Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thủ tướng chính phủ đã quyết định tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài vào Việt Nam, áp dụng từ 0g ngày 22/03/2020. Tất cả trường hợp mang giấy miễn thị thực được cấp cho người gốc Việt Nam và thân nhân cũng tạm dừng nhập cảnh.

laman1

Doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19 sẽ được dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất - Ảnh T.Hằng

Như vậy các đối tác làm ăn từ nước ngoài cũng không thể đến Việt Nam cho xúc tiến mua bán những đơn hàng.

Tình hình chung hiện nay, theo một báo cáo từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), lượng hàng thành phẩm tồn kho lớn, nhiều lô hàng xuất – nhập đang bị trì hoãn, khách hàng chậm thanh toán ảnh hưởng tới vòng quay vốn lưu động và lịch thanh toán nợ vay đến hạn trong/3 – 4 – 5/2020, doanh thu xuất khẩu cũng đã giảm đáng kể.

Báo cáo của VASEP viết : "Đối với một số thị trường Châu Á như hàng hóa xuất khẩu đi Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc bị chậm chễ do thời gian xuất hàng kéo dài. Riêng tại Hàn Quốc, một số khách hàng đã từ chối thực hiện đơn hàng mới, khách hàng cũ cũng giảm lượng nhập do dịch bệnh.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang rất cần nguồn vốn vay ngân hàng lớn trong khi các ngân hàng lại đưa ra rất nhiều tiêu chí khó thực hiện. Ví dụ như, yêu cầu phải tài sản thế chấp đảm bảo theo tỷ lệ, chứng từ giải ngân đảm bảo tính pháp lý và phương án kinh doanh rõ ràng. Ngoài ra, còn có một số quy định khác như : dùng hàng hóa hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp cho khoản dư nợ vay chưa có tài sản đảm bảo.

Ngân hàng cũng chỉ mở hạn mức tín dụng theo hợp đồng có thời hạn 01 năm và cho vay với lãi suất cao đối với các Ngân hàng thương mại và các khoản vay trung – dài hạn : 7%/năm với ngân hàng thương mại lớn, 10,5%/ năm với ngân hàng thương mại nhỏ ; lãi suất vay VNĐ từ 6% – 8,5%, lãi suất vay USD từ 4% – 4,5%. Phần lớn các doanh nghiệp đề xuất, mức lãi suất phù hợp VND trong giai đoạn khó khăn nay nên từ 3% – 6,5% và mức lãi suất phù hợp với USD là từ 1,5% – 2,8%.

Ngoài ra, so với các năm trước, hiện nay cũng phát sinh thêm nhiều khoản phí mà doanh nghiệp phải gánh thêm như : Phí hồ sơ xuất khẩu, phí giao dịch, phí điện, phí chiết khấu, phí quản lý tài khoản, phí nhắn tin phí gởi hồ sơ (đặc biệt là phí báo có nước ngoài, trong nước)…

Doanh nghiệp cũng phải cam kết nguồn ngoại tệ về đúng ngân hàng đã cấp vốn, tương ứng hoặc nhiều hơn số vốn mà ngân hàng đó đã giải ngân, phải có hợp đồng đầu ra nhiều hơn số tiền đề nghị cấp vốn tại thời điểm đề nghị cấp vốn, thủ tục khác…".

Một chủ doanh nghiệp thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng nói rằng cách vận hành về thị trường vốn của Việt Nam nên ‘người sao – ta vậy’. Có nghĩa thị trường tài chính ở những quốc gia Tây Âu, Mỹ được vận hành ra sao thì Việt Nam cũng nên theo nhịp chung toàn cầu, đừng vì bảo thủ của một đường lối riêng gọi là ‘thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa’, rồi phân biệt với những chính sách khác nhau trong xét khách hàng là quốc doanh, hay tư nhân.

Đơn cử, trong giai đoạn khó khăn hiện nay cả về phía ngân hàng, cần thiết về một gói tín dụng lãi suất thích hợp nhỏ hơn 5%/ năm dành cho khách hàng doanh nghiệp sản xuất vay ; đồng thời giảm thiểu phí lưu kho do hàng hóa chậm tiêu thụ, cũng như giảm lãi suất tiền vay cho tất cả các khoản vay giải ngân từ ngày 01-02-2020.

Ngoài ra cần cho vay dự trữ hàng hóa qua xét cho vay tín chấp, để khi hết dịch sẽ có hàng bán kịp thời ; tăng kỳ hạn vay vốn lưu động từ 4 tháng lên 6 tháng ; chấp nhận cho vay chiết khấu các bộ hồ sơ thanh toán quốc tế qua các điều kiện và hình thức thanh toán quốc tế : L/C., D/P., TTr…

Lưu ý, tỷ giá hối đoái bất ngờ tăng cao cũng là một khó khăn không dễ vượt qua trong việc thanh toán các khoản nợ vay ngoại tệ ở thời điểm dịch Covid-19 được dự báo sẽ rất căng thẳng trong 10 ngày tới, với dự báo dịch có thể kéo dài rồi giảm dần trong 10 tuần lễ nữa.

Võ Hàn Lam

Nguồn : VNTB, 22/03/2020

Additional Info

  • Author Võ Hàn Lam
Published in Diễn đàn
dimanche, 22 mars 2020 22:27

Có nên gọi Covid-19 là cúm Tàu ?

Đại dịch do virus corona gây ra đang tiếp tục hoành hành dữ dội trên khắp thế giới. 188 quốc gia với hơn 300.000 người đã bị lây nhiễm với gần 13.000 người tử vong. Đặc biệt tại Ý, hôm qua (21/3) có gần 800 người tử vong nâng tổng số người chết tại Ý lên gần 5.000 người. Cả thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong thời bình. Mọi biện pháp mạnh mẽ và khẩn cấp nhất đã được ban bố trên toàn cầu. Dù vậy vẫn không ai biết là tương lai sẽ như thế nào, bao giờ thì dịch bệnh mới kết thúc…

Đại dịch này bắt đầu từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc sau đó lan ra khắp thế giới. Ý và Iran là hai nước bị nặng nhất vì có nhiều công nhân Trung Quốc sang làm việc trong những dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường. Châu Âu không còn biên giới nên virus corona đã tràn qua khắp châu lục này. Châu Âu cũng là những nước có tỉ lệ người già cao nhất thế giới do được chăm sóc y tế tốt nên cũng là nơi có nhiều người chết nhất vì sức đề kháng của người lớn tuổi kém.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên cho dịch cúm này là Covid-19 sau đó đổi tên thành virus Sars-CoV-2. Tuy nhiên đa số mọi người vẫn gọi là Covid-19 vì ngắn gọn và dễ đọc. Nhiều người Việt Nam còn gọi virus này là "cúm Vũ Hán" hoặc "cúm Tàu". Điều này hoàn toàn bình thường vì con virus này bắt đầu từ Vũ Hán, Trung Quốc. Bản thân tôi cùng từng gọi Covid-19 là "dịch cúm Vũ Hán" trong một bài viết (*).

Trump sửa Cov-cum tau

Một bức ảnh cho thấy Trump đã tự tay xóa chữ "corona" và thay bằng chữ "Trung Quốc" trong một buổi họp báo về Covid-19.

Cách gọi con virus này không có gì quan trọng thế nhưng sự việc bỗng ồn ào hẳn lên khi nó được tổng thống Mỹ Donald Trump gọi tên một cách rõ ràng là "virus Trung Quốc" (Chinese virus). Một bức ảnh cho thấy Trump đã tự tay xóa chữ "corona" và thay bằng chữ "Trung Quốc" trong một buổi họp báo về Covid-19. Trump đã chỉ trích và lên án Trung Quốc khi cho rằng vì họ mà thế giới bị lây nhiễm căn bệnh nguy hiểm này.

Người Việt Nam khắp nơi lên tiếng ủng hộ gọi dịch cúm này là "cúm Tàu" như cách gọi của Trump. Chuyện này hoàn toàn dễ hiểu vì thứ nhất, nó không sai, thứ hai, nó bày tỏ thái độ ghét Trung Quốc của đa số người Việt Nam. Thái độ ghét Trung Quốc của người Việt Nam là đương nhiên và hợp lý vì Trung Quốc đã chèn ép, chiếm đất, chiếm biển của Việt Nam và nhất là chống lưng cho Đảng cộng sản Việt Nam bao năm qua.

Có những sự thật hiển nhiên, nếu một người nào đó nói thì không sao nhưng là Trump thì phải cẩn thận. Trump không chỉ là một tổng thống dân túy, chuyên mị dân mà còn là một người thiếu đạo đức, nhỏ mọn và dối trá. Không phải tự nhiên mà Trump gọi Covid-19 là "virus Trung Quốc". Mục đích của ông ta là đổ trách nhiệm cho người khác. Ông không chỉ gọi là "virus Trung Quốc" mà còn gọi là "virus Châu Âu" cũng nhằm mục đích đó. Khi dịch cúm xảy ra ở Trung Quốc thì cơ quan tình báo Mỹ đã cảnh báo chính quyền Mỹ nhưng Trump không hề có bất cứ một sự chuẩn bị nào, thậm chí ông còn khuyên người bệnh cứ đi làm bình thường, dịch cúm này không có gì đáng ngại, rồi nó sẽ sớm qua đi… Không những thế Trump còn tâng bốc Trung Quốc và Tập Cận Bình lên tận mây xanh khi ông ta viết trên Twitter hôm 25/1 rằng : "Trung Quốc đã, đang làm việc rất chăm chỉ để kiềm chế virus corona. Hoa Kỳ vô cùng cảm kích nỗ lực và sự minh bạch của họ. Mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Đặc biệt, đại diện cho người dân Mỹ, tôi muốn cảm ơn Chủ tịch Tập !".

PhongvienvaTrump0

Một phóng viên hỏi Trump vì sao gọi Covid-19 là "virus Trung Quốc"

Từ khi lên làm tổng thống đến giờ Trump đã làm nước Mỹ chia rẽ hơn bao giờ hết. Có khoảng 25% dân Mỹ ủng hộ Trump vô điều kiện. Đa số họ là những người da trắng ít học. Những người này bất chấp lý lẽ và không cần đọc, không cần nghe bất cứ điều gì nói khác về Trump. Họ bị quyến rũ bởi hình ảnh và ngôn ngữ của Trump và ái mộ Trump như ái mộ một tài tử điện ảnh. Và cái giả của màn ảnh có sức quyến rũ hơn hẳn cái thực của đời thường. Nếu đại dịch tại Mỹ không được khống chế sớm thì Trump sẽ tiếp tục đổ lỗi cho các "thế lực thù địch" như Trung Quốc và EU. Rất có thể, khi đó những kẻ cực đoan tại Mỹ sẽ đi tìm người Trung Quốc để "hỏi tội" và khi đó, không chỉ người Trung Quốc mà tất cả các sắc dân Châu Á sẽ bị vạ lây. Người Mỹ và Châu Âu không thể nào phân biệt được đâu là người Trung Quốc, đâu là người Việt Nam và đâu là người Nhật cũng giống như chúng ta không thể phân biệt được quốc tịch của người Châu Âu.

Vì lý do an ninh của cộng đồng Châu Á tại Mỹ, tôi đề nghị là chúng ta cứ gọi dịch này là Covid-19 như WHO đã đặt tên. Ngày xưa, y học chưa phát triển, người ta không biết gọi là gì nên mới đặt theo tên quốc gia cho dễ nhớ. Bây giờ có tên y học rõ ràng rồi, việc đặt tên theo quốc gia cũng không cần và cũng không nên gọi thế để những kẻ cực đoan và dân túy lợi dụng để thổi bùng lên ngọn lửa phân biệt chủng tộc.

Bệnh viêm não Nhật Bản có từ thế kỷ 19, ngày đó y học chưa phát triển, họ không biết gọi là gì nên mới gọi là "viêm não Nhật Bản". Ngay cả "cúm Tây Ban Nha" cũng không phải xuất phát từ Tây Ban Nha mà là từ tiểu bang Kansas (Mỹ). Sở dĩ nó được gọi tên như vậy vì ở Tây Ban Nha có số người chết cao nhất. Như vậy phải hiểu hành động Trump đổi tên dịch cúm là để chối bỏ trách nhiệm, đổ vấy cho người khác và xúc phạm người Trung Quốc. Chúng ta có thể thấy là ngoài Trump ra không một nguyên thủ quốc gia văn minh nào gọi như vậy. Tai họa này là từ trên trời rơi xuống và không ai muốn điều đó xảy ra. Người dân Trung Quốc chịu quá nhiều thiệt thòi và mất mát trong đại dịch này. Trách nhiệm của chính quyền cộng sản Trung Quốc là đương nhiên. Tôi không bàn đến chủ đề đó trong bài viết này mà chỉ muốn chúng ta phân biệt "người dân Trung Quốc" với "chính quyền cộng sản Trung Quốc".

