Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

‘Đại gia mất tích’ Đặng Thị Hoàng Yến đổi tên Mỹ, kiện Nguyễn Tấn Dũng ra tòa quốc tế

Cát Linh, Người Việt, 09/09/2019

Cựu Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là bị đơn duy nhất trong một vụ kiện mang tính quốc tế, trong đó nguyên đơn là "đại gia", cựu Đại biểu quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, đang sống ở Houston, nay có tên mới là Maya Dangelas.

daigia1

Cựu Đại biểu quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, đang sống ở Houston, nay có tên mới là Maya Dangelas.

Đòi bồi thường 2,5 tỷ USD

Văn bản do văn phòng Luật sư Charles H. Camp, P.C ở Houston, tiểu bang Texas đưa ra, thay thế cho thông cáo báo chí, ghi rõ đây là vụ kiện giữa nguyên đơn là Dr. Maya Dangelas, tiến hành thủ tục tố tụng trọng tài (arbitration) khởi kiện chống lại (against) cựu Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Điều thú vị, trong văn bản của văn phòng Luật sư Charles H. Camp cho biết, Dr. Maya Dangelas cũng chính là bà Đặng Thị Hoàng Yến, nguyên Đại biểu quốc hội cộng sản Việt Nam khóa 13, người được truyền thông tại Việt Nam mô tả là "đại gia mất tích".

Cũng theo thông báo này, bà Yến, chủ tịch Công ty cổ phần Năng Lượng Tân Tạo, khởi kiện chống lại ông Nguyễn Tấn Dũng, vì khiến công ty của bà bà thiệt hại 2,5 tỷ USD về lợi nhuận và đầu tư trong thời gian ông Dũng còn tại vị.

"Công ty của tôi lẽ ra thu hàng tỷ Mỹ kim từ dự án nhiệt điện Kiên Lương. Số tiền này là cơ hội của việc làm và giáo dục cho người nghèo ở Việt Nam và Hoa Kỳ. Đối với tôi, thủ tục tố tụng trọng tài này không chỉ là một câu chuyện pháp lý, mà nó là ý nghĩa của cuộc đời tôi". Theo lời bà Yến được văn phòng Luật sư Charles H. Camp trích dẫn trong bản thông báo.

Khơi lại chuyện xưa

Theo Thông báo của Trọng tài (Notice of Arbitration), khi còn làm thủ tướng, vào ngày 15/07/2007, ông Nguyễn Tấn Dũng đồng ý thực hiện một dự án đầu tư cho khu công nghiệp, nhà máy điện và cảng biển nước sâu ở Quận Kiên Lương với Công ty cổ phần Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo (ITA).

Chín năm sau khi hợp đồng trên được thực hiện, ông Nguyễn Tấn Dũng ra quyết định dỡ bỏ dự án. Hành động này vi phạm trực tiếp đến quyền hạn và các thỏa thuận giữa ITA và chính phủ Việt Nam.

Sự kiện này, truyền thông trong nước từng loan tin.

Năm 2016, trang báo mạng "Bất Động Sản" tại Việt Nam ghi nhận : "Nhiệt điện Kiên Lương là một trong những dự án quy mô lớn nhất của ITA thuộc Tập đoàn Tân Tạo, do bà Đặng Thị Hoàng Yến làm chủ tịch. Dự án có quy mô 4.400-5.200 MW, vốn đầu tư gần 7 tỷ USD".

"Được chính phủ phê duyệt vào tháng 1/2008, dự án Nhiệt điện Kiên Lương dự kiến khởi công cuối năm 2009 và đến 2013 đi vào hoạt động.

Đến năm 2018, trên tờ Sputnik Việt Nam đăng một bài viết tên : "Bế tắc dự án nhiệt điện tỷ đô : Do quyết định của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ?"

Trong đó, ghi rõ : "Ngay sau khi ký biên bản ghi nhớ phát triển dự án, trong lúc Công ty cổ phần Năng Lượng Tân Tạo đang tích cực triển khai dự án thì ngày 29/12/2016, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bất ngờ quyết định rà soát loại bỏ dự án nhiệt điện Kiên Lương 1 khỏi quy hoạch điện VII".

Cũng theo Sputnik Việt Nam, "khi ngừng dự án Kiên Lương 1, tập đoàn Tân Tạo đã chịu rất nhiều sức ép từ đối tác là các nhà đầu tư nước ngoài".

Theo TEC, chính quyết định loại bỏ dự án Kiên Lương 1 ra khỏi quy hoạch điện VII điều chỉnh là nguyên nhân chính dẫn đến việc dự án không thể triển khai được.

Văn phòng Luật sư Tony Buzbee, một trong 4 đại diện pháp lý của bà Đặng Thị Hoàng Yến cho biết : "Hồ sơ khởi kiện này nhằm yêu cầu cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chịu trách nhiệm về hành động của mình ở phương diện bộ máy chính quyền (cũ) và cả cá nhân của ông ta, gây ra việc thân chủ của tôi mất các khoản tiền đầu tư và lợi nhuận".

Trong thông báo của văn phòng Luật sư Charles H. Camp cho biết, theo quy định của Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (United Nations Commission on International Trade Law – UNCITRAL) thì phương thức trọng tài sẽ được áp dụng cho tranh chấp này. Nơi trọng tài giải quyết được đề nghị là Paris, bởi vì nơi đây được thế giới nhìn nhận là một địa điểm hàng đầu về trọng tài quốc tế.

Nguyễn Tấn Dũng sẽ xuất hiện ở Paris ?

Điều đó cũng chính là câu trả lời mà bà Amanda Orr, phát ngôn nhân của nhóm luật sư đại diện pháp lý cho bà Đặng Thị Hoàng Yến cho nhật báo Người Việt biết.

"Paris đã được đề xuất là nơi diễn ra tòa trọng tài vì nó được công nhận trên toàn thế giới với vai trò nổi bật và hàng đầu về trọng tài quốc tế. Nó cũng được công nhận là một cơ quan tài phán thân thiện với trọng tài, nơi các tòa án hỗ trợ trọng tài trong suốt quá trình tố tụng và cả khi phán quyết được đưa ra. Tòa Trọng Tài Paris là nơi trung lập cho các bên, giữa nguyên đơn mang quốc tịch Hoa Kỳ và bị đơn mang quốc tịch Việt Nam nhằm giải quyết tranh chấp hiện tại".

Vụ kiện này, vô hình trung làm cho mọi người nhớ đến vụ án vua "chả giò" Trịnh Vĩnh Bình, Việt kiều Hà Lan đã thắng kiện chính phủ Việt Nam trong vụ kiện ‘thế kỷ’ đòi bồi thường 1,25 tỷ USD vào tháng Tư vừa qua.

Nơi diễn ra vụ kiện cũng chính là Tòa Trọng Tài Quốc Tế ở Paris, Pháp.

Thế nhưng, bị đơn trong vụ kiện của "vua chả giò" là chính phủ Việt Nam và phiên tòa có đại diện hợp pháp của các lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

Lần này, bà Đặng Thị Hoàng Yến kiện cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người mà theo nhiều nguồn tin "biết chuyện" cho biết là đang bị "giam lỏng tại gia".

Như vậy ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ hiện diện tại phiên tòa bằng cách nào ?

Phát ngôn nhân của nhóm luật sư đại diện pháp lý cho bà Đặng Thị Hoàng Yến trả lời nhật báo Người Việt : "Ông ta (Nguyễn Tấn Dũng) có thể lựa chọn xuất hiện hoặc không tại phiên tòa, nhưng cho dù có hay không, vụ kiện vẫn diễn ra".

Một vấn đề pháp lý khác của vụ này cũng đáng được lưu ý. Đó là, năm 2017, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính là người đã chỉ đạo : "Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang thu hồi chủ trương đầu tư dự án nhiệt điện Kiên Lương 1 của Tân Tạo".

Lý do được đưa ra là "Dự án để quá lâu mà không làm thì thu hồi, bất cứ nhà đầu tư nào cũng vậy".

Như vậy, thủ tục tố tụng trọng tài mà bà Đặng Thị Hoàng Yến khởi kiện chống lại cá nhân cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, liệu có đúng luật tố tụng ?

Điều này được bà Amanda Orr cho biết : "Tùy thuộc vào việc ông Nguyễn Tấn Dũng có quyết định cho luật sư bào chữa của ông triệu tập đương kim thủ tướng [Nguyễn Xuân Phúc] hoặc hệ thống chính quyền hiện tại của đương kim thủ tướng, hay không".

Một sự kiện như "đại gia mất tích" Đặng Thị Hoàng Yến khởi kiện cựu Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng không thể không gây bàn tán trong dư luận.

Cộng đồng mạng cũng không bỏ lỡ dịp để "khơi" lên những tình tiết "nóng bỏng". Chẳng hạn như mối liên hệ "đặc biệt" giữa bà Đặng Thị Hoàng Yến và cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Một luật sư giấu tên, cư ngụ ở Houston, Texas cho biết theo ông, đây là trò "con kiến kiện củ khoai".

"Bởi lẽ ở chế độ cộng sản Việt Nam, cương vị thủ tướng có thể nói là bất khả xâm phạm. Thêm vào đó, ai cũng biết bà Yến là phe Trương Tấn Sang. Trong nước, Nguyễn Tấn Dũng đang thất thế, cho đó Trương Tấn Sang chỉ có thể liên minh với Nguyễn Phú Trọng để phụ hồi lại điều gì đó".

Cát Linh

*******************

Bà Đặng Thị Hoàng Yến kiện ông Nguyễn Tấn Dũng ra tòa trọng tài quốc tế

VOA, 10/09/2019

Cựu Th tướng Vit Nam Nguyn Tn Dũng, b đơn trong v đòi bi thường 2,5 t đôla do cu Đi biu quc hi Đng Th Hoàng Yến khi kin ra tòa trng tài quc tế, s b tng đt thông báo trng tài vào hôm nay, 10/09/2019, theo thông tin t văn phòng lut ca nguyên đơn.

daigia2

Cựu Đại biểu quốc hội Việt Nam Đặng Thị Hoàng Yến và cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Vào tối ngày 09/09, Văn phòng Công ty Lut Buzbee ca Lut sư Anthony Buzbee Texas, mt trong 5 lut sư ca bà Maya Dangelas, tên mi ca bà Yến sau khi nhp quc tch M, email cho VOA : "Cu Th tướng Vit Nam s b tng đt Thông báo Trọng tài (Notice of Arbitration) vào ngày mai và như vy th tc t tng trng tài s chính thc bt đu".

Trước đó, hôm 06/09, trang PR News Wire trích thông cáo ca Văn phòng Luật sư Charles H. Camp th đô Washington, mt lut sư trong t hp các lut sư đi din bà Dangelas, cho biết đây là v kin gia nguyên đơn là tiến sĩ Maya Dangelas, tiến hành th tc t tng trng tài khi kin cu Thủ tướng Nguyn Tn Dũng vì đã làm cho công ty ca bà thit hi 2,5 t đôla v li nhun và đu tư trong d án Nhit đin Kiên Lương tnh Kiên Giang trong thi gian ông Dũng còn tại v.

Văn phòng Công ty Luật Buzbee cho VOA biết thêm : "Vic ông Nguyn Tn Dũng hy b d án này là hết sc vô lý và da trên nhng lý do mang tính cá nhân ch không liên quan gì đến nhim v ca ông khi ông đm nhn cương v Th tướng Vit Nam".

"Tiến sĩ Dangelas và các công ty ca bà đã đu tư hơn 250 triu đôla vào vic phát trin D án Nhit đin Kiên Lương và bà đang phi chu nhng thit hi đáng k, không ch v chi phí đu tư và phí pháp lý, mà còn mt mt khong li nhun khng l", công ty Luật Buzbee cho biết thêm.

daigia3

Trang SE Texas Record đăng tin bà Maya Dangelas kiện cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Photo SE Texas Record

Bà Dangelas khởi kin ông Dũng thông qua y ban Lut Thương mi Quc tế ca Liên Hip Quc (UNCITRAL) và nơi trng tài gii quyết được đ ngh là ti th đô Paris ca Pháp, theo trang PR News Wire.

Trang PR News Wire trích lời bà Dangelas nói : "Công ty ca tôi lẽ ra thu v hàng t đôla t d án nhit đin Kiên Lương. S tin này là cơ hi đ gii quyết công ăn vic làm và giáo dc cho người nghèo Vit Nam và Hoa Kỳ. Đi vi tôi, th tc t tng trng tài này không ch là mt câu chuyn pháp lý, mà nó có ý nghĩa đối vi cuc đi tôi".

Cũng theo thông báo trọng tài, vào năm 2007 ông Nguyn Tn Dũng đng ý cho Công ty cổ phần Đu Tư Công Nghip Tân To (ITA) thuc Tp đoàn Tân To tiến hành d án đu tư khu công nghip, nhà máy nhit đin, và cng nước sâu huyn Kiên Lương nhưng 9 năm sau khi thc hin hp đng thì ông Dũng hy b d án này.

VOA chưa liên lc được vi cu Thủ tướng Nguyn Tn Dũng, Văn phòng Chính ph, và B Ngoi giao Vit Nam đ tìm hiu v phn ng ca h trước v kin này.

