Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Cao ủy Thương mại Châu Âu dự kiến họp thông báo những nội dung liên quan đến EVFTA vào ngày 28/5. Theo kế hoạch, Ủy ban Châu Âu và Nghị viện Châu Âu sẽ thông qua quy định cho phép việc ký kết hiệp định này vào ngày 25/6. Nhiều khả năng, lễ ký EVFTA sẽ chính thức diễn ra vào ngày 27 hoặc 28/6" - Bruno Angelet nói với một tờ báo quốc doanh là Nhịp Cầu Đầu Tư.

evfta1

Bruno Angelet (trái) và Nguyễn Xuân Phúc. Ông Bruno được nhiều người cho rằng 'thân' với chính quyền Việt Nam.

Khá đồng điệu với nhận định của Bruno Angelet, tờ báo của Bộ Công thương - đơn vị được giao nhiệm vụ đàm phán trực tiếp về EVFTA - vào cuối tháng 5 năm 2019 đã đưa ra dự đoán đầy hy vọng là EVFTA có thể ‘được ký kết trong những tuần tới’. 

‘Trong những tuần tới’ cũng là thông tin cụ thể nhất mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho báo đảng biết về tương lai ký kết EVFTA. Nhưng ‘lãng mạn’ hơn cả Bộ Công thương, ông Phúc còn đề cập tương lai ‘ký trong những tuần tới’ cho cả EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư) với Liên Minh Châu Âu (EU).

Chuyến đi Châu Âu vào cuối tháng 5 năm 2019 của Thủ tướng Phúc, đặc biệt ‘thăm’ Na Uy và Thụy Điển, chính là nhắm đến mục tiêu ‘ký trong những tuần tới’ cho không chỉ EVFTA mà còn cả EVIPA.

Nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy EVFTA ‘sẽ được ký kết và phê chuẩn vào cuối tháng Sáu’ như một số nguồn tin của đảng và ‘thân đảng’ khấp khởi trước đó.

Thậm chí sau chuyến ‘quốc tế vận’ ở Châu Âu của Nguyễn Xuân Phúc, khác với cái nhìn ‘lãng mạn’ của Thủ tướng Phúc về EVFTA và EVIPA ‘có thể được ký trong những tuần tới’, cụm từ này đã biến mất trên cửa miệng của Bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh - quan chức tháp tùng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến đi Na Uy và Thụy Điển - khi ông ta trả lời phỏng vấn trang web của Bộ Công thương.

Mà chỉ là "Bộ Công Thương đánh giá cao sự hỗ trợ về kinh tế, thương mại của bạn trong thời gian qua và đề nghị Thụy Điển ủng hộ sự phát triển quan hệ toàn diện Việt Nam-EU, đặc biệt là việc phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy ký và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam-EU (EVIPA)" - một cụm câu nặng về tính xã giao và thực chất là sáo ngữ bởi không gắn kèm bất kỳ mốc thời gian cụ thể ‘sẽ ký kết’ nào.

Thái độ thận trọng và kín kẽ trên của cơ quan chuyên môn Bộ Công thương, chứ không phải lối hô hào phô trương huênh hoang nhưng đậm đặc cảm tính của thủ tướng ‘cờ lờ mờ vờ’, cho thấy nhiều khả năng phía Na Uy và Thụy Điển đã chỉ hứa hẹn chung chung ‘ủng hộ Việt Nam tham gia vào EVFTA’, nhưng không có bất kỳ văn bản cam kết nào về việc này, cũng không khẳng định bất kỳ mốc thời gian cụ thể nào để ‘tiến tới ký kết EVFTA’ - rất tương đồng với cách thể hiện của một số chính phủ ở Châu Âu với những đoàn vận động EVFTA của Việt Nam vào năm 2017, cũng là bối cảnh mà có đến hơn ba chục nhà hoạt động nhân quyền và bất đồng chính kiến bị công an Việt Nam thẳng tay tống vào ngục tối.

Nhưng vào lúc này, có thể những người Âu Châu đã đã rút ra được bài học xương máu như người Mỹ trong các cuộc đàm phán nhân quyền bất tận và vô nghĩa với Việt Nam : chính sách ‘đổi tù nhân lương tâm lấy lợi ích thương mại’ của Việt Nam là cực kỳ ‘xuyên suốt’ cho đến khi nào chính thể này còn chưa bị đẩy vào chân tường.

Khả năng ký EVTTA vào cuối tháng Sáu này cũng bởi thế trở nên khá mong manh. Chẳng có gì dễ ăn cho một chính thể chuyên hành nghề đàn áp nhân quyền để bảo vệ sự tồn tại cho nó.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 04/06/2019

Published in Diễn đàn

EVFTA là chữ tắt của European Union-Vietnam Free Trade Agreement/Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam.

evfta1

Cuộc điều trần EVFTA - Nhân quyền của EU tại Bỉ vào tháng 10 năm 2018.

Mạng lưới Người bảo vệ Nhân quyền VETO ! đã tổ chức một buổi thuyết trình ngày 18/05/2019 tại Bad Vilbel (gần Frankfurt), nhằm đưa tin tức chính xác liên quan đến những ràng buộc nhân quyền trong Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam (1), đồng thời trình bày những cơ sở pháp lý VETO ! đã dựa vào để vận động hữu hiệu với Liên Hiệp Châu Âu trong một năm rưỡi qua, hầu đưa cao trọng trách của EVFTA trong việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.

EVFTA và những ràng buộc nhân quyền

Nói tới Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam EVFTA thì phải nói tới :

- PCA Hiệp định khung về Hợp tác và Đối tác toàn diện,

- FTA Hiệp định Thương mại, và

- IPA Hiệp định Bảo hộ Đầu tư.

PCA là hiệp định với khung luật và cơ chế hoạt động ràng buộc vững chắc về Nhân quyền. FTA và IPA chịu sự ràng buộc nhân quyền định rõ trong PCA và đồng thời những cam kết đối với những luật nhân quyền quốc tế.

Vi phạm nhân quyền là vi phạm đến bản chất của PCA, FTA và IPA.

Như vậy, chiếu điều 57 PCA, vi phạm bản chất của PCA, FTA và IPA có thể dẫn đến việc chế tài, kể cả ngưng thực hiện một phần hay toàn bộ những Hiệp định FTA và IPA.

Chỉ sau khi được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn, FTA mới thực sự đi vào hiệu lực

FTA cần sự phê chuẩn của Nghị Viện Châu Âu.

IPA cần sự phê chuẩn của tất cả 28 quốc hội của các quốc gia thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu (27 quốc gia sau Brexit).

Hiện nay tin đồn EVFTA (FTA và IPA) có thể được "thông qua" hoặc "ký kết" chỉ vô tình hay cố ý gây ra hiểu lầm. Đây chỉ là dự tính của Hội đồng Bộ trưởng Liên Hiệp Châu Âu đem FTA và IPA ra cứu xét vào ngày 28/05/2019 để quyết định có cho phép ký hay không. Và dù quyết định thuận, dù những cơ quan trách nhiệm có gặp gỡ để ký kết, FTA và IPA cũng chưa có hiệu lực.

FTA phải chờ Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn và IPA phải chờ được toàn thể các quốc hội các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu phê chuẩn. Việc phê chuẩn IPA có thể cần nhiều năm. Do đó mọi chú ý hiện nay phải nên được dồn vào quyết định của Nghị Viện Châu Âu đối với FTA.

VETO ! hỗ trợ việc thực hiện những khía cạnh nhân quyền trong mục tiêu của Hiệp định EVFTA

Sự tôn trọng các quyền con người là một bộ phận quan trọng của EVFTA và vi phạm các quyền này là một vi phạm nguyên tắc của thỏa thuận.

Kể từ khi triển khai thực hiện Hiệp định PCA vào năm 2012 và kể từ khi kết thúc đàm phán EVFTA vào năm 2016, tình hình nhân quyền tại Việt Nam đã xấu đi một cách đáng kể : số lượng người bảo vệ nhân quyền bị bắt giữ và bị kết án vẫn đang tăng đều đặn, dù trong lĩnh vực tự do tôn giáo, ý kiến, báo chí hoặc hiệp hội, khiến chính Nghị Viện Châu Âu đã lên tiếng đặt vấn đề rất nhiều lần.

