Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

dimanche, 20 août 2023 13:00

Những vấn đề địa lý Châu Á

99% chưa biết ranh giới phân chia của lục địa này


Nguồn : Những vấn đề địa lý, 01/03/2023

Additional Info

  • Author 5 phút thôi
Published in Tư liệu

Lính Ấn Độ và Trung Quốc 'đánh nhau ở biên giới' (BBC, 10/05/2020)

Hàng chục lính Ấn Độ và Trung Quốc đã ẩu đả bằng nắm đấm tại một địa điểm biên giới chung, truyền thông Ấn Độ tường thuật.

tq1

Trung Quốc và Ấn Độ trước đây thường xảy ra đụng độ về vấn đề đường biên giới chung

Bảy lính Trung Quốc và bốn lính Ấn Độ bị thương, một sỹ quan quân đội nói, tại địa điểm gần khu vực Naku La thuộc bang biên giới Sikkim.

Các chỉ huy địa phương đã nói chuyện và giải quyết vụ tranh cãi vốn nổ ra từ hôm thứ Bảy.

Hai nước có những tranh cãi về đường biên giới chung kéo dài 3.400km.

Thỉnh thoảng hai bên vẫn xảy ra các cuộc đụng độ như hích ngực, xô đẩy nhau, và ném đá vào nhau, chủ biên vùng Nam Á của BBC Anbarasan Ethirajan tường thuật.

Vụ đối đầu căng thẳng mới nhất diễn ra ở gần đoạn Naku La thuộc Sikkim, nơi nằm trên dãy Himalaya, ở độ cao trên 5.000m so với mặt nước biển.

Trung Quốc và Ấn Độ đã có một cuộc chiến đường biên hồi năm 1962.

Trong năm 2017, hai nước cũng xảy ra đụng độ tại vùng này, sau khi Trung Quốc tìm cách mở rộng con đường biên giới chạy qua một bình nguyên có tranh chấp.

Tuy cả hai nước đều gửi quân tới tuần tra và các nhóm này thường xảy ra các đụng độ ở hình thức xô đẩy, va chạm thân thể, nhưng chưa có viên đạn nào được khai hỏa ở đường biên trong suốt bốn thập niên qua.

****************

Tài liệu nội bộ cảnh báo Trung Quốc đối mặt tâm lý bài Trung toàn cầu sau dịch Covid-19 (BBC, 09/05/2020)

Nguồn tin độc quyền của Reuters cho hay một tài liệu nội bộ của Trung Quốc cảnh báo rằng khủng hoảng Covid-19 sẽ khiến nước này phải đối mặt với làn sóng chống Trung toàn cầu giống thời Thiên An Môn.

tq2

Cờ biểu tượng Đảng cộng sản Trung Quốc bị đốt tại Đài Bắc - Ảnh minh họa

Việc này có thể đẩy mối quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ sang thế đối đầu, theo nội dung tài liệu mật được Reuters trích dẫn.

Báo cáo này đã được Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc gửi tới các lãnh đạo nhà nước, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó kết luận rằng tâm lý chống Trung Quốc toàn cầu đang ở mức cao nhất kể từ vụ đàn áp Thiên An Môn năm 1989.

Do đó, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với làn sóng chống Trung Quốc do Hoa Kỳ dẫn dắt sau hậu quả của đại dịch Covid-19, và cần phải chuẩn bị cho một tình huống xấu nhất là cuộc xung đột quân sự giữa hai cường quốc toàn cầu.

Báo cáo được soạn bởi Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc (CICIR), một cơ quan tham mưu có liên hệ mật thiết với Bộ An ninh Quốc gia, cơ quan tình báo hàng đầu Trung Quốc.

Reuters đã không được tiếp cận trực tiếp với tài liệu này, nhưng được những người nắm rõ nội dung tài liệu cung cấp thông tin.

"Chúng tôi không có thông tin nào liên quan đến vấn đề này", Văn phòng của người ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời Reuters khi được hỏi về báo cáo nội bộ nói trên.

Reuters cũng không thể liên lạc với Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc để hỏi bình luận do cơ quan này không cung cấp địa chỉ công khai nào.

CICIR, từng là cơ quan thuộc Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc cho tới năm 1980, đóng vai trò tư vấn cho chính phủ Trung Quốc về chính sách đối ngoại và an ninh, cũng không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Reuters không thể đánh giá được các nhận định trong báo cáo phản ánh ở mức độ nào quan điểm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, và nó sẽ ảnh hưởng ở mức độ nào tới chính sách quốc gia, nếu có. Nhưng báo cáo này được đưa ra cho thấy Bắc Kinh coi trọng việc việc xem xét các đe dọa về một làn sóng phản đối dữ dội toàn cầu đang hình thành và đang đe dọa đầu tư chiến lược ở nước ngoài của Trung Quốc cũng như vị thế an ninh của nước này.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ được xem là đang ở thời kỳ tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, với sự không tin tưởng và xích mích sâu sắc từ những cáo buộc của Hoa Kỳ về thực hành thương mại và công nghệ không công bằng, cho tới các tranh chấp của Trung Quốc trong vấn đề Hong Kong, Đài Loan và trên Biển Đông.

Trong những ngày gần đây, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đối mặt với chiến dịch tái tranh cử khó khăn hơn vì virus corona đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng người Mỹ và tàn phá nền kinh tế Mỹ, đã tăng cường chỉ trích Bắc Kinh và đe dọa áp mức thuế quan mới lên Trung Quốc. Chính quyền của ông Trump cũng đang xem xét các biện pháp trả đũa Trung Quốc do sự bùng phát dịch Covid-19.

Ở Bắc Kinh, có quan điểm rằng Hoa Kỳ muốn kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy, điều này trở nên mạnh mẽ hơn trên quy mô toàn cầu khi nền kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng.

Báo cáo kết luận rằng Washington coi việc Trung Quốc trỗi dậy như một mối đe dọa kinh tế và an ninh quốc gia, đồng thời là một thách thức đối với các nền dân chủ phương Tây. Báo cáo cũng cho biết Hoa Kỳ đang nhắm đến việc hạ bệ Đảng cộng sản cầm quyền Trung Quốc bằng cách làm suy yếu niềm tin của công chúng vào đảng này.

Các quan chức Trung Quốc đã có trách nhiệm đặc biệt để thông báo cho người dân của họ và thế giới về mối đe dọa do virus corona gây ra, vì họ là người đầu tiên biết về nó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus nói với Reuters.

Không trực đề cập đến các đánh giá trong báo cáo của Trung Quốc, Ortagus nói thêm : "Những nỗ lực của Bắc Kinh, nhằm bịt miệng các nhà khoa học, nhà báo và công dân, và truyền bá thông tin sai lạc đã làm cuộc khủng hoảng sức khỏe này trầm trọng thêm".

Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ từ chối đề nghị bình luận của Reuters.

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Châu Á

Covid-19 : Cách ly gây hậu quả tâm lý tại Trung Quốc (RFI, 07/03/2020)

Tại Trung Quốc, Bắc Kinh phát hiện thêm 99 ca mới, thêm 28 người tử vong trong ngày 06/03/2020. Vũ Hán liên tục bị cách ly trong gần 50 ngày qua, kèm theo đó là nhiều hậu quả về mặt tâm lý đối với những người bị "nhốt" trong nhà.

hequa1

Dịch virus corona đang để lại hậu quả tâm lý cho nhiều gia đình ở Trung Quốc. Ảnh minh họa chụp tại Thượng Hải ngày 06/03/2020. Reuters/Aly Song

Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh tường thuật :

Chân trời duy nhất là khung cửa sổ, sống trong không gian chật hẹp trong nhiều tuần lễ... Trong thời dịch, bị cách ly và phải ở yên trong nhà chẳng vui sướng gì. Một số người cho rằng, với đợt cách ly dài ngày lần này, tỷ lệ sinh đẻ sẽ tăng lên.

Nhưng trên thực tế, tại Trung Quốc, các vụ bạo hành trong gia đình đã tăng vọt. Theo báo chí Nhà nước, số hồ sơ ly dị tại một số thành phố đã tăng mạnh. Bên cạnh đó, nhiều người bị trầm cảm, tinh thần suy sụp.

Việc cách ly để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan đang dẫn tới nhiều hậu quả về mặt tâm lý theo như phân tích của giáo sư y khoa Chee Ng, đại học Melbourne :

"Khi bị cách ly trong một thời gian dài, người ta bị mất phương hướng, mất hết những thói quen, kém hoạt động, không được đi ra ngoài, không được vận động. Do bị bí bức, những người bị nhốt trong nhà có thể bị stress, khó chịu trong người, tâm trạng bất an và mất ngủ".

Khác với những khủng hoảng lần trước, kỳ này những người bị cách ly vẫn giữ được liên lạc với thế giới bên ngoài nhờ có điện thoại cầm tay. Nhưng đây cũng là con dao hai lưỡi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, kết nối liên tục trên mạng có nguy cơ dẫn tới tình trạng bội thực thông tin và đó có thể là nguồn gây thêm bất ổn về tâm lý.

Bác sĩ Chee Ng giải thích tiếp : "Thông thường kết nối vào các mạng xã hội cho phép người ta cảm thấy bớt cô đơn. Nhưng đồng thời các luồng thông tin nhận được qua điện thoại và các mạng xã hội không được kiểm chứng. Chúng ta không biết, về mặt tâm lý, những thông tin đó có gây tổn thương lớn hơn hay không".

Để đối phó với những tác động về tâm lý, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, 300 trung tâm hỗ trợ tâm lý qua điện thoại đã được mở ra trên toàn quốc.

Thanh Hà

**************************

Virus corona : Đông Nam Á phản ứng chậm chạp vì sợ Trung Quốc (RFI, 06/03/2020)

Các nền kinh tế mong manh của Đông Nam Á đang phải đối mặt với hệ quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng y tế. Siêu vi corona chủng mới là thủ phạm trực tiếp nhưng thái độ rụt rè của một số chính quyền trong khu vực đối với Bắc Kinh chính là yếu tố mở đường cho thảm họa.

hequa2

Nhiều hành khách đeo khẩu trang y tế tại sân bay I Gusti Ngurah Rai Bali, Indonesia, ngày 04/02/2020. Reuters/Johannes P. Christo

Diễn biến tại Indonesia, Thái Lan, Lào, Cam Bốt... là minh chứng.

Từ khi dịch viêm phổi Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc hồi đầu tháng 01/2020, hầu như không một nước Đông Nam Á nào, trừ Việt Nam và Singapore, có phản ứng tự phòng, ngăn dịch xâm nhập. Quần đảo đông dân nhất Đông Nam Á là một trong những trường hợp cụ thể. Vào lúc 10 triệu dân Vũ Hán đã bị cách ly, thì chỉ riêng ở đảo Bali, hàng ngàn du khách Hoa lục vẫn thảnh thơi đón Tết âm lịch.

Nước đến chân mới nhảy

Tại Indonesia, với 264 triệu dân, đến hôm Chủ nhật, tổng thống Joko Widodo vẫn khẳng định là không có một ca lây nhiễm nào. Tin vào biển cả bao la, cách Trung Quốc 7 giờ bay, chính quyền Indonesia và đa số dân chúng đều mang ảo tưởng bất khả xâm phạm. Đến khi có ba du khách, hai người Singapore và một người Miến Điện từ Batam trở về có triệu chứng lạ và xét nghiệm dương tính với virus Covid-19, đích thân tổng thống Joko Widodo mới lên truyền hình để vừa báo động vừa trấn an là Indonesia đã "chuẩn bị 100 bệnh viện với phòng cách ly đúng chuẩn quốc tế". Hư thực ra sao không rõ, nhưng diễn biến tình hình tại Jakarta không khác gì tại một số thủ đô khác ở Đông Nam Á như Bangkok, Phnompenh, Vientiane, dưới cặp mắt theo dõi nghiêm khắc của Bắc Kinh.

Nhật báo Le Figaro ngày 04/03/2020, trong bài "Đông Nam Á động viên chậm…", nhấn mạnh đến thái độ đàn em của lãnh đạo Cam Bốt và Lào, nhận Trung Quốc làm anh cả. Chiếm giải quán quân là thủ tướng Cam Bốt. Trong lúc dịch lan mạnh tại Hồ Bắc, ông Hun Sen bay sang Bắc Kinh "cứu viện" Tập Cận Bình và còn tuyên bố hùng hồn, tuy nói mà không làm, là sẽ đến tận Vũ Hán.

Hun Sen còn cho phép và ra tận cảng Sihanoukville đón hàng trăm du khách của du thuyền Westdam, cho họ lên bờ. Tạp chí ngoại giao Foreign Policy phê bình nhà độc tài Cam Bốt, vì xem trọng quan hệ với Bắc Kinh, mà quên đi sức khỏe của dân chúng đang bị đe dọa.

Cùng ngày báo động của Indonesia, chính quyền Cam Bốt nhìn nhận có "một trường hợp lây nhiễm", bớt đi phần nào thái độ ngạo mạn. Đồng thuyền với Phnom Penh, cũng vì chính sách thân Bắc Kinh kể từ cuộc đảo chính năm 2014 mà thủ tướng Thái Lan Chan O Cha xem nhẹ nguy cơ Covid-19. Sau khi một doanh nhân tiếp xúc thường xuyên với du khách Trung Quốc qua đời, Thái Lan mới bắt đầu cách ly du khách 9 nước bị xem là vùng dịch.

Việt Nam : Sức ép của công luận

Trong khi đó, từ tháng Giêng, Singapore và Việt Nam đã nhanh chóng đóng cửa hải quan với Trung Quốc. Theo Le Figaro, trước áp lực của đại bộ phận dân chúng chống Hoa lục, Hà Nội đóng cửa biên giới và áp đặt biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt ngay khi xuất hiện những ca nhiễm đầu tiên.

Sự kiện du khách Trung Quốc bị quốc tế, Mỹ, Châu Âu, Nga và Bắc Triều Tiên cấm nhập cảnh cho phép Đông Nam Á mạnh dạn hơn đối với Trung Quốc, để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, với một cơ chế mong manh về y tế, Đông Nam Á khó tránh được hệ quả nặng nề về sức khỏe cộng đồng và những tác hại về kinh tế lẫn chính trị do siêu vi Covid-19 phát sinh từ… Trung Quốc, 16 năm sau dịch SARS vốn cũng có chung một gốc.