Nhân sự việc này chúng tôi muốn chia sẻ cùng mọi người về cái nhìn đối với Trung Quốc. Đầu tiên, cũng như bao người dân Việt Nam, tôi không có lý do gì để thích Đảng cộng sản Trung Quốc. Họ là một nhà nước toàn trị, độc tài và luôn ức hiếp những nước nhỏ, là hàng xóm như Việt Nam. Họ đã chống lưng và bảo trợ cho Đảng cộng sản Việt Nam cai trị người dân Việt Nam. Họ chiếm đất, chiếm biển của Việt Nam. Tuy nhiên thời đại của chế độ cộng sản Trung Quốc sắp qua đi. Chúng ta mong cho sự tan rã của đế quốc Trung Quốc diễn ra trong hòa bình như từng xảy ra tại Liên Xô trước đây. Việt Nam đang ở cạnh một đám cháy rất lớn, nếu không có một chính quyền sáng suốt và có trách nhiệm thì Việt Nam có thể rước họa vào thân. Không nên chọc giận một con hổ. Trung Quốc là hổ thật chứ không phải hổ giấy. Trong lúc chờ đợi Trung Quốc sụp đổ, Việt Nam không nên để xảy ra các cuộc đụng độ mà chỉ nên giữ nguyên tình trạng như hiện nay. Khi Trung Quốc sụp đổ chúng ta có thể lấy lại được Hoàng Sa và Trường Sa. Không những thế, chúng ta còn có thể tranh thủ được tình cảm của các "quốc gia" tách ra từ Trung Quốc như Hải Nam, Vân Nam, Quảng Tây…

Để tranh thủ tình cảm của người dândân Trung Quốc thì chúng ta nên có cái nhìn và một thái độ đúng đắn với người dân Trung QuốcViệt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng nhất vì cùng chia sẻ một nền văn minh. Trước khi Trung Quốc đến Việt Nam, nước Việt chúng ta chưa từng tồn tại một nền văn minh nào. Người Trung Quốc đã khai hóa cho Việt NamNgay cả ngôn ngữ cũng phải vay mượn từ Trung Quốc trong suốt nhiều thế kỷ. Việt Nam và Trung Quốc cùng sống chung một mái nhà với các giá trị của Khổng giáo, tuy không tốt nhưng đó là tất cả những gì chúng ta có và đã đi theo chúng ta hàng ngàn năm và vẫn còn đến tận bây giờ. Người Việt Nam rất gần gũi với người Trung Quốc. Tuy nhiên có một sự thật buồn là, dù đã cố gắng học hỏi Trung Quốc nhưng chúng ta chưa bao giờ được như họ.

Trung Quốckhông bằng Phương Tây nhưng vẫn hơn xa chúng ta. Một ví dụ dễ thấy nhất là khả năng làm việc chung với nhau. Đây là khả năng cao nhất và quan trọng nhất để nhận biết một dân tộc văn minh đến mức nào. Người Trung Quốc biết và có khả năng làm việc chung với nhau, ít nhất là trong lãnh vực kinh tế. Đầu thế kỷ 19, một nhóm người Trung Quốc đói khổ, chạy nạn sang Việt Nam với hai bàn tay trắng nhưng chỉ sau một thế hệ họ đã làm chủ nền kinh tế miền Nam Việt Nam.

Thập niên 80 tại các nước Đông Âu theo xã hội chủ nghĩa, không có người Trung Quốc mà chỉ có người Việt Nam sang học và lao động. Người Trung Quốc đến muộn, sau khi khối cộng sản sụp đổ, nhưng chỉ sau một thập kỷ, hầu hết người Việt Nam đang kinh doanh buôn bán tại đây đều trở thành người bán hàng thuê cho người Trung Quốc. Nhiều người Việt giàu lên nhờ làm ăn với Trung Quốc. Một sự thực mà ai cũng thấy là người Trung Quốc rất giỏi kinh doanh và tôn trọng chữ tín. Chỉ cần tin ai là họ giao hết tiền bạc, hàng hóa cho người đó và vì thế đã xảy ra nhiều trường hợp người Việt Nam lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt và chạy nợ các chủ hàng Trung Quốc. Các khu phố Tàu trên khắp thế giới cũng ăn nên làm ra trong khi người Việt Nam không làm được việc đó.

Người Việt thông minh, học nhanh nhưng không kỹ và sâu. Văn hóa tổ chức của người Việt vẫn còn kém và kém nhất là vẫn chưa nhận ra cái kém của mình, đó là không biết cách "làm việc chung với nhau", dù là trong kinh tế hay chính trị.

Quay lại chuyện gọi tên dịch cúm như thế nào cho đúng. Có lẽ chúng ta nên chọn một thái độ nhân văn hơn và trách nhiệm hơn khi gọi đó là Covid-19. Không nên hùa theo Trump gọi nó là "Chinese virus" vì sẽ vô tình cổ vũ cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi "America First" của Trump. Thái độ kỳ thị, phân biệt chủng tộc đang có dấu hiệu trỗi dậy tại Mỹ. Tất cả bài viết của tôi đều vì "việc chung" nhưng trong bài viết này có chút "tình riêng". Gia đình tôi cũng rất lo lắng vì có con đang du học tại Mỹ.

Việt Hoàng

(22/3/2020)

(*) Dịch cúm Vũ Hán, cơ hội để thế giới cô lập Trung Quốc

Additional Info

  • Author Việt Hoàng
Published in Quan điểm

Nạn nhân của virus corona ở Ý, họ là ai ? (VOA, 21/03/2020)

Số tử vong vì virus corona tại Ý tăng vọt thêm 627 người nữa, lên thành 4.032 ca tổng cộng, giới chức loan báo ngày 20/3. Đây là số tăng cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Ý cách nay một tháng.

y1

Một khu chăm sóc đc bit ca mt bnh vin Ý.

Từ 19/3, Ý đã qua mặt Trung Quốc trở thành nước có nhiều người chết nhất vì virus corona.

Số người nhiễm virus tại Ý hiện là 47.021 người.

Trong phân tích đầy đủ nhất được công bố từ khi dịch bùng phát tới nay, Viện Y tế Quốc gia Ý cho biết độ tuổi trung bình của các nạn nhân tử vong vì Covid-19 là trên dưới 78, nạn nhân nhỏ tuổi nhất là 31 và nạn nhân cao tuổi nhất là 103.

41% các nạn nhân tử vong là từ 80-89 tuổi. Nhóm từ 70-79 tuổi thiệt mạng vì virus corona chiếm 35%.

Ý có dân số già nhất thế giới sau Nhật, 23% dân số trên 65 tuổi. Điều này, theo giới chuyên gia y tế, giải thích vì sao tử vong vì virus corona ở Ý cao hơn nhiều so với các nơi khác trên thế giới.

Phúc trình của Viện Y tế Quốc gia, dựa trên khảo sát 3.200 ca tử vong, cho thấy nam giới chiếm trên 70% và phụ nữ chiếm gần 30% ca tử vong.

Phân tích sâu hơn 481 trường hợp trong số các ca tử vong cho thấy gần 99% là những người có vấn đề về sức khỏe trước khi bị nhiễm virus corona như cao huyết áp, tiểu đường hay bệnh tim mạch.

Lúc nhập viện, 76% bị sốt, 73% khó thở, 40% bị ho, và 8% bị tiêu chảy.

Thời gian trung bình từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên cho tới ngày qua đời là 8 ngày, với trung bình khoảng 4 ngày nằm viện.

Trong 3.200 ca tử vong được khảo sát, chỉ có 9 người dưới 40 tuổi, đa số là đàn ông.

Theo Reuters

**********************

Dịch corona : Trung Quốc tiếp cứu EU, cãi cọ với Mỹ (VOA, 20/03/2020)

Khi Châu Âu trở thành tâm đim ca dch bnh do virus xut phát t Vũ Hán (Trung Quc) gây ra, Bc Kinh tăng cường h tr hoc cam kết giúp đ tng chính phủ trong khi EU trong lúc khu chiến vi M.

cov1

Kết qu là mt cuc chiến lý trí mà Trung Quc xem ra đang thng li, ít nht là cho ti thi đim này, theo nhn đnh trên t Straits Times.

Đối vi Bc Kinh, vươn ti EU là mt phn trong n lc trèo tr li vào vai trò lãnh đo quc tế sau khi đã thot đu che đy bnh dch khiến virus lan tràn ra khi biên gii.

Chính phủ ca Ch tch Tp Cn Bình đã tìm cách bóp nght nhng ch trích và phát tán thuyết âm mưu v ngun gc virus.

Về mt đa chính tr, đng thái ca Bc Kinh t dán nhãn cho mình như cu tinh ca Châu Âu nhm ci thin v thế trên sân khu quc tế khi c đôi bên đang có xích mích vi chính quyn M do Tng thng Donald Trump lãnh đạo, theo Straits Times.

Mỹ-Trung vn tiếp tc cuc chiến giành nh hưởng toàn cu, Bc Kinh tun này va trc xut hơn chc ký gi M trong khi cũng tìm cách đánh lc hưởng nhng ch trích v cách x lý bnh dch ca h.

Tổng thng Trump nhiu ln gi Covid-19 là ‘virus Trung Quốc’ khiến Bc Kinh phn n. Ông cũng cm ca nhng ai ti t Châu Âu đ ngăn nga dch bnh, khiến EU bc xúc.

Tuần này, Ch tch Trung Quc mô t vic Bc Kinh trin khai hàng lot vin tr y tế sang Châu Âu là n lc ‘Con đường la Y tế’, ni dài sáng kiến Vành đai Con đường v cơ s h tng và thương mi.

Cùng với các h tr được qung bá rm r ca nhà nước Trung Quc dành cho Ý, các công ty tư nhân cũng ri vin tr khp Châu Âu nhân danh Bc Kinh hu đánh bóng hình nh của Trung Quốc t Pháp ti Ukraine.

Hôm 18/3, đại s Trung Quc ti Athens giao hơn 50 ngàn khu trang cho B Y tế Hy Lp.

Sứ quán Trung Quc loan báo vin tr đang được đưa ti Pháp, Bulgaria và Slovakia cũng nhn được vin tr, trong khi Ch tch Trung Quốc cũng đã hứa vi Th tướng Tây Ban Nha rng Bc Kinh h tr nước này chng dch bnh.

Tập đoàn Alibaba và Qu Jack Ma cũng tham gia không vn hàng tiếp tế ti B và Ukraine.

Các nước khác trong lúc này cũng quay sang Trung Quc. Cyprus, Luxembourg và ngay cả Na-uy cũng kêu gi Bc Kinh ng h hoc đang cân nhc ti vic này.

Việc Trung Quc đ ngh đóng góp cho EU nói chung và cho tng nước thành viên trong khi ‘hết sc được cm kích’, mt phát ngôn nhân EU được Straits Times dn li.

Tuy nhiên, EU xem sự hỗ tr này mang tính cách đi ng vì khi Trung Quc cn giúp EU đã n lc hết lòng h tr.

Chủ tch y ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, lưu ý rng EU đã quyên tng 50 tn thiết b cho Trung Quc hi tháng Giêng khi bà lên Twitter đăng tin Trung Quc loan báo sẽ cp 2 triu khu trang phu thut, 200 ngàn khu trang N95 và 50 ngàn b xét nghim sang Châu Âu.

Bà Lucrezia Poggetti, nhà phân tích tại Vin Mercator Đc chuyên nghiên cu v Trung Quc, cho rng lúc này hãy còn quá sm đ biết rng vic Trung Quốc vươn ti Châu Âu có mang li tác đng lâu dài hay không.

Nhà nước đc đng Trung Quc và h sơ nhân quyn ca Bc Kinh thường b đánh giá tiêu cc ti Châu Âu, nhưng hành đng ca Trung Quc trong cuc khng hong hin nay có th giúp Bc Kinh chinh phục được mt chút.

*********************

Covid-19 : Chuyên gia khuyến cáo Trung Quốc chớ nên tự mãn (VOA, 20/03/2020)

Trong cuộc đu tranh chng li đi dch Covid-19, Trung Quc đã r sang mt khúc quanh mi khi ln đu tiên t khi dch bùng phát, không có ca lây nhim nào bên trong Trung Quốc được báo cáo, AFP và SCMP đưa tin.

cov2

Các nhân viên y tế đến t nhng tnh khác chp nh lưu nim trước lá c Đng cộng sản Trung Quốc ti ga xe la trước khi ri Vũ Hán, tâm dch Covid-19, ngày 17/3/2020. Reuters/Stringer

Các chuyên gia y tế công cng cnh báo Trung Quốc ch nên vi vã ăn mng bi vì nguy cơ mt đt bt phát th nhì có th xy ra bt c lúc nào.

y ban Y tế Quc gia Trung Quốc hôm 18/3 cho biết tt c 34 ca lây nhim mi được báo cáo ngày hôm trước đu là nhng ca lây nhim t bên ngoài.

Đây cũng là lần đu tiên tnh H Bc - nơi xut hin ca nhim virus corona đu tiên - không ghi nhn ca lây nhim mi nào dù là t trong nước hay t nước ngoài.

Các số liu đó tương phn hoàn toàn vi nhng gì đang din ra ti các nơi khác, đc bit ti Hoa Kỳ và Châu Âu, nơi các ca nhim Covid-19 mi tiếp tc gia tăng. Tuy vy, các nhà dch t hc nói không có lý do gì đ Trung Quốc tuyên b chiến thng ti thi đim này.