Trang Vietnam Finance dẫn li B Công Thương cho biết nguyên nhân tm dng d án Nhit đin Kiên Lương là vào ngày 18/3/2016, Th tướng Nguyn Tn Dũng đã ký quyết đnh 428/QĐ-TTg phê duyt điu chnh Quy hoch phát trin đin lc quc gia giai đon 2011 – 2020 có xét đến năm 2030, trong đó không có d án Nhit đin Kiên Lương.

Chưa đy mt tháng sau, vào ngày 6/4/2016, Th tướng Nguyễn Tấn Dũng ri chính trường Vit Nam, do không đ phiếu bu Quc hi đ ti v.

Văn phòng Luật sư Charles H. Camp còn cho biết rng Tiến sĩ giáo dc Maya Dangelas chính là bà Đng Th Hoàng Yến, Ch tch Tp đoàn Tân to.

Truyền thông Vit Nam cho biết bà Đng Th Hoàng Yến tng là Đại biểu quốc hội Vit Nam khóa 13 t năm 2011 nhưng tháng 5/2012 thì bà viết đơn t nhim và sau đó b Quc hi bãi nhim vi lý do "đã khai không trung thc, làm cho c tri và t chc hiu không đúng v tiu s và quá trình hot đng ca bn thân".

Bà Amanda Orr, phát ngôn cho công ty Luật The Buzbee nói vi nht báo Người Vit ti California rng : "Paris đã được đ ngh làm nơi phân x trng tài vì nó được công nhn trên toàn thế gii vi vai trò ni bt và hàng đu v trng tài quc tế…Tòa Trng Tài Paris là nơi trung lp cho các bên, gia nguyên đơn mang quc tch Hoa Kỳ và b đơn mang quc tch Vit Nam nhm gii quyết tranh chp hin ti".

"Ông ta (Nguyễn Tn Dũng) có th la chn xut hin hoc không ti phiên tòa, nhưng cho dù có hay không, v kiện vn din ra".

Khi được hi liu Chính ph Vit Nam hay th tướng đương nhim là ông Nguyn Xuân Phúc có là mt phn trong b đơn, bà Orr nói : "Tùy thuc vào vic ông Nguyn Tn Dũng có quyết đnh cho lut sư bào cha ca ông triu tp đương kim th tướng [Nguyn Xuân Phúc] hoặc h thng chính quyn hin ti ca đương kim th tướng, hay không".

daigia4

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Mỹ Barack Obama, Hà Nội, ngày 15/02/2016.

Trong một v kin khác Houston, trang SE Texas Record cho biết bà Dangelas ri Vit Nam năm 2012 và nhp quc tch M năm 2015.

Bà Yến là người sáng lp công ty ITA t năm 1993 và gi chc Ch tch HĐQT ITA k t năm 1996 ti nay dù vng mt ti Vit Nam.

Bà hiện vn là ch tch HĐQT Trường Đi hc Tân To, tng là Ch tch ca Din đàn Doanh nghip Vit Nam - Hoa Kỳ, Thành viên ca Hi đng tư vn kinh doanh y ban Kinh tế Xã hi khu vc Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP), thành viên Hi đng tư vn kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC), thành viên của Chương trình ngh s toàn cu Khu vc Đông Nam Á ca Din đàn kinh tế thế gii. Bà cũng là ch ca ông Đng Thành Tâm, mt nhà kinh doanh bt đng sn và cu Đại biểu quốc hội Vit Nam.

Luận văn tiến sĩ vào tháng 4/2019 ti trường University of New England của bà Đng Th Hoàng Yến có ta đ : "S cn thiết phi ci cách Giáo dc đi hc Vit Nam đ phù hp vi nhu cu nhà tuyn dng".

Các dữ liu quyên góp bu tng thng M năm 2016 cho biết bà Dangelas sng ti thành ph Houston, Texas và có đóng góp cho cuộc vn đng bu c ca Tng thng Donald Trump.

Từ khi b bãi nhim, truyn thông trong và ngoài nước gi bà Yến là "Đi biu quc hi mt tích".

VOA tiếng Việt

Published in Diễn đàn

Sự kiện chính trị mang tính lịch sử đối với Việt Nam và cả thế giới đã kết thúc, để lại nhiều bí ấn thú vị, nhiều bất ngờ về diễn tiến cũng như kết quả.

vna.jpg

Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un tại thượng đỉnh giữa hai nước diễn ra ở Hà Nội. (Hình : Vietnam News Agency/Handout/Getty Images)

Lịch trình bí ẩn

Chỉ vỏn vẹn còn khoảng 20 ngày trước khi diễn ra Thượng đỉnh lần thứ nhì, trong thông điệp liên bang tối ngày 5 tháng Hai, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump mới chính thức loan báo Việt Nam là quốc gia sẽ diễn ra hội nghị.

Thế nhưng, cụ thể là thành phố nào ở Việt Nam, khi đó vẫn chưa có câu trả lời.

Nhiều nguồn thạo tin của truyền thông nước ngoài cho biết, hai bên hiện vẫn còn đàm phán chi tiết kế hoạch hội nghị thượng đỉnh, ví dụ như hội nghị sẽ diễn ra ở Hà Nội hay Đà Nẵng.

Khi đó, tin từ Reuters còn dẫn lời một quan chức giấu tên ở Đà Nẵng nói rằng thành phố này nhận lệnh chuẩn bị đón tiếp cuộc họp cấp A1, ký hiệu giành cho những hội nghị ở tầm quốc tế.

Người dân Đà Nẵng thời gian đó thể hiện nhiều sự hân hoan và kỳ vọng được nhìn thấy hai vị lãnh đạo cao nhất của Hoa Kỳ và Bắc Hàn đến thành phố biển.

Mãi cho đến ngày 9 tháng Hai, ông Trump tuyên bố qua Twitter cá nhân của mình rằng thượng đỉnh thứ nhì giữa ông và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un sẽ diễn ra tại Hà Nội, vào ngày 27-28 tháng Hai, như ông đã từng thông báo trên Twitter ngày 10 tháng Năm, 2018 rằng Thượng đỉnh sẽ tổ chức ở Singapore vào ngày 12 tháng Sáu.

Khi đó, Singapore có một tháng hai ngày để chuẩn bị.

Lần này, Việt Nam có 16 ngày cho tất cả các công tác tổ chức.

Kể từ đó, các hoạt động chuẩn bị ráo riết, kể cả các hoạt động "ăn theo" Thượng đỉnh đồng loạt ra đời ở Hà Nội.

Bí ẩn kế tiếp là hàng loạt những đồn đoán, thắc mắc về phương tiện đến Việt Nam của ông Kim Jong-un.

Vấn đề về an ninh là sự quan tâm hàng đầu với vị lãnh tụ Bắc Hàn này. Thời gian, lịch trình đi lại làm việc của ông Kim cũng được giữ bí mật tuyệt đối đến phút chót. Thượng đỉnh lần thứ nhất ở Singapore là minh chứng cho điều đó. Phía ông Kim đã giữ kín lịch trình ở Singapore từ lúc khởi hành cho đến phút cuối ông lên máy bay rời đảo quốc. Lúc đó, không quan chức và nhân viên nào sân bay nào của Singapore có thể biết ông Kim sẽ lên chiếc máy bay nào trong 2 chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Trung Quốc Air hay chiếc Ilyushin nào của Air Koryo Bắc Hàn.

trumpkim2

Chiếc Ilyushin nào của Air Koryo Bắc Hàn.

Tất cả những gì người quan tâm sự kiện được biết là ông Kim sẽ có mặt ở Việt Nam vào ngày 25 tháng Hai, trước Thượng đỉnh hai ngày.

Phương tiện bí ẩn

Trước đó 10 ngày, một số hãng thông tấn quốc tế như Hàn Quốc, AP đã "cắm chốt" ở ga Đồng Đăng, Lạng Sơn để chờ chuyến tàu màu xanh bọc thép của ông Kim Jong-un. Họ chỉ biết chờ đợi, mai phục chứ hoàn toàn không biết được ngày giờ nào ông Kim và phái đoàn Bắc Hàn sẽ bước ra khỏi sân ga. Thời điểm này, rất nhiều dự đoán khác nhau được đưa ra. Người thì cho là vẫn như Thượng đỉnh lần nhất, ông Kim sẽ đến Trung Quốc và từ đó, dùng hỏa xa để đáp xuống Nội Bài. Người thì cho là ông Kim có mặt ở Hà Nội trước ngày 25 tháng Hai. Những thông tin đã được đưa trên báo chí chỉ là nghi binh.

Chiều ngày 23, rất nhiều phóng viên đã đến trước ga Đồng Đăng, ghi lại hình ảnh về sự chuẩn bị ở đây. Các chuyến tàu về ga Đông Đăng cũng được thông báo tạm ngưng. Lệnh đóng đường được đưa ra từ 7 giờ tối. Rất ít người dân ở khu vực Đồng Đăng, Lạng Sơn được biết chính xác 7 giờ tối của ngày nào, 23 hay 24.

Đồng Đăng những ngày đó là một sân ga "đợi chờ" đúng nghĩa.

Cuối cùng, sáng ngày 25 tháng Hai, ông Kim Jong-un và phái đoàn Bắc Hàn đã bước ra từ chuyến xe lửa màu xanh cũng đầy bí ẩn, vượt qua 170 km để về Hà Nội.
Người dân Đồng Đăng nói riêng, người dân Việt Nam nói chung đã được tận mắt nhìn thấy vị lãnh tụ Bắc Hàn. Đặc biệt, họ được tận mắt nhìn thấy hình ảnh có một không hai ở các quốc gia trên thế giới, đó là những người lính mật vụ mặt "lạnh như tiền" chạy bộ hai bên chiếc xe đặc chủng chở ông Kim.

Những người bí ẩn

Nếu truyền thông có thể đưa ra được một số ảnh thân thiện, tươi cười của các mật vụ Mỹ, thì ngược lại, những điều này không thể tìm thấy ở mật vụ Bắc Hàn.

Họ không cho phép bất kỳ máy ảnh nào tiếp cận gần để chụp hình ông Kim, cũng như chính họ. Họ cũng không cởi mở với truyền thông, cho dù chỉ là một ánh mắt.
Nói về nhân vật bí ẩn thì không thể không nhắc đến một bóng hồng luôn xuất hiện thầm lăng bên cạnh Kim Jong-un, đó chính là em gái ông, cô Kim Yo-jong.

Cô được giới quan sát đánh giá là người hỗ trợ thân tín nhất và là người quyền lực duy nhất bên cạnh ông Kim, là một trong những nhân tố quan trọng trong những chiến lược ngoại giao, xây dựng hình ảnh của Kim Jong-un.

Tại ga Đồng Đăng, Lạng Sơn hay tại Đại sứ quán Triều Tiên ở Hà Nội, Kim Yo-jong luôn là người xuất hiện đầu tiên, tiền trạm cẩn trọng địa điểm trước khi ông Kim xuất hiện.

Theo dõi thông tin và hình ảnh về Thượng đỉnh lần thứ nhì, nhất là trong khuôn viên khách sạn Metropole Hà Nội sáng ngày 28 tháng Hai, Kim Yo-jong được nhìn thấy luôn trong tư thế "vừa gần, vừa xa" với anh của mình.

Hình ảnh ghi lại cho thấy Kim Yo-jong đang đứng bên ngoài trao đổi với các quan chức, cô bỗng bật chạy thật nhanh về phía nơi đang diễn ra cuộc họp kín giữa Kim và Trump. Ít phút sau đó, Tổng thống Trump và Kim Jong-un bước ra ngoài phòng họp.

Trong lúc nhà lãnh đạo đi dạo sau đó, góc máy của báo chí bắt được khoảnh khắc Kim Yo-jong đứng từ xa, nép mình quan sát diễn biến cuộc trò chuyện của anh trai và ông Trump. Cô luôn giữ một khoảng cách nhất định nhưng tư thế và gương mặt của cô cho thấy một sự cương nghị, dứt khoát và sẵn sàng tiếp ứng.

Cũng chính Kim Yo-jong là người đón bó hoa do phái đoàn Việt Nam trao tặng ông Kim ở ga Đồng Đăng và ở phủ Chủ tịch.

Những họp báo bất ngờ

Không có gì phải dự đoán về lịch trình của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Cho đến khi chiếc Air Force One hạ cánh sân bay Nội Bài tối ngày 26 tháng Hai thì tất cả lịch trình đều được công bố trước đó.

Nhưng về lịch trình của hai ngày diễn ra Thượng đỉnh lần thứ nhì thì ngay cả Trung tâm Báo chí Quốc tế, nơi phục vụ cho Thượng đỉnh cũng được biết rất hạn chế và công bố theo từng giai đoạn.

Sau buổi lễ ký kết những hợp đồng lớn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vào sáng ngày 27 tháng Hai, theo một quan chức Bộ Ngoại giao, lẽ ra có một cuộc họp báo vào chiều cùng ngày, nhưng đã không diễn ra như dự trù.

Thế nhưng, đó chưa phải là bất ngờ của Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Bắc Hàn lần này. Mà điều làm cho cả thế giới phải "chưng hửng" buổi họp báo sớm và quyết định về Mỹ sớm hơn dự trù của ông Trump.

