Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong bài viết : "Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam" Ông Võ Văn Thưởng, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng : "Trong bối cảnh bất ổn gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới, sự ổn định chính trị, xã hội của Việt Nam là một lợi thế quan trọng để phát triển…". Điều minh định này không sai nhưng hoàn toàn không đúng hẳn bởi phía sau những gì mà ông Thưởng nhìn thấy qua lăng kính của Tuyên giáo chưa hẳn xã hội và chính trị Việt Nam ổn định hoàn toàn như ông Thưởng xác định.

ondinh1

Sự bất ổn chính trị vẫn có nguy cơ bùng phát khi những mầm mống chín muồi.

Nếu cho rằng chính trị Việt Nam ổn định người nghi ngờ có thể đặt câu hỏi ổn định trên cơ sở nào ? Không có dấu hiệu đảo chánh từ trong nội tại, không có dấu hiệu phản ứng của người dân, không có yêu sách của quần chúng có thể dẫn đến biểu tình bạo loạn đi đến lật đổ chính quyền, không có dấu hiệu sụp đổ kinh tế hay không có nguy cơ chiến tranh với lân bang có thể dẫn đến một sự bất ổn ngoài dự liệu ?

Những câu hỏi trên tuy có thể thấy là "chưa" nhưng không phải là hoàn toàn không thể xảy ra và vì vậy sự bất ổn chính trị vẫn có nguy cơ bùng phát khi những mầm mống chín muồi.

Trong thể chế cộng sản như Việt Nam hiện nay khó thể xảy ra đảo chánh nhưng một cuộc thanh trừng nội bộ vẫn có nguy cơ rất cao diễn ra giữa những thế lực khác nhau trong đảng. Người ta có thể thấy rõ trong những năm gần đây, khi ông Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch "đốt lò" nhằm chặt vây cánh của ông Nguyễn Tấn Dũng, người từng khiến ông Trọng khóc tức tưởi vì bất lực không thể trừng phạt ông Dũng trong hội nghị 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội. Ông Nguyễn Tấn Dũng được đặt cho biệt danh là đồng chí X và từ đó đến nay người dân không ngớt chứng kiến hình ảnh chiếc lò của ông Trọng mang đi khắp nơi tìm và diệt tay chân ông Dũng một cách kiên trì. Kết quả tuy còn chưa ấn tượng lắm nhưng cũng đủ để phe cánh ông Dũng tìm đường phản công để tìm sự sống.

Vì vậy ông Trọng vẫn chưa ngủ ngon vì phe đồng chí X không phải dễ dàng đầu hàng chiếc lò thanh trừng của ông Trọng. Câu chuyện Nguyễn Thanh Hải, Tất Thành Cang tại Sài gòn vẫn được dân chúng râm ran truyền khẩu cho sự bất lực của ông Trọng trước chiếc vòi bạch tuột còn rất nguy hiểm của dồng chí X. Tranh dành quyền lực vẫn đang tiếp diễn tuy còn trong bóng tối nhưng sức nóng của nó không phải âm thầm nữa trong những ngày mùa hè sắp tới và vì vậy chưa chắc sự ổn định chính trị của Việt Nam còn kéo dài hết năm 2020.

Vế thứ hai là bất ổn có thể nảy sinh từ người dân vẫn tiềm ẩn nhưng không khó thấy. Nếu miền Bắc có Đồng Tâm, Dương Nội thì miền Trung có nguyên một dãy liên tỉnh nạn nhân của Formosa và miền Nam thì sức nóng của cuộc biểu tình ngày 10 tháng 6 chống dự luật Đặc khu vẫn còn âm ỉ. Mỗi nơi mỗi khác nhưng dân chúng chưa khi nào hoàn toàn yên ắng như nhà nước mong muốn, có chăng bởi họ giỏi che chắn trước dư luận thế giới nhưng tới một lúc nào đó khi sự chịu đựng không còn nữa thì cơn bão chống đối từ dân chúng sẽ bùng phát khắp nơi nếu chính sách của nhà nước vẫn giữ nguyên như hiện nay.

Vế thứ ba thuộc chu kỳ kinh tế là một câu hỏi hóc búa cho chính trị Việt Nam.

Trong suốt gần 30 năm đổi mới Việt Nam tỏ ra thành công trong vấn đề xây dựng kinh tế một cách thần kỳ. Từ bao cấp xoay hẳn sang kinh tế thị trường đã khiến đất nước được thế giới đón chào, tham gia làm đối tác trên lĩnh vực kinh tế khiến thu nhập GDP tăng và đời sống người dân dễ chịu hơn thời kỳ bao cấp rất nhiều. Tuy nhiên những Tổng công ty nhà nước, những vụ bê bối bạc tỷ đô la, những món nợ công đụng trần đang chờ giải quyết những món nợ quốc tế tới ngày đáo hạn và cuộc thương chiến giữa Mỹ và Trung quốc ngày càng trở nên nguy hiểm cho Việt Nam hơn bởi những món nợ khó trả đối với Bắc Kinh trong các dự án từ trước tới nay…không dễ dàng cho con tàu kinh tế Việt Nam chút nào trong tương lai gần khi mọi sự đang đến chu kỳ đi xuống của nó. Khi nợ đáo hạn không thể trả, khi xuất khẩu bị tác động, khi tài nguyên cắp nón ra đi và nhất là ngày càng phát hiện ra hàng trăm công trình trọng điểm bị rút ruột hay thiếu vốn thì Việt Nam có còn ổn định nữa hay không ?

Vế thứ tư tuy ít nguy hiểm hơn nhưng hoàn toàn không phải không thể xảy ra nếu một cuộc chiến xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Chính phủ Việt Nam có quá nhiều kinh nghiệm về người bạn "vàng" này nhất là sau khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra. Có kinh nghiệm chiến đấu lẫn kinh nghiệm bị Trung Quốc dắt mũi đã khiến Việt Nam vừa sợ vừa giận. Tư duy giữ đảng tuy quá mạnh nhưng với tình hình hiện nay khi Mỹ dứt áo trở mặt với Bắc Kinh Việt Nam vừa mừng vừa lo cho một giải pháp an toàn trước mắt làm sao để tránh đối mặt với Trung Quốc nhằm giữ đảng nhưng cũng không thể lơ là với Mỹ khi siêu cường này cần một thái độ dứt khoát tại Biển Đông nhằm thắt chặt chiến lược phong tỏa sức mạnh hải quân của Bắc Kinh trong đó Hà Nội giữ một tư thế quan trọng trong địa chính trị của khu vực.

Tới lúc đó hẳn nói Việt Nam có ổn định chính trị hay không.

Mong muốn ổn định để phát triển là một mong muốn chính đáng nhưng sự ổn định có được do sức mạnh đàn áp người dân, hoạch định kinh tế theo tầm nhìn ngắn hạn, đi giây trong đối sách ngoại giao hay che dấu đấu đá nội bộ không phải là một nền chính trị ổn định bền vững.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 21/06/2019 (canhco's blog)

Published in Diễn đàn

Bá Dương - nhà thơ, nhà văn, nhà báo và sử gia được tờ The New York Times mệnh danh là "Voltaire của Trung Quốc" bởi tác phẩm "Người Trung Quốc xấu xí" xuất bản năm 1985 tại Đài Bắc, và chỉ 4 năm sau chính Trung Quốc đại lục đã cho phép ấn hành tác phẩm này cũng như những tác phẩm khác của ông.

xau0

Khi rất nhiều người cùng chia sẻ một hành vi nào đó trong cộng đồng, kể cả hành vi đi ngược lại với văn minh nhân loại, thì hành vi ấy mặc nhiên trở thành văn hóa.

Tên tuổi của Bá Dương gắn liền với tác phẩm Người Trung Quốc xấu xí mô tả những thói hư tật xấu của đồng hương của ông, những người Trung Quốc trong thời hiện đại. Khi còn sống Bá Dương chắc phải mừng lắm khi sách mình viết được phát hành tại Trung Quốc nơi có hơn 1 tỷ người nói tiếng Hoa, có nghĩa là dù sao thì vài triệu người thức tỉnh, bỏ bớt thói hư tật xấu đi cũng là điều đáng quý. Tuy nhiên hình như ông Bá Dương và những người cùng quan niệm với ông đã lầm, những thói hư tật xấu ấy có thể bỏ, nhưng bản chất do trời sinh thì vẫn dính liền với cách hành xử của con người.

Khi rất nhiều người cùng chia sẻ một hành vi nào đó trong cộng đồng, kể cả hành vi đi ngược lại với văn minh nhân loại, thì hành vi ấy mặc nhiên trở thành văn hóa.

