Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Người lao động trúng cử Chủ tịch Ban chấp hành công đoàn cơ sở nhưng việc ứng cử và trúng cử được cho là không hợp lệ.

Tình tiết vụ án cho thấy rất đáng tham khảo cho việc hình thành các tổ chức công đoàn độc lập trong tương lai.

ÁN LỆ SỐ 70/2023/AL - 1

Ảnh minh họa

Đây là án lệ số 70/2023/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua vào ngày 18/8/2023 và được công bố theo Quyết định 364/QĐ-CA của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Tình huống án lệ : Người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn. Trong thời hạn hợp đồng, người lao động trúng cử Chủ tịch Ban chấp hành công đoàn cơ sở, nhưng việc ứng cử và trúng cử là không hợp lệ. Hết thời hạn hợp đồng, người sử dụng lao động ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

Giải pháp pháp lý : Trường hợp này, Tòa án phải xác định người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động là đúng.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ : Điều 36 Bộ luật Lao động 2012 (tương ứng với Điều 34 Bộ luật Lao động 2019) ; Điều 192 Bộ luật Lao động 2012 ; Điều 25 Luật Công đoàn 2012. 

Vì là Chủ tịch công đoàn nên thua kiện phiên sơ thẩm ?

Nguyên đơn, ông Vương Quốc A trình bày : ông được Công ty trách nhiệm hữu hạn K Việt Nam (Công ty K) nhận vào làm việc từ tháng 3/2015, thử việc 01 tháng, sau đó giao kết hợp đồng lao động thời hạn 12 tháng. Sau khi hết hạn hợp đồng, Công ty K gia hạn đến ngày 25/11/2016.

Trong quá trình làm việc, ông A hoàn thành nhiệm vụ, không bị xử lý kỷ luật. Ngày 25/11/2016, Công ty K giao cho ông Quyết định số 05/2016/QĐNV-KD chấm dứt hợp đồng lao động với lý do hết hạn hợp đồng lao động, lúc này ông đang là Chủ tịch Công đoàn cơ sở của Công ty.

Nhận thấy Công ty K chấm dứt hợp đồng lao động với ông không đúng nên ông khởi kiện yêu cầu Công ty nhận ông trở lại làm việc, thanh toán tiền lương và bồi thường các khoản tổng cộng 327.690.406 đồng.

Người đại diện phía bị đơn trình bày : Công ty K có ký hợp đồng lao động như ông A trình bày.

Trước khi hợp đồng lao động hết hạn ngày 24/3/2016, Công ty ban hành Quyết định số 03/2016/QĐNV-KD không tái ký hợp đồng lao động với ông A. Công ty gia hạn hợp đồng lao động với ông A từ ngày 26/4/2016 đến ngày 25/11/2016 (hết nhiệm kỳ Ban chấp hành Công đoàn). Ngày 24/10/2016, Công ty tiếp tục ban hành Quyết định không tái ký hợp đồng lao động với ông A, gửi cho ông A và Công đoàn Khu công nghiệp B.

Sau đó, Công ty biết được Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tiến hành Đại hội và bầu ông A làm Chủ tịch Công đoàn. Công ty gửi văn bản đến Công đoàn Khu công nghiệp B về việc chấm dứt hợp đồng lao động với ông A nhưng không được chấp nhận. Công ty K tiếp tục gửi văn bản đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai được hướng dẫn theo quy định của pháp luật. Do Công ty K chấm dứt hợp đồng lao động với ông A đúng quy định nên không đồng ý với các yêu cầu khởi kiện của ông A.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai : Xin vắng mặt và không có lời trình bày gửi đến Tòa án.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công đoàn Công ty trách nhiệm hữu hạn K Việt Nam trình bày : Trình tự thủ tục đại hội đúng quy định theo hướng dẫn.

Tại Bản án sơ thẩm số 21/2019/LĐ-ST ngày 21/11/2019, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa quyết định (tóm tắt) : Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Vương Quốc A về việc "Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động" với Công ty trách nhiệm hữu hạn K Việt Nam.

Nguyên đơn thắng phiên phúc thẩm

Tại Bản án phúc thẩm số 19/2020/LĐ-PT ngày 30/7/2020, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai quyết định (tóm tắt) : Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn ông Vương Quốc A, sửa toàn bộ bản án sơ thẩm.

Tuyên buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn K Việt Nam phải trả tiền lương trong thời gian ông Vương Quốc A không được làm việc từ ngày 25/11/2016 đến ngày Tòa án xét xử sơ thẩm 21/11/2019 là 35 tháng 18 ngày (5.733.000 đồng/tháng x 35 tháng + 5.733.000 đồng/tháng : 26 ngày x 18 ngày) = 204.624.000 đồng.

Bồi thường 02 tháng tiền lương do Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động = 11.466.000 đồng. Tổng cộng : 216.090.000 đồng.

Công ty trách nhiệm hữu hạn K Việt Nam phải truy đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp cho ông Vương Quốc A đầy đủ từ tháng 11/2016 đến tháng 11/2019, mức lương làm căn cứ đóng là 5.733.000 đồng/tháng. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về nghĩa vụ chậm trả, án phí và quyền, nghĩa vụ của các đương sự trong giai đoạn thi hành án.

Ngày 11/9/2020, Công ty trách nhiệm hữu hạn K Việt Nam yêu cầu xem xét lại bản án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.

Chủ tịch công đoàn không… phù hợp pháp luật ?

Kết luận ở phiên giám đốc thẩm : Hủy Bản án phúc thẩm số 19/2020/LĐ-PT ngày 30/7/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai, giữ nguyên Bản án sơ thẩm số 21/2019/LĐ-ST ngày 21/11/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Lập luận được đưa ra như sau : Tại thời điểm ngày 24/10/2016, khi Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tiến hành Đại hội thì hợp đồng lao động của ông A chỉ còn thời hạn 01 tháng, nhưng ông A và Công đoàn Khu công nghiệp vẫn đưa ông A vào danh sách bầu cử Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở để bầu là không phù hợp… Do đó, việc ông A trúng cử Chủ tịch Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty K nhiệm kỳ 2016-2021 và được Công đoàn Khu công nghiệp ban hành Quyết định số 138/QĐCN-CĐKCN ngày 27/10/2016 công nhận là không hợp lệ về tiêu chuẩn người ứng cử, người trúng cử.

Sau khi hết thời hạn gia hạn hợp đồng lao động, Công ty K ban hành Quyết định số 05/2016/QĐNV-KD ngày 25/11/2016 chấm dứt hợp đồng lao động với ông A là đúng quy định tại khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động. Do đó, việc ông A khởi kiện cho rằng việc Công ty K ban hành Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với ông trái pháp luật là không có cơ sở chấp nhận. Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông A là có căn cứ. Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông A là không đúng quy định của pháp luật…

Cát Tường

Nguồn : VNTB, 27/03/2024

Published in Diễn đàn

Vit Nam lên kế hoch ci cách công đoàn đ tránh các rc ri ln trong thương mi

Reuters, VOA, 28/02/2024

Các quan chc Liên Hip Quc và gii ngoi giao nói rng Vit Nam do đng cng sn cai tr d kiến s phê chun công ước ca Liên Hiệp Quốc v t do thành lp công đoàn trong năm nay, trong mt đng thái nhm gim thiu ri ro gp phi các rc ri thương mi nhưng có th khiến mt s công ty nước ngoài cm thy khó chu, theo Reuters.

congdoan1

Công nhân làm vic ti mt nhà máy Hà Ni.

Văn bn lut này b trì hoãn by lâu nay s là mt bước đi chính thc quan trng mt quc gia đc đng b kim soát cht ch, nơi công đoàn quc gia duy nht hin đang chu s lãnh đo ca Đng cộng sản, mc dù vn chưa rõ công ước này s được áp dng trong thc tế khi nào và ra sao, mt khi được phê chun.

Vit Nam, được xem là trung tâm sn xut Đông Nam Á, nơi đt nhà máy ca các công ty quc tế bao gm Samsung Electronics, Intel, Foxconn và Canon, ph thuc rt nhiu vào thương mi. Kim ngch thương mi ca Vit Nam năm ngoái vượt hơn 160% giá tr ca nn kinh tế tr giá 415 t USD này.

Các tha thun thương mi tr giá hàng t đô la ca Vit Nam vi Liên hip Châu Âu (EU) và các vùng Thái Bình Dương có quy đnh phi áp dng các tiêu chun ca Liên Hiệp Quốc v quyn ca người lao đng đ tránh tranh chp v "phá giá bng yếu t xã hi", ám ch vic các quc gia cnh tranh không công bng vi các quc gia khác v chi phí lao đng.

Bà Ingrid Christensen, người đng đu T chc Lao đng Quc tế (ILO) ti Vit Nam, cơ quan thuc Liên Hiệp Quốc chu trách nhim v quyn lao đng, nói vi Reuters : "Chúng tôi tin tưởng Vit Nam cam kết phê chun Công ước 87 sm nht có th được".

Công ước 87 v "quyn t do lp hi và bo v quyn t chc" được thông qua năm 1948 và là mt trong nhng công ước cơ bn bo v quyn lao đng trên toàn thế gii.

Theo mt nhà ngoi giao Hà Ni, trong cuc gp vi các chuyên gia nước ngoài vào tháng 12/2023, các quan chc B Lao đng, Thương binh và Xã hi Vit Nam cho hay vic phê chun công ước này d kiến din ra vào tháng 10/2024. Các nhà ngoi giao khác cũng xác nhn kế hoch phê chun trong năm nay.

Văn phòng Th tướng Vit Nam, B Lao đng và Tng Liên đoàn Lao đng Vit Nam, công đoàn quc gia duy nht ca đt nước, không tr li yêu cu bình lun ca Reuters.

Sau mt thp k đàm phán, Quc hi Vit Nam được trông đi là s phê chun công ước này vào năm ngoái, ngay trước thi hn chót đt ra là tháng 1 năm nay và đã được tha thun vi Canada. Vi vic không đáp ng được thi hn trên, v mt lý thuyết, Ottawa có thêm lý l đ tìm kiếm các bin pháp trng pht theo Hip đnh Đi tác Toàn din và Tiến b xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Người phát ngôn ca chính ph Canada nói rng quc gia này, có thương mi vi Vit Nam tr giá hơn 10 t USD, đang xem xét đơn khiếu ni v vic liu lut lao đng ca Vit Nam có tuân th các nghĩa v ca CPTPP v quyn ca người lao đng hay không.

Ông Julien Guerrier, Đi s EU ti Vit Nam, lưu ý rng EU, có kim ngch thương mi song phương vi Hà Ni lên ti gn 65 t USD vào năm 2022, coi vic phê chun Công ước 87 và sa đi các lut liên quan là iu rt quan trng" đ tuân th các hip đnh hin có.

Mt s doanh nghip không hài lòng ?

Tuy nhiên, "nếu vic phê chun mang li nhiu quyn lc thc s hơn cho công đoàn, mt s công ty có th không hài lòng", ông Nguyn Mnh Hùng, chuyên gia v chui cung ng ti Đi hc RMIT Vit Nam, cnh báo rng điu đó có th nh hưởng đến đu tư nước ngoài, bao gm c t Samsung, nhà đu tư ln nht Vit Nam.

Theo nhng ghi chép v bài phát biu hi năm 2016 ca cu phó giám đc Samsung ti Vit Nam, Bang Hyun Woo, mà Reuters được xem, ông này cho rng quyn t do thành lp công đoàn s "dn đến vic các công đoàn mc lên như nm mt cách vô trt t" và làm suy gim các mi quan h lao đng. Nhng ghi chép này viết rng quan đim ca ông Bang không phn ánh quan đim ca Samsung.

Samsung nói trong mt tuyên b rng h cam kết tuân th các công ước cơ bn ca ILO và coi vic bo v quyn lao đng và nhân quyn ca nhân viên là giá tr dn đường ca hãng.

Vit Nam s tăng 6% mc lương ti thiu trong khi doanh nghip vào tháng 7 ti, tiếp ni các đt tăng khác trước đây. K t năm nay, nước này cũng s tăng thuế đi vi các công ty đa quc gia ln theo mt tha thun thuế toàn cu mi.

Bà Vivie Wei, người đng đu công ty tư vn đu tư Dezan Shira & Associates ti Vit Nam, nói bà nhn thy không có tác đng đáng k nào đến li ích ca các nhà đu tư nước ngoài t vic tăng cường quyn công đoàn hay tăng lương.

