, 07/04/2022

Chỉ trong 1 ngày, Công an quận Hải Châu (Thành phố Đà Nẵng) triệt phá 3 ổ tín dụng đen cho vai lãi từ 243% đến 365%/năm ; bắt 3 đối tượng từ Hải Phòng, Thanh Hóa vào Đà Nẵng hoạt động vi phạm.

hotcuchot6

Thủ đoạn đòi nợ của các đối tượng.

Ngày 7/4, Công an quận Hải Châu thông tin, vừa triệt xóa 3 đường dây tín dụng đen trên địa bàn với lãi suất đến 365%/năm.

Sau thời gian xác minh điều tra, vào sáng 6/4, Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Hải Châu đồng loạt kiểm tra, bắt quả tang các đối tượng đang có hoạt động cho vay nặng lãi gồm : Nguyễn Tuấn Anh  (SN 1996, quê phường Đông Sơn, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa ; tạm trú nghà nghỉ Thy Phương, 199 Tôn Đức Thắng, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) ; Lê Bá Hải  (SN 1997, quê thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ; tạm trú 07 Trần Quốc Vượng, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) và Nguyễn Văn Quỳnh  (SN 1995, quê phường Tràng Minh, quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng ; tạm trú 19 Khuê Mỹ Đông 14, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn).

Khám xét nơi ở của các đối tượng, Công an thu giữ hàng trăm giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu của người vay tiền, 30 triệu đồng tiền mặt, 4 xe máy, trong đó có 1 xe máy do đối tượng siết nợ của người vay tiền và nhiều giấy tờ tùy thân của người vay tiền.

Qua đấu tranh khai thác, 3 đối tượng khai nhận hành vi phạm tội. 3 đối tượng đang cho khoảng 61 người vay với số tiền khoảng 760 triệu đồng, lãi suất dao động từ 243% đến 365%/năm, phí dịch vụ từ 3% đến 5% số tiền vay. 3 đối tượng hoạt động độc lập, cầm đầu 3 đường dây cho vay nặng lãi riêng biệt.

hotcuchot7

Giấy tờ của người vay.

Thủ đoạn của các đối tượng là in, phát tờ rơi, quảng cáo trên các mạng xã hội để người có nhu cầu vay tiền liên lạc. Nếu người vay không trả, chậm trả, các đối tượng sẽ chửi bới, đe dọa, dán decal màu đỏ, in dòng chữ "không trả tiền, không sống yên" trước cửa nhà hoặc nơi làm việc, nơi kinh doanh buôn bán của người vay tiền để đe dọa đòi nợ.

Hiện Công an đã làm việc với 15 người là các khách hàng vay tiền và đang tiếp tục mời làm việc với nhiều người khác để xác minh những hành vi liên quan đến hoạt động của 3 đối tượng.

Để phục vụ yêu cầu điều tra, Công an quận Hải Châu thông báo các cá nhân là bị hại chủ động liên hệ với Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Hải Châu, địa chỉ 181 Phan Đăng Lưu, Thành phố Đà Nẵng để được giải quyết theo quy định pháp luật.

Hoàng Quân

Nguồn : Công An online, 07/04/2022

*********************

Những thủ đoạn mới của đối tượng cho vay "tín dụng đen"

Thời gian qua, Công an Thành phố Hà Nội và nhiều địa phương liên tục tấn công các ổ nhóm hoạt động cho vay lãi nặng theo kiểu "tín dụng đen". Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân và những kẽ hở của luật pháp để hoành hành, khiến không ít người lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, nhà tan cửa nát...

hotcuchot3

Đủ chiêu "lách luật"

Trong đơn trình báo gửi Phòng Cảnh sát hình sự, anh Hoàng Long (sinh viên năm thứ ba, Đại học N.T) trình bày, đầu năm 2019, do cần tiền nên anh đến một dịch vụ "tư vấn tài chính" trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội).

Đón tiếp Long là một thanh niên dong dỏng cao, mặt mũi "dễ coi" với nụ cười thường trực. Long nói muốn vay số tiền khoảng 50 triệu đồng và thế chấp chiếc xe SH 150i. Người thanh niên bảo : "Ok, tiền nong là chuyện nhỏ, ta vào việc luôn nhé".

Đầu tiên, Long phải trình giấy CMND, cùng với đăng ký xe, giấy phép lái xe. Sau khi đối chiếu, thấy "chuẩn" rồi, người thanh niên bảo : "Ok, bên anh sẽ cho em vay 50 triệu, lãi suất 3,5 ngàn đồng/triệu/ngày, em đồng ý không ?".

"Sao cao vậy anh, bình thường em cầm trên Đặng Dung có 2 ngàn đồng/triệu/ngày".

"Thôi là chỗ quen của X., bên anh lấy 3 ngàn, nếu ok thì ký vào đây".

Thanh niên chìa ra tờ giấy mua bán xe, bảo Long ký vào. Lúc đầu Long giãy nảy, bảo em chỉ vay tiền thôi chứ không muốn bán xe. Thanh niên này giải thích : "Đây chỉ là hình thức thôi, nếu em trả đủ tiền, đúng ngày thì cứ việc lấy xe về, giấy này sẽ bị xé đi. Còn lãi suất chỉ anh với em biết với nhau thôi nhé, kẻo sau lại lắm chuyện".

Vì cần tiền gấp, Long đành ký vào giấy bán xe với nội dung bán chiếc xe Honda SH 150i BKS 29D... với giá 50 triệu đồng (giá thị trường khoảng 55 triệu). Tuy nhiên, Long chỉ được nhận về 45 triệu đồng (do bị cắt luôn tiền lãi trong 1 tháng và "phí" gửi xe). Long cũng phải để lại giấy đăng ký. Giấy tờ và chiếc xe này sau đó sẽ được cất vào kho.

hotcuchot4

Một số tang vật trong đường dây của Nguyễn Kim Tiến.

Sau 1 tháng, do chưa "xoay" được tiền để lấy xe nên Long gọi điện thoại nói khó, xin nợ thêm 10 ngày nữa. Lãi suất lập tức vọt lên 10 ngàn đồng/triệu/ngày. Vay mượn khắp nơi, cuối cùng Long cũng "nhổ" được xe ra, song vẫn phải nộp vào gần 60 triệu đồng (gồm tiền lãi và tiền "phạt" do chậm trả). Vậy là chỉ trong vòng 40 ngày, vay 45 triệu nhưng Long đã bị "tín dụng đen" lấy đi gần 15 triệu đồng !

Tương tự, do thua cá độ bóng đá, cậu sinh viên Trần Minh phường (trú tại Nam Định) mượn xe ô tô của một người bạn để vay số tiền 300 triệu đồng, chỉ sau hơn 2 tháng anh này phải trả cả gốc lẫn lãi lên tới gần 540 triệu đồng. Càng chậm trả bao nhiêu thì số tiền sẽ càng tăng lên bấy nhiêu. Lãi suất bị gộp vào từng ngày. Đến thời hạn mà chủ xe không thể "nhổ", chiếc xe lập tức bị rao bán mà không cần biết khổ chủ có đồng ý hay không !

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đường dây "tư vấn tài chính vay 365"... chuyên nhận "cắm" xe ô tô, xe máy dưới hình thức mua bán xe. Đường dây này còn đầu tư cả một nhà "kho" với diện tích hàng ngàn m2 để trông giữ xe.