1. Trong tình huống này, quyết định của EU phải được dựa vào các hành động chứ không phải là lời hứa của Việt Nam trong quá trình phê chuẩn EVFTA.

2. VETO ! đưa ra 4 yêu cầu để hỗ trợ việc thực hiện các khía cạnh nhân quyền trong mục tiêu của Hiệp định.

Điều 1. EU chỉ nên phê chuẩn EVFTA sau khi Việt Nam phê chuẩn ba công ước cốt lõi ILO 87, 98 và 105, và ban hành Luật Lao động, cũng như Luật Công đoàn hoặc hiệp hội phù hợp.

Công ước ILO 87 về quyền tự do thành lập công đoàn độc lập phải được ký đầu tiên để bảo đảm việc thực thi đứng đắn những công ước : Công ước 98 về quyền tổ chức và thương lượng tập thể và Công ước 105 về chống lao động cưỡng bức.

Điều 2. Trả tự do trước khi ký EVFTA cho tất cả các nhà bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam đã bị bắt hoặc bị kết án kể từ khi hoàn tất PCA, đặc biệt là những người trong danh sách quan tâm của Nghị viện Châu Âu.

Điều 3. Phải thiết lập một cơ chế đền bù và giúp đỡ nạn nhân trong trường hợp bị tước đoạt bất hợp pháp quyền sở hữu bất động sản hoặc tài sản di động.

Điều 4. Phải thiết lập cơ chế đánh giá tác động của các phiên Đối thoại Nhân quyền EU-VN, với sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ độc lập (NGO).

Cơ chế này (nhân quyền) phải được thêm vào các cơ chế hiện hành đánh giá những chính sách thương mại của EVFTA. Trong trường hợp vi phạm nguyên tắc điều 57 của PCA, trong đó bao gồm các vi phạm nhân quyền, phái đoàn Đối thoại NQ phải khuyến cáo Ủy ban Hỗn hợp EU-VN áp dụng các biện pháp thích hợp để sửa sai và tránh tái phát.

Tình trạng hiện nay

Dưới áp lực của những xã hội dân sự và một số dân biểu Nghị viện Châu Âu, ngày 10/10/2018, Ủy ban INTA (Thương mại Quốc tế) của Nghị viện Châu Âu đã tổ chức một buổi điều trần công khai về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) giữa EU và Việt Nam (2).

Những dân biểu giữ những chức vụ then chốt trong các ủy ban của Nghị viện Châu Âu đã lên tiếng mạnh mẽ, đưa vấn đề tôn trọng cũng như bảo vệ nhân quyền là điều kiện phải có, để Nghị viện Châu Âu có thể phê chuẩn EVFTA.

Vì phía Việt Nam không có hành động nào cụ thể, tiến trình phê chuẩn đã bị đình trệ. Nghị Viện Châu Âu nhiệm kỳ 8 đã ngưng nhóm họp và Liên Hiệp Châu Âu sẽ bầu nghị viện mới từ ngày 23 tới 26/05/2019.

Sau bầu cử, Nghị viện nhiệm kỳ 9 sẽ cần thời gian để tổ chức (3) :

Ngày 24/06/2019 Các khối đảng thông báo chánh thức thành phần của họ.

Ngày 01/07/2019 Nghị viện nhiệm kỳ 8 chính thức chấm dứt nhiệm kỳ.

Ngày 02/07/2019 Lễ bàn giao giữa các Nghị viện nhiệm kỳ 8 và 9.

Và cho tới tháng 10/2019 là thời gian để thành lập những Ủy ban để bắt đầu làm việc.

Dự tính hiện nay là mùa thu 2019 Nghị viện nhiệm kỳ 9 mới có thể họp bàn về EVFTA.

Trước đó, những nhóm xã hội dân sự, những tổ chức phi chính phủ quan tâm đến khía cạnh nhân quyền của EVFTA, nên tránh mất thì giờ vì những tin nhiễu và liên lạc sớm để vận động các nghị viên trúng cử.

Thục Quyên

Nguồn : VNTB, 24/05/2019

Chú thích :

(1) http://www.boxitvn.net/bai/57097https://boxitvn.blogspot.com/2018/09/evfta-co-hoi-hanh-ong-phan-2.html

(2) https://boxitvn.blogspot.com/2018/10/gia-tri-nhan-quyen-trong-buoi-ieu-tran.html#more

(3) http://www.europarl.europa.eu/news/en/press-room/elections-press-kit/0/key-dates-ahead

Published in Diễn đàn

Trang mạng của Bộ Công Thương hôm 10/5 cho biết Việt Nam và EU sẽ ký hiệp định Tự do Thương mại (EVFTA) vào tuần tới.

ecfta1

Hình minh họa. Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng (phải) bắt tay với ông Frank Jessen, trưởng đoàn EU tại Việt Nam hôm 4/8/2015 - AFP

Thông tin này được Bộ Ngoại giao đưa ra trong Phiên họp lần thứ Nhất Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Liên minh Châu Âu về triển khai hiệp định khung Đối tác và Hợp tác doàn diện Việt Nam – EU (PCA) diễn ra tại Hà Nội hôm 10/5.

Bộ Công thương cho biết, tại phiên họp, hai bên khẳng định phối hợp thúc đẩy EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA), sẽ được ký kết vào tuần tới.

Hai bên cũng trao đổi việc tiến hành các bước cần thiết hướng tới việc phê chuẩn và thực thi các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về người lao động.

Việt Nam và EU đã kết thúc đàm phán EVFTA từ năm 2015 với mong muốn sớm ký kết hiệp định này nhưng đã bị trì hoãn nhiều lần. Một trong những nguyên nhân được nói đến nhiều là vấn đề nhân quyền trong đó có quyền của người của người lao động được đưa ra trong Hiệp định.

Hồi đầu năm nay, hai dân biểu Nghị viện Liên minh Châu Âu là bà Jude Kirton-Darling và ông Ramon Tremosa cho biết trên một video được đăng trên twitter rằng việc phê chuẩn EVFTA tại Châu Âu đã bị hoãn lại vì lý do kỹ thuật. Hai dân biểu cũng nói đến những quan ngại về nhân quyền tại Việt Nam.

Theo Hiệp định, Việt Nam cũng phải phê chuẩn ba công ước khác về quyền của người lao động của ILO là công ước 87, 98 và 105. Theo dự kiến, Quốc hội Việt Nam trong kỳ họp tới vào cuối tháng này sẽ phê chuẩn công ước 98.

Theo Bộ Công thương, EU hiện là đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 2 của Việt Nam, đồng thời là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA, là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam.

Published in Việt Nam

Vào gần cui tháng 4/2019, B Ngoi giao Vit Nam đã có mt phát ngôn ‘l’ liên quan đến s phn phi có qua có li cEVFTA (Hiệp đnh thương mi t do Châu Âu - Vit Nam).

evfta1

Ông Bernd Langer, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế thuộc Nghị viện Châu Âu, tiếp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào đầu tháng 4/2019 tại Vương quốc Bỉ - Ảnh minh họa

‘Trước cui tháng Sáu’ ?

"Hai bên đã đồng ý n lc chung đ EVFTA được ký kết trước cui tháng Sáu và được phê chun càng sm càng tt" - hãng tin Reuters dn t mt thông báo ca B Ngoi giao Vit Nam ngày 25/4.

Có thể cho rng đây là ln đu tiên B Ngoi giao Vit Nam nêu ra mt nhn đnh v EVFTA không còn thiên v cm tính theo cách ‘quyết tâm s ký’ sut trong vài năm qua nhưng chng năm nào ký được, mà d liu mt khong thi gian c th ‘trước cuối tháng Sáu năm 2019’.

Dự liu mang tính kỳ vng đc bit trên là khác hn nhng phát ngôn và thông báo cũng ca B Ngoi giao Vit Nam v ‘tương lai phc hi quan h Vit - Đc’, sau khi quan h đi tác chiến lược Đc - Vit đã b Berlin thng tay tm đình chỉ do v bt cóc Trnh Xuân Thanh.