Bà nói rng Vit Nam "không t đnh v h là s la chn r nht" nhưng vn có th thu hút đu tư ngay c sau khi mc lương tăng gn đây.

Reuters

Nguồn : VOA, 28/02/2024

******************************

Việt Nam lên kế hoạch cải cách công đoàn, công ty nước ngoài lo lắng

BBC, 27/02/2024

Việt Nam dự kiến sẽ phê chuẩn trong năm nay công ước của Liên Hiệp Quốc về tự do thành lập công đoàn, trong một động thái nhằm giảm thiểu rủi ro tranh chấp thương mại.

congdoan2

Người lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Pou Sung Việt Nam. Ảnh minh họa : Lê Xuân/TTXVN

Tuy nhiên, động thái trên có thể khiến một số công ty nước ngoài cảm thấy bất an, Reuters dẫn giới chức và nhà ngoại giao của Liên Hiệp Quốc cho biết.

Việc phê chuẩn đã bị trì hoãn từ lâu này sẽ là một bước đi chính thức quan trọng tại quốc gia độc đảng – nơi công đoàn cấp quốc gia duy nhất nằm trong cơ cấu hoạt động của Đảng cộng sản.

Hiện vẫn chưa rõ công ước sẽ được áp dụng thực tế như thế nào và khi nào sau khi được phê chuẩn.

Việt Nam, được coi là trung tâm sản xuất của Đông Nam Á, nơi đặt nhà máy của các tập đoàn quốc tế như Samsung Electronics, Intel, Foxconn và Canon, phụ thuộc rất nhiều vào thương mại. Kim ngạch thương mại của Việt Nam năm ngoái vượt hơn 160% giá trị của nền kinh tế trị giá 415 tỷ USD này.

Cần phải áp dụng các tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc về quyền của người lao động để tránh tranh chấp về "bán phá giá", tức là hành vi cạnh tranh không công bằng của quốc gia này với các quốc gia khác về chi phí lao động, theo các thỏa thuận thương mại trị giá hàng tỷ đô la với Liên minh Châu Âu và các đối tác Thái Bình Dương.

Ingrid Christensen, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam, cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm về quyền lao động, nói với Reuters : "Chúng tôi tin tưởng Việt Nam cam kết phê chuẩn Công ước 87 càng sớm càng tốt".

Công ước 87 về "quyền tự do hiệp hội và bảo vệ quyền tổ chức" được thông qua năm 1948 và là một trong những văn bản cơ bản bảo vệ quyền của người lao động trên toàn thế giới.

Theo một nhà ngoại giao ở Hà Nội, trong cuộc gặp với các chuyên gia nước ngoài vào tháng 12, các quan chức Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam cho biết việc phê chuẩn công ước dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 10/2024. Các nhà ngoại giao khác đã xác nhận kế hoạch phê chuẩn trong năm nay.

Văn phòng Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công đoàn cấp quốc gia duy nhất của nước này , không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Sau một thập kỷ đàm phán, Quốc hội Việt Nam dự kiến phê chuẩn công ước này vào năm ngoái, ngay trước khi hết thời hạn đã thỏa thuận vào tháng 1/2024 với Canada. Về mặt lý thuyết, Canada sẽ có thêm cơ sở, dựa vào việc lỡ hẹn này, để tìm kiếm các biện pháp trừng phạt Việt Nam theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Một người phát ngôn của Chính phủ Canada cho biết nước này đang xem xét một đơn khiếu nại về việc liệu luật về lao động của Việt Nam có tuân thủ các nghĩa vụ của CPTPP về quyền của người lao động hay không. Canada có kim ngạch thương mại trị giá hơn 10 tỷ USD với Việt Nam,

Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier cho biết EU, vốn có kim ngạch thương mại song phương với Hà Nội lên tới gần 65 tỷ USD vào năm 2022, coi việc phê chuẩn Công ước 87 và việc sửa đổi các luật liên quan là "rất quan trọng" để tuân thủ các hiệp định hiện có.

Một số công ty ‘không vui’ ?

Tuy nhiên, "nếu việc phê chuẩn mang lại nhiều quyền lực thực sự hơn cho công đoàn, một số công ty có thể không hài lòng", ông Nguyễn Hùng, chuyên gia về chuỗi cung ứng tại Đại học RMIT Việt Nam, nói với Reuters.

Ông Hùng cảnh báo rằng điều đó có thể ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài, bao gồm cả từ Samsung, nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.

Theo bài phát biểu năm 2016 của cựu Phó Giám đốc Samsung tại Việt Nam, Bang Hyun-woo, quyền tự do thành lập công đoàn sẽ "dẫn đến sự gia tăng các công đoàn một cách vô trật tự và làm xấu đi các mối quan hệ lao động". Trong bài phát biểu, ông Bang nói quan điểm ông không phản ánh quan điểm của Samsung.

Samsung từ chối bình luận về khả năng Việt Nam phê chuẩn công ước và liệu điều đó có thể thay đổi kế hoạch đầu tư của họ hay không.

Việt Nam cũng sẽ tăng 6% mức lương tối thiểu trong lĩnh vực kinh doanh vào tháng Bảy, sau các đợt tăng khác trước đây. Thuế đánh vào các công ty đa quốc gia cũng sẽ tăng kể từ năm nay theo một thỏa thuận thuế toàn cầu mới.

Vivie Wei, người đứng đầu công ty tư vấn đầu tư Dezan Shira & Associates tại Việt Nam, cho biết bà nhận thấy không có tác động đáng kể nào đến lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài từ việc tăng cường quyền công đoàn hay tăng lương.

Bà nói, Việt Nam "không tự coi mình là lựa chọn rẻ nhất" nhưng vẫn có thể thu hút đầu tư ngay cả sau khi mức lương gần đây tăng.

Nguồn : BBC, 27/02/2024

******************************

Việt Nam có thể phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về tự do công đoàn trong năm nay

Trọng Thành, RFI, 27/02/2024

Theo một số quan chức và nhà ngoại giao Liên Hiệp Quốc, chính quyền Việt Nam có thể phê chuẩn ngay trong năm nay Công ước 87 của Liên Hiệp Quốc, liên quan đến quyền tự do thành lập công đoàn.

congdoan3

Ảnh tư liệu chụp ngày 24/10/2017 : Công nhân tại một nhà máy ở tỉnh Nam Định, Việt Nam. AP - Hau Dinh

Hãng tin Anh Reuters hôm qua, 26/02/2024, dẫn lời ông Ingrid Christensen, người đứng đầu Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, cơ quan của Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm bảo vệ quyền của người lao động, cho hay : "Chúng tôi tin tưởng vào cam kết của chính quyền Việt Nam sớm phê chuẩn Công ước 87". Công ước 87 về "quyền tự do lập hội và bảo vệ quyền tổ chức công đoàn", được thông qua năm 1948, là một trong những văn bản cơ bản bảo vệ quyền của người lao động trên toàn thế giới.

Theo Reuters, mặc dù vẫn chưa rõ công ước này sẽ được áp dụng trên thực tế như thế nào và khi nào sau khi được phê chuẩn, nhưng việc công nhận quyền tự do lập công đoàn, bị trì hoãn từ lâu nay, sẽ là một thay đổi quan trọng ở một quốc gia độc đảng, nơi công đoàn duy nhất được phép hoạt động là công đoàn do đảng Cộng Sản lãnh đạo.

Việt Nam là nơi đặt nhà máy của nhiều tập đoàn quốc tế như Samsung Electronics, Intel, Foxconn và Canon. Tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm ngoái vượt 160% tổng sản phẩm quốc gia, trị giá 415 tỉ đô la. Việc áp dụng các tiêu chuẩn về quyền của người lao động của Liên Hiệp Quốc sẽ giúp cho Việt Nam giảm thiểu rủi ro bị kiện về "cạnh tranh không công bằng", trong khuôn khổ các hợp đồng hàng tỉ đô la mà Việt Nam ký kết với Liên Hiệp Châu Âu và các đối tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Trọng Thành

******************************

Việt Nam có kế hoạch phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về công đoàn độc lập nhằm tránh tranh chấp thương mại

RFA, 27/02/2024

Việt Nam dự kiến trong năm nay sẽ phê chuẩn công ước Liên Hiệp Quốc về việc tự do thành lập công đoàn, tức Công ước 87.

congdoan4

Công nhân nhà máy may Tỷ Hùng của Đài Loan ở Thành phố Hồ Chí Minh đi làm về hôm 30/11/2022 - AFP

Giới chức Liên Hiệp Quốc và ngoại giao cho biết như vừa nêu. Reuters loan tin ngày 27/2 với nhận định động thái đó của nhà nước cộng sản Việt Nam nhằm giảm nguy cơ tranh chấp thương mại ; tuy nhiên chắc hẳn sẽ khiến nhiều công ty nước ngoài thấy lo.

Động thái phê chuẩn công ước Liên Hiệp Quốc về việc tự do thành lập công đoàn bị trì hoãn lâu nay nếu được tiến hành sẽ là một bước quan trọng tại đất nước nơi mà chỉ có công đoàn Nhà nước hiện diện suốt thời gian qua. Tuy vậy, nếu Hà Nội có phê chuẩn công ước, cách thức và thời gian thực hiện cụ thể ra sao vẫn chưa rõ.

Reuters dẫn lời của người đứng đầu Tổ chức Lao Động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam Ingrid Christensen về tin tưởng đối với cam kết của Việt Nam về việc phê chuẩn Công ước 87 của Liên Hiệp Quốc.

Tin dẫn nguồn giới chức ngoại giao tại Hà Nội cho biết trong một cuộc họp với các chuyên gia nước ngoài vào tháng 12 vừa qua, các giới chức thuộc Bộ Lao Động Việt Nam cho biết việc phê chuẩn Công ước 87 của Liên Hiệp Quốc dự kiến diễn ra vào tháng 10 năm 2024.

Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động, thương binh và xã hội, cũng như Liên đoàn Lao động Việt Nam chưa trả lời yêu cầu đưa ra bình luận cho thông tin vừa nêu của Reuters.

Nguồn : RFA, 27/02/2024

Published in Việt Nam

Ám ảnh lật đổ ?

Ngày 20/11/2019, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021, trong đó quy định cho phép thành lập "tổ chức đại diện người lao động" tại doanh nghiệp ngoài công đoàn, trên cơ sở phù hợp với các quy định quốc tế về lao động và tuân thủ các hiệp định thương mại tự do mới mà Việt Nam đã tham gia.

congdoan1

Một vài cơ quan truyền thông của Việt Nam cho rằng kêu gọi thành lập công đoàn độc lập là hành vi của ‘án chính trị’, nằm trong nhóm tội phạm được quy định tại Chương XIII của Bộ Luật hình sự hiện hành.

Khoản 2, Điều 170 Bộ luật Lao động năm 2019 (sửa đổi) quy định : "Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật". Đây là một vấn đề mới, chưa từng có tiền lệ trong pháp luật lao động Việt Nam.

Vì chưa có tiền lệ nên nhà chức trách Việt Nam bị ám ảnh sự kiện phong trào công nhân tại Ba Lan được dẫn dắt bởi "Công đoàn đoàn kết Ba Lan" (tổ chức liên hiệp của các công đoàn độc lập trong xã hội Ba Lan) những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX đã dẫn đến sự mất vai trò lãnh đạo của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan và sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Ba Lan vào năm 1989.

Tại Campuchia, tổ chức công đoàn tự do đã lôi kéo, kích động hàng chục ngàn công nhân đình công, biểu tình phản đối chính sách của chính phủ, kêu gọi Thủ tướng Hun Sen từ chức…

Là quốc gia không có cạnh tranh chính trị giữa các đảng phái, nên xem chừng ở đây việc dùng vụ việc của "Công đoàn đoàn kết Ba Lan" chỉ là bề mặt để nhằm răn đe các quyền lực nhóm ngay trong chính đảng cầm quyền.

Cạnh tranh trong cùng một đảng cầm quyền : tại sao không ?

Thử dừng lại để bàn luận về quan điểm ‘diễn biến hòa bình’ trong vấn đề cạnh tranh công đoàn theo khoản 2, Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 (sửa đổi).

Một số cơ quan báo chí đưa ra lập luận rằng thời gian qua, "bên cạnh những kết quả tích cực, hệ thống Công đoàn Việt Nam vẫn chưa thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích của công nhân, người lao động dẫn đến nhiều nơi tỷ lệ công nhân, người lao động tham gia công đoàn chưa cao.

