Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hồi này ông Trump luôn "hục hặc" với đồng đô la Mỹ ! Nó lên cao, lên hoài, làm ông Trump khó chịu ! Tổng thống Mỹ mới nói phải tìm cách hạ thấp giá trị đồng đô la để chống lại hành động "thao túng ngoại hối" của các nước khác. Nếu "chúng chơi xấu" tại sao mình phải "chơi sạch" làm gì ?

dola1

Mặc dù các nước khác có thể "chơi xấu" nhưng nước Mỹ khó bắt chước để đồng đô la Mỹ xuống giá. (Hình : Dan Kitwood/Getty Images)

Nhưng ông Trump khó làm cho đồng đô la Mỹ xuống giá.

Mặc dù các nước khác có thể "chơi xấu" nhưng nước Mỹ khó bắt chước. Vì Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (gọi tắt là Fed) độc lập với chính phủ. Họ lo bảo vệ giá trị đồng tiền không để cho lạm phát xói mòn. Họ cũng lo sao cho kinh tế chạy đều, không suy thoái. Họ không thể "chơi xấu".

Người ta làm giá trị đồng tiền nước họ xuống thấp bằng cách nào ? Cách đơn giản nhất là hạ lãi suất trong nước mình. Nhiều người sẽ đem tiền nước lãi suất thấp đổi lấy, tức là mua, đồng tiền nước nào lãi suất cao hơn, cho vay kiếm lời nhiều hơn. Thế là đồng tiền bị đem bán sẽ mất giá. Nhưng làm trò này gây nhiều ảnh hưởng phức tạp khó tiên đoán, cái lợi của đồng tiền thấp chưa chắc bù lại với những cái hại khác có thể gây nên. Cho nên phải tìm cách khác, là chơi xấu !

Thí dụ, Ngân Hàng Trung Ương Trung Cộng tìm cách nâng giá đô la Mỹ, họ có thể in thêm đồng nguyên, tiền của họ, để ào ạt mua đô la Mỹ trong thị trường. Trong thị trường, bất cứ món nào nhiều người mua quá thì sẽ lên giá. Cứ như vậy, Trung Cộng có thể nâng giá đồng đô la, hạ thấp giá trị đồng nguyên xuống.

Hạ giá đồng tiền của mình thì có ích lợi gì ?

Hiệu quả trước mắt là làm cho hàng xuất cảng bán với giá rẻ hơn. Thí dụ, hối suất đang là 6 đồng nguyên đổi được một đô la ; giờ làm sao cho đồng nguyên mất giá, phải đổi 7 nguyên được một đô la. Trước đây, một món hàng bán ra 6 nguyên, trả một đô la mua thì đúng giá. Sau khi xuống giá, sáu đồng nguyên chỉ còn giá trị 86 cent Mỹ.

Thí dụ có một món hàng bán với giá $1, một đô la, dù làm ở Mỹ hay ở bên Tàu cũng bán cùng một đô la. Nhà nhập cảng ở Mỹ trả người Trung Quốc giá 6 nguyên. Bây giờ đồng nguyên xuống giá, người Tàu xuất cảng vẫn thu 6 nguyên, nhưng chỉ cần bán với giá 86 xu (cent) Mỹ cũng đủ rồi. Món hàng nhập cảng từ bên Tàu làm tự nhiên rẻ hơn (bớt 14%), trong khi cùng món đó mà làm ở Mỹ thì vẫn phải bán giá một đô la mới sống được !

Ngược lại, một món hàng Mỹ giá một đô la xuất cảng sang Trung Quốc, trước đây người Tàu chỉ cần trả 6 đồng nguyên, nay phải trả bảy đồng, họ sẽ mua ít hơn.

Đó là trò Bắc Kinh "thao túng hối suất" để cạnh tranh giá cả. Việc chơi xấu này có lợi cho nước Tàu trên khắp thế giới. Vì các nước khi xuất nhập cảng đều dùng đồng đô la Mỹ để thanh toán với nhau, cho nên món hàng từ một đô la giảm xuống 86 xu sẽ bán giá rẻ hơn, ở bất cứ nước nào.

Không cần phải thao túng hối suất một cách lộ liễu như trên mới làm cho đồng đô la lên giá. Có khi chỉ cần một câu nói. Tháng trước, ông chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu chỉ tuyên bố một câu thôi, cũng có tác dụng. Ông Mario Draghi nói rằng nếu kinh tế Châu Âu chậm lụt thì ông sẽ cho tiền lưu thông nhiều hơn, bằng cách đem đồng Euro mua trái phiếu trong thị trường để kích thích tiêu thụ và đầu tư. Khi nhiều đồng Euro quá, tất nhiên giá trị nó sẽ giảm.

Ngay sau khi ông Draghi tuyên bố, giá Euro đã xuống liền, tức là giá đô la Mỹ lên cao. Từ đầu năm 2018 đến giờ đồng Euco đã tụt giá $10 so với đô la Mỹ. Bữa đó ông Donald Trump đã lên tiếng ngay lập tức, đả kích ông Draghi "chơi xấu". Nhân dịp, ông Trump lại chỉ trích ông Jerome Powell, thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Mỹ, đã không hạ thấp lãi suất như ông Trump kêu gọi ! Ông Powell lờ đi như mọi lần, coi như không nghe thấy. Khi ông Trump hỏi ý kiến người chung quanh có cách nào sa thải ông Powell, do chính ông bổ nhiệm, đồng đô la Mỹ xuống giá ngay ; mặc dù sau đó nó lại lên vì thiên hạ biết ai cũng can ông Trump không nên làm.

Ông Trump thúc giục ông Powell hạ lãi suất bao nhiêu lần, một lý do là ông muốn hạ giá trị đồng đô la xuống cho hàng Mỹ xuất cảng dễ bán hơn. Vì khi đồng tiền nước nào xuống giá thì hàng hóa bán ra ngoài sẽ rẻ hơn. Nhưng xuất cảng chỉ là một cách kiếm ra tiền. Nếu xuất cảng không tăng mà người ta vẫn đem thêm nhiều tiền vào thì có thể lại ích lợi hơn, vì đồng tiền đầu tư mới sẽ giữ cho kinh tế tiếp tục tăng trưởng !

Nhưng dù sao ông Trump cũng khó làm cho đồng đô la Mỹ xuống giá.

Thứ nhất, lãi suất ở các nước kinh tế lớn khác vẫn thấp hơn ở Mỹ. Trái khoán mười năm của chính phủ Mỹ trả 2% tiền lãi, rất thấp so với các khoản vay nợ khác. Nhưng công trái 10 năm của Đức chỉ trả 0.4% vì chính phủ Đức không vay nợ nhiều như chính phủ Mỹ ! Giới đầu tư quốc tế dư tiền sẽ đổi Euro lấy mỹ kim để mua công trái Mỹ. Thế là thị trường đẩy giá đô la lên. Hơn nữa, ngân hàng trung ương các nước lớn đều giữ chính sách tiền tệ theo cùng nhịp với Fed, Ngân Hàng Trung Ương Mỹ, để tránh xáo trộn. Đầu năm 2019, Fed giảm lãi suất thì họ cũng làm theo.

Thứ hai, những cuộc tấn công bằng thuế quan của ông Trump trên các nước khác, từ Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, các nước Âu Châu, đến Canada và Mexico đã tạo một mối bi quan lan rộng khắp các nước này. Kinh tế các nước đó trở thành bấp bênh. Trong khi đó kinh tế Mỹ đã tăng trưởng từ năm 2009 đến nay vẫn tiếp tục. Từ năm đó tới nay đồng đô la dần dần tăng giá trị. Trong Tháng Sáu vừa qua, kinh tế Mỹ tạo thêm 224,000 công việc làm, thời kỳ tăng trưởng kéo dài hơn 10 năm đã vượt qua các kỷ lục cũ. Ngay khi số thống kê nhân dụng được công bố, đồng đô la Mỹ lên giá thêm.

Thứ ba, bình thường thì đem tiền cho chính phủ Mỹ vay vẫn là cách đầu tư an toàn nhất. Các nước dư tiền, từ Nhật Bản, Trung Quốc đến các nước dầu lửa vẫn đem đổi lấy tiền Mỹ khi muốn để dành, thay vì tiền nước khác. Trong khối dự trữ ngoại tệ của các nước có 60% là đô la Mỹ. Đổi lấy đô la rồi, họ lại đem tiền vào nước Mỹ cho vay.

Dân đầu tư khắp thế giới vẫn thích cho Mỹ vay hoặc đầu tư vào nước Mỹ vì nền kinh tế đó lớn và vững chắc nhất. Đặc biệt, trong cả năm vừa qua khi các nước khác sính vính trước cuộc chiến tranh thương mại do ông Trump khởi xướng. Càng lo lắng trước tương lai bất trắc, người ta càng chuộng đem tiền cất vào chỗ trú ẩn an toàn, là các trái khoán do Mỹ phát hành, tốt nhất là đem tiền cho Mỹ vay. Muốn cho vay, họ phải mua đô la Mỹ. Thế là đồng đô la lại tăng giá.

Tổng Thống Trump càng lớn tiếng đòi "trừng phạt" kinh tế các nước khác, bạn cũng như thù, thì tình trạng bất trắc càng lên cao. Ông Trump không thể nào vừa gây chiến vừa kêu gọi cho đồng đô la xuống giá !

Dân Mỹ phải thấy đô la lên là một dấu hiệu cho thấy họ may mắn : Kinh tế vẫn tăng trưởng. Chỉ có một cách làm đô la mất giá là kinh tế Mỹ phát triển chậm lại hoặc đi xuống trong lúc các nước khác đi lên. Nhưng đó là điều ông Trump chắc chắn không muốn ! Khi ông chịu thua, không làm cách nào cho đồng mỹ kim xuống giá được, thì ông phải thấy rất đáng mừng ! 

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 05/07/2019

Published in Diễn đàn

Chỉ ít ngày sau khi gi Vit Nam là đi tác thương mi "th d" trong mt bình lun mà có v như mt li khen ngi, Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump đã quay ngoắt sang mt bit danh khác : Vit Nam là "k lm dng thương mi ti t nht" !

noidoa1

Tổng thng M Donald Trump và Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc ti G20 Osaka, Nhật ngày 28/6/2019. Photo : Chp t VTV1

Biệt danh mi

Nền kinh tế Vit Nam - lo đo như mt k say rượu trong sut 11 năm suy thoái qua - vào ln này phi đi mt vi mt nguy cơ thc s : Vit Nam có th tr thành đối tượng th ba, sau Trung Quc và Mexico, b Trump áp thuế trng pht lên hàng hóa xut khu vào th trường M.

Biệt danh "k lm dng thương mi ti t nht" được Trump tht ra - mt cách ma mai và có phn ni đóa - trong mt cuc phng vn trc tiếp trên đài Fox Business vào cui tháng 6 năm 2019, ch vài tiếng trước khi ông lên đường sang Nht Bn d hi ngh ca Nhóm 20 cường quc kinh tế.

"Rất nhiu công ty đang di sang Vit Nam, nhưng Vit Nam li dng chúng ta còn t hơn c Trung Quc" và "Việt Nam gn như là k lm dng ti t nht trong s tt c mi người" - Trump ch trích gay gt và cáo buc Vit Nam đang li dng cuc chiến tranh thương mi gia M và Trung Quc đ thúc đy xut khu sang M.

Có thể cho rng phát ngôn trên là góc cnh và cng rn nht t trước ti gi ca Trump nhm vào Vit Nam v vn đ thâm ht thương mi. Trong hơn hai năm rưỡi nm quyn, Trump thường than phin v thâm ht mu dch ca M trong quan h vi nhiu nước và đang cố gng thc hin nhng bin pháp quyết lit hơn đ điu chnh tình trng mt cân bng thương mi.

Thời hoàng kim ca Vit Nam

Việt Nam là mt trong nhng quc gia hưởng li nhiu nht t làn sóng thng dư thương mi vi M.

Sau gần hai chc năm hoàng kim từ thi tng thng George Bush, Bill Clinton đến Barack Obama và c thi ca Donald Trump, Vit Nam đã kích hot lượng xut khu phi mã vào th trường Hoa Kỳ và tăng vt s sut siêu lên đến khong 160 ln so vi năm 2001 - thi đim mà Vit Nam mi ký vi M Hip đnh thương mi song phương (BTA) đu tiên.

Chỉ trong 3 năm gn đây, Vit Nam đã to được mt lượng xut siêu k lc - lên đến hàng trăm t USD - vào th trường M.

Vào năm 2017, Việt Nam xut sang M lượng hàng hóa tng giá tr 41,6 t USD nhưng chỉ nhp khu có 9,2 t USD, nâng mc thng dư thương mi lên con s 32,4 t USD vi M.

Đến năm 2018, Vit Nam đã đt giá tr xut siêu mc k lc ti 35 t USD, còn năm 2019 và d kiến xut siêu đến 38 - 40 t USD vào th trường M, càng cng c mt cách chắc chn v trí th 6 ca Vit Nam trong s 16 quc gia b Donald Trump lit vào danh sách ‘gây hi’ cho nn kinh tế M.

Nhưng khác hn vi thi ‘êm m’ vi Tng thng Obama mà đã chng phi nhn đòn trng pht kinh tế nào, gi đây Vit Nam và c nn chính trị đc tài ca nó đang phi đi mt vi nguy cơ b Trump biến thành ‘k thù thương mi’, và do đó phi gánh chu nhng hu qu khó lường v bc tường thuế quan, kim đnh hàng hóa cùng nhng bin pháp khác mà Trump phát n trong thi gian ti.

Những đòn trừng pht đu tiên

Còn nhớ ch ít tháng sau khi nhm chc tng thng, Donald Trump đã giương cao ngn c ‘công bng và đi ng’ - mt đòn thương mi lit Vit Nam vào danh sách 16 quc gia ‘gây hi cho kinh tế M’ và đòi hi các B Thương mi và B Tài chính Mỹ phi thc thi nhng bin pháp quyết lit v hàng rào thuế quan thương mi đi vi hàng Vit Nam.

Đặc bit, c thép và nhôm Vit Nam xut khu vào M đu có th s b đánh thuế cao do ‘đc thù’ ca nhng mt hàng này. Vào đu năm 2018, mt báo cáo từ B Thương mi M cho biết Vit Nam nm trong s các nước mà B Thương mi M đ xut áp mc thuế quan nng lên các sn phm thép và nhôm xut khu sang M.

Trong vụ tung ra bin pháp trng pht đánh thuế "thép Vit Nam có ngun gc Trung Quc" vào tháng 12/2017, Bộ Thương mi Hoa Kỳ đã xác đnh rng có đến 90% sn phm thép t Vit Nam nhp sang M có xut x t Trung Quc. Ch tính riêng Vit Nam, mt hàng thép cun lnh nhp vào M năm 2015 đã tăng vt, t 11 triu đôla lên ti 295 triu đôla. Biện pháp trừng pht này chc chn s có tác đng tiêu cc lên toàn b ngành thép Vit Nam, trong đó có nhiu sn phm thép do chính Vit Nam sn xut.

