Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Câu của Trump : 'Việt Nam phát triển nhanh hiếm có' đúng tới đâu ?

Tới Hà Nội để dự cuộc họp thượng đỉnh về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên, Tổng thống Donald Trump khen ngợi Việt Nam để khích lệ Triều Tiên.

cau1

Ông Trump khen Việt Nam để khích lệ Triều Tiên

Vài giờ đồng hồ sau khi đáp xuống Nội Bài trên, ông viết trên Twitter rằng :

''Việt Nam đang là một trong những nơi phát triển hiếm có trên Trái Đất. Triều Tiên cũng sẽ rất nhanh chóng giống như vậy, nếu chịu phi hạt nhân hóa".

Dù phê phán 'chủ nghĩa xã hội' ở Venezuela, Tổng thống Trump có vẻ như thích 'nước xã hội chủ nghĩa là Việt Nam', theo Nahal Toosi trong bài 'In Vietnam, Trump finds a 'socialist' country he likes' trên trang Politico,, về chuyến thăm vừa qua của lãnh đạo Mỹ sang Hà Nội.

Nhưng các mặt khác nhau của câu chuyện Việt Nam có cho thấy ông Trump nói đúng hay không ?

Bạn hãy cùng BBC tìm hiểu qua các con số.

Về kinh tế

Theo báo cáo của World Bank, kể từ sau Đổi mới năm 1986, Việt Nam đã có những tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, với GDP tăng bình quân tăng 7% một năm.

Trong khi GDP bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 1985 chỉ là 230 đô la Mỹ, thì hiện nay đã tăng lên gấp 10 lần, với con số là 2.300 đô la vào năm 2017.

Về chỉ số phát triển con người

Dựa trên các con số từ Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, kể từ năm 1990 cho đến năm 2017, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam tăng từ 70,5 lên đến 76,5.

Chỉ số Phát triển về con người (HDI) của Việt Nam là 0.694, hơn mức trung bình thế giới, 0.645 và đứng thứ 116 trong tổng số 189 đất nước và lãnh thổ.

Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mức trung bình của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (0.733).

Môi trường

Công nghiệp hóa và phát triển kinh tế cũng đã gây ra những tác hại nghiêm trọng đến môi trường ở Việt Nam.

cau2

Hà Nội đón hai ông Trump và Kim tuần qua

Môi trường báo chí vẫn bị cho là "hà khắc vào loại nhất Châu Á", theo đánh giá mà trang BBC News phần về Country Profile Việt Nam trích thuật.

Việt Nam không có báo chí tư nhân, và cũng không có đảng phái, nghiệp đoàn nào được hoạt động độc lập ngoài sự kiểm soát của đảng cộng sản.

Tuy thế, chính phủ Việt Nam bác bỏ phê phán của Tổ chức Human Rights Watch nói tình hình nhân quyền nước này 'xuống cấp nghiêm trọng' thời gian qua.

Tham nhũng

Theo đánh giá tham nhũng của Minh bạch Quốc tế (Transparency International), Việt Nam xếp thứ 117 trên thế giới vào năm 2018, tụt 10 vị trị trên bảng xếp hạng so với năm 2017.

Đây là điều đáng ngạc nhiên là cảm nhận về tham nhũng trong người dân không giảm dù có chiến dịch chống tham nhũng mạnh kể từ năm 2016 của TBT Nguyễn Phú Trọng.

Vẫn về tham nhũng, Triều Tiên đứng thứ 5 trong các nước 'đội sổ', chỉ trên Somalia, Syria, Nam Sudan và Yemen.

Trong khi đó, Hoa Kỳ xếp thứ 22, tụt xuống sáu vị trí so với năm 2017.

Tự lực năng động và cũng nhờ trợ giúp

Bên cạnh hàng chục tỷ USD tiền đầu tư, Việt Nam 'cất cánh' trong 30 năm qua nhờ cả vào tiền hỗ trợ phát triển từ bên ngoài.

Bài trên trang The Diplomat của Gianluca Spezza và Nazanin Zadeh-Cummings so sánh số tiền ODA (Viện trợ Phát triển Chính thức) mà Bắc Triều Tiên nhận được với các quốc gia khác, gồm Việt Nam.

Số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cung cấp cho thấy từ năm 1995 đến 2016, Triều Tiên chỉ nhận được 1,62 tỷ đô la trong các chương trình viện trợ quốc tế.

Con số mà Việt Nam nhận được là 42,2 tỷ.

Ngoài ra, mỗi năm, nguồn kiều hối gửi về Việt Nam đều rất cao, lên tới gần 16 tỷ đô la năm 2018, điều Triều Tiên không có.

Với việc không có tuyên bố hòa bình được nêu ra ở Hà Nội sau khi hội đàm Mỹ - Triều bị cắt ngắn, lời khen Việt Nam của Tổng thống Trump để khuyến khích Triều Tiên làm theo xem ra ngày càng cách xa thực tế với Bình Nhưỡng.

Ngược lại, để áp dụng mô hình kinh tế của Việt Nam có hiệu quả như những gì giới quan sát nhận định và để nhận ODA ồ ạt như Việt Nam, Triều Tiên phải bỏ 'bảo vật' là vũ khí nguyên tử, điều cho tới nay ông Kim Jong-un không muốn.

Nguồn : BBC, 02/03/2019

Published in Diễn đàn

Đối với Tổng thống Trump hợp đồng buôn bán luôn được ưu tiên làm trước nên khi vừa đến Hà Nội, ông dành ngày đầu để ký các hợp đồng buôn bán và bảo trì máy bay dân sự lên đến 30 tỷ Mỹ kim.

vui1

Đại diện Vietjet và Boeing ký kết hợp đồng đặt mua 100 tàu bay với sự chứng kiến của lãnh đạo hai bên

Phát biểu trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ông Trump tiết lộ sẵn sàng bán thiết bị quân sự, máy bay phản lực và bất kỳ loại hỏa tiễn nào mà Việt Nam cần, để giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ.

Được biết khi hai ông gặp riêng có trao đổi về Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và Hiệp định về thương mại và đầu tư (TIFA).

Không thấy ông Phúc công khai, điều mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng làm khi gặp Tổng thống Obama là đề nghị phía Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Công đoàn tự do

Muốn được Hoa Kỳ xem là nước có nền kinh tế thị trường Hà Nội phải thực tâm thúc đẩy tầng lớp công nhân tự thành lập các công đoàn tự do.

Muốn thế Hà Nội cần có những hành động cụ thể tạo niềm tin cho tầng lớp công nhân rằng công đoàn do họ tự lập sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho họ và gia đình.

Chiều ngày 26/02/2019, vài giờ trước khi ông Trump đến Hà Nội, hàng nghìn công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn HaiVina Kim Liên, Nghệ An đã đồng loạt nghỉ việc, tập trung giữa sân công ty để yêu cầu giải thích về việc một số phụ cấp bị cắt giảm.

Công ty ra thông báo tăng lương cơ bản, nhưng khi nhận lương nhiều công nhân thấy tổng mức lương không tăng nên đi hỏi, mới biết đã bị cắt giảm một số phụ cấp, như tiền nhà ở, xăng xe, tiền độc hại…

Chỉ vài ngày trước đó, ngày 19 và 20/02/2019, một vụ đình công khác đã xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Lecien Việt Nam, khu chế xuất Tân Thuận, quận 7.

Gần 600 công nhân đã ngừng việc vì không đồng ý mức tăng lương mà tiền phụ cấp độc hại không có, chế độ thai sản dành cho nữ công nhân đang mang thai cũng không được thực hiện, một số ngày nghỉ phép hằng năm lại bị trừ vào tiền tết...

Công nhân cho biết cách tính lương quá nhập nhằng khiến công nhân không thể biết được quyền lợi cụ thể của mình như thế nào, khi thắc mắc thì công ty trả lời : "… ai không thích thì công ty sẵn sàng cho nghỉ việc…".

Phóng viên báo Người Lao Động liên hệ với công ty để phỏng vấn nhưng bị từ chối.

Báo Tuổi trẻ sáng ngày 26/2/2019 có bài viết về kết quả của một khảo sát nhỏ do Tổ chức Oxfam cùng Viện Công nhân và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện tại 6 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu mới đây như sau :

"28% công nhân nói rằng lương không đủ để đảm bảo chi tiêu ăn uống cho gia đình trong cả tháng, trong đó 50% cho biết họ phải vay tiền để mua thức ăn. Đặc biệt, có 6% số công nhân được hỏi cho biết vào cuối tháng họ chỉ ăn cơm chan canh suông".

"1/3 trong số được hỏi cho biết họ không tiết kiệm được gì từ tiền lương, và gần 40% cho biết luôn trong tình trạng vay nợ từ bạn bè, người thân để bù đắp thiếu hụt chi tiêu trong tháng.

"Gần 70% số công nhân được hỏi cho biết họ "hiếm khi" hoặc "chưa bao giờ" có thời gian rảnh để đi chơi, thăm bạn bè vì họ thường xuyên phải làm thêm giờ.

"Thậm chí hơn 20% số công nhân được hỏi còn cho biết họ tận dụng cả giờ nghỉ giữa giờ nghỉ để tranh thủ làm việc. Đặc biệt gần 100% số công nhân nói rằng họ "không bao giờ hoặc hiếm khi đi ăn hàng".

Lương thấp, ăn uống kém chất lượng, làm thêm giờ thường xuyên dẫn tới 70% số người được hỏi cho biết "hay bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, tụt huyết áp, đau đốt sống cổ…".

Hơn một nửa số người được hỏi cho biết họ "không đủ tiền trang trải chi phí khám chữa bệnh và thuốc men".

Khảo sát còn cho thấy : "có 9% người được hỏi cho biết khó khăn về tài chính đã ảnh hưởng đến quyết định sinh con của họ, và 20% cho biết tiền lương của họ không đủ để mua đồ dùng học tập cho con cái".

Khảo sát cho thấy tình trạng chung của hằng chục triệu công nhân và gia đình tại Việt Nam.

Hà Nội thừa nhận đại diện cho giai cấp công nhân, nhưng đời sống công nhân như thế.

Công nhân phải tự phát đấu tranh đòi quyền lợi, còn công đoàn nhà nước ăn lương chủ chẳng làm nên trò trống.

Hà Nội biết rất rõ công nhân hầu hết xuất thân từ nông thôn vì cuộc sống mới phải bỏ ruộng vườn vào làm công xưởng. Tương tự công nhân Nam Dương, Mã Lai, Phillipines… họ không có sức mạnh và sự đoàn kết như công nhân Ba Lan để ảnh hưởng đến quyền lực chính trị.

Nhưng tình trạng bóc lột công nhân tại Việt Nam lại ảnh hưởng trực tiếp đến công ăn việc làm và quyền lợi của công nhân Hoa Kỳ.

Vì thế công nhân Hoa Kỳ mới bầu cho ông Trump xóa TPP, trừng phạt thương mãi Trung Quốc, theo dõi tình trạng lao động Việt Nam và buộc Việt Nam phải mua máy bay Mỹ để cân bằng cán cân thương mãi.

Tình trạng công ty quốc doanh…

Trong hai tuần trước Hội nghị thượng đỉnh, báo chí liên tục đưa tin vụ Đông Xuân năm nay khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được mùa nhưng do thiếu đơn nhập hàng từ nước ngoài nên lúa không bán được, giá lúa xuống thấp đến mức nông dân trồng lúa không còn lợi nhuận.

Trên diễn đàn BBC trước đây tôi có bài viết "CPTPP có giúp để nông dân Việt Nam thoát cảnh nghèo ?" nêu rõ việc nhà nước độc quyền thu mua xuất cảng lúa gạo là nguyên nhân chính khiến 23 triệu nông dân, đặc biệt là 15 triệu nông dân trồng lúa ở Việt Nam luôn sống cảnh đói nghèo.

Hà Nội không chỉ độc quyền thị trường lúa gạo, khu vực quốc doanh vẫn nắm giữ hầu hết ngành điện, nước, ngân hàng, giao thông, cảng, y tế, giáo dục… hầu như cả nền kinh tế Việt Nam.

Hậu quả là Hoa Kỳ vẫn xem Việt Nam là một nước không có thị trường tự do, thường xuyên thúc đẩy Việt Nam phải thay đổi mô hình phát triển.

Hà Nội cần thay đổi thể chế

Bắc Hàn là một quốc gia cộng sản toàn trị nên có nhiều điều cần học hỏi từ quá trình cải cách của Việt Nam, nên việc ông Kim chọn Hà Nội vừa là nơi gặp ông Trump vừa có dịp tìm hiểu học hỏi.

Còn phía Hoa Kỳ ông Trump gặp ông Kim tại Hà Nội để bàn về việc giải trừ vũ khí hạch nhân và để ông Trump ký hợp đồng mua bán, nhưng lại có đồn đoán Hoa Kỳ muốn Bắc Hàn học hỏi "mô hình phát triển" của Việt Nam.

Hội nghị thượng đỉnh lần 2 đã chấm dứt, Hà Nội đừng quên muốn được Hoa Kỳ công nhận có thị trường kinh tế tự do cần đẩy mạnh cải cách cả kinh tế lẫn chính trị.

Hà Nội nên học hỏi mô hình phát triển Đài Loan, một nước nhỏ cũng chịu áp lực của Bắc Kinh đã vươn lên để thành một quốc gia phát triển được Hoa Kỳ thực sự nhìn nhận.

Tổng thống Trump một nhà tư bản nhưng chính danh đại diện cho dân Mỹ vì ông được tầng lớp nông dân và công nhân bỏ phiếu chọn ông làm đại diện.

Hà Nội nên học hỏi để chứng minh cho thế giới thấy rõ đang chính danh đại diện cho người Việt, cho tầng lớp nông dân và công nhân.