Năm 2013 hàng triệu người Trung Quốc hả hê sau khi nhà hàng "Beijing snacks" nằm ở quận Tây Thành, thành phố Bắc Kinh, gần cổng phía nam khu di tích Cung Vương Phủ, là địa điểm có nhiều khách du lịch đã trưng tấm bảng có dòng chữ tiếng Trung và Anh gắn ngay cửa : "Không phục vụ người Nhật, người Philippines, người Việt Nam và chó". Họ hả hê vì cả ba quốc gia liệt kê trên tấm bảng đều là kẻ thù của người Trung Quốc. Nhật từng trừng phạt Trung Hoa trong thế chiến thứ II, Việt Nam bất cộng đái thiên với nhiều đời hoàng đế Trung quốc kể cả trận chiến mới nhất vào năm 1979. Philippines chia phần thù hận khi dám mang Trung Quốc ra tòa quốc tế và nhiều lần ra mặt chống dối Trung Quốc trên trường quốc tế.

Ba năm sau, cùng một hành vi văn hóa thù hận như vậy lại xảy ra. Sau khi Nhật Bản trải qua một loạt các trận động đất mạnh, gây thiệt hại lớn về người và của thì trang mạng Weibo của Trung Quốc đăng tải hình ảnh một tấm biều ngữ lớn được treo trước cửa một nhà hàng ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc với nội dung : "Chúc mừng động đất Nhật Bản, tối nay khách hàng ghé qua nhà hàng sẽ được miễn phí bia và đồ ăn". Mức độ tiểu nhân đắc chí của hành vi này đã làm người ta giật mình, nhất là những nước nằm gần Trung Quốc. Họ giật mình vì bản chất hèn hạ quá lộ liễu của một quốc gia hùng mạnh và đang có hoài bão thay Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới.

Nhưng đó không phải là hành vi cuối cùng chứng tỏ người Trung Quốc không còn xấu xí mà đã trở nên thô bỉ, một điều mà khi còn sống chắc chắn Bá Dương cũng khó thể nghĩ ra.

Ngay sau khi Tập Cận Bình kêu gọi toàn dân chung tay chống lại cuộc chiến tranh thương mại do Mỹ phát động người dân Trung Quốc ngay lập tức tán thành với hành vi rất lạ : dùng hình ảnh của Tổng thống Donald Trump được in trên những sản phẩm dùng trong phòng vệ sinh.

Báo chí trong nước đồng loạt đăng lại thông tin từ các trang mạng Trung Quốc cho thấy các sản phẩm thể hiện sự mỉa mai đối với ông Trump đang được bày bán la liệt trên các trang mua bán điện tử của Trung Quốc. Kèm theo đó là những hình ảnh lan truyền việc sử dụng chúng trên mạng xã hội, với một loạt những sản phẩm từ bàn chải bồn cầu Donald Trump cho đến giấy vệ sinh in hình Tổng thống Mỹ. Nhất là "bàn chải bồn cầu" đang trở thành mặt hàng hot được tìm kiếm nhiều nhất trên Taobao, trang mại điện tử lớn của Trung Quốc.

Từ ác độc người Trung Quốc trở nên hèn hạ lúc nào chính họ cũng không biết. Nhất là Bá Dương, nếu còn sống ông hẳn phải viết lại toàn bộ cuốn sách của ông.

Nhưng sự hèn hạ ấy không phải là té nước theo mưa, nó đã trở thành một nền văn hóa từ khá lâu trên đất nước này thông qua việc hạ nhục lãnh tụ các nước mà họ thù nghịch thậm chí không thích. Một bằng chứng khác vừa được họa sĩ Thành Chương chủ nhân của Việt Phủ Thành Chương nơi được xây dựng lên để trưng bày các phẩm vật đặc sắc, những công trình, hiện vật cổ có giá trị văn hóa ở khắp các vùng miền, vài ngày mới đây khi du lịch Trung Quốc họa sĩ đã chụp được một tấm ảnh tại khuôn viên khu du lịch nổi tiếng Lệ Giang - Đại Lý thuộc Vân Nam của Trung Quốc. Bức ảnh gây cho người Việt một sự bất ngờ. Bất ngờ vì bức tượng trong tấm ảnh, với khuôn mặt mà bất cứ ai là người Việt Nam đều biết đến chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải được dựng lên để khách du lịch tôn vinh mà là để cho họ tỏ lòng khinh bỉ.

Hãy tưởng tượng xem, dù có chê ông Hồ tới đâu thì người Việt không thể nghĩ ra được cách chà đạp ông bằng người Trung Quốc. Họ tạc tượng ông như một gã ăn mày, tuy mặc áo đại cán nhưng lại ngồi kéo đờn nhị giữa công viên thì không phải là hình ảnh của một gã ăn mày thì là gì ? Hay là họ ám chỉ Việt Nam đã từng ăn mày rất lâu đối với Trung Quốc để họ viện trợ trong công cuộc chống Mỹ cứu nước nên nảy sinh ý tưởng trừng phạt một cách hèn hạ như thế này ?

Bá Dương tuy chưa nói đến văn hóa chà đạp kẻ thù của người Trung Quốc nhưng dù sao ông cũng kết luận một cách chính xác sự xấu xí của đồng bào ông qua nhận xét : "Một đất nước rộng ngần đó, một dân tộc lớn ngần đó chiếm ¼ dân số toàn cầu lại là một vùng cát chảy của sự đói nghèo, ngu muội, đấu tố tắm máu mà không tự thoát được. Tôi nhìn cách cư xử giữa con người với nhau ở những nước khác mà lại càng thèm. Cái văn hóa truyền thống kiểu nào để sinh ra hiện tượng này ? Nó đã khiến người Trung Quốc chúng ta mang sẵn trong mình nhiều đặc tính rất đáng sợ.

Hễ cứ có dính đến lập trường chính trị hoặc tranh quyền đoạt lợi thì những lời nói độc địa sẽ tuôn ra vô hạn định, khiến cho ai nấy khi nghe thấy cũng phải tự hỏi "Tại sao người Trung Quốc lại độc ác và hạ lưu đến thế" ?

Nếu còn sống ông sẽ thêm vào những câu chuyện mà ông chưa biết để thay tựa cuốn sách bằng "Người Trung Quốc hạ lưu" chăng ?

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 20/05/2019 (canhco's blog)

Published in Diễn đàn

Câu chuyện kinh tế Việt Nam muốn "hóa rồng" đã được nhiều người kể sau bao nhiêu năm cố gắng của nhiều chính phủ, nhưng tiếc thay những con rồng trong mộng của Việt Nam vĩnh viễn chỉ là những chú cá chép vượt vũ môn thất bại, trầy vi tróc vẩy nhưng giấc mộng hóa rồng vẫn canh cánh bên lòng không ngày nào không mơ tưởng tới.

rong0

Giấc mơ hóa rồng của chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc : doanh nghiệp bị vặt lông để không còn gì để chỉ là gà ăn quẩn cối xay

Giấc mơ hóa rồng ấy được chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lập lại tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam do Bộ Thông tin-Truyển thông tổ chức ngày 9 tháng 5 đã quy tụ gần 1.000 đại biểu từ các bộ, ngành, doanh nghiệp lớn.

Mục đích của Diễn đàn này Thủ tướng nhấn mạnh đến sức mạnh tiềm ẩn của nền công nghệ thông tin Việt Nam và ông kêu gọi phải vực nó dậy, bơm chủ nghĩa yêu nước vào nó và chống lại viễn ảnh thu nhập trung bình của đất nước. Thủ tướng Phúc khẳng định Việt Nam sẽ hóa rồng vào năm 2035 nếu doanh nghiệp IT góp sức tạo nên luồng sinh khí mới giúp thúc đẩy cho 50.000 doanh nghiệp IT Việt Nam với doanh thu 100 triệu mỗi năm phải tăng gấp đôi trong những năm tới.

Ý Thủ tướng muốn thu nhập của các doanh nghiệp IT tăng 200 triệu, vậy là giấc mơ hóa rồng có cơ may thành công.

Người hiểu chuyện rất lo lắng về giấc mộng này. Con số 200 triệu USD không phải là lớn so với một nền kinh tế. Phát biểu của Thủ tướng phải chăng là đọc nhầm hay thằng đánh máy sai ? Một điều nữa trong con số 200 triệu ấy giá trị sáng tạo, tức làm mới Hardware hay Software là bao nhiêu hay chỉ là con số của lắp ráp trong các nhà máy có tên công nghệ IT ?

Đọc nguyên bài báo của tờ Thanh Niên Online người ta không tìm thấy bất cứ một hy vọng nào về cái nền công nghệ mà Thủ tướng ca ngợi ấy. Những con số doanh thu từ doanh nghiệp IT nếu so với doanh số của các đơn vị nuôi trồng thủy sản xuất khẩu hay may mặc thì thua sút quá xa. Chúng không thể được nhân rộng lên để tìm kiếm một hướng phát triển mới để thành rồng.

Chỉ cần nhìn sang nước có nền công nghệ IT cao như Ấn Độ là thấy sức mạnh của họ. Ấn là nước có nhân viên IT ký hợp đồng với các công ty của Mỹ nhiều nhất thể giới với hình thức outsourcer. Những nhân viên này thụ đắt kinh nghiệm của những kỹ sư phần mềm giỏi nhất thế giới nhưng nhận mức lương so với người Mỹ kém xa một trời một vực. Trình độ IT của họ vượt bậc như vậy nhưng không ai khẳng định nền kinh tế thứ bảy thế giới này nhờ vào trình độ IT.