Trong khi đó theo chính bản tin ca Tng cc Hi quan Vit Nam thì "gi mo xut x, đóng li bao bì bt hợp pháp thường xy ra đi vi hàng dt may, thủy sn, nông sn, gch men, mt ong, st, thép, nhôm và g ép… t Trung Quc". Cùng lúc, mt s chuyên gia đc lp Vit Nam đã cnh báo v vic nhôm tm Trung Quc mượn đường Vit Nam sang M nhưng chính ph và Bộ Công thương Vit Nam không có hành đng cng rn gì. Không nhng thế, còn có mt l hng pháp lý mà dường như b này c tình đ li cho Trung Quc tun hàng qua Vit Nam.

Cũng có nghĩa là thặng dư thương mi ca Vit Nam vi M bao gm c giá tr hàng hóa thép và nhôm có xuất x t Trung Quc, tc Vit Nam đã thông đng vi Trung Quc đ la người M.

Chỉ mt tháng sau vic bt thn tung ra bin pháp trng pht đánh thuế "thép Vit Nam có ngun gc Trung Quc", Hoa Kỳ đã khiến gii chc thương mi Vit Nam" chịu sc thêm mt ln na khi thông báo vi T chc Thương mi Thế gii (WTO) v 8 công ty mà l ra Vit Nam phi đăng ký là "doanh nghip nhà nước" theo quy tc thương mi toàn cu.

Tám công ty mà Mỹ khai báo vi WTO đu là nhng cái tên ni đình nổi đám ở Vit Nam : Tp đoàn Du khí Quc gia Vit Nam (PVN) và công ty con là Tng công ty Du Vit Nam (PV Oil), Tp đoàn Xăng du Vit Nam (Petrolimex), Công ty Xăng du Hàng không Vit Nam (Vinapco/SkyPec), Tng công ty Lương thc min Bc và Tng công ty Lương thc min Nam (Vinafood I và Vinafood II), Công ty Vàng bc Đá quý Sài Gòn (SJC) và Tp đoàn Công nghip Than và Khoáng sn Vit Nam (Vinacomin).

Thoạt nhìn, s kin trên có v không my bt thường trong quan h các tha thun giao thương đa phương quốc tế. Tuy nhiên xét v chiu sâu quan h thương mi song phương gia M và Vit Nam cũng như quan h thương mi đa phương gia Vit Nam vi nhiu quc gia, s kin này không ch mang tính cnh báo hay như mt đng tác trng pht mi v thương mi ca M đi vi Vit Nam, mà còn có th khiến Vit Nam b không ít quc gia quay lưng vì thói "gian ln thương mi" đã và đang hin l mt cách có h thng.

Vụ vic 8 doanh nghip nhà nước ca Vit Nam b phía Hoa Kỳ cáo buc lên WTO chc chn snh hưởng tiêu cực đến hot đng xut, nhp khu ca các doanh nghip này, bi c 8 doanh nghip nhà nước này đu tham gia hot đng kinh doanh xut, nhp khu.

Cho tới nay vn không thy phía Vit Nam đưa ra được các chng c có tính thuyết phc đ bác b cáo buc từ phía Hoa Kỳ.

Nếu các nước phát trin ng h quan đim ca Hoa Kỳ thì s dn đến khi lượng hàng hóa xut khu ca 8 doanh nghip nhà nước trên s gim sút, thm chí các doanh nghip khác ngoài 8 doanh nghip nhà nước b cáo buc xut khu sang các th trường nước ngoài cũng có th gp khó khăn.

Những đòn trng pht tiếp theo

Tháng 5 năm 2019, Bộ Tài chính M li tung ra mt đòn trng pht mi, hoc chính xác là mt mi đe da mi đi vi Vit Nam.

Lần đu tiên, Vit Nam đã suýt b lit vào danh sách các nước thao túng tin t - danh sách được B Tài chính M cp nht c sau mi 6 tháng.

Mỹ s dng ba tiêu chí đ đánh giá vic thao túng tin t ca mt quc gia : thng dư tài khon vãng lai ln hơn 3% GDP, thng dư thương mi hàng hóa song phương vi M ít nht là 20 t đô la, và can thip vào th trường ngoi hi vượt quá ít nht 2% GDP.

Việt Nam b M xem là mt nước lũng đon tin t vì đã cho h giá đng tin ca mình mt cách gi to.

Trong vài năm qua, Ngân hàng Nhà nước Vit Nam đã liên tiếp tăng t giá trung tâm để kích thích gom USD trôi ni. Ch trong 4 tháng đu năm 2019, dù đã trám bt l hng toang hoác ca Qu d tr ngoi hi đ có tin tr n nước ngoài, nhưng cơ quan ‘siêu ngân hàng’ này đã phi trút vào th trường t do đến 200.000 t đng - chiếm đến hơn 4% GDP, tc vượt xa gii hn 2% GDP mà M quy đnh đi vi quc gia thao túng tin t.

Việt Nam cũng đã ‘tha mãn’ tiêu chí thng dư thương mi khi đt giá tr xut siêu vào th trường M mc k lc ti 35 t USD vào năm 2018, không ch cng cố mt cách chc chn v trí th 6 mà còn có trin vng leo lên v trí th 5 trong danh sách 16 quc gia b Donald Trump lit vào danh sách ‘gây hi’ cho nn kinh tế M.

Nếu b xem là quc gia lũng đon tin t, ca vào ‘kinh tế th trường’ ca chính th đc đng Vit Nam, vn đã chng rng m gì, s càng thêm hp li. Khi đó, tương lai rt cn k là theo lnh ca Tng thng Trump, Đi din Thương mi M s nâng cao mc thuế sut đánh vào hàng xut khu ca Vit Nam vào th trường M - tương t chiến dch nâng thuế sut đến 25% ca M đi vi toàn b 500 t USD giá tr hàng hóa ca Trung Quc vào th trường M.

Và nếu b M đánh thuế nng hàng xut khu, nhiu doanh nghiệp sản xut và kinh doanh hàng Vit Nam s lâm vào cnh phá sn, còn nhiu doanh nghip có vn đu tư nước ngoài s không th chu ni thuế sut cao mà s phi rút khi Vit Nam, khiến nn kinh tế nước này lao nhanh vào suy thoái trm kha và càng khiến tui thọ ca chính th đc đng tr nên ngn ngi đến khó lường.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 01/07/2019

Published in Diễn đàn

Donald Trump – Những thắng lợi lớn bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka

Cuộc hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản đã kết thúc. Thành quả của hội nghị chưa được chính phủ Nhật – nước chủ nhà - đúc kết, tuy nhiên bên lề hội nghị. Ông Donald Trump, tổng thống Mỹ đã "gặt hái" nhiều thành quả tốt đẹp, đem lại những chiến thắng huy hoàng cho nước Mỹ.

ivan1

Ông Trump đã ép được ông Tập Cận Bình, chủ tịch đảng và nhà nước cộng sản Trung Hoa phải ngồi vào bàn tiếp tục đàm phán về việc ngừng cuộc chiến thương mại

Chiến thắng rõ rệt nhất, không ai có thể chối cãi được là việc, bằng những đòn ngoại giao khéo léo, uyển chuyển, ông Trump đã ép được ông Tập Cận Bình, chủ tịch đảng và nhà nước cộng sản Trung Hoa phải ngồi vào bàn tiếp tục đàm phán về việc ngừng cuộc chiến thương mại do ông Trump khởi xướng đầu năm 2018 (1).

Lãnh đạo các nước tham dự hội nghị thở ra nhẹ nhõm, nồng nhiệt chúc mừng hai ông Trump và Tập khi thấy họ chịu ngồi lại tiếp tục nói chuyện với nhau để giảm bớt căng thẳng cuộc thương chiến có thể gây ra hậu quả khủng khiếp cho nền kinh tế toàn cầu.

Vài nhà bình luận quốc tế cho rằng ông Donald Trump đã nhượng bộ ông Tập Cận Bình quá nhiều trong việc mong muốn nối lại cuộc đàm phán bị gián đoạn trong thời gian qua dù hạn chót phải thỏa hiệp mà ông Trump đưa ra là 31/03/2109, nếu không sẽ bị áp thuế 324 tỉ USD lên tất cả hàng hóa còn lại của Trung Quốc nhập vào Mỹ.

Điều đó không đúng. Trong một cuộc thương chiến, việc nhượng bộ nhất thời một vài điểm để đạt được chiến thắng cuối cùng rất quan trọng. Đó thuộc về Nghệ thuật đàm phán (2).

Nhưng ông Trump đã nhượng bộ ông Tập những điều gì để có thế "ép buộc" ông Tập trở lại bàn hội nghị ?

Chẳng có gì nhiễu nhặn hay đáng kể, chỉ là một vài chuyện nhỏ mà giới truyền thông, báo chí tự do, "thiên tả" đem ra bàn tán, xào nấu, khuấy động để kiếm độc giả. Đó là việc nới lỏng lệnh cấm cung cấp linh kiện điện tử cho Huawei của Trung Quốc cho đến khi có quyết định mới của Trump, cũng như việc cho Huawei được tiếp tục sử dụng phần mềm (software) cho điện thoại smartphone của mình. CEO's của các hãng Intel, Qualcomm, Broadcom... thở ra nhẹ nhõm.

Đổi lại, ông Trump đã "ép" được họ Tập phải ngay lập tức mua lại sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, thịt heo, đậu nành, bắp... nhất là "một ít" đậu nành đang còn tồn kho ở các tiểu bang miền Trung Tây nước Mỹ. Mua bao nhiêu triệu tấn, giá bao nhiêu một tấn và lúc nào bắt đầu chỉ là chuyện nhỏ như ông Trump từng tuyên bố : "Chiến tranh thương mại chỉ làm thương tổn nông dân của chúng tôi rất ít và, chúng tôi có thời gian và kiên nhẫn..." (3).

Những người chỉ trích ông Trump là nhượng bộ quá nhiều cho việc tái đàm phán về cuộc thương chiến là những người chỉ dùng đầu óc của con "gà" để đánh giá suy nghĩ, nhận định của con "phượng hoàng" ngàn năm mới có một là Donald Trump, bởi khi họ Tập chấp nhận ngồi lại nói chuyện là ông Trump đã ở thế thượng phong, có thể "ép buộc" Tập Cận Bình phải thỏa thuận những điều Trump đưa ra.

ivan2

Thủ thướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam xun xoe, nịnh bợ đến chào hỏi Trump trong giờ nghỉ giải lao cho thấy thế thượng phong của Mỹ là bất khả tư nghị với bất cứ lãnh đạo nước nào.

Ngay cả khi thỏa thuận về trade war được ký kết, ông Trump vẫn có toàn quyền thay đổi theo ý minh nếu thấy giao dịch thương mại bất lợi cho Mỹ. Việc thủ thướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam xun xoe, nịnh bợ đến chào hỏi Trump trong giờ nghỉ giải lao cho thấy thế thượng phong của Mỹ là bất khả tư nghị với bất cứ lãnh đạo nước nào.

Đó là chiến thuật "cây gậy và củ cà rốt" đã được Mỹ áp dụng nhiều lần trong quá khứ và luôn thành công, chưa hề thất bại lần nào trong chính sách ngoại giao của Mỹ.

Bên cạnh đó, việc cô Ivanka Trump, con gái ông Trump đứng chụp hình chung với lãnh đạo các nước trong G20 cũng là một "thắng lợi" tuy không lớn lắm nhưng cũng đầy đủ ý nghĩa vì không lãnh đạo của bất cứ nước nào trong G20 "dám" đem con cái theo rồi ra chụp hình chung với lãnh đạo các nước khác trong những cuộc họp thượng đỉnh như vậy. Điều đó chứng tỏ rằng ông Trump vẫn là "lãnh đạo" của các lãnh đạo trong G20, toàn quyền muốn làm gì thì làm.

Trump G20

Cô Ivanka Trump, con gái ông Trump đứng chụp hình chung với lãnh đạo các nước trong G20 cũng là một "thắng lợi" tuy không lớn lắm nhưng cũng đầy đủ ý nghĩa

Ngoài ra theo đài truyền hình CNN, trên đường thăm viếng Nam Triều Tiên, ông Donald Trump cũng đã gặp Kim Jong-un tại vùng phi quân sự (DMZ- Demilitarized Zone) nằm giữa Nam-Bắc Triều Tiên, ghi thêm điểm thắng lợi cho ông Trump trong cuộc đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

ivan4

Trump tươi cười đưa tay đỡ khủy tay của Kim Jong-un

Cho dù cuộc gặp gỡ ấm áp, tình cảm nồng nàn giữa ông Trump và nàng Kim chỉ kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ, thái độ vồn vã, thân mật của ông Trump với Chairman – chữ ông Trump dùng với người yêu họ Kim - Kim Jong-un, tươi cười, đưa tay đỡ khủy tay của Kim khác hẳn thái độ trịch thượng của ông Trump khi ngồi khoanh tay, câng câng cái mặt nhìn Nguyễn Xuân Phúc cười cầu tài cho thấy trước hay sau, sớm hay muộn, họ Kim sẽ phải từ bỏ vũ khí hạt nhân theo những điều kiện mà ông Trump mong muốn.

Giải Nobel hòa bình coi như ông Trump cầm chắc trong tay, chỉ chưa biết sẽ được quyết định trao vào thời điểm nào.

Những "thành quả" to lớn, hoành tráng đậm màu sắc sáng tạo của ông Trump bên lề hội nghị G20 chắc chắn sẽ bị giới truyền thông "thổ tả", tay sai của đảng Dân Chủ hay Hillary, Clinton, Joe Biden, George Soros..." bóp méo, tuyên truyền" không đúng sự thật.

Thật đáng buồn cho nước Mỹ.

Thạch Đạt Lang

(01/07/2019)

(1) Trump Revives China Talks With Tariffs Truce, Break for Huawei, Bloomberg, 29/06/2019

(2) The Art Of The Deal – Quyển sách thuộc loại Best Seller mà ông Trump là "tác giả" cùng với Tony Schwartz

(3) "Trade war hurt our farmers very little and, we have time and patient...".

Published in Diễn đàn

Donald Trump : Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân lên Bắc Triều Tiên (RFI, 30/06/2019)

Ngày 30/06/2019 có thể được ghi vào lịch sử như là ngày mà một tổng thống Hoa Kỳ đang tại chức đặt chân trên lãnh thổ Cộng Hòa Nhân Dân Triều Tiên. Đáp ứng lời mời qua Twitter của tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra trước đó một hôm, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã đến Bàn Môn Điếm để tiếp xúc với đồng nhiệm Hoa Kỳ. Nhân dịp này tổng thống Mỹ đã có một cử chỉ đầy biểu tượng : Bước qua lằn ranh biên giới, đặt chân lên phần đất của Bắc Triều Tiên.

chan1

Cùng với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống Mỹ Donald Trump (t) đặt bước chân đầu tiên lên lãnh thổ Bắc Triều Tiên tại Bàn Môn Điếm, ngày 30/06/2019. Reuters/Kevin Lamarque

Từ Seoul, thông tín viên RFI Frédéric Ojardias tường thuật :

"Tổng thống Mỹ Donald Trump tiến đến từ phía nam. Ông ấy bước về phía lằn ranh biên giới hai miền nam bắc Triều Tiên, giữa hai tòa nhà màu xanh da trời, trên lối đi lát bê tông cắt ngang đường giới tuyến. Phía bên này đường ranh giới, Donald Trump chờ đợi vài giây, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đang tiến lại từ phía bắc.