Cũng dưới hình thức cho vay thông qua việc mua bán ô tô, xe máy, song một đường dây tài chính khác H.V. ngoài việc tính lãi suất cắt cổ thì còn "cho thuê" lại chính chiếc xe đã cắm. Xe máy thường được cho thuê lại với giá 200 ngàn đồng/ngày, ô tô thì khoảng 1 triệu đồng/ngày. Chỉ một phép tính đơn giản, lãi suất 3-5 ngàn đồng/triệu/ngày, cộng với tiền thuê lại chiếc xe sẽ khiến cho khách hàng nhanh chóng trở thành "chúa Chổm".

Qua khảo sát của chúng tôi, ngoài những mẩu giấy dán khắp các cột điện, bốt điện với nội dung "alo là có tiền", "tín dụng đen" còn len lỏi bằng cách thuê người "rải truyền đơn" tại các ngã tư với nội dung nghe rất "khiêu khích" : "Đừng vứt đi, có ngày bạn sẽ cần đến tôi"...

Theo một điều tra viên Phòng Cảnh sát hình sự Công an Thành phố Hà Nội, hiện những đường dây "tín dụng đen" lách luật bằng việc cho vay thông qua việc mua bán xe máy, ô tô, còn việc tính lãi suất chỉ "nói mồm" nên việc xử lý hình sự giao dịch này theo pháp luật hình sự là không hề dễ.

"Ma trận" app vay tiền

Ngoài việc vay tiền qua các dịch vụ "tư vấn tài chính" hiện tại người dân còn có thể vay tiền "siêu tốc" thông qua các app (ứng dụng) trên điện thoại sử dụng hệ điều hành Android hoặc iOS. Chỉ cần gõ cụm từ tìm kiếm trên "Chợ ứng dụng", người ta có thể nhận được hàng vài chục ứng dụng cho vay khác nhau, song gần như cùng một "giuộc" là vay nhanh với lãi "cắt cổ".

Minh Phương, sinh viên năm thứ nhất Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn run run kể lại với chúng tôi. Mấy tuần trước cô cài ứng dụng Id... để vay 2 triệu đồng. Phương phải tạo lập một tài khoản trong ứng dụng, cung cấp nhiều thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, số điện thoại... phải chụp 2 mặt của giấy CMND, cung cấp số điện thoại của người thân... Sau đó sẽ được bên tín dụng giải ngân qua tài khoản ngân hàng.

Mặc dù được quảng cáo là lãi suất 0% nhưng khi vay 2 triệu đồng, thực chất Phương chỉ được giải ngân 1,7 triệu đồng. Số dư kia sẽ bị phía app cắt luôn, chi trả cho "phí dịch vụ". Sau 1 tuần Phương chưa có tiền trả liền bị những số điện thoại "lạ" liên tục dồn ép, xúc phạm, thậm chí còn gọi vào số điện thoại của người thân để "khủng bố".

Một trường hợp khác, chị Hoài Anh (nhân viên một spa) do muốn vay khoảng 30 triệu đồng nên phải cài đến 15 ứng dụng mới vay đủ. Sau chừng 2 tuần, tổng số tiền chị này phải trả cho các app lên tới gần 40 triệu đồng mà vẫn chưa hết nợ. Đồng thời chồng chị cũng bị nhiều số điện thoại gọi đến thúc ép, dọa dẫm theo kiểu giang hồ khiến cho gia đình lục đục, mâu thuẫn nặng nề.

hotcuchot5

Một số app vay tiền trên "chợ ứng dụng" mà hoạt động không khác gì một đường dây "tín dụng đen".

Theo một chuyên gia tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước, các app cho vay tiền hiện đang nở rộ trên các chợ ứng dụng thực chất là một loại "tín dụng đen" biến tướng. Nó không được phép của các cơ quan chức năng mà là các ứng dụng tự phát, ẩn dưới các doanh nghiệp tư vấn tài chính. Nếu cơ quan quản lý nhà nước không kịp thời có các biện pháp ngăn chặn, xử lý rất có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Đánh mạnh các ổ nhóm

Thượng tá Nguyễn Bình, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an Thành phố Hà Nội cho chúng tôi biết, xác định hoạt động "tín dụng đen" là nguồn gốc nảy sinh các vấn đề phức tạp về tội phạm hình sự, ma túy và tệ nạn xã hội, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát hình sự phối hợp với công an các quận, huyện, thị xã và các đơn vị nghiệp vụ khác thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 231.

Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát hình sự, trên địa bàn thành phố hiện có 1.247 cơ sở cầm đồ, 669 cơ sở kinh doanh tài chính, cùng với đó là gần 600 cá nhân hoạt động cho vay được đưa vào danh sách quản lý. Hầu như tất các các cơ sở, cá nhân nêu trên đều cung cấp dịch vụ cho vay tài chính.

Từ kết quả điều tra cơ bản, Phòng Cảnh sát hình sự và các đơn vị của Công an Thành phố Hà Nội đã kịp thời tổ chức phân công, phân cấp quản lý, tập trung vào các cơ sở kinh doanh, cá nhân, ổ nhóm có biểu hiện phức tạp, đã từng vi phạm hoặc đối tượng cầm đầu có nhiều tiền án, tiền sự. Đồng thời, Cơ quan công an cũng đã tổ chức nhiều đợt đánh mạnh vào những ổ nhóm tội phạm có dấu hiệu cho vãy lãi nặng, đòi nợ thuê - điển hình như ổ nhóm của Quang "Rambo".

Qua công tác nghiệp vụ, tháng 8/2019 Phòng Cảnh sát hình sự phát hiện đối tượng Đỗ Văn Quang (tức Quang "Rambo", sinh năm 1984, trú tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) là đối tượng hình sự, đã quy tụ nhiều đàn em từ tỉnh ngoài như Thanh Hóa, Hưng Yên... về Hà Nội hoạt động cho vay lãi và nhận "cáp" đòi nợ thuê. Đáng chú ý, Quang có quan hệ thân thiết với nhóm Dũng "trọc", Huấn "hoa hồng", Khá "bảnh"...

Nhóm của Quang thường xuyên lên Facebook để livestream (phát hình ảnh trực tiếp) hình ảnh xăm trổ, đầu trọc, đeo kính đen, đeo dây chuyền, nhẫn to, khoe tiền... để khuếch trương thanh thế. Trang Facebook, kênh YouTube của Quang có nhiều người theo dõi và cổ vũ, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội, nhất là giới trẻ học sinh, sinh viên.

Đặc biệt, Cơ quan công an phát hiện Đỗ Văn Quang có hành vi câu kết với đối tượng Nguyễn Đức Nhân (sinh năm 1986, trú tại phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội - cũng là đối tượng lưu manh côn đồ, hoạt động thu nợ). Nhóm này được thuê đòi hơn 1,1 tỷ đồng cho đối tượng Đỗ Văn Thịnh (sinh năm 1986, trú tại xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương, Thái Bình). Sau khi thu thập đủ tài liệu chứng cứ, ngày 9-8 Phòng Cảnh sát hình sự đã bắt và tạm giữ hình sự 5 đối tượng trong ổ nhóm.

Cuối tháng 8, Công an huyện Thạch Thất (Hà Nội) cũng đã khám phá, bắt giữ ổ nhóm tội phạm "tín dụng đen" tổ chức đánh bạc, thu giữ hơn 1 tỷ đồng và nhiều tang vật liên quan. Từ cuối năm 2018, qua công tác nắm tình hình địa bàn, Công an huyện Thạch Thất phát hiện ổ nhóm tội phạm hoạt động "tín dụng đen" cho vay nặng lãi và tổ chức đánh bạc với quy mô lớn, hoạt động tinh vi.