"Tôi nghĩ hãy còn quá sớm đ ăn mng, có khả năng đt bt phát th hai đã bt đu Trung Quc", Giáo sư dch t hc Ben Cowling thuc Đi hc Y tế Công/ Đi hc Hng Kông cnh báo.

Bà Raina Maclntyre, người đng đu chương trình nghiên cu an toàn sinh hc ti Vin nghiên cu Kirby ca Đi hc New South Wales, Úc Châu, nói con số các trường hp lây nhim tiếp tc gia tăng ngoài Trung Quốc có nghĩa là Trung Quc cn phi kim soát mc ri ro do các ca lây nhim t bên ngoài mang li.

Bà MacIntyre nói : "Dù cho bạn có tin rng các ca nhim Trung Quc cao hơn gp 100 ln so vi nhng gì được phát hin, thì s ca lây nhim vn thp hơn 1% dân s - cho nên đi đa s mi người vn có th nhim virus, và do đó có nguy cơ xy ra nhng v bt phát mới. Nhưng nếu tăng cường các bin pháp giám sát và xác đnh được sm các ca nhim mi, thì có th kim hãm các v bt phát".

Chuyên gia này nói cho đến khi có vc-xin, tt c các nước phi dn mi n lc đ kim hãm các v lây nhim, không đ tăng quá cao, thì mới có th duy trì được các h thng y tế trong tình trng kh dĩ kim soát được. Bà MacIntyre đoán có l phi mt t 12 đến 18 tháng mi làm được như vy, và vì vy "thi gian sp ti s rt khó khăn cho tt c mi người".

Số các ca t vong mới ở Hoa lc đã gim xung dưới mc mt con s, ch có 8 ca được báo cáo, nâng tng s người chết tạị Trung Quốc lên ti 3.245 người.

y ban Y tế Quc gia cho biết 23 trường hp nghi nhim mi đã được báo cáo, vi tng s các ca nhim hin nay là 80.928 ca. Tng cộng có 70.420 bệnh nhân đã hi phc.

Tại nhng nơi khác, các ca nhim virus trong đi dch toàn cu tiếp tc tăng. Tây Ban Nha báo cáo 3.237 ca nhim mi, đưa tng s ca nhim lên 17.147, s t vong là 767.

Ý báo cáo 3.526 trường hp lây nhim mi qua đêm, Đức 4.070 ca và Tây Ban Nha, 4.719 ca. Hoa Kỳ báo cáo 1.875 ca nhim mi.

Ước lượng s t vong trên toàn cu vì dch Covid-19 là 9.000 ca, cao nht là Trung Quc.

Published in Quốc tế

Phụ tá của Tổng thống Trump và Thượng viện thương thảo gói cứu trợ kinh tế nghìn tỷ đôla (VOA, 20/03/2020)

Các phụ tá kinh tế ca Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump hôm 20/3 d kiến có cuc thương tho vi Thượng vin v gói gii cu kinh tế tr giá hơn 1 nghìn t đô la trong bi cnh đi dch Covid-19 đang bùng phát, theo AP.

trump1

Tổng thng Donald Trump và Lãnh đo khi đa s ti Thượng vin Mitch McConnell

Đây là nỗ lc ln nht đến nay đ h trợ các h gia đình và nn kinh tế Hoa Kỳ khi đi dch đang xy ra khiến các cơ s kinh doanh trên toàn quc phi đóng ca, làm tn thương đt nước trước mt cuc suy thoái tim tàng.

Lãnh đạo khi đa s ti Thượng vin Mitch McConnell đã tiết l đ ngh mở của đng Cng hòa là s gi trc tiếp ngân phiếu tr giá 1.200 đô la cho người np thuế, 300 t đôla cho các doanh nghip nh đ tr lương cho công nhân đang tm ngh vic, và cung cp khon vay 208 t đôla cho các hãng hàng không và các ngành công nghip khác, cũng theo AP.

"Chúng ta cần phi có hành đng táo bo và nhanh chóng càng sm càng tt", Thượng Ngh sĩ Mitch McConnell cho biết hôm 19/3, khi thông báo kế hoch tho lun Thượng vin.

Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và C vn Kinh tế Larry Kudlow sẽ có cuc hp kín vi các nhà lãnh đo Thượng vin.

trump2

Cửa hàng Macy's Maryland đóng ca vì Covid-19.

Trang Market Watch hôm 20/3 trích lời các quan chc kinh tế hàng đu ca chính quyn Tng thng Trump cho biết h hy vng gói cu tr kinh tế khng l đ gim nh hưởng của đại dch Covid-19 có th được quc hi M thông qua vào ngày 23/3.

Ông Larry Kudlow, giám đốc Hi đng Kinh tế Quc gia thuc Nhà Trng, nói rng cuc hp "rt quan trng, mang tính xây dng".

Khoản tr cp 1.200 đôla mt ln s được gi cho các cá nhân có thu nhập hàng năm 75.000 đôla tr xung, hoc 2.400 đôla cho các cp v chng có thu nhp hàng năm 150.000 đôla tr xung. Ngoài ra, mi tr em s nhn được 500 đôla, theo AP.

Ngoài ra, dự lut McConnell s cung cp 300 t đôla cho các doanh nghip nh, dùng để tr lương cho nhân viên.

*********************

TT Trump : Thế giới ‘trả giá đắt’ vì Trung Quốc chậm thông tin về Covid-19 (VOA, 20/03/2020)

Hôm 19/3, Tổng thng Donald Trump đ li cho Trung Quc v đi dch Covid-19, và mt ln na ông s dng t ‘virus Trung Quc’, theo CNBC.

trump3

Hôm 19/3, Tổng thng Donald Trump đ li cho Trung Quc v đi dch Covid-19.

"Thế gii đang phi tr giá đt cho nhng gì h [Trung Quốc] đã làm", ông Trump nói, đ cp đến tuyên b ca ông rng các quan chức Trung Quc đã không chia s thông tin sm hơn v s bùng phát ca Covid-19 sau khi nó được phát hin Trung Quc.

"Lẽ ra nó phi được ngăn chn ngay ti nơi nó khi phát Trung Quc", ông Trump nói trong mt cuc hp báo Nhà Trng.

Ông lập lun rằng các quan chc M s có th hành đng nhanh hơn giá như ban đu chính quyn Trung Quc chia s đy đ thông tin v bnh dch, xut phát t thành ph Vũ Hán, theo Fox News.

Ông Trump nói : "Mọi chuyn s tt hơn nhiu nếu chúng ta biết v điu này mt vài tháng trước đó".

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Quốc tế

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lần đầu chủ trì cuộc họp phòng, chống dịch Covid-19 (RFA, 20/03/2020)

Tại cuộc họp, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu rằng chống dịch Covid-19 phải quyết liệt nhưng không hốt hoảng, sợ hãi đến mức không dám làm gì.

hop1

Hình minh họa. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc họp ở Hà Nội - Courtesy of TTXVN

Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh gía cao công tác phòng, chống dịch thời gian qua cho rằng Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời có những chỉ đạo sát sao đem lại hiệu quả tốt trong việc kiểm soát dịch bệnh.

Ông Trọng cũng lưu ý tuyệt đối không được chủ quan, thoả mãn ; nên chuẩn bị khả năng xấu nhất để có phương án tốt nhất trong việc phòng, chống dịch Covid-19.

Tuy vậy, ông Trọng cũng không quên nhấn mạnh nhiệm vụ của VN trong năm 2020, khi ông cho rằng song song với việc đối phó dịch Covid-19, thì năm 2020 này, đất nước có nhiều sự kiện quan trọng, năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN ; Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 ; năm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng…, do đó ông nhấn mạnh :

"…tiếp tục phát huy hơn nữa sức mạnh của cả hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trên dưới một lòng, mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch, kịp thời ngăn chặn, hạn chế tối đa nguồn lây nhiễm, ưu tiên tạo mọi điều kiện, nguồn lực để dập dịch theo đúng tinh thần "chống dịch như chống giặc".

Kết thúc cuộc họp, một trong những nhiệm vụ cấp thiết được ông Nguyễn Phú Trọng cho là cần thực hiện trong thời gian đến, đó là ông không quên hứa sẽ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

*******************

Ông Trọng lần đầu họp về chống Covid-19, ca ngợi chế độ ‘ưu việt’, ‘tốt đẹp’ (VOA, 20/03/2020)

Ngày 20/3, Tổng bí thư-Ch tch nước Vit Nam Nguyn Phú Trng ln đu tiên ch trì phiên hp ca B Chính tr v công tác phòng chng dch Covid-19 k t khi virus corona xut hin ti Vit Nam vào tháng 1. Theo người đng đu Đng Cng sn, nhng thành quảược thế gii đánh giá cao" ca Vit Nam trong vic phòng chng dch Covid-19 thi gian qua đã th hin "tính ưu vit" và "bn cht tt đp" ca chế đ.

hop2

Ông Nguyễn Phú Trng ch trì phiên hp ca B Chính tr sáng 20/3 v công tác phòng, chng dch Covid-19.

"Rõ ràng, báo chí, dư lun nước ngoài khen ngi, nếu không có h thng chính tr như ca Vit Nam thì chưa chc đã làm được", VOV dn li ông Trng nói.

"Công tác lãnh đạo, ch đo rt kp thi, nhy bén, quyết lit, c h thng chính tr và toàn dân cùng vào cuc, đt được nhng kết qu tích cc, được thế gii đánh giá cao, nhân dân tin tưởng, ng h và tích cực tham gia", trang thông tin chính thc ca chính ph Vit Nam dn nhn đnh tiếp theo ca ông Trng.

Dự phiên hp có các lãnh đo cao nht trong h thng chính quyn, bao gm Th tướng Nguyn Xuân Phúc, Ch tch Quc hi Nguyn Th Kim Ngân, các y viên B Chính tr, Ban Ch đo quc gia phòng chng dch Covid-19 - đng đu là Phó Th tướng Vũ Đc Đam, và nhiu lãnh đo b ngành khác.

Đây là lần đu tiên ông Nguyn Phú Trng có bui hp vi B Chính tr v công tác phòng chng dch Covid-19, sau mt thi gian dài vng mt trên truyn thông k t đu dch.

Sự vng mt ca ông trong thi gian qua đã khiến nhiu người trên mng xã hi đt câu hi v vai trò ca người đng đu Đng Cng sn kiêm chc Ch tch nước Vit Nam.

Một s người còn so sánh các động thái ca ông Trng vi Ch tch Tp Cn Bình ca Trung Quc. Ông Tp cũng đã vng mt trước công chúng trong sut nhiu tháng Trung Quc vt ln vi đi dch đã giết chết hàng ngàn người, và ch xut hin ti Vũ Hán, nơi đu tiên xut hin virus corona, sau khi địa phương này gn hết dch.

Một s t báo quc tế nói rng vic tái xut hin ca Ch tch Tp Cn Bình vào cui đt dch là đ trn an người dân, "nhn" thành qu, chng minh cho phương Tây thy cách thc cai tr ca ông đã dn đến thành công trong việc ngăn chn dch Trung Quc.

Tại phiên hp ngày 20/3, Tng bí thư Nguyn Phú Trng đã tán dương nhng thành qu ca Vit Nam trong thi gian qua như kim soát tt tình hình dch bnh, điu tr thành công cho 16 bnh nhân và sn xut được các bộ xét nghiệm virus corona.

Ông cũng khen ngợi công tác tuyên truyn đã được thc hin tt, đưa thông tin kp thi, đy đ và minh bch, và vic x lý "các đi tượng phát tán thông tin sai s tht" đã din ra nghiêm minh và kp thi.

Tính đến 8 gi ti 20/3, Việt Nam đã ghi nhn 91 ca nhim virus corona. Trong đó, có 2 ca nhim là 2 n điu dưỡng ca Bnh vin Bch Mai, Hà Ni. Đây cũng là hai nhân viên y tế đu tiên mc bnh ti Vit Nam.

Published in Việt Nam

Covid-19 : Trung Quốc loan báo hết ca lây nhiễm (RFI, 19/03/2020)

Ngày 19/03/2020, giới chức y tế Trung Quốc thông báo có thêm 34 ca lây nhiễm nhưng tất cả đều du nhập từ bên ngoài. Trái lại, toàn quốc không có một trường hợp nào mới xuất phát trong nội địa. Tuy nhiên, cũng theo chính quyền Trung Quốc, vỉrus corona từ nước ngoài xâm nhập trở lại vẫn là nguy cơ lớn.

dai1

Nhân viên y tế bệnh viện Leishenshan, Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 01/03/2020. Reuters - CHINA DAILY

Từ Thượng hải, thông tín viên Simon Leplatre phân tích : 

"Hai tháng hy sinh gian khổ đã cho thấy rõ thành quả đầu tiên. Từ khi dịch corona chủng mới xuất hiện tại Vũ Hán vào tháng 12/2019, Trung Quốc tuyên bố không còn ca nhiễm trong ngày hôm nay. Ít ra là không ca nào trong nước. Trung Quốc vẫn tiếp tục phát hiện siêu vi ở các hành khách từ nước ngoài. 