Đây sẽ là điều kiện mà các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng nhằm lôi kéo, kích động công nhân, người lao động thành lập các "tổ chức đại diện người lao động", âm mưu tập hợp lực lượng, thúc đẩy sớm ra đời tổ chức "công đoàn độc lập", "nghiệp đoàn độc lập" tại Việt Nam nhằm tạo dựng lực lượng chính trị đối lập, tiến tới thực hiện mưu đồ thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam".

Cách đánh giá ở trên là phiến diện, là xa rời đường lối "Tư tưởng Hồ Chí Minh". Bởi pháp luật Việt Nam cho phép hình thành các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp. Đây là những tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ và có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc hội phí nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của hội viên là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

Công đoàn độc lập : sự cạnh tranh tất yếu vì lợi ích chung

Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp có một số đặc điểm sau đây : Thành lập theo sáng kiến của nhà nước ; Hình thành theo các quy định của nhà nước và được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước ; Hỗ trợ nhà nước giải quyết một số vấn đề xã hội ; Hoạt động tự quản, cơ cấu do nội bộ tổ chức quyết định, hoạt động không mang tính quyền lực chính trị và hoàn toàn tự nguyện.

Căn cứ vào đặc điểm của các thành viên trong tổ chức, tổ chức hoạt xã hội nghề nghiệp được phân loại thành hai nhóm, cụ thể như sau :

Nhóm 1 : Bao gồm các tổ chức xã hội xác lập một nghề riêng biệt được nhà nước thừa nhận, thành viên là những người có chức danh nghề nghiệp do Nhà nước quy định, hoạt động nghề nghiệp được tiến hành theo các quy định riêng biệt và chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đại diện cho nhóm này, có thể kể tên một số tổ chức sau : đoàn luật sư, Hội nhà báo Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, Hiệp hội trọng tài…

Nhóm 2 : Bao gồm các tổ chức được thành lập dựa trên đặc điểm nghề nghiệp, thành viên là những cá nhân, tổ chức yêu thích ngành nghề đó, tự nguyện tham gia. Ở nhóm này, hoạt động nghề nghiệp của các hội nghề nghiệp không xác định rõ ràng, các thành viên không có chức danh nghề nghiệp riêng biệt.

Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp này vô cùng đa dạng bao gồm những ngành nghề phổ biến trong xã hội như hội làm vườn, hội những người nuôi ong, hiệp hội mây tre đan,…

Nhìn chung, các tổ chức này đều mang đầy đủ những nét đặc trung của tổ chức xã hội nói chung. Các tổ chức được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện, hoạt động mang tính chất tự quản, tổ chức tự mình quyết định cơ cấu tổ chức nội bộ. Đặc biệt nhất, đó là hoạt động của các tổ chức không mang tính quyền lực nhà nước và không nhằm mục đích lợi nhuận.

Đã có tư cách pháp nhân thì đừng chăm chăm ‘chính trị hóa’

Theo các quy định hiện hành, tổ chức xã hội nghề nghiệp được công nhận là có tư cách pháp nhân. Căn cứ vào các quy định điều 74, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Pháp nhân, các tổ chức này đáp ứng đầy đủ các điều kiện là một pháp nhân, cụ thể :

Thứ nhất : Các tổ chức này được thành lập theo các quy định của pháp luật. Việc thành lập các tổ chức này tuân thủ theo các quy định tại nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21-4 -2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Thứ hai : Có cơ cấu tổ chức rõ ràng. Chẳng hạn, Liên đoàn Luật sư là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hoạt động theo chế độ tự quản, quản lý thống nhất trong phạm vi toàn quốc của các Luật sư Việt Nam. Đoàn Luật sự Việt Nam có cơ cấu tổ chức chặt chẽ bao gồm : Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc ; Hội đồng Luật sư toàn quốc ; Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư ; Văn phòng Liên đoàn Luật sư ; Chủ tịch Liên Đoàn Luật sư ; Tổng thư ký Liên đoàn Luật sư ; Các ủy ban chuyên môn : Ủy ban hợp tác quốc tế, Ủy ban khen thưởng, kỷ luật,…

Thứ ba : Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

Thứ tư : Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Mặt khác, theo quy định tại điều 76, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về pháp nhân thương mại, khẳng định rõ rằng Tổ chức xã hội nghề nghiệp được công nhận là pháp nhân phi thương mại.

Như vậy, trong trường hợp cụ thể các tổ chức xã hội nghề nghiệp này hình thành những tổ chức công đoàn độc lập của chính pháp nhân phi thương mại đó, thì tất cả đều là phù hợp với pháp luật hiện hành.

Hà Nguyên

Nguồn : VNTB, 04/11/2021

Published in Diễn đàn

Có ý kiến cho rằng nếu cho phép thành lập tổ chức đại diện người lao động ngoài công đoàn, thì sẽ dẫn đến hình thành đa công đoàn, phức tạp về chính trị ?!

congdoan1

Công đoàn độc lập Solidarnosc của Va Lan trong những năm 1980 - Ảnh minh họa

Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, cho phép người lao động thành lập tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp, ngoài công đoàn, trên cơ sở phù hợp với các quy định quốc tế về lao động và tuân thủ các hiệp định thương mại tự do mới mà Việt Nam đã tham gia.

Tuy nhiên các quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức này ra sao thì đến nay vẫn chưa rõ.

Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Lao động năm 2019, thì có 2 loại công đoàn với sự khác biệt nhau về quyền lực chính trị. Luật Công đoàn hiện hành nói rằng, công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động… đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

Còn theo Điều 170 Bộ luật Lao động năm 2019, thì tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp được xác định là tổ chức xã hội đơn thuần, chỉ làm chức năng đại diện bảo vệ quyền hợp pháp, lợi ích chính đáng của người lao động trong phạm vi quan hệ lao động. Có nghĩa là tổ chức công đoàn và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có sự khác nhau về bản chất và mục đích.

Về điều kiện thành lập, ngoài quy định chung tại Luật Công đoàn, tổ chức Công đoàn tại cơ sở hiện nay được thành lập theo Nghị định số 98/2014/NĐ-CP về việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Theo đó, "doanh nghiệp có từ 5 đoàn viên công đoàn, hoặc người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam, đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam". Ban lãnh đạo Công đoàn cơ sở được gọi là Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, do Đại hội Công đoàn cơ sở bầu ra. Số lượng thành viên của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở do Đại hội Công đoàn cơ sở quyết định theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Trong khi đó, các tổ chức đại diện người lao động khác tại doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Bộ luật Lao động. Theo quy định của Điều 173 Bộ luật Lao động, "tại thời điểm đăng ký, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải có số lượng tối thiểu thành viên là người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ".. Thế nhưng đến thời điểm hiện nay, số lượng thành viên tối thiểu này vẫn chưa được xác định vì vẫn đang chờ văn bản hướng dẫn của Chính phủ.

Thật ra ở đây là cho đến tận lúc này vẫn còn có những ý kiến tiếp tục lo ngại rằng nếu cho phép thành lập tổ chức đại diện người lao động ngoài công đoàn, thì sẽ dẫn đến hình thành đa công đoàn, phức tạp về chính trị – nhất là trong bối cảnh Đại hội Đảng XIII, kế tiếp là bầu Quốc hội khóa mới, rồi nhiệm kỳ mới của Chính phủ.

Về mặt lý thuyết thì đây có lẽ là một lo ngại thái quá, bởi thể chế pháp lý của Việt Nam đã quy định là Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện, trong khi luật chỉ cho phép thành lập tổ chức đại diện người lao động ở cơ sở, gắn với môi trường làm việc và quan hệ lao động rất cụ thể. Thế nhưng thế nào là lãnh đạo toàn diện thì vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều cho việc kiểm soát quyền lực.

Và dù thế nào chăng nữa thì các nhà lập pháp cần cụ thể hóa trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập tổ chức công đoàn theo nguyên tắc tự nguyện của người lao động. Bởi đây còn là cam kết của Việt Nam khi tham gia các FTA đa phương và song phương.

Lâm Viên

Nguồn : VNTB, 14/01/2021

Published in Diễn đàn
mardi, 22 décembre 2020 16:12

Công đoàn : tổ chức "nửa vời"

Có hay không có sự "nửa vời" của tổ chức công đoàn trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động ?

Câu trả lời : Có !

congdoan1

Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013 quy định : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm "tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, đoàn viên của tổ chức mình…" (Điều 29).

Luật Công đoàn năm 2013 ghi nhận Công đoàn có nghĩa vụ "tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động ; tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật…" (Điều 15).

Một tham luận của giảng viên Phạm Thị Duyên Thảo, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, có nhận xét như sau về sự ‘nửa vời’ của tổ chức công đoàn trong yêu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động (trích) :

Về nội dung, theo quy định, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động phải tập trung vào các quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, pháp luật về việc làm, an toàn, vệ sinh lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật Công đoàn và các quy định khác của pháp luật về lao động.

Quy định này cho thấy sự thiếu vắng việc giáo dục các kỹ năng cho người lao động, liên quan đến nhận biết và giải quyết các tranh chấp vốn hay nảy sinh với người sử dụng lao động. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến phần nhiều các cuộc biểu tình, đình công, lãn công của người lao động được cho là bất hợp pháp.

Về hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, pháp luật quy định đối với người lao động trong doanh nghiệp, hình thức chủ yếu là phổ biến trực tiếp, niêm yết các quy định của pháp luật tại nơi làm việc, tủ sách pháp luật, tờ gấp, lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Bản thân quy định liệt kê ở trên cho thấy, hình thức chủ đạo dừng ở việc phổ biến pháp luật, tức là mới làm cho đông đảo người lao động biết đến pháp luật, chứ chưa dừng ở việc giáo dục, làm cho pháp luật đi vào hành vi, trở thành thói quen hành xử theo pháp luật.

Về tổ chức, Ban Tuyên giáo của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có nhiệm vụ : "nghiên cứu, hướng dẫn nội dung, biện pháp tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Công đoàn…". Việc triển khai cụ thể thuộc về Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Tổng Liên đoàn Lao động trên cơ sở phối hợp với các ban liên quan thuộc cơ cấu của Tổng Liên đoàn lao động.

Quy định nói trên làm cho tính chuyên môn trong phổ biến, giáo dục pháp luật bị ảnh hưởng bởi tính chất của hoạt động tuyên giáo, tuyên truyền.

Liên quan đến vai trò của Công đoàn trong phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định : Tổng Liên đoàn Lao động có trách nhiệm : "vận động tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia và hỗ trợ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật" (Điều 29) ; và khi phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp, thì : "người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, bảo đảm các điều kiện cần thiết để phổ biến, giáo dục pháp luật ; phối hợp với tổ chức Công đoàn tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp ; tổ chức Công đoàn có trách nhiệm chủ trì vận động người lao động tìm hiểu, học tập pháp luật" (Điều 18).

Sự phối hợp theo trình tự kề trên cho thấy ngầm định một nguy cơ khá lớn, đó là sự phụ thuộc cũng như tính chất "chung một chiến tuyến" của Công đoàn với người sử dụng lao động, khi mà hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động của Công đoàn được "phối hợp" và đảm bảo "các điều kiện cần thiết" từ phía người sử dụng lao động.

Như vậy – theo ý kiến của giảng viên Phạm Thị Duyên Thảo, Công đoàn sẽ không thể phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả khi vẫn phải phụ thuộc vào sự phối hợp, hỗ trợ của người sử dụng lao động, và đồng thời vẫn phải đảm bảo sự thống nhất của hệ thống phổ biến, giáo dục pháp luật của cả nước.

"Do đó, việc tạo lập một cơ chế tài chính độc lập cho Công đoàn do người lao động đảm bảo, là một giải pháp hữu hiệu tạo nên sự chủ động của Công đoàn. Đồng thời, sớm đặt Công đoàn truyền thống vào vị thế phải cạnh tranh thực sự về năng lực với Công đoàn cơ sở sẽ được thành lập. Đây cũng sẽ là giải pháp để buộc Công đoàn phải đảm bảo cao nhất hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động của mình, trong khi vẫn hài hòa được với các mục tiêu chính trị" – giảng viên Phạm Thị Duyên Thảo, đề xuất.

Võ Hàn Lam

Nguồn : VNTB, 22/12/2020

Published in Diễn đàn

Pháp luật điều chỉnh ra sao về hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam ?