Khẩn trương áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, phát động phong trào toàn dân tố giác tội phạm, Công an huyện Thạch Thất đã thu thập tài liệu về ổ nhóm tội phạm này do Nguyễn Kim Tiến (SN 1977, trú tại xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất) cầm đầu. Ổ nhóm này hoạt động tinh vi, tổ chức chặt chẽ, cho vay nặng lãi, tổ chức đánh bạc khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ lần, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn huyện.

Sau nhiều tháng tập trung đấu tranh, ngày 22/8 ban chuyên án đã triển khai 15 tổ công tác với 100 cán bộ chiến sĩ đồng loạt bắt giữ Nguyễn Kim Tiến và 16 đối tượng liên quan. Tại thời điểm bắt giữ, Cơ quan công an thu giữ tang vật gồm hơn 1 tỷ đồng, 16 điện thoại di động, 12 ô tô, 9 xe máy và nhiều tài liệu liên quan đến việc vay nợ, đánh bạc và cầm cố tài sản.

Bước đầu tại cơ quan Công an, Tiến và đồng bọn khai nhận tổ chức đánh bạc dưới hình thức ghi "số đề" qua việc nhắn tin bằng điện thoại di động, với giao dịch mỗi ngày hơn 900 triệu đồng. Ngoài ra, các đối tượng còn tổ chức cho vay nặng lãi, bốc "bát họ" với lãi suất từ 50% - 180%/năm.

Trước đó, tháng 7, Công an thị xã Sơn Tây cũng phá thành công chuyên án, đồng loạt bắt, khám xét khẩn cấp đối tượng Phan Thanh Hưng và đồng bọn về các hành vi "Cướp tài sản", "Cưỡng đoạt tài sản" và cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Từ tháng 5, Công an thị xã Sơn Tây đã phát hiện, dựng lên ổ nhóm tội phạm chuyên cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự do Phan Thanh Hưng (sinh năm 1977, trú tại phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), thường gọi là Hưng "Tân Mãi" cầm đầu.

Ngày 18/7, chuyên án được mở, cơ quan Công an đồng loạt bắt, khám xét khẩn cấp đối với đối tượng Hưng và đồng bọn về hành vi cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Trong 6 tháng phá hơn 430 vụ án liên quan đến "tín dụng đen", bảo kê, đòi nợ thuê

Theo thống kê của Bộ Công an, trong 6 tháng đầu năm 2019, lực lượng Công an toàn quốc đã khởi tố 436 vụ với 766 bị can về các tội danh liên quan đến "tín dụng đen", bảo kê, đòi nợ thuê ; khởi tố 214 vụ, 947 bị can về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự (theo Điều 201 Bộ luật Hình sự).

Đồng thời, lực lượng Công an cũng áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, làm tan rã nhiều băng, ổ nhóm hoạt động "tín dụng đen" trên cả nước. Cụ thể, đã làm tan rã 1.400 đường dây, tổ chức cho vay nặng lãi có hoạt động liên quan đến "tín dụng đen".

M. Tiến - M. Trí

Nguồn : Công an nhân dân, 19/09/2019

Published in Diễn đàn

Thực trạng cho vay nặng lãi tràn lan

Báo Dân sinh vào ngày 14/5 đưa tin về việc người dân vùng sâu huyện M'Đrắk cảm thấy bất an vì nhóm ‘đòi nợ thuê’ khủng bố, đánh đập do không kịp trả tiền vay khi đến hẹn thanh toán.

vay1

Chỉ cần ra cột điện thì có hàng chục tờ rơi dán trên cột điện mời chào, chỉ cần gọi số này số kia là trong vòng 15 phút chỉ cần có giấy tờ tùy thân là có thể vay được tiền. Courtesy photo

Trước đó, vào ngày 25/4, Công an tỉnh Quảng Bình đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Trịnh Quang Anh, 26 tuổi để điều tra hành vi cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, thậm chí có cả gói vay lãi suất lên đến 226%/năm.

Tình trạng cho vay nặng lãi từ trước đến nay vẫn luôn là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội nhưng vẫn chưa thể ngăn chặn được.

Trao đổi với RFA vào tối 14/5, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương đánh giá về thực trạng này như sau :

"Tình trạng cho vay nặng lãi ở Việt Nam là một thực trạng đau lòng thể hiện khoảng cách giữa sự phát triển kinh tế thị trường với khoảng cách sự phát triển hệ thống tín dụng, nhất là tín dụng đối với nền kinh tế phi hình thức, tức các hộ gia đình, những người kinh doanh nhỏ lẻ không đăng ký. Đấy là thực trạng mà chúng ta cần nỗ lực giải quyết trong thời gian sắp tới".

Nguyên nhân

Trong thực tế, việc vay mượn nặng lãi rồi bị chủ nợ siết xe, lấy nhà, thu gom hết tài sản vẫn được truyền thông trong nước đưa tin rộng rãi nhưng vì sao người dân vẫn chọn vay nợ theo cách này ?

Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành ngân hàng, ông Nguyễn Duy Lộ, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Vietcombank, Giám đốc Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đưa ra nguyên nhân :

"Người ta ngại vay ngân hàng là thế chấp chứ thủ tục vay đơn giản lắm rồi. Phải thế chấp tài sản nên dân buôn bán, bọn có tiền mới cho vay nặng lãi để hưởng lợi, còn dân đi vay ham thuận lợi nên vay của họ. Bây giờ vay ngân hàng cũng dễ thôi, không khó. Ngân hàng thừa vốn cho vay".

Xác nhận thực tế này, một người từng tham gia trong nhóm ‘cho vay nóng’ tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết thủ tục vay hiện hành :

"Vay 20 đưa chỉ còn 15 triệu thôi, thường thường chỉ cần chứng minh nhân dân, khi nào vay cái gì lớn mới cần thế chấp, tùy theo số tiền mà mình vay, có gì thế đó".

Vẫn theo lời người từng cho vay tiền này thì nếu tới hạn mà người vay chưa thanh toán hết số nợ thì vật thế chấp sẽ thuộc về người cho vay.

Theo ý kiến nhiều người lao động khi trao đổi với RFA cho hay nhu cầu vay mượn để mua sắm xe cộ, vật dụng, đồ dùng trong nhà… hay để trang trải cho cuộc sống như đóng học phí cho con cái, lo tiền chữa bệnh… hoặc để trả nợ đỏ đen như tiền thiếu cá độ, đánh bạc… trong những khi túng thiếu và cần gấp thì việc ‘vay lãi nóng’ là sự lựa chọn cần thiết.

Từ đó, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh chỉ ra những thiếu sót trong cơ chế hiện nay giúp việc cho vay nặng lãi vẫn còn tồn tại :

"Trước tình hình đó thì hệ thống tín dụng của mình không đáp ứng được kịp và thích hợp với các yêu cầu về giấy tờ, thủ tục. Vì vậy nên hệ thống tín dụng phi hình thức và phi chính thức phát triển và đấy là các con mồi mà hệ thống đó có tính chất tội phạm đã tận dụng và gây ra rất nhiều bi kịch và thảm kịch".

Cách thức xử lý của cơ quan chức năng ? Bảo kê ?