Có nên tin vào số liệu của Bắc Kinh hay không ? Thái độ của chính quyền Trung Quốc vào giữa tháng Hai rất đáng nghi ngờ khi ông Tập Cận Bình chỉ đạo phải ưu tiên phục hồi kinh tế, hãng xưởng hoạt động lại. Tuy nhiên, Trung Quốc khó có thể che giấu hàng ngàn ca lây nhiễm nếu dịch thật sự vẫn lan rộng.

Chúng ta có thể nghi ngờ chính quyền địa phương tô hồng kết quả nhưng phải nhìn nhận rằng dịch đã bị khống chế.

Thành công này là nhờ vào các biện pháp vô cùng nghiêm ngặt. Sau khi che giấu thực trạng suốt một tháng trời, chính quyền phong tỏa toàn tỉnh Hồ Bắc và lập rào cách ly toàn quốc.

Ngày hôm nay, dân chúng ra đường vẫn phải đeo khẩu trang, khi vào siêu thị vẫn phải qua thủ tục đo thân nhiệt và rửa tay sát trùng. Và những người Trung Quốc từ nước ngoài hồi hương phải chịu cách ly 14 ngày là điều​​​​​​​ không tránh được".

Tú Anh

********************

Virus corona : Đài Loan chống dịch thành công, Trung Quốc tức tối (RFI, 18/03/2020)

Theo nhật báo Le Figaro, đại dịch do con virus xuất phát từ Vũ Hán vẫn đang hoành hành, nhưng Bắc Kinh vẫn không quên việc khiêu khích Đài Loan. Đó là do thành công của Đài Bắc trong cuộc chiến chống virus corona khiến Trung Quốc càng thêm bực tức.

dai2

Người dân xếp hàng chờ mua khẩu trang để tự bảo vệ trước dịch bệnh coronavirus (Covid-19) bên ngoài một hiệu thuốc ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 17 /3 năm 2020. Reuters - ANN WANG

Trong đêm đen, những chiến đấu cơ F-16 của quân đội Đài Loan đã khẩn cấp bay lên, sẵn sàng ngăn chận các đối thủ đang lao đi với vận tốc siêu thanh trên bầu trời eo biển Formosa. 

Lần đầu tiên, nhiều phi cơ tiêm kích J-11 của Trung Quốc tiến sát vùng nhận diện phòng không của Đài Loan, trong đêm tối mịt mùng ; gây lo ngại về ý đồ của Bắc Kinh khi Tập Cận Bình năm 2019 đã từng đe dọa dùng vũ lực xâm chiếm Đài Loan. 

Rốt cuộc các phi công Hoa lục đã đổi hướng sau khi Đài Loan phát lời cảnh cáo qua làn sóng điện. Hôm thứ Hai 16/03/2020 bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết như trên. 

Nhiều sự cố tương tự đã xảy ra trong những tuần lễ vừa qua, cho thấy căng thẳng giữa Bắc Kinh và Đài Bắc lại tăng lên, ngay trong thời điểm đại dịch virus corona. 

Bị o ép, Đài Loan vẫn xoay sở được để chống dịch 

Vào lúc chế độ cộng sản Trung Quốc đang phải chiến đấu với nạn dịch virus Vũ Hán trong nước, Bắc Kinh vẫn gia tăng áp lực lên địch thủ truyền kiếp, khuấy động dân tộc chủ nghĩa trước một công chúng đang lo ngại. Sau chiến thắng vang dội của bà Thái Anh Văn trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan hôm 11/1, nạn dịch Covid-19 bùng nổ càng làm quan hệ trở nên xấu đi giữa đôi bờ eo biển Đài Loan. 

Các nhà ngoại giao trước hết tranh cãi gay gắt về việc di tản công dân Đài Loan bị kẹt lại khi ổ dịch Vũ Hán bị phong tỏa. Ngay trong đại dịch, Đài Bắc một lần nữa tố cáo việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dưới sự áp đặt của Trung Quốc, không cung cấp cho Đài Loan những thông tin quý giá để chống dịch, và đòi hỏi tư cách quan sát viên. 

Hòn đảo 23 triệu dân còn đặt ra một thử thách khiến chế độ Bắc Kinh bối rối, đó là việc xử lý một cách hiệu quả cuộc khủng hoảng virus Vũ Hán. Kể từ đầu nạn dịch cho đến nay, Đài Loan chỉ có khoảng 60 người bị nhiễm và một trường hợp tử vong duy nhất, cho dù có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa lục. Đây là thành tựu tuyệt vời, khi so sánh với 80.000 ca dương tính và 3.100 người chết chỉ riêng tại tỉnh Hồ Bắc. 

Sản xuất 10 triệu khẩu trang một ngày 

Nhờ các biện pháp phòng chống cụ thể ngay từ đầu, Đài Bắc dường như chận đứng được nạn dịch virus corona mà không cần đến việc cách ly thô bạo toàn bộ người dân như ở Hồ Bắc, và nay thì phần lớn Châu Âu cũng đã phải dùng đến biện pháp phong tỏa.

Dựa vào kinh nghiệm từ thời dịch SARS, từ đầu tháng Giêng, Đài Loan đã cho xét nghiệm các hành khách và cách ly tất cả những người nào có triệu chứng, đồng thời phổ biến việc xét nghiệm virus corona. Trong khi đó, công an Vũ Hán lại bắt giữ, o ép bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), và rốt cuộc bác sĩ Lý đã chết vài tuần sau đó vì căn bệnh mà ông cố gắng đưa ra lời cảnh báo. 

Bộ trưởng Y Tế Đài Loan Trần Thời Trung (Chen Shih Chung) tuyên bố : "Người dân Đài Loan không tin vào cơ chế dự phòng ở Hoa lục, và sự không minh bạch của hệ thống y tế Trung Quốc". Ngay từ cuối tháng Giêng, Đài Bắc đã dự trữ được 44 triệu khẩu trang, và hiện nay sản xuất thêm 10 triệu chiếc mỗi ngày cho dân chúng có thể tự bảo vệ khi di chuyển, trong khi khẩu trang vô cùng thiếu thốn trong suốt nhiều tuần lễ tại Hoa lục. 

Tin vịt tràn ngập 

Thực tế này khiến Bắc Kinh khó nuốt trôi, và Trung Quốc đã đẩy mạnh đợt tuyên truyền phản công trên mạng. Nhiều tài khoản đáng ngờ trên các mạng xã hội tung ra những tin đồn như nữ tổng thống Thái Anh Văn đã bị dương tính với virus corona, hoặc cáo buộc Đài Loan giấu đi tình trạng số người bị nhiễm đang tăng lên. Một dòng thác "fake news" được tin tặc Hoa lục dựng lên, cáo buộc ngành ngoại giao Đài Loan, tố cáo một cuộc chiến bóp méo thông tin. 

Cùng với Hàn Quốc, Đài Loan là mô hình xử lý sớm nạn dịch virus Vũ Hán một cách dân chủ tại Châu Á, trái ngược với cung cách độc đoán mà Bắc Kinh đã thành công trong việc "xuất khẩu" sang nhiều nước trên thế giới, với sự góp sức của WHO. 

Từ Genève, tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus ca ngợi kinh nghiệm của Trung Quốc có thể được "dùng làm bài học" cho các nước khác. Ông Ghebreyesus được bầu lên nhờ sự ủng hộ của Bắc Kinh và Nhóm 77 gồm các nước đang phát triển. 

Le Figaro ghi nhận, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore đã chận được con virus Vũ Hán mà không phải phong tỏa đất nước, buộc mọi sinh hoạt của người dân phải dừng lại.

Thụy My

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Virus corona phơi bày một số nhược điểm của Liên Hiệp Châu Âu

Từ khi dịch virus corona (Covid-19) bùng phát tại Châu Âu, có lẽ Liên Hiệp Châu Âu chỉ vớt vát được một đồng thuận, mang tính biểu tượng, về đoàn kết chống dịch : Đóng cửa biên giới bên ngoài của khối và không gian Schengen từ 12 giờ ngày 17/03/2020 và kéo dài 30 ngày. Xã luận của nhật báo Le Monde (19/03/2020) nhận định : "Virus corona cho thấy rõ nhiều nhược điểm của Liên Hiệp Châu Âu".

chauau1

Quảng trường Concorde, Paris, Pháp không một bóng người vì lệnh phong tỏa chống dịch virus corona. JOEL SAGET / AFP

Thực vậy, các nước thành viên tự thân vận động, lo cho nước mình trước tiên, bất chấp lời kêu gọi tương ái của Ủy Ban Châu Âu. Những "ích kỷ" này được thể hiện qua việc nhiều nước thành viên đóng cửa đường biên giới với nước láng giềng, một quyết định đi ngược với tinh thần "đoàn kết" của khối. Chỉ trong vòng vài ngày, những đường biên giới bỗng được tái lập giữa các nước, trái với thỏa thuận Schengen ký năm 1985.

Dịch Covid-19 cũng cho thấy khả năng về dịch tễ của mỗi nước vì vấn đề này không thuộc thẩm quyền của Liên Hiệp Châu Âu. Tuy nhiên, điều này không cấm cản các nước thành viên phối hợp trên quy mô Châu Âu để có được một phương án hành động chung. Theo xã luận của Le Monde, thực tế cho thấy mỗi nước đang "mạnh ai nấy làm". Thậm chí, Đức và Pháp cấm xuất khẩu trang thiết bị y tế sang các nước thành viên, bất chấp vi phạm các quy định của thị trường chung.

Trên lĩnh vực kinh tế, quá trình phối hợp cấp Liên Âu bị hạn chế tối đa. Ngân hàng Trung ương Châu Âu không có nhiều phương tiện, đặc biệt là về kế hoạch ngân sách, để đối phó với cuộc khủng hoảng dịch tễ đang khiến kinh tế thế giới lao đao. Điều này không có gì ngạc nhiên vì ngân sách của Liên Hiệp Châu Âu chỉ chiếm hơn 1% GDP của mỗi nước thành viên. Cho đến nay, mọi ý định lập một chính sách kinh tế trên quy mô của khối đều bị thất bại. Xã luận cho rằng nếu không có một liên minh ngân hàng hay đồng nhất về các thị trường vốn và đóng góp thêm vào ngân sách, thì mỗi nước sẽ lại tiếp tục hành động theo lợi ích riêng mà không bận tâm đến vấn đề của các nước láng giềng.

"Chỉ tinh thần đoàn kết giữa các nước mới giúp thoát khỏi khủng hoảng"

Tại sao Pháp và Đức cấm xuất sang các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu trang thiết bị y tế ? Vì thực ra, chính những nước này cũng đang bị thiếu hụt. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mà Liên Hiệp Châu Âu có thể điều phối, theo nhận định của nhà nghiên cứu kinh tế Hélène Rey trên Les Echos : "Chỉ có tình đoàn kết giữa các nước mới cứu chúng ta thoát khỏi một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng".

Thứ nhất, cần huy động khẩn cấp mọi nguồn lực để tập trung sản xuất trang thiết bị y tế cần thiết (khẩu trang, đồ bảo hộ…), xây dựng bệnh viện dã chiến. Ủy Ban Châu Âu có thể giúp đỡ trong lĩnh vực này và tạo thuận lợi cho việc phân phối những thiết bị cần thiết phù hợp với thời điểm đỉnh dịch ở mỗi nước. Chuyên gia kinh tế không quên nhắc lại rằng việc các nước để chính phủ Ý đơn độc đương đầu với dịch Covid-19 là một sai lầm về đạo đức và chiến lược.

Thứ hai, lĩnh vực kinh tế sẽ phải hứng một cú sốc rất mạnh. Dựa trên những phân tích về tình hình tại Trung Quốc trong thời dịch, bà Hélène Rey nhận định tăng trưởng của Pháp sẽ bị giảm mạnh và cấp độ còn tùy vào thời gian của dịch. Hai giả thuyết được nêu lên : Nếu các biện pháp dịch tễ nghiêm ngặt được áp dụng trong vòng ba tháng dẫn đến việc giảm 25% hoạt động và sau đó mọi chuyện trở lại bình thường, thì GDP hàng năm của Pháp sẽ giảm 5% so với mức kỳ vọng ; Nếu cuộc khủng hoảng kéo dài và quy mô tác động trực tiếp lớn hơn, Pháp sẽ có thể sẽ ghi nhận mức suy thoái từ 10% trở lên cho năm 2020 so với dự kiến.

Bà Hélène Rey đánh giá cao các biện pháp của các chính phủ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu, phù hợp với quy mô cú sốc mà cả thế giới đang trải qua, vì những biện pháp đó giúp các doanh nghiệp tránh bị phá sản, cũng như hỗ trợ sức mua của người lao động, nếu không, việc tạm thời ngừng hoạt động hiện nay sẽ biến thành một cuộc khủng hoảng kinh tế lâu dài và đau đớn hơn.

Vấn đề đặt ra là sau khủng hoảng, nợ công của các nước sẽ tăng một cách đáng kể. Vì vậy, theo chuyên gia Pháp, cần phải xử lý tình huống này với các đối tác của khu vực đồng euro một cách thống nhất tối đa có thể. Ví dụ có lẽ đã đến lúc cân nhắc đến một ngân sách Châu Âu đủ mạnh để đối phó với những chi phí cho dịch tễ và chi phí thất nghiệp tạm thời cho các nước thành viên khối đồng tiền chung euro. Nguyên tắc tương ái cần được áp dụng trọn vẹn.