Tú Anh

****************

Virus corona : Đến Vũ Hán, phó thủ tướng Trung Quốc bị dân la mắng (RFI, 06/03/2020)

Siêu vi corona vẫn lây lan tại Trung Quốc : 3.042 người chết, 80.552 ca bị nhiễm theo báo cáo chính thức 06/03/2020. Số trường hợp chết và người bị lây trong 24 giờ qua tiếp tục giảm đi, theo thứ tự 30 và 143. Nhưng chính quyền Hoa lục đang phải đối phó với hai hệ quả : lòng dân bất mãn và tình trạng ứ đọng rác thải y tế.

hequa3

Một khu nhà bị hàng rào ngăn cách trong một con hẻm ở thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 04/03/2020. Reuters/Stringer

Từ hai ngày nay, trên mạng loan truyền đoạn phim phó thủ tướng Tôn Xuân Lan đi viếng một khu nhà ở Vũ Hán, bị dân cư mắng là "làm trò giả dối".

Theo AFP, một đoạn video ghi lại cuộc thăm viếng của phó thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan, phụ nữ duy nhất trong số 25 ủy viên Bộ Chính trị, khi đến Vũ Hán đã bị dân la ó đả đảo. Từ các cửa sổ, người dân chỉ trích chính quyền "hứa cuội". Bị cách ly từ hai tháng nay, dân chúng có thể mua sắm nhu yếu phẩm trên mạng nhưng bị lệ thuộc vào các cơ sở giao hàng. Cũng không thấy chính quyền thực hiện lời hứa giúp đỡ dân. Báo chí chính thức cũng nói đến những khó khăn của dân chúng.

Một lãnh đạo cao cấp trong Đảng như phó thủ tướng Tôn Xuân Lan tiếp xúc với dân đã là một ngoại lệ. Bị dân phản đối trực tiếp lại càng hiếm hơn. Điều đặc biệt là theo thông tin của AFP đoạn video này chưa bị kiểm duyệt xóa bỏ.

Nhưng nghiêm trọng hơn nữa là tình trạng rác thải như khẩu trang, áo choàng, drap trải giường bệnh, mỗi ngày ứ đọng hàng trăm tấn.

Từ Thượng Hải, thông tín viên Angélique Forget tường thuật :

"Chỉ riêng tại tâm dịch Vũ Hán, mỗi ngày có gần 200 tấn rác thải y tế phải xử lý. Thế nhưng, theo số liệu chính thức, thành phố này chỉ đủ khả năng thiêu hủy 50 tấn mỗi ngày. Làm cách nào để giải quyết tình trạng ứ đọng rác nhiễm độc này ? Đây là một câu hỏi khó, nhất là không phải chỉ có Vũ Hán là thành phố duy nhất phải đương đầu.

Trên thực tế, cả nước Trung Quốc đều thiếu cơ sở xử lý rác thải bệnh viện. Theo một chuyên gia của hiệp hội môi trường Greenpeace ở Bắc Kinh, được báo chí Hồng Kông trích dẫn, thì ngay trong lúc bình thường, Hoa lục đã hoàn toàn thiếu thiết bị xử lý rác. Do vậy, khi gặp khủng hoảng siêu vi Corona như hiện nay, tình hình khó khăn trở thành thảm họa.

Để đối phó với khủng hoảng, chính quyền Trung Quốc cho phép các địa phương đốt phế liệu của bệnh viện ở các trung tâm không dành riêng cho nhiệm vụ này. Ngoài ra, loại lò thiêu di động cũng được sử dụng. Chính quyền địa phương còn khuyến khích và tổ chức chở rác thải y tế ứ đọng đến các thành phố bị dịch nhẹ hơn".

Tú Anh

*****************

Đánh bại ứng viên Trung Quốc, một người Singapore sẽ đứng đầu WIPO (VOA, 06/03/2020)

Một người Singapore đã đánh bi ng viên Trung Quc đ giành v trí lãnh đo T chc S hu trí tu thế gii (WIPO), và như thế chn được n lc ca Bc Kinh đ giành mt vai trò lãnh đo th 5 ti Liên Hip Quc.

hequa4

Trụ s WIPO, T chc S hu Trí Tu Thế gii Geneve

Chuyên gia pháp lý Darren Tang đã đánh bại đồng nghip Trung Quc, bà Wang Binying, trong mt cuc biu quyết kín ca hàng chc quc gia đ chn người vào v trí Tng giám đc ca T chc S hu trí tu thế gii (WIPO), là t chc un năn các quy lut quc tế v quyn s hu trí tu.

Vấn đ v quyn s hu trí tu là trng tâm ca cuc chiến tranh thương mi gia Washington và Bc Kinh. Cùng vi nhiu nước phương Tây khác, Hoa Kỳ hu thun ông Tang cho v trí Tổng Giám đốc Wipo. Tháng trước, Ngoi trưởng Mike Pompeo cho biết là Washington đang "theo sát, rt sát’ những din tiến liên quan ti văn phòng cp bng sáng chế Liên Hiệp Quốc.

Ông Tang được chn trong cuc biu quyết ca u ban phi hp WIPO, mt nhóm gm 83 nước do Pháp làm Ch tch. Pháp loan báo kết qu cuc biu quyết da trên 55 phiếu bu cho ông Tang, và 28 phiếu bu cho ng viên Trung Quc.

Đại s Hoa Kỳ ti Liên Hiệp Quốc, ông Andrew Bremberg, bày t vui mng :

"Chúng tôi rất hài lòng v kết qu rõ rt ca cuc biu quyết. Chúng tôi tin rng kết qu áp đo ca cuc biu quyết hôm nay th hin tm quan trng ca vic bảo v các sn phm trí tu, và toàn b s đc lp ca WIPO trong cng đng quc tế.

Đại s Trung Quc Chen xu nói vi Reuters :

"Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn đi vi tt c nhng người đã ng h chúng tôi, và chúc mng ng viên được bu. Chúng tôi sn sàng tiếp tc tham gia và đóng góp cho cơ quan quc tế quan trng này".

Liên Hiệp Quc gm 193 thành viên có tr s ti Geneva, giám sát h thng v quyn s hu trí tu, mt lĩnh vc có tm quan trng ngày càng cao đi vi Trung Quc và các công ty ca nước này.

Dưới s lãnh đo ca ông Francis Gurry, Tng giám đc người Úc sp t nhim, WIPO đã giám sát hin tượng bùng n các h sơ yêu cu cp bng sáng chế và đã bt đu các cuc đàm phán tiên khi v liu trí tu nhân to, hoc máy móc, có th được cp bng phát minh hay không.

Ngược li vi nhiu cơ quan Liên Hiệp Quốc khác b thiếu tài tr, WIPO d kiến s thu v 880 triu franc Thu sĩ, tương đương vi 921 triu USD trong tài khoá 2020-2021, ch yếu t l phí np đơn bng sáng chế.

Công dân Trung Quốc đang đng đu 4 cơ quan Liên Hip Quc : T chc Lương nông Liên Hiệp Quốc-FAO, T chc Hàng không Dân dng Quc tế -ICAO, T chc Phát trin công nghip Liên Hiệp Quốc - UNIDO, và Liên minh Vin thông quc tế - ITU.

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Châu Á
jeudi, 26 décembre 2019 01:39

Richard Nixon tiên tri về Châu Á

Richard Nixon đã dự đoán được cú "xoay trục" của Mỹ sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương hơn 40 năm trước khi xảy ra sự kiện này.

nixon1

Cựu phó tổng thống Richard Nixon, ứng cử viên đảng Cộng hòa cho kì bầu của Tổng thống năm 1968

Số ra tháng 10/1967, tờ Foreign Affairs của Mỹ đăng một bài báo của Richard Nixon, lúc đó đang là cựu phó tổng thống và có khả năng trở thành ứng cử viên đảng Cộng hòa cho kì bầu của Tổng thống năm 1968, với nhan đề "Châu Á sau Việt Nam" (Asia After Viet Nam). Bài báo này sau đó đã trở nên nổi tiếng vì được coi là báo trước về "mở cửa sang Trung Quốc" của chính quyền dưới thời ông. Nhưng bài báo của Nixon còn đi xa hơn thế rất nhiều. "Châu Á Sau Việt Nam" là công trình phân tích đầu bảng của Nixon – nhìn vào tương lai với những nhận thức chắc chắn về lịch sử, địa lý và chính trị quốc nội và quốc tế.

Nixon bắt đầu bài viết bằng khuyến nghị nói rằng Mỹ cần có "tầm nhìn xa hơn Việt Nam" và đánh giá cao quá trình chuyển đổi toàn cầu đang diễn ra trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ông không hạ thấp giá trị cam kết của Mỹ ở Việt Nam đối với khu vực này, cũng như tầm quan trọng của việc coi cam kết đó thông qua điều mà ông gọi là "kết thúc chấp nhận được". Nhưng ông tin rằng các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cần nhìn Châu Á bằng những thuật ngữ rộng hơn, thuật ngữ toàn cầu – như là thành phần của "cộng đồng Thái Bình Dương rộng lớn", trong đó Mỹ là thành viên chủ chốt.

"Từ thời Thế chiến II", Nixon viết, "một Châu Á mới đang nổi lên với tốc độ nhanh đến kinh ngạc. Châu Á, ông nhận xét, "thay đổi nhanh chóng hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới thậm chí ngay cả khi các cường quốc Châu Á đang tư duy trong "các thuật ngữ khu vực" về các vấn đề và đề tài toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế của Châu Á – ở những nước như Nhật Bản, Hong Kong, Đài Loan, Singapore và những nước khác – và thái độ tự tin về chính trị dẫn đến "người ta ngày càng hướng tới việc tìm kiếm các giải pháp của Châu Á cho các vấn đề Châu Á và công nhận rằng " Châu Á có thể trở thành đối trọng với phương Tây".

Nixon còn cảm thấy rằng các nước Châu Á nhỏ hơn nhìn về Trung Quốc với sự lo lắng đang ngày càng gia tăng. Các nhà lãnh đạo Châu Á, ông viết (bằng những từ ngữ quen thuộc đối với ngày hôm nay) "nhận ra rằng. . . Mỹ hiện nay không còn là kẻ áp bức nữa, mà là người bảo vệ". "Đây là chuyển dịch quan trọng trong nhận thức của họ về đối trọng trước đe dọa", ông khẳng định, "và chuyển dịch này có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai".

Nixon nhận thức được rằng một trong những di sản của cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á sẽ là Mỹ không còn muốn can thiệp quân sự vào khu vực này một lần nữa – sau này được gọi là "Hội chứng Việt Nam". "Sự chia rẽ đầy cay đã làm tan hoang đời sống trí tuệ Mỹ", ông viết, "dù kết quả cuộc chiến có như thế nào thì có thể cần một thời gian dài mới hàn gắn được". Ông khuyến nghị rằng "các quốc gia bước theo con đường của những tham vọng của Trung Quốc sẽ nhanh chóng chuyển sang thiết lập khuôn khổ Châu Á bản địa cho nền an ninh tương lai của chính mình". Mỹ có thể sẽ giúp đỡ các quốc gia đó đào tạo, trang bị và tư vấn, nhưng không can thiệp quân sự công khai. Một bộ đệm mang tính khu vực do Châu Á lãnh đạo, Nixon giải thích, sẽ chia tách "siêu cường ở xa (Mỹ) khỏi mối đe dọa trực tiếp". "Chỉ có khi bộ đệm chứng tỏ là không đủ sức thì [Mỹ] mới tham gia". Ở đây, Nixon báo trước tiến trình "Việt Nam hóa" chiến tranh và "học thuyết Nixon" (Nixon Doctrine) rộng lớn hơn mà ông đã thực hiện sau khi trở thành tổng thống. 

Nixon nghĩ rằng Hội đồng Châu Á và Thái Bình Dương (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nam Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Australia và New Zealand) được thành lập vào năm 1966 có thể là nền tảng của "một nhóm quân sự được thiết kế nhằm ngăn chặn đe dọa của Trung Quốc". Thậm chí Nixon còn nhắc tới Ấn Độ như một thành viên của liên minh chống Trung Quốc trong khu vực.

Chính sách của Mỹ, Nixon khuyên, là nên tìm cách thúc đẩy sự ổn định về kinh tế và chính trị ở các quốc gia Châu Á ít quyền lực hơn – những điều kiện đó quan trọng hơn là bản chất "dân chủ" của chính phủ những nước đó.

Về mặt địa chính trị, tương lai của Châu Á, Nixon dự đoán, sẽ được xác định bởi nhóm "bốn ông lớn" của Châu Á-Thái Bình Dương : Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ. Ông kêu gọi Mỹ và Ấn Độ hợp tác chặt chẽ hơn, và đề nghị Nhật Bản đóng vai trò lớn hơn, tương xứng với sức mạnh kinh tế của nước này, trong cơ cấu an ninh của Châu Á-Thái Bình Dương.

Trước hết, Nixon viết một câu để đời : "[Bất kỳ] chính sách nào của Mỹ đối với Châu Á cũng phải nhanh chóng nắm bắt được hiện thực của Trung Quốc". Nghĩa là, ông viết, "nhận thức được nguy hiểm hiện hữu và tiềm tàng từ nước Trung Quốc Cộng sản, và thực hiện các biện pháp có chủ đích nhằm đương đầu với nguy hiểm đó". Nhưng về lâu dài, ông khẳng định, "đơn giản là chúng ta không thể để Trung Quốc vĩnh viễn nằm bên ngoài gia đình của các dân tộc, không để họ tiếp tục vun đắp trí tưởng tượng của mình, ấp ủ lòng hận thù và đe dọa các lân bang". Trung Quốc không thể và không nên bị cô lập. Chính sách của Mỹ cần khuyến khích họ thay đổi, vì, theo lời Nixon, "thế giới không thể an toàn cho đến khi Trung Quốc thay đổi". Điều đó có nghĩa là Trung Quốc phải tin rằng lợi ích quốc gia của chính họ "đòi hỏi phải quay lưng lại với những cuộc phiêu lưu ở nước ngoài và quay vào bên trong để tìm giải pháp cho các vấn đề trong quốc nội của chính mình".

Trung Quốc, sau Mao, và một phần là do chính sách ngoại giao tam giác của Nixon, đã làm chính những điều Nixon thúc giục họ làm trong một thời gian – hướng nội và giải quyết nhiều vấn đề ở trong nước. Nhưng khi Trung Quốc phát triển được cả về kinh tế lẫn quân sự thì tham vọng toàn cầu của nước này đã quay trở lại. Năng lực của Trung Quốc lại một lần nữa hướng ra bên ngoài. Nhiều nhà quan sát tin rằng mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là thay thế Mỹ để trở thành người lãnh đạo trật tự thế giới.

