Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Phép thử Coronavirus

Cánh Cò, RFA, 09/02/2020

Nhật có lẽ là nước đầu tiên gửi 1.000 nhân viên y tế sang giúp Trung Quốc đối phó với thảm họa Coronavirus. Thế giới ngưỡng mộ nước Nhật về những hành động thiết thực này nhưng ít ai để ý tới tầm nhìn của nước Nhật khi nhanh chóng tiếp cận với vùng bị dịch, trước nhất là trợ giúp y tế cho nạn nhân nhưng quan trọng hơn Nhật đang thực tập bài học chống dịch ngay trên vùng bị dịch hóa.

nhat1

Nhật có lẽ là nước đầu tiên gửi 1.000 nhân viên y tế sang giúp Trung Quốc đối phó với thảm họa Coronavirus.

Từ sự tiếp cận này Nhật sẽ có kinh nghiệm như chính bệnh dịch đang hoành hành tại Nhật để có thể biết đích xác nếu cùng trường hợp như vậy xảy ra tại Tokyo thì chính phủ và hệ thống y tế của Nhật sẽ phải làm gì trong ngắn và dài hạn. Nhóm chuyên gia này không những học hỏi được những gì mà nạn nhân của Trung Quốc cần mà họ còn có thể lên một phác thảo chính xác những việc cần làm hay những dụng cụ y tế cần phải có cho một trận dịch tương tự trong tương lai, hay thậm chí họ có thể áp dụng ngay khi Coronavirus hoành hành tại Nhật trong tương lai gần.

Là một nước lớn, Trung Quốc chưa bao giờ có những hoạt động tương tự như Nhật, chẳng hạn khi Nhật bị động đất hay sóng thần xảy ra Trung Quốc không hề gửi người sang trợ giúp và vì vậy những kinh nghiệm quý giá của Nhật không được Trung Quốc khai thác, học hỏi và khi những trận động đất xảy ra tại Trung Quốc người ta chứng kiến những hành động cứu cấp không thể gọi là hiện đại hay có tính hệ thống mà nó giống như cung cách đối phó thiên tai của những nước đang phát triển.

Việt Nam cũng không thoát ra khỏi tư duy co cụm của Trung Quốc khi đối phó với dịch bệnh. Những quyết định gần đây của chính quyền Việt Nam cho thấy cách suy nghĩ rất đơn giản và duy ý chí.

Trung Quốc đang ê chề vì sự cố bắt 8 y bác sĩ vì cho rằng những người này phát tán thông tin không chính xác về Coronavirus để rồi sau đó Tối cao pháp viện của Trung Quốc buộc công an đã sai trái trong việc cấm công dân phổ biến tin tức về bệnh dịch. Cho tới khi một trong tám người bị bắt, bác sĩ Lê Văn Lượng, qua đời vì Coronavirus cả Trung Quốc rúng động và mạng Weibo tràn ngập những lời lên án chính phủ và hàng triệu người công khai đòi tự do ngôn luận.

Không học hỏi được kinh nghiệm của chính đàn anh trong cùng một vụ việc, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng lại ký một chỉ thị dài ra lệnh cho các cơ sở trực thuộc Bộ Thông tin và truyền thông phải thắt chặt báo chí, truyền thông nhất là mạng xã hội không được đưa tin về Coronavirus để tránh hỗn loạn xã hội. Chỉ thị có tên : "Về việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra" có đoạn : "Chủ động đấu tranh, đàm phán với Facebook và Google để yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ các video clips, thông tin sai sự thật về dịch bệnh, các tài khoản giả mạo đưa tin không đúng sự thật".

Người dân từ rất lâu khẳng định rằng mạng xã hội là nơi thông tin nhanh lẹ đa dạng nhất trong toàn bộ hệ thống thông tin của Việt Nam. Dĩ nhiên thông tin lúc nào cũng có sai lệch, ngay cả báo chí chính thống cũng không tránh khỏi tình trạng này huống hồ là mạng xã hội, nơi tập trung gần phân nữa công dân nước Việt. Vấn đề ở đây cần nêu ra là thế nào là sai sự thật ?

Ngay trên bình diện chuyên môn, các chuyên gia về y tế của Việt Nam hiện đang tranh cãi về một chữ có tính kỹ thuật là từ "aerosol" cũng như hiệu quả đích thực của việc dùng khẩu trang vậy thử hỏi Bộ Thông tin và truyền thông có dám đứng ra cấm họ không được thông tin sai lệch hay không ?

Người dân có quyền nghi ngờ con số người chết vì Coronavirus tại Trung Quốc là không chính xác vì thói quen che giấu thông tin của nước này đã thâm căn cố đế, vậy sự nghi ngờ ấy có thể bị Bộ Thông tin và truyền thông kết án là bóp méo sự thật để yêu cầu Google hay Facebook đóng cửa hay gỡ bỏ tài khoản của người lên tiếng hay không ?

Rồi nữa, bên cạnh những thông tin tiêu cực vẫn xuất hiện những lời lẽ, nhận xét đi ngược lại sự lo lắng của toàn xã hội khi cho rằng chỉ một ngày tai nạn giao thông của Việt Nam bằng cả dịch Coronavirus tại Vũ Hán thì lo lắng làm gì, cứ ăn no ngủ say không việc gì phải xoắn ! Trước những thông tin này Bộ Thông tin và truyền thông có cho rằng nó đang phá hoại nỗ lực phòng chống Coronavirus hay không, nếu có thì phải xử lý thế nào ?

Trong khi Trung Quốc thử nghiệm dùng tia cực tím khử trùng tiền mặt để chống Coronavirus thì Việt Nam chơi sang hơn ra lệnh các ngân hàng "Cách ly tiền cũ, đưa tiền mới vào lưu thông phòng lây nhiễm"

Ông Đào Minh Tú, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giải thích rằng biện pháp nêu trên được ban hành là do "thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong giao dịch ở Việt Nam trong lúc Ngân hàng Nhà nước chưa có đủ phương tiện để khử trùng tiền mặt".

Chưa có nước nào trên thế giới nghĩ tới biện pháp này vì nước người ta hiểu rõ càng in tiền ra nhiều thì lạm phát theo đó mà tăng cao. Hơn nữa cho dù có in tiền mới ra chăng nữa thì khi chúng lưu hành trên thị trường ngay lập tức sẽ trở thành cũ vì chúng phải qua tay người sử dụng, mà đã qua tay rồi thì làm sao tránh được chuyện mang mầm bệnh trên những tờ bạc mới phát hành ấy ?

Coronavirus có lẽ là phép thử để đời cho nhân dân Việt Nam khi nhìn cách đối phó của chính quyền. Dịch bệnh rồi sẽ trôi qua nhưng những hình ảnh mà chính quyền đang tạo ra nhằm lấy tiếng cho từng cá nhân sẽ không bao giờ được người dân tha thứ.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 09/02/2020 (canhco's blog)

*******************

'Virus Corona Vũ Hán, biến đổi khí hậu và các dịch bệnh trong tương lai'

Nguyễn Trang Nhung, RFA, 09/02/2020

'The Wuhan Coronavirus, climate change and future epidemics' ('Virus Corona Vũ Hán, biến đổi khí hậu và các dịch bệnh trong tương lai') là tiêu đề của một bài viết đáng chú ý trên Time của tác giả Yustin Worland vào ngày 6/2 vừa qua [1].

940632210

Hình : Dơi – Vật chủ trung gian khả nghi của nCoV (Nguồn : Andreas Trepte)

Như Worland viết, không có bằng chứng nào cho thấy biến đổi khí hậu đã kích hoạt loại virus này (gọi tắt là nCoV) nhảy từ động vật sang người, cũng như không có bằng chứng nào cho thấy hành tinh ấm hơn giúp nó lây lan.

Tuy nhiên, Worland cũng viết, có một điều khá rõ ràng rằng biến đổi khí hậu có thể làm tăng các dịch bệnh trong tương lai được gây ra bởi virus và các mầm bệnh khác.

Điều trên không phải là quan điểm hay suy đoán của Worland – cây bút chuyên về năng lượng và môi trường của Time – mà là điều các nhà khoa học đã cho thấy qua các nghiên cứu của mình cách đây nhiều thập kỷ.

Năm 1992, một báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia đã nêu một số cách mà biến đổi khí hậu có thể dẫn đến sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm [2].

Năm 1996, một nghiên cứu được trích dẫn rộng rãi trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ cảnh báo rằng biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự xuất hiện và tái xuất của các bệnh truyền nhiễm [3].

Theo nghiên cứu này, các bệnh do muỗi truyền, bao gồm sốt rét, sốt xuất huyết và bệnh não do virus, là các bệnh nhạy cảm nhất với khí hậu. Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc truyền bệnh bằng cách thay đổi phạm vi địa lý của vật chủ trung gian, tăng tỷ lệ sinh sản, cắn đốt và rút ngắn thời gian ủ bệnh. 

Nhiệt độ mặt nước biển tăng và mực nước biển dâng có thể làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm và độc tố liên quan đến nước, chẳng hạn ngộ độc dịch tả và động vật có vỏ. Ngoài ra, các yếu tố khác liên quan đến biến đổi khí hậu như suy dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch biến đổi cũng khiến con người nhạy cảm với các bệnh truyền nhiễm hơn.

Cũng trong năm 1996, Tổ chức Y tế Thế giới đã xuất bản một cuốn sách dài 300 trang về chủ đề này, xem xét một loạt mối liên hệ giữa khí hậu và sức khỏe, đồng thời lưu ý rằng các liên kết là phức tạp và đa yếu tố [4].

Nói chung, trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học hiểu rằng biến đổi khí hậu có thể sẽ thay đổi cách lây lan của bệnh tật, và nhiều giả thuyết về mối liên hệ này đang được họ kiểm nghiệm theo thời gian thực [5].

Một mối liên hệ đã được giải thích là nhiệt độ trong thế giới tự nhiên tăng làm cho hiệu quả của hệ thống miễn dịch của con người giảm đi. Worland đã diễn giải điều này một cách dễ hiểu như sau :

- Cơ thể chúng ta là những cỗ máy chống lại bệnh tật đáng kinh ngạc. Khi một mầm bệnh vào cơ thể, chúng ta thường bị sốt, và nhiệt độ cơ thể nóng lên do sốt giúp ngăn chặn các loại xâm nhập không mong muốn. Sốt kích thích hệ thống miễn dịch và sức nóng tạo ra môi trường mà mầm bệnh khó tồn tại.

- Khi mầm bệnh tiếp xúc với nhiệt độ tăng dần trong thế giới tự nhiên, chúng trở nên được chuẩn bị tốt hơn để tồn tại ở nhiệt độ cao trong cơ thể người. [Điều này cũng có nghĩa hệ thống miễn dịch khó chống đỡ với mầm bệnh hơn.]

Liên quan đến cơ chế trên là khái niệm vùng hạn chế nhiệt (thermal restriction zone) – là sự khác biệt giữa nhiệt độ cơ bản cao của động vật có vú và nhiệt độ môi trường – có tác dụng bảo vệ chúng.[6] 

Vùng hạn chế nhiệt của động vật có vú nói chung và của con người nói riêng có thể bị xâm phạm bởi các mầm bệnh mới xuất hiện do biến đổi khí hậu, mà loài nấm mới Candida auris gây bệnh ở người trong nghiên cứu của Casadevall và các cộng sự vào năm 2019 vừa qua là một ví dụ [7].

nCoV đang lan truyền hiện nay khác với Candida auris vì nhiều lý do, nhưng vật chủ trung gian khả nghi của nó – dơi – là một ví dụ về mối liên hệ giữa nhiệt độ và cách lây lan của các bệnh truyền nhiễm [8].

Giống như con người, dơi là động vật có vú duy trì nhiệt độ cơ thể ấm để bảo vệ chúng khỏi bệnh tật. Nhưng trong khi dơi có thể thường xuyên tăng nhiệt độ cơ thể lên khoảng 40,6 độ C, nhiệt độ cơ thể chúng ta thường là 37 độ C và tăng lên vài độ C khi chúng ta sốt. Điều này có nghĩa là dơi sẽ được bảo vệ bởi thân nhiệt trước mầm bệnh tốt hơn con người khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên [9].

Chúng ta có thể đồng ý với Worland rằng, ngày nay chúng ta biết nhiều hơn so với trước đây về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và bệnh tật, song còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết, chẳng hạn, khi băng Bắc Cực tan chảy, các mầm bệnh nào sẽ được giải phóng vào bầu khí quyển và chúng ta có thể chống lại chúng không ?

Trong khi các nhà khoa học tìm kiếm các câu trả lời cho những điều chúng ta chưa biết, thái độ mà chúng ta nên có là quan tâm hơn đến biến đổi khí hậu, và hành động mà chúng ta nên có là góp phần làm chậm lại sự nóng lên toàn cầu, bởi nếu không như vậy, chúng ta sẽ tiến nhanh hơn tới các mầm bệnh mới.

