Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mỹ chi 1,5 tỷ đô la để chặn ảnh hưởng của Trung Quốc ở Ấn Độ-Thái Bình Dương (RFI, 12/02/2020)

Chính phủ Mỹ quyết định dành riêng khoản ngân sách 1,5 tỉ đô la trong năm 2021 để khống chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đây là một trong những điểm chính trong bản "Ngân sách vì Tương lai Hoa Kỳ" (A budget for America’s Future) được Nhà Trắng công bố ngày 10/02/2020.

my1

Các tàu sân bay lớp Nimitz USS John C. Stennis (CVN 74) và USS Ronald Reagan (CVN 76) thực hiện chiến thuật tấn công kết hợp nhóm tàu sân bay kép trong vùng biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương thuộc khu vực hoạt động của Hạm đội 7 Hoa Kỳ. Ảnh hải quân Mỹ

Khoản tiền 1,5 tỉ đô la được giao cho Bộ Ngoại giao Mỹ. Trong khuôn khổ "các chương trình quốc tế" (intenational programs), đứng đầu mục "những ưu tiên cạnh tranh quyền lực" của chính phủ Mỹ là "đảm bảo cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương luôn tự do, mở, độc lập và ngăn chặn tuyên truyền của Trung Quốc".

Washington luôn nhấn mạnh đến việc bảo vệ lợi ích về kinh tế và an ninh của mình trong dài hạn tại khu vực chiến lược, nơi có gần một nửa dân số thế giới sinh sống và có nhiều nền kinh tế phát triển nhất thế giới.

Nhà Trắng khẳng định "ngân sách 1,5 tỉ đô la dành cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương thể hiện rõ cam kết của chính quyền trong việc đảm bảo khu vực luôn tự do, mở và độc lập trước ảnh hưởng thâm hiểm của Trung Quốc".

Vẫn theo bản Ngân sách 2021 của Mỹ, khoản tiền trên được tài trợ cho các chương trình thúc đẩy dân chủ, tăng cường hợp tác an ninh, cải thiện quản trị kinh tế và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế của lĩnh vực tư nhân. Trong đó, có 30 triệu đô la được đưa vào ngân sách của Trung tâm Cam kết Toàn cầu (Global Engagement Center, GEC) chuyên chống lại truyên truyền và thông tin sai lệch xuất phát từ Trung Quốc.

Trong ngân sách 2021 dành cho Bộ Ngoại giao, chính phủ Mỹ chỉ chi 0,7 tỉ đô la để hỗ trợ các nước Châu Âu, Trung Á chống lại ảnh hưởng của Nga.

Thu Hằng

*********************

Tổng thống Trump đề xuất ngân sách 4,8 nghìn tỷ USD cho năm 2021 (VOA, 11/02/2020)

Nhiều kh năng ngân sách đ xut 4,8 nghìn t đô la cho năm tài chính 2021 ca Tng thng Donald Trump s nhn được s lnh nht t các nhà lp pháp M vào ngày 10/2, trong đó có các đ xut ct gim chi tiêu cho các chương trình vin trợ nước ngoài và mng lưới an toàn xã hi.

quocphong1

Nhiều kh năng ngân sách đ xut cho năm tài chính 2021 ca Tng thng Trump s nhn được s lnh nht t các nhà lập pháp M.

Theo Reuters, Nhà Trắng d đnh công b kế hoch chi tiêu ngân sách cho năm tài chính, bt đu t ngày 1/10. nhưng các quan chc chính quyn đã xác nhn các s liu quan trng trong tài liu vào cui tun qua.

Dự kiến, Đng Dân ch s phn đi vic ct gim chi tiêu mnh cho các chương trình trong nước, trong khi mt s đng viên Cng hòa có th lo ngi v n và thâm ht.

Ngân sách đề xut s ct gim 21% vin tr nước ngoài xung còn 44,1 t đô la, gim xung t 55,7 tỷ đô la trong năm tài khóa 2020. Vic ct gim s tiết kim chi tiêu trong các chương trình mng lưới an toàn, bao gm 130 t đô la Medicare thông qua ci cách giá thuc, 292 t đô la cho tem phiếu thc phm và các chương trình Medicaid bng cách đưa ra yêu cầu công vic mi cho nhng người th hưởng, và 70 t đô la thông qua vic kim soát vic hi đ điu kin nhn tr cp khuyết tt ca liên bang.

Một gii chc chính quyn cho biết Nhà Trng đang đưa ra các đ xut ct gim đáng k, mc dù có th Quc hội s phân b nhiu tin cho vic chi tiêu hơn là ý ông Trump mun.

Với d báo tăng trưởng kinh tế mnh, ngân sách đưa ra d đoán khong 3,7 nghìn t đô la thu nhp cho chính ph trong năm tài chính 2021.

Năm ngoái, ông Trump đã ký một tha thun ngân sách kéo dài hai năm với Quc hi, tăng chi tiêu liên bang cho quc phòng và mt s chương trình trong nước khác, tăng thêm cho khon n chính ph. Phía lp pháp đã thông qua 2,75 nghìn t đô la cho các khon chi tiêu quc phòng và phi quc phòng mi cho đến ngày 30 tháng 9 năm 2021.

Ngân sách ông Trump đề xut phn ln là mt tài liu v chính tr.

Nó bao gồm chi tiêu cho các khon ưu tiên ca ông Trump khi ông tìm cách đ tái đc c vào cui năm nay, bao gm 2 t đô la đ tài tr xây dng thêm trên bc tường biên giới vi Mexico, mt d án đc bit đi vi s nghip chính tr ca ông, và tài tr cho d lut cơ s v h tng mà được xem là khó có th được lưỡng đng thông qua trong Quc hi.

Chi tiêu quân sự s tăng 0,3% lên 740,5 t USD.

Ngân sách dự báo s giảm 4,6 nghìn t đô la thâm ht trong 10 năm và gi đnh tăng trưởng kinh tế vi tc đ hàng năm khong 3% trong nhng năm ti, Reuters dn li các quan chc cho biết.

Ông Trump được ghi nhn đã góp phn tăng sc mnh cho nn kinh tế Hoa Kỳ, mt phn nh vào việc ct gim thuế mà ông ng h và Quc hi đã thông qua trước đó trong nhim kỳ ca ông. Ngân sách tài tr cho vic gia hn nhng khon ct gim trong thi gian 10 năm vi 1,4 nghìn t đô la.

Nhà Trắng đ xut ct gim chi tiêu 4,4 nghìn t đô la trong 10 năm và giảm thâm ht 4,6 nghìn t đô la trong khong thi gian đó.

****************

Tổng thống Trump đề xuất tăng quỹ cho võ khí hạt nhân (VOA, 11/02/2020)

Đề ngh ca Tng thng M Donald Trump v 740,5 t đô la ngân sách quc phòng gi sang cho Quc hi hôm 10/2 có đ xut tăng ngân qu cho võ khí ht nhân và đy mnh chi tiêu cho phát trin và nghiên cu đ chun b cho chiến tranh trong tương lai.

quocphong2

Tổng thng Hoa Kỳ Donald Trump.

Đề xut chi tiêu quốc phòng này bao gm ngân sách ln nht v phát trin và nghiên cu cho Ngũ Giác Đài, mt gii chc cao cp cho biết, trong lúc quân đi M nhm xây dng các kh năng kế tiếp đ đi phó vi sc mnh ngày càng tăng t Nga và Trung Quc.

Trong các ưu tiên Ngũ Giác Đài, đ ngh ngân qu cho hin đi hóa võ khí ht nhân tăng 18% so vi năm ngoái, nghĩa là tăng thêm 29 t đô la, mt ngun tin quc phòng cho Reuters biết.

Ngân sách đề ngh cho B Quc phòng cũng bao gm 69 t đô la tài tr cho các cuộc chiến đang tiếp din và các nhu cu khác ca Ngũ Giác Đài.

Đề ngh ca Tng thng Trump cũng kêu gi tăng thêm 79 chiếc F-35, hơn s yêu cu hi năm ngoái 1 chiếc.

Theo Reuters

Published in Quốc tế

Thông điệp Liên bang của tổng thống Trump thành diễn văn tái tranh cử (RFI, 05/02/2020)

Ngày 04/02/2020, trước Quốc Hội lưỡng viện Mỹ, ông Donald Trump đã đọc Thông điệp Liên bang lần thứ ba, và có thể là lần cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống.

thongdiep1

Phó tổng thống Mike Pence (trái) vỗ tay hoan nghênh, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi (phải) xé bản sao diễn văn tổng thống, sau khi Donald Trump kết thúc đọc thông điệp, Washington DC, Mỹ, ngày 04/02/2020 MANDEL NGAN / AFP

Chín tháng trước kỳ bầu cử tổng thống, chủ nhân Nhà Trắng đã không bỏ lỡ cơ hội để biến Thông điệp liên bang hàng năm thành bài diễn văn vận động tái tranh cử, đặc biệt trong bối cảnh ông có thể được xử trắng án ở Thượng Viện trong ngày 05/02.

Thông tín viên RFI Eric de Salves tường trình từ San Francisco :

"Ông Donald Trump bước vào Quốc Hội trong tiếng vỗ tay và reo hò nhưng chỉ từ phía đảng Cộng hòa. Còn bên phía các nghị sĩ Dân chủ, những người đã cáo buộc ông vào tháng 12 vừa qua, cũng ngay trong phòng họp này, là vẻ mặt chán nản. Đối với một bài diễn văn đoàn kết, thì bầu không khí mất đoàn kết hiện lên một cách ấn tượng.

Trên khán đài, ông Donald Trump từ chối bắt tay bà Nancy Pelosi. Sau khi tổng thống đọc xong bài diễn văn, nữ chủ tịch Hạ Viện liền cầm lấy một bản sao bài diễn văn và xé trước mặt mọi người. Không khí căng thẳng nhưng điều đó không làm ông Donald Trump bị xáo trộn. Ông tiếp tục tự ca ngợi thành tích trong nhiệm kỳ nhằm được tái thắng cử vào tháng 11 tới.

Ông phát biểu : "Cách đây ba năm, chúng ta đã triển khai chính sách sự trở lại vĩ đại của nước Mỹ. Tối nay, tôi đứng trước mặt quý vị để trình bày về những kết quả khó tin : Việc làm nở rộ, thu nhập tăng vọt, tình trạng nghèo khó và tội phạm đều giảm".

Một Donald Trump tự thổi phồng khi chỉ còn 9 tháng đến kỳ bầu cử tổng thống. Phải nói rằng chủ nhân Nhà Trắng đang trên đỉnh cao tín nhiệm với 49% ý kiến ủng hộ. Và thứ Tư này (05/02), đa số Cộng hòa ở Thượng Viện, luôn đoàn kết ủng hộ ông, sẽ bỏ phiếu xử trắng án tổng thống, đặt dấu chấm hết cho tiến trình phế truất".

Thu Hằng

******************

Virus corona có thể giúp Donald Trump dễ dàng tái đắc cử tổng thống Mỹ ! (RFI, 05/02/2020)

Thuyết âm mưu hay "bình loạn" cho vui ? Hoàn toàn không. Dịch bệnh virus corona có thể làm tăng khả năng tái đắc cử của tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo tạp chí kinh tế, tài chính Bỉ Trends-Tendances, đó là nhận định của một kinh tế gia nổi tiếng Hoa Kỳ.

thongdiep2

Khu phố người Hoa tại Chicago, Illinois, Mỹ, giữa lúc dịch virus corona đang lây lan khắp thế giới. Ảnh chụp ngày 30/01/2020. Reuters/Kamil Krzaczynski

Dịch bệnh virus corona đôi khi làm xuất hiện những phản ứng, bình luận kỳ cục. Vào lúc Trung Quốc đang căng thẳng đối phó với khủng hoảng y tế, bộ trưởng Thương Mại Mỹ Wilbur Ross, một người thân cận với Donald Trump, không nghĩ ra điều gì hay hơn khi ông tuyên bố rằng dịch virus corona sẽ nhanh chóng tạo thêm việc làm tại Hoa Kỳ.

Vị bộ trưởng này cho rằng dịch virus corona làm cho một phần lãnh thổ Trung Quốc bị cô lập, cách ly, các tập đoàn đa quốc gia phải tính tới việc có nên tiếp tục duy trì các cơ sở sản xuất của họ tại Trung Quốc hay không. Do vậy, có nhiều khả năng là các công ty đa quốc gia này quay trở lại Hoa Kỳ và qua đó, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân Mỹ.

Theo tạp chí Bỉ, tuyên bố của bộ trưởng Thương Mại Mỹ không chỉ "vô duyên" vì dịch bệnh làm cho hàng trăm người chết, hàng ngàn người nhiễm bệnh, cả thế giới lo lắng, mà còn phản ánh sự thiếu hiểu biết về các quy luật kinh tế. Các công ty đa quốc gia sẽ không quay lại Mỹ mà sẽ đặt các cơ sở sản xuất ở những nơi gần Trung Quốc, có giá nhân công rẻ, như Việt Nam, Indonesia, hya Bangladesh.

Tuy nhiên, phát biểu rất vụng về của bộ trưởng Thương Mại Mỹ lại cho thấy là dịch bệnh virus corona có thể gây ra những hiệu ứng chính trị không ngờ tới. Chính vì thế, Tyler Cowen, một trong những kinh tế gia có uy tín tại Mỹ cho rằng con virus này sẽ cho phép Donald Trump tái đắc cử khá dễ dàng.

Chuyên gia này giải thích : Người ta thường phê phán Donald Trump có đầu óc dân tộc chủ nghĩa thái quá. Thế nhưng, khi mà hàng chục hãng hàng không quốc tế ngừng bay tới Trung Quốc và nhiều nước từ chối đón tiếp công dân Trung Quốc từ Trung Quốc tới, thì các phát biểu dân tộc chủ nghĩa thái quá của Trump giờ đây lại trở thành điều bình thường, dễ chấp nhận. Với dịch virus corona, việc cấm người dân di chuyển không bị coi là vi hiến nữa.