Cải cách chính trị, tự do ứng cử và bầu cử là điều Hà Nội cần làm.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 03/03/2019

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn

Cựu luật sư Michael Cohen của ông Donald Trump đã đưa ra một loạt cáo buộc về người chủ cũ. Một điều xấu hổ về chính trị, vâng. Nhưng nguy hiểm pháp lý đến mức nào ? Jonathan Turley, Giáo sư luật hiến pháp tại Đại học George Washington, phân tích.

mueller1

Michael Cohen làm chứng trước Quốc hội Mỹ

"Tôi xin tự giới thiệu", ông Cohen mở đầu màn điều trần của mình.

Những lời này có lẽ là phần không cần thiết nhất trong lời khai của ông Cohen. Ông là người mà có lẽ không cần phải giới thiệu.

Cái ông ta cần là uy tín, một uy tín tốt.

Vị fixer cũ này (người chuyên dàn xếp công việc) của Trump đã phải ra điều trần trước Quốc hội chưa đầy 24 giờ sau khi bị cấm hành nghề luật sư và chỉ vài tuần trước khi chịu án tù ba năm.

Người 'dàn xếp' Cohen có thông điệp gì ?

Trong khi Cohen cố gắng đóng vai là một tội đồ biết hối lỗi, thì ít người quen biết Cohen thực sự tin vào thái độ hối lỗi này.

Cohen là một kẻ thường xuyên nói dối và là kẻ đánh thuê thiếu kỹ năng pháp lý và điều này chỉ thua kém sự thiếu sót trong đạo đức nghề nghiệp của ông ta.

Lời khai của ông dường như điên cuồng văng ra mọi hướng. Ông gọi Trump là "một kẻ phân biệt chủng tộc", "một kẻ lừa đảo" và "một kẻ bịp bợm".

Ông nóng vội kể lại cách Trump nói dối về việc bị gai xương chân để trốn quân dịch trong Chiến tranh Việt Nam. Rồi ông nhắc lại việc Trump từng chỉ trích một anh hùng chiến tranh, cố thượng nghị sĩ John McCain, vì đã bị bắt [ở Việt Nam]. Ông Cohen cũng nói về cách Trump khiến ông ta nói dối Đệ nhất phu nhân về vụ ngoại tình.

Chi tiết này rất hấp dẫn nhưng hầu như chẳng liên quan đến các cáo buộc hình sự.

Đảng Cộng hòa và Nhà Trắng đã làm việc cật lực để vạch ra một điều hiển nhiên - rằng Cohen là một kẻ khai man bị kết án và là một kẻ lừa đảo.

Các bằng chứng

mueller2

'Đau đầu pháp lý lớn nhất của Trump là Michael Cohen

Cohen không phải là kẻ ghê gớm gì nhưng vẫn có thể là một mối nguy hiểm. Ông đã mang tài liệu, bao gồm cả séc có chữ ký của Trump, để củng cố lời khai về việc ông Trump có khuynh hướng phạm tội và gian dối.

Hầu như tất cả các cáo buộc này không liên quan gì đến cáo buộc có sự thông đồng giữa ông Trump với Nga, vốn dẫn đến cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller, và các thương vụ của Trump.

Hầu hết những ví dụ mà Cohen đưa ra là để minh họa việc Trump nói dối vụ ngoại tình, tài sản cá nhân, hoặc các giao dịch đều không quan trọng và không liên quan tới các cáo buộc hình sự.

Nói dối công chúng hoặc giới truyền thông không phải là một tội. Nếu nó là tội, thì hầu hết các thành viên của Ủy ban Giám sát Hạ viện đã đi tù cùng Trump.

Mối liên hệ với WikiLeaks

Một tiết lộ được mô tả nặng như "bom tấn" là việc Cohen kể đã nghe cố vấn Roger Stone nói với ông Trump qua điện thoại về việc ông ta đã nói chuyện với người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, rằng WikiLeaks sắp sửa tung một số lượng lớn email bị hack liên quan đến Hillary Clinton và chiến dịch tranh cử của bà.

Ông Roger Stone và WikiLeaks phủ nhận cáo buộc này. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là thời điểm sự việc xảy ra. Cohen nói rằng việc này xảy ra ngay trước Đại hội Toàn quốc đảng Dân chủ. Điều đó có nghĩa cuộc gọi được thực hiện khoảng từ giữa đến cuối tháng 7/2016.

Tuy nhiên, việc WikiLeaks được biết có trong tay các email bị hack của đảng Dân chủ và công khai đùa cợt việc tung chúng ra ít nhất một tháng trước đó.

Hơn nữa, việc Stone hoặc Trump muốn xem các email hoặc vui sướng khi các email này được tung ra không phải là tội. Chuyện Cohen kể về niềm vui của Trump trước tin email bị rò rỉ hầu như không đáng ngạc nhiên - ông Trump từng công khai kêu gọi người Nga tiết lộ bất kỳ email nào bị hack.

Hơn nữa, Trump không phải là người duy nhất tìm kiếm các trò bẩn từ các nguồn nước ngoài. Trong khi ban vận động chiến dịch tranh cử của Trump thất bại trong việc phủ nhận đã tài trợ cho vụ "hồ sơ Steele" gây tranh cãi, ban vận động chiến dịch tranh cử của bà Clinton sau đó thừa nhận đã trả tiền cho một cựu điệp viên người Anh để thu thập thông tin về Trump từ các nguồn tin nước ngoài, bao gồm cả tình báo Nga.

Và đúng như vậy, Cohen cũng đã nói rõ ông ta không có bằng chứng việc Trump thông đồng với Nga trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Tiền bịt miệng

mueller3

Cohen thừa nhận việc ông ta trả tiền cho những người phụ nữ này là vi phạm pháp luật, nhưng các bản án về vi phạm tài chính trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ là rất hiếm

Cohen cũng lặp lại cáo buộc rằng Trump hối thúc ông trả tiền cho một người mẫu Playboy và một ngôi sao khiêu dâm để ẻm tin Trump ngoại tình.

Ông Cohen xuất hiện với tờ séc có chữ ký của Trump - được ký khi ông Trump đang là tổng thống và vẫn một mực nói không biết gì về vụ chi trả này.

Điều này có thể dẫn tới tội danh vi phạm quy định tài chính trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống, nhưng những vi phạm như vậy hiếm khi bị coi là tội hình sự và không phải lúc nào cũng đem lại thành công trong các vụ kiện.

'Thổi phồng' tài sản

Nơi mà Cohen có thể gây ra rắc rối cho Trump là việc ông ta khai ra các hành vi không trung thực của Trump, từ việc sử dụng quỹ từ thiện để mua bức tranh chân dung sơn dầu của bản thân đến dối trá về khối tài sản với các công ty bảo hiểm và ngân hàng.

Điều này bao gồm một loạt các báo cáo tài sản bất thường mà Cohen cho biết đã được trao cho Deutsche Bank trong một động thái để mua lại đội bóng bầu dục Buffalo Bills.

Tài sản mà Trump công bố có vẻ tăng từ 4,56 tỷ đô la năm 2012 lên 8,66 tỷ đô la vào năm 2013.

Không rõ số tài sản đó tăng dựa trên cái gì và liệu các số liệu có được đưa vào bất kỳ tài liệu cho vay chính thức nào không. Tuy nhiên, bất kỳ sự khai báo sai sót nào về tài sản và nợ phải trả có thể tạo thành cơ sở cho các cáo buộc gian lận ngân hàng.

Điều rõ ràng là Trump đang đối mặt với một mối đe dọa ngày càng tăng không phải từ cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller về cáo buộc thông đồng với Nga trong chiến dịch tranh cử, mà từ cuộc điều tra các thương vụ của Trump do Công tố viên liên bang ở New York tiến hành.

Và tấn công vào sự thiếu uy tín của Cohen sẽ không làm thay đổi sổ ngân hàng.

Từ Cohn đến Cohen

mueller4

Roy Cohn và Trump năm 1983

Ông Trump đã được dẫn lời bày tỏ sự tôn trọng đối với luật sư cũ Roy Cohn, người là cánh tay phải của Joe McCarthy trong thời kỳ "Nỗi sợ Đỏ" (Red Scare). Ông Roy Cohn từng được nhiều người nhìn nhận là một kẻ vô đạo đức và hèn hạ. Ông ta cũng từng là luật sư của Trump.

Vào tháng 3/2016, Trump được cho là đã bực bội hỏi : "Roy Cohn của tôi đâu ?" Roy Cohn cũng giống Michael Cohen ở quan điểm không bị ràng buộc bởi các quy tắc đạo đức hay luật pháp.

Giống như Cohn, Cohen có tiếng là thường đe dọa và bắt nạt mọi người đến chỗ phải phục tùng. Giống như Cohn, Cohen bị tước quyền luật sư vì hành vi phi đạo đức.

Nhiều người tin rằng Cohn là người đã dạy Trump không bao giờ nhận lỗi và luôn luôn phản công. Cohn từng nói : "Tôi khiến kẻ thù bộc lộ điều tồi tệ nhất của chúng và đó là cách tôi khiến chúng tự bại trận".

Cuối cùng thì Cohn chết khi vẫn còn là một luật sư bị cấm hành nghề, bị Sở Thuế Mỹ săn lùng. Cohen bây giờ là một luật sư bị cấm hành nghề sẽ đi tù vì nhiều tội danh, trong đó có năm tội trốn thuế.

Tất nhiên, trong thời gian tới Trump không cần phải hỏi "Michael Cohen của tôi đâu". Ông Cohen chắc chắn sẽ ở trong nhà tù liên bang.

Ủy ban Giám sát nói gì ?

Sau phiên điều trần tại Ủy ban Giám sát Hạ viện, Chủ tịch Ủy ban, đảng viên Dân chủ Elijah Cummings tuyên bố ông tin rằng Trump không chỉ phạm tội mà "có vẻ như [Trump] đã phạm tội khi tại chức".

Nếu đúng, Trump có thể không chỉ phải đối mặt với áp lực chính trị phải bị luận tội (impeachment) trong quá trình tố tụng tại Hạ viện.

Mà còn phải đối mặt với những tội hình sự sau khi ông ta rời Nhà Trắng.

Jonathan Turley

Jonathan Turley là giáo sư Luật về Lợi ích công của Shapiro tại Đại học George Washington và từng là cố vấn chính của bên đơn trong một cuộc luận tội (impeachment) tại Thượng viện Hoa Kỳ.

Published in Quốc tế

Cũng như lần đầu đến Việt Nam tham dự Hội Nghị APEC vào 2017, lần này Tổng thống Trump đến Hà Nội cũng không hề nhắc nhở đến tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam.

nhanquyen1

Ông Trump trở về Mỹ sau cuộc hội nghị thượng đỉnh bất thành ở Hà Nội với Kim Jong-un

Ông không hề có ý định gặp gỡ những nhà hoạt động dân chủ ở trong nước như Tổng thống Obama từng làm, cũng như không đả động gì đến lá thư ngỏ gửi đến ông của 100 nhân sĩ trí thức và nhà hoạt động xã hội, phần lớn ở trong quốc nội.

Hôm qua ông lên tiếng ca ngợi Chủ tịch Kim Jong-un, một trong những lãnh tụ độc tài, vi phạm nhân quyền nhất thế giới. Tuy nhiên cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Hàn lần II về chương trình chế tạo võ khí hạt nhân của Bắc Hàn đã không đạt được kết quả nào.

Ông Trump còn ca ngợi Việt Nam là một mô hình tốt đẹp cho Bắc Hàn noi theo và mời Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ vào năm nay để tiếp tục thảo luận về những biện pháp tăng cường sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Ngược lại, ông Nguyễn Phú Trọng xác nhận rằng Việt Nam ủng hộ giải pháp phi hạt nhân và hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

Cách đây gần hai tuần, trong buổi họp báo tại Nhà Trắng, Tổng Thống Trump cũng lên tiếng ca ngợi Chủ tịch Tập Cân Bình là người đáng kính phục và hai người có quan hệ tốt đẹp. Ông Trump còn cho biết việc đàm phán thương mại tiến triển tốt đẹp và sẽ mời Chủ tịch Tập qua Mỹ để họp cấp cao.

Chắc hẳn các ông bà cuồng Trump đã phải thất vọng trước những biến chuyển quốc tế tích cực và rõ rệt như trên.

Bao lâu nay, không nhìn vào sự kiện thực tế, các ông bà cuồng Trump ước mong tình hình Đông Nam Á căng thẳng và xem ông Trump là vị cứu tinh dân tộc, sẽ dùng thuế quan và võ lực để tiêu diệt Trung Quốc, giúp giải thế chế độ cộng sản Việt Nam và dân chủ hóa đất nước.

Trong thời gian ông Trump ở Việt Nam mấy ngày qua, một số không ít các ông bà Bolsa vẫn còn biểu tình không những kêu gọi tự do dân chủ cho Việt Nam mà còn hô hào ủng hộ cá nhân ông Trump. Nay mộng ước này xem ra đổ vỡ tan tành. Một số hình ảnh ủng hộ Trump của đám biểu tình xuất hiện trên Internet nay đã biến mất.

Biến động sôi nổi mấy ngày qua ở trong nước Mỹ đang làm cho sự nghiệp chính trị của Tổng thống Trump ngày càng đen tối.

Ông Michael Cohen, cựu luật sư (2006-2018) của Tổng thống Trump và cũng từng là phó chủ tịch của Trump Organization và giữ nhiều chức vụ cao cấp khác nhau trong Đảng Cộng hòa, khai trước Ủy Ban Thanh Tra của Hạ Viện rằng ông Trump là một tội phạm hình sự, một kẻ kỳ thị chủng tộc và bịp bợm.

Ông Cohen cũng đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi được là những ngân phiếu về việc ông Trump chi tiền để bịt miệng cô đào cởi truồng Stormy Daniels, một tội hình sự, và dự án xây Trump Tower tại Moscow mà ông Trump luôn luôn phủ nhận cho đến khi hồ sơ có chữ ký của ông được báo chí phanh phui ra.