Nguyễn Trang Nhung

RFA, 09/02/2020 (NguyenTrangNhung's blog)

Chú thích :

[1][2] The Wuhan Coronavirus, Climate Change, and Future Epidemics

[3] Global Climate Change and Emerging Infectious Diseases

[4][5] Như [1]

[6][7] On the Emergence of Candida auris : Climate Change, Atoles, Swamps, and Birds

[8][9] Như [1]

Published in Diễn đàn

Việt Nam xác nhận có thêm ca nhiễm virus corona mới (RFI, 09/02/2020)

Ngày 09/02/2020, Việt Nam có thêm ca thứ 14 nhiễm virus corona. Trang thông tin của Bộ Y tế về dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra (nCoV), cập nhật đến 12g ngày hôm nay cho biết, nạn nhân là một phụ nữ 55 tuổi (N.T.Y), trú tại thôn Ái Vân, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

ca1

Phun thuốc tẩy trung phòng virus corona trên đường quốc lộc, tỉnh Thái Nguyên ngày 07/02/2020. Reuters/Kham

Ca mới được xác nhận nhiễm nCoV là hàng xóm của nữ công nhân trẻ 23 tuổi trở về từ Vũ Hán, tâm ổ dịch bệnh tại Trung Quốc. Công nhân này cũng đã được xét nghiệm dương tính với nCoV hôm 30/01. Trước đó, hôm 28/01, bà Y. đã đến chúc Tết nhà nữ công nhân nói trên và ở chơi khoảng 1 giờ rồi về. Đến ngày 04/02, bà bị sốt, đau đầu, sổ mũi và được đưa vào cách ly, khám và điều trị tại một Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tính đến trưa 09/02, Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều trường hợp bị lây nhiễm virus corona nhất. 9/14 người dương tính với virus corona ở tỉnh này. Trên tổng số 759 mẫu xét nghiệm tại Việt Nam, Bộ Y tế ghi nhận 14 ca dương tính và 745 ca âm tính.

Trong khi đó, bộ Giáo Dục và Đào Tạo cho biết, tính đến cuối ngày 08/02, đã có 63/63 tỉnh, thành phố báo cáo về việc kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh để phòng tránh dịch bệnh. 57 tỉnh cho học sinh nghỉ thêm một tuần, đến hết ngày 16/02, 1 tỉnh chỉ kéo dài thời gian nghỉ thêm đến ngày 11/02, 5 tỉnh còn lại chưa xác định ngày cụ thể.

Du thuyền Diamant Princess nhiễm virus corona đã ghé Việt Nam trước khi về Nhật

Theo trang Thế giới và Việt Nam chiều ngày 09/02, siêu du thuyền hạng sang Diamant Princess, với 64 người được xét nghiệm dương tính với virus corona mới, đã từng ghé hai cảng của Việt Nam : cảng Chân Mây (Huế), ngày 27/01 và cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (Quảng Ninh) ngày 28/01. Có 21 hướng dẫn viên Việt Nam chia theo nhóm đã dẫn khách đi tour theo lịch trình. Trở về nhà sau khi dẫn đoàn, các hướng dẫn viên, do chưa biết trên tàu có khách nhiễm virus, nên vẫn tiếp xúc bình thường với người thân, không dùng khẩu trang, không thực hiện biện pháp cách ly phòng bệnh, một số hướng dẫn viên còn tiếp tục dẫn khách đi tour.

Hiện nay, du thuyền Diamond Princess đang neo đậu ngoài khơi thành phố Yokohama, gần Tokyo (Nhật Bản). Theo đặc phái viên Angélique Forget của đài RFI tại Yokohama, hơn 3.000 du khách và thành viên du hành đoàn hiện vẫn đang được theo dõi, cách ly nghiêm ngặt trên tàu. Hành khách được yêu cầu ở trong cabine. Chỉ những khách ở các phòng không có cửa sổ mới được lên cầu tàu mỗi ngày tối đa một giờ, nhưng phải đeo khẩu trang và không được tụ tập đông người.

Với 64 người dương tính với virus corona, du thuyền hạng sang Diamant Princess nay trở thành ổ dịch lớn nhất thế giới, bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Chuyến du thuyền trong mơ đã biến thành một cơn ác mộng !

Thùy Dương

******************

Cúm Vũ Hán liệu có ảnh hưởng tới Giải đua Công thức 1 tại Việt Nam ? (VOA, 08/02/2020)

Dịch viêm phi cp do chng virus mi nCoV gây ra đã tác đng ti thế gii th thao gia lúc gii thm quyn ca Công thc 1, Gii Qun vt và Thế Vn Olympic hoãn khai mc mùa thể thao vì dch cúm virus corona.

cum1

liu : Ch tch và CEO Formula 1 Chase Carey, trái, Ch tch UBND tp Hà Nội Nguyn Đc Chung, th nhì t trái, và 2 quan chc khác ti Hà Nội, hôm th Tư 7/1/2018.

Báo Independent của Anh nói trong khi Gii đua Công thc 1 ti Trung Quc rõ ràng đang lâm nguy, có phn chc s b hy b vì dch cúm Vũ Hán, hin đang có du hi v Gii đua Grand Prix ln đu tiên t chc ti Vit Nam dự kiến vào ngày 5/4 năm nay, vn được các fan háo hc ch đi by lâu, có b hy b hay hoãn li ?

Giữa lúc s t vong do virus Corona gây ra vượt quá 600 người và con s ca lây nhim virus tiếp tc tăng, Liên đoàn Th thao Thượng Hi khuyến ngh nên tm ngưng tt c mi s kiên th thao cho ti khi đã khng chế được dch bnh virus Corona.

Địa đim t chc Grand Prix Vietnam (VGPC), th đô Hà Nội, cách Trung Quc không xa, cho nên đã có nhng du hi v gii đua xe mà theo lch trình đã đnh, s din ra hai tuần l trước s kin Trung Quc.

Báo Daily Mail của Anh bình lun rng Gii đua xe Công thc 1 ti Vit Nam cũng có th tr thành ‘nn nhân’ ca dch virus Corona.

Nhưng ngay trong lúc này, chng th 3 trong Gii vô đch thế gii FIA F1 ln th 22, lần đu tiên t chc Hà Nội, Vit Nam, vn còn trên lch, mc dù có nguy cơ s kin này b hy b nếu tình hình dch virus corona có chuyn biến xu.

Trong cuộc hp báo thường ngày ca B Ngoi giao vào chiu hôm qua, 6/2, phát ngôn viên ca B Ngoi giao Lê Thị Thu Hng nói Vit Nam "đang trin khai bin pháp quyết lit đ tránh lây lan, dn ti kim soát dch bnh" và bày t mong mun rng các hot đng quc tế thu hút nhiu khách nước ngoài "phi được t chc trong các điu kin an ninh, an toàn nht".

Ban tổ chc Công thc 1 bày t t tin rng Gii đua xe F1 trên Đường Đua Hà Nội, s được tiến hành như đã đnh.

Một người phát ngôn ca VGPC nói :

"Chúng tôi đang theo dõi tình hình xem biến chuyn ra sao. Ngay trong lúc này, chúng tôi không d kiến bt c tác đng nào đi vi s kin tháng Tư".

Nếu c Gii Grand Prix Vit Nam và Gii Grand Prix Trung Quc b hy b, thì lch Formula One s có mt khoảng trng, gia Grand Prix Bahrain vào ngày 22/3 và gii đua xe F1 Hà Lan vào ngày 3/5.

Việt Nam là nước th 22 trên thế gii đăng cai Gii đua xe công thc 1, mt trong nhng s kin th thao có nhiu fan hâm m nht thế gii, được xem là cơ hi ngàn năm để Vit Nam qung bá hình nh đt nước ti hàng triu khán gi trên thế gii.

*******************

Chính quyền cộng sản Việt Nam in thêm tiền ‘để giảm rủi ro lây nhiễm dịch virus Corona’ (Người Việt, 08/02/2020)

Hôm 8/2, một bản tin đăng đồng loạt trên nhiều báo nhà nước gây tranh cãi về chuyện Ngân Hàng Nhà Nước cộng sản Việt Nam vừa chỉ thị tăng cường lưu hành tiền giấy mới in để "phòng lây nhiễm dịch virus Corona".

cogang1

Những xấp tiền mới cáu được lưu hành. (Hình : Vietnambiz.vn)

Trang tin Vietnambiz.vn dẫn lời ông Đào Minh Tú, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cộng sản Việt Nam giải thích rằng biện pháp nêu trên được ban hành là do "thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong giao dịch ở Việt Nam trong lúc Ngân Hàng Nhà Nước chưa có đủ phương tiện để khử trùng tiền mặt".

Theo tờ báo, lượng tiền cũ nhận về từ khách hàng "sẽ tạm thời lưu trong khu vực cách ly ở ngân hàng với thời gian đủ lâu và đưa vào sử dụng ở thời điểm thích hợp".

Các bản tin của báo đảng không cho biết Ngân Hàng Nhà Nước cộng sản Việt Nam in thêm bao nhiêu tiền giấy trong đợt này.

cogang2

Hầu hết các giao dịch viên ở ngân hàng hiện đeo khẩu trang trong lúc tiếp khách hàng. (Hình : báo Kinh Tế Đô Thị)

Vài ngày trước, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn viết : "Tiền mặt có lẽ là thứ ít được chú ý tới khi một bệnh dịch lây qua đường hô hấp bùng phát. Với thói quen sử dụng tiền mặt lên tới 90% như của người Việt, tiền mặt hoàn toàn có thể trở thành một ổ bệnh nếu chẳng may dính phải một con virus Corona từ người nhiễm bệnh".

Tuy vậy, dường như công luận không mấy tin vào các bài báo có giọng điệu tuyên truyền của Ngân Hàng Nhà Nước cộng sản Việt Nam về "nghĩa cử biết lo cho sức khỏe của người dân".

Trên mạng xã hội, một số ý kiến nói rằng tờ tiền dù mới in và khui thùng nhưng xét về mặt vệ sinh thì chỉ cần đưa cho một người cầm là đã thành tiền cũ. Do vậy, trong vấn đề lo ngại về tiền giấy có thể là mầm mống phát tán virus Corona, cái quan trọng là thói quen dùng tiền mặt chứ không phải tờ tiền đó. Cũng có ý kiến bày tỏ sự ngờ vực về việc Ngân Hàng Nhà Nước cộng sản Việt Nam "đánh lận con đen", tìm được "lý do tốt đẹp và mang tính thời sự" để in tiền mà không sợ bị dư luận chỉ trích.

Mặt khác, việc đưa một lượng lớn tiền mặt vào lưu hành trên thị trường trong thời điểm này được đánh giá là hành động bất nhất với việc chính phủ cộng sản Việt Nam tuyên bố nỗ lực kiểm soát lạm phát để không ảnh hưởng chỉ số tăng trưởng kinh tế, nhất là trong lúc có bệnh dịch virus Corona.

Trong một diễn biến khác, tờ Người Lao Động hôm 8/2 dẫn lời Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh, kinh tế gia : "Dịch virus Corona là thách thức lớn với tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay. Tuy chính phủ chưa điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế, trong đó có GDP, lạm phát… nhưng rõ ràng phải nỗ lực rất lớn mới có thể đạt được mục tiêu. Chính phủ sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề khó khăn về việc làm, tồn kho, thu ngân sách, lạm phát… Chỉ riêng vấn đề lạm phát, bài toán khó đặt ra là lạm phát phụ thuộc vào cung tiền [cung ứng, lưu hành tiền tệ ra thị trường], mà trong tình hình khó khăn này, muốn đạt tốc độ tăng trưởng cao thì rõ ràng cần tăng cung tiền". (N.H.K)

********************

Kinh tế Việt Nam 2020 vẫn lạc quan trong dịch bệnh coronavirus ? (RFA, 07/02/2020)

Kinh tế bị tác động bởi coronavirus

Một dự báo được đưa ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020, diễn ra hôm 5/2 là theo nghiên cứu và ước tính ban đầu thì tăng trưởng GDP của Việt Nam trong Quý I/2020 có thể giảm 1% và kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục ảnh hưởng nếu như kinh tế Trung Quốc giảm sâu.

cogang3

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020, ngày 05/02/2020. Courtesy : VGP News

Trung Quốc là quốc gia mà dịch virus corona chủng mới bùng phát tại thành phố Vũ Hán. Số người nhiễm và tử vong do virus corona được cơ quan chức năng báo cáo tăng hằng ngày.

Việt Nam vào ngày 31/1 đã tuyên bố bị dịch bệnh virus corona. Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn là cơ quan đầu tiên lên tiếng về mặt kinh tế phải gánh chịu do tác động của dịch virus corona gây nên.

Ngành Du lịch Việt Nam cũng được nói phải đối mặt với thiệt hại lên tới 7,7 tỷ đô la Mỹ vì dịch bệnh do virus corona lây lan hiện nay.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, vào tối ngày 7/2 cho RFA biết ghi nhận của ông về ảnh hưởng của dịch bệnh virus corona lên kinh tế Việt Nam :

"Dịch viêm phổi virus corona đang ảnh hưởng rất tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Bởi vì Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu chiếm đến 28-30% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam và Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều phụ tùng, nguyên liệu cho ngành dệt may và cho các bộ phận khác. Cho nên kinh tế Trung Quốc bây giờ gặp khó khăn. Việc xuất khẩu cũng được kiểm tra chặt chẽ hơn, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của Việt Nam. Thứ hai nữa, với du khách Trung Quốc chiếm đến 36% tổng khách du lịch từ Trung Quốc vào Việt Nam. Cho nên ngành du lịch cũng như dịch vụ khách sạn cũng sẽ bị ảnh hưởng".