Trong khi kiến thức về IT của Việt Nam chỉ lẹt đẹt theo sau nhiều nước Đông Nam Á, kể cả Indonesia và Malaysia thì lấy đâu ra đội ngũ làm nền tảng cho sự phát triển đột phá như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gào ?

Nếu thật sự mong muốn một nền kinh tế lành mạnh thì chính phủ của Thủ tướng Phúc nên xem xét kỹ lưỡng hướng phát triển nông nghiệp và sản phẩm xuất khẩu hơn là mơ mộng một giải pháp khó thực hiện trong hoàn cảnh hiện tại của đất nước.

Giáo dục là nền tảng khi đào tạo cho đất nước những kỹ sư IT thực chất có thể sáng tạo ra những phần mềm sử dụng trong Computer một cách hiệu quả và mới mẻ nhất. Đại học Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu đó thì lấy đâu ra đầu ra cho một kế sách hoàn chỉnh ?

Trong khi Việt Nam là đất nước của nông nghiệp thì nhà nước lại không xem trọng những đồng ruộng phì nhiêu của đất nước để có cái nhìn đúng đắn về sức mạnh này. Cả miền Tây vẫn còn quá thiếu thốn những kho dự trữ lúa khiến người nông dân phải bán đổ bán tháo mỗi lần được mùa nhưng sụt giá vì sức tiêu thụ của thị trường nội địa quá tải.

Đã bao giờ nhà nước ngồi lại bàn về con đường huyết mạch từ Thành phố Hồ Chí Minh tới Cà Mau chưa ? Đã 44 năm con đường ấy có đoạn vẫn như ngày chưa giải phóng, dân than quá nhà nước tìm cách trấn an bằng cách cho doanh nghiệp sân sau trúng những gói thầu BOT và tiếp tục đày ải, bóc lột túi tiền người dân.

Gạo, con tôm, cá ba sa… của Việt Nam đang giúp người nông dân qua ngày và không ai dám mơ giàu sang phú quý từ những sản phẩm mà họ đổ bao công lao ra sản xuất. Đấy chính là những con rồng thật sự của nền kinh tế nếu nhà nước biết phát triển và tiếp tay với người nông dân nâng chúng lên tầm cao mới. Giá trị thật của những kỹ sư nông nghiệp không kém gì kỹ sư IT nếu mặt bằng đóng góp của họ mang ý nghĩa phát triển đất nước hơn là chạy theo các uyển ngữ giả tạo như "hóa rồng".

Một con rồng thật sự của nền kinh tế không chỉ một ngành nào làm ra nó mà cả xã hội phải phát triển đồng bộ thì cơ may "hóa rồng" mới thành hiện thực. Rồng gì mà bệnh nhân vào viện phải nằm chung 3 người một giường ? Rồng gì mà tiền điện mỗi nhà bị móc có thể mua gạo được cho ba tháng ? Rồng gì mà học sinh đi học phải đóng học phí bóc lột khiến phụ huynh của chúng đến nỗi phải làm thêm bao nhiêu việc mới đóng đủ cho con ? Rồng gì mà cả một dải đất miền Trung không ai thở nổi dưới không khí do nhà máy Formosa thải ra ?

Phải chăng đó là những con rồng đang bay thất thểu trên bầu trời Việt Nam đầy mơ mộng ?

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 10/05/2019 (canhco's blog)

Published in Diễn đàn
vendredi, 12 avril 2019 20:01

Cãi vả có thành dân chủ ?

Chắc chắn là có, ngoại trừ cãi vả vì lợi ích riêng mình bất cần lợi ích chung của người khác, đặc biệt sự cãi vả xảy ra giữa cộng đồng cùng quan tâm đến một vấn đề chung. Sự cãi vả hay nói văn chương hơn là "tranh luận" là phương pháp tốt nhất mài giũa tư duy về dân chủ trong khi một trong hai phía, bênh hay chống một vấn đề nào đó, có cơ hội nhìn ra vấn đề mà trước đó do thói quen không nhìn thấy.

danchu1

Những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất.

Chấp nhận mình nhìn thấy cái sai là tốt nhưng không dám công khai chấp nhận mình sai trong khi trong thâm tâm công nhận lập luận của đối thủ sắc bén hơn mình cũng không phải là điều gì xấu xa vì từ bây giờ trở về sau ý tưởng đạt được từ đối phương sẽ giúp bản thân nhạy bén hơn khi nhìn nhận một vấn đề có tầm xã hội, và vì vậy tranh cãi là cục đá mài tư duy sắc bén cần thiết nếu sự tranh cãi không đi quá đà đến nỗi sức mẻ hay khinh thường người phản biện.

Trường hợp của ông Nguyễn Hữu Linh, cựu Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Đà Nẵng sau khi xàm sở với bé gái trong thang máy đã làm cộng đồng dậy sóng, không những giữa cộng đồng với ông ta mà còn giữa những thành viên trong cộng đồng vì cách hành xử của họ đối với trường hợp hiếm có này.

Sau khi vụ tai tiếng xảy ra căn nhà của ông Linh tại Đà Nẵng đã bị một nhóm người tới xịt sơn lên cửa hàng rào với hai chữ Ấu dâm. Một chiếc quần lót được treo lên và chất bẩn cũng được ném vào bên trong căn nhà. Cùng lúc là phong trào đem vợ con ông Linh ra đàm tiếu với những lời lẽ khiếm nhã, những câu hài hước liên quan đến ông ta và gia đình được loan tải trên mạng xã hội trở thành một khuynh hướng. Tuy nhiên cùng lúc là những chống đối từ phía khác, những người không đồng tình với cách ứng xử "thô lậu" đối với gia đình ông Linh.

Nhóm người chống đối thường có tiếng tốt và luôn chống lại sự gian trá của chính quyền trên mạng facebook của mình. Họ cho rằng tuy ông Linh dơ bẩn nhưng gia đình ông ta không dính gì tới hành vi dâm ô của ông ta vì vậy lăng nhục vợ con, gia đình của ông ta là hành vi của "đám đông", đáng xấu hổ và mang tính chất bầy đàn rất rõ.

Nhóm này lấy Gustave Le Bon, trong cuốn ''Tâm lý học đám đông'', dẫn chứng rằng những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thủy, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể trạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa.

"Thủ lĩnh" của đám đông ấy chưa ai dám đứng ra chấp nhận đã bị một làn sóng phản ứng dữ dội đè bẹp. Nhóm chống ông Linh và gia đình cho rằng hành vi của việc xịt sơn, ném chất bẩn vào nhà của một Viện phó Viện Kiểm sát là cách ăn miếng trả miếng của nhân dân. Bởi người dân không có gì làm vũ khí thì họ có quyền xử dụng những gì họ cảm thấy khiến cho đối phương tủi hổ, mất mặt mới xứng đáng với lòng căm thù tiềm ẩn quá lâu trong dân chúng.

Đám đông ấy không tin vào luật pháp. Đối với họ luật pháp luôn đứng về kẻ mạnh mà ông Linh là một điển hình.

Hãy nhìn xem chung quanh đời sống hàng ngày của những người đấu tranh dân chủ. Nhà họ bị an ninh canh chừng như giam giữ phạm nhân, cửa ngõ của họ bị xịt sơn hai chữ "phản động" ổ khóa nhà họ bị trét keo dán sắt không thể mở được… tất cả những thứ ấy có phải là "tâm lý đám đông" hay không ?

Tại sao chính quyền Đà Nẵng nhanh chóng yêu cầu trích suất Video tìm thủ phạm trong khi cán bộ, an ninh canh giữ nhà của dân lại bị làm ngơ như không hề có ?

Nhìn xa hơn nữa, có bao nhiêu người chung quanh một nhà hoạt động dân chủ bị công an mời lên hăm dọa, phù phép đến nỗi không dám nhìn mặt người mình từng ủng hộ. Có bao nhiêu thân nhân của tù nhân lương tâm không được đối xử công bằng theo luật pháp hiện hành vậy tại sao lại đối xử công bằng với gia đình của một Viện phó Viện kiểm sát như Nguyễn Hữu Linh khi chính ông ta là người từng ký tá biết bao nhiêu lệnh truy tố bất nhân đối với người vô tội ?

Hãy nhìn lại hành động của những người mất đất, họ không còn gì cả, khi bị cưỡng chế chỉ còn bộ quần áo cơ hàn dính da nhưng uất ức khiến họ cởi phăng ra hết, truồng như nhộng để phản đối bọn người cưỡng chế mảnh đất nhỏ bé của họ. Hành vi cởi truồng ấy có đáng bị các nhà "đạo đức" phê phán hay không khi cùng một cách phản ứng với bất công, hà khắc ?