Hơn thế nữa, ông Trump sẽ còn phải đối phó với phúc trình của Công tố viên đặc biệt Robert Muller sẽ được phổ biến trong vài ngày tới và cuộc điều tra của Văn phòng tư pháp Southern District of New York về một số tội ác của ông Trump chưa được tiết lộ.

nhanquyen2

Ông Trump đã có buổi gặp với Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sáng 27/2

Việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng Thống Trump phần đông dân chúng tin là giả tạo. Sau khi từ Việt Nam trở về Mỹ, ôngTrump hoàn toàn giữ im lặng về cuộc điều trần sôi nổi và tai hại của Michael Cohen. Sự nghiệp chính trị của ông Trump lung lay đến tận gốc.

Những ai còn mơ tưởng Tổng thống Trump ưu tư về nhân quyền, tự do và dân chủ ở Việt Nam cần phải phân tách bản chất con người của Trump và nhìn vào thực tế sự kiện chính trị.

Một con người có nhiều vấn đề như thế với cá tính như thế liệu có thể trông cậy được hay không ?

Nguyễn Quốc Khải

Nguồn : BBC, 01/03/2019

Nguyễn Quốc Khải, hiện đang sinh sống ở Virginia, Hoa Kỳ, là cựu chuyên viên kinh tế và tham vấn của Ngân Hàng Thế Giới. Ông thường đóng góp bài cho VOA, BBC, và Asia Times.

*******************

Phản ứng sau khi Mỹ - Việt Nam ký thỏa thuận thương mại nhưng không nêu vấn đề nhân quyền

Trung Khang, RFA, 27/02/2019

Ngày 27/2/2019, tại Hà Nội, nhân cuộc gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các công ty Mỹ và Việt Nam đã ký một loạt các thỏa thuận thương mại trị giá hơn 20 tỷ đô la, nhưng vấn đề nhân quyền đã hoàn toàn không được đề cập. Phản ứng của các nhà bất đồng chính kiến như thế nào ?

nhanquyen3

Tổng thống Mỹ Donald Trump (thứ hai bên trái) và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (phải) chào Giám đốc điều hành hãng máy bay thương mại Boeing Kevin McCallister (trái) và Giám đốc điều hành Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo (thứ hai bên phải) trong lễ ký tại phủ Chủ tịch ở Hà Nội hôm 27/2/2019 AFP

Từ Hà Nội, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 27/2, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định :

"Tôi nghĩ đó là một cách rất là khéo của Việt Nam để gãi đúng chỗ ngứa của ông Trump về vấn đề thương mại của hai nước, về vấn đề thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam. Nhưng thực chất nếu đi sâu vào vấn đề thì thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam không đến mức 30 tỷ USD đâu, có nhiều hàng hóa Mỹ mà Việt Nam mua được sản xuất từ Trung Quốc. Nên thực tế nó cân bằng hơn. Nên việc ký kết mua máy bay cũng có một chút ý nghĩa thương mại, nhưng nó mang tính trình diễn nhiều hơn".

Sau buổi gặp gỡ với ông Nguyễn Phú Trọng tại phủ Chủ tịch, Tổng thống Donald Trump đã đến nhà khách chính phủ để gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tại buổi gặp, Tổng thống Trump ca ngợi phát triển kinh tế của Việt Nam và nói rằng Việt Nam có thể là một mô hình kinh tế cho Bắc Hàn. Ông cũng nói đến các thỏa thuận thương mại hai bên vừa ký kết và không quên nói rằng Hoa Kỳ có những thiết bị quân sự tốt nhất thế giới. Tuy nhiên vấn đề nhân quyền đã không hề được ông Trump đả động đến trong cả hai cuộc gặp quan trọng với lãnh đạo Việt Nam.

Nhận định về vấn đề này Phó giáo sư Hoàng Dũng nói :

"Ông Trump không phải là đấng cứu thế, mà để những nơi nào có tiếng kêu thương mà ông đến cứu vớt, ông xử sự theo cái mà ông cho là tốt cho nước Mỹ. Hiện nay địa chính trị của Việt Nam có lợi cho Mỹ, cho nên ông Trump không lên tiếng về nhân quyền, thì chúng ta không nên phán xét ông theo phương diện đạo đức hay con người mà phán xét là một nhà chính trị".

Phó giáo sư Hoàng Dũng cho biết, chẳng có kỳ vọng gì cả, đất nước Việt Nam do người Việt Nam quyết định, quốc tế hết sức quan trọng, nhưng theo ông họ chỉ tạo điều kiện, họ làm cho trong nước thuận lợi hơn hay không thuận lợi hơn, chứ không bao giờ nước ngoài có vai trò quyết định trong vấn đề nội bộ của đất nước cả.

Còn nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Chí Tuyến thì cho rằng đây không phải là chuyến thăm chính thức nên không thể đòi hỏi ông Trump nêu vấn đề nhân quyền :

"Chuyến sang Việt Nam lần này của Tổng thống Trump không phải là được nhà cầm quyền Việt Nam mời sang thăm, mà là sang để gặp Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-Un, để giải quyết vấn đề của Bắc Triều Tiên. Nói nôm na là họ thuê địa điểm để họ làm chuyện của họ thôi. Thế nên trong buổi gặp mặt của ông Trump với lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì tôi nghĩ nó diễn ra rất là ngắn, chủ yếu để bắt tay chụp ảnh là chính, thì trong quá trình như vậy không thể đòi hỏi ông Trump nêu vấn đề nhân quyền trong khoảng thời gian rất là ngắn, nhất là sang không phải với tư cách là làm việc với phía Việt Nam".

Cựu tù chính trị Bùi Thị Minh Hằng cũng cho rằng không nên quá kỳ vọng vào ông Trump :

"Quan điểm của tôi là một nhà bất đồng chính kiến trong nước thì tôi cho rằng người dân Việt Nam không nên quá kỳ vọng vào ông Trump hay một quốc gia nào đó can thiệp vào vấn đề nhân quyền cho mình. Quan điểm của tôi là người dân Việt Nam phải tự nhìn thấy, dù bức xúc, dù hài long, thì mình phải tự nhìn thấy hoàn cảnh thực tế của mình. Nếu mình cần nhân quyền, cần đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình, thì tôi nghĩ người Việt Nam cần phải đối diện một cách mạnh mẽ hơn nữa, chúng ta không thể trông chờ vào Trump, vì ông Trump không có trách nhiệm lo vấn đề nhân quyền cho Việt Nam. Mà điều ông Trump muốn làm là những cái lợi ích cho nước Mỹ như ông ấy tuyên bố khi tranh cử. Tôi nghĩ rằng là người dân Việt Nam phải tự đứng lên, tự mình nhìn thẳng vào sự thật và tự mình phải làm điều gì đó để thay đổi".

Đồng quan điểm, Phó giáo sư Hoàng Dũng cũng không có kỳ vọng vào ông Trump, ông cho rằng đất nước Việt Nam là do người Việt Nam quyết định, quốc tế hết sức quan trọng, nhưng dẫu sao họ chỉ tạo điều kiện, chứ không thể có vai trò quyết định trong vấn đề nội bộ của đất nước.

Còn Nhà báo Tô Oanh thì cho rằng ngoài hợp đồng mua máy bay, Việt Nam lợi dụng dịp này để mà tự xưng là ‘trung tâm hòa giải quốc tế’. Ông nói tiếp :

"Chính quyền Việt Nam chỉ là một người chỉ chuyên đi xin, sợ nhà bên cạnh như bố mình, chịu mất đất đai, thiệt hại đủ thứ cũng không dám há mồm nói… tôi nghĩ buồn lắm".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A bày tỏ thất vọng :

"Ông Trump thì ông chỉ quan tâm đến kỳ bầu cử tới, để thỏa mãn cá nhân ông ấy, còn giá trị cốt lõi của nước Mỹ, hay dân chủ, nhân quyền thì ông cũng chẳng cần nói đến. Rất đáng tiếc thông tin trong buổi họp mặt với lãnh đạo Việt Nam ông Trump không đả động đến nhân quyền là sự thật. Nên tôi nghĩ khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết" của ông ấy nên đổi thành "Trump trên hết"…".

Trung Khang

Nguồn : RFA, 27/02/2019

Published in Diễn đàn

Hôm 25/2/2019, tờ The Guardian của Anh có bài viết nhan đề ‘Kiểm duyệt và im lặng : Các nước Đông Nam Á chịu đựng sự đàn áp’, trong đó có đoạn nhận định rằng dưới thời Tổng thống Donald Trump, tác động về nhân quyền của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á đã suy yếu đáng kể. Hoa Kỳ và Việt Nam hợp tác nhiều hơn về chiến lược và kinh tế, trong khi Hà Nội tiếp tục gia tăng bắt giữ, tra tấn và đàn áp các nhà báo cũng như các bloggers bất đồng chính kiến trong 18 tháng qua.

nq1

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lên máy bay Air Force One ngày 25 tháng 2 năm 2019 đến Việt Nam dự Thượng đỉnh Trump - Kim. AFP

Nhà báo Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, người bị kết tội chống Nhà nước - bị kết án 12 năm tù năm 2012, và bị đẩy sang Mỹ từ nhà tù cộng sản vào năm 2014 - nhận xét về tình hình nhân quyền Việt Nam cũng như một số nước khu vực Đông Nam Á đi xuống với ví dụ gần nhất là nhà báo Phillipines Maria Ressa bị bắt do chỉ trích Tổng thống Rodrigo Duterte :

"Thứ nhất là ê kíp của Nguyễn Phú Trọng lên có xu hướng bảo vệ quan điểm cổ lỗ của đảng cộng sản và thân Trung Quốc cho nên họ đàn áp phong trào đấu tranh dân chủ trong nước rất khốc liệt với nhiều bản án rất nặng nề.

Thứ hai là sự can thiệp từ cộng đồng quốc tế. Sự can thiệp mạnh mẽ và có áp lực chính trị nhất là của chính phủ Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu. Thời gian qua thì sự can thiệp cũng có nhưng chưa thường xuyên và mạnh mẽ như thời Tổng thống Obama".

Chỉ hai ngày trước thượng đỉnh Trump - Kim diễn ra tại Hà Nội, ông Francisco Bencosme, giám đốc vận động khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng ‘Tổng thống Trump đã nhiều lần phớt lờ vấn đề nhân quyền của người dân Bắc Hàn để làm hài lòng ông Kim Jong-un. Sự im lặng của Tổng thống Mỹ đã khiến nhân quyền Bắc Hàn bị vi phạm nghiêm trọng.’

Một tuần trước khi Tổng thống Donald Trump đến Việt Nam, các dân biểu lưỡng đảng trong Hạ viện Hoa Kỳ, gồm dân biểu Alan Lowelthal, dân biểu Chris Smith và dân biểu Zoe Lofgren đã ký thư yêu cầu Tổng thống Mỹ lên tiếng về vấn đề nhân quyền với các nhà lãnh đạo Việt Nam khi ông đến Hà Nội. Bức thư đề ngày 19/2/2019 nêu rõ Việt Nam có một thành tích đáng lo ngại về nhân quyền, đặc biệt là lĩnh vực tù nhân lương tâm. Theo một danh sách do tổ chức Ân Xá Quốc Tế nêu ra thì trong năm 2018 có gần tù nhân lương tâm bị cầm tù bởi có quan điểm không được chính phủ Việt Nam chấp nhận.

Theo các nhà quan sát thì Tổng thống Donald Trump không quan tâm đến nhân quyền các nước Đông Nam Á với chính sách ngoại giao ‘Nước Mỹ trên hết’. Nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định :

"Có ít nhất ba ví dụ ở ba quốc gia. Thứ nhất là Thái Lan nhân quyền đi xuống, dần chuyển sang chế độ quân phiệt. Thứ hai là Singapore, nhân quyền cũng bị đánh giá thấp đi một chút, còn ở Việt Nam thì nổi bật. Từ năm Trump bắt đầu nhậm chức thì đặc biệt năm 2017 là năm đàn áp các nhà hoạt động khốc liệt nhất, bắt đến hơn 30 người và kéo dài đến năm 2018. Cho nên có thể đánh giá là thời kỳ của Trump với hơn hai năm đầu nhưng nhân quyền Châu Á đi xuống, thậm chí có những nước đi xuống tồi tệ như Việt Nam".

Tuy đây không phải là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Donald Trump, nhưng theo Yonhap, Tổng thống Trump sẽ gặp các quan chức Việt Nam vào lúc 11g sáng 27/2. Ông dự kiến gặp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, sau đó tham dự các cuộc đàm phán song phương mở rộng, "ký kết thương mại", gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và ăn trưa với thủ tướng nước chủ nhà.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già lo ngại rằng sau Thượng đỉnh Trump - Kim thì nhân quyền Việt Nam sẽ tồi tệ hơn khi hình ảnh Việt Nam được ca ngợi như hình mẫu cho Triều Tiên học theo. Ông phân tích rằng nếu Hoa Kỳ tỏ thái độ mạnh về nhân quyền Việt Nam thì có thể phá vỡ sự tin tưởng của ông Kim Jong-un, điều đó bất lợi cho Hoa Kỳ, bởi trọng tâm của Hoa Kỳ là đang muốn thuyết phục ông Kim trong vấn đề phi hạt nhân hóa. Nói về nhân quyền Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Già đưa ra bốn ý chính :

"Thứ nhất là tình hình nhân quyền Việt Nam càng ngày càng đi xuống. Từ năm ngoái cho đến năm nay nhiều người đã bị bắt. Mới nhất là ông Huỳnh Đắc Túy bị quy cho tội tàng trữ, phát tán thông tin nhằm chống nhà nước theo Điều 117 Bộ luật hình sự. Có những trường hợp bị giam rất bất minh như trường hợp bác sĩ Nguyễn Thị Tố Nga, hay trường hợp nhà báo Trương Duy Nhất vẫn bặt vô âm tín cho đến hôm nay. Chúng ta thấy rõ tình hình nhân quyền của Việt Nam là một xự xuống dốc thảm hại.