Điều gì đã khiến B Ngoi giao Vit Nam t tin và hy vng đến thế vào EVFTA - bn hip đnh mà ch mi vào tháng 2 năm 2019 đã b Hi đng Châu Âu thng tay thông báo đình hoãn vô thi hn, vi ngun cơn thc cht phía sau đó là vô số vi phm nhân quyn trm trng ca chính th đc đng đc tr Vit Nam mà cho ti lúc đó, và c cho ti nay, vn chưa có bt kỳ du hiu nào được ci thin ?

Phải chăng hai chuyến đi Châu Âu liên tiếp trong tháng 3 và tháng 4 năm 2019 của hai ủy viên b chính tr là Ch tch quc hi Nguyn Th Kim Ngân - đi Pháp và B, và Th tướng Nguyn Xuân Phúc - đi Czech và Romania, đã đt được ‘kết qu kh quan’ ?

Phải chăng Ngân và đc bit là Phúc đã nhn được tín hiu ‘cho qua cu’ t EU, khi Romania là quốc gia đang là ch tch luân phiên ca EU và được gii chóp bu Vit Nam đc bit mơn trn đng h ký kết và phê chun EVFTA’ ?

Thậm chí, kỳ vng ‘trước cui tháng Sáu’ ca B Ngoi giao Vit Nam còn sm sa hơn c "EVFTA có th s được ký kết và phê chuẩn vào tháng 6 hoc tháng 7 năm 2019" - mt tín hiu v EVFTA sau cuc gp ca Nguyn Th Kim Ngân và Ch tch Bernd Lange ca y ban Thương mi Quc tế - mt cơ quan tham mưu rt quan trng v các hip đnh thương mi quc tế và có vai trò quan trong không kém Hội đng Châu Âu.

Phải chăng sau khi EVFTA b Hi đng Châu Âu hoãn vô thi hn cùng tương lai cc kỳ bế tc, Nguyn Phú Trng và b su B Chính tr ca ông ta đã phi tìm ra li thoát, đ mt ln na trong rt nhiu ln, Hà Ni li ha hn ‘sẽ ci thin nhân quyn’, dù đã chng có bt kỳ ln nào trước đó li cam kết này được biến thành hành đng, thm chí gii công an tr Vit Nam còn hành đng ngược li khi gia tăng bt b gii bt đng chính kiến trong giai đon gn nht t gia năm 2016 đến nay ?

Vẫn đàn áp và bt b d di

Ngay vào lúc này - khoảng thi gian đang tiếp tc din ra nhng cuc đàm phán khn trương gia Hà Ni và Brussels - th đô B, nơi đt tr s ca EU - v EVFTA, không khí đàn áp nhân quyn Vit Nam vn đc st như một thùng thuốc súng. Chưa có bt kỳ mt du hiu nào cho bt kỳ mt ‘ci thin nhân quyn’ nào, dù ch mang tính m dân hoc đ đi phó vi cng đng quc tế.

Sát ngày 3/4/2019 k nim ‘gii phóng min Nam, thng nht đt nước’, công an Vit Nam lại bt b hàng lot người dân và quy cho h ‘âm mưu lt đ chính quyn’. Chưa k nhiu người bt đng chính kiến đã b công an bt cóc t ngày quc kháng 2/9/2018 mà cho ti nay vn chưa được tr t do…

Cũng sát ngày 30/4/2019, Nguyễn Thin Nhân - Bí thư thành y Thành phố Hồ Chí Minh - đã công khai ‘ha vi B Chính tr s không đ xy ra biu tình ti Thành phố Hồ Chí Minh’ - mt loi cam kết mà cho thy não trng và hành x ca đng cm quyn trước sau như mt vn ch là tiếp tc ém nhm quyn biu tình ca người dân - đã được hiến đnh trong hiến pháp 1992, và câu gi càng lâu càng tt vic ban hành Lut Biu tình - cũng là mt trong nhng đòi hi v pháp lut nhân quyn ca Ngh vin Châu Âu trong bn ngh quyết nhân quyn được cơ quan này nêu ra vào gia tháng 11/2018.

Vậy liu nhng ha hn ca Vit Nam như s ký kết 3 công ước quc tế còn li v lao đng, sa đi B lut Lao đng, k c ban hành Lut v Hi và tr t do trước thi hn cho mt s tù nhân lương tâm như mt th đon ‘đi nhân quyn ly thương mi’ nhn mt trơ tráo trong nhiu năm qua, có tr thành s tht ? Hoc cho dù có thành s tht thì liu bao nhiêu phn trăm s tht y có tính thc cht mà không ch làm màu theo thói đu môi chót lưỡi đã thành c tt ca chính th đc tr ?

Có ‘cải thin nhân quyn’ trước tháng Sáu ?

Hãy coi chừng, nhng chuyến đi Châu Âu ca Nguyn Th Kim Ngân và Nguyn Xuân Phúc vn rt có th ch nhm phát đi nhng li ha cui v nhân quyn.

Và hãy đừng bao gi quên mt s tht sng sượng rng quan đim ‘vào trước, bt sau’ ca Hà Nội là rt nht quán k t thi WTO : vào năm 2006, chính th Vit Nam đã tm ngưng bt b gii hot đng dân ch nhân quyn đ đi ly điu kin được M chp nhn cho tham gia vào T chc Thương mi thế gii và còn được nhc khi CPC (Danh sách các nước cn đc bit quan tâm v t do tôn giáo) ca M. Nhưng khi đã ung dung trong trong WTO và hưởng li ln t nhiu ưu đãi ca t chc này, Vit Nam li bt tr li, và bt t, hung hãn và đy sc máu đi vi nhiu người hot đng nhân quyn và bt đng chính kiến.

Chỉ còn rơi rt mt chút hy vng cho nhng gì được xem là ‘thành tâm ci thin nhân quyn’ ca chính th Vit Nam : hãy ch xem ng vi kỳ vng ‘EVFTA s ký trước cui tháng Sáu năm 2019’ ca B Ngoi giao Vit Nam, liu t đây đến cui tháng Sáu đó có hin ra bất kỳ hành đng nào v ci thin nhân quyn hay là không.

Ngay trước mt là mt phép th ln : Hi ngh trung ương 10 ca đng cm quyn vào khong gia tháng 5/2019 và kỳ hp quc hi ngay sau đó liu có din ra đng thái nào ca đng v thông qua và ban hành các văn bản lut liên quan đến dân ch và nhân quyn, nhưng phi là nhng văn bn lut mang tính thc cht ch không phi theo kiu d tho B Lut Lao đng mà B lao đng, Thương binh và Xã hi va công b như mt cách di trá không chu tha nhận vai trò ca Công đoàn đc lp và ch đ đi phó vi nhng đòi hi ca EU ?

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 10/05/2019

Published in Diễn đàn

Việt Nam kỳ vng s ký Hip đnh thương mi t do vi Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA) vào trước cui tháng 6, Reuters dn ngun tin t B Ngoi giao Vit Nam cho biết hôm 26/4.

evfta11

Việt Nam kỳ vng ​​s ký Hip đnh thương mi t do vi Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA) vào trước cui tháng 6/2019.

"Hai bên đã đồng ý n lc chung đ EVFTA được ký kết trước cui tháng 6 và được phê chun càng sm càng tt", B Ngoi giao Vit Nam nói trong mt tuyên b hôm 25/4.

EU là thị trường xut khu ln th hai ca Vit Nam sau Hoa Kỳ, vi các mt hàng xut khu chính bao gồm các sn phm may mc và giày dép.

Trả li phng vn Reuters v các tha thun EVFTA, B trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết hôm 26/4 rng t trước đến nay các hip đnh thương mi t do mà Vit Nam đã ký kết h tr thúc đy xut khu và thu hút thêm đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, ông Đinh Tiến Dũng cho Reuters biết thêm rng các hip đnh thương mi t do cũng đang gây áp lc lên ngun thu ngân sách nhà nước do tht thu thuế t vic ct gim thuế sut nhp khu.

Khi tiếp Ch tch Quc hi Nguyn Thị Kim Ngân vào đu tháng 4/2019 ti Vương quc B, ông Bernd Langer, Ch tch y ban Thương mi Quc tế thuc Ngh vin Châu Âu cho biết vic ký kết và phê chun Hip đnh EVFTA có th din ra vào tháng 6, tháng 7 ti.