Giải thích rõ hơn về cách xác định lãi suất theo quy định của pháp luật, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Luật gia Việt Nam cho hay :

vay2

Giấy quảng cáo cho công nhân vay tín dụng đen. Courtesy : Ảnh chụp màn hình vtc.vn

"Tại Điều 468 Bộ luật dân sự Việt Nam có quy định lãi suất vay các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận lãi suất thì lãi suất này không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trừ trường hợp luật khác có liên quan đến quy định này. Trường hợp lãi suất vượt quá lãi suất giới hạn như tôi vừa nói thì mức vượt lãi suất không có hiệu lực. Trường hợp có thỏa thuận có trả lãi nhưng không xác định lãi suất, có tranh chấp thì lãi suất được xác định bằng 50% trên mức lãi suất của 20%/năm. Như vậy lãi suất cho vay tối đa không được vượt quá 20%/năm và mỗi tháng không được quá 1,66%/tháng do lấy 20% chia cho 12 tháng".

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, chỉ khi mức lãi suất tháng cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định là 5 lần trở lên, tức 8,33%/tháng, mới cấu thành tội ‘cho vay nặng lãi’ theo quy định Bộ luật Hình sự.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu nói rõ hơn về Điều 201 trong Bộ luật Hình sự hiện hành sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tội ‘cho vay nặng lãi’ như sau :

"Thứ nhất, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của lãi suất cao nhất theo quy định 20% trong Bộ luật Dân sự mà thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng Việt Nam hoặc người đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ phạt tiền từ 50-200 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Trong Điều 201 có quy định khoản 2 là người phạm tội nếu thu lợi bất chính từ cho vay từ 100-155 triệu thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỉ đồng và phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Cuối cùng là người phạm tội có thể bị phạt từ 30-100 triệu đồng hoặc người đó sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm những công việc nhất định từ 1-5 năm".

Song song với việc cho vay nặng lãi, tình trạng các băng nhóm bảo kê đi thu nợ cũng là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội xưa nay.

Báo Thanh tra trong ngày 14/5 cho hay công tác phát hiện, xử lý nghiêm các hoạt động siết nợ, đòi nợ thuê, băng nhóm đòi nợ có tính chất "xã hội đen", "bảo kê" vi phạm pháp luật tăng lên đang kế so với thời điểm trước.

Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Biên Hòa và Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Vĩnh Cửu vào sáng ngày 14/5 đã phê chuẩn lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với vợ chồng Lý Thị Loan, còn gọi là Loan ‘cá’ cùng đàn em để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Theo báo trong nước, ngoài bảo kê, băng nhóm Loan ‘cá’ còn hoạt động cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê tại khu vực Khu công nghiệp Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Nói rõ về mức án đối với hành vi bạo lực để đòi nợ, Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết :

"Pháp luật quy định và xử lý đối với những hành vi ví dụ như người vay không trả, người cho vay ném đồ, tạt sơn pha nước mắm hay có những trường hợp đến nhà người khác là vi phạm pháp luật. Nếu xét đủ dấu hiệu hình sự sẽ truy tố tội gây rối trật tự công cộng hoặc hủy hoại tài sản người khác và mức phạt này là 3 năm tù.

Người bảo kê đó nếu xử lý hình sự sẽ đưa vào người có quyền và nghĩa vụ để cấu thành tội cho vay nặng lãi trong dân sự. Không chỉ quan tâm đến lãi suất mà còn thu lợi bất chính, tức người bảo kê thu lợi bất chính được từ 30 triệu đồng trở lên thì sẽ xử lý hành chính với người này theo Nghị định 167".

Làm sao chấm dứt ?

Dưới góc nhìn cá nhân, Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng với những điều kiện luật định hiện nay, nếu thực hiện xử lý nghiêm có thể giúp chấm dứt tình trạng tín dụng đen :

"Tôi thấy việc cho vay nặng lãi tùy theo mức độ sẽ xử lý hình sự với mức án đến 3 năm tù và mức phạt gấp 5 lần số tiền thu lợi bất chính. Với mức phạt này tôi cho là đủ sức răn đe".

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định có cầu thì mới có cung. Vì vậy để giải quyết triệt để việc cho vay nặng lãi thì phía ngân hàng phải có chính sách thu hút người dân, như lời ông Nguyễn Duy Lộ :

"Muốn chống cho vay nặng lãi thì ngân hàng phải cho vay thuận lợi hơn bằng cách miễn thế chấp đến một mức độ nào đó. Khoản vay nào ít cỡ 10-20 triệu thì miễn thế chấp. Nhưng quá trình cho vay thì ngân hàng phải giám sát chặt sử dụng vốn để đảm bảo an toàn".

Còn theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, sắp tới đây Việt Nam sẽ phát triển hệ thống tín dụng phi hình thức tích cực đến các hộ gia đình để làm giảm bớt hệ thống cho vay nặng lãi.

Nguồn : RFA, 14/05/2020

Published in Việt Nam

Hơn 110 người chết vì tai nạn giao thông dịp Tết Dương lịch 2019 (RFA, 02/01/2019)

Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra vào khoảng 3 giờ chiều ngày 2 tháng 1 tại ngã tư Bình Nhật, xã Tân Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Theo truyền thông trong nước, một xe container đã tông vào 18 xe máy đang đứng chờ đèn đỏ ở ngã tư khiến ít nhất 5 người chết tại chỗ và 23 người khác bị thương.

tainan1

Hiện trường vụ một xe container đã tông vào 18 xe máy đang đứng chờ đèn đỏ ở ngã tư khiến ít nhất 5 người chết tại chỗ và 23 người khác bị thương vào khoảng 3 giờ chiều ngày 2 tháng 1 tại ngã tư Bình Nhật, xã Tân Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Courtesy of soha.vn

Cảnh sát giao thông tỉnh Lâm Đồng cũng ghi nhận một trường hợp tài xế say rượu đã lái taxi tông vào nhiều xe máy khiến 3 người chết và 4 người bị thương trên Quốc lộ 20, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng vào đêm ngày 1 tháng 1.

Thống kê cho thấy trong 4 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2019, cả nước đã xảy ra gần 150 vụ tai nạn giao thông khiến hơn 110 người chết, trung bình có khoảng 28 người chết mỗi ngày.

Truyền thông trong nước loan tin hôm 1/1/2019 trích số liệu vừa được công bố của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Cục Cảnh Sát Giao Thông, Bộ Công an cho hay.

Cụ thể, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho hay số tai nạn đường bộ là 145 vụ khiến 109 người chết và 60 người bị thương ; số tai nạn đường sắt là 2 vụ làm 1 người chết và 1 người bị thương. Báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia nhận định số người tử vong trong dịp Tết Dương lịch năm nay cao hơn năm 2018.

Cơ quan trên cũng cho biết lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ đã xử lý gần 18.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, tạm giữ 2.800 phương tiện, tước giấy phép lái xe trên 1.000 trường hợp, nộp Kho Bạc Nhà Nước trên 15 tỷ đồng ; cảnh sát giao thông đường thủy xử lý trên 1.300 trường hợp vi phạm, nộp Kho Bạc Nhà Nước 1 tỷ 200 triệu đồng.

tainan2

Tai nạn giao thông ở Việt Nam qua các năm - Courtesy of Ủy ban An toàn giao thông quốc gia

Nguyên nhân của các vụ tai nạn được cơ quan chức năng đánh giá là vì ý thức chấp hành pháp luật của một số người điều khiển giao thông chưa cao trong khi mật độ phương tiện trong những ngày Tết tăng rất cao. Tình trạng chạy quá tốc độ, lấn đường, vượt ẩu, lái xe sau khi uống rượu, bia và không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông được ghi nhận vẫn xảy ra phổ biến. Một số xe khách cũng được nói đã chở quá số người quy định, nhồi nhét khách, và tăng tiền vé.