Hai nhà lãnh đạo bắt tay nhau qua đường giới tuyến. Họ vượt qua biên giới rồi bước sang phần đất miền bắc. Đây thực sự là thời khắc lịch sử. Donald Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đặt chân đến Bắc Triều Tiên khi đang tại chức.

Sau đó, hai nhà lãnh đạo nhanh chóng quay trở lại phần đất phía nam. Họ tươi cười nói chuyện trước rất đông nhiếp ảnh gia đang tìm cách ghi lại khoảnh khắc lịch sử nói trên.

Phát biểu với các nhà báo, tổng thống Mỹ cho biết là bước qua lằn ranh biên giới là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, ông Trump cũng không thể chắc chắn là hình ảnh đẹp, ngón đòn truyền thông đó có thực sự cho phép hai bên quay lại bàn đàm phán hay không.

Hai nhà lãnh đạo sau đó đã gặp tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Và cả ba nhà lãnh đạo vào thảo luận bên trong tòa nhà nằm bên cạnh lằn ranh biên giới, trên đất Hàn Quốc".

Thách thức các quy tắc ngoại giao

Trung thành với thói quen của mình, tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa thách thức các quy tắc ngoại giao : ông Trump đã đề nghị lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tới cuộc gặp thông qua tin nhắn trên mạng Twitter để "bắt tay và chào nhau".

Với một phản ứng nhanh chóng khác thường, Bắc Triều Tiên thể hiện thái độ quan tâm. Thứ trưởng Ngoại Giao Choe Son Hui tuyên bố một thượng đỉnh như vậy sẽ là "một dịp có ý nghĩa nhằm thắt chặt quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo, và để thúc đẩy các quan hệ song phương".

Seoul nhận định cuộc gặp tại nơi biểu tượng cho 7 thập kỷ chia cắt và thù địch sẽ mang ý nghĩa quan trọng. Diễn ra khi không có nhiều thời gian chuẩn bị, một thượng đỉnh như vậy có thể sẽ không cho phép đạt được những bước tiến ngay lập tức về vấn đề hạt nhân, nhưng có thể sẽ góp phần tái khởi động các cuộc đàm phán vốn đang bị tắc nghẽn từ nhiều tháng nay.

Không chỉ là để bắt tay và chào hỏi

Khi mời ông Kim Jong-un đến gặp mặt ở vùng phi quân sự phân chia hai nước Nam và Bắc Triều Tiên, tổng thống Mỹ cho biết mục tiêu "chỉ là để bắt tay và chào hỏi nhau" (just to shake hand and say hello), nhưng trong thực tế cuộc gặp đã trở thành một sự kiện lịch sử.

Ông Donald Trump đã nhận lời mời của ông Kim Jong-un, bước qua vạch kẻ phân cách Hàn Quốc với Bắc Triều Tiên và đi vài bước trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên trước khi cùng ông Kim quay trở lại phần đất của Hàn Quốc.

Ông Donald Trump như vậy đã trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân lên lãnh thổ Bắc Triều Tiên, một sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử. Vào năm 1994, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter cũng đã từng đến Bắc Triều Tiên, nhưng khi ấy ông Carter không còn tại chức.

Cuộc gặp gọi là để chào hỏi xã giao sau đó đã biến thành một tiểu thượng đỉnh ở Bàn Môn Điếm, kéo dài khoảng 50 phút, chứ không đơn thuần là một cái bắt tay và một tiếng Hello như ông Trump gợi lên trong lời mời.

Trọng Nghĩa, Thùy Dương

*****************

Tổng thống Trump : ‘Đứng trên đất Triều Tiên’ là ‘vinh dự lớn’ (VOA, 30/06/2019)

Tổng thng Donald Trump hôm 30/6 nói rng ông đã có "cuc gp tuyt vi" vi lãnh t Triu Tiên Kim Jong-un ti Vùng Phi quân s gia Hàn Quc và Triu Tiên.

chan2

Ông Trump và ông Kim tại cuộc gặp hôm 30/6.

Theo AP, ông Trump viết trên Twitter v vic ri Hàn Quc sau chuyến thăm Châu Á kéo dài bn ngày cũng như chuyn tr thành tng thng M đương nhim đu tiên đt chân lên đt Triu Tiên.

Ông Trump tweet rằng ông đã "đng trên đt Triu Tiên" và nói rng đó là một đng thái "quan trng" cũng như như là "mt vinh d ln".

Sau cuộc gp hôm 29/6, ông Trump thông báo rng ông và ông Kim đã đng ý ni li các cuc đàm phán b đình tr v vic phi ht nhân hóa trong nhng tun ti, theo AP.

Reuters đưa tin rng cuc gp kín gia hai nhà lãnh đo din ra trong vòng gn mt gi đng h.

"Chúng tôi có một cuc gp rt, rt tt đp", Tng thng Trump nói sau cuc đi thoi.

Hãng tin Anh dẫn li ông Kim nói thêm rng s là vinh d ln nếu ông Trump thăm th đô Bình Nhưỡng. Trong khi đó, tin cho hay, ông Trump nói rng hai nhà lãnh đo đng ý thăm quc gia ca nhau "vào thi đim phù hp".

Trong chuyến công du Nht d hi ngh thượng đnh G20, ông Trump đã hội đàm vi Tng thng Nga Vladimir Putin và gp Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình. Ông Trump và ông Tp cũng đã quyết đnh ni li đàm phán thương mi sau khi các cuc trao đi đ v trước đó.

********************

Sau hội kiến với Kim tại Bàn Môn Điếm, Trump tuyên bố "sớm" đàm phán tiếp (RFI, 30/06/2019)

Ngoài hành động mang tính biểu tượng bước qua lằn ranh giới tuyến Nam Bắc Triều Tiên, dấu ấn chia cắt sâu đậm nhất còn lại của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cuộc gặp bất ngờ giữa tổng thống Mỹ và lãnh đạo Bắc Triều Tiên còn để lại những kết quả cụ thể gì ?

chan3

Tổng thống Mỹ Donald Trump, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và nguyên thủ Hàn Quốc Moon Jae-in tại Bàn Môn Điếm, 30/06/2019. Reuters/Kevin Lamarque

Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, sau cuộc họp kín kéo dài 53 phút, với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, tại ngôi nhà mang tên Tự Do, trên đường giới tuyến Liên triều, bên phía lãnh thổ Hàn Quốc, trong cuộc họp báo chung với tổng thống Hàn Quốc, nguyên thủ Mỹ tuyên bố : "Chúng tôi đã đạt thỏa thuận về việc thành lập các ê kíp", để chuẩn bị trong hai ba tuần lễ tới sẽ mở lại các đàm phán nhằm tìm phương hướng vượt qua các bất đồng.

Cũng như những lần hội kiến trước, tổng thống Mỹ tỏ ra tin tưởng, cũng như không vội vã. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tham gia vào cuộc gặp mặt tay ba lịch sử này, và cũng là người tham gia kiến thiết cuộc hội kiến bất ngờ, ghi nhận : với cuộc gặp mặt trực tiếp Trump – Kim lần thứ ba, tại Bàn Môn Điếm, "tiến trình hòa bình nhằm hướng đến phi hạt nhân hóa hoàn toàn, và thiết lập một nền hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên, đã vượt qua được một trở lực lớn".

Vẫn theo Yonhap, sau khi thông báo về nhân sự đứng đầu đoàn đàm phán mỗi bên, Donald Trump và Kim Jong-un đã quyết định sẽ nhanh chóng tái khởi động tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa. Tổng thống Mỹ cho biết đặc sứ về Bắc Triều Tiên Stephen Biegun sẽ tiếp tục dẫn dắt đoàn đàm phán Hoa Kỳ, đồng thời bày tỏ hy vọng Bình Nhưỡng thay đổi một số thành phần trong đoàn.

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên không đưa ra tuyên bố nào sau cuộc họp kín.

Ngờ vực

Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, nhiều chuyên gia chính trị quốc tế và chính trị gia tỏ ra ngờ vực về cuộc hội kiến bất ngờ Trump – Kim lần thứ ba, mà tổng thống Mỹ thoạt tiên nhấn mạnh chỉ là một cuộc gặp thân mật nhằm duy trì quan hệ song phương, chứ hoàn toàn không phải là một cuộc thượng đỉnh lần thứ ba.

Mintaro Oba, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, chuyên gia về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, phê phán lối ngoại giao của tổng thống Mỹ, mang tính quảng cáo, không nhằm giải quyết các vấn đề thực chất. Trả lời ABC, ứng cử viên sơ bộ tranh cử tổng thống Mỹ, đảng Dân Chủ, thượng nghị sĩ Bernie Sanders khẳng định bản thân ông không hề thấy có vấn đề gì khi gặp gỡ lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong-un tại Bắc Triều Tiên hay nơi khác, đồng thời lên án phong cách ngoại giao "trưng ảnh" của tổng thống Mỹ, và "chính sách trống đánh xuôi, kèn thổi ngược không thể tin nổi" của tổng thống Trump đã làm suy yếu nền ngoại giao Hoa Kỳ.

Món quà tráo đổi

Theo nhà phân tích Go Myong-hyun, Viện nghiên cứu chính trị Asan, Seoul, cuộc gặp nói trên là "một món quà rất lớn của Kim dành cho Trump", trong bối cảnh đàm phán bế tắc sau thượng đỉnh Hà Nội, bởi cho đến nay Washington không hề đáp ứng đòi hỏi của Bình Nhưỡng, là cần dỡ bỏ một số trừng phạt quốc tế để nối lại các đàm phán. Chế độ Bình Nhưỡng đã "mang lại một cơ hội mới" cho tổng thống Mỹ, muốn khẳng định là quan hệ ngoại giao có thể duy trì, chủ yếu nhờ mối quan hệ cá nhân giữa hai lãnh đạo.

Ngược lại, vẫn theo vị chuyên gia này, cuộc gặp này cũng là món quà của tổng thống Mỹ tặng lãnh đạo họ Kim, từ lâu vẫn trông đợi một tổng thống Mỹ đặt chân lên đất Bắc Triều Tiên, và được Hoa Kỳ đối xử bình đẳng. Trước cuộc họp kín, lãnh đạo Bắc Triều Tiên tỏ ý tin tưởng là mối quan hệ mật thiết của mình với tổng thống Mỹ "sẽ cho phép vượt qua nhiều trở ngại", và chỉ có một mối quan hệ như vậy mới cho phép hai bên tổ chức trong chớp nhoáng một cuộc hội kiến được đánh giá là lịch sử này.

Trọng Thành

*******************

Mỹ-Bắc Triều Tiên : Vì sao Trump bất ngờ muốn gặp Kim Jong-un ở Bàn Môn Điếm ? (RFI, 30/06/2019)

Cuộc hội kiến lịch sử giữa một tổng thống đương nhiệm Mỹ với lãnh đạo Bắc Triều Tiên trên lãnh thổ Bắc Hàn diễn ra bất ngờ. Donald Trump tung ra lời mời chỉ ngay trước khi từ Nhật Bản sang Hàn Quốc, còn Kim Jong-un thông báo nhận lời ít giờ trước thời điểm dự kiến ngày 30/06/2019. Vì sao lại có cuộc hội kiến có vẻ như đầy ngẫu hứng này ?

chan4

Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tại Bàn Môn Điếm ngày 30/06/2019. U.S. Network Pool/via Reuters TV

Trả lời RFI, nhà chính trị học Pascal Dayez-Burgeon, từng là một nhà ngoại giao tại Hàn Quốc, nhấn mạnh đến việc Washington không muốn để Trung Quốc thao túng hồ sơ Bắc Triều Tiên, đặc biệt với việc bất ngờ tổ chức thượng đỉnh Tập - Kim, chỉ ít ngày trước cuộc gặp Donald Trump – Tập Cận Bình tại Nhật Bản :

"Có thể là do ông Trump khá lo ngại về cuộc thượng đỉnh giữa lãnh đạo Bắc Triều Tiên với chủ tịch Trung Quốc tại Bình Nhưỡng (ngày 20/06/2019). Ông Trump không muốn hồ sơ Bắc Triều Tiên thoát khỏi tay ông ta để rơi trở lại vào vòng kiềm tỏa của Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ đã quyết định phải phản ứng một cách nhanh chóng, với những gì có trong tầm tay.

Đối với Trung Quốc, điều thực sự quan trọng là các đàm phán với Mỹ nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại. Nếu Trung Quốc để ngỏ cho Hoa Kỳ một vùng tự do hành động trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh hy vọng Washington sẽ bớt cứng rắn hơn trong các thương lượng về thương mại. Đây là một khía cạnh của vấn đề.

Nhưng cũng không nên quên rằng, đối với Bắc Kinh, Bắc Triều Tiên trong một chừng mực nào đó là một quốc gia mang tính chiến lược, giống như Cuba. Nếu như Hoa Kỳ đặt chân được vào Bắc Triều Tiên, như vậy họ chỉ còn cách Trung Quốc chừng 200 km. Điều rất quan trọng đối với Bắc Kinh là phải tiếp tục ở trong cuộc chơi, do sự gần gũi với Bắc Triều Tiên về mặt lãnh thổ, miền bắc Trung Quốc tiếp giáp với Bắc Triều Tiên.

Như vậy, Trung Quốc cũng không thể để phó mặc hoàn toàn Bắc Triều Tiên cho nước Mỹ... Vấn đề ở đây như vậy là rộng lớn hơn nhiều chủ đề cụ thể (phi hạt nhân hóa) Bắc Triều Tiên. Theo góc nhìn này, hồ sơ Bắc Triều Tiên chỉ là khía cạnh mang tính chiến thuật trong các thương lượng mang tính toàn cầu".

Trọng Thành

******************

Hội nghị Trump-Kim ở Bàn Môn Điếm chỉ được Bắc Triều Tiên quyết định vào giờ chót (RFI, 30/06/2019)

Cuộc gặp lịch sử giữa một tổng thống Hoa Kỳ và lãnh đạo Bắc Triều Tiên tại đường giới tuyến Liên Triều hôm nay, 30/06/2019, chỉ được quyết định vào giờ chót. Đầu giờ sáng hôm nay, giờ địa phương, vẫn chưa có thông tin gì về quyết định của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un có tới Bàn Môn Điếm hay không.

chan5

Tổng thống Mỹ Donald Trump hội đàm với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tại Bàn Môn Điếm (Hàn Quốc) ngày 30/06/2019. Reuters/Kevin Lamarque

Trong lúc đó, Donald Trump liên tục tung ra các tín hiệu nóng lòng gặp đồng nhiệm Bình Nhưỡng. Trong một cuộc họp với tổng thống Hàn Quốc sáng nay, ông Donald Trump nhấn mạnh là cuộc hội kiến, nếu diễn ra, có thể là "rất ngắn ngủi, nhưng điều đó không quan trọng, chỉ một cú siết tay cũng sẽ mang rất nhiều ý nghĩa".

Cuối giờ sáng nay, trước báo giới, sau một cuộc họp với các chủ doanh nghiệp sáng nay tại Seoul, ông Donald Trump khẳng định lãnh đạo Bắc Triều Tiên rất muốn gặp lại ông, và "dường như đang có nhiều hoạt động chuẩn bị cho một cuộc hội kiến chớp nhoáng".