Nhắc tại tư tưởng của bài báo nổi tiếng "X" của George Kennan về chính sách của Mỹ đối với Liên Xô, Nixon nói rằng nước Trung Quốc đầy tham vọng phải được ngăn chặn "bằng chính sách kiềm chế vững chắc… của một biện pháp đối đầu mang tính sáng tạo, được thiết kế nhằm thuyết phục Bắc Kinh rằng, phải chấp nhận những bộ luật căn bản của nền văn minh thế giới thì họ mới đạt được lợi ích của mình". Ông viết tiếp, trong quá trình ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc, chính sách của Mỹ, "cần tiếp tục giải quyết một cách khẩn trương khi cần thiết và thái độ kiên nhẫn, phát sinh từ chủ nghĩa hiện thực".

Nhắc lại tư tưởng của bài diễn văn "bức màn sắt" nổi tiếng của Winston Churchill ngay trước giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Nixon kêu gọi Mỹ "định hình khung sườn cộng đồng Thái Bình Dương" nhằm chống lại cuộc xâm lăng của Trung Quốc, nhưng mục đích cuối cùng là chào đón một nước Trung Quốc khác, một đối tác trong cộng đồng của các quốc gia.

Nixon kết thúc bài viết của mình bằng đoạn nhận xét về nền chính trị bên trong nước Mỹ, rất giống với những sự kiện đang diễn ra trong ngày hôm nay. "Nhiều người Mỹ, chán nản với chiến tranh, chán nản với các đồng minh, vỡ mộng với các khoản viện trợ, mất tinh thần trước những cuộc khủng hoảng ở trong nước", Nixon viết, "đang quay sang với lời kêu gọi trở về với chủ nghĩa biệt lập mới". Ông cảnh báo những người đồng bình của mình rằng, phải chống lại thái độ biệt lập quá đơn phương và quá nguy hiểm này. Ông kết luận : "Thế hệ sau sẽ không thể có hòa bình hay an ninh, nếu chúng ta không nhận thức được sức mạnh to lớn của các lực lượng đang hoạt động ở Châu Á". 

Trong bài báo có ảnh hưởng mạnh, Richard Nixon đã dự đoán được cú "xoay trục" của Mỹ sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương hơn 40 năm trước khi xảy ra sự kiện này.

Francis P. Sempa là tác giả những cuốn sách sau : Geopolitics : From the Cold War to the 21st Century và America’s Global Role. Ông thường xuyên viết về lịch sử và chính sách đối ngoại cho Asian Review of Booksthe University Bookman, the Claremont Review of Books, The Diplomatthe South China Morning PostOrbis, Joint Force QuarterlyStrategic Reviewthe New York Journal of Books, và một số ấn bản phẩm khác. Ông hiện đang là công tố viên liên bang và là giáo sư phụ trợ về chính trị học tại Wilkes University.

Francis P. Sempa

Nguyên tác : Richard Nixon’s Asian Prophecy, The Diplomat, 20/12/2019

Phạm Nguyên Trường dịch

Nguồn : VNTB, 26/12/2019

Additional Info

  • Author Francis P. Sempa
Published in Diễn đàn

2019 : Thế giới thiệt hại hàng trăm tỉ đô la vì thảm họa tự nhiên (RFI, 27/12/2019)

Trong năm 2019, có ít nhất 15 thảm họa tự nhiên trên thế giới liên quan đến biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại trên 1 tỉ đô la/vụ, 7 vụ thiên tai gây thiệt hại ít nhất 10 tỉ đô la/vụ. Trên đây là số liệu do tổ chức phi chính phủ Christian Aid của Anh Quốc công bố vào hôm nay 27/12/2019.

asia1

Mang thức ăn phân phát cho những người dân bị kẹt trong lũ do trận bão Hagibis ở Shibata, Miyagi (Nhật) ngày 13/10/2019. CHARLY TRIBALLEAU / AFP

Dựa vào các nguồn dữ liệu mở trong các báo cáo của Liên Hiệp Quốc và các cơ quan nhà nước, các công trình nghiên cứu khoa học…, tổ chức phi chính phủ Christian Aid đã liệt kê 15 thảm họa tự nhiên gây thiệt hại nặng nề nhất : bão, ngập lụt, cháy rừng… Đợt cháy rừng ở California hồi tháng 11-12 làm Mỹ mất tới 25 tỉ đô la, cơn bão Hagibis ở Nhật (15 tỉ), đợt lũ lụt ở Midwest và miền nam nước Mỹ (12,5 tỉ), trận lũ hồi tháng 08 ở Trung Quốc (12 tỉ), cơn bão Dorian ở Nam Mỹ (11,4 tỉ).

Theo AFP, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tất cả các vụ thiên tai nói trên đều có liên quan đến biến đổi khí hậu và cho rằng mặc dù các con số thiệt hại vật chất là rất cao, nhưng chưa thể hiện hết những hậu quả mà người dân phải chịu đựng.

Tổ chức phi chính phủ Christian Aid cũng lưu ý là mặc dù ba thiên tai gây thiệt hại nặng nề nhất về vật chất liên quan đến hai nước giàu là Nhật và Mỹ, nhưng người dân của các nước nghèo nhất mới phải trả giá đắt nhất cho nạn biến đổi khí hậu. Hai thảm họa khiến nhiều người chết nhất là đợt lũ lụt ở miền bắc Ấn Độ lấy đi sinh mạng của 1.900 người và trận lũ Idai ở Mozambique khiến 1.300 người chết.

Hồi giữa tháng 12/2019, hãng bảo hiểm Thụy Sĩ Swiss Re đánh giá nền kinh tế thế giới thiệt hại 140 tỉ đô la vì thiên tai và các thảm họa do con người gây ra trong năm 2019, so với con số 176 tỉ đô la hồi năm 2018.

Thùy Dương

*******************

Philippines cấm cửa 2 nghị sĩ Mỹ, dọa siết chặt visa đối với người Mỹ (RFI, 27/12/2019)

Phát ngôn viên phủ tổng thống Philippines vào hôm nay, 27/12/2019, cho biết là hai thượng nghị sĩ Mỹ đã không được phép vào Philippine. Sắp tới đây Manila sẽ ra quy định nhập cảnh khắt khe hơn đối với công dân Hoa Kỳ, nếu Washington tăng cường trừng phạt về việc một nhà đối lập chỉ trích chính quyền bị bắt giữ.

asia2

Tổng thống Philippines Duterte trong một cuộc họp báo tại Manila, ngày 26/03/2017. Reuters/Romeo Ranoco

Trong một cuộc họp báo tại Manila, ông Salvador Panelo, người phát ngôn của tổng thống Philippines đã đọc một bản thông cáo xác nhận rằng hai thượng nghị sĩ Mỹ Richard Durbin và Patrick Leahy đã bị ông Duterte ra lệnh cấm cấp visa nhập cảnh.

Hai nhà lập pháp này đã vận động Quốc Hội Hoa Kỳ cấm nhập cảnh đối với mọi quan chức Philippines có liên can đến vụ bắt giam thượng nghị sĩ đối lập Philippines, bà Leila De Lima.

Ngoài ra, theo ông Panelo, tổng thống Philippines còn dự trù việc siết chặt chế độ visa đối với mọi công dân Mỹ nếu Washington áp dụng các biện pháp trừng phạt Manila trong vụ giam giữ bà Leila De Lima.

Philippines cho đến nay vẫn cho phép người Mỹ nhập cảnh và lưu trú 30 ngày mà không cần visa nhập cảnh. Trong 9 tháng đầu năm 2019, đã có 792.000 người Mỹ đến thăm Philippines, chiếm 13% khách nước ngoài đến đây, theo số liệu của chính phủ.

Quốc Hội Mỹ mới đây đã thông qua ngân sách 2020 trong đó có một điều khoản được hai thượng nghị sĩ Durbin và Leahy đưa vào, đề nghị trừng phạt những người dính líu đến việc cầm giữ bà De Lima, bị chính quyền Duterte cáo buộc vị phạm luật về ma túy sau khi bà tiến hành một cuộc điều tra về những vụ giết người hàng loạt trong chiến dịch bài trừ ma túy của ông Duterte.

Trong cuộc họp báo, phát ngôn viên của tổng thống Philippines đã cho rằng đề nghị giới hạn việc đi lại của các quan chức Philippines vì vụ bà De Lima bị cầm tù là một điều phi lý, vì bà De Lima không hề bị giam giữ trái phép mà chỉ bị tạm giam chờ ngày ra tòa. Đây không phải là một trường hợp truy bức.

Hoa Kỳ và Philippines là đồng minh có hiệp ước phòng thủ, nhưng đương kim tổng thống Duterte không mặn mà chút nào với người đồng minh kết ước này.

Mai Vân

*****************

Bắc Kinh lại dùng chiêu thị uy trước lúc Đài Loan bầu tổng thống (RFI, 27/12/2019)

Vào hôm qua 26/12/2019, chiếc tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc là chiếc Sơn Đông lại đi từ phía Nam ngược lên miền Bắc, băng qua eo biển Đài Loan. Theo các nhà phân tích, đây lại là một động thái thị uy của Trung Quốc nhằm phô trương sức mạnh quân sự, trước thời điểm Đài Loan tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 11/01 tới đây.

asia3

Các máy bay chiến đấu J15 trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc trong một cuộc tập trận. Ảnh chụp ngày 24/04/2018. AFP

Đây không phải là lần đầu tiên chiếc Sơn Đông di chuyển qua eo biển Đài Loan. Hôm 17/11 vừa qua, con tàu này, lúc đó chưa có tên, đã từng đi qua eo biển Đài Loan để xuống vùng Biển Đông với lý do được công bố là "hoạt động thử nghiệm khoa học và huấn luyện thường kỳ" tại vùng Biển Đông.

Theo một nhà bình luận quân sự tại Hồng Kông, được nhật báo South China Morning Post hôm qua trích dẫn, thì mục tiêu của Trung Quốc khi cho chiếc tàu sân bay mới áp sát Đài Loan là nhằm gửi đi một thông điệp cảnh cáo chính quyền Đài Bắc, trong bối cảnh tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nhiều triển vọng tái đắc cử trong cuộc bầu cử vào tháng tới.

Theo nhà bình luận này thì : "Chiếc hàng không mẫu hạm Sơn Đông cùng với chiếc Liêu Ninh có thể tạo thành một bộ đôi tác chiến. Hoạt động di chuyển qua eo biển Đài Loan có thể giúp hải đội tác chiến kèm theo tàu sân bay Trung Quốc thu thập thêm thông tin tình báo và kinh nghiệm địa hình phục vụ tình huống thực chiến".

Đối với chuyên gia này, động thái di chuyển qua eo biển Đài Loan còn nhằm cho thấy là vùng eo biển cũng như toàn bộ đảo Đài Loan nằm trong phạm vi của cả hai chiếc tàu sân bay Trung Quốc. Qua đó răn đe chính quyền Đài Loan rằng, nếu họ cố tìm kiếm con đường độc lập hoặc khiêu khích quân sự, họ chỉ có đi vào ngõ cụt.

Giới chuyên gia phân tích tại Hồng Kông gần đây đã cho rằng chiến thuật của Trung Quốc là dùng đến hai chiếc tàu sân bay và nhóm tác chiến kèm theo hai chiếc, để chặn đường không cho các lực lượng bên ngoài đến hỗ trợ Đài Loan trong trường hợp nổ ra chiến tranh.

Theo hãng tin Anh Reuters, một quan chức Đài Loan cấp cao thông thạo các vấn đề an ninh cũng nhận định rằng, chuyến băng qua eo biển Đài Loan hôm qua là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh để xen vào cuộc bầu cử Đài Loan.

Theo quan chức này, khi phô trương sức mạnh quân sự, Bắc Kinh đang muốn hù dọa thành phần cử tri Đài Loan chưa dứt khoát chọn bầu cho ứng cử viên Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến, theo xu hướng độc lập, hay cho ứng viên Hàn Quốc Du thuộc Quốc Dân Đảng thân Bắc Kinh.

Tuy nhiên, đối với quan chức Đài Loan kể trên, thì Bắc Kinh chắc cũng nhận thức được rằng hành vi đe dọa có thể là con dao hai lưỡi, nhưng điều khiến Trung Quốc lo lắng hơn cả là khả năng thảm bại của các lực lượng thân Trung Quốc trong cuộc bầu cử. Trung Quốc muốn thấy ứng cử viên của đảng đối lập Quốc Dân Đảng giành chiến thắng.

Chính quyền Đài Loan chưa có phản ứng gì về động thái mới nhất của Trung Quốc. Nhưng cách nay một tháng, sau khi chiếc hàng không mẫu hạm mới của Trung Quốc vượt eo biển Đài Loan lần đầu tiên, lãnh đạo ngành ngoại giao Đài Loan đã khẳng định rằng "Dân Đài Loan sẽ không bị hù dọa".

Trọng Nghĩa

****************

Ấn Độ : Chính quyền cắt internet đề phòng dân chúng biểu tình (RFI, 27/12/2019)

Phong trào phản kháng xã hội ở Ấn Độ liên quan đến luật mới về quyền công dân hôm qua vẫn tiếp diễn tại nhiều thành phố. Hôm nay 27/12/2019, chính quyền Ấn Độ lại tiếp tục ngắt đường truyền internet ở nhiều nơi trong cả nước để ngăn ngừa làn sóng biểu tình lan rộng, tiêu biểu nhất là ở bang Uttar Pradesh.

asia4

Cảnh sát dùng gậy đánh những người biểu tình chống luật công dân mới tại Lucknow, Ấn Độ. Ảnh chụp ngày 19/12/2019. STR / AFP

Có 20% dân bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ, theo Hồi Giáo. Thứ Sáu hàng tuần là ngày có lễ cầu nguyện quan trọng của người Hồi Giáo. Lo sợ biểu tình bùng phát mạnh trong ngày hôm nay, tại bang Uttar Pradesh, vài ngàn cảnh sát được vũ trang sáng nay đi tuần ở những quận đa số dân chúng là người Hồi Giáo và bắt giữ 5.000 người để đề phòng họ đi biểu tình. Hơn 1.000 người khác cũng bị bắt vì có liên quan đến phong trào phản kháng.