Việt Nam chưa có Luật về Hội, chưa có Tòa Hiến pháp nên pháp luật điều chỉnh về hoạt động của Đảng Cộng sản rất chung chung tại Điều 4.3, Hiến pháp 2013 : "Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".

congdoan0

Vào năm 2015, gần 100.000 công nhân Pouyuen đã biểu tình phản đối điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 không cho người lao đông được nhận trợ cấp một lần. Đây chính là dạng ‘đình công phản đối chính sách kinh tế – xã hội’ mà CPTPP đã chính thức quy định được phép diễn ra ở các nước tham gia hiệp định này, trong đó có Việt Nam.

Ngoài dòng quy định ở Điều 4.3 nói trên, không thấy Hiến pháp dành thêm điều khoản cụ thể nào để bảo hộ/điều chỉnh về quyền hoạt động của Đảng.

Như vậy, tất cả các hoạt động về Nhà nước và xã hội, theo Hiến định, đều do Đảng chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn diện, đưa đến nếp nghĩ quen thuộc là nếu chống các chính sách nào đó của Nhà nước, thì phân tích theo kiểu tam đoạn luận, có thể xem đó là chống Đảng.

Thế nào là "độc lập" ?

Kể từ ngày 1/1/2021, Bộ luật Lao động phiên bản 2019 có hiệu lực thi hành, với việc "người lao động có quyền tự do thành lập hoặc gia nhập tổ chức mà họ lựa chọn làm đại diện", cho thấy bắt đầu có sự cạnh tranh về công đoàn. Không ít ý kiến nói rằng, rồi đây sẽ có những công đoàn độc lập để người lao động lựa chọn.

Tuy nhiên vẫn nên hiểu cụm từ "độc lập" ở môi trường công đoàn thật ra tiếp tục chịu sự lãnh đạo chung từ cơ quan chuyên trách nào đó của Đảng Cộng sản Việt Nam, vì đây là một Hiến định.

Có ý kiến bày tỏ lo ngại về hai từ "độc lập", mặc dù vẫn nằm trong lãnh đạo chung của Đảng. Lý do : nói đến công đoàn là nói đến lợi ích, quyền lợi của người lao động. Nếu ai đó thực sự đại diện quyền lợi cho họ, người lao động sẽ ủng hộ.

Ở các nước, nhóm nghị sỹ bao giờ họ cũng đại diện cho nơi họ ứng cử và đại diện cho đảng phái. Nếu cử tri là người lao động, công nhân nơi các ứng viên nghị sỹ làm việc không ủng hộ, chắc chắn cá nhân ứng viên sẽ không được bầu nữa. Cho nên, việc đứng về phía lợi ích của người lao động là điều kiện tiên quyết, quyết định vận mệnh chính trị của ứng viên.

Việt Nam không có sự cạnh tranh về đảng chính trị, nhưng trong nội bộ Đảng thì vẫn luôn có sự cạnh tranh nhiều lúc rất khốc liệt mà báo chí hay dùng từ "quyền lực nhóm lợi ích" để ám chỉ.

Nếu những nhóm quyền lực này đứng ra thành lập "công đoàn độc lập", rõ ràng là vẫn nằm trong nội hàm của Điều 4, Hiến pháp, song rất có thể lại sẽ lắm hệ lụy khi được mang ra sử dụng như những quân cờ chính trị di động.

Lưu ý, công đoàn tuy không phải cơ quan Nhà nước, nhưng là bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị của Nhà nước Việt Nam.

Mọi chuyện vẫn phải chờ đến năm 2023 ?

Việc có nhiều tổ chức công đoàn sẽ được điều chỉnh bằng pháp luật chuyên ngành ra sao ?

Cân hỏi này đến nay chưa thể trả lời vì Luật Công đoàn hiện hành không có nội dung nào cho phép về quyền tự do thành lập tổ chức công đoàn độc lập, nghĩa là không chịu sự quản lý trực tiếp từ Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế ILO Việt Nam, Chang Hee Lee, lưu ý là quyền tự do hiệp hội trong Bộ luật Lao động sửa đổi (tức phiên bản 2019), hiện chỉ áp dụng đối với người lao động trong doanh nghiệp, nên sẽ cần phải được mở rộng phạm vi trong những năm tới đây để song hành với những nỗ lực của chính phủ hướng tới phê chuẩn Công ước số 87 của ILO vào năm 2023.

Theo ông Chang Hee Lee, trước mắt phải giải thích các điều khoản mới, thông qua việc ban hành các nghị định hướng dẫn và thiết lập các thiết chế thực chất để áp dụng và triển khai những điều khoản mới đó.

Công ước 87 là công ước quy định về quyền tự do hiệp hội, tức là đối với các hiệp hội nói chung, chứ không riêng gì công đoàn. Do đó, Việt Nam cần phải có Luật về Hội để điều chỉnh các nội dung khi chính phủ Việt Nam trình Quốc hội phê chuẩn Công ước 87.

Cũng theo tinh thần này thì các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động đều có quyền thành lập các liên đoàn và tổng liên đoàn một cách tự do, có thể thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, hoặc không ; và khi ấy, những hội đoàn dân sự như Hội Nhà báo độc lập Việt Nam cũng được sự bảo hộ ngay tại Việt Nam, khi Công ước 87 được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn.

Hà Nguyên

Nguồn : VNTB, 27/11/2020

Published in Diễn đàn

Công đoàn độc lập Việt Nam cần có những định chế tài chính thích hợp

Nếu chỉ dừng lại ở mỗi quyết định hành chính là cho phép thành lập các tổ chức công đoàn, nghiệp đoàn không trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, thì xem ra vẫn dừng lại ở một quy định làm đẹp chính sách.

congdoan0

Nhìn ra thế giới, ở Cộng hòa Liên bang Đức, thì Liên hiệp Công đoàn Đức (DGB) trong giai đoạn 1960 – 1980 đã thành lập các doanh nghiệp xã hội (không đặt mục tiêu lợi nhuận), Ngân hàng, Xây dựng để hỗ trợ đoàn viên, với chi phí thấp, về nhu cầu nhà ở xã hội, bảo hiểm tương hỗ, hợp tác xã tiêu dùng và dịch vụ tài chính ngân hàng.

Ở Nhật Bản, thì công đoàn ở quốc gia này cùng Liên minh hợp tác xã tiêu dùng thành lập Ngân hàng Lao động từ những năm 1950. Hiện có khoảng 10 triệu đoàn viên, người lao động, người dân là thành viên trực tiếp, hoặc gián tiếp của Ngân hàng này. Công đoàn Nhật Bản đã cung cấp phúc lợi tài chính gồm các khoản vay, dịch vụ tài chính dựa trên nhu cầu của đoàn viên.

Với đảo quốc Singapore, công đoàn nước này đã thành lập hàng loạt các doanh nghiệp trong các lĩnh vực : siêu thị thực phẩm, siêu thị bán lẻ, dịch vụ y tế và chăm sóc người già, nhà trẻ, bảo hiểm, đào tạo, taxi, nhà ở giá thấp, tiết kiệm và cho vay…

Công đoàn ở một số nước khác, như Ấn Độ, Mỹ, Thuỵ Điển, Anh, Philippines, Thái Lan và Brazil… cũng cung cấp các dịch vụ như tài chính, bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khoẻ, an toan lao động… nhưng ở phạm vi ngành, khá hẹp, hoạt động tốt, với đòi hỏi trình độ quản lý cao.

Còn công đoàn độc lập ở Việt Nam thời gian tới có diện mạo ra sao, các định chế tài chính sẽ như thế nào ? Tất cả vẫn còn bỏ ngõ câu trả lời, và hiện tại vẫn là câu chuyện tiếp diễn của việc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được Nhà nước giao, ủy quyền quản lý nguồn lực để thực hiện các chính sách phúc lợi trực tiếp cho người lao động.

Chính lẽ đó, nên đặt trong bối cảnh tổng thể, trong điều kiện tổng nguồn lực xã hội hạn hẹp, thì việc xác định "ai và bằng cách nào mang lại phúc lợi cho người lao động" là một bài toán kinh tế – chính trị – xã hội… rất quan trọng. Nó liên quan trực tiếp tới việc phân bổ và sử dụng nguồn lực, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, sự phát triển bền vững, tác động đa chiều – nhiều mặt, cả trước mắt và lâu dài… Do vậy, người ta đang cảm nhận sự lúng túng của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, trong xác định cách thức, phương pháp "mang lại phúc lợi" cho người lao động một cách thông minh, hiệu quả và bền vững ở bối cảnh đang là thể chế ‘độc quyền công đoàn’.

Sự lúng túng ở đây còn đến từ chính quyền, khi mà Đảng cầm quyền đang ‘nhìn đâu cũng thấy thù địch’.

Với việc lúc nào cũng ám ảnh về "một số thế lực thù địch, lợi dụng quyền tự do hiệp hội để thành lập, thao túng và đội lốt ‘tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp’ để hoạt động ngoài phạm vi quan hệ lao động và tại nơi làm việc, dẫn đến tình trạng quan hệ bị bóp méo hoặc diễn biến phức tạp. Lập trường chính trị và tư tưởng của người lao động cũng vì thế mà bị ảnh hưởng", đã khiến tổ chức công đoàn cứ chăm chăm vào việc bảo đảm tuyệt đối về tư tưởng chính trị của người lao động là phải luôn trung thành với Đảng cộng sản, mặc dù họ không là đảng viên, và cũng có thể họ không thích cả Đảng cộng sản.

Cái đáng lo hơn là nếu vẫn duy trì nếp nghĩ nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, khả năng sắp tới đây trong thực thi quyền tự do công đoàn của người lao động Việt Nam, sẽ vấp rất nhiều hạn chế, thậm chí còn phải đối mặt cả nguy cơ đe dọa của án hình sự về chuyện duy diễn "chống Đảng" (!?).

Triệu Tử Long

Nguồn : VNTB, 03/11/2020

**********************

Xây dựng cơ chế tài chính độc lập cho hoạt động của công đoàn và các thành viên

Hoài Nguyễn, VNTB, 01/11/2020

Theo quy định của ILO (Công ước số 98), một trong những yếu tố tiên quyết cần được đặt lên hàng đầu để công đoàn hoạt động hiệu quả là sự độc lập về tài chính với người sử dụng lao động.

congdoan1

Phía Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tiếp tục đưa ra yêu cầu "kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động".

Tổ chức đại diện tập thể người lao động do người lao động tự lập nên, tự chi trả kinh phí hoạt động, vậy nên chỉ khi nào công đoàn được tồn tại, được hưởng lợi từ người lao động thì tổ chức đại diện mới sống với cuộc sống của người lao động mới toàn tâm toàn ý phục vụ người lao động.

Như vậy, vấn đề không phải là chăm chăm quanh con số 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động và 1% tiền lương của người lao động, mà cần sửa đổi quy định của pháp luật hiện hành sao cho đảm bảo tổ chức và thành viên của công đoàn độc lập về tài chính, qua đó công đoàn mới có thể hoạt động hiệu quả. Khi ấy, việc tự nguyện thành lập các loại tổ chức công đoàn cơ sở, quyền tự do lựa chọn, gia nhập bất kỳ một tổ chức công đoàn nào của người lao động sẽ không còn là điều quá xa lạ. Đó cũng chính là việc đáp ứng đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn cuộc sống, một trong những động lực của sự phát triển xã hội.

Tuy nhiên với thực tế ở Việt Nam tiếp tục là thể chế độc đảng chính trị, thời gian tới, cần hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan theo yêu cầu dung hòa, để bảo đảm cho Việt Nam có thể vẫn thực hiện tốt các cam kết quốc tế liên quan đến lao động, phát triển bền vững, đồng thời vẫn đảm bảo được mục tiêu ổn định thể chế chính trị của đất nước.

Theo đó, các quy định về vai trò, địa vị pháp lý của tổ chức công đoàn sẽ phải thay đổi cho phù hợp, tránh để trùng lặp, mâu thuẫn với tổ chức của người lao động sẽ được thành lập tới đây theo các cam kết quốc tế. Hoặc sẽ phải được sửa đổi theo hướng tăng cường khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa hai loại tổ chức này, để qua đó có thể thu hút được nhiều hơn sự tham gia tự nguyện của người lao động. Đây là một vấn đề rất khó, đôi khi cần cả sự dũng cảm và linh hoạt trong quan niệm về vai trò, chức năng, bản chất của các thiết chế chính trị, chính trị – xã hội, cũng như cơ chế vận hành của nó ở Việt Nam.