Cùng nhau vượt qua dịch

Đợt dịch Covid-19 này cho thấy "không gì có vẻ là vững chắc. Không gì có vẻ là ổn định, đáng tin cậy", theo đánh giá trong bài xã luận của Libération.

Dịch Covid-19 cho thấy rõ những vấn đề về cấu trúc, xã hội và chính trị. Những bất bình đẳng lại càng lộ rõ. Và chính những người có cuộc sống bấp bênh nhất, những người yếu đuối nhất và những người dễ bị tổn thương nhất lại là những người sẽ phải gánh chịu những ngày tháng nặng nề nhất.

Đợt dịch này cũng cho thấy rõ những nguy hiểm của khuynh hướng dân túy, bằng chứng là nhiều nước cho tuyên truyền cứ như dịch bệnh không dám động đến nước họ, hoặc virus corona là "virus ngoại quốc". Xã luận của Libération cũng đưa ra quan điểm "phải có một hành động chung đối với đại dịch". Phải ưu tiên "chúng ta" hơn là "họ" vì tư tưởng dân túy chẳng giúp được gì trong trường hợp này.

Pháp ban hành "tình trạng khẩn cấp dịch tễ"

Chỉ trong vòng vài ngày, hàng loạt biện pháp nghiêm ngặt liên tục được chính phủ Pháp công bố : đóng cửa trường học, các tụ điểm vui chơi giải trí hàng quán, người dân được yêu cầu ở nhà… Pháp chuẩn bị bước vào giai đoạn "tình trạng khẩn cấp dịch tễ".

Nhật báo La Croix giải thích với việc ban hành tình trạng khẩn cấp dịch tễ, chính phủ có thể được phép đưa ra các biện pháp đặc biệt, thậm chí "hạn chế quyền tự do đi lại, tự do hội họp và cho phép trưng dụng tài sản hoặc dịch vụ cần thiết". Luật về "Tình trạng khẩn cấp", có từ năm 1955, từng được áp dụng sau loạt vụ khủng bố ở Paris và tỉnh Saint-Denis năm 2015. Nếu ban hành tình trạng khẩn cấp, chính phủ có thể sẽ kéo dài thời gian phong tỏa, nhiều hơn 15 ngày như hiện nay.

Hai ngày đầu phong tỏa, nhiều đô thị lớn của Pháp yên lặng bất thường, trái ngược với hình ảnh khẩn trương bên trong các bệnh viện. Nhật báo Le Monde dành hai trang để những bệnh nhân Covid-19 kể lại chuyện của họ, những lo lắng, những tác động đến tâm lý và thể chất. Các bệnh viện chuẩn bị tinh thần để đón hàng loạt bệnh nhân mới, đồng thời cũng phải chuẩn bị tâm lý "bỏ ai, chăm sóc ai" nếu xảy ra tình trạng quá tải, thiếu máy thở.

Ngày 17/03, Tổng cục Y tế Pháp đã gửi đến các y bác sĩ một cuốn hướng dẫn những trường hợp ưu tiên. Đây là "Thế tiến thoái lưỡng nan của nhân viên y tế", theo nhận định trên trang nhất của La Croix. Bệnh nhân nào được ưu tiên ? Dựa theo tiêu chí nào ? Nhật báo công giáo phản ánh "những quy tắc ưu tiên khó khăn trong bệnh viện".

Pháp đang phải đối mặt với tình trạng tương tự ở Ý. Bước sang ngày phong tỏa thứ ba, "nhiều câu hỏi đang làm sứt mẻ đoàn kết dân tộc". Le Figaro cho biết phe đối lập chất vấn về sự trì trệ của chính phủ trong xử lý khủng hoảng, từ vấn đề kiểm tra ở biên giới, thiếu khẩu trang, thiếu bộ xét nghiệm virus corona… Chưa dừng ở đó, theo một bài viết của Le Monde, cựu bộ trưởng Y tế Agnès Buzyn như châm thêm dầu vào lửa, khi cho biết bà từng khuyến cáo thủ tướng Edouard Philippe ngay từ tháng Hai là không nên tổ chức bầu cử địa phương khi dịch đạt đỉnh.

30 dự án vác-xin chạy đua chống virus corona

Cuộc chiến tìm vác-xin chống virus corona đã diễn ra từ đầu năm, nhưng càng khẩn trương hơn trong thời gian gần đây. Công ty Moderna Therapeutics và NIH đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng đầu tiên tại Mỹ. Và hiện có khoảng "30 dự án vác-xin chạy đua chống virus corona", theo Le Figaro.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu một sản phẩm có hiệu quả cần nhiều thời gian. Nhà nghiên cứu Etienne Declory, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) nhận định với Le Figaro : "Quá trình đưa được một loại vác-xin ra thị trường rất lâu, tổng cộng phải cần ít nhất 2 năm… Sau những đợt thử nghiệm đầu tiên trên động vật, thì cần phải có ba đợt thử nghiệm trên người". Viện Pasteur của Pháp cũng đang phát triển một loại vác-xin chống virus corona mới nhưng để có thể sử dụng rộng rãi, cũng phải chờ đến năm 2021.

Trong khi chờ đợi, các bác sĩ vẫn phải sử dụng những loại thuốc đã có (chống HIV, Ebola…) để điều trị triệu chứng cho người bệnh. Thuốc chloroquine, được một bệnh viện ở Marseille, khẳng định có hiệu quả trong điều trị bệnh nhân Covid-19. Chính phủ Pháp đồng ý cho sử dụng, nhưng theo Le Figaro, dựa trên nhận định của nhiều chuyên gia, thì "phải thận trọng với thuốc Chloroquine".

Sản xuất trong thời phong tỏa vì dịch Covid-19

Trong khi toàn bộ người dân được yêu cầu ở nhà, trừ những trường hợp bất khả kháng, thì chính phủ cũng yêu cầu tiếp tục "làm việc dù có virus" do lo ngại nhiều lĩnh vực thiết yếu phải ngừng hoạt động do thiếu nhân lực, theo trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos.

Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire khuyến khích : "Tất cả những ai có thể thì nên đi làm, nhất là trong những lĩnh vực thiết yếu". Tổ chức giới chủ Medef nghiên cứu cách làm tại Ý để điều phối các biện pháp dịch tễ và duy trì hoạt động sản xuất.

Lời kêu gọi này được đưa ra sau khi rất nhiều lĩnh vực "không cần thiết" trong thời dịch bệnh (du lịch, nhà hàng…) ngừng hoạt động, nhân viên nghỉ việc, khiến người lao động trong một số lĩnh vực khác (thu ngân, cảnh sát…) bị sốc vì các biện pháp phong tỏa gần như triệt để và có cảm giác phải đối đầu với nguy hiểm khi họ đi làm. Cả nhật báo kinh tế Les Echos Le Figaro lần lượt giải thích những quyền lợi của "người lao động và người sử dụng lao động trong cơn bão virus corona".

Thu Hằng

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Chống dịch quyết liệt nhưng vẫn không quên chống "phản động"

Nguyễn Vũ Bình, RFA, 19/03/2020

Việt Nam hiện đang căng mình chống Dịch, giống như nhiều nước khác. Nhưng Việt Nam có nhiều điểm khác với các nước trên thế giới trong việc chống lại đại dịch Virus Corona có nguồn gốc từ Trung Quốc. Là nước sát cạnh Trung Quốc, có nhiều công dân Trung Quốc sang đầu tư, làm việc và du lịch đồng thời có những bệnh nhân nhiễm virus ngay từ những ngày đầu dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) nhưng Việt Nam không đóng cửa biên giới với Trung Quốc (theo hiệp định đã ký kết). Trong suốt thời gian dịch bệnh vẫn đang còn hoành hành ở Trung Quốc, các nước khác chưa hoặc có rất ít người nhiễm Covid-19, Việt Nam chỉ ghi nhận duy nhất 16 trường hợp nhiễm bệnh và đã được điều trị khỏi hoàn toàn.

lah1

Lê Anh hùng là người đã gửi đơn tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của một số cán bộ, quan chức cao cấp.

Đến đầu tháng 3/2020, có một số trường hợp nhiễm virus được cho là khởi phát từ Châu Âu, cụ thể là Ý và Anh, và Hàn Quốc. Và từ đó, con số nhiễm bệnh bắt đầu tăng lên, đến thời điểm hiện nay (19/3) đã là 76 trường hợp dương tính với Covid-19. Nhiều người bình luận rằng, số ca nhiễm Covid-19 bắt đầu xuất hiện trở lại, và tăng đều đặn thường xuyên khi có những nguồn tin nói rằng Mỹ, Tổ chức Y tế thế giới… đã bắt đầu viện trợ cho các nước nghèo chống lại đại dịch Virus Corona, đồng thời nguồn gốc người nhiễm bệnh không phải Trung Quốc đã bắt đầu phát tác. Theo như truyền thống của đảng và nhà nước Việt Nam thì bình luận này hoàn toàn có cơ sở. Nhưng nhiều người vẫn băn khoăn hai điều, đến nay Việt Nam vẫn chưa có người chết vì Covid-19 và không hề có người nào nhiễm bệnh (đợt mới) từ Trung Quốc.

Sự khác biệt của Việt Nam trong đợt chống Dịch không dừng lại ở đó. Mặc dù phải huy động nguồn lực, tập trung chống Dịch nhưng Việt Nam vẫn không quên tấn công vào Phong trào dân chủ, tấn công vào những người mà họ gọi là "phản động".

Đầu tiên là việc tăng liều lượng thuốc điều trị tâm thần cưỡng bức đối với Lê Anh Hùng, không chỉ một lần mà là hai lần liên tiếp cách nhau chỉ mấy ngày. Chúng ta biết Lê Anh hùng là người đã gửi đơn tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của một số cán bộ, quan chức cao cấp. Việc gửi đơn rất nhiều lần (hàng trăm lần) không được sự hồi đáp, Anh đã sử dụng biện pháp căng biểu ngữ để tạo sự chú ý, giống như nhiều người oan khuất hiện nay trong xã hội. Tuy nhiên, nhà cầm quyền không những không thụ lý vụ án Lê Anh Hùng tố cáo, mà còn bắt giam, khởi tố Anh với tội danh "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền,lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" . Sau đó, dù không thông qua gia đình, không được sự đồng ý của gia đình, nhà cầm quyền đã đưa Anh đi giám định tâm thần cưỡng ép, và chuyển Anh vào bệnh viện tâm thần. Mặc dù gia đình đã phản đối, đã lên tiếng yêu cầu đưa Lê Anh Hùng về nhà để khám bệnh, và nếu có bệnh thì gia đình tự chữa trị nhưng nhà cầm quyền đã phớt lờ yêu cầu của gia đình Anh.

Đầu tháng 11/2019, gia đình Lê Anh Hùng sau khi thăm Hùng đã cho biết, Hùng đã bị tăng liều lượng thuốc điều trị tâm thần gấp đôi mà không có nguyên nhân. Gia đình đã phản đối và đã có đơn yêu cầu bệnh viện dừng việc tăng thuốc. Đối với người bình thường, việc uống một liều lượng nhỏ thuốc tâm thần, trong hoàn cảnh bị cưỡng ép đã là rất nguy hiểm, vậy mà bệnh viện đã tăng gấp đôi liều lượng thuốc ! Sau khi có sự phản đối của gia đình, nghe nói bệnh viện đã cho Hùng uống thuốc trở lại liều lượng cũ.

Vậy nhưng, không hiểu lý do gì, ngày 11/3 vừa qua, Lê Anh Hùng lại điện thoại về cho mẹ nói Hùng đã bị tăng liều lượng thuốc. Những người bạn Lê Anh Hùng đã thông tin kịp thời cho cộng đồng tình trạng của Hùng. Chỉ mấy ngày sau (16/3) Lê Anh Hùng lại tiếp tục gọi điện thoại về nói bệnh viện đã tăng liều lượng thuốc lên 7 viên, tức là mức cao nhất đối với các bệnh nhân tâm thần ! Thật không thể tin nổi ! an ninh cộng sản Việt Nam, và nhất là những kẻ mang danh bác sĩ, thầy thuốc đã táng tận lương tâm ép Lê Anh Hùng uống thuốc với liều cao nhất ! rất nhiều người, cộng đồng mạng đã phẩn nộ với hành động dã man của nhà cầm quyền và bệnh viện tâm thần trung ương I.

Không chỉ ngược đãi đối với Lê Anh Hùng, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam còn ngăn cản việc xây dựng cổng tam quan của chùa Phước Bửu, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nơi thượng tọa Thích Vĩnh Phước thuộc Tăng Đoàn Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất trụ trì. Ngày 13 cho đến ngày 16/3, chính quyền xã Phước Thuận xuất hiện ngăn cấm việc thi công sửa chữa. Họ yêu cầu sư trụ trì làm đơn xin phép sửa chữa, cho đến khi chính quyền cho phép thì mới được thi công. Nếu không, họ huy động lực lượng cưỡng chế, tạm giữ phương tiện, vật tư thi công.