Ý thứ hai là dù EVFTA tạm hoãn và EU đang đặt vấn đề nhân quyền trở lại thành trọng tâm trong việc ký kết hiệp định, nhưng tôi cho rằng EU không đủ biện pháp để ảnh hưởng đến nhà cầm quyền Việt Nam.

Ý thứ ba là người ta nói rằng dưới thời Tổng thống Trump, ông không quan tâm lắm tới nhân quyền Việt Nam cũng như một số các quốc gia Đông Nam Á khác thì tôi cho rằng điều này là có căn cứ, và tôi nghĩ rằng sau Thượng đỉnh Trump - Kim thì nhân quyền Việt Nam sẽ tồi tệ hơn, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ leo thang đàn áp, bởi vì hình ảnh Việt Nam được ca ngợi như hình mẫu cho Triều Tiên học theo.

Ý thứ tư là nguyên tắc chung của các quốc gia, nếu nước khác không có động thái nào đe dọa an ninh quốc gia họ thì sẽ khó mà kêu gọi họ lên tiếng cho nhân quyền quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng.

Trường hợp Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc là một ví dụ vì đó là động thái đe dọa an ninh quốc gia của Đức và họ buộc phải can thiệp".

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch chia sẻ với RFA hôm 19/2/2019 rằng ông hy vọng sẽ nhìn thấy sự quan tâm nhiều hơn về vấn đề nhân quyền Việt Nam của Chính phủ Mỹ, cũng như Hoa Kỳ sẽ đặt nặng vấn đề nhân quyền trong mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 26/02/2019

Published in Diễn đàn

Ông Donald Trump bắt đầu làm việc tuần này vào sáng thứ hai 25/02/2019 bằng những dòng Tweet phê bình, kết án Spike Lee - người viết kịch bản và đạo diễn phim BlacKkKlandsman, cuốn phim được trình chiếu năm 2018 – là kẻ phân biệt chủng tộc. Đây là lần đầu tiên xẩy ra chuyện ngược đời, một tổng thống da trắng kết án một người da đen là kỳ thị chủng tộc.

black1

Ông Donald Trump phê bình, kết án Spike Lee, người viết kịch bản và đạo diễn phim BlacKkKlandsman, là kẻ phân biệt chủng tộc.

Phim "BlacKkKlansman" được quay năm 2017, kể lại câu chuyện có thật về Ron Stallworth, một thám tử da đen đầu tiên phục vụ trong sở cảnh sát Colorado Springs. Phim thuật lại những tình tiết diễn ra ra vào những năm của thập niên 1970, Stallworth, cùng với một đồng nghiệp kỳ cựu da trắng, Flip Zimmerman, tìm cách xâm nhập vào tổ chức Ku Klux Klan ở Colorado để điều tra, thâu lượm tin tức rồi cuối cùng phá vỡ tổ chức này.

Spike Lee chia sẻ giải Oscar cùng với 3 đồng nghiệp là Charlie Wachtel, David Rabinowitz và Kevin Willmott về chuyển thể kịch bản hay nhất (The best adopted screenplay). Lee là người được vinh danh 3 trong 6 chuyên mục được đề cử là phim hay nhất, kịch bản chuyển thể hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất. Adam Drive cũng được trao giải diễn viên phụ xuất sắc nhất (1).

Giải Oscar được trao vào tối chủ nhật 24/02/2019 thì sáng sớm hôm sau, ngày thứ hai 25/02/2019, Donald Trump nã pháo vào Spike Lee, gọi Lee là kẻ phân biệt chủng tộc "racsist" với lý do trong lời phát biểu khi nhận giải, Lee nhắc đến lịch sử của gia đình mình, nguồn gốc người Mỹ da đen hiện nay, đến Mỹ Châu đầu tiên với thân phận của những người nô lệ.

Những lời phát biểu của Lee ca ngợi sự đóng góp của tổ tiên ông vào sự hình thành một nước Mỹ cường thịnh ngày hôm nay, đồng thời cũng lên án sự diệt chủng của người da trắng với thổ dân bản địa da đỏ. Ông nói :

"Lịch sử nước Mỹ kết nối tất cả chúng ta với tổ tiên, chúng ta sẽ khôi phục được tình yêu và trí tuệ trở lại, chúng ta sẽ trở nên nhân bản hơn. Đó sẽ là một khoảnh khắc mạnh mẽ, tuyệt vời"…

Lee nói thêm rằng:

"Cuộc bầu cử năm 2020 sẽ chỉ là những trò vớ vẩn. Tất cả chúng ta hãy động viên, khuyến khích nhau, tất cả phải đứng về lẽ phải, phải phân biệt một cách đạo đức giữa tình yêu và hận thù. Phải thực thi những điều đứng đắn ! Bạn biết Tôi đang làm điều đó ở ngay đây".

Trong lời phát biểu - Lee không trực tiếp nói đến tên Donald Trump - chỉ bóng gió gửi đến ông  lời nhắn nhủ, chế diễu, gọi ông là Điệp viên Da cam (Agent Orange). Trên sân khấu trước hàng ngàn người, Spike Lee nói to, mạnh mẽ như sau :

"Hãy thức tỉnh Điệp Viên Da Cam ! Dậy đi ! Đây là người đàn ông của hận thù, căm ghét và bạo lực. Chúng ta không thể tin tưởng người này khi ông ta được ra một quyết định đạo đức. Chúng ta không thể tiếp tục im lặng, ông ta đã đứng nguợc chiều của lịch sử".

Đoạn cuối của phim BlacKkKlanmans chiếu lại những cảnh xung đột diển ra ở Charlottesville, Virginia khiến cô Heather Heyes, 32 tuổi bị thiệt mang do một phần tử trong đám biểu tình thượng tôn chủng tộc da trắng White Supremacist lái xe đâm thẳng vào những người biểu tình chống lại họ.

Phim BlacKkKlansman mang mầu sắc chính trị rõ ràng, phim nhắc lại giai đoạn nước Mỹ dù qua thế kỷ 20 nhưng vẫn còn trong giai đoạn kỳ thị trắng đen nặng nề. Nó cũng khiến cho những người xem phim nhớ lại những tuyên bố đầy phản cảm của Donald Trump khi đổ lỗi cho cuộc xung đột ở Charlottesville.

Đó là lý do có thể giải thích, tại sao Donald Trump hậm hực tấn công Lee bằng những giòng Tweet đầy giận dữ, tức tối vào sáng sớm thứ hai đầu tuần.

Thạch Đạt Lang

(27/02/2019)

(1) https://www.indiewire.com/2019/02/blackkklansman-spike-lee-wins-oscar-best-adapted-screenplay-1202046051/

Published in Quan điểm

Donald Trump và giải Nobel Hòa Bình (Thạch Đạt Lang, 18/02/2019)

Ngày thứ sáu 15/02/2019, trong một cuộc họp báo tại Vườn Hồng (Rose Garden), tổng thống Donald Trump đọc một bài diễn văn được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, nội dung càm ràm rằng ông xứng đáng được giải Nobel Hòa Bình năm 2018 với lý do ông đã cứu được khoảng 3 triệu người trong khu vực Idlib do phe nổi dậy kiểm soát khi ông cảnh cáo Nga, Iran, Syria về một cuộc tấn công được chuẩn bị trước vào khu vực này khiến họ phải chùn tay.

Cũng trong diễn văn, Trump khoe rằng thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã trao cho ông bản "copy đẹp nhất" của một lá thư dài 5 trang, trong thư đó ông Shinzo Abe nói rằng đã đề cử ông Trump cho giải Nobel Hòa Bình 2019 vì đã chủ động mở ra các cuộc đàm phán giải giới nguyên tử với chế độ cộng sản Bắc Hàn cũng như giúp cho hỏa tiễn của Bắc Hàn không bay qua lãnh thổ của Nhật khiến ông Shinzo Abe có thể ăn ngon, ngủ yên.

nobel1

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe có nhận được sự "gợi ý" của Donald Trump là ông nên đề cử Donald Trump cho giải Nobel Hòa Bình, không nói rõ cho năm nào (New York Times, 18/02/2019)

Không chỉ bày tỏ sự thèm khát, ham muốn được giải Nobel Hòa Bình, ông Donald Trump còn chỉ trích, chê bai cựu Tổng thống Barack Obama là không xứng đáng được giải Nobel Hòa Bình năm 2009 với những lời lẽ tràn đầy ghen tức, hằn học như sau : "Họ trao giải cho Obama. Ông ta thậm chí còn không biết mình được giải vì cái gì nữa. Ông ta ở đó mới có 15 giây mà nhận được giải Nobel. Ông ta nói, ‘Ồ, tôi được trao giải vì cái gì vậy ?".

Phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc đã im lặng, từ chối bình luận về tuyên bố trên của Donald Trump, trong lúc phát ngôn viên của Tòa Đại sứ Nhật Bản cho biết không hề hay biết hoặc nghe nói gì về bức thư này. Như vậy thì một trong 2 người, Trump hoặc phát ngôn viên tòa đại sứ Nhật ở Mỹ phải có một kẻ nói dối.

Căn cứ vào bệnh gian dối, nói láo, nói bậy một cách hoang tưởng hơn 8.000 lần trong 2 năm chấp chính của Trump, người viết tin rằng Trump đã huênh hoang, khoác lác tưởng tượng ra lá thư ông Shinzo Abe gửi cho mình, bởi nếu thật sự có lá thư của Shinzo Abe gửi cho mình, Trump đã khoe nhặng xị lên trước mặt các phóng viên, ký giả hiện diện trong buổi họp báo ở Vườn Hồng.

Chắc chắn một điều rằng, cho dù lá thư không hề có như Trump tuyên bố, ông Shinzo Abe sẽ im lặng, mỉm cười vì chẳng lẽ lại lên tiếng đính chính, điều có thể khiến cho Trump bị bẽ bàng, nhục nhã vì tật nói láo. Người Nhật nổi tiếng trong cư xử lễ độ, tư cách lãnh đạo của ông Abe không cho phép ông đính chính những gì Trump tuyên bố.

Báo Japan Times cho biết, theo một nguồn tin không tiết lộ danh tính, thủ tướng Nhật Shinzo Abe có nhận được sự "gợi ý" của Donald Trump (chữ VC gọi là mồi như vỗ tay mồi) là ông nên đề cử Donald Trump cho giải Nobel Hòa Bình, không nói rõ cho năm nào. Phát ngôn viên của bộ ngoại giao Nhật ở Tokyo nói rằng họ đã nghe về những phát biểu của Trump nhưng không bình luận gì về những liên hệ giữa 2 lãnh đạo.

Trở lại vấn đề giải Nobel Hòa Bình mà Trump mơ ước. Không bàn đến sự thiên vị hoặc vì thành kiến, ủy ban chấm giải Nobel Hòa Bình trong quá khứ có thể đã có những lần không công bằng trong việc đánh giá chính xác thành quả, công sức, thời gian của những người được đề cử.

Người viết không đặc biệt ái mộ ông Barack Obama, chưa hề lên tiếng ủng hộ đảng Dân Chủ, cũng không bàn về tài năng lãnh đạo, điều hành đất nước của ông, chỉ xét về mặt tư cách, đạo đức, cách hành xử, lời nói, phong thái lãnh đạo thì Obama hơn hẳn Trump một trời một vực.

Quan sát, đánh giá, so sánh những cử chỉ, phát ngôn, hành động... của Trump, rất dễ dàng nhận thấy trạng thái tâm thần bệnh hoạn, hoang tưởng của ông. Đó là một nhân cách dễ tức giận, cáu kỉnh, thô lỗ, tục tằn, hám danh, thích được ca tụng đồng thời cũng nhỏ nhen, thù vặt, ti tiện... không hề biết tự chế, trầm tĩnh cho phù hợp với tư cách lãnh đạo một cường quốc như Mỹ.

Với bản chất khát khao, ham muốn tiền bạc, quyền lực lẫn danh vọng như một con bạc khát nước, sau khi trở thành tổng thống Mỹ, Trump muốn mình phải được cả thế giới trọng vọng, kính nể, yêu mến, tôn thờ... Chí ít, Trump cũng đạt được điều này ở một số người trong các cộng đồng Việt Nam khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam.

Ganh ghét, tức tối với những thành quả từ các kế hoạch, chính sách mà Obama đã thực hiện được như thiết lập hệ thống bảo hiểm sức khỏe cho mọi người dân Mỹ (Obamacare), chính sách bao vây kinh tế Tầu Cộng ở biển Đông TPP, hiệp định về khí hậu ở Paris... nên vừa nhậm chức một ngày, Trump ký liên tiếp các sắc lệnh xóa bỏ tất cả những gì Obama đạt được trong 8 năm, không cần biết đến hậu quả, không có kế hoạch, chính sách thay thế…

Trang chủ của giải Nobel cho biết, ai cũng có thể đề cử giải Nobel Hòa Bình cho một người nào đó, kể cả nguyên thủ quốc gia nếu người được đề cử hội đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của ủy ban chấm giải. Việc đề cử cũng có một quy tắc là tên những người được đề cử nhưng không nhận được giải sẽ không được tiết lộ trong 50 năm.

Từ đó có thể thấy rõ rằng, nếu thật sự ông Shinzo Abe đã đề cử Donald Trump cho giải Nobel Hòa Bình, Shinzo Abe đã vi phạm quy định đề cử của ủy ban chấm giải. Chẳng lẽ thủ tướng của nước Nhật lại có thể vi phạm một lỗi ngoại giao ấu trĩ như vậy ? Nếu không thì sự thật nằm ở đâu ? Hỏi tức là trả lời.

Trong lịch sử nước Mỹ, hầu như chưa hề có vị tổng thống nào chê bai, chỉ trích, phê bình người tiền nhiệm như Donald Trump, nhất là khi nói về một giải thưởng mà mình đang thèm khát, mơ ước. Điều đó nói lên tư cách nhỏ nhen, tâm địa của kẻ tiểu nhân, không xứng đáng là lãnh đạo một cường quốc như nước Mỹ.