Hai khuynh hướng xảy ra trong cùng một sự kiện đáng là một niềm vui cho người quan sát. Ít nhất cả hai phía đã tham gia cật lực dùng tâm trí mình biện luận cho một hành vi. Những luận điểm của cả hai phía đều mang hình ảnh lưỡng diện, vừa đúng lại vừa sai, cái đúng và sai ấy tuy nhiên không đáng phê phán vì nó chứa đụng sự quan tâm cần thiết cho một xã hội dân chủ.

Lá phiếu nào cũng có sự lợi và hại của nó. Bầu cho người thành toàn, có tâm trí dành cho đất nước thì lá phiếu ấy hữu dụng, ngược lại bầu cho một kẻ độc tài thì lá phiếu ấy trở nên có hại cho tiến trình dân chủ. Tuy nhiên nếu không có những lá phiếu có hại ấy thì xã hội có đáng nhận hai chữ dân chủ làm mục tiêu chung hay không ?

Dân chủ luôn luôn cần sự cọ sát, đôi khi rất đau đớn. Thiếu đau đớn, hy sinh, tranh luận thậm chí chửi mắng nhau không thể có một nền dân chủ thực sự, có chăng chỉ là dân chủ phải đạo, dân chủ trung thành hay dân chủ định hướng, những cái mà dân tộc Việt Nam thừa mứa từ hơn 70 năm qua.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 11/04/2019 (canhco's blog)

Published in Diễn đàn

Phát biểu kém thông minh là hội chứng của rất nhiều lãnh đạo cấp trung ương của Việt Nam. Sự thật này vừa được khẳng định thêm một trường hợp nữa từ ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải, tại phiên giải trình trước Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Bộ trưởng Thể đã nói như đinh đóng cột "Ai mất giấy phép lái xe đều phải thi lại". Ngay lập tức một trận cuồng phong sỉ vả xuất hiện trên mạng xã hội về phát biểu được cho là "ngu độn" này.

the1

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể (người đứng) chủ trì họp báo Bộ Giao thông Vận tải chiều 18/01/2019 - Ảnh : VGP.

Rất nhiều bộ trưởng có chung một ý nghĩ rằng người dân vốn thấp cổ bé họng nói gì thì họ cũng phải nghe và dù có nổi lên một đợt sóng gió nào đó thì cũng chỉ đủ để gây một vài nụ cười trong lúc Đảng trà dư tửu hậu khi ngồi lại đánh giá những thành tựu đã qua, trong đó có những phát ngôn mà đảng viên cho là "thú vị".

Không thể tranh cãi được với câu nói bất hủ của Lord Acton : "Quyền lực làm con người tha hóa. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối", tuy nhiên nếu quyền lực được nằm trong tay của các chóp bu Đảng Cộng sản thì có thể cộng thêm một ý nữa đó là "càng quyền lực thì càng trì độn".

Muốn biết tầm trì độn của bộ phận này ra sao chỉ cần nhìn vào cách phát ngôn của họ thì rõ. Bao nhiêu năm nay hàng trăm câu nói đi vào sổ tay ghi chép của dân gian về mức độ thiếu thông minh của giới chóp bu. Từ Thủ tướng tới Chủ tịch Quốc hội. Từ Bộ trưởng tới Chủ tịch UBND các cấp, mười lần họ phát biểu thì ít nhất có một lần lộ ra thiểu năng trí tuệ mà ai cũng thấy. Mức độ ngớ ngẩn thường tập trung vào những phát biểu của cấp cao nhất như Thủ tướng hay Tổng Bí thư. Dụng chữ một cách lệch lạc, quê mùa lại thường xuất hiện trên những câu phán từ các đại biểu Quốc hội, và nhiều đời Chủ tịch Quốc hội cũng không hề thua kém trình độ hiểu biết của 500 vị ngồi trên ghế đại biểu.

Sự thiếu thông minh của những người này có thể thấy rải rác trong các ý kiến đóng góp ngay tại nghị trường hay trong những lần trả lời báo chí. Hiếm khi gặp một Đại biểu quốc hội có khả năng trả lời mọi câu hỏi một cách thông minh và ấn tượng. Lâu lâu hứng lên họ đưa ra những câu nói mà một người chăn vịt cũng phải lấm lét khi thốt lên trước đám đông bao vây chung quanh.

Chỉ riêng ông Thủ tướng Phúc đã làm chủ 27 lần phát biểu bị xem là nông nổi, thiếu cân nhắc về các "đầu tàu" khắp nước. Tuy nhiên ở những lĩnh vực khác thì phát ngôn của các Bộ trưởng không còn chỗ để chứa những lời lẽ thiếu cân nhắc, võ đoán, thiếu trí tuệ và nhất là xem dân như cái thùng rỗng có thể hét vào đấy điều gì cũng được.

Người ta còn nhớ như in ông Nguyễn Sinh Hùng khi đang giữ chức Chủ tịch Quốc hội đã không ngần ngại khi cho rằng : "Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai ?". Rồi bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng hăng hái cho cả nước biết : "Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước ? Chưa làm gì cả…".

Khi ông Bộ trưởng Văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định với báo chí rằng : "Nếu chúng ta sai chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật" thì một cơn cuồng nộ trên mạng xã hội đã xảy ra. Tuy nhiên nếu bình tâm suy nghĩ kỹ lại thì câu nói của ông Dũng chỉ xác nhận một sự thật đã đang và sẽ xảy ra trên đất nước ngày nào Đảng cộng sản còn cầm quyền. Câu nói của ông Dũng chưa bằng nhận xét của ông Nguyễn Duy Chiến, Phó ban Biên giới Chính phủ khi cho rằng "Việc Trung quốc xâm nhập lãnh hải, cắt cáp cũng là cách yêu cho roi cho vọt".

Mức độ nguy hiểm trong câu nói của ông Chiến là khẳng định vai trò cha chú của Trung Quốc đối với Việt Nam và khuyến khích sự vâng lời một cách nhu nhược trước họa diệt vong từ Trung Quốc. Trong cái "Yêu cho roi cho vọt" ấy người ta thấy in đậm tâm lý nô lệ và cúc cung tận tụy với kẻ đã từng xâm lược đất nước và vẫn đang chiếm giữ một phần da thịt Việt Nam của một bộ phận không nhỏ của các lãnh đạo.

Lãnh đạo nhà nước không những thích nói những câu vượt hàng rào chữ nghĩa, họ còn xem thường mức độ hiểu biết của quần chúng trong đó không ít người từng dạy cho họ học trong mái trường xã hội chủ nghĩa. Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không cần suy nghĩ chi cho sâu xa, phán rằng "Nợ xấu tăng vì lợn rớt giá". Đối với một Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ lấy đơn vị "lợn" để làm chuẩn mực khi cân đo tài chánh cho cả quốc gia thì thật là hồng phúc cho dân tộc.

Nhắc tới "hồng phúc" người Sài Gòn không thể nào quên bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND thành phố từng tuyên bố : "Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc của dân tộc". Một lần nữa bà Quyết Tâm không hề hớ hênh mà đã có chủ đích khi phát biểu điều này. Chân lý nằm ở chỗ hãy xem có bao nhiêu con cái lãnh đạo đang bơi trong chiếc hồ đầy ắp tiền bạc và quyền hành do cha mẹ chúng mang vào tiếp tục đè đầu nhân dân ?

Vừa hãnh tiến lại vừa giảo biện là tính chất chung của lãnh đạo Việt Nam ở cấp thành phố. Ông Bùi Xuân Cương, giám đốc sở Giao thông và vận tải thành phố cho rằng : "Kẹt xe kéo dài ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ là ùn ứ vì xe vẫn có thể nhúc nhích được". Nhúc nhích tức là cử động, còn kẹt xe theo ông Cương thì phải hoàn toàn bất động mới được xem là kẹt xe ! Chỉ có thánh mới tranh biện được với ông mặc dù một người bán hàng rong quê mùa trên cái đất Sài gòn này cũng thừa khả năng biết được hai chữ nhúc nhích là gì.

Trở lại với phát biểu của ông Thể. Trong vai trò Bộ trưởng Giao thông và vận tải ông đã từng bao che cho các BOT bẩn khi áp dụng chữ "thu giá" thay vì "thu phí" như trước đó các BOT vẫn sử dụng tại các chốt thu phí. Phí và giá hoàn toàn khác nhau trên ngữ nghĩa lẫn mục đích nhưng ông vẫn kiên định lập trường về sự thông minh hoán chữ của ông. Sau khi dư luận phản ứng quyết liệt thì "thu giá" trở về với vị trí ban đầu của nó : vô nghĩa và được nghĩ ra từ một cái đầu không ngu cũng độn.

Sau ông Thể là những ai nữa thì nhân dân không cần biết. Dân chỉ biết rằng họ đông như ruồi và việc vo ve bên tai người dân không thể nào tiêu diệt được khi mà cả guồng máy chỉ chú ý tới mục tiêu "mị dân" là chính.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 08/03/2019 (canhco's blog)

Published in Diễn đàn
mercredi, 06 mars 2019 16:11

Dĩ hòa vi quý hay di hại ?