Vào tháng 1/2019, Tổ chc theo dõi nhân quyền quc tế (HRW) kêu gi Liên Hiệp Châu Âu hoãn phê chun Hip đnh EVFTA, cho ti khi chính ph Vit Nam có các bin pháp c th đ ci thin h sơ nhân quyn ngày càng t hi ca mình.

Published in Việt Nam

Chính thể độc đảng và độc trị ở Việt Nam đã phải công nhận công đoàn độc lập trong EVFTA ? Đó vẫn là một dấu hỏi lớn sau nhiều lần Việt Nam ‘hứa cuội’ với cộng đồng quốc tế.

syndicat1

Bà Ngân gặp Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Liên Hiệp Châu Âu (EU) là Bernd Lange.

Tuy nhiên trong chuyến đi Châu Âu vào cuối tháng 3 năm 2019 của Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch quốc hội Việt Nam, dấu hiệu nhượng bộ của chính thể này đã được phát ra bởi Đài Tiếng nói Việt Nam về khi bà Ngân gặp Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Liên Hiệp Châu Âu (EU) là Bernd Lange - một cơ quan tham mưu rất quan trọng về các hiệp định thương mại quốc tế và có vai trò quan trong không kém Hội đồng Châu Âu. 

"Nhận thức về một số vấn đề về lao động giữa hai bên có thể còn có những khác biệt nhất định, nhưng Quốc hội Việt Nam sẽ nghiêm túc, xem xét kỹ lưỡng các quy định có liên quan đến 3 Công ước của Tổ chức ILO theo khuyến nghị của EU, EP. Hiện nay, việc sửa đổi Bộ luật Lao động cũng đã được khởi động và theo lịch trình, tại kỳ họp tháng 5 tới, Quốc hội Việt Nam sẽ cho ý kiến về việc sửa đổi này" - bà Ngân nói.

Đây là lần đầu tiên giới chóp bu Việt Nam chịu xuống thang trước yêu cầu của EU về việc ký lết 3 công ước quốc tế còn lại về lao động, lên quan đến Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Rất có thể là vào kỳ họp tháng 5 năm 2019, Quốc hội Việt Nam sẽ đưa vấn đề 3 công ước quốc tế này để bỏ phiếu thông qua.

Khỏi phải nói là 3 công ước lao động còn lại thể hiện mối ‘an nguy’ đến thế nào đối với chế độ cầm quyền ở Việt Nam, vì những công ước này, đặc biệt là công ước về quyền tự do lập hội, liên quan mật thiết đến công đoàn độc lập - một định chế mà từ lâu chính quyền Việt Nam đã luôn gán ghép nó với tổ chức Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan vào những năm 80 của thế kỷ XX, để từ đó quy kết cho công đoàn độc lập là nhằm thu hút, tập hợp số đông công nhân để lật đổ chính quyền.

Giờ đây, công đoàn độc lập được hỗ trợ lớn vừa bởi EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam), vừa bởi CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).

Bốn tháng trước, ngày 12 tháng Mười Một năm 2018 cần được ghi vào lịch sử nhân quyền Việt Nam như một trang sử mới : cùng với CPTPP, Công đoàn độc lập đã đương nhiên và mặc định phải được chính thể độc đảng ở Việt Nam công nhận.

Chỉ 5 ngày sau khi được ‘Tổng-Chủ’ Nguyễn Phú Trọng với tờ trình ‘chỉ đạo’ về tính cấp thiết phải phê chuẩn CPTPP, 100% đại biểu quốc hội đã đồng loạt ‘gật’ cho hiệp định này vào chiều 12/11/2018, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 7 trong khối CPTPP thông qua hiệp định CPTPP, sau 6 nước đã thông qua là New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico và Singapore, Australia.

Hoàn toàn không giống với các dự thảo luật do Việt Nam soạn thảo và thông qua, CPTPP là một văn kiện mà sau khi đã kết thúc đàm phán vào năm 2017 và ký kết, Quốc hội Việt Nam chỉ hoặc lắc đầu hoặc gật đầu mà không có quyền chỉnh sửa bất kỳ nội dung nào trong hiệp định này. Theo đó, những điều khoản về công đoàn độc lập trong CPTPP cũng đương nhiên giữ vai trò bất di bất dịch mà Việt Nam không có quyền xóa bỏ hay tìm cách hạn chế bớt ảnh hưởng của định chế bảo vệ quyền lợi người lao động đó.

Theo những quy định của CPTPP, chính quyền Việt Nam sẽ phải cho phép người lao động được tự do thành lập các tổ chức nghiệp đoàn tự do để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tức về thực chất sẽ có một hình thái tổ chức nghiệp đoàn độc lập, hay còn gọi là công đoàn độc lập, tồn tại song song với hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từ trung ương xuống các địa phương. Không những thế, công nhân còn được thành lập nghiệp đoàn tự do không chỉ giới hạn ở từng khu vực mà còn trên cả nước, và các nghiệp đoàn độc lập này được kết nối với nhau…

Nhưng trong thời gian chờ đợi CPTPP được các nước còn lại ký để bắt đầu triển khai vào tháng Giêng năm 2019, cùng thời gian từ 3-5 năm để luật hóa các quy định của CPTPP về các quy chế lao động theo 3 công ước quốc tế về lao động của ILO, chưa có gì đáng gọi là ‘thành tâm’ từ một não trạng đã quá quen độc trị về quyền lực và lợi ích khi phải tạm nhân nhượng cộng đồng quốc tế về nhân quyền để đổi chác lợi ích thương mại.

Hầu như không hoài nghi rằng chiến thuật ưa thích nhất của chính quyền Việt Nam trong ít ra vài năm tới vẫn là vừa kiềm chế những người bảo vệ quyền lợi công nhân, vừa bưng bít thông tin đến mức tối đa về công đoàn độc lập, vừa kéo dài lâu đến mức có thể việc luật hóa CPTPP về công đoàn độc lập, vừa tung ra chiến dịch ‘công đoàn độc lập cuội’.

Một cách đương nhiên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang và sẽ được đảng lựa chọn để tổ chức chiến dịch ‘công đoàn độc lập cuội’. Đó cũng là lý do để tổ chức công đoàn nhà nước này tìm cách tồn tại để vẫn được uống bầu sữa ngân sách và duy trì quyền lực ‘tổ chức chính trị xã hội’ của mình’, trong thời buổi chế độ độc trị phải ‘dân chủ hóa’.

Một trong những kịch bản được Đảng tâm đắc là ‘Quốc doanh hóa Công đoàn độc lập’ : tập dượt càng sớm càng tốt cho các công đoàn quốc doanh "chủ động tổ chức đình công" cho công nhân và hy vọng qua đó sẽ thu hút được số đông công nhân, thay vì để cho công nhân rơi vào tầm ảnh hưởng của những tổ chức công đoàn độc lập hoàn toàn không chịu sự lãnh đạo của đảng và nhà nước.

Những cam kết của Việt Nam trong EVFTA cũng bởi thế vẫn còn chông chênh và lật lọng, nếu trong thời gian tới chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục giở nhiều thủ đoạn để công đoàn độc lập không thể hình thành một cách thực chất.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 09/04/2019

Published in Diễn đàn

"Vậy là phi ch Quc hi mi quyết đnh phê chun Hip ước hay không"…

‘Câm như hến’

Cuộc đi thoi nhân quyn thường niên gia Liên Hiệp Châu Âu (EU) và chính quyn Vit Nam đã hoàn tt ti Brussels, B - nơi đt tr s ca EU - vào ngày 4/3/2019 mà không khác gì 7 ln trước đó, tc đã chng nhn được bt kỳ phn hi tích cc nào ca đoàn Việt Nam, bt chp phía EU đã nêu ra rt nhiu vi phm nghiêm trng quyn con người mà Hà Ni là tác gi.

lotrinh0

Lộ trình nào dành cho EVFTA sau cuc đi thoi nhân quyn Brussels ?

Chẳng có gì ngc nhiên khi lut nhân qu t thói ‘câm như hến’ ca phía Vit Nam trong sut 8 ln đi thoi nhân quyn vi EU đã tt yếu dn đến : "Vy là phải ch Quc hi mi quyết đnh phê chun Hip ước hay không" - mt xác nhn chính thc ca ông Umberto Gambini, Chánh Văn phòng Dân biu Quc hi Châu Âu Ramon Tremosa và là người đã ký chung thư vi 32 dân biu đi din mi khuynh hướng chính tru gọi Liên Âu thúc đy vic thc thi nhân quyn ti Vit Nam, cho câu hi ca đài RFA v tương lai ca EVFTA (Hip đnh thương mi t do Châu Âu - Vit Nam) sau cuc ‘đi thoi’ này.

