Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhà thầu Trung Quốc chịu trách nhiệm chính trong dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông (RFA, 03/03/2020)

Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc là đơn vị tổng thầu chịu trách nhiệm chính trong dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông bị đội vốn và chậm tiến độ.

dich1

Một góc đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. AFP

Đây là nội dung Bộ Giao thông và vận tải trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hồ Chí Minh về việc xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan việc chậm tiến độ, đội vốn của dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông.

Theo văn bản trả lời cử tri Thành phố Hồ Chí Minh được truyền thông trong nước trưng dẫn vào ngày 3/3, Bộ Giao thông và vận tải cho biết bộ này là chủ đầu tư của dự án đường sắt Cắt Linh-Hà Đông và một số cơ quan trực thuộc bộ này chịu trách nhiệm về công tác quản lý điều hành dự án, chất lượng lập dự án đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng, giám sát tiến độ thi công, chất lượng, giá thành xây dựng…

Bộ Giao thông và vận tải cho biết thêm hiện đang tiến hành rà soát các điều khoản trong hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc để xác định rõ trách nhiệm của các bên và đưa ra biện pháp giải quyết phù hợp.

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, dài khoảng 13km, được dự kiến thực hiện từ năm 2008 và hoàn thành vào tháng 11/2013. Tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án là 419 triệu đô la Mỹ (USD) và đến năm 2019, dự án đã đội vốn lên đến 886 triệu USD.

Bộ Giao thông và vận tải cho biết đến thời điểm hiện tại, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông vẫn chưa được đưa vào khai thác là do một số hạng mục thiết bị cần được hoàn thành xử lý trước khi nhà thầu bàn giao và vẫn đang hoàn thiện đánh giá an toàn hệ thống. Bên cạnh đó, các nhân viên của nhà thầu Trung Quốc chưa thể quay lại Việt Nam làm việc sau đợt nghỉ tết nguyên đán vì bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cũng tin liên quan đến đường sắt đô thị tại Việt Nam, truyền thông trong nước trong cùng ngày 3/3 dẫn nguồn từ Ban quản lý Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cho biết dự án metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên sắp chạy thử nghiệm và dự kiến sẽ khai thác thương mại vào cuối năm 2021.

Ông Huỳnh Hồng Thanh, Phó Trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cho biết dự án đạt tiến độ khoảng 71% khối lượng và đoàn tàu của Metro sẽ được nhập khẩu về nước trong tháng 6/2020. Dự kiến, quý III năm 2020, đoạn trên cao từ Bình Thái về Depot Long Bình (quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương) sẽ được tiến hành chạy thử.

**********************

Thị trường bất động sản Việt Nam và dịch Covid-19 (RFA, 02/03/2020)

Tác động tiêu cực bởi Covid-19

Forbes Việt Nam, vào ngày 24/2, dẫn nguồn từ một báo cáo của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đánh giá dịch Covid-19 gây nhiều tác động tiêu cực lên ngành bất động sản nghỉ dưỡng so với các phân khúc còn lại.

dich1

Các villa thuộc Khu Resort Vinpearl Phú Quốc. Mỗi căn trị giá từ 50-70 tỷ đồng. Courtesy : Tùng Thien

Báo cáo vừa nêu ghi nhận "Dịch vụ du lịch và lưu trú bị ảnh hưởng trực tiếp, sẽ gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu cho thuê bất động sản du lịch và condotel trong ngắn hạn".

Một người làm việc nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh du lịch và bất động sản tại Phú Quốc, không muốn nêu danh tính, khẳng định với RFA báo cáo của Công ty BSC là chính xác. Ông cho biết tình hình du lịch tại Phú Quốc bị ảnh hưởng nặng do dịch Covid-19 :

"Quá nghiêm trọng. Tại vì tăng trưởng du lịch khoảng ba mươi mấy phần trăm. Còn hiện nay mức tăng trưởng chưa được 5%".

Về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Phú Quốc, vị doanh nhân ẩn danh nói rằng mặc dù đây là một thị trường ổn định do mang tính đặc thù ; tuy nhiên thị trường này đã bị giảm sút từ khoảng 1,5 năm trước khi Việt Nam công bố dịch Covid-19.

"Thứ nhất là do liên quan tới quy hoạch, gọi là điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với sức phát triển chung của toàn đảo Phú Quốc, cùng với đầu cơ đất làm cho thị trường bất động sản không đúng với giá trị thực cho nên bị bong bóng".

Có dấu hiệu giảm sút từ cuối 2018

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), ông Nguyễn Trần Nam, tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam diễn ra hồi ngày 27/11/19 cho biết rằng thị trường bất động sản tại Việt Nam trong giai đoạn 3 năm qua gặp nhiều khó khăn và biến động.

Trước đó, VNREA dự báo từ cuối năm 2018, thị trường bất động sản gặp những khó khăn nhất định và có dấu nhiệu giảm sút.

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam trưng dẫn số liệu thống kê cho thấy thị trường bất động sản Việt Nam đi theo chiều hướng giảm trong quý III năm 2019, nhất là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Đài RFA được một nhân viên phụ trách dự án của một công ty kinh doanh bất động sản tư nhân ở Sài Gòn lý giải vì sao thị trường bất động sản Việt Nam bị sút giảm :

"Bị chậm là do một số các dự án ma nhiều quá nên khách e ngại. Một phần nữa là gần tết, người ta không muốn mua đầu tư. Thông thường qua tết thì thị trường mua bán trở lại, nhưng tình hình dịch Covid-19 thì những khách hàng tiền năng rất lo sợ và người ta không đầu tư. Họ lấy tiền, đi ra nước ngoài lánh nạn. Do đó, bất động sản bị ảnh hưởng bởi không có những khách hàng lớn. Còn những khách hàng nhỏ thì họ sợ. Tình hình dịch bệnh căng thẳng, không biết họ có tiền hay không. Vả lại họ cũng ngại đi ra ngoài. Hiện tại, các dự án muốn bán thì phải có các sàn giao dịch mở ra để giới thiệu ; tuy nhiên không được tổ chức nên khách hàng cũng không biết thông tin nhiều. Đồng thời, tâm lý về các dự án ma còn rất nặng nề. Do đó, tình hình bất động sản đều bị ảnh hưởng hết".

Báo mạng Cafebiz.vn, hôm 25/2 còn có bài ghi nhận về thị trường cho thuê mặt bằng kinh doanh và văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh bị tác động lớn do dịch bệnh Covid-19. Tình trạng cho thuê ở trung tâm kinh tế- thương mại lớn nhất Việt Nam được phản ánh là "ế ẩm" mặc dù giá cả cho thuê được giảm xuống rõ rệt.

dich2

Ảnh minh họa : Khách hàng tìm hiểu đầu tư vào dự án bất động sản ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Hình chụp ngày 20/09/15. AFP

Hậu quả ra sao ?

Những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản mà RFA liên lạc được cho biết không ít doanh nhân trong lĩnh vực này đang gặp tình trạng "sống dở chết dở". Vị doanh nhân ẩn danh ở Phú Quốc nhấn mạnh :

"Nhiều lắm ! Nhiều người bị ‘chết’ là do họ vay, chứ không phải tiền nhàn rỗi".

Ông Raymond Clement, Giám đốc điều hành của Savills Hotels Châu Á-Thái Bình Dương cũng được Forbes Việt Nam dẫn lời cho biết ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, bên bán gặp nhiều khó khăn do tác động tiêu cực của dòng tiền. Ông Raymond Clement cho rằng sự thiếu hụt dòng tiền sẽ gây ra áp lực tài chính, khiến chủ đầu tư phải bán tài sản hoặc tìm đối tác rót vốn. Vị chuyên gia của Savills Hotels Châu Á-Thái Bình Dương nhận định thị trường bất động sản sẽ bị ảnh hưởng đến hết quý II năm 2020 và sẽ phục hồi vào sáu tháng cuối năm, nếu như dịch Covid-19 được kiểm soát tốt.

Về hậu quả trước mắt, Tiến sĩ Vũ Quang Việt, chuyên gia kinh tế từng làm việc tại Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc cho rằng hậu quả sẽ có thể rất nhiêm trọng. Từ Hoa Kỳ, Tiến sĩ Vũ Quang Việt lên tiếng với RFA :

"Sắp tới kinh tế Việt Nam đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này. Đầu tư địa ốc từ nước ngoài ở Việt Nam có thể sẽ giảm. Do đó, khu vực bất động sản sẽ cực kỳ khó khăn. Như vậy một số ‘đại gia’ trong ngành này sẽ phá sản và sẽ lôi kéo tình trạng khủng hỏang tài chính của Việt Nam".

Giải pháp

Ngân hàng Nhà nước, vào ngày 24/2 ban hành công văn số 1117/NHNN-TD yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho khách hàng do ảnh hưởng của dịch CCovid-19. Theo đó, các tổ chức tín dụng phải áp dụng thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng đối với các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và có dư nợ gốc và/hoặc lãi đến kỳ hạn trả nợ trong thời gian từ ngày 23-1-2020 đến ngày 31-3-2020.

Một vài đại diện của các công ty kinh doanh bất động sản tư nhân ở Sài Gòn và Phú Quốc, Đài RFA có dịp tiếp xúc, cho biết doanh nghiệp của họ được xếp trong danh sách hỗ trợ về tín dụng theo công văn vừa ban hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Về dài hạn đối với thị trường bất động sản Việt Nam, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ, ở Na Uy lưu ý đến trào lưu những người đến tuổi nghỉ hưu ở Mỹ và phương Tây muốn tìm một nơi thoải mái và rẻ tiền để sống lâu dài lúc về hưu. Do đó, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho rằng Việt Nam là một sự lựa chọn tốt của trào lưu này nếu như Chính phủ Việt Nam chú trọng tạo điều kiện tốt về pháp lý, quyền sở hữu nhà cửa, miễn thuế thu nhập đối với nguồn gốc ở nước ngoài, cải thiện hệ thống y tế… Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ khẳng định :

"Nhiều người Âu, Mỹ chọn nghỉ hưu ở Việt Nam sẽ là những khách du lịch dài hạn, thậm chí trong nhiều trường hợp trở thành những nhà đầu tư. Làm được vậy sẽ giúp ngành du lịch đa dạng hóa nguồn khách du lịch, bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, tăng nguồn thu ngoại tệ, kích thích đầu tư trong nước".

Published in Việt Nam

Chiều ngày 26/02 vừa qua, Bộ Công thương đã tổ chức cuộc họp về tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp do virus corona (Covid-19) lên ngành công nghiệp và sản xuất của Việt Nam.

cankiet1

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh chủ trì cuộc họp đánh giá tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona đến các ngành sản xuất của Việt Nam.

Trước tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, nhiều nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng với những tác động tiêu cực đến hầu hết các lĩnh vực sản xuất trong đó, đặc biệt nền sản xuất tại Việt Nam đang trong giai đoạn thiếu hụt trầm trọng nhiều loại linh kiện để cấu thành sản phẩm.

Tại cuộc họp này, Bộ Công thương Việt Nam loan báo nguyên liệu trong các ngành điện, điện tử và dệt may chỉ còn đủ cho sản xuất đến hết tháng 3/2020. Và nguyên liệu dệt may, da giày, túi xách cũng gặp tình trạng tương tự, nghĩa là chỉ đủ cho tháng Ba hay chậm lắm là đầu tháng Tư, dẫn đến khả năng nhiều doanh nghiệp sẽ phải tạm dừng hoạt động.

Các doanh nghiệp cũng thừa nhận thực trạng này. Doanh nhân Diệp Thành Kiệt, chuyên gia May Mặc & Da Giày, phân tích :

"Cái đó hoàn toàn đúng. Bộ Công thương một mặt dựa trên số liệu mà Bộ được báo cáo, một mặt dựa trên tổng hợp ý kiến các ngành, các hội, cho nên thông tin đó khá là chính xác".

Doanh nhân Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc công ty phần mềm BKAV và điện thoại di động ở Hà Nội, đồng ý với thông tin của Bộ Công thương rằng việc nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu sản xuất là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra :

"Hiện nay chuỗi sản xuất của các nhà sản xuất trên toàn thế giới đều có sự phụ thuộc lẫn nhau. Một sản phẩm bây giờ thì linh kiện của nó có mặt ở rất nhiều nước. Ngay như Nhật Bản, nơi sản xuất rất nhiều linh kiện cho các thiết bị điện tử mà nếu tình hình Covid-19 cứ diễn biến xấu thì chắc chắn điều Bộ Công thương nói là đúng".

Giải thích về thực trạng đáng báo động này, Bộ Công thương cho biết vì Trung Quốc là nước xuất khẩu nguyên liệu lớn nhất cho các ngành công nghiệp trên thế giới, nay đang bị dịch bệnh Covid-19 hoành hành khiến các ngành sản xuất, vận tải, hậu cần, phân phối, dịch vụ… qua Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đều bị tác động.

Thực tế, các ngành công nghiệp, chế biến, sản xuất, chế tạo của Việt Nam hiện nay đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Đây là điều đáng báo động, chứng minh phần nào sự phụ thuộc của Việt Nam vào việc nhập nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc khi các chuỗi sản xuất bị đứt đoạn.
Số liệu mới nhất từ Trung Tâm Thông Tin Công Nghiệp- Thương Mại, Bộ Công thương cho thấy năm 2019 gần 30% hàng nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc.
Theo báo cáo của Cục Công nghiệp, Bộ Công thương, Việt Nam nhập khẩu khoảng 40 tỷ USD các mặt hàng linh kiện điện tử, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc là 13,8 tỷ USD (chiếm 34%).

Đặc biệt, ngành dệt may, da giày và túi xách của Việt Nam năm 2019 nhập từ Trung Quốc tổng giá trị 1,3 tỷ USD xơ sợi phục vụ sản xuất, tương đương 57,39%. Trong khi đó nhập 7,73 tỷ USD vải (chiếm 60,91%) và khoảng 2,45 tỷ USD nguyên phụ liệu dệt may, da giày (chiếm 43,67%).

Đối với ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, nhất là sản xuất ô tô tải đang phụ thuộc tới 70% linh phụ kiện nhập từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, tình hình Covid-19 tại Hàn Quốc và Nhật Bản cũng ngày càng phức tạp khiến nguồn cung nguyên phụ liệu nhập khẩu từ hai nước này vào Việt Nam cũng sẽ bị giảm sút.

cankiet2

Hình chụp hôm 24/5/2019 tại một nhà máy may mặc ở Hà Nội

Cũng theo báo cáo của Cục Công nghiệp, Bộ Công thương, Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng linh kiện điện tử từ Hàn Quốc với tổng giá trị là 16,8 tỷ USD (chiếm 42%), từ Nhật Bản là 1,7 tỷ USD (chiếm 4,2%).
Ngành dệt may, da giày và túi xách của Việt Nam năm 2019 nhập khẩu từ Hàn Quốc là 2,02 tỷ USD vải (tương đương 15,91%) và 0,71 tỷ USD nguyên phụ liệu dệt may, da giày (tương đương 12,65%).

Với ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, những dòng xe du lịch có linh kiện được nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản để tiến hành lắp ráp, tuy nhiên, những nước này cũng đang bùng phát dịch bệnh. Do đó, dự kiến đến cuối quý đầu tiên năm 2020, nhiều doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô cũng sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ việc thiếu hụt nguồn linh kiện phục vụ sản xuất, chế tạo và lắp ráp.

Không dừng lại ở đó, theo các doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh nỗi lo về nguyên liệu đầu vào thiếu hụt thì còn nỗi lo khác là đầu ra của sản phẩm.

cankiet3

Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu linh kiện điện tử của Việt Nam với 3 nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản trong năm 2019

Doanh nhân ngành May Mặc& Da Giày Diệp Thành Kiệt giải thích :

"Cái mà chúng tôi lo ngại là hiện Covid-19 đã lây lan đến khu vực thị trường. Tức là trước đây nó nằm chủ yếu ở khu vực cung ứng mà đặc biệt là Trung Quốc, thì bây giờ nó đã lan đến nơi tiêu thụ rồi, thí dụ như Ý rồi một số nước Châu Âu. Chưa cần nó có thể lan ra khắp Châu Âu và Mỹ, nhưng với tâm lý hiện nay là người ta rất ngại tập họp đông và người ta giảm chuyện mua sắm đi, thì cái lo lớn hiện nay của chúng tôi là đầu ra của sản phẩm. Nói nôm na là thị trường tiêu thụ sẽ bị sút giảm. Đó là cái đáng lo mà tôi nghĩ cũng nên báo động để các doanh nghiệp phải lo tính toán ngay từ bây giờ".

Đặc biệt, nhóm các sản phẩm của ngành công nghiệp – điện tử gồm cả điện thoại và tivi là những mặt hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hàn Quốc.

Cục Công nghiệp nhận định, Trung Quốc hay một số quốc gia đang bùng phát dịch bệnh khác là Hàn Quốc và Nhật Bản là thị trường tiêu thụ lớn đối với một số mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam như dệt may, da giày, túi xách, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, điện thoại di động và linh kiện. Chắc chắn, ảnh hưởng của dịch bệnh cũng tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu và thị trường tiêu thụ ngoài nước của những ngành hàng này.

Về phía Trung Quốc, hoạt động của các nhà máy ở nước này sụt giảm với tốc độ kỉ lục vào tháng 2/2020, thậm chí còn tệ hơn lúc diễn ra cuộc khủng hỏang tài chính toàn cầu. Nó nêu bật thiệt hại to lớn mà dịch virus corona gây ra đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

cankiet4

Biểu đồ các thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019

Chỉ số Quản lí Sức mua (PMI) chính thức của Trung Quốc giảm xuống mức thấp kỉ lục 35,7 trong tháng 2 so với 50,0 trong tháng 1.

Chỉ số này cho thấy bức tranh tổng quát chính thức đầu tiên về nền kinh tế Trung Quốc, kể từ khi dịch virus corona bùng phát làm tử vong gần 3.000 người ở Trung Quốc đại lục và lây nhiễm khoảng 80.000 người.

Dữ liệu này báo trước sự gián đoạn kinh tế do virus có thể sẽ kéo dài hết cả quý đầu tiên của năm 2020 vì dịch bệnh đã khiến nhà chức trách ban hành những hạn chế du hành rộng khắp và các biện pháp y tế công cộng nghiêm ngặt đã làm tê liệt hoạt động kinh tế.

Một chỉ số phụ của hoạt động sản xuất lao dốc xuống mức 27,8 trong tháng 2 từ mức 51,3 trong tháng 1, trong khi chỉ số đơn đặt hàng mới giảm xuống mức 29,3, giảm từ mức 51,4 một tháng trước đó.

Các đơn đặt hàng xuất khẩu mới mà các nhà sản xuất Trung Quốc nhận được cũng giảm với tốc độ nhanh nhất trong nhiều năm, với Cục Thống kê Quốc gia cảnh báo về áp lực đối với các nhà xuất khẩu từ các lô hàng bị trì hoãn và các đơn đặt hàng bị hủy.

Các nhà phân tích đang cảnh báo sự lây lan của virus corona sang các quốc gia khác sẽ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu và hạn chế sự phục hồi cho các nhà sản xuất Trung Quốc.

Câu hỏi mà nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đang đặt ra trong bối cảnh dịch Covid-19 là đã tới lúc kinh tế Việt Nam thoát khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc ?

Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông quốc tế, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phân tích sự lệ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc và ‘cơ hội thoát ra‘ nhân biến cố dịch cúm do Covid-19 hay virus corona gây ra.

Theo bà ‘trong cái rủi, có cái may’ và đây là cơ hội và thời điểm để Việt Nam tái cấu trúc, tổ chức lại nền kinh tế, thương mại, đầu tư của mình để đa dạng hóa, đa phương hóa tốt hơn kinh tế đối ngoại, đem lại cân bằng bền vững cho nền kinh tế và phát triển của đất nước. "Dịch cúm này cũng cho thấy những cái yếu của Trung Quốc, chứ không phải Trung Quốc là quá mạnh và giỏi giang về tất cả các mặt".

Bà nhấn mạnh : "Đây là cơ hội để Việt Nam thấy là lệ thuộc vào bất cứ nước nào thì cũng tệ, nhưng lệ thuộc vào một nước mà có nhiều vấn đề kể cả trong quan hệ riêng với mình, cũng như những vấn đề nội bộ của họ thì lại càng tệ hơn. Cho nên muốn hay không thì phải vượt lên thôi, cùng nhau và vượt lên vào lúc này, không thì sẽ là quá muộn". Bà hy vọng với những FTA đã có cũng như EVFTA mới đây, hy vọngViệt Nam sẽ tự chủ được vấn đề sản xuất nguyên liệu cho chính mình, không tùy thuộc quá nhiều vào bất cứ một nguồn cung ứng nhất định nào nữa.

Liệu nhà nước Việt Nam mà người đứng đầu là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có dám "chớp" lấy thời cơ, cùng nhân dân "thoát khỏi sự lệ thuộc" ?

Trong tình thế đại dịch nguy hiểm do virus Corona chủng mới khởi nguồn từ Trung Quốc đang lan tràn trên thế giới. Nền kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, nguy cơ hàng chục nghìn văn phòng, công xưởng sẽ bị đóng cửa vì mất thị trường, hàng triệu công nhân, nông dân Việt Nam sẽ mất việc làm, đây là một bài học đau đớn mà cả dân tộc đang phải trả giá cho việc Đảng cộng sản Việt nam đã quá lệ thuộc về mọi mặt đối với Trung quốc.