Theo hãng tin AFP, lãnh đạo Bắc Triều Tiên không chính thức tuyên bố nhận lời mời của tổng thống Mỹ. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, trong cuộc họp báo trưa nay với tổng thống Mỹ, là người đầu tiên thông báo việc ông Kim Jong-un trong những giờ tới sẽ đến Bàn Môn Điếm, ngôi làng là biểu tượng cho "sự chia cắt" hai miền Nam Bắc Triều Tiên.

Sau thượng đỉnh đầu tiên cách nay hơn một năm ở Singapore, mang lại nhiều hy vọng, quan hệ song phương Hoa Kỳ - Bắc Triều Tiên rơi vào bế tắc, đặc biệt sau thất bại của thượng đỉnh lần thứ hai tại Hà Nội cuối tháng 2/2019.

Đối với nhiều nhà quan sát, cuộc hội kiến mà Donald Trump bất ngờ đề xuất tại đường giới tuyến Liên Triều - chỉ được lãnh đạo Bình Nhưỡng chấp nhận ít giờ trước thời điểm dự kiến - cho dù chắc chắn không đủ để mang lại lối thoát cho hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên gai góc, nhưng cũng là một biểu tượng quan trọng, trước hết giúp cho việc thúc đẩy tiến trình giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Trọng Thành

********************

Tổng thống Trump đặt chân sang đất Bắc Hàn (BBC, 30/06/2019)

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un tại khu phi quân sự (DMZ) trong một cuộc gặp mà lần đầu tiên có tổng thống Mỹ đương nhiệm đặt chân sang đất Bắc Hàn.

chan6

Cuộc gặp bất ngờ và lịch sử

Cuộc gặp vốn chưa từng được biết đến sau khi ông Trump viết trên Twitter hôm 29/6 về lời mời dành cho ông Kim trong lúc đang dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Nhật.

Tại cuộc họp báo chung không định trước với Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in sau cuộc gặp với Chủ tịch Kim Jong-un của Bắc Hàn, ông Trump cho biết Những điểm chính như sau :

- Các nhà đàm phán từ hai nước sẽ gặp nhau trong hai hoặc ba tuần tới.

- Ông Trump đã hỏi Kim Jong-un rằng ông có muốn ông đi qua ranh giới phân chia Bắc và Nam Hàn hay không và ông Kim nói ông sẽ coi đó là niềm vinh dự.

- Ông Trump cảm ơn ông Kim vì đã gặp gỡ trong một thông báo ngắn như vậy, tiết kiệm cho ông một số báo chí tiêu cực.

- Ông Trump xác nhận rằng ông đã mời ông Kim tới Nhà Trắng, nhưng không có gì chính thức được đồng ý.

- Ông Trump nói rằng ông không coi các vụ phóng tên lửa của Bắc Hàn vào tháng Năm là các vụ thử tên lửa.

- Ông Trump nói rằng các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Hàn vẫn được áp dụng, mặc dù ông muốn loại bỏ.

chan7

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un tại khu phi quân sự (DMZ)

chan8

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại DMZ

Nhà bình luận Ankit Panda chỉ ra rằng đây là cuộc gặp gỡ ba bên đầu tiên giữa lãnh đạo hai miền Triều Tiên và Hoa Kỳ. Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in đã cố gắng đóng vai trò trung gian hòa giải giữa hai nước trong nhiều năm.

Khoảnh khắc này là thứ chúng ta chưa từng thấy trước đây. Bình Nhưỡng vốn thích sự kiện ngoại giao được lên kế hoạch cẩn thận.

Ông John Delury của Đại học Yonsei ở Seoul nói với BBC rằng việc ông Kim cùng nói chuyện với ông Moon và ông Trump "là điều rất phi thường".

Cũng tại sự kiện hôm 30/6, người ta thấy ông Trump bước qua lằn ranh biên giới vào lãnh thổ Bắc Hàn. Ông Kim Jong-un nói : "Đó là một hành động rất can đảm và quyết đoán".

Ông Trump cũng dẫn Kim vào lãnh thổ Nam Hàn.

Chưa từng có tổng thống Mỹ đương nhiệm nào từng bước vào lãnh thổ Bắc Hàn trước đây.

Bình Nhưỡng mô tả đề nghị này là "thú vị", nhưng chưa cho biết liệu ông Kim có nhận lời hay không.

Ông Trump đang ở Nam Hàn để thảo luận về các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa và vấn đề thương mại.

Một cuộc gặp với ông Kim sẽ là cuộc gặp gỡ mang tính biểu tượng, tiêu biểu cho phong cách ngoại giao khác thường của ông Trump.

Đến nay đã hai hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim diễn ra tại Singapore và Việt Nam - và thất bại trong việc thu hẹp sự khác biệt về tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Các nhà bình luận nói rằng một cuộc họp thứ ba giữa hai người tại DMZ sẽ đem lại tiếng vang nhưng tác động tối thiểu đến tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa.

Ông Trump chưa xác nhận ông Kim sẽ ở đó mà chỉ nói ông mong đợi có chuyến thăm DMZ "thực sự thú vị".

Bình Nhưỡng mô tả đề nghị này là một "gợi ý rất thú vị", nhưng nhấn mạnh rằng họ chưa nhận được yêu cầu chính thức.

Published in Châu Á

Tổng thống Donald Trump đã xông vào lại thế giới của ngoại giao quốc tế hôm Thứ Sáu vừa qua với sự khiêu khích điển hình, tạo mất thăng bằng cho những đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ, kể cả nước chủ nhà, trong khi ông tìm cách đạt ưu thế trong một loạt những tranh chấp về kinh tế và an ninh vốn sẽ có những hậu quả khôn lường.

ngoaigiao1

Tổng thống Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản. (Hình : Getty Images)

Suốt ngày Thứ Sáu, tổng thống đã mở ra một loạt những cuộc họp mà cái giá sẽ rất cao với các lãnh tụ đến dự Hội Nghị Thượng Ðỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản, sau khi đặt câu hỏi về nền tảng của liên hệ của Hoa Kỳ với hai nước bạn quan trọng nhất, Nhật Bản và Đức, đã tấn công vào một "đối tác" thứ ba, Ấn Độ.

Thủ tướng Nhật Bản, chủ trì cuộc họp thượng đỉnh, vẫn còn chới với sáng hôm Thứ Sáu trước cuộc tấn công của tổng thống về hiệp ước phòng thủ hỗ tương vốn đã là nền tảng của liên hệ giữa Washington và Tokyo từ gần bảy thập niên nay.

Còn lãnh tụ Đức đã ngày càng quen thuộc và đã nhún vai trước những tấn công của tổng thống Trump về điều mà ông bảo là Đức lợi dụng ô dù an ninh của Hoa Kỳ trong khi Ấn Độ thì đang cố gắng tìm cách giải quyết lời than phiền của tổng thống về chính sách mậu dịch của mình mà không khiêu khích ông đi vào một cuộc chiến leo thang thuế quan như ông đang làm với Trung Cộng.

Sự lựa chọn mục tiêu có vẻ dính trực tiếp với các cuộc họp của tổng thống dự trù cho ngày Thứ Sáu.

Ông đã ngồi xuống nói chuyện với Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản, nước chủ nhà cho hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay, rồi gặp chung Thủ tướng Abe với Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ. Rồi gặp riêng ông Modi. Sau đó ông ngồi xuống với Thủ tướng Angela Merkel của Đức.

Ngược lại, tổng thống có vẻ không có gì để chỉ trích trước khi đến Osaka vị lãnh tụ thứ tư trong những cuộc gặp gỡ vào ngày Thứ Sáu, Tổng thống Vladimir V. Putin của Nga, người mà chính phủ đã tổ chức một chiến dịch có hệ thống để can thiệp vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016 và đang bắt hai công dân Hoa Kỳ trong một điều bị coi như là cáo buộc ngụy tạo. Ông Trump đã có một cuộc họp vui vẻ với ông Putin, còn đùa nói với ông Putin "Làm ơn đừng can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2020".

Ông cũng không có điều gì tiêu cực để nói về người ăn sáng với ông vào ngày Thứ Bảy, Thái Tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia, vốn mới bị Liên Hiệp Quốc cáo buộc là kẻ chắc đã điều khiển vụ giết và phân thây một nhà báo Saudi đang là thường trú nhân ở Hoa Kỳ.

Trong việc dành chỉ trích cho các quốc gia bạn của Hoa Kỳ, tổng thống đã lập lại cách hành xử mà ông đã dùng ở Anh hôm đầu Tháng Sáu. Khi một nhà báo nhắc đến những chỉ trích trước đây của ông về Quận Chúa Sussex, ông Trump bảo ông không biết là "cô ấy xấu", rồi chối ngay là ông đã từng nói như vậy, mặc dầu tờ báo đã phỏng vấn tổng thống đưa ra đoạn thu băng ông nói đúng điều đó.

Ông cũng gọi đô trưởng Sadiq Khan của thành phố mà ông viếng thăm là "stone cold loser" và chê ông Khan là một trong những đô trưởng tệ hại nhất của London.

Riêng với nước chủ nhà Nhật Bản, ông đã tấn công vào thỏa thuận quốc phòng hỗ tương giữa Nhật và Hoa Kỳ, vốn đã là nền tảng cho liên hệ giữa hai quốc gia từ những năm đầu tiên sau Thế Chiến Thứ Hai. Sau khi Thông Tấn Xã Bloomberg tường thuật là ông đã bàn thảo riêng với các phụ tá về việc rút lui khỏi thỏa thuận này, không cần được hỏi, ông đã nêu lên vấn đề này trong cuộc phỏng vấn với Fox Business Network, hôm Thứ Tư.

Ông nói : "Chúng ta có một hiệp ước với Nhật Bản. Nếu Nhật Bản bị tấn công, chúng ta sẽ đánh Thế Chiến Thư Ba. Chúng ta sẽ vào và chúng ta sẽ bảo vệ họ và chúng ta sẽ chiến đấu với mạng sống của chúng ta và gia tài của chúng ta. Chúng ta sẽ đánh bất kể chi phí, đúng không ? Nhưng nếu chúng ta bị tấn công, Nhật Bản không phải làm gì giúp chúng ta cả. Họ có thể ngồi xem trên truyền hình Sony về cuộc tấn công".

Giáo Sư Gary J. Bates, giáo sư chính trị và bang giao quốc tế của Viện Ðại Học Princeton và là một chuyên gia về Đông Á, trong một bài đóng góp trên tờ New York Times, viết :

"Lời nhận xét của ông Trump chứng tỏ một sự thiếu hiểu biết chiến thuật và lịch sử mà sẽ khiến một người như vậy không được một chỗ nhỏ ở Bộ Ngoại Giao. Tuy tổng thống ngầm ý nói hiệp ước này có ưu tiên cho Nhật Bản, nó thực sự là do chính Hoa Kỳ áp đặt. Sau khi Đế Quốc Nhật đầu hàng Đồng Minh vào Tháng Tám năm 1945, chấm dứt Đệ Nhị Thế Chiến, đất nước Nhật bị đặt dưới sự chiếm đóng của Hoa Kỳ bởi Tướng Douglas MacArthur vô cùng độc đoán. Để bảo đảm là Nhật Bản không là một đe dọa trong tương lai, Hoa Kỳ đã viết một hiến pháp chủ hòa trong đó Nhật Bản không được quyền có quân đội. Khi cuộc chiếm đóng chấm dứt vào Tháng Tư năm 1952, Nhật Bản đã từ bỏ chủ nghĩa quân phiệt và nhiệt thành theo đuổi chủ nghĩa chủ hòa và một chế độ dân chủ. Trong Điều 9 của bản Hiến Pháp mà được soạn nguy thủy bằng tiếng Anh ở tổng hành dinh của tướng MacArthur, Nhật Bản từ bỏ chiến tranh và hứa không bao giờ duy trì các lực lượng bộ binh, thủy quân và không quân".

"Trong hiệp ước an ninh năm 1951 mà tổng thống có vẻ chê bai, Hoa Kỳ, trong một vị thế chế ngự đối với Nhật Bản, đã muốn gì được nấy. Nhật Bản cho phép Hoa Kỳ đặc quyền đặt quân đội trên đất Nhật, biển Nhật và không phận của Nhật Bản, mà Hoa Kỳ có thể sử dụng để đối phó với Liên Xô. Trong hiệp ước sửa đổi năm 1960, Hoa Kỳ hứa sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu họ bị tấn công. Trong suốt Chiến Tranh Lạnh, Nhật Bản dân chủ đã trở thành liên minh cột trụ của Hoa Kỳ ở Châu Á, một tiền đồn chống lại cộng sản ở Trung Quốc và Liên Xô".

Một nhà bình luận trong vùng đã đặt câu hỏi là nếu điều đình lại hiệp ước phòng thủ hỗ tương, liệu Hoa Kỳ có đồng ý cho Nhật Bản đóng quân trên đất mình để "bảo vệ" Hoa Kỳ khi bị tấn công hay không bởi đó chính là điều kiện của Hoa Kỳ đối với Nhật Bản để Nhật được bảo vệ.

Giáo Sư Bates viết tiếp : "Hơn thế, ông Trump đã sỉ nhục nước chủ nhà qua việc bỏ qua những gì Nhật Bản đã làm sau khi Hoa Kỳ bị tấn công vào ngày 11/09/2001. Nhân dân Nhật công khai chia sẻ mối đau đớn của đồng minh Hoa Kỳ sau cuộc tấn công khủng bố, mà trong đó một số công dân Nhật cũng thiệt mạng. Thủ tướng bảo thủ và rất ủng hộ Hoa Kỳ Junichiro Koizumi, đã nhân vụ thảm sát này như là một cơ hội để sửa lại Điều 9 của Hiến Pháp và khuyến khích đất nước mình hãy gánh trách nhiệm quốc tế. Chinh phủ ông thúc đẩy qua quốc hội một đạo luật chống khủng bố vốn cho phép Lực lượng Phòng Vệ Nhật Bản cung cấp hỗ trợ cho chiến dịch của Hoa Kỳ ở Afghanistan, tuy rằng – vì Hiến Pháp chủ hòa – không chiến đấu hay trực tiếp lâm chiến".

"Khi Tổng thống George W. Bush tấn công Iraq năm 2003, ông Koizumi là người ủng hộ ông mạnh mẽ nhất trong các lãnh tụ quốc tế. Tuy Hiến Pháp Nhật cấm tham gia cuộc chiến hay đóng góp quân sự, chính phủ Koizumi thông qua một đạo luật đặc biệt cho phép Lực lượng Phòng Vệ giúp đỡ trong các sứ vụ hỗ trợ cho Iraq hậu chiến. Nhiều trăm binh sĩ bộ binh Nhật Bản đã cung cấp nước uống và dịch vụ y tế, sửa đường và xây nhà. Người ta có thể trách ông Koizumi, như nhiều người Nhật đã nói, đã ủng hộ cho cuộc chiến tốn kém và vô ích của ông Bush –nhưng thật khó mà bảo là Nhật Bản, như Tổng thống Trump mới tuyên bố, đã không sát cánh với Hoa Kỳ".