Nhà chùa đã thông báo cho đại diện chính quyền xã Phước Thuận biết rằng, đã 26 năm qua, chính quyền đã không cấp giấy chứng nhận chủ quyền đất đai cho nhà chùa, mặc dù toàn bộ khuôn viên nhà chùa được nhà chùa mua lại từ người dân và không có bất cứ tranh chấp nào. Đồng thời, việc nâng cấp cổng tam quan, dựa trên các điểm, điều, khoản của các văn bản pháp luật hiện hành, thì việc sửa chữa, nâng cấp cổng tam quan của chùa được miễn giấy phép xây dựng. Bởi vì hạng mục sửa chữa, nâng cấp không làm thay đổi công năng sử dụng, kiến trúc mặt ngoài công trình không thuộc phạm vi quản lý kiến trúc đô thị. Căn cứ vào các điểm, khoản, điều luật của các văn bản pháp lý hiện hành, thì việc sửa chữa cổng tam quan cũng không cần phải xin giấy phép xây dựng.

Tiếp tục, việc liên tục cho người canh gác nhà nhoạt động Nguyễn Tường Thụy, ngăn cản việc đi lại của người thân trong gia đình ông, và triệu tập ông trong lúc đại dịch và sức khỏe của ông không được tốt đã chứng tỏ nhà cầm quyền không hề ngơi nghỉ trong việc tấn công những người hoạt động xã hội, phản biện và đấu tranh dân chủ.

Còn rất nhiều trường hợp sách nhiễu khác, như việc mục sư Nguyễn Hồng Quang và gia đình bị sách nhiễu liên tục, gia đình chị Cấn Thị Thêu cùng các con trai Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư cũng liên tục bị sách nhiều gần đây…

Nhà cầm quyền đã đưa ra khẩu hiệu "Chống dịch như chống giặc", nhưng tôi rất tâm đắc với bình luận của luật sư Lê Thị Công Nhân trên facebooks. Đó là : "Chúng mày có chống giặc đâu, phải nói là chống dịch như chống phản động ấy, đồ ngu !"./.

Hà Nội, ngày 19/3/2020

Nguyễn Vũ Bình

Nguồn : RFA, 19/03/2020 (nguyenvubinh's blog)

********************

Chính quyền dùng vụ án Luật sư Trần Vũ Hải trốn thuế để khuyến cáo người dân : Dư luận nói gì ?

RFA, 19/03/2020

Lần đầu tiên đưa ra khuyến cáo

Báo mạng Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, vào ngày 19/3 dẫn lời của ông Nguyễn Văn Thắng, Chi cục trưởng Chi cục Thuế thành phố Nha Trang rằng đây là lần đầu tiên cơ quan này đưa ra khuyến cáo để người nộp thuế biết khi giao dịch bất động sản.

lah2

Luật sư Trần Vũ Hải tại Tòa án Nhân dân thành phố Nha Trang.- Courtesy of FB Manh Dang

Thông báo của Chi cục Thuế thành phố Nha Trang đã trưng dẫn vụ án hình sự liên quan Luật sư Trần Vũ Hải, được ghi nhận là vụ án trốn thuế đầu tiên về giao dịch bất động sản ở địa phương, để cảnh giác người dân không vi phạm pháp luật.

Tòa án tỉnh Khánh Hòa, vào ngày 21/2 vừa qua, đã tuyên bản án phúc thẩm y án sơ thẩm đối với 4 bị can trong vụ án trốn thuế khi giao dịch, chuyển nhượng nhà đất tại thành phố Nha Trang. Hai bị can trong vụ án là vợ chồng Luật sư Trần Vũ Hải, mỗi người bị tuyên 12 tháng cải tạo không giam giữ, phạt bổ sung mỗi người 20 triệu đồng. Hai bị can còn lại gồm ông Ngô Văn Lắm và bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, mỗi người bị tuyên 18 tháng cải tạo không giam giữ, phạt bổ sung 50 triệu đồng.

Là người theo dõi sát sao vụ án vợ chồng Luật sư Trần Vũ Hải bị cáo buộc tội trốn thuế, cựu tù nhân nhân quyền-nhà báo Nguyễn Đình Ngọc, vào tối ngày 19/3 lên tiếng về việc Chi cục Thuế thành phố Nha Trang dùng vụ án này để khuyến cáo người dân :

"Việc đưa ra chuyện Luật sư Trần Vũ Hải để khuyến cáo người dân thì đó chỉ là một sự răn đe mà thôi. Điều này sẽ không có giá trị gì trong thực tế cho tương lai, đặc biệt trong thời điểm dịch virus Vũ Hán hiện nay khi thị trường bất động sản hoàn toàn bị tê liệt nên những lời của họ chỉ mang tính chất răn đe và muốn khẳng định rằng họ có pháp luật".

Đài RFA liên lạc với Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, một trong những luật sư tham gia bào chữa cho vụ án trốn thuế liên quan Luật sư Trần Vũ Hải và được ông chia sẻ quan điểm đối với thông báo vừa nêu của Chi cục thuế thành phố Nha Trang. Qua ứng dụng messenger, Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc khẳng định :

"Động thái tuyên truyền pháp luật qua dẫn chứng bằng vụ án thì không trái pháp luật, thậm chí còn cho thấy họ tỏ ra "khôn ngoan" trong ứng biến tình huống...Có điều lấy vụ án mà bị án đang kêu oan, dư luận xã hội đang có 2 luồng đối nghịch, tức chưa có sự đồng thuận, thậm chí gây phẫn nộ của nhiều người, nhất là giới luật sư và cộng đồng mạng, thì quả là một việc làm thiếu nhân văn, lợi bất cập hại".

Hiểu biết rõ hơn về chính sách bất cập trong đất đai và thuế ?

Vào ngày 22/2, tức một ngày sau khi Tòa án tỉnh Khánh Hòa xét xử phiên phúc thẩm, qua trang Facebook cá nhân, Luật sư Trần Vũ Hải tổ chức một cuộc hội đàm trực tuyến cùng với 5 vị luật sư để cung cấp thông tin chi tiết trong tòa phúc thẩm cũng như cho biết những tình tiết liên quan pháp lý chưa được xét xử rõ ràng và công minh tại phiên tòa. Các luật sư tham gia cuộc hội đàm bao gồm Nguyễn Thị Hoàng Anh, Trần Hồng Phong, Nguyễn Văn Miếng, Phạm Văn Thọ và Trịnh Vĩnh Phúc. Nội dung cuộc hội đàm được các luật sư lần lượt phân tích xoay quanh 5 điểm chính : trong số 4 bị cáo ai là người trốn thuế, giá trị pháp lý của kết luận giám định đúng hay không, cần xác định bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Hạnh thuộc đối tượng được miễn thuế hay không và nếu thuộc trường hợp được miễn thuế thì không có hành vi phạm tội, thẩm quyền thụ lý và xét xử vụ án cả cấp sơ thẩm và phúc thẩm tại Khánh Hòa được khách quan hay không, cần lãm rõ vai trò đồng phạm giúp sức của vợ chồng Luật sư Trần Vũ Hải như thế nào ?

Nhà báo Nguyễn Đình Ngọc khẳng định tòa án tỉnh Khánh Hòa có mưu đồ trong quyết định áp đặt tội trốn thuế lên Luật sư Trần Vũ Hải. Nhà báo Nguyễn Đình Ngọc lý giải :

"Vụ án của Luật sư Trần Vũ Hải mà cho rằng trốn thuế thu nhập cá nhân, theo quan điểm của tôi với tư cách tôi đã từng kinh doanh về bất động sản, thì tôi cho rằng không có một chút thuyết phục nào hết. Nếu xử Luật sư Trần Vũ Hải có tội trong việc trốn thuế thì phá sản hoàn toàn thị trường bất động sản nếu họ vẫn tiếp tục. Bởi vì :

- Thứ nhất, căn cứ hiện nay thì không có một căn cứ pháp lý nào để đủ buộc tội Luật sư Trần Vũ Hải là tội trốn thuế.

- Thứ hai, tất cả mọi giao dịch mua bán ở tại Việt Nam là hoàn toàn giá do nhà nước quy định. Không có một cái giá nào khác vì đó là hậu quả của kinh tế phi thị trường. Như vậy bất kể một người mua/bán khai giá thế nào chăng nữa thì nhà nước vẫn là người quyết định. Thế thì tại sao lại đổ thừa cho Luật sư Trần Vũ Hải ?

Tóm lại, với hai lý do đó để tôi khẳng định rằng việc kết tội Luật sư Trần Vũ Hải có tội trong việc trốn thuế là một động cơ chính trị, nhằm mục đích không cho ông tham gia vào phiên tòa của Nhà báo Trương Duy Nhất. Thế thôi !"

lah3

Giới quan sát cho rằng Tòa án Việt Nam cáo buộc Luật sư Trần Vũ Hải tội trốn thuế nhằm ngăn cản ông tham gia phiên tòa của Blogger Trương Duy Nhất. Blogger Trương Duy Nhất tại phiên toà ở Hà Nội hôm 9/3/2020. AFP

Nhà báo Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải từng bị tòa án tại Việt Nam cáo buộc tội trốn thuế và xử tù ông, do ông cùng Câu lạc bộ Nhà báo Tự do biểu tình chống Trung Quốc. Nhà báo Điếu cày-Nguyễn Văn Hải kể lại tòa án đã ngụy tạo vụ án trốn thuế qua việc ông cho một công ty kinh doanh mắt kính thuê nhà :

"Trong quá trình điều tra, họ buộc công ty đó xuất toán toàn bộ số thuế đã đóng trong nhiều năm để tạo ra một vụ án trốn thuế. Cho nên trong hồ sơ hoàn toàn không có những thông báo thuế và quyết toán thuế. Tại vì hàng tháng phải có quyết toán thuế thì người đóng thuế mới đóng thuế được. Thế thì Luật sư Trần Lâm hỏi tòa rằng không có quyết toán thuế thì làm sao biết trốn thuế ? Rõ ràng tòa không trả lời được câu hỏi này, vì họ tạo ra mà. Thế nhưng, họ vẫn móc bản án trong túi ra họ đọc".

Đối với vụ án trốn thuế liên quan Luật sư Trần Vũ Hải, Nhà báo Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải trình bày quan điểm của ông :

"Họ áp đặt một vụ án rất vô lý đối với Luật sư Trần Vũ Hải. Tại vì lỗi này do chính quyền dành quyền áp đặt trên giá trị tài sản trên đất đai của người dân, kể cả việc đền bù và việc đóng thuế. Cả hai việc này là một, do họ dành cái quyền áp đặt giá cả của người dân, chứ không phải do thị trường quyết định giá cả đó. Cho nên chính quyền đền cho người dân bao nhiêu thì cũng thu thuế theo giá mua bán (quy định) bấy nhiêu. Chứ chính quyền không có quyền khi đền thì áp theo giá của chính quyền, nhưng khi thu thuế thì áp theo giá thị trường. Trong khi chính quyền lấy đất của người dân xong rồi xây dựng lên những cao ốc hay những dự án bất động sản thì bán theo giá thị trường. Nhưng đền bù cho người dân thì đền bù theo giá nhà nước quy định. Đấy là những bất cập về chính sách đất đai của Việt Nam, gây ra sự bất công và vô lý cho người bị thu hồi đất cũng như vô lý trong việc đóng thuế cho nhà nước".

Nhà báo Điếu cày-Nguyễn Văn Hải xác quyết với RFA rằng mặc dù Chi cục Thuế thành phố Nha Trang đưa ra khuyến cáo với mục đích giúp người dân không vi phạm pháp luật trong giao dịch bất động sản ; thế nhưng một khi tòa án tuyên án Trần Vũ Hải phạm tội trốn thuế thì tất cả người dân Việt Nam đều sẽ bị như ông.

Luật sư Trần Vũ Hải được nhiều người biết đến vì ông tham gia bào chữa trong nhiều vụ án chính trị đối với các tiếng nói phản biện. Trong đó có vụ án của Blogger Trương Duy Nhất. Tuy nhiên, Luật sư Trần Vũ Hải bất ngờ bị cơ quan chức năng Việt Nam cáo buộc tội trốn thuế và ông không thể nào tiếp tục bào chữa cho ông Trương Duy Nhất.

Luật sư Trần Vũ Hải bị Tòa án tỉnh Khánh Hòa tuyên tội trốn thuế, do đã ghi giá hợp đồng thấp hơn trong giao dịch chuyển nhượng nhà và đất của khách hàng tại số 78/40 đường Tuệ Tĩnh, thành phố Nha Trang. Số tiền trốn thuế được cáo trạng xác định là 280 triệu đồng.

Nguồn : RFA, 19/03/2020

Additional Info

  • Author Nguyễn Vũ Bình, RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Người Việt về nước trốn dịch : có tính già hóa non ?

Diễm Thi, VNTB, 19/03/2020

Người Việt từ nước ngoài đổ về nước trốn dịch khi các quốc gia Châu Âu đang trở thành tâm dịch cúm Vũ Hán và lần lượt đóng cửa biên giới ở khắp nơi.

gayno2

Một nữ tiếp viên ẵm cháu bé hai tuổi từ Đức về Việt Nam trốn dịch với bà chỉ mới cách đây một tuần lễ đã đốn tim cả cộng đồng mạng. Mẹ của bé 2 tháng tuổi phải dứt vú mẹ lúc ấy có lẽ cũng đã không ngờ chưa đầy một tuần lễ sau, các nhà hàng, quán bar, chợ búa đều phải đóng cửa, người người phải giữ khoảng cách để chống lây lan dịch bệnh (1).