Thảo Nguyên (Đà Nẵng)

Nguồn : Thoibao.de, 02/03/2020

Published in Diễn đàn

Dịch virus corona - Covid-19 cho thấy thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong số 10 nước Đông Nam Á, Việt Nam có lẽ là nước bị ảnh hưởng trực tiếp, do mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, từ hàng không, du lịch-dịch vụ, đến cung cấp nguyên vật liệu, giao thương… với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt khoảng 117 tỉ đô la, xấp xỉ 19% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019.

lethuoc1

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc đặc biệt về bệnh coronavirus được tổ chức hôm thứ Năm tại thủ đô Viêng Chăn của Lào ngày 20/02/2020

Theo giới chuyên gia, dịch Covid-19 cũng là cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất-nhập khẩu để tránh bớt phụ thuộc vào Trung Quốc, trong đó phải kể đến Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA), có hiệu lực từ năm 2020. Tuy nhiên, thị trường Đông Nam Á, ngay sát sườn, vẫn chưa được Việt Nam khai thác hết tiềm năng, trong khi đây là một thị trường trẻ và năng động.

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho rằng các nước ASEAN đã không biết tận dụng hết tiềm năng dân số và đã đến lúc "có thể làm điều này". Tại Hội nghị Cấp cao Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2019 (ABIS-2019) ngày 02/11/2019, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 tại Bangkok-Nonthaburi, thủ tướng Malaysia lấy ví dụ của Trung Quốc, "trong vòng 10 năm, Trung Quốc đã vượt xa mọi nền kinh tế khác và trở thành cường quốc kinh tế thế giới", nhờ tận dụng triệt để quy mô dân số lớn.

Tận dụng thị trường lớn thứ ba thế giới

Với 650 triệu dân, ASEAN trở thành khu vực đông dân thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt là hơn một nửa số dân trong độ tuổi trẻ. ASEAN cũng là nền kinh tế thế giới năng động thứ ba tại Châu Á, sau Trung Quốc và Nhật Bản, và đứng thứ bẩy trên thế giới. Theo trang Statista.com, ước tính tổng GDP của ASEAN năm 2018 lên tới xấp xỉ 2,95 nghìn tỷ đô la, tăng đáng kể so với mức 2,2 nghìn tỷ đô la năm 2017. Kết quả này phản ánh nền kinh tế thịnh vượng của khu vực.

ASEAN là một đối tác thương mại rất quan trọng, "là cánh cửa hướng ra thế giới" của Việt Nam, theo phát biểu của bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, được trang Le Courrier du Vietnam trích đăng ngày 28/01/2020. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã được cải thiện để có sức cạnh tranh hơn, đặc biệt kể từ khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập năm 2015.

Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang, được chọn tham gia triển lãm bên lề Hội nghị Cấp cao Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2019 (ABIS-2019) tại Bangkok-Nonthaburi, là một ví dụ cho việc doanh nghiệp Việt Nam đổi mới để thích nghi với thị trường quốc tế.

Anh Nguyễn Hoàng Hân, phụ trách xuất khẩu chung của công ty Điện Quang, giải thích với RFI tiếng Việt về những ưu điểm giúp Điện Quang được chọn tham gia triển lãm bên lề Hội nghị ABIS-2019 :

"Được chọn là một trong hai thương hiệu quốc gia được trưng bày ở sản phẩm, được giới thiệu về thương hiệu đến cộng đồng quốc tế, đây quả là một vinh dự của thương hiệu Điện Quang. Theo xu hướng của hiện đại, ngoài sản phẩm truyền thống, Điện Quang còn triển lãm những sản phẩm thông minh Smart Lighting và những công nghệ, cũng như giải pháp dành cho những căn hộ, nhà xưởng, thậm chí là thành phố thông minh. Với chiến lược đó, Điện Quang được thành phố cũng như chính phủ hỗ trợ để phát triển những công nghệ mới.

Đồng thời, Điện Quang luôn giữ tiêu chí của mình, đó là an toàn, chất lượng và thẩm mỹ cho sản phẩm, không ngừng đáp ứng về mẫu mã, cũng như về công nghệ. Đây cũng là một trong những đặc trưng độc đáo nhằm phát lên một thông điệp dành cho bạn bè quốc tế, đó là Việt Nam cũng có những doanh nghiệp bền vững, phát triển theo công nghệ 4.0 của thế giới. Chúng tôi có một thương hiệu lâu đời, nhưng cũng bắt được những xu hướng phát triển của thời đại".

ASEAN, thị trường tiềm năng và đầy cạnh tranh

So với các doanh nghiệp trong vùng, doanh nghiệp Việt Nam có một số khó khăn, như yếu hơn về vốn, về khả năng quản lý, kỹ năng ngôn ngữ… Trong một bài viết ngày 25/07/2019, Tạp chí Tài chính trích một số nhận định của một số doanh nhân, chuyên gia về thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trước hết là mù mờ về thị trường. Vì vậy, ông Nguyễn Thanh Hải, tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại dịch vụ Quy Phúc, cho rằng "các doanh nghiệp Việt Nam nên mạnh dạn đầu tư nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tham dự các hội chợ chuyên ngành tại nước sở tại để đưa ra những chiến lược phù hợp với đơn vị mình". Thứ hai, cần phải sáng tạo, "doanh nghiệp nào nắm được công nghệ, sản phẩm độc đáo thì sẽ bán được vào thị trường ASEAN". Thứ ba, các doanh nghiệp Việt chưa biết tận dụng cơ hội để tiếp cận thị trường ASEAN.

Ngoài ra, trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN, sản phẩm mang tính cạnh tranh của các nước thành viên khác cũng có cơ hội chinh phục người tiêu dùng Việt Nam. Đây cũng là một trong những thách thức lớn đối với các nhà sản xuất trong nước, cũng như đối với Điện Quang, theo nhận định của anh Nguyễn Hoàng Hân :

"ASEAN là một thị trường rất tiềm năng, nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều thử thách và khó khăn trước mắt. Cạnh tranh cũng rất khốc liệt. ASEAN có 11 nước thành viên, nhưng trong đó có khoảng 4 đến 5 nước có ngành công nghệ chiếu sáng rất phát triển, ngoài Việt Nam, còn có Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Những quốc gia này có những nhà máy, những thương hiệu đèn, cũng như công nghệ chiếu sáng rất phát triển. Đây quả thực là một khó khăn đối với Điện Quang khi cạnh tranh, cũng như thâm nhập vào những thị trường này.

Bên cạnh đó cũng có những mặt tiềm năng, như những thị trường đang phát triển, ví dụ Miến Điện, Cam Bốt, những thị trường này có cơ sở hạ tầng cũng đang phát triển. Đây cũng là những dự án mà Điện Quang đang hướng tới để cung cấp những thiết bị đèn, cũng như là các giải pháp thông minh cho những đất nước đang phát triển như này.

Quả thực, để thâm nhập vào những thị trường này, chiến lược của Điện Quang, thứ nhất, chất lượng luôn phải đảm bảo. Thứ hai, giá thành lúc nào cũng phải cạnh tranh. Thứ ba, luôn tiếp nhận phản hồi từ thị trường để kịp thời cải tiến và phát triển mẫu mã sản phẩm luôn đáp ứng được những yêu cầu thay đổi mỗi ngày của thị trường cũng như người tiêu dùng".

Phải chấp nhận tư duy ra "biển lớn"

Ông Nguyễn Công Danh, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Việt An Khang, được Tạp chí Tài chính (25/07/2019) trích dẫn, nhận định : 

"Ở thị trường ASEAN, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh không chỉ với các doanh nghiệp bản địa mà từ các đối thủ toàn cầu, đặc biệt là các nhà sản xuất từ Trung Quốc. Doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa về chất lượng, phải chấp nhận tư duy ra "biển lớn" chứ không phải sản xuất nhỏ".

Đây cũng là chiến lược được công ty cổ phần Điện Quang triển khai từ lâu. Anh Nguyễn Hoàng Hân cho biết công ty đã cố gắng từ nhiều thập niên để chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong nước, qua đó đạt được danh hiệu "Hàng tiêu dùng chất lượng cao" của Thương Hiệu Việt.

"Để đưa những sản phẩm của mình vào thị trường, nói chung là cao cấp ngang hoặc cao hơn Việt Nam, như Thái Lan chẳng hạn, thì đó quả là một bài toán khó đối với không chỉ Điện Quang mà còn với các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Chúng tôi luôn tìm ra những đặc trưng của sản phẩm. Đối với những tiêu chuẩn cơ bản, chắc chắn là phải đáp ứng được. Ngoài ra, chúng tôi còn phải đưa ra những điểm khác biệt, những đặc trưng sản phẩm của chúng tôi. Ví dụ, chúng tôi giới thiệu những loại đèn giải pháp thông minh, có thể điều chỉnh từ xa bằng các công nghệ như wifi, bluetooth, hoặc là những công nghệ thông minh hơn, rồi có những sản phẩm cảm biến, cảm biến chuyển động, cảm biến ánh sáng…

Đó là những sản phẩm mà chúng tôi mang đến, nhưng giá trị của sản phẩm thì luôn được đặt lên hàng đầu : Đó là làm sao phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng, làm sao đánh đúng nhu cầu sử dụng của các nhà đầu tư chẳng hạn. Đó là điểm mà chúng tôi luôn hướng đến khi tiếp xúc với các nhà phân phối ở Thái Lan, hoặc khi thâm nhập vào thị trường Thái Lan, chúng tôi có thể nói mẫu mã của Điện Quang đặc sắc, mà giá thành thì hợp với túi tiền người tiêu dùng".

Theo thống kê được trang Le Courrier du Vietnam đăng ngày 28/01/2020, trao đổi mậu dịch giữa Việt Nam và các thành viên khác trong khu vực đạt khoảng 60 tỉ đô la năm 2019, so với khoảng 45,23 tỉ năm 2017. Ngoài những lĩnh vực xuất khẩu thế mạnh như nông phẩm, thủy sản, các doanh nghiệp Việt Nam cần mở rộng mặt hàng xuất khẩu, tận dụng những ưu đãi thuế quan trong khu vực ASEAN, vị trí thuận lợi trong hành lang Đông-Tây di chuyển hàng hóa…

Một số chuyên gia cho rằng doanh nghiệp Việt Nam cũng cần cải thiện ngay chất lượng hàng hóa, dịch vụ, cũng như cách trưng bày, giới thiệu mặt hàng vì "một khi sản phẩm Việt Nam bị định hình là hàng rẻ tiền, việc thay đổi nhận diện sản phẩm là rất khó", theo khyến cáo của ông Nguyễn Đương Kiên, Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi (bộ Công Thương).

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 02/03/2020

Published in Diễn đàn

Hôm 21/2 Tân Hoa Xã chi tiềquảng cáo trên Facebook để chuyn mt bài viết bng tiếng Anh ti đc gi trên thế gii. Đó là bài ca ngi nhng "kết qu đáng k" ca quc gia đông dân nht thế gii trong c gng phòng chng vi-rút xut phát t Vũ Hán. Ch mt ngày sau Facebook đã quyết đnh ngưng chy qung cáo này. Lý do ? Tân Hoa Xã đã qung cáo tin chính trkhông kèm theo nhãn giải thích đó là tin chính tr xã hi được dùng tin đ kiếm thêm đc gi, vi phm qua đnh ca Facebook.

dot1

Khi đã biết có dch bnh hoành hành, gii quan chc tnh H Bc vn t chc s kin ăn mng Tết âm lch vi s tham gia ca 40.000 gia đình.

Truyền thông nhà nước Trung Quc thường tp trung vào nhng n lc trong hin ti ca Bc Kinh, dù là nhng c gng đáng k, mà lờ đi những tun án binh bt đng ban đu khi h đ cho ngn la dch bùng cháy. Ngay c khi sau khi đã biết có dch bnh hoành hành, gii quan chc tnh H Bc vn t chc s kin ăn mng Tết âm lch vi s tham gia ca 40.000 gia đình. Lãnh đo Trung Quc chính là thủ phm khiến s ca lây nhim trong Trung Quc vượt quá 100.000 và s người t vong lên trên 1.000. Nếu h không bưng bít thông tin trong nhng tun đu tiên, s người nhim Trung Quc s ít hơn nhiu và bnh dch s không tràn ra ti trên 50 nước như va qua.

Các nhà phân tích đưa ra các cách lý gii khác nhau v chuyn Trung Quc phn ng chm trong dch cúm Covid-19. Phó giáo sư Zeynep Tufekci Đi hc Bc Carolina viết cho trang The Atlantic rằng chính h thng kim soát và kim duyt Trung Quc có th đã khiến ông Tp Cn Bình cũng không biết nhng gì đang din ra chính đt nước mình. Bà Tufekci coi đây là "chng mù chuyên chế", điu đã khiến Ch tch Mao Trch Đông ca Trung Quc khuyến khích người dân ăn "năm ba mi ngày" hi năm 1958 vì được báo cáo láo rng Trung Quc đang tha đ ăn. Ch vài tháng sau khi người dân đ c đ ăn xung cng vì phi ăn cho đ thành tích, Trung Quc đã gp mt trong nhng nn đói khng khiếp trong lch sử khiến hàng chc triu người chết vì sc tàn phá ca chính sách Đi Nhy Vt. Mt ln na Mao ch biết được tác hi ca Đi Nhy Vt khi đã quá mun, theo bài viết ca bà Tufekci.

Ông Tập Cn Bình có l cũng không biết ti nhng li cnh báo sm ca bác sĩ Lý Văn Lượng t đu tháng Mt, lúc bnh dch đã tn ti được hơn ba tun. Các nhà kim duyt đã nhanh chóng xóa nó đi khi các din đàn và mng xã hi trong lúc công an hi ti bác sĩ Lý và các đng nghip ca ông. Mt trong nhng li nói cui cùng ca bác sĩ Lý trước khi chết vì vi-rút Covid-19 là : "Trong mt xã hi lành mnh không th ch có mt ging nói được".

dot2

Các chính th cng sn trong đó có c Vit Nam mun to ra : nhiu đàn cu không có tư duy đc lp hoc phi t bóp méo tư duy đc lp ca mình đ có th hưởng li t h thng bnh hon.

Thật trái khoáy đây chính là nhng gì các chính th cng sn trong đó có c Vit Nam mun to ra : xã hi mt ging. Đó là lý do ban tư tưởng tn tại vi mt ông tng biên tp cho c quc gia trong đó báo chí là đc quyn s hu ca nhà nước. Chính sách này to ra nhiu đàn cu không có tư duy đc lp hoc phi t bóp méo tư duy đc lp ca mình đ có th hưởng li t h thng bnh hon.

Nhưng khi dịch bnh hoành hành như H Bc, c cu ln nhng người có suy nghĩ t do đu b nh hưởng như nhau. Mt đt nước vi quân đi có th coi là mnh nht Châu Á mà cht vt trước con vi-rút nh xíu mt thường nhìn không ra. Covid-19 cho thy Trung Quc còn lâu mới là siêu cường, theo li mt giáo sư t Vin Khoa hc Chính tr Paris. Trong bài viết cho ban Brazil ca Đài tiếng nói quc tế Pháp, ông Alfredo Valladão nói rằng các giá tr ca Trung Quc đang gp thách thc ln, nht là sau các cuc biu tình kéo dài Hong Kong. Cng thêm vi cuc chiến thương mi vi Hoa Kỳ, mi vic không hề suôn s vi ông Tp Cn Bình trên đường tiến ti đi hi 20 ca Đng Cng sn Trung Quc vào năm 2022.

Nguy cơ t dch bnh nước láng ging Trung Quc cũng là phép th đi vi các nhà lãnh đo Vit Nam trước đi hi 13 vào năm sau. Sau v đt làng ở Đng Tâm, bt c chính sách sai lm nào trong x lý dch bnh s gây phương hi ti cơ hi thăng tiến ca các chính tr gia chóp bu đang cm quyn. V Đng Tâm và c v Covid-19 còn cho thy bnh dch kinh niên c Vit Nam và Trung Quc chính là bnh "mù chuyên chế" và điu này phi đáng s hơn con Covid-19 gp nhiu ln. "Mù chuyên chế" gây nh hưởng ti não ch không phi phi.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 02/03/2020

Published in Diễn đàn

Covid-19 tác động mạnh vào Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam và kinh tế toàn cầu

Phạm Đỗ Chí, BBC, 01/03/2020

Việc virus corona nay lan rộng ra nhiều nơi với các ca tử vong tăng mạnh bên ngoài Trung Quốc đã khiến kinh tế thế giới chao đảo.

tacdong1

Nếu cơn khủng hoảng kéo dài, chứng khoán thua lỗ tiếp cho tới mất 20% hay hơn nữa (từ mức 12% hôm nay), suy thoái kinh tế Mỹ và Trung Quốc cũng như toàn cầu có thể xảy ra năm nay hay năm tới

Chỉ số FTST100 trên thị trường chứng khoán London đã có một tuần rớt giá thê thảm nhất kể từ 2008 tới nay, lao dốc 13%, tính đến cuối phiên giao dịch hôm thứ Sáu, 28/2.

Sắc đỏ trải rộng trên thị trường chứng khoán toàn cầu, từ Châu Á, Châu Âu tới Hoa Kỳ.

BBC News tiếng Việt có cuộc phỏng vấn qua bút đàm với Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí từ Florida, Hoa Kỳ, cựu chuyên viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

BBC : Điều gì bất thường của lần sụt giảm chứng khoán Mỹ tuần qua khiến dư luận lo lắng, thưa ông ?

Phạm Đỗ Chí  : Tuần qua, tình hình thị trường chứng khoán của Mỹ giảm mạnh với số lượng lớn, và nhanh với tốc độ chưa từng thấy từ khủng hoảng năm 2008.

Chỉ số DJ giảm 3500 điểm hay 12% so với đỉnh cao kỷ lục trước đó chỉ hai tuần vào hôm 13/2, suốt sáu ngày giảm liên tiếp không ngừng nghỉ, khác với thông lệ của thị trường có ngày phải có phản ứng bật lại (lên tạm thời do có người mua vào tích trữ).

Theo lối nói thị trường chứng khoán ("market parlance"), hễ chỉ số chứng khoán tiêu biểu giảm 10% là thị trường bị xếp vào vùng "tạm giảm" (correction territory"), nếu sự cố này tiếp tục đến 20%, thị trường sẽ đi vào vùng "suy thoái" (hay "bear market") có tính trầm trọng hơn.

Các dòng tin headlines trên báo chí và truyền thông cho biết khoảng 3.600 tỷ đô la đã "bay mất" theo dòng lây lan của virus corona, được coi là đã chính thức vào lãnh thổ Mỹ qua các tác nhân mang mầm cúm từ các vùng dịch ở Trung Quốc hay Nam Hàn hay ngay cả qua "lây chéo" (mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân gốc của hai trường hợp bị bệnh và tử vong !).

Chính phủ Mỹ và dân chúng thực sự mới bắt đầu lo ngại sau cuộc họp báo ở Tòa Bạch ốc của Tổng thống Trump, tuyên bố ảnh hưởng của cơn dịch này "sẽ nhẹ ở Mỹ và còn ngăn chặn được".

Đối với thị trường, điều này nói lên phản ứng hoàn toàn dứt khoát của các nhà đầu tư Mỹ và thế giới, nhất định muốn bán nhanh để "chạy khỏi" thị trường cuối cùng trên toàn cầu, vì đã có phản ứng hơi chậm so với các thị trường Âu Á đã sụt giảm từ vài tuần trước.

Có lẽ dân chúng ở Mỹ phản ứng bán tín bán nghi với những lời tuyên bố chính trị của Tổng thống Trump có mục đích làm yên lòng đám đông.

Nhưng họ có vẻ chú tâm hơn các lời cảnh báo của giới chuyên môn về dịch nhiễm, như lời bà phó giám đốc CDC ở Atlanta đã nói "vấn đề bây giờ là không phải là dịch cúm liệu có đến Mỹ hay không, mà là sẽ đến lúc nào và cường độ ra sao ?".

Vì thế, họ cũng đôn đáo tìm mua trữ sẵn khẩu trang phòng chống, dù vài giới chuyên môn cũng lên tiếng cho rằng việc đeo mặt nạ không có hiệu quả lắm ; kết quả đầu tiên là đã khó tìm mua được dụng cụ đơn giản nhất này ở nhiều thành phố.

Ở vài nơi có phố Tàu đông đúc vốn sinh hoạt phồn thịnh, các hiệu ăn và bán thực phẩm Á đông đã thưa thớt vắng khách hẳn.

BBC : Tác động của virus corona với kinh tế và chính trị Mỹ và Trung Quốc, cụ thể là cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Trump ở Mỹ và vai trò của Chủ tịch Tập ở Trung Quốc sẽ ra sao ?

Phạm Đỗ Chí : Đối với cá nhân tôi, mãi là một sinh viên lâu đời của môn kinh tế học qua cả quá trình học vấn và kinh nghiệm làm việc, thì kinh tế gia xuất sắc nhất để tiên đoán cơn suy thoái kinh tế ("recession") sắp đến không hẳn là một nhà chuyên môn đã từng đoạt giải Nobel hay một mô hình kinh toán học nổi tiếng, mà thường là thị trường chứng khoán vì nơi đó tụ tập toàn thể các tác nhân (các cá nhân và các hãng) trong một nền kinh tế.