Trước đây, Trump nhất quyết muốn xây tường ở biên giới chung với Mêhicô để ngăn chặn di dân, giờ đây đòi hỏi này không bị coi là quá lố nữa vì nhiều nước đang dựng lên các "hàng rào" nhập cảnh đối với khách du lịch Trung Quốc. Vả lại, nhiều khu làng tại Trung Quốc cũng lập hàng rào, ngăn chặn người dân Vũ Hán lui tới.

Tóm lại, theo kinh tế gia Tyler Cowen, tất cả những nghi kỵ của Donald Trump đối với Trung Quốc, tất cả những chỉ trích của ông trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc ba năm vừa qua, giờ đây trở thành đúng trong con mắt một bộ phận dân chúng Mỹ. Họ có thể có suy nghĩ theo kiểu, nhìn chung những điều tệ hại chỉ có thể từ Trung Quốc tới mà thôi.

Do vậy, hơn bao giờ hết, người ta cho rằng Trump có lý khi đưa ra lập trường cứng rắn. Theo nhận định của tạp chí Bỉ, thực ra, mọi lập luận chính trị của Donald Trump là phải tìm ra một vật bung xung để chỉ trích. Giờ đây, Trump đã tìm thấy và được "phục vụ" liên tục : trong nhiều tháng tới, dịch bệnh virus corona sẽ xuất hiện thường xuyên trên trang nhất các phương tiện truyền thông, và điều này chỉ có lợi cho chủ nhân Nhà Trắng.

Đức Tâm

Published in Quốc tế
mercredi, 22 janvier 2020 23:00

Điểm báo Pháp - Trump đệ nhị ?

Trump đệ nhị ?

Về Hoa Kỳ, Le Monde có bài phân tích mang tựa đề "Trump đệ nhị vào tháng 11 tới ?". Trong nhiều tháng qua, nhiều người vẫn cho rằng ông Donald Trump sẽ bị đánh bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

trump1

Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngôi sao tại Diễn đàn Davos tại Thụy Sĩ lần thứ 50. Ảnh chụp ngày 22/01/2020. Reuters/Jonathan Ernst

"It’s the economy, stupid !"

Ông Trump bước vào Nhà Trắng với chiến thắng trong đường tơ kẽ tóc tại các tiểu bang thuộc "Vành đai han rỉ" (Pennsylvania, Ohio, Wisconsin). Chỉ cần một ít nhân viên cổ trắng từng bỏ phiếu cho ông hồi tháng 11/2016 thất vọng bỏ sang phía khác là xong, như trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 với chiến thắng của phe Dân chủ tại đây. Ứng cử viên Donald Trump sẽ rơi rụng như một trái chín.

Tuy nhiên tác giả bài viết ghi nhận hình bóng một George W. Bush - tái đắc cử năm 2004 trước John Kerry bất chấp tai tiếng của cuộc chiến Iraq – đang dần hiện rõ. Có điều một bộ phận người Mỹ vẫn không muốn mở mắt, và dù sao cái nhìn của họ cũng không giống các quan sát viên Châu Âu.

Trước hết là sự trở lại của câu nói nổi tiếng "It’s the economy, stupid !" đã giúp Bill Clinton giành chiến thắng khi đối mặt với Bush cha năm 1992, do suy thoái kinh tế. Dưới thời ông Trump, kinh tế thịnh vượng, thất nghiệp ở mức thấp nhất, Wall Street ở mức cao nhất. Tất nhiên rồi sẽ đến hồi kết với thâm hụt ngân sách khổng lồ, đầu tư vào kỹ nghệ thụt lùi. Nhưng năm 2019 đã không xảy ra suy thoái như dự báo, cuộc chiến tranh thương mại thu hút mọi sự chú ý, trong khi những mức lương thấp được tăng lên đôi chút, đủ để không tạo ra dàn đồng ca chống lại bất bình đẳng.

Ông Donald Trump tả xung hữu đột : hưu chiến thương mại với Trung Quốc, Mexico và Canada ; Quỹ Dự trữ Liên bang giảm lãi suất. Phải kể thêm phiên tòa truất phế không làm ông mất đi một lá phiếu nào, và cuộc khủng hoảng Iran rốt cuộc là chiến thắng của Trump – ít nhất dưới mắt những người ủng hộ ông.

Bài học cho Dân chủ : Hơn 100 vòng bỏ phiếu mới chọn được ứng viên

Đối mặt với Donald Trump là phe Dân chủ đầy rắc rối. Phe này đề cập đến những quan ngại của người Mỹ : bảo hiểm y tế cho mọi người, học phí quá lớn, kiểm soát vũ khí, biến đổi khí hậu.

Cánh tả trong đảng đề nghị một cuộc cách mạng cấp tiến, điều này không phải là bất khả. Hoa Kỳ đã từng biết đến những sức bật : tổng thống Theodore Roosevelt (nhiệm kỳ 1901-1909) chống lại các tập đoàn độc quyền, Franklin Roosevelt (1933-1945) với New Deal, Lyndon Johnson (1963-1969) và các quyền dân sự.

Nhưng liệu có thể làm cách mạng mà thiếu đi xung động ? Ông Bernie Sanders, chủ trương xã hội chủ nghĩa, vẫn tin như thế. Tự tin với 21% ý định bỏ phiếu theo như thăm dò, ông cố đẩy bà Elizabeth Warren (14%) ra ngoài lề. Nữ thượng nghị sĩ bang Massachusetts tạo cảm giác xứng tầm với cương vị, nhưng bà bị thụt lùi từ khi sập bẫy "ý tưởng Pháp" : đánh thuế 6% nếu có tài sản trên 1 tỉ đô la để tài trợ cho y tế. Nay bà đã hạ giọng, từ khi mất đi sự ủng hộ của Bill Gates.

Ở cánh trung, có cựu phó tổng thống của ông Barack Obama là Joe Biden (32% ý định bầu), quá già ; thị trưởng một thành phố nhỏ ở Midwest, Pete Buttigieg (9%), quá mềm mỏng ; và cựu thị trưởng New York Michael Bloomberg (9%), quá giàu. Nhất là như bà Warren nói, nếu quay lại với "business as usual" như thời Obama, thì làm sao thắng được Trump ?

Tóm lại, sương mù bao phủ, và cuộc bầu cử sơ bộ tháng Bảy tới sẽ phức tạp nếu cử tri không nhanh chóng chọn lựa. Le Monde nhắc lại cuộc bầu cử sơ bộ ly kỳ nhất hồi năm 1924 : do hai ứng cử viên có quan điểm đối chọi nhau về việc cấm bán rượu, rốt cuộc một nhân vật thứ ba là John W.Davis được chọn làm ứng cử viên của đảng Dân chủ sau… 103 vòng bỏ phiếu, và thất cử sau đó.

Davos : Trump đả kích thái độ ngang ngược của Trung Quốc

Cũng về tổng thống Mỹ, Le Figaro ghi nhận "Donald Trump bảo vệ kết quả kinh tế tại Diễn đàn Davos". Còn chín tháng nữa là đến kỳ bầu cử tổng thống, ông chủ Nhà Trắng khoe sức mạnh nền kinh tế Mỹ và nguồn năng lượng vô tận của nước mình. Les Echos cho biết "Tại Davos, Trump tố cáo những ‘tiên tri vận rủi’ về khí hậu".

Hai năm sau khi tham gia Davos lần đầu tiên, Donald Trump quay lại một cách thuyết phục hơn bao giờ hết. Tổng thống Mỹ nêu ra những con số : tỉ lệ thất nghiệp 3,5%, tạo thêm 7,5 triệu việc làm trong ba năm qua, thị trường chứng khoán tăng 50% từ khi ông được bầu lên. Đối với ông Trump, sự năng động này đã giúp ích cho giai cấp trung lưu và người nghèo. Theo ông, các nước khác cần đi theo "mô hình Mỹ", nhấn mạnh "Chúng tôi sẽ không bao giờ để cho phe xã hội cực đoan phá hủy nền kinh tế Mỹ".

Trump khoe "nguồn năng lượng vô tận" của nước Mỹ với than đá sạch, khí đốt, dầu lửa, nguyên tử. Không một lời nào về năng lượng tái tạo, ông khuyến khích Châu Âu nên mua dầu khí của Mỹ - hiểu ngầm : đừng mua của Nga ! Nhượng bộ duy nhất về môi trường : Hoa Kỳ ủng hộ sáng kiến trồng 1.000 tỉ cây từ nay đến 2030 (tỉ phú Mỹ Marc Benioff đã hứa sẽ giúp trồng 100 triệu cây).

Donald Trump không quên tấn công Bắc Kinh : theo ông Trump, thỏa thuận thương mại vừa ký đã chận lại "thái độ thích ăn tươi nuốt sống người khác của Trung Quốc" mà những người tiền nhiệm đã để mặc. Le Figaro ghi nhận trong khán phòng, vài quan chức Trung Quốc đeo tai nghe phiên dịch có nhăn mặt đôi chút. Les Echos nhắc lại, trong Diễn đàn Davos lần đầu Donald Trump đã tỏ ra hết sức cứng rắn trước Bắc Kinh, khai mào cho cuộc song đấu mà ngày nay ông muốn thu lợi. Phía Trung Quốc, năm nay chỉ có một ít quan chức cấp thấp hiện diện, không thể phản pháo ông Trump.

Hậu toàn cầu hóa đã bắt đầu

Theo đặc phái viên Les Echos tại Davos, "Ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới, hậu toàn cầu hóa đã bắt đầu".

"Đất nước chúng tôi ủng hộ toàn cầu hóa, mở cửa là một trong những đặc tính chủ yếu của nền kinh tế chúng tôi". Tại Davos, chỉ có mỗi mình ông Hàn Chính, phó thủ tướng thứ nhất Trung Quốc là còn tuyên bố kiểu này, những người khác không ai nhắc đến nữa. Klaus Schawab, nhà sáng lập Diễn đàn, không còn sử dụng từ ngữ mà trước đây xuất hiện trong tất cả các bài diễn văn. Richard Edelman, chủ nhân công ty quan hệ công chúng Mỹ khi giới thiệu về chỉ số lòng tin, xếp toàn cầu hóa vào các sự kiện của những năm 2000.

Và tổng thống Mỹ Donald Trump lúc nói về thỏa thuận vừa ký với Trung Quốc cho rằng đó là "thỏa thuận thương mại tiêu biểu cho thế kỷ 21". Tuy nhiên Bob Moritz, công ty tư vấn PwC cho biết các chủ doanh nghiệp Mỹ vẫn muốn đầu tư vào Trung Quốc nhưng đối với Bắc Kinh, Hoa Kỳ thậm chí không nằm trong danh sách năm nước đầu tiên mà giới chủ Trung Quốc muốn đầu tư. Bài viết kết luận, toàn cầu hóa trước đây là Mỹ hóa, nhưng giai đoạn sắp tới có thể là Trung Quốc hóa.

Venezuela : Thủ lãnh đối lập Juan Guaido được Colombia trải thảm đỏ đón tiếp

Tại Châu Mỹ la-tinh, trong bài "Tại Bogota, Pompeo tái khẳng định ủng hộ Guaido", Le Monde cho biết ngoại trưởng Mỹ đã gặp gỡ thủ lãnh đối lập Venezuela, đã bí mật vượt qua biên giới đến Colombia.

Việc ông Juan Guaido đến Bogota gây ngạc nhiên : ông đang bị chính quyền Maduro đặt trong vòng điều tra và cấm xuất cảnh. Nhưng thủ lãnh đối lập Venezuela được Colombia tiếp đón như một nguyên thủ, với thảm đỏ và duyệt hàng quân danh dự. Ông loan báo một vòng công du : ghé Luân Đôn, Bruxelles, Davos (Thụy Sĩ) dự Diễn đàn Kinh tế và rất có thể gặp được tổng thống Donald Trump, sau đó đến Paris vào thứ Sáu 24/1 tới.

Tờ báo đặt câu hỏi, liệu chính quyền Venezuela có để ông Guaido quay lại sau chuyến đi này ? Hồi tháng 2/2019, thủ lãnh đối lập đã từng bí mật vượt biên giới để lãnh đạo một hoạt động chuyển hàng nhân đạo, và quay về Caracas trên một chuyến bay thương mại bình thường. Theo Le Monde, dù có sự ủng hộ của Mỹ hay không, việc ông quay về nước khó thể chắc chắn được.

Điệu vũ ba lê của những đồng đô la Mỹ tại Venezuela

Cũng về Venezuela, Libération có bài phóng sự "Điệu vũ ba lê của những đồng đô la xanh tại Caracas". Do siêu lạm phát, người dân Venezuela bỏ rơi đồng bolivar, dùng đô la Mỹ. Chính phủ nhắm mắt làm ngơ, bất chấp nguy cơ rửa tiền và tham nhũng.

Đồng đô la đi vào thị trường Venezuela một cách không chính thức, vừa bằng phương thức hợp pháp vừa bất hợp pháp.

Trước hết, những người lao động xuyên biên giới vốn ngày càng đông, họ sang Colombia và Brazil làm việc và quay về trong ngày. Tiếp đến là những người Venezuela giàu có gởi tiền ở nước ngoài nay đưa về một phần. Theo một chuyên gia, từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thập niên 80, khoảng 1.000 tỉ đô la đã chạy ra khỏi Venezuela. Bên cạnh đó là kiều hối được 5 triệu người Venezuela sống ở nước ngoài gởi về, ước tính khoảng 3 tỉ đô la trong năm 2019.

Hiện tượng đô la hóa nền kinh tế giúp cho giới buôn lậu quặng mỏ và ma túy rửa tiền bẩn dễ dàng, khi chính phủ đã mất kiểm soát. Chính quyền Maduro trước đây đả kích "đồng đô la tội lỗi", nay dường như đã thuận theo kinh tế tư bản hoang dã đang thống trị đất nước.