Thực ra thêm mt ln na, phía EU li phi ‘đc thoi’ trong cuc đi thoi nhân quyn vi Vit Nam. Bi hin tượng này đã xy ra nhiu ln trong nhng cuc đi thoi nhân quyn hàng năm trước đó.

Trong hầu hết các cuc đi thoi nhân quyn vi EU, chính quyn Vit Nam ch c quan chc là mt v trưởng, hoc quyn v trưởng V Các tổ chc quc tế thuc B Ngoi giao Vit Nam làm trưởng đoàn, mà v thc cht quan chc này không có bt c quyn hn nào đ quyết đnh bt c ni dung chính nào mà đoàn đàm phán EU đòi hi.

Thậm chí ngay c cp trên và cao hơn hn ca trưởng đoàn đi thoại Vit Nam là B trưởng ngoi giao Phm Bình Minh, thân là y viên b chính tr, cũng không th quyết đnh nhng vn đ mà EU nêu ra, mà phi hi ý kiến… B Chính tr, hay c th hơn là ý kiến ca ‘Tng ch’ Nguyn Phú Trng.

Bản đc thoi ca EU

Cuộc đối thoi nhân quyn EU - Vit Nam vào đu tháng 3 năm 2019 din ra trong bi cnh đc bit : vào gia tháng 11 năm 2018, ln đu tiên Ngh vin Châu Âu tung ra mt bn ngh quyết lên án Vit Nam vi phm nhân quyn vi ni dung rt rng và sâu, li l rt cng rn ; và vào tháng 2 năm 2019, Hi đng Châu Âu đã thng tay quyết đnh hoãn vô thi hn vic phê chun EVFTA khiến chính quyn Vit Nam ‘mt ăn’ khi tưởng như đã nut trôi mi th.

Bối cnh trên là khác hn vi nhng cuc đi thoi nhân quyn trước đây mà EU thường b gii quan chc Vit Nam khôn li và ranh ma ăn hiếp. Vào ln này, tình thế và tương quan lc lượng là "Châu Âu nm đng chuôi". Chiến thut câu gi nhân quyn và ch ha không làm ca chính th đc đng Vit Nam đã không còn ma m được EU theo cái cách mà họ đã qua mt T Chc Thương Mi Thế Gii (WTO) đ được tham gia vào t chc này vào năm 2007. Quá nhiu "thành tích nhân quyn" ca chính th Vit Nam trong mt thp k qua, đc bit v "bt cóc Trnh Xuân Thanh" đã khiến c Châu Âu được "sáng mắt sáng lòng".

Trong khi toàn bộ phái đoàn ca Vit Nam vn ‘cm khu’, đim nhn ln nht ca cuc đi thoi nhân quyn Brussels là "chúng tôi không ch đi thoi mà thôi, mà chúng tôi còn yêu sách áp lc cho nhân quyn ti Vit Nam" - theo bà Maya Kocijancic, Phát ngôn nhân Bộ Ngoi giao Liên Âu v Chính sách An ninh.

Vào lần này, nhng vn đ nhân quyn mà EU nêu ra liên quan ti quyn t do biu đt (trc tuyến và ngoi tuyến), an ninh mng, án t hình, quyn lao đng, môi trường… EU đã ch ra sự gia tăng các v bt gi và kết án cũng như nhng hn chế trong quyn t do đi li ca nhng nhà bo v nhân quyn k t năm 2016. Cùng vi vic đ cp ti mt s trường hp cá nhân c th, EU cũng đưa ra tuyên b v kỳ vng rng tt c các quyn ca những người b giam gi cn được tôn trng phù hp vi Hiến pháp Vit Nam và các điu khon v nhân quyn quc tế, đng thi nhc li rng tt c nhng cá nhân b bt giam vì đã thc hin quyn t do biu đt ca mình mt cách ôn hòa trên mng hay không qua mạng phi được tr t do.

Liên Hiệp Châu Âu cũng nhắc li vai trò rt quan trng ca các t chc xã hi dân s trong vic thúc đy và bo v các quyn con người cũng như trong vic tăng cường s phát trin kinh tế-xã hi bn vng. Trước cuc đi thoi nhân quyền đã din ra các cuc tham vn vi xã hi dân s ti Châu Âu và Vit Nam.

Vậy l trình nào dành cho EVFTA sau cuc đi thoi nhân quyn Brussels ?

EVFTA thậm chí còn chưa được ký kết !

Trong trường hp lc quan nht và như d liu cho chính th Vit Nam, EVFTA sẽ được ký kết và phê chun ngay sau đó ti Hi đng Châu Âu vào tháng 3 năm 2019.

Hoặc Hi đng Châu Âu ưu ái ký EVFTA trước khi cuc bu c Ngh vin Châu Âu din ra, nhưng chưa phê chun, mà ngh vin mi s tiếp tc xem xét có phê chun hay không hiệp đnh này, có th vào na cui năm 2019 hoc sang năm 2020.

Tuy nhiên, một trong hai kch bn trên ch có th xy ra vi mt điu kin đã vt lên hàng đu : Vit Nam phi ci thin nhân quyn. Nhưng điu tr trêu là trong khi B trưởng ngoi giao Việt Nam Phm Bình Minh phi đi điu đình Đc v v Trnh Xuân Thanh và đoàn Vit Nam im như thóc ti cuc đi thoi nhân quyn vi EU, chính quyn Vit Nam vn tiếp tc đàn áp nhng tiếng nói bt đng, đàn áp người dân mà chưa có bt kỳ biu hin nào sẽ ‘cải thin nhân quyn’ như bao ln ha hn, khiến Hi Đng Châu Âu vn chng có lý do xác đáng nào đ phê chun EVFTA trước tháng Năm.

Tương lai ca EVFTA hin thi là cc kỳ bp bênh.

Xác nhận chính thc ca ông Umberto Gambini v EVFTA phi ch ngh vin mi ca Châu Âu là du chm hết cho hy vng ca Th tướng Phúc, B Chính tr và chính th đc đng ch mun ‘ăn sn’ khi ‘mong EU linh hot ký kết và phê chun EVFTA trong quý 1 năm 2019’.

Thậm chí ngay c kch bn ‘ký trước tháng Năm và thông qua sau tháng Năm’ cũng gn như b dp tt.

Mà chưa ký và không biết chng nào mi ký EVFTA thì không th hình dung ra tương lai hip đnh này khi nào mi được đưa vào lch trình làm vic ca Hi Đồng Châu Âu đ phê chun. Càng không th mơ màng đến vic bn hip đnh này được tiến hành bước tiếp theo là trình ra Ngh Vin Châu Âu đ b phiếu thông qua.

Chưa k đến mt th tc khác và quan trng không kém vai trò phê chun ca Hi Đng Châu Âu : y Ban Thương Mi Quc Tế Châu Âu – mt cơ quan tham mưu cho Ngh Vin Châu Âu v EVFTA. Thm chí ngay c trường hp Hi Đng Châu Âu mun phê chun EVFTA nhưng y ban này phn đi thì cũng rt khó đ Ngh Vin Châu Âu gt đu cho hip đnh này "qua đò".

Vào tháng Giêng, 2019, bất chp thái đ nôn nóng mun thúc đy nhanh th tc hip đnh này ca mt s ngh sĩ và doanh nghip Châu Âu, cùng s vn đng ráo riết ca gii quan chc Vit Nam, Bernd Lange – Ch tch y ban Thương mi Quc tế ca Quc hi EU – tuy là người được xem là ôn hòa, đã phn ng cng rn hiếm thy : "Nếu không có tiến b nào v nhân quyn, và đc bit là quyn ca người lao đng, thì s không có bt c hip đnh nào được Quc Hi Châu Âu thông qua hết".