Lần này, thị trường giảm mạnh và nhanh như vậy, dù phần lớn do tác động tâm lý lo sợ suy giảm của kinh tế toàn cầu mà điểm kích động ("trigger point") là dịch cúm làm tê liệt nền kinh tế Trung Quốc lớn thứ nhì thế giới và nổi tiếng là "công xưởng sản xuất toàn cầu", cho thấy đã có vết nứt mạnh trong kinh tế Mỹ, do những lo ngại các hãng sẽ mất nặng doanh thu do nguồn cung nhiều nguyên vật liệu từ Trung Quốc sẽ bị chặn đứng hay chậm trễ.

Cuối ngày thứ Sáu vừa qua, thị trường DJ phục hồi được gần 600 điểm đã mất trong nửa giờ cuối cùng, nhờ tin từ Tòa Bạch ốc là Ngân hàng Dự trữ Mỹ FED có thể giảm lãi suất lần nữa trong kỳ họp tháng 3 sắp tới để yểm trợ nền kinh tế.

Tuy tác động lên thị trường trong vài ngày tới có thể xảy ra để làm nhà đầu tư yên tâm trong ngắn hạn, tác dụng thật sự của FED bây giờ tương đối sẽ giới hạn cho nền kinh tế Mỹ và cả thế giới.

Vấn đề bây giờ không phải là cần "kích cầu", khuyến khích mặt cầu của kinh tế Mỹ vốn đã có sẵn khá đủ, với chính sách giảm thuế và chi tiêu quốc phòng mạnh của Chính phủ cũng như giới tiêu thụ vẫn sẵn sàng chi tiêu mạnh.

Lãi suất Mỹ vốn đang ở vùng trũng khá thấp, sự giảm thêm nhỏ giọt 0,25-0,50 % của FED không đủ làm các hãng tăng mạnh thêm đầu tư để kích thích bên mặt "cầu".

Vấn đề là khủng hoảng ở mặt "cung" do thiếu "nguồn cung" ("supply chains") bắt đầu từ Trung Quốc.

Câu hỏi không ai trả lời nổi lúc này, là cơn dịch sẽ kéo dài thêm bao lâu và lúc nào thì Trung Quốc gượng dậy được ?!

Nếu cơn khủng hoảng kéo dài, chứng khoán thua lỗ tiếp cho tới mất 20% hay hơn nữa (từ mức 12% hôm nay), suy thoái kinh tế Mỹ và Trung Quốc cũng như toàn cầu có thể xảy ra năm nay hay năm tới (được định nghĩa bởi hai quý liên tiếp với tăng trưởng GDP âm).

Riêng ở Mỹ, nếu chứng khoán suy sụp và nạn mất việc làm có thể xảy ra trong mùa tranh cử, thành tích "kinh tế mạnh" và "Make America Great" như "cliché" của ông Trump có thể sụp theo và ảnh hưởng đến triển vọng tái đắc cử, dù ông đang thắng thế ở đầu mùa bầu cử lúc này.

Không cần suy diễn nhiều thêm cho Trung Quốc và cá nhân Chủ tịch Tập Cận Bình, triển vọng kinh tế rất u tối sau năm chống trả với thế Cờ Vây thương mại của Mỹ, nay lại bị lồng thêm sự tê liệt do dịch cúm.

Nhiều bình luận gia đã phân tích sự lung lay trong vai trò chính trị của Chủ tịch Tập và ngay cả cơ chế chính trị của Trung Quốc.

Liên bang Xô Viết đã sụp đổ sau 70 năm, bắt đầu từ nguyên nhân kinh tế. Liệu có đến lượt Trung Quốc, cũng sau cùng khoảng thời gian dài đó ?

BBC : Nhiều ý kiến nói kinh tế Mỹ và thế giới phụ thuộc nhiều vào kinh tế Trung Quốc, vậy Hoa Kỳ sẽ vượt qua giai đoạn này ra sao ?

Phạm Đỗ Chí : Vai trò "cơ xưởng sản xuất" nguyên vật liệu của Trung Quốc nêu trên sẽ gây tác dụng thiệt hại lâu dài cho Mỹ và các nước khác (nhất là Việt Nm).

Mỹ cần tìm các nguồn cung mới ("supply chains") từ chính sản xuất nội địa hay các nước khác ở Á Châu (kể cả Việt Nam), và sẽ cần thay đổi nền công nghệ, bớt đi phần công nhân rẻ vẫn do Trung Quốc cung cấp và thay bằng công nghệ cũng như công nhân cấp cao hơn ở Âu châu.

Nhưng việc này sẽ mất nhiều thì giờ, và đó là lý do suy thoái kinh tế cho Mỹ có thể xảy ra trong 12-18 tháng tới.

BBC : Theo ông đánh giá thì Việt Nam bị virus corona đánh vào kinh tế thế nào ?

Phạm Đỗ Chí : Kinh tế Việt Nam bị dịch cúm đánh vào cả ba mặt :

- Tác động trực tiếp lên dân chúng trong việc phòng bệnh như trường hợp Trung Quốc, làm tê liệt nền kinh tế và đời sống xã hội.

- Về mặt cầu, suy giảm kinh tế Trung Quốc sẽ ảnh hưởng nặng nề đến việc mua hàng của Việt Nam. Thí dụ điển hình nhất là việc đóng cửa biên giới đã chặn đứng việc xuất cảng nông sản.

- Về mặt cung, Việt Nam đang bị khủng hoảng nặng nề về thiếu cung cấp "nguồn cung" các nguyên vật liệu để sản xuất và xuất cảng.

BBC : Với Việt Nam thì những kêu gọi giảm phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc có khả thi không ? Theo ông, giả sử như Việt Nam muốn thì nên làm thế nào, và phải làm trong bao lâu ?

Phạm Đỗ Chí : Rất nhiều giới chuyên viên và bình luận gia coi đây là dịp may hiếm có để kinh tế Việt Nam có thể "thoát Trung".

Có thể khả thi nếu bàn thuần túy về phương diện chuyên môn hay kỹ thuật. Nhưng điều cốt yếu lại về mặt chính trị, liệu các nhà lãnh đạo Việt Nam có sẵn sàng ?

Cách đây vài tuần, nhân câu chuyện đóng cửa tạm thời biên giới với Trung Quốc để phòng dịch bệnh, đã có phát biểu chính thức là Việt Nam không thể đơn phương làm được chuyện này vì đã ký hiệp ước đòi hỏi sự chấp thuận của hai bên và trong thời hạn tối thiểu phải được thông báo trước.

Dư luận trong nước ngẩn ngơ không hiểu hiệp ước này được ký bởi ai và lúc nào ?

Và ngay câu hỏi dù có muốn làm chăng nữa, phải có các nghiên cứu và dự án kỹ thuật trong việc sản xuất nội địa và tìm nguồn cung từ các nước khác trong khu vực hay trên thế giới, cũng như việc áp dụng các phương pháp sản xuất mới và đào tạo nhân lực quan trọng ở nhiều cấp. Cũng chỉ là đoán mò nếu nói mất ít nhất độ 3-5 năm ? !

Nhưng điều đáng nói là Việt Nam cần tách bớt khỏi Trung Quốc ngay lúc này không thuần túy chỉ vì lý do kinh tế như một số đông mong muốn, mà chính là vì lý do chính trị. Trước triển vọng không sáng sủa của Trung Quốc như nêu trên, Việt Nam có lẽ mong mỏi sẽ trung lập hơn trong số vài nước theo chủ nghĩa xã hội nhỏ nhoi còn lại trên Trái Đất !

Nguồn : BBC, 01/03/2020

********************

Virus corona - Covid-19 : Số ca bị nghi nhiễm virus tiếp tục tăng tại Việt Nam

Trọng Thành, RFI, 29/02/2020

Việt Nam căng thẳng đối phó với nguy cơ dịch virus corona (Covid-19). Số ca nghi nhiễm virus tính đến chiều hôm nay, 29/02/2020, tăng lên mức cao nhất kể từ đầu mùa dịch. Trừ cấp phổ thông trung học và đại học, các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở sẽ đóng cửa thêm từ một đến hai tuần nữa để phòng dịch.

tacdong2

Covid-19 : nhân viên y tế kiểm soát xe chở hàng đến từ Trung Quốc. Ảnh ỏ cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn, ngày 20/02/2020. Reuters/Kham

Theo thông tin của Bộ Y tế Việt Nam, số người nghi nhiễm virus, được đặt dưới chế độ theo dõi nghiêm ngặt tính đến 15g30 ngày 29/02, là 105 người. Số trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh dịch Covid-19 là những người có dấu hiệu sốt, ho... đến từ vùng dịch. Con số cao nhất trước đó là 97 người bị nghi ngờ, ghi nhận ngày 11/02.

Cùng với việc kiểm dịch chặt chẽ khách đến từ Hàn Quốc, ngừng chế độ miễn thị thực nhập cảnh với du khách Hàn Quốc, bắt đầu từ 0 giờ ngày 29/02, Bộ Y tế yêu cầu các chính quyền địa phương áp dụng khai báo y tế đối với khách nhập cảnh đến từ hoặc đi qua Iran và Ý, hai tâm dịch chủ yếu khác hiện nay, ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Hiện tại, ở Việt Nam, có hơn 6.200 người nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe.

Hôm qua, theo thông báo chính thức từ các địa phương, học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học tại 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, sẽ đi học trở lại kể từ tuần tới (không kể thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Tiền Giang và Thái Bình). Thời gian trở lại trường của học sinh mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở sẽ lui lại từ một đến hai tuần lễ (tức từ ngày 09/03 hoặc 16/03).

Cơ sở cách ly : Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sắp quá tải

Số lượng người Việt trở về từ Hàn Quốc quá đông, trong những ngày gần đây, khiến hai thành phố lớn nhất Việt Nam, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đang trong tình trạng không đảm đương nổi số lượng người cần cách ly, theo dõi.

Theo báo chí trong nước, tính đến ngày hôm qua, sở Y Tế phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô đang cách ly tập trung khoảng 1.700 người. Theo Bộ Tư lệnh Thủ đô, toàn bộ các khu cách ly với sức chứa khoảng 2.500 người có thể sẽ quá tải nội trong ngày 29/02. Hà Nội đang yêu cầu Bộ Quốc phòng và các tỉnh lân cận, như Vĩnh Phúc, Bắc Giang hỗ trợ.

Về phần mình, Sài Gòn cũng đang chuẩn bị đón thêm hàng nghìn người Việt trở về từ Hàn Quốc. Trong cuộc họp chiều tối nay, 29/02, chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thành Phong, cho biết đang chuẩn bị phương án phối hợp với các tỉnh phía nam để tổ chức đón tiếp và cách ly người trở về. Hiện tại, thành phố có khoảng 1.500 giường cách ly.

Sài Gòn muốn chặn dịch "từ đầu", Hà Nội chủ trương gia tăng "giường bệnh"

Trong số 22.000 người Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc, ước tính có 7.000 người ở các tỉnh phía Nam. Chính quyền Sài Gòn đề xuất chính phủ cho học sinh đại học nghỉ hết tháng 3, để thành phố có thể huy động được khoảng 40.000 giường tại các ký túc xá làm nơi cách ly tập trung. Chính quyền sở tại cũng lo ngại ký túc xá sẽ trở thành môi trường lây nhiễm dễ dàng khi 600.000 sinh viên trở lại trường.

Trước đó, bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh khẳng định Sài Gòn sẽ khó lòng đảm đương nổi việc điều trị quá 1.000 người mắc bệnh dịch Covid-19, vốn đòi hỏi một lực lượng lớn nhân viên y tế, trong bối cảnh thành phố hiện chỉ có 350 bác sĩ chuyên khoa nhiễm, còn điều dưỡng chuyên khoa nhiễm khoảng 1.000 người. Chủ trương của lãnh đạo Sài Gòn là cần ngăn chặn dịch ngay từ đầu, có nghĩa là ngay từ khâu cách ly.

Trong khi từ đầu tháng 2/2020, chính quyền Hà Nội đã nhấn mạnh là các cơ sở y tế của thủ đô có đủ khả năng bảo đảm đến 5.000 giường bệnh cách ly điều trị người bệnh Covid-19. Những ngày gần đây, chính quyền thủ đô thông báo đã trình phương án xây dựng thêm hai "bệnh viện dã chiến", có sức chứa tổng cộng 1.200 giường bệnh. Ý tưởng lập bệnh viện dã chiến đã được đưa ra ngay từ đầu dịch.

Việt Nam ra khỏi nhóm nước "có nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng"

Hôm qua, truyền thông trong nước đăng tải rộng rãi thông tin về việc cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã đưa Việt Nam ra khỏi nhóm các nước "có nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng" (hiện còn có Singapore, Thái Lan, Đài Loan). "Có nguy cơ dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng" là khuyến cáo đề phòng ở mức thấp nhất. Ba mức cao hơn là "Cấp 3 - Cảnh báo" (cao nhất), "Cấp 2 - Cảnh giác" và "Cấp 1 - Theo dõi". Ý, Iran và Hàn Quốc thuộc nhóm "Cấp 3 - Cảnh báo".

Một số nhà quan sát cho rằng việc cơ quan y tế Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến "có nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng" có thể đã không phản ánh đúng mức độ nguy cơ dịch bệnh tại Việt Nam. Nếu căn cứ vào số lượng chính thức 16 người nhiễm virus, và toàn bộ đã khỏi bệnh, thì kết luận như vậy là đúng. Nhưng nhiều người cũng tỏ ra hoài nghi là chính quyền đã không tiến hành xét nghiệm đủ.

Cho đến hôm nay, có tổng cộng hơn 1.500 người được xét nghiệm Covid-19 tại Việt Nam. Có khả năng trên thực tế, đã có nhiều người nhiễm virus nhưng không được xét nghiệm. Cho đến những ngày gần đây, nhiều chuyên gia dịch tễ học quốc tế cũng đặt câu hỏi dịch Covid-19 không thấy xuất hiện tại Nam Mỹ là khu vực có nhiều quan hệ với Trung Quốc. Phải chăng hệ thống y tế tại các nước liên quan đã không có đủ phương tiện để nhận diện dịch bệnh ?

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 29/02/2020

Published in Diễn đàn
mercredi, 26 février 2020 23:58

Covid-19 và những biến số khó lường

"Một xã hội lành mạnh không nên chỉ có một tiếng nói" 

(Bs Lý Văn Lượng)

Trước giao thừa năm Canh Tý (2020), khi Hà Nội chuẩn bị bắn pháo hoa để tiễn năm cũ (con heo) và đón năm mới (con chuột) thì trời bỗng nổi sấm chớp và mưa rào như giữa mùa hè. Một hiện tượng lạ chưa bao giờ thấy ! Dù đó là do biến đổi khí hậu hay Thượng đế báo hiệu điềm gở cho năm mới (như "một năm vi-rút"), biến cố Đồng Tâm gây đổ máu đã được bồi tiếp bằng dịch Vũ Hán gây hoảng loạn, như là "khủng hoảng kép" (double crises).

covid1

Coronavirus, nay gọi là Covid-19

Kể từ khi dịch bùng phát tại Vũ Hán cách đây hơn hai tháng, thế giới chỉ biết là Coronavirus, nay gọi là Covid-19. Trung Quốc và thế giới chỉ biết rất ít về vi-rút mới. Trong khi nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp, thì vi-rút mới này đã trở thành "yếu tố thay đổi to lớn" làm bộc lộ "gót chân A-Sin" của Trung Quốc. Covid-19 đã tạo ra một cuộc khủng hoảng lớn và bước ngoặt mới cho Trung Quốc sau Thiên An Môn, với những biến số khó lường.

Gót chân Asin

Theo cập nhật của Worldometer (đến 25/2/2020), có 80.354 ca lây nhiễm và 2.707 ca tử vong. Từ khi bùng phát, vi-rút mới từ Vũ Hán đã lan ra 40 quốc gia và lãnh thổ, gồm con tàu Diamond Princess đậu tại cảng Yokohama, với 691 ca lây nhiễm. Đến nay, Việt Nam có 16 ca lây nhiễm trong khi Hàn Quốc có 977 ca. Việt Nam đã công bố tình trạng khẩn cấp về y tế và dừng các chuyến bay tới/từ Trung Quốc, nhưng vẫn chưa đóng cửa biên giới.

Trong khi lãnh đạo WHO kêu gọi các nước chuẩn bị cho đại dịch (pandemic), trong khi chính quyền Mỹ đề nghị Quốc hội chi 2,5 tỷ USD để chống Covid-19, trong khi các nước láng giềng với Trung Quốc (như Hàn Quốc) đang phải vất vả đối phó với nguy cơ dịch bùng phát, thì các quan chức y tế Việt Nam tự tin đã "kiểm soát được vi-rút Covid-19", và các quan chức giáo dục Việt Nam chủ quan quyết định cho học sinh đến trường vào ngày 2/3.

Phải chăng sự chủ quan và tự tin hơi sớm vì bệnh thành tích ? Với Trung Quốc, Việt Nam là nước láng giềng liền kề về địa lý, và "cùng chung vận mệnh" về chính trị. Với Hàn Quốc, Việt Nam cũng có quan hệ gần gũi : có gần 25.000 người Hàn sinh sống ở Việt Nam (là cộng đồng đông nhất), và có gần 200.000 người Việt sinh sống ở Hàn Quốc (rất đông). Mỗi ngày có 11 chuyến bay từ Hàn Quốc về Việt Nam, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.

Còn quá sớm để chủ quan và tự mãn rằng "Việt Nam là nước đầu tiên dập được dịch Covid-19". Những kết quả ban đầu của Việt Nam là đáng tự hào vì trong gần 2 tuần chỉ có 16 người bị lây nhiễm và nay đã hồi phục, trong khi không có ca nào bị chết. Nhưng đó cũng có thể là "khoảng lặng trước cơn bão". Một số bác sĩ ở Vũ Hán đã cảnh báo là một số bệnh nhân đã phục hồi vẫn có thể bị tái nhiễm, và thời gian ủ bệnh có thể kéo dài lâu hơn 14 ngày.

Theo James Palmer (Foreign Policy, 12/2/2020), việc tăng đột xuất số ca lây nhiễm và tử vong chủ yếu là do Trung Quốc thay đổi cách chẩn đoán và thống kê, trong khi vi-rút này vẫn là một bí ẩn được che đậy làm người ta nghi ngờ. Neil Ferguson (một chuyên gia về dịch) cho rằng đến nay mới phát hiện được 10% số ca lây nhiễm và con số tử vong còn khá xa sự thật. Có 3.000 nhân viên y tế ở Vũ Hán bị lây nhiễm (gấp đôi con số đã thông báo).

Theo báo cáo của trường đại học Imperial College London (21/2/2020), "khoảng 2/3 số ca lây nhiễm Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc chưa được phát hiện trên thế giới". Năm triệu người đã rời khỏi Vũ Hán trước khi thành phố bị phong tỏa (ngày 23/1). Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus (Tổng giám đốc WHO) "cửa sổ cơ hội đang khép lại" với việc kiểm soát Covid-19, và các nước cần chuẩn bị cho tình huống có đại dịch (pandemic).

Covid-19 là một tai họa bất ngờ cho Trung Quốc, không chỉ thách thức y học hiện đại mà còn đe dọa "trò chơi vương quyền" của Tập Cận Bình, làm bộc lộ những tử huyệt như "gót chân A-Sin" của Trung Quốc. Lần này, chắc Trung Quốc không đủ nguồn lực mà họ đã dựa vào để phục hồi sau khủng hoảng SARS 17 năm trước. Người Trung Quốc, từ lãnh đạo đến dân thường, từ bác sĩ đến bệnh nhân, nay đều "bình đẳng" trước Covid-19 và tử thần.

Covid-19 còn mạnh hơn cả một đạo quân lớn với vũ khí hiện đại. Nó không chỉ lây nhiễm trong nước và trong quân đội Trung Quốc, làm suy yếu sức chiến đấu của PLA, mà còn lan ra khắp thế giới (đến nay là 37 quốc gia và vùng lãnh thổ). Nó đe dọa bùng phát tại một số nước khác, với làn sóng "bài Trung" làm cô lập Trung Quốc, và có thể làm tê liệt các chương trình mang dấu ấn Tập Cận Bình như "Vành đai Con đường" và "MIC 2025".

Theo Richard Haass (Chủ tịch CFA), "Tác động lâu dài nhất đối với Trung Quốc là về chính trị"… Hệ quả của nó có thể làm tê liệt hệ thống khi Tập củng cố quyền lực, làm các quan chức địa phương không dám nói thật và làm thật. "Chương trình chống tham nhũng của Tập thay thế các quan chức có năng lực bằng các quan chức trung thành" (1).

Nay Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu để duy trì nền kinh tế. Khoảng 20% GDP của Trung Quốc là từ xuất khẩu. Mỹ là thị trường lớn nhất của Trung Quốc. Nếu chiến tranh thương mại tiếp tục gia tăng sẽ biến khó khăn kinh tế thành khủng hoảng chính trị. Trung Quốc sẽ bị cô lập và suy thoái bởi hai "đòn kép" (twin blows) là chiến tranh thương mại và Covid-19. Hệ quả là "bất an về kinh tế sẽ dẫn đến những vấn đề về an ninh".

Dịch Covid-19 bùng phát tuy không phải là vấn đề địa chính trị hay sự kiện chính trị, nhưng nó có hệ quả địa chính trị và dẫn đến các sự kiện chính trị. Căng thẳng xã hội có thể làm suy xụp về chính trị (political implosion). "Covid-19 là giọt nước tràn ly, có thể biến đổi vị thế quốc tế của Trung Quốc, và làm thay đổi căn bản hệ thống quốc tế" (2).