Một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng được Cục Cảnh Sát Giao Thông báo cáo như vụ xảy ra vào sáng 29/12/2018 tại Bình Thuận khi một xe khách giường nằm đâm vào một xe tải khiến hai người chết và 7 người bị thương.

Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh cho hay đã có gần 1.300 ca cấp cứu do tai nạn giao thông tại địa bàn chỉ trong 4 ngày Tết Dương dịch khiến 3 trường hợp tử vong.

https://youtu.be/XPouVmmaz0k

************************

Số người chết vì tai nạn giao thông đầu năm cao hơn cả ‘khủng bố’, ‘chiến tranh’ (VOA, 02/01/2019)

Một tai nn giết chết ít nht 6 người và làm 22 người khác b thương Long An vào ngày đu tiên sau kỳ ngh l ti Vit Nam đang gây rúng đng dư lun, nâng cao s t vong trong mt báo cáo trước đó là 111 người thit mng ch trong 4 ngày ngh l.

tainan3

Hiện trường v tai nn huyn Bến Lc, Long An, ngày 2/1/2019.

Một số người ví tai nn giao thông ti Vit Nam đang giết người ngang vi thi chiến và "còn hơn c khng b", trong khi mt s khác đ li cho nn tham nhũng và các yếu t khác.

Theo tường thut ca truyn thông trong nước, vào chiu ngày 2/1, mt chiếc xe đu kéo (container) đã tông vào 25 chiếc xe máy đang dng đèn đ mt ngã tư thuc huyn Bến Lc, tnh Long An, khiến cho ít nht 6 người chết và 22 người b thương.

Một cnh quay trong video trên mng cho thy chiếc xe trng ti ln đã lao thng vào đám đông người đang ch đèn đ t phía sau vi tc đ nhanh, chng khác gì chiếc xe ti khng b lao vào dòng người đi b Nice, Pháp, vào năm 2016.

Ba trong số các nn nhân chết ti ch, 3 người khác chết trong lúc được đưa đi cp cu. Nhiu nn nhân đang được cp cu ti Bnh vin đa khoa Long An, trong khi mt s khác được chuyn lên Bnh vin Ch Ry, Sài Gòn, trong tình trng nguy kch.

Vụ tai nn đang gây rúng đng dư lun mng xã hi sau khi thông tin được truyn đi.

"Còn hơn c khng b", blogger Nguyn Chí Tuyến viết trên trang Facebook, trong khi Facebooker Thông Chương đt câu hi : "Có đt nước nào t l người chết vì tai nn giao thông còn hơn thi chiến như thế kia không ? Có đt nước nào mà mt ngày s người chết gn 41 người vì tai nn giao thông ?"

Nguyên nhân của v tai nn Long An đang được điu tra, nhưng Zing dn thông tin ban đu t công an huyn Bến Lc nói rng khi đến ngã tư đèn đ, xe container đã "đp thng không dính" nên tông vào dòng người.

Trước đó mt ngày, VnExpress dn s liu trong báo cáo của Cc Cnh sát Giao thông, B Công an, cho biết ch trong 4 ngày ngh Tết Dương lch, trên c nước đã xy ra 136 v tai nn, khiến cho 111 người chết và 54 người b thương.

Trong khi đó, số liu t Tng cc Thng kê hi cui tháng 9 cho biết trong vòng 9 tháng đầu năm ngoái đã có 6.012 người chết vì tai nn giao thông, bình quân 22 người chết mi ngày.

"Giao thông như cái ci xay tht công dân ngay ti đt nước mình xy ra hàng ngày", nhà văn Nguyn Đình Bn viết trên trang Facebook cá nhân, trong khi Linh mục Đinh Hu Thoi và mt s người khác cho rng nn tham nhũng đã khiến cho các d án, công trình nâng cp, m rng đường xá, cơ s h tng b "ct xén" dn đến nhng hu qu trc tiếp trên tính mng người dân.

Theo Tổ chc Y tế Thế gii, tai nạn giao thông đường b là nguyên nhân hàng đu gây t vong cho người dân đ tui 15-29 Vit Nam. Nguyên nhân ch yếu là do nhng bt cp ca Lut Giao thông và vic thc thi lut pháp ti Vit Nam.

*****************

Khám xét hàng chục điểm cho vay nặng lãi ở Thanh Hóa (RFA, 02/01/2019)

Hàng chục công ty cho vay nặng lãi ở Thanh Hóa bị khám xét trong tuần qua. Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 2 tháng 1 năm 2018.

tainan4

Hàng chục công ty cho vay nặng lãi ở Thanh Hóa bị khám xét trong tuần qua. Capture from video

Trong ngày 2 tháng 1, Công an thành phố Thanh Hóa bắt tạm giam 5 nghi can với cáo buộc liên quan đến hoạt động tín dụng đen và tàng trữ ma túy. Viện kiểm sát thành phố Thanh Hóa cũng ra quyết định khởi tố 5 nghi phạm vừa nói cùng ngày.

Những người bị bắt khởi tố gồm Cao Xuân Thu, giám đốc Công ty Dịch vụ tài chính Đại Tín ; Đỗ Nguyễn Minh Tân, kế toán Công ty Đại Tín ; Lê Phú Lượng và Đỗ Văn Thái thuộc Công ty Trường Cửu. Riêng nghi phạm Trương Đình Tâm nhân viên Công ty Thương Tín bị bắt về hành vi tàng trữ ma túy.

Khi khám xét 32 điểm kinh doanh dịch vụ tài chính thuộc nhiều công ty khác nhau, công an phát hiện các doanh nghiệp này đều liên quan đến hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi. Công an cũng thu được nhiều vũ khí như lựu đạn, bình xịt hơi cay, dao kiếm... và hơn 1,5 tỷ đồng tiền mặt.

Theo công an Thanh Hóa, từ 2016 đến nay, có gần 7.000 người dân vay tiền của các công ty trên với tổng số tiền hơn 74 tỷ đồng, lãi suất vay tương đương hơn 180%/năm. Các công ty thường không ghi lãi suất vay, nhưng bắt người vay tiền làm thủ tục mua bán, cho thuê tài sản... để che giấu cơ quan chức năng.

Thời gian qua, hoạt động tín dụng đen ở Thanh Hóa diễn ra phức tạp, gây bức xúc cho người dân.

Tại cuộc họp Hội đồng Nhân Dân tỉnh Thanh Hóa hôm 13/12/2018, nhiều đại biểu bày tỏ quan ngại, hoạt động tín dụng đen tại tỉnh Thanh Hóa có thể được công an bảo kê. Tuy nhiên khi một số đại biểu chất vấn Thiếu Tướng Nguyển Hải Trung, Giám Đốc Công An Tỉnh Thanh Hóa về trách nhiệm của ngành công an trong vấn đề này, thì vị giám đốc công an tỉnh đã không trả lời rõ các thắc mắc.