Chưa bao giờ con em chúng ta chịu áp lực nặng nề khi tới trường như hôm nay. Bên cạnh việc học hành quá sức chịu đựng của chúng một ám ảnh khác đang đè nặng lên đôi vai vốn đã chịu nhiều sức ép đó là bạo lực học đường.

Chúng ta có lẽ không ai đủ can đảm xem cho hết một đoạn video dài khoảng 5 phút quay lại cảnh nhiều nữ sinh thay nhau đánh một bạn cùng lớp trong khi các nam sinh khác đứng bên ngoài nếu không cổ võ thì cũng im lặng. Hành vi đánh tập thể bạn học qua nhiều video khác nhau tung lên mạng xã hội đã là tiếng chuông cảnh tỉnh cho tất cả phụ huynh chúng ta về nạn bạo hành trong ngôi trường mà chúng ta tin tưởng giao phó con em mình để được giáo dục.

Bị bạn đánh tập thể không phải là lý do duy nhất khiến các em sợ hãi mà hành vi bạo hành từ giáo viên đối với chúng mới là nỗi ám ảnh không rời. Từ nhiều năm nay không biết bao nhiêu vụ bạo hành đã xảy ra trên tất cả các tỉnh thành được báo chí theo dõi và tường trình.

baoluc1

Học sinh tiểu học bị cô đánh tím tái chi vi viết chữ xấu.

Hành vi đánh đập học sinh trở thành hội chứng khi rất nhiều giáo viên chủ nhiệm giận dữ phạt học sinh bằng cách bắt bạn đồng lớp tát tai nếu chúng có lỗi.

Một cô giáo tại trường Tiểu học Trung Thành, Thái Nguyên đã bắt học sinh trong lớp do cô phụ trách tự tát 50 cái vào mặt chỉ vì em này mất trật tự. Sau khi bị phụ huynh làm đơn tố cáo, cô giáo này chỉ bị chuyển sang dạy lớp khác.

Một học sinh trường Tiểu học số 1 Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình vì làm bài lạc đề nên bị giáo viên chủ nhiệm tát 2 cái vào má. Em này bị chấn động sọ não và phải nhập viện điều trị. Sau đó, cơ quan công an ra quyết định xử phạt hành chính đối với cô giáo này với mức phạt là 2,5 triệu đồng.

Trường Trung học cơ sở Duy Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình nổi cộm vụ cô giáo đã chỉ đạo các bạn trong lớp tát bạn tổng cộng 231 cái khiến em học sinh này gần như mất trí khi về tới nhà.

Đầu tháng 3 một học sinh tiểu học bị cô giáo dùng thước đánh trúng vào mắt gây ảnh hưởng nghiêm trọng xảy ra ở Lạng Sơn. Tiếp theo sau đó ít lâu là một học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở Long Hòa, tỉnh Long An bị thầy giáo phạt đánh nhiều roi. Theo kết quả chụp X quang, học sinh bị vẹo cột sống mặc dù chưa xác minh có bị vẹo cột sống hay không nhưng chuyện đánh học sinh là có thật.

Không những bạo hành bằng roi hay tát tai, những vết thương tuy đau nhưng dễ lành với thời gian, còn những vụ bạo hành tình dục là vấn đề nhức nhối hơn nhưng vẫn xảy ra đều đặn trong các trướng học khắp nước.

Người ta còn nhớ vụ án Sầm Đức Xương tổ chức mua bán dâm các nữ sinh trong trường do y làm hiệu trưởng đã để lại vết nhơ không thể rửa sạch cho nền giáo dục Việt Nam nhưng sau khi vụ án được xét xử là những vụ xâm hại tình dục học sinh tiếp tục xảy ra như cỗ xe tuột dốc không thể kềm giữ. Mới đây nhất là vụ thầy giáo Dương Trọng Minh bị tố cáo đã xàm sở với 13 em nữ sinh học lớp 5 trường tiểu học Tiên Sơn, Huyện Việt Yên, Bắc Giang.

Tối 1 tháng 3, ông Dương Trọng Minh thừa nhận đã sờ vào "vùng nhạy cảm" của các nữ sinh, ngay cả khi tường trình tại Trường vào ngày hôm sau ông Minh tiếp tục thừa nhận đã "vỗ mông" các nữ sinh. Thế nhưng phụ huynh lại dễ dàng chấp nhận lời xin lỗi. Hành động này thật sự gây phản cảm còn hơn chính vụ án.

Chưa hết, chương trình của VTV1 phỏng vấn một lãnh đạo Phòng Giáo dục và đào tạo Việt Yên, Bắc Giang thì ông này phát biểu "Vụ thầy giáo dâm ô không nghiêm trọng" vì thầy Minh chỉ cấu véo nữ sinh và việc ký biên bản nhận tội là do thầy Minh bị phụ huynh đe dọa.

Không phải nữ sinh mới bị xâm hại tình dục mà nam sinh cũng không thoát khỏi những con yêu râu xanh trong trường học. Người ta còn nhớ vụ Hiệu trưởng Đinh Bằng My của trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở Thanh Sơn (Phú Thọ) dâm ô nhiều học sinh nam trong văn phòng của y trong khi các giáo viên biết chuyện đều im lặng. Một cô giáo bị tố cáo là biết các em bị xâm hại nhưng không lên tiếng còn trêu chọc các em là "hôm nay có được ăn kẹo mút không ?"

Thông qua các câu chuyện khốn nạn như trên người ta thấy rõ hai điều, thứ nhất là ban giám hiệu trường, sở giáo dục và đào tạo tìm hết cách để bao che phạm nhân. Thứ hai thái độ của phụ huynh học sinh nạn nhân là im lặng bỏ qua vì quan niệm "dĩ hòa vi quý". Hai yếu tố này cộng hưởng với nhau khiến những kẻ "sắp" phạm tội tin rằng sẽ không bị pháp luật trừng trị vì được bao che và làm ngơ, lãnh đạm trước nỗi đau của con cái.

Chúng ta không thể im lặng trước sự bao che của nhà trường hay các cơ quan trách nhiệm đã đành, nhưng trước tiên là thái độ cương quyết của chính chúng ta, bởi lẽ con cái cần chúng ta bảo vệ chứ không cần sự im lặng thông cảm của chúng ta đối với người đã hại đời chúng. "Dĩ hòa" sẽ di hại cho các nạn nhân sau này và di căn san chấn tinh thần của các em sẽ không bao giờ lành lặn vì bọn người xâm hại các em không trả giá trước pháp luật một cách sòng phẳng.

Nếu không tin vào pháp luật thì chúng ta phải tự bảo vệ con em bằng những cách thiết thực nhất. Hãy theo dõi chúng, hỏi han những gì mà thầy cô trong lớp làm cho chúng, hay bạn bè của chúng trong từng ngày một. Khi chúng có biểu hiện buồn bã, lo lắng hay kém ăn không còn thích thú khi đến trường là dấu hiệu không tốt chúng ta phải tìm hiểu. Khuyến khích chúng kể ra những câu chuyện mà chúng sợ không dám kể, tuyệt đối không đe dọa hay dùng biện pháp đánh đập, càng sợ hãi thì chúng càng im lặng hơn nữa.

Khi thấy một vết thương trên mình đứa trẻ tốt nhất là an ủi, dỗ dành, dịu ngọt để lấy "lời khai" của chúng. Nếu vết thương bầm tím không có máu chảy lại càng nguy hiểm và đừng bao giờ bỏ qua vì khả năng nội thương đang ủ mầm dễ gây biến chứng.

Sống chung với lũ là câu chữ châm biếm nhưng cũng không phải vô căn cứ. Khi chúng ta bị pháp luật quay lưng thì cách tốt nhất là phải sống chung với nó nhưng lúc nào cũng cảnh giác như tai họa sắp ập vào con em chúng ta chứ không ai khác.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 06/03/2019 (canhco"s blog)

Published in Diễn đàn

Câu chuyện về BOT bẩn giữa chủ nhân, những nhóm lợi ích, và nhân dân đang tới hồi gay cấn sau khi hiện tượng "đếm xe" diễn ra. Thái độ của các BOT tuy có khác nhau nhưng chung quy cho thấy sự lo sợ, liều lĩnh và cuống quýt trước cơn phẫn nộ của dân chúng.

gayroi1

BOT Cai Lậy : Cuộc chiến pháp lý và lợi ích nhóm bị đẩy lên cao độ

Tại sao người dân tự nguyện ngồi giữa trời nắng chang chang để làm cái công việc vô bổ là đếm từng chiếc xe chạy ngang và đóng tiền lệ phí ? Câu trả lời rất đơn giản : họ đang bảo vệ quyền lợi của chính họ. Họ không muốn tiếp tục bị móc túi, bị sỏ mũi như súc vật khi các nhóm lợi ích móc nối với Bộ GTVT công khai thu tiền của họ rất "hợp pháp".