Thạch Đạt Lang

******************

Trump muốn được trao giải Nobel Hòa bình (VOA, 16/02/2019)

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu đưa ra những luận điệu chứng tỏ rằng ông xứng đáng được trao giải Nobel Hòa bình cho những việc ông làm về Triều Tiên và Syria, nhưng phàn nàn có lẽ ông sẽ không bao giờ nhận được vinh dự này.

nobel2

Tổng thống Donald Trump phát biểu trong một sự kiện tại Vườn Hồng của Nhà Trắng, ngày 15 tháng 2, 2019.

Vị Tổng thống Đảng Cộng hòa khép lại cuộc họp báo tại Vườn Hồng của Nhà Trắng với lời càm ràm rằng cựu Tổng thống Đảng Dân chủ Barack Obama đoạt giải Nobel Hoa bình năm 2009 chỉ vài tháng sau khi bắt đầu nhiệm kì đầu tiên.

"Họ trao giải cho Obama. Ông ta thậm chí còn không biết mình được giải vì cái gì nữa. Ông ta ở đó mới có 15 giây mà nhận được giải Nobel. Ông ta nói, ‘Ồ, tôi được trao giải vì cái gì vậy?’" ông Trump hậm hực.

"Còn với tôi, chắc tôi sẽ không bao giờ được giải".

Ông Trump tuyên bố đã cứu 3 triệu người sống ở khu vực Idlib do phe nổi dậy nắm giữ ở Syria khỏi bị giết hại sau khi ông cảnh báo Nga, Iran và chính phủ Syria chớ tiến hành một cuộc tấn công đã được hoạch định.

"Chẳng ai nói về chuyện đó cả", ông phàn nàn.

Các cuộc tấn công nhắm vào khu vực Idlib vẫn tiếp diễn, dù ông Trump nói rằng các cuộc không kích chỉ nhắm vào những mục tiêu cụ thể.

Ông nói Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã trao cho ông bản "đẹp nhất" của một bức thư dài năm trang, trong đó ông Abe đề cử ông cho giải Nobel Hòa bình vì khởi động các cuộc đàm phán và giảm bớt căng thẳng với Triều Tiên.

"Bạn biết vì sao không? Bởi vì ông ấy bị phi đạn và hỏa tiễn bay ngang qua Nhật Bản", ông Trump nói. "Giờ đột nhiên họ cảm thấy yên tâm và an toàn. Tôi đã làm điều đó", ông Trump nói, nói thêm rằng chính quyền Obama đã không thể nào làm được như vậy.

Nhà Trắng từ chối bình luận thêm về phát biểu của ông Trump nói ông Abe đã đề cử ông, và một phát ngôn viên đại sứ quán Nhật Bản nói không có thông tin nào về một bức thư như vậy, Reuters cho hay.

"Nhiều người khác cũng thấy vậy. Chắc tôi không bao giờ đoạt giải. Nhưng cũng chả sao", ông Trump nói.

Tháng 4 năm ngoái, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết ông Trump xứng đáng nhận giải Nobel vì những nỗ lực của ông đàm phán chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Ông Trump sẽ gặp lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội vào ngày 27 và 28 tháng 2 cho hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Ông Trump nói cuộc gặp đầu tiên của họ ở Singapore vào tháng 6 năm ngoái là một thắng lợi nhưng những người chỉ trích nói cuộc họp đó không đưa tới tiến triển nào trong việc giải trừ hạt nhân.

********************

TT Trump khoe được thủ tướng Nhật tiến cử giải Nobel Hòa bình (Zing, 16/02/2019)

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tiến cử nhận giải Nobel Hòa bình nhờ các tiến bộ trong tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Theo Japan Times, Tổng thống Donald Trump hôm 15/2 cho biết Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gửi một bức thư dài 5 trang tới Ủy ban Nobel quốc tế để tiến cử nhà lãnh đạo nước Mỹ cho giải Nobel Hòa bình về các tiến bộ trong tiến trình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

"Thủ tướng Abe đã gửi tôi một bản sao của bức thư. Ông ấy nói : 'Thay mặt cho Nhật Bản, tôi tiến cử ngài. Tôi sẽ đề nghị họ trao cho ngài giải Nobel Hòa bình'", Tổng thống Trump nói.

nobel3

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh : Bloomberg.

Người đứng đầu Nhà Trắng nhắc lại quãng thời gian căng thẳng năm 2017 khi Triều Tiên phóng hai tên lửa đạn đạo tầm xa qua đảo Hokkaido của Nhật Bản, những vụ việc mà Thủ tướng Abe miêu tả là chưa có tiền lệ.

"Tên lửa bay qua bầu trời Nhật Bản và chuông báo động réo lên ầm ầm. Bây giờ đột nhiên mọi chuyện đều tốt đẹp, họ cảm thấy an toàn. Tất cả là nhờ tôi", ông Trump nói.

Trong bài phát biểu, Tổng thống Trump cũng không quên đề cập tới người tiền nhiệm Barack Obama và giải Nobel Hòa bình ông này nhận được năm 2009.

"Họ trao nó cho Obama. Ông ấy thậm chí còn chẳng biết vì sao ông ấy nhận được nó. Còn với tôi ấy hả, có lẽ tôi không bao giờ được giải đâu", Tổng thống Trump mỉa mai.

nobel4

Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận giải Nobel Hòa bình năm 2009. Ảnh : AFP.

Theo Ủy ban Nobel quốc tế, Tổng thống Barack Obama nhận giải Nobel Hòa bình nhờ "những nỗ lực phi thường tăng cường ngoại giao và hợp tác quốc tế giữa các dân tộc". Ông Obama cũng là tổng thống Mỹ thứ 4 nhận giải Nobel Hòa bình.

Tuy nhiên, Ủy ban Nobel quốc tế nhận nhiều chỉ trích với quyết định của mình do khi đó ông Obama chỉ vừa nhậm chức tổng thống Mỹ và chưa có nhiều chính sách cụ thể được thực thi.

Chính phủ Nhật Bản chưa đưa ra thông báo chính thức về tuyên bố của Tổng thống Trump, cũng như chưa phản ứng gì trước yêu cầu phỏng vấn của giới báo chí. Nhà Trắng cũng từ chối bình luận về vụ việc.

Duy Anh

Published in Quốc tế

Vào sáng ngày 6/02 (mùng 2 Tết Vit Nam), Tng thng M - Donald Trump đã có bài phát biểu quan trọng thường niên – Thông điệp Liên bang (State of the Union). Ông nhắc lại sự kiện 6/6/1944 khi quân nhân Mỹ "đổ bộ" vào Châu Âu để cứu nền văn minh khỏi sự chuyên chế ; về chiến thắng của chúng ta đối với chủ nghĩa cộng sản ; sự rúng động trước những lời kêu gọi mới về việc áp dụng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

state1

Tng thng M - Donald Trump đã có bài phát biểu quan trọng thường niên – Thông điệp Liên bang (State of the Union) trước lưỡng Viện Mỹ ngày 06/02/2019.

"Nước Mỹ được thành lập dựa trên tự do và độc lập, [đó] không phải sự ép buộc, thống trị và kiểm soát của chính phủ. Chúng ta được sinh ra trong tự do, và chúng ta sẽ sống với tự do. Tối nay, chúng tôi lặp lại một quyết tâm rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ là một quốc gia xã hội chủ nghĩa."

Bài diễn văn của Tổng thống Mỹ gợi nhớ lại Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, người đã đặt dấu chấm hết xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô và Đông Âu. Người sẽ được kỷ niệm 108 năm ngày sinh, như là một người Tổng thống vĩ đại của Mỹ trong ngăn chặn sự "phi tự do, ép buộc, thống trị và kiểm soát".

Chính Ronald Reagan là người giúp các quốc gia, mà chủ yếu là Đông Âu tiến tới một "tương lai hòa bình, thịnh vượng và tự do hơn".

Trump, giống như Reagan, đều là các "ngôi sao" trước khi trở thành Tổng thống Nhà Trắng, đều từng là đảng viên Đảng Dân chủ, đều chịu những lời chỉ trích trong quá trình tranh cử, và đều vượt qua cuộc thăm dò ý kiến sau hai năm nắm quyền.

Khi Trump lên làm Tổng thống, ông nhận nhiều lời chỉ trích về việc tìm kiếm các giá trị thương mại, nhưng càng về sau, yếu tố dân chủ trong ông chính là tuyên bố thẳng thừng với sự chuyên chế, độc đoán trong các bài phát biểu, và dường như ở mọi nội dung, đều gắn với chủ nghĩa xã hội. Ông tuyên bố hỗ trợ Venezuela, một "tấm gương chủ nghĩa xã hội" đã giúp một quốc gia giàu bậc nhất trong khu vực đến một dân tộc phải lục thùng rác để tìm thức ăn. Ở nơi đó, những kẻ độc tài nhân danh lãnh đạo đã phong tướng và bổng lộc cho giới quân đội và cảnh sát để trấn áp quyền dân sự, sử dụng nguồn viện trợ nhân đạo để chi tiêu riêng cho bổng lộc, và tìm mọi cách để giữ ghế dưới danh nghĩa "giữ gìn chủ quyền quốc gia".

Nhìn Venezuela, người ta nhìn thấy Triều Tiên, Cuba, Trung Quốc, và cả Việt Nam trong đó,... Các quốc gia này đều nằm trong trục "đồng chí", và chính vì vậy, những quốc gia đều rơi vào trạng thái èo uột, yếu đuối. Một anh hai xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, là tấm gương đầu để cho các nước xã hội chủ nghĩa còn lại noi gương theo trở nên yếu ớt trước sức mạnh thương mại của Mỹ.

Tại sao như vậy ?

Chính là bởi quốc gia "Đại Hán" đó chỉ thuần túy là kiểm soát bằng quyền lực và một nền kinh tế được vắt kiệt bởi môi trường lẫn lao động giá rẻ, dưới sự hỗ trợ của Mỹ thời kỳ đầu. Ở đó không có tự do, và càng không có sự sáng tạo, mọi giá trị thành tựu khoa học mà Bắc Kinh tự hào suy cho cùng là sự "sao chép công khai và thủ đoạn". Và sự bóc tách tập đoàn Hoa Vỹ - một tập đoàn công nghệ quốc phòng của Trung Quốc nhưng lại làm ăn với Iran (một quốc gia chịu sự cấm vận từ Liên Hiệp Quốc) lẫn đánh cắp sởhữu trí tuệ của tập đoàn Mỹ, giờ đây - với sự luận tội từ công tố viên Mỹ đã khiến Bắc Kinh phải im lặng.

Chừng nào Donald Trump còn tại vị, thì người Việt lẫn các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác còn hy vọng vào sự ngăn chặn tính ác của lớp bọc thể chế này. Nơi mà buộc nhân phẩm và danh giá con người trở về một con súc vật. Nó buộc các quốc gia xã hội chủnghĩa, vốn tự hào với nền ngoại giao lắt léo và khôn lỏi phải nghiêm túc hơn trong giao tế. 

Và một Venezuela, với sự hỗ trợ từ Mỹ trở thành "tấm gương sáng ngời" cho chính các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, cảnh báo các xu hướng xã hội chủ nghĩa đang trỗi dậy ở các nước, đặc biệt là ngay trong lòng nước Mỹ.

Trong một chuyển biến, nhà ngoại giao Nguyễn Quang Dy đã có bài viết được đăng tải trên báo Giáo dục Việt Nam, với tựa đề "Tết Kỷ Hợi và bài học Venezuela", trong đó đề cập các từ khóa quan trọng : thoát Trung Quốc ; đa nguyên. Và nguyên lý của bài viết dẫn dắt là "thân Trung" do ngộ nhận về ý thức hệ nên đã biến một đất nước vốn giàu đẹp và có một hệ thống chính trị đa nguyên, thành đống đổ nát.

Những gì bài viết nêu ra, nếu đặt trong bối cảnh Thông điệp liên bang của Tổng thống Donald Trump, tình hình Venezuela sẽ là hoàn toàn hợp lý với Việt Nam. 

Nhưng có thêm một bài viết đáng chú ý hơn trên trang nghiencuuquocte, trong đó khẳng định trường hợp Venezuela xóa tan về nguyên tắc không can thiệp (một nguyên tắc mà các nước độc tài thường sử dụng để ngăn chặn việc các chính phủ, tổ chức nước ngoài tìm cách thúc đẩy dân chủ trong nước). Và giờ đây, với trường hợp Venezuela, với sự công nhận hàng loạt từ các nước phát triển với Tổng thống tự phong, đã cho thấy, "thế giới không nên quan tâm đến những đòi hỏi đó của họ nữa".

Điều này đồng nghĩa rằng, nếu một trong các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiếp tục duy trì sự độc đoán và áp đặt, dựa vào một lực lượng tương hỗ để duy trì bộ máy đàn áp, cùng với nguyên tắc "không can thiệp" để bảo vệ cho sự đàn áp. Tất cả điều này sẽ sớm kết thúc !.

Vấn đề, đúng như Tổng thống Donald Trump nêu ra, người dân cần sự tự quyết, tự do, khi họ "được sinh ra trong tự do, và chúng ta sẽ sống với tự do." Và sự tự do thì cần được nắm lấy, đó là quy luật, bấp chấp các bộ máy trấn áp và luận điệu xảo quyệt từtập đoàn thống trị ở các nước độc tài.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 08/02/2019

***********************

Mỹ : 5 điểm chính trong Diễn văn Liên bang của Trump

BBC, 07/02/2019

Đó là điểm giữa của nhiệm kỳ đầu tiên của Donald Trump tại Nhà Trắng, và - trong hơn một giờ - tổng thống đã thu hút sự chú ý của quốc gia.

state2

Bài phát biểu trước Quốc hội của ông được quảng cáo là lưỡng đảng

Bài phát biểu trước Quốc hội của ông được quảng cáo là lưỡng đảng, nhưng bên dưới những ngôn từ hoa mỹ là sự chia rẽ và bất đồng sắc nét cố hữu.