Hồi ngày 8 tháng 12 năm ngoái, Đại tá Khương Duy Oanh, Thủ trưởng Cơ Quan Cảnh sát Điều Tra tỉnh Thanh Hóa cho biết một công ty có tên Nam Long chuyên hoạt động tín dụng đen có 26 chi nhánh, lập ‘mạng chân rết’ tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

*****************

4.418 người bỏ quốc tịch Việt Nam năm 2018 (Người Việt, 01/01/2019)

Cả năm 2018, có tất cả 4,418 người "xin thôi quốc tịch Việt Nam" trong khi chỉ có "25 hồ sơ xin nhập quốc tịch và 12 hồ sơ xin trở lại quốc tịch".

tainan5

Người Việt Nam chờ lên phi cơ ở Manila, Philippines, đi tị nạn tại Hoa Kỳ hồi năm 2005. (Hình : Joel Nito/AFP/Getty Images)

Tờ Dân Trí đưa tin hôm 31 Tháng Mười Hai dẫn "dự thảo báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2019" hiện đang được Bộ Tư Pháp cộng sản Việt Nam "lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương". Nguồn tin nói rằng "Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc Tịch Việt Nam năm 2008 đang được gấp rút thực hiện".

Không thấy có những con số thống kê cho năm 2017 được loan báo, nhưng năm 2016 có "5,972 hồ sơ xin thôi quốc tịch, 25 hồ sơ xin nhập quốc tịch và 12 hồ sơ xin trở lại quốc tịch". Còn năm 2015 "có 15 người nhập quốc tịch Việt Nam, 14 người trở lại quốc tịch Việt Nam và số liệu chính thức thôi quốc tịch Việt Nam là 4,474 người".

Các con số thống kê từ năm 2015 đến nay cho thấy số người "xin thôi quốc tịch Việt Nam" hàng ngàn người mỗi năm trong khi người xin "trở lại quốc tịch hay nhập tịch chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Sau khi Cộng Sản nhuộm đỏ được cả nước từ bắc đến nam, người ta từng truyền miệng câu nói "Cái cột đèn nếu nó biết đi, nó cũng vượt biên".

Tổ Chức Di Cư Quốc Tế (IOM) dựa vào tài liệu của Liên Hiệp Quốc cho biết, từ năm 1990 đến năm 2015, đã có tới 2,558,678 (hơn 2.5 triệu) người Việt Nam di cư từ Việt Nam ra nước ngoài. Thời gian này, chính phủ Mỹ có chương trình đoàn tụ gia đình và chương trình H.O. chấp thuận cho các quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị Cộng Sản cầm tù (sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975) từ ba năm trở lên được cùng vợ con sang Hoa Kỳ định cư.

Theo tài liệu vừa kể, phần lớn người Việt Nam chọn đến các nước như Mỹ (hơn 1.3 triệu người), Úc (227,300 người), Pháp (125,700 người), Đức (gần 113,000 người), Canada (182,800 người) hay Hàn Quốc (114 nghìn người). Hầu như các người sang Hàn Quốc đều là những cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn. (TN)

*****************

Chủ tiệm nail người Việt bị kéo lê đến chết vì đuổi theo khách "quịt tiền" (VOA, 02/01/2019)

Một ch tim làm móng người Vit ti Las Vegas thit mng sau khi c gng đui theo mt người khách qut 35 đô la tin công và b người này lái xe kéo lê 15 mét.

tainan6

Chị Nhu Nguyen - Ch tim làm móng Crystal Nails (nh do gia đình cung cp trên trang Gofundme)

Vụ vic din ra hôm th By (29/12) ti tim nail mang tên Crystal Nails vào lúc 3 :30 chiu (gi min Tây Hoa Kỳ), NBC đưa tin.

Theo phát ngôn viên của ht Clark, ch Nhu Nguyen, 53 tui, đã chết ti bnh vin University Medical Center do "đa chn thương".

Nghi phạm (chưa xác đnh được danh tính), sau nhiu ln qut th tr tin không thành công, nói rng mun ra xe ly tin, nhưng sau đó đã lái xe bỏ chy.

Tờ Las Vegas Review-Journal, dn li anh Sonny Chung, bn trai lâu năm ca ch Nhu, người có mt ti hin trường cho biết bn gái ca anh c gng đui theo, bám vào xe ca nghi phm, và b lôi đi.

Nghi phạm lái mt chiếc xe hiu Chevrolet Camaro màu đen. Cảnh sát sau đó xác đnh chiếc xe này đã b trm khi mt cơ s cho thuê xe cách đây 3 tun.

Chị Nhu Nguyen có ba người con, hai người cháu, được gia đình miêu t là mt người luôn làm vic quên mình vì gia đình và con cái.

Một mục gây quĩ trên trang Gofundme đã quyên góp được hơn 10.000 đô la đ giúp đ gia đình ca ch Nhu Nguyen.

Cho tới thi đim hin ti, cnh sát vn chưa bt được nghi phm, và treo thưởng 2.000 đô la cho ai cung cp thông tin giúp bt gi người này.

Published in Việt Nam

Xã hội đen cho vay nặng lãi phát triển mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh (RFA, 05/12/2018)

Từ năm 2014, trung bình mỗi ngày công an thành phố Hồ Chí Minh xử lý 1 vụ đòi nợ tín dụng đen nhưng sau 4 năm phải xử lý 4 vụ/ngày, khiến người dân bất an và việc quản lý càng trở nên phức tạp vì tính chất vụ việc ngày càng nghiêm trọng thậm chí xảy ra án mạng.

xahoi1

Thiếu tướng Phan Anh Minh, phó giám đốc công an thành phố Hồ Chí Minh. RFA Edited

Truyền thông trong nước dẫn lời phát biểu như vừa nêu của thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc công an thành phố Hồ Chí Minh tại kỳ họp thứ 12 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra vào sáng 5/12.

Theo thiếu tướng Phan Anh Minh, hiện công an thành phố đã thống kê được 873 người được cho là hoạt động cho vay với lãi suất trái pháp luật. Trong đó có hơn 2/3 là người ở các tỉnh phía Bắc và rất đông các đối tượng đang bị điều tra và truy nã.

Tướng Minh cho rằng, do các đối tượng cho vay nặng lãi không có chỗ ở cố định, chủ yếu thuê nhà nên việc xử lý rất khó khăn, nhẹ nhất là xâm phạm chỗ ở, nặng hơn là cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt, hủy hoại tài sản và nặng nhất là dẫn đến giết người.

Ngoài ra, thiếu tướng Phan Anh Minh nhấn mạnh rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng vay nặng lãi phát triển mạnh tại thành phố là do luật quy định xử phạt còn chồng chéo nên dẫn đến khó xử lý các đối tượng này. Đồng thời, ông cũng cho biết thực ra vi phạm này không phải lớn nhưng vấn đề là hệ quả nó gây ra.

Để ngăn chặn tình trạng này, thiếu tướng Minh khẳng định cần sửa đồng bộ các quy định và trách nhiệm cũng như hành vi của các nhóm tội phạm này trong bộ luật hình sự, luật hành chính… và từ đó ngành công an mới có đủ cơ sở pháp lý để xử lý các vi phạm này.

Ủy ban nhân dân thành phố cũng vừa có kiến nghị với Bộ Tài chính đề nghị cho chính phủ đưa loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ này vào danh mục ngành nghề cấm hoạt động.

*****************

Cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị tiếp tục cải tổ (RFA, 05/12/2018)

Doanh giới Việt Nam kiến nghị chính phủ Hà Nội tiếp tục những biện pháp cải tổ nhằm giúp phát triển kinh tế đất nước.

xahoi2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam cuối kỳ 2018. Screen Capture

Những kiến nghị được nêu ra tại Diễn đàn Doanh Nghiệp Việt Nam cuối kỳ năm 2018 diễn ra vào ngày 4 tháng 12 tại Hà Nội. Cụ thể doanh giới Việt Nam gửi đến các bộ, ngành 70 nhóm vấn đề để giải quyết.