Từ giấc mơ đến ác mộng

Theo Minxin Pei và Nicholas Kristof, Trung Quốc không học được bài học kinh nghiệm SARS (2002-2003) để đối phó với Civid-19 tại Vũ Hán (2019-2020) (3).

Vũ Hán, tâm chấn của Covid-19, có vị trí chiến lược và thu nhập bình quân cao (20.000 USD), nhưng khi vi-rút bùng phát thì Bắc Kinh không phản ứng kịp thời. Kết quả là năm triệu người hoảng loạn rời Vũ Hán trước khi bị phong tỏa. Theo Minxin Pei, "Bắc Kinh không sẵn sàng đối phó với bùng phát có quy mô lớn như vậy". Sau dịch SARS, "chưa thấy có sự biến chuyển thực sự nào về cách thức Trung Quốc xử lý các cuộc khủng hoảng lớn".

Mixin Pei nói rằng trong vòng một tháng (từ giữa tháng 12/2019 đến giữa tháng 1/2020) Trung Quốc đã để mất "cơ hội vàng" khi chính quyền thẩm vấn và kỷ luật tám bác sĩ về tội "tung tin đồn" khi họ cảnh báo về vi-rút lạ. Sau mấy tuần bất động và lúng túng (đến 20/01/2029) số người lây nhiễm đã tăng gấp đôi. Covid-19 làm người ta nhớ tới tiểu thuyết "The Eyes of Darkness" của Dean Koontz (1981), làm xuất hiện các thuyết âm mưu.

Thế giới "hậu sự thật" mà Yuval Harari cảnh báo, với những tin vịt (fake news) làm thật giả lẫn lộn (half truth) là mảnh đất tốt cho các thuyết âm mưu. Nhưng không ai có thể xác nhận những thông tin của tỷ phú lưu vong Quách Văn Quý (Guo Wengui) có cơ sở hay không, hoặc khẳng định bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) phụ trách phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán có liên quan đến bùng phát dịch Covid-19 và trở thành "con dê tế thần" hay không.

Nguyên nhân chính là "lỗi hệ thống" của chế độ tìm cách bưng bít thông tin để che dấu sự thật, đẫn đến sự "mù lòa của chuyên chế" (authoritarian blindness). Khi vi-rút mới được phát hiện tại Vũ Hán (8/12/2019) chính quyền đã bịt miệng các bác sĩ và nhà báo. Khi bắt đầu có người bị chết (11/01/2020) chính quyền vẫn phủ nhận vi-rút mới có thể lây từ người sang người. Tình trạng bất động và lúng túng làm cho vi-rút bùng phát, không thể kiểm soát.

Khi tình hình đã bị mất kiểm soát, với hàng chụcngàn người bị lây nhiễm và tử vong (đến 20/1) chính quyền buộc phải có "hành động quyết liệt", nhưng đã quá muộn. Ngày 6/2, bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), một trong tám bác sĩ ở Vũ Hán bị thẩm vấn, đã chết vì Covid-19 như một kẻ "tử vì đạo", làm bùng lên một làn sóng phẫn nộ và tuyệt vọng. Tập Cận Bình và lãnh đạo Bắc Kinh đã bị bất ngờ và lúng túng đối phó với cơn bão truyền thông.

Khi các quan chức Trung Quốc đứng trước một vấn đề, "họ thường xem vấn đề đó thực chất là kỹ thuật hay chính trị". Nếu là chính trị, "họ sẽ đá vấn đề đó lên trên, để chờ quyết định, thường là rất chậm trong một thể chế quá tập trung". Trong khi Ian Johnson coi "chủ nghĩa hành động" (actionism) "là nhu cầu chính trị để cho người khác thấy mình có hành động", thì Minxin Pei coi hành động quyết liệt của Bắc Kinh là "quân sự hóa chính quyền".

Chiến tranh thương mại của Mỹ đánh vào kinh tế Trung Quốc khi nó đang chu kỳ suy thoái. Covid-19 bồi tiếp một đòn nữa làm Trung Quốc lao đao. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh : Shanghai composite giảm 7,7%, và Shenzhen Component Index giảm 8,5%. Goldman Sachs dự báo tăng trưởng GDP giảm 0,4% và S&P dự báo tăng trưởng 5% (năm 2020), và Financial Times dự báo tăng trưởng 4% (năm 2024). 

Trung Quốc đóng góp tới 1/3 tăng trưởng toàn cầu (còn lớn hơn cả Mỹ, EU và Nhật cộng lại), nên tác động toàn cầu của Covid-19 bùng phát "còn lớn hơn nhiều so với dự kiến" và có thể dẫn đến sự kiện "Thiên nga đen" (black swan). Covid-19 bùng phát làm thay đổi triệt để động lực của kinh tế Trung Quốc" (4). 

Nhưng điều làm lãnh đạo Trung Quốc lo nhất là sự bưng bít của chính quyền địa phương về dịch Covid-19, sẽ xô đẩy người dân Trung Quốc chĩa sự phẫn nộ và tuyệt vọng của họ vào hệ thống chuyên quyền của Đảng. Vì vậy, Tập phải "chiến đấu trên hai mặt trận" là chống vi-rút Corona và vi-rút chính trị (5).

Giáo sư Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun ) của Đại học Thanh Hoa đã bày tỏ sự phẫn nộ và tuyệt vọng khi viết bài tiểu luận "Báo động lây lan : Khi phẫn nộ vượt qua sợ hãi". Theo ông, "cả hệ thống đã bất lực. Điều còn lại là tâm trạng vô vọng". Đó là "tình trạng thoái hóa giai đoạn cuối" và "sự vô năng của lú lẫn về tổ chức và bất lực của hệ thống" (6).

Để đối phó, Bắc Kinh đã thay các quan chức đứng đầu Hồ Bắc và Vũ Hán bằng người thân tín của Tập (13/2/2020), và trấn áp tiếng nói phản biện của trí thức Trung Quốc, là nạn nhân của Covid-19 và chế độ chuyên quyền. Hơn 60 học giả các trường đại học lớn trên thế giới vừa ký vào bức thư ngỏ gửi Tập Cận Bình do giáo sư Andrew Nathan khởi xướng (22/2/2020) để phản đối việc bắt giam luật sư Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong) và nhóm trí thức.

Covid-19 đã tạo ra thách thức nghiêm trọng đầu tiên trong nước đối với quyền lực của Tập. Trước sự rạn nứt của Bắc Kinh, Tập đang đứng trước một cuộc khủng hoảng chính trị tiềm ẩn. Trấn áp xã hội dân sự càng làm bộc lộ sự bất cập và bất lực của hệ thống khi bị khủng hoảng như SARS hay Corona. Nói cách khác, Trung Quốc là "người khổng lồ chân đất sét" (Does China Have Feet of Clay, Joe Nye, Project Syndicate, April 4, 2019).

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh về trí tuệ nhân tạo toàn cầu (9/7/2017 tại Trung Quốc), sử gia Yuval Harari cảnh báo : "thuật toán có nguy cơ tạo ra nền độc tài số…Điều đó có thể kết thúc rất tồi tệ… Họ đặt nền văn minh nhân loại trước rủi ro, nếu không có giải pháp, chúng ta sẽ gặp vấn đề rất lớn... Chúng ta không bao giờ được đánh gía thấp sự ngu xuẩn của con người" (7).

Nay người Trung Quốc nhận thấy rằng họ đang phải trả giá cho hệ thống kiểm duyệt thông tin của Bắc Kinh, rằng chỉ có minh bạch và tự do ngôn luận mới cứu được họ. Vì không kiểm soát được vi-rút Corona, Bắc Kinh đang cố kiểm soát vi-rút chính trị để bảo vệ giới lãnh đạo. Điều đó có nghĩa là chính danh của Tập Cận Bình đang gặp nguy hiểm. Vậy làm thế nào để Việt Nam tránh được con đường mòn của Trung Quốc và thoát khỏi nguy cơ ?

Biến số khó lường

Khi nói về Trung Quốc, chúng ta phải nghĩ đến Việt Nam. Khủng hoảng Covid-19 làm bộc lộ sự bất lực của thể chế chính trị lỗi thời, với những nút thắt làm tắc nghẽn dòng năng lượng như các khối u ác tính. Ông Trần Quốc Vượng có lý khi nói (2/12/2019) "Cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do chúng ta thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu. Chẳng ai xâm lược mình… Chẳng ai lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi".

Năng lực xử lý khủng hoảng của Việt Nam vẫn yếu vì thể chế lỗi thời và quản trị kém. Hiện nay, khách Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam không cần visa nên rất rủi ro. Sau bùng phát Covid-19 và sau khi WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu, Việt Nam buộc phải hạn chế nhập cảnh, tuy chưa tuyên bố đóng cửa biên giới với Trung Quốc (như Nga và Triều Tiên) vì sợ làm mất lòng Trung Quốc và đình trệ xuất khẩu qua biên giới.

Sau Tết càng rủi ro vì có nhiều lễ hội truyền thống, làm người dân ham vui chơi và các công ty du lịch ham kinh doanh, nên có thể "trên bảo dưới không nghe". Từ sau Tết Nguyên Đán, học sinh được nghỉ học tiếp đến hết tháng hai. Nếu Bộ Giáo Dục định cho học sinh đi học trở lại vào ngày 2/3 là một quyết định rất rủi ro. Tình trạng Covid-19 lây lan nhanh với nguy cơ bùng phát ở Hàn Quốc là một cảnh báo cho Việt Nam về rủi ro tiềm ẩn. 

Trong bối cảnh phải đối phó với sức ép từ hai phía, Chính phủ Việt Nam "tiến thoái lưỡng nan" (như "catch-22"), nhưng cần quyết đoán để thoát hiểm. Việc hạn chế hay đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch lây lan, hay mở cửa vì sức ép của Trung Quốc và cộng đồng doanh nghiệp, là một quyết định rất khó khăn. Tình trạng khan hiếm khẩu trang là một ví dụ Việt Nam có thể đối phó thế nào với khủng hoảng Covid-19 và nạn ô nhiễm không khí.

Việt Nam buộc phải phong tỏa một số địa điểm (như ở Vĩnh Phúc) và dừng một số hoạt động (như du lịch và giáo dục). Theo các chuyên gia kinh tế, GDP của Việt Nam năm 2020 sẽ giảm ít nhất 0,4% (còn 6%), vì phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Du lịch chiếm 7% GDP, nên sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi Covid-19 (dự kiến sẽ mất 6-7 tỷ USD trong 3 tháng tới). Khách Trung Quốc chiếm 1/3 tổng số khách du lịch, nên sẽ giảm ít nhất là 90%. 

Theo ông Akira Kawamoto  (Project Syndicate, 12/2/2020) việc đóng cửa sẽ gây sốc lớn cho chuỗi cung ứng toàn cầu tại Châu Á. Về xuất khẩu, Đài Loan sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, kế đến là Việt Nam, Malaysia, và Hàn Quốc. Về du lịch, Thailand, Việt Nam, Singapore sẽ bị thiệt hại lớn nhất. Nhưng ông cho rằng "chia sẻ thông tin với công chúng có thể hiệu quả trong việc kiềm chế bùng phát, hơn là cách hạn chế tự do đi lại một cách khắt khe".

Có người lo ngại dịch Covid-19 bùng phát làm "Đồng Tâm có thể bị lãng quên" và "EVFTA có thể là câu chuyện của hành tinh khác". Tuy lo ngại đó phản ánh nguy cơ của Covid-19, nhưng chưa thấy hàm ý và quan hệ nhân quả của các sự kiện đối với Việt Nam. Ngày 12/2/2020, 401 nghị sĩ EU đã bỏ phiếu thuận cho EVFTA, với 192 phiếu chống, và 40 phiếu trắng. EVFTA là cơ hội tốt để Việt Nam giảm phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

Lời cuối

Tại Trung Quốc, Covid-19 đã trở thành yếu tố thay đổi to lớn (a huge game changer), biến "Giấc mơ Trung Quốc" thành cơn ác mộng Vũ Hán, báo hiệu "màn chót" đang tới gần một sự suy xụp về kinh tế và chính trị. Tại Việt Nam, biến cố Đồng Tâm được bồi tiếp bằng dịch Vũ Hán gây kinh hoàng như "khủng hoảng kép". Vô hình trung Covid-19 đang giúp Việt Nam một cơ hội tốt và động lực mới để "thoát Trung", như "hệ quả không định trước".

Khi Peter Navaro viết cuốn sách "Chết dưới tay Trung Quốc", chắc ông không biết có ngày Vũ Hán bị Covid-19 biến thành tử địa. Nay người dân Vũ Hán và các nơi khác ở Trung Quốc đang trở thành nạn nhân của Covid-19. Đó là điều mà Bắc Kinh tự chuốc lấy khi lãnh đạo của họ không xử lý được, để dịch mới bùng phát và biến thành khủng hoảng lớn. Với ý nghĩa đó, Covid-19 có "công lớn" làm cho người dân Trung Quốc đang tỉnh ngộ.

Không biết khi nào thì Covid-19 sẽ được kiểm soát và lặng lẽ rút lui sau khi gây tổn thất to lớn. Có thể vi-rút khác sẽ xuất hiện vì loài người đã tàn phá và đảo lộn tự nhiên. Covid-19 còn làm cho các người ta hiểu rằng muốn hoạch định kinh tế trong tương lai phải hiểu về dịch học. Trung Quốc chắc sẽ không còn giống như trước, và khó có thể bịt được miệng người dân. Đó là bước ngoặt khi "phẫn nộ vượt qua sợ hãi", khi bác sĩ Lý Văn Lượng đã nói lên một sự thật đơn giản trước khi chết : "Một xã hội lành mạnh không nên chỉ có một tiếng nói".

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : viet-studies, 25/02/2020

Ghi chú :

(1) How the coronavirus crisis destroyed the Xi’s myth, Gordon Watts, Asia Times, February 19, 2020

(2) The Geopolitics of the Novel Coronavirus, George Friedman, Geopolitical Futures, February 4, 2020

(3) The Coronavirus Is a Disease of Chinese Autocracy, Project Syndicate, January 25, 2020 ; Coronavirus Spreads and the World Pays for China’s Dictatorship, New York Times, January 29, 2020

(4) Coronavirus economic impact : Australia could be among world’s hardest hit nations, Martin Farrer, Guardian, February 7, 2020

(5) Coronavirus : what Xi fears most is Chinese turning on the Communist Party, Wang Xiangwei, South China Morning Post, February 8, 2020

(6) Viral Alarm : When Fury Overcomes Fear, Xu Zhangrun , China File, February 10, 2020

(7) Humans are a post-truth species, Yuval Harari , Guardian, August 5, 2018

Tham khảo :

1. The Wuhan Virus : How to Stay Safe, Laurie Garrett, Foreign Policy, January 25, 2020

2. Xi’s one-man Rule Hamstrings Coronavirus Response, Katsuji Nakazawa, Nikkei Asian Review, January 30, 2020

3. Coronavirus Outbreak Highlights Cracks in Beijing’s Control, Lenora Chu, Christian Science Monitor, January 31, 2020

4. Weak and Undemocratic Governance is Dangerous for Your Health, Joshua Kurlantzick, Globalist, February 1, 2020

5. Coronavirus will hit global growth, Rana Foroohar, Financial Times, February 3, 2020.

6. Coronavirus Crisis Shows China’s Governance Failure, Li Yuan, NYT, February 4, 2020

7. The Geopolitics of Novel Coronavirus, George Friedman, Geopolitical Futures, Feb 4, 2020

8. Coronavirus economic impact : Australia could be among world’s hardest hit nations, Martin Farrer, Guardian, February 7, 2020).

9. China’s Leader Wages a War on Two Fronts : Viral and Political, Jeremy Page and Lingling Wei, Wall Street Journal, February 7, 2020

10. Where’s Xi ? China’s Leader Commands Coronavirus Fight From Safe Heights, Chris Buckley  and Steven Lee Myers , New York Times, February 8, 2020

11. The coronavirus outbreak has exposed the deep flaws of Xi’s autocracy, Richard McGregor, Guardian, February 9, 2020.

12. Coronavirus : China’s Chernobyl moment ? Peter Frankopan, London Times, Feb 9, 2020

13. Viral Alarm : When Fury Overcomes Fear, Xu Zhangrun , China File, February 10, 2020

14. As Numbers Soar, Here’s Everything We Dont Know About the Coronavirus, James Palmer, Foreign Policy, February 12, 2020.

15. Economic Consequences of Coronavirus, Akira Kawamoto , Project Syndicate, Feb 12, 2020 

16. A virus called Wuhan-400 causes outbreak in a Dean Koontz thriller from 1981, Kate Whitehead, South China Morning Post, February 13, 2020

17. Is Political Change Coming to China ? Yuen Yuen Ang , Project Syndicate, Feb 14, 2020

18. Political carnage of China’s coronavirus outbreak is just beginning, Minxin Pei, Nikkei Asian Review, February 19, 2020 

19. How the coronavirus crisis destroyed the Xi’s myth, Gordon Watts, Asia Times, Feb 19, 2020

20. China’s Leaders Obsessed With Secrecy, Frank Ching, YaleGlobal, February 20, 2020 

21. How the Coronavirus Revealed Authoritarianisms Fatal Flaw, Zeynep Tufekci, Atlantic, February 22, 2020

22. Vietnam is set to lose billions of dollars due to coronavirus, and it's already feeling the impact of the deadly outbreak, Kate Taylor, Business Insider, Februảy 24, 2020,

23. Wall Street Is Finally Waking Up to the Damage Coronavirus Could Do, Neil Irwin, New York Times, February 25, 2020 

24. Coronavirus là tai họa cho Trung Quốc năm 2020, Nguyễn Quang Dy, Viet-studies, February 3, 2020

Published in Diễn đàn

Covid-19, càng dấm dúi càng chết

Viết từ Sài Gòn, RFA, 24/02/2020

Số nạn nhân dịch cúm Covid-19 bị chết ở các nước tăng cao. Thế nhưng Việt Nam vẫn trong "vùng an toàn", nghĩa là chống dịch tốt ? Liệu điều này có đúng sự thật ? Và đâu là biểu hiện chết vì dịch cúm ? Trong lúc ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Quảng Nam, nơi có nhiều khách du lịch, có vùng du lịch nổi tiếng đã có người chết với những biểu hiện rất gần với hội chứng của Covid-19. Nhưng nhà nước vẫn khăng khăng Việt Nam an toàn. Trong khi đó, chưa biết Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang đã có người chết hay chưa ? Và đặc biệt, tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã có người chết với biểu hiện rất gần với Covid-19. Liệu đây có phải là sự dấm dúi, cố tình giấu đi những cái chết vì Covid-19 ? Và nếu có dấm dúi thì chuyện gì sẽ xảy ra ?

covid1

Ở Việt Nam có người chết với những biểu hiện rất gần với hội chứng của Covid-19 ?

Ở câu hỏi thứ nhất, liệu đây có phải là sự dấm dúi ? Thì có lẽ, câu trả lời lại nằm ở biểu hiện của người chết. Cô bé nữ sinh lớp 12 ở Huế chết vì sốt, não có vấn đề, và bệnh viện trung ương Huế kết lận chết do bệnh về não. Tại Cam Lâm, Khánh Hòa, một cô bé chết vì triệu chứng ho, sốt và mất khả năng thở. Nhưng không nghe nhà cầm quyền nói gì về Covid-19 ? Tại Quảng Nam, một người ở Điện Bàn, nơi giáp ranh với thành phố Hội An, cũng có người chết vì đi du lịch về, sau đó ho và ói máu, đưa vào bệnh viện Quảng Nam thì chết. Bệnh viện kết luận bị bệnh lao, trong khi trước đó, người này hoàn toàn khỏe mạnh và bản thân cũng như gia đình anh ta không có tiền sử bệnh lao !

Và, nếu xâu chuỗi các ca bị chết mà "không phải do nhiễm corona" vừa qua ở các tỉnh vừa nêu trên, thì họ có thể đã nhiễm Covid-19. Vì lẽ, virsus Covid-19 là một biến thể mới của corona, Nó không giống với SARS năm 2003 là virus chỉ ăn phổi, phá tan hệ hô hấp con người. Lần này, khi nhiễm, covid -19 có thể bắt đầu xâm nhập nhiều tế bào ở đường thở. Virus này dễ gây nhiễm ở đường hô hấp trên, trong khi SARS xâm nhập sâu vào phổi. Khi covid-19 mạnh lên, những tế bào chết bị loại bỏ và đọng lại trong đường thở, gây ra tình trạng khó thở.

"Nếu virus tái tạo rất nhanh, trước khi cơ thể có cơ hội cố gắng và ngăn chặn virus bằng ứng phó miễn dịch, hoặc việc ứng phó miễn dịch quá chậm, hệ miễn dịch không thể kiểm soát virus và bắt đầu nổi quạu", chuyên gia virus Anthony Fehr thuộc Đại học Kansas (Mỹ), cho hay. Đây là tình trạng các nhà khoa học gọi là "bão cytokine", khiến hệ thống miễn dịch bắt đầu điều các tế bào chiến đấu trong phổi. Khi đó, không chỉ virus Corona mới mà cả hệ miễn dịch cũng gây tổn hại cho người bệnh.

Như vậy, các biểu hiện của những cái chết do Covid-19 là vô cùng phức tạp và không có dấu hiệu cụ thể.