Trang tin Vox cho biết theo nguyên tắc, các sự kiện lớn và quan trọng như Thượng đỉnh ở Hà Nội sẽ không được tổ chức nếu các lãnh đạo không đạt được những thỏa thuận chung trước đó. Thượng đỉnh chỉ là cuộc họp báo mang ý nghĩa công bố chính thức.

Do đó, kết thúc Thượng đỉnh mà không có thỏa thuận chung được đưa ra khiến cả thế giới phải bất ngờ.

Tin nội bộ cho biết Washington và Bình Nhưỡng đã dự thảo sẵn hai văn kiện đó là Tuyên bố chung và Tuyên bố Hà Nội về chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên, kết quả như thế nào thì thế giới đã được chứng kiến.

Tờ TuanVietnam.net trích ý kiến của Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Ngoại giao, Tiến sĩ Trần Việt Thái nói rằng :

"Sau kết quả họp Thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Singapore tháng Sáu, 2018, hai bên đã chốt ba nội dung sẽ thảo luận tại Hà Nội. Thứ nhất là phi hạt nhân hoá, đi kèm với đó là dỡ lệnh cấm vận. Thứ hai là thiết lập hòa bình ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Thứ ba là thiết lập quan hệ ngoại giao.

Hoa Kỳ đã gói hai vấn đề làm một, tức là vấn đề phi hạt nhân hóa phải được gói với vấn đề dỡ lệnh cấm vận. Còn Bắc Hàn thì muốn tách ra. Đây là điểm khác biệt nhất, là cái gốc của vấn đề dẫn đến đổ vỡ, không ký được tuyên bố chung".

Báo USA Today bình luận rằng hai lãnh đạo Hoa Kỳ và Bắc Hàn đã không thể kết nối được những đòi hỏi của nhau. Trong khi Mỹ yêu cầu Bắc Hàn đưa ra kế hoạch chi tiết về việc phi hạt nhân hóa thì Bắc Hàn yêu cầu Mỹ trước hết dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế.

Ông Donald Trump từng nói đến điều này khi trả lời ký giả Sean Hannity của Fox News tại Hà Nội.

Cuối cùng, chủ nhân Tòa Bạch Ốc đã quyết định hủy bỏ buổi ăn trưa, truyền lệnh chuẩn bị lên Air Force One về Mỹ ngay trong chiều hôm đó.

Cả thế giới sau đó thêm một phen sửng sốt với cuộc họp lúc nửa đêm của phía Bắc Hàn.

Thượng đỉnh là kết thúc. Sẽ có một Thượng đỉnh lần ba hay không, chưa ai biết được. Vẫn theo trang Vox, có thể Washington và Bình Nhưỡng không thể đạt được thỏa thuận ở Hà Nội, nhưng không có nghĩa là họ không làm được điều đó theo thời gian.

Và nếu điều đó xảy ra, thì có lẽ đó sẽ là một bất ngờ khác nữa.

Cát Linh

Nguồn : Người Việt, 03/03/2019

Published in Diễn đàn

Chính quyền tỉnh Hà Giang mới đây lên tiếng thừa nhận việc cấp sổ đỏ Dinh thự Vua Mèo cho Phòng Văn hóa Thông tin Đồng Văn năm 2012 là sai quy định. Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Hà Giang cho biết đề nghị "trả lại quyền sử dụng đất gắn với tòa dinh thự" của gia tộc họ Vương "sẽ tính sau".

meo1

Dinh thự gia tộc họ Vương - Courtesy of soha.vn

Câu chuyện kiến nghị về dinh thự Vua Mèo, một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia qua các giai đoạn 1945, 1975 được các nhà văn hóa, nghiên cứu lịch sử nhận định như thế nào ?

Giá trị lịch sử

Dinh thự Vua Mèo là tài sản cá nhân của dòng tộc họ Vương, được xây dựng bởi ông Vương Chí Sình, còn được mệnh danh là Vua Mèo. Công trình được xây dựng kết hợp 3 nền văn hóa (Trung Quốc, người Mông và người Pháp) từ 100 năm trước. Với chiều dài lịch sử và cấu trúc độc đáo, Dinh thự Vua Mèo đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia qua các giai đoạn 1945, 1975.

Nhà văn Nguyên Ngọc, người từng có vài năm sinh sống ngay ở huyện Đồng Văn, và ngay cả trong dinh thự của Vua Mèo Vương Chí Sình, cho biết đó là một nơi có vị trí lịch sử rất quan trọng trong bối cảnh chung của lịch sử Việt Nam.

"Qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhân vật Vương Chí Sình là 1 nhân vật có vị trí trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là vùng núi phía Bắc. Cho nên theo tôi, dinh thự của ông là một di tích lịch sử".

Theo lời ông kể, dân tộc H’Mong là 1 dân tộc lớn và gắn bó lâu dài với dân tộc Việt Nam. Do đó, chỉ riêng về đặc điểm này, ông cho rằng đối với những di tích của dân tộc này cũng như của những dân tộc khác phải rất thận trọng và tôn trọng. Ông nói tiếp.

"Thứ hai nữa là cụ Vương Chí Sình, có thể nói là 1 lãnh tụ, đứng đầu 1 tộc người trong 1 thời gian dài và đã có vị trí trong lịch sử. Cụ đã tham gia vào Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đầu tiên từ năm 1946. Ông Hồ Chí Minh đã mời cụ về Hà Nội".

Nhà khảo cổ Nguyễn Thị Hậu cũng nhìn nhận quan điểm này, cho rằng bản thân nhân vật Vua Mèo ở Hà Giang là một người khá nổi tiếng, có vai trò khá quan trọng, đặc biệt ở khu vực Hà Giang.

"Trường hợp dinh thự họ Vương, nhân gian hay gọi Vua Mèo mang tính hết sức điển hình, vì đây là một nhân vật lịch sử. Nhân vật này đã tham gia vào bộ máy lập pháp là Quốc hội. Và đến bây giờ con và cháu của ông vẫn khẳng định là chưa có việc cống hiến tài sản này cho nhà nước.

Từ xưa đến nay, dinh thự vẫn được coi là 1 địa điểm tham quan du lịch đối với rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Đứng dưới góc độ quản lý về mặt di sản văn hóa thì Sở Văn hóa tỉnh Hà Giang có trách nhiệm quản lý về mặt chuyên môn dưới góc độ di sản văn hóa thôi".

Lỗ hổng pháp lý

Câu chuyện được báo chí trong nước làm rõ chi tiết là UBND tỉnh Hà Giang đã cấp sổ đỏ cho Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đồng Văn sử dụng mảnh đất gắn liền với tòa dinh thự họ Vương từ năm 2012.

Vào tháng 6 năm 2018, ông Vương Duy Bảo, cháu nội của "Vua Mèo" Vương Chí Sình đã gửi thư kiến nghị đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Phúc về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tòa Dinh thự họ Vương của ông. Trong thư, ông Vương Duy Bảo đề nghị Thủ tướng giải quyết trả lại cho dòng họ Vương mảnh đất gắn liền với tòa dinh thự hơn 100 tuổi ở Hà Giang.

Nhà khảo cổ Nguyễn Thị Hậu nhận định với RFA rằng việc cấp sổ đỏ dinh thự họ Vương cho Sở Văn hóa thông tin là sai. Theo ý kiến của bà, nên nhìn nhận dinh thự của Vua Mèo dưới góc độ là 1 tích lịch sử văn hóa và đồng thời là tài sản cá nhân.

Về góc độ pháp lý, bà có ý kiến rằng luật di sản Việt Nam vẫn còn một lỗ hổng khá lớn.

"Đây là 1 vấn đề, 1 khiếm khuyết trong luật của mình. Cho nên có khá nhiều những di tích hay nhà cổ của cá nhân nhưng về giá trị lịch sử văn hóa thì có thể coi đó là di sản của cộng đồng hay di sản nói chung. Nhưng về nguyên tắc thì nó vẫn là 1 tài sản của cá nhân".

Báo Dân Trí có trích lời Luật sư Trương Anh Tú cho biết Luật Di sản Văn hóa không đề cập đến vấn đề quốc hữu hóa tài sản cá nhân sau khi tiến hành trùng tu di tích, và điều 158 Luật Đất đai 2013 cũng thừa nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của các nhân, hộ gia đình trên đất có di tích lịch sử - văn hoá.

Theo Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu, quyền và trách nhiệm của tỉnh Hà Giang chỉ bao gồm việc quản lý và phát huy giá trị, không thể xem quyền quản lý văn hóa là quyền thừa kế hoặc sở hữu tài sản.

Cho đến thời điểm này, theo những thông tin do truyền thông trong nước đưa ra, vẫn chưa có một bằng chứng xác thực nào cho thấy gia tộc họ Vương hiến tặng nhà nước Dinh thự Vua Mèo.

Do đó, quyền thừa kế vẫn thuộc về dòng họ Vương. Đây cũng là lời khẳng định của nhà khảo Tiến sĩ khảo cổ Nguyễn Thị Hậu, và cũng là ý kiến của nhà văn Nguyên Ngọc khi nhắc đến dòng tộc họ Vương.

"Tôi đồng tình với kiến nghị của gia tộc họ Vương. Tôi cũng có biết 1 số con cháu của ông Vương Chí Sình ngày xưa, từ thời ông Vương Quỳnh Anh. Tôi nghĩ rõ ràng đó là tài sản lâu đời của người ta, của gia đình đó. Và đó là 1 gia đình có vai trò lịch sử nhất định, đặc biệt với miền núi phía Bắc, đối với người dân tộc nữa. Cho nên tôi nghĩ việc họ đòi lại sổ đỏ, quyền sở hữu đối với đất đó là hoàn toàn chính đáng. Tôi ủng hộ.

Tôi nghĩ cách đúng đắn nhất là trả lại cho họ cho đàng hoàng".

Tiến sĩ khảo cổ Nguyễn Thị Hậu tiếp lời.

"Bây giờ nếu tỉnh Hà Giang chưa đưa ra được chứng cứ nào cho thấy dòng họ này đã hiến diện tích đất hay ngôi nhà này cho nhà nước thì tỉnh Hà Giang không thể nghiễm nhiên coi là tài sản của nhà nước mà Sở Văn hóa đứng ra quản lý, mặc dù luật đất đai của mình quy định đất đai là tài sản chung sở hữu của nhà nước, thay mặt toàn dân đứng ra quản lý.

Nhưng rõ ràng dưới luật, chúng ta vẫn phải thừa nhận có những tài sản đất đai do dòng họ gia đình truyền từ đời này sang đời khác".

Đến sáng ngày 23 tháng 8, theo tin trong nước cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, ông Trần Đức Quý xác nhận việc cấp sổ đỏ dinh thự Vua Mèo cho Phòng Văn hóa Thông tin Đồng Văn năm 2012 là sai. Theo ông Trần Đức Quý sẽ thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại dinh thự dòng họ gia tộc Vương đã cấp cho Phòng Văn hóa thông tin Đồng Văn. Tuy nhiên, đối với đề nghị "trả lại quyền sử dụng đất gắn với tòa dinh thự", người đại diện tỉnh nói "sẽ tính sau". Ông Quý nói rằng nếu gia đình ông Vương Duy Bảo chứng minh được quyền thừa kế hợp pháp thì mới được cấp sổ đỏ.

Cát Linh

Nguồn : RFA, 27/08/2018

Published in Diễn đàn

Tại Hội nghị Ngoại giao Việt Nam lần thứ 30 diễn ra ở Hà Nội từ ngày 13 đến 17 tháng 8 vừa qua, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh công tác đối ngoại phải góp phần gìn giữ cho một môi trường hòa bình, ổn định và phát triển, cho rằng đây là nhiệm vụ rất khó. Người đứng đầu chính phủ Hà Nội còn nhắc lại lời của ông Hồ Chí Minh "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" như là trọng trách cần hoàn tất cho công tác đối ngoại của Việt Nam hiện nay.

danquyen1

Ca sĩ Nguyễn Tín, một trong những người bị bắt và đánh đập trong đêm liveshow "Sài Gòn Kỷ Niệm" đêm ngày 15/8 ở thành phố Hồ Chí Minh. Courtesy Amnesty International & FB Dương Đại Triều Lâm

Trong thực tiễn phát triển của Việt Nam hiện nay đường hướng này được nhìn nhận ra sao ?

"Bất biến" phải là nền độc lập

Phương hướng Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 diễn ra ở Hà Nội được nêu rõ "Đẩy mạnh ngoại giao phục vụ phát triển trong thời kỳ Hội nhập quốc tế sâu rộng".

Trả lời RFA về sự thích ứng của đường hướng ‘dĩ bất biến, ứng vạn biến’ trong bối cảnh thực tiễn của xã hội Việt Nam cũng như trong tương quan giữa Việt Nam và thế giới, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu - Ban Dân vận Trung ương phân tích bằng cách đặt ngay câu hỏi :

"Cái nội hàm của bất biến của từng thời đại hay từng thời gian, không gian là có những sắc thái khác nhau, ngay cả cái gọi là bất biến. Vì thế cho nên chúng ta phải xác định ngay cái bất biến của Việt Nam hôm nay là gì ? Và cái vạn biến thì rõ ràng nó đang khác nhiều so với mấy chục năm trước".