Chính quyền bang cũng ra lệnh cắt đường truyền internet trên điện thoại di động và dịch vụ tin nhắn tại 21/75 quận, kể cả ở thủ phủ Lucknow. Tại nhiều khu vực của bang này, internet đã bị cắt gần một tuần và mới được khôi phục lại hôm thứ Ba 24/12.

Phong tỏa internet là biện pháp thường xuyên được nhà chức trách Ấn Độ sử dụng để hạn chế dân chúng biểu tình. Theo AFP, Ấn Độ dẫn đầu thế giới về số vụ cắt đường truyền internet. Trang mạng internetshutdown.in thống kê trong năm 2019, chính quyền Ấn Độ đã cắt internet khoảng 100 lần.

Du khách nước ngoài bị trục xuất vì biểu tình

Một nữ du khách Na Uy tên là Janne-Mette Johansson, 71 tuổi, hôm nay cho AFP biết là bà bị nhà chức trách Ấn Độ trục xuất vì đã tham gia biểu tình phản đối luật mới quyền công dân của nước này. Bà Johansson phải rời Ấn Độ vào tối hôm nay. Đây là công dân Châu Âu thứ hai bị New Delhi trục xuất trong tuần này vì tham gia biểu tình.

Thùy Dương

*****************

Nhật Bản phái chiến hạm và phi cơ qua tuần tra ở vùng biển Trung Đông (RFI, 27/12/2019)

Lần đầu tiên từ khi thông qua các đạo luật mới về quốc phòng vào năm 2016 cho phép quân đội Nhật Bản tham gia các chiến dịch quân sự ở nước ngoài, Tokyo vào hôm nay, 27/12/2019 loan báo quyết định phái một khu trục hạm cùng hai phi cơ qua vùng Trung Cận Đông để góp phần bảo vệ các tuyến hàng hải trong khu vực.

asia5

Một phi cơ tuần tra hàng hải P3-C Orion của Nhật bay phía trên một tàu dầu trong hoạt động chống hải tặc ở vịnh Aden, Somalia. Ảnh chụp ngày 01/08/2015. Mandatory credit Kyodo/via Reuters

Theo phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản, Yoshihide Suga, hai chiếc phi cơ tuần tra hàng hải P-3C cùng một khu trục hạm tình báo sẽ được phái qua vùng Trung Đông vừa để "đảm bảo hòa bình và ổn định" trong khu vực, vừa nhằm "đảm bảo an toàn của các tàu vận tải phục vụ cho Nhật Bản".

Ông Suga nêu bật ví dụ là 90 % dầu thô mà Nhật Bản nhập khẩu đến từ vùng Trung Đông.

Theo hãng tin Pháp AFP, quyết định của Nhật Bản được đưa ra trong bối cảnh một số tàu chở dầu, trong số đó có một tàu Nhật Bản, bị tấn công ở vùng Vịnh, trong lúc một vài tàu khác đi qua vùng eo biển Ormuz bị Iran chận giữ.

Để đối phó với Iran, Hoa Kỳ đã lập ra một liên minh, triển khai chiến hạm trong vùng nhằm hộ tống tàu thuyền đi qua eo biển Ormuz.

Tuy nhiên, một phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Nhật Bản đã khẳng định với AFP rằng lực lượng Nhật Bản sẽ không tham gia liên minh của Mỹ cũng như không hoạt động tại vùng eo biển Ormuz, mà chỉ tuần tra ngoài khơi trên Vịnh Oman, ở vùng phía bắc Biển Ả Rập và trên Vịnh Aden.

Nhiệm vụ của lực lượng Nhật Bản ở vùng Trung Đông sẽ kéo dài một năm, và có thể được triển hạn.

Quyết định của Nhật Bản cử phi cơ và chiến hạm đến tuần tra ở vùng biển Trung Đông được đưa ra đúng ngày Iran khởi động một cuộc tập trận hải quân chung với Nga và Trung Quốc ở vùng Ấn Độ Dương và Vịnh Oman.

Theo đài truyền hình quốc gia Iran, nội dung tập trận bao gồm các hoạt động cấp cứu tàu thuyền bị hỏa hoạn hay bị cướp biển, cũng như các bài tập bắn đạn thật.

Vào hôm qua, Bắc Kinh cho biết là đã phái một khu trục hạm có trang bị tên lửa dẫn đường tới tham gia cuộc tập trận kéo dài bốn ngày. Theo một phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc, cuộc tập trận chỉ là một hoạt động "giao lưu quân sự bình thường" giữa ba lực lượng vũ trang, chứ "không nhất thiết gắn liền với tình hình khu vực".

Trọng Nghĩa

*****************

Hồng Kông : Ngày thứ ba xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát (RFI, 27/12/2019)

Phong trào phản kháng xã hội vẫn tiếp diễn trong những ngày nghỉ lễ Giáng Sinh ở Hồng Kông. Hôm qua thứ Năm 26/12/2019 là ngày thứ ba liên tiếp xảy ra xô xát giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát bên trong các trung tâm thương mại, nơi tập trung đông người trong dịp lễ tết cuối năm.

asia6

Người biểu tình tại trung tâm thương mại ở khu Sa Điền (Sha Tin), Hồng Kông ngày 25/12/2019. Reuters/Lucy Nicholson

Chiều hôm qua, đông đảo người biểu tình tập trung ở các trung tâm thương mại và giương biểu ngữ chống chính phủ và cảnh sát. Để nhận diện những người biểu tình mặc trang phục đen, nhiều cảnh sát chống bạo động đã xịt hơi cay và phun sơn xanh vào những người này. Nhiều vụ bắt bớ đã xảy ra.

Từ Hồng Kông, đặc phái viên RFI Stéphane Lagarde cho biết chi tiết :

"Có hơn 300 người bị bắt giữ, trong khi đó chính phủ ra nhiều thông cáo, 3 thông cáo trong vòng 24 giờ, để bác bỏ lời tố cáo của những người tham gia phong trào phản kháng về nạn bạo lực của cảnh sát.

Trong mấy ngày lễ này, lực lượng chống bạo động can thiệp bên trong các trung tâm thương mại, nơi những người biểu tình tập trung. Các hình ảnh một lần nữa lại được truyền đi khắp thế giới, đó là hình ảnh về các gia đình đi mua sắm với khuôn mặt che kín để tránh hơi cay.

Đối với lãnh đạo đặc khu, Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), chỉ có một thủ phạm duy nhất : những người tham gia phong trào phản kháng đã phá tan ngày lễ, làm hỏng Giáng Sinh. Đó là những từ đã được lãnh đạo đặc khu hành chính Hồng Kông sử dụng.

Các chuỗi cà phê, nhà hàng thuộc sở hữu của các doanh nghiệp Trung Quốc lục địa bị phá hoại … Ủy ban công nghiệp du lịch Hồng Kông cho biết ba ngày phản kháng vừa qua đã làm doanh thu trong lĩnh vực này sụt giảm. Ông chủ tịch sáng hôm nay, thứ Sáu, nói cũng giống như "điệu nhảy tango nào cũng cần có hai người", về tình trạng hiện nay, mỗi người trong xã hội đều có một phần trách nhiệm.

Còn báo South China Morning Post thì khẳng định trách nhiệm này cũng thuộc về chính quyền đặc khu. Cây bút xã luận của báo này viết, đối với người dân Hồng Kông, kỳ nghỉ Giáng Sinh không vui vẻ mà cũng không yên bình. Chính phủ cần tìm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng".

Thùy Dương

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Dân Hồng Kông sợ chung số phận với người Duy Ngô Nhĩ (RFI, 22/12/2019)

Đông đảo người dân Hồng Kông đấu tranh vì dân chủ đã tập trung chiều 22/12/2019 để tỏ lòng liên đới với người Duy Ngô Nhĩ. Nhiều người so sánh số phận của họ với tộc người theo Hồi giáo ở Tân Cương.

asia1

Người Hồng Kông biểu tình ủng hộ dân Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương ngày 22/12/2019. REUTERS/Lucy Nicholson

Khoảng 1.000 người đã tập trung ở một quảng trường nhìn ra biển, trên đảo Hồng Kông. Nhiều diễn giả lên phát biểu, khẳng định chế độ Bắc Kinh có thể trấn áp Hồng Kông, với những biện pháp đang được áp dụng ở Tân Cương.

Một người phát biểu : "Chúng ta không được quên những người chia sẻ cùng mục tiêu với chúng ta, đấu tranh vì tự do, vì nền dân chủ và phẫn nộ chống đảng cộng sản Trung Quốc".

Một công chức khẳng định với AFP : "Chính phủ Trung Quốc bị ám ảnh về kiểm soát, họ không dung thứ cho những ý kiến trái ngược. Họ sẽ làm tương tự với Hồng Kông những gì họ làm ở Tân Cương khi họ chiếm được thành phố này".

Rất nhiều người giương cờ "Đông Turkestan". Lực lượng cảnh sát đã đến giải tán cuộc tập hợp sau khi một số người biểu tình trèo lên tháo cờ Trung Quốc trên một toàn nhà chính phủ ở bên cạnh.

Người Hồi giáo Malaysia tuần hành ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ

Trong khi đó, hơn 100 thành viên của nhiều tổ chức Hồi giáo Malaysia đã tập trung ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ, trước trung tâm hội nghị Bangi Avenue Convention Centre, ở Kajang, ngoại ô Kuala Lumpur, nơi sứ quán Trung Quốc tổ chức chương trình Vẻ Đẹp Văn Hóa Tân Cương.

Trang Malaymail ngày 21/12/2019 cho biết cuộc tập hợp được tổ chức để phản đối chính sách tuyên truyền sai lệch của chính quyền Bắc Kinh, vì theo một người biểu tình, "người Duy Ngô Nhĩ vẫn bị trấn áp và bị cách ly, bị tập trung trong các trại cải tạo".

Thu Hằng

**************

Bắc Triều Tiên : Kim Jong-un họp Quân ủy Trung ương (RFI, 22/12/2019)

Hãng tin nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA hôm nay 22/12/2019 loan tin : Kim Jong-un đã triệu tập một cuộc họp mở rộng của Quân ủy Trung ương đảng Lao Động Triều Tiên, trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa là đến hạn chót Bình Nhưỡng đặt ra cho Washington về hồ sơ hạt nhân.

asia2

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại cuộc họp mở rộng của Quân ủy Trung ương đảng Lao Động Triều Tiên. Ảnh không đề ngày được hãng tin Bắc Triều Tiên KCNA công bố ngày 22/12/2019. KCNA via Reuters

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã trao đổi với các tướng lĩnh quân đội về các biện pháp, phương tiện tăng cường sức mạnh quân sự cho chế độ Bình Nhưỡng.

Ông Kim chính là chủ tịch Quân ủy Trung ương. Kim Jong-un đã đưa ra những phân tích tình hình trong và ngoài nước và đề ra các yêu cầu, nêu một cách chi tiết hướng đi của Bắc Triều Tiên. Lãnh đạo Kim đặc biệt đề cập đến phòng thủ quốc gia và khả năng quân sự để tự vệ.

Phi cơ giám sát của Mỹ bay trên báo đảo Triều Tiên

Trang theo dõi hàng không dân sự Aircraft Spots hôm nay cho biết Hoa Kỳ đã cho phi cơ giám sát RCA-135W bay trên bán đảo Triều Tiên. Chuyến bay được thực hiện vào cuối tuần này, nhưng Aircraft Spots không cho biết chính xác ngày bay. Đây là chuyến bay mới nhất trong hàng loạt chuyến bay giám sát mà phi cơ Mỹ thực hiện trong những tuần gần đây, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ và Bắc Triều Tiên tăng cao.

Tướng Mark Milley, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, hồi tuần trước, đã nói rằng Mỹ đã sẵn sàng cho "mọi tình huống" liên quan đến khả năng Bắc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa tầm xa.

Lãnh đạo Hàn Quốc, Nhật và Trung Quốc gặp nhau tại Bắc Kinh

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến ​​sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào thứ Hai 23/12/2019. Sau đó, hai lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ có cuộc gặp với thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Theo Reuters, mặc dù các nhà lãnh đạo dự kiến ​​sẽ thảo luận về các vấn đề kinh tế, nhưng dường như Bắc Triều Tiên sẽ là chủ đề chính trong chương trình nghị sự.

Còn đặc sứ Mỹ về Bắc Triều Tiên Stephen Biegun đã gặp hai nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc hôm thứ Sáu 20/12 trong chuyến thăm hai ngày tới Bắc Kinh, sau khi có cuộc gặp tương tự ở Hàn Quốc và Nhật Bản trước đó. Các nhà ngoại giao của các nước đang nỗ lực để ngăn chặn cuộc đối đầu mới với chế độ Bình Nhưỡng.

Thùy Dương

********************

Bầu cử tổng thống Đài Loan : Thái Anh Văn dẫn đầu các cuộc thăm dò (RFI, 22/12/2019)

Bà Thái Anh Văn đang dẫn đầu các cuộc thăm dò ý kiến bỏ phiếu bầu cử tổng thống Đài Loan, sẽ diễn ra vào ngày 11/01/2020. Sự can thiệp của Trung Quốc vào các cuộc bầu cử ở Đài Loan, phong trào dân chủ ở Hồng Kông, cũng như sự ủng hộ về mặt quân sự của Washington với Đài Bắc là một số nguyên nhân giúp điểm tín nhiệm của đương kim tổng thống gia tăng.

asia3

Tổng thống Thái Anh Văn phát biểu tại một cuộc tập trận ở Chương Hóa ngày 28/05/2019 tại Đài Loan, mô phỏng một cuộc xâm lăng của Trung Quốc. Reuters - Ảnh minh họa

Theo kết quả nhiều cuộc thăm dò, được trang Channel News Asia đăng ngày 21/12/2019 trích dẫn, bà Thái Anh Văn, 63 tuổi, thuộc đảng Dân Tiến, nhận được từ 35% đến 50% ý định bầu, bỏ xa đối thủ Hàn Quốc Du (Han Kuo Yu), thị trưởng Cao Hùng thuộc Quốc Dân Đảng, bị coi là thân Bắc Kinh, chỉ được từ 15% đến 30%.