"Phản ứng nhanh về kinh tế"

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020 cho biết Bộ Kế hoạch-Đầu tư báo cáo kịch bản tăng trưởng kinh tế trong đó tính tới ảnh hưởng bởi dịch coronavirus cho thấy Quý I/2020 sẽ tăng 6,27% nếu như khống chế được dịch trong Quý I. Và nếu khống chế được dịch trong Quý II thì tăng trưởng kinh tế được dự báo ở mức 6,09%. Hai tỷ lệ tăng trưởng kinh tế vừa nêu đều thấp hơn chỉ tiêu 6,8% của Quốc hội đưa ra.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong phiên họp nhấn mạnh rằng "phải phản ứng nhanh về kinh tế, tài chính, sản xuất để bù đắp giảm sút kinh tế do dịch bệnh corona gây ra". Ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh rằng "không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng" ; đồng thời giữ các chỉ tiêu vĩ mô, nhất là lạm phát, tỷ giá và xuất khẩu.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tuyên bố cần "tái cơ cấu lại sản xuất tiêu dùng, tín dụng để tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội theo kịch bản mới, chủ động tìm kiếm thị trường" và "chỉ đạo mạnh mẽ phát động nhân dân và doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh phát triển, không được ngành nào dừng lại".

cogang4

Hình minh họa. Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn mặc đồ bảo hộ vào khu vực cách ly bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh hôm 23/1/2020 AFP

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng chỉ đạo "phản ứng nhanh về kinh tế" của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải chú trọng vào các yếu tố :

"Muốn giữ được mục tiêu tăng trưởng như Thủ tướng nói thì đòi hỏi phải có một nỗ lực rất cao và phải tìm kiếm thêm thị trường mới cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam và phải vận dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam".

Các đề xuất của chuyên gia kinh tế

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế-tài chính độc lập đưa ra nhận định của ông với RFA rằng nếu như dịch bệnh coronavirus có kiểm soát trong vòng tháng 2 thì nền kinh tế thế giới sẽ trở lại bình thường và Việt Nam qua những hiệp định thương mại sẽ tiếp tục phát triển ngoại thương. Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ trong tháng 2 ảnh hưởng cả thế giới thì lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam đều bị tác động mạnh. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh những việc mà Chính phủ Việt Nam cần phải làm là :

"Trước nhất là chính phủ nên đi tìm những thị trường khác ngoài Trung Quốc để có thể bán nông sản của mình, có thể thay thế thị trường Trung Quốc. Điều thứ hai quan trọng là tất cả thông tin về dịch bệnh cần chính xác và minh bạch để tất cả mọi người trong nền kinh tế biết được dịch bệnh đang tác động thế nào ở Việt Nam cũng như trên thế giới, từ đó các nhà kinh doanh có phương án đối phó với dịch bệnh. Điều thứ ba tất cả chính sách tiền tệ cần phải có sự hỗ trợ nông nghiệp một cách mạnh mẽ hơn chẳng hạn cho vay lãi xuất thấp, dồn lực vào vấn đề hỗ trợ nhà nông, nông nghiệp để vượt qua khó khăn trong lúc này".

Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Huy Vũ qua trao đổi với RFA cho rằng khi Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông, thủy, hải sản thì cần phải "thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nuôi trồng và chế biến thực phẩm chất lượng cao, đa dạng hóa các sản phẩm để xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển".

Qua ứng dụng messenger, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ còn lưu ý :

"Hiện nay đang có một phong trào du lịch nghỉ hưu dành cho người đến tuổi nghỉ hưu ở Mỹ và phương Tây muốn tìm một nơi thoải mái và rẻ tiền để sống lâu dài lúc về hưu. Làn sóng người nghỉ hưu này đã tìm đến Nam Mỹ, các nước Nam Âu, Thái Lan và Malaysia. Nếu Việt Nam cải thiện các điều kiện xin visa sống lâu dài, bảo đảm quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài, miễn thuế đối với các thu nhập có nguồn gốc ở nước ngoài, và cải thiện hệ thống y tế sẽ khuyến khích nhiều người Âu, Mỹ chọn nghỉ hưu ở Việt Nam. Họ sẽ là những khách du lịch dài hạn, thậm chí trong nhiều trường hợp trở thành những nhà đầu tư. Làm được vậy sẽ giúp ngành du lịch đa dạng hóa nguồn khách du lịch, bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, tăng nguồn thu ngoại tệ, kích thích đầu tư trong nước".

Một yêu tố khác Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ còn đề cập đến là :

"Sau cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cuộc khủng hoảng vì dịch bệnh ở Trung Quốc cũng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư thêm ra các nước khác để đa dạng hóa danh mục đầu tư phòng ngừa rủi ro. Việt Nam nếu kiểm soát dịch bệnh tốt, cải thiện môi trường đầu tư, hạ tầng, thuế và cung cấp thêm nhân công có trình độ tay nghề thì sẽ trở thành một điểm đến cho các nhà đầu tư này".

Trong khi đó, dự báo về những triển vọng và rủi ro kinh tế trong năm 2020, Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, nhắc lại cảnh báo của giới chuyên gia kinh tế về hai nhược điểm của Việt Nam là quá lệ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa khẳng định rằng Chính phủ Việt Nam cần đổi mới hơn nữa và phải chú trọng nhiều hơn đến thành phần tư doanh vì đó mới là nội lực thật của kinh tế quốc gia.

********************

Du lịch Việt Nam thiệt hại hơn 7 tỷ đô la vì virus corona (RFA, 07/02/2020)

Du lịch Việt Nam đối mặt với thiệt hại lên tới 7,7 tỷ đô la Mỹ vì dịch bệnh do virus corona phát xuất từ Trung Quốc gây nên.

cogang5

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 7/2/2020. AFP

Reuters trích thông tin vừa nói từ truyền thông nhà nước Việt Nam hôm 7/2.

Cụ thể, ngành du lịch ước tính số du khách từ Trung Quốc sẽ giảm hơn hai triệu lượt người do virus corona, điều này có thể dẫn đến doanh thu du lịch bị mất từ 1,8 - 2 tỷ đô la Mỹ.

Trung Quốc, nơi dịch bệnh bắt đầu vào cuối năm ngoái, là nguồn khách du lịch nước ngoài lớn nhất của Việt Nam, chiếm một phần ba trong số 18 triệu du khách năm 2019, theo số liệu chính thức từ cơ quan chức năng.

Việt Nam cho biết cũng sẽ ngừng cấp thị thực cho du khách nước ngoài đã đến Trung Quốc trong hai tuần qua.

Chính phủ Việt Nam hôm thứ Tư 5/2 cho biết tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội trong quý đầu tiên của năm nay có thể sẽ chậm hơn so với mục tiêu 6,8%.

********************

Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam (Văn Nghệ, 06/02/2020)

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.

cogang6

Muốn nhập quốc tịch Việt Nam, phải biết tiếng Việt

Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam về việc nhập, trở lại, thôi, tước quốc tịch Việt Nam ; hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam ; thông báo kết quả giải quyết các việc về quốc tịch ; đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam ; cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam ; cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam và trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý nhà nước về quốc tịch.

Trong đó, Nghị định quy định một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam gồm :

1- Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam là khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống và làm việc của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

2- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và đã được Cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú.

Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp Thẻ thường trú.

3- Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

Người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam gồm :

1- Người có công lao đặc biệt đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó trên cơ sở hồ sơ, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan và quy định của pháp luật chuyên ngành.

2- Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là người có tài năng thực sự vượt trội trong lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục, đã dành được giải thưởng quốc tế, huân chương, huy chương hoặc được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ xác nhận về tài năng và có cơ sở cho thấy việc người được nhập quốc tịch Việt Nam sẽ đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển lĩnh vực nói trên của Việt Nam sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam.

Nghị định cũng quy định trường hợp đặc biệt xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam.

Cụ thể, người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì được coi là trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam và được trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài :

1- Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

2- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

3- Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.

4- Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng.

5- Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân ; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/3/2020.

Published in Việt Nam

‘Hoàng yến’ đã chết

Trân Văn, VOA, 07/02/2020

Bác sĩ Li Wenliang (mà nhiều người Vit gi là Lý Văn Lượng - sau khi phiên âm sang Vit ng) đã chết. Không ch có nhiu triu người Trung Quc ngm ngùi mà nhiu triu người Vit cũng thế

yen1

Bác sĩ Lý Văn Lượng.

Duan Dang than : Hoàng yến đã chết tht ri ! Duan xem bác sĩ Li như mt con chim hoàng yến – loi chim mà nhng người th m thường mang theo vào lòng đt và xem như mt công c cnh báo v đc khí. Hoàng yến chết chính là chuông báo đng, th m s thi lui trước khi b ngt (1).

Li Wenliang – một bác sĩ sng và làm vic ti thành ph Vũ Hán, tnh H Bc, Trung Quc – chính là người đã cnh báo các đng nghip v s xut hin ca mt loi dch mi. Ai đó trong s các đng nghip ca Li đã báo cáo thượng cp. Bác sĩ Li vừa b thượng cp cnh cáo, va b công an triu tp cùng vi by đng nghip khác.

Cả tám bác sĩ y cùng "cúi đu nhn ti". H tha nhn đã vi phm pháp lut vì "phát tán nhng thông tin sai lc gây ri lon trt t xã hi"… Nh vy, h thng công quyền và công an Trung Quc duy trì được s "n đnh chính tr" thêm sáu tun na trước khi viêm đường hô hp cp do 2019 nCoV bùng phát thành dch trên phm vi toàn cu.

Gần đây, mt s nhân chng ca bi kch này k thêm vi báo chí và nhng người s dng mng xã hi Trung Quc rng, sau khi b "cnh cáo" và phi "cúi đu nhn ti", bác sĩ Li b cm mang các trang b phòng nga lây nhim đ chng minh nguy cơ 2019 nCoV có th tr thành dch là thtr thit. Đó là lý do bác sĩ Li b nhim 2019 nCoV…

Sau khi thành phố Vũ Hán b cô lp, 2019 nCoV lan rng c Trung Quc và lây lan đến nhiu nơi trên thế gii, Tòa án Ti cao ca Trung Quc đã sa sai bng cách "khin trách" công an "hành x thái quá" đi vi bác sĩ Li và các đng nghip ca anh nhưng tất cả đu đã quá mun, k c vi bác sĩ Li…

Hàng triệu người Trung Quc thn th trước tin : Li Wenliang đã qua đi lúc 21 gi 30 phút ngày 6 tháng 2. Phn n bùng lên. Nhng người Trung Quc xưa nay xem câm nín là phương thc khôn ngoan đ tn ti trong lòng chế đ xã hi ch nghĩa Trung Quc gi đòi phi có "t do ngôn lun"…

Thế ri có tin bác sĩ Li chưa chết và vn đang được mt bnh viên Vũ Hán cu cha bng k thut oxy hóa máu qua màng ngoài cơ th (ECMO), hay là chy tim phi nhân to… Tng hp nhiều nguồn tin t báo chí và mng xã hi Trung Quc, Duan Dang tường thut, nhiu triu người Trung Quc cu mong có phép l nhưng nhiu triu người khác tin rng tin này ch nhm cp cu cho sinh mng chính tr ca đng cng sn Trung Quc vì h chưa nghĩ ra cách đối phó vi s cung n ca dân chúng…

Ngay cả nhng nhà báo làm vic trong nhng cơ quan truyn thông mt lòng, mt d vi s nghip ca đng cng sn Trung Quc như Trn Khánh Khánh (Hoàn Cu Thi Báo) cũng sc tnh, đau xót nhn đnh : Bác sĩ không được t do đ nói lên s tht và không có c t do đ… chết !"… Tuy bác sĩ Li chính thức được xác nhn đã chết vào lúc 2 gi 58 phút rng sáng 7 tháng 2 nhưng có nhng nhà báo khng đnh : Tôi s không viết bác sĩ Li chết vào rng sáng nay như thông báo. Ông đã chết lúc 21 gi 30 đêm 6 tháng 2...

Theo tường thut ca Duan Dang, ct vn ca công an Trung Quc đi vi bác sĩ Li trước đây : Anh có thể làm vic này (phi im lng) không ? Anh có hiu (s b trng pht) không ?.. – giờ được lp đi, lp li trên mạng xã hi. H thng công quyn cung cung đc b nhưng không th ngăn chn dòng thác ut hn : Mẹ ! Ti tao không hiu !.. Tương t, tin chính thc v vic bác sĩ Li qua đi được loan vào lúc na đêm đã được phn hi lp tc : Các người tưởng chúng tôi s đi ngủ nhưng chưa đâu, chúng tôi còn th(2) !..

***

Không phải t nhiên mà hàng triu người bày t s đng cm vi người Trung Quc trong chuyn bác sĩ Li. Ging như nhiu người Trung Quc, Ngc Phương Nguyn xem đó là một bng chng hùng hn v hu ha khôn lường do chính quyn ngu dt và bo ngược. Thuan Nguyen thì nhẹ nhàng lưu ý v vimột vài quc gia cũng đang dp dch theo kiu như vy. Tuy nhiên cũng có những facebooker như Khanh Le Tuan huch tot thng tut : Cầu mong Vit Nam sm nhn ra không đi theo vết xe đã đ này (3).

Đó không phải là tâm s ca mt nhóm người, đó là suy nghĩ ca rt nhiu người và tràn lan trên mng xã hi quanh chuyn bác sĩ Li, khiến rt nhiu người băn khoăn như Tiger Chang : Liệu ta có khá hơn ? Hay quyết lit như Tri Nguyen : Đó là thảm ha vì bưng bít t trên xung dưới. Hoặc Dan Tran : Những k giết bác sĩ Li và hàng trăm người khác, to ra nguy cơ trc din cho hàng chc ngàn người và nh hưởng đến hàng tgười khác vn khôn vic gì dù l ra phi x bn vn không đ đ đn tộ(4) !