Điều còn đau đớn hơn nữa cho Thủ tướng Shinzo Abe, một người vốn đã bỏ nhiều công sức để tạo một liên hệ với Tổng thống Trump và đang cố giúp tìm một giải pháp cho vấn đề Iran, là vì ông ngoại của ông Abe, Thủ tướng Nobusuke Kishi, đã là người bị ép ký bản hiệp ước phòng thủ hỗ tương năm 1960. Hẳn ông Abe đã có lúc nghĩ thầm là ước gì ông ngoại đừng ký thỏa thuận đó.

Giáo Bates kết luận "Không hiểu tổng thống muốn hy vọng đạt được gì với thái độ thù nghịch đó với một đồng minh quan trọng mà ông cần ở Châu Á ? Ông có lẽ sẽ không xé hiệp ước phòng thủ hỗ tương. Nhưng khi đặt câu hỏi về liên minh với Nhật Bản, ông đã khuyến khích Bắc Hàn và một Trung Quốc đang lên, thử thách mối liên hệ đó. Lời nói của ông đã làm suy yếu liên minh cần thiết này một cách vô lý và đồng thời làm suy yếu sự ổn định trong vùng".

Điều còn mỉa mai hơn nữa, như một nhà ngoại giao Đông Á đã chỉ ra, "Tổng thống đã quên mất là nếu Hoa Kỳ có lâm chiến ở các nơi khác trên thế giới thì Nhật Bản có thể chỉ tìm cách trợ giúp nhưng khi Hoa Kỳ lâm chiến ở Châu Á thì muốn hay không muốn Nhật Bản sẽ là quốc gia đứng mũi chịu sào chứ nào phải là Hoa Kỳ". 

Lê Phan

Nguồn : Người Việt, 29/06/2019

Published in Diễn đàn

"Made in Vietnam" trong thương chiến Mỹ-Trung

Nguyễn Quang Duy, 29/06/2019

Trong cuộc phỏng vấn trên đài Fox Business, ngày 26/06/2019 vừa qua, Tổng thống Donald Trump công khai lập trường :

"Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc… Chúng tôi đang thảo luận với Việt Nam. Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc nhiều, nhưng họ gần như là kẻ lợi dụng tệ nhất trong số tất cả những kẻ lợi dụng".

Ông Trump đã công khai rõ ràng Hà Nội đang tiếp tay cho Bắc Kinh, nên thiết nghĩ Hà Nội cần nghiêm chỉnh xem xét và thay đổi để tránh đưa Việt Nam vào cuộc chiến Mỹ-Trung.

Thượng bất chính…

hang1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc : "Bphone là niềm tự hào của người Việt Nam" - Ảnh VnReview

Vào ngày 14/03/2018, phát biểu tại Trường Đại học Quốc gia Úc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giơ cao chiếc điện thoại di động hiệu Samsung lên khoe :

"Rất có thể điện thoại thông minh của Samsung hiện đại nhất mà người Úc đang sử dụng hàng ngày đến từ Việt Nam vì theo Samsung khoảng 3/4 lượng điện thoại này được sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam)".

Về lại Việt Nam được ai đó nhắc khéo nên tại một Hội nghị ở Hà Nội, ngày 19/12/2018, ông Phúc lại tuyên bố :

"…nói Samsung là 100% nước ngoài là nhầm lẫn ! Samsung có tỷ lệ sản xuất trong nước trước đây bằng 0 thì nay đã trên 30%".

Hạ tất loạn !

Đến Thủ tướng còn muốn biến hàng ngoại thành hàng Việt, nói gì các tư nhân chỉ biết chạy theo lợi nhuận làm giàu.

Tuần này báo Tuổi Trẻ vạch trần Asanzo nhập linh kiện, lột tem, xé nhãn Trung Quốc, lắp ráp thành sản phẩm dán tem, dán nhãn "Made in Vietnam", "Xuất xứ từ Việt Nam" và "Hàng Việt Nam chất lượng cao" để bán giá thật cao.

Được báo Tuổi trẻ phỏng vấn Chủ tịch Tập đoàn Asanzo ông Phạm Văn Tam cho biết : "Gần như là mình nhập 100%. Bên mình chỉ là khâu đầu - cuối, mình ráp lên, kiểm tra sản phẩm đạt thì cho ra thị trường".

Ông Tam thừa nhận : "Tôi nghĩ nó là hàng lắp ráp tại Việt Nam thì đúng hơn. Nó là sản phẩm được sở hữu từ công ty Việt Nam nhưng nó không phải là hàng Việt Nam".

Asanzo bắt đầu doanh nghiệp vào cuối năm 2013, nhưng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Chỉ sau 1 năm Asanzo đã bán ra hơn 100.000 tivi. Đến năm 2015, con số này đã tăng gấp 3 lần. Năm 2016, lượng tivi bán ra đã lên tới con số 500.000.

Năm 2018, Asanzo đã bán ra trên 4 triệu sản phẩm các loại, đạt doanh thu 6.250 tỷ đồng, lên kế hoạch cho năm 2019 đạt doanh thu 10.000 tỷ đồng.

Hơn 6 năm mọi cơ quan công quyền, kể cả quan thuế và thuế vụ, đều không hay biết phải đợi đến khi bị phanh phui Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới ra lệnh vào cuộc điều tra.

Pháp luật lỏng lẻo như thế nói gì việc vô số công ty Trung Quốc đang hoạt động trá hình tại Việt Nam.

Pháp luật mù mờ…

Chưa chắc Asanzo đã làm trái với pháp luật Việt Nam, vì ngay chính Samsung, 100% linh kiện nhập, vẫn nhìn nhận là hàng "Made in Vietnam".

Luật hiện hành không rõ ràng nên dễ được giải thích một sản phẩm là "Made in Vietnam" khi giá trị gia tăng tại Việt Nam lớn hơn hay bằng 30% giá trị sản phẩm.

Các sản phẩm của Samsung có giá trị thương hiệu nên thu lợi nhuận rất cao. Hằng năm Samsung thu lợi nhuận trên 5 tỷ USD cho hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Vì thế nếu cộng thêm các chi phí khác giá trị gia tăng tại Việt Nam dễ vượt trên 30% giá xuất xưởng và xuất cảng.

Phần giá trị gia tăng cho Việt Nam rất nhỏ chỉ một vài phần trăm, nhưng Samsung là thương hiệu Đại Hàn và nước này đã ký Thỏa ước ngoại thương với Mỹ.

Asanzo khi nhập linh kiện từ Trung Quốc được miễn 10% thuế quan, các chi phí lắp ráp và giá thương hiệu hay mức lời rất cao, nên giá trị gia tăng cũng dễ dàng đạt trên 30% tổng giá bán ra nên cũng đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam.

Ngày nay hầu hết các nước, ngay cả Trung Quốc, đều có quy định thành luật cụ thể và rõ ràng về ghi nhãn xuất xứ hàng hóa như made in/by/for…, produced in…, designed by/in…, assembled in…, processed in…, packaged in…, imported by/for..., không mù mờ như luật pháp Việt Nam.

Lạ một điều là Việt Nam đã bắt đầu thi hành CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), sẽ ký EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam) và EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên Minh Châu Âu) vào cuối tháng 6 này, lại vẫn chưa điều chỉnh luật để phù hợp với luật pháp các quốc gia khác.

Gần đây hàng Trung Quốc biến hóa thành hàng Việt Nam xuất cảng sang Mỹ tránh thuế đang rõ ràng gia tăng nhưng Hà Nội vẫn không tích cực ngăn chặn.

Theo báo Wall Street Journal ngày 26/6/2019 có hàng tỷ Mỹ Kim hàng hóa Trung Quốc tránh quan thuế Mỹ đi đường vòng vào Mỹ qua các nước Á Châu, đặc biệt là Việt Nam.

Nếu Hà Nội không điều chỉnh lại luật pháp, buộc Mỹ phải trừng phạt, người dân Việt đã khổ sẽ phải khổ thêm.

Nỗi đau của dân nghèo…

Asanzo chủ yếu nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam biến hóa thành hàng Việt Nam để bán trong thị trường Việt Nam nên thua thiệt là người tiêu thụ, nhất là người ở thôn quê nghèo, ít tiền, không rành về thương hiệu và phẩm chất mặt hàng.

Asanzo phải đóng 10% thuế quan khi nhập 1 tivi từ Trung Quốc, nhưng nếu nhập vài linh kiện để lắp ráp tivi tại Việt Nam thì Asanzo được miễn khoản thuế này. Lỗ hổng luật pháp để Asanzo tránh thuế quan.

Theo báo Tuổi Trẻ, Asanzo còn lập nhiều công ty ma để trốn và tránh thuế.

Asanzo là một doanh nghiệp tư nhân lớn mà dễ dàng trốn và tránh thuế cả 6 năm như thế thì cần xét lại khả năng chuyên môn của cả Thuế Quan lẫn Sở Thuế của Việt Nam.

Thất thu ngân sách như thế chỉ làm lợi cho những kẻ biết luồn lách còn thua thiệt vẫn chính là người dân.

Chủ tịch Asanzo ông Phạm Văn Tam là một "Shark Tank" lại thường xuyên xuất hiện trên đài truyền hình VTV để "truyền cảm hứng" cho giới trẻ khởi nghiệp làm giàu giúp đất nước phú cường, vỡ lẽ ông lại là "cá mập" chuyên làm giàu trên xương máu dân nghèo.

Niềm tự hòa công nghiệp hóa đất nước…

Từ ngày miền Bắc quyết định tiến lên xã hội chủ nghĩa, Hà Nội đã theo mô hình Xô Viết thực hiện công nghiệp hóa đất nước đến nay đã trên 60 năm.

Công nghiệp do đó luôn được Hà Nội ưu tiên, trước kia Hà Nội cho xây dựng các Tập đoàn nhà nước nhưng đều thất bại.

Ngày nay các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được nâng đỡ mọi mặt nhờ thế thống lĩnh nền kinh tế Việt Nam. Không ít đầu tư có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Con số này đang gia tăng khi hàng Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế.

Tư nhân Việt đều nhỏ không đủ sức cạnh tranh. Muốn lớn mạnh và làm giàu thì phải gian dối như Asanzo biến hóa hàng Trung Quốc thành "Made in Vietnam".

60 năm ước mơ "Made in Vietnam" kết quả là hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, công nghiệp hóa đất nước xem như thất bại.

Mượn cả mô hình phát triển…

Ngay cả mô hình phát triển cũng mượn "Mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc" đổi lại thành "Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"…

Một hình thức "Made in China" nay thành "Made in Vietnam"

Trong khi Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp 70% dân số vẫn sống ở nông thôn với một mức sống vô cùng thấp.

Dồn nguồn lực để công nghiệp hóa thì phải dùng nguồn lực từ nông nghiệp, nông dân là thành phần phải chịu hy sinh.

Công nghiệp hóa đã hoàn toàn thất bại, trong khi đồng bằng sông Cửu Long sông Hồng Hà xưa là vựa lúa nay người nông dân sống nghèo và thiếu thốn.

Đã đến là lúc Hà Nội phải nhìn nhận thất bại của mô hình xã hội chủ nghĩa.

Hà Nội cần thay đổi thể chế…

Tổng thống Trump đã nhiều lần nhắc nhở Hà Nội đừng lợi dụng Mỹ.

Như khi gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Tòa Bạch Ốc tháng 6/2017 ông nhắc về cán cân thương mãi mất quân bình, dự Hội nghị APEC ở Đà Nẵng tháng 11/2017 ông tuyên bố nhiều nước lợi dụng Mỹ.

Ở Hà Nội tháng 2/2019, ông nói rõ sẵn sàng bán vũ khí cho Việt Nam cân bằng cán cân thương mãi Mỹ-Việt.

Mua nhiều vũ khí Mỹ nghĩa là khi xảy ra chiến tranh phải phụ thuộc vào Mỹ, nếu không Mỹ dễ dàng khống chế số vũ khí này.

Ông Trump ngay trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi các nước tiếp tay với Mỹ để chống lại các chế độ xã hội chủ nghĩa, Hà Nội lại vẫn muốn đeo đuổi thứ chủ nghĩa này.

Ông Trump đang tìm mọi cách để ép Trung Quốc thay đổi thể chế cộng sản, chấp nhận luật chơi chung cho các quốc gia theo kinh tế tự do, thì Hà Nội lại tiếp tay với Trung Quốc.

Chiến tranh thương mãi Mỹ-Trung càng lúc càng trở nên khốc liệt, ngay trước mắt là Hà Nội cần giảm thiểu việc lệ thuộc vào Trung Quốc, không để nước này mượn đường "hàng Tàu nhãn Việt" hay đầu tư lắp ráp hàng Trung Quốc rồi tuồn hàng sang Mỹ.

Nhưng con đường đúng đắn cho Hà Nội là phải thay đổi thể chế thực hiện một nền kinh tế tự do đúng nghĩa, với một nền chính trị tự do và dân chủ đưa đất nước thoát khỏi đau thương của chiến tranh Mỹ-Trung, hòa nhập cùng thế giới tự do.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 29/6/2019

Nguyễn Quang Duy

*******************

Liệu Việt Nam có thể bị Mỹ trừng phạt như Trung Quốc ?

Trung Khang, RFA, 27/06/2019

Chỉ vài giờ trước khi lên đường dự Thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản và gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong buổi phóng vấn với Fox Business News hôm 26/06/2019, Tổng thống Trump đã nói : Việt Nam là nước lạm dụng Mỹ nhất, còn hơn Trung Quốc. Ông cũng nói rằng ‘Gần như tất cả các nước trên thế giới đều lợi dụng Mỹ’. Phát biểu của Tổng thống Mỹ vào giữa lúc căng thẳng thương mại Mỹ Trung đang gia tăng, đã gây ra những lo ngại về khả năng Hoa Kỳ có thể cũng sẽ áp thuế nặng lên các hàng hóa của Việt Nam như đối với Trung Quốc.

hang2

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Nhà trắng hôm 26 tháng 6 năm 2019, trước khi lên đường dự Thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản và gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Reuters

Hoa Kỳ mới đây đã áp 25% thuế lên khoảng 200 tỷ đô la hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Tổng thống Trump dọa rằng Mỹ có thể còn áp thuế lên khoảng hơn 300 tỷ đô la hàng hóa còn lại từ Trung Quốc.

Trao đổi với RFA hôm 27/6/2019, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đưa ra nhận định liên quan vấn đề này :

"Tôi nghĩ việc này Việt Nam cũng đã ý thức được rồi, ngay từ lần đầu tiên ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Hoa Kỳ, thì Tổng thống Trump cũng đã nhắc ông Phúc về tình trạng xuất siêu của Việt Nam qua Hoa Kỳ. Việt Nam hiện là nước đứng thứ 5 xuất siêu sang Hoa Kỳ, tuy nhiên xuất siêu của Trung Quốc, Nhật và các nước trên Việt Nam ở quy mô lớn hơn Việt Nam rất nhiều".