Tại sao người dân chấp nhận bị đánh, bị đàn áp và sách nhiễu vì lên tiếng hay có hành động cụ thể chống lại BOT bẩn trên khắp nước ? Vì họ căm phẫn trước thói quen cậy quyền và dựa dẫm vào chính quyền địa phương để hà hiếp dân chúng. Câu chuyện mới nhất của anh Hà Văn Nam đã minh chứng đấy đủ sự tiếp tay từ chính quyền với BOT bẩn khi công an công khai đánh đập anh một cách man rợ và sau đó tự tiện bắt giữ anh với tội danh "gây rối". Công an huyện Quế Võ Bắc Ninh sáng ngày 5 tháng 3 đã bắt giữ anh và hành động bắt người này minh chứng cho đường giây bảo vệ các BOT là có thật và chúng đang công khai thách thức pháp luật.

"Gây rối" là tội danh không lạ đối với người dân Việt Nam. Cứ tạo một đám đông hiếu kỳ là có thể bị buộc gây rối. Tập trung hơn 10 người cho dù im lặng ngồi cầm biểu ngữ chống lại một cái gì đó cũng là gây rối. Ngồi chung một xe đi thăm tù nhân lương tâm vừa được thả cũng bị buộc là gây rối nếu có lời lẽ gay gắt với công an. Và bây giờ không chấp nhận đóng tiền cho BOT bẩn cũng bị buộc vào tội gây rối.

Sau khi phong trào "đếm xe" diễn ra trên nhiều tuyến đường, BOT Ninh Lộc bị phát giác là tự ý kéo dài thời gian và số tiền thu hàng ngày vượt xa số tiền đóng cho nhà nước đã khiến chủ công ty đầu tư cuống cuồng đối phó. Trước tiên là vu cáo việc đếm xe do tổ chức Việt Tân thực hiện với mưu đồ xấu, phá hoại quá trình phát triển của Việt Nam. Tiếp theo sau là bắt người chống đối với tội danh gây rối và sắp tới nếu chính Thủ tướng cũng xem việc này là bình thường thì người ngồi đếm xe sẽ bị buộc tội gây rối không cho BOT phục vụ nhân dân.

Cùng lúc với việc bắt giữ anh Hà Văn Nam, rạng sáng ngày 5 tháng 3, người dân đếm xe ở BOT Lộc Ninh Khánh Hòa cho biết, họ vừa bị một nhóm người lạ "cướp" sổ đếm xe và số liệu 7 ngày qua mất gần hết.

Qua các hành động công khai và nhất quán như vừa xảy ra người dân có thể nhận thấy sự câu kết giữa chính quyền và các nhóm lợi ích đã sâu rộng và bền chặt tới mức nào. Nó cho phép các nhóm lợi ích tính toán thế nào thì tính miễn sao hai bên đều có lợi thì chính quyền sẽ "hỗ trợ" bất chấp sự chế tài của pháp luật.

Hệ thống tư pháp và báo chí sẽ là nguồn nhân sự thứ hai sẵn sàng bảo vệ thu nhập của BOT và bất cứ câu chuyện nào xảy ra cũng sẽ bị bóp méo, ngụy tạo của báo chí bẩn. Tòa án sẵn sàng những bản án bỏ túi cho bất cứ ai có hành động "gây rối" BOT bẩn.

Theo Bộ GTVT, hiện có 17 trạm BOT có "bất cập về vị trí" như : Trạm thu phí Bắc Thăng Long-Nội Bài (Hà Nội) ; Nam Cầu Giẽ (Hà Nam) ; Bến Thủy (Nghệ An) ; Quán Hàu (Quảng Bình) ; Trảng Bom (Đồng Nai) ; TP. Sóc Trăng (Sóc Trăng) ; Cai Lậy (Tiền Giang) ; QL6 Hòa Bình ; QL3 Thái Nguyên...Tuy nhiên Bộ GTVT không có bất cứ kế hoạch nào xử lý các BOT này mặc dù chính Bộ GTVT công nhận hành vi thiếu lương thiện của chúng. Người dân có quyền nghĩ rằng thế lực của các nhóm lợi ích mạnh đến nỗi dù là cấp Bộ cũng không dễ chạm tay vào.

Việc mang công an vào cuộc là giọt nước rót thêm vào chiếc ly bất mãn của quần chúng. Họ không thể bị cáo buộc là gây rối để che đậy sự bất lương của các ông chủ BOT, hành động này sẽ bị thế giới lên án mặc dù sự lên án ấy chưa có khả năng gây cho Việt Nam chùn bước nhưng các hệ quả kinh tế sẽ kéo theo động thái răn đe của thế giới không có lợi gì cho Việt Nam.

Tiếp tục bao che cho các nhóm lợi ích chính quyền sẽ bị sa lầy vào lòng căm phẫn của quần chúng. Mang công an ra giải quyết lúc ban đầu sẽ làm cho nhiều người sợ hãi nhưng khi thấy quyền lợi mình tiếp tục bị chà đạp nhất định lòng căm phẫn của nhân dân sẽ dầy thêm, khi ấy họ thật sự muốn "gây rối" bằng các hành động bạo lực sẽ không còn xa nữa.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 05/03/2019 (canhco's blog)

Published in Diễn đàn
dimanche, 03 mars 2019 11:42

Chơi với lửa

Sau nhiều ngày chờ đợi Bộ Tư pháp Canada đã phê duyệt việc dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) Giám đốc tài chính của công ty Huawei, nơi được cho là ổ gián điệp của Trung Quốc núp dưới cái vỏ một công ty công nghệ thông tin, đang bị Mỹ tố cáo có âm mưu lấy cắp các dữ kiện tuyệt mật của nhiều nước, trong đó có các công ty viễn thông của Mỹ.

choi1

Bà Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ tại sân bay quốc tế Vancouver thuộc Canada vào tháng 12 năm ngoái theo yêu cầu của Mỹ với các cáo buộc đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Phản ứng của Trung Quốc rất mạnh mẽ và quyết đoán, bắt giữ công dân Canada và cáo huộc họ làm gián điệp trong vùng đất Trung Quốc, đe dọa các doanh nhân Canada đang kinh doanh tại Trung Quốc. Trung Quốc chống chế rằng Hoa kỳ sở dĩ bắt giữ bà Mạnh là hành động đàn áp các đối thủ cạnh tranh về thiết bị viễn thông lo ngại sự lớn mạnh của Huawei nên đã đem vấn đề an ninh ra làm chứng cứ. Nói chung là một sự lừa dối nhằm bôi nhọ Trung Quốc.

Tuy nhiên Trung Quốc khó lòng chối bỏ các bằng chứng về đánh cắp sở hữu trí tuệ của Huawei, một trong những lý do khiến Bộ tư pháp Hoa Kỳ chính thức truy tố Huawei và bà Mạnh Vãn Chu là nhân viên cao cấp của công ty này bị truy tố 23 tội danh bao gồm vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran, đánh cắp bí mật thương mại, nói dối ngân hàng và cản trở pháp lý.

Mỹ có bằng chứng cho thấy từ lâu tập đoàn Huawei đã được chính phủ Trung Quốc bảo hộ nhằm thực hiện các hoạt động gián điệp và đang nhắm vào EU để nhằm đạt được mục tiêu chiếm lĩnh thị trường này. Mỹ, Australia, New Zealand đồng loạt ban hành lệnh cấm sử dụng thiết bị của Huawei riêng Anh quốc đã ngưng chương trình phát triển mạng 5G do Huawei cung cấp.

Những phản ứng này cho thấy thế giới lo sợ sự thâm nhập của Huawei vào đất nước của họ để làm việc mờ ám hơn là sự cạnh tranh giữa các đối thủ thông thường trong lĩnh vực thiết bị viễn thông. Mỹ là nước tự do trong cạnh tranh và chính phủ nước này chưa bao giờ có hành động nhơ bẩn trong việc bênh vực và che chắn cho hành vi cạnh tranh bất chính.

Duy chỉ có Việt Nam là không lo sợ chuyện gián điệp Trung Quốc ngược lại còn mở rộng cửa cho tập đoàn này bước chân vào Việt Nam với tất cả mọi dễ dãi mà đất nước này có được.

Từ năm 1998 Huawei đã thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam cho tới năm 2016 thì công ty này thành lập Trung tâm Sáng tạo CSIC. Hiện nay công ty Huawei Việt Nam có hơn 300 nhân viên, văn phòng đặt ở hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Mới đây Tổng công ty hạ tầng mạng (VNPT Net, thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông) đã chỉ định thầu cho Huawei Việt Nam hàng loạt gói thầu trị giá hàng chục tỷ mặc dù biết rõ những nguy hiểm khi cho phép tập đoàn này cung cấp các thiết bị viễn thông sẽ có nguy cơ bị đánh cắp thông tin của khách hàng hay các cơ quan chính phủ nếu dùng hệ thống do Huawei xây dựng.