Nhà phân tích chính trị Wang Yeh Lih, thuộc Đại Học Quốc gia Đài Loan, phân tích : "Tâm lý chống Trung Quốc ngày càng trở thành một yếu tố quyết định trong các cuộc thăm dò". Đảng Dân Tiến vận động bầu cử với khẩu hiệu : "Chống Trung Quốc, Bảo vệ Đài Loan" và kêu gọi cử tri nhìn vào trường hợp "Hồng Kông hiện nay có thể là sẽ là Đài Loan trong tương lai". Dù Hồng Kông được hưởng quy chế "một quốc gia, hai chế độ", Bắc Kinh vẫn can thiệp sâu rộng vào đặc khu hành chính này.

Điểm tín nhiệm đối với tổng thống Thái Anh Văn bắt đầu gia tăng từ tháng 01/2019 sau khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong một bài diễn văn, khẳng định thống nhất Đài Loan là "điều không tránh được" và sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần. Tiếp theo, Bắc Kinh gia tăng sức ép đối với Đài Bắc : khẳng định Đài Loan là thuộc phần lãnh thổ "một nước Trung Hoa thống nhất", cắt đường liên lạc chính thức, gia tăng sức ép quân sự và kinh tế, cô lập Đài Loan trên trường quốc tế…

Tuy nhiên, theo AFP, Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ Đài Loan, đặc biệt là về lĩnh vực quân sự. Trong Luật Ngân Sách Quân Sự năm 2020, được tổng thống Donald Trump ký ngày 20/12, Washington "ủng hộ việc tăng cường khả năng quốc phòng và khả năng chiến đấu của Đài Loan, phát triển huấn luyện chung, bán vũ khí cho nước ngoài và quan hệ giữa các sĩ quan cấp cao". Luật mới của Mỹ cũng yêu cầu bộ trưởng Quốc Phòng tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Đài Bắc trong "các lĩnh vực quân sự, kinh tế, thông tin, ngoại giao và internet".

Dân Cao Hùng chia rẽ trong việc chống và ủng hộ thị trưởng

Ngày 21/12, vài trăm nghìn người đã xuống đường tuần hành ở thành phố Cao Hùng, nhưng chia thành hai phe, một bên ủng hộ thị trưởng Cao Hùng trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, bên kia đòi ông Hàn Quốc Du từ chức.

Phóng sự của thông tín viên RFI Adrien Simorre từ Cao Hùng :

"Một cuộc đọ sức thực sự đã diễn ra trên đường phố Cao Hùng, thành phố lớn thứ hai của Đài Loan. Đầu tiên là một cuộc tuần hành công dân được tổ chức để yêu cầu thị trưởng Hàn Quốc Du từ chức. Ông này cũng là ứng viên của Quốc Dân Đảng trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan. Lý do người biểu tình phản đối ông Hàn Quốc Du là cách quản lý thành phố không đúng đắn, nhưng sâu xa hơn là ông Hàn có quan điểm mập mờ với Bắc Kinh.

Eason, một sinh viên đại học Cao Hùng, hô vang : "Đài Loan, hãy thức tỉnh đi !". Anh nói : "Trước khi ứng viên Hàn Quốc Du xuất hiện, Quốc Dân Đảng không thân Bắc Kinh đến như này. Tôi không thực sự thích tổng thống hiện nay, nhưng ít nhất, tôi nghĩ rằng bà ấy có thể bảo vệ chủ quyền của Đài Loan trước Trung Quốc".

Chỉ cách đó vài cây số, Quốc Dân Đảng cũng tổ chức tỉ mỉ một cuộc tuần hành đáp trả. Rất nhiều xe ca được huy động, một sân khấu nhạc được dựng lên. Đây là một cuộc biểu dương lực lượng, chỉ ba tuần trước cuộc bầu cử tổng thống, như giải thích của người phát ngôn thành phố.

Ông nói : "Chúng tôi có đông người hơn nhiều ! Điều này cho thấy đa số người dân ủng hộ ứng viên tranh cử tổng thống Hàn Quốc Du".

Vào cuối ngày, mỗi bên đều tuyên bố có vài trăm nghìn người tham gia cuộc tuần hành do họ tổ chức, nhưng khó có thể phân định hơn thua. Cuộc tập hợp lần tới được ấn định vào ngày 11/01/2020, nhưng sẽ trực tiếp diễn ra ở phòng phiếu".

Thu Hằng

******************

Hải Quân Philippines cảnh báo về đề án sân bay có Trung Quốc tham gia (RFI, 21/12/2019)

Một số quan chức Hải Quân Philippines đã lo lắng theo dõi kỹ lưỡng sự can dự của Trung Quốc vào một đề án trị giá 10 tỷ đô la nhằm xây dựng một sân bay mới gần Manila. Theo báo Nhật Bản Nikkei Asian Review số ra ngày 20/12/2019, lý do gây lo ngại là việc Trung Quốc tham gia công trình này hàm chứa nhiều đe dọa đối với an ninh và quốc phòng Philippines.

asia4

Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC) tham gia nhiều dự án bồi đắp, gia cố đảo nhân tạo, trong ảnh là Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa. CSIS/Reuters

Theo tờ báo Nhật Bản, mới đây, một tập đoàn Nhà Nước Trung Quốc là Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC) đã liên kết với công ty dịch vụ hàng không Macroasia của một tỷ phú Philippines để giành được gói thầu xây dựng một sân bay trị giá 10 tỷ USD ở ngoại ô thủ đô Manila.

Điều được Nikkei Asian Review nêu bật là tập đoàn Xây Dựng Truyền Thông Trung Quốc chính là đơn vị đã xây dựng một loạt tiền đồn quân sự Trung Quốc ở Biển Đông, trong lúc sân bay mới của Philippines lại nằm gần một loạt cơ sở quân sự rất nhạy cảm của Manila.

Một quan chức Hải Quân Philippines cấp cao xin giấu tên đã xác nhận với tờ báo Nhật Bản : "Đấy không chỉ là một mối lo ngại đối với Hải Quân và lực lượng vũ trang Philippines, mà còn đối với cả đất nước Philippines".

Nằm cách trung tâm thành phố Manila khoảng 35 km, sân bay được cho là một giải pháp tốt để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông hàng không của thủ đô Philippines.

Thế nhưng, sân bay Sangley Point lại nằm ở tỉnh Cavite, gần Bộ Chỉ Huy nhiều cơ quan trọng yếu của Hải Quân, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ quan trọng cho quân đội như tiếp tế nhiên liệu, kết nối điện, và một loạt dịch vụ hậu cần khác.Sân bay cũng nằm trên vịnh Manila, nơi đặt bản doanh của Hải Quân Philippines.

Cựu tư lệnh Hải Quân Philippines đã về hưu Alexander Pama cho rằng nếu được tiến hành với sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc gây tranh cãi đó, dự án sẽ là hiểm họa treo lơ lửng trên đầu Philippines.

Trong một bài đăng trên Facebook, vị cựu tư lệnh này cho rằng "Trong lịch sử Philippines, các căn cứ hải quân và không quân được đặt ở khu vực hiện tại chính là vị trí chiến lược của nơi đó trong việc giúp bảo vệ thủ đô Manila".

Trọng Nghĩa

********************

Ngoại trưởng Malaysia : Đường 9 đoạn Trung Quốc là yêu sách "lố bịch" (RFI, 21/12/2019)

Khẩu chiến giữa Kuala Lumpur và Bắc Kinh về chủ quyền Biển Đông vừa tăng thêm một mức. Trong một bài trả lời phỏng vấn báo chí ngày 20/12/2019, ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah đã không ngần ngại đánh giá rằng việc Trung Quốc đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông là một yêu sách "lố bịch".

asia5

Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah. Ảnh chụp ngày 03/08/2018. CC/U.S. Department of State

Tuyên bố của ngoại trưởng Malaysia được cho là nhằm đáp trả lời tố cáo hôm 16/12 của Bắc Kinh, theo đó Kuala Lumpur đã vi phạm chủ quyền "lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Đông khi nộp đơn lên Liên Hiệp Quốc xin công nhận thềm lục địa mở rộng.

Theo đài truyền hình Ả Rập Al Jazeera, ngoại trưởng Malaysia đã khẳng định rằng việc nước ông quyết định xin mở rộng vùng thềm lục địa ra ngoài phạm vi 200 hải lý ở Biển Đông nằm trong "quyền chủ quyền" của Malaysia.

Về yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, ông Saifuddin đã không ngần ngại đánh giá : "Về phần Trung Quốc, việc họ tuyên bố rằng toàn bộ Biển Đông thuộc về họ, theo tôi điều đó thật lố bịch".

Vào ngày 12/12, Malaysia đã chính thức nộp đơn lên lên Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa (CLCS) của Liên Hiệp Quốc xin công nhận vùng thềm lục địa ở phía bắc Biển Đông nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của nước này. Đây là yêu cầu của Malaysia đối với phần còn lại của thềm lục địa nước này, vì trước đó, vào năm 2009, Malaysia và Việt Nam đã cùng đệ trình phần thềm lục địa của hai nước ở phía nam Biển Đông.

Động thái mới của Malaysia đã khiến Trung Quốc giận dữ. Phái bộ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã lập tức gởi thơ cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc yêu cầu không xem xét đề nghị của Malaysia, trong lúc bộ Ngoại Giao Trung Quốc gởi công hàm phản đối Malaysia là đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và "các tiêu chuẩn về quan hệ quốc tế".

Trung Quốc đã viện ra luật lệ quốc tế để phản đối Malaysia, trong lúc chính Bắc Kinh đã phớt lờ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye đánh giá rằng các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông nằm bên trong đường chín đoạn hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Phó Chủ tịch Trung Quốc : Thế giới ‘không thể tách khỏi’ Bắc Kinh (VOA, 08/07/2019)

Hôm 8/7, Phó Chủ tịch Trung Quc Vương Kỳ Sơn nói rng Trung Quc và phn còn li ca thế gii "phi cùng tn ti".

backinh1

Phó Chủ tch Trung Quc Vương Kỳ Sơn phát biu hôm 8/7/2019 ti Din đàn Hòa bình Thế gii ĐH Thanh Hoa th đô Bc Kinh.

Reuters nhận đnh rng phát biu ca ông Vương gián tiếp nhm vào M, trong bi cnh Bc Kinh đang tìm cách gii quyết cuc thương chiến căng thng vi Hoa Kỳ.

"Sự phát trin ca Trung Quc s không th tách khi thế gii. S phát trin ca thế gii cũng s không th tách khi Trung Quc", ông Vương Kỳ Sơn phát biu ti Din đàn Hòa bình Thế gii Đại học Thanh Hoa th đô Bc Kinh, theo Reuters.

"Các nước ln phi đm nhn trách nhim ca mình và làm gương, đóng góp nhiu hơn cho hòa bình và n đnh toàn cu, và m rng con đường phát trin chung", ông Vương nói thêm.

Trang South China Morning Post trích lời ông Vương Kỳ Sơn nói rng Bc Kinh nên tiếp tc cam kết vi tiến trình toàn cu hóa kinh tế bt chp nhng thách thc t cuc chiến thương mi vi Hoa Kỳ.

Ông Vương cũng cnh báo v "ch nghĩa bo h dưới danh nghĩa an ninh quốc gia", dù không trc tiếp nhc đến M, và kêu gi các cường quc đóng góp nhiu hơn vào hòa bình, n đnh thế gii.

Cũng tại din đàn này, Th trưởng Ngoi giao Trung Quc Lc Ngc Thành nói rng Hoa Kỳ không nên đ li cho Trung Quc v nhng vấn đ mà Washington đang gp phi.

"Xem Trung Quốc là k thù không phi là mt hành đng hp lý", B Ngoi giao Trung Quc trích li ông Lc nói.

Ông Lạc nói thêm rng Trung Quc s không dng lên "nhng bc tường cao" hay "t tách khi bt kỳ quc gia nào".

*******************

Nepal hủy lễ mừng sinh nhật Đạt Lai Lạt Ma do áp lực của Trung Quốc (RFI, 08/07/2019)

Lễ mừng sinh nhật 84 tuổi của Đạt Lai Lạt Ma tại Nepal đã bị chính quyền nước này hủy bỏ, dưới sức ép của Trung Quốc. Một nguồn tin chính thức từ Katmandou hôm qua 07/07/2019 cho AFP biết như trên.

backinh2

Ảnh tư liệu : Người Tây Tạng tại Kathmandu, Nepal, kỷ niệm cuộc nổi dậy ngày 10/03/1959 (Ảnh chụp ngày 10/03/2012) Reuters/Rajendra Chitrakar

Ông Krishna Bahadur Katuwal, một quan chức Nepal nói với hãng tin Pháp : "Chính quyền không cho phép vì có thể ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh. Cũng có thể là không có chuyện gì xảy ra, nhưng chúng tôi phải thận trọng trước khả năng diễn ra những hành động không hay, thậm chí là tự thiêu".

Cảnh sát được tăng cường đông đảo hôm thứ Bảy tại các khu vực người Tây Tạng sinh sống, nhất là tại một tu viện nơi dự kiến tổ chức lễ sinh nhật.

Một thành viên trong ban tổ chức cho biết : "Đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, nhưng rốt cuộc lại không được phép tổ chức. Chính quyền ngày càng tỏ ra cứng rắn với chúng tôi". Cuối cùng lễ mừng sinh nhật nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng chỉ diễn ra trong vòng thân mật.

Việc hủy bỏ lễ sinh nhật Đạt Lai Lạt Ma là dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc đối với Nepal, nơi lâu nay cộng đồng 20.000 người Tây Tạng vẫn sống bình an. Dưới áp lực của Bắc Kinh, chính quyền cộng sản Katmandou gần đây đã tỏ ra khắt khe hơn với cộng đồng lưu vong này, hầu hết trong số họ đã chạy trốn khỏi Tây Tạng sau vụ nổi dậy ngày 10/03/1959.

Trung Quốc năm ngoái đã đầu tư 60 triệu đô la vào cơ sở hạ tầng của nước láng giềng nghèo khó Nepal, gồm thủy điện, đường sá…Tháng 5/2017, Nepal tham gia dự án "Một vành đai, một con đường" đầy tham vọng của Bắc Kinh.