Hơn nữa, các cập nhật y học về Covid-19 vẫn đang là những thông tin bổ sung và chưa có bất kì thông tin đầy đủ nào về dấu hiệu chết do Covid-19 gây ra. Chính vì sự phức tap này mà mọi sự chủ quan, bỏ lơ đều trả giá vô cùng đắt. Giả sử như những ca tử vong tại Việt Nam trong thời gian qua là do virus Covid-19 gây ra thì sao ?

Trả lời câu này cũng là trả lời câu hỏi thứ hai, đó là cái giá của việc dấm dúi trong công bố bệnh dịch sẽ mang lại hậu quả gì ? Thứ nhất, một nạn nhân của Covid-19 khi chết đi phải được khử trùng và cách ly tuyệt đối, sau đó phải hỏa táng sớm nhất có thể để tránh tình trạng phát tán virus. Và nếu trường hợp ngược lại xảy ra, nghĩa là người chết được cho là không do Covid-19 gây ra và được đưa về nhà làm đám tang như bình thường thì hậu quả khôn lường. Bởi với người Việt, nghĩa tử là nghĩa tận, khi xóm làng có người chết, cả xóm sẽ xúm xít lại giúp đỡ khâm liệm, chẻ lạt, làm nhà đòn, sau đó phúng viếng, phát tang, con cháu sẽ cúng kính bênh linh cửu suốt nhiều ngày trước khi đưa ra nghĩa trang. Và khi ra đến nghĩa trang thì đội xây dựng mồ mã mới bắt đầu làm việc, xây bia mộ, sau đó có lễ mở cửa mả, người thân lại ra cúng kính, thắp nhang mộ… Nói chung, người sống gắn với người chết khá lâu, ít nhất là 49 ngày. Và khi linh cửu còn tại gia thì người đến viếng cũng không ít, rồi người đi khiêng đám… Thử hình dung, nếu người chết vì Covid-19 thì có đến cả vài trăm người bị nhiễm, sau đó là lây lan theo cấp số nhân và trong thời gian 14 ngày, gần đây là 24 ngày trước khi có biểu hiện dịch bệnh, một người có thể lây và nhân rộng theo cây phổ hệ lây lan ra cả vài trăm người. Mức độ nguy hiểm thì miễn bàn.

Và, giả sử như cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn tuyên bố không có người chết vì dịch Covid-19 và những bệnh án bị thay đổi từ người bị nhiễm dịch thành người bị các loại bệnh ác tính thì có lẽ, không phải là Hàn Quốc hay Nhật, mà Việt Nam chính là cái ổ dịch khủng khiếp nhất đang được ngụy trang bằng cái vỏ an toàn và chống dịch tốt !

Nói cho cùng, vì bất kì lý do nào, nếu như nhà nước, ngành y tế đã bỏ qua, không công bố dịch ở những ca tử vong vừa rồi tại Cam Lâm – Khánh Hòa, TP.Huế - Thừa Thiên Huế và Điện Bàn – Quảng Nam cũng như nhiều cái chết khác trong vòng bí mật thì mối nguy, hậu quả của việc này là vô cùng khủng khiếp. Đến khi mọi sự bùng phát thì mọi chuyện đã quá muộn màng.

Vì, hiện nay, mặc dù chính phủ công bố Việt Nam vẫn đang khống chế lây lan của dịch rất tốt nhưng lại có nhiều thông số rất trái ngược. Ví dụ như việc đi lại, tham quan của rất nhiều khách Trung Quốc đến từ vùng dịch vẫn là một ẩn số, hoàn toàn không có số liệu cụ thể, và gần như không quản lý được số liệu. Việt Nam là quốc gia gần gũi, có nhiều khách du lịch đến từ Trung Quốc nhất nhưng lại đóng cửa khẩu muộn nhất so với các quốc gia khác nhưng các quốc gia khác đã có người chết vì Covid-19 mà Việt Nam thì không ? ! Việt Nam là quốc gia sớm tuyên bố đón tàu du lịch nghi nhiễm dịch nhất nhưng vẫn chưa đặt mình vào vạch báo động đỏ về dịch ? ! Kể cũng lạ !

Hơn nữa, các quyết định cho học sinh nghỉ học hoặc dừng hoạt động nơi công cộng, lễ hội của Việt Nam được ban bố rất muộn và có thể còn kéo dài. Điều này chứng tỏ dịch vẫn là một ẩn số nội địa và người ta chưa xác định được những vùng dịch tiềm ẩn ngoài Vĩnh Phúc. Hơn nữa, cách mà các sở giáo dục lấy ý kiến cha mẹ học sinh để đi đến quyết định tiếp tục nghỉ học hay không chỉ cho thấy nhà nước thiếu hẳn sự quyết đoán và mọi quyết định từ phía nhà nước không phải là sự hiểu biết, trách nhiệm lãnh đạo mà là một sự lăn banh trách nhiệm.

Và gần đây nhất, vụ huấn luyện viên Park Hang Seo nhập cảnh trở lại Việt Nam và đi thẳng đến khu tập luyện nhưng không qua cách ly, điều này cho thấy cái gọi là tinh thần thể thao lành mạnh hay chống dịch gì gì đó không ổn. Mà yếu tố thành tích, lăn banh trách nhiệm vẫn là câu chuyện đau đầu tại đất nước này !

Phải nói một cách công tâm rằng quá trình chống dịch, phòng dịch của Việt Nam rất tốt. Nhưng, sự tốt này không phải ở tính đồng bộ hay minh bạch mà có sự can thiệp chính trị rất nặng và mọi thứ được đồng bộ hóa với bí mật quốc gia nên câu chuyện có thể rất đáng sợ nếu như một lúc nào đó, người ta không thể giấu diếm mà buôc phải công bố nhằm kêu gọi sự cứu tế !

Nói cho cùng, đừng bao giờ để tình trạng dấm dúi xảy ra với dịch, mãi cho đến khi bất lực mới nói ra gần hết sự thật và kêu gọi quốc tế giúp đỡ ! Vũ Hán và các thành phố khác ở Trung Quốc là một bài học rất điển hình. Phải minh bạch và thận trọng, nghiêm túc với dịch bệnh ngay từ lúc này nếu không muốn đại họa xảy ra !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 24/02/2020 (VietTuSaiGon's blog)

********************

Dịch Vũ Hán không khả quan như tuyên truyền !

Nguyễn Tường Thụy, RFA, 24/02/2020

Mấy hôm nay, Hà Nội, Sài Gòn đã nhộn nhịp trở lại. Các quán ăn cũng thế. Nhiều người đã bỏ thói quen đeo khẩu trang được hình thành kể từ khi có dịch.

covid2

Có thật Việt Nam công bố đã hết dịch Covid-19 ? - Ảnh minh họa

Bản tin của các tờ báo cho thấy, số người nhiễm virus corona ở Việt Nam vẫn dừng ở con số 16 và 15 người đã khỏi. Không có ca tử vong.

Trừ con số ở Việt Nam, thì con số ở 31 quốc gia và vùng lãnh thổ khác do những địa chỉ ấy đưa ra. Hàn Quốc, Ý và Iran được tô màu báo động.

Ngoài Trung Hoa lục địa, thông tin từ Hàn Quốc đang làm cho nhân loại quan tâm, lo lắng hàng đầu. Không chỉ vì con số nhiễm và tử vong ở quốc gia này cao mà còn do tốc độ lây lan đến chóng mặt của nó.

Mới ngày 20/2, Hàn Quốc mới có 51 người nhiễm bệnh, chưa có ca tử vong nào thì hôm nay, tức là 4 ngày sau con số nhiễm bệnh đã tăng vọt lên 794 với 7 ca tử vong.

Thế nhưng những con số từ 32 quốc gia và vùng lãnh thổ chỉ mang tính tham khảo hay đọc chỉ biết vậy bởi 2 lý do : một là các nước không đủ tai mắt để quản lý đầy đủ, hai con số bị giấu bớt.

Về lý do thứ nhất : Đây là bệnh lây lan chứ không như các bệnh không lây mà có thể kiểm soát được. Người ta nói Hàn Quốc lây nhanh là do một bà "cứng đầu" không chịu kiêng cho cộng đồng mà đi lung tung ở các nơi đông người và bệnh lây theo cấp số nhân. Điều này không có nghĩa là các nước khác không có những người bệnh "cứng đầu" như bà này, có điều chính quyền không phát hiện ra được mà thôi. Mặc dù chính phủ các nước đều cố gắng nhưng không thể kiểm soát được hết. Phát hiện ra người nhiễm đã khó nhưng để tính ra người nhiễm đã tiếp xúc với bao nhiêu người, bao nhiêu người ấy tiếp xúc với bao nhiêu người khác là chuyện vô cùng nan giải.

Về lý do thứ 2 là con số bị giấu giếm. Nghi ngờ này đặt ra với 2 quốc gia cộng sản là Trung Quốc và Việt Nam.

Theo công bố thì Trung Quốc chiếm 97,5% số ca nhiễm và gần 99% số ca tử vong. Tuy nhiên, có nhiều nguồn tin có phân tích và dẫn chứng cho viết con số mà Trung Quốc công bố thấp hơn thực tế rất nhiều, chỉ chưa bằng 1/10 thực tế. Người ta phân tích ô nhiễm sulfur dioxide ở bầu trời Vũ Hán và kết luận phải đốt 14.000 tử thi mới có nồng độ này trong khi con số tử vong công bố lúc ấy chưa tới 1000 người. Hoặc một số người can đảm vượt khỏi sự kiểm soát của nhà cầm quyền mà nói lên sự thật.

Còn với Việt Nam, những con số đưa ra làm người ta không khỏi nghi ngờ. Hãy so sánh Việt Nam với Hàn Quốc :

Trong khi tình hình ở Việt Nam đang khả quan, nhiều tỉnh chuẩn bị công bố hết dịch thì Hàn Quốc ở tình trạng nguy hiểm hàng đầu các quốc gia bị lây nhiễm từ Trung Quốc. Vậy sự thật có đúng như thế không ? Điều này còn nghi ngờ.

Xét về khả năng, trình độ của y, bác sĩ, Hàn Quốc chắc không thua kém Việt Nam. Về kinh nghiệm phòng chống dịch và quyết tâm của Hàn Quốc cũng thế. Ở đây không đặt ra chuyện hơn thua.

Nhưng Việt Nam lại có những bất lợi so với Hàn Quốc là ở sát Trung Quốc và số công nhân hay khách du lịch vào Việt Nam đông hơn, tiện hơn. Việt Nam lại không đóng cửa biên giới với Trung Quốc. Những điều này có nghĩa là khả năng mang bệnh vào Việt Nam nhiều hơn... Vì vậy, bức tranh sáng sủa về tình hình dịch bệnh Vũ Hán ở Việt Nam là rất khó hiểu.

*

Thông tin báo chí của các nước cộng sản có một đặc thù là theo định hướng và thổi phồng thành tích, giấu nhẹm hay giấu bớt những gì không hay. Những mảng tối (bị che đậy) của dịch Vũ Hán hẳn là ghê gớm lắm.

Đành rằng, làm đen tối thêm tình hình dịch bệnh là không nên, sẽ gây hoang mang cho nhân dân, nhưng việc giấu giếm thông tin sẽ dẫn đến tác dụng ngược. Nó làm cho người dân chủ quan, lơ là với việc phòng chống và do đó, tăng thêm số nạn nhân của dịch bệnh.

Trong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống kinh tế xã hội, thông tin là rất quan trọng. Người điều hành căn cứ vào đấy để ra các quyết định quản lý. Nếu thông tin sai sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm. Trong lĩnh vực y tế cũng như vậy.

Cần thấy dịch corona nguy hiểm như thế nào. Nó đe dọa cả nhân loại chứ không riêng gì Trung Quốc hay Hàn Quốc. Hiện nay, chưa có dấu hiệu gì cho thấy tình hình dịch bệnh đã lên tới đỉnh, đồng nghĩa với việc nó sẽ giảm. Cố vấn của Tổ chức y tế thế giới cảnh báo, 2/3 dân số thế giới với hàng tỉ người có thể nhiễm Covid-19.

Vì vậy, việc người dân Việt Nam có biểu hiện giảm cảnh giác, lơ là với việc phòng chống dịch là vô cùng lo ngại. Ngày 22/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương cho học sinh đi học từ ngày 2/3 mặc dù trước đó, việc cho các em nghỉ học đến hết tháng 3 là điều không phải bàn cãi. Điều này, hẳn là do bức tranh khả quan về dịch Vũ Hán do truyền thông Việt Nam vẽ nên.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 24/02/2020 (nguyentuongthuy's blog)

*********************

Che giấu thông tin hay "tự sướng" không làm cho dịch bệnh biến mất !

Song Chi, RFA, 23/02/2020

Kể từ lúc dịch bệnh Covid-19 (tên chính thức do WHO đặt), còn được gọi là dịch viêm phổi cấp do virus corona mới, bắt đầu bùng phát vào giữa tháng 12/2019 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, đến nay dịch bệnh này đã lan ra 33 quốc gia, với số người nhiễm bệnh là 78.966 người, chết 2.468 người, hồi phục 23.418 (1).

covid3

Trung Quốc vẫn đang là nước có số người nhiễm bệnh và chết cao nhất : 76.940 người, 2.443 người chết. Hàn Quốc đứng thứ hai với 602 người nhiễm, 6 người chết, Nhật Bản 146 người nhiễm, 1 người chết, Ý 134 người nhiễm, 2 người chết. Trong khi đó Việt Nam chỉ có 16 người nhiễm, chưa có ai chết.

Không biết có bao nhiêu người Việt giống như tôi cảm thấy hoài nghi về con số này ? Mà tại sao lại có tâm lý hoài nghi đó ? Cũng dễ hiểu thôi. Các nước độc tài, nhất là độc tài do một đảng cộng sản lãnh đạo như ở Trung Quốc, Việt Nam... thường có thói quen bưng bít thông tin, không chịu nói thật với nhân dân khi có bất cứ thông tin, sự việc bất lợi nào cho đảng, cho chế độ xảy ra.

Trung Quốc đang trả giá cho vụ này khi bưng bít thông tin về dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn đầu khiến dịch bệnh lan truyền, đến khi chịu công bố thì hàng chục ngàn người đã nhiễm bệnh. Chúng ta còn nhớ đến cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong những người đầu tiên tìm cách cảnh báo về sự bùng phát của virus corona, đã bị nhà cầm quyền Trung Quốc cảnh cáo, điều tra vì tung tin đồn thất thiệt, bác sĩ Lượng đã bị nhiễm chính căn bệnh này và qua đời ngày 7/2/2020.

Đến nay, thế giới đã và đang chứng kiến Trung Quốc phải căng mình đối phó với dịch bệnh ra sao, đầu tiên là thành phố Vũ Hán, rồi nhiều thành phố khác phải bị cô lập như Hoàng Cương, Ngạc Châu, Xích Bích, Kinh Châu, Chi Giang… cùng với hàng triệu con người đang sinh sống tại đó. Tin tức về những cái chết của người dân, hình ảnh những thành phố "ma" của Trung Quốc khiến thế giới càng thêm lo lắng.

Căn bệnh đã lan ra nhiều quốc gia khác và ở những quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh, y tế tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc mà phải nâng mức báo động, thừa nhận thất bại trong kiểm soát dịch ("Hàn Quốc nâng cảnh báo nCoV lên mức cao" - VnExpress, "Virus corona - Covid-19 : Nhật bó tay trước nguy cơ lây lan dịch bệnh" - RFI tiếng Việt, "Hàn quốc thừa nhận khống chế dịch thất bại" - VnExpress). Trong khi đó Việt Nam, núi liền núi sông liền sông với Trung Quốc, số người Hoa sang Việt Nam du lịch hoặc làm ăn đông vô kể và vẫn tiếp tục đều đều sang Việt Nam vì nhà cầm quyền Việt Nam không dám mạnh tay đóng cửa biên giới với Trung Quốc, y tế Việt Nam chắc chắn thua xa Nhật, Hàn, vậy mà Việt Nam lại chỉ có 16 người nhiễm, chưa có ai chết ? Thậm chí có một nữ sinh ở Huế tử vong với những dấu hiệu rất giống với nhiễm virus corona "sốt, ho, khó thở" nhưng lại được kết luận là chết vì bệnh lý não ? (2).

Không coi trọng vấn đề và tâm lý sợ hãi Trung Quốc

Ngay từ đầu, nhà nước Việt Nam đã không thực sự coi trọng vấn đề. Khi dịch bệnh bắt đầu lan tràn ở Trung Quốc, một số nước láng giềng trong đó Mông Cổ, Nga và cả Bắc Hàn, vốn là nước phụ thuộc vào Trung Quốc khá nhiều về mặt kinh tế, đã ngay lập tức đóng cửa biên giới vì sợ lây lan. Nhưng Việt Nam, vẫn chần chừ, lưỡng lự.

Về ý kiến có đóng cửa biên giới hay không, ngày 30/1 "Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng đây là một mức độ khác : "Chúng ta có lẽ chưa nên đặt vấn đề đóng cửa biên giới vì tình hình chưa đến mức đó (3). Ông Phạm Bình Minh còn bị dư luận chửi vì đã nói "Việt Nam và Trung Quốc có ký kết hiệp ước, nếu liên quan an ninh và dịch bệnh thì có thể đóng cửa nhưng phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương", câu nói này đã được rút xuống khỏi các tở báo chính thống của Việt Nam, chỉ còn lại trên VOA, RFA…

Hiện tại tình hình vẫn không khác : "Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 20/2 cho biết Việt Nam không đóng cửa hay tạm dừng hoạt động thương mại với Trung Quốc ở biên giới mà chỉ có các biện pháp về quản lý dịch bệnh Covid -19 (4).

Không dám quyết liệt chính là do tâm lý sợ hãi Trung Quốc của nhà cầm quyền Việt Nam.

Trước tình trạng cô lập vì bị hàng chục quốc gia "đóng cửa", Trung Quốc đã gia tăng sức ép lên các nước nhỏ như khối ASEAN hoặc vốn nhu nhược như Việt Nam : 

Tại cuộc gặp song phương ngày 19/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cảm ơn Việt Nam đã sẻ chia, hỗ trợ Trung Quốc trong việc phòng chống dịch virus corona, đề nghị sớm khôi phục việc đi lại của công dân Trung Quốc sang Việt Nam". Đổi lại, "Trung Quốc sẵn sàng tăng cường nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam ; tích cực phối hợp giải quyết các vấn đề tồn tại trong các dự án hợp tác giữa hai nước…" (5).

"Tình hữu nghị" giữa hai đảng có quan trọng hơn sinh mạng người dân ? Với đảng cộng sản Việt Nam, câu trả lời là có, tất nhiên. Chưa kể lý do kinh tế. Nhưng cái lợi về kinh tế khi tiếp tục mở cửa làm ăn với Trung Quốc giữa thời dịch, liệu có bù đắp nổi số tiền phải bỏ ra để chăm sóc, điều trị cho hàng ngàn, hàng vạn con người nếu dịch bệnh bùng phát ?

Bưng bít thông tin hay "tự sướng", tự huyễn hoặc mình không làm cho dịch bệnh biến mất

Một mặt bưng bít thông tin, mặt khác, giới chức Việt Nam còn đưa ra những tin tức rất lạc quan như :

…"Hiện có đến 3.000 nhân viên y tế ở Vũ Hán, Trung Quốc bị lây nhiễm bệnh dịch Covid-19. Tại Việt Nam, các bác sĩ đã điều trị khỏi hoàn toàn cho 15/16 bệnh nhân, không có cán bộ y tế nào bị lây bệnh. Chúng tôi sẽ sớm tổ chức rút kinh nghiệm và luôn sẵn sàng chống dịch ở mức cao nhất" - cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê chia sẻ" (6).

Rồi nào : "Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), đối phó với dịch Covid-19, Việt Nam luôn đi trước khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới…" (7).

Báo Công An Nhân Dân có bài "Mỹ đánh giá cao năng lực y tế của Việt Nam"

"Mỹ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Đây là khẳng định được các quan chức Mỹ đưa ra tại cuộc trao đổi mới đây với cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ về tình hình dịch bệnh.

…Tại cuộc gặp, các quan chức đánh giá cao năng lực y tế của Việt Nam nói chung và đặc biệt trong công tác kiểm soát dịch Covid-19 nói riêng. Bộ Y tế Mỹ nhận định lãnh đạo Việt Nam từ trung ương đến địa phương đã quan tâm và chỉ đạo kịp thời, có các biện pháp toàn diện, quyết liệt và triệt để đối phó với Covid-19, nhất là trong việc nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng.

Ngoài ra, Việt Nam hiện có hệ thống cơ sở y tế về cơ bản tốt và đã triển khai xuyên suốt, rộng khắp công tác tiêm chủng, phòng bệnh từ lâu nay. Do đó, phía Mỹ tin rằng Việt Nam sẽ chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả".

Trên facebook của báo Công An Nhân Dân thậm chí còn có câu : "Đến Mỹ cũng phải ngả mũ trước sự phát triển của nền y tế Việt" !

Cái tin này được hàng chục báo đưa, trong đó có cả tờ Tuổi Trẻ : "Mỹ tin Việt Nam sẽ chống Covid-19 hiệu quả, sắp cử đoàn sang hợp tác".

Đây không phải là lần đầu tiên cũng sẽ không là lần cuối cùng, truyền thông Việt tìm cách "uốn nắn" sự thật để ru ngủ người dân và giúp cho đám lãnh đạo Việt Nam "tự sướng".