Nhập cư, sinh thái, điện nguyên tử : tựa chính báo Pháp

Trang nhất các báo Paris hôm 22/01/2020 đều dành cho các vấn đề của nước Pháp. Le Figaro chạy tựa "Án tù : Cải cách gây bối rối cho các thẩm phán", Le Monde quan tâm đến "Những đề nghị gây sốc về chính sách nhập cư". Trang bìa của Libération đăng ảnh những bức tượng nàng Marianne tượng trưng cho nước Pháp, tất cả đều màu xanh lá cây, nhấn mạnh sinh thái là yếu tố quan trọng trong cuộc bầu cử địa phương sắp tới. La Croix nói về giới hạn của khái niệm "thuận tình" trong quan hệ, Les Echos chú ý đến việc "Pháp cam kết giảm số lượng nhà máy điện nguyên tử".

Thụy My

Published in Quốc tế

Khảo sát : Quá bán ở Mỹ cho rằng Tổng thống Trump ‘phạm tội đáng truất phế’ (VOA, 03/01/2020)

Gần 6/10 người M cho rng Tng thng Donald Trump đã phm ti đáng b trut phế, nhưng công chúng M li chia r v vic liu c tri cn phi quyết đnh s phn ca ông qua lá phiếu trong năm nay, hay nên đ cho Thượng vin xét x ông trong phiên tòa lun tội, theo kết qu mt cuc thăm dò dư lun va được Ipsos và 538 công b, được t Washington Post dn li.

trump1

Khảo sát ca Ipsos-538 cho thy gn 6/10 người M tin ông Trump "đáng b phế trut"

Ipsos là công ty nghiên cứu th trường ln th 3 thế gii, có mt 90 th trường. 538 (FiveThirtyEight) là trang web chuyên v phân tích kho sát dư lun, chính tr, kinh tế và th thao.

Cuộc trưng cu ca Ipsos và 538 cũng cho thy c hai phe Dân ch và Cng hòa Quc hi ln Tng thng Trump đu b công chúng M cho đim thp trong cách h x lý tiến trình lun ti.

Theo đó, 57% người M tin rng ông Trump đã phạm ti đáng b phế trut, trong khi 40% không tin như vy. Trong s nhng người tin, 50% nói h "hoàn toàn chc chn" trong khi 31% nói rng h "khá là chc chn", báo Washington Post tường thut.

Trong khi đó, 51% người được vn ý nói rng cuối cùng nên đ c tri quyết đnh s phn ca ông Trump, trong khi 47% cho rng Thượng vin nên phế trut ông, vn theo bài báo ca Washington Post.

Cuộc trưng cu Ipsos-538 cho thy chưa ti phân na người dân M - 45% - cho rng phe Dân ch H vin nên tiếp tc trì hoãn phiên tòa lun ti Thượng vin cho đến khi nhng quan ngi ca h v tính công bng ca phiên tòa được gii quyết. Trong khi đó, 52% cho rng phiên tòa không nên b trì hoãn.

Về cách x lý ca Đng Dân ch, ch 35% người được vn ý tán đồng trong khi có đến 45% không ng h.

Tuy nhiên, cách hành xử ca Đng Cng hòa trong tiến trình lun ti còn nhn được ít s ng h hơn - ch có 28%, trong khi có ti 51% không tán đng.

Về phn ông Trump, ch có 27% người M tán đng cách ông đương đu vi cuc điu tra lun ti và 55% không ng h.

Phần ln người được vn ý, 80%, tin rng ông Trump đã yêu cu phía Ukraine điu tra cha con nhà ông Joe Biden. 60% tin rng ông Trump đã rút li vin tr quân s nhm đ thúc đy Ukraine m cuc điu tra v ông Biden, và 61% tin rng ông Trump và chính quyn ca ông tìm cách che giu thông tin v hành đng ca ông đi vi Ukraine, cũng theo kết qu cuc thăm dò.

Đa số người dân M cho rng nhng hành đng này là không đúng đn nếu chúng tht s đã xy ra.

Về phn ông Joe Biden, người đang vn đng đ giành đ c ca Đng Dân ch cho cuc bu c tng thng, người dân M b chia r vi s lượng như nhau hai bên - mi bên 48% - v vic liu ông Biden có hành x mt cách hp đo đc hay không trong vn đ Ukraine khi ông còn là phó tổng thng.

Khi được hi v phiên tòa x ông Trump sp ti Thượng vin, đa s người được vn ý - 57% - cho rng s tt hơn nếu Thượng vin triu tp các nhân chng mi như yêu cu ca phe Dân ch.

Trong khi đó, 86% cho rằng các thượng ngh sĩ nên đóng vai là nhng "bi thm viên trung lp" và xem xét chng c. Lãnh đo phe Đa s Thượng vin, Thượng ngh sĩ Cng hòa Mitch McConnell, đã b ch trích khi nói rng ông không xem mình là bi thm viên không thiên v và rng ông hp tác với đi ngũ pháp lý ca ông Trump trước khi phiên tòa din ra.

****************

Truất phế ? "Đấu sĩ" Donald Trump không hề sợ hãi ! (RFI, 18/12/2019)

Có thử thách nào tệ hại hơn đối với một tổng thống Mỹ khi phải đối mặt với thủ tục truất phế ? Tuy nhiên đối với một nhân vật như ông Donald Trump thì lại không phải như vậy.

trump2

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng đối mặt với tiến trình truất phế. Reuters/Yuri Gripas/File Photo

Đã hẳn là việc trở thành vị tổng thống thứ ba trong lịch sử nước Mỹ bị luận tội, sẽ khiến nhà tỉ phú với núi tự ái quá cao cảm thấy bị tổn thương.

"Thương hiệu" Donald Trump

Hơn ai hết, nhà cựu đầu tư địa ốc và là người dẫn chương trình truyền hình, luôn bị ám ảnh bởi việc giữ gìn hình ảnh của mình. Tên tuổi và thành công của Donald Trump là một thương hiệu, và trong việc kinh doanh, vẫn tiếp tục mang lại cho ông hàng triệu đô la.

Tuy nhiên có một điều mà Trump thích hơn tất cả, đó là chiến đấu, so găng trên võ đài. Và trong đời sống chính trị nghiệt ngã ở Washington, thủ tục luận tội là cuộc chiến đấu tối thượng, với những cú đấm mãnh liệt nhất.

AFP trích bình luận của Rich Hanley, giáo sư về truyền thông của trường đại học Quinnipiac : "Trong một thời kỳ căng thẳng cao độ, đây là thời cơ cho một nhân vật kiểu như ông Trump".

Sau hai tháng điều tra, khoảng 12 cuộc điều trần công khai và 15 cuộc điều trần kín, bản báo cáo dài 300 trang của Ủy ban Tư pháp Hạ Viện cho rằng "chưa có tổng thống nào vi phạm Hiến Pháp và quyền giám sát của Quốc hội đến như thế".

Hôm nay 18/12/2019 rất nhiều khả năng là các dân biểu thuộc đảng Dân Chủ ở Hạ Viện bỏ phiếu đồng ý cho cáo buộc tổng thống Mỹ đã lạm dụng quyền lực và cản trở hoạt động của Quốc hội.

Tổng thống Donald Trump, bị cho là đã yêu cầu Ukraine mở điều tra về đối thủ Joe Biden của đảng Dân Chủ, sau đó sẽ phải ra trước phiên tòa mở tại Thượng Viện. Nhưng ông Trump biết rất rõ là đảng Cộng Hòa vốn đang kiểm soát Thượng Viện, sẽ tuyên ông vô tội.

Lối thoát chừng như hiện rõ, cũng như những cuộc đấu võ đài mà Trump rất ưa thích. Một phông nền lý tưởng cho người dẫn chương trình truyền hình, vốn đã lập ra một chiến lược tự vệ chưa từng thấy trong một tình thế tương tự.

Đó là việc bôi bác những người đối lập với mình, gọi họ là "kẻ phản bội" hay "làm đảo chính" ; đồng thời bác bỏ tất cả những cáo buộc. Với hy vọng ra khỏi cuộc chiến bằng tư cách người thắng trận, và dùng sự kiện này như một lý lẽ thuyết phục cho chiến dịch vận động để tái đắc cử năm 2020.

Xì-căng-đan : Chẳng sợ !

Cần phải nói rằng ông Donald Trump vốn quen thuộc với các xì-căng-đan, đã bước vào cuộc chiến với sự chuẩn bị chu đáo hơn những người tiền nhiệm. Đó là các tổng thống Andrew Johnson, bị đưa ra luận tội vào năm 1868 ; Bill Clinton, đã phải chiến đấu kịch liệt để rồi được trắng án ở Thượng Viện năm 1999 ; và Richard Nixon, đã phải từ chức năm 1974 để tránh nguy cơ hầu như chắc chắn sẽ bị truất phế trong vụ Watergate.

Nhà tỉ phú địa ốc đã từng phải đối phó với các cáo buộc tấn công tình dục của mười mấy phụ nữ. Donald Trump đối đầu với công tố viên đặc biệt Robert Mueller trong cuộc điều tra kéo dài gần hai năm, về nghi vấn thông đồng với Matxcơva. Ông Trump cũng vượt qua được các cáo buộc về xung đột lợi ích giữa chức vụ tổng thống Mỹ và những vụ làm ăn của ông.

Vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ thường xuyên sỉ nhục những người chống đối, và không ngần ngại đưa ra những tuyên bố chưa chính xác hoặc sai lạc.

Hôm qua, Donald Trump đã viết một lá thư nảy lửa cho bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện, trong đó ông gọi thủ tục truất phế là "bất hợp pháp", là "công khai tuyên chiến với nền dân chủ Mỹ". Ông Trump cho rằng mình bị đối xử một cách còn tệ hại hơn cả những người "bị cáo buộc trong vụ án các phù thủy ở Salem". Đây là vụ án "săn phù thủy" hồi thế kỷ 17, nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ, với một loạt phiên tòa diễn ra ở các làng gần thành phố Salem (Massachusett), và 20 người đã bị hành quyết.

Không tránh né, mà vào cuộc

Thủ tục truất phế nhắm vào cựu tổng thống Bill Clinton về quan hệ với thực tập sinh Nhà Trắng, Monica Lewinsky, là một thảm họa – một vở kịch truyền hình đã làm hoen ố mãi mãi tên tuổi của vị tổng thống Dân Chủ.

Allan Lichtman, giáo sư sử học của American University phân tích : "Hai ông Nixon và Clinton khi ấy lùi hẳn về phía sau, còn ông Trump đã liên tục nhào vô đấu trường. Ông ấy hoàn toàn vào cuộc".

Không hề miễn cưỡng trong việc duy trì vai trò chính yếu, ngay cả trong giông bão, Donald Trump thường xuyên tổ chức các cuộc mít-tinh để làm nặng nề thêm cảm giác Trump bị đối xử bất công đối với số cử tri của ông, liên tục tố cáo cuộc "săn lùng phù thủy" của phe Dân Chủ.

Theo giáo sư Lichtman, đây là chiến lược mang tính rủi ro cao, nhưng cũng có thể mang lại thắng lợi lớn. Và sau khi xô ngã những tiêu chí xưa nay trên chính trường thủ đô nước Mỹ, Donald Trump lại áp dụng cùng một tiến trình "impeachment", không để cho các dân biểu nghị sĩ trong đảng của ông bất kỳ chọn lựa nào khác ngoài việc bảo vệ ông bằng mọi giá.

Giáo sư Lichtman nhận định : "Lý do thực sự khiến các đại biểu Cộng Hòa phải bênh vực Donald Trump là không còn có ai khác ngoài ông Trump".

Trong khi Washington đang chao đảo, thì tổng thống Trump, người dường như luôn thoát khỏi mọi vận hạn, tỏ ra hân hoan. Theo một cuộc thăm dò của trường đại học Quinnipiac, tỉ lệ được lòng dân của ông hôm thứ Hai 16/12 vừa rồi đã lên đến mức cao nhất kể từ đầu nhiệm kỳ. Có đến 43% số người được hỏi cho biết ủng hộ Donald Trump, chủ yếu nhờ vào các kết quả ấn tượng của nền kinh tế nước Mỹ ; tuy vẫn thấp hơn nhiều người tiền nhiệm.

Tuần trước ông Trump đã tuyên bố, thủ tục truất phế này là "một điều đáng buồn cho đất nước chúng ta, nhưng chừng như lại rất tốt cho tôi về mặt chính trị".

Thụy My

Published in Quốc tế

Mỹ : Tổng thống Trump chính thức khai trương Lực lượng Không gian (BBC, 22/12/2019)

Tổng thống Donald Trump chính thức tài trợ thành lập và khai trương một lực lượng quân sự mới của Lầu Năm Góc, tập trung vào chiến tranh trong không gian.

trump1

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Phó Tổng thống Mike Pence và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper xem quân kỳ của Bộ Tư lệnh Không gian Hoa Kỳ mới được thành lập, sự kiện diễn ra tại Nhà Trắng, Washington, DC ngày 29/8/2019

Lực lượng Không gian Hoa Kỳ là một quân chủng mới lần đầu tiên được thành lập sau hơn 70 năm và được đặt trực thuộc Không quân Hoa Kỳ.

Phát biểu từ một căn cứ quân sự gần Washington, ông Trump đã mô tả không gian là "lãnh địa chiến tranh mới nhất của thế giới".

"Giữa những mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của chúng ta, sự vượt trội của Mỹ trong không gian là vô cùng quan trọng", ông nói.

"Chúng ta đang dẫn đầu, nhưng chúng ta không dẫn đầu đủ, nhưng trong thời gian ngắn, chúng ta sẽ dẫn đầu rất nhiều".