Và từ biện giải kể trên, cho thấy nếu đã gọi là quyền tự do công đoàn, thì dựa trên sự tham gia "tình nguyện" của người lao động, thế thì tại sao phía Tổng liên đoàn lao động Việt Nam vẫn bảo thủ tiếp tục đưa ra yêu cầu bắt doanh nghiệp phải đóng kinh phí bằng 2% quỹ lương cho việc này ? Công đoàn bảo vệ người lao động chứ có phải bảo vệ người sử dụng lao động đâu ?

Việc thu kinh phí như vậy gần như mang tính chất của một loại thuế/ phí đối với doanh nghiệp.

Nếu lý luận, công đoàn cũng bảo vệ doanh nghiệp là tổ chức trung gian giữa người lao động và doanh nghiệp (không có quy định trong chức năng). Vậy rõ ràng, phải chăng công đoàn phải là một cơ quan nhà nước thì mới có quyền thu phí một cách luật định như thế ? Mà những chức năng này đã có một loạt các cơ quan khác như phòng, hội đồng trọng tài, hòa giải viên… lo rồi cơ mà (!?).

Cái phi lý khác là nếu có công đoàn thì đóng phí thì đã đành, song ở Việt Nam lâu nay quy định bất kể không có tổ chức công đoàn cũng phải đóng 2% cho công đoàn cấp trên trực tiếp. Vậy lý lẽ ở đây là gì ?

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 01/11/2020

************************

Công đoàn độc lập sẽ là mầm mống của thế lực thù địch ?

Sông Phố, VNTB, 30/11/2020

"Tổ chức Công đoàn phải tiếp tục phối hợp với lực lượng Công an nhân dân chặt chẽ hơn nữa để thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh trật tự".

congdoan2

Công đoàn độc lập sẽ là mầm mống của thế lực thù địch ?

Ông Trần Quốc Tỏ – thứ trưởng Bộ Công an, trong lễ tuyên dương 94 cá nhân, tập thể xuất sắc trong phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Bộ Công an tổ chức, đã có phát biểu thế này : "Các thế lực thù địch vẫn chưa hề từ bỏ âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, với nhiều thủ đoạn mới, tinh vi, đa dạng, thâm độc và xảo quyệt. Tổ chức Công đoàn phải tiếp tục phối hợp với lực lượng Công an nhân dân chặt chẽ hơn nữa để thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh trật tự".

Như vậy với việc từ năm 2021, Bộ luật Lao động của Việt Nam cho phép người lao động được quyền lựa chọn các tổ chức công đoàn thích hợp để tham gia, sẽ đưa đến một lo lắng từ cơ quan công an cho ‘thế lực thù địch’.

Theo ông Nguyễn Đình Khang – chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam – thì lâu nay tổ chức công đoàn còn làm luôn những phần việc như thành lập các tổ tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh trật tự. Những tổ này có trách nhiệm phối hợp với lực lượng công an, dân quân tự vệ đảm bảo an ninh trật tự với nhiều hoạt động như : tổ chức tuần tra, canh gác 24/24g ; điều tiết giao thông trước cổng doanh nghiệp trước và sau khi tan ca ; chủ động cung cấp thông tin và phối hợp với lực lượng an ninh để ngăn chặn, xử lý kịp thời các đối tượng có hành vi gây rối, kích động…

Các tổ chức công đoàn độc lập liệu có thể tự đứng ra thành lập những lực lượng tương tự như Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ? Nếu câu trả lời là ‘có’, thì liệu đến lúc nào đó nhà chức trách sẽ e ngại với lo lắng là phải chăng những tổ chức công đoàn độc lập này đang ‘nuôi quân – dưỡng quân’, nhằm tiến đến cho một đòi hỏi của quyền tự do chính trị, tương tự như người lao động đang có quyền tự do công đoàn ?

Công đoàn Ba Lan là bài học nhỡn tiền của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vào tháng 9-1980 ở Ba Lan có một phong trào chính trị xã hội được thành lập mang tên Công Đoàn Đoàn kết, không chịu sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Ba Lan.

Dưới sự đấu tranh mạnh mẽ của Công Đoàn Đoàn kết từ ngày 06-02-1989 đến ngày 05-04-1989, đảng cầm quyền ở Ba Lan buộc phải chấp nhận "Hội nghị bàn tròn" với Công Đoàn Đoàn kết, và đồng ý tổ chức bầu cử dân chủ vào quốc hội và thượng viện.

Ngày 17-04-1989, tòa án thành phố Warszawa một lần nữa cấp lại đăng ký pháp lý cho Công Đoàn Đoàn kết. Ngày 04-06-1989, trong cuộc bầu cử dân chủ, Công Đoàn Đoàn kết thắng lớn. Công Đoàn Đoàn kết cùng các lực lượng đối lập là Đảng Nhân dân Thống Nhất và Đảng Dân chủ ở Ba Lan đứng ra lập chính phủ liên hiệp.

Tháng 12-1990, Lech Wałęsa trở thành tổng thống. Chính quyền mới tiến hành chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường tự do, đưa Ba Lan vượt qua những khó khăn về kinh tế và dần dần trở thành một quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển cao.

Trở lại với Việt Nam.

Lâu nay đàng sau hậu trường chính trị, nhiều người bàn tán đến thế lực của một nhân vật là 3X. Ông 3X này từng là thủ tướng trong một thời gian rất dài, trong suốt 9 năm, 287 ngày. Ông 3X vẫn đang được coi là ‘kẻ thù truyền kiếp’ với ông Tổng bí thư – Chủ tịch nước hiện nay.

Sau khi tuyên bố rửa tay gác kiếm về lại quê nhà để làm người tử tế, song ông 3X vẫn là một đối thủ chính trị đáng ngại của ông Tổng bí thư – Chủ tịch nước. Trong những tháng gần đây, người ta lại thấy ông 3X ‘tái xuất’ trên một số phương tiện truyền thông. Ông 3X cũng có mặt ở Đại hội Đảng của Bộ Quốc phòng. Con trai của ông 3X cũng đã kịp quay lại vị trí thứ trưởng trước đó…

Giả dụ như sau Đại hội Đảng lần thứ XIII, bất ngờ ông 3X đứng ra thành lập nhóm các tổ chức công đoàn độc lập – ví dụ như tận dụng lợi thế quê nhà Kiên Giang, ông 3X lập Liên minh công đoàn độc lập ngành thủy sản Việt Nam, có lẽ ông sẽ thu hút được đông đảo đoàn viên toàn trai trẻ là dân miền Tây đang lao động trong các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản xuất khẩu.

Có lẽ là rất đáng ngại, khi đảng chính trị bắt đầu có những manh nha về sự cạnh tranh đến từ chính các đồng chí trong Đảng thông qua ‘màu cờ sắc áo’ có tên là công đoàn độc lập.

Sông Phố

Nguồn : VNTB, 30/10/2020

********************

Quyền chính trị của các tổ chức công đoàn độc lập ?

Trần Dzạ Dzũng, VNTB, 29/10/2020

Đã là tổ chức công đoàn thì cần phải có quyền về chính trị !

Bộ luật Lao động sửa đổi, có hiệu lực vào năm 2021, cho phép thành lập các công đoàn độc lập, tức là không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công đoàn duy nhất hiện nay.

Tuy nhiên có một lấn cấn là với thực tế Việt Nam chỉ có một đảng chính trị, thì các tổ chức công đoàn độc lập sắp tới đây nếu hình thành, liệu họ có được quyền tự do chính trị khi họ có quyền không phải chịu sự lệ thuộc/phụ thuộc vào độc đảng chính trị ấy ?

Hkg984976

Mai đây mặc dù người lao động Việt Nam có quyền tự do công đoàn, song dù là công đoàn nào chăng nữa, thì điều bắt buộc phải chịu sự lãnh đạo chung của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIV, ghi nhận phản hồi từ một số đại biểu Quốc hội, rằng, công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội, đại diện của giai cấp công nhân và người lao động, mà giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Ðảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, Công đoàn Việt Nam có nhiều đặc điểm khác biệt với các tổ chức chính trị – xã hội khác.

Việc Hiến pháp năm 2013 tiếp tục dành riêng một điều quy định về công đoàn là thể hiện vị trí quan trọng của tổ chức công đoàn trong hệ thống chính trị ; đảm bảo điều kiện pháp lý cho tổ chức công đoàn hoạt động. Do vậy, hồ sơ Dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn cần thể hiện rõ quy định trong Hiến pháp nhằm làm rõ địa vị pháp lý của tổ chức này trong hệ thống chính trị – xã hội.

Như vậy nhiều khả năng mai đây mặc dù người lao động Việt Nam có quyền tự do công đoàn, song dù là công đoàn nào chăng nữa, thì điều bắt buộc phải chịu sự lãnh đạo chung của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sự bắt buộc trên về quyền chính trị đã được ghi rõ tại Điều 1 của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn : "Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ; đại diện cho công nhân, lao động, cán bộ, công chức, viên chức ; chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động ; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Trên thực tế, thì việc vận hành tổ chức công đoàn lâu nay dưới sự quản lý của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam rất khập khiễng.

Đơn cử, chính phủ thực hiện chủ trương cải cách bộ máy hành chính, tinh giản cán bộ, công chức, nhưng riêng tổ chức công đoàn không thể áp dụng cải cách hành chính, áp dụng công nghệ thông tin trong công tác vận động đoàn viên, mà phải đến từng nhà trọ, từng công ty vận động người lao động tham gia tổ chức công đoàn.

Tuy nhiên, hiện nay biên chế của tổ chức công đoàn – tạm gọi là ‘công đoàn nhà nước’ không đủ, không có đặc thù so với các tổ chức chính trị – xã hội khác, nên nếu phát triển không khéo có thể dẫn tới tình trạng phát triển rộng nhưng không sâu, lớn nhưng không mạnh.

Riêng tại tỉnh Bình Dương, bên cạnh hơn 4.000 tổ chức công đoàn hiện có, năm 2020 được giao chỉ tiêu thành lập mới trên 400 tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp, trong khi biên chế, bộ máy tổ chức công đoàn tại Bình Dương không khác so với các địa phương khác. Hiện Bình Dương đứng thứ hai cả nước về số đoàn viên công đoàn – sau thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chỉ có 108 cán bộ chuyên trách.

Một vấn đề mang tính nguyên tắc đang đặt ra : khi người lao động Việt Nam sẽ có quyền thành lập một tổ chức đại diện của mình, dạng như tổ chức công đoàn độc lập, khác với tổ chức công đoàn theo pháp luật hiện hành, thì tổ chức công đoàn này sẽ tự chủ trong các hoạt động, như bầu Ban chấp hành, xây dựng và hoạt động theo Điều lệ riêng, có quyền yêu cầu và nhận hỗ trợ từ các tổ chức hoạt động về lao động của quốc gia, hoặc của quốc tế đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, được chia sẻ khoản kinh phí công đoàn mà người sử dụng lao động đóng.

Đặc biệt, người lao động có thể lựa chọn gia nhập tổ chức công đoàn hiện nay, hoặc tổ chức đại diện của người lao động. Nếu tổ chức của người lao động không tham gia vào hệ thống của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, thì sẽ không phải thực hiện các trọng trách chính trị như quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành.

Nói một cách khác, quyền chính trị ở đây của tổ chức công đoàn độc lập, đó là quyền có thể từ khước các yêu cầu mà đảng chính trị đưa ra, song không vì thế mà bị cáo buộc về các tội danh hình sự quy định tại "Chương 13 : Các tội xâm phạm an ninh quốc gia", từ các điều 108 đến điều 122 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).

Trần Dzạ Dzũng

Nguồn : VNTB, 29/10/2020

Published in Diễn đàn

Trong khi nhiều người đang nghi ngờ về Nghiệp Đoàn (hay Công Đoàn) Độc Lập Việt Nam (UIV) vừa mới thành lập có thực sự đại diện cho công nhân hay không, có lẽ chúng ta nên chia sẻ để hiểu rõ thêm một số vấn đề sau về loại hình tổ chức xã hội dân sự mà vài tháng nữa có thể sẽ được hợp pháp ở Việt Nam, hậu EVFTA và EVIPA.

congdoan1

Công nhân nhà máy dệt tơ sợi - Ảnh minh họa

Trước hết, mọi người đều biết mục đích quan trọng của công đoàn, nghiệp đoàn là "giáo dục" cho công nhân để biết quyền lợi của một người công nhân như thế nào, phải làm sao đối phó với những trường hợp bất công và bóc lột sức lao động. Sau đó tập hợp phần lớn công nhân có cùng chung mục đích lại với nhau để tổ chức và hành động đòi cải thiện lợi ích cũng như điều kiện làm việc.