Và cũng có những người dân, vì chỉ đọc, nghe, tin theo báo chí truyền thông nhà nước, nên tin và tự hào theo. Ví dụ như cô giáo Chu Ngọc Thanh, giáo viên Trường Trung học cơ sở Hùng Vương, Gia Lai, làm bài thơ "Đất nước ở trong tim" về dịch Covid-19 và ngay lập tức khiến ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, "Vua Nổ" ở Việt Nam, hết sức hài lòng. Văn phòng Chính phủ bèn gửi công văn khen ngợi cô giáo Thanh, trong đó có câu "Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, đánh giá cao và gửi lời cảm ơn đến cô giáo Chu Ngọc Thanh bài thơ trên". Cả cô giáo, cả bài thơ và cái hành động trao tặng này liền bị dư luận ném đá tơi bời đến nỗi mọi tờ báo bèn lẳng lặng rút lại cái tin này.

Bưng bít thông tin, dối trá với nhân dân, ngoảnh mặt che tai làm ngơ không làm cho dịch bệnh biến mất được.

"Tự sướng" hay "thủ dâm tinh thần" không làm cho dịch bệnh biến mất được.

Chỉ có sự công khai, minh bạch, mới giúp cho người dân nắm rõ tình hình, tự phòng bệnh và tự giác hạn chế lây lan cho người khác nếu lỡ mắc bệnh. Và dịch bệnh mới có khả năng được kiểm soát.

Minh bạch còn giúp cho Việt Nam, một nước nghèo, nếu dịch bệnh lan tràn, có hy vọng vào sự trợ giúp của quốc tế. Trung Quốc, dẫu sao cũng là một nước lớn, thừa tiền, có thể xây những bệnh viện dã chiến với 1.000-1.500 giường bệnh trong vòng 10, 12 ngày như hai bệnh viện ở Vũ Hán, và nếu dịch bệnh kéo dài, kinh tế Trung Quốc có lao đao nhưng với nguồn tiền dự trữ dồi dào, rồi cũng vượt qua. Còn Việt Nam, nghèo hơn nhiều, dịch bệnh mà lan tràn thì sẽ khó khăn hơn Trung Quốc gấp bội.

Tất cả những điều tưởng như đơn giản : sự công khai, minh bạch, trung thực, chỉ có thể làm được nếu nhà cầm quyền Việt Nam, biết nghĩ và đặt sinh mạng người dân lên trện hết, điều mà họ chưa bao giờ làm được trong suốt 75 năm cầm quyền ở miền Bắc và 45 năm độc quyền lãnh đạo trên toàn đất nước Việt Nam.

Song Chi

Nguồn : RFA, 23/02/2020 (songchi's blog)

(1) https://www.worldometers.info ngày 23/02/2020

(2) "Nữ sinh chết sau khi khó thở, sốt ở Huế : Do bệnh lý não không phải Covid-19", VTC News

(3) "Phó thủ tướng : Chưa đến mức đóng cửa biên giới vì virus corona",Zing.vn

(4) "Bộ Ngoại giao Việt Nam : không đóng cửa biên giới với Trung Quốc vì dịch bệnh", RFA

(5 "Ông Vương Nghị đề nghị sớm khôi phục cho công dân Trung Quốc sang Việt Nam", Tuổi Trẻ

(6) "Việt Nam - nước đầu tiên dập được dịch Covid-19 ?", Tuổi Trẻ

(7) "Việt Nam đã có phác đồ điều trị hiệu quả đối với Covid-19", Vietnamplus

Published in Diễn đàn

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng : "Covid-19 là cơ hội cải cách và tái cơ cấu kinh tế Việt Nam"

thoat1

Các đoàn tàu nằm chờ ở ga Sài Gòn – Hoạt động chạy tàu trên toàn quốc đang dự kiến phải tạm dừng vì không có tiền trả lương cho nhân viên

Một chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nhận định với VOA rằng nền kinh tế Việt Nam đang hứng chịu những tác động tiêu cực trên nhiều mặt của dịch Covid-19, nhưng đây cũng là thời điểm thuận tiện để đẩy mạnh cải cách và tái cơ cấu nền kinh tế nhằm "ít phụ thuộc hơn vào một thị trường duy nhất".

Trước đó, ngày 12/2, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố báo cáo đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với kinh tế-xã hội Việt Nam. Trong báo cáo mới mới nhất, Bộ này đã giảm mức dự báo GDP xuống chỉ còn 5,96% nếu dịch bệnh kéo dài đến quý II, so với mục tiêu đặt ra trước đó cho cả năm là 6,8%.

"Một là ngành hàng không, đường sắt đều đã đình chỉ. Hai, khách du lịch từ Trung Quốc chiếm khoảng 37%, ở Quảng Ninh có thể chiếm tới 60%, thì bây giờ giảm sút rất nhiều, hầu như không còn. Ba, doanh nghiệp Việt Nam cần phụ tùng của Trung Quốc".

Ngoài ra, theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, thực trạng hàng ngàn công nhân Trung Quốc về quê ăn Tết vẫn chưa được phép trở lại Việt Nam làm việc cũng gây tác động không nhỏ lên các nhà máy và công trình tại Việt Nam, bên cạnh tình trạng ùn ứ nông sản trong những ngày qua vì các quy định hạn chế đi lại để phòng chống dịch.

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2019 đạt 75,452 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong khi nhập khẩu chỉ đạt 41,414 tỷ USD.

Với nền kinh tế bị phụ thuộc gần 1/3 nhập khẩu từ Trung Quốc như vậy, tình trạng gián đoạn về nguồn nguyên vật liệu từ các nhà máy ở quốc gia láng giềng vì dịch Covid-19 đang đề ra những thách thức lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết thêm : "Doanh nghiệp dệt may đặt hàng từ sợi, vải, cho đến cúc từ các nhà máy của Trung Quốc. Đến hết tháng 2 này thì cạn dự trữ, nên nếu không giải tỏa được thì sẽ gặp khó khăn".

Sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc, ngoài cơ chế chính sách, theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, còn do yếu tố mà ông gọi là "phụ thuộc tự nhiên".

Ông phân tích : "Trung Quốc ở ngay sát Việt Nam, với 1.400 km đường bộ và vịnh Bắc Bộ nên rất gần gũi. Hai, link kiện, hàng hóa của Trung Quốc có giá rẻ và họ đáp ứng rất nhanh những yêu cầu của Việt Nam. Ví dụ với hàng dệt may, nếu Việt Nam nhận được các hợp đồng đòi hỏi phải thay đổi kiểu vải, mẫu mã cúc… thì với các công ty ở Italy hay các nước khác thì rất khó khăn, nhưng với các doanh nghiệp Trung Quốc thì họ thích nghi rất nhanh"…

Vì vậy, việc các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua nhập nhiều hàng hóa, nguyên phụ liệu từ quốc gia láng giềng là điều khó tránh khỏi.

thoat2

Saigon Centre được xem là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh thu hút lượng lớn người dân đến đây mua sắm và giải trí dịp cuối tuần. Tuy nhiên, vào tối chủ nhật mà trung tâm này vắng vẻ một cách lạ thường.

"Rời xa Trung Quốc nào có dễ" – Đó là một câu cảm thán của một chủ doanh nghiệp lớn ngành giày dép và cũng là tựa đề một bài viết trên Thời báo Kinh tế Sài gòn ngày 23/2/2020 của ông Đỗ Long, Tổng giám đốc Bita’s.

Không có cơ sở để kết luận toàn bộ kinh tế Việt Nam đều ảnh hưởng do dịch Covid-19. Tuy nhiên, với nền kinh tế mà doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến 98% và lệ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên vật liệu từ Trung Quốc, tác động của việc tạm thời gián đoạn giao thương với "công xưởng thế giới" là một cơn ác mộng đối với họ.
Về con số GDP của quốc gia – chắc chắn sẽ giảm, hãy để các bộ ngành tính toán, đưa ra đánh giá. Riêng cá nhân tôi, sẽ nhìn vào cách thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về cơn dịch là khả quan hay nguy hiểm hơn để chẩn đoán tình hình kinh tế. Nói đúng hơn là để đánh giá trực tiếp sức khỏe của doanh nghiệp mình, và ngành hàng có liên quan là giày dép.

Chắc chắn, số ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc không nhỏ hơn 50%. Đó là những ngành như dệt may, da giày, vật liệu trong xây dựng, sản xuất nông nghiệp, nguyên liệu phụ trợ…

Và dễ tổn thương nhất là các doanh nghiệp sản xuất nông sản. Họ lệ thuộc gần như 100% vào thị trường Trung Quốc, và đang khóc ròng, khóc không ra thành tiếng nữa.

thoat3

Tân Sơn Nhất là Cảng hàng không quốc tế luôn rơi vào tình trạng quá tải trầm trọng nhất cả nước. Chưa bao giờ sân bay này rơi vào vắng vẻ như những ngày vừa qua

Nếu soi cho kỹ, sẽ thấy chúng ta nhập chủ yếu là nguyên vật liệu, xuất chủ yếu nông sản và nguyên liệu thô.

Ngay vào cuối tháng 2 này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chắc cũng sẽ "ngáp ngáp", chết dần chết mòn rồi.
Về vấn đề tìm nguồn nguyên liệu thay thế từ nước khác và thị trường mới thay thế thị trường Trung Quốc thì sao ?

Nói thì quá dễ, nhưng với hơn 30 năm lăn lộn trên thương trường, tôi không thể tiếp tục đánh đố hay tưởng tượng hai chuyện đó giống như từ tay phải chuyển sang tay trái một cách dễ dàng được.

Hầu như mọi chủ doanh nghiệp đều cùng chung suy nghĩ của tôi. Tất cả đều "mắc kẹt" trong luồng chảy của chuỗi sản xuất, chuỗi kinh doanh.

Sự thể là như thế này : Đâu là nơi cung cấp nguyên vật liệu vừa nhanh, vừa rẻ, vừa ứng biến cho khách hàng uyển chuyển nhất ? Đó là Trung Quốc. Đâu là thị trường hao hao giống như Việt Nam cho phép thanh toán gối đầu, đổi trả, đền bù, đặt hàng từng chiếc đến từng tấn đều được, và cả sự thích nghi sáng tạo mẫu mã thật chớp nhoáng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ? Đó là Trung Quốc.

Vậy liệu việc lựa chọn một thị trường cung ứng nguyên vật liệu khác có đáp ứng được những yếu tố trên không ? Có đảm bảo được là "con dâu" ngoan, tốt, luôn "chiều chồng" như các nhà cung ứng Trung Quốc ?

thoat4

Hình ảnh chụp ngày chủ nhật 23/02/2020 ở Trung tâm thương mại Vincom trên ở Gò vấp Thành phố Hồ Chí Minh, nơi luôn tập trung đông người nhưng nay vắng vẻ

Đó là chưa kể đến một thực tế khác : khi các nhà đầu tư Nhật Bản hay Hàn Quốc đặt hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công sản xuất, nguyên vật liệu cũng được họ mua của Trung Quốc.

Tất nhiên, ngay cả với việc phải chọn mua nguyên vật liệu các nước khác nhằm thay thế Trung Quốc thì cũng cần có thời gian, ít nhất là sáu tháng. Đó là khoảng thời gian nhằm đi lùng sục, tìm kiếm rồi trao đổi để họ cung ứng nguyên vật liệu đúng theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Chắc chắn, khi tìm được rồi, doanh nghiệp sẽ phải tính lại giá thành, sao cho giá không quá đắt so với hàng Trung Quốc, mà chất lượng lại tương đương để đảm bảo tính cạnh tranh.

Trong trường hợp, giá thành bị đội lên thì nó sẽ đồng nghĩa với việc không thể bán ra thị trường được, hoặc phải bỏ khá nhiều thời gian, công sức tiếp thị, thuyết phục khách hàng. Không dễ.

Một thực tế : dẫu cho doanh nghiệp năng động đến cỡ nào đi chăng nữa, cũng phải thay đổi toàn bộ kế hoạch. Họ còn phải giảm bớt chỉ tiêu, giảm bớt lao động, giảm giờ làm việc của khối gián tiếp ; cân đối nguyên vật liệu tồn kho…

Và hẳn cũng sẽ đẩy mạnh việc bán hàng qua mạng, tung nhân viên đi tìm khách hàng tận nhà. Giờ do có dịch, không mời khách hàng tập trung lại được, cho nên sẽ chủ động tìm tới khách để chào hàng.

Nói thế nào đi chăng nữa, doanh nghiệp cũng chỉ có thể xoay xở bó hẹp trong phạm vi ngành nghề của mình và tự bươn chải nhằm giải quyết khó khăn là chính.

thoat5

Hình ảnh ở khu vực biên giới gần cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn hàng ngày có hàng trăm cửu vạn ngang nhiên cõng hàng lậu từ Trung Quốc về Việt Nam

Ở một góc độ "cao", Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn nữa, hành động ráo riết hơn nữa để hỗ trợ cho doanh nghiệp, ngay cả sau khi dịch được khắc phục. Bởi rõ ràng hậu quả để lại sẽ kéo dài đến hết năm 2020 là tối thiểu.

Bằng cách cắt giảm lãi suất ngân hàng thật mạnh, chứ không nhỏ giọt. Và tạm thời không thanh kiểm tra doanh nghiệp theo chỉ tiêu hàng năm nữa. Ngưng cả việc áp đặt một số luật lệ, quy định mới không mang tính hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo tôi được biết, Singapore và Đài Loan đã công khai việc giúp đỡ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của Covid-19. Phương thức hỗ trợ là giảm lãi suất, tiếp tục cho gia hạn các khoản vay, đáo hạn. Lãi suất cho vay của họ đã thấp, giờ lại còn giảm thêm ; điều kiện cho vay cũng không khó. Đối với Đài Loan, từ lãi suất 2,5%/năm xuống còn 1,2-1,5%/năm. Singapore cũng giảm từ 1,5% xuống còn 0,8-1%/năm.

Ở Việt Nam, các ngân hàng cũng nói sẽ giảm lãi suất, nhưng kèm theo đó là doanh nghiệp phải chứng minh rõ thiệt hại ; và mức lãi suất cũng cứ xoay quanh 7-9,5%/năm. Vậy cho nên doanh nghiệp Việt Nam thiệt thòi lắm.

Trước tình trạng "đóng băng" của nhiều ngành nghề, dịch vụ, sản xuất tại Việt Nam do ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ Trung Quốc, một số ý kiến cho rằng đây cũng là một cơ hội tốt để Việt Nam "thoát Trung", giảm dần sự phụ thuộc về kinh tế vào quốc gia láng giềng.

thoat6

Tại cuộc họp về phòng chống dịch cúm SARS-CoV-2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định : Chính phủ chấp nhận thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân

"Thoát Trung" là đề tài đã được nhiều kinh tế gia của Việt Nam bàn thảo, vận động cũng như đưa ra các kiến nghị cho chính phủ, đặc biệt sau khi tình trạng phụ thuộc kinh tế quá nhiều vào một thị trường là Trung Quốc bắt đầu cho thấy những tác động tiêu cực lên kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, để làm được việc này, đòi hỏi Việt Nam phải có một nỗ lực lớn và cả chấp nhận những thiệt thòi ban đầu.

"Người Trung Quốc rất giỏi kinh doanh và họ có thể tranh thủ được các khách hàng Việt Nam bằng nhiều thủ thuật. Vì vậy nên trong thời gian sắp tới, khi Việt Nam muốn đa dạng hóa, đa phương hóa thì có lẽ cũng phải điều chỉnh một số mặt hàng và một số khách hàng, và có lẽ giá một số sản phẩm cũng không tránh khỏi phải tăng lên".

"Việt Nam có câu trong họa có phúc, trong nguy có cơ. Nhân tình hình này, kinh tế Việt Nam sẽ phải tái cơ cấu, phải đổi mới sản xuất, tìm kiếm thị trường mới, linh kiện, kênh hợp tác mới".

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh hy vọng giới hữu trách có thể biến "nguy" thành "cơ" để đẩy mạnh việc cải cách và tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, dựa vào những cơ hội đang mở ra từ việc hợp tác với Châu Âu, Mỹ và các quốc gia Châu Á khác.

thoat7

Container xuất nhập khẩu qua cảng Cát Lái Thành phố Hồ Chí Minh

Trung quốc là một đất nước đã áp dụng triệt để Chủ nghĩa Cộng sản để cai trị hơn 1 tỷ người dân nước này. Những tiếng nói phản biện ôn hòa ở đại lục đều bị đàn áp, khủng bố và cầm tù.

Việt Nam vẫn cử các đoàn cán bộ cấp cao sang Trung quốc để học tập mô hình độc tài toàn trị này, để áp dụng lên người dân trong nước, Đảng đã loại bỏ những người thực tài để thay vào đó là những cá nhân chỉ biết "còn đảng còn mình" hòng mưu lợi cá nhân.

Giờ đây, hậu quả do sự thiếu hiểu biết của lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam đang đổ lên đầu hàng triệu người dân và doanh nghiệp Việt Nam. Họ sẽ tiếp tục phải bỏ mạng và phá sản trong thời gian tới, vì thứ virus nguy hiểm đến từ Trung quốc.

Trung Hiếu (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguồn : Thoibao.de, 24/02/2020

Published in Diễn đàn

Virus corona - Covid-19 : Ý, nước Châu Âu đầu tiên có thành phố bị cách ly (RFI, 23/02/2020)

Tại Châu Âu, Ý trở thành quốc gia đầu tiên đặt các thành phố trong tình trạng cách ly. Tình hình dịch bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng tại miền bắc nước này, với tổng cộng 2 người chết và 79 người bị nhiễm virus. Trung tâm ổ dịch được xác định tại Codogno, gần Milano.

y1

Thị trấn Codogno, cách lá phổi kinh tế Milano của Ý 60 cây số trở thành ổ dịch Covid-19. Reuters/Flavio Lo Scalzo

Kể từ sáng 23/02/2020, 11 thành phố tại các vùng Lombardia và Vênto với 52.000 dân cư lâm vào cảnh "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Thủ tướng Ý Giuseppe Conte thông báo việc ra vào các khu vực này chỉ được phép trong những trường hợp đặc biệt, với sự đồng ý của nhà chức trách.

Từ Roma, thông tín viên RFI Anne Le Nir cho biết chi tiết :

"10 thành phố ở tỉnh Lodi, nơi được xác định là có ổ dịch chính, cũng như một thành phố khác ở Veneto gần ổ dịch, giờ đây trông giống như những thành phố ma : Tất cả những nơi công cộng, từ trường học, trung tâm thương mại, công sở, đến nhà thờ, đều bị đóng cửa.

Với những biện pháp mới mà chính phủ thông qua khẩn cấp, sau một cuộc họp kéo dài, cuộc sống hàng ngày của người dân sẽ trở nên khó khăn hơn nữa. Việc đến các khu vực xung quanh trung tâm ổ dịch sẽ bị cấm và hơn 50.000 dân cư trong vùng không được phép rời khỏi những nơi bị cách ly. Những quy định này đồng nghĩa với việc người lao động sẽ phải tạm thời ngưng mọi hoạt động.

Để đảm bảo những quy định nói trên được tuân thủ, chính quyền Roma dự kiến huy động binh lính và lực lượng phòng vệ dân sự. Ngoài ra, các trường đại học tại Lombardia và Veneto cũng sẽ phải đóng cửa. Trong các vùng này, mọi hoạt động lễ hội và sự kiện thể thao đều đã bị hủy. Chúng ta cùng chờ xem liệu các biện pháp nói trên có đủ để ngăn chặn đà lây lan của virus corona hay không".

Bộ Y tế Pháp lưu ý khả năng lây lan virus

Tại Pháp, trả lời phỏng vấn báo Le Parisien ngày 23/02/2020, tân bộ trưởng Y Tế, Olivier Véran cho biết chính phủ đang lưu ý đến tình hình ở nước láng giềng Ý và đang chuẩn bị đối phó với "khả năng dịch bệnh Covid-19" lây lan sang Pháp với những ca lây nhiễm mới.

*********************

Virus corona – Covid-19 : WHO báo động trước những ca "không điển hình" (RFI, 22/02/2020)

Tổng giám đốc Tổ chức Y Tế Thế giới WHO ngày 22/02/2020 bày tỏ lo ngại về số ca lây nhiễm virus corona – Covid-19 mà không thể phát hiện những triệu chứng viêm phổi chủng mới. Trong số này có những trường hợp không từ Trung Quốc trở về, hay không có liên hệ với các bệnh nhân.

monde1

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus tại Genève ngày 22/01/2020. PIERRE ALBOUY / AFP

Trên mạng xã hội Twitter ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh đến hai điểm : một là "lo ngại dịch bệnh tiềm tàng tiếp tục lây lan tại các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém", lãnh đạo WHO muốn nói đến một số ca lây nhiễm vừa được phát hiện tại Iran, hay Liban . Điểm đáng lo thứ nhì liên quan đến những trường hợp viêm phổi vì virus corona "không điển hình". Đó có thể là những ca không liên quan đến Trung Quốc, cho dù số này hiện nay là rất thấp.

Ngoài ra ngày càng có nhiều trường hợp bệnh nhân bị lây nhiễm nhưng không có triệu chứng viêm phổi. Chính quyền Vũ Hán hôm nay (22/02/2020) thông báo phát hiện ca đã ủ bệnh trong vòng 27 ngày, hay trường hợp một cụ bà đã truyền virus cho 5 người chung quanh, dương tính với Covid-19 mà không hề có dấu hiệu ho, sốt hay viêm phổi.