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2018, hàng hóa Việt Nam xuất sang Mỹ đạt trên 47 tỷ đô la, tăng hơn 14% so với năm trước đó. TRong đó, Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ gần 35 tỷ đô la trong năm 2018. Hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Theo Bà Phạm Chi Lan, khi căng thẳng thương mại Mỹ Trung diễn ra thì Việt Nam cũng đối mặt những thách thức rất lớn, trong đó cụ thể nhất là đầu tư ở Trung Quốc chuyển sản xuất sang Việt Nam để tránh thuế khi xuất khẩu đi Mỹ. Điều này một mặt giúp Việt Nam tăng trưởng thêm nhờ nguồn vốn đầu từ trực tiếp nước ngoài tăng, nhưng mặt khác làm cho nguy cơ xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ tăng.

Trong cuộc phỏng vấn với Fox Business News, Tổng thống Trump cũng thừa nhận thực tế mà ông gọi là đáng quan tâm này.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) từ Trung Quốc vào Việt Nam 2,29 tỷ đô la, đứng hạng 3 các nước đổ vốn vào Việt Nam.

Việc các dự án FDI từ Trung Quốc tăng nhanh tại Việt Nam được đánh giá do tác động của thương chiến Mỹ - Trung. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế cao từ Mỹ đánh lên các sản phẩm từ Trung Quốc.

Nỗi lo hàng Trung Quốc dán nhãn Việt Nam

Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Thương Mại, khi trao đổi với RFA hôm 27/6, đưa ra nhận định về tuyên bố mới của Tổng thống Trump :

"Tôi thấy cái này Việt Nam phải cấp tốc, khẩn trương làm chứ không thể chần chừ được. Bởi vì việc di chuyển nhà xưởng sang Việt Nam cũng nhiều, đồng thời họ di chuyển sản phẩm sang rồi dán nhãn ‘Made in Vietnam’ cũng nhiều. Người ta đã nói nhiều lần chứ không phải mới đây. Lần này Tổng thống Trump tuyên bố Việt Nam lạm dụng có thể là do công ty Việt Nam hợp thức hóa chuyện đó".

Theo cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam công bố hôm 9/6/2019, Trung Quốc cố tình dán mác "Made in Vietnam" lên hàng hóa của họ để tránh bị áp thuế quan của Mỹ. Cụ thể các công ty Trung Quốc trước hết xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam, sau đó hàng hóa được thay bao bì và ghi "Made in Vietnam" trước khi xuất sang Mỹ, nhằm tránh mức thuế 25% do Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh trên hàng hóa của Trung Quốc.

Năm 2018, hải quan Mỹ cũng từng phát hiện Công ty FINEWOOD Việt Nam có hành vi nhập khẩu mặt hàng gỗ dán từ Trung Quốc, sau đó đưa về nhà xưởng để thay đổi nhãn mác và xuất khẩu sang Mỹ với xuất xứ Việt Nam.

Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng có thể Tổng thống Trump đưa ra thông điệp này không chỉ với Việt Nam mà còn nhắm tới Trung Quốc :

"Đây cũng có thể là thông điệp của Tổng thống Trump vừa cho Việt Nam, vừa cho Trung Quốc về việc Trung Quốc đừng lợi dụng con đường Việt Nam để xuất khẩu sang Hoa Kỳ".

Với nghi vấn đây là thông điệp của Tổng thống Trump vừa cho Việt Nam, vừa cho Trung Quốc về việc Trung Quốc đừng lợi dụng con đường Việt Nam để xuất khẩu sang Hoa Kỳ, thì Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng ông Trump theo đuổi chính sách thuế quan với mọi nước, không ám chỉ riêng Trung Quốc. Ông nói tiếp :

"Việt Nam không để hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ... dùng xuất xứ Việt Nam, cho nên không sợ. Chính phủ Mỹ đã điều tra nhiều tháng rồi. Cũng có một số trường hợp, người doanh nhân Việt Nam mua hàng Trung Quốc, gắn nhãn ‘Made in Vietnam’ để bán, thì đó là các cá nhân gian lận, không buộc tội cho cả một chính phủ được".

Trong cuộc họp báo ngày 20/6 của Bộ Ngoại Giao, trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài về biện pháp của Việt Nam trước thông tin cho rằng thời gian qua xuất hiện tình trạng hàng Trung Quốc gắn nhãn "Made in Vietnam" để xuất sang Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói Việt Nam kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm việc lấy danh nghĩa hàng Việt Nam.

Vào đầu tháng 6, các quan chức Việt Nam nói Trung Quốc cố tình dán mác "Made in Vietnam" lên hàng hóa của họ để tránh bị áp thuế quan của Mỹ, và yêu cầu các cơ quan kiểm tra gắt gao hơn việc chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

Thao túng tiền tệ

Vấn đề thứ hai đáng quan tâm trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Việt Nam là thao túng tiền tệ. Liên quan vấn đề này, ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Thương Mại, khi trao đổi với RFA hôm 27/6, đưa ra nhận định :

hang3

Hình minh họa. Tiền VND AFP

"Thứ hai có thể có vấn đề thao túng tiền tệ nữa. Đây là vấn đề nghiêm trọng và tôi cho rằng nhà nước cần cấp tốc đưa ra những quy chế, để quản lý, hường dẫn cho các doanh nghiệp. Nhất là những người ham lợi, họ bất chấp, nếu để việc trừng phạt xảy ra thì sẽ liên lụy các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc.

Bộ Tài chính Mỹ hôm 28/5/2019 xếp Việt Nam vào danh sách 9 nước cần phải theo dõi về thao túng tiền tệ vì chưa đáp ứng được một số tiêu chí của Mỹ.

Có 3 tiêu chí để Bộ Tài chính Mỹ quyết định một nước có bị xem là thao túng tiền tệ hay không gồm : có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, có thặng dư tài khoản vãng lai lớn và thiên lệch với bằng chứng rõ ràng, thường xuyên can thiệp tiền tệ.

Thao túng tiền tệ (currency manipulation), là một hình thức phá giá, là làm mất giá đồng nội tệ để coi đó là một hình thức trợ cấp cho xuất khẩu. Đấy là điều mà nhiều người Mỹ đang lên tiếng chỉ trích Chính phủ Trung Quốc về hành động này.

Trước cáo buộc của Bộ Tài chính Mỹ, hôm 6/6/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam không thực hiện và không có ý định thao túng tiền tệ nhằm giành lợi thế thương mại.

Việt Nam cần làm gì

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu độc lập từ Singapore khi trao đổi với đài RFA hôm 4/6/2019 qua tin nhắn liên quan vấn đề này, nhận định :

"Nếu Tổng thống Trump muốn, ông ấy sẽ đánh thuế cao lên hàng Việt Nam. Việt Nam có thể khắc phục bằng cách mua thêm hàng hóa Mỹ như đậu tương, than, vũ khí, thịt bò, thịt heo, hàng công nghệ cao.v.v… Theo tôi, mua thêm hàng hóa Mỹ là cách đơn giản nhất cho Việt Nam.

Cũng trong buổi phóng vấn với Fox Business News hôm 26/6, khi được hỏi liệu Mỹ sẽ đánh thuế hàng hóa Việt Nam không (tương tự như với Trung Quốc), Tổng thống Trump nói rằng Việt Nam là nước lợi dụng nhất dù Việt Nam đã mua nhiều than từ West Virginia, Mỹ.

Trước đó, Tổng thống Trump cũng đã từng nói, Việt Nam nên mua vũ khí của Mỹ, vì Hoa Kỳ đã bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.

Mỹ chính thức bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào tháng 5/2016, nhân chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Hà Nội.

Tháng 8/2018, có tin đưa ra từ Bộ Quốc phòng Mỹ là Việt Nam ký một hợp đồng trị giá gần 100 triệu đô là mua vũ khí. Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó tránh bình luận tin này.

Bà Phạm Chi Lan thì cho rằng nhận xét của ông Trump nói ‘Việt Nam đang lạm dụng thương mại với Mỹ còn tệ hơn Trung Quốc’ có phần chưa thật xác đáng. Vì thực tế, không thể so sánh kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ giữ Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc đang xuất siêu sang Mỹ vẫn hơn 300 tỷ USD, còn Việt Nam xuất siêu sang Mỹ có tăng lên mấy chục phần trăm trong mấy tháng đầu năm nay, nhưng chỉ vẫn vài chục tỷ thôi.

Trung Khang

Nguồn : RFA, 27/06/2019

******************

Và cuối cùng tới phiên Việt Nam

Cánh Cò, RFA, 26/06/2019

Nhiều người nghi ngờ tác động hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc chạy sang núp dưới cái bóng Việt Nam để xuất sang Hoa Kỳ sẽ làm cho kinh tế Việt Nam khó khăn thêm nếu Trump chú ý tới những mánh khóe gian dối mà Trung Quốc sẽ làm như thường thấy xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Điều đó đã tới và Trump cũng đã công khai lên tiếng chỉ trích thái độ mà ông gọi Việt Nam là "kẻ lạm dụng" (1).

hang4

Hải quan chặn hàng Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam

Hà Nội sống quá lâu trong sự coi thường đế quốc Mỹ, một con hổ giấy, một kẻ thù giấu mặt, thậm chí một đất nước rất dễ lợi dụng nên tâm lý phớt lờ cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn xuất hiện trong tư duy của báo chí lẫn cán bộ làm kinh tế. Mỹ đánh Tàu thì chỉ có lợi cho Việt Nam mà thôi, và từ đó sinh ra những kế hoạch "hậu trường" nhằm lợi dụng cuộc chiến này để thủ lợi.

Cách thủ lợi nhanh chóng và gọn gàng nhất là âm thầm mời các công ty Trung Quốc vốn đang bị Mỹ bao vây mang nhà máy vào Việt Nam rồi tái xuất sang Mỹ với cái nhãn Made in Vietnam.

Nhưng mang vật tư xây dựng một nhà máy tiêu tốn rất nhiều thời gian mà chưa chắc gì cuộc chiến sẽ kéo dài nên khi nghe đối tác đề nghị mang hàng đã xuất kho từ Trung Quốc, ém quân một thời gian, dán lại nhãn giao cho Việt Nam xuất sang Mỹ… con đường nhẹ tênh nhưng lại có lợi nhiều hơn so với suy nghĩ một chiến lược dài hơi nhân cơ hội này chiếm lĩnh thị trường nước Mỹ thay thế một phần nhỏ của hàng hóa Trung Quốc trước đây.

Tâm lý 'ăn xổi, ở thì' vẫn ngự trị trong bất cứ chính sách nào mà Hà Nội đưa ra, nhất là cái lợi khó cưỡng trước mắt. Thế nhưng Tổng thống Trump không phải là Obama hay Clinton, ông Trump có cặp mắt cú vọ nhanh chóng phát hiện những con chuột tuy lén lút nhưng lì lợm, gian dối khi làm kinh tế dù là Trung Quốc hay Việt Nam. Chính sách của chính phủ mà ông đứng đầu không bỏ sót một quốc gia nào dù đồng minh hay đối nghịch. Việt Nam tuy là nước lập lờ giữa hai khái niệm ấy nhưng do vị trí đặc thù của địa chính trị nên được sự chú ý của ông Tổng tư lệnh của cuộc chiến tranh thương mại chống Trung Quốc. Việt Nam tỏ ra non tay và quá xem thường nước Mỹ dưới thời của Trump nên sáng hôm nay lãnh hậu quả mà không người dân nào muốn thấy.

"Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc", là câu phát biểu của Tổng thống Trump với chương trình Fox Business vào sáng Thứ Tư ngày 26 tháng 6, và tệ hơn nữa khi ông thêm rằng "Việt Nam gần như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất trong số tất cả các nước".

Sự khó chịu lên tới mức giận dữ của Trump có khiến Hà Nội lo ngại hay không là một việc nhưng chắc chắn rằng người lo ngại hơn cả là Chủ tịch nước/Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vì ông đang thu dọn hành trang để lên đường sang Mỹ. Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa đối với ông khi lần đầu tiên ông sang Mỹ với danh phận của một nguyên thủ quốc gia chứ không phải là chủ tịch của một đảng phái, cho dù là Đảng cộng sản chăng nữa.

Ông Trọng thật khó ăn nói khi gặp ông Trump mà bị nhìn dưới đôi mắt là người đang thủ lợi một cách bất minh trong cuộc chiến tay đôi giữa Mỹ và Trung Quốc. Mặc dù ông Trump chưa bao giờ lên tiếng chỉ trích về vấn đề nhân quyền của Việt Nam nhưng gót chân Achilles về thâm thủng mậu dịch của Mỹ vẫn là trọng tâm mà ông Trump nhắm tới sẽ không làm ông phớt lờ những kết quả gần đây đang đặt trên bàn của ông trong phòng bầu dục.

Có lẽ Việt Nam ngủ quên trước lời khen ngợi của ông Trump vào vài tuần trước khi nói với một kênh truyền hình ở Anh rằng "Việt Nam là đối tác thương mại thứ dữ và họ đàm phán, kinh doanh rất tốt". Việt Nam quên bẵng rằng chính sách "cây gậy và củ cà rốt" vốn chưa bao giờ rời khỏi bàn tay của bất cứ tống thống nào của nước Mỹ. Khen để Việt Nam tự thay đổi cho phù hợp với xu thế mới chứ không phải khen để rồi tưởng rằng cá đã cắn câu.

Con cá Mỹ tuy có cắn câu chăng nữa chỉ sợ chiếc cần của Việt Nam quá nhỏ bé để làm chủ con cá ấy.

Chính sách mở cửa cho hàng hóa Trung Quốc từ hàng chục năm nay đã tỏ ra có hại cho kinh tế Việt Nam hơn lúc nào hết. Người Việt đã quen thuộc với hàng Trung Quốc đóng nhãn Made in Vietnam nên vấn đề này đối với nhiều người không quan trọng nhưng trong cuộc chiến tranh thương mại đang xảy ra, việc thay đổi nơi xuất xứ của hàng hóa là hành vi được xem là tiếp tay cho kẻ thù của Mỹ. Có cần thiết đóng vai kẻ thù cho vừa lòng đàn anh phương Bắc hay không là câu hỏi người dân đang chờ lời giải đáp từ chính quyền của mình.

Vời ông Trump, bất cứ giải thích nào cũng vô giá trị vì con số mà các cơ quan theo dõi xuất xứ hàng hóa của Mỹ đưa ra mới là kết quả đáng tin.

Thâm hụt mậu dịch hàng hóa của Mỹ với Việt Nam gia tăng kể từ khi ông Trump lên nắm quyền vào năm 2017, lên tới mức 39,5 tỉ đôla trong năm 2018 không phải là con số không đáng để ý. Nhưng đáng để ý hơn nữa khi con số ấy đem về nguồn lợi cho dân chúng Việt Nam là bao nhiêu mới đáng nói. Có bao nhiêu phần trăm hàng hóa của Trung Quốc dán nhãn Việt Nam nằm trong gần 40 tỉ thâm hụt mậu dịch mới là điều mà Tổng thống Trump cần làm rõ.

Việt Nam sẽ phản hồi mạnh mẽ để khỏa lấp những cáo buộc mà Mỹ đưa ra nhưng cái người ta chờ đợi là lời giải thích có chứng minh bằng các chứng cứ cụ thể chứ không phải là những "quan ngại" như thường thấy.

Chỉ lo rằng sau khi ra về từ hội nghị nhóm G20 tại Nhật ông Trump sẽ đánh thuế lên nhiều mặt hàng Made in Vietnam thì lúc ấy những con chuột hữu nghị sẽ trốn vào đâu trong sự giận dữ của người dân cả nước ?