Hội nhập thế nào ?

Tới đây, có thể hình dung cụ thể các công đoàn, nghiệp đoàn độc lập sẽ hội nhập vào thể chế độc đảng và chỉ có một đảng cầm quyền ở Việt Nam thế nào.

Dưới một thể chế tam quyền phân lập thì công đoàn, nghiệp đoàn được hoạt động độc lập với chính phủ, họ chỉ vì lợi ích của công nhân và do công nhân chỉ đạo.

Công đoàn sẽ có trách nhiệm và nhiệm vụ kết nạp thành viên cũng như kêu gọi công nhân tham gia vào công đoàn để bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi của công nhân. Mỗi thành viên khi tham gia phải đóng lệ phí công đoàn, đây là nguồn tiền để chi trả những hoạt động của công đoàn như in ấn và phát tờ rơi, kiện tụng, đào tạo nhà hoạt động (activist), trả lương cho người tổ chức (organiser)...

Chủ đầu tư sẽ không được tham gia vào công đoàn độc lập vì lợi ích trái ngược và không đóng lệ phí.

Mặc dù thế, dưới chế độ độc đảng thì công đoàn phải làm theo mệnh lệnh của đảng và nhà nước, đồng thời vừa phục vụ lợi ích của công nhân và giới đầu tư doanh nghiệp. Không được pháp luật bảo vệ, các tổ chức độc lập này rất khó hoạt động, mặc dù hiến pháp Việt Nam có quy định.

Vì sao phải ký EVFTA ?

Rõ ràng với siêu lợi nhuận và dễ dàng xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam sang thị trường EU sẽ thu về hàng chục tỷ euro mỗi năm. Đây là nguồn kinh tế quá lớn để phát triển kinh tế và bảo vệ chế độ. Vì thế, theo tôi đây chính là lý do buộc Việt Nam phải "hy sinh" chấp nhận cho công nhân tự thành lập công đoàn riêng. Nhưng không phải vì thế mà công đoàn độc lập sẽ phát huy có hiệu quả ngay. Với hơn 4 năm kinh nghiệm đang làm cho một công đoàn tại Úc, tôi nghĩ công đoàn, nghiệp đoàn độc lập ở Việt Nam sẽ phải đối đầu với những khó khăn và thách thức sau :

Thứ nhất, với những hoạt động cơ bản thì công đoàn, nghiệp đoàn cần phải in ấn tờ rơi, cẩm nang, sổ tay ghi nhớ… rồi phát cho từng công nhân. Đôi khi phải dùng đến báo chí để đưa tin, nhưng sẽ không cạnh tranh nổi với hơn 800 tờ báo đang hoạt động dưới sự kiểm duyệt của Ban tuyên giáo. Về mặc truyền thông, nhằm tăng cường giao tiếp thông tin kiến thức, truyền đạt và chỉ dẫn đến công nhân thì người tổ chức có thể phải dùng mạng xã hội để đăng tải hay phát trực tuyến (livestream), nhưng với luật an ninh mạng đang được thi thành tại Việt Nam thì người tổ chức phải đối mặt với tội tuyên truyền chống phá nhà nước, với những tội danh mơ hồ như "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 117 của bộ luật Hình sự năm 2015.

Thứ hai, một khi quyền lợi công nhân đã bị xâm hại thì công đoàn có quyền tổ chức đình công với quy mô nhỏ và lớn. Nhưng hiện tại, những cuộc biểu tình này thường là tự phát, không do công đoàn tổ chức và sẽ bị dập tắt ngay sau đó bởi lực lượng an ninh. Điều quan trọng hơn hết là quyền biểu tình đã được quy định trong hiến pháp nhưng vẫn chưa có luật biểu tình, nên người tổ chức phải đối mặt với tội "gây rối trật tự nơi công cộng" theo điều 318 bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2017.

Thứ ba, với nền tư pháp còn quá nhiều bất cập thì khi chủ doanh nghiệp làm sai luật quy định, thì liệu công đoàn có đưa họ ra tòa được hay không và được giải quyết như thế nào ? Những câu hỏi như thế này cần được trả lời trước khi tính đến hiệu suất hoạt động của công đoàn.

Thứ tư, ngoài những người tổ chức, cần phải có người hoạt động tại cấp cơ sở để kêu gọi công nhân tự nguyện tham gia vào công đoàn, liệu những người này có được đảm bảo là không bị đàn áp hay trả thù từ phía của doanh nghiệp hay không ?

Tiếp theo, thứ năm, thách thức lớn mà công đoàn, nghiệp đoàn độc lập phải đối mặt là chủ đầu tư doanh nghiệp có quyền liên kết với nhiều doanh nghiệp khác để tạo ra một liên minh giới chủ nhằm bảo vệ lợi ích của họ và đối chọi với lợi ích công nhân. Kể cả sự cạnh tranh của Tổng liên đoàn Lao động.

Và cuối cùng, thứ sáu, công đoàn đôi khi cũng phải tham gia vào chính trị để yêu cầu quốc hội thành lập những luật nhằm bảo vệ quyền lợi của công nhân như luật chống bóc lột trẻ em, luật bảo vệ cho những phụ nữ mang thai, luật sức khỏe nghề nghiệp... Đây là điều mà Đảng cộng sản Việt Nam không mong muốn và kể cả Tổng Liên đoàn lao động.

Ba điều trước mắt cần làm

Theo tôi nhờ vào hiệp định EVFTA là bước đệm đầu tiên để công đoàn độc lập tại Việt Nam ra đời.

Vì một khi Việt Nam đã tham gia vào hiệp định trên thì yêu cầu EVFTA cần làm ba giải pháp căn bản trước mắt :

Thứ nhất, nhà nước Việt Nam cần nhanh chóng soạn thảo và tạo ra luật thành lập hội nhóm độc lập thật sự và thêm luật biểu tình.

Thứ hai, những tổ chức công đoàn độc lập này được bảo vệ bởi Liên minh Châu Âu.

Thứ ba, một cơ quan giám sát độc lập và thụ lý tranh chấp do Liên minh Châu Âu thành lập.

Cuối cùng, theo tôi mặc dù, công đoàn, nghiệp đoàn độc lập sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thử thách trong thời gian đến, nhưng nếu công nhân, thành viên có ý thức về quyền lợi của mình và cùng nhau tranh đấu thì mọi thứ sẽ thật sự thay đổi.

Anh Nguyễn

Nguồn : BBC, 14/07/2020

Tác giả, Bác sĩ tốt nghiệp ngành y, hiện đang làm việc trong vai trò cán bộ (organiser) cho một công đoàn tại Úc (United Workers Union).

Published in Diễn đàn

Công đoàn độc lập vì sao là mối đe dọa cho thể chế chính trị Việt Nam ?

Hoài Nguyễn, VNTB, 11/07/2020

Căn cứ theo pháp luật hiện hành, thì rất có thể nếu chấp nhận có những tổ chức gọi là công đoàn độc lập, sẽ là mối đe dọa cho thể chế chính trị ở Việt Nam.

congdoan1

Công nhân công ty PouYuen, Bình Dương, đình công - Ảnh minh họa

Việt Nam Thời Báo hôm 10/7/2020 có đăng bài viết của tác giả Trần Ngọc Thành về chủ đề nghiệp đoàn độc lập (1). Theo đó, ông Thành cho rằng nhà chức trách Việt Nam ở thập niên đầu 2000 đã tìm mọi cách để ngăn chặn việc hình thành những tổ chức kêu gọi chấm dứt sự độc quyền về công đoàn tại Việt Nam.

Ông Thành nhìn nhận đến nay mặc dù Việt Nam đã phê duyệt Công ước số 98 của tổ chức Lao động Thế giới ILO, song vẫn phải chờ đợi sự đồng bộ của việc Quốc hội Việt Nam phê duyệt Công ước số 87 về quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được tổ chức.

Ông Thành thận trọng, khi hoài nghi việc hình thành một vài tổ chức mang tên gọi dáng dấp về quyền tổ chức và thương lượng tập thể ở Công ước số 98. Bởi khi chưa có quyền về tự do hiệp hội, thì những tổ chức công đoàn độc lập ra đời sẽ dễ được cho là vi phạm pháp luật Việt Nam.

Công ước 98, tên đầy đủ là Công ước về Quyền tổ chức và thương lượng tập thể 1949, bao gồm có 3 nội dung cơ bản : Bảo vệ người lao động và công đoàn trước các hành vi phân biệt đối xử ; Bảo vệ tổ chức của người lao động không bị can thiệp, thao túng bởi người sử dụng lao động ; Những biện pháp thúc đẩy thương lượng tập thể tự nguyện, thiện chí.

Những tổ chức được thành lập nhằm để "bảo vệ người lao động và công đoàn trước các hành vi phân biệt đối xử", nếu được xem là sự cạnh tranh bình đẳng về ý nghĩa bảo vệ người lao động, chấm dứt sự độc quyền công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thì một khi vẫn chưa có quyền tự do hiệp hội, về nguyên tắc, các tổ chức công đoàn độc lập vẫn phải chịu sự điều chỉnh của "Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân".

Sự điều chỉnh này được ghi rõ tại điều 1, Luật Công đoàn 2012 :

"Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp ; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa".

Ý thức hệ nói trên, nếu đặt trong bối cảnh của lời giải thích cho việc ra đời một vài tổ chức mang tên công đoàn/ nghiệp đoàn độc lập, là thuộc vấn đề điều chỉnh của Công ước 98 mà Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn, thì xem ra lối viện dẫn ấy vẫn có thể bị quy chụp về các hành vi hình sự liên quan trong nhóm "Các tội xâm phạm an ninh quốc gia", thuộc Chương XIII, Bộ Luật hình sự, với các cáo buộc cụ thể tại các nội dung của : Điều 115. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội ; Điều 116. Tội phá hoại chính sách đoàn kết ; Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; Điều 118. Tội phá rối an ninh.

Người viết bài này cho rằng những nhắc nhở đầy trách nhiệm của ông Trần Ngọc Thành ở "Ý kiến về tuyên bố ra mắt ‘Nghiệp đoàn độc lập Việt Nam", là xác đáng, cần lưu tâm với tất cả sự cẩn trọng cho mọi hành động nhân danh vì quyền lợi của người lao động tại Việt Nam. Đặc biệt là từ năm 2021, rất có thể tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp, sẽ gánh thêm trách nhiệm trong đàm phán lương của người lao động với phía sử dụng lao động (2).

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 11/07/2020

Chú thích :

(1) Trần Ngọc Thành, Thấy gì qua sự thành lập nghiệp đoàn độc lập trong nước, Thông Luận, 11/07/2020

(2)https://laodong.vn/kinh-te/nha-nuoc-khong-can-thiep-truc-tiep-vao-tien-luong-doanh-nghiep-khong-de-nhung-phai-lam-626797.ldo

********************

Vì sao tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam luôn thấp ?

Loan Thảo, VNTB, 11/07/2020

Tín hiệu báo động, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện tại là cao nhất so 10 năm trở lại đây.

congdoan2

Tỷ lệ thất nghiệp tăng nhiều nhất ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp.

Số liệu được công bố vào ngày 10/7/2020 của Tổng cục Thống kê , có những đoạn như sau (1) :

"Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý II năm 2020 là 51,8 triệu người, giảm 2,4 triệu người so với quý trước và giảm gần 2,6 triệu người so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm nhiều nhất trong vòng 10 năm qua. Trong đó, lao động giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn và lao động nữ, số người có việc làm ở khu vực nông thôn giảm 1,8 triệu người so với quý trước và gần 2,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước ; lao động nữ giảm 1,2 triệu người so với quý trước và giảm 1,5 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Lao động có việc làm ở ba khu vực kinh tế đều giảm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 17,0 triệu người (chiếm 32,9%), giảm 1,1 triệu người so với quý trước và giảm gần 1,7 triệu người so với cùng kỳ năm trước ; khu vực Công nghiệp và xây dựng là 16,0 triệu người (chiếm 30,9%), giảm 497,4 nghìn người so với quý trước và giảm 287,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước ; khu vực Dịch vụ là 18,7 triệu người (chiếm 36,2%), giảm 778,1 nghìn người so với quý trước và giảm 642,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Lao động có việc làm trong quý II năm 2020 giảm tương ứng so với mức giảm của lực lượng lao động. Điều này cho thấy, dịch Covid-19 đã làm cho đa số người lao động mất việc phải tạm thời rời khỏi thị trường lao động trong thời gian dịch bệnh lây lan, đặc biệt là trong tháng 4 năm 2020 khi các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng nghiêm túc và triệt để. Một số ngành có số lao động giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (giảm 324,6 nghìn người) ; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống (giảm 156,9 nghìn người) ; ngành giáo dục và đào tạo (giảm 122,7 nghìn người) ; ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy (giảm 120 nghìn người).