Ông Đinh Hồng Quang, một giới chức cao cấp của VNPT cho báo chí biết lý do chọn Huawei là vì họ đã vào Việt Nam khá lâu và sắp tới có chuyến đi thăm Trung Quốc của một nhân vật cao cấp mà ông này không muốn nêu tên. Tiết lộ của ông Quang cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc mạnh đến nỗi Việt Nam sẵn sàng hy sinh những điều hệ trọng ảnh hưởng tới bí mật quốc gia vì một lý do hết sức kỳ lạ. Điều này cũng cho thấy chính sách phát triển hạ tầng của Việt Nam thiếu minh bạch và được cấp dưới tự tiện quyết định mọi chính sách miễn là có lợi cho kinh tế, dù ít ỏi, của Việt Nam bất kể hệ quả mà một hành vi chỉ định thầu gây ra.

Hiện Huawei chiếm tới 29% toàn bộ mạng lưới của VNPT có nghĩa là 1/3 mạng lưới đã hoặc sẽ bị cài đặt phần mềm theo dõi đối với người sử dụng nó. Từ một chiếc điện thoại cầm tay tới hệ thống định vị, mạng nội bộ, hay hệ thống chính phủ… nguy cơ bị lấy cắp thông tin, cài đặt nghe lén hay những hành vi gián điệp khác đều có thể xảy ra đối với Việt Nam khi cho phép Trung Quốc biết rõ mình như trong lòng bàn tay và do đó nếu có biến cố xảy ra giữa hai nước thì Hà Nội chắc chắn nằm trong vòng kiểm soát không thể cứu vãn.

Mỹ không những cấm Huawei, chính phủ Trump còn tuyên bố sẽ không hợp tác với những nước cho phép công ty này hoạt động trên lãnh thổ của họ nữa.

Trong một cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình FOX, ngoại trưởng Hoa kỳ ông Mike Pompeo cho biết "Nếu một quốc gia áp dụng thiết bị của Huawei và đưa nó vào một số hệ thống thông tin quan trọng hàng đầu, chúng tôi sẽ không thể chia sẻ thông tin với họ". Ông Pompeo nhấn mạnh không muốn thông tin của nước Mỹ bị rủi ro.

Điều này dễ nhận thấy khi Mỹ bước chân vào Biển Đông thì Việt Nam sẽ là nơi được chia sẻ thông tin nhằm đối phó với Trung Quốc. Nếu Huawei quản lý mạng viễn thông thì làm sao Mỹ dám cho Việt Nam nhập cuộc. Mà bị đứng bên ngoài thì Việt Nam sẽ là gì đối với trách nhiệm chung của toàn khối ASEAN ?

Trong khi Hà Nội đang nổ lực tối đa để xích lại gần hơn với Mỹ, một hợp đồng nhỏ bé với Huawei có thể làm sụp đổ mọi cố gắng mà Bộ ngoại giao đang làm. Nếu Bộ chính trị vẫn còn thờ ơ với mưu toan của Trung Quốc chắc chắn sẽ gặp hậu quả rất gần. Bên cạnh gián điệp là các lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam nếu một hôm nào đó ông Trump mất ngủ.

Không ai có thể chơi với kẻ hai mặt, nhất là một doanh nhân thành đạt như ông Trump. Vì ai cũng biết Tổng thống không phải là một chính trị gia lão luyện đủ để bỏ qua hành động hai mang của đất nước mà ông vừa ghé qua. Phỉ báng nước Mỹ bằng việc cho phép kẻ bị Hoa Kỳ chối bỏ làm việc trên đất nước của mình là hành động thiếu chín chắn nhất trong giai đoạn hiện nay của Hà Nội.

Chơi với lửa sẽ có ngày bỏng tay.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 03/03/02019 (canhco's blog)

Published in Diễn đàn
lundi, 25 février 2019 16:18

Khi nào thì tới chính chúng ta ?

Nếu bạn đang theo dõi vụ án "ly dị ngàn tỷ" với những tình tiết rất hấp dẫn, quan tòa cùng hai nhân vật chính diễn đi diễn lại "tấn trò đời" đã làm bạn quên đi phần nào cuộc sống khó khăn, đầy dẫy những trăn trở trước chiếc hầu bao của gia đình ngày một teo tóp…

bicao1

Việc bế cháu bé đang vừa khóc vừa chạy ra đường là nhằm bảo vệ tính mạng cho cháu nhưng bị cáo Nguyễn Ngọc Dũng vẫn bị tuyên phạt 2 năm tù về tội "Giữ người trái pháp luật"

Nếu bạn đang tự hỏi hai ông cựu Bộ trưởng Bộ 4T rồi đây sẽ lãnh án bao nhiêu năm và còn bao nhiêu đồng phạm nữa sẽ ra tòa, thì bạn đang theo dõi dòng chảy chính trị ở thượng tầng, nơi mà người trong cuộc đấu đá nhau rất khiếp đảm để trừng phạt kẻ đã chống lại mình…

Và nếu bạn chưa nghe tin về một tài xế vì ngừng xe mang một bé trai hai tuổi lên xe mình trước đôi mắt chia sẻ của hơn chục hành khách vì lo rằng em sẽ bị tai nạn, bị lạc đường về nhà và kết quả là anh tài xế tốt bụng ấy bị bắt, bị cáo buộc về tội "Giữ người trái pháp luật". Bạn nên theo dõi vụ này, nếu không một ngày nào đó không xa lắm bạn sẽ là anh tài xế tốt bụng này. Ngược lại, nếu vì lo xa cho tính mệnh của mình mà bạn bỏ qua mọi sự thì đó cũng là lúc bạn nên suy nghĩ lại tại sao tòa án lại tước đi thiên lương trong mỗi con người chúng ta qua một vụ án bất nhân, trái với tinh thần pháp luật như thế.

Anh tài xế là Nguyễn Ngọc Dũng thường trú tại phường Ea Tam, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk bị tòa sơ thẩm Buôn Hồ tuyên phạt 24 tháng tù giam về tội giữ người trái pháp luật. Anh Dũng kháng án và ngày 21 tháng 2 năm 2019 vừa qua phiên phúc thẩm đã giảm cho anh Dũng xuống còn 15 tháng tù giam.

Theo lời khai của anh Dũng trong hồ sơ vụ án thì vào ngày 18/3, khi đang chở 11 hành khách qua phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ anh Dũng phát hiện 1 cháu bé khoảng 2 tuổi đang khóc, chạy ra giữa đường. Đúng lúc này có một chiếc xe giường nằm màu đỏ chạy ngược chiều theo hướng Buôn Ma Thuột đến Buôn Hồ, suýt va chạm với cháu bé. Lo lắng cho sự an toàn của đứa trẻ, anh Dũng nói phụ xe xuống bế cháu bé.

Trước mặt 11 hành khách trên xe anh Dũng nói rằng sẽ chở cháu bé tới trình báo với công an nơi gần nhất để công an tìm thân nhân của cháu. Rất không may cho anh, khi tới một chốt công an kiểm tra giao thông trên đường thì xe anh bị chặn lại, công an lên xe khám xét thấy anh đang bế cháu bé và thế là anh bị bắt vì tình nghi bắt cóc trẻ em.

Tại cơ quan điều tra, lái xe, phụ xe cùng tất cả hành khách đều tường trình đúng lại sự việc. Tuy nhiên, cơ quan công an cho rằng đã có sự câu kết giữa nhà xe và hành khách để bắt cóc trẻ em...

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia pháp lý, việc truy tố anh Dũng là hoàn toàn sai trái và cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã bỏ qua động cơ phạm tội của bị can. Cơ quan điều tra đã không màng tới 11 nhân chứng và phụ xế trên xe khi xảy ra vụ việc, đây là yếu tố quan trọng bật nhất có thể kết tội hoặc minh chứng cho anh Dũng vô tội. Nếu kết luận rằng đây là sự cấu kết của hành khách cùng nhà xe để bắt cóc trẻ em thì những người cấu kết này cũng phải bị truy tố như anh Dũng.

Không ai bị truy tố ngoại trừ một mình anh Nguyễn Ngọc Dũng cho thấy sự xem thường thủ tục tố tụng của phiên tòa. Phải xử cho ra tội để được tiếng là phát hiện và xử phạt một vụ bắt cóc trẻ em trong khi hiện tượng này đang phổ biến khắp nơi, là hành động vừa xem thường luật pháp vừa khắc nghiệt với người dân mà một tòa án không nên có.

Tòa án cũng chạy theo thành tích chăng ? Có lẽ. Vì ở Việt Nam không gì là không thể xảy ra.