"Lực lượng Không gian sẽ giúp chúng ta ngăn chặn sự xâm lược và kiểm soát địa hạt cao nhất", ông nói thêm.

trump2

Không gian là cương vực, ranh giới quân sự cuối cùng hiện nay mà nhiều quốc gia, trong đó có các cường quốc quân sự, quan tâm đầu tư và cạnh tranh

Việc phân bổ tài trợ đã được xác nhận vào thứ Sáu, 20/12/2019, khi tổng thống ký ngân sách quân sự thường niên trị giá 738 tỷ USD.

Sự ra mắt của Lực lượng Không gian sẽ được tài trợ ban đầu 40 triệu USD cho năm đầu tiên.

Lực lượng Không gian thực sự sẽ làm gì ?

Lực lượng này không có ý định đưa quân đội vào quỹ đạo, nhưng sẽ bảo vệ các tài sản của Mỹ - chẳng hạn như hàng trăm vệ tinh được sử dụng để liên lạc và giám sát.

Quyết định thành lập diễn ra sau khi giới lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ thấy Trung Quốc và Nga đạt được nhiều tiến bộ trong ranh giới quân sự cuối cùng này.

Phó Tổng thống Mike Pence trước đây từng nói hai quốc gia trên sở hữu các loại vũ khí laser trên không và hỏa tiễn chống vệ tinh mà Mỹ cần chống lại.

"Môi trường không gian đã thay đổi về cơ bản ở thế hệ trước", ông nói. "Một nơi từng là môi trường hòa bình và không có tranh chấp, giờ đã trở nên đông đúc và thù địch".

Lực lượng Không gian sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở hiện hữu của Bộ chỉ huy Không gian Hoa Kỳ (SpaceCom), được thành lập vào tháng 8/2019 để xử lý các hoạt động không gian của quân đội Hoa Kỳ.

trump3

Tổng thống Trump bắt tay Tướng Không quân John Jay Raymond (bìa phải), người chỉ huy SpaceCom và Lực lượng Không gian mới khai trương

Bộ trưởng Không quân Barbara Barrett nói, Lực lượng Không gian sẽ bao gồm khoảng 16.000 nhân viên Không quân và dân sự.

Lực lượng mới sẽ được Tướng Không quân John Jay Raymond, người hiện đang điều hành SpaceCom, chỉ huy.

Đầu tháng 12/2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng việc Mỹ mở rộng không gian gây ra mối đe dọa đối với lợi ích của Nga và đòi hỏi phải có đáp lại từ phía Nga.

"Lãnh đạo chính trị - quân sự Hoa Kỳ công khai coi không gian là một sân khấu quân sự và có kế hoạch tiến hành các chiến dịch ở đó", ông Putin nói.

********************

Trump sẽ đọc Thông điệp Liên bang giữa bão luận tội (BBC, 21/12/2019)

Chủ tịch Hạ viện, Nancy Pelosi, đã gửi thư cho Tổng thống Trump mời ông đọc Thông điệp Liên bang vào ngày 4/2, giữa cuộc chiến luận tội của hai đảng.

trump4

Bà Nancy Pelosy và Tổng thống Donald Trump - Ảnh minh họa

Thông điệp hàng năm có thể được đưa ra trong hoặc ngay sau phiên tòa ở Thượng viện, nơi ông Trump có khả năng được tha bổng.

Ông Trump đã chính thức bị Hạ viện luận tội hôm thứ Tư.

Chủ tịch Hạ viện Pelosi nói với hãng tin AP rằng ông Trump sẽ bị "luận tội mãi mãi, bất kể Thượng viện làm gì".

Cuộc bỏ phiếu luận tội do Hạ viện cầm trịch diễn ra cách đây hai ngày đã chia rẽ hầu như hoàn toàn đường lối của hai đảng.

Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa chưa thỏa thuận được khi nào thì phiên tòa của Thượng viện sẽ diễn ra.

Thư của bà Pelosi viết gì ?

Bức thư bà Pelosi gửi ông Trump hôm thứ Sáu bắt đầu với lời nhắc nhở ông Trump về sự "phân chia quyền lực" được ghi trong Hiến pháp Mỹ.

Ba nhánh - tư pháp, hành pháp, và lập pháp -"là các nhánh đồng đẳng đóng vai trò kiểm tra lẫn nhau", bà nói.

"Trên tinh thần tôn trọng Hiến pháp của chúng ta, tôi mời ông đọc Thông điệp Liên bang", bà viết, thêm rằng : "Cảm ơn ông đã quan tâm tới vấn đề này".

Người phát ngôn Nhà Trắng Hogan Gidley nói rằng ông Trump đã chấp nhận lời mời.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa bang Taxas John Cornyn, phản ứng với lời mời bằng hashtag : "Đoán là bà ấy cho rằng ông ấy vẫn sẽ giữ được chức".

trump5

Ông Trump đối mặt với hai cáo buộc, hoặc hai điều khoản luận tội : lạm dụng quyền lực bằng cách yêu cầu Ukraine điều tra đối thủ chính trị của ông với mục đích giành lợi thế chính trị ; và cản trở Quốc hội bằng cách không hợp tác với cuộc điều tra luận tội.

Cáo buộc thứ hai được đưa ra sau khi ông Trump từ chối cho phép các nhân viên Nhà Trắng ra làm chứng, và giữ lại các tài liệu chứng cứ. Đảng Dân chủ buộc tội rằng hành vi vi phạm hiến pháp này đòi hỏi Quốc hội phải giám sát nhánh hành pháp của Nhà Trắng.

Ông Trump nói gì ?

Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đang tranh cãi về việc phiên tòa Thượng viện nên được tiến hành như thế nào, gây hoài nghi về thời gian nó sẽ diễn ra.

Việc này khiến Tổng thống Trump đăng hàng loạt tweet hôm thứ Năm, cáo buộc rằng đảng Dân chủ không muốn bắt đầu phiên tòa này bởi vì "vụ của họ quá tồi tệ" và yêu cầu phiên tòa bắt đầu ngay lập tức.

Ông Trump viết : "Vậy là sau khi đảng Dân chủ cho tôi không Thủ tục Tố tụng hợp pháp, không luật sư, không nhân chứng, chẳng có bất cứ thứ gì, bây giờ họ muốn bảo Thượng viện mở phiên tòa của họ như thế nào. Thực tế là, họ chẳng có bằng chứng nào, họ sẽ thậm chí không xuất hiện. Họ muốn bỏ cuộc. Tôi muốn một phiên xử ngay lập tức !"

"Tầm thường hóa quá trình luận tội", ông Trump nói trước một buổi vận động

Tổng thống Trump nói rằng đảng Dân chủ đã không muốn nghị sĩ Quốc hội Adam Schiff, người lãnh đạo quá trình luận tội, cha con Biden và người tố giác của CIA - người châm ngòi cho cuộc điều tra luận tội - ra làm chứng.

Đảng Dân chủ lập luận rằng chính đảng Cộng hòa của ông Trump đã chùn bước trước sự xuất hiện của các nhân chứng. Hạ viện cũng mời tổng thống làm chứng trước các nhà điều tra nhưng ông từ chối không tham dự.

Điều gì nữa sẽ diễn ra đầu tháng Hai ?

Bài phát biểu vào đêm thứ Ba sẽ diễn ra chỉ một ngày sau khi đảng Dân chủ tổ chức cuộc bỏ phiếu đầu tiên để bầu ra ứng cử viên cho cuộc tranh cử tổng thống 2020.

Bài phát biểu sẽ diễn ra hai ngày sau một sự kiện quan trọng khác. Super Bowl Sunday - cúp vô địch bóng đá Mỹ - sự kiện được xem trên truyền hình nhiều nhất tại Mỹ hàng năm.

Cuối tuần đó, vào thứ Sáu, đảng Dân chủ sẽ tổ chức một cuộc tranh luận ở New Hampshire - một bang bỏ phiếu sớm khác.

Phiên tòa luận tội của Thượng viện lúc đó có thể đã bắt đầu, hoặc đã xong rồi, khi ông Trump đọc bài phát biểu, nhưng ngày chính thức thì chưa được đưa ra trong bối cảnh các nhà hành pháp đang bế tắc.

Tại sao phiên tòa Thượng viện bế tắc ?

Để bắt đầu bước tiếp theo, Quốc hội do đảng Dân chủ kiểm soát phải gửi điều khoản luận tội cho Thượng viện.

Nhưng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi từ chối làm vậy cho tới khi các quy tắc của phiên tòa Thượng viện được đảng Dân chủ nhấp nhận.

Lãnh đạo Thượng viện thuộc phe Cộng hòa, ông Mitch McConnell, sẽ quyết định các điều khoản quy định cho phiên xét xử và đảng Dân chủ muốn ông này cung cấp chi tiết về các nhân chứng và lời chứng nào sẽ được cho phép.

Ông này cho tới nay đã từ chối làm vậy. "Chúng tôi vẫn đang bế tắc", ông nói, sau một cuộc họp ngắn với lãnh đạo thiểu số thượng viện của phe Dân chủ, ông Chuck Schumer.

Ông McConnell lãnh đạo phe đa số trong Thượng viện, với 53 thành viên Cộng hòa trong 100 ghế.

Ông McConnell đã gọi quá trình luận tội là "vội vàng, cẩu thả và không công bằng nhất" trong lịch sử.

Đảng Dân chủ hi vọng việc trì hoãn này sẽ khiến dư luận ủng hộ một phiên tòa đầy đủ hơn và phủ nhận việc ông Trump - tổng thống Mỹ thứ ba bị luận tội - được tha bổng nhanh chóng.

Đảng Dân chủ muốn ít nhất bốn trợ lý Nhà Trắng hiện tại và trước đây, những người nắm rõ vụ việc Ukraine, sẽ ra làm chứng.

Họ nói phiên tòa cần phải công bằng, các thượng nghị sĩ phải đóng vai trò thẩm phán công tâm, và rằng bình luận của ông McConnell chỉ ra rằng ông này không có kế hoạch để làm vậy. Ông này trước đó nói rằng các thượng nghị sĩ Cộng hòa sẽ "cộng tác triệt để" với nhóm của tổng thống.

Published in Quốc tế
dimanche, 22 décembre 2019 00:45

Vì sao người Việt thích Donald Trump ?

Donald Trump đã đi vào lịch sử nước Mỹ khi trở thành vị tổng thống thứ ba bị luận tội sau phiên bỏ phiếu tại Hạ viện Mỹ hôm 18/12/2019. Chuyện thích hay ghét một ai đó là quyền của mỗi người. Nếu người được thích hay bị ghét đó chỉ là một ngôi sao trong một lĩnh vực như bóng đá, thể thao, kinh doanh, ca hát…thì đương nhiên không nói làm gì, nhưng nếu người đó là một chính khách hay một lãnh đạo quốc gia thì lại khác. Khi đó việc quan tâm, chỉ trích, phê phán không chỉ là quyền tự do ngôn luận mà còn là một bổn phận và nghĩa vụ. Vì sao ? Câu trả lời giản dị nhưng không phải ai cũng biết : Chính trị là việc chung (1).

Mỗi một quyết sách dù lớn nhỏ của người lãnh đạo quốc gia (và đảng cầm quyền) đều gây ảnh hưởng lên toàn bộ người dân sống trong một quốc gia. Trường hợp nước Mỹ thì nó còn ảnh hưởng đến cả thế giới vì Mỹ trên thực tế đang là nước lãnh đạo thế giới dân chủ. Chính quyền Việt Nam đến bây giờ vẫn không hiểu điều đó nên mới bỏ tù người dân vì tội "nói xấu lãnh đạo đảng và nhà nước". Các vua chúa thời phong kiến ngày xưa họ hành xử như vậy vì thời đó chưa có khái niệm về quốc gia và công dân như bây giờ. Khi đó mỗi vùng đất đều là sở hữu riêng của một ông vua. Thời nay đã hoàn toàn khác. Đất nước là của chung của tất cả mọi người. Tính chính danh của mọi đảng cầm quyền là phải xuất phát từ sự lựa chọn và ủy thác của người dân thông qua lá phiếu của họ trong các cuộc bầu cử dân chủ và minh bạch. Người dân không chỉ có quyền tự do ngôn luận mà còn trách nhiệm phê phán, chỉ trích chính phủ để chính phủ làm việc tốt hơn.

Donald Trump là một tổng thống hợp hiến và hợp pháp vì được người dân Mỹ bầu lên trong một cuộc bầu cử dân chủ. Điều này không có gì bàn cãi. Mọi quyết định của ông và Nhà Trắng đều phải được thực hiện, đúng sai tính sau. Ví dụ việc Donald Trump ra lệnh rút quân khỏi Syria và bỏ rơi đồng minh người Kurd. Một quyết định gây tranh cãi nhưng các tướng lĩnh có trách nhiệm phải tuân lệnh tổng thống. Một thanh niên Mỹ không thể nói rằng vì tôi không thích Donald Trump và vì ngày xưa ông ấy trốn lính nên giờ tôi cũng không đi lính. Điều đó là sai và thanh niên ấy có thể bị truy tố. Tuy nhiên giữa việc thừa nhận Donald Trump và việc chỉ trích ông ấy là hai chuyện khác nhau.

trump1

America first ?

Nhiều anh em Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên chỉ trích Donald Trump vì ông ấy có ảnh hưởng xấu cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam chứ không phải tự nhiên mà anh em làm điều đó. Chúng tôi cũng là tổ chức đầu tiên cảnh báo về "hiện tượng Donald Trump" khi ông ta mới chỉ là ứng cử viên đảng Cộng Hòa ra tranh cử với đảng Dân Chủ. Một người Việt Nam thực sự muốn đất nước có dân chủ không có lý do gì để ủng hộ Donald Trump. Ngay cả nếu bỏ qua mọi lý do về đạo đức và tư cách của một nguyên thủ quốc gia lãnh đạo thế giới dân chủ sang một bên (dù điều này là sai vì người lãnh đạo chính trị bắt buộc phải có đạo đức) thì chỉ một lý do duy nhất là việc Donald Trump không quan tâm gì đến nhân quyền và các giá trị tự do dân chủ cũng đủ để người Việt Nam không thể ủng hộ ông ấy.