Dưới đây là những điểm chính trong bài diễn văn của tổng thống, cộng với phân tích về phản ứng của đảng Dân chủ.

Diễn văn mới, mâu thuẫn cũ

Khoảnh khắc tuyệt vời của Diễn văn Liên bang năm 2019 xảy ra khi tổng thống ghi nhận số phụ nữ kỷ lục phục vụ trong Quốc hội Hoa Kỳ, khiến các nhà lập pháp mặc áo trắng đứng dậy cổ vũ, biểu lộ một phấn khích ngẫu hứng không được dàn dựng trước.

Tuy nhiên, có lẽ tổng thống cũng kịp để ý rằng hầu hết những người cổ vũ thuộc đảng Dân chủ - và họ đã thắng trong cuộc bầu cử giữa kỳ gần đây bằng cách chống lại chính sách của ông.

Họ - cùng với hầu hết các thành viên đảng Dân chủ khác - dường như đã quyết định không cổ vũ cho phần còn lại của bài phát biểu của tổng thống. Mặt họ lạnh như tiền khi ông nói về chính sách di dân. Họ ngồi im không nhúc nhích khi ông thúc giục Quốc hội thông qua luật chống phá thai mới. Có những tiếng rên rỉ nghe rõ khi ông Trump cảnh báo rằng "các cuộc điều tra đảng phái lố bịch" về chính quyền ông có thể đe dọa "phép màu kinh tế" của Mỹ.

Trong khi tổng thống chen vào bài phát biểu của mình bằng những tràng pháo tay và những lời lẽ kính trọng dành cho cựu chiến binh trong Thế chiến thứ hai, bệnh nhân ung thư trẻ em và những người sống sót sau thảm họa diệt chủng, những chia rẽ sắc bén trong chính trị Hoa Kỳ cũng được thấy rất rõ ràng.

Bài diễn văn thậm chí bắt đầu với một chút cư xử không tinh tế. Tổng thống bắt đầu phát biểu mà không chờ lời giới thiệu chính thức từ Chủ tịch Hạ viện, và thành viên hàng đầu của đảng Dân chủ, bà Nancy Pelosi - một sự phá cách với truyền thống.

Văn phòng bà Pelosi tweet những phản hồi và chỉ trích bài phát biểu của tổng thống trong khi nó đang diễn ra, và nhiều lần tiếng vỗ tay của bà dường như giống như một lời quở trách sắc sảo hơn là một sự tán thành.

Hai đối thủ bắt đầu năm mới trong một trận chiến sinh tử, và Diễn văn Liên bang này không đưa ra dấu hiệu là xung đột giữa họ đã chấm dứt.

Chính sách di dân không lối thoát

Có lẽ vấn đề lớn nhất nổi lên trong Diễn văn Liên bang của ông Trump là cuộc đối đầu đang diễn ra giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa về chính sách di dân và bức tường biên giới do ông Trump đề xuất. Bất đồng đó dẫn đến việc chính phủ phải đóng cửa hơn một tháng gần đây và, nếu hai bên không đạt được thỏa hiệp, có thể chính phủ lại phải ngừng hoạt động vào ngày 15 tháng 2 tới đây.

Tổng thống, người đã biến bức tường thành trọng tâm của chiến dịch tranh cử năm 2016, đã rút lại lời kêu gọi là bức tường phải kéo dài theo toàn bộ biên giới Mexico. Ông không còn nói rằng nó sẽ là một cấu trúc cụ thể, thay vào đó mô tả nó hôm thứ Ba là một "hàng rào thép thông minh, chiến lược, và xuyên suốt". Và không có đề cập nào đến lời cam kết của ông rằng Mexico sẽ phải trả tiền cho cấu trúc này.

Tổng thống nhấn mạnh, tuy nhiên, "bức tường rất hữu dụng và bức tường có thể cứu mạng". Đảng Dân chủ không cho thấy có dấu hiệu là họ sẽ cung cấp bất kỳ loại tài trợ nào cho việc xây tường.

Một cái gì đó phải thay đổi.

Tối thứ Ba, ông Trump đã không đưa ra được một lối thoát. Không có nguy cơ rằng tổng thống sẽ "tuyên bố tình trạng khẩn cấp," một động thái cho phép ông ra lệnh cho quân đội Mỹ xây dựng bức tường mà không cần sự chấp thuận của quốc hội. Không có dấu hiệu lùi lại.

Thay vào đó, ông Trump kết thúc phần nói chuyện về di dân khoảng 17 phút của mình với một chút kết thúc mơ hồ, đặt cái túi chính trị đầy rắn này vào lòng của các nhà đàm phán tại quốc hội.

"Chúng ta hãy cộng tác với nhau, thỏa hiệp và đạt được thỏa thuận sẽ thực sự làm cho nước Mỹ an toàn", ông nói.

Một quảng cáo tái tranh cử

Với các ứng cử viên Dân chủ - nhiều người ngồi trong Tòa nhà Quốc hội - đã xếp hàng để thách thức ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới, diễn văn này cũng có thể được xem là bài phát biểu lớn đầu tiên của tổng thống về chiến dịch tái tranh cử của mình.

Đầu tiên, ông liệt kê thành tích. Ông nói về một "sự bùng nổ kinh tế chưa từng có", tự hào về mức lương tăng, 5,3 triệu việc làm mới, 600.000 việc làm trong ngành sản xuất mới và tỷ lệ thất nghiệp thấp.

Những thành quả này, ông nói, là nhờ việc cắt giảm thuế và giảm quy định của chính phủ của chính phủ ông. Và lần đầu tiên kể từ năm 1955, ông lưu ý, Mỹ là nước xuất khẩu năng lượng ròng, điều ông cũng nói là do công của ông (mặc dù các xu hướng này đã có từ thời kỳ bùng nổ của Obama).

Ông Trump cũng đề cập đến một vài thành công lập pháp khác, bao gồm cải cách tư pháp hình sự và luật cho phép bệnh nhân mắc bệnh nan y thử dùng thuốc thử nghiệm. Nhưng nếu nền kinh tế vẫn tốt, kinh tế sẽ là trọng tâm của cuộc tái tranh cử của ông.

Tuy nhiên, một chiến dịch tranh cử tổng thống không chỉ gồm việc đánh bóng ứng cử viên. Nó còn là về việc thuyết phục công chúng rằng dồn phiếu cho ứng cử viên đối thủ là một sự lựa chọn sai lầm. Và trong một vài câu tối thứ Ba, tổng thống cũng cho thấy trước việc tấn công đối thủ sắp tới sẽ ra sao.

Sau khi nói về "sự tàn bạo" của chính phủ Venezuela dưới chế độ Nicolas Maduro, ông Trump đã xoay quanh cuộc tấn công vào các đối thủ chính trị của mình.

"Ở đây, tại Hoa Kỳ, chúng ta hoảng hốt trước những lời kêu gọi mới về việc áp dụng chủ nghĩa xã hội vào nước ta," ông nói. "Nước Mỹ được thành lập dựa trên tự do và độc lập, không phải sự ép buộc, thống trị và kiểm soát của chính phủ."

Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy ngày càng nhiều đảng Dân chủ áp dụng quan điểm tích cực hơn về "chủ nghĩa xã hội" so với chủ nghĩa tư bản - mặc dù, trong trường hợp này, họ đang hỗ trợ các chính sách phù hợp hơn với chủ nghĩa xã hội của châu Âu chứ không phải chế độ độc tài Venezuela.

Tuy nhiên, tổng thống không thấy sự khác biệt nào, và thay vào đó, dường như sẵn sàng phác họa hình ảnh những thành viên đảng Dân chủ đang hy vọng được đề cử là ứng cử viên tổng thống là những người có khuynh hướng cực tả về các vấn đề như y tế, giáo dục và bất bình đẳng thu nhập để được dân tin tưởng trao quyền lực.

"Chúng tôi hâm nóng lại quyết tâm rằng Mỹ sẽ không bao giờ là một quốc gia xã hội chủ nghĩa", ông Trump kết luận với những tràng pháo tay rền vang như sấm từ những người Cộng hòa trong phòng.

Không khó để dự đoán là cử tri sẽ được nghe những lời tương tự được lập đi lập lại từ giờ cho đến tận ngày bầu cử tháng 11 năm 2020.

Chương trình nghị sự còn lại

Các trận chiến chính trị về bức tường trong hai tháng qua đã làm lu mờ những cuộc thảo luận về các ưu tiên khác của tổng thống. Trong bài phát biểu tại Quốc hội, tổng thống đã cố thổi sức sống vào một số ưu tiên chính sách khác của mình, bao gồm các lĩnh vực có thể - trong thời gian ít phân cực hơn - được sự hỗ trợ của lưỡng đảng.

Đầu tư cơ sở hạ tầng, một mục tiêu tổng thống hứa hẹn từ lâu nhưng không bao giờ được chính thức đề xuất, một lần nữa lại được hô hào. Ông khoe thỏa thuận thương mại mới được đàm phán với Canada và Mexico, mặc dù ông chưa bao giờ kêu gọi Quốc hội phê chuẩn thỏa thuận này một cách rõ ràng, và đây là điều ông phải làm vào một lúc nào đó. Ông cũng nói vài câu về việc giảm giá thuốc theo toa bác sĩ và loại bỏ được việc lây truyền HIV và ung thư của trẻ em.

Khi ông chuyển sang chính sách đối ngoại - chủ đề cuối cùng trong bài phát biểu trước Quốc hội - danh sách những việc phải làm tiếp tục. Ông quảng bá việc rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung với Nga và cảnh báo rằng nếu không đạt được thỏa thuận mới, Mỹ sẽ "đầu tư nhiều hơn và đổi mới hơn" tất cả những quốc gia khác trong phát triển vũ khí hạt nhân.

Ông khoe khoang về các cuộc đàm phán đang diễn ra với Triều Tiên, bao gồm hội nghị thượng đỉnh mới với Kim Jong-un vào cuối tháng này. Ông cũng nói về việc kết thúc "những cuộc chiến bất tận", một lần nữa khẳng định rằng Mỹ sẽ rút quân đội khỏi Syria và đàm phán hòa bình ở Afghanistan. Tuy nhiên, ông không đưa ra mốc thời gian nào cho quá trình này.

Về chính sách đối ngoại, tổng thống có quyền hạn khá rộng. Nếu ông Trump có thể bỏ qua những lời chỉ trích từ các nhà lập pháp và thỉnh thoảng sự không chấp thuận trong chính quyền của mình, ông có thể thực hiện một số mục tiêu của mình.

Tuy nhiên, khi nói đến chính sách đối nội, các đề xuất của ông thực sự đã chết cứng. Chính sách đối nội, vì thế là điểm phụ trong bài diễn văn, được phát biểu không nhiệt tình lắm. Vào ngày mai, hầu hết những điều ông nói sẽ bị lãng quên, khi cơn lốc của chính trị Mỹ hiện đại tiếp tục kéo qua.

Phản ứng của đảng Dân chủ

Đảng Dân chủ đang gặp khó khăn trong việc tìm được một tiếng nói cho đảng từ một người không chứa chấp, bí mật hoặc công khai, tham vọng làm tổng thống.

Thay vì nhường sự chú ý cho một thành viên đang muốn thành ứng cử viên tổng thống, đảng Dân chủ đã chọn một người mà cuộc tranh cử gần đây nhất kết thúc trong thất bại, bà Stacey Abrams của tiểu bang Georgia.

Mặc dù bà Abrams hiện không phải là một dân cử, chiến dịch tranh cử cho ghế thống đốc tiểu bang Georgia của bà đã phản ánh vị trí của Đảng Dân chủ ngày nay - đa dạng về sắc tộc, và tiến bộ về chính trị.

Trong khi bài phát biểu của tổng thống ít có những đề xuất chính sách mới, bài diễn văn phản hồi của đảng Dân chủ do bà Abrams đọc dầy đặc với chính sách. Trong khoảng năm phút, bà nói đến kiểm soát súng, học phí đại học cao, biến đổi khí hậu, cải cách y tế và quyền bầu cử.

Bà đổ lỗi cho đảng Cộng hòa về việc chính phủ đóng cửa, chỉ trích dự luật cải cách thuế của tổng thống là "bất lợi và chống lại" ''người dân lao động "và ca tụng sự đóng góp của người di dân vào xã hội Hoa Kỳ.

Đảng Dân chủ không phải là không có những bất đồng nội bộ. Có những câu hỏi về cách thực hiện chính sách y tế phổ cập và hạ thấp học phí đại học, làm thế nào để giải quyết bất bình đẳng thu nhập, phân biệt chủng tộc, và những loại thuế nào phải cắt giảm và phải tăng.

Họ cũng có những cuộc tranh luận riêng về chính sách đối ngoại, điều này được thấy rõ khi một số ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ trong phòng Hạ viện hoan nghênh câu nói của ông Trump về các cuộc chiến tranh nước ngoài bất tận.

Tuy nhiên, phản hồi của bà Abrams đã làm dịu đi những chia rẽ đó và đưa ra hình ảnh của Đảng Dân chủ như chọn lựa cho những chính sách từ bi hơn so với chính sách của ông Trump và đảng Cộng hòa.

"Sự tiến bộ của chúng ta luôn được tìm thấy trong sự che chở, trong bản năng cơ bản của chính sách Mỹ, để làm những điều tốt cho người dân của chúng ta," bà Abrams nói.

Tuy nhiên, khi cuộc tranh cử tổng thống của đảng Dân chủ nóng lên, sự khác biệt trong đảng - và giữa những cử viên chạy đua để trở thành người được đảng đề cử - sẽ trở thành hiển nhiên.

Nguồn : BBC tiếng Việt, 07/02/2019

Published in Diễn đàn
jeudi, 14 février 2019 13:53

Cơn ác mộng Mỹ - 1

Phần 1:

Donald Trump : Phong trào birther đã góp phần vào sự phân cực trong các cuộc tranh luận xã hội

Trump, however, didn’t cause the chaos. The chaos caused Trump.