Tin dẫn khảo sát của Phòng Thương Mại Công Nghiệp Việt Nam cho biết có đến 58% doanh nghiệp vẫn phải xin các loại giấy phép kinh doanh có điều kiện, trong số này có 42% nói họ gặp khó khăn trong việc xin giấy phép.

Phòng Thương Mại Công Nghiệp Việt Nam kiến nghị 5 nhóm giải pháp mà trước hết cần phải có tiêu chí thống nhất về tiêu chuẩn của điều kiện kinh doanh ; mô hình trung tâm một cửa liên thông ở cấp bộ nên được nhân rộng ; các bộ, ngành và địa phương cần tăng cường công khai minh bạch thông tin trên trang chủ… ; giảm số lần và thời gian thanh tra, kiểm tra ; không thanh tra, kiểm tra trùng lắp ; tăng tối đa số đoàn liên ngành thay vì mỗi đơn vị tiến hành riêng lẻ.

Vào ngày 5 tháng 12, cũng tại Hà Nội diễn ra Diễn Đàn Cải Cách và Phát Triển Việt Nam. Đây là diễn đàn được tổ chức lần đầu tiên thay thế cho Diễn Đàn Đối Tác Phát Triển Việt Nam, Hội Nghị Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ thường niên ra đời cách đây 25 năm.

Tại Diễn Đàn Cải Cách & Phát Triển Việt Nam, ấn phẩm Khung Chính Sách Kinh Tế Việt Nam cũng được ra mắt. Đây là tài liệu tổng hợp các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế.

******************

Vingroup vươn ra nhiều lĩnh vực, lộng giả thành chân ? (RFA, 04/12/2018)

Tập đoàn Vingroup của tỉ phú Việt Nam Phạm Nhật Vượng đã thu hút nhiều sự quan tâm của giới truyền thông, không những các kênh chính thống của nhà nước mà còn của mạng xã hội, nhất là từ khi công ty này tuyên bố sản xuất xe hơi tại Việt Nam.

xahoi3

Thông tin về sản xuất điện thoại thông minh của Vingroup - Ảnh chụp màn hình

Từ một công ty chuyên sản xuất mì ăn liền ở Ukraine, Vingroup phát triển hoạt động trong nhiều lãnh vực khác nhau : sản xuất xe hơi, mở một xưởng sản xuất điện thoại di động thông minh tại Hải Phòng, rồi một trường Đại học tại Hà Nội.

Chỉ trích đầu tiên được đưa ra đối với dự án sản xuất xe hơi tên gọi là Vinfast của Vingroup là dự án này nhập động cơ đã lỗi thời từ công ty BMW của Đức.

Một người tự xưng là làm việc lâu năm trong ngành xe hơi tại Nhật Bản có nick Facebook là Tony Pham, viết trên một trang blog có nhiều thông tin về tài chính là blog Phương Thơ (được cho là của một chuyên gia ngành ngân hàng Mỹ là bà Betsy Grasek), rằng động cơ xe của Vinfast là một tập hợp những sửa chữa không đồng bộ, và việc đưa ra sản xuất chỉ một thời gian ngắn sau khi vẽ kiểu xe là một sự phiêu lưu nhiều nguy hiểm.

Nhà báo Lê Trung Khoa của tờ Thời Báo tiếng Việt tại Berlin cho biết về vụ mua bán động cơ xe của Vingroup với hãng BMW, trích dẫn nguồn từ báo chí Đức :

"Việt Nam mua cái dây chuyền sản xuất và lắp ráp xe BMW X5 là đời cũ chỉ đạt tiêu chuẩn môi trường của Châu Âu là Euro 5 thôi. Vậy nếu sản xuất thì không thể bán được ở Châu Âu".

Một chỉ trích nữa đối với Vinfast là từ một tác giả viết trên Facebook là Quang Hữu Minh, cho rằng những quảng cáo về sản phẩm của Vinfast là không minh bạch, có thể dẫn đến những khuất tất về tài chính.

Chúng tôi không liên lạc được với Vingroup để xác nhận những thông tin này.

Tuy vậy một chuyên viên kinh tế người Việt hiện sống ở Na Uy là Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ lại cho rằng việc sản xuất xe hơi của Vingroup là một việc tích cực cho nền kinh tế Việt Nam.

"Điều này tùy thuộc vào việc Vinfast muốn sản xuất cái gì. Bước đầu họ có thể nhập dây chuyền và sản xuất theo thiết kế của họ. Rồi từ từ, với bộ phận nghiên cứu của mình họ cải tiến và thay thế. Đó là một cách mà tôi nghĩ họ có thể làm được hiện nay".

Bình luận về việc sản xuất điện thoại di động của Vingroup, ông Vũ đưa ra một trường hợp đã thành công là công ty nổi tiếng Apple, khi khởi nghiệp đã dựa trên những phát minh và sáng chế của quân đội Mỹ, các trường Đại học Mỹ.

Bình luận về loại động cơ không còn phù hợp với tiêu chuẩn Châu Âu mà Vinfast nhập về từ Đức, Tiến sĩ Vũ nói tiếp :

"Vấn đề là nếu nó không phù hợp với Châu Âu, nhưng vẫn phù hợp với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam thì vẫn tốt. Vì ta không thể đòi hỏi tiêu chuẩn môi trường Việt Nam như Châu Âu được vì như vậy vô tình bóp chết doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, chính phủ có thể dựa vào các tiêu chuẩn môi trường để nâng đỡ các doanh nghiệp".

Không thấy những thông tin về tiêu chuẩn môi trường của động cơ Vinfast và tiêu chuẩn Việt Nam được báo chí Việt Nam bàn tới.

Ngành sản xuất xe hơi đã được một số công ty như Toyota, Ford,… đưa vào sản xuất tại Việt Nam từ nhiều năm nay. Nhưng nhìn chung Việt Nam vẫn chưa phải là một quốc gia có ngành sản xuất xe hơi phát triển. Một trong những cản trở được các nhà kinh tế nói đến từ nhiều năm nay là Việt Nam không có một ngành công nghiệp hổ trợ để sản xuất linh kiện xe.

Trả lời câu hỏi là liệu điều này có cản trở dự án xe hơi của Vinfast hay không, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh từ Hà Nội trả lời rằng :

"Tôi nghĩ rằng cái đó cần phải có thời gian, không thể mong đợi một sớm một chiều họ có thể làm được. Nhưng với những nổ lực ban đầu của Vinfast thì tôi thấy rất đáng khích lệ, tôi hy vọng là họ sẽ vượt qua những khó khăn ban đầu để đạt những hiệu quả tích cực".

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng đánh giá cao hướng phát triển của Vingroup, từ kinh doanh bất động sản sang đa ngành là sản xuất xe hơi, điện thoại, xây dựng bệnh viện và trường đại học.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho ý kiến về con đường về lâu dài mà tập đoàn Vingroup cần theo đuổi.

"Về lâu dài họ cần phải có một đội ngũ nghiên cứu để phát triển sản phẩm, đó là cái cách mà các nước đi trước đã thành công. Họ có thể mở trường đại học để phát triển đội ngũ nhân sự của họ".

Thông tin về trường đại học do Vingroup thành lập hiện nay rất ít ỏi, ngoại trừ việc công bố khánh thành tòa nhà của trường này. Hai chuyên viên hiểu biết về ngành giáo dục Việt Nam mà chúng tôi tiếp xúc cũng không có thông tin gì.