Khi dịch cúm Vũ Hán chỉ mới chớm phát ở Châu Âu, con số tăng theo hàng chục mỗi ngày tại nước sở tại, cộng với con số người nhiễm bệnh mới tăng theo cấp số nhân ở Ý làm cho ai cũng bất an. Còn Việt Nam, cả tháng trời từ sau tết con số người nhiễm bệnh chỉ có 16 người, và đều được chữa khỏi. Chỉ vậy thôi đã cho họ niềm tin rằng dịch bệnh ở Việt Nam đã thực sự êm. Êm hơn nhiều so với những con số đầy biến động mà không thấy nói ai được chữa lành. 

Hệ thống y tế của Việt Nam và Châu Âu có nhiều điểm khác biệt. Điều làm cho nhiều người gốc Việt bất an khi ở Tây Âu là cách chữa bệnh có phần quan liêu, xa cách của các bác sĩ ở đây. Bệnh nhẹ thì sẽ được tự chữa ở nhà, bệnh nặng mà chưa nguy hiểm tính mạng thì phải xếp hàng chờ người nguy hiểm tới tính mạng được chữa trước. 

Cả với bệnh cúm Vũ Hán. Chỉ tới khi nguy cấp mới được nhập viện để chữa trị, và dĩ nhiên được chữa trị hoàn toàn miễn phí vì đã có đóng bảo hiểm rồi. (Anh Quốc còn chữa trị miễn phí cả cho những người ngoại quốc không có bảo hiểm). 

Anh và Hà Lan là hai quốc gia khi ấy đã thiên về phương pháp miễn dịch cộng đồng khiến không ít người hoảng sợ. Chính vì vậy mà họ lại hoảng loạn bỏ chạy. 

Oái ăm là các nước tư bản thay đổi chính sách xoành xoạch trong những ngày này, Anh vì bị chỉ trích nên đã từ bỏ khái niệm miễn dịch cộng đồng, nội các và quốc hội Hà Lan vẫn còn đang cãi nhau có nên tiếp tục miễn dịch cộng đồng hay sẽ phong toả toàn quốc. 

Những du học sinh vội vã quay về nước trong những ngày qua có lẽ không thể đoán được chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, Châu Âu lại ban lệnh cấm tất cả các chuyến bay từ ngoài Châu Âu trong vòng ít nhất 30 ngày. Du học sinh cũng không biết được ngày nào quay trở lại được Châu Âu nếu như dịch bệnh cứ kéo dài. 

Những người mẹ, người cha đã cho con về quê không ngờ con số những người nhiễm bệnh ở Việt Nam đang tăng lên đột ngột tới 76 người chỉ trong vòng chưa đầy một tuần lễ. 

Con số 76 có vẻ thấp là do Việt Nam chưa áp dụng xét nghiệm đại trà. Hiện có đến 41.918 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly), nhưng chỉ có 4.288 trường hợp nghi ngờ đã được loại trừ, tức chỉ mới hơn 10% (2). Nếu tất cả đều được xét nghiệm chắc hẳn con số lây nhiễm sẽ không dừng lại ở con số 100.

Chỉ một người nhiễm bệnh, thì Sài Gòn đã phải cách ly 280 người theo như ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư thành ủy cho biết (3). Hay như Ninh Thuận cả một thôn trên 5.000 người đã bị cách ly cả 4 tuần lễ.(4) Sẽ có những thành phố bị phong toả hoàn toàn trong những ngày tới khi số bệnh nhân tăng lên theo cấp số nhân ?

Giờ đây, có lẽ khi phải ngồi nhà trong căn phòng vắng lặng tiếng con khóc, tiếng con cười, bầu sữa căng cứng, người mẹ ấy mới là người thật đau lòng. Thời gian có thừa nhưng muốn về thăm con cũng không được : biên giới đóng cửa, Việt Nam không còn tiếp nhận chuyến bay từ Châu Âu nữa. 

Liệu họ đã có tính già hóa non ?

Diễm Thi

Nguồn : VNTB, 19/03/2020

Chú thích :

(1) https://nld.com.vn/thoi-su/nu-tiep-vien-be-chau-be-2-thang-tuoi-tren-may-bay-tu-frankfurt-ve-ha-noi-20200312000406816.htm

(2) https://ncov.moh.gov.vn

(3) https://dantri.com.vn/xa-hoi/moi-ca-nhiem-covid-19-tphcm-phai-cach-ly-280-nguoi-20200316202042663.htm

(4) https://news.zing.vn/cach-ly-thon-5000-nguoi-lien-quan-ca-nhiem-thu-61-trong-28-ngay-post1060799.html

********************

Covid-19 : Một đại dịch Made-in-China

Trọng Nghĩa, RFI, 19/03/2020

Kênh truyền hình Mỹ Fox News ngày 13/03/2020 vừa qua đã trích dẫn một bài viết của Tân Hoa Xã ca ngợi thành tích của Trung Quốc trong việc chống dịch Covid-19, mà tác nhân gây bệnh là một loại virus corona nguy hiểm "có nguồn gốc ở thành phố Vũ Hán, vốn đã lan truyền ra khắp thế giới" khiến cả trăm ngàn người bị nhiễm và cả ngàn người thiệt mạng.

made1

Nhân viên an ninh đeo khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của bệnh coronavirus (Covid-19) đi bộ dọc theo một con đường bên ngoài Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 18 /3 năm 2020. Reuters - CARLOS GARCIA RAWLINS

Kênh truyền hình Mỹ Fox News ngày 13/03/2020 vừa qua đã trích dẫn một bài viết của Tân Hoa Xã ca ngợi thành tích của Trung Quốc trong việc chống dịch Covid-19, mà tác nhân gây bệnh là một loại virus corona nguy hiểm "có nguồn gốc ở thành phố Vũ Hán", vốn đã lan truyền ra khắp thế giới khiến cả trăm ngàn người bị nhiễm và cả ngàn người thiệt mạng. Fox News nêu bật là bài viết của cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc còn dọa rằng Bắc Kinh "có thể áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu dược phẩm, điều có thể nhấn chìm nước Mỹ trong một biển virus corona". Đối với Fox News, những lời đe dọa đó không phải là không có cơ sở trong bối cảnh Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ chuỗi cung ứng dược phẩm toàn cầu.

Trong một bài phân tích mang tựa đề "Một đại dịch chế tạo tai Trung Quốc - A Made in China Pandemic" - đăng ngày 13/03 trên trang mạng Project Syndicate - giáo sư Brahma Chellaney, chuyên gia về địa lý chính trị thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách tại New Delhi (Ấn Độ), đã cho rằng "đại dịch Covid-19 phải là một hồi chuông cảnh tỉnh cho một thế giới vốn đã chấp nhận từ lâu nay việc Trung Quốc khống chế các chuỗi cung ứng toàn cầu".

Trách nhiệm của Trung Quốc trong việc để dịch Covid-19 lan rộng

Đối với giáo sư Chellaney, sở dĩ dịch Covid-19 lan rộng được ra trên toàn thế giới hiện nay, đó chủ yếu là vì chính quyền ở Trung Quốc, nơi con virus corona chủng mới xuất hiện, vào lúc đầu đã bịt kín thông tin về nó. Thế nhưng hiện nay, Bắc Kinh lại đang hành động như thể quyết định không giới hạn xuất khẩu các hoạt chất dược phẩm (API) và vật tư y tế - mà Trung Quốc là nhà cung ứng thống trị toàn cầu - là một hành động theo đúng nguyên tắc và hào phóng đáng được cả thế giới biết ơn.

Về quá trình Trung Quốc che giấu thông tin về con virus corona, giáo sư Chellaney đã điểm lại một số mốc chính.

Khi bằng chứng lâm sàng đầu tiên về một loại virus mới chết người xuất hiện ở Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc đã không cảnh báo công chúng trong nhiều tuần lễ, thậm chí còn sách nhiễu, khiển trách và giam giữ những người đã phát hiện ra virus.

Đối với giáo sư Chellaney, cách tiếp cận đó của Bắc Kinh không có gì đáng ngạc nhiên : Trung Quốc có một lịch sử lâu dài về việc giết chết người đưa tin. Giới lãnh đạo Bắc Kinh đã che đậy dịch SARS, do một loại virus corona khác gây nên, trong hơn một tháng trời sau khi nó xuất hiện vào năm 2002, và giam giữ bác sĩ đã lên tiếng báo động trong 45 ngày. Dịch SARS rốt cuộc đã làm hơn 8.000 người thiệt mạng tại 26 quốc gia.

Lần này, chủ trương ém nhẹm dịch bệnh không duy trì được lâu sau khi các trường hợp nhiễm bệnh Covid-19 đến từ Vũ Hán được phát hiện ở Thái Lan và Hàn Quốc. Thông tin về những ca nhiễm ngoài Trung Quốc đó đã khiến cho giới lãnh đạo Bắc Kinh không thể làm gì khác ngoài việc thừa nhận có dịch bệnh.

Khoảng hai tuần sau khi lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình bác bỏ khuyến nghị của giới khoa học, đòi phải ban bố tình trạng khẩn cấp, chính phủ đã phải công bố các biện pháp ngăn chặn triệt để, bao gồm cả việc cách ly chặt chẽ hàng triệu người. Thế nhưng tình hình đã qua muộn : Hàng ngàn người Trung Quốc đã bị nhiễm Covid-19, trong lúc con virus corona đã nhanh chóng lan rộng ra quốc tế.

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien đã nói rằng việc che giấu ban đầu của Trung Quốc "có lẽ đã khiến cộng đồng thế giới phải mất hai tháng trước khi phản ứng", làm cho dịch bệnh trên toàn cầu trầm trọng thêm.

Ngoài tình trạng khẩn cấp về y tế, làm cho hàng ngàn người chết, đại dịch đã phá vỡ hoạt động thương mại và du lịch bình thường, buộc nhiều trường học phải đóng cửa, làm rung chuyển hệ thống tài chính quốc tế và đánh đắm thị trường chứng khoán toàn cầu. Với giá dầu tuột dốc, suy thoái kinh tế toàn cầu dường như sắp xảy ra.

Đài Loan và Việt Nam : Hai ví dụ về phản ứng đúng đắn

Đối với giáo sư Chellaney, tình trạng tệ hại như kể trên đã có thể tránh được nếu Trung Quốc đã phản ứng nhanh chóng bằng cách cảnh báo công chúng và thực hiện các biện pháp ngăn chặn. Và nhà phân tích Ấn Độ đã nêu bật ví dụ tốt của Đài Loan và Việt Nam.

Đài Loan đã rút kinh nghiệm từ việc đối phó với dịch SARS trước đây, đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa, trong đó có việc kiểm tra các chuyến bay, ngay cả trước khi dịch bệnh được tuyên bố bùng phát ở Trung Quốc. Tương tự như vậy, Việt Nam nhanh chóng tạm dừng các chuyến bay từ Trung Quốc và đóng cửa tất cả các trường học.

Giáo sư Chellaney cho rằng "cả hai ví dụ (Đài Loan và Việt Nam) đều cho thấy nhu cầu minh bạch, bao gồm việc cập nhật về số lượng và nơi xuất hiện ca nhiễm, cũng như phổ biến rộng rãi thông tin về cách bảo vệ sức khỏe, chống lại Covid-19".

Theo giáo sư Chellaney : "Nhờ có chính sách (phù hợp), cả Đài Loan lẫn Việt Nam - nơi đón lượng lớn du khách từ Trung Quốc mỗi ngày - đã kiểm soát dịch bệnh được một cách chặt chẽ. Trong khi đó thì các láng giềng chậm chạp trong việc thực hiện các biện pháp tương tự, như Nhật Bản và Hàn Quốc, đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn rất nhiều".

Thế giới không nên để cho Trung Quốc tiếp tục bắt bí

Trở lại với tình hình Trung Quốc, giáo sư Chellaney đã nêu bật một thực tế : Nếu bất kỳ một nước nào khác mà đã gây nên một cuộc khủng hoảng sâu rộng, chết người và nhất là có thể phòng ngừa được (như dịch Covid-19), thì giờ đây nước đó sẽ trở thành tội đồ của thế giới. Tuy nhiên Trung Quốc, với uy lực kinh tế to lớn, hầu như đã thoát khỏi sự chỉ trích.

Thế nhưng, theo giáo sư Chellaney, chế độ của ông Tập Cận Bình sẽ phải mất nhiều công sức để khôi phục lại vị thế của mình ở trong và ngoài nước.

Có lẽ đó là lý do vì sao các lãnh đạo Trung Quốc đang tự khen mình về việc đã không giới hạn việc xuất khẩu vật tư y tế và hoạt chất dược phẩm dùng trong sản xuất thuốc, vitamin và vắc-xin.

Có điều tác giả bài phân tích cũng đã tự hỏi là thái độ tự cho là "hào phóng" của Trung Quốc lần này với dịch Covid-19 liệu sẽ làm cho Trung Quốc không "nhỏ mọn" trong tương lai hay không ? Đối với giáo sư Chellaney, giới lãnh đạo Trung Quốc đã có cả một quá trình tạm dừng xuất khẩu các mặt hàng chiến lược khác (như đất hiếm) để trừng phạt các quốc gia đã thách thức họ.