Theo thống kê chính thức của Tổ Chức Y Tế Thế giới trong số những ca lây nhiễm, 80 % vẫn đang trong vòng điều trị và trong số này, có 20 % thuộc diện "bệnh tình nghiêm trọng". Dù vậy vẫn theo WHO các trường hợp tử vong chiếm 2 % trong số những người bị nhiễm.

Thanh Hà

******************

Virus corona – Covid-19 : Một vài ngộ nhận (RFI, 22/02/2020)

Thông tin về dịch virus corona (Covid-19) và cách thức trị bệnh tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên mạng xã hội. Để tránh tình trạng "bội thực" thông tin cả đúng lẫn sai, báo Pháp Le Parisien, ngày 20/02/2020, nêu ra 6 câu hỏi-đáp để làm rõ một vài ngộ nhận, hoặc thông tin chưa chính xác.

monde2

Virus corona mới AFP

Thời gian ủ bệnh là bao lâu ?

Các tờ báo đưa ra số ngày khác nhau, như 7, 14, 24, 34…Tại Pháp, Viện Pasteur thẩm định là thời gian ủ bệnh "dường như là khoảng 7 ngày nhưng có thể kéo dài đến 14 ngày". Đây cũng là số ngày mà Tổ Chức Y Tế Thế giới (WHO) thường xuyên nêu ra.

Cách nay hơn chục ngày, một nhóm chuyên gia Trung Quốc đã công bố một tiền-nghiên cứu (chưa được cơ quan độc lập thẩm định khoa học chính thức công nhận), với số liệu liên quan đến 1099 bệnh nhân Trung Quốc. Các tác giả khẳng định thời gian ủ bệnh có thể từ 0 đến 24 ngày, với thời gian trung bình là 3 ngày. Trong khi chờ đợi nghiên cứu được chấp nhận về mặt khoa học, các chuyên gia Trung Quốc nhấn mạnh là "không nên sử dụng nghiên cứu này để làm hướng dẫn cho các xử lý lâm sàng".

Virus corona (Covid-19) trở thành "đại dịch" ?

Cho đến lúc này, Tổ Chức Y Tế Thế giới chưa coi là "đại dịch". Vào cuối tháng Giêng, WHO mới chỉ nâng mức báo động dịch lên mức "khẩn cấp quốc tế". Bà Sylvie Briand, phụ trách vụ Chuẩn bị đối phó với nguy cơ dịch bệnh trên thế giới của WHO, cho biết, "hiện nay, chúng ta không ở trong tình trạng đại dịch" mà chỉ trong giai đoạn có dịch với nhiều ổ dịch.

Theo giải thích của giới chuyên gia, tình trạng "khẩn cấp quốc tế" có nghĩa là dịch bệnh "nghiêm trọng, bất ngờ, không như thông lệ hoặc không ngờ tới" và dịch bệnh gây ra "những hệ quả đối với lĩnh vực y tế công cộng, vượt ra ngoài biên giới quốc gia của nước bị nhiễm", do vậy, có thể quốc tế phải hành động ngay lập tức.

Virus sống tới 9 ngày trên bề mặt đồ vật ?

Cư dân trên mạng xã hội xôn xao báo động : "Virus corona có thể sống tới 9 ngày". Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng rất khó để khẳng định điều này hoàn toàn đúng.

Thực ra, đây là thông tin mà các nhà khoa học Đức đưa ra khi nghiên cứu về virus cùng chủng loại, như virus dịch viêm phổi cấp tính điển hình SARS (được phát hiện vào năm 2002) và virus hội chứng hô hấp ở Trung Đông Mers (hồi năm 2012). Theo tạp chí Sciences et Avenir, trong nghiên cứu nói trên, các nhà khoa học Đức khẳng định là virus có thể sống sót trên bề mặt nhiều đồ vật, từ "2 giờ đến 9 ngày".

Về phần mình, WHO nhận định : "Người ta vẫn không biết là virus 2019-nCov sống sót trên các bề mặt được bao lâu, cho dù các thông tin sơ khởi nói rằng chúng có thể sống sót được vài giờ. Các chất tẩy trùng đơn giản có thể khử được virus, ngăn cản chúng lây lan sang những người khác".

Virus lây lan qua không khí ?

Dường như đây là thông tin trên trang mạng của Tân Hoa Xã Trung Quốc, nhưng có ít chi tiết.

Tổ Chức Y Tế Thế giới vẫn thận trọng với giả thuyết này : "Virus corona mới là loại virus hô hấp lây lan chủ yếu do tiếp xúc với người bị nhiễm qua những sợi giọt nước, bụi nước của hệ thống hô hấp phun ra ngoài khi một người ho hoặc hắt xì hơi hoặc qua những giọt nước bọt, nước mũi".

Vẫn theo WHO, "khi một người ho hoặc hắt xì hơi, những giọt nước lớn có thể văng ra ngoài. Tuy nhiên, những giọt nước này không bay lơ lửng trong không khí lâu, chúng rơi xuống đất". Như vậy, cho đến nay, khó có thể khẳng định chắc chắn rằng virus corona mới lây lan qua không khí. Tuy nhiên, đối với một số virus khác như Mers, WHO cho biết là có "những thông tin về sự lây lan qua môi trường không khí bình thường".

Virus corona mới được tạo ra từ virus HIV ?

Giả thuyết này liên tục được nhắc tới kể từ khi bùng phát dịch Covid-19, với các phiên bản khác nhau. Gần đây nhất, có tin nói rằng virus gây dịch bệnh lần này dường như do một phòng thí nghiệm tạo ra từ virus HIV.

Thực ra, đây chỉ là một tiền-nghiên cứu (tức là chưa được thừa nhận về mặt khoa học) của một nhóm chuyên gia Ấn Độ. Họ cho biết khi phân tích trình tự di truyền, đã tìm thấy những đoạn chèn "duy nhất" chỉ thấy có trong virus HIV và nhận thấy có nhiều tương đồng giữa virus corona mới và virus HIV. Thế nhưng, theo giới khoa học quốc tế, thì những đoạn chèn này cũng có thể được tìm thấy trong các bộ phận khác và không có gì cho phép khẳng định về mối liên hệ với virus HIV. Vả lại, từ đó, tiền-nghiên cứu này đã bị rút bỏ.

Cho đến nay, nguồn gốc virus dịch Covid-19 rất có thể xuất phát từ động vật, trong lúc giới chuyên gia vẫn chưa rõ loại thú nào có thể lây truyền virus sang người.

Cần lưu ý, không nên nhầm lẫn tranh luận về nguồn gốc virus corona mới với thông tin mà báo chí Mỹ đưa, theo đó, Trung Quốc đang thử chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm virus corona mới bằng cách kết hợp trị liệu cúm thông thường và chống virus HIV.

Liệu có "thuốc tiên" trị virus corona mới ?

Có đủ loại "thần dược", phương pháp "hiệu nghiệm" trên mạng xã hội, như uống nước javel ! ăn tỏi hay uống dầu vừng… Toàn những biện pháp chữa trị "thần kỳ" không hề được kiểm chứng. Xin cảnh báo, uống nước javel nguy hiểm, làm tổn thương dạ dầy và gây phản ứng nghiêm trọng nếu nồng độ javel cao.

Tổ Chức Y Tế Thế giới tuyên bố rõ ràng : "Không có liệu pháp cụ thể nào chống lại bệnh nhiễm virus corona mới". Vẫn theo định chế này, "tuy nhiên, có nhiều triệu chứng có thể xử lý được, chữa trị dựa trên tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Ngoài ra, việc chăm sóc hỗ trợ cho người bị nhiễm có thể rất hiệu quả".

Theo số liệu chính thức, tính đến ngày 20/02/2020, đã có 17 ngàn người khỏi bệnh trong tổng số 75 ngàn người bị nhiễm bệnh trên thế giới.

Đức Tâm

Published in Quốc tế

Hàn Quốc báo cáo số ca nhiễm virus corona tăng hơn gấp đôi lên 433 (VOA, 23/02/2020)

Hàn Quốc ngày th By cho biết s người nhim virus corona ti quc gia này đã tăng hơn gp đôi lên 433.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng nga Dch bnh Hàn Quc báo cáo 142 trường hp mi ti bui hp cung cp thông tin bui sáng và 87 trường hp khác vào bui chiu. Trung tâm báo cáo 204 trường hp trong ngày th Sáu.

han1

Trong số các trường hp mi, hu hết truy nguyên v mt người ph n 61 tui, người đã tham d các thánh l ti mt nhà th thành ph Daegu.

Số người chết vì dch bnh Trung Quc đi lc, nơi nó khi ngun, đã tăng lên 2.345 vào ngày th Sáu vi hơn 76.000 người b nhim bnh.

********************

Virus corona lây nhiễm 51 người ở Ý, giết chết hai người (VOA, 23/02/2020)

Dịch virus corona mi đã giết chết hai người và lây nhim 51 người khác min bc ca Ý, buc nhà chc trách cm các s kin công cng.

han2

Du khách đeo khẩu trang đi xung gondola, sau khi hai trường hp nhim virus corona được phát hin Ý, Venice, Ý, ngày 31 tháng 1, 2020.

Một người ph n 77 tui được phát hin đã chết ti nhà cách thành ph Milan 50 km v phía nam hôm th Năm cho kết qu dương tính vi virus corona, mt y viên hi đng đa phương cho biết ngày th By, sau khi mt người đàn ông 78 tui chết vì nhim trùng gn Padua trong đêm.

Vợ và con gái ca người đàn ông nm trong s 12 người b nhim virus corona vùng Veneto. Ý là quốc gia b nh hưởng nng nht Châu Âu, vi phn ln các trường hp tp trung vùng Lombardy, trái tim tài chính và công nghip ca Ý.

y viên Phúc li Khu vc Giulio Gallera nói vi các phóng viên rng tâm đim ca dch bnh là Codogno, mt th trn nh phía tây Milan, nơi bnh nhân b nhim đu tiên ca vùng Lombardy được cha tr.

Bệnh nhân đó là mt người đàn ông 38 tui, b bnh sau khi gp mt người bn đã đến thăm Trung Quc. Tình trng ca ông này đã n đnh, nhà chc trách cho biết.

Khoảng 50.000 cư dân Codogno và các th trn lân cn đã được khuyên nên trong nhà. Các cuc t tp công cng bao gm thánh l Ch nht và các trn bóng đá đã b đình ch, và các trường hc và ca hàng đu đóng ca.

Thống đc khu vc Luca Zaia cho biết chính quyền đang xem xét liệu có nên đình ch các s kin l hi Carnival ca Venice hay không.

Ý là quốc gia khu vc đng euro đu tiên tm dng tt c các chuyến bay trc tiếp đến và đi t Trung Quc, sau khi hai khách du lch Trung Quc t Vũ Hán xét nghim dương tính tại Rome vào cui tháng 1.

Thủ tướng Giuseppe Conte ngày th By nói rng chính ph đã sn sàng xem xét thêm các bin pháp na.

*******************

Vành đai-Con đường của Trung Quốc bị khựng lại vì virus corona (VOA, 22/02/2020)

Kế hoch Vành đai và Con đường đy tham vng ca Trung Quc đang gp phi mt tr ngi bt ng t virus corona vn đang khiến các d án xây dng đường st, đường cao tc và hi cng khp thế gii b đình tr.

kinhte1

Thành phố cng Sihanoukville Campuchia là nơi có mt trong nhng d án ni bt nht ca Sáng kiến Vành đai và Con đường ca Trung Quc, Đc khu Kinh tế Sihanoukville.

Xuất phát t thành ph Vũ Hán min trung Trung Quc, dch bnh vi tên gi chính thc là Covid-19 đã lan truyn nhanh chóng k t khi được phát hin vào tháng 12 ở nước này. Trung Quc ti nay đã báo cáo tng cng 75.567 ca nhim virus vi T chc Y tế Thế gii (WHO) bao gm 2.239 trường hp t vong.

Những hn chế du hành đ ngăn chn s lây lan ca căn bnh đã làm trì tr phn ln nn kinh tế ln th hai thế giới và đình ch hot đng ca nhng d án trng đim trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) ca Ch tch Tp Cn Bình, nhm mc tiêu m rng nh hưởng ca Trung Quc bng vic phát trin h tng và nhng khon đu tư khp thế gii.

Công nhân Trung Quốc không th đến được các d án nước ngoài, và các nhà máy b ct đt ngun hàng nhp khu t Trung Quc mà h cn đ tiếp tc hot đng.

n 133 nước đã áp đt nhng hn chế nhp cnh lên công dân Trung Quc hoc nhng người tng đến Trung Quc, theo Cục Quản lí Di dân Quc gia ca Trung Quc.

quan hàng đu ca Trung Quc đc trách qun lí các công ty nhà nước hôm th Ba nói rng dch bnh bùng phát đã gây ra "nhng khó khăn" đi vi mt s d án và khon đu tư nước ngoài.

Trung Quốc "đã liên lc vi các công ty nước ngoài, ch s hu nước ngoài, và các chính ph sm nht có th đ có được s h tr và hiu biết", Bành Thanh Hoa, Tng bí thư ca y ban Giám sát và Qun lí Tài sn Nhà nước, cho biết.

Một đin hình trong s nhng d án b đình tr là dự án đường st cao tc tr giá 6 t đôla ca Tp đoàn Quc tế Đường st Trung Quc Indonesia hin đang hot đng trong thế cm c, Reuters đưa tin.

Doanh nghiệp nhà nước này đã thành lp mt đi đc nhim đ theo dõi s lây lan ca virus Covid-19 và kêu gọi tt c các nhân viên Trung Quc v quê vào dp Tết Nguyên đán không tr li Indonesia, mt giám đc điu hành cao cp ca công ty phát biu vi Reuters vi điu kin giu tên, vì ông này không được phép nói chuyn vi gii truyn thông.

Công ty đã ngăn hơn 100 nhân viên người Trung Quc, ch yếu là công nhân trình đ cao hoc người qun lí, tr v làm vic d án liên kết th đô Jakarta ca Indonesia vi trung tâm dt may Bandung, cách nhau khong 140 km, v giám đc điu hành cho biết.

"Chúng tôi phải tp trung vào các phn ít h trng hơn ca d án đường st cho đến khi mt s người ch cht ca chúng tôi quay tr li làm vic", ông nói. "Chúng tôi khi đu năm 2020 không suôn s chút nào. D án ca chúng tôi đã b chm tr và tai tiếng, và virus corona đem tới nhng thách thc còn ln hơn na".

Virus corona chủng mi cũng bt đu làm gián đon các chui cung ng cho phép các công ty tiếp cn được các máy móc và cu phn chính yếu.

Tại Đc khu kinh tế Sihanoukville Campuchia, nơi được mnh danh là "d án ni bt" trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, nhân viên làm vic trong các nhà máy là dân đa phương nhưng h li không có phương tin sn xut vì l thuc vào ngun cung t Trung Quốc, Reuters tường trình.

"Nhiều nhà máy Trung Quc vn đóng ca ; nhng nhà máy m ca thì không th hot đng hết công sut", Boyang Xue, mt nhà phân tích Trung Quc ti Ducker Frontier cho biết. "Vì nhiu d án BRI có xu hướng ly ngun thiết b máy móc từ các nhà sn xut Trung Quc, s gián đon trong sn xut công nghip và chui cung ng s gây ra s chm tr hơn na".

Tiến sĩ Khương Hu Lc, mt nhà quan sát kinh tế Texas, M, nói rng s chm tr này s đ ra thách thc vi các nước vay vốn đ thi công các d án cơ s h tng khng l khi "tin lãi nhà băng chng cht" trong bi cnh nn kinh tế Trung Quc và thế gii bp bênh.

Tuy nhiên ông nhận đnh dch bnh virus corona có th là thách thc mang tính tm thi và s không khiến nhiu nước v lâu dài cân nhc li s tham gia ca h trong Sáng kiến Vành đai và Con đường vì quy mô và tính chiến lược ca nó.

"Chương trình BRI tr giá 26.000 t đôla kéo dài trong vòng 7 năm, 10 năm là con đường dài hn", ông nói.

"Sở dĩ nhng quc gia này muốn tham gia là vì h mun tìm li thoát đ tiến trin. Virus corona dù có nh hưởng nhiu hay ít thì cũng không làm thay đi ý đnh ca các nước này vì h đã la chn Trung Quc đ vay tin m rng các phi trường đ bành trướng buôn bán. Và h c tiếp tc thôi".

mt s nơi trên Vành đai và Con đường, tác đng ca coronavirus đã hin rõ.

Bangladesh thông báo trì hoãn một s d án cơ s h tng, bao gm c vic vn hành nhà máy đin than Payra, d kiến s bt đu hot đng thương mi vào đu tháng 2.

n 2.000 công nhân Trung Quốc làm vic ti nhà máy và khong 40 phn trăm trong s h đã v nhà vào kì ngh Tết Nguyên đán, truyn thông đa phương đưa tin. Hai mươi người được phép tr li làm vic vào th Hai sau 14 ngày cách li.

Thách thức virus corona đi với các hp đng d án trong Sáng kiến Vành đai và Con đường xy đến sau khi Trung Quc vp phi phn ng ca các nước vào năm 2018, khi các quan chc Indonesia, Malaysia, Sri Lanka và các nơi khác ch trích các d án đó là tn kém và không cn thiết.

Trung Quốc đã rút li mt s d án sau khi vài nước có ý đnh duyt li, hy hoc gim nhng cam kết, dn ra nhng lo ngi v chi phí, s xói mòn ch quyn, và tham nhũng.

*******************

Virus corona - Covid-19 : "Khi phẫn nộ át cả sợ hãi" tại Trung Quốc (RFI, 22/02/2020)

Có 14 bác sĩ và nhân viên y tế Trung Quốc qua đời trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 tính đến ngày 21/02/2020, đặc biệt là trường hợp bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng, một trong tám người đầu tiên báo động về một loại virus corona mới, tiếp theo là bác sĩ Lưu Trí Minh, giám đốc bệnh viện Vũ Xương, đã khiến công luận chú ý.

kinhte2

Bác sĩ ở bệnh viện Vân Mộng (Yunmeng), thành phố Hoàng Cương (Xiaogan), tỉnh Hồ Bắc (Hubei), Trung Quốc, ngày 20/02/2020. China Daily via Reuters

Đối với cả hai trường hợp, việc chính quyền báo tin rồi xóa, cuối cùng xác nhận, càng cho thấy sự bối rối trong nội bộ và lo ngại công luận dậy sóng trước sự hy sinh của hai bác sĩ. Dập mọi chỉ trích cách xử lý khủng hoảng dịch tễ là ưu tiên của bộ máy kiểm duyệt. Nhưng sau cái chết của hai vị bác sĩ trên, làn sóng phẫn nộ bùng nổ, cỗ máy kiểm duyệt, dù hoạt động kết công suất, đã không thể xóa hết ngay được.

Chuyên gia về Trung Quốc, Jean-Philippe Béja, giám đốc nghiên cứu thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp (CNRS), giải thích với RFI :

"Sự ngờ vực của dân chúng đối với đội ngũ cán bộ là hiện tượng thường trực tại nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ chúng ta thường không thể thấy được tâm lý đó vì những lời chỉ trích bị xóa ngay khi vừa mới được đăng. Nhưng lần này, tính chất nghiêm trọng của tình hình khiến tất cả các mạng xã hội bị tràn ngập những lời lẽ bất bình mà không thể xóa hết ngay được.

Điều mà tôi lại quan sát được là những đòi hỏi tự do thông tin và hội họp để thấy rằng từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, đặc biệt là kể từ nhiệm kỳ thứ hai năm 2017, chính quyền đã thực sự kiểm soát thông tin. Người dân phẫn nộ trước việc bị hạn chế quyền tự do ngôn luận và nhận thấy hậu quả do việc ngăn cấm này gây ra.

Ngoài ra, người ta cũng nhận thấy là trên mạng xã hội có một số lời chỉ trích chính phủ và chủ tịch Tập Cận Bình. Chí ít, đây là một bài tiền trắc nghiệm của công luận. Nhưng cần nhắc lại là chính quyền cuối cùng đã lấy lại quyền kiểm soát".

Trừng phạt nhà báo công dân, tiếng nói bất đồng để kiểm soát thông tin

Theo tổ chức phi chính phủ China Human Rights Defenders ngày 07/02, có 351 người bị "trừng phạt" vì đã "phát tán tin đồn sai lệch" về Covid-19, trong đó có hai công dân ở Vũ Hán : Phương Bân (Fang Bin), một người bán quần áo, và luật sư Trần Thu Thực (Chen Qiushi). Cả hai bị "mất tích" sau khi đăng trên mạng xã hội hình ảnh những bệnh viện trong thành phố chật kín người, nhân viên y tế bị quá tải, đặc biệt là một đoạn video được ông Phương Bân đăng ngày 01/02 cho thấy những túi đựng xác người bên trong một chiếc xe tang gần bệnh viện Vũ Hán.

Trả lời đài truyền hình Pháp France 24 trước khi đột nhiên "mất tích", ông Phương Bân cho biết : "Khi thành phố bị cách ly, tôi thấy có gì đó rất lạ. Tôi đến bệnh viện và tôi thấy rất đông người ở đó nên tôi hiểu ra rằng Vũ Hán là tâm dịch. Lẽ ra các bệnh viện phải là những nơi mà các kênh truyền hình Nhà nước, của tỉnh Hồ Bắc hoặc thành phố Vũ Hán, đến phỏng vấn người dân. Nhưng không một ai muốn tới. Nên tôi nghĩ là họ không muốn đến đó, vì thế tôi đến đó quay xem chuyện gì xảy ra".