Theo đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, thì nếu theo những thông tin hiện có chính thức về Vingroup là đúng, nếu họ thực sự bước vào ngành sản xuất xe hơi, điện thoại di động,… thì là điều đáng hoan nghênh vì tạo công ăn việc làm cho người dân, và thứ hai là tạo sự phát triển về chất xám và công nghệ tập trung hơn.

*********************

Việt Nam muốn có nền điện ảnh như Hollywood (VOA, 05/12/2018)

Gọi là Vollywood được không ?

Nền đin nh ca Vit Nam đang phát trin nhanh chóng, vi s bùng n các rp hát trên khp c nước và nhiu nhà làm phim tham gia vào th trường này cùng vi s chú ý toàn cu nh b phim bom tn "Kong" (Đo Đu Lâu) được quay Vit nam và ra mt năm ngoái.

xahoi4

Poster quảng bá phim Cô Ba Sài Gòn và Song Lang ca nhà sn xut Ngô Thanh Vân. Cô Ba Sài Gòn là đại din duy nht ca đin nh Vit Nam được chn tham d gii Oscar 2019.

Khi tìm kiếm t khóa "Phim Vit Nam" trên mng internet thì hu hết các kết qu không phi là phim do người Vit Nam làm, mà là các siêu phm đin nh ca Hollywood v Chiến tranh Vit Nam, như Apocalypse Now (Li sm truyền), Full Metal Jacket (Áo giáp sắt) và Born on the Fourth July (Sinh ngày 4/7). Nhiu b phim được quay ti Hoa Kỳ, và tt c đu là nhng câu chuyn v người M, vi các nhân vt Vit Nam ri rác làm nn.

Đây là một cái gai đi vi nhng người mun Vit Nam có vị trí riêng trong thế gii đin nh. Điu đó đang bt đu din ra.

Ngô Thanh Vân, nghệ s được biết tiếng trong làng đin nh quc tế vi vai din trong "Crouching Tiger, Hidden Dragon" (Nga h tàng long), nay đã tr thành đo din. B phim mi nhất của cô, "The Tailor" (Cô Ba Sài Gòn), đã chính thc được chn đi din cho Vit Nam tham d gii Oscar năm ti, trong hng mc phim nói tiếng nước ngoài.

"Làm phim ở Vit Nam đã là mt công vic mo him ri, không phi vi riêng tôi", Thanh Vân, người cũng đóng một vai ph trong b phim bom tn ca Hollywood "Star Wars : The Last Jedi" (Chiến tranh gia các vì sao : Jedi cui cùng), nói vi Zing. "Nhưng chính vì khó, mình mun dn hết tâm sc làm cho bng được".

Niềm đam mê phim nh ca c người làm phim ln khán gi Vit Nam đang ngày càng tăng. Chui rp chiếu phim trong nước CGV báo cáo li nhun tăng 30% trong năm 2017 so vi năm trước. Dù ch là mt công ty nhưng CGV kim soát gn mt na s rp chiếu phim quc gia Đông Nam Á này. Các nhà phê bình gọi đó là độc quyn, nhưng điu đó cũng có nghĩa là s tăng trưởng ca nó phn ánh s phát trin ca ngành công nghip đin nh nói chung. Bên cnh CGV, thuc s hu ca tp đoàn CJ Group ca Hàn Quc, còn có nhiu cm rp khác bao gm BHD, Galaxy, Skyline, Cinestar, Cinebox, Lotte, và một s công ty khác kinh doanh phim nh Vit Nam.

Các rạp chiếu phim đang đáp ng nhu cu tiêu dùng trong mt nn kinh tế m vi mc tăng trưởng 7% mi năm. Nhu cu tăng cao này đã thu hút nhng dch v phim trc tuyến như Netflix và iflix – đối th cnh tranh ca Netflix – đến Vit Nam.

"Khi một quc gia phát trin, nhu cu phát trin đi kèm theo là gii trí, vì vy điu quan trng là nm bt được nhu cu này", công ty tư vn đu tư Investar viết trong mt bài phân tích v ngành công nghiệp đin nh. " Vit Nam, nhiu rp chiếu phim ln đã bt đu phát trin, và dòng vn đu tư chy vào lĩnh vc này ngày càng tăng".

Sự phát trin ca đin nh Vit Nam din ra cùng lúc vi s góp mt ngày càng nhiu ca các ngh s người Vit hi ngoi trong các b phim nước ngoài. B phim được yêu thích ca Netflix "To All Boys I Loved Before" (Nhng chàng trai năm y) có s góp mt ca mt ngôi sao người M gc Vit sinh ra th trn Cn Thơ, đng bng sông Cu Long. Trong "Downsizing" (Thu nhỏ), Matt Damon là bn din ca Hong Chau, người nói tiếng Anh vi ng điu đc Vit nhưng li giành được mt đ c Qu cu vàng.

Và một s người trong cng đng Vit Kiu đó đang tr v quê hương. Các din viên, đo din, nhà sn xut và biên tp phim người M (gc Vit) đã tr li Vit Nam hoc tái đnh cư đây trong nhng năm gn đây, ni tiếng nht là anh em Johnny Trí và Charlie Nguyn. Các nhà làm phim đến t Pháp, cu thc dân Vit Nam, cũng đã di ti Vit Nam, chng hn như mt cp đôi người Pháp gốc Vit – h đã thành lp mt xưởng phim hot hình ti Thành phố H Chí Minh.

"Xem phim Việt Nam là mt trong nhng cách thư giãn, vui và hiu qu đ th hin lòng yêu nước Vit ", ngh sĩ Nguyn Cao Kỳ Duyên cho biết trên trang Facebook ca cô. "Nếu bn ng hộ phim Vit Nam, các b phim s thu được li nhun, và các nhà đu tư s đu tư nhiu tin hơn".

Cô nói thêm rằng Vit Nam có rt nhiu đa danh tuyt đp mà mt người quay phim phi mơ ti.

"Kong : Skull Island" (Đảo Đu lâu) là mt ví d đin hình. Phần mới nht ca lot phim v con đười ươi khng l được quay Vit Nam, trong đó có nhng cnh quay các di núi đá vôi trên vùng bin xanh ca Vnh H Long, mt di sn thế gii ca UNESCO.

Bộ phim cũng là mt biu tượng cho thy s thay đi ca Vit Nam. Mc dù nó được ly bi cnh trong chiến tranh Vit Nam, nhưng "Kong" đã không b xem như là mt bi kch cuc chiến mà được khen ngi vì nhng th khác – gm trn chiến hp dn vi Kong, màn trình din ca Samuel L. Jackson và Brie Larson, và phong cnh hùng vĩ. Việt Nam vui mng được phô din phong cnh đó thay vì ch được dùng như mt bi cnh chiến trường khác.

Các bộ phim tiếng Vit đã đến được nhiu nơi trên thế gii, t "Cyclo" (Xích lô) cho đến "The White Silk Dress" (Áo la Hà Đông). Người dân Vit hy vọng đó ch là khi đu ca mt ngành công nghip phát trin mnh.

"Chúng tôi biết rng phim Vit Nam chưa bng vi các nước láng ging, bi vì chúng tôi vn đang trong giai đon m ca", Kỳ Duyên cho biết. "Nhưng điu đó không có nghĩa là chúng tôi s không bắt kp hoc thm chí vượt qua h".

n Đ có Bollywood. Nigeria có Nollywood. Có th s đến lúc có Vollywood.

Published in Việt Nam