***

Đến gi, mt trong nhng ưu tiên hàng đu ca h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam nhm đi phó vi dch viêm đường hô hp cp do virus 2019 nCoV gây ra vn là "tập trung theo dõi, x lý các trường hp thông tin sai s tht v dch bnh Corona". Tính đến ngày 5 tháng 2, B Thông tin và truyền thông và B Công an đã phi hp đtriệu tp hơn 170 đi tượn yêu cu cam kết g b thông tin sai s tht tr6n Internet. Đồng thi đang củng c tài liu đ x lý hình s 41 trường hp không hp tác (5).

Hiện chưa rõ facebooker Tuan Nguyen – mt bác sĩ Đà Nng – có nm trong s phxử lý hình s vì không hp tác hay không. Không ai rõ vì sao Tuan Nguyen chỉ chia s trên facebook (6) những thông tin, nhn đnh kiu nhưHết Vũ Nhôm ti Vũ Hán ! Mt thit. Hoặc : Theo một chuyên gia v dch t hc Đi hc Harvard thì h s phá hoi ca 2019 nCoV tương đương mt thm ha om nhit hch và trong s nghip nghiên cu ca chuyên gia này ông chưa tng gp h s thc tế ln đến như vy… Hay đùa cợt vic hết S Giáo dục và đào tạo Qung Ngãi ti S Giáo dục và đào tạo Qung Nam cùng sai chính t trong các thông báo cho hc sinh tm ngh hc đ phòng nga dch 2019 nCoV lây lan. Bi S Giáo dục và đào tạo Qung Ngãi hai ln viết ln Corona thành… Cô nô ra và… Corana, còn Sở Giáo dục và đào tạo Qung Nam thì biến Corona thành… Crona, nên Tuan Nguyen mới đùa : Mới mà không mi các chng virus này cũng nguy hi không kém… - mà Phòng An ninh chính trị ni b ca Công an thành ph Đà Nng li gi Giy mời vì "có công việc cn" !

Tuan Nguyen đã chụp Giy mi này đưa lên facebook kèm ý kiến : Tôi thấy mình vẫn đang làm việc, cống hiến, và chng có gì phi làm việc với Công an cả (6).

***

Ngày 30 tháng 1, khi chủ trì cuc hp đ tho lun v phòng - chống dch viêm đường hô hp cp do chng mi ca virus Corona gây ra, ông Nguyn Xuân Phúc - Th tướng Vit Nam, tuyên b cn tiếp tc tính đến nhiu bin pháp mnh hơn đ gim thiu ti đa kh năng lây lan và có thể toàn dân phi đeo khu trang đ phòng bệnh. Ông Đào Ngọc Dung – B trưởng Lao đng Thương binh Xã hi – ph ha : Đeo khẩu trang là rt cn thiết. Dân chúng các thành ph ln như Hà Ni, Thành phố Hồ Chí Minh hoc đông người qua li biên gii cn làm trước và cn được trang b khu trang đm bo cht lượng (7).

Sau khi những ý kiến như thế được h thng truyn thông chính thc gii thiu rng rãi, giá bán khu trang thăng thiên, khu trang tr thành loi hàng hóa đc bit hiếm quý, nhiu cá nhân hết sc căng thng khi không th mua, tr khu trang giúp mình và thân nhân phòng ngừa dch... Mi đây, hôm 5 tháng 2, trong mt cuc hp báo v 2019 nCoV, ông Nguyn Thành Long, Th trưởng Y tế, dn khuyến ngh ca WHO (T chc Y tế Thế gii) đ nhc toàn dân : Không cần đeo khu trang y tế vì chưa có bng chng khoa học cho thy có li ích bo v vi người không b bnh (8).

Chiếu theo cách mà h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam x lý nhng cá nhân b cáo buc là thông tin sai s tht v dch bnh Corona, gây hoang mang và ri lon trt t xã hi, rõ ràng Bộ Công an cn gi Giy mi cho c Th tướng ln B trưởng Lao đng Thương binh Xã hi đến làm vic vì "có công việc cn". Còn nếu Th tướng ln B trưởng Lao đng Thương binh Xã hi có th đưa ra nhng thông tin, ý kiến thiếu chính xác khiến công chúng hoang mang thì tại sao nhiu công dân li b sách nhiu trong khi nhiu thông tin, ý kiến ca h không sai và h ngay tình ?

Bác sĩ Li Wenliang không chỉ là bài hc cho người Vit. Đó là mt bài mà c h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam nên học ngay cho thuc.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 07/02/2020

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/duan.dang.9/posts/2951123234900793

(2) https://www.facebook.com/duan.dang.9/posts/2952169101462873

(3) https://www.facebook.com/nguyentruonguy1/posts/10222406412931422

(4) https://www.facebook.com/duc.leduc/posts/10215016370859835

(5) http://laodongthudo.vn/xem-xet-xu-ly-hinh-su-nguoi-tung-tin-sai-ve-dich-corona-103047.html

(6) https://www.facebook.com/tuan.nguyenminh.16752

(7) https://thanhnien.vn/thoi-su/thu-tuong-co-the-toan-dan-phai-deo-khau-trang-de-chong-dich-viem-phoi-vu-han-1176515.html

(8) https://thanhnien.vn/thoi-su/bo-y-te-hop-bao-khau-trang-co-phai-cuu-tinh-trong-phong-chong-virus-corona-1178991.html

******************

Đảng tham gia chống dịch virus Corona/Vũ Hán ? !

Triệu Tử Long, VNTB, 08/02/2020

Nếu nói cả hệ thống chính trị ở Việt Nam đang vào cuộc chống dịch virus Corona/ Vũ Hán, thì có ai từng đọc ở đâu đó trên báo chí về phát ngôn liên quan chuyện này ở người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam ?

Có ai trích dẫn được phát ngôn nào liên quan đến dịch Corona từ ‘miệng’ của Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng ?

yen2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Quần thể Di tích Cố đô Huế - Ảnh minh họa (TTXVN)

Dường như cụm từ "Ban bí thư" xuất hiện trong các văn bản liên quan về phòng, chống dịch virus Corona/ Vũ Hán tại Việt Nam, chỉ xuất hiện hôm 29-1-2020, và đến nay dường như rất khó tìm thấy văn bản liên quan nào đến phòng, chống dịch virus Corona/Vũ Hán được phát hành từ Bộ Chính trị, từ Ban Bí thư. Đây là điều rất lạ lùng vì một khi đã tuyên bố cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng, chống dịch, thì Bộ Chính trị và Ban Bí thư luôn ‘đóng vai chính’ chứ không phải ‘mất tăm’ như hiện tại.

Ngày 29/1, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký Công văn số 79-CV/TW gửi : Các tỉnh ủy, thành ủy ; các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương ; các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra.

Trước đó, ngày 28/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra ; trong đó yêu cầu trước mắt thành lập Đội phản ứng nhanh, Bộ Y tế hàng ngày báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

"Đấu tranh và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân đưa các thông tin không chính xác, gây hoang mang, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân" – Trích yêu cầu đánh số thứ tự 4 của Ban bí thư ở Công văn số 79-CV/TW mà ông Trần Quốc Vượng ký ban hành nói trên.

Hàm ý đe dọa để tránh những phiên bản Li Wenliang tại Việt Nam ?

Cụm từ "đấu tranh và xử lý nghiêm" ở đây đối với hành vi "đưa các thông tin không chính xác", dễ khiến người dân Việt Nam liên tưởng đến tình cảnh thảm thương của bác sĩ Li Wenliang (Lý Văn Lượng) của Trung Quốc.

Khi Hồ Bắc ghi nhận ca nhiễm virus Corona đầu tiên hồi đầu tháng 12/2019 cho đến giữa tháng 1/2020, dấu hiệu lây nhiễm từ người sang người đã rất rõ, nhưng chính quyền đã cố ngăn chặn thông tin này lọt ra ngoài.

Bác sĩ Lý Văn Lượng và 7 người khác bị cảnh sát bắt cũng vì họ đã cố cảnh báo công chúng. Tuy đã được minh oan nhưng với bác sĩ Lý, mọi thứ đã muộn. Bác sĩ đã bị nhiễm virus từ một bệnh nhân không ý thức được mình đang mắc bệnh.

Nhà báo Phạm Hồng Phước, cựu phó tổng biên tập tạp chí E-chip, chua chát nhận xét : "Người thổi còi cảnh báo sớm về dịch Wuhan coronavirus để rồi bị chính quyền và công an Wuhan truy bức và bịt miệng này đã chết lúc 21g30 ngày 6/2/2020 giờ Trung Quốc, tức 20g30, giờ Việt Nam, khi tim ông ngừng đập vì nhiễm virus 2019-nCoV như nhật báo Global Times của đảng cộng sản Trung Quốc đưa tin lần thứ nhất hồi 2g58 phút ngày 7/2/2020 (1g58 phút, giờ Việt Nam) như Bệnh viện Trung tâm thành phố Wuhan – nơi ông là bác sĩ nhãn khoa và cũng là nơi chữa trị ông – loan báo trên mạng xã hội Weibo và sau đó lúc 4g thì cả báo con Global Times lẫn báo mẹ Nhân dân Nhật báo cùng đưa tin lại ?

Đó là câu chuyện của thuộc tính thiếu minh bạch và đầy âm mưu của hệ thống truyền thông ở nước đông dân nhất hành tinh và hiện là ổ bùng phát đại dịch toàn cầu Wuhan coronavirus. Do không thể có dữ liệu nên ta đừng mất công sa vào tranh cãi. Chỉ cần biết một sự thật : người anh hùng Wuhan coronavirus đã hy sinh – và chết vì chính dịch bệnh mà mình bị bịt miệng.

Số lượng người nhiễm và tử vong vì Wuhan coronavirus đang tăng vùn vụt càng làm cho cái chết của người thổi còi Li Wenliang thành tai họa nghiêm trọng hơn cho nhà chức trách Trung Quốc, từ Vũ Hán tới Bắc Kinh.

Bác sĩ Li Wenliang 34 tuổi đã phải trả giá bằng cả mạng sống mình. Người vợ đang mang thai và cha mẹ của ông phải trả giá vì đều bị nhiễm Wuhan coronavirus. Ai sẽ phải trả giá cho những cái giá máu này ? Cộng đồng mạng quốc tế đang cật vấn như vậy. Vì Wuhan coronavirus giờ đây không còn là chuyện nội bộ của toàn bộ các tỉnh thành đại lục Trung Quốc mà còn là ác mộng của toàn cầu – đến nay đã lây lan tới 28 nước và vùng lãnh thổ bên ngoài đại lục Trung Quốc".

Nhà báo Thủy Cúc, cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ, không dằn được cảm xúc : "Sáng nay, app BBC báo Breaking News : ‘Bác sĩ Li Wenliang qua đời’, mình đã bàng hoàng. Cứ mong đây là tin giả, nhưng không phải rồi ! Sự bàng hoàng này cũng giống như sự bàng hoàng hôm 10 tháng 1, khi đọc tin người bị giết trong vụ Đồng Tâm là cụ Lê Đình Kình vậy.

Sau những cảm xúc ban đầu, trong đầu mình lớn dần một dấu hỏi. Sao bác sĩ Li lại chết được, khi anh là một người trẻ, khỏe, là bác sĩ của chính bệnh viện Vũ Hán, được phát hiện sớm và theo dõi suốt trong bệnh viện ngay từ ban đầu ?

Không dám nghĩ là anh bị giết, nhưng cảm giác hồ nghi, đau đớn cứ ở trong lòng. Nhất là khi đọc những câu bình luận sau bài đăng của anh trên Weibo : "Bác sĩ Li Wenliang là một anh hùng", "Trong tương lai, các bác sĩ sẽ sợ đưa ra những báo động sớm khi họ tìm thấy dấu hiệu của các bệnh truyền nhiễm", "Để môi trường y tế công cộng an toàn hơn, cần phải có hàng chục triệu người như Li Wenliang"…

Các bài viết khác nói rằng bác sĩ Li mất đi, để lại một người vợ đang mang thai và đứa con nhỏ bốn tuổi !

Từ sáng tới giờ, trên Facebook có nhiều bài viết và nhiều câu bình luận, trong đó có những câu "cầu mong anh an nghỉ", và "cầu mong anh kiếp sau đầu thai đừng làm người Trung Hoa nữa !".

Mình nghĩ rằng anh không thể an nghỉ được ! Mà anh chỉ là một trong số 636 người chết vì dịch do virus Corona chủng mới (và còn nhiều hơn nữa). Mình không thể không thốt lên câu : Mong trời chu đất diệt Đảng cộng sản Trung Quốc".

Tạm kết : giờ thì chỉ còn ‘Nhà nước lo’

Khẩu ngữ "Đảng và Nhà nước lo" ở hiện tại trong ‘cuộc chiến tranh sinh học’ phòng chống lây lan dịch virus Corona/ Vũ Hán, có lẽ giờ ‘rút gọn’ và bổ sung, "Nhà nước và Nhân dân cùng lo". Những người đứng đầu ‘tộc thứ 55’ ở Việt Nam tạm thời lùi ẩn sâu chốn hậu trường.