Bây giờ thì đã rõ mn mt, nếu vn không chịu ci thin nhân quyn, tương lai ca EVFTA s chính là kch bn ti t nht, đen ti nht cho nn chính th đc đng đc tr Vit Nam mà đang quá cn ngoi t đ tr n nước ngoài. Không có bt kỳ bo chng nào hay ch ký nào ca nhng người tin nhiệm, các thành viên mi ca Ngh Vin Châu Âu mi s tht khó đ tìm ra lý l dù thuyết phc khiến h mau chóng gt đu vi EVFTA, đ khi đó ch đ ‘đàm phán EVFTA’ s phi nhai li t đu.

Khi đó, toàn bộ trách nhim lch s s phi quy cho Đảng Cộng sản Việt Nam - một chính đng mà bng thói đàn áp nhân quyn bt chp đã bít luôn ca vào th trường Châu Âu ca hàng trăm ngàn doanh nghip Vit Nam.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 11/03/2019

Published in Diễn đàn

"Vậy là phải chờ Quốc hội mới quyết định phê chuẩn Hiệp ước hay không" - một xác nhận chính thức của ông Umberto Gambini, Chánh Văn phòng Dân biểu Quốc hội Châu Âu Ramon Tremosa và là người đã ký chung thư với 32 Dân biểu đại diện mọi khuynh hướng chính trị kêu gọi Liên Âu thúc đẩy việc thực thi nhân quyền tại Việt Nam, cho câu hỏi của đài RFA về tương lai của EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam) sau cuộc đối thoại nhân quyền thường niên giữa Liên minh Châu Âu (EU) và chính quyền Việt Nam đã diễn ra tại Brussels, Bỉ - nơi đặt trụ sở của EU - vào ngày 4/3/2019.

evfta1

Bà Maya Kocijancic, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Liên Âu 

Tại cuộc đối thoại trên đã chẳng có bất kỳ phản hồi tích cực nào của đoàn Việt Nam, bất chấp phía EU đã nêu ra rất nhiều vấn đề vi phạm.

Trong khi toàn bộ phái đoàn của Việt Nam vẫn ‘cấm khẩu’, điểm nhấn lớn nhất của cuộc đối thoại nhân quyền ở Brussels là "chúng tôi không chỉ đối thoại mà thôi, mà chúng tôi còn yêu sách áp lực cho nhân quyền tại Việt Nam" - theo bà Maya Kocijancic, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Liên Âu về Chính sách An ninh. 

Vậy tương lai nào dành cho EVFTA sau cuộc đối thoại nhân quyền ở Brussels ?

Theo lịch trình trước đây của EU, nếu EVFTA được Hội đồng Châu Âu phê chuẩn và nhận được sự ủng hộ của Ủy ban Thương mại quốc tế Châu Âu (một cơ quan tham mưu rất quan trọng của Nghị viện Châu Âu về các hiệp định thương mại), EVFTA sẽ được đưa ra Nghị viện Châu Âu để xem xét bỏ phiếu thông qua vào tháng 5 năm 2019. Tuy nhiên, giớp chóp bu Việt Nam chỉ muốn ăn sẵn và ăn ngay đã bị một cú sốc thình lình khi nhân quyền - yếu tố mà trước đây chỉ là một điều kiện không ưu tiên trong EVFTA và bị chính quyền Việt Nam xem thường, đã trở nên chính yếu và tạo ra cú knock-out hoãn EVFTA ngày vào lúc Hà Nội sắp mở tiệc ăn mừng ‘thoát nạn’.

Xác nhận chính thức của ông Umberto Gambini về EVFTA phải chờ nghị viện mới của Châu Âu là dấu chấm hết cho hy vọng của Thủ tướng Phúc, Bộ Chính trị và chính thể độc đảng chỉ muốn ‘ăn sẵn’ về ‘mong EU linh hoạt ký kết và phê chuẩn EVFTA trong quý 1 năm 2019’.

Thậm chí ngay cả kịch bản ‘ký trước tháng Năm và thông qua sau tháng Năm’ cũng gần như bị dập tắt.

Mà chưa ký và không biết chừng nào mới ký EVFTA thì không thể hình dung ra tương lai hiệp định này khi nào mới được đưa vào lịch trình làm việc của Hội Đồng Châu Âu để phê chuẩn. Càng không thể mơ màng đến việc bản hiệp định này được tiến hành bước tiếp theo là trình ra Nghị Viện Châu Âu để bỏ phiếu thông qua.

Chưa kể đến một thủ tục khác và quan trọng không kém vai trò phê chuẩn của Hội Đồng Châu Âu : Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế Châu Âu - một cơ quan tham mưu cho Nghị Viện Châu Âu về EVFTA. Thậm chí ngay cả trường hợp Hội Đồng Châu Âu muốn phê chuẩn EVFTA nhưng ủy ban này phản đối thì cũng rất khó để Nghị Viện Châu Âu gật đầu cho hiệp định này "qua đò".

Vào tháng Giêng, 2019, bất chấp thái độ nôn nóng muốn thúc đẩy nhanh thủ tục hiệp định này của một số nghị sĩ và doanh nghiệp Châu Âu, cùng sự vận động ráo riết của giới quan chức Việt Nam, Bernd Lange - Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU - tuy là người được xem là ôn hòa, đã phản ứng cứng rắn hiếm thấy : "Nếu không có tiến bộ nào về nhân quyền, và đặc biệt là quyền của người lao động, thì sẽ không có bất cứ hiệp định nào được Quốc Hội Châu Âu thông qua hết".

Lối thoát duy nhất của chính thể độc đảng ở Việt Nam về EVFTA là cải thiện nhân quyền, nhưng phải cải thiện sao để có thể chứng minh được và phải được ‘mắt thấy, tai nghe’, chứ không phải như vô số hứa hẹn trơn tuột tại các kỳ đối thoại nhân quyền mà sau đó thực tế đã biến diễn hoàn toàn ngược lại đến độ vô liêm sỉ.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 09/03/2019

Published in Diễn đàn

Khó nuốt hơn hẳn

Mặc dù đã kết thúc đàm phán từ cuối năm 2015, nhưng quá trình rà soát pháp lý đối với EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Châu Âu) đã kéo dài đến hai năm rưỡi, thay vì chỉ từ sáu tháng đến một năm đối với các hiệp định thương mại khác. Trong thời gian đó, chính quyền Việt Nam vẫn vừa "nhai lại" không chán đề nghị "EU thúc đẩy sớm thủ tục để EVFTA được ký kết và phê chuẩn", vừa tha hồ đàn áp nhân quyền trong nước. Thậm chí vào năm 2017 là năm rộn rã các đoàn công du Châu Âu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ, và quan chức còn chưa chết đột ngột gây nghi ngờ là Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đã nổ ra vụ "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" như một trái bom tàn phá toàn bộ hệ thống nhà nước pháp quyền của nước Đức và EU.

evfta1

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Nghị Viện Châu Âu Antonio Tajani vào tháng Mười, 2018. (Hình : Tạp chí Luật Khoa)

Chẳng quá đáng để cho rằng kể từ vụ Trịnh Xuân Thanh, không chỉ người Đức mà một phần lớn các nước Châu Âu đã thực sự được "mở mắt" về bản chất của lời tuyên rao "Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm quyền con người". Cũng kể từ đó, EVFTA trở nên khó nhai nuốt hơn hẳn.

Đến tháng Mười Hai, 2017 khi chính quyền Việt Nam hùng hổ khoe khoang bản thành tích đã tóm cổ được hơn ba chục tên phản động (chỉ những người bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền) trong năm đó, một cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU với Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội mà không mang lại kết quả khả quan nào ngoài những hứa hẹn bất tận bao giờ cũng thế của Việt Nam, cộng thêm việc vài khách mời của Phái đoàn EU tại Việt Nam bị công an trơ tráo bắt cóc.

Rốt cuộc, việc gì phải đến đã đến. Hai tháng sau đó, vào tháng Hai, 2018, một cuộc họp của EU tại Brussels, Bỉ đã thông qua một loạt điều kiện chưa từng có : muốn vào EVFTA, Việt Nam phải ký kết 3 công ước còn lại trong tổng số 8 công ước quốc tế về lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong đó đặc biệt là công ước quốc tế về quyền tự do lập hội (dành cho công đoàn độc lập), phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm cùng liên quan đến một số đòi hỏi về nhân quyền và cả vụ Trịnh Xuân Thanh.