Lao động trong một số nghề giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước như : nghề lao động giản đơn giảm gần 1,5 triệu người, tương ứng giảm gần 8% ; nhóm thợ thủ công và các thợ có liên quan giảm 515 nghìn người, tương ứng giảm 6,6% ; lao động trong nhóm nghề chuyên môn kỹ thuật bậc trung giảm hơn 322 nghìn người, tương ứng giảm 16,5%".

Với những dẫn chứng số liệu ở trên, Tổng cục Thống kê cho rằng tỷ lệ thất nghiệp đã ở mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, trong đó tỷ lệ thất nghiệp tăng nhiều nhất ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II/2020 là 2,73%.

Trả lời báo chí về lý do tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam ở mức thấp  so với nhiều nước, bà Vũ Thị Thu Thủy Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và Lao động, cho rằng : Tỷ lệ thất nghiệp bình thường các năm trước của Việt Nam là ở khoảng 2%. Do ảnh hưởng dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 2,73% đối với lao động từ 15 tuổi trở lên. Đó cũng không hẳn là con số thấp. Còn nếu tính tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị là 4,46%, đây là là con số khá cao (2).

Nếu hiểu câu trả lời của bà Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và Lao động, trong việc làm một so sánh tỷ lệ thất nghiệp giữa các quốc gia, sau đó tiếp tục tin rằng ‘mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam ’ (3), sẽ là điều vô nghĩa ; vì việc so sánh tỷ lệ thất nghiệp giữa các quốc gia có đặc điểm xã hội, kinh tế và thể chế rất khác nhau là khập khiễng, và có thể dẫn đến những thông điệp sai lầm.

Tổ chức Lao động Quốc tế tại Châu Á - Thái Bình Dương, phân biệt như sau :

"Tỷ lệ thất nghiệp thấp có thể không thể hiện được tỷ lệ nghèo, bởi vì tỷ lệ thất nghiệp cao thường chỉ có ở các nước phát triển với tỷ lệ nghèo thấp.

Ở những quốc gia với những hạn chế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các phúc lợi xã hội khác, đơn giản là nhiều người không thể tồn tại nổi nếu bị "thất nghiệp". Họ phải tìm kế sinh nhai bằng mọi cách, và thông thường họ chấp nhận làm những công việc chất lượng kém, trả lương thấp trong nền kinh tế phi chính thức, hoặc chấp nhận những thỏa thuận làm việc một cách không chính thức.

Ngược lại, ở những nước phát triển với hệ thống bảo trợ xã hội tiên tiến và mức sống cao hơn, người lao động có thể tồn tại trong hoàn cảnh thất nghiệp và dành thời gian đi tìm những công việc mà họ mong muốn".

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế tại Châu Á - Thái Bình Dương, thì việc theo dõi thị trường lao động ở các nước đang phát triển như Việt Nam, cần có những chỉ số thể hiện được chất lượng việc làm. Chẳng hạn, những chỉ số này bao gồm tỷ lệ lao động nghèo, tỷ lệ việc làm dễ bị tổn thương, tỷ lệ nền kinh tế phi chính thức, tỷ lệ ngành nông nghiệp trong số việc làm, năng suất lao động và lương bình quân.

Loan Thảo

Nguồn : VNTB, 11/07/2020

Chú thích :

(1)https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19674

(2)https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/luc-luong-lao-dong-giam-sau-ky-luc-656571.html

(3)https://tuoitre.vn/may-den-phu-len-toan-cau-nhung-mat-troi-van-dang-toa-sang-o-viet-nam-20191230130828826.htm

******************

Quyền tự do "không công đoàn"

Mai Lan, VNTB, 11/07/2020

Nếu người lao động từ chối tham gia vào tổ chức công đoàn, thì họ sẽ chịu thiệt gì trong tương lai ?

congdoan3

Không tham gia công đoàn : mỗi năm sẽ thêm thu nhập ít nhất là 12%

Trước tiên, nếu pháp luật Việt Nam cho phép quyền tự do công đoàn đối với người lao động, và cả đối với bên sử dụng lao động, thì trong trường hợp từ chối tham gia vào tổ chức công đoàn tại nơi làm việc, trước mắt người lao động hưởng lợi ngay là không phải mất mỗi tháng là 1% tiền lương - tiền lương ở đây bao gồm : mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Với doanh nghiệp, thì cứ mỗi một công nhân đóng phí công đoàn 1% tiền lương mỗi tháng, buộc chủ doanh nghiệp phải có nghĩa vụ ‘nộp’ thêm 1% tương tự như vậy ; có nghĩa phí công đoàn đối với một lao động ở doanh nghiệp là 2% trên số tiền lương.

Tuy nhiên nghịch lý lâu nay là dù ở doanh nghiệp đó không có tổ chức công đoàn, vẫn buộc phải trích 2% trên tổng quỹ lương để đóng kinh phí cho… công đoàn cấp trên, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP : Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị dù thành lập công đoàn cơ sở hay không đều phải đóng kinh phí công đoàn hàng tháng với mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Trong đó, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.

2% quỹ lương là không nhỏ. Giả dụ như khi có quyền về tự do công đoàn, nếu người lao động chọn việc ‘không công đoàn’, thì thu nhập bình quân năm của người đó sẽ tăng thêm được 12% tính theo tiền lương. Ngân quỹ của công ty ‘không công đoàn’ đó đỡ hao hụt cũng 12% tương ứng.

Con số 12% này không hề nhỏ nếu so lãi suất vay vốn làm ăn tại ngân hàng. Để dễ hình dung, xin tham khảo danh sách ngân hàng có mức lãi suất cho vay kinh doanh ở tháng 7/2020 :

Ngân hàng Lãi suất ưu đãi cố định Hạn mức cho vay Phí phạt trả nợ trước hạn
Vietcombank

- Áp dụng mức lãi suất, chỉ từ 8,4 - 12,2 %/năm.

- Các kỳ hạn cố định : 18 tháng, 02 năm, 03 năm và cả các kỳ hạn lên tới 05 năm, 07 năm và 10 năm.

- Thời gian vay 60 tháng

- Số tiền vay : 5 tỷ đồng

- Phương thức tính lãi : theo dư nợ giảm dần

- Năm 1, 2, 3 : 1%

- Năm 4, 5 : 0,5%

- Từ năm 6 : miễn phí

BIDV

- Hưởng mức lãi suất ưu đãi từ 7,3 - 9,3%/năm

- Với các kỳ hạn linh hoạt từ : 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng.

- Thời hạn vay : 5 năm

- Năm 1 : 1,5%

- Năm 2 : 1%

- Năm 3,4 : 0,5%

- Từ năm 5 : miễn phí

Vietinbank

- Lãi suất ưu đãi cho vay chỉ từ 6 - 7% năm.

- Thời gian cho vay linh hoạt : Dưới 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng.

- Đối với vay ngắn hạn : Tối đa 80% nhu cầu vốn

- Đối với vay trung dài hạn : Không có tài sản đặc biệt: Tối đa 50% nhu cầu vốn, tối đa 60% nhu cầu vốn trong nếu có TSĐB

- Có tài sản đặc biệt là sổ/thẻ tiết kiệm/giấy tờ có giá thuộc danh mục các tổ chức phát hành, quản lý do VietinBank : 100% nhu cầu vốn

- Thời hạn cho vay : Thời hạn cho vay tối đa 7 năm ;

- Phương thức vay : Từng lần, trả góp, hạn mức, theo dự án đầu tư…

Lấy lại lãi suất ưu đãi trong thời gian ưu đãi và phạt :

- 2 năm đầu : 2%

- Năm thứ 3 : 1,5%

- Năm 4 - 5 : 1%

MB Bank - Lãi suất ưu đãi từ 6 - 8,2%/năm

- Mức cho vay : Tối đa 90% nhu cầu vốn

- Thời hạn cho vay : Tối đa 180 tháng

- Phương thức trả nợ : Gốc trả định kỳ/cuối kỳ ; lãi trả định kỳ/cuối kỳ tính theo niên kim cố định/theo dư nợ ban đầu/dư nợ giảm dần.

- Phương thức vay : Vay theo món/Vay theo hạn mức tín dụng/Vay theo hạn mức thấu chi

- Năm 1, 2 : 4%

- Năm 3 : 4%

- Năm 4 : 4%

- Năm 5 : 3%

TPBank - Áp dụng mức lãi suất từ 6,8%/năm - Hạn mức vay : 85%

- Ba năm đầu : 2%

- Từ năm thứ 4 trở đi : 1%

BaoViet Bank

- Áp dụng mức lãi suất từ 6,99 - 10,5%/năm

- Với kỳ hạn : 6 tháng, 12 tháng

- Hạn mức vay tối đa : 85% nhu cầu vay vốn

- Thời gian vay tối đa 60 tháng

- 1 năm đầu : 3%

- Từ năm đầu trở đi : 1,5 %

ACB 7,5 - 11,5%/năm

- Số tiền vay : 5 tỷ

- Thời gian vay : 6 tháng

- 2 Năm đầu : 2%

- Năm 3 - 5 : 0.75%

- Còn lại : miễn phí

Người lao động được lợi gì khi hàng tháng đóng phí công đoàn ?

Liệu khi người lao động từ chối tham gia vào tổ chức công đoàn, thì họ sẽ chịu thiệt gì trong tương lai đối với thể chế chính trị mang tính đặt thù của Việt Nam ?

Để trả lời băn khoăn trên, cần tìm hiểu xem người lao động lâu nay được hưởng lợi ích cụ thể gì từ việc hàng tháng phải trích 1% lương đó.

Theo như tài liệu tuyên truyền của các cấp Liên đoàn Lao động ở tỉnh, thành phố thì kinh phí công đoàn chủ yếu phục vụ hoạt động trong công đoàn, như sau :

- Trả chi phí khi sử dụng người lao động trong hoạt động hoặc công tác trong ban chấp hành công đoàn các cấp, bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác và khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bảo hiểm y tế cho các cán bộ đang làm việc tại công đoàn ;

- Khoản chi nhằm mục đích tổ chức hội nghị của các ban chấp hành công đoàn gồm : trang trí, in tài liệu, nước uống, thuê mặt bằng, bồi dưỡng đại biểu, các chi phí đi lại và các khoản khác ;

- Chi phí nhằm mục đích trang thiết bị cho trụ sở như : mua sắm tài sản, thiết bị, dụng cụ làm việc cho tổ chức, mua văn phòng phẩm, sửa chữa hoặc xây dựng trụ sở, chi phí liên lạc, công tác phí, nước uống, tiếp khách ;

- Chi phí cho việc tổ chức các hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, ví dụ : hỗ trợ thuê luật sư ;

- Chi phí mà nhằm phát triển đoàn viên công đoàn dưới dạng các hình thức tuyên truyền, giới thiệu, thành lập ban công đoàn cơ sở, tổ chức kết nạp thêm thành viên công đoàn mới ;

- Chi phí cho việc khen thưởng cho đoàn viên được xác nhận có thành tích xuất sắc trong công việc nhằm phát triển công đoàn cơ sở ;

- Chi phí để phục vụ cho công tác tuyên truyền cho người dân biết và tham gia công đoàn cơ sở bằng các phương thức : in ấn phẩm, sách, báo, tạp chí, giấy, bút bảng tin, phát thanh, báo tường, mạng thông tin tạo nguồn thông tin nhằm phát triển công đoàn cơ sở ;

- Chi đào tạo cán bộ : bao gồm tiền đào tạo, tài liệu, tiền công tác phí ;

- Chi phí tổ chức các hoạt động ngoài giờ như : văn hóa, thể thao, đi du lịch ;

- Chi tổ chức các hoạt động để tuyên truyền về giới tính và bình đẳng giới trong quan hệ lao động. Tuyên truyền rộng rãi cho người lao động biết về các quyền lợi được hưởng về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống bạo lực gia đình ;

- Chi phí cho tổ chức mừng ngày lễ mà người lao động được hưởng như : Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam ngày 20/10, ngày Gia đình Việt Nam ngày 28/6, ngày Quốc tế Hạnh phúc ngày 20/3, ngày Dân số ngày 26/12 ;

- Các khoản chi nhằm hỗ trợ khi người lao động gặp khó khăn : chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông,tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bản thân hoặc gia đình gặp khó khăn do tai nạn rủi ro hoặc thiên tai hoặc hỏa hoạn hoặc bệnh tật hiểm nghèo gây tổn thất về sức khỏe hoặc tài sản của các thành viên là đoàn viên công đoàn…

Như vậy, với hàng loạt nội dung như trên về chuyện xài tiền từ ‘quỹ công đoàn’, cho thấy trên thực tế người lao động chẳng hưởng lợi thực sự nào hết, vì cái gọi "khoản chi nhằm hỗ trợ khi người lao động gặp khó khăn" là mang tính từ tâm, trong khi đó phần bảo hiểm xã hội đã cụ thể các khoản chi hỗ trợ ấy với người lao động.