Vì vậy, nhà phân tích Ấn Độ cho rằng thế giới nên rút kinh nghiệm và cảnh giác với Bắc Kinh : "Chỉ bằng cách nới lỏng sự kìm kẹp của Trung Quốc trên mạng lưới cung ứng toàn cầu - bắt đầu với lĩnh vực dược phẩm - thế giới mới có thể giữ mình an toàn trước các bệnh lý chính trị của Bắc Kinh".

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 18/03/2020

Additional Info

  • Author Diễm Thi, Trọng Nghĩa
Published in Diễn đàn

Bắt đầu từ ngày 20/3/2020, thủ đô Manila của Philippines sẽ bị phong tỏa hoàn toàn. Các chuyến bay nội địa hay quốc tế đều bị huỷ. Người dân của đảo quốc này bị cấm rời khỏi đất nước và cũng chỉ có người mang quốc tịch Philippines và một vài trường hợp ngoại lệ mới được nhập cảnh.

phi1

Đường phố ở Philippines vắng vẻ vì dịch bệnh Covid-19 - Photo : RFA

Các biện pháp này nằm trong một chiến dịch gọi là "kiểm dịch cộng đồng nâng cao", được áp dụng trên toàn bộ hòn đảo Luzon (bao gồm cả thủ đô Manila và nhiều thành phố lớn khác của Philippines). Chiến dịch này dự tính sẽ kéo dài cho đến ngày 14/4, nhằm ngăn chặn sự lây lan của của dịch Covid-19.

Thực hiện triệt để

Theo tờ Rappler của Philippines, người dân được yêu cầu phải làm việc và học tập tại nhà. Tất cả các phương tiện giao thông công cộng như bus, tàu điện, jeepny, taxi đều không được hoạt động.

Bạn Ngô Thảo, du học sinh chuyên ngành Quản lý nhà hàng khách sạn tại Manila cho biết tất cả các ngã tư đều có chốt cảnh sát kiểm tra người đi đường :

"Khu vực Metro Manila đều bị phong tỏa hết. Ở các trục đường giao nhau thì họ sẽ có các cảnh sát đứng canh ở đó. Ai đi qua thì người ta sẽ hỏi đi đâu, có giấy tờ ID gì không. Nếu không có thì người ta sẽ không cho đi. Hiện tại thì taxi và các dịch vụ xe máy giao hàng, vận chuyển đều bị đình chỉ".

phi2

Chốt kiểm tra trên phố ở Philippines - Photo : RFA

Ông Nguyễn Văn Long, một người Việt sinh sống ở Manila khoảng 10 năm nay cho biết Chính phủ Philippines thực hiện lệnh phong tỏa này một cách triệt để. Các xe cứu thương và xe cảnh sát chạy liên tục ngoài đường yêu cầu người dân nhanh chóng trở về nhà :

"Cảnh sát hay dừng xe lại hỏi đi đâu, nếu không xuất trình được là mình đi đâu, có việc gấp thì nó sẽ đưa về đồn. Ví dụ trên ô tô chở hai ba người mà có việc khẩn cấp như đi viện hoặc ra sân bay thì họ cho, nhưng đi loanh quanh ngoài đường thì nó sẽ đưa về đồn.

Hiện tại Chính phủ vẫn đang họp rất nhiều. Một số công ty ở các toà nhà lớn có cảnh sát đứng chắn ở dưới, không cho người lên làm việc, đuổi về. Các công ty hiện giờ đang cho nhân viên ở nhà làm việc tại nhà".

Ông Long nói rằng tất cả người dân không được ra đường. Mỗi gia đình chỉ có một người được ra ngoài một lần trong ngày để mua các nhu yếu phẩm. Mọi người phải xếp hàng dài trước các siêu thị để kiểm tra y tế trước khi vào siêu thị mua hàng :

"Chỉ duy nhất siêu thị bán đồ cho dân dùng và các tiệm thuốc thì được mở thôi. Nhưng nói chung là phải xếp hàng hơi dài, còn những cái chợ hoa quả hay nói chung là nhu yếu phẩm thì vẫn được mở, người dân vẫn có thể đi mua bán".

Theo thông báo, lệnh phong tỏa chỉ áp dụng ở tại đảo Luzon, nhưng nhiều tỉnh ở các đảo khác cũng đang bị đặt trong tình trạng tương tự. Ông Vương Thái, hiện đang ở đảo Palawan cho biết mọi người không được ra đường vào giờ giới nghiêm từ 8 giờ tối đến 5 giờ sáng, và cũng không được di chuyển qua các tỉnh khác :

"Tình hình là đóng cửa trong vòng một tháng, và các tỉnh khác cũng như vậy luôn. Đóng cửa hết, nghĩa là ai ở tỉnh nào ở luôn tỉnh đó, không đi lại được".

Công việc, học tập bị ảnh hưởng

Việc Tổng thống Duterte ban bố lệnh phong tỏa hoàn toàn vào ngày 17/3, mọi người chỉ có 72 giờ để rời khỏi Philippines và chuẩn bị mọi thứ, khiến cuộc sống của nhiều người bị ảnh hưởng. Người Việt Nam đang làm việc, học tập ở đảo quốc này cũng không là ngoại lệ.

phi3

Người dân xếp hàng trước siêu thị để mua hàng ở Philippines - Photo : RFA

Bạn Ngô Thảo chia sẻ việc không được đến trường có nhiều bất tiện, nhưng bạn vẫn chọn ở lại trong giai đoạn này vì quan trọng nhất là hạn chế di chuyển và cách mình đối phó với dịch bệnh :

"Việc đó thì cũng một phần bất ngờ. Việc học của mình tự nhiên bị đình chỉ cho nên mình phải đổi phương pháp học. Nhưng mình là một sinh viên nước ngoài mà phải học online như vậy thì có nhiều cái hơi bất cập. Ví dụ, mình đến trường thì có thể nghe thầy cô giảng trực tiếp, còn về nhà vẫn có lớp học online, nhưng làm sao mà bằng thực tế được.

Nhưng nếu về bây giờ thì sẽ khó theo kịp tiến trình của lớp. Về thì sẽ cũng bị cách ly 14 ngày, ra sân bay bây giờ thì cũng nguy hiểm.

Với lại em cũng chưa tìm thấy mục đích thực sự để về. Ví dụ như mục đích mình về nhà để tránh dịch nhưng bây giờ thì ở đâu cũng như vậy, ở Việt Nam mình cũng dịch nhiều rồi. Chủ yếu là bản thân mình đáp ứng cái hoàn cảnh như thế nào thôi, cách đối mặt của bản thân mình. Nếu mình muốn về để tránh dịch thì ở đây mình cũng có thể tránh được, tự cách ly trong nhà, mua đồ ăn về đủ dùng".

Ông Long cho biết cả công việc làm hành chính ở công ty và việc buôn bán đều phải tạm dừng vì lệnh cấm ra đường nếu không có việc gấp.

Còn ở những khu vực người dân sống chủ yếu nhờ vào khách du lịch như El Nido thuộc đảo Palawan thì người dân đang gặp nhiều khó khăn hơn :

"Tổng thống Duterte nói là phong tỏa Manila, nhưng mà các tỉnh khác cũng bị phong tỏa luôn. Có một số người đồn thổi là sẽ đóng dài nên mình cũng không biết. Những người có kinh tế khá giả thì không sao, nhưng cuộc sống ở Palawan rất là khó khăn, nghe tới đóng cửa thì ai cũng sợ hết, sợ đói. Kinh tế, điều kiện của họ không có, nền y tế thì lại yếu kém, chỉ thông báo đóng cửa vậy thôi chứ Chính phủ không có tài trợ gì hết".

Không thiếu thực phẩm, chỉ lo y tế kém

Tính đến sáng ngày 19/3, số người mắc Covid 19 ở Philippines là 202. Trong đó, có đến 19 ca tử vong. Điều này làm cho nhiều người Việt Nam lo ngại về khả năng chống dịch cũng như hệ thống y tế ở đây.

phi4

Hình minh hoạ. Phun thuốc khử trùng trên đường phố Manila, Philippines hôm 19/3/2020 AFP

Ông Long cho biết mình đã đoán trước được tình hình bùng phát dịch bệnh ở Philippines vì có rất nhiều người Hàn Quốc đang sinh sống ở đây, nên đã chủ động chuẩn bị thực phẩm cho mình và gia đình. Tuy nhiên, điều ông lo ngại nhất là năng lực y tế của đất nước này :

"Lúc vẫn chưa bùng nổ dịch thì tôi cũng dự đoán là chắc chắn sau khi Hàn Quốc nó bùng thì bên Phil này chắc chắn cũng sẽ bị tiếp theo, nên tôi cũng có dự trữ một ít lương thực, gạo, đồ ăn, nhu yếu phẩm đủ dùng trong một vài tháng, rồi thì hạn chế ra ngoài thôi.

Sau khi Chính phủ ra lệnh phong tỏa hoàn toàn, đóng cửa tất cả mọi nơi thì tôi ở nhà. Nói chung cũng không ảnh hưởng gì nhiều

Mọi người ai cũng có lo lắng bởi vì khi người ta nhìn thấy tỉ lệ nhiễm chỉ có 50 người, mà chết đến 10 người thì nó thể hiện một nền y tế, khả năng y tế không được tốt cho lắm. Cho nên ai cũng hoang mang khiếp sợ".

Ông Thái ở Palawan cũng bi quan về hệ thống y tế yếu kém :

"Hiện tại bây giờ ở khu vực của mình chưa có trường hợp bệnh tật nào, chưa có trường hợp nào nhiễm. Mình ở đây lâu năm thì cũng thấy rằng là nếu như ở Manila có dịch bệnh thì còn có thể giải cứu được, chứ ở khu vực như Palawan này thì có dịch bệnh là tiêu. Nói chung y tế là yếu kém".

Bạn Ngô Thảo cho biết hiện giờ chưa xảy ra tình trạng thiếu lương thực ở thủ đô Manila :

"Việc khan hiếm thực phẩm thì không có đâu, bởi vì các cửa hàng thực phẩm vẫn được mở, chợ công cộng vẫn được mở và các siêu thị lớn vẫn mở cửa để bán hàng. Chỉ là các công ty thì sẽ bị đóng cửa thôi. Cho nên vấn đề thực phẩm thì cũng không đến nỗi.

Vì em ở trong một dãy nhà trọ mà bà chủ cũng hơi khó nên cũng hạn chế cho mọi người ra ngoài vì sợ ảnh hưởng của virus. Em đã mua từ vài ngày trước những đồ khô như ngũ cốc, sữa, vitamin C, các sợi bún phở, những thứ có thể dự trữ lâu được, những thứ đó có nhiều năng lượng cho mình, để có thể không ra ngoài trong một thời gian dài".

Không thấy thông tin gì từ Đại sứ quán Việt Nam

Cả 3 người mà chúng tôi phỏng vấn đều cho biết họ không hề nhận được bất kỳ một thông báo hỗ trợ nào từ phía Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines.

Ông Long không biết chắc chắn Đại sứ quán có thông tin hỗ trợ gì không, nhưng cá nhân ông chưa nghe thấy gì :

"Hiện tại thì cũng không thấy thông báo. Tôi cũng không để ý nhưng đối với tôi thì tôi chưa nhận được tin tức nào từ Sứ quán về vấn đề này. Nhưng nhiều lúc sứ quán cũng không thể liên lạc hết với tất cả mọi người bên này được. Hiện tại chưa thấy đại sứ quán có động tĩnh gì đến tai tôi, còn không biết những người khác thì có biết gì hay không. Cho nên tôi cũng không dám nói là Đại sứ quán không có hành động gì.

Bạn Ngô Thảo nói :

"Em ở ngay gần Đại sứ quán luôn mà em không thật sự không biết gì về Đại sứ quán luôn. Em không biết là họ có thông báo hay không luôn.

Thứ nhất là mình không đi ra ngoài. Thứ hai là mình đọc các trang thông tin về tình hình hiện tại của Phil để biết mình nên làm gì, chứ cũng chẳng biết trang web của Đại sứ quán ở đâu luôn".

Ông Vương Thái nói rằng Đại sứ quán không làm gì hết, để người Việt ở Philippines "tự xử" :

Ở Philippines này có rất nhiều đảo, có thể người ta không thể phổ quát hết được. Hàng ngày mình cũng có lên Facebook hoặc YouTube đọc tin, hoàn toàn Đại sứ quán Việt Nam ở Philippines này họ không có tiếng nói gì hết, cũng không có phát động gì hết, cũng không báo động gì hết, nghĩa là tự xử".

Trên trang web chính thức của Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines, hoàn toàn không có thông tin nào cảnh báo cũng như hỗ trợ người Việt đối phó với dịch Covid-19. Các tin tức gần nhất là các hoạt động mà Đại sứ quán Việt Nam chào đón, hỗ trợ các vận động viên Việt Nam tham dự SEAGAMES 30.

Cao Nguyên

Nguồn : RFA, 20/03/2020

Additional Info

  • Author Cao Nguyên
Published in Diễn đàn