Vì sao ? Việt Nam là một nước nhỏ, chưa có dân chủ lại đang sống bên cạnh một ông hàng xóm khổng lồ, vừa độc tài vừa chèn ép Việt Nam đủ các kiểu. Việt Nam rất cần sự ủng hộ của thế giới dân chủ về mọi mặt để vừa gây sức ép lên đảng cộng sản Việt Nam buộc họ thực thi dân chủ vừa gây sức ép lên Trung Quốc để họ hành xử đúng đắn và có trách nhiệm, tuân thủ luật pháp quốc tế, không cậy nước lớn ăn hiếp nước nhỏ…Donald Trump thì sao ? Ông ta không quan tâm điều đó. Khẩu hiệu đưa ông ta vào Nhà Trắng là "America first", nước Mỹ chỉ lo cho nước Mỹ còn thế giới tự lo lấy phần mình. Nếu là một nước khác thì không nói làm gì nhưng Mỹ đang là nước lãnh đạo thế giới dân chủ, sự từ nhiệm một cách đột ngột như vậy sẽ khuyến khích các nhà nước độc tài trỗi dậy và tăng cường đàn áp các tiếng nói đòi dân chủ. Trong mấy năm qua Việt Nam đã bỏ tù và kết án rất nặng những người bất đồng chính kiến là một dẫn chứng. Hai vấn đề lớn của thế giới hiện nay, và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam là biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường thì Donald Trump cũng không hề quan tâm, thậm chí chống đối góp phần giải quyết… Chúng ta có lý do gì để ủng hộ Donald Trump ?

Có lẽ lý do lớn nhất khiến người Việt Nam thích Donald Trump là việc ông ta chống Trung Quốc ? Sự thực là không có chuyện đó. Donald Trump không hề chống Trung Quốc, ông ta chỉ muốn cân bằng ngoại thương giữa hai nước và ngay cả mục tiêu tối thiểu đó ông ta cũng đã thất bại. Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc mà Donald Trump phát động một cách đầy tự tin vì "dễ thắng" đã kéo dài gần 2 năm và càng ngày càng bất lợi cho Mỹ, nhất là khi Trung Quốc lấy quyết định rút lui và co cụm. Giờ đây, người cần năn nỉ đối tác để kết thúc cuộc chiến thương mại là Donald Trump chứ không phải Trung Quốc.

trump2

Ai sẽ thắng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ?

Việc Trung Quốc đang bước vào giai đoạn khủng hoảng toàn diện là cả một quá trình dài tích lũy những mâu thuẫn không thể giải quyết của nền kinh tế hoang dại, bất chấp quyền con người để khai thác và tận dụng tối đa "sức người, sức của" của một quốc gia với 1,4 tỉ dân. Điều này ông Nguyễn Gia Kiểng đã từng nói đến từ năm 2007 trong bài "Những Vạn Lý Trường Thành mới". (2)

Sự "đóng góp" của Donald Trump trong cuộc khủng hoảng tại Trung Quốc là không đáng kể, nếu có thì cũng là "giọt nước tràn ly" hay "cọng rơm làm gẫy lưng con lạc đà". Sự thực thì "con lạc đà" Trung Quốc đã gẫy lưng rồi, chỉ cần thêm một "cọng rơm" nữa là nó gục xuống. Việc Mỹ và thế giới chọn thái độ chống Trung Quốc là một sự hiển nhiên sau khi Tập Cận Bình muốn Trung Quốc trỗi dậy và thay thế vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ. Đây sẽ là xu thế tất yếu của cả thế giới trong thời gian tới. Một ví dụ, để ngăn cản Trung Quốc can thiệp vũ trang đàn áp các cuộc biểu tình ở Hồng Kông thì chính đảng Dân Chủ Mỹ đã soạn ra và biểu quyết 100% dự luật "Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông". Sau khi cả hai đảng đã biểu quyết với một đa số áp đảo cho dự luật này và chuyển cho Nhà Trắng thì mãi một tuần sau Donald Trump mới ký. Ông ta đâu có chống Trung Quốc ?

Có những người thích Donald Trump cho rằng dù ông ấy không ra gì nhưng quan trọng là "làm được việc". Thế nào là "làm được việc" ? Đây là một chuyện khá phức tạp và gây tranh cãi. Ngay cả Đảng cộng sản Việt Nam (và cả Bắc Triều Tiên) vẫn bảo rằng nhờ có họ nên đất nước mới được rực rỡ như ngày hôm nay và sự thực là họ cũng có làm được vài việc chứ không phải không làm được gì.

Vậy tại sao bất chấp những sự thực đó người Việt Nam vẫn ủng hộ Donald Trump một cách cuồng nhiệt trong đó không ít người là trí thức ? Cái này có lẽ đến từ lý do văn hóa. Bài viết này cố gắng mổ xẻ vấn đề theo hướng đó.

Không ít người Việt Nam đến bây giờ vẫn cho rằng "làm chính trị" là tìm kiếm thành công cá nhân, làm chính trị không cần học, không cần kiến thức và đạo đức mà chỉ cần thủ đoạn, ai được cầm quyền là người đó có chính danh… Donald Trump có tất cả những đức tính đó. Người Việt không dành cho chính trị một quan tâm cần thiết và đúng mực vì họ hiểu sai về chính trị. Họ cho rằng chính trị là việc riêng của chính quyền và "của người khác" chứ không phải "việc chung" vì vậy họ không chịu học hỏi, nghiên cứu một cách thấu đáo về chính trị. Ai cũng cho rằng mình biết về chính trị và có thể làm chính trị dù chẳng học hành hay nghiên cứu gì về chính trị. Khi nghe rằng "làm chính trị" cũng phải học hỏi đến nơi đến chốn, phải có kiến thức và đạo đức, phải biết làm việc chung…nhiều người rất không hài lòng. Lý do cũng dễ hiểu, nếu làm chính trị mà khó thế thì sao đến lượt họ ? Họ cũng muốn có công danh. Việc Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ khiến họ giải tỏa được tâm lý khiến họ vui mừng. Dù không nói ra nhưng nhiều người đắc thắng trong bụng : "Đấy, Donald Trump có học hành và biết gì về chính trị đâu mà vẫn làm được tổng thống Mỹ, một cường quốc lãnh đạo thế giới ?". Với những người này, trở thành lãnh đạo chính trị là một "vận may" như đánh bạc hay chơi xổ số. Donald Trump là một mẫu người đúng như tâm lý và mong mỏi của người Việt nên họ thích và ủng hộ ông ấy một cách cuồng nhiệt, bất chấp lý lẽ.

Khi có ý kiến phê phán Donald Trump thô lỗ, gái gú, dối trá, thiếu đạo đức thì không ít người Việt biện luận rằng đàn ông ai cũng thế. Điều này sai. Chính trị ngoài sự hy sinh ra còn phải làm gương. Một ông bố cậy mình làm ra nhiều tiền nên cho phép mình chơi bời, ăn nhậu, gái gú bừa bãi không thể nào dạy được con. Đúng là không luật pháp nào cấm đàn ông chơi bời nhưng đã thế thì đừng làm chính trị. Không thể vừa làm bậy, vừa dạy đời, vừa làm gương cho người khác. Người Việt mâu thuẫn với chính mình, nếu một người ngoài đời mà có những đức tính như Donald Trump thì không ai dám kết bạn nhưng nếu người đó "thành công" như Donald Trump thì họ dễ dàng bỏ qua những tật xấu đó. Đây là văn hóa "tôn sùng kẻ mạnh" rất tệ hại và thấp kém mà chúng ta cần thay đổi.

Thực tế không phải cái gì nước Mỹ cũng đúng, cũng tốt như nhiều người nghĩ. Ví dụ việc Mỹ đã bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa trước đây rồi Iraq và người Kurd ở Syria mới đây… Chẳng qua nước Mỹ quá hùng mạnh nên dù có vấp nhiều sai lầm vẫn không hề hấn gì, nó cũng giống như một cơ thể khỏe mạnh thì dù có ăn nhậu hay chơi bời quá đà cũng không sao. Nhiều người lý luận, nếu không đúng, không tốt thì sao Mỹ lại giàu mạnh như thế. Đúng là cái tốt, cái hay của nước Mỹ vẫn nhiều hơn cái xấu nhưng không phải vì thế mà mặc nhiên cho rằng cái gì của Mỹ cũng đúng, cũng tốt. Tổng thống Mỹ cũng vậy thôi.

trump3

Hạ viện bỏ phiếu luận tội Donald Trump hôm 18/12/2019

Donald Trump sẽ ra sao trong những ngày tới ? Khả năng lớn là Thượng viện Mỹ, do đảng Cộng Hòa kiểm soát sẽ xóa tội cho ông ta. Người Mỹ vốn ít quan tâm về chính trị. Tỉ lệ cử tri Mỹ tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử Mỹ rất thấp, chỉ dao động trên dưới 50%. Nhưng họ rất may mắn vì có những người "Cha lập quốc", vừa là những nhà cách mạng và đồng thời cũng vừa là các nhà tư tưởng chính trị. Họ đã thiết kế và lập trình sẵn cho nước Mỹ một mô hình chính trị rất dân chủ và ưu việt. Người dân Mỹ cứ việc hưởng thụ những thành quả đó, tuy nhiên "vốn liếng" tư tưởng chính trị của Mỹ đang cạn dần nếu không được cập nhật vì thời thế đã thay đổi rất nhiều, nhất là sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (4.0). Nếu Donald Trump không bị quốc hội phế truất thì cũng khó có thể đắc cử trong nhiệm kỳ hai được nữa vì người dân Mỹ sẽ đi bầu cử đông hơn khi thấy quyền lợi của họ bị đe dọa và vì tức giận Donald Trump. Số cử tri trung thành của Donald Trump (khoảng 20%-25%) sẽ trở nên thiểu số.

Năm 2016 Donald Trump thắng cử vì tỉ lệ cử tri đi bầu rất thấp (chỉ có 56%, tức là có đến 100 triệu cử tri Mỹ không đi bỏ phiếu). Chỉ cần số cử tri trung thành của mình cộng thêm khoảng vài phần trăm cử tri không ưa bà Hilary Clinton là Donald Trump có đa số và chiến thắng. Lần này Donald Trump không còn may mắn đó khi tỉ lệ cử tri đi bầu sẽ cao hơn. Mặt khác số cử tri trung thành của Donald Trump sẽ bị giảm xuống vì Donald Trump sẽ thất bại một cách bẽ bàng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc khiến cuộc sống của những cử tri này khó khăn hơn.

Vậy hiện tượng Donald Trump nói lên điều gì ? Ông ta để lại "di sản" nào cho nước Mỹ ? Theo chúng tôi Donald Trump đã "làm được hai việc xấu và hai việc tốt cho nước Mỹ". Chưa bao giờ mà hình ảnh, uy tín và thanh danh nước Mỹ lại xấu xí và tệ hại như bây giờ nhất là giới chính trị gia Mỹ. Bà chủ tịch Hạ viện gọi Tổng thống và chủ tịch Thượng viện Mỹ là "côn đồ". Trong một thời gian rất lâu thế giới sẽ không thể nào hiểu được tại sao nước Mỹ lại bầu lên một tổng thống như Donald Trump. Di sản buồn thứ hai của Donald Trump đó là làm cho nước Mỹ chia rẽ hơn bao giờ hết. Không ít người Mỹ đã thực sự xem nhau là kẻ thù. Đừng quên nước Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc lớn nhất trên thế giới. Những đổ vỡ mà Donald Trump gây ra phải rất lâu mới hàn gắn được.

Tuy nhiên có hai mặt "tích cực" từ hiện tượng Donald Trump. Thứ nhất, nó nhắc lại một sự thật hiển nhiên rằng làm chính trị là việc khó khăn, rất khó khăn. Các chính trị gia, những người hoạt động chính trị chuyên nghiệp phải được học hành và đào tạo một cách bài bản trong môi trường các tổ chức chính trị dân chủ thật sự. Mô hình dân chủ đại nghị là lựa chọn đúng đắn cho mọi quốc gia, kể cả Mỹ. Dưới một chế độ đại nghị thì một người như Donald Trump sẽ không bao giờ được lựa chọn.

Điều "vĩ đại" thứ hai mà Donald Trump làm được cho nước Mỹ và thế giới đó là giúp nước Mỹ từ nhiệm vai trò bá chủ thế giới một cách hòa bình. Từ trước đến nay việc này chỉ xảy ra khi cường quốc đang bá chủ thế giới bị một quốc gia khác mạnh hơn nổi lên đánh bại, tức là phải có một cuộc chiến sống mái giữa hai cường quốc. Từ nay trở đi tiếng nói của nước Mỹ không còn là duy nhất và áp đảo như trước nữa mà chỉ là một trong những tiếng nói quan trọng trong một tập thể các cường quốc có trách nhiệm lãnh đạo thế giới. Nếu không có Donald Trump thì dù rất không đồng ý với Mỹ nhưng không một quốc gia nào dám đề nghị Mỹ từ nhiệm vai trò lãnh đạo thế giới vì Mỹ sẽ không chấp nhận chuyện đó. Bây giờ thì mọi chuyện đã khác. Sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần này thì bất cứ ai lên cầm quyền ở Mỹ cũng phải có một thái độ nhún nhường hơn với thế giới và muốn hay không cũng phải chia sẻ việc lãnh đạo thế giới với các cường quốc trong khối G7. Đây là một việc đúng đắn và có lợi cho nhân loại vì cái gì độc quyền cũng dở, kể cả độc quyền lãnh đạo thế giới dân chủ.