Thụy My

*****************

Ấn Độ điều tra thép nhập khẩu từ Việt Nam (RFA, 08/07/2019)

Tổng vụ Phòng vệ thương mại (DGTR) thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ vào ngày 3 tháng 7 đã mở cuộc điều tra đối với sản phẩm thép cuộn không gỉ cán phẳng có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.

backinh3

Ấn độ điều tra các sản phẩm thép cuộn chống gỉ can phẳng của Việt Nam (Ảnh minh họa) Photo :trav.gov.vn

Tin tức của Phòng thương mại & công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, việc điều tra của DGTR xuất phát từ việc khiếu kiện của Hiệp hội sản xuất thép không gỉ và một số công ty sản xuất của Ấn Độ đối với mặt hàng thép cuộn không gỉ cán phẳng mang mã HS : 7219 và 7220. Theo đó, Hiệp hội Sản xuất thép Ấn Độ cho rằng sản phẩm thép nhập khẩu đã nhận được các khoản thuế ưu đãi, miễn giảm thuế, hỗ trợ xuất khẩu nên đã gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa của Ấn Độ.

Việc điều tra sẽ xem xét thép nhập vào Ấn Độ trong 12 tháng từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019.

Theo Vietnamnet, Cục phòng vệ Thương mại Việt Nam đã yêu cầu các công ty sản xuất thép trong nước cung cấp các thông tin liên quan đến vụ việc này gửi đến DGTR trong vòng 40 ngày kể từ 3 tháng 7. Nếu trong thời hạn qui định, DGTR không nhận được thông tin bổ sung từ phía Việt Nam, DGTR sẽ sử dụng các dữ liệu bất lợi có sẵn để tính mức thuế chống trợ cấp.

14 quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng nằm trong diện điều tra này gồm Trung Quốc, Nam Hàn, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, Mỹ, Thái Lan, Nam Phi, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Hong Kong. Singapore, Mexico và Malaysia.

Đây là lần thứ 3 trong năm nay, sản phẩm thép Việt Nam bị cáo buộc bán phá giá. Vụ việc gần đây nhất là vào ngày 3 tháng 7, Hoa Kỳ đã nâng mức thuế lên đến hơn 450% đối với mặt hàng thép chống gỉ và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam.

Trong tháng 5/2018. Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng đã đánh thuế chống bán phá giá 200% và thuế chống trợ cấp gần 260% lên sản phẩm thép cán nguội sản xuất ở Việt Nam nhưng sử dụng vật liệu từ Trung Quốc.

Published in Châu Á

Nỗ lực cải tổ quân đội của Tập Cận Bình để thay thế Mỹ tại Châu Á (BBC, 26/04/2019)

"Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cải tổ lại Quân đội Nhân dân Trung Hoa thành một lực lượng nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với quân đội Hoa Kỳ - thậm chí vượt mặt ở một số lĩnh vực. Chiến thắng của Hoa Kỳ trước Trung Quốc trong một cuộc chiến khu vực không còn được đảm bảo".

tcb1

Tập Cận Bình muốn chấm dứt kỷ nguyên thống trị Châu Á của Mỹ

Đó là nhận định theo bài phân tích mới nhất David Lague và Benjamin Kang Lim của Reuters, đánh giá lại những nỗ lực của Tập Cận Bình trong việc thâu tóm và phát triển Quân đội Nhân dân Trung Hoa để tìm cách thay thế Mỹ thành gã khổng lồ về quân sự tại Châu Á.

Bài viết mang tiêu đề "Trung Quốc đang thay thế Mỹ thành gã khổng lồ quân sự tại Châu Á như thế nào ?" đặt vấn đề, nhưng chưa trả lời được phần "như thế nào". Dầu vậy, cũng đưa ra được nhiều thông tin, chi tiết đáng chú ý.

tcb2

Lực lượng diễu binh chuẩn bị cho sự xuất hiện của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hồng Kông là một trong những sự kiện kỷ niệm 20 năm thành phố này được Anh trả về Trung Quốc hôm 30/6/2017

Tập Cận Bình muốn chấm dứt sự thống trị Châu Á của Mỹ

"Hoa Kỳ có thể thua", cựu Đô đốc Hoa Kỳ Gary Roughead, người từng nắm vị trí hàng đầu trong Hải quân Hoa Kỳ và giờ là đồng chủ tịch ban đánh giá lưỡng đảng về chiến lược quốc phòng của chính phủ của ông Trump, nói.

Rõ ràng là Tập Cận Bình muốn chấm dứt kỷ nguyên thống trị của Hoa Kỳ ở Châu Á.

"Trong phân tích kết luận cuối cùng, người Châu Á sẽ quyết định các vấn đề của Châu Á, giải quyết các vấn đề của Châu Á và bảo vệ an ninh của Châu Á", ông Roughead nói trong một bài phát biểu năm 2014 với các nhà lãnh đạo nước ngoài về an ninh khu vực.

Chủ tịch Trung Quốc không chỉ đang cách mạng hóa Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Ông Tập đang thực hiện một loạt các động thái đang làm thay đổi Trung Quốc và cả trật tự toàn cầu. Ông Tập đã từ bỏ cái cách của Đặng Tiểu Bình rằng Trung Quốc nên che giấu sức mạnh của mình và chờ đợi thời cơ. Nhưng giờ với ông Tập, thời gian chờ đợi đã kết thúc.

tcb3

Một tàu ngầm Vạn lý Trường thành 236 của Hải quân Trung Quốc tham gia cuộc diễu hành hải quân để kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân ở vùng biển gần Thanh Đảo, phía đông tỉnh Sơn Đông hôm 23/4

Các bài phát biểu của ông Tập luôn đề cập nhiều đến "Giấc mơ Trung Quốc" của ông, nơi mà một quốc gia cổ đại phục hồi từ sự sỉ nhục bởi cuộc xâm lăng của ngoại bang và lấy lại vị trí xứng đáng của mình như một quyền lực thống trị ở Châu Á.

Nỗ lực này được thể hiện qua những ví dụ tiêu biểu của quyền lực mềm : Chương trình Vành đai và Con đường trị giá hàng tỷ đô la để xây dựng một mạng lưới cơ sở hạ tầng và thương mại toàn cầu với Trung Quốc, và kế hoạch "Made in China 2025" để biến đất nước này thành một gã khổng lồ về sản xuất công nghệ cao.

Nhưng bước đi táo bạo nhất vẫn là việc ông ta mở rộng sức mạnh cứng của Trung Quốc, thông qua việc tái cơ cấu lại PLA, lực lượng chiến đấu lớn nhất thế giới.

Cải tổ lại Quân đội Giải phóng Nhân dân

Năm 1938, trong lúc diễn ra một chiến dịch để đưa Trung Quốc vào tay cai trị của Đảng Cộng sản, nhà lãnh đạo cách mạng Mao Trạch Đông đã viết : "Kẻ nào có quân đội, kẻ đó có quyền lực".

Tập Cận Bình, người kế vị mới nhất của Mao, đã biến câu nói đó thành hiện thực.

Chính ông Tập đã mặc lên mình bộ quân phục rằn ri, tự tuyên làm tổng tư lệnh và nắm quyền kiểm soát lực lượng quân đội hai triệu quân hùng mạnh của Trung Quốc, Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA).

Tập Cận Bình đã chuyển PLA từ một lượng bộ binh truyền thống sang một lực lượng hùng mạnh trên biển.

Đây là cuộc đại tu lớn nhất của PLA kể từ khi Mao dẫn dắt đến chiến thắng trong cuộc nội chiến và thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào 1949.

Ông đã phá vỡ bộ máy quân sự quan liêu dưới thời Mao. Một loạt chỉ huy mới báo cáo trực tiếp đến ông Tập, người nắm giữ vị trí chủ tịch của Quân ủy trung ương, cơ quan ra quyết định quân sự hàng đầu Trung Quốc.

Cốt lõi của tầm nhìn đổi mới quốc gia này là một quân đội trung thành, không tham nhũng mà ông Tập yêu cầu phải sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng.

Từ đầu, chiến dịch thanh trừng tham nhũng và thăng chức cho các quan chức trung thành cho thấy rõ ông Tập có kế hoạch trong việc cải tổ PLA.

Từ giữa 2015, ông ta đã cắt 300.000 nhân viên hành chính và không phải chiến đấu trước khi tiến hành một cuộc đại tu toàn diện về cấu trúc quân sự.

Ông xóa bỏ bốn "tổng cục" quân đội thành lập dưới thời Mao, vốn đã trở nên quá quyền lực, tự trị và vô cùng tham nhũng, theo như Li Nan, chuyên gia về quân đội Trung Quốc nói từ Đại học Quốc gia Singapore.

Ông Tập đã thay thế nó bằng 15 cơ quan, báo cáo trực tiếp cho Hội đồng Quân ủy Trung ương do ông Tập làm chủ tịch.

tcb4

Lễ thượng kỳ trong cuộc diễu hành quân sự để kỷ niệm 90 năm thành lập của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại căn cứ huấn luyện quân sự Zhurihe ở Khu tự trị Nội Mông, ngày 30 tháng 7 năm 2017

Ông cũng loại bỏ bảy khu vực quân sự dựa trên địa lý và thay thế chúng bằng Ngũ đại chiến khu mới.

Các đại chiến khu này, có thể cho là tương đương với các bộ chỉ huy lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm về các hoạt động quân sự và tập trung mạnh mẽ vào việc kết hợp các khả năng không quân, trên bộ, hải quân và các khả năng khác của lực lượng vũ trang Trung Quốc để phù hợp với chiến tranh hiện đại.

Biển Đông - Vạn lý Trường thành trên biển

Chính Tập Cận Bình là người đã các hoạt động nạo vét và xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông vào 2013, theo như một bài xã luận tháng 7/2017 trên tờ Thời báo Nghiên cứu, cơ quan ngôn luận chính thức của Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng.

Bài xã luận coi những hoạt động này tương đương với việc "xây dựng một Vạn lý Trường thành trên biển".

Việc củng cố các tiền đồn ở Biển Đông, gồm các đơn vị tên lửa có nghĩa là Trung Quốc gần như đã thôn tính một vùng rộng lớn của vùng biển này.

Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Philip Davidson trước đó đã nói với một ủy ban của Quốc hội rằng Trung Quốc hiện có khả năng kiểm soát Biển Đông về mọi viễn cảnh "xung đột ngầm" (Short of war) - bằng sách sử dụng lực lượng quân sự một cách chọn lọc và kiềm chế để ép buộc sự tuân thủ theo ý định của cơ quan kiểm soát vũ lực.

tcb5

Một đơn vị Hải quân Trung Quốc tuần tra tại Đảo Phú Lâm, thuộc Quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc gọi là Quần đảo Xisha, ngày 29 tháng 1 năm 2016. Dòng chữ trên đá đọc, "Xisha Old Dragon ". Old Dragon là tên địa phương của một bãi đá gần Đảo Phú Lâm

Ông Tập cũng đang đẩy mạnh áp lực quân sự đối với Đài Loan, Nhật Bản và Ấn Độ - các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực.

Bên cạnh một kho tên lửa khổng lồ có khả năng tấn công Đài Loan, lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc đang thực hiện các cuộc tập trận ngày càng phức tạp, thường xuyên bao vây hòn đảo tự trị này

Dù vậy, bài phân tích lại cho rằng bản thân bên trong PLA vẫn có những câu hỏi về khả năng cạnh tranh với lực lượng của Hoa Kỳ và các cường quốc quân sự tiên tiến khác.

Trong nhiều bài bình luận được công bố, các sĩ quan và chiến lược gia Trung Quốc chỉ ra rằng PLA thiếu kinh nghiệm trong xung đột, thiếu sót về công nghệ và thất bại trong việc tìm cách chỉ huy và kiểm soát hiệu quả.

Dù vậy nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ đổi mới lực lượng Quân đội Nhân dân Trung Quốc, mà còn đang thay đổi vị thế của Trung Quốc trên thế giới - trở thành một thách thức về mọi phương diện đối với Hoa Kỳ.

******************

Trung Quốc lấy làm tiếc vấn đề Biển Đông làm tổn hại quan hệ với Anh (VOA, 26/04/2019)

Phó Thủ tướng Trung Quc H Xuân Hoa hôm 25/4 nói vi B trưởng Tài chính Anh Philip Hammond đang thăm Bc Kinh rng tht đáng tiếc vn đ Bin Đông đã gây phương hi cho các mi quan h gia hai nước, sau khi mt tàu chiến ca Anh hi tháng 8 năm ngoái đã đi sát qua các đảo mà Trung Quc có tuyên b ch quyn.

tcb6

Tàu khu trục HMS Argyll ca Anh và các tàu ca Nht Bn trong mt cuc tp trn chung trên bin n Đ Dương hôm 26/9/2018. Tàu chiến ca Anh đã đi qua Eo bin Đài Loan làm quan h gia Anh và Trung Quc có nhiu biến đng.

"Thật đáng tiếc vì k t tháng 8 năm ngoái các mi quan h gia hai nước chúng ta đã chng kiến nhng biến đng vì vn đ Bin Nam Trung Hoa (mà Vit Nam gi là Bin Đông) và các cuc đi thoi giữa hai chính phủ cũng như các d án hp tác b ngưng tr", ông H nói vi B trưởng Hammond trong cuc hp Bc Kinh.

Bộ trưởng Anh tán đng các phát biu ca phó th tướng Trung Quc rng có "mt s khó khăn trong vic thúc đy mt mi quan h tích cc mà các nhà lãnh đạo ca hai bên đã đ ra".

"Tất nhiên ông hiu rng Vương quc Anh không thiên v trong các vn đ Bin Nam Trung Hoa (tc Bin Đông)", ông Hammond nói.

Theo Reuters

**********************

Paris và Bắc Kinh tranh cãi về quyền tự do hàng hải ở eo biển Đài Loan (RFI, 25/04/2019)

Đối phó với Mỹ chưa xong, giờ đây, Trung Quốc lại phải quay sang đối phó với Pháp trên vấn đề eo biển Đài Loan.

tcb7

Thủy thủ Pháp canh gác trên chiến hạm Vendemiaire lúc đang chuẩn bị cập cảng quốc tế ở Manila, ngày 12/03/2018. TED ALJIBE / AFP

Vào hôm nay, 25/04/2019, chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi Bắc Kinh chính thức loan báo là đã gởi công hàm phản đối vụ một chiến hạm Pháp đi qua eo biển Đài Loan vào đầu tháng Tư, Paris đã phản ứng, tái khẳng định quyền tự do hàng hải trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.

Nguyên nhân dẫn đến tranh cãi là sự kiện một chiến hạm Pháp, được xác định là chiến hạm Le Vendémiaire, hôm 06/04 vừa qua, đã đi qua eo biển Đài Loan.