Cụ thể hơn, theo ông, tình hình của thế giới, khu vực, và ngay chính trong Việt Nam cũng đã và đang có những điều thay đổi theo thời gian.

Những thay đổi đó, gọi là "vạn biến".

Do đó, để lý giải tư tưởng "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" theo hàm ý của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề cập, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai cho rằng cần phải hiểu rõ cái bất biến của Việt Nam hiện nay là gì.

"Nếu hiểu cái bất biến là giữ chế độ toàn trị này thì đó là cũ rích, sai lầm, thậm chí là phản động. Nhưng nếu nói bất biến là quyền lợi của dân tộc Việt Nam hiện nay là cái không thể đổi thay. Cái quyền lợi ấy hôm nay mình phải hiểu nó là gì ? Là 1 nền độc lập thật sự của dân tộc trong tình thế toàn cầu hiện nay. Và cái nền độc lập ấy bảo đảm được rằng anh thật sự là bạn bè của tất cả thế giới".

Từ nhận định này, ông cho rằng hiện nay, Việt Nam cho dù khẳng định là "bạn bè của tất cả’ nhưng thực chất chỉ đang theo 1 ý thức hệ, đó là ý thức hệ Cộng sản Trung Quốc. Ông khẳng định :

"Như thế anh đã nhầm cái bất biến rồi. Anh không hiểu gì cái bất biến cả. Bất biến hiện nay là một nền độc lập".

Thật ra, từ năm 1945, 1946 đã từng tồn tại một nền độc lập ngay trong chính ý thức của thế hệ thanh niên thời đó, nó thể hiện trong ca từ của bài hát "Chiến sĩ" của cố nhạc sĩ Văn Cao, đó là "Lập quyền dân/ tiến lên Việt Nam".

Và cho đến nay, kể từ khi đất nước Việt Nam được nhìn nhận là một quốc gia hoàn toàn độc lập từ năm 1975, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai nhìn nhận rằng trong cái bất biến của nền độc lập ấy, vẫn phải có 1 điều bất biến, đó là "lập quyền dân".

"Hiện nay là cướp quyền dân. Các quyền của dân bị cướp đoạt, chiếm đoạt, thay thế gọi là đánh tráo khái niệm. Cho nên trong nền độc lập mới hiện nay, vấn đề lập quyền dân trở thành 1 câu chuyện lớn, đó mới là một cái bất biến, không được thay đổi nó mà phải làm cho nó có nội dung".

Đây cũng chính là tư tưởng của hai nhà văn hoá Việt Nam, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu, từng nói rằng : "Nếu giành được độc lập mà dân không có quyền thì vô nghĩa".

Trở lại với phát biểu của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong bối cảnh "vạn biến" của thế giới hiện nay, kêu gọi dùng cái "bất biến" để ứng phó gìn giữ cho môi trường hoà bình, ổn định, liệu có gặp phải những bất cập với cái "vạn biến" của xã hội Việt Nam hay không ?

Rõ ràng, theo phân tích của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, điều Việt Nam đang thiếu đó là "quyền dân".

Quyền dân hay dân quyền- tức quyền của người công dân một nước và bao hàm trong nhân quyền- tức mọi quyền mà một con người được hưởng ; đó là vấn đề lớn đối tại Việt Nam và cũng chính là sự quan tâm của rất nhiều tổ chức giám sát nhân quyền cũng như các quốc gia theo đường hướng dân chủ trên thế giới. Nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Chí Tuyến khẳng định người dân Việt Nam ngày càng hiểu rõ hơn để đứng lên đòi lại điều cơ bản mà họ đang bị lấy mất :

"Khi người dân đủ hiểu biết, đủ can đảm, đủ sự trưởng thành về chính trị và ý thức về pháp luật thì người ta sẵn sàng thách thức quyền lực độc tôn đó. Khi số lượng ngày càng đông, nhận thức ngày càng sâu về các quyền của họ thì họ đòi hỏi những cái đó, tạo thành các áp lực với nhà cầm quyền Việt Nam.

Cộng thêm những áp lực về mặt ngoại giao, dần dần buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải trao lại quyền cho người dân, từ nhân quyền cho đến quyền về chính trị và dân sự khác".

Vụ án Trịnh Xuân Thanh là 1 vụ làm chấn động và ảnh hưởng sâu rộng đến quan hệ tầm ngoại giao giữa Việt Nam và các nước khác. Tuy không nói rằng Việt Nam đang gặp một cơn khủng hoảng lớn về ngoại giao, nhưng Giáo sư Vũ Tường, thuộc Bộ môn chính trị, Đại học Oregon, Hoa Kỳ trong 1 lần trả lời RFA đã có nhận xét về 1 tính chất mang tính "bất biến".

"Tôi không nghĩ là một khủng hoảng lớn nhất, nó chỉ là một cuộc khủng hoảng thôi. Chuyện vừa rồi cho thấy họ vẫn quen cách làm cũ như thời chiến tranh lạnh".

Vấn đề ngoại giao được chính ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Vũ Hải Hà chia sẻ với phóng viên trong nước bên lề Hội Nghị Ngoại giao lần thứ 30 rằng cần phải có sự đóng góp quan trọng của Đối ngoại Quốc hội. Hay nói cách khác, sự đóng góp của ngoại giao Quốc hội trong tổng thể ngoại giao Nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng có nhận định rằng "Việt Nam đang rất cô độc và đang đối diện trước sức ép phải cải thiện từ các quốc gia khác".

Điều này được sự đồng thuận từ nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến khi ông chia sẻ "Việt Nam đang hoàn toàn đơn độc trong mọi khía cạnh từ kinh tế đến ngoại giao".

Nhận định về tư tưởng "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" ứng phó trong tình hình ngoại giao cũng như Đối ngoại Quốc hội của Việt Nam hiện tại, cụ thể là vụ Trịnh Xuân Thanh cũng như tình hình nhân quyền, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai hoàn toàn không có niềm tin. Ông cho rằng "với ý thức hệ như hiện nay, ngoại giao Việt Nam đứng bên ngoài tất cả sự kiện đau lòng trong mối quan hệ quốc tế của dân tộc".

Cát Linh

Nguồn : RFA, 21/08/2018

Published in Diễn đàn

Phần 1 : ‘Nhà báo thúc thủ’

Một hiện tượng mới

Vấn đề gây tranh cãi không phải đó là nhà báo nổi tiếng nào ? Lộ tin nhắn gì ? Mà sâu xa hơn nữa có lẽ cần phải đặt câu hỏi về giá trị của báo chí trong xã hội hiện tại ra sao ?

baochi1

Một cửa hàng bán báo ở Sài Gòn - RFA

Đối diện với điều này, nhà báo Tâm Chánh, cựu Tổng Biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị cho rằng những sự việc thế này đã nhen nhúm từ khi chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng "rờ tới những cán bộ cao cấp".

"Trong nước thì thực tế tham nhũng đã có sự cấu kết với truyền thông, thậm chí là mỗi 1 thế lực đều có dựa vào, tìm đồng minh ở truyền thông. Trong số đó cũng có những nhà báo cũng có thể là đứng ở chỗ này chỗ kia, băng nhóm này băng nhóm kia. Không loại trừ chuyện đó".

Quan điểm của ông đối với vụ lộ tin nhắn của nhà báo chuyên nghiệp là không loại trừ kịch bản của một băng nhóm nào đó am hiểu rất rõ trò chơi của truyền thông.

Ông nói tiếp :

"Chắc chắn không phải bình thường rồi. Nhưng tôi nghĩ khoảng 10 năm độ lại đây, thì những ông quan, băng nhóm chính trị cũng rất biết cách sử dụng công cụ truyền thông để tạo ra những tin fake hay những kiểu gây rối trong dư luận. Mỗi kỳ đại hội hay mỗi dịp có xung đột về quyền lực giữa các thế lực với nhau thì thường trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều những trang thông tin như vậy. Còn đây là hiện tượng gọi là mới xuất hiện trong đời sống báo chí của Thành phố Hồ Chí Minh".

Nếu nhận xét đây là hiện tượng mới xuất hiện trong đời sống báo chí của Thành phố Hồ Chí Minh thì trước đây như thế nào ? Câu trả lời này xin dành cho nữ ký giả Bích Vy – Võ Thị Hai, người đã trải qua hơn nửa thế kỷ làm báo ở Việt Nam và hải ngoại.

baochi2

Đọc ấn bản báo giấy vẫn là thói quen mỗi ngày của người Việt - RFA

Trước tiên bà nói về một bộ phận báo giới Việt Nam từ năm 1986 đến 2004, một thời điểm bà cho là còn lạc quan và có ‘chỗ thở’ cho báo chí nhà nước.

"Hình như đó là 1 điều may mắn. Có những nhà lãnh đạo họ vẫn còn ý thức về lực lượng báo chí. Mặc dù ngay từ lúc đầu họ đã khẳng định người làm báo là 1 lực lượng tuyên truyền chính sách của Đảng, và những tờ báo là công cụ tuyên truyền không hơn không kém. Nhưng ít ra cũng có những lúc họ ‘mở’, đặc biệt là sau thời kỳ đổi mới kinh tế từ năm 1986 trở đi, thì đôi khi họ cũng cho phép nhà báo được mở ra 1 phong trào chống tiêu cực để làm trong sạch nội bộ của cán bộ Đảng viên".

‘Nhà báo thúc thủ’

Thế nhưng, sau đó bộ mặt của báo chí Việt Nam đã thay đổi rất nhiều về chính sách quản lý. Bà Bích Vy – Võ Thị Hai cho biết chính quyền Việt Nam đã bắt đầu áp đặt 1 chính sách mới, nhiều cái kỳ lạ mà thời kỳ của bà không có.

"Ví dụ họ đóng cửa các tờ báo online, họ phạt, họ rút thẻ nhà báo, họ bắt bỏ tù các nhà báo. Thời kỳ tôi chưa có chuyện đó.

Lúc đó tôi đã bắt đầu hình dung ra được là giới báo chí ở Việt Nam sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn hết sức đau buồn. Họ sẽ không làm gì được. Họ sẽ không viết gì được".

Theo một nguồn tin riêng, chưa được kiểm chứng, bà cho biết có những tập đoàn tài chính mua chuộc nhà báo, tặng quà, phong bì cho các ký giả, trao những phần thưởng gọi là học bổng cho con em của các nhà báo.

"Tôi nghĩ rằng rõ ràng làng báo đã đi vào con đường cùng. Còn có chuyện nữa là nhà nước Việt Nam bắt đầu cài người vào các tờ báo. Từ hồi thời tôi đã có thấy rồi, tức từ năm 1996 tôi đã thấy hiện tượng này".

Theo bà Bích Vy, rất khó để định nghĩa về một nhà báo là ai trong thời kỳ này. Vì họ không thể làm gì cả ngoài chuyện họ tường thuật, đưa tin theo lệnh của chính quyền.

Bản chất của sự việc này cũng được nhà báo Tâm Chánh đưa ra quan điểm tương tự.

"Từ sau cuộc PMU18, báo chí trong nước chủ yếu thông tin lại các cuộc tham nhũng mà các cơ quan chức năng người ta điều tra ra, chứ báo chí thực sự đã gần như không còn thấy xuất hiện, nhất là các điều tra liên quan thế lực tham nhũng ở cấp cao.

Chủ yếu là tường thuật lại ý kiến của lãnh đạo, kết quả thanh tra, tường thuật lại các vụ án là chính".

Một vấn đề ai cũng biết, đó là báo chí chính thống ở Việt Nam được gọi là báo chí của Đảng và nhà nước. Hàng tuần định kỳ, Ban Tuyên giáo có định hướng tuyên truyền, chủ yếu là nói những vấn đề nên hay không nên, đưa những nội dung tin gì…

Do đó, theo nhà báo Tâm Chánh, trong bối cảnh như thế, các nhà báo có thể có những thông tin từ nhiều cơ quan khác nhau, không loại trừ cả các cơ quan cấp cao và những người có thẩm quyền trong từng vụ việc. Nhưng ông vẫn khẳng định :

"Làm báo thì mình có thể có những nguồn tin riêng, có những mối quan hệ đặc biệt để có nguồn tin, nhưng anh cộng tác để trở thành công cụ cho 1 nhóm chính trị nào đó thì tôi nghĩ là không tốt, không đúng".

Giữa một không khí như thế, nhà báo Tâm Chánh cho rằng rất khó để có thể nói đây có phải thật sự là những cuộc chống tham nhũng thật sự hay không hay những thế lực chính trị đấu đá nhau. Đứng trước những "ngã ba" như thế, ông nói rằng các nhà báo có tay nghề và tâm nghề cùng với sự tỉnh táo thì người ta luôn có sự dè dặt.

Bên cạnh những cây bút như thế, thì theo nhận định của bà Bích Vy, 99% người làm báo ở Việt Nam hiện nay là những người bồi bút. Bà dùng từ "hiện nay", có nghĩa rằng đã từng có một "ngày kia" không như thế hay chăng ? Câu trả lời của bà là : "Từng như thế".