Mở ngoặc giải thích về ‘tộc thứ 55’. Số là bài báo trên tờ Đầu Tư, số phát hành Thứ Hai, ngày 3/2/2020, trang một đăng bài viết của tác giả Nhị Lê, cựu phó tổng biên tập tạp chí cộng sản, có tựa : "Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc".

Theo Ủy ban Dân tộc, Việt Nam hiện nay có 54 dân tộc anh em. Như vậy, ‘tộc thứ 55’ như lời của nhà báo Nhị Lê – không ai khác chính là 4 triệu đảng viên đảng cộng sản Việt Nam.

Dĩ nhiên ai cũng biết tất cả quan chức Việt Nam đều là đảng viên. Nhưng vào cuộc chống lây lan dịch virus Corona/ Vũ Hán, sự ‘hậu thuẫn’ của ‘tộc trưởng’ gần như chưa thấy được chút nào…

Triệu Tử Long

Nguồn : VNTB, 08/02/2020

*********************

Ấm ức Corona

Cánh Cò, RFA, 06/02/2020

Bệnh nhân nhiễm Coronavirus sẽ có triệu chứng khô họng, sốt cao, nhức đầu, toàn thân đau nhức và cuối cùng nếu hệ thống kháng nhiễm của cơ thể không chống lại được con virus đáng sợ này thì sẽ tử vong.

yen3

Vì "đại cục", cả nước Việt Nam cũng đang mở cửa cho con virus Vũ Hán thông khẩu.

Nhưng cũng có những "bệnh nhân" tuy không nhiễm Coronavirus nhưng kháng thể bị một con virus khác ăn dần thì biểu hiện sẽ thấy được là sự ấm ức không nói thành lời. Sự ấm ức ấy tuy không gây chết người nhưng lại có khả năng làm cho bệnh nhân mất phương hướng, không tập trung được vào công việc cuối cùng đi đến hoang mang và mọi quyết định đều nửa vời, nông nổi.

Con virus làm kháng thể tê liệt ấy đang hiện diện trong cơ thể của rất nhiều cán bộ Đảng cộng sản Việt Nam, nó có cái tên rất quen thuộc : "đại cục".

Khi Coronavirus xuất hiện tại Việt Nam nguồn thông tin của thể giới chứng minh rằng nó xuất xứ từ thành phố Vũ Hán và nơi này đang bị chính quyền Trung Quốc cô lập, cách ly với thể giới bên ngoài để ngăn ngừa virus phát tán. Những người có xuất xứ đi từ Vũ Hán bị thế giới xem như đang mang virus trên người và biện pháp cô lập họ nhằm xác định họ có bị nhiễm bệnh hay không. Trong khi đó chính quyền Đà Nẵng làm ngược lại, cho phép 218 người từ Vũ Hán đến du lịch tại Đà Nẵng và một khách sạn từ chối không cho họ thuê phòng liền bị công an đến hậm họe bắt buộc phải mở cửa cho thuê.

Vì "đại cục" chính quyền Đà Nẵng rước dịch vào nhà.

Không riêng gì Đà Nẵng, cả nước Việt Nam cũng đang mở cửa cho con virus Vũ Hán thông khẩu. Khi người dân lên tiếng đòi hỏi chính phủ phải đóng cửa biên giới thì ông Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh giải thích là không thể đóng cửa biên giới vì hai nước đã có hiệp ước, nếu muốn đóng cửa vì lý do nào đó thì phải thông báo với Trung Quốc và được nước này cho phép.

Vậy là "đại cục" hiển hiện trên một hiệp ước rất là mất chủ quyền.

Phòng chống con virus nguy hiểm này chỉ có cách duy nhất là giữ thân thể không bị virus tấn công qua đường hô hấp, vì vậy khi người dân chạy đôn chạy đáo tìm mua khẩu trang phòng dịch thì hiện tượng nâng giá, đầu cơ xảy ra. Cơn sốt khẩu trang đi liền với cơn dịch Coronavirus, số người chết càng tăng thì sự cần thiết của khẩu trang càng lớn. Tuy nhiên Việt Nam rất hào phóng, mặc cho dân tình hớt hải tìm kiếm tỉnh Lạng Sơn trao tặng hơn 300.000 khẩu trang y tế cho chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc.

Chưa hết, mặc dù Bộ đội Biên phòng thiếu khẩu trang trầm trọng chính phủ cũng phớt lờ, họ gửi cấp tốc 10 tấn hàng hóa y tế trong đó có hàng trăm ngàn khẩu trang trao tặng cho Trung Quốc. Bên cạnh đó, Thủ tường Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố : "Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quyết định viện trợ bằng hàng hóa, cụ thể là vật dụng y tế cho Trung Quốc trị giá 500.000 đô la để chia sẻ với chính phủ và nhân dân Trung Quốc khi dịch cúm virus corona lan rộng".

Những trợ giúp này nói lên tình hữu nghị anh em nói lên "đại cục" cần phải giữ gìn vun đắp.

Vì đại cục, UBND thành phố Móng Cái cho biết, 100% người Trung Quốc nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái phải thực hiện quy trình cách ly để theo dõi sức khỏe tại các khách sạn trên địa bàn. Chính quyền địa phương cho biết sẽ bố trí ăn ở miễn phí cho những người này.

Chính quyền thành phố Móng Cái đã yêu cầu chủ các khách sạn tại Móng Cái cho họ ăn nghỉ miễn phí trong thời gian cách ly. Trong khi đó những người Việt trở về từ Vũ Hán bị quân đội cô lập, khoanh vùng tại một khu đất có những căn nhà không thua trại súc vật. Không có bất cứ phương tiện sống nào để sinh tồn, nhất là họ đang bị tấn công bởi con virus mà cả thế giới lo sợ.

Cũng vì đại cục cả mà thôi.

Chính phủ Việt Nam nghĩ rằng trong cách hành xử này Trung Quốc sẽ thấy và dù sao cũng phải biết ơn một đất nước tuy nghèo nhưng rộng lòng hào hiệp. Càng nghĩ như vậy, những biện pháp hào phóng càng nhiều. Cho tới một ngày tấm lòng hào phóng vì đại cục ấy bị Trung Quốc chà đạp thì Hà Nội mới tỉnh ra. Tỉnh ra rồi ấm ức cho cái bệnh "hào phóng cộng sản" của mình.

Đó là ngày 5 tháng 2, sáu ngày sau khi Việt Nam thông báo sẽ chi viện cho Trung Quốc.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc viết trên Twitter rằng quốc gia này "đã nhận được" các khoản viện trợ của quỹ UNICEF và chính phủ 21 nước, nhưng không có Việt Nam trong đó. Đoạn tweet liệt kê 21 nước dường như theo thứ tự ưu tiên các nước láng giềng trước, gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Kazakhstan, Pakistan, tiếp đến là Đức, Vương quốc Anh, Pháp, Italy, Hungary, Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Các Tiểu vương quốc A rập Thống nhất, Algeria, Ai Cập, Australia, New Zealand, và Trinidad và Tobago.

Cay đắng và ấm ức biết bao.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 06/02/2020 (canhco's blog)

Published in Diễn đàn

Dịch nCoV : Trung Quốc cảm ơn nhiều nước, không nêu tên Việt Nam (VOA, 06/02/2020)

Một thông đip đăng hôm 5/2 trên tài khon Twitter ca Phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc viết rng quc gia này "đã nhn được" các khon vin tr ca qu UNICEF và chính ph 21 nước, không có Vit Nam trong đó.

corona1

Thông điệp hôm 5/2 trên trang Twitter ca Phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc hôm 5/2

Đại din B Ngoi giao Trung Quc bày t trong đon tweet rng quc gia đang phi vt ln vi dch virus corona chng mi (nCoV) "cm ơn tt c" các nước và t chc đã viện tr.

Ngoài quỹ UNICEF thuc Liên Hip Quc, đon tweet lit kê 21 nước dường như theo th t ưu tiên các nước láng ging trước, gm Hàn Quc, Nht Bn, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Kazakhstan, Pakistan, tiếp đến là Đc, Vương quc Anh, Pháp, Italy, Hungary, Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Các Tiu vương quc A rp Thng nht, Algeria, Ai Cp, Australia, New Zealand, và Trinidad và Tobago.

Tài khoản Twitter ca Phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc không đ cp đến Vit Nam, mc dù cách đây 6 ngày, báo chí Việt Nam dn li cng thông tin đin t ca chính ph nói "Đng và Nhà nước Vit Nam đã quyết đnh vin tr bng hàng hóa, c th là vt dng y tế cho Trung Quc tr giá 500.000 đô la đ chia s vi chính ph và nhân dân Trung Quc khi dch cúm virus corona lan rộng".

Truyền thông Vit Nam cho biết thêm rng Hi Ch thp đ Vit Nam "đã vn đng vin tr hàng hóa tr giá 100.000 đô la na cho Trung Quc".

Song các bản tin t đó đến nay không nói rõ các khon vin tr đó đã chuyn đến và được Trung Quc tiếp nhn hay chưa. VOA vn tiếp tc n lc đ kim chng thông tin này.

Bên cạnh đó, vn theo tin tc trong nước, 7 tnh biên gii phía Bc giáp Trung Quc "cũng đã có các đng thái phù hp nhm h tr cho người dân Trung Quc, nht là các tnh ven biên giới hai nước".

Trên mạng xã hi ngày 6/2, nhiu người Vit Nam trong đó có các Facebooker nhiu nh hưởng như các nhà hot đng Phm Đoan Trang, Nguyn Tường Thy, Vũ Quc Ng, Nguyn Văn Đài, n doanh nhân Lê Hoài Anh, nhà báo Đ Hùng, v.v… chia s đon tweet ca đi din B Ngoi giao Trung Quc vi thái đ không vui, cho rng Trung Quc xem thường Vit Nam.

Một s người nêu ra thc mc rng phi chăng Trung Quc chưa cm ơn Vit Nam vì các khon Vit Nam chưa đến nơi dù gn 1 tun đã trôi qua sau khi Vit Nam ra thông báo.

Bà Phạm Đoan Trang nêu ra 3 kh năng, mt là Hà Ni "chưa quyên góp, vin tr giúp đ được gì" cho Bc Kinh ; hai là phía chính ph Vit Nam đã gi rt nhiu đ vin tr sang nhưng lãnh đo Trung Quc "không tính đó là vin tr, h tr", xem là không đáng giá ; và ba là dù phía Việt Nam đã gi các khon vin tr song người đánh máy cho tài khon Twitter ca B Ngoi giao Trung Quc "đơn gin là... quên mt tên Vit Nam".

"Khả năng nào thì cũng thành áo gm đi đêm c", nhà hot đng n được nhiu người biết tiếng trong nước và quc tế đưa ra bình lun.

Theo tìm hiểu ca VOA, cũng hôm 5/2, Đi s Trung Quc ti Vit Nam Hùng Ba gi thư ng ti các cơ quan thông tn báo chí ca Vit Nam và tr li phng vn vi đài truyn hình VTV.

Trong đó, đại s Trung Quốc nhc đến nhng vin tr, giúp đ ca chính ph, Hi Ch thp đ, và các tnh biên gii phía bc ca Vit Nam. Đi s Hùng Ba khng đnh "Trung Quc rt cm ơn vì điu này", các bài tường thut ca báo chí Vit cho hay.

********************

Mỹ và Anh ra khuyến cáo về virus Corona ở Việt Nam (VOA, 06/02/2020)

Mỹ và Anh mi ra khuyến cáo v virus Corona Vit Nam, trong đó đ cp ti vic người dân nên hay không nên đeo khu trang, vn là mt vn đ đang gây tranh cãi trên mng xã hi trong nước.

corona2

Người dân Hà Nội xếp hàng mua khẩu trang hôm 6/2.

Hôm 6/2, cơ quan ngoi giao M Hà Ni khuyên mi người "không đến các cơ quan trực thuộc ca Đi s quán hoc Lãnh s quán Hoa Kỳ hay Trung tâm Hoa Kỳ" nếu "cm thy không khe ; đã đến/tr v t Trung Quc đi lc trong vòng 14 ngày qua ; đã tiếp xúc vi người nhim virus Corona 2019".

Đại s quán M Vit Nam cũng đ cp ti chuyn có nên đeo khẩu trang hay không vi thông tin nói rng "T chc Y tế Thế gii (WHO) và Trung tâm Kim soát và Phòng chng Dch bnh liên bang M (CDC) không khuyến ngh mi người thường xuyên đeo khu trang như mt bin pháp phòng bnh hiu qu tr khi bn đã nhiễm bnh".

"Tuy nhiên, nếu bn cm thy thoi mái hơn khi đeo khu trang, hãy đeo khu trang", cơ quan ngoi giao M nói trên Facebook, trong bi cnh chuyn mua bán và đeo khu trang đã tr thành mt vn đ nóng Vit Nam my ngày qua.

Khuyến cáo ca Hoa Kỳ được đưa ra bn ngày sau khi Vit Nam xác nhn thêm mt ca nhim chng virus Corona mi (nCoV) là mt Vit Kiều tng quá cnh khong hai tiếng ti sân bay Vũ Hán, Trung Quc, tâm đim ca dch bnh đang lan rng trên thế gii.

Trong khi đó, Bộ Ngoi giao Anh cũng đã cnh báo công dân nước này v s bùng phát virus Corona, đng thời nói rng "chính quyn Vit Nam đang tăng cường các bước đi nhm ngăn chn nguy cơ lây lan, trong đó có vic kim tra y tế ti các sân bay và biên gii trên b".