(Tuy vậy, Trump không phải là người đã tạo ra sự hỗn loạn. Sự hỗn loạn đã tạo ra Trump).

Jonathan Rauch, "How American Politics went Insane"

det1

Nguyên tác : Detamerikanskemarerittet (tác giả : Thor Stenhovden), Chương 3 : Donald Trump - Người dịch : Hoàng Thủy Ngữ

Cuộc họp cử tri của John McCain ở Lakeville

Tháng Mười năm 2008, ứng cử viên đảng Cộng hòa John McCain đến thăm thành phố nhỏ Lakeville, cách trường đại học cũ của tôi ở Minnesota khoảng 15’ lái xe. McCain, người hùng chiến tranh và là thượng nghị sĩ của tiểu bang Arizona, đến miền Trung Tây để gặp gỡ và vận động cử tri trong chiến dịch tranh cử của mình.

Giữa cuộc họp, một phụ nữ lớn tuổi, đầu đã bạc và mắt đeo kính, giơ tay lên. Bà ngập ngừng và bối rối khi đứng cách ứng cử viên tổng thống nửa mét. Cuối cùng bà cũng nói ra được điều mình thắc mắc : "Tôi cần hỏi ông một câu… Tôi không thể tin Obama. Tôi đã đọc về ông ta và ông ta là… ông ta là… người Ả Rập".

det2

Thượng nghị sĩ John McCain đã chọn việc bênh vực sự thật về Obama hơn là tuyên bố sai lệch để gặt hái được những tràng pháo tay.

McCain ngạc nhiên thân mật lắc đầu và nói nhanh trong micro : "Không, thưa bà. Không phải đâu. Ông ấy là người đàn ông rất tốt trong gia đình, một công dân, người mà tôi không có cùng quan điểm chính trị trong một số lãnh vực. Đó là tất cả những gì mà chiến dịch tranh cử này nhắm tới".

Cử tri đã vỗ tay một cách dè dặt. Dường như họ không biết sẽ phải phản ứng như thế nào. Có phải thượng nghị sĩ đã bênh vực Obama trong cuộc họp của những người Cộng hòa ? John McCain là thế. Ông muốn có cuộc tranh luận chính trị nghiêm túc. Thượng nghị sĩ đã chọn việc bênh vực sự thật về Obama hơn là tuyên bố sai lệch để gặt hái được những tràng pháo tay.

Chuyện người phụ nữ nghi ngờ Obama là người Ả Rập không phải là trường hợp duy nhất. Sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng Chín, nỗi sợ hãi người Hồi giáo đã gia tăng đáng kể ở Hoa Kỳ, đặc biệt là sự hoài nghi của các cử tri Cộng hòa.

Cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, lượng người nhập cư trái phép tăng lên dữ dội ở các cửa khẩu biên giới. Vì vậy cử tri của cả hai đảng càng lúc càng hoài nghi hơn về chuyện nhập cư. Đa số lưỡng đảng trong quốc hội đã cho phép tổng thống George W. Bush sử dụng tài lực để giảm thiểu số lượng người nhập cư đồng thời xây dựng hàng rào biên giới.

McCain rất cứng rắn trong vấn đề di dân nhưng cho rằng vấn đề này phải được giải quyết thông qua những cải cách lớn hơn liên quan đến an ninh biên giới và cấp giấy phép cư trúcho hàng triệu người đang sống không giấy tờ trong nước. Năm 2005 ông đã cộng tác với thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Ted Kennedy. Nhưng đề xuất của họ không được các chính trị gia của cả hai đảng đánh giá cao. Hai năm sau, McCain cũng ủng hộ nỗ lực cải cách tiếp theo của Kennedy mặc dù các cố vấn của ông đã khuyến cáo là việc làm này sẽ làm thành phần nòng cốt của đảng Cộng hòa khó chịu, trước cuộc bầu cử tổng thống quan trọng sắp tới.

Như chúng ta đã thấy trong chương sách trước, rõ ràng McCain đã thua Obama trong cuộc bầu cử năm 2008. Một liên minh chủ yếu gồm giới trẻ, phái nữ và cử tri sắc dân thiểu số như Megha Agrawal đã đưa ứng cử viên Dân chủ bước vào Nhà Trắng. Bốn năm sau, trong lần tái tranh cứ, Obama lại giành chiến thắng trước đối thủ Cộng hòa Mitt Romney.

Sau thất bại lần hai vào năm 2012, trong hoảng loạn, đảng Cộng hòa đã thành lập một ủy ban điều tra để tìm hiểu những sai lầm trong hai cuộc bầu cử vừa qua. Bản báo cáo ủy ban đưa ra quả thật tàn bạo. Đảng Cộng hòa chỉ giành được hai trong số sáu cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất. Theo ủy ban, chuyện này một phần vì đảng ngày càng bị coi là xa cách với quần chúng. Phụ nữ và nhóm sắc tộc thiểu số được bổ nhiệm quá ít vào vị trí lãnh đạo nên đã gây ra ấn tượng là đảng không quan tâm đến người dân bình thường. Lẽ ra ủy ban không cần phải đề xuất giải pháp cụ thể nhưng họ không thể im lặng :

"Chúng ta phải cải cách và quảng bá chính sách nhập cư. Nếu bỏ qua việc này, lời kêu gọi của đảng sẽ mất dần ảnh hưởng và chỉ còn những cử tri trung kiên nghe theo. Ngoài ra chúng tôi còn tin rằng việc cải cách chính sách nhập cư cũng phù hợp với các nguyên tắc kinh tế của đảng Cộng hòa, nhằm tạo ra công việc làm và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người".

Các chính trị gia ở Washinton D.C đã nghe theo khuyến nghị đó. Một nhóm gồm 4 người Dân chủ và 4 người Cộng hòa, được gọi là The Gang of Eight, đã thảo luận đưa ra một đề xuất cải cách chính sách nhập cư và nhận được sự ủng hộ rộng rãi ở Thượng Viện. Trong Nhà Trắng, tổng thống Obama đã sẵn sàng đặt bút ký nhưng rồi phải chờ vì dự luật chưa được Hạ Viện phê chuẩn. Mọi việc phải dừng lại.

det3

"The Gang of Eight" và cải cách nhập cư : Biên giới trong cơn ác mộng an ninh quốc gia

Một năm trước cuộc bầu cử giữa kỳ, những người Cộng hòa ở Hạ Viện không chắc chắn là việc cải cách luật nhập cư có cần thiết cho cuộc bầu cử hay không nên đã bỏ qua và không phê chuẩn dự luật. Có lẽ họ cho rằng bản báo cáo năm 2012 đã đề ra những giải pháp sửa đổi mà nhiều cử tri cộng hòa không thích ?

Khác với các thượng nghị sĩ vốn chỉ chịu trách nhiệm với tiểu bang, các dân biểu ở Hạ Viện được bầu từ những địa hạt bầu cử nhỏ hơn tại địa phương. Họ thường tiếp xúc trực tiếp với cử tri nên có thể đã nhận thấy những dấu hiệu bất đồng của cử tri đối với chiều hướng ôn hòa. Vì vậy một chính sách di dân thân thiện hơn cũng chẳng giúp được gì nhiều nếu đa số cử tri của họ không bằng lòng. Donald Trump nhìn thấy rõ những thuận lợi rút ra được từ mâu thuẫn này nên đã lợi dụng và khai thác nó triệt để.

Phong trào Birther

Trở lại cuộc họp cử tri của McCain ở Lakeville, năm 2008. Nguyên do lời bình luận Obama là dân Ả Rập của người phụ nữ lớn tuổi xuất phát từ một thuyết âm mưu đã bắt đầu lan rộng từ trước cuộc bầu cử.

Lời nói dối phao lên rằng Obama thực sự không sinh ở Hawaii mà là ở Kenya. Nếu điều này đúng thì Obama không thể ra ứng cử tổng thống vì không phải là công dân Hoa Kỳ. Cáo buộc này có lẽ đầu tiên do những người ủng hộ Hillary Clinton đưa ra trong chiến dịch đề cử hồi đầu năm. Mặc dù cuối cùng Obama đã giành chiến thắng, tin đồn này vẫn không mất đi. Trái lại, thuyết âm mưu vẫn âm ỉ và dần có tên là birtherism.

Suốt 70 lần, các cơ quan tư pháp khác nhau đã phải bác bỏ những vụ kiện dân sự nhằm trục xuất tổng thống ra khỏi Nhà Trắng. Trong cuốn video thu hình buổi họp của các cử tri Cộng hòa bị rò rỉ, một chính trị gia trong quốc hội đã nhấn mạnh Obama thực sự là công dân Hoa Kỳ. Cũng giống như trường hợp McCain, ông đã phải đối mặt với sự bất mãn chống đối trong hội trường. Ngoài ra, một số tiểu bang đã đề ra dự luật buộc các ứng cử viên tổng thống phải xuất trình giấy khai sinh trước khi ra ứng cử.

Cuộc tranh cãi vẫn không chấm dứt và cuối cùng tình hình trở nên rất ngớ ngẩn. Mùa hè năm 2010, CNN đã thực hiện một cuộc thăm dò dư luận. Kết quả cho thấy 1 trong 4 người M vẫn nghi ngờ tổng thống của họ có sinh ở Hoa Kỳ hay không. Sự khác biệt rất rõ nét giữa 2 đảng : 40% người Cộng hòa hoàn toàn không biết chắc Obama thật sự có phải là công dân Hoa Kỳ. Người ta đã chọn lọc tập trung một nhóm người. Mục đích để tìm hiểu ý kiến của cử tri. Một nửa số người Cộng hòa tin rằng Obama theo đạo Hồi. Và rồi Trump nhảy vào cuộc chiến.

Mùa xuân năm 2011, nhà tỷ phú bất động sản đã tham gia một số các cuộc phỏng vấn trên nhiều kênh truyền hình trong nước, có lẽ để thử thăm dò mức độ đón nhận nếu ông ra ứng cử tổng thống vào năm 2012 như thế nào. Trong những lần có mặt trong cuộc phỏng vấn, ông liên tục quả quyết Obama không sinh ở Mỹ. Ông trở thành người lãnh đạo không chính thức của phong trào birther.

Trong postcast của Laura Ingraham, người phụ trách chương trình của Fox News, ông Trump nói rất rõ ràng về Obama như sau : "Ông ta không có giấy khai sinh và nếu ông ta có, tôi tin rằng trong đó cũng ghi điều rất có hại cho ông ta. Tôi không biết là điều đó có hại cho ông ta hay không, nhưng có người nói với tôi rằng có lẽ chữ 'Hồi giáo' được viết trong mục khai báo tôn giáo trên giấy khai sinh. Và bạn biết đấy, nếu bạn là người Hồi giáo, bạn không thể thay đổi tôn giáo của mình".

Trump không bỏ cuộc và cuối cùng được cựu ứng cử viên phó tổng thống Sarah Palin ủng hộ. Truyền thông bảo thủ yêu thích vở tuồng và châm thêm dầu vào lửa. Những người lãnh đạo đảng Cộng hòa ở Washington D.C lắc đầu nhưng cứ để mặc cho cuộc tranh cãi tiếp tục sôi động.

Sự việc diễn ra ngoài sự chịu đựng của Obama. Ông công bố giấy khai sinh của mình năm 2008. Ngày 27 tháng Tư năm 2011, tiểu bang Hawaii phát hành một phiên bản giấy khai sinh chi tiết hơn.Trong buổi họp báo chí chật kín người, một Obama cay đắng nhấn mạnh với mọi người là mình sinh ở Mỹ. Obama gần như cầu xin các chính trị gia trong nước chuyển mọi quan tâm của họ sang cuộc khủng hoảng ngân sách sắp tới và mong mọi người đừng bị phân tâm bởi" một đám hề ánh xiếc chỉ toàn bịa chuyện". Mọi người đều biết ông ám chỉ ai : Donald Trump.

Ít lâu sau cả Trump và Obama tham dự buổi dạ tiệc (galla party) tổ chức hàng năm ở Washington dành cho báo chí và các chính trị gia. Nội dung chủ yếu của bữa tiệc là màn đùa cợt vui vẻ, nơi để tổng thống diễu cợt chính mình, các đối thủ chính trị và giới truyền thông. Điều không ai biết là ngay đêm hôm đó Obama vừa bật đèn xanh cho lực lượng đặc biệt Mỹ mở chiến dịch quân sự dẫn đến cái chết của Osama Bin Laden, thủ lãnh Al Queda vài ngày sau. Rõ ràng đây là một đòn trả thù. Obama không chỉ nhắm vào Bin Laden đêm hôm đó.

Trong bài phát biểu của mình, Obama đã tấn công Trump một cách tàn nhẫn. Ông diễn kịch chế giễu Trump là một ngôi sao truyền hình thực tế đầy âm mưu và nhẹ dạ vốn chẳng có gì với chính trị để làm. Các máy ghi hình cho thấy một Trump đùng đùng nổi giận và bỏ về rất sớm trước khi buổi tiệc tàn. Sau lần bị xúc phạm trong bữa tiệc, Trump tiếp tục chống phá Obama. Ngôi sao truyền hình thực tế quả quyết giấy khai sinh của Obama là giả, dựa vào một "nguồn tin tuyệt đối đáng tin cậy". Và Trump còn nghi ngờ đến cả kết quả học hành của tổng thống. 5 năm sau, lần đầu tiên, trong chiến dịch vận động bầu cử trước năm 2016, đảng Cộng hòa mới dứt khoát xác nhận Obama sinh ở Mỹ.

Phong trào birther của Trump đã góp phần vào sự phân cực trong các cuộc tranh luận xã hội. Sự kỳ thị chủng tộc được che đậy một cách vụng về đã tác động mạnh đến các cử tri Dân chủ và thậm chí còn mồi thêm lửa cho cánh cực hữu trong đảng Cộng hòa. Doanh nhân NewYork này không thể làm được nếu không có những cơ chế đã đề cập đến trong quyển sách này : truyền thông bảo thủ truyền bá thông điệp, các nhóm lợi ích chia sẻ nó, các chính khách Cộng hòa không lên tiếng phủ nhận đó là trò xiếc… Trump biết mình là bậc thầy trong việc khai thác triệt để các yếu tố trên, biết cách biến chúng thành độc hại hơn và sử dụng không ngừng nghỉ.