Cùng lúc, ngành kinh tế thủy sản Việt Nam bị EU giơ "thẻ vàng" – một hình thức chế tài và trừng phạt thương mại nghiêm khắc mà nếu không tìm cách thoát khỏi sự trầm luân đó, tôm cua cá Việt Nam sẽ còn phải nhận "thẻ đỏ" và có thể hết đường vào thị trường Châu Âu.

Trong lúc đó, giới chóp bu Việt Nam vẫn như thiêu thân trong cuộc chiến nội bộ thời hậu Nguyễn Tấn Dũng và say sưa đàn áp nhân quyền mà không đếm xỉa gì đến cánh tay đưa ra với những cử chỉ biểu cảm cuối cùng của EU. Thậm chí khi Bernd Lange – Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Châu Âu, cơ quan có thẩm quyền rất quan trọng trong việc tham mưu EVFTA cho nghị viện Châu Âu – lặn lội đến Hà Nội vào tháng Tám, 2018 để thuyết phục các quan chức cao cấp Việt Nam cải thiện nhân quyền, trong đó có cả cuộc gặp với Tô Lâm Bộ Trưởng Công An, ông đã chẳng nhận được bất kỳ tín hiệu hồi âm nào ngoài những lời xã giao mọc rễ đằng miệng mà một nhà ngoại giao phương Tây phải lắc đầu ngao ngán khi ẩn dụ hình ảnh "đánh đĩ cả mười phương".

Đó cũng là cái cách mà một số quan chức cao cấp Việt ngoe nguẩy đi Châu Âu để "quốc tế vận" vào thời điểm Ủy Ban Châu Âu – cơ quan cấp dưới của Hội Đồng Châu Âu – mở một cuộc điều trần về EVFTA – nhân quyền vào tháng Mười, 2018 tại Brussels. Nhưng bất chấp không ít ý kiến của giới nghị sĩ Châu Âu về sự cấp thiết hoãn lại việc ký kết và phê chuẩn EVFTA để Việt Nam phải có những hành động cải thiện nhân quyền một cách rõ rệt chứ không phải chỉ hứa suông, Ủy Ban Châu Âu vẫn làm tờ trình cho Hội Đồng Châu Âu để xem xét phê chuẩn EVFTA – một kết quả khá mỹ mãn mà đã khiến chuyến công du ba nước châu Âu vào thời điểm đó của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc trở thành bảng vàng chói lọi ghi nhận thành tích của ông ta, cũng như đã ghi thêm một điểm cho Phúc trên cung đường chạy đua vào cái ghế tổng bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam tại đại hội 13 vào năm 2021.

Nhưng người tính cuối cùng lại không bằng… người khác tính.

Gieo gió ắt gặt bão

Vào giữa tháng Mười Một, 2018 khi mọi việc đã tưởng chừng xong xuôi và giới chóp bu Việt Nam chỉ còn xoa tay chờ đón kết quả Hội Đồng Châu Âu chính thức phê chuẩn EVFTA và trình hiệp định này cho Nghị Viện Châu Âu để bỏ phiếu thông qua lần chót, chính nghị viện này đã tung ra một bản nghị quyết cứng rắn chưa từng có về dòi hỏi Việt Nam phải thỏa mãn nhiều cải thiện nhân quyền về tự do tôn giáo tự do báo chí, tự do Internet, hủy bỏ hay hoãn Luật An ninh mạng, trả tự do cho các tù nhân lương tâm, phải ký kết 3 công ước quốc tế còn lại về lao động…

Sau bản nghị quyết nhân quyền trên là một thời gian mặt hồ lặng ngắt không sủi tăm. Cả hai phía đều chờ đợi, chờ lẫn nhau. Hình thể vận động quốc tế của Việt Nam như tạm ngừng thở và giới chóp bu Hà Nội giương mắt nhìn về phía châu Âu để chờ, nhưng lại không chịu làm bất cứ hành đông nào về cải thiện nhân quyền, dù chỉ là hành động nhỏ nhất hay chỉ mang tính tượng trưng.

Ngày 1 tháng Giêng, 2019, Luật An ninh mạng vẫn chính thức giương nanh múa vuốt theo lịch trình mà "Tổng Chủ" Nguyễn Phú Trọng đã sắp xếp, bất chấp phản ứng của cộng đồng quốc tế và chính phủ nhiều nước phương Tây.

Trong vài tháng cuối năm 2018 đã chẳng có bất kỳ thứ gì thay đổi trên nhân dạng xấu xí của "Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người".

evfta2

Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom (giữa) và Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh (trái) tại Manila tháng Mười, 2017. (Hình : RFA)

Đã quá rõ là từ cuộc điều trần ở Bỉ vào tháng Mười, 2018 cho đến nay, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã chẳng chịu làm một điều gì để cải thiện nhân quyền. Trong não trạng chủ quan cùng căn bệnh duy ý chí của chế độ chuyên quyền và một chiều này, hẳn họ vẫn cho rằng bản nghị quyết về nhân quyền của Nghị Viện Châu Âu chỉ là một thứ văn bản cho có lệ, để cuối cùng chính thể Việt Nam vẫn bỏ túi EVFTA mà chẳng phải trả cái giá đáng kể nào.

Nhưng cũng đã quá rõ là chính vì nguyên do rất chính yếu trên mà Cộng Đồng Châu Âu đã không cho phép Ủy Ban Châu Âu ký EVFTA với Việt Nam, cho dù bản thảo của hiệp định này đã khá đầy đủ và nằm sẵn trên bàn chỉ chờ ký.

Ngay cả chuyến công du của nữ phó Chủ tịch Nghị Viện Châu Âu – bà Heidi Hautala – đến Hà Nội vào tuần đầu tiên của năm 2019 cũng chẳng hé ra chút hy vọng nào cho chính thể Việt Nam : trong lúc Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân lại một lần nữa "mong muốn trên cương vị của mình, phó chủ tịch sẽ ủng hộ và thúc đẩy EP sớm phê chuẩn EVFTA khi được ký kết", bà Heidi Hautala đã chẳng hé môi bất cứ từ nào về bản hiệp định phải được đánh đổi bằng quyền con người này.

Trong khung cảnh lặng như tờ đó, một chút hy vọng mà Hà Nội ngầm ngấm xúc tiến chỉ còn là thúc đẩy giới doanh nghiệp châu Âu có văn phòng ở Việt Nam tác động vào nghị trường Châu Âu để Hội Đồng Châu Âu sớm mở một cuộc họp thông qua EVFTA.

Cuộc họp đó cuối cùng đã tới vào tháng Giêng, 2019, trễ gần hai tháng so với dự liệu của cả hai bên.

Nhưng một lần nữa, việc gì phải đến đã đến. Ngay sau khi tin tức về EVFTA bị EU quyết định hoãn lại việc phê chuẩn lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và trong dư luận (trừ mặt báo nhà nước) vào ngày 24 tháng Giêng, 2019, một số nguồn tin từ nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam đã xác nhận tâm trạng chung của giới lãnh đạo cao cấp là bị bất ngờ và thất vọng đến mức "mặt cứ thượt ra" mà không biết phải nói gì.

Quyết định hoãn EVFTA của Hội Đồng Châu Âu là bằng chứng rõ ràng nhất cho tới nay về việc Liên Minh Châu Âu không còn đáng bị xem là yếu thế và nhu nhược trong con mắt của chính quyền Hà Nội, và quyết định này là sự tuân thủ một cách triệt để và kiên định tinh thần bản nghị quyết nhân quyền của Nghị Viện Châu Âu ban hành vào giữa tháng Mười Một, 2018.

Ngay cả Bernd Lange – Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU và là người được xem là hiền hòa, giờ đây cũng phải quyết liệt : "Nếu không có tiến bộ nào về nhân quyền, và đặc biệt là quyền của người lao động, thì sẽ không có bất cứ hiệp định nào được Quốc hội Châu Âu thông qua hết".

Hẳn là đến lúc này, giới chóp bu Việt Nam đã phải "sáng mắt sáng lòng" : rõ là EVFTA cũng có luật nhân quả. Kẻ nào gieo gió ắt phải gặt bão. 

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 10/02/2019

Published in Diễn đàn
vendredi, 01 février 2019 22:40

EVFTA nằm trong tay Hà Nội !