"Những người có du hiu v bnh hô hp khi ti Vit Nam có th b kim tra [y tế]. Quý vị cần phi tuân th vi bt kỳ các bin pháp kim tra nào ca chính quyn đa phương. Bt kỳ ai được xác đnh nhim virus Corona, k c người nước ngoài, có th b cách ly", cnh báo ca B Ngoi giao Anh có đon.

Thông báo của cơ quan đi ngoi ca Anh cũng nhắc ti vic "chính ph Vit Nam khuyến ngh công dân đeo khu trang nơi công cng, cũng như công b vic cp giy phép đc bit cho nhng ai mun t chc các s kin ln nơi công cng". Hin chưa rõ B Ngoi giao Anh đăng khuyến cáo v virus Corona Vit Nam trên trang web ca B này khi nào.

*****************

Việt Nam phát hiện 2 ca nCoV mới ; sẵn sàng đưa công dân ở vùng dịch về nước (VOA, 06/02/2020)

Trang Facebook chính thức ca chính ph Vit Nam hôm 6/2 cho hay Vit Nam phát hin thêm 2 ca nhim virus corona chng mi (nCoV) tnh Vĩnh Phúc, đu là người nhà ca mt bnh nhân đã dương tính vi loi virus nguy him đang gây ra dch ln Trung Quc, cũng như lây lan ra nhiu nước trên thế gii.

corona3

Các quan chức Vit Nam đc thúc vic phòng, chống dch virus corona chng mi. Photo QDND

Hai ca mới là người m 49 tui và em gái 16 tui ca mt bnh nhân đã đi Vũ Hán, Trung Quc, đ tp hun và tr v Vit Nam hôm 17/1, cách đây 3 tun, trang Thông tin Chính ph cho biết.

quan y tế và chính quyền đa phương trong thi gian qua đã "giám sát cht ch, theo dõi sc kho" ca hai m con nêu trên, tin cho hay.

Đến hôm 4/2, khi hai m con này "xut hin các triu chng ho, mt mi", h đã được Vin V sinh dch t Trung ương xét nghim. Kết qu cho thấy h "dương tính vi virus nCoV", vn theo Thông tin Chính ph. "Hin ti, sc kho ca hai bnh nhân n đnh", trang này nói thêm.

Thống kê chính thc ca nhà chc trách Vit Nam cho thy đến ti 6/2, có tng cng 12 ca nhim nCoV và không có ai t vong vì virus này ở Vit Nam.

Trong một din biến khác gia lúc dch nCoV vn trong giai đon căng thng Trung Quc, Người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng nói ti mt cuc hp báo hôm 6/2 rng b "sn sàng đưa công dân vùng có dch v nước khi cn thiết".

Bà Hằng khng đnh rng B Ngoi giao Vit Nam "đang n lc cao nht đ thc hin vic này trong thi gian sm nht".

Bà cho biết Đi s quán Việt Nam Trung Quốc đã tiếp nhận 29 yêu cầu ca công dân Việt Nam ti khu vc có dch là tỉnh Hồ Bc có nguyện vng tr về Việt Nam.

Phát ngôn viên này thông báo rằng trong nhng ngày qua, các cơ quan đi din Vit Nam ti Trung Quc đã gi liên h cht ch vi hơn 400 công dân Vit Nam đang sinh sng, hc tp, làm vic và du lch ti Trung Quốc.

Con số k trên không bao gm nhng ai không đăng ký công dân, sang Trung Quc ngn hn, lao đng… mà không thông báo vi các cơ quan đi din, bà Lê Th Thu Hng nói.

"Đến nay, nhìn chung tình hình sc khe ca các lưu hc sinh và công dân Vit Nam tại Trung Quc vn n đnh", theo li bà Hng.

Cho đến nay, theo quan sát ca VOA, chính ph Vit Nam chưa tiến hành sơ tán công dân Vit khi Vũ Hán nói riêng và Trung Quc nói chung. Chưa có chuyến bay chuyên bit nào ca Vit Nam đưa công dân v nước. Cũng chưa có tuyên b chính thc nào ca Vit Nam v kế hoch dùng máy bay hoc phương tin gì khác đ sơ tán công dân Vit khi Trung Quc.

****************

Tác động kinh tế của dịch corona : Chứng khoán Việt Nam rớt giá sau Tết (VOA, 06/02/2020)

Chỉ s chng khoán Vit Nam tut dc sau kỳ ngh Tết Canh Tý vì nhng lo ngi rng dch viêm phi cp do virus nCoV gây ra có th làm gián đon các hot đng giao thương, tác đng tiêu cc đến kinh tế Vit Nam.

corona4

Một ph n đơn đc trên mt con đường ti trung tâm thương mi Jiujiang, Jiangxi, ngày 1/2/2020 gia dch virus corona. Reuters/Thomas Peter

Theo hãng tin Bloomberg, VN Index đã giảm hơn 6% tính từ ngày 30/1, và gim ti 9,4% so vi đim cao nht vào tháng 11 năm ngoái. VN-Index hin giao dch mc thp nht k t tháng 8 năm 2017.

Đây là mức gim cao th nhì thế gii, sau th trường chng khoán Trung Quc.

Trong nhiều năm qua, Vit Nam đã đẩy mnh các kết ni thương mi quc tế cho nên bt kỳ s gián đon ln nào có nh hưởng toàn cu, cũng là mi đe da đi vi tăng trưởng kinh tế Vit Nam.

Bloomberg dẫn li ông Ruchir Desai, chuyên gia ca Asia Frontier Capital, nhn đnh rng tác đng của dch corona đi vi kinh tế Vit Nam s tiêu cc trong ngn hn do các mi liên kết thương mi và du lch vi Trung Quc.

Các biện pháp do chính ph Vit Nam đ ra đ chn dch, như ngưng cp visa cho du khách Trung Quc, tm ngưng đưa công nhân sang Trung Quốc làm vic, và các khuyến ngh kêu gi dân chúng không nên du lch hay sang Trung Quc làm ăn, đã tác đng mnh ti các hot đng giao thương gia hai nước.

Mặt khác, các bin pháp ca nhà nước Trung Quc như hoãn m ca biên gii vi Vit Nam và hạn chế đi li, cũng tác đng tiêu cc ti các hot đng xut khu nông sn Vit Nam sang Trung Quc. Ngoài ra, Vit Nam cũng l thuc nng n vào hàng xut khu ca Trung Quc, như vi si và máy móc cho các hãng xưởng ca Vit Nam.

Published in Việt Nam

Phạt tiền người đăng video hàng trăm người Trung Quốc vào Việt Nam qua biên giới (RFA, 03/02/2020)

Facebooker đăng video chiếu cảnh hàng dài người Trung Quốc xếp hàng trước cửa khẩu Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn để vào Việt Nam, vừa bị phạt tiền hơn 12 triệu đồng.

vn1

Những người Trung Quốc xếp hàng để nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Hữu Nghị ở Lạng Sơn hôm 2/2/2020 - Courtesy of Them Ly

Ông Nguyễn Công Trưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn hôm 3/2 nói với báo chí trong nước rằng : "Thông tin ùn ùn người Trung Quốc nhập cảnh qua cửa khẩu Hữu Nghị là sai sự thật".

Trước đó, hôm 2/2, Facebooker Them Ly đăng trên tài khoản Facebook cá nhân của mình 2 đoạn video ngắn cho thấy hàng dài người Trung Quốc đeo khẩu trang đang chờ nhập cảnh vào Việt Nam ở cửa khẩu Hữu Nghị.

Báo chí trong nước sau đó đồng loạt đưa tin khoảng 500 người Trung Quốc tập trung về cửa khẩu này để xin nhập cảnh vào Việt Nam. Ông Phạm Ngọc Thưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn được báo chí trong nước trích lời cho biết : "Gần 500 người Trung Quốc được chúng tôi vận động, thuyết phục quay trở về đất nước để tránh dịch bệnh lây lan. Với những người vẫn tiếp tục qua Việt Nam, chúng tôi sẽ yêu cầu kiểm tra y tế cũng như thực hiện việc cách ly 14 ngày theo quy định".

Ông Thưởng cũng cho biết giới chức địa phương đã vận động những người Trung Quốc quay về, không vào Việt Nam và nhiều người đã nghe theo.

Trong trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, ông Nguyễn Công Trưởng nói rằng : "Qua xác minh thông tin thì đây là hình ảnh ở bên phía nước bạn và số khách này chưa nhập cảnh vào Việt Nam. Việc đăng thông tin sai sự thật như vậy gây hoang mang dư luận. Chúng tôi đã giao lực lượng công an triệu tập đối tượng và yêu cầu gỡ thông tin sai sự thật. Đối tượng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hơn 12 triệu đồng".

Giới chức tỉnh Lạng Sơn hôm 3/2 cho biết tạm thời chưa cho phép nhập cảnh từ Trung Quốc vào Việt Nam và đã dừng toàn bộ việc xuất nhập cảnh ở tất cả cửa khẩu phụ, đóng đường mòn lối mở.

Hôm 2/2, sau khi video ở cửa khẩu được nhiều người chia sẻ và được báo chí đăng tin, Facebooker Them Ly đã rút video khỏi trang cá nhân đồng thời khẳng định : "2 video của mình đăng sáng nay là đúng sự thật tuy nhiên nó là ở bên cửa khẩu Trung Quốc, chứ không phải ở bên cửa khẩu Việt Nam. Mình đăng bài đã không giải thích rõ ràng gây cho các bạn hiểu nhầm và hoang mang trong dư luận".

vn2

Đoạn status trên trang Facebook cá nhân của Them Ly sau khi đăng 2 video ở cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn hôm 2/2/2020 Courtesy of FB Them Ly

Công an Việt Nam trong những tuần qua đã gia tăng việc theo dõi, mời làm việc và xử lý nhiều trường hợp Facebooker đưa tin về dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây ra. Các Facebooker này thường phải nộp phạt và phải rút các bài, video đã đăng tải vì bị chính quyền xác định là không đúng sự thật, gây hoang mang trong người dân.

Bộ Thông tin và truyền thông mới đây đã ban hành công văn khuyến cáo báo chí không đưa tin giật gân làm hoang mang dư luận xã hội và ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại với các nước.

Dịch viêm phổi cấp xuất phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, hiện đã lan ra nhiều nước. Thống kê tính đến ngày 3/2, toàn thế giới đã có hơn 17 ngàn ca mắc bệnh và hơn 300 người tử vong, phần đông là ở Trung Quốc. Một số nước đã hạn chế thậm chí ngừng cấp visa cho khách Trung Quốc, ngừng các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc. Một số quốc gia láng giềng với Trung Quốc đã đóng cửa biên giới vì sợ virus lây lan.

******************

Xử phạt các đối tượng bị cho là tung tin thất thiệt về dịch virus corona (RFA, 03/02/2020)

Một người ở Vĩnh Long và một người ở Gia Lai vừa bị cơ quan chức năng xử phạt với cáo buộc ‘ tung tin thất thiệt’ về dịch virus corona nCoV.

vn3

Hôm 3/2, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Vĩnh Long quyết định xử phạt 12,5 triệu đồng, một chủ tài khoản Facebook ở Vĩnh Long là Nguyễn Nhựt Tân, sống tại huyện Mang Thít, với cáo buộc ‘tung tin thất thiệt’ về dịch corona tại Cần Thơ. Courtesy TP

Truyền thông trong nước loan tin hôm 3/2/2020 cho biết cụ thể, Công an tỉnh Gia Lai đang xử lý bà P.N.H. ở phường Yên Đỗ, thành phố Pleiku, Gia Lai. Theo đó bà H. dùng tài khoản facebook tên "Phạm" đăng tải hình ảnh cùng nội dung "Chiều nay Hà Nội sẽ công bố phát dịch corona, tối nay thời sự sẽ đưa tin về việc đêm nay nhà nước mình phun thuốc ngừa dịch cúm corona trên bầu trời toàn quốc nên mọi người hãy chia sẻ cho nhau k nên ra đường trong khung giờ từ 4-7h30 sáng mai 1/2/2020. Mọi người ra đường nhớ đeo khẩu trang với kính cẩn thận nhé".

Theo thuật lại của truyền thông trong nước thì bà H. sau đó đã thừa nhận, đăng để "câu like" chứ không ý thức được thông tin trên đúng hay sai. Bà H. đã gỡ bỏ bài viết, nhận lỗi, đính chính thông tin và cam kết không tái phạm.

Hôm 3/2, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Vĩnh Long cũng quyết định xử phạt 12,5 triệu đồng, một chủ tài khoản Facebook ở Vĩnh Long là Nguyễn Nhựt Tân, sống tại huyện Mang Thít, cũng với cáo buộc ‘tung tin thất thiệt’ về dịch corona tại Cần Thơ.

Theo cơ quan chức năng, quyết định xử phạt căn cứ theo qui định về hành vi "Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật", theo khoản 3, điều 64, Nghị định 174 của Chính phủ, trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Vừa qua công an tại một số tỉnh như Bà Rịa- Vũng Tàu, Thừa Thiên- Huế … cũng tiến hành triệu tập và phạt một số người vì cho rằng họ thông tin về dịch virus corona không đúng sự thật.