Thor Stenhovden

Nguyên tác : Det amerikanske marerittet, Chương 3 : Donald Trump, Res Publica, 08/10/2018

Hoàng Thủy Ngữ dịch

(07/02/2019)

Xem : Cơn ác mộng Mỹ - 2

Published in Diễn đàn

Tổng thống Mỹ Donald Trump và những tham vọng trái ngược tại Trung Đông

Trong một tin nhắn Twitter hồi tháng 12/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump quả quyết sẽ ngay lập tức rút khỏi Syria 2.000 quân thuộc lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ, vốn đã sát cánh với người Kurd ở miền đông nam Syria. Đó là sự rút quân vô điều kiện, và theo những phát biểu của ông Trump, thì nhiều người thấy sẽ có một biến động sâu sắc hơn : chắc chắn Mỹ sẽ rút dần khỏi Trung Đông.

thongluan1

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, ngày 19/01/2019. Reuters/Yuri Gripas

Trước tiên, trong bài viết "Trump tại Trung Đông phức tạp", theo cây bút xã luận Alain Frachon của báo Le Monde, phải nói tới điều mà tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ vẫn thường làm : những gì mà ông khẳng định sẽ bị lãng quên ngay ngày hôm sau. Ông Trump cứ loan báo ầm lên một chuyện rồi lại chuyển sang một chủ đề khác. Trong bối cảnh hiện nay, chủ nhân Nhà Trắng muốn thực hiện các cam kết trong chiến dịch tranh cử tổng thống. Ông Trump sẽ rút Mỹ khỏi các cuộc chiến ở những nơi xa xôi, những cuộc chiến không thể thắng được và không có hồi kết mà Washington sa vào suốt 20 năm qua.

Thế nhưng, những cố vấn thân cận nhất của Donald Trump không đồng ý, từ bộ trưởng quốc phòng Jim Mattis, người đã từ chức ngay sau thông báo rút quân của tổng thống, cho đến John Bolton, người đứng đầu Hội đồng an ninh quốc gia ở Nhà Trắng và ngoại trưởng Mike Pompeo. Theo họ, không thể để Lực lượng dân chủ Syria, gồm người Kurd và cả người Ả Rập, bị đánh bại. Lực lượng này, trên thực địa, đã mất vài trăm người trong chiến dịch truy đuổi các chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo khỏi Raqqa - thủ phủ của Daesh tại Syria.

Không có sự hiện diện của quân đội, Mỹ sẽ không còn tiếng nói ở Syria trong tương lai. Một con đường rộng thênh thang sẽ được mở ra để đón Nga và Iran, hai cột trụ của chế độ Bachar Al Assad. Hoa Kỳ sẽ để các đồng minh Kurd rơi vào tay Ankara. Người Kurd Syria vốn bị chính quyền Ankara coi là điểm tựa cho người Kurd tại Thổ Nhĩ Kỳ và tìm cách tiêu diệt.

Chính vì thế, sau Twitt rút quân của Trump hồi tháng 12/2018, Bolton và Pompeo đã có tuyên bố ngược lại so với chủ nhân Nhà Trắng, theo đó việc rút quân khỏi Syria sẽ không phải ngay ngày một, ngày hai mà phải đợi nhiều tháng nữa. Còn về chiến lược rút quân khỏi Trung Đông, ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu nhân chuyến thăm Ai Cập là Washington đã biết rằng việc Mỹ rút lui sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn ở khu vực.

Robert Malley, một quan chức Nhà Trắng thời tổng thống Obama, hiện giờ là chủ tịch tổ chức tư vấn International Crisis Group - ICG, hiểu tại sao ông Trump muốn rút quân. Theo ông, Mỹ đã quá mệt mỏi vì các cuộc chiến không hồi kết. Hiện giờ, khu vực này chỉ mang lại lợi ích chiến lược nhỏ bé cho Hoa Kỳ. Ở Syria, đất nước vốn có truyền thống theo quỹ đạo của Nga, chắc chắn 2.000 quân của Mỹ sẽ không khiến Iran e sợ. Từ năm 2001, kết quả các chiến dịch can thiệp của Mỹ tại Trung Đông, từ Afghanistan đến Địa Trung Hải, đều không cải thiện được cả vị thế, hình ảnh và uy tín của Hoa Kỳ.

Nhưng ông Robert Malley trách cứ ông Trump về cách thức thông báo rút quân. Theo chuyên gia Malley, thông báo về một chính sách rút quân phải tạo ra đòn bẩy trên thực địa, phải có điều kiện và phải được thực hiện về lâu dài, điều này không phù hợp với những phát biểu bột phát kiểu Trump. Người ta có thể nói rằng một chính sách như vậy có thể được ông Trump áp dụng tại mọi khu vực có xung đột ở Trung Đông. Thế nhưng, tổng thống Trump lại có những tham vọng hoàn toàn trái ngược trong vùng. Một mặt, ông muốn rút quân, mặt khác ông lại thách thức Iran. Donald Trump đưa Mỹ vào cuộc chiến tranh lạnh đang ngầm làm sói mòn khu vực Trung Đông.

Donald Trump xem Iran là nguồn cơn gây ra mọi vấn đề tàn phá Trung Đông. Ông ấy biến Iran thành một kẻ thù toàn diện theo cách Hoa Kỳ trước đây đã từng làm với Iraq thời Saddam Hussein. Trump nói muốn ép buộc Teheran thay đổi triệt để chính sách bằng những biện pháp cấm vận kinh tế và tài chính khắt khe nhất, buộc Teheran ký một thỏa thuận mới để Mỹ có thể kiểm soát chương trình hạt nhân của Iran, ép Iran phải phá hủy tên lửa đạn đạo, giảm sự hiện diện chính trị và quân sự ở Iraq, Syria và Liban. Yêu cầu như vậy là quá nhiều và điều đó cũng có nghĩa là Mỹ phải can thiệp sâu vào mọi chuyện trong khu vực. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng phát biểu trong chuyến thăm Cairo, Ai Cập : "Chúng tôi sẽ tiếp tục quan tâm tới sự ổn định của toàn bộ Trung Đông và sẽ tiếp tục chiến lược chống Iran".

Trong nỗ lực ngăn chặn điều được coi là sự bành trướng của Iran, Washington hậu thuẫn không hạn chế cho hoàng thái tử Mohammad Bin Salman đồng minh Saudi Arabia, bất kể vị thái tử trẻ tuổi này có làm gì đi chăng nữa.

Khả năng Hoa Kỳ rút lui khỏi Trung Đông còn rất xa vời, hiện giờ Washington vẫn hiện diện đáng kể tại khu vực, với nhiều căn cứ quân sự ở Qatar, Kuwait, Bahrein, hạm đội 6 ở vùng Vịnh và Địa Trung Hải. Cây bút xã luận của Le Monde kết luận đó là một sách lược "độc nhất, vô nhị" của Mỹ !

Bầu cử Nghị Viện : Châu Âu lo ngại về sự can thiệp của Nga

Liên quan đến Châu Âu, báo Le Figaro có bài "Tại Bruxelles, có mối lo ngại về sự can thiệp của Nga". Khi chỉ còn vài tháng nữa là đến kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu, tổ chức phi chính phủ Fredoom House công bố kết quả một nghiên cứu cho thấy có rất nhiều nguy cơ Nga can thiệp vào kết quả bầu cử của Liên Âu.

Trên thực tế, từ 4 năm nay, các định chế của Liên Hiệp đã lưu ý đến các hành động làm sai lệch, bóp méo thông tin từ phía Nga. Từ năm 2015, với nhiệm vụ theo dõi và phân tích các chiến lược làm sai lệch thông tin do Moskva thực hiện, cơ quan East Stracom đã phát hiện 4.500 vụ. Một nguồn tin Châu Âu tiết lộ chỉ riêng trang mạng Sputnik của Nga mỗi ngày loan báo 10 tin giả.

Càng gần đến kỳ bầu cử vào tháng 05/2019, Ủy Ban Châu Âu và các quốc gia thành viên Liên Hiệp càng ý thức được về mối nguy Nga tung tin giả để làm sai lệch kết quả bầu cử và đã đề ra nhiều biện pháp đề phòng. Nhưng theo một chuyên gia, khó khăn lớn nhất là Nga không bao giờ chỉ hành động theo một cách. Một vấn đề khác là dù Châu Âu hiểu rõ về vấn nạn làm sai lệch thông tin, nhưng lại chưa thống nhất được về phương pháp hành động đáp trả trong trường hợp cần thiết.

15 năm Facebook : tai tiếng và thành công

15 năm sau khi ra đời, Facebook vừa gây ra nhiều tai tiếng, vừa thu được rất nhiều thành công. Trong bài viết "Bất chấp khủng hoảng, Facebook lớn mạnh chưa từng có", Le Figaro nhận định 2018 là năm đầy tai tiếng của Facebook, nhưng chủ tịch - tổng giám đốc Mark Zuckerberg đã "lèo lái con thuyền vượt qua bão tố".

Báo kinh tế Les Echos cũng có loạt bài nói về thành tựu và các thách thức mà tập đoàn Mỹ phải đối phó : "Sinh nhật 15 tuổi, Facebook chèo lái giữa tai tiếng và thành công", "5 mối nguy hiểm đe dọa mạng xã hội", "Wechat của gã khổng lồ Trung Quốc Tencent chống lại Facebook", "Hệ thống thanh toán của Telegram khiến Zuckerberg lo ngại".

Uy tín của Facebook suy giảm nhiều sau vụ tai tiếng Cambridge Analytica hồi tháng 03/2018 và các tiết lộ về việc Facebook có lỗ hổng bảo mật, chia sẻ dữ liệu của các doanh nghiệp khách hàng, can thiệp vào bầu cử… Tuy nhiên, tối hôm 31/01/2019, theo công bố kết quả hoạt động năm 2018 của tập đoàn, Facebook vẫn đạt lợi nhuận kỷ lục 25 tỉ đô la, tăng 23% so với năm trước đó. 98% doanh thu của Facebook là từ quảng cáo. Doanh thu từ quảng cáo đã tăng 37% trong năm 2018, đạt 56 tỉ đô la. Hiện nay, tổng cộng có 7 triệu doanh nghiệp đăng quảng cáo trên các ứng dụng của Facebook.

Chủ tịch - tổng giám đốc Mark Zuckerberg cho biết mỗi tháng có 2,7 tỉ người sử dụng mạng xã hội Facebook, Instagram, WhatsApp hay Messenger. Số người hàng ngày sử dụng ít nhất một ứng dụng của tập đoàn Mỹ là 2 tỉ người. Trong vòng 2 năm, số nhân viên của tập đoàn đã tăng gấp đôi lên thành 35.600 người.

Tuy nhiên, Facebook dự báo trong tương lai mức tăng doanh thu sẽ không còn cao như trong năm 2018. Hiện giờ, Facebook cũng đang phải đối đầu với nhiều trở ngại, chẳng hạn quy định mới của Châu Âu để bảo vệ dữ liệu người dùng tại Liên Hiệp. Facebook cũng đang bị Liên Âu điều tra về nhiều vấn đề.

Hiệu quả của thuốc lá điện tử trong cai nghiện thuốc lá

Trong lĩnh vực khoa học, báo Le Figaro đặt câu hỏi "Cai thuốc lá : Thuốc lá điện tử liệu có hiệu quả hơn các biện pháp khác ?". Một nghiên cứu được công bố hôm nay trên tạp chí Y Khoa của Anh, New England Journal of Medicine, lần đầu tiên cho thấy để cai nghiện thuốc lá, dùng thuốc lá điện tử có hiệu quả hơn gấp đôi so với việc dùng nicotine thay thế dưới dạng viên ngậm, kẹo cao su, miếng dán nicotine … Hiện giờ, các cơ quan y tế của Anh khuyến nghị phương pháp cai thuốc lá bằng thuốc lá điện tử.

Tuy nhiên, nhiều bác sĩ vẫn dè dặt vì mặc dù khói từ thuốc lá điện tử ít độc hại hơn khói thuốc lá thông thường, nhưng không ai dám chắc là thuốc lá điện tử không có những tác hại về lâu dài. Liên quan đến tác dụng phụ của hai biện pháp cai nghiện thuốc lá nói trên, nghiên cứu cho thấy nếu thuốc lá điện tử khiến miệng và họng của người hút dễ bị kích ứng, thì những người dùng nicotine thay thế kiểu truyền thống lại hay bị buồn nôn.

Trang nhất các báo Pháp

Nhiều tờ báo Pháp hôm nay chú ý tới thời sự trong nước. Báo Le Monde chạy tít : "Tại sao luật chống nạn đập phá gây tranh cãi ?". Báo Libération đề cập đến việc tăng phí cầu đường có lợi nhiều cho các doanh nghiệp có đặc quyền thu phí : "Phí cầu đường tăng : những xa lộ mang lại tiền của". Còn báo công giáo La Croix quan tâm đến cuộc sống khó khăn ở nông thôn : "Tỉnh Lot-et-Garonne : Cảnh khốn khó ở vùng nông thôn".

Nhìn rộng ra Liên Hiệp Châu Âu, báo Le Figaro nói về "Sự huy động chống tin giả fake news trước kỳ bầu cử nghị viện Châu Âu". Báo kinh tế Les Echos đề cập đến vụ chủ tịch - tổng giám đốc tập đoànPháp Renault bị tạm giam tại Tokyo vì nghi án nhũng lạm công quỹ, khai gian thu nhập, qua hàng tựa lớn : "Ghosn : Có cả một đội quân chống lại tôi".

Thùy Dương

Published in Quốc tế