Diễn đàn kinh tế thế giới Davos tại Thuỵ sĩ tháng 1 năm 2019 có sự tham dự của 3.000 người từ 115 quốc gia trên thế giới với nhiều lãnh đạo cấp cao và tập đoàn lớn cùng góp mặt. Đây là dịp để ông Phúc tiếp thị quốc gia và mời chào các nhà lãnh đạo, chủ các công ty lớn và các nhà đầu tư đến Việt Nam. 

hanoi1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên khai mạc Cuộc gặp các nhà lãnh đạo về chương trình nghị sự hành động đại dương. (Ảnh : Thống Nhất/TTXVN)

Davos – "EVFTA vận" khắp nơi 

Lịch làm việc của ông Phúc kín mít vì phải gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia từ đông sang tây cũng như lãnh đạo các tập đoàn lớn trên thế giới. 

Trước hết dĩ nhiên là Tổng thống nước chủ nhà Thuỵ Sỹ Ueli Maurer. Thuỵ Sỹ đã cam kết viện trợ 90 triệu đô la mỹ ODA cho Việt nam trong các năm 2017 – 2020 và ông Phúc đã vô cùng biết ơn Thuỵ Sỹ về điều đó.

Sau đó lần lượt có cuộc gặp với Phó Thủ tướng Romania Ana Birchall, ông Phúc đề cao mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè truyền thống ở khu vực Đông Âu. Khi gặp Thủ Tướng Hoà Lan Mark Rutte, ông Phúc mong được hỗ trợ thêm nhiều chương trình mới ngoài các chương trình về môi trường, giáo dục, nông nghiệp. 

Với Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babis, ông Phúc cảm ơn Chính phủ Cộng hòa Séc đã tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sở tại hòa nhập, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Séc và làm cầu nối cho quan hệ hai nước ngày càng gắn bó.

Ở cả ba cuộc gặp với các lãnh đạo Châu Âu nay, ông Phúc đều bày tỏ mong muốn các quốc gia thành viên EU là Romania, Hoà Lan và Cộng hoà Sec thúc đẩy EU sớm ký chính thức và phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA). 

Ông Phúc cũng bày tỏ nguyện vọng tương tự khi tiếp xúc với ngài Jyrki Katainen, Phó chủ tịch Cộng Đồng Châu Âu thúc đẩy quy trình ký kết để EVFTA có thể được ký kết vào quý 1 năm 2019 ; đồng thời cũng nhắc luôn ngài Phó chủ tịch EU rằng Việt Nam đang cần được Châu Âu xoá thẻ vàng thuỷ sản.

Ngoài ra với Thuỵ Sỹ, ông Phúc "mong muốn" Thụy Sỹ và Khối Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA) có cách tiếp cận linh hoạt, phù hợp với thực tế để sớm thông qua Hiệp định EVFTA, đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp hai bên.

Trong các buổi gặp gỡ với các tập đoàn kinh doanh lớn của EU như Tổng Giám đốc Công ty AB Carlos Brito, Chủ tịch Tập đoàn Procter & Gamble Mages-vanran Suranjan, Giám đốc Tập đoàn Adidas Kasper Rorsted, Tổng Giám đốc Điều hành Carlsberg Cees’t Hart ; ông Phúc cũng không ngần ngại yêu cầu các vị này "tích cực thúc đẩy Liên Hiệp Châu Âu (EU) sớm đẩy nhanh tiến trình thông qua Hiệp định EVFTA để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và Châu Âu thúc đẩy hợp tác đầu tư thời gian tới."

Chừa ra cửa Đức 

Trong số các lãnh đạo chính trị Châu Âu còn có Thủ tướng Ý Giuseppe Conte, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, và đặc biệt Angela Merkel, Thủ tướng Đức. Ông Phúc có lẽ đã tránh không giáp mặt bà Merkel vì vụ Trịnh Xuân Thanh. 

Trong lần gặp mặt ở G-20 tháng 7 năm 2017 ở Hamburg, bà Merkel đã có một buổi tiếp ông Phúc bên lề hội nghị. Từ lúc xảy ra vụ bắt có Trịnh Xuân Thanh cho tới nay đã hơn một năm rưỡi nhưng phía Việt Nam vẫn chưa trao trả lại Xuân Thanh cho Đức như phía Đức yêu cầu. 

Đức vốn là một nhà đầu tư lớn vào Việt Nam và tiếng nói của Đức để giúp cho EVFTA được phê chuẩn sẽ có trọng lượng rất nhiều nhưng lại không được ông Phúc tận dụng trong lần đi Davos này. Nhưng báo đảng lại không hề hé lộ tin tức ông Phúc có gặp bà Merkel và có khẩn cầu nước Đức nói vào một tiếng cho EU sớm thông qua hiệp định EVFTA hay không. 

Vụ việc chưa yên, trong khi ông Phúc vất vả đi cạy cục lãnh đạo từng quốc gia trong khối EU cũng như các ông lớn trong các tập đoàn kinh tế nói giúp cho Việt Nam một tiếng để sớm ký được EVFTA, thì chưa đầy một tuần lễ sau, ông Trọng lại phong hàm cấp Đại tướng cho ông Tô Lâm, một người mà báo chí Đức, Slovakia và các quốc gia Châu Âu khác cáo buộc đã nhúng tay vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Rõ là người xây người phá !

Điều nay chẳng khác gì lại là một sự thách thức lớn khác với nước Đức khi ông Trịnh Xuân Thanh vẫn còn phải thụ án ở Việt Nam, và mối quan hệ Đức Việt vẫn chưa được nồng ấm trở lại. 

Bà Merkel sẽ từ chức năm 2021, từ giờ cho tới đó, ông Phúc vẫn còn phải đi năn nỉ các quốc gia Châu Âu dài dài để có được EVFTA một khi vụ Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa được khép lại. 

EVFTA vận từ trong nước vận ra 

Chỉ một ngày trước khi diễn đàn kinh tế thế giới 2019 diễn ra, ngày 22 tháng1 năm 2019 phái đoàn Việt Nam đã bị rát mặt trong phiên điều trần về nhân quyền tại Geneva khi các quốc gia trên thế giới xoay Việt Nam về luật An ninh Mạng, các điều khoản ILO, án tử hình... 

Và ngay hôm sau đó, ngày 23 tháng 1 năm 2019, đã có thông tin chính thức EVFTA sẽ bị hoãn lại do "lý do kỹ thuật". Lý do kỹ thuật ở đây chính là các vi phạm nhân quyền mà phái đoàn Việt Nam đã cố gắng phủ nhận trong phiên điều trần chiều ngày 22 tháng 1. 

Ông Phúc cũng đã có cuộc gặp gỡ với Phó Chủ tịch Facebook Nick Cleggtại Davos. Ông Phúc vẫn bày tỏ mong muốn Facebook tăng cường hợp tác phát triển ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam, mà nhất là trong lĩnh vực khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận thông tin, phát triển kinh doanh qua các mạng xã hội. 

Ông Phúc yêu cầu Facebook phải tuân thủ các quy định luật pháp Việt Nam mà có thể hiểu một cách rõ ràng ở đây đó là Luật An ninh Mạng buộc Facebook phải lưu trữ dữ liệu người dùng ở Việt Nam và trình xuất cho công an khi có yêu cầu mà không cần lệnh của toà án. 

Để cho EU thông qua EVFTA chỉ cần cải thiện điều kiện nhân quyền ở Việt Nam. Để làm được điều đó trước hết phải hết hèn để dám thừa nhận những vi phạm nhân quyền chứ không phải chối tất và cho rằng luật lệ đặt ra là vì đặc thù của đất nước. 

Tiếp theo đó là sửa đổi các điều luật vô lý mà các nước đã nêu ra trong Luật An ninh Mạng , luật Hình sự, và thực hiện các điều khoản mà ILO yêu cầu về quyền của người lao động. 

Nếu làm xong, tự khắc EU phê chuẩn EVFTA mà không cần ông Phúc phải vất vả năn nỉ làm gì. Lúc đó là lúc Việt Nam đã biết nâng tầm quốc gia lên ngang tầm các quốc gia văn minh khác trên thế giới.

Tất cả đều nằm trong tay Hà Nội chứ chẳng phải nghị sĩ hay lãnh đạo EU nào.

Diên Vỹ

Nguồn : VNTB, 01/02/2019

Published in Diễn đàn