Nhưng, bà cho biết thêm về sự khác biệt :

"Có lẽ lúc đó niềm tin về sự cải tiến xã hội, về một, hai cá nhân lãnh đạo mà họ nghĩ là họ có thể nương tựa được nó còn lớn. Họ chưa bị đặt vô thảm cảnh như bây giờ. Mình thấy cái thảm cảnh đó ngày càng rõ cùng với những diễn biến lớn của đất nước mà hồi thời chúng tôi chưa có. Bây giờ nó bộc ra và các nhà báo coi như hoàn toàn thúc thủ".

Trong bối cảnh như thế, có 1 số cây bút phải dè dặt như lời nhà báo Tâm Chánh đã nói, thì nhà báo Bích Vy khẳng định "Hoặc anh từ bỏ cây bút, làm nghề khác để giữ lương tâm của người làm báo hoặc vì chén cơm manh áo chấp nhận bị sử dụng và bẻ cong ngòi bút".

******************

Phần 2 : Ngày Ký giả ăn mày

‘Ký giả ăn mày’

Nhà báo Bích Vy – Võ Thị Hai từng đưa ra nhận định với chúng tôi về hình thức phạt đình bản. Bà nói rằng việc đóng cửa các tờ báo online, rút thẻ nhà báo, bắt bỏ tù các nhà báo là những quyết định thuộc 1 chính sách báo chí mà thời của bà không có.

baochi3

Ngày Ký giả ăn mày - Courtesy of Manh Dang blogspot

Hơn hai tuần trôi qua kể từ thời điểm Tuổi Trẻ online bị đình bản 3 tháng, cộng đồng mạng xã hội truyền nhau những tấm ảnh cho thấy các phóng viên báo Tuổi Trẻ xuống đường bán ấn bản nhật báo cho độc giả. Chưa hết, đó là tấm ảnh chụp đích thân một ký giả kỳ cựu là ông Lê Đức Dục lên tàu hoả bán báo Tuổi Trẻ.

Một cựu phóng viên/nhiếp ảnh gia của tờ Phụ Nữ chia sẻ trên trang cá nhân của bà về vấn đề này :

"Không còn TTO, mình đọc thêm các báo mạng bạn, và trong cuộc khủng hoảng "đình bản" 3 tháng của TTO mình đặt lại báo giấy, đọc lại báo giấy. Như một sự ủng hộ một trong những tờ báo mình yêu mến, nơi mình có nhiều bạn bè thân thiết đang làm việc ở đó. Nhìn các bạn (từ phóng viên đến người làm tòa soạn) post lên Facebook mỗi ngày "rao" nội dung mới của báo ngày, có điều gì ...khó nói, chỉ biết đó là sự chia sẻ, như là khi bạn mình gặp nạn, mình chạm nhẹ vào tay bạn mình, thế thôi. Nhìn ảnh phóng viên gạo cội Lê Đức Dục lên tàu hoả bán báo giấy Tuổi Trẻ, lại chút gì chạnh lòng, thương thương. Thương nghề báo, những người làm báo, vất vả, không chỉ vì nghề. Còn là đời sống của cả "tờ" báo, gắn với hàng trăm con người, trong thời "suy" của báo giấy, trong khi báo mạng cũng ko "hưng". Trong khủng hoảng, là sự nỗ lực của mỗi cá nhân (bất luận tại sao, thế nào...) vì ngôi nhà chung".

Nhà báo Tâm Chánh thì cho rằng đó là một cách lên tiếng của các nhà báo đang bị tước quyền làm nghề.

"Tôi nghĩ đó là phản ứng của các nhà báo mà người ta không có công cụ nào để bảo vệ quyền làm nghề của người ta. Nếu nhà nước thấy đó là 1 tiếng nói cần phải lắng nghe từ chiều sâu của sự kiện thì cần phải lắng nghe. Cái quyền làm nghề của người ta bị tước đoạt. Dù cho là phóng viên có thể sai thì liệu trong không gian pháp luật hiện nay có thể xử lý nó đúng mực hơn không để khắc phục cái sai đó.

Ở đây tôi cho là cái xử lý nó thái quá.

Báo chí Sài Gòn trước 1975 từng có ngày ‘ký giả đi ăn mày’ cho nên tôi nghĩ các bạn đồng nghiệp cũng mô phỏng nó như 1 tiếng nói. Nếu hiểu nó như 1 tiếng nói thì nên nghe nó như 1 thái độ phản ứng".

Trước khi giải thích về ngày "Ký giả đi ăn mày", nhà báo Bích Vy nói rằng bà tin về những tấm ảnh cho thấy các phóng viên báo Tuổi Trẻ trở thành "người bán báo bất đắc dĩ". Lý do được bà cho biết :

"Tôi tin vì tôi tin những cựu đồng nghiệp của mình ở báo Tuồi Trẻ. Người ta đau lòng về tờ TTO bị đình bản. Bây giờ họ phải tìm cách tái khẳng định uy tín, lấy lại niềm tin của bạn đọc bằng cách chuyển các tờ báo đến tay người đọc.

Thật ra ngày xưa báo Tuổi Trẻ đã có truyền thống đó. Mỗi khi muốn đẩy mạnh tờ báo Xuân đến tay bạn đoc, họ không chờ nhà phát hành, chủ vựa mà họ đi đến trước chợ Sài Gòn, đứng ở bùng binh Quách thị Trang để tự họ bán báo.

Bây giờ tôi tin các anh em báo Tuổi Trẻ đã tới đường cùng, không biết làm sao, thì chính những người làm báo muốn trao tận tay bạn đọc sản phẩm của mình".

Nhà báo Tâm Chánh cho rằng các phóng viên Tuổi Trẻ xuống đường tận tay giao báo cho bạn đọc là 1 hình thức mô phỏng với ngày "Ký giả đi ăn mày", điều đó theo bà Bích Vy, tuy có khác nhau về hình thức, nhưng bản chất thì không.

baochi4

Ký giả Lê Đức Dục bán báo giấy trên tàu hoả Courtersy of Facebook

Bà kể lại, ngày đó, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ra một sắc luật 007, buộc các tờ báo phải ký quỹ với con số khá lớn. Các tờ báo bị tịch thu lần thứ hai với tội "vi phạm an ninh quốc gia và trật tự công cộng" thì sẽ bị Bộ Thông tin ra quyết định đóng cửa vĩnh viễn.

Để chống lại sắc luật này, một số các tổ chức nhà báo như Nghiệp đoàn ký giả Nam Việt ; Hội Ký Giả Ái Hữu Việt Nam ; Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam họp lại bầu 1 uỷ ban tranh đấu đòi quyền tự do báo chí và tổ chức ngày xuống đường để chống lại sắc luật 007, gọi là "Ngày Ký giả ăn mày".

"Lúc đó các nhà báo họ cũng có 1 cái quyền nói lên tiếng nói của họ. Ngày đó mấy trăm ký giả hô khẩu hiệu, cầm biểu ngữ, mặc đồ rách rưới, cầm những cái bị. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa lúc đó nói rằng không đàn áp, không giải tán nhưng ngăn đoàn biểu tình tuần hành".

Từ đó, nhà báo Bích Vy nói rằng nếu nhìn lại những tấm ảnh của phóng viên báo Tuổi Trẻ ngày nay xuống đường giao báo cho bạn đọc, đó chính là hình ảnh tiêu biểu của 1 thế hệ làm báo hiện nay ở Việt Nam. Nó chỉ khác với Ngày Ký giả ăn mày trước năm 1975 là những nhà báo ngày nay không có ai bảo vệ họ, không có một hội nghề nghiệp nào bảo vệ họ, họ đơn độc và cô độc.

Cát Linh

Nguồn : RFA, 06/08/2018

(*) Năm 1972 chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã cho áp dụng Sắc luật 007 với quy định số tiền phải ký quỹ rất lớn làm nhiều báo không có tiền ký đành đóng cửa. Theo điều luật này, tờ báo nào bị tịch thu lần thứ hai do có bài vi phạm an ninh quốc gia và trật tự công cộng thì sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn. Điều này được xem như dùng "bàn tay sắt" đối với giới báo chí. Nhiều tờ báo bị đóng cửa, chủ báo bị phạt, bị tịch thu tiền ký quỹ, một số người còn bị tù. Có khoảng 70% người làm báo bị thất nghiệp. Trước tình hình đó, các nghiệp đoàn ký giả ở Sài Gòn đã tập hợp lại để tìm ra một biện pháp nhằm cứu nguy cho báo chí.

Ngày 8 tháng 9 năm 1974, một cuộc họp liên tịch đã được hội chủ báo tổ chức, với ba đoàn thể ký giả tham dự là : Nghiệp đoàn ký giả Nam Việt, Hội ái hữu ký giả Việt Nam và Nghiệp đoàn ký giả Việt Nam. Cuộc họp đã bầu ra Ủy ban đấu tranh đòi tự do báo chí do ông Nguyễn Văn Binh, dân biểu đối lập, đại diện báo Đại dân tộc làm chủ tịch. Nhiệm vụ trước hết của Ủy ban này là chống lại việc thi hành luật 007.

Hình thức đấu tranh "ký giả xuống đường đi ăn mày" được thống nhất. Các đại diện của ban tổ chức gồm có : Nguyễn Kiên Giang (chủ tịch Nghiệp đoàn Nam Việt), Tô Văn, Phi Vân của đoàn ký giả Nam Việt ; nhà báo Văn Mại (cựu tổng thư ký tòa soạn báo Buổi Sáng), Lý Bình Hiệp, Trần Kim Uẩn của Hội ái hữu ký giả Việt Nam ; Thái Thương Hoàng, Thái Dương, Tô Ngọc của Nghiệp đoàn ký giả. Trong đó, các thành viên Văn Mại, Đoàn Hùng, Ái Lan, Ninh Anh lo chuyện tài chính. Ngoài ra, thành phần dẫn đầu còn có nhà báo Nam Đình (chủ báo Thần Chung và sau là Đuốc Nhà Nam), Trần Tấn Quốc (chủ nhiệm tờ Tiếng Dội Miền Nam và là người khởi xướng giải thưởng cải lương Thanh Tâm), nhà báo Tô Nguyệt Đình tức Nguyễn Bảo Hóa, nhà thơ – nhà báo - soạn giả Kiên Giang Hà Huy Hà...

Published in Diễn đàn

Một cuộc hội thảo mang tên "Thực tiễn và kinh nghiệm đổi mới của Việt Nam và cải cách mở cửa của Trung Quốc" vừa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 6/7/2018 với sự tham dự của đại diện hai đảng cộng sản. Đây là lần thứ 14 hai phía gặp nhau bàn về lý luận.

xhcn1

Tỉ phú Trung Quốc Jack Ma, Chủ tịch tập đoàn Alibaba tại Diễn đàn Thanh toán Điện tử Việt Nam ở Hà Nội 2017 - AFP

Phải chăng Việt Nam tiếp tục theo mô hình cải cách kinh tế của Trung Quốc và đang tách mình ra khỏi quỹ đạo kinh tế thế giới ?

Chọn quốc gia có cùng thể chế

Tiến sĩ, Luật sư Bùi Quang Tín, nhà sáng lập và CEO trường Doanh nhân BizLight nhận định nền kinh tế Việt Nam thực chất cũng theo mô hình kinh tế thị trường nhưng với định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, Việt Nam phải lựa chọn một trong những quốc gia cũng theo thể chế xã hội chủ nghĩa nhưng phát triển theo hướng kinh tế thị trường.

Và quốc gia đó chính là Trung Quốc.

"Tức là một nền kinh tế mà nó vẫn là kinh tế thị trường của các nước phương Tây nhưng nó phải đặt trên nền tảng là định hướng của xã hội chủ nghĩa nghĩa là nó theo các thuyết của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu nói về mô hình này hiện nay thì Trung Quốc là đầu, về kinh tế thị trường, về vấn đề mở cửa, về hội nhập, hợp tác đa phương cũng như song phương với các nước phương Tây và các nước trong khu vực".

xhcn2

Công ty Bia Sài Gòn của Việt Nam được tỷ phú Thái Lan mua lại AFP

Theo một phân tích của Giáo sư Hoàng Ngọc Hòa – Học viện Chính trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, kinh tế thị trường là mô hình kinh tế phổ biến của thế giới đương đại, chia làm 3 nhóm tiêu biểu : Kinh tế thị trường tự do (tiêu biểu là nền kinh tế thị trường của Mỹ, Anh, Úc) ; Kinh tế thị trường xã hội (tiêu biểu là Đức, Thụy Điển và các nước Bắc Âu khác) ; Kinh tế của mô hình nhà nước phát triển (tiêu biểu là nền kinh tế Pháp, Nhật Bản).

Tách hẳn 3 nhóm đó, từ sau Đại hội trung ương 3 khóa XI đến Đại hội XIV, dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa nền kinh tế nước này đi theo con đường thương trường mới, đó là xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (xã hội chủ nghĩa).

Về phía Việt Nam, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một cơ chế quản lý kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam tạo ra và triển khai tại Việt Nam từ sau Đại hội VI 1986 và liên tục được được hoàn thiện qua các kỳ Đại hội Đảng sau này.