Nếu tòa án công chính như vai trò luật pháp đặt trên vai nó thì sẽ không có, hoặc rất ít án oan sai như hiện nay. Người dân nghe nói ra tòa là tâm lý của họ hiện ra ngay hai chữ "vào tù" hay nếu có tiền họ sẵn sàng "chạy án" kể cả họ vô tội vì ai cũng biết rằng chốn công đường là nơi chung chi để không vào tù. Mỗi vụ án đều có cái giá của nó và người dân cũng biết rằng nếu anh Dũng đủ tiền để chung chi thì sẽ thoát tội một cách dễ dàng vì anh không có động cơ phạm tội, không có đồng lõa và được hơn mười nhân chứng trước tòa rằng anh vô tội.

Nhưng anh vẫn phải ở tù, vì thiếu tiền và thiếu "động cơ" chạy án.

Sau 15 tháng mất tự do anh Dũng sẽ về lại với đời sống bình thường nhưng tâm lý của anh chắc chắn là không còn bình thường như trước nữa. Anh sẽ không bao giờ cứu người dù người đó có chết trước mắt. Anh sẽ không bao giờ bồng một em bé con nhà người khác kể cả để nựng nịu, một thuộc tính của con người vì anh đã bị tòa án xóa sổ lòng thiện lương trong ý thức. Anh sẽ không cho bất cứ ai lỡ đường lên xe chở giùm một đoạn vì anh biết công an sẽ tiếp tục săn đuổi anh và sẽ tiếp tục cho anh vào tù nếu làm như vậy. Anh cũng sẽ nói không với bất cứ ai cần anh giúp đỡ vì sự sợ hãi đang đeo đuổi anh đến suốt cuộc đời.

Còn chúng ta thì sao ? Có cần phải suy nghĩ về vụ án này hay không vì thông thường chúng ta không để ý chuyện của người khác.

Nhưng đây chính là chuyện của chúng ta. Một hôm nào đó con chúng ta trên đường đi học về bị tai nạn nhưng không ai giúp đỡ vì họ sợ liên lụy như anh tài xế Nguyễn Ngọc Dũng, vì cứu người phải bị 15 tháng tù giam. Khi việc này xảy ra chúng ta sẽ đối phó như thế nào nếu hôm nay chúng ta im lặng trước vụ án của Dũng ?

Một viên gạch liệng xuống ao sẽ không gây ra hiệu quả nào nhưng mỗi người trong chúng ta góp một viên gạch không lẽ cái ao ấy biết chạy đi để tránh ? Nó sẽ bị vùi lấp và khi ấy trên đống gạch đá lấp chiếc ao ấy công lý sẽ mọc lên và chúng ta không còn ai phải bị vùi dập bởi loại tòa án như ở Buôn Hồ nữa.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 25/02/2019 (canhco's blog)

Published in Diễn đàn
mercredi, 20 février 2019 10:36

Phải chăng rủa sả là để tự vệ ?

Tượng đài Đức thánh Trần những ngày này bỗng dưng được người dân quan tâm đặc biệt sau sự cố "cẩu lư" vào ngày 17 tháng 2 vừa qua. Chưa bao giờ không gian mạng lại bận rộn chỉ tập trung vào một đề tài như thế. Mở ra bất cứ trang nào cũng thấy người chủ trang chăm chú nhìn vào việc này, nhất là sau khi nghe tin bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND thành phố qua đời ba ngày sau khi chiếc lư trước tượng đài bị câu đi.

thu1

Bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND thành phố qua đời ba ngày sau khi chiếc lư trước tượng đài bị câu đi. Ảnh giaoduc.edu

Trăm nơi như một, người ta hân hoan cho rằng bà Thu bị thánh thần xử phạt vì đã phạm vào tội bất kính với tiền nhân. Người ta vạch ra bằng chứng là trong tư cách là Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực văn hóa – xã hội bà Thu đã ký một văn bản "phạm thượng" cho phép di dời chiếc lư hương từ chỗ cũ của nó về đền thờ Đức Thánh Trần ở số 36 Võ Thị Sáu. Quyết định được bà Thu ký ngày 15 tháng 1 năm 2019 và một tháng sau thì bà qua đời.

Có hàng ngàn nhận xét về hiện tượng này nhưng chung quy nhắm tới luật nhân quả cho người nào xem việc tàn phá văn hóa tâm linh hay báng bổ thần thánh đều bị trừng phạt. Sự trừng phạt ấy nếu xảy ra nhanh chóng như trường hợp bà Thu có lẽ là điều hiếm khi xảy ra, nhưng khi nó xảy ra thì niềm tin vào sự trừng phạt của thánh thần được nhân lên gấp bội, bất kể việc này chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Người ta không muốn nghe hai từ ngẫu nhiên bởi sự tin tưởng vào thế giới huyền bí khó giải thích hơn là sự giải thích theo cách khoa học.

Nhất là khi niềm tin ấy đính kèm lòng hả hê vì sự tàn bạo của một chính quyền chỉ biết tham lam phá hoại.

Rất nhiều người dân không biết tại sao chính quyền có quyết định "cưỡng chế" chiếc lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo tại sông Sài Gòn. Họ không có khái niệm về việc chiếc lư hương được cho là vật giúp người có lòng dạ với đất nước trước họa diệt vong của Trung Quốc làm nơi lưu giữ chút hương khói dâng lên Đức Thánh Trần.

thu2

Rất nhiều người dân không biết tại sao chính quyền có quyết định "cưỡng chế" chiếc lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo tại sông Sài Gòn.

Sự căm giận của người dân trong vụ này được bộc lộ. Họ không thù oán hay có định kiến với bà Nguyễn Thị Thu nhưng khi nghe tin bà chết là họ ùn ùn reo hò bằng những từ ngữ xúc xiểm tệ hại nhất. Phải chăng đó là dịp để người dân đánh trả thói quen xem thường dân chúng của chính quyền các cấp ? Họ đã sống dưới sự kềm kẹp, chà đạp lẫn khinh bỉ quá lâu đủ để lòng căm giận chế độ lên men sau nhiều năm được ủ. Tâm lý hả hê không giấu giếm đã làm một số người bất mãn, cho rằng như vậy là tàn ác đối với người đã mất.

Đáp lại sự lên án ấy là những câu chữ không kém phần thuyết phục. Bà Thu bị ghét bỏ như vậy vì chính tay bà đã ký một quyết định báng bổ thần thánh. Bất cứ vì lý do gì kể cả lý do chế độ lo sợ người biểu tình thì cũng phải suy xét cặn kẽ trước một quyết định mất lòng dân như vậy. Mạo phạm một hình tượng uy vũ như Trần Hưng Đạo không khác gì lấy cây thọc vào tượng Chúa hay bôi bẩn lên khuôn mặt Đức Phật Thích Ca. Nguồn cơn tại bà phụ trách văn hóa nhưng lại không hiểu chút gì về văn hóa tâm linh của người dân nên bà bị rủa sả.

Nhưng xét cho cùng, văn hóa Việt Nam từ ngàn xưa vốn hiền lành, tha thứ không chấp nê, sao lại đưa đẩy tới chốn thị phi nghiệt ngã như hôm nay, khi con người sẵn lòng nguyển rủa một người vừa nằm xuống chưa kịp tẩm liệm ?

Đây là câu hỏi mà Đảng cộng sản Việt Nam phải ngồi lại với nhau tìm câu trả lời thỏa đáng. Có phải vì họ đã quá hà khắc với dân để lòng căm thù ngày một lớn và vô phương hóa giải ? Có phải vì họ xem dân là cỏ rác khiến lòng tự trọng của dân bị thương tổn tạo ra phản ứng trả thù đối với người đã chết ? Có phải cứ là đảng viên là bị người dân căm ghét vì đảng đã lợi dụng quyền lực của mình để bao che cho những thành phần này khiến người dân trở thành thứ phẩm, chỉ biết tuân lệnh và không được phản ứng ?

Còn nhiều câu hỏi khác đề giải mã cho phản ứng trả thù với xác chết nhưng câu trả lời dễ chấp nhận nhất là người dân phản ứng vì tự vệ.

Họ đang dùng sự nguyền rủa đề cảnh tỉnh Đảng cộng sản Việt Nam. Nếu còn tỉnh táo thì đảng phải ngay lập tức dừng lại mọi hành vi chà đạp người dân dưới bất cứ hình thức nào. Đừng nghĩ rằng họ không biết đảng đang đu giây với Trung Quốc nhằm tìm sự yên lành cho đảng bằng cách áp bức người yêu nước trước các hành vi sai trái, nhu nhược và hèn hạ mà đảng hành xử trong những năm qua.

Nếu còn những suy nghĩ là đảng đủ mạnh để có thể làm bất cứ việc gì đảng muốn thì người dân cũng sẽ còn nhiều cơ hội để rủa sả ngay cả những kẻ chưa chết nhưng trái tim thì đã héo khô hai chữ Việt Nam. Sự nguyền rủa ở số ít thì có thể cho là tàn nhẫn, nhưng khi cả nước đã nguyền rủa thì đảng nào sống sót cho nổi trước lòng căm thù tập thể của những con người cơ cực chịu đựng sự giày vò của một đảng cầm quyền trong suốt gần một thế kỷ ?

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 20/02/2019 (canhco's blog)

Published in Diễn đàn