********************

Dịch bệnh coronavirus : Dân vẫn chưa tin 100% các biện pháp phòng, chống của Chính phủ (RFA, 03/02/2020)

Công bố dịch và triển khai hàng loạt biện pháp

Phó Giáo sư Trần Đắc Phu, cố vấn Trung tâm đáp ứng dịch khẩn cấp, thuộc Bộ Y tế, được truyền thông trong nước dẫn lời sau hai ngày Việt Nam công bố dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra, rằng đây là lần đầu tiên lãnh đạo Chính phủ Hà Nội công bố dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra ở Việt Nam và việc công bố dịch nhằm để áp dụng các biện pháp phòng, chống cần thiết ; trong đó có những biện pháp bắt buộc với cả chính phủ và người dân theo luật định.

vn4

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thị sát bệnh viện cách ly đặc biệt tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Courtesy : Ảnh chụp màn hình zing.vn

Đài RFA ghi nhận một trong những biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đưa ra là sẵn sàng vận hành các bệnh viện cách ly đặc biệt chống virus corona qua việc thành lập bệnh viện cách ly đặc biệt tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với quy mô 500 giường bệnh cùng các thiết bị y tế tốt nhất.

Tại thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh), nơi tiếp nhận và điều trị hai ca nhiễm bệnh virus corona đầu tiên, báo giới quốc nội vào ngày 3/2 dẫn lời của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong yêu cầu Chính quyền thành phố lên kế hoạch xây dựng bệnh viện dã chiến để đối phó trong trường hợp người mắc bệnh tăng cao.

Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Tấn Bỉnh cũng được báo giới dẫn lời rằng Việt Nam tính đến chiều ngày 3/2 có 8 trường hợp bị nhiễm virus corona và Việt Nam có biên giới với Trung Quốc khá dài nên được xếp vào nhóm có nguy cơ cao.

Phản ánh của người dân

Ông Nguyễn Văn Khánh, một cư dân ở Hà Nội vào tối ngày 3/2 nêu lên ghi nhận của ông với RFA về sự phản ứng trong ứng phó với dịch bệnh virus corona của Chính phủ Việt Nam :

"Chúng tôi ghi nhận một sự tiến bộ rất lớn trong đợt dịch này của Bộ Y tế. Trước hết là họ cung cấp thông tin qua zalo và họ thiết lập đường dây nóng. Tôi có gọi đến mấy lần nhưng cũng chưa kết nối được, có thể họ nại lý do là quá tải. Nói chung, mặc dù ghi nhận Bộ Y tế và Chính phủ cũng rất quan tâm và có cách giải quyết để người dân bớt hoang mang nhưng độ tin cậy rất thấp".

Ông Nguyễn Văn Khánh lý giải về sự tin cậy của người dân không được cao là do :

"Tôi khẳng định một điều là hoàn toàn lo lắng. Trước hết là lượng du khách người Trung Quốc hiện nay đang ở lại Việt Nam rất nhiều. Thứ hai nữa, chúng tôi nhận thấy chính phủ đưa ra những biện pháp rất chậm chạp, dường như là họ vừa đưa ra và vừa nghe ngóng. Chẳng hạn như có rất nhiều biện pháp khác nhau có thể chế tài mạnh hơn nhưng họ không làm được. Ví dụ như trường hợp 400 công dân Trung Quốc đang có mặt ở cửa khẩu Hữu Nghị mà chính quyền lại đưa ra giải pháp là vận động và thuyết phục. Như thế là không đúng vì cần phải có chế tài để bảo vệ công dân Việt Nam. Do đó không cho họ nhập cảnh là hoàn toàn có thể trong tầm tay".

Từng làm việc trong một cơ quan báo chí nhà nước, ông Nguyễn Văn Khánh theo dõi sát sao các thông tin liên quan công tác ứng phó với dịch bệnh virus corona của Chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Văn Khánh nhấn mạnh người dân không được trấn an bởi do thông tin thì nhiều, nhưng trong thực tế không được song hành. Ông Nguyễn Văn Khánh đưa ra một ví dụ :

"Như hôm nay nói rằng là đã chữa khỏi cho một bệnh nhân ở Thanh Hóa. Tôi có gọi điện cho ông Nguyễn Đình Xứng, là ông Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa thì ông trả lời là hiện nay ông chưa nắm được thông tin chuyện đấy".

vn5

Phát khẩu trang miễn phí tại thành phố Hồ Chí Minh. Courtesy : Ảnh chụp màn hình zing.vn

Cô Phượng, hiện đang sinh sống ở Sài Gòn vào tối ngày 3/2 chia sẻ với RFA rằng trong mấy ngày nghỉ Tết Canh Tý, cô nhận được tin một người quen biết ở Kiên Giang được bác sĩ thông báo bị nhiễm virus corona. Tuy nhiên, cô Phượng không thấy trường hợp này được ghi nhận và thông báo đến công chúng. Cô Phượng nói :

"Không dám nói ra hoặc tiết lộ thông tin đó ra ngoài vì không biết trước sau có việc gì xảy ra với mình hay không như bị xử lý hành chính, bị cho là tung tin đồn nhảm hay hông… Do đó, bây giờ mọi người biết gì thì chỉ thông tin nội bộ tức là trong nhóm nhỏ với nhau, trong bạn bè hoặc người thân. Hôm nay thêm thông tin nữa là Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị dựng bệnh viện khẩn cấp để cách ly dịch corona. Vậy thì thông tin chính xác bao nhiêu người đang mắc phải thì người dân hoàn toàn không biết".

Không chỉ ông Nguyễn Văn Khánh hay cô Phượng mà không ít người dân tại Việt Nam bày tỏ với RFA rằng tình trạng người Trung Quốc đến và đi lại trong Việt Nam hàng ngày qua cả đường bộ và đường sắt, kể cả các chuyến bay sẽ có nhiều nguy cơ tiềm ẩn bùng phát dịch bệnh rất nhanh và càng lan rộng hơn nữa.

Làm sao tự phòng, chống dịch bệnh ?

Theo ghi nhận của ông Nguyễn Văn Khánh thì người dân Hà Nội rất ý thức trong việc bảo vệ bản thân và cộng đồng trong dịch bệnh virus corona đang xảy ra :

"Trong mấy ngày hôm nay ra đường, trước hết tôi thấy họ đều sử dụng khẩu trang và họ rất hạn chế đi lại, tụ tập nơi đông người hay ở chợ búa…Tôi có một số người bạn mở cửa hàng thuốc cũng có nói rằng người dân đến mua một số các loại các dung dịch xịt, rửa dùng trong y tế để giữ gìn sức khỏe".

Báo VnExpress Online vào ngày 3/2 dẫn lời của Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa có khuyến cáo nên trước mắt người dân vẫn thực hiện các biện pháp của Bộ Y tế như mang khẩu trang, giữ vệ sinh và truyền thông.

Thế nhưng, cô Phượng cho rằng bản thân cô cũng như bè bạn, người thân mong muốn những thông tin mà Bộ Y tế hay Chính phủ đưa ra cần phải chi tiết hơn để giúp cho người dân phòng, chống dịch bệnh :

"Bây giờ cần có những cảnh báo như phải đeo khẩu trang và dùng xong một lần là phải vứt hay dùng khẩu trang giặt đi giặt lại được thì phải giặt với nước nóng…Phải chi tiết cụ thể thì tốt hơn. Và cần có những con số thực tế ở các vùng để biết xung quanh mình có hay không. Tôi thấy như vậy là cần thiết. Ví dụ như mọi người cần khai báo đã đi đâu trong dịp tết vừa rồi và phải xác thực phòng khi có một trường hợp nào xảy ra gần tại khu vực mình qua thông báo phường đó, quận đó…có người dương tính với virus corona thì để khoanh vùng lại".

Bác sĩ Lê Văn Dũng, từng làm việc trong Viện Y tế Dự phòng cho RFA biết theo kinh nghiệm làm việc của ông trong phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam thì :

"Về nguyên tắc vĩ mô trong phòng, chống dịch là phải khoanh vùng và dập dịch, không để lây lan ra. Đầu tiên là phải đóng cửa biên giới, không cho những con bệnh mới hoặc người có nguy cơ nhiễm mới đi vào và truyền sang trong đất nước mình. Thứ hai ở cấp độ các tỉnh, nơi nào có dịch là phải khoanh vùng lại và điều tra ai có nguy cơ thì tập kết lại để khoanh lại, không cho phát tán ra nữa".

Còn về phía người dân lẫn ở mức độ các cơ sở cộng đồng, Bác sĩ Lê Văn Dũng cho rằng cần phải phun, xịt dung dịch Cloramine B 10%-20% và cần rửa tay với dung dịch này. Thêm vào đó, cần đặt các đèn UV diệt khuẩn để tiêu diệt các loại virus có thể phát tán.

******************

50 tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ học tránh dịch nCoV (RFA, 03/02/2020)

Theo thông báo mới nhất của Bộ Giáo dục Đào tạo (Giáo dục và đào tạo), vừa được truyền thông trong nước cập nhật vào ngày 3/2, hiện đã có 50 tỉnh, thành phố học sinh đã được nghỉ học để phòng bệnh do chủng viruscorona mới (nCoV) gây ra.

vn6

Hình minh họa. Học sinh đeo khẩu trang trong lớp ở trường cấp 2 Định Công, Hà Nội hôm 31/1/2020 - AP

Theo đó, học sinh sẽ nghỉ học từ 3/2 đến hết ngày 9/2. Riêng ở Hà Tĩnh, học sinh nghỉ từ ngày 4/2 đến khi trường có thông báo mới. Hai tỉnh Hải Dương và Quảng Bình học sinh được nghỉ từ 4/2 đến 11/2.

Song song với việc cho học sinh nghỉ học đề phòng ngừa dịch, Bộ Giáo dục và đào tạo đồng thời gửi công văn gửi yêu cầu các địa phương có biện pháp quản lý học sinh khi các em tạm nghỉ học ; tiến hành tẩy trùng 100% trường lớp, các thiết bị dạy học và đồ chơi của trẻ nhỏ.

Cũng trong ngày 3/2, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, sau khi kiểm tra đột xuất công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV tại một số trường học và doanh nghiệp trên địa bàn, đã quyết định điều chuyển công tác hiệu trường trường Trung học phổ thông Mạc Đĩnh Chi do Ban giám hiệu Nhà trường lơ là trong công tác phòng, chống dịch.

Cụ thể, tại thời điểm kiểm tra, trường Mạc Đĩnh Chi chưa dọn dẹp, tổng vệ sinh tại khu vực lớp học, bàn ghế chưa được lau chùi, bề mặt sàn các lớp học nhếch nhác, bụi bẩn…

Trước đó (ngày1/2), Bộ Giáo dục và đào tạo đã có công văn gửi Thủ tướng xin ý kiến về việc cho phép học sinh ở Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa nghỉ để phòng chống dịch. Đến chiều 2/3 đã có 26 tỉnh, thành cho học sinh nghỉ và đến nay gần như cả nước học sinh, sinh viên đều được nghỉ học để phòng, chống dịch nCoV.

*******************

Việt Nam yêu cầu ngưng các lễ hội trong đợt bùng phát dịch virus corona mới (RFA, 03/02/2020)

Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện vào ngày 3/2 ra công điện mới về lễ hội trên cả nước.

vn7

Một lễ hội vào ngày Tết ở Hà Nội ngày 9/2/2019. AFP

Công điện đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo dừng tất cả lễ hội, kể cả lễ hội đã khai mạc, tại các tỉnh đã công bố dịch.

Đây là yêu cầu mới nhất từ bộ này về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra trong hoạt động lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Theo đó, tất cả các lễ hội chưa khai mạc thì phải dừng, còn các lễ hội tại những tỉnh chưa công bố dịch mà đã khai mạc phải giảm quy mô, thời gian tổ chức, giảm các hoạt động nhằm đảm bảo các điều kiện về phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Công điện cũng nêu rõ, yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang khi tham gia các hoạt động tại lễ hội, di tích văn hóa.

Một loạt các lễ hội lớn sắp diễn ra như lễ hội khai ấn Đền Trần ở Nam Định, lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử ở Bắc Giang, lễ hội Phết Hiền Quan (lễ hội cướp phết) ở Phú Thọ đã thông báo dừng tổ chức.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã cho dừng việc tổ chức các hoạt động thể thao chào mừng xuân Canh Tý 2020 như Yên Bái dừng tổ chức Hội thi thể thao "Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước, quê hương đổi mới" ; Hải Dương tạm hoãn Giải đua thuyền canoeing mừng Đảng - mừng năm mới 2020 ; Đồng Nai tạm dừng tổ chức Giải đua thuyền truyền thống mở rộng mừng Đảng, mừng Xuân Canh Tý năm 2020 ; Thừa Thiên Huế tạm dừng tất cả các hoạt động lễ hội văn hóa, thể thao, các hội nghị, hội thảo tập trung đông người.

****************

Việt Nam xác nhận trường hợp thứ 8 nhiễm virus Corona đang điều trị tại Hà Nội (RFA; 03/02/2020)

Bộ Y tế Việt Nam hôm 3/2/2020 xác nhận ca dương tính với nCoV là một nữ công nhân ở Vĩnh Phúc đang được điều trị tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tại Hà Nội.

vn8

Hình minh họa. Hình chụp hôm 2/2/2020 : khách đeo khẩu trang đến sân bay Nội Bài, Hà Nội - AFP

Như vậy, Việt Nam đã có 8 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra trong đó có 5 người Việt, 2 người Trung Quốc và một công dân Mỹ gốc Việt.

Bệnh nhân nữ V. H. L (29 tuổi) đã từng đến thành phố Vũ Hán, Trung Quốc cùng nhóm 3 công nhân người Việt đã xác nhận bị nhiễm virus Corona chủng mới trước đó.