Điều này được Tiến sĩ, Luật sư Bùi Quang Tín giải thích :

"Việt Nam cũng phải theo một mô hình của một quốc gia cũng theo xã hội chủ nghĩa nhưng phát triển theo định hướng kinh tế thị trường".

Một bài viết của Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển viết vào năm 2015 có đề cập rằng : Định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam là nền kinh tế đó được xây dựng trên cơ sở một hệ tư tưởng nhằm xác định hướng đi bảo đảm mục tiêu tổng quát là : "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Điều này được chính ông Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhắc lại trong buổi hội thảo ngày 6/7. Đáp lại, đại diện cho phía Trung Quốc, Trưởng ban Tuyên truyền Trung Quốc, Hoàng Khôn Minh cũng nhấn mạnh và chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

‘Thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’ là bất khả thi

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhấn mạnh, nền kinh tế Trung Quốc không phải là nền kinh tế thị trường.

"Cái mô hình kinh tế nào có gì ưu việt thì mình học, không bắt buộc phải đi theo anh cả Trung Quốc, tuy là Trung Quốc cũng có rất nhiều cái để học chứ không phải không. Nhưng gọi là mô hình Trung Quốc thì học cái đó làm gì ? Mô hình Trung Quốc đâu phải là kinh tế thị trường".

Đây là chi tiết đáng chú ý. Tháng 12/2017, tờ Financial Times đưa tin về một tuyên bố của chính phủ Tổng thống Donald Trump nói rằng đã gửi hồ sơ cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong đó nêu rõ không công nhận nền kinh tế của Trung Quốc là "kinh tế thị trường" như yêu cầu của Bắc Kinh.

Cũng theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nếu hiểu đúng với định nghĩa của cụm từ "kinh tế thị trường" thì Trung Quốc càng không phải.

"Mô hình kinh tế thị trường trong đấy nhân dân là chủ đạo. Nhân doanh chứ không phải quốc doanh.Việc gì nhân dân không làm được hay tạm thời chưa làm được thì quốc doanh làm. Mô hình Trung Quốc đâu phải là mô hình kinh tế thị trường ?".

Nghịch lý

Theo dòng thời sự gần đây cho thấy những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Australia đang dần thể hiện rõ đường lối kinh tế dứt khoát với Trung Quốc. Cụ thể, đầu tháng 7/2018, chính phủ Malaysia đã gửi thư đến 3 nhà thầu Trung Quốc để thông báo việc đình chỉ các dự án có vốn Trung Quốc lớn nhất ở quốc gia này, ước tính khoảng 22 tỷ USD.

Một diễn biến khác, vào năm 2017, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã tuyên bố thẳng thắn rằng "Bắc Kinh đừng dùng tiền thao túng chính trị Úc".

Như thế, rõ ràng các quốc gia có nền kinh tế thị trường tự do đều không chọn sự hợp tác với Trung Quốc, dù rằng nước này được dữ liệu của Bloomberg đánh giá là có GDP dự báo vượt 19 nước Châu Âu trong năm 2018 (đạt khoảng 13,2 nghìn tỷ USD).

Vậy thì khi lựa chọn một quốc gia có cùng thể chế là Trung Quốc để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế như ông Võ Văn Thưởng đã phát biểu thì liệu Việt Nam có đang tách mình ra khỏi vòng quỹ đạo của sự phát triển kinh tế thế giới hay không ?

Để trả lời câu hỏi này, Tiến sĩ, Luật sư Bùi Quang Tín vẫn giữ quan điểm xem Trung Quốc là "một mô hình tham khảo và nghiên cứu".

"Trung Quốc có thể nói là một quốc gia mà hướng mở cửa rất mạnh. Đặc biệt nó phát triển về kinh tế thị trường rất mạnh, là một mô hình để mình nghiên cứu, tham khảo đưa ra định hướng, chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam hơn là xem đó là một hình mẫu duy nhất, một sự kết nối duy nhất, vì sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là đa phương và độ mở của kinh tế Việt Nam là mạnh mẽ nhất từ trước đến nay".

Do đó, theo ông, không chỉ Trung Quốc mà Mỹ và các nước Châu Âu cũng là những bài học, mô hình để Việt Nam có thể học hỏi.

Theo quan điểm của Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, Việt Nam không nên tách ra, đi theo Trung Quốc để làm những việc đối chọi lại với nền kinh tế thị trường khác trên thế giới.

Trong thực tế chính phủ Hà Nội đã và đang ký rất nhiều những Hiệp định kinh tế thương mại với thế giới. Và điều này được cho là Việt Nam đang gia nhập song phương, đa phương với thế giới để được công nhận nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, thể chế chính trị độc đảng vẫn duy trì đường lối kinh tế quốc doanh là chủ đạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phải chăng đây cũng là lý do mà Chủ tịch Bắc Hàn, Kim Jong-un gần đây được tiết lộ là ông ta muốn áp dụng đường lối cải cách kinh tế của Việt Nam cho Bắc Hàn, một quốc gia cộng sản còn khép kín hiện nay ?

Cát Linh

Nguồn : RFA, 10/07/2018

Published in Diễn đàn

Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân vào chiều ngày 20/6/2018 đã thực hiện lời hứa có cuộc tiếp xúc với người dân khiếu kiện Thủ Thiêm. Tại đây ông nói nếu nhà dân ngoài ranh thu hồi đất Khu đô thị mới Thủ Thiêm thì không phải di dời, đồng thời khẳng định "thành phố không gạt bà con".

thuthiem1

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân khẳng định "Thành phố không gạt bà con" - RFA

"Không phải muốn đưa đi đâu thì đưa"

Cuối cùng thì ông Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cũng có một buổi đối thoại trực tiếp với người dân Thủ Thiêm như đúng lời đã hứa.

Ngày 20/6/2018, rất nhiều báo đài trong nước đã có mặt để truyền thông về buổi gặp này. Tin cho biết, tất cả người dân có mặt đều bày tỏ bức xúc xung quanh chính sách di dời, thu hồi và đền bù không thỏa đáng của chính quyền địa phương.

Về phía ông Nguyễn Thiện Nhân, những hình ảnh và video về buổi gặp nhanh chóng được lan truyền ra, cho thấy ông có những lời phát biểu rất "tình và nghĩa".

Ví dụ khi ông nghẹn lời nói :

"Đó là những người trong chiến tranh sẵn sàng hy sinh, cuối đời muốn có chỗ ở đàng hoàng bình yên. Chưa biết lý do gì, nhưng thấy mọi người ở cái tuổi như cha mẹ mình, nằm liệt giường trong những căn nhà dột nát, lụp xụp... tôi đau lắm chứ"

Đã gần nửa tháng kể từ ngày ông Nguyễn Thiện Nhân lắng nghe những bức xúc vốn kéo dài hơn 20 năm của người dân Thủ Thiêm. Một người dân có mặt trong buổi gặp hôm đó cho biết đến nay, chưa thấy sự thay đổi nào ngoại trừ giải quyết việc tái định cư.

"Câu nói vấn đề lên chung cư tạm cư là cho ở căn hộ chung cư tốt hơn ở dưới này thôi chứ thật ra chưa giải quyết gì tốt hơn cho người dân. Coi như là đất của người dân chúng tôi đang kiện cáo, vấn đề trong ranh ngoài ranh thì chưa giải quyết. Nhưng ông Nguyễn Thiện Nhân bữa đó thì ổng hứa là ổng sẽ rút lên 2 nhóm để giài quyết. Thứ nhất là nhóm chưa đủ về pháp lý, nghĩa là nhà người ta đang ở mà giờ làm đất nông nghiệp. Nhóm thứ 2 là pháp lý đã đủ rồi nhưng người ta đấu tranh trong ranh, ngoài ranh, vẫn không chịu đi. Ổng nói là ổng sẽ cho tổ công tác đặc biệt rút hồ sơ của 2 nhóm này để xem xét giải quyết.

Người dân cũng mong mỏi chờ người đứng đầu Thành phố Hồ Chí Minh chứ trước giờ cứ đá lên đá xuống rồi có giải quyết gì đâu".

thuthiem2

Dân oan Thủ Thiêm - Courtesy of internet

Báo Tuổi Trẻ trong nước hôm 20/6 có tường thuật việc ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết sẽ lập một tổ công tác đặc biệt về các vấn đề này. Thành phần gồm các chuyên gia, luật sư, đại diện Mặt trận Tổ quốc để giám sát, giải quyết từng trường hợp ngay lập tức, không chờ đến khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ ngày 15/7.

Cuối buổi gặp, ông Nhân đề nghị người dân vào ở khu tái định cư cho bớt khổ, ổn định, trong thời gian chờ kết luận của Thanh tra Chính phủ. Tuy nhiên, người dân này không đồng ý với giải pháp do ông Nguyễn Thiện Nhân đưa ra. Lý do là ông không có nhu cầu để ở tạm cư trong căn hộ chung cư.

"Sắp tới có kết luận thanh tra chính phủ, và ông Nguyễn Thiện Nhân đã hứa như vậy rồi thì bây giờ phải giải quyết dứt điểm với khu đô thị mới Thủ Thiêm chứ không có đẩy người dân lên căn hộ chung cư để ở tạm. Rồi bao nhiêu năm nữa ? Giải quyết xong thì tự chúng tôi lo chỗ ở mới. Nhà chúng tôi ngoài ranh thì phải trả đất lại cho chúng tôi về cất nhà, khắc phục hậu quả cho người dân chúng tôi.

Đâu thể muốn đưa đi đâu thì đưa".

Người dân này khẳng định rất nhiều lần yêu cầu "phải giải quyết dứt điểm, rõ ràng. Nhà ngoài ranh thì phải trả đất lại cho dân".

Một người dân khác cũng tỏ ý cho biết việc đưa người dân lên căn hộ chung cư ở tạm là không cần thiết. Họ đã chờ đợi quá lâu, giờ đây có chờ thêm một khoảng thời gian ngắn nữa cũng không là gì cả.

"Theo như lời ổng nói 15/7 này là giải quyết rồi, bây giờ dời lên chung cư tạm cư thì ngắn quá, mắc công, mình cực thêm. Khi giải quyết xong mình phải dọn đi 1 lần nữa. Giờ đợi đến 15/7 này coi giải quyết làm sao.

Mình chịu đựng ở đây cả chục năm rồi, bây giờ còn có nửa tháng nữa mà dọn đi thì cũng cực cho mình".

"Ở đây đã 6,7 năm rồi, bây giờ chờ thêm 1 tháng nữa có gì đâu, phải chờ thôi".

Phải giải quyết thỏa đáng

Vấn đề khiến nhiều người bức xúc nhất, dù diện tích đất không nhiều, là đất của họ nằm trong hay ngoài ranh quy hoạch. Theo lời nói động viên của ông Nguyễn Thiện Nhân, là : "Việc này sẽ được Thanh tra Chính phủ trả lời rõ ràng, cụ thể. Nếu không nằm trong ranh thì không phải di dời. Bà con ráng chờ đến ngày 15/7".

Ông nói thêm trong buổi đối thoại : "Bà con nên ủng hộ thành phố. Thành phố không gạt bà con mà muốn mọi người trước mắt sẽ có cuộc sống tốt hơn".

Dư luận từng bàn tán rất nhiều về lời nói này của ông Nguyễn Thiện Nhân. Có người cho rằng kết quả của lời hứa này sẽ không khác gì với lời hứa của ông Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung từng hứa không khởi tố người dân Đồng Tâm.

Trong lúc này, chỉ còn khoảng một tuần nữa sẽ có quyết định của Thanh tra Chính phủ, tất cả những gì người dân mất đất ở khu đô thị Thủ Thiêm có lúc này là niềm tin vào lời nói của ông Nguyễn Thiện Nhân.

"Mình phải tin thôi, đó là cái sắp xếp của lãnh đạo, nhưng mà phải giải quyết rõ ràng, nằm ngoài ranh quy hoạch thì phải giải quyết rõ rồi phải có hướng khắc phục hậu quả cưỡng chế trái pháp luật, đẩy người dân từ cuộc sống đương ổn định, như tôi đang là doanh nghiệp kinh doanh nuôi sống cả gia đình, thành ra bây giờ mất hết tất cả, mất nhà mất cửa, mất công ăn việc làm, mất luôn chỗ kinh doanh buôn bán".

Với giọng nói từ tốn nhưng không dấu được nỗi xót xa của một người là trụ cột trong gia đình, nhưng giờ như ông nói, đã mất trắng, người đàn ông vốn là cư dân ở khu đô thị Thủ Thiêm hơn chục năm nay cho biết ông mong muốn một sự công bằng từ những người có chức vụ. Công bằng đây là công bằng cho cả quãng thời gian hơn chục năm mà các hộ cư dân ở khu đô thị mới Thủ Thiêm phải sống cuộc sống "mất trắng" tất cả. Nếu được như thế, thì theo ông, những người lãnh đạo mới có được sự đồng thuận của người dân.