Việt Hoàng

(22/12/2019)

(1) https://www.thongluan.blog/2019/12/chinh-tri-la-viec-chung-viet-hoang.html

(2) https://www.thongluan.blog/2016/12/nhung-van-ly-truong-thanh-moi-nguyen.html

Published in Quan điểm

Johnson thắng ở Anh, Trump sẽ tái đắc cử ở Mỹ ?

Le Figaro hôm nay phân tích "Giữa việc bầu cho Trump và bầu cho Johnson, có nhiều điểm rất giống nhau". Những lá phiếu của giới công nhân miền bắc nước Anh cũng tương tự như ở Ohio hay Pennsylvania.

johnson1

Thủ tướng Anh Boris Johnson và tổng thống Mỹ Donald Trump tại hội nghị NATO ở Watford, Anh quốc ngày 04/12/2019.  REUTERS/Christian Hartmann/Pool

Sau Brexit 2016 Trump thành tổng thống, nay lịch sử sẽ lặp lại ?

Tháng 6/2016, sau trận sấm sét Brexit lại đến cơn bão lớn Trump, cho thấy tính chất xuyên đại dương của cuộc "nổi dậy" dân tộc chủ nghĩa và dân túy mà phương Tây đang hứng chịu. Ba năm sau, chiến thắng vang dội của Boris Johnson liệu có là điềm báo Donald Trump lại ca khúc khải hoàn trong kỳ bầu cử tổng thống tháng 11/2020 hay không ?

Không ít người Mỹ khủng hoảng trước viễn ảnh này, nhưng một số bắt đầu coi là điều nghiêm chỉnh, khi thấy cử tri của ông Trump vẫn trung thành với ông, cũng như cử tri Brexit vẫn muốn ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Cách hành xử không đúng mực của Donald Trump và các nỗ lực tột bậc của những đối thủ để truất phế ông chẳng thay đổi được gì, thậm chí lại còn tạo thuận lợi cho tổng thống Mỹ, theo các cuộc thăm dò mới nhất. Tại Anh quốc, "Hãy thực hiện Brexit" của Boris Johnson đã thành công dù những người muốn ở lại châu Âu đã cố gắng rất nhiều.

Theo cố vấn Steve Bannon, Brexit và Trump gắn chặt với nhau năm 2016 và nay cũng thế. "Vụ Johnson loan báo cho một chiến thắng huy hoàng của Trump. Người bình dân đã quá mệt mỏi với giới tinh hoa ở New York, Luân Đôn và Bruxelles. Nếu phe Dân Chủ không rút kinh nghiệm, Donald Trump sẽ thắng lớn như Reagan năm 1984".

Những điểm tương đồng giữa Trump và Johnson

Donald Trump và Boris Johnson không chỉ giống nhau ở mái tóc vàng độc đáo khiến các phóng viên ảnh thích thú. Trước hết, họ thuộc giới tinh hoa chủ trương "tự do" nhưng tự cho mình là yêu nước một cách thực tế. Hành xử trái với khuôn mẫu và phong cách cuốn hút, họ đóng vai người bảo vệ cho những người dân "thấp cổ bé họng", cảm thấy bị thiệt thòi trong quá trình toàn cầu hóa và việc mở cửa cho nhập cư.

Trump và Johnson nắn lại xu hướng của đảng mình, nghiêng sang tả về thương mại và chủ nghĩa bảo hộ, nhưng ngã sang hữu về xã hội và văn hóa. Cử tri của họ được mở rộng với những người lâu nay vẫn bầu cho Công Đảng ở Anh, hay Dân Chủ ở Mỹ. Boris và Donald quyến rũ được người dân những thành phố nhỏ và vùng nông thôn, vốn chiếm số đông.

Cả hai chính khách này đều từng bị các đối thủ và nhà quan sát đánh giá thấp, coi như những "anh hề". Nhà phê bình David Goodhart có cùng nhận định với Steve Bannon, là chiến thắng của Boris Johnson cũng như Brexit năm 2016 có thể lặp lại bên kia bờ Đại Tây Dương, có điều ông Johnson không thô bạo và khó kiểm soát như ông Trump.

Ba lý do khiến cử tri Anh ủng hộ châu Âu nhưng bỏ phiếu cho Johnson

Tác giả Jean-Marc Vittori trên Les Echos cho rằng chiến thắng của ông Boris Johnson là một "cái cây đã che khuất khu rừng". Ông thắng nhờ khẩu hiệu cụ thể, ngắn gọn "Get Brexit done", cũng như "We can do it" của Barack Obama năm 2008.

Tuy nhiên dân Anh không phải hoàn toàn ủng hộ Brexit, mà theo nhiều cuộc thăm dò, từ năm 2017 đến nay, số người ủng hộ việc ở lại với Liên Hiệp Châu Âu luôn nhiều hơn số người muốn ra đi. Và theo nhà nghiên cứu Pippa Norris của đại học Havard, có 14,6 triệu người muốn "Leave" (ra đi) nhưng đến 16,2 triệu người "Remain" (ở lại). Như vậy không phải vì muốn ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu mà người ta bỏ phiếu cho ông Johnson.

Thế thì vì sao ? Theo tác giả Vittori, có ba lý do. Trước hết, cử tri muốn làm rõ vấn đề Brexit. Hơn 1.200 ngày sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/06/2016, tình hình vẫn chưa đi đến đâu, vừa không tôn trọng dân chủ, vừa làm ảnh hưởng đến đầu tư và đồng bảng Anh, và bị thiên hạ chế giễu. Nhiều người cho biết có những cử tri ủng hộ châu Âu nhưng bỏ phiếu cho đảng bảo thủ để "một lần cho xong", trừng phạt thái độ nhập nhằng của Công Đảng về Brexit.

Thứ đến, Boris Johnson đã giành được phiếu của cử tri bình dân vẫn bầu cho Công Đảng từ nhiều thập niên qua. Chiến thắng ngoạn mục của Johnson tại "Bức tường đỏ" ở miền bắc nước Anh, cũng giống như của Trump tại "Vành đai han rỉ" miền đông bắc nước Mỹ - những vùng đất bị "phi kỹ nghệ hóa". Thậm chí thành trì của cựu thủ tướng Tony Blair cũng thất thủ, trong khi Công Đảng vẫn nắm chắc từ năm 1935 đến nay.

Cuối cùng, nhiều cử tri bỏ sang phe bảo thủ vì không ưa ông Jeremy Corbyn, chủ tịch Công Đảng – quá mờ nhạt, quá già, và quá "đỏ", chưa kể những cáo buộc bài Do Thái. Thế nên đúng ra là Corbyn thua, chứ không phải Johnson thắng. Cũng giống như bà Clinton bị từ chối hồi năm 2016 thì đúng hơn là ông Trump chiến thắng.

Thổ Nhĩ Kỳ dòm ngó Địa Trung Hải

Trong bài "Thổ Nhĩ Kỳ đang quay lại Địa Trung Hải" Le Figaro bình luận về sự kiện Ankara vào cuối tháng 11 đã ký kết một thỏa thuận an ninh với chính quyền Libya của ông Fayez Al Sarraj, trong đó có một điều khoản chia sẻ vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), vẽ lại ranh giới trên biển ở phía đông Địa Trung Hải.

Hy Lạp, Ai Cập và Cộng hòa Chyprus liền ra thông cáo chung phản đối, với sự ủng hộ của Liên Hiệp Châu Âu. Về phía Hoa Kỳ, vốn đã xung khắc với Thổ Nhĩ Kỳ về việc mua hỏa tiễn S400 của Nga, đứng về phía Hy Lạp, Ai Cập. Điều này không có gì ngạc nhiên : Washington đang xích gần lại với Athens để ngăn cản Hy Lạp không đi quá xa với Trung Quốc, sau khi đã nhượng lại cảng Pirée cho Bắc Kinh.

Tờ báo đặt câu hỏi, liệu Thổ Nhĩ Kỳ có đạt được tham vọng của mình ở Địa Trung Hải hay không ? Theo Le Figaro, Ankara không thể trông cậy vào Bắc Kinh, vì ông Erdogan không thể giả đò làm lơ quá lâu trước số phận những đồng đạo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, hiện đang được "giáo dục cải tạo" hàng loạt bởi đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Trung Quốc chi tiền để lũng đoạn ảnh hưởng ở Cộng hòa Czech

Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Monde nói về "Xì-căng-đan mới về việc Trung Quốc gây ảnh huởng ở Praha". Thông tín viên tại Vienna cho biết nhiều dân biểu Cộng hòa Czech đang yêu cầu Quốc hội mở điều tra về một cơ quan vận động hành lang cho Bắc Kinh.

Hôm thứ Tư 11/12, trang web Aktualne.cz tiết lộ sự hiện diện của "một mạng lưới chuyên gia, nhà báo, chính khách" có mục đích "gây ảnh hưởng lên xã hội Cộng hòa Czech", qua việc phổ biến những quan điểm thân Bắc Kinh trong các cuộc tranh luận công khai. Lo ngại, nhiều dân biểu hôm Chủ nhật 15/12 loan báo ý định thành lập một ủy ban điều tra.

Theo Aktualne.cz, chiến dịch gây ảnh hưởng được tung ra vào tháng 4/2019, với sự tài trợ của Home Credit, một công ty tín dụng của Petr Kellner, người giàu nhất nước. Là người thân cận của tổng thống Milos Zeman vốn thân Nga, thân Trung Quốc, ông Kellner có nhiều lợi ích chiến lược ở Hoa lục, chiếm đến hai phần ba hoạt động của Home Credit. Ông bí mật chi tiền cho một công ty truyền thông tên C&B Reputation Management để tiến hành các chiến dịch đánh bóng hình ảnh của Trung Quốc tại Cộng hòa Czech.

Một think tank được lập ra vào tháng Sáu, giám đốc thường xuyên được báo chí Cộng hòa Czech phỏng vấn. Công ty truyền thông này của Tomas Jirsa, người quản lý một trong những trang thông tin lớn nhất Cộng hòa Czech là Info.cz. Trang này thuộc sở hữu của Daniel Kretinsky, người giàu thứ năm trong nước đang chung sống với con gái tỉ phú Kellner ; đăng rất nhiều bài báo có lợi cho Bắc Kinh.

Tuy nhiên xã hội dân sự Cộng hòa Czech phản ứng lại mưu toan này. Đô trưởng Praha chẳng hạn, đã đặt lại vấn đề về thỏa thuận hợp tác với thủ đô Trung Quốc trong đó nhìn nhận nguyên tắc chỉ có một nước Trung Hoa. Tình báo Cộng hòa Czech vào cuối tháng 11 còn chính thức tuyên bố ảnh hưởng Trung Quốc là "mối đe dọa" cho an ninh quốc gia, cũng như Nga.

Hai nước Pháp đối mặt

Đình công vẫn là chủ đề chiếm trang nhất và bao trùm trên các báo Pháp hôm nay 17/12/2019, ngày mà các nghiệp đoàn đều kêu gọi biểu tình, thêm nhiều tuyến xe buýt không hoạt động.

Le Figaro chạy tựa "Các nghiệp đoàn xuống đường để buộc chính quyền phải lùi bước". "Hưu trí : Cuộc chiến công luận bắt đầu" - tít chính của Le Monde. Libération đăng ảnh tổng thống Macron và ông Jean-Paul Delevoye, kiến trúc sư trưởng của kế hoạch cải tổ chế độ hưu, mà tờ báo cho là "Những người nghiệp dư". Ảnh bìa của La Croix là lãnh đạo nghiệp đoàn CFDT ; trong bài phỏng vấn ông Laurent Berger cho biết sẵn sàng thương lượng nếu chính phủ chịu bỏ quy định về tuổi về hưu là 64 nhằm giữ thăng bằng về tài chính.

Trong bài xã luận có tựa đề "Hai nước Pháp", Le Figaro bực tức trước tình cảnh những nhân viên trong khu vực tư phải khốn khổ khi đi làm hàng ngày.

Người dân Pháp phải ở lại trên sân ga không thể về nhà trong dịp Noel chăng ? Đó là khẳng định của Laurent Brun, lãnh đạo nghiệp đoàn CGT. Một nhân vật "nhung nhớ Lênin", năm ngoái đã từng đơn thương độc mã kêu gọi làm tê liệt Công ty đường sắt Pháp SNCF để ngáng chân cải tổ. Nghiệp đoàn cực đoan này, với cớ bảo vệ dịch vụ công, đang cố tình phá hủy dịch vụ công. Đã 12 ngày qua, nước Pháp là một đất nước bị chia đôi.

Một bên là thiểu số công nhân đình công (tỉ lệ hôm qua là 11,2% ở SNCF), phong tỏa hầu như toàn bộ giao thông công cộng, chống cải cách hưu trí. Không phải là để bảo vệ người dân Pháp như họ nói, mà nhằm duy trì chế độ đặc biệt : được về hưu sớm hơn người khác có khi đến cả chục năm, và hưu bổng cao hơn nhiều so với mức trung bình.

Còn bên kia là nhân viên khu vực tư nhân, nhà buôn, lao động tự do, hàng ngày dưới cơn mưa tìm cách đến chỗ làm bằng mọi giá : đi bộ, xe đạp, xe hơi. Bởi vì các công ty vừa và nhỏ rất dễ tổn thương, vì việc làm là bấp bênh, vì khách hàng không thể chờ đợi.

Cơ hội để nghiệp đoàn thiên tả tìm cách lấy lại vị thế

Bị đứng bên lề trong cuộc khủng hoảng Áo Vàng, cánh tả và giới công đoàn coi kế hoạch cải cách này là cơ hội để trả thù. Khác biệt quan điểm không quan trọng, họ muốn thách thức tổng thống Emmanuel Macron. Các cuộc biểu tình sắp diễn ra sẽ giúp họ ước lượng được sức mạnh của mình.

Có lẽ, như thường lệ, họ trông cậy vào giới công chức. Nhưng có lẽ không trông chờ nơi một nước Pháp khác của khu vực tư nhân, đang chịu đựng nạn đình công và cho đến nay vẫn ít thấy hiện diện trong các cuộc tuần hành.