Theo báo Sức khỏe đời sống, chị H có tiền sử dịch tễ đi cùng 7 người Việt Nam khác do Công ty trách nhiệm hữu hạn Nihon Plast của Nhật Bản cử sang Trung Quốc tập huấn tại Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc và cùng trở về Việt Nam ngày 17/1 trên chuyến bay số hiệu CZ8315 của hãng Southern China.

Ngày 17/2, khi về đến phi trường Nội Bài, những người này được công ty đón bằng xe công ty di chuyển về trụ sở doanh nghiệp.

Công ty ngay sau đó tổ chức họp (bao gồm 8 người trở về từ Vũ Hán), sau đó di chuyển về nhà riêng cùng một đồng nghiệp trên cùng chuyến xe.

Đến 30/1, 3 người trong nhóm công nhân được Bộ Y tế xác nhận là nhiễm virus Corona chủng mới.

Đến ngày 31/1, đoàn công tác chống dịch của Bộ Y tế xuống ổ dịch tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc để chỉ đạo, kiểm tra công tác chống dịch.

Qua việc kiểm tra, đoàn công tác nhận thấy trường hợp chị V. H. L là một trong 8 người trở về từ Vũ Hán trên cùng một chuyến bay, trong đó có 3 người đã xác định mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.

Sáng 3/2, bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa tiễn nữ bệnh nhân N.T.Tr ra viện. Cô Tr là một trong nhóm 3 người Việt Nam dương tính với nCoV trước đó.

Cô Tr nhập viện và điều trị từ trưa ngày 24/1, cho đến chiều ngày 28/1 thì bệnh nhân hết sốt, không khó thở, giảm ho, các chỉ số sinh tồn đều trong giới hạn bình thường.

Đến chiều ngày 30/1/2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thông báo kết quả xét nghiệm của bệnh nhân dương tính với vi rút nCoV.

Tuy nhiên đến sáng 31/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh lấy mẫu xét nghiệm vi rút nCoV lần 2 và đến chiều ngày 2/2/2020 có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV.

Vào ngày 3/2, Bệnh Viện Chợ Rẫy tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng thông báo ca nhiễm nCoV được điều trị tại bệnh viện này sẽ được cho xuất viện vào ngày 4/2 .

Đó là ông Li Zichao, 28 tuổi, quốc tịch Trung Quốc nhập viện Chợ Rẫy vào ngày 21/1 do nhiễm nCoV. Người cha cũng phải điều trị bệnh và kết quả kiểm nghiệm lần đầu được nói cũng âm tính ; tuy nhiên vẫn phải được theo dõi tiếp.

Truyền thông trong nước vào ngày 3/2 loan tin tổng cộng số ca nghi nhiễm nCoV tại Việt Nam là 236 trường hợp. Trong số này có 163 ca kết quả xét nghiệm âm tính, 73 trường hợp tiếp tục cách ly, theo dõi để ngăn lây nhiễm ra cộng đồng.

Tại Hoa Lục tính đến chiều ngày 3/2, thống kê chính thức từ Ủy Ban Y Tế Nhà nước Trung Quốc cho thấy có 361 trường hợp tử vong do nCoV. Số này tăng thêm 57 trường hợp so với một ngày trước đó. Tổng số ca nhiễm nCoV tại Trung Quốc là hơn 17.200 trường hợp.

Trường hợp tử vong đầu tiên do nCoV bên ngoài Trung Quốc được thông báo là ở Philippines.

*********************

Nông nghiệp bị tổn hại nặng do virus corona (RFA, 03/02/2020)

"Nông nghiệp là ngành tổn hại nặng nhất bởi dịch virus corona".

Đây là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nói trong buổi hội nghị ‘Thúc đẩy thương mại, phát triển sản xuất nông sản trước tác động dịch bệnh corona’ được tổ chức ngày 3/2 và được báo trong nước loan tin cùng ngày.

vn9

Hình minh họa. Nhân viên y tế phun khử trùng ngoài khu vực Bệnh viện các bệnh nhiệt đới ở Hà Nội hôm 30/1/2020 - AFP

Theo dự đoán của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại nông lâm thủy sản của Việt Nam và Trung Quốc sẽ bị tác động theo hướng tiêu cực trước diễn biến phức tạp và khó lường của dịch viêm phổ cấp. Cả hai nước sẽ diễn ra tình trạng ùn tắc, dư cung cục bộ do hạn chế giao dịch tại các chợ biên giới.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, việc xuất khẩu các sản phẩm sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn khi thông thương nội địa và quốc tế của Trung Quốc bị đình trệ.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết bên cạnh đối phó với virus corona, hiện Cục bảo vệ thực vật, Cục Thú y cùng các lực lượng chức năng tại biên giới còn phải tăng cường kiểm dịch động thực vật chống H5N1…

Nếu dịch bùng phát nhiều tháng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các ban ngành thúc đẩy đưa hàng hóa nông sản vào tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị lớn, ưu tiên thị trường nội địa.

Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ chỉ đạo địa phương nghiên cứu điều chỉnh một số cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ và lợi thế của từng địa phương.

Trong cùng ngày 3/2, Việt Nam đã thông quan 60 xe chở hàng, xuất khẩu hơn 1.200 tấn nông sản qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị ở Đồng Đăng, Cao Lộc, Lạng Sơn.

Đây là lô hàng đầu tiên bị tồn được thông quan trong những ngày qua.

Published in Việt Nam

Việt Nam phạt nặng đầu cơ, tăng giá khẩu trang (RFI, 02/02/2020)

Sau khi phát hiện ba trường hợp người Việt Nam bị nhiễm virus corona mới ngày 30/01/2020 sau khi đi tập huấn hai tháng từ Vũ Hán trở về, người dân bắt đầu lo ngại và đổ đi mua khẩu trang phòng lây nhiễm virus.

phat1

Học sinh một trường trung học cơ sở ở Hà Nội đeo khẩu trang trong lớp học đề phòng lây nhiễm virus corona, ngày 31/01/2020. Reuters/Kham

Ngay ngày 30/01, khẩu trang dùng một lần trên thị trường Hà Nội và ở một số tỉnh lân cận đã cháy hàng. Chỉ trong sáng 31/01, tại một hiệu thuốc ở trung tâm Hà Nội đã có hơn 500 người đến hỏi mua khẩu trang.

Một số cửa hàng, hiệu thuốc còn mặt hàng này đã tăng giá chóng mặt. Theo một số người tiêu dùng, một hộp khẩu trang giá rẻ, thường ngày chỉ có giá 40.000 đồng đã bị "thổi" lên thành 150.000 đồng ; loại tốt hơn có giá từ 80.000 đến 90.000 đồng/hộp đã bị nâng lên thành 250.000 đồng, thậm chí 290.000 đồng/hộp.

Nhiều người bất ngờ và phẫn nộ về việc nhiều cơ sở, tư nhân lợi dụng dịch bệnh để trục lợi. Trong mục "Góc nhìn" của VnExpress, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu lấy làm tiếc về đạo đức, lương tâm của những con người "đục nước béo cò" : "Không có điều luật nào xử được cái tâm của con người, không một chính quyền nào xử phạt hết những hành vi phi đạo đức bằng các điều luật".

Tuy nhiên, ngay chiều 31/01, sau khi được người dân phản ánh, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra hàng loạt cơ sở kinh doanh khẩu trang y tế, phát hiện hành vi găm hàng, tăng giá. Ông Nguyễn Anh Tuấn, cục trưởng Cục Quản lý giá, cho biết khẩu trang không nằm trong diện bình ổn, quản lý giá nhưng "không niêm yết cũng bị xử phạt và niêm yết mà tăng giá bán thì sẽ bị phạt nặng hơn, 10-15 triệu đồng và bồi hoàn tiền cho người tiêu dùng", chiểu theo nghị định 109/2013 ngày 24/09/2013.

Hện tượng khan hiếm khẩu trang được chính phủ giải thích là do nguyên liệu của 46 đơn vị sản xuất khẩu trang y tế trong nước phụ thuộc vào Trung Quốc, thêm vào đó hoạt động sản xuất bị tạm ngừng dịp nghỉ Tết nguyên đán. Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng đang đề nghị nhập khẩu trang từ Việt Nam để đối phó nạn dịch virus Vũ Hán.

Hiện tại, học sinh và giáo viên các trường tiểu học và trung học cơ sở ở Hà Nội được yêu cầu đeo khẩu trang trong lớp học. Chính phủ Việt Nam trấn án có đủ khẩu trang dự phòng và dự kiến phát khẩu trang miễn phí cho người dân trong trường hợp khẩn cấp. Trong khi chờ đợi, nhiều cá nhân và hiệp hội ở cả ba miền đã cấp khẩu trang miễn phí cho những ai có nhu cầu.

Thu Hằng

*******************

Sau một tuần đắn đo, Việt Nam chính thức công bố dịch bệnh Corona (Người Việt, 01/02/2020)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định công bố dịch truyền nhiễm tại Việt Nam do chủng mới của virus Corona gây ra, sau thời gian chần chừ hơn một tuần kể từ lúc dịch bệnh xảy ra với nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu.

phat2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức thừa nhận dịch bệnh virus Corona ở Việt Nam. (Hình : Quang Hiếu/Zing)

Theo báo Zing cho biết ngày 1/12/2020, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định công bố "Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV)".

Đây là dịch truyền nhiễm xảy ra tại Việt Nam từ 23/1, thời điểm xác định trường hợp đầu tiên mắc bệnh ở Việt Nam. Cho tới nay, địa điểm và quy mô xảy ra dịch được xác định ở các tỉnh : Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa và Việt Nam hiện đã có sáu trường hợp mắc bệnh.

Dịch bệnh do virus Corona gây ra được xác định là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu, lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.

Theo quyết định trên "các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc tiếp nhận, cách ly, theo dõi, điều trị người mắc bệnh gồm bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương, bệnh viện trong ngành công an, quân đội và các bệnh viện khác có điều kiện. Đặc biệt, bệnh viện dã chiến sẽ được huy động khi cần thiết".

phat3

Người dân lo sợ chen lấn mua khẩu trang để phòng dịch Corona. (Hình : Việt Linh/Zing)

Sáng cùng ngày ông Vũ Đức Đam, phó thủ tướng kiêm trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng Virus Corona Mới", chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương yêu cầu "phải chuẩn bị phương án xấu nhất để giảm thiểu thiệt hại".

Để chống dịch bệnh, nhiều tỉnh thành ở Việt Nam đã thực hiện theo cách riêng của mình tùy vào lãnh đạo của từng tỉnh.

Cụ thể ông Lê Quang Mạnh, chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, đã đồng ý với đề nghị của Sở Y tế cho 500.000 học sinh, sinh viên lùi thời gian nhập học một tuần để "chuẩn bị tốt hơn công tác phòng, chống dịch bệnh virus Corona".

Theo đó ông Cao Minh Chu, giám đốc Sở Y tế Cần Thơ, cho biết khi lùi thời gian nhập học, ngành y tế sẽ khử khuẩn, khử trùng tại các trường học, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh, giáo viên, phụ huynh về phòng, chống dịch.

"Sắp tới, thời tiết có khả năng nắng nóng, môi trường này sẽ không thích hợp cho virus Corona phát triển. Ngành y tế khuyến cáo chậm thời gian nhập học trở lại là để chuẩn bị chu đáo hơn, bảo vệ con em chúng ta", ông Chu nói.

Trong khi đó, cuối giờ chiều 31/1, bà Lê Thị Bích Thuận, giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Đà Nẵng đã ký văn bản số 215/SGDĐT-CTrTT gửi các trường học "đôn đốc đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV)" bằng cách tổng dọn vệ sinh trường học, phun thuốc khử trùng và yêu cầu các đơn vị, trường học tạm dừng việc tổ chức các hoạt động, các sự kiện đông người.

"Sở Giáo dục và đào tạo chỉ quyết định cho học sinh nghỉ khi có khuyến cáo của các cơ quan hữu trách, đặc biệt là Sở Y tế", bà Thuận cho biết.

Tương tự, cùng ngày Sở Giáo dục và đào tạo Sài Gòn đã ra thông báo "chỉ đạo khẩn" cho các trường vẫn để học sinh đi học trở lại vào ngày 3/12/nhưng "không tính vào ngày nghỉ đối với những học sinh nghỉ học khi có biểu hiện viêm đường hô hấp do virus Corona gây ra".

Tại Nghệ An, theo báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, để "chống dịch" ông Bùi Đình Long, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã ký công văn "hỏa tốc" gửi gửi Sở Văn hóa và thể thao, Sở Thông tin và truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã yêu "cầu người dân phải đeo khẩu trang khi tham gia các hoạt động tại lễ hội, di tích và tạm dừng tổ chức các lễ hội chưa khai mạc".

Báo Zing dẫn số liệu cập nhật về tình hình dịch Corona đến 4 giờ chiều ngày 1/12/cho thấy trên toàn thế giới có 12,002 trường hợp mắc bệnh, 259 người tử vong.

Việt Nam đến nay đã có sáu trường hợp mắc virus Corona. Trong đó, hai cha con người Trung Quốc (một người đã khỏi), ba công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, (Trung Quốc) và trường hợp mới nhất là nữ lễ tân khách sạn có tiếp xúc gần với hai cha con người Trung Quốc bị nhiễm bệnh. (Tr.N)

Published in Việt Nam