Bắc Kinh đã công khai tố cáo hành động bị coi là xâm nhập lãnh hải Trung Quốc một cách bất hợp pháp, đồng thời cho biết là đã gởi công hàm cực lực phản đối đến nước Pháp. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn cho biết là hải quân nước này đã cho chiến hạm của mình ra nhận dạng và xua đuổi tàu Pháp.

Cho đến hôm nay, Paris hoàn toàn kín tiếng về hoạt động của chiếc Le Vendémiaire ở vùng eo biển Đài Loan, nhưng những lập luận có thể nói là đao to búa lớn của Trung Quốc đã khiến Pháp phải phản ứng.

Theo hãng tin Pháp AFP, một cộng sự viên của bộ trưởng bộ Quân Lực Pháp Florence Parly vào hôm nay đã xác định hai điểm : Trước hết là Pháp luôn luôn gắn bó với "quyền tự do hàng hải, phù hợp với luật biển", và kế đến là "Hải quân Pháp trung bình mỗi năm đều đi qua eo biển Đài Loan một lần, mà không gây nên bất kỳ một sự cố hay phản ứng nào".

Sự kiện Paris nhắc nhở Bắc Kinh về quyền tự do đi lại tại vùng eo biển Đài Loan diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc trên vấn đề Đài Loan, với việc Mỹ tăng cường nhịp độ cho chiến hạm của mình băng qua eo biển Đài Loan, gây ra những phản ứng gay gắt từ phía Bắc Kinh.

Gần đây nhất là hồi tháng Hai vừa qua, Trung Quốc cũng đã phản đối Mỹ cho chiến hạm băng qua eo biển Đài Loan và tố cáo một "hành động khiêu khích".

Theo giới quan sát, việc tàu chiến Pháp đi qua eo biển Đài Loan là một dấu hiệu cho thấy các đồng minh của Mỹ đang tăng cường thực hiện quyền tự do đi lại tại những vùng biển quốc tế gần Trung Quốc. Sau Pháp, các nước như Nhật, Úc cũng có thể nghĩ đến việc có những hành động tương tự.

Về phần nước Pháp, việc Paris tái khẳng định quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế nằm trong chiến lược mới của Pháp muốn đóng một vai trò năng nổ hơn trong khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương. Trong ba năm gần đây, hầu như năm nào Pháp cũng cử tầu đến khu vực Biển Đông. Trong một quyết định đầy tính biểu tượng, tầu sân bay Charles de Gaulle đã được phái qua thi hành nhiệm vụ ở vùng Ấn Độ Dương sẽ ghé Singapore, nhưng sẽ không đi qua Biển Đông.

Đối với ông Abraham Denmark, cựu phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ phụ trách Đông Á, "sự cố" Đài Loan đã phản ánh cách tiếp cận mới của Pháp đối với Trung Quốc và vùng Châu Á Thái Bình Dương. Đối với Trung Quốc, các nước như Pháp không còn đơn thuần xem xét qua lăng kính thương mại mà còn từ quan điểm quân sự.

Điều quan trọng, theo chuyên gia này, là cần phải thêm nhiều nước khác đến hoạt động ở Châu Á để chứng minh rằng đó không chỉ là vấn đề cạnh tranh tay đôi giữa Washington và Bắc Kinh, mà những gì Trung Quốc đang làm đã thách thức cả trật tự quốc tế.

Trọng Nghĩa

*****************

Tàu chiến Pháp đi qua eo biển Đài Loan, Trung Quốc lên án Pháp xâm phạm hải phận (RFA, 25/04/2019)

Một tàu chiến Pháp vừa đi qua eo biển Đài Loan vào tháng này vào giữa lúc Trung Quốc và Mỹ đang có những căng thẳng. Hãng tin Reuters trích lời các giới chức Hoa kỳ cho biết như vậy hôm 25/4.

tcb8

Tàu Vendemiaire của Hải quân Pháp tại một cảng ở Philippines ngày 12 tháng 3 năm 2018 Reuters

Theo Reuters, tàu hộ vệ Vendemiaire của Pháp đã đi qua eo biển giữa Trung Quốc và Đài Loan hôm 6/4.

Các giới chức Mỹ cho Reuters biết, vì lý do này, Trung Quốc đã bỏ lời mời Pháp tham dự lễ diễu binh mừng 70 năm thành lập Hải quân Trung Quốc hôm 23/4 vừa qua.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 25/4 cũng đã chính thức lên tiếng phản đối Pháp vì đã cho tàu hộ vệ Vendemiaire đi qua eo biển Đài Loan.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc gọi đây là hành vi xâm phạm vùng biển của Trung Quốc.

Hiện Hải quân Pháp vẫn chưa đưa ra lời bình luận nào về diễn biến mới này.

Theo Reuters, việc tàu chiến Pháp đi qau eo biển Đài Loan cho thấy dấu hiệu các đồng minh của Mỹ đang tăng cường thực thi quyền tự do hàng hải tại những vùng biển quốc tế gần Trung Quốc.

Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của mình và chỉ chờ ngày được độc lập.

********************

Chiến hạm Pháp qua eo biển Đài Loan, Bắc Kinh gay gắt phản đối (RFI, 25/04/2019)

tcb9

Chiến hạm Pháp Vendemiaire (F734) tuần tra trên Biển Đông . Reuters/Romeo Ranoco

Bộ quốc phòng Trung Quốc vào hôm nay 25/04/2019 khẳng định là đã chính thức phản đối Paris về vụ một chiến hạm Pháp đã băng qua eo biển Đài Loan hồi đầu tháng Tư. Sự vụ xẩy ra hôm 06/04, nhưng mãi đến hôm qua 24/04, mới được phía Mỹ tiết lộ.

Trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường cho biết là chính quyền Bắc Kinh đã chính thức gởi công hàm cho phía Pháp, cực lực phản đối sự kiện một chiến hạm Pháp đã xâm nhập lãnh hải Trung Quốc một cách bất hợp pháp khi đi qua eo biển Đài Loan vào đầu tháng Tư này.

Theo hãng tin Pháp AFP, phát ngôn viên Trung Quốc còn cho biết là chiến hạm Trung Quốc đã được điều ra để theo dõi.

Đối với Bắc Kinh, Đài Loan là một tỉnh ly khai, do đó cả đảo này lẫn vùng eo biển Đài Loan đều thuộc lãnh thổ của Trung Quốc.

Bắc Kinh như vậy đã xác nhận thông tin được hai quan chức Mỹ xin giấu tên tiết lộ vào hôm qua (24/04), theo đó ngày 06/04/2019, chiến hạm Pháp Le Vendémiaire đã băng qua vùng eo biển phân cách Đài Loan và Trung Quốc, trong một động thái hiếm hoi đối với tàu chiến Châu Âu.

Một quan chức Mỹ được hãng tin Anh Reuters trích dẫn đã nhận xét rằng trong lịch sử hiện đại, ông chưa thấy một chiến hạm Pháp nào đi qua vùng eo biển này.

Cũng theo hai nguồn tin trên, được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, sau sự kiện đó, Bắc Kinh đã rút lại lời mời chiến hạm Pháp tham gia cuộc "diễu hành" hải quân hôm 23/04 ngoài khơi Thanh Đảo (Sơn Đông) nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc.

Theo Reuters, đại tá Patrik Steiger, phát ngôn viên của tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp đã từ chối bình luận về một chiến dịch đang được tiến hành.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Tuần qua là tuần kỷ niệm 100 năm Thế Chiến Thứ Nhất chấm dứt. Nhưng một trăm năm sau khi cuộc chiến này chấm dứt, ta bỗng có một cảm giác "déjà vu" (đã thấy rồi) nào đó trong tình hình thế giới hiện nay, đặc biệt là tại Châu Á.

thechien1

Norman Angell (1872-1967), một kinh tế gia người Anh, cho rằng chiến tranh sẽ làm vỡ tan chuỗi tiếp liệu toàn cầu, sản xuất, phân phối và tiêu thụ. Tất cả mọi người đều sẽ bị ảnh hưởng. (Hình : Fred Morley/Keystone/Getty Images)

Những giai điệu tương tự giữa những năm đầu của thế kỷ thứ 20 và của thế kỷ thứ 21 bao gồm sự nổi lên của những cường quốc mới làm thay đổi cán cân sức mạnh địa chính trị có sẵn cũng như là những tranh luận về phải chăng toàn cầu hóa có thể mang lại hòa bình cho thế giới. Cả hai vấn đề này đều có giá trị quan trọng vào lúc này và không đâu quan trọng hơn là tại Châu Á với cuộc cạnh tranh chiến lược ngày một leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Trước hết là cán cân quyền lực địa lý chính trị. Thế Chiến Thứ Nhất phá tan một thế kỷ tương đối hòa bình tại Châu Âu. Sau thất bại của Napoleon, một cán cân quyền lực xuất hiện tại Châu Âu với năm cường quốc có sức mạnh xấp xỉ nhau : Anh, Pháp, Phổ, Áo và Nga. Với một số ngoại lệ nhỏ (tỷ như chiến tranh Crimea), cán cân quyền lực này giữ cho Âu Châu được hòa bình trong gần một thế kỷ từ khi Napoleon bị đánh bại tại Waterloo năm 1815.

Nhưng bắt đầu từ những năm 1860, Phổ tung ra một loạt các cuộc chiến giới hạn chống lại Đan Mạch, Áo và Pháp. Quân đội Phổ đoạt được của Áo và Đan Mạch những vùng đất cần thiết để thành lập một nước Đức thống nhất. Việc thống nhất này cuối cùng đã hình thành vào năm 1871 khi quân đội Phổ đè bẹp quân đội Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp Phổ (1870-71).

Một cường quốc mới nổi lên nhiều tham vọng và làm vỡ một cán cân quyền lực vốn có từ lâu đời chính là chuyện đang xảy ra vào lúc này. Chính giới lãnh đạo Cộng Sản tại Bắc Kinh cũng hiểu thấu điều đó. Sự tương tự giữa việc nổi lên của Trung Quốc hiện nay và Đệ Nhị đế chế Đức giống nhau đến nỗi Bắc Kinh đã đặt hàng một nhóm nhà nghiên cứu và làm phim để làm một cuộc nghiên cứu về lịch sử Đức (cùng với lịch sử các đế quốc khác của quá khứ) với kết quả là một loạt các báo cáo và một bộ phim lịch sử nhiều tập có tên "Sự Nổi Lên của các Đại Cường" chiếu trên đài Truyền Hình Trung Ương.

Tiến trình nổi lên của Trung Quốc cũng tương tự với Đế Chế Đức của thế kỷ thứ 19 trên một phương diện nữa. Lịch sử nước Đức trong khoảng thời gian từ sau khi thống nhất cho đến khi thế chiến bùng nổ có thể chia ra làm hai giai đọan. Thủ Tướng Otto von Bismarck chủ trì giai đoạn thứ nhất từ 1871 đến 1890 và Hoàng Đế Wilhelm II (đọc là Vilhem) chủ trì giai đoan thứ hai từ 1890 đến 1918. Thái độ của Berlin đối với bên ngòai khác hẳn nhau trong hai giai đoạn này.

Tuy rằng bị gọi là "thủ tướng thép" Bismarck đã rất tự kiềm chế khi điều hành chính sách ngoại giao của Đức. Ông tìm cách trấn an các nước láng giềng rằng Đức là một cuờng quốc đã "đủ no" rồi. Berlin đã có tất cả những gì mình muốn sau các cuộc chiến để thống nhất và không còn có tham vọng mở rộng thêm lãnh thổ nữa. Đế Quốc Đức là anh láng giềng tuy rằng mạnh nhưng các nước Châu Âu khác có thể tin cẩn để sống yên ổn mà không cần phải lo sợ và liên minh với nhau để ngăn ngừa. Thế nhưng khi Wilhelm trực tiếp nắm lấy quyền chủ động ngoại giao sau khi bãi chức Bismarck vào năm 1890 thì lại khác. Những huênh hoang đe dọa của ông đối với các nước Châu Âu khác làm họ lo sợ. Và việc xây dựng một hạm đội Viễn Dương nhằm thách đố hải quân Anh trên biển dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang và là một trong những nguyên nhân của cuộc chiến.

Lộ trình chính sách ngoại giao của Trung Quốc cũng đi theo một chiều hướng tương tự. Cho đến những năm gần đây, chính giới Trung Quốc tìm cách đi theo đường lối của Bismarck, trấn an các nước láng giềng, che giấu sức mạnh đang lên của mình theo đúng lời khuyên của Đặng Tiểu Bình "liễm quang, dưỡng hối" (giấu ánh sáng, nuôi bóng tối). Nhưng càng ngày chính sách của Trung Quốc càng trở nên giống như của Wilhelm với việc càng ngày càng không thèm để ý đến ý kiến của các lân bang cũng như sự cổ động cho tinh thần đại Hán ở trong nước.

Toàn cầu hóa có giữ được hòa bình hay không là điểm tương tự thứ hai. Một số người nay hy vọng rằng mậu dịch sẽ là yếu tố then chốt giữ cho Hoa Kỳ và Trung Quốc sống chung hòa bình. Cách đây vài năm sử gia Niall Ferguson đặt ra một từ mới "Chinmerica" để biểu dương sự tùy thuộc lẫn nhau giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Thế nhưng Thế Chiến Thứ Nhất đã cho thấy khuyết điểm chí mạng của yếu tố kinh tế trong việc bảo đảm hòa bình. Toàn cầu hóa có thể nói là đã đi xa hơn vào đầu thế kỷ thứ 20 so với hiện nay và kinh tế Anh với Đức tùy thuộc vào nhau còn hơn là Mỹ với Trung Quốc lúc này. Thế nhưng cơn bão của chiến tranh đã quét sạch tất cả những quan hệ kinh tế đó cũng như đánh dấu chấm dứt giai đoạn toàn cầu hóa đầu tiên.

Trong những năm trước 1914 các học giả, sử gia và kinh tế gia tranh cãi rất nhiều về ảnh hưởng của tình trạng liên lập kinh tế đối với cạnh tranh chính trị và chiến tranh. Norman Angell, một kinh tế gia người Anh, cho xuất bản một cuốn sách có tựa đề "The Great Illusion" nói rằng thật điên rồ nếu tự mình đánh nhau với bạn hàng và cũng là nhà cung cấp hàng hóa cho mình – hay là làm bất kỳ một điều gì có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt biển, đuờng sắt, và các phương tiện chuyên chở khác của mậu dịch quốc tế. Chiến tranh, theo Angell sẽ làm vỡ tan chuỗi tiếp liệu toàn cầu, sản xuất, phân phối và tiêu thụ. Tất cả mọi người đều sẽ bị ảnh hưởng.