"Có nghiệp đoàn CGT để làm gì ?"xã luận của Les Echos đặt ra câu hỏi thẳng thừng, trong lúc hàng triệu người Pháp phải khổ nhọc trong việc di chuyển, và nhiều hoạt động kinh tế phải ngưng hoặc chậm lại. Theo tờ báo, những gì mà nghiệp đoàn này làm được là quá ít, nếu so sánh với vai trò hồi năm 1968. Những hình ảnh về cuộc biểu tình không phản ánh đúng thực tế, vì giữa CGT vốn bác bỏ tất cả các đề nghị và CFDT chấp nhận hợp tác, chẳng có điểm nào chung.

COP25 Madrid, một hội nghị khí hậu đáng được quên

Trên lãnh vực khí hậu, Le Monde phàn nàn về COP25, một hội nghị "nên quên đi".

Suốt hai tuần lễ, tại hội nghị ở Madrid đã có những tiếng nói của những người trẻ ở nhiều nước lo lắng cho tương lai của mình, những đảo quốc nhỏ bé đang bị đe dọa bị chìm dưới mực nước biển, những người thổ dân Amazon nạn nhân của tình trạng phá rừng… Nhưng do sự ích kỷ của các nước thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ…, vả lại nước chủ nhà Chilê không có mấy trọng lượng trên trường quốc tế, họ đã ra về gần như trắng tay.

Thụy My

Published in Quốc tế

Bắc Triều Tiên lại loan báo thử nghiệm tên lửa (RFI, 14/12/2019)

Hãng tin chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA hôm 14/12/2019, vừa thông báo nước này đã thực hiện một cuộc thử nghiệm mới "có tính chất quyết định" tại bãi phóng tên lửa Sohae. Trong khi đó, đàm phán giữa Bình Nhưỡng với Washington về phi hạt nhân hóa vẫn gặp bế tắc.

kim1

Hình ảnh bắn thử tên lửa liên lục địa mới được cho là thực hiện hôm 3/10/2019 do KCNA phổ biến. KCNA VIA KNS / AFP

KCNA trích lời một phát ngôn viên của Học viện Khoa học Quốc phòng Quốc gia khẳng định là cuộc thử nghiệm đã được thực hiện thành công. Phát ngôn viên này nói thêm là thành công về nghiên cứu "sẽ được áp dụng để cải tiến hơn nữa khả năng răn đe hạt nhân chiến lược" của Bắc Triều Tiên. Thông báo nói trên không đưa ra thêm chi tiết nào khác. Vào đầu tháng này, Bình Nhưỡng cũng loan báo đã thực hiện một cuộc thử nghiệm "rất quan trọng" cũng tại bãi phóng Sohae.

Bất mãn vì sau ba cuộc họp thượng đỉnh giữa chủ tịch Kim Jong-un và tổng thống Donald Trump mà các biện pháp trừng phạt vẫn chưa được giảm nhẹ, Bắc Triều Tiên đã tuyên bố sẽ tặng cho Hoa Kỳ một "món quà Giáng Sinh" nếu từ đây đến cuối năm, Washington không có nhân nhượng nào trong cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa với Bình Nhưỡng.

Một số nhà phân tích dự đoán là có thể Bắc Triều Tiên ám chỉ đến việc bắn thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa, cho dù việc này bị cấm, chiếu theo các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Trong tuần này, Bình Nhưỡng cũng đã chỉ trích việc Washington triệu tập một cuộc họp của Hội Đồng Bảo An về việc Bắc Triều Tiên liên tục bắn thử các tên lửa tầm ngắn.

Cuộc khẩu chiến giữa hai nước cũng đã tái diễn. Tuần trước, thứ trưởng Ngoại Giao Bắc Triều Tiên đã gọi tổng thống Trump là "kẻ lú lẫn", biệt danh mà Bình Nhưỡng vẫn gán cho nguyên thủ quốc gia Mỹ vào lúc mà căng thẳng giữa hai bên lên đến cao độ năm 2017.

Thông báo về vụ "thử nghiệm có tính chất quyết định" tại bãi phóng tên lửa Sohae được đưa ra một ngày sau khi đặc phái viên của Mỹ về Bắc Triều Tiên Stephen Biegun đến Seoul mở chuyến viếng thăm trong 3 ngày.

Thanh Phương

*******************

Triều Tiên lại thử nghiệm tại địa điểm phóng hỏa tiễn, đưa ra cảnh báo tới Mỹ (VOA, 14/12/2019)

Triều Tiên cho biết h đã thc hin thành công mt cuc th nghim khác ti mt đa đim phóng v tinh, và là cuc th nghim mi nht trong lot nhng din tiến nhm mc đích "kim chế và chế ng mi đe da ht nhân ca Hoa Kỳ", hãng thông tn nhà nước KCNA đưa tin hôm th By.

kim2

Cuộc th nghim được tiến hành vào ngày th Sáu ti đa đim phóng v tinh Sohae, KCNA cho biết, dn li mt phát ngôn viên ca Hc vin Khoa hc Quc phòng Triu Tiên, mà không nêu rõ hình thc th nghim nào đã din ra.

Trong một phát biu sau đó được KCNA loan ti, Tng tham mưu trưởng Pak Jong-chon nói rng các cuc th nghim được thiết kế đ cng c h thng phòng th ca Triu Tiên bng cách phát trin vũ khí mi.

"Dữ liu, kinh nghim và công ngh mi vô giá thu được trong các thử nghim nghiên cu khoa hc quc phòng gn đây s được áp dng đy đ cho vic phát trin mt vũ khí chiến lược khác ca Cộng hòa dân chủ nhân dân Triu Tiên đ kim chế và chế ng mt cách đáng tin cy các mi đe da ht nhân ca Hoa Kỳ", ông nói, s dng tên viết tt cho tên chính thc ca Triu Tiên là Cng hòa dân ch nhân dân Triu Tiên.

Đây là cuộc th nghim th hai ti cơ s Sohae trong khong thi gian mt tun.

KCNA Chủ nht tun trước nói Triu Tiên đã thc hin mt cuc th nghim rt quan trng vào ngày 7/12 tại đa đim phóng v tinh này, mt cơ s th nghim ha tin mà các quan chc M tng nói rng Triu Tiên đã ha s đóng ca.

Bản tin ca KCNA gi s kin ngày 7/12 là "mt cuc th nghim thành công có tm quan trng to ln". B trưởng Quc phòng Triu Tiên Jeong Keong-doo cho biết đó là cuc th nghim đng cơ.

Các cuộc th nghim được báo cáo din ra trước hn chót cui năm mà Triu Tiên đã đưa ra cho M đ t b vic Washington nht quyết đòi Bình Nhưỡng đơn phương gii tr ht nhân.

Tổng thng M Donald Trump đã đu tư thi gian đáng k đ c gng thuyết phc Triu Tiên t b chương trình vũ khí ht nhân vn đã phát trin thành mi đe da đi vi M, nhưng có rt ít tiến b dù ông Trump đã gp lãnh t Kim Jong-un ba ln.

Bình Nhưỡng đã cnh báo rng h có th đi mt con đường mi trong bi cnh các cuc đàm phán vi M b đình tr.

Đặc phái viên hàng đu ca M v Triu Tiên, Stephen Biegun, s đến Seoul vào Ch nht đ gp g các quan chc Hàn Quc.

*****************

Mỹ khuyến cáo Triều Tiên chớ có ‘hành vi khờ khạo’ (VOA, 13/12/2019)

Hoa Kỳ ngày 12/12 khuyến cáo Triu Tiên ch tái tc ‘hành vi kh kho đáng tiếc’ sau khi Bình Nhưỡng khiến quc tế quan ngi bng cách đ ra thi hn chót là trước cui năm nay Hoa Kỳ phi xem li cách tiếp cn ngoi giao ca h.

kim3

Triều Tiên phóng th nghim tên la

Khi được hi liu M có quan ngi nếu Triu Tiên tr li th phi đn tm xa, Tr lý Ngoi trưởng M David Stilwell nói "Chúng ta tng nghe ti các mi đe da".

Bình Nhưỡng th quyết đi theo con đường mi nếu M không uyn chuyn hơn na trong các cuc đàm phán hạt nhân đang bế tc.

Hôm 11/12, Triều Tiên tuyên b M không có gì đ trao cho Triu Tiên trong các cuc đàm phán kh dĩ nhm làm cho Bình Nhưỡng t b chương trình ht nhân và phi đn, mt ngày sau khi Washington nói đã sn sàng có bước c th tiến tới mt tha thun.

Bình Nhưỡng cũng ch trích vic M triu tp mt cuc hp Hi đng Bo an Liên hip quc hôm 11/12, gi đây là hành đng ‘ngu ngc’ càng khiến cho Bình Nhưỡng có quyết đnh rõ ràng v con đường phi chn.

***************

Mỹ sẽ nhân nhượng nếu Bắc Triều Tiên ngừng khiêu khích (RFI, 12/12/2019)

Hoa Kỳ sẵn sàng linh hoạt hơn trong các cuộc đàm phán với Bắc Triều Tiên về vấn đề dỡ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, điều kiện được đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc đưa ra hôm 11/12/2019 là chế độ Bình Nhưỡng phải ngừng mọi hành vi khiêu khích mới.

kim4

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un giám sát một cuộc thử nghiệm hệ thống tên lửa siêu lớn. Ảnh do KCNA đăng ngày 28/11/2019. KCNA via Reuters

Những bình luận trên được đại sứ Kelly Craft đưa ra tại một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong bối cảnh hạn chót đàm phán (cuối năm 2019) do Bình Nhưỡng ấn định đang đến gần và có nhiều dấu hiệu cho thấy Bắc Triều Tiên lại chuẩn bị bắn thử một tên lửa tầm xa.

Theo bà Kelly Craft, Hoa Kỳ "sẵn sàng linh hoạt… và công nhận cần có một thỏa thuận cân bằng, đáp ứng được những quan ngại của tất cả các bên". Nhưng bà nhấn mạnh Washington "không thể tự mình làm được. Bắc Triều Tiên cũng phải đưa ra quyết định khó khăn nhưng táo bạo là làm việc cùng chúng tôi (Mỹ)".

Vừa kêu gọi Bình Nhưỡng hợp tác, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc cũng cảnh báo một vụ thử tên lửa mới chỉ làm phức tạp thêm nỗ lực để tiến hành thỏa thuận mà tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Kim Jong-un đạt được tại thượng đỉnh Singapore tháng 06/2018.

Cho đến nay, các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên vẫn chưa đạt được kết quả khả quan. Hai bên vẫn bất đồng về việc xác định Bắc Triều Tiên phải phi hạt nhân hóa đến cấp độ nào để được Washington giảm bớt trừng phạt.

Bình Nhưỡng thường"đánh tiếng" có thể tái thử nghiệm bom hạt nhân và tên lửa liên lục địa (ICBM) nếu Washington không đưa ra những nhân nhượng trong các cuộc đàm phán đang bị bế tắc. Ngày 07/12, Bắc Triều Tiên thông báo đã tiến hành một "vụ thử quan trọng" tại khu thử nghiệm Sohae. Theo Hàn Quốc, đó là một vụ thử "động cơ tên lửa".

Thu Hằng

*******************

Triều Tiên tuyên bố ‘sẵn sàng đáp trả’ Mỹ (VOA, 12/12/2019)

Bộ Ngoi giao Triu Tiên đã ch trích vic M triu tp mt cuc hp ca Hi đng Bo an Liên Hp Quc, Reuters đưa tin, dn li truyn thông Triu Tiên hôm 12/12.

kim5

Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Trump tại một cuộc gặp hồi tháng Sáu.

Tin cho hay, Bình Nhưỡng tuyên b sn sàng đáp tr tương ng bt kỳ bin pháp nào mà Washington la chn.

"Hoa Kỳ nói về bin pháp tương ng ti cuc hp, vì chúng tôi nói chúng tôi không có gì đ mt và chúng tôi sn sàng đáp tr bt kỳ bin pháp tương ng nào mà M la chn", hãng tin nhà nước KCNA đưa tin, dn li mt phát ngôn viên của B Ngoi giao Triu Tiên.

Published in Quốc tế

Xét xử luận tội Tổng thống Trump : Chuyện gì xảy ra kế tiếp ? (VOA, 14/12/2019)

Toàn bộ H vin Hoa Kỳ sẽ biu quyết v các điu khon lun ti nhm vào Tng thng Donald Trump vào tun sau sau khi y ban Tư pháp H vin hôm th Sáu đ xut hai điu khon là lm dng quyn lc và cn tr Quc hi.

impeach1

Tổng thng Donald Trump phát biu trong mt cuc hi kiến ti Phòng Bu Dc Nhà Trng, ngày 13 tháng 12, 2019.

Đây là những gì đã din ra vào ngày th Sáu và có th s xy ra trong những ngày ti :

- Thứ Sáu 13/12 : y ban Tư pháp H vin thông qua hai điu khon lun ti sau mt phiên hp tranh cãi gay gt và mt cuc biu quyết mang tính đng phái.

- Thứ Ba 17/12 : y ban Ni quy H vin s xác đnh các vn đề như thi lượng tranh lun và thi đim biu quyết lun ti.

- Có thể là th Tư, 18/12 : Hạ vin d kiến s lun ti ông Trump, là cuc biu quyết lun ti th ba trong lch s nước M. Có phn chc cuc tranh lun và cuc biu quyết s mang tính đảng phái. Mt s ngh sĩ Đng Dân ch có th biu quyết trái vi lp trường ca phe h, nhưng không đ đ gây nguy him cho vic thông qua các điu khon lun ti. Ông Trump s vn ti v nhưng s ch mt phiên xét x ti Thượng vin.