Phương Bân bị cảnh sát thẩm vấn cùng ngày, sau đó được thả và tiếp tục đăng những đoạn video khác. Nhưng từ ngày 09/02, Phương Bân bỗng "bặt vô âm tín" sau khi chỉ kịp cảnh báo người sử dụng mạng xã hội : "Tôi bị cảnh sát mặc thường phục lay dậy. Họ ập vào từ hướng bắc và tây của khu nhà nơi tôi ở. An toàn của tôi phụ thuộc vào sự chú ý của các bạn, vào lương tri và sự chia sẻ của các bạn".

Tương tự trường hợp của Phương Bân, luật sư Trần Thu Thực cũng quay nhiều cảnh cho thấy các bệnh viện chật cứng bệnh nhân chờ xét nghiệm. Trong một đoạn video trước khi biến mất, ông cho biết bị chế độ đe dọa : "Tôi sợ. Trước mặt tôi là con virus, sau lưng tôi là cảnh sát Trung Quốc. Nhưng tôi sẽ đứng dậy. Chừng nào tôi còn sống trong thành phố này, tôi sẽ vẫn tiếp tục công việc. Tôi chỉ kể lại những gì nhìn thấy, những gì nghe thấy. Hãy biến đi, tôi không sợ chết. Đảng Cộng Sản kia, tưởng là tôi sợ sao ?"

Bất chấp lời kêu gọi của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, cho đến nay, chính quyền Trung Quốc vẫn chưa có bất kỳ tuyên bố nào về trường hợp mất tích của Phương Bân và Trần Thu Thực. Trước đó, luật gia Hứa Chí Vĩnh đã bị bắt ở Quảng Châu và giáo sư luật Hứa Chương Nhuận bị ép "cách ly" tại gia ở Bắc Kinh, có lẽ do đã đăng bài viết : "Cảnh báo virus : Khi phẫn nộ mạnh hơn nỗi sợ".

Bất chấp dịch Covid-19, Trung Quốc vẫn tự tin đạt mục tiêu tăng trưởng

Từ một tháng nay, hoạt động sản xuất tại Trung Quốc gần như chững lại. Chưa có thống kê chính thức nhưng chắc chắn dịch Covid-19 sẽ tác động nặng nề đến nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày 18/02, chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh là nền kinh tế quốc gia vững chắc và khẳng định Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra cho năm 2020.

Trả lời RFI, chuyên gia về Trung Quốc Jean-François Di Meglio, thuộc Trung Tâm Châu Á, không tỏ ra lạc quan như chủ tịch Tập :

"Trong quý 1 năm 2020, Trung Quốc có lẽ sẽ có mức tăng trưởng 0, kém hơn ba quý khác. Nếu như mức tăng trưởng đề ra là 6%, thì về lý thuyết, mức tăng trưởng của quý I phải là từ 1 đến 1,2%. Thế nhưng, mức tăng trưởng ở quý I này có nguy cơ giảm thành 0.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra, thì phải gỡ lại ở các quý sau. Và đó thực sự là công việc vô cùng lớn mà người ta nghi ngờ. Trung Quốc có nền kinh tế được chỉ đạo, được lên kế hoạch. Đã có rất nhiều khoản tiền lớn được đổ vào, như 150 tỉ đô la đã được đầu tư vào hệ thống để những doanh nghiệp vừa và nhỏ không bị phá sản. Đó là một nền kinh tế có thể tự lèo lái, có thể làm tất cả để tái lập tăng trưởng.

Tuy nhiên, có những điểm, dù có nỗ lực lớn đến mức nào, thì vẫn bị tác động và phần còn lại của thế giới cũng phải hứng chịu những tác động này. Dĩ nhiên, tác động này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của Trung Quốc. Vì thế, mức tăng trưởng 5% đã là kết quả tuyệt vời nhưng có thể sẽ còn ở mức thấp hơn".

Covid-19 : Cam Bốt lo dịch khi cố "đồng cam cộng khổ" với Trung Quốc

Trong khó khăn mới biết bạn hiền. Chủ tịch Tập Cận Bình có thể hoàn toàn trông cậy vào thủ tướng Cam Bốt Hun Sen. Trong khi nhiều nước tạm đóng cửa biên giới với Trung Quốc, Cam Bốt vẫn đón nhận du khách nước này. Trước đó, ông Hun Sen từ chối hồi hương 23 du học sinh và nhân viên lãnh sự ở Vũ Hán để thể hiện tình liên đới với Bắc Kinh.

Khi 5 nước từ chối du thuyền MS Westerdam do lo ngại dịch Covid-19, thủ tướng Hun Sen giang rộng vòng tay đón hơn 2.200 du khách và thủy thủ đoàn. Hơn 1.200 người đã được lên bờ, trong đó có một số đã về nước, cho đến khi phát hiện một du khách trên con tầu này nhiễm virus corona mới.

Trả lời RFI, ông Ou Virak, một người thân phe đối lập, điều hành viện nghiên cứu Future Forum ở Phnom Penh, giải thích quan điểm riêng và cho rằng quyết định của thủ tướng Hun Sen là đúng đắn :

"Ông ấy (Hun Sen) không phải là bác sĩ, ông ấy không có chuyên môn và không thể làm gì để thúc đẩy quá trình kiểm tra hoặc cách ly. Hành động của ông hoàn toàn mang tính chính trị.

Tại sao ông Hun Sen lại cho phép con tầu cập cảng ở Cam Bốt ? Theo tôi, có nhiều yếu tố. Đúng là có hành động mang ý nghĩa nhân ái. Nhưng thực ra là cú quảng cáo cho Cam Bốt vào lúc mà chính phủ đang bị Liên Hiệp Châu Âu, và phương Tây nói chung, chỉ trích nặng nề về nhân quyền. Ngoài ra còn có yếu tố Trung Quốc trong quyết định của thủ tướng Hun Sen. Cam Bốt muốn thể hiện tương ái với đồng minh chính. Và Trung Quốc hẳn sẽ hài lòng khi người ta đón con tầu đó.

Tuy nhiên, đối với tôi, đó là một quyết định đúng ngoại trừ việc các nghi thức và các biện pháp phòng ngừa đã không được áp dụng, lẽ ra người ta nên có trách nhiệm nhiều hơn và thận trọng hơn. Nhưng đó là kiểu riêng của Hun Sen. Ngay khi có cơ hội quảng cáo là ông ấy làm luôn. Nhưng ông ấy lại không tính đến việc hành động của ông sẽ bị diễn giải theo cách tiêu cực ở nước ngoài".

Một người dân Nga trực tiếp hỏi lương của tổng thống Putin

Một câu chuyện được cho là hi hữu. Trong một buổi lễ tại thành phố quê nhà Saint-Petersburg ngày 19/02/2020, tổng thống Nga Vladimir Putin bị một người dân trực tiếp hỏi làm thế nào để sống với khoản trợ cấp chưa đầy 200 euro/tháng.

Thông tín viên RFI Daniel Vallot tại Moskva tường thuật :

"Theo hình ảnh được hãng thông tấn Nga Ria Novosti quay lại và được đăng trên các mạng xã hội, ông Putin bị bất ngờ và những lời của ông chỉ loáng thoáng nghe được. Và theo hàng chữ mà hãng thông tấn ghi lại lời của người phụ nữ, bà hỏi ông Putin là làm thế nào để sống được với khoản tiền trợ cấp chưa đầy 11.000 rúp (khoảng 160 euro). Tổng thống Nga trả lời : "Tôi nghĩ là rất khó". Lương của ông cao hơn 70 lần.

Cuộc trao đổi tiếp tục và ông Putin chuyển sang biện hộ và giải thích rằng một mặt ông không có "mức lương cao nhất" trong nước, mặt khác, Nhà nước "làm tất cả những gì cần làm" để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn nhất. Ý ông muốn nói đến một số biện pháp được chính phủ công bố tháng trước để tăng sức mua cho người dân Nga.

Ông Vladimir Putin chưa bao giờ thích đám đông. Thông thường, những chuyến công du, thăm viếng của ông thường được chuẩn bị kĩ lưỡng để tránh gặp những tình huống như này.

Buổi lễ tổ chức ở Saint-Petersburg hôm thứ Tư 19/02 có lẽ là một trường hợp ngoại lệ. Nếu như hình ảnh cuộc gặp được lan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội và trên Internet, thì kênh truyền hình Nhà nước đã tránh chiếu cuộc đối thoại này".

Thu Hằng

*********************

Virus corona xâm nhập nhà tù Trung Quốc (VOA, 22/02/2020)

Virus corona đã lây nhiễm hàng trăm người trong các nhà tù Trung Quc, nhà cm quyn cho biết hôm 21/2. Vic này góp phn làm gia tăng các ca được báo cáo bên ngoài tâm đim bùng phát dch là tnh H Bc.

kinhte3

Bích chương chng virus bùng phát ti Bc Kinh (nh chp ngày 20/2/2020)

Chỉ s th trường chng khoán M st gim sau khi có nhng d liu cho thy hot đng kinh doanh ca M ngưng tr trong tháng 2 và nhng ca virus corona tăng cao làm cho các nhà đu tư vi vã mua các tài sn an toàn hơn như vàng làm cho loi quí kim này tăng cao nhất trong vòng 7 năm qua.

Tổng cng có 234 ca lây nhim gia các tù nhân Trung Quc bên ngoài H Bc, chm dt 15 ngày liên tiếp st gim các ca mi ti Hoa Lc.

271 ca khác được báo cáo trong nhng nhà tù ngay ti H Bc, nơi virus xut hin đu tiên vào tháng 12 năm ngoái ở Vũ Hán, th ph H Bc. Thành ph này hin đã đóng ca. Các gii chc tnh không nói rõ các tù nhân được chn đoán nhim bnh khi nào.

Truyền thông nhà nước trích li gii lãnh đo Đng cng sn nói là dch bnh chưa lên đến đỉnh điểm, và có hơn 30 ca được báo cáo ti mt bnh vin Bc Kinh cho thy có s gia tăng mnh ti đây.

Tổng cng các ca lây nhim virus corona (Covid-19) ti Bc Kinh là 396 người vi 4 người chết, trong con s chính thc 75.000 b lây nhim và 2.236 người thit mng.

Các hoạt đng trong lãnh vc chế to ln dch v ti M ngưng tr khi các công ty càng ngày càng lo ngi v virus corona, mt cuc thăm dò các qun lý mua bán cho thy hôm 21/2.

Các dữ liu cũng cho thy hot đng ca các hãng xưởng Nht Bn thu hẹp li trong vòng 7 năm qua vào tháng 2, nêu bt nguy cơ suy thoái vì nh hưởng ca bùng phát lan rng, Th trường chng khoán Châu Á và Châu Âu cũng st gim.

Khi các nhà lãnh đạo tài chánh ca khi G20 các nn kinh tế ln thế gii sp tho lun v nguy cơ ca nn kinh tế thế gii ti Rp vào cui tun này, Qu Tin t Quc tế nói còn quá sm đ nói virus nh hưởng như thế nào đi vi tăng trưởng toàn cu.

Tuy nhiên dịch bnh bùng phát có th làm gim mc cu du khí ca Trung Quc và nhng quc gia Châu Á khác, làm giá dầu ch còn 57 đô la mt thùng và ph m vin nh tăng trưởng ti Trung Đông, Vin Tài chánh Quc tế nói.

Tổ chc Y tế Thế gii cnh báo là cơ hi chế ng được dch bnh lây lan trên toàn thế gii đã đóng sau khi nhng ca lây nhim được báo cáo ti Iran và Libăng.

Tổng giám đc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói ti Geneva, "V bùng phát này có th phát trin theo bt c hướng nào. Nếu chúng ta làm tt, chúng ta có th tránh khi bt c cuc khng hong nghiêm trng nào, tuy nhiên nếu chúng ta bỏ qua cơ hi thì chúng ta s có vn đ nghiêm trng trong tay chúng ta".

Thứ trưởng B Khoa hc và Công ngh Trung Quc Xu Nanping nói vcxin sm nht ca Trung Quc s được đưa ra th nghim lâm sàng vào khong cui tháng 4, cùng thi đim vi nghiên cứu ca các nước khác. T chc Y tế Thế gii ước đoán là vcxin s được đưa ra th trường trong khong 18 tháng.

Trong khi các nước tìm cách ngăn virus tr thành đi dch toàn cu, các gii chc y tế công cng hy vng v nhng du hiu cho thy khí hậu m dn ti bc bán cu có th làm cho virus lây lan chm li.

********************

Hàn Quốc : Virus corona tăng tốc lây lan, với một ca tử vong thứ 2 (RFI, 22/02/2020)

Diễn biến dịch bệnh Covid-19 tại Hàn Quốc đang rất đáng lo ngại. Vào hôm nay, 22/02/2020, theo số liệu được chính quyền công bố, Hàn Quốc đã có đến 433 trường hợp bị nhiễm virus corona, tăng hơn gấp hai lần so với hôm qua, và gấp 8 lần trong vỏn vẹn 4 ngày.

kinhte4

Tẩy trùng đường phố trước một nhà thờ hệ phái Shincheonji, Hàn Quốc, nơi "bệnh nhân số 31" từng dự lễ. Ảnh chụp ngày 19/02/2020. Yonhap via Reuters

Nỗi lo ngại lại càng lớn trong bối cảnh quốc gia Bắc Á này đã ghi nhận một trường hợp tử vong thứ hai vì virus Covid-19, và 17 bệnh nhân khác trong tình trạng nguy kịch.

Theo hãng tin Mỹ AP, phát biểu với báo giới vào hôm nay, thứ trưởng bộ Y Tế Hàn Quốc Kim Gang Iip công nhận rằng tình hình dịch bệnh đã chuyển qua một giai đoạn mới, nhưng vẫn có thể khống chế được tại ổ dịch là Daegu và vùng phụ cận là tỉnh Bắc Gyeongsang. Daegu là thành phố lớn thứ tư của Hàn Quốc, nơi ca lây nhiễm đầu tiên được phát hiện vào hôm thứ Ba 18/02.

Thứ trưởng Y Tế Hàn Quốc cho rằng mặc dù đã xuất hiện một số ca lây nhiễm ở nhiều nơi, nhưng chủ yếu dịch bệnh tập trung tại vùng Daegu và Bắc Gyeongsang. Ông kêu gọi duy trì kiểm soát chặt chẽ biên giới để tình trạng lây nhiễm đến từ Trung Quốc và những nước khác.

Một cách cụ thể, hầu hết các ca lây nhiễm mới ở Hàn Quốc đều dính líu đến nhà thờ Tin Lành Shincheonji và bệnh viện Cheongdo ở khu vực Daegu. Tính ra, có khoảng 230 ca lây nhiễm liên quan đến nhà thờ Shincheonji (Tân Thiên Địa), và 110 ca trong những người có tiếp cận với bệnh viện Cheongdo.

Trong số 9.300 tín đồ của nhà thờ Tin Lành được giới chức y tế Hàn Quốc theo dõi, đã có 1.261 người bị ho và một số triệu chứng khác. Trong số này có bốn người đã đi du lịch nước ngoài trong những tháng gần đây, trong đó có một người đã đến Trung Quốc vào đầu tháng Giêng dù đến một nơi cách xa Hồ Bắc.

Covid-19 : Hơn 77.000 người bị nhiễm bệnh ở 29 nước với hơn 2.300 người chết

Trong bối cảnh nỗi lo ngại gia tăng tại Hàn Quốc, chính quyền Trung Quốc hôm nay cho biết số ca bị nhiễm virus corona hàng ngày đã giảm đáng kể xuống còn 397. Bên cạnh đó vẫn có thêm thêm 109 người khác chết vì Covid-19. Hầu hết các trường hợp mới và các ca tử vong đều được ghi nhận tại tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch bệnh bắt đầu.

Nhìn chung, tổng số trường hợp lây nhiễm virus corona ở Hoa Lục đã lên đến 76.288, với 2.345 trường hợp tử vong. Trên toàn thế giới, đã có hơn 77.000 người bị nhiễm bệnh ở 29 quốc gia và lãnh thổ, với hơn 2.300 người chết.

Tại Hoa Kỳ, 35 người đã bị xét nghiệm dương tính với virus corona, , trong đó có 18 người từ du thuyền Diamond Princess hồi hương về Mỹ, và một ca mới được ghi nhận ở California vào hôm qua (21/02).

Tại vùng Trung Đông, như vậy, Iran đã ghi nhận tổng cộng 5 trường hợp tử vong, và 18 ca lây nhiễm, trong lúc Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất loan báo có thêm hai trường hợp nhiễm mới, một người Philippines và một người Bangladesh, nâng số người nhiễm virus corona lên thành 11 người.

Ả Rập Xê Út đã cấm đi du lịch qua Iran và cho biết bất kỳ ai đến từ Iran phải qua chế độ cách ly 14 ngày. Quyết định của Riyad rất hệ trọng vì trực tiếp tác động đến hàng ngàn người Hồi Giáo Iran thường hành hương đến Mecca và Medina, mặc nhiên cấm những người này nhập cảnh.

Trọng Nghĩa

*****************

Virus corona : Khó theo dõi dịch bệnh vì Trung Quốc lại đổi cách tính (RFI, 21/02/2020)

Theo số liệu do Ủy ban Y tế Quốc gia ( bộ Y Tế ) Trung Quốc công bố hôm nay, 21/02/2020, trong 24 tiếng đồng hồ qua, tại Hoa lục đã có thêm 118 người bị chết vì virus corona mới (Covid-19), chủ yếu tại tỉnh Hồ Bắc, nâng tổng số tử vong trên toàn quốc là 2.236 người. Ngoài ra đã có thêm 889 ca lây nhiễm mới, nâng tổng số ca lây nhiễm ở Hoa lục lên hơn 75.000 người.

kinhte5

Nhân viên y tế đang tới một điểm kiểm tra khu vực cách ly ở đầu cầu Cửu Giang (Jiujiang) sông Trường Giang (Yangtze), tỉnh Giang Tây (Jiangxi), Trung Quốc, ngày 01/02/2020 Reuters/Thomas Peter/File Photo

Nhưng vấn đề là các số liệu nói trên được công bố sau khi Trung Quốc, hôm qua, vừa thông báo lại thay đổi cách tính số người bị nhiễm bệnh. Cụ thể là kể từ nay, họ chỉ thống kê những ca nào đã được xét nghiệm. Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng 8 này, Trung Quốc thay đổi cách tính số người bị lây nhiễm.

Cách đây 8 ngày, hôm 13/02, số ca lây nhiễm mới ở Hoa lục được công bố đã tăng vọt, tức là thêm hơn 15.000 người. Đây là mức tăng trong một ngày cao nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 12. Lý do của sự tăng vọt này là Trung Quốc thay đổi cách tính về số người bị lây nhiễm, cụ thể là kể cả những người có dấu hiệu sưng phổi sau khi được chụp radio cũng được đưa vào con số thống kê. Cho tới lúc đó, phải xét nghiệm acid nucléic mới có thể chẩn đoán nhiễm virus corona.

Việc số ca lây nhiễm tăng vọt ở Trung Quốc không hẳn là dấu hiệu cho thấy dịch Covid-19 trở nên trầm trọng hơn, mà đúng hơn là nó cho thấy Bắc Kinh đã đánh giá thấp tầm mức của dịch bệnh. Nhưng giới chuyên gia quốc tế chưa hết ngỡ ngàng về cách tính mới, thì đùng một cái, Trung Quốc hôm qua lại chuyển sang thống kê theo kiểu khác !

Việc Trung Quốc thay đổi cách tính liên tục như vậy khiến cho các con số thống kê trở nên không rõ ràng, không phản ánh đúng thực thế, và như vậy khiến cho các chuyên gia gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.

Không có số liệu thống kê không rõ ràng thì rất khó đánh giá mức độ lây nhiễm của Covid-19, nhất là cho tới nay các chuyên gia chưa thể xác định một cách chắc chắn thời gian ủ bệnh của virus này ( hiện được cho là từ 2 đến 12 ngày )

Ấy là chưa kể, các số liệu thống kê của Trung Quốc, dù chính xác đến đâu, chưa hẳn là một cơ sở vững chắc để dự đoán về diễn tiến của dịch Covid-19. Có thể lấy ví dụ về tỷ lệ tử vong. Về mặt lý thuyết thì tỷ lệ tử vong được tính rất đơn giản : chỉ cần chia số người chết trên tổng số người bị lây nhiễm, rồi nhân cho 100. Nếu tính như thế thì tỷ lệ tử vong của dịch Covid-19 hiện vẫn còn thấp, khoảng 2,3%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 10% của bệnh SARS.

Nhưng trên thực tế, theo các chuyên gia, khi có dịch bệnh, bao giờ cũng có một khoảng thời gian kể từ khi bệnh nhân chết cho đến khi ca tử vong được thông báo, mà dịch Covid-19 hiện nay chưa lên đến đỉnh và chưa biết bao giờ mới kết thúc, cho nên rất khó tính toán tỷ lệ tử vong.

Tóm lại, virus corona mới Covid-19 vẫn còn nhiều bí ẩn, việc Trung Quốc thay đổi liên tục cách tính số người bị lây nhiễm khiến cho việc giải mã những bí ẩn này thêm phức tạp, trong bối cảnh mà Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới đang ráo riết chạy đua với thời gian để chế tạo vaccin ngừa Covid-19.

Thanh Phương

Published in Châu Á