Thế nhưng Angell bị chỉ trích sai lầm là tiên đóan rằng kinh tế làm chiến tranh không thể xảy ra. Trên thực tế, Angell quả có nói rằng cái lô gich của sự liên lập kinh tế phải làm cho chiến tranh không xảy ra nếu mọi người giữ một lập trường duy lý. Nhưng không có bao nhiêu người như vậy.

Angell nhận xét rằng hầu như tất cả mọi cá nhân, từ những kẻ hiếu chiến nhất cho đến những người yêu hòa bình nhất đều có một ảo tưởng về việc sử dụng vũ lực. Và việc các chính phủ tin tuởng vào việc sử dụng vũ lực để đạt các mục tiêu chiến lược là một cái gì in sâu vào trong thế giới quan và nhân sinh quan của họ. Thành ra cái "ảo tuởng lớn" mà Angell cảnh cáo chính là việc các chính phủ và xã hội chấp nhận những hy sinh khổng lồ trong ảo tuởng đạt được quyền lực và vị trí quốc tế của mình để cuối cùng hại nhiều hơn là lợi.

Marx viết rằng lịch sử bao giờ cũng diễn lại, nhưng Marx đã lầm khi nói rằng "nếu lần đầu là một bi kịch thì lần sau chỉ là một trò hề". Lịch sử xảy ra lần sau có thể còn là một bị kịch thê thảm hơn là lần truớc nữa. 

Lê Mạnh Hùng

Nguồn : Người Việt, 21/11/2018

Published in Diễn đàn

Khi Putin xoay trục sang Châu Á

Thông tín viên Les Echos tại Moskva hôm 09/11/2018 phân tích "sự chuyển hướng mạnh mẽ sang phương Đông của ông Vladimir Putin". Đang căng thẳng với phương Tây, ông chủ điện Kremlin muốn quay sang liên kết với Châu Á cả về kinh tế lẫn ngoại giao. Tuy nhiên, kết quả của cố gắng này vẫn chưa được như mong muốn.

putin1

Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế Vladivostok, ngày 11/09/2018. Mikhail Metzel/TASS Host Photo Agency/Pool via Reuters

Sau các cuộc họp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, lần này nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp ông Vladimir Putin. Đối với Moskva, lại có thêm một phương cách để nhấn mạnh đến "sự chuyển hướng sang phương Đông".

Bốn năm căng thẳng với phương Tây từ sau cuộc khủng hoảng Ukraine, khiến Nga phải quay sang Châu Á. Putin liên tục công du, ký kết những thỏa thuận hợp tác về kinh tế và chính trị, đặc biệt là với Trung Quốc của Tập Cận Bình và Ấn Độ của ông Narendra Modi. Ông Putin cũng cố gắng xích gần lại với thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Dù vậy, trong album vẫn còn thiếu một tấm ảnh : chưa bao giờ Putin có dịp bắt tay Kim Jong-un, tuy liên tục đưa ra những lời mời mọc.

Hồi tháng Sáu, tổng thống Nga lên tiếng hoan nghênh thượng đỉnh Trump-Kim ở Singapore với đôi chút ganh tị. Vài ngày sau, nhân lễ khai mạc Cúp bóng đá thế giới ở Moskva, ông Putin bỗng tìm được chỗ trên khán đài danh dự ở sân vận động Loujniki cho chủ tịch Quốc hội Bắc Triều Tiên, Kim Yong Nam. Vị đặc sứ được tiếp đón trọng thị tại điện Kremlin, với lời mời Kim Jong-un tham gia Diễn đàn Vladivostok, một loại "Davos phương Đông", trong tư cách khách mời danh dự.

Trong hai ngày của Diễn đàn, người ta thấy có vài nhân vật từ Bình Nhưỡng, vốn dễ nhận ra nhờ bộ đồng phục đen và tuyệt đối giữ im lặng. Nhưng ông Kim thì xin lỗi là quá bận, không thể đến. Người đứng đầu điện Kremlin vẫn không thất vọng, tiếp tục nỗ lực khuyến dụ. Vladimir Putin muốn đóng vai một vị tổng thống có thể nói chuyện với tất cả các nước, từ Châu Á đến Syria.

Chuyến hướng sang phương Đông : Không đơn giản

Trong hậu trường Diễn đàn Vladivostock, các đại biểu và nhà quan sát Nga lẫn Trung Quốc nhấn mạnh đến tính chất bền vững của việc "xoay trục" này. Chuyên gia địa chính trị thân cận với Kremlin, Fiodor Loukianov dự đoán : "Sẽ không có chuyện quay ngược lại. Châu Âu và Hoa Kỳ không tỏ dấu hiệu nào cho thấy sẽ giảm nhẹ trừng phạt, nên Moskva không còn ảo tưởng về phương Tây. Việc xích lại gần Châu Á, tuy kết quả còn hạn chế, nhưng bắt đầu chuyển động".

Tương tự, Tương Lam Hân (Xiang Lanxin), giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Một vành đai, một con đường tại Genève cho rằng : "Bị các trừng phạt của phương Tây dồn vào đường cùng, dù trên tuyên bố chính thức, Moskva làm ra vẻ không bị ảnh hưởng, Nga không có chọn lựa nào khác. Các think tank phương Tây nghĩ rằng việc xích lại với Trung Quốc chỉ là tạm thời, nhưng họ đã lầm : nếu cuộc chiến tranh lạnh mới này kéo dài, Moskva sẽ cùng với Bắc Kinh xây dựng một hệ thống đa cực".

Tại Vladivostok, trong số những người tích cực ủng hộ trục Nga-Á nhất, thậm chí có người còn kêu gọi cấm các khách sạn mua xà bông Pháp hoặc dầu gội Ba Lan. Tập Cận Bình thì tươi cười ca ngợi "Một làn gió mới đến từ phương Đông". Trung Quốc đã là nhà đầu tư lớn nhất trong dự án quan trọng của Kremlin : phát triển vùng Viễn Đông Nga. Hầm mỏ, nhiên liệu, gỗ rừng và những vùng đất mênh mông thu hút những con cá mập từ Hoa lục. Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc liên kết với MegaFon và Mail.ru, hai công ty hàng đầu của Nga về viễn thông và internet.

Tuy nhiên, theo Les Echos, việc chuyển hướng diễn ra theo chiều thẳng đứng từ trên áp đặt xuống, trong khi các doanh nhân Nga, với tâm lý nghi ngại xưa nay, thích cung cách làm ăn với phương Tây hơn. Một người than phiền : "Chúng tôi là người Châu Âu, nay bị buộc phải đi xa làm ăn tận Châu Á".

Một hạn chế khác trong chủ trương hướng về Châu Á là quan hệ với Nhật Bản. Những năm gần đây, hai ông Vladimir Putin và Shinzo Abe đã gặp nhau đến 22 lần, nhưng vẫn chưa có được làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ Nhật. Một người thân cận với Kremlin chỉ trích : "Người Nhật nói nhiều nhưng làm chẳng bao nhiêu", tố cáo Tokyo thiếu can đảm để giải quyết tranh chấp về quần đảo Kuril, bị Hồng quân chiếm từ thời Đệ nhị Thế chiến. Hai nước vẫn chưa ký hiệp ước hòa bình từ năm 1945 vì vấn đề này - một đám mây mù thực sự làm u ám công cuộc xoay trục sang Châu Á của ông Putin.

Trump sẽ chặn được cuộc điều tra của chưởng lý Mueller ?

Tại Hoa Kỳ, "Donald Trump muốn chấm dứt cuộc điều tra về vụ Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ". Đó là nhận xét của La Croix, sau khi tổng thống Mỹ sa thải bộ trưởng tư pháp Jeff Sessions hôm 07/11, tạm thay thế bằng chánh văn phòng bộ này, Matthew Whitaker.

Ông Whitaker, cựu chưởng lý liên bang 49 tuổi, vốn là người ủng hộ nhiệt thành của ông Donald Trump, có thể yêu cầu chưởng lý đặc biệt Robert Mueller ngưng tìm tòi về phương diện nào đó, từ chối cho mở rộng cuộc điều tra. Bộ trưởng tư pháp lâm thời cũng có thể cắt bớt ngân sách, khiến ông Mueller buộc lòng phải giảm số cộng tác viên, cũng như phương tiện điều tra. Whitaker còn có thể chặn các trát đòi hầu tòa bị cho là thiếu căn cứ, trong trường hợp này Quốc hội phải được thông báo. Cuối cùng, là việc cách chức chưởng lý đặc biệt, nhưng chỉ khi nào có "thái độ không tốt", xung đột lợi ích hoặc các "lý do chính đáng"khác.

Sau 18 tháng điều tra, chưởng lý đặc biệt Mueller đã buộc tội 32 người, trong đó có 26 công dân Nga. Bốn cộng sự của tổng thống Trump đã nhận các tội khác nhau, trong đó có cựu giám đốc chiến dịch tranh cử là Paul Manafort. Đến giữa tháng 11, các luật sư của Donald Trump phải nộp cho ông Mueller các văn bản trả lời cho khoảng 12 câu hỏi, sau đó chưởng lý hoặc chấp nhận những bản khai này, hoặc quyết định thẩm vấn riêng ông Trump. Khi cuộc điều tra kết thúc, chưởng lý sẽ gởi báo cáo cho bộ trưởng tư pháp, ông này có thể hoặc chuyển cho Quốc hội, hoặc giữ kín. Hạ Viện nay do phe Dân Chủ nắm đa số, có thể ra lệnh giao nộp bản kết luận. Nếu chính quyền từ chối, vụ này sẽ được đưa ra trước Tối cao Pháp viện.

Cử tri phân cực, chủ nghĩa dân túy lan rộng

Cũng liên quan đến Hoa Kỳ, Les Echos nhấn mạnh đến "Sự bùng nổ phân cực của cử tri". Kết quả bầu cử giữa kỳ tại Mỹ cho thấy chủ nghĩa dân túy không chỉ là một sự cố của lịch sử, mà đã bắt rễ khắp nơi trên thế giới.

Phe Dân Chủ nghĩ rằng hai năm sau cuộc bầu cử tổng thống, cử tri Mỹ sẽ sửa chữa sai lầm của mình, nhưng than ôi, đã không có làn sóng xanh, và thắng lợi chỉ tương đối. Trước hết, vì mọi tổng thống Mỹ đều thua trong bầu cử giữa kỳ chứ không chỉ ông Trump. Thứ hai, phe Cộng Hòa được củng cố tại Thượng Viện, một sự kiện chưa từng có kể từ thời John F. Kennedy. Cuối cùng, kết quả chứng tỏ hai phe đều cứng rắn hơn, chứ không phải là phe nào chiến thắng phe nào.

Nước Mỹ chia rẽ hơn bao giờ hết, về chính trị, dân cư và địa chính trị. Đảng Cộng Hòa nay được coi là đảng của nam giới da trắng sống ở nông thôn, còn Dân Chủ với gần 100 phụ nữ tại Hạ Viện, trụ lại ở thành thị và ngoại ô. Tình hình Hoa Kỳ tiêu biểu cho sự phân cực của lá phiếu ở nhiều nơi khác. Một mặt là mức sống của giới trung lưu bị sụt giảm, mặt khác, hiện tượng di dân cùng với những tranh cãi về bản sắc đã đào sâu hố ngăn cách giữa người dân.

Người thì đòi công nhận quyền của các sắc dân thiểu số và bình đẳng giới, người khác chủ trương ngược lại và ngả theo dân tộc chủ nghĩa. Donald Trump là hiện thân của việc ngả hẳn sang hữu của Cộng Hòa, còn Dân Chủ bị mất đi lớp cử tri công nhân, nay là tập hợp ô hợp những người ghét Trump. Theo tác giả, giải pháp phải là một sự thỏa hiệp, nhưng giả thiết này còn xa. Một số nhân vật Dân Chủ bước vào Hạ Viện với "khẩu súng giắt ở thắt lưng", còn Donald Trump vốn không phải là người thích hòa hảo. Bị chia rẽ trong thù hận, mối đe dọa bạo lực không chỉ là ở Mỹ, mà còn lan ra các nước phương Tây.

Nhà xuống cấp, khủng bố… Tựa chính báo Pháp

Sự kiện một tòa nhà cũ kỹ ở Marseille sụp đổ làm ít nhất bảy người thiệt mạng chiếm trang nhất của hai tờ báo Paris. Le Figaro dành bốn trang cho cuộc "Điều tra về một nước Pháp với các tòa nhà tệ hại", còn Libération có dòng tựa dữ dội hơn : "Nhà ổ chuột ở Marseille, thị trưởng Gaudin ra đường". Ở các trang trong, tờ báo thiên tả nêu chi tiết một bản báo cáo có từ năm 2015 về việc quản lý các khu nhà đang xuống cấp, quy trách nhiệm cho chính quyền thành phố.

Nhật báo kinh tế Les Echos nhấn mạnh đến lời cảnh báo của bà Christine Lagarde, tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế gởi đến giới tinh hoa trên thế giới, cho rằng họ "không ý thức được về những gì đang diễn ra". Sau cuộc khủng hoảng 2008, mọi người đều hiểu rõ là cần cải tổ một số lãnh vực tài chính, tái thúc đẩy kinh tế, từ chối chủ nghĩa bảo hộ ; nhưng ngày nay thì không.

Về xã hội, Le Monde quan tâm đến việc "Giáo hội (Công giáo) hứa mở điều tra độc lập về các vụ lạm dụng tình dục". La Croix đăng ảnh các thiếu nữ thắp nến và đặt hoa tưởng niệm gần nhà hát Bataclan, sau vụ khủng bố ngày 13/11/2015 tại Paris, cho biết một ê-kíp các nhà khoa học đang thu thập ký ức tập thể và cá nhân về sự kiện đẫm máu này. Đã ba năm trôi qua, người dân Pháp vẫn không hề quên các vụ khủng bố ở nhà hát Bataclan và Paris nói chung, có đến 70% cho rằng đây là vụ tấn công kinh hoàng nhất kể từ năm 2000.

Thụy My

Published in Châu Á
Trang 1 đến 2