"Ổng cũng có tâm, ổng lo cho cuộc sống của người dân thì mình phải tin tưởng, để coi cách giải quyết của chính quyền làm sao…"

Cát Linh

Nguồn : RFA, 09/07/2018

Published in Diễn đàn

Sự vắng mặt của Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn

Vào ngày cuối cùng của tháng 6, Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông báo đề nghị khai trừ ra khỏi đảng đối với hai quan chức của Bộ Thông tin và truyền thông là ông Lê Nam Trà - nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone, và ông Phạm Đình Trọng - Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp.

truong00

Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và đương kim Bộ trưởng Trương Minh Tuấn - Ảnh minh họa (AFP)

Ngoài ra còn có hai vị lãnh đạo khác được cho là có liên đới trách nhiệm là ông Cao Duy Hải, Tổng Giám đốc MobiFone cũng bị Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị cách chức tất cả các chức vụ trong đảng, và ông Phạm Hồng Hải, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông bị khiển trách.

Đây có thể được xem là cách xử lý tiếp theo của Ủy ban Kiểm tra trung ương sau khi uỷ ban này đưa ra kết luận chính thức về những vi phạm của một loạt các quan chức thuộc Bộ Thông tin và truyền thông liên quan vụ MobiFone mua 95% cổ phần của công ty truyền hình An Viên (AVG) gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng của nhà nước.

Tuy nhiên, những quyết định kỷ luật trên sẽ không có gì đặc biêt để các nhà quan sát đặt nghi vấn, nếu như kết luận "vụ MobiFone mua AVG là vi phạm nghiêm trọng" do Ủy ban Kiểm tra trung ương đưa ra vào đầu tháng 6 vừa qua có nêu đích danh 2 nhân vật là cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và đương kim Bộ trưởng Trương Minh Tuấn.

Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng cho biết việc ông Lê Nam Trà, người được cho là 1 trong những mắc xích chính trong vụ MobiFone mua AVG, bị khai trừ Đảng hoàn toàn hợp lý. Nhưng, câu hỏi lớn được ông đưa ra là :

"Tại sao mới đầu tháng 6, cũng chính Ủy ban Kiểm tra trung ương đã công bố 1 kết luận đối với Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng. Rất nghiêm trọng nghĩa là 1 bậc, 1 hình thức mức độ vi phạm kỷ luật đặc biệt. Nếu tương ứng với chuyện của Đinh La Thăng năm 2017 thì ÍT NHẤT có chuyện khai trừ Đảng. Thế nhưng tại sao lần này Ủy ban Kiểm tra trung ương lại không đề ra và thông báo hình thức kỷ luật Đảng với Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn ? Mà lại đề nghị cấp thẩm quyền xem xét ? Như vậy câu hỏi đặt ra là cấp thẩm quyền là ai ? Trên Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng là ai ? Là Thường trực Ban bí thư ? Hay Bộ chính trị ? Hay Nguyễn Phú Trọng ?"

Từ hàng loạt câu hỏi trên, ông Phạm Chí Dũng đưa ra một nhận định, đó là theo cảm giác ông đón nhận vấn đề, ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn "thuộc 1 diện không chỉ Bộ chính trị và Ban bí thư quản lý, mà là Nguyễn Phú Trọng quản lý".

Qua tất cả những thông tin, tình tiết báo chí trong nước về vụ MobiFone mua AVG từ mấy năm nay, dấu hiệu cho thấy việc cố ý làm trái và tham nhũng của hai nhân vật Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn là rất rõ. Ông Nguyễn Bắc Son khi còn là Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông đã chỉ đạo trực tiếp cho ông Lê Nam Trà thương vụ mua AVG. Ông Trương Minh Tuấn khi đó là Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông, là người ký văn bản chỉ đạo cho MobiFone mua AVG.

Đây cũng là kết luận của Ủy ban thanh tra chính phủ đưa ra hồi tháng 3/2018.

Cũng theo nhận định của ông Phạm Chí Dũng, ông tiết lộ có những nguồn tin cho rằng hai nhân vật Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn sẽ được "hạ cánh an toàn" bằng những hình thức kỷ luật sơ sài.

"Mấy ngày nay cũng có thông tin ngoài lề cho rằng Nguyễn Phú Trọng giơ cao đánh khẽ, đập chuột sợ vỡ bình, sắp tới sẽ xử lý Nguyễn Bắc Son giống như Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công thương là cắt tất cả chức vụ trong chính quyền. Nhưng đối với Trương Minh Tuấn thì chỉ cảnh cáo đảng và cho giữ nguyên chức vụ hiện nay."

truong2

Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV Photo : RFA

Trước đây, sau khi kết thúc Hội nghị TW 7, rất nhiều ý kiến cho rằng vụ AVG – MobiFone có thể đã ‘chìm xuồng". Nhưng thời điểm đó, nhà báo Trương Duy Nhất có nhấn mạnh rằng những vụ án tầm cỡ như AVG kéo rất dài và ông không nghĩ rằng AVG sẽ bị người có thẩm quyền "bỏ rơi".

"Tôi cho là vụ AVG không thể chìm xuồng được.

Theo tôi biết, đó là 1 trong những vụ án được đưa vào diện quan sát đặc biệt, tức là những vụ án do Ban Bí thư chỉ đạo. Tiến trình điều tra thế nào, xử lý thế nào thì phải có ý kiến của Ban bí thư.

Vụ đó xử đến ai, mức độ nào chứ tôi cho rằng bên phía Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu chuyển qua công an khởi tố, mà khi Thanh tra chính phủ đưa qua thì chắc chắn có chỉ đạo của Ban bí thư rồi thì khởi tố AVG không thể khác được, chỉ là dính đến nhân vật nào thôi."

Ảnh hưởng của Phạm Nhật Vũ

Nếu ông Phạm Chí Dũng đặt câu hỏi về sự vắng mặt của Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son trong quyết định của Ủy ban Kiểm tra trung ương vừa đưa ra, thì ông cũng đặt dấu hỏi về một nhân vật đang được những người theo dõi vụ AVG-MobiFone nhắc đến, ông Phạm Nhật Vũ.

"Tại sao lại không có Phạm Nhật Vũ ? Vì rất nhiều người biết là Phạm Nhật Vũ cùng với Lê Nam Trà và Cao Duy Hải đóng vai trò chủ chốt trong vụ MibiFone mua AVG. Tại sao Phạm Nhật Vũ không có tên trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương từ đầu tháng 6/2018 và cả lần này ?

Liệu Phạm Nhật Vũ cũng ‘được’ như Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son không ? Hoặc có phải là vì Phạm Nhật Vũ là em ruột của Phạm Nhật Vượng, ông chủ của ‘cá mập’ Vingroup chi phối gần như 1 bộ phận kinh tế ở Việt Nam và nhiều quan chức trong đảng ?"

Tuy nhiên nhà báo Trương Duy Nhất thì cho rằng việc khởi tố Phạm Nhật Vũ là 1 khả năng hoàn toàn có thể xảy ra.

"Theo tôi khả năng khởi tố Phạm Nhật Vũ rất cao. Cho nên mặc dù phía ông Vũ và AVG đã trả lại số tiền đó, thì nếu, tôi chỉ cho là nếu, nếu gọi đó là hành vi phạm tội thì coi như hành vi phạm tội đã hoàn thành, thì việc anh trả lại tiền chỉ là tình tiết giảm nhẹ thôi."

Chi tiết ông Trương Duy Nhất nhắc đến là hai ngày trước khi có kết luận của thanh tra chính phủ , AVG và Mobifone đã nhóm họp hôm 12/3/2018 để thống nhất chấm dứt hợp đồng mua bán và AVG sẽ hoàn trả lại đầy đủ số tiền Mobifone đã thanh toán.

Và cái bóng của Trần Bắc Hà

Trước đây, nhiều ý kiến nghĩ rằng "lò của ông Trọng bắt đầu nguội lạnh" sau Hội nghị TW7, nhưng nhà báoTrương Duy Nhất cho rằng không nên chủ quan với suy nghĩ đó. Theo ông, sự tạm thời im lặng tạm thời có nhiều khả năng là chiến thuật trước một cơn bão lớn của ông Tổng bí thư.

Điều này có vẻ như đã được dần chứng minh qua kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra trung ương cuối tháng 6 vừa qua. Vì bên cạnh một AVG-MobiFone, còn có một nhân vật khác, đó là ông Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng.

Theo phân tích của ông Phạm Chí Dũng, Trần Bắc Hà chỉ là 1 cá nhân so với cả 1 tập thể của vụ AVG, nhưng vai trò của Trần Bắc Hà lại quan trọng đến nỗi là tâm điểm sự chú ý của dư luận.

"Khi Nguyễn Tấn Dũng còn là thủ tướng thì rất nhiều dư luận cho là Trần Bắc Hà lúc đó có 1 vai trò rất lớn bên cạnh Nguyễn Tấn Dũng, mặc dù Trần Bắc Hà lúc đó chỉ là Chủ tịch Hội đồng quản trị của BIDV nhưng qua mặt cả Nguyễn Văn Bình, là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lúc đó."

Với tất cả những diễn tiến mới nhất của chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng, dư luận vẫn chờ đợi một sự bùng nổ. Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc ghi trên trang cá nhân của ông : "Chờ xem Trương Minh Tuấn có bị rụng sợi lông nào không ?"

Nhà báo Phạm Chí Dũng thì đặt câu hỏi "Công cuộc chống tham nhũng của ông Trọng liệu có ý nghĩa gì vì nó không khách quan".

Và ông gọi đây không chỉ là nước cờ đốt lò mà còn là nước cờ chính trị, nước cờ chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng đối với "thời kỳ trước."

Cát Linh

Nguồn : RFA, 02/07/2018

Published in Diễn đàn

Chuyên gia công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu, từ Sydney, Úc cho chúng tôi biết ông cũng vừa được biết đến Minds trong ngày 29/6.

minds1

Minds là sản phẩm của một nhóm ẩn danh (Anonymous) tạo ra. Anonymous vốn là một thuật ngữ ám chỉ về một nhóm người đấu tranh cho tự do ngôn luận và tự do Internet. 

"Tôi cũng nghe nói là Anonymous tạo ra, nhưng do tôi chưa nghiên cứu sâu nên cũng không biết chắc có phải do anonymous hay không. Và cũng chưa thể biết là nó an toàn đến mức độ nào".

Theo những người dùng Facebook và Minds cho biết, Minds là sản phẩm của một nhóm ẩn danh (Anonymous) tạo ra. Anonymous vốn là một thuật ngữ ám chỉ về một nhóm người đấu tranh cho tự do ngôn luận và tự do Internet. Nhóm này hoàn toàn ẩn danh.

Nhưng theo nguồn từ Wikipedia, Minds là sản phẩm ra đời từ ý tưởng của Bill Ottman, sinh năm 1985, một doanh nhân về Internet có trụ sở ở New York, Hoa Kỳ. Ông đồng thời cũng là một nhà đấu tranh cho tự do thông tin.

Bill Ottman và các cộng sự khác là John Ottman, Mark Harding, Ian Crossland và Jack Ottman thành lập Minds vào tháng 2/ 2011 như một giải pháp thay thế cho các mạng toàn xã hội lớn đụng chạm đến quyền sử dụng kỹ thuật số (abusing digital rights – Wikkimedia)

Ông Hoàng Ngọc Diêu cho biết theo ghi nhận ban đầu làm quen với Minds, ông thấy có hạn chế về mặt kết nối xã hội (social connection).

Cụ thể theo ông, khó khăn trước tiên là do thói quen của người sử dụng. Ông nhận định một số đông người Việt Nam đã quen với hình thức hoạt động của Facebook từ rất lâu. Thêm vào đó, ông cho biết người dùng vẫn chưa biết rõ Minds có những giới hạn gì ? Và quan trọng, Minds có thật sự là một mạng xã hội thích hợp phục vụ cho mục đích đặc biệt của giới đấu tranh ở Việt Nam hay không ?

"Dù muốn dù không, Facebook vẫn là một platform được làm quen và mở rộng nhiều năm nay. Nó tạo điều kiện cho người ta kết nối khá dễ. Nó tạo ra nhiều công cụ khá cần thiết để phát tán thông tin, thông báo, mở rộng những vấn đề cần thảo luận. Ngay cả chức năng livestream, chức năng tạo status…rất cần thiết, tiện dụng cho người dùng để họ theo dõi.

Tôi thật sự không biết Minds có đủ những công cụ để thực hiện những chuyện đó hay không".

Facebook Hoàng Thành, một nhà hoạt động môi trường ghi trên trang cá nhân của anh :

"Facebook sắp có nguy cơ bị cơ quan an ninh kiểm soát dữ liệu cá nhân, hoặc sẽ không còn tồn tại ở Việt Nam nữa, sau khi Luật animal đã chính thức được thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2019".

minds0

Giao diện mạng xã hội Minds trên mobile Mobile screenshot

Anh Hoàng Thành cũng chia sẻ những điều anh cho là ưu điểm đối với người dùng Minds như : Một mạng xã hội mở ; Dễ dàng tạo tài khoản ; Không cần Kết bạn (Add Friend), chỉ cần nút Subcribe, không cần Confirm là có thể kết nối với bất kỳ ai ; Đường link Youtube được hỗ trợ rất cao…

Còn mơ hồ về pháp lý

Rất nhiều người dùng mạng xã hội Facebook khác trong hôm nay đã chia sẻ với nhau kinh nghiệm dùng Minds. Điều này có thể thấy một làn sóng Facebooker lớn và sẽ tăng thêm trong thời gian tới di tản sang ngôi nhà mới là mạng xã hội Minds.com.