Tuy nhiên rất có thể mọi việc sẽ khác khi bước vào năm 2021.

Theo nội dung của Nghị quyết số 107/NQ-CP, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 16-8-2018, "về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21.5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết số 27) về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp" (*), thì từ năm 2021, các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.

Từ quy định nói trên, rất có thể vai trò của tổ chức công đoàn trong kỹ thuật đàm phán, thương lượng về tiền lương cho người lao động sẽ thu hút sự quan tâm, với yêu cầu có hướng xử trí phù hợp trong thực tế ở từng doanh nghiệp.

Mai Lan

Nguồn : VNTB, 11/07/2020

Chú thích :

(*) http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/nghi-quyet-cua-chinh-phu/nghi-quyet-so-107nq-cp-ngay-1682018-cua-chinh-phu-ve-chuong-trinh-hanh-dong-cua-chinh-phu-thuc-hien-nghi-quyet-so-27-nqtw-ngay-2152018-4615

Published in Diễn đàn

Để đáp ứng đòi hỏi của các hiệp định tự do mậu dịch, Việt Nam đã buộc phải sửa đổi Luật Lao động. Văn bản sửa đổi đã được các đại biểu Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019. (Tạp chí phát lần đầu vào tháng 12/2019)

congdoan1

Một nhà máy lắp ráp xe gắn máy tại Hải Phòng. Ảnh chụp ngày 03/11/2018. Reuters

Sẽ có hiệu lực vào năm 2021, luật mới đặc biệt cho phép thành lập các công đoàn độc lập, tức là không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công đoàn duy nhất hiện nay. Đây được coi là một thay đổi quan trọng nhất trong Luật Lao động của Việt Nam.

Trong thông cáo đưa ra ngày 20/11, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế ILO Việt Nam, Chang Hee Lee nhận định bộ Luật Lao động sửa đổi vừa được thông qua là "một tiến bộ quan trọng", còn đại sứ quán Mỹ thì xem đây là một "đạo luật lịch sử".

Điểm tích cực

Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 04/12, luật sư Hoàng Cao Sang, Văn phòng Luật sư Hoàng Việt Luật, một trong những luật sư chuyên về lao động ở Việt Nam, ghi nhận một điểm tích cực, đó là Việt Nam đã sửa đổi Luật Lao động ngay cả trước khi phê chuẩn Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế, tức là công ước về việc thành lập công đoàn độc lập :

"Thường là người ta phê chuẩn công ước rồi thì mới thực hiện cái sửa đổi. Thường người ta hay kéo dài việc sửa đổi những cái gì mang tính bất lợi. Vấn đề thành lập hiệp hội tự do, ở đây là công đoàn độc lập, vẫn là chuyện nhạy cảm đối với xã hội Việt Nam, cho người ta hay có tâm lý kéo dài. Nhưng ở đây họ lại sửa đổi luật lao động trước, rồi theo lịch trình thì đến năm 2023 mới ký Công ước 87. Đó là một thiện chí, nếu thật sự họ muốn thay đổi".

Tuy nhiên, con đường đi đến việc thành lập thật sự các công đoàn tự do ở Việt Nam hãy còn dài. Luật Lao động sửa đổi đã được thông qua, nhưng còn phải chờ xem luật sẽ được áp dụng trên thực tế như thế nào, cụ thể là các nghị định, thông tư sẽ có nội dung cụ thể ra sao.

Bất hợp lý trong việc ban hành

Về vấn đề này, luật sư Hoàng Cao Sang nêu lên một điểm bất hợp lý trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam :

"Theo luật quy định về việc ban hành các văn bản pháp luật của Việt Nam, thường là sau khi Quốc Hội thông qua luật, chính phủ sẽ là bộ phận viết thêm các điều luật cho nó chi tiết để áp dụng. Sau khi chính phủ đã ban hành nghị định rồi, nếu có những cái gì chi tiết hơn nữa, thì một bộ nào đó, ở đây có thể là bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội, ban hành một thông tư để hướng dẫn thực hiện bộ Luật Lao động này.

Ở đây có một điều bất hợp lý : luật là ý chí của nhân dân thông qua đại diện là các đại biểu Quốc Hội, tuy nhiên, Quốc Hội ban hành luật thì chỉ quy định những cái chung nhất còn sau đó các cơ quan hành pháp lại ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn luật này. Trong thực tế lại có những cái hướng dẫn đi sâu hơn hoặc xa hơn, thậm chí còn trái với các điều luật mà Quốc Hội ban hành, thường là theo hướng có lợi cho các cơ quan hành pháp, đẩy những cái khó về phía người dân".

Trong thông cáo đưa ra ngày 20/11/2019, đại sứ quán Mỹ cũng đã khuyến cáo chính phủ Việt Nam " củng cố những cải cách trong bộ Luật Lao động, bao gồm cải cách thông qua các văn bản pháp luật sắp được ban hành về thành lập, đăng ký và hoạt động của các tổ chức công đoàn độc lập và sự bảo vệ đầy đủ đối với quyền thương lượng tập thể và quyền đình công".

Về phần Giám đốc ILO Việt Nam, ông lưu ý là quyền tự do hiệp hội trong bộ Luật Lao động sửa đổi hiện chỉ áp dụng đối với người lao động trong doanh nghiệp, nên sẽ cần phải được mở rộng phạm vi trong những năm tới đây "để song hành với những nỗ lực của chính phủ hướng tới phê chuẩn Công ước số 87 của ILO vào năm 2023". Tuy nhiên, theo ông, trước mắt phải giải thích các điều khoản mới, thông qua việc ban hành các nghị định hướng dẫn và thiết lập các thiết chế thực chất để áp dụng và triển khai những điều khoản mới đó.

Phải sửa nhiều luật

Mặt khác, theo luật sư Hoàng Cao Sang, cùng với việc sửa đổi Luật Lao động và việc phê chuẩn Công ước 87, Việt Nam còn phải sửa đổi những luật khác có liên quan đến việc thành lập hội :

"Tôi nghĩ là không chỉ có luật về thành lập hội, mà rất nhiều luật cũng phải được sửa đổi theo tinh thần Công ước 87. Chúng ta thường hay gọi Công ước 87 là công ước về quyền tổ chức công đoàn độc lập trong lao động, nhưng thật ra công ước quy định về quyền tự do hiệp hội, tức là đối với các hiệp hội nói chung, chứ không riêng gì công đoàn".

Vì có những hội khác, cho nên chúng ta cũng phải sửa tất cả những gì liên quan đến hội và các tổ chức cho nó phù hợp với tinh thần của Công ước 87.

Cũng theo tinh thần này thì các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động đều có quyền thành lập các liên đoàn và tổng liên đoàn một cách tự do, có thể thuộc Tổng liên đoàn Việt Nam hoặc không".

Nên thận trọng

Trên trang mạng The Diplomat ngày 29/11/2019, nhà báo David Hutt cũng đề cập đến sự kiện Quốc Hội Việt Nam thông qua bộ Luật Lao động sửa đổi cho phép thành lập công đoàn độc lập. David Hutt trước hết tỏ ra thận trọng khi viết : "Dĩ nhiên chúng ta phải chờ xem có phải đây là một sự thay đổi bề ngoài mà đảng cộng sản Việt Nam vẫn quen làm, trên giấy tờ thì rất là hay, nhưng không bao giờ được thực thi đàng hoàng". Tác giả bài viết đặc biệt ghi nhận Luật Lao động sửa đổi quy định là công đoàn độc lập phải xin phép thành lập từ các cơ quan Nhà nước, như vậy là đảng cộng sản sẽ có thể từ chối cấp phép cho các lãnh đạo công đoàn thẳng thắn và đòi hỏi khắt khe.

Nhà báo David Hutt viết tiếp : "Nếu các công đoàn độc lập thật sự được phép thành lập ở Việt Nam, ta có thể dự báo là đình công sẽ trở nên phổ biến hơn. Công nhân cũng sẽ có một tổ chức đại diện cho họ tốt hơn. Thứ hai, cho phép các công đoàn độc lập hoạt động là một dấu hiệu khác cho thấy Đảng sẵn sàng nới lỏng sự kiểm soát của họ lên xã hội như thế nào để tối đa hóa mức tăng trưởng kinh tế, nay là yếu tố chủ yếu tạo nên tính chính đáng của Đảng".

David Hutt viết tiếp : "Trong những năm 2000, Đảng về cơ bản đã mất sự thống trị đối với công chúng, với sự xuất hiện của Internet và mạng xã hội của Mỹ, chủ yếu là Facebook. Các phương tiện truyền thông do Đảng điều hành hiện đang thất thế, sau khi đã nắm giữ quyền lực đáng kể vào những năm 1990. Khi thoái vốn khỏi các doanh nghiệp Nhà nước và trao quyền lực cho nhiều thực thể ngoài Đảng hơn, đảng cộng sản hiện cũng đang tự mình rời khỏi nền kinh tế. Sự phát triển nhanh chóng của y tế và giáo dục tư nhân trong thập kỷ này cũng thách thức độc quyền của Đảng về mặt phúc lợi xã hội".

Đảng sẽ công nhận các tổ chức khác ?

Ông David Hutt viết tiếp : "Ta có thể nói, đúng phần nào, rằng ở Việt Nam hiện đang có một cuộc chiến giữa một khối xã hội dân sự, tập hợp các nhóm cộng đồng phi Nhà nước hình thành từ cơ sở, và một khối xã hội "phi dân sự", gồm các tổ chức xã hội của Đảng do Mặt trận Tổ quốc quản lý (…). Khối xã hội phi dân sự thì được nhiều ưu đãi, còn khối xã hội dân sự bên ngoài sự kiểm soát của Đảng hiện còn nhỏ và phân tán, nhưng nó đang phát triển. Và các sửa đổi của bộ Luật Lao động sẽ thêm một yếu tố quan trọng vào xã hội dân sự đó dưới hình thức thành lập công đoàn độc lập. Điều này phải chăng sẽ thúc đẩy đảng cộng sản chính thức thừa nhận các tổ chức ngoài Đảng khác ? Hiện giờ có lẽ là không. Nhưng các tổ chức nhà báo, trí thức, nhà văn, nông dân và phụ nữ "bất hợp pháp và không chính thức" đã mọc lên như nấm trong những năm gần đây, tất cả đều nhằm cạnh tranh với các tổ chức xã hội phi dân sự của Đảng".

David Hutt kết luận : "Bằng cách chấp nhận không còn là tổ chức đại diện cho toàn thể công nhân, đảng cộng sản đã có một sự thừa nhận không thể thay đổi. Vai trò lãnh đạo một nền "chuyên chính vô sản" đã bị khai tử từ cách đây nhiều năm. Bây giờ Đảng nói là họ bảo vệ cho mọi giai cấp, chứ không riêng gì những người bán sức lao động. Nhưng nếu bây giờ họ mất độc quyền đối với các định chế xã hội, giống như họ đã mất độc quyền đối với nền kinh tế và công chúng, liệu tiếp theo đó có sẽ mất luôn cả độc quyền đối với chính trị ? Hãy nhớ rằng chính công đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan, công đoàn độc lập đầu tiên ở các nước cộng sản Đông Âu, đã là một động lực thúc đẩy các sự kiện năm 1989".

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 12/05/2020

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 3