Nếu vic lun ti được phê chun, H vin s chn các nhà lp pháp được gi là người qun lí đ trình bày lun c chng li ông Trump trong phiên xét x ti Thượng vin. Phe Dân ch H vin cho biết hu hết nhng người qun lí có phn chc s là thành viên ca y ban Tư pháp, và có thểy ban Tình báo vn đã dn đu cuc điu tra lun ti. D kiến chc v này s được nhiu người săn đón.

Đầu tháng 1/2020

Ông Trump sẽ đi mt vi mt phiên xét x ti Thượng vin đ xác đnh xem ông có nên b kết ti và b bãi nhim hay không. Lãnh đạo Thượng vin Mitch McConnell d kiến s th lí v vic ngay sau khi các nhà lp pháp tái hi hp vào tháng 1. Thượng vin được kim soát bi phe Cng hòa đng đng ca ông Trump, phn ln vn bênh vc tng thng. S cn mt đa s hai phn ba nhng người có mt và biu quyết trong ngh vin 100 thành viên này đ kết ti ông Trump.

Chánh thẩm phán Tòa án Ti cao Hoa Kỳ John Roberts s làm ch ta phiên xét x, nhng qun lí ca H vin s trình bày lun c ca h chng li ông Trump và đi ngũ pháp lí ca tng thng s phn hi, vi các thượng ngh sĩ là bi thm viên. Mt phiên xét x có th bao gm li khai t các nhân chng và mt lch trình làm vic dày đc mà trong đó các th tc t tng din ra t sáu ngày ti sáu tun.

Ông McConnell đã nói rằng Thượng vin có th la chn gii quyết trong khong thi gian ngn hơn bng cách biu quyết v các điu khon lun ti sau các lp lun m đu, b qua li khai nhân chng. Nhưng ông McConnell vn đang trao đi vi Nhà Trng v vn đ này.

Theo Reuters

********************

Truất phế : Tổng thống Donald Trump sẽ bị luận tội (RFI, 14/12/2019)

Nếu không có bất ngờ vào phút chót, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ bị đưa ra luận tội, sau cuộc bỏ phiếu lịch sử tại Hạ Viện tuần tới, do hôm qua 13/12/2019 Ủy ban Tư pháp đã thông qua hai điều khoản cáo buộc ông.

impeach2

Phiên bỏ phiếu tại Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện thông qua hai điều khoản luận tội tổng thống Donald Trump ngày 13/12/2019. Reuters/Erin Scott

Hai tháng rưỡi sau khi xì-căng-đan Ukraine bùng nổ, Ủy ban Tư pháp Hạ Viện đã kết luận hai tội danh đối với tổng thống Trump là "lạm dụng quyền lực" và "cản trở hoạt động của Quốc Hội". Do phe Dân Chủ chiếm đa số tại Hạ Viện, ông Donald Trump sẽ trở thành vị tổng thống thứ ba trong lịch sử nước Mỹ bị luận tội, sau hai ông Andrew Johnson năm 1868 và Bill Clinton năm 1998.

Nhưng cũng như hai người tiền nhiệm, ông Trump sẽ không bị truất phế vì Thượng viện, nơi quyết định việc này, đang do đảng Cộng hòa kiểm soát.

Ông Donald Trump tuyên bố việc bỏ phiếu luận tội là "nỗi nhục cho đất nước chúng ta, nhưng lại là điều tốt cho tôi", nhấn mạnh tỉ lệ được lòng dân của ông đang "chạm đến trần".

Nếu thủ tục truất phế có thể để lại một vết đen không phai nhạt cho nhiệm kỳ của tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, ông Donald Trump luôn được phe Cộng hòa và cử tri của ông nhiệt tình ủng hộ.

Thời điểm và cách thức tiến hành thủ tục truất phế ở Thượng viện hiện vẫn chưa rõ. Các nhà lãnh đạo Cộng hòa muốn càng nhanh càng tốt, tuy nhiên tổng thống Donald Trump có lẽ muốn sử dụng thủ tục này như một diễn đàn chính trị.

Thụy My

*****************

Hạ viện thông qua hai điều khoản luận tội Tổng thống Trump (VOA, 14/12/2019)

Một y ban H vin M do Đng Dân ch kim soát hôm 13/12 đã đy Tng thng Donald Trump ca Đng Cng hoà ti bên b vc b lun ti khi y ban thông qua hai điu khon đ lun ti ông v nhng c gng nhm áp lc Ukraine điu tra đi th chính tr ca mình, cựu Phó Tng thng Joe Biden.

impeach3

y ban Tư pháp H vin Hoa Kỳ biu quyết thông qua hai điu khon lun ti chng Tổng thống Trump ti Đin Capitol, Washington DC, ngày 13/12/2019. Reuters/Erin Scott

y ban Tư pháp H vin Hoa Kỳ đã biu quyết 23 phiếu thun -17 phiếu chng, thông qua hai điu khon lun ti Tng thng Trump v ti lm dng quyn lc Tng thng liên quan ti Ukraine, và ti cn tr các n lc ca phe dân chủ trong vic điu tra ông v ti lm dng quyn lc.

Nếu toàn th H vin b phiếu lun ti ông Trump vào tun ti như trông đi, thì ông Trump s tr thành v tng thng th ba trong lch s Hoa Kỳ chính thc b lun ti. Tuy nhiên nguy cơ ông b trut phế, mt chc Tng thng được đánh giá là gn bng s không, bi vì Thượng vin, do Đng Cng hòa chiếm đa s, s có quyết đnh chung cuc.

Trong buổi điu trn ti quc hi thu hút mi s chú ý th đô Washington, Đng Dân ch t cáo Tng thngTrump là một mi nguy đi vi hiến pháp Hoa Kỳ, phương hi ti an ninh toàn cu và tìm cách phá hoi tính cách chính đáng ca cuc bu c năm 2020 khi ông áp lc Tng thng Ukraine Volodymyr Zelenskiy điu tra đi th Joe Biden trong mt cuc gi đin thoi hi tháng Bảy năm nay.

"Hôm nay là một ngày trang trng và đáng bun", Ch tch y ban Tư pháp H vin Jerry Nadler, mt người thuc Đng dân ch, nói. "Ln th ba trong hơn mt thế k rưỡi, y ban tư pháp H vin đã b phiếu v điu khon lun ti chng li Tổng thống".

Nếu chính thc b lun ti, ông Trump s được đưa lên Thượng vin xét x vào đu năm ti, gia lúc chiến dch vn đng tranh c cho cuc bu c năm 2020 bt đu tăng tc.

Cáo trạng lm dng quyn lc chng li ông Trump còn t cáo ông đã đóng băng gần 400 triu USD tin vin tr an ninh ca M cho Ukraine, và đ ngh mt cuc hp ti Toà Bch c đ áp lc ông Zelenskiy công khai loan báo s tiến hành điu tra ông Joe Biden và con trai ông, Hunter Biden.

Ông Trump còn đòi Ukraine điều tra mt gi thuyết đã b phơi bày là sai, rng chính Ukraine, ch không phi Nga, đã can thip vào cuc bu c Tng thng năm 2016 ca Hoa Kỳ.

Điều khon cn tr công lý được da trên lnh ca ông Trump, ch th các quan chc cp cao đương nhim, cũng như các cu quan chức trong chính ph ông, chng như B trưởng Ngoi giao Mike Pompeo, không hp tác vi cuc điu tra lun ti, ngay c khi phi thách thc trát hu tòa.

Tổng thng Trump và đng Cng hòa nói ông Trump không làm điu gì sai trái trong cuc đin đàm vi Tổng thống Zelenskiy ca Ukraine, và không có bng chng trc tiếp nào cho thy Tng thng đóng băng vin tr an ninh cho Ukraine hay mi ông Zelenskiy ti Toà Bch c đ đánh đi ông bng lòng làm theo yêu cu ca ông Trump. Đng Dân ch phn công vi lp luận rng ông Trump đã ngăn cn, cm các ph tá hàng đu ra làm chng.

Nếu toàn th H vin biu quyết lun ti vào tun ti, thì ông Trump s là tng thng th ba ca Hoa Kỳ b lun ti. Tng thng Bill Clinton ca Đng Dân ch b lun ti vào năm 1998 vì đã khai man về mi quan h tình dc vi mt thc tp viên Toà Bch c, nhưng ông Clinton được tha bng ti Thượng vin. Tng thng Andrew Johnson, cũng thuc Đng Dân ch, b lun ti vào năm 1868 nhưng ông cũng không b kết án ti Thượng vin.

Published in Quốc tế
mercredi, 11 décembre 2019 18:55

Đảo ngược vai trò

Cuộc họp thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm thành lập Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) vừa kết thúc ở Anh quốc tuần rồi đã có một số điều đáng ngạc nhiên. Mà ngạc nhiên nhất cho Châu Âu là về thái độ của Tổng thống Donald Trump.

daonguoc1

Từ trái : Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Anh Boris Johnson trên sân khấu cuộc họp Thượng Đỉnh NATO hôm 4/12/2019 tại Watford, England. (Hình : /Steve Parsons-WPA Pool/Getty Images)

Tổng thống Trump, như tờ New York Times nhận xét, luôn rất thích làm cho các lãnh tụ Châu Âu mất thăng bằng, gây sự với đồng minh, thân thiện với đối thủ, và tạo ra một cuộc chạy đua làm cách nào tốt nhất để đối phó với ông. Nhưng trong giai đoạn gần đây Châu Âu cũng đang trải qua những thay đổi chóng mặt và có vẻ chuyến này Châu Âu đã làm tổng thống mất thăng bằng.

Trước hết là cuộc họp báo với Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp. Tổng thống Trump đã ngồi xuống cái ghế nạm vàng kế bên Tổng thống Macron, chuẩn bị cho một điều đã thành một thủ tục ở trên đất nhà của ông ở Tòa Bạch Ốc : Ông nói thao thao bất tuyệt trong khi lãnh tụ ngồi đối diện chỉ còn cách cười gượng gạo trước những câu nói đùa, lời tấn công hay ngay cả sự sỉ nhục.

Nhưng ông Macron đã đổi kịch bản. Khi cuộc họp báo kéo dài 45 phút ở tư dinh Đại sứ Hoa Kỳ ở Luân Đôn kết thúc, ông Tổng thống Pháp đã đạt được một điều hiếm có, lật ngược lại vai trò, đặt tổng thống vào thế thủ về viễn ảnh của ông cho NATO và về cách ông giải quyết cuộc tranh chấp quân sự liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ. Đã có một lúc ông Macron gạt phắt sang một bên sự cố gắng nói đùa của tổng thống. Nhướng mình sang phía ông Macron, ông Trump hỏi : "Liệu ông có muốn vài tay súng ISIS tử tế không ?". Và rồi sau khi nói "nhiều" tay súng này đến từ Pháp, Tổng thống Trump tiếp "Tôi có thể tặng họ cho ông".

daonguoc2

Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại cuộc hội kiến ở Winfield House, London vào ngày 3/10/2019. (Hình : Ludovic /Getty Images)

Ông Macron, ngồi ở mép ghế, tay nắm chặt trên đùi, trả lời "Hãy nghiêm chỉnh. Số rất lớn những tay súng ở hiện trường là những tay súng đến từ Syria, từ Iraq". Tổng thống Trump không có câu trả lời.

Giây phút đầy kịch tính này đã làm nổi bật một liên hệ vốn đã từng là một ôm hôn kéo dài, phủi bụi trên ve áo, và cú bắt tay đến nổi gân đã biến dạng trước những chia rẽ từ khủng bố đến chính sách mậu dịch. Lần này, sự suy đồi trong liên hệ xảy ra trước ống kính truyền hình.

Tiến sĩ Heather Conley, Giám đốc chương trình Châu Âu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington giải thích "Tổng thống Trump không thích đối đầu trực diện và không biết làm sao để phản ứng khi mình là nạn nhân. Ông Macron hiểu điều đó. Ông quyết định cách phòng thủ tốt nhất là tấn công".

Trước đó trong ngày, tổng thống, một người thích tuyên bố tùy hứng, đã giữ kẽ không nhảy vào cuộc bầu cử ở Anh đang sắp xảy ra. Hẳn là ông bực bội lắm nhưng với khuyến cáo của Thủ tướng Boris Johnson bên tai, ông rất kiềm chế, chỉ nói là ông Johnson sẽ là một thủ tướng tốt.

Đối với tổng thống vốn tự hào là mình là "Kẻ gây rối vĩ đại", đây quả là một sự đổi chiều đáng kinh ngạc, và là một sự thay đổi tình hình ở Châu Âu – với một vị tổng thống Pháp đầy tham vọng, một thủ tướng "vịt què" ở Đức và một thủ tướng dân túy đang đòi ly khai ở Anh – đã làm thay đổi những tính toán của tổng thống.

Hiện nay, ông Macron đã thay thế Thủ tướng Angela Merkel của Đức là đối thủ chính của Tổng thống Trump ở Châu Âu. Điều mỉa mai là những lời bình luận gần đây của Tổng thống Pháp là NATO đã quá mệt mỏi và đang chơi vơi về chiến thuật – hay trong một tình trạng "hoại não" như ông đã nói trong bài phỏng vấn với tờ The Economist hôm tháng rồi – đã làm cả ông Trump lẫn bà Merkel tức giận, khiến trong giây lát hai người đã là đồng minh.

Riêng về ông Johnson, đồng minh tự nhiên nhất của ông ở Châu Âu, tổng thống đã gần như là công khai bực tức khi ông cố tìm cách tránh không dính đến cuộc tổng tuyển cử vào ngày 12/12 tới đây. "Tôi không muốn làm cho mọi sự phức tạp hơn", ông nói, trong một sự công nhận miễn cưỡng là ông đã không được bao nhiêu người dân Anh thích khiến nếu ông lên tiếng ủng hộ ông Johnson thì chỉ làm hại ông Johnson.

Lê Phan

Nguồn : Người Việt, 09/12/2019

Published in Diễn đàn