Tuy nhiên, theo quan điểm của một chuyên gia công nghệ thông tin, ông Hoàng Ngọc Diêu nhấn mạnh cá nhân ông có sự lo ngại về làn sóng chuyển đổi này. Điều đầu tiên ông cảm thấy là có sự mơ hồ, lỏng lẻo về pháp lý. Ông đưa ra phân tích :

"Mình hoàn toàn chưa có 1 thước đo rõ ràng như thế nào. Mình cũng chưa biết là cái mục đích thật sự đằng sau Minds là gì ? Mình cũng không biết những người thật sự phía sau Minds là ai ? Facebook dù gì cũng có những vấn đề gọi là nghĩa vụ pháp lý (legal obligation) 1 cách rõ ràng. Ví dụ khi nó có một vấn đề gì đó thì có các tổ chức để đưa vấn đề đó ra với Facebook, kể cả Quốc hội.

Còn như Minds, nó là của một nhóm Anonymous nào đó, nó có điểm lợi mà cũng có điểm hại. Điểm lợi là nó non-government, không bị ràng buộc bởi những quy chế chính trị nào đó. Nhưng đó cũng là một điểm hại là nếu gặp phải vấn đề nào đó liên quan bảo mật thì kiện ai ? Kêu ai giải quyết" ?

Cần cẩn trọng lựa chọn

Với Luật An ninh mạng vừa được thông qua ngày 12/6, các công ty cung cấp dịch vụ Internet và mạng xã hội phải đặt máy chủ ở Việt Nam và phải cung cấp dữ liệu cá nhân của người sử dụng cho cơ quan an ninh, bất kể có giấy triệu tập của tòa án hay không.

Để đối phó với bộ luật vốn bị cho là vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dân, quyết định chuyển sang mạng xã hội Minds bắt đầu được nhiều người hưởng ứng. Theo Facebooker Nguyễn Trung thì dùng Minds chính là : "Câu trả lời cho Mark và sự thỏa hiệp với độc tài".

Facebook Hoàng Dũng, trang cá nhân có lượng người theo dõi rất cao chia sẻ về việc ông dùng Minds : "Bỏ Facebook sang Minds không phải là vì sợ hãi gì với bọn Animal mà chỉ muốn tỏ thái độ với Facebook rằng chúng tôi sẵn sàng rời bỏ các bạn. Ở Minds, chúng tôi được tôn trọng hơn, tự do hơn, an toàn hơn" (Facebook Hoàng Dũng).

Nhưng với ông Hoàng Ngọc Diêu, ông đưa ra hai sự lựa chọn mà ông sẽ thực hiện.

"Một, là tôi tìm cách đối diện với vấn đề, trực tiếp với Mark Zuckerberg và Công ty Facebook để đưa ra yêu cầu là quí vị phải làm đúng với điều khoản hoạt động của Facebook mà quí vị đã đề ra và quí vị phải minh bạch như quí vị đã hứa trước Quốc hội Mỹ, chứ không chơi cái trò nói đường này làm đường kia như vậy. Không được khóa một trang Fanpage của 1 tổ chức hay cá nhân một cách phi lý. Hai, nếu quí vị không đảm bảo chuyện đó thì chúng tôi sẽ tạo ra một chiến dịch rộng lớn kêu gọi tẩy chay Facebook toàn cầu. Vì rõ ràng Facebook cần khách hàng.

Bước thứ 3 là mình lựa chọn một platform nào khác. Và khi đó, mình cần phải rất cẩn trọng khi lựa chọn.

Liệu nó có minh bạch không ? Có bảo đảm không ? Có thỏa mãn những nhu cầu cần thiết về mạng xã hội cho nhiều mặt khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau hay không" ?

Ông Hoàng Ngọc Diêu nhấn mạnh thêm, nếu chỉ dùng mạng xã hội để kết nối bạn bè, vui chơi, chia sẻ hình ảnh thì có rất nhiều sản phẩm để lựa chọn. Tuy nhiên, nếu dùng mạng xã hội cho mục đích "đấu tranh" thì phải xác định rất rõ một vấn để :

"Mình phải xác định rất rõ mình đang bị đe dọa bởi cái gì ? Mình tranh đấu như thế nào để vượt qua đe dọa đó".

Mặc dù Luật An ninh mạng được thông qua và có hiệu lực vào tháng 1/2019, nhưng cách đây vài ngày, trang Facebook của tổ chức Việt Tân và Nhật Ký Yêu Nước đã bị khóa. Một số cá nhân là ông Trần Bang cũng bị Facebook khóa tài khoản vì đăng tải thông tin việc nhà hoạt động Đinh Văn Hải bị tấn công.

Cát Linh

Nguồn : RFA, 29/06/2018

Published in Diễn đàn

Tao Đàn ngày 17 tháng 6

"Sài Gòn hôm nay không khác gì Sài Gòn giờ giới nghiêm", một người quan sát diễn biến sự việc từ sáng sớm ngày 17 tháng 6 chia sẻ dòng trạng thái trên mạng xã hội Facebook.

hoahong1

Nguyễn Ngọc Lụa, một trong những nạn nhân bị đàn áp ngày 17/6 ở Sài Gòn đang gắn hoa hồng lên hàng rào kẽm gai - Facebook Nguyễn Ngọc Lụa

"Sài Gòn những ngày này như trong tình trạng thiết quân luật", một chia sẻ khác cũng trên Facebook cho biết như thế.

Sáng Chủ Nhật hôm đó, Sài Gòn dày đặt lực lượng an ninh. Hàng rào kẽm gai, cảnh sát cơ động, an ninh chìm, nổi, lực lượng dân phòng, và theo những nhân chứng kể lại, có cả "côn đồ" được sử dụng tung ra khắp đường phố, tập trung ở khu vực thuộc vào "điểm nóng" như Hoàng Văn Thụ, Nhà thờ Đức Bà, phố đi bộ.

Theo con số thống kê từ các nhà hoạt động xã hội đưa ra, cũng như chính từ những người bị bắt giam hôm 17 tháng 6 cho biết, có gần 300 người vô cớ bị "mời" lên xe cảnh sát đưa về sân vận động Tao Đàn.

Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn cho biết không khí ở Sài Gòn từ sau cuộc tổng biểu tình của cả nước vào Chủ nhật 10/6 là rất căng thẳng. Nhiều hình thức sử dụng bạo lực một cách "có hệ thống" được nhà cầm quyền dốc toàn lực để thực hiện, và đỉnh điểm là cuộc bố ráp, giam giữ và đánh đập người dân ở khu vực sân vận động Tao Đàn sáng Chủ nhật 17/6.

Từ đó, anh chia sẻ những gì anh cảm nhận từ hình ảnh những bông hoa hồng trên hàng rào kẽm gai.

"Nó thể hiện ra với tất cả các bên liên quan đó là những người biểu tình thì họ mong muốn những điều tốt đẹp hơn. Người ta hoàn toàn không thù địch. Người ta thật sự là những người ôn hoà. Người ta muốn cái đẹp, cái ôn hoà đó sẽ vượt lên bạo lực. Kẽm gai là biểu trưng của bố ráp, bạo lực. Hoa hồng thì biểu trưng cho lòng yêu thương, cho sự ôn hòa".

Thêm vào đó, theo anh, khi những cánh hoa hồng được đặt lên hàng rào kẽm gai thì sẽ còn có hiệu quả khác, đó là ngụ ý nói lên những cáo buộc mà bên phía chính quyền cho người biểu tình là kích động bạo lực sẽ trở nên lố bịch, nhất là với những người biểu tình ở Sài Gòn, Hà Nội và các thành phố khác.

Thông điệp của những hoa hồng

Hình ảnh đầu tiên về những cánh hoa hồng đặt trên hàng rào kẽm gai dựa sát vào một gốc cây to ở khu vực sân vận động Tao Đàn vào ngày 19 tháng 6 nhanh chóng lan tỏa khắp mạng xã hội.

hoahong2

Ý kiến và sự đón nhận của dư luận đối với việc làm này cũng có nhiều góc độ khác nhau. Nhưng trước hết, hãy nghe chia sẻ từ chính những bàn tay đã đặt những cánh hoa hồng lên hàng rào kẽm gai đó. Vì sự an toàn, chúng tôi được đề nghị không nêu tên, và trích lại chia sẻ từ tin nhắn của các bạn ấy khi nói về thông điệp của những hoa hồng.

"Thông điệp đầu tiên muốn gửi đến những người bị bắt, bị đánh đập trong những ngày qua. Cảm ơn họ với tình yêu thương và lòng cảm thông sâu sắc. Mong những nỗi đau đớn đánh đập của họ mau chữa lành. Nhóm đã cắm rất nhiều hoa ở hàng rào kẽm gai khu vực công viên Tao Đàn và hàng rào sau lưng khu vực những người bị bắt giữ.

Thông điệp thứ hai là muốn gửi đến nhà cầm quyền rằng hàng rào kẽm gai cũng không thể ngăn cản chúng tôi bày tỏ chính kiến ôn hoà vì đất nước của mình".

Với các bạn trẻ, tác giả của những cánh hoa hồng kia, thì "mỗi nguời xuống đuờng là một bông hoa đang tô thắm cho một xã hội Việt Nam đang u ám".

Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ về cảm nhận của anh.

"Việc dùng hoa để phủ lên kẽm gai, về phương diện thông điệp thì rất tốt, nó khiến cho không khí bạo lực nó bớt căng thẳng. Nếu mình nhìn rộng ra hơn thì nó cũng gián tiếp thể hiện rằng nguyên 1 phong trào, cũng như hành động xuống đường diễn ra ở các thành phố thời gian vừa qua, chủ đạo vẫn là ôn hoà, văn minh. Nó không tỏ bất kỳ ý định thù địch nào đối với chính quyền nói chung cũng như là với người có trách nhiệm giữ trật tự nói riêng, là lực lượng an ninh".

Bên cạnh sự hưởng ứng và chia sẻ của rất nhiều người đối với việc làm của nhóm bạn trẻ nà, cũng có những ý kiến cho rằng đó là hành động thuần "chủ nghĩa cải lương" hoặc "lãng mạn không hiệu quả", một phong trào mà nếu chạy theo chỉ "thiệt thân".

Chúng tôi ghi nhận ý kiến trích dẫn từ trang Facebook Phuong Le, nói về những người đi gắn hoa hồng như sau :

"Các bạn đi gắn hoa hồng lên hàng rào, các bạn phóng tác chuyện diễm tình trên hình ảnh đó , các bạn ngây thơ (hoặc giả bộ ngây thơ) rồi.

Các bạn không hiểu (hoặc làm bộ không hiểu) gì cả về họ !

Đây không phải là Myanmar, với gã cảnh sát canh giữ bà Aung Suu Kyi nghe piano mà nghệch mặt ra.

Đây không phải là Đảng Cộng sản Hungary, nghe công nhân lắc chìa khóa phản đối mà giải tán.

Đây không phải là cảnh sát Hồng Kong, tiếp nước cho người biểu tình.

Đây là máu, là lệ, là cải cách ruộng đất, là Mậu Thân, là cải tạo, thuyền nhân, là Thiên An Môn, là Nhân văn giai phẩm…

Đây là ngoại hạng, vô đối, có một không hai !

Lãng man hay làm bộ lãng mạn ?"

Trả lời cho câu hỏi của những người chưa tán thành với việc dùng hoa hồng để nói thay cho tình yêu thương và lòng cảm thông, nhóm bạn trẻ cho biết :

"Hiệu quả hay không thì tuỳ ở mỗi người cảm nhận. Nhưng nhóm có đọc được phản hồi trên Facebook thì thấy có những phản hồi rất tích cực đặc biệt là có những người từng bị bắt cũng nhận xét là cảm thấy được quan tâm và chia sẻ hơn".

Một trong những nạn nhân của cuộc khủng bố ngày 17/6 là cô Nguyễn Ngọc Lụa đã đăng tải hình ảnh cô đang đặt một cánh hoa hồng lên hàng rào kẽm gai cùng với lời nhắn nhủ cô gọi là "Đem yêu thương vào nơi oán thù" :

"Nếu có dịp ngang qua đây, xin hãy dừng lại để lại trên những hàng rào kẽm gai những bông hoa với thông điệp muốn nói của mình, và có thể lưu giữ nó bằng những hình ảnh đẹp, để ai đó muốn bắt bớ ngăn cản chúng ta xuống đường cũng ý thức một điều rằng, chính là những bông hoa màu nhiệm chứ không phải điều gì khác, mới hồi phục lại một xã hội văn minh tình thương".

Theo quy luật thì những bông hoa hồng ấy rồi sẽ phải tàn. Nhưng với thông điệp mà nhóm bạn trẻ đã gắn những bông hoa ấy chia sẻ, thì quyền bày tỏ chính kiến của họ sẽ không bao giờ héo tàn. Và như anh Nguyễn Anh Tuấn đã nói, hình ảnh hoa phủ lên hàng kẽm gai thì có nghĩa là cuối cùng, sự ôn hoà và lòng yêu thương sẽ vượt lên bạo lực và hận thù.

Cát Linh

Nguồn : RFA, 26/06/2017

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 4