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 26/06/2019 (canhco's blog

(1) https://www.voatiengviet.com/a/trump-chi-trich-viet-nam-la-ke-lam-dung-thuong-mai/4974670.html

Published in Diễn đàn

Đây là tấm ảnh chụp ông Donald Trump và Vladimir Putin ở hội nghị thượng đỉnh G7 tại Helsinki giữa tháng 7 năm 2018. Tấm ảnh chụp cách đây gần một năm nhưng những điều tấm ảnh toát ra vẫn có giá trị cho đến ngày hôm nay.

putin1

Một tấm ảnh nói lên ngàn lời

Bạn nghĩ gì khi nhìn tấm ảnh này ?

Cho dù có nghĩ gì đi nữa thì bạn cũng không thể chối bỏ một điều : Đi bên cạnh tổng thống Nga Vladimir Putin với khuôn mặt ngẩng cao, tươi cười với sự tự tin thì ngược lại, Donald Trump, tổng thống Mỹ bước đi với vẻ mặt buồn bã, chịu đựng, mắt nhìn xuống dưới sàn nhà.

Trên khuôn mặt ông Trump, hoàn toàn không có những ánh mắt tóe lửa, những cái mím môi, chu miệng gầm gừ, biểu lộ giận dữ, hùng hổ, thù ghét, không có sự câng câng, khinh khỉnh bất chấp người chung quanh là ai như trong các cuộc họp báo với giới truyền thông, báo chí.

Khoan bàn đến bản báo cáo của Ủy viên Công tố đặc biệt Robert Mueller bị bộ trưởng tư pháp do ông Trump bổ nhiệm là William Barr xóa mất 12% là ông Trump có dính dáng, liên hệ, cấu kết gì với người Nga trong việc phá hoại bầu cử không, tấm ảnh trên cũng nói lên đầy đủ vị thế của ông Trump bên cạnh lãnh đạo của nước thù địch số 1 của Mỹ.

Tấm hình này giải thích phần nào lý do tại sao những việc sau đây xẩy ra :

1. Trong vòng hơn 2 năm qua, từ khi bước chân vào tòa Bạch Ốc, chưa một lần nào ông Trump lên tiếng phê bình ông Putin, cho dù chỉ là một lời chỉ trích bóng gió, nhẹ nhàng. Tất cả những lời phát biểu của Trump về Putin đều là những ca ngợi ông Putin mạnh mẽ, thông minh, khôn ngoan.

2. Ngay cả sau khi Putin tái đắc cử tổng thống Nga trong một cuộc bầu cử bị phe đối lập vạch rõ là gian lận, bất chấp lời khuyên, cảnh cáo của cố vấn an ninh quốc gia, Trump vẫn làm theo ý mình, gửi điện văn chúc mừng Putin.

3. Khi 19 cơ quan tình báo Mỹ đồng kết luận là Nga đã nhúng tay phá hoại cuộc bầu cử của Mỹ năm 2016, Trump đã sỉ nhục lãnh đạo cộng đồng tình báo Mỹ là nên về đi học lại chuyên môn, Trump tuyên bố tin tưởng Putin hơn giới tình báo Mỹ.

4. Trong vấn đề giải giới vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, Trump cũng tuyên bố đặt trọn niềm tin vào Putin, một cựu trung tá tình báo KGB.

Ngoài ra, vài sự kiện gần đây, có thể thấy ảnh hưởng nặng nề của Putin lên các quyết định của Donald Trump trong các vấn đề về bang giao hay xung đột quốc tế.

Tương tự như việc Mỹ rút quân khỏi Syria, khi Putin gửi thêm quân sang Venezuela, Trump đã lờ tịt luôn chuyện dự định can thiệp vào tình hình chính trị nước này, bỏ hẳn ý định yểm trợ phong trào đối lập của Juan Guaido đòi lật đổ Maduro.

Thứ năm tuần trước, khi Iran bắn rơi chiếc máy bay thám thính không người lái Global Hawk RQ-4A trị giá trên trăm triệu USD, Trump đã ra lệnh cho quân đội Mỹ chuẩn bị đánh trả tương xứng bằng hỏa tiễn vào các cứ điểm quân sự của Iran nhưng khi Putin cảnh cáo, ho lên vài tiếng : "attack Iran would be a disaster for America", Trump hủy bỏ lệnh tấn công 10 phút trước khi chiến dịch bắt đầu, sau đó nói về sự hủy bỏ quyết định này, Trump tweet rằng ông "thương 150 người dân Iran sẽ bị thiệt mạng nếu tấn công trả đũa".

Hơn nữa, nhớ lại cuộc gặp gỡ giữa ông Trump với Putin ở Helsinki tháng 7 năm 2018, không ai biết hai người đã nói chuyện, thỏa thuận, cam kết với nhau những gì. Không điều gì được ghi chép, lưu giữ làm biên bản, cũng không có sự hiện diện của giới truyền thông, báo chí hay người nào trong nội các của Trump ngoài thông dịch viên.

Chuyện này sẽ xẩy ra lần thứ hai trong cuộc gặp gỡ giữa Trump và Putin bên lề hội nghị G20 ở Osaka đang diễn ra. Trước đây vài ngày, khi bị phóng viên báo chí hỏi ông sẽ nói gì với Putin trong lần gặp gỡ tới bên lề cuộc hội nghị thượng đỉnh, Trump đã sửng cồ nói rằng : "Đó không phải là chuyện của mấy người" ! Nguyên văn: "It is none of your business".

Một số người ví von Donald Trump với những nhân vật bá đạo trong chuyện chuyện kiếm hiệp của Kim Dung, cho rằng Donald Trump đã bị Thiên Sơn Đồng Mỗ Valadimir Putin cấy "Sinh Tử Phù" nên mỗi lần gặp gỡ Putin, Trump đều nhũn như con chi chi, mất hẳn vẻ tự tin, cao ngạo, hách dịch thường ngày và luôn phải tuân theo những chỉ thị của Putin.

Nếu quả thật có chuyện này thì miếng Sinh Tử Phù Putin cấy vào người Donald Trump làm bằng gì? Có lẽ chẳng có gì ngoài những đồng tiền dính dáng đến chuyện kinh doanh của Trump và gia đình trong quá khứ.

Thạch Đạt Lang

(29/06/2019)

Published in Diễn đàn
mercredi, 26 juin 2019 18:17

Quán quân dối trá !

Nếu mọi người luôn nói dối bạn, hậu quả không phải vì bạn tin vào những lời nói dối mà vì không ai còn tin vào điều gì nữa… Một dân tộc mất niềm tin, không thể tự quyết. Họ không những chỉ mất khả năng hành động mà còn mất cả khả năng suy nghĩ và phán đoán. Và đối với những dân tộc như vậy, bạn có thể đối xử như thế nào cũng được (1).

trump1

Trong 869 ngày nắm chức vụ tổng thống, Donald Trump đã dối trá hay tuyên bố sai lệch sự thật 10796 lần

Tính đến ngày 7/6/2019, trong 869 ngày nắm chức vụ tổng thống, Donald Trump đã dối trá hay tuyên bố sai lệch sự thật 10.796 lần, theo The Fact Checker’s database, Washington Post số ra ngày 10/6/2019. Như vậy, trung bình mỗi ngày Trump dối trá hay tuyên bố sai lệch 12 lần. Một kỷ lục không một tổng thống hay chính khách nào trong lịch sử nước Mỹ trước đây có thể vượt qua. Tuy thế, ông vẫn được rất nhiều người ủng hộ. Đây là điều đáng ngạc nhiên vì nó xảy ra trong một quốc gia dân chủ, nơi người dân có quyền tự do truy tìm và đánh giá mức độ khả tín của thông tin.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao người ta vẫn hài lòng sống với dối trá, đồng hóa nó với sự thật, cổ võ sự sai lệch và tiếp tục ưa chuộng vị tổng thống dối trá hàng loạt này ?

Mặc dù những lời dối trá, cường điệu, nhảm nhí hay ăn nói trơ trẽn, không biết xấu hổ đã có từ lâu trong nhân gian và ngoại trừ ở những quốc gia độc tài, hiếm khi người ta tìm thấy quá nhiều tin tức giả, tuyên bố sai lệch và dối trá chính trị với mục đích mị dân trên chính trường hay nơi công cộng như Donald Trump đã làm trong thời gian vận động bầu cử và cả sau khi thắng cử. Ở đây, sự kiện khách quan không quan trọng bằng việc khích động cảm xúc, lôi kéo cử tri.  

Giao tiếp chính trị cần sự cân bằng giữa cảm xúc và sự thật. Không cảm xúc mạnh, không dấn thân. Nhưng nếu sự thật cứ bị gạt sang một bên như Donald Trump đã làm bằng cách liên tục tung ra những thông tin sai lệch vô tận của mình, thì đến một lúc nào đó người dân có thể trở nên đần độn hay thờ ơ, chán nản, không còn thiết tha hay quan tâm tìm hiểu hay phản kháng. Tình trạng này thường xuyên xảy trong sinh hoạt chính trị. Lịch sử các quốc gia độc tài toàn trị cộng sản hay quốc xã đã chứng minh việc này. Khi một dân tộc bị ngụp lặn trong dối trá, cuối cùng sẽ mất khả năng suy xét phải trái, không còn tin vào điều gì nữa rồi trở nên thụ động hoặc cuồng tín chủ thuyết và lãnh tụ.

Rất khó có thể nhận diện được sự dối trá khi nó đánh đúng vào tâm lý hay phù hợp với quan điểm đã có của chúng ta về thế giới chung quanh. Nguyên nhân có thể giải thích bằng sinh học.

Theo Drew Western, giáo sư tâm lý học và tâm thần học tại Emory University, Atlanta, não bộ của chúng ta luôn ngăn cản chúng ta thay đổi quan điểm một khi chúng ta đã quyết định cái gì là phải cái gì là trái, hay cái gì đúng cái gì sai từ trước. Vì vậy,

"Một phần của vấn đề là sự kiện, cho dù với số lượng lớn, không cấu thành thực tế. Thực tế, như nó xuất hiện trước chúng ta, là những gì còn lại sau khi chúng ta đã thanh lọc, sắp đặt các sự kiện theo thứ tự ưu tiên và sau đó tẩm ướp chúng theo các tiêu chuẩn giá trị  và truyền thống của chúng ta. Thực tế là cá nhân” (2).

Do đó, thông tin về sự thật tự nó một mình không đủ sức thuyết phục người được truyền đạt bởi lẽ chúng tùy thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm sống, giá trị và vị trí trong xã hội của họ. Trump hiểu rõ và tận lực khai thác yếu tố này. Trump biết dối trá đúng lúc sẽ đạt được hiệu quả lớn.

Trump không những dối trá mà còn nhảm nhí. Ngoài việc dối trá có chủ ý để được ủng hộ, Trump không cần biết đến đúng sai hay thật giả. Mọi thứ đều như nhau. Chỉ cần tuyên bố một câu sai lệch, bất cần đúng sai sự thật rồi vênh mặt nhún vai. Thậm chí không buồn bảo vệ lời nói dối của mình nếu bị chất vấn. Mục đích không phải để đưa ra một sự thật nào mà chỉ để kích hoạt sự đồng tình hoặc ác cảm hay chỉ để tự đánh bóng mình.           

Hoàn cảnh lịch sử, kinh tế và chính trị đã tạo ra một nước Mỹ phân hóa. Ngoài ra, công nghệ truyền thông mới đã cách mạng hóa cách thức các chính trị gia và phần còn lại trong chúng ta nói chuyện với nhau. Sự dối trá nhờ đó được phổ biến sâu rộng và củng cố. Nó đánh đúng vào tâm lý của những đối tượng không hài lòng với sự phát triển nhân khẩu học hay thua thiệt kinh tế. Người Mỹ sống trong một xã hội đa sắc tộc đầy mâu thuẫn, nơi các hình thức giao tiếp mới làm tăng thêm sự nghi kỵ chia rẽ.

Cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 cho thấy hình ảnh sự chia rẽ vùng miền, sự khác biệt về nhận thức chính trị và xã hội giữa các thế hệ, giữa các thành phố cấp tiến và vùng quê bảo thủ, giới trẻ khuynh tả tự do và người già thủ cựu, trình độ học vấn, người da trắng đa số và các sắc dân thiểu số đang gia tăng. Cuộc tranh cử vạch trần trận chiến văn hóa, sự kỳ thị chủng tộc và chênh lệch kinh tế.

Kể từ sau cuộc nội chiến, nước Mỹ chưa từng bao giờ phân cực như bây giờ và chính trị trong nước rối loạn liên tục. Đó là hậu quả do việc người Mỹ đã bầu lên một tổng thống chuyên sử dụng dối trá để làm bước tiến cho sự nghiệp chính trị của mình.

Hoàng Thủy Ngữ

(26/06/2019)

(1) If everybody always lies to you, the consequence is not that you believe the lies, but rather that nobody believes anything any longer… And a people that no longer can believe anything cannot make up its mind. It is deprived not only of its capacity to act but also of its capacity to think and to judge. And with such a people you can then do what you please (Hannah Arendt)

(2) Brooke Glastone, The Trouble with Reality : A Rumination on Moral Panic in Our Time, Paperback, 16/5/2017

Published in Diễn đàn

Donald Trump, "kẻ phá bĩnh" chuyên nghiệp

Cây bút xã luận, bà Sylvie Kauffmann, trên nhật báo Le Monde (13/06/2019) có bài nhận định về chính sách đối ngoại của tổng thống Mỹ Donald Trump, với hàng tựa "Donald Trump chỉ biết phá bĩnh".

pha1

Ảnh minh họa trên trang bìa tuần báo Anh The Econonomist, số 08-14/06/2019. Ảnh chụp màn hình The Econonomist

Đầu tiên hết, tác giả nhắc lại câu nói đùa của nhà bình luận người Nga, Dmitri Kisselev, trong một chương trình truyền hình của Nga ngày 10/06/2019, cho rằng chủ nhân Nhà Trắng luôn tự cho mình là bậc thầy trong "nghệ thuật thương thuyết" nhưng "ông Donald Trump lại chẳng có được một thỏa thuận nào trong tay để phê chuẩn ! Tất cả những gì ông ấy đang làm, chính là phá hủy những thỏa thuận đang có sẵn !".

Một nhận định hiếm khi được tờ The Economist chia sẻ. Trong tuần đó, tuần san kinh tế Anh Quốc trên trang bìa đăng ảnh biếm họa ông Donald Trump dưới hình quả bom rồi chạy tít lớn "Weapons of Mass Disruption" (tạm dịch là Vũ khí phá rối hàng loạt). Những loại vũ khí được ghi trên quả bom bao gồm : thuế hải quan, danh sách đen công nghệ, cô lập tài chính và các biện pháp trừng phạt.

Donald Trump đang thực hiện những gì ông đã hứa trong suốt chiến dịch vận động tranh cử : Phá vỡ trật tự thế giới mà ông cho là bất lợi cho Hoa Kỳ. Chỉ có điều – vô tình hay cố ý – ông quên rằng trật tự đó là do chính Hoa Kỳ lập nên. Giờ đây, sau hai năm rưỡi làm chủ nhân Nhà Trắng và vào lúc ông đang chuẩn bị vận động tranh cử cho nhiệm kỳ hai vào năm 2020, một loạt các câu hỏi đặt ra : Liệu ông Trump đã thành công trong chính sách đối ngoại hay không ? Đâu là những thành tích mà ông có thể "khoe" ?

Điểm tích cực duy nhất mà giới chuyên gia đều nhìn nhận là, hơn người tiền nhiệm, ông Donald Trump đã đặt lại vấn đề về chính sách ngoại giao của Mỹ, cho phép giới chuyên gia và học giả thuộc thế hệ mới "xem xét lại các học thuyết thời kỳ cuối chiến tranh lạnh", theo nhận định của bà Maya Kandel, giáo sư trường Đại học Paris-III, tác giả tập sách "Nước Mỹ và thế giới" nhà xuất bản Perrin, phát hành năm 2018.

Kẻ phá bĩnh

Thế nhưng, điều này không đủ che khuất những điểm tiêu cực của ông Donald Trump. Mà ví dụ điển hình nằm trong bốn hồ sơ chính, đầu tiên hết là cuộc thương chiến Mỹ - Trung.

Quả thật, ông Donald Trump đang làm một điều mà không một nước nào dám làm, đồng thời khuyến khích nhiều nước khác, nhất là Châu Âu, phải tỉnh táo hơn trước chính sách kinh tế của Bắc Kinh. Chỉ có điều, trong cuộc thương chiến này, không ai dự đoán được hồi kết, trong khi Bắc Kinh tuyên bố không hạ vũ khí.

Với Bắc Triều Tiên, tổng thống Mỹ muốn kết thúc nhanh hồ sơ này theo hướng có lợi cho Mỹ. Sau hai cuộc họp thượng đỉnh, kết quả là gì ? Chẳng có một thỏa thuận nào hết.

Trong cùng lục địa, hồ sơ Venezuela là một điều sỉ nhục cho chính sách đối ngoại của Mỹ : "Maduro must go !" (Maduro phải ra đi !), là lời phát biểu hùng hồn của phó tổng thống Mỹ tại Munich hồi tháng 2/2019. Bốn tháng sau, Nicolas Maduro vẫn tồn tại. Còn vị tổng thống tự phong được Mỹ và nhiều nước phương Tây công nhận vẫn không tài nào giành lấy được quyền lực. Người dân vẫn tiếp tục "khăn gói quả mướp" ra đi, trong khi Na Uy cố thử làm vai trò trung gian hòa giải từ xa.

Còn với Iran thì sao ? Các biện pháp trừng phạt mới tuy bóp nghẹt nền kinh tế nước này thêm một chút, nhưng cũng không làm cho Tehran lùi bước. Người dân Iran 40 năm qua đã quen sống cùng với cấm vận. Châu Âu cũng không muốn chùn bước trong hồ sơ này. Kể cả những phần còn lại ở Trung Cận Đông, người ta hoài công tìm kiếm chút gì đó để có thể hãnh diện về chính sách đối ngoại của ông Donald Trump.

Theo tác giả, điểm độc đáo tạo nên sự khác biệt trong đường lối chính sách của ông Trump so với những đời tiền nhiệm là ở phương pháp thực hiện : Không đe dọa thế giới bằng số đầu đạn hạt nhân mà Lầu Năm Góc sở hữu, mà bằng kho vũ khí trừng phạt kinh tế và thuế quan đáng gờm.

Mặt trận ưa thích của ông Trump chính là hệ thống thương mại toàn cầu. Nước Mỹ thống trị mặt trận này trong thế thượng phong, chủ yếu nhờ vào đồng đô la, mà ông Trump có thể có những biện pháp trừng phạt vượt cả ra ngoài biên giới.

Chẳng cần hao binh tổn tướng, Donald Trump vẫn có thể buộc đối thủ lùi bước mà ví dụ điển hình là Mexico, khi đe dọa áp thuế quan mới vào hàng nhập khẩu của nước này. Tác giả lưu ý, các biện pháp này của ông Trump chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, chính sách trừng phạt này của ông Trump sẽ có tác động tàn phá rất lớn.

Tóm lại, Donald Trump, "kẻ phá bĩnh hàng đầu, chỉ biết làm có mỗi việc này !" như hàng tựa tóm tắt bài nhận định của bà Sylvie Kauffmann.

5G : Kẻ thù của giới an ninh Châu Âu ?

Trong lĩnh vực an ninh, báo Le Monde trên trang nhất báo động "Mạng 5G khiến các cơ quan an ninh Châu Âu lo ngại".

Nguy cơ bị Trung Quốc đánh cắp thông tin, thông qua mạng lưới 5G do Hoa Vi, tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, cung cấp, mà Hoa Kỳ cho vào danh sách đen, không phải là mối họa duy nhất trong tương lai.

Một báo cáo của Ủy Ban Châu Âu về một chính sách chống khủng bố chung cho rằng mạng 5G rất có thể gây thêm nhiều khó khăn cho các cơ quan an ninh trong việc theo dõi các cuộc gọi, xác định và định vị các cuộc trao đổi trong cuộc chiến chống tội phạm và khủng bố.

Với báo cáo này, Châu Âu sẽ phải xem xét lại vai trò của các cơ quan an ninh trong xã hội tương lai được phủ mạng 5G, ước tính sẽ có khoảng 20 tỷ thiết bị được kết nối.

Trước viễn cảnh này, một cuộc tranh luận gay gắt đã bắt đầu dấy lên liên quan đến thế cân bằng giữa việc bảo vệ các dữ liệu và những yêu cầu an ninh.

Giới trẻ Hồng Kông trên tuyến đầu phản đối dự luật dẫn độ

Tại Hồng Kông, trước cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ có quy mô lớn, hôm qua, chính quyền đặc khu buộc phải thông báo hoãn cuộc bỏ phiếu. Một thắng lợi đầu tiên, một cuộc "phục thù" nhỏ cho thất bại phong trào "Dù Vàng" năm 2014… là những nhận định chung của các nhật báo Pháp.

Le Figaro, Le Monde, Les Echos, La Croix lần lượt có các bài viết "Tại Hồng Kông, mặt trận chống Bắc Kinh được củng cố", "Ở Hồng Kông, chính quyền hòa hoãn", "Đọ sức giữa đường phố và chính quyền vẫn tiếp diễn ở Hồng Kông" và "Cuộc trấn áp bạo lực của cảnh sát ở Hồng Kông".

Trước làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân ngày hôm qua, trưởng đặc khu hành chính Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) buộc phải hoãn cuộc bỏ phiếu. "(…) Một thắng lợi nhỏ đầu tiên cho chúng tôi, nhưng tôi nghi ngờ Bắc Kinh có những chỉ thị rõ ràng : Không để cho làn sóng phản đối hình thành", lời nhận định của cô Leslie với phóng viên báo La Croix.

Với luật sư Yip, điểm đáng chú ý của phong trào phản kháng tại Hồng Kông lần này là những người tham gia phần đông còn rất trẻ. "Họ thậm chí chưa tới 14 tuổi ngay từ vụ phong trào "Dù Vàng" (2014), nhưng nhận thức về chính trị đã được nảy sinh chính vào thời kỳ này và bây giờ họ có mặt ở đây".

Giới trẻ trên tuyến đầu trong ngày biểu tình hôm qua. Lòng quyết tâm và cách tổ chức hậu cần cho thấy sự chín chắn của giới trẻ Hồng Kông dấn thân chống dự luật. Họ đã rút ra được bài học thất bại cách nay năm năm và ý thức được về đối thủ trước mặt họ.

Cuộc phản kháng lần này còn có sự ủng hộ mạnh mẽ của giới kinh doanh. Họ cho rằng dự luật này rất có thể gây cản trở cho khả năng cạnh tranh của đặc khu. Ông Fred Hu, nhà sáng lập và chủ tịch Primavera Capital Group, một quỹ đầu tư có trụ sở tại Trung Quốc, nhận định với nhật báo kinh tế Les Echos rằng "Mọi bước đi sai có thể sẽ phải trả giá cực kỳ đắt và làm tổn hại niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài".

Hiện tại lãnh đạo đặc khu và Bắc Kinh đang tìm cách vận động các dân biểu thân chính quyền trung ương ủng hộ dự luật. Tuy nhiên, theo quan sát của ông Jean-Pierre Cabestan, chuyên gia về Trung Quốc, trường đại học Baptiste tại Hồng Kông, với báo Le Figaro, đây sẽ là một điều khó có thể trong trước mắt.

Vẫn theo Le Figaro, việc chính quyền Bắc Kinh những ngày qua cứ ra rả điệp khúc lên án "các thế lực thù địch" tìm cách làm tổn hại đến Trung Quốc chỉ có nguy cơ làm tăng thêm thái độ nghi kỵ của người dân Hồng Kông với chế độ Tập Cận Bình.

Shinzo Abe : "Đặc sứ" của Donald Trump

Một chủ đề khác cũng được một số báo Pháp quan tâm đến là chuyến công du Iran của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Le Monde đề tựa "Abe, đặc sứ của Trump tại Iran".

Nhật báo nhắc lại : Trong chuyến thăm Nhật Bản hồi cuối tháng 5/2019, tổng thống Mỹ đã bật đèn xanh cho chuyến công du này của thủ tướng Nhật. Ông nói : "Tôi biết là thủ tướng và Nhật Bản có một mối quan hệ tốt với Iran, vậy thì chúng ta sẽ xem chuyện gì xảy ra".

Theo nhận định của ông Rouzbeh Parsi, chuyên gia về Iran, trường đại học Lund tại Thụy Điển, "Chí ít, chuyến thăm này của ông Abe còn bao hàm rằng ông Trump mong muốn có một kênh đối thoại công khai với Iran. Về phía Tehran, họ cho rằng Trump đã gây ra quá nhiều thiệt hại từ hai năm qua. Họ không còn kiên nhẫn để đợi xem ông Trump có sẽ tái đắc cử hay không vào năm 2020 trước khi bắt đầu thương lượng".

Dù rằng, thủ tướng Nhật Bản không chính thức thừa nhận đóng vai trò trung gian, nhưng giới chuyên gia đều đánh giá rằng chuyến đi này của ông đến Iran mang hơi hướm của một hoạt động "hòa giải". Một hoạt động mà nhật báo kinh tế Les Echos đánh giá là "đầy rủi ro".

Làm thế nào bảo vệ được các lợi ích của Nhật Bản trong vùng Cận Đông, nguồn cung ứng dầu hỏa chính cho Tokyo, mà không đi ngược với đường lối cứng rắn của chính quyền Donald Trump ? Đây quả là một bài thực hành không dễ chút nào !

Đông Âu báo động dân số sụt giảm

Trong lĩnh vực xã hội, Le Monde cho biết "Dân số Đông Âu sụt giảm mạnh". Người dân di cư và giảm sinh nở đang ảnh hưởng mạnh đến các nước cộng sản Đông Âu cũ.

Trong vòng có ba thập niên, các nước như Bulgaria, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Romania, Slovakia và Slovenia có số dân bị giảm từ 111 triệu người xuống còn 103 triệu, sụt mất 7% dân số. Cùng giai đoạn này, tại Tây Âu, dân số tăng thêm 13%.

Theo giải thích của Le Monde, biên giới Liên Hiệp Châu Âu mở rộng cho phép các sắc dân thiểu số, vì vấn đề văn hóa cũng như kinh tế di cư, về phía những nước Tây Âu. Kể từ năm 2004, thị trường lao động được mở rộng trong khối kinh tế Châu Âu đã làm cho dòng người di cư từ Đông sang Tây tăng gấp 5 lần, trong đó người Ba Lan và Romania chiếm đa số.

Điểm đáng chú ý trong làn sóng di dân nội bộ này là các nước như Ý, Tây Ban Nha, Ireland trở thành những điểm đến mới, thay vì là Đức và Áo như trước đây. Những nước tiếp nhận mới đón nhận nhiều di dân Đông Âu để cung cấp cho thị trường lao động xây dựng và giúp việc nhà.

Một điểm khác đáng quan tâm là độ tuổi những người đi di cư phần đông trong khoảng 20-34 tuổi. Điều này giải thích vì sao tỷ lệ sinh nở giảm mạnh tại các nước Đông Âu.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố Mỹ lẽ ra đừng nên tham chiến tại Việt Nam.

trump1

Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm Anh tuần này, gặp Thủ tướng Theresa May

Trả lời phỏng vấn của Piers Morgan, vừa phát hôm thứ Tư nhân dịp thăm Anh, ông Trump được hỏi liệu ông có ước ao phục vụ quân ngũ ở Việt Nam không.

Ông Trump trả lời : "Tôi chưa bao giờ là fan hâm mộ cuộc chiến đó cả, tôi nói thẳng cho anh biết. Theo tôi đó đã là cuộc chiến tồi tệ (terrible war). Nó ở rất xa và khi đó, chả ai nghe về đất nước đó. Ngày hôm nay, họ đang sống rất tốt (they're doing very well). Về thương mại, họ tàn nhẫn kinh (brutal, very brutal), họ là nhà thương thuyết siêu hạng (great negotiators), là doanh nhân tuyệt vời (great business people).

Đây chả giống như là tôi chiến đấu chống Đức quốc xã, đánh nhau với Hitler. Tôi giống nhiều người khi đó. Lúc đó tôi không xuống đường biểu tình. Tôi không nói sẽ sang Canada sống giống nhiều người...Nhưng tôi không phải là fan hâm mộ cuộc chiến đó.

Cuộc chiến đó không phải là thứ mà chúng ta lẽ ra nên tham gia. (That war was not something we should've been involved in".

trump2

Nữ hoàng Anh đón tiếp tổng thống Donald Trump

Nhà báo Anh Piers Morgan hỏi tiếp ông Trump có muốn phục vụ trong một cuộc chiến khác không.

Ông Trump trả lời sẽ thật "vinh dự" cho ông làm thế. Ông nói ông đã tăng tiền cho quân đội Mỹ như một cách đền bù cho việc ông không đi lính.

"Tôi không ngại đâu, tôi sẽ vinh dự đó. Nhưng nay tôi đã đền bù rồi. Năm ngoái tôi cho 700 tỉ đôla nhé, năm nay là 716 tỉ. Tôi đang đền bù nhanh chóng, vì chúng tôi đang tái xây dựng quân đội ở mức độ chưa từng có đó nhé".

Tại Mỹ, ông Trump nhiều lần đối diện câu hỏi về việc ông được miễn quân dịch sau khi tốt nghiệp đại học Pennsylvania năm 1968.

trump3

Y tá Mỹ chăm sóc thương binh trước khi phi cơ rời Tân Sơn Nhất trong những ngày cuối của Cuộc chiến Việt Nam

Đã không đi lính hay né tránh quân dịch ?

Trước đó ông được bốn lần miễn để học xong đại học, rồi lại được giấy chứng nhận 'bị gai xương gót chân' để khỏi đi Việt Nam.

Tuy thế, một số báo tiếng Anh nói thực ra ông Trump chơi thể thao đều, và rất khoẻ mạnh nhưng đã tìm cách 'tránh quân dịch' (found a way around the draft - CNN), điều ông ta bác bỏ